What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Vietnam - Điện Biên Phủ kinh tế

Chính phủ muốn chuyển 8 dự án cao tốc Bắc Nam sang đầu tư công
- Chính phủ đề xuất Bộ Chính trị, Quốc hội cho phép chuyển đổi 8 dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông (8 dự án) và dự án đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ từ đầu tư theo hình thức công-tư (PPP) sang đầu tư công

Đề xuất này được nêu trong thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19

Hai vấn đề đáng chú ý nhất trong thông báo kết luận này là chưa chưa xem xét, đề xuất việc điều chỉnh các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và đề xuất chuyển 8 dự án cao tốc Bắc – Nam từ đầu tư công – tư (PPP) sang đầu tư công

Cụ thể, Chính phủ đề xuất Bộ Chính trị, Quốc hội cho phép chuyển đổi 8 dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông (8 dự án) và dự án đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ từ đầu tư PPP sang đầu tư công

Đồng thời, bố trí mức vốn từ nguồn tăng thu và kinh phí còn lại của ngân sách trung ương năm 2019 cho dự án đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ và đường cất hạ cánh; đường lăn của 2 sân bay là Nội Bài, Tân Sơn Nhất

Chính phủ cũng đề xuất cho phép áp dụng hình thức chỉ định thầu (kèm theo cắt giảm 5% so với dự toán) khi triển khai thực hiện các dự án, bảo đảm tuân thủ đúng quy định của pháp luật

Theo Bộ GTVT, 8 dự án cao tốc Bắc - Nam đầu tư theo hình thức hợp tác công – tư (PPP) có tổng mức đầu tư 88.234 tỉ đồng (vốn BOT 51.702 tỉ đồng, vốn Nhà nước 36.532 tỉ đồng) đều đang trong quá trình sơ tuyển nhà đầu tư

Bộ GTVT đánh giá, việc xây dựng 8 dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam theo hình thức hợp tác công – tư (PPP) hiện đang gặp nhiều khó khăn do nhà đầu tư khó vay được vốn ngân hàng. Do đó, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đề xuất chuyển một số dự án đầu tư PPP sang đầu tư công. Tuy nhiên, trước bối cảnh cần đẩy mạnh đầu tư công Chính phủ đề xuất chuyển sang đầu tư công cả 8 dự án

Cùng với việc chuyển đổi các dự án sang đầu tư công, để giải quyết những khó khăn hiện nay, Chính phủ sẽ tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm để bù đắp phần thiếu hụt tăng trưởng do tác động của dịch Covid-19. Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương phấn đấu giải ngân 100% số kế hoạch vốn đầu tư công còn lại của năm 2019 và số kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020. Cần có biện pháp và chế tài mạnh trong triển khai thực hiện

Ngoài ra, Chính phủ cũng thúc đẩy mạnh đầu tư tư nhân và thu hút đầu tư nước ngoài. Triển khai hiệu quả các giải pháp hỗ trợ tín dụng, giải quyết nhanh thủ tục hành chính, sớm thực hiện việc gia hạn, giảm thuế, phí liên quan cho doanh nghiệp, hỗ trợ các sản phẩm trong nước, xúc tiến và mở rộng các thị trường xuất khẩu

Lê Anh
 
Last edited:
25 năm nữa là đủ để xuất hiện những đế chế kinh doanh khổng lồ mang tên Việt Nam

nqh01939-15889909021481761226505-crop-15889909088252020492189.JPG

"Hiện Việt Nam đã có những tập đoàn lớn vươn tầm cạnh tranh quốc tế như Viettel, TH, FPT, Vingroup... Kinh tế nhà nước trong thời gian dịch cũng phát huy vai trò tốt như giảm giá điện, nước, viễn thông... Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa có doanh nghiệp nào lọt vào top 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói tại Hội nghị sáng 9/5


Sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp để tìm ra các biện pháp vượt qua thách thức, đón thời cơ, phục hồi nền kinh tế hậu đại dịch Covid-19


Phát biểu khai mạc, Thủ tướng cho biết thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang trải qua bước ngoặt do đại dịch Covid-19 gây ra. Theo ông, hiếm có sự kiện y tế nào gây ảnh hưởng toàn cầu, vượt xa khủng hoảng do dịch SARS, hay H1N1, có thể sánh ngang với Đại dịch hạch, dịch Cúm Tây Ban Nha... trong quá khứ

"Covid-19 không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ một cộng đồng mà ảnh hưởng đến hàng tỷ người trên hành tinh này", ông nhấn mạnh

Khủng hoảng y tế đã kéo thành khủng hoảng kinh tế, lan rộng trên nhiều mặt mà không một nền kinh tế nào, với quy mô nào có thể tránh khỏi ảnh hưởng

Tuy nhiên, Thủ tướng nhấn mạnh: Như bao biến cố khác, loài người sẽ vượt qua. Ông nhắc đến thuyết tiến hoá khi nói rằng không phải loài mạnh, thông minh nhất sẽ sống sót, thay vào đó, là loài thích nghi tốt nhất. Những doanh nghiệp, ở quy mô nào, dù là nhỏ nhất tham dự ngày hôm nay, là những doanh nghiệp thích nghi tốt nhất. Dù vậy, ông cũng lấy làm tiếc khi có một bộ phận doanh nghiệp đã phải rời bỏ thị trường

Nói về kinh tế Việt Nam trong thời gian qua, Thủ tướng cho biết mức 3,82% đạt được trong quý I dù thấp nhất trong 10 năm trở lại đây nhưng vẫn khả quan nếu so với tình trạng suy thoái chung của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới

Các dự báo của World Bank, IMF cũng có những đánh giá khả quan cho nền kinh tế 96 triệu dân

"Việt Nam theo đuổi chiến lược mục tiêu kép, một mặt phòng chống dịch, mặt khác duy trì kinh tế để ngọn lửa tăng trưởng phải cháy và bùng lên trở lại khi dịch bệnh được kiểm soát tốt", ông nói

Thành công của Việt Nam trên 2 mặt trận kinh tế, y tế đến thời điểm này theo Thủ tướng là nhờ tính đoàn kết, tuân thủ của người dân. "Nếu mỗi người chấp nhận hi sinh một phần lợi ích thì tất cả có thể được lợi", ông nói. Ông cũng nhấn mạnh tuy Việt Nam không được chủ quan nhưng cũng đừng lo lắng vì đã kiểm soát tốt, cơ bản đẩy lùi dịch

Ông cũng khẳng định Việt Nam có tích luỹ nguồn lực trong những năm gần đây. Việt Nam không quá phụ thuộc vào thị trường thế giới, năng lực nội sinh của kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam vô cùng lớn

Thủ tướng nhấn mạnh: Năm 2020 tăng trưởng Việt Nam phải đạt trên 5%, lạm phát kiểm soát dưới 4%, chứ không như dự báo của IMF với GDP chỉ hơn 2%

5 mũi giáp công được ông đưa ra gồm: thu hút đầu tư các thành phần kinh tế trong nước, trước hết là tư nhân, tiếp đó là FDI; đẩy mạnh xuất khẩu; tăng giải ngân đầu tư công; khuyến khích tiêu dùng nội địa

"Việt Nam cần đóng góp vào phát triển hình chữ V chứ không phải U, càng không phải W", Thủ tướng nhấn mạnh

6 đề nghị cho doanh nghiệp

Thủ tướng trong bài phát biểu cũng đề cập đến 6 đề nghị cho cộng đồng doanh nghiệp

Thứ nhất là phải yêu tổ quốc. Nếu không nghĩ đến tổ quốc thì không thành doanh nghiệp lớn được. Tình yêu này thể hiện ở tinh thần thượng tôn pháp luật, sự chia sẻ với cộng đồng...

