What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Bí quyết hóa rồng

LOBBY.VN

Administrator
Bí quyết hóa rồng​

Ly-1.jpg

"Nếu thắng trong cuộc đua giáo dục, sẽ thắng trong phát triển kinh tế", trò chuyện với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, ông Lý Quang Diệu - nguyên Thủ tướng Singapore khẳng định. Điều này được ông đúc rút từ thực tế xây dựng Singapore "hóa rồng" với những chính sách quyết liệt về giáo dục


Trong hồi ký "Lịch sử Singapore 1965 - 2000: Bí quyết hóa rồng", Lý Quang Diệu đã kể lại những "bí quyết" này


"Cuộc luận chiến hôn nhân vĩ đại"


Đáng chú ý, chương "nuôi dưỡng và thu hút nhân tài" dành phần lớn nội dung đề cập tới chính sách... tạo điều kiện cho các phụ nữ có trình độ cao lấy chồng và sinh nhiều con.


Trong diễn văn mừng đại hội Quốc khánh thường niên năm 1983, Lý Quang Diệu đã làm mọi người ngạc nhiên khi phát biểu "thật là ngu xuẩn cho những người đàn ông tốt nghiệp ĐH thích chọn vợ ít học và ít thông minh".


Phát biểu này xuất phát từ báo cáo về những số liệu điều tra dân số năm 1980. Bản thống kê cho thấy, những phụ nữ thông minh nhất không chịu lấy chồng. Khoảng phân nửa SV tốt nghiệp ĐH là nữ, 2/3 trong số đó không lập gia đình. Những phụ nữ giỏi nhất không sinh đẻ bởi những người đàn ông tương đương không chịu cưới họ làm vợ.


Lý Quang Diệu khẩn khoản đề nghị nam giới có trình độ cao cưới vợ cùng trình độ và khuyến khích phụ nữ có trình độ sinh từ hai con trở lên.


Đúng như dự đoán, phát biểu này đã dấy lên một cuộc công kích mà báo chí gọi đó là "cuộc luận chiến hôn nhân vĩ đại". Không chỉ là phản ứng của những gia đình có phụ nữ ít học và và học cao trong nước, truyền thông phương Tây cũng chỉ trích ông là "kẻ ngu dốt và định kiến" khi tin vào thuyết giáo dục tinh hoa, bởi cho rằng là tư chất thông minh là kế thừa.


Lý Quang Diệu vẫn kiên trì ý tưởng, bằng cách hằng năm, cho công bố các phân tích thống kê về trình độ học vấn của các phụ huynh trong số 10% HS đỗ đầu kỳ thi các lứa tuổi với các kết quả xác nhận yếu tố quyết định thành tích cao là do có bố mẹ trình độ cao.

Đồng thời, ông còn "làm bà mối ở cấp Nhà nước" bằng cách thiết lập cơ quan phát triển xã hội, tạo điều kiện cho nam nữ có trình độ hòa nhập với nhau dễ dàng hơn.


Để hạn chế phụ nữ trình độ thấp sinh nhiều con, phụ nữ trình độ cao sinh ít con, ông cùng với Bộ trưởng giáo dục lúc bấy giờ đã quyết định cho các bà mẹ có trình độ cao được quyền ưu tiên chọn trường tốt nhất cho cả ba đứa con nếu họ sinh đứa thứ 3.


Khi thực hiện các chính sách này, ông chờ đợi sự giận dữ của những bà mẹ ít học, nhưng điều bất ngờ lại là phản ứng của các bà mẹ học vấn cao bởi họ cho rằng không cần đặc quyền.


Tuy nhiên, những chàng trai đã "thấm" được thông điệp mà ông gửi đến: ngày càng nhiều người cưới vợ cùng trình độ.


Chất xám: Thu hoạch sớm và hút tài năng ngoại quốc


Gặp gỡ Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Lý Quang Diệu nói nguồn nhân lực tốt chính là "nút cổ chai" phát triển mà Việt Nam cần chuẩn bị trước.


Đây là vấn đề mà ông từng đau đầu vào cuối những năm 70.


