What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Vietnam Go Global

thoidaianhhung

Administrator
Gia đình Việt toàn cầu

Mình muốn bắt đầu bài viết bằng một chiến công của người anh hùng Heracles trong thần thoại Hy Lạp Một câu chuyện thần thoại cho người đọc nhiều suy nghĩ Có một chút so sánh nhé, ở đây chúng ta coi thần Antaeus là hình đại diện của công đồng ngoại kiều trên khắp thế giới, nữ thần đất Gaia là hiện thân cho tổ quốc Việt Nam, mẹ Âu Cơ cuội nguồn của dân tộc.

Heracles vượt qua miền đất xứ Libya. Tại đây chàng gặp thần Antaeus, con trai của Poseidon và Gaia. Antaeus thường bắt những người qua đường phải đánh vật với hắn, ai thua đều bị hắn giết. Gặp Heracles, Antaeus cũng bắt chàng phải vật nhau với hắn. Sở dĩ trước đây không ai địch nổi hắn vì một khi hắn còn chạm chân vào đất thì hắn còn được nhận sức mạnh từ mẹ hắn là nữ thần Đất Gaia. Heracles vật nhau khá lâu với Antaios và nhiều lần vật ngã được hắn nhưng hễ hắn ngã xuống là lại mạnh hơn trước. Thấy thế, chàng liền nhất bổng hắn lên và siết chặt hắn trên không.

Với rất nhiều quốc gia cộng đồng ngoại kiều có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế, cộng đồng ngoại kiều giúp các quốc gia đó hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu nhanh chóng và thành công. Ví dụ điển hình nhất là cộng đồng Hoa Kiều và Do Thái, đây là những cộng đồng ngoại kiều rất thành công về mặt kinh tế và được cả thế giới ghi nhận.

Ngoại kiều khi đến sinh sống và làm ăn ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới họ mãi mãi chỉ là nhóm dân tộc thiểu số, họ có những bất lợi rất lớn khi cạnh tranh với các doanh nghiệp kinh tế bản địa. Vậy làm thế nào họ có thể thành công rực rỡ về kinh tế và nhiều khi còn lẫn át cả doanh nghiệp bản địa. Thành công đó chỉ có được khi họ kết nối được sức mạnh của đất mẹ, tổ quốc nguồn cội của dân tộc đó, trong mọi cuộc chiến mỗi khi vấp ngã họ lại được đất mẹ tiếp thêm sức mạnh…nguồn sức mạnh vô tận đó là cơ sở để họ chiến thắng mọi đối thủ.

Hoa Kiều là cộng đồng thành công nhất, cộng đồng hoa kiều tại Mỹ, Châu Âu hay Đông Nam Á họ có tính cộng đồng rất cao, luôn luôn hỗ trợ và đùm bọc nhau để xây dựng các tổ chức kinh tế mạnh. Một doanh nghiệp tại Trung Quốc muốn đưa hàng hóa xâm nhập thị trường Mỹ, Châu Âu hay bất kỳ quốc gia nào trên thế giới…việc đầu tiên của họ không phải là phải đào tạo một đội quân học thật giỏi ngôn ngữ, học văn hóa…cách thức kinh doanh bản địa…việc này làm nhanh cũng phải mất nhiều năm…cơ hội thành công chưa hẳn cao. Việc đầu tiên của họ là kết nối với cộng đồng hoa kiều tại những quốc gia đó, cộng đồng sống hàng trăm năm ở quốc gia bản địa, họ hiểu văn hóa, ngôn ngữ, phương thức kinh doanh bản địa…cộng đồng hoa kiều đã trở thành người đại diện bán hàng đối với các doanh nghiệp của đất mẹ xa xôi. Doanh nghiệp Trung Quốc giành thành công kinh tế nhờ họ tìm được những người đại diện hoàn hảo như thế tại một quốc gia xa xôi. Nguồn vốn của hoa kiều luôn muốn đầu tư sản xuất hàng hóa tại đất mẹ Trung Quốc nơi họ am hiểu với những lợi thế đặc biệt giúp cho họ có thể tăng lực cạnh tranh hàng hóa và cơ hội kiếm tiền nhiều hơn với các doanh nghiệp bản địa.

Lợi ích luôn có cho cả hai bên, ngoại kiều và đất mẹ. Giả sử rằng nếu cộng đồng hoa kiều không kết nối với đất mẹ Trung Quốc, họ sẽ như là vị thần Antaeus dễ dàng bị đánh bại trước những doanh nghiệp bản địa thiện chiến.

Người Do Thái cũng thế họ thành công vì họ xây dựng được các kết nối toàn cầu của cộng đồng người Do Thái, hỗ trợ nhau cùng nhau chiến đấu và chiến thắng trước kẻ địch.

Sự đồng điệu về văn hóa, ngôn ngữ…đã giúp cho cộng đồng doanh nghiệp tiết kiệm hàng chục năm để thâm nhập và kinh doanh thành công tại thị trường toàn cầu.

Đi vào vấn đề chính chúng ta đưa ra những góc nhìn về cộng đồng Việt Kiều đang sinh sống ở nhiều quốc gia trên thế giới. Cộng đồng doanh nghiệp Việt Kiều và cộng đồng doanh nghiệp trong nước sẽ có liên kết và hợp tác như thế nào để giành thắng lợi trên thị trường toàn cầu.

Những tính xấu của người Việt hay những yếu kém trong quá khứ chúng ta không nhắc lại nữa, bây giờ ngồi lại suy nghĩ tìm ra giải phát để kết nối nguồn sức mạnh của đất mẹ Việt Nam và cộng đồng Việt Kiều để tạo nên sức mạnh. Không muốn nói nhiều sợ đụng chạm các vấn đề chính trị, chợt nhớ đến câu nói của ông Đặng Tiểu Bình “Mèo trắng mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột”. Cộng đồng Việt Kiều rất thiện chí hợp tác cùng doanh nghiệp trong nước để đầu tư, họ mong muốn được tiếp sức từ đất mẹ.

Cộng đồng Việt Kiều hiện nay chưa phải là giàu có, vì thế doanh nghiệp trong nước không thể chờ đợi có một nguồn vốn khổng lồ để hợp tác đầu tư. Cộng đồng Việt Kiều mang về tri thức, công nghệ, am hiểu quốc tế và vốn…kết hợp với doanh nghiệp trong nước có đất đai, nguồn nhân lực, tài nguyên…những yếu tố để tạo nên những sản phẩm có sức cạnh tranh toàn cầu. Mang lại sự giàu có và thành công cho người Việt…
 
Last edited by a moderator:
Kiều bào mong góp phần giúp kinh tế đất nước

"Người Việt ở Mỹ hiểu rằng gánh nặng trên vai Thủ tướng rất lớn. Chúng tôi mong có thể góp phần nào đấy để giúp cho nền kinh tế và cho đất nước", bà Henry Lương, Việt kiều, đại diện doanh nhân ở bang Winconsin nói với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

images1578235_232.jpg

Doanh nhân Việt kiều bang Winconsin gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Sáng 24/6 giờ Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi gặp gỡ thân mật với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ và đại diện kiều bào đang làm ăn sinh sống tại Washington.

Kiều bào: Một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam

Thủ tướng khẳng định: Với chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, Đảng và Nhà nước luôn coi người Việt Nam ở nước ngoài là “bộ phận không thể tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước”.

Thủ tướng nói, hiện các bộ, ban, ngành đang tích cực rà soát, sửa đổi, bổ sung và xây dựng các chính sách liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài để tạo thuận lợi hơn nữa cho bà con Việt kiều về thăm quê hương, đầu tư kinh doanh, mua nhà ở, đáp ứng nhu cầu trở lại quê hương của bà con Việt kiều. “Chính phủ đang dự thảo chính sách Việt kiều được mang 2 quốc tịch để trình Quốc hội thông qua”.

Thủ tướng nêu việc vẫn còn một số người chưa nhận thức, hành động và có tình cảm, trách nhiệm đúng đắn với quê hương, đất nước như hầu hết bà con trong cộng đồng. Có thể họ vẫn bị mặc cảm quá khứ, có thể họ thiếu thông tin đúng đắn về tình hình quê hương, đất nước của mình. Thủ tướng tin tưởng và mong bà con động viên, đoàn kết, giúp những người nói trên sớm có nhận thức và hành động phù hợp với tình cảm và đạo lý của người Việt Nam.

Thủ tướng đề nghị: "Kiều bào tiếp tục đoàn kết, tương thân, tương ái để hội nhập và chấp hành tốt luật pháp của nước sở tại; duy trì và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, trước hết là tiếng Việt, đồng thời có những hành động tích cực, thiết thực hướng về quê hương, đất nước".

Thủ tướng giao Đại sứ quán và các cơ quan đại diện của Việt Nam tại Hoa Kỳ có trách nhiệm gần gũi, hỗ trợ, giúp đỡ cộng đồng, nhất là khi bà con gặp khó khăn, làm việc với chính quyền sở tại để kiều bào được đối xử bình đẳng như các cộng đồng người nước ngoài khác đang làm ăn, sinh sống tại Hoa Kỳ.

Về phần mình, bà Henry Lương, Việt kiều, đại diện DN ở bang Winconsin nói với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: "Người Việt ở Mỹ hiểu rằng gánh nặng trên vai Thủ tướng rất lớn. Chúng tôi mong có thể góp phần nào đấy để giúp cho nền kinh tế và cho đất nước".

Bà Henry Lương sẽ đưa 10 CEO của bang Winconsin tới Việt Nam tháng 8 tới và dự kiến sẽ có cam kết đầu tư lên tới 10 tỷ USD.

Source
 
Last edited by a moderator:
Dear all,

Hợp tác với Việt kiều là một hướng đi chiến lược của anh em espromote. Đa số anh em đề rất trẻ nên có lợi thế là không có bất kỳ ám ảnh nào về quá khứ có thể gây trở ngại cho hợp tác cả. Tư tưởng cũng rất linh động, "mèo trắng hay đen không quan trọng", miễn là làm giàu cho bản thân và tổ quốc, không phương hại đến ai.

Tất nhiên về phía các anh chị Việt kiều, nếu chưa hợp tác với anh em trong nước thì họ cũng vẫn phát triển bình thường. Còn nếu có sự hợp tác thì tin chắc rằng họ sẽ phát triển nhanh hơn nhờ lợi thế cùng một dòng máu Việt. Một doanh nhân Mỹ và doanh nhân Việt kiều cùng sang Vietnam đầu tư thì chắc chắn doanh nhân Việt kiều sẽ có nhiều lợi thế hơn.

Trước mắt bên cạnh việc tăng cường trao đổi - hợp tác với các anh chị Việt kiều đã về Việt Nam thì anh em cũng cần mở rộng mối quan hệ với các anh chị nước ngoài. Có nhiều con đường thiết lập mối quan hệ như vậy, hiện tại thì thông qua các cộng đông online của Việt kiều vẫn là giải pháp khả thi và hiệu quả nhất. Mình mới chỉ biết đến mạng xã hội VSVN, liệu có còn cộng đồng online nào khác không? Anh em cũng cần chủ động chuẩn bị về nguôn nhân lực, vốn, trí thức ... để sẵn sàng hợp tác với các anh chị Việt kiều.

Regards,
 
Họp báo về công tác và các hoạt động đối với người Việt Nam ở nước ngoài !

Sáng 10/7 tại Hà Nội, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài (UBNVNONN), Bộ Ngoại giao đã tổ chức họp báo thông tin về Chỉ thị số 19/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Trại hè Việt Nam 2008, Gặp gỡ Moscow 2008 và các hoạt động trong thời gian sắp tới của Ủy ban. Ông Nguyễn Thanh Sơn, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Quyền Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài chủ trì cuộc họp báo.

hop-bao.jpg

Ông Nguyễn Thanh Sơn (người ngồi giữa) trong buổi họp báo

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Thanh Sơn bày tỏ: Kiều bào ta ở nước ngoài thực sự là nguồn động lực quan trọng của dân tộc, là cầu nối hữu nghị không gì thay thế được giữa đất nước ta với các quốc gia bà con đang sinh sống. Kiều bào ở nước ngoài cũng là những hạt nhân tích cực tuyên truyền hình ảnh đất nước Việt Nam ra bên ngoài, đồng thời duy trì bảo tồn và phát huy nền văn hoá dân tộc truyền thống. UBNVNONN từ đầu năm 2008 đã có nhiều hoạt động cho bà con như Họp mặt Xuân Quê Hương, Đoàn kiều bào tiểu biểu về dự Giỗ Tổ Hùng Vương… để bà con gắn bó hơn với quê hương đất nước. UBNVNONN hiện đang chuẩn bị các hoạt động mới đối với kiều bào ở nước ngoài, đặc biệt đối với thế hệ thứ 2, 3, là những người sẽ tiếp nối truyền thống của thế hệ ông cha đi trước để gìn giữ bảo tồn tinh hoa cũng như truyền thống của dân tộc Việt Nam ở nước ngoài. Hai hoạt động sắp tới là Trại hè Việt Nam 2008 và Gặp gỡ Moscow 2008 là dành cho các em. Ông cũng nhấn mạnh: Nhịp thở của đất nước chúng ta cũng là nhịp thở của bà con người Việt Nam ở nước ngoài. 3,5 triệu kiều bào ở các quốc gia trên thế giới gắn liền với dân tộc chúng ta, đó là máu thịt của chúng ta... Chỉ thị số 19/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài và một loạt các hoạt động từ đầu năm và những hoạt động sắp tới của UBNVNONN đã mang lại niềm vui cho bà con. Điều đó chứng tỏ Đảng và Chính phủ ngày càng quan tâm sâu sắc hơn, rộng rãi hơn đối với đồng bào ta trên thế giới.


Ông Nguyễn Thanh Sơn đã thông báo khái quát về Chỉ thị số 19/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Trại hè Việt Nam 2008, Gặp gỡ Moscow 2008.

Chỉ thị số 19/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ban, ngành và địa phương cần tăng cường bảo vệ các quyền lợi chính đáng của NVNONN phù hợp với luật pháp, công ước và thông lệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, ổn định cuộc sống; tích cực đáp ứng các nhu cầu về thông tin, dạy và học tiếng Việt cũng như về văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng.

