What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Khoa học công nghệ Đài Loan

LOBBY.VN

Administrator
Công nghệ thông tin - Góc nhìn từ Đài Loan

10846_CNTT-Dailoan.jpg

Khả năng cạnh tranh của ngành công nghệ thông tin và truyền thông Đài Loan rất cao nhờ cơ chế tốt, đội ngũ kỹ sư giỏi, công tác nghiên cứu và phát triển được chú trọng

Thành quả khoa học công nghệ và kinh tế mà Đài Loan có được, bất chấp những bất lợi về điều kiện tự nhiên đã chứng minh: Nhân lực là tài sản quý giá nhất

Trong “Chiến lược vàng” phát triển kinh tế 10 năm tiếp theo của Đài Loan mới được nhà lãnh đạo Mã Anh Cửu công bố, phát triển khoa học công nghệ là trụ cột chính. Theo chiến lược này, cứ 4 năm, các cơ quan chức năng phải đưa ra chính sách, quy hoạch và cơ chế khoa học công nghệ quốc gia. Việc phân bổ ngân sách cho khoa học công nghệ được quy định theo nguyên tắc chọn lọc kỹ càng, tập trung để ngân sách được phân phối minh bạch, công bằng

Cận cảnh về người khổng lồ công nghệ châu Á

Đài Loan có khá nhiều điểm giống Việt Nam trong quá trình phát triển, với 3 giai đoạn. Đầu tiên là những năm từ 1973-1985, nền kinh tế chỉ dựa vào hoạt động nông nghiệp. Giai đoạn thứ hai chuyển trọng tâm sang các ngành có nhập khẩu công nghệ và sản xuất dựa vào nhân công giá rẻ (1985-1994). Giai đoạn thứ ba, từ năm 1994-2002, Đài Loan chuyển đổi mạnh mẽ các ngành công nghiệp, thúc đẩy đổi mới và sáng tạo. Nhờ chiến lược chuyển đổi kịp thời, từ bỏ các ngành công nghiệp dựa vào lao động giá rẻ như dệt may và giày da (giai đoạn 2), bước lên nền công nghệ cao dựa vào tri thức (giai đoạn 3), Đài Loan đã trở thành nền kinh tế công nghiệp

Hơn 10 năm trước, Đài Loan đã đầu tư rất nhiều cho hoạt động nghiên cứu và phát triển. Từ năm 2000, tổng số vốn dành cho mảng này đã tương đương 21% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Một điểm thú vị là các viện nghiên cứu không thuộc Nhà nước và cũng không được bao cấp toàn bộ. Nhà nước chỉ đóng vai trò tạo không gian hoạt động cởi mở bằng cơ chế thông thoáng, hằng năm có hỗ trợ một phần kinh phí nhất định. Phần kinh phí tài trợ được rót dựa vào kết quả hoạt động của các viện nghiên cứu và thông qua cơ chế cạnh tranh

Khả năng cạnh tranh của ngành công nghệ thông tin và truyền thông Đài Loan hiện nay rất cao, nhờ họ có cơ chế tốt, đội ngũ kỹ sư giỏi, công tác nghiên cứu và phát triển được chú trọng. Theo Hội đồng Phát triển Ngoại thương Đài Loan, năm 2010, trong ngành công nghệ thông tin và truyền thông, lĩnh vực sản xuất chế tạo đứng đầu với doanh thu đạt 222 tỉ USD, tăng 29,1% so với 2009. Tiếp đến là lĩnh vực sản xuất bán dẫn với 51,1 tỉ USD (tăng 34,9%); quang học đóng góp 53,2 tỉ USD (tăng 43,3%)... Đài Loan đang là nhà sản xuất máy tính xách tay số 1 thế giới với sản lượng trung bình hằng tháng hơn 14 triệu đơn vị sản phẩm

Nhưng con người mới quyết định tất cả. Chính quyền Đài Loan rất chú trọng tới việc đãi ngộ người tài. Chính quyền sẵn sàng hỗ trợ để các nhà nghiên cứu giỏi về nước công tác trong môi trường làm việc tự do, trí sáng tạo được phát huy tối đa. Vùng lãnh thổ này có cách trọng dụng nhân tài hiếm có: viện nghiên cứu tặng các nhà khoa học cổ phiếu của các công ty công nghệ như một chế độ ưu đãi đặc biệt

Nhờ vậy, hòn đảo rộng 36.000 km2 này được xếp thứ 6 trong Bảng Chỉ số sáng tạo toàn cầu từ 2009-2013 của Economist Intelligence Unit - EIU (bộ phận nghiên cứu kinh tế thuộc tập đoàn báo chí The Economist, Anh). Thứ hạng của Đài Loan trong bảng xếp hạng này chỉ đứng sau Nhật, Thụy Sĩ, Phần Lan, Đức và Mỹ. Còn trong các nền kinh tế công nghiệp mới, Đài Loan đứng đầu

Bước chuyển mình từ gia công thành nhà sản xuất

Gần đây, Đài Loan thường tổ chức chiến dịch mang tên “Taiwan Excellence” nhằm quảng bá cho ngành công nghệ thông tin và truyền thông Đài Loan với thế giới. Chương trình có sự góp mặt của 26 thương hiệu nội địa. Trong số này có 20 thương hiệu có giá trị trên 13 tỉ USD, sản xuất ra các sản phẩm như Acer, Asus, HTC, Transcend. “Taiwan Excellence 2011” được tổ chức tại Việt Nam từ tháng 5 đến tháng 12.2011 với mục tiêu xây chỗ đứng vững chắc cho sản phẩm công nghệ Đài Loan tại Việt Nam

Theo ông Huang Chih-Peng, Trưởng đại diện Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội, sau khi “Taiwan Excellence 2010” kết thúc, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng công nghệ thông tin Đài Loan vào Việt Nam năm 2010 đạt 34,9 triệu USD, tăng 76,6% so với năm 2009

Đài Loan đang nỗ lực trở thành người khổng lồ công nghệ cao của thế giới, tương tự như điều thần kỳ kinh tế họ đã làm được trước kia. Một thống kê của Digitimes cho biết Đài Loan có 735 công ty điện tử đã niêm yết trên sàn chứng khoán tính đến cuối năm 2010. Hình ảnh Đài Loan như một phân xưởng chuyên gia công cho các tập đoàn công nghệ thông tin quốc tế đã lùi vào quá khứ

Trước đây, người tiêu dùng chỉ biết dòng điện thoại thông minh O2 đến từ Anh, chứ ít người biết rằng hãng gia công cho O2 chính là HTC. Tập đoàn này giờ đây đã trở thành 1 trong những hãng sản xuất điện thoại thông minh và máy tính bảng hàng đầu thế giới. Trong phân khúc điện thoại thông minh, thị phần của HTC chỉ đứng sau Apple, Samsung, RIM và Nokia

Để có được điều thần kỳ công nghệ cao, Chính quyền đã xây dựng Thung lũng Silicon của Đài Loan. Đó là khu công nghiệp dựa vào khoa học mang tên Hsinchu, tọa lạc tại phía Bắc Đài Loan. Hơn 400 công ty công nghệ cao, hoạt động trong các lĩnh vực chế tạo bán dẫn, máy tính, viễn thông đặt tại đây kể từ cuối năm 2003. Khu Công nghiệp Hsinchu liên kết chặt chẽ với các viện nghiên cứu chính của Đài Loan nằm gần đó

Có thể thấy, thế mạnh đáng kể nhất của đảo quốc 23 triệu dân này không phải là tài nguyên thiên nhiên, mà là nguồn nhân lực trình độ cao cùng ngành công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại. Đây là 2 nhân tố chính chắp cánh cho “Con rồng châu Á” này bay cao, với GDP bình quân đầu người năm 2011 ước tính tăng lên 21.394 USD so với mức 19.188 USD năm 2010

Thành Trung
 
Last edited:
Mỹ đầu tư 50 triệu USD cho R&D ở Trung Quốc

Tập đoàn đa quốc gia 3M của Mỹ cho biết, hãng này đang lên kế hoạch đầu tư 50 triệu USD (hơn 1 nghìn tỷ đồng) để phát triển các công nghệ mới và các sản phẩm cho thị trường Trung Quốc trong 5 năm tới

“Việc đầu tư trên là một phần trong chiến lược 5 năm của chúng tôi đối với Trung Quốc để tăng doanh số bán hàng hằng năm từ 15% lên 20%”, ông Hu Fen, Phó chủ tịch điều hành các hoạt động và tài chính của 3M tại Trung Quốc nói

3M tăng cường đầu tư nghiên cứu và phát triển (R&D) ở Trung Quốc vì nước này là một trong những thị trường nước ngoài quan trọng nhất, chiếm tới 10% doanh số thương mại toàn cầu của 3M. Trong 5 năm tới, 3M sẽ tập trung đầu tư vào các khu vực miền Trung và miền Tây Trung Quốc

Trong đó, công ty sẽ xây dựng một nhà máy có vốn đầu tư 200 triệu USD tại Hợp Phì, tỉnh An Huy để sản xuất các sản phẩm năng lượng mới, chế tạo ôtô và đóng tàu. Đồng thời 3M cũng sẽ khởi động mọt dự án đầu tư đáng kể ở Tây Nam Trung Quốc để sản xuất các sản phẩm công nghiệp điện tử và ôtô. Ngoài ra 3M còn tiến hành nhiều dự án ở các vùng khác nữa

Được biết 3M (NYSE: MMM), là một tập đoàn công ty đa quốc gia của Mỹ có trụ sở tại Maplewood, Minnesota, một khu ngoại ô của Saint Paul. Tập đoàn 3M ngoài sản xuất các sản phẩm và phân phối bán hàng, còn rất chú trọng đến đầu tư cho R&D

Kinh phí cho R&D của 3M chiếm tới 6% tổng doanh thu và 3M cũng xây rất nhiểu trung tâm R&D ở Mỹ, Đức, Nhật và Thượng Hải (Trung Quốc)
 
Last edited:
Top