What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Dịch vụ tìm nhà cung cấp Hoa Kỳ

Rocky Mountain Instrument

- Chính quyền liên bang Mỹ cáo buộc công ty Rocky Mountain Instrument Co. chuyển giao bất hợp pháp công nghệ quân sự sử dụng trong Lực lượng Vũ trang Mỹ cho Nga, Hàn Quốc, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, AFP dẫn tuyên bố của các cơ quan bảo vệ luật pháp Mỹ hôm nay (18/3) cho hay

Rocky Mountain Instrument Co.(RMI) có trụ sợ chính tại thành phố Lafayette ở trung tây bang Indiana, chuyên sản xuất bộ phận quang học dành cho vũ khí của quân đội Mỹ

Chính quyền Mỹ khẳng định, RMI không có sự cho phép chính thức của Bộ Ngoại giao Mỹ cung cấp sản phẩm quốc phòng cho 4 quốc gia: Nga, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc từ 01/4/2005 đến 11/10/2007, tuy nhiên trong cáo buộc không nói rõ những công nghệ bí mật đã được sử dụng với mục đích gì và an ninh quốc gia Mỹ liệu có bị đe dọa hay không

Nếu công ty RMI nhận lỗi thì lãnh đạo công ty buộc phải bồi thường cho chính phủ Mỹ khoản tiền 1 triệu đôla. Theo các nhà bảo vệ pháp luật Mỹ, đây là số lợi nhuận mà RMI có được từ việc buôn bán công nghệ quân sự

Chứng cớ tiến hành hợp đồng của công ty RMI với các quốc gia nước ngoài do Cơ quan nghiên cứu tội phạm Mỹ tìm thấy

Theo thông cáo báo chí công bố trên website chính thức của công ty RMI, hiện nay lãnh đạo công ty đang quyết định liệu có chấp nhận chứng cớ vi phạm pháp luật của tại tòa án hay không. Theo những đánh giá ban đầu, quyết định này sẽ được thông qua trong vòng 45 ngày

Rocky Mountain Instrument Co được thành lập vào năm 1957 tại bang Colorado. Thiết bị quang học do công ty sản xuất được sử dụng tích cực trong lĩnh vực quốc phòng, công nghệ vũ trụ, y tế và lĩnh vực sản xuất máy tính
 
Thương mại Mỹ-Việt đạt 10 tỷ USD nửa đầu năm​


Theo đó, Việt Nam xuất khẩu gần 7,94 tỷ USD trong nửa đầu năm nay, tăng 1,4 tỷ USD hoặc tăng 21,4% so với cùng kỳ năm ngoái

Theo số liệu của Ủy ban Thương mại Quốc tế của Mỹ cho biết trong sáu tháng đầu năm 2011, tổng kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều giữa Mỹ và Việt Nam đạt hơn 10 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2010

Theo đó, Việt Nam xuất khẩu gần 7,94 tỷ USD trong nửa đầu năm nay, tăng 1,4 tỷ USD hoặc tăng 21,4% so với cùng kỳ năm ngoái; trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu đạt 2,07 tỷ USD, tăng 25%

Dệt may là mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch cao nhất, đạt xấp xỉ 3,04 tỷ USD và tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2010. Tiếp đến là giày dép đạt 967,7 triệu USD (tăng 27%) và đồ gỗ đạt 837 triệu USD (tăng 4,5%)

Thiết bị điện, sản phẩm âm thanh vẫn chiếm vị trí thứ tư trong các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Mỹ với giá trị xuất khẩu đạt 403 triệu USD, tăng 15% so với sáu tháng đầu năm 2010. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủy hải sản của Việt Nam sang Mỹ đạt 332,6 triệu USD, tăng 49%

Trong số các mặt hàng xuất khẩu của Mỹ sang thị trường Việt Nam, hàng bông, bao gồm sợi và vải dệt, luôn giữ vị trí số một trong những tháng gần đây với kim ngạch đạt 262,2 triệu USD trong sáu tháng đầu năm, tăng 155% so với cùng kỳ năm ngoái

Đứng thứ hai về kim ngạch xuất khẩu sang Việt Nam trong sáu tháng đầu năm 2011 là sắt thép, đạt 132,6 triệu USD, tăng 66% so với cùng kỳ năm ngoái. Cùng đứng vị trí thứ ba về giá trị xuất khẩu sang Việt Nam là máy móc-thiết bị cơ khí-phụ tùng và phương tiện giao thông với kim ngạch đạt 186 triệu USD

Thương vụ Việt Nam tại Mỹ ước tính trong năm 2011, kim ngạch thương mại hai chiều Mỹ-Việt Nam sẽ đạt 20 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2010

Năm 2010, kim ngạch thương mại hai chiều Mỹ-Việt Nam đã đạt 18,324 tỷ USD. Đây là mức cao kỷ lục kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1995, thời điểm tổng kim ngạch đứng ở mức 451 triệu USD
 
Việt Nam sẽ thành thị trường quan trọng của Mỹ​

595avataraspx47.jpg

Thứ trưởng Thương mại Mỹ Francisco Sanchez cho rằng Việt Nam là một trong vài thị trường Mỹ mong muốn nhất để phát triển quan hệ thương mại

Tại buổi chiêu đãi kỷ niệm lần thứ 66 Quốc khánh Việt Nam (2/9) tại thủ đô Washington tối 1/9, Thứ trưởng Thương mại Mỹ cho biết, về phương diện kinh tế, hai nước đã đạt được thành tựu to lớn kể từ khi thực hiện Hiệp định Thương mại song phương Mỹ-Việt

Ông nói thêm, quan hệ kinh tế của hai nước đang phát triển nhanh chóng. Việt Nam và Mỹ đang hưởng lợi từ quan hệ đó, và đó là biểu hiện của mối quan hệ đối tác lớn mà hai nước cần phải tiếp tục xây dựng thành công

Theo Thứ trưởng Thương mại Mỹ, hai nước cần tiếp tục tăng cường quan hệ thương mại thông qua các diễn đàn như Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ông hy vọng với sự giúp đỡ của Việt Nam và các đối tác đang đàm phán Hiệp định Đối tác thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) khác, Mỹ sẽ đạt được một hiệp định toàn diện cho các hoạt động thương mại

Đại sứ Nguyễn Quốc Cường tin tưởng Việt Nam và Mỹ sẽ tiếp tục phối hợp để đưa mức độ can dự và đối tác giữa hai nước lên một tầm cao mới như Tổng thống Barack Obama đã nêu rõ khi tiếp Đại sứ trong buổi trình quốc thư vào ngày 7/7 vừa qua

Trước đó, ngày 31/8, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã gửi thông điệpchúc mừng ngày Quốc khánh Việt Nam. Ngoại trưởng Clinton tái khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục là bạn, là đối tác của Việt Nam
 
Việt Nam nằm trong nhóm ưu tiên thương mại của Mỹ​

Theo ông Suresh Kumar, trợ lý Bộ trưởng Thương mại phụ trách Xúc tiến Thương mại kiêm Vụ trưởng cơ quan Thương vụ Mỹ và nước ngoài, cách đây hơn một năm, Tổng thống Mỹ Obama đưa ra sáng kiến xuất khẩu mới, “sáng kiến xuất khẩu quốc gia”, ưu tiên xúc tiến thương mại cho các quốc gia Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm, và Việt Nam nằm trong số những quốc gia ưu tiên đó

Đây cũng là lý do khiến nguồn vốn đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam tăng mạnh. Hiện có tới hơn 500 doanh nghiệp Mỹ có mặt tại thị trường Việt Nam với số vốn đầu tư lên đến 4,7 tỷ USD. “Mỹ đang là quốc gia mua hàng từ Việt Nam lớn hơn bất cứ nước nào trên thế giới”, ông Suresh Kumar khẳng định

Trong 7 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ đạt hơn 9,63 tỷ USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Và mặc dù hàng hóa từ Mỹ xuất sang Việt Nam cũng tăng tới 20% nhưng Mỹ hiện vẫn là thị trường xuất siêu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch lên tới 7 tỷ USD (trung bình mỗi tháng Việt Nam xuất siêu sang Mỹ một tỷ USD)

Dự kiến cả năm 2011, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt - Mỹ sẽ đạt 20 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2010 và gấp hơn 13 lần so với năm 2001. Dệt may, da giày, đồ gỗ… vẫn là những mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch cao nhất

Ông Suresh Kumar cho rằng, những động thái thúc đẩy thương mại giữa Mỹ và Việt Nam hiện nay không nhằm mục đích giảm tỷ lệ nhập khẩu từ Việt Nam, mà muốn đẩy mạnh kim ngạch hai chiều giữa hai nước. Đặc biệt, phía Mỹ muốn Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp nước này đầu tư vào Việt Nam

Theo kế hoạch cuối năm nay sẽ có một đoàn các nhà đầu tư từ Mỹ sẽ đến tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam, lĩnh vực được các nhà đầu tư Mỹ quan tâm là giáo dục, y tế, nhượng quyền thương hiệu, dịch vụ, năng lượng sạch, hạ tầng hàng không, vũ trụ…
 
Cần đa dạng hóa hàng xuất đi Mỹ​

- Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Suresh Kumar - trợ lý bộ trưởng thương mại Hoa Kỳ kiêm vụ trưởng Cơ quan Thương vụ Hoa Kỳ và nước ngoài - cho biết để đẩy mạnh hàng VN vào thị trường Mỹ, bên cạnh yếu tố về mẫu mã, chất lượng, VN cần đa dạng hóa chủng loại. Ông Suresh Kumar nói:

520439.jpg

Ông Suresh Kumar​

- Mối quan hệ thương mại VN - Hoa Kỳ rất đặc biệt. Tôi vừa có các tiếp xúc và làm việc với bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải VN, tôi đã nói rất nhiều vấn đề này và chúng tôi đã nhất trí quan điểm còn rất nhiều việc phải làm để thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước.

Xác định VN là thị trường quan trọng, chúng tôi đã tăng cường 14 chuyên viên thương mại ở Đại sứ quán tại Hà Nội và Lãnh sự quán tại TP.HCM. Nhiệm vụ của họ là kết nối doanh nghiệp VN với doanh nghiệp Hoa Kỳ và có thắc mắc gì về các quy định liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu có thể liên hệ để nắm rõ vấn đề

"Sắp tới, hình thức kinh doanh nhượng quyền sẽ là cơ hội hợp tác đầu tư lớn cho doanh nghiệp VN và doanh nghiệp Hoa Kỳ. Hoạt động này nhằm mục đích đem nhiều hàng hóa, dịch vụ của Hoa Kỳ vào thị trường VN"
Ông SURESH KUMAR


* Kim ngạch xuất khẩu của VN sang Hoa Kỳ đang tăng rất mạnh thời gian qua. Nhưng một số mặt hàng cũng đang vấp phải rào cản về thuế chống bán phá giá và các quy chuẩn hàng hóa khác, thưa ông ?

- Chất lượng hàng hóa là yếu tố quyết định, quan trọng hàng đầu mà nhà nhập khẩu quan tâm đến. Tôi đánh giá chất lượng hàng hóa xuất khẩu của VN là chấp nhận được. Ở Hoa Kỳ đã có nhiều quy định, yêu cầu về chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Đến nay hầu hết các công ty VN đều đáp ứng được những yêu cầu này

Số lượng hàng dệt may, đồ nội thất và giày dép VN - các mặt hàng chủ lực của VN trong xuất khẩu sang Hoa Kỳ - sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Ngoài ra, để tăng cường xuất khẩu vào Hoa Kỳ, VN cần có chiến lược đa dạng hóa hàng xuất khẩu. Để làm được điều này, doanh nghiệp VN cần phải có máy móc, thiết bị sản xuất hiện đại và nguồn nhân lực có chất lượng. Và các doanh nghiệp Mỹ sẵn sàng hợp tác với doanh nghiệp VN về máy móc và đào tạo nguồn nhân lực

Hoa Kỳ là thị trường mở nên không có rào cản hay giới hạn các loại hàng hóa nhập khẩu nào. Các quy định, điều kiện đối với hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ được công khai, minh bạch. Ở Hoa Kỳ, việc tuân thủ pháp luật vô cùng quan trọng. Chúng tôi khuyến khích nhập khẩu hàng hóa từ VN

Với mặt hàng mới như trái cây, chúng tôi sẵn sàng kết nối để VN tăng cường xuất khẩu về mặt số lượng với những mặt hàng trái cây đã được nhập vào Hoa Kỳ và tăng thêm chủng loại trái cây mới. Ngay cả với hàng dệt may, tôm đông lạnh hay đồ chơi trẻ em..., chúng tôi cũng mở cửa hoàn toàn. Điều quan trọng là các nhà xuất khẩu VN đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của hàng hóa vào thị trường Hoa Kỳ

* Trong lĩnh vực đầu tư, chính phủ và doanh nghiệp Hoa Kỳ đang nhắm đến những lĩnh vực nào tại VN ?

- Điểm mạnh trong quan hệ thương mại song phương của hai nước thể hiện qua hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Hoa Kỳ vào VN. Đến nay đã có hơn 500 doanh nghiệp Hoa Kỳ có mặt tại VN. Chúng tôi hi vọng Chính phủ VN tiếp tục tạo điều kiện cho doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư vào những ngành đã cam kết

Phía Hoa Kỳ quan tâm đến ngành năng lượng sạch. VN có nhiều tiềm năng phát triển ngành này từ các nguồn năng lượng xanh như gió và mặt trời rất dồi dào. Yếu tố này đang thu hút nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư. Tập đoàn GE của Hoa Kỳ đã hợp tác với VN để cung cấp thiết bị điện gió tại Bạc Liêu

Theo tôi, VN có thể đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào công nghệ xanh, không chỉ để sản xuất điện cho nhu cầu trong nước mà còn có thể xuất khẩu. Chẳng hạn, VN có thể hợp tác với Mỹ để sản xuất tấm bản năng lượng điện mặt trời phục vụ nhu cầu trong nước, sau đó mở rộng tái xuất ra các nước khác

Ngoài ra, trong lĩnh vực công nghệ cao, y tế, giáo dục..., nhiều doanh nghiệp Mỹ cũng rất quan tâm đến thị trường VN. Tháng 12 tới sẽ có một phái đoàn thương mại do Cơ quan Xúc tiến thương mại Hoa Kỳ dẫn đầu đến Hà Nội và TP.HCM với sự tham gia của các công ty nổi tiếng ở Hoa Kỳ để tìm cơ hội hợp tác với các công ty VN. Chủ đề trong đợt xúc tiến này sẽ là hoạt động nhượng quyền thương hiệu

Duy Phúc - Bạch Hoàn
 
Nhập khẩu vào Mỹ: Đường rộng, ngõ hẹp
Gõ cửa Amcham Vietnam​

claamcham-1.jpg

Amcham Vietnam (American Chamber of Commerce in Vietnam) là Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam, chuyên xúc tiến thương mại Mỹ - Việt. Ông Herb Cochran - Giám đốc điều hành Amcham Vietnam tại TP.HCM đã chia sẻ nhiều thông tin và hoạt động hữu ích tại Amcham mà doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có thể tham gia

Chiếc cầu nối

Hoạt động của Amcham tập trung vào networking (kết nối doanh nghiệp), trao đổi thông tin, và hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường kinh doanh. Tất cả nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư Việt Nam - Hoa Kỳ

Tuy không tham gia tư vấn cho từng doanh nghiệp cụ thể, nhưng Amcham thường xuyên tổ chức các hội thảo chuyên đề giúp các doanh nghiệp nắm bắt thông tin hữu ích khi xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ

Những hội thảo gần đây có thể kể: Tăng cường sự an toàn cho sản phẩm xuất khẩu sang Hoa Kỳ; Bàn tròn với Cục Hải quan TP.HCM; Tóm lược về thương lượng Hiệp định Thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương; Làm thế nào để hàng thực phẩm xuất khẩu đáp ứng yêu cầu của Cục Quản lý Thực phẩm và Thuốc men Hoa Kỳ (FDA)

Các doanh nghiệp sẽ có nhiều thông tin tham khảo hơn khi truy cập website của tổ chức này: http://www.amchamvietnam.com/1112

Những thách thức lớn nhất: An ninh và an toàn

Theo ông Herb Cochran, những yêu cầu kỹ thuật phức tạp mà hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ phải đáp ứng bao gồm: (1) an ninh, (2) sức khỏe và an toàn, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, và (3) sự minh bạch và sẵn sàng về các thông tin tài chính của nhà xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam

Amcham Vietnam thường hợp tác với các công ty dịch vụ Amcham khác tổ chức các hội thảo nhằm chuyển tải đến các doanh nghiệp Việt Nam những thông tin rất cụ thể về những yêu cầu này

Nhà nhập khẩu phải đảm bảo theo đúng quy định hải quan và an ninh - hợp tác thương mại chống khủng bố. Ví dụ như, Leggett & Platt cùng hợp tác với Amcham tổ chức thuyết trình về các chương trình của Chính phủ Mỹ đang đặt ra nhiều trách nhiệm hơn đối với các nhà nhập khẩu, và nhà cung cấp nước ngoài

Nhà xuất khẩu từ Việt Nam cần hiểu đúng những yêu cầu này của Chính phủ Mỹ, nếu không, mối quan hệ của họ với khách hàng Hoa Kỳ sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực

Hải quan Hoa Kỳ đang giới thiệu các quy định “Hồ sơ an ninh nhà nhập khẩu (ISF) (ISF/10+2)” năm 2009, yêu cầu các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ điền đúng một số thông tin nhất định cung cấp cho Hải quan Hoa Kỳ trong vòng 24 tiếng trước khi container hàng được dỡ ra khỏi tàu

Từ tháng 1/2010, chương trình này trở thành bắt buộc với các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ, nếu không đáp ứng sẽ bị phạt 5.000 USD cho một lần

Thông tin thêm tham khảo tại:

http://www.amchamvietnam.com/download/1292 Chương trình Hải quan - Thương mại hợp tác chống khủng bố (C-TPAT) đang ở năm thứ 8. Đối với các thành viên chương trình, nhiều lợi ích có thể tích lũy cho cả nhà nhập khẩu lẫn nhà cung cấp nước ngoài

Nhưng, nhiều công ty đang bị buộc ra khỏi chương trình vì không đáp ứng được các yêu cầu

Các tiêu chuẩn về chất lượng, nhân công và môi trường

Ông Herb Cochran chia sẻ, những biện pháp thương mại áp đặt lên hàng hóa xuất khẩu Việt Nam rất phong phú. Bên cạnh những yêu cầu về chất lượng sản phẩm và an toàn, các yêu cầu về nhân công và môi trường đang gia tăng vàngày một khắt khe hơn.

