What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Doanh nhân Việt nghiên cứu Trung Quốc

Thương lái nước ngoài không được tự thu mua nông sản

Thương nhân hay thương lái Trung Quốc muốn mua nông sản Việt Nam thì phải thông qua thương lái Việt Nam đã đăng ký kinh doanh

Trước tình trạng thương nhân Trung Quốc thu mua hàng nông sản Việt Nam ồ ạt thời gian qua, ông Nguyễn Lộc An, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), khẳng định: Các thương nhân, thương lái nước ngoài không được trực tiếp vào tận vườn thu mua nông sản. Họ chỉ được đi theo các lái buôn Việt Nam vào vườn với mục đích tham khảo mặt hàng, giá cả

“Các công việc mua gom đều phải do thương lái người Việt đảm nhận. Họ chỉ được phép ký hợp đồng mua sản phẩm qua thương lái Việt Nam”

Những thương nhân nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam muốn thực hiện quyền xuất khẩu phải được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu. Với những thương nhân nước ngoài có hiện diện thương mại tại Việt Nam, họ có quyền mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu. Tuy vậy, quyền này không bao gồm quyền tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác

Các thương nhân nước ngoài được khảo sát giá cả, hàng hóa và ký kết hợp đồng với các thương nhân Việt Nam thực hiện mua bán hàng hóa và xuất khẩu cho thương nhân nước ngoài. Đây là hoạt động thương mại bình thường

TS Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế, Viện Kinh tế-Xã hội Hà Nội đề xuất cần phải có danh mục nông sản hạn chế thu mua. Hiện nước ta chưa có quy định danh mục này. Ngoài ra, theo quy định cam kết WTO, Trung Quốc có quyền tự do hóa thương mại. Đó là các yếu tố để tạo điều kiện cho thương nhân nước ngoài mặc sức thu mua nông sản, sẽ tạo ra nguồn cung thiếu hụt cho thị trường trong nước, phá vỡ quy hoạch nông sản của Việt Nam

Theo quy định WTO, Việt Nam có quyền cấm các thương nhân nước ngoài đăng ký kinh doanh và thu mua trực tiếp hàng hóa để xuất khẩu ra nước ngoài. Tuy nhiên, phần lớn thương nhân Trung Quốc tìm cách lách luật bằng việc mở các điểm thu mua xuất khẩu qua tiểu ngạch và chúng ta khó kiểm soát về thuế, bởi họ thường tiến hành theo hợp đồng miệng
 
Last edited:
Vì sao hàng Việt "thua" hàng Trung Quốc ở nông thôn ?

“Người nông thôn không cần biết đến chủ trương nào cả, họ chỉ cần nhìn thấy hàng hóa là họ mua. Cứ đưa hàng Việt chất lượng và giá phù hợp về nông thôn đi, dần dần họ sẽ sử dụng thành quen”

Nông thôn là thị trường của hàng Trung Quốc

Bên lề buổi tọa đàm “Để người Việt gần hơn với hàng Việt”, bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao cho rằng: “Việc các doanh nghiệp Việt Nam xưa nay quen với việc xuất khẩu và buôn bán trong đô thị nên không hiểu được nhu cầu, thói quen sử dụng của người tiêu dùng (NTD) nông thôn. Sự bỏ ngỏ của các doanh nghiệp sản xuất, nhà phân phối đối với thị trường vùng nông thôn vừa là thiếu sót, vừa là thiếu trách nhiệm trong cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Trên thực tế, lâu nay nông thông được cho là thị trường của hàng Trung Quốc. Về vấn đề này, bà Hạnh nhìn nhận: “Tôi e rằng nếu chúng ta không tổ chức những phiên chợ hàng Việt ở nông thôn một cách nghiêm túc, thật chuyên nghiệp và chỉn chu mà để tái diễn những hình ảnh không hay như trò chơi trúng thưởng, cờ bạc, hàng ngoại nhập tràn lan trong các phiên chợ hàng Việt tại nông thôn như năm vừa qua thì lợi bất cập hại

Theo tôi, các chuyến hàng Việt đưa về nông thôn không chỉ đơn thuần là kích cầu, cũng không phải là sự hỗ trợ cho doanh nghiệp xây dựng mạng lưới phân phối mà phải tạo được hiệu ứng lan tỏa về hình ảnh hàng Việt Nam đối với NTD nông thôn”

“Sau gần 3 năm hoạt động, đã có 65 phiên chợ hàng Việt ở 23 tỉnh/thành trên cả nước. Tổng doanh thu của các doanh nghiệp Việt tham gia phân phối đạt 56,229 tỷ đồng và 995.000 lượt NTD đến chợ. Đối với thị trường nông thôn, chúng tôi đã bắt được tín hiệu ban đầu về sự đón nhận hàng Việt của NTD. Nếu như các doanh nghiệp có sự chẩn bị, đầu tư đầy đủ và chăm chút hơn cho thị trường nông thôn với những sản phẩm có chất lượng, giá cả phải chăng thì tôi tin chắc rằng hàng Việt sẽ đẩy lùi được hàng Trung Quốc và hàng ngoại nhập khác” - bà Hạnh khẳng định

Liên quan đến hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam, Tiến sỹ Nguyễn Quang A chia sẻ: “Mấy hôm trước, tôi đến siêu thị Nguyễn Kim mua một chiếc điện thoại hiệu Nokia khá ưng ý, nhưng sau đó lần mò ra thì tôi phát hiện thấy chiếc điện thoại Nokia đó dán mác “made in China”. Sự vô lí này thúc giục tôi tiếp tục tìm hiểu và nhận thấy rằng dù là điện thoại mang thương hiệu Philips, Nokia, Samsung hay Ipad… thì cũng đều xuất xứ từ Trung Quốc, bởi vì có tới 40% sản phẩm điện thoại trên thế giới được sản xuất ở Trung Quốc”

Theo số liệu từ Tổng Cục thống kê Việt Nam, tổng giá trịhàng hóa nhập từ Trung Quốc về Việt Nam từ 2007 đến tháng 4/2011 là 12, 7 tỷ USD. Trong đó, chủ yếu là các loại hóa chất, linh kiện điện tử, ti vi, máy móc, thiết bị phụ tùng, phân bón, sắt thép, vải và xăng dầu…

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang A cung cấp những con số “khủng” để chứng minh về sức tăng trưởng của hàng Trung Quốc tại thị trường Việt Nam: Trong 4 tháng đầu năm 2010 tổng giá trị nhập khẩu hàng Trung Quốclà 1,7 tỷ USD và 4 tháng đầu năm 2011 là 1,95 tỷ USD.

