What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Euro News

LOBBY.VN

Administrator
Đầu tư cho công nghệ là cấp thiết !​

- EuroCham cho rằng, việc đầu tư cho các công nghệ xanh, tiên tiến ngay từ ban đầu sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hiệu quả trong dài hạn

Ngày 7/9, tại Hà Nội đã diễn ra họp báo khởi động phiên bản 2 “Chương trình Hội nghị và Triển lãm GreenBiz về những giải pháp kinh doanh xanh của châu Âu cho Việt Nam” (GreenBiz 2011)

Sự kiện này sẽ diễn ra vào ngày 15 - 16/9 tại TPHCM, bao gồm một chương trình hội nghị và một triển lãm quốc tế nhằm kết nối doanh nghiệp với doanh nghiệp và doanh nghiệp với chính phủ

GreenBiz 2011 sẽ thảo luận các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, thành phố bền vững, các công nghệ thân thiện với môi trường, đầu tư xanh và các chiến lược bền vững trong giao thông và sản xuất.
Trọng tâm cụ thể là các doanh nghiệp và Chính phủ Việt Nam nhằm hỗ trợ bằng những giải pháp để giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu, năng lượng và những thách thức về môi trường

Chủ tịch EuroCham, ông Alain Cany cho hay, trong lần này, GreenBiz 2011 sẽ được tổ chức tại TPHCM nhằm đa dạng hóa các khu dân cư tiếp cận, hơn nữa, đây là thành phố tập trung rất nhiều loại hình doanh nghiệp, là trung tâm kinh tế của Việt Nam. Bên cạnh đó, chương trình cũng hướng đến tiếp cận những doanh nghiệp của các trung tâm công nghiệp xung quanh như Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu...

eurocham3.jpg

Họp báo GreenBiz ngày 7/9​

Chính phủ cần ưu đãi vốn cho doanh nghiệp đầu tư sản xuất xanh

Ông Cany khẳng định, các doanh nghiệp Việt Nam cần đón đầu những công nghệ mới, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường. Theo lý giải của Chủ tịch EuroCham, như vậy sẽ giúp các doanh nghiệp đỡ tốn kém hơn so với việc cải tiến công nghiệp 3-5 năm một lần

Đại diện đến từ châu Âu thể hiện sự tin tưởng, Việt Nam đang ngày trở thành một trung tâm sản xuất của khu vực ASEAN và châu Á. Trong suốt10 năm qua, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt trung bình 7% với GDP đầu người gấp 3 lần trong cùng thời kỳ, đạt hơn 1.100 USD vào năm 2010

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài đổ vào ngày càng nhiều. Số lượng đô thị ở Việt Nam đã lên đến con số 750 trong năm 2010, tăng 40% so năm 1995. Việt Nam đồng thời bị coi là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Do đó, việc thay đổi quan niệm trong kinh doanh của các doanh nghiệp là cần thiết và quan trọng

Giám đốc điều hành EuroCham: Các doanh nghiệp Việt Nam không nên chỉ tập trung vào lợi nhuận ngắn hạn mà phải hướng đến kế hoạch trung và dài hạn. Khó khăn vĩ mô không phải là lý do trì hoãn !

Theo đó, Việt Nam không thể mãi cạnh tranh dựa vào lao động giá rẻ mà phải bằng những yếu tố sản xuất khác. Ông Alan đưa ra ví dụ điển hình là Trung Quốc, sau 2 năm áp dụng năng lượng pin mặt trời, nước này đã trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực này. 70% năng lượng mặt trời sản xuất từ nước này không chỉ để dùng trong nước mà còn phục vụ mục đích xuất khẩu

Thừa nhận bối cảnh kinh tế vĩ mô hiện tại ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước. Song, Tiến sĩ Matthias Duhn, Giám đốc điều hành EuroCham phủ nhận khó khăn vĩ mô không phải là lý do trì hoãn, bởi các doanh nghiệp không nên chỉ tập trung vào lợi nhuận ngắn hạn mà phải hướng đến kế hoạch trung và dài hạn

Đồng thời, ông cũng kiến nghị, phía Chính phủ Việt Nam nên có những chính sách hỗ trợ vốn, ưu đãi về lãi suất cho doanh nghiệp khi đầu tư cho công nghệ xanh

80 gian hàng sẽ tham gia triển lãm

Chủ tịch EuroCham cho hay “Việc Bộ Công thương đồng ý đồng tổ chức sự kiện cho thấy sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường và chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ những nỗ lực trên của Việt Nam”

GreenBiz 2011 sẽ thúc đẩy sự hợp tác chiến lược và những cam kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Châu Âu. Triển lãm dự kiến bao gồm trên 80 gian hàng của khu vực tư nhân và nhà nước cũng như các tổ chức phi chính phủ

Các công ty đa quốc gia sẽ tham gia gồm có:

- Siemens
- Akzo Nobel
- Jardines Matheson Group
- Philips
- Shell
- Schneider Electric
- Alstom
- Ariston
- Dragon Capital
- Gyproc Việt Nam
- Holcim
- Rhodia Energy Services

GreenBiz 2011 cũng thu hút các tổ chức phi chính phủ như SNV và Trung tâm hợp tác công nghệ môi trường (Swedish CENTEC Vietnam). Ngoài ra trong lĩnh vực giao thông có sự tham gia của các công ty lớn như Mercedes, Piaggio, Air France và Vietnam Airlines. Bên cạnh đó, Ubifrance cũng cam kết sẽ có sự tham gia của 13 doanh nghiệp Pháp

Giám đốc chi nhánh tại Hà Nội của Ubifrance, ông Marc Cagnard cho hay, vừa qua, thông qua 100 cuộc gặp gỡ với doanh nghiệp Việt Nam dưới hình thức B2B, các doanh nghiệp Pháp đã giới thiệu và cho biết sẽ cung cấp và hỗ trợ phía Việt Nam phát triển các thiết bị về nước, quản lý, xử lý chất thải cũng như xây dựng các dự án về năng lượng bền vững...
 
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải gặp gỡ các doanh nghiệp Iceland​

– Trong buổi gặp gỡ, ngày 9/9, với Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Đoàn công tác Chính phủ Việt Nam đang thăm chính thức CH Iceland, các doanh nghiệp Iceland đều chung nhận định, tuy xa cách về địa lý, song có nhiều tiềm năng, cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp hai bên

phatbieu.jpg

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: Chính phủ Việt Nam luôn tạo điều kiện tối đa, coi thành công của nhà đầu tư là thành công của chính mình​


Trao đổi với các doanh nghiệp Iceland, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nêu một số nét chính về tiềm năng và quá trình phát triển kinh tế năng động của Việt Nam, điểm đến hợp tác đầu tư hấp dẫn hàng đầu với một thị trường dân số lớn, nguồn nhân lực trẻ dồi dào. Việt Nam cũng là cửa ngõ của khu vực và có vị trí địa lý thuận lợi để hợp tác phát triển kinh tế, đầu tư, thương mại với các nước

Phó Thủ tướng nhấn mạnh mối quan hệ hữu nghị, lâu năm giữa hai nước và cho rằng, lĩnh vực hợp tác kinh tế - thương mại – đầu tư giữa hai nước còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng hai bên

Việt Nam mong muốn thúc đẩy hợp tác hợp tác hai nước, đặc biệt trong các lĩnh vực Iceland có thế mạnh như thủy sản, công nghệ thông tin, chế biến khoáng sản và năng lượng tái tạo và sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Iceland đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam

Bộ trưởng Kinh tế Iceland Arni Pall Arnarson cũng cho rằng có nhiều nét tương đồng trong tiềm năng kinh tế hai nước như cùng hướng ra kinh tế biển, thủy hải sản đóng vai trò quan trọng trong tỷ trọng xuất khẩu… Đây là những lĩnh vực hai bên có thể trao đổi, hợp tác khai thác tốt hơn trong lĩnh vực nhiều tiềm năng này

Ông Palmi S. Palmason, Tổng giám đốc Tập đoàn Portunus cho biết, nhận thấy tiềm năng từ ngành thủy sản Việt Nam, Tập đoàn này vừa mua một nhà máy chế biến cá tra ở Việt Nam cũng như đang tìm kiếm các cơ hội để cùng góp phần phát triển bền vững ngành thủy sản Việt Nam

“Việt Nam rất có tiềm năng trong lĩnh vực thủy hải sản với sản lượng 4 triệu tấn/năm, nhưng quy mô, phương thức khai thác có thể tăng thêm nếu áp dụng công nghệ khai thác, chế biến công nghiệp như của Iceland”, ông Palmason nói

Iceland có đội tàu đánh cá hiện đại vào loại nhất thế giới, hàng năm đánh bắt trên 1,5 triệu tấn cá các loại và cá chiếm 50% lượng xuất khẩu hàng hóa hàng năm

Tổng giám đốc Tập đoàn Kalan Mobile Sveinn Baldvinsson cũng cho biết mối quan tâm trong việc hợp tác đầu tư các nguồn năng lượng tái tạo. Iceland là nước có công nghệ sản xuất điện địa nhiệt hàng đầu thế giới

Một số nhà đầu tư cũng quan tâm tìm hiểu tiềm năng hợp tác du lịch, đào tạo quản lý, tài chính,… với Việt Nam. Hiện nay, Iceland cũng có một số công ty đã đầu tư hoặc mở văn phòng đại diện tại Việt Nam như Marel, Kalan, Actavis, Alvotel,…

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải hoan nghênh việc doanh nghiệp Iceland đến đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, khẳng định Chính phủ luôn tạo điều kiện tối đa, coi thành công của nhà đầu tư là thành công của chính mình.

Pttgthamnguonnangluongdianhiet.jpg

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải thăm Nhà máy địa nhiệt điện Hellisheidi​


Cùng ngày, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đến thăm Nhà máy địa nhiệt điện Hellisheidi nằm ở phía tây nam Iceland

Đây là nhà máy địa nhiệt điện có quy mô lớn thứ hai trên thế giới, nằm trên 3 ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động cách đây hàng chục nghìn năm. Nhà máy có khả năng đáp ứng nhu cầu cơ bản về điện và nước nóng để sưởi tại các khu vực công nghiệp và dân cư Thủ đô Reykjavik với sản lượng điện là 213 MWe/năm và dự kiến sẽ gia tăng sản lượng điện lên 300 MW và năng lượng nhiệt điện lên 400 MW

Sơ đồ cấu trúc của nhà máy địa nhiệt điện Hellisheidi khá linh hoạt. Mục đích đặt ra là toàn bộ nguồn điện sử dụng sẽ đặt tại tòa nhà trung tâm, các bộ phận sản xuất điện sẽ là những bộ phận độc lập xung quanh tòa nhà chính. Lấy tòa nhà trung tâm làm cột mốc, các phòng sản xuất điện sẽ quay về hướng nam, còn nhà máy sản xuất nước nóng sẽ quay về phía bắc

Mô hình nhà máy điện được coi là rất thân thiện với môi trường này được Đoàn Chính phủ Việt Nam quan tâm khi vấn đề năng lượng mới và tái tạo đang được Việt Nam ưu tiên phát triển, đặc biệt là từ năng lượng địa nhiệt (300 nguồn nước khoáng nóng từ 30-105 độ), mặt trời (2000-2500 giờ nắng/năm), gió, sinh khối (từ gỗ, củi, rơm, rác, phụ phẩm nông nghiệp, khí sinh học,...từ 43-46 triệu TOE/năm), có trữ lượng Uranium thuộc mức trung bình trên thế giới

Chinhphu.vn
 
13 doanh nghiệp Pháp tới Việt Nam tìm cơ hội hợp tác​

- Các doanh nghiệp Pháp hướng đến mục tiêu tăng cường hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực môi trường và phát triển bền vững

Theo thông tin từ Đại sứ quán Pháp, trong ba ngày 14-16/9, 13 doanh nghiệp nước này sẽ đến TPHCM tham gia Khu triển lãm về môi trường và phát triển bền vững do Ubifrance Việt Nam tổ chức nhân Triển lãm Green-Biz lần thứ hai

Là phái đoàn có nhiều doanh nghiệp nhất tham gia triển lãm lần này, các doanh nghiệp Pháp hướng đến mục tiêu tăng cường hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực trên, tiến tới phát triển bền vững các quan hệ đối tác, thương mại, công nghiệp hoặc công nghệ

Việt Nam hiện đang được đánh giá là nơi có rất nhiều cơ hội để các doanh nghiệp phát triển trong lĩnh vực môi trường và phát triển bền vững

Theo đó, trong vòng 20 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm của Việt Nam là hơn 7%, tốc độ gia tăng dân số ước tính khoảng 1 triệu người/năm. Đến năm 2020, ước tính dân số Việt Nam sẽ lên đến 100 triệu dân so với 87 triệu dân hiện nay. Tốc độ đô thị hóa đang ở mức "phi mã", dự báo lên tới 45% năm 2020 so với 30% năm 2010. Sản lượng công nghiệp cao gấp hai lần GDP

Các doanh nghiệp Pháp tham gia triển lãm gồm có APB environnement; Aria technologies, Artelia International, Bouygues Batiment International, Electricite de France, HMI Innovation, Hocer, Priama, Salmson, Vauchesa, Veolia water Vietnam & Vinci Construction Grands Projets. Một số doanh nghiệp trên hiện đã có mặt và hoạt động tại Việt Nam. Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) cũng xác nhận tham dự sự kiện này

Thông qua chương trình Hội thảo, các doanh nghiệp sẽ có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu của Việt Nam trong các lĩnh vực khác nhau như quản lí nước, chất thải, năng lượng, quản lý đô thị, chất lượng không khí, vận tải, sản xuất xanh

Hiện chỉ có khoảng 200 trong số 689 thành phố lớn của Việt Nam có khả năng cung cấp nước sạch cho sinh hoạt của người dân. Việt Nam có trung bình tới hơn 27 triệu tấn rác thải hàng năm, trong đó 80% là chất thải ở đô thị

Đây là cơ hội để các công ty Pháp, với kinh nghiệm và uy tín đã được khẳng định trên trường quốc tế, có thể giới thiệu tới các đơn vị của Việt Nam các sản phẩm và dịch vụ của mình trong lĩnh vực môi trường và phát triển bền vững
 
Đan Mạch giúp Việt Nam tăng trưởng xanh​

Đan Mạch sẽ viện trợ 135 triệu USD cho Việt Nam trong hai năm tới, trong đó tập trung chủ yếu vào tăng trưởng xanh

gio1.jpg

Năng lượng gió sẽ là một trong những lính vực Đan Mạch tập trung phát triển​

Các lĩnh vực "xanh" sẽ nhận được 60% tổng số tiền đầu tư nói trên

Ông John Nielsen, đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam cho biết, trong thời gian tới, họ sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực chính là sử dụng hiệu quả nguồn nước, tiếp cận nước sạch cho hộ nghèo; phát triển năng lượng gió và các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu

Đan Mạch sẽ hỗ trợ tài chính để tăng cường chất lượng nước sạch và khả năng tiếp cận nước sạch cho các hộ nghèo, hỗ trợ Việt Nam chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu và các dự án khám phá tiềm năng, việc sử dụng năng lượng gió tại Việt Nam

"Đối với chúng tôi, điều quan trọng là cần đảm bảo tăng tăng trưởng xanh sẽ ngày càng được kết nối chặt chẽ với phát triển bền vững cũng như cơ hội kinh doanh", ông John Nielsen nói

Đại sứ cũng cho biết, Đan Mạch có nhiều thế mạnh nổi trội về sử dụng năng lượng hiệu quả, năng lượng mặt trời, năng lượng tái sinh từ rác, sinh khối, do đó Đan Mạch có cơ sở chắc chắn đề đầu tư vào Việt Nam

"Các dự án năng lượng gió đòi hỏi đầu tư lớn do đây là công nghệ cao cấp. Đề giải quyết thách thức này, trong tháng 11 tới, một đoàn Đan Mạch sẽ sang thăm Việt Nam, chúng tôi sẽ cố gắng thiết lập các thỏa thuận hợp tác giữa chính phủ Việt Nam và các doanh nghiệp hai bên để triển khai dự án năng lượng gió", Đại sứ Đan Mạch cho biết

Trả lời báo chí về việc đầu tư của Đan Mạch trong dự án điện hạt nhân ở Việt Nam, đây cũng được coi là nguồn năng lượng xanh, ông John Nielsen nhấn mạnh: "Đan Mạch không có ý định phát triển năng lượng nguyên tử, mà chúng tôi tập trung vào phát triển năng lượng tái sinh khác, quyết định này nhận được sự đồng thuận cao của người dân nước chúng tôi"
 
Các công ty Anh tới Việt Nam tìm hiểu thị trường​

avataraspx-1.jpg

Ông Peter Bishop cho rằng Việt Nam có môi trường đầu tư thuận lợi​

Các doanh nghiệp Anh lần này sẽ bao gồm nhiều công ty hoạt động trong các ngành nghề đa dạng khác nhau

Ông Peter Bishop, Phó giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp London sẽ dẫn đầu một đoàn doanh nghiệp Anh đại diện cho nhiều lĩnh vực sang Việt Nam tìm hiểu thị trường từ ngày 14-18/11

Trong thời gian ở Việt Nam, đoàn sẽ có nhiều hoạt động tìm hiểu về các cơ hội đầu tư và tìm đối tác Việt Nam ở TPHCM và Hà Nội

Ông Peter Bishop cho rằng Việt Nam được coi là một trong những điểm hấp dẫn đầu tư đối với các doanh nghiệp Anh vì Việt Nam đã đạt được những kết quả tốt trong những năm gần đây và là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực. Ngoài các nước mới nổi trong khối BRICS (gồm có Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi), còn có một số nước khác nữa được các nhà đầu tư quan tâm, trong đó có Việt Nam, nơi có môi trường đầu tư thuận lợi và tăng trưởng tốt, ông cho biết

Ông Peter Bishop cho biết ngoài những lĩnh vực như dịch vụ, tài chính, bán lẻ và xây dựng cơ sở hạ tầng là thế mạnh của các doanh nghiệp Anh, đoàn các nhà doanh nghiệp Anh lần này sẽ bao gồm nhiều công ty hoạt động trong các ngành nghề đa dạng khác nhau như: cơ khí, thiết kế, xử lý nước, cung cấp thiết bị phòng thí nghiệm, quản lý y tế, phần mềm, nhà xuất bản, công ty xuất khẩu, công ty tuyển dụng nhân sự, chương trình quản lý dạy nghề và công ty làm về chiến lược thị trường

Ông hy vọng sau chuyến thăm tìm hiểu thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp Anh sẽ tìm được nhiều đối tác Việt Nam và có thể ký được một số hợp đồng

Ông Peter Bishop nói rằng trong ấn phẩm sắp phát hành tháng 12 và tháng 1/2012 của Phòng Thương mại London sẽ dành hai trang để giới thiệu về Việt Nam nhằm quảng bá rộng rãi hơn nữa đến các nhà đầu tư Anh
 
Các nhà đầu tư Châu Âu đề nghị tăng giá điện​


“Nên tăng giá điện đến mức bền vững và tăng đáng kể so với mức giá hiện tại”, Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đã chính thức đưa ra đề nghị với Chính phủ Việt Nam sáng nay 1-12

Đề nghị được đưa ra trong khuôn khổ 6 nhóm vấn đề lớn liên quan đến “Các vấn đề thương mại, đầu tư và kiến nghị” năm 2012 trong cuốn Sách trắng hàng năm được EuroCham công bố tại Hà Nội ngày hôm nay

Tại bản kiến nghị 2012, EuroCham đánh giá, giá năng lượng ở Việt Nam tương đối thấp so với thị trường khu vực và thế giới, với giá bán lẻ trung bình là 1.250 đồng/kWh (6,2 cent/kWh)

Mức giá này không đủ chi trả cho các nhà đầu tư khi mà việc tiêu thụ điện được dự đoán tăng nhanh ở mức ít nhất là gấp đôi tổng thu nhập trong nước (GDP) (khoảng 12%/năm)

EuroCham đề xuất một mức giá cao hơn trong thời gian tới nhằm có đủ nguồn cung, để các doanh nghiệp hoạt động và tạo ra thặng dư để thanh toán các chi phí vốn

Tổ chức này cho rằng kế hoạch dự tính mức giá từ 8 đến 9 cent/kWh trong Quy hoạch tổng thể lần VII là một bước định hướng đúng đắn nhưng cần phân tích cẩn thận hơn để biết đươc mức giá đó có phù hợp khi xét trên tổng thể thị trường điện hay không

Về mặt quản lý, cộng đồng doanh nghiệp Châu Âu đề nghị thành lập một cơ quan mới, hoạt động độc lập theo cơ chế “một cửa” để khuyến khích và tạo thuận lợi cho sự tham gia của khu vực tư nhân trong ngành điện cho phù hợp với Tổng sơ đồ VII

Thực tế, Việt Nam mới thành lập Tổng cục Năng lượng trên cơ sở nâng cấp Vụ Năng lượng (Bộ Công thương). Tổng cục ra đời cách đây hơn 1 tuần vẫn chịu sự quản lý của bộ này và điều tiết hoạt động của ngành điện trong cả nước, trong đó có Tập đoàn điện lực (EVN)

EuroCham cho rằng cần phải giảm sự thống lĩnh của EVN trên thị trường điện bằng cách khuyến khích (thông qua chính sách đầu tư) để các doanh nghiệp khác tham gia vào thị trường, đẩy nhanh tiến độ xây dựng thị trường điện có cạnh tranh đầy đủ từ năm 2015 (thay vì năm 2014 như kế hoạch)
 
Gần 25% người dân EU không dùng mạng internet​

Theo số liệu của Văn phòng thống kê Liên minh châu Âu (EU), Eurostat, gần 25% người dân EU chưa bao giờ truy cập vào mạng Internet trong năm 2011

Kết quả khảo sát việc sử dụng mạng internet những người trong độ tuổi từ 16- 74 tuổi ở các nước thành viên thuộc EU cho thấy, hơn 100 triệu người dân sống ở 27 nước thành viên EU không truy cập mạng Internet hay sử dụng hòm thư điện tử trong năm 2011

Cụ thể, Thụy Điển là nước thấp nhất, chỉ có 5% công dân không sử dụng mạng internet, trong khi Romania có số người không sử dụng mạng Internet cao nhất lên tới 54%

Bên cạnh đó, các nước Luxembourg, Thụy Điển, Hà Lan có lượng người truy cập mạng Internet lên tới hơn 90%. Còn Hi Lạp, Bulgaria và Romania chỉ có 50 % số người truy cập mạng internet trong khi Romania chỉ có 31%

EUkhongsudungInternetanhto.jpg

Gần 25% công dân EU không sử dụng mạng Internet trong năm 2011​

Cũng theo Eurostat, về giao dịch thương mại điện tử trong năm 2011, Anh là nước mua hàng trên mạng cao nhất so với các nước thành viên thuộc EU lên tới 83%, tiếp đến là Đan Mạch, Thụy Điển và Đức

Số liệu thống kê công bố, 40% công dân EU không sử dụng mạng internet năm 2006, giảm xuống 24% vào năm 2011

Trong khi đó, theo mục tiêu của chương trình nghị sự dữ liệu số của EU đề xuất, số cá nhân không truy cập mạng internet sẽ phải giảm xuống từ 24% xuống còn 15% vào năm 2015

Tuy nhiên, theo giới quan sát, mục tiêu 15% công dân EU không sử dụng mạng Internet rất khó có thể thực hiện được, vì còn hơn 1 nửa người dân ở những nước nghèo như Bulgaria, Hi Lạp, Cyprus, Bồ Đào Nha chưa bao giờ lướt web
 
Mafia ngân hàng số 1 đối với doanh nghiệp nhỏ tại Italy​

mafia.jpg

Sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế, Mafia trở thành “ngân hàng” lớn nhất tại Italy, khiến hàng ngàn doanh nghiệp nhỏ phá sản

Tội phạm có tổ chức đã gây ra nhiều tác động xấu đối với kinh tế Italy trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, Mafia trở thành “ngân hàng” lớn nhất tại Italy, khiến hàng ngàn doanh nghiệp nhỏ phá sản

Theo tổ chức chống tội phạm SOS Impresa, hoạt động cho vay nặng lãi của nhóm tội phạm có tổ chức đã trở thành một vấn nạn của quốc gia

Tổ chức nhấn mạnh các tổ chức tội phạm có tổ chức này kiếm được lợi nhuận mỗi năm khoảng hơn 100 tỷ euro

Tổ chức tuyên bố: “Với 65 tỷ euro thanh khoản, Mafia là ngân hàng số 1 của Italy. Tổ chức SOS Impressa được thành lập tại Palermo cách đây 1 thập kỷ để phản đối các hành vi tồi tệ chống lại doanh nghiệp nhỏ

Các băng nhóm tội phạm có tổ chức như Sicilian Cosa Nostra, the Naples Camorra hay Calabrian 'Ndrangheta bao lâu nay đã có vị thế vững chãi trong kinh tế Italy, tạo ra lợi nhuận hàng năm tương đương khoảng 7% GDP

Đối với các băng nhóm tội phạm có tổ chức, hoạt động cho vay nặng lãi đã trở thành nguồn thu nhập ngoài hoạt động buôn bán ma túy, vũ khí, mại dâm, cờ bạc và tống tiền

Ước tính khoảng 200 nghìn doanh nghiệp Italy có liên quan đến hoạt động cho vay nặng lãi, hậu quả, hàng chục nghìn người mất việc khi các doanh nghiệp không trả được nợ và phá sản

Các băng nhóm tội phạm kiểu cũ giao tiền trong quán bar và các địa điểm bí mật nay đã thay thế bởi nhóm nhân viên ngân hàng, luật sư nếu nhìn qua dường như rất lịch sự, đàng hoàng

SOS Impresa chỉ ra: “Thông qua nghề nghiệp của mình, các đối tượng biết rõ cơ chế hoạt động của thị trường tín dụng chính thức và khả năng tài chính của đối tượng đi vay”

Nhóm các doanh nghiệp nhỏ, đối tượng khó tiếp cận với tín dụng trong bối cảnh kinh tế đi xuống, thường phải tìm đến mafia để vay tiền
 
Doanh nghiệp châu Âu đua nhau vỡ nợ​

11590_DN-Chau-Au-vo-no.jpg

Nhà máy lọc dầu Coryton ở Anh do Petroplus (Thụy Sĩ) sở hữu đã làm thủ tục vỡ nợ​

Không chỉ các chính phủ châu Âu, các doanh nghiệp khu vực này cũng chật vật với những món nợ khổng lồ và có nguy cơ phá sản

Khi lợi nhuận và doanh số bán giảm xuống, không ít doanh nghiệp châu Âu cảm thấy việc trang trải cho các khoản chi phí hoạt động, tiền hàng… trở nên khó khăn. Trong khi đó, các ngân hàng châu Âu lại do dự trong việc cho vay

Có nhiều mối lo ngại cho rằng doanh nghiệp sẽ không thể vay được số tiền họ cần và sẽ buộc phải đi đến hành động quyết liệt hơn, từ đó khiến cho nền kinh tế thêm bất ổn. Trên thực tế, điều đó đã và đang diễn ra tại châu Âu

Số trường hợp không trả được nợ dự kiến sẽ tăng 12% trong năm nay so với năm ngoái tại khu vực đồng tiền chung châu Âu. Các quốc gia gồm Hy Lạp, Tây Ban Nha và Ý sẽ có tỉ lệ vỡ nợ cao nhất trong khu vực

Đua nhau vỡ nợ

Tháng 1.2012, hãng lọc dầu độc lập lớn nhất tại châu Âu Petroplus Holdings (Thụy Sĩ) cho biết đang làm thủ tục vỡ nợ sau khi các chủ nợ yêu cầu trả khoản tiền 1,75 tỉ USD. Công ty này đang đối mặt với tình trạng biên lợi nhuận giảm mạnh do giá dầu tăng cao và điều kiện kinh tế yếu ớt

Để thoát khỏi cảnh đường cùng, Công ty đã cố gắng thương thảo với các chủ nợ. Nhưng BNP Paribas (Pháp), Credit Suisse (Thụy Sĩ) và các tổ chức cho vay khác, cũng đang đối mặt với những khó khăn do khủng hoảng nợ công châu Âu, đã quyết định Petroplus không đáng để họ mạo hiểm

Hãng tư vấn và kiểm toán Mỹ PricewaterhouseCoopers cho biết có gần 40 tổ chức đang đánh giá các cơ sở tại Anh của Petroplus để ra giá mua lại

Đó là một tín hiệu rất xấu. Ludovic Subran, chuyên gia kinh tế trưởng của công ty bảo hiểm tín dụng Euler Hermes (Pháp), cho biết khoảng 2/3 công ty châu Âu có khoản nợ cao hơn giá trị tài sản sẽ phải nộp đơn xin phá sản

2012 là năm tồi tệ đối với châu Âu. Ngày 24.1.2012, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết khu vực đồng tiền chung châu Âu dự kiến sẽ tăng trưởng âm 0,5% trong năm 2012. Kịch bản tồi tệ nhất rơi vào khu vực Nam Âu khi Ý được dự báo sẽ tăng trưởng âm tới 2,2% và Tây Ban Nha là âm 1,7%

Những bất ổn kinh tế vĩ mô đã và đang bào mòn lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi châu Âu vật lộn với cuộc suy thoái thì tỉ lệ thất nghiệp cũng gia tăng, niềm tin tiêu dùng giảm mạnh và các đơn đặt hàng sản xuất cũng giảm xuống

Các công ty sống dựa vào người tiêu dùng đặc biệt bị tác động nặng nhất. Vào tháng 1.2012, nhà bán lẻ Anh Tesco cho biết lợi nhuận của họ sẽ giảm lần đầu tiên trong hơn 20 năm qua, với lợi nhuận của năm 2012 thấp hơn 709 triệu USD so với dự báo của giới chuyên gia phân tích

Carrefour của Pháp cũng ước tính lợi nhuận hoạt động trong năm vừa qua sẽ giảm 15-20%, do doanh số bán suy yếu ở thị trường Pháp và Nam Âu

Những khó khăn từ cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không khả quan đã khiến cho giới ngân hàng trở nên dè dặt trong cho vay

