What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Korea

LOBBY.VN

Administrator
Hàn Quốc đẩy mạnh chuyển giao công nghệ tại Việt Nam

Hàn Quốc hiện đứng thứ ba trong tốp các nước đầu tư dự án vào Việt Nam (sau Đài Loan - Trung Quốc, Singapore) và cũng là nước có nhiều hợp tác chuyển giao công nghệ với nước ta trong những năm qua

Tại Hội thảo hợp tác công nghệ và giao lưu thương mại Việt Nam-Hàn Quốc do Sở KH-CN TPHCM phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc (SMBA) tổ chức, ông Lee Deok Keun, đại diện Trung tâm Chuyển giao công nghệ Hàn Quốc cho biết, sẽ có 5 đề án lớn cần thực hiện nhằm đẩy mạnh hợp tác công nghệ giữa hai nước gồm:

Thực hiện và quản lý tổng hợp Diễn đàn thực hiện các dự án công nghệ Hàn - Việt; xúc tiến đồng thực hiện dự án nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chuyển giao công nghệ; xây dựng Market Place giao dịch công nghệ nhằm phát hiện công nghệ chuyển giao; chia sẻ kinh nghiệm quản lý và thành quả chuyển giao công nghệ của Hàn Quốc; cùng xây dựng hệ thống đánh giá công nghệ và hợp tác đào tạo nhân lực chuyên môn

Các dự án này khi đi vào thực tế, sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các công nghệ tiên tiến đang áp dụng tại Hàn Quốc; đồng thời, các doanh nghiệp của Hàn Quốc đã cam kết đào tạo nguồn nhân lực đi kèm với chuyển giao công nghệ sẽ dễ dàng thực hiện hơn

Ông Lee Chang-Hoon, Chủ tịch ORIGIN Patent & Law Firm Hàn Quốc cho rằng: “Các doanh nghiệp Việt Nam cần tranh thủ các nguồn quỹ phát triển KH-CN. Hiện chúng tôi cũng đã trình lên Chính phủ Hàn Quốc đề án hỗ trợ các nước trong hợp tác chuyển giao công nghệ

Dù chưa chính thức công bố nhưng chúng tôi hy vọng, khi được chính phủ thông qua, Việt Nam sẽ hưởng được những quyền lợi từ đề án này. Giữa hai nước cần xây dựng một quỹ đầu tư chung, nhằm hỗ trợ kịp thời các hoạt động chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp hai nước, kích thích mạnh mẽ hơn hợp tác công nghệ về lâu dài”

Hoạt động đầu tiên trong bước chuyển mới này được khẳng định bằng việc khai trương Phòng giao dịch và chuyển giao công nghệ Hàn Quốc tại TPHCM. Đây là hợp tác chung giữa Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc và Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và dịch vụ khoa học kỹ thuật - Sở KH-CN TPHCM với mục tiêu hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp Hàn Quốc tại TPHCM và các tỉnh phía Nam trong hoạt động tài chính, xúc tiến thương mại, công nghệ, khởi nghiệp...

Phòng giao dịch còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện gặp gỡ giao lưu, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của các doanh nghiệp và tăng cường sự liên kết chuyển giao công nghệ giữa Việt Nam-Hàn Quốc trong tương lai
 
Last edited:
Giới đầu tư nước ngoài ồ ạt rút vốn khỏi Hàn Quốc

Theo Đài KBS, giới đầu tư Châu Âu đang nhanh chóng rút khỏi thị trường chứng khoán Hàn Quốc bằng cách bán ra một lượng cổ phiếu Hàn Quốc trị giá 583 tỷ won (tương đương 514 triệu USD) trong tháng này

Cơ quan Giám sát Tài chính (FSS) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc (KRX) cho biết các nhà đầu tư nước ngoài đang rút một lượng vốn lớn khỏi thị trường chứng khoán nước này để bảo toàn tài sản của mình, trong bối cảnh tâm lý lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu và khủng hoảng tài chính thế giới ngày một gia tăng

Theo dữ liệu của FSS và KRX, các nhà đầu tư nước ngoài đã mua một lượng chứng khoán Hàn Quốc với tổng giá trị lên tới 1,8 nghìn tỷ won (tương đương 1,5 tỷ USD)

Theo Đài KBS, giới đầu tư Châu Âu đang nhanh chóng rút khỏi thị trường chứng khoán Hàn Quốc bằng cách bán ra một lượng cổ phiếu Hàn Quốc trị giá 583 tỷ won (tương đương 514 triệu USD) trong tháng này, gần bằng nửa giá trị cổ phiếu bán ra của các nhà đầu tư nước ngoài trong cùng thời điểm

Các nhà đầu tư Hy Lạp và Italy đang gặp khó khăn với cuộc khủng hoảng tài chính ở trong nước cũng đã rút một lượng lớn tiền đầu tư vào cổ phiếu Hàn Quốc, với trị giá lên tới 334 tỷ won (tương đương 294 triệu USD)

Các nhà đầu tư Pháp cũng bán ra lượng cổ phiếu Hàn Quốc có giá trị 217 tỷ won (tương đương 191 triệu USD), vì họ đang bị ảnh hưởng rất lớn bởi cuộc khủng hoảng tài chính ở Hy Lạp

Trong khi đó, quy mô đầu tư từ Mỹ vào thị trường trái phiếu Hàn Quốc trong tháng Chín chỉ đạt khoảng 428 triệu USD, giảm 50% so với tháng trước
 
Last edited:
Việt Nam, Hàn Quốc nhắm đến mục tiêu thương mại 20 tỷ USD
Việt Nam và Hàn Quốc đang hướng việc nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 20 tỉ đô la Mỹ trước năm 2015 và hướng tới mục tiêu 30 tỉ đô la Mỹ, nhân chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Hàn Quốc

Việc tăng cường hợp tác hướng tới sự cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước cũng được đề cập tại cuộc hội đàm ngày 8-11 tại thủ đô Seoul giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak, theo cổng thông tin điện tử Chính phủ. Hai nhà lãnh đạo đồng ý tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược giữa hai nước

Vào tháng 10-2009, Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng ý nâng quan hệ hai nước lên thành đối tác hợp tác chiến lược. Trong những năm gần đây, quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước đã phát triển mạnh, trong nhiều lĩnh vực

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, tính đến cuối tháng 8-2011, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam với hơn 2.800 dự án còn hiệu lực và tổng vốn đăng ký đạt 23,3 tỉ đô la Mỹ. Tính đến hết tháng 9-2011, kim ngạch thương mại hai nước đạt 12,7 tỉ đô la Mỹ, tăng 44,5% so với cùng kỳ năm 2010

Tại buổi hội đàm, phía Hàn Quốc cho biết sẽ tích cực xem xét tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc, đồng thời thúc đẩy hợp tác công nghiệp toàn diện như kỹ thuật công nghiệp, các ngành công nghiệp hỗ trợ

Theo TTXVN, Tổng thống Lee Myung Bak khẳng định Hàn Quốc coi Việt Nam là một đối tác quan trọng ở khu vực và cam kết phía Hàn Quốc sẽ tăng cung cấp viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam trong những năm tới, đặc biệt là trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, vