What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

EHC & Ngành công nghiệp y tế Việt Nam

Fresenius Kabi mở nhà máy dịch truyền tại Quy Nhơn​

anh-tin-Fresnius-Quy-Nhon_450.jpg

Ngày 26/9 vừa qua, tập đoàn Fresenius Kabi (Đức) đã chính thức khai trương nhà máy sản xuất sản phẩm dịch truyền và thuốc nước tiêm tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Nhà máy có diện tích hơn 15.000 m2, được điều hành bởi Công ty Cổ phần Fresenius Kabi Bidiphar - liên doanh giữa Fresenius Kabi và Bidiphar, một công ty dược thuộc sở hữu Nhà nước tại Quy Nhơn. Sản phẩm được chứng nhận phù hợp chuẩn GMP (thực hành sản xuất tốt) do Tổ chức Sức khỏe Thế giới quy định

Mất hai năm để xây dựng, Fresenius Kabi dự kiến tổng chi phí đầu tư cho nhà máy xấp xỉ 20 triệu Euro (khoảng 340 tỷ đồng). Sẽ có gần 380 nhân viên làm việc tại nhà máy này

Fresenius Kabi được đánh giá là tập đoàn dẫn đầu thị trường về liệu pháp truyền dịch và dinh dưỡng lâm sàng. Ông Jan Walter, Giám đốc điều hành Fresenius Kabi khu vực Đông Dương cho biết, hơn ba năm qua, doanh số tại Việt Nam của tập đoàn này tăng trưởng hơn 20% hàng năm

Fresenius Kabi đã có một số chương trình hỗ trợ Đại học Việt Đức (VGU) tại Tp.HCM từ năm 2008, hướng tới việc thành lập và quản lý Viện Khoa học đời sống Fresenius, một viện đào tạo và nâng cao giáo dục cho các chuyên gia y tế Việt Nam. Fresenius đã cam kết tài trợ 1 triệu USD cho dự án này trong thời gian 5 năm
 
Năm bệnh viện cam kết không nhận phong bì​

Năm bệnh viện lớn tại Hà Nội đang thực hiện Quy tắc ứng xử nâng cao y đức, trong đó có việc không nhận phong bì

123120_430.jpg

Bộ Quy tắc ứng xử nâng cao y đức sẽ nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ?​

Năm bệnh viện tuyến Trung ương được chọn thí điểm thực hiện Quy tắc ứng xử nâng cao y đức là: Việt Đức, Bạch Mai, E, Phụ sản Trung ương và K

Các bệnh viện này ký cam kết với Bộ Y tế và Công đoàn Y tế Việt Nam, sẽ giảm phiền hà cho người bệnh khi đi khám, cải cách quy trình xét nghiệm, chỉ dẫn tận tình, chu đáo…

Trong số những tiêu chí để đánh giá bệnh viện văn minh, có năm tiêu chí đối với cán bộ nhân viên y tế là phải có lời chào thân thiện, chỉ dẫn tận tình, thăm khám chu đáo cho bệnh nhân, nói không với phong bì và tuyệt đối không trục lợi từ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân
 
Chê 'hàng nội', dân đổ ra nước ngoài chữa bệnh​

Khi ông Quang (60 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) phát hiện bị ung thư lưỡi, cả gia đình lo đến mất ăn mất ngủ. Tìm hiểu thông tin khắp nơi, các con ông quyết định đưa bố sang Singapore phẫu thuật, dù biết chi phí đắt gấp chục lần trong nước

"Mình đủ khả năng nhờ vả các bác sĩ tốt ở các bệnh viện lớn trong nước nhưng cứ nghĩ đến cảnh phải vạ vật khổ sở lại sợ", chị Xuân, con gái ông Quang kể

Chị cho biết, vì có người quen, chị đưa thẳng bố tới một bệnh viện có tiếng bên Singapore. Chi phí cho ca phẫu thuật là 400 triệu, cộng với tiền đi lại, ăn ở và các khoản khác là hết nửa tỉ, trong khi, nếu mổ tại bệnh viện đầu ngành về ung thư trong nước, chỉ hết khoảng 20 triệu đồng

"Dù thế, cả nhà mình vẫn không tiếc. Đắt xắt ra miếng. Sang bệnh viện bên đó như vào khách sạn, tới sảnh đã ngửi mùi cà phê thơm lừng, nghe tiếng piano dìu dặt... Quan trọng là, họ khiến gia đình mình thấy lạc quan khi chữa ung thư chứ không bị dọa dẫm đến nỗi nơm nớp sợ sẽ chết vào ngày mai", chị Xuân kể

Chị cho biết, điều chị hài lòng nhất là khi đã về nước gia đình có thể gọi điện, viết thư xin tư vấn của bác sĩ điều trị bất cứ lúc nào và được hồi đáp ngay, từ việc có bất thường ở vết mổ đến chuyện người bệnh nên ăn gì, kiêng gì...

Từng đưa mẹ đi chữa ung thư phổi tại Trung Quốc, chị Dung, làm việc tại một công ty nước ngoài ở Láng Hạ, Ba Đình cũng bày tỏ: "Nếu có tiền tội gì không chọn nơi mình được phục vụ"

Chị cho biết, khi khám ở vài bệnh viện trong nước, mẹ chị lúc thì được chẩn đoán là viêm phổi, lúc lại phán ung thư. Không yên tâm vì các kết quả khác nhau, gia đình chị đưa bà ra nước ngoài thì được kết luận là ung thư và phẫu thuật ngay tại đó

"Suốt thời gian mẹ mình mổ và hậu phẫu, gia đình không phải làm bất cứ chuyện gì ngoài nộp tiền và an ủi người nhà. Các khâu từ tắm, vệ sinh đến ăn... họ phục vụ rất chu đáo, phòng bệnh rộng hơn phòng ở resort, trang thiết bị đầy đủ... nên dù tốn gần tỉ bạc cả nhà vẫn hoan hỉ", chị Dung kể

Theo số liệu mới đây của Bộ Y tế, mấy năm gần đây, mỗi năm có khoảng 40.000 người dân Việt Nam ra nước ngoài chữa bệnh, tiêu tốn hơn 1 tỉ USD. Đây mới chỉ là thống kê trên sổ sách, thực tế, con số này có thể lớn hơn nhiều lần. Ngoài Singapore như nhiều năm trước, hiện nay, nhiều người Việt còn chọn Hàn Quốc, Thái Lan, Mỹ... làm điểm đến điều trị

vien2.jpg

Sảnh một bệnh viện tại Singapore - nơi rất nhiều người bệnh Việt Nam tới điều trị ung thư​


Lý do khiến nhiều bệnh nhân, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, chấp nhận chi phí cao khi "xuất ngoại" là ngại cảnh nằm điều trị chật chội, không tin vào tay nghề của bác sĩ trong nước...

Nhận kết quả con trai bị ung thư máu, thay vì nhập viện Bệnh viện Truyền máu huyết học TP HCM nơi vừa chẩn đoán để điều trị, anh Hải ở quận 8 quyết định đưa bé sang Singapore chữa với lý do "nhìn thấy chật chội tù túng đã phát ngán, hơn nữa, tôi không chắc bác sĩ trong nước có thể điều trị tốt"

Xin cho bé được xuất viện để ra nước ngoài, anh Hải thừa nhận, tổng chi phí các đợt điều trị tại Sing lên đến hơn 1 tỷ đồng, trong khi ở trong nước chưa đến một nửa phí đó nhưng anh vẫn cảm thấy yên tâm hơn

Cũng với suy nghĩ bác sĩ trong nước không đủ trình độ, trang thiết bị không tân tiến, nhiều phụ huynh có con bị tim bẩm sinh đã từ chối điều trị tại Viện Tim TP HCM và hai bệnh viện nhi lớn nhất tại TP HCM để làm thủ tục ra nước ngoài chữa

“Tôi chấp nhận chi phí đắt hơn hàng chục lần trong nước nhưng tôi tin các bác sĩ nước ngoài có nhiều kinh nghiệm hơn nhất là trong phẫu thuật”, chị Nguyễn Thị An, một cư dân ở quận 7 có con mắc bệnh tim bẩm sinh nói

Quyết định đưa mẹ rời Bệnh viện Ung Bướu TP HCM, anh Nguyễn Công Khánh, nhà ở Ninh Thuận cho biết, anh đưa mẹ sang Singapore chỉ vì máy móc ở bệnh viện trong nước quá ít trong khi bệnh nhân lại quá đông

"Tôi nóng lòng muốn chữa khỏi cho mẹ nên không thể chịu được cảnh chờ đợi từ khâu xét nghiệm chẩn đoán cho đến hàng loạt dịch vụ khác", anh Khánh nói

Bác sĩ Phạm Xuân Dũng, Phó giám đốc Bệnh viện Ung Bướu TP HCM cho biết, so sánh giá cả, việc điều trị trong nước (với hầu hết các bệnh nan y hiện nay) sẽ tiết kiệm ít nhất là một nửa chi phí. "Chỉ riêng tiền phòng mỗi ngày tại Singapore đã khoảng 100 USD. Còn lại thuốc men, dịch vụ chẩn đoán, điều trị... đều đắt hơn rất nhiều so với ở Việt Nam", ông Dũng nói

Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận lý do quá tải, trang thiết bị chưa đủ để phục vụ bệnh nhân là nguyên nhân chính khiến người người chọn cách ra nước ngoài