Ngoài ra, cần đáp ứng những quyền lợi thiết thân của NVNONN; có hình thức khen thưởng kịp thời đối với kiều bào có thành tích đóng góp cho đất nước và chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với những cán bộ cốt cán, người có công với nước. Đặc biệt, phát huy tiềm năng tri thức và kinh tế của NVNONN đóng góp vào sự phát triển đất nước.

Theo đó, Bộ Ngoại giao phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường quan hệ với chính quyền các nước có đông NVNONN nhằm tạo điều kiện cho kiều bào hội nhập vào xã hội sở tại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của kiều bào.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao bổ sung kinh phí dành cho công tác vận động kiều bào, cũng như Quỹ hỗ trợ và vận động cộng đồng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Ủy ban về người VN ở nước ngoài (UBNVNONN) đánh giá kết quả "Đề án hỗ trợ việc dạy và học tiếng Việt cho NVNONN". Trên cơ sở đó, UBNVNONN chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan đại diện VN ở nước ngoài đẩy mạnh triển khai việc dạy và học tiếng Việt cho NVNONN.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ban, ngành và địa phương, trước 30/9/2008, tiến hành rà soát, đề xuất kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành quy định mới đáp ứng nguyện vọng chính đáng của kiều bào liên quan đến các vấn đề về mua, sở hữu nhà ở tại Việt Nam; các biện pháp nhằm phát huy tiềm năng tri thức và kinh tế của kiều bào; thành lập Hiệp hội doanh nhân kiều bào...

Trại hè Việt Nam 2008

Trại hè dành cho thanh niên Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới năm 2008 (Trại hè Việt Nam 2008) do Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với Trung ương Đoàn tổ chức sẽ bắt đầu từ 18/7 đến 2/8/2008.



Với chủ đề “Hành trình Di sản quê hương” xuyên suốt cuộc hành trình 3 miền Bắc – Trung – Nam, thanh niên Việt Nam ở nước ngoài sẽ có cơ hội được đi thăm và tìm hiểu về Di sản văn hoá và thiên nhiên, di sản vật thể và phi vật thể của Việt Nam và thế giới như thăm Đền Hùng, Vịnh Hạ Long, kinh thành Huế, phố cổ Hội An, địa đạo Củ Chi..., từ đó ý thức việc gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc.

Trại hè Việt Nam 2008 sẽ tạo cơ hội để thanh niên Việt Nam thế hệ 2, 3 đang sinh sống ở khắp nơi trên thế giới về quê hương, giao lưu với thanh niên trong nước, qua đó hiểu rõ hơn về Việt Nam. Qua các hoạt động của Trại, các em hiểu rõ về văn hoá, lịch sử, truyền thống dựng nước của dân tộc Việt Nam, giúp các em hiểu về đường lối, chính sách của Nhà nước, sự phát triển của đất nước và tăng hiểu biết thực tế về Việt Nam.


Điểm đặc biệt của Trại hè 2008 là thanh niên Việt Nam ở nước ngoài sẽ được tham gia một số chương trình giao lưu như: Với thanh niên, sinh viên trong nước qua Trò chơi “Rung chuông vàng”. Ở miền Trung, các đại biểu sẽ tham gia chương trình giao lưu trực tuyến “Những đóa hoa bất tử” được tổ chức tại ngã ba Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh và chương trình giao lưu trực tuyến “Hát về Mẹ Tổ quốc” chủ đề kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sĩ và ở miền Nam, sẽ tham dự Bế mạc Trại và Giao lưu trực tuyến với Báo Tuổi trẻ hoặc báo Thanh Niên.


Trại hè Việt Nam 2008 trải dài trên ba miền đất nước, từ miền Bắc với buổi khai mạc diễn ra tại đền Hùng - nơi cội nguồn dân tộc, đến miền Trung - khúc ruột yêu thương có những di sản văn hóa thế giới đầy kiêu hãnh và cuối cùng là miền Nam bốn mùa cây trái xanh tươi cùng buổi bế mạc tại thành phố trẻ Hồ Chí Minh.

Gặp gỡ Moscow 2008


“Gặp gỡ thanh niên, sinh viên kiều bào châu Âu”, gọi tắt là: “Gặp gỡ Moscow 2008” do Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao phối hợp với Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam và các tổ chức thanh niên Việt Nam tại Liên bang Nga và tại các nước châu Âu tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 9- 13/8/2008 tại thành phố Moscow - Cộng hoà Liên bang Nga.

Đây là lần thứ hai Uỷ ban về người Việt nam ở nước ngoài tổ chức bên ngoài Việt Nam một hoạt động lớn hướng tới thế hệ trẻ kiều bào và là lần đầu tiên ở qui mô toàn châu lục. Thành phần tham dự “Gặp gỡ Moscow 2008” gồm khoảng 200 đại biểu thanh niên, sinh viên Việt Nam có thành tích xuất sắc trong học tập, lao động và có những đóng góp tích cực cho cộng đồng, từ các nước Châu Âu cùng sự tham gia của một số đại biểu thanh niên từ trong nước.

“Gặp gỡ Moscow 2008” là cơ hội để thanh niên, sinh viên kiều bào tại các nước châu Âu gặp gỡ, giao lưu, làm quen, xây dựng quan hệ với nhau trên một nền tảng chung là cội nguồn dân tộc, văn hoá dân tộc và ước nguyện hướng về quê hương.

Đây cũng là dịp để thế hệ trẻ ở xa Tổ quốc xây dựng các quan hệ với thanh niên ở trong nước; tìm hiểu về lịch sử, truyền thống, văn hoá dân tộc; tình hình mọi mặt của Việt Nam trong đó có phong trào thanh niên, sinh viên ở trong và ngoài nước; các chủ trương, chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với kiều bào…

Cuộc Gặp gỡ sẽ là một diễn đàn để các đại biểu trao đổi những kinh nghiệm, biện pháp, hình thức tăng cường các mối liên hệ, đoàn kết cộng đồng; phối hợp, gắn kết, hỗ trợ giữa thanh niên, sinh viên kiều bào đang sống và học tập ở các nước với nhau và giữa họ với thanh niên, sinh viên và với các cơ quan, tổ chức liên quan ở trong nước. Các đại biểu sẽ trao đổi cụ thể về các vấn đề thế hệ trẻ nói riêng và đồng bào ở xa Tổ quốc nói chung quan tâm, nhất là đối với việc duy trì và phát triển tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN, tập hợp lớp trẻ giúp nhau học tập, lập nghiệp và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, hướng về Tổ quốc… Đồng thời, trong khuôn khổ của hoạt động, các đại biểu sẽ tiến hành toạ đàm về nội dung thanh niên, sinh viên kiều bào với Bác Hồ

Sự tham gia trong Ban Tổ chức của một số cơ quan chức năng như Uỷ ban về người Việt nam ở nước ngoài, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài và sự quan tâm của các cơ quan báo chí truyền thông sẽ giúp các bạn trẻ cơ hội bày tỏ trực tiếp tình cảm, nguyện vọng, kiến nghị của mình với Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Ngoài những nội dung trên, các đại biểu sẽ có những ngày hè đầy hứng khởi với các hoạt động giao lưu văn nghệ, thể thao, vui chơi, giải trí bổ ích và hấp dẫn, phù hợp với tuổi trẻ.

Source
 
Tiềm Năng Kinh Tế Người Việt ở Hải Ngoại !

Trong thời kỳ toàn cầu hoá, rút ngắn khoảng cách không gian và thời gian, rất cần có sự huy động sức mạnh tổng hợp. Những nước như Trung Quốc, Ấn Độ và Israel đã rất thành công khi quy tụ được sức mạnh của các cộng đồng kiều bào. Để có thể đẩy mạnh thêm tốc độ phát triển và hội nhập cho Việt Nam, cần sự góp tay của người Việt ở hải ngoại trong thời buổi hội nhập vào nỗ lực phát triển của đất nước.


Trong hai năm 2001 và 2002, lượng tiền của người Việt chuyển về nước đạt lần lượt 1,75 và 2,15 tỷ USD; đến hai năm 2003-04 con số này đã lên đến con số 3 tỷ USD hàng năm. Ước tính năm 2004 sẽ vượt 3.000 triệu USD, gấp 85,7 lần năm 1991, tăng tới 40,8%/năm - một tốc độ tăng gần như không có chỉ tiêu nào đạt được trong thời gian tương ứng). Tổng cộng trong 14 năm qua đã có trên 15 tỉ USD, bằng 59% tổng vốn FDI thực hiện và lớn hơn cả tổng số vốn ODA giải ngân từ 1993 đến nay. Con đường chuyển về nhiều nhất vẫn là qua các ngân hàng nhưĐông Á, Vietcombank, Sacombank, Eximbank…Chắc chắn trên thực tế lượng tiền còn lớn hơn do số tiền mang về trực tiếp trong những lần du lịch thay vì chỉ gửi qua ngân hàng. Một điểm nữa cũng cần lưu ý là lượng tiền kiều hối còn lớn hơn cả vốn đầu tư nước ngoài, ước tính năm 2003 đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ở mức gần 3 tỷ USD. Một thực tế là trong khi Việt Nam nói nhiều đến đầu tư nước ngoài và dành nhiều công sức để thu hút thì có những nguồn lực dồi dào lại chưa được khai thác triệt để, hoặc chưa đánh giá hết tiềm năng. Con số 3 tỷ USD chỉ phản ánh một phần rất nhỏ tiềm lực của cộng đồng người Việt ở nước ngoài.
Xu thế toàn cầu hoá về sức mạnh cộng đồng

Trong bối cảnh toàn cầu hoá đang diễn ra ngày càng nhanh chóng, sâu rộng như hiện nay, công nghệ mới xuất hiện, khoảng cách được rút ngắn lại, yếu tố địa lý trong kinh doanh giảm dần ý nghĩa, tính liên kết tăng lên mạnh mẽđã dẫn đến tính “mạng” trong kinh doanh ngày càng trở nên quan trọng. Ngày nay có một xu thế là khi người ta nói đến nền kinh tế Trung Quốc thường không chỉ giới hạn trong đại lục mà cả một cộng đồng người Hoa trên khắp thế giới. Đúng như John Naisbitt nhận định “Nhiều người trong chúng ta đã từng nghĩĐài Loan và Hồng Kông là một bộ phận của Trung Quốc. Giờ chúng ta phải mở rộng ranh giới của một Trung Quốc rộng lớn hơn để bao gồm cả những người gốc Hoa sinh sống ở Singapore, Inđonêxia, Malaixia….đầu não của mạng lưới này là sốđông các tỷ phú tự lập như Liem Sioe Liong, Robert Kuok, Dhanin Chearavanont….”

Trung Quốc cũng đang thực hiện chiến lược phát huy được tiềm năng của Hoa Kiều trong phát triển kinh tế thông qua thu hút chất xám, thu hút đầu tư và lấy chính những Hoa Kiều làm cầu nối để đưa hàng hoá xâm nhập thị trường quốc tế. Mới đây, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã ban hành pháp lệnh mở cửa Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh, biến nơi này không chỉ còn là địa điểm đón tiếp các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc, các quân nhân làm nhiệm vụ và nông dân xuất sắc mà còn là nơi đón tiếp các trí thức Hoa Kiều đang sống và làm việc ở hải ngoại về xây dựng quê hương. Charles Zhang, tốt nghiệp khoa Vật lý Viện Công nghệ Massachusetts thì tiên đoán: “Nếu hôm nay chúng ta nhìn lại 100 năm phát triển qua, chúng ta có thể thấy thời kỳ này tương tự như thời kỳ Phục Hưng ở Châu Âu hay Minh Trịở Nhật Bản.” Các quan chức của chính phủđã tiếp đãi trọng thể các học giả và đã xây dựng hơn 70 công viên kinh doanh cho họ làm việc. Một trong sốđó là công viên Zhongguancun, gần Bắc Kinh, được biết đến như Thung lũng Silicon của Trung Quốc. Các học giả này khi quay trở lại Trung Quốc làm việc có thể được miễn thuế thu nhập, có không gian làm việc, được cấp khả năng vay mượn cũng như có thể tư vấn cho bộ máy hành chính cấp địa phương.

Ấn Độ cũng là một ví dụ sinh động về phát huy năng lực của Ấn Kiều. Trong một hội nghị năm 2003 tập hợp 2600 người Ấn thành công trên thế giới, thủ tướng Ấn Độ Vajpayee đã tuyên bố về một “gia đình Ấn toàn cầu” hướng về sự phát triển thịnh vượng của Ấn Độ. Hiện nay có tới 20 triệu người Ấn sống trên 110 quốc gia với thu nhập hàng năm lên tới 160 tỷ USD, bằng khoảng 1/3 tổng thu nhập của Ấn Độ. Thực tế cho thấy cộng đồng Ấn Kiều ở hải ngoại đã đóng góp rất lớn để Ấn Độ trở thành quốc gia lớn trong ngành công nghiệp phần mềm. Chính những tầng lớp người Ấn tiếp thu được kinh nghiệm quản lý, kỹ năng kinh doanh, khoa học công nghệ tiên tiến ở bên ngoài đã trở về quê hương để lập nên những tập đoàn kinh doanh năng động mang nhãn hiệu India.

…Nghĩ đến cộng đồng người Việt ở hải ngoại

Ước Tính Thu Nhập Của 3 Triệu Người Gốc Việt. Khó có con số chính xác về vấn đề này. Tuy nhiên, nếu dựa trên lý luận là đa số đồng bào gốc Việt ở nước ngoài đang cư trú ở các nước có thu nhập cao như Bắc Mỹ và Tây Âu, tạm dùng con số thu nhập mỗi năm là 5 ngàn USD một đầu người, thì 3 triệu người Việt ở hải ngoại có thu nhập hàng năm lên đến 15 tỷ. Con số này không hoàn toàn vô lý hay được phóng đại, vì dựa vào tiền gửi chính thức về quê hương là 3 tỷ USD, tức là lên tới 20% của thu nhập ước tính từ bên ngoài, con số gửi về này quá cao so với tiền tiết kiệm bình thường bên đời sốngÂu Mỹ. Thật sự tính toán một cách sát thực tế hơn, cho là số tièn gửi phản ánh 10% tiền kiếm được, thì thu nhập tổng cộng của khối người Việt hải ngoại có thể lên tới 30 tỷ USD, bằng khoảng 75 % tổng sản lượng quốc dân của Việt Nam (ước tính ở mức 39 tỷ USD vào năm 2003), và gửi về nhà độ 3 tỷ USD như con số chính thức. Đây là một con sốđáng kể cho một cộng đồng di dân mới thuộc về thế hệ thứ nhất.