Thứ hai là đoàn kết vì mất đoàn kết thì tự mình làm yếu mình. Thứ ba là không nản chí. Môi trường kinh doanh của Việt Nam có nhiều thách thức, doanh nghệp đừng mong chuyện dễ vì dễ sẽ không đến lượt mình

Thứ tư là năng động quyết đoán vì thụ động, lưỡng lự là đánh mất cơ hội. Thứ năm là sáng tạo vì thiếu sáng tạo là sẽ tụt lại phía sau. Thứ sáu là cần có niềm tin, vì nếu không có niềm tin là tự mình chối bỏ mình

Thủ tướng cho biết Văn kiện Đại hội Đảng 13 đang được trình đặt ra tầm nhìn rằng Việt Nam đã trở thành quốc gia thịnh vượng năm 2045 sánh vai với các nước trong khu vực và trên thế giới. Dịch bệnh không làm Việt Nam thay đổi mục tiêu, tầm nhìn, Thủ tướng nhấn mạnh. Theo đó, ông đặt câu hỏi: Tầm nhìn doanh nghiệp 2045 như thế nào, doanh nghiệp Việt Nam ở đâu vào 2045

"Hiện Việt Nam đã có những tập đoàn lớn vươn tầm cạnh tranh quốc tế như Viettel, TH, FPT, Vingroup... Kinh tế nhà nước trong thời gian dịch cũng phát huy vai trò tốt như giảm giá điện, nước, viễn thông... Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa có doanh nghiệp nào lọt vào top 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới", ông nói

Tuy nhiên, ông nói rằng Việt Nam chưa có doanh nghiệp nào lọt top 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới. Liệu đến năm 2045, 100 năm lập quốc, Việt Nam có thể có những doanh nghiệp tầm cỡ thế giới không? Thiết nghĩ 25 năm là đủ để xuất hiện những đế chế kinh doanh khổng lồ mang tên Việt Nam, Made in Vietnam – ông nói và dẫn ra những cái tên mà nhiều năm trước không ai biết đến nay đã thành khổng lồ như Facebook, Alibaba, Google...

"Mong các doanh nghiệp Việt Nam nghĩ đến khả năng đó. Không điều gì là không thể. Hãy nghĩ lớn, làm lớn, đừng sợ thất bại, vì thất bại là mẹ thành công. Hãy ước mơ và hành động để biến ước mơ thành hiện thực", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói
 
Thủ tướng: Mạnh tay với các tỉnh xin tiền rồi không chịu... tiêu
Tại Hội nghị sơ kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020 của Bộ Tài chính sáng nay (7/7), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: Vấn đề giải ngân đầu tư công đang bị ùn ứ ngay ở các địa phương, nơi mà trước đó các lãnh đạo tỉnh xin nhiều vốn của Trung ương mà không triển khai
a-thu-tuong-phat-bieu-chi-dao-4-1594099133491.jpg

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu có cơ chế mạnh đối với các địa phương xin vốn về để không

Cụ thể, Thủ tướng cho biết, hiện vốn đầu tư công đang tồn có 700.000 tỷ đồng, tương đương 30 tỷ USD, đây là nhiệm vụ đặt ra rất lớn cho đất nước. Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát triển khai "gấp" các biện pháp để thúc đẩy nguồn vốn mồi này cho nền kinh tế

Thủ tướng cho biết, trước kia việc điều chuyển vốn phải được Quốc hội phê duyệt, nhưng Quốc hội mới đây đã giao thẩm quyền điều chuyển vốn cho Thủ tướng. Vì vậy, nơi nào, ngành nào không làm tốt sẽ bị điều chuyển ngay và tinh thần là điều chuyển vốn ngay trong tháng 8/2020

"Tôi yêu cầu các tỉnh phải quán triệt tinh thần nửa tháng họp giao ban về giải ngân đầu tư công một lần để thúc đẩy, kiểm điểm, nguyên nhân vì sao chậm giải ngân. Các bộ, địa phương phải thành lập đoàn kiểm tra do đích thân Bộ trưởng, trưởng ngành làm chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng", Thủ tướng yêu cầu

Thủ tướng nói: "Lần này, trong tiêu chí hoàn thành và không hoàn thành nhiệm vụ được giao, Chính phủ sẽ xem xét việc không hoàn thành giải ngân đầu tư công để làm căn cứu xét duyệt. Hơn nữa, cần kỷ luật, kỷ cương trong việc chậm giải ngân vốn đầu tư công, không để như hiện nay"

"Nhiều anh làm Bí thư, Chủ tịch tỉnh khi xin vốn về cho địa phương nói rất khó, rất cần, nhưng khi có rồi lại không triển khai được, giao phó hết cho cấp dưới" - người đứng đầu Chính phủ cho biết và nhấn mạnh: "Các lãnh đạo tỉnh thấy giải ngân vốn đầu tư công khó thì đừng có xin về, đừng để mang tiếng"

Do đó, thời gian tới, Chính phủ sẽ yêu cầu bí thư, chủ tịch, các giám đốc sở, chủ dự án phải xuống tận nơi các dự án đầu tư công để tháo gỡ khó khăn

"Nếu không phê bình, không kiểm trách thì không thể làm được việc" - Thủ tướng kiên quyết

Thủ tướng cũng yêu cầu Văn phòng Chính phủ nửa tháng họp một lần và có các Phó Thủ tướng tham dự. Các bộ, ngành và địa phương cần phải nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ giải ngân, coi đây là nhiệm vụ chính trị. "Không được để tình trạng trì trệ, cần có chế tài mạnh để giải ngân cho được vốn đầu tư công", Thủ tướng lệnh

An Linh
 
Quyền Bộ trưởng Y tế hứa nâng cao vị thế y tế Việt Nam
Nhận thức nhiệm vụ mới vừa là niềm tự hào vừa là trách nhiệm to lớn, quyền Bộ trưởng Y tế hứa sẽ tiếp tục từng bước nâng cao vị thế của ngành y tế Việt Nam

Sáng 14/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thay mặt Chính phủ trao quyết định giữ chức quyền Bộ trưởng Y tế cho GS Nguyễn Thanh Long

Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chúc mừng ông Nguyễn Thanh Long, tin tưởng ông sẽ là hạt nhân đoàn kết cùng tập thể, lãnh đạo Bộ Y tế, toàn ngành y tế hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tiếp tục kế thừa, có bước phát triển với tinh thần thầy thuốc như mẹ hiền và việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm

quyen-bo-truong-y-te-hua-nang-cao-vi-the-y-te-viet-nam.jpg

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao quyết định và chúc mừng ông Nguyễn Thanh Long

Theo Phó Thủ tướng, ngành y tế tế có đội ngũ cán bộ khoa học, chuyên gia, bác sĩ và đội ngũ những người làm công tác quản lý rất có kinh nghiệm, đã được rèn luyện, thử thách qua 2 cuộc kháng chiến và suốt thời gian qua

Do vậy, dù còn nhiều khó khăn của một nước đang phát triển giống như bao ngành khác nhưng ngành y có những thuận lợi vì có lực lượng rất hùng hậu. Đặc biệt, trong đợt chống dịch vừa qua, có thể thấy vị trí đặc biệt của ngành y khi quán triệt tinh thần việc gì có lợi cho dân hết sức làm, chăm lo cho người bệnh như mẹ hiền

