What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

California Waste Solutions, Inc

LOBBY.VN

Administrator
CALIFORNIA WASTE SOLUTIONS, INC​

CALIFORNIA WASTE SOLUTIONS, INC is Northern California's full-service recycling and waste collection company, serving the communities in which we live since 1990. Waste Age Magazine has consistently ranked California Waste Solutions (CWS) as one of the top recycling companies in America. CWS has also received several awards for recycling from the California Integrated Waste Management Board.

"We are absolutely committed to providing our customers with exceptional service, protecting the environment, caring for our employees in the best ways possible and keeping our facilities in peak operating condition." -David Duong, CEO

CALIFORNIA WASTE SOLUTIONS
 
Company Introdution​

California Waste Solutions (CWS) provides recycling, waste management and materials brokering services to public and private sector clients throughout northern California. The Duong family formed CWS in 1990 and it continues as a family enterprise today

Shortly after arriving here from Vietnam in 1981, the Duong family started CWS predecessor, Cogido Recycling, which was sold to a national solid waste company in 1990. In 1992 CWS won a contract to collect and process recyclables in the City of Oakland and since winning that first contract, CWS has grown into a substantial regional company. CWS began processing the majority of residential recyclable material for the City of San José in 2000 and in 2006, San Jose selected CWS to both collect and process these materials

CWS operates recycling plants in Oakland and one in San José as well as support facilities for its truck fleet and collections operations. The company´s highly qualified staff includes professionals with local and international waste management experience

In addition to materials collections and processing, CWS brokers recycled materials, both nationally and international markets.

History


The Duong family´s inspiring story is one of perseverance. Before the Vietnam War, they owned the largest paper mill in Saigon (Ho Chi Minh City). Following the South Vietnam take over, their holdings were nationalized and the family fled the country with just the clothes on their backs and whatever could be carried by hand. Following two years in a Philippines relocation camp, the Duongs went to San Francisco where they began collecting discarded cardboard and other paper that they recognized as valuable commodities.

From this humble start, with virtually no English language skills or understanding of American business practices, CWS is now one of the top 100 of national solid waste industry players and currently employs more than 200 people.
 
Biến rác thành vàng​

“Ông hoàng ve chai”, “ông vua rác”… là những cái tên thân mật mà nhiều người đã dành để gọi David Dương, Chủ tịch HĐQT, kiêm TGĐ Công ty California Waste Solution (CWS), một trong 100 công ty hàng đầu của ngành công nghiệp chất thải ở Hoa Kỳ

Kinh doanh - công việc khó khăn và chông gai

"Câu chuyện kinh doanh của gia đình họ Dương chúng tôi, vốn là chủ một nhà máy giấy lớn nhất Sài Gòn gần 40 năm trước, rồi lại bắt đầu cơ nghiệp từ hai bàn tay trắng là câu chuyện dài về chặng đường khó khăn, đầy chông gai", người đàn ông có khuôn mặt đầy nghị lực, luôn với nụ cười trên môi mở đầu câu chuyện kinh doanh của mình

"Sang Mỹ, gia đình bắt đầu sự nghiệp kinh doanh từ con số không. Ở San Francisco, một nơi hoàn toàn xa lạ, lạc lõng, không vốn ngoại ngữ, không có quan hệ và kinh nghiệm thương trường, từ công việc thu gom bìa carton và giấy phế liệu, chúng tôi đã gây dựng nên cơ nghiệp hôm nay - nghề xử lý và tái chế chất thải rắn"