Từ GDP đến GGP


Nếu chúng ta thử đề nghị một định nghĩa mới cho hệ thống kế toán tài khoản quốc gia là Tổng sản phẩm toàn cầu của một nước (Gross Global Product-GGP) cho Việt Nam, Israel, Ấn Độ hay Trung Quốc là những nước có nhiều di dân ở ngoài lãnh thổ quốc gia, thì chúng ta sẽ có 3 định nghĩa sau đây về tổng sản phẩm cho một nước, thí dụ là Việt Nam:

Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Product--GNP): tổng giá trị gia tăng của các hoạt động sản xuất và dịch vụ do người dân của Việt Nam sản xuất bất kể trên lãnh thổ quốc gia mình hay ở các nước khác.

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product--GDP): tổng giá trị gia tăng của các hoạt động sản xuất và dịch vụ người dân của Việt Nam hay của nước khác sản xuất trên lãnh thổ quốc gia Việt Nam.

Tổng sản phẩm toàn cầu (Gross Global Product-GGP): tổng giá trị gia tăng của các hoạt động sản xuất và dịch vụ do người dân của Việt Nam hay người dân của nước khác sản xuất trên lãnh thổ quốc gia Việt Nam, hay do các kiều bào gốc Việt sản xuất trên lãnh thổ các nước khác.

Hình 3: Từ GDP đến GGP cho Việt Nam - Sức mạnh trong thời buổi hội nhập
Không liên kết, sức mạnh phân tán, manh mún và nhỏ lẻ
anh1.jpg
anh2.jpg

Liên kết cùng hợp lực, từng cá nhân mạnh lên và cả cộng đồng mạnh lên
anh3.jpg


Nếu tính như vậy thì trong khi tổng sản phẩm quốc nộicủa Việt Nam là 39 tỷ USD cho 82 triệu người Việt trên lãnh thổ quốc gia vào năm 2003, tổng sản phẩm toàn cầu của Việt Nam sẽ là 69 t ỷ USD cho 85 triệu người Việt ở cả trong và ngoài nước. Con số này có ảnh hưởng lón đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam. Nhưng câu chuyện không chỉ ngưng ởđó. Tiềm năng của người Việt ở ngoài nước còn lớn hơn đóng góp “chất xanh” cho GGP của Việt Nam rất nhiều, đó còn là sựđóng góp quan trọng về chất xám.
 
Trình độ giáo dục cao, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng quản lý, tiếp cận với công nghệ mới….là nguồn tài nguyên, kiến thức rất lớn đối với một quốc gia. Thành phần đội ngũ đáng kể nhất là khối đông doanh nhân và chuyên viên trung niên ở tuổi 40-50 và giới chuyên viên mọi ngành, nhất là nhóm kỹ thuật gia trẻ, lứa tuổi 25-35 đang có mặt trong nhiều hãng xưởng ở trên 150 nuớc trên thế giới. Họ là những người có thu nhập cao nhất và là khối đông thầm lặng có trọng lượng trong cộng đồng hải ngoại và cũng giữ tiềm năng lớn với các đóng góp tương lai cho một Việt Nam rộng mở hơn ra bên ngoài. Điển hình của thành công về kỹ thuật là sự có mặt quan trọng của giới chuyên viên gốc Việt ờ các trung tâm nghiên cứu và các trường đại học Pháp, ở khu Thung Lũng Điện Tử Silicon Valley bên San José, Hoa Kỳ, hay trong các hãng tài chính lớn ở khu tài chính quốc tế Wall Street. Trong tương lai gần, họ có thểđóng góp lớn cho đất nước trong hai địa hạt quan trọng: gây dựng công nghiệp thông tin (vốn được coi là một mũi nhọn phát triển) và khơi động lại thị trường chứng khoán sẽ là đề tài quan trọng cho việc huy động nguồn vốn nội địa để phát triển khu doanh nghiệp tư nhân qua cổ phần và giải quyết nạn đầu cơ nhà đất do bởi tình trạng trớ trêu quá dư thừa vốn trong nước nhưng “không có chỗ thoát hiệu quả.”

Các đại diện thương mại hữu hiệu để xâm chiếm thị trường quốc tế. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, nếu kêu gọi được sự cộng tác của những người kiều bào người Việt ở nước ngoài thì cộng đồng này sẽ là phương tiện hiệu quả nhất để tăng “thương vụ” cho hàng Việt Nam. Thật vậy khó ai trong 5-10 năm có thể gửi ra ngoài một nhóm đại diện thưong mại cả triệu người sinh sống trên hơn 100 nước với khả năng ngôn ngữ thông thạo cũng như quen với tập tục văn hóa của từng xứ.
Tiềm năng của cộng đồng Việt hải ngoại và việc phát triển đất nước ?
Đây là một đề tài cần nhiều suy nghĩ vượt quá bài viết này. Nó sẽ là một chính sách ở tầm mức quốc gia nằm trong tình đoàn kết dân tộc và nhấn mạnh sự tỉnh thức và tinh thần công bằng ở giới lãnh đạo VN ghi nhận đóng góp quan trọng về vật lực hàng năm của khối kiều bào Việt hải ngoại. Tuy nhiên vài gợi ý có thể được ghi ra dưới đây:

--- Tổ chức thường xuyên các “hội nghị tầm cỡ” trong nước mời sự tham dựđông đảo của đồng bào hải ngoại từ nhiều xứ trở về, chính thức kêu gọi xóa bỏ những ngăn cách quá khứ, và góp ý xây dựng phát triển đất nước cho một Việt Nam tương lai phú cường và tiến bộ. Những ý kiến thu nhận trong các dịp này sẽ góp phần hướng dẫn cho các chính sách quốc gia tương lai, trong đó có sựđóng góp của người Việt ở nước ngoài.

--- Tiếp theo là các hội thảo chuyên môn về kinh tế, công nghiệp, nông nghiệp, giáo dục, xã hội, y tế, môi trường, cải tổ hành chính,…kết hợp các nghiên cứu chính sách và đề suất cụ thể của giới chuyên viên trong và ngoài nước.

--- Đơn giản hóa các thủ tục đầu tư, du lịch của người Việt hải ngoại, trong đó hành động rõ ràng và cụ thể nhất là bãi bỏ thị thực cho kiều bào.

---
Cho phép rộng rãi hơn việc đầu tư và đứng tên mua nhà đất hay các cơ sở kinh doanh thay vì chỉ giới hạn trong vài thành phần như hiện nay.

--- Nhằm khuyến khích các luồng đầu tư trực tiếp hay qua thị trường chứng khoán, cần cho phép rộng rãi việc chuyển tiền lời ra nước ngoài, tương tự như các thủ tục đơn giản áp dụng mới đây cho việc chuyển tiền về nước đã khuyến khích việc tăng gia nhanh chóng lượng kiều hối.

---
Một điểm đáng lưu ý là lượng tiền kiều hối không là lợi ích nếu xét trên quan điểm phát triển bền vững nếu Việt Nam không tạo được một môi trường kinh doanh lành mạnh và hiệu quả, bởi có thể đầu tư sẽđi vào các lĩnh vực bất động sản hay đơn thuần là các hoạt động rửa tiền, tạo nên những hiệu ứng bong bóng, gây ra những rủi ro cho nền kinh tế.

Và sau cùng, đã quan niệm được sự đóng góp như trên của mọi người gốc Việt trên toàn cầu, Việt Nam sẽ không cần lo ngại đến hiện tượng “chảy máu chất xám” (brain drain) vẫn được bàn đến mỗi lần nói đến con số lớn sinh viên Việt Nam du học hàng năm và chưa trở về quê hương ngay sau khi học xong.

Phạm Đỗ Chí & Phạm Quang Diệu
 
Cong ty CP Việt kiều, ngân hàng CP Việt kiều, Việt kiều nói gì

Nhiều doanh nghiệp Việt kiều đã có ý kiến đóng góp tại buổi thảo luận của Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt kiều về việc thành lập Cty CP Việt kiều, ngân hàng CP Việt kiều.

70012640-15894sm.jpg

Các doanh nhân lắng nghe trình bày các dự án tại OV-CLUB

Ông Nguyễn Trọng Tường - Việt kiều Úc: Dự án cần nêu rõ các vấn đề về sự góp vốn của thành viên là doanh nhân Việt kiều như: Vốn hoạt động bao gồm các thành phần tổ chức, cá nhân người Việt Nam trong nước và ngoài nước? Hay thành viên chỉ là người Việt kiều ở trong nước hay cá nhân, tổ chức người Việt Nam ở ngoài nước?

Tôi có một lưu ý: Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, nếu nói đến ngân hàng cổ phần đồng nghĩa với ngân hàng tư nhân và vấn đề tài chính của ngân hàng thì có tính quốc tế. Ngân hàng Cổ phần Việt kiều thành lập với tổ chức nhân sự chỉ là người Việt Nam, nếu trong tương lai ngân hàng sẽ phát triển hơn thì có thể không có sự tham gia cổ phần của những cá nhân và các tổ chức không phải là người Việt Nam trong và ngoài nước hay không?

Vấn đề liên kết với các ngân hàng nước ngoài, theo cảm nghĩ của tôi, đây là sự liên kết trong công việc, nhưng trong tương lai, các thành viên của ngân hàng cổ phần Việt kiều có thể được phép bán cổ phần cho những cổ đông không phải là người Việt Nam không?
Vietkieu4.jpg

Ông Nguyễn Ngọc Mỹ - Chủ nhiệm OV-CLUB

Hoạt động tài chính của ngân hàng là không biên giới, nếu tên gọi của Ngân hàng không phải là Ngân hàng Nhà nước, thì Ngân hàng Cổ phần có thể cho phép mua bán cổ phần ra bên ngoài. Nếu có sự giới hạn trong khuôn khổ có tính pháp lý như ngân hàng nhà nước thì sẽ bó buột rất nhiều sự đóng góp của các cổ đông.

Ý tưởng của OV - CLUB trong việc tập hợp các doanh nhân Việt kiều cùng làm kinh tế, đóng góp xây dựng đất nước được Nhà nước ủng hộ là sức mạnh tinh thần của anh em Việt kiều.

Nếu anh em Việt kiều mang nhiều quốc tịch khác nhau, một khi họ tham gia, đến một lúc nào đó, nguồn vốn của họ lên đến một con số mà họ không thể bán cổ phần để lấy lời như cổ phần trong quỹ tiền tệ quốc tế, ngân hàng; hoặc một khi quyền lợi chính đáng khó có thể thực hiện thì sẽ giới hạn rất nhiều sự tham gia của Việt kiều, trừ sự đóng góp ý kiến của họ. Đây là vấn đề kỹ thuật tài chính cần phải tính trước.


Ông Nguyễn Ngọc Mỹ - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt kiều:
Trước hết, chúng ta tính đến việc thành lập “bộ khung”, tổ chức việc tham gia của một số thành viên các cổ đông Việt kiều như thế nào, nhằm chuẩn bị cho dự án sẽ thành lập ngân hàng Việt kiều, tạo điều kiện cho doanh nhân Việt kiều về vốn đầu tư. Cụ thể và chi tiết về việc ngân hàng sẽ được tổ chức và hoạt động như thế nào, chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ và bàn tính trong thời gian tới

VietKieu5.jpg

Ông Khoa cho rằng: cần tập trung vào việc sớm thành lập Công ty Cổ phần Việt kiều
Ông Khoa - Việt kiều Mỹ:

Nói về các dự án, chúng ta nên tập trung vào việc làm thế nào để Cty Cổ phần Việt kiều sớm được thành lập. Vấn đề ngân hàng là vấn đề tôi mới nghe hôm nay sẽ từng bước tính sau. Chúng ta cần phải kêu gọi sự đóng góp của một số doanh nhân Việt kiều tâm huyết để lập Cty Cổ phần, như “chiếc nôi” đầu tiên, sau khi Cty hoạt động hiệu quả rồi, theo từng giai đoạn, khi có đủ “lực” thực sự, chúng ta sẽ tính đến việc thành lập ngân hàng.

Ông Nguyễn Ngọc Điển - Việt kiều Mỹ: Chúng tôi thấy được sự nhiệt tâm của một số anh em ở OV- CLUB cùng thực hiện việc thành lập Cty Cổ phần Việt kiều. Chúng ta không chỉ làm kinh tế, mà còn cố gắng đóng góp công sức và tiền bạc cũng như trí tuệ làm cho dân giàu, nước mạnh.

Chúng ta phải xúc tiến cho tốt để dự án sớm đi vào hoạt động. Chúng tôi mong muốn các doanh nhân cùng đóng góp cho chương trình và dự án này. Từ Mỹ về Việt Nam, chúng tôi đang thực hiện một chương trình với Sài Gòn Tourist về quảng bá du lịch Việt Nam ra thế giới, khi chương trình hoàn tất, chúng tôi sẽ phổ biến những dự án của các anh trên trang web của chúng tôi. Chúng tôi hy họng sẽ có một ảnh hưởng lớn trong việc thu hút Việt kiều tham gia chương trình này.

Vietkieu1.jpg

Việt kiều Lộc: "Liệu Việt kiều có tin tưởng gửi tiền vào ngân hàng Việt kiều ở Việt Nam không?"

Anh Lộc - Doanh nhân trẻ (lần đầu tiên từ Mỹ Việt Nam) - đặt vấn đề: Lòng tin của Việt kiều đối với việc thành lập Cty Cổ phần Việt kiều và Ngân hàng Việt kiều sẽ như thế nào? Liệu họ có đủ tin cậy để tham gia góp vốn vào dự án này của các ông không?

Ông Nguyễn Trọng Nguyễn - Việt kiều Mỹ: Đây là cấu trúc của một Cty Cổ phần OV, có nghĩa là chúng tôi sẽ tổ chức như một Cty nước ngoài, phải tuân thủ luật pháp, phải thẳng thắn… Ở Việt Nam hiện nay chưa có Cty Cổ phần Việt kiều.