Những quy định này vừa là “quy định chính phủ”, ví dụ như “Hành động cải thiện sự an toàn sản phẩm cho khách hàng” (CPSIA), vừa là “quy định của khách hàng và thị trường” theo xu hướng tiêu dùng.

Amcham hỗ trợ xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Amcham Vietnam tại TP.HCM có hơn 450 công ty hội viên, hơn 1.000 đại diện. Từ năm 1996, Amcham Vietnam tại TP.HCM là thành viên của Phòng Thương mại Hoa Kỳ (có hơn ba triệu doanh nghiệp ở 82 nước). Đa số các hoạt động của Amcham là “mở rộng”, dành cho cả những công ty chưa phải là thành viên. Đăng ký để cập nhật các sự kiện hằng tuần tại: http://www.amchamvietnam.com/subscribe

Amcham cung cấp thông tin các nhà cung cấp dịch vụ mà doanh nghiệp xuất khẩu thường cần. Đó là, trợ giúp pháp lý, chứng nhận và thử nghiệm sản phẩm, “due dilligence” trong thông tin tài chính về công ty xuất khẩu, dịch vụ hậu cần và vận chuyển, dịch vụ hợp đồng và pháp lý, bảo hiểm hiệu suất và trách nhiệm


Theo nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại Phan Thế Ruệ, các nhà xuất khẩu Việt Nam ít nghiên cứu kỹ hệ thống pháp luật và chính sách thương mại của nhà nhập khẩu. Họ cũng chưa sử dụng dịch vụ tư vấn luật quốc tế và dịch vụ tư vấn kinh doanh trước khi gia nhập thị trường

Vì vậy, ông Herb Cochran đề xuất: “Các công ty Việt Nam nên nghiên cứu kỹ các hiệp định thương mại song phương và đa phương, nên dùng những dịch vụ tư vấn pháp luật trong tất cả các công đoạn, từ khi thương thảo với đối tác, ký kết hợp đồng, đến thực hiện hợp đồng, giải quyết tranh chấp”


Amcham hợp tác với Intertek đã tổ chức thuyết trình về “Sáng kiến Suy nghĩ Xanh (TGI - Think Green Initiative) - một cách tiếp cận bền vững tới xanh hóa chuỗi giá trị

Đó là những cách thức giúp các nhà xuất khẩu Việt Nam nắm được những thay đổi mới nhất trên thị trường và trở nên cạnh tranh hơn; và những cách thức các nhà sản xuất có thể thể hiện tối đa nỗ lực và hiệu quả của mình, so sánh với ngành hoặc tiêu chuẩn quốc gia, nắm bắt được những kiến thức mới nhất của ngành thông qua cách tiếp cận sáng tạo

Ví dụ, bằng cách nào bạn có thể trả lời 15 câu hỏi từ Wal-Mart về khí hậu và năng lượng bền vững; hiệu quả nguyên liệu, tài nguyên thiên nhiên, con người và cộng đồng...? Nội dung đầy đủ xem tại: http://www.amchamvietnam.com/download/1389

Thông tin là vô giá

Các công ty Hoa Kỳ tìm kiếm nguồn nguyên liệu với chi phí thấp hơn để cạnh tranh. Nhiều công ty Hoa Kỳ đã tìm tới một công ty Amcham tên là Dun & Bradstreet (D&B) để tìm hiểu rõ hơn về đối tác họ đang hợp tác kinh doanh

Như vậy, các công ty Việt Nam cũng nên theo những tập quán quản lý cơ hội và rủi ro tương tự, để hiểu được đối tác nước ngoài. Thông tin có thể giúp họ tăng chất lượng quyết định kinh doanh

Amcham đã hỗ trợ D&B mở công ty ở Việt Nam, làm việc với các hiệp hội kinh doanh chính ở Việt Nam như VCCI, VITAS, HAWA, LEFASO..., nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam tăng “sự hiện diện” tới các công ty Hoa Kỳ. Thông tin chi tiết tham khảo tại: http://www.amchamvietnam.com/download/1352.

Ông Herb Cochran đề xuất doanh nghiệp xuất khẩu nghiên cứu thị trường về chất lượng, giá cả, tính mùa vụ và thời gian giao hàng. Họ cần biết phạm vi chất lượng sản phẩm được chấp nhận tại thị trường Hoa Kỳ

Đặc biệt, cần tính toán thời gian chính xác cho các bước vận chuyển hàng hóa từ Hoa Kỳ “đếm ngược” về Việt Nam, có thể mất từ vài tuần đến hơn cả năm trời !

Khoảng cách địa lý giữa nguồn cung ứng sản phẩm và thị trường càng lớn thì thời gian và chi phí để đưa nó đến người tiêu dùng cuối cùng càng cao, và do đó, nghiên cứu thị trường càng quan trọng! Các doanh nghiệp có thể tự làm hoặc thuê ngoài với những thông tin phức tạp

Song Hà
 
Thời điểm để doanh nghiệp Hoa Kỳ nhượng quyền tại Việt Nam​

gapgo.jpg

Việt Nam đã mở cửa lĩnh vực nhượng quyền thương mại (franchise), nhưng theo bà Sarah Kemp, Tham tán Thương mại - Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, “rào cản lớn nhất không phải là quy định pháp lý mà là cơ sở hạ tầng và khả năng tìm kiếm nhà đầu tư phù hợp”

* Có tin thương hiệu Nhà hàng McDonald’s định vào Việt Nam nhưng không thành. Điều này có làm nản lòng các doanh nghiệp khác của Mỹ muốn nhượng quyền thương mại ở Việt Nam ?

