What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Vietnam Go Global

Ai vận động kiều bào ?​

Ngày 4.11.2010, Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài (UBNNVNONN) tổ chức Hội nghị Tổng kết 6 năm thực hiện Nghị Quyết 36 - NQ/TW (NQ 36) của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Đa số các đại biểu đều cho rằng NQ 36 có bước đột phá trong công tác đối với kiều bào. Bản thân các kiều bào cũng nhận định, NQ phần nào đã tạo thuận lợi cho bà con về nước sinh sống và tham gia hoạt động đầu tư. Ngoài ra, còn hỗ trợ cho cộng đồng hội nhập sâu vào nước sở tại nhưng vẫn giữ gìn được bản sắc dân tộc

Tuy nhiên, ông Trần Việt Thanh, Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ, cho biết, vấn đề liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài vẫn còn vướng mắc về cơ chế, chính sách như việc thành lập hội, về quốc tịch và thủ tục cấp giấy xác nhận gốc Việt Nam (hiện cơ sở pháp lý cho loại giấy này không còn giá trị). Đặc biệt, ngoài Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài dành cho doanh nhân thì không có tổ chức nào dành cho các nhà nghiên cứu khoa học, Việt kiều có trình độ tham gia hoạt động

Mỗi năm, có hơn 300 lượt tri thức kiều bào về nước đóng góp chuyên môn và tham gia các chương trình hợp tác nghiên cứu và triển khai khoa học, công nghệ, giáo dục đào tạo, phần lớn họ công tác theo hình thức ngắn ngày. Trong đó, từ Mỹ là 49%, Pháp 17%; Đức và Canada 6%, Úc 5% và các nước khác chiếm 17%. Theo đó họ hoạt động trong các lĩnh vực: y tế 23%; công nghệ thông tin 20%; nghiên cứu khoa học 19%, giáo dục 11%, kinh tế tài chính 8%, các lĩnh vực khác 9%

Đó là con số khá khiêm tốn so với cộng đồng 4 triệu kiều bào vì họ còn nghi ngại về chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng. Hơn nữa, những ý kiến đóng góp của họ chưa được Nhà nước đón nhận, nếu có thì được áp dụng chưa xứng đáng

Trong lĩnh vực đầu tư, tính đến nay, có trên 3.200 dự án của kiều bào đầu tư về nước với tổng vốn khoảng 5,7 tỉ USD, trong đó khoảng 60% dự án được đánh giá là hoạt động có hiệu quả. Kiều hối gửi về nước tăng trung bình 10-15% năm, từ mức 3 tỉ USD năm 2004 tăng lên 7,4 tỉ USD năm 2008 và 6,8 tỉ USD năm 2009. Tuy nhiên, Việt kiều đầu tư về nước vẫn bị xem như nhà đầu tư nước ngoài, họ không được hưởng ưu đãi gì so với nhà đầu tư trong nước. Điều này, không phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước về chính sách với kiều bào

Muốn có nền kinh tế hội nhập sâu rộng thì Việt Nam cần có chiến lược ổn định để thu hút lực lượng tri thức và doanh nhân kiều bào. Trước mắt cần tập trung nghiên cứu đề xuất việc xây dựng “Pháp lệnh về công tác đối với NVNONN” nhằm bảo đảm thực thi nghiêm túc và hiệu quả Nghị quyết 36 cũng như các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước đối với kiều bào, ông Trần Việt Thanh, Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ, kiến nghị

Ngoài ra, Ban Bí thư Trung ương Đảng cần sớm triển khai thực hiện Đề án “Chính sách, biện pháp thu hút chuyên gia, trí thức NVNONN xây dựng đất nước” với những nội dung quan trọng có ý nghĩa chiến lược như: thành lập ban chỉ đạo quốc gia về công tác này; xây dựng chính sách thu hút chuyên gia, trí thức có trình độ cao; lập trung tâm mạng thông tin và quỹ hỗ trợ tìm kiếm, vận động trí thức kiều bào; lập các nhóm tư vấn chuyên gia, trí thức, trong đó có sự tham gia của những người ở tuổi hưu, từng là chuyên gia, cố vấn cho lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế, các tập đoàn đa quốc gia, mong muốn đóng góp với trong nước qua việc tư vấn

Theo Tiến sĩ Bùi Mạnh Hải, Chủ tịch Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, cho biết, để số đông kiều bào có thể dễ dàng tiếp cận và khai thác thông tin trong nước có hiệu quả, Nhà nước cần đàm phán đưa kênh truyền hình đối ngoại vào hệ thống truyền hình cáp (như VTV4) hoặc truyền hình kỹ thuật số địa phương các nước có lượng kiều bào nhiều như Mỹ, Canada... Bên cạnh đó, hỗ trợ các báo có chuyên trang về NVNONN; phối hợp với kiều bào xuất bản tuần báo hoặc nhật báo tiếng Việt ở các nước, xây dựng thư viện trên mạng

Tuy nhiên, việc vận động không thể giao cho cơ quan nhà nước mà phải là tổ chức của dân vì Việt kiều tiếp cận với bộ máy chính quyền ngại hơn so với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Như vậy, khó khăn nhất là vận động Nhà nước giao quyền cho các mặt trận và tổ chức đoàn thể
 
Niềm tin vào con người Việt​

Trong dòng đời, đối diện những thử thách khó khăn, chính con người "lì" như tôi cũng nhiều lúc muốn buông thả. Nhưng nhìn những tấm gương như chị Gấm, tôi thấy mình không có quyền bỏ cuộc

Năm 1983, trong một dịp về thăm nhà ở California, tôi đang loay hoay sửa lại hệ thống tưới nước cho khu vườn trước nhà, áo quần mặt mày lem luốc như một anh lao công Mỹ chính hiệu; thì một người phụ nữ lạ mặt xuất hiện ngoài cổng, cao tiếng, "Ông Tổng; Ông Tổng". Đã lâu lắm tôi mới nghe lại danh từ này

Ngạc nhiên, tôi ra mở cửa mời khách vào nhà. Chị giải thích, "Con là nhân viên cắt thịt của nhà máy Dona Foods ở Biên Hòa ngày xưa. Chắc ông không nhớ?" Tôi lắc đầu. Nhà máy có hơn 3.000 nhân viên, ngoài các cán bộ trong ban quản lý, tôi thực sự không biết ai. Chị đưa ra tấm thẻ ID cũ của công ty, đã bạc màu, nhưng vẫn còn nhận rõ tên Dương Thị Gấm, với tấm hình đen trắng ngày xưa rất quê mùa, có cả tên và chức vụ của anh quản lý trong khu vực sản xuất

Chị tiếp tục kể, "Sau khi chính quyền tiếp thu, con làm thêm 4 tháng rồi bị cho nghỉ vì nhà máy không đủ nguyên liệu để điều hành. Con lên thành phố làm ô sin cho một gia đình vừa ở ngoài Bắc vô. Sau 1 năm, ông chủ được thăng chức điều về Hà Nội. Vì con làm việc tốt, ông đem con đi luôn và con ở ngoài đó đến 2 năm. Trong thời gian làm thuê, có ông nhân viên ngoại giao người Đức cạnh nhà. Ông ta lớn tuổi, nhưng ngỏ ý muốn cưới con và đem về Đức khi mãn nhiệm. Muốn giúp gia đình nên con đồng ý, dù con chỉ mới 22 tuổi trong khi ông ta đã hơn 60." Tôi nhìn chị kỹ hơn. Năm 1975, chị mới 19, thì năm nay, có lẽ chị chỉ mới 27, nhưng xem chị già và phong trần nhiều. Chị thuộc loại đàn bà xấu, dưới trung bình, lại thêm đôi chân bị khập khễnh. Có lẽ những bệnh tật, bất hạnh và mặc cảm đã làm chị già trước tuổi ?

"Con theo chồng về Đức được 3 năm thì phải bỏ trốn, rồi ly hôn, vì ông này mỗi lần say rượu là đánh đập con tàn nhẫn. Con phải vào nhà thương cả chục lần mỗi năm. Không có tiền bạc hay của cải, làm bồi bàn khổ cực, nên con nghe lời rủ rê của bạn bè chạy qua Mỹ tìm đường sống. Con đến Los Angeles được 6 tháng nay." Đại khái, chị đang làm nhân viên thoa bóp (masseuse) cho một tiệm trên San Bernadino. Thu nhập cũng tạm đủ sống, nhưng có cơ hội, người chủ muốn sang tiệm, nên chị tìm cách mua lại

CDV-216cho-vom2-in.jpg

Một góc khu chợ của người Việt tại Đông Âu​

"Con dành dụm được hơn 12 ngàn đô la, nhưng còn thiếu 5 ngàn nữa. Nghe tin ông Tổng ở đây, con hy vọng ông giúp cho con số tiền này để con có cơ hội vươn lên"

Tôi đính chính với chị, tôi đã hết là ông Tổng, hiện nay chỉ là một nhân viên xoàng của một ngân hàng nhỏ ở Wal Street, sống đời trung lưu bình dị như triệu người Mỹ khác. Nhưng may cho chị là hôm ấy, gần ngày Giáng Sinh, tôi thấy rộng lượng và nhất là vừa nhận được tấm chi phiếu khá lớn của ngân hàng cho tiền thưởng cuối năm. Tôi cho chị mượn 5 ngàn và thực sự, không nghĩ rằng mình sẽ thấy lại số tiền này, như nhiều trường hợp vẫn luôn xảy ra với bà con bạn bè

Nhưng chỉ 6 tháng sau, chị lại tìm đến nhà trả lại số tiền 5 ngàn và còn muốn đưa thêm 3 ngàn tiền lãi. Tôi không có nhà, vợ tôi chỉ nhận lại 5 ngàn không lấy lãi và chúng tôi đều đồng ý là số tiến 5 ngàn khứ hồi này quả là chuyện thần thoại của Hollywood. Chị còn khoe với vợ tôi là đã mua thêm 1 tiệm massage khác

Bẵng đi 5 năm, tôi không gặp lại chị và cũng không liên lạc gì. Tình cờ, tôi và bạn bè vào một quán ăn khá sang trọng ở Bolsa (quận Cam) và người chủ tiệm đứng đón tiếp chúng tôi là chị Gấm ngày nào. Chị huyên thuyên câu chuyện, "Làm massage có tiền nhưng nhức đầu với nhân viên, khách hàng và cơ quan công lực, nên con bán hết 5 tiệm và quay ra kinh doanh nhà hàng. Ngoài tiệm này, con còn 2 tiệm nữa ở khu phố Tàu và khu đại học UCLA." Chị cũng khác hẳn lúc xưa. Áo quần thời trang bảnh bao, ăn nói lịch thiệp hơn, cư xử đúng như một bà chủ, và chiếc xe Mercedes đời mới đậu ngay cạnh cửa nói lên sự "thành công" của chị

Sau bữa ăn miễn phí, tôi cũng không liên lạc gì với chị, vì công việc làm ăn của tôi lúc này đem tôi đi khắp thế giới, không mấy khi về lại California. Cho đến năm 1997, khi tôi đi dự một hội thảo và triển lãm về ngành ngân hàng ở Chicago, chị lại xuất hiện. Tôi đang nghiêm túc ngồi trên bàn làm phối hợp viên (moderator), còn chị thì tươi cười chào tôi trong bộ âu phục của một nhân viên cao cấp (executive), với một thẻ bài đeo trên người có tên rất Mỹ là Christina Spencer. Trong bữa ăn chiều sau hội thảo, chị đưa tấm hình chồng chị và đứa con đã lên 3, rồi tiếp tục, "Trong khi kinh doanh, con đi học thêm vào buổi tối và cuối tuần, cuối cùng cũng lấy được mảnh bằng Cử nhân (Bachelor) về Tài chính (Finance). Sau đó con đi làm cho Wells Fargo (ngân hàng lớn ở California), gặp chồng con là Phó Giám Đốc R&D cho Xerox nên đời sống hai đứa cũng tốt đẹp. Chúng con đang sống ở Palo Alto (một khu giàu của Bắc California cạnh đại học Stanford)". Một nhân công nghèo hèn, thất học với một nhan sắc kém cỏi, lại gặp nhiều gian truân, chị đã lên tới đỉnh sung túc của một xã hội có sự cạnh tranh khắc nghiệt giữa nhiều loại dân tứ xứ. Tôi nhìn lại chị thêm lần nữa, một biểu tượng đáng khâm phục cho ý chí cầu tiến và sự hy sinh vô bờ để đạt đến giấc mộng của mình

Dĩ nhiên là chị không nói ra, nhưng tôi tin là trong cuộc hành trình 22 năm vừa qua của chị, đã không thiếu những tình huống hiểm nghèo, cay đắng và tuyệt vọng chị phải đối diện. Sức mạnh nội tại nào đã giúp chị vượt qua và bay cao mới thực sự là "cú đấm thép" mà cộng động chúng ta hay bàn luận

Không thiếu những trường hợp như chị trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Rời quê hương với hai bàn tay trắng, thiếu sót mọi kiến thức, kinh nghiệm và quan hệ trên xứ người, những người Việt như chị đã vượt lên mọi rào cản, trở ngại để dành cho mình một chỗ đứng dưới ánh mặt trời (a place in the sun)

Tôi cũng còn nhớ một buổi sáng mùa đông nào, khoảng 1990, mấy người bạn đưa tôi đi thăm Chợ Vòm ở Moscow nơi phần lớn người Việt tụ tập mua hàng sỉ để đem về các tỉnh thành xa xôi ở Nga để bán lẻ lại. Tôi đã ái ngại nhìn những thùng đồ nặng trĩu trên đôi vai gầy yếu mỏng manh của vài thiếu nữ Việt Nam, quẩy gánh đi đến các trạm xe lửa, để tải hàng về những nơi như Siberia, Kazakhstan...chỉ nghe tên là đã lạnh run người. Họ là những biểu tượng đẹp nhất của tinh thần và sức sống Việt

Dĩ nhiên là tôi cũng đã từng gặp những người Việt "xấu xí" trên các nẻo đường thế giới. Những anh chị dốt nát nhờ chút quyền lực, có chút tiền, ra nước ngoài coi trời bằng vung, hành xử với tất cả ấu trĩ của một bậc "đại quê mùa". Hay những cậu ấm cô chiêu, nhờ tiền rừng bạc biển của cha mẹ cung cấp, ăn chơi đua đòi, nhiễm mọi thói hư tật xấu của bọn sinh viên hoang đàng. Nhưng các người này chỉ là thiếu số giữa một đám đông người Việt thầm lặng, kiên nhẫn, cần cù xây dựng cho mình một tương lai xứng đáng với mọi lời vinh danh cao cả nhất

Khi nói về sự hãnh diện của dân tộc, tôi nghĩ phần lớn những người Việt tha phương không cho hình ảnh các đại gia với máy bay riêng hay xe siêu sang là sự tiến bộ của xã hội. Hay các chân dài với đủ nhãn hiệu "hoa hậu", "siêu sao" là biểu tượng của thành công. Hay vài trận bóng đá với các nước láng giềng hoặc những xếp hạng rất vô nghĩa của các nhóm truyền thống quốc tế

Vả lại, ở lâu trên xứ người, chúng tôi đã chứng kiến những sự giàu sang hay tiếng tăm cả triệu lần các nhân vật hay sự kiện này

Niềm hãnh diện thực sự của chúng tôi là những Dương Thị Gấm, những cô gái buôn hàng lẻ ở Moscow, những em trẻ đứng đầu bảng ở các trường trung học, những khoa học gia đồng hành cùng các nhân tài thế giới ở rất nhiều viện nghiên cứu, những doanh nhân cạnh tranh ngang ngửa trên sân chơi bằng phẳng của các nền kinh tế tân tiến... Những người Việt đó là động lực khiến chúng tôi phải gắng đi thêm bước nữa trong những giờ phút đen tối khó khăn nhất, phải vượt qua cái kỹ năng hạn hẹp của mình để tỏa sáng

Trong dòng đời, đối diện những thử thách khó khăn, chính con người "lỳ" như tôi cũng nhiều lúc muốn buông thả. Muốn quay về một góc tối nào đó, an phận với cuộc sống an nhàn, cho qua kiếp người dâu bể. Nhưng nhìn những tấm gương như chị Gấm, tôi thấy mình không có quyền bỏ cuộc. Tôi tự nhủ mình đã quá may mắn, được nuôi dưỡng trong một môi trường lành mạnh, phong lưu, với đủ lợi thế cạnh tranh. Sự thất bại của mình sẽ là một vết nhơ gấp đôi những con người Việt kém may mắn khác. Do đó, mình phải vươn vai đứng dậy để tiếp tục, vì đây là bổn phận và danh dự của mình trước những người bạn đồng hành

Trước bối cảnh khó khăn hiện tại của kinh tế thế giới, và dự đoán là tình hình sẽ tệ hại hơn (theo nhận định chủ quan của tôi), tôi muốn nói với các doanh nhân trẻ và nhỏ của Việt Nam, trong hay ngoài nước, là nếu những con người như chị Gấm đã làm được, chúng ta cũng sẽ làm được. Điều thú vị nhất là lần ăn tối ở Chicago với chị Gấm, tôi bốc được một lời khuyên trong chiếc bánh may mắn (gọi là fortune cookies mà các nhà hàng Tàu ở Mỹ thường mời khách free. Bánh kèm bên trong một lời bói toán hay một câu nói của doanh nhân). Tôi còn giữ tờ giấy này, "Thua cuộc chỉ là một tình trạng tạm thời. Bỏ cuộc biến nó thành một sự kiện thường trực". (Being defeated is often a temporary condition. Giving up is what makes it permanent-- Marlene vos Savant). Chúng ta không tiên đoán về tương lai, chúng ta đang tạo dựng nó hàng ngày

ALAN PHAN
 
Bà Lê Duy Loan đến thăm và làm việc tại công ty Bình Anh​

Ngày 9/11/2010, bà Lê Duy Loan, chuyên gia cao cấp của công ty Texas Instrument (TI) và cộng sự đã có chuyến thăm và làm việc với công ty điện tử Bình Anh (BA). Hai bên trao đổi thông tin và thảo luận một số hướng hợp tác