Lúc đó, khó khăn về nguồn nhân tài trở nên trầm trọng khi các quốc gia phương Tây thay đổi chính sách nhập cư, chấp nhận người di dân châu Á. Thời điểm đó, ở Singapore, khoảng 5% người có trình độ ra đi.


Trong khi lãnh đạo của một số quốc gia ở khu vực lúc bấy giờ có vẻ vui mừng vì cho rằng, hiện tượng chảy máu chất xám thực chất là "chảy máu những rắc rối" thì Lý Quang Diệu ráo riết thực hiện chính sách giữ người tài trong nước và thu hút ngoại lực cho những công việc mà nền kinh tế đang cần.


Ông cho lập 2 ủy ban. Một ủy ban có nhiệm vụ giúp những người có năng lực làm đúng nghề và một ủy ban kết hợp họ lại thành một xã hội. Với những người xuất sắc, ủy ban này cố gắng thu hoạch sớm bằng cách đề nghị việc làm ngay trước khi tốt nghiệp.


Ngoài ra, còn lập 2 cơ quan thu hút nhân tài từ Ấn Độ và các nước trong khu vực. Chính phủ của ông cũng bãi bỏ quy định cấm nữ công dân Singapore đưa chú rể nước ngoài nhập cư để "giữ chân" phụ nữ học vấn cao và thu hút thêm những ông chồng trình độ ít ra là tương đương với họ.


"Nếu không lấp vào chỗ trống bằng những tài năng nước ngoài, chúng tôi không làm cho đất nước vươn lên hàng đầu được", Lý nói.


Tại sao chọn tiếng Anh ?


Các trường học ở Singapore đều dùng tiếng Anh là ngôn ngữ bắt buộc. Với Chính phủ Singapore, việc lựa chọn tiếng Anh đóng vai trò như ngôn ngữ làm việc, giúp ngăn chặn nảy sinh sắc tộc, đem lại ưu thế cạnh tranh.


Để "đem lại ưu thế cạnh tranh", Lý Quang Diệu phải kiên trì đeo đuổi chính sách đưa tiếng Anh vào trường học với nhiều sóng gió.


Khi lập chính quyền vào năm 1959, ông và cộng sự đã quyết định dùng tiếng Malaysia làm quốc ngữ. Song, sau đó nhận ra rằng tiếng Anh phải là ngôn ngữ nơi làm việc và ngôn ngữ chung.


"Tuy nhiên, đây là một vấn đề quá nhạy cảm, không thể thay đổi ngay được".


Không muốn khởi chiến về lĩnh vực ngôn ngữ, Chính phủ Singapore bấy giờ đề ra việc học ba thứ tiếng cho trường tiếng Anh. Đổi lại, giới thiệu việc dạy tiếng Anh trong các trường dạy tiếng Hoa, tiếng Malay và tiếng Tamil.


Những năm sau đó, ông phải đương đầu với phản ứng của lực lượng chống đối khi họ đề nghị chính phủ đảm bảo vị thế của tiếng Hoa như một ngôn ngữ chính thức. Đáng kể nhất là kế hoạch đưa tiếng Anh vào làm ngôn ngữ giảng dạy ở ĐH Nantah, ngôi trường do những thương gia người Hoa dựng nên. Sau một thời gian cải tổ, sáp nhập, trường Nathah ngày trước, với chất lượng SV tốt nghiệp thấp, đứng trước nguy cơ tan rã, nay đã trở thành ĐH Công nghệ Nanyang (NTU), một trong những ĐH có tiếng của Singapore.


Ba đứa con của Lý Quang Diệu hoàn toàn học hành ở các trường tiếng Hoa. Phát biểu ở trường ĐH, Lý Quang Diệu khẳng định chưa bao giờ hy sinh nền giáo dục của các con vì mục đích chính trị. Dẫu vậy, về đào tạo ĐH, ông không cho con học trường tiếng Hoa vì "tượng lai phụ thuộc vào việc thông thạo dùng ngôn ngữ của những sách giáo khoa mới nhất, đó là tiếng Anh".


