What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Cá lớn nuôi cá bé

LOBBY.VN

Administrator
Tăng tốc khởi nghiệp
Hợp tác giữa doanh nghiệp và StartUp

- Gần đây, khi khởi nghiệp ngày càng được sự quan tâm của cộng đồng và Nhà nước, chúng ta bắt đầu nghe nhiều về chuyện doanh nghiệp cùng chung tay hỗ trợ khởi nghiệp, ví như các chương trình khởi nghiệp cùng Fbstart từ Facebook hay như Lotte, AIA hỗ trợ văn phòng khởi nghiệp…

Tuy nhiên, dường như tất cả chỉ dừng ở mức hỗ trợ chứ chưa có những hình thức hợp tác chiến lược, hai bên cùng có lợi, từ doanh nghiệp với các công ty khởi nghiệp – startups. Trong bối cảnh như vậy, các bài học hợp tác thông qua mô hình trung tâm tăng tốc khởi nghiệp (Business Accelerator – BA) từ thế giới có thể sẽ là một gợi ý hữu ích cho các Việt Nam

Vì sao các công ty lớn xây dựng chương trình cho startups ?

Trong một khóa học Đổi mới sáng tạo do Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) phối hợp cùng Đại sứ quán Israel tại Việt Nam tổ chức gần đây, ông Amir Gelman, một chuyên gia từ The Junction – một BA nổi tiếng tại Israel - chia sẻ hiện nay trên thế giới có khoảng 200 tập đoàn lớn đã bắt đầu xây dựng BA để hỗ trợ các startups

Trong số các doanh nghiệp lớn tham gia chương trình này, ngoài những tên tuổi lớn về công nghệ như Microsoft, Samsung, IBM…, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy trong danh sách này còn có cả những tên tuổi tưởng chừng như chẳng mấy liên quan đến hoạt động khởi nghiệp như CocaCola, Unilever

BA sẽ tuyển chọn các startups phù hợp với tiêu chí do công ty mình đưa ra và cung cấp một chương trình hỗ trợ kéo dài 3-6 tháng, cơ bản gồm đào tạo, tư vấn, kết nối nhằm mục đích giúp các startups tăng tốc, phát triển nhanh nhất có thể. Và chương trình sẽ kết thúc bằng một buổi thuyết trình, thường gọi là Demo Day, để các startups trình bày ý tưởng của mình trước các nhà đầu tư nhằm kêu gọi vốn

Lấy ví dụ như trường hợp của Microsoft, theo ông Amir, BA của công ty này tuyển các startups hoạt động trong lĩnh vực điện toán đám mây (cloud), internet hoặc ứng dụng di động - những lĩnh vực mà Microsoft có thế mạnh và quan tâm phát triển. Điều đặc biệt, Microsoft chỉ hỗ trợ hoàn toàn mà không yêu cầu quyền đầu tư hoặc sở hữu bất cứ tỷ lệ cổ phần nào trong các startups đó

Chính điều này giúp BA của Microsoft có thể thu hút những startups giỏi nhất tham gia vào chương trình, Amir giải thích. Việc Micorsoft sở hữu cổ phần trong các startups dễ làm cho các công ty khởi nghiệp có cảm tưởng như mình chịu sự chi phối của gã khổng lồ công nghệ này và từ đó, có thể ảnh hưởng đến việc gọi vốn đầu tư của các startups về sau, ông Amir phân tích thêm

Dĩ nhiên, đổi lại, Microsoft vẫn có được nhiều lợi ích từ chương trình BA và không phải ngẫu nhiên mà hiện nay Micorsoft đã có 7 BA trên toàn thế giới để hỗ trợ khởi nghiệp. Qua các startups, Microsoft xây dựng cho mình một hình ảnh gần gũi trong giới khởi nghiệp; cập nhật và nắm được nắm được xu hướng phát triển của thị trường. Trong thời đại công nghệ ngày nay, đây là một yếu tố rất quan trọng

Nói rộng ra, theo Amir, việc xây dựng BA hay những chương trình tương tự khác hỗ trợ startups sẽ giúp các doanh nghiệp lớn đạt được năm lợi ích cơ bản sau

i. Giúp doanh nghiệp nắm được sự chuyển biến trong thị trường và duy trì tính cạnh tranh

ii. xây dựng hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp

iii. Xác định được nỗi đau của khách hàng (customer pains): thường các startups năng động hơn và làm tốt điều này hơn các doanh nghiệp lớn, vốn dễ giảm/mất đi tính linh hoạt do tổ chức ngày càng cồng kềnh

iv. Làm mới tinh thần doanh nhân cho nhân viên: khi các nhân viên và cấp quản lý của doanh nghiệp làm việc cùng startups, họ được tiếp xúc với một văn hóa khởi nghiệp đầy đam mê, khám phá những phương pháp làm việc mới cũng như bắt đầu sủ dụng những công cụ mới trong công việc hàng ngày của họ

v. Thử nghiệm chính những công nghệ mới từ các startups mà không phải tốn chi phí xây dựng và sử dụng

Để xây dựng một BA thành công, một nguyên tắc quan trọng cần nhớ đó là "luôn vì startup trước, doanh nghiệp sau. Sự thành công của startups sẽ tự động mang lại những lợi cho doanh nghiệp", ông Amir đưa ra lời khuyên

Giải pháp nào cho doanh nghiệp nhỏ ?

Những lợi ích mà một BA mang lại cho doanh nghiệp là điều không phải bàn cãi, thế nhưng không hẳn lúc nào doanh nghiệp cũng có thể xây dựng được một BA cho riêng mình, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ như tại Việt Nam

Để khắc phục tình hướng này, có hai giải pháp mà doanh nghiệp có thể nghĩ đến

Cách thứ nhất, doanh nghiệp có thể tài trợ các BA do các quỹ đầu tư hoặc cơ quan nhà nước lập ra. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tham gia trong vai trò tư vấn và trực tiếp làm việc cùng các startups trong BA. Amir chia sẻ, trung tâm tăng tốc khởi nghiệp The Junction nơi anh làm việc thu hút được sự cộng tác của nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành công nghệ, trong số đó có cả SAP, một công ty lớn có trụ sở ở Đức, chuyên cung cấp phần mềm trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp và quản lý khách hàng

Cách thứ hai, đơn giản hơn là theo dõi thông tin hoạt động từ các BA để biết và tham dự Demo Day, nơi các startups – sau giai đoạn tăng tốc, sẽ trình bày dự án của mình để kêu gọi đầu tư

Hiện, tại Việt Nam, mô hình trung tâm tăng tốc khởi nghiệp chưa nhiều và nổi bật nhất là BA do đề án Vietnam Silicon Valey trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức. Tuy vậy, các ngày Demo Day hay các buổi Pitching (Thuyết trình gọi vốn trước nhà đầu tư) vẫn được tổ chức khá thường xuyên từ các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp như SECO EP, Viet Youth Entrepreneurs, Startup Vietnam Foundation; không gian làm việc chung DreamPlex …

Một phương pháp đánh giá startups

Thường, chúng ta quen nghe rằng khi đánh giá một startup, các nhà đầu tư quan tâm đến các yếu tố rất chung chung như thành viên sáng lập, độ lớn thị trường, giải pháp... Thế nhưng các thông tin như yếu tố nào quan trọng nhất, trọng số đánh giá như thế nào... vẫn chưa được đề cập nhiều

Trong phần chia sẻ của mình, Amir đưa ra một bảng đánh giá đúc kết từ kinh nghiệm của anh ít nhiều làm các học viên ngạc nhiên. Khi đánh giá một startup, vị chuyên gia Israel quan tâm đến 5 yếu tố được đánh giá theo thang điểm 10 và sắp xếp theo tính quan trọng như sau

1. Trực giác về startup. Trọng số: 5

2. Kinh nghiệm và khả năng của các thành viên sáng lập. Trọng số 4

3. Độ lớn thị trường. Trọng số 3

4. Giải pháp/Sản phẩm. Trọng số 2

5. Traction - tạm dịch: Kết quả startup đạt được. Trọng số 1

Các startups có điểm từ 80 trở lên sẽ được chọn. Tuy vậy, theo Amir, vẫn có trường hợp ngoại lệ nếu trực giác mách bảo bạn rằng đây là một đội với các thành viên sáng lập tốt đáng để đầu tư. Từ kinh nghiệm của mình, Amir nhìn nhận việc đánh giá một startup ở giai đoạn ban đầu thiên về nghệ thuật nhiều hơn là khoa học

Xin lưu ý, phương pháp Amir đưa ra chỉ là một gợi ý, nó có thể đúng với người này nhưng chưa hẳn hợp với người khác

Đức Tâm
 
Last edited:
CNTT "Khoảng trống vốn đầu tư"
- Hiện tại, số lượng doanh nghiệp (DN) trong ngành công nghệ thông tin (CNTT) niêm yết chỉ đếm trên đầu ngón tay và gần như chỉ có một DN lớn nhất là Tập đoàn FPT

Thiếu hàng hay thiếu tiền ?

Nói gần như bởi FPT không chỉ có CNTT mà còn có cả viễn thông, bán lẻ, giáo dục… tức là một tập đoàn đa ngành với CNTT là cốt lõi. Thực tế đã từng có những tranh cãi về việc có phải FPT là DN thuộc ngành CNTT hay không, khi phân phối và bán lẻ thiết bị điện tử cũng chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu doanh thu của tập đoàn này. Một dẫn chứng khác cũng rất có sức nặng, đó là trong danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam của Forbes, FPT có 4 lần liên tiếp góp mặt nhưng cũng là công ty CNTT duy nhất

Trên sàn CK, ngoài FPT những người có quan tâm còn biết đến CMG, ITD, HPT… tuy nhiên quy mô của những công ty này vẫn còn cách khá xa so với FPT. Dẫn chứng, kết thúc phiên giao dịch hôm qua 8-6, giá trị vốn hóa của ITD đạt gần 425 tỷ đồng, trong khi vốn hóa của FPT đạt gần 18.700 tỷ đồng, tức gấp 44 lần ITD. CMG có vốn điều lệ (VĐL) cao thứ nhì so với FPT nhưng cũng chỉ hơn 670 tỷ đồng, bằng khoảng 1/7 so với VĐL gần 4.600 tỷ đồng của FPT. Trong khi đó, HPT là CP giao dịch tại UPCoM 6 năm nay và trong khi nhiều CP của sàn này đang dậy sóng, HPT dậm chân tại chỗ với mức giá vỏn vẹn 7.000 đồng/CP, thậm chí trong 5 phiên gần nhất chỉ có 1 phiên CP này có giao dịch

Nguyên nhân vì đâu ? Do dòng tiền chưa tìm đến với CP CNTT (tiền) hay do nguồn cung CP quá ít (hàng) dẫn đến việc nhóm CP này thiếu hấp dẫn ? Có lẽ cần xem xét trường hợp của ITD, CP có khả năng tăng giá tốt và bền bỉ nhất trong 2 năm vừa qua. Chỉ xét riêng từ đầu năm 2016 đến nay, ITD đã tăng giá gần gấp đôi khi từ 1.4 đã tiệm cận mốc 2.8. Không quá khó để lý giải nguyên nhân tăng giá của ITD đó là hoạt động kinh doanh có chiều hướng cải thiện, dẫn đến sự kỳ vọng của thị trường tăng cao

Mới cách đây vài tuần, ITD công bố ký kết hợp đồng EPC có giá trị tạm tính 200 tỷ đồng về thiết kế, cung cấp và lắp đặt thiết bị để triển khai hệ thống thu phí tự động không dừng và kiểm soát tải trọng xe cho Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây nguyên và dự kiến hoàn tất trong năm 2016. Ở đây, cũng cần nhắc đến việc CP ngành CNTT vốn dĩ có tính chất của CP “dot com”, tức thường tăng giá rất mạnh, thậm chí “không đỉnh” do kỳ vọng rất cao. Đó cũng là sức hấp dẫn mang tính chất đặc trưng của CP CNTT. Nói đến đây sẽ thấy rằng, mấu chốt khiến nhóm CP CNTT không tạo ra nhiều sức hút nằm ở sự đơn lẻ, rải rác và khoảng cách quá lớn giữa từng CP, dẫn đến việc thiếu đi dòng tiền đầu tư. Và không phải DN ngành CNTT nào cũng biết cách tạo ra sự khác biệt cho mình

Đổi chiều nhưng không thể nhanh

“Đầu tư tuyển mộ đội ngũ bán hàng có thể giúp công ty bảo hiểm gia tăng doanh thu, đầu tư vào quỹ đất có thể giúp công ty bất động sản có nhiều lợi thế cạnh tranh. Nhưng đầu tư vào công ty CNTT đòi hỏi phải mất nhiều thời gian để có được lợi nhuận, vì đây là khoản đầu tư lâu dài, bắt đầu từ việc đào tạo con người, xây dựng hệ thống, tìm kiếm khách hàng” - ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch HĐQT FPTSoftware, phân tích trong buổi giảng dạy tại Viện Quản trị kinh doanh FSB mới đây. Rõ ràng, đầu tư vào CNTT sẽ rất khó thấy được hiệu quả ngay lập tức. Và dường như, khi nói đến ngành CNTT của Việt Nam nhiều người sẽ nghĩ đến chuyện các DN chủ yếu thực hiện chức năng “gia công”, thay vì những dự án mang tính đột phá

Tuy nhiên, ông Hoàng Nam Tiến đã cực lực phản bác điều này: “Chữ “gia công” có lẽ bắt nguồn từ “outsourcing”, nhưng theo quan điểm của tôi đây là sự phân công lao động mang tính quốc tế”. Chẳng hạn người Nhật Bản vẫn học về CNTT nhưng không học lập trình, tuy nhiên đây lại là đất nước xây dựng rất nhiều sản phẩm CNTT, phần mềm dẫn đến nhu cầu về việc viết các chương trình để chạy sản phẩm rất lớn và đây là cơ hội để Việt Nam tham gia thị trường CNTT Nhật Bản. Hoặc như dịch vụ call center (tổng đài chăm sóc khách hàng), các cuộc gọi cho các hãng của Hoa Kỳ lại chuyển về Ấn Độ hoặc Philippines. Và những dịch vụ này đều nằm trong tầm tay của các DN Việt Nam