LobbyTI.jpg

Bà Lê Duy Loan đến BinhAnh làm việc với tư cách của chuyên gia cao cấp của TI, thúc đẩy việc bán các sản phẩm chip của TI cho BinhAnh nói riêng và thị trường VN nói chung. Ngoài ra bà còn đến với tư cách như một người chị có kinh nghiệm sâu sắc về lĩnh vực công nghệ bán dẫn, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ các công ty Việt Nam trong ngành này phát triển. Những đề xuất, ý kiến của BinhAnh sẽ được bà Loan dành thời gian trực tiếp xem xét hỗ trợ

Phía công ty TI có đại diện của TI Vietnam, TI Asean, tiến sĩ Kun-Shan Linh – phó chủ tịch Texas Instruments Incorporated và bà Loan – cán bộ cao cấp của TI. Phía công ty BinhAnh có Mr Thanh Anh – giám đốc công ty và các trưởng bộ phận, các thành viên chủ chốt. Sau khi tham quan cơ sở vật chất, các bộ phận phần mềm, R&D, phòng sản xuất, kiểm định sản phẩm …, hai bên tiến hành thảo luận trong không khí cởi mở

Bà Lê Duy Loan và cộng sự giới thiệu các sản phẩm, công nghệ của TI và chính sách hỗ trợ các công ty khách hàng sử dụng sản phẩm của họ. Bà hi vọng BinhAnh sẽ sử dụng chip của TI trong sản phẩm của mình. Nếu như phía BinhAnh đang sử dụng/sẽ cần những dòng chip mà TI chưa có sản phẩm tương đương, bà Loan và cộng sự cũng sẽ ghi nhận nhu cầu này để xem xét hỗ trợ

Công ty BinhAnh đánh giá cao các sản phẩm của TI, nhất là những sự hỗ trợ cần thiết về công nghệ của TI cũng như sự "ưu ái" của bà Loan cho công ty. Công ty BinhAnh ấn tượng với những dòng chip Multicore (Arm + DSP). BinhAnh nhận định là những chip đủ mạnh và giá thành hợp lý để BinhAnh có thể xây dựng sản phẩm hộp đen trang bị những tính năng cao cấp như xem video, voice conference với lái xe từ xa và nhiều tính năng đòi hỏi tính toán phức tạp khác. Ngoài ra các dòng chip tích hợp sẵn nhiều thiết bị ngoại vi, cảm biến cũng là nền tảng tốt để BinhAnh có thể đưa ra thị trường các sản phẩm nhỏ gọn hơn, chi phí thấp hơn

Công ty Bình Anh cũng đưa ra ý kiến là TI nên xây dựng cộng đồng phần mềm mã nguồn mở chuyên viết các application, firmware, driver … cho chip của TI. Nếu cộng đồng này cung cấp nhiều “tài nguyên” sẵn có để các công ty có thể lấy về sử dụng ngay, hay cải tiến một phần rồi tích hợp vào sản phẩm của họ thì các công ty sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí để đưa sản phẩm ra thị trường. Mr Thái Hoa – trưởng phòng R&D của BinhAnh nhận định “Yếu tố then chốt để một công ty xem xét nên dùng nền tảng chip của hãng nào là xem nền tảng chip đó có cộng đồng mã nguồn mở đông đảo không? Có nhiều application/middleware/driver sẵn có trên internet không?”

Bà Loan và cộng sự tán thành ý kiến này

Mr Thành Trung – trưởng phòng QA của BinhAnh đề nghị bà Loan cho ý kiến nhận định về xu hướng công nghệ ICT cho y tế trên toàn cầu nói chung? Và các chính sách phát triển các dòng chip cho thiết bị y tế của TI? Bà Loan đánh giá hiện tại đây là một hướng đi rất nóng, với sự tham gia mạnh mẽ của các đại gia phần mềm, internet như Microsoft Healthvault, Google Health. TI cũng không nằm ngoài xu thế đó với hàng loạt các sản phẩm như: chip Multicore DSP dành cho y tế, chip Ultra Low power DSP dành cho các thiết bị y tế cầm tay

TI.jpg

Bên cạnh các thảo luận về kỹ thuật, Mr Thanh Anh – giám đốc công ty BinhAnh cũng “nhờ chị Loan” và TI tư vấn giúp BinhAnh về quy trình quản trị để BinhAnh có thể tiếp xúc, hấp thụ nhưng phương pháp quản trị một công ty công nghệ hàng đầu như TI. Xây dựng một sản phẩm công nghệ đã khó, nhưng xây dựng một quy trình quản trị giúp tổ chức có khả năng liên tục sáng tạo ra các sản phẩm công nghệ như TI càng khó hơn. Binh Anh mong muốn mong muốn được tiếp xúc, học tập kinh nghiệm quản trị của TI nói chung và của bà Loan nói riêng

Mr Trần Đại Thắng, phụ trách kinh doanh của Binh Anh thảo luận với bà Loan xúc tiến xây dựng cầu nối kỹ thuật công nghệ giữa những công ty công nghệ ở trong nước và cộng đồng các chuyên gia kỹ thuật, công nghệ Việt kiều ở nước ngoài. Mr Thắng nhận định cầu nối của người Việt, sẽ giúp các công ty trong nước tiếp cận nhanh các công nghệ mới, còn cộng đồng công nghệ Việt kiều sẽ kết nối được với nguồn lực (còn chưa khai thác được) ở “đất mẹ”. Đây cũng là điều bà Loan rất tâm đắc, như lời cha bà dặn dò khi sang Mỹ năm 12 tuổi "Đi đi con và phải quyết chí học - Để mai này còn bao bọc quê hương". Định hướng là như vậy, nhưng hợp tác thực sự giữa cộng đồng kỹ thuật công nghệ ở trong và ngoài nước cũng không đơn giản, đòi hỏi phải trao đổi thông tin nhiều hơn nữa. Trong ngắn hạn một quỹ đầu tư mạo hiểm về công nghệ của Việt kiều là một hướng hợp tác thú vị. Đưa ra cách thức này, thiết nghĩ không phải VN thiếu tiền đầu tư cho công nghệ, mà thiếu cách quản trị đầu tư cho công nghệ đúng đắn, để tiền được “rót” về đúng nơi cần đến. Mr Thắng tin rằng tiền đầu tư công nghệ được quản trị bởi chuyên gia công nghệ hàng đầu sẽ giúp tăng sức mạnh của đồng tiền lên nhiều lần

Bà Loan đánh giá cao BinhAnh, một công ty trẻ mới thành lập từ năm 2007 nhưng năm 2010 đã phát triển nhanh chóng về quy mô nhân sự, cơ sở vật chất và đặc biệt là có một sản phẩm công nghệ có chất lượng cao, nhiều tính năng, và gần như tự chủ hoàn toàn công nghệ sản xuất từ tích hợp phần cứng đến sản xuất phần mềm. BinhAnh cũng là một công ty có khát vọng về công nghệ, tập hợp được những nhân tố phù hợp để xây dựng một tổ chức công nghệ vững mạnh. Bà Loan hi vọng BinhAnh sẽ nhanh chóng phát triển trong nước và quốc tế và sẵn lòng hỗ trợ công ty trong khả năng cho phép

Công ty BinhAnh đánh giá cao những hỗ trợ của TI nói chung và bà Lê Duy Loan nói riêng. Công ty hi vọng rằng những hỗ trợ này sẽ sớm phát huy hiệu quả, phù hợp với nhu cầu thực sự của những công ty công nghệ còn non trẻ như Binh Anh trong bối cảnh nền kinh tế còn yếu kém của Việt Nam. Để sau đó có thể đưa sản phẩm vươn ra thế giới bằng con đường học hỏi công nghệ - tự chủ công nghệ - sáng tạo kỹ thuật công nghệ
 
Madison Nguyễn được đề cử Phó Thị trưởng TP San Jose​

Ông Chuck Reed, Thị trưởng San Jose vừa chính thức đề cử nữ nghị viên Madison Nguyễn vào chức vụ Phó Thị trưởng thành phố San Jose (bang California), thay thế cho bà Judy Chirco, sẽ mãn nhiệm vào ngày 31/12 tới

Báo giới Mỹ từng đánh giá: “Nữ nghị viên gốc Việt Madison Nguyễn là ngôi sao đang lên trên chính trường Mỹ. Ở người phụ nữ này, người ta luôn thấy sức mạnh, sự tự tin và toát ra cảm giác rằng không gì có thể đe doạ được và dường như cô được sinh ra để làm chính trị”

Con đường chính trị gian truân

Nhìn lại con đường chính trị của Madison Nguyễn, người ta chỉ thấy vị nữ nghị viên gốc Việt này đi lên cho dù gặp rất nhiều gian truân, thử thách

CDV-112Madison-in1.jpg

Nữ nghị viên gốc Việt Madison Nguyễn tại tòa thị chính San Jose​

Sau khi thắng cử và trở thành ủy viên trong Hội đồng Quản trị học khu Franklin-McKinley năm 2002, Madison thắng tiếp cuộc tranh cử gay gắt đầy kịch tính vào chức vụ nghị viên Khu Vực 7 năm 2005. Hai năm sau, nhiều người trong cộng đồng người Việt tại thành phố đã phản đối Madison vì đã bỏ qua yêu cầu đặt tên cho khu thương mại trên đường Story là khu “Little Saigon”, nhưng tất cả những nỗ lực bãi nhiệm cô đều thất bại, sau khi cô chiếm được 55% phiếu chống lại việc này, với sự ủng hộ của các doanh nhân, công nhân, Thị Trưởng Chuck Reed và nhiều thành viên của Hội đồng TP. San Jose. Năm 2006, Madison tiếp tục giữ chiếc ghế của mình trong Hội Đồng Thành Phố San Jose và cho đến ngày 3/3/2009, “thần may mắn” lại mỉm cười tiếp với cô

Khi Nguyễn nhận nhiệm sở tại Hội đồng thành phố San Jose, cô trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên trong hội đồng gồm 10 thành viên này và cũng là người Mỹ gốc Việt đầu tiên trúng cử ở California

Tỏ rõ năng lực từ thưở nhỏ

Madison Nguyễn, tên thật Nguyễn Phượng Tú, sinh năm 1975, tại Nha Trang (Khánh Hòa), sang định cư tại Mỹ vào những năm đầu 1980. Cô là con gái duy nhất trong gia đình 8 người chọn chính trị làm sự nghiệp và thể hiện rõ năng lực này từ thưở nhỏ.

Khi còn là thiếu niên, Nguyễn đã đi cùng các nhân viên hoạt động xã hội của quận và giúp các gia đình Việt Nam ở Modesto làm thẻ cư trú và thẻ an sinh xã hội. Đến lúc theo học lịch sử tại Đại học California, cô đã tham gia hoạt động xã hội vì quyền lợi của người lao động tại các nông trại và tuần hành tại Watsonville và Salinas. Năm 2002, cô làm giám đốc Trung tâm phi lợi nhuận Cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại San Jose. Thất vọng vì số người gốc Việt đi bầu cử thấp, cô tổ chức một cuộc tuần hành tại hội chợ quận Santa Clara. Sự kiện này đã thu hút được 17.000 người và 5.000 người đã đăng ký đi bỏ phiếu. Từ thành công đó, Nguyễn đã thu hút được sự chú ý của các nhà lãnh đạo cộng đồng người Việt tại San Jose, những người đã khuyến khích cô chạy đua giành chức giám đốc Hội đồng Quản trị học khu Franklin-McKinley

Hiện, Madison Nguyễn còn là Chủ tịch Ủy ban An ninh Công cộng, Ủy ban Tài chính và Chiến lược Hỗ trợ và kiêm nhiệm nhiều vị trí trong nhiều ủy ban khác của quận hạt Santa Clara và thành phố San Jose. Tại Hội đồng thành phố, Nguyễn đại diện cho quận nghèo và tệ nạn nhất ở phía nam San Jose. Đa số các cử tri của cô là người Latinh và người Việt
 
Hội Liên lạc Việt kiều Hải Phòng​

6759_DHHPBCH.jpg

Quang cảnh Đại hội lần thứ VI ngày 14.11 vừa qua của Hội Liên lạc Việt kiều Hải Phòng​

Ngày 14.11, Hội Liên lạc Việt kiều Hải Phòng đã tổ chức Đại hội lần thứ VI, nhiệm kỳ 2010-2015, tổng kết và đánh giá hoạt động thời gian qua và đề ra định hướng sắp tới

Đại hội gửi lời chúc mừng đến 2 thành viên Ban Chấp hành Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài

Ðược thành lập từ năm 1989 với 40 hội viên, hơn 20 năm qua, Hội Liên lạc Việt kiều Hải Phòng đã quy tụ được trên 1.500 hội viên trong nước và 100 hội viên danh dự ở nước ngoài với 13 chi hội cơ sở, 6 câu lạc bộ và tập san thông tin tuyên truyền. Hội Liên lạc Việt kiều Hải Phòng cũng là một trong những Hội nhận được nhiều huân chương nhất: Huân chương Lao động hạng 3 (năm 2004), Huân chương Vì sự nghiệp Đại đoàn kết Dân tộc và Huân chương Lao động hạng 2 (năm 2009)

Từ năm 2006, kiều bào Hải Phòng đã quyên góp và làm từ thiện với tổng số tiền hơn 5 tỉ đồng, qua những chương trình ca nhạc, đợt vận động quyên góp tại Hải Phòng hoặc tại các nước trên thế giới. Về đầu tư, Hải Phòng hiện có 20 dự án lớn của bà con Việt kiều được triển khai với tổng vốn đầu tư hơn 100 triệu USD. Trong đó có nhiều dự án lớn như Công ty Thép Việt - Úc, Làng Việt kiều, Bệnh viện Quốc tế Hoàng Vũ... Lượng kiều hối chuyển về Hải Phòng qua hệ thống ngân hàng là khoảng 150 triệu USD mỗi năm

Phát biểu tại Đại hội, ông Bùi Mạnh Hải, Chủ tịch Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, cho rằng, Hội Liên lạc Việt kiều Hải Phòng là mô hình rất thành công về công tác kiều bào và cần được nhân rộng ra toàn quốc. “Hội ra đời sớm nhất, công tác tổ chức hoạt động sôi nổi, sâu rộng đến các cơ sở và sang các nước nên số hội viên ngày càng tăng. Nội dung hoạt động của Hội rất phong phú, thực sự là cầu nối gắn kết giữa đất nước với bà con kiều bào ở nước ngoài và cũng là kênh đưa các thông tin của Đảng và Nhà nước đến với kiều bào một cách chính xác”, ông Bùi Mạnh Hải nhấn mạnh

Đại hội đã thông qua Điều lệ Sửa đổi của Hội và bầu Ban Chấp hành mới với 39 ủy viên. Trong kế hoạch nhiệm kỳ 5 năm tới (2010-2015), ông Nguyễn Mạnh Cương, Phó Chủ tịch Hội Liên lạc Việt kiều Hải Phòng, đưa ra các mục tiêu là phát triển thêm 500 hội viên mới; cố gắng thu hút thêm nhiều Việt kiều, đặc biệt là thế hệ thứ 2, thứ 3 tham gia vào hoạt động Hội. Ông Tài Phương, một doanh nhân Mỹ tham gia Hội từ những ngày đầu và đang đầu tư xây dựng Làng Việt kiều, chia sẻ: “Hội có chương trình rất thiết thực hỗ trợ kiều bào trong lĩnh vực đầu tư và từ thiện, giúp kiều bào hiểu thêm các chính sách ở trong nước”
 
Đầu tư 40 triệu USD làm thuốc đặc trị​

6844_TS-Ho-Nhan.jpg

Tiến sĩ Hồ Nhân tại phòng trưng bày, giới thiệu sản phẩm của Công ty NanoGen​

Từ thành công trong sản xuất thuốc đặc trị tại Việt Nam, Tiến sĩ Việt kiều Mỹ Hồ Nhân được xem là nhà khoa học tiên phong trong ứng dụng công nghệ sinh học ở quê nhà

Mỗi lần mở cánh cửa ngăn khu vực sơ chế với khu vực tinh chế trong dãy nhà nghiên cứu, sản xuất dược phẩm sinh học, tiếng còi báo động lại hụ lên inh ỏi. Tiến sĩ Hồ Nhân, Tổng Giám đốc Công ty Công nghệ Sinh học NanoGen, người đang hướng dẫn chúng tôi tham quan nhà máy sản xuất, giải thích do không khí trong khu vực sơ chế nguyên liệu được vô trùng nên khi đóng mở cửa, máy thường báo động như thế

Nghiên cứu thuốc đặc trị

Đó là một buổi chiều muộn ngày thứ Sáu, nhân viên trong các phòng thí nghiệm đang dọn dẹp chuẩn bị cho ngày nghỉ cuối tuần. Vừa đi vừa trò chuyện, anh Nhân vẫn không quên kiểm tra từng cầu dao điện hay đọc chỉ số nhiệt độ tại khu biệt trữ nguyên liệu. Anh nói: “Sản phẩm công nghệ sinh học phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe, kể cả trong khâu đóng gói, bởi chúng liên quan đến tính mạng con người nên không được phép để xảy ra bất cứ sai sót nào”

Sau khi đưa chúng tôi tham quan từ phòng nghiên cứu sinh học phân tử, cấy ghép gene sang phòng sơ chế, tinh chế và xuống khu vực đóng gói, anh Nhân cho biết phải mất 3 năm mới xây xong nhà máy trị giá 15 triệu USD này. Cách đây 2 tháng, NanoGen đã cho ra đời một số dược phẩm ứng dụng công nghệ sinh học để chữa trị viêm gan siêu vi B, C, suy thận, xơ gan và tăng bạch cầu trung tính hỗ trợ bệnh nhân ung thư đang hóa trị, xạ trị. “Chúng tôi đã nghiên cứu, phát triển và ứng dụng thành công công nghệ DNA/tái tổ hợp protein, một tiến bộ của công nghệ sinh học, để sản xuất ra dược liệu và thành phẩm thuốc tiêm đặc trị đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam hiện nay”, anh khẳng định

Theo chuyên gia công nghệ sinh học Mỹ - Giáo sư Nguyễn Đức Thái, người đang cố vấn xây dựng Phòng Thí nghiệm Công nghệ Sinh học cho Khu Công nghệ cao TP.HCM, nghiên cứu kháng thể đơn dòng (mAb) của NanoGen đã được Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ phê duyệt và có khả năng sẽ ảnh hưởng rất lớn trong điều trị ung thư tại Việt Nam

