What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Vietnam - Điện Biên Phủ kinh tế

LOBBY.VN

Administrator
Thủ tướng tin tưởng
Doanh nghiệp sẽ đóng góp cho 'bình minh rực sáng của Tổ quốc'

Chinhphu.vn - Phát biểu kết luận Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với Doanh nghiệp diễn ra ngày 17/5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra nhiều cam kết mạnh mẽ, làm nức lòng cộng đồng doanh nghiệp

Bây giờ đã là 1h19 phút chiều, tôi xin nói ngắn gọn một số vấn đề các bạn quan tâm. Đầu tiên, tôi muốn nói tới tinh thần chuyển lời nói thành hành động. Hôm nay, người ta nói rất nhiều về thanh tra, kiểm tra chồng chất. Tôi đã yêu cầu các cơ quan xây dựng ngay một Chỉ thị là không được thanh tra, kiểm tra 1 năm quá 1 lần, thanh tra đột xuất khi vi phạm thì không được mở rộng. Chỉ thị này đã được ký ngay lúc 13h chiều nay, mang số 20 và sẽ được công bố ngay sau đây.

(Phát biểu của Thủ tướng nhận được tràng vỗ tay hoan nghênh của cộng đồng doanh nghiệp).

Việc thứ hai, tôi muốn nói tinh thần lớn với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp yên tâm rằng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, phục vụ phải xây dựng và bảo đảm môi trường kinh doanh tốt, thân thiện với kinh doanh, có năng lực cạnh tranh cao; không chỉ có tự do kinh doanh, tự do sáng tạo mà còn an toàn với người đầu tư, kinh doanh, tài sản, vốn đầu tư; không chỉ chi phí giao dịch thấp mà còn rủi ro thấp; không chỉ độc quyền kinh doanh được kiểm soát mà còn chống hàng giả, hàng nhái hiệu quả để bảo đảm môi trường kinh doanh công bằng, hiệu quả; các nhà đầu tư, doanh nghiệp không chỉ được tôn trọng mà còn được vinh danh; môi trường kinh doanh có độ tin cậy cao, vững chắc để mọi người yên tâm đầu tư và mở rộng kinh doanh.

Trong một năm qua, Chính phủ và các địa phương đã “gãi đúng chỗ” chứ không phải “ngứa trên đầu, gãi dưới chân”. Mặc dù chưa hoàn thiện nhưng so với Hội nghị lần trước tổ chức tại TPHCM thì tính gay gắt đã giảm đi rất nhiều. Lần này chủ yếu là các ý kiến góp ý những cách làm cụ thể, phương pháp tính toán cụ thể để giảm phiền hà cho doanh nghiệp. Tôi xin nói một số cái mà chúng ta đã đạt được một cách tóm tắt nhất.

Về cải cách thể chế, chúng ta đã ban hành 50 nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh, cải thiện điều kiện đầu tư kinh doanh; tập trung cắt giảm nhiều thủ tục, giấy phép, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; các bộ, các ngành tích cực rà soát cắt giảm nhiều thủ tục giấy phép, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, cùng với các chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất. Đây là một chủ trương đúng..

Về cải cách thủ tục hành chính và tạo điều kiện đầu tư kinh doanh, một số thủ tục hành chính vượt chỉ tiêu Nghị quyết 19 và những cam kết với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, mô hình hành chính công của nhiều địa phương, giảm thiểu thời gian đi lại, và sự phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Các tỉnh, thành phố trong cả nước đều tích cực triển khai, thực hiện kê khai nộp thuế điện tử. Đối với tiếp cận các dịch vụ công, đăng ký kinh doanh, đăng ký thương hiệu, khai báo thuế, hải quan… những chi phí này đang có xu hướng giảm. Cụ thể là năm 2015 là 28%, năm 2016 giảm còn 18,8%, năm 2017 và những năm tiếp theo tiếp tục giảm.

Thứ ba là hợp tác quốc tế và xúc tiến đầu tư, điểm nhấn là mức tăng kỷ lục về xuất khẩu, khi các công ty tiếp tục giành được những đơn đặt hàng mới từ các thị trường quốc tế. Báo cáo mới nhất của NIKKEI cho biết chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 4/2017 đạt 54,1 điểm, cho thấy sự cải thiện mạnh mẽ sức khỏe của lĩnh vực sản xuất trong đầu quý II/2017. Các điều kiện kinh doanh được cải thiện tốt hơn trong suốt 17 tháng qua với số đơn đặt hàng mới từ nước ngoài đã tăng ở mức kỷ lục, hỗ trợ cho tăng trưởng sản lượng, việc làm và hoạt động mua hàng trong lĩnh vực sản xuất của Việt Nam, đặc biệt trong tháng 4. Như vậy, bức tranh kinh tế Việt Nam sáng lên, tốt hơn.

Thứ tư, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp. Mục tiêu này đã tạo sức ép cho các địa phương và cả nước tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, thuận lợi cho người dân khi tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp.


Thứ năm, chúng ta đã đôn đốc kiểm tra với việc thành lập Tổ công tác theo dõi, kiểm tra các ngành, các địa phương. Tất cả điều đó đạt được kết quả bước đầu rất ấn tượng mà chúng ta phải ghi lại hôm nay. Số lượng doanh nghiệp, chất lượng doanh nghiệp ở trong nước và FDI thật đáng mừng. 4.500 thủ tục đã xử lý và bãi bỏ; trong 1.100 kiến nghị của doanh nghiệp, đã xử lý được 850 (77,5%). Năm 2016, đã thành lập trên 110.000 doanh nghiệp; 4 tháng năm 2017, đã thành lập trên 40.000 doanh nghiệp. Theo JETRO, 66% số doanh nghiệp Nhật Bản có xu hướng mở rộng, 36% doanh nghiệp Mỹ dự định mở rộng kinh doanh, cao hơn ở Thái Lan (21%), Malaysia (19%). 75% các doanh nghiệp được khảo sát nói rằng kết quả cải cách đã tích cực, 25% nói chưa đạt yêu cầu. WB và Moody đều đánh giá Việt Nam tăng nhiều bậc về môi trường kinh doanh và chúng ta đang phấn đấu năm nay đạt nhóm đầu của ASEAN về môi trường đầu tư kinh doanh, có một số chỉ tiêu theo hướng tổ chức OECD.

Như sáng tôi đã nói, chúng ta đạt kết quả bước đầu đáng được động viên, khích lệ với các tỉnh, các thành viên Chính phủ. Nhưng chúng ta cũng thấy rõ còn nhiều rào cản cho sự phát triển của doanh nghiệp doanh nghiệp. Chính phủ đã nhận diện được vấn đề này, những điểm cơ bản các doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp đã nêu ra tại hội nghị này.


Thứ nhất, về thể chế chính sách, chưa giải quyết được các vấn đề còn mâu thuẫn trong các văn bản dưới luật, chính sách ban hành chưa đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn. Ví dụ tiêu chuẩn điều kiện yêu cầu trong một số lĩnhvực phòng cháy chữa cháy, đo không khí, chất thải, bảo vệ môi trường, vấn đề hợp chuẩn… thiếu minh bạch, tốn kém chi phí, sở hữu trí tuệ còn nhiều vấn đề. Để sản phẩm hàng hoá ra thị trường còn rất nhiều vướng, mất thời gian của doanh nghiệp.

Các quy định về công nhận doanh nghiệp côngnhệ cao, doanh nghiệp khoa học công nghệ, doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ có nhiều nhưng chưa đi vào cuộc sống.

Nhân đây tôi nói luôn, tinh thần các vị nêu, Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp thu. Đó là phải xây dựng một thể chế chính sách bình đẳng giữa công và tư nhân, phù hợp với thông lệ quốc tế. Thể chế và chính sách về kinh tế cần tháo gỡ liên tục, tạo môi trường đầu tư minh bạch dễ dàng áp dụng.

Tôi cũng đề nghị DN, các hiệp hội cần góp ý xây dựng và tổ chức thực hiện, thực thi chính sách để chúng ta có môi trường tốt hơn và như tôi nói, chúng ta phải phấn đấu đạt nhóm đầu của ASEAN về môi trường đầu tư thông qua thể chế và chính sách.

Việc thứ hai còn tồn tại mà quý vị đã nói về thuế, phí còn cao, không chỉ những chi phí liên quan đến thủ tục hành chính mà còn liên quan đến phí sử dụng công trình BOT, bến bãi, cảng biển, cầu đường..., đặc biệt chi phí không chính thức, phí bôi trơn, doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trong việc hoàn thuế giá trị gia tăng, vấn đề nợ đọng xây dựng cơ bản đã thỏa thuận rất nhiều nhưng chưa xử lý triệt để được.
 
Last edited:
Thuế phí cao cho doanh nghiệp là vấn đề chúng tôi rất trăn trở và sẽ có một chương trình hành động cụ thể sau.

Thủ tục hành chính, các thủ tục cấp phép, điều kiện kinh doanh trong một số chuẩn mực còn gây khó khăn cho DN, vì vậy có hiện tượng "cò" làm dịch vụ cấp thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, thủ tục giải phóng mặt bằng, giấy phép xây dựng, chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giá thuê đất còn cao, giấy phép con vẫn còn và chưa được loại bỏ, chưa minh bạch hoàn toàn, vẫn tồn tại tình trạng nhũng nhiễu của một bộ phận cán bộ công chức, viên chức... gây chậm trễ, khó khăn ở các cơ quan công quyền, chưa sát sao và nắm bắt chính xác các vấn đề doanh nghiệp cần hỗ trợ. Các cơ quan, các bộ phận cán bộ chưa nắm bắt được yêu cầu của doanh nghiệp để giải quyết kịp thời.

Vấn đề tồn tại thứ tư là tiếp cận tín dụng thực thi chính thức, giao dịch đảm bảo chưa tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp phát huy tài sản đảm bảo để thế chấp, tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, vấn đề nợ xấu, sở hữu chéo, sở hữu ngầm khiến cho dòng tín dụng bị phân bổ một cách chênh lệch, xa rời tín hiệu thị trường. Tồn tại về vấn đề thị trường, việc cung cấp thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường của các cơ quan chức năng còn hạn chế, rất ít doanh nghiệp có thể tham gia được vào các chuỗi cung ứng của khu vực và toàn cầu. Theo thống kê, chúng ta mới có trên 21% doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, trong khi đó Thái Lan trên 30% và Malaysia trên 45%. Việc hình thành đồng bộ các thị trường như thị trường đất đai, thị trường tín dụng, thị trường lao động, thị trường tài chính, thị trường các ý tưởng phát minh sáng chế… Và như tôi đã nói phần đầu, hoạt động thanh tra, kiểm tra chồng chéo, trùng lắp kém hiệu quả gây thiệt hại và bức xúc không đáng có cho doanh nghiệp. Như quý vị đã biết, đến thời điểm hiện tại, chúng tôi đã lắng nghe 1.098 kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp và đã có 850 kiến nghị được xử lý giải quyết, đạt tỉ lệ như vậy chưa phải cao. Những kiến nghị này tập trung vào cải cách hành chính thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.

Đây cũng chính là cơ sở quan trọng giúp chúng tôi định hình giải pháp, chương trình hành động đáp ứng nhu cầu thực tế của doanh nghiệp trong thời gian tới. Chính phủ cam kết sẽ tập trung giải quyết 2 vấn đề then chốt sau:



Một là, tiếp tục kiến tạo môi trường kinh doanh công bằng, thân thiện, khuyến khích đầu tư, bảo đảm thực thi pháp luật thông qua các việc làm cụ thể sau:

- Bảm đảm môi trường chính trị và vĩ mô ổn định, bảo đảm tinh thần thượng tôn pháp luật và tinh thần thượng tôn pháp luật đó phải thực hiện hệ thống từ Trung ương đến địa phương, phải chuyển biến thực thi công vụ nghiêm túc, không được gây nhũng nhiễu, khó khăn cho doanh nghiệp. Nhân có Hội nghị toàn quốc, suy đến cùng là Chủ tịch, Bí thư tỉnh ủy, thành ủy ở các địa phương, Bộ trưởng phải lo trực tiếp công việc này, theo chức năng nhiệm vụ được pháp luật quy định.

- Theo đuổi mục tiêu phát triển bao trùm một cách xuyên suốt, nhất quán trên nền tảng cải cách thể chế theo hướng cởi mở, thân thiện, trao cơ hội cho mọi thành phần kinh tế đóng góp và hưởng lợi một cách bình đẳng, công bằng từ những thành quả tăng trưởng thương mại. Như vậy, tôi xin khẳng định một lần nữa rằng mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng, không phân biệt công hay tư.

