What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Bilderberg Group

thoidaianhhung

Administrator
Inside the secretive Bilderberg Group​

How much influence do private networks of the rich and powerful have on government policies and international relations? One group, the Bilderberg, has often attracted speculation that it forms a shadowy global government. As part of the BBC's Who Runs Your World? series, Bill Hayton tries to find out more.

_40852046_bilderberg1.jpg

Bilderberg's head Viscount Davignon plays down the group's role in setting the international agenda

The chairman of the secretive - he prefers the word private - Bilderberg Group is 73-year-old Viscount Etienne Davignon, corporate director and former European Commissioner.

In his office, on a private floor above the Brussels office of the Suez conglomerate lined with political cartoons of himself, he told me what he thought of allegations that Bilderberg is a global conspiracy secretly ruling the world.

"It is unavoidable and it doesn't matter," he says. "There will always be people who believe in conspiracies but things happen in a much more incoherent fashion."

Lack of publicity

In an extremely rare interview, he played down the importance of Bilderberg in setting the international agenda. "What can come out of our meetings is that it is wrong not to try to deal with a problem. But a real consensus, an action plan containing points 1, 2 and 3? The answer is no. People are much too sensible to believe they can do that"

There need to be places where these people can think about the main challenges ahead, co-ordinate where policies should be going, and find out where there could be a consensus


Every year since 1954, a small network of rich and powerful people have held a discussion meeting about the state of the trans-Atlantic alliance and the problems facing Europe and the US

Organised by a steering committee of two people from each of about 18 countries, the Bilderberg Group (named after the Dutch hotel in which it held its first meeting) brings together about 120 leading business people and politicians

At this year's meeting in Germany, the audience included the heads of the World Bank and European Central Bank, Chairmen or Chief Executives from Nokia, BP, Unilever, DaimlerChrysler and Pepsi - among other multi-national corporations, editors from five major newspapers, members of parliament, ministers, European commissioners, the crown prince of Belgium and the queen of the Netherlands

"I don't think (we are) a global ruling class because I don't think a global ruling class exists. I simply think it's people who have influence interested to speak to other people who have influence," Viscount Davignon says

_40852154_clinton.jpg

Bill Clinton was featured at a Bilderberg meeting while he was governor of Arkansas

"Bilderberg does not try to reach conclusions - it does not try to say 'what we should do'. Everyone goes away with their own feeling and that allows the debate to be completely open, quite frank - and to see what the differences are

"Business influences society and politics influences society - that's purely common sense. It's not that business contests the right of democratically-elected leaders to lead".

For Bilderberg's critics the fact that there is almost no publicity about the annual meetings is proof that they are up to no good. Jim Tucker, editor of a right-wing newspaper, the American Free Press for example, alleges they organise wars and elect and depose political leaders. He describes the group as simply 'evil'. So where does the truth lie?

Professor Kees van der Pijl of Sussex University in Britain says such private networks of corporate and political leaders play an informal but crucial role in the modern world

"There need to be places where these people can think about the main challenges ahead, co-ordinate where policies should be going, and find out where there could be a consensus"

'Common sense'

Will Hutton, an economic analyst and former newspaper editor who attended a Bilderberg meeting in 1997, says people take part in these networks in order to influence the way the world works, to create what he calls "the international common sense" about policy

Business influences society and politics influences society - that's purely common sense

"On every issue that might influence your business you will hear at first-hand the people who are actually making those decisions and you will play a part in helping them to make those decisions and formulating the common sense," he says

And that "common sense" is one which supports the interests of Bilderberg's main participants - in particular free trade. Viscount Davignon says that at the annual meetings, "automatically around the table you have internationalists" - people who support the work of the World Trade Organisation, trans-Atlantic co-operation and European integration

Bilderberg meetings often feature future political leaders shortly before they become household names. Bill Clinton went in 1991 while still governor of Arkansas, Tony Blair was there two years later while still an opposition MP. All the recent presidents of the European Commission attended Bilderberg meetings before they were appointed

'Secret Government'

This has led to accusations that the group pushes its favoured politicians into high office. But Viscount Davignon says his steering committee are simply excellent talent spotters. The steering committee "does its best assessment of who are the bright new boys or girls in the beginning phase of their career who would like to get known"

"It's not a total accident, but it's not a forecast and if they go places it's not because of Bilderberg, it's because of themselves," Viscount Davignon says

But its critics say Bilderberg's selection process gives an extra boost to aspiring politicians whose views are friendly to big business. None of this, however, is easy to prove - or disprove

Observers like Will Hutton argue that such private networks have both good and bad sides. They are unaccountable to voters but, at the same time, they do keep the international system functioning. And there are limits to their power - a point which Bilderberg chairman was keen to stress, "When people say this is a secret government of the world I say that if we were a secret government of the world we should be bloody ashamed of ourselves"

Informal and private networks like Bilderberg have helped to oil the wheels of global politics and globalisation for the past half a century. In the eyes of critics they have undermined democracy, but their supporters believe they are crucial to modern democracy's success. And so long as business and politics remain mutually dependent, they will continue to thrive


BBC
 
Bilderberg Group

The Bilderberg Group, Bilderberg conference, or Bilderberg Club is an unofficial annual invitation-only conference of around 130 guests, most of whom are persons of influence in the fields of politics, business and banking

The elite group meets annually at luxury hotels or resorts throughout the world — normally in Europe, and once every four years in the United States or Canada. It has an office in Leiden in the Netherlands.The 2008 conference took place in Chantilly, Virginia and the 2009 meeting will take place from May 14-16 in Athens, Greece.

Origin and purpose

250px-Bilderberg_-_Oosterbeek.jpg

Hotel de Bilderberg, Oosterbeek, the Netherlands - scene of the first Bilderberg Conference in 1954

The original Bilderberg conference was held at the Hotel de Bilderberg, near Arnhem in The Netherlands, from May 29 to May 31, 1954. It was initiated by several people, including Joseph Retinger, concerned about the growth of anti-Americanism in Western Europe, who proposed an international conference at which leaders from European countries and the United States would be brought together with the aim of promoting understanding between the cultures of United States of America and Western Europe

Retinger approached Prince Bernhard of the Netherlands, who agreed to promote the idea, together with Belgian Prime Minister Paul Van Zeeland, and the head of Unilever at that time, the Dutchman Paul Rijkens

Bernhard in turn contacted Walter Bedell Smith, then head of the CIA, who asked Eisenhower adviser C. D. Jackson to deal with the suggestion. The guest list was to be drawn up by inviting two attendees from each nation, one each to represent conservative and liberal points of view


180px-Bilderberg_Group_Meeting_08-J.png

Brookstreet Hotel near Ottawa, during the 2006 meeting

The success of the meeting led the organizers to arrange an annual conference. A permanent Steering Committee was established, with Retinger appointed as permanent secretary. As well as organizing the conference, the steering committee also maintained a register of attendee names and contact details, with the aim of creating an informal network of individuals who could call upon one another in a private capacity. Conferences were held in France, Germany, and Denmark over the following three years. In 1957, the first U.S. conference was held in St. Simons, Georgia, with $30,000 from the Ford Foundation. The foundation supplied additional funding of $48,000 in 1959, and $60,000 in 1963.

The Dutch economist Ernst van der Beugel took over as permanent secretary in 1960, upon the death of Retinger. Prince Bernhard continued to serve as the meeting's chairman until 1976, the year of his involvement in the Lockheed affair. There was no conference that year, but meetings resumed in 1977 under Alec Douglas-Home, the former British Prime Minister. He was followed in turn by Walter Scheel, ex-President of West Germany, Eric Roll, former head of SG Warburg and Lord Carrington, former Secretary-General of NATO.

Attendees

The steering committee does not publish a list of attendees, though some participants have publicly discussed their attendance. Historically, attendee lists have been weighted towards politicians, bankers, and directors of large businesses

Heads of state have attended meetings, including Juan Carlos I of Spain and Queen Beatrix of the Netherlands. While serving members of government do not usually attend, prominent politicians from North America and Europe are past attendees. In recent years, board members from many large publicly-traded corporations have attended, including IBM, Xerox, Royal Dutch Shell, Nokia and Daimler

Conspiracy theories

Because of its secrecy and refusal to issue news releases, the group is frequently accused of secretive and nefarious world plots. This thinking has progressively found acceptance within both elements of the populist movement and fringe politics. Critics include the John Birch Society, the Canadian writer Daniel Estulin, British writer David Icke, American writer Jim Tucker and radio host Alex Jones. Jones claims the Bilderberg Group intends to dissolve the sovereignty of the United States and other countries into a supra-national structure called the North American Union, similar to the European Union.

Jonathan Duffy, writing in BBC News Online Magazine states:

"No reporters are invited in and while confidential minutes of meetings are taken, names are not noted... In the void created by such aloofness, an extraordinary conspiracy theory has grown up around the group that alleges the fate of the world is largely decided by Bilderberg."

According to the investigative journalist Chip Berlet, the origins of Bilderberger conspiracy theories can be traced to activist Phyllis Schlafly. In his 1994 report Right Woos Left, published by Political Research Associates, he writes:

"The views on intractable godless communism expressed by Schwarz were central themes in three other bestselling books which were used to mobilize support for the 1964 Goldwater campaign. The best known was Phyllis Schlafly's A Choice, Not an Echo which suggested a conspiracy theory in which the Republican Party was secretly controlled by elitist intellectuals dominated by members of the Bilderberger group, whose policies would pave the way for global communist conquest."

Bilderberg Group
 
Last edited by a moderator:
Châu Á khó thống trị toàn cầu

Học giả cao cấp của viện nghiên cứu có tiếng của Hoa Kỳ vừa có bài nói rằng sự trỗi dậy của Châu Á không lớn tới mức ''tương lai sẽ thuộc về Châu Á''.

Học giả Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei) từ Qũy vì Hòa bình Quốc tế Carnegie trong bài viết mới nhất trên tạp chí Chính sách Ngoại giao (Foreign Policy) đã đưa ra một loạt các lý do tại sao Châu Á sẽ khó có thể thay thế được vai trò của Hoa Kỳ trên thế giới.

Ông Hân nói Châu Á sản xuất ra gần 30% sản lượng kinh tế toàn cầu nhưng do dân số quá đông nên thu nhập bình quân đầu người hiện chỉ ở mức 5.800 đô la Mỹ so với 48.000 đô la Mỹ của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên ông Hân không đưa ra mức thu nhập bình quân dựa trên sức mua của đồng tiền trong bài viết 'Think Again: Asia's Rise'.

Tác giả cũng nói mặc dù Châu Á đang gấp rút nâng cấp quân đội nhưng chi tiêu trong lĩnh vực này của toàn Châu Á trong năm 2008 cũng chỉ bằng một phần ba của Hoa Kỳ.

Gọi ai

Nhà nghiên cứu của Quỹ Carnegie nói giữa các nước Châu Á có sự kình địch rõ rệt và điều này sẽ cản trở sự trỗi dậy chung của cả Châu Á.

Ông nhắc tới sự xích lại gần nhau của Nhật Bản và Ấn Độ trước một nước Trung Quốc đang lớn mạnh và Bắc Kinh không thu phục được nhân tâm bất chấp chiến dịch vận động của họ.

''Vì những lý do phức tạp, sự trỗi dậy của Trung Quốc đã tạo ra sự bất an chứ không phải sự hào hứng đối với người Châu Á. Chỉ 10% người Nhật, 21% người Hàn Quốc và 27% người Indonesia tham gia khảo sát của Hội đồng Vấn đề Toàn Cầu Chicago nói họ cảm thấy thỏai mái với chuyện Trung Quốc sẽ là nhà lãnh đạo tương lai của Châu Á,'' ông Hân viết.

Trong khi đó trong cùng một khảo sát, 69% người Trung Quốc, 75% người Indonesia, 76% người Hàn Quốc và 79% người Nhật nói rằng ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở Châu Á tăng trong thập niên vừa qua.

Ông Bùi Mẫn Hân nói ''các lãnh đạo Châu Á từ New Delhi tới Tokyo đều tiếp tục dựa vào Chú Sam để có người để mắt tới Bắc Kinh''.

Ông Hân cũng nhắc lại câu hỏi có tiếng của Ngoại trưởng Hoa Kỳ thời cuộc chiến Việt Nam Henry Kissinger ''Tôi phải gọi ai nếu tôi muốn gọi Châu Âu'' và nói người ta có thể hỏi câu hỏi tương tự về Châu Á, nơi có sự cạnh tranh quyền lực rõ rệt.


Ảo giác


Nhà nghiên cứu Bùi Mẫn Hân cũng nói sự độc tài và độc đoán đã không làm cho các nước mà ông nói chủ yếu ở Đông Á giàu có hơn.

Điều này cũng đã được một nhà nghiên cứu khác của Qũy Carnegie nêu ra cách đây ít lâu khi nói rằng chính sự mở cửa ở Trung Quốc hồi những năm 80 đã khiến nông dân của họ khá giả lên và chính quyền Bắc Kinh đã vượt qua được khủng hoảng Thiên An Môn.

Ông Hân viết: ''Ngay cả khi chúng ta nhìn vào những chính quyền độc đoán được cho là đã mang lại thành công kinh tế chúng ta thấy có hai điều lý thú.

''Trước hết, thành công kinh tế của họ được cải thiện khi họ bớt tàn bạo và cho phép tự do kinh tế và tự do cá nhân lớn hơn.

''Thứ hai, chìa khóa cho các thành công là chính sách kinh tế hợp lý như chỉ đạo kinh tế vĩ mô thận trọng, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, khuyến khích tiết kiệm và thúc đẩy xuất khẩu.

Ông Hân nói ''chế độ độc tài không có công thức huyền diệu cho phát triển kinh tế'' và cái gọi là ''lợi thế chuyên chế'' ở Châu Á chỉ là ảo giác.

Lãnh đạo tư tưởng


Trong bài viết dài trên Foreign Policy, tác giả Hân cũng nói những giới hạn về tài nguyên cũng như ảnh hưởng môi trường có thể ảnh hưởng khốc liệt tới kinh tế Châu Á.

Ông nói chỉ riêng tại Trung Quốc mỗi năm có tới 400.000 người chết vì ô nhiễm không khí.

Ngoài ra cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay cũng làm cho mô hình phát triển dựa vào xuất khẩu của Châu Á bị ảnh hưởng nặng nề.

Trong khi đó ông Hân nói Hoa kỳ sẽ có thể phục hồi từ những khó khăn hiện nay nhờ vào cơ chế tự sửa chữa trong hệ thống chính trị và kinh tế.

Tác giả cũng nói sự hùng mạnh của Hoa Kỳ không chỉ dựa vào sức mạnh quân sự và kinh tế mà còn bởi hàng loạt các ý tưởng nhìn xa trông rộng như thương mại tự do, chủ nghĩa tự do và các thể chế đa phương.

Ông viết: ''Cho dù Châu Á hôm nay có những nền kinh tế năng động nhất thế giới, họ không có vẻ đóng vai trò tương tự như một nhà lãnh đạo tư tưởng.

''Ý tưởng lớn đang hấp dẫn Châu Á ngày hôm nay là trao quyền; Người Châu Á có quyền cảm thấy tự hào rằng họ đang làm một cuộc cách mạng công nghiệp mới.

''Nhưng sự tự tin không phải là ý thức hệ và mô hình phát triển được quảng bá nhiều của Châu Á không có vẻ là sản phẩm xuất khẩu được.''
 
Last edited by a moderator:
Đức vén bức màn bí mật về cuộc khủng hoảng dầu mỏ

Ngày 3/9 đưa tin, một học giả chính trị Đức đã dùng lịch sử khoa học thiết thực để phân tích, vén bức màn bí mật về việc các nước phương Tây (chủ yếu là Anh, Mỹ) sử dụng vũ khí dầu mỏ để tạo dựng sự bá quyền toàn cầu của mình.

Cuối năm 1973, một cuộc khủng hoảng dầu lửa bắt nguồn từ cuộc chiến tranh vùng Vịnh chỉ trong mấy tháng đã “cuốn sạch” một nửa bán cầu rộng lớn. Tuy nhiên, điều mà mọi người không biết đến chính là, sự bùng nổ cuộc khủng hoảng này trên thực tế là hậu quả các hãng dầu mỏ lớn và các nhà đầu cơ tài chính của Anh – Mỹ đã nhúng tay vào dưới sự ủng hộ của chính phủ.

Tháng 5/1973, 84 chính trị gia và giới tài chính hàng đầu thế giới đã tề tựu tại hòn đảo du lịch Baden của gia tộc Wallenberg, Thụy Điển. Trong cuộc họp bí mật do “Câu lạc bộ Bilderberg” tổ chức, ông Levy đại diện cho phía Mỹ đã miêu tả sinh động những lợi ích thu được của các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC, tức là viễn cảnh tăng trưởng gấp 4 lần từ nguồn lợi dầu mỏ. Cuộc gặp mặt tập thể này nhằm thao túng dòng chảy đô la dầu mỏ sắp xảy ra.

Từ năm 1945 đến nay, do các công ty dầu mỏ của Mỹ thống lĩnh thị trường năng lượng, đồng USD với tiêu chuẩn định giá dầu mỏ đã trở thành thông lệ quốc tế. Do đó, với việc giá dầu quốc tế đột nhiên tăng mạnh cũng đồng nghĩa với việc lượng nhu cầu đồng USD dùng để thu mua dầu mỏ cũng đã tăng theo. Để hành động, họ đã quyết định sử dụng vũ khí quyền lực tối cao để khống chế dòng chảy dầu mỏ của thế giới.

Ngày 6/10/1973, cuộc “chiến tranh Yom Kippur” tại Trung Đông bùng nổ và hậu quả của nó vô cùng nghiêm trọng. Thậm chí kiểu “ngoại giao con thoi” của cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger trên thực tế đều sắp xếp dựa trên cương lĩnh của hội nghị Baden. Kết quả, nước sản xuất dầu mỏ Ả rập cũng đã trở thành “nạn nhân bất đắc dĩ”, còn tổ hợp lợi nhuận Anh – Mỹ đáng ra phải chịu trách nhiệm lại bình an vô sự núp đằng sau.

Ngày 16/10/1973, OPEC quyết định nâng giá dầu mỏ từ 3,01USD/thùng lên 5,11USD/thùng, biên độ tăng lên tới 70% (đến giữa năm thứ hai, con số này đạt gần 12USD). Ngày hôm sau, các nước thành viên OPEC chính thức tuyên bố ngừng xuất khẩu dầu mỏ cho Mỹ và Hà Lan. Cho đến lúc đấy, cuộc khủng hoảng dầu lửa lần thứ nhất làm chấn động lịch sử thế giới bùng phát toàn diện.
 
Last edited by a moderator:
Giới tài phiệt chi phối dòng nước Mekong

images2064570_mekong_0911_3.jpg

- "Những thế lực tư nhân, thế lực tài phiệt đang định hình việc sử dụng tài nguyên nước ở sông Mekong. Các lợi ích sẽ không vào tay nhân dân Lào, nhân dân Việt Nam, nhân dân Thái Lan mà sẽ đi vào túi của họ", GS.TSKH. Nguyễn Ngọc Trân nhận định

Muốn đủ điện, Việt Nam cần 23 dòng Mekong

Điện hiện tại là một nhu cầu rất cấp thiết đối với VN nói riêng, và các quốc gia hạ lưu sông Mekong nói chung. Thời gian gần đây, đặc biệt từ 2007, trong phạm vi của 4 quốc gia tham gia hạ lưu khu vực sông Mekong rộ lên vấn đề phát triển thủy điện. Đến nay đã có 12 dự án đề xuất xây dựng đập thủy điện trên dòng chính trên lãnh thổ Thái Lan, Lào và Campuchia

Vậy khai thác thủy điện trên hạ lưu Mekong có giúp giải quyết nhu cầu điện cấp bách về điện hiện nay của Việt Nam cũng như mang lại lợi ích kinh tế lớn cho VN ?


Theo nghiên cứu của Ủy hội sông Mekong mà ông Jeremy Carew-Reid - chuyên gia biến đổi khí hậu - trình bày trong hội thảo thì các con đập trên dòng chính của hạ lưu sông Mekong có thể bổ sung thêm 11% khối lượng điện cần có ở hạ lưu sông Mekong từ năm 2015 đến năm 2025.
Đối với riêng Việt Nam thì đến năm 2025, các dự án này sẽ đáp ứng được 4,4% nhu cầu năng lượng quốc gia. Căn cứ theo con số trên, chúng ta phải có tới... 23 con sông Mekong mới đủ đáp ứng tổng nhu cầu

Về mặt lợi ích năng lượng thu được từ thủy điện dòng chính đối với VN cũng chỉ là 5%. Vì vậy có thể thấy thủy điện dòng chính ít có ý nghĩa quan trọng đối với ngành năng lượng của VN, tác động về mặt hạ giá thành điện của chúng cũng chỉ thấp hơn 1,5%

Trong khi đó, tác động của việc khai thác thủy điện Mekong là một tác động tổng thể, đối với cả mặt kinh tế, xã hội cũng như môi trường sinh thái, và là tác động đa quốc gia. Là một quốc gia nằm ở hạ lưu, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam sẽ còn phải chịu tác động lớn hơn từ những dự án khai thác này

Trước hết là đối với vấn đề trầm tích phù sa. Từ trước tới nay, VN vốn bị các nước thượng lưu "ghen tị" vì được hưởng lượng trầm tích phù sa rất lớn do ở hạ nguồn, điều này đã tạo nên vựa lúa Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) trù phú

Vấn đề chuyên chở phù sa rất quan trọng với VN. Nếu xây dựng các đập thủy điện trên dòng chính Mekong, phù sa thô, trung bình sẽ lắng đọng hết ở các hồ chứa, không về VN. Phù sa mịn cũng như các chất dinh dưỡng đến được ĐBSCL cũng sẽ chỉ còn khoảng 25% so với hiện nay, nghĩa là giảm tới 75%

Về thủy sản - một nguồn lợi quan trọng của "niêu cơm" ĐBSCL - nếu tất cả các đập ở dòng chính và dòng nhánh được vận hành thì sẽ mất khoảng 42% sản lượng cá, thủy sản hiện nay, đập ở dòng chính sẽ làm thiệt hại 17% sản lượng. Đó là mới tính sản lượng cá, chưa kể việc mất các loài này loài, biến đổi hệ sinh thái của khu vực

Nguy cơ lớn nhất là việc các con đập cùng xả nước. Theo ông Jeremy: khi các đập nước vận hành đỉnh điểm "có thể tăng mạnh tốc độ và lúc đó các mức nước sẽ tăng cao và các dao động mức nước theo các sự kiện theo mùa cho đến hàng ngày, thậm chí hàng giờ. Có tiềm năng sẽ có các đỉnh mức nước hàng giờ cao tới 3-6m ở các thị trấn và các làng bản nằm cách xa 40-50km dưới hạ lưu"

Không những vậy, trong trường hợp xả lũ không có kế hoạch hoặc khẩn cấp, các sự kiện đỉnh mức nước có thể còn lớn hơn và có thể trong 1-2 tiếng chảy rất xa xuống hạ lưu, có ít thời gian để thông báo. Việc các đập nước xả đột ngột ở các vùng địa chấn yếu sẽ gây nên động đất

Có thể thấy những lợi ích của xây dựng thủy điện trên Mekong là quá nhỏ so với tác động tổng thể về mọi ngành nghề kinh tế kinh tế, cũng như toàn bộ hệ sinh thái: sự dịch chuyển nhanh, khó tiên đoán của ranh giới mặn, ô nhiễm, biến đổi khí hậu, phá rừng...

Chưa kể việc mua điện còn khiến chúng ta có thể bị động trong trường hợp nước bán điện có biến động. Chuyên gia nghiên cứu độc lập Ths.Nguyễn Hữu Thiện đã dẫn chứng trường hợp từng xảy ra ở Chile năm 2001: Argentina ngưng cung cấp gas cho Chile khi trong nước bị thiếu

Cái hại đã nhãn tiền, nhưng và liệu phần lợi ích từ phát triển thủy điện có đền bù được ?

Thế lực tài phiệt chi phối

Xét lợi ích của các quốc gia trong việc xây dựng thủy điện tại hạ lưu sông Mekong, Lào sẽ là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất. Dân số ít, nhu cầu năng lượng thấp, trong khi tiềm năng thủy điện lại rất lớn, lượng điện sản xuất ra của Lào sẽ chủ yếu dành cho xuất khẩu. Tham vọng của Lào là trở thành nguồn pin cho cả Đông Nam Á

"Nếu tất cả 12 thủy điện dòng chính được triển khai thì Lào sẽ thu được 70% nguồn thu từ xuất khẩu thủy điện (2,6 tỷ USD/ năm)" - Ông Jeremy cho biết. Tuy nhiên, với tiềm lực kinh tế hiện tại của mình, bản thân Lào không thể xây dựng các công trình thủy điện nếu không có các nhà đầu tư tư nhân

Vì vậy, trong giai đoạn nhượng quyền khai thác thủy điện, phần lớn các lợi ích đối với Lào không sinh lời cho đất nước và chính phủ nước này, mà sẽ rơi vào "túi" các nhà phát triển, các nhà tài chính của các dự án đó.
Tình trạng tương tự cũng đúng với các khoản thu xuất khẩu. Chỉ đến sau giai đoạn nhượng quyền khai thác (có thể là 25 năm), việc sở hữu dự án mới được chuyển giao cho các nước sở tại và bắt đầu sinh lời cho các nước này

Từ thực tế này, các chuyên gia dự báo xảy ra nguy cơ lợi ích nhóm có thể xảy ra đối với bất kể công trình thủy điện do nước nào tiến hành

"Những thế lực tư nhân, thế lực tài phiệt đang định hình việc sử dụng tài nguyên nước ở sông Mekong. Và nếu họ làm được ở Việt Nam được thì họ cũng làm được ở Thái Lan, Campuchia.v.v... Các lợi ích sẽ không vào tay nhân dân Lào, nhân dân Việt Nam, nhân dân Thái Lan mà sẽ đi vào túi của họ", GS.TSKH. Nguyễn Ngọc Trân nhận định

Nhìn nhận từ khía cạnh này, đại biểu quốc hội Kỹ Quang Vinh của Cần Thơ đặt vấn đề: "Chúng ta có thể đặt cuộc sống, sinh mạng của 20 triệu dân ĐBSCL dưới bàn tay đóng mở nắp của một số tập đoàn tư nhân hay không?"

Tham gia làm thủy điện, Việt Nam sẽ "khó ăn khó nói"

Đứng trước các nguy cơ và thách thức quá lớn của các dự án thủy điện tại hạ lưu sông Mekong, tại buổi Đối thoại chính sách "Phát triển đập thủy điện trên sông Mekong và thách thức đối với VN", các đại biểu đều tán đồng ý kiến nên hoãn dự án lại 10 năm. Trong thời gian đó chúng ta sẽ có những nghiên cứu, bàn thảo, đánh giá tác động cụ thể và chính xác để đi đến quyết định cuối cùng

"Việt Nam cần đi đầu đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ, Quốc hội sẽ xem xét vấn đề này, và có các phiên điều trần, họp cụ thể. Trong thời gian trì hoãn, không có công ty Việt Nam nào tham gia đầu tư", ông Jeremy đề xuất

Nếu Việt Nam có thái độ không dứt khoát và tham gia các dự án thủy điện này, thì khi có vấn đề xảy ra chúng ta sẽ ở thế "khó ăn khó nói", khó có thể đấu tranh cho quyền lợi của mình

Bản thân Việt Nam có lợi thế riêng trong việc này. Vì có tới 96% nhu cầu điện đến năm 2025 bắt nguồn từ Thái Lan và Việt Nam - và cả hai nước có khả năng cần mua đến 90% lượng điện sản xuất ra từ dòng chính. Nếu Thái Lan và Việt Nam quyết định không mua lượng điện này thì các dự án - tất cả đều được thiết kế để xuất khẩu - sẽ có khả năng không thể tiếp tục được

Tuy nhiên, cũng phải xác định rõ, vấn đề thủy điện trên dòng chính Mekong là vấn đề chung của các nước, trong khi hiện nay Ủy hội sông Mekong mới chỉ có 4 thành viên tham gia: Lào, Thái Lan, Campuchia, VN. Trung Quốc và Myanmar là 2 nước nằm trong lưu vực chiếm vị trí quan trọng nhưng lại chỉ tham gia với tư cách đối thoại

Có một hiện tượng mà giáo sư Trân gọi là "Đồng sàng dị mộng" giữa các quốc gia: chung dòng sông Mekong nhưng mỗi quốc gia trong cùng hệ thống sông Mekong lại đặt lợi ích của mình lên trên

Đứng trước thách thức trên, đề xuất các đại biểu đưa ra là cần thuyết phục để các nước nhìn nhận được lợi ích của việc "hợp tác cùng phát triển" để tham gia và chia sẻ. Khai thác tài nguyên nước tại một quốc gia, lưu vực phải kèm theo trách nhiệm với tất cả các thay đổi trong toàn lưu vực do khai thác này gây ra, cả kinh tế, xã hội, hợp tác cùng phát triển. Số liệu khí tượng thủy văn phải được chia sẻ ở toàn lưu vực, tất cả là rất cần thiết để quản lý các rủi ro trong toàn lưu vực

Thêm vào đó chúng ta cần phát huy các vai trò quốc tế của VN hiện nay. "Chúng ta ở trong ASEAN, và chúng ta lại có cơ chế ASEAN+ , cộng Mỹ, cộng Nga, cộng Trung Quốc vào và chúng ta sẽ có một vị trí trong ASEAN" - ông Nguyễn Đình Xuân - đại biểu quốc hội Tây Ninh nói

Ngoài ra chúng ta cũng cần tận dụng tầm quan trọng của vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long. Vấn đề đồng bằng Sông Cửu Long là vấn đề toàn cầu, vì đây ko phải là vựa lúa của riêng Việt Nam. Việt Nam hiện xuất khẩu 1/5 - 1/4 lượng lúa gạo thế giới. Trong tình hình lúa gạo thế giới khan hiếm do biến động khí hậu, người ta phải thấy nếu làm ảnh hưởng đến ĐBSCL thì sẽ ảnh hưởng toàn cầu

Tận dụng phù hợp các vai trò ảnh hưởng quốc tế này, Việt Nam sẽ có cơ hội xử lý những thách thức do dự án thủy điện dòng chính Mekong đặt ra
 
Last edited:
Bí mật thành Zug - thiên đường của các phi vụ kinh doanh mờ ám​

zug.jpg

Đổi đời nhờ một tài phiệt trốn lệnh truy nã, nay Zug là nơi các nhà độc tài hay giới xì thẩu có thể yên tâm “làm ăn”, không phải nộp thuế mà lại tuyệt đối bí mật

Giữa cái rét cắt da cắt thịt mùa đông năm 2005, các chính trị gia Châu Âu đau đầu tìm cách cung cấp hơi đốt cho hàng triệu gia đình và doanh nghiệp

Đây là thời điểm tốt để gã khổng lồ ngành năng lượng Nga Gazprom ký hợp đồng xây dựng tuyến đường ống đầy tham vọng dài 1.200km từ vùng Siberia sương gió qua Biển Baltic tới bờ biển nước Đức, hàng năm cung cấp khoảng 55 triệu m3 khí tự nhiên cho Tây Âu

Với tổng vốn đầu tư 7,4 tỷ đôla, có lẽ nhiều người sẽ kỳ vọng các lãnh đạo dự án bao gồm cả cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schroder, sẽ ngồi tại những cao ốc bóng loáng tại Berlin hay Mát-xcơ-va

Nhưng tập đoàn với tên gọi Nord Stream này lại nằm lặng lẽ tại một thị trấn bé nhỏ ở Thụy Sỹ mang cái tên Zug

Zug nhiều khi bị coi là một thị trấn hẻo lánh, cho dù cái hẻo lánh ấy vẫn có những chiếc Ferrari trị giá tới 630.000 đôla

“Đây là một thị trấn nhà quê ở Thụy Sỹ,” Christoph Eibl, một giám đốc tại quỹ đầu cơ Tiberius Asset Management tại Zug nói. “Chẳng có gì diễn ra ở đây cả"

“Chẳng có gì” tức là không kể đến hoạt động kinh doanh nhiều bí ẩn tại Zug. Thị trấn nà là nơi diễn ra những vụ áp phe khổng lồ của các tay đầu cơ hàng hóa cơ bản

Bên trong nhưng tòa nhà tầm tầm tại Zug, người ta mua bán những thứ quan trọng nhất trên trái đất này như quặng sắt, lúa mì, đồng, cô ban, tantali, khí tự nhiên, dầu, vàng, kim cương, nhôm, …

Ít có chiếc xe nào đang chạy trên đường hay thiết bị nào trên bàn làm việc của chúng ta lại không được làm từ những nguyên liệu được giao dịch tại thị trấn này

Zug là bang nhỏ nhất ở Thụy Sỹ với 115.000 dân. Dù vậy đây là nơi đăng ký kinh doanh của hơn 29.000 công ty, gần tương đương với số dân trong thị trấn. Mỗi năm lại có thêm 1.000 công ty mới

Danh sách ấy bao gồm cả Glencore, công ty buôn bán hàng hóa cơ bản lớn nhất thế giới. Công ty này trước đây chính là đế chế của Marc Rich

Năm 1983, Marc trốn khỏi Mỹ khi bị buộc tội trong vụ trốn thuế lớn nhất lịch sử Hoa Kỳ cũng như tiến hành giao dịch với Iran trọng vụ khủng hoảng con tin năm 1979

Rich chuyển tới Zug để đảm bảo bí mật cũng như hưởng mức thuế hấp dẫn. Ông đã biến Zug trở thành trung tâm của những giao dịch mờ ám

Đây là địa điểm giao dịch của bất kỳ người nào, cho dù đó có là một bạo vương khát máu hay một kẻ độc tài chuyên chế

Zug nổi tiếng nhờ Rich nên dân địa phương cũng coi ông là người hùng chứ không phải là một tên tội phạm trốn lệnh truy nã. Rich vẫn điều hành hoạt động kinh doanh của mình từ một tòa nhà khiêm nhường nằm gần ga xe lửa ở Zug

“Marc Rich đã đưa Zug lên bản đồ thế giới,” Stefan Gisler, thành viên Đảng Xanh tại Hội đồng thị trấn Zug nói. “Ông ấy đã nhìn ra lợi thế trong hệ thống thuế của chúng tôi và kiếm được vô khối lợi nhuận. Ông ấy chính là người tiên phong"

Trong số hàng ngàn công ty theo bước Rich tới đây có người khổng lồ công nghệ sinh học Biogen và công ty dịch vụ khoan dầu khí lớn nhất thế giới Transocean

“Rất nhiều giao dịch mua bán hàng hóa cơ bản được thực hiện ở Geneva, nhưng đó là các giao dịch tài chính,” Bernhard Neidhard, Giám đốc Văn phòng Kinh tế và Lao động bang Zug, nói. “Còn các giao dịch viên? Họ ở Zug đây này"

Neidhard nói các quan chức Thụy Sỹ cho rằng các công ty nước ngoài đóng thuế ở nơi họ hoạt động nhưng chọn Zug làm trụ sở chính là vì lối sống thanh lịch, vị trí trung tâm Châu Âu và chỉ cách các ngân hàng “phức tạp mà kín đáo” ở Zurich có 20 phút tàu hỏa

Nhưng nhiều ông giám đốc có lẽ chẳng cần phải ngồi lên chuyến tàu ấy, vì “trụ sở” của họ thực ra chỉ là một thùng thư bên trong bưu điện thị trấn Zug

Zug từng là bang nghèo nhất ở Thụy Sỹ cho đến khi các viên chức nơi đây phát minh ra cái gọi là chế độ thuế nắm giữ (holding taxation) vào cuối những năm 1940

Luật ấy cho phép các công ty đăng ký tại Zug chỉ phải nộp thuế cho phần thu nhập tạo ra ở Thụy Sỹ (vốn cực nhỏ bé)

Trên giấy tờ thì Zug đánh thuế các công ty nước ngoài 8.8% nhưng Neidhard nói có thể khấu trừ số thuế ấy khi nộp thuế cho chính quyền liên bang Thụy Sỹ (thuế suất 8.5%) nên việc kinh doanh gần như là miễn thuế

Vậy thì người Thụy Sỹ được gì? Dù có không nộp thuế, theo Business Network Switzerland tại Zurich, mỗi công ty vẫn giúp GDP của nước này tăng thêm 78 triệu đôla/năm

Không bất ngờ khi các cử tri Zug phản đối bất kỳ nỗ lực tăng thuế doanh nghiệp nào, bất chấp những ý kiến cho rằng luật pháp tại Zug gây thiệt hại cho những nước nghèo nơi các công ty này hoạt động

Nhưng luật thuế này còn hợp pháp đến bao giờ? Năm 2007, Ủy ban Châu Âu tại Brussels buộc tội các bang tại Thụy Sỹ như Zug đã bao che một cách bất hợp pháp cho các vụ trốn thuế thu nhập doanh nghiệp khổng lồ

Thụy Sỹ không phải thành viên EU nên đã chặn đứng được mọi nỗ lực giải quyết tranh chấp của Châu Âu. Các chính trị gia Mỹ và EU đều thề se phá tan các thiên đường thuế nơi đây để đòi lại hàng tỷ đôla tiền thất thu thuế

Nếu thuế có tăng thì Zug vẫn còn một lợi thế khác: đó là sự bí mật. Kể cả với liên bang Thụy Sỹ thì Zug vẫn im như thóc

Dữ liệu về thuế là thứ tối mật, Neidhard nói kể cả ông cũng không được tiếp cận. Điều này khiến khó mà biết được hoạt động chính của một công ty là gì, hay thậm chí là ai sở hữu chúng

Tháng 3 vừa rồi, chuyện công ty dầu lửa nhà nước Angola Sonangol hợp tác với một công ty tại Zug với cái tên bí ẩn Exem Holding bị hé lộ. Không ai biết chủ của Exem Holding là ai

Trong bản đăng ký kinh doanh dài có một trang của công ty này liệt kê một luật sư Thụy Sỹ và một nhà tài chính tại Paris tên gọi Konema Mwenenge với cương vị giám đốc

Mwenenge nói với tổ chức Global Witness rằng ông từng có mối quan hệ “nghề nghiệp” với con rể của Tổng thống Angola José Eduardo dos Santos

Nhưng màn sương mờ tai Zug khiến Global Witness không thể kết luận được liệu Exem Holding là một thực thể hợp pháp hay chỉ là một vỏ bọc

Với những động thái gần đây của các quan chức Mỹ và Châu Âu, Zug khó có thể tiếp tục là nơi trú ẩn an toàn của giới đầu cơ. Dù thuế có tăng từ từ đi nữa thì cũng ít người muốn rời bỏ thị trấn bên hồ xinh xắn này

Trong số đó có cả Nord Stream, đã 5 năm nay công ty này đóng đô tại một tổ hợp văn phòng hiện đại tại Zug

Frank Dudley, phát ngôn viên của Nord Stream, nói: “Tuyến đường ống sẽ đi qua vùng nước của 5 quốc gia khác nhau, vì thế trụ sở phải đặt ở ngoài 5 nước này. Chúng tôi lựa chọn nơi đặt trụ sở trên tiêu chí trung lập”

Trung lập, vâng, mà cả tiền và bí mật nữa
 
Nơi tụ hội của các đại gia toàn cầu​

Nơi Bill Gates và Larry Summers tán gẫu cùng Chủ tịch Deutsche Bank, ông chủ hãng Shell, người đứng đầu Chương trình lương thực thế giới và Thủ tướng Tây Ban Nha

Bài viết này nằm trong chuỗi Báo cáo đặc biệt của tờ The Economist về giới lãnh đạo toàn cầu

2601-The-world.jpg

Hội nghị Bildergerg
“Chẳng làm gì được các thuyết âm mưu,” Etienne Davignon thở dài. Ông ngồi trong một văn phòng với tầm nhìn bao quát toàn thành Brussels

Etienne là một nhà quý tộc, cựu Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu và đã từng tham gia HĐQT vài công ty, nhưng đó không phải lý do người ta nghĩ ông rất quyền lực. Ông chủ trì nhóm Bilderberg, một tổ chức vẫn bị đồn đại đang thống trị thế giới

Ít nhất thì đó là những gì rất nhiều trang web viết (ngoài ra còn có “liên hệ mật thiết với Al-Qaeda”, “cất giấu thuốc chống ung thu”, và “muốn sáp nhập Mỹ với Mexico”)

Thực tế, Bilderberg là một hội nghị hàng năm của vài chục nhân vật giàu ảnh hưởng nhất thế giới. Năm ngoái Bill Gates và Larry Summers gặp gỡ Chủ tịch Deutsche Bank, ông chủ hãng Shell, người đứng đầu Chương trình lương thực thế giới và Thủ tướng Tây Ban Nha ở đây. Mỗi năm hội nghị mời 1-2 nhà báo với điều kiện họ biết tiết chế ngòi bút của mình

Vì không có tài liệu nào ghi lại cuộc gặp mặt nên nó trở thành đối tượng yêu thích của những người theo thuyết âm mưu. Nhưng rõ ràng nó rất hấp dẫn đối với những người tham dự

Ông Davignon nói họ có thể nói thẳng mà không sợ ngày mai lời mình sẽ bị đưa lên các tít báo lớn. Vì thế họ biết được những người giàu ảnh hưởng khác nghĩ gì. Các ý tưởng lớn được trao đổi thẳng thắn. Ông Davignon cho rằng cuộc gặp mặt trên đã giúp đặt nền tảng cho sự ra đời của đồng euro

Ông nhớ lại những bất đồng sâu sắc về Iraq: một số người tham dự ủng hộ cuộc tấn công, một số phản đối và một số khác lại muốn thực hiện theo cách khác. Năm ngoái chủ đề là các vấn đề về ngân sách của Châu Âu và liệu đồng euro có tiếp tục tồn tại

Nơi tinh hoa tụ hội

Thế giới rất phức tạp với cả một đại dương thông tin luôn cuộn sóng. Để điều hành một tổ chức đa quốc gia, biết được ngoài kia họ đang nghĩ gì rất quan trọng. Có quan hệ thân mật với các “globocrat” (tạm dịch: “quý tộc toàn cầu”) cũng có nhiều tác dụng

Vì thế giới tinh hoa thế giới (các nhà tài chính thế giới, quan chức, nhà nghiên cứu, người đứng đầu tổ chức từ thiện) liên tục gặp gỡ và nói chuyện. Họ đổ đến các dịp gặp gỡ của giới tinh hoa như Diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos, Ủy ban ba bên (Trilateral Commission) và Diễn đàn Bác Ngao tại Trung Quốc

Họ thành lập các câu lạc bộ. Doanh nhân gốc Ấn khắp thế giới gia nhập TiE (The Indus Enterprise). Các VIP ở New York và Washington tham dự Hội đồng quan hệ đối ngoại, nơi họ có thể lắng nghe Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tuần này và CEO Intel vào tuần sau

Người giàu nhất thế giới kiêm trùm viễn thông Mexicon Carlos Slim chủ tọa buổi gặp mặt thường niên của các tỷ phú Mỹ Latin, một dịp gặp gỡ lẫn nhau dưới vỏ bọc thảo luận về đói nghèo trong khu vực

Davos có lẽ là dịp gặp gỡ phù phiếm nhất của giới “globocrat”. Hàng trăm nhân vật tai to mặt lớn tới khu trượt tuyết ở Thụy Sỹ này mỗi năm. Các buổi nói chuyện rất thú vị nhưng điều thu hút nhất là cơ hội nói chuyện với những nhân vật quyền lực khác ở bên ngoài hành lang

Những dịp tán gẫu như thế đôi khi cũng đem lại kết quả. Năm 1988 Thủ tướng Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ gặp gỡ tại Davos và ký một bản tuyên bố đã có thể ngăn được chiến tranh

Năm 1994, Bộ trưởng Ngọai giao Israel Shimon Peres và Yasser Arafat đạt được một thỏa thuận về Gaza và Jericho. Năm 2003, Bộ trưởng Ngoại giao Anh có cuộc gặp không chính thức trong phòng khách sạng của mình với Tổng thống Iran (hai nước vốn không có quan hệ ngoại giao)

Nhưng Davos không phải nơi bí mật gì, nơi đây đầy các phóng viên. Các cuộc gặp gỡ khác của giới “globocrat” cũng đang dần công khai. Ngay cả Bilderberg gần đây đã bắt đầu công bố danh sách người tham dự trên website của mình

“Cơ chế đối thoại phi chính thức của các siêu cường”

Một số tổ chức ở Mỹ, như các viện nghiên cứu về chính sách đối ngoại, cũng là nơi hay diễn ra các cuộc trao đổi tầm cỡ thế giới

Ví dụ như Quỹ Hòa bình quốc tế đã biến mình thành một nơi trao đổi được tin cậy trên toàn cầu, với các văn phòng tai Bắc Kinh, Beirut, Brussels, Moscow và Washington, dù nó vẫn chưa hoàn thành tâm nguyện chấm dứt hoàn toàn chiến tranh của người sáng lập Andrew Carnegie

Chìa khóa để tạo nên ảnh hưởng, theo Chủ tịch Jessica Mathews của Quỹ Carnegie, “rất đơn giản, thuê những người giỏi nhất”

Ở các nước mà viện nghiên cứu trực thuộc nhà nước như Nga và Trung Quốc, các tổ chức nước ngoài như Carnegie có tiếng là độc lập. Nếu đưa ra được lập luận hợp lý, họ có thể thay đổi cả chính sách

Ví dụ như các học giả ở quỹ Carnegie đã tư vấn cho các tác giả hiến pháp Nga thời hậu Xô viết. và Khi quan hệ giữa Nga và Mỹ đóng băng thời TT George W. Bush, văn phòng quỹ Carnegie tại Moscow trở thành đường dây liên lạc giữa hai chính phủ

Các cuộc gặp gỡ ấy là “một phần quan trọng trong câu chuyện về “siêu tầng lớp””, ông Rothkopf, tác giả cuốn sách cùng tên, nói. Điều họ có là con đường tiếp cận “một số lãnh đạo kín tiếng và ẩn dật nhất thế giới”

Vì thế, đó là một trong những “cơ chế đối thoại phi chính thức của các siêu cường quốc tế”

Một số globocrat nghĩ tầm quan trọng của các diễn đàn như Davos đã bị nói quá. CEO Sony Howard Stringer là người được kỳ vọng sẽ hứng thú với những buổi gặp gỡ này. Sinh tại xứ Wales, mang quốc tịch Hoa Kỳ, Stringer tiếp quản công ty được ngưỡng mộ nhấ Nhật Bản năm 2005 khi nó đang rất khó khăn. Sau đó ông xoay chuyển tình thế bất chấp những trở ngại ghê gớm về văn hóa. Ông nói trước kia ông cũng thích tới Davos nhưng năm nay thì không, thà lắng nghe 167.000 nhân viên của mình còn hơn

Bề ngoài mà nói thì ắt có nhiều điều để nói về chuyện các VIP gặp gỡ bàn chuyện thường xuyên. Nhưng dù cho có rất nhiệt tình trao đổi thông tin, họ vẫn không đoán trước được khủng hoảng tài chính

Mạng lưới quan hệ của họ đã đưa ra vài lời cảnh báo, nhưng không đủ để kịp thời hành động

Bàn nhiều đôi khi cũng không nên chuyện

Jim Chanos, nhà quản lý quỹ đầu cơ làm giàu nhờ đặt cược Enron đã bị định giá quá cao, từng cảnh báo Bộ trưởng Tài chính G8 hồi tháng 04/2007 rằng các ngân hàng và công ty bảo hiểm sắp gặp phải vấn đề

Ông lại kiếm bộn khi cổ phiếu ngân hàng tuột dốc nhưng vẫn rất bực bội vì lời cảnh báo của mình bị lờ đi một cách lịch sự

Ông nghĩ thật đáng giận vì vài nhà quản lý cao cấp thời đó hiện vẫn tại vị. Ông còn buộc tội một số nhà ngân hàng “ăn cướp cả hệ thống ngân hàng” khi tự thưởng cho mình dựa trên thứ mà họ phải biết là lợi nhuận ảo. Ông nghĩ họ phải bị truy tố

Globocrat không ngăn được khủng hoảng, nhưng họ đã hành động mạnh mẽ khi nó xảy ra. Các nước giàu đồng loạt ra tay cứu ngân hàng bằng tiền của người nộp thuế

Ở Mỹ, chiến dịch được chỉ đạo bởi bộ ba có quan hệ rất rộng: Hank Paulson, Bộ trưởng Tài chính của George Bush đệ nhị va cựu CEO Goldman Sachs; Tim Geithner, Bộ trưởng Tài chính của Barack Obama, cựu Chủ tịch FED New York và là một người nhẵn mặt với IMF, Hội đồng quan hệ đối ngoại và tổ chức Kissinger Associates; và Ben Bernanke của những Havard, MIT, Stanford, Princeton, Nhà trắng thời Bush, nay là Chủ tịch FED

Đâu đâu cũng ghét cứu trợ, nhưng nó đã ngăn được hệ thống ngân hàng toàn cầu không sụp đổ

Các chính phủ nay đang cố đưa ra các điều luật đề ngăn nó tái diễn. Rất nhiều người đã đưa ra lời khuyên. Trong số các đóng góp nặng ký có báo cáo của nhóm G30, một tập hợp không chính thức của các cựu và đương kim Thống đốc NHTW

Báo cáo Volcker đề xuất một cơ thế thanh toán tập trung cho giao dịch phái sinh và cấm ngân hàng tự doanh đã giúp hình thành dự luật cải cách tài chính Dodd-Frank của Mỹ

Giám đốc G30 Stuart Mackintosh nói họ giàu ảnh hưởng vì có những người nhiều kinh nghiệm thực thi chính sách. Vì thế đề xuất của họ rất có tính thực tế

Bài sau: “Cũng Havard ra à? Hồi xưa mình cũng thế !”
 