Mấu chốt nằm ở thu nhập

Bà Đinh Thị Mỹ Loan - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam thừa nhận: “Hiện nay việc xác định thế nào được coi là hàng Việt và thị trường nông thôn vẫn chưa thực sự được chú trọng. Dù thời gian qua, những hoạt động đi vào thị trường nông thôn đã được triển khai rất nhiều song có thể thấy con số 80% thị trường nông thôn rộng lớn vẫn chưa được khai thác hết

Đây là bài toán không dễ đòi hỏi nhiều công sức, nỗ lực của toàn xã hội, sự chung tay của cả doanh nghiệp, nhà quản lý và các hiệp hội. Sau nhiều chương trình phân phối hàng về nông thôn, chúng tôi nhận thấy, vì sao nhu cầu của bà con nông dân là rất lớn, song, họ vẫn chưa thể tiếp cận với hàng Việt nhiều hơn, chính là bởi, thu nhập của họ vẫn còn quá thấp”

Về vấn đề giải pháp, bà Loan cho hay: Gia tăng thu nhập cho bà con là một trong những yếu tố cần thiết để người dân nông thôn tiếp cận được với hàng Việt nhiều hơn. Nếu không có tiền, bà con không thể có phương tiện thỏa mãn nhu cầu mua sắm. Cần khôi phục hệ thống hợp tác xã thương mại - trước đây là những hệ thống chân rết xuống tận các phường, xã. Do đó, vai trò của Liên minh hợp tác xã cũng rất quan trọng trong chương trình này”

Ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho rằng: “Cần tập trung xây dựng một chiến lược cho hàng hóa Việt Nam, chiến lược ấy không mang tính đối phó do khủng hoảng kinh tế dẫn tới xuất khẩu suy giảm phải quay về thị trường nội địa mà hướng tới tạo lập một không gian đầy đủ cho tự do kinh doanh, sản xuất, cho sáng tạo để thị trường sẽ dẫn dắt doanh nghiệp tồn tại và phát triển, trên nguyên tắc thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu của NTD Việt Nam”

Trong nền kinh tế thị trường lĩnh vực phân phối là sự kết nối sống còn giữa nhà sản xuất và NTD, hoạt động của lĩnh vực này ảnh hưởng mạnh đến NTD. Hiệu quả của mức độ cạnh tranh giữa các nhà phân phối sẽ dẫn tới việc giảm giá bán hàng hóa có lợi cho tiêu dùng xã hội, giảm được sự méo mó trong cơ cấu giá hàng hóa lưu thông trên thị trường

“Trong lúc thu nhập của đại bộ phận NTD Việt Nam còn thấp thì họ rất quan tâm đến yếu tố giá cả hàng hóa, vì vậy các doanh nghiệp sản xuất cần chú trọng đầu tư chiều sâu tiết kiệm sản xuất nâng cao năng suất lao động để hạ giá thành sản phẩm, chú trọng phân khúc thị trường theo sức mua có khả năng thanh toán. Cần tiêu chuẩn hóa hàng hóa sản xuất ở Việt Nam, nâng tầm dần đến tiêu chuẩn chất lượng của khu vực và quốc tế”- ông Phú nhấn mạnh
 
Last edited:
Khi chợ Đồng Xuân chuyên phân phối hàng Trung Quốc

Hàng Trung Quốc chiếm thị phần chủ yếu tại chợ Đồng Xuân từ năm 1986 tới nay, riêng đồ lưu niệm, đồ chơi, điện thoại, va ly, cặp sách… Trung Quốc chiếm tới 90%

Tóm tắt:

- Hàng Việt giờ đây không được kinh doanh nhiều ở chợ truyền thống

- Hàng Trung Quốc tại Chợ Đồng Xuân chiếm 70 - 90%

- Hàng Trung Quốc hấp dẫn vì giá rẻ, mẫu mã, kiểu dáng phong phú

- Hàng Trung Quốc thường nhập về qua tiểu ngạch, không phải đóng thuế

- Nhà nước cần nâng cao hiệu quả chống buôn lậu


Hàng Việt vẫn chưa được ưu tiên kinh doanh ở chợ truyền thống hay chợ truyền thống khó có điều kiện để tiếp cận với hàng Việt là những vấn đề đã được “mổ xẻ” bởi các cơ quan chức năng và các tiểu thương tại chợ Đồng Xuân, vào sáng 30/8

Tại toạ đàm “Vì sao hàng Việt chưa được kinh doanh ở chợ truyền thống”, ông Đỗ Xuân Thuỷ, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đồng Xuân, cho biết được xây dựng từ năm 1889, trong nhiều thập kỷ qua chợ Đồng Xuân vẫn luôn giữ vị trí là chợ đầu mối bán buôn lớn của cả nước. Mỗi ngày lượng hàng hoá luân chuyển từ chợ đến các vùng miền trong cả nước là khoảng 15 – 20 tấn. Doanh thu hàng năm đạt trên 4.000 tỷ đồng

Tuy nhiên từ năm 1986 đến nay, hàng hoá của Trung Quốc đã chiếm thị phần chủ yếu tại chợ Đồng Xuân. Những mặt hàng như đồ lưu niệm, đồ chơi, điện thoại, va ly, cặp sách… hàng Trung Quốc chiếm tới 90%, còn đối với hàng tạp phẩm, vải, quần áo may sẵn con số này là 70%. Mặc dù, theo đánh giá của chính các tiểu thương thì hàng hoá có nguồn gốc từ Trung Quốc đều có chất lượng không cao

Nhưng điều đáng nói là, theo ông Thuỷ điều này không chỉ diễn ra ở riêng chợ Đồng Xuân mà ở nhiều chợ truyền thống khác, hàng Việt chưa có chỗ đứng xứng đáng

Nguyên nhân được chỉ ra là do sức cạnh tranh của hàng Việt còn yếu. Đa phần thu nhập của người dân Việt Nam còn thấp nên người tiêu dùng khá quan tâm đến giá, chỉ cần chênh lệch từ 500 – 1.000 đồng/sản phẩm là họ sẵn sàng chuyển sang mua hàng của hãng khác. Trong khi đó, hàng hoá của Trung Quốc rất phong phú về chủng loại, mẫu mã, kiểu dáng luôn thay đổi, giá cả lại hấp dẫn