Chúng ta đang nói đến dự án này, và lấy ý kiến việc xúc tiến thành lập một bộ máy điều hành nhằm kêu gọi sự góp phần của các doanh nhân việt kiều vào Cty Cổ phần. Tôi tin rằng, sau khi có Cty Cổ phần Việt kiều, những dự án đầu tư phát triển kinh tế của các doanh nhân Việt kiều ở Việt Nam sẽ thực hiện tốt hơn.

Giải thích thêm về các dự án, ông Nguyễn Ngọc Mỹ khẳng định: Tất cả các dự án này sẽ do Hội đồng Quản trị điều hành, chứ không phải do OV - CLUB. Cty Việt Hải Đăng của OV - CLUB sẽ hỗ trợ ban đầu và tham gia vào Cty. Bên cạnh đó là sự đóng góp vốn của các thành viên khác, hoặc các Cty Việt kiều ở các địa phương cùng tham gia dưới sự quản lý của Tổng Giám đốc Cty.

Nếu trong Hội đồng Quản trị, một Cty Việt kiều nào đó góp vốn 30 - 40% sẽ có thể giữ chức Chủ tịch HĐQT để quản lý. Nếu nhóm anh em Việt kiều nào thực hiện ý tưởng này để thành lập Cty, điều đó chúng ta sẽ có một lợi thế cùng chung một mục đích phát triển thương mại và kinh tế của các doanh nhân Việt kiều, chứ không phải của riêng Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt kiều.

Nếu OV - CLUB đứng ra tổ chức, thì OV - CLUB cũng chỉ là thành viên của Cty Cổ phần Việt kiều. Cty Cổ phần Việt kiều hoạt động độc lập theo chức năng riêng của nó. OV - CLUB sẽ hỗ trợ về thông tin, về chiến lược hoạt động của Cty, cũng như những kinh nghiệm về thực hiện chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam.
 
Vietkieu2.jpg


Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hà (trái)


Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hà – thành viên của OV - CLUB: Với những dự án đã đưa ra, hy vọng các doanh nhân Việt kiều sẽ đóng góp thêm nhiều ý kiến. Về mục tiêu, cần nói rõ thêm rằng, chúng ta phải xác định những dự án này không chỉ góp phần xây dựng và phát triển kinh tế, mà còn góp phần phát triển xã hội, phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.

Bà con kiều bào chúng ta có 3 khả năng có thể đóng góp cho đất nước. Đó là sự đóng góp về nguồn vốn, đóng góp về trình độ khoa học kỹ thuật và kiều bào là cầu nối giữa Việt Nam với thế giới. Việt Nam sắp gia nhập WTO, điều đó tạo nhiều thuận lợi cho đất nước. Sự đóng góp rất lớn của bà con kiều bào về kinh nghiệm và thương trường quốc tế, cũng như luật pháp quốc tế khi Việt Nam gia nhập WTO .

Chúng ta cần phải thể hiện cho rõ về 3 khái niệm: Thương mại, dịch vụ và đầu tư (liên doanh, 100% vốn, hay liên kết…) trong chương trình. Chúng ta cần phải có lộ trình riêng, từ không đến có, từ nhỏ đến lớn và chuẩn bị chi tiết, đồng thời từng bước một thực hiện theo từng giai đoạn.

Chúng ta cần phải tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan chức năng của chính quyền các địa phương, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của Trung ương, đặc biệt là sự ủng hộ của TPHCM.

Tôi có thể nói rõ hơn với anh Lộc - Việt kiều Mỹ về vấn đề có hay không có niềm tin?

Việt Nam có niềm tin, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước và còn những vấn đề khác, chứ nếu không đất nước chúng ta sau gần 20 năm đổi mới thì không thể nào có được như ngày hôm nay. Chúng ta chưa hài lòng với tình hình hiện nay, vì còn những vấn đề khác chưa đáp ứng được yêu cầu cho sự phát triển của đất nước. Sự ra đời của Cty Cổ phần Việt kiều này, một phần sẽ tháo gỡ những khó khăn và đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Vietkieu3.jpg

Ông Trương Minh

Ông Trương Minh – Việt kiều Mỹ: Dự án này rất hay cho Việt kiều khi về Việt Nam đầu tư. Tôi thấy rằng, nếu Việt kiều cùng góp sức với nhau về vốn, về kỹ thuật và chuyên môn để thành lập Cty với một định hướng hoạt động chung theo đường lối và luật pháp của Nhà nước, cũng như tranh thủ sự ủng hộ của Nhà nước để phát triển kinh tế vẫn tốt hơn.

Chúng ta cần có thời gian ngồi lại với nhau trong tháng tới, cùng có kế hoạch và sẽ tiến hành như thế nào, cũng như cần có những tên tuổi của các nhà cố vấn, ban cố vấn điều hành là những ai?… Những dự án cần phải chuẩn bị chi tiết hơn về kế hoạch, về sự góp vốn của cổ đông. Ngoài ra, những dự án cụ thể thực hiện ở từng địa phương, chúng ta cần phải thực hiện từng bước.

Ông Lê Hoàng Thế - Việt kiều Nhật: Theo ý kiến của tôi, cần xin phép Chính phủ thành lập Ngân hàng Cổ phần Việt kiều. Cần phải thay đổi một số thuật ngữ như: “vốn vận động” đề nghị nên gọi là “vốn cổ đông sáng lập”, trong “lĩnh vực hoạt động chính yếu” của Cty cần phải thêm chức năng “dịch vụ tài chính”. Thuật ngữ “liên kết với các ngân hàng nước ngoài” có thể ghi rõ “liên kết với các tổ chức tài chính nước ngoài” (trong đó có ngân hàng).

Trong những cuộc họp sắp tới xung quanh vấn đề tổ chức Cty Cổ phần Việt kiều, tôi đề nghị có sự trình bày các dự án của Cty cụ thể trong OV-CLUB hoặc Cty của Việt kiều về các vấn đề: Hiện đã và đang thực hiện dự án, với tổng vốn là bao nhiêu? Sẽ hoàn vốn trong thời gian bao lâu? Định hướng phát triển ra sao, Cty đã có bao nhiêu cổ phần tham gia, trị giá của mỗi cổ phần là bao nhiêu ?.v.v..
 
Khi nhà khoa học Việt kiều làm giám đốc doanh nghiệp​


Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, một Việt kiều rất quan tâm và có nhiều đóng góp cho ngành giáo dục VN, một người thầy rất thân quí của các em sinh viên du học ở Bỉ. Từ năm 2005 ông đã sáng lập công ty Hưng Việt Technology hoạt động trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật.

Từ nhiều năm qua, ông thường xuyên đi đi về về giữa Bỉ và Việt Nam. Hiện ông đã nghỉ hưu và “định cư” trong một căn biệt thự ở quận 9, TP.HCM.

Nhiều người vẫn cho rằng các nhà khoa học, nhà giáo và văn nghệ sĩ thì ít sâu sát thực tế đời sống thị trường nên thường hay “nghi ngờ” khả năng kinh doanh của họ. “Trên tinh thần đó”, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, chúng tôi xin giới thiệu buổi trò chuyện với GS Hưng về “chuyện làm ăn” của ông và công ty Hưng Việt (số 811/40/50 Nguyễn Duy Trinh, P. Phú Hữu Q9, TP Hồ Chí Minh. Tel: 84-8-7437 288):

P.V: - Trước tiên, GS vui lòng giới thiệu khái quát về công ty Hưng Việt Technology mà ông là người sáng lập và đang điều khiển.

gs_nguyendanghung.jpg

Gs Nguyễn Đăng Hưng tại cuộc gặp mặt các Việt kiều

GS Nguyễn Đăng Hưng: - Hưng Việt Technology là một doanh nghiệp tư nhân rất trẻ, mới được 3 năm tuổi, chuyên về vẽ họa đồ với sự hỗ trợ của máy tính, thiết kế sản phẩm, thiết bị phức tạp trên không gian 2 hay 3 chiều, mô phỏng sự vận hành của thiết bị trong quá trình sử dụng, mô hình hóa và tính toán sức bền, sức chịu đựng của cấu trúc phức tạp trong điều kiện tải trọng ngặt nghèo. Đây là ngành chuyên môn của tôi vì tôi đã giảng dạy tại Đại học Liège Bỉ ròng rã 40 năm qua.

- Công ty của GS hoạt động trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, một lĩnh vực đòi hỏi cao về con người. Ông có thể nói thêm về nhân sự và sản phẩm của Hưng Việt?

- Hưng Việt Technology bắt đầu từ năm 2005 chỉ có 3 thạc sỹ, kỹ sư là cựu học viên chương trình cao học Bỉ-Việt EMMC (ĐH Bách Khoa). Cho đến nay con số đã lên đến 25 thành viên. Tất cả đều khá trẻ, độ tuổi trung bình dưới 27 tuổi. Phương tiện đang sử dụng là phần mềm thiết kế cao cấp CATIA V5, các phần mềm toán cơ cao cấp SAMCEF, ANSYS, NASTRAN…

100% sản phẩm của Hưng Việt được xuất cảng ra nước ngoài, phần lớn là Châu Âu. Khách hàng thường xuyên của chúng tôi là các hãng chế tạo xe hơi Mercedes, BMW, PORSCH, GM, TATA…, các công ty thiết kết cấu trúc hàng không…

- Việt Nam đã gia nhập WTO gần ba năm, ông nghĩ gì về tiêu chí “Chất lượng chuẩn quốc tế sản phẩm hàm lượng trí tuệ cao”? Ông đánh giá thế nào về tình hình các doanh nghiệp kỹ thuật cao tại Việt Nam?

- Có nước nào đề ra chủ trương công nghệ hóa và hiện đại hóa mà không đưa ra tiêu chí như vậy! Chuyện bất hợp lý là ta không đưa ra sớm hơn, nhất là ta không chuẩn bị ngay từ những năm hòa bình vãn hồi tại Việt Nam, để các doanh nghiệp ngày nay có điều kiện thực hiện thuận lợi hơn. Tôi cũng muốn nói đến sự bất cập kéo dài của nền giáo dục Việt Nam dẫn đến tình trạng tụt hậu trầm trọng, đặc biệt trong các lĩnh vực kỹ thuật công nghệ. Nước Việt Nam là nước Văn hiến lâu đời, người Việt Nam lại ham học, khéo tay khéo chân, Việt Nam được tiếp xúc nhiều với các nước tiên tiến có nền công nghệ cao, lẽ ra chúng ta phải ngang với Hàn Quốc về trình độ công nghệ, sản phẩm chế tạo có chất lượng quốc tế và hàm lượng trí tuệ cao. Hiện nay ai cũng thấy khiếm khuyết này nhưng việc canh tân cải tổ còn chậm chạp, chưa thấy có bước đột phá tư duy đồng bộ và quyết liệt! Một bộ phận doanh nghiệp nhà nước nắm đa số tài sản quốc gia lại tiếp tục làm ăn thua lỗ vì không đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Các doanh nghiệp tư nhân hầu hết đều phải tự tổ chức huấn luyện và đào tạo nhân sự cần thiết cho mình. Hiện nay Hưng Việt Technology cũng phải tự gánh chịu việc này. Mong thay, Nhà nước có chính sách hợp lý hỗ trợ xu thế này. Doanh nghiệp nào tổ chức được việc huấn luyện nhân sự bài bản, đóng góp được cho xã hội việc dạy tay nghề về công nghệ cao thì có tài trợ hay ít ra giảm thuế thu nhập. Theo tôi, ta nên quan tâm nhiều hơn đến những doanh nghiệp tư nhân, trung bình hay nhỏ. Chính các doanh nghiệp tư hiện nay mới khai thác hợp lý trí tuệ người Việt Nam trong đó có Việt kiều.

- Trong điều kiện hiện nay trào lưu săn lùng chất xám bùng nổ, ông nghĩ gì với sự cạnh tranh trí tuệ này?

- Theo khảo sát của Chính phủ vừa được công bố, có tới 85% sinh viên tìm được việc làm là do tự học nâng cao trình độ, 55-60% là nhờ vào vốn kiến thức về ngoại ngữ và kỹ năng tin học. Còn sinh viên không tìm được việc làm thì có đến 90% là do thiếu kinh nghiệm, không thể hiện được năng lực khi phỏng vấn xin việc.

Như tôi đã nói ở phần trên, công nghệ cao lại càng đòi hỏi huấn luyện bài bản và thời gian đào tạo bài bản cần thời gian dài hạn. Thế mà doanh nghiệp phải tự mình bỏ vốn ra lo đào tạo mà không có sự hỗ trợ của Nhà nứơc thì cũng thấy thiệt thòi!

Thí dụ trường hợp Hưng Việt Technology chúng tôi, nhân sự chủ chốt phải là những học viên đã tốt nghiệp kỹ sư tại Việt Nam, phải theo học và tốt nghiệp xuất sắc chương trình thạc sỹ chất lượng quốc tế Bỉ & Việt EMMC hay MCMC trong 2 năm, phải đi thực tập kỹ năng sản xuất ít nhất thêm 3 tháng tại Châu Âu… “Vốn đầu tư” này phải bao nhiêu năm mới thu hồi lại?

Là lãnh đạo doanh nghiệp, tôi cũng đã phải trực tiếp đối phó với tình trạng khan hiếm trí tuệ cao cấp hiện nay, với trào lưu săn lùng trí tuệ đang bùng nỗ tại Việt Nam nhất là tại TP HCM. Nếu doanh nghiệp không nhanh chóng cải tiến lương bỗng, sắp đặt môi trường làm việc dân chủ, cởi mở, thân thiện thì làm sao giữ lại được những thành viên vừa được đào tạo? Song song với việc bảo đảm ổn định nhân sự, doanh nghiệp còn phải hạ thấp giá thành để cạnh tranh được với Ấn Độ hay Thái Lan. Trong thời buổi vật giá lại tăng nhanh hiện nay, doanh nghiệp đã phải đi tìm lời giải cho một bài toán hóc búa để sống còn.

- Điều khó nhất khi ông tiếp xúc với đối tác là gì?


