What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Kiều Hối

LOBBY.VN

Administrator
Kiều hối phần lớn không chảy vào hệ thống ngân hàng​

f4a3f4c81affbusd1200.jpg

Đáng lo nhất là một lượng rất lớn kiều hối nhiều năm nay không vào ngân hàng mà được bán ra thị trường tự do

Việt Nam hiện đang có hơn 400.000 người đi lao động ở nước ngoài và khoảng 4 triệu Việt kiều cư trú ở gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mỗi năm họ gửi về Việt Nam một lượng kiều hối không nhỏ

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), quí 1/2011 kiều hối về Việt Nam đạt khoảng 2,5 tỉ USD, quí 2 là 2 tỉ USD và quí 3 là 2,5 tỉ USD và ước tính cả năm sẽ đạt khoảng 8,5 tỉ USD, so với mức kỷ lục 8 tỉ USD của năm 2010. Đó là chưa kể lượng kiều hối chuyển về không thông qua hệ thống tín dụng chính thức mà theo NHNN có thể tương đương ít nhất là 30% con số thống kê được. Đây là “tài khoản vàng” cho cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam

Nếu như năm 1999, lượng kiều hối mới chỉ chiếm 4,2% GDP của Việt Nam, thì đến năm 2002 đã tăng lên 7,8%. Và năm 2010, con số đó bằng khoảng 7,7% GDP (GDP ước trên 100 tỉ USD). Trong khi các nguồn khác như ODA, FDI, FII đóng góp vào cán cân thanh toán ngày một bấp bênh thì kiều hối vẫn tăng đều

Theo NHNN, năm 2010 nguồn ngoại tệ ròng này đã bù đắp gần 50% thâm hụt thương mại. Còn theo Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam xếp thứ 16 trong các quốc gia nhận nhiều kiều hối nhất năm 2010. Tại Đông Nam Á, Việt Nam xếp thứ 2 về nhận kiều hối, chỉ sau Philippines với khoảng 21,3 tỉ USD vào năm 2010.

Theo WB, kiều hối tại Việt Nam chủ yếu từ những người di cư thường trú từ Mỹ, Canada và Pháp chuyển về. Song nguồn tiền được chuyển một cách không cân đối, đặc biệt là tại TPHCM. Thành phố này nhận lượng kiều hối nhiều nhất trong cả nước mặc dù không có xuất khẩu lao động trong giai đoạn 2006-2008

Ở góc độ khác, một cuộc điều tra tiến hành năm 2008 với hơn 4.000 hộ gia đình Việt Nam cho thấy kiều hối về Việt Nam đã làm tăng phần chi tiêu của các gia đình cho đất đai và nhà ở. Các chuyên gia ước tính khoảng 48% kiều hối chuyển về nước trong năm năm qua có liên quan đến bất động sản; một lượng nhỏ được đầu tư cho dịch vụ, du lịch. “Các tác động của kiều hối đối với xóa đói giảm nghèo là không đáng kể, vì kiều hối chủ yếu gửi cho các hộ gia đình khá giả và không dành cho chi tiêu”, theo kết luận của khảo sát trên.

Lãnh đạo một ngân hàng cho biết ông biết nhiều trường hợp kiều hối được chuyển về để mua bất động sản; một số sử dụng kênh này để chuyển tiền thanh toán thương mại bởi rút ngắn được nhiều thời gian so với thanh toán qua ngân hàng. Bên cạnh đó, cũng có một lượng kiều hối tập trung vào đầu cơ lãi suất vì lãi suất tiền gửi USD ở nước ngoài hiện chỉ từ 0,25-0,5%/năm trong khi ở Việt Nam lên đến khoảng 5%/năm. Theo Ngân hàng Đông Á, trong sáu tháng đầu năm này, lượng kiều hối qua ngân hàng tăng khoảng 20% so với cùng kỳ và tỷ lệ người nhận kiều hối xong gửi tiết kiệm ngoại tệ tăng 10-15%