Điều này, Lý Quang Diệu đã gợi ý trong buổi gặp với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: "ĐH Việt Nam nên có sách giáo khoa tiếng Anh ở các ngành quan trọng như kỹ thuật, công nghệ... bởi nếu chỉ dùng sách Việt Nam thì chắc chắn sẽ tụt hậu. Nếu tất cả sinh viên Việt Nam sau này không thể nghe và nói tiếng Anh trôi chảy, chỉ có thể đọc thôi cũng đã là tụt hậu".


Ở Việt Nam, vai trò quan trọng của tiếng Anh đã đặt ra. Năm 2006, Viện Chiến lược và chương trình giáo dục (Bộ GD-ĐT) khởi thảo đề án "chiến lược dạy ngôn ngữ trong trường phổ thông", trong đó xác định tiếng Anh sẽ là ngôn ngữ chính thức. Tuy nhiên, đề án đang còn bỏ ngỏ vì những tranh cãi căng thẳng về việc có nên "suy tôn" tiếng Anh như vậy hay không.


Khi theo đuổi chính sách "nhiều tiếng nói, một ngôn ngữ" Lý Quang Diệu cũng nhận thấy "nguy cơ giá trị truyền thống đạo đức mất dần đi trong SV qua việc gia tăng tiếp xúc truyền thông phương Tây. Còn những giá trị của một xã hội tiêu thụ Mỹ đang lan khắp đất nước, nhanh hơn các quốc gia trong khu vực do nền giáo dục bằng tiếng Anh".


"Chính sách song ngữ bằng tiếng Anh và tiếng Malay, tiếng Hoa hay tiếng Anh đều là gánh nặng lên vai con cái chúng tôi. Ba ngôn ngữ mẹ đẻ này hoàn toàn không can hệ gì đến tiếng Anh. Song, nếu sử dụng một trong những thứ tiếng trong các ngôn ngữ mẹ đẻ của mình thì chúng tôi không thể kiếm sống được. Nếu chúng tôi chỉ sử dụng mỗi tiếng Anh thì sẽ gặp bất lợi là đánh mất đi đặc tính văn hóa của mình, đó là lòng tự tin về bản thân cũng như miền đất đang sống", Lý Quang Diệu viết trong hồi ký...
 
Bài thu hoạch đầu từ quyển “Bí quyết hóa rồng”
Bài học đầu tiên: Hãy biết tự định hướng

Định hướng ở đây không phổ quát như từ “tầm nhìn” mà nhiều người đã đề cập về Lý Quang Diệu – Singapore. Ở đây chỉ bàn định hướng – đơn giản là việc xác định chính xác mục tiêu kế tiếp cần thực hiện.

- Singapore là 1 đất nước với xuất phát điểm tự nhiên có quá nhiều hạn chế. Đất nước 1 thành phố này thậm chí tới nước ngọt cũng phải nhập. Với diện tích và nhân lực quá nhỏ bé, Singapore hội tụ đầy đủ những điều kiện cần để trở thành 1 miếng mồi dễ xơi cho các nước lân cận trong thời gian đầu (từ đầu thập niên 60) khi tình hình khu vực còn đầy rẫy bất ổn. Ông Diệu ý thức được những điều này, và ông chọn vấn đề quốc phòng phải được đặt trọng tâm, đặt lên trên tất cả. Song tiếp theo, sự lựa chọn giữa “Nhún nhường” hay “Được bảo hộ phòng vệ” hay “Tự phòng vệ” lại không đơn giản.

Nhún nhường & Dựa vào bảo hộ quân sự

Gần 2 năm tự nguyện nằm trong Liên bang Malaysia đã cho thấy những rạn nứt khó hàn gắn, không chỉ là xung đột sắc tộc người Hoa – người Malay. Bước ngoặt thứ 2 được tính tới, song chọn ai để nương tựa ?

Bước 1, ông xác định Singpapore phải thuộc về chiến tuyến đối nghịch với Chủ Nghĩa Cộng Sản – đang là 1 hấp lực đối với các nước thế giới thứ ba thời bấy giờ. Mặc dù những ngày đầu độc lập, Singapore đã từng có lúc có xu hướng ngả theo thể chế Xã Hội Chủ Nghĩa dân chủ, nhưng ông Diệu nhanh chóng nhận ra những mâu thuẫn khó khắc phục, và ông chuyển hướng ngay lập tức.

