What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Đồng Tâm Thịnh Vượng

LOBBY.VN

Administrator
Đầu tư PPP: Nhất sân bay, nhì điện nước

Khả năng sinh lãi cao chính là điểm hấp dẫn của các dự án đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư (PPP) ở các lĩnh vực cảng, điện và nước

Với cơ hội hoàn vốn đầu tư chỉ sau 5-7 năm ở một số hạng mục, dự án sân bay quốc tế Long Thành sẽ tạo ra một cuộc đua giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước thời gian tới”, ông Nguyễn Thành Thái, Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư Xây dựng Phú Mỹ, nhận định

Cơ hội vàng

Trong danh mục gồm 9 lĩnh vực thí điểm đầu tư theo hình thức PPP thì các cảng hàng không, cảng biển, cảng sông, nhà máy nước sạch và nhà máy điện lần lượt chiếm vị trí thứ 4-5-6. Tuy nhiên, ông Thái cho rằng đó mới chính là những lĩnh vực ngon nhất để đấu thầu vì khả năng sinh lãi cao hơn hẳn so với những lĩnh vực khác

Mới đây, ông Phạm Ngọc Minh, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, tiếp tục đề cập đến tình trạng quá tải của 2 sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam là Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Lĩnh vực đầu tư cảng hàng không trong nước cũng đang sôi động dần lên và được Chính phủ rất khuyến khích. Trong đó, dự án sân bay quốc tế Long Thành ở Đồng Nai (sẽ có quy mô lớn nhất Đông Nam Á) với tổng vốn dự kiến 8 tỉ USD) là một trong những đích ngắm của một số nhà đầu tư

Hồi tháng 3, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cho biết đang triển khai nghiên cứu khả thi về kế hoạch phát triển sân bay Long Thành với sự tham gia của các doanh nghiệp lớn của Nhật như Mitsubishi, Taisei, Japan Airport Consultants và Narita International Airport. Theo dự kiến, nghiên cứu sẽ được hoàn tất vào đầu năm 2012 để chuyển sang giai đoạn kêu gọi vốn đầu tư cho giai đoạn 1. Có nhiều khả năng những hạng mục như nhà ga hành khách, ga hàng hóa, bãi đậu xe, hạ tầng cung cấp điện, nước sẽ được kêu gọi vốn đầu tư theo PPP. Và ông Thái cho rằng, đây là cơ hội vàng cho các tập đoàn tư nhân. Chủ tịch Hội đồng Quản trị một tập đoàn đầu tư tư nhân lớn trong nước (đề nghị không nêu tên) khẳng định, sẽ tham gia đấu thầu một số hạng mục nhà ga hành khách như cửa hàng miễn thuế, bãi đậu xe vì các khoản đầu tư này có thể bắt đầu thu lãi sau khoảng 4 năm

So với sân bay, cảng biển, đầu tư PPP trong lĩnh vực hạ tầng giao thông đô thị thường khó có lãi vì vốn đầu tư cao, trong khi nguồn thu là phí cầu đường phải phù hợp với thu nhập của người dân. Trong trường hợp này, nhà đầu tư tư nhân phải đặt lợi ích cộng đồng lên trên mục tiêu lợi nhuận của mình. “Tại Pháp, một số dự án đầu tư PPP giao thông công cộng có doanh thu những năm đầu chưa đến 13% tổng chi phí vận hành nên Nhà nước phải trợ giá”, ông Thái cho biết

Năm 2008, liên danh TTI gồm Công ty Xây dựng và Thương mại Thanh Danh và Công ty Titanium Management (Malaysia) được TP.HCM giao nghiên cứu đầu tư dự án tuyến xe điện mặt đất số 1 dài 12,5 km, từ phà Thủ Thiêm đến Bến xe Miền Tây theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao). Nhằm bảo đảm khả năng thu hồi vốn và có lợi nhuận trong 15 năm đầu, TTI đã đề xuất dự trù bù giá vé đến 10.750 tỉ đồng (khoảng 717 tỉ đồng/năm), gần bằng mức bù giá của TP.HCM cho 120 tuyến xe buýt trong năm qua (gần 800 tỉ đồng). Tuy nhiên, mới đây TP.HCM đã quyết định ngưng đàm phán đầu tư với TTI vì liên danh này chưa chứng minh được năng lực tài chính. Và ông Thái cho biết, liên danh này có thể sẽ đề xuất đổi hình thức đầu tư từ BOT sang PPP. Trong đó, phần vốn của Nhà nước có thể lớn hơn nhiều so với quy định 30% trong Quy chế Thí điểm đầu tư theo PPP

Cửa đang mở

Tuy mới được triển khai tại Việt Nam nhưng từ hơn nửa thế kỷ qua, PPP đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Nhờ vậy, nhiều vấn đề liên quan đến nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đã được giải quyết như tình trạng ùn tắc giao thông, đảm bảo cung cấp điện, nước, nâng cấp hạ tầng sân bay, cảng biển

Tác động tích cực nhất của Quy chế Thí điểm đầu tư theo PPP là góp phần mở ra cơ hội và điều kiện huy động vốn từ khu vực tư nhân trong và ngoài nước vào các dự án hạ tầng trọng điểm, giảm gánh nặng cho ngân sách quốc gia. “Việt Nam phải phát triển các dự án PPP vì nguồn vốn nhà nước hiện chỉ đáp ứng 30% nhu cầu. Vốn viện trợ phát triển có thể bị cắt giảm trong thời gian tới”, ông Eric Đinh Gia, Giám đốc Công ty Xây dựng Vinci Grands Projects tại Việt Nam (thuộc Tập đoàn Vinci), cho biết

Tuy nhiên, hình thức PPP vẫn còn khá mới tại Việt Nam và khung pháp lý cần được tiếp tục hoàn thiện bằng thông tư hướng dẫn cụ thể cho nhà đầu tư, nhất là vấn đề linh động tỉ lệ góp vốn trong dự án. Theo quy chế trên, tổng giá trị phần vốn nhà nước không vượt quá 30% tổng mức đầu tư dự án, trừ những trường hợp được Thủ tướng quyết định. Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải đã kiến nghị Chính phủ bố trí kinh phí cho việc lập báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án PPP, từ đó các cơ quan quản lý có thể chuẩn bị phương án tài chính làm cơ sở mời thầu, đàm phán với nhà đầu tư. Việc này phải mất ít nhất 1-2 năm nữa

Bên cạnh việc hoàn chỉnh khung pháp lý, theo phân tích của bà Đỗ Thị Thu Hà, Phó Tổng Giám đốc phụ trách lĩnh vực phát triển hạ tầng của Công ty KPMG Việt Nam, có 3 rủi ro chính đối với nhà đầu tư tiếp cận vốn vay từ ngân hàng quốc tế cho dự án PPP tại Việt Nam. Trước hết là về tiền tệ, Việt Nam còn thiếu công cụ phòng ngừa rủi ro hối đoái dài hạn nên các ngân hàng nước ngoài mong đợi Chính phủ Việt Nam chia sẻ một phần rủi ro. Quy chế trên chưa quy định rõ về vấn đề này. Tiếp đến là rủi ro trong xây dựng khiến các ngân hàng nước ngoài thường muốn làm việc với tập đoàn xây dựng quốc tế danh tiếng. Rủi ro về tài chính và luật pháp cũng là vấn đề các ngân hàng quan tâm trước khi quyết định cho vay

Đơn cử là việc Singapore khởi công xây dựng Trung tâm Thể thao Quốc gia với hợp đồng đầu tư PPP giữa nhà thầu tư nhân là Tập đoàn Singapore Sports Hub Consortium và Hội đồng Thể thao Singapore ngày 29.9.2010. Một dự án PPP khác mà Việt Nam có thể tham khảo là mô hình cấp nước sạch ở Thượng Hải, ký kết năm 2009 giữa địa phương với Tập đoàn VE (Pháp) trong 50 năm. Gần đây nhất là ngày 30.3.2011, Tổng cục Đường sắt Pháp đã phê duyệt dự án đường sắt cao tốc đầu tư theo PPP (tổng vốn 7 tỉ euro) giữa Tập đoàn Vinci, Công ty Caisse des Dépôts và Quỹ Đầu tư AXA. Dự án có chiều dài 303 km, nối thành phố Tours với cảng Bordeaux
 
Last edited:
Gợi ý cơ chế hợp tác công tư cho Việt Nam

- Mô hình hợp tác nhà nước (NN) – doanh nghiệp (DN) hay còn gọi là quan hệ đối tác công tư (PPP - Public Private Partnerships) đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng từ hơn 50 năm nay, song lại rất mới đối với Việt Nam

Kinh nghiệm thế giới cho thấy, nhờ áp dụng hình thức PPP, NN và DN cùng có lợi lớn. Đầu tư PPP giúp chính phủ giảm bớt gánh nặng bảo lãnh vốn, giải được bài toán thu hút đầu tư trong cơ sở hạ tầng; đồng thời tạo cơ hội cho phép các nhà đầu tư tư nhân được đóng góp ý kiến, đề xuất các quy định, chính sách kinh tế, xã hội phù hợp hơn cho hoạt động của tất cả các bên

Tuy nhiên, cơ chế hợp tác công tư ở Việt Nam chỉ mới bắt đầu được triển khai thực hiện từ ngày 15/1/2011, sau khi Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công - tư được ban hành kèm theo Quyết định 71/QĐ-TTg ngày 9/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực. Vì thế, cơ chế đối thoại, hợp tác nào phù hợp cho NN và DN ở Việt Nam vẫn còn rất lúng túng

Nhận thấy, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hình thức PPP và nếu có một cơ chế đối thoại công tư hợp lý sẽ góp phần thúc đẩy hợp tác kinh doanh không những trong nội địa mà còn tạo nhiều thuận lợi hơn cho các DN FDI khi tham gia đầu tư vào Việt Nam, Trưởng đại diện Chính sách kinh doanh và thương mại Tổ chức ITC/UN/WTO – ông Rajesh Aggarwal đã gợi ý cho chính phủ và khối doanh nghiệp tư nhân Việt Nam thiết lập cấu trúc hợp tác công tư, được đúc rút từ kinh nghiệm thành công của nhiều nước trên thế giới

Cũng như nhiều chuyên gia khác, ông Rajesh Aggarwal nhận định: Ước tính chỉ trong 5-10 năm tới, Việt Nam sẽ cần khoảng 70 đến 80 tỷ USD để đầu tư vào cơ sở hạ tầng (CSHT) đường bộ, đường sắt, cảng biển và sẽ cần tới 140 tỷ USD nếu bao gồm cả CSHT cho năng lượng. Việc phát triển CSHT là một trong những nhiệm vụ chính của Việt Nam để đạt được sức cạnh tranh trong khu vực và hội nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Về mặt trung và dài hạn, chính phủ không thể cung cấp vốn cho các nhà đầu tư trên từ nguồn ngân sách nhà nước. Việc tăng khoản nợ nước ngoài và các đóng góp của nhà tài trợ vào các đầu tư trên là điều không mong muốn và không thực tế. Do đó, hình thức hợp tác PPP (nhà nước – tư nhân) sẽ là chìa khoá quan trọng để vừa xây dựng hạ tầng giao thông làm bệ phóng phát triển kinh tế một cách bền vững, vừa không tăng nợ công

Nhưng hợp tác, đối thoại như thế nào mới hiệu quả ?