Nhưng đáng lo nhất là một lượng rất lớn kiều hối nhiều năm nay không vào ngân hàng mà được bán ra thị trường tự do. Nguồn ngoại tệ này gây thêm áp lực cho tỷ giá. Các công ty kiều hối Sacombank, Đông Á, các ngân hàng thương mại có thị phần chuyển kiều hối lớn như ACB, Agribank, Vietinbank đều cho biết lượng ngoại tệ từ kiều hối được gửi hoặc bán lại cho ngân hàng trung bình chỉ 10-15%. Nếu chỉ 50% lượng kiều hối đó quay trở lại ngân hàng thì cơ bản cũng sẽ giải quyết được tình hình căng thẳng ngoại tệ
 
Việt Nam đứng top đầu thế giới về nhận kiều hối​

Với khoảng 4 triệu người đang làm việc, sinh sống và học tập ở 101 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, Việt Nam nằm trong số 16 thị trường nhận kiều hối nhiều nhất thế giới

Đó là thông tin do bà Drina Yue, Phó chủ tịch cấp cao kiêm Giám đốc điều hành Western Union khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, công bố ngày 29/11

Mặc dù tình hình kinh tế thời gian vừa qua có nhiều khó khăn, nhưng lượng kiều hối do Western Union nhận ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã tăng 11%

“Ở Việt Nam, kiều hối ổn định hơn một số nước trong khu vực vì khi kinh tế khó khăn, các công dân Việt Nam ở nước ngoài vẫn tiếp tục làm việc chăm chỉ để duy trì nguồn tài chính chuyểnvề cho gia đình họ,” bà Drina Yue cho biết

Theo bà Nguyễn Thị Như Lý, Giám đốc khu vực Đông Dương của Western Union, đa số lượng kiều hối chuyển về Việt Nam là của đối tượng đi xuất khẩu lao động chủ yếu ở các quốc gia và lãnh thổ như: Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, và Malaysia.

Hiện nay, có khoảng hơn 400.000 lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài nên nhu cầu chuyển tiền về nhà ngày càng tăng. Tuy nhiên, còn rất nhiều người lựa chọn các kênh chuyển tiền không chính thức, có rủi ro cao

Bà Lý cũng nhận định, kiều hối về Việt Nam chủ yếu chảy về khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa nơi có nhiều lao động xuất khẩu. Nhu cầu gửi tiền về nhà của người dân ngày càng nhiều hơn. Trước đây, chủ yếu là tiền gửi để thăm hỏi người thân, nhưng hiện nay đã ngày càng nhiều người gửi tiền về nhà để xây dựng nhà cửa, đầu tư phát triển và hỗ trợ nhân đạo

Western Union chính thức cung cấp dịch vụ chuyển tiền tại Việt nam từ năm 1994. Đến nay, Western Union đã hỗ trợ nguồn tiền chuyển vào Việt Namtừ 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới

Khách hàng tại Việt Nam có thể nhận tiền từ nước ngoài thông qua dịch vụ Chuyển tiền của Western Union tại khắp 63 tỉnh thành và hầu khắp các quận huyện trên cả nước thông qua 40 đại lý chính thức tại các ngân hàng, quỹ tín dụng dân dân, bưu điện và các doanh nghiệp tư nhân

Được biết, năm 2010, Western Union đã thực hiện 214 triệu giao dịch cá nhân trên toàn cầu, giúp chuyển 76 tỷ USD trên toàn thế giới
 
Kiều hối đổ về Việt Nam năm nay là 8,5 tỉ USD​

Năm 2011, lượng kiếu hối đổ về các nước đang phát triển có thể lên tới 350 tỉ USD, riêng Việt Nam khoảng 8,5 tỉ USD

Ngày 5/12, ông Sudhes Girian, Phó Chủ tịch Tổ chức chuyển tiền toàn cầu Xpress Money (Anh), cho biết năm 2011 lượng kiếu hối đổ về các nước đang phát triển có thể lên tới 350 tỉ USD, tăng khoảng 8% so với năm trước. Riêng lượng kiều hối đổ về Việt Nam khá lớn, khoảng 8,5 tỉ USD

Tại Việt Nam, Xpress Money có 4 -5 đối tác là các doanh nghiệp, ngân hàng; trong đó, Công ty Kiều hối Đông Á là đơn vị có số lượng giao dịch lớn nhất

