What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Chiến tranh công nghệ

LOBBY.VN

Administrator
Chiến tranh công nghệ
Và “phần thưởng” giành cho bên thắng trong cuộc chiến thứ hai này là sự thống trị trong lĩnh vực công nghệ thông tin toàn cầu...

1-1544420801524142300072-crop-1544420809961590441878.jpg

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Nếu chỉ đọc những dòng tít báo, nhiều người cho rằng chiến tranh thương mại hiện nay giữa Mỹ và Trung Quốc chủ yếu là về thuế quan

Tổng thống Mỹ Donald Trump, người khởi xướng và lãnh đạo cuộc chiến thương mại của nước này với Trung Quốc đã tự xưng là "ông thuế quan" ("Tariff Man"). Và thỏa thuận "đình chiến" thương mại mà ông Trump đạt được với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây cũng chủ yếu xung quanh vấn đề thuế quan

Một cuộc chiến khác

Tuy nhiên, theo hãng tin Bloomberg, vụ bắt giữ Giám đốc tài chính (CFO) hãng công nghệ Trung Quốc Huawei, bà Meng Wanzhou, ở Canada theo đề nghị của nhà chức trách Mỹ đã khiến nhiều người nhận ra rằng đang có một cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung thứ hai đang diễn ra. So với cuộc chiến thuế quan, cuộc chiến này âm thầm hơn, sử dụng những vũ khí kín đáo hơn, nhưng lại có những ảnh hưởng to lớn hơn nhiều so với thuế quan

Và "phần thưởng" giành cho bên thắng trong cuộc chiến thứ hai này là sự thống trị trong lĩnh vực công nghệ thông tin toàn cầu

Lý do mà Mỹ đưa ra cho việc bắt giữ bà Meng là nghi án Huawei bán công nghệ cho Iran, vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Tehran. Huawei là công ty lớn thứ hai của Trung Quốc bị Mỹ đưa ra cáo buộc như vậy

Trước Huawei, Mỹ vào năm 2017 đã cáo buộc ZTE vi phạm lệnh trừng phạt Iran. Mỹ đã trừng phạt ZTE bằng cách cấm các công ty Mỹ bán hàng hóa, linh kiện và công nghệ cho ZTE, trong đó quan trọng nhất là các sản phẩm con chip viễn thông do hãng chip Qualcomm của Mỹ sản xuất

ZTE đã thiếu chút nữa thì sụp đổ vì lệnh cấm này, và cuối cùng đã chấp nhận nộp phạt hàng tỷ USD cho Mỹ để được gỡ trừng phạt. Giới quan sát cũng gần như chắc chắn rằng Huawei rốt cục sẽ thoát khỏi sự trừng phạt nghiêm trọng của Mỹ. Tuy nhiên, những gì xảy ra làm lộ rõ sự phụ thuộc của các công ty Trung Quốc vào công nghệ chủ chốt của Mỹ

Cho đến nay, Mỹ vẫn sản xuất, hoặc chí ít là thiết kế, những con chip máy tính tốt nhất thế giới. Trung Quốc lắp ráp nhiều mặt hàng điện tử, nhưng nếu không có đầu vào quan trọng là công nghệ Mỹ, thì sản phẩm của những công ty như Huawei có lẽ sẽ có chất lượng thấp hơn nhiều

Các biện pháp mà Mỹ nhằm vào các công ty công nghệ Trung Quốc có lẽ không chỉ liên quan đến vấn đề vi phạm trừng phạt, mà còn nhằm mục đích "làm khó" cho các đối thủ cạnh tranh chính của các hãng công nghệ Mỹ - Bloomberg nhận định

Huawei mới đây đã vượt qua đối thủ Mỹ Apple để trở thành công ty sản xuất điện thoại thông minh (smartphone) lớn thứ nhì thế giới về thị phần, chỉ còn đứng sau đối thủ Hàn Quốc Samsung. Bước tiến này đánh dấu một thay đổi lớn đối với Trung Quốc, bởi trước đây, các công ty của nước này chỉ quen với công việc lắp ráp với giá trị thấp, còn các công ty đến từ các nước giàu làm những công việc thiết kế với giá trị cao, tiếp thị sản phẩm và sản xuất linh kiện