Về phía doanh nghiệp trong nước cũng chưa quan tâm đến việc phân phối hàng hoá tại chợ truyền thống mà mới chỉ tập trung đầu tư cho việc xuất khẩu

Do đó, hiện nay đang tồn tại một điều tưởng chừng như nghịch lý, đó là ở chợ Đồng Xuân các tiểu thương đang tự nguyện trưng bày sản phẩm bán chạy của Trung Quốc ở vị trí thuận lợi mà các nhà sản xuất này không phải tốn một đồng nào cho phí. “Nếu chúng ta thiết lập được mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, các hộ kinh doanh và có chính sách ưu đãi phù hợp thì hàng Việt Nam hoàn toàn có thể được ưu tiên trưng bày ở những vị trí thuận lợi nhất”, ông Thuỷ nhận định

Một lý do khác khiến doanh nghiệp Việt Nam để mất cơ hội đưa hàng hoá đến tay người tiêu dùng trong nước là vì hàng Trung Quốc len lỏi vào chợ Đồng Xuân thông qua đường tiểu ngạch, không phải đóng thuế nhập khẩu nên giá thành rẻ. Tiểu thương được đưa hàng đến tận nơi mà không phải lo kiếm tìm nguồn. Hình thức thanh toán thì khá linh hoạt, sản phẩm sai hỏng cũng dễ dàng được đổi lại…

“Thực tế không phải ở chợ Đồng Xuân ít kinh doanh hàng Việt mà chủ yếu là kinh doanh sản phẩm của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, không có bản quyền, thương hiệu. Nhưng làm việc với các đơn vị này tiểu thương không cần phải có tư cách pháp nhân để ký các hợp đồng. Hàng hoá cũng linh hoạt hơn trong thanh toán và đổi khi hỏng hóc”, ông Nguyễn Khắc Ngọc, một tiểu thương chuyên kinh doanh giày dép cho hay

Tại buổi tọa đàm, tâm tư chung của các hộ kinh doanh tại chợ đầu mối này đều muốn kinh doanh hàng Việt. Phần vì, kinh doanh hàng hoá nhập khẩu không có nguồn gốc xuất xứ, các tiểu thương luôn phải đối mặt với việc có thể bị mất trắng hàng khi bị lực lượng quản lý thị trường kiểm tra và còn phải nộp phạt

Nhưng để ký kết được hợp đồng với các doanh nghiệp hàng hoá đã có thương hiệu trên thị trường thì quả là việc khó đối với các tiểu thương nơi đây. “Chúng tôi đa phần là các hộ kinh doanh cá thể, làm ăn dựa trên uy tín, nên không có tư cách pháp nhân để tham gia ký kết các hợp đồng với các doanh nghiệp. Điều này khiến doanh nghiệp không dám hợp tác vì có thể bị mất hàng, khó thu tiền”, ông Nguyễn Khắc Dũng, một tiểu thương đưa ra kiến giải

Phần khác, theo chị Nguyễn Thị Hương - chuyên kinh doanh hàng quần áo trẻ em là vì, hàng Việt có chất lượng giá bán khá cao. Trong khi, người tiêu dùng lại chỉ có thể chi trả ở mức thấp. “Doanh nghiệp biết điều này, sao họ không tính đến phương án sản xuất ra các sản phẩm có mức giá mà thị trường dễ chấp nhận nhất”

Doanh nghiệp sẽ tự giới thiệu hàng tại chợ ?

Giai đoạn hiện nay đang được đánh giá là cơ hội khá tốt để chiếm lại “sân nhà” vì khá nhiều người tiêu dùng không hề yên tâm với việc sử dụng hàng hoá Trung Quốc

Cộng với tiềm năng lưu chuyển hàng hoá rất lớn tại chợ đầu mối Đồng Xuân, nhiều doanh nghiệp như Công ty cổ phần Sản xuất Dịch vụ và Thương mại Sản phẩm Da Ladoda - chuyên sản xuất đồ da trung và cao cấp đã tính đến việc sẽ mở một showroom giới thiệu sản phẩm tại đây. Đó cũng là mong muốn của Công ty HomeCook, đơn vị chuyên sản xuất thiết bị và đồ dùng gia đình

Tuy nhiên, theo bà Hà Ngọc, một tiểu thương chuyên kinh doanh tại chợ thì việc làm đó sẽ không mang lại hiệu quả cao. Doanh nghiệp sẽ mất thêm một khoản chi phí trong khi việc phân phối sản phẩm chưa chắc đã được rộng khắp

“Để đưa được hàng đến với người dân ở mỗi tỉnh, doanh nghiệp phải có ít nhất 50 điểm bán hàng tại địa phương đó. Trong khi ở chợ Đồng Xuân chỉ cần 5 quầy hàng kinh doanh một sản phẩm nào đó, sản phẩm đó sẽ được phân phối rộng khắp cả nước”, bà Ngọc chia sẻ

Thêm nữa, “Nếu doanh nghiệp sản xuất hàng Việt tự lo việc phân phối thì chúng tôi cũng chỉ còn cách là kinh doanh hàng nước ngoài. Trong khi chỉ cần người bán hàng “tác động” vài câu, người mua hàng có thể dễ dàng chuyển từ dùng hàng ngoại sang hàng nội”, bà Ngọc cho biết thêm

Còn theo nhìn nhận của ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam để hàng Việt thực sự không “lép vế” thì bản thân các nhà sản xuất cần phải đánh giá lại khả năng sản xuất cũng như cách tiếp thị sản phẩm

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải hướng đến nội địa hoá nguyên liệu vì nếu phải nhập khẩu tới 80% nguyên liệu thì hàng Việt sẽ rất khó cạnh tranh ngay cả với hàng nhập khẩu chính ngạch

Về phía cơ quan quản lý nhà nước, ông Ruệ đề nghị phải nâng cao hiệu quả trong công tác phòng chống buôn lậu để hạn chế hàng từ nước ngoài trốn thuế ồ ạt tuồn vào nước ta
 
Last edited:
Doanh nghiệp Việt Nam yếu thế khi làm ăn với Trung Quốc
- Kết quả khảo sát tại 11 doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao có giao thương với Trung Quốc cho thấy: “Thiếu thông tin về phân tích thị trường và đối thủ, sự cạnh tranh thiếu lành mạnh (từ thị trường Trung Quốc), thiếu ngành công nghiệp phụ trợ, thiếu sự ổn định của các yếu tố kinh tế vĩ mô (tỷ giá, lãi suất, chính sách)…” là bốn yếu tố chính gây khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam trong nỗ lực nâng cao sức cạnh tranh để xuất khẩu sản phẩm vào thị trường Trung Quốc

Khảo sát do tiến sĩ Vũ Minh Khương, thành viên uỷ ban nghiên cứu thuộc Văn phòng Chính phủ và thạc sĩ Nguyễn Chí Hiếu tiến hành. Kết quả này được công bố tại hội thảo “Từ bối cảnh giao thương sôi động Trung Quốc – ASEAN, doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để đẩy mạnh làm ăn với Trung Quốc?” diễn ra ngày 10.9.2011 tại TP.HCM, do câu lạc bộ Doanh nghiệp dẫn đầu (LBC) và trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tổ chức

“Trung Quốc thể hiện sức cạnh tranh áp đảo và khả năng giành thị trường quốc tế rất mạnh trong các ngành máy tính, thiết bị viễn thông, đồ gỗ, thuộc da, may mặc và dệt”, ông Khương nói

Hiện nay các nước Asean – 6 (Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam) và Trung Quốc cùng tăng thị phần quốc tế trong các ngành như cao su, nhựa, máy móc thiết bị, động cơ, thiết bị vận tải, kim loại, nhưng nhịp độ gia tăng thị phần của Trung Quốc mạnh hơn hẳn Asean – 6. Về cân bằng thương mại, so với các nước khác thì Asean – 6 thua thiệt hơn trong quan hệ với Trung Quốc, riêng với Việt Nam sự thua thiệt này đặc biệt nghiêm trọng và xu thế xấu đi

Ông Phạm Quang Diệu, người chủ trì bản tin AgroMonitor nêu dẫn chứng: việc Trung Quốc thu mua gạo của Việt Nam với mức giá cao hơn Đài Loan, Philippines, Angola… cũng như việc các nhà xuất khẩu gạo trong nước làm ăn với Trung Quốc từ bốn doanh nghiệp đã tăng lên 36 doanh nghiệp… đang cho thấy sự đe doạ phá vỡ cấu trúc thị trường thu mua nguyên liệu. Cụ thể, hạt gạo từ nhà nông dân, được thương lái thu gom, thay vì đưa về các doanh nghiệp rồi đưa ra bán ở thị trường tiêu thụ nội địa hay quốc tế, thì lại đi thẳng sang Trung Quốc. Như vậy nguồn cung cho nội địa có thể bị ảnh hưởng, nguyên nhân là trên sàn kinh doanh quốc tế, dẫn đến Việt Nam có thể bị mất nhiều khách hàng

Kết quả thăm dò từ các doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho thấy, tại thị trường nội địa, cũng như xuất khẩu vào Trung Quốc, doanh nghiệp Việt Nam đều gặp khó khăn. Thiếu sự đoàn kết trong cộng đồng nhà sản xuất trong nước, thiếu cơ chế nghiêm minh trong đánh giá chất lượng và quản lý thị trường, thiếu sự phối hợp và hỗ trợ của Chính phủ…

Chính vì vậy, theo ông Diệu, trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam cần phải tính đến thị trường Trung Quốc, phải có các hoạt động tìm hiểu, xâm nhập thị trường, xây dựng bạn hàng, đối tác tin cậy tại Trung Quốc
 
Last edited:
Ráo riết thâm nhập sâu thị trường Trung Quốc

Nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của Trung Quốc đang tăng cao, và đây có thể là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tận dụng thị trường này, trong khi một số thị trường truyền thống khác đang có dấu hiệu suy giảm nhu cầu do suy thoái kinh tế

Trong một buổi gặp gỡ doanh nghiệp gần đây, ông Phạm Quang Diệu, Giám đốc điều hành của Công ty cổ phần phân tích và dự báo thị trường Việt Nam (AgroMonitor), cho biết, gần đây nhiều thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam để tìm mua nông sản, khiến nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất sang Trung Quốc tăng mạnh

"Dù việc này có nhất thời hay kéo dài, thì cũng cho thấy nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của nước này đang tăng cao, tạo cơ hội xuất khẩu cho hàng hóa Việt Nam. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam phải tìm hiểu nhu cầu thực của thị trường Trung Quốc để có chiến lược dài hơi", ông Diệu cho biết

Sang tận nơi tìm hiểu nhu cầu

Đầu năm 2011, mít nguyên liệu trong nước được doanh nghiệp nội địa thu mua với giá 3.000 đồng/kg. Tuy nhiên thương nhân Trung Quốc chấp nhận mua với giá 12.000 đồng/kg

Ngay lập tức, công ty Vinamit JSC đi tìm hiểu xem thương nhân Trung Quốc bán hàng ở đâu tại nước họ, với giá báo nhiêu. Công ty này phát hiện mặt hàng này được bán lại cho thị trường Trung Quốc với giá 150.000 đồng/kg. Vinamit sau đó đã tăng giá thu mua mít trong nước để cạnh tranh và đưa qua hàng qua Trung Quốc bán

"Tôi nghĩ họ bán với giá cao vậy thì tại sao mình không làm. Doanh nghiệp Việt Nam phải sử dụng phương pháp này để đẩy mạnh thị trường", ông Nguyễn Lâm Viên, chủ tịch của Vinamit cho biết

Trong khi việc kinh doanh của Vinamit tại thị trường nội địa bị giảm sút 20-30%, thì lại bật lên ở Trung Quốc. Hiện 80% sản lượng của Vinamit tập trung vào Trung Quốc, và sản phẩm Vinamit đã có mặt trong các siêu thị tại thị trường này

Ông Phạm Quang Diệu cũng cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam nên tìm hiểu và mua bán trực tiếp với thị trường Trung Quốc thay vì thụ động để thương nhân Trung Quốc sang tận nơi thu mua

Theo ông Viên, để tìm hiểu nhu cầu của Trung Quốc, doanh nghiệp nên biết tiếng Trung Quốc và hiểu văn hóa nước này. "Tôi nghĩ là do rào cản về ngôn ngữ, văn hóa làm cho chúng ta khó tiếp cận thị trường. Có ngôn ngữ mới hiểu được đối tác, sự tin tưởng gia tăng cao hơn", ông Viên nói