Bước 2 – chọn đồng minh cụ thể. Ông phải lựa chọn hoặc Mỹ, hoặc Anh. Suốt những năm sau đó – cho tới tận cuối thập niên 70, những hoạt động chính yếu của ông là không ngừng nghỉ đi lại và vận động để người Anh, cũng như Khối Thịnh vượng chung do Anh đứng đầu tiếp tục chương trình bảo hộ quân sự trực tiếp.

Tự phòng vệ

Ông Diệu đã tính tới bước 3 ngay sau khi kế hoạch rút quân của người Anh được công bố sơ bộ (hạn thời gian là đầu những năm 70). Singapore lao vào trang bị xe tăng loại nhẹ, xe bọc thép cơ động v.v… Thậm chí, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Anh là Dennis Healey đã từng bật cười khi nghe ông Diệu và phụ tá ngỏ ý muốn mua máy bay Hawker Hunter vì tưởng ông đùa. Healey cười không phải vô lý, hiếm có ai ở cương vị của ông Diệu có tầm nghĩ xa tới mức ấy, khi mà Không lực Hoàng gia Anh vẫn còn kế hoạch ở lại lâu dài trên đất Singapore.
Bài học thứ 2: Hãy chọn bạn mà chơi

Ông Diệu từng đứng trước bàn cân, 1 đầu là Mỹ (đang phát triển rộng ảnh hưởng song quy cách tự thể hiện khiến họ trở nên không đáng tin), 1 đầu là Anh (đang mất dần ảnh hưởng song vai trò truyền thống mẫu quốc, họ có cách đối xử bặt thiệp hơn nhiều). Quyết định chọn Anh của ông không chỉ đơn thuần chỉ nhìn vào thái độ cư xử chính trị, ông còn đặt vị thế và tình thế của Singapore trong mối quan hệ so sánh với các tấm gương xung quanh như chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, Thái Lan, Philippines. Ông đã không lầm.

Đối với các phe cánh trong chính phủ của Anh, ông biết dung hòa bằng đối thoại và thương thuyết. Trong những chuyến công du, tham gia thảo luận, đứng diễn thuết trực tiếp, bằng vốn kiến thức sâu rộng và tài năng hùng biện của mình, ông thường thuyết phục được những người-bạn, thậm chí tiến được gần hơn những người-chưa-phải-là-bạn trong chính quyền Anh để từ đó, đạt được những gì mong muốn từ đồng minh lớn.

Bạn bè theo ông Diệu, không bị hạn chế bởi những khoảng cách vật lý hoặc những “tai tiếng” mà họ phải chịu, miễn họ mang lại cho Singapore lợi ích thiết thực. Israel là một điển hình. Israel đáp lại lời ngỏ ý và giúp Singapore huấn luyện, hoạch định xây dựng quân đội. Song Singapore luôn đáp ứng lại những yêu cầu từ phía Israel một cách hữu nghị, có chừng mực – từ việc dứt khoát nói không thể khi Israel muốn Singapore công nhận Israel và chính thức trao đổi đại sứ trong lúc cộng đồng thế giới đang đầy ác cảm với Israel. Cũng như khi cuộc chiến 6 ngày nổ ra, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu việc lên án Israel, ông Diệu đã thận trọng, toàn vẹn dành cho người bạn này lá phiếu trắng

Nguyễn Điển Nghĩa
 
Đôi điều tâm đắc khi đọc Lý Quang Diệu
Bí quyết hóa rồng​

Trong khuôn khổ bài cảm nhận này, xin nêu ra 3 vấn đề:

1. Những “bí quyết” cốt lõi nhất đãgiúp Singapore “hóa rồng” là gì ?

2. Những bài học cho rằng có thể áp dụng cho Việt Nam.

3. Bíquyết hóa rồng

Năm 1965 Singapore tách khỏi Malaysia thành một quốc gia độc lập. Bên cạnh đó, đất nước Singapore vốn dĩ không được hình thành một cáchtự nhiên mà do con người tạo nên, ở đây là người Anh – họ đã phát triển thuộc địa Singapore thành một trạm mậu dịch cho đế quốc hàng hải rộng lớn của mình. Nên việc tách khỏi Malaysia cùng với sự kiện Anh rút khỏi Singapore đã để lại cho Lý Quang Diệu (lúc bấy giờ là thủ tướng đất nước) “một hòn đảo không có phần nội địa, một trái tim không thể xác”. Trong bối cảnh đó, tôi nghĩ điều cốt lõi trước tiên là củngcố và giữ vững nền độc lập còn non trẻ của nước nhà, rồi mới tính đến chuyện“hóa rồng”. Ở mục tiêu này, bí quyết của Lý Quang Diệu là xây dựngquân đội với khả năng huy động toàn dân qua nghĩa vụ quân sự. Nghe thì đơn giản,nhưng khiến cho nghĩa vụ quân sự trở thành nghi lễ vào đời của thanh niên, trởthành một phần lối sống của người dân và tác động sâu sắc vào xã hội Singaporesuốt hơn 30 năm qua (tính đến thời điểm ra đời cuốn sách), cũng như thay đổi hẳnnhận thức, định kiến của người dân về nghề lính thì không phải là chuyện chỉnói mà được.

Sau an ninh đến mưu sinh, Lý Quang Diệu học tập chiến thuật“nhảy khu vực” của người Do Thái, “nhảy qua” các nước láng giềng (lúc bấy giờkhông muốn giao thương với Singapore) để liên kết với thế giới đã phát triển. Nhằmthu hút các nhà kinh doanh Mỹ, Âu, Nhật đặt cơ sở sản xuất tại Singapore và xuấtkhẩu sang các nước phát triển, phần thứ hai trong chiến lược của ông là “tạo raốc đảo Thế giới Thứ nhất trong địa hạt Thế giới Thứ ba”. Nguyên lý của chiến lượcnày là đất nước Singapore phải cần lao hơn, được tổ chức tốt hơn, làm việc hiệuquả hơn các quốc gia khác trong khu vực, và thậm chí ngang hàng với các nướcphát triển (“Thế giới Thứ nhất”) để thu hút nhà đầu tư. Mục tiêu là làm sao đểnhà đầu tư hoạt động tốt và có lợi nhuận trên đất nước mình. Từ sự thành công của chính sách thu hút đầu tư, các nhà đầutư Hoa Kỳ đã góp phần xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp điện tử kỹ thuậtcao quy mô lớn ở Singapore, ngành này giúp tạo ra nhiều việc làm - điềuSingapore cần trong thời gian đó. Nhưng hơn cả sự kỳ vọng của Lý Quang Diệu, lựachọn chiến lược của ông đã biến Singapore thành nước xuất khẩu điện tử then chốtvào những năm 1980.

Có thể nói, Winsemius (người Hà Lan, cố vấn kinh tế của Singapore) là người có công đầu trong việc biến Singapore thành trung tâm tàichính của châu Á, khi ông nhìn thấy được vị trí chiến lược của Singapore trongthế giới tài chính: “Khi SanFrancisco đóng cửa thì thế giới chìm trong màn đêm. Không có gì xảy ra mãi chođến 9 giờ sáng hôm sau (giờ Thụy Sĩ), đó là lúc các ngân hàng Thụy Sĩ mở cửa. Nếuchúng tôi đặt Singapore vào giữa, trước lúc San Francisco đóng cửa thì Singapore sẽ nắm quyền kiểm soát. Và khi Singapore đóng cửa, nó sẽ chuyển giaocho Zurich. Vậy, lần đầu tiên kể từ khi hoạt động, chúng ta sẽ có một dịch vụvòng quanh thế giới về tiền tệ và ngân hàng trong suốt 24 giờ một ngày”. Và thế là, từ năm 1968 đến 1985, Singapore “một mìnhmột chợ” trong khu vực. Cùng với những chính sách thu hút tiền gửi từ các cơquan tài chính quốc tế như hủy bỏ thuế lợi tức, miễn yêu cầu thanh toán và dựtrữ pháp định…, đến giữa những năm 90, thị trường ngoại hối của Singapore đã đứnghàng thứ tư trên thế giới, có uy tín cao về sự quản lý kỹ lưỡng và kiên quyết.Đường lối thận trọng “những gì không cho phép là bị cấm” (dù không ít chỉ trích) đã giúp họ vượt qua các cuộc khủng hoảng tài chính một cách an toàn.