Động thái của Mỹ nhằm vào Huawei và ZTE rất có thể nhằm mục đích khiến Trung Quốc tiếp tục chỉ là một nhà cung cấp giá rẻ thay vì một đối thủ cạnh tranh đáng gờm

Những nỗ lực khác của Mỹ

Bản chất kín đáo và có tầm nhìn xa của phương pháp này cho thấy động lực của cuộc chiến thương mại về công nghệ vượt xa cả những gì mà ông Trump - với trọng tâm là thuế quan và những ngành sản xuất truyền thống - có thể nghĩ đến. Có vẻ như các công ty công nghệ Mỹ, cũng như cộng đồng tình báo quân sự nước này, cũng đang gây ảnh hưởng lên chính sách của Washington, Bloomberg nhận định

Trên thực tế, Mỹ còn đang có những nỗ lực mang tính hệ thống khác để chặn việc Trung Quốc tiếp cận với linh kiện Mỹ. Đạo luật Cải tổ kiểm soát xuất khẩu mà Mỹ thông qua vào mùa hè năm nay đã tăng cường quy chế giám sát đối với việc xuất khẩu các công nghệ "mới nổi lên" và "mang tính nền tảng", có vai trò quan trọng đối với an ninh quốc gia Mỹ sang Trung Quốc

Mặc dù Mỹ vẫn viện cớ an ninh quốc gia, việc tách bạch giữa sự thống lĩnh về công nghệ cao và doanh nghiệp với sự thống lĩnh về quân sự là rất khó, nên những nỗ lực này của Mỹ cũng nên được xem như một phần của chiến tranh thương mại

Một "vũ khí" khác của Mỹ trong cuộc chiến thương mại về công nghệ cao với Trung Quốc là các biện pháp hạn chế đầu tư. Chính quyền ông Trump đã mở rộng mạnh thẩm quyền chặn các phi vụ đầu tư của Trung Quốc vào các công ty công nghệ Mỹ, thông qua Ủy ban Đầu tư nước ngoài vào Mỹ (CFIUS). Ủy ban này đến nay đã hủy hàng loạt thương vụ đầu tư của Trung Quốc ở Mỹ

Mục đích của việc chặn các thương vụ đầu tư này là ngăn không cho các công ty Trung Quốc sao chép hoặc đánh cắp các ý tưởng và công nghệ của Mỹ. Các công ty Trung Quốc có thể mua các công ty Mỹ và đưa tài sản trí tuệ từ các công ty này về Trung Quốc, hoặc đưa nhân viên từ Trung Quốc sang các công ty này đào tạo, thay thế

Dù chỉ nắm cổ phần nhỏ, nhà đầu tư Trung Quốc vẫn có thể tiếp cận với cac bí quyết thương mại của các công ty Mỹ. Bằng cách chặn những nhà đầu tư như vậy, chính quyền ông Trump hy vọng sẽ bảo toàn được thế thống trị công nghệ Mỹ, ít nhất là thêm một thời gian nữa

"Phát súng" đầu tiên của cuộc chiến lâu dài ?

Không chỉ có Mỹ mà Liên minh châu Âu (EU) cũng đang chặn các vụ đầu tư của Trung Quốc. Dù phản đối thuế quan của ông Trump, châu Âu đang sao chép các biện pháp hạn chế đầu tư của Mỹ. Điều này có thể được xem như một tín hiệu cho thấy rằng cuộc chiến thương mại về công nghệ cao, dù kín đáo hơn, thực chất lại là cuộc chiến quan trọng hơn