- McDonald’s không phải là công ty franchise duy nhất, hơn nữa yêu cầu của những công ty như vậy về đối tác, nguồn cung cấp... rất cao. Do đó, các nhà đầu tư Việt Nam cân nhắc các thương hiệu khác đã thành công mà không đòi hỏi quá cao

Lỗi thường gặp là các nhà đầu tư hay chú trọng vào những doanh nghiệp quá nổi tiếng nhưng trong nhiều trường hợp, chính những thương hiệu thành công mà kém nổi tiếng hơn lại thu được lợi nhuận cao hơn

* Bà nhận xét thế nào về các quy định pháp lý của Việt Nam trong lĩnh vực franchise ?

- Trước đây, cơ sở hạ tầng là một trở ngại lớn cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn franchise ở Việt Nam, bởi không có nhiều trung tâm thương mại và mặt bằng giá cho thuê bán lẻ khá cao. Franchise đem lại lợi ích chung cho cả hai bên. Đây là cơ hội tiếp cận những tiêu chuẩn kinh doanh, kinh nghiệm quản lý thương hiệu, quản lý tài chính của quốc tế, đồng thời là nguồn tạo việc làm quan trọng, nhất là với lực lượng lao động trẻ

Franchise cũng đem lại nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng. Rào cản lớn nhất của Việt Nam không phải là quy định pháp lý mà là cơ sở hạ tầng và khả năng tìm kiếm nhà đầu tư phù hợp. Với những vấn đề khác, các công ty sẽ tự xem xét các vấn đề cụ thể khi tiếp xúc với các đối tác Việt Nam

Kể từ khi gia nhập WTO, Việt Nam đã mở cửa lĩnh vực franchise và cơ sở hạ tầng của Việt Nam hiện nay cũng đã sẵn sàng. Vì vậy, đầu tháng 12 này, một đoàn 12 doanh nghiệp Hoa Kỳ sẽ tới Việt Nam để tìm cơ hội Franchise, trong đó có Which Wich, Vitamin Shoppe, AppleBee’s, Melting Pot, Global Franchise Group, Pollo Tropical, Crestcom...

Chúng tôi sẽ tổ chức các buổi gặp gỡ, trao đổi giữa doanh nhân đã và đang kinh doanh franchise với các đối tác tiềm năng, để từ đó đánh giá, quyết định cơ hội hợp tác. Hiện đã có gần 40 doanh nghiệp của Việt Nam đăng ký gặp gỡ với các doanh nghiệp Hoa Kỳ

Kết quả của những buổi gặp gỡ, trao đổi giữa doanh nhân hai nước, sẽ là bước khởi động cho các kế hoạch tương lai của các doanh nghiệp Hoa Kỳ mong muốn franchise ở Việt Nam

* Tại sao các doanh nghiệp Hoa Kỳ lại quan tâm đến chuyển nhượng thương mại ở Việt Nam vào thời điểm này ?

- Hiện nay, Hoa Kỳ có 900 ngàn doanh nghiệp nhượng quyền trong 70 ngành nghề khác nhau, đóng góp 15% việc làm ở khu vực tư nhân. Trong khi 80% các doanh nghiệp khởi nghiệp không tham gia franchise đều thất bại, thì tỷ lệ thành công trong số các doanh nghiệp tham gia nhượng quyền là 80%

Nhìn chung, các doanh nghiệp Hoa Kỳ tìm kiếm những thị trường minh bạch, có thể dự báo được, có đối tác đáng tin cậy và có quy mô hợp lý. Vì vậy, các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tìm kiếm cơ hội để tăng doanh thu và tăng cường sự hiện diện thương hiệu của mình trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam

Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình và có tầng lớp trung lưu ngày càng lớn. Theo thống kê, hai năm tới, số lượng người trong tầng lớp trung lưu của Việt Nam sẽ tăng gấp đôi. Thói quen tiêu dùng của những người này là giáo dục, đồ ăn/uống, chăm sóc sức khoẻ, phương tiện đi lại và các vật dụng cá nhân/gia đình

Ngoài ra, Việt Nam ngày càng đón nhiều khách du lịch, việc chuyển nhượng thương mại sẽ góp phần tạo ra nhiều lựa chọn khác cho các du khách này, bởi họ thường tìm tới những thương hiệu đồ ăn, nhà hàng quen thuộc. Hiện tại, Việt Nam đã có 70 thương hiệu nước ngoài được đăng ký nhượng quyền

Chúng ta vừa thấy chuỗi nhà hàng gà rán Kentucky KFC khai trương nhà hàng thứ 100. Quy mô thị trường ở Việt Nam thật sự đã sẵn sàng cho các thương hiệu lớn. Theo tôi, đây là thời điểm phù hợp để các doanh nghiệp Hoa Kỳ tham gia vào thị trường franchise ở Việt Nam
 
Gà nướng, pizza Mỹ... muốn vào Việt Nam​

- Các thương hiệu nhà hàng, thức ăn có tiếng của Mỹ như Johnny Rockets, Denny’s, Applebees’s... đã có cuộc tiếp xúc với các doanh nghiệp VN để tìm đường mở rộng sự hiện diện của họ tại đây

536498.jpg

Cửa hàng kem cà phê thương hiệu Mỹ tại TP.HCM​

Cuộc đổ bộ của những thương hiệu nhà hàng, thức ăn nhanh tên tuổi của Mỹ vào VN sắp tới thông qua con đường nhượng quyền được dự báo sẽ làm cho thị trường tiêu dùng VN thêm phần sôi động

Khi đại gia Mỹ “nhòm ngó” Việt Nam

Một phái đoàn nhượng quyền gồm 10 doanh nghiệp lớn của Mỹ đã đến VN để xúc tiến tìm kiếm cơ hội hợp tác với gần 40 doanh nghiệp VN, đúng vào tuần lễ Mỹ và VN kỷ niệm 10 năm ký kết Hiệp định thương mại song phương đầu tuần tháng 12-2011. Chín trong 10 doanh nghiệp đó đều là những thương hiệu nhà hàng, ẩm thực, muốn bán nhượng quyền vào VN