Về những năm tháng cơ hàn, vất vả để trở thành ông chủ của cả một cơ nghiệp lớn với trị giá hàng triệu USD, ông bồi hồi nhớ lại: "Năm 1981, gia đình chúng tôi thành lập Công ty Quảng lý và tái chế Cadigo, tiền thân của CWS sau này. Năm 1992, CWS thắng hợp đồng đầu tiên ở Oakland và đã phát triển thành một doanh nghiệp chủ chốt của khu vực. Xử lý hầu hết các vật liệu tái chế cho các thành phố Oakland, San Jose, Sacramento, Contra Costa..., chuyên cung cấp các dịch vụ kinh doanh phế liệu, quản lý, thu gom và tái chế rác thải trên toàn miền Bắc California, vận hành các nhà máy tái chế rác thải ở Oakland và San Jose... Ngoài ra, CWS còn kinh doanh vật liệu tái chế trên cả thị trường Hoa Kỳ và quốc tế. CWS hiện có 4 nhà máy thu gom và xử lý chất thải rắn tại Hoa Kỳ, với đội ngũ kỹ sư, công nhân viên, chuyên viên, trên hàng trăm cơ giới đặc dụng thu gom, phân loại tiên tiến và hiện đại nhất"

Nghiệp kinh doanh cũng lắm chông gai, nhưng gia đình họ Dương luôn tự hào, vì đã làm giàu bằng nỗ lực lao động, bằng sự gắn kết giữa các thành viên và cũng rất may mắn được nhiều nguồn động viên, giúp đỡ của mọi người. Là người Việt Nam thành đạt ở nước ngoài, rồi quay về kinh doanh thành công ở trong nước, ông muốn nhắn gửi một thông điệp rằng, thương trường là chiến trường khốc liệt, không dễ để có được thành công. Thành công chỉ đến với những người biết vươn lên, biết quy tụ sức mạnh của mọi người, biết yêu mến và tôn trọng nghề nghiệp

Kinh doanh phải hướng tới lợi ích cộng đồng

Chứng minh cho điều này, ông dẫn ra câu chuyện về vụ thắng thầu của CWS năm 2007 tại San Jose - thành phố lớn với hơn 1 triệu dân, trong đó cộng đồng người Việt có tới hơn 100.000 người

Khi có nguy cơ bị thua thầu một công ty môi trường hàng đầu của Mỹ, ông đã thuyết phục những cư dân người Việt rằng, việc thua thầu sẽ không chỉ là thất bại của riêng ông và Công ty, mà là thất bại của cả cộng đồng người Việt ở San Jose và rộng hơn là ở Mỹ, bởi mọi người đã không cố gắng để khẳng định rằng, cộng đồng người Việt ở Mỹ có đủ khả năng để làm tốt, để kinh doanh thành công. Vì thế, sau này, khi viết về vụ thắng thầu, báo chí Mỹ đã ca ngợi ý chí quyết tâm và tinh thần đoàn kết đó của cộng đồng người Việt Nam. Có được sự ủng hộ như vậy, theo ông, cũng là vì mục tiêu kinh doanh của Công ty phải luôn hướng vào lợi ích cộng đồng. Ngay từ năm 1987, khi Codigo Paper Corp. mở thêm chi nhánh thu gom phế liệu ở San Jose (bang California), Công ty đã giúp đỡ rất nhiều người Việt Nam đến định cư chưa có công ăn, việc làm, hoặc không có vốn để vào nghề

Hiện thực hóa giấc mơ

Là người Việt, yêu nước Việt, dù sống xa quê hương nhiều năm, ông và gia đình luôn thấy phải có trách nhiệm đóng góp, dù là công sức nhỏ bé của mình cho công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Công ty Vietnam Waste Solution (VWS) 100% vốn nước ngoài do ông làm Chủ tịch HĐQT được thành lập ở TP.HCM và đi vào hoạt động là hiện thực hóa cho ước nguyện đó

Ông David Dương đảm nhiệm các vị trí:

Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Vietnam Waste Solutions (VWS)

Ủy viên Hội Doanh thương quốc tế Thành phố Oakland

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt - Mỹ

Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Thung lũng Silicon

Thành viên Hiệp hội Thương mại châu Á - Thái Bình Dương Sacramento, Hoa Kỳ

"Việc đầu tư về nước cũng là theo tâm nguyện của cha, mẹ tôi, những người tuy sống xa xứ, nhưng luôn đau đáu nhớ về quê hương", ông thổ lộ. Hiểu rằng, cũng như các quốc gia khác trong tiến trình công nghiệp hóa, với tốc độ đô thị hóa nhanh, lại thêm sự bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường là mối đe dọa lớn của Việt Nam. Vì thế, năm 2005, ông chọn lĩnh vực môi trường, tuy chưa có doanh nghiệp nước ngoài nào đầu tư, nhưng rất cần thiết và là lĩnh vực CWS có kinh nghiệm, cũng như thế mạnh để đầu tư xây dựng Khu liên hợp Xử lý chất thải rắn Đa Phước (Bình Chánh, TP.HCM) rộng 128 ha

Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 90 triệu USD, bao gồm các hạng mục: nhà máy phân loại, thu gom nguyên liệu tái chế và tái sử dụng rác thải; hệ thống xử lý nước thải; trạm trung chuyển; trạm rửa xe tải rác tự động; trạm quan trắc địa môi trường, bảo vệ không gây ô nhiễm khu vực dự án; dây chuyền chế biến phân bón compost từ rác hữu cơ; nhà máy sản xuất điện từ khí metal của rác thải... Trong giai đoạn I, hạng mục bãi chôn lấp 30,6 ha đã được xây dựng và vận hành theo quy định và tiêu chuẩn bảo vệ môi trường khắt khe cấp II của bang California với công suất 10.000 tấn rác/ngày. Hiện Khu liên hợp đang nhận xử lý 3.000 tấn rác/ngày cho TP.HCM và 20 tấn rác/ngày cho Long An

Dù đầu tư cho môi trường là quá trình lâu dài, song VWS theo đuổi chiến lược chuyên biệt, cung cấp cho thị trường Việt Nam một giải pháp tổng thể, từ khâu đầu tư, thiết kế đến quản lý, vận hành. Khu chôn lấp được xây dựng với các tiêu chuẩn cao nhất và an toàn nhất của Ủy ban Bảo vệ môi trường California và Hoa Kỳ, được giám sát và vận hành bởi các chuyên gia Hoa Kỳ và Việt Nam giàu kinh nghiệm

Ông Dương cho rằng, bảo vệ môi trường phải bắt đầu từ việc giáo dục nhận thức, giáo dục người dân về tầm quan trọng của việc ngừng gây ô nhiễm, xả rác và đầu độc các con sông. Cần thời gian để từng người dân và các vị lãnh đạo có thể hiểu và đặt lợi ích môi trường lên trên lợi nhuận trong phát triển. Các điều luật và quy định về môi trường cần rõ ràng, cụ thể đến từng đối tượng. Chế tài và khung hình phạt phải nặng hơn và tiến hành song song với việc trao nhiều quyền hạn hơn cho các cơ quan chức năng trong việc điều tra, xử phạt

"Ngoài Khu liên hợp Xử lý chất thải rắn Đa Phước, VWS đã quyết định đầu tư thêm dự án môi trường khác có quy mô lớn hơn. Đó là Dự án Khu xử lý chất thải công nghệ xanh tại huyện Thủ Thừa (Long An), rộng 1.760 ha, chuyên xử lý cả chất thải rắn sinh hoạt và chất thải độc hại". Dự án đã được Chính phủ quy hoạch là Khu xử lý chất thải cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam từ năm 2002. Dự án sẽ là mô hình thí điểm xã hội hóa, cổ phần hóa để kêu gọi vốn đầu tư xây dựng của người dân trong nước và bà con Việt kiều", ông Dương nói và cho biết, các chuyên gia Hoa Kỳ đã được mời sang khảo sát, khoan thăm dò địa chất

Dự án có tổng vốn đầu tư 700 triệu USD, thời gian đầu tư 20 năm, được áp dụng công nghệ tiên tiến nhất của Hoa Kỳ. Khi hoàn thành, đây sẽ là dự án quy mô tầm Đông Nam Á, phục vụ cả Vũng kinh tế trọng điểm phía Nam

Kim Ngan
 
Ông David Dương được bổ nhiệm là Ủy viên Quỹ giáo dục Việt Nam

Sẽ vận động xây ĐH Mỹ tại Việt Nam​

Theo thông cáo mới đây của Nhà Trắng, ông David Dương, doanh nhân người Việt đang định cư tại Mỹ được Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm giữ chức Ủy viên Quỹ tài trợ giáo dục Việt Nam. Đây là cơ hội lớn cho cộng đồng người Việt tại Mỹ.