Năm 2011, Công ty Kiều hối Đông Á dự kiến doanh số chi trả kiếu hối đạt 1,6 tỉ USD, chiếm khoảng 18% thị phần kiếu hối Việt Nam

Ngân hàng Thế giới nhận định, kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, năm 2011 là năm đầu tiên kiều hối đổ về các nước đang phát triển đều tăng. Dẫn đầu danh sách các quốc gia có lượng kiều hối cao là Ấn Độ (58 tỉ USD), Trung Quốc (57 tỉ USD), Mexico (24 tỉ USD) và Philippines (23 tỉ USD). Ngoài ra, Pakistan, Bangladesh, Nigeria, Ai Cập, Lebanon và Việt Nam cũng là những quốc gia nhận được lượng kiều hối lớn
 
52% kiều hối đổ vào bất động sản​

Năm nay, kiều hối của kiều bào gửi về Việt Nam đạt trên 9 tỷ USD,. Trong đó, 52% đổ vào bất động sản

Theo thông kê của Uỷ ban giám sát tài chính Quốc gia, nguồn kiều hối năm nay tăng gần 1,5 tỷ USD so với 2010, đặc biệt có tới 52% (tương đương gần 5 tỷ USD) đổ vào bất động sản

Ông Ngô Xuân Hải, Trưởng phòng kinh doanh dịch vụ chuyển tiền và kiều hối ngân hàng Vietinbank nhận định: “Sở dĩ kiều hối năm nay tăng trưởng cao như vậy là vì bây giờ, kiều hối ngoài mục đích là trợ cấp thân nhân thì còn là dòng tiền đầu tư, phần nhiều vào đầu tư bất động sản. Kinh tế thế giới khó khăn nên hoạt động làm ăn của kiều bào ở nước ngoài gặp nhiều khó khăn, nên họ có xu hướng chuyển tiền về nước làm ăn”

Chủ đầu tư của dự án Nine Ivory cho biết, năm nay lượng kiều hối tăng đã góp phần đáng kể vào thanh khoản bất động sản, nhất là phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng. Bởi bất động sản nghỉ dưỡng với thế mạnh là thích hợp để đầu tư lâu dài, có khả năng sinh lời là cho thuê khi chủ đầu tư chưa sử dụng rất thích hợp với nhu cầu của kiều bào Việt Nam sinh sống tại nước ngoài

Dù chưa có chính sách nhằm định hướng dòng tiền kiều hối, nhưng rõ ràng, với 9 tỷ USD, chiếm gần 1/10 GDP của Việt Nam, thì đây là một trợ lực hữu hiệu cho nền kinh tế, nhất là thị trường bất động sản lúc này, khi mà hầu hết các chủ đầu tư đều đang gặp khó khăn và các dự án bất động sản Việt Nam đang trong tình cảnh khát vốn
 
Địa ốc bung hàng đón… kiều hối​

Hàng loạt dự án đã được tung ra nhằm đón dòng kiều hối cuối năm đổ về. Đây được xem là “cứu cánh” của thị trường bất động sản mùa cao điểm cuối năm

Phần lớn kiều hối vào BĐS

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, năm nay lượng kiều hối chuyển về nước đạt khoảng 9 tỷ USD, trong số đó khoảng 52% theo Ủy ban giám sát tài chính quốc gia là chảy vào lĩnh vực bất động sản (BĐS). Như vậy, gần 5 tỷ USD này được xem như “bình ôxy” trợ lực cho thị trường địa ốc vốn đang kiệt sức

Không chỉ năm nay các doanh nghiệp BĐS mới trông chờ vào nguồn vốn này, mà những năm qua, nguồn kiều hối luôn là một “bình sữa” ngọt mà các công ty địa ốc nhắm đến

Thống kê cho thấy, thời gian qua mặc dù kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn nhưng lượng kiều hối đổ về nước luôn tăng mạnh. Nếu như năm 2000 có khoảng 1,34 tỷ USD kiều hối về Việt Nam thì đến năm 2010 con số này đã là 8,26 tỷ USD, năm 2011 dự kiến là gần 9 tỷ USD và năm 2012 dự báo con số này sẽ tăng lên khoảng 12 tỷ USD. Đáng chú ý, số tiền từ kiều hối được đầu tư vào lĩnh vực BĐS khá lớn