Thời gian sắp tới sẽ còn nhiều khó khăn cho ngành y tế và cá nhân quyền Bộ trưởng. Vì vậy, Phó Thủ tướng mong cá nhân quyền Bộ trưởng phải làm sao kiên định, sáng tạo để giữ bằng được thành quả chống dịch suốt thời gian qua

“Để đạt được kết quả như ngày hôm nay không chỉ là cố gắng của ngành y tế mà là hy sinh của nhiều lực lượng và mọi người dân”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh

Vừa qua, người dân rất biết ơn các bác sĩ và đánh giá rất cao nỗ lực ngành y tế. Sự cám ơn ngược lại với người dân chính là cần giữ vững thành quả này

Phó Thủ tướng tin tưởng Bộ Y tế sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trở thành bộ mạnh và hiện đại của cả nước

Phát biểu tại lễ trao quyết định bổ nhiệm, GS Nguyễn Thanh Long bày tỏ lời cảm ơn tới Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng đã quan tâm, tín nhiệm chỉ định ông giữ chức Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Y tế; quyền Bộ trưởng Y tế

“Tôi nhận thức sâu sắc rằng, nhiệm vụ được giao là niềm tự hào, niềm vinh dự, là trách nhiệm to lớn trước Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân cả nước”, ông Long nói

Ông cũng cảm ơn Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, trong thời gian qua đã dồn tâm huyết trực tiếp chỉ đạo sát sao, điều hành hoạt động của Bộ Y tế nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng mọi mặt của ngành, đặc biệt Phó Thủ tướng đã cùng ngành y tế đóng góp quan trọng vào thành công chung của đất nước trong cuộc chiến phòng chống dịch Covid-19

GS Long cho biết, nhận thức sâu sắc về vị trí vai trò và trách nhiệm của mình, trong thời gian tới đây ông hứa sẽ cùng với toàn ngành tiếp tục kế thừa những truyền thống tốt đẹp, kế thừa chân giá trị cao quý mà các thế hệ cán bộ và nhân viên y tế đã dầy công tạo dựng

“Tôi xin hứa sẽ phát huy trí tuệ, sức mạnh đoàn kết, ý chí khát vọng, tinh thần vươn lên của toàn ngành để phục vụ người dân ngày một tốt hơn, tiếp tục từng bước nâng cao vị thế của ngành y tế Việt Nam, xứng đáng với sự giao phó của Đảng, Nhà nước và nhân dân”, quyền Bộ trưởng Y tế cam kết

Người đứng đầu ngành y kêu gọi, toàn thể các y, bác sĩ trong ngành cùng nhau đoàn kết, đổi mới, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân

Ông Nguyễn Thanh Long sinh ngày 3/9/1966 tại xã Bạch Long, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Ông là Giáo sư, Tiến sĩ y học

Từ năm 1995 - 2003, ông là chuyên viên Vụ Y tế dự phòng, Bộ Y tế. Từ tháng 12/2003 đến tháng 5/2005, ông là Trưởng phòng Kiểm soát và phòng chống HIV/AIDS, Cục Y tế dự phòng và phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế

Từ tháng 6/2005 đến tháng 3/2008, ông là Phó cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế và giữ chức Cục trưởng cục này tới tháng 12/2011. Từ tháng 12/2011 đến tháng 10/2018, ông là ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Y tế

Cuối tháng 10/2018, ông được Ban Bí thư điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương

Đầu tháng 2/2020, Thủ tướng ký Quyết định số 171 điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Long trở về làm Thứ trưởng Y tế, sau đó là thứ trưởng thường trực cho đến nay

Ngày 7/7 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long giữ chức quyền Bộ trưởng Y tế

Cùng ngày, Bộ Chính trị định ông Nguyễn Thanh Long giữ chức Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Y tế

Thúy Hạnh
 
Nền kinh tế khu vực Đông Nam Á như một bức tranh
Các quốc gia đang "ngả chiều" khi Việt Nam là "bình minh đang lên"

photo1599817740058-1599817740262500803284.jpg

Theo tờ Sputnik (Nga), những năm gần đây thế giới thường nhắc đến "kỳ tích Việt Nam", ngạc nhiên trước nhịp độ phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng, mạnh mẽ của quốc gia này. Bất chấp hậu quả của đại dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng ở mức 1,81%

Dòng vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp không ngừng đổ vào Việt Nam

Một trong những động lực tăng trưởng của Việt Nam đó là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không ngừng đổ vào. Đáng chú ý, hầu hết các doanh nghiệp chuyển sản xuất từ Trung Quốc đều sang địa bàn Việt Nam

Trong 8 tháng đầu năm, Việt Nam thu hút gần 20 tỷ USD, trong đó dòng vốn đăng ký cấp mới đã tăng 6,6% so với năm 2019, vốn hiện có tăng lên 22,2%

Bên cạnh đó, Việt Nam đã tạo điều kiện cần thiết như: xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông và năng lượng, viễn thông; đào tạo, chuẩn bị sẵn nguồn lực có trình độ, chuyên môn nhằm thu hút đầu tư nước ngoài. Theo dữ liệu mới nhất, 40% doanh nghiệp đang muốn mở rộng sản xuất tại Đông Nam Á đã chọn Việt Nam là điểm đến thích hợp để phát triển

Các chuyên gia cũng chỉ ra những lợi thế nổi bật của Việt Nam, bao gồm: nhân công giá rẻ, bối cảnh chính trị ổn định, pháp luật đầu tư thuận lợi, cơ sở hạ tầng phát triển đầy đủ, vị trí địa lý gần Trung Quốc nên dễ dàng sử dụng nguyên vật liệu Trung Quốc

Đồng thời, sự chăm chỉ, tính kỷ luật cao và trình độ tay nghề khá của lao động Việt Nam đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất các sản phẩm công nghệ cao

Theo đó, không ngẫu nhiên mà các chuyên gia dự đoán rằng trong những năm tới, nền kinh tế Việt Nam sẽ vượt Thái Lan, Indonesia và Philippines

Bức tranh nền kinh tế khu vực Đông Nam Á

Giáo sư Đại học Tổng hợp Quốc gia Lomonosov kiêm lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga), ông Vladimir Mazyrin cũng bày tỏ sự đồng tình với dự báo lạc quan trên

Việt Nam hiện đang đứng thứ 33 theo PPP (sức mua tương đương) trong bảng xếp hạng của IMF về GDP. Indonesia ở vị trí thứ 7, Thái Lan đứng thứ 20, Malaysia xếp hạng 26 và Philippines theo sau với vị trí 27

Việt Nam đang nhanh chóng bắt kịp các nước phát triển hơn trong khu vực. Đặc biệt, Việt Nam đã ứng phó với đại dịch tốt với những chính sách kịp thời và hiệu quả. Nhờ vậy, hiện nay Việt Nam đang chuyển động theo đúng quỹ đạo phát triển như các quốc gia công nghiệp mới trong khu vực trước đó

Giáo sư Vladimir Mazyrin nhận định rằng, thời điểm hiện tại, một số quốc gia đang mắc "bẫy thu nhập trung bình" - giảm sức cạnh tranh do hệ quả nâng cao chi phí lao động và mức sống

"Bẫy thu nhập trung bình" là tình trạng trong phát triển kinh tế khi một quốc gia đạt đến một mức thu nhập bình quân nhất định (do những lợi thế sẵn có) và giậm chân tại mức thu nhập ấy mà không thể vượt qua ngưỡng đó để phát triển hơn