Chiến lược thu hút nhân tài của Singapore cũng rấthiệu quả. Họ tìm kiếm những sinh viên châu Á triển vọng một cách có hệ thốngtrên toàn cầu, thậm chí lập hai cơ quan chuyên trách thu hút nhân tài – một từ ẤnĐộ và một từ các nước trong khu vực, sau đó “thu hoạch sớm” bằng cách đề nghịlàm việc ngay trước khi sinh viên tốt nghiệp. Lý do quan tâm đến sinh viên châuÁ là để có thể hấp dẫn họ bởi mức sống cao và chất lượng hơn nước bản xứ, và đểhọ có thể hòa nhập dễ dàng vào xã hội Singapore. Nhờ chính sách hợp lý đó mà đến những năm 90, dòng nhân tài chảy vào đã gấp ba lần dòng chảy ra.

Cuối cùng, bí quyết cốt lõi tôi cho là đã giúpSingapore có thể nhanh chóng hóa rồng, đó là xây dựng được một chính phủ trongsạch, bằng cách “đặc biệt chú ý đến những lĩnh vực mà sự lộng quyền được khaithác cho lợi ích cá nhân, và đồng thời mài nhọn những công cụ có thể ngăn chặn,phát hiện và cản trở những thủ đoạn này”.


Bài học cho ViệtNam Về vấn đề tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư ởViệt Nam, tôi nghĩ có thể học hỏi Singapore ở nỗ lực và ý thức, quyết tâm cao của họ. Không chỉ bằng những chính sách miễn thuế, thủ tục nhanh chóng (họ thực hiện“một dấu một cửa” từ năm 1961), ý thức và nỗ lực đó thể hiện ở những điều nhỏnhặt nhất. Tôi ấn tượng với câu chuyện khi đón tiếp Hewlett-Packard (HP), họcho kéo dây cáp khổng lồ từ tòa nhà lân cận để có thang máy phục vụ cho chuyếnviếng thăm của Hewlett. Câu chuyện thứ hai, tôi thật sự thích thú khi đọc đoạnnói về việc tái định cư nông dân vào những khu nhà cao tầng, về những nông dânchăn nuôi lợn không chịu bỏ các con lợn của họ và mang cả vào căn hộ, “một sốngười cố dỗ các con lợn leo lên cầu thang”. Hóa ra, xuất phát điểm dân tríSingapore cũng không cao (cũng như nước ta), nhưng chính vì vậy mà việc họ cóthể bứt khỏi khởi điểm thấp và hóa rồng mới làm chúng ta khâm phục. Và bên cạnh việc quyết liệt chống tham nhũng, LýQuang Diệu đã có một quan niệm đúng đắn rằng “Singapore chỉ giữ được sự trong sạchvà lương thiện khi nào những con người lương thiện và đầy năng lực sẵn sàngtham gia ứng cử và nắm giữ chức vụ. Họ phải được trả mức lương tương xứng”. Vớiquan niệm này, Singapore có một giải pháp khả thi để chống tham nhũng. Tôi nghĩmình có thể học ở họ tư tưởng, nhưng làm được như thế ở Việt Nam cũng còn là mộtbài toán khó. Chúng ta cũng có thể học hỏi Lý Quang Diệu trong việcgiải quyết các vấn đề đô thị, như chống ô nhiễm, cấm hút thuốc lá, cấm kẹo caosu, chống ùn tắc giao thông. Chẳng hạn, để tái ổn định những người bán hàngrong, Singapore tiến hành cấp giấy phép kinh doanh cho đối tượng này và chuyểnhọ từ lề đường vào trung tâm dành cho người bán hàng rong với hệ thống nước, cốngrãnh và chỗ đổ rác. Câu chuyện phạt roi một học sinh người Mỹ năm 1993vì đã phá hỏng các bảng hiệu giao thông và phun sơn lên 20 chiếc xe hơn, từng nổitiếng trên các phương tiện truyền thông lúc bấy giờ, là một minh chứng cho tinhthần “thượng tôn pháp luật” của Singapore. Tôi thấy, xuyên suốt trong đường lối của Lý Quang Diệu,từ lĩnh vực tài chính, thu hút đầu tư đến hành pháp, chống tham nhũng, là mộttinh thần tín thực, nghiêm minh và quyết tâm to lớn. Chúng ta có thể học hỏi giảipháp một cách dễ dàng, nhưng vấn đề là làm sao làm theo được tinh thần đó.