Theo ông Rajesh, trong bối cảnh của Việt Nam, chính phủ phải có được góc nhìn toàn diện, có trách nhiệm tiếp nhận mọi quan điểm của khối DN tư nhân ở các cấp độ khác nhau. Dựa trên sự lắng nghe một cách công khai và toàn diện, chính phủ phải đưa ra được những quyết định công bằng để ngăn chặn sự độc quyền trong khu vực tư nhân. Chính phủ nên khuyến khích những sáng kiến xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội không chỉ ở cấp quốc gia mà phải mở rộng xuống các cấp tỉnh, thành, bảo đảm sự tham gia rộng rãi của nhiều đối tượng khác nhau. Và tất nhiên, không quên tham khảo, học hỏi từ kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế, các nước có nhiều thành công trong ứng dụng hình thức PPP (ông Rajesh gợi ý, Việt Nam có thể học hỏi mô hình hợp tác PPP của các nước như Anh - hơn 50 năm kinh nghiệm, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore và Malaysia…)

Ông Rajesh cho rằng một cơ chế hợp tác PPP thành công phải đạt được phần giao thoa (A) của tính khả thi giữa chính sách (B), chính trị (C) và hành chính (D) lớn nhất và thực thi hiệu quả nhất (xem sơ đồ minh họa ở dưới)

Và bàn về vai trò của DN trong hợp tác công tư, ông Rajesh cũng đưa ra những lưu ý cụ thể đối với DN. Ông nói, để đạt được hiệu quả khi làm việc với chính phủ, DN cần phải đưa ra được những trường hợp cần hỗ trợ, tư vấn cụ thể. Phải có phân tích, dẫn chứng, bằng chứng rõ ràng để giúp chính phủ rút ngắn thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, đưa ra được chính sách thấu đáo. DN nên gặp gỡ và duy trì tiếp xúc thường xuyên với những quan chức chính phủ, những nhà đàm phán trực tiếp với chính phủ ở mọi cấp độ để kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc của DN với chính phủ cũng như tiếp nhận những chính sách, quy định mới từ chính phủ

Lấy ví dụ về mô hình hợp tác của Malaysia, ông nói, chính phủ Malaysia đã tạo ra hẳn một ban thư ký trong văn phòng chính phủ làm cầu nối để kết nối chính phủ với Hiệp hội DN và khối DN tư nhân. DN tư nhân luôn được mời tham gia vào các buổi gặp gỡ giữa chính phủ và các hiệp hội. Các bên cùng lắng nghe, cùng thảo luận để đưa ra những chính sách, quy định có lợi cho tất cả các bên, cùng đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Và mô hình hợp tác giữa chính phủ và DN này của Malaysia đã được duy trì, hoạt động rất hiệu quả hơn 30 năm qua

Ngoài ra, ông Rajesh còn lưu ý khối DN phải bảo đảm tính bảo mật giữa các cuộc đàm phán nếu chính phủ yêu cầu; không những chỉ thiết lập liên minh trong nước mà còn phải xây dựng một liên minh toàn cầu, không chỉ tiếp xúc với chính phủ trong nước mà phải thông qua hoạt động kinh doanh, xâm nhập thị trường, quan hệ với người mua hàng để tiếp cận với chính phủ ở các nước để các chính phủ có thể gặp nhau, đàm phán, hỗ trợ công việc kinh doanh cho DN...

Ông tư vấn DN nên đối thoại trực tiếp với chính phủ về các vấn đề như: chính sách giới hạn lao động quốc tế, chi phí lao động, kế hoạch xây dựng CSHT, giao thông vận tải, tệ quan liêu, tham nhũng...

“Hình thức PPP tuy mới ở VN, nhưng may mắn là vì mới, vì đi sau nên VN sẽ có nhiều kinh nghiệm từ các nước đi trước và chắc chắn sẽ thành công”, ông Rajesh Aggarwal kết luận
 
Last edited:
Hướng đi mới cho cà phê Việt

Hợp tác công tư đang được xem là một giải pháp mới cho ngành cà phê VN thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn từ bấp bênh sang phát triển bền vững

Mô hình hợp tác bốn nhà do Bộ NN&PTNT phát động nếu như không muốn nói là thất bại thì cũng có thể hiểu một cách khác là không đạt được hiệu quả như mong muốn. Tuy nhiên, từ sự không thành công này, những kinh nghiệm cho mô hình hợp tác khác năng động và hiệu quả hơn đã được đặt ra

Hợp tác công tư
“Xây dựng mô hình thể chế ngành hàng, chỉ dẫn địa lý sản phẩm cà phê và hợp tác xã kiểu mới ở các vùng trồng cà phê tại Lâm Đồng, Quảng Trị, Sơn La và Điện Biên” là nội dung chương trình hợp tác được ký giữa Viện chính sách và chiến lược phát triển nông thôn (Ipsard) và Cty CP tập đoàn Thái Hòa, mới đây

Hợp tác của Ipsard và Cty CP tập đoàn Thái Hòa là một hình thức hợp tác công tư mới. Đây là mô hình hợp tác giữa Nhà nước với các DN, các thành phần kinh tế khác nhau. Thỏa thuận hợp tác giữa hai bên được thực hiện trong ba năm. Theo đó, hai bên sẽ phối hợp thực hiện các hoạt động thông tin thị trường ngành hàng và đối thoại chính sách thuyết phục các lãnh đạo địa phương về mô hình thực hiện tại bốn tỉnh Lâm Đồng, Quảng Trị, Sơn La và Điện Biên. Hai bên sẽ tổ chức hội thảo giới thiệu mô hình hợp tác xã cà phê kiểu mới tại bốn tỉnh trên

Ông Nguyễn Văn An - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Cty CP tập đoàn Thái Hòa cho biết, Cty sẽ đầu tư 400 tỉ đồng cho triển khai thoả thuận hợp tác trên trong 5 năm, bắt đầu từ năm 2011. Phần lớn nguồn vốn được dùng để hỗ trợ cho người trồng cà phê thuộc các vùng nguyên liệu của Cty. Với mô hình này, người nông dân sẽ được hưởng lợi, bởi có sự phối hợp chặt chẽ với DN

Người nông dân sẽ được hỗ trợ về vốn, kỹ thuật và bảo hiểm. Cụ thể khi hình thành thành mô hình HTX và HTX liên kết với DN thì toàn bộ chính sách bảo hiểm nông nghiệp về cà phê DN phải thanh toán cho nông dân. Mô hình mới cũng xây dựng các tổ chức nông dân sản xuất cà phê dựa trên hệ thống quản lý chất lượng. Từ mô hình hợp tác xã cà phê kiểu mới, rồi đến chi hội để tiến tới tổ chức chuỗi ngành hàng và kết nối bốn tỉnh trên với Cty CP tập đoàn Thái Hòa

Hợp tác này cũng đặt ra một nhiệm vụ, xây dựng chỉ dẫn địa lý và phát triển thương hiệu cho mặt hàng cà phê chè (cà phê Arabica) tại một số địa phương có điều kiện phù hợp, tiến tới mặt hàng cà phê chè được bảo hộ trong nước và Châu Âu, dựa trên tuyên truyền mô hình nông thôn mới

Tiền đề cho sự phát triển

Theo ông Nguyễn Trí Ngọc – Cục trưởng Cục Trồng trọt Bộ NN&PTNT, hiện mỗi năm thế giới phải chi khoảng 120 tỉ USD để uống cà phê. Trong khi đó, các nước sản xuất cà phê nhân chỉ thu về khoảng 25 tỉ USD từ việc xuất khẩu

Thực tế, giá cà phê nhân thường chỉ chiếm 25% giá thành, thậm chí có năm chỉ dưới 20%. Hiện tại, tổng công suất chế biến cà phê hoà tan ở VN khoảng 80.000 tấn/năm chỉ chiếm chưa đến 10% sản lượng thu hoạch

Ngoài việc xây dựng chỉ dẫn địa lý, sự hợp tác chặt chẽ giữa người trồng cà phê với DN chế biến cũng giúp nâng cao chất lượng và khẳng định thương hiệu trong thời gian tới. Tập trung sản xuất cũng giúp các DN có điều kiện đầu tư xây dựng mô hình sản xuất khép kín. Ông An cho biết: Cty Thái Hoà sẽ xây dựng những nhà máy xử lý chất thải từ hoạt động sản xuất cà phê thành phân vi sinh. Điều này vừa đảm bảo môi trường vừa đáp ứng nhu cầu phân bón cho chính cây cà phê

Sự kết hợp giữa kinh nghiệm trong nghiên cứu, thử nghiệm và đối thoại chính sách của Ipsard với kinh nghiệm trong quản lý, kinh doanh của Cty CP tập đoàn Thái Hòa sẽ chỉ ra một hướng đi mới cho ngành cà phê. Việc hợp tác giữa hai bên trong xây dựng mô hình thử nghiệm chính sách tổ chức thể chế ngành hàng sẽ góp phần phát triển ngành cà phê tại bốn tỉnh. Đồng thời, việc này cũng góp phần tăng cường hợp tác công tư trong nông nghiệp nông thôn và thúc đẩy công tác thử nghiệm chính sách trong thời gian tới

Cũng theo ông Nguyễn Trí Ngọc, Bộ NN&PTNT hiện đang khuyến khích phát triển năm ngành hàng là chè, cà phê, thủy sản, rau quả và nhóm hàng hóa chung khác. Hy vọng việc hợp tác giữa một DN kinh doanh và cơ quan tư vấn của nhà nước sẽ đạt những kết quả để tạo tiền đề cho sự phát triển của mô hình đối tác công tư. Mô hình đối tác công tư trong phát triển cà phê được bộ ủng hộ và hỗ trợ hoàn thiện rút kinh nghiệm cho các nhóm ngành hàng khác

Việc thử nghiệm thành công mô hình hợp tác công tư của hai đơn vị trên sẽ tạo tiền đề cho sự chủ động tìm hướng đi mới của không chỉ ngành cà phê, hay lĩnh vực nông nghiệp. Điều này còn nhắc nhở các DN cần tự tìm kiếm nội lực dưới nhiều hình thức hợp tác và cộng đồng phát triển
 
Last edited:
Đề xuất thí điểm 24 dự án theo PPP

Số dự án chắc chắn sẽ lớn hơn nhiều bởi 24 dự án này mới chỉ là đề xuất của 5 đơn vị

Các dự án đường cao tốc Ninh Bình - Thanh Hóa, vốn đầu tư 33.000 tỷ đồng; Nghi Sơn (Thanh Hóa) - Bãi Vọt, 23.000 tỷ đồng; Cam Lộ - La Sơn, 16.000 tỷ đồng; Dầu Giây - Liên Khương, 48.324 tỷ đồng; Hạ Long - Móng Cái, 25.000 tỷ đồng; hay sân bay Long Thành, 1.403 triệu USD; Nhà máy nước sông Hậu 1, sông Hậu 2, sông Hậu 3… là những dự án đầu tiên cho mô hình đầu tư đối tác công ty (PPP), đang được kỳ vọng sẽ sớm được thiết lập và phát triển tại Việt Nam

Các nhà máy điện Hậu Giang, Quảng Trị, Quỳnh Lập; hay cầu Ngọc Hồi và đường dẫn; nhà ga nối đường sắt nội đô ở Hà Nội… cũng nằm trong danh sách 24 dự án đầu tiên được gửi tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất tham gia thí điểm PPP

Số dự án chắc chắn sẽ lớn hơn nhiều bởi 24 dự án này mới chỉ là đề xuất của 5 đơn vị, bao gồm Bộ Giao thông - Vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Công thương, UBND TP.HCM và UBND TP. Hà Nội, tính tới ngày 11/5/2011

Danh mục các dự án thí điểm PPP còn phải chờ Chính phủ thông qua. Với Quyết định 71/2010/QĐ-TTg về thí điểm đầu tư theo hình thức PPP được Chính phủ ban hành vào tháng 11/2010, thì việc bắt đầu 24 dự án có thể xem là bước tiến mới trong xác lập thị trường PPP cạnh tranh ở Việt Nam

Theo nhận định của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông, ước tính sơ bộ của Bộ, thị trường này sẽ có quy mô 70-80 tỷ USD trong 10 năm tới. Con số này vẫn chưa thấm vào đâu so với dòng tiền khoảng 500 tỷ USD đang đổ về châu Á

Kỳ vọng khoảng 3-4 năm nữa, thị trường PPP cạnh tranh sẽ được tạo lập ở Việt Nam, song Thứ trưởng Đông cũng không khỏi lo ngại khi chưa nhận được sự hợp tác thực sự tích cực của các bộ, ngành, địa phương

Giữa tuần trước, một động thái cũng rất đáng chú ý, đó là lần đầu tiên, Hội nghị chính thức giữa Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ về chương trình PPP đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức và ngay lập tức nhận được sự đánh giá cao của dư luận

Trong các hội nghị giữa Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ thời gian gần đây, PPP luôn là một chủ đề nóng. Một chương trình hành động về PPP đã được đề xuất
 
Last edited:
Công bố Chương trình đối tác công - tư (PPP)

Sáng 12-5, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư tổ chức Hội thảo công bố Chương trình đối tác công - tư (PPP) giữa Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ nhằm chia sẻ quan điểm và trao đổi một cách cụ thể về các định hướng viện trợ của các đối tác phát triển Việt Nam cho chương trình PPP

Mục tiêu lớn nhất của chương trình PPP là tạo lập thị trường thu hút một cách có hiệu quả đầu tư của khu vực tư nhân trong các dự án kết cấu hạ tầng, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ước tính sơ bộ của Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, thị trường này có quy mô thu hút khoảng 70 đến 80 tỷ USD trong 10 năm tới

Hiện Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 71/2010/QÐ-TTg về thực hiện thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công - tư. Ðây là một trong những chính sách quan trọng, tạo hành lang pháp lý cho việc thu hút mạnh mẽ hơn các nguồn vốn đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân trong việc đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng và cung cấp dịch vụ công tại Việt Nam
 
Last edited:
Hợp tác Công - Tư: Lời giải cho tương lai ?

Mô hình Hợp tác công tư (Public Private Partnership - PPP) được xem là một trong những lời giải của bài toán 4 tỷ USD doanh số vào năm 2014 của FPT

FPT đặt mục tiêu đều đặn hàng năm doanh số sẽ tăng trưởng 45% và lợi nhuận tăng trưởng 50% cho tới năm 2014. Trước thách thức tăng trưởng vượt bậc cần phải tìm những con đường mới. PPP được xem là con đường sáng giúp FPT hoàn thành mục tiêu này

PPP là mô hình hợp tác nhà nước - tư nhân, mà theo đó nhà nước cho phép tư nhân đầu tư hoặc tham gia đầu tư vào các công trình hoặc dịch vụ công cộng của nhà nước phục vụ xã hội, sau đó sẽ khai thác hoặc chuyển giao để thu lợi nhuận

Xuất hiện từ những năm 90 của thế kỷ trước tại châu Âu, PPP là giải pháp mà nhiều quốc gia áp dụng trong việc giảm áp lực chi ngân sách cho các chương trình dịch vụ công của chính phủ để tập trung cho các vấn đề thiết yếu hơn

Mô hình PPP không chỉ mang lại lợi ích cho chính phủ, nó còn có tác động rất lớn đến xã hội và doanh nghiệp. Với xã hội, PPP giúp phát triển cơ sở hạ tầng, cung cấp và sử dụng các dịch vụ công nhanh, tốt hơn

Đối với doanh nghiệp, mô hình hợp tác này sẽ giúp họ tăng trưởng nhanh nhờ chủ động triển khai, lựa chọn công nghệ, quản lý, vận hành

Hiện có hơn 100 quốc gia trên thế giới đang áp dụng hiệu quả mô hình PPP, với các loại dự án điển hình là nhượng quyền thu phí; thiết kế, xây dựng, cấp vốn và vận hành; nhượng quyền kinh doanh và tư nhân hóa

PPP hiện không còn là khái niệm mới ở Việt Nam. Thống kê của Bộ Kế hoạch Đầu tư cho biết, tính đến nay, đã có khoảng 90 dự án được thực hiện theo các hình thức PPP, với tổng vốn đầu tư khoảng 7,1 tỷ USD, trong đó các dự án về giao thông chiếm đến 70%

Theo tính toán, nếu Việt Nam cần khoảng 160 tỷ USD để phát triển hạ tầng kinh tế xã hội trong 10 năm nữa, thì nguồn vốn từ ngân sách chỉ đáp ứng được khoảng 40-50%, tức là cần huy động từ tư nhân khoảng 80-90 tỷ USD. Nhà nước cần PPP để thu hút vốn đầu tư từ xã hội và đây là cơ hội để FPT tham gia vào mô hình này

FPT có thể tham gia PPP ở những lĩnh vực mà Tập đoàn đang kinh doanh rất hiệu quả là CNTT, giáo dục, bất động sản... Trong thời gian trước mắt, CNTT dự kiến sẽ là lĩnh vực được FPT chọn để tham gia PPP trước

Theo đó, FPT sẽ có nhiều cơ hội tham gia đầu tư vào hệ thống Chính phủ điện tử, hệ thống công dân điện tử, dịch vụ tài chính công điện tử, hệ thống dịch vụ giao thông

Thực tế những hướng này FIS đang tham gia vào khá sâu nhờ các hệ thống CNTT đã xây dựng cho chính phủ, tuy nhiên để chuyển sang mô hình PPP thì còn nhiều việc phải làm

Tại Hội nghị chiến lược FIS vòng 2, diễn ra trong hai ngày 27 và 28/10, Chủ tịch HĐQT FIS Đỗ Cao Bảo đã cùng các lãnh đạo FIS mổ xẻ các vấn đề liên quan đến mô hình kinh doanh này. Cơ hội mang về doanh thu và lợi nhuận từ PPP đã thấy rõ, tuy nhiên cách thức triển khai PPP ra sao hiện vẫn đang được nghiên cứu và thảo luận

"Vấn đề sau Hội nghị chiến lược là triển khai", anh Bảo cho biết. Theo đó, FIS sẽ phải phân tích kỹ việc đầu tư công sức như thế nào, mô hình hoạt động ra sao và thu lại như thế nào trong hướng kinh doanh mới này

Cách để triển khai PPP nhanh nhất của FIS hiện nay là học tập kinh nghiệm của một số nước đã triển khai thành công. Ấn Độ hiện đang là quốc gia có nhiều "vốn liếng" trong việc áp dụng mô hình hợp tác công tư trong lĩnh vực CNTT

Chính thức triển khai từ năm 2006, hệ thống Chính phủ điện tử (MCA21 online) của Ấn Độ đã thiết lập môi trường kinh doanh đầy hấp dẫn, nhờ thế thu hút vốn FDI của Ấn Độ tăng tưởng mạnh mẽ từ 2,2 tỷ USD vào năm 2003-2004 tăng lên 15,7 tỷ USD 2006-2007. Đây là một dự án PPP giữa chính phủ Ấn Độ (bỏ 10% vốn) và tập đoàn Tata (bỏ 90% vốn)

Với những phân tích như trên, có thể thấy PPP là lựa chọn đúng đắn cho FPT để thực hiện chiến lược Go Mass và mục tiêu tăng trưởng gấp 4 lần trong vòng 4 năm tới

Các mô hình PPP:

• BOT: Đầu tư - Kinh doanh - Chuyển giao (Built - Operation - Transfer).
• BTO: Đầu tư - Chuyển giao - Kinh doanh
• BT: Đầu tư - Chuyển giao
• BO: Đầu tư - Kinh doanh

- Cơ cấu chuẩn cho một dự án PPP là: vốn nhà nước chiếm 30%, tư nhân chịu 70% còn lại, trong đó ít nhất 21% thuộc vốn chủ sở hữu đầu tư, 49% còn lại nhà đầu tư có thể vay thương mại

ThaoTTL
 
Last edited:
Giảm chi phí cho dự án bằng hợp tác công - tư

Thu hút vốn từ kinh tế tư nhân, giảm chi phí thực hiện dự án và san sẻ rủi ro là những thế mạnh của hình thức hợp tác công - tư (Public Private Partnerships - PPP) được Tổng lãnh sự quán Vương quốc Anh giới thiệu tại TP HCM hôm qua

Theo bà Jane Radford, đại diện ngành vận tải của công ty Mott MacDonald, hình thức hợp đồng PPP mang lại tiện ích đặc biệt cho các dự án cần sử dụng vốn lớn. Theo hợp đồng này, Nhà nước thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ, còn tư nhân được khuyến khích cung cấp các dịch vụ này bằng cơ chế thanh toán theo chất lượng dịch vụ

"Hợp tác công tư là cách đưa những sáng tạo vào quản lý, tăng khả năng tiếp nhận nguồn tài chính cho các dự án. So với hình thức tư nhân hóa, PPP là hình thức có thời hạn, Chính phủ được hoàn lại tài sản khi hợp đồng hết hiệu lực", bà Jane Radford nói

Thế mạnh của hình thức PPP là cung cấp dịch vụ công nghệ hiện đại ngay cả khi ngân sách công có hạn, chuyển giao đúng thời gian với giá cả ổn định, nhờ đó giảm chi phí. Theo kinh nghiệm ứng dụng PPP ở Singapore, mức giảm chi phí thực hiện dự án có thể đạt tới 15-20%

Theo Thị trưởng thành phố London, Alderman Michael Savory, quá trình ứng dụng PPP bắt đầu ở nước Anh từ năm 1992. Khi đó, Đảng Bảo thủ trong Chính phủ Anh đã khắc phục tình trạng thiếu vốn ngân sách mà không tăng các khoản vay của chính phủ bằng cách đưa ra hình thức PPP. Cũng từ lúc này, nhà nước cho phép tư nhân cùng tham gia đầu tư vào các dịch vụ hoặc công trình công cộng của nhà nước. Một trong những hợp tác điển hình là trong lĩnh vực xây dựng trường học. Ông Alderman Michael Savory cho biết, với hình thức PPP, Nhà nước sẽ ký hợp đồng để tư nhân cung cấp dịch vụ bao gồm việc xây dựng trường lớp, bảo trì và vận hành trường trong thời gian 25 năm, với các tiêu chuẩn của Nhà nước đưa ra. Tư nhân thành lập công ty chuyên trách về thiết kế xây dựng, vận hành và bảo trì trường học và sẽ được nhà nước thanh toán định kỳ trong suốt thời gian hợp đồng

Mặt khác, hình thức PPP đã giúp Nhà nước giải quyết được nhiều vấn đề của xã hội nhờ sự tham gia của tư nhân trong các dự án về giao thông vận tải cầu đường, quốc phòng, tư pháp. Cũng theo thị trưởng London, hiện Anh đã nhận được chuyển giao khoảng 44 bệnh viện và 119 chương trình y tế, 250 trường học, 4 hệ thống đường sắt nội hạt, các trạm cảnh sát và cứu hỏa, hệ thống chiếu sáng đô thị... Tính từ năm 1995 đến nay, nước Anh có tới hơn 700 dự án ứng dụng hình thức PPP