Do vậy, ông kết luận nền kinh tế trong khu vực như bức tranh với các quốc gia đang "ngả chiều" hoàng hôn khi Việt Nam là bình minh đang lên của "thời hoàng kim"
 
Việt Nam kêu gọi Mỹ đầu tư vào năng lượng, công nghiệp, hạ tầng
Bộ Công Thương khẳng định nhà đầu tư Mỹ luôn được chào đón, đặc biệt trong các lĩnh vực có giá trị gia tăng cao, giúp nâng vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Ngày 18/11, tại Diễn đàn Thương mại Việt Nam - Mỹ năm 2020, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, diễn biến bất ổn của thương mại toàn cầu do Covid-19 thời gian qua đã thúc đẩy các công ty lớn, trong đó có nhiều tập đoàn Mỹ, quan tâm đến việc phát triển mô hình chuỗi cung ứng mới

Theo đó, doanh nghiệp đầu tư các hệ thống cung ứng dự phòng đặt tại nhiều địa điểm khác nhau để đảm bảo sự bền vững và tính liên tục

d4ef3e56c80939576018.jpg

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu tại diễn đàn

Trong bối cảnh này, nhiều nhà đầu tư Mỹ đánh giá Việt Nam là điểm đầu tư lý tưởng, quan trọng và an toàn của chuỗi cung ứng toàn cầu. Do đó, ông nhận định, đây là thời điểm quan trọng để Việt Nam đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường đầu tư, quảng bá về cơ hội, tiềm năng để thu hút dòng vốn đầu tư từ Mỹ, từ đó tham gia vào chuỗi cung ứng ở trình độ cao hơn

"Với thế mạnh về công nghệ, tài chính cũng như kinh nghiệm quản lý, các nhà đầu tư Mỹ luôn được chào đón tại Việt Nam, đặc biệt là hoạt động đầu tư tại các dự án cơ sở hạ tầng, năng lượng, công nghiệp chế tạo; các lĩnh vực liên quan đến sản xuất phục vụ xuất khẩu, logistics...", ông khẳng định

Bà Marie Damour, Tổng lãnh sự Mỹ tại TP.HCM cũng nhấn mạnh, với tốc độ phát triển vượt bậc những năm qua của Việt Nam, cơ hội đầu tư của nhà đầu tư Mỹ cũng trải rộng ở tất cả ngành nghề, từ chăm sóc sức khỏe, hàng không, đến nông nghiệp, giáo dục. Trong đó, bà khẳng định 4 lĩnh vực có tiềm năng lớn nhất là năng lượng, cơ sở hạ tầng, kinh tế số và sản xuất công nghệ cao

Riêng với TP.HCM, Phó chủ tịch UBND Lê Thanh Liêm cho biết đang chú trọng đẩy mạnh hợp tác với Mỹ trong việc triển khai 3 đề án lớn, gồm đô thị thông minh, khu đô thị sáng tạo và tương tác cao phía Đông và trung tâm tài chính quốc tế. Bên cạnh đó, lãnh đạo TP cũng đang mời gọi doanh nghiệp Mỹ tham gia hiện thực hóa tầm nhìn, đưa TP.HCM trở thành trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực

z2183562228881_56561c28ca83bc96e4283c9af30e7892.jpg

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cùng Chủ tịch Hiệp hội thương mại Mỹ tại Việt Nam (Amcham) Chad Ovel và bà Marie Damour gặp gỡ các doanh nghiệp tại diễn đàn

Ở góc độ vĩ mô, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng tính chất bổ trợ của hai nền kinh tế Việt Nam và Mỹ là yếu tố quan trọng để duy trì lợi ích quốc gia trong hợp tác song phương, từ đó đưa Mỹ trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam

Về phía Việt Nam, ông kêu gọi các doanh nghiệp chủ động nghiên cứu nhập khẩu từ Mỹ các hệ thống máy móc, thiết bị, công nghệ cao phục vụ sản xuất, xuất khẩu sang Mỹ. "Gắn với xây dựng chuỗi cung ứng khép kín sẽ là bước đi chắc chắn, nhanh và hiệu quả nhất cho doanh nghiệp", Thứ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh

Lũy kế đến tháng 9 năm nay, Mỹ xếp thứ 11/138 quốc gia và vùng lãnh thổ về vốn FDI tại Việt Nam, với 1.063 dự án trong hơn 20 lĩnh vực, tổng vốn đăng ký là 9,4 tỷ USD. Hầu hết tập đoàn lớn nhất của Mỹ đều đã có mặt tại Việt Nam, như Exxon Mobil, Murphy Oil, Chevron, Boeing, Ford, Intel, Wal-Mart, Nike, Coca-Cola và P&G...

Đồng thời, trong 25 năm qua, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Mỹ tăng gấp 168 lần, từ 450 triệu USD năm 1995 khi 2 nước thiết lập quan hệ ngoại giao, lên mức 1,5 tỷ USD năm 2001 khi hai nước ký hiệp định thương mại song phương và đến năm 2019 đạt gần 75,7 tỷ USD

Hiện Mỹ nhập khẩu lượng lớn sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam như dệt may, da giày, đồ gỗ, thủy sản, điện thoại, thiết bị điện tử. Trong khi đó, Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu các loại máy móc, công nghệ nguồn, sản phẩm nông nghiệp, nguyên vật liệu... từ Mỹ để đáp ứng tốc độ tăng trưởng cao và sự mở rộng nhanh của nền kinh tế
 
25 khu công nghiệp được thành lập “thần tốc” chỉ sau 5 tháng

photo1622372511145-16223725113712085101923.jpg

Con số này là vô cùng ấn tượng khi trong 6 tháng đầu năm 2020, Việt Nam chỉ thành lập thêm 6 khu công nghiệp mới

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 5 tháng đầu năm 2021, các khu công nghiệp, (KCN), khu kinh tế (KKT) trên cả nước đã thu hút được khoảng 291 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với số vốn đăng ký mới và tăng thêm đạt khoảng 6,02 tỷ USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh thu hút FDI, các KCN, KKT cũng thu hút thêm 271 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký mới và tăng thêm đạt 53,2 nghìn tỷ đồng

Lũy kế đến cuối tháng 5/2021, các KCN, KKT trên cả nước có 10.853 dự án sản xuất, kinh doanh còn hiệu lực của các nhà đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 228,4 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư thực hiện đạt 69,6%

Có 10.186 dự án sản xuất, kinh doanh còn hiệu lực của các nhà đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký đạt 2,53 triệu tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư thực hiện đạt khoảng 45,4%

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 5/2021, Việt Nam đã có 394 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên đạt 121,9 nghìn ha. Trong đó, diện tích đất công nghiệp đạt 80,9 nghìn ha, chiếm 66,4% diện tích đất tự nhiên. Trong số 394 KCN được thành lập, có 286 KCN đang hoạt động, các KCN này có tỷ lệ lấp đầy đạt 71,8%. Các KCN trên địa bàn cả nước đã tạo việc làm cho 3,78 triệu lao động trực tiếp

Tính đến cuối năm 2020, trên phạm vi cả nước có 369 KCN được thành lập. Như vậy, chỉ trong 5 tháng đầu năm 2021, đã có thêm 25 KCN được thành lập mới. Con số này là vô cùng ấn tượng khi trong 6 tháng đầu năm 2020, Việt Nam chỉ thành lập thêm 6 khu công nghiệp mới