Năm 2003, Hồ Nhân quyết định về quê hương làm ăn. Anh kể: “Tôi bỏ ra khoảng 1 tuần để viết đề án thành lập doanh nghiệp và trình bày cho các cơ quan quản lý. Hai tuần sau tôi nhận phản hồi đồng ý rồi được cấp giấy phép đầu tư vào Khu Công nghệ cao TP.HCM”. Thời kỳ đó, mặc dù khái niệm công nghệ sinh học còn khá mới ở Việt Nam nhưng anh cho biết hề không gặp khó khăn gì khi làm thủ tục đầu tư

Trước khi về Việt Nam sinh sống, anh đã có một phòng thí nghiệm tại Mỹ và làm tư vấn cho nhiều hãng dược lớn của Mỹ, Ấn Độ. “Nhưng sau một thời gian tìm hiểu và tiếp xúc nhiều người bệnh, bệnh viện ở Việt Nam, tôi thấy người dân mình bị ung thư nhiều quá. Giá thuốc trị bệnh thì quá cao trong khi phần lớn bệnh nhân còn nghèo nên không được điều trị đúng thuốc tốt. Tôi chỉ nghĩ đơn giản là trở về để làm ra được sản phẩm tốt, giá rẻ cho người Việt mình”, anh giải thích

Nhiều lãnh đạo của Bộ Y tế không tin là người Việt có thể làm được các sản phẩm đặc trị này cho đến khi tận mắt chứng kiến nhà máy của NanoGen. Trên thực tế, “Nhiều loại thuốc sản xuất tại Mỹ, Nhật, Canada đều do người Việt thực hiện. Các hãng dược lớn nước ngoài mà tôi không tiện nêu tên cũng có người Việt tham gia trong khâu quản lý. Cá nhân tôi và một số anh chị có tài trong ngành công nghệ sinh học đều có kinh nghiệm làm tư vấn cho nhiều hãng dược phẩm nước ngoài”, Hồ Nhân chia sẻ

Và không ngại cạnh tranh

Một nhà khoa học đi làm kinh doanh có gì khác nhà kinh doanh chuyên nghiệp? Anh Nhân cho rằng phương châm kinh doanh của mình đơn giản là mang lại lợi nhuận cho chính mình và đối tác.Chỉ bằng 1/3 giá bán so với sản phẩm tương đương nhập khẩu, sản phẩm của NanoGen vẫn có lợi nhuận, thậm chí còn cạnh tranh được ở nước ngoài. Chẳng hạn, Feronsure điều trị viêm gan siêu vi B và C, sản phẩm nhập được bán giá 600.000 đồng/liều nhưng NanoGen bán 200.000 đồng cho 3 liều tiêm mỗi tuần. Nếu là thuốc cao cấp hơn, chỉ tiêm 1 liều/tuần thì giá là 1,5 triệu đồng trong khi thuốc nhập là 4,5 triệu đồng/liều

Chỉ mới có sản phẩm được 2 tháng nhưng 3 dòng thuốc đặc trị chữa viêm gan siêu vi B và C, suy thận và xơ gan của NanoGen đã được khách hàng từ Myanmar, Bangladesh, Pakistan đặt mua với số lượng lớn. Khi chúng tôi ghé thăm, các nhân viên NanoGen đang đóng gói lô hàng đầu tiên sang Myanmar trị giá gần 100.000 USD. Cuối tháng 12, Công ty sẽ ký hợp đồng với khách hàng ở Mỹ

Nói rất nhiều về tiềm năng sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ sinh học tại Việt Nam nhưng anh lại khá kiệm lời về thành tựu cá nhân. “Tôi đã nói về mục đích chính của mình rồi. Vì không phải là nhà kinh doanh chuyên nghiệp nên tôi không quảng bá rầm rộ hay chi nhiều hoa hồng cho marketing. Làm khoa học, trước hết phải biết biến kết quả nghiên cứu thành sản phẩm thực tế”, anh nói

Không chỉ nghiên cứu sản xuất thuốc đặc trị từ công nghệ sinh học, NanoGen còn nghiên cứu các công nghệ về gene và chuyển giao thành công cho các hãng dược, mỹ phẩm nước ngoài như gene chống lão hóa cho một hãng mỹ phẩm nổi tiếng của Pháp; gene làm thuốc trị tiểu đường cho một hãng dược Ấn Độ; gene làm thuốc chữa trị tim mạch cho một hãng dược Thụy Sĩ. Từ đó, anh Nhân khẳng định Công ty không có kế hoạch liên kết với hãng dược nước ngoài dù hơn 1 năm nay, nhiều hãng dược phẩm của Mỹ đã đặt vấn đề mua đứt công nghệ của anh hoặc mua 30% cổ phần NanoGen với giá khoảng 30 triệu USD. Theo anh, tiền nhượng quyền thương mại cho các nhà phân phối độc quyền sản phẩm của Công ty ở nước ngoài cũng thu về một khoản không nhỏ để tiếp tục đầu tư

Tại Khu Công nghệ cao TP.HCM, NanoGen là một trong những doanh nghiệp thuê nhiều tiến sĩ Việt kiều lẫn người nước ngoài về làm việc. Anh Nhân cho rằng, việc đầu tư nhân sự cao cấp cho lĩnh vực này là rất quan trọng. Hiện nay, làm việc trực tiếp tại NanoGen có khoảng 10 tiến sĩ sinh học và dược học tốt nghiệp tại Canada, Ấn Độ, Đức, Singapore và Mỹ

Theo kế hoạch, sau khi hoàn thành đầu tư mở rộng nhà máy giai đoạn II vào đầu năm 2011 với số vốn dự kiến 25 triệu USD, tổng đầu tư NanoGen đã bỏ ra là 40 triệu USD, đạt công suất hơn 50 triệu sản phẩm/năm nhằm cung cấp các loại thuốc tiêm đặc trị cho thị trường Việt Nam và xuất khẩu. “Chúng tôi rất tự tin và tự hào với những gì đang làm tại Việt Nam”, anh nói

NANOGEN Biopharmaceutical
 
Trang web về người Việt ở nước ngoài ra mắt​

Thông tấn xã Việt Nam cùng Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài hôm qua tổ chức lễ khai trương trang web nhằm kết nối các cộng đồng người Việt ở khắp nơi trên thế giới

Đây là dự án thông tin về người Việt ở nước ngoài với quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm cùng lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin Truyền thông và TTXVN đã nhấn nút chính thức đưa trang web lên Internet

vk1.jpg

Các nhà lãnh đạo nhấn nút khai trương trang web vietkieu.info​

Đăng tải tại địa chỉ www.vietkieu.info, trang thông tin về người Việt ở nước ngoài được phân chia theo từng quốc gia. Phần Tin tức Cộng đồng cho tới nay đang được bổ sung thông tin từ nguồn tin của phóng viên, các cơ quan ngoại giao, thương mại của Việt Nam tại nước sở tại cũng như sự đóng góp của chính người Việt sinh sống và làm việc tại nơi đó để góp phần vẽ nên một bức tranh về cộng đồng người Việt ở mỗi quốc gia, khu vực

Trong phần nội dung của mỗi quốc gia, người dùng cũng có thể tìm thấy phần giới thiệu sơ lược về quốc gia đó, mối quan hệ với Việt Nam cũng như những chuyến thăm của lãnh đạo hai bên

Trang web này cung cấp hệ thống đầy đủ các văn bản chính sách của nhà nước phân chia theo lĩnh vực như quốc tịch, xuất nhập cảnh, đầu tư-kinh doanh, xác nhận gốc Việt... để hỗ trợ người dùng tìm kiếm nhanh chóng

Đặc biệt, tại đây có một danh sách đang được cập nhật về thông tin các cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài, hội đoàn hoặc công ty, trung tâm thương mại hay nhà hàng của người Việt nhằm tạo thuận lợi cho người Việt kết nối giao thương với người Việt hay đơn giản chỉ là tạo lập những mối quan hệ cá nhân thông qua tiếp xúc cộng đồng

Vietkieu.info
 
Thành lập Hội Doanh nhân người Việt Nam tại Pháp​

viet-phap.jpg

Lễ ra mắt Hội Doanh nhân người Việt Nam tại Pháp​

Lễ ra mắt Hội đã diễn ra tối 11/12 tại Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Pháp

Theo ông Nguyễn Hải Nam, Chủ tịch Hội Doanh nhân người Việt Nam tại Pháp (ABVietFrance), mục đích của hội là liên kết các nguồn lực, các tài năng của cộng đồng người Việt Nam tại Pháp, người Pháp gốc Việt, và tất cả những người có quan hệ chặt chẽ với Việt Nam nhằm phát triển việc trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Pháp và giữa Việt Nam với các nước châu Âu

Trong năm 2011, ABVietFrance dự kiến sẽ mở 2 văn phòng đại diện tại Hà Nội và TPHCM, tham gia tổ chức diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam tại châu Âu, vào tháng 9/2011 ở Áo

Theo ông Phạm Xuân Yên, tham tán thương mại Việt Nam tại Pháp, đây là một “minh chứng cụ thể, sinh động về sự trưởng thành và lớn mạnh không ngừng” của cộng đồng người Việt Nam tại Pháp nói chung, của giới doanh nhân Việt Nam tại Pháp nói riêng (gồm khoàng 18.000 người)

Ông Yên nêu rõ sự ủng hộ của Thương vụ Đại sứ quán tại Pháp đối với ABVietFrance để Hội thực sự trở thành kênh thông tin tư vấn hữu hiệu về đầu tư, thương mại, chuyển giao công nghệ giữa Pháp và Việt Nam
 
Vinh danh 11 kiều bào tại Thụy Sĩ​

Chính phủ vừa khen ngợi 11 kiều bào tại Thụy Sĩ vì có thành tích xuất sắc trong xây dựng, phát triển cộng đồng và tổ chức các hoạt động hướng về đất nước trong năm 2010

Những người được vinh danh gồm các ông Lưu Trí Diễn, Nguyễn Văn Lam, Hoàng Sơn, Nguyễn Văn Khải, Vũ Giản, Lương Văn Mỹ Thiện, Nguyễn Thành Trung, Nguyễn Duy Thắng, Nguyễn Thịnh Cường và bà Ngọc Dung Moser và bà Thanh Huyền Ballmer-Cao

Ông Lưu Trí Diễn, thay mặt cho các Việt kiều tiêu biểu, xúc động cảm ơn sự quan tâm của Đảng và Chính phủ. Ông Diễn tâm sự, dù xa quê trên 30 năm, nhưng quê hương Việt Nam luôn là hình ảnh sống động trong cuộc sống hàng ngày của ông. Ông kêu gọi sự tham gia, đóng góp tích cực của tất cả Việt kiều để cộng đồng người Việt ngày càng lớn mạnh, đoàn kết hướng về tổ quốc

Phát biểu tại buổi lễ vinh danh, Đại sứ Việt Nam Hoàng Văn Nhã đã hoan nghênh bà con kiều bào trong năm qua đã có rất nhiều hoạt động đáng khích lệ và một trong những hoạt động đó là việc thành lập Hội người Việt Nam tại Thụy Sĩ vào tháng 4/2010. Ông Nguyễn Khánh Kinh, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Thụy Sĩ, cũng cho biết mong muốn lớn nhất của Việt kiều tại Thụy Sĩ là gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong cộng đồng và đóng góp thiết thực xây dựng quê hương

CDV-1912-KBThuySi-in.jpg

Đại sứ Việt Nam Hoàng Văn Nhã trong lễ mừng năm mới 2010 cùng bà con kiều bào​

Một cộng đồng hòa nhập sâu vào xã hội sở tại

Theo ông Nguyễn Khánh Kinh, hiện có khoảng 7.000 Việt kiều tại Thụy Sĩ và đại đa số đã hòa nhập rất sâu vào cuộc sống xã hội của nước sở tại và được người bản xứ đánh giá rất cao. Và số liệu thống kế cho thấy, những người Việt đến trước năm 1975, thường đi theo mục đích du học và ở lại, có địa vị khá trong xã hội, làm các công tác quản lý. Những người đến sau năm 1975 thì làm ở nhiều ngành nghề: lái xe, mở quán ăn, công nhân, tin học...

Hiện, trong số người Việt làm ăn, kinh doanh thành công ở Thụy Sĩ, có thể kể đến trường hợp của ông Hoàng Nguyên Hùng, hiện làm việc ở Công ty đồng hồ Oméga tại thành phố Biel-Bienne, một trong những hãng sản xuất đồng hồ nổi tiếng nhất Thụy Sĩ cũng như thế giới. Theo ông Hùng, những năm đầu mới sang định cư (năm 1991), ông đã hết sức vất vả với nghề bồi bàn nhưng mỗi khi có thời gian, Hùng lại tranh thủ học thêm ngoại ngữ và tiếp đó xin vào học ở một trường dạy nghề làm đồng hồ. Mất thêm 4 năm, nhờ kết quả học tập tốt nên Hùng được cấp học bổng. Sau khi học xong, qua kiểm tra, ông được nhận vào làm ngay ở Công ty đồng hồ Oméga và đến nay, ông là một kỹ sư bậc cao tại đây. Hùng cho biết, mỗi tháng trung bình ông chỉ phải làm từ 1 - 2 chiếc đồng hồ, nhưng cái nào cũng có trị giá trên dưới 85.000 CHF (franc Thụy Sĩ, tương đương hơn 1,3 tỷ đồng Việt Nam) với mức lương khoảng 6.000 CHF /tháng

Trong khi đó, bà Ngọc Dung Moser, hiện sống tại thành phố Geneva lại khác. Gần 40 năm sinh sống ở xứ người, bà chủ yếu làm công dạy tiếng Đức, tiếng Pháp cho những người Việt mới sang Thụy Sĩ và một số công việc mang tính tình nguyện cho Hội Chữ thập đỏ của nước này. Tuy không vất vả lắm nhưng bà phải luôn cố gắng thì mới có thể đảm bảo có việc thường xuyên và có thu nhập ổn định. "Ở đây, nếu không làm gì, thất nghiệp thì sẽ không có chỗ đứng trong xã hội vì không thể có tiền để chi tiêu khi các chi phí sinh hoạt, tiêu dùng đều rất đắt đỏ", bà Dung nói và cho biết sẽ sớm thu xếp thường xuyên về Việt Nam vì sắp tới chị cũng định đầu tư một dự án tại TP.HCM

Với ông Nguyễn Thành Đồng (quê gốc Hà Nội), chủ nhân của chuỗi nhà hàng Châu Á mang tên “Thượng Hải”, lại chọn con đường làm giàu bằng kinh doanh nhà hàng - một lĩnh vực không đơn giản, đặc biệt ở Thụy Sĩ vì vấn đề quan trọng đầu tiên đối với các nhà hàng là quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm: các loại thực phẩm nhập vào các nước EU đã khó, vậy mà vào Thụy Sĩ lại còn khắt khe hơn… Theo ông Đồng, từ năm 2002 đến năm 2007, ông đã khai trương ba nhà hàng. Khi được hỏi về bí quyết của sự thành công, ông Đồng không ngần ngại chia sẻ: “Có lẽ đó là do đức tính cần cù, chịu khó của người VN. Đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ bạn càng cần phải kiên nhẫn hơn. Bên cạnh việc kiến trúc nhà hàng để tạo sự khác biệt, chúng tôi dường như nhớ hết khẩu vị, các món ưa thích của khách hàng. Đối với những khách mới, chúng tôi luôn dành thời gian để tìm hiểu về phong tục, văn hóa của họ để tư vấn các món ăn. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng luôn có những thực đơn độc đáo, bất ngờ và ấn tượng khiến khách ngạc nhiên, thích thú”

Tuy bộn bề với công việc kinh doanh, nhưng vợ chồng ông Đồng luôn dành những tình cảm tốt đẹp nhất cho quê hương đất nước. Gia đình ông luôn nhiệt tình tham gia những sinh hoạt cộng đồng do Đại sứ quán VN tổ chức. Nhà hàng Thượng Hải cũng là một điểm đến thực tập ưa thích của nhiều sinh viên VN sang học tại các trường quản lý nhà hàng khách sạn của Thụy Sĩ và điểm đến thân thiết của nhiều bà con Việt kiều ở Thụy Sĩ
 
Hội doanh nghiệp người Việt Nam tại Pháp - Cầu nối với quê hương​

Chính thức ra mắt tháng 12/2010, Hội Doanh nhân người Việt Nam tại Pháp (ABVietFrance) là nơi kết nối các doanh nhân người Việt ở các nước trên thế giới và đặc biệt là tại Pháp và các nước châu Âu, để hợp tác kinh doanh, cung cấp, trao đổi thông tin và đầu tư không chỉ về trong nước mà còn mở rộng ra các khu vực

Trao đổi với Đất Việt, Chủ tịch ABVietFrance, ông Nguyễn Hải Nam, cho biết: “Hiện có khoảng 18.000 doanh nhân Việt Nam tại Pháp. Hội Doanh nhân Việt Nam tại Pháp ra đời nhằm tập hợp người gốc Việt đã và đang ở Pháp và các nước châu Âu có liên quan đến kinh doanh, thương mại. Mục đích của Hội là tạo môi trường hợp tác kinh doanh, cung cấp trao đổi thông tin hai chiều Pháp - Việt và Việt - Pháp, tư vấn cho hội viên về luật pháp, thủ tục hành chính, các chính sách của Nhà nước dành cho kiều bào, đồng thời gửi các đề xuất kiến nghị tới các cơ quan nhà nước để hỗ trợ và khuyến khích kiều bào đầu tư về Việt Nam và ngược lại. Hội sẽ tăng cường sự đoàn kết với các cộng đồng Việt Nam ở các nước trên thế giới, nhất là các nước châu Âu”

cdv-phap-1.jpg

Ban chấp hành ABVietFrance​

Với phương châm “Tâm và Tín”, Ban chấp hành của Hội sẽ cung cấp những kiến thức chung về môi trường kinh doanh của Việt Nam, tạo điều kiện cho các doanh nhân người Việt tại Pháp, doanh nhân người Pháp gốc Việt mở rộng giao lưu, gặp gỡ tìm kiếm cơ hội đầu tư. ABVietFrance còn thực hiện công tác cầu nối cho những dự án tại Việt Nam và Pháp như chung cư dưỡng lão dành cho kiều bào Pháp tại Việt Nam, mở văn phòng đại diện hoặc chi nhánh cho một công ty lớn của Việt Nam, tuyển dụng chuyên gia bánh mì Pháp, phân phối dược phẩm, du lịch cho khách Việt ở Pháp…