Vượt qua rào cản đầu tiên về ngôn ngữ, doanh nghiệp nên tiếp cận thật nhiều doanh nghiệp Trung Quốc, để nắm bắt được thị trường vốn thay đổi thay nhanh này, theo ông Viên. Bản thân ông Viên cũng đã học tiếng Hoa để làm ăn với thị trường Trung Quốc

Có chiến lược lâu dài

"Trung Quốc là thị trường tiềm năng và quan trọng, vì thế nên tính đến một chiến lược thị trường. Trong bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp phải có những người am hiểu Trung Quốc để tìm hiểu họ một cách chủ động", ông Diệu nói

Bên cạnh việc tìm ra một địa bàn cụ thể tại Trung Quốc để thâm nhập, ông Viên cho rằng doanh nghiệp nên thuê những sinh viên Trung Quốc đang học tại Việt Nam để phân phối cho thị trường này, thay vì đi theo con đường từ thương lái mới đến thương nhân như Vinamit từng làm trước đây

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên có một chiến lược tăng giá hàng năm khi làm ăn tại thị trường này. Nguyên nhân là khách hàng Trung Quốc thường yêu cầu phải báo trước ba tháng cho mỗi lần tăng giá

Việc tăng giá tại hệ thống phân phối ngoài siêu thị dễ dàng hơn tại các siêu thị. Tại Trung Quốc, nếu tăng giá mà không báo trước thì các siêu thị sẽ không nhận hàng, và đưa một sản phẩm khác vào thay thế, và khi đó doanh nghiệp sẽ rất vất vả để có thể quay lại siêu thị

Việc đăng ký sở hữu thương hiệu cũng được coi là cần thiết khi làm ăn với thị trường Trung Quốc. "Thương hiệu là của mình, phải đăng ký thương hiệu để họ không động chạm vào thương hiệu của mình. Nếu họ yêu cầu độc quyền phân phối thương hiệu của mình tại Trung Quốc, thì phải quy định kỹ về doanh số, giá cả và phải tiếp cận được các đối tác phân phối của họ", ông Viên nói

Mặc dù đã đăng ký sở hữu thương hiệu, nhưng do quên đăng ký thương hiệu bằng tiếng Trung Quốc, nên Vinamit đã bị một khách hàng lâu năm lợi dụng sơ hở để đi đăng ký trước. Hiện Vinamit đã kiện đối tác này ra tòa án Trung Quốc, và theo ông Viên, khả năng thắng kiện của Vinamit là rất cao, vì chỉ cần chứng minh đây là đối tác lâu năm và việc họ lợi dụng sơ hở của Vinamit

Hiện Trung Quốc cũng đưa ra rào cản kỹ thuật để hạn chế nhập thực phẩm của nước ngoài, nên doanh nghiệp cũng phải nắm rõ phương pháp kiểm dịch của Trung Quốc. "Nó thay đổi thường xuyên, nên phải cập nhật để ứng phó, nếu không sẽ bị đẩy hàng về, đặc biệt hàng trong siêu thị", ông Viên cho biết thêm

Ngoài ra, theo tiến sĩ Vũ Minh Khương, hiện đang giảng dạy tại trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Đại học quốc gia Singapore), khi thâm nhập Trung Quốc, doanh nghiệp Việt Nam nên tránh khai thác nhóm ngành mà nước này áp đảo hoặc chỉ khai thác được nếu nhắm vào thị trường ngách, gồm dệt may, đồ gỗ, thiết bị viễn thông, thuộc da, máy tính, khoáng sản không phải kim loại. Nhóm ngành doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác tại thị trường Trung Quốc là: thiết bị giao thông, cao su, nhựa, máy móc và thiết bị, sản phẩm giấy, hóa chất, thủy sản...

Theo tiến sĩ Vũ Minh Khương, trong quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN, các nước ASEAN thường nhập khẩu nhiều hơn là xuất khẩu, nên thâm hụt thương mại cao, trong đó Việt Nam thâm hụt thương mại với Trung Quốc nhiều nhất. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, trong khi các nước ASEAN ráo riết khai thác thị trường Trung Quốc, thì Việt Nam lại lùi xa, cố gắng khai thác các thị trường khác và bỏ dần thị trường này do yếu tố tâm lý. Do đó, Việt Nam nên có chiến lược xúc tiến giao thương với Trung Quốc trong 5 năm tới
 
Last edited:
Làm ăn với Trung Quốc: Có thể biến nguy thành cơ ?

- Dù được nhìn nhận là thị trường nhiều tiềm năng cho các mặt hàng xuất khẩu, nhưng thực tế giao thương với Trung Quốc vào thời điểm hiện tại, theo nhiều chuyên gia, nếu không có những chiến lược đột phá ở tầm quốc gia, Việt Nam khó có thể cải thiện được mức thâm hụt thương mại trong nhiều năm qua

Nguy nhiều hơn cơ...

Để cải thiện cán cân thương mại với Trung Quốc, Việt Nam cần đánh giá toàn diện lại thị trường này trong bối cảnh tăng trưởng và hội nhập thương mại giữa các quốc gia ASEAN. Nếu so sánh động lực tăng trưởng thương mại của các nước ASEAN với Trung Quốc, mức độ thâm nhập vào thị trường Trung Quốc của Việt Nam bị giảm sút mạnh và yếu kém nhất so với các quốc gia ASEAN khác

Theo tính toán của TS. Vũ Minh Khương, giảng viên trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore, trong nhóm các quốc gia ASEAN-6, mức độ thâm nhập vào thị trường Trung Quốc của Việt Nam chỉ ở mức - 4%, so với Philippines là 10,9%, Singapore ở mức 1%. Tương tự, Thái Lan, Indonesia, Malaysia đều có số điểm phần trăm về khả năng thâm nhập vào Trung Quốc tốt hơn Việt Nam. Mức độ lệ thuộc nhập khẩu từ Trung Quốc của Việt Nam cũng cao nhất và tăng trưởng nhanh nhất so với các nước ASEAN

