What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Hợp tác đầu tư công nghệ Vietnam - Israel

thoidaianhhung

Administrator
Doanh nghiệp Israel quan tâm đến hạ tầng viễn thông

Đoàn 15 doanh nghiệp (DN) viễn thông hàng đầu Isarel đang có ngày làm việc cuối cùng trong chuyến tìm kiếm cơ hội và mở rộng hoạt động tại Việt Nam.


AmnonFerber.jpg

Ông Amnon Ferber

Ông Amnon Ferber, phụ trách lĩnh vực viễn thông Viện Hợp tác quốc tế và xuất khẩu Israel, Trưởng đoàn DN cho biết, các lĩnh vực được quan tâm là hạ tầng và thiết bị mạng điện thoại cố định, không dây, các giải pháp IP, tối ưu hoá chi phí thiết bị, chi phí vận hành, quản lý và phân phối các dịch vụ giá trị gia tăng...

Thưa ông, trong chuyến đi lần này của đoàn, đã có hợp đồng, kế hoạch cụ thể nào được ký kết chưa?

Mọi việc đang tiến triển tốt cả từ hai phía, doanh nghiệp Israel và các đối tác Việt Nam. Tôi hy vọng, sau chuyến đi này sẽ có những kết quả cụ thể. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này, thường mất khoảng 6-12 tháng để tiến hành đàm phán các hợp đồng. Nếu hôm nay bắt đầu thì phải 6-12 tháng sau mới có thể có kết quả chính thức. Tôi tin là có thể sẽ thông báo các hợp đồng được ký kết sau khoảng thời gian này.

Tại sao các ông lại đến Việt Nam vào đúng thời điểm này khi mà nhiều DN phải lui lại các kế hoạch đầu tư và kinh doanh?

Tôi cho rằng, khủng hoảng kinh tế không động chạm nhiều đến thị trường viễn thông, thông tin di động. Nhu cầu của thị trường này, đặc biệt là các loại điện thoại di động đang ngày càng phổ biến và điều này khiến DN trong lĩnh vực này vẫn hoạt động khá tốt. Các DN trong lĩnh vực viễn thông của Việt Nam cũng vậy.

Mặc dù năm 2009 được dự báo là một năm không dễ dàng, nhưng tôi cho rằng, các DN Việt Nam có thể có được những cơ hội làm ăn tốt. Các DN Israel cũng muốn từ các hợp đồng với DN Việt Nam để có thể tiến sang thị trường Campuchia, Lào...

Đây không phải là lần đầu tiên chúng tôi đến Việt Nam. Trong đoàn có những DN đã làm ăn với Việt Nam, có những DN đang tìm kiếm cơ hội. Năm 2006, chúng tôi cũng đã tổ chức một đoàn DN viễn thông, công nghệ thông tin đến Việt Nam. Một số DN như RAD, ECI, Vocal Tec, Gilat đã làm ăn ở Việt Nam..

Các DN Israel xếp thị trường Việt Nam ở mức nào khi so sánh với các quốc gia trong khu vực. Đặc biệt, Trung Quốc là thị trường được coi là rất hấp dẫn trong lĩnh vực thông tin viễn thông, thưa ông?

Tôi cho rằng, có một sự kết nối rất tốt giữa DN Việt Nam và Israel trong lĩnh vực viễn thông. Các doanh nghiệp Isarel có đặc tính là rất năng động, sáng tạo, nhưng quy mô nhỏ và vừa. Như vậy rất khó có thể cạnh tranh khi nhảy vào thị trường lớn như Trung Quốc. Vì vậy, các thị trường vừa sức được DN Israel lựa chọn và Việt Nam được coi là địa điểm thuận lợi khi có sự tương đồng giữa cộng đồng DN hai nước. Sự tương đồng về quy mô, phương thức kinh doanh sẽ khiến công việc làm ăn hiệu quả hơn.

Tôi là chuyên gia của Viện Hợp tác quốc tế và xuất khẩu Israel, một tổ chức của Chính phủ. Chúng tôi có nguồn ngân sách để mở rộng các mối quan hệ giao thương với các thị trường. Việt Nam là một trong số những đất nước được Israel chọn để xuất khẩu. Các DN Israel có thể hợp tác và đóng góp trong lĩnh vực công nghệ thông tin, an ninh, chính phủ điện tử, thiết bị an ninh cho khu vực sân bay, bến cảng, biên giới... Chúng tôi sở hữu công nghệ cao trong lĩnh vực này.

Vậy còn khả năng tiến hành các hoạt động đầu tư trực tiếp. Có trở ngại nào về chính sách, môi trường đầu tư không?

Cách đây 6 tháng, tôi biết là nhiều DN Israel đã bàn đến điều này. Tôi cho rằng, khi họ bàn tới có nghĩa là phải có mục đích, nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã khiến nhiều dự án của họ ở các quốc gia khác ở Đông Âu, châu Á phải dừng lại. Hiện tại cũng không dễ dàng đối với họ để bắt đầu các kế hoạch đầu tư mới. Tuy nhiên, những thông tin mà tôi nhận được từ các nhà đầu tư là sự hấp dẫn của thị trường Việt Nam. Vấn đề còn lại là thời gian và sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu.
 
Last edited by a moderator:
Mỹ, EU và Ấn Độ dự định mua hệ thống “Vòm sắt”

LA72583_8_21_45.jpg

- Việc thử nghiệm thành công hệ thống phòng không “Vòm sắt” mới nhất diễn ra hồi tháng 12 năm ngoái đã thu hút sự chú ý từ phía Lầu Năm Góc và các quốc gia châu Âu đến sản phẩm quốc phòng nói trên của Israel.
Mỹ có ý định lắp đặt hệ thống “Vòm sắt” tại các căn cứ quân sự của nước này ở Iraq và Afghanistan để đảm bảo an toàn tính mạng tốt nhất cho binh lính khỏi các vụ nổ mìn và bắn rocket.

Ngoài ra, lãnh đạo Bộ Quốc phòng các quốc gia Anh, Italia, Pháp, Tây Ban Nha cũng như khách hàng vũ khí lớn nhất của Israel - Ấn Độ - cũng bày tỏ quan tâm đến việc sở hữu hệ thống này.

Một quan chức cấp cao trong Bộ Quốc phòng Israel đã xác nhận sự quan tâm lớn của các đối tác nước ngoài đến việc sở hữu hệ thống phòng không mới và ông cũng cho biết thêm rằng việc bán hệ thống “Vòm sắt” ra nước ngoài sẽ được bắt đầu sau khi thỏa mãn được tất cả các yêu cầu của quân đội Israel.

Giá của hệ thống phòng không “Vòm sắt” vẫn chưa được tiết lộ. Tính đến thời điểm này, Israel đã đầu tư 870 triệu đôla vào việc sản xuất “Vòm sắt”.

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc nghiên cứu hoàn thiện và sản xuất những mẫu “Vòm sắt” đầu tiên để giao cho quân đội Israel sẽ tăng chi phí cho Vòm sắt lên khoảng 1 tỷ đôla.

"Vòm sắt” là một giải pháp phòng thủ tên lửa lưu động nhằm đáp trả những đe dọa từ tên lửa tầm ngắn và đạn pháo. Nó được phóng ra nếu đe dọa được xác nhận và điểm chặn đứng được dự đoán trong khu vực phòng thủ xác định trước.

Hệ thống này được thiết kế đặc biệt nhằm tránh thiệt hại phụ bằng cách làm nổ đầu nổ hạt nhân bên ngoài khu vực phòng thủ ngăn chặn các mảnh vỡ của mục tiêu khỏi bị rơi tại khu vực đó. Các bộ phận chính của hệ thống này bao gồm radar theo dõi, thiết bị điều khiển vũ khí và quản lí chiến đấu, tên lửa đánh chặn có đầu đạn hạt nhân đặc biệt – làm nổ các mục tiêu của kẻ thù trong phạm vi 70km, và một thiết bị phóng tên lửa.

Rafale sẵn sàng giao hệ thống “Vòm sắt” theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng vào quý 1 năm nay.

Rafale là công ty chuyên thiết kế, chế tạo và cung cấp các hệ thống phòng thủ tiên tiến. Các sản phẩm hàng đầu của họ bao gồm công nghệ đẩy trong không gian; vũ khí chính xác trên mặt đất, trên không và trên biển; hệ thống chiến tranh điện tử; hệ thống huấn luyện và bảo vệ xe bọc thép...
 
Last edited:
Nga bắt đầu học cách sử dụng UAV của Israel

- Mùa hè năm 2010, khoảng 20 người thuộc lực lượng đổ bộ đường không Nga sẽ tham gia khóa huấn luyện điều khiển các phương tiện bay không người lái mua của Israel, Interfax dẫn lời Tư lệnh Lực lượng Đổ Bộ Đường Không (ВДВ), tướng Vladimir Shamanov

Các lính đổ bộ bằng đường không sẽ trải qua khóa huấn luyện tại Trung tâm thiết bị bay không người lái tại vùng Moscow

Ông Shamanov cũng cho rằng, việc mua UAV của Israel rất “có lợi trong việc nâng cao tính cạnh tranh với UAV nội địa”. Ông cũng cho rằng trong quá trình thao luyện gần đây, một số UAV của Nga đã nhận được những đánh giá cao.

Ngoài ra, tướng Shamanov cũng tuyên bố, UAV do các công ty Vega và Irkut sản xuất cũng hoạt động rất tốt trong quá trình thao luyện.

Thông tin trước đây cho rằng, giữa mùa hè năm 2010, Bộ Quốc phòng Nga có ý định hoàn thành việc đào tạo các điều khiển viên UAV mua của Israel. Sau đó, Nga có kế hoạch xây dựng trung tâm chuyên ứng dụng những UAV này cũng như thảo ra những yêu cầu đối với UAV mà Bộ Quốc phòng sẽ mua. “Nếu ngành công nghiệp quốc phòng của chúng ta sản xuất được những UAV như vậy thì tất nhiên chúng ta sẵn sàng mua chúng”, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov tuyên bố.

Đầu tháng 4/2010, Thứ tưởng Bộ Quốc phòng Nga Vladimir Popovkin cho biết, Bộ Quốc phòng Nga đã chi khoảng 5 tỷ rub để phát triển và thử nghiệm UAV nhưng không nhận được bất kỳ kết quả khả quan nào. Trước đó, Tư lệnh Không quân Nga Alexander Zelin tuyên bố, UAV của Nga không nằm trong kế hoạch đưa vào biên chế vì chúng không thỏa mãn yêu cầu của quân đội về bất kỳ yếu tố nào.

Hiện nay, Nga đang cân nhắc khả năng thành lập doanh nghiệp chung với Israel để sản xuất UAV. Theo lời Tổng Giám đốc tập đoàn quốc doanh công nghệ quốc gia Rostekhnologii Sergei Chemezov, việc sản xuất UAV sẽ được tiến hành cùng với Công ty Hàng không Israel. Quyết định cuối cùng về việc thành lập doanh nghiệp liên doanh sản xuất UAV sẽ được thông qua sau khi các cuộc thử nghiệm UAV Israel hoàn tất.

Tháng 6/2009, Nga đã mua của Israel 12 UAV trị giá 53 triệu USD. Sau đó, Nga bắt đầu đàm phán mua thêm 1 lô UAV trị giá 100 triệu USD nhưng những con số này chẳng là gì so với các nước khác. Tính riêng tại Iraq, quân đội Mỹ đã sử dụng hơn 700 UAV các loại
 
Last edited:
Khóa đào tạo ngắn hạn về công nghệ nuôi cá sạch tại Israel


IMG_0200.jpg

Lễ bế giảng khóa đào tạo


Ngày 7/12, tại Trung tâm Đào tạo Hợp tác quốc tế thuộc Kibutz Shefayim, Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Bộ Ngoại giao và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Israel đã tổ chức lễ kết thúc khóa đào tạo ngắn hạn dành cho các cán bộ quản lý Việt Nam trong lĩnh vực nuôi trồng hải sản

Tham dự khóa học gồm có 28 học viên là cán bộ quản lý và doanh nghiệp trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản của một số tỉnh, thành của Việt Nam. Trong thời gian tham gia khóa học, các học viên đã được giới thiệu về công nghệ nuôi cá sạch xanh nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường Tham dự lễ bế giảng, về phía Israel có ông Waleed Mansur, nguyên là Đại sứ Israel tại Việt Nam ( 1999-2000), Đại sứ Việt Nam tại Israel Đinh Xuân Lưu và đại diện Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Israel

Phát biểu tại buổi lễ Waleed Mansur hy vọng khóa học sẽ giúp thêm cho các nhà quản lý và các chuyên gia ngành thủy sản Việt Nam có cách nhìn mới về công nghệ xanh sạch trong nuôi trồng thủy sản, và với bề dầy kinh nghiệm của Việt Nam kết hợp với công nghệ của Israel, ngành nuôi trồng thủy sản của hai nước sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới

Thay mặt chính phủ Việt Nam, Đại sứ Đinh Xuân Lưu đánh giá cao sự hợp tác của Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Israel dành cho Việt Nam trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói riêng và trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung. Đồng thời đây không chỉ là cơ hội để đoàn tiếp thu công nghệ mà còn là dịp để các học viên hiểu biết thêm về thực tế Israel, góp phần mang lại sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước
 
Last edited:
Thiết bị phát hiện ung thư qua hơi thở

Các nhà khoa học Israel vừa tạo ra “mũi điện tử nano” để xác định dấu hiệu của bệnh ung thư phổi, đầu - cổ qua hơi thở

Có 80 tình nguyện viên tham gia vào nghiên cứu tại Viện công nghệ Technion (Israel). Trong số này có 22 bệnh nhân ung thư đầu - cổ, 24 bệnh nhân ung thư phổi và 36 người khoẻ mạnh

Họ được kiểm tra bằng phương pháp hoá học để phát hiện các dấu hiệu ung thư có trong hơi thở. Kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy phương pháp này hứa hẹn phát triển thiết bị phát hiện ung thư sớm ở những bệnh nhân ung thư đầu và cổ

"Chúng tôi cần kiểm tra những kết quả này trong những nghiên cứu lớn hơn để xem liệu điều này có thể dẫn đến phương pháp kiểm tra chính xác hay không”, TS. Lesley ở Viện Ung thư của Anh, nói

Hiện, mỗi năm ở Anh có 9000 người bị chẩn đoán mắc ung thư đầu và cổ, trong đó chủ yếu là ung thư mắt, miệng, thanh quản và ống dẫn thức ăn. Tuy nhiên những bệnh nhân này thường không được phát hiện sớm nên việc điều trị rất khó thành công
 
Last edited:
Sa mạc Israel “ngập” nước

Ba ngày đầu chúng tôi đặt chân tới Israel, trời liên tiếp đổ những cơn mưa nhỏ và đôi khi cả mưa đá. Với một người đến từ nước khí hậu nhiệt đới như tôi thì những cơn mưa đó là rất bình thường. Nhưng Costa - một người bạn Israel mới quen - tỏ vẻ ngạc nhiên:

“Có những lúc 7 năm chúng tôi mới có 1 cơn mưa”. Thay vì vui mừng trước những cơn mưa trái mùa, giọng Costa lại trầm xuống: “Sự bất thường này chắc chắn là do hiện tượng biến đổi khí hậu gây ra, thật là điều đáng lo”

watec2jpg-090244.jpg

Sản xuất thiết bị tưới nhỏ giọt tại Nhà máy Netafim

Nước quý như vàng

Tra bản đồ trước khi bay tới Israel, tôi nhận ra đất nước nằm vắt mình trên đường giao lưu giữa Châu Á, Châu Phi, Châu Âu này hết sức nhỏ bé, với diện tích chỉ vẻn vẹn 28.000km2. Vậy mà có đến 60% lãnh thổ là thuộc phần đất sa mạc Negev, vì vậy khí hậu ở đây chủ yếu là khô cằn cận nhiệt đới. Israel có lượng mưa rất nhỏ và khác nhau theo từng mùa trong năm, khoảng 800mm/năm (ở phía bắc), 50mm/năm (ở phía nam) và chỉ kéo dài từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Thêm vào đó, vùng đất này có lượng bức xạ cao, từ 5.000 - 7.500kcal/m2, nên lượng bốc hơi cũng rất cao, khoảng 1.900 - 2.600mm/năm. Do vậy, nước ở đây rất quý hiếm, được ví như vàng

Trong suốt chuyến đi rong ruổi tới nhiều vùng của Israel, đâu đâu chúng tôi cũng thấy một màu đất nâu xỉn, cằn khô. Đất thiếu nước ngay từ trong các chậu cây cảnh ở khách sạn nơi chúng tôi ở, tại những khu trồng cây cảnh ven đường, công viên của các thành phố lớn như Jerusalem, Haifa, Tel Aviv... Ở biển Chết, Beer Sheva, thung lũng Arabah..., các sa mạc đá với hàng nghìn ngọn núi thiếu hẳn màu xanh của cây cỏ. Trời vào những ngày đầu tháng 5 luôn nắng gắt gao từ 4 - 5h sáng đến tận 6 - 7h chiều. Đối với những người dân sống tại đất nước này, được nhìn thấy những cơn mưa to quả là một niềm hạnh phúc lớn lao

Theo thống kê, hiện tổng trữ lượng khai thác các nguồn nước tự nhiên ở đất nước Israel chỉ khoảng 2 tỉ mét khối/năm, trong đó có 63% là nguồn nước ngầm, chủ yếu được khai thác từ Địa Trung Hải. Còn 33% trữ lượng nước là nguồn nước mặt lấy từ hồ Kinnerret (nằm ở phía bắc vùng cao nguyên Goland). Ngoài ra, khoảng 4% nước được khai thác theo cách thu nước chảy bề mặt

Mưa và nguồn nước ngọt hiếm hoi là vậy mà mọi ngóc ngách của các thành phố lớn hay các vùng nông thôn... của Israel, chỉ trừ sa mạc, luôn rực rỡ màu sắc cây cỏ. Dọc hai bên đường đi, chúng tôi thoả chí ngắm các loài hoa đua nhau khoe sắc. Trải dài suốt dọc bờ biển Tel Aviv là thảm cỏ xanh mướt - nơi nhiều người dân Israel và khách du lịch thường nằm phơi nắng hay cắm trại nghỉ ngơi. Costa bất ngờ quay sang bảo tôi: “Đất nước tôi tuy ít mưa, ít nước, nhưng không hề thiếu màu sắc của thiên nhiên đâu nhé!”

Sau đó, Costa tự hào khoe rằng đất nước anh từng đứng đầu thế giới về xuất khẩu hoa và hiện chỉ chịu đứng thứ hai sau Hà Lan mà thôi. Bên cạnh đó, Israel hiện cũng là một trong những nước xuất khẩu hoa quả hàng đầu thế giới. Những ngày tại Israel, chúng tôi được thưởng thức đến 7 loại táo khác nhau, những chùm nho xanh, tím mọng nước, quả bơ béo ngậy hay lựu trĩu hạt, đỏ mọng...

Công nghệ thắng tự nhiên

Tôi thắc mắc hỏi Costa sao có chuyện ngược đời như vậy, anh chàng nheo mắt cười hiền nói: “Đó là nhờ con người, bạn ạ”. Có 5 yếu tố để tạo ra “nguồn nước dồi dào” cho Israel, đó là tiết kiệm nước, khung pháp lý rõ ràng, quản lý nước tích hợp, công nghệ và làm kinh tế nước. Costa lý giải, đối với từng người dân Israel, một giọt nước là rất quý và tuyệt đối không được lãng phí. Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, người dân đã được giáo dục rằng đất nước họ rất khó khăn về nước, do đó phải tiết kiệm nước mọi lúc, mọi nơi... ngay từ việc nhỏ là đánh răng, rửa mặt. Trên các đường phố Israel tịnh không hề có bóng dáng các vòi nước, vòi tưới cây công cộng đêm ngày chảy nước chan chứa như tại một số nước Châu Âu: Italia, Pháp...

Để bảo vệ nguồn nước gắt gao, chính quyền Israel còn xây dựng hẳn một bộ luật về đo lường mức nước tiêu thụ, luật về kiểm soát khai thác nước ngầm; đồng thời thành lập Bộ Môi trường có nhiệm vụ ngăn cấm làm ô nhiễm nước... Tuy nhiên, dù tiết kiệm hết mức có thể, lượng nước tiêu dùng ở Israel vẫn ở mức 2.030 triệu mét khối/năm, trong khi lượng nước ngọt tự nhiên chỉ ở mức 1.170 triệu mét khối. Như vậy hằng năm, Israel thiếu hơn 45% nước đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng

“Cái khó ló cái khôn”, Israel dùng công nghệ để tiết kiệm nước, quay vòng đời của nước và thậm chí tạo ra cả nước ngọt. Trong nhiều năm qua, hàng loạt các công ty Israel phát triển ra những phương pháp tái chế nước hiệu quả, công nghệ tưới nhỏ giọt, chống bốc hơi, thiết bị truy tìm nơi rò rỉ ống nước dựa vào phân tích âm thanh... Tham quan hàng loạt các nhà máy công nghệ nước hàng đầu ở Israel như: Mekorot, Netafim, White Water, Ashkelon, Kinrot Ventures..., chúng tôi mới hiểu tại sao tổng lượng nước tiêu dùng của Israel không hề thay đổi kể từ năm 1960 mặc dù dân số tăng, nhu cầu sử dụng nước và sản xuất công nghiệp tăng

Không phụ thuộc nước ngọt tự nhiên

Giữa trưa nắng, tại trung tâm xử lý nước Shafdan thuộc Công ty Mekorot, Tổng Giám đốc Ido Rosolio say sưa kể cho chúng tôi nghe về đường ống dẫn nước huyết mạch của quốc gia mà công ty xây dựng nên từ năm 1964. Nhờ đường ống này, nước từ biển Galilee ở phía bắc và nước trên lục địa mặt đất được chuyển tới khu vực MitzpeRamon ở phía nam sa mạc Negev

Nhờ thế, vùng đất phía nam sa mạc có thể được sử dụng rộng rãi để phát triển nông nghiệp một cách bền vững. Đường ống này còn có tính năng bảo vệ các nguồn nước ngầm, ngăn sự bay hơi. Bên cạnh đó, Công ty Mekorot còn tiến hành cải tạo đến 68% nguồn nước sông để tái sử dụng cho nông nghiệp và xử lý 32% tổng nguồn nước thải tại Israel. Nhờ những công ty như Mekorot, hiện Israel là quốc gia tái chế nước lớn nhất thế giới với tỉ lệ tái chế là 75% (trong khi quốc gia đứng thứ hai là Tây Ban Nha chỉ có tỉ lệ tái sử dụng nước là 12%)

Cầm trên tay mẩu nhựa đen bé xíu hình chữ nhật có viền răng cưa ở cả bên trong lẫn bên ngoài mà ông Yacov Pedhatzur Wiedahoft - Giám đốc điều hành Công ty Netafim - đưa cho, tôi không thể nào hình dung ra đó là một thành quả đột phá của ngành công nghệ nước thế giới. Thế nhưng, khi những mẩu nhựa đó được đặt bên trong các ống dẫn nước trồng sâu dưới đất để tưới tiêu cho cây trồng, chúng sẽ giúp kiểm soát lượng nước tưới một cách dễ dàng và đúng mức mà cây cần, nhờ vậy giảm thiểu được 20% lượng nước bốc hơi

Nhờ vậy, những hàng cây jojoba tại Nông trường Netafim ở Beer Sheva thuộc vùng sa mạc Negev vẫn xanh mướt, trĩu trịt quả dưới điều kiện trời nắng gắt và lớp đất khô cằn. Hiện các công ty cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tưới nhỏ giọt của Israel như Netafim, Metzerplas, Plastro... nắm 30% thị phần thế giới với hơn 80% tổng sản phẩm được xuất khẩu sang Nga, Mỹ... hằng năm. Ông Wiedahoft cho biết, sản phẩm, dịch vụ tưới nhỏ giọt của Netafim đã bắt đầu được xuất khẩu sang VN và hứa hẹn sẽ tăng mạnh trong những năm tới

Để tận dụng được nguồn nước biển dồi dào, từ những năm 1960 trở lại đây, Israel tập trung phát triển các giải pháp khử mặn và xác định đây là giải pháp chiến lược, bền vững và mang tính sống còn về mặt kinh tế. Hiện Nhà máy khử mặn SWRO ở Ashkelon, Israel được coi là nhà máy khử mặn bằng công nghệ thấm ngược nước biển lớn nhất và hiệu quả nhất thế giới. Nhà máy trị giá 250 triệu USD hằng năm cung cấp 100 triệu mét khối nước uống được khử mặn từ nước biển Địa Trung Hải. Giá thành của loại “nước ngọt” này chỉ khoảng 0,52USD/m3 - thấp nhất đối với các nhà máy loại này trên thế giới