“Năm 2011, ABVietFrance sẽ củng cố và phát triển đội ngũ điều hành của Hiệp Hội để Hội thực sự trở thành kênh thông tin tư vấn hiệu quả về đầu tư, thương mại, chuyển giao công nghệ giữa Pháp và Việt Nam, góp phần tăng cường mối quan hệ Việt - Pháp. Chúng tôi dự kiến sẽ mở hai văn phòng đại diện tại Hà Nội, TP HCM, và sẽ tham gia tổ chức diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam tại châu Âu, vào tháng 9/2011 ở Áo”, ông Nam cho biết thêm
 
Những bằng thạc sỹ Châu Âu đầu tiên tại Việt Nam​

- Là một vị giáo sư lỗi lạc của Đại học Liège, Bỉ, đồng thời là chủ nhiệm sáng lập các chương trình cao học Bỉ&Việt tại trường Đại học Bách khoa thuộc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh và tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Giáo sư tiến sỹ Nguyễn Đăng Hưng đã có những đóng góp to lớn cho việc “nâng tầm tri thức” cho sinh viên Việt Nam ngay từ những năm sau đổi mới. Ông chính là “cầu nối” giúp cho những sinh viên tại Đại học Bách Khoa được đào tạo chương trình thạc sỹ với quy chuẩn của Châu Âu ngay tại đất nước mình

Những viên gạch “hỗ trợ’ đầu tiên

Được khơi nguồn từ năm 1989, tức là 3 năm sau chính sách đổi mới ở VN, chương trình EMMC- chương trình thạc sĩ châu Âu về Cơ học xây dựng đã được chúng tôi phối hợp triển khai với ĐH Bách khoa Tp HCM

anh-3.jpg

Giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Đăng Hưng​

Chúng tôi còn nhớ lại lòng ưu ái của các nhà lãng đạo trường Bách khoa trong những buổi đầu (1990) khi chúng tôi mang từ Bỉ về chiếc máy tính 386 đầu tiên tặng bộ môn Sức bền vật liệu của trường Đại học Bách khoa. Chúng tôi còn những hình ảnh của ngày ấy. Chính PGSTS Đào văn Lượng lúc ấy là Trưởng ban hợp tác quốc tế cùng ông Hiệu trưởng trường BK, GSTS Trương Minh Vệ đã đích thân tham dự buổi bàn giao chính thức…

Những kết quả đầu tiên của chúng tôi rất là khiêm tốn. Trong một thời gian 5 năm, với ba đự án được Quỹ Hợp tác đại học được các nước nói tiếng Pháp tài trợ, hai dự án được Cộng đồng nói tiếng Pháp ở Bỉ tài trợ, chúng tôi đã chỉ có thể đào tạo được bốn cao học và một tiến sĩ cho ngành Cơ học ứng dụng. Bốn giáo sư VN đã được thực tập tại Bỉ, khoảng ba mươi học bổng tại chỗ đã được phát tại VN cho các nghiên cứu sinh ở Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng

Với những dự án tầm cỡ nhỏ và ngắn hạn như đã nói chúng tôi không thể làm hơn những chuyến công tác riêng lẻ, những trao đổi định kỳ, đào tạo cao học hoặc tiến sĩ cho một vài người.

Sự thành lập của Trung tâm đào tạo Liên Đại học về Cao học được đặt tại ĐHBK-TP.HCM, trong khuôn khổ đề án được Bộ Hợp tác phát triển Bỉ tài trợ vào tháng 7/1995, đã cho phép chúng tôi giúp Đại học Quốc gia TP. HCM đào tạo hàng loạt cán bộ đại học, cấp khoảng mười lăm học bổng mỗi năm tại chỗ cho sinh viên VN, cấp gần trên mười lăm bằng thạc sĩ mỗi năm một cách chính thức, có hệ thống và đều đặn.

Để có điều kiện làm việc tương đương ở Châu Âu, chúng tôi đã cung cấp cho ĐHBK các thiết bị thí nghiệm, máy tính và phầm mềm tin học, sách khoa học cần thiết cho công việc thực tập và chuẩn bị luận văn tốt nghiệp của sinh viên.

Như vậy, từ năm 1995 đến nay đã có 10 khóa cao học về Cơ học trong Xây dựng tại TP HCM, 6 khoá cao học về Mô hình tính toán các môi trường liên tục tại Hà Nội với trên 350 sinh viên theo học đều đặn, hơn phân nửa lớp của 12 khóa 1đầu đã được trường đại học Lìege của chúng tôi cấp bằng. Căn cứ theo kết quả xuất sắc, gần 20 sinh viên giỏi nhất trong số họ đã được nhận học bổng ngoài đề án để đi thực tập tại Châu Âu hoặc Canada để chuẩn bị Luận án Tiến sĩ. Các thủ khoa của khoá I đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ.

Chúng tôi nghĩ rằng cách thức du học tại chỗ này có nhiều ưu tiên không thể chối cãi. Về kinh tế, nó ít tốn kém hơn. Về phương diện xã hội, nó cho phép chúng ta tránh được việc làm chảy chất xám sang các nước phát triển. Về thực tế, nó làm cho hiệu quả hơn sự tham gia của nghiên cứu khoa học ở các trường đại học về những đề tài kỹ thuật gắn liền với thực tế ở các nước đang phát triển.

Các chuyến công tác qua lại của hai bên đã làm cho chương trình này trở thành điểm hẹn đặc ưu của tri thức Bỉ về kỹ thuật Xây dựng và Cơ học toán tính. Cũng từ đây những thông tin về nhu cầu kỹ thuật cụ thể ở Việt Nam, nhất là vấn đề nghiên cứu tính toán sức bền của những kết cấu phức tạp (máy bay, tàu, cầu, lò phản ứng hạt nhân, kết cấu giàn khoan, đập, nền móng,...) được có những biện pháp cụ thể giải quyết thông qua các chương trình tính toán vạn năng, đặc biệt là chương trình SAMCEF do Đai học Liège chúng tôi thiết kể và thực hiện từ gần ba thập niên nay.

Chúng tôi nghĩ rằng bằng những sinh hoạt như thế, tức là bằng cách thực hiện chuyển giao công nghệ có hiệu quả, chúng tôi đã mang lại một sự đóng góp khiêm tốn nhưng bổ ích vào việc xây dựng những cơ sở lâu dài và vững chắc cho nền kinh tế của VN, đặc biệt là công nghệ tính toán thiết kế.

Và những bước phát triển vượt bậc


Cuối tháng 5 đầu tháng 6 năm 2004, 2 buổi phát bằng thạc sĩ sẽ lần lượt được tổ chức tại ĐH Bách khoa Hà Nội và ĐH Bách khoa Tp HCM trong khuôn khổ hai chương trình đào tạo cao học do EU tài trợ bắt đầu từ năm 2001: chương trình EU-EMMC tại trường Đại học Bách TP HCM và chương trình EU-EMMD

Nhân dịp này chúng tôi cũng phối hợp phát bằng cho 3 khoá khác của chương trình thạc sĩ châu Âu về Cơ học xây dựng (EMMC) đã khởi sự từ 1995 tại trường Đại học Bách TP HCM và 2 khoá chương trình tính toán cơ học ứng dụng (MCMC), bắt đầu từ năm 1998 trong khuôn khổ hợp tác liên đại học của 5 trường công nghệ tại Hà Nội và 4 trường ĐH nói tiếng Pháp tại Bỉ

Như vậy cùng một lúc trên 100 học viên các chương trình cao học Bỉ&Việt từ Bắc chí Nam sẽ được trường Đại học Liège cấp bằng. Cũng cần nói rõ đây là văn bằng chính thức có hiệu lực tại châu Âu, không khác văn bằng của người Bỉ theo học cao học tại Bỉ.

Điểm chung của các lớp đào tạo này là việc sử dụng các phương tiện hiện đại của tin học trong việc tính toán và thiết kế các công trình xây dựng và cơ khí phức tạp, một khía cạnh quan trọng của công nghệ thông tin.

Sau hơn 10 năm hoạt động, những thành quả trên đã thuyết phục được các chức trách Cộng đồng Âu châu quyết định năm 2001, qua sinh hoạt của chúng tôi tài trợ giúp Việt Nam phát triển công nghệ thông tin đặc biệt la giúp chúng tôi nâng cao chất lượng nghiên cứu và giảng dạy qua hai chương trình mới, chương trình EU-EMMC tại TP HCM với sự tham gia của các trường Đại học Bách Khoa TP HCM, Liège , Delft và Montpellier II. Chương trình thứ hai có tên EU-EMMD đang triển khai tại Hà Nội có được sự tham gia của các Đại học Châu Âu như sau : Liège , Aix-Marseille II và Lulea. Phía Việt Nam chúng tôi liên kết được với các 5 trường Đại học như sau : Bách khoa, Quốc gia, Xây dựng, Kiến trúc, Thủy lợi…

Mới đây thôi, cuối năm 2003 một thoả thuận đã được ĐH Liège và ĐH Xậy dựng ký trong khuông khổ kết hợp đào tạo tiến sĩ bằng ngân sách nhà nước Việt Nam. Đây là một án cộng tác liên ĐH bao gồm hầu hết các trường công nghệ kỷ thuật chánh tại Việt Nam và 10 trường ĐH tăm tiếng của Châu Âu… Chương trình này có nhiệm vụ đào tạo cho Việt Nam 50 tiến sĩ về các hướng mủi nhọn của các ngàng xây dụng, cơ khí, hàng không, thuỷ lợi, công trình biển, công trình đất…

Đào tạo tiến sĩ chính là bước đi cần thiết cho việc Việt Nam hoá các chương trình cao học hoạt động bằng ngân sách tài trợ trực tiếp từ Bỉ và Châu Âu. Thật vậy nguồn tài trợ bao giờ cũng giớ cũng sẽ bị giới hạn qua thời gian. Chúng tôi đang chuẩn bi một lộ trình khởi sự từ niên khoá sắp đến, sao cho trong vòng 3 năm chương trình Cao học do chúng tôi khởi xướng sẽ dần dần biến thành một chương trình Việt Nam của người Việt Nam học và do người Việt Nam dạy. Trong giai đoạn chuyển tiếp, ĐH Liège chúng tôi sẽ tiếp tục phát bằng và bảo đảm chất lượng.

Một thoản thuận mới xác định lộ trình này sẽ được đưa ra bàn thảo và ký kết tại Liège Bỉ trong đầu tháng sắp đến…

Những sinh viên tốt nghiệp đã làm gì sau các khoá học ?

Theo con số điều tra sơ bộ của Câu lạc bộ các cựu học viên chương trình cao học Bỉ&việt tại thành phố HCM, hầu hết các học viên tốt nghiệp đềo có vị trí đáng kể trong giới đại học, xí nghiệp, kinh doanh cả nước…

Xin đơn cử vài ví dụ: 7 em cựu hoc viên EMMC tạI TP HCM đã dược nhận làm giảng viên tại trưởng ĐH sư phạm kỹ thuật Thủ Đức, 6 em tại trường ĐH Giao thông Vận tải, 9 em tại trường ĐH Kiến trúc, 4 em tại trường ĐH Bán công Tôn Đức Thắng, 21 em tại trường ĐH Bách khoa… Ngoài ra cũng phải nói các trường ĐH xa hơn như Đồng Nai, Tiền Giang, An Giang, Nha Trang, Đà Nẳng, Hà Nội.. đều có bóng dáng của cựu học viên cao học Bỉ&Việt…

Một số khác đã được bỗng du học cấp bậc tiến sĩ tại những ĐH tăm tiếng trên thế giới (Mỹ, Anh Pháp, Nhật, Úc, Canada, Hà Lan, Đức, Bỉ…) trong đó 18 người đã nhận học bổng do văn phòng Cao học Bỉ&Việt cấp hay giới thiệu, 22 người đã thi đỗ và đoạt bổng các khoá thi tuyển quốc gia hay quốc tế…

Tìm được chỗ đứng trong xã hội, có được tương ai, phải chăng đây chính là ý nghĩa thiết thực của một chương trình đào tạo công nghệ

Nguyễn Đăng Hưng
 
Người Việt ở Mỹ là ai ?​


Tôi xin được nêu rõ một vài khác biệt trong số những người được gọi là Việt kiều để cho những bạn trong nước có thể hiểu một cách tương đối chính xác và có được cái nhìn đa diện về cuộc sống ở xứ người hơn.


Việt kiều hiện được chia ra làm 3 nhóm khác nhau:

1. Những người rời khỏi Việt Nam hơn 20 năm về trước bằng đường biển.

2. Những du sinh trẻ, những doanh nhân... ra nước ngoài trong vòng 16 năm trở lại đây.

3. Những người được gia đình bảo lãnh theo diện đoàn tụ hay là hôn nhân

Nhóm 1:

a. Nhóm này đã rời Việt Nam và đang định cư tại xứ người, nhiều nhất là ở Mỹ

b. Nhóm này có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để bắt đầu cho cuộc sống tại xứ người, bởi vì:

- Lúc ra đi thì họ đã chấp nhận bỏ lại tất cả. Cho nên họ không ý tưởng nhìn lại, không so sánh để phải băn khoăn, hối tiếc. Họ đã có thái độ sẵn sàng chấp nhận mọi khó khăn phía trước

- Họ nhận được những giúp đỡ tài chánh và mọi thứ cần thiết trong cuộc sống ngay từ những ngày đầu định cư

- Nhóm người này bao gồm nhiều thành phần xã hội khác nhau, nhiều trình độ khác nhau:

+ Những người đã từng là công nhân, nông dân, làm việc chân tay thì cảm thấy thỏa mãn với những công việc mới tại xứ người (xét về mặt thu nhập và thái độ đối xử trong xã hội mới). Thế hệ thứ 2 của nhóm này cũng thành công nhiều trên con đường học vấn

+ Những người có bằng cấp tại Việt Nam thì lúc đầu cảm thấy bị hụt hẫng rất nhiều bởi vì phải làm lại tất cả từ đầu. Họ phải làm đủ thứ việc mà trước đây họ chưa từng làm. Tuy nhiên họ không còn có một chọn lựa nào khác cho nên dễ chấp nhận thực tế. Trong nhiều năm đầu, không ít những người trong nhóm này bị những người từng làm việc bằng chân tay coi thường, vì đã bị cho là "xuống cấp" cũng như có nguồn thu nhập kém hơn (vừa học vừa làm, hay là có làm thì cũng không bằng sức)

Những người này dù có nói thật về những khó khăn tại xứ người nhưng vẫn bị gia đình trách móc vì nhận thấy những người ít học hơn mà lại thường xuyên gởi tiền về để giúp đỡ người thân rất nhiều. Đây cũng là những nỗi bức xúc lớn đối với nhóm này, trong những ngày chân ướt chân ráo tại xứ lạ quê người. Thế nhưng, thời gian đã giúp một số đông trong nhóm này vượt thoát những khó khăn, đạt được những thành quả đáng kể về mặt học vấn và nghề nghiệp chuyên môn. Thế hệ thứ hai của nhóm này cũng đạt nhiều thành tích đáng kể về mặt học vấn và ổn định tài chánh gia đình cho nên những mặc cảm ban đầu dần dần đã được san bằng

c. Do hội nhập được với xã hội nơi xứ người cho nên họ mất dần cảm giác buồn lo trong cuộc sống (trừ cái lo riêng của từng cá nhân). Họ có nhiều bạn bè từ những người đồng hương gặp nhau ở trại chuyển tiếp, gặp nhau ở xứ người qua các khóa học hay từ nơi làm việc (bao gồm cả những sắc dân khác)

Thêm nữa, bây giờ mọi thứ đều được "toàn cầu hóa", từ thông tin qua mạng, điện thoại viễn liên giá rẻ và họ lại có điều kiện dễ dàng để về thăm Việt Nam cho nên chuyện nhớ nhà, nhớ quê hương, chuyện thiếu tình người... không còn là vấn đề đáng quan tâm trong nhóm người này nữa

Nhóm 2: Nhóm này chiếm một tỷ lệ không lớn so với nhóm 1. Những người trong nhóm này đã rời Việt Nam bằng đường máy bay cho nên:

- Họ đã không trải qua những chặng đường khốn khổ trước khi định cư như những người trong nhóm 1. Họ thường thiếu sự chuẩn bị tư tưởng để chấp nhận khó khăn trước khi rời Việt Nam. Đôi khi nhóm này còn nhận được những thông tin sai lạc qua hình ảnh, những câu chuyện "nổ" của những người đi trước khiến họ mơ tưởng về một thiên đường nơi xứ lạ hơn là thấy được những thực tế khó khăn đang chờ đón

- Họ có thể đang có một cuộc sống khá tốt, đang giữ một chức vụ cao cũng như sở hữu một số tài sản có giá trị khi còn ở Việt Nam. Chính vì vậy, khi đến định cư tại nước ngoài họ vẫn còn "vương vấn" với những thứ ấy cho nên rất khổ sở để đối đầu với một cuộc sống mới. Họ cảm thấy "nhục" khi phải làm những công việc không phù hợp với "trình độ" hay là "giai cấp" của họ như tại quê nhà

- Họ không nhận được tài trợ như người bản xứ cho nên gặp nhiều khó khăn về mặt tài chính. Khó khăn về tài chánh sẽ dẫn đến nhiều khó khăn về mặt tinh thần. Vì thế mà nhóm người này rất khó hội nhập và rất khó thành công nếu không kiên trì và dẹp bỏ tự ái cá nhân

- Du học sinh có học bổng thì ít gặp trở ngại về chuyện học nhưng lại phải lo về mặt tài chánh (vì học bổng không đủ cho cuộc sống) cho nên cuộc sống cũng khá vất vả

- Những du học sinh nhà giàu thì không lo về mặt tài chánh nhưng phần lớn thì có sức học không cao cho nên dễ nảy sinh lối sống "thoáng" rồi dẫn đến chuyện lơ là việc học và thất bại. Những bạn trẻ này không có chỗ đứng nơi xứ người