Cũng với kinh nghiệm thực hiện các dự án PPP ở Singapore, ông Gary R. Swinfield cho rằng hình thức PPP giúp san sẻ rủi ro về đầu tư từ nhà nước sang tư nhân, mà vẫn mang lại cơ sở vật chất trường học và giáo dục cho người dân

Hợp đồng BOT ở các dự án như điện chính là một hình thức PPP ở VN. Tuy nhiên, mức độ thu hút vốn từ tư nhân ở hình thức này chưa cao. Ông Nguyễn Hữu Tín, Phó chủ tịch UBND TP HCM cho biết, hiện các dự án hạ tầng trong thành phố rất cần sự tham gia của khu vực tư nhân. Vì vậy chính quyền thành phố đang nhờ Chính phủ Anh hỗ trợ phổ biến phương thức hợp tác công tư như một giải pháp để phát triển kinh tế

Theo các chuyên gia về PPP, hợp đồng loại này rất phức tạp, đòi hỏi một khung pháp lý đo lường được và đảm bảo một quá trình rõ ràng. PPP có những hạn chế về thời gian chuyển nhượng dài, phí tổn đặt hàng cao, thời gian đặt hàng lâu, hạn chế trong việc thế chấp dịch vụ công cộng. Chỉ tính riêng thời gian trung bình hoàn thanh dự án PPP cũng mất từ 6 tháng đến 1 năm

Ông Gary Swinfield cho biết thêm, khi ứng dụng PPP, vấn để cơ bản nhất là phải có sự cam kết của chính quyền đối với việc bảo đảm cho cho khu vực tư nhân hoạt động. Vấn đề dễ gây rủi ro cho các dự án là quy hoạch và quyền sử dụng đất. Tiếp đến là việc lựa chọn các dự án có vốn đầu tư lớn, ở Việt Nam cần lựa chọn các các dự án từ 100 đến 500 triệu USD

"Rủi ro sẽ lớn hơn đối với các dự án dài hạn. Và thực tế, Việt Nam không có sẵn các loại bảo hiểm về mặt thương mại đối với nhưng lĩnh vực mà dự án yêu cầu như: hư hỏng về vật liệu xây dựng, trì hoãn khởi công, bảo hiểm rủi ro chính trị…" - Ông Swinfield nói - "Trong quá trình thực hiện dự án PPP, nếu có những thiệt hại không được bảo hiểm xảy ra, dự án sẽ bị chấm dứt, hoặc chính phủ sẽ đứng ra làm người bảo hiểm cho phương án cuối cùng"
 
Last edited:
Hình thức đầu tư PPP : Lợi thì có lợi, nhưng...

Nhiều dự án tìm vốn đầu tư hạ tầng ngoài ngân sách đã khó, tìm mô hình đầu tư cho hạ tầng lại càng khó hơn. Chính vì vậy, hợp tác công - tư (PPP) được các nhà quản lý VN xem như giải pháp hữu hiệu thay thế cho các mô hình cũ như: BOT, BT... vốn được ưa chuộng trước đây

Đứng trước những đòi hỏi khách quan và cấp thiết, việc Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) ngày 9/11/2010 và có hiệu lực từ ngày 15/1/2011 sẽ là động lực, tạo ra bước đột phá mới để phát triển cơ sở hạ tầng, lĩnh vực hạ tầng giao thông, đặc biệt là những tuyến cao tốc lớn ở nước ta

Bước đột phá

Theo nhiều chuyên gia, tác động tích cực nhất của Quy chế thí điểm PPP là mở ra cơ hội, điều kiện huy động nguồn vốn của khu vực tư nhân vào việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Quy chế cũng quy định, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư tối thiểu phải bằng 30% vốn của tư nhân tham gia dự án và được huy động (không có bảo lãnh Chính phủ) tối đa bằng 70% vốn của khu vực tư nhân tham gia dự án

Ngoài ra, quy chế cũng quy định một số quyền của DN dự án như quyền thế chấp tài sản; quyền được mua ngoại tệ; đảm bảo cung ứng các dịch vụ công cộng; và bảo lãnh nghĩa vụ của nhà đầu tư. Đồng thời, quy chế cũng quy định rõ phần tham gia của Nhà nước không vượt quá 30% tổng mức đầu tư của dự án. Việc quy định rõ phần vốn tư nhân và phần tham gia của Nhà nước như vậy sẽ đảm bảo được đúng tính chất của dự án PPP, vì thực tế đã có những dự án đầu tư theo hình thức BOT, BT, BTO (những hình thức của mô hình PPP) tại VN, vốn của Nhà nước tham gia tới 80 – 90%

Một điểm đột phá nữa được nhiều nhà đầu tư quốc tế đánh giá cao trong Quy chế thí điểm PPP là đã quy định rõ: Việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án thực hiện theo hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước hoặc quốc tế, trên cơ sở cạnh tranh công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế, phù hợp với pháp luật VN và theo tập quán, thông lệ quốc tế. Đấu thầu rộng rãi là cánh cửa mở cho rất nhiều nhà đầu tư có tiềm lực tham gia dự án PPP

Nhà đầu tư vẫn băn khoăn

Mặc dù được kỳ vọng rất lớn nhưng việc huy động vốn theo hình hợp tác Nhà nước- Tư nhân (PPP) vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân của việc này chủ yếu là do hành lang pháp lý chưa rõ ràng, khiến cho các nhà đầu tư tư nhân chưa thật sự yên tâm để “vào cuộc”. Ông Ben Darche - chuyên gia Tư vấn quốc tế cho biết: Kinh nghiệm thực hiện PPP của nhiều nước trên thế giới cho thấy, việc các luật thiếu thống nhất, thiếu các văn bản hướng dẫn thực hiện thỏa đáng là những yếu tố góp phần làm các dự án PPP thất bại

Nhu cầu cho đầu tư cơ sở hạ tầng của VN khoảng 16 tỷ USD/năm, trong khi khả năng đáp ứng của Nhà nước chỉ khoảng 7-8 tỷ USD. Hiện nay, rất nhiều dự án đường cao tốc lớn đang được xúc tiến và dự kiến triển khai theo hình thức PPP như: Dầu Giây - Phan Thiết, Ninh Bình - Thanh Hóa, Mỹ Thuận - Cần Thơ, Nội Bài - Hạ Long, Hạ Long - Móng Cái, Dầu Giây - Đà Lạt...

Phải đặc biệt quan tâm đến các quy định về trách nhiệm tài chính đối với hỗ trợ tài chính của Chính phủ, cơ chế lãi suất, cũng như quy định rõ cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện các dự án PPP. Ngoài ra, vấn đề tiên quyết đối với việc huy động các nhà đầu tư thực hiện mô hình PPP chính là cơ hội tìm kiếm lợi nhuận từ các dự án nhưng một số DN còn băn khoăn về ràng buộc bảo lãnh vốn vay của Chính phủ và tỷ lệ góp vốn 30% - 70% trong một dự án PPP

Cũng đồng quan điểm này, theo các chuyên gia trong lĩnh vực XDCB giao thông, suy cho cùng thực chất PPP chính là làm sao Chính phủ có thể đảm bảo được những lợi ích thiết yếu cho người dân, DN và toàn xã hội. Thời gian qua, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) phải kiến nghị Chính phủ bố trí kinh phí cho công tác chuẩn bị nhiều dự án PPP giao thông để các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có đủ dữ liệu cần thiết về phương án tài chính, mức hỗ trợ tài chính chi tiết làm cơ sở mời thầu và đàm phán với các nhà đầu tư trong tương lai

Theo một nghiên cứu của ADB, phương pháp PPP có những thuận lợi chính như sử dụng được kỹ năng, công nghệ hiện đại và tính hiệu quả của khu vực tư nhân. PPP buộc khu vực công ngay từ đầu phải chú trọng vào đầu ra và lợi ích, thay vì các yếu tố đầu vào. PPP còn giúp đưa vốn tư nhân và và giúp giảm nhẹ gánh nặng tài chính cho dự án. Hơn nữa, PPP giúp chia sẻ rủi ro cho các đối tác khác nhau, xong lại đảm bảo được ngân sách cho dự án thực hiện

Theo hình thức đầu tư này, các nhà đầu tư tư nhân có trách nhiệm hơn trong việc cung ứng dịch vụ trong môi trường khuyến khích thích hợp. Tuy nhiên, ADB cũng đặt ra một số thách thức: liệu khu vực công có đủ năng lực và kỹ năng để áp dụng PPP và thiết lập môi trường pháp lý và khuyến khích thích đáng không? Liệu khu vực tư nhân có đủ năng lực chuyên môn để đảm bảo thực hiện PPP không? Bởi suy cho cùng, PPP không thể chuyển giao rủi ro tuyệt đối
 
Last edited:
Phát triển dự án PPP: Cần có doanh nghiệp tiên phong

Hợp tác Nhà nước - tư nhân (PPP) là một lĩnh vực còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ nay đến năm 2020, Việt Nam sẽ cần khoảng 60 - 70 tỷ USD để đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng. Nguồn vốn này một phần đáng kể sẽ được huy động theo hình thức PPP. Tại Hội thảo "Hợp tác Nhà nước Tư nhân - Cơ hội cho Việt Nam dưới góc nhìn của các doanh nghiệp Anh quốc", KINH DOANH đã có cuộc trao đổi với ông Martin Riddett, Giám đốc khu vực Công ty Faithful + Gould, về những vấn đề mà Việt Nam cần phải chú trọng khi thực hiện hình thức đầu tư này

Xin ông cho biết các lĩnh vực mà Faithful + Gould đang quan tâm đầu tư ở Việt Nam ?

Faithful + Gould được thành lập từ năm 1947, là một trong những tập đoàn tư vấn về kỹ thuật hạ tầng xã hội lớn nhất toàn cầu. Bắt đầu kinh doanh tại châu Á từ năm 1988, chúng tôi cung cấp các dịch vụ tư vấn và quản lý chi phí, quản lý các dự án xây dựng trong các lĩnh vực như giao thông, bất động sản và công nghiệp. Tại châu Á, chúng tôi đã có kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực PPP hơn 5 năm.Chúng tôi cố vấn cho các dự án PPP và xây dựng môi trường phù hợp để khuyến khích nhà đầu tư tham gia vào các dự án PPP. Với vai trò cố vấn kỹ thuật, chúng tôi giúp làm cho các dự án trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và các bên cho vay, bằng cách tạo ra một quy trình đấu thầu lành mạnh

Thưa ông, PPP là lĩnh vực còn mới ở Việt Nam. Doanh nghiệp cả trong nước và nước ngoài còn chưa mặn mà lắm với hình thức này. Vậy trong giai đoạn đầu này, Việt Nam cần phải làm gì để đẩy mạnh và khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào các dự án PPP ?