Tầng lớp tinh hoa của thế giới, họ là ai ?​

Họ năng nổ, sắc sảo, làm việc hết mình và đa phần họ tự gây dựng nên tài sản của mình

CafeF xin lần lượt chuyển tới bạn đọc Báo cáo đặc biệt của tạp chí The Economist về tầng lớp lãnh đạo toàn cầu

Có núi vàng không hẳn đã hết khổ

Khi hai chiếc máy bay đâm vào Tòa tháp đôi, Tommy Gallagher đang làm việc cách đó một con phố. “Khi di tản, chúng tôi có thể thấy người ta nhảy ra từ cửa sổ,” ông nhớ lại

Thế rồi tòa tháp thứ nhất sụp đổ. Mọi người trên đường bắt đầu chạy. Đám mây bụi khổng lồ trùm lấy họ. Gallagher không thở được, cũng chẳng nhìn thấy gì. Ông nghĩ chắc mình sắp chết

Ngay sau khi thoát hiểm, Gallagher được thông báo tiếp tục công việc ở ngân hàng mình tại một văn phòng ở Manhattan

Cắm điện máy tính thì dễ nhưng khó mà làm mọi người trở lại làm việc như cũ. Một tháng sau, Gallagher bị xa thải. “Một thằng cha làm tôi phát điên. Tôi dọa cho hắn ăn đòn. Thế là tôi bị đuổi,” ông nói

Khi ấy ông 57 tuổi. “Trên Phố Wall, 50 tuổi là bạn già rồi,” ông nhún vai. Ông không tìm được việc mới. Tiền không phải là vấn đề vì ông vốn đã giàu rồi. Nhưng về mặt tình cảm mà nói thì ông như “kẻ bỏ đi”

Ông thấy bẽ mặt vì bị xa thải, xấu hổ vì hành động của mình và “hoàn toàn cô đơn”. Ông bắt đầu lo ngay cả anh giữ cửa tại căn hộ lộng lẫy của mình cũng đang nghĩ. “Lão đó là một kẻ thất bại”

Sau đó ông gia nhập một nhóm những người giàu tự giúp đỡ lẫn nhau tên gọi Tiger 21. Chỉ những ai có tài sản đầu tư trên 10 triệu đôla mới đủ tư cách làm thành viên, vì thế chẳng ai nghĩ rằng chỉ vì họ có cả xe tải tiền nên họ chẳng gặp phải vấn đề gì cả

Dù bạn có lo con cái mình sau này lớn lên sẽ như Paris Hilton, hay chán ngấy với ông em rể lúc nào cũng chỉ chực vay tiền, thì ai đó trong hội cũng đã gặp phải điều đó rồi

Gallagher nói Tiger 21 đã giúp ông tìm thấy mục đích mới của cuộc đời: đó là từ thiện

Nhiều thành viên khác đã có thâm niên làm từ thiện, họ cho ông lời khuyên nên thực hiện sở nguyện của mình thế nào cho tốt nhất (Gallagher muốn chăm sóc cho các cựu chiến binh mắc chứng rối loạn trầm cảm hậu thương tật)

Con trai ông là một nhân viên phản gián ở Afghanistan và đã phải tính toán sức công phá của một quả bom gắn ven đường bằng cách đo xem mảnh xác nạn nhân bắn ra bao xa, thế nên Gallagher rất quan tâm tới vấn đề này

Hiện ông đang trong ban điều hành quỹ từ thiện sức khỏe tâm thần Phoenix House và tham gia một chương trình giúp các thương binh không rơi vào cảnh ly dị, vô gia cư hay tự sát

Tầng lớp tinh hoa mới

Báo cáo đặc biệt này viết về các lãnh đạo toàn cầu, nhưng phần lớn không phải những người mà bạn thường nghe tin, như các tổng thống hay ngôi sao nhạc pop

Thay vào đó, báo cáo viết về những người đang định hình thế giới nhưng ít ai chú ý đến: những người có đủ trí tuệ, tiền bạc hay tầm ảnh hưởng để tác động tới cuộc sống của triệu triệu người khác

Ba thứ trên thường đi liền với nhau, tuy không phải lúc nào cũng thế

Một số người giàu ảnh hưởng vì họ có những ý tưởng xuất chúng hay được những người khác yêu mến

Những bộ não thông tuệ tại các viện nghiên cứu tại Washington, DC không có đủ tiền để gia nhập Tiger 21, nhưng họ có ảnh hưởng to lớn tới công chúng

Các tuyên truyền viên của Al-Qaeda sống trong hang động nhưng có thể tác động tới đời sống con người khắp mọi nơi

Xã hội luôn có tầng lớp tinh hoa. Trong phần lớn lịch sử của đa phần các quốc gia, quyền lực có được là nhờ sức mạnh và truyền từ đời này sang đời khác. Sự sợ hãi và tôn ti trật tự luôn đóng một vai trò quan trọng

Hoa Kỳ đã bầu lên hai tổng thống mang tên George Bush và suýt nữa thì bầu hai người mang họ Clinton

Biến chuyển lớn trong thế kỷ qua là con đường gia nhập tầng lớp tinh hoa xuất hiện trên toàn cầu và ngày càng dựa nhiều vào tài năng hơn. Người giàu tại các quốc gia phát triển không phải quý tộc mà là doanh nhân như Bill Gates

Những người giàu ảnh hưởng nhất là những người có các phát minh làm thay đổi cuộc sống tại nhiều nước (như Facebook) hay các ý tưởng đầy tính thuyết phục (như Tổ chức Ân xá quốc tế)

Báo cáo này sẽ tìm hiểu xem ảnh hưởng ấy đã được sử dụng như thế nào

Những tư duy định hình nền chính trị, kinh doanh và công nghệ sẽ được khảo cứu. Báo cáo cũng viết cả về những nơi họ tụ họp để trao đổi ý kiến từ Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos tới “mùa sáng tạo” của Nathan Myhrvold ở Seattle

Tầng lớp tinh hoa toàn cầu sống trên toàn thế giới, nhưng họ không hề mất gốc

Các tài phiệt Ấn Độ vẫn làm ăn với Ấn kiều khắp thế giới. Khoa học gia Trung Quốc ở Bắc Kinh cộng tác với khoa học gia gốc Trung Quốc ở Cambridge

Báo cáo này sẽ cho thấy tiền, ý tưởng và ảnh hưởng chu chuyển qua mạng lưới ngoại kiều khắp thế giới ra sao

Nó cũng quan tâm tới sự bất bình đẳng đã gia tăng mạnh mẽ ở phần lớn các nước giàu dù cho giàu có nay ngày càng gắn liền với tài năng

Những người thông minh, có giáo dục kết hôn với nhau ngày càng nhiều hơn và nuôi dạy những đứa con cũng thông minh và có giáo dục. Trẻ từ những gia đình bình thường khó cạnh tranh nổi với chúng

Một tầng lớp quý tộc dựa trên tài năng đang trỗi dậy. Điều ấy sẽ có những hậu quả xã hội nhất định

Nhiều người đôi khi hay phóng đại tầm ảnh hưởng của một số ít người

Cuốn sách “Siêu giai cấp: Tầng lớp tinh hoa toàn cầu và Thế giới họ đang tạo ra” của David Rothkopf được viết cẩn trọng mà sâu sắc, nhưng cái cách mà ông đã nhiệt thành kể lại cách chỉ 6.000 chính trị gia, CEO và các nhân vật tai to mặt lớn khác điều hành thế giới đã quên mất một điểm quan trọng

Ít nhất là trong một nền dân chủ, thiểu số thường phục tung đa số. Người bỏ phiếu có thể loại bỏ chính trị gia họ không thích

Người tiêu dùng sẽ ngừng mua hàng của một công ty ngay khi có thứ rẻ hơn hoặc tốt hơn xuất hiện. Trong một nền dân chủ có nền kinh tế cạnh tranh, khó giữ được quyền lực nếu không chiều lòng người khác

Trung Quốc lại trị quốc kiểu khác. Tăng trưởng kinh tế đã giúp hàng trăm triệu người Trung Quốc thoát cảnh nghèo đói và khiến khu vực duyên hải trở nên giàu có

Nhưng tầng lớp tinh hoa Trung Quốc phụ thuộc quá nhiều vào chính quyền để có được tài sản và tầm ảnh hưởng

Hệ thống “hộ khẩu” tạo ra hai tầng lớp nhân dân, ở nông thôn và thành thị. Cũng giống như Nam Phi thời apartheid, những người trên đỉnh cao quyền lực quyết định xem những người ở bên dưới có thể sống và làm việc như thế nào

Điều này không thể tiếp diễn

Câu chuyện của ông Gallagher cho thấy, người giàu cũng dễ bị tổn thương như bất kỳ ai, cho dù họ có một cuộc sống khác

Trong cuốn “Richistan” được viết trước khủng hoảng tài chính, Robert Frank nhận xét người giàu có “đã xây dựng một thế giới cho riêng mình, với hệ thống chăm sóc sức khỏe riêng (bác sỹ riêng), mạng lưới giao thông rieng (NetJets, câu lạc bộ riêng), nền kinh tế độc lập … và cả ngôn ngữ (“Ai làm quản gia nhà anh thế?’)”

Chuyện kể về nhà giàu tác động tới chúng ta theo hai con đường

Thứ nhất, cách họ tiêu tiền có đủ mọi loại hiệu ứng ngầm. Linh cảm của họ làm thị trường dậy sóng. Hàng hóa họ mua nâng đỡ cho cả một nền kinh tế của các chủ khách sạn, hãng đồng hồ và tư vấn tài chính

Lòng từ thiện của họ giúp trường học và các nghiên cứu về bệnh nhiệt đới có tiền trang trải

Thứ hai, và quan trọng hơn là, trên đường trở nên giàu có, họ thường đã làm được những việc phi thường

Đương nhiên có một số người thừa kế, nhưng phần lớn bọn họ giàu có là nhờ thiết kế một loại bãy chuột tốt hơn, tài trợ cho ý tưởng tốt của một ai đó hay ít nhất là điều hành một chuỗi cửa hàng cắt tóc sao cho khách hàng sẽ lại viếng thăm lần sau

Và vì phần lớn tài sản do bàn tay họ làm nên, nên người giàu ngày nay năng nổ và sắc sảo hơn nhiều so với tầng lớp quý tộc xưa kia
 
Vì sao hiện nay ít xuất hiện các tư duy lớn ?​

Có một khả năng là thế hệ chúng ta chẳng được thông minh như mình tưởng

Hai tháng trước khi đang ngồi trong văn phòng đọc tạp chí Foreign Policy, tôi phát hiện thấy một điều thật bất ngờ. Ngồi ngay bên kia tấm liếp mỏng kia thôi là một trong những tư duy hàng đầu thế giới

Hàng năm, Foreign Policy đều đưa ra danh sách những người mà họ coi là “Top 100 Tư duy lớn toàn cầu”. Và năm nay đứng thứ 37 là Martin Wolf

Tôi thò đầu sang phòng bên cạnh chúc mừng đồng nghiệp của mình. Ở trong một hoàn cảnh như thế, người Anh nào cũng lắc đầu tỏ ý không tán thành và Martin cũng vậy

Ông cho rằng danh sách các nhà trí thức của năm 2010 có vẻ khá “kém tiếng” so với một danh sách tương tự soạn vào giữa thế kỷ 19

Không phải Martin khiêm tốn, ông ấy cũng có lý do của mình. Một khi đã bắt đầu lên danh sách, khó mà tránh được cái cảm giác rằng chúng ta đang sống trong một thời đại thật tầm thường

Phải nói ngay rằng danh sách năm 2010 của Foreign Policy khá kỳ lạ vì top 10 “tư duy” của tạp chí này đều phần lớn nổi tiếng vì “hành động” của mình

Đứng chung ở vị trí thứ nhất là Bill Gates và Warren Buffett vì công tác từ thiện của họ. Sau đó là những cái tên như Barack Obama (đứng thứ 3), Bộ trưởng Ngoại giao Brazil Celso Amorim (thứ 6), và Đại tướng Mỹ David Petraeus (thứ 8)

Phải lần xuống tận tới thứ 12 trong danh sách bạn mới có thể tìm thấy những người nổi tiếng vì suy nghĩ hơi là hành động, đó là nhà kinh tế Nouriel Roubini

Nhưng sau đó chủ yếu là những người thuần trí thức

Có các nhà kinh tế như Joseph Stiglitz, nhà báo ( (Christopher Hitchens), nhà triết học (Martha Nussbaum), nhà khoa học chính trị (Michael Mandelbaum), tiểu thuyết gia (Maria Vargas Llosa) và nhà thần học (Abdolkarim Soroush)

Bất chấp sự ưu tiên rõ ràng cho những nước nói tiếng Anh, có các đại diện từ mọi châu lục, bao gồm cả biên tập viên người Trung Quốc Hu Shuli và Jacques Attali, đại diện cho trí thức Pháp

Đó là những người rất đáng nể. Nhưng giờ hãy so sánh với một danh sách được soạn 150 năm về trước

Danh sách năm 1861 có thể bắt đầu với Charles Darwin và John Stuart Mill – “Nguồn gốc các loài” và “Bàn về tự do” đều được xuất bản năm 1859. Sau đó có thể kể đến Karl Marx và Charles Dickens

Và đó mới chỉ là những người sống quanh vùng London. Ở Nga, Tolstoy và Dostoevsky đều đang sáng tác, mặc dù cả hai đều chưa xuất bản những tiểu thuyết vĩ đại nhất của họ

Cho dù có ưu tiên cho các chính trị gia như Foreign Policy, sự tương phản giữa những người khổng lồ trong quá khứ với những “chú lùn” của thời hiện tại thật đáng báo động

Danh sách năm 1861 có lẽ sẽ gồm Lincoln, Gladstone, Bismarck và Garibaldi. Thời hiện đại, tương đương với họ sẽ là Obama, Nick Clegg, Angela Merkel và Silvio Berlusconi

Hay là năm 1861 chỉ là một ngoại lệ ?

Vì thế hãy dời thời điểm lập danh sách đến năm trước khi thế chiến thứ hai bùng nổ xem sao. Danh sách những trí thức danh tiếng còn sống tới năm 1939 bao gồm Einstein, Keynes, TS Eliot, Picasso, Freud, Gandhi, Orwell, Churchill, Hayek, Sartre

Vậy thì tại sao những nhà tư tưởng hiện nay lại chẳng để lại mấy ấn tượng như thế? Có thể vì một số nguyên nhân sau đây

Thứ nhất là có thể cần một khoảng thời gian nhất định mới thấy hết được sự vĩ đại. Có lẽ chỉ khi nhìn lại quá khứ chúng ta mới nhận ra được những người khổng lồ thực thụ

Chắc chắn một số người tôi vừa liệt kê không được kính trọng hay biết đến rộng rãi vào thời đại của họ. Marx làm việc chủ yếu như một người vô danh; Dickens bị một số kẻ đương thời coi chỉ là tay viết thuê; và Orwell chỉ nổi danh kể từ sau khi qua đời

Nhưng phần lớn những người khổng lồ của những năm 1861 và 1939 đều được coi là các trí thức lớn ngay từ khi còn sống, một số người như Einstein và Picasso còn trở thành những “ngôi sao” được nhiều người ngưỡng mộ

Khả năng thứ hai là “gần chùa gọi bụt bằng anh”

Có lẽ những tư duy vĩ đại chẳng kém gì quá khứ đang ở khắp xung quanh chúng ta, nhưng chúng ta không thể nhận ra điều này chính vì họ vẫn ở giữa chúng ta

Văn hóa truyền thông hiện đại khiến các trí thức xuất hiện quá nhiều, chính điều này lại càng khuyến khích họ xuất bản nhiều hơn

Nếu Mill liên tục lên ti vi hay Gandhi cập nhật status 5 lần/ngày, có lẽ họ đã chẳng để lại nhiều ấn tượng đến thế và tư duy của họ đã chẳng sâu sắc đến thế

Một lý thuyết khác là bản chất của đời sống trí thức đã thay đổi và trở nên dân chủ hơn

Có lẽ hiện nay cũng có những trí thức vĩ đại đang cống hiến, nhưng họ sống ở Trung Quốc, Ấn Độ hay Châu Phi và vẫn chưa nhận được sự chú ý của Foreign Policy hay Financial Times

Trong thế giới hiện đại, nhiều người có thể tiếp cận với tri thức cũng như có khả năng xuất bản sách hơn. Internet cũng giúp việc cộng tác trở nên dễ dàng hơn còn các trường đại học khuyến khích nghiên cứu chuyên sâu

Vì thế có thể tiến bộ tri thức ngày nay đạt được thông qua một mạng lưới các chuyên gia trên toàn cầu thay vì từng cá nhân vượt lên trên hẳn các trí thức khác để trình bày một lý thuyết vĩ đại nào đó trong khán phòng Bảo tàng Anh

Quá trình tiến bộ ấy có thể ít lãng mạn nhưng lại hiệu quả hơn nhiều

Và cũng còn một khả năng cuối. Đó là với tất cả sự giàu có cũng như những thiết bị hiện đại ngày nay, thế hệ chúng ta chẳng được thông minh như mình tưởng
 
Cũng Harvard ra à ? Hồi xưa mình cũng thế !​

uni1jpg.png


uni2.png

Người nói câu đó có thể là Tổng thư ký LHQ, Chủ tịch WB, Trưởng ban Tổ chức TW Trung Quốc, Thủ tướng Singapore, đương kim TT Mỹ, Mexico, Mông Cổ, Liberia và Colombia

Không chỉ những cuộc gặp gỡ của những người giàu có và quyền lực mới ngày càng quốc tế hóa. Các đại học đẳng cấp quốc tế đang “tái định hình thế giới”, Ben Wildavsky, tác giả cuốn “Cuộc đua cân não vĩ đại”, nói

Vì các vấn đề lớn thường không gói gọn trong một quốc gia nên nhiều sinh viên giàu tham vọng muốn có môi trường giáo dục toàn cầu. Theo OECD, số lượng du học sinh đã tăng từ dưới 2 triệu người năm 2000 lên 3,3 triệu người năm 2008

Điểm đến được ưa chuộng nhất là các nước nói tiếng Anh, đứng đầu là Mỹ, chiếm 19% số du học sinh

Các trường đại học Pháp và Đức cũng được ưa chuộng, nhưng diện tuyển sinh hẹp hơn. Phần lớn du học sinh tại Pháp đến từ Châu Âu hoặc các thuộc địa cũ ở Châu Phi, nhưng du học sinh ở Mỹ đến từ khắp mọi nơi

Vị thế dẫn đầu của Mỹ đang giảm đi đôi chút nhưng vẫn vững vàng trên đỉnh cao tri thức. 2/3 du học sinh cao học chọn Hoa Kỳ

Trong một số chuyên ngành khó nhất, phần lớn học viên cao học tại các trường đại học Mỹ là người nước ngoài: 65% trong ngành máy tính và kinh tế, 56% trong ngành vật lý và 55% trong ngành toán, ông Wildavsky cho biết

Bay trên chín tầng mây nhưng chân vẫn bám chắc vào đất

Các trường đại học hàng đầu ở Mỹ không khác gì phiên bản của những tòa tháp ngà. Lấy ví dụ như Học viện Cộng nghệ Massachusetts (MIT) thành lập năm 1861 để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa nước Mỹ

Học viện có quan hệ mật thiết với nhiều tập đoàn trên toàn cầu. Giới doanh thương tài trợ nhiều nghiên cứu của trường. Các nhân viên và sinh viên hợp tác với các tập đoàn đã thành danh cũng như thành lập vô số công ty mới của chính họ

Một nghiên cứu năm 2009 của Quỹ Kauffman, một viện nghiên cứu tại Missouri, ước tính các cựu sinh viên MIT đã thành lập 25.800 công ty còn hoạt động, thuê 2,2 triệu người và tạo doanh số hàng năm 2 nghìn tỷ đôla

“Đó là một nền văn hóa rất táo bạo,” Chủ tịch MIT Susan Hockfield nói

Trường nhận nhiều tiền từ chính phủ nhưng bà Hockfield không thích dựa vào nguồn ấy