- Những du học sinh không có học bổng nhưng cũng không có nguồn tài chánh dồi dào chu cấp từ gia đình sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc học vì phải dành thì giờ để kiếm tiền để trang trải mọi chi phí. Nếu vượt qua nổi khó khăn, nhóm trẻ này có thể thành công và thích nghi với cuộc sống mới dễ dàng hơn. Nếu gặp thất bại thì cũng sẽ không có chỗ đứng trong xã hội xứ người

- Ít bạn bè cộng với nỗi buồn nhớ quê nhà cùng những ràng buộc tình cảm gia đình trong nhóm này còn khá cao cho nên cuộc sống dễ bị chi phối và buồn chán. Cuộc sống tại xứ người rất nhàm chán đối với họ là chuyện hiển nhiên

Nhóm 3: Nhóm này cũng chỉ là một con số rất nhỏ so với nhóm 1. Nhóm người nầy cũng tựa như nhóm 2 (chỉ khác là có một số có thể nhận được hỗ trợ tinh thần và tài chánh của thân nhân đi trước)

Nhóm người này cũng không dễ hội nhập nếu chưa dám bỏ hết những gì mà mình đã có trong khoảng thời gian ở tại quê nhà. Những ai từng làm việc bằng chân tay thì rất dễ hội nhập vì họ được nhiều hơn là mất khi đến xứ người. Cũng có một số cuộc hôn nhân bị đổ vỡ do đến với nhau bằng những tính toán tài chánh dành cho gia đình nhiều hơn là cho hạnh phúc của bản thân họ. Họ chỉ mượn đường đi để thực hiện cho được ý tưởng đó, những người này cũng nên thông cảm vì trên vai của họ có nhiều gánh nặng từ mọi phía

Nhóm này cũng cần thời gian mới hội nhập và san bằng những khác biệt về cuộc sống tại xứ người. Trong số này có những bậc phụ huynh được ra nước ngoài để đoàn tụ gia đình. Phần lớn, họ rất khó hội nhập với cuộc sống mới vì vấn đề tài chaính, ngôn ngữ, văn hóa, có khi còn vướng bận tình cảm con cái hiện còn ở Việt Nam. Thêm vào đó họ lại có nhiều thời giờ thừa thãi. Tất cả những thứ ấy đã khiến cho họ nhìn thấy cuộc sống tại xứ người không thể nào thích hợp
 
Triển vọng kiều hối năm 2011​

7164_trien-vong-2011.jpg

Lượng kiều hối được chuyển về Việt Nam trong năm 2010 tăng 25,6% so với năm 2009​

Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam trong năm 2011 được dự báo sẽ cao hơn năm 2010 nhờ sự phục hồi của nền kinh tế thế giới

Với gần 4 triệu Việt kiều sống trên 90 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng hàng vạn lao động xuất khẩu, Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng kiều hối chuyển về nhiều nhất thế giới. Kiều hối đóng một vai trò quan trọng trong việc làm giảm sự thiếu hụt cán cân vãng lai và là nguồn cung ngoại tệ cho nền kinh tế. Đồng thời, kiều hối giúp Việt Nam hạn chế rủi ro huy động vốn và giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài. Vì vậy, việc khơi thông dòng kiều hối có một ý nghĩa quan trọng trong chính sách tiền tệ và dịch vụ ngân hàng hiện nay

Vượt kỳ vọng

So với sự sụt giảm của năm 2009, doanh số kiều hối năm 2010 đã vượt kỳ vọng của các công ty chuyên chi trả. Ông Trịnh Hoài Nam, Phó Tổng Giám đốc Công ty Kiều hối Ngân hàng Đông Á, cho biết, kết thúc năm 2010, doanh số chi trả kiều hối qua Công ty đạt hơn 1,2 tỉ USD, cao hơn 200 triệu USD so với kế hoạch đặt ra cho cả năm và tăng 20% so với năm 2009

Công ty Kiều hối Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBR) cũng cho biết, trong 11 tháng đầu năm 2010, doanh số chi trả kiều hối của Công ty đã đạt gần sát với chỉ tiêu cả năm. Theo kế hoạch, Sacombank-SBR dự kiến đạt doanh số 1 tỉ USD trong năm 2010 so với mức thực hiện của năm 2009 là 900 triệu USD. Tương tự, tại Vietcombank, kiều hối chuyển về qua Ngân hàng đến cuối tháng 11.2010 ước đạt 1,1 tỉ USD, dự kiến vượt 1,2 tỉ USD vào cuối năm

Theo thống kê của Vụ Quản lý Ngoại hối, thuộc Ngân hàng Nhà nước, lượng kiều hối được chuyển về Việt Nam trong tháng 12.2010 ước đạt khoảng 770 triệu USD, nâng lượng kiều hối cả năm lên mức trên 8 tỉ USD, tăng 25,6% so với 2009. Lượng kiều hối được dự báo sẽ tăng mạnh hơn trong tháng trước khi Tết Nguyên đán diễn ra.

Công ty Kiều hối Ngân hàng Đông Á cho biết, kiều hối chuyển về Việt Nam năm 2010 chủ yếu đến từ các thị trường truyền thống Mỹ, Canada và một số thị trường có nhiều lao động xuất khẩu của Việt Nam như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia

Sở dĩ lượng kiều hối tăng mạnh trong năm 2010, theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại TP.HCM, là do kinh tế thế giới đã bước đầu hồi phục, nên lượng kiều hối chuyển về cũng nhiều hơn

Ngoài ra, lãi suất huy động bằng ngoại tệ được áp dụng tại các ngân hàng Việt Nam (5,4%/năm) cao hơn gấp nhiều lần so với lãi suất cơ bản USD của Mỹ (0,25%), nên không loại trừ việc kiều bào chuyển tiền về gửi tiết kiệm thông qua người thân trong nước. Một yếu tố quan trọng khác chính là sự phát triển mạnh về mạng lưới và nâng cao chất lượng phục vụ của các ngân hàng, tổ chức kinh tế, qua đó làm cho dịch vụ chi trả kiều hối tốt hơn

Ông Minh cho biết, từ tháng 4 đến nửa đầu tháng 8.2010, kiều hối chuyển về Việt Nam được bán cho các ngân hàng khá nhiều do tỉ giá lúc đó ổn định. Sang tháng 9.2010, vì tỉ giá trên thị trường tự do cao hơn tỉ giá niêm yết, nên các ngân hàng cũng khó giữ kiều hối ở lại

Hiện nay, người dân có xu hướng cất giữ hoặc gửi tiết kiệm nguồn kiều hối chuyển về, chứ không vội bán do kỳ vọng tỉ giá sẽ còn tăng. Có thể thấy, tỉ giá trên thị trường tự do vẫn cao hơn tỉ giá niêm yết tại các ngân hàng khoảng 1.500 VND/USD. Ông Minh cho biết, tính đến cuối tháng 11.2010, tiền gửi bằng ngoại tệ của các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM đã ngang bằng với dư nợ tín dụng ngoại tệ (khoảng 190.000 tỉ đồng, cao hơn 60.000 tỉ đồng so với cùng kỳ năm 2009)

Một điều chắc chắn rằng, việc nguồn cung ngoại tệ từ kiều hối dồi dào hơn trong dịp cuối năm sẽ giúp kéo tỉ giá trên thị trường tự do gần với tỉ giá niêm yết. Điều này sẽ góp phần bình ổn thị trường ngoại hối

Khơi thông dòng chảy kiều hối

Lượng kiều hối về Việt Nam thường tăng mạnh trong những tháng trước dịp Tết Nguyên đán. Vì vậy, đây được xem là giai đoạn để các ngân hàng khơi thông dòng chảy của kiều hối

Chẳng hạn, Sacombank-SBR đã tung ra dịch vụ chi trả kiều hối tại nhà hoặc tại địa điểm mà người nhận kiều hối chỉ định. Khách hàng có thể nhận tiền bằng chứng minh nhân dân, hộ chiếu, hộ khẩu hoặc giấy tờ tùy thân khác. Đồng thời, với dịch vụ nhận tiền tận nhà tại 64 tỉnh, thành trên toàn quốc, khách hàng nhận tiền chỉ trong vòng 6 giờ đồng hồ đối với những ai cư ngụ tại trung tâm các tỉnh, thành thuộc hệ thống kiều hối Sacombank-SBR, trong vòng 8 giờ đối với các khách hàng cư ngụ tại các địa bàn ngoại thành và 24 giờ đối với khách hàng ở vùng sâu vùng xa

Kể từ tháng 12.2010, Ngân hàng Phương Đông (OCB) cũng triển khai chương trình khuyến mãi kiều hối “Nhận tiền ngay - Quà liền tay” dành cho khách hàng cá nhân nhận kiều hối qua kênh chuyển tiền Western Union tại các điểm giao dịch trên toàn hệ thống của OCB. Theo đó, tất cả khách hàng sau khi giao dịch nhận kiều hối thành công sẽ được OCB tặng ngay 10 bao lì xì và tùy theo số tiền giao dịch

Công ty Kiều hối Ngân hàng Đông Á cũng đang triển khai hình thức chi trả tận nhà cho các khách hàng. Ông Nam cho biết, Công ty đã đặt mục tiêu doanh số chi trả kiều hối năm 2011 tăng khoảng 20% so với năm 2010

Dự báo về lượng kiều hối chuyển về trong năm 2011, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính, Tiền tệ Quốc gia, cho rằng, lượng kiều hối chắc chắn sẽ tốt hơn so với năm 2010, nếu kinh tế thế giới phục hồi như kỳ vọng. Theo ông, trong những năm qua, mặc dù các thị trường rơi vào khủng hoảng, kinh tế thế giới suy thoái, ảnh hưởng đến đời sống của kiều bào, nhưng Việt Nam vẫn thu được lượng kiều hối ở mức bình quân 6-7 tỉ USD mỗi năm. Trong đó, đáng chú ý nhất là năm 2010

Hiện tại, kinh tế thế giới tuy còn một số khó khăn nhất định, nhưng đã phần nào được cải thiện so với 2 năm trước. Điều này sẽ tác động tích cực đến đời sống của kiều bào ở nước ngoài. Do đó, kiều hối chuyển về cho người thân sẽ tăng trong dịp Tết Nguyên đán và cả năm 2011
 
Người gốc Việt và 5 sự kiện của năm

Họ là những chính trị gia, khoa học gia và doanh nhân đã có thành tựu đáng chú ý làm rạng danh đất Việt

5sự kiện nhân vật mà chúng tôi giới thiệu ở đây chưa hẳn đã đại diện cho hết thảy những thành tựu của người Việt ở nước ngoài trong năm 2010. Song những gì họ đã và đang làm là hoàn toàn xứng đáng để vinh danh một cách trân trọng

Một doanh nghiệp Việt kiều sản xuất thuốcặc trị bị kiện

Những ngày cuối năm, thông tin Công ty F.Hoffmann-La Roche, Thụy Sĩ, khiếu nại Công ty Công nghệ Sinh học NanoGen về việc “sử dụng trái phép sáng chế đang được bảo hộ của Roche” đã gây xôn xao giới khoa học và kinh doanh dược

Như vậy, chỉ sau 7 ngày được Cục Quản lý Dược Việt Nam cấp phép đăng ký (8.12.2010), thuốc điều trị viêm gan siêu vi B và C dạng chích có tên Pegnano của NanoGen đã bị khiếu kiện. NanoGen là công ty sản xuất dược bằng công nghệ sinh học đầu tiên tại Việt Nam của Tiến sĩ Hồ Nhân (Việt kiều Mỹ)

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang, Cục đã cấp số đăng ký đúng luật: “Giá thuốc của NanoGen chỉ bằng 25% của Roche, trong khi giá trị ngang nhau”. Trưởng Ban Công nghệ Sinh học Khu Công nghệ cao, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đức Thái, cho rằng: “Đã có nhiều trường đại học, trung tâm nghiên cứu tại Việt Nam dùng phương pháp tái tổ hợp gen để tạo sản phẩm sinh trị liệu các bệnh hiểm nghèo; song hầu hết kết quả chỉ mới dừng lại ở phòng thí nghiệm. Nói một cách công bằng, Tiến sĩ Hồ Nhân đã đặt một cột mốc tiến bộ quan trọng đối với công nghệ sinh học của Việt Nam cho ngành sản xuất thuốc đặc trị sinh học”

Trao đổi với chúng tôi, Tiến sĩ Nhân khẳng định các sản phẩm Pegnano không vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ của Roche. Nếu Roche không chứng minh được việc vi phạm bản quyền và làm ảnh hưởng uy tín của NanoGen thì Công ty sẽ kiện lại

Nữ doanh nhân gốc việt bán hết tài sản về nước xây trại mô côi

Cũng liên quan đến việc kinh doanh của người Việt ở nước ngoài, trung tuần tháng 9.2010, một nữ doanh nhân gốc Việt ở xứ sở sương mù đã rao bán tất cả tài sản để lập trại trẻ mồi côi Allambie tại TP.HCM. Tên của bà là Suzanne Hook (tên khai sinh tiếng Việt là Hien). 40 năm trước, khi lên 3, bà được một gia đình người Anh nhận nuôi từ một trại trẻ mồ côi ở Việt Nam và đưa về Anh. Tổng giá trị tài sản bà rao bán gồm ngôi nhà trị giá hơn 790.000 USD, chiếc ôtô thể thao Mercedes, bộ sưu tập giày khổng lồ và số lượng lớn áo quần đẹp

Suzanne tâm sự: “Tôi sẽ tạm biệt bạn bè và toàn bộ lối sống tại Anh để chăm sóc những đứa trẻ dưới 10 tuổi trong suốt phần đời còn lại. Tôi muốn các em được học hành và có thể tự đứng bằng đôi chân của mình. Nhưng tôi cũng muốn các em cảm nhận được tình yêu thương, điều mà tôi chưa từng cảm nhận khi còn nhỏ và bọn trẻ rất cần điều đó”

Bà hy vọng số tiền thu từ việc bán hết tài sản sẽ duy trì được mức chi phí khoảng 1.500 USD/tháng cho đến khi tìm thấy những gia đình phù hợp nhận nuôi các em

Giáo sư Ngô Bảo Châu nhận giải thưởng Fields

Ngày 19.8, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã trở thành người Việt đầu tiên được nhận giải thưởng Toán học Fields với công trình “Bổ đề cơ bản”. Fields được xem như giải Nobel toán học bởi không chỉ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển toán học mà còn liên quan đến những ngành khác, đặc biệt là vật lý lý thuyết. Mặc dù công trình này ước tính đòi hỏi công sức của nhiều thế hệ nhà toán học mới có thể hoàn thành, nhưng Giáo sư Châu đã chứng minh được nó chỉ sau 15 năm nghiên cứu

Sau khi nhận giải thưởng, ông được Chính phủ Việt Nam và Pháp (đất nước ông có quốc tịch thứ 2) tổ chức lễ gặp gỡ thân mật và vinh danh ông một cách trang trọng

Tổng lãnh sự Mỹ tại Việt Nam là người Việt

Ông Lê Thành Ân, người gốc Gò Công (Tiền Giang) đã trở thành Tổng Lãnh sự gốc Việt đầu tiên của Mỹ tại Việt Nam (TP.HCM) hồi tháng 9. Ông sinh năm 1955 và sang Mỹ từ năm 1965, từng làm việc cho Bộ Hải Quân Mỹ trước khi chuyển sang ngành ngoại giao. Ông từng làm việc tại Bắc Kinh, Tokyo, Kuala Lumpur, Singapore, Seoul và Paris trước khi đến Việt Nam

Ông Ân nói: “Tôi sẽ làm việc cật lực để cho thấy giá trị của việc tăng cường thương mại với Mỹ. Tôi tin chắc cộng đồng các nhà đầu tư Mỹ, kể cả nhà đầu tư Việt kiều, là nguồn lực to lớn mà Việt Nam cần có trong quá trình chuyển đổi từ một nước thu nhập trung bình thấp thành một nước công nghiệp hóa - mục tiêu mà Việt Nam hy vọng sẽ thành hiện thực vào năm 2020”

2 doanh nhân trẻ gốc Việt được vinh danh tại Mỹ

Cuối tháng 6.2010, trong số 50 người nhận giải thưởng Doanh nhân Mỹ gốc Á xuất sắc 2010 (Outstanding 50 Asian Americans in Business), có 2 doanh nhân trẻ gốc Việt là Nguyễn Minh Trí và Huỳnh Thiên Phương Thảo

Huỳnh Thiên Phương Thảo (Thao Quan) sinh năm 1969, là Giám đốc Marketing Cao cấp của Ngân hàng HSBC tại Mỹ. Cô cùng gia đình đến định cư tại Mỹ năm 1984, đang sống ở Long Island cùng chồng và 2 con. Tại HSBC, cô giữ vai trò phát triển, mở rộng và thâm nhập thị trường hơn 100 chi nhánh thuộc 5 vùng địa lý ở Mỹ

Người Việt thứ 2 được tôn vinh là Nguyễn Minh Trí (Steve Trí Nguyễn) sinh năm 1982, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Công nghệ Việt (Viet Tech), hoạt động tại Việt Nam và Mỹ. Trí rời Việt Nam du học năm 16 tuổi. Sau 12 năm học tập và làm việc tại Mỹ, anh trở về mở công ty sản xuất phần mềm cung cấp cho thị trường Bắc Mỹ, Việt Nam và sắp mở rộng sang châu Âu. Trí là một trong số doanh nhân trẻ nhất nhận giải lần này
 
Khơi dậy tiềm lực kiều bào​

images-2.jpg

Năm 2010 vừa kết thúc với con số kỷ lục 8 tỷ USD kiều hối từ nước ngoài chuyển về Việt Nam. Lượng ngoại tệ to lớn gửi về quê hương đang tăng lên nhanh chóng xuất xứ từ thành quả lao động của người Việt khắp thế giới. Không chỉ duy nhất là phát huy nguồn vật chất hỗ trợ trực tiếp cho quê hương, mà việc khơi dậy đúng mức tiềm lực kiều bào ở nước ngoài đang ngày càng có ý nghĩa lớn lao trong công cuộc đưa đất nước tiến kịp thời đại.