Vâng, theo tôi được biết thì hiện tại mới có một số dự án ở Việt Nam được thực hiện theo hình thức Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao hoặc Xây dựng - Chuyển giao

Điều đầu tiên mà Chính phủ Việt Nam cần phải làm là phải làm sao để các dự án PPP có sức hấp dẫn các nhà đầu tư. Để đạt được mục tiêu này, việc chuẩn bị các nghiên cứu khả thi một cách khoa học và chính xác là vấn đề mang tính sống còn của dự án. Do đó, các dự án được xác định áp dụng hình thức PPP phải có một chiến lược riêng để xây dựng nghiên cứu khả thi, làm sao cho nghiên cứu này phải nêu bật được những lợi ích khi doanh nghiệp tham gia vào dự án PPP cùng với Chính phủ

Đặc biệt, để thực hiện các dự án PPP thành công, Chính phủ cần phải xây dựng cơ chế chia sẻ rủi ro một cách tối ưu với doanh nghiệp. Dự toán phân bổ rủi ro phải thực tiễn, bao gồm cả quản lý cơ sở hạ tầng và quản lý vòng đời của dự án và chuyển giao khi dự án kết thúc

Ông có những khuyến nghị gì cho Việt Nam khi thực hiện các dự án PPP trong lĩnh vực hạ tầng xã hội ?

Thứ nhất, các bạn cần phải chuẩn bị thật tốt danh mục dự án dự tính kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP. Việt Nam cần phải ưu tiên xây dựng danh mục dự án PPP càng sớm càng tốt. Và quan trọng hơn, danh mục này phải được cập nhật liên tục những thông tin mới nhất và đầy đủ nhất. Danh mục này, sau đó phải được công bố cho tất cả các nhà đầu tư, một cách bình đẳng và công khai. Qua danh mục này, nhà đầu tư sẽ thấy được triển vọng của dự án, cũng như những cam kết dài hạn của Chính phủ

Đồng thời, Chính phủ cũng sẽ phải công bố lộ trình xem những cam kết đó sẽ được thực hiện như thế nào. Thêm vào đó, trong giai đoạn đầu phát triển hình thức đầu tư này, Việt Nam cũng nên lựa chọn những dự án ít đòi hỏi về mặt kỹ thuật và tài chính để làm thí điểm trước tiên, nhằm có được kinh nghiệm để triển khai các dự án sau này. Tôi khuyến nghị trong giai đoạn đầu nên thi công các dự án mới, hơn là làm lại hoặc nâng cấp các dự án cũ

Thứ hai, các cơ quan nhà nước cần phải được trang bị kỹ năng để xây dựng hành lang luật pháp liên quan đến hoạt động đầu tư này. Cùng với đó là xây dựng năng lực của doanh nghiệp và tư vấn trong nước để có đủ năng lực tham gia vào hoạt động đấu thầu trong các dự án theo liên doanh. Cuối cùng là xây dựng năng lực của nhà quản lý dự án để quản lý trong suốt vòng đời của dự án (thường kéo dài từ 25 - 30 năm)

Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cần phải cân nhắc những vấn đề gì khi thực hiện PPP ?

Để thực hiện hình thức đầu tư PPP, Chính phủ Việt Nam cần phải tìm ra những doanh nghiệp tiên phong tham gia vào các dự án PPP. Khu vực công cần phải xác định rõ những yêu cầu đặt ra đối với dự án như về độ linh hoạt, tính thích ứng, tính đổi mới và chất lượng. Ngoài ra, các số liệu lịch sử về chi phí quản lý cơ sở vật chất thực và chi phí vòng đời dự án phải thực tế. Vì nếu các yêu cầu đặt ra quá cao, dự án sẽ không khả thi về tài chính. Do đó, cần phải cân nhắc các điều khoản khi bàn giao không quá khắt khe và đòi hỏi quá cao

Cũng như các dự án khác, việc thực hiện dự án PPP sẽ thuận lợi nếu như nó được dành đủ thời gian lập kế hoạch và xác định rõ chu trình thực hiện. Hiện tại, cũng có nhiều nước trên thế giới gặp khó khăn khi thực hiện các dự án PPP trong lĩnh vực duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng xã hội do thiếu kinh phí phân bổ cho duy tu và thay mới. Theo tôi, một trong những lợi ích của PPP chính là khắc phục khó khăn này, tuy nhiên, chi phí là điều không thể tránh khỏi

Để thực hiện PPP được thành công, Chính phủ cần phải xây dựng cơ chế chia sẻ rủi ro một cách tối ưu với doanh nghiệp. Dự toán phân bổ rủi ro phải thực tiễn: bao gồm cả quản lý cơ sở hạ tầng và quản lý vòng đời của dự án và chuyển giao khi dự án kết thúc
 
Last edited:
Dự án PPP trong khoa học công nghệ
Bẫy thu nhập trung bình luôn là rào cản khó vượt qua đối với sự phát triển của các quốc gia chậm phát triển có thu nhập thấp và trung bình. Để vượt qua được “tường thuỷ tinh”cần có sự đổi mới mạnh mẽ về chất lượng nguồn lực nhân lực và công nghệ trong sản xuất, nhanh chóng đổi mới phương thức để thu hút đầu tư cho các dự án khoa học công nghệ (KH&CN) là biện pháp thiết thực thực hiện chủ trương tăng cường việc xã hội hoá đầu tư cho KH&CN ….

Đầu tư cho các dự án KH&CN tại Việt Nam

Dự án KH&CN là một nhiệm vụ KH&CN, trong đó bao gồm một số đề tài nghiên cứu khoa học và một số dự án sản xuất thử nghiệm gắn kết hữu cơ, đồng bộ được tiến hành trong một thời gian nhất định. Dự án KH&CN nhằm giải quyết các vấn đề KH&CN chủ yếu phục vụ cho việc sản xuất một sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm trọng điểm, chủ lực có tác động nâng cao trình độ công nghệ của một ngành, một lĩnh vực và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Kết quả của một dự án KH&CN có tính định hướng thị trường và định hướng sản phẩm rõ rệt. Để phát triển sản xuất, tạo ra các sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao, tạo động lực cho sự phát triển thì nhất thiết cần phát triển loại hình dự án nghiên cứu và phát triển công nghệ (R&D)

Trên thực tế các chương trình hành động của Chính phủ, Bộ KH&CN đã đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp KH&CN, đặc biệt chú trọng đến vấn đề đổi mới cơ chế đầu tư cho hoạt động KH&CN nhất là đối với R&D thông qua các dự án KH&CN

Đối với thế giới và khu vực, nguồn vốn đầu tư cho các dự án R&D không nhất thiết chỉ có từ ngân sách nhà nước. Tại Việt Nam khi Chính phủ đang tiến hành thắt chặt chi tiêu công do lạm phát đã đạt mức 17,5% và mức tăng GDP chỉ đạt 6,5% thì việc tìm kiếm một nguồn đầu tư khác ngoài nguồn ngân sách nhà nước cho các dự án R&D là hết sức cấp thiết. Đây là trách nhiệm của các nhà quản lý KH&CN từ trung ương đến địa phương, cũng như quyền lợi của chính các doanh nghiệp, các nhà đầu tư

Hiện nay, ngoài các dự án đuợc đầu tư sử dụng 100% vốn ngân sách nhà nước, một số lĩnh vực, ngành như: xây dựng, giao thông, mô hình xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT) đã thu được các kết quả tốt và đang được các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm. Với mô hình này nhiều công trình giao thông, nhà máy đã được đầu tư xây dựng và nhanh chóng đi vào khai thác thu được hiệu quả kinh tế cao, ví dụ các đường cao tốc, nhà máy điện,…. Theo phương thức BOT nhà nước có thể kêu gọi các công ty bỏ vốn xây dựng trước (Built) thông qua đấu thầu, sau đó khai thác vận hành một thời gian (Operation) và sau cùng là chuyển giao (Transfer)

Thời gian gần đây một hình thức đầu tư mới Public Private Partnerships (PPP) ra đời ở Anh cách đây 25 năm đã được áp dụng thử tại Việt Nam. Hình thức PPP tạm gọi là hợp tác công – tư. Theo đó, nhà nước cho phép tư nhân cùng tham gia đầu tư vào các dự án của nhà nước. Trong mô hình PPP, nhà nước sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ và tư nhân được khuyến khích cung cấp bằng cơ chế thanh toán theo chất lượng dịch vụ, hình thức hợp tác này sẽ mang lại lợi ích cho cả nhà nước và nhà đầu tư vì tận dụng được nguồn lực tài chính và quản lý từ tư nhân, trong khi vẫn đảm bảo các lợi ích cho người đầu tư

Theo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư ở hình thức PPP: để có sức hấp dẫn các nhà đầu tư thì các dự án PPP cần được nghiên cứu và xây dựng có tính khả thi, khoa học và chính xác, minh bạch. Đây luôn là vấn đề mang tính sống còn của các dự án PPP. Tiếp theo là cần xây dựng các dự án PPP với kế hoạch chiến lược cụ thể, chi tiết phải làm rõ, nêu bật được những lợi ích của các bên khi tham dự vào dự án. Bên cạnh đó là việc xây dựng cơ chế chia sẻ rủi ro bao gồm cả quản lý cơ sở hạ tầng và quản lý khai thác dự án R&D một cách tối ưu với doanh nghiệp, các nhà đầu tư

Mô hình đầu tư mới đối với các dự án R&D ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015

Có thể nói rằng, mô hình PPP đã thể hiện được nhiều tính ưu việt trong tình hình và bối cảnh kinh tế nước ta. Giả định nếu xây dựng được cơ chế thu hút đầu tư cho các dự án R&D áp dụng hình thức đầu tư PPP có thể sẽ tạo ra một môi trường đầu tư mới, một cách thức mới trong việc tìm kiếm nguồn kinh phí đầu tư cho các dự án R&D trong bối cảnh nguồn đầu tư nhà nước hạn chế

Trên thực tế, các dự án R&D cần được đầu tư chính cho nghiên cứu, giải mã công nghệ, chuyển giao công nghệ mới, mua sắm trang thiết bị thử nghiệm, sản xuất thử nghiệm, nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình nghiên cứu, chế tạo, sản xuất thử nghiệm,… Do vậy, lượng kinh phí cần thiết lớn và yếu tố rủi do trong quá trình thực hiện cũng lớn

Theo nhận định của nhiều chuyên gia ngân hàng để có thể áp dụng được hình thức PPP khai thác nguồn vốn nhàn rỗi từ xã hội Việt Nam đang rất lớn khoảng 40 -50 tỷ USD thì: Trước hết, Ngành KH&CN từ trung ương đến các địa phương cần đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng chiến lược phát triển KH&CN theo hướng phải xây dựng được một danh mục dự án R&D cụ thể, cập nhật thường xuyên để phù hợp với thị trường với các sản phẩm định hướng thị trường rõ rệt để kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP. Trong quá trình tiến hành cần xây dựng được lộ trình công nghệ cho các dự án R&D và các cam kết thực hiện, nên lựa chọn những dự án R&D tạo ra các sản phẩm trọng điểm không yêu cầu lớn về mặt kỹ thuật và tài chính để làm thí điểm nhằm rút kinh nghiệm cho việc thu hút đầu tư theo hình thức PPP sau này

Thứ hai, các cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN cần xây dựng hành lang pháp lý để tạo thuận lợi cho cho hình thức đầu tư mới nhiều yếu tố rủi do này. Hỗ trợ tăng cường năng lực cho các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp trong nước để có đủ năng lực tham gia vào hoạt động đấu thầu các dự án

Thứ ba, Có biện pháp khuyến khích những doanh nghiệp tiên phong tham gia vào các dự án PPP. Cần xem xét tính khả thi về tài chính của các đối tác tư nhân, vì nếu các yêu cầu đặt ra quá cao dự án sẽ không khả thi về tài chính, không quá khắt khe và đòi hỏi quá cao trong quá trình giao nhận dự án, khi kết thúc để thu hút sự quan tâm của khối tư nhân tham gia dự án
 
