What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

BA GPS

Đặt “hộp đen” xe khách: Chưa phạt, vẫn phải lắp​


- Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có cự ly từ 500 km trở lên, xe kinh doanh vận chuyển khách du lịch, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container không lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (còn gọi là hộp đen) sẽ bị xử phạt từ ngày 1/7/2013

Đây là nội dung vừa được Chính phủ ban hành tại Nghị định số 33 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

Chờ thiết bị hợp quy

Chỉ còn một tháng nữa, các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có cự ly trên 500 km sẽ phải lắp “hộp đen”

Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Hà Nội cho biết: Hiện tại các doanh nghiệp thành viên cũng chưa lắp đặt, mới chỉ ký hợp đồng với nhà cung cấp và lắp thí điểm cho một số ít xe chạy cư ly trên 500km. Bởi, đến thời điểm này, thiết bị nào hợp chuẩn, đơn vị nào kiểm định, giấy chứng nhận do ai cấp thì chưa rõ ràng. Nếu doanh nghiệp hăng hái lắp đặt mà cơ quan nhà nước không chấp nhận thì sẽ rất tốn kém cho doanh nghiệp

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (Bộ GTVT) cũng cho biết: Đến nay đã có khoảng 1.000 xe lắp đặt thử “hộp đen” và đều có những phản hồi tốt. Tuy nhiên, do các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ GTVT ban hành vẫn chưa đầy đủ; ngoài Thông tư 08 về quy chuẩn thiết bị hộp đen thì vẫn thiếu văn bản hướng dẫn công nhận thiết bị hợp quy chuẩn. Do vậy, đến thời điểm này chưa đơn vị nào được kiểm định và cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn

Ông Hùng cho biết thêm, Hiệp hội đã làm việc với các doanh nghiệp thành viên và kiến nghị họ chờ những đơn vị được chứng nhận hợp quy thì tiến hành lắp. Vì vậy, việc lắp ‘hộp đen’ đang tạm thời dừng lại và các doanh nghiệp vận tải đang đợi các đơn vị sản xuất thiết bị được kiểm định hợp quy

Đối với những thiết bị đã lắp ráp rồi, Hiệp hội cũng đề nghị Bộ GTVT không hồi tố, cho phép các doanh nghiệp vận tải tiếp tục sử dụng trong thời gian nhất định theo quy định của Bộ, để tránh lãng phí cho doanh nghiệp

“Cả nước hiện có khoảng 2,5 vạn chiếc container, giá lắp cho 1 chiếc trên xe cỡ khoảng 5 đến 6 triệu, như vậy cũng lên tới trên 100 tỷ, đó là chưa kể xe khách và các hệ thống quản lý khác. Đây là khoản tiền rất lớn trong lúc kinh tế của các DN đang khó khăn”, ông Hùng nói

Chưa phạt nhưng vẫn phải lắp

Theo Nghị định 33/2011/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành, thời hạn xử phạt xe không lắp hộp đen sẽ được lùi tới ngày 1/7/2013, Tuy nhiên, chỉ lùi thời gian xử phạt, chứ không lùi lộ trình lắp đặt theo Nghị định 91 là ngày 1/7/2011

Và trên thực tế, việc không lùi lộ trình trong Nghị định 91, mà chỉ lùi thời hạn xử phạt là gây khó khăn cho doanh nghiệp

“Các doanh nghiệp muốn đăng kí khai thác tuyến thì phải có giấy phép kinh doanh, trong đó điều kiện cần thiết là phải có hợp đồng lắp và nghiệm thu thiết bị giám sát hành trình. Nếu không, khi xin cấp phép tại các Sở GTVT, Sở sẽ không cấp, hoặc sẽ cấp tạm thời với hạn trong 1 năm. Cả 2 cách giải quyết này đều gây khó khăn, lúng túng cho doanh nghiệp”, ông Hùng lý giải

Được biết, Hiệp hội đã kiến nghị Bộ GTVT không chỉ lùi xử phạt, mà cần lùi cả lộ trình lắp ráp để các nhà cung cấp thiết bị đảm bảo theo quy chuẩn và các doanh nghiệp có thể lựa chọn thiết bị tốt nhất để lắp đặt, cũng như có sự cạnh tranh về giá cả

Ngoài ra, việc khai thác thông tin và hệ thống vận hành của thiết bị này là rất quan trọng; cần phải có thời gian chuẩn bị, thử nghiệm nếu không sẽ gây lãng phí lớn cho các doanh nghiệp

Trong khi đó, phần lớn các doanh nghiệp vận tải trong nước là rất nhỏ, đặc biệt là các hợp tác xã chỉ khoảng 3 xe thì việc bỏ ra một khoản kinh phí lớn cho thiết bị quản lý, cán bộ quản lý là rất khó khăn

“Giờ cũng chỉ còn băn khoăn về chất lượng, có đảm bảo độ tin cậy không, các doanh nghiệp bỏ tiền ra mỗi xe 5-6 triệu để lắp mà nhân lên với hàng vạn xe thì số tiền bỏ ra là không hề nhỏ. Do đó, chất lượng cần phải đảm bảo cho đúng với tiêu chuẩn các cơ quan đã quy định. Hơn nữa là đảm bảo hiệu quả quản lý cho các doanh nghiệp, các hợp tác xã nhỏ lẻ”, ông Hùng cho biết

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Thủy, GĐ Công ty Cổ phần Duy Minh, đơn vị sản xuất thiết bị giám sát hành trình cho biết: Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất cũng như nhập khẩu thiết bị đều đã sẵn sàng, giờ chỉ chờ Bộ GTVT ban hành quy chuẩn kiểm định, để được kiểm tra. Sau khi quy chuẩn được ban hành, chắc chỉ khoảng 20 đến 30 ngày là những sản phẩm được kiểm định đạt tiêu chuẩn sẽ có mặt trên thị trường

Bà Thủy cho biết thêm, việc triển khai sẽ không thể nhanh được, vì quá trình lắp đặt cũng phải đảm bảo các doanh nghiệp vận tải hoạt động bình thường, chỉ có thể lắp khi xe về bãi. Ngoài ra phải triển khai trên phạm vi cả nước thì không thể nào nhanh được. Nên việc lắp đặt hết tất cả các xe theo yêu cầu đúng kỳ hạn 1/7 là khó thực hiện
 
Khám phá vụ trộm xe máy SH thông qua thiết bị định vị​

- Thông qua thiết bị định vị, cảnh sát phát hiện được vị trí chiếc xe bị mất cắp và đã tạm giữ 1 đối tượng liên quan

Khoảng 13h30 ngày 1/6, anh Bùi Mạnh Tiến (ở 179 Hàng Bông) đến Công an phường Hàng Bông trình báo việc kẻ gian lấy cắp xe máy SH BKS 30H6-3889 trị giá 120 triệu đồng của anh để trong nhà

Thông qua thiết bị định vị gắn trên xe máy của anh Tiến, CA phường Hàng Bông phối hợp Phòng CSĐT tội phạm về TTXH đã phát hiện chiếc xe máy trên trong một căn phòng tại B2 - Tân Mai. Biển kiểm soát xe đã bị tháo ra

Cơ quan công an đã tạm giữ Nguyễn Thuý Hoà (SN 1985, ở phường Trần Hưng Đạo, thành phố Nam Định) tạm trú tại địa chỉ trên

CA phường chuyển Phòng CSĐT tội phạm về TTXH - CATP tiếp tục khai thác làm rõ
 
Container điều bị rút ruột chủ yếu do lái xe câu kết với trộm​

giao-thuong-hang-hoa.jpg

Theo thống kê, tính đến thời điểm này, các đối tượng đã rút ruột các container trên 100 tấn sản phẩm các loại, với trị giá gần 8 triệu USD (trên 160 tỷ đồng)

Tóm tắt:

- Hiệp hội Điều cho biết, đối tượng trộm cắp điều chủ yếu do tài xế phối hợp với trộm chuyên nghiệp

- Từ đầu năm tới nay đã xảy ra 2 vụ mất cắp lớn, tổng cộng gần 30 tấn, trị giá 450.000 USD

- Hoạt động rút ruột điều rất tinh vi, không chọc, không phá kiện hàng, khi kiểm tra mới thấy thiếu

- Hành động rút ruột đang làm xấu hình ảnh doanh nghiệp Việt Nam

- Hiệp hội Điều đã gửi văn bản lên chính phủ và yêu cầu chính phủ can thiệp

Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) đã chính thức có văn bản báo cáo Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các bộ, ngành về tình trạng rút ruột container điều. Vì sao tình trạng này gây bức xúc cho doanh nghiệp như vậy ?

Trao đổi với NTNN ngày hôm qua (15.9), ông Nguyễn Đức Thanh- Chủ tịch Vinacas cho biết: “Hiện nay, theo phản ánh của các hội viên, tình trạng mất cắp điều đang diễn ra hết sức phổ biến, tinh vi. Theo thông tin tìm hiểu ban đầu của chúng tôi, đối tượng trộm cắp điều chủ yếu là cánh tài xế phối hợp với một số băng trộm cắp chuyên nghiệp

Thủ đoạn được chúng sử dụng phổ biến là rút ruột container, theo đó hầu hết container bị mất hàng vẫn còn nguyên kẹp chì và cửa container không bị phá, nhưng khi kiểm đếm hàng để giao xuất khẩu thì lại bị thiếu”

Theo thống kê, tính đến thời điểm này, các đối tượng đã rút ruột các container trên 100 tấn sản phẩm các loại, với trị giá gần 8 triệu USD (trên 160 tỷ đồng)

Riêng từ đầu năm đến nay đã xảy ra 2 vụ mất cắp lớn được doanh nghiệp báo cáo Vinacas. Đó là trường hợp của Công ty Donafood ở Đồng Nai bị mất trên 12 tấn hàng, trị giá hơn 100.000USD và Công ty TNHH Thực phẩm An Điền (Bình Dương) mất khoảng 17 tấn hàng, trị giá gần 350.000USD

Sau khi phát hiện ra các sự việc trên, Vinacas đã tiến hành làm việc với các cảng, đưa ra khuyến cáo với các doanh nghiệp hội viên, nhưng tình trạng mất cắp vẫn tiếp tục diễn ra

Ông Thanh bức xúc nói: “Chúng tôi đánh giá, đây là sự việc rất nghiêm trọng, bởi theo tôi được biết, tình trạng này rất hiếm xảy ra. Tình trạng rút ruột hàng hóa trong container không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều và cơ quan giám định của Việt Nam với đối tác nước ngoài