"Chúng tôi đã có mặt ở tám quốc gia, nhưng VN chính là quốc gia châu Á đầu tiên được nhắm đến vì tiềm năng hấp dẫn của đất nước đông dân này"

Ông J.Marc Mushkin (phó giám đốc bộ phận quốc tế của thương hiệu gà nướng Pollo Tropical)


Tự tin về những thông tin thu thập được, ông J.Marc Mushkin, phó giám đốc bộ phận quốc tế của thương hiệu gà nướng Pollo Tropical, cho rằng VN là một trong những quốc gia tiêu thụ thịt gà cao trên thế giới. Khác với các món gà phổ biến của thương hiệu Mỹ đang hiện diện tại VN, ông J.Marc Mushkin nói gà của Pollo Tropical đều sử dụng phương pháp nướng chín của vùng Miami, khách hàng có thể tự chọn loại xốt ưa thích

“Chúng tôi đã có mặt ở tám quốc gia, nhưng VN chính là quốc gia châu Á đầu tiên được nhắm đến vì tiềm năng hấp dẫn của đất nước đông dân này”, ông Mushkin cho biết

Trong những thương hiệu Mỹ tìm hiểu ở thị trường VN lần này, có mặt thương hiệu pizza Round Table Pizza. Chuỗi nhà hàng pizza của Mỹ vừa hoàn thành các thủ tục nhượng quyền với Tập đoàn Mesa Group để có mặt tại VN trong quý 1-2012. Cơ hội được thương hiệu này tận dụng khi nhìn thấy sự phát triển nhanh chóng của những cửa hàng thức ăn nhanh ở VN

Tuy nhiên, những tiêu chuẩn mà Round Table Pizza đưa ra khá khó khăn, như yêu cầu bên nhận nhượng quyền phải nhập toàn bộ nguyên liệu của họ, toàn bộ nhân viên bên Mỹ sang huấn luyện... Dự kiến Round Table Pizza sẽ phát triển chuỗi 20 cửa hàng trong thời gian tới

Trong khi đó đại diện Tập đoàn Focus Brands sở hữu các thương hiệu Carvel’s, Cinnabon, Moe’s Southwest Grill... với kinh nghiệm nhượng quyền trên 40 quốc gia, 3.300 cửa hàng cũng cho biết đối tác nhận nhượng quyền sẽ được hỗ trợ tối đa để đảm bảo kinh doanh có lời, chỉ cần họ đảm bảo những mặt bằng đẹp và đang kinh doanh trong ngành thực phẩm

“Applebees’s là kiểu nhà hàng vừa phục vụ ăn uống vừa có nhạc giải trí. Khách cảm nhận sự thoải mái trên những chiếc ghế nệm êm, rộng rãi. Mô hình này sẽ đem đến không gian mới lạ cho thực khách VN” - ông Phil Crimmins, phụ trách bộ phận quốc tế của Applebees’s, vui vẻ nói

Cần đối tác lớn

Với vai trò là người “mai mối”, ông Scott Lehr, phó chủ tịch bộ phận phát triển quốc tế của Tổ chức Nhượng quyền thương mại quốc tế, cho biết nền kinh tế Mỹ gặp ít nhiều khó khăn, các doanh nghiệp Mỹ muốn phát triển thương hiệu và công việc kinh doanh của mình, đặc biệt là vươn xa khỏi nước Mỹ. Đây chính là thời điểm thích hợp nhất và châu Á, trong đó có VN, là sự lựa chọn mà doanh nghiệp Mỹ mở rộng mạng lưới cửa hàng trên toàn cầu của mình

Thương mại Việt - Mỹ đạt 20 tỉ USD

Theo Đại sứ quán Mỹ tại VN, trong vòng 10 năm kể từ khi Hiệp định thương mại song phương giữa Mỹ và VN có hiệu lực, hiện thương mại hai chiều giữa hai nước đã tăng từ 1,5 tỉ USD lên 20 tỉ USD. Hiện Mỹ là quốc gia nhập siêu của thị trường VN với các sản phẩm chủ lực như dệt may, giày dép, nông sản...


Hầu hết doanh nghiệp tìm hiểu thị trường VN lần này đều có cái nhìn khá lạc quan với thị trường VN. Ông Phil Crimmins cho rằng để đàm phán thành công một hợp đồng nhượng quyền và đưa vào thực tế với sự xuất hiện các nhà hàng phải mất ít nhất 1-2 năm. Nhưng những cuộc gặp gỡ này giúp thiết lập các mối quan hệ, sự tin cậy. Quan trọng là chúng ta tạo được mối quan hệ

Tuy nhiên, các doanh nghiệp Mỹ sẽ phải gặp thách thức về giá. Ông Scott cho biết giá những món ăn từ các nhà hàng này sẽ không rẻ, nhưng nếu người tiêu dùng muốn mua một sản phẩm thương hiệu toàn cầu, họ cũng dễ chấp nhận một mức giá quốc tế đó

“Cách đây 15 năm khi vào thị trường Trung Quốc, nhiều thương hiệu Mỹ cũng gặp những phản ứng như thế. Nhưng giờ đây mọi thứ hoàn toàn khác, chúng ta cần thời gian”, ông Scott nói

Theo ông Trần Tịnh Minh Triết, CEO của Công ty tư vấn nhượng quyền Best Fortune, 90% các phi vụ nhượng quyền tại VN đều rơi vào ngành nhà hàng, kinh doanh ẩm thực, tỉ lệ thành công của nhượng quyền lĩnh vực này cao hơn so với các lĩnh vực khác như bán lẻ, giáo dục...