Không có vốn ngân hàng, các doanh nghiệp nặng nợ sẽ phải bán tài sản và cắt giảm đầu tư. Để tái cấu trúc tài chính, Punch Taverns - chuỗi quán rượu của Anh đã vay 7,4 tỉ USD để bành trướng quy mô trong thập kỷ qua - đã quyết định chia tách doanh nghiệp làm 2 vào năm ngoái

Một công ty nhỏ hơn là Spirit Pub Company đã được thành lập bao gồm các cơ sở sinh lợi nhất của Punch. Punch, sau khi tái cấu trúc vẫn còn một món nợ lớn chưa trả, nên đang cố gắng bán đi một số quán rượu nữa để giảm gánh nặng nợ

Roger Whiteside, Tổng Giám đốc Punch, cho biết kế hoạch này sẽ giúp đưa Công ty quay lại thời kỳ tăng trưởng trong 5 năm tới

Thế nhưng, một số công ty lại hầu như không còn bất cứ sự lựa chọn nào. Vào tháng 12.2012, Seat Pagine Gialle, nhà xuất bản trang vàng của Ý, cho biết sẽ không trả nổi món nợ 72 triệu USD khi Hãng đang tìm cách tái cấu trúc bảng cân đối kế toán

Đó là lần thứ hai Seat Pagine Gialle bị vỡ nợ chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm, mặc dù các chủ nợ chưa hề gây sức ép. Tổ chức đánh giá tín nhiệm Standard & Poor’s (Mỹ) cho biết các doanh nghiệp châu Âu có hệ số tín nhiệm dưới mức đầu tư đang đối mặt với khoản nợ đáo hạn vào năm nay, tổng cộng tới 72 tỉ USD. Cũng theo ước tính của Standard & Poor’s, tỉ lệ vỡ nợ ở nhóm này có thể sẽ tăng tới 8,4% trong năm 2012

Làn sóng M&A

Khủng hoảng nợ công tại châu Âu chỉ càng khiến cho các vấn đề thêm trầm trọng. Theo cuộc khảo sát gần đây của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), các tổ chức tài chính đã giảm tín dụng dành cho doanh nghiệp trong quý III/2011

Rõ ràng, nỗ lực của giới lãnh đạo châu Âu nhằm khuyến khích cho vay vẫn chưa phát huy tác dụng. Vào cuối tháng 12.2011, ECB đã cung cấp cho hệ thống tài chính khu vực 489 tỉ euro gồm các khoản cho vay lãi suất thấp, thời hạn 3 năm

Giới cầm quyền đã hy vọng số tiền này sẽ xoa dịu sức ép tín dụng tại các ngân hàng châu Âu để họ có thể bắt đầu cho vay trở lại. Nhưng thay vì cung cấp cho doanh nghiệp đang khát vốn, các tổ chức tài chính lại chọn cách gửi tiền vào ngân hàng trung ương cho… an toàn

Ngày 18.1 vừa qua, các quan chức cho biết các ngân hàng châu Âu đã gửi khoảng 700 tỉ USD tiền gửi qua đêm tại Ngân hàng Trung ương, mức cao nhất kể từ năm 1999

Cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực doanh nghiệp có thể sẽ mở cửa cho các thương vụ thâu tóm. Các tổ chức đa quốc gia giàu tiền lắm bạc trong đó có Siemens của Đức và Philips của Hà Lan, đã và đang săn lùng các tài sản hấp dẫn tại những công ty đang gặp khó khăn

Nhà đầu tư vốn cổ phần tư nhân cũng đang thăm dò cơ hội. Vào tháng 1, Sun European Partners, một hãng đầu tư vốn cổ phần tư nhân, đã mua lại Bonmarché, thuộc Peacocks, chuỗi thời trang Anh đang bị vỡ nợ

Sun European cũng đã sở hữu các nhà bán lẻ khác trong ngành thời trang. “Nhiều công ty có tài sản tốt nhưng có cơ cấu vốn rất kém. Và điều đó đang tạo ra cơ hội thâu tóm rất lớn”, Mark Sterling, chuyên về xử lý vỡ nợ và tái cấu trúc tại hãng luật Allen & Overy ở London, nhận xét

Đàm Hoa
 
Các doanh nghiệp Anh lo ngại gặp khó tại Việt Nam​

fdb94_ukonline_150.jpg

Tổng lãnh sự Anh Douglas Barnes tại buổi gặp phóng viên ngày 15-2 tại TPHCM​

- Tổng lãnh sự mới của Anh tại TPHCM, ông Douglas Barnes cho biết Việt Nam có nhiều cơ hội cho kinh doanh và đầu tư nhưng các doanh nghiệp nước này cho rằng Việt Nam vẫn là một thị trường còn nhiều khó khăn cho họ

Tại buổi gặp gỡ các phóng viên ngày 15-2 tại TPHCM, ông Barnes nói rằng, một trong những thách thức của ông là làm sao thuyết phục được thêm các công ty Anh xem Việt Nam là một thị trường có nhiều cơ hội cho họ và giúp các doanh nghiệp thay đổi cách nghĩ về những vấn đề chưa tốt tại Việt Nam

Ông Barnes nói: “Điều mà tôi và nhân viên của tôi cần phải làm là giúp họ nhìn thấy bức tranh tích cực hơn về các cơ hội kinh doanh có thật tại Việt Nam, và rồi khuyến khích và giúp đỡ họ”

Trả lời câu hỏi của Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online là các doanh nghiệp Anh thật sự cần gì tại Việt Nam, ông Barnes nói rằng điều mà họ muốn là một môi trường cạnh tranh bình đẳng, đối xử công bằng và các chính sách đảm bảo khả năng thu hồi các khoản đầu tư. “Đây là một yếu tố quan trọng khi các nhà đầu tư tiềm năng xem xét khả năng đầu tư tại một thị trường”, ông giải thích

Ngoài ra, ông Barnes nói các doanh nghiệp Anh cho rằng thủ tục hành chính rườm rà, nạn nhũng nhiễu đang gây khó cho các hoạt động kinh doanh của họ tại thị trường này

Dù còn nhiều thách thức, ông Barnes cho biết một trong những ưu tiên chiến lược trong nhiệm kỳ của ông là đạt được mục tiêu tăng trưởng thương mại và đầu tư song phương đã được chính phủ 2 nước đặt ra cho năm 2013

Theo Thỏa thuận Đối tác chiến lược được ký vàonăm 2010, Việt Nam và Anh cam kết mục tiêu chung tăng kim ngạch thương mại 2 chiều lên 4 tỉ đô la Mỹ và đầu tư của Anh vào Việt Nam lên 3 tỉ đô la Mỹ vào năm 2013

Theo số liệu được Tổng lãnh sự quán Anh cung cấp ngày 15-2, tính đến năm 2011, Anh có 151 dự án đầu tư tại Việt Nam với vốn đầu tư khoảng 2,58 tỉ đô la Mỹ

Năm ngoái, xuất khẩu của Anh vào Việt Nam đạt 295 triệu bảng Anh, tăng 16% so với năm 2010, và Anh nhập khẩu hàng hoá trị giá 1,524 tỉ bảng Anh (khoảng 2,4 tỉ đô la Mỹ) từ Việt Nam, tăng đến 36% so với năm 2010
 
Việt Nam – Anh tăng cường hợp tác tài chính​

Việc hợp tác Tài chính giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Ngoại giao Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, gồm 5 lĩnh vực

Ngày 27/2, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ và ông Antony Stokes, Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam đã ký kết Bản ghi nhớ về Hợp tác tài chính giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Ngoại giao Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland

Việc hợp tác Tài chính giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Ngoại giao Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, gồm 5 lĩnh vực: công tác quản lý nợ công; vấn đề hợp tác công tư trong lĩnh vực đầu tư công; chính sách tài chính và thị trường tài chính (bao gồm thị trường chứng khoán, bảo hiểm và trái phiếu); ổn định kinh tế vĩ mô; hệ số tín nhiệm quốc gia

Hai bên thông qua các hoạt động như trao đổi đoàn, tổ chức hội thảo chuyên đề, các khóa đào tạo ngắn hạn, trao đổi thông tin, xây dựng báo cáo kinh tế vĩ mô… từ đó nâng cao chất lượng của các chính sách công và năng lực cán bộ trong lĩnh vực quản lý tài chính công tại Bộ Tài chính

Để triển khai hiệu quả Biên bản ghi nhớ này, hai bên thống nhất sẽ xây dựng Kế hoạch hành động thường niên và trình Lãnh đạo 2 bên xem xét và phê duyệt hàng năm. Bản ghi nhớ có hiệu lực kể từ ngày ký và và có hiệu lực trong vòng 3 năm

Việc ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác tài chính sẽ giúp tăng cường năng lực quản lý tài chính nhà nước cho cán bộ Bộ Tài chính Việt Nam đồng thời thúc đẩy khả năng hợp tác và thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác tài chính giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Ngoại giao, Bộ Ngân khố Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland
 
Thương hiệu Việt tại thị trường EU​

Từ 26/5-1/6 tới, Bộ Công thương sẽ có chuyến khảo sát thị trường, tổ chức các sự kiện trong khuôn khổ Tuần hàng Việt Nam tại LB Đức

Trong các ngày từ 26/5-1/6 tới, Vụ Thị trường châu Âu dưới sự chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa sẽ có chuyến khảo sát thị trường và tổ chức hàng loạt các sự kiện trong khuôn khổ Tuần hàng Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức

Hoạt động này nhằm cụ thể hóa hơn nữa công tác đẩy mạnh xúc tiến hàng hóa Việt Nam xâm nhập sâu vào thị trường Cộng hòa Liên bang Đức nói riêng và EU nói chung sau chuyến gặp gỡ và làm việc với Tập đoàn Metro Cash&Carry của đại diện Bộ Công Thương vào tháng 11/2011 tại thành phố Dusseldorf, Đức. Đây cũng là dịp để khuếch trương thương hiệu Việt và kích thích tiêu thụ hàng Việt tại EU nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam có chỗ đứng lâu dài và ổn định tại thị trường khó tính này

Ông Đặng Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu, Bộ Công Thương cho biết Đức là nền kinh tế hàng đầu của châu Âu với tiêu chuẩn hàng hóa rất nghiêm ngặt. Vì vậy, các sản phẩm của Việt Nam nếu được ưa chuộng tại Đức thì cũng có thể đáp ứng yêu cầu của cả thị trường EU. Đây thực sự là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam

Hiện Đức là thị trường lớn nhất tại châu Âu cho nhiều sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Nói cách khác, Việt Nam đã trở thành một trong những nguồn cung cấp nhiều sản phẩm thông dụng thiết yếu cho người tiêu dùng Đức. Đồng thời, Việt Nam cũng đang dần trở thành thị trường mới nổi đầy hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Đức

Tuy nhiên, tại các chuỗi siêu thị của Metro có rất ít các mặt hàng nông sản của Việt Nam như hoa quả, càphê… mà chủ yếu là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, dệt may

Sự mất cân bằng này được cho là có nguyên nhân từ chất lượng của sản phẩm Việt. Có lẽ vậy mà hàng hóa Việt Nam muốn xâm nhập vào thị trường EU, chất lượng và tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm phải được đặt lên hàng đầu. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tiếp tục đầu tư, hiện đại hóa quy trình sản xuất theo các tiêu chuẩn châu Âu để từng bước gia tăng thị phần và khẳng định vị thế tại châu lục này với thương hiệu của chính mình

Trước đó, đại diện Metro Cash&Carry đã có hàng loạt những trao đổi cụ thể với thương vụ Việt Nam tại Đức cũng như bàn bạc chi tiết về việc xác định chủng loại mặt hàng đưa vào tổ chức trong Tuần lễ hàng Việt Nam tại địa điểm của Metro vào tháng Năm này

Tại những buổi gặp gỡ trao đổi thông tin và kinh nghiệm với các thành viên của Tập đoàn Metro Cash&Carry vào tháng 11/2011, đoàn công tác đã tiến hành tham quan nhiều siêu thị trong hệ thống của Metro Cash & Carry tại Cộng hòa Liên bang Đức nhằm xác định đúng và trúng chủng loại hàng hóa tham gia tuần lễ này

Mặc dù có nhiều tiềm năng nhưng hiện nay các sản phẩm nông lâm sản của Việt Nam như hoa quả, càphê, cacao... hiện diện trong hệ thống siêu thị của Metro Cash & Carry tại Cộng hòa Liên bang Đức còn ít và cũng chưa phong phú về chủng loại

Theo đánh giá của Vụ Thị trường châu Âu, để hàng hóa Việt Nam xâm nhập được vào thị trường châu Âu, chất lượng là vô cùng quan trọng. Đây chính là lý do mà lãnh đạo Metro xác nhận sẽ đưa ra các tiêu chuẩn áp dụng đối với các nhà sản xuất Việt Nam để nâng cao chất lượng và có thị trường đầu ra ổn định với các chủng loại hàng hóa, đồng thời Metro cũng sẽ có lợi về giá cả và chi phí trung gian

“Việc tổ chức hợp tác nhằm thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa Việt Nam thông qua Tuần hàng Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức ở hai thành phố Berlin và Frankfurt sẽ được tiến hành, tuy nhiên việc đầu tiên là hàng hóa Việt Nam phải đáp ứng đủ các thủ tục và chất lượng sản phẩm để vào thị trường Đức thông qua các siêu thị của Metro,” đại diện Metro Cash&Carry cho biết thêm

Ông Hải cũng khuyến cáo doanh nghiệp rằng EU vốn là một thị trường khắt khe với các tiêu chuẩn cao và chính sách bảo hộ sản xuất nội khối. Đặc biệt, năm 2011 và những năm tiếp theo Ủy ban châu Âu sẽ tiếp tục ban hành một số quy định trong lĩnh vực thương mại theo hướng siết chặt hơn ưu đãi của EU dành cho các nước đang phát triển; gắn ưu đãi với việc thực thi các công ước quốc tế về nhân quyền, lao động, môi trường và quản lý công; tăng cường khả năng dự báo, minh bạch và ổn định của hệ thống pháp luật; củng cố và tăng cường các biện pháp nhằm bảo đảm cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng…

Tất cả những yếu tố trên đã tác động bất lợi đến hoạt động trao đổi thương mại của các đối tác với khu vực EU, gây ảnh hưởng không nhỏ đến các đối tác xuất khẩu vào khu vực này; trong đó có Việt Nam. Tuy vậy, các thương vụ Việt Nam tại EU sẽ nỗ lực sát cánh hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tiếp tục duy trì tăng trưởng xuất khẩu tại thị trường trọng điểm này
 
Đan Mạch ngừng ba dự án ODA: Các bên nói gì ?​

Bộ trưởng Bộ Phát triển của Đan Mạch đã khẳng định Đan Mạch không thể và sẽ không chấp nhận việc ngân sách viện trợ phát triển bị sử dụng sai mục đích

Ngay trước thềm hội nghị tư vấn giữa kỳ các nhà tài trợ cho Việt Nam sắp diễn ra tại Quảng Trị, thông tin Bộ Phát triển Đan Mạch quyết định dừng ba dự án ODA tại Việt Nam do nghi ngờ gian lận đã gây xôn xao dư luận

Trưa 1/6/2012, website của Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam đã đăng tải một thông cáo báo chí về sự việc này

Theo thông cáo này (đề ngày 31/5/2012), sau khi có những nghi ngờ về hiện tượng tiêu cực tại một số dự án nghiên cứu tại Việt Nam, Đại sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội đã mời một công ty kiểm toán quốc tế tiến hành làm rõ các thông tin liên quan đến tài chính của 4 dự án

Dựa trên kết quả kiểm tra tài chính, phía Đan Mạch đã tạm dừng hoạt động của 3 trong 4 dự án để tiếp tục làm rõ

"Bộ trưởng Bộ Phát triển của Đan Mạch đã khẳng định Đan Mạch không thể và sẽ không chấp nhận việc ngân sách viện trợ phát triển bị sử dụng sai mục đích. Cách thức giải quyết của chúng tôi đối với tất cả các trường hợp có dấu hiệu tiêu cực là rõ ràng và nhất quán. Đây cũng là quan điểm của chúng tôi đối với bất kỳ nghi vấn tiêu cực nào xảy ra trong các chương trình do Danida tài trợ tại tất cả các quốc gia", Đại sứ Đan Mạch John Nielsen phát biểu

"Hiện tại chúng tôi đang làm việc với Chính phủ Việt Nam và các cơ quan đối tác để xử lý nghiêm túc vấn đề này. Cho đến nay chúng tôi đã nhận được những phản hồi tích cực đầu tiên", ông cho biết thêm

Những phát hiện trong quá trình kiểm tra tài chính là sử dụng dịch vụ tư vấn để tư lợi, chi vượt mức thực tế các trang thiết bị và thâm hụt quỹ so với số dư sổ sách kế toán. Theo báo cáo, số tiền bị sử dụng không hợp lý có thể lên tới 3,3 triệu Kroner Đan Mạch (tương đương 550 nghìn USD)

“Tuy nhiên, những phát hiện này sẽ cần được hai chính phủ và các cơ quan thực thi đánh giá kỹ lưỡng trước khi có kết luận cuối cùng. Tại thời điểm này, Đại sứ quán sẽ không bình luận thêm về vụ việc nêu trên vì đang trong quá trình làm rõ vấn đề”, thông cáo viết

Trước đó, tờ The Copenhagen Post đưa tin Bộ trưởng Bộ Phát triển Đan Mạch Christian Friis Bach đã quyết định ngừng các dự án này vì thông tin về việc các dự án này có "gian lận", được thực hiện bởi tổ chức đánh giá độc lập Price Waterhouse Coopers (PWC), đã được phổ biến rộng rãi trong đó nói rằng đã phát hiện nhiều dấu hiệu "bất thường"

Những dự án trong diện nghi vấn có liên quan tới hoạt động nghiên cứu về biến đổi khí hậu do Cơ quan Hỗ trợ phát triển quốc tế Đan Mạch (Danida) tài trợ. Việc sử dụng sai nguồn vốn bao gồm chi vượt mức thực tế cho các dịch vụ tại chỗ, các hợp đồng dịch vụ đáng nghi vấn, chênh lệch giữa sổ sách của dự án và mức chi được ủy quyền

Lĩnh vực nghiên cứu về biến đổi khí hậu hiện do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý. Tuy nhiên, về quản lý nhà nước đối với các dự án ODA nói chung hiện nay thuộc trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Tuy nhiên, trao đổi với VnEconomy qua điện thoại ngày 1/6, ông Lê Công Thành, Cục trưởng Cục Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu thuộc Bộ Tài nguyên môi trường nói cơ quan này “không phụ trách và không biết sự việc này”

Trước câu hỏi vậy cơ quan nào phụ trách việc này, ông Thành đề nghị báo chí “tự tìm hiểu lấy”

Theo Quyết định số 997/QĐ-BTNMT ban hành ngày 12/5/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Khí tượng thuỷ văn và biến đổi khí hậu, cơ quan này là tổ chức trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, “có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về khí tượng, thuỷ văn; giám sát hoạt động dự báo, cảnh báo thiên tai; quản lý, điều phối các hoạt động liên quan đến biến đổi khí hậu, bảo vệ tầng ô-zôn thuộc phạm vi quản lý của Bộ”

Cơ quan này cũng là “đầu mối liên hệ, theo dõi, báo cáo Bộ trưởng về hoạt động của các hội, tổ chức phi Chính phủ và cá nhân trong lĩnh vực khí tượng, thủy văn, dự báo và cảnh báo thiên tai và biến đổi khí hậu”

Đồng thời, là đầu mối “phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong việc đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế; thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế”

VnEconomy đã liên hệ với PWC Việt Nam đề nghị cung cấp thông tin về các báo cáo kiểm toán mà báo The Copenhagen Post đã đề cập, nhưng hiện chưa được hồi đáp

Hoài Ngân
 
Ông chủ hãng thời trang Zara trở thành người giàu nhất châu Âu​

4d202886c6be4b116e9b57a54a4fc14e.jpg

Amancio Ortega cũng trở thành người giàu thứ 4 thế giới sau khi tài sản của ông tăng thêm 4,6 tỷ USD từ đầu năm đến nay

Trong khi Tây Ban Nha vừa phải nhận gói cứu trợ trị giá 125 tỷ USD từ Ủy ban châu Âu (EC), Amancio Ortega, ông chủ 76 tuổi của công ty thời trang Inditex SA với thương hiệu nổi tiếng Zara đã trở thành người giàu nhất châu Âu

Theo Bloomberg, tính đến ngày hôm qua (13/6), tài sản của ông chủ người Tây Ban Nha này đã đạt con số 39,5 tỷ USD. Theo sau là tỷ phú người Thụy Điển Ingvar Kamprad (37,2 tỷ USD) và tỷ phú người Pháp Bernard Arnault với số tài sản trị giá 22,7 tỷ USD

Bất chấp Tây Ban Nha ngày càng lún sâu vào khủng hoảng với chi phí đi vay tăng vọt, tỷ lệ thất nghiệp ở mức trên 20%, tài sản của Ortega vẫn tăng lên. Bằng cách giảm sự lệ thuộc vào thị trường trong nước và mở rộng hoạt động ở các thị trường mới nổi, Inditex có lợi nhuận quý I tăng tới 30%. Trong phiên ngày hôm qua, cổ phiếu của Inditex tăng 12%

Theo Christodoulos Chaviaras, chuyên gia phân tích bán lẻ tại Barclays Plc, Inditex đã vượt ra khỏi lãnh thổ Tây Ban Nha và được hưởng lợi rất nhiều từ sức mạnh tiêu dùng của Trung Quốc. Dường như Inditex miễn nhiễm với mọi cuộc khủng hoảng

Doanh số bán ra tại Tây Ban Nha chỉ chiếm 22% trong khi ở các thị trường mới nổi là 45%. Hiện công ty có hơn 4.300 cửa hàng tại châu Âu và gần 900 cửa hàng tại châu Á cùng với 400 cửa hàng ở Mỹ. Inditex sẽ bắt đầu triển khai bán hàng trực tuyến tại Trung Quốc vào tháng 9 này

Ortega cũng trở thành người giàu thứ 4 thế giới sau khi tài sản của ông tăng thêm 4,6 tỷ USD từ đầu năm đến nay
 
Sự hi sinh của Hàn Quốc và bài học cho châu Âu​

CROPrectangle3large1342096444.jpg

Bí quyết đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính châu Á của Hàn Quốc là tốc độ tái thiết nền kinh tế thần kỳ và sự sẵn sàng chung tay của người dân trong sự nghiệp của cả dân tộc

Ít ai có thể hình dung là chỉ 15 năm trước đây, Hàn Quốc đã đứng bên bờ vực phá sản. Thế nhưng chỉ trong vòng 3 năm kinh tế Hàn Quốc đã hồi phục, mạnh mẽ hơn bất kỳ quốc gia nào khác và rồi có thể trả nợ. Điều kỳ diệu gì đã diễn ra ?

Sự chuyển mình kỳ diệu

Seoul ngày này trở thành một trung tâm thương mại sôi động và sầm uất. Nhưng vào năm 1997, bao trùm lên toàn khu vực là tình trạng nợ nần và nợ nần...

Sức cạnh tranh yếu kém, hoạt động doanh nghiệp hết sức ảm đạm cộng với sự gia tăng các khoản nợ xấu đã thực sự làm tê liệt hệ thống ngân hàng tài chính. Khả năng quản lý kinh tế vĩ mô của chính phủ còn hạn chế cộng với những khoản nợ nước ngoài đã tạo nên một hiệu ứng tiêu cực, lòng tin của thế giới đối với nền kinh tế này bị xói mòn khiến cho Hàn Quốc đối mặt với nguy cơ đổ vỡ rất lớn

Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã diễn ra và trở thành một đòn đau không chỉ với Hàn Quốc mà còn với toàn khu vực. Nhiệm vụ đặt ra cho nước này lúc đó là tìm ra con đường thoát khỏi bế tắc và họ đã thành công

Trước tiên là chấp nhận một khoản vay khổng lồ trị giá 58 tỷ USD từ quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), và sau đó là từng bước giải quyết những khó khăn bằng một cuộc cải cách toàn diện và đồng bộ với sự hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân

Nhận khoản vay từ IMF đồng nghĩa với việc Hàn Quốc sẽ phải chấp nhận thực hiện cam kết với tổ chức này về chính sách thắt lưng buộc bụng vô cùng hà khắc. Họ chấp nhận thu hẹp sản xuất. Một loạt các ngân hàng lớn, các doanh nghiệp lớn phải tạm dừng hoạt động

Thế nhưng với những nỗ lực không mệt mỏi của cả chính phủ và nhân dân, Hàn Quốc đã phục hồi nhanh chóng. Chỉ trong vòng 3 năm kinh tế Hàn Quốc đã cải thiện rõ rệt, mạnh mẽ hơn bất kỳ quốc gia nào khác và rồi có khả năng trả nợ

Tăng tưởng GDP đạt 5,8% năm 1998 và 10% năm 1999 trong khi đó tăng trưởng công nghiệp cũng tăng từ 7,3% lên 20% năm 1999. Thâm hụt tài chính ở mức 23 tỷ USD vào năm 1996 đã được khắc phục và đến năm 1999, thặng dư 20 tỷ USD. Dự trữ ngoại tệ cũng tăng từ 7,2 tỷ USD năm 1997 lên 68,4 tỷ USD chỉ sau hai năm. Trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp cũng giảm nhanh chóng xuống chỉ còn hơn 4% năm 2000

Giờ đây Hàn Quốc đã trở thành một trong những nền kinh tế mạnh nhất trên thế giới

Ông Mike Breen, phóng viên Seoul từ thời kỳ khủng hoảng cho biết, nhiều người dân Hàn Quốc ngày nay rất sửng sốt khi thấy phản ứng của người Hy Lạp khi đối mặt với nguy cơ phá sản của đất nước

Sự hy sinh của người Hàn Quốc

Có hai điều đáng nhớ về cách người Hàn Quốc đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Một là tốc độ tái thiết nền kinh tế thần kỳ và hai là sự sẵn sàng chung tay của người dân trong sự nghiệp của cả dân tộc

Tất cả mọi người dân Hàn Quốc, ai ai cũng có ý thức và trách nhiệm giúp đất nước vượt qua gian khó. Họ ngủ ít hơn, làm việc chăm chỉ hơn, chi tiêu ít hơn và tiết kiệm nhiều hơn bên cạnh việc không ngừng học hỏi để phát triển khả năng cạnh tranh

Bà Choi Gwang-ja, người dân Seoul hiện đang sống tại khu căn hộ sang trọng ở miền Nam thành phố (biểu tượng cho sự thành công của Hàn Quốc bởi mỗi căn hộ tại đây có giá 1 triệu USD)

Nhìn đứa cháu gái 9 tuổi đang chơi đùa, bà Choi nói về truyền thống được nhận quà (nhẫn vàng) khi sinh con của người Hàn Quốc

Thế nhưng bà lại không còn chiếc nhẫn nhận được khi sinh con gái trước đó bởi cũng giống như nhiều người phụ nữ Hàn khác, bà đã bán trang sức để góp phần giúp đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính

"Khi phải bán trang sức đi, với tôi là một cái gì đó thật đau đớn. Thậm chí là bây giờ, mỗi khi nghĩ tới, tôi lại rơi nước mắt. Bởi mỗi một món đồ trang sức là một kỷ vật, nhẫn đính hôn của hai vợ chồng tôi, nhẫn nhận được trong ngày sinh con gái...Nhưng vào thời điểm ấy thì đó là điều duy nhất chúng tôi có thể làm. Người ta nói, đất nước sắp phá sản." bà Choi chia sẻ

Đây là một nghĩa cử cao đẹp của không chỉ bà Choi Gwang-ja mà còn của hàng triệu người dân Hàn Quốc lúc bấy giờ

Nhiều chiến dịch vận động được thực hiện trên khắp cả nước. Mọi người được khuyến khích mua hàng nội địa và quyên góp ngoại tệ cho chính phủ

Bên cạnh những cuộc vận động này là những chương trình tái thiết mạnh mẽ và toàn diện. Và tại một đất nước nơi mà các tổ chức công đoàn trở thành chiến sĩ thì hẳn phải có sự cắt giảm lao động. Vậy chính phủ đã làm thế nào ?

Tại các văn phòng của bộ Tài chính, có một không gian bao trùm lên tất cả, đó là không gian ảm đạm, trống trải

"Thật đáng sợ bởi ở đó có cái cảm giác của sự sợ hãi!", ông Lee Chan-woo, phó giám đốc ban chính sách kinh tế của Bộ trong thời kỳ khủng hoảng cho biết

Khi được hỏi làm thế nào để có thể tập hợp được công chúng, ông nói: "Đó là sự sẻ chia gánh nặng. Tất cả mọi thành phần của nền kinh tế phải nhận thức được nghĩa vụ bình đẳng của mình trong hành trình tái thiết nền kinh tế. Vì thế, những người nắm giữ tài sản hay những cổ đông chính, họ đều cắt giảm cổ phần của mình trong doanh nghiệp hoặc chuyển giao tài sản vì sự nghiệp chung"

"Quản lý và nhân viên chấp nhận bị cắt lương, thậm chí nghỉ việc. Sự đồng lòng của mọi người chính là nền tảng quan trọng"

Mặc dù ông Mr Breen cũng nói không hề dễ dàng để người dân tin vào chính phủ của mình

"Người Hàn Quốc cũng giống như người châu Âu, cũng ích kỷ, bất đồng và ngờ vực. Nhưng bên cạnh đó, họ đã từng trải qua cái nghèo, cái đói và họ làm được điều kỳ diệu đó chính là bởi tinh thần dân tộc, bởi tinh thần hi sinh cho cái chung", ông nói

Vì thế, khi mà tinh thần dân tộc và yêu nước nước khơi gợi một cách hợp lý thì không có lý do gì mà dân quay lưng lại với chính phủ

"Và tại rất nhiều quốc gia châu Âu, tôi không chắc là nhiều người dân được tuyên truyền một cách thiết thực về cuộc khủng hoảng. Họ chỉ được đọc thông tin trên báo chí. Mà đó chỉ là một sự hỗn tạp. Có rất nhiều cuộc thảo luận về nguyên nhân của cuộc khủng hoảng, hay ai là người chịu trách nhiệm. Những tất cả chỉ là một mớ lộn xộn, ầm ĩ và vô nghĩa. Còn đối với người Hàn Quốc, không có chỗ cho cái gọi là sự ầm ĩ", ông nói