Giới doanh nghiệp kỳ vọng, năm nay khi mà cơ chế cho người nước ngoài, Việt kiều sở hữu nhà tại Việt Nam đã thông thoáng hơn, lượng kiều hối đổ vào nhà đất sẽ tăng hơn

Giáo sư Hoàng Gia Bảo, một Việt kiều từ nước Đức mới đây đã mua 2 lô đất biệt thự 360 m2 tại dự án biệt thự nghỉ dưỡng Green River Villas (Mỹ Phước 4, Bình Dương) do Công ty Becamex IJC làm chủ đầu tư cho hay, ông muốn mua đất để xây dựng một biệt thự để có thể đưa gia đình về Việt Nam nghỉ ngơi (nghỉ đông) sau một năm làm việc mệt nhọc

“Từ lâu tôi muốn có một ngôi biệt thự ven sông khí hậu trong lành mát mẻ, quy hoạch đồng bộ đầy đủ tiện ích để tập hợp bạn bè, người thân ở Đức và Việt Nam cùng giao lưu để tìm hiểu thêm các cơ hội đầu tư. May mắn là tôi có một người bạn giới thiệu dự án này. Tôi nghĩ rằng đất ở Bình Dương rẻ nhất Việt Nam, nhưng lại chỉ cách TP HCM có hơn 30 km”, Giáo sư Bảo tính toán

Bung hàng đón kiều hối

Nhận thức được tầm quan trọng của dòng tiền này, hàng loạt dự án đã bung hàng vào thời điểm cuối năm một mặt để đáp ứng mua nhà đất của người dân tăng mạnh vào dịp cuối năm, mặt khác cũng để đón dòng kiều hối

Với con số khoảng 4 triệu kiều bào nhưng hiện nay chỉ mới một ít mua được nhà đất tại Việt Nam do trước đây gặp phải nhiều điều kiện khắt khe, các doanh nghiệp kỳ vọng năm nay sẽ là năm kiều bào chi mạnh tay hơn vào lĩnh vực BĐS

Như công ty Becamex IJC và công ty Tấc Đất Tấc Vàng mới tung ra dự án biệt thự nghỉ dưỡng Green River Villa (Mỹ Phước 4, Bình Dương), với giá bán khoảng 2,4 triệu đồng/m2. Đây là dự án thành phần thuộc dự án Green River City – thành phố ven sông có quy mô 130 ha tọa lạc tại “cổng vào” của quận Bến Cát và có vị trí hết sức đắc địa với 3 mặt tiền sông Thị Tính xanh mát

TDTV-in.jpg

Mặc dù mới mở bán nhưng Green River Villas đã được nhiều khách hàng quan tâm, nhất là giới Việt kiều​


Mặc dù mới chính thức mở bán từ cuối tháng 12/2011 nhưng đến nay đã có khoảng 40% số lượng sản phẩm được khách hàng đặt mua, trong đó có rất nhiều khách hàng là Việt kiều

Theo ông Hoàng Anh Tuấn, giới đầu tư nói chung cũng như nhà đầu tư Việt kiều nói riêng luôn xem BĐS là lựa chọn hàng đầu trong chính sách đầu tư. Thực tế cho thấy, thị trường Việt Nam những năm vừa qua, BĐS là "sân chơi” mang lại lợi nhuận lớn nhất, thậm chí có những dự án đem lại "siêu” lợi nhuận. Kể cả những khi thị trường rơi vào tình thế bất ổn, BĐS vẫn là kênh đầu tư chắc ăn, chí ít cũng không thua lỗ, trong khi nhiều lĩnh vực lao đao thậm chí thua lỗ nặng

“Việt kiều là những người từng trải, kinh nghiệm đầu tư phong phú nên Họ thường chọn những dự án độc, vị trí đẹp, chủ đầu tư uy tín, hạ tầng tương đối hoàn thiện và có khả năng sinh lời cao để đầu tư”, ông Tuấn cho hay

Ông Lương Ngọc Tiến, Giám đốc kinh doanh công ty Becamex IJC, chủ đầu tư dự án The Green River City, cho biết, Green River Villas là dự án độc đáo duy nhất có 3 mặt tiền ven sông tại Bình Dương. Đây là dự án đẹp nhất mà công ty từng triển khai