Một sáng kiến nghiên cứu năng lượng mới được các công ty tư nhân như Eni của Italia và tập đoàn công nghiệp ABB của Thụy Sỹ và Thụy Điển tài trợ hơn 300 triệu đôla

Nhà khoa học thần kinh Hockfield rất hào hứng với triển vọng hợp tác của nhiều chuyên ngành. Bà dự đoán khu vực nhiều tiềm năng trong thế kỷ 21 sẽ là sự hội tụ của sinh học và kỹ thuật

Ví dụ như trung tâm nghiên cứu ung thư của MIT có cả nhà sinh học và kỹ sư. Các kế hoạch của trung tâm bao gồm chế tạo các hạt nano có thể tiêu diệt tế bào ung thư

Một nhóm khác tại MIT do Angela Belcher dẫn đầu đã tìm ra cách tạo ra virus biến đổi gen tổng hợp được catode và anode của pin lithium-ion tại nhiệt độ phòng, vừa tiết kiệm năng lượng, vừa không sử dụng các dung môi hữu cơ có hại

Ngoài sáng tạo nên tri thức, MIT còn truyền bá nó. Họ làm vậy cả trong diện hẹp như tư vấn cho Nhà Trắng và diện rộng như đăng tải tài liệu cho các khóa học của mình lên mạng internet

Gần như tất cả mọi thứ, từ văn bản tới video bài giảng, đều có sẵn và miễn phí trên mạng. Bà Hockfield nói bạn có thể đọc cuốn “Highlights for High School” hay tự mình theo đuổi cả một khóa

Kể từ khi bắt đầu triển khai năm 2002, khoảng 70 triệu người đã sử dụng chúng, gấp 7.000 lần số sinh viên hiện đang học tại MIT

Vượt qua mọi biên giới

MIT cũng khuyến khích hợp tác xuyên biên giới

Trường tìm kiếm các khóa thực tập tại nước ngoài cho sinh viên của mình và điều hành nhiều cơ sở hợp tác đào tạo, phối hợp với các học giả nước ngoài cải thiện quy hoạch đô thị ở Trung Quốc và xóa đói giảm nghèo ở Ấn Độ

“Mọi vấn đề thú vị đều vượt qua biên giới,” Hiệu trưởng Trường Chính sách công Kennedy David Ellwood nói

Một số xuyên biên giới quốc gia. Một số xuyên “biên giới” giữa các chuyên ngành. Một số cần hợp tác giữa doanh nghiệp, chính phủ, trí thức và các tổ chức phi lợi nhuận. “Vì thế phải đào tạo con người để họ có thể vượt qua các biên giới,” ông Ellwood kết luận

Nhà lãnh đạo cần “một sự tò mò phi thường” và khả năng lắng nghe, ông nói. Tại Havard, sinh viên lắng nghe rất nhiều quan điểm về mối quan hệ phù hợp giữa chính phủ, thị trường và công dân

Sinh viên làm quen với các lập luận ủng hộ và phản đối dân chủ. Họ bàn về các vấn đề đi liền với thói nhiệm kỳ và đảng phái cực đoan nhưng còn cả lợi ích của trách nhiệm giải trình, ông Ellwood lưu ý

Với các sinh viên dự định sẽ về nước và lãnh đạo Trung Quốc, những điều ấy một ngày nào đó sẽ trở nên ý nghĩa

Gần nửa sinh viên trường Kennedy là người nước ngoài

Cựu sinh viên bao gồm Tổng thư ký Liên hiệp quốc, Chủ tịch Ngân hàng thế giới, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Trung Quốc, Thủ tướng Singapore và đương kim Tổng thống Mexico, Mông Cổ, Liberia và Colombia, ngoài ra còn có người sáng lập Diễn đàn kinh tế thế giới Klaus Schwab

Các trường đại học hàng đầu thế giới tuyển sinh viên và giảng viên trên toàn cầu. Điều này không chỉ giúp nâng cao chất lượng của trường mà còn tạo ra một mạng lưới cựu sinh viên trên toàn cầu

Một sinh viên tốt nghiệp École Nationale d’Administration (Trường Hành chính quốc gia Pháp) có thể có các énarques (từ dành riêng để gọi các cựu sinh viên của trường) tại mọi tổ chức tại Pháp

Một sinh viên Stanford có thể tim thấy các sinh viên Stanford đầy ảnh hưởng khác ở khắp nơi trên thế giới

Theo bảng xếp hạng của ĐH Jiao Tong Thượng Hải, 17/20 đại học hàng đầu nằm ở Mỹ. Phần lớn số họ đều rất giàu (xem đồ thị trên). Họ cũng giành được phần lớn giải Nobel (xem đồ thị dưới)

Đây là nguồn “quyền lực mềm” quan trọng của nước Mỹ. Chính phủ nước này có thể không còn được kính trọng và nể sợ như trước kia, nhưng rất nhiều lãnh đạo trên thế giới từng học tập tại Mỹ, vì thế họ đã quen với các giá trị Mỹ

Một số người thấy tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của giới tinh hoa thế giới là đáng báo động

Cố Giáo sư Havard Samuel Huntington nổi tiếng với cuốn sách năm 1996 “Cuộc xung đột giữa các nền văn minh và sự tái lập trật tự thế giới” từng buồn phiền vì giới “globocrat” (tạm dịch: lãnh đạo toàn cầu) “ít có lòng trung thành với Tổ quốc” và coi chính phủ chỉ là một di tích “có chức năng duy nhất là tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động trên toàn cầu của giới tinh hoa”

Điều này có thể đúng với một số người, nhưng tình yêu với Tổ quốc và dân tộc vẫn còn rất mạnh
 
Những “bộ lạc” toàn cầu​

Điểm chung giữa người giàu nhất thế giới, người giàu nhất Ấn Độ và hai nhà sáng lập Baidu là: họ đều là kiều dân

Hàng triệu người Ấn không thể chứng minh mình tồn tại. Họ không có giấy khai sinh, giấy phép lái xe, không số an sinh xã hội. Vì thế họ khó mở được tài khoản ngân hàng, vay tiền hay sử dụng các dịch vụ từ chính phủ

Tỷ phú phần mềm Ấn Độ Nandan Nilekani tình nguyện tặng 1,2 tỷ đồng bào mình mỗi người một số căn cước gắn liền với dữ liệu sinh trắc học. Chính phủ Ấn Độ coi đây là một ý tưởng tuyệt vời, nhưng vẫn tồn tại một khó khăn

Cơ sở dữ liệu dự kiến lớn gấp 10 lần cơ sở dữ liệu sinh trắc học lớn nhất hiện có. Một nước nghèo sao xây dựng nổi nó ?

Nilekani tìm kiếm sự giúp đỡ từ cộng đồng người Ấn. Ông kêu gọi những người gốc Ấn từng thành công ở Thung lũng Silicon. Sau đó họ kêu gọi bạn bè và giục họ gia nhập

Người Ấn hải ngoại có rất nhiều kinh nghiệm hữu ích. Raj Mashruwala từng giúp xây dựng hệ thống khớp lệnh cho SGDCK New York. Srikanth Nadhamini từng giúp thành lập công ty IT về y tế Healtheon

Cả đội tập hợp ở Bangalore, treo lên một chiếc bảng trắng trong một căn hộ đi thuê và bắt đầu suy nghĩ

Chương trình trên đi từ khởi động đến triển khai chỉ trong hơn một năm, với đợt số căn cước đầu tiên phân phát vào tháng 10/2010

Nếu mọi thứ theo đúng kế hoạch, lần đầu tiên người nghèo Ấn Độ sẽ có thể chứng minh được mình là ai, nhờ đó mà giúp họ tăng độ khả tín của mình

Nadhamuni nghĩ mọi loại dịch vụ đều có thể gắn liền với hệ thống nhận dạng này

Một lao động nhập cư không có tài khoản ngân hàng sẽ có thể gửi tiền về cho mẹ với số căn cước của bà. Mẹ anh có thể nhận tiền mặt tại một cửa hàng tại địa phương có máy scan vân tay cỡ nhỏ

Chủ cửa hàng thu một khoản phí dịch vụ nhỏ. Dân làng không còn phải mất cả ngày dài đi bộ tới ngân hàng ở thị trấn gần nhất

Người mình cả …

Những ngoại kiều thông minh hiếm khi quên đi gốc gác. Kể cả những người có tư duy toàn cầu nhất cũng cảm thấy thân quen với những người cùng chung ngôn ngữ, văn hóa và di sản

Đó là lý do vì sao mạng lưới ngoại kiều lại mạnh mẽ đến thế và vì sao nhiều nhân vật giàu ảnh hưởng nhất thế giới lại phụ thuộc vào nó nhiều đến thế

Một số cộng đồng rất lớn và có mặt ở khắp mọi nơi. Ví dụ như ước tính có 25 triệu Ấn kiều và 60 triệu Hoa kiều, bao gồm một số lượng đáng kể tại gần như mọi quốc gia. Họ tạo ra một mạng lưới kiều dân xuyên biên giới

Theo William Kerr từ Trường kinh doanh Havard, giới nghiên cứu thường trích dẫn nghiên cứu của những người cùng chủng tộc với mình nhiều hơn 30-50%. Cộng đồng kiều dân tăng tốc độ chu chuyển thông tin và là mạch máu của khoa học và thương mại

Họ còn giúp củng cố niềm tin

Một thương nhân Li-băng ở Tây Phi có thể cảm thấy an toàn khi làm ăn với một thương nhân Li-băng ở Mỹ Latin vì bạn thời cấp 3 của một người biết gia đình bên vợ của người kia ở Beirut

Điều đó có nghĩa họ có thể ký các thỏa thuận lớn chỉ bằng một cuộc gọi. Nếu một người có gian lận, người đó sẽ bị tẩy chay trên toàn mạng lưới buôn bán của kiều dân Li-băng

b0420110122srp006.jpg

Đúng tôi rồi. Cho tôi vay tiền nào​

Mạng lưới kiều dân

Mạng lưới kiều dân thống trị thương mại ở nhiều nơi trên thế giới: người Ấn ở Đông Phi và một phần Caribbean, người Hoa ở Đông Nam Á, v.v… Rất nhiều thương nhân nổi tiếng xuất thân từ các gia đình nhập cư

Người giàu nhất thế giới Carlos Slim là người Li-băng – Mexico. Người giàu nhất Ấn Độ Mukesh Ambani sinh ra tại nơi mà nay là Yemen. Eric Li và Robin Xu, hai nhà sáng lập Baidu, từng làm việc ở Mỹ

Người nhập cư tạo thành cầu nối giữa quốc gia nơi họ sống và nơi họ xuất thân

Điều này đặc biệt chính xác với Hoa kiều (bao gồm cả Hong Kong và Đài Loan), những người đóng góp 70% đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc. Họ có 3 lợi thế: ngôn ngữ, văn hóa và “quan hệ”

Doanh nhân Hoa-Mỹ Mei Xu rời Trung Quốc sau sự kiện Thiên An Môn. Cô từng là sinh viên tại Bắc Kinh nhưng vì nhiều lý do nên bị phân công một công việc buồn tẻ trong một nhà kho ở nơi hẻo lánh

Cô nhập cư vào Mỹ nhưng vẫn duy trì liên lạc với Trung Quốc. Cô bắt đầu kinh doanh cùng chồng mình là anh David Wang

Cô hỏi bạn bè ở Trung Quốc giúp kiếm sản phẩm nào của nước mình có thể bán tốt ở Mỹ và cuối cùng chọn nến thơm mỹ thuật. Năm 1995, cô thuyết phục chị gái mình mở một nhà máy tại Hàng Châu để cung cấp chúng

Nến rất được ưa chuộng. Chuỗi cửa hàng Target đặt mua 2 triệu đôla rồi sau đó tăng đơn hàng lên gấp 4. Nhà máy không thể giao nổi

Với chỉ 2 tháng trước đợt mua hàng Giáng sinh, Xu phải tìm thêm nguồn cung ở đâu đó tại Trung Quốc. Cô đã làm được nhưng chỉ vừa vặn về thời gian nhờ gọi tất cả các mối quen của mình

“Ai không biết gì ở Trung Quốc không thể nào làm được điều đó,” cô nói. Công ty Pacific Trade International của cô nay có doanh số hàng năm khoảng 100 triệu đôla

Kể cả một ngành kỹ thuật thấp như làm nến cũng phát triển nhanh chóng. Chuỗi cung của Xu nay đã trở thành “đa quốc gia”. Phần lớn thiết kế ý tưởng đều được làm ở Mỹ, thiết kế chi tiết ở Trung Quốc còn nến được làm ở Việt Nam

Công ty cũng có một nhà máy ở Maryland để thỏa mãn nhu cầu cho các khách hàng không thích chờ đợi. Trung Quốc không còn chỉ là nơi cung cấp lao động giá rẻ nữa, Xu nói. Thị trường nơi đây đang bùng nổ và các ý tưởng nảy sinh từ đó ngày càng nhiều

Các nghiên cứu về lãnh đạo doanh nghiệp thường nhấn mạnh tới tầm nhìn, động lực và sự nhẫn tâm của họ. Những đức tính ấy quan trọng nhưng thành viên trong tầng lớp tinh hoa toàn cầu cũng là con người

Sajjid Chinoy, một nhà kinh tế tại JPMorgan Mumbai, trở về Ấn Độ sau 15 năm sống tại Mỹ. Người ngoài có thể nghĩ anh trở về vì kinh tế Ấn Độ tăng trưởng nhanh hơn Mỹ, tạo ra vô số cơ hội cho những trí thức trẻ tài năng

Thực tế, anh trở về vì ông anh trai mới bị tai nạn xe hơi rất nặng. “Thường là vì gia đình thôi,” anh nói
 
Những nhà nghiên cứu điên khùng​

Cách nhanh nhất để trở thành VIP là phát minh ra một thứ gì đấy hữu dụng

Khi ngồi nghĩ ra các ý tưởng mới, “bạn phải chắc rằng người ta thấy nói toàn điều điên khùng thì cũng chẳng làm sao”, Nathan Myhrvold nói.
Công ty Intellectual Ventures của ông tìm kiếm lợi nhuận từ các phát minh

Myhrvold không cần tiền, với tư cách cựu Giám đốc Công nghệ của Microsoft, nhà ông đã có hàng bao tải tiền. Nhưng ông tin rằng “phát minh là thứ gần với phép thuật nhất mà chúng ta có”

Myhrvold tổ chức các “kỳ họp phát minh” chào mời tư duy từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Ông mời họ vào một căn phòng với hàng bình cà phê rồi đề trao đổi ý kiến với nhau

Các trợ lý sẽ ghi lại buổi trò chuyện và làm cho buổi gặp gỡ thêm phần thú vị bằng cách chiếu các bài báo khoa học có liên quan lên màn hình. Và Myhrvold, vốn được đào tạo để trở thành một nhà vật lý, vui vẻ thưởng thức những điều trên

Vì ông thông minh và có lắm mối quan hệ (nhà đầu tư vào công ty của ông bao gồm Microsoft, Intel, Apple, Google, Sony và Nokia), những người thông minh khác cũng vui vẻ tham dự vào buổi gặp mặt này

Một người đề nghị diệt muỗi sốt rét bằng tia lade. Ai cũng cười. Nhưng rồi họ bắt đầu suy nghĩ về điều này và nhận ra rằng công nghệ lade rẻ hơn nhiều so với trước kia nhờ đầu đĩa Blu-Ray và máy in lade

Một mẫu chạy thử được chế tạo năm 2008. Công ty giờ đang tìm kiếm một đối tác để sản xuất nó

Ngoài ra, đội của ông đã thiết kế một lò phản ứng hạt nhân sử dụng chất thải hạt nhân làm nhiên liệu. Ông nói lò này thu được nhiều năng lượng từ uranium hơn công nghệ hiện nay 20 lần

Ông và Bill Gates đã lập ra công ty công nghệ TerraPower để phát triển ý tưởng đó

Đây là hướng đi tham vọng và liều lĩnh mà thế giới phải chọn nếu muốn ngăn sự ấm lên toàn cầu, Myhrvold nói. Nếu nó có kết quả, ông sẽ giàu to. Nếu không, ông vẫn còn vô khối ý tưởng khác

Công ty của Myhrvold minh họa cho một số nguyên tắc hữu dụng đối với những ai muốn thúc đẩy sự sáng tạo

Thứ nhất, vì công nghệ ngày càng phức tạp nên tiến bộ dựa ngày càng ít trên nỗ lực cá nhân và ngày càng nhiều vào hợp tác

Hàng triệu khoa học gia trên thế giới trò chuyện với nhau càng nhiều, sẽ có càng nhiều ý tưởng tuyệt vời nảy sinh. Số bằng sáng chế được cấp đã tăng từ 900.000 năm 1985 lên 1,9 triệu năm 2008

Công ty của Myhrvold đóng trụ sở gần Seattle, nhưng chào đón các khoa học gia từ khắp mọi nơi và duy trì một công ty con ở Ấn Độ để nắm bắt được dòng chảy sáng tạo nơi đây

Các nhà nghiên cứu của công ty ở Bangalore đang bắt tay vào nhiều dự án từ dùng tia lade đỏ để bảo quản thực phẩm tới các máy nano ADN đưa thuốc tới vị trí chính xác trên cơ thể bệnh nhân

Nguyên tắc thứ hai là lợi nhuận cũng quan trọng

Sáng tạo có nhiều động lực khác nhau, trong đó có lẽ tiền không phải quan trọng nhất. Các nhà phát minh làm việc vì đó là điều họ thích. Nhưng các nhà phát minh cũng phải sống nữa