Đặc biệt, việc này sẽ làm xấu đi hình ảnh của đất nước, làm mất thương hiệu của ngành điều, mất đi cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều. Sự thật bây giờ bán hàng hóa đã khó, mà xảy ra tình trạng này thì người mua hoàn toàn không yên tâm, gây một tâm lý hoang mang trong cộng đồng người mua hàng của Việt Nam”

Trước thực trạng trên, trong văn bản kiến nghị gửi Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Vinacas đã đề xuất Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an tích cực điều tra và xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm

Bộ Giao thông - Vận tải có cơ chế quản lý, giám sát các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải container, yêu cầu các doanh nghiệp này phải sử dụng thiết bị định vị vệ tinh - GPS cho xe tải, có trách nhiệm cung cấp toàn bộ dữ liệu lịch trình khi có yêu cầu

Ông Thanh cho biết: “Chúng tôi không còn cách nào khác là phải nhờ đến Chính phủ can thiệp, vì bản thân các doanh nghiệp không có đủ nghiệp vụ để bắt quả tang các đối tượng trộm cắp điều. Chúng tôi đề nghị phải bắt và xử lý nghiêm các đối tượng này để răn đe”
 
Hải quan có thể dùng GPS để chống buôn lậu​

Đề án dùng dịch vụ định vị vệ tinh (GPS) để giám sát hàng hóa xuất, nhập khẩu đang được Tổng cục Hải quan xây dựng và dự kiến áp dụng trong thời gian tới

Cuối tuần qua, Cục Giám sát quản lý về Hải quan, Tổng cục Hải quan có văn bản gửi Công ty cổ phần Nam Hải đề nghị phối hợp cùng xây dựng hệ thống định vị vệ tinh để giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu

Cơ quan này cho hay, Tổng cục Hải quan đang có chủ trương triển khai ứng dụng dịch vụ định vị vệ tinh GPS trong quản lý, giám sát hàng hóa vận chuyển bằng container trên mọi tuyến đường. Hải quan đến nghị phía Nam Hải phối hợp đưa ra các giải pháp kỹ thuật, gồm xây dựng thiết bị định vị GPS, hệ thống máy chủ, cơ sở dữ liệu, phần mềm quản lý, hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin đảm bảo truyền và xử lý dữ liệu đáp ứng yêu cầu quản lý

Bên cạnh đó, hải quan cũng yêu cầu phía Nam Hải xác định được vị trí và tốc độ hiện tại, giám sát lộ trình, vận tốc, hướng di chuyển ngay trên nền bản đồ số chi tiết toàn Việt Nam qua máy tính. Đồng thời thống kê số quãng đường xe di chuyển, cảnh báo khi xe dừng đỗ quá thời gian cho phép

Ngoài ra, hệ thống định vị này cũng đáp ứng được yêu cầu có thể cảnh báo khi xe đi sai lộ trình cho máy chủ quản lý và một số điện thoại đã được đăng lý. Bên cạnh đó, thiết bị cũng theo dõi và mô phỏng được lộ trình di chuyển của xe, lưu trữ các thông tin trên máy vi tính và có thể xem lại khi cần
 
Vịnh Hạ Long: Trên 230 tàu du lịch lắp hệ thống định vị GPS
Sau vài tháng triển khai áp dụng thiết bị tiêu chuẩn an toàn cho những con tàu du lịch tham quan vịnh Hạ Long, đến ngày 8.4, đã có trên 230 tàu du lịch đã được lắp đặt hệ thống quản lý, kiểm tra lộ trình bằng công nghệ định vị vệ tinh (GPS)

Đây là quy định an toàn bắt buộc của tỉnh QN nhằm quản lý phương tiện đảm bảo an toàn khi du khách tham quan trên vịnh trong dịp thời tiết bất thường, mưa bão và đối phó với tình huống xấu khác xảy ra

Cùng với chủ trương sơn trắng tàu du lịch, tỉnh QN phấn đấu đến thời hạn 30.4, sẽ hoàn thành việc lắp đặt định vị GPS cho 500 con tàu. Trang bị GPS thuộc dự án đầu tư hệ thống quản lý, kiểm soát hoạt động tàu du lịch tham quan vịnh Hạ Long với tổng mức đầu tư trên 12 tỉ đồng
 
Mở hộp đen gắn trên xe khách rơi xuống sông làm 34 người chết​

- Chiều 19-5, Ông Lê Xuân Biểu, Giám đốc Sở GTVT Đăk Lăk cho biết, theo thông số của hộp đen gắn trên xe, vào thời điểm 22 giờ 18 phút 35 giây tóc độ xe là 79 km/h

Tại thời điểm 22 giờ 19 phút 37 giây tốc độ xe là 42km/h; thời điểm nhận được tín hiệu cuối cùng từ hộp đen là vào lúc 22 giờ 20 phút 11 giây tốc độ xe tăng lên 74 km/h, sau đó tín hiệu bị mất hoàn toàn. Hộp đen gắn trên xe chỉ là thiết bị quản lý hành trình được định vị vệ tinh GPS, không ghi âm lại các diễn biến trên xe. Vì vậy, các thông số từ hộp đen chỉ là một trong những yếu tố để xác định nguyên nhân tai nạn

Cũng theo ông Biểu, thông thường khi qua cầu, tài xế cần phải giảm tốc độ về mức tối thiểu để đảm bảo an toàn. Được biết, cầu Sêrêpôk được xây dựng từ những năm 80 và hiện đã xuống cấp

Trao đổi với chúng tôi, Đại tá Đoàn Quốc Thư, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đăk Lăk, thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh cho biết, do hai lái xe đều bị tử nạn nên công tác điều tra gặp rất nhiều khó khăn

Về cơ bản, cơ quan công an đã thu thập lời khai của các nạn nhân còn sống và các nhân chứng khác; đồng thời hoàn thành việc khám nghiệm hiện trường. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có kết luận cuối cùng về nguyên nhân vụ tai nạn. Theo ông Thư, nếu xác định lỗi của tài xế thì không thể khởi tố vụ án do tài xế đã tử nạn
 
90% “hộp đen” vừa lắp đã... hỏng​

- 90% “hộp đen” vừa lắp đã hỏng, 10% số thiết bị còn lại cũng chưa biết “ngã bệnh” lúc nào. “Nghi án” hỏng hóc này đang được xem xét và đã có những lưu ý đặc biệt về chất lượng thiết bị cũng như sự cố tình can thiệp của lái xe tới thiết bị

Quy định lắp đặt thiết bị giám sát hành trình GPS (hộp đen) được Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết được thực hiện đúng thời hạn 1/7/2012

Sau hơn 1 tháng lắp đặt và đưa vào sử dụng “hộp đen”, đa phần các doanh nghiệp vận tải đều thừa nhận nhiều lợi ích mà “hộp đen” mang lại trong việc quản lý phương tiện, người lái và giám sát hành trình...

Nhưng chính các doanh nghiệp cũng phàn nàn rằng lái xe liên tục báo về là thiết bị này bị lỗi

Công ty Cổ phần Vận tải ô tô số 2 có 200 đầu xe đã lắp đặt “hộp đen” nhưng chỉ sau hơn 1 tháng, tỷ lệ thiết bị còn hoạt động chỉ khoảng 10%; 90% còn lại lái xe đều báo đã hỏng, thậm chí vừa sửa xong lại tiếp tục báo hỏng

Tương tự, Hợp tác xã Thăng Long - đơn vị đang quản lý hơn 50 đầu xe có lắp “hộp đen” - cũng than phiền thiết bị không đáp ứng đúng nhu cầu, không thực hiện được các tính năng cơ bản như phát tín hiệu, ghi nhận hình ảnh…

GTVT-b60b2.jpg

Thiết bị giám sát hành trình lắp trên các phương tiện liên tục bị hỏng​

Trước sự việc này, các công ty sản xuất hộp đen lý giải thị trường đang có dấu hiệu cung vượt cầu, quá nhiều doanh nghiệp hợp chuẩn được công nhận nên khó kiểm soát chất lượng. Nhiều nhà cung cấp thiết bị chào bán sản phẩm đã cắt bớt tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật với giá rất thấp, chỉ bằng 1/2, 1/3 so với giá chuẩn

“Một số thiết bị đang lưu hành trên thị trường đã bị cắt bớt tính năng về cảnh báo tốc độ, lái xe quá thời gian quy định nhằm hạ giá thành sản phẩm, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh” - đại diện Công ty điện tử Bình An nói

Còn ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội - thì cho rằng khi bán thiết bị “hộp đen” các đơn vị cung cấp thường đưa ra giá tổng thể đối với mỗi thiết bị từ 7-9 triệu đồng, nếu đơn vị vận tải yêu cầu cắt bớt tính năng, giá thiết bị chỉ còn một nửa

“Chưa có nhà cung cấp nào khẳng định phần mềm quản lý thiết bị hộp đen có thể cập nhật được quy định tốc độ ở tất cả các tuyến đường, dẫn đến chuyện cảnh báo sai, gây bức xúc cho lái xe và doanh nghiệp. Ngoài ra, còn một số chức năng cần thiết như: kiểm soát việc thay lái xe, cổng cắm máy in của cảnh sát giao thông… phần lớn chưa lắp đặt”. - ông Liên dẫn giải

Bên cạnh đó, theo ghi nhận của PV, nhiều doanh nghiệp vận tải nhìn nhận việc không có lái xe nào muốn bị kiểm soát và theo dõi khi đi đường nên có thể “hộp đen” bị lỗi; một phần có thể do lái xe cố tình đối phó khi tìm mọi cách để “tác động” đến thiết bị, tuy nhiên để thực hiện việc này không hề đơn giản

Theo ông Liên, nếu muốn can thiệp vào “hộp đen” đang hoạt động, lái xe sẽ mất khoảng 15-20 phút để mở rồi mới có thể cắt dây nối, khi đó thiết bị sẽ ngừng hoạt động. Vì thế, nếu doanh nghiệp giám sát tốt thì sẽ phát hiện được ngay khi tín hiệu tại trung tâm điều hành bị mất và doanh nghiệp có thể kiểm tra khá đơn giả. Còn doanh nghiệp nào nói rằng không thể kiểm soát được lái xe thì có thể coi là cố tình lách luật

Về tình hình này, Vụ Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải) - cơ quan quản lý cao nhất của ngành - cũng thừa nhận có tồn tại một số vấn đề như: sử dụng thiết bị chưa phù hợp với quy chuẩn, lắp mà chưa sử dụng vào việc quản lý và giám sát hành trình...