“Với môi trường thoáng mát, sạch đẹp, hệ thống mảng xanh xuyên suốt dự án, kết hợp với dòng Sông xanh mát, khu biệt thự Green River Villas xứng đáng là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng trong một cộng đồng tri thức văn minh”, ông Tiến phân tích

Biệt thự nghỉ dưỡng sở hữu vị trí đẹp nhất tại dự án Green River City – thành phố ven sông khi được dòng sông Thị Tính ôm trọn tạo thành một bán đảo trong lòng thành phố năng động. Được quy hoạch là một khu nghỉ dưỡng biệt lập với đầy đủ các tiện ích của một thành phố năng động, hiện đại như khu bến du thuyền, chợ, trung tâm thương mại cao cấp, nhà hàng, khách sạn, khu ẩm thực ven sông, trường học, bệnh viện, các khu dịch vụ cộng đồng và đặc biệt là khu phức hợp thể dục thể thao rộng 25 ha

Hơn thế, Green River Villas kết nối giao thông thuận tiện và trực tiếp với thành phố mới Bình Dương, sân Golf Twin Doves 27 lỗ và khu du lịch Đại Nam văn hiến khiến Green River Villas trở thành nơi nghỉ dưỡng lý tưởng cho những ai mong muốn có một ngôi nhà thứ hai của mình

Chí Dân
 
12 năm, kiều hối về Việt Nam tăng 8 lần​

images489617dollars480photos.jpg

Không chỉ là con số 9 tỷ USD, điều đáng ghi nhận về dòng kiều hối chảy về Việt Nam năm 2011 là sự tập trung

9 tỷ USD là lượng kiều hối được dự tính đã đổ về Việt Nam trong năm 2011, vượt xa con số 8 tỷ USD năm 2010, tiếp tục đưa Việt Nam vào danh sách 16 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất thế giới

Không chỉ là con số 9 tỷ USD, điều đáng ghi nhận về dòng kiều hối chảy về Việt Nam năm 2011 là sự tập trung. Nếu như những năm trước đây, phổ biến tình trạng kiều hối chuyển qua các kênh không chính thức gây rủi ro cho người chuyển và khó thống kê được lượng kiều hối thực sự. Nhưng năm 2011, lượng kiều hối chuyển về kênh ngân hàng đã tăng lên rõ rệt

Điều này xuất phát từ nguyên nhân hiện dịch vụ chuyển tiền khá đơn giản, thuận tiện, người thân tại Việt Nam có thể nhận tiền chỉ sau 5 phút người gửi ở nước ngoài thực hiện dịch vụ

Khách hàng cũng có thể nhận tiền tại ngân hàng hoặc tại nhà; tiền có thể được chuyển vào tài khoản ATM hay thực hiện các giao dịch trên hệ thống ngân hàng điện tử. Bởi thế, dịch vụ kiều hối đang trở thành một kênh đem lại hiệu quả cao

Một thực tế nữa cũng khiến lượng kiều hối tăng là do lãi suất huy động VND vẫn còn cao, đã thu hút lượng kiều hối về bán cho ngân hàng rồi gửi tiết kiệm VND. Chênh lệch tỷ giá trong và ngoài ngân hàng không đáng kể nên các ngân hàng đã thu mua được USD nhiều hơn trước

Theo công bố bước đầu của một số nhà băng, dòng kiều hối chảy như sau: tại công ty kiều hối Sacomrex năm 2011 ước đạt 1,65 tỷ USD; tại DongA Bank, ước tính đến tháng 12 thu hút khoảng 1,6 tỷ USD lượng kiều hối chuyển về, tăng 20% so với năm ngoái; VietinBank dự kiến cả năm đạt trên 1,3 tỷ USD, tăng 15% so với năm trước; Eximbank cũng cho biết lượng kiều hối qua ngân hàng này đạt trên 600 triệu USD, tăng 64% so với cùng kỳ năm ngoái