- Điều khó nhất khi tiếp xúc với các đối tác theo tôi là tạo dựng lòng tin. Lòng tin của những đối tác công nghệ cao lại không những dựa trên uy tín công nghệ và khoa học đã được chứng nghiệm mà còn phải được củng cố thường trực qua giao dịch hằng ngày, tinh thần trách nhiệm trong công việc, chất lượng của sản phẩm sau cùng là việc tôn trọng tuyệt đối kỳ hạn giao hàng.

Tôi có cảm tưởng trong công nghệ cao, sự tín nhiệm của đối tác là cửa ải vô cùng khó khăn, phải vượt qua nhiều thử thách mới có chỗ đứng. Và khi ta trụ được trong giới quí tộc đặc biệt này, những đối tác khác sẽ tìm đến gỏ cửa và rất nhiều cánh sẽ được mở ra…

- Là một doanh nhân trí thức, ông nghĩ về văn hóa doanh nhân?

- Trước khi lấy hưu trí và trở thành doanh nhân tôi là một nhà khoa học, một giáo sư đại học tại Bỉ, một nước rất phát triển. Có lẽ tôi cũng đã là một trí thức vì tôi hằng quan tâm đến thời cuộc, đến xã hội, đến những thăng trầm lịch sử, nhất là lịch sử đất nước tôi - Việt Nam. Tôi đã không ngần ngại dấn thân, tham gia đóng góp cho nền độc lập cũng như sau này cho công cuộc phát triển đất nước, đóng góp về chuyên môn cũng như về quan điểm lập trường trong việc cải tổ giáo dục hay tổ chức nghiên cứu khoa học... Tôi đang phấn đấu để trở thành một doanh nhân thành đạt và tôi ngày càng ý thức thế nào là vai trò của một doanh nhân. Điều chắc chắn là tôi sẽ không bao giờ từ bỏ chức năng trí thức của mình. Phải chăng đó là một hình thức của văn hóa doanh nhân. Doanh nghiệp không chỉ là lợi nhuận, là tăng trưởng mà còn là nhân tố đóng vai trò thiết yếu của xã hội trong giai đoạn hoà nhập toàn cầu, phát triển bền vững.

- Cảm ơn GS đã dành thời gian trao đổi với NVX. Chúc ông thành công.
 
Kiều hối - sức mạnh ngoại lực


Kieuhoi2412072.jpg

Thời gian qua, Trung Quốc, Ấn Độ và Israel đã rất thành công khi quy tụ được sức mạnh của cộng đồng kiều bào đang sinh sống ở nước ngoài.

Việt Nam cũng cần phát huy hơn nữa tiềm năng của người Việt ở hải ngoại, cụ thể là tiếp tục thu hút nguồn kiều hối, qua đó rút ngắn khoảng cách không gian và thời gian trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Số liệu thống kê của các cơ quan chức năng cho thấy, trong hai năm (2001 và 2002), lượng kiều hối về nước đạt lần lượt là 1,75 và 2,15 tỷ USD. Năm 2003 và 2004, con số này lên đến 3 tỷ USD mỗi năm; tăng vọt lên 5 tỷ vào năm 2006-2007 và khoảng 8 tỷ USD vào năm 2008.

Trong hai thập niên vừa qua, tổng kiều hối gửi về Việt Nam lên tới 38 tỷ USD, vượt xa tổng vốn FDI thực hiện và vốn ODA giải ngân trong cùng thời gian trên.

Đó mới là lượng kiều hối chuyển về qua hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, còn một lượng ngoại tệ không nhỏ do Việt kiều trực tiếp mang về qua đường du lịch.

Tuy lượng kiều hối gửi về hàng năm là lớn nhưng mới chỉ phản ánh một phần tiềm lực của cộng đồng người Việt ở nước ngoài.

Xu thế toàn cầu hoá về sức mạnh cộng đồng

Hiện nay, khi nói đến nền kinh tế Trung Quốc, người ta thường không chỉ giới hạn trong đại lục mà thường nói về cộng đồng người Hoa trên khắp thế giới.

Đúng như nhận định của học giả John Naisbitt: "Nhiều người trong chúng ta từng nghĩ Đài Loan và Hồng Kông là một bộ phận của Trung Quốc. Giờ chúng ta phải mở rộng ranh giới của một Trung Quốc rộng lớn hơn, bao gồm cả người gốc Hoa sinh sống ở Singapore, Indonesia, Malaysia… Đầu não của mạng lưới này là số đông các tỷ phú tự lập như Liem Sioe Liong, Robert Kuok, Dhanin Chearavanont…."

Trung Quốc cũng đang thực hiện chiến lược phát huy được tiềm năng của Hoa kiều trong phát triển kinh tế thông qua thu hút chất xám, thu hút đầu tư và lấy chính Hoa kiều làm cầu nối để đưa hàng hoá thâm nhập thị trường quốc tế.

Charles Zhang (khoa Vật lý, Viện Công nghệ Massachusetts- Mỹ) tiên đoán: "Nếu nhìn lại 100 năm phát triển vừa qua của Trung Quốc, chúng ta có thể thấy thời kỳ đó tương tự như thời kỳ Phục Hưng ở châu Âu hay Minh Trị ở Nhật Bản".

Những năm qua, Trung Quốc đã tiếp đãi trọng thể các học giả là người gốc Hoa và xây dựng hơn 70 trung tâm cho họ làm việc. Một trong số đó là Công viên Zhongguancun, gần Bắc Kinh, được xem như Thung lũng Silicon của Trung Quốc. Các học giả này khi quay lại Trung Quốc, có thể được miễn thuế thu nhập, có điều kiện làm việc thuận lợi, được cấp vốn vay và có thể tư vấn cho bộ máy hành chính cấp địa phương.

Tiềm năng của cộng đồng người Việt ở hải ngoại

Hiện rất khó ước tính chính xác thu nhập của 3 triệu người gốc Việt ở nước ngoài.

Tuy nhiên, nếu dựa trên lý luận là đa số họ đang cư trú ở các nước có thu nhập cao như Mỹ, Tây Âu và tạm tính thu nhập bình quân là 5.000USD/người/năm, thì 3 triệu người Việt ở hải ngoại có tổng thu nhập hàng năm 15 tỷ USD.

Số liệu này dường như còn nhỏ và thiếu chính xác bởi nó không tương xứng với số tiền gửi chính thức về Việt Nam (khoảng 5 tỷ USD/năm trong những năm gần đây).

Lý do là số tiền khoảng 5 tỷ USD gửi về mỗi năm chiếm tới 33% tổng thu nhập ước tính của người Việt Nam ở nước ngoài, quá cao so với tỉ lệ tiết kiệm bình thường ở châu Âu và Hoa Kỳ.

Giả định số tiền gửi về (5 tỷ USD) chiếm 10% thu nhập của người Việt Nam ở nước ngoài thì tổng thu nhập của khối người Việt hải ngoại hiện lên tới 50 tỷ USD/năm, tương đương hơn 50% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam. Đây là con số đáng kể cho một cộng đồng di dân mới thuộc thế hệ thứ nhất và thứ hai.

Từ GDP đến GGP

Nếu đề xuất một định nghĩa mới cho hệ thống kế toán tài khoản quốc gia là Tổng sản phẩm toàn cầu của một nước (Gross Global Product-GGP) cho Việt Nam, Israel, Ấn Độ hay Trung Quốc (là những nước có nhiều kiều bào sinh sống ở nước ngoài), thì chúng ta sẽ có 3 định nghĩa sau đây về tổng sản phẩm của một nước (ví dụ với Việt Nam):

* Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Product-GNP): là tổng giá trị gia tăng của các hoạt động sản xuất và dịch vụ do người Việt Nam sản xuất, bất kể trên lãnh thổ của mình hay ở các nước khác.

* Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product-GDP): là tổng giá trị gia tăng của các hoạt động sản xuất và dịch vụ của người dân Việt Nam hay của nước khác sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam.

* Tổng sản phẩm toàn cầu (Gross Global Product- GGP): là tổng giá trị gia tăng của các hoạt động sản xuất và dịch vụ do người dân của Việt Nam hay người dân của nước khác sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam hay do Việt kiều sản xuất trên lãnh thổ các nước khác.

Như vậy, trong khi GDP của Việt Nam là 90 tỷ USD cho 86 triệu người Việt ở Việt Nam vào năm 2008, thì GGP của Việt Nam sẽ là 140 tỷ USD cho 89 triệu người Việt ở cả trong và ngoài nước. Con số này tất yếu có ảnh hưởng lớn đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Trên thực tế, tiềm năng của người Việt ở ngoài nước đối với GGP còn lớn hơn rất nhiều bởi nó chứa đựng yếu tố chất xám. Trình độ giáo dục cao, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng quản lý, tiếp cận công nghệ mới….được xem là nguồn tài nguyên lớn đối với mỗi quốc gia. Trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, đội ngũ đáng kể nhất là số đông doanh nhân và chuyên viên độ tuổi 40-50.

Ngoài ra, đó còn là chuyên viên các ngành, các kỹ thuật gia độ tuổi 25-35 đang làm việc tại nhiều công ty ở trên 150 nước và vùng lãnh thổ. Họ là những người có thu nhập cao nhất và là khối đông thầm lặng, có trọng lượng trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại, là tiềm năng lớn cho một Việt Nam rộng mở hơn ra bên ngoài trong tương lai.

Điển hình của thành công về mặt kỹ thuật là sự xuất hiện của nhiều chuyên gia gốc Việt tại các trung tâm nghiên cứu, các trường đại học ở Pháp, ở Thung lũng Silicon Valley (Mỹ) hay trong các công ty tài chính tầm cỡ tại Wall Street. Trong tương lai gần, họ có thể đóng góp lớn vào hai địa hạt quan trọng.

Đó là thúc đẩy phát triển công nghệ thông tin (vốn được coi là một mũi nhọn phát triển) và phát triển thị trường tài chính. Ngoài ra, họ còn là các đại diện thương mại hữu hiệu giúp hàng hoá Việt Nam thâm nhập thị trường quốc tế bởi khó có quốc gia nào trong vòng 5-10 năm có thể gửi ra nước ngoài mấy trăm ngàn đại diện thương mại vừa thông thạo ngoại ngữ, vừa hiểu biết phong tục, tập quán tại hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Kinh nghiệm của Trung Quốc còn cho thấy, cộng đồng người Việt ở nước ngoài sẽ là cầu nối, là phương tiện hiệu quả nhất có thể tăng "thương vụ" cho hàng Việt Nam.

Điểm đáng lưu ý nữa là một khi đánh giá được hết tiềm năng của Việt kiều, thì chúng ta sẽ không lo ngại nguy cơ "chảy máu chất xám" với số sinh viên Việt Nam đã học xong nhưng chưa trở về quê hương, bởi họ vẫn tiếp tục đóng góp vào GGP của Việt Nam.

Theo TS. Phạm Đỗ Chí
Báo Đầu tư
 
Khát khao kết nối cộng đồng Việt khắp thế giới​


trangchunew.jpg

Tạo cơ hội cho các Việt kiều có dịp chia sẻ những thành công và thất bại mà họ đã trải qua trong cuộc sống, cung cấp thông tin về môi trường đầu tư Việt Nam - đó là mục tiêu của một chương trình truyền hình mà doanh nhân Việt kiều Đan Mạch Ngô Dương Hoàng Thao (ảnh) đang cùng các cộng sự thực hiện nhằm kết nối người Việt trong và ngoài nước.

Kết nối cộng đồng Việt


Anh Thao từng được Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM mời làm một câu chuyện về mình trong quyển sách “100 kiều bào nói về TP.HCM” do NXB Văn Hóa Sài Gòn xuất bản. Ý tưởng về một dự án truyền hình kết nối người Việt trong và ngoài nước đã khơi gợi trong anh từ đấy. Và anh đã bắt tay thực hiện nó, xây dựng một chương trình truyền hình dành cho tất cả những người xa xứ, những người đang mang trong mình dòng máu Việt và muốn hướng về nguồn cội. Chương trình truyền hình dự kiến xây dựng hình ảnh của hàng trăm kiều bào với câu chuyện về những trải nghiệm trong cuộc sống của chính họ.

“Có những kiều bào muốn về Việt Nam nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Tôi tin rằng thông qua hình ảnh và câu chuyện của các Việt Kiều tiêu biểu trên sóng truyền hình, họ sẽ có được một niềm tin. Một khi đã có niềm tin, những kiều bào này sẽ cống hiến nhiều hơn nữa cho quê hương”, anh Thao chia sẻ.

Tư liệu của chương trình truyền hình này còn rất bổ ích cho tất cả người Việt

Anh Hoàng Thao hiện đang làm việc cho 12 công ty trong và ngoài nước, trong đó anh là Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc của tập đoàn Đại Đông Dương Co.Ltd, hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đầu tư viễn thông, dịch vụ tài chính; đồng thời là cổ đông với vị trí chủ tịch tập đoàn trong 6 công ty tại VN trực thuộc tập đoàn Đại Đông Dương Co.Ltd. Anh cũng làm việc cho các công ty trực thuộc tập đoàn Đại Đông Dương ở Campuchia, Hồng Kông và Singapore

cần biết về thông tin của kiều bào đã về hoặc chuẩn bị về nước. Qua đó, chia sẻ với kiều bào những cảm nhận, nỗi niềm khi được quay về sinh sống trên mảnh đất quê hương.

Hoàng Thao và các cộng sự ở công ty (CT) cổ phần truyền thông Thiên Hà bắt đầu dự án này hồi cuối năm 2007 và bắt tay thực hiện chương trình truyền hình vào cuối năm 2008. Đến nay, họ vừa hoàn thành hai câu chuyện về hai kiều bào đầu tiên có nhiều tâm huyết và đóng góp cho sự nghiệp phát triển quê hương. “Từ giờ đến cuối năm, tôi sẽ hoàn thành 10 tập phim về 10 kiều bào đầu tiên và chính thức phát sóng trên VTV4 và VTC”, anh Thao dự định.

Hồn Việt, phong cách Tây

Theo cha sang Đan Mạch từ năm 16 tuổi, thiếu vắng sự chăm sóc của mẹ và các chị em giữa mùa đông giá lạnh ở xứ sở Âu Châu, anh đã phải tự lực cánh sinh và bươn chải từ năm 1983 trước những khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, lối sống nơi đây.