- Hoàn thiện, trình Quốc hội tại kỳ họp thứ ba các dự án luật, trong đó có dự án Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; nhanh chóng ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành; đẩy nhanh việc rà soát, sửa đổi quy định các loại thuế, hải quan theo hướng liên thông giữa các bộ, cơ quan liên quan để giảm thủ tục, giảm thời gian và chi phí thực hiện. Xóa bỏ sự ưu ái, thu hồi nguồn lực và các tài nguyên đang được sử dụng kém hiệu quả, lãng phí để tái phân bổ lại cho mọi chủ thể, đối tượng dựa trên hiệu quả cạnh tranh, và khả năng cải thiện năng suất. Thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa, chuyển nguồn lực cho mọi đối tượng, thành phần kinh tế có tiềm năng sử dụng, tối ưu hóa nguồn lực mà chúng ta đang có chứ không phải chỉ ưu tiên cho doanh nghiệp Nhà nước.

- Chính phủ tiếp tục rà soát các quy định và thực hiện quyết liệt các giải pháp nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp như chi phí thủ tục hành chính về thuế, hải quan, giấy phép, phí BOT, chi phí về logicstic, chi phí sử dụng các công trình dịch vụ công, nhất là chi phí kiểm định, thẩm định, giám định, các chi phí kiểm tra khác của Nhà nước. Đây là khoản đang đè nặng lên doanh nghiệp mà chúng ta phải nghiên cứu để giảm bớt cho doanh nghiệp. Có đồng chí đề nghị tôi năm nay đặt tên là “Năm giảm phí cho doanh nghiệp”.

Đồng thời với các việc trên cần thúc đẩy sự phát triển các thị trường một cách mạnh mẽ, đồng bộ, bao gồm thị trường hàng hóa, thị trường có yếu tố sản xuất, thị trường lao động, thị trường tài chính, thị trường khoa học công nghệ… Chủ trương thứ nhất mà chúng tôi muốn khái quát lại là như vậy, và đây cũng là mong mỏi của rất nhiều đại biểu các hiệp hội đã nêu ra.
 
Last edited:
Thứ hai là nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, tối ưu hóa các thành tựu công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, bao gồm các việc cụ thể như sau:

- Xây dựng kiến tạo các yếu tố để tạo lợi thế cạnh tranh cho nền kinh tế như cơ sở hạ tầng thông minh, phát triển hệ thống tài chính, cải cách giáo dục, nâng cao trình độ nghề nghiệp, cải thiện chất lượng đào tạo nhân lực, nâng cao chất lượng ngành dịch vụ y tế, BHYT, BHXH và hệ thống phúc lợi xã hội đầu tư cho nghiên cứu cơ bản, khoa học công nghệ, xây dựng các cơ chế khuyến khích liên kết ngành… Chính phủ phải kết hợp một cách tối ưu các nguồn lực và công cụ chính sách nhằm tạo những điều kiện cho kinh tế tư nhân, giảm thiểu chi phí, tăng năng suất, tăng năng lực cạnh tranh trong kinh doanh và hội nhập quốc tế.

- Tăng cường các lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp thông qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ trên nền tảng kỹ thuật số và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trên nền tảng công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý tiên tiến giúp nâng cao hiệu quả doanh nghiệp.

Đồng thời việc đó, chúng ta xây dựng thương hiệu sản phẩm Việt Nam. Chúng ta đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trên toàn cầu, nếu chúng ta không đưa ra vấn đề này, chúng ta sẽ tiếp tục lạc hậu. Nhân nói về xây dựng thương hiệu sản phẩm, tôi muốn nói với quý vị một ý, chúng ta nên tự tin chuyển sang tâm thế hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam. Hãy chiếm lĩnh trước tiên thị trường lớn thứ 13 của thế giới, lại là đồng bào của mình, từ đó đủ sức tiến lên từng bước, chiếm lĩnh thị trường với nhiều sản phẩm lợi thế của Việt Nam. Ở trong nước, chúng ta nói "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam chất lượng cao", bây giờ chúng ta chuyển sang tâm thế "Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam". Nâng cao chất lượng, mẫu mã bao bì, giá thành... là quan trọng với thị trường 100 triệu dân của Việt Nam. Bỏ qua thị trường này, chúng ta thất bại.

Đặc biệt, tiếp tục nâng cao năng lực quản trị của nhà nước và của doanh nghiệp để tương thích với yêu cầu phát triển nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay và xu hướng tương lai. Không cho phép những tồn tại yếu kém về năng lực quản trị kìm hãm sự năng động của nền kinh tế, tạo nên những trì trệ trong phát triển kinh tế và giải phóng nguồn lực xã hội. Quản trị của anh phải đáp ứng yêu cầu mới, quản lý theo yêu cầu công nghệ. Cho nên chúng ta thấy Việt Nam đồng ý cho Uber, Grab vào hoạt động, mặc dù quản lý rất khó khăn. Tôi đánh giá cao Bộ Giao thông vận tải đồng ý chủ trương này, chứ không phải vì không quản lý được, chúng ta cấm Uber và Grab. Cũng hướng như thế trong quản trị công.

Để giải quyết những vấn đề đó, cần có sự đồng lòng, đồng tâm của tất cả các doanh nghiệp, doanh nhân của chúng ta đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, cùng với quyết tâm của hệ thống chính trị, của Chính phủ, của các bộ, ngành, địa phương, trong đó yếu tố con người đóng vai trò quyết định. Từng công chức, từng viên chức trong bộ máy nhà nước phải thông hiểu trách nhiệm, nghĩa vụ của mình, nghiêm túc thực hiện, luôn sẵn sàng đồng hành bảo vệ doanh nghiệp làm ăn chân chính, nghiêm túc; bảo vệ quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp.

Tôi rất mừng hôm nay đồng chí thường trực chính phủ, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nói, đặc biệt là đồng chí Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an đều nói rằng bảo vệ doanh nghiệp làm ăn chân chính nghiêm túc, bảo vệ quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là Hiến pháp, quyền thực thi pháp luật, cụ thể hóa càng phải nhấn mạnh đến quyền này của người dân, của doanh nghiệp, đặc biệt của người kinh doanh.

Tôi nghĩ rằng bình minh đang đến đất nước ta, tôi tin tưởng các bạn, những doanh nghiệp sẽ đóng góp cho bình minh rực sáng trên Tổ quốc Việt Nam thân yêu. Với tinh thần đó, tôi tin tưởng rằng chúng ta sẽ xây dựng một hệ sinh thái lành mạnh, mà ở đó tất cả các thành phần kinh tế đều phát triển bình đẳng, kết nối và hỗ trợ nhau, đem lại sự thịnh vượng và phát triển kinh tế chung cho Việt Nam. Đó chính là tinh thần đồng hành mà tôi muốn nói đến ngày hôm nay.

Nhân đây, Chính phủ cũng rất mong doanh nghiệp cần kinh doanh liêm chính, và bảo vệ tốt hơn vấn đề môi trường. Thưa quý vị, như cha ông ta đã nói, dân cường thì nước thịnh, muốn đất nước giàu mạnh thì dân phải giàu. Đất nước không thể giàu mạnh nếu cộng đồng doanh nghiệp yếu kém. Trên tinh thần ấy, các cơ quan chức năng ở các địa phương trên cần cả nước cần có chương trình phát triển, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Tôi muốn nhắc lại, cùng những việc trên, câu nói của nguyên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh: Hãy tự cứu mình trước khi trời cứu. Chúng ta phải tự đổi mới, tự cải cách, tự phát triển trong xu thế, trong môi trường đầu tư kinh doanh mà Chính phủ đang đặt ra, là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế phát triển ở Việt Nam.

Với tinh thần đó, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các vị đã dành thời gian đến dự cuộc họp quan trọng này. Chúng ta chúc cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp.

Xin cảm ơn !
 
Thủ tướng "Không thể để 20.000 quy hoạch tồn tại"

- Dù Luật Quy hoạch vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau và đã được Quốc hội cho lùi lại đến kỳ họp vào tháng 10 tới dự kiến mới thông qua, song Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vẫn quyết tâm sớm chấm dứt tình trạng để 20.000 quy hoạch các loại tồn tại tốn kém, hiệu quả thấp

Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 6 hôm 4-7 tại Hà Nội, liên quan đến các nội dung sửa đổi Luật Quy hoạch, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh việc không để tình trạng đất nước có tới 20.000 quy hoạch các loại, rối rắm, chủ quan, duy ý chí. Ông đồng ý về việc không thể bỏ các loại quy hoạch như quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch hạ tầng điện, giao thông nhưng cần chọn cái gì phải quy hoạch, cái gì không để giảm số lượng quy hoạch hiện nay thay vì để tồn tại 20.000 quy hoạch tốn kém, hiệu quả thấp, mang tính cản trở

Trước đó, tại kỳ tháng 5-2017, Quốc hội đã tạm lùi thời hạn thông qua Luật Quy hoạch đến cuối năm để Chính phủ có thời gian hoàn thiện kỹ hơn vì luật này chạm đến chỉnh sửa 30 luật, pháp lệnh có liên quan khác cần sửa đổi theo. Nếu được thông qua vào cuối năm, sau khi sửa đổi, bãi bỏ nhiều quy hoạch mang tính lợi ích nhóm, ngành, luật này sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2019

Trước đó, cũng trong nội dung phiên họp, Thủ tướng nhắc lại việc phải tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy doanh nghiệp và tự do thương mại phát triển, không được “cài” điều kiện kinh doanh

Thủ tướng nhấn mạnh, nếu tạo sự thông thoáng trong thương mại sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh, nhất là hiệu quả kinh doanh của khối doanh nghiệp tư nhân - nơi chiếm 40% tổng sản phẩm nội địa (GDP). Bởi hiện nay, theo Thủ tướng, cả nước có 600.000 doanh nghiệp nhưng chỉ có 1/3 số doanh nghiệp nộp thuế thu nhập, tức là làm ăn có lãi, hiệu suất sinh lời/tổng tài sản của khối doanh nghiệp trong nước chỉ đạt 1,4%. Trong khi tỷ lệ này tại khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là 5,9%

Cũng theo thông tin từ Chính phủ, tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam khoảng 400 tỉ đô la Mỹ, trong đó 180 tỉ đô la là tài sản cố định. Nếu tăng được 1% hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp tư nhân sẽ có thêm 2 tỉ đô la, tương đương 1% tăng trưởng GDP

Còn khối doanh nghiệp nhà nước có tổng tài sản hơn 200 tỉ đô la. Cũng theo tính toán của Chính phủ, nếu tăng thêm được 1% hiệu quả sử dụng thì có thêm khoảng 3 tỉ đô la, tương đương 1,5% GDP

Lan Nhi
 
Last edited:
Thành lập Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký quyết định thành lập Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng

Tổ gồm 14 thành viên, đứng đầu là TS. Vũ Viết Ngoạn, nguyên Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia

Trong số các thành viên Tổ tư vấn, có nguyên Bộ trưởng KH-ĐT Bùi Quang Vinh, nhiều chuyên gia kinh tế tên tuổi đến từ các trường đại học quốc tế như: PGS.TS Trần Ngọc Anh, Đại học Indiana, Hoa Kỳ; TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Nghiên cứu, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright; GS.TS Nguyễn Đức Khương, Phó giám đốc, Trưởng khoa Tài chính, Học viện Quản lý và quản trị kinh doanh, Pháp; PGS.TS Vũ Minh Khương, Đại học quốc gia Singapore; GS.TS Trần Văn Thọ, Đại học Wasada, Nhật Bản

Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng còn có sự tham gia của các chuyên gia trong nước như: TS. Vũ Bằng, nguyên Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhà nước; TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ; GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân

TS Trương Văn Phước, quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia; GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam; GS.TS Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; TS. Trần Du Lịch, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế TP.HCM

Tổ có nhiệm vụ tư vấn cho Thủ tướng về các chiến lược, kế hoạch, đề án, chính sách phát triển kinh tế trong trung hạn và dài hạn; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm

Bên cạnh đó, tổ còn tham gia phân tích, dự báo, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chiến lược, đề án, chính sách phát triển kinh tế; trên cơ sở đó tư vấn, khuyến nghị với Thủ tướng các biện pháp, giải pháp để nâng cao hiệu quả thực thi hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách nhằm đạt được các mục tiêu đề ra

Đồng thời, Tổ còn tư vấn, khuyến nghị với Thủ tướng các giải pháp, biện pháp ứng phó kịp thời với những biến động thất thường của tình hình kinh tế trong nước và quốc tế

Tổ cũng tham gia ý kiến các báo cáo, đề án lớn về kinh tế của Chính phủ, Thủ tướng trình Ban chấp hành TƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, QH, UB Thường vụ QH theo chỉ đạo của Thủ tướng

Tổ tư vấn kinh tế được chủ động làm việc với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, viện, trung tâm nghiên cứu; được đề nghị các đơn vị này cung cấp các văn bản, tài liệu, thông tin số liệu; được VPCP cung cấp thường xuyên các văn bản, tài liệu, thông tin số liệu liên quan đến thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Tổ


Tổ được hợp tác với các chuyên gia tư vấn, cộng tác viên là các nhà khoa học, nhà kinh tế trong nước và quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cán bộ quản lý đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, các cơ quan nghiên cứu trong nước và quốc tế

Thành viên của tổ tư vấn kinh tế được mời tham dự các hội nghị, cuộc họp, làm việc của Chính phủ, Thủ tướng có nội dung liên quan đến thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ

Thu Hằng


 
Xuất nhập khẩu Việt Nam 2017
Năm 2017, Trung Quốc là thị trường có quan hệ thương mại hai chiều lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, giá trị nhập siêu lớn nhất của Việt Nam là từ thị trường Hàn Quốc...