Ông Triết cho biết các doanh nghiệp Mỹ thường đòi hỏi đối tác năng lực tài chính vững, có kinh nghiệm trong lĩnh vực mà họ mua nhượng quyền, hiểu thị trường trong nước. “Doanh nghiệp Mỹ không nhắm đến các công ty vừa và nhỏ, mức đầu tư cho những vụ nhượng quyền từ vài trăm ngàn USD đến cả triệu USD”, ông Triết nói

Như Bình
 
Việt Nam là 1 trong 9 thị trường quan trọng nhất với doanh nghiệp Mỹ​

vietnam17012.jpg

Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ đã chọn Việt Nam vào một trong chín thị trường mới nổi quan trọng nhất đối với hàng hóa xuất khẩu Mỹ và để hỗ trợ tạo việc làm

Việt Nam cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng nếu muốn tăng trưởng tốt. Tuy nhiên nguồn cung tiền tương lai gặp khá nhiều khó khăn bởi kinh tế toàn cầu đi xuống

Ngân hàng Xuất nhập khẩu của Mỹ (US Ex-Im Bank), ngân hàng của Mỹ chuyên cung cấp các khoản tín dụng cho xuất khẩu Mỹ, đang đẩy mạnh các nỗ lực hỗ trợ cho nhiều công ty Mỹ muốn mở rộng thị phần tại Việt Nam như GE và Lockheed Martin

Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ đã chọn Việt Nam vào một trong chín thị trường mới nổi quan trọng nhất đối với hàng hóa xuất khẩu Mỹ và để hỗ trợ tạo việc làm (nhóm thị trường còn lại bao gồm Braxin, Mêhicô, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi, Nigeria, Ấn Độ và Indonexia)

Khi đến Việt Nam để bàn thảo về đẩy nhanh các cuộc đối thoại liên quan đến việc cấp vốn khoảng 2 tỷ USD cho các dự án hạ tầng, ông Fred Hochberg, chủ tịch ngân hàng US Ex-Im Bank, khẳng định các khoản đầu tư đóng vai trò quan trọng nếu Việt Nam muốn kiềm chế lạm phát và muốn tăng trưởng kinh tế khoảng 6%/năm

Theo ông Hochberk, việc đầu tư vào các nhà máy điện mới và cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng trong việc kiềm chế lạm phát và đảm bảo hàng hóa được cung ra thị trường đúng thời điểm, chất lượng tốt tại Việt Nam

Nhiều công ty đầu tư hạ tầng phương Tây quan tâm đến Việt Nam nhưng họ đối đầu với cạnh tranh mạnh mẽ từ các công ty Trung Quốc, vốn hưởng lợi nhiều từ nguồn vốn của nhà nước; cũng như các công ty Nhật, đối tượng hưởng lợi trực tiếp từ chương trình hỗ trợ của chính phủ Nhật dành cho Việt Nam

Tuy nhiên ông Hochberg tin các công ty Mỹ có thể cạnh tranh ngang ngửa với nhiều công ty sản xuất từ các nước khác

Ông nói: “Khi tôi nói chuyện với người mua hàng, họ luôn công nhận chất lượng, sự đổi mới, dịch vụ và hoạt động chuyển hàng của các công ty sản xuất hàng đến từ Mỹ. Chúng tôi luôn sẵn sàng để đảm bảo hoạt động cấp vốn cho các công ty”

Trong buổi họp với quan chức Việt Nam, ông Ochberg khẳng định ông muốn đẩy nhanh các cuộc đối thoại liên quan đến nhiều hoạt động đầu tư quan trọng, trong đó bao gồm dự án vệ tinh có sự tham gia của Lockheed Martin cũng như nhiều dự án phát triển nhà máy điện cho đến nay đã thu hút sự quan tâm của General Electric và Black & Veatch

Ông khẳng định: “Thị trường Việt Nam đầy thách thức. Tổng giá trị xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam hiện mới chỉ ở mức khoảng 4 tỷ USD. Xét đến quy mô nền kinh tế và dân số, doanh nghiệp Mỹ mới chỉ bước đầu thâm nhập vào Việt Nam

” Ông cho biết doanh nghiệp Mỹ muốn củng cố thương mại với Việt Nam, nhiệm vụ tương ứng với chiến dịch trở lại châu Á của Mỹ: “Hiện đang tồn tại mối quan hệ chiến lược giữa Mỹ và Việt Nam ở cấp độ chính phủ và con người. Chúng tôi đang cố gắng phát huy nó trên phương diện thương mại”
 
Các hãng sản xuất lớn sẽ trở lại với xu hướng “Made in USA’’ ?​

37% giám đốc sản xuất của các công ty Mỹ đang lên kế hoạch chuyển cơ sở sản xuất từ Trung Quốc về nước nhà. Tỷ lệ tăng lên 48% trong các công ty có doanh thu hàng năm trên 10 tỷ USD

Theo khảo sát trực tuyến được Boston Consulting Group (BCG) thực hiện hồi tháng 2 với sự tham gia của 106 công ty sản xuất có trụ sở đặt tại Mỹ, các nhà sản xuất lớn dường như đang có xu hướng chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc trở lại Mỹ

Chi phí lao động cùng với chất lượng hàng hóa là những lý do hàng đầu khiến các công ty xem xét đến “re-shoring” – quay trở lại với các nguồn lực trong nước. Hiện nay, một vài công ty đang coi Mỹ như một nước tiêu biểu cho chi phí sản xuất thấp với tỷ lệ thất nghiệp tăng cao

Theo nghiên cứu này, 37% giám đốc sản xuất của các công ty đặt tại Mỹ đang lên kế hoạch hoặc đang chủ động xem xét chuyển cơ sở sản xuất từ Trung Quốc về nước nhà. Tỷ lệ tăng lên mức 48% trong các công ty có doanh thu hàng năm lớn hơn 10 tỷ USD

Hầu hết những công ty tham gia khảo sát đều dự đoán chi phí lương ở Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng, vì thế chi phí sản xuất ở đây sẽ trở nên đắt đỏ hơn so với dự tính. Từ các công ty sản xuất cao su và các sản phẩm nhựa cho đến các công ty sản xuất linh kiện máy tính đều đang có xem xét xu hướng “re-shoring”

Harold Sirkin, đồng tác giả của nghiên cứu này nhận định nền kinh tế sản xuất đang quay trở lại với nước Mỹ. Đến cuối thập kỷ này, với lợi thế nền tảng có nhiều lợi thế cạnh tranh, khu vực sản xuất sẽ giúp tạo ra đến 3 triệu việc làm cho nước Mỹ