Trước ngày nhậm chức (thứ ba tuần sau), ông David Dương trao đổi với Đất Việt về những dự định của ông trong thời gian đảm nhiệm cương vị này.

- Ông có bất ngờ khi được Tổng thống B. Obama bổ nhiệm vào vị trí Ủy viên Quỹ tài trợ giáo dục Việt Nam không? Cảm xúc của ông thế nào khi được mời vào Nhà Trắng diện kiến Tổng thống Obama trong cương vị mới?

- Thật sự là tôi không quá bất ngờ khi được bổ nhiệm vào vị trí này. Bởi lẽ, trước khi được bổ nhiệm, nhà chức trách Mỹ đã tiến hành rất nhiều thủ tục để kiểm tra lý lịch, sự minh bạch của tôi trong quá trình sinh sống làm việc ở Mỹ cũng như tại Việt Nam. Thời gian kiểm tra kéo dài gần một năm. Sau khi xác định tôi đảm bảo được các điều kiện cần thiết, chính quyền của Tổng thống B. Obama thông báo cho tôi biết việc được bổ nhiệm chức vụ Ủy viên Quỹ tài trợ giáo dục Việt Nam (Vietnam Education Foundation – VEF).

Mặc dù việc bổ nhiệm có thể được dự đoán trước, nhưng khi nhận thông báo từ Nhà Trắng, một cảm xúc dâng trào trong tôi. Với việc chính thức được bổ nhiệm, tôi có cơ hội để học hỏi cách làm việc chuyên nghiệp của một bộ máy hành chính công hàng đầu thế giới. Với việc được thường xuyên làm việc với các chính khách Mỹ, tôi sẽ có điều kiện giúp họ có nhiều thông tin tích cực hơn về chính sách mở cửa, hội nhập của nhà nước Việt Nam, thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Mỹ thông qua giao lưu giáo dục trong lĩnh vực khoa học công nghệ lên tầm cao mới.

CDV-3-4-hoa-ky-in.jpg

Ông David Dương (trái) chụp ảnh cùng Tổng thống Hoa Kỳ B.Obama tại Nhà Trắng​

- VEF sẽ mang lại lợi ích gì cho giáo dục Việt Nam, thưa ông?

- VEF được thành lập năm 2007 theo sáng kiến của cựu tổng thống Bill Clinton. Đây là một tổ chức độc lập, được tài trợ bởi chính phủ Mỹ. Mục đích của VEF là giúp quan hệ Việt Nam – Mỹ trên lĩnh vực giáo dục xích lại gần nhau hơn, đồng thời giúp nâng cao chất lượng giáo dục ở Việt Nam. VEF được điều hành bởi một Ban giám đốc, gồm ba vị bộ trưởng các bộ: Ngoại giao, Ngân khố, Giáo dục và ba thượng nghị sỹ cùng một số cá nhân do Tổng thống Mỹ chỉ định. VEF hỗ trợ học bổng cho du học sinh, các nhà khoa học trẻ Việt Nam có điều kiện đi du học tại Mỹ.

- Trong cương vị là Ủy viên VEF, ông sẽ làm gì để hỗ trợ giáo dục Việt Nam?

- Ngay sau khi được bổ nhiệm, tôi đã dự kiến chương trình hành động của mình trong thời gian tới. Theo đó, có ba nhóm hoạt động chính sẽ được tôi tập trung triển khai. Thứ nhất, vận động các thành viên trong Ban giám đốc VEF tăng thêm quỹ học bổng cho du học sinh Việt Nam. Thứ hai, vận động xây trường đại học Mỹ tại Việt Nam để giúp học sinh, sinh viên Việt Nam không đủ điều kiện lấy học bổng đi du học tại Mỹ có điều kiện tiếp cận nền giáo dục của cường quốc này thông qua việc du học tại chỗ. Với việc mở trường ĐH Mỹ tại Việt Nam, sẽ giúp cho hàng ngàn học sinh, sinh viên có cơ hội lấy bằng ĐH của Mỹ mà không phải tốn nhiều chi phí. Đó là một cách làm có lợi cho giáo dục Việt Nam. Thứ ba, thuyết phục các chính khách Mỹ ủng hộ việc tăng ngân sách tài trợ cho Việt Nam, nhất là lĩnh vực giáo dục.