Dù không phải là tất cả, nhưng có thể dễ dàng nhận thấy phần lớn các dự án khởi nghiệp (start up) đều thuộc ngành CNTT. Như vậy, muốn phát triển start up cũng cần có một ngành CNTT phát triển và đương nhiên muốn ngành CNTT phát triển sẽ cần vốn đầu tư. CNTT từ chỗ là một ngành nghề, ứng dụng để phục vụ các ngành khác hiện giờ đang có xu hướng trở thành một phương thức sản xuất riêng biệt để tạo ra được giá trị. Như phân tích của ông Hoàng Nam Tiến, khả năng tạo ra lợi nhuận một cách nhanh chóng của CNTT rất khó xảy ra, nên việc kỳ vọng dòng tiền đổ vào ngành này một cách ồ ạt giống như CK, bất động sản không dễ dàng. Và thực tế, cho dù nguồn vốn có sẵn sàng, quy mô của nhiều DN trong ngành chỉ ở mức trung bình trở xuống cũng khó lòng tải hết.
Tuy nhiên, có thể kỳ vọng vào sự khởi sắc mới trên diện rộng như sau: Dòng vốn đầu tư cho start up, đặc biệt trong lĩnh vực CNTT tăng cao có thể tạo ra một thị trường lớn để các NĐT tài chính tham gia. Điều này cũng đồng thời kích thích các hoạt động mua bán cổ phần, M&A để vừa tạo ra lợi nhuận cho NĐT, vừa giúp DN gia tăng nguồn lực cho mình. Mặt khác, chính DN trong ngành cũng phải không ngừng nâng cao vị thế thông qua việc tích cực huy động vốn, sau đó đầu tư cho nguồn lực và cũng có thể tiến hành đầu tư, M&A DN nhỏ hơn. Chính những điều này có thể tạo ra những sự thay da đổi thịt, gia tăng quy mô và tăng tốc. Và chỉ cần những kết quả đầu tiên xuất hiện, chẳng hạn như những dự án start up trong nước thành công, kỳ vọng sẽ tăng cao và dòng vốn tiếp tục đổ vào

Dường như các công ty CNTT trong nước hiện quá thiên về chuyên môn và hài lòng với những gì sẵn có hơn là những tham vọng, ý tưởng táo bạo. Việc trang bị những kỹ năng, hiểu biết về tài chính nhằm gia tăng nguồn lực, nguồn vốn cho mình cũng là một thách thức

Ngọc Trúc
 
Last edited:
Góp vốn bằng uy tín, kiến thức và hoạt động kinh doanh
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói “chưa bao giờ Chính phủ tạo nhiều cơ hội cho khởi nghiệp như lúc này”. Để tận dụng những cơ hội này, chúng ta cần phải tìm hiểu và khai thác triệt để mọi nguồn lực sẵn có để đưa vào sản xuất kinh doanh. Một trong những nguồn lực rất quan trọng tạo vốn trong kinh doanh là uy tín, kiến thức, hoạt động kinh doanh

Ai cũng hiểu, vốn là điều kiện tiên quyết có ý nghĩa quyết định đến quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Để tiến hành bất cứ hoạt động sản xuất, kinh doanh nào từ sản xuất đến cung ứng dịch vụ, doanh nghiệp cũng cần phải có vốn. Về mặt kinh tế, vốn là phương tiện kinh doanh. Về mặt pháp lý, vốn được hiểu là phương tiện đảm bảo cho việc trả nợ

Các hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhau có cách nhìn nhận và quy định khác nhau về tài sản được coi là vốn góp để thành lập doanh nghiệp. Phạm vi rộng, hẹp của những loại tài sản được coi là vốn góp vào thành lập doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh, hạn chế hay thúc đẩy việc khởi nghiệp của cá nhân, đặc biệt là những người trẻ trong xã hội

Chẳng hạn ở Mỹ, tiền, tài sản, sức lao động hoặc kỹ năng có thể được góp vốn vào doanh nghiệp hợp danh. Campuchia thừa nhận tài sản dùng để góp vốn thành lập doanh nghiệp có thể là kiến thức hoặc hoạt động kinh doanh. Trong khi Lào quy định sức lao động hoặc thu nhập hình thành trong tương lai đều được xem là tài sản góp vốn vào doanh nghiệp hợp danh

Để thấy rõ hơn vai trò của nó, chúng ta xem xét ví dụ sau của cá nhân A được đặt trong bối cảnh pháp luật các quốc gia khác nhau. Cá nhân A có “ý tưởng kinh doanh” tốt, mong muốn thành lập doanh nghiệp để khởi nghiệp nhưng anh ta lại không thể xoay sở để có tiền mặt hoặc tài sản dưới dạng vật chất khác. Việt Nam không thừa nhận “ý tưởng kinh doanh” hay “kiến thức về kinh doanh” của A là một loại tài sản góp vốn vào doanh nghiệp. Do đó A không thể trở thành chủ sở hữu của doanh nghiệp để thực hiện những ý tưởng kinh doanh của mình. Tuy nhiên, theo luật của Campuchia thì kiến thức hay ý tưởng kinh doanh được coi là một loại tài sản góp vốn vào doanh nghiệp. Tương tự, Lào xem sức lao động là một loại tài sản góp vốn vào doanh nghiệp. Do vậy, cá nhân A trong bối cảnh pháp luật Lào và Campuchia hoàn toàn có cơ hội thực hiện hoạt động kinh doanh của mình với tư cách là chủ

Việt Nam nên quy định phạm vi tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp ở mức độ rộng hơn, bao gồm cả kiến thức, uy tín và hoạt động kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các cá nhân có thể trực tiếp tham gia thành lập và quản lý doanh nghiệp của mình

Tất nhiên để tạo lập doanh nghiệp ở bất cứ quốc gia nào cũng cần vốn là tiền mặt hoặc tài sản trị giá bằng tiền để chi trả các chi phí liên quan như thuê văn phòng, nhà xưởng, nhân viên... Do vậy, để thành lập doanh nghiệp của mình, A cần thuyết phục thêm một hoặc vài người bạn tham gia thành lập doanh nghiệp. Cách thức mà họ thực hiện tại Campuchia có thể diễn ra như sau: Giả sử A rủ được ba người bạn đồng ý mỗi người bỏ ra 10 triệu riel để góp vốn thực hiện ý tưởng kinh doanh của A. Họ thành lập một doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 30 triệu riel do bốn người cùng sở hữu. Như vậy, mặc dù A không thực sự góp một đồng nào nhưng A vẫn có thể trở thành đồng chủ sở hữu doanh nghiệp này và sẽ là người điều hành trực tiếp thực hiện ý tưởng kinh doanh mà A đã tạo ra. Còn ba người bạn kia họ có thể vẫn thực hiện công việc hàng ngày của họ và được chia lợi nhuận nếu doanh nghiệp kinh doanh có lãi để chia - họ giống như những nhà đầu tư tài chính

Lý thuyết quản trị hiện đại khẳng định rằng trong các nguồn lực mà doanh nghiệp có được, thì con người là nguồn lực quan trọng nhất. Nó quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Một đội ngũ nhân lực với kiến thức và kỹ năng kinh doanh sáng tạo độc đáo luôn là một lợi thế khác biệt không thể chối cãi đối với các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc sử dụng nguồn lực là những ý tưởng sáng tạo, kỹ năng hay kiến thức... còn không bị tốn chi phí khấu hao tài sản. Ngược lại nếu chúng ta sử dụng bằng sáng chế hay bí quyết kỹ thuật thì phải tốn thêm chi phí làm tăng giá thành sản phẩm và giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Việt Nam đã từng quy định thành viên hợp danh góp vốn bằng kiến thức, kỹ năng, uy tín của mình. Sức lao động cũng từng được xem là tài sản góp vốn vào hợp tác xã ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhà làm luật Việt Nam cho rằng sức lao động khó có thể định lượng giá trị nên quy định này đã không còn được duy trì

Có ý kiến cho rằng việc thừa nhận tài sản góp vốn là kiến thức, uy tín hay hoạt động kinh doanh sẽ cổ súy cho “vốn ảo” bởi chúng vô hình và khó đo lường, định giá. Chúng đều gắn với hoạt động của mỗi cá nhân, chỉ có thể đánh giá thông qua kết quả hoạt động kinh doanh của cá nhân. Tuy nhiên, kết quả đó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bản thân người đó, như thái độ, tinh thần, tình trạng sức khỏe, kỹ năng xử lý và đôi khi là cả sự may mắn của cá nhân đó. Như vậy, về khía cạnh pháp lý sẽ không đảm bảo được khả năng trả nợ. Nghĩa là người ta chưa kinh doanh thì đã sợ họ đi lừa. Chúng ta chỉ chú ý đến sự an toàn của con nợ, mà không chú ý đến tính sinh lời đẻ lãi của vốn để trả nợ !

Ở hầu hết các nước, họ cũng chỉ cho phép góp vốn bằng kiến thức, uy tín hay hoạt động kinh doanh thông qua hình thức hợp danh, tức thành viên góp loại vốn này sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, giá trị của vốn góp bằng kiến thức hay uy tín sẽ do các thành viên tự ấn định ghi vào điều lệ doanh nghiệp để phân chia lợi nhuận mà không được ghi vào bảng cân đối kế toán để quy thành giá trị dùng để thanh toán nợ của doanh nghiệp. Điều này đảm bảo rằng, số vốn mà doanh nghiệp khai báo, đăng ký là số tài sản định giá được. Và vì vậy vốn đó là “vốn thực” như những doanh nghiệp khác

Việc không thừa nhận kiến thức, uy tín và hoạt động kinh doanh ở Việt Nam hiện nay là tài sản góp vốn vào doanh nghiệp đã làm cho phạm vi tài sản góp vốn vào doanh nghiệp bị thu hẹp so với các nước. Điều này có thể “để người dân đứng bên lề sự phát triển đất nước” và không phù hợp với tinh thần “hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp” mà Chính phủ đang thực hiện. Mặt khác, quy định này sẽ làm hạn chế quyền tự do kinh doanh của công dân, không khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi lẽ, chỉ khi tham gia vào sản xuất kinh doanh với tư cách làm chủ thì họ mới nỗ lực hết mình và phát huy hết khả năng sáng tạo. Như một người bạn của tôi nói: “Sẽ thật sự không công bằng với những người ham thích kinh doanh và có thể kinh doanh tốt từ hai bàn tay trắng nhưng sở hữu khối óc thông minh và đầy mẫn cán”

Do vậy, Việt Nam nên quy định phạm vi tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp ở mức độ rộng hơn, bao gồm cả kiến thức, uy tín và hoạt động kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các cá nhân có thể trực tiếp tham gia thành lập và quản lý doanh nghiệp của mình, giải phóng triệt để nguồn lực sản xuất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước

Thạc sĩ Đào Thị Thu Hằng
 
Khởi nghiệp sáng tạo ở cấp tập đoàn được không ?
- Việt Nam có rất nhiều tập đoàn muốn đổi mới, dịch chuyển số hóa. Họ đầu tư cho các sản phẩm mới, thành lập các dự án đặc biệt, nhưng rào cản nào đang níu giữ họ ?
Công ty, tập đoàn càng lớn, càng có nhiều nguồn lực nhưng đổi mới sáng tạo không chỉ cần có nguồn lực. Điều gì sẽ giúp các tập đoàn “startup", dịch chuyển số hóa (digital transformation) thành công? Liệu có phương pháp nào gia tăng hiệu quả đổi mới cho các tập đoàn lớn, vốn có quá nhiều giấy tờ thủ tục và bị ràng buộc bởi nhiều quy định nội bộ

Ít có công ty Việt Nam lớn hơn giá trị 21 tỉ USD của Cisco, một tập đoàn công nghệ khổng lồ. Khi phát triển sản phẩm mới, Cisco sẽ đầu tư nhiều tiền và nguồn lực hơn những công ty khởi nghiệp (startup) thông thường. Tuy nhiên, họ cũng có rất nhiều quy trình nội bộ. Các cuộc họp nội bộ và tranh luận qua lại gần như giết chết các ý tưởng ban đầu. Sản phẩm sẽ đáp ứng vô số mong đợi của các chủ tịch và phó chủ tịch trong các cuộc họp

Cisco đã sử dụng cùng một phương pháp suốt hai mươi năm qua để tự mình đổi mới sáng tạo, phát triển sản phẩm mới và thay đổi ngành công nghiệp mà họ đang dẫn đầu

Spin-in và thành công của Cisco

Trong vòng 20 năm qua, John Chambers - CEO của Cisco đầu tư cho cùng một nhóm gồm có 4 người được gọi là MPLS. Tổng cộng họ đã đầu tư vào nhóm này 3 lần và mua lại 3 công ty với số tiền lần lượt là 750 triệu USD cho công ty Andiamo Systems, 678 triệu mua lại Nuova Systems và 863 triệu mua lại Insieme

Đây được gọi là Chiến lược Spin-in giúp Cisco vượt qua sức ì của tập đoàn lớn

Họ đầu tư một công ty mới, tập trung vào nghiên cứu và phát triển (R&D) thay vì giữ họ trong nội bộ của mình. Họ sẽ gửi một nhóm nhân viên của mình thử nghiệm xây dựng sản phẩm mới và sau đó mua lại công ty với giá hấp dẫn

Chiến lược này đã mang lại cho Cisco sự nhanh nhẹn của startup, vốn thường thiếu trong các tập đoàn khổng lồ. Cisco đầu tư 135 triệu USD cho công ty Insieme. Sau đó 21 tháng, Cisco mua lại công ty vào ngày ra mắt sản phẩm mới với giá 863 triệu usd. Chỉ trong vòng 21 tháng mang lại cho Cisco một sản phẩm cách mạng, đó chính là điều mà họ mong đợi

Fintech: chuyển dịch số mạnh mẽ tại Việt Nam

Tại Việt Nam, một trong xu hướng dịch chuyển sang digital mạnh mẽ hiện nay là tài chính (fintech). Hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam chú trọng phát triển ngân hàng điện tử (digital banking)

Điều này hoàn toàn dễ lý giải với số liệu từ báo cáo Gartner CIO Agenda Report 2016 thống kê từ 2944 CIO từ 84 quốc gia, đại diện cho 11 nghìn tỉ USD doanh thu và chi hơn 250 tỉ USD cho biết dự kiến doanh thu từ digital sẽ tăng từ 16% lên 37% trong vòng 5 năm

Thông thường, ngân hàng sẽ tổ chức dự án ngân hàng kỹ thuật số (digital banking) huy động từ nội bộ có nhiều bộ phận tham gia hoặc tạo ra một bộ phận mới riêng biệt. Cả hai cách này đều không giúp bộ phận digital banking thoát ra khỏi các quy trình, cơ chế truyền thống rườm rà. Một doanh nghiệp nhỏ có thể tăng ngân sách quảng cáo từ 10 triệu lên 200 triệu chỉ trong một ngày nếu họ thấy hiệu quả. Với các ngân hàng, quy trình nội bộ có thể mất vài tuần đến vài tháng để xét duyệt

Johan Bosini, Venture Partner tại quỹ đầu tư Quona Capital cho rằng các ngân hàng có tiền, có thương hiệu, có nhiều chi nhánh nhưng họ thiếu một điều quan trọng để tạo nên sự thay đổi: một môi trường chấp nhận sự thay đổi

Chiến lược spin-in sẽ là một cách làm mới. Lấy ví dụ tại Việt Nam, Timo là một ví dụ khi tạo lập môi trường startup bên ngoài ngân hàng VPBank. Bản chất của startup mới này tập trung vào quy trình tạo ra giá trị mới tại phân khúc mà doanh nghiệp đang kinh doanh, với cách quản lý thoáng hơn

Môi trường spin-in thay đổi nhanh chóng, đồng thời việc liên doanh và rót vốn từ tập đoàn sẽ mang lại lợi thế khi được chia sẻ nguồn lực, quản lý cấp cao, cơ sở hạ tầng, phần mềm và những nhân sự có kỹ năng tốt. Hai thế mạnh vốn rất khác nhau cùng tồn tại trong một mô hình

Theo đó, khi muốn dịch chuyển sang số hóa (digital transformation) hoặc tạo ra sáng tạo đột phá tại các tập đoàn lớn, spin-in sẽ là một chiến lược để doanh nghiệp cân nhắc chọn lựa. Muốn đạt được kết quả khác đi, chúng ta phải làm khác. Không thể dùng cách cũ để đạt được kết quả mới

Vũ Văn Hiến

 
Last edited:
Tái khởi nghiệp doanh nghiệp
- Trong quá trình hoạt động, nếu không tự lột xác để phát triển, hoạt động của một doanh nghiệp rất có thể sẽ thoái trào và doanh nghiệp đó chết đi. Trên thế giới, hiện tượng này rất bình thường, nhất là khi khách hàng thay đổi, công nghệ thay đổi, mô hình kinh doanh thay đổi
a0c82_saigoncoop.jpg

Tái khởi nghiệp doanh nghiệp được hiểu là doanh nghiệp lột xác, đổi mới sáng tạo và phát triển mô hình kinh doanh, cơ cấu tổ chức, quy trình hoạt động nhằm tạo ra những giá trị mới, đáp ứng đòi hỏi của khách hàng về trải nghiệm những dịch vụ mới, giá trị mới từ phía doanh nghiệp. Sử dụng từ “khởi nghiệp” (trong “tái khởi nghiệp”) là bởi vì không ai khác ngoài người sáng lập - CEO của doanh nghiệp có khả năng làm việc này. Tái khởi nghiệp, một lần nữa, yêu cầu doanh nghiệp ở trong tâm thế đột phá, sáng tạo. Trong quá trình đó, người CEO một lần nữa lặp lại những ngày tháng khởi sự doanh nghiệp, đôi khi từ số 0, như trong quá khứ

Có thể thấy yêu cầu tái khởi nghiệp doanh nghiệp đang “nóng” tại Việt Nam. Người ta có thể hỏi rằng liệu Vietnam Airlines cần tái khởi nghiệp như thế nào để cạnh tranh thành công với Vietjet Air ? Các doanh nghiệp taxi như Mai Linh, Vinasun có tái khởi nghiệp để cạnh tranh với Grab và Uber ? Co.opmart có tái khởi nghiệp để cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài ? Các doanh nghiệp du lịch liệu có tái khởi nghiệp được với mô hình Agoda trên thế giới?... Có thể thấy bài toán tái khởi nghiệp doanh nghiệp đang là thách thức đối với tất cả những người lãnh đạo các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế tại Việt Nam. Các doanh nghiệp cần nhanh chóng tái khởi nghiệp vì đây là con đường đổi mới sáng tạo để vượt qua chính mình, nhằm đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng cũng như những thay đổi chóng mặt về công nghệ ở hiện tại và cả tương lai

Năm ngoái, nhiều hoạt động thúc đẩy Chương trình quốc gia khởi nghiệp nhằm vào việc xây dựng những doanh nghiệp khởi nghiệp có khả năng sáng tạo những giá trị đột phá và kỳ vọng họ phát triển thành những công ty lớn, nhưng chúng ta dường như bỏ quên vai trò của các tập đoàn lớn trong nền kinh tế. Các tập đoàn này đang sở hữu một nguồn nhân lực, vật lực cũng như bề dày kinh nghiệm vô cùng lớn. Bởi vậy, trong câu chuyện quốc gia khởi nghiệp, tái khởi nghiệp các doanh nghiệp lớn là một mảng quan trọng

Các doanh nghiệp lớn có thể tham gia vào tái khởi nghiệp dưới một số hình thức

Đầu tư và hỗ trợ các startup nhỏ phát triển sản phẩm. Thông qua cách này, các startup sẽ giảm bớt rủi ro

Cam kết sử dụng sản phẩm, dịch vụ, tạo đầu ra bền vững cho startup như một hình thức đầu tư gián tiếp cho startup.

Tự bỏ vốn và khởi động dự án khởi nghiệp của doanh nghiệp mình (chẳng hạn như Mai Linh có thể đầu tư một doanh nghiệp công nghệ cạnh tranh trực tiếp với Grab và Uber).

Hoàn toàn đổi mới sáng tạo và tự biến doanh nghiệp của mình thành một thực thể khác hẳn với hiện tại. Đây là tái khởi nghiệp ở mức độ cao nhất.

Và để phong trào quốc gia khởi nghiệp được thành công, tái khởi nghiệp doanh nghiệp cần được quan tâm bởi các lý do sau:

(1) Tìm hiểu thị trường: Muốn thành công, startup cần phải nghiên cứu thị trường và ngành kinh doanh: những thông tin về đối thủ cạnh tranh, chiến lược của họ trong quá khứ; những trường hợp thành công và thất bại... Điều này sẽ cho startup cái nhìn tổng quát về thị trường, từ đó định hướng chiến lược. Cần biết có những “bài học thất bại vô giá” trong quá khứ. Các nguồn tri thức này sẽ giúp startup tránh được những sai lầm không đáng có.

(2) Vốn khách hàng: Đối với startup, tiếp cận thị trường là việc khó khăn và tốn nhiều chi phí nhất. Khi tham gia dự án khởi nghiệp của doanh nghiệp, các tập đoàn lớn luôn có sẵn một lượng khách hàng tiềm năng. Số lượng khách hàng này đảm bảo startup phát triển tốt trong thời gian đầu tiên. Ngoài ra, thương hiệu sẵn có của tập đoàn sẽ giúp startup tiếp cận thị trường tốt và nhanh hơn.

(3) Khả năng thực thi: Một startup thường có hai giai đoạn: phát triển sản phẩm và mở rộng quy mô. Trong cả hai giai đoạn này, khả năng thực thi luôn là một thách thức, nhất là các startup chưa có nguồn lực và hệ thống hỗ trợ. Ví dụ khi mở startup về du lịch thì cần phải có chuyên viên có kỹ năng trò chuyện, trao đổi với khách hàng. Nếu như Mai Linh mở ra Mailinh Tourist chẳng hạn, việc triển khai tiếp xúc với khách hàng sẽ rất dễ dàng với nguồn nhân lực sẵn có tại phòng marketing. Hay nếu Co.opmart mở startup về phát triển apps bán lẻ thì ngay lập tức, các khách hàng, các nhà cung cấp sẽ dễ dàng biết và cài đặt ứng dụng, giúp tạo sức hút thị trường nhanh chóng.

(4) Nguồn vốn nhân lực: Các startup luôn “khát” nguồn nhân lực chuyên môn, nhưng vấn đề này sẽ được giải quyết khi doanh nghiệp thực hiện các dự án khởi nghiệp. Các phòng ban trong doanh nghiệp sẵn sàng chia sẻ nguồn lực về chuyên môn cho dự án startup. Ngoài ra, startup sẽ tuyển dụng nhân sự dễ dàng hơn với thương hiệu của doanh nghiệp.

(5) Vốn tài chính: Các dự án khởi nghiệp có cơ hội nhận được nguồn quỹ tốt từ doanh nghiệp. Quan trọng hơn nữa, việc tiếp cận vốn tín dụng trong thực tế cũng rất dễ dàng.

(6) Cơ sở vật chất, trang thiết bị: Startup non trẻ luôn cần nhiều chi phí cho trang thiết bị văn phòng, trong khi đó, các doanh nghiệp đã có sẵn nguồn lực này. Càng tiết giảm được nhiều chi phí bao nhiêu thì khả năng thành công của startup sẽ lớn bấy nhiêu.

(7) Các dịch vụ của doanh nghiệp: Các phòng ban trong doanh nghiệp sẽ là nơi cung ứng các dịch vụ kế toán, nhân sự... cho startup trong thời gian đầu thành lập.

Nếu đứng trên định nghĩa startup nhằm tạo ra các giá trị đổi mới sáng tạo và đột phá cho khách hàng và có khả năng nhân rộng, có thể thấy hai đối tượng có thể khởi nghiệp là cá nhân và doanh nghiệp. Quốc gia khởi nghiệp tại Việt Nam sẽ nhanh chóng thành công hơn nếu như kết hợp được hai xu hướng khởi nghiệp từ cá nhân và tái khởi nghiệp từ doanh nghiệp, để tận dụng được nhiều nhất có thể các nguồn lực trong xã hội

Vũ Tuấn Anh
 
Last edited:
'Vườn ươm' startup nổi tiếng nhất nước Mỹ
Y Combinator là nơi khởi đầu của khoảng 1.000 startup tại Mỹ, trong đó có những cái tên nổi danh như Dropbox, Airbnb

20151107_WBP001_0.jpg

Nghe có vẻ kỳ quặc nhưng đây là cách nhiều startup nổi danh tại thung lũng Silicon khởi đầu. Cuối năm 2008, 3 chàng trai trẻ nộp đơn gia nhập Y Combinator (YC) - một vườn ươm startup (incubator), với kỳ vọng nhận được trợ giúp cho công ty nhỏ bé có tên AirBed & Breakfast. Paul Graham - một trong những người sáng lập YC - không ấn tượng với ý tưởng nhưng thích sự khác biệt họ tạo ra

Để có tiền mặt, bộ 3 này đã đi bán đồ ăn sáng trong suốt chiến dịch tranh cử (giữa Tổng thống Obama và John McCain) để có đủ tiền duy trì hoạt động của startup. Graham và đối tác của mình tại YC giúp họ định hình lại ý tưởng và gặp những nhà đầu tư đầu tiên. Ngày nay, Airbnb cho thuê các căn hộ tại 190 quốc gia, trở thành một trong những startup được nhắc đến nhiều nhất với trị giá thị trường khoảng 25,5 tỷ USD (cuối năm 2015)

Kể từ năm 2005, YC đã tìm kiếm những starup tiềm năng và kỷ niệm lần góp vốn thứ 1.000 và tháng 11/2015. Mặc dù một nửa trong số đó thất bại, YC vẫn được xem là vườn ươm nổi tiếng nhất cho giới khởi nghiệp Mỹ. Ngoài Airbnb, YC cũng là nơi khởi động dự án Dropbox – nền tảng lưu trữ trên điện toán đám mây và Stripe – công ty thanh toán


8 trong số những công ty YC hướng nghiệp đã trở thành “kỳ lân” – theo cách gọi tại thung lũng Silicon – với trị giá trên 1 tỷ USD. Tổng cộng, trị giá của những công ty YC góp vốn lên đến 65 tỷ USD, mặc dù họ chỉ chiếm một phần nhỏ cổ phần trong số đó – khoảng 1 đến 2 tỷ USD

YC được xem là người khổng lồ tại Silicon. Ngày nay, những công ty khởi nghiệp trẻ mới được xem là trung tâm của sự sáng tạo và ảnh hưởng đến giới công nghệ. Bằng cách đào tạo và phát triển thành công hàng loạt startup, YC góp phần tạo ra các giấc mơ khởi nghiệp tại Mỹ

gmic242vomjpk4comhf4a7sk08ow.jpg

Paul Graham - người sáng lập của Y Combinator

Giống như một loại bằng tốt nghiệp hạng ưu tại các trường đại học danh tiếng, việc tốt nghiệp chương trình đào tạo 3 tháng của YC là một tài sản vô giá với các startup. Tính đến mùa xuân năm 2015, YC nhận được 6.700 đơn gia nhập nhưng chỉ chấp nhận khoảng 1,6%. Trong khi đó, trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt nhất, tỉ lệ nhập học tại đại học Harvard là 5,3%

Nhà đầu tư, giáo viên và thẩm phán tài năng


20151107_WBC923.png

Những startup nổi bật từng được đào tạo bởi Y Combinator


Paul Graham – người bán startup có tên Viaweb cho Yahoo năm 1998, lập ra YC cùng với Jessica Livingston – một nhân viên ngân hàng và 2 người đồng nghiệp cũ tại Viaweb có tên Trevor Blackwell và Robert Morris năm 2005

Họ hy vọng tìm ra cách đầu tư hiệu quả vào các công ty khởi nghiệp nhưng không bao giờ nghĩ sẽ tạo ra một gã khổng lồ như Y Combinator

Họ tình cờ phát hiện một công thức hòa nhập tốt nhất giữa một công ty đầu tư, một trường đại học và ở khía cạnh nào đó là cả chương trình truyền hình thực tế “The X Factor”. YC đào tạo startup trong các lớp học, mỗi sáng lập startup sẽ được gợi ý cách tinh chỉnh sản phẩm của mình sao cho phù hợp với thị trường

Các buổi học diễn ra tại khuôn viên nhỏ nhắn của YC tại Mountain View. Các lớp học có tính “hoang tưởng” và cạnh tranh cao. Họ không chỉ dạy người khởi nghiệp cách vận hành ý tưởng mà còn giúp họ bán ý tưởng cho nhà đầu tư

Sau 3 tháng, startup sẽ “tốt nghiệp” trong “ngày demo”, nơi họ có một bài thuyết trình về sản phẩm với một nhóm nhà đầu tư hàng đầu tại thung lũng Silicon. “Ngày demo” được xem là cơ hội vàng của các startup bởi nhà đầu tư không cho họ nhiều cơ hội

Các nhà đầu tư thường phàn nàn về việc YC đẩy giá trị của các startup lên cao. Điều này đúng. Thông thường, YC sẽ đầu tư 120.000 USD, đổi lấy 7% cổ phần của startup, khiến mỗi công ty này có trị giá lên đến hơn 1 triệu USD

Paul_Graham.jpg

Paul Graham chia sẻ thông tin với các "học viên" tại trụ sở của Y Combinator vào năm 2009


YC cũng đóng vai trò nhưng một tổ chức bảo vệ quyền lợi của các startup trước nhà đầu tư. YC cũng bí mật xếp hạng các nhà đầu tư, và tiết lộ danh sách này với người sáng lập startup. Điều này đã làm thay đổi cán cân quyền lực so vơi quá khứ khi “các quỹ đầu tư mạo hiểm luôn coi doanh nghiệp như người làm công chứ không phải các tài năng”, Steve Blank – một doanh nhân chia sẻ

Tài sản của các startup biến động không ngừng. Do đó, phần lớn lợi nhuận của YC đều nằm trên giấy tờ. Ngoại trừ Twitch – công ty chuyên phát video của người chơi game – bị thâu tóm bởi Amazon với giá gần 1 tỷ USD năm 2014, chưa công ty nào qua tay YC niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc bị mua lại

Hiện tại, mô hình vườn ươm khởi nghiệp phát triển hết sức rộng mở tại Mỹ và nhiều nước khác. Chỉ riêng tại thung lũng Silicon, có thể đếm được hàng trăm các vườn ươm khác nhau với mô hình, triết lý tương tự họ. Tất nhiên, không vườn ươm nào có được danh tiếng lớn như họ
 
Uber chuyển sang bán phần mềm cốt lõi để tồn tại
Bán hết những gì mình có, bán cả phần mềm cốt lõi

photo1592468755454-15924687557491953960923.jpg

Uber đã từng là startup có giá trị cao nhất thế giới, là kỳ lân với tham vọng làm thay đổi ngành công nghiệp vận tải. Thế nhưng giờ đây, Uber đã phải chuyển sang bán cả phần mềm để tồn tại. Uber đang bán phần mềm mà được sử dụng cho nền tảng ứng dụng gọi xe của mình cho bên thứ 3

Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển Quận Martin tại California là khách hàng đầu tiên đặt mua phần mềm của Uber. Thỏa thuận được ký kết vào hôm thứ 4 vừa qua, đem lại cho Uber một nguồn doanh thu mới. Thỏa thuận hợp tác trong vòng 2 năm có giá trị 80.000 USD

Giám đốc mảng giải pháp Uber Transit, ông David Reich cho biết: “Đây không phải là thương vụ duy nhất. Đây là một sản phẩm mới và là một mảng kinh doanh mới”. Uber cũng sẽ hợp tác với các chính quyền thành phố và các đối tác khác, để cung cấp phần mềm của mình cho nhiều mục đích khác nhau

Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển Quận Martin sẽ sử dụng phần mềm của Uber cho việc điều hành 4 xe tải, từ ngày 1 tháng 7. Ứng dụng sẽ giúp các tài xế lựa chọn quãng đường phù hợp nhất, theo dõi vị trí của những chiếc xe tải và cung cấp chứng từ điện tử. Tuy nhiên, quy mô của dự án này vẫn còn khá nhỏ

Uber đã có một năm đầy khó khăn, kể từ khi IPO vào mùa xuân năm ngoái. Giá cổ phiếu của Uber liên tục giao dịch dưới mức giá IPO. Niềm tin của các nhà đầu tư tiếp tục giảm xuống, khi mà việc kinh doanh bị nhấn chìm bởi dịch bệnh Covid-19

Tháng trước, Uber đã sa thải 25% nhân viên, đóng cửa hàng chục văn phòng trên khắp thế giới, từ bỏ những mảng kinh doanh không phải cốt lõi. Giao đồ ăn là điểm sáng duy nhất của Uber. Tuy nhiên tham vọng thâu tóm Grubhub để đẩy mạnh mảng giao đồ ăn đã thất bại, do bị một đối thủ khác nẫng tay trên thương vụ này

Việc bán phần mềm cốt lõi của Uber sẽ khiến cho bất kỳ startup nào cũng có thể trở thành Uber, nhưng có lẽ cũng không ai muốn làm điều đó trong lúc này
 
Amazon 'giả vờ' đầu tư khiến hàng loạt startup chết yểu

photo1595820063400-1595820063583659431486.jpg
Amazon ngỏ lời đầu tư, nghe giới thiệu chi tiết về sản phẩm sau đó dần cắt đứt liên lạc với startup và âm thầm ra sản phẩm y hệt để cạnh tranh

Tạp chí kinh doanh hàng đầu nước Mỹ là Wall Street Journal gần đây đã đăng tải một bài viết điều tra với tựa đề: Amazon tìm cách gặp các startup để nói về tiềm năng rót vốn đầu tư, sau đó họ ra sản phẩm cạnh tranh giống hệt. Bài báo tiết lộ nhiều câu chuyện có thật về việc Amazon sử dụng quy mô và sức mạnh khổng lồ của mình để chèn ép, chơi xấu các đối thủ nhỏ hơn. Dưới đây là bản dịch bài báo này.

Khi quỹ đầu tư mạo hiểm của Amazon (Alexa Fund) đầu tư vào DefinedCrowd, họ đã giành được quyền truy cập vào tình hình tài chính của startup công nghệ này và tiếp cận những thông tin bí mật khác. Gần 4 năm sau, vào tháng 4, chi nhánh điện toán đám mây (AWS) của Amazon đã cho ra đời một sản phẩm trí thông minh nhân tạo (AI) giống hệt sản phẩm của DefinedCrowd, theo CEO công ty này là Daniela Braga

Sản phẩm mới mà AWS cung cấp có tên A2I cạnh tranh trực tiếp với "một trong những sản phẩm nền tảng, cơ bản nhất của chúng tôi" dùng để thu thập và dán nhãn dữ liệu", Braga khẳng định. Sau khi xem thông tin về A2I, Braga đã hạn chế sự truy cập của quỹ Amazon vào kho dữ liệu của công ty cô và tìm cách pha loãng cổ phần bằng cách huy động vốn

Điều đáng nói trường hợp của Braga không phải duy nhất. Bà cùng khoảng 12 doanh nhân, nhà đầu tư và chuyên gia tư vấn thương vụ khác được phỏng vấn bởi Tờ WSJ đều tố cáo rằng Amazon xuất hiện, vịn cớ vào việc sẽ đầu tư và quy trình đưa ra thỏa thuận để tìm kiếm thông tin, dữ liệu nhằm âm mưu phát triển các sản phẩm cạnh tranh sau đó

Trong một vài trường hợp, quyết định của Amazon là cho ra đời sản phẩm cạnh tranh nhằm hủy hoại doanh nghiệp mà họ đã đầu tư. Một vài trường hợp khác, họ sẽ gặp gỡ các startup nói về tiềm năng thâu tóm, tìm cách tìm hiểu công nghệ mà họ đang sở hữu sau đó từ chối đầu tư và rồi ra một sản phẩm tương tự mang thương hiệu Amazon

Người phát ngôn của Amazon thì nói rằng công ty không sử dụng thông tin quan trọng mà các công ty chia sẻ để xây dựng sản phẩm cạnh tranh. Tuy nhiên, những "nạn nhân" đã rơi vào tình huống này đều cho rằng việc tiến hành thỏa thuận với Amazon giống như một "con dao 2 lưỡi" với các doanh nhân

"Amazon không phải một con sói đội lốt cừu, họ là sói trong trang phục của một con sói đích thực"

Quy mô và sự hiện diện của Amazon trong nhiều ngành công nghiệp gồm cả điện toán đám mây, thiết bị điện tử và logistic khiến họ có lợi thế hơn hẳn khi làm như vậy. Nhưng việc tiết lộ quá nhiều thông tin có thể đẩy các công ty vào rủi ro cạnh tranh. "Amazon là hiện thân của chủ nghĩ Machiavellian trong đời thực. Chủ nghĩa này cho rằng người cai trị, không bắt buộc phải tuân theo những chuẩn mực về đạo đức, nguyên tắc mà đơn giản chỉ cần sử dụng sức mạnh khi cần thiết. Amazon không phải một con sói đội lốt cừu, họ là sói trong trang phục của một con sói đích thực", Jeremy Levine - đối tác tại một quỹ đầu tư nhận định

Các cựu nhân viên Amazon liên quan tới một vài thương vụ trước đây đều nói rằng đây là công ty luôn định hướng tăng trưởng, sở hữu năng lực cạnh tranh hùng mạnh và khả năng đổi mới rất lớn đến nỗi họ không thể cưỡng lại việc cố gắng phát triển công nghệ mới ngay cả khi phải cạnh tranh trực tiếp với chính các công ty khởi nghiệp mà họ đầu tư

Drew Herdener – một người phát ngôn của Amazon nói rằng: "Trong 26 năm, chúng tôi luôn tiên phong trong nhiều chức năng, sản phẩm và thậm chí toàn bộ những lĩnh vực mới. Từ Amazon.com đến Kindle hay Echo và AWS. Rất ít công ty có được kỷ lục về sự đổi mới để cạnh tranh được với Amazon. Thật không may, vẫn có một số công ty luôn thích phàn nàn thay vì xây dựng sản phẩm. Bất kỳ tranh chấp nào về quyền sở hữu trí tuệ đều được giải quyết ở tòa"

Trên thực tế, Amazon có mua cổ phần một vài startup và thâu tóm hoàn toàn một số khác. Nhiều khoản đầu tư được tạo ra thông qua Alexa Fund - một công cụ đầu tư được ra đời năm 2015 sau khi Amazon tiết lộ dòng loa thông minh. Quỹ này nhắm tới hỗ trợ các công ty liên quan tới công nghệ giọng nói

Một ví dụ có thể kể đến là một khoản đầu tư từ Alexa Fund đã dẫn tới một thương vụ thâu tóm. Quỹ này đã thiết lập một khoản đầu tư vào nhà sản xuất Ring vào năm 2016 sau đó mua công ty này vào năm 2018. "Sự hợp tác của chúng tôi và gia nhập sự đổi mới với Alexa đã cho phép chúng tôi mang lại nhiều giá trị hơn và bảo mật sản phẩm tốt hơn dịch vụ cho khách hàng", theo nhà sáng lập Ring


CEO Daniela Braga

Năm 2016, một nhóm các nhà đầu tư dẫn đầu là Alexa Fund đã mua cổ phần Nucleus – một công ty nhỏ làm thiết bị giao tiếp video tại nhà. Nhà sáng lập Nucleus và các lãnh đạo Alexa Fund đã họp về tiềm năng hợp tác giữa 2 bên. "Lo ngại lớn nhất của chúng tôi thời điểm đó là chúng tôi đang sở hữu một thứ mà Amazon có thể làm y hệt"

Một vài nhà đầu tư và một người liên quan tới vấn đề nói rằng Amazon đảm bảo với những nhà lãnh đạo Nucleus không đang làm ra sản phẩm cạnh tranh. Sau khi đạt được một thỏa thuận hấp dẫn, Alexa Fund bắt đầu truy cập vào tình hình tài chính của Nucleus, các kế hoạch chiến lược và thông tin quan trọng khác

8 tháng sau, Amazon ra đời Echo Show – một thiết bị chat video có chức năng tương tự như sản phẩm của Nucleus. Các nhà sáng lập của Nucleus và những nhà đầu tư khác vô cùng tức giận. Một trong những nhà sáng lập đã tổ chức một cuộc họp video call với một vài nhà đầu tư để tìm lời khuyên. Anh nói rằng không có cách nào để một công ty nhỏ như Nucleus cạnh tranh với Amazon trong lĩnh vực tiêu dùng. Kết quả là họ buộc phải cùng nhau ngồi tìm ra cách thức để thay đổi sản phẩm của công ty

Người phát ngôn của Amazon thì nói rằng Alexa Fund đã nói với Nucleus về kế hoạch của Echo trước khi mua cổ phần công ty. Tuy nhiên, nhiều người ở Nucleus phủ định điều này. Trước khi Amazon giới thiệu sản phẩm, thiết bị của Nucleus đã được bán tại những cửa hàng bán lẻ lớn như Home Depot, Lowe’s và Best Buy nhưng ngay khi Echo bắt đầu được đưa lên kệ hàng, doanh số của Nucleus giảm không phanh và các hãng bán lẻ thậm chí ngừng nhận đơn hàng từ họ

Nucleus đe dọa sẽ kiện Amazon. Tuy nhiên sau đó, phía Amazon đã giàn xếp mọi chuyện êm đẹp với Nucleus bằng khoản tiền 5 triệu USD và vẫn không thừa nhận bất kỳ hành vi sai trái nào. Cả 2 bên đồng ý chấm dứt vấn đề tại đó. Nucleus quyết định thay đổi định hướng sản phẩm sang thị trường chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên một vài nguồn tin cho biết, đến nay họ vẫn loay hoay gặp khó khăn

Năm 2010, Amazon đầu tư vào một website voucher giảm giá tương tự Groupon có tên LivingSocial, nắm 30% cổ phần và đưa người vào hội đồng quản trị startup này. Cựu lãnh đạo LivingSocial nói rằng Amazon bắt đầu yêu cầu xem dữ liệu. "Họ hỏi danh sách khách hàng của chúng tôi, cả tên tuổi những đơn vị bán hàng và dữ liệu bán hàng. Họ đang có một sản phẩm cạnh tranh với chúng tôi và giờ họ đòi hỏi tất cả những điều đó". Thấy quá vô lý, LivingSocial từ chối đưa dữ liệu cho Amazon

Sau đó, LivingSocial bắt đầu nghe thấy thông tin rằng một vài khách hàng của họ đã được Amazon liên lạc trực tiếp và ngỏ ý cung cấp dịch vụ với điều kiện tốt hơn. Amazon cũng bắt đầu câu nhân sự từ LivingSocial. Sau này, Groupon đã mua LivingSocial và cả cổ phần Amazon vào năm 2016

"Chúng tôi ngây thơ tin rằng họ không cạnh tranh với mình nhưng rồi sau đó, những xung đột về nhân viên, người bán hàng, khách hàng và nhà cung cấp bắt đầu xuất hiện", theo Joh Bax, Giám đốc tài chính của LivingSocial cho tới năm 2014

Vocalife – một công ty công nghệ âm thanh ở Texas thì kiện Amazon, cáo buộc họ sử dụng công nghệ đã đăng ký bản quyền trái phép. Amazon đã liên lạc với người phát minh ra công nghệ giọng nói Vocalife vào năm 2011 sau khi anh nhận một giả thưởng ở Triển lãm Điện tử tiêu dùng, theo Alfred Fabricant - luật sư đại diện của Vocalife

Khi ấy, nhà phát minh này đơn giản nghĩ rằng một chuyến thăm của Amazon có thể tạo ra một số thỏa thuận hoặc đề nghị mua lại sau này. Chính vì vậy, người này đã trình bày về 2 bằng sáng chế của mình và gửi các tài liệu liên quan đến phát minh và kỹ thuật của nó cho phía Amazon. Tuy nhiên, không lâu sau cuộc họp, các lãnh đạo Amazon đã không hề phản hồi về loạt các email được gửi từ phía nhà sáng chế đó

Vocaliffe cáo buộc Amazon sử dụng công nghệ của họ trong thiết bị Echo, ăn cắp bằng sáng chế của họ. "Họ tìm công nghệ mà họ nghĩ là có giá trị và dụ dỗ người làm việc cho họ, cắt đứt liên lạc sau cuộc gặp ban đầu với các nhà sáng chế hay công ty khởi nghiệp. Nhiều năm sau đó, bằng cách nào đó, công nghệ đó xuất hiện trong các thiết bị của Amazon"

Amazon dĩ nhiên phủ định mọi cáo buộc của Vocaliffe và tòa án dự kiến sẽ xét xử vụ kiện giữa 2 công ty vào tháng 9 tới đây


Leor Grebler – đơn vị tạo ra một thiết bị kích hoạt giọng nói gọi là Ubi đã có nhiều chức năng của một chiếc Amazon Echo và anh đã đưa sản phẩm của mình ra thi trường trước khi Echo được giới thiệu

Cuối năm 2012, anh bắt đầu gặp gỡ Amazon đề bàn về công nghệ này. Anh nghĩ Amazon sẽ muốn mua Ubi hay bằng sáng chế công nghệ của họ. Cả hai bên đã ký thỏa thuận không tiết lộ có nghĩa là ngăn chặn sử dụng thông tin không đúng cách trong các cuộc thảo luận. Họ đã tổ chức năm cuộc thảo luận bị ràng buộc bởi thỏa thuận, ông Grebler nói

Năm 2013, một nhóm lãnh đạo Amazon gồm 2 người liên quan tới việc phát triển tai nghe Echo đã bay tới Toronto để nghe minh họa về công nghệ này. Trước cuộc họp, Amazon gọi và nói rằng có thể họ sẽ ký kết thỏa thuận không tiết lộ - một động thái mà Grebler tin rằng sẽ dẫn đến việc Amazon mua Ubi

Chính vì vậy, trong buổi trình bày, Grebler đã để thiết bị Ubi nói cho các thành viên về thời tiết trong khu vực sau khi nhận những chỉ dẫn, nó kiểm tra tình trạng các chuyến bay, gửi email... Anh còn yêu cầu Ubi bật và tắt đèn. Grebler nói anh cung cấp cho Amazon rất nhiều thông tin tuyệt mật trong buổi họp. "Họ xem tất cả mọi thứ chúng tôi muốn làm với thiết bị của mình. Đó là bản đồ của sản phẩm"

Thế nhưng, sau cuộc họp, Amazon dần cắt đứt liên lạc với Grebler. Đến ngày 6/11/2014, anh nhận được một email từ người anh trai của mình với tựa đề: "Uh, Oh" kèm một đường dẫn đến bài báo về kế hoạch cho ra mắt Echo của Amazon. Một người phát ngôn của Amazon nói rằng việc tạo ra Echo đã được thực hiện từ năm 2012 khi bắt đầu gặp Grebler và rằng họ cũng đã nói cho Grebler về kế hoạch này

Trong khi đó, Grebler phủ định mọi thứ mà Amazon nói và cho biết đã gặp luật sư để cân nhắc việc đưa ra pháp luật nhưng cuối cùng anh không kiện Amazon. Và rồi Echo ra đời vào ngày 23/7/2015

Trong 6 tháng sau, Grebler nói: "Chúng tôi hết sạch tiền đầu tư và phải đóng cửa công ty. Chúng tôi phải chuyển văn phòng"

6 tháng sau đó, Echo bắt đầu bán trên kệ hàng. Ubi không bán sản phẩm đó và cố gắng chuyển hướng sang cung cấp dịch vụ khác

Matthew Hammersley – đồng sáng lập ứng dụng kể chuyện bằng giọng nói Novel Effect nói rằng anh đã nhận được một khoản đầu tư từ Alexa Fund vào năm 2017 mặc dù đã nghe nhiều về lùm xùm giữa Nucleus và Alexa Fund. Như một phần quá trình, anh đã gặp với 12 lãnh đạo Amazon gồm cả lãnh đạo Alexa nhưng cuối cùng họ quyết định không để ứng dụng hoạt động trên Alexa

"Chúng tôi không bao giờ ký thỏa thuận này bởi Alexa không làm được công nghệ giọng nói như chúng tôi và lựa chọn của chúng tôi một là dạy cho Amazon cách để làm được như Novel Effect và bạn sử dụng phần mềm của chúng tôi, hai là khách hàng sẽ trực tiếp dùng sản phẩm của chúng tôi. Dĩ nhiên tôi không thể tiết lộ cho Amazon cách để tạo ra công nghệ này rồi"

Vivint Smart Home – một nhà sản xuất camera là một trong những công ty nhà thông minh đầu tiên hợp nhất với các thiết bị Echo. Năm 2017, khi Amazon đưa ra bản nâng cấp cho Echo, họ nói rằng sẽ chỉ cho phép Vivint tiếp tục duy trì trên Echo nếu Vivint đồng ý tiết lộ cho họ không chỉ dữ liệu từ Vivint trên thiết bị Echo mà còn từ mọi thiết bị trong nhà khách hàng khác

Những khách hàng Vivint thường có 15 thiết bị của công ty trong nhà và bản thân công ty này cũng nắm hơn 1,5 tỷ dữ liệu từ khách hàng. Họ quyết định từ chối đưa dữ liệu cho Amazon và cuối cùng Vivint vẫn hợp tác với Echo. Một người phát ngôn của Vivint khẳng định rằng Amazon đã yêu cầu tất cả dữ liệu thiết bị nhưng dĩ nhiên, phía Amazon lại phủ nhận điều đó
 
FPT, VNPT, Viettel phải phát huy vai trò hạ tầng và nền tảng, thay vì cạnh tranh với SME

photo1607944639939-16079446401361623400899.jpg

“Chúng ta sẽ chuyển đổi số nhanh hơn dựa trên các nền tảng, tức là đứng trên vai người khổng lồ để làm nhanh hơn” – Thứ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh tại diễn đàn DX Day 2020, Hà Nội ngày 14/12


Vì sao phát triển startup cần số lượng ?


Tại phiên thảo luận "Làm gì để đẩy nhanh tiến trình CĐS tại Việt Nam?" trong khuôn khổ DX Day 2020, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng chia sẻ: "Chuyển đổi số là một hành trình dài, và là cuộc chạy tiếp sức. Thế hệ chúng tôi cam kết nỗ lực kế thừa những gì thế hệ trước, những doanh nghiệp có tên tuổi, những cộng đồng như VINASA đã tạo dựng. Chúng ta sẽ chuyển đổi số nhanh hơn dựa trên các nền tảng, tức là đứng trên vai người khổng lồ để làm nhanh hơn"

Với đúng tinh thần đó chương trình chuyển đổi số quốc gia đã xác định ra 4 loại hình doanh nghiệp công nghệ số trọng tâm, với những vai trò khác nhau

Thứ nhất là những tập đoàn thương mại lớn, có tiềm lực tài chính, có thị trường. Ví dụ như Tập đoàn Vingroup đã định hướng trở thành tập đoàn công nghệ. Thứ hai, là những doanh nghiệp công nghệ thông tin có bề dày truyền thống. Những doanh nghiệp này, nếu như trước đây chỉ là nhà khai thác dịch vụ, đi gia công thì nay chuyển sang làm chủ công nghệ lõi, như Viettel, FPT, CMC…

Thứ ba là những doanh nghiệp tư vấn công nghệ. Họ sẽ là người mang công nghệ thông tin vào mọi ngõ ngách của cuộc sống như việc tư vấn triển khai dịch vụ số cho bà con nông dân

Cuối cùng là các startup công nghệ. Đó là 4 loại hình doanh nghiệp đang được tập trung phát triển. Theo ông Dũng, chúng ta không cần quá nhiều doanh nghiệp loại thứ nhất và thứ hai vì những doanh nghiệp có tiềm lực và làm chủ được công nghệ lõi thì rất ít. Nhưng Việt nam rất cần doanh nghiệp loại thứ ba, chuyên tư vấn giúp cộng đồng triển khai công nghệ. Và ta cũng cần nhiều startup thành công. Nhóm doanh nghiệp loại thứ nhất và thứ hai sẽ "kéo" loại thứ ba và thứ tư, tạo thành một hệ sinh thái

Thứ trưởng nhấn mạnh: "Nếu chúng ta đã có sau lưng cả một cộng đồng, một nền tảng như vậy, thì chúng ta không sợ gì cả, chúng ta mạnh mẽ tiến lên phía trước, với tinh thần nhanh hơn, quyết liệt hơn"

Thứ trưởng Dũng nói: "Quá trình chuyển đổi số có rất nhiều việc để làm, nhưng nếu chọn lấy một việc quan trọng, tôi vẫn mong ước có thể phát triển một cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam mạnh, mà những doanh nghiệp lớn sẽ chơi đúng vai, chúng ta cũng có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ để triển khai hệ sinh thái ứng dụng. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng vẫn nói, khát vọng là cứ 1.000 người dân thì có một doanh nghiệp để chúng ta mang công nghệ vào mọi ngõ ngách của cuộc sống. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp lớn như FPT, VNPT, Viettel phải phát huy vai trò hạ tầng và nền tảng, thay vì cạnh tranh với doanh nghiệp vừa và nhỏ"

Mô hình "kiềng ba chân" trong chuyển đổi số

Bộ Thông tin Truyền thông đã nhiều lần nhấn mạnh sáng kiến về vai trò cộng hưởng của cả ba bên, cơ quan quản lý nhà nước, tập đoàn lớn và các tổ chức, cá nhân có giải pháp công nghệ trong quá trình chuyển đổi số, kêu goi các tập đoàn lớn cùng tham gia với cơ quan quản lý trong quá trình nâng đỡ các ý tưởng mới, các công ty non trẻ. Như vậy, sự hội tụ của giải pháp công nghệ, giải pháp đầu tư, triển khai, giải pháp, chính sách quản lý chắc chắn sẽ tạo ra sự bùng nổ, chuyển đổi số mọi ngành và lĩnh vực của đời sống xã hội

Ông Ngô Diên Hy, VNPT cho biết, công ty có rất nhiều lợi thế về chuyển đổi số khi là doanh nghiệp lớn, có lực lượng thông tin tại chỗ. Với việc Bộ Thông tin Truyền thông định hướng doanh nghiệp lớn không nên đi vào cạnh tranh các sản phẩm nhỏ lẻ với doanh nghiệp nhỏ, VNPT cũng nhận thấy trách nhiệm, làm sao để hợp tác với doanh nghiệp nghiệp vừa và nhỏ. VNPT cũng đang làm việc với một số hiệp hội để tìm ra cơ hội hợp tác với doanh nghiệp công nghệ ở quy mô nhỏ, đang có những sản phẩm cần phát triển mạnh. Doanh nghiệp lớn có thể hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ đem sản phẩm phổ biến sâu nhất, rộng nhất trong cộng đồng


"Công tác chuyển đổi số, khó nhất vẫn là tìm được đúng mô hình người trả tiền cho dịch vụ. Thậm chí, chúng ta phải chấp nhận làm trước. Như vậy dẫn đễn tình huống, VNPT rất mong muốn hợp tác, nhưng khi nêu vấn đề cần phát triển trước khi được thị trường đón nhận để kiếm tiền thì đó là giai đoạn rất khó khăn và VNPT đang trăn trở" – đại diện VNPT chia sẻ

Ông Trương Gia Bình – Chủ tịch FPT nhận định: "Đất nước mạnh khi doanh nghiệp mạnh, chứ không thể vài công ty mạnh được. Nên có lẽ phải bàn với nhau để các doanh nghiệp lớn tạo sân chơi tốt cho toàn ngành, để ai cũng có quyền được đóng góp. Đó là bài toán mà VINASA sẽ phải suy nghĩ, nghiên cứu và hành động trong năm 2021"

Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông khẳng định, chuyển đổi số chỉ thành công nếu toàn dân tham gia. Ông kêu gọi các mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhanh chóng hoạch định cho mình một bản chiến lược và kế hoạch hành động thực hiện chuyển đổi số. Thứ trưởng cam kết: "Tôi mong mỏi các doanh nghiệp, bất cứ khi nào có kiến nghị đề xuất đặc biệt liên quan đến chính sách, kết nối, chia sẻ, cứ liên hệ trực tiếp với tôi. Gọi điện mà tôi không nghe thì nhắn cho tôi một cái tin, hoặc gửi email. Tôi cam kết trả lời trong vòng 24 giờ!"
 
Cá lớn nuôi cá bé

cover_01.jpg


box_0.jpg


S3 ngày diễn ra sự kiện Techfest, đã có 120 cuộc kết nối giữa startup và nhà đầu tư, với giá trị quan tâm đầu tư ước đạt khoảng 14 triệu USD. So với những thương vụ mua bán - sáp nhập doanh nghiệp (M&A), 14 triệu USD là con số khiêm tốn. Tuy nhiên, nếu so với những đầu tư ở giai đoạn khởi đầu, đây là kết quả đáng chú ý. Nổi bật là GoStream đã giành ngôi vị Quán quân cuộc thi. Đơn vị đoạt giải Nhì và Ba lần lượt là Edulive toàn cầu và EM&AI - AI Self-Service. Ngoài ra, HASU đã nhận được giải thưởng phụ là cam kết đầu tư từ Sunshine Holding. Nói như bà Mandy Nguyễn, Giám đốc Phát triển Hệ sinh thái SVF, cũng là Trưởng Ban tổ chức sự kiện Techfest: “Đây đều là các dự án đạt mô hình kinh doanh thực tiễn, ứng dụng công nghệ để nhân rộng và thỏa mãn nhu cầu đa dạng, biến đổi của khách hàng”

box-02.jpg

Trước đó, tại Diễn đàn Quỹ đầu tư Khởi nghiệp Sáng tạo Việt Nam 2020 (VVS), 33 quỹ đầu tư cũng đã cam kết rót 815 triệu USD vào các startup giai đoạn 5 năm (2021-2025). Trong số này, có rất nhiều tên tuổi mới và cũ như VinaCapital Ventures, 500 Startups, Alpha JWC, BeeNext, CyberAgent Capital, Do Ventures, FEBE Ventures, Genesia Ventures, Vietnam Investment Group, Viet Capital Ventures... Hay Surge 04 2020 cũng đã chọn ra 17 startup công nghệ giai đoạn đầu để rót 45,35 triệu USD từ các vòng Surge trước đó và các nhà đồng đầu tư

DOANH NGHIỆP LỚN TÌM STARTUP


“COVID-19 đã mở ra nhiều mô hình kinh doanh mới. Khi bị cách ly, hạn chế đi lại, nhiều người phải mua sắm online, sử dụng các dịch vụ từ xa. Công nghệ giúp cho nhiều việc tưởng không làm được lại trở nên có thể”, ông Joonpyo Lee, Giám đốc Điều hành SoftBank Ventures Asia, nhận định. Nửa đầu năm 2020, dù lượng vốn của các quỹ rót vào startup giảm 22% so với cùng kỳ do trở ngại từ dịch bệnh nhưng trên 50% số vốn cam kết, tương đương 220 triệu USD đã chi cho các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Dù vậy, theo ước tính của Cento Ventures, các khoản đầu tư vào startup công nghệ ở Việt Nam hiện chỉ đạt 166 triệu USD, thấp hơn rất nhiều so với mức 2,8 tỉ USD đầu tư vào Indonesia

box-03.jpg


Một số nhà đầu tư cho rằng Việt Nam đang thiếu vắng các công ty khởi nghiệp có khát vọng lớn trong khu vực. Trong khi đó, một báo cáo của McKinsey & Company dự đoán, dựa trên mảng bán lẻ và dịch vụ tại Việt Nam, 12 hệ sinh thái kỹ thuật số lớn, trong các mảng như tài chính, tiêu dùng, thương mại điện tử, giáo dục, nhà ở, sức khỏe, dịch vụ công, du lịch và lưu trú... sẽ được hình thành, có khả năng tạo ra tổng doanh thu khoảng 100 tỉ USD vào năm 2025 và giúp các doanh nghiệp bước ra thế giới

“Các startup công nghệ Việt cần mở rộng quy mô”, ông Richard Triều Phạm, Phó Tổng Giám đốc Tài chính Tiki, nhấn mạnh. Không chỉ các startup, phía tập đoàn, doanh nghiệp lớn cũng đang tích cực tìm kiếm cơ hội đầu tư vào startup. Có thể kể ra Grab với chương trình Grab Ventures Ignite dành hơn 1 triệu USD cho các startup. Hay Vingroup hỗ trợ toàn diện startup Việt theo mô hình Thung lũng Silicon. Đó là những hỗ trợ tài chính (có thể lên tới 10 tỉ đồng, tương đương 500.000 USD), tư vấn từ chuyên gia quốc tế và cộng tác với Vingroup

Bà Trương Lý Hoàng Phi, Tổng Giám đốc VinTech City thuộc Vingroup, cho rằng những sự hỗ trợ kịp thời này giúp các dự án triển khai hiệu quả và nhanh chóng được thương mại hóa. Riêng Tập đoàn Sao Bắc Đẩu năm ngoái cũng đã lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo với tổng vốn đầu tư hướng tới là 200 tỉ đồng. Ông Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sao Bắc Đẩu, cho biết quỹ đầu tư sẽ mở ra các cơ hội hợp tác tiềm năng cho cộng đồng khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin

Thực tế, các tập đoàn đang đứng trước áp lực đổi mới để sống còn và trụ vững trên thị trường. Dù vậy, theo bà Quỳnh Võ, Giám đốc chương trình Zone Startups Việt Nam, do hệ thống vận hành phức tạp, cồng kềnh, qua nhiều giai đoạn khác nhau nên các doanh nghiệp này thường không thể linh hoạt, ứng biến nhanh chóng, không có khả năng cập nhật, vượt nhanh như các công ty mới khởi nghiệp. Vì thế, theo ông Nguyễn Duy Khanh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần K-GROUP Việt Nam, các công ty lớn (cá lớn) cần hợp tác với các công ty nhỏ (cá bé) để nhanh chóng đẩy nhanh tiến độ xử lý vấn đề nhỏ, tập trung nguồn lực giải quyết các vấn đề quan trọng hơn, giúp các tiến trình được hoạt động trở nên hiệu quả


box-05.jpg


“Nếu tự triển khai startup thì sẽ mất thời gian, nhân lực và chưa chắc làm tốt. Trong khi bên ngoài có những mô hình có sẵn, đã được kiểm nghiệm, có thể liên kết hợp tác”, lãnh đạo Công ty Sao Bắc Đẩu nhấn mạnh. Cái bắt tay với doanh nghiệp lớn giúp startup có thể nhận được sự hỗ trợ về vốn, công nghệ, quản trị, tham gia chuỗi sản xuất, hỗ trợ thị trường. Nhiều bằng chứng cho thấy, các startup, sau khi nhận được hậu thuẫn từ nhà đầu tư, đã phát triển nhanh chóng. Một ví dụ là Foody. Sau 8 năm hoạt động, trải qua 4 lần gọi vốn thành công, đến nay Foody đã trở thành website tìm kiếm và lựa chọn địa điểm tốt nhất, với hàng trăm ngàn địa điểm và hàng trăm ngàn bình luận, hình ảnh tại Việt Nam, ở hầu hết các tỉnh, thành

Hay các ví điện tử sau khi lần lượt nhận các khoản đầu tư lớn từ Warburg Pincus (MoMo), VNG (ZaloPay), Grab (Moca) đã trở thành những công ty lớn mạnh. Tháng 9 vừa qua, Ví điện tử MoMo đã chính thức đạt 20 triệu người dùng, gấp 40 lần chỉ trong 5 năm gần nhất. MoMo hợp tác với 25 ngân hàng tại Việt Nam, hệ sinh thái còn được mở rộng với hơn 200.000 đối tác ở nhiều lĩnh vực, hệ thống hơn 100.000 điểm chấp nhận thanh toán từ nhà hàng sang trọng đến hộ kinh doanh nhỏ lẻ

CÔNG THỨC ĐỒNG HÀNH

Tuy nhiên, con số các startup thành công như kể trên không nhiều. Không ít báo cáo cho thấy, trong 3 năm đầu khởi nghiệp, có đến 92% startup thất bại và phải giải thể. Nhìn rộng ra thế giới, theo CB Insights, tỉ lệ startup thất bại trên thế giới nói chung dao động từ 75-90%. Ông Nguyễn Huy Minh, Tổng Giám đốc Công ty Sunshine Holding, cho rằng: “Mối quan hệ giữa startup với nhà đầu tư cũng giống như trong hôn nhân. Hôn nhân êm đẹp hay không do việc chọn bạn đời”. Nghĩa là để mối lương duyên bền chặt, có thể kết hợp ăn ý với nhau, cùng giúp nhau phát triển, đòi hỏi giữa doanh nghiệp và startup phải có sự hiểu biết và phải xây dựng trên nền tảng của niềm tin, sự trung thực

box-06.jpg

Đã có những startup định giá công ty quá cao. Vì thế, ở chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 1, trong 22 dự án cam kết đầu tư, chỉ có 8 dự án (Soya Garden, VietFerm, EmWear, SuperShip, Tictag, Umbala, Ogami và Phleek) là được giải ngân. Không trung thực, định giá quá cao là những lý do chính khiến mối hợp tác đứt gánh giữa đường

Trong hợp tác, bà Quỳnh Võ cho rằng, quan trọng là các startup phải biết mình làm được gì, thiếu gì, cần gì, muốn gì chứ không thể võ đoán. Đặc biệt, startup cũng cần lưu ý rằng, sự thay đổi, chuyển động là phải duy trì thường xuyên, liên tục, để đáp ứng và thích ứng các yêu cầu mới của đối tác, của thị trường. Điều này bắt buộc startup không đứng yên, không tự thỏa mãn với những gì hiện có. Chừng nào startup còn chứng tỏ mình có giá trị, tiếng nói của các startup trong mối quan hệ với nhà đầu tư, công ty lớn vẫn có trọng lượng. Tùy ngành nghề và mô hình, tùy chiến lược và tình hình mà đôi khi, việc tách riêng tự làm lại không tốt, không đạt kết quả bằng gắn vào một doanh nghiệp, một hệ sinh thái nào đó. Hệ sinh thái sẽ giúp startup tiết kiệm chi phí với cơ sở hạ tầng sẵn có, vào thị trường nhanh hơn thông qua mạng lưới khách hàng đủ lớn

Thực tế, ở một số lĩnh vực như dịch vụ phần mềm (SaaS), giáo dục (EdTech), tài chính (Fintech), doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME Tech), tiêu dùng (Consumer), công nghệ y tế (HealthTech), thương mại điện tử cho doanh nghiệp (B2B marketplaces) đều cần mở rộng hệ sinh thái. Đơn cử, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhà bán hàng lẫn khách hàng, các sàn thương mại điện tử lớn như Lazada, Shopee và Tiki đều đã xây hệ sinh thái trên cả 3 lĩnh vực: ứng dụng công nghệ tiên tiến, hệ thống giao vận và đa dạng phương thức thanh toán


box-07.jpg


Thậm chí, các sàn tích hợp cả 3 mô hình thanh toán gồm thanh toán khi nhận hàng, thanh toán qua thẻ ngân hàng/thẻ tín dụng và thanh toán qua ví điện tử. Đặc biệt, các sàn thương mại điện tử còn ứng dụng trí thông minh nhân tạo để cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng, lồng ghép trò chơi tương tác vào nền tảng thương mại điện tử. Tất cả mở ra cơ hội tham gia cho các startup

Tuy nhiên, bên cạnh mong muốn tìm đối tác hợp tác, nhiều startup lo sợ bị mất quyền kiểm soát, bị thâu tóm. Ông Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Công ty Sao Bắc Đẩu, khẳng định: “Nhà đầu tư không nuốt các bạn, mà họ cần các bạn làm việc, đưa giải pháp”. Đồng quan điểm, ông Nguyễn Huy Minh, Tổng Giám đốc SunShine Holding, cho rằng ở giai đoạn đầu, các startup còn quá nhỏ, chưa có gì để nhà đầu tư muốn thâu tóm. Nếu nhà đầu tư có chi phối nhiều, đó là vì startup chưa khiến họ an tâm. Dù cho nhà đầu tư có ý định thâu tóm, thì với tư duy cởi mở, lãnh đạo của K-GROUP Việt Nam cho rằng, đây là một sự đánh đổi cần thiết của “cá bé” để học hỏi, trau dồi thêm, dọn đường cho những chuyển mình

Để đi cùng nhau suốt một chặng đường dài, nhà đầu tư cũng chấm điểm nhà sáng lập. Đó phải là những người có đam mê, có giấc mơ, có tư duy cởi mở linh hoạt, có khả năng thực hiện giấc mơ ấy theo lộ trình rõ ràng, cụ thể. Ý tưởng khả thi, phù hợp với chiến lược khẩu vị của nhà đầu tư và kế hoạch kinh doanh vững chắc luôn là những yếu tố hàng đầu. “Tuy nhiên, đó nên là dự án đủ lớn để truyền cảm hứng, đủ cơ hội để trải nghiệm, thử sức và trưởng thành ở tầm vóc khác. Ngoài ra, khả năng bán hàng, tương tác, khả năng kết nối với nhà đầu tư, khách hàng, giới truyền thông của người sáng lập startup cũng rất quan trọng”, ông Nguyễn Duy Khanh cho biết

Trong mối lương duyên “cá lớn - cá bé”, thành bại còn ở hòa hợp văn hóa. Mỗi mô hình có sự khác biệt về đặc điểm, quản trị, tổ chức và yêu cầu. Ông Trần Anh Tuấn cho rằng, nếu các bên không nhận thức họ cần nhau, đều cần điều chỉnh, không ngồi xuống cùng tìm giải pháp, nỗ lực đạt đến sự hài hòa thì xung đột, mâu thuẫn về văn hóa ứng xử, quản trị, điều hành sẽ xảy ra, mối quan hệ hợp tác sẽ khó bền vững



box-08.jpg


Với thị trường tiềm năng và nhiều biến động, K-GROUP đang đứng với cả hai vai trò, cá lớn và cá bé. Là chú cá nhỏ, để đổi mới sáng tạo, học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm, mở rộng tầm nhìn, thấy được tập khách hàng để rút ngắn chặng đường, phát triển doanh nghiệp. Điển hình, Công ty hợp tác với Vingroup để tận dụng được dữ liệu, nguồn lực, kinh nghiệm, hệ sinh thái. Song song đó, K-GROUP là chú cá nhỉnh hơn, cập nhật xu thế thị trường, phát hiện lĩnh vực tiềm năng để đầu tư, phát triển. Đến nay, doanh nghiệp này đã đạt đến quy mô 12 công ty con, ứng dụng công nghệ trong nhiều lĩnh vực khác nhau như Thế Giới Thợ (kết nối giữa thợ và người dùng), Thế Giới Bác Sĩ (kết nối bác sĩ khám - chữa bệnh; đặt mua thuốc trực tuyến; theo dõi sức khỏe; thuê dịch vụ y tế...), Fiona (giải pháp bán lẻ, quản lý, check-in với công nghệ trí tuệ nhân tạo, máy học, robot cho cửa hàng, trường học, văn phòng...)