Thực tế, lượng tiền gửi về Việt Nam đã tăng dần qua các năm và ngày càng trở thành nguồn lực đáng kể cho nền kinh tế. Kể từ mốc 1,2 tỉ USD năm 1999, trong năm 2011 đã có khoảng 9 tỉ USD kiều hối được chuyển về Việt Nam, chỉ trong một con giáp, lượng kiều hối về Việt Nam đã tăng khoảng 8 lần

Về mặt địa lý thì từ trước đến nay, vùng đồng bằng sông Hồng mà Hà Nội là trung tâm và vùng Đông Nam Bộ (Tp.HCM là trung tâm) là hai vùng tiếp nhận kiều hối nhiều nhất cả về giá trị và số người nhận

Tuy nhiên, những năm gần đây cùng với lượng người xuất khẩu lao động từ vùng Bắc Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long tăng lên thì lượng kiều hối của các vùng này cũng tăng đáng kể. Tình hình này cho thấy kiều hối đã đến với nhiều vùng của Việt Nam hơn và đã chảy cả vào khu vực người nghèo. Đây cũng là một diễn biến đáng mừng

Rất tiếc là đến nay vẫn chưa có một cuộc điều tra tổng thể. Nếu có, người ta có thể đánh giá được tác động của kiều hối thực sự đến nền kinh tế Việt Nam trên cả khía cạnh vĩ mô (cán cân vãng lai, cung ngoại tê...) và vi mô (tiêu dùng, đầu tư, đầu cơ của hộ gia đình)

Cách đây 5 năm trở về trước, theo một cuộc điều tra nhỏ (khi quy mô kiều hối về Việt Nam khoảng 3,8 tỉ USD/năm) thì khoảng trên 70% số kiều hối là để tiêu dùng, gần 15% xây nhà, 6% đầu tư phi nông nghiệp và gần 7% đầu tư khác

Nhưng những năm gần đây, theo một số đánh giá, đã có sự thay đổi cơ cấu sử dụng kiều hối theo hướng tăng tỉ trọng đầu tư. Đối tượng đầu tư trước hết là bất động sản, tiếp theo là chứng khoán

Thậm chí gần đây, cụ thể là cuối năm 2011, còn có ý kiến cho rằng một lượng không nhỏ kiều hối đã chảy vào các tiệm vàng, bởi vàng đang là một trong những tâm điểm của giới đầu cơ hiện nay
 
Kiều hối chảy về, chất xám chảy đi​

- Mối quan ngại về "chảy máu" chất xám càng trở nên sâu sắc hơn đối với các nước đang phát triển, khi nguồn lực chất lượng cao "thất thoát" sang nước ngoài. Một số nghiên cứu gần đây tiết lộ cái nhìn mới về chảy máu chất xám thông qua kênh kiều hối

Nhân lực chất lượng cao ra đi

Hiện tượng một bộ phận nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước dịch chuyển sang nước khác luôn được cho là một tổn thất lớn, đặc biệt đối với những nước đang phát triển. Bởi lẽ, một nước nghèo hoặc đang phát triển cần hơn lượng chất xám từ nguồn lao động chất lượng cao so với các nước phát triển. Điều này tương tự như "hiệu ứng đuổi kịp" trong kinh tế vĩ mô khi so sánh tầm quan trọng của tư bản đối với tốc độ phát triển của một nước nghèo và một nước giàu

Nghĩa là, khi được tăng hoặc hiện đại hóa một đơn vị tư bản vào sản xuất, một nền kinh tế nghèo khi sẽ mang về tốc độ phát triển nhanh hơn so với nền kinh tế giàu. Như vậy, nếu cung cấp thêm cùng một đơn vị chất xám, nước nghèo hoặc đang phát triển sẽ có tốc độ phát triển kinh tế nhanh hơn nước giàu

Tuy nhiên, xuất phát từ ước mơ thoát nghèo, lao động kĩ thuật cao thường có xu hướng học tập và làm việc ở môi trường được kỳ vọng là thuận lợi nhất. Từ đó, hiện tượng chảy máu chất xám ở các nước nghèo và đang phát triển lại càng đáng quan ngại hơn

20120817164916_duhocsinh178.jpg

400.000 trí thức, trong đó có 25% du học sinh Việt Nam đang học tập, sinh sống tại xứ người​