Last edited:
Mô hình PPP: Tín hiệu lạc quan

- Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 11/5/2011, đã có 24 dự án được các Bộ, địa phương đề xuất triển khai đầu tư theo mô hình hợp tác công - tư (PPP). Ước tính sơ bộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thị trường PPP sẽ có quy mô 70-80 tỷ USD trong 10 năm tới

Trong đó có các dự án đường cao tốc Ninh Bình - Thanh Hóa, vốn đầu tư 33.000 tỷ đồng; Nghi Sơn (Thanh Hóa) - Bãi Vọt, 23.000 tỷ đồng; Cam Lộ - La Sơn, 16.000 tỷ đồng, Dầu Giây - Liên Khương, 48.324 tỷ đồng; Hạ Long - Móng Cái, 25.000 tỷ đồng; hay Sân bay Long Thành, 1.403 triệu USD; Nhà máy nước sông Hậu 1, sông Hậu 2, sông Hậu 3… có thể xem là những “mặt hàng” đầu tiên cho thị trường PPP, đang được kỳ vọng sẽ sớm được thiết lập và phát triển tại Việt Nam

Các nhà máy điện Hậu Giang, Quảng Trị, Quỳnh Lập; hay cầu Ngọc Hồi và đường dẫn; nhà ga nối đường sắt nội đô ở Hà Nội… cũng nằm trong danh sách 24 dự án đầu tiên được các bộ, ngành, địa phương gửi tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất tham gia thí điểm theo mô hình PPP

Con số này chắc chắn sẽ lớn hơn nhiều, bởi 24 dự án này mới chỉ là đề xuất của 5 đơn vị, bao gồm Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương, UBND TP.HCM và UBND TP. Hà Nội, tính tới ngày 11/5/2011
Các số liệu trên được đưa ra tại Hội nghị lần thứ nhất giữa Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ về chương trình đối tác công - tư diễn vừa diễn ra tại Hà Nội

Để “mở lối” cho việc thu hút các nguồn vốn tư nhân trong và ngoài nước, ngày 9/11/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 71/2010/QĐ-TTg về thực hiện thí điểm đầu tư theo hình thức PPP

Đây là một trong những quyết định quan trọng, tạo hành lang pháp lý cho việc thu hút mạnh mẽ hơn các nguồn vốn đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân trong việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cung cấp dịch vụ công tại Việt Nam

Mục tiêu lớn nhất của chương trình PPP là tạo lập thị trường, thu hút một cách có hiệu quả đầu tư của khu vực tư nhân trong các dự án kết cấu hạ tầng, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Một tổ công tác liên ngành về PPP đã được thành lập với 25 cán bộ cấp vụ và chuyên viên có năng lực thuộc các Bộ: Tài chính, Tư pháp, Công Thương, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước. Tổ công tác triển khai một loạt các hoạt động và cùng nhau dự thảo Chương trình hành động về PPP

Chương trình này bao gồm tất cả những nội dung cần triển khai như tăng cường năng lực quản lý; xây dựng các hướng dẫn phù hợp trong các giai đoạn triển khai dự án như lựa chọn dự án, lập dự án, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, ký kết và quản lý hợp đồng; phát triển các mô hình tài chính hỗ trợ dự án; nâng cao dự án để tạo sự đồng thuận về việc triển khai PPP

“Hy vọng, kết thúc 3-5 năm thực hiện thí điểm, Chính phủ Việt Nam có thể triển khai PPP một cách rộng rãi với những kinh nghiệm, kiến thức học hỏi từ giai đoạn thí điểm cũng như với nền tảng pháp lý cao hơn”, ông Đặng Xuân Quang, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Tổ trưởng Tổ công tác PPP nói, tất cả các chương trình hành động sẽ được trao đổi với các nhà tài trợ để có thể nhận được sự ủng hộ một cách thống nhất của họ trong quá trình thí điểm PPP

Danh mục các dự án thí điểm PPP còn phải chờ Chính phủ thông qua, song có thể nói, việc bắt đầu có các dự án “mở hàng” có thể xem là bước tiến mới trong việc hiện thực hóa cơ hội xác lập thị trường PPP cạnh tranh ở Việt Nam - một thị trường mà theo nhận định của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông, là rất có tiềm năng

“Ước tính sơ bộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thị trường này sẽ có quy mô 70-80 tỷ USD trong 10 năm tới”, Thứ trưởng Đặng Huy Đông lạc quan
 
Last edited:
3 yêu cầu cốt lõi trong đầu tư PPP

Nghiên cứu kỹ chính sách của Nhà nước, tham gia quản trị dự án và khả năng trường vốn cao là 3 yêu cầu quan trọng nhất dành cho các nhà đầu tư chuẩn bị tham gia vào dự án PPP

Dự án hạ tầng theo hình thức đầu tư công tư (Public Private Partnership - PPP) được nhiều doanh nghiệp quan tâm trong thời gian gần đây. Ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn - SGI, đơn vị đã tham gia đầu tư theo hình thức PPP vào dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và dự kiến tiếp tục đầu tư theo hình thức này vào các dự án cơ sở hạ tầng khác như nhà máy điện, sân bay, hải cảng... đã đưa ra một số nhận xét về hình thức đầu tư PPP

Nhận định của ông về hiệu quả kinh doanh và tỉ suất lợi nhuận của các dự án PPP ?

Ông Đặng Thành Tâm: Tôi khẳng định rằng, chỉ có doanh nghiệp tư nhân và quỹ đầu tư lớn với tiềm lực tài chính dồi dào cùng định hướng chiến lược ổn định, lâu dài mới có thể tham gia vào những dự án đầu tư theo hình thức PPP

Các dự án này thường kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư tư nhân quy mô vừa và nhỏ vì tỉ suất lợi nhuận không cao, chỉ khoảng 10%. Quá trình thu hồi vốn cũng tốn nhiều thời gian hơn so với các lĩnh vực khác, chẳng hạn bất động sản tỉ suất lợi nhuận có thể lên đến 30-40%. Tuy nhiên, các dự án PPP vẫn mang tính ổn định và hấp dẫn đối với những nhà đầu tư có nguồn vốn lớn. Sau 30 năm, họ vẫn có thể “lượm” được tiền từ các dự án này

Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng có vị trí như thế nào trong danh mục đầu tư hằng năm của SGI ?

Ông Đặng Thành Tâm: Tỉ lệ vốn đầu tư dành cho các dự án cơ sở hạ tầng chiếm khoảng từ 16-20% tổng nguồn vốn đầu tư hằng năm của Tập đoàn. Danh mục đầu tư của SGI khá đa dạng nhằm mục đích chia sẻ rủi ro

Hình thức PPP đóng vai trò như thế nào trong quá trình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam ?

Ông Đặng Thành Tâm: Theo tôi, về lâu dài, đầu tư theo hình thức PPP sẽ góp phần đáng kể vào quá trình huy động vốn cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là những dự án trọng điểm quốc gia. Hiện nay, nguồn vốn nhà nước chỉ có thể đáp ứng được từ 20-30% tổng nhu cầu vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng trong cả nước

Tuy nhiên, đầu tư theo hình thức PPP chưa thật sự hấp dẫn các doanh nghiệp tư nhân trong nước, lý do là hiệu quả kinh doanh mà tôi đã trình bày ở trên

Ông có nhận xét gì về hình thức PPP ở các nước khác ?

Ông Đặng Thành Tâm: Ở nước ngoài kể cả các quốc gia phát triển, PPP khá phổ biến và đóng vai trò khá lớn đối với các dự án cơ sở hạ tầng trong và ngoài nước. Na Uy chẳng hạn, có 1 quỹ đầu tư của Chính phủ với nguồn vốn lên đến 600 tỉ USD chuyên đầu tư vào các dự án trong và ngoài nước. Mỗi năm chỉ cần lãi khoảng 5% tương đương 30 tỉ USD là đủ ngân sách để nuôi dân số khoảng 4,5 triệu người

Vài lời khuyên của ông dành cho các doanh nghiệp muốn đầu tư vào các dự án hạ tầng theo hình thức này ?

Ông Đặng Thành Tâm: Họ phải nghiên cứu kỹ các yếu tố liên quan đến chính sách và cơ chế của Nhà nước về PPP như ưu đãi dành cho nhà đầu tư tư nhân, việc bù lãi suất ngân hàng được thực hiện như thế nào

Tiếp đến, nhà đầu tư phải tham gia quản trị toàn bộ dự án nhằm giảm thiểu rủi ro phát sinh, nhất là vấn đề thất thoát vốn có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng dự án

Sau cùng, nhà đầu tư phải trường vốn để theo đuổi dự án đến cùng
 
Last edited:
PPP trong ứng dụng Công nghệ thông tin

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 71 về thực hiện thí điểm đầu tư theo hình thức PPP, tạo hành lang pháp lý cho việc đẩy mạnh hợp tác PPP ở Việt nam

Sau gần nửa năm ban hành Quyết định số 71/TTg về thí điểm đầu tư theo hình thức hợp tác công tư (PPP), đến nay vẫn chưa có cơ quan nào có lộ trình triển khai mô hình này trong phát triển ứng dụng CNTT-TT

Lợi cả đôi đường

Nhằm thu hút nguồn vốn và tham khảo trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý của khu vực tư nhân trong nước và nước ngoài cho việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cung cấp dịch vụ công, từ tháng 11/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 71 về thực hiện thí điểm đầu tư theo hình thức PPP, tạo hành lang pháp lý cho việc đẩy mạnh hợp tác PPP ở Việt Nam

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu tư Đặng Huy Đông, trước mắt, các dự án PPP của Việt Nam đang ưu tiên vào các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng “cứng” như đường bộ, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ, hệ thống thu gom xử lý chất thải, nhà máy điện, nước… Tuy nhiên, CNTT cũng là một trong những mối quan tâm lớn

So với các hình thức đầu tư hiện hành, PPP có ưu điểm nổi trội về mặt thời gian thực hiện thủ tục hành chính và tính đơn giản của thủ tục hành chính do không phải trải qua nhiều cấp thẩm định như phương thức đầu tư sử dụng ngân sách Nhà nước. Chẳng hạn, rút ngắn được thời gian thực hiện các khâu có liên quan đến doanh nghiệp, nhất là thủ tục đấu thầu vì không gắn với chi tiêu công mà gắn với chi tiêu thuộc doanh nghiệp

Vẫn còn cân nhắc

Gấp rút hiện thực hoá mô hình Chính phủ điện tử và tăng tốc đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT-TT, các Bộ, ngành đang tích cực triển khai hàng loạt dự án CNTT-TT quy mô lớn với tổng kinh phí đầu tư khá “nặng đô”

Chia sẻ về vấn đề này, ông Trần Nguyên Vũ, Phó Cục trưởng Cục Tin học & Thống kê tài chính, Bộ Tài chính cho biết, Hiện có 3 “lựa chọn” để triển khai các dự án CNTT-TT, gồm sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vay vốn ODA và PPP

Trong đó, việc sử dụng vốn ngân sách đang có xu hướng phải hạn chế dần, nhất là sau khi có Nghị quyết 11 về cắt giảm chi tiêu; cộng thêm các quy định về chi tiêu ngân sách luôn phải tuân thủ trình tự chi tiết rất phức tạp, mất rất nhiều thời gian cho việc triển khai dự án CNTT-TT, không đáp ứng yêu cầu bức thiết của cuộc sống. Còn triển khai theo cách PPP thì doanh nghiệp chịu trách nhiệm đầu tư hạ tầng, có khả năng sẽ đẩy nhanh được tiến độ và nâng cao chất lượng