Pháp lý trong hợp tác cũng là một điều cần lưu ý. Theo các luật sư, các bên cần làm rõ những điều khoản khi ký kết hợp đồng, mức đóng góp, hình thức tham gia, những ưu đãi, vấn đề thoái vốn, quyền quản trị... Bởi vì, nếu không chú ý, những câu chuyện như nhà sáng lập Nhommua ấm ức vì bị mất quyền kiểm soát sau khi gọi được 60 triệu USD có thể xảy ra. Nhìn xa hơn, bà Thạch Lê Anh, nhà sáng lập Vietnam Silicon Valley, cho rằng, Việt Nam cần một khung pháp lý. Nếu có luật về đầu tư mạo hiểm, có quy định, tiến trình, có tiêu chí cụ thể và nhà đầu tư chịu trách nhiệm về quyết định của mình sẽ dễ dàng huy động vốn hơn

Quá trình giải ngân cho startup thường mất hơn 6 tháng, chưa kể thời gian chuẩn bị gọi vốn khoảng 1 năm trước đó. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của startup. Do đó, theo giới chuyên gia, cần thiết phải có một nền tảng chung để tất cả các nhà đầu tư nội, ngoại, nhà đầu tư thiên thần... có thể trao đổi, giảm thiểu tối đa thời gian để các startup có thể nhanh chóng kết thúc quá trình gọi vốn và tập trung vào phát triển kinh doanh

Liên quan đến xây hệ sinh thái, bà Ann Mawe, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam, cho rằng, để đạt khả năng thích ứng và bắt kịp xu hướng công nghệ, phương thức mới trên thế giới, Việt Nam cần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, giúp startup có thể hợp tác, kết nối với các tập đoàn lớn cũng như với những tổ chức hỗ trợ startup
 
Cách Amazon trở thành công ty 1000 tỷ USD
Jeff Bezos xây dựng Amazon.com từ garage xe hơi nhà mình với tham vọng vô cùng to lớn là đấu lại những công ty đã thành lập. Ông liên tục truyền cho các nhân viên của mình nỗi ám ảnh phải phát triển thật nhanh bằng việc thu hút khách hàng sử dụng những sự lựa chọn lớn nhất và mức giá thấp nhất. Hiện nay, ông có hơn 1,1 triệu nhân viên và Amazon đạt vốn hóa thị trường 1,6 nghìn tỷ USD

Tuy nhiên, tờ WSJ nhận định, Amazon dường như chưa bao giờ "trưởng thành". Bezos vẫn vận hành công ty bằng tinh thần của một startup luôn nỗ lực làm sao để sống sót

"Amazon sử dụng sức mạnh và túi tiền của mình buộc đối thủ phải chết"

Tinh thần đó giúp Amazon tiếp tục phát triển bùng nổ. Cạnh tranh khốc liệt gồm cả việc chiếm thị phần từ những đối thủ cạnh tranh thường được xem như dấu hiệu của một doanh nghiệp thành công. Đó cũng là lý do tại sao gã khổng lồ công nghệ và bán lẻ này luôn luôn là mục tiêu chỉ trích của các đối thủ, cơ quan quản lý và chính trị gia - những người cho rằng chiến thuật của họ là không công bằng với một công ty ở quy mô như vậy và thậm chí là vi phạm pháp luật. Khi công ty càng phát triển, khả năng cạnh tranh, đối đầu với các công ty khác càng lớn mạnh hơn

Để khách hàng hài lòng, Bezos thì luôn nói về các chiến lược tăng trưởng và định hình của công ty. Tuy nhiên, các lãnh đạo đứng sau đó lại âm thầm thực thi các chiến dịch nhắm mục tiêu một cách có phương pháp chống lại các đối thủ và đối tác — một cách tiếp cận hầu như không đổi trong nhiều năm

Không đối thủ cạnh tranh nào là quá nhỏ khiến Amazon bỏ qua cả. Họ sao chép một loại chân máy ảnh của một công ty nhỏ bán trên Amazon, gây tổn hại tới doanh số của công ty đó và hiện gần như sắp chết. Amazon dĩ nhiên nói rằng họ không vi phạm bất kỳ bản quyền nào của công ty cả

Khi Amazon quyết định cạnh tranh với nhà bán lẻ nội thất Wayfair, các cấp phó của Bezos đã tạo ra thứ mà họ gọi là "Wayfair Parity Team" – chuyên để nghiên cứu cách Wayfar mua, bán và vận chuyển đồ nội thất cồng kềnh. Sau đó, Amazon sao chép phần lớn dịch vụ, sản phẩm của Wayfair. Amazon và Wayfair hiện từ chối đưa ra bình luận về vấn đề này

Amazon cũng nhắm tới Allbirds – một nhà sản xuất giày từ nguyên liệu tái chế nổi tiếng và năm ngoái họ cho ra đời đôi giày gọi là Galen giống gần như 100% với sản phẩm bán chạy nhất của Allbirds, không sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường và bán với giá rẻ hơn 1 nửa

"Chúng tôi buộc phải chứng kiến công ty 1 nghìn tỷ USD sử dụng sức mạnh và túi tiền của họ, những cỗ máy về thuật toán cũng như cỗ máy nhãn hiệu riêng để hủy hoại sự nghiệp của bạn. Họ sở hữu 1 cỗ máy khổng lồ có thể tạo ra mọi thứ chống lại chúng tôi", đồng sáng lập Allbirds trải lòng

Một người phát ngôn của Amazon nói rằng giày của công ty không vi phạm thiết kế của Allbirds: "Những sản phẩm của chúng tôi cung cấp lấy cảm hứng bởi những xu hướng mà khách hàng đang thích, đó là việc hết sức bình thường trong ngành công nghiệp bán lẻ"

Năm nay, Amazon đang nhắm vào Shopify – một công ty Canada đang phát triển nhanh nhằm giúp người bán tạo ra những cửa hàng trực tuyến. Nguồn tin của tờ WSJ cho biết, Amazon đã thành lập một đội bí mật có tên "Project Santos" để sao chép mô hình kinh doanh của Shopify

Các giám đốc điều hành của Amazon thường tự mình khởi xướng những sáng kiến như thế, mặc dù trong một số trường hợp được WSJ xác nhận rằng chính Jeff Bezos cũng tham gia

Ngay từ khi khởi đầu là một cửa hàng sách từ 26 năm trước, Amazon đã mở rộng sang bán lẻ trực tuyến với sự hiện diện ở phần lớn các mặt hàng chính. Họ cũng dẫn đầu trong mảng điện toán đám mây, thiết bị cầm tay, giải trí và là đối thủ với cả United Parcel Service, FedEx. Bezos hiện là người giàu nhất hành tinh với khối tài sản 187 tỷ USD

Ông ấy vẫn luôn thúc giục nhân viên kiên trì với tinh thần khởi nghiệp. "Ngày nào cũng là ngày đầu". Ngày thứ 2 là “sự trì trệ, tiếp theo là sự không thích hợp, tiếp theo là sự suy sụp tột độ, đau đớn, sau đó là cái chết. Bezos ban đầu đặt tên công ty là Relentless – nghĩa là tàn nhẫn

Một vài đối thủ và đối tác nói rằng nhiệt huyết cạnh tranh của Amazon dường như là không công bằng. Tờ WSJ đầu năm nay có bài viết tiết lộ rằng nhân viên Amazon sử dụng dữ liệu về người bán độc lập trên nền tảng của mình cũng như quy trình đầu tư và thực hiện giao dịch theo cách mà các doanh nhân và những người khác cho rằng đã giúp họ phát triển các sản phẩm cạnh tranh với các đối tác. Amazon cũng hạn chế việc các đối thủ cạnh tranh có thể quảng bá những sản phẩm của họ trên nền tảng của mình

Bezos vào tháng 7 đã trả lời trước Tiểu ban Chống độc quyền của Hạ viện về những cáo buộc kể trên rằng: "Tôi không thể đảm bảo rằng các chính sách đó chưa bao giờ vi phạm". Người phát ngôn của Amazon thì cho biết công ty không sử dụng thông tin bí mật mà các công ty chia sẻ với họ trong quá trình mua bán và sáp nhập cũng như quy trình đầu tư mạo hiểm để xây dựng các sản phẩm cạnh tranh. Amazon không trực tiếp giải quyết câu hỏi liệu họ có cản trở hoạt động tiếp thị của các đối thủ hay không, nói rằng các nhà bán lẻ thường chọn sản phẩm mà họ muốn quảng cáo

Năm ngoái, Bộ Tư pháp đã mở một cuộc điều tra rộng rãi về sức mạnh thị trường của các công ty công nghệ lớn bao gồm Amazon. Các nhà lập pháp châu Âu tháng trước đã phạt Amazon vì vi phạm luật cạnh tranh. Amazon dĩ nhiên nói họ không đồng ý với bản án

Vào tháng 10, Tiểu ban Chống độc quyền Hạ viện đã kết thúc cuộc điều tra kéo dài 16 tháng đối với các công ty công nghệ với một báo cáo cáo buộc Amazon sử dụng “quyền lực độc quyền” đối với người bán trên trang web của mình. "Rõ ràng họ đã sử dụng sức mạnh thị trường lớn của mình để duy trì sự thống trị", David Cicilline – Chủ tịch tiểu ban nói. Amazon phủ nhận điều đó

"Phiên bản" của Amazon

Ở thời kỳ đỉnh cao cách đây 1 thập kỷ, Pirate Trading đã bán được hơn 3,5 triệu USD 1 năm những dòng chân máy ảnh thương hiệu Ravelli – một trong những sản phẩm bán chạy nhất của họ trên Amazon

Năm 2011, Amazon bắt đầu cho ra đời phiên bản riêng của 6 loại chân máy ảnh bán chạy nhất của Pirate Trading dưới thương hiệu AmazonBasics. Thomas - chủ sở hữu công ty đã đặt 1 chiếc chân máy ảnh của Amazon và thấy nó có cùng thành phần và thiết kế giống của Pirate Trading. Với các sản phẩm AmazonBassics, Amazon thậm chí sử dụng cùng nhà sản xuất mà Pirate Trading sử dụng

Chưa dừng lại ở đó, Amazon để giá các sản phẩm nhái của mình thấp hơn cả mức giá mà Thomas trả cho nhà sản xuất. Khi ấy anh đã nghĩ tới việc mua sản phẩm của Amazon, đóng gói lại và bán ra cho khách hàng còn lãi hơn là làm trực tiếp với nhà cung ứng. Nhưng anh đã không làm như vậy

Tiếp sau đó, Amazon đã đình chỉ việc bán các mẫu chân máy ảnh Pirate Trading vốn cạnh tranh với AmazonBasics, nói rằng các sản phẩm này có vấn đề về tính xác thực. Trong khi đó, Thomas cho biết Amazon hiếm khi đình chỉ các mẫu chân máy ảnh không cạnh tranh với các phiên bản AmazonBasics

Năm 2015, Amazon đã đình chỉ tất cả các sản phẩm của Ravelli và thậm chí hiện tại mặc dù lệnh đình chỉ đã kết thúc, mảng kinh doanh của công ty hiện đã gần như kiệt quệ. Thomas nói anh thấy trở thành một người bán hàng trên Amazon quá rủi ro và đã chuyển sang đầu tư bất động sản

Người phát ngôn của Amazon thì nói rằng chân máy ảnh AmazonBasics không vi phạm bất kỳ quyền sở hữu trí tuệ nào

Hàng loạt người bán hàng trên Amazon nói họ đã nhận được thông báo từ Amazon nói rằng sản phẩm của họ là hàng giả, hoặc đã qua sử dụng, vi phạm quy định trên nền tảng. Amazon sau đó tạm dừng tài khoản bán hàng của họ cho đến khi họ chứng minh được sản phẩm là hợp pháp, điều này có thể khiến những người bán hàng lớn thiệt hại hàng 10.000 USD mỗi ngày

Để mở lại tài khoản của những nhà buôn này, Amazon thường yêu cầu người bán cung cấp thông tin chi tiết nhà sản xuất sản phẩm cùng với hóa đơn từ nhà sản xuất để có thể chứng minh tính xác thực của sản phẩm. Một số người bán nói họ cung cấp những chi tiết này cho Amazon để được khôi phục tài khoản nhưng kết cục lại chỉ để Amazon ra mắt phiên bản sản phẩm y hệt với cùng tên nhà sản xuất

Người phát ngôn của Amazon dĩ nhiên khẳng định công ty yêu cầu hóa đơn từ nhà sản xuất khi có phản hồi hàng giả và không sử dụng thông tin mà họ yêu cầu về nhà sản xuất của người bán để cho ra sản phẩm y hệt

CJ Rosenbaum – một luật sư đại diện cho những người bán hàng trên Amazon nói một vài người phải sử dụng chiến thuật giấu thông tin nhà cung ứng: "Họ nhận được hàng hóa thành phẩm và chuyển tới một nhà máy sản xuất 'hộp đen' rồi sau đó mới chuyển sản phẩm cho Amazon"

"Người bán hàng giống như tù nhân của Amazon"

Hơn một nửa tất cả các lượt tìm kiếm sản phẩm bắt đầu trên thanh công cụ tìm kiếm của Amazon theo một nghiên cứu. Điều đó biến đây trở thành một nơi hoàn hảo để tìm sản phẩm. Với nhiều người bán, Amazon chính là kênh chiếm phần lớn doanh thu của họ

"Nói theo đúng nghĩa đen thì bạn như 1 tù nhân của Amazon vậy. Bởi vì không có lựa chọn kênh nào khác để bán hàng nên Amazon dùng điểm yếu đó để đấu lại với chúng tôi", Billy Carmen – một người bán hàng nói.
Người đàn ông 62 tuổi này vào tháng 4 đã gửi cho Amazon hóa đơn từ nhà sản xuất của ông vì tài khoản của ông nguy cơ bị đình chỉ vì có cáo buộc hàng giả. Ông rất lo lắng về việc như vậy Amazon sẽ nắm được thông tin về chuỗi cung ứng của ông mặc dù ông hiện vẫn chưa thấy bất kỳ sản phẩm nào tương tự như vậy với thương hiệu Amazon được bán trên website

Jeff Bezos đặt mục tiêu biến Amazon trở thành điểm đến nơi người tiêu dùng có thể tìm thấy mọi thứ họ muốn và tiếp tục thúc đẩy đó. “Nếu một công ty đang cung cấp thứ gì đó mà Amazon nghĩ rằng họ có thể làm tốt hơn hoặc có thể làm ít tốn kém hơn, thì họ sẽ cố gắng làm điều đó,” Patrick Winters, một cựu giám đốc Amazon Prime Video tiết lộ

"Đó là triết lý của Amazon ngay từ những ngày đầu. Trở thành nơi có mọi thứ khách hàng muốn dù là chỉ một vài người"

Quidsi, công ty mẹ Diapers.comSoap.com trở thành mục tiêu của Amazon từ 1 thập kỷ trước khi Amazon thiết lập đội ngũ tập trung vào việc cạnh tranh với công ty này. Amazon muốn biết làm sao công ty thương mại điện tử ở New Jersey có thể chuyển đi những gói tã cồng kềnh một cách nhanh chóng đến vậy

Diapers.com có lượng người theo dõi lớn và Amazon đã cố gắng thu hút họ. Năm 2009, Amazon đã phát triển một kế hoạch 12 bước nhằm hạ gục Quidsi. Những biện pháp trong email gồm "Đánh bại hoặc đáp ứng tốc độ giao hàng của Diapers.com"

Một email nội bộ được gửi từ lãnh đạo Amazon năm đó gọi Quidsi "đối thủ cạnh tranh ngắn hạn số 1 và rằng "chúng ta cần làm sao hạ giá sản phẩm thấp hơn họ bằng bất kỳ giá nào"

Tháng 6/2010, một email gồm cả của Bezos nói rằng "chúng ta đã có kế hoạch chi tiết hơn để chiến thắng diapers.com". Kế hoạch gồm việc tăng giảm giá của Amazon lên 30% đối với sản phẩm tã và khăn lau trẻ em và miễn phí chương trình Prime cho các khách hàng mới

Khi Amazon hạ giá tã giấy tới 30%, các giám đốc điều hành của Quidsi thực sự sốc và đã chạy một phân tích xác nhận Amazon đã mất 7 USD cho mỗi một bịch bỉm. Lãnh đạo Quidsi thậm chí còn bất ngờ hơn khi ngày tuyên bố giảm giá, Jeff Blckburn – cánh tay phải của Bezos đã tiếp cận hội đồng quản trị Quidsi nói rằng công ty nên được bán cho Amazon. Ở thời điểm đó, Quidsi không hề có kế hoạch bán mình và đang theo đuổi kế hoạch tăng trưởng riêng

Tuy nhiên, Quidsi bắt đầu "ngấm đòn" sau sự giảm giá của Amazon, họ không đạt mục tiêu hàng tháng lần đầu tiên kể từ năm 2005. Công ty cảm thấy không có lựa chọn nào khác ngoài việc bán mình vì không thể cạnh tranh với những gì Amazon làm. Amazon mua lại Quidsi vào năm 2010 với giá 500 triệu USD. Họ đóng cửa Diapers.com vào năm 2017 với lý do công ty không có lãi

"Những gì Amazon làm không vi phạm luật. Mà nếu có kiện Amazon thì cũng phải mất nhiều năm và hàng triệu USD và điều đó sẽ khiến chúng tôi phá sản mất". Người phát ngôn của Amazon từ chối bình luận về vấn đề này

"Công cụ quyền lực"

Khi nhắm mục tiêu các đối thủ cạnh tranh, nhóm nhãn hiệu riêng của Amazon có quyền truy cập vào một công cụ mạnh mẽ: Cơ sở dữ liệu cụm từ tìm kiếm của Amazon mà khách hàng thường sử dụng. Một số cựu nhân viên nói rằng nhóm có thể thêm các thuật ngữ đó vào mô tả sản phẩm và trang chi tiết của họ để đạt được sự thúc đẩy trên công cụ tìm kiếm của Amazon

Khi nhân viên trong đội nhãn hàng riêng của Amazon vào năm 2017 cho ra mắt dòng sản phẩm quần áo Goodthreads, họ đã tạo ra một sản phẩm giống của hãng thời trang J.Crew – một nhân viên nói. Công ty mẹ J.Crew Group trong nhiều năm đã tránh bán hàng trên Amazon. Chủ tịch Mickey Drexler khi đó của J.Crew trong một hội nghị năm 2017 cho biết ông sẽ không bán hàng trên Amazon vì: “Thứ nhất, họ sở hữu khách hàng” và thứ hai họ sẽ “ lấy mọi sản phẩm bán chạy nhất và đưa nó vào bộ sưu tập nhãn hiệu riêng của họ".
Vì vậy, lãnh đạo của Goolthreads đã thực hiện các bước để giúp các tìm kiếm cho “J.Crew” hiển thị kết quả bao gồm Goodthreads. Goodthreads hiện là một trong 10 thương hiệu nhãn hiệu riêng hàng đầu của Amazon

Hãng giày Allbirds ra mắt chiếc giày đầu tiên của họ là Wool Runner vào năm 2016. Đó là sản phẩm của 3 năm nghiên cứu, phát triển, sử dụng vải từ một nhà máy ở Ý và đế là “carbon trung tính”, được sản xuất với một công ty hóa chất Brazil

Những đôi giày nhẹ tênh của Allbirds trở nên thành công vượt bậc. Được biết, Amazon đã liên lạc với Allbirds suốt từ năm 2017 đến 2019 để bán hàng trên website của họ nhưng Allbirds luôn từ chối

Vào giữa năm 2017, nhóm của Allbirds bắt đầu nhận thấy rằng, trên công cụ tìm kiếm của Google, các kết quả hàng đầu cho “Wool Runner” là hàng nhái từ các nhà cung cấp bên ngoài trên Amazon. Allbirds tin rằng Amazon đã mua quảng cáo trên Google để giảm nhu cầu với các đôi giày của họ

Ông Zwillinger cho biết không thể theo dõi thiệt hại đối với công ty của mình, nhưng “việc chứng kiến một công ty có túi tiền sâu như Amazon cố gắng hủy hoại nhu cầu của khách hàng với họ và đưa cho những kẻ bắt chước thực sự rất bực bội"

Sau đó tới dòng sản phẩm Galen, Zwillinger cho rằng Amazon đã cho ra mắt sản phẩm "giống một cách kỳ lạ" với của họ

“Tôi không nói liệu Amazon có vi phạm hay không. Chúng tôi không nhờ luật sư tham gia vì quy mô của Amazon quá lớn. Đó có vẻ là một cuộc chiến khó khăn không đáng để chiến đấu"

Người phát ngôn của Amazon nói rằng công ty không nhắm tới Allbirds trên quảng cáo của Google và giày len rõ ràng đang là xu hướng vì vậy họ tham gia mà thôi

Hiện tại, Amazon đang nhắm tới mục tiêu mới là một trong những công ty hưởng lợi nhiều nhất trong đại dịch là Shopify – một nền tảng giúp những cửa hàng vật lý thiết lập shop online. Khi dịch Covid-19 ập đến, nhiều nhà bán lẻ nhỏ đã đầu tư vào việc xây dựng cửa hàng trực tuyến, sử dụng công nghệ của Shopify

Các nhà bán lẻ trên Shopify đã tạo ra doanh số 5,1 tỷ USD vào cuối tuần mua sắm Black Friday, vượt mức 4,8 tỷ USD từ người bán bên thứ 3 của Amazon. Cổ phiếu của công ty 14 năm tuổi Shopify đã tăng gấp 3 lần trong 1 năm qua

Amazon đã phần lớn không để mắt tới Shopify nhưng điều đó đã bất ngờ thay đổi trong năm qua và Amazon xem Shopify là mối đe dọa thực sự. "Họ đang ở trong tần sóng của chúng tôi"

Tại các cuộc họp bàn tròn với người bán của mình, mọi người cho biết, Amazon đã biết được rằng nhiều người đã chuyển sang Shopify vì Amazon tăng phí, trung bình thu 30% mỗi lần bán hàng trên nền tảng của mình từ các nhà cung cấp bên ngoài, tăng từ 19% vào năm năm trước. Trong khi đó, Shopify thu 2,9% cộng với 30 xu cho một giao dịch

Nguồn tin cho biết, đầu năm nay, Amazon đã thành lập một đội đặc nhiệm tối mật chuyên nghiên cứu Shopify và sao chép các bộ phận của họ. Peter Larden được chọn là người đứng đầu đội đặc nhiệm này – một lãnh đạo lâu năm ở công ty. Larsen đã tuyển hàng tá người phụ trách dự án và đều yêu cầu họ ký vào thỏa thuận không tiết lộ về công việc bên trong dự án mang tên Santos

Tháng 10, đội ngũ đã trình bày công việc với Bezos – người tin rằng họ sẽ giúp ngăn chặn tình trạng người bán hàng bỏ chạy sang Shopify
 
Cấy gen trội startup vào SME
Chủ tịch IBP gọi sự sáng tạo của startup là "gen trội ", nếu biết tận dụng sẽ gia cố sức mạnh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), trong talk Nguy - Cơ 18

Startup khó bắt tay với tập đoàn lớn

Trong cuộc trò chuyện với host Nguyễn Phi Vân tại talk Nguy - Cơ 18, Trương Lý Hoàng Phi, Chủ tịch HĐQT IBP, người từng đảm đương nhiều vai trò trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, từ nhà đầu tư, người hỗ trợ khởi nghiệp, đào tạo, tư vấn...

Từng tham gia một tập đoàn lớn tại Việt Nam, bà có cơ hội có bao quát hơn, và tìm được câu trả lời vì sao startup thường khó kết nối với những tập đoàn lớn. Theo bà, tất cả công ty lớn tại Việt Nam đều bắt đầu từ một ngành nghề tương đối truyền thống, đi lên từ những bài toán thực tế

screenshot-32-2382-1610175981.png

Trương Lý Hoàng Phi trong talk Nguy - Cơ

Trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt như gần đây, các tập đoàn không chỉ ở Việt Nam mà thế giới bắt đầu suy nghĩ đến việc đa dạng hóa. "Một là đa dạng các phương thức điều hành. Họ có thể thay đổi một số nhóm ngành kinh doanh, thử nghiệm những mô hình kinh doanh mới để tìm ra những 'đại dương xanh' khác thay vì những 'đại dương đỏ'. Đó là lý do tập đoàn quan tâm nhiều tới đổi mới sáng tạo thời gian gần đây", bà Hoàng Phi cho hay

Song góc nhìn của những công ty lớn thường rất thực tế. Họ tập trung giải quyết các bài toán đặt trước mắt, ngôn ngữ của họ là những con số rõ ràng. Trong khi, ngôn ngữ của startup ở những giai đoạn đầu là chỉ số của tương lai, đôi khi không thuyết phục. Điều này ngăn cản hai bên tìm được tiếng nói chung

Nhiệm vụ của những người kết nối là tạo ra "bộ chuyển ngữ" giúp quá trình làm việc giữa các công ty startup và các tập đoàn lớn hiệu quả hơn. Xét ở một khía cạnh nào đó, họ cũng có những nhu cầu rất chung. Một bên tìm kiếm khách hàng sử dụng sản phẩm, một bên tìm kiếm những điều mới mẻ, những giải pháp giúp ngành nghề kinh doanh của họ tốt lên

"Cấy gen trội" startup vào SME

Theo bà Trương Lý Hoàng Phi, nếu nhìn vào thống kê số SME sống sót, đặc biệt trong đại dịch sẽ thấy nhiều vấn đề. Xu hướng nổi bật nhất là các doanh nghiệp đang ráo ráo tìm kiếm những điều sáng tạo hơn để đưa vào mô hình kinh doanh, như chuyển đổi số

Với startup, đại dịch giúp họ trở về mặt đất nhiều hơn để tìm được câu trả lời cho việc vì sao giải pháp của mình hay đó nhưng mình chưa có khách hàng, những người đó có trả tiền để sử dụng giải pháp của mình hay không. Họ thực tế hơn, bớt nhìn vào gam màu hồng của tương lai, bớt nói chuyện thay đổi thế giới trước khi thay đổi hành vi khách hàng

Nhận định về tương lai gần cho hệ sinh thái startup tại Việt Nam, bà Hoàng Phi cho rằng, đó là quá trình thay đổi và chuyển mình của cộng đồng doanh nghiệp SME. Sự chuyển mình sẽ tạo thêm cơ hội cho các startup, đặc biệt trong mô hình B2B. Với các startup trong ngành về B2C, hành vi người dùng thay đổi trong Covid-19 cũng là cơ hội lớn. Ngoài ra, tương lai của hệ sinh thái còn là sự trỗi dậy, những cú bắt tay của các SME và startup

screenshot-33-4218-1610175982.png

Host Nguyễn Phi Vân

Theo host Nguyễn Phi Vân, không có ai đề cập tới SME trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, bởi doanh nghiệp vừa và nhỏ thường chỉ quan tâm đến sự sống còn hằng ngày. Tuy nhiên, Hoàng Phi cho rằng: "Quãng thời gian vừa rồi, những SME có tiềm năng thành những công ty lớn, họ có móng nhà vững. Một cơn bão đi qua càng giúp họ nhìn thấy đâu là móng nhà vững nhất, đâu là khung nhà có thể lên nhà lầu để chống đỡ những cơn bão"

Trong đó, với bước đi sống còn là chuyển đổi số, cách thức giúp họ gia cố thêm nội lực để chống đỡ với Covid-19 và những khó khăn trong tương lai là bắt tay với các công ty khởi nghiệp. Lợi thế của những startup là hàm lượng sáng tạo cao, trong khi những doanh nghiệp nhỏ và vừa vốn có lợi thế về tập khách hàng và những bài toán thực tế

Theo hướng này các công ty trong cùng nhóm ngành có thể kết hợp với nhau. Đó là một trong những dịch vụ mà IBP đang theo đuổi. Theo vị này, để có sự kết hợp giữa startup và SME, điều đầu tiên cần xác định "sức khỏe" công ty, đâu là tính vượt trội nhất trong mô hình của họ. Ví như với startup, gen trội của họ là gì, giải pháp cho họ đang là gì và cần điều chỉnh bao nhiêu để "cấy" vào các công ty SME này

Trong tương lai, Hoàng Phi cho rằng đội ngũ mình cần tìm được công thức chung, giúp các doanh nghiệp tìm được những "đồng đội" có khả năng gắn kết và bứt phá. Ngoài dịch vụ kết nối startup với SME, nhóm dịch vụ IBP sẽ triển khai trong tương lai là tư vấn xây dựng các trung tâm đổi mới sáng tạo, đặc biệt từ các tập đoàn tư nhân và hình thành các vườn ươm công nghệ cao

Theo nữ doanh nhân, đã đến lúc các SME cần nhiều nguồn lực hơn, không chỉ về tài chính mà còn là cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng chuyên gia, cung cấp cho họ những công thức, cách đi, giúp họ trở thành những "người khổng lồ" trong thời gian tới
 
Top