Quy hoạch phát triển các KKT ven biển Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bao gồm 19 KKT ven biển với tổng diện tích 871,5 nghìn ha. Trong đó, 18 KKT đã được thành lập với tổng diện tích 857,6 nghìn ha. 1 KKT chưa được thành lập là KKT Ninh Cơ, tỉnh Nam Định với diện tích quy hoạch 13.950 ha

Tổng diện tích đất đã cho thuê để thực hiện các dự án đầu tư sản xuất trong KKT ven biển đạt khoảng 44,1 nghìn ha, chiếm 45% tổng diện tích đất dành cho sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ trong KKT ven biển

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, các KCN, KKT thời gian qua đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN, KKT cần đẩy mạnh gắn kết quy hoạch KCN, KKT với các quy hoạch xã hội, nguồn nhân lực, sử dụng đất và đô thị

Đặc biệt, cần phát triển KCN, KKT theo định hướng bền vững, hài hòa giữa công nghiệp, đô thị và dịch vụ, tạo liên kết, hợp tác, hình thành chuỗi giá trị giữa các doanh nghiệp trong và ngoài KCN, KKT
 
Việt Nam muốn tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với Mỹ
Thủ tướng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa, phát triển quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam-Mỹ lên tầm cao mới thực chất và hiệu quả hơn...

ttg5-16467094913241965107897.jpg

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại hội nghị

Tham dự và phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam - Mỹ lần thứ 5 ngày 8/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa, phát triển quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam-Mỹ lên tầm cao mới thực chất và hiệu quả hơn, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi

Hội nghị có chủ đề "Định hình lại quan hệ kinh tế song phương" do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Hà Nội (AmCham) và Phòng Thương mại Mỹ tại Washington (US Chamber) phối hợp tổ chức

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham dự của Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về biến đổi khí hậu John Kerry, lãnh đạo các bộ, ngành, đại diện cấp cao nhiều tập đoàn lớn của Mỹ, các hiệp hội, ngành hàng, cộng đồng doanh nghiệp hai nước

LOẠT KẾT QUẢ TÍCH CỰC TRONG QUAN HỆ SONG PHƯƠNG


Bài phát biểu của Thủ tướng tập trung đề cập các nội dung lớn: Sự phát triển của Việt Nam những năm qua và định hướng phát triển trong tương lai; kết quả và tương lai quan hệ Việt Nam - Mỹ; công tác phòng, chống dịch, phục hồi nhanh và phát triển bền vững; chuyển đổi xanh, thích ứng biến đổi khí hậu; chuyển đổi số

Thủ tướng nhấn mạnh, sau hơn 26 năm bình thường hóa quan hệ (từ năm 1995), quan hệ song phương Việt Nam - Mỹ phát triển rất nhanh, đạt nhiều kết quả tốt đẹp trên các lĩnh vực

Đặc biệt, quan hệ hai nước đã có những bước phát triển quan trọng trong lĩnh vực kinh tế với việc ký kết Hiệp định Thương mại song phương (năm 2000); Mỹ thông qua Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn cho Việt Nam (năm 2006); hai nước ký Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư (năm 2007); xác lập Quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Mỹ (năm 2013)...

Kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ đã tăng khoảng 250 lần, từ 450 triệu USD năm 1995 lên hơn 111 tỷ USD năm 2021 (tăng gần 21 tỷ USD so với năm 2020), bất chấp đại dịch Covid-19 kéo dài và diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu

Mỹ trở thành đối tác thương mại thứ hai, có kim ngạch thương mại vượt mốc 100 tỷ USD với Việt Nam. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong khi Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 9 của Mỹ

Nhiều năm qua, Mỹ luôn là một trong những đối tác có đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, với gần 1.150 dự án đang hoạt động, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 10,3 tỷ USD, xếp thứ 11/141 nền kinh tế có đầu tư tại Việt Nam

"Tôi vui mừng trước kết quả khảo sát về đầu tư kinh doanh năm 2021 của Amcham, theo đó, có gần 80% thành viên AmCham Việt Nam tham gia khảo sát đánh giá rất tích cực hoặc tích cực về triển vọng trung và dài hạn tại thị trường Việt Nam. Giai đoạn vừa qua một lần nữa khẳng định tính bổ trợ lẫn nhau giữa hai nền kinh tế Việt Nam và Mỹ và sự năng động của doanh nghiệp hai nước", Thủ tướng phát biểu

Trong công tác phòng chống dịch, tới nay, Việt Nam đã nhận được gần 220 triệu liều vaccine, khoảng một nửa trong số đó đến từ các nguồn tài trợ, trong đó có khoảng 29 triệu liều từ Mỹ. Các doanh nghiệp Mỹ cũng tích cực chia sẻ với Việt Nam về phương tiện, trang thiết bị phòng, chống dịch. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris sang thăm Việt Nam trong những ngày khó khăn do dịch bệnh

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của Chính phủ, nhân dân và các doanh nghiệp, nhà đầu tư Mỹ đối với Việt Nam thời gian qua trong công tác phòng, chống dịch

ttg6-16467095494801809910864.jpg

Toàn cảnh hội nghị
Đề cập tới vấn đề biến đổi khí hậu, Thủ tướng nhìn nhận Việt Nam là một trong những nước chịu tác động mạnh nhất bởi biến đổi khí hậu và trong lĩnh vực này, Việt Nam cũng có cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân

Ông khẳng định Việt Nam xác định thích ứng với biến đổi khí hậu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và đã rất tích cực, chủ động tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu. Việt Nam đã nghiêm túc và nhanh chóng triển khai những cam kết của mình thông qua việc thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia cuối tháng 12/2021 để triển khai thực hiện cam kết tại Hội nghị COP26

"Trong bối cảnh một nước đang phát triển còn nhiều khó khăn, chịu nhiều hậu quả nặng nề bởi chiến tranh, Việt Nam kêu gọi công bằng, công lý trong thích ứng biến đổi khí hậu và đề nghị các nước hỗ trợ về thể chế thích ứng biến đổi khí hậu, tài chính xanh, công nghệ xanh, đào tạo nhân lực xanh, quản trị xanh", Thủ tướng nêu rõ

Thủ tướng cũng cho biết, Việt Nam tập trung cho chuyển đổi số, đặt mục tiêu xây dựng Chính phủ số, công dân số, phát triển nền kinh tế số, xã hội số. Đây là một tất yếu khách quan trong xu thế phát triển hiện nay

ĐƯA QUAN HỆ VIỆT - MỸ LÊN TẦM CAO MỚI


"Trên đây cũng là những vấn đề được phía Mỹ rất quan tâm. Hai bên có quan tâm chung, có nền tảng quan hệ tốt đẹp và đều mong muốn, quyết tâm phát triển quan hệ giữa hai nước, nên có thể tin tưởng hai bên sẽ thành công trong việc giải quyết các vấn đề đặt ra phù hợp với xu thế thế giới và điều kiện, hoàn cảnh của hai nước, quan tâm tới lợi ích chính đáng của nhau, hóa giải các khó khăn, thách thức, thúc đẩy quan hệ hai nước tiếp tục phát triển trên quan điểm 'lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ', tình cảm, chân thành, tin cậy và hiệu quả", Thủ tướng phát biểu

Ông khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa, phát triển quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam-Mỹ lên tầm cao mới thực chất và hiệu quả hơn, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi, góp phần vào hòa bình, thịnh vượng, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Trong đó, hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư là trụ cột, động lực mạnh mẽ trong quan hệ hai nước và còn tiềm năng, dư địa phát triển rất lớn