Động cơ lợi nhuận là một nguồn gốc quan trọng của kỷ luật. Làm ra chiếc xe chạy bằng pin là một chuyện, làm một chiếc đủ rẻ và khỏe để mọi người mua được nó lại là chuyện khác

Dù vậy thị trường ý tưởng còn lâu mới hoàn hảo. Có rất nhiều vốn đầu tư mạo hiểm vào các ý tưởng sẽ cho lợi nhuận trong ngắn và trung hạn, nhưng nghiên cứu và phát triển dài hạn phụ thuộc nặng nề vào chính phủ

Chúng thường được tài trợ trên cơ sở từ thiện: “Đưa tiền cho tôi và đừng mong thấy lại chúng,” theo lời của ông Myhrvold

Ông thích một cách tiếp cận có tính “kinh doanh” hơn với một thị trường giàu thanh khoản giúp nhà đầu tư có thể mua và bán ý tưởng. Ông nghĩ một thị trường như thế sẽ thu hút hàng tỷ đôla cho các phát minh mới

Ý tưởng của ông còn gây nhiều tranh cãi. Intellectual Ventures ngoài tạo ra các ý tưởng của chính mình còn đi mua rất nhiều bằng sáng chế từ những người khác

Một số người ở Thung lũng Sillicon sợ ông Myhrvold sẽ sử dụng các bằng sáng chế này để kiện các công ty công nghệ tội xâm phạm chúng. Nhưng Myhrvold phủ nhận mọi ý định trở thành cái gọi là “patent troll” (tạm dịch: kẻ phá rối bằng bằng sáng chế)

Ông điều hành nhiều quỹ cho phép các nhà đầu tư có kiên nhẫn đặt cược vào một rỏ các ý tưởng có thể sinh lời trong dài hạn. Điều này ngay lập tức tạo ra lợi nhuận cho các nhà đầu tư bán bằng sáng chế của họ, nhờ thế mà khuyến khích các sáng tạo
 
Vén màn hội kín và các nguyên thủ thế giới
Nhiều nhân vật lừng danh, có ảnh hưởng lớn trên thế giới như Goethe, Plato, gia đình Bush và thậm chí là đương kim Tổng thống Mỹ Obama là thành viên các hội kín này

Bất kể mục đích của những hội kín này là như thế nào, luôn có điều gì đó được cho là rất xấu xa về họ. Dù được lập ra với mục đích chính trị và tôn giáo tương đối thực tế, song việc họ tập trung vào những điều bí mật đã khiến các hội kín trở thành mục tiêu của vô số chỉ trích và thuyết âm mưu liên quan tới mọi thứ, từ người ngoài trái đất đến những thứ huyền bí thống trị thế giới. Dĩ nhiên, thực tế là vô hại song không có nghĩa rằng các hội kín không có những tập tục kỳ quái hay họ không ảnh hưởng tới các sự kiện thế giới

Hội Tam điểm

Các thành viên nổi tiếng: Plato, Socrates, George Washington, Winston Churchill, Benjamin Franklin, Goethe, Mozart, Theodore Roosevelt, Harry Truman, Al Gore, Pythagoras, Swami Vivekananda, Henry Ford, Clive Lloyd, Motilal Nehru và Edwin Aldrin

Dù ngày nay hội Tam điểm có ít ảnh hưởng và không còn bí mật như thủa xưa, song đây vẫn là một trong những hội kín nổi tiếng nhất thế giới. Hội Tam điểm hiện vẫn tồn tại ở khắp thế giới, với hơn 6 triệu thành viên.
Hội Tam điểm chính thức được thành lập năm 1717 nhưng các tài liệu liên quan tới sự hiện diện của nó lại ghi rằng hội có từ năm 1300. Được lập ra với tiêu chí ban đầu là hội huynh đệ, với các thành viên có chung những ý tưởng triết học, trong số đó là niềm tin về một Chúa. Hội Tam điểm thường tham gia vào các hoạt động từ thiện, phát triển tình huynh đệ và tôn trọng những giá trị đạo đức

Hội Tam điểm đã tạo nên những thay đổi lịch sử thông qua những đóng góp to lớn của họ trong nhiều lĩnh vực cho cộng đồng. Dù các hoạt động của họ dường như vô hại, song hội cũng nhận không ít chỉ trích. Các học thuyết âm mưu luôn lấy Hội Tam điểm làm mục tiêu vì họ dính líu vào không ít những tập tục huyền bí bị cho là đáng ghê tởm

Các thành viên Hội Tam điểm bị buộc phải giữ bí mật của các huynh đệ. Bộ phận điều hành của hội được gọi là Chi hội lớn. Trên thế giới, có nhiều chi hội song không có một cơ quan điều hành đơn nhất. Một chi hội có thể chỉ có một người

Illuminati

Thành viên nổi tiếng: Goethe

Illuminati tiếng Latin nghĩa là Khai sáng. Trong văn hóa đại chúng và các học thuyết âm mưu lạ lùng, không một hội kín nào trở nên nổi tiếng như Illuminati, thường được đề cập trong các cuốn sách, những bộ phim và truyền hình. Hội kín này được thành lập vào thế kỷ 18 và mục tiêu của nó là tạo nên một chính phủ đơn nhất để cai trị thế giới

Các thành viên của Illuminati gồm nhiều nhân vật giàu có nổi tiếng thế giới, những người kiểm soát các tập đoàn khổng lồ. Vào thời điểm thành lập hội, các thành viên coi mình là những nhà lý luận tự do được khai sáng và là người cai quản thế giới hiện nay bằng cách tác động tới nhiều chính phủ khác nhau. Tuy nhiên, báo chí đã chống lại hội kín này và Illuminati bị nhiều người coi là thế lực ngầm của những kẻ bất đồng chính kiến muốn lật đổ chính phủ. Illuminati bị buộc tội là khích động cách mạng Pháp. Có nhiều cáo buộc rằng Illuminati thực hiện ma thuật đen tối.
Illuminati sau này giải thể song ảnh hưởng của nó vẫn rất mạnh. Thậm chí là, nhiều năm sau khi hội đã tan rã, vẫn có tin họ đang hoạt động trong bóng tối

Nhờ sự xuất hiện thường xuyên trên văn hóa đại chúng, Illuminati vẫn khiến người ta ghê sợ cho tới tận hiện nay. Các học thuyết âm mưu hiện đại khẳng định rằng nhóm này vẫn tồn tại và hoạt động trong bóng tối, chỉ đạo thế giới công nghiệp và chính trị. Gia đình Tổng thống Bush, cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill và thậm chí là đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng bị quy là thành viên nổi tiếng của hội này. Dù vậy, chưa có bằng chứng pháp lý nào cho thấy, một hội như Illuminati đã bị phát hiện

Đầu lâu và xương

20110327145339_27hoikin1.jpg

Thành viên nổi tiếng: George H.W. Bush, George W. Bush, John Kerry

Các trường thuộc Liên minh Ivy nổi tiếng vì các hội kín và tổ chức sinh viên và hội Đầu lâu và Xương của trường Yale có lẽ là nổi tiếng nhất. Đầu lâu và Xương được thành lập vào đầu thế kỷ 19

Hội này thu hút sinh viên mới đăng ký làm thành viên mỗi mùa xuân và điều kiện tiên quyết duy nhất để trở thành thành viên là người mới phải là một lãnh đạo của hội sinh viên. Do đó, các vận động viên, thành viên hội đồng sinh viên và chủ tịch nhóm nam sinh thường được xem xét kết nạp.
Trong số các thành viên của Hội này có Tổng thống Mỹ, Thượng nghị sĩ, chánh án tòa án tối cao. Điều này dẫn tới lập luận rằng hội nên hoạt động theo kiểu một tổ chức ngầm của các nhân vật chính trị cấp cao. Hội này được chu cấp khá đầy đủ, một tổ chức các cựu sinh viên gọi là Hiệp hội tín thác Russell tài trợ cho các hoạt động và nhóm này được cho là sở hữu một hòn đảo ở bang New York

Các thành viên của hội Đầu lâu và Xương hiện không được giữ bí mật nhưng các hoạt động vẫn được giữ kín. Họ gặp nhau hai lần một tuần song những gì diễn ra thì không được tiết lộ

Hội kín này được cho là tham gia vào vô số trò đùa tinh nghịch và bị cáo buộc là ép các thành viên mới tiết lộ tiền sử quan hệ tình dục cho mọi người còn lại trong hội. Trong một lời đồn lưu truyền từ rất lâu, cựu Tổng thống Bush (Bush cha) được đặt tên là Magog - người có nhiều kinh nghiệm về tình dục nhất

Những đứa con của Tự do

Thành viên nổi tiếng: Paul Revere, John và Samuel Adams, John Hancock

Các thành viên của Hội kín này giữ một vai trò nổi bật trong việc đem độc lập tới cho nước Mỹ. Tổ chức này được thành lập ở Boston vào thế kỷ 18, xuất phát từ sự đối xử của Anh với thuộc địa. Các thành viên của hội thuộc tầng lớp trung lưu. Tuy nhiên, không may là đôi khi họ dùng tới vũ lực

Những đứa con của Tự do là tên gọi của một tổ chức lỏng lẻo gồm những người bất đồng chính kiến tồn tại ở Mỹ trước Cuộc chiến giành độc lập của Mỹ (chiến tranh giữa Anh và 13 thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ từ 1775 đến năm 1783, kết quả là sự ra đời của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ). Nhóm này không tồn tại như một hội kín theo đúng nghĩa đen, mà thay vào đó, nó gồm các nhóm nhỏ những người yêu nước khắp các thuộc địa, đoàn kết với nhau vì một mục đích chung. Khi họ gặp gỡ, thường diễn ra ở Boston và quanh một cây gỗ du. Tại đây nhóm này bàn cách kháng chiến và khiến Anh gọi họ là Những đứa con của Tự do và Những đứa con của bạo lực

Hội này hiện vẫn rất nổi tiếng cho tới ngày này vì gieo mầm cách mạng cho những người đi khai hoang
 
Last edited:
"Hiện tượng" Glencore và “người hùng” Glasenberg

– Với việc niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán London vào ngày 24/5, Tập đoàn buôn bán hàng hóa cơ bản Glencore International đang xuất đầu lộ diện, sau nhiều năm chi phối thị trường thế giới trong bóng tối

glencore-ftse.jpg

Trụ sở của Glencore International ở Thụy Sĩ

Khi giá hàng hóa đang trở nên ngày càng bất định, việc thả nổi một doanh nghiệp buôn bán nguyên vật liệu xem ra không mấy thích hợp

Thế nhưng Glencore International vẫn niêm yết ở London, Hong Kong vào ngày 24/5/2011và giới chuyên gia dự tính giá trị của nó vào khoảng 61 tỷ USD

Nếu phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) thành công, Glencore sẽ là công ty thứ ba trong lịch sử (sau tập đoàn viễn thông khổng lồ BT và tập đoàn năng lượng BG) lọt ngay vào FTSE 100 ngay trong ngày đầu tiên niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán London (London Stock Exchange)

Chỉ số FTSE 100 là chỉ số cổ phiếu của 100 công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán London (LSE)

Các công ty thành phần phải đáp ứng các yêu cầu của FTSE Group, bao gồm việc đã niêm yết toàn diện trên sàn LSE với giá được tính theo đồng bảng Anh hoặc đồng Euro, vượt qua các kiểm tra về quốc tịch, mức độ biến động giá tự do (free float) và tính thanh khoản

Chỉ số FTSE 100 được xem là phong vũ biểu của nền kinh tế Anh và là chỉ số cổ phiếu hàng đầu ở châu Âu. Theo website của FTSE Group, 100 công ty FTSE 100 chiếm đến 80% thị trường chứng khoán Anh

Lịch sử hình thành Glencore

Khi mới thành lập năm 1974, Glencore mang tên Marc Rich & Co. Trong những năm 1980, Marc Rich bị cáo buộc tội buôn bán bất hợp pháp với Iran (nước bị Mỹ cấm vận) và phải chạy trốn sang Thụy Sĩ. Năm 1994, ông này đã bán công ty cho các thành viên ban quản trị hãng với giá 600 triệu USD. Kể từ đó, Marc Rich & Co. được đổi tên thành Glencore

MarcRich-Fugitivefinancier.jpg

Tỷ phủ bị từng bị truy nã Marc Rich

Marc Rich đã tạo dựng nền tảng cho đế chế Glencore tương lai thông qua một loạt các vụ thâu tóm. Năm 1981, Marc Rich & Co. đã mua một công ty buôn bán ngũ cốc Hà Lan và chiếm tới 2/3 cổ phần của một mỏ khai thác kẽm, chì ở Peru. Các vụ thâu tóm này đã tạo ra nền tảng kinh doanh nông sản và tài sản công nghiệp của Glencore

Một bước đột phá đối với tương lai của Glencore là vụ mua cổ phần của Sudelektra trong năm 1990. Sudelektra là một tập đoàn Thụy Sĩ chuyển hướng từ đầu tư hạ tầng cơ sở sang khai khoáng. Năm 1999, Sudelektra đổi tên thành Xstrata và có tên trong FTSE 100. Đây chính là mục tiêu thâu tóm sắp tới của Glencore, sau khi bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) thành công ở London

Cách đây 4 năm, Glencore đã đóng vai trò quan trọng trong việc lập ra tập đoàn sản xuất nhôm khổng lồ UC Rusal ở Nga. UC Rusal được thành lập thông qua việc sáp nhập 3 công ty, trong đó có một số tài sản nhôm và alumina của Glencore

Trước đó, đã có nhiều tin đồn rằng Glencore sẽ tìm cách niêm yết trên thị trường chứng khoán, mặc dù CEO Glasenberg vẫn chưa tin chắc đây là một hành động đúng đắn

Tuy nhiên, việc Glencore phát hành các trái phiếu có thể chuyển đổi trị giá 2,3 tỷ USD hồi cuối năm 2009 cho thấy việc niêm yết là không thể tránh khỏi. Bên mua trái phiếu là Tập đoàn Khai khoáng Zijin ( Zijin Mining Group) của Trung Quốc và US First Reserve rất muốn biến khoản đầu tư của họ thành cổ phiếu, một khi Glencore được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Hiện thời, Tập đoàn Khai khoáng Zijin (Zijin Mining Group) của Trung Quốc và US First Reserve đang nằm trong số các nhà đầu tư chủ chốt

Một nhóm các nhà đầu tư , trong đó có Aabar Investments có trụ sở tại Abu Dhabi, dự kiến sẽ mua 31% tổng số IPO của Glencore

Aabar Investments, chi nhánh của International Petroleum Investment Company ở Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) và có cổ phần ở các tập đoàn lớn như Tập đoàn sản xuất ô tô Daimler, dự kiến sẽ trở thanh nhà đầu tư lớn nhất, sau các thành viên trong ban chấp hành Glencore. Trong một tuyên bố ngày 18/5, Aabar cho biết sẽ đầu tư 850 triệu USD vào Glencore và có thể đầu tư thêm 150 triệu USD nữa

Có tin nói các tập đoàn đầu tư nổi tiếng thế giới như BlackRock và Fidelity dự kiến sẽ là những cô đông lớn của Glencore

Được thành lập cách đây 37 năm, Glencore hiện là công ty buôn bán hàng hóa lớn nhất thế giới, kiểm soát 60% thị trường kẽm, 50% thị trường đồng, 45% thị trường chì, 38% thị trường nhôm và gần 1/3 thị trường than đá

Glencore hiện đang có tới 57.500 nhân viên ở 40 quốc gia và lãi ròng 3,8 tỷ USD trên tổng doanh số 145 tỷ USD trong năm ngoái

Glencore đã cho công bố triển vọng kinh doanh dày tới 1.600 trang, mang lại cho giới phân tích một cái nhìn hiếm có về cái công ty nổi tiếng là thần bí này

“Người hùng trong bóng tối” Ivan Glasenberg

Giám đốc điều hành Ivan Glasenberg là cổ đông lớn nhất, chiếm tới khoảng 18% cổ phần của Glencore (tương đương với 10 tỷ USD). Các cổ đông chủ chốt khác là Daniel Mate và Telis Mistakidis (mỗi người 6%) và Tor Peterson (5,3%)

glasenberg.jpg

"Người hùng trong bóng tối" Ivan Glasenberg

Không những thế, Ivan Glasenberg (sinh năm 1957 ở Nam Phi) còn có chân trong Hội đồng quản trị của công ty khai khoáng Xstrata và Minara Recources Ltd

Cha của Ivan là Samuel Glasenberg sinh trưởng ở Lithuania và mẹ của ông là người Nam Phi. Gia đình Glasenberg cư trú tại Illovo, Gauteng gần Johannesburg

Ivan Glasenberg lấy bằng Cử nhân kế toán tại Đại học Witwatersrand (Nam Phi) và lấy bằng thạc sĩ (MBA) tại Đại học Nam California trong năm 1983

Ivan Glasenberg gia nhập Glencore năm 1984, phụ trách văn phòng của Glencore tại Hong Kong và Bắc Kinh (1989-1990) và trở thành trưởng lĩnh vực buôn bán than đá của Glencore năm 1991. Ivan Glasenberg được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành Glencore trong năm 2002

Hơn một thập kỷ qua, CEO Ivan Glasenberg - một người gốc Do Thái mang quốc tịch Nam Phi - vốn là một con người thần bí trong giới doanh thương toàn cầu

Từ trụ sở ẩn dật Zurich (Thụy Sỹ), Ivan Glasenberg đã xây dựng nên một đế chế buôn bán nguyên vật liệu lớn nhất thế giới thống trị nhiều thị trường: từ kẽm, đồng, chì, than đá đến nông sản