Thặng dư nhờ hoàn toàn vào FDI


Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 12 ước đạt 39,1 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu 19,3 tỷ USD, giảm 3,5% so với tháng trước, còn nhập khẩu ước đạt 19,8 tỷ USD, tăng 2,1%

Với kết quả đạt được trong tháng 12 đã nâng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2017 ước đạt ở mức gần 425 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu ước đạt 213,77 tỷ USD, tăng 21% (37,2 tỷ USD) so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng 9,0% của năm 2016

Còn kim ngạch nhập khẩu năm 2017 ước đạt 211,1 tỷ USD, tăng 20,8% (36,3 tỷ USD) so với năm 2016

Theo Tổng cục Thống kê, hoạt động thương mại hàng hóa hai chiều năm 2017 ước đạt gần 425 tỷ USD, với mức thặng dư 2,7 tỷ USD được coi như là điểm sáng trong bức tranh kinh tế của năm

Tuy nhiên, góp phần vào mức thặng dư chung hoàn toàn thuộc về khu vực FDI với 28,8 tỷ USD trong khi khu vực kinh tế trong nước vẫn nhập siêu tới 26,1 tỷ USD

Tổng cục Thống kê cho biết, xuất khẩu năm 2017 tăng mạnh do có sự đóng góp của tập đoàn SamSung trong việc đầu tư mở rộng sản xuất và kế hoạch ra mắt sản phẩm mới thành công đã đem lại kết quả cao cho hoạt động xuất khẩu. Đồng thời việc đầu tư mở rộng sản xuất kéo theo nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu tăng làm cho nhập khẩu cũng gia tăng

Cụ thể về xuất khẩu, năm 2017 ước đạt 213,77 tỷ USD thì trong đó khu vực FDI ước đạt 155,2 tỷ USD, tăng 23%, khu vực đầu tư trong nước chỉ chiếm 58,5 tỷ USD, tăng 16,2% (8,2 tỷ USD)

photo-0-1514361942277.png

Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu năm 2017

Còn kim ngạch nhập khẩu năm 2017 ước đạt 211,1tỷ USD, tăng 20,8%, trong đó, khu vực FDI ước đạt 126,4 tỷ USD, tăng 23,4%, khu vực đầu tư trong nước ước đạt 84,7 tỷ USD, tăng 17%

photo-1-1514361942278.png

Cơ cấu kim ngạch nhập khẩu năm 2017

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất

Năm 2017, Trung Quốc là thị trường có quan hệ thương mại hai chiều lớn nhất với 93,7 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 35,3 tỷ USD, tăng 60,6% (13,3 tỷ USD), nhập khẩu đạt giá trị lớn nhất với 58,5 tỷ USD, tăng 16,9% (8,4 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2016

Nhập siêu từ thị trường Trung Quốc ước tính đạt 23,2 tỷ USD, giảm 17,4% (4,9 tỷ USD), lùi về vị trí thứ hai sau thị trường Hàn Quốc

Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng sang Trung Quốc tăng như máy vi tính và linh kiện tăng 73,5% (3 tỷ USD); hàng rau quả 57,6% (1 tỷ USD); Điện thoại các loại và linh kiện 679,8% (5,4 tỷ USD)

Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng đạt giá trị tăng: Máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng 19 % (1,8 tỷ USD); Điện thoại các loại và linh kiện 38,2% (2,3 tỷ USD); Máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện 20,3% (1,2 tỷ USD)

Tiếp đến, Hàn Quốc là thị trường có kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều lớn thứ 2 sau Trung Quốc với 61,8 tỷ USD, trong đó xuất khẩu 15 tỷ USD, tăng 31,1% (3,5 tỷ USD), nhập khẩu đạt 46,8 tỷ USD, tăng 45,5% (14,6 tỷ USD)

Nhập siêu từ thị trường Hàn Quốc đã vươn lên vị trí dẫn đầu với 31,8 tỷ USD, tăng 53,4% (11,1 tỷ USD)

Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng sang Hàn Quốc đạt giá trị tăng: Điện thoại các loại và linh kiện 48,7% (1,3 tỷ USD); Hàng dệt may 18,4% (421 triệu USD); Máy vi tính và linh kiện 45,1% (565 triệu USD). Trong khi đó, một số mặt hàng đạt kim ngạch nhập khẩu tăng: Máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện 76,1% (6,6 tỷ USD); Máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng khác 50,1% (3 tỷ USD)

Tiếp đến là Hoa Kỳ đứng ở vị trí thứ 3 về thương mại hai chiều với 50,7 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt giá trị cao nhất với 41,5 tỷ USD, tăng 8 % (3,1 tỷ USD), nhập khẩu đạt 9,1 tỷ USD, tăng 4,9% (428 triệu USD). Một số mặt hàng xuất khẩu tăng: Hàng dệt may 6,3% (723 triệu USD); Giầy dép 11,9% (535 triệu USD). Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng đạt giá trị tăng: Máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện 25,4% (550 triệu USD); Bông các loại 52,2% (423 triệu USD)

Thi trường EU đạt 50,4 tỷ USD về thương mại hai chiều, trong đó xuất khẩu đạt 38,3 tỷ USD, tăng 12,8% (4,3 tỷ USD), nhập khẩu 12 tỷ USD, tăng 7,7% (863 triệu USD)

Thị trường ASEAN có kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 49,7 tỷ USD, trong đó xuất khẩu 21,7 tỷ USD, tăng 24,5% (4,3 tỷ USD),nhập khẩu đạt 28 tỷ USD, tăng 16,4% (3,9 tỷ USD)

Nhật Bản ước kim ngạch xuất, nhập khẩu hai chiều đạt 33,3 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 16,8 tỷ USD, tăng 14,2% (2,1 tỷ USD) và nhập khẩu đạt 16,5 tỷ USD, tăng 9,7% (1,5 tỷ USD)

Mạnh
 
Thủ tướng làm Trưởng ban chỉ đạo xây dựng đặc khu
Ban chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt gồm trưởng ban và ba phó ban

Thủ tướng vừa quyết định thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (BCĐ)

Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng BCĐ và Phó thủ tướng Trương Hòa Bình làm Phó ban thường trực BCĐ. Hai Phó ban khác là ông Phạm Minh Chính, Trưởng ban tổ chức Trung ương và ông Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch Quốc hội

Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư và ông Lê Vĩnh Tân, Bộ trưởng Nội vụ làm Ủy viên thường trực của BCĐ; các ủy viên khác là lãnh đạo các cơ quan, bộ, ngành, địa phương liên quan

BCĐ có nhiệm vụ chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng liên quan đến các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực BCĐ; thành lập Tổ giúp việc gồm đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp và một số cơ quan liên quan

Chính phủ có kế hoạch xây dựng ba đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt tại Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hoà) và Phú Quốc (Kiên Giang). Tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2017, Chính phủ đã trình dự thảo Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và dự Luật này sẽ tiếp tục được Quốc hội xem xét tại kỳ họp tháng 5/2018

Xuân Hoa
 
Việt Nam đẩy mạnh hợp tác
Thương mại, đầu tư với các nước đối tác chiến lược

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định 213/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư song phương giữa Việt Nam với các nước đối tác chiến lược, quan trọng”

Cải thiện môi trường kinh doanh

Mục tiêu của đề án nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư giữa Việt Nam với các nước có quan hệ đối tác chiến lược và quan trọng, góp phần tăng trưởng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về hội nhập

Cụ thể, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, cải cách thủ tục hành chính đồng bộ, cải thiện môi trường kinh doanh, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệpđể có thể tham gia một cách sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, tận dụng lợi thế kinh doanh từ các nước đối tác chiến lược, quan trọng và nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, tạo sự gắn kết hợp lý, tập trung vào hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư theo trọng tâm

Đồng thời, đẩy mạnh sự phối hợp gắn kết với các Bộ, Sở, ban ngành, Hiệp hội trong và ngoài nước trong quá trình thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư góp phần vào quá trình cải thiện môi trường kinh doanh đầu tư của Việt Nam; nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện phương thức sản xuất áp dụng công nghệ cao đáp ứng nhu cầu xuất khẩu; tăng cường kết nối giữa khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước

Cùng với đó là góp phần nâng cao năng lực của những người làm công tác xúc tiến thương mại, đầu tư tại các địa phương và các doanh nghiệp vừa và nhỏ; cung cấp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thông tin cụ thể, chuyên sâu về ngành hàng, thị trường, dự báo các biến động về chính trị, tỷ giá…

Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhằm nâng cao kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, các FTA song phương và đa phương mà Việt Nam tham gia, tận dụng hiệu quả các cơ hội thuận lợi từ Hiệp định thương mại đầu tư mà Việt Nam đã ký kết; tăng cường kêu gọi các dự án đầu tư từ các Tập đoàn, doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ thuộc các nước đối tác chiến lược và quan trọng vào Việt Nam; tăng cường phối hợp giữa VCCI với các hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề; giữa các cơ quan trong nước với các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài

Nâng cao năng lực cạnh tranh

Các hoạt động của Đề án được xây dựng nhằm góp phần đáp ứng đòi hỏi nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, của doanh nghiệp, khai thác hiệu quả các cam kết quốc tế, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; chú trọng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nước, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp; theo đúng tinh thần Nghị quyết số 06/NQ-TW Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

Chủ thể triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư tại Đề án này là VCCI và các doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp, phối hợp với các cơ quan Chính phủ. Các hoạt động của đề án được xây dựng trên cơ sở khảo sát nhu cầu thực tế của doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp từ các nước đối tác chiến lược, quan trọng, sáng kiến của VCCI và các đối tác là các Phòng Thương mại và Công nghiệp, các Hiệp hội doanh nghiệp các nước. Hình thức hoạt động này theo xu hướng đẩy mạnh chuyển giao các dịch vụ công về xúc tiến thương mại, đầu tư từ Chính phủ sang các hiệp hội doanh nghiệp

Thông qua triển khai các hoạt động của Đề án, VCCI sẽ báo cáo, kiến nghị Chính phủ các giải pháp nhằm góp phần cải cách thể chế hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh chung của Việt Nam và của các địa phương, từng bước khắc phục những khó khăn, tồn tại hiện nay trong quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư giữa Việt Nam với các nước đối tác chiến lược, quan trọng

Các hoạt động sẽ tập trung vào nghiên cứu chuyên sâu, khảo sát, đánh giá nhu cầu, hạn chế, khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, đánh giá tiềm năng thị trường, ngành hàng quan trọng, xác định, lựa chọn thị trường thúc đẩy xuất khẩu, đầu tư theo ngành, lĩnh vực cụ thể; tăng cường cơ chế đối thoại hai chiều công - tư nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia thông qua việc tăng cường các hoạt động đối thoại, giao lưu giữa cơ quan chính quyền các cấp với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách thể chế, tạo niềm tin cho doanh nghiệp; tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về tình hình phát triển kinh tế, môi trường kinh doanh…

Tăng cường các công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa - nhỏ (SMEs) tiếp cận công nghệ tiên tiến, đổi mới sản xuất, tạo thuận lợi cho khối SMEs tiếp cận thị trường các nước đối tác chiến lược, quan trọng và chuỗi giá trị toàn cầu, thúc đẩy sáng tạo trong khối SMEs, xây dựng cơ chế hợp tác giữa các tập đoàn lớn và khối SMEs; hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt kịp thời và tận dụng các lợi ích từ việc ký kết các Hiệp định, cam kết thương mại với các nước đối tác chiến lược, quan trọng...

Phương Nhi
 
"Nếu VN có 5 ông Hùng, 5 ông Vượng, 5 bà Thảo, 5 ông Dương, 5 ông Long, 5 bà Liên…"

photo1520390270362-15203902703631165469769.png

"Tạo đường băng cho đất nước cất cánh chính là tạo cơ chế minh bạch, công bằng cho những ông bà ấy xuất hiện nhiều nhất"

Vietjet Air và sự "hối hận" của vua hàng không giá rẻ Fernandes

Cách đây vài năm, Tony Fernandes, chủ hãng hàng không giá rẻ tốt nhất thế giới AirAsia đã lỡ mồm "chê" Vietjet Air của tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo. Có lẽ bây giờ, ông đã hối hận…

Hôm ấy, trong diễn đàn về kinh doanh tại Việt Nam do Forbes tổ chức, đội chiếc mũ màu đỏ của hãng, Tony đã vừa cười sảng khoái vừa nói: Vietjet đã "nhái" màu đỏ và cách làm của AirAsia

Vài năm sau, Vietjet đã trở thành một hãng hàng không hùng mạnh ở Việt Nam và bà chủ của nó, Nguyễn Thị Phương Thảo đã là tỉ phú đô la với tổng tài sản lên tới 3,4 tỉ đô la

Tính đến thời điểm này, Tony Fernandes có tổng tài sản 345 triệu đô la

Để so sánh tài năng của hai con người thì không chỉ nhìn vào số tài sản mà họ có. Nhưng có một điều chắc chắn là Vietjet không thể lớn mạnh bằng cách "nhái" một ai đó

Nhìn thứ hạng bà Thảo xếp thứ 766 trong bảng tổng sắp tỉ phú giàu nhất thế giới, chắc ông Tony Fernandes sẽ có nhiều suy nghĩ, nhất là trong thời điểm "ông vua" này muốn phủ sóng thị trường đầy tiềm năng Việt Nam, sau 3 lần ngậm ngùi thất bại

Chắc chắn Tony Fernandes sẽ phải chiến đấu một cách không dễ dàng ở Việt Nam với một Vietjet còn có nhiều tham vọng vươn xa bằng sải cánh năng động, trẻ trung, thần tốc

Thông tin Việt Nam có thêm 2 tỉ phú đô la là ông Trần Bá Dương (1,8 tỉ đô la) và ông Trần Đình Long (1,3 tỉ đô la), đã thổi thêm một luồng gió hy vọng cho sự cất cánh của đất nước

Theo bảng xếp hạng top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, doanh nghiệp tư nhân đóng góp tới gần 1/3 cho tăng trưởng kinh tế của đất nước (32,3%)

Những bước "thần hành" của các ông lớn

Khi tòa tháp cao nhất Việt Nam 81 tầng của tỉ phú Phạm Nhật Vượng chưa khánh thành, thì tài sản của ông đã lên một đỉnh cao mới, tăng chóng mặt trong bảng xếp hạng của Forbes, từ 3,1 tỉ đô la năm 2017 lên 4,3 tỉ đô la đầu năm 2018

Khi Vinfast của tỉ phú này đang chạy nước rút để có mặt thần tốc ở Paris Motors Show tháng 10.2018, thì Vingroup đã đưa một tay khác bắt bắt tay với Liên Đoàn Ivy (Ivy League) - nhóm trường đại học tư thục tinh hoa và lâu đời nhất nước Mỹ để xây dựng đại học chất lượng quốc tế nhưng made in Vietnam

Danh sách thành viên của Ivy League gồm toàn "hàng khủng": Harvard, Yale, Princeton, Columbia, Pennsylvania, Dartmouth, Brown và Cornell University

Thứ hạng trên bảng tổng sắp tỉ phú đô la của vua ô tô Việt Nam hiện tại Trần Bá Dương, có thể còn tăng mạnh nếu cổ phiếu Thaco chính thức lên sàn và có giá tăng vọt giống như nhiều cổ phiếu lớn trước đó: Sabeco, Habeco, ACV, Vietnam Airlines...

Nhưng tổng tài sản của ông Dương không phải là chỉ số duy nhất khiến người Việt thấy ấm áp, tự hào

Điều mà ông Dương truyền được cảm hứng chính là doanh nghiệp Việt Nam, con người Việt Nam hoàn toàn có thể và xứng đáng trở thành một khâu quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu

Trường Hải chính thức trở thành nhà đầu tư, nhập khẩu và phân phối thương hiệu ôtô BMW, MINI và BMW Motorrad tại Việt Nam kể từ tháng 1/2018

Dấu mốc quan trọng này cùng với phương châm "một năm bằng 20 năm của Mercedes ở Việt Nam": Thaco sẽ mở tới 15 showroom trên cả nước trong một năm (trong khi đó 20 năm Mercedes mới mở được 14) là tín hiệu cho thấy con đường khẳng định thứ hạng toàn cầu của ông Trần Bá Dương chắc chắn còn rộng mở


Trụ sở chính của tập đoàn Hòa Phát của ông Trần Đình Long nằm khiêm tốn trên một con phố nhỏ ở Hà Nội. Chính ông Long thừa nhận rằng nó đã trở nên chật chội với quy mô một doanh nghiệp có doanh thu hơn 2 tỉ đô la/ năm

Khẩu hiệu "Tầm vóc mới – Sức mạnh mới", phương châm "ở Hòa Phát không có gì là làm nửa chừng cả" của Hòa Phát chứng tỏ quyết tâm mới của tập đoàn này: đạt doanh thu tới 100.000 tỉ năm 2020

Khi ấy, trên bảng tổng sắp tỉ phú thế giới, rất có thể ông Long sẽ đứng ở một thứ hạng mới

Những bước "thần hành" và những kỷ lục đạt được của ông Phạm Nhật Vượng, Nguyễn Thị Phương Thảo, ông Trần Bá Dương, Trần Đình Long, là những tín hiệu vui, là động lực cho cả nền kinh tế đang tìm nhiều phương kế thoát khỏi vùng trũng phát triển

Khi tôi gọi điện cho một chuyên gia kinh tế, hỏi ông về sự kiện Việt Nam có thêm hai tỉ phú đô la trong bảng xếp hạng của Forbes, ông trả lời ngắn gọn

"Nói thế này cho đơn giản nhé: Nếu Việt Nam chúng ta có 5 ông Hùng (TGĐ viettel), 5 ông Vượng, 5 bà Thảo, 5 ông Dương, 5 ông Long, 5 bà Liên (TGĐ vinamilk) thì chắc chắn không một quốc gia nào trên thế giới có thể xem nhẹ Việt Nam

Tạo đường băng cho đất nước cất cánh chính là tạo cơ chế minh bạch, công bằng cho những ông bà ấy xuất hiện nhiều nhất"

Bùi Hải
 
Việt Nam - Điều kỳ diệu kinh tế thế giới
-Những năm qua, truyền thông thế giới luôn xem Việt Nam là một “điều kỳ diệu” của nền kinh tế thế giới, cả trong các ngành sản xuất lẫn dịch vụ. Đặc biệt, nỗ lực cải thiện môi trường kinh tế-xã hội của nước ta trong thời gian gần đây luôn được đánh giá cao

Phép lạ sản xuất

Ngày 17-4, Viện Brookings Institution (Hoa Kỳ) có bài viết nhan đề “Phép lạ sản xuất của Việt Nam: Bài học cho các nước đang phát triển”, trong đó nêu bật những thành tựu Việt Nam đạt được ngay cả khi nền thương mại toàn cầu đang bị đình trệ. “Trong khi thương mại toàn cầu đã trì trệ, thương mại của Việt Nam đạt 190% GDP năm 2017 từ mức 70% trong năm 2007. Trong khi các nền công nghiệp hóa sớm kéo giảm kinh tế thế giới, ngành sản xuất của Việt Nam đã mở rộng liên tục, thêm khoảng 1,5 triệu việc làm mới từ năm 2014 đến 2016”

Nếu bạn đang đọc bài đăng này trên điện thoại thông minh, có khả năng bạn đang xem trên một thiết bị được chế tạo ở Việt Nam. Trên toàn thế giới, cứ 10 điện thoại thông minh có 1 cái được sản xuất tại Việt Nam. Điện thoại di động là xuất khẩu số một của Việt Nam, tạo ra doanh thu xuất khẩu hơn 45 tỷ USD vào năm 2017
Viện Brookings


Theo các tác giả bài viết, những yếu tố quan trọng để Việt Nam đạt được những thành tựu này, bên cạnh những điều kiện khách quan như nguồn nhân lực trẻ giá rẻ, sự ổn định chính trị, vị trí địa lý gần với các tuyến đường vận chuyển chính... phải kể đến chính sách hợp lý của Chính phủ Việt Nam về hội nhập kinh tế toàn cầu và đầu tư vào nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng. “Đầu tiên, Việt Nam đã chấp nhận tự do hóa thương mại. Thứ hai, cải cách trong nước thông qua bãi bỏ quy định và giảm chi phí kinh doanh.Cuối cùng, Việt Nam đã đầu tư mạnh vào vốn con người và vật chất, chủ yếu thông qua đầu tư công” - bài báo viết.
Các tác giả cho rằng kinh nghiệm của Việt Nam có thể hữu ích không chỉ đối với các nước đang phát triển, mà còn đối với các nước phát triển

Thứ nhất, chính sách thương mại được cho là chính sách công nghiệp quan trọng nhất đối với Việt Nam. Việt Nam đã ký kết 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương. Những FTA này đã giảm đáng kể thuế quan, thúc đẩy cải cách trong nước, mở ra nhiều nền kinh tế cho đầu tư nước ngoài. Ước tính có hơn 10.000 công ty nước ngoài, bao gồm cả các công ty lớn trên toàn cầu như Samsung, Intel và LG, đang hoạt động tại Việt Nam, chủ yếu là sản xuất theo hướng xuất khẩu, lao động chuyên sâu

Thứ hai, Việt Nam đã tận dụng lợi thế nhân khẩu học thông qua đầu tư hiệu quả vào người dân. Trong chương trình đánh giá sinh viên quốc tế (PISA) mới nhất năm 2015 - kiểm tra các học sinh trung học về toán, khoa học và các ngành khác - Việt Nam xếp thứ 8 trong số 72 nước tham gia

Thứ ba, tập trung không ngừng vào khả năng cạnh tranh và kinh doanh, Việt Nam đã có những tiến bộ ổn định trong việc cải thiện môi trường đầu tư. Bằng chứng là điểm số cao hơn trong chỉ số cạnh tranh của Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2018 (tăng 5 điểm lên hạng 55 trên thế giới, tăng 31 bậc kể từ năm 2014). Việt Nam cũng giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp xuống còn 20% từ 32% trong năm 2003

Cuối cùng, Việt Nam đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt là trong ngành điện và kết nối. Một phần nhờ đầu tư công, phát điện, truyền tải và phân phối công suất cao đã được mở rộng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng nhanh. Để bắt kịp với thương mại container ngày càng tăng nhanh, Việt Nam cũng phát triển cơ sở hạ tầng kết nối, bao gồm cảng biển


Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 7,38% trong quý I-2018

Con hổ tiếp theo của châu Á

Trường Kinh doanh của Đại học Otago (New Zealand) vào tháng trước đã công bố báo cáo nêu vấn đề: Việt Nam có phải là con hổ tiếp theo của châu Á? Báo cáo cho rằng Việt Nam đang trên đường trở thành một “câu chuyện lớn về phát triển thành công”. Báo cáo viết: “Từ một nền kinh tế nghèo nàn, yếu kém, đóng cửa với phần lớn thế giới bên ngoài, Việt Nam trong vòng một thế hệ đã chuyển đổi sang một nước có thu nhập trung bình, với sự hội nhập toàn cầu, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”

Theo báo cáo, sau những phép lạ kinh tế Đông Á trước đó như Nhật Bản sau Thế chiến 2; Hồng Công, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan vào những năm 1960; sau đó là Trung Quốc từ năm 1978, Việt Nam được nhiều người coi là phép lạ tiếp theo. Điều này dựa trên 2 câu chuyện rõ ràng

Thứ nhất, tăng trưởng GDP bình quân đầu người ở Việt Nam đã được cải thiện đáng kể từ Đổi mới năm 1986. Thứ hai, tăng trưởng năng suất lao động là nguồn lực chính thúc đẩy tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người. Giữa năm 1986 và 2014, GDP trên một người làm việc tại Việt Nam được cải thiện từ 3,6% mức của Hoa Kỳ vào năm 1986 đến 8,6% mức của Hoa Kỳ trong năm 2014

Mặc dù có những dấu hiệu đầy hứa hẹn, báo cáo cho rằng Chính phủ Việt Nam phải xây dựng trên những nền tảng bền vững để tránh bị trượt vào cái bẫy được gọi là “bẫy thu nhập trung bình”. Theo đó, một số thị trường mới nổi đã phát triển nhanh chóng ở mức thu nhập thấp nhưng cuối cùng không thể vượt qua tình trạng thu nhập trung bình. Bởi lẽ, các yêu cầu về thể chế cho tăng trưởng ở một nước có thu nhập trung bình đòi hỏi khắt khe hơn so với tăng trưởng ở mức thu nhập thấp

Thị trường nóng

Hãng tin kinh tế nổi tiếng thế giới Bloomberg cho rằng Việt Nam đang trở thành thị trường IPO (chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng) nóng nhất khu vực Đông Nam Á. Tạp chí kinh doanh và phân tích thị trường cho biết trong năm 2017 thị trường IPO của Việt Nam tăng đến 6 tỷ USD. Bloomberg cho rằng chứng khoán trên thị trường Việt Nam còn đắt giá hơn cả nhóm cổ phiếu công nghệ ở Thâm Quyến của Trung Quốc

Nền kinh tế phát triển mạnh cùng với sự mở rộng của tầng lớp trung lưu đã tạo ra sức mua lớn và góp phần thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam bùng phát với nhiều thương vụ IPO lớn nhất khu vực Đông Nam Á, theo dữ liệu của Bloomberg