Cuộc chiến thương mại về công nghệ cao cho thấy, bất chấp những ồn ào về việc làm trong ngành sản xuất, thép, ôtô và thuế quan, cuộc cạnh tranh thực sự nằm ở lĩnh vực công nghệ cao. Việc mất vị thế dẫn đầu trong cuộc đua công nghệ toàn cầu đồng nghĩa với lợi nhuận thấp hơn và ưu thế quân sự suy giảm

Ngoài ra, việc mất vị thế đó cũng đồng nghĩa mất đi những hiệu ứng kết chùm của ngành công nghiệp tri thức, vốn là một đầu tàu tăng trưởng kinh tế Mỹ hậu kỷ nguyên công nghiệp sản xuất

Nói cách khác, Mỹ có thể chấp nhận việc mất vị thế đi đầu về sản xuất đồ nội thất, nhưng không thể chấp nhận việc mất thế thống lĩnh về công nghệ

Câu hỏi đặt ra lúc này là liệu cuộc chiến thương mại về công nghệ có thành công trong việc ghìm giữ Trung Quốc ở vị trí thứ hai. Trung Quốc từ lâu đã muốn đuổi kịp Mỹ trong lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn, nhưng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ đã khiến mục tiêu này của Trung Quốc trở thành một việc cần thiết, thay vì là một khao khát. Và các biện pháp hạn chế đầu tư của Mỹ có thể càng thôi thúc Trung Quốc nâng cấp năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D) trong nước

Có thể thấy rằng, trước đây, Trung Quốc hài lòng với một tỷ suất lợi nhuận thấp hơn và việc sao chép công nghệ Mỹ thay vì tự làm công nghệ của riêng mình. Nhưng với sự xuất hiện của cuộc chiến thương mại về công nghệ cao, sự phụ thuộc đó đã đi đến hồi kết

Đây có lẽ là một kết quả tất yếu, bởi Trung Quốc đã thể hiện rõ quyết tâm đi lên trong mặt trận công nghệ - Bloomberg nhận định. Những động thái gần đây của chính quyền Trump đối với các hãng công nghệ Trung Quốc, và các biện pháp tương tự của châu Âu, có lẽ nên được xem là những "phát súng" đầu tiên trong một cuộc chiến lâu dài

An Huy
 
Nguy cơ chiến tranh lạnh công nghệ


Văn phòng Huawei ở Bắc Kinh, Trung Quốc

Việc Canada bắt giữ phó chủ tịch kiêm giám đốc tài chính Mạnh Vãn Chu của Tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei cho thấy những căng thẳng trong lĩnh vực công nghệ khi ngày càng nhiều nước lo ngại sự bành trướng của kế hoạch "Made in China 2025"

Một tuần sau khi bà Mạnh bị bắt, căng thẳng tiếp tục leo thang khi Bắc Kinh ngày 9-12 ra tối hậu thư cho Ottawa phải thả nữ lãnh đạo của Huawei nếu không sẽ đối mặt với hậu quả nghiêm trọng

Bộ Ngoại giao Trung Quốc trước đó cũng triệu đại sứ Canada để phản đối vụ bắt giữ vô lý và "phớt lờ luật pháp"

Bà Mạnh bị bắt giữ tại Vancouver hôm 1-12 theo yêu cầu của giới chức Mỹ và đối mặt với nguy cơ bị dẫn độ sang Mỹ với cáo buộc cố tình bán các thiết bị cho Iran bất chấp lệnh trừng phạt của Washington

Công tố viên Canada khẳng định bà Mạnh đã che giấu mối quan hệ giữa Huawei và Skycom, công ty thực hiện giao dịch với Iran, và thực chất là nhiều nhân viên của công ty có trụ sở ở Hong Kong này làm việc cho tập đoàn Trung Quốc. Nếu bị dẫn độ, bà có thể đối mặt với án tù đến 30 năm

Vụ bắt giữ diễn ra giữa bối cảnh nhiều nước lo ngại về vấn đề thương mại với Trung Quốc và đúng vào ngày Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đạt "thỏa thuận đình chiến" thương mại bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20