“Đối với trường hợp các đơn vị lắp hộp đen trước khi Bộ ban hành quy định, ông Thành cho rằng, Bộ đã giao các cơ quan liên quan phối hợp nâng cấp thiết bị cho phù hợp với quy chuẩn

Yêu cầu kiểm tra các đơn vị chưa lắp và kiểm chuẩn thiết bị để xác định lỗi. Với các thiết bị không hợp chuẩn, cơ quan chức năng sẽ thu hồi giấy phép doanh nghiệp lắp đặt và nhà cung cấp hộp đen” - đại diện Vụ Vận tải khẳng định

Riêng về “nghi án” lái xe tắt hoặc phá hỏng thiết bị, Vụ này cho biết: Theo lộ trình thì đến tháng 7/2013 mới là thời hạn xử phạt về hộp đen, khi đó mới có thể xác định trách nhiệm của người lái xe với việc lắp thiết bị và phương tiện. Còn hiện tại, trách nhiệm lắp và duy trì thiết bị thuộc về các doanh nghiệp

Doanh nghiệp nào không quản được lái xe, thì coi như không có đủ điều kiện kinh doanh và hoạt động. Lúc đó Bộ có thể xem xét đề nghị tước giấy phép kinh doanh

Ngoài ra, Bộ GTVT yêu cầu các đơn vị quản lý vận tải, quản lý tuyến thực hiện kiểm tra doanh nghiệp vận tải trên địa bàn về việc đã lắp thiết bị hay chưa và thiết bị có hoạt động không thông qua việc kiểm soát hành trình của từng chuyến xe, phương tiện nào vi phạm sẽ thu hồi phù hiệu và thu hồi đến một tỷ lệ nhất định sẽ đình chỉ hoạt động của doanh nghiệp

Quỳnh Anh
 
Hộp đen cần giải mã
Cơ quan chức năng của tỉnh Khánh Hòa đang điều tra làm rõ nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn giao thông thảm khốc xảy ra trên địa bàn TP.Cam Ranh vào rạng sáng 8.3. Xe khách 76M-1154 bị cho là có lỗi trong vụ tai nạn, nên chiếc hộp đen của xe này sẽ là “đối tượng” đầu tiên mà cơ quan chức năng truy tìm

Đến chiều 9.3, cơ quan điều tra vẫn chưa tìm thấy cái mình cần

Hộp đen là thiết bị giám sát của xe khách. Các thông số ghi lại trong hộp đen như tốc độ, hành trình, thời gian làm việc của lái xe… sẽ là cơ sở để các chủ xe khách biết được các tài xế của mình “nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông” như thế nào

Lắp hộp đen cho xe khách là quy định bắt buộc theo Nghị định 91 của Chính phủ và Thông tư 14 của Bộ Giao thông vận tải sau hàng loạt vụ tai nạn giao thông thảm khốc mà cơ quan chức năng không “giải mã” được. Theo nghị định trên, bắt đầu từ 1.7.2012, tất cả xe khách lưu thông trên đường đều phải lắp hộp đen

Quy định là thế, song thực tế thì việc cơ quan chức năng kiểm tra hộp đen từng xe khách vẫn là điều rất cần đến một “hộp đen” khác để kiểm chứng

Một điệp khúc đã quá mòn cũ mà ai cũng biết lâu nay: hễ nhà nước ra quy định nào thì doanh nghiệp (kể cả người dân) tìm cách “thích nghi” bằng đủ các kiểu đối phó. Bắt buộc người đi xe máy đội mũ bảo hiểm, lập tức mũ bảo hiểm “giá rẻ bất ngờ” được bày bán tràn lan khắp nơi

Bắt buộc xe khách phải có hộp đen thì trước khi đăng kiểm xe, doanh nghiệp “thuê” tạm hộp đen đâu đó lắp vào, kiểm tra xe xong lại tháo ra mang đi trả! Ngành giao thông biết điều này không? Chắc chắn là biết

Ông Thạch Như Sỹ, Phó chánh thanh tra của Bộ GTVT đã từng thừa nhận nhiều doanh nghiệp vận tải chỉ lắp hộp đen theo kiểu đối phó. Trong khi đó, cơ quan kiểm định thì dễ dàng “cho qua” nếu như doanh nghiệp “biết điều” với họ

Ngoài ra, có lẽ nhiều hộp đen trên xe khách hiện chỉ được cơ quan điều tra giải mã sau khi tai nạn đã xảy ra. Vì vậy, hộp đen sẽ chẳng có ý nghĩa gì khi doanh nghiệp không tự ý thức mối nguy hiểm, không thường xuyên “răn đe” tài xế. Sẽ càng vô nghĩa hơn nếu trên xe có hộp đen mà doanh nghiệp vẫn “trả lương theo chuyến” đối với tài xế

Tài xế nào “xoay vòng” nhanh thì lương cao mà xoay chậm thì lương ít. Để có “lương cao” buộc tài xế phải xoay vòng nhanh bằng cách tăng tốc độ. Thậm chí, thay vì mỗi xe phải 2-3 tài xế thì họ “vận dụng” một tài rưỡi (1 tài và 1 phụ xe) để tiết kiệm chi phí

Vì vậy, lắp hộp đen trên xe rồi đi tìm hộp đen sau khi tai nạn xảy ra chỉ mới là phần ngọn của câu chuyện tang thương mà thôi. Cái gốc vẫn là làm sao để mỗi người phải tự ý thức khi tham gia giao thông. Song hành với điều đó là hệ thống đường bộ phải được cải thiện, không để quá nhếch nhác như hiện nay. Đó mới là “hộp đen” cần giải mã

Trần Đăng
 
Kiểm tra "hộp đen" xe khách
Chinhphu.vn - Thanh tra Bộ Giao thông vận tải đang triển khai đợt kiểm tra thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) lắp đặt trên các xe khách tại một số bến xe của Hà Nội

Qua kiểm tra tại bến xe Mỹ Đình, đoàn kiểm tra đã phát hiện 3 thiết bị của nhà cung cấp Skysoft không có dấu hợp quy, không trích xuất được dữ liệu đầy đủ, thậm chí rút nguồn điện nhưng đèn vẫn báo

Đoàn thanh tra cũng tiến hành kiểm tra chỉ định và đột xuất đối với thiết bị của 3 nhà cung cấp Bình Anh, Eposi, Tân Á Châu và một số nhà cung cấp khác mà nhiều xe khách đang sử dụng

Qua kiểm tra 7 nhà cung cấp và 10 doanh nghiệp vận tải lắp đặt thiết bị cho thấy, nhiều thiết bị lỗi cổng kết nối, hiển thị tín hiệu; thiết bị không có mục hướng dẫn nên lái xe không nắm được cách sử dụng và truy nhập thông tin

Được biết, đợt kiểm tra kéo dài trong 3 tháng và chia làm 3 đợt, bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 6/2013

Sau đợt kiểm tra này, cơ quan chức năng sẽ công khai các nhà cung cấp uy tín để các doanh nghiệp vận tải biết. Các thiết bị chưa trích xuất đầy đủ thông tin sẽ phải bổ sung. Những nhà cung cấp và đơn vị thử nghiệm yếu kém, nhiều vi phạm nghiêm trọng sẽ bị đình chỉ, thậm chí đề nghị rút giấy phép

Sau khi kết thúc kiểm tra tại Hà Nội, Thanh tra Bộ Giao thông vận tải sẽ kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp thiết bị ở TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Đà Nẵng

Thanh Hoài
 
Chọn hộp đen nào để tránh “tiền mất tật mang” ?
Sau gần một năm thực hiện quy định lắp đặt hộp đen với doanh nghiệp kinh doanh vận tải, kết quả thanh tra mới nhất của Thanh tra Bộ Giao thông vận tải cho thấy chất lượng thiết bị này đang rất có vấn đề. Nhiều doanh nghiệp vận tải đang sử dụng các hộp đen không đủ tiêu chuẩn

Ông Nguyễn Văn Huyện – Chánh Thanh tra Bộ GTVT cho biết nhiều tính năng của thiết bị chưa đạt yêu cầu. Rất nhiều đơn vị lắp thiết bị chỉ để đối phó chứ không sử dụng

Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp doanh nghiệp muốn nhưng không thể sử dụng được do thiết bị được cung cấp không đảm bảo chất lượng. Một chuyên gia của Hiệp hội vận tải cho hay thực trạng này có 2 nguyên nhân

- Thứ nhất là doanh nghiệp vận tải chủ động bắt tay nhà cung cấp để lắp thiết bị đối phó

- Thứ hai là thị trường hộp đen đang nhập nhằng, thiết bị mới cung cấp chưa kiểm chứng được chất lượng. Chưa rõ nhà sản xuất uy tín, nên nhiều doanh nghiệp lắp kiểu thăm dò. Dẫn tới tình trạng 1 công ty vận tải dùng 4, 5 thiết bị của các hãng khác nhau, quản lý rối như tơ vò


Vị trí lắp đặt hộp đen cần phải khô thoáng, tránh ẩm ướt​

Soi kỹ dấu hợp quy

Các doanh nghiệp vận tải khi lắp đặt hộp đen cần xem thiết bị đó đã được đóng dấu hợp quy hay chưa. Dấu hợp quy (CR) có thể được in, đúc trực tiếp trên sản phẩm, trên nhãn hàng hóa (đối với thiết bị được sản xuất lắp ráp trong nước) hoặc nhãn phụ (đối với hàng nhập khẩu) ở vị trí dễ thấy, không thể tẩy xóa, đồng thời được in trong tài liệu kỹ thuật kèm theo

Dấu hợp quy phải được thể hiện cùng một màu, có thể được phóng to hoặc thu nhỏ nhưng phải đảm bảo đúng tỷ lệ và nhận biết được bằng mắt thường


Ông Nguyễn Mạnh Hà - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hà Lan (Thái Nguyên) bật mí kinh nghiệm: “Sau khi chọn được nhà cung cấp thiết bị đạt chuẩn thì doanh nghiệp nên chọn sản phẩm của một đơn vị cung cấp. Điều này sẽ giúp quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu thuận tiện

Đặc biệt, khi chất lượng sản phẩm có vấn đề, khách hàng cũng dễ dàng đàm phán với nhà cung cấp để khắc phục lỗi hoặc nâng cấp thiết bị”. Tham khảo trên thị trường và các trang bán hàng trực tuyến, dễ dàng thấy rất nhiều các sản phẩm hộp đen được giao bán với chủng loại, chất lượng, giá cả khác nhau

Đặc biệt, chỉ thấy người bán nói tốt cho sản phẩm của mình mà chưa thấy sự đánh giá hay phản biện của người mua, khiến khách hàng như lạc vào mê hồn trận. Theo nhiều đơn vị đã sử dụng hộp đen, phải mất công tìm hiểu kỹ để lựa chọn các nhà cung cấp thiết bị uy tín, đủ tính năng

Theo một số chuyên gia, để xác định được các tiêu chí kỹ thuật của hộp đen trước khi lắp đặt, khách hàng cần phải kiểm tra trực tiếp các thông số cơ bản như: Mở trang web vận hành thử nghiệm để đánh giá sự kết nối của đường truyền. Từ đó sẽ kiểm tra cụ thể các thông số theo 5 tiêu chí của Bộ GTVT. Khách hàng cũng cần kiểm tra cổng kết nối với máy in xem đèn hiển thị có hoạt động tốt không

Phân loại nhà cung cấp thiết bị

Ông Thạch Như Sỹ - Phó Chánh thanh tra Bộ GTVT cho biết: “Qua đợt đầu thanh tra 10 đơn vị cung cấp thiết bị, có thể chia các doanh nghiệp này thành 4 nhóm

- Nhóm 1 cung cấp ra thị trường số lượng lớn thiết bị, các mẫu kiểm tra hiện trường đều đạt yêu cầu, hiện chỉ có Công ty Bình Anh

- Nhóm 2 là các cơ sở sản xuất tương đối quy mô. Tuy nhiên, kiểm tra hiện trường thì vẫn cần chấn chỉnh một số vấn đề. Nhóm 2 có các công ty như Eposi, Vcomsat

- Nhóm thứ 3 còn một số vấn đề chúng tôi đang tiếp tục kiểm tra, thu thập thêm dữ liệu để đưa ra hướng xử lý. Nhóm này gồm các công ty Tân Á Châu, Skysoft, Sao Việt

- Nhóm thứ 4 có nhiều sai phạm lớn, trong đó có Công ty Vạn Xuân, chúng tôi đã đề nghị Bộ trưởng thu hồi giấy chứng nhận hợp chuẩn”

Tính đến ngày 14/01/2013, Vụ KHCN (Bộ GTVT) đã cấp giấy phép cho 62 sản phẩm thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô theo quy chuẩn QCVN 31/2011/BGTVT của 50 đơn vị trong nước lắp ráp, sản xuất và 13 lô sản phẩm nhập ngoại của 2 công ty TNHH Ứng dụng Bản đồ Việt (VIETMAP), TNHH Vô tuyến điện Viễn thông

Nếu đèn không báo sáng thì thiết bị đã bị lỗi. Khi đã lắp đặt và vận hành,các đơn vị vận tải cũng phải lưu ý kiểm tra tình trạng hoạt động liên tục của thiết bị, bởi nhiều trường hợp đơn vị cung cấp không đóng tiền duy trì sim, card, khiến cho thiết bị không thông báo tin nhắn kịp thời khi có sự cố hoặc cảnh báo cho lái xe khi xe đang vận hành trên đường

Đặc biệt, để hoạt động của thiết bị được ổn định, vị trí lắp đặt cần phải khô thoáng, tránh ẩm ướt. Nếu lắp kín, đèn trạng thái phải được đặt lộ ra ngoài để có thể kiểm soát tình trạng hoạt động

Để bảo đảm các doanh nghiệp vận tải lắp đặt thiết bị đúng tiêu chuẩn, ông Nguyễn Thành Long - Giám đốc Công ty TNHH điện tử Trực Nhân đề xuất: “Bộ GTVT nên công bố chi tiết hình ảnh thiết bị hợp chuẩn mà các đơn vị sản xuất, cung ứng đã đăng ký khi xin cấp giấy phép hợp chuẩn

Điều này rất cần thiết vì nhiều đơn vị lắp đặt đã lược bỏ một số bộ phận bắt buộc của hộp đen theo tiêu chí của bộ quy chuẩn”. Thậm chí, đã có trường hợp dấu hợp quy được cấp cho chủng loại hộp đen này nhưng lại được nhà cung cấp dán vào hộp đen khác, giám đốc một doanh nghiệp cho biết

Rõ ràng, giá cả cũng là một tiêu chí để khách hàng lựa chọn thiết bị, tuy nhiên, cần nghiên cứu cụ thể trước khi quyết định. Bởi rẻ hay đắt còn phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ và nhu cầu của người sử dụng

Đơn cử, có loại hộp đen giá chỉ khoảng 2,5 triệu đồng trong khi giá của các loại khác trung bình ở mức 4 triệu đồng/chiếc. Tuy nhiên, phí duy trì sim/card và phí duy trì dịch vụ máy chủ phần mềm của loại 2,5 triệu đồng lại cao hơn

Theo dõi bằng số hóa

Nhân viên quản lý vận tải tại một doanh nghiệp cho biết, hộp đen cho phép người quản lý thông qua máy tính nối mạng với nhà cung cấp thiết bị biết được vị trí, lộ trình mà xe đang di chuyển, tốc độ hiện thời và tốc độ trung bình, lượng xăng trung bình xe tiêu thụ, số lần đóng mở cửa xe, số lần và thời gian xe dừng đỗ, thời gian chạy xe liên tục, ca làm việc của lái xe, số người có mặt trong cabin, hướng dẫn chọn cung đường...

Tuy nhiên, thiết bị này là không ghi lại được hình ảnh các tình huống trên đường, người quản lý chỉ có thể theo dõi xe bằng số hóa qua máy tính hoặc thiết bị cầm tay mà thôi. Vì vậy, muốn hiệu quả hơn nên lắp thêm camera hành trình

T.Phương - T.Mạnh
 
Thanh tra giao thông "sờ gáy" nhà cung cấp hộp đen

Ông Nguyễn Văn Huyện, Chánh Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải cho biết, từ nay đến cuối năm, Bộ sẽ tiến hành thanh tra hoạt động vận tải khách, bến xe khắp 7 tỉnh thành, cũng như các đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình (còn gọi là hộp đen)

Thông tin trên được đưa ra trong cuộc họp thông báo thời gian thanh tra hoạt động vận tải khách và kiểm tra đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình năm 2013 vào chiều nay (3/5)

Cần một cuộc "giải phẫu"

Theo Chánh Thanh tra Nguyễn Văn Huyện, trong thời gian từ tháng 5 đến cuối năm 2013, Bộ sẽ thanh tra việc chấp hành các quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng ôtô theo tuyến cố định liên tỉnh và hoạt động của bến xe ôtô khách tại 7 tỉnh thành bao gồm: Quảng Ninh, Kiên Giang, Thanh Hóa, Bình Định, Quảng Ngãi, Thái Bình, Đắk Lắk

“Công tác thanh tra này nhằm chỉ ra những việc làm được để tiếp tục phát huy, đồng thời phát hiện các tồn tại, vướng mắc, vi phạm để kịp thời chấn chỉnh, xử lý theo quy định của pháp luật; sửa đổi, bổ sung hoặc đề nghị sửa đổi, bổ sung thể chế, chính sách nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng ôtô tuyến cố định liên tỉnh và hoạt động kinh doanh bến xe ôtô khác,” Chánh Thanh tra Bộ Giao thông cho biết

Theo đó, nội dung được đoàn thanh tra tập trung chủ yếu vào 3 lĩnh vực: Về phía Sở Giao thông Vận tải, sẽ thanh tra việc cấp phép kinh doanh vận tải khách bằng ôtô, mở tuyến, công bố tuyến; bổ sung khai thác tuyến, cấp phù hiệu xe, sổ nhật trình chạy xe….

Đối với đơn vị quản lý khai thác, kinh doanh bến xe khách, thanh tra Bộ sẽ tập trung vào việc có đảm bảo các điều kiện hoạt động của bến hay không; thực hiện quy định về giá dịch vụ tại bến xe, thực hiện nghĩa vụ với Nhà Nước

Bên cạnh đó, với đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng ôtô tuyến cố định liên tỉnh, đoàn thanh tra sẽ tập trung kiểm tra điều kiện pháp lý để hoạt động kinh doanh; nơi đỗ xe theo quy định, thiết bị giám sát hành trình, quản lý lái xe nhân viên phục vụ, kê khai, niêm yết giá cước và thực hiện thu giá cước

Trước đợt tổng thanh tra vận tải khách và bến xe này, Chánh Thanh tra Nguyễn Văn Huyện đã chỉ ra những bất cập, những năm qua, ngành vận tải hành khách phát triển nhanh, hình thức vận tải nước ta bao gồm nhiều thành phần kinh doanh tham gia đa dạng như doanh nghiệp, hợp tác xã, cá thể, hộ gia đình nên mang tính chất manh mún, nhỏ lẻ

Dẫn chứng điều này, ông Huyện cho rằng, kết quả cuộc thanh tra 6 tỉnh thành về hoạt động vận tải cho thấy, các Hợp tác xã có vài xe nên đa số gom góp sô xe này vào để chạy, chủ xe kiêm luôn cả tài xế, Hợp đồng lao động chỉ là trên giấy tờ…

“Những tồn tại nêu trên đã tác động xấu đến chất lượng dịch vụ vận tải và là một trong những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông nghiêm trọng do xe ôtô khách gây ra trong thời gian gần đây,” ông Huyện khẳng định

Ngoài ra, vị Chánh Thanh tra Bộ cũng thẳng thắn nhìn nhận, các cuộc thanh tra ngành vận tải sẽ đưa hoạt động kinh doanh vận tải hiệu quả, đảm bảo an toàn giao thông đồng thời loại bỏ các công ty nhỏ, không cho chạy tuyến đường dài

Đồng tình quan điểm đó, ông Thạch Như Sỹ, Phó Chánh Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải cho hay, hiện nay, quản lý xe và lái xe vẫn còn tồn tại nhiều bất cập

Giải thích điều này, theo ông Sỹ, nhiều đơn vị cho thuê xe và chỉ làm dịch vụ vận tải chứ không phải là hoạt động vận tải vì không có bến bãi, đội ngũ theo dõi quản lý…

Để chứng minh cho vấn đề trên, ông Sỹ đưa ra dẫn chứng, qua thanh tra tại 5 tỉnh thành với 49 doanh nghiệp vận tải thì có tới 26 đơn vị có số danh sách lái xe không phù hợp với hợp đồng lao động

Theo Thanh tra Bộ Giao thông, thời gian thanh tra hoạt động vận tải khách và bến xe dự kiến thực hiện đầu tiên ở Quảng Ninh từ ngày 3/5, tháng 12 kiểm tra tại Đắk Lắk, tháng 8 tại Kiên Giang; các tình Thái Bình, Quảng Ngãi, Bình Định, Thanh Hóa sẽ thực hiện thanh kiểm tra trong vòng 2 tháng, từ tháng 8 đến cuối năm 2013

"Sờ gáy" 53 nhà cung cấp hộp đen

Bên cạnh đợt tổng thanh tra kinh doanh xe khách 7 tỉnh thành, dự kiến trong năm nay, lực lượng Thanh tra Bộ sẽ thanh kiểm tra toàn bộ các đơn vị cung cấp thiết bị hộp đen, từ quy trình sản xuất, thử nghiệm tiêu chuẩn chất lượng đến các thông số kỹ thuật, tính năng, hiệu quả khả năng khai thác thông tin từ cơ sở dữ liệu hộp đen… ở 5 tỉnh thành, gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Hà Nội, Hải Phòng

Theo ông Huyện, trong năm nay, Bộ Giao thông sẽ thanh kiểm tra tất cả 53 nhà cung cấp thiết bị hộp đen được Bộ cấp phép. Sản phẩm của đơn vị nào không đạt chuẩn thì phải bị thu hồi đồng thời nhà cung cấp phải sửa chữa những thiết bị đã lắp đặt vào phương tiện

“Trong những tháng vừa qua, Thanh tra Bộ đã tiến hành kiểm tra 11 đơn vị chuyên sản xuất, cung cấp thiết bị giám sát hành trình cho xe ôtô và 3 đơn vị đo, kiểm định chất lượng trên địa bàn Hà Nội. Qua đợt kiểm tra này, Thanh tra Bộ phát hiện một số vi phạm tại Trung tâm Đo lường thuộc Cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng của Bộ Quốc phòng, vì (thiết bị) không đạt chuẩn nên đã cho thu hồi giấy phép và không công nhận kết quả thử nghiệm của đơn vị này,” ông Huyện cho hay

Đề cập đến thực tế nhiều chủ xe ham rẻ nên đã lắp hộp đen không đảm bảo đầy đủ các tính năng, ông Huyện khẳng định: “Đơn vị nào lắp rồi thì sẽ yêu cầu hoàn thiện theo đúng tiêu chuẩn. Với những xe khách không lắp hộp đen, lực lượng chức năng kiên quyết thu hồi phù hiệu chạy tuyến”

Ngoài ra, Chánh Thanh tra Huyện cũng thừa nhận, Sở Giao thông Vận tải các địa phương chỉ dựa vào hộp đen lắp đặt mà chưa quan tâm đến việc thiết bị này có hoạt động hay không để cấp phép hoạt động tuyến cho doanh nghiệp

Theo ông Sỹ, Nghị định số 91/2009/NĐ-CP có hiệu lực xử phạt các doanh nghiệp kinh doanh vận tải chưa lắp thiết bị giám sát hành trình, hoặc lắp nhưng không sử dụng sẽ bị xử phạt từ ngày 1/7 tới đây

Vì vậy, lực lượng thanh tra khi kiểm tra qua thiết bị cầm tay sẽ yêu cầu bắt buộc các hộp đen lắp đặt phải có đầu kết nối thiết bị ra ngoài để lực lượng chức năng cắm thiết bị cầm tay để trích xuất các dữ liệu. Qua điều tra, nhiều thiết bị không trích xuất đủ 6 dữ liệu; việc nhập dữ liệu ban đầu của lái xe để khai báo lái xe lên xe và khai báo xe đó có những sai lệch nhất định; việc lưu trữ vẫn chưa đầy đủ theo quy định (hộp đen phải lưu trữ thông tin ít nhất 30 ngày)

“Qua việc kiểm tra, đội ngũ lái xe sẽ chấp hành nghiêm luật giao thông và giảm thiếu tai nạn,” ông Huyện cho hay

Việt Hùng
 
Sẽ đình chỉ xe khách không gắn hộp đen
- Chiều 3/5, Chánh Thanh tra Bộ GTVT Nguyễn Văn Huyện cho biết sẽ đình chỉ hoạt động những xe chở khách không có thiết bị giám sát hành trình (còn gọi là hộp đen) tại buổi làm việc với các Sở GTVT

Theo ông Huyện, qua kiểm tra 11 đơn vị chuyên sản xuất, cung cấp thiết bị giám sát hành trình cho xe ôtô và 3 đơn vị đo, kiểm định chất lượng trên địa bàn Hà Nội đã phát hiện nhiều mẫu hộp đen không đạt chuẩn; thiếu các chức năng theo quy định

Được biết, trong thời gian tới, Thanh tra Bộ GTVT tiếp tục kiểm tra 53 nhà cung cấp thiết bị hộp đen trên cả nước. Sản phẩm của cơ sở nào không đạt chuẩn sẽ buộc phải thu hồi, sửa chữa. Ông Huyện nói: “Với những xe khách không lắp hộp đen, lực lượng chức năng kiên quyết thu hồi phù hiệu chạy tuyến cố định”

Từ tháng 5 đến cuối năm 2013, Thanh tra Bộ GTVT sẽ kiểm tra việc chấp hành các quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng ôtô theo tuyến cố định liên tỉnh và hoạt động của bến xe ôtô khách tại 7 tỉnh thành: Quảng Ninh, Kiên Giang, Thanh Hóa, Bình Định, Quảng Ngãi, Thái Bình, Đắk Lắk

Ông Huyện cho biết, đợt thanh tra này nhằm chỉ ra những việc làm được để tiếp tục phát huy; đồng thời phát hiện các tồn tại, vướng mắc, vi phạm để kịp thời chấn chỉnh, xử lý theo quy định của pháp luật

Một trong những nội dung quan trọng mà đợt thanh tra này nhắm tới là tìm giải pháp để hạn chế tình trạng các đơn vị kinh doanh vận tải nhỏ lẻ theo kiểu gia đình, “một nhà một xe” không đảm bảo điều kiện kinh doanh theo quy định
 
Bộ GTVT mạnh tay với hộp đen trên ô tô
- Theo thông báo của Bộ GTVT, từ ngày 7/5, sản phẩm hộp đen của Công ty cổ phần Đầu tư phát triển công nghệ Sao Việt không được lắp đặt trên các xe ô tô

Bộ GTVT cũng ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận hợp quy đối với sản phẩm hộp đen của công ty này vì phát hiện thấy nhiều sai phạm, không cung cấp đủ các tiêu chuẩn quy định

Tuy nhiên, đối với những sản phẩm trước đó vẫn được công nhận hợp chuẩn, nhà cung cấp có trách nhiệm bảo hành và cung cấp các dịch vụ liên quan cho khách hàng.

Trước đó, ngày 2/5, Bộ GTVT cũng thu hồi giấy chứng nhận hợp quy của Công ty cổ phần Viễn thông Vạn Xuân và công ty này không được phép lắp đặt hộp đen trên xe ô tô từ ngày 2/5


Từ ngày 1/7/2013, một số ô tô khách, xe ô tô tải phải lắp hộp đen​

Đến ngày 3/5, Bộ GTVT tiếp tục thông báo chấm dứt việc chỉ định thử nghiệm hộp đen của xe ô tô đối với Trung tâm Đo lường thuộc Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Quốc phòng)

Được biết, Theo Nghị định 91, từ ngày 1/7/2011, xe ô tô vận tải hành khách tuyến cố định có cự ly từ 500 km trở lên, xe kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container, bắt buộc phải gắn hộp đen. Tuy nhiên, Chính phủ đã cho lùi thời hạn xử phạt các doanh nghiệp không lắp đặt hộp đen đến 1/7/2013

Sau ngày 1/7/2013, những trường hợp không lắp đặt hộp đen theo quy định sẽ bị xử phạt hành chính từ 2 - 3 triệu đồng/lần

Hiện nay, theo quy định của Bộ GTVT, các xe ô tô khách, xe du lịch và xe container muốn được cấp phép mới thì vẫn bắt buộc phải lắp hộp đen hợp chuẩn
 
Nhốn nháo thị trường thiết bị hộp đen cho xe khách


Kỹ thuật viên một đơn vị sản xuất đang tiến hành lắp ráp các linh kiện của thiết bị hộp đen​

Theo kết quả thanh tra sơ bộ mới nhất của Thanh tra Bộ Giao thông vận tải, thị trường thiết bị giám sát hành trình (còn gọi là hộp đen) đang ở vào tình trạng khó kiểm soát, trong đó nhiều doanh nghiệp vận tải nhập nhằng sử dụng các hộp đen không đủ tiêu chuẩn, nhiều sai phạm của chính đơn vị sản xuất cung ứng và thử nghiệm thiết bị hộp đen trên thị trường đã bị phát hiện

"Loạn" hộp đen “câm, điếc”

Tính từ thời điểm ngày 1/7/2011, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu bắt buộc lắp thiết bị giám sát hành trình đối với xe khách, container… đã được gần 2 năm. Nắm bắt được nhu cầu lắp đặt của chủ xe, nhiều doanh nghiệp đã bằng mọi cách tìm kiếm khách hàng cần thiết bị này bằng việc giảm giá thành sản phẩm một cách "vô tội vạ" mà không quan tâm đến chất lượng…

Trong khi đó, một số đơn vị sản xuất bài bản, chú trọng chất lượng sản phẩm lại phải chịu thiệt vì làm ăn đàng hoàng

Thực tế, trên thị trường hoặc vào các trang bán hàng trực tuyến, rất nhiều các sản phẩm hộp đen được chào hàng với nhiều chủng loại, chất lượng, giá cả khác nhau tùy theo nhu cầu lắp đặt của xe. Thậm chí, nếu tìm kỹ, người ta sẽ phải ngỡ ngàng với thiết bị giám sát hành trình xe khách có giá chỉ từ 1,3 đến 1,8 triệu đồng

Giá cả của các thiết bị hộp đen chuẩn như của Công ty Bình Anh hay Công ty Công nghệ số Việt Nam có mức giá dao động từ 3 - 6 triệu đồng/chiếc. Tuy nhiên, các đơn vị vận tải “ham” rẻ có thể bắt tay với nhà sản xuất để “cắt xén” các linh, phụ kiện nhằm hạ giá thành hộp đen xuống dưới mức 2 triệu đồng

Hiện nay, không ít các doanh nghiệp đang đau đầu “kén” chọn lắp đặt hộp đen chuẩn theo kiểu “thăm dò” khi mà thị trường hộp đen đang “loạn” và dần bão hòa

Theo nhiều đơn vị đã sử dụng hộp đen, doanh nghiệp phải mất công tìm hiểu kỹ để lựa chọn các nhà cung cấp thiết bị uy tín, đủ tính năng nhằm tránh thiệt hại về chi phí sửa chữa và nâng cấp

Lý giải thực trạng trên, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng, doanh nghiệp vận tải chủ động bắt tay nhà cung cấp để lắp thiết bị đối phó, “cắt xén” linh phụ kiện đồng thời thị trường hộp đen đang “nhiễu” với nhiều sản phẩm mới cung cấp chưa kiểm chứng được chất lượng

Chứng minh cho vấn đề này, ông Liên đưa ra dẫn chứng, một số đơn vị vận tải tại Vĩnh Yên khi lắp hộp đen đã bị “cắt xén” các chi tiết về quản lý như: Cảnh báo vượt tốc độ, thiếu cổng cắm USB để quản lý thông tin về lái xe...

Thậm chí lái xe cũng không biết được tính năng cảnh báo khi vượt quá tốc độ, hộp đen phát cảnh báo thì lái xe lại yêu cầu đơn vị lắp đặt cắt tiếng kêu vì gây điếc tai, khó chịu

Ông Dương Hồng Thanh, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh cũng thừa nhận, sau hơn 1 năm triển khai lắp đặt, thiết bị hộp đen đã bộc lộ nhiều hạn chế, nhiều doanh nghiệp lắp đặt đối phó là chủ yếu. Đặc biệt, nhiều chủ xe chỉ lắp để xe “trót lọt” qua đăng kiểm, kiểm định khi đến chu kỳ

“Trên thị trường có quá nhiều đơn vị sản xuất, cung cấp thiết bị chỉ chạy theo lợi nhuận mà không quan tâm đến chất lượng. Cần loại bỏ bớt những nhà cung cấp thiết bị giám sát hành trình không tốt đồng thời, loại bớt ‘cò’ trung gian (các đại lý bán hàng) để nâng cao chất lượng lắp đặt thiết bị giám sát hành trình,” ông Thanh bày tỏ quan điểm

Với quyết định “thanh lọc” các công ty cung cấp thiết bị giám sát hành trình yếu kém, ngay trong tháng 4/2013, qua kiểm tra 11 nhà cung cấp và 10 doanh nghiệp vận tải lắp đặt thiết bị, ông Thạch Như Sỹ, Phó Chánh Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải nhìn nhận, đoàn thanh tra đã phát hiện nhiều thiết bị hộp đen không đạt chuẩn và hoàn toàn trong tình trạng “câm, điếc”

"Phù phép" giấy hợp quy

Dẫn chứng, đoàn thanh tra Bộ đã phát hiện thiết bị của Công ty Skysoft không có dấu hợp quy, không nhập được tên lái xe, không trích xuất được đầy đủ thông tin bắt buộc, bị cắt xén linh kiện, rút nguồn điện nhưng đèn vẫn báo... Thậm chí, thiết bị của Skysoft không có màn hình theo mẫu đăng ký với Bộ Giao thông nhưng nhà sản xuất lại cấp cho khách hàng giấy chứng nhận hợp quy để hợp thức hóa các thiết bị


Kỹ thuật viên một đơn vị sản xuất đang tiến hành lắp ráp các linh kiện của thiết bị hộp đen
Cá biệt, có thiết bị của đơn vị cung cấp không đăng ký theo mẫu của Bộ Giao thông và tự cấp giấy chứng nhận hợp quy để doanh nghiệp vận tải lắp đặt yên tâm về sản phẩm đạt chuẩn và sử dụng giấy chứng nhận để xin cấp giấy phép vận tải. Thậm chí, có nhà sản xuất nhập khẩu thiết bị đã tự ý “chế” để “đội lốt” thiết bị được sản xuất lắp ráp trong nước

Theo ông Sỹ, tính đến ngày 6/5/2013, Bộ Giao thông đã chính thức thu hồi giấy chứng nhận hợp quy của ba đơn vị: Vạn Xuân, Sao Việt và Tân Á Châu do sản phẩm của các đơn vị này không đáp ứng các tiêu chí theo quy định

“Sau đợt kiểm tra này, những nhà cung cấp và đơn vị thử nghiệm yếu kém, nhiều vi phạm nghiêm trọng sẽ bị đình chỉ, thậm chí đề nghị rút giấy phép đồng thời nhà cung cấp phải sửa chữa những thiết bị đã lắp đặt vào phương tiện,” ông Sỹ khẳng định

Bên cạnh đó, ông Sỹ cũng cho hay, sau đợt kiểm tra này, thanh tra Bộ sẽ kiến nghị lên Bộ Giao thông công khai danh tính các nhà cung cấp uy tín để các doanh nghiệp vận tải biết đồng thời phân loại nhà các đơn vị sản xuất hộp đen

Đại diện một Công ty sản xuất thiết bị hộp đen than thở rằng có một số công ty cung cấp thiết bị đăng ký lên Bộ Giao thông một mẫu nhưng thực tế khi bán ra thị trường lại cố tình cắt xén tính năng và phụ kiện để hạ giá. Hầu hết, các doanh nghiệp vận tải chưa tìm hiểu kỹ đã mua phải thiết bị kém chất lượng này

“Bộ Giao thông nên chụp ảnh các mẫu thiết bị giám sát hành trình và công bố rộng rãi để doanh nghiệp vận tải nắm rõ danh sách các đơn vị đã được cấp giấy chứng nhận hợp quy,” vị đại diện này bày tỏ quan điểm

Trước đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng đã đề nghị Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam khi xét xe theo chu kỳ, cần kiểm định các tính năng kỹ thuật của hộp đen theo tiêu chuẩn quy định

Tổng cục Đường bộ cũng sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý vận tải, cập nhật thường xuyên các thông số cơ bản từ hộp đen để phục vụ kiểm soát và chấn chỉnh các vi phạm về trật tự an toàn giao thông

Theo kết quả Thanh tra của Bộ Giao thông, qua đợt đầu thanh tra 11 đơn vị cung cấp thiết bị, có thể chia các doanh nghiệp này thành 4 nhóm

Nhóm 1 cung cấp ra thị trường số lượng lớn thiết bị, tổ chức sản xuất bài bản hiện chỉ có Công ty Bình Anh và Công nghệ số Việt Nam

Nhóm 2 là các công ty Eposi và công ty Vcomsat có một số sai phạm nên Bộ Giao Thông gia hạn cho 3 tháng khắc phục, nếu kiểm tra lại không đạt thì có thể phạt thu hồi giấy chứng nhận hợp quy

Nhóm thứ 3 còn một số vấn đề nên thanh tra Bộ đang tiếp tục kiểm tra, thu thập thêm bằng chứng để đưa ra hướng xử lý. Nhóm này gồm các công ty Skysoft, TVS, GTI, Elcom

Trong đó Bộ Giao thông đã phát hiện nhiều sai phạm của công ty Skysoft, riêng GTI và Elcom, Bộ đang chờ thu thập dữ liệu hiện trường rồi mới chính thức kết luận

Nhóm cuối có nhiều sai phạm lớn, Bộ Giao thông đã thu hồi giấy chứng nhận hợp chuẩn. Nhóm này tính đến ngày 6/5/2013 gồm ba công ty là: Tân Á Châu, Sao Việt, Vạn Xuân

Việt Hùng
 
Nhiều xe khách vi phạm tốc độ - chạy quá 100km/h”
- Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Đinh La Thăng trong văn bản vừa gửi văn bản các Sở GTVT trên toàn quốc, yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra hoạt động của phương tiện vận tải qua thiết bị giám sát hành trình (TBGSHT)

Theo Bộ trưởng Thăng, tại các địa phương, các phương tiện vận tải thuộc diện phải lắp thiết bị giám sát hành trình (TBGSHT) đã được lắp

Tuy nhiên, qua kết quả thanh tra tại một số đơn vị kinh doanh vận tải khách tuyến cố định và kết quả kiểm tra đợt 1 tại một số đơn vị cung cấp TBGSHT cho thấy, TBGSHT được lắp trên nhiều phương tiện không đúng theo quy định


Nhiều xe khách chạy quá tốc độ cho phép, TBGSHT lắp đặt không đảm bảo​

Những lỗi vi phạm điển hình như: TBGSHT không có dấu hợp quy của Bộ GTVT, không có xuất xứ hàng hóa; không hoạt động hoặc có hoạt động nhưng không theo dõi, trích xuất đầy đủ thông tin tối thiểu; không có tín hiệu báo trạng thái hoạt động, không có cổng kết nối (cổng DB9) để in hoặc có nhưng không in được từ máy in cầm tay hoặc kết quả in từ máy in cầm tay không có đầy đủ các dữ liệu theo quy định tại Nghị định 91/2009/NĐ-CP, QCVN 31:2011/BGTVT

“Tình trạng các phương tiện chở khách tuyến cố định chạy quá tốc độ diễn ra thường xuyên, nhiều phương tiện chạy tốc độ trên 100 km/h. Điều này tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông đường bộ” - Bộ trưởng Thăng nhấn mạnh

Từ 1/7, xử phạt xe không lắp đặt TBGSHT

Nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải khách qua TBGSHT và kiềm chế tai nạn giao thông, đặc biệt là tai nạn nghiêm trọng do xe khách gây ra, Bộ trưởng Thăng yêu cầu các Sở GTVT tiến hành rà soát hoạt động của TBGSHT lắp trên phương tiện

Các TBGSHT phải đảm bảo theo dõi, trích xuất đầy đủ các thông tin tối thiểu theo quy định và TBSGHT đáp ứng đầy đủ các tính năng khác theo quy định, như: lưu trữ dữ liệu trong thời gian quy định, có tín hiệu báo trạng thái hoạt động, có cổng kết nối máy in và in được từ máy in cầm tay, dữ liệu in được đảm bảo đủ thông tin theo quy định…; yêu cầu đơn vị cung cấp TBGSHT khắc phục, sửa chữa ngay các TBGSHT không có đủ các tính năng theo quy định tại QCVN 31:2011/BGTVT