Ông Fredi Lokiec – Phó Giám đốc điều hành IDE - mời chúng tôi thưởng thức loại “nước ngọt” này được rót trực tiếp từ vòi nối với bể chứa ngay tại nhà máy. Ban đầu, khá nhiều phóng viên e ngại không dám thử, song khi chứng kiến các đồng nghiệp khen “ngon” đã không ngần ngại uống hết sạch cốc nước của mình. Nước không hề có vị tanh, mặn mà vô cùng mát lạnh, trong vắt và ngọt như nước ngọt tự nhiên, khiến cơn khát của chúng tôi tan biến nhanh chóng giữa trưa hè nóng bức

Lúc này, chúng tôi đều tin lời ông Booky Oren - Chủ tịch Triển lãm và hội thảo quốc tế lần 2 về nước tại Israel (WATEC) - nói rằng, đến năm 2013, các nhà máy khử mặn ở Israel sẽ cung cấp được tới 70% nhu cầu tiêu dùng nước nội địa và trong tương lai, Israel có thể không cần dùng tới nước ngọt tự nhiên nữa là hoàn toàn có cơ sở
 
Last edited:
Tập đoàn bệnh viện Bảo Sơn

NGuyen-truong-son.gif

Chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn - Nguyễn Trường Sơn


Chiều 25/8, ông Nguyễn Trường Sơn, chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn cho biết đang đầu tư xây dựng một bệnh viện đa khoa lớn nhất Việt Nam

Trong đó có thiết bị rất lạ như xét nghiệm máu nhưng không cần lấy máu

"Chúng tôi hợp tác với Israel để đầu tư, xây dựng bệnh viện đa khoa và tin rằng nó là bệnh viện hiện đại nhất Việt Nam", ông Sơn cho biết

Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn là một sản phẩm từ hoạt động mua lại 100% cổ phần của Cty CP tập đoàn Bảo Long của Tập đoàn Bảo Sơn, có trụ sở trên đại lộ Thăng Long

"Tôi tin rằng, Israel là đất nước có kỹ thuật y khoa hiện đại và thông minh nhất thế giới nên chúng tôi đã quyết định hợp tác với họ. Hiện nay, bệnh viện của chúng tôi đã mua nhiều thiết bị y tế từ Israel, có những thiết bị rất lạ, ví dụ xét nghiệm máu nhưng không cần lấy máu", ông Sơn chia sẻ

Dự kiến, Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn sẽ khánh thành vào quý 3 năm 2012
 
Last edited:
Nông nghiệp Israel, kỳ tích trên hoang mạc

0107_450.jpg

Một nông trại giữa sa mạc Arava, một trong những vùng đất khô cằn nhất thế giới

Không phải ngẫu nhiên khi Israel tự hào là một trong những quốc gia có nền nông nghiệp tiên tiến nhất thế giới. Khả năng nghiên cứu, sáng tạo và đặc biệt là tính hiệu quả trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật là lời giải đáp dễ hiểu

Đầu tháng 12 vừa qua, phóng viên VnEconomy đã có chuyến đi tìm hiểu những thành tựu nổi bật của nền nông nghiệp nước này

Thiên đường giữa sa mạc

Ngày cuối cùng, trên đường từ Biển Chết quay trở lại Tel Aviv để ra sân bay, người viết tình cờ được chứng kiến cơn mưa đầu mùa. Sống ở một nước nhiệt đới, thật thú vị khi được hưởng cảm giác “mưa bóng mây” ở giữa vùng đất này. Cơn mưa có thể gọi là lớn - như lời nhận xét của người lái xe địa phương - kéo dài chừng 5 phút và cũng chỉ đủ làm mặt đường cao tốc loáng nước và chiếc cần gạt nước ôtô làm việc nhàn nhã, chứ đừng nói đến tạo dòng chảy

Tuy nhiên, sau gần một tuần thăm và làm việc tại các dự án nông nghiệp của Israel, đã không còn bất ngờ với lời khẳng định đầy tự hào của người Israel: “Khí hậu khắc nghiệt, nhưng chúng tôi vẫn có nền nông nghiệp tiên tiến nhất thế giới”

Biển Chết. Địa danh rất quen thuộc với phần còn lại của thế giới nhờ sự kỳ lạ của vùng đất này cũng như sự khắc nghiệt của nó. Tuy nhiên, khí hậu quanh khu vực du lịch này còn khá hơn nhiều phần còn lại của hoang mạc Negev nhờ có chút hơi ẩm từ biển. Nguồn gốc của từ Negev bắt nguồn trong tiếng Hebrew có nghĩa là “khô”. Hoang mạc này chiếm trên một nửa diện tích Israel mà khu vực trung tâm chỉ có lượng mưa hàng năm trên dưới 200 mm. Cũng chính từ hoang mạc này, kỳ tích thần kỳ về nông nghiệp của Israel được tạo ra

Thung lũng Arava. Địa danh khá lạ tai đối với khách du lịch, nhưng lại là cái tên rất tự hào của mọi người dân Israel vì tại đây, phép màu đã làm nở hoa giữa sa mạc - những phép màu thực sự của khoa học công nghệ. Là phần khô hạn nhất của hoang mạc Negev, thung lũng Arava trải dài từ phía Nam của Biển Chết đến Vịnh Eliat. Lượng mưa bình quân của khu vực này chỉ từ 20-50 mm mỗi năm. Nhiệt độ mùa hè bình quân lên tới 40 độ C và ban đêm là 25 độ C

Nhiệt độ mùa đông ban ngày là 21 độ và ban đêm chỉ từ 3-8 độ C. Độ ẩm cực thấp và sự chênh lệch nhiệt độ khiến đá cũng phải vỡ vụn mà khắp hoang mạc phủ một lớp đá vụn và cát đặc thù sa mạc. Arava là một trong những vùng đất khô cằn nhất thế giới. Cảm giác đầu tiên khi đặt chân đến vùng đất này, là miền Trung Việt Nam với những dải đất bạc màu và đồi cát, hóa ra vẫn còn là miền đất trù phú !

Không từ nào có thể diễn tả đúng hơn về một “vườn địa đàng” đã được tạo ra giữa thung lũng Arava, đúng như Tổng thống Israel Shimon Peres đã thốt lên khi đến thăm nơi này năm 2009: “Hãy đến và thấy chính con người cũng có thể tạo nên vườn địa đàng (Gadern of Eden)” !

Ông Ezra Ravins, người đứng đầu cộng đồng hơn 3.000 người tại khu vực này cho biết, từ một nhóm thanh niên Israel “bồng bột”, mang theo bánh mì và nước quyết định định cư tại thung lũng Arava năm 1959, cả một cộng đồng đã được xây dựng với nhiều thế hệ, tạo thành một trong những trung tâm nông nghiệp lớn nhất cả nước. “Khi những người đầu tiên đến đây, quyết định đó được xem là “điên rồ” nhất và chính những nhà khoa học cũng khẳng định con người không thể sống được ở vùng đất này”

Theo số liệu đến tháng 6/2011, dân số của khu vực vào 3.050 người với 700 gia đình, trong đó 500 gia đình làm nghề nông. Tổng diện tích đất đang sử dụng cho canh tác là 3.576 ha. Phần lớn diện tích này là trồng rau (82%), 15% trồng cây ăn trái và 3% trồng hoa. Ớt ngọt là loại rau chính của Arava, chiếm 50% tổng diện tích khu vực và chiếm 60% diện tích trồng rau nói chung

Israel có diện tích rất nhỏ, trên 20.000 km2, tức là chỉ lớn hơn tỉnh Nghệ An của Việt Nam chút ít. Tuy nhiên Israel lại được mệnh danh là “thung lũng Silicon” của thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ nước. Chỉ với 2,5% dân số làm nông nghiệp nhưng mỗi năm Israel xuất khẩu chừng 3 tỷ USD nông sản, là một trong những nước xuất khẩu hàng đầu thế giới. Ít ai biết rằng, những sản phẩm rau quả từ Arava - một trong những nơi khô cằn nhất thế giới - lại chiếm tới trên 60% tổng sản lượng xuất khẩu rau của Israel và 10% tổng sản lượng hoa xuất khẩu