Lãnh đạo Ủy ban Kinh tế quốc gia Mỹ Larry Kudlow ngày 8-12 nhấn mạnh Huawei đã được cảnh báo trước nhưng vẫn vi phạm. "Anh không thể phạm luật. Anh phạm luật Mỹ, phạm luật Canada, anh sẽ phải chịu hậu quả" - ông Kudlow nói

"Vụ việc sẽ làm ngưng các chuyến thăm và trao đổi cấp cao với Trung Quốc. Khả năng đàm phán tự do thương mại cũng sẽ tạm đóng băng. Nhưng chúng ta phải chấp nhận, đó là cái giá để xử lý" - AFP dẫn lời cựu đại sứ Canada tại Trung Quốc David Mulroney nhận định

Một trong những khúc mắc lớn trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung là công nghệ khi chính quyền Tổng thống Trump nhiều lần cáo buộc Bắc Kinh đánh cắp công nghệ của Washington

Trước vụ bắt giữ lãnh đạo Huawei, tờ Business Insider cho biết Mỹ đã thuyết phục nhiều nước rằng công ty Trung Quốc là một mối đe dọa an ninh. Nhật Bản vừa qua đã cấm chính phủ mua công nghệ của Huawei và một số nước như Úc, New Zealand cũng có động thái tương tự trong khi Anh, Đức đang cân nhắc

"An ninh mạng là một vấn đề ngày càng quan trọng ở Nhật Bản. Chúng tôi sẽ có các biện pháp cứng rắn từ nhiều khía cạnh" - chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói

Huawei là nòng cốt của chiến lược phát triển mạng 5G của Trung Quốc, một ưu tiên hàng đầu trong chiến lược "Made in China 2025" nhằm đưa Trung Quốc dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ như robot, xe điện, chip máy tính...

Không chỉ Huawei, Mỹ trước đó cũng trừng phạt nhà sản xuất điện thoại ZTE và công ty sản xuất chip Fujian Jinhua của Trung Quốc

Vụ bắt giữ bà Mạnh có thể nhanh chóng bùng nổ tùy vào phản ứng sắp tới của Mỹ và Trung Quốc

"Bắc Kinh sẽ tăng cường nỗ lực để trở nên độc lập và tìm cách gõ lại chúng ta - giám đốc phụ trách chính sách công nghệ James Andrew Lewis của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế nói, cảnh báo Trung Quốc có thể trả đũa bằng việc cắt giảm đặt hàng máy bay hoặc nhắm vào các công ty Mỹ - Họ hi vọng sẽ không còn cần chúng ta sau 10 năm nữa"

Trần Phương
 
Mỹ và Trung Quốc khởi đầu cuộc chiến tranh lạnh về công nghệ

us-china-conflict-istock-960x576-1544425123216688047290-crop-15444251303424361204.jpg

Vụ việc bắt giữ nữ giám đốc điều hành đứng đầu Huawei đã đẩy những căng thẳng của cuộc chiến giành sự thống trị về công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc lên một nấc thang mới

Huawei là một trong những nhà sản xuất smartphone và thiết bị mạng lớn nhất thế giới, chính là "trái tim" của tham vọng "Made in China 2025" của Trung Quốc. Kế hoạch hàng trăm tỷ này có mục đích đưa Trung Quốc lên vị trí dẫn đầu trong các ngành công nghiệp như robot, ô tô điện và chip máy tính. Còn sự ra đời của công nghệ 5G được Huawei triển khai là ưu tiên hàng đầu

Trong khi đó, Mỹ đã nói rõ ràng rằng nước này sẽ đẩy lùi tham vọng và sức mạnh công nghệ của Trung Quốc để duy trì vị thế thống trị

"Vào thế kỷ 20, thép, than, ô tô, máy bay và tàu thủy cùng khả năng sản xuất hàng loạt chính là nguồn sức mạnh của quốc gia", James Andrew Lewis, giám đốc chương trình Technology Policy Program tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế Washington, cho biết. "Các nền tảng an ninh và sức mạnh đã không còn như trước đây. Khả năng tạo ra và sử dụng các công nghệ mới là nguồn sức mạnh về kinh tế và an ninh quân sự"

Đó cũng chính là quan điểm của một số thành viên chính phủ Trung Quốc đối với việc bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu, CFO của Huawei. Bà Mạnh bị bắt giữ vào ngày 1 tháng 12 tại Canada, theo yêu cầu từ phía Mỹ, hiện đang tìm cách dẫn độ bà

Hôm thứ Năm, một bài xã luận trên tờ China Daily viết: "Mỹ đang cố gắng làm mọi điều có thể để ngăn chặn sự phát triển rộng rãi của Huawei trên thế giới, chỉ vì đây là "nhân vật chủ chốt" của các công ty công nghệ có sức cạnh tranh lớn của Trung Quốc"

Vụ việc của bà Mạnh có thể là yếu tố khiến cuộc chiến giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới lan rộng hơn. Nhìn chung, diễn biến sắp tới phần lớn phụ thuộc vào những lời phát biểu của Mỹ và phản ứng từ phía Trung Quốc. Hôm thứ Bảy, Trung Quốc cho biết, vụ bắt giữ bà Mạnh "đã vi phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp, đó là hành động không tôn trọng pháp luật, vô lý, tàn nhẫn và về bản chất là cực kỳ xấu"

Căng thẳng gia tăng

Những tham vọng đối với công nghệ của Trung Quốc đã thu hút sự quan tâm của Mỹ trong nhiều năm, đặc biệt là bởi các mục tiêu của Bắc Kinh được coi là dựa vào việc trộm cắp công nghệ của Mỹ

Tổng thống Donald Trump đã cố gắng trực tiếp giải quyết các vấn đề này bằng việc áp dụng các mức thuế quan lên hàng tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc, nhằm ngăn chặn hành vi ăn cắp công nghệ của Trung Quốc. Giới chức nước này cũng nói rằng Trung Quốc phải dừng việc ép buộc các công ty phải tiết lộ bí mật thương mại

Trong khi đó, Mỹ cũng nhắm vào các công ty công nghệ của Trung Quốc khác như ZTE. Hồi tháng 4, Bộ Thương mại đã ban hành lệnh cấm các công ty Mỹ xuất khẩu các linh kiện thiết yếu cho ZTE, khiến ZTE đã phải tạm dừng hầu hết tất cả các hoạt động trong nhiều tháng

Vào tháng 10, bộ này cũng ban hành lệnh cấm tương tự đối với nhà sản xuất chip Phúc Kiến Kim Hoa của Trung Quốc. Chính phủ Mỹ cho biết công ty này là "nguy cơ tiềm tàng về các hoạt động đi trái lại với lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ"

Đồng thời, Chủ tịch Tập Cận Bình đã thúc đẩy phát triển lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc, trở nên tự chủ hơn bằng cách giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài. Tuy nhiên, việc đặt sự chú ý vào Huawei sẽ tạo ra một nguyên nhân khác gây căng thẳng. Huawei đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đưa công nghệ 5G của Trung Quốc ra thế giới

Công ty này cũng chi rất nhiều cho việc nghiên cứu, phát triển và quảng cáo, tiếp thị cho các thiết bị 5G. Paul Triolo, đứng đầu nhóm nghiên cứu chính sách công nghệ toàn cầu của Eurasia Group, cho biết đây là công ty duy nhất trên thế giới có thể sản xuất tất cả các thành phần tạo nên mạng 5G, như các trạm gốc (base station), các trung tâm dữ liệu, ăng-ten, thiết bị cầm tay và đưa chúng về "cùng quy mô và chi phí"

"Ông Tập cho biết ông muốn Trung Quốc thống trị thị trường 5G trên thị trường toàn cầu", Lewis cho biết. "Rất nhiều người coi đó là làn sóng công nghệ tiếp theo và nghĩ rằng nó sẽ là một hiện tượng như internet và smartphone"