Duy trì thực hiện nhiệm vụ của bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông theo quy định; thực hiện quản lý chặt chẽ đối với lái xe hoạt động trên tuyến qua TBGSHT, ban hành các quy định nội bộ để xử lý nghiêm các lái xe có lỗi vi phạm về tốc độ, thời gian lái xe

Bộ trưởng Thăng cũng yêu cầu các Sở GTVT phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra hoạt động phương tiện qua TBGSHT để kịp thời phát hiện các các phương tiện, lái xe có vi phạm (đặc biệt các vi phạm về tốc độ, thời gian lái xe, hành trình), yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải nghiêm túc chấn chỉnh; tước quyền sử dụng Giấp phép kinh doanh vận tải đối với các đơn vị kinh doanh vận tải có nhiều vi phạm theo quy định; thu hồi, không cấp mới, cấp đổi phù hiệu, sổ nhật trình đối với các xe có TBGSHT không theo dõi, trích xuất, lưu trữ đủ các thông tin tối thiểu

Thông báo, tuyên truyền trước cho các đơn vị kinh doanh vận tải, lái xe về quy định, từ ngày 1/7/2013 sẽ xử phạt người điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải không gắn TBGSHT của xe (nếu có quy định phải gắn thiết bị) hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động, không đúng quy chuẩn

Các Sở GTVT phải đảm bảo trang bị các thiết bị (máy tính, máy in cầm tay) phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra; tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, thanh tra viên và chỉ đạo Thanh tra Sở GTVT tăng cường kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính đối với các trường hợp có vi phạm về TBGSHT (không gắn TBGSHT của xe hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động, không đúng quy chuẩn) theo quy định
 
Bình quân 1 xe khách vượt tốc độ 22 lần/ngày
Chinhphu.vn – Từ 1/7 tới các lực lượng chức năng sẽ ra quân đợt cao điểm kiểm tra và xử lý việc chấp hành thực hiện lắp các thiết bị giám sát hành trình đối với vận tải hành khách bằng ô tô

Phó chủ tịch UB An toàn giao thông Quốc gia Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, từ 1/7 tới các lực lượng chức năng sẽ ra quân đợt cao điểm kiểm tra và xử lý việc chấp hành thực hiện lắp các thiết bị giám sát hành trình đối với vận tải hành khách bằng ô tô, đây là một bước triển khai Nghị định 91/2009/NĐ-CP

Theo ông Hiệp, hiện cả nước có 48 ngàn xe nằm trong diện bắt buộc lắp thiết bị giám sát hành trình

Phân tích các vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng cho thấy nguyên nhân chủ quan do vi phạm tốc độ chiếm 18-24%. Qua đợt kiểm tra 1.200 xe khách từ thiết bị hành trình cho thấy: bình quân 1 xe khách vượt tốc độ 22 lần, xe chạy quá tốc độ nhiều nhất 300 lần/ngày, tốc độ cao nhất 126 km/h

Nhằm kiềm chế TNGT, Bộ GTVT đã thành lập các đoàn thanh tra chuyên ngành các đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình của ô tô và việc chấp hành các điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định qua thiết bị giám sát hành trình, cũng như việc chấp hành các điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định qua thiết bị giám sát hành trình

5 tháng, đầu năm 2013 toàn quốc xảy ra 12.052 vụ tai nạn giao thông, chết 4.163 người, bị thương 12.171 người. So với cùng kỳ năm 2012 giảm 14,77% về số vụ, giảm 20,02% số người bị thương nhưng số người thiệt mạng lại tăng 0,68%

Đáng lưu ý, riêng trong tháng 5 đã xảy ra 2.409 vụ làm chết 799 người, bị thương 2.480 người

Ông Nguyễn Văn Huyện, Chánh thanh tra Bộ Giao thông vận tải cho biết: kết quả kiểm tra đợt 1 mới đây tại 7 đơn vị vận tải tại Quảng Ninh cho thấy tất cả các phương tiện đã được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Tuy nhiên các đơn vị vận tải chưa thực hiện khai thác, quản lý thông tin từ thiết bị giám sát hành trình theo quy định, nhiều thiết bị được kiểm tra không đảm bảo các tính năng theo quy định

Kiểm tra tại 7 đơn vị trên tổng số 52 đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình đã được bộ GTVT cấp Giấy chứng nhận hợp quy, Bộ GTVT đã thu hồi giấy chứng nhận hợp quy của của 3 đơn vị Công ty Tân Á Châu, Cty Sao Việt, Công ty Vạn Xuân và yêu cầu hai đơn vị là Cty Eposi, Cty Vicomsat khắc phục một số tồn tại của thiết bị đã cung cấp ra thị trường trong thời hạn 3 tháng

Tại cuộc họp báo diễn ra chiều nay, ông Hiệp cho biết, theo quy định doanh nghiệp có 30% số xe vi phạm tốc độ sẽ bị tước giấy phép kinh doanh. Cũng theo ông Hiệp, từ 1/7 các cơ quan quản lý nhà nước có đầy đủ thẩm quyền chiết xuất thông tin từ thiết bị giám sát hành trình bất cứ lúc nào để phục vụ công tác quản lý

Quỳnh Hoa
 
Từ 1/7, phạt DN vận tải lắp 'hộp đen' lỗi
- “Để ngăn chặn nguy cơ gây TNGT từ xe khách và xe tải, từ ngày 1/7 tới 48.000 xe nằm trong diện bắt buộc lắp thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) sẽ được kiểm soát chặt bằng cách xử phạt nếu vi phạm…”

Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch Uỷ ban ATGT Quốc gia cho biết tại buổi họp báo công bố kết quả thanh tra thiết bị giám sát hành trình đợt I… chiều 27/5

Theo đó, đơn vị vận tải nào có lái xe vi phạm quá 30% lỗi thông qua việc trích xuất dữ liệu từ hộp đen thì doanh nghiệp đó sẽ bị tước giấy phép kinh doanh


Ông Nguyễn Hoàng Hiệp (trái) và ông Nguyễn Văn Huyện (phải) tại buổi họp báo​

Ông Hiệp cho biết, để “siết” chặt đội ngũ lái xe, từ tháng 7 đến tháng 9, Ủy ban ATGT Quốc gia sẽ tiến hành một chiến dịch thí điểm theo dõi tốc độ xe khách của 3 doanh nghiệp vận tải

Hàng ngày, doanh nghiệp và Ủy ban sẽ cập nhật thông tin về tốc độ và một số lỗi vi phạm. Sau đó, Ủy ban sẽ công bố với báo chí thông tin ngay trong ngày về việc xe chạy quá tốc độ, quá bao nhiêu km/h… để giám sát và theo dõi

“Trước hết, cơ quan chức năng chỉ tiến hành xử phạt xe không lắp hộp đen và lắp thiết bị không hoạt động”, ông Hiệp cho biết

Đồng tình quan điểm trên, ông Khuất Việt Hùng, quyền Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ Giao GTVT) cho rằng, từ 1/6, sẽ thực hiện thí điểm tích hợp trích dữ liệu từ xe đã lắp hộp đen ra để theo dõi và xử lý

Doanh nghiệp, lái xe có thể can thiệp thiết bị



48.000 xe nằm trong diện bắt buộc lắp thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) sẽ được kiểm soát chặt bằng cách xử phạt​

Trước câu hỏi của báo giới, liệu doanh nghiệp vận tải và lái xe có thể can thiệp vào thiết bị “hộp đen” để xoá lỗi vi phạm của phương tiện khi lưu thông trên đường, đại diện Vụ Khoa học Công nghệ (Bộ GTVT) cho rằng, Bộ cũng đã tính đến sai số cho phép của thiết bị hộp đen. Tuy nhiên, doanh nghiệp cố tình thì vẫn có thể tác động

Theo đại diện Vụ Khoa học Công nghệ, muốn ngăn chặn, các đơn vị liên quan cần phải xây dựng trung tâm quản lý dữ liệu tập trung, bởi trong phần mềm thu nhận dữ liệu của doanh nghiệp sẽ có những thuật toán để xử lý và phân biệt mã hóa số liệu đã bị thay đổi

Qua quá trình theo dõi thực tế, ông Hiệp nhìn nhận, hiện nay, mỗi nhà cung cấp hộp đen sử dụng riêng phần mềm của mình và các phần mềm này không tương thích, đồng bộ với nhau đã dẫn đến việc theo dõi, cập nhật, tổng hợp, phân tích dữ liệu gặp rất nhiều khó khăn

Ông Hiệp cho biết, theo Quy chuẩn Bộ GTVT chứng nhận cho 52 nhà cung cấp hộp đen hợp quy, các đơn vị này đều khẳng định thiết bị hộp đen có khả năng kết nối với trung tâm dữ liệu

Tuy nhiên, để theo dõi chặt chẽ hơn, ông Hiệp cho biết, Bộ GTVT đã đề nghị 3 doanh nghiệp triển khai nghiên cứu mô hình quản lý dữ liệu tập trung về máy chủ và viết phần mềm tự truy cập để báo cáo hàng ngày và chuyển máy chủ chạy thử về Ủy ban ATGT thông từ giữa tháng 6

Đề cập đến việc những nhà xe đã lắp thiết bị hộp đen của những doanh nghiệp không đúng quy chuẩn theo quy định, ông Nguyễn Văn Huyện - Chánh thanh tra (Bộ GTVT) cho biết, những nhà cung cấp và đơn vị thử nghiệm yếu kém, nhiều vi phạm nghiêm trọng sẽ bị đình chỉ, thậm chí đề nghị rút giấy phép đồng thời nhà cung cấp phải sửa chữa những thiết bị đã lắp đặt vào phương tiện

Công ty BinhAnh GPS hỗ trợ doanh nghiệp đổi hộp đen lỗi

Nhằm tránh thiệt thòi cho những đơn vị vận tải “lỡ” lắp hộp đen “lỗi”, ông Huyện cho hay, đã có các đơn vị sản xuất hộp đen đạt đúng quy chuẩn của Bộ GTVT là Công ty Bình Anh, Vinh Hiển sẵn sàng đổi hộp đen lỗi để chỉnh sửa

Vũ Điệp
 
Sẽ gắn 'hộp đen' giám sát phương tiện giao thông
- Trước thực trạng xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cho biết Chính phủ đã chỉ đạo xử lý trách nhiệm từ lái xe, chủ xe, chủ doanh nghiệp vận tải đến đơn vị đào tạo, cơ quan kiểm định

Trước thực trạng xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng gần đây, trao đổi với báo chí bên hành lang QH sáng nay (11/6), Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết, Chính phủ đã giao Bộ trưởng Giao thông - Vận tải họp với các nhà khoa học, nhà quản lý, nhiều cơ quan chức năng để tìm cho ra nguyên nhân, có giải pháp thiết thực, cụ thể, quyết liệt ngăn chặn tai nạn giao thông

Quyết liệt

"Phải rà soát công tác tuyên truyền về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đến đội ngũ lái xe, chủ phương tiện vận tải và những người sử dụng phương tiện tham gia giao thông hàng ngày trên đường phố...