Ngại xuất hiện trước công chúng, nhưng CEO Glasenberg rốt cuộc vẫn phải bước ra khỏi bóng tối, khi Glencore phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào cuối tháng 5/2011

Là cổ đông lớn nhất của Glencore, Ivan Glasenberg sẽ có một khối tài sản khổng lồ sau khi phát hành IPO, nhưng ông đã hứa chừng nào còn làm việc cho Glencore thì sẽ không bán một cổ phiếu nào

Ivan Glasenberg là hiện thân cho văn hóa kinh doanh Glencore vốn tự hào về những nhà buôn sẵn sàng lao vào những phi vụ mạo hiểm mà người khác không dám làm như phi vụ Colombia đầu những năm 1990 và Congo đầu những năm 2000

Dưới sự lãnh đạo của CEO Ivan Glasenberg, chỉ những người có thực tài và dám mạo hiểm mới có thể ở lại làm việc cho Glencore International
 
Last edited:
Ngôi vị giàu nhất thế giới sắp có chủ mới

Nữ hoàng quặng sắt Gina Rinehart – nữ tỷ phú đầu tiên của Australia – sắp vượt qua ông trùm tư bản Mexico Carlos Slim để trở thành người giàu nhất thế giới với tổng giá trị tài sản có thể lên trên 100 tỷ USD

ty-phu.jpg

Tỷ phú Gina Rinehart

Nhờ thừa kế khối tài sản lớn từ cha và điều hành công ty khảo sát Hancock lừng danh, Rinehart hiện là tỷ phú giàu nhất Australia với tài sản chính thức 9 tỷ USD. Nhưng Forbes mới đây dự báo khối tài sản này sẽ phình to lên 100 tỷ USD trong thời gian tới

Năm 2010, tài sản của bà đã tăng lên nhanh chóng nhờ giá quặng sắt lên cao và những hợp xuất khẩu béo bở với Trung Quốc

Citigroup cho biết công ty quặng sắt mà bà Rinehart thừa kế từ người cha quá cố của mình là công ty khai khoáng lớn thứ 5 trên thế giới. Một khi công ty này niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán Australia (ASX), tài sản của Rinehart sẽ lên đến 30 tỷ USD và bà có thể lọt vào danh sách 10 người giàu nhất thế giới của tạp chí Forbes. Hiện nay danh sách này do ông trùm tư bản Carlos Slim đứng đầu với tài sản 74 tỷ USD, tiếp sau là nhà sáng lập Microsoft Bill Gates với 56 tỷ USD

Rinehart cũng đang thực hiện 3 dự án khai thác khoáng sản đầy hứa hẹn. Nếu như cả 3 dự án trên của Rinehart đi vào hoạt động và giá khoáng sản giữ ở mức cao, các danh mục đầu tư vào sản xuất than đá và quặng sắt của Rinehart sẽ đem lại lợi nhuận 10 tỷ USD mỗi năm. Khi đó, Rinehart sẽ trở thành người giàu nhất thế giới với tổng giá trị tài sản trên 100 tỷ USD, vượt qua những người đàn ông lừng lẫy để trở thành tỷ phú giàu nhất thế giới

Gina Rinehart vẫn thường tránh tiếp xúc với báo chí và hiếm khi giao lưu với giới doanh nhân. Năm 1952, cha cô - Lang Hancock - đã khám phá ra mỏ quặng sắt lớn nhất thế giới ở vùng Pilbara của Australia. Là người phụ tá đắc lực của cha (người đã qua đời cách đây 14 năm), bà Rinehart đã tìm cách trả dứt điểm số nợ do cha để lại, đồng thời kiếm lời từ các tài sản chìm và khiến nó gia tăng không ngừng. Theo chủ bút tờ BRW nhận định bà Rinehart là một người phụ nữ cần cù và chịu khó. Bà còn là một người có trái tim bằng thép, biết cách vượt qua những nỗi đau và khó khăn chồng chất để khiến khoản gia tài bé nhỏ được thừa hưởng trở thành khối tài sản kếch sù chỉ trong một thời gian ngắn

Theo các tài liệu cho thấy công ty của cha bà từng mắc nợ ngập đầu và không có tiền mặt để chi trả, khiến bà gần như phá sản khi tiếp nhận công ty này vào những năm đầu thập niên 90. Nhưng bà là một người phụ nữ có cái nhìn khá sắc sảo trước nền kinh tế của Australia. Bà không ngần ngại làm một cuộc phiêu lưu với tập đoàn Rio Tinto. Chẳng bao lâu, khu vực quặng mỏ của họ ở Hope Downs (Tây Australia) trở thành một vùng màu mỡ đem lại thu nhập gấp 10 lần trước đó. Sản lượng khoáng sản từ khu vực quặng này trong năm 2005 ước tính hơn 1 tỷ đôla Australia

Hiện nay, người phụ nữ được công nhận giàu nhất thế giới là Christy Walton, bà quả phụ của John Walton - người thừa kế tập đoàn Wal-Mart. Bà Walton đang có 26,5 tỷ USD
 
Last edited:
Super Lobbyist Sarkozy

Lúc tranh cử, ông Nicolas Sarkozy đã có lần tiết lộ "nếu thất cử, tôi sẽ từ bỏ chính trị", "tôi sẽ chuyển sang kiếm tiền và sống một cuộc sống thoải mái". Tuy vậy, có lẽ mong muốn của ông sẽ không dễ thực hiện...

Khác với các cựu tổng thống Mỹ hay thủ tướng Anh khi về hưu vẫn khá tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội với nhiều chuyến công du khắp nơi, tham gia các hội thảo và đọc diễn văn, các đồng nghiệp người Pháp khi về hưu thường tránh xa đời sống chính trị, ít khi xuất hiện trước công chúng mà tập trung viết sách và hồi ký

Khi kết thúc nhiệm kỳ, ông Sarkozy sẽ nhận được khoản trợ cấp hàng tháng khoảng 6.000€, cộng tiền lương hàng tháng 11.500€ dành cho chức vụ thành viên Hội đồng Bảo hiến. Theo Hiến pháp, các tổng thống miễn nhiệm đều có một chân trong định chế hàng đầu này

20120511175238_0.jpg

Tổng thống Pháp sắp mãn nhiệm Nicolas Sarkozy

The Guardian Các cựu tổng thống cũng sẽ nhận được các ưu đãi đặc biệt liên quan như một căn hộ công được trang bị đầy đủ tiện nghi, 2 nhân viên cảnh sát luôn túc trực bảo vệ, một xe hơi công kèm theo hai tài xế, 7 thư ký và cộng sự

Ngoài ra còn được ưu đãi thẻ sử dụng các phương tiện giao thông miễn phí ở khoang hạng nhất. Các khoản chi dành cho mỗi cựu tổng thống theo ước tính ngốn khoảng 1,5 triệu € từ ngân sách quốc gia

Sau khi có kết quả khẳng định ông François Hollande dành chiến thắng, ông Sarkozy đã tiết lộ là ông sẽ rời bỏ chính trường. Lúc tranh cử, ông cũng đã có lần tiết lộ "nếu thất cử, tôi sẽ từ bỏ chính trị và sẽ không còn ai nghe nói tới tôi", "tôi sẽ chuyển sang kiếm tiền và sống một cuộc sống thoải mái"

Tuy vậy, có lẽ mong muốn này sẽ không dễ gì thực hiện khi nhiều vụ bê bối có dính dáng đến tên tuổi của ông đã được hé lộ lâu nay, chỉ cần đợi nhiệm kỳ kết thúc thì các quan tòa sẽ có thêm nhiều việc để làm và báo chí muốn quên ông đi cũng không dễ

Trong thời gian đương nhiệm, danh tiếng của tổng thống Sarkozy đã phần nào bị vẩn đục bởi các vụ điều tra tư pháp liên quan đến những người thân cận và phe cánh của ông. Những vụ bê bối này tuy được báo chí đề cập đến từ lâu nhưng do những quy định của Hiến pháp nên nhiều chi tiết chưa được làm sáng tỏ

Theo quy định Hiến pháp năm 1958, tổng thống được quyền tạm miễn truy tố hình sự trong thời gian đảm nhiệm chức vụ đứng đầu nhà nước. Cũng theo các quy định của luật, một tháng sau ngày chính thức chuyển giao quyền lực cho người kế nhiệm, cựu tổng thống hoàn toàn có thể bị truy tố và xét xử giống như mọi công dân bình thường khác

Đây là trường hợp đã xảy ra với cựu tổng thống Jacques Chirac: Hai tháng sau khi rời điện Elysée năm 2007, ông đã phải đối mặt với thẩm phán để trả lời các câu hỏi liên quan đến vụ án lập hồ sơ việc làm giả để gây quỹ tại tòa thị chính Paris thời ông làm thị trưởng. Sau đó, năm 2011, ông Jacques Chirac bị kết án hai năm tù nhưng cho hưởng án treo vì lý do sức khỏe. Ông trở thành tổng thống Pháp đầu tiên bị kết án

Trong chiến dịch tranh cử, đảng Xã hội đã nhiều lần cáo buộc ông Sarkozy tìm mọi cách để tái cử hòng trốn tránh bị tư pháp sờ gáy. Dĩ nhiên là ông Sarkozy phủ nhận các cáo buộc này một cách mạnh mẽ

Nhưng trong một quốc gia có nền báo chí độc lập như ở Pháp thì những phủ nhận và biện hộ của ông Sarkozy chỉ có đủ sức thuyết phục với một số người thuộc đảng của ông. Nhiều người Pháp đang chờ đợi việc chuyển giao quyền lực sắp tới để công lý có thể được thực thi và những vụ việc mờ ám được đưa ra ánh sáng

Vụ án Bettencourt

Vụ scandal Woerth-Bettancourt khởi đầu bởi một tranh chấp pháp lý trong nội bộ gia đình nữ tỷ phú chủ hãng l’Orréal Lilian Bettencourt, khi con gái của bà này tố cáo bạn thân của mẹ mình là nhiếp ảnh gia François-Marie Banier lợi dụng tình trạng già yếu của bà để kiếm tiền

Nôi dung của ghi âm tiết lộ nhiều thông tin đặc biệt liên quan đến hoạt động trốn thuế của bà Liliane. Số tiền này được gửi vào các tài khoản ngân hàng ở Thụy Sĩ và đảo Seychelles. Đoạn băng cũng ghi lại buổi nói chuyện giữa bà Liliane và người quản lý gia sản của bà là ông Patrice de Maistre, trong đó ông này tiết lộ "cần phải dàn xếp các vụ việc bằng tài khoản ở Thụy Sĩ"

Nội dung ghi âm cũng đồng thời đưa ra ánh sáng mối liên hệ giữa tỷ phủ Bettencourt và gia đình bộ trưởng ngân khố kiêm thủ quỹ của đảng cầm quyền UMP Eric Woerth. Vợ của ngài bộ trưởng là bà Florence làm việc cho bà tỉ phú với tư cách giám đốc quỹ đầu tư Clymène vốn là công ty quản lý khối tài sản của nữ tỷ phú này

Theo nội dung băng ghi âm thì ông Patrice de Maistre đã cam kết tuyển bà Florence vào công ty này theo lời đề nghị của chính chồng bà và đồng thời ông này tiết lộ đã đề nghị nữ tỷ phú tài trợ tiền cho ông Eric Woerth và bà Valérie Pécresse, một bộ trưởng khác và chi tiền trực tiếp cho ông Sarkozy tại kỳ bầu cử năm 2007. Số tiền này lớn gấp nhiều lần so với quy định tối đa 7.500€ tiền tài trợ của mỗi cá nhân dành cho các đảng phái chính trị

Sau những tiết lộ về trốn thuế do báo chí tung ra, bà Liliane đã kiện ra tòa chống lại những cuốn băng ghi trộm đã vi phạm đời tư. Người quản gia thực hiện việc ghi âm bị tạm giam 48h. Ông François Marie Banier đồng thời kiện ra tòa chống lại tòa báo Mediapart đã cung bố các cuộn băng ghi âm kia ra công chúng

Tuy nhiên tòa án Paris đã ra phán quyết vào ngày 1/7/2010. Theo đó, các thẩm phán đánh giá rằng những công bố phát hiện do Mediapart tung ra thuộc về "vấn đề công bố các thông tin hợp pháp và phù hợp với lợi ích chung" và việc ghi âm là trái luật, vi phạm đời tư nhưng việc công bố một số nội dung của các cuốn băng ghi âm này lại phù hợp với "lợi ích chung"

Mặc dù ông Sarkozy đã tìm đủ mọi cách để giảm nhẹ ảnh hưởng của vụ bê bối này nhưng càng ngày càng lộ thêm nhiều dấu hiệu cho thấy sự can dự trực tiếp của ông. Cựu kế toán riêng của bà Bettencourt là Claire Thibout đã khai chuyển cho ông Maistre 50.000 tiền mặt và khoản tiền này đã được chuyển cho ông Eric Woerth - thủ quỹ chiến dịch tranh cử của ông Sarkozy năm 2007

Ngoài ra cũng có nhiều cáo buộc khẳng định chính ông Sarkozy lúc đó là bộ trưởng Nội vụ đã trực tiếp đến gia đình nữ tỉ phú Bettencourt nhận tiền mặt để chi tiêu cho chiến dịch tranh cử của mình

Vụ Karachi và cái bóng của tổng thống sắp mãn nhiệm

Năm 1994, chính quyền Pháp kí hợp đồng bán cho Pakistan 3 tàu ngầm loại Agosta. Để đạt được hợp đồng béo bở này, theo báo Libération, phía Pháp đã chấp nhận trả cho các quan chức trong chính quyền 6,25% giá trị hợp đồng thông qua các tài khoản ở một nước thứ ba. Đây là một thông lệ khá phố biến trên thị trường buôn bán vũ khí quốc tế và bản thân luật pháp của Pháp cũng không ngăn cấm vào thời điểm đó

Điều thú vị nằm ở chỗ gần đây báo chí đã công bố các thông tin cho thấy tồn tại một hệ thống lại quả từ các đối tác Pakistan cho các quan chức Pháp đương thời nhằm tài trợ cho chiến dịch tranh cử của ông Balladur năm 1995 (ông này sau đó bị đánh bại bởi Jacques Chirac). Trị giá của số tiền này là 10, 25 triệu franc

Các cuộc điều tra độc lập của các tư pháp trong thời gian gần đây cho thấy sự dính líu rõ ràng của ông Nicolas Sarkozy trong phi vụ bán vũ khí tai tiếng cướp đi sinh mạng của hơn chục công dân Pháp. Tuy nhiên, do quy định về quyền miễn trừ của tổng thống, hồ sơ vụ án gần như phải tạm đóng băng

Phẩm phán điều tra độc lập Ruymbeke tình nghi việc "lại quả" từ các thương vụ buôn bán vũ khí nói trên nhằm mục đích chính để sử dụng cho chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Balladur năm 1995. Vào thời điểm này, ông Sarkozy không chỉ là nhân vật hàng đầu trong chiến dịch tranh cử với tư cách là phát ngôn viên của ông Balladur, mà trên hết ông còn là bộ trưởng Tài chính - Ngân sách. Với tư cách này, chính Sarkozy đã phê chuẩn việc thành lập "công ty ma" có tên Heine ở Luxembourg nhằm chuyển các khoản tiền lại quả

Xem ra với những hồ sơ tư pháp đáng ngại trên, mong muốn của ông Sarkozy sau rời bỏ chính trường sẽ "tập trung kiếm tiền" để "báo chí và mọi người không còn phải nhắc đến tôi" cũng chẳng phải dễ dàng

Quân Nguyễn
 
Last edited:
George Soros: Chỉ còn 3 tháng để cứu đồng euro

Sau 3 tháng nữa, các cơ quan chức năng sẽ cạn kiệt các biện pháp chống đỡ với diễn biến của thị trường. Quan điểm của Soros trùng với quan điểm của các chuyên gia kinh tế nổi tiếng khác bao gồm cả Paul Krugman

Trong bài phát biểu tại Trento, Itallia, tỷ phú George Soros đưa ra nhận định eurozone chỉ còn khoảng 3 tháng để cứu lấy đồng tiền chung. Sau 3 tháng nữa, các cơ quan chức năng sẽ không thể đáp ứng được những yêu cầu của thị trường

Theo George Soros, Liên minh châu Âu đang giống như một bong bóng, không phải là bong bóng tài chính mà là bong bóng chính trị. Bong bóng nổ là hậu quả của khủng hoảng nợ. Nguyên nhân sâu xa của mọi vấn đề chính là do các nước thành viên đã dâng hiến cho ECB quyền tạo lập đồng tiền pháp định của mình mà không ý thức được những gì điều này sẽ gây ra

Tỷ phú này cũng cho rằng một cơ chế bảo hiểm tiền gửi cho các ngân hàng trên toàn châu Âu cũng như việc Quỹ bình ổn châu Âu bơm tiền trực tiếp vào các ngân hàng với sự giám sát chặt chẽ là điều cần thiết

Ông tin rằng cuối cùng Đức sẽ có những hành động cần thiết để cứu eurozone bởi các ngân hàng của Đức sẽ lỗ lớn nếu eurozone tan rã và ngành xuất khẩu của nước này sẽ phải chịu nhiều thiệt hại khi quay trở lại đồng Deutschmark chắc chắn sẽ mạnh hơn đồng euro. Soros cảnh báo một đế chế mới sẽ được thiết lập với Đức là trung tâm và xung quanh là các nước ngoại biên

Theo ông, các nước ngoại biên chìm trong nợ nần như Hy Lạp và Tây Ban Nha đã bị đổ lỗi quá nhiều, trong khi những chủ nợ như Đức cũng phải chia sẻ trách nhiệm. Trách nhiệm chính ở đây là việc thiết lập một hệ thống đầy rẫy lỗ hổng, thực hiện các hiệp ước yếu kém, theo đuổi các chính sách yếu kém và hành động quá chậm trễ

Rất có thể châu Âu sẽ có chung vận mệnh với các nước Mỹ Latinh khi phải chịu thập kỷ mất mát trong suốt những năm 1980. Đức và các chủ nợ khác cần phải có trách nhiệm nhận ra điều này. Các quan chức châu Âu đã mắc phải sai lầm khi tập trung vào thắt lưng buộc bụng chứ không phải tăng trưởng. Họ không hiểu được bản chất của khủng hoảng, tập trung vào vấn đề về tài khóa trong khi đây là vấn đề thuộc về các ngân hàng và sức cạnh tranh

Quan điểm của Soros trùng với quan điểm của các chuyên gia kinh tế nổi tiếng khác bao gồm cả Paul Krugman. Ngày càng có nhiều chính trị gia ở eurozone cũng phản đối thắt chặt tài khóa và muốn thúc đẩy tăng trưởng
 
Last edited:
Bí mật hội kín quy tụ giới chính khách, thượng lưu toàn cầu
Nhiều chuyên gia theo thuyết âm mưu còn nhận định hội nghị này là nơi giới thượng lưu tụ tập, tìm kiếm mối quan hệ để định hình những lợi ích cá nhân, tổ chức và quốc gia

photo-1-1560826202490526851872-crop-15608263646371913343565.jpg

Trong thời gian gần đây, cái tên Bilderberg thường xuyên xuất hiện trên giới truyền thông toàn cầu. Chẳng có gì là ngạc nhiên khi hội nghị này quy tụ giới tinh hoa của xã hội Phương Tây như Chủ tịch Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, Chủ tịch điều hành Alphabet (Google) Eric Schmidt hay những doanh nhân nổi tiếng như Peter Thiel

Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là rất nhiều nhân vật nổi tiếng từng tham dự Bilderberg trước khi bước vào thời kỳ đỉnh cao quyền lực

Cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton từng tham dự hội nghị này năm 1991 khi còn là Thống đốc bang Arkansas, chỉ 1 năm trước khi trở thành nhà lãnh đạo nước Mỹ. Cựu thủ tướng Anh Tony Blair cũng tham gia hội nghị vào năm 1993, chỉ 4 năm trước khi ông đắc cử. Con rể tổng thống Mỹ Dared Krushner cũng là khách mời thường xuyên của hội nghị này những năm gần đây

Vậy chính xác Bilderberg là gì và tại sao tiếng tăm của nó lại không được truyền bá rộng rãi bằng những hội nghị quốc tế khác ?