- Cộng đồng kiều bào tại Mỹ đón nhận thông tin về việc ông được bổ nhiệm như thế nào?

- Bà con kiều bào tại Mỹ đón nhận thông tin này rất hồ hởi, phấn khởi. Họ xem đây là cơ hội tốt cho người Việt tại Mỹ.

- Cảm ơn ông.

Ông David Dương tên đầy đủ là Dương David Trung, sinh năm 1958 tại Sài Gòn. Ông theo gia đình sang định cư tại Mỹ vào năm 1980, hiện ông là Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty California Waste Solutions, INC (California, Mỹ); Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty TNHH xử lý chất thải rắn Việt Nam (Vietnam Waste Solutions, Inc – VWS); Ủy viên Hội Doanh thương quốc tế thành phố Oakland – Mỹ; Chủ tịch Hiệp hội doanh nhân Việt kiều tại Mỹ; Chủ tịch Hiệp hội thương mại thung lũng Silicon; Thành viên Hiệp hội thương mại châu Á - Thái Bình Dương Sacramento
 
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình xử lý chất thải rắn​

- Từ nay đến 2020, 70% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn phát sinh phải được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, trong đó 60% được tái chế, tái sử dụng

Resizeofran.jpg

Từ nay đến 2015, 85% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh phải được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, trong đó 60% được tái chế, tái sử dụng​

Cũng theo Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011 - 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ 2011-2015, 85% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh phải được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, trong đó 60% được tái chế, tái sử dụng. Đến năm 2020 các chỉ tiêu này lần lượt là 90% và 85%

Đối tượng của Chương trình là các dự án đầu tư xây dựng khu liên hợp, cơ sở xử lý chất thải rắn tại các địa phương trên cả nước do các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nước thực hiện

Từ 2016-2020, 90% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại; 100% tổng lượng chất thải rắn y tế không nguy hại và nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế, bệnh viện được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường

Để thực hiện được các mục tiêu trên, Nhà nước sẽ có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về đất đai (miễn tiền sử dụng đất, hỗ trợ giải phóng mặt bằng), thuế, đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đến chân hàng rào công trình (đường giao thông, năng lượng, cấp điện, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc), hỗ trợ nghiên cứu và phát triển công nghệ xử lý chất thải rắn, hỗ trợ đào tạo lao động và vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước được áp dụng theo quy định hiện hành

Quyết định nêu rõ, ưu tiên theo vùng, miền các dự án được lựa chọn xây dựng như sau: Các địa phương là trung tâm vùng; khu du lịch; các địa phương có công trình xử lý chất thải rắn có tính chất vùng theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; các địa phương thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên bị ngập lụt; các địa phương đang sử sụng bãi chôn lấp không hợp vệ sinh và chưa có các dự án đầu tư hoặc bãi chôn lấp đã hết hạn sử dụng và không mở rộng quy mô

Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%)... Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh CTRSH tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%)

Dự báo tổng lượng CTRSH đô thị đến năm 2020 khoảng gần 22 triệu tấn/năm. Để quản lý tốt nguồn chất thải này, đòi hỏi các cơ quan hữu quan cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến các khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng, đầu tư công nghệ xử lý, tiêu hủy thích hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do CTRSH gây ra
 
Nhà máy xử lý rác xin nhập... phế liệu​

- Trong khi mỗi ngày TP.HCM chuyển vào khu xử lý rác Đa Phước - do Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn VN (VWS) làm chủ đầu tư tại huyện Bình Chánh - một khối lượng rác ít nhất là 3.000 tấn, thì bất ngờ chủ đầu tư này đề nghị cho nhập 10.000 tấn phế liệu từ Mỹ để chạy thử một dây chuyền xử lý phân loại rác ở đây