Phải tìm xem tiêu chí nào phù hợp để nâng cao ý thức tham gia an toàn giao thông và đặc biệt phải gắn với trách nhiệm của người lái xe, người sử dụng phương tiện trong việc tham gia an toàn giao thông. Ý thức, ý thức và ý thức' - cụm từ này phải được nhắc nhở thường xuyên hơn" - ông nói với báo giới

Mặt khác, theo Phó Thủ tướng, phải tổ chức lại trật tự giao thông, đặc biệt gắn các thiết bị hành trình, kiểm tra thường xuyên đối với những người sử dụng phương tiện để phát hiện những hành vi vi phạm

"Cứ cách 2 - 4 giờ làm việc, lái xe phải được nghỉ, quy định rõ ràng một ngày chỉ lái bao nhiêu tiếng... Đặc biệt, phải gắn trách nhiệm của chủ xe và lái xe trong quá trình vi phạm. Phải xử lý nghiêm cả lái xe, chủ phương tiện và người đứng đầu công ty kinh doanh vận tải trong quá trình vi phạm", ông Phúc chỉ ra

Mặt khác, ông cho hay, phải có những biện pháp xóa các 'điểm đen' thường xảy ra tai nạn giao thông. Bên cạnh đó, gắn những thiết bị theo dõi để giám sát hoạt động của các phương tiện tham gia giao thông, đặc biệt là xe khách đường dài"


Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời báo chí bên hành lang QH​

Trước thực trạng nhiều phương tiện không đủ điều kiện tham gia giao thông vẫn hoạt động, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho hay tất cả các cơ quan kiểm định phải chịu trách nhiệm về vấn đề này

"Phải xử lý cả những đơn vị đào tạo và các đơn vị kiểm định thiếu trách nhiệm trong phạm vi toàn quốc trong lĩnh vực kiểm định thiết bị và phương tiện lưu thông trên đường kém chất lượng. Thường xuyên phải có đánh giá, kết luận phương tiện trước khi cho lưu hành trên đường phố", Phó Thủ tướng nói

Với những doanh nghiệp vận tải cố tình sử dụng các loại phương tiện đã hết hạn sử dụng, hết hạn hợp đồng, cả lái xe và chủ phương tiện cũng phải bị xử lý

Giám sát để chống 'mãi lộ'

Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh, bên cạnh việc tuần tra, kiểm soát, xử phạt nghiêm khắc các đối tượng vi phạm trật tự an toàn giao thông, phải tổ chức giám sát tốt hơn đối với những người thực thi công vụ, nhằm chống tình trạng “mãi lộ”, tiêu cực, hối lộ đối với các lực lượng chức năng, đặc biệt là Thanh tra giao thông và Cảnh sát giao thông

"Việc giám sát này có sự tham gia tích cực của nhân dân và cần công khai minh bạch vấn đề này; đồng thời, tăng cường bồi dưỡng, tạo điều kiện cho lực lượng thi hành công vụ về mặt kiến thức để hoạt động tốt hơn. Các ngành chức năng phải quán triệt việc chống tiêu cực, 'mãi lộ' là một yêu cầu cấp thiết trong toàn ngành", ông Phúc nói

Phó Thủ tướng cũng cho biết, Chính phủ hoan nghênh nhiều địa phương gắn thiết bị giám sát tại các ngã ba, ngã tư và các nút giao thông trọng điểm. Chính phủ tới đây sẽ xem xét, rút kinh nghiệm và nhân rộng trên phạm vi toàn quốc và trong phạm vi kinh phí hiện có

"Nhưng trước hết, những thiết bị hành trình mà chúng ta quen gọi là 'hộp đen', phải được gắn lên các phương tiện một cách nghiêm túc, chính xác, để giám sát những người điều khiển phương tiện và tôi cho đây là biện pháp cấp thiết phải triển khai có hiệu quả", Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ ra

Chung Hoàng
 
Thu hồi giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm “hộp đen”
- Chiều 13-6, đại diện Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải cho biết, cơ quan này đã thu hồi giấy chứng nhận hợp quy đối với sản phẩm “hộp đen” do Công ty TNHH Thương mại, dịch vụ Xuân Phi (trụ sở ở quận Tân Bình) cung cấp vì không đáp ứng các tiêu chuẩn quy định

Trong quá trình sản xuất và cung cấp thiết bị giám sát hành trình, Công ty TNHH Thương mại, dịch vụ Xuân Phi đã không đáp ứng được các tiêu chí theo quy định về hợp quy, hợp chuẩn của Bộ Giao thông vận tải như: Thiếu thiết bị in, không có đèn báo, quy trình sản xuất thiết bị không bảo đảm…

Đây là một trường hợp cung ứng sản phẩm “hộp đen” không bảo đảm các quy chuẩn quy định dẫn đến những sai lệch hoặc không ghi nhận được tình hình phương tiện khi xảy ra tai nạn giao thông

Theo kế hoạch, từ nay đến ngày 29-6, Thanh tra Bộ Giao thông vận tải sẽ kiểm tra đối với 19 đơn vị sản xuất, cung cấp “hộp đen” và doanh nghiệp vận tải ở TP Hồ Chí Minh

Quốc Định
 
Hàng loạt đơn vị sai phạm lắp đặt hộp đen
- "Đến ngày 14/6, Thanh tra Bộ GTVT đã tiến hành đình chỉ và thu hồi chứng nhận hợp quy 2 đơn vị sản xuất thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) có nhiều sai phạm và đang chờ xem xét một đơn vị giải trình”

Ông Thạch Như Sỹ, Phó Chánh thanh tra Bộ GTVT, cho biết kết quả thanh tra các đơn vị sản xuất hộp đen tại các tỉnh phía nam

Nhiều thiết bị không hợp chuẩn

Ngay trong tháng 6/2013, qua kiểm tra 7 trong tổng số 19 doanh nghiệp cung cấp thiết bị hộp đen tại các tỉnh phía Nam, đoàn thanh tra Bộ GTVT đã phát hiện nhiều thiết bị hộp đen không đạt chuẩn

Ông Sỹ cho biết, qua kiểm tra, 7 nhà cung cấp và các doanh nghiệp vận tải lắp đặt thiết bị thì nổi cộm lên vấn đề nhiều thiết bị lỗi cổng kết nối, hiển thị tín hiệu; thiết bị không có mục hướng dẫn nên lái xe không nắm được cách sử dụng và truy nhập thông tin


Thiết bị hộp đen của công ty VECOM (Vinh Hiển) có nhiều sai phạm​

Tại bến xe Miền Đông chỉ trong chiều 13/6, đoàn kiểm tra đã phát hiện thiết bị hộp đen của công ty VECOM (Vinh Hiển) gắn trên xe khách BKS 51B – 08567 do lái xe Đỗ Nhật Hoàng của Công ty Phương Trang điều khiển không trích xuất được đầy đủ thông tin dữ liệu theo quy định, không niêm yết hướng dẫn sử dụng trên xe…

Kiểm tra ngẫu nhiên xe 79N – 0266 đơn vị vận tải Cúc Tùng cũng lắp thiết bị hộp đen của nhà cung cấp VECOM (Vinh Hiển), qua quan sát cho thấy, cổng kết nối máy in không đạt theo quy chuẩn, hộp đen giấu sâu trong xe chỉ “lòi” mỗi đèn báo hiệu hoạt động

Cổng chiết xuất số liệu lắp đặt sâu bên trong, cơ quan chức năng muốn kiểm tra in ấn phải tháo táp lô mới chiết xuất được

Trước đó, ngày 12/6 vừa qua, tại bến xe miền Tây, thanh tra Bộ GTVT kiểm tra các thiết bị của công ty này có cổng máy in không đúng theo quy chuẩn

Rút giấy phép

Ông Sỹ cho biết, qua đợt kiểm tra đơn vị cung cấp, lắp đặt hộp đen, lực lượng Thanh tra Bộ GTVT đã “lật tẩy” hàng loạt mánh khoé của các nhà sản xuất bằng cách “phù phép” giấy chứng nhận hợp quy, có dấu hiệu lừa đảo và không trung thực với khách hàng

Cụ thể, đoàn thanh tra Bộ đã phát hiện thiết bị của Công ty CP công nghệ thông tin C.S.S.E (Đà Nẵng), Công ty TNHH thương mại dịch vụ Xuân Phi (TP. HCM) phát hiện các sản phẩm hộp đen thiếu chứng nhận hợp quy, không đáp ứng được các tiêu chí theo quy định của Bộ GT VT như: thiếu thiết bị in, không có đèn báo, quy trình dây chuyền sản xuất thiết bị không đảm bảo…

Bên cạnh đó, ông Sỹ cũng nêu thêm hàng loạt sai phạm của một trường hợp khác là Công ty TNHH viễn thông TÍT

Qua công tác thanh tra hộp đen trên xe ôtô, đoàn kiểm tra đã phát hiện nhiều dấu hiệu vi phạm của TÍT như: không sản xuất thiết bị hộp đen mà mua một loại sản xuất 2 cục rồi nhưng cắt xén bán cho các doanh nghiệp vận tải sản phẩm chỉ có 1 cục

Ông Sỹ cho biết: Sau khi kiểm tra sơ bộ công tác thanh tra 7/19 đơn vị cung cấp và lắp đặt hộp đen tại TP.HCM, Thanh tra Bộ đã thu hồi giấy chứng nhận của 2 đơn vị sản xuất cung ứng hộp đen là C.S.S.E và Xuân Phi đồng thời chờ đơn vị TÍT giải trình các vi phạm và xem xét biện pháp xử lý”

Đối với các đơn vị sản xuất, cung ứng hộp đen còn vướng các lỗi, Bộ GTVT cho thời hạn 3 tháng để khắc phục, nếu không hoàn thành Bộ sẽ thu hồi giấy phép

Vũ Điệp
 
Top