Bài học cho châu Âu

Một nhân tố khác, theo ông Mr Breen, đó là một xã hội thịnh vượng. Người Hàn Quốc đã không có quá nhiều thứ để dựa vào trong cuộc khủng hoảng tài chính và vì thế họ hiểu được ý nghĩa thực sự

Thậm chí ngay cả bây giờ, Hàn Quốc vẫn không hề hấn trước những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng khu vực đồng Euro. Đây là nền kinh tế xuất khẩu và châu Âu là khách hàng lớn nhất

Choi Gwang-ja nói, bà không hiểu tại sao người châu Âu là phản ứng quá khác trước nguy cơ phá sản. "Tôi biết cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Âu có khác so với Hàn Quốc trước kia nhưng nếu như họ đồng lòng giống như chúng tôi đã từng làm thì họ có thể đã vượt qua"

"Bất kỳ một đất nước nào cũng có thể làm được điều đó nếu như có một phong trào quốc gia kêu gọi và tập hợp lòng dân. Hàn Quốc là một nước nhỏ. Gia đình châu Âu thì giàu hơn nhiều chúng tôi, và tôi nghĩ họ có rất nhiều vàng trong nhà"

Trên thực tế thì cuộc vận động hiến trang sức tại Hàn Quốc có ý nghĩa về mặt tinh thần hơn là tài chính. Tuy nhiên, theo ông Breen thì đây cũng là một giải pháp mà châu Âu nên thử

"Châu Âu đôi khi vẫn hay cho rằng người Mỹ quá lạc quan và đơn giản. Nhưng tiếc là, thực tế người châu Âu cần điều đó"

Mặc dù giờ đây sự đoàn kết, đồng lòng của người dân Hàn Quốc đôi khi hơi khó để cảm nhận. Khoảng cách giàu nghèo, khoảng cách giữa các thế hệ và giữa các đảng phái chính trị đang gia tăng trên mọi khía cạnh của đời sống. Có thể với cảm nhận của người người thì điều này là biểu hiện của sự chia rẽ hơn là đoàn kết

Xã hội ngày càng thịnh vượng, con người ngày một giàu có và những ký ức về sự nghèo đói dường như đang mờ nhạt dần. Thế nhưng làm thế nào mà Hàn Quốc có thể đối phó được với cuộc khủng hoảng là một câu hỏi mà ngày nay nhiều người đang cố giải đáp. Phải chẳng đó là một bí mật về một sức mạnh thần kỳ ?

Hung Ninh
 
Resort và casino 'quả ngọt' cho du lịch Tây Ban Nha​

Trong 10 năm tới, nền du lịch Tây Ban Nha sẽ càng trở nên nổi tiếng nhờ vào hai hệ thống resort “mới toanh”: Eurovegas casino ở Madrid và Barcelona World ở ngoại thành Barcelona

Đây là lần đầu tiên những resort kiểu này được đầu tư phát triển ở châu Âu, hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn, giúp ngành du lịch Tây Ban Nha “hái ra tiền”

Được coi là những dự án tầm cỡ và táo bạo, liệu khách du lịch và người dân bản địa có thể mong chờ gì từ Eurovegas casino và Barcelona World ?

C143047_a2.jpg

CEO Tập đoàn Las Vegas Sands Sheldon Adelson tham quan Alcorcon, một trong những điểm xây dựng casino ở ngoại ô Madrid​

Táo bạo

Eurovegas casino - sòng bài khổng lồ “phong cách” Las Vegas dành cho châu Âu - đó là tất cả những gì được mong đợi bấy lâu. Dự án khổng lồ này là ý tưởng của Sheldon Adelson, chủ tịch Tập đoàn Las Vegas Sands nổi tiếng thành công trên toàn cầu, “lão làng” trong các thương vụ đầu tư sinh lãi bao gồm cả một sòng bài ở Singapore

Cùng với việc đặt sòng bài casino ở ngay trung tâm Madrid, Adelson sẽ tiếp tục xây dựng casino ở Alcorcon, chỉ cách thủ đô 8 dặm về phía tây nam

Về phía mình, Barcelona World cũng sẽ là khu resort nằm ở ngoại thành, trong đó có một casino. Nhưng đó chỉ mới là điểm khởi đầu, bởi lẽ Barcelona World dự kiến sẽ là hệ thống nghỉ dưỡng lớn nhất châu Âu nằm ở phía nam Tarragona, bao gồm những khu vực riêng: trung tâm nghỉ dưỡng, khu giải trí, các trung tâm hội nghị cũng như hệ thống khách sạn và nhà hàng

C143047_ImageView.jpg

Dự án xây dựng Eurovegas casino đã từng bị dư luận phản đối kịch liệt nhưng lại được nghị viện thông qua không lâu sau đó​

Thực tế của hai dự án tầm cỡ này ?

Để có khả năng cạnh tranh với những sòng bài đã bắt đầu xây dựng khác của Adelson, Eurovegas cần số vốn đầu tư lớn khoảng 16,9 tỉ USD. Barcelona World cần kinh phí ít hơn, khoảng 4,5 triệu USD, nhưng với 6 resort phát triển trên 450ha, những nhà đầu tư cũng phải đối đầu với nhiệm vụ khó khăn và lâu dài. Tuy nhiên, dù từng bị dư luận phản đối kịch liệt nhưng dự án xây dựng Eurovegas casino đã được nghị viện thông qua không lâu sau đó

Có thể không phải là dự án nổi tiếng nhất hiện nay, nhưng Eurovegas casino tạo việc làm cho 164.000 người, chính vì thế dự án này vẫn nhận được sự chào đón của người dân địa phương

Còn rất nhiều thời gian trước khi có thể thấy cả hai trung tâm này hoàn thành, nhưng nếu đến năm 2025 Eurovegas casino và Barcelona World đi vào hoạt động, Madrid và Barcelona chắc chắn sẽ đầy khách du lịch
 
Giới tài chính Anh chi bộn tiền để vận động hành lang​

- Cuộc điều tra công phu 4 tháng của tổ chức Báo chí điều tra phi lợi nhuận, thuộc ĐH City (London) vừa cho thấy giới tài chính Anh đã chi tới 92 triệu bảng Anh trong năm 2011 để vận động giới chức chính quyền thay đổi những chính sách theo hướng có lợi cho ngành này

Theo Guardian, trong lúc ngành tài chính Anh đang nỗ lực chuẩn bị để chống lại những lời kêu gọi tiếp tục cải tổ toàn diện ngành ngân hàng sau bê bối dàn xếp tỉ giá tại Barclays, kết quả điều tra cho thấy quy mô của "thùng thuốc súng" mà bộ máy vận động hành lang của ngành tài chính Anh đang sở hữu, khiến dư luận Anh thêm lo ngại về mức ảnh hưởng của nó đối với lợi ích kinh tế nói chung của đất nước

Ngoài ra, các tài liệu mật cũng cho thấy hàng triệu USD đã được chi cho các bữa tiệc tôn vinh giới chính khách tỏ ra ủng hộ giới tài chính. Tổng số 124 người, tương đương 16% Thượng viện Anh, có liên hệ tài chính trực tiếp với các công ty cung cấp dịch vụ tài chính

Lãnh đạo Công đảng Ed Miliband thì cho rằng ngành ngân hàng đang gây thiệt hại lớn về kinh tế và xã hội cho nước Anh
 
Iceland trảm ngân hàng, bắt chủ nhà băng​

20121030070155icelandtiep291012.jpg

Khi cả thế giới đưa tay giải cứu ngân hàng, thì Iceland quyết định chọn cách bắt giữ chủ nhà băng. Giờ đây, nền kinh tế quốc gia Bắc Âu đang phục hồi nhanh hơn toàn bộ EU cũng như Mỹ

Trảm ngân hàng

Giữa tình hình căng thẳng năm 2010, chính phủ liên minh ở Iceland đã tiến hành cuộc điều tra xác định ai phải trách nhiệm pháp lý cho cuộc khủng hoảng kinh tế, đồng thời bắt giữ một số chủ ngân hàng và các nhà điều hành cấp cao có liên quan chặt chẽ tới nhiều hoạt động rủi ro cao. Thậm chí, Interpol còn phát lệnh truy nã quốc tế đối với Sigurdur Einarsson, cựu chủ tịch một ngân hàng

Nhiều người Iceland rất tán thành quyết định táo bạo của chính phủ khi mở rộng điều tra hình sự trong lĩnh vực tài chính. Nhiều thành viên của tầng lớp “đẳng cấp” ngân hàng cũ bị xác định là nghi phạm, một số bắt đầu bị đem ra xét xử, một số bị kết án...