509863.jpg

Khu chôn lấp rác rộng 128ha tại khu xử lý rác Đa Phước, Bình Chánh, SG​

Lý do nhập phế liệu từ Mỹ được VWS đưa ra là do TP.HCM chưa giao được rác đáp ứng yêu cầu để xử lý (chưa giao rác phế liệu đã phân loại tại nguồn, gồm những loại rác có thể tái chế được tách lựa từ rác “thập cẩm”), cụ thể là để chạy nhà máy phân loại tái chế rác. Hay nói cách khác, yêu cầu của VWS là phải giao hai loại rác gồm một loại rác hữu cơ (các loại rau cải, cây cỏ...) để làm phân và một loại rác vô cơ (bao nilông, giấy, vỏ lon...) để tiếp tục đưa vào nhà máy phân loại, lọc lựa ra thành từng loại riêng biệt để có thể tái chế thành các sản phẩm tương ứng

Chê rác Việt, nhập rác Mỹ

Có thể đề nghị TP trả lãi vay

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông DAVID DƯƠNG - tổng giám đốc VWS - cho biết trước mắt để có thể nghiệm thu được các thiết bị máy móc đã lắp đặt, công ty sẽ nhập giấy phế liệu hỗn hợp để chạy thử nhà máy phân loại này, ví dụ như phân thành từng loại: giấy cactông, giấy báo, giấy văn phòng; ngoài ra, phế liệu nhập về không lẫn lộn các loại chai, lon...

Ông David Dương cũng nói rằng nếu một thời gian sau vẫn không được giao rác phế liệu đáp ứng yêu cầu cho nhà máy phân loại thì công ty có thể đề xuất TP phải trả tiền lãi của tiền đầu tư nhà máy trên 10 triệu USD


Nhận được đề nghị nhập phế liệu của VWS, Sở Tài nguyên - môi trường TP có văn bản báo cáo xin ý kiến UBND TP. Theo đó, công ty đề nghị nhập khẩu 10.000 tấn phế liệu từ Mỹ để chạy thử nhà máy phân loại rác, công suất 500 tấn/ngày trong khu xử lý rác Đa Phước. Theo giải trình của công ty, phế liệu đề nghị được nhập khẩu bao gồm giấy loại, cactông loại, bao bì nhựa chưa được băm cắt, một số mẫu hàng chưa được phân loại riêng theo từng nhóm riêng biệt...

Giải quyết báo cáo và đề xuất nhập khẩu phế liệu nói trên, lãnh đạo UBND TP đặt ngay dấu hỏi “vì sao không sử dụng loại chất thải trong nước ?”, đồng thời yêu cầu làm rõ thẩm quyền giải quyết có phải xin ý kiến của Bộ Tài nguyên - môi trường hay không, làm rõ tổng khối lượng cần nhập...

Sở Tài nguyên - môi trường TP cho biết theo quy định hiện hành, bao bì nhựa đựng các loại nước giải khát khác không phải là nước khoáng, nước tinh khiết và các mẩu vụn bằng nhựa phải được băm, cắt với kích thước mỗi chiều không quá 5cm và phế liệu phải được phân loại theo từng nhóm riêng biệt mới được nhập khẩu

Tuy nhiên, báo cáo với UBND TP, Sở Tài nguyên - môi trường TP nói do mục đích nhập khẩu phế liệu của VWS là để chạy thử nhà máy phân loại rác nên công ty đề nghị được nhập khẩu phế liệu chưa được phân loại theo từng nhóm riêng biệt, một số loại phế liệu bao bì nhựa chưa được băm cắt. Sở cũng báo cáo mục đích nhập khẩu của VWS có tính tạm thời với số lượng nhất định, không phải nhập khẩu thường xuyên để làm nguyên liệu sản xuất

Với cách lý giải đó, Sở Tài nguyên - môi trường TP đã đề nghị UBND TP xem xét cho phép VWS nhập khẩu 10.000 tấn phế liệu như nói trên để chạy thử nhà máy