Những rủi ro Huawei sẽ gặp phải

Dẫu vậy, để thành công trong việc xây dựng mạng lưới 5G thì Huawei lại cần đến Mỹ

Trong số 92 nhà cung cấp chính của Huawei, có đến 33 công ty Mỹ, bao gồm các nhà sản xuất chip Intel, Qualcomm, Micron và các công ty phần mềm Microsoft, Oracle, theo Gavekal Reasearch. Ông Tom Holland đến từ công ty nghiên cứu này cho hay: "Nếu bây giờ Washington cấm các công ty này xuất khẩu cho Huawei thì gã khổng lồ viễn thông của Trung Quốc sẽ sẵn sàng "tranh đấu"

Liệu Huawei có phải đối mặt với các vấn đề về pháp lý hay không là câu hỏi vẫn cần thời gian để trả lời, dù đã có suy đoán rằng công ty có thể phải chịu lệnh cấm xuất khẩu do vi phạm lệnh trừng phạt như trường hợp của ZTE

Nếu lệnh cấm này được ban hành thì sẽ là một thảm họa đối với Huawei và sẽ phá hỏng kế hoạch triển khai công nghệ 5G của Bắc Kinh trên quy mô thương mại lớn vào năm 2020

Huawei đã gặp các vấn đề trong việc triển khai công nghệ 5G trong bối cảnh nhiều nước bày tỏ lo ngại về các thiết bị của họ có thể gây ra những rủi ro về an ninh quốc gia. New Zealand và Úc đã cấm các thiết bị của Huawei sử dụng mạng đi dộng 5G. Tập đoàn viễn thông BT của Anh mới đây cũng cho biết họ sẽ không mua thiết bị truyền tin cốt lõi của Huawei cho mạng 5G

Tuy nhiên, việc xử phạt Huawei có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho cuộc chiến công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc

Hương Giang
 
Mỹ - Trung "Có một cuộc chiến tranh khác"
- Còn một cuộc chiến tranh thương mại thứ hai đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc mà Bloomberg mô tả là “diễn biến kín đáo hơn, sử dụng các vũ khí tinh vi hơn song lại “hủy diệt” hơn” so với cuộc chiến bằng cách đánh thuế hàng hóa của nhau

198d1342.jpg

Việc bà Meng Wanzhou (Mạnh Vãn Châu), giám đốc tài chính của gã khổng lồ viễn thông Huawei (Trung Quốc), bị bắt tại Canada với cáo buộc bà vi phạm lệnh trừng phạt chống Iran của Mỹ hôm 1-12 là một trong những lần hiếm hoi cuộc chiến ngầm giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới này “nổi” lên bề mặt

Bloomberg cho rằng các động thái của chính quyền Donald Trump nhằm vào công ty công nghệ Trung Quốc gần đây là “những phát súng đầu tiên cho một cuộc chiến dài hơi”

Đó là những phát súng nào? Hồi tháng 4, Mỹ cấm một gã khổng lồ công nghệ khác của Trung Quốc là ZTE Corp không được mua linh kiện viễn thông của Mỹ, nhất là chip của Hãng Qualcomm có trụ sở Hoa Kỳ

Từ thời cựu tổng thống Barack Obama, Mỹ đã có nhiều đòn tương tự. Chẳng hạn việc cấm Hãng Intel bán một số chip tối tân nhất cho Trung Quốc hồi năm 2015 hay việc chặn thương vụ thâu tóm hãng sản xuất chip Aixtron (Đức) của công ty Trung Quốc Fujian Grand Chip Investment Fund LP hồi 2016

Những gì ông Trump đã làm với ZTE, Huawei hay như việc ông ngăn chặn kế hoạch chi 117 tỉ USD của Hãng Broadcom (Singapore) để thâu tóm Qualcomm với lý do lo ngại an ninh quốc gia chỉ là nối dài các chính sách trước đó của người tiền nhiệm