Bắt nguồn từ nỗi sợ chiến tranh

Hội nghị Biderberg là một một cuộc họp có tính chất tư nhân gồm khoảng 120-150 người có "máu mặt" tại Phương Tây liên quan đến nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, tài chính, truyền thông… nhằm thảo luận về những vấn đề nổi cộm trên thế giới

Được tổ chức lần đầu vào ngày 29/5/1954 tại khách sạn Biderberg-Hà Lan, hội nghị lần đó chỉ quy tụ vài người thuộc tầng lớp thượng lưu bàn về tình trạng gia tăng tư tưởng bài Mỹ tại Tây Âu

Tại hội nghị lần đó, nhiều thành viên tham gia cho rằng họ nên tổ chức thêm những cuộc gặp mặt riêng như vậy và mời thêm các lãnh đạo Châu Âu, Mỹ cùng những người có tiếng nói để trao đổi giao lưu văn hóa, qua đó hợp tác giữa 2 khu vực

Ý tưởng này đã được Hoàng tử Bernhard của Hà Lan tích cực ủng hộ. Ông Bernhard cùng với Thủ tướng Bỉ lúc đó là Paul van Zeeland đã liên hệ với giám đốc CIA Walter Bedell Smith và cố vấn Charles Douglas Jackson của Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower để xúc tiến kế hoạch trên

Danh sách những người được mời khi đó bao gồm mỗi nước Châu Âu 2 thành viên, riêng nước Mỹ 11 thành viên. Ngoài ra hội nghị cũng mời thêm một số lượng khách đáng kể, phần lớn đều là những người có quyền lực, địa vị hay tầm ảnh hưởng nhất định trên thế giới

Chức danh và cách liên lạc của những người tham dự được lưu trữ trong trường hợp các thành viên muốn liên lạc với cá nhân nào đó để nói chuyện riêng

Ban đầu mục đích của cuộc gặp mặt này là nhằm xóa nhòa những rào cản văn hóa, chính trị, kinh tế giữa Châu Âu và Mỹ nhằm tránh gây ra một cuộc chiến tranh, thúc đẩy chủ nghĩa "Đại Tây Dương"

Tuy nhiên, sau đó với quy định các thành viên được tiết lộ thông tin nói chuyện nhưng không được công khai người phát biểu chúng, hội nghị này đã trở thành nơi các nhà lãnh đạo, chuyên gia, doanh nhân thoải mái nói lên các suy nghĩ của mình mà không sợ giới truyền thông bắt bẻ

Càng về sau, Hội nghị Biderberg chuyển hướng các vấn đề ra sâu rộng hơn như toàn cầu hóa, môi trường, khủng hoảng kinh tế. Đây chỉ là một cuộc gặp mặt thông thường giữa những người có vai vế, quyền lực trong giới thượng lưu mà không có bất kỳ ràng buộc thủ tục nào, không có thông cáo hay giải pháp cụ thể nào được đưa ra cho các vấn đề thảo luận

Với chính sách thoáng như vậy nên Hội nghị Bilderberg bị chỉ trích là thiếu tính ràng buộc cũng như không giúp ích được nhiều cho việc giải quyết các vấn đề lớn trên thế giới. Cũng chính vì vậy mà dù được bắt đầu từ năm 1954 nhưng cái tên Bilderberg vẫn còn xa lạ với quá nhiều người

Mặc dù vậy, một số chuyên gia lại cho rằng bởi các cuộc gặp tại Bilderberg mang tính chất cá nhân, riêng tư nên có thể nhiều chính sách, ý tưởng, những cuộc đàm phán đã bí mật diễn ra ở đây, qua đó ảnh hưởng đến toàn thế giới

Thậm chí, nhiều chuyên gia theo thuyết âm mưu còn nhận định hội nghị này là nơi giới thượng lưu tụ tập, tìm kiếm mối quan hệ để định hình những lợi ích cá nhân, tổ chức và quốc gia

Ví dụ năm 1991, nhiều nguồn tin cho thấy Thống đốc bang Arkansas khi đó và là ứng cử viên tranh cử tổng thống Mỹ Bill Clinton đã tham dự Bilderberg, qua đó có cuộc mật đàm với nhà tài phiệt David Rockefeller, con cháu của ông vua dầu mỏ Rockefeller. Họ đã nói chuyện về Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA)

Sau đó, chỉ 1 năm sau khi thắng cử vào năm 1993, Tổng thống Mỹ Bill Clinton khi đó đã ký kết hiệp định NAFTA

Tổng thống Mỹ Bill Clinton và bà Hillary Clinton

Theo tờ The Guardian, Trung Quốc năm 2017 cũng đã cử đại sứ tham dự để thảo luận với Bộ trưởng thương mại Mỹ, cố vấn an ninh, 2 nghị sĩ, thống đốc bang Virginia, 2 cựu lãnh đạo CIA và bất kỳ nhà đầu tư cỡ lớn nào của Mỹ. Đây là năm đầy biến động với sự thắng cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump, người có con rể thường xuyên tham dự Bilderberg

Hiện Tổng thống Trump đang đổ lỗi cho Trung Quốc về khoản thâm hụt thương mại và là nguyên nhân chính khiến nhiều lao động Mỹ mất việc làm. Chiến tranh thương mại giữa 2 nước đang ngày càng căng thẳng và hiện chưa rõ phía Trung Quốc sẽ cử đại biểu nào tham dự Bilderberg năm nay

Cách đây vài năm, giới truyền thông còn nghi vấn về sự tồn tại của hội nghị này thì hiện nay, rất nhiều truyền thông đưa tin về sự kiện này. Nguyên nhân chính là những biến động chính trị, kinh tế, xã hội thời gian gần đây ngày càng khiến nhiều người chú ý hơn đến các cuộc họp phi chính thức, định hình những ý tưởng có thể ảnh hưởng đến toàn cầu

Thậm chí năm nay, địa điểm diễn ra hội nghị Bilderberg đã bị tiết lộ và có một số lượng không nhỏ người biểu tình đã tụ tập để phản đối, cho rằng hội nghị này là một "chính phủ đen tối vô hình" đang thao túng toàn cầu

Hội nghị của những kẻ quyền lực

Danh sách những người nổi tiếng có máu mặt từng tham gia Bilderberg khá dài. Bao gồm: Ông Robert McNamara - Bộ trưởng quốc phòng Mỹ thời Tổng thống Kennedy và sau này là Giám đốc điều hành của Ngân hàng thế giới. Bà Magaret Thatcher - cựu Thủ tướng Anh. Ông Alan Greenspan - Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ…

Dòng họ Do Thái giàu nhất thế giới Rothschild cũng đã rất nhiều lần tham gia hay thậm chí đứng đằng sau tổ chức các hội nghị của Bilderberg

Con rể Jared Krushner của Tổng thống Trump

Hội nghị Bilderberg năm nay diễn ra vào cuối tháng 5/2019 tại Montreux-Thụy Sĩ. Danh sách khách mời được cho là toàn những nhân vật máu mặt như Thống đốc ngân hàng trung ương Anh Mark Carney, Cựu giám đốc Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) David Petraeus, Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte. Ngoài ra, Bộ trưởng tài chính Pháp Bruno Lemaire và Cố vấn kỹ thuật Eric Smidt cho hãng Alphabet (Google) cũng tham dự

Năm nay, con rể của Tổng thống Mỹ Donald Trump, anh Jared Krushner vẫn tham dự Bilderberg như mọi khi. Đi kèm với anh có thể có Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo

Những vấn đề sẽ được thảo luận trong Bilderberg năm nay bao gồm: "Tương lai của chủ nghĩa tư bản", "Nga", "Trung Quốc", "Biến mạng xã hội thành vũ khí", "Brexit", "Tương lai nào cho Châu Âu", "Vấn đề đạo đức trong trí tuệ nhân tạo" cũng các vấn đề về thay đổi khí hậu, biến đổi môi trường…

Với sự căng thẳng trong chiến tranh thương mại, rắc rối của Brexit hay những đòn trừng phạt giữa Nga và Châu Âu, hội nghị Bilderberg năm nay được cho là khá nóng bỏng dù chi tiết của cuộc họp không hề được công bố

Bilderberg
 
Đất đai của Bill Gates đã rộng gần bằng Hong Kong
Sau khi bỏ ra 171 triệu USD mua thêm 14.500 mẫu đất nông nghiệp, nhà sáng lập Microsoft đang trở thành người sở hữu diện tích đất nông nghiệp lớn nhất nước Mỹ

Bill Gates không phải một nông dân, cũng không bao giờ xắn tay tham gia lao động sản xuất nông nghiệp

Dẫu vậy, theo Land Report, người đàn ông giàu thứ 3 thế giới đang nổi tiếng với biệt danh Farmer Bill. Sau khi bỏ ra 171 triệu USD mua 14.500 mẫu đất nông nghiệp khu vực phía đông Washington, Gates đã trở thành người sở hữu bất động sản nông nghiệp số một nước Mỹ

Gates sở hữu diện tích đất nông nghiệp tương đương Hong Kong


Eric O’Keefe, Tổng biên tập Land Report, cho biết thông qua công ty quản lý tài sản Cascade Investment, Gates đã mua lại bất động sản nông nghiệp trong nhiều năm. Tài sản của Gates bao gồm các khu vực như Illinois, Iowa, Louisiana, California cùng nhiều tiểu bang khác

Tổng cộng, ông chủ Microsoft đang nắm trong tay khoảng 242.000 mẫu đất nông nghiệp với giá trị ước tính lên tới 690 triệu USD. Để bạn dễ tưởng tượng, số bất động sản Bill Gates nắm giữ có diện tích gần bằng Hong Kong

mike_guilen.jpg


Số lượng bất động sản thuộc quyền sở hữu của Bill Gates

Đất đai là quyền lực và của cải. Thời đại của chúng ta bị chi phối bởi giới siêu giàu, khủng hoảng tài chính và sự đi lên của chủ nghĩa tư bản xanh. Một số ý kiến tin rằng mối quan tâm đến đất đai của Gates chủ yếu xuất phát từ nỗi lo biến đổi khí hậu

Tuy nhiên, trong một cuộc thảo luận về cuốn sách tự viết mang tên “Cách tránh thảm họa khí hậu”, Bill Gates phủ nhận sự liên quan giữa tình hình biến đổi khí hậu và số đất ông đầu tư

Không chỉ mang lại lợi nhuận, nhiều công ty coi đất nông nghiệp như một danh mục đầu tư bền vững, đáp ứng mục tiêu “không khí thải carbon”

Cascade Investment, công ty đứng sau thương vụ mua 14.500 mẫu đất nông nghiệp, cho biết họ “ủng hộ ngành canh tác bền vững”. Cascade Investment đồng thời là cổ đông của các công ty cung cấp thực phẩm protein gốc thực vật như Beyond Meat, Impossible food và John Deere, nhà sản xuất thiết bị nông nghiệp

Tuy vậy, đây không phải thương vụ giao dịch bất động sản lớn nhất của Gates. Năm 2007, vị tỷ phú Mỹ đã bỏ ra 500 triệu USD mua lại 61 bất động sản nông nghiệp từ một công ty đầu tư của Canada

“Đất nông nghiệp có khả năng chống lại sự lạm phát”, Bruce Sherrick, Giáo sư kinh tế nông nghiệp tại Đại học Illinois, cho biết 60% diện tích đất canh tác khu vực trung tây nước Mỹ được các nhà đầu tư như Gates cho thuê

Theo Sherrick, nếu thị trường chứng khoán đi xuống, lợi nhuận trên đất canh tác có thể tăng lên. Mặc dù vậy, đất nông nghiệp không dễ mua

Nguy cơ nào khi đất canh tác rơi vào tay các ông lớn ?


Theo nghiên cứu của Oxfam năm 2020, lượng carbon thải ra của 1% người giàu nhất thế giới nhiều gấp đôi 50% người nghèo nhất. Theo Forbes, các tỷ phú thế giới đã kiếm thêm tổng cộng 1,9 tỷ USD vào năm 2020, trong khi đó, 22 triệu công nhân Mỹ (chủ yếu là phụ nữ) mất việc làm

alamy.jpg

Bill Gates đang có sự ảnh hưởng nhất định đối với hệ thống lượng thực thế giới

Giống như của cải, quyền sở hữu đất nông nghiệp tập trung chỉ tập trung vào tay một số ít người. Để tạo ra nhiều lợi nhuận hơn, đất nông nghiệp chủ yếu sử dụng cho quá trình độc canh kết hợp thâm canh

Theo một báo cáo do Guardian đề cập, 1% trang trại trên thế giới kiểm soát 70% diện tích đất nông nghiệp

Nếu đất nông nghiệp rơi vào tay những ông lớn như Bill Gates, hệ thống lương thực và mô hình sử dụng đất của chúng ta sẽ phụ thuộc vào họ

Trái lại, nông dân nhỏ và người bản địa thường sử dụng đất nông nghiệp thận trọng hơn. Đối với người bản địa, việc sử dụng đất không hướng tới mục đích thu hồi các khoản đầu tư. Họ có nhiệm vụ duy trì, bảo tồn đất đai cho thế hệ tiếp theo, đáp ứng nhu cầu của hiện tại và tôn trọng sự đa dạng của môi trường sống

Điều này giải thích lý do vì sao các vùng đất do người bản địa quản lý vẫn đang bảo vệ và duy trì 80% sự đa dạng sinh học của thế giới
 
Bill Gates nắm quyền kiểm soát chuỗi khách sạn nổi tiếng Four Seasons
Theo tin từ Reuters, công ty đầu tư Cascade của tỷ phú Bill Gates sẽ nắm quyền kiểm soát Four Seasons Hotels & Resorts sau khi mua lại một một nửa cổ phần của Hoàng tử Arab Saudi, Alwaleed bin Talal với giá 2,21 tỷ USD

Với việc mua lại cổ phần, Cascade nâng tỷ lệ sở hữu tại chuỗi khách sạn lên 71,3% và định giá Four Seasons ở mức 10 tỷ USD. Công ty của Bill Gates bắt đầu đầu tư vào chuỗi khách sạn này từ năm 1997

Thông qua công ty đầu tư Kingdom Holding, Hoàng tử Alwaleed sẽ tiếp tục sở hữu số cổ phần còn lại, Four Seasons cho biết trong một tuyên bố

Trong khi Alwaleed sở hữu cổ phần tại nhiều doanh nghiệp như Citigroup và nền tảng gọi xe Lyft, công ty đầu tư của ông đã bán cổ phần trong các khách sạn trong 10 năm qua

5fvp4mnqmzpyzdutoi5ybfsu5q-8237-1631166453.jpg

Quang cảnh khách sạn Four Seasons ở Cairo, Ai Cập
Năm 2007, Four Seasons chuyển đổi từ công ty đại chúng sang công ty tư nhân. Gates và Alwaleed là những người dẫn dắt cuộc chuyển đổi này. Four Seasons hiện vận hành 121 khách sạn và resort cùng với hơn 50 dự án đang trong quá trình triển khai. Nhà sáng lập Isadore Sharp giữ 5% cổ phần của chuỗi khách sạn
 
Top