Với quan điểm ủng hộ PPP, Bộ Tài chính đang dự kiến đề xuất Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương áp dụng PPP trong đầu tư xây dựng hệ thống tự động hoá để cung cấp dịch vụ công Hải quan hướng tới cơ chế Một cửa quốc gia. Hiện đã có 1–2 doanh nghiệp lớn đề xuất được tham gia dự án này

Nhấn mạnh rằng Bộ Tài chính đang rất nghiêm túc nghiên cứu vấn đề PPP trong phát triển ứng dụng CNTT-TT của ngành, song ông Trần Nguyên Vũ cũng thừa nhận rằng đây là vấn đề mới, cơ sở pháp lý vẫn chưa thực sự hoàn thiện, còn nhiều trình tự chi tiết thực hiện vẫn cần phải làm rõ hơn nữa (CNTT-TT không nằm trong số 8 lĩnh vực cụ thể được ưu tiên thí điểm PPP, mà nằm trong lĩnh vực thứ 9 là “Các dự án phát triển hạ tầng, cung cấp dịch vụ công khác theo Quyết định của Thủ tướng”)

Trao đổi với phóng viên Bưu điện Việt Nam, lãnh đạo các đơn vị hệ thống CNTT của ngành Tài chính đều cho biết chưa có kế hoạch cụ thể gì cho việc triển khai PPP

Theo ông Bùi Thế Phương, Cục trưởng Cục CNTT, Kho bạc Nhà nước, một số lĩnh vực như Kho bạc, Dự trữ hiện chưa thể triển khai ngay PPP đối với các dự án phát triển ứng dụng CNTT bởi liên quan tới nhiều dữ liệu quan trọng, có tính nhạy cảm của quốc gia như quản lý ngân quỹ, hàng dự trữ… cần phải nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi triển khai để tránh rủi ro

Bà Trương Thị Hải Đường, Cục trưởng Cục Ứng dụng CNTT của Tổng cục Thuế cũng cho biết hiện Tổng cục Thuế chưa có nhóm nghiên cứu nào phân tích cụ thể để so sánh lợi điểm của PPP với phương thức đầu tư hiện tại. Bà Đường còn bày tỏ sự băn khoăn rằng chưa chắc triển khai PPP sẽ giúp giảm gánh nặng đầu tư của Nhà nước

Theo nhận định chủ quan của phóng viên Bưu điện Việt Nam, một lý do khiến các cơ quan Nhà nước chưa thực sự sẵn sàng triển khai PPP là nguồn nhân lực CNTT còn yếu. Do đó, thay vì phải tăng đầu tư cho nhân lực thì “đẩy” các yêu cầu về nghiệp vụ cho doanh nghiệp đủ khả năng tự đầu tư và triển khai phần mềm ứng dụng rồi mua hoặc thuê lại. Khi đó có thể đảm bảo tiến độ và chất lượng dự án CNTT-TT hơn là để cho nhân lực CNTT của cơ quan Nhà nước cùng tham gia xây dựng và phát triển phần mềm

Rốt cuộc, sau gần nửa năm Thủ tướng ban hành Quyết định 71, các cơ quan quản lý Nhà nước của khối các Bộ, ngành vẫn chưa có được định hướng rõ ràng về lộ trình triển khai PPP trong phát triển ứng dụng
 
Last edited:
Đề xuất cơ chế PPP cho dự án cảng Lạch Huyện

Đại sứ quán Nhật Bản vừa đề xuất với Chính phủ Việt Nam về việc có cơ chế cam kết mua lại dự án cảng Lạch Huyện

Bộ Giao thông - Vận tải cho biết, Đại sứ quán Nhật Bản vừa đề xuất với Chính phủ Việt Nam về việc có cơ chế cam kết mua lại dự án trong trường hợp liên doanh gồm Molnykit và Tổng công ty hàng hải Việt Nam đầu tư 2 bến container giai đoạn khởi động của dự án cảng Lạch Huyện bị thua lỗ

Dự án có tổng vốn đầu tư 1,63 tỷ USD, trong đó hạng mục xây dựng 2 bến container dài 750 m sẽ do Liên doanh doanh nghiệp Việt - Nhật đầu tư theo hình thức công – tư (PPP)

Phía Nhật Bản đang chờ ý kiến của phía Việt Nam để quyết định ký trao đổi công hàm và hiệp định vay vốn cho dự án
 
Last edited:
Góp vốn ODA cùng tư nhân làm hạ tầng

- Ngày 15-6, ông Motonori Tsuno (ảnh)- Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam cho biết, thời gian tới, JICA sẽ cung ứng vốn ODA để cùng doanh nghiệp tư nhân, đầu tư xây dựng hạ tầng cho Việt Nam. Đây là hình thức hỗ trợ ODA mới

Ông Motonori Tsuno cho biết, để thực hiện được hình thức đầu tư trên, JICA đang hỗ trợ Chính phủ Việt Nam xây dựng chính sách về PPP (nhà nước và tư nhân cùng góp vốn đầu tư hạ tầng)

Sẽ cùng tư nhân góp vốn đầu tư

Theo ông, làm thế nào để khu vực tư nhân có thể tiếp cận được nguồn vốn vay ODA ?

Hình thức PPP là phần đầu tư của nhà nước và phần đầu tư của tư nhân kết hợp lại với nhau để thực hiện các công trình chứ không phải cho tư nhân vay ODA để thực hiện công trình

Ví dụ, tại dự án cảng nước sâu Lạch Huyện (Hải Phòng), nguồn vốn ODA sẽ được dùng để xây dựng cầu và đường dẫn từ đất liền ra cảng; còn nguồn vốn tư nhân sẽ được sử dụng để lắp đặt các thiết bị và vận hành hoạt động cảng sau này

Ngoài ra, hình thức PPP cũng đang được nghiên cứu để xây dựng sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai); dự án cung cấp nước sạch cho Hà Nội; xây dựng một tuyến đường cao tốc ở khu vực phía Nam...

Việc Chính phủ Việt Nam thí điểm hình thức PPP sẽ mở ra cơ hội để huy động nguồn vốn khu vực tư nhân vào việc đầu tư cơ sở hạ tầng, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước

Ông đánh giá về khả năng khu vực tư nhân được tiếp nhận vốn ODA để cùng đầu tư hạ tầng trong thời gian tới thế nào ?

Tôi được biết, Chính phủ Việt Nam đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hình thức PPP. Riêng với JICA, ngoài hình thức hỗ trợ ODA truyền thống cho Chính phủ, sẽ cùng đầu tư góp vốn với khu vực tư nhân để thực hiện một số dự án hạ tầng. Việc thực hiện hình thức PPP là cần thiết, vì thực tế Việt Nam đang cần xây dựng gấp một loạt dự án hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt giao thông. Để thực hiện theo hình thức PPP, vai trò của Chính phủ là rất lớn

Không giảm ODA cho Việt Nam

Mới đây, dù khó khăn nhưng Nhật Bản tuyên bố không cắt giảm vốn ODA cho Việt Nam, ông có thể nói lý do ?

Nhật Bản cung cấp ODA cho Việt Nam bắt đầu từ năm 1992. Đến nay, nhiều công trình sử dụng vốn ODA như: giao thông, điện lực, môi trường... đã hoàn thành và đạt hiệu quả cao hơn mức chúng tôi mong muốn

Việc Nhật Bản tiếp tục mở rộng quy mô thực hiện ODA cho Việt Nam vì nguồn vốn này đang được sử dụng một cách hiệu quả. Hơn nữa, nó thể hiện thiện chí của chúng tôi trong việc thực hiện kế hoạch hợp tác chiến lược giữa hai nước

Dù một số dự án sử dụng ODA còn vướng mắc do công tác giải phóng mặt bằng hoặc tái định cư chậm song JICA sẽ có trách nhiệm phối hợp với các bộ ngành Việt Nam và các địa phương để nhanh chóng tháo gỡ. Mục tiêu là đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA, để làm sao trong năm tài khoá 2011, giải ngân ODA vượt mức 92 tỷ yen của năm tài khoán 2010. Đây là con số rất ấn tượng, thể hiện việc sử dụng ODA ở Việt Nam rất hiệu quả

Hiện, Nhật Bản cung cấp ODA cho hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Trong đó, nhiều nhất là Ấn Độ khoảng 200 tỷ yen/năm (tương đương với khoảng 2 tỷ USD). Việt Nam xếp thứ hai. Tuy nhiên, Ấn Độ là nước có dân số lớn, nếu tính theo tỷ lệ đầu người thì Việt Nam là nước tiếp nhận ODA từ Nhật Bản lớn nhất chứ không phải Ấn Độ. Năm 2011, Nhật Bản cam kết cung cấp 1,76 tỷ USD vốn ODA cho Việt Nam

510 triệu USD ODA cho Việt Nam

Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Tanizaki Yasuaki và Bộ trưởng KH-ĐT Võ Hồng Phúc vừa ký, trao đổi công hàm về 2 dự án viện trợ vốn vay trong đợt I, năm tài khóa 2011 với tổng số vốn là 40 tỷ 946 triệu yen (khoảng hơn 510 triệu USD)

Theo đó, 15 tỷ 912 triệu yen (khoảng hơn 198 triệu USD) sẽ dành cho dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam (đoạn Đà Nẵng - Quảng Ngãi, giai đoạn 1) và 25 tỷ 34 triệu yen (hơn 310 triệu USD) cho dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam (đoạn Hồ Chí Minh - Dầu Giây, giai đoạn 2)

Dự án thứ nhất có tổng chiều dài khoảng 131,5 km; dự án thứ hai là 55 km. Cả hai dự án đều thuộc mạng lưới đường bộ cao tốc Bắc - Nam, điều kiện cung cấp là lãi suất 1,2%, thời hạn trả là 30 năm (kể cả 10 năm ân hạn)
 
Last edited:
Nhật tham gia dự án 3,3 tỷ USD xây đường sắt tại Hà Nội

- Nhật Bản sẽ tham gia xây dựng 35km đường sắt nối trung tâm Hà Nội với khu công nghệ cao. Kinh phí ước tính là 3,33 tỷ USD

Nhật báoNikkei cho biết, Nhật Bản sẽ liên kết với công ty Keihan Electric Railway và các đối tác khác để thực hiện dự án xây dựng đường sắt tại 3 nước là Việt Nam, Mông Cổ và Indonesia

Nhật Bản đã đạt được thỏa thuận tham gia vào việc xây 4 dự án đường sắt, với tổng trị giá dự kiến lên tới 535 tỷ Yên (6,6 tỷ USD)

Trong dự án này, Nhật Bản sẽ đầu tư vào tàu hỏa, hệ thống tín hiệu và điều hành hoạt động. Công ty Keihan Electric Railway sẽ giám sát dự án xây dựng 35 km đường sắt nối trung tâm Hà Nội với khu công nghệ cao

Viện Nghiên cứu Nomura và các tổ chức khác sẽ tiến hành nghiên cứu khả thi cho dự án với kinh phí ước tính 270 tỷ Yên (3,33 tỷ USD)

Tại Mông Cổ, tập đoàn Marubeni có kế hoạch đầu tư 2 tuyến tàu điện ngầm tại trung tâm Ulan Bator. Tập đoàn JGC và một số tổ chức khác sẽ đánh giá tính khả thi của dự án. Chi phí dự kiến của dự án này là 180 tỷ Yên (2,22 tỷ USD)