Mỹ sợ điều gì từ Trung Quốc mà phải làm thế? Nhìn cách Hoa Kỳ tận dụng lợi thế “cửa trên” và cách “ra đòn” sẽ có câu trả lời

Đòn tấn công của Mỹ

Nếu vũ khí của chiến tranh thương mại “thông thường” là các sắc thuế nhằm vào sản phẩm hữu hình, thì trong cuộc chiến trên lĩnh vực công nghệ, Mỹ có hai cách tấn công: cấm/hạn chế Trung Quốc tiếp cận công nghệ, linh kiện Mỹ và cấm/hạn chế đầu tư từ đại lục vào công ty công nghệ Mỹ

Cấm nhập khẩu hay đe dọa cấm nhập không đơn thuần là sự trừng phạt của Mỹ vì Trung Quốc vi phạm lệnh cấm vận Iran, mà là đòn đánh để gây khó khăn cho các đối thủ cạnh tranh Trung Quốc của các hãng công nghệ Mỹ. “Đòn của Mỹ nhằm vào Huawei và ZTE có thể nhằm buộc Trung Quốc phải yên phận là nhà cung cấp giá rẻ thay vì là một đối thủ cạnh tranh đáng gờm” - Bloomberg nhận định

Mùa hè 2018, Mỹ thông qua Đạo luật cải cách kiểm soát xuất khẩu, tăng cường việc giám sát lên việc xuất khẩu các công nghệ mới và có tính nền tảng, được cho là có tầm quan trọng với an ninh quốc gia

Mới đầu tháng 11, Mỹ truy tố hãng sản xuất chip Fujian Jinhua Integrated Circuit và đối tác Đài Loan của công ty này là United Microelectronics Corporation với cáo buộc đánh cắp bí mật kinh doanh của doanh nghiệp Mỹ Micron. Hoa Kỳ cũng thường xuyên cảnh báo nguy cơ linh kiện, thiết bị điện tử viễn thông từ Trung Quốc có chức năng thu thập và gửi thông tin quan trọng về đại lục

“Vũ khí” thứ hai của Mỹ là hạn chế đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ. Chính quyền Trump đã tích cực ngăn chặn các khoản đầu tư từ đại lục vào các công ty công nghệ Hoa Kỳ, thông qua Ủy ban đầu tư nước ngoài Hoa Kỳ

Ủy ban này đã hủy một loạt các khoản đầu tư từ Trung Quốc, trong đó nổi bật nhất là vụ Ant Financial (sở hữu ví di động Alipay) muốn đầu tư 1,2 tỉ USD để mua lại công ty chuyển tiền MoneyGram hồi tháng 1-2018

Mục đích của việc hạn chế đầu tư Trung Quốc vào Mỹ là ngăn các công ty Trung Quốc sao chép hoặc ăn cắp công nghệ và ý tưởng của Mỹ. Điều này là cần thiết vì công ty Trung Quốc chỉ cần mua trọn công ty Mỹ là có thể chuyển quyền sở hữu trí tuệ ra khỏi nước Mỹ

Bloomberg cảnh báo trong nhiều trường hợp, chỉ cần nắm cổ phần tối thiểu, một nhà đầu tư Trung Quốc cũng có thể tiếp cận các bí mật công nghiệp lẽ ra phải được bảo vệ nghiêm ngặt

Ngăn Trung Quốc rót tiền vào các công ty Mỹ là cách chính quyền Trump hi vọng có thể giúp bảo vệ sự thống trị của Hoa Kỳ trong lĩnh vực công nghệ, chí ít là thêm một thời gian nữa

034209d0.jpg

Trung Quốc không đứng yên

Trong khi Mỹ và các đồng minh như Hàn Quốc chiếm lĩnh các lĩnh vực quan trọng nhất trong ngành công nghiệp chip bán dẫn, Trung Quốc vẫn còn phải phụ thuộc nước ngoài rất nhiều về nguồn cung chip công nghệ cao. Theo The Economist, Trung Quốc nhập nhiều chip hơn là dầu mỏ