509875.jpg

Dây chuyền phân loại rác của Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam tại khu xử lý rác Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP.HCM​

Chưa phân loại không được phép nhập khẩu

Trao đổi với Tuổi Trẻ, Cục Hải quan TP.HCM cho biết danh mục phế liệu được phép nhập khẩu đã được Bộ Tài nguyên - môi trường mô tả chi tiết theo từng nhóm phế liệu. Do đó những trường hợp nhập khẩu phế liệu không đúng với mô tả chi tiết của Bộ Tài nguyên - môi trường đều bị hải quan và cơ quan quản lý nhà nước lập biên bản, ra quyết định xử lý theo quy định

Cục Hải quan TP.HCM khẳng định phế liệu hỗn hợp chưa được phân loại làm sạch thì không được phép nhập khẩu vì cơ quan chức năng không cấp phép nhập khẩu cho loại phế liệu này. Hay nói cách khác “phế liệu hỗn hợp chưa phân loại không được phép nhập khẩu”

Trong khi đó, khi được Sở Tài nguyên - môi trường hỏi về việc nhập khẩu phế liệu của VWS, Cục Quản lý chất thải và cải thiện môi trường (Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên - môi trường) cũng lưu ý “chất thải không được phép nhập khẩu vào VN dưới mọi hình thức”. Đồng thời khẳng định phế liệu nhập khẩu về VN phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 2 điều 43 Luật bảo vệ môi trường năm 2005; thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu; đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh nhập khẩu phế liệu

Theo Cục Quản lý chất thải và cải thiện môi trường, đối với phế liệu giấy, nhựa ngoài các quy định vừa nêu còn phải tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu giấy, nhựa nhập khẩu

Cục nhấn mạnh theo quy định hiện hành, Bộ Tài nguyên - môi trường không có thẩm quyền cấp phép nhập khẩu cho các loại phế liệu nằm ngoài danh mục phế liệu được phép nhập khẩu do bộ ban hành (mỗi loại phế liệu được phép nhập khẩu được ấn định một mã số riêng và kèm theo là mô tả chi tiết loại phế liệu đó). Đáng lưu ý, theo quy định của Luật bảo vệ môi trường, một trong những điều kiện bắt buộc là phế liệu đã được phân loại, làm sạch... mới được phép nhập khẩu

Tuy trước đó có văn bản đề nghị UBND TP xem xét cho VWS nhập phế liệu hỗn hợp chưa được phân loại riêng, nhưng khi trao đổi với Tuổi Trẻ liên quan vấn đề này, lãnh đạo Sở Tài nguyên - môi trường TP nói đã yêu cầu VWS khi nhập phế liệu để chạy thử nhà máy phân loại rác đặt tại khu xử lý rác Đa Phước phải đảm bảo các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh nhập khẩu phế liệu và loại phế liệu nhập khẩu phải nằm trong danh mục cho phép

Lãnh đạo Sở Tài nguyên - môi trường TP cho biết UBND TP đã chấp thuận đề xuất của sở cho phép VWS nhập khẩu 10.000 tấn phế liệu nhựa và giấy để chạy thử nhà máy phân loại rác tại khu xử lý rác Đa Phước. Tuy nhiên, UBND TP yêu cầu chỉ được nhập khẩu phế liệu khi đảm bảo thực hiện đúng ý kiến của Cục Quản lý chất thải và cải thiện môi trường. Hay nói cách khác, phế liệu nhập khẩu phải là phế liệu đã được phân loại, làm sạch; ngoài ra không lẫn vật liệu cấm nhập khẩu, không chứa chất thải, các chất nguy hại...

Như vậy, câu hỏi đặt ra là nếu nhập khẩu phế liệu đã được phân loại, được làm sạch... đúng như quy định thì việc đưa vào nhà máy phân loại còn ý nghĩa gì? (nếu cần rác chưa phân loại thì trong nước đâu có thiếu). Và với mục đích đầu tư của dự án là để xử lý rác cho TP.HCM thì việc nhập khẩu hàng chục nghìn tấn phế liệu như thế liệu có khó hiểu ?