Về điều này, một bác sĩ khoa điều trị tự nguyện, Bệnh viện Nhi trung ương (ở Hà Nội) cho rằng, rất nhiều người không tiếc tiền, nhưng lại rất tiếc thời gian phải đợi chờ, vạ vật. Khi đi chữa bệnh, họ không chỉ mong được chữa khỏi mà còn muốn được phục vụ chu đáo

"Một lần đưa mẹ vào viện, tôi phải chạy lo thủ tục cả buổi sáng mà mẹ vẫn chưa được khám. Lúc ấy, tôi chỉ muốn túm lấy ai đó đưa tiền để họ giúp mình cho xong. Nhưng, dù là bác sĩ, đến viện lạ, tôi cũng chẳng biết phải nhờ ai... Đấy mới chỉ là khâu khám, chữa bệnh thì còn khổ nữa... Và những ai từng chịu cảnh đó, hẳn chẳng muốn quay lại viện, nhất là khi họ có tiền", vị này chia sẻ

Một chuyên gia đầu ngành về phẫu thuật tim mạch, ghép tạng tại Hà Nội, từng được đào tạo nhiều năm tại nước ngoài cũng cho rằng, nhiều người ra nước ngoài chữa bệnh, chấp nhận phải chi trả lớn là tâm lý đúng, chẳng có gì khó hiểu

"Về điều này, chúng ta cần phải xem lại mình chứ không nên phê phán người bệnh 'sính ngoại'. Các bệnh viện công có gì để thu hút những người bệnh có khả năng tài chính cao và giữ lại một tỉ đô la chảy ra nước ngoài? Sao hàng nội không tốt lại cứ bắt tôi dùng? Nếu có người quen hỏi, mà tôi biết họ có khả năng tài chính, tôi cũng khuyên họ ra nước ngoài mà chữa", ông nói
 
Thừa trình độ, bệnh viện nội vẫn 'thua trên sân nhà'​

"Dù biết mười mươi mất một khoản tiền lớn nhưng các bệnh viện nội vẫn không thể lôi kéo được những người muốn chạy ra nước ngoài điều trị, khi mà 3 bệnh nhân 1 giường, 100 người chung nhau cái toilet...", một bác sĩ thẳng thắn thừa nhận

Khẳng định ngành y Việt Nam có vị thế không kém các nước trong khu vực, nhưng các bác sĩ cũng thừa nhận, không có cách gì giữ chân những người bệnh ra nước ngoài điều trị vì bệnh viện công có quá nhiều cái thiếu

Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng, nguyên Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu TP HCM cho rằng, trình độ điều trị của các bác sĩ trong nước không thua bất cứ quốc gia nào. Riêng về K, thậm chí bác sĩ Việt Nam tiếp xúc với nhiều loại ung thư hơn nên còn có nhiều kinh nghiệm hơn trong chữa trị, điển hình là điều trị ung thư vú

Gần đây, tại Hà Nội cũng như TPHCM, nhiều bệnh viện như Việt Đức, Nhi trung ương, Bạch Mai, Chợ Rẫy, ĐH Y dược, Từ Dũ... còn giảng dạy cho nhiều khóa các bác sĩ nước ngoài trong lĩnh vực phẫu thuật nội soi, hiếm muộn...

Trong khi đó, những quảng cáo rầm rộ, thậm chí sai sự thật của các bệnh viện nước ngoài, đã khiến người bệnh Việt Nam bị nhầm. Ông Hùng dẫn chứng một trường hợp bệnh viện ở Trung Quốc quảng cáo trên báo ở Việt Nam là có thể trị ung thư bằng một phương pháp ưu việt, nhưng thực tế không đúng như vậy

“Tại hội nghị toàn châu Âu, phương pháp này hoàn toàn không được đề cập đến bởi nó quá nhỏ và không mang tính chính quy. Vậy mà tôi không hiểu sao mẫu quảng cáo vẫn được cấp phép. Điều này khiến người dân dễ bị nhầm và xuất cảnh điều trị, vừa tốn kém vừa không hẳn đã khỏi bệnh”, ông Hùng nói

bs.jpg

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Viện Nhi trung ương đã thực hiện thành công một ca phẫu thuật nội soi phức tạp tại Đài Loan và được các đồng nghiệp Châu Á khâm phục​


Ngoài lý do “chưa tin vào y tế nội” của bệnh nhân, hầu hết các bác sĩ đều cho rằng nạn quá tải chính là nguyên nhân gây thất thoát bệnh nhân

Về điều này, tiến sĩ Dương Đức Hùng, Viện tim mạch quốc gia (Hà Nội) cho rằng, với điều kiện hiện nay, dù biết mười mươi mất một khoản tiền lớn nhưng các bệnh viện trong nước cũng không thể lôi kéo được những người muốn chạy ra nước ngoài, khi mà 3 bệnh nhân một giường, 100 bệnh nhân chung nhau một toilet...

Thống kê của Bệnh viện Ung bướu TP HCM, mỗi năm có vài chục ca ra nước ngoài điều trị phải quay trở về. Còn tại Bệnh viện Bình Dân, chỉ riêng khoa Nam học cũng có không ít ca sau khi đi nước ngoài phẫu thuật chỉnh sửa "của quý", cuối cùng phải quay về để sửa sai vì biến chứng. Các bác sĩ khuyên, người bệnh trước khi ra nước ngoài cần tìm hiểu kỹ về bệnh, nơi sẽ tới, cũng như khả năng tài chính

"Chúng ta không thể đòi ăn một bát phở thật ngon mà trả có 1.000 đồng. Đầu tư y tế của ta quá thấp. Giờ nếu người bệnh có chấp nhận trả tiền thì cũng chẳng ai thu, bởi cơ chế đã vậy rồi", bác sĩ phát biểu

Theo ông, như hiện tại, cả người có tiền và không tiền khi đi chữa bệnh, dù bệnh khỏi thì vẫn không thấy hài lòng khi ra viện bởi "anh nghèo, có thể được giảm viện phí, chi trả bảo hiểm nhưng ấm ức vì bị hành đủ loại giấy tờ, thủ tục, còn anh giàu bực tức bởi phải vật vờ, chầu chực, đổ bô cho người nhà..."

Cũng theo nhiều chuyên gia, việc các bệnh viện công quên không quảng cáo mình, bỏ mặc "lãnh địa" này cho các cơ sở y tế nước ngoài đã góp phần không nhỏ khiến bệnh nhân bỏ đi

Tiến sĩ Huỳnh Nghĩa, Trưởng khoa Huyết học Nhi 2, Bệnh viện Truyền máu huyết học thừa nhận, việc thiếu cập nhật thông tin cho người bệnh thấy được khả năng của bác sĩ trong nước và thiếu quảng cáo là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người bệnh vẫn chưa tin tưởng

“Thật sai lầm khi đến nay trong suy nghĩ của nhiều người bệnh vẫn xem trình độ và máy móc thiết bị của ta hiện nay như 10 năm trước. Điều sai lầm này khiến không ít người sau một thời gian điều trị ở nước ngoài rồi quay lại bệnh viện trong nước đã tỏ rõ sự ngạc nhiên bởi ta không hề thua kém”, ông Nghĩa nói

Cũng bác sĩ Nghĩa, chỉ riêng bệnh bạch cầu cấp ở trẻ, sau nhiều năm điều trị, kết quả cho thấy tỷ lệ thành công tương đương với Singapore. Trong khi đó, chi phí điều trị trong nước chỉ bằng một nửa hoặc một phần ba

Khi phóng viên VnExpress.net đặt câu hỏi "Vì sao bệnh viện lại không quảng cáo các thành tựu mới, dù biết nhiều người Việt ra nước ngoài vì chưa tin tưởng vào tay nghề của bác sĩ trong nước", ông Nguyễn Tiến Quyết, giám đốc Bệnh viện Việt Đức bày tỏ: "Chúng tôi cũng muốn đưa thông tin, nhưng lấy tiền đâu ra mà làm. Tôi muốn đăng quảng cáo trên một trang tạp chí nhỏ thì cũng tốn hàng chục triệu, đủ tiền chữa cho hai bệnh nhân rồi"

Ông Quyết cũng cho biết, hiện nay Bệnh viện Việt Đức có đủ khả năng mổ những ca phức tạp nhưng không có đủ phòng mổ để đáp ứng nhu cầu của người bệnh

"Chúng tôi cũng muốn xây dựng các khu có chất lượng cao để hút người bệnh có điều kiện nhưng tiền đâu mà xây, ai dám bỏ ra? Mỗi năm bệnh viện tiêu tốn khoảng 750-800 tỉ đồng, trong khi nhà nước chỉ cấp có 17 tỉ, không đủ trả lương 2 tháng cho nhân viên. Bao nhiêu khoản cần ưu tiên, sao chúng tôi dám nghĩ bỏ tiền ra quảng cáo", ông nói

Tuy nhiên, khác xa so với suy nghĩ của các bác sĩ, nhiều người dân khẳng định họ ngán bệnh viện nội vì lý do hoàn toàn khác: Y đức và thái độ bác sĩ

Theo một khảo sát nhanh mới đây trên Vnexpress.net, trong số hơn 700 người tham gia, có tới gần 60% khẳng định họ không muốn điều trị ở bệnh viện trong nước vì điều này. Chỉ có 1/4 số người được hỏi trả lời lý do là ngại cảnh chen chúc, đợi chờ, và chưa đầy 1/10 lo lắng về trình độ bác sĩ

Theo Tiến sĩ Trần Minh Điển, phó giám đốc Viện Nhi, khi vào viện, người bệnh không chỉ cần khám, chữa mà còn muốn được tư vấn về sức khỏe, chuyện trò... để thực sự cảm thấy an toàn, thoải mái. Thế nhưng, rất nhiều bác sĩ đã không hiểu được điều này hoặc hiểu mà không thể đáp ứng, vì nhiều lý do, trong đó một phần do họ được đào tạo chuyên môn tốt nhưng chưa được học về giao tiếp

Ý thức được điều này, mấy năm gần đây, Bệnh viện Nhi trung ương thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng giao tiếp, tuy nhiên, trong số hơn 1.600 nhân viên cũng có những người chưa thực hiện tốt. Viện từng chuyển một điều dưỡng sang công việc khác, không được tiếp xúc với bệnh nhân sau khi nhận phản ánh nhiều lần người này có thái độ không tốt với người bệnh

Vì những lý do cả khách lẫn chủ quan này, các bệnh viện công của Việt Nam đang bỏ rơi nhóm người giàu, người có tiền cho các bệnh viện tư và bệnh viện ở nước ngoài, tự mình đánh mất một tiềm năng sinh lợi rất lớn

Theo ước tính sơ bộ của Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam đang bị "chảy" khoảng 1 tỷ đôla do khoảng 40.000 người ra nước ngoài chữa bệnh

Một bác sĩ Bệnh viện Nhi trung ương (Hà Nội) thừa nhận chúng ta đang "thiệt đơn thiệt kép" khi để mất số bệnh nhân lớn cho các bệnh viện nước ngoài. "Chẳng hạn, những bệnh nhân sang Singapore chữa trị phải trả chi phí rất cao, mà không biết riêng khoản chi cho bên môi giới đã chiếm 30% tổng số tiền, trong khi không phải lúc nào cũng chọn được bệnh viện và bác sĩ uy tín ở nước đó. Ngay tại viện nhi chúng tôi, cứ mỗi cuối tuần lại có hai bác sĩ được mời sang một viện Singapore phẫu thuật và nhận được số thù lao nhỏ", vị này cho biết

Trong thử nghiệm mới đây, bệnh viện này đã mở một khu điều trị tự nguyện, có chất lượng dịch vụ ngang với các bệnh viện tư hoặc quốc tế tại Việt Nam, nhưng giá chỉ bằng 1/10 ở Singapore

"Khoa có 38 giường bệnh và mong muốn thu hút 100 bệnh nhân tới khám mỗi ngày. Nhưng hiện nay, sau chưa đầy hai năm, trung bình mỗi ngày có 200 bệnh nhân tới khám và trên 40 người nằm điều trị. Nhu cầu của dân là cực lớn. Không chỉ là người có tiền, mà cả dân ngoại tỉnh cũng sẵn sàng chi trả cao để con được khám, chữa tốt nhất", Thạc sỹ Trần Thanh Tú, trưởng khoa Điều trị tự nguyện A, cho biết

Nhận thấy tính hiệu quả của mô hình này, bệnh viện đang có kế hoạch tiếp tục mở rộng khu điều trị tự nguyện chất lượng cao
 
Năm 2014, phát hành thẻ bảo hiểm y tế có ảnh trong toàn quốc​

– Triển khai ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hiện ngành Bảo hiểm Xã hội (BHXH) đang thí điểm cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) có ảnh ở một số địa bàn thành thị, đồng bằng. Phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ đã trao đổi với ông Nguyễn Huy Nghị - Phó Trưởng ban Sổ thẻ, BHXH Việt Nam về công tác triển khai chỉ đạo nêu trên của Thủ tướng

ResizeofChuNghi.jpg

Ông Nguyễn Huy Nghị - Phó Trưởng ban Sổ thẻ, BHXH Việt Nam​

Thí điểm tại 5 địa phương

PV: Từ tháng 6/2011, Thủ tướng đã chỉ đạo tiếp tục thí điểm cấp thẻ BHYT có ảnh ở một số địa bàn thuộc khu vực thành thị, đồng bằng. Vậy trong 4 tháng qua, đã triển khai thí điểm ở những địa bàn nào, thưa ông ?

Ông Nguyễn Huy Nghị - Phó Trưởng ban Sổ thẻ, BHXH Việt Nam: Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã chọn Bảo hiểm Xã hội thành phố Hải Phòng, Bảo hiểm Xã hội tỉnh Sóc Trăng đại diện cho khu vực thành thị, đồng bằng để thí điểm cấp thẻ BHYT có ảnh năm 2011. Tại mỗi tỉnh và thành phố, đã chọn 1 quận hoặc 1 huyện làm thí điểm cấp thẻ BHYT có ảnh cho tất cả các đối tượng

Cụ thể, tại Bảo hiểm Xã hội thành phố Hải Phòng đã triển khai thí điểm ở quận Ngô Quyền, có khoảng 30.000 người tham gia, dự tính khoảng 10.000 đối tượng tự nộp ảnh hoặc cung cấp dữ liệu ảnh và 20.000 đối tượng phải đi chụp ảnh

Đối với Bảo hiểm Xã hội tỉnh Sóc Trăng, địa bàn thí điểm là huyện Vĩnh Châu. Kết quả có khoảng 20.000 người nghèo tham gia, dự tính 20.000 đối tượng này phải đi chụp ảnh từ thôn, bản xã

PV: Nếu tính cả kết quả triển khai trước đó thì đến nay, trên phạm vi cả nước, những nơi nào, địa phương nào đã thực hiện việc cấp thẻ BHYT có ảnh ?

Ông Nguyễn Huy Nghị: Nếu tính cả 3 địa phương đã thực hiện thí điểm trước đây là Gia Lai, Thanh Hoá và Hà Giang thì đến nay có 5 địa phương đã triển khai thí điểm cấp thẻ có ảnh, đại diện cho các vùng nông thôn, thành thị, miền núi, vùng dân tộc thiểu số

Tổng số thẻ BHYT có ảnh sau khi thực hiện thí điểm là khoảng 155.000 người trên tổng số 51 triệu đối tượng tham gia BHYT cần giấy tờ tuỳ thân có ảnh khi đi khám, chữa bệnh theo chế độ BHYT

Nghiên cứu, đề xuất thẻ BHYT sử dụng lâu dài

PV:Việc cấp thẻ BHYT có ảnh in trực tiếp, hay dán ảnh có dấu nổi hiện cũng là 1 khó khăn hiện nay đúng không, thưa ông ? Thậm chí khó trong cả việc tổ chức chụp ảnh ở vùng xa, địa bàn nghèo ?

Ông Nguyễn Huy Nghị: Đúng là hiện nay việc triển khai cấp thẻ BHYT có ảnh cho người tham gia BHYT gặp một số khó khăn

Thứ nhất, phải đầu tư thời gian và nhân lực cho việc lập danh sách, tổ chức đi chụp ảnh từng người. Nếu tổ chức chụp ảnh ở vùng đồng bào dân tộc, mỗi ngày 5 người đi xuống bản chỉ có thể chụp tối đa được 500 ảnh. Với địa phương có 1 triệu người cần chụp ảnh, nếu bố trí 3 tổ chuyên chụp ảnh thì cần thời gian là 3 năm mới hoàn thành riêng việc chụp ảnh, chưa kể tới xử lý ảnh và in ảnh lên thẻ

Thứ hai, phải trang bị mua sắm phương tiện kỹ thuật: máy để chụp ảnh, máy quét ảnh cho trường hợp đối tượng nộp ảnh; phần mềm xử lý ảnh, máy chủ dung lượng lớn để lưu trữ ảnh, máy in màu để in ảnh lên thẻ. Quản lý kho dữ liệu lớn đòi hỏi phải có trang bị kỹ thuật thích hợp, phần mềm tin học ổn định ở từng địa phương, trang thiết bị ban đầu và chi phí thường xuyên về mực in, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa máy hàng năm là rất lớn

Thứ ba, thẻ BHYT thường có thời hạn sử dụng ngắn 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm, mỗi lần đổi thẻ cần rà soát trong cơ sở dữ liệu để tìm lại số thẻ, ảnh của từng người. Với hàng chục triệu thẻ cần cấp lại trong khoảng thời gian ngắn là áp lực và khó khăn lớn của cơ quan Bảo hiểm Xã hội. Nếu sử dụng hình thức dán ảnh đóng dấu nổi cũng khó khả thi vì cứ sau 3 hoặc 6 tháng người tham gia lại phải nộp ảnh một lần, cơ quan Bảo hiểm Xã hội lại phải dán ảnh lên thẻ, đóng dấu nổi cho hàng triệu thẻ thì không thể kịp thời gian cấp thẻ đã quy định là chỉ trong 10 ngày

ResizeoftheBHYT.jpg

Mẫu Thẻ BHYT cá nhân có ảnh​

PV: Vậy theo Luật bảo hiểm y tế, chậm nhất đến 1/1/2014 phải tổ chức phát hành thẻ BHYT có ảnh cho người tham gia BHYT trong toàn quốc. Tiến độ này liệu có hoàn thành không, thưa ông ?

Ông Nguyễn Huy Nghị: Sau khi tổ chức thí điểm cấp thẻ có ảnh ở một số địa phương, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam sẽ tổng kết đánh giá và báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Khi có ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chúng tôi sẽ tiếp tục khẩn trương triển khai, cố gắng đáp ứng đúng tiến độ đặt ra

PV: Biện pháp triển khai như thế nào trong thời gian tới để có thể đảm bảo được tiến độ trên, thưa ông ?

