What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Công ty không thể chăm sóc bạn suốt đời

LOBBY.VN

Administrator
Bỏ Chaebol về với nông trại

han-quoc-bo-chaebol-ve-voi-nong-trai_zps03babc34.jpg

Số người Hàn Quốc rời bỏ thành phố để về sinh sống ở vùng nông thôn đã tăng lên kỷ lục

Lee Geun Hong là 1 ví dụ “hiếm có khó tìm” về sự giàu có ở vùng nông thôn Hàn Quốc – khu vực vốn được biết đến với dân số đang co hẹp và các kỹ thuật canh tác lạc hậu. Lái 1 chiếc xe Mercedes thay vì 1 chiếc Hyundai, cựu giám đốc của Samsung Heavy Industries cho rằng mọi thứ sẽ thay đổi trong thời gian tới

“Tương lai của người nông dân là rất sáng sủa”, người đàn ông 60 tuổi đưa ra nhận xét trong khi đang cắt tỉa cây trong nhà kính. Trang trại của ông nằm ở Sạngi, hướng ra sông Nakdong và cách thủ đô Seoul khoảng 160km về phía Đông Nam. “Tuy nhiên, những người vẫn gắn chặt vào cách thức làm ăn cũ kỹ vẫn không thể thoát khỏi đói nghèo”, ông bổ sung thêm

Năm 2007, ông Lee bắt đầu rời Seoul và chuyển về Sạngu sau 18 năm làm việc tại công ty đóng tàu lớn nhất thế giới và điều hành 1 quán café. Hiện nay, mỗi năm ông kiếm được 180.000 USD, gấp 6 lần so với mức thu nhập trung bình ở nông thôn. Lee bán quả việt quất trên mạng để không phải dùng đến người trung gian và trồng hữu cơ để thu hút người tiêu dùng

Di cư về nông thôn

Trong bối cảnh chính phủ thực hiện hỗ trợ cho vùng nông thôn để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và đà tăng trưởng của nền kinh tế bị chững lại, số người Hàn Quốc rời bỏ thành phố để về sinh sống ở vùng nông thôn đã tăng lên kỷ lục

Theo Bộ Nông nghiệp nước này, với các khoản đầu tư và kỹ năng canh tác được cải thiện, lợi nhuận thặng dư đang ngày càng tăng lên. Số nông dân kiếm được ít nhất 100 triệu won (tương đương 90.000 USD) đã tăng năm thứ 4 liên tiếp, lên 17.291 trong năm 2012

Theo Jun Kwang Hee , giáo sư xã hội học tại Đại học Quốc gia Chungnam, xu hướng này có thể giúp ích cho nền kinh tế Hàn Quốc bằng cách phân phối lại lượng lao động dư thừa sang khu vực nông nghiệp, đặc biệt là khi nền kinh tế không tạo ra nhiều việc làm như hiện nay. Hơn nữa, việc làm tại các công ty sẽ kết thúc khi bạn 50 tuổi trong khi 50 – 60 tuổi vẫn là độ tuổi khá trẻ ở vùng nông thôn

Số hộ gia đình rời thành phố về nông thôn đã tăng lên mức kỷ lục 27.008 hộ (47.322 người) trong năm 2012. Số gia đình thành lập các trang trại tăng 11%, lên 11.220 với 38% là người trên 50 tuổi

Chính phủ Hàn Quốc hi vọng xu hướng này sẽ tiếp diễn trong tương lai, khi 7,1 triệu người thuộc thế hệ baby boomers bước vào tuổi nghỉ hưu. Từ năm ngoái, Hàn Quốc đã bắt đầu tăng các khoản vay cũng như đào tạo nghề để giúp người dân ổn định cuộc sống

Lee dùng số tiền tiết kiệm 1,3 tỷ won lập trang trại (trong đó 600 triệu won được bỏ ra để mua 3,3 hecta đất). Sắp tới, ông sẽ tham gia đấu giá để mở rộng kênh kinh doanh đồng thời học cách kéo dài vụ gấp đôi vụ mùa để nâng cao thu nhập

Mặc dù số nông dân giàu có đang tăng lên, mức thu nhập hàng năm 200 triệu won khiến ông Lee trở nên nổi trội. Ở nông thôn, 44% dân số trên 60 tuổi và mức thu nhập trung bình của các hộ gia đình đạt 30 triệu won trong khi mức thu nhập của hộ gia đình thành thị là 51 triệu won

Chaebol mất sức hút

Trong quá khứ, người dân Hàn Quốc ồ ạt di cư từ nông thôn ra thành phố, háo hức tìm đến việc làm trong các nhà máy trực thuộc các tập đoàn lớn như Samsung hay Huyndai. Đây cũng là nhân tố đóng góp phần lớn trong đà tăng trưởng mạnh mẽ của Hàn Quốc kể từ những năm 1970 đến nay và biến xứ kim chi thành nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á

Với tốc độ công nghiệp hóa ở mức cao, hàn Quốc là quốc gia có tỷ lệ đô thị hóa cao thứ 3 ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đứng sau Australia và New Zealand

Tuy nhiên, làn sóng này cũng khiến sản lượng lương thực thực phẩm sụt giảm, từ 86% lượng tiêu thụ trong năm 1970 xuống chỉ còn 45% trong năm 2011

Theo Kim Jeong Seop, chuyên gia đến từ Viện Kinh tế nông nghiệp Hàn Quốc, sức hút của cuộc sống thành thị đang mất dần. Nguyên nhân lớn nhất là sự trì trệ của nền kinh tế. Năm 2012, GDP của Hàn Quốc chỉ tăng 2%, thấp nhất kể từ năm 2009. Nợ của các hộ gia đình tăng lên mức kỷ lục 959,4 nghìn tỷ won trong quý trước

Trung bình mỗi người dân Hàn Quốc kiếm được 16.570 USD mỗi năm, thấp hơn mức trung bình 22.387 USD của các nước thuộc OECD. 33% người dân trong độ tuổi 15 – 64 có việc làm, thấp hơn so với mức trung bình 66% của OECD. Trong khi đó, trung bình mỗi người dân Hàn Quốc làm việc 2.193 giờ mỗi năm, cao hơn nhiều so với mức trung bình 1.749 của OECD

Văn hóa thay đổi

Rất nhiều người muốn chuyển về sống ở làng quê bởi kiếm sống ở thành phố khá khó khăn. Tuy nhiên, cũng có không ít người cảm thấy mệt mỏi với cuộc sống đô thị quá ồn ào náo nhiệt

Đối với Lee, chuyển về sống ở Sangju có nghĩa là ông có thể thức dậy bất cứ lúc nào và giành cả ngày đi mua sắm cùng vợ. “Công ty không thể chăm sóc bạn suốt đời. Tôi đang cảm thấy hạnh phúc hơn bao giờ hết”, Lee nói

Thu Hương
 
Last edited:
Top