"Chính phủ Việt Nam luôn sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ, đồng hành và đang tiếp tục triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi, bảo đảm chính sách vĩ mô ổn định và thực thi hiệu quả, đẩy mạnh cải cách hành chính để các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Mỹ tiếp tục kinh doanh ổn định, lâu dài, nhất là trong các lĩnh vực cũng là các ưu tiên của Việt Nam như phát biểu của các doanh nghiệp", ông nói

Thủ tướng cũng bày tỏ mong muốn xây dựng hệ sinh thái chuyển đổi số thực chất, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những lĩnh vực, ngành nghề mà Việt Nam có điều kiện phát triển và là thế mạnh của Mỹ; hệ sinh thái chuyển đổi năng lượng chủ động thích ứng biến đổi khí hậu toàn cầu và thực hiện các cam kết của Việt Nam; xây dựng Việt Nam trở thành trung tâm logistics; nâng cao năng lực hệ thống y tế…

Đồng thời đề nghị phía Mỹ tạo điều kiện cho nông sản Việt Nam tiếp cận thị trường thuận lợi, tránh các biện pháp phòng vệ thương mại có thể gây tổn hại cho người dân Việt Nam và người tiêu dùng Mỹ; tiếp tục hỗ trợ Việt Nam về thuốc, vaccine, nâng cao năng lực y tế…
 
Các tỉnh “chạy đua” lập khu công nghiệp hút vốn ngoại
“Dọn ổ đón đại bàng” là mục tiêu hút vốn ngoại của Việt Nam cũng như nhiều địa phương…

album-he-thong-cac-khu-cong-nghiep-vsip-album-vsip2-bd-1.jpg

Mục tiêu phát triển công nghiệp bằng việc lập nhiều khu công nghiệp đang được các địa phương hướng tới

QUY HOẠCH THÊM KHU CÔNG NGHIỆP


Mới đây, UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt nhiệm vụ, dự toán quy hoạch phân khu Khu công nghiệp Phú Bình, huyện Đức Trọng (tỷ lệ 1/2000) với tổng kinh phí hơn 2,2 tỷ đồng

Khu công nghiệp Phú Bình (Lâm Đồng) có diện tích 246ha, được định hướng là khu công nghiệp đa ngành, kết hợp dịch vụ vận tải kho vận

Các loại hình công nghiệp dự kiến bố trí trong Khu công nghiệp Phú Bình, gồm ngành công nghiệp chế biến, sản xuất (khoảng 50%); ngành công nghiệp hỗ trợ (khoảng 30%); vận tải kho bãi (khoảng 20%)

Trong buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ với tỉnh Bình Thuận mới đây, lãnh đạo tỉnh này đã kiến nghị với Thủ tướng về việc cho phép tỉnh được thành lập Khu công nghệ cao và Khu kinh tế ven biển tại địa phương

Bởi theo ông Lê Tuấn Phong, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, với những tiềm năng hiện có, tỉnh Bình Thuận sẽ tập trung nguồn lực để phát triển ba trụ cột của nền kinh tế là công nghiệp, du lịch và nông nghiệp

Đến nay, toàn tỉnh có 6 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, 1 khu công nghiệp (Sơn Mỹ 1) vừa mới được khởi công và 2 khu công nghiệp đang khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để có thể khởi công trong thời gian sớm nhất

Theo ông Phong, việc xây dựng, hình thành Khu kinh tế ven biển, Khu công nghệ cao hứa hẹn góp phần tối ưu hóa những lợi thế về phát triển kinh tế biển của tỉnh, kết nối liền mạch với các khu kinh tế ven biển. Từ đó hình thành chuỗi liên kết các khu kinh tế ven biển của cả nước; đồng thời, hỗ trợ việc chuyển giao, phát triển công nghệ cao cho các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận và cả khu vực Tây Nguyên…

Nhiều địa phương đã chuyển hướng sang phát triển mạnh công nghiệp. Chẳng hạn, Quảng Ninh đã tuyên bố chuyển đổi từ một tỉnh lấy du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn sang một trung tâm công nghiệp lấy các ngành công nghiệp công nghệ cao làm trọng tâm…

Ông Châu Thành Hưng, Phó Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh, cho biết để cạnh tranh trong thu hút đầu tư, tỉnh đang ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, như: các tuyến cao tốc kết nối với Hà Nội, Hải Phòng, các cảng biển lớn, sân bay quốc tế đều đã đi vào hoạt động

Ngoài ra, Quảng Ninh cũng đang phát triển các tổ hợp cảng biển - khu công nghiệp với 2 dự án quan trọng là Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong và Khu công nghiệp Nam Tiền Phong (DEEP C Quảng Ninh) tại Khu kinh tế ven biển Quảng Yên…

Hay tỉnh Hải Dương cũng đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ quy hoạch 15 khu công nghiệp mới với tổng diện tích đất trên 10.000ha, trong đó, gần 6.000ha đất công nghiệp, 2.000ha đất đô thị dịch vụ và logistics

Đáng chú ý, tỉnh này đã quy hoạch 1 vùng công nghiệp động lực tại huyện Bình Giang, Thanh Miện, với diện tích 10.000ha tại vị trí kết nối nút giao cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cách Hà Nội 25 phút đi xe…

Sóc Trăng cũng định hướng trong giai đoạn tới, tỉnh hình thành và phát triển Khu kinh tế Trần Đề có quy mô dự kiến khoảng 30.000ha. Đây là khu kinh tế tổng hợp, đa chức năng với ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp gắn với kinh tế biển, năng lượng sạch, phát triển các khu chức năng về đô thị, thương mại, dịch vụ và du lịch

Mới đây, tỉnh Sóc Trăng đã ban hành Nghị quyết số 44 về nhiệm vụ Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Sông Hậu, có tính chất là khu công nghiệp đa ngành

Còn tại tỉnh Vĩnh Long, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Quyết định số 1050/QĐ-TTg (ngày 7/9/2022) chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Gilimex - Vĩnh Long

Theo đó, dự án chưa xác định quy mô cụ thể, nhưng phải phù hợp với quy hoạch phát triển khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và quy hoạch xây dựng của khu công nghiệp đã được UBND tỉnh Vĩnh Long phê duyệt…

Tại tỉnh Hoà Bình, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cũng ký Quyết định số 883/QĐ-TTg chủ trương đầu tư dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Bình Phú, quy mô sử dụng đất 214,29ha…

CHỈ LÀ CƠ HỘI NẾU KHÔNG LINH HOẠT


Việc Trung Quốc dần chuyển từ nền công nghiệp cơ bản sử dụng nhiều lao động sang một nấc thang mới trong chuỗi giá trị, đã tạo ra một làn sóng dịch chuyển công xưởng ra khỏi nước này đến các quốc gia khu vực Đông Nam Á

Theo bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefiled, những thị trường đầu tư được nhà sản xuất hướng đến là Việt Nam và Indonesia. Trong khi, Indonesia được kỳ vọng tăng trưởng nhờ vào sự ổn định tiền tệ và những thay đổi về chính sách kinh tế. Thế mạnh của Việt Nam là nền chính trị ổn định, có lực lượng tay nghề trẻ với tay nghề cao, chi phí lao động tương đối thấp so với các nước trong khu vực và chỉ bằng 1/3 Trung Quốc

Hiện Việt Nam có 260 khu công nghiệp đang hoạt động, với 75 khu công nghiệp đang được quy hoạch. Tổng cộng 335 khu công nghiệp này có diện tích hơn 100.000ha

Bà Trang Bùi cho biết thêm, so với Indonesia, Malaysia và Philippines, giá đất công nghiệp tại Việt Nam vẫn còn tương đối thấp, khoảng 90 USD/ha. Trong khi giá đất công nghiệp tại Indonesia là hơn 150 USD/ha, Malaysia khoảng 160 USD/ha, Thái Lan khoảng 150 USD/ha, Philipppines hơn 90 USD/ha

Việt Nam có tiềm năng trở thành trung tâm công nghiệp hàng đầu trong khu vực. Tuy nhiên, tiềm năng và cơ hội đều đã sẵn sàng, nhưng Việt Nam vẫn chưa thu hút được nhiều “đại bàng về làm tổ”

Điều này cho thấy để thu hút đầu tư nước ngoài và luôn đón đầu xu hướng, Việt Nam cần cải thiện mạng lưới cơ sở hạ tầng và thủ tục hành chính. Trong đó, vai trò của Chính phủ trong việc thúc đẩy giáo dục, chú trọng hơn đến việc đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn có tay nghề cao và trình độ ngoại ngữ, khuyến khích đổi mới khoa học và công nghệ…

Vì theo ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Việt Nam chi cho phát triển cơ sở hạ tầng tới 5,8% GDP, một mức phí khá cao trong khu vực Đông Nam Á, nhưng để chuyển dịch lên một nấc thang trong chu kỳ phát triển khu công nghiệp/logistics và cạnh tranh hơn so với các quốc gia khác, Việt Nam cần tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng, gồm: hệ thống đường cao tốc, các cảng biển nước sâu, nâng cao chất lượng điện nước, bao gồm cả hệ thống tái tạo năng lượng

Ngoài ra, các tỉnh của Việt Nam cần phải năng động hơn và linh hoạt thích ứng với các nhu cầu của các doanh nghiệp, thậm chí là những nhu cầu mới chưa có tiền lệ. Vì cạnh tranh thu hút FDI giữa các quốc gia đang phát triển có sự tương đồng về thị trường, trình độ phát triển, công nghệ và lao động đang ngày càng gay gắt
 
Tạo sự đột phá cho vùng Đồng bằng sông Hồng
Vùng Đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, với tiểu vùng Bắc Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên và tiểu vùng Nam Đồng bằng sông Hồng: Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, được Bộ Chính trị xác định là vùng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, phải có sự đột phá trong thời kỳ mới

125908-vna_potal_tong_bi_thu_nguyen_phu_trong_chu_tri_hoi_nghi_ve_phat_trien_vung_dong_bang_song_hong_6463522.jpg

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì hội nghị về phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng sáng 29-11
Ngày 29-11, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về Phương hướng phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng Đồng bằng sông Hồng

Tổng bí thư cho rằng, kinh tế – xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vượt trội và vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của vùng. Quy mô kinh tế còn nhỏ, các ngành sản xuất với công nghệ hiện đại chiếm tỉ lệ thấp, chưa tạo được tiền đề cho sự phát triển nhanh và bền vững hơn nữa

Một số loại thị trường hình thành chậm và chưa đồng bộ. Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội còn nhiều hạn chế, yếu kém chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới. Công nghiệp, đô thị phát triển khá nhưng còn mang tính tự phát; ô nhiễm môi trường có xu hướng tăng nặng hơn

Các vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung cho xuất khẩu chưa hình thành được. Giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích chưa cao; tỷ lệ lao động nông nghiệp thiếu việc làm còn lớn. Đời sống nhân dân ở nhiều vùng nông thôn còn khó khăn. Trình độ phát triển giữa các địa phương trong vùng, giữa các tiểu vùng còn có sự chênh lệch đáng kể

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, vùng Đồng bằng sông Hồng phát triển nhanh, bền vững, có cơ cấu kinh tế hiện đại, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc; tập trung phát triển công nghiệp, dịch vụ hiện đại và nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, tuần hoàn. Khu vực này cũng được xác định trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước, đi đầu về phát triển khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số, có hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ, hiện đại và hệ thống đô thị thông minh, kết nối…

Đến năm 2045, Đồng bằng sông Hồng là vùng phát triển hiện đại, văn minh, sinh thái; là trung tâm hàng đầu của cả nước về giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội hiện đại, thông minh và một số trung tâm kinh tế, tài chính lớn mang tầm khu vực và thế giới. Hệ thống đô thị liên kết thành mạng lưới, thông minh, xanh, bền vững. Người dân có thu nhập cao, đời sống hạnh phúc và thịnh vượng


z3919838959602_d8b722d5d91d3bce5e69feffd2a12f33.jpg

z3919838958021_694d3c1c5b475ac055afc64cce0129d0.jpg

Tổng hợp từ Chinhphu.vn và TTXVN
 
Mỗi công dân phải có 1 tài khoản định danh điện tử
Với tài khoản định danh điện tử này, công dân sẽ có rất nhiều thuận lợi trong giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn, đơn giản

Cấp căn cước công dân gắn chip là 1 nhiệm vụ nằm trong Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030 (gọi tắt là Đề án 06). Mục đích chính là giúp người dân giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn, đơn giản

Để thực hiện, điều kiện cơ bản đầu tiên là mỗi công dân phải làm căn cước công dân gắn chip và nhận được 1 tài khoản định danh điện tử, kích hoạt tài khoản này trên ứng dụng VNEID


Với tài khoản định danh điện tử này, công dân sẽ có rất nhiều thuận lợi như

- Thực hiện các dịch vụ công trực tuyến. Khi thực hiện các thông tin cá nhân sẽ được tự điền thông tin vào các biểu mẫu đăng ký mà không phải khai báo, điền thông tin nhiều lần giúp tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí

- Thay thế CCCD và các loại giấy tờ mà công dân đăng ký tích hợp như giấy phép lái xe, đăng ký xe, thẻ bảo hiểm y tế...

- Thực hiện các giao dịch tài chính (thanh toán hóa đơn điện, nước, đóng bảo hiểm xã hội, y tế, chuyển tiền…

Cũng chính vì vậy mà từ 1/1/2023, khi hệ thống VNEID chính thức được áp dụng sẽ bỏ hộ khẩu giấy

Ngồi bất kỳ ở đâu, vào thời điểm nào, chỉ với 1 chiếc điện thoại thông minh hoặc máy tính có kết nối Internet và chỉ với 4 bước thao tác rất đơn giản

Ví dụ, với việc "Cấp; cấp lại; sửa đổi; bổ sung hộ chiếu" mức độ 4, công dân chỉ cần thao tác theo trình tự sau

Bước 1: Ngoài việc công dân đăng nhập/đăng ký tài khoản cấp bởi dịch vụ công quốc gia, giờ đây dễ dàng tạo lập tài khoản hoặc đăng nhập với tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VNEID

Bước 2: Hoàn tất các thủ tục đăng ký hồ sơ như tải ảnh, nhập thông tin, đính kèm các tài liệu và gửi chờ phê duyệt

Bước 3: Chọn hình thức thanh toán trực tuyến

Bước 4: Nhận hộ chiếu theo hình thức công dân đã đăng ký, qua bưu điện hoặc cơ quan quản lý xuất nhập cảnh

Như vậy, công dân đã không cần phải đến các cơ quan giải quyết thủ tục hành chính như trước đây. Điều này đã tạo thuận lợi rất lớn cho người dân trong bối cảnh nhu cầu xuất cảnh đi nước ngoài tăng cao sau đại dịch COVID-19
 