Tư duy và tầmnhìn

Lý Quang Diệu Chiến lược “nhảy khu vực” của Lý Quang Diệu dần dần hình thành sau những chuyến viếng thăm và diễn thuyết tại Hoa Kỳ. Ông gặp gỡcác doanh nghiệp Hoa Kỳ, một mặt là giới thiệu về Singapore cũng như thẳng thắnphân tích các cơ hội – nguy cơ, một mặt, ông biết được cách suy nghĩ của họtrong việc cân nhắc những rủi ro đầu tư, và nhận ra họ là niềm hy vọng lớn nhấtcủa Singapore. Điều tôi khâm phục hơn hết là phương châm “không chìa bát ănxin” của ông (không xin viện trợ mà thu hút đầu tư), thể hiện tầm nhìn lâu dài cho tương lai của đất nước, và tư duy độc lập của một nước “lớn”.

Tôi bắt gặp điểm tương đồng trong tư duy điều hành đấtnước của ông Diệu với tư duy quản trị một doanh nghiệp: “Nhìn lại phía sau, tôi không thể nói rằng sự phát triển kinh tế và quá trình công nghiệp hóacủa chúng tôi được tiến hành như chúng tôi đã từng hoạch định…” “…Vẫn chưa biếtchắc được công cuộc nghiên cứu mới sẽ phát triển như thế nào, chúng tôi đang thựcsự chơi trò đánh cuộc…” “…Nhiệm vụ củachúng tôi là đề ra mục tiêu kinh tế tầm vĩ mô và thời hạn đạt mục tiêu đó.Chúng tôi thường xuyên xem xét những kế hoạch này và điều chỉnh chúng bởi vì nhữngthực tế mới làm thay đổi viễn cảnh tương lai. Xây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạolao động nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng phải được lên kế hoạch trước nhiều năm…” Lý Quang Diệu cùng với bộ máy của ông không phải lúcnào cũng hiển nhiên đúng. Họ cũng có quá trình thử - sai, có quá trình tìm kiếm,đôi khi như đi trong màn sương mù phải chơi trò đánh cuộc. Nhưng họ biết cái gìcần xác định lâu dài và cái gì cần điều chỉnh, lúc nào và như thế nào…

Lý Quang Diệu có một tư duy tiến bộ về công bằng xãhội: “Động cơ thúc đẩy cá nhân và sự đãi ngộ cho các nhân là điều cốt yếu đối với một nền kinh tế có năng suất… Để cân bằng các kết quả thái quá của sự cạnh tranh thị trường tự do, chúng tôi phải tái phân phối lợi tức quốc gia thông qua việc trợ cấp…”. Ông Diệu cũng tin rằng ‘nếu mỗi gia đình có nhà riêng thì quốc gia sẽ vững bền”. Từ tư duy đó, Singapore có những chính sách xã hội rấtđộc đáo, chẳng hạn như Quỹ Dự phòng – Đầu tư (CPF), tài khoản y tế Medisave –Medishield… Cái hay của ông Diệu là từ tư duy, tầm nhìn, ông đưa vào thực tiễnmột cách có hệ thống và thành công

Còn nhiều điều tâm đắc từ các bí quyết đã đưaSingapore hóa rồng, cũng như còn nhiều điều muốn tranh luận thêm (chẳng hạn, sự cứng rắn của Lý Quang Diệu bị chỉ trích là “độc tài” (?)). Trong khuôn khổ bàithu hoạch này tôi xin chỉ trình bày đôi điều tâm đắc nhất.

Jeanny Lien Cao
 
Top