“Về cân bằng thương mại, các nước ASEAN-6 vẫn thua thiệt so với Trung Quốc. Nhưng với Việt Nam, sự thua thiệt này đặc biệt nghiêm trọng và xu hướng này ngày càng xấu đi”. Ông Vũ Minh Khương phân tích tại buổi hội thảo “Từ bối cảnh giao thương sôi động Trung Quốc-ASEAN, doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để đẩy mạnh giao thương với Trung Quốc” do Câu lạc bộ Doanh nghiệp dẫn đầu (LBC) tổ chức vào cuối tuần qua, tại TPHCM

Số liệu thống kê về tình hình giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc trong giai đoạn 2004-2009 từ Bộ Công Thương cho thấy nỗi lo của ông Khương là hoàn toàn có cơ sở. Thị phần của hàng Việt Nam tại Trung Quốc từ 0,52% năm 2004 đã giảm xuống 0,38% năm 2008 và 0,49% năm 2009. Trong khi đó, thị phần hàng Trung Quốc tại Việt Nam đã tăng nhanh từ 14,4% lên 19,4% và 23,5% trong các năm ương ứng


Điều này cho thấy, trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, Việt Nam bị thua thiệt cả chiều xuất và chiều nhập khẩu. Trung Quốc đang là thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam, chiếm trên 14% tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam trong khi Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,78-0,8% tổng kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc

Trong cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc có bảy nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu nổi trội, trong đó có năm nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu trung bình trên 1 tỉ đô la Mỹ/năm, gồm các mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, kim loại cơ bản, hàng nguyên phụ liệu dệt may... Nhóm máy móc, thiết bị và dụng cụ có kim ngạch cao nhất, đồng thời cũng có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định nhất, luôn đạt xấp xỉ 30%/năm trở lên kể từ năm 2001 đến nay

Việc nhập siêu nhiều máy móc và nguyên vật liệu đã khiến kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Cụ thể, thời gian qua, doanh nghiệp trong nước gian nan với giá nguyên liệu đầu vào là do ảnh hưởng tốc độ tăng giá các nguyên liệu này ở thị trường Trung Quốc. Điển hình là các ngành sản xuất như thép, xi măng, phân bón, giấy, nhựa, dệt may... Chi phí đầu vào tăng cao nhưng đầu ra không tăng đã làm cho nhiều doanh nghiệp giảm lợi nhuận và thua lỗ. Nhiều mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam bị thu hẹp hoặc mất thị trường do sức cạnh tranh giảm vì những sản phẩm tương tự của các doanh nghiệp Trung Quốc có giá rẻ hơn nhiều. Các doanh nghiệp Việt Nam vốn đã thua doanh nghiệp Trung Quốc về năng lực cạnh tranh, trình độ công nghệ, thiết bị và quy mô sản xuất, nay lại bị đội giá đầu vào, càng khó khăn và lệ thuộc vào Trung Quốc nhiều hơn

Một chuyên gia kinh tế khác cũng phân tích rằng, với cán cân thương mại quá chênh lệch như hiện nay và với vị trí địa lý gần nhau, Việt Nam còn là thị trường tiêu thụ những sản phẩm tồn kho, kém chất lượng từ nước láng giềng. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước vẫn xuất thô sang Trung Quốc với tỷ trọng lớn là nhiên liệu, khoáng sản, nông sản chưa qua chế biến. Chỉ khoảng 10% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc là từ hàng chế biến

Cơ hội nào ?

Theo ông Vũ Minh Khương, nâng cao chất lượng quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại quốc tế là yêu cầu quan trọng nhất trong bối cảnh hiện tại. Cụ thể, ở thị trường Trung Quốc, Nhà nước cần có những chính sách đồng bộ và mạnh mẽ trên cả ba lĩnh vực: nhân lực, tổ chức, và thể chế. “Nhà nước nên sớm thành lập Cục Hợp tác và phát triển thương mại quốc tế. Cơ quan này có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong việc giúp các doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng và giảm thiểu sự thua thiệt liên quan tới sự trỗi dậy của thị trường Trung Quốc”, ông Khương nói

Ngoài ra, doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội từ sự tăng trưởng của Trung Quốc, sự thiếu hụt về nguyên liệu và một số hàng hóa khác như nông sản, thủy sản để tăng cường xuất khẩu sang thị trường này. Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần sớm củng cố và đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng chủ lực đã và đang đứng chân được tại thị trường Trung Quốc. “Doanh nghiệp nên nhận thức Trung Quốc là một thị trường tiềm năng và quan trọng. Sớm xây dựng chiến lược dài hạn và tìm bạn hàng đáng tin cậy ở thị trường này là bước đi hiệu quả nhất để thâm nhập vào Trung Quốc”, ông Phạm Quang Diệu, Kinh tế trưởng của AgroMonitor, gợi ý với doanh nghiệp tại buổi gặp gỡ

Nhưng để “bén rễ” được ở thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp cần những hỗ trợ từ Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng, tăng hàm lượng chế biến, giảm xuất khẩu thô. Khai thác tiềm năng xuất khẩu những mặt hàng mới theo hướng đầu tư từ các nguồn vốn trong nước và vốn FDI cũng cần được Nhà nước ưu tiên thực hiện

Tận dụng cơ hội mở cửa thương mại và đầu tư để thu hút FDI vào đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia vào các mạng sản xuất và chuỗi giá trị khu vực là cách doanh nghiệp có thể tăng giá trị trong sản phẩm xuất khẩu. Phấn đấu tăng tỷ trọng hàng công nghiệp trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc cũng là cách để giảm thiểu tình hình nhập siêu từ Trung Quốc. Nhà nước cũng cần rà soát các chính sách, biện pháp hạn chế, cản trở xuất khẩu để có phương án tháo gỡ tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu

Do nhu cầu của Việt Nam về nhập khẩu các loại hàng hóa từ Trung Quốc còn rất lớn và cùng với việc miễn giảm thuế theo khuôn khổ ACFTA, hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng mạnh. Vì vậy, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, vấn đề đặt ra là không phải tìm cách hạn chế nhập siêu bằng mọi giá mà khống chế mức nhập siêu trong giới hạn cho phép, tức là mức nhập siêu không ảnh hưởng lớn đến ổn định kinh tế vĩ mô như nợ nước ngoài, cán cân thanh toán. Bên cạnh đó, Nhà nước nên tiếp tục hoàn thiện chính sách quản lý nhập khẩu để hạn chế nhập khẩu công nghệ, thiết bị lạc hậu, ô nhiễm môi trường, hàng hóa chất lượng thấp