“Trải qua hàng loạt sóng gió những năm đầu thập niên này, kinh tế Việt Nam đang rất khỏe mạnh. GDP của Việt Nam đã tăng 7,4% trong quý 1-2018, mức cao nhất trong một thập niên qua” - Bloomberg viết. Việt Nam được Bloomberg đánh giá có thể trở thành công xưởng của thế giới tiếp theo ở châu Á, trong bối cảnh Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đang xem xét để tái gia nhập Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP)

Vinh Trang
 
Giải mã thương hiệu tỷ đôla của tỷ phú Phạm Nhật Vượng
-Thương vụ trị giá 1,35 tỷ USD của VHM - mã cổ phiếu của Công ty Cổ phần Vinhomes đã phá đổ mọi kỷ lục từng có trên thị trường chứng khoán Việt Nam suốt 20 năm qua

vcp_landscaping72_preview_eiij.jpg

Nhưng phía sau con số khổng lồ đó, điều làm nên sức mạnh Vinhomes chính là khả năng thay đổi diện mạo đô thị tại các địa phương và triển vọng phát triển bền vững, được xây dựng trên những lợi thế cạnh tranh "khó sao chép"

"Hiện tượng Vinhomes"

Ngày 17/5/2018, Vinhomes chính thức niêm yết gần 2,7 tỷ cổ phiếu lên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), mã chứng khoán VHM

Sau đó 1 ngày, VHM đã trở thành "hiện tượng" trên thị trường vốn Việt Nam suốt 20 năm qua khi lần đầu tiên có giao dịch trên 1 tỷ USD được thực hiện. Với gần 268 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, đạt giá trị 1,35 tỷ USD, Vinhomes thậm chỉ đã đạt kỷ lục Đông Nam Á về giá trị giao dịch cổ phần lần đầu tiên

"Đây là một giao dịch mang tính lịch sử, được coi là đợt chào bán cổ phần lớn nhất tại châu Á-Thái Bình Dương tính từ đầu năm đến nay và cũng là đợt chào bán cổ phần lớn nhất trên thị trường cận biên châu Á từ trước tới nay," ông Natasha Ansell, Giám đốc điều hành, Trưởng đại diện tại Việt Nam của Ngân hàng Citibank một trong những ngân hàng tư vấn thu xếp vốn cho giao dịch nhận định

Điều đáng chú ý là kỷ lục giao dịch của VHM được xác lập trong bối cảnh thị trường chứng khoán thế giới và trong nước đang biến động

Thực tế, trong đợt điều chỉnh vừa qua, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng mạnh cổ phiếu ở thị trường Việt Nam. Nhưng khi VHM xuất hiện, dòng vốn ngoại đã đảo chiều ngoạn mục. Các nhà đầu tư tham gia giao dịch đều là các tổ chức uy tín trong nước và thế giới như Capital Group, Avanda Investment Management Pte, Wadded & Reed, JPMorgan Asset Management, Dragon Capital, và KIMC

Theo thông tin từ một số tư vấn trong giao dịch, qua nhiều cuộc gặp gỡ và làm việc với các nhà đầu tư, số lượng đặt mua cổ phần VHM gấp 4-5 lần nhu cầu chào bán của các cổ đông. Việc các nhà đầu tư nước ngoài đặt mua cổ phiếu VHM với giá trị kỷ lục cho thấy niềm tin của các tổ chức quốc tế với hoạt động xuất sắc của Vinhomes cũng như triển vọng tăng trưởng tích cực của thị trường Việt Nam


Những lợi thế "khó sao chép"

Vậy, giới đầu tư nhìn vào đâu để sẵn sàng "xuống tiền tranh mua"?

Các phân tích trong và ngoài nước đều cho rằng khi nhìn vào Vinhomes với sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Vingroup - các nhà đầu tư nước ngoài đều thấy rõ cơ hội đầu tư dài hạn. Do đó, trạng thái mua ròng từ thương vụ này sẽ tiếp tục củng cố vị thế lâu dài

Chia sẻ quan điểm này, Phó Chủ tịch Deutsche Bank khu vực Đông Nam Á Philip Lee cho biết "Nhu cầu đặt mua cực lớn đối với cổ phiếu VHM của các nhà đầu tư tổ chức toàn cầu xuất phát từ uy tín và lịch sử hoạt động xuất sắc của Tập đoàn cũng như triển vọng tăng trưởng tích cực của Việt Nam"

Thực tế, so với các nhà phát triển bất động sản khác, Vinhomes có những lợi thế cạnh tranh đặc biệt

Nội lực mạnh mẽ

Ở góc độ nội lực, không chỉ là nhà phát triển bất động sản lớn nhất Việt Nam với tổng tài sản đạt 94.693 tỷ đồng (tính đến 31/3/2018) , Vinhomes còn sở hữu một nguồn lực lớn để phát triển bền vững trong tương lai

Các dự án Vinhomes trải dài trên cả nước, đều ở khu vực giao thông thuận lợi, các trung tâm đô thị và du lịch trọng điểm, và những khu vực có tiềm năng tăng trưởng cao trong tương lai như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Đà Nẵng... Điều này đảm bảo nguồn tăng trưởng dài hạn của VHM, tính thanh khoản cao và linh hoạt cho các dự án


Khả năng triển khai hiệu quả

Dù sở hữu số lượng dự án lớn và trải dài từ Bắc đến Nam nhưng Vinhomes gần như không bao giờ "trễ hẹn" về tiến độ và chất lượng bàn giao, bao gồm cả các tiện ích đi kèm như đường sá, và các công trình công cộng khác

Về hiệu quả kinh doanh, Vinhomes cũng luôn dẫn đầu về tỷ lệ tiêu thụ ấn tượng, trong thời gian ngắn bất chấp các thời khắc khó khăn của thị trường. Bên cạnh đó, năng lực triển khai hiệu quả đặc biệt được thể hiện sau bàn giao và bán nhà

Các khu đô thị Vinhomes đều được vận hành bài bản, chuyên nghiệp, thậm chí Vinhomes còn "xuất khẩu" được dịch vụ vận hành đô thị cho một số dự án của các doanh nghiệp khác

Chiến lược mới hấp dẫn nhà đầu tư: phát triển đô thị vệ tinh

Mới xuất hiện trên thị trường trong vòng một thập niên gần đây nhưng Vinhomes đã nhanh chóng trở thành nhà tạo lập có tính dẫn dắt. Từ block căn hộ cao cấp đầu tiên ở Vincom Bà Triệu đến các đại đô thị khắp cả nước, Vinhomes đã liên tục, chủ động làm mới mình

Từ mô hình "tất cả trong một" đến "tất cả trong một + sinh thái" - bất cứ mô hình đô thị nào Vinhomes tung ra đều xác lập mặt bằng tiêu chuẩn sống mới và là nhân tố kéo thị trường đi theo

Đặc biệt, điều khiến các nhà đầu tư nước ngoài nhìn vào và quyết định mua VHM chính là chiến lược phát triển mới của Vinhomes: tập trung vào chiến lược đô thị vệ tinh, tạo tiền đề xây dựng các thành phố hiện đại như các nước phát triển. Theo đó, đô thị vệ tinh gồm hai loại: cách trung tâm Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh 20km đến 30km và các dự án khu dân cư mới ở các tỉnh thành có tiềm năng phát triển nhanh

Điểm ưu việt của chiến lược này là giãn dân, giảm thiểu ô nhiễm, tắc đường; đồng thời tạo nên những trung tâm phát triển mới, góp phần tạo động lực phát triển cho cả khu vực

Với chiến lược này, Vinhomes sẽ tiếp cận được với phân khúc khách hàng rộng lớn hơn hiện tại rất nhiều và đó chính là tương lai bền vững mà mọi nhà đầu tư đều hướng tới

Lợi thế "chỉ Vinhomes có"

Cuối cùng không thể bỏ qua lợi thế "chỉ Vinhomes có". Đó là hệ sinh thái đa ngành của Tập đoàn Vingroup gồm hệ thống trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học, siêu thị, nông nghiệp, công nghiệp... cộng hưởng, mang đến chất lượng sống khác biệt cho các khu đô thị Vinhomes. Đây là mô hình "khó sao chép" và chưa doanh nghiệp bất động sản nào ở Việt Nam có được nên đó chính là lợi thế cạnh tranh tuyệt đối

Những lý do trên đã phần nào "giải mã" được sức hút của thương hiệu tỷ đô Vinhomes. Hiện tại, mức vốn hóa của Vinhomes đạt khoảng 13,5 tỷ USD và đã trở thành một trong những công ty có vốn hóa hàng đầu thị trường chứng khoán Việt Nam ngay sau khi chào sàn

Vinhomes
 
Kinh tế đất nước đang chuyển đổi
-“Tình thế hiện nay khiến nhiều DN Việt, người Việt hiểu rằng họ phải thay đổi cách tư duy, cách kinh doanh, phải sáng tạo vươn lên. Đây là tín hiệu tích cực cho sự chuyển đổi của kinh tế đất nước”

vinmart_kyuc.jpg

TS.Võ Trí Thành- nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương khẳng định như vậy khi trao đổi về sự chuyển dịch hiện nay của doanh nghiệp và kinh tế Việt Nam

Doanh nghiệp chuyển dịch, đất nước tăng giá trị

- Ông đánh giá như thế nào về công cuộc chuyển đổi của đất nước hiện nay ?

TS. VÕ TRÍ THÀNH: -Cả đất nước đang rùng mình chuyển đổi cho giai đoạn phát triển mới, từ ý chí chính trị, nỗ lực cải cách đến tư duy và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp (DN)

Không ít DN đã và đang gấp rút chuẩn bị đón cơ hội và cả ứng phó thách thức khi đất nước hội nhập rất sâu rộng, nhất là khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU nhiều khả năng có hiệu lực từ năm 2019

Trong bối cảnh con tàu “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” đã nhổ neo vươn khơi, nhiều DN tư nhân đang chuyển nguồn lực đầu tư mạnh cho công nghệ và “chất xám” cùng kỹ năng mới. Dù không ít trắc trở, song cũng là xu hướng chung của thế giới. Cơ hội “lớn lên” là cho tất cả những ai dám đón nhận và biết “tư duy lại, thiết kế lại, và xây dựng lại”

- Nếu không tư duy lại… thì sao ?

- Thì thời gian đã chỉ rõ: ‘Tuổi thọ’ trung bình của 500 DN tên tuổi nhất thế giới đã giảm từ 60 năm xuống còn 15 năm. Nếu không thay đổi, không thích ứng, không đổi mới, thì ngay các DN tên tuổi cũng có thể ‘chết’ nhanh hơn

Đất nước đang chuyển sang giai đoạn cải cách, phát triển mới. Sức người, lợi thế tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực đất đai tuy vẫn cần tính tới, song từ nay, cần hơn cả là giá trị gia tăng tạo ra nhờ nâng cao năng suất, công nghệ, và nhất là sự sáng tạo

- Việc các DN có tiềm lực lớn như Vingroup dịch chuyển mạnh sang công nghệ có ý nghĩa, tác động như thế nào thưa ông ?

- Vingroup và những DN đã tạo được đáng kể nguồn lực tài chính, con người, dịch chuyển theo hướng công nghệ, sáng tạo đều tích cực, hợp thời, hợp thế. Theo quy luật phổ biến, họ thường trải qua quá trình tích lũy tiềm lực. Nay làm ăn kinh doanh phù hợp với đòi hỏi phát triển mới của đất nước, thì dĩ nhiên họ sẽ có thể đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế và cho đất nước

Họ có điều kiện hơn để “đi tắt đón đầu” làm chủ công nghệ và sáng tạo, họ có thể bắt kịp, tiến cùng và thậm chí trong một số lĩnh vực vượt lên xu hướng thời đại. Đây là điều đáng mừng vì họ góp phần tạo dựng vị thể của một đất nước hội nhập với thế giới và hòa cùng thời đại

Trong bối cảnh hiện nay, họ có khả năng thu hút những người tốt nhất trên toàn cầu để thực hiện mục tiêu. Khi đó giá trị, đóng góp và hình ảnh, thương hiệu của DN sẽ còn tăng và đẹp lên nhiều lần

Việc chuyển dịch ấy, về bản chất là chuyển đổi giá trị của từng DN, tổng hợp lại là giá trị của đất nước

Nhỏ mà có công nghệ và thương hiệu thì… Lớn !

- Để chuyển giá trị đất nước đòi hỏi phải có DN lớn, làm thế nào để có nhiều DN như vậy ?

- Quốc gia nào cũng vậy, để đi lên cần có những DN “đầu đàn” mạnh, đủ tạo ra chuỗi giá trị lớn, có khả năng cạnh tranh, nhất là khả năng dẫn dắt. Việc này đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách hỗ trợ thiết thực, phù hợp xu hướng chuyển dịch và cam kết quốc tế

Nhưng quan trọng nhất vẫn là từ DN. Tại sao đất nước vẫn cơ bản chỉ có những DN To mà chưa Lớn? Họ mới chỉ To về số lượng, như về tổng tài sản, vốn liếng, lao động, doanh thu, lợi nhuận…

Để được coi là Lớn, là thực sự ‘trưởng thành’ thì họ phải có thương hiệu toàn cầu, vì đây là cuộc chơi toàn cầu. Họ phải đạt trình độ công nghệ ở mức độ cao, đặc biệt là ở cấp độ cải tiến và sáng tạo. Theo tiêu chí mới, sản phẩm của họ phải đáp ứng các tiêu chuẩn: xanh, thông minh, nhân văn, và cả biểu tượng của người dùng. Đây là thách thức lớn đối với DN trong nước

Như vậy, để được coi là Lớn, họ phải ‘chơi thật’, phải đủ khát vọng và bản lĩnh, phải thật chuyên nghiệp và khôn khéo. Cuối cùng là cạnh tranh thật bằng sản phẩm, thành quả trong ‘sân chơi’ toàn cầu

- Trong việc chuyển dịch này, ông có lo ngại khối DN vừa và nhỏ ?

- DN nhỏ và vừa ở đâu cũng vậy, điều người ta thường nói là họ luôn chiếm số đông (trên 90% số DN) nhưng lại ở vào thế yếu. Tuy nhiên, chính DN nhỏ và vừa mới là khu vực đóng góp lớn nhất cho cạnh tranh trên thị trường, không có cạnh tranh thì không còn thị trường. Họ là khởi nguồn của tinh thần kinh doanh

Suy cho cùng: Sáng tạo là cá nhân, trong nhiều trường hợp bắt nguồn từ các DN nhỏ và vừa (kể cả siêu nhỏ). Vấn đề là họ sáng tạo nhưng thông thường DN lớn mới là người sở hữu bản quyền phát minh, sáng chế. Bởi DN lớn có nguồn lực, có thể đặt hàng, mua phát minh, sáng chế, thậm chí ‘mua’ người sáng chế hoặc DN nhỏ ấy. Đấy là cuộc chơi bình thường và cũng là vấn đề ganh đua trên thị trường

Ngược lại, như ở Nhật, Đức…, cũng không ít DN nhỏ và vừa nhưng rất ‘quyền lực’, uy tín cao, thương hiệu có giá trị vì sản phẩm của họ có bí quyết sáng tạo riêng, trở thành một phần không thể thiếu trong chuỗi giá trị, mạng sản xuất của chính các tập đoàn, công ty lớn

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cùng xu thế tích tụ còn là xu thể “nhỏ đi”, “cá thể hóa” trong kinh doanh. Nhỏ mà có công nghệ, thương hiệu, hình ảnh thì họ cũng thuộc loại... Lớn !

- Theo ông, tại sao người Việt rất giỏi, rất thông minh nhưng lại thiếu sáng chế?

- Đã từng có tranh luận lớn về bản sắc người Việt, rằng có rất nhiều người Việt giỏi, thông minh nhưng vẫn ít người tài và không nhiều sáng tạo. Có thể có nguyên nhân sâu xa là vì người Việt linh hoạt, thích ứng nhanh để dễ tồn tại, hài lòng nên chấp nhận khuôn mẫu cũ chứ không sáng tạo, phá cách, đột phá

Tuy nhiên, tình thế hiện nay khiến nhiều DN Việt, người Việt hiểu rằng họ phải thay đổi cách tư duy, cách kinh doanh, phải sáng tạo để vươn lên. Đây là tín hiệu tích cực cho sự rùng mình chuyển đổi của đất nước

VNN
 
Năm 2019, ngành tài chính phấn đấu thu ngân sách vượt dự toán trên 3%
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, trong năm 2019, toàn ngành sẽ phấn đấu thu ngân sách vượt dự toán trên 3%

b%E1%BB%8D-truong-dinh-tien-dung-1.jpg

Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, tính đến trưa ngày 28/12/2018 thu ngân sách nhà nước đạt xấp xỉ 1.397 nghìn tỷ đồng, bằng 105,9% dự toán


Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, ước thu ngân sách nhà nước năm 2018 vượt khoảng trên 80 nghìn tỷ đồng (trên 6%) so dự toán

Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, tính đến trưa ngày 28/12/2018 thu ngân sách nhà nước đạt xấp xỉ 1.397 nghìn tỷ đồng, bằng 105,9% dự toán, trong đó thu ngân trung ương đạt 103,4% dự toán, thu ngân sách địa phương đạt 109,3% dự toán

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng nêu rõ, ngay từ đầu năm, toàn ngành tài chính đã tích cực, hỗ trợ các doanh nghiệp, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy định; xử lý quyết liệt nợ đọng thuế, phấn đấu đưa số nợ thuế có khả năng thu hồi cuối năm 2018 về thấp hơn năm 2017

Ngoài ra, ngành tài chính cũng tiếp tục quản lý chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm, trong phạm vi dự toán; thực hiện điều chỉnh tăng 7% tiền lương cơ sở, lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công; siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính – ngân sách theo Chỉ thị số 31/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Cơ cấu chi chuyển dịch tích cực, tỷ trọng chi đầu tư phát triển đạt trên 27% (mục tiêu là 25-26%); chi thường xuyên còn dưới 62% tổng chi ngân sách nhà nước (mục tiêu là dưới 64%)

Đối với chi đầu tư, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng thừa nhận việc giải ngân vốn đầu tư năm nay vẫn rất chậm, ước đến 31/12/2018, giải ngân vốn ngân sách nhà nước mới đạt khoảng 66,6%; trong đó, vốn trái phiếu Chính phủ đạt khoảng 35,5%; nhiều bộ, ngành, địa phương đề nghị bổ sung kế hoạch trung hạn vốn ODA, nhưng thực tế giải ngân năm 2018 mới đạt khoảng 40%

Về bội chi ngân sách nhà nước, nhờ sử dụng các khoản tăng thu, tiết kiệm chi, nên ước cả năm dưới 3,6% GDP (đã báo cáo Quốc hội là 3,67%)

Người đứng đầu ngành tài chính cũng cho biết, nợ công tiếp tục được cơ cấu lại, nâng cao tính an toàn, bền vững tài chính quốc gia. Với việc thực hiện huy động trái phiếu Chính phủ theo tiến độ giải ngân vốn đầu tư, kết hợp với kiểm soát và giảm bội chi ngân sách nhà nước, nên dư nợ công đến hết năm 2018 ước thấp hơn 61% GDP (đã báo cáo Quốc hội là 61,4% GDP), nợ Chính phủ dưới 52% GDP (báo cáo Quốc hội là 52,1% GDP), nợ nước ngoài quốc gia khoảng 49,7% GDP

Cơ cấu nợ được cải thiện. Kỳ hạn bình quân trái phiếu Chính phủ năm 2018 là 12,6 năm; lãi suất bình quân là 4,67% (năm 2017 là 5,98%). Đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội, các quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm,... vào trái phiếu Chính phủ năm 2018 đã tăng lên khoảng 50%. Nhờ phát triển thị trường vay trong nước, nên đã giảm dần phụ thuộc vào các khoản vay nước ngoài

Về nhiệm vụ cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết đã quản lý chặt chẽ việc định giá doanh nghiệp, chống thất thoát, tham nhũng trong cổ phần hoá và thoái vốn; bán cổ phần lần đầu 21 doanh nghiệp thu về 21,6 nghìn tỷ đồng và thoái vốn thu về 18,3 nghìn tỷ đồng, thặng dư 18,2 nghìn tỷ đồng

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng tiến độ triển khai chưa đạt yêu cầu. Theo kế hoạch, năm 2018 phải hoàn thành cổ phần hóa ít nhất 85 doanh nghiệp. Nhưng tính đến ngày 20/12/2018, mới có 15 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa

Bên cạnh đó, việc đăng ký, giao dịch niêm yết trên thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp cổ phần hóa chậm. Đến nay, còn 667 doanh nghiệp đã cổ phần hoá nhưng chưa đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán ảnh hưởng tới mục tiêu đổi mới khu vực doanh nghiệp nhà nước là tăng cường tính công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp

Cùng với việc tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho sản xuất-kinh doanh, cần tăng cường quản lý thu, chống buôn lậu, gian lận thương mại, chuyển giá, giảm nợ đọng thuế...; Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, trong năm 2019, toàn ngành sẽ phấn đấu thu ngân sách vượt dự toán trên 3%; bảo đảm mức động viên trên 23,5% GDP, tăng tỷ trọng thu từ thuế, phí lên trên 84%

Đối với chi ngân sách nhà nước, Bộ trưởng cũng khẳng định sẽ quán triệt chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí, tăng cường kỷ luật tài chính; nâng tỷ trọng chi đầu tư phát triển lên 27%-27,5%, đồng thời kiên quyết khắc phục tình trạng giải ngân vốn đầu tư chậm; cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước trong từng ngành, lĩnh vực trên cơ sở triển khai các Nghị quyết của Trung ương; giảm bội chi ngân sách xuống dưới 3,6% GDP; nợ công ở mức khoảng 61% GDP

Đồng thời, thực hiện sắp xếp, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo đúng lộ trình đã được phê duyệt, gắn với việc đăng ký, niêm yết giao dịch trên thị trường chứng khoán, tăng cường công khai, minh bạch, đổi mới quản trị

Thùy Dương
 
Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần 2 diễn ra tại Việt Nam
(Chinhphu.vn) - Thông tin này được Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố trong Thông điệp Liên bang 2019, ngày 5/2 (giờ địa phương)

Khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục nỗ lực thúc đẩy hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, Tổng thống Donald Trump cho biết có mối quan hệ tốt đẹp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, đồng thời thông báo ông sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ hai với ông Kim Jong-un tại Việt Nam vào ngày 27-28/2 tới

Trong Thông điệp Liên bang đọc năm 2019 đọc trước phiên họp chung của lưỡng viện Quốc hội Mỹ và được phát sóng trực tiếp trên truyền hình, Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẵn sàng hợp tác với Quốc hội để đạt được những đột phá mang tính lịch sử cho toàn thể người dân Mỹ

Cho rằng tầng lớp lao động ở Mỹ đang chịu tác động do tình trạng nhập cư trái phép ồ ạt vào Mỹ, ông Donald Trump khẳng định sẽ cho xây dựng một bức tường biên giới để đối phó với những đoàn người nhập cư bất hợp pháp từ Trung Mỹ

Ông Donald Trump kêu gọi Trung Quốc thực hiện những thay đổi sâu rộng về "cơ cấu" đối với chính sách công nghiệp

Cũng nhân dịp này, Tổng thống Mỹ ca ngợi những dấu hiệu khả quan của nền kinh tế nước này, trong đó nhiều việc làm mới được tạo ra và tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong lịch sử

Đề cập vấn đề Afghanistan, ông Donald Trump cho biết cuộc đàm phán giữa Mỹ và lực lượng Taliban diễn ra "mang tính xây dựng" và đang đạt được nhiều tiến triển. Ông bày tỏ hy vọng về khả năng đạt được một giải pháp chính trị nhằm chấm dứt cuộc xung đột dai dẳng và đẫm máu ở Afghanistan

TTXVN
 
Việt Nam lâm vào thế khó vì thành công của chính mình trong chiến tranh thương mại


Công nhân của Khu Công nghiệp Bàu Bàng (Bình Dương về nhà sau một ngày làm việc

Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài đang xếp hàng dài đợi đến lượt vào các khu công nghiệp của Việt Nam, chính quyền Tổng thống Trump đã đôi lần tỏ ý không hài lòng, đề nghị Việt Nam hạn chế thặng dư thương mại với Mỹ

Theo Bloomberg, Việt Nam đang bị mắc kẹt giữa những xung lực đối lập từ cuộc chiến thương mại: Một mặt, Việt Nam được hưởng lợi từ sự bế tắc trong quan hệ Mỹ - Trung, mặt khác nước ta lại có nguy cơ bị Mỹ áp thuế quan vì thặng dư thương mại lớn

Năm ngoái, xuất khẩu sang Mỹ tương đương 20% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam; trong nửa đầu năm nay, con số này là gần 26%


Trong quí I/2019, Mỹ giảm nhập khẩu từ Trung Quốc trong khi nhập khẩu từ Việt Nam tăng hơn 40%

Bloomberg đánh giá Việt Nam có lực lượng lao động trẻ và tương đối rẻ, hệ thống chính trị ổn định, môi trường kinh doanh thân thiện và do vậy trở thành một lựa chọn thay thế hợp lí khi các công ty muốn rời khỏi Trung Quốc

Intel và Samsung đã sớm nhận ra những tiềm năng nói trên. Hiện nay, hai tập đoàn này đang thuê tổng cộng hơn 182.000 lao động Việt Nam tại nhiều nhà máy sản xuất con chip và điện thoại thông minh

Các nhà sản xuất giày dép, máy chơi game và nhiều mặt hàng khác cũng đang tìm cách chuyển sản xuất sang Việt Nam để tránh thuế quan Mỹ áp lên hàng hóa Trung Quốc