Con số 8 tỷ USD của cộng đồng người Việt sinh sống ở nước ngoài chuyển về nước năm 2010 đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự ổn định đời sống kinh tế - xã hội đất nước. Con số đó càng có ý nghĩa khi năm 2010 nền kinh tế thế giới vẫn đang trong giai đoạn hồi phục sau khi vừa trải qua cuộc khủng hoảng. Hẳn người Việt sinh sống ở các quốc gia khác nhau trên thế giới chưa thể có được sự thuận lợi đến mức tạo thu nhập tăng lên đột biến trong năm qua

Tuy nhiên lượng kiều hối chuyển về nước vẫn tăng lên một cách mạnh mẽ. Có thể có rất nhiều lý do để lý giải nhưng không thể không kể đến những phẩm chất tốt đẹp, sáng tạo, cần cù và tấm lòng luôn hướng về quê cha đất tổ của mỗi một người con gốc Việt. Sự gắn kết, hỗ trợ của kiều bào với quê hương trở thành nhu cầu chính đáng không chỉ của mỗi một gia đình có người thân xa quê mà là của cả dân tộc

Biết bao nhiêu mảnh đời, bao nhiêu gia đình vốn còn rất khó khăn gần như có được điểm tựa đổi đời nhờ tiếp nhận nguồn ngoại hối tích cực của người thân ở nước ngoài. Khắp dải đất quê hương Việt Nam thời hội nhập, dường như không có nơi nào mà không có hình ảnh đổi thay tích cực của những gia cảnh khó khăn nhờ sự đóng góp, giúp đỡ thiết thực từ kết quả lao động tích cực của những người con xa Tổ quốc

Những khoản tương trợ cụ thể riêng rẽ của mỗi một người Việt xa quê hương đối với gia đình, với người thân, với quê hương, đã cộng hưởng thành nguồn lực vật chất quan trọng đối cả nền kinh tế quốc dân, in dấu ấn truyền thống hướng về cội nguồn của dân tộc. Tình yêu thương đối với quê hương, với gia đình và với Tổ quốc của mỗi một người Việt xa quê hương luôn được biểu đạt một cách cụ thể thống nhất làm một, được cụ thể hóa bằng những đóng góp theo điều kiện hoàn cảnh của mỗi người

Cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhiều sự thay đổi, hoàn thiện dần các chính sách của Nhà nước trong những năm qua đã gia tăng điều kiện đóng góp tích cực của kiều bào đối với quê hương, đất nước. Việc xây dựng chính sách, vận động và thông tin tuyên truyền về người Việt Nam ở nước ngoài đã được tiếp nối một cách sâu rộng và toàn diện tạo nên những chuyển biến tích cực

Chính sách mới về quốc tịch, mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam ở nước ngoài cũng như việc thực thi chủ trương thu hút các chuyên gia trí thức kiều bào đóng góp cho đất nước... đang mở ra những kỳ vọng mới trong việc khơi dậy nguồn lực của kiều bào ta đang hiện diện khắp nơi trên thế giới

Mỗi năm có hàng trăm chuyên gia, trí thức kiều bào về nước hợp tác, và đến nay đã có khoảng trên 3.000 dự án đầu tư của kiều bào tại Việt Nam với tổng số vốn hàng tỷ USD, cùng với lượng kiều hối lớn gửi về nước, là nguồn lực quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế đất nước

Mặc dù vậy, mức độ đóng góp của kiều bào đối với đất nước tuy đã chuyển biến tích cực song vẫn chưa có sự đánh giá tương xứng và cũng chưa được phát huy tương xứng với tiềm năng thực tế. Tâm huyết của kiều bào vẫn chưa được khai thác tiếp nhận đúng mức với yêu cầu phát huy toàn diện tiềm lực to lớn về vật chất và trí tuệ của gần 4 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài luôn hướng về Tổ quốc. Ước tính hiện nay nguồn thu nhập hàng năm của người Việt sinh sống ở nước ngoài tương đương một nửa tổng thu nhập nội địa của cả đất nước

Ngoài nguồn ngoại tệ chuyển về hỗ trợ cho quê hương, cộng đồng dân tộc Việt Nam hiện đang sở hữu tài sản vật chất và trí tuệ, khả năng ứng dụng công nghệ tiến tiến, kỹ năng hội thập với thế giới của hàng triệu người Việt sinh sống, làm việc trên hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Đó là nguồn lực lớn lao nếu được khai thác đúng mức sẽ trở thành sức mạnh vật chất thúc đẩy công cuộc phát triển đất nước tiến kịp thời đại trong thời kỳ hội nhập quốc tế

Việc khơi dậy mạnh mẽ tiềm lực của kiều bào cần được tiếp tục cụ thể hóa bằng những chính sách đáp ứng đúng tâm tư tình cảm nguyện vọng của người Việt xa quê hương phù hợp với những tiến bộ chung của công cuộc đổi mới và của thời đại mới. Vòng tay đón nhận sự đóng góp của kiều bào cho đất nước hẳn được rộng mở một cách chân thành nhất một khi lợi ích của Tổ quốc và truyền thống tốt đẹp hướng về cội nguồn của mọi người Việt trở thành điểm tựa vững chắc vượt lên mọi thành kiến và mặc cảm xuất hiện trong quỹ đạo phát triển thăng trầm trong lịch sử dân tộc
 
VietnamHouse trên đất Đức​


VietnamHouse (Ngôi nhà Việt), do doanh nghiệp Việt Nam đầu tư và sở hữu, vừa được khai trương tại thành phố Frankfurt, Cộng hòa Liên bang Đức

“Thành lập VietnamHouse là hoạt động nhiều ý nghĩa, thiết thực kỷ niệm 35 năm quan hệ Việt - Đức; đồng thời thắt chặt tình hữu nghị giữa hai nước trên các lĩnh vực văn hoá, du lịch, đầu tư, xúc tiến thương mại”, ông Nguyễn Trọng Luật, Giám đốc điều hành VietnamHouse, nhấn mạnh tại lễ khai trương

Cầu nối giữa doanh nghiệp Việt - Đức

VietnamHouse hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực như truyền thông, tổ chức sự kiện, dịch vụ du lịch, nhà khách, vận chuyển..., với mục đích trở thành nơi xúc tiến đầu tư, làm cầu nối giữa doanh nghiệp Việt Nam và Đức. Một số doanh nghiệp Việt Nam như Tổng công ty du lịch Hà Nội, đại diện các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ như gốm, lụa… đã mở văn phòng đại diện tại đây để giới thiệu sản phẩm xuất khẩu sang Đức và Liên minh châu Âu

CDV-91-NGoinha.jpg

Đêm liên hoan văn nghệ mừng Xuân Canh Dần do Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt phối hợp tổ chức tại Hội trường Saalbau Titus Forum​

Theo ông Luật, VietnamHouse cũng sẽ là nơi tổ chức các sự kiện để quảng bá văn hóa, giới thiệu ẩm thực Việt Nam đến bạn bè quốc tế; đồng thời có khu vật lý trị liệu bằng các phương pháp y học cổ truyền Việt Nam, qua đó đưa những thành tựu của y học cổ truyền dân tộc đến cộng đồng quốc tế. Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu du lịch, tham quan ngày càng lớn, VietnamHouse thường xuyên tổ chức các tour du lịch trong nước ( Bắc, Trung , Nam) và châu Âu; đặc biệt, tổ chức tour cho các cá nhân, nhóm ít khách, tour tự chọn, tour kết hợp hội nghị, thăm thân nhân, tour khám chữa bệnh...

Ông Vũ Xuân Hồng, Chủ tịch Hội liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đánh giá cao vai trò và tiêu chí hoạt động của VietNamHouse. Ông Hồng cũng kêu gọi các cơ quan tổ chức chính quyền của hai nước và các tổ chức quốc tế ủng hộ và hỗ trợ VietNamHouse hoàn thành sứ mệnh của mình. “Chúng tôi nhiệt liệt hoan nghênh đồng thời cam kết hỗ trợ cho các hoạt động của VietnamHouse trong thời gian tới”, đại diện chính quyền tiểu bang Hessen cho biết

Cơ hội đến từ Frankfurt

Frankfurt không chỉ nổi tiếng là trung tâm tài chính và chứng khoán trên thế giới, mà còn là địa chỉ tin cậy, mở ra nhiều cơ hội với Việt Nam nói chung và cộng đồng người Việt ở Đức nói riêng

Là trung tâm thương mại lớn nhất của châu Âu, với thiên thời, địa lợi, nhân hòa sẵn có, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã nhanh chóng khai thác được lợi thế của địa hình. Tại đây hàng tuần có nhiều chuyến bay thẳng từ Frankfurt về Hà Nội và TP HCM. Bên cạnh đó, Vietnam Center GmbH do các doanh nhân người Việt sáng lập, cũng có trụ sở chính nằm sát ngay tại sân bay Frankfurt. Trung tâm là cầu nối cho việc xúc tiến thương mại giữa hai quốc gia Đức - Việt, tạo tiền đề cho các doanh nghiệp Việt Nam đưa sản phẩm của mình xâm nhập thị trường Đức và châu Âu cũng như các doanh nghiệp Đức xuất khẩu máy móc thiết bị đầu tư về Việt Nam…

Mới đây, từ ngày 25/11/ đến 10/12/2010 tại Frankfurt đã diễn ra "Tuần lễ Văn hoá, Du lịch, Xúc tiến thương mại và Đầu tư Việt - Đức" do VietnamHouse phối hợp với Chính quyền Tiểu bang Hessen - CHLB Đức, Cục Lãnh sự Việt Nam tại Frankfurt, Liên Hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đứng ra tổ chức. Thông qua hoạt động này, các doanh nghiệp trong nước có thể tìm tòi, giới thiệu và phát huy được những thế mạnh của mình để đem sản phẩm trong nước quảng bá rộng rãi ra thế giới. Lãnh đạo công ty Bảo Long - Bát Tràng, một đơn vị tham dự sự kiện này. đã bày tỏ kỳ vọng tận dụng được cơ hội để quảng bá sản phẩm gốm sứ cổ truyền Bát Tràng, tìm kiếm đối tác và mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu không chỉ trên thị trường Đức

"Thị trường nước ngoài rất rộng lớn và nhiều cơ hội cho mặt hàng gốm sứ nói chung và thị trường Đức là một thị trường đầy tiềm năng", vị lãnh đạo này nhấn mạnh

Đức hiện là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam tại châu Âu. Theo thống kê chưa chính thức, năm ngoái lượng hàng hoá Việt Nam xuất khẩu vào Đức chiếm 19% tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam vào 27 nước EU

Mặc dù Việt Nam nhập siêu trong trao đổi thương mại với thế giới, Việt Nam vẫn xuất siêu đối với Đức theo tỷ lệ xuất/nhập trung bình là 2/1. Các mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Đức theo thứ tự tổng trị giá là: giày dép, hàng dệt may, cà phê hạt, đồ gỗ, thuỷ sản, đồ da... trong khi Đức là nước nhập khẩu hàng đầu thế giới đối với cà phê hạt và hạt tiêu đen của Việt Nam. Các hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam từ Đức chủ yếu là máy móc, thiết bị

Tính tới tháng 8/2010, tổng kim ngạch thương mại hai chiều đã đạt trên 3,8 tỉ USD, tăng trên 30% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Đức đạt trên 2,5 tỉ USD và xuất khẩu của Đức sang Việt Nam đạt trên 1,3 tỉ USD

Theo bài báo Những người chăm chỉ đến từ phương Đông, người Việt Nam chăm chỉ nhất. Bài báo dẫn lời ông Karther, được giao trách nhiệm giúp đỡ người Việt Nam ở Dresden thời đó: "Người Việt Nam có quan hệ khá tốt với các đồng nghiệp Đức, làm việc có kỷ luật, chăm chỉ như những con ong. Họ thậm chí làm cả trong ngày nghỉ cuối tuần để có thêm thu nhập"

Ông Karthe khẳng định, người Việt đôi khi làm ra nhiều sản phẩm hơn cả đồng nghiệp Đức và mặt hàng quần jean do người Việt may từng là thứ không thể thiếu trong đời sống của người dân nước sở tại, thay cho những chiếc quần bò Mỹ

Cũng theo bài báo, sau ngày nước Đức thống nhất, một số khá lớn công nhân Việt Nam ở Đức nói chung và ở Dresden nói riêng về nước. Những cũng có không ít người trong số họ ở lại và tìm cơ hội mới bằng việc mở cửa hàng ăn, bán rau quả... Họ thường làm việc cả tuần, không nghỉ phép."Chính ý chí muốn vượt qua khó khăn và thành công đã đưa người Việt Nam trở thành cộng đồng hội nhập thành công nhất ở Đức và con cái của họ đều là những học sinh giỏi nhất ở các trường học", Thời báo Frankfurt kết luận
 
Kiều bào đánh giá cao cơ hội phát triển của Việt Nam​

Từ bỏ vị trí tốt, thu nhập cao, môi trường làm việc ổn định ở nước ngoài để về nước, các chuyên gia gốc Việt đều có chung giấc mơ chinh phục thử thách, xây dựng đất nước phát triển bền vững và bày tỏ niềm hạnh phúc khi trở về

Tại buổi họp mặt kiều bào xuân Tân Mão ngày 22/1, hàng trăm kiều bào đã hội ngộ tại Dinh Độc Lập TP HCM để gặp gỡ, chia sẽ tâm tư tình cảm của mình. Nhiều chuyên gia gốc Việt từng sống, làm việc tại nước ngoài tâm sự, quyết định trở về Việt Nam khiến họ hạnh phúc và hài lòng, thậm chí có người còn ví von họ trở về để chớp thời cơ, góp sức thực hiện hoài bão lớn của dân tộc

Từ bỏ vị trí cao ở một công ty đa quốc gia tại Hong Kong để gia nhập Công ty cổ phần FPT với vai trò là Giám đốc chiến lược, kiều bào Canada Nguyễn Hữu Thái Hòa chi sẻ, khi ông mang cả gia đình về nước, mọi người đều sửng sốt. Thế nhưng, riêng bản thân ông lại thấy tâm đắc vô cùng

Ông cho biết, đã chuẩn bị tâm lý 2 năm, lên kế hoạch từ trước và có thể xem về Việt Nam trong thời điểm này chính là chớp thời cơ. "10-15 năm nữa khi tôi già hơn, có thể tôi chẳng giúp được gì. Trở về khi đang sung sức về tuổi đời, chín về tuổi nghề, đây chính là thời cơ của tôi", ông Hòa nói

Là người hoạch định chiến lược phát triển 15 năm tới cho FPT, thực hiện khát vọng vươn ra thị trường quốc tế của tập đoàn này, ông Hòa cho rằng, Việt Nam đang là một thị trường lớn, là mảnh đất màu mỡ để người trẻ thể hiện mình

a-tb-kieu-bao-1.jpg

Giám đốc chiến lược Công ty cổ phần FPT Nguyễn Hữu Thái Hòa ( người đeo kính, bên tay phải), kiều bào Canada, trình bày ca khúc "Mùa xuân đầu tiên" của nhạc sĩ Văn Cao tại Hội trường Thống Nhất TP HCM, ngụ ý rằng đây là cái Tết thật sự trên quê nhà sau 21 năm ông sống và làm việc ở nước ngoài​


Ông phân tích, hiện Việt Nam chịu nhiều thách thức nhưng đồng thời cũng có không ít thời cơ. Hàng công nghệ mới nhất và hiện đại nhất hiện đều tập trung bán tại Hong Kong, Singapore, Trung Quốc và Việt Nam. Người châu Âu dùng hàng hiệu nhưng kiểu dáng, mẫu mã và công nghệ không nhanh bằng châu Á. Quy trình vận hành sản xuất hàng hóa công nghiệp cho thị trường này là miếng mồi ngon nhưng lại đang ở đâu đó và chưa xuất hiện tại Việt Nam. "Người trẻ có thể làm được rất nhiều việc để giành thị phần này. Đất nước đang đứng trước cơ hội lớn thu hút các kiều bào trẻ về nước đóng góp", ông Hòa dự báo

Chuyên gia này đánh giá, Việt Nam đang có độ tuổi trung bình là 26, có thể xem là thế hệ vàng của độ tuổi lao động. Nếu so với Nhật, độ tuổi trung bình của họ đang là 60. Các cường quốc châu Á hiện tuột xa Việt Nam về độ tuổi vàng của dân số. Người già chiến đấu mười mấy giờ đồng hồ một ngày thì không thể nào hiệu quả bằng người Việt Nam được

Với ông Hòa, trở về nước và đến với FPT là quyết định lớn vì đây là một tập đoàn có mười mấy nghìn nhân viên trẻ, đa số ở trình độ đại học, hoạt động chuyên ngành về công nghệ thông tin. "Tôi sung sướng vì được đối diện với các bạn trẻ và tin chắc rằng lực lượng này đủ sức làm thay đổi đất nước. Sức mạnh lớn nhất của Việt Nam chính là con người", ông khẳng định

Từng là chuyên gia kinh tế của một tập đoàn đa quốc gia tại Đức, Singapore, kiều bào Đức, Nguyễn Như Khuê về nước được 15 năm bộc bạch: "Tôi hài lòng khi trở về Việt Nam kinh doanh vì trong sự phát triển của quê hương có sự đóng góp từ những hạt cát nhỏ bé của mình"

Hoạt động trong ngành nhựa, ông Khuê hiện là lãnh đạo Công ty Lotus Chemical Technology. Ông cho rằng, hiện nay kiều bào đã có cái nhìn tích cực hơn trước đây và không muốn là người đứng bên lề sự phát triển của đất nước

Theo ông Khuê, với kiều bào ở xa Tổ quốc, khi trở về, việc tái hội nhập luôn khó khăn chứ bởi lẽ, hệ suy nghĩ thay đổi, bạn bè không nhiều. Ông đưa ra lời khuyên cho những người trẻ muốn trở về là hãy tạo dựng mạng lưới liên lạc càng dày đặc càng tốt


a-tb-kieu-bao-2.jpg

Tiến sĩ khoa học nông nghiệp Đỗ Ngọc Quỳnh, kiều bào Đức, bày tỏ niềm hạnh phúc khi ông trở về Việt Nam và có 26 năm giúp nông dân xóa đói giảm nghèo​