Tập đoàn Sojitz và hãng thiết kế cơ sở hạ tầng Transportation Consultant của Nhật có kế hoạch liên doanh trong dự án xây dựng 189 km đường sắt tại tỉnh miền nam Sumatra của Indonesia, với giá trị dự án là 55 tỷ Yên (679 triệu USD)

Dự án liên quan tới ga tàu hỏa lớn tại Jakarta sẽ do hãng Nikken Sekkei Civil Engineering và Tokyu Lan Corp hợp tác thực hiện với giá trị dự án 30 tỷ Yên (370 triệu USD)

Các dự án sẽ được hưởng kinh phí theo chương trình hỗ trợ ODA của Nhật Bản, cung cấp các khoản vay bằng Yên cho các nước này. Các công ty Nhật tham gia đầu tư sẽ có được các khoản vay từ Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
 
Last edited:
Việt Nam là nước nhận ODA Nhật Bản quy mô lớn nhất

- Nhật Bản cung cấp ODA cho khoảng 100 nước trên thế giới và trong số đó, Việt Nam là nước nhận viện trợ đứng thứ 2, sau Ấn Độ. Tuy nhiên, Ấn Độ là quốc gia có dân số lớn hơn Việt Nam rất nhiều cho nên nếu theo tỷ lệ đầu người thì Việt Nam là nước nhận ODA Nhật Bản quy mô lớn nhất

Ông Motonori Tsuno, Trưởng đại diện Văn phòng Hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA) nhấn mạnh điều này trong cuộc trao đổi với Vietnam+ về việc Chính phủ Nhật quyết định vẫn tiếp tục viện trợ vốn ODA để hỗ trợ Việt Nam, trong khi Nhật Bản đang phải tái thiết lại đất nước sau thảm họa động đất và sóng thần

Ông Motonori Tsuno nêu rõ, sau thảm họa động đất, sóng thần, công tác tái thiết đất nước của Nhật Bản gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Việt Nam là một đối tác quan trọng của Nhật Bản nên Chính phủ Nhật Bản xác định tiếp tục hỗ trợ Việt Nam. Điều này phù hợp với định hướng quan hệ đối tác chiến lược mà Chính phủ hai nước đã xác định. Năm 2010, Việt Nam đã bước vào ngưỡng nước có mức thu nhập bình quân đầu người trung bình. Tuy nhiên đây mới chỉ là bước đầu tiên

Thời gian tới, cùng với việc tự do hóa mậu dịch trong khu vực, để Việt Nam cạnh tranh, đuổi kịp với một số nước trong khu vực thì còn rất nhiều việc phải làm, trong đó có việc xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng giao thông để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong thời gian tới

Mặt khác, với nền kinh tế ngày càng mở rộng thì nhu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng sẽ còn rất lớn, nếu chúng ta chỉ dựa vào vốn ODA không thì sẽ khó đáp ứng được tất cả các nhu cầu đó, vì vậy đối với những công trình hạ tầng kỹ thuật mà có khả năng thu hồi vốn cao thì chúng ta sẽ phải tính đến việc huy động vốn của tư nhân (hình thức công tư - PPP) để xây dựng các công trình đó, tôi nghĩ trong tương lai hình thức này sẽ được nhân rộng hơn

Vì vậy, bên cạnh việc cung cấp các khoản vốn vay ODA, Nhật Bản đang cùng Chính phủ Việt Nam hoàn thiện thể chế chính sách, đẩy mạnh hình thức hợp tác PPP trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng

Theo ông Motonori Tsuno, so với quy mô của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, mức nợ công của Việt Nam chưa phải là quá lớn để mà lo lắng. Đây không chỉ là nhận định của Nhật Bản mà còn là của các nhà tài trợ khác như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á. Vì thế, để tiếp tục thực hiện cung cấp các khoản vốn vay cho Việt Nam, Nhật Bản đã phải xem xét đến cả khả năng trả nợ của Chính phủ Việt Nam

Mặt khác, thời gian gần đây Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Tôi tin rằng những chính sách này của Chính phủ Việt Nam sẽ đạt kết quả và như vậy đồng nghĩa với việc sử dụng vốn vay sẽ hiệu quả hơn nữa

Về hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của Việt Nam , ông Motonori Tsuno cho rằng, Nhật Bản đã hỗ trợ ODA cho Việt Nam từ năm 1992. Từ đó đến nay, rất nhiều công trình hạ tầng về giao thông, điện lực, môi trường, phát triển nông thôn đã hoàn thành và đạt được mức nhiều hơn mong đợi

Ngoài ra, một đặc điểm đặc trưng của ODA tại Việt Nam là song song với việc cung cấp nguồn vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng, còn thực hiện các hoạt động hợp tác kỹ thuật để đào tạo con người, giúp cải thiện cơ chế chính sách

Ở Việt Nam, hai hình thức vốn vay và hợp tác kỹ thuật đã được kết hợp thống nhất, tạo hiệu quả cao. Việc Nhật Bản những năm gần đây mở rộng quy mô thực hiện ODA đối với Việt Nam và gần đây là trong bối cảnh Nhật Bản hứng chịu thiên tai, lý do một phần là quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai nước đang phát triển hết sức tốt đẹp

Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là do Chính phủ Việt Nam đã sử dụng rất có hiệu quả nguồn vốn này

Thanh Anh
 
Last edited:
Hà Nội xây đường sắt đô thị số 5 theo mô hình hợp tác PPP

Tổ chức dịch vụ kỹ thuật đường sắt Nhật Bản (JARTS) quan tâm và đề xuất mô hình đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư (PPP)

Tổ chức dịch vụ kỹ thuật đường sắt Nhật Bản (JARTS) quan tâm và đề xuất mô hình đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư (PPP) để xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 5 tại Hà Nội (Nam Hồ Tây - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc - Ba Vì)

Bộ Giao thông vận tải cho biết sẽ ủng hộ và tạo điều kiện để Nhóm nghiên cứu tìm hiểu kỹ lưỡng và đề xuất đầu tư phù hợp với điều kiện Việt Nam

Bộ cũng khuyến cáo Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) có ý kiến chính thức về đề xuất của Nhóm nghiên cứu và dự kiến vai trò, mức độ tham gia của tổ chức này trong dự án

Hiện, Bộ Giao thông vận tải đã giao Cục đường sắt Việt Nam triển khai lập nghiên cứu khả thi bằng nguồn vốn của Việt Nam
 
Last edited:
Cần 150-160 tỷ USD đầu tư hạ tầng đến năm 2020

Trong đó ngành điện cần 40 tỷ, đường bộ 53 tỷ, đường sắt trên cao và tàu điện ngầm, cảng biển 25 tỷ USD

“Đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng tại Việt Nam” là chủ đề của hội thảo do Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) tổ chức ngày 7/7 tại Hà Nội

Theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ nay đến 2020 nhu cầu đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng của Việt Nam cần khoảng 150-160 tỷ USD. Trong đó ngành điện cần 40 tỷ, đường bộ 53 tỷ, đường sắt 3 tỷ, chưa kể đường sắt trên cao và tàu điện ngầm, cảng biển 25 tỷ USD

Bà Towfiqua Hoque, Chuyên gia Đầu tư cao cấp của Công ty Tài chính quốc tế (IFC) cho rằng, đầu tư lĩnh vực cơ sở hạ tầng phụ thuộc rất nhiều vào khu vực công

Đầu tư vào các dự án điện và giao thông cần một lượng vốn lớn, trong thời gian dài. Trong khi giá điện tại cũng như giá thu phí đường giao thông tại Việt Nam quá thấp. Vì vậy, thời gian hoàn vốn là khá dài, rủi ro cao cho nhà đầu tư nên không thu hút được vốn tư nhân vào khu vực này

Ông Nguyễn Nội, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, để hút vốn đầu tư tư nhân, Chính phủ đã ban hành cơ chế thí điểm khung chính sách đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Trong đó phần vốn nhà nước là hoàn toàn phi lợi nhuận, thời gian chuyển giao cũng được tính toán dựa trên khả năng thu hồi vốn của từng dự án nhằm tăng tính khả thi và hiệu quả cho nhà đầu tư…
 
Last edited:
Sẽ áp dụng mô hình công - tư cho dự án Nhiêu Lộc - Thị Nghè

- Chiều 11.7, UBND TP.HCM, ngân hàng Thế giới (WB) và cục Phát triển doanh nghiệp quốc tế Singapore (IE Singapore) đã ký bản ghi nhớ về việc phát triển các mô hình hợp tác công - tư (PPP) và mô hình có sự tham gia của khối doanh nghiệp tư nhân (PSP) tại Việt Nam

Với thỏa thuận này, IE Singapore và WB sẽ tư vấn cho TP.HCM lựa chọn mô hình khả thi cho dự án vệ sinh môi trường kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè giai đoạn 2

Theo ông Nguyễn Phước Thảo, giám đốc Trung tâm chống ngập của TP.HCM, thành phố đang nghiên cứu mô hình PPP/PSP khả thi cho giai đoạn 2 của dự án, dự kiến hoàn thành vào cuối năm nay để thực hiện các bước tiếp theo như lựa chọn công nghệ, thiết kế, đấu thầu…

Theo ông Thảo, nhu cầu vốn trong giai đoạn II khoảng 470 triệu USD. Dự án sẽ xây dựng hệ thống cống thu gom nước thải sinh hoạt của lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè và quận 2, đồng thời xây dựng nhà máy xử lý nước thải có công suất dự kiến 830.000m3/ngày đêm. “Bên cạnh nguồn vốn WB thì thành phố đang tham vấn kinh nghiệm của Singapore về việc huy động nguồn vốn theo hình thức PPP”, ông Thảo nói

Dự án cải thiện hệ thống thoát nước kênh Nhiêu Lộc - Thị Nhiêu thực hiện từ tháng 3.2001 với 200 triệu USD nguồn tài chính hỗ trợ từ WB, sau đó tăng thêm 90 triệu USD trong năm 2010. Giai đoạn I của dự án sẽ hoàn thành vào cuối năm nay

Ông Alain Barbu, giám đốc phụ trách điều hành danh mục đầu tư - Văn phòng WB tại Việt Nam, nêu rõ WB dự kiến sẽ cung cấp thêm 200 triệu USD cho giai đoạn 2 của dự án. “Chúng tôi tin rằng sự hỗ trợ của đối tác IE Singapore sẽ giúp TP.HCM hiểu rõ hơn về khả năng cho phép lĩnh vực tư nhân tham gia vào các dự án hạ tầng đô thị”

Ông Chua Taik Him, Phó tổng cục trưởng Cục phát triển doanh nghiệp quốc tế Singapore, cho biết: “Chúng tôi kỳ vọng sử dụng được kinh nghiệm của mình tại Việt Nam. Dự án đầu tiên tại TP.HCM sẽ là bệ phóng cho sự hợp tác sâu rộng hơn giữa Việt Nam và Singapore trong các mô hình công - tư”

Theo ông Alain Barbu, ngoài nguồn vốn cho dự án mới này, đến nay WB cũng đã cam kết nguồn vốn 600 triệu USD cho các dự án hạ tầng đô thị tại TP.HCM. Nhà tài trợ này đã làm việc với bộ Kế hoạch và đầu tư về chính sách luật cho các dự án công – tư nhằm tạo điều kiện cho khối tư nhân tham gia cả trong lĩnh vực xử lý nước thải. WB cũng đang cùng bộ Giao thông vận tải đề nghị mô hình PPP cho dự án giao thông ở phía Nam
 
Last edited:
Top