Ngân hàng Trung ương Iceland cho hay, cùng với sự phục hồi kinh tế nhanh chóng, các rủi ro trong công nghiệp tài chính cũng giảm dần. Trong năm 2008, kinh tế Iceland gần như bên bờ vực thẳm khi ba chủ cho vay lớn sụp đổ với khoản nợ 85 tỉ USD. Iceland đã không giải cứu các ngân hàng. Thất bại từ hệ thống ngân hàng buộc Iceland phải vay 4,6 tỉ USD từ IMF

Trong năm đầu tiên sau đó, kinh tế giảm sút nhưng bắt đầu dần hồi phục. Iceland đã hoàn tất chương trình kinh tế 33 tháng trong tháng 8 năm trước. Tháng 3 năm nay, Iceland bắt đầu hoàn nợ vay của IMF trước hạn. Chính phủ vẫn tiếp tục áp dụng hình thức kiểm soát vốn, có thể kéo dài đến năm sau

Quay về truyền thống

Chương trình phục hồi của Iceland đã được Paul Krugman - người giành giải Nobel Kinh tế, cũng như IMF ca ngợi bất chấp quốc gia Bắc Âu thực thi các chính sách “phi chính thống”. Chính phủ nước này đã chuyển sự tập trung kinh tế từ ngân hàng - lĩnh vực được cho là nguyên nhân gây ra thảm hoạ kinh tế - sang theo đuổi những ngành nghề truyền thống như đánh bắt cá và du lịch

Thủ tướng Johanna Sigurdardottir dự đoán trong năm tới, thâm hụt ngân sách có thể hầu như không còn. IMF trong tháng 4 cho hay, kinh tế Iceland sẽ tăng trưởng 2,4% trong năm nay (nhiều người còn dự đoán là ở mức 2,8%). Trong khi đó, con số mà IMF dành cho khu vực đồng euro là -0,3%

“Mọi thứ đã quay trở lại”, Adalheidur Hedinsdottir, chủ sở hữu chuỗi cửa hàng cà phê Kaffitar, nói. Bà có kế hoạch mở thêm cửa hàng mới và bắt tay vào kinh doanh bánh ngọt. “Khi chúng tôi nói với ngân hàng về công ty mới, họ hỏi tôi có cần mượn tiền. Trong khoảng thời gian dài, chúng tôi chưa từng nghe thấy điều này”

Các nhà phân tích tập trung vào kỳ tích “thoát hiểm” của Iceland như sự kết hợp giữa các quyết định bất ngờ và cả điều may mắn. Họ cũng cảnh báo các bài học lội ngược dòng của Iceland không dễ dàng áp dụng với các nền kinh tế lớn hơn, phức tạp hơn của châu Âu

Nhưng trong toàn bộ cuộc khủng hoảng, quốc gia này làm rất nhiều điều khác biệt so với các đối tác châu Âu. Iceland để ba ngân hàng lớn nhất sụp đổ, thay vì chìa tay cứu vớt. Họ khiến những chủ cho vay nước ngoài chịu trách nhiệm nhận phần lỗ chứ không phải người đóng thuế

Tiền giải cứu ngân hàng, Iceland dành để tập trung các nguồn lực phục vụ chính sách phúc lợi, hỗ trợ người tiêu dùng và doanh nghiệp; chính phủ đảm bảo người gửi tiền trong nước được nhận tiền trở lại, giảm nợ cho các chủ sở hữu nhà đất gặp khó khăn cũng như doanh nghiệp đối mặt với phá sản

Thorolfur Matthiasson, giáo sư kinh tế tại Đại học Iceland đánh giá: “Giảm nợ đối với những trường hợp này có thể mang lại lợi ích cho các tổ chức tài chính và trợ giúp nền kinh tế, làm giảm tỉ lệ thất nghiệp”

Dĩ nhiên, Iceland có một số lợi thế khi bước vào cuộc khủng hoảng: đó là nợ chính phủ tương đối ít, một mạng lưới an sinh xã hội mạnh mẽ và sự linh hoạt của đồng bản tệ. Các quan chức chính phủ - những người tuy đứng ở đỉnh cao cuộc khủng hoảng - đã hạn chế vay nợ từ các nước

Iceland của thời hiện tại khác hẳn lúc vật lộn giữa bão tài chính 2008. Cạnh Harpa - đại sảnh xây dựng bằng kính và thép, một trung tâm hội nghị vút cao giữa Thủ đô Reykjavik, là một công trường xây dựng khổng lồ mà người chủ lao động được hỏi đã trả lời rằng, thay vì sa thải công nhân, đôi khi họ gặp khó khăn khi tìm thuê người làm

Thái An
 
Chủ tịch Hội đồng châu Âu thăm Việt Nam​

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy và phu nhân hôm nay có mặt tại Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam ba ngày

rompuy.jpg

Chủ tịch Trương Tấn Sang và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy trong lễ đón chính thức tại Phủ Chủ tịch hôm nay​

Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Van Rompuy đến Việt Nam trên cương vị Chủ tịch Hội đồng châu Âu. Sau lễ đón chính thức tại Phủ Chủ tịch, ông Van Rompuy đã có cuộc hội đàm với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Ông Rompuy đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và tin tưởng rằng Việt Nam sẽ tiếp tục là địa chỉ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư và doanh nghiệp thuộc Liên minh châu Âu (EU)

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng như ông Rompuy đều bày tỏ hài lòng trước sự phát triển nhanh chóng và tích cực của quan hệ song phương trên cả ba trụ cột kinh tế - thương mại, chính trị và hợp tác phát triển trong thời gian qua

EU hiện là một trong những bạn hàng, đối tác đầu tư và nhà tài trợ hàng đầu của Việt Nam, trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 5 của EU tại ASEAN. Trao đổi thương mại hai chiều năm 2011 đạt trên 24 tỷ USD trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn

Việc hai bên ký Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) và đàm phán vòng một Hiệp định tự do thương mại (FTA) là những bước đi cụ thể, quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế và chính trị chặt chẽ hơn giữa Việt Nam và EU cùng với các nước thành viên theo hướng đối tác bình đẳng và hợp tác toàn diện vì mục tiêu phát triển

Hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác nhiều lĩnh vực khác như giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, tài nguyên và môi trường... Ông Rompuy khẳng định EU ủng hộ nỗ lực xây dựng khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định, hợp tác và hữu nghị, ủng hộ giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC)

Nhân dịp này, hai bên đã ký Hợp đồng tài trợ biến đổi khí hậu năm 2012 trị giá 150 triệu euro do Ngân hàng Đầu tư châu Âu tài trợ và Tuyên bố về việc ký Hiệp định tài chính của Dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của Châu Âu (EUMUTRAP)

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy cũng có các cuộc hội kiến với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng

Ông sẽ đến viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhận bằng Tiến sĩ danh dự và phát biểu trước sinh viên trường Đại học Quốc gia Hà Nội, gặp gỡ đại diện các doanh nghiệp Việt Nam và Châu Âu, thăm thành phố Hồ Chí Minh và một số di tích lịch sử, văn hóa của Việt Nam

Ông Herman Van Rompuy, quốc tịch Bỉ, sinh năm 1947, là cử nhân Triết học trường K.U Leuven. Năm 1971, ông là thạc sỹ kinh tế ứng dụng trường K.U Leuven. Ông giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng châu Âu từ năm 2009 đến nay

Anh Ngọc
 
Doanh nghiệp châu Âu 'chê' môi trường kinh doanh Vietnam
Chỉ số Môi trường kinh doanh do Phòng Thương mại châu Âu (EuroCham) tính toán tiếp tục giảm quý thứ 4 liên tiếp, xuống 45 điểm. Đây cũng là quý thứ 2 chỉ số này nằm dưới ngưỡng trung bình

EuroCham vừa công bố báo cáo Môi trường kinh doanh quý IV/2012, dựa trên kết quả khảo sát các doanh nghiệp châu Âu đang hoạt động tại Việt Nam. Theo đó, chỉ số Phát triển môi trường kinh doanh (Business Climate Index - BCI) do tổ chức này tính toán giảm từ 48 điểm của quý III xuống mức kỷ lục là 45 điểm. Như vậy, chỉ báo này đã giảm liên tục kể từ đầu năm 2012, sau khi có cải thiện nhẹ vào cuối năm 2011

EuroCham tiền hành lấy mẫu với 75% là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất - công nghiệp, còn lại là dịch vụ và các lĩnh vực khác. Mối quan ngại của hầu hết nhà đầu tư đều tập trung vào lĩnh vực thuế - phí, các khoản phạt cũng như sự “thăm hỏi” thường xuyên của các cơ quan quản lý

Số doanh nghiệp đánh giá “tích cực” đối với kết quả kinh doanh hiện tại giảm từ 30% của báo cáo trước xuống 26%, trong khi số đánh giá tiêu cực lên tới hơn một phần ba. Tương tự, cũng chỉ có 26% doanh nghiệp tỏ thái độ lạc quan về triển vọng kinh doanh, trong khi có đến 35% nhận định “không tốt” hoặc “rất xấu”

Những kết quả này có nguyên nhân, trong đó 72% doanh nghiệp được hỏi cho biết họ đang và sẽ tiếp tục gặp khó khăn do tình hình kinh tế vĩ mô, trong đó có 50% nhận định có thể chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ lạm phát trong trung hạn, mặc dù ở thời điểm hiện tại, CPI đã phần nào được kiềm chế

Đối với hoạt động kinh doanh hiện tại, 44% doanh nghiệp hy vọng có thể tăng doanh số trong năm nay, giảm nhẹ so với khảo sát quý trước. Tuy nhiên, cũng có đến một phần ba số được hỏi cho biết sẽ không kiếm được nhiều tiền bằng năm trước

Trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp cho rằng chính sách thuế thu nhập ở Việt Nam hiện quá cao, bên cạnh các chế độ giám sát từ cơ quan quản lý. 72% số doanh nghiệp được EuroCham khảo sát cho biết đang cảm thấy không thoải mái đối với các chính sách phạt, thuế, kiểm toán… 10% trong số này cho biết những rào cản ấy có thể ảnh hưởng xấu tới việc kinh doanh của họ tại Việt Nam

chart-0.jpg

Chỉ số Môi trường kinh doanh VN của Eurocham trong vòng 9 quý gần đây​

Trao đổi về kết quả khảo sát, Giám đốc điều hành EuroCham - Paul Jewell cho rằng sự sụt giảm liên tiếp của BCI phản ánh sự thiếu tự tin của các doanh nghiệp trong việc tiếp tục xác định Việt Nam là địa chỉ đầu tư tiềm năng: “Nguyên nhân chính là do những thay đổi còn tương đối chậm về mặt chính sách. Chúng tôi sẽ tiếp tục đối thoại với Chính phủ để thúc đẩy quá trình này”, ông Jewell cho biết

Tuy vậy, một điểm khá thú vị được khảo sát chỉ ra là mặc dù phải đối mặt với khó khăn, tỷ lệ doanh nghiệp châu Âu dự kiến mở rộng đầu tư vẫn tăng tới 7% so với quý trước, lên mức 39%. Trong khi số dự kiến giảm quy mô lại hạ xuống mức 13%. 40% số được hỏi cũng cho biết sẽ tuyển thêm lao động trong khi 33% trả lời sẽ giữ nguyên lượng nhân công như hiện nay

“Chúng tôi hy vọng những tiến triển gần đây trong việc đàm phán hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và EU có thể góp phần thúc đẩy sức cạnh tranh cũng như tính hấp dẫn của nền kinh tế, qua đó giúp đảo chiều xu hướng đang tương đối tiêu cực của môi trường kinh doanh”, Chủ tịch EuroCham - Preben Hjortlund nhận định

Nhật Minh
 
Top