Bước vào con đường kinh doanh khi mới 17 tuổi, cùng một số người bạn mở công ty chuyên tư vấn và cung cấp các dịch vụ về công nghệ thông tin (CNTT), anh đã sớm tích lũy kinh nghiệm và hiểu “phong cách Tây” khi làm việc.

Thời đi học, anh đã từng có biệt danh là “cây chổi quét sân” khi nhận nhiệm vụ quét sân, dọn dẹp kho hàng cho công ty Yamaha Motor Danmark. Nhờ nhanh nhẹn tháo vát, anh được chuyển sang công việc đóng hàng xe máy thành phẩm.

Và bằng sáng kiến đóng gói một lúc 5 chiếc xe máy, anh Thao đã được người quản lý chú ý và chuyển anh sang làm bộ phận xuất nhập phụ tùng, xử lý thông tin dữ liệu tại phòng vi tính. Cứ như thế, anh đã từng bước đi lên bằng sự chăm chỉ, chịu khó, không nề hà bất cứ khó khăn gì.


Hoangthaonewest.jpg

Anh Ngô Dương Hoàng Thao tại một cuộc hội thảo - Ảnh do nhân vật cung cấp​

Trong quãng thời gian đầu sống ở Đan Mạch, thông tin về quê hương với anh còn mơ hồ. Khi ấy Internet trên thế giới còn là vấn đề mới mẻ nên anh chưa thể tìm hiểu nhiều thông tin về quê hương mình.

Chỉ đến năm 1993, khi tình cờ có cơ hội trở về Việt Nam với Trưởng đoàn xúc tiến thương mại của Bộ Ngoại giao Đan Mạch trong vai trò cố vấn, anh mới

Thao là một người đàn ông tuyệt vời. Anh làm việc rất chăm chỉ, và sẵn lòng giúp đỡ tất cả mọi người”.
Ông David Dwight, phát triển phần mềm kiêm tư vấn về lĩnh vực tài chính của tập đoàn Đại Đông Dương Co.Ltd nhận ra được những bước đổi mới tại quê nhà sau 10 ngày công tác. Ý nghĩ trở về quê hương bắt đầu nung nấu từ ấy.

Đến năm 2002, Hoàng Thao được mời về làm giám đốc công ty liên doanh phát triển phần mềm Saigon Software Development của Vương quốc Bỉ và Việt Nam. Ngoài kiến thức về chiến lược tiếp thị, quản lý và công nghệ phần mềm, anh còn là người châu Âu biết nói tiếng Việt, đồng thời là người Việt hiểu rõ người Âu. Đó chính là những yếu tố tạo cho anh cơ hội được trở về làm việc trên mảnh đất quê hương sau gần chục năm mong mỏi.

Trải qua nhiều năm học tập và làm việc nơi xứ người, mang trong mình “phong cách Tây” nhưng với trái tim luôn hướng về quê hương, trong anh vẫn đậm “hồn Việt”…
 
Hội nghị Người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ nhất​

Từ ngày 19 - 24/11/2009, tại Hà Nội sẽ diễn ra "Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ nhất" với chủ đề "Vì một cộng đồng đoàn kết vững mạnh, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng đất nước".

Hội nghị do Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao tổ chức, với sự tham gia của khoảng 1.000 đại biểu trong và ngoài nước gồm các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Ngoại giao, các bộ, ngành trung ương và địa phương, cùng đại biểu kiều bào trên khắp thế giới.

Hội nghị tượng trưng cho tinh thần hòa hợp, đại đoàn kết dân tộc cùng hướng về cội nguồn, kề vai góp sức để xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh.

Hội nghị là diễn đàn phát huy trí tuệ của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nhằm đóng góp hiệu quả vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đây là trách nhiệm đồng thời cũng là vinh dự to lớn của những đại biểu về tham dự.

Ban tổ chức Hội nghị xin kính mời đại diện đông đảo kiều bào ta tại các nước về dự Ngày Hội đại đoàn kết dân tộc đặc biệt này.
 
Cùng nhau thắp sáng tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Ngày 2-6, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao - Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Thanh Sơn có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về những nét chính đã đạt được trong công tác về người Việt Nam ở nước ngoài và những hoạt động trọng điểm của Uỷ ban trong thời gian tới.

Đánh giá về những kết quả đạt được sau 5 năm thực hiện Nghị Quyết 36 của Bộ chính trị và một năm thực hiện chỉ thị của Chính phủ về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN),Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn cho rằng chuyển biến lớn nhất là sự thay đổi tư duy, cách nhìn của các Bộ, ngành Trung ương và địa phương trong công tác với NVNONN. Ngoài ra những hoạt động về với cội nguồn, mang tính giáo dục truyền thống, giáo dục tinh thần yêu nước mà Uỷ ban tổ chức gần đây cũng đem lại hiệu quả to lớn trong việc vận động kiều bào hướng về quê hương đất nước.

NTS2.jpg

Thứ trưởng BNG - Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước VNVNONN Nguyễn Thanh Sơn.​

Một số hoạt động có quy mô lớn như: Huyền thoại Côn Đảo, Đại lễ cầu siêu tại Côn Đảo, Quốc giỗ Hùng Vương, gần đây nhất là Đại lễ cầu siêu, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ nhân dịp 50 năm mở đường Trường Sơn, đã đáp ứng được đời sống tinh thần, tâm linh và những yêu cầu đòi hỏi về tự do tín ngưỡng của bà con kiều bào ở nước ngoài.

Các chính sách đối với kiều bào như: Luật quốc tịch, Luật cư trú đi lại, chính sách nhà ở, đầu tư, Những quy định về chế độ hồi hương, thăm thân, những thuận lợi trong việc chuyển kiều hối về nước... cũng đáp ứng được sự mong mỏi và đem lại niềm tin rất lớn cho bà con. Lượng kiều bào trở về quê hương ngày càng đông trong thời gian gần đây, cho thấy bà con ngày càng gắn bó với quê hương, mong muốn xây dựng một cộng đồng vững mạnh.

Sự đoàn kết nhất trí hướng về quê hương, đất nước và niềm tin tưởng ngày càng lớn hơn vào sự lãnh đạo, quan tâm của Đảng và nhà nước với kiều bào góp phần cô lập, đẩy lùi sự hung hãn của các thế lực thù địch ở bên ngoài cũng như trong cộng đồng NVNONN.

Về những hoạt động trọng tâm trong thời gian tới đối với NVNONN, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn cho biết: tháng 11/2009, Ủy ban sẽ tổ chức Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ nhất tại Hà Nội.

Đây là một trong những hoạt động quan trọng nhất của năm 2009, bởi vì lần đầu tiên chúng ta tổ chức một Hội nghị NVNONN với quy mô toàn thế giới. Các đại biểu kiều bào về tham dự Hội nghị, ngoài trách nhiệm với đất nước, còn có vinh dự được tiếp xúc, bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình với Lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành chủ chốt trong lĩnh vực phát triển kinh tế, đời sống, xã hội. Hội nghị sẽ có những hội thảo chuyên đề về 4 lĩnh vực: Đại đoàn kết dân tộc, Phát triển và bảo tồn bản sắc văn hoá Việt Nam, Tri thức kiều bào với việc phát triển kinh tế Việt Nam và Doanh nhân kiều bào đối với sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước.

Hội nghị kiều bào lần này được tổ chức với quy mô khoảng 1000 đại biểu trong và ngoài nước. Đây không chỉ là diễn đàn cho kiều bào ta trên khắp thế giới được bày tỏ quan điểm với Lãnh đạo Đảng, Nhà nước mà còn để trao đổi với nhau về những tâm tư, nguyện vọng, mong muốn của mình để có ý kiến đóng góp thiết thực nhất cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đảng và Nhà nước ta luôn đánh giá cao tiềm năng chất xám của kiều bào ở nước ngoài, hy vọng thông qua Hội nghị NVNONN toàn thế giới lần thứ nhất này, sẽ có những bài phát biểu, tham luận, những chuyển giao công nghệ quý báu từ trí thức kiều bào, các nhà khoa học người Việt ở các quốc gia tiên tiến trên toàn thế giới nhằm góp phần thực hiện thành công những chương trình phát triển kinh tế của đất nước.

Các đại biểu kiều bào sẽ được Ban tổ chức đài thọ toàn bộ kinh phí ăn ở, đi lại trong thời gian tham dự Hội nghị. Đây là cố gắng rất lớn của Đảng và Chính phủ với mong muốn đưa tinh thần đại đoàn kết dân tộc đến với tất cả kiều bào và có những hội nghị thực sự biểu dương sức mạnh tri thức của NVNONN.

Thứ trưởng bày tỏ niềm tin tưởng, kiều bào hiểu được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc tổ chức Hội nghị này, từ đó tích cực tham gia các tham luận, ý kiến của mình tại diễn đàn của Hội nghị. Những tâm tư, ý kiến đóng góp xác đáng, mang lại hiệu quả cao sẽ được Đảng và Nhà nước ta tiếp thu và đưa vào cương lĩnh của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Qua đó, UBNVNONN sẽ bổ sung xây dựng một chính sách thu hút kiều bào cụ thể hơn trong từng lĩnh vực.

Ngoài Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ nhất, sắp tới Ủy ban sẽ tổ chức Trại hè cho thanh thiếu niên ở nước ngoài. Trại hè sẽ khai mạc tại Quảng trường Ba Đình, vào thăm quê Bác và thực hiện hành trình theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trại hè cũng sẽ tổ chức tham quan một loạt các địa danh thời chống Mỹ, sau đó hội tụ ở Quảng Trị để dự Lễ cầu siêu các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang đường 9 và tham dự chương trình giao lưu đặc biệt tại Quảng Trị với sự tham gia của đại diện các cơ quan ngoại giao ở Hà Nội.

Vào tháng 9, theo thông lệ hàng năm, Uỷ ban sẽ tổ chức Đoàn kiều bào tiêu biểu về thăm đất nước, tiếp đó sẽ tổ chức Lễ cầu siêu tại Điện Biên Phủ. Sự kiện này mang ý nghĩa rất lớn nhân dịp kỷ niệm 55 năm chiến thắng Điện Biên và kiều bào ở khắp nơi trên thế giới cũng rất mong muốn được đến địa danh này để thấy được thành quả sau 34 năm Việt Nam hoàn toàn giải phóng.

Đó là những hoạt động rất ý nghĩa mang tính chất đền ơn đáp nghĩa, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta với những người đã ngã xuống vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, đồng thời đáp ứng lòng mong mỏi của kiều bào trên toàn thế giới về đời sống tâm linh.

Trong thời gian tới, Uỷ ban cũng tiếp tục phối hợp với các cơ quan đại diện ngoại giao ta ở các nước để thành lập các Hội người Việt Nam ở nước ngoài, nhằm giúp kiều bào hội nhập vững vàng với quốc gia sở tại đồng thời trở thành cầu nối hữu nghị giữa hai quốc gia.

Các hoạt động trên đã thắp sáng tinh thần đại đoàn kết dân tộc, tinh thần yêu nước của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài để cùng chung sức, đồng lòng xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
 
Hiệp hội doanh nhân VN ở nước ngoài: Gấp đôi dự kiến

- Một tuần trước khi diễn ra đại hội thành lập Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài có hơn 230 doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài đăng ký tham dự, gấp đôi so với dự kiến.

217911.jpg

Doanh nhân Việt Nam ở Ukraina bàn cách vượt khủng hoảng kinh tế​

Là dịp qui tụ các doanh nhân Việt Nam trên khắp thế giới, nên ban tổ chức dự kiến sẽ có khoảng 100 người tham dự. Nhưng đến thời điểm này, con số đã lên tới hơn 230 đại biểu.

Theo nhận định của ban tổ chức, con số này sẽ còn tăng lên trong mấy ngày tới và đây có lẽ là đại hội thu hút được số doanh nhân Việt kiều đông nhất từ trước tới nay.

Ngay từ khi Tiền Phong đưa những thông ban đầu về đại hội thành lập Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài, khá nhiều doanh nghiệp trong nước gọi điện đến để xin địa chỉ liên lạc với ban tổ chức để đăng ký tham dự.
Hội nghị doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức lần đầu (9/2006 tại Đà Nẵng) có sự tham gia của hơn 30 doanh nghiệp Việt Nam đến từ 18 nước trên thế giới. Đại hội lần này thu hút được doanh nhân của hơn 30 quốc gia.

Năm nay, lần đầu tiên có sự tham gia của doanh nhân Việt Nam tại khu vực Trung Đông, còn lại vẫn tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Âu và Mỹ.

Căn cứ vào danh sách đăng ký, số lượng doanh nhân Việt Nam tại Mỹ tham dự nhiều nhất với khoảng 40 đại biểu. Tiếp đến là Ba Lan với 22 đại biểu, rồi tới Đức, Czeck, Ukraina…

Cho đến nay, về mặt luật pháp, các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài có quyền lợi và nghĩa vụ không kém gì các doanh nghiệp trong nước.

Nhưng, thực tế, vẫn còn nhiều doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài e ngại mỗi khi quyết định về nước đầu tư. “Chúng tôi rất muốn về nước đầu tư, nhưng quả thật vẫn rất sợ các thủ tục hành là chính”, một doanh nhân Việt kiều phàn nàn.
 
Hiệp hội Doanh nhân Việt kiều thu hút doanh nhân​


- Dù còn vài ngày nữa mới diễn ra nhưng một sự kiện đang thu hút sự chú ý của hàng trăm doanh nghiệp với con số đăng ký vượt 2,5 lần dự kiến của ban tổ chức. Đó là đại hội ra mắt Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (BAOOV) cùng một hội thảo xúc tiến thương mại đầu tư sẽ diễn ra vào 9-10/8 tới, tại Hà Nội. Đây cũng là sự kiện quy tụ số doanh nhân Việt kiều đông nhất từ trước tới nay.

Thu hút gấp đôi dự kiến

images1840979_VK1.jpg

Tính đến 4/8, 265 doanh nhân Việt kiều từ 30 nước trên thế giới đã đăng ký hội viên của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài - Ảnh VNN​

Lý do là lần đầu tiên, một hiệp hội dành riêng cho doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài trên toàn thế giới được thành lập.