Ông Nguyễn Huy Nghị: Bên cạnh việc triển khai thí điểm cấp thẻ có ảnh ở một số địa phương, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cũng đang nghiên cứu, đề xuất việc cấp thẻ BHYT sử dụng lâu dài (tương tự như thẻ ATM) và trang bị máy đọc thẻ tại các cơ sở khám, chữa bệnh

Nếu đề án này được triển khai thực hiện trong thời gian tới hy vọng sẽ đạt kết quả tích cực hơn
 
Phạt đến 10 triệu đồng nếu kinh doanh thiết bị y tế không niêm yết giá​

- Cơ sở kinh doanh trang thiết bị y tế không niêm yết giá sẽ bị phạt tiền từ 5-10 triệu đồng. Đây là một trong những nội dung tại Nghị định 93/2011/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế mới được Chính phủ ban hành

Resizeofyte.jpg

Phạt đến 40 triệu đồng hành vi sản xuất trang thiết bị y tế không có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành​

Mức phạt trên cũng áp dụng với hành vi tổ chức hội thảo, sự kiện giới thiệu trang thiết bị y tế khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ

Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Quảng cáo các trang thiết bị y tế không đúng với tính năng, tác dụng của trang thiết bị y tế; cố tình giấu, không thông tin kịp thời tới cơ quan quản lý, khách hàng các cảnh báo về sự cố, tác dụng không mong muốn của sản phẩm trang thiết bị y tế

Phạt nặng hành vi sản xuất trang thiết bị y tế không có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành

Nếu vi phạm một trong các hành vi sau: Nhập khẩu vào Việt Nam thiết bị, dụng cụ y tế không được phép lưu hành ở nước sản xuất, cấm lưu hành ở Việt Nam hoặc Tổ chức Y tế thế giới cấm lưu hành; nhập khẩu các thiết bị, dụng cụ y tế có khiếm khuyết về chất lượng, kém hiệu quả trong khám bệnh, chữa bệnh gây tác dụng phụ có hại cho con người; nhập khẩu trang thiết bị y tế đã qua sử dụng (với mục đích kinh doanh, không phải quà tặng, quà biếu)... thì bị phạt tiền từ 20-30 triệu đồng

Mức phạt cao nhất từ 30-40 triệu đồng được áp dụng đối với hành vi sản xuất trang thiết bị y tế không có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế; sản xuất trang thiết bị y tế không tiến hành thử nghiệm lâm sàng hoặc tiến hành thử nghiệm lâm sàng không đúng đối với sản phẩm phải thử nghiệm lâm sàng...
 
Phạt đến 20 triệu đồng hành vi đưa, nhận hối lộ trong khám bệnh, chữa bệnh​

– Hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ trong khám bệnh, chữa bệnh những chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt từ 15 – 20 triệu đồng

Đây là quy định được đưa ra tại Nghị định 96/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh vừa được Chính phủ ban hành

Quy định mới được áp dụng từ ngày 15/12/2011 và có nhiều mức phạt được nâng lên so với quy định hiện hành tại Nghị định 45/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

Cụ thể, mức phạt cao nhất từ 30 – 40 triệu đồng sẽ được áp dụng đối với một trong các hành vi: Mang thai hộ; sinh sản vô tính (Theo Nghị định 45 là từ 20 – 30 triệu đồng)

Bên cạnh đó, Nghị định mới còn bổ sung quy định mức phạt cao nhất đến 40 triệu đồng đối với hành vi cấy tinh trùng, noãn, phôi giữa những người cùng dòng máu về trực hệ và giữa những người khác giới có họ trong phạm vi ba đời

Tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án phạt đến 5 triệu đồng

Theo Nghị định, sẽ phạt từ 2 – 5 triệu đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh; sử dụng hình thức mê tín khi hành nghề

Mức phạt trên cũng được áp dụng với hành vi lạm dụng nghề nghiệp để có hành vi quấy rối tình dục người bệnh; trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh bằng tiếng Việt nhưng chưa được công nhận là biết tiếng Việt thành thạo hoặc bằng ngôn ngữ khác không phải là tiếng Việt mà chưa được đăng ký sử dụng

Cho thuê, mượn chứng chỉ hành nghề phạt từ 10 – 15 triệu đồng

Phạt từ 10 – 15 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Thuê, mượn chứng chỉ hành nghề để hành nghề; cho người khác thuê, mượn chứng chỉ hành nghề

Đồng thời, áp dụng mức phạt trên đối với các hành vi: Hành nghề không có chứng chỉ hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hành nghề; hành nghề vượt quá phạm vi quyền hạn chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề, trừ trường hợp cấp cứu

Hành vi không khẩn trương sơ cứu, cấp cứu người bệnh; từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh trừ trường hợp được quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 32 Luật Khám bệnh, chữa bệnh cũng bị áp dụng mức phạt từ 10 – 15 triệu đồng

Phạt đến 20 triệu đồng khi kê đơn thuốc biệt dược đắt tiền nhằm thu hoa hồng

Theo quy định tại Nghị định, hành vi kê đơn thuốc không đúng bệnh; không theo dõi tác dụng và xử lý kịp thời các tai biến do dùng thuốc ở người bệnh do mình trực tiếp điều trị và chỉ định dùng thuốc bị phạt từ 4 – 8 triệu đồng

Phạt từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi kê đơn thuốc biệt dược đắt tiền không cần thiết nhằm thu hoa hồng từ các cơ sở kinh doanh thuốc
 
Lập bệnh viện đa khoa 1.000 giường ở ngoại thành Hà Nội​

- UBND TP Hà Nội vừa có văn bản chấp thuận chủ trương thành lập bệnh viện đa khoa tại huyện Mê Linh (Hà Nội)

Đây là bệnh viện đa khoa hạng I trực thuộc Sở Y tế, với quy mô 1.000 giường bệnh. Thành phố giao cho các sở ngành liên quan tiến hành thủ tục cần thiết và triển khai xây dựng bệnh viện

Sau khi hoàn thành, tiến hành tiếp nhận bàn giao, chuẩn bị các điều kiện cần thiết đưa bệnh viện vào khai thác, sử dụng có hiệu quả
 
Quỹ Ả-rập Xê-út hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế, xã hội​

- Hai Hiệp định vay vốn mà Việt Nam vừa ký với Quỹ Ả-rập Xê-út gồm Dự án “Bệnh viện đa khoa và Trung tâm y tế tỉnh Bắc Kạn”, Dự án “Trung tâm dậy nghề tỉnh Ninh Thuận” là các dự án liên quan đến xoá đói giảm nghèo, tăng cường an sinh xã hội tại Việt Nam và sẽ tác động tích cực tới các địa phương này

Đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ tại buổi tiếp và làm việc với ông Youself I.AL-BASSAM, Phó Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Quỹ phát triển Ả-rập Xê-út cùng đoàn công tác ngày 4/11 tại Hà Nội

Bộ trưởng Vương Đình Huệ cũng cho biết, Việt Nam đang xem xét các Dự án về giao thông nông thôn tại Quảng Trị, Nghệ An và Phú Yên là những vùng trong điểm về giao thông nông thôn và cũng là vùng mà Việt Nam cần phải tăng cường về an sinh xã hội

Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đang bàn tới phát triển kết cấu hạ tầng, do đó nhu cầu về vốn là rất lớn, mong muốn Quỹ Ả-rập Xê-út nghiên cứu tăng cường hơn nữa về quy mô và số lượng dự án vốn vay cho Việt Nam

Bộ trưởng Vương Đình Huệ hy vọng sẽ ngày càng có nhiều nhà đầu tư Ả-rập Xê-út vào Việt Nam, cùng tham gia các dự án trong hợp tác công tư, đặc biệt là các dự án cảng biển, sân bay, đường bộ, đường sắt…

Bộ Tài chính sẽ làm hết sức mình để mối quan hệ giữa Việt Nam và Quỹ Ả-rập Xê-út ngày càng tốt đẹp, phối hợp triển khai thực hiện các dự án đã ký kết giữa hai bên đạt được kết quả tốt đẹp

Ông Youself I.AL-BASSAM đánh giá mối quan hệ Việt Nam - Ả-rập Xê-út ngày càng tốt đẹp và mong muốn mối quan hệ này sẽ được nâng lên tầm cao mới

Ông bày tỏ vui mừng vì Ả-rập Xê-út đã ký thành công với Việt Nam hai Hiệp định cho các dự án an sinh xã hội. Tới đây sẽ có thêm 1 nhóm chuyên gia kỹ thuật của Quỹ Ả-rập Xê-út sang Việt Nam để trao đổi thêm về các Dự án vay vốn, từ đó sẽ xem xét để ký thêm một số dự án phát triển giáo dục, giao thông nông thôn nhằm đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam

Ông cũng cam kết Quỹ Ả-rập Xê-út sẽ cố gắng hỗ trợ Việt Nam trong quá trình phát triển

Trước đó, ngày 1/11/2011, tại Hà Nội, Thứ trưởng Nguyễn Công Nghiệp thay mặt Chính phủ Việt Nam và ông Yousef I. AL - BASAM, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Quỹ phát triển kinh tế Ả-rập Xê-út đã ký Hiệp định vay vốn Quỹ phát triển kinh tế Ả-rập Xê-út cho

- Dự án “Bệnh viện đa khoa và Trung tâm y tế tỉnh Bắc Kạn” để đầu tư trang thiết bị bệnh viện và trang thiết bị cho Trung tâm đào tạo y tế tỉnh Bắc Kạn có trị giá vốn vay là 55 triệu Saudi Rian (tương đương 14,5 triệu USD)