Sau khi được Bộ Kế hoạch - đầu tư cấp phép (100% vốn nước ngoài) thực hiện dự án khu xử lý rác Đa Phước (huyện Bình Chánh, TP.HCM), đến đầu năm 2006 VWS và Sở Tài nguyên - môi trường TP ký hợp đồng giao, nhận và xử lý rác thải đô thị. Theo hợp đồng, dự án có các hạng mục chính:

- Bãi chôn lấp rác khả năng tiếp nhận 3.000 tấn/ngày cùng hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác

- Nhà máy làm phân hữu cơ từ rác: công suất làm phân 100 tấn/ngày trong ba năm vận hành đầu tiên, sau đó nâng công suất lên tối đa 1.000 tấn/ngày. Hiện hạng mục này đang làm thử nghiệm ủ bằng túi khí ngoài trời

- Nhà máy phân loại vật liệu có thể tái chế công suất 500 tấn/ngày (đang chờ nhập phế liệu từ Mỹ để chạy thử)

- Dự án bắt đầu vận hành hạng mục chôn lấp rác từ tháng 7-2007, đến nay khối lượng rác chôn lấp đạt gần 4 triệu tấn
 
Doanh nghiệp Việt kiều Mỹ đầu tư trên 700 triệu USD vào Long An​

phanbon.jpg

VWS dự kiến năm 2013 khu liên hợp này sẽ bắt đầu tiếp nhận, xử lý rác. Dự án phục vụ cho vùng trọng điểm kinh tế phía nam, trong đó có TP.HCM và Long An

Công ty TNHH xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS) (100% vốn của California Waste Solution, Mỹ) công bố sẽ thực hiện đầu tư với tổng số vốn dự kiến trên 700 triệu USD trong vòng 20 năm tới cho dự án (DA) Khu liên hợp công nghệ xử lý chất thải Xanh - Long An với vốn đầu tư ban đầu dự kiến trên 100 triệu USD

Người sáng lập VWS - ông David Dương (Việt kiều Mỹ) cho biết DA có vòng đời đến 100 năm này đã hoàn thành nghiên cứu khả thi vào tháng 4.2008; từ tháng 5.2011 đã tiếp nhận mặt bằng với tổng diện tích 1.760 ha tại H.Thủ Thừa và đang triển khai các công việc trong khu vực DA

Ý tưởng thiết kế nhìn từ trên không sẽ thấy DA có hình hoa sen, với 4 khu vực chính: khu vành đai cách ly; khu nhà ở cho nhân viên; khu nghiên cứu công nghệ xanh; khu tái sinh tái chế, trong đó phần quan trọng nhất là khu vành đai cách ly xanh và bảo tồn thiên nhiên, với 300 m chiều ngang bao quanh các khu vực bên trong của khu liên hợp

Công suất tiếp nhận rác của DA lên đến 40.000 tấn/ngày trong 20 năm tới, tạo việc làm mới cho khoảng 6.000 - 10.000 lao động. Các hoạt động chính tại đây sẽ gồm tái sinh, tái chế, tái sử dụng vật liệu rác thải (giấy, nhựa, thủy tinh, kim loại, vỏ xe, chất thải điện tử...) xử lý nước thải, chất thải công nghiệp; sản xuất phân bón sinh học từ rác; sản xuất điện, nhiên liệu sinh học...

VWS dự kiến năm 2013 khu liên hợp này sẽ bắt đầu tiếp nhận, xử lý rác. DA phục vụ cho vùng trọng điểm kinh tế phía nam, trong đó có TP.HCM và Long An

VWS hiện cũng là chủ đầu tư của DA khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước (H.Bình Chánh, TP.HCM), đang tiếp nhận và xử lý 3.000 tấn rác mỗi ngày, trong đó dây chuyền sản xuất phân compost từ rác hỗn hợp đã hoạt động cho ra sản phẩm và đang được kiểm nghiệm chất lượng trước khi đưa ra thị trường
 
Top