Cũng đồng cảm như những kiều bào hồi hương khác, Tiến sĩ khoa học nông nghiệp Đỗ Ngọc Quỳnh (kiều bào Đức) nhìn thấy được khát vọng vươn lên mạnh mẽ của người nông dân Việt Nam. Ông bày tỏ: "Trở về Việt Nam, tôi không chỉ hài lòng mà còn cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì đã làm được một số việc cho những người nông dân nước mình"

Là chuyên gia ngành công nghệ khí sinh học, từng làm việc tại Đại học Cần Thơ, ông Quỳnh đã kiên trì tham gia xóa đói giảm nghèo cho nông dân 26 năm nay bằng quy trình VACB (vườn ao chuồng và biogas). 20 năm học tập và làm việc tại Cộng hòa liên bang Đức, ông Đỗ Ngọc Quỳnh về Việt Nam từ năm 1985 cùng vợ và hai con. Tuy đã về hưu và tự ví mình là một ông lão về vườn, vị tiến sĩ này được bà con nông dân gọi bằng biệt danh thân thương là ông Quỳnh Biogas

Vị kiều bào yêu nhà nông trải lòng: "Sinh ra trong gia đình bố mẹ đều làm ruộng, tôi chỉ có một ước mơ là làm sao giúp được người nông dân cải thiện được cuộc sống. Nông dân sung túc, thoát đói nghèo là niềm hạnh phúc của tôi. Vì vậy tôi luôn tìm hiểu họ cần gì để giúp"

Trong khi đó, Giám đốc Công ty Minh Trân, Tiến sĩ Nguyễn Trí Dũng (kiều bào Nhật) đặt niềm tin vào sự góp sức của thế hệ trẻ cho đất nước, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Tự ví mình là người đi nhóm lửa, ông Dũng tin rằng trong lòng mỗi người đều đang ấp ủ những giấc mơ Việt Nam tốt đẹp và chúc cho giấc mơ ấy được trở thành hiện thực. Ông kêu gọi: "Anh em kiều bào nào có dự án xây dựng đất nước Việt Nam phát triển dựa trên cơ sở công nghiệp hiện đại, tôi xin được bắt tay những người bạn ấy để cùng thực hiện giấc mơ này"
 
Tiến sĩ Xã hội học Thái Cẩm Hưng
Việt kiều về nước lấy vợ là một cách cân bằng giới tính​


Thái Cẩm Hưng là một trong bảy giáo sư ngành Xã hội học gốc Việt ở Mỹ. Hiện ông vẫn đi về đều đặn giữa Việt Nam và Mỹ để thực hiện công trình nghiên cứu thứ ba: Tiền gửi của Việt kiều có thu nhập thấp trong bối cảnh kinh tế toàn cầu mới. Mời nghe cuộc trò chuyện thân tình của ông

Thái Cẩm Hưng là một trong bảy giáo sư ngành Xã hội học gốc Việt ở Mỹ. Sinh năm 1976 tại Đồng Tháp, sáu tuổi theo gia đình sang Mỹ, năm 16 tuổi, anh nhận được học bổng toàn phần ngành Xã hội học Đại học Berkeley (California) và đến năm 25 tuổi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về đề tài Việt kiều về nước kết hôn trong bối cảnh toàn cầu hóa. Một nhà xuất bản uy tín của Mỹ đã đề nghị anh viết lại luận án này thành sách và in với số lượng 300 ngàn bản. Công trình nghiên cứu thứ hai về Việt Nam mang tên Gia đình trong thời toàn cầu hóa cũng đã được anh viết lại thành sách và sẽ ra mắt vào tháng 5 tới

Thái Cẩm Hưng hiện đang là Trưởng khoa Xã hội học kiêm Giám đốc Viện nghiên cứu Châu Á của Trường đại học Pomona (thành phố Claremont, bang California). Để thực hiện những công trình nghiên cứu trên, anh và nhóm cộng sự 12 người đã làm việc rất tích cực trong suốt hơn 10 năm qua. Bản thân anh đã về Việt Nam gần 80 lần, thực hiện hàng trăm cuộc phỏng vấn trực tiếp với các cô dâu đang chờ bảo lãnh ở Việt Nam và chú rể ở Mỹ

Hiện Thái Cẩm Hưng vẫn đi về đều đặn giữa Việt Nam và Mỹ để thực hiện công trình nghiên cứu thứ ba: Tiền gửi của Việt kiều có thu nhập thấp trong bối cảnh kinh tế toàn cầu mới. Trong dịp về nước lần này, anh đã dành cho Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần một cuộc trò chuyện

Sang Mỹ khi bắt đầu đi học và năm 16 tuổi đã giành được học bổng tại một trường đại học danh tiếng, chắc anh được gia đình tạo điều kiện tập trung cho việc học hành ?

Tôi là con thứ tư trong gia đình có năm anh chị em. Cha tôi và mẹ kế không mấy quan tâm đến việc học hành của các con. Gia đình tôi sống trong khu nhà mà Chính phủ Mỹ dành cho người mới nhập cư, nơi đa số là người da đen. Đây là nơi tôi có những người bạn tốt đầu tiên trong đời: các bạn gái da đen lớn tuổi hơn tôi một chút. Gia đình tôi rất phức tạp. Sự thiếu thốn và thất học dẫn đến cãi vã, bạo lực triền miên

AN-TRUATCH2.jpg

Ông Thái Cẩm Hưng​


Do không khí gia đình luôn căng thẳng nhưng riêng tôi lại thích chuyện trò, thích chia sẻ nên có nhiều bạn thân từ rất sớm. Tôi có một người bạn da trắng con nhà khá giả, trí thức trong vùng. Gia đình người bạn này rất cởi mở và yêu mến tôi. Nhờ những lần đến nhà bạn chơi và tham gia vào các dịp lễ, các hoạt động văn hóa của tầng lớp trung lưu trong xã hội Mỹ, tôi nhận ra rằng có một thế giới tươi sáng bên ngoài gia đình. Đó là động lực đầu tiên khuyến khích tôi cố gắng vươn lên. Tôi trở thành đứa trẻ duy nhất trong nhà thích học và đọc sách

Năm tôi 12 tuổi thì gia đình càng khó khăn hơn. Cha tôi bắt tôi phải làm việc cho ông chú họ ở chợ trời. Mỗi thứ Bảy, Chủ nhật, tôi đều phải làm việc từ 6 giờ sáng đến tận khuya. Công việc bốc dỡ hàng hóa nặng nhọc, nhàm chán, không còn thời gian vui chơi nên tôi rất ấm ức. Từ lúc đó, tôi hiểu rằng con dường duy nhất để thoát ra khỏi cuộc sống vất vả là phải cố học thật giỏi. Vậy là tôi cố gắng học hết sức mình với khao khát thoát khỏi gia đình càng sớm càng tốt

Ngạn ngữ có câu "Gỗ tốt không mọc trên đất phì nhiêu", xem ra điều này có vẻ đúng với trường hợp của anh ?

Năm 15 tuổi, tôi rời khỏi gia đình khi tự sống được bằng ba công việc làm thêm một lúc, đó là trực điện thoại ở một tiệm bán thuốc, phụ việc tại một văn phòng quy hoạch và bán vàng tại một tiệm vàng dành cho người da đen. Công việc càng vất vả thì tôi càng cố học để sớm chấm dứt sự vất vả đó. Do hoàn cảnh thúc ép, tôi rất biết cách quản lý thời gian và có khả năng tập trung cao độ. Kết quả học tập của tôi tại trường luôn tốt và nhờ đó mà tôi luôn lạc quan về tương lai của mình. Năm 16 tuổi tôi đoạt giải nhì môn Toán, giải nhất môn hùng biện toàn bang Mississipi và giành được học bổng toàn phần tại Đại học Berkeley. Khi đó, tôi khá đắn đo, không biết nên theo ngành toán hay ngành học về xã hội. Sau khi cân nhắc, tôi nhận ra đam mê lớn nhất của mình là nghiên cứu về số phận con người, về xã hội nên quyết định chọn xã hội học

Tôi không ngại kể về tuổi thơ và hoàn cảnh xuất thân của mình. Tôi không cảm thấy mắc cỡ, tự hào hay cay đắng, mà coi đó là một trong những điều kiện tạo nên tính cách con người tôi như ngày hôm nay. Tôi nghĩ gia đình là nền tảng quan trọng, nhưng nếu không có được nền tảng đó, người ta vẫn có thể tìm được sự bù đắp ở bên ngoài. Trong tất cả các giai đoạn của đời mình, tôi luôn được những người bạn tốt khuyến khích và động viên. Qua họ, tôi tin rằng cuộc sống công bằng, những nỗ lực tự thân sớm muộn rồi sẽ mang lại kết quả. Bên cạnh đó, hệ thống giáo dục ở Mỹ cũng rất tốt, nhiều người thầy hướng dẫn tận tâm và giỏi nghề đã giúp tôi phát huy được hết năng lực của mình

Được biết năm 19 tuổi anh đã xách balô một mình đi du lịch vòng quanh thế giới. Dường như chuỗi ngày vất vả của anh đã sớm kết thúc và khát khao về một cuộc sống tươi sáng cũng sớm thành hiện thực ?

Học bổng của Trường Berkeley đủ để tôi chuyên tâm học mà không cần phải làm thêm. Năm 1996, tôi tốt nghiệp đại học và quyết định đi du lịch qua 52 nước ở năm châu lục và cả Bắc cực bằng tám ngàn USD dành dụm từ học bổng. Chuyến đi kéo dài gần tám tháng với sự tiết kiệm tối đa. Tại một số nước châu Phi như Mozambique, một ngày tôi chỉ tiêu có hai USD cho việc ăn ở. Sau chuyến đi này tôi rút ra được hai điều. Thứ nhất là có rất nhiều người vẫn sống hạnh phúc với mức vật chất tối thiểu, bằng chứng là tại châu Phi, tôi đã gặp những người chỉ được ăn một bữa mỗi ngày nhưng vẫn vui vẻ, hồn nhiên. Thứ hai, Mỹ không phải là trung tâm của thế giới vì còn có nhiều nơi khác tiến bộ hơn, có những hoạt động đậm đà màu sắc hơn

Việt Nam là điểm cuối cùng tôi đến trong chuyến đi đó. Trong mười ngày về nước, tôi đã đi từ Sapa đến Cà Mau bằng xe buýt và rất ấn tượng trước vẻ đẹp thiên nhiên dọc đường. Cũng trong dịp về nước lần ấy, tôi được gặp lại người mẹ đã mất liên lạc từ năm bốn tuổi. Chuyến đi này còn quyết định con đường nghiên cứu của tôi về sau sẽ gắn liền với Việt Nam. Trước đó, tôi đã lấy được học bổng cao học và tiến sĩ của Đại học Berkeley và đề tài nghiên cứu về phụ nữ châu Phi cũng đã được duyệt. Khi đổi hướng nghiên cứu, tôi phải mất nhiều thời gian thuyết phục các giáo sư trong khoa vì tôi được nhắm đào tạo thành chuyên gia Xã hội học về châu Phi. Thế nhưng, sau khi nghe tôi trình bày cặn kẽ về ý tưởng đề tài ở Việt Nam, mọi người đều vui vẻ tán thành

Chỉ sau mười ngày về nước mà anh đã quyết định thay đổi cả đề tài luận án tiến sĩ. Vậy anh chọn đề tài nghiên cứu về Việt Nam hoàn toàn là do động cơ làm khoa học hay có cả động cơ cá nhân ?

Trong những ngày ở TP. Hồ Chí Minh, có lần, khi ngồi trong quán cà phê, tôi gặp một nhóm người trẻ tuổi đến làm quen. Họ hỏi tôi về Việt Nam để cưới vợ hay để tìm kiếm "one night relationship" (tình một đêm). Tôi rất ngạc nhiên vì trước đó chưa hề có ý niệm gì về xu hướng Việt kiều về nước lấy vợ hay hẹn hò. Máu nghề nghiệp trỗi dậy, tôi hỏi họ nhiều điều xung quanh chủ đề này và nhận ra đây là một hiện tượng xã hội đáng để nghiên cứu. Ngoài ra, tôi cũng có một chút động cơ cá nhân là muốn được về nước thường xuyên hơn để thăm mẹ và tìm hiểu thêm về Việt Nam. Thật sự tôi rất thích cuộc sống ở đây

Khi đó dường như anh mới hơn 20 tuổi, tiếng Việt chưa thật trôi chảy, các mối quan hệ ở Việt Nam cũng chưa nhiều, vậy công việc nghiên cứu của anh diễn ra như thế nào ?

Đề tài Việt kiều thu nhập thấp về nước lấy vợ nhanh chóng tìm được quỹ tài trợ. Tôi có một nhóm cộng sự 12 người, năm người ở Mỹ, bảy người ở Việt Nam giúp tôi thu thập thông tin, phân tích dữ liệu. Địa bàn nghiên cứu của tôi là ở Đồng bằng sông Cửu Long, đối tượng nghiên cứu là các cô dâu đang ở Việt Nam chờ bảo lãnh và chú rể đang ở Mỹ. Với sự giúp đỡ của Cục Di dân Mỹ, tôi có danh sách của hơn một trăm cặp vợ chồng đang làm thủ tục nhập cư. Việc phỏng vấn những người phụ nữ đó diễn ra khá dễ dàng. Tôi không phải gọi điện hay gửi thư trước, mà đến thẳng nhà họ, tự giới thiệu và đề nghị phỏng vấn. Hầu hết các cô dâu đều niềm nở tiếp chuyện. Ngược lại, họ cũng hỏi tôi rất nhiều về cuộc sống ở Mỹ, đời sống vợ chồng kiểu phương Tây... và nhiệt tình cung cấp cho tôi số điện thoại, địa chỉ của chồng họ ở Mỹ để tôi thực hiện phỏng vấn khi trở về Mỹ. Càng làm công việc này tôi lại càng thấy mê. Với tôi, mỗi cuộc đời đều có những câu chuyện đáng lắng nghe, dù đó là những cuộc đời rất bình thường hay nhân vật chính thuộc tầng lớp ít được chú ý trong xã hội

Trái với câu "vạn sự khởi đầu nan", việc nghiên cứu của anh lại có khởi đầu khá suôn sẻ ?

Phần khó khăn nhất trong quá trình thu thập dữ liệu là khâu phỏng vấn các chú rể Việt kiều. Dù rằng tất cả những người này đã được vợ ở Việt Nam gọi điện giới thiệu trước về tôi nhưng cuối cùng, tôi chỉ phỏng vấn được 40% số chú rể trong danh sách mà thôi. Lý do là hầu hết những nam Việt kiều thu nhập thấp ít nhiều đều mặc cảm về vị trí xã hội của họ trên đất Mỹ nên rất ngại nói về bản thân. Với những người đồng ý trả lời phỏng vấn thì đa số đều rất đề phòng và tỏ ra không muốn chia sẻ với tôi - người làm công việc nghiên cứu mà họ cho rằng có cuộc sống quá khác biệt so với họ. Tôi thường phải kể về xuất thân của mình để tạo được sự đồng cảm, nhưng cũng có trường hợp không thành công. Một người sau khi nghe tôi tự giới thiệu về nghề nghiệp liền hỏi năm rồi tôi về Việt Nam bao nhiêu lần

Tôi biết những Việt kiều này thường phải rất chắt bóp để mỗi năm có thể về nước được một lần nên đắn đo không biết nên trả lời thật là tôi đã về Việt Nam ba lần hay nói dối là ít hơn. Cuối cùng đứng ở góc độ một nhà khoa học, tôi quyết định mình phải trung thực để anh ta biết tôi nghiêm túc với công việc khảo sát như thế nào. Nghe xong, anh ta liền nổi nóng và lớn tiếng rằng tôi và anh ta chẳng có gì chung, chẳng có gì để nói, rồi mời tôi rời khỏi nhà ngay, không để cho tôi giải thích tiếng nào

Dường như các cô dâu đều ít nhiều háo hức về chân trời mới trong khi đa số chú rể mà anh phỏng vấn lại không mấy tự tin về vị trí xã hội của họ ở Mỹ. Theo những gì anh quan sát được thì các cuộc hôn nhân xuyên lục địa này có mang lại hạnh phúc cho hai bên không ?

Đầu tiên, xu hướng kết hôn này khắc phục được tình trạng mất cân bằng giới tính trong cả hai nhóm xã hội. Tại Việt Nam, chiến tranh và vượt biên đã làm mất đi một số lượng nam thanh niên đáng kể nên trong thập niên 1990, cứ 100 phụ nữ ở độ tuổi kết hôn thì chỉ có 92 nam giới. Trong khi đó tại cộng đồng người Việt ở Mỹ, nam giới lại chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với nữ giới, vì vậy mà những người có thu nhập thấp có ít cơ hội tìm được bạn đời. Còn việc những cuộc hôn nhân này hạnh phúc đến mức nào là tùy thuộc vào kỳ vọng của cả hai người phối ngẫu. Một hiện tượng khá phổ biến là các cô dâu có học thức thường kỳ vọng rằng đàn ông Việt kiều sau một thời gian dài sống ở Mỹ sẽ có cách nhìn nhận về gia đình và địa vị của người phụ nữ thoáng hơn đàn ông Việt Nam

Trong khi đó, những Việt kiều lao động với thu nhập thấp thường có phạm vi giao tiếp và học hỏi khá hẹp. Suy nghĩ của họ thường không khác lớp cha anh cách đây vài thập niên. Khi tìm vợ trong nước, họ thường nhắm đến các đối tượng có nền tảng gia đình tốt, có học thức và vẫn mong đợi một phụ nữ truyền thống mà không biết rằng cách suy nghĩ của tầng lớp phụ nữ có học hiện nay ở Việt Nam đã khác trước rất nhiều. Tất nhiên, đa số khi gặp nhau đều có tình cảm với nhau thì mới dẫn đến hôn nhân. Tuy nhiên, những đôi vợ chồng này sẽ gặp nhiều thử thách vì có những khác biệt trong kỳ vọng của từng người. Cho đến nay, tôi vẫn giữ liên lạc với 30% số cặp mà tôi đã phỏng vấn, trong số đó cũng có một số đã thích ứng được với nhau và sống hạnh phúc, một số cặp đã hoặc đang chuẩn bị ly hôn

Đứng ở góc độ cá nhân, tôi rất thông cảm với những người đàn ông xa quê. Hầu hết những Việt kiều thu nhập thấp đều có cuộc sống cô đơn, buồn tẻ nên sau khi cưới vợ, họ dành rất nhiều tình cảm cho người phụ nữ của mình. Thế nhưng không phải tình yêu nào cũng được đền đáp. Một Việt kiều kể lại với tôi rằng trong thời gian làm thủ tục đưa vợ sang Mỹ, ngày ngày anh đều trang trí, chăm chút cho căn hộ nhỏ của mình và luôn mong đợi giây phút đoàn tụ. Ngày anh ra sân bay đón vợ, trái với sự vui mừng của anh, cô vợ tỏ vẻ khá hờ hững rồi trong lúc anh đi vệ sinh, một người đàn ông khác đã đến đưa cô đi mất

Được biết luận văn tiến sĩ của anh đã được chính anh viết lại thành sách với tựa đề For Better or for Worse và in với số lượng 300 ngàn cuốn vào năm 2007. Anh có thể cho biết ai là độc giả của cuốn sách ấy ?