Ra đời theo Quyết định số 273/QĐ-BNV ngày 13/3/2009 của Bộ Nội vụ, từ nay “nơi chốn đi về” của các doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài không chỉ bó hẹp trong “câu lạc bộ” mà đã trở thành một tổ chức xã hội nghề nghiệp, tập hợp được các hội viên Việt kiều trên toàn thế giới.

Từ trước đến nay, trên luật pháp, các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài đang có quyền lợi và nghĩa vụ không kém gì các doanh nghiệp trong nước nhưng thực tế kinh doanh cho thấy, vẫn còn quá nhiều băn khoăn, khúc mắc nhất là về chủ trương, chính sách.

Do đó, hiệp hội – với vai trò “đầu mối đối thoại” của các doanh nhân Việt kiều, các cơ quan chức năng sẽ giúp doanh nhân “gỡ rối tơ lòng”, thực sự yên tâm khi có quyết định về nước đầu tư.

Với ý nghĩa đặc biệt đó nên ngay sau khi có thông tin ra mắt hiệp hội, ban trù bị đã bị “ngợp” bởi con số đăng ký. Tính đến 4/8 đã có 265 doanh nhân xin làm hội viên, đông gấp 2,5 lần dự kiến.

Danh sách đăng ký cũng cho thấy “xuất xứ” đa dạng của các doanh nhân.

Hơn 265 doanh nhân Việt kiều đến từ hơn 30 quốc gia trên thế giới. Trong đó, chiếm số lượng nhiều nhất là số lượng doanh nhân Việt Nam tại Mỹ với khoảng 40 đại biểu. Tiếp đến là Ba Lan với 22 đại biểu, rồi tới Đức, Czeck, Ukraina… kể cả những khu vực “ít phổ biến” như Trung Đông cũng có đại diện.

Theo nhận định của ban tổ chức, con số này sẽ còn tăng lên trong mấy ngày tới và đây có lẽ là đại hội thu hút được số doanh nhân Việt kiều đông nhất từ trước tới nay.

Cầu nối đầu tư - thương mại


images1840982_VK2.jpg

Bất động sản là một lĩnh vực đang thu hút các doanh nhân Việt kiều - Ảnh VNN​

Khởi động cho các chương trình hành động của BAOOV, hội thảo xúc tiến thương mại và đầu tư lần thứ I sẽ diễn ra ngay trong khuôn khổ đại hội ngày 9-10/8.

Với sự phối hợp của Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đây sẽ là cầu nối các cơ hội đầu tư, thương mại cho các doanh nghiệp Việt Nam trong nước với các doanh nghiệp Việt Nam, chính vì thế, không chỉ các doanh nhân Việt kiều mới quan tâm đến đại hội.

Theo ban tổ chức, nhiều doanh nhân trong nước cũng “bị” thu hút và dự định sẽ đến hội thảo với kỳ vọng “móc nối” được những cơ hội kinh doanh mới.

Đại hội sẽ có lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và đại diện các cơ quan, ban, ngành Trung ương và địa phương, các tổ chức tài chính, tập đoàn kinh tế lớn ở trong nước cùng hàng trăm doanh nhân, doanh nghiệp kiều bào từ nhiều nước trên thế giới.

Do đó, sự kiện này không chỉ là diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi về cơ hội hợp tác đầu tư, sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam và nước ngoài mà còn là nơi để các doanh nghiệp tự giới thiệu và đối thoại với các cơ quan chức năng hoặc các chuyên gia trong nước về những vấn đề đang quan tâm, khúc mắc.

Nói về ý nghĩa của đại hội, một lãnh đạo VCCI khẳng định đây là dịp quan trọng để kết nối và thắt chặt mối quan hệ giữa các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam trong và ngoài nước; góp phần hiện thực hóa chủ trương đại đoàn kết cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, chung tay xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh và hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng – Nhà nước.
 
Việt kiều 'hiến kế' cho Hiệp hội doanh nhân​

- Trước thềm Đại hội đầu tiên của Hiệp hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài khai mạc ngày mai (10/8) tại Hà Nội, nhiều doanh nhân Việt kiều chia sẻ, bên cạnh niềm vui vẫn còn không ít tâm tư, thậm chí cả băn khoăn về hiệu quả của “nơi đoàn tụ” chính thức này.

Việt kiều còn nhiều cái ngại

Dưới con mắt doanh nhân, ông Calvin P.Tran - nguyên Hiệu trưởng Silicon Technology College tại Mỹ - Chủ tịch HĐQT Công ty CP IMPACT tại Việt Nam đánh giá cao cơ hội kinh doanh tại Việt Nam.

images1842903_1.jpg

Ông Calvin P.Tran: Hiệp hội cần cần đặt mình vào vị trí của hội viên​

Theo ông, “với tình hình kinh tế đang trì trệ trên toàn cầu, hiện tại Việt Nam là cơ hội rất tốt cho mọi người đầu tư. Nhất là những người Việt ở nước ngoài”.

Ông Phan Kế Đạt - Tổng Giám đốc Công ty DP Ventilation tại Đan Mạch cũng cho biết dù đầu tư về nước là “quyền lợi và trách nhiệm của mọi người Việt Nam ở xa Tổ quốc” nhưng nhiều bà con Việt kiều chưa hết ngần ngại.

Sự ngần ngại này rất “đặc trưng Việt kiều” mà theo ông Hoàng Văn Khẩn, thành viên BCH Hội DNVN tại Thuỵ Sỹ là “Việt kiều vẫn còn nhiều cái ngại, cái sợ khác với một người ngọai quốc đầu tư vào Việt Nam”.

Một phần là bởi bà con xa xứ chưa hiểu hết được luật pháp đầu tư tại Việt Nam nhưng cũng có phần do bà con chưa thực sự thỏa mãn với những chính sách của Nhà nước.

Cụ thể hơn, ông Khẩn cho biết “sở dĩ chính sách đầu tư đối với Việt kiều có lẽ chưa thỏa mãn đại đa số vì chưa đánh giá đúng thực tế của đối tượng Việt kiều”.

Lý do ông đưa ra là, đại đa số Việt kiều là những người "ít tài chính nhưng nhiều năng khiếu" nhưng “Nhà nước còn thiếu chủ động, chọn lựa” nên chưa khai thác được hết “nguồn tài nguyên con người” này.

Chính vì thế, việc ra đời một hiệp hội dành riêng cho những doanh nhân Việt xa xứ rất được bà con kỳ vọng sẽ là một “tiếng nói chung” tháo gỡ mọi “cái ngại, cái sợ” vẫn còn đâu đó.

Nhận xét về sự kiện này, ông Calvin P.Tran bộc bạch “đúng ra thì hiệp hội này nên có sớm hơn nữa, nhưng dù sao muộn vẫn còn hơn không”.

Nhấn mạnh khía cạnh “danh chính”, ông Phan Kế Đạt cho rằng Hiệp hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài sẽ là cầu nối tư vấn cho bà con mạnh dạn về nước đầu tư, đồng thời là một kênh hiệu quả để “đối thoại” với chính quyền khi có khúc mắc trong quá trình kinh doanh.

1 - 2 đại diện mỗi nước có đông người Việt

Sau khi đọc kỹ bản Điều lệ Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài và Phương hướng hoạt động HHDN do trưởng ban vận động đưa ra cũng như báo cáo về "Kết quả cuộc họp ngày 16 tháng 6 năm 2009”, ông Calvin P.Tran đặt khá nhiều kỳ vọng Hiệp hội.

Tuy nhiên, từ góc độ là người trong cuộc, ông vẫn còn không ít tâm tư.

“Liệu người lãnh đạo của Hiệp hội có đi đúng đường hướng đã được vạch ra hay không khi mà thành phần trong ban tổ chức, ban điều hành, đa phần là người trong nước, chỉ có vài người là doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài?”, ông Calvin P.Tran băn khoăn.

Ông Phan Kế Đạt cũng cho rằng để Hiệp hội thực sự là nơi “đoàn tụ của các doanh nhân Việt kiều”, cần có chủ trương và mục đích hoạt động rõ ràng, quy tụ được những doanh nhân tâm huyết lãnh đạo.

Cụ thể hơn, ông Hoàng Công Khẩn khẳng định, bà con Việt kiều mong muốn, Hiệp hội phải có được hướng họat động phù hợp với sự chờ đợi của hội viên, thí dụ tăng được số lượng và chất lượng hợp đồng, tăng được số lượng giao thương giữa VN và nước đối tác.

Hay nói như ông Calvin P.Tran, “Hiệp hội cần biết làm những gì mà hội viên đang cần, cũng như mang lại lợi ích cho họ. Đơn giản, chỉ cần đặt mình vào vị trí của hội viên thì hội viên sẽ ở lại với Hiệp hội lâu dài”.

Thực tế, mong muốn của những Việt kiều như ông Calvin P. Tran, ông Khản, ông Đạt… không dễ được thực hiện, với một hiệp hội có địa bàn hoạt động trên toàn thế giới. Thành viên của Hiệp hội cũng đa dạng với rất nhiều khác biệt về văn hóa kinh doanh lẫn các điều kiện khách quan khác.

Do vậy, ông Calvin P.Tran đề xuất, cấp lãnh đạo Hiệp hội cần có tối thiểu " từ một đến hai doanh nhân đại diện cho mỗi nước có đông người Việt đang sinh sống. Riêng ở Mỹ thì mỗi bang như California, Texas, Florida, Virginia… nên có một doanh nhân đại diện".

“Có như thế, Hiệp hội mới phục vụ thiết thực cho hội viên và vững mạnh trên đường phát triển”, ông nói.
 
Mới tận dụng một nửa nguồn lực kiều bào

- Phá bỏ những rào cản trong tư duy, đưa ra những chính sách thông thoáng sẽ giúp phát huy nguồn lực doanh nhân Việt kiều, hiện mới chỉ được khai thác 30-50% - ông Nguyễn Hoài Bắc, doanh nhân Việt kiều Canađa trao đổi nhân Đại hội thành lập Hiệp hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài diễn ra hôm nay (10/8) tại Hà Nội.

Chính sách không thông thoáng, khó thu hút


images1842900_0.jpg

Ông Nguyễn Hoài Bắc: Doanh nhân Việt kiều chính là những đại sứ kinh tế của đất nước. Ảnh: XL​


Chuẩn bị vận động, tổ chức từ năm 2006, đến hôm nay, Hiệp hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài chính thức ra mắt với hơn 200 thành viên. Thời điểm kinh tế suy giảm, cần huy động mọi nguồn lực nên dường như sự ra đời của Hiệp hội có ý nghĩa hơn, thưa ông?

- Theo tôi, lẽ ra chúng ta phải thành lập Hiệp hội doanh nhân Việt kiều từ lâu rồi. Năm 1996, khi trở về Việt Nam, tôi đã làm một văn bản gửi Tổng Bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt đề xuất thành lập “Việt Nam Tổng công ty Hải ngoại” hay như tên gọi bây giờ là Hiệp hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài.

Với quan điểm đặt Hiệp hội dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng, tôi cho rằng đây sẽ là kênh giúp huy động nguồn lực vô cùng quý giá cho phát triển kinh tế. Kiều bào có thể đóng góp như một mũi xung kích quan trọng xây dựng đất nước.

Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết xác định kiều bào là nguồn lực không tách rời của đất nước. Với khoảng 3,5-5,5 triệu người Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài, họ là một kênh huy động trí tuệ khoa học công nghệ, những ý tưởng mới của thế giới. Có thể nói họ chính là những “đại sứ kinh tế” cho đất nước. Điều này càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh sau khủng hoảng, cạnh tranh FDI giữa các nước trở nên gay gắt.

Trong bối cảnh này, doanh nhân Việt kiều có thể đóng góp như thế nào cho đất nước?

- Tại sao người Việt Nam ở nước ngoài muốn về nước đầu tư? Bởi họ tâm huyết, ham muốn làm giàu và làm giàu trên chính quê hương mình, đóng góp cho đất nước phát triển. Trong bối cảnh hiện nay, không thể khẳng định khi nào thế giới, trong đó có Việt Nam, sẽ thoát ra khỏi khủng hoảng và hậu khủng hoảng ra sao, lạm phát có xảy ra hay không.

Nhưng để vượt qua giai đoạn khó khăn, chính sách sẽ là kim chỉ nam, định hướng cho doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp kiều bào phát triển, góp phần vực dậy nền kinh tế. Chính sách của Chính phủ buộc phải thông thoáng, nếu không, kiều bào sẽ dành nguồn lực đầu tư ở nơi khác. Phải nhìn nhận sòng phẳng như vậy.

Thực sự hành động


Đã có chính sách, cơ sở pháp lý thu hút kiều bào về nước đầu tư được ban hành khá rộng rãi trong những năm qua rồi, thưa ông?

- Muốn có sức bật, phải có nguồn lực. Để thu hút nguồn lực đầu tư, Chính phủ nên chào những gói giá trị cạnh tranh, gia tăng vượt trội. Các đại sứ kinh tế là kiều bào có thể làm tốt sứ mệnh nhưng điều quan trọng còn phụ thuộc vào chính sách của Chính phủ.

Nếu chỉ nói bằng văn bản giấy tờ mà không thực sự hành động thì chúng ta vĩnh viễn tụt hậu và cuộc chạy của chúng ta cũng chỉ là trên giấy.

Tôi đã làm văn bản gửi cho Thủ tướng và Bộ LĐTBXH. Trong điều 126 khoản 2 của Nghị định Chính phủ năm 2007 có quy định cá nhân, tổ chức làm dịch vụ xuất khẩu lao động phải là người VN và 100% vốn VN. Trong khi chúng ta xã hội hóa giáo dục, bà con Việt kiều muốn đầu tư vào giáo dục, đào tạo dạy nghề và chúng ta luôn biết rằng nguồn nhân lực là khan hiếm.

Nghị định này vênh với Luật Doanh nghiệp.

Chúng ta phải nhìn nhận trong 2 năm qua, khi biến động về kinh tế, dòng vốn chảy vào Việt Nam rất thấp.