Các cơ quan quản lý cần có cách nhìn nhận vấn đề nhập siêu một cách tổng thể, và phân tích sâu sắc ảnh hưởng của nó đối với tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô. Xử lý vấn đề nhập siêu một cách chủ động và bền vững chỉ có thể trên cơ sở đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển sản xuất các mặt hàng thay thế nhập khẩu. Đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ, thu hút đầu tư từ Trung Quốc để bù đắp sự thâm hụt thương mại, không gây nên những biến động bất lợi đối với kinh tế vĩ mô

Sơn Nghĩa
 
Last edited:
10 tháng, nhập siêu từ Trung Quốc hơn 11 tỷ USD

- Tính riêng trong tháng 10 nhập siêu từ Trung Quốc đạt gần 1,147 tỷ USD

Theo số liệu báo cáo của Tổng cục hải quan, tháng 10 chi 2,133 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái

Trong đó, mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (385 triệu USD); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (250 triệu USD); vải các loại (243 triệu USD); điện thoại các loại và linh kiện (164 triệu USD); phân bón (110 triệu USD) và xăng dầu các loại (104 triệu USD)...

Trong khi đó, xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc trong tháng 10 đạt 986 triệu USD, tăng 54% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặt hàng xuất đi nhiều nhất là dầu thô (gần 219 triệu USD) và cao su (gần 107 triệu USD)

Như vậy, trong tháng 10 nhập siêu từ Trung Quốc gần 1,147 tỷ USD, tăng 3,4% so cùng kỳ năm ngoái

Lũy kế cả 10 tháng, nhập khẩu từ Trung Quốc là 19,577 tỷ USD (tăng 22,6% so với cùng kỳ), trong khi xuất khẩu thu về 8,562 tỷ USD (tăng gần 57,5% so với cùng kỳ)

Tính chung 10 tháng, nhập siêu từ Trung Quốc là 11,015 tỷ USD, tăng khoảng 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái và bằng 134% tổng giá trị nhập siêu cả nước trong 10 tháng đầu năm 2011
 
Last edited:
“Lời nguyền địa lý” định mệnh hay lựa chọn ?

Những tổn thương mà nền kinh tế Việt Nam liên tục hứng chịu trong thời gian vừa qua trong quan hệ thương mại bất đối xứng với Trung Quốc đang đặt ra câu hỏi lớn: phải chăng “Lời nguyền địa lý” đang ứng nghiệm?

“Lời nguyền địa lý” (tyranny of geography) là nhận định của vị giáo sư người Úc Carl Thayer về vị trí địa lý không thể thay đổi, và ý nhấn mạnh rằng Việt Nam sẽ chỉ có một lựa chọn duy nhất là song hành và học cách chia sẻ với người láng giềng Trung Quốc trong suốt hành trình phát triển của mình

Việt Nam xuất hiện trên bản đồ thế giới với hình ảnh nhỏ bé nhưng đang phải gồng mình gánh trên vai sức nặng của người khổng lồ Trung Quốc. Đó không chỉ là sức ép về an ninh – chính trị khi Trung Quốc mạnh tay đầu tư phát triển quân sự ở khu vực Biển Đông – nơi hai nước có tranh chấp, mà hơn thế, còn là sức ép do khả năng bị tổn thương ngày càng tăng trong quan hệ thương mại

Nhờ sự gần gũi về địa lý, con đường buôn bán tiểu ngạch giữa hai nước đã phát triển rất nhanh chóng. Nhưng bên cạnh những thuận lợi cho người nông dân và doanh nghiệp Việt Nam, không phải không có những thiệt hại do con đường tiểu ngạch mang đến

Điều đáng lo đầu tiên là thị trường xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, khi Trung Quốc hiện là một trong những thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chiếm trên 10% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và là đối tác nông sản hàng đầu

Những thiệt hại liên tục xảy ra gần đây cho các mặt hàng nông sản Việt Nam đã chứng minh rằng, việc hạn chế trong thị trường đã khiến con đường buôn bán tiểu ngạch với Trung Quốc không còn bền vững

Không chỉ trong xuất khẩu, “Lời nguyền địa lý” cũng ứng nghiệm sang nhập khẩu khi mà hàng hoá Trung Quốc có thể xâm nhập thị trường Việt Nam một cách dễ dàng, trong khi còn quá nhiều nghi vấn về chất lượng và cả sự đe doạ đến thị trường nội địa, cũng như các mối quan hệ thương mại khác của ta, đặc biệt là với EU và Mỹ

Gần đây, những tranh cãi về khả năng xảy ra cuộc chiến thương mại giữa EU và Trung Quốc đã gây ra không ít lo ngại về khả năng liên luỵ đến Việt Nam. Nếu thực sự có một cuộc trừng phạt thương mại của EU với Trung Quốc thì Việt Nam sẽ là nơi nhận lấy số lượng hàng tồn đó

Các thương nhân Trung Quốc sẽ tìm mọi cách, núp bóng dưới danh nghĩa hàng hoá Việt Nam, đẩy số lượng hàng đó trở lại EU và chẳng chịu bất cứ rủi ro nào, bởi vì đã có Việt Nam đứng ra làm bình phong che chắn

Mặc dù sẽ là cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu cho Việt Nam nếu lệnh hạn chế ngoại thương của EU đối với Trung Quốc có hiệu lực, nhất là khi việc Việt Nam và EU đã khởi động vòng đàm phám thương mại tự do song phương, nhưng một kịch bản, tương tự như việc sản phẩm điện gió của Việt Nam “trúng đòn” trong trận đánh về mậu dịch Mỹ – Trung hồi đầu năm, có thể lặp lại, một hiệp hội gồm bốn doanh nghiệp Mỹ bị mất nhiều thị phần trong thị trường này đã đệ đơn tố cáo các doanh nghiệp Trung Quốc và Việt Nam bán hàng phá giá và cuối tháng 1.2012, bộ Thương mại Mỹ quyết định mở cuộc điều tra

Nhiều ý kiến nhận định rằng doanh nghiêp Việt Nam chỉ vạ lây vì bị nghi ngờ làm bình phong cho hàng Trung Quốc tuồn vào thị trường Mỹ. Rõ ràng, việc chấp nhận để hàng hoá Trung Quốc xuất khẩu (hay sử dụng từng bộ phận) qua tên sản xuất của mình, dù có mang lại thêm một chút lợi nhuận nhưng sẽ gây tác hại lâu dài cho uy tín của hàng Việt, chưa kể chúng ta sẽ tiếp tục bị EU (cũng như các quốc gia khác) đưa vào “tầm ngắm”

Những thiệt hại liên tục xảy ra với các sản phẩm Việt Nam có liên quan tới mối quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc là những cảnh báo rất thực tế về sự ứng nghiệm của “Lời nguyền địa lý” . Phá bỏ “lời nguyền” mở đường đến sự phát triển phải chú ý đến ba điểm

Đầu tiên và quan trọng nhất là đẩy mạnh chính sách đa phương hoá thương mại bằng các chiến lược dài hạn, giúp đẩy mạnh quan hệ với các đối tác truyền thống và tìm kiếm thêm các thị trường mới, để Việt Nam dần thoát khỏi sự phụ thuộc và nỗi lo bị thao túng thị trường từ phía Trung Quốc

Hạn chế và kiểm soát xuất khẩu theo đường tiểu ngạch; kiểm soát chặt chẽ hoạt động của thương nhân Trung Quốc bằng các cơ chế quản lý ràng buộc trách nhiệm như đăng ký buôn bán tại cơ quan chức năng hoặc phải lập chi nhánh hoạt động tại Việt Nam… để qua đó có thể yêu cầu thương nhân Trung Quốc thực hiện đúng cam kết với nông dân, doanh nghiệp và giảm nguy cơ bị thao túng, ép giá

Cuối cùng, Việt Nam cần kiểm tra chặt chẽ hơn chất lượng hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc, cũng như yêu cầu các cơ quan cấp C/O và doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện đúng quy trình cấp giấy xác nhận nơi sản xuất hay cung cấp hàng hoá C/O (certificate of origin), thường thẩm quyền do phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam cấp. Ngăn cấm các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tay cho hàng kém chất lượng xâm nhập thị trường và phạt nặng các trường hợp không thực hiện đúng quy trình cấp C/O, từ đó sẽ có thể giảm thiểu khả năng bị trừng phạt hay trả đũa “oan” từ phía EU và Mỹ

Các doanh nghiệp và người sản xuất trong nước cũng cần thoát khỏi lối kinh doanh manh mún, nhỏ lẻ, thay vào đó là tư duy cải tiến trong cách sản xuất, đầu tư về chất lượng sản phẩm, gây dựng lòng tin của người tiêu dùng trong thị trường nội địa cũng như tạo vị thế ổn định trên trường quốc tế

Địa dư là định mệnh nhưng nếu có chiến lược ứng xử tốt vẫn có thể thoát khỏi ảnh hưởng tiêu cực từ “định mệnh” đó !

Vũ Thành Công - Lê Trân
 
Last edited:
Doanh nghiệp cần có thông tin thị trường Trung Quốc

Việc Trung Quốc hạn chế và ngưng nhập khẩu một số mặt hàng từ Việt Nam trong thời gian qua đã làm nhiều doanh nghiệp làm ăn với thị trường này gặp không ít khó khăn

TBKTSG Online lược ghi ý kiến của bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế, nguyên Phó chủ tịch Phòng thương mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) về vấn đề này

Bà cho rằng, doanh nghiệp làm ăn với Trung Quốc cần có thông tin chính thức của các cơ quan quản lý nhà nước về thị trường của họ

Trung Quốc không đóng cửa biên giới với tất cả các mặt hàng mà chỉ ngưng và hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng nông sản và khoáng sản của Việt Nam

Cụ thể, cơ quan phụ trách thị trường Trung Quốc của Bộ Công Thương cần nhanh chóng làm việc với các cơ quan hữu quan của Trung Quốc để tìm hiểu lý do. Doanh nghiệp cần có những thông tin mặt hàng nào bị hạn chế nhập khẩu, mặt hàng nào bị ngưng hoàn toàn, thời hạn ngưng nhập khẩu là bao lâu ?

Việc sớm có thông tin chính thức các cơ quan hữu quan của Trung Quốc sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc đối phó với với những thay đổi về chính sách của họ đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam

Một vấn đề quan trọng khác là những mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc

Câu chuyện nuôi trồng nông thủy sản tràn lan theo nhu cầu của thương nhân Trung Quốc phải được xử lý rốt ráo và triệt để hơn. Khi Trung Quốc có nhu cầu cao về một mặt hàng, họ sẽ đổ xô mua với giá cao. Khi người nông dân mở rộng diện tích, Trung Quốc lại ngưng mua và mặt hàng rớt giá, buộc phải bán đổ bán tháo cho họ

Vì vậy, chúng ta phải liên tục cung cấp có hệ thống những thông tin cho doanh nghiệp, nông dân và cảnh báo liên tục những bất lợi và khó khăn khi làm ăn với thị trường Trung Quốc

Cơ quan quản lý nhà nước cũng như mỗi nông dân, doanh nghiệp phải nhìn được vấn đề đâu là nhu cầu dài hạn hay ngắn hàng của thị trường Trung Quốc đối với hàng nông sản của Việt Nam

Thời gian qua, chúng ta đã có nhiều bài học kinh nghiệm về việc này khi làm ăn với thị trường Trung Quốc. Cụ thể, nếu nông dân trồng khoai lang ở Vĩnh Long vẫn trồng với mức độ bình thường mà không mở rộng diện tích ào ạt theo nhu cầu của thị trường Trung Quốc, nông dân vẫn bán khoai được giá cao ở thị trường nội địa

Việc thương lái Trung Quốc sang Việt Nam dẫn dắt và thao túng các mặt hàng nông sản cũng là vấn đề đáng báo động hiện nay

Thương nhân Trung Quốc chi phối các mặt hàng nông sản trong nước sẽ làm đảo lộn cung cầu của thị trường, hàng nông sản sản xuất ra với số lượng lớn sẽ bị ép giá. Ngoài ra, khi thương nhân Trung Quốc vào sâu thị trường nội địa dẫn dắt nông dân nuôi trồng các sản phẩm theo quy trình và nhu cầu của họ còn làm dấy lên lo ngại về quy trình sản xuất an toàn vệ sinh thực phẩm

Điều này càng làm cho hàng nông sản Việt mất giá ở thị trường xuất khẩu và nguy cơ bị người tiêu dùng trong nước quay lưng là điều hoàn toàn có thể xảy ra

Trần Sơn
 
Last edited:
Top