What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Chính phủ mua công nghệ mới của startup

LOBBY.VN

Administrator
Chính phủ mua công nghệ mới của startup
“Chính phủ luôn là hộ chi tiêu lớn nhất của một quốc gia. “Ông” này chi tiêu vào đâu chỗ đó sẽ phát triển”

Trong Diễn đàn "Tìm giải pháp đột phá cho Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam" tổ chức chiều 29/11 tại Đà Nẵng, khi Thủ tướng đề nghị phát biểu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã đưa ra những vấn đề mấu chốt để startup vươn ra toàn cầu. Đó là tạo không gian quản lý, điều kiện tài chính và phương tiện. Đây cũng là một trong những khó khăn nhiều startup kiến nghị Chính phủ tháo gỡ

Nguyen-Manh-Hung-6848-1543545970.jpg

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu ý kiến tại diễn đàn

Theo ông Hùng, khởi nghiệp (startup) là nói về cái mới. Theo nguyên lý thường cái mới phá hủy cái cũ nên phải có cách tiếp cận mới

"Logic bình thường cái gì không quản được thì cấm, logic mới là cái gì không quản được thì không quản, cho nó phát triển trong một không gian, thời gian nhất định sau đó khi các vấn đề lộ ra chúng ta mới bắt đầu điều chỉnh nó", ông Hùng nói và đề xuất Chính phủ theo cách tiếp cận này cho các vấn đề mới, cách làm mới mà các startup đang theo đuổi. Cách làm này cũng sẽ khuyến khích sự đổi mới, sáng tạo

Ở góc độ tạo vốn, ông Hùng đưa ra các gợi ý trước hết khuyến khích các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ, mới, là các startup theo kiểu "doanh nghiệp anh đầu tư vào doanh nghiệp em". Cách làm này nhằm tận dụng sức sáng tạo, nguồn lực từ giới trẻ

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Chính phủ luôn là hộ chi tiêu lớn nhất của một quốc gia. "Ông này" chi tiêu vào đâu thì chỗ đó sẽ phát triển

"Đề nghị Thủ tướng cho chi tiêu Chính phủ tập trung vào các sản phẩm công nghệ, đặc biệt là công nghệ của các startup", ông Hùng đề xuất và cho rằng vốn ban đầu quan trọng nhất với các startup, đây là cách tạo đà cho họ. Vì thế các doanh nghiệp nhà nước cũng nên có chính sách chi tiêu, mua sắm dựa trên các sản phẩm công nghệ của doanh nghiệp startup

Các doanh nghiệp nhà nước chiếm 30% nền kinh tế Việt Nam cũng nên thành lập quỹ đầu tư để thúc đẩy quá trình đổi mới sáng tạo

Khi có không gian, có vốn đầu tư, đầu ra để sản phẩm vươn ra toàn cầu, điểm nghẽn là ngôn ngữ. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị Thủ tướng sớm tuyên bố tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức thứ hai của Việt Nam. Điều này giúp giải quyết điểm nghẽn tiếng Anh trong giới trẻ Việt

Đề xuất của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận được nhiều tràng vỗ tay từ dưới hội trường

khoinghiep11-4607-1543545970.jpg

Hàng trăm startup tham dự diễn đàn chiều 29/11

Tại diễn đàn nhiều ý kiến cho rằng hiện các startup không chỉ khó về vốn, khi có nhà đầu tư sẵn sàng bỏ tiền các thủ tục hành chính mất nhiều thời gian, qua nhiều khâu theo đúng quy trình khiến họ nản

Các nhà khởi nghiệp sáng tạo đa số dựa vào giải pháp công nghệ mới, nhưng khi có sản phẩm lại khó ra thị trường, khó ứng dụng thử nghiệm vì phải tuân thủ đúng quy trình như các sản phẩm công nghệ truyền thống. Thậm chí có đơn vị thấy sản phẩm hữu ích, muốn ứng dụng cũng không có cơ chế để mua do sản phẩm này chưa đủ giấy tờ chứng nhận để được quyền thương mại

Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp 2018 với chủ đề "Tìm giải pháp đột phá cho Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam" thu hút hơn 300 đại biểu là thanh niên, sinh viên, doanh nhân trẻ đang có các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nhà đầu tư, chuyên gia về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Sự kiện tổ chức trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia 2018 (Techfest 2018) do Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp tổ chức

Bích Ngọc
 
9 hãng Mỹ cạnh tranh giành hợp đồng 2,6 tỉ USD với NASA
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa chọn 9 công ty vũ trụ để cạnh tranh giành nhiều hợp đồng phát triển công nghệ bay lên và khám phá Mặt trăng


Ảnh nghệ sĩ vẽ về môi trường sống của phi hành gia khi bay vòng quanh quỹ đạo Mặt trăng

Theo CNBC, 9 hãng này là Lockheed Martin, Astrobotic, Firefly Aerospace, Masten Space Systems, Moon Express, Draper, Intuitive Machines, Deep Space Systems và Orbit Beyond. NASA thu hẹp số doanh nghiệp hàng không, vũ trụ Mỹ được chọn thành những cái tên kể trên, dù trước đó nhận được sự quan tâm từ hơn 30 công ty lớn nhỏ, trong đó có SpaceX, Blue Origin và Sierra Nevada Corp

“Chúng tôi đang làm thứ trước đây chưa từng được thực hiện. Khi đến Mặt trăng, chúng tôi muốn trở thành một trong nhiều khách hàng của thị trường dịch chuyển giữa Trái đất và Mặt trăng”, nhà quản lý NASA Jim Bridenstine cho hay

Chương trình Dịch vụ Tải trọng Mặt trăng Thương mại (CLPS) xây dựng dựa trên Chỉ thị Chính sách Không gian 1 được Tổng thống Mỹ Donald Trump ký vào tháng 12.2017. Chỉ thị kêu gọi NASA quay lại Mặt trăng, chỉ đạo cơ quan này đưa người Mỹ lên bề mặt Mặt trăng để chuẩn bị cho các chuyến đi đến sao Hỏa

Theo CLPS, NASA sẽ trao nhiều hợp đồng cho nhiều sứ mệnh Mặt trăng trong 10 năm tới. Các doanh nghiệp chỉ được xem xét dự thầu nếu họ đồng ý cung cấp sứ mệnh đầu tiên trước cuối năm 2021

Thu Thảo
 
Top