Trung Quốc có thể đã làm được chip, song phần thiết kế vẫn là cuộc chơi của người Mỹ, và xứ cờ hoa vẫn là nhà sản xuất của những con chip máy tính tốt nhất thế giới. Danh sách 15 nhà sản xuất chip hàng đầu không có tên đại diện nào từ đại lục

Dù Huawei đã có thể vượt qua Apple để trở thành nhà sản xuất smartphone lớn thứ hai thế giới xét về thị phần (chỉ sau Samsung), thế nhưng nếu không có phần đầu vào tối quan trọng là công nghệ Mỹ thì sản phẩm của Huawei hay các công ty Trung Quốc khác sẽ vẫn mãi nằm ở phân khúc thấp

Chính vì thế mà Huawei hay đại gia công nghệ nào của Trung Quốc cũng không thể coi thường các lệnh cấm mua thiết bị, linh kiện viễn thông từ Mỹ

Mỹ đã ra đòn, tận dụng ưu thế của mình. Song Trung Quốc cũng đâu chịu đứng yên. Năm 2014, Trung Quốc thành lập Quỹ đầu tư công nghiệp vi mạch quốc gia để bơm tiền cho nghiên cứu phát triển ngành của công nghiệp bán dẫn. Phát triển công nghiệp bán dẫn cũng được đặc biệt nhấn mạnh trong chiến lược phát triển Made in China 2025 của Bắc Kinh

Trung Quốc cũng đặt mục tiêu tăng doanh thu sản xuất chip nội địa từ 65 tỉ USD năm 2016 lên 305 tỉ USD năm 2030 và hướng đến việc sản phẩm sản xuất nội địa sẽ đáp ứng được đa số nhu cầu chip trong nước. Hiện tại sản phẩm trong nước chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu

Và “trong nguy có cơ”, các biện pháp hạn chế đầu tư của Hoa Kỳ rốt cuộc cũng có thể là động lực để Bắc Kinh tăng cường đầu tư phát triển ngành công nghiệp nội địa của mình

Với sự hỗ trợ của chính phủ, các công ty công nghệ hàng đầu trung quốc Alibaba, Baidu và Huawei vẫn đang đổ tiền vào lĩnh vực sản xuất chip, trong khi nhân tài từ các nơi cũng kéo về Trung Quốc để hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước

Trung Quốc cũng cho thấy không chỉ Mỹ mới có quyền ra tay mà họ cũng có thể chặn đà tiến của các hãng công nghệ Hoa Kỳ. Chẳng hạn, cú “ngáng chân” thương vụ mua lại hãng bán dẫn Hà Lan NXP Semiconductors của nhà sản xuất chip Mỹ Qualcomm hồi tháng 7

Dù Qualcomm có trụ sở ở California và NXP đóng ở Eindhoven (Hà Lan) song hai công ty này cần có cái gật đầu của Trung Quốc để hoàn tất thương vụ vì cả hai đều hiện diện ở đại lục, theo Reuters. Tuy nhiên chính quyền Trung Quốc đã không chấp thuận thương vụ 44 tỉ USD này

Trong quá khứ, có thể Trung Quốc chấp nhận biên độ lợi nhuận thấp và duy trì việc sao chép công nghệ của Mỹ thay vì phát triển của riêng mình. Song trong cuộc chiến tranh thương mại công nghệ cao, Trung Quốc sẽ chuyển hướng đầu tư củng cố sức mạnh nội địa để bớt phụ thuộc vào Mỹ

Ở giai đoạn hiện tại, Mỹ có thể đang chiếm ưu thế về thiết kế và sản xuất chip công nghệ cao, nhưng đà vươn lên của Trung Quốc là khó cản. Trung Quốc muốn bắt kịp, còn Mỹ quyết tâm giữ thế dẫn đầu. Cuộc chiến vì thế sẽ còn tiếp diễn và kết quả thì khó dự đoán

Trường Sơn
 
Top