Ngay từ khi bắt đầu làm luận văn, tôi đã cố gắng viết như viết một cuốn sách, sao cho vừa đảm bảo tính khoa học, vừa thực tế, sống động. Rutgers là một nhà xuất bản uy tín và có cách làm marketing rất hiệu quả. Tôi đã được nhà xuất bản này tổ chức chuyến diễn thuyết tới 26 nước tại hơn 100 thành phố để giới thiệu về cuốn sách. Hiện nay For Better or for Worse là một trong những tác phẩm phổ biến dành cho những ai muốn tìm hiểu về xã hội Việt Nam đương đại. Global Families: A Critical Assessment of the Field là cuốn sách thứ hai của tôi về đề tài các gia đình trẻ ở TP. Hồ Chí Minh, sẽ được xuất bản vào tháng 5 tới với số lượng 250 ngàn cuốn in dần trong ba năm

Anh có nghĩ là mình có thể làm giàu nhờ viết sách không ?

Ở Mỹ, một giáo sư đại học dành 75% thời gian cho việc nghiên cứu và viết sách. Tuy nhiên, một giáo sư uyên bác lắm thì cả đời cũng chỉ viết được năm cuốn sách là cùng. Mỗi đầu sách về nghiên cứu khoa học muốn được xuất bản trước hết phải được duyệt bởi một hội đồng chuyên môn với các điều kiện rất khắt khe. Thế nên một cuốn sách nghiên cứu phải mất cần ít nhất năm năm để thực hiện đủ các khâu thu thập, phỏng vấn, tổng hợp, phân tích dữ liệu...

Trong nghiên cứu anh chú trọng đến khâu thu thập thông tin là thế, vậy trong vai trò một người thầy, anh chú trọng nhất đến điều gì khi hướng dẫn cho sinh viên của mình ?

Tôi chọn nghề giảng dạy một phần cũng vì muốn trả ơn cuộc sống đã cho tôi gặp nhiều người thầy giỏi và hết lòng với sinh viên. Trong vai trò người thầy, tôi cố gắng hướng dẫn sinh viên cách dùng lăng kính và kỹ năng của người làm Xã hội học để quan sát sự khác biệt, sự bất bình đẳng giữa các nhóm xã hội trên thế giới. Vì nhiều sinh viên vẫn nghĩ rằng ngành Xã hội học thường dựa trên cảm tính nên tôi luôn làm việc hết mình để chứng minh cho sinh viên thấy được tầm quan trọng của dữ liệu thu thập được dựa trên quan sát và kinh nghiệm thực tế

Trước khi chuyển về Pomona, tôi đã có bốn năm dạy tại UC Santa Barbara, một trường đại học chuyên về nghiên cứu rất có uy tín. Khi tôi ra đi, các đồng nghiệp và bạn bè đều cho rằng đó không phải là quyết định đúng. Tuy nhiên, theo suy nghĩ của riêng tôi, hầu hết sinh viên tại Pomona đều là con của những gia đình khá giả, thuộc tầng lớp trên trong xã hội Mỹ

Tôi cho rằng đây mới là những đối tượng cần nghiên cứu nghiêm túc nhất về sự khác biệt và bất bình đẳng giữa các nhóm xã hội. Cách đa số các sinh viên này tìm hiểu thế giới sẽ rất khác với cách sinh viên Trường UC Santa Barbara, cụ thể là sẽ vất vả hơn, gặp nhiều thử thách hơn vì họ chưa được trải nghiệm nhiều từ thực tế cuộc sống như những sinh viên xuất thân từ tầng lớp có thu nhập thấp hơn

CẨM TÚ
 
Hiện tượng kỳ lạ - Học sinh Việt ở Đức​

c019b9e43d0adc549d95711c1327af10.jpg

- Thành tích của học sinh người Việt ở Đức như phát hiện của TS Nguyễn Sỹ Phương là nhờ hội nhập sớm, sâu và toàn diện vào xã hội bản địa. Những con người hội nhập ấy đã như một gạch nối cho sự thành công mang bản sắc Việt Nam trên bản đồ thế giới

Tên gọi Vũ Kim Hoàn tháng trước xuất hiện trên hầu hết các trang báo mạng Đức bàn về giáo dục, hay ngoại kiều – một dịp cho truyền thông Đức tiếp tục sôi động những khám phá về hiện tượng kỳ lạ học sinh Việt ở Đức, được bàn đến lâu nay. Cô học trò nổi tiếng nước Đức nói trên đang học lớp 10 trường phổ thông phân ban Romain-Rolland-Gymnasium, Dresden. Sinh ngày 17.10.1994, lúc lên bốn Hoàn cùng mẹ, và chị gái hơn bảy tuổi, sang Đức đoàn tụ với bố nguyên là công nhân lao động hợp tác thời Đông Đức

Đặt chân tới Đức, bé Hoàn bốn tuổi, không hề biết một từ tiếng Đức, bố mẹ bận làm ăn tối mày tối mặt phải gửi vào nhà trẻ, suốt ngày chơi với chúng bạn bất đồng ngôn ngữ, chỉ xì xồ với chỉ trỏ; tình cảnh bắt buộc này lại bất ngờ tạo cơ hội cho Hoàn tự động hoà nhập xã hội Đức từ tấm bé. Đó cũng là lý do đầu tiên được nhiều nhà giáo dục Đức dùng để lý giải hiện tượng kỳ lạ: học sinh người Việt học giỏi nổi trội đặc biệt, đứng đầu mọi sắc tộc ngoại quốc, và vượt cả người bản địa, thể hiện ở tỷ lệ học sinh học khá giỏi cấp phổ thông cơ sở được chọn vào hệ phổ thông phân ban 12 năm, tốt nghiệp hệ này sẽ vào thẳng đại học, đạt tới 59%, gấp năm lần nhiều sắc tộc khác, bỏ sau học sinh Đức chỉ 43%

Sau hai năm mẫu giáo, bé Hoàn nhập học trường phổ thông cơ sở Johanna, Dresden. Sẵn tính tự lập từ nhà trẻ và hiếu động, cả bốn năm tại trường này, bé là thành viên tích cực đa năng của câu lạc bộ AG. AG là tên viết tắt của chương trình đào tạo ngoại khoá được nhà trường tổ chức thành nhóm, dưới hình thức thực hành, phân theo bộ môn, dành cho những học sinh ham thích môn học đó gia nhập tự nguyện, nên có thể gọi là câu lạc bộ, nhưng là một công đoạn cực kỳ quan trọng trong công nghệ giáo dục thực hiện nguyên lý phát triển tối đa năng khiếu, thiên hướng từng cá thể học sinh, bổ sung cho chương trình chính khoá – một điều kiện ưu việt không thể có đầy đủ trong nước, làm nền tảng cho học sinh Việt ở Đức học giỏi ngay từ những bước khởi đầu

Năng nổ, học giỏi mọi môn, từ lớp 3 bé Hoàn được bầu làm lớp trưởng (một chức năng ở Đức không mang nghĩa quyền lực, giới hạn chỉ ở trách nhiệm thay mặt, gọi là phát ngôn viên, bởi họ quan niệm, học sinh trước hết phải được thực hành bình đẳng, không ai được quyền uy hơn – nền tảng cho một xã hội dân chủ sau này của thế hệ chúng). Cô bé lớp trưởng kết thúc cấp học cơ sở bốn năm của mình bằng một sổ học bạ tổng kết tất cả các môn với điểm tối đa tròn trĩnh 1/1 (tức 10/10 ở ta), đủ mọi năng khiếu, có quyền được chọn vào bất cứ trường phổ thông phân ban nào. Rốt cuộc, bé chọn trường phân ban ngoại ngữ, Romain-Rolland-Gymnasium, Dresden, vào lớp học chuyên sâu tiếng Pháp, sau khi đỗ cuộc thi trắc nghiệm năng khiếu ngôn ngữ. Chương trình đào tạo lớp học này coi tiếng Pháp không hẳn là ngoại ngữ, mà đóng vai trò như tiếng mẹ đẻ để học các môn khác tự chọn; Hoàn thích hai môn địa lý và lịch sử. Tới lớp 6, Hoàn tham gia cuộc thi Olympic ngoại ngữ toàn liên bang đoạt giải nhì đồng đội. Sang lớp 7, Hoàn học thêm nhóm AG tiếng Ý, rồi từ lớp 8 học tiếp tiếng Tây Ban Nha. Giải thưởng học bổng mang tên Start-Stipendium Đức chuyên dành cho những học sinh từ lớp 8, gốc ngoại quốc học giỏi, hoạt động xã hội xuất sắc, đã trao tặng Hoàn ngay năm khởi đầu lớp 8, kéo dài cho đến kết thúc phổ thông, với trị giá 100 euro/tháng tiền mặt cùng 700 euro/năm bằng hiện vật, đồ dùng học tập, máy tính, máy in, kết nối internet, tham gia miễn phí các khoá học bồi dưỡng kiến thức khoa học tự nhiên, kỹ thuật, nghệ thuật, âm nhạc, chính trị và phát triển nhân cách. Hàng năm, toàn nước Đức có chừng 15 đến 20 học sinh người Việt nhận học bổng này trên tổng số chừng 200 học sinh đoạt giải, trong khi cả nước Đức chỉ có 0,1 triệu người Việt trên tổng số chừng 7 triệu người nước ngoài, chưa kể số đã nhập quốc tịch Đức. Học đi đôi với hành, năm 2010, nhóm AG của Hoàn đăng ký tham gia cuộc thi tìm hiểu dân chủ Victor-Klemperer-Wettbewerb – 60 Jahre Grundgesetz (60 năm hiến pháp), thể hiện bằng tiểu phẩm phim video. Cuốn phim này được xếp hạng sáu toàn liên bang

Trước đó từ năm lớp 7, Hoàn đã tham gia tích cực nhóm AG đào tạo thực hành phóng viên mang tên Entdeckungsreise DDR – Hành trình khám phá Cộng hoà dân chủ Đức, thực hiện các phóng sự về cuộc sống của người dân thời Đông Đức, tập hợp thành bộ đĩa CD, cung cấp tư liệu lưu trữ cho các thư viện, cho nhà trường và chính quyền thành phố. Cũng từ nhiều năm nay, Hoàn với nhóm học của mình, tham gia tích cực vào chương trình Kunst und Sprache – Nghệ thuật và ngôn ngữ, thực hiện tại viện bảo tàng nghệ thuật Dresden nổi tiếng thế giới; từng học sinh chịu trách nhiệm thuyết minh bằng ngoại ngữ một hay nhiều tác phẩm nghệ thuật cho khách tới tham quan. Trong cuộc triển lãm gần nhất, chủ đề tôn giáo tại viện bảo tàng Hygiene Dresden, khách tham quan có thể tìm hiểu các tranh ảnh trưng bày bằng những trích đoạn video với lời thuyết minh tiếng Anh, hướng dẫn, giải thích, trả lời của Hoàn. Thành tích đặc biệt trên của Hoàn có được nhờ nguyên lý: giáo dục dựa trên nền tảng kinh tế, xã hội, trách nhiệm của nhà nước mọi cấp mọi ngành, được biến thành công nghệ thực hiện triệt để ở Đức; cuộc thi thực tế tìm hiểu dân chủ, khám phá Cộng hoà dân chủ Đức, chương trình nghệ thuật và ngôn ngữ... thuộc công nghệ đó

Chuẩn bị cho năm 2011, Hoàn đang triển khai chương trình Gặp mặt – Begegnungen, thông qua trưng bày, triển lãm, tập hợp học sinh hội thảo, đàm luận về những chủ đề thú vị do Hoàn hoạch định. Song song, Hoàn tham gia dạy thêm, kèm cặp các em lớp dưới học yếu các môn toán, tiếng Anh và tiếng Pháp

Sang lớp 9, nguyên cán bộ phụ trách học tập từ lớp 5, Hoàn được bầu làm lớp trưởng, khoá trưởng và uỷ viên hội đồng các lớp trưởng của trường Romain-Rolland-Gymnasium, đảm nhận tổ chức nhiều chương trình với vai trò đứng đầu, như chương trình Giúp đỡ học sinh lớp dưới – Patenklassen, hay tổ chức các buổi seminar cho các lớp trưởng. Học sinh nhờ đó đã không dừng lại ở đối tượng tiếp thu kiến thức truyền thụ từ thầy cô mà vươn lên chủ động, đóng vai trò tự tổ chức, cơ hội cho Hoàn khẳng định năng lực nổi trội của mình

Phân ban nghĩa là hướng nghiệp, kết quả được phản ảnh qua kiểm tra và huấn luyện thực hành. Tháng 8.2010, hai tiểu bang Hamburg và Sachsen mở khoá huấn luyện thực hành đa ngôn ngữ cho khoá học lớp 10, kết quả tổng kết, Hoàn thi viết tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức, và thi miệng tiếng Anh, giành vị trí số một trong tổng số 120 thí sinh

Tiếng Anh, tiếng Pháp với Hoàn nay không còn là ngôn ngữ thuần tuý mà trở thành một bộ môn nghệ thuật cô đam mê thích thú nhất. Còn tiếng Việt? Khác với không ít học sinh Việt khác phát âm thường bị chệch, hoặc đứt kiểu “ông tây nói tiếng ta” hay “người ta nói tiếng tây”, cô học sinh đa ngôn ngữ này luôn chăm chút tiếng mẹ đẻ, theo học tiếng Việt đều đặn từ lớp 3, chuyện trò bằng tiếng Việt trong gia đình, ngoài cộng đồng, gắn bó mật thiết với gia đình, bạn bè, người thân, tạo nền tảng cho ngôn ngữ tiếng Việt của Hoàn thuần chuẩn khó pha trộn, như cha mẹ cô từng khuyên, “muốn học giỏi một ngoại ngữ nào, trước hết phải thông thạo tiếng mẹ đẻ đã”

Vốn đầy ắp bao ước mơ, thời gian đối với Hoàn hiếm quý như vàng. Thực tế hiếm thời gian rỗi ở Hoàn cũng chính là phát hiện của các nhà nghiên cứu giáo dục Đức dùng để lý giải thêm hiện tượng kỳ lạ học sinh Việt, chúng đầu tư thời gian cho học tập hơn học sinh Đức hàng nghìn tiết, bởi sức ép thành tích của các bậc cha mẹ Việt, đòi hỏi con cái phải hơn hẳn thế hệ bố mẹ, tuy không hiếm trường hợp áp lực nặng tới mức gây cho chúng hội chứng tâm thần

Thực ra thành tích kỳ lạ của học sinh người Việt là nhờ hoà nhập sớm, sâu, và toàn diện vào xã hội Đức theo quy luật: chỉ có thể đuổi kịp và vượt, một khi hoà nhập vào tiến trình chung của thời đại; nước Nhật vươn lên hàng đầu thế giới nhờ cách tân kịp thời theo Âu châu lúc đó; còn triều Nguyễn cô lập với thế giới để bảo vệ ngai vàng bằng chính sách bế quan toả cảng, kết cục nước mất, dân tộc phát triển chậm kém!

TS NGUYỄN SỸ PHƯƠNG, CHLB ĐỨC
 
ABVietFrance muốn đầu tư 14 dự án về Việt Nam​

vietphap.jpg

Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam tại Pháp(ABVietFrance) hiện muốn đầu tư về Việt Nam trong lĩnh vực môi trường, bán lẻ, thương mại...

Ông Nguyễn Hải Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam tại Pháp (ABVietFrance) cho biết, hiện các thành viên của ABVietFrance đã có 14 dự án muốn đầu tư về Việt Nam

Có 3 dự án có thể thực hiện trong năm 2011

Thứ nhất là dự án Chương trình giáo dục đào tạo kinh tế thương mại cho các trường đại học của Việt Nam với sự tài trợ của chính phủ và doanh nghiệp lớn của Pháp

Thứ hai là dự án “Mỗi năm một thương hiệu Việt vào thị trường Pháp”, nhằm thúc đẩy thương mại Việt - Pháp lâu dài. Theo đó, năm 2011, ABVietFrance phối hợp với Hội Sinh viên Việt Nam tại Pháp tổ chức bán hàng và quảng bá hình ảnh chè và cà phê Việt Nam tại Hội chợ Paris 2011

ABVietFrance chọn chè và cà phê vì đây là hai loại đồ uống được tiêu thụ nhiều ở Pháp và là thế mạnh của Việt Nam, song chưa được nhiều người Pháp biết đến. ABVietFrance sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia hội chợ việc nghiên cứu thị trường Pháp, hỗ trợ quan hệ và phát triển đối tác sau hội chợ

Dự án thứ ba là xây dựng Làng Việt Nam lớn nhất châu Âu ở ngoại ô Paris. Đây là dự án của một thành viên muốn thu hút đầu tư trong nước. Đây là dự án lớn, cần lộ trình dài, nhưng chủ đầu tư dự kiến trước mắt sẽ làm làng ẩm thực. Theo tính toán, lượng khách rất khả quan, vì khu đất 30ha này chỉ cách Paris 60 km

Trong giai đoạn đầu, chủ đầu tư sẵn sàng bỏ tiền thuê đầu bếp và đội ngũ phục vụ của Việt Nam sang Pháp để làm việc
 
Top