Cũng theo ông Sirkin, các công ty lớn đang xây dựng nhiều hơn các nhà máy có thể được chuyển dịch và cấp vốn dễ dàng hơn. Sirkin dẫn chứng trường hợp của Ford, NCR, MasterLock, SleekAudio, Chesapeake Bay Candle, và Farouk Systems để minh họa cho xu hướng này

Theo BCG, Mỹ đang trở thành một nước phát triển có chi phí thấp với mức lương thấp hơn ở các nước Tây Âu hay Nhật Bản. Ngày càng nhiều các công ty châu Âu và Nhật Bản “xuất khẩu” các nhà máy sang Mỹ

Một vài công ty như General Electric Co và Boeing Co cho biết họ đã đi quá xa trong việc đấy hoạt động sản xuất ra ngoài nước Mỹ trong khi chênh lệch về lương đang được thu hẹp lại. GE đã chuyển hầu hết các nhà máy sản xuất ứng dụng từ Mexico và Trung Quốc về Kentucky

Caterpillar Inc cũng đã chuyển một vài cơ sở từ Nhật Bản về Mỹ, chọn Georgia làm nơi sản xuất máy kéo loại nhỏ và máy xúc. Công ty chuyên sản xuất máy móc hạng nặng này đang xây dựng và mở rộng 15 cơ sở sản xuất ở Mỹ đồng thời cũng mở rộng sản xuất ở Trung Quốc

Xu hướng re-shoring có thể sẽ chậm lại hoặc thậm chí đảo chiều nếu giá trị của đồng USD tăng vọt. Theo Viện chế tạo Mỹ và Deloitte, khoảng 600.000 việc làm trong khu vực sản xuất đang còn trống do thiếu nhân công chất lượng cao

Sự thiếu hụt này có thể được bù đắp bằng việc chuyển sang tập trung đào tạo sinh viên trong ngành khoa học, công nghệ, chế tạo và toán học
 
Cơ hội hợp tác Việt - Mỹ về khoa học công nghệ​

Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, ngày 22/6, Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ và Quỹ Giáo dục Việt Nam đã phối hợp tổ chức cuộc tọa đàm "Đổi mới khoa học công nghệ, những cơ hội hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ"

Tọa đàm có sự tham gia của Bộ trưởng bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam Nguyễn Quân, Cố vấn của Ngoại trưởng Mỹ về khoa học và công nghệ William Colglasier và khoảng 70 nhà khoa học, nhà quản lý của hai nước tham dự

Khai mạc buổi tọa đàm, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Cường cho rằng tiềm năng hợp tác về khoa học công nghệ giữa Việt Nam và Mỹ là rất lớn. Sau khi hai nước có hiệp định về hợp tác khoa học và công nghệ năm 2000, mối quan hệ trong lĩnh vực này đã phát triển nhanh

Hiện các nhà khoa học hai nước đã có những hoạt động hợp tác ở nhiều mức độ khác nhau trên rất nhiều lĩnh vực, từ công nghệ thông tin, viễn thông, môi trường, biến đổi khí hậu, đại dương học, công nghệ sinh học, đến các hợp tác với Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ trong các chương trình nghiên cứu không gian, hợp tác về phát triển năng lượng hạt nhân ...

Phát biểu tại diễn đàn, Bộ trưởng Nguyễn Quân trình bày một số nét chính trong chính sách phát triển khoa học và công nghệ của Việt Nam, đặc biệt là việc đầu tư ngày càng lớn cho lĩnh vực này của chính phủ và các doanh nghiệp, với mục tiêu dành đầu tư 2% GDP cho khoa học và công nghệ vào năm 2020

Ông nêu các mục tiêu của ngành khoa học công nghệ Việt Nam từ nay đến 2020, như phát triển nghiên cứu và ứng dụng, khoa học cơ bản. Các ngành được ưu tiên phát triển là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng... Ngoài ra còn một số lĩnh vực như an ninh mạng, công nghệ quốc phòng, không gian, đại dương, môi trường

Sau khi điểm lại những hoạt động hợp tác thời gian qua giữa Mỹ và Việt Nam trong lĩnh vực khoa học công nghệ, tiến sỹ William Colglasier, Cố vấn Ngoại trưởng Mỹ, nêu một số đề xuất cho việc phát triển khoa học công nghệ ở Việt Nam, từ việc đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông và đại học, tăng cường đầu tư chính phủ cho các phòng thí nghiệm ở các trường đại học và phòng thí nghiệm cấp quốc gia...

Các nhà khoa học và quản lý của cả hai nước sau đó đã có hai phiên thảo luận, trao đổi về các kinh nghiệm tốt của quốc tế trong lĩnh vực hợp tác khoa học công nghệ, những việc cần làm, cách thức thực hiện và hành động trong thời gian tới để thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Phát biểu với phóng viên sau cuộc tọa đàm, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết hai nước đang đứng trước triển vọng hợp tác rất lớn trên tất cả các lĩnh vực khoa học công nghệ. Hiện lĩnh vực được chú trọng nhất là công nghệ cao do Mỹ là nước phát triển hàng đầu thế giới

Một trong những lĩnh vực được quan tâm, theo bộ trưởng, là năng lượng hạt nhân và Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với Mỹ trong lĩnh vực này để bảo đảm tính an toàn cho các nhà máy sẽ xây dựng trong tương lai

Ông cho biết bên cạnh việc giúp Việt Nam trong xây dựng các văn bản pháp quy, các tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn, hiện Mỹ còn đang cùng Việt Nam đàm phán một hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự. Ông hy vọng hai nước có thể ký hiệp định này trong năm 2013

Trong chuyến thăm và làm việc tại Mỹ lần này, Bộ trưởng Nguyễn Quân đã tới thăm công ty Westinghouse, công ty hàng đầu thế giới về lĩnh vực năng lượng hạt nhân

Công ty này hiện đang xây dựng bốn nhà máy điện hạt nhân tại Mỹ và bốn nhà máy tại Trung Quốc với công nghệ AP1000, được đánh giá là có mức độ đảm bảo an toàn cao nhất hiện nay

Đỗ Thúy
 
Top