- Dự án “Trung tâm dậy nghề tỉnh Ninh Thuận” để đầu tư cho Trung tâm đào tạo nghề của tỉnh Ninh Thuận (chủ yếu là trang thiết bị dạy nghề) có trị giá vốn vay là 42 triệu Saudi Rian (tương đương khoảng 11 triệu USD)

Quỹ Phát triển kinh tế Ả-rập Xê-út (Saudi Fund) là Quỹ hợp tác quốc tế của Nhà nước Ả-rập Xê-út cung cấp các khoản vay theo điều kiện ODA và không ODA cho các nước có thu nhập thấp để hỗ trợ phát triển, tương tự như Quỹ Kuwait của Nhà nước Kuwait

Hiện nay Quỹ đang tài trợ khoảng 3.750 dự án tại 71 quốc gia, trong đó có 41 nước Châu Phi, 25 nước Châu Á và 5 nước ở các khu vực khác
 
Một thế giới, một sức khỏe​

- Dân số toàn cầu đã đạt bảy tỉ người, thế giới hướng sự chú ý vào các tác động do tăng dân số gây ra như cuộc chiến chống đói nghèo, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, trái đất trở nên đông đúc hơn dẫn đến khả năng tổn thương do các bệnh truyền nhiễm mới nổi và lây lan nhanh chóng

d8f027fea7002175907de9b831fea5b3.jpg

Với sự kết hợp giữa kinh nghiệm Châu Á và cách xây dựng tổ chức Châu Âu, sáng kiến "một sức khỏe" sẽ đến với cộng đồng nhanh hơn và hiệu quả hơn​

Nhận thức vấn đề sức khỏe của con người, động vật và hệ sinh thái, các tổ chức quốc tế và chính phủ đã thông qua sáng kiến “Một sức khỏe” nhằm tìm kiếm phương pháp tiếp cận, thúc đẩy, cải thiện và bảo vệ sức khỏe, hạnh phúc của tất cả các loài

Các cuộc khủng hoảng sức khỏe gần đây như hội chứng hô hấp cấp tính nặng và dịch cúm gia cầm đã nêu bật mối quan hệ phức tạp cũng như sự liên kết giữa con người, động vật và hệ sinh thái. Mặt trái của toàn cầu hóa trong trường hợp này là làm bệnh dịch lây lan nhanh và dễ dàng hơn nhờ du lịch xuyên biên giới

Giải quyết vấn đề dịch bệnh trong toàn cầu hóa ngày nay đòi hỏi sự hợp tác quốc tế và tính liên ngành, đặc biệt là giữa y tế, khoa học, môi trường
 
19 bệnh viện tư nhân xử lý nước thải không đạt chuẩn​

5411d_nguyen_tri_phuong_online.jpg


Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM đang kiểm tra hệ thống xử lý nước thải tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, quận 5, TPHCM, đây là bệnh viện nhà nước xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường​

– Các đại biểu HĐND thành phố Hồ Chí Minh cho rằng đến nay thành phố vẫn chưa quản lý, kiểm soát được vấn đề bảo vệ môi trường của các đơn vị y tế tư nhân trên địa bàn

Nhận định đó được đưa ra tại buổi giám sát về tình hình xử lý nước thải y tế tại TPHCM sáng qua (18-11) sau khi các đại biểu nghe báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường về vấn đề này

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM, hiện thành phố có 34 bệnh viện tư nhân, 292 phòng khám, tuy nhiên trong đó, 19 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải nhưng chưa đạt chuẩn quốc gia về nước thải y tế và hầu hết phòng khám tư nhân đều không có hệ thống xử lý nước thải

Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết từ đầu năm đến nay, sở đã xử phạt hàng loạt cơ sở y tế tư nhân gây ô nhiễm môi trường với tổng số tiền phạt là hơn 34 triệu đồng. Sở cũng kiến nghị không cấp mới, đổi, gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề với các cơ sở y tế không có hệ thống xử lý nước thải, hoặc có mà xử lý chưa đạt tiêu chuẩn môi trường

Đồng thời, sở cũng kiến nghị công an thành phố hỗ trợ trong việc tạm đình chỉ hoặc đóng cửa đối với các cơ sở y tế tư nhân vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với mức độ nặng hoặc tái phạm nhiều lần
 
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm
Viện Phân tích và hệ thống ứng dụng quốc tế​

– Bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Áo, chiều 30/11 (giờ địa phương), Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam đã đến thăm, làm việc với Viện Phân tích và hệ thống ứng dụng quốc tế ( IIASA)

PTT1-1.jpg

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam cùng các nhà khoa học Viện IIASA​

IIASA là một tổ chức nghiên cứu quốc tế được thành lập năm 1972 với sự hợp tác của 18 quốc gia. IIASA hướng trọng tâm nghiên cứu chính sách vào những vấn đề lớn hoặc quá phức tạp mà một quốc gia hay một cơ sở không thể một mình giải quyết, như biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, già hóa dân số và phát triển bền vững

Tại IIASA, Phó Thủ tướng đã trao đổi với đối tác về những vấn đề mà Việt Nam đang quan tâm, đồng thời mong muốn 200 nhà nghiên cứu của Viện trong nhiều lĩnh vực khác nhau như toán học, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, kinh tế hỗ trợ Việt Nam trong đánh giá, đề xuất các giải pháp lớn liên quan đến biến đổi khí hậu và an ninh năng lượng, đào tạo nguồn nhân lực

PTT3.jpg

Phó Thủ tướng và Đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam thăm, làm việc với Công ty thiết bị y tế và thiết kế xây dựng công trình y tế (VAMED)​

Cùng ngày, Phó Thủ tướng và Đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam đã đến thăm, làm việc với Công ty thiết bị y tế và thiết kế xây dựng công trình y tế (VAMED)

Với lĩnh vực hoạt động chính là trang thiết bị y tế, VAMED có thế mạnh trong việc thực hiện các dự án bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa, đa khoa và các trung tâm chăm sóc sức khỏe, từ giai đoạn hình thành ý tưởng dự án, thiết kế, lập quy hoạch, phát triển dự án và xây dựng, lên kế hoạch, mua sắm, lắp đặt trang thiết bị, đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho đến quản lý cơ sở kỹ thuật và hoạt động. VAMED có thể chia sẻ những kinh nghiệm quý báu này cho ngành y tế Việt Nam

Chiều cùng ngày, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Đoàn cấp cao Việt Nam đã gặp mặt đại diện cộng đồng người Việt Nam đang làm việc và học tập tại Cộng hòa Áo. Phó Thủ tướng đã thông báo tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, một số định hướng phát triển quan trọng của Việt Nam trong 10 năm tới

PTT5.jpg

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cùng đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Áo​

Phó Thủ tướng mong muốn cộng đồng người Việt Nam tại Áo phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau trong cuộc sống; chú ý tuân thủ luật pháp nước bản địa; xây dựng cộng đồng vững mạnh và hòa nhập vào xã hội sở tại; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tích cực quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam, hướng về Tổ quốc với những tình cảm cụ thể và tốt đẹp nhất

Theo chương trình, ngày 1/12, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân sẽ có buổi chào xã giao Tổng thống Cộng hòa Áo
 
Quá tải bệnh viện, dẫn đến tai biến nhiều hơn ?​

- Tại cuộc họp giữa bộ Y tế và UBND TP.HCM về quá tải bệnh viện vừa qua, đại diện sở Y tế TP.HCM thừa nhận, quá tải bệnh viện đã làm ảnh hưởng đến chất lượng điều trị, đặc biệt làm tăng tai biến y khoa

Sự thừa nhận này không có gì mới, chỉ đáng nói là mặc dù được công luận lên tiếng nhiều lần, nhưng vấn nạn tai biến y khoa ở nước ta vẫn chưa được xem xét nghiêm túc

Khi còn cảnh quá tải bệnh viện như thế này thì khó tránh những sai sót trong chẩn đoán và điều trị

e13777f6282af0e8a4760af62bf7b1d2.jpg

Bệnh nhân nằm điều trị ngoài hành lang của một bệnh viện tại Sài Gòn​

Khám nhanh, bỏ sót triệu chứng

Tháng qua bé C.M., ba tuổi, bị sốt, ói hai ngày được khám ở một bệnh viện nhi TP.HCM. Người nhà cho biết sau khi khám qua loa, bác sĩ cho đi siêu âm bụng, nhưng không cho thử máu. Thấy kết quả siêu âm bình thường, bác sĩ cho bệnh nhân về với chẩn đoán viêm họng

Tuy nhiên ngay tối hôm đó, bé trở nặng, ói ra máu và qua đời. Anh T.Q.T., cha bé C.M. cho biết: trước khi đến bệnh viện thành phố, con anh đã khám ở một bệnh viện quận, nhưng không hết bệnh. Anh đã nói bác sĩ chuyện này, nhưng do bệnh nhân quá đông, dường như bác sĩ không lưu ý

May mắn hơn trường hợp trên, nhưng chị T.Q. 45 tuổi, cũng một phen sợ hãi vì chuyện khám nhanh, qua loa của bác sĩ. Có tiền căn sỏi thận 20 năm, nên tháng qua, khi bị sốt, đau bụng, chị đi khám tại một bệnh viện chuyên khoa có tiếng của thành phố. Nhìn kết quả siêu âm niệu quản có sỏi, thận ứ nước của chị, bác sĩ nói không sao, cho toa thuốc về nhà. Hôm sau chị bị nặng hơn, quay lại cấp cứu, bác sĩ cũng nói không sao, chỉ chích thuốc giảm đau và kêu chị về