Số liệu thống kê ước tính có khoảng 400.000 trí thức, trong đó có 25% du học sinh Việt Nam đang học tập, sinh sống tại xứ người. Khảo sát năm 2010 của Viện giáo dục quốc tế IIE thì có đến 60-70% du học sinh có ý định ở lại học tập và công tác ở nước ngoài. Đáng lo hơn là số học sinh du học tự túc chiếm đến 90% tổng số lượng thống kê

Thêm vào đó, mỗi năm Việt Nam có trung bình 80.000 lượt lao động xuất ngoại. Điều này dường như đồng nghĩa với lượng tiền và chất xám lần lượt "rũ áo ra đi". Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu uy tín đã chỉ ra dòng chảy ngược của kiều hối so với dòng chất xám bị thất thoát. Nói cách khác, lý thuyết về tác hại của chảy máu chất xám đã gặp khó khăn trước lượng tiền cộng đồng hải ngoại gửi về quê hương

Cộng đồng trí thức Việt Nam chủ yếu tập trung ở Hoa Kỳ, Tây Âu, Nga và Đông Âu, đều là những quốc gia phát triển, với thu nhập cao và tiền lương lý tưởng. Hiệu suất làm việc từ đó cũng cao gấp nhiều lần so với môi trường ở quê nhà

Bù vào sự lựa chọn ở lại xứ người làm việc, cộng đồng Việt kiều đã đóng góp ngược trở lại quê hương thông qua kiều hối. Xu hướng trở về Việt Nam để phát triển các dự án ngày càng tăng

Hy vọng "chất xám"... hồi hương

Theo Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM, trong vòng 6 năm (6/2005-6/2011), số doanh nghiệp Việt kiều đã tăng hơn hai lần, với tổng vốn điều lệ gần 37.000 tỷ đồng. Hàng năm, có khoảng 500.000 lượt kiều bào về nước không chỉ để thăm người thân mà còn để tìm kiếm cơ hội đầu tư, phát triển đất nước. Bằng chứng là có đến 52% lượng kiều hối đổ vào thị trường bất động sản năm vừa qua

Theo thống kê năm 2011 của World Bank, Việt Nam hiện xếp hạng 16 trên thế giới và hạng 2 trong khu vực Đông Nam Á về nhận kiều hối. Nếu như năm 2001 chỉ có 1,75 tỷ USD chuyển về nước nhà thì năm 2011 đã tăng vọt lên 9 tỷ USD

Từ lượng kiều hối, các gia đình trong nước có thể đầu tư giáo dục cho con cái để tiếp tục xuất ngoại học tập và làm việc. Thoạt nhìn, có vẻ chất xám bị thất thoát nhưng suy xét kỹ thì sự hiện diện của nhân tài nên xứ người không đồng nghĩa với việc chất xám không chảy trở lại quê nhà

Mỗi cá nhân đều có ý chí và nguyện vọng làm việc trong môi trường phù hợp nhất. Đặc biệt, đối với cộng đồng kiều bào Việt Nam thì nguyện vọng đóng góp cho nước nhà đã và đang thể hiện bằng hành động chứ không phải lời nói. Làm thế nào để biến chảy máu chất xám thành tuần hoàn chất xám, đồng thời không ngừng thu hút kiều hối là bài toán không hề đơn giản

Thống kê sáu tháng đầu năm 2012 của TP.HCM đã cảnh báo sự sụt giảm 500 triệu USD kiều hối so với cùng kỳ năm ngoái. Hồi chuông cảnh báo này chính là động lực để Việt Nam thay đổi quan niệm và chính sách để tạo điều kiệu cho nhân tài và nguồn ngoại tệ đóng góp 7,26% GDP (năm 2011) này "hồi hương"

Vân Anh - Thiên Thuật
 
Việt Nam đứng thứ 7 về kiều hối năm 2012​

Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới-WB, với 9 tỷ USD, Việt Nam đứng thứ 7 về nhận kiều hối năm 2012. Tổng kiều hối các nước đang phát triển dự định nhận được trong năm nay lên đến 406 tỷ USD

Đứng đầu danh sách là Ấn Độ với kỷ lục là 70 tỷ USD. Tiếp theo là Trung Quốc (66 tỷ), Mexico và Philippine mỗi nước nhận 24 tỷ USD

C147256_tien-in.jpg

Năm 2012 Việt Nam nhận được 9 tỉ USD kiều hối​

Theo WB, kiều hối năm nay, kể cả những nước có thu nhập cao, sẽ lên đến 534 tỷ. Các nước khác nhận được nhiều kiều hối là

- Nigeria (21 tỷ USD)

- Ai-Cập (18 tỷ USD)

- Pakistan và Bangladesh mỗi nước nhận 14 tỷ USD

- Việt Nam (9 tỷ USD)

- Li Băng (7 tỷ USD)

Theo số liệu thống kê chính thức, luồng kiều hối chảy vào các nước đang phát triển dự tính tăng 6,5%/ năm, từ trên 351 tỷ USD năm 2011 với Ấn Độ đứng đầu bảng là 58 tỷ USD, tiếp theo là Trung Quốc (57 tỷ USD), Mexico (24 tỷ USD) và Philippine (23 tỷ USD)

Lượng kiều hối toàn cầu, bao gồm cả các nước có thu nhập cao, dự tính sẽ tăng đến 685 tỷ USD vào năm 2015

Theo tính toán của WB, kiều hối vào các nước đang phát triển dự kiến sẽ tăng 8% vào năm 2013 và 10% vào năm 2014 để đạt 534 tỷ USD vào năm 2015

Trong báo cáo của mình, WB ghi nhận rằng tầm cỡ của lượng kiều hối, kể cả nguồn tiền không ghi nhận được thông qua các kênh chính thức và không chính thức, được cho là lớn hơn số đó nhiều

WB nói rằng: “So với nguồn vốn của tư nhân, lượng kiều hối cho thấy có sự phát triển đáng kể kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, chỉ có một sự giảm sút khiêm tốn trong năm 2009, tiếp theo là một sự phục hồi nhanh. Khối lượng kiều hối vào các nước đang phát triển giờ đây lớn gấp ba lần số tiền viện trợ phát triển chính thức (ODA)”

Trong số các khu vực thuộc các nước đang phát triển, Nam Á và Trung Đông và Bắc Phi có tăng trưởng mạnh nhất, chủ yếu do các hoạt động kinh tế mạnh mẽ ở các nước trong tổ chức Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) thúc đẩy

Đối với khu vực Nam Á, lượng kiều hối năm 2012 dự kiến đạt tổng cộng là 109 tỷ USD, tăng 12,5% so với năm 2011. Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương dự kiến sẽ thu hút được 114 tỷ USD, với mức tăng là 7,2% so với năm 2011; trong khi đó khu vực Trung và Bắc Á dự kiến sẽ thu được 47 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm trước

Kiều hối của Ai Cập bắt đầu tăng từ năm 2010, có lẽ do người nhập cư nước ngoài tăng giúp đỡ đối với gia đình trong nước trước sự bất ổn về chính trị và số tiền tiết kiệm do những người hồi hương mang về

Kiều hối về khu vực Mỹ Latinh và Caribbe được hỗ trợ bởi sự phục hồi kinh tế và sự cải thiện tương đối trong thị trường lao động ở Mỹ, nhưng khá khiêm tốn do sự yếu kém của nền kinh tế châu Âu

Tính theo tỷ lệ phần trăm của GDP, các nước nhận được tỷ lệ cao nhất về kiều hối năm 2011 là Tajikistan (47%), Liberia (31%), Cộng hòa Kyrgyz (29%), Lesotho (27%), Moldova (23%), Nepal (22%) và Samoa (21%)

Kiều hối vào các khu vực châu Âu, Trung Á và Tiểu khu vực Sahara dự kiến sẽ không tăng hay giảm, chủ yếu là do kinh tế giảm sút tại các nước có thu nhập cao ở châu Âu

Lượng kiều hối vào khu vực châu Âu và Trung Á dự tính ở mức không thay đổi là 41 tỷ USD, và 31 tỷ USD vào khu vực Tiều vùng sa mạc Sahara trong năm nay, mặc dù hai khu vực này dự kiến sẽ có phục hồi mạnh trong lĩnh vực nguồn kiều hối trong năm 2013
 
Top