Thủ tướng: Cần coi kinh tế là động cơ vĩnh cửu của quan hệ Việt - Mỹ

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh ưu tiên hợp tác với Mỹ về kinh tế - thương mại - đầu tư, đề nghị Mỹ sớm công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở chính phủ hôm nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Biden tuyên bố nâng cấp quan hệ Việt - Mỹ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam coi Mỹ là đối tác có tầm quan trọng chiến lược. Để triển khai hiệu quả khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt - Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác trên tất cả các kênh, đặc là kênh Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Biden tại trụ sở chính phủ ngày 11/9. Ảnh: Giang Huy

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Biden tại trụ sở chính phủ ngày 11/9

Về hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư, Thủ tướng cho rằng cần coi đây là "động cơ vĩnh cửu" của quan hệ song phương, đề nghị Mỹ sớm công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam, nâng cấp Hiệp định khung về thương mại và đầu tư, tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ cao của Mỹ làm ăn kinh doanh tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đề nghị hai bên tạo đột phá trong hợp tác khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục - đào tạo, thúc đẩy hợp tác trong chống biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, phát triển năng lượng tái tạo

Tổng thống Biden cho rằng việc nâng cấp quan hệ là cơ hội để cùng xây dựng tương lai tốt đẹp của hai dân tộc, tái khẳng định ủng hộ một Việt Nam mạnh, độc lập, tự cường và thịnh vượng, tiếp tục đổi mới, mở rộng hội nhập quốc tế

Tổng thống Mỹ nhất trí với Thủ tướng Phạm Minh Chính về các định hướng và biện pháp triển khai khuôn khổ mới của quan hệ hai nước, cũng như những lĩnh vực hợp tác ưu tiên, trong đó có y tế, an sinh xã hội, năng lượng xanh, công nghệ cao...

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Biden dự hội nghị với các doanh nghiệp hai nước ngày 11/9. Ảnh: Giang Huy

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Biden dự hội nghị với các doanh nghiệp hai nước ngày 11/9

Tổng thống Biden đề nghị hai bên tăng cường hợp tác chuỗi cung ứng bán dẫn thông qua các chương trình đào tạo nhân lực cho Việt Nam, từng bước hỗ trợ Việt Nam tham gia sâu hơn và trở thành mắt xích quan trọng trong các chuỗi cung ứng tại khu vực và trên thế giới

Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn Mỹ tiếp tục hỗ trợ thiết thực cho hoạt động gìn giữ hòa bình của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, đánh giá cao vai trò của chủ nghĩa đa phương, đồng thời đề nghị Mỹ tiếp tục quan tâm dành nguồn lực để triển khai hiệu quả quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN - Mỹ, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác Mekong - Mỹ

Sau cuộc hội kiến, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Biden đã dự và phát biểu tại Hội nghị cấp cao Việt Nam - Mỹ về Đầu tư và Đổi mới sáng tạo, với sự tham dự của một số doanh nghiệp hàng đầu hai nước trong các lĩnh vực công nghệ, đổi mới sáng tạo và đầu tư tài chính

Hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư là lĩnh vực chiếm ưu tiên cao trong quan hệ song phương. Mỹ duy trì là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 7 của Mỹ. Tăng trưởng thương mại hai nước tăng từ 450 triệu USD năm 1995 lên mức hơn 123 tỷ USD năm 2022

Lũy kế đến năm 2023, Mỹ đứng thứ 11 trong số các nhà đầu tư vào Việt Nam với khoảng 1.200 dự án, tổng vốn gần 11,4 tỷ USD. Việt Nam đang có 230 dự án đầu tư tại Mỹ, tổng vốn đăng ký 1,26 tỷ USD
 
Khu công nghiệp ven biển là động lực mới của nền kinh tế

Thu hút 254 dự án đầu tư nước ngoài với tổng đăng ký là 42 tỷ USD và 1.079 dự án đầu tư trong nước, khu công nghiệp ven biển được định hướng là một động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế với tầm nhìn đến năm 2030 đóng góp 10% vào GDP

photo1706927631473-17069276316182088273507-17069542473631762879572.png

Mảnh đất lành của các nhà đầu tư

Chính phủ có tầm nhìn các ngành kinh tế thuần biển sẽ đóng góp khoảng 10% GDP cả nước và kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển ước tính đạt 65-70% GDP cả nước vào năm 2030. Để hiện thực hóa mục tiêu này, Chính phủ đã thành lập 19 khu kinh tế ven biển, trong đó có 18 khu đi vào hoạt động. Các khu kinh tế này thu hút 254 dự án đầu tư nước ngoài với tổng đăng ký là 42 tỷ USD và 1.079 dự án đầu tư trong nước

Chính trọng tâm phát triển này đã làm nở rộ các khu công nghiệp ven biển trong thời gian qua. Đơn cử như Khu kinh tế Đình Vũ – Hải Phòng đến nay thu hút gần 11 tỷ USD, chiếm đến 2/3 tổng đầu tư FDI vào Hải Phòng với các nhà đầu tư có tên tuổi như LD, Bridgestone, Nipro Pharma, Kyocera, Fuji Xerox, Regina Miracle… Hay Khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa) thuộc vùng biển và ven biển Bắc Trung Bộ, duyên hải Trung Bộ đã thu hút gần 14 tỷ USD đầu tư, là nơi tập trung các dự án lớn như Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn… Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam) cũng là một điểm sáng về khu kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực. Khu công nghiệp ven biển đã trở thành miền đất lành cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước

Khu công nghiệp ven biển: Động lực mới của nền kinh tế - Ảnh 1.
Nhà xưởng của BW Industrial tại KCN Đình Vũ sử dụng tôn mạ AM ma trận bốn lớp để giữ độ bền theo thời gian


Sự bùng nổ trong tương lai

Các khu công nghiệp xây dựng bên cạnh cảng biển đã và đang trở thành xu hướng tất yếu do tận dụng được tiềm lực sẵn có về đường bờ biển dài của Việt Nam, giúp vận chuyển số lượng lớn hàng hóa trên quãng đường dài với chi phí thấp. Đây cũng được đánh giá là bệ phóng tăng trưởng của ngành dịch vụ hậu cần cảng biển và logistics

Trong số 18 khu kinh tế ven biển, đến nay đã có đến 37 khu công nghiệp được hình thành, thu hút các lĩnh vực sản xuất công nghiệp quan trọng, có quy mô lớn như lọc hóa dầu, liên hợp gang thép, cơ khí công nghiệp nặng, sản xuất động cơ ô tô, sản xuất điện.... Theo các chuyên gia đánh giá, khu công nghiệp tích hợp đầy đủ logistics, nhà kho, bến cảng như các khu công nghiệp ven biển sẽ là một trong các xu thế tương lai của khu công nghiệp. Ở các thị trường như Trung Quốc, Thái Lan, cũng hiện rõ xu thế đầu tư này, và Việt Nam chắc chắn sẽ không nằm ngoài xu thế đó

Để chuẩn bị cho sự bùng nổ của nhà xưởng ven biển trong tương lai, một trong các điều nhà đầu tư cần quan tâm khi đặt nhà máy tại các khu công nghiệp ven biển không chỉ là tìm hiểu về các vấn đề pháp lý mà còn là các vấn đề liên quan đến xây dựng nhà xưởng, đặc biệt là với môi trường dễ bị ăn mòn như môi trường ven biển. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, nhà đầu tư chắc chắn sẽ tận dụng được đầy đủ lợi thế của các khu công nghiệp ven biển để phát triển
 
Top