Trong 6 tháng đầu năm nay, Việt Nam cấp giấy phép đầu tư cho hơn 1.720 dự án, tăng 26% so với cùng kì năm ngoái. Tăng trưởng GDP 2019 dự kiến đạt 6,8% - nằm trong top cao nhất thế giới

Tuy nhiên nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu khiến Việt Nam dễ bị tổn thương bởi sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch

Hôm 1/8, Tổng thống Donald Trump công bố dự định áp thuế quan 10% lên 300 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc từ ngày 1/9 tới đây

Bloomberg dẫn số liệu của Cục thống kê Dân số Mỹ cho biết thặng dư thương mại hàng năm của Việt Nam với Mỹ tăng nhanh trong những năm gần đây, đạt gần 40 tỉ USD trong năm 2018. Trong 6 tháng đầu năm nay, con số thặng dư này đạt 25,3 tỉ USD, tăng 39% so với cùng kì năm ngoái



Thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam đạt xấp xỉ 40 tỉ USD trong năm 2018

Chính quyền Tổng thống Trump cho rằng sở dĩ chênh lệch thương mại Việt – Mỹ tăng lên trong năm nay là do một số công ty đã chuyển hàng "Made-in-China" qua Việt Nam rồi dán nhãn khác để tránh thuế

Đầu tháng 7, Mỹ áp thuế suất hơn 400% lên sản phẩm thép Việt Nam có xuất xứ từ Đài Loan và Hàn Quốc

Trước đó vào tháng 5, Bộ Tài chính Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi các quốc gia có khả năng thao túng tiền tệ

Trong một báo cáo gửi Thượng viện ngày 29/7, Đại diện Thương mại Robert Lighthizer nói rõ: "Việt Nam cần thực hiện các biện pháp để giảm sự mất cân đối thương mại không bền vững hiện nay"

Ông Sian Fenner – chuyên gia kinh tế tại Oxford Economics cho rằng nguy cơ Mỹ áp thuế quan lên hàng hóa Việt Nam là có thật, đặc biệt là đối với sản phẩm may mặc, máy tính và hải sản


Nhà máy tại Khu công nghiệp Bàu Bàng (Bình Dương)

Theo Bloomberg, những thông điệp cứng rắn của Mỹ đã khiến cho một số doanh nghiệp phải xem xét lại chiến lược chuyển sản xuất tới Việt Nam

Chẳng hạn Eclat Textile Co. (công ty Đài Loan sản xuất đồ thể thao cho Nike và Lululemon Athletica) cho biết doanh nghiệp này phải chuyển sản xuất đi khỏi Việt Nam để đề phòng trường hợp chính quốc gia Đông Nam Á này bị ông Trump đánh thuế

Về phần mình, Việt Nam cam kết sẽ tăng cường nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ, từ đặt mua máy bay Boeing đến các sản phẩm năng lượng như khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) để giảm mất cân đối thương mại

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã chỉ đạo các bộ ngành kiểm soát chặt tình trạng hàng Trung Quốc dán nhãn Việt Nam để tránh thuế của Mỹ

Trong một thông cáo qua email, Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Trà cho biết Việt Nam sẵn sàng thường xuyên tham vấn với Mỹ để "kịp thời giải quyết bất cứ vấn đề gì phát sinh"

Trong hai thập kỉ qua, Việt Nam cũng nỗ lực đa dạng hóa đối tác thông qua việc kí kết hàng chục hiệp định thương mại tự do, gần đây nhất là thỏa thuận với Liên minh Châu Âu

Trong khi đó, các khu công nghiệp vẫn đang bị bao vây bởi những doanh nghiệp muốn tránh thuế quan Mỹ áp lên Trung Quốc. Tại Khu công nghiệp Bàu Bàng (Bình Dương), các bức tường nhà máy mọc lên trên những khu đất trước đây là rừng cao su

Dãy nhà ở cho công nhân và một bệnh viện cũng đang được hoàn thiện. Gần đó còn có một nhà hàng Đài Loan. Một trong các nhà quản lí khu công nghiệp này phải tiếp 18 đoàn doanh nghiệp nước ngoài đến làm việc trong một tuần, cao gấp ba lần mức thông thường


Khu công nghiệp Bàu Bàng (Bình Dương) đón nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến tìm hiểu đầu tư

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc là doanh nghiệp quản lí nhiều khu công nghiệp trên cả nước. Trao đổi với Bloomberg, Phó Tổng Giám đốc Phan Anh Dũng cho biết từ đầu năm đến nay một khu công nghiệp của Tổng Công ty ở miền Bắc đã tiếp 90 doanh nghiệp nước ngoài tới tìm hiểu đầu tư

GoerTek (doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất linh kiện cho Apple) đã bắt đầu xây dựng thêm nhà máy tại một khu công nghiệp của Kinh Bắc. "Tôi chưa chứng kiến tình trạng này bao giờ", ông Dũng nói

Vietnam
 
Việt Nam đạt cơ cấu dân số vàng cực đại vào giai đoạn từ năm 2034-2039
Thời kỳ dân số vàng của Việt Nam bắt đầu từ năm 2006 và dự kiến kết thúc vào 2042. Như vậy, Việt Nam có 36 năm ở trong tình trạng dân số vàng và cần tận dụng lợi thế này để phát triển kinh tế, xã hội

ttxvn2910-may.jpg

Năm 2017, có 68% dân số Việt Nam trong độ tuổi từ 15-64 (độ tuổi hoạt động kinh tế) tương đương khoảng 65 triệu người

“Năm 2017, có 68% dân số Việt Nam trong độ tuổi từ 15-64 (độ tuổi hoạt động kinh tế) tương đương khoảng 65 triệu người

Đến giai đoạn 2034-2039, con số này sẽ lên đến cực đại, với khoảng 72 triệu người. Đây là dư lợi lớn của dân số vàng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”

Thông tin này được giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Đình Cử, nguyên Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội chia sẻ tại Chương trình Tập huấn cung cấp nội dung theo Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới cho các phóng viên báo chí, cộng tác viên dân số, tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 29/10

Theo giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Đình Cử, thời kỳ dân số vàng của Việt Nam bắt đầu từ năm 2006 và dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2042. Như vậy, Việt Nam có 36 năm ở trong tình trạng dân số vàng và cần tận dụng lợi thế này để phát triển kinh tế, xã hội

Thực tế các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore có sự phát triển thần kỳ trong thời kỳ dân số vàng

Đặc biệt, trong 68% dân số ở độ tuổi hoạt động kinh tế của Việt Nam giai đoạn này có hơn một nửa dưới 34 tuổi, rất thuận lợi cho việc tiếp thu khoa học, kỹ thuật và linh hoạt trong chuyển đổi nghề

Tuy nhiên, chuyên gia này cũng cho rằng, cơ cấu dân số vàng đặt ra không ít những khó khăn, thách thức cần giải quyết như tốc độ tăng nhanh của số dân trong độ tuổi lao động sẽ có thể trở thành gánh nặng cho xã hội nếu như tỷ lệ thất nghiệp cao và năng suất lao động thấp

Trong khi đó, ở Việt Nam thời điểm này, lực lượng lao động đông về số lượng nhưng chất lượng chưa cao, thiếu lao động có tay nghề, năng suất lao động thấp, kỷ luật lao động không chặt chẽ

Bên cạnh đó, dù tỷ lệ lao động trong nông nghiệp cao nhưng diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp do quá trình đô thị hóa và chuyển đổi mục đích sử dụng đất dẫn đến tình trạng thiếu việc làm cho lao động nông thôn

Điều này khiến tình trạng thanh niên di cư từ nông thôn ra thành thị ngày càng nhiều nhưng các chính sách lao động, việc làm và dịch vụ xã hội chưa được điều chỉnh kịp thời

“Chúng ta cần trả lời 3 câu hỏi: Bao nhiêu người trong độ tuổi hoạt động kinh tế có khả năng làm việc? Bao nhiêu phần trăm người có khả năng làm việc có việc làm? Và bao nhiêu phần trăm người có việc làm, làm việc với năng suất, thu nhập cao? Từ đó chúng ta mới có được các chính sách phù hợp, tận dụng lợi thế cơ cấu dân số vàng đang có,” giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Đình Cử nhận định

Trong khi đó, bà Đỗ Thị Hồng, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông-giáo dục thuộc Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình, cho rằng một vấn đề khác Việt Nam đang phải đối mặt trong tình hình mới là tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tăng nhanh, ở mức nghiêm trọng

Nếu năm 2006, tỷ lệ giữa trẻ em trai và trẻ em gái là 108,6/100, đến năm 2016 đã chênh lệch 112 trẻ em trai/100 trẻ em gái. Điều này khiến Việt Nam sẽ thiếu khoảng 2,3-4,3 triệu phụ nữ vào năm 2050

Do đó, theo bà Hồng, thời gian tới cần đẩy mạnh công tác truyền thông cũng như thực thi nghiêm các chính sách, chương trình can thiệp, đặc biệt là nghiêm cấm mọi hành vi lựa chọn giới tính thai nhi tại cơ sở y tế công lập và tư nhân

Đinh Hằng
 
Xuất siêu kỷ lục, 10 tháng đạt hơn 9 tỷ USD
Không phải chỉ là 7 tỷ USD, mà trong 10 tháng đầu năm, nền kinh tế Việt Nam đã xuất siêu tới 9,01 tỷ USD. Đây là mức thặng dư hàng hóa kỷ lục

xuat-sieu-ky-luc-10-thang-dat-hon-9-ty-usd1573883040.jpg
.
Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong nửa cuối tháng 10/2019 đạt 24,74 tỷ USD, tăng 17,8% (tương ứng tăng 3,74 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 10/2019

Kết quả đạt được trong nửa cuối tháng 10/2019 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong 10 tháng/2019 đạt 428,63 tỷ USD, tăng 8%, tương ứng tăng 31,7 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2018

Kết quả này cũng đã góp phần quan trọng đưa cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam lên mức kỷ lục

Cụ thể, chỉ trong nửa cuối tháng 10/2019, thặng dư hàng hóa đã lên tới 1,53 tỷ USD. Như vậy, tính chung 10 tháng, Việt Nam đã xuất siêu 9,01 tỷ USD. Con số này cao hơn rất nhiều so với mức ước tính 7 tỷ USD được các cơ quan quản lý báo cáo lên Chính phủ hồi đầu tháng 11/2019

Về diễn biến xuất khẩu hàng hóa, theo Tổng cục Hải quan, nhiều mặt hàng đã đạt mức tăng trưởng xuất khẩu khá mạnh trong nửa cuối tháng 10/2019

Chẳng hạn, mặt hàng điện thoại và linh kiện tăng 595 triệu USD, tương ứng tăng 26,6%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 496 triệu USD, tương ứng tăng 34,5%; giày dép tăng 264 triệu USD, tương ứng tăng 41,7%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 232 triệu USD, tương ứng tăng 31,6%... so với nửa đầu năm

Screen_Shot_2019-11-16_at_12.41.26.png

Trị giá xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất 10 tháng/2019 so với cùng kỳ năm 2018

Như vậy, tính đến hết tháng 10 năm 2019, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 218,82 tỷ USD, tăng 8,3% tương ứng tăng 16,7 tỷ USD so với 10 tháng/2018

Với kết quả này, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam hiện vượt mục tiêu tăng trưởng 7-8% đề ra

Trong khi đó, 10 tháng, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 209,81 tỷ USD, tăng 7,7% (tương ứng tăng 15 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2018

Nhập khẩu tăng trưởng thấp hơn xuất khẩu là lý do đã đưa thương mại hàng hóa của Việt Nam thặng dư khá lớn

10 tháng đầu năm ngoái, Việt Nam xuất siêu 7,21 tỷ USD. Vào thời điểm đó, đây cũng là con số cao kỷ lục

Hà Nguyễn
 
Vì sao nhà đầu tư Hàn Quốc liên tục rót vốn vào Việt Nam


viet_271027430.jpg

Hàn Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành quốc gia có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cao nhất năm 2019...

Theo dữ liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam công bố, Hàn Quốc đã đầu tư 7,92 tỷ USD (tương đương 9,2 nghìn tỷ won) vào quốc gia Đông Nam Á này từ đầu năm 2019 đến thời điểm 20/12/2019, chiếm 20,8% tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong năm nay. Hồng Kông đứng ở vị trí thứ hai với giá trị đầu tư lên đến 7,87 tỷ USD

Đáng chú ý, Nhật Bản chỉ xếp ở vị trí thứ 4 trong danh sách, giảm 3 bậc so với năm trước. Năm 2017, nước này đã đầu tư 9,1 tỷ USD cho nền kinh tế Việt Nam. Tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 2019 đạt 38 tỷ USD

Cũng theo dữ liệu trên, hơn 64% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thuộc các ngành chế biến và sản xuất. Xét theo khu vực, Hà Nội đứng đầu danh sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài với giá trị là 845 triệu USD

"Phải khẳng định rằng Việt Nam là một trong những thị trường hấp dẫn nhất thế giới với tiềm năng tăng trưởng lớn", theo một nguồn tin của Korea Times. "Điều này đến từ việc Việt Nam có chi phí lao động rẻ và chính phủ nước này cung cấp một môi trường kinh doanh thân thiện nhờ các ưu đãi về thuế cho các công ty nước ngoài"

Samsung Electronics và LG Electronics - những tập đoàn sản xuất các sản phẩm điện tử hàng đầu của Hàn Quốc - cũng đang vận hành các nhà máy tại Việt Nam. Các doanh nghiệp này đang xem xét việc mở rộng các cơ sở sản xuất ở Việt Nam bằng cách di dời một số cơ sở từ Hàn Quốc và các quốc gia khác về đây

nha-may-lg_261720667.jpg

Nhà máy LG ở Việt Nam
Chẳng hạn, LG Electronics đã chuyển nhà máy sản xuất điện thoại thông minh từ Pyeongtaek - tỉnh Gyeonggi đến Việt Nam vào năm 2018, nhằm góp phần giảm chi phí sản xuất và nâng cao lợi nhuận

Nguồn tin của Korea Times cũng cho biết thêm rằng: "Chi phí lao động của Việt Nam chỉ bằng 1/5 so với Hàn Quốc. Trung Quốc từng là nơi sản xuất hấp dẫn nhất trong quá khứ, nhưng trên thực tế trong những năm gần đây, Việt Nam bắt đầu nổi lên như một công xưởng sản xuất của các công ty phần cứng toàn cầu, như Samsung và LG"

Bên cạnh lĩnh vực phần cứng, ngày càng có nhiều công ty tài chính Hàn Quốc đang tìm kiếm các cơ hội kinh doanh tại thị trường Đông Nam Á đầy hứa hẹn này. Các công ty cho vay và các công ty tài chính trong nước, như Shinhan và KB, cũng đang trên đà nhanh chóng mở rộng vị thế của mình ở Việt Nam vì thị trường tài chính ở Hàn Quốc đang trở nên bão hòa
 
Nhờ sản xuất tại Việt Nam, Samsung né được rủi ro Trung Quốc
Trong khi các đối thủ đang gặp rắc rối vì sản xuất tại Trung Quốc thì Samsung vẫn đang hoạt động bình thường

Tập đoàn Samsung Electronics của Hàn Quốc có thể hưởng lợi từ các vấn đề sản xuất của các đối thủ tại Trung Quốc, gặt hái thành quả sau 10 năm đầu tư phát triển cơ sở sản xuất điện thoại thông minh ở Việt Nam, trang Reuters nhận định

Gần một nửa điện thoại thông minh của Samsung giờ được sản xuất ở Việt Nam – nơi virus corona chủng mới (Covid-19) chỉ có tác động rất hạn chế đến hoạt động sản xuất. Trong khi đó, những đối thủ của Samsung, điển hình là Apple, lại đang gặp nạn vì tình trạng ngưng trệ sản xuất tại Trung Quốc

Trong ngày thứ Hai (17/02), Apple cho biết sẽ không thể đạt mục tiêu doanh thu trong quý kết thúc vào tháng 3/2020, vì tác động của virus corona đến cả sản xuất và doanh số ở Trung Quốc – nơi phần lớn chiếc iPhone được sản xuất. Tuần trước, nhà sản xuất điện thoại thông minh Xiaomi của Trung Quốc cũng cảnh báo về tác động của virus corona đến doanh số bán quý đầu năm 2020
Huawei – một đối thủ lớn của Samsung – vẫn chưa ghi nhận bất kỳ vấn đề nào về sản xuất, nhưng những người nội bộ ở Samsung, nhà phân tích và nhà cung ứng cho rằng Huawei cũng sẽ bị tác động cực kỳ nặng nề vì quá lệ thuộc vào hoạt động sản xuất và linh kiện Trung Quốc. Nhiều công ty Trung Quốc và nước ngoài đã bắt đầu mở cửa trở lại các nhà máy tại Trung Quốc – vốn đã đóng cửa trong nhiều tuần qua. Tuy vậy, sự thiếu hụt về nguồn nhân công và các vấn đề khác khiến sản lượng chỉ đạt mức tối thiểu​

samsung_18154862.png


Samsung cũng nhường lại phần lớn thị trường Trung Quốc cho các đối thủ cạnh tranh trong vài năm gần đây. Điều này có nghĩa họ sẽ không bị tác động bởi tình trạng cửa hàng đóng cửa và sự suy giảm nhu cầu – vốn là hai yếu tố đang tác động tới Apple và các nhà sản xuất khác

“Samsung đang có vị thế tốt hơn để vượt qua tác động của virus corona hơn so với các đối thủ như Huawei và Apple”, một người thân cận với chuỗi cung ứng của Samsung nói với Reuters. “Virus corona phơi bày rủi ro từ Trung Quốc. Chúng tôi cảm thấy khá may khi có thể thoát khỏi rủi ro đó”

Một nguồn thạo tin nói với Reuters rằng: “Dù Samsung không nói công khai, nhưng họ thực sự đang thở phào nhẹ nhõm”

Dù vậy, hai nguồn tin thân cận với hoạt động của Samsung tại Việt Nam vẫn lên tiếng cảnh báo rằng nếu dịch Covid-19 kéo dài, Samsung sẽ bị “ngấm đòn” từ virus corona, khi công ty này cũng nhập nguồn nhiều linh kiện từ Trung Quốc

Các vấn đề với các hoạt động chuyển hàng xuyên biên giới cũng xuất hiện rõ trong giai đoạn đầu của sự bùng phát virus, khi Việt Nam áp biện pháp kiểm soát hà khắc hơn, theo Hong Sun, Phó Chủ tịch của Phòng Doanh nghiệp Hàn Quốc ở Việt Nam

Ông Sun cho biết các vấn đề đã được giải quyết, nhưng rủi ro vẫn còn đó nếu các nhà cung ứng linh kiện Trung Quốc không thể trở lại sản xuất

Samsung cũng phụ thuộc vào các nhà sản xuất theo hợp đồng của Trung Quốc đối với một số dòng điện thoại cấp thấp

TrendForce gần đây giảm dự báo sản lượng quý 1/2020 của Huawei bớt 15% và Apple bị giảm 10%. Trong khi đó, TrendForce chỉ giảm dự báo của Samsung khoảng 3%

Trước khi virus corona bùng phát, thị trường điện thoại thông minh toàn cầu được dự báo hồi phục trở lại sau 2 năm giảm liên tiếp, nhờ nhu cầu về điện thoại thông minh có hỗ trợ 5G

Kể từ khi bắt đầu sản xuất điện thoại ở Việt Nam trong năm 2009, Samsung đã tích cực nâng sản lượng thông qua chi phí lao động rẻ hơn và các ưu đãi hào phóng từ Chính phủ. Hàng loạt nhà cung ứng Hàn Quốc cũng theo chân Samsung tới Việt Nam, từ đó mang lại tăng trưởng ấn tượng

Trong năm 2019, Samsung đã chấm dứt sản xuất điện thoại thông minh ở Trung quốc khi thị phần giảm xuống gần 0%
Apple sản xuất phần lớn iPhone ở Trung Quốc thông qua công ty Foxconn. Các cơ sở sản xuất iPhone của Apple và các thiết bị điện tử khác đã bắt đầu hoạt động trở lại, nhưng họ hoạt động chậm hơn dự báo, Apple cho biết trong ngày thứ Hai (17/02)

Vũ Hạo
 
Google và Microsoft có thể chuyển nhà máy sang Việt Nam
Dù Mỹ và Trung Quốc đã ký thỏa thuận thương mại hồi tháng 1 nhưng sự bùng phát dịch corona củng cố quyết tâm dời nhà máy của nhiều công ty công nghệ

Theo Nikkei, GoogleMicrosoft đang cố chuyển dây chuyền sản xuất điện thoại, laptop... từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á vì ảnh hưởng của dịch Corona. Việt Nam và Thái Lan dự kiến sẽ là điểm đến của hai ông lớn công nghệ này

Hai nguồn tin của Nikkei cho biết Google đang chuẩn bị sản xuất Pixel 4A, smartphone giá rẻ mới nhất của hãng tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Pixel 5 có thể được sản xuất tại Đông Nam Á từ quý III

https_s3_ap_northeast_1.amazonaws.com_psh_ex_ftnikkei_3937bb4_images_4_7_7_9_25199774_1_eng_GB_surfacegooglere.jpg

Microsoft và Google dễ dàng dời nhà máy ra khỏi Trung Quốc hơn Apple vì quy mô nhỏ

Các sản phẩm phần cứng được cho là nằm trong nỗ lực cố ràng buộc người dùng vào hệ sinh thái của hai gã khổng lồ công nghệ

Hiện Google là nhà sản xuất loa thông minh lớn thứ 2 thế giới sau Amazon. Smartphone Pixel của Google hiện đứng top 6 tại thị trường Mỹ, doanh số toàn cầu tăng 50% so với năm ngoái

Trong khi điện thoại có thể được sản xuất tại Việt Nam thì các thiết bị smarthome của Google đang được một đối tác tại Thái Lan gia công

Về phần Microsoft, hãng dự kiến sẽ sản xuất dòng laptop Surface tại miền bắc Việt Nam từ quý II năm nay

"Khối lượng công việc tại Việt Nam ban đầu sẽ nhỏ. Tuy vậy, thời gian tới, Microsoft muốn sản lượng tăng mạnh hơn", một giám đốc của chuỗi cung ứng nói với Nikkei

Trước đây, ngoài smartphone Pixel, các thiết bị phần cứng của Google và Microsoft đều được sản xuất tại Trung Quốc. Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã khiến nhiều ngành công nghiệp điêu đứng trong đó có công nghệ

Điều này khiến các hãng công nghệ chuyển hướng, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Bên cạnh đó, dịch corona chưa biết khi nào mới được kiểm soát cũng khiến các công ty lớn suy nghĩ đến việc không nên tập trung toàn bộ nguồn lực vào một nơi

"Dịch corona bùng lên bất ngờ sẽ thúc đẩy các nhà sản xuất thiết bị điện tử nỗ lực tìm kiếm những đơn vị gia công bên ngoài Trung Quốc. Không ai có thể bỏ qua những rủi ro như vậy. Câu chuyện không phải là tiết kiệm bao nhiêu tiền mà là duy trì ổn định cho chuỗi cung ứng", một giám đốc chuỗi cung ứng giấu tên nói với Nikkei

So với các thương hiệu lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc như Apple, HP và Dell, các công ty Internet như Google và Microsoft có thể linh hoạt hơn trong ciệc chuyển dây chuyền sản xuất ra nước khác

Theo IDC, năm 2019, Apple có 200 triệu smartphone được bán ra. Trong khi đó, Google chỉ bán được 7 triệu chiếc Pixel, toàn bộ laptop Surface của Microsoft chỉ đạt 6 triệu máy

"Dù Mỹ và Trung Quốc đã ký thỏa thuận thương mại hồi tháng 1 nhưng sự bùng phát dịch corona củng cố quyết tâm dời nhà máy của nhiều công ty", nguồn tin của Nikkei nói thêm

Google thậm chí còn yêu cầu các nhà cung cấp đánh giá tính khả thi và chi phí để tháo dỡ, di chuyển một số thiết bị sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam

Microsoft cũng đã khởi động kế hoạch sản xuất tại Việt Nam sớm hơn dự định trước khi dịch bệnh lan rộng, các nguồn tin cho biết

Tuy vậy, việc di chuyển nhà máy chưa khắc phục hoàn toàn sự lệ thuộc của hai ông lớn công nghệ với Trung Quốc. Nhiều linh kiện, nguyên liệu để tạo ra sản phẩm cuối cùng của Google và Microsoft được sản xuất tại Trung Quốc

"Ngay cả khi quy trình lắp ráp cuối cùng nằm ngoài Trung Quốc, các nhà sản xuất vẫn cần linh kiện và nguyên liệu của nước này. Đó là vấn đề của cả chuỗi cung ứng, cần có thời gian để xây dựng lại", Joey Yen, Nhà phân tích Công nghệ tại công ty nghiên cứu IDC nói với Nikkei

Theo Nikkei, chính phủ Việt Nam đã đóng cửa biên giới với Trung Quốc từ đầu tháng 2 để ngăn ngừa sự bùng phát của corona. Chính điều này đã tạo ra thách thức cho việc vận chuyển linh kiện đến Việt Nam

Samsung Electronics, nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới đã đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam trong nhiều năm. Tuy vậy, họ vẫn lệ thuộc vào linh kiện điện tử đến từ Trung Quốc

Theo Reuters, Samsung cho biết đang xem xét việc nhập khẩu các linh kiện thông qua đường biển hoặc đường hàng không. Thế nhưng điều này sẽ dẫn đến tăng chi phí dù vẫn không thể đáp ứng được kế hoạch sản xuất
 
Top