Không tin lời bác sĩ, chị qua một bệnh viện khác, ở đây bác sĩ phát hiện chị sốt 390C, thử máu có dấu hiệu nhiễm trùng, hội chẩn và chẩn đoán chị bị viêm đài bể thận cấp do sỏi niệu quản. Chị đã nằm viện 16 ngày, trong đó mười ngày trị nhiễm trùng thận trước khi tán sỏi. Nếu nghe lời bác sĩ của bệnh viện chuyên khoa, không biết chuyện gì sẽ xảy ra cho chị !
Ngày nay, giở báo ra, cứ vài ngày người ta lại đọc được những câu chuyện về tai biến y khoa. Nào là bác sĩ quên gạc trong đầu bệnh nhân sau mổ, hút mỡ bụng bị thuyên tắc phổi, mổ mắt xong tưởng sáng lại bị mù, đau một đàng bác sĩ chẩn đoán một nẻo

Bác sĩ Phạm Việt Thanh, giám đốc sở Y tế TP.HCM, thừa nhận tình trạng quá tải ở khu vực nội trú lẫn ngoại trú của các bệnh viện chuyên khoa hiện nay đã làm giảm chất lượng điều trị (như khám quá nhanh, bỏ sót triệu chứng) và điều này rất dễ dẫn đến tai biến y khoa

Ngại công khai vì sợ mất uy tín

Trên thế giới, tai biến y khoa ngày càng được mọi người quan tâm. Theo một nghiên cứu của Health Grades, một công ty về lĩnh vực chất lượng chăm sóc sức khoẻ, từ năm 2000 – 2002, thiệt hại do tai biến y khoa ở Mỹ lên đến 6 tỉ đôla/năm và trong mỗi năm này nước Mỹ có trung bình 195.000 người chết do những tai biến y khoa trong bệnh viện có thể phòng tránh được

Tại nước ta, theo chúng tôi tìm hiểu, các bệnh viện cũng thường mang những sai sót chuyên môn nghiêm trọng ra bàn luận, rút kinh nghiệm. Ở một vài bệnh viện lớn, tai biến y khoa cũng được tổng kết hàng năm, nhưng đáng tiếc là các tổng kết này chỉ được phổ biến nội bộ, không bao giờ công khai vì bệnh viện sợ mất uy tín

Trên bình diện cả nước, cho đến nay cũng không có một nghiên cứu nào về tai biến y khoa, thiệt hại về con người và vật chất do chuyện này mang lại. Đơn giản nhất là nhiễm trùng bệnh viện, thường do bệnh nhân phải nằm điều trị trong không gian chật chội, đông người, nhưng các bệnh viện cũng không dám công bố tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện ở đơn vị của mình

Bác sĩ P.Q.N., một cựu giám đốc bệnh viện, nói: “Người ta rất ngại nói ra sai sót vì điều này sẽ ảnh hưởng đến thành tích, thi đua chung của đơn vị”. Ngay cả sở Y tế TP.HCM, nơi phân xử nhiều ca tử vong do tai biến y khoa cũng chưa có phân tích nào về chuyện này, hoặc có làm nhưng không công bố. Bác sĩ N. có ý kiến: “Các tai biến phải được công khai cho các bệnh viện biết để họ rút kinh nghiệm và không lặp lại sai sót”

Thật ra, minh bạch về tai biến y khoa chỉ làm mọi chuyện tốt hơn. Qua những trường hợp này, rõ ràng không chỉ bệnh viện và nhân viên y tế có thể rút ra bài học chuyên môn, mà cả bệnh nhân cũng rút kinh nghiệm cho bản thân mỗi khi vào bệnh viện

Những điều cần hỏi khi vào bệnh viện

Để giảm thiểu rủi ro cho bệnh nhân khi đến bệnh viện, cơ quan Chất lượng và nghiên cứu chăm sóc sức khoẻ (AHRQ: Agency for Healthcare Research and Quality) đã đưa ra năm lời khuyên đơn giản sau

1. Đừng ngần ngại hỏi bác sĩ nếu bạn nghi ngờ hay lo lắng. Bảo đảm rằng bạn hiểu hết những gì bác sĩ trả lời. Có thể nhờ một người thân hay người bạn đi với mình để cùng hỏi và hiểu rõ câu trả lời của bác sĩ

2. Mang theo tất cả những loại thuốc bạn đã dùng cho bác sĩ xem từ thuốc kê toa cho đến thuốc thông thường

3. Đặt câu hỏi với bác sĩ về những kết quả cận lâm sàng (xét nghiệm, siêu âm, chụp CT…), chúng có ý nghĩa gì đối với sức khoẻ và việc điều trị của bạn

4. Hỏi bác sĩ bệnh viện nào là nơi điều trị tốt nhất cho căn bệnh của bạn

5. Nếu cần phẫu thuật, bạn phải hỏi bác sĩ tất cả những gì liên quan đến cuộc phẫu thuật: tôi sẽ được phẫu thuật ra sao? Nó kéo dài bao lâu ? Sau phẫu thuật xảy ra chuyện gì? Trong thời gian bình phục, tôi như thế nào ?

Phan Sơn
 
Bệnh viện mở dịch vụ giao thuốc tại nhà​

- Nhằm giảm thời gian chờ đợi cho bệnh nhân khi mua thuốc tại bệnh viện, bệnh viện đại học Y dược TP.HCM vừa triển khai dịch vụ “Giao thuốc cho bệnh nhân tại nhà”

Những trường hợp được giao thuốc là bệnh nhân điều trị ngoại trú không có bảo hiểm y tế. Chi phí vận chuyển tuỳ vào địa bàn ở TP.HCM. Cụ thể, quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, Bình Thạnh: phí vận chuyển 20.000 đồng; các quận huyện còn lại 30.000 đồng

Để biết thêm thông tin, liên hệ quầy dịch vụ giao thuốc tại nhà (quầy số 9, 10), điện thoại: 08.39525264
 
TPHCM hợp tác với Hàn Quốc để xử lý nước thải y tế​


- Nước thải tại các bệnh viện của TPHCM sẽ được xử lý đạt tiêu chuẩn về môi trường sau khi thỏa thuận hợp tác giữa Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM với Công ty ECODIGM (Hàn Quốc) được triển khai thực hiện

a13ee_ky_hop_tac_so_khcn_.jpg

Lễ kýthỏa thuận hợp tác giữa Sở Khoa học và công nghệ TPHCM với Công ty ECODIGM hôm 24-12​

Tại buổi lễ ký kết thỏa thuận hôm nay 24-12, Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Phước Dân, Trưởng Khoa môi trường, Trường Đại học Bách khoa TPHCM cho biết, quá trình thử nghiệm công nghệ của Công ty ECODIGM trong việc xử lý nước thải tại bệnh viện Nhiệt Đới TPHCM đã cho kết quả rất khả quan

Nước thải sau khi được xử lý đều đạt các tiêu chuẩn về môi trường theo quy định, đặc biệt, đã loại bỏ được hàm lượng Nitơ trong chất thải mà các phương pháp sinh học truyền thống không xử lý được. Ngoài ra, việc sử dụng các bể lắng và bể nén khí đã giảm được hơn 80% lượng điện năng tiêu thụ so với phương pháp xử lý truyền thống

Ông Nguyễn Khắc Thanh, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM cho Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online biết rằng qua quá trình thử nghiệm tại bệnh viện Nhiệt Đới cho thấy việc vận hành công nghệ này không quá phức tạp nên các bệnh viện ở TPHCM hoàn toàn có thể tự vận hành được

Theo ông Thanh, do hạn chế về mặt công nghệ nên việc xử lý chất thải các cơ sở y tế ở TPHCM chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường. Vì vậy, việc tìm kiếm được một công nghệ xử lý chất thải bệnh viện phù hợp như công nghệ của Công ty Ecodigm sẽ giảm được ô nhiễm môi trường tại TPHCM hiện nay

Theo thống kê của Sở Y tế TPHCM, hiện nay trên địa bàn TPHCM có 113 bệnh viện đang hoạt động trong đó gần 50 % số bệnh viện xử lý nước thải chưa đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó thành phố còn có 322 trạm y tế và 285 cơ sở khám chữa bệnh tư nhân ở 24 quận, huyện chưa có hệ thống xử lý nước thải
 
Thả lỏng nước thải y tế đến bao giờ ?​

- Ngoài những ràng buộc về điều kiện nhân lực và kinh phí bố trí cho công tác xử lý nước thải, từ trước tới nay, các cơ sở y tế vẫn cho rằng, xử lý nước thải không phải là nhiệm vụ chính của họ. Hơn 150.000m3/ngày đêm thải từ các bệnh viện trên toàn quốc đổ ra môi trường bên ngoài, bị thả nổi không qua xử lý

143993_400.jpg

Một trạm xử lý nước thải Bệnh viện Đa khoa Hà Đông​

Theo Thạc sĩ Trần Quang Toàn, Trung tâm Phân tích & Quan trắc Môi trường (Viện Y học Lao động & Vệ sinh Môi trường, Bộ Y tế), từ khi quy chế quản lý chất thải bệnh viện được ban hành, các bệnh viện thực hiện quản lý rác thải, nước thải tốt hơn. Tuy nhiên, “các cơ sở y tế vẫn cho rằng, việc xử lý nước thải không phải là nhiệm vụ chính của họ”, ThS Toàn nói

Tuyến xã và hệ thống y tế dự phòng cũng không khá hơn. TS. Nguyễn Thanh Hà, Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế) cho biết, hầu hết các trạm y tế xã, phường, thị trấn chưa thực hiện xử lý chất thải y tế. Còn các cơ sở y tế thuộc hệ thống y tế dự phòng chỉ xử lý nước thải sơ bộ bằng bể tự hoại, chưa có hệ thống xử lý nước thải

Khảo sát của ngành y tế cho thấy, nhiều bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải đã cũ. Không ít bệnh viện xử lý vi sinh chưa đạt tiêu chuẩn thải theo quy chuẩn Việt Nam

Các công trình xử lý nước thải được bàn giao cho các cơ sở y tế thường không được vận hành như mong muốn hay bị trục trặc. Hầu như không bệnh viện nào có đơn vị chuyên vận hành trạm xử lý nước thải nên khi có sự cố xảy ra, thường không có người khắc phục cũng như theo dõi quá trình để đảm bảo xử lý đạt tiêu chuẩn

Chưa giám sát được tế bào độc và kháng sinh

Trong bối cảnh quản lý, xử lý nước thải gần như bị thả lỏng như vậy, đáng chú ý hơn cả là, từ trước đến nay, ngành y tế chưa bao giờ giám sát và xử lý một số thành phần nguy hiểm trong nước thải bệnh viện

Từ năm 2009, Viện Y học Lao động & Vệ sinh Môi trường cùng với một số đơn vị như Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên, Viện Vệ sinh Lao động TP.HCM thực hiện chương trình quan trắc của Bộ Y tế, trong đó có quan trắc nước thải bệnh viện

TS Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế) cho hay, tại Hà Nội mới chỉ có 6/22 bệnh viện tuyến huyện trong diện khảo sát có hệ thống xử lý nước thải đạt yêu cầu

Kết quả quan trắc còn cho thấy, ngay cả những bệnh viện lớn có hệ thống xử lý nước thải hiện đại như Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai cũng có lúc đạt lúc không đạt tiêu chuẩn thải của Việt Nam

Kết quả quan trắc cho thấy, nước thải bệnh viện có đặc điểm ô nhiễm chủ yếu như nước thải sinh hoạt chứa vi khuẩn,trong đó có vi sinh vật gây bệnh đường ruột vốn dễ dàng lây truyền qua nước. Một số chất độc tế bào hay dư lượng thuốc kháng sinh cũng có khả năng có trong nước thải bệnh viện

Tuy nhiên, Th.S, Toàn cho hay, đến nay vẫn chưa xác định được hai thành phần độc hại nói trên. Nguyên do là các cơ quan này không có phòng thí nghiệm đủ điều kiện phân tích

Th.S Toàn cho biết, nhiều bệnh viện lớn trên cả nước thường quá tải bệnh nhân dẫn tới lượng nước thải vượt quá công suất xử lý của hệ thống. Quá tải bệnh nhân, đồng nghĩa với gia tăng xả thải dư lượng kháng sinh và các tế bào độc

Một số dược phẩm, nếu xả thải mà không xử lý có thể gây nhiễm độc nguồn nước cấp. Đến hết năm 2010, Việt Nam có 13.640 cơ sở y tế các loại. Mỗi bệnh viện có thể thải ra khoảng 0.4 – 0.95 m3 nước thải trên một giường bệnh trong ngày

Theo TS. Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế), nước thải y tế còn có thể chứa kim loại nặng, hóa chất độc, đồng vị phóng xạ. Kim loại nặng có trong nước thải y tế phần lớn là thủy ngân từ nhiệt kế và bạc từ quá trình tráng rửa phim X quang

Thống kê của Bộ Y tế mới đây cho thấy 67,7% số bệnh viện tuyến trung ương, 56,1% bệnh viện tuyến tỉnh và 44,4% bệnh viện tuyến huyện thực hiện thu gom và xử lý nước thải theo quy định. Như vậy vẫn còn rất nhiều cơ sở y tế xả chất thải lỏng ra môi trường

Thái Hà
 
Đưa “bệnh đi Tây”, chưa chắc đã hay​

Theo đánh giá của Bộ Y tế, mỗi năm, nước ta có khoảng 40.000 người ra nước ngoài chữa bệnh, tiêu tốn hơn 1 tỷ USD. Ngoài các điểm đến quen thuộc như Singapore, Thái Lan, gần đây có không ít người sẵn sàng chi tiền tỷ để sang Mỹ, Pháp hay Hàn Quốc chữa bệnh

Tuy nhiên, nhiều người sau khi đưa bệnh đi Tây vẫn mang... tật về ta

Tin “ngoại” hơn “nội”

Ra nước ngoài du lịch và chữa bệnh đang thành trào lưu của nhiều người có điều kiện. Thậm chí, không ít người, mức sống chỉ tạm đủ, nhưng e ngại chất lượng dịch vụ y tế trong nước, vẫn cố chạy tiền ra nước ngoài chữa bệnh

Gia đình anh chị Liêm - Hương làm công chức bình thường ở CT 2 khu chung cư Mễ Trì (Hà Nội) có được mụn con trai vừa lên 6 tuổi bị tim bẩm sinh. Khi được bạn bè giới thiệu một bệnh viện tư ở Singapore chuyên trị bệnh trẻ em, cả hai vợ chồng cố vay mượn họ hàng được gần 30.000 USD để đưa con sang chữa bệnh, cho dù trước đó, nhiều bệnh viện trong nước đủ sức điều trị

Anh Trần Long (Trung Hòa, Hà Nội), một nạn nhân của “bệnh viện ngoại”, cho biết anh bị thủng ruột già sau khi mất gần 400 triệu đồng đốt khối u ở gan bằng sóng cao tần tại một bệnh viện Trung Quốc. Và ngay sau khi ra viện, về nước, anh phải nhập viện khẩn cấp phẫu thuật cắt đại tràng, làm hậu môn nhân tạo vì sức khỏe suy giảm nhanh chóng do thủng ruột

images405499_DB10d.jpg

Nhiều bệnh viện ở Việt Nam đã đưa trang thiết bị hiện đại vào điều trị bệnh nhân ung thư​

PGS-TS Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, cho biết có những thời điểm bệnh viện phải điều trị cả chục trường hợp bị tai biến sau khi ghép gan, ghép thận ở nước ngoài về. Có trường hợp mất cả tỷ đồng ra nước ngoài ghép gan, nhưng về nước chỉ sống chưa đầy một tháng

Theo ông, ra nước ngoài chữa bệnh rất tốn kém chi phí mà vẫn phải chịu thêm rủi ro vì phần lớn những “bệnh viện ngoại” mà người bệnh Việt Nam được giới thiệu tới chỉ là những cơ sở y tế bình thường, hạng 2, hạng 3

Thực tế, Bệnh viện Việt Đức đã thực hiện 53 ca ghép thận, 4 ca ghép gan, 1 ca ghép tim và 2 ca ghép van tim và đến giờ, các bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh và có cuộc sống bình thường. Về chi phí, việc điều trị ghép ở trong nước thường chỉ bằng 1/20 - 1/30 so với chữa trị ở nước ngoài (!)

Không hề thua kém

Theo PGS-TS Mai Trọng Khoa, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu (Bệnh viện Bạch Mai), nhiều người cứ nghĩ khi mang bệnh ung thư là phải mang tiền tỷ ra nước ngoài mới mong thoát chết. Thế nhưng, thực tế với hệ thống máy PET/CT hiện đại nhất thế giới hiện nay tại bệnh viện, nhiều loại ung thư đầu mặt cổ, phổi, thực quản, trực tràng… đã được trung tâm điều trị an toàn, hiệu quả và đặc biệt là chi phí chỉ vài chục triệu đồng

GS Phạm Duy Hiển, Phó Giám đốc Bệnh viện K, khẳng định, hiện nay kỹ thuật chữa ung thư vú tại Việt Nam không kém các nước trong khu vực Đông Nam Á

Không chỉ thành công trong việc ứng dụng các kỹ thuật y tế chuyên sâu, hiện đại vào việc khám chữa bệnh cho người lớn mà trong lĩnh vực nhi khoa, Việt Nam đã đạt nhiều thành công ngang tầm thế giới

GS-TS Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương, cho biết sau khi thực hiện thành công ca ghép tế bào gốc bằng tủy xương để điều trị bệnh Ly thượng bì bọng nước bẩm sinh (bệnh “lột da ếch”) cho bệnh nhi Nguyễn Việt Anh (4 tuổi) vào tháng 9-2011, bệnh viện trở thành trung tâm y tế thứ hai trên thế giới điều trị thành công căn bệnh quái ác này

Hiện ở nhiều nước, việc ghép tế bào gốc điều trị các bệnh nhân mắc bệnh “lột da ếch” còn đang nghiên cứu với chi phí điều trị vô cùng tốn kém. Không chỉ vậy, các kỹ thuật về can thiệp tim mạch chuyên sâu như: phẫu thuật hẹp van hai lá, hẹp eo động mạch chủ, teo động mạch, đảo gốc động mạch… đã được triển khai thành công trên nhiều bệnh nhi, góp phần cứu sống hàng ngàn bệnh nhi bị dị tật

Đặc biệt kỹ thuật phẫu thuật nội nhi khoa rất khó, cũng đã được chúng ta làm chủ và đạt được nhiều thành tựu đáng kể về mổ nội soi cho trẻ em so với khu vực và thế giới. Không ít bệnh nhi ở nước ta mắc những căn bệnh hiểm nghèo ít gặp trên thế giới, như viêm mủ màng tim, u nang ống mật chủ, cường insulin... đã được cứu sống bằng ứng dụng kỹ thuật mổ nội soi