Bà con Việt kiều gửi về Việt Nam mỗi năm 8-10 tỷ USD, đây là những đồng tiền lãi ròng, khác hẳn với vốn FDI là những đồng lãi sẽ được chuyển ra nước ngoài.

GDP của chúng ta được khoảng 78 tỷ USD, trong đó có bao nhiêu là lãi ròng khi trừ đi chi phí đầu tư? Đó là một vấn đề.

Bà con Việt kiều không đòi hỏi một cơ chế tốt hơn mà chỉ muốn một cơ chế công bằng với người Việt ở trong nước.

Ông trông chờ gì ở vai trò của Hiệp hội doanh nhân Việt kiều?

- Hiệp hội có thể giúp kiến nghị những chính sách với Chính phủ. Nhưng tôi cho rằng, muốn đặt doanh nhân Việt kiều hay kiều bào nói chung vào đúng vị trí của họ, phải phá bỏ những rào cản trong tư duy.

Theo tôi, chúng ta mới tận dụng được 30-50% nguồn lực kiều bào. Trong số 50% còn lại, có nhiều người có tiềm năng rất lớn nhưng giờ có phải là thời điểm để họ quay trở về chưa, đó cũng là câu hỏi nêu ra để xem xét.

Tham dự Đại hội thành lập Hiệp hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài ngày 10/8 tại Hà Nội có lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước cùng khoảng 300 đại biểu.

Trong đó có 150 đại biểu doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài, 150 đại diện các hiệp hội ngành nghề, tập đoàn, tổ chức kinh tế, tài chính trong nước, đại diện các bộ, ban, ngành, địa phương.
 
Doanh nghiệp kiều bào là nguồn lực quan trọng​


- Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Technocom, được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tại Đại hội thành lập Hiệp hội sáng nay (10/8) ở Hà Nội.

images1843260_4.jpg

Ông Vượng cũng là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam toàn Ucraina.​

Tại Đại hội, các đại biểu cũng bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Cảnh Sơn, Chủ tịch Tập đoàn T&MTrans, doanh nghiệp Việt kiều Nga làm Phó Chủ tịch thường trực và bầu 8 phó chủ tịch khác.

Hơn 200 doanh nhân, doanh nghiệp kiều bào đến từ gần 40 quốc gia, vùng lãnh thổ, hơn 40 đại biểu của các cơ quan trung ương và địa phương, gần 80 đại diện lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty, hiệp hội ngành nghề và doanh nghiệp trong nước đã tham dự Đại hội thành lập Hiệp hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài.

Phát biểu tại đây, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm nói: "Doanh nghiệp Việt Nam, dù ở trong hay ngoài nước, là lực lượng tiên phong trong thời đại hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa kinh tế. Trong đó, doanh nghiệp kiều bào là một nguồn lực quan trọng, là tiềm năng lớn trên con đường phát triển của cộng đồng người Việt Nam nước ngoài nói riêng và đất nước nói chung".

Phó Thủ tướng cho rằng việc thành lập Hiệp hội là "cột mốc đầu tiên, quan trọng trên con đường xây dựng một mạng lưới đại đoàn kết, tập hợp doanh nghiệp Việt Nam trên toàn thế giới, hướng tới cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài hùng mạnh, có vị trí xứng đáng và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước".

Ông khẳng định lại chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam coi người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời, là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và các nước.

Theo Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Thanh Sơn, hiện có khoảng 3.000 dự án đầu tư của doanh nghiệp kiều bào ở trong nước, với tổng giá trị vốn khoảng 2 tỉ USD.

Hiệp hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài đặt trụ sở tại Hà Nội và có các chi hội, chi nhánh văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Hoạt động của Hiệp hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành khác về lĩnh vực có liên quan.


Doanh nghiệp Việt kiều Úc Nicolas Nguyễn:

images1843257_2.jpg

Chính sách, chủ trương chung của trung ương về thu hút doanh nghiệp Việt kiều đầu tư về trong nước là rất tốt. Tuy nhiên, quá trình triển khai ở cấp địa phương vẫn chưa thực sự khai thông, rõ ràng.

Đối với những doanh nghiệp kiều bào mới trở về nước, họ hay gặp những vướng mắc, trở ngại về thủ tục hành chính. Có những vấn đề cấp địa phương cho là nhỏ, nhưng đối với doanh nghiệp lại là vấn đề lớn và là trở ngại.

Đã có nhiều thay đổi trong những năm qua nhưng tôi cho rằng việc thực hiện chính sách phải thông thoáng, rõ ràng hơn. Nếu không, sẽ lãng phí nguồn lực đầu tư từ doanh nghiệp kiều bào.


Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Ngọc Hùng:

images1843258_1.jpg

Theo tôi, vấn đề lớn khi thu hút nguồn lực đầu tư từ doanh nghiệp kiều bào là thông tin và hướng dẫn kiều bào tiếp cận các kênh thông tin. Ở Việt Nam hiện nay, việc xúc tiến thành lập doanh nghiệp đã đơn giản, rõ ràng hơn trước rất nhiều.

Do chưa tiếp cận nhiều thông tin nên kiều bào không nắm rõ tình hình khiến thành trở ngại. Để làm được điều này, sở ngoại vụ các tỉnh có thể chủ động tích cực thiết lập các kênh thông tin, hướng dẫn cho bà con kiều bào nắm rõ hơn chính sách, thực tiễn phát triển ở địa phương. Ngoài ra, cần tổ chức nhiều kênh thông tin rộng rãi khác để bà con có thể trực tiếp tiếp cận, nắm rõ chủ trương, chính sách của Chính phủ.

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc:

images1843259_3.jpg

Tôi hy vọng thông qua hợp tác cộng đồng kinh doanh trong và ngoài nước sẽ góp phần tăng cường các hoạt động xuất khẩu, đầu tư và hình thành mạng phân phối hàng hóa của người Việt Nam ở nước ngoài trong thời gian tới.

Hiệp hội cũng sẽ trở thành cánh tay nối dài của cộng đồng kinh doanh trong nước, trở thành nguồn hỗ trợ đắc lực cho mạng lưới xúc tiến thương mại, đầu tư của Việt Nam.
 
Doanh nhân kiều bào mong đường không xa vạn dặm​

- Tại Diễn đàn xúc tiến Việt kiều đầu tư về nước chiều nay (10/8) ở Hà Nội, doanh nhân kiều bào nêu ý kiến từ chủ trương đến văn bản pháp lý, triển khai chính sách của các cơ quan ban ngành phải càng ngắn càng tốt để sự trở về của họ không là "đường xa vạn dặm".

images1843523_2.jpg

Đất nước cần nguồn lực từ kiều bào. Ảnh: VNN
Đầu tư về nước hơn 20 năm với cơ ngơi gây dựng gồm 6 nhà máy và tạo việc làm cho 10.000 lao động, doanh nhân Việt kiều Anh quốc, ông Phạm Minh Nam nói đã trải nghiệm và cảm nhận rõ quá trình thay đổi về chính sách trong thu hút đầu tư nước ngoài, trong đó có kiều bào của Chính phủ những năm qua.

So với thời kỳ đầu trở về nước, ông Nam cho rằng "thủ tục hành chính đã đơn giản hơn", thậm chí khuyên các doanh nghiệp kiều bào khác đang khảo sát thị trường trong nước rằng "đây không phải trở ngại lớn". Sự trăn trở của doanh nhân này ở những vấn đề cốt cán hơn, đó là nguyên phụ liệu sản xuất.

Đầu tư vào lĩnh vực dệt may, ông Nam trăn trở không phải vấn đề nhập hay không nhập mà vướng mắc ở chỗ chính sách trong nước buộc họ sau 265 ngày nhập nguyên liệu phải tái xuất. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, ông Nam cho hay doanh nghiệp "muốn đón đầu, lưu trữ nguyên phụ liệu để dành cho sản xuất cũng đành chịu".

Năm ngoái, doanh thu của doanh nghiệp do ông Nam làm chủ đạt khoảng 80 triệu USD nhưng phần lớn hóa đơn trả ở nước ngoài, chỉ có khoảng 30% chi phí trả trong nước chủ yếu cho nhân công, phí nhà xưởng, điện, nước... Mỗi sản phẩm của doanh nghiệp tính chung có 70% phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài.

"Qua đây, tôi mong muốn Chính phủ Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho bà con Việt kiều. Cần có chính sách rõ ràng hơn, như thế nào gọi là ưu tiên hoặc ưu tiên hơn các nhà đầu tư có sức cạnh tranh lớn từ các nước như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan", ông Nam kiến nghị tại diễn đàn.

Mới đây, để tạo thuận lợi cho việc đầu tư về nước, doanh nhân Việt kiều Canada Phùng Kim Vy đã đến một sở Tư pháp để xin làm thủ tục đăng ký giữ quốc tịch theo quy định pháp luật, nhưng đã được đơn vị thực hiện chính sách đưa ra yêu cầu phải làm thủ tục hồi hương.

Góp ý với lãnh đạo cơ quan chức năng, chị Vy cho rằng hồi hương chưa phải là kế sách hợp lý đối với những Việt kiều tiếp tục kinh doanh ở nước sở tại.

"Từ chủ trương cho đến các văn bản pháp lý, triển khai chính sách, mong các ban ngành xin đừng là "đường xa vạn dặm" nữa, xin càng ngắn càng tốt", chị Vy đề nghị chung.

Nữ doanh nhân kiều bào này cho rằng đầu tư từ nguồn lực do họ đóng góp không chỉ là 6 tỉ USD kiều hối chuyển về nước mỗi năm hay khoảng 3.000 dự án với tổng giá trị vốn 2 tỉ USD. Hơn thế, Việt kiều ở các quốc gia trên thế giới có nguồn vốn lớn là "chất xám, kinh nghiệm trong quản lý chuyên môn và mạng lưới quan hệ".

Tại diễn đàn, các doanh nhân kiều bào cũng như trong nước đều mong Chính phủ kiến tạo những chính sách ưu đãi, canh tranh nhằm thu hút nguồn lực đầu tư của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở trong và ngoài nước đầu tư vào các vùng sâu, vùng xa, nơi các nhà đầu tư nước ngoài chưa đến.

Ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng An Bình chia sẻ kinh nghiệm với các doanh nhân kiều bào về khả năng thu vốn, tính lãi khi đầu tư vào địa phương "nhanh hơn so với bỏ vốn đầu tư tại Hà Nội và TP.HCM", cũng là hai nơi có "quá nhiều dự án đầu tư nước ngoài lớn, khó cạnh tranh về vốn và công nghệ".

Việt kiều Phạm Minh Nam đồng tình và cho hay tập đoàn của ông lên chiến lược đi sâu vào vùng xa, nơi chưa có nhà đầu tư nước ngoài lớn. "Chúng ta là người Việt, biết tiếng Việt, lại có kinh nghiệm từ nước ngoài. Đây là điều kiện thuận lợi mà nhà đầu tư nước ngoài không bằng", ông nói.
 
Liên kết DN kiều bào trong tư vấn, thương mại và đầu tư​

"Hiệp hội doanh nhân VN ở nước ngoài có vai trò quan trọng trong việc liên kết doanh nghiệp kiều bào trong tư vấn, thương mại và đầu tư", Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp Việt Nam ở Slovakia, Ủy viên ban chấp hành Hiệp hội doanh nhân Việt Nam châu Âu, tiến sĩ Nguyễn Đồng Hải chia sẻ.

Từ thực tế hoạt động của Hiệp hội doanh nhân Việt kiều châu Âu và cụ thể tại Hội doanh nhân Việt kiều Slovakia, có thể nhận xét khách quan tình hình hoạt động của doanh nhân VN ở nước ngoài như sau:

Về hoạt động tư vấn: Cộng đồng doanh nhân VN ở nước ngoài có tiềm lực kinh tế nhất định, có mối quan hệ với nhiều doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, giáo dục, khoa học…. có khả năng làm cầu nối, tư vấn tìm kiếm đối tác, thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp trong nước, cũng như giới thiệu các doanh nghiệp trong nước tìm kiếm các sản phẩm phục vị cho công việc của mình. Các hội đã có nhiều hoạt động như: giới thiệu các nhà đầu tư, nhà khoa học nước ngoài về VN tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư; giới thiệu các đoàn doanh nghiệp VN có nhu cầu mua vật tư, thiết bị, trao đổi hợp tác công nghề… làm việc với đối tác bạn; đẩy mạnh hợp tác xuất khẩu lao động tại nước đang sinh sống, làm ăn…

Về hoạt động thương mại: Chúng ta đã có các mối quan hệ với các công ty sản xuất tại Vn, tạo ra mạng lưới tiêu thụ hàng hóa. Hiện, hàng hóa Vn đang được tiêu thụ khá nhiều thông qua các tổng khi nhập hàng của người VN, đặc biệt là tại châu Âu. Tuy nhiên, các hoạt động này còn mang tính tự phát, Nhà nước Việt Nam cũng chưa có các chính sách ưu đãi đối với những công ty của người VN có công nhập khẩu, tiêu thụ hàng VN ở nước ngoài.

Về hoạt động đầu tư: Các doanh nghiệp VN ở nước ngoài đa phần đầu tư ở mức độ vừa và nhỏ thông qua các hình thức không chính thức, chủ yếu trên các lĩnh vực xây dựng khách sạn, du lịch, dịch vụ, công nghiệp nhẹ…

Hiện, có những nhà đầu tư tham gia làm bệnh viện, trường học, nhà máy sản xuất, kháchh sạn, resort.. tại VN. Nhiều doanh nghiệp đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu của mình ở trong nước.

Một số kiến nghị tăng cường hoạt động tư vấn, đầu tư, thương mại:

- Hiệp hội tăng cường tính hợp tác nội bộ hoặc với các hội để có thể thực hiện được những dự án đầu tư lớn.

- Tăng cường giao lưu với các doanh nghiệp xung quanh để tìm hướng hợp tác hiểu quả.

- Phối hợp với các tổ chức doanh nghiệp trong nước nhằm cập nhật nhanh nhất thông tin, nhu cầu hợp tác giữa các tổ chức có hướng hoạt động kinh doanh.

- Đẩy mạnh việc thông tin quảng bá về thực lực, khả năng của Hiệp hội và các doanh nhân VN ở nước ngoài trên trang báo điện tử của Hội.
 
Top