Vàng trắng

Thiên đường nông nghiệp tại Arava gắn liền với một công trình xứng đáng ghi nhận như một kỳ công mà con người đã tạo ra giữa xa mạc: bể chứa nước khổng lồ mang tên Shizaf. Với khả năng dự trữ 150.000 m3 nước sạch, bể chứa này có nhiệm vụ cấp nước sạch cho sinh hoạt và tưới tiêu. Bể được thiết kế để tích trữ nước từ giếng khoan vào thời điểm nhu cầu giảm

Bể có đáy chìm 3,5 m dưới mặt sa mạc và chia thành nhiều lớp khác nhau, tạo nên bề mặt nổi 10m. Một khối lượng công việc khổng lồ được thực hiện để đào bỏ 320.000 m3 đá và đất sa mạc. Độ sâu của giếng khoan lên tới 1,5 km mới tới túi nước ngầm. Kỹ thuật thiết kế đặc biệt của bể chống lại chế độ bốc hơi tự nhiên cũng như thu gom nước một cách hoàn hảo

Điều kiện tự nhiên của Israel đặc biệt khô hạn với lượng mưa rất thấp và thay đổi theo từng mùa: Phía Bắc quốc gia này lượng mưa khoảng 800 mm/năm và ở phía Nam chỉ khoảng 50 mm/năm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 11 đến khoảng tháng 3 năm sau và lượng bốc hơi tự nhiên lên tới 1.900-2.600 mm/năm

Không có gì ngạc nhiên khi nước ngọt ở Israel được coi như vàng trắng và được quản lý một cách chặt chẽ hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới. Chính phủ xây dựng hẳn một bộ luật để đo lường mức tiêu thụ nước, kiểm soát việc khai thác nước ngầm, ngăn chặn ô nhiễm nước. Công nghệ xử lý nước của Israel thuộc hàng hiện đại nhất thế giới với tỉ lệ tái chế tới 75%

Dọc ngang Israel, ở những thành phố lớn hay những vùng nông thôn, hoang mạc, hệ thống tưới nước hoàn hảo đến mức gần như không bỏ phí một giọt nước nào. Đại diện công ty công nghệ tưới NaanDanJain cho biết 75% hệ thống nước nông nghiệp của Israel áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, 25% còn lại tưới nước bằng ống dẫn và vòi tưới các loại phun mưa nhỏ, không hề có chế độ tưới ngập nước. Israel cũng là quốc gia phát minh ra hệ thống tưới nước nhỏ giọt điều khiển bằng máy tính, kết hợp với các thiết bị kiểm soát độ ẩm trong đất, có thể tính toán chính xác nhu cầu nước và tiết kiệm tối đa

Tại công ty Netafim, người viết được chứng kiến những thành quả đáng ngạc nhiên về hiệu quả của việc sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel trên khắp các dự án ở những vùng khô hạn trên thế giới. Hệ thống ống dẫn nước như những mao mạch dẫn tới từng gốc cây, được vận hành chính xác bằng công nghệ cao cũng như sử dụng tối ưu năng lượng mặt trời. “Đạt năng suất cao hơn với chi phí thấp hơn” (grow more with less) là khẩu hiện của Netafim và có lẽ cũng là hướng đi của phần còn lại của thế giới, khi nguồn tài nguyên nước đang ngày càng suy giảm

Bông đùa với một người bạn Israel, “có lẽ các bạn sẽ không triển khai được nhiều hệ thống tưới nước này ở Việt Nam. Chúng tôi cần hệ thống thoát nước hơn”. Câu trả lời khiến tôi phải suy nghĩ: “Với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, nguồn nước thiếu thốn, nhưng công nghệ cao, sự vận hành khoa học và tiết kiệm đã đưa chúng tôi trở thành một trong nước có nền nông nghiệp tiên tiến

Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, Việt Nam thậm chí còn có lợi thế xuất phát tốt hơn nhiều”. Cũng không có gì ngạc nhiên khi những công ty cung cấp các sản phẩm, công nghệ tưới Israel như Netafim, NaanDanJain… chiếm trên 30% thị phần thế giới với 80% tổng sản phẩm được xuất khẩu hàng năm

“Cây đũa thần” khoa học

Trong lần tháp tùng Tổng thống Israel Shimon Peres thăm chính thức Việt Nam vừa qua, bà Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp nước này dành cho VnEconomy một buổi trao đổi ngắn. Lời khuyên được nhắc đi nhắc lại, cũng như kinh nghiệm quan trọng nhất của Israel để xây dựng được một nền nông nghiệp hiện đại là hãy đầu tư cho khoa học kỹ thuật

Điều này không mới, nhưng nếu không có những quyết sách táo bạo, sự hỗ trợ của chính phủ thì rất dễ rơi vào cảnh “đánh trống bỏ dùi”. Nói không đâu xa, sự phối hợp “bốn nhà” ở Việt Nam vẫn còn đang loay hoay tìm hướng đi bền vững

Một con số dễ hình dung về năng lực của “cây đũa thần” khoa học. Năm 1950, một nông dân Israel cung cấp thực phẩm đủ cho 17 người, hiện đã là 90 người. Một hecta đất hiện cho 3 triệu bông hồng, hay 500 tấn cà chua/vụ. Một con bò cho tới 11 tấn sữa/năm - mức năng suất mà không một nước nào trên thế giới có được

Những thực tế tại công ty NaanDanJain đã đem lại một bài học khác về sự phối hợp: nhà khoa học, nhà doanh nghiệp có sự tách biệt khó phân định với nhà nông. Đa phần các nước nhập khẩu công nghệ của NaanDanJain chỉ biết rằng đây là một trong những công ty hàng đầu Israel chuyên về giải pháp tưới, hệ thống công nghệ kiểm soát khí hậu nhà kính, mà không biết rằng chính công ty cũng đang sở hữu những đồn điền rộng lớn, nơi chính những tiến bộ khoa học của công ty được triển khai đầu tiên, nhằm đảm bảo sự thích ứng hoàn hảo nhất đối với nhu cầu của người trồng trọt

Một trong những lợi thế của sự phối hợp giữa khoa học và nhà nông tại Israel là tính cộng đồng rất cao. Nhà khoa học rất gần gũi với đồng ruộng và nhiều trong số họ cũng chính là nông dân hoặc giữ vai trò tư vấn trực tiếp cho nông dân. Các trung tâm nông nghiệp lớn, thậm chí cả các “làng nông nghiệp” (từ địa phương là kibbutz) đều có sự xuất hiện của các phòng nghiên cứu hoặc đại diện của các viện khoa học

Những giống cây mới hay các nghiên cứu mới về hệ thống nhà kính trước hết được thí nghiệm, kế đó sẽ áp dụng thử nghiệm với một số nhỏ hộ nông dân bằng nguồn vốn hỗ trợ của hệ thống tài chính vi mô hoặc từ chính quỹ của viện thí nghiệm, trước khi triển khai thương mại đại trà

Tại Israel phần lớn các nhà khoa học nông nghiệp làm cho chính phủ. Có tới hơn 60% các công trình nghiên cứu nông nghiệp là của Cơ quan Nghiên cứu Nông nghiệp hay trung tâm Volcani thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Israel cũng là nước có mức đầu tư cho nghiên cứu thuộc loại lớn nhất thế giới với gần 100 triệu USD mỗi năm, chiếm khoảng 3% tổng sản lượng nông nghiệp quốc gia

Nguồn lực này đến từ ngân sách và cộng động (50 triệu USD/năm), các hợp tác quốc gia song phương (12 triệu USD/năm), các tổ chức nông nghiệp cấp địa phương và quốc gia (6 triệu USD/năm) thông qua nguồn lợi từ thu hoạch cây trồng. Khu vực tư nhân cũng đóng góp khoảng 25 triệu USD hàng năm

Nguồn lực này được cung cấp trực tiếp cho việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm ứng dụng và các nhà đầu tư giữ bản quyền sáng chế. Phần lớn các nghiên cứu đều do những công ty sản xuất sản phẩm đầu vào, như hệ thống tưới tiêu, phân bón, nhà kính… triển khai. Sự phối hợp giữa kinh doanh và nghiên cứu đảm bảo cho các nhà khoa học một mức ưu đãi đủ để phát huy tối đa năng lực hoạt động chuyên môn. Thậm chí các chuyện các chuyên gia nông nghiệp đi tư vấn trực tiếp cho các nông trại là điều không hiếm

Việt Nam hiện đang là một trong những quốc gia đối tác quan trọng của Israel trong lĩnh vực nông nghiệp. Một số công nghệ trong lĩnh vực tưới, chăn nuôi bò sữa đã được doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu và ứng dụng hiệu quả. TH True Milk - một trong những thương hiệu sữa tươi của Việt Nam - là ví dụ thành công trong triển khai công nghệ chăn nuôi bò sữa. Công nghệ quản lý đàn Afifarm của công ty SAE Afikim là hệ thống quản lý trang trại bò sữa hiện đại nhất thế giới tới từng cá thể với chip điện tử theo dõi tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng và sản lượng sữa

Công nghệ tưới nhỏ giọt cũng đang được triển khai ở Việt Nam đang hứa hẹn tạo ưu thế so với phương pháp tưới rãnh và tưới phun truyền thống. Những trang trại bò sữa thí điểm cũng có thể được tìm thấy tại Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng…

Nguyễn Hoàng
 
Last edited:
Dây siêu dẫn mới mang điện nhiều hơn 40 lần

Dây điện được làm từ vật liệu siêu dẫn do ĐH Tel Aviv phát triển có thể truyền tải điện năng nhiều gấp 40 lần so với dây đồng

Một trong những hạn chế của dây đồng truyền thống là bị đốt nóng trong quá trình truyền tải điện năng, dẫn đến tiêu hao năng lượng. Tuy nhiên dây điện được làm từ vật liệu siêu dẫn do các nhà khoa học tại ĐH Tel Aviv phát triển có thể truyền tải điện năng nhiều gấp 40 lần so với dây đồng cùng kích thước do không bị hấp thụ nhiệt

CMS_sapphire.jpg

Dây siêu dẫn sapphire có khả năng truyền tải điện năng cao gấp 40 lần dây đồng truyền thống

Dây siêu dẫn làm từ các sợi tinh thể sapphire bao phủ bởi một hỗn hợp gốm. Mỗi sợi dây dày hơn một sợi tóc của người có khả năng truyền tải điện lớn. Nhược điểm của loại dây này luôn đòi hỏi phải được làm lạnh để duy trì trạng thái siêu dẫn. Tuy nhiên nhược điểm trên đã được xử lý bằng một hệ thống làm mát khép kín sử dụng ni tơ lỏng rẻ tiền

Đã từng có những nghiên cứu về vật liệu siêu dẫn trước đây, song vật liệu không bền và chi phí quá đắt

TS Boaz Almog, một trong những nhà nghiên cứu, tin rằng dây siêu dẫn sapphire rất lý tưởng trong việc cung cấp năng lượng từ các nguồn năng lượng từ xa hoặc sử dụng cho lưới điện quốc gia
 
Last edited:
Sài gòn mua công nghệ lai tạo bò sữa giống từ Israel

israel.jpg

Một ngườ dân nuôi bò sữa ở Củ Chi, TPHCM đang vắt sữa bằng máy vắt sữa của Israel

– TPHCM sẽ dùng ngân sách của thành phố để mua công nghệ lai tạo giống bò sữa cho năng suất cao từ Israel

Đây là thông tin được đưa ra tại buổi làm việc giữa ông Amnon Efrat, Đại sứ Israel tại Việt Nam với ông Lê Minh Trí, Phó chủ tịch UBND TPHCM chiều ngày 9-1

Theo ông Lê Minh Trí, hiện thành phố có khoảng 80.000 con bò sữa và thành phố không có chủ trương giảm dần số lượng trong một vài năm tới; thay vào đó là tăng đầu tư vào con giống để cung cấp cho các tỉnh thành lân cận như Bình Dương, Bình Phước...

”Để làm được việc này, thành phố sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để mua công nghệ lai tạo bò sữa giống từ Israel”, ông Trí cho biết

Theo ông Nguyễn Phước Trung, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM, trại thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao tại TPHCM sẽ đi vào hoạt động vào cuối tháng 2, đầu tháng 3-2012 (chậm gần 2 tháng so với kế hoạch trước đây) với 100 con bò sữa và sẽ đạt 180 con trong sau 12 tháng tiếp theo

Toàn bộ số bò sữa này được sẽ được gắn chíp và nuôi theo quy trình công nghệ nuôi và vắt sữa của Israel

Theo ông Amnon Afrat, sau khi trại thực nghiệm này đi vào hoạt động, phía Israel sẽ cử các chuyên gia sang hướng dẫn, đào tạo người nuôi bò sữa tại TPHCM tiếp cận với công nghệ của Israel

Phía Israel cũng không giấu tham vọng là trại thực nghiệm nuôi bò sữa sẽ sớm trở thành trung tâm đào tạo công nghệ nuôi bò sữa tiên tiến của Israel cho các nước trong khu vực như đã đề cập ở trên

Ngoài ra, phía Israel sẽ còn hỗ trợ phía ngành nông nghiệp thành phố phát triển nông nghiệp công nghệ cao như lai tạo con giống, cây giống bắng cách cấp một phần kinh phí cho sinh viên Việt Nam sang học tập nông nghiệp tại Israel

Trại thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao TPHCM là kết quả của thỏa thuận giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM và Trung tâm Hợp tác quốc tế (MASHAV - Bộ Ngoại giao Israel) vào đầu tháng 11-2007

Dự án này hoàn thành sau hơn 4 năm bắt tay vào thực hiện. Hiện 90% tiến độ dự án đã xong và dự kiến bắt đầu hoạt động vào cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm nay
 
Last edited:
Doanh nghiệp Israel tìm đối tác

Công ty Dorot Management Control Valves Ltd. của Israel vừa tiếp xúc với Thương vụ bày tỏ mong muốn được hợp tác với các đối tác Việt nam để sản xuất các sản phẩm của Dorot tại Việt nam nhằm cung cấp cho thị trường khu vực Đông Nam Á , châu Á và các thị trường khác

Dorot được thành lập từ năm 1946 là một trong những công ty hàng đầu chuyên sản xuất, phát triển và cung cấp cho thị trường Israel và thế giới đa dạng các loại van tự động , van giảm áp lực , van khí , van thủy lực , đồng hồ do nước v.v, phục vụ cho các ngành thủy lợi , tưới tiêu , phòng cháy chữa cháy , mỏ và dầu khí . Các van được chế tạo từ kim loại, nhựa cứng hoặc sợi tổng hợp (polyester) với độ tinh xảo cao và chất lượng siêu bền

Dorot cho biết công ty sẵn sàng đầu tư công nghệ , kỹ thuật và cả tài chính vào Việt nam để phát triển sản xuất . Mạng lưới tiêu thụ của Dorot cũng đã có sẵn

Các đơn vị trong nước quan tâm, đề nghị liên hệ với Thương vụ Việt nam tại Israel hoặc liên hệ hệ trực tiếp với công ty Dorot theo địa chỉ sau để biết thêm chi tiết

Dorot Management Control Valves Ltd

Kibbutz Dorot Mobile Post , Hof Ashkelon 79175, Israel

Tel : 00 972 8 6808700 , Fax : 00 972 8 6808705

Email : itain@dorot.com

Giam đốc điều hành : Ông Itai Noach
 
Last edited:
Việt Nam gửi 1.000 nông gia sang Israel học tập kinh nghiệm

Ủy ban liên bộ gồm các Bộ Nông nghiệp, Tài Chính, Nội vụ, và Ngoại vụ Israel vừa loan báo số nông gia Việt Nam sang Israel tham dự chương trình đào tạo nông nghiệp trong mùa hè năm nay sẽ tăng gấp 3 lần

Dự án này nằm trong khuôn khổ một kế hoạch lớn hơn do Tổng thống Israel dẫn đầu nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế với Việt Nam

Theo đó, các nông gia của Việt Nam cùng với các nông gia từ các nước láng giềng ở Châu Á như Campuchia và Miến Điện sẽ được đưa sang Israel tham gia khóa đào tạo phối hợp vừa học vừa làm trong 11 tháng

Các học viên tự chi trả chi phí vé máy bay, nhưng trong thời gian học tập tại Israel, các học viên sẽ được trả một mức lương tối thiểu hằng tháng

Ngoài các lợi ích về hợp tác kinh tế, phía Israel bày tỏ tin tưởng rằng chương trình này sẽ giúp tăng cường bang giao hai nước

Sau khi tốt nghiệp về nước, hàng ngàn học viên Việt Nam được Israel tập huấn sẽ là những đại sứ đại diện cho thiện chí và các kỹ thuật tiên tiến mà Israel muốn chia sẻ với Việt Nam
 
Last edited:
Israel muốn hợp tác nông nghiệp với các tỉnh thành phía Nam

– Trong một thông cáo báo chí gần đây, Phòng Kinh tế - Thương mại của Đại sứ quán Israel cho biết mục tiêu trong năm nay của họ là đẩy mạnh sự hợp tác ở các tỉnh thành phía Nam

Chuyến thăm TPHCM và Đắc Lắc hồi cuối tuần rồi của tiến sĩ Yoram Kapulnik - Giám đốc Viện nghiên cứu nông nghiệp Israel (Vocalni Center) - không nằm ngoài định hướng này. TBKTSG Online đã trao đổi với ông về một số vấn đề quanh sự hợp tác này

16255_israel_prof_yoram_kapulnik.jpg

Tiến sĩ Yoram Kapulnik nói về khả năng đáp ứng nhu cầu của Việt Nam về công nghệ cao áp dụng trong nông nghiệp

Thế mạnh của Israel là các bí quyết (know-how) công nghệ cao. Phải chăng chính vì không được thiên nhiên ưu đãi mà Israel phải tự cứu mình bằng giải pháp công nghệ ?

- Tiến sĩ Kapulnik: Đúng vậy, Israel thiếu thốn mọi thứ. Chúng tôi thiếu đất, thiếu nước và thiếu cả nhân lực. Do đó phải mày mò nghiên cứu để đáp ứng được nhu cầu của mọi người, nhưng rồi lại phát sinh một vấn đề

Đó là thị trường trong nước quá nhỏ trong khi chi phí nghiên cứu và ứng dụng lại cao, cho nên phải tính đến chuyện xuất khẩu công nghệ… Điều này lý giải tại sao trong suốt quá trình nghiên cứu, chúng tôi luôn phải nhắm đến việc đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng

Nhà nước Israel và những chính sách được ban hành đóng vai trò thế nào đối với việc nghiên cứu công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp ?

- Không chỉ góp phần tài trợ trong giai đoạn nghiên cứu, Chính phủ còn giúp chúng tôi đưa những thành quả nghiên cứ đến với nông dân thông qua các trại thực nghiệm. Ở đó chúng tôi tiến hành các thí nghiệm, sau đó mời nông dân đến tham quan và trao đổi, góp ý… giống như mô hình trại bò sữa năng suất cao mà Israel đã giúp TPHCM xây dựng. Ở mỗi khâu đều có các chuyên viên đảm trách việc hướng dẫn, giải thích mọi thắc mắc...

Ngoài bò sữa Israel còn mạnh về những lĩnh vực gì trong nông nghiệp, đặc biệt là những cái mà Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng đang cần ?

- Israel đã giúp TPHCM phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao từ 10 năm nay. Bản thân thành phố phải biết lựa chọn công nghệ nào phù hợp tùy theo điều kiện của mình. Về phía Israel, chúng tôi cũng ý thức tìm kiếm những gì thích hợp cho các bạn…

Không chỉ lai tạo giống bò sữa và cây trồng (khoai tây, cà chua…), Israel còn rất mạn về công nghệ xử lý và tái tạo nước – từ nước bình thường cho đến nước thải, nước mặn. Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, chúng tôi không có nhiều kinh nghiệm về cá nước ngọt nhưng cá nước lợ thì được…

Ở “bò sữa công nghệ cao”, do thiếu kinh phí nên người ta đã thay thế bò Israel nhập khẩu bằng bò địa phương. Liệu những con bò này có thể cho năng suất gấp 3-4 lần như phía Israel đã hứa hẹn ? Cũng có thể đặt câu hỏi: điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và cung cách quản lý của Israel và Việt Nam khác nhau như vậy thì liệu những công nghệ cho kết quả tốt ở Israel có thành công ở đây ?

- Tôi chỉ mới qua đây có một hai ngày nên chưa đến thăm dự án này, tuy nhiên điều quan trọng là hai bên phải tuân thủ cam kết ban đầu. Tuy nhiên, những thay đổi so với thiết kế ban đầu để phù hợp với điều kiện địa phương là không thể tránh khỏi, thậm chí là rất cần thiết

Thế mạnh của Việt Nam là trồng lúa nước, điều mà Israel không có nhiều kinh nghiệm. Ngoài lĩnh vực này ra thì những lĩnh vực nông nghiệp nào Israel và Việt Nam có thể mở rộng hợp tác ?

- Chúng tôi có thể giúp các bạn nghiên cứu công nghệ sau thu hoạch và phục vụ sản phẩm xuất khẩu. Nói đến sau thu hoạch cần phải hiểu là bao hàm cả những việc cần phải chuẩn bị từ trước khi gặt hái, như vậy thì kết quả mới như ý muốn…

Trong chuyến đi này tôi sẽ làm việc với Công ty Trung Nguyên, Đại học Mở TPHCM và Viện Nghiên cứu nông nghiệp phía Nam để tính toán xem làm thế nào để lồng ghép công nghệ cao của Israel vào các chương trình mà những cơ quan này đang tiến hành. Ngoài ra cũng sẽ trao đổi về vai trò cầu nối của Đại sứ quán tại Hà Nội


Kinh Luân
 
Last edited:
Nhà máy khử mặn lớn nhất Hoa Kỳ sử dụng công nghệ Israel
Israel NewTech cho biết Công nghệ khử mặn IDE sẽ đóng góp vào chương trình xây dựng và bảo trì nhà máy khử mặn lớn nhất Hoa Kỳ, với công nghệ thẩm thấu ngược. Tổng giá trị hợp đồng là 650 triệu Đô la Mỹ

Theo tạp chí Globes, IDE đã kí một hợp đồng trị giá 150 triệu đô la với một trong những tập đoàn khử mặn lớn nhất Hoa Kỳ để thiết lập và cung cấp thiết bị cho nhà máy dự kiến được xây dựng gần trạm điện Encina ở Carlsabad, thuộc địa phận San Diego, bang California

Reuters ước tính nhà máy sẽ là một dự án ngân sách khoảng gần 1 tỉ Đô la và tuyên bố rằng mục đích dự án là nhằm hỗ giảm bớt tình trạng thiếu nước ở khu vực

Nhà máy dự kiến sẽ được bắt đầu hoạt động vào năm 2016 và sẽ sản xuất ra 54 triệu gallon (tương đương 204,412 mét khối) nước uống mỗi ngày, và sẽ là nhà máy khử mặn lớn nhất Hoa Kỳ. theo nguồn tin từ IDE

Công ty cũng đạt được một thỏa thuận hoạt động và bảo trì với Poseidon Resources, trong thời gian 30 năm, và cho biết đã chắc chắn 922 triệu Đô la tài trợ cho dự án. Poseidon Resources, một công ty con của Poseidon Water, cho biết nước đã qua xử lý sẽ được đưa vào hệ thống xử lý nước ở San Diego

Nhà máy sẽ sử dụng công nghệ thẩm thấu ngược của IDE, hứa hẹn sẽ tiêu tốn ít năng lượng hơn cũng như thân thiện hơn với môi trường so với các hệ thống nhiệt. Đây là một phần của kế hoạch nhằm đạt mục tiêu tới năm 2020, 7% lượng nước trong khu vực là từ nguồn nước biển đã qua khử mặn

Avshalom Felber (theo Waterworld), Giám đốc điều hành của Công ty IDE cho biết: “Dự án khử mặn Carlsbad là một mốc quan trọng đối với chúng tôi, ở California và Hoa Kỳ nói chung, và cũng tin tưởng rằng nó sẽ là nền móng cho ngành công nghiệp khử mặn ở Hoa Kỳ. WaterWorld. “Trong nhiều thập niên, chúng tôi đã hoàn thành suất sắc một số dự án ở khắp nơi trên thế giới, và chúng tôi rất vui mừng được đóng góp vào dự án xây dựng nhà máy khử mặn lớn nhất Hoa Kỳ”

Waterworld cũng dẫn lời ông Mark Lambert, Giám đốc điều hành (CEO) của IDE Americas, “Quan điểm của chúng tôi dự án Carlsbad mà chúng tôi sắp khởi công sẽ đẩy nhanh quá trình khử mặn ở Bắc Mỹ giúp khách hàng tiềm năn, cả khối nhà nước và tư nhân, hiểu hơn về cách chuyển giao mang tính sáng tạo, tài chính sáng tạo và quá trình đổi mới công nghệ thiết kế cho phép sự ra đời của những dự án tương tự

Phong trào ở Hoa Kì hướng đến công nghệ khử mặn còn thời gian dài trước mắt và chúng tôi đã sẵn sàng là người tiên phong.” IDE cũng đang giúp xây dựng những nhà máy lọc thẩm thấu ngược lớn nhất thế giới ở Israel. Công ty được đồng sở hữu bời hai tập đoàn Israel là Delek Group và Israel Chemicals
 
Last edited:
Israel đứng đầu danh sách xếp hạng R&D của Bloomberg

bloomberg-logo_jpg-568x133_zpsc6d44043.jpg

Israel – một trong những quốc gia sáng tạo hàng đầu thế giới

Bảng xếp hạng Bloomberg bao gồm hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trong phạm vi nghiên cứu về mức độ đầu tư cho việc đổi mới công nghệ. Mức độ đổi mới ở mỗi quốc gia được đánh giá dựa trên 7 yếu tố dưới đây. Israel dẫn đầu bảng xếp hạng thế giới ở hạng mục trình độ Nghiên cứu và Phát triển (R&D) !

Tuy nhiên, do số liệu không đầy đủ ở hai trong số 7 mục, Israel chỉ đứng thứ 32 về tổng thể. Dưới đây là vị trí của Israel tại các hạng mục

Trình độ R&D (đóng góp của Nghiên cứu và Phát triển vào tổng sản phẩm quốc nội): 1

Hiệu quả của giáo dục (Tỉ lệ nhập học tại mọi môn học của học sinh sau trung học cơ sở; tỷ lệ tốt nghiệp đại học của sinh viên chuyên ngành khoa học, kĩ sư, sản xuất và xây dựng; đóng góp của số lượng sinh viên tốt nghiệp hàng năm và tổng số lượng người có bằng tốt nghiệp của nhân vào lực lượng lao động): 7

Trình độ công nghệ cao (số lượng các công ty trong lĩnh vực công nghệ cao, như vũ trụ và quốc phòng, công nghệ sinh học, phần cứng, phần mềm, vật liệu bán dẫn, Internet phần mềm và dịch vụ, năng lượng tái tạo… ): 7

Năng suất (GDP bình quân trên đầu lao động, theo từng giờ lao động): 24

Hoạt động sáng chế (số lượng bằng sáng chế của cư dân thường trú trên 1 triệu người và với 1 triệu đô la dành cho R&D): 41

Mức độ tập trung số lượng nhà nghiên cứu (Số lượng nhà nghiên cứu R&D trên 1 triệu người): Không có thông tin

Năng lực sản xuất (Đóng góp của giá trị gia tăng trong sản xuất vào GDP; sản phẩm với chất lượng R&D cao, dược phẩm vi tính, máy móc sử dụng trong khoa học và thực tiến. vào tổng kim ngạch xuất khẩu): Không có thông tin
 
Last edited:
Israel chào nhiều giải pháp IT cho Việt Nam

israel_13102760.jpg

Israel có thế mạnh ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp

Việc nhiều người đang chuyển sang 4G và sớm chuyển sang dịch vụ 5G đòi hỏi các giải pháp hạ tầng và dịch vụ

Dân số Việt Nam ngày một lớn, trên 94 triệu người. Ông Yaniv Tessel, Tham tán Thương mại, Đại sứ quán Israel tại Việt Nam, tại Hội thảo “Công nghệ Thông tin và Truyền thông - lĩnh vực tiên phong của Israel” hôm 11.10, cho rằng, việc nhiều người đang chuyển sang 4G và sớm chuyển sang dịch vụ 5G đang đòi hỏi các giải pháp hạ tầng và dịch vụ

Dù vậy, hoạt động chuyển giao công nghệ của Israel vào Việt Nam thời gian qua liên tục được đẩy mạnh cùng hợp tác trong lĩnh vực an toàn thông tin, an ninh mạng giữa doanh nghiệp hai nước. Đến nay, khoảng 80% doanh số các giải pháp cung cấp tại thị trường Việt Nam xuất phát từ các doanh nghiệp Israel

Ông Yaniv Tessel cho rằng thị trường Việt Nam đang “khát” những giải pháp mới trong bối cảnh ngày một nhiều công ty trên thế giới tới Việt Nam để giới thiệu và cung cấp các giải pháp kết nối xe hơi, kết nối thành phố…

Một số công nghệ thông tin và dịch vụ được giới thiệu ở Việt Nam rất hiện đại. Nhưng theo quan sát của ông Yaniv Tessel “giá thành chắc chắn không rẻ” và “đòi hỏi khoản đầu tư lớn”. Trong khi đó, Việt Nam không có nhiều công ty sẵn sàng chi trả khoản tiền này

Ngày một nhiều công ty trên thế giới đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội kinh doanh. “Tôi nghĩ rằng cạnh tranh đang rất khốc liệt” ông Yanivi Tessel nhận xét. Theo ông, việc hầu hết các doanh nghiệp của Israel tại Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, khiến các doanh nghiệp này gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh với doanh nghiệp các nước khác trên thị trường Việt Nam

“Israel có những giải pháp tốt trong lĩnh vực kết nối. Tôi nghĩ rằng doanh nghiệp hai nước có thể hợp tác phát triển mạng lưới và hạ tầng, dịch vụ giá trị gia tăng, quản lý thành phố thông minh và tòa nhà thông minh, tối ưu hóa truyền tải video, quản lý và giám sát video, quản lý dữ liệu lớn, công nghệ IoT, dịch vụ di dộng, an ninh mạng di động…”, ông Yaniv Tessel nói

Dịp này, Israel cử một phái đoàn gồm 12 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền thông và viễn thông, cùng các chuyên gia đến từ Viện Xuất khẩu và Hợp tác quốc tế Israel sang Việt Nam nhằm chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và giới thiệu giải pháp của Israel với đối tác Việt Nam trong lĩnh vực ICT, vốn là thế mạnh của quốc gia Trung Đông này. Đây cũng là cơ hội để đẩy mạnh quan hệ hợp tác thương mại và kinh tế giữa Israel và Việt Nam, từ đó mở ra nhiều cơ hội hợp tác, chuyển giao công nghệ giữa hai quốc gia

viet-nam-israel_131029141.jpg

Israel có hàng loạt các giải pháp hàng đầu về ICT và thành phố thông minh, đặc biệt là về IoT, dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI), kiểm soát thông tin và truyền tải dữ liệu… có thể hỗ trợ cho Việt Nam thông qua chuyển giao công nghệ

Trong kỷ nguyên số, công nghệ thông tin đang trở thành một chỉ số về sức mạnh. Để có thể phát triển và bảo vệ tối ưu môi trường không gian mạng, cần liên tục dự đoán được xu thế phát triển về công nghệ bao gồm điện toán đám mây, công nghệ ảo hóa, trí tuệ nhân tạo, nhận dạng sinh trắc học, mạng Internet kết nối vạn vật...

Theo ông Yaniv Tessel, tại Israel đã xây dựng được một hệ sinh thái về công nghệ thông tin rất độc đáo, với sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ và sự kết nối giữa các doanh nghiệp. Nhờ vậy, riêng lĩnh vực an ninh mạng của Israel đã chiếm khoảng 20% tổng đầu tư toàn cầu vào lĩnh vực này

Phó Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam, ông Vũ Thế Bình, cho biết, hiện Việt Nam có 54,2% dân số sử dụng Internet. Tuy nhiên, sự bão hòa trong lĩnh vực này đang đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải liên tục đổi mới, gia tăng giá trị sản phẩm, dịch vụ

Hải Vân
 
Last edited:
Top