Những tiến bộ và thành công không ngừng của y học Việt Nam, nhất là trong những lĩnh vực chuyên sâu, kỹ thuật cao đã cho thấy tay nghề của thầy thuốc nội không kém bác sĩ ngoại về trình độ

Vấn đề là để tạo thêm niềm tin ở người bệnh, cần nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế, nhất là cơ sở vật chất tại bệnh viện; chuyên nghiệp hóa thái độ ứng xử của y bác sĩ đối với bệnh nhân. Có vậy, chúng ta mới giữ được người bệnh và không bị chảy máu ngoại tệ vì “đưa bệnh đi Tây”

Nguyễn Quốc
 
86 triệu USD cho Dự án Hỗ trợ hệ thống y tế​

Chinhphu.vn - Dự án Hỗ trợ hệ thống y tế sẽ góp phần cải thiện và duy trì các thành quả trong công tác phòng chống HIV/AIDS, lao, sốt rét và chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em ở Việt Nam

Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính (Bộ Y tế) kiêm Giám đốc Dự án TS.Nguyễn Hoàng Long cho biết, Dự án gồm hai hợp phần. Hợp phần 1 là tăng cường năng lực mạng lưới y tế cơ sở và hợp phần 2 là kiểm soát chất lượng thuốc và cảnh giác dược

Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, lao và sốt rét tài trợ cho Dự án này với tổng kinh phí là 86 triệu USD và thực hiện trong 5 năm (2012 – 2016)

Dự án chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 từ năm 2012 đến 2013, giai đoạn 2 từ năm 2014 đến 2016. Quỹ này đã phê duyệt hỗ trợ giai đoạn 1 của Dự án với kinh phí 40 triệu USD

Hợp phần 1 của Dự án được triển khai tại 15 tỉnh, tập trung hỗ trợ đào tạo 1.000 bác sỹ chuyên tu hệ 4 năm; đào tạo khoảng 6.000 nhân viên y tế thôn bản với thời gian 6- 9 tháng; tập huấn chuyên môn về phòng chống HIV/AIDS, lao, sốt rét, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em cho cán bộ y tế huyện, xã và y tế tư nhân; tập huấn ngắn hạn về quản lý cho cán bộ y tế tỉnh, huyện xã; cung cấp 16.000 túi y tế thôn bản; hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế thôn bản

Dự án cũng sẽ cung cấp trang thiết bị thiết yếu cho 80 trung tâm y tế huyện, 678 trạm y tế xã nhằm tăng cường khả năng cung ứng dịch vụ y tế cơ bản; hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý y tế

Hợp phần 2 của Dự án tập trung tăng cường năng lực cho Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc; xây dựng hệ thống báo cáo tự nguyện quốc gia; xây dựng và phát triển chương trình theo dõi tích cực hoặc giám sát tiến cứu Theo dõi phản ứng có hại của thuốc trong các chương trình sức khỏe cộng đồng; thành lập hệ thống phản hồi thúc đẩy việc sử dụng thuốc an toàn; xây dựng mạng lưới quốc gia để quảng bá tầm quan trọng của cảnh giác dược

Bên cạnh đó, Dự án hỗ trợ tăng cường năng lực của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương và Viện Kiểm nghiệm thuốc thành phố Hồ Chí Minh; tăng cường năng lực giám sát chất lượng thuốc trên thị trường thông qua các trung tâm kiểm nghiệm thuốc tuyến tỉnh; thiết lập hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng cho mạng lưới phòng kiểm nghiệm; tăng cường năng lực báo cáo, phản hồi và sử dụng dữ liệu về chất lượng thuốc
 
Việt Nam phấn đấu sản xuất, cung ứng 70% nhu cầu về thuốc vào năm 2020​

duocdn.jpg

Một phân xưởng sản xuất thuốc ở Công ty Dược Đà Nẵng​

ĐCSVN - Trong dự thảo “Quy hoạch chi tiết phát triển công nghiệp dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030” của Cục Quản lý dược, mục tiêu phấn đấu của ngành công nghiệp dược đến năm 2020 là sản xuất, cung ứng 70% nhu cầu về thuốc của nhân dân và đáp ứng 90% thuốc thiết yếu

Theo đó, nhà nước khuyến khích ngành công nghiệp dược ứng dụng công nghệ tiên tiến trong công nghiệp bào chế thuốc để sản xuất thuốc có tác dụng tốt hơn, như các thuốc chuyên khoa đặc trị: thuốc kháng sinh, thuốc ung thư…, các thuốc có dạng bào chế đặc biệt như: các thuốc có tác dụng kéo dài, tác dụng định hướng, thuốc tiêm đông khô, các dạng thuốc phun sương (aerosol), thuốc đạn, thuốc trứng, thuốc dán thẩm thấu qua da...

Xây dựng và phát triển hệ thống các nhà máy sản xuất thuốc trong nước, tiến tới đáp ứng cơ bản nhu cầu về thuốc phòng và chữa bệnh cho nhân dân; bảo đảm tăng tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước, đáp ứng được 70% trị giá tiền thuốc vào năm 2020 và 80% vào năm 2030

Đồng thời, phát triển sản xuất thuốc gốc (generic) bảo đảm chất lượng để phục vụ cho nhu cầu điều trị, nhất là trong các cơ sở y tế công lập; đẩy mạnh và khuyến khích sản xuất thuốc thuộc danh mục: thuốc thiết yếu, thuốc phục vụ cho các chương trình y tế quốc gia với chất lượng cao và sản xuất theo đơn đặt hàng của nhà nước để bảo đảm đến năm 2020 đáp ứng được khoảng 90% nhu cầu sử dụng các nhóm thuốc này; đẩy mạnh sản xuất các vắc xin phục vụ cho Chương trình tiêm chủng mở rộng để bảo đảm đến năm 2020 đáp ứng được khoảng 100% nhu cầu sử dụng vắc xin phục vụ công tác phòng và chữa bệnh cho nhân dân

Dự thảo nhấn mạnh, nếu thực hiện đúng lộ trình về đầu tư và phát triển công nghiệp dược thì đến năm 2020 chúng ta có thể sản xuất đủ để cung ứng 70% nhu cầu về thuốc và có khả năng tự ứng cứu trong các trường hợp bệnh dịch cũng như tăng khả năng xuất khẩu vào năm 2030

Thương Huyền
 
Ưu tiên các dự án hoá dược phục vụ thị trường​

Chinhphu.vn – Ngày 15/2, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp các Bộ, ngành để rà soát, tống kết các hoạt động của chương trình hoá dược trong năm 2011 và định hướng hoạt động năm 2012

DaychuyensxnguyenlieuthuocksinhthuocChuongtrinhhoaduoc.jpg

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tham quan dây chuyền sản xuất nguyên liệu thuốc kháng sinh thuộc Chương trình hóa dược​

Cuộc họp thống nhất trong thời gian tới, Chương trình sẽ đề cao tính khả thi, gắn với thị trường hơn từ việc nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng đến việc thử nghiệm, triển khai sản xuất các dự án hoá dược, sản xuất nguyên liệu và thuốc tân dược, thay vì đầu tư chưa thực sự có trọng điểm trong thời gian vừa qua

Lâu nay, nhiều dự án của chương trình gặp khó khăn do thiếu nguồn lực, đầu tư phân tán, công nghệ hoặc sản phẩm bị cạnh tranh gay gắt trên thị trường dẫn đến việc triển khai Chương trình chưa đạt mục tiêu mong muốn. Mỗi năm mới chỉ triển khai khoảng trên dưới 10 đề tài nghiên cứu, 1-2 dự án có quy mô nhỏ

Một số dự án công nghiệp hoá dược đáng chú ý là Dự án sản xuất nguyên liệu kháng sinh Cephalexin của Cty Mekophar công suất 600 tấn/năm, Dự án sản xuất nguyên liệu kháng sinh bán tổng hợp Cephalosporin công suất 150 tấn/năm… mới đang trong giai đoạn báo cáo đầu tư xây dựng. Các dự án khác như Nhà máy sản xuất tá dược cao cấp, Nhà máy sản xuất Vitamin C, Nhà máy methadol,…. cũng đang trong giai đoạn nghiên cứu đề xuất

Trước tình hình này, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo trong thời gian tới, việc triển khai Chương trình hoá dược cần ưu tiên đề cao tính khả thi của các đề xuất, Đề án nghiên cứu, các dự án phải gắn chặt chẽ với với thị trường. Mục tiêu từng bước đảm bảo an ninh về thuốc chữa bệnh trong nước, trước hết là các mặt hàng thuốc thiết yếu theo quy định của Bộ Y tế

Cụ thể, giao Viện Kỹ thuật hoá sinh và tài liệu nghiệp vụ (Bộ Công an) đảm nhiệm, triển khai sớm dự án nguyên liệu methadol, giao 2 Công ty Mekophar và Ampharco đẩy nhanh hơn nữa tiến độ triển khai 2 dự án nguyên liệu thuốc kháng sinh

Trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động năm 2012, Chương trình cần lên chi tiết kế hoạch tiến độ cụ thể các dự án, ưu tiên hơn trong việc xây dựng các phòng thí nghiệm chuyên ngành trên cơ sở rà soát lại cấu hình tiêu chí, chức năng nhiệm vụ của các phòng thí nghiệm, có giải pháp, cơ chế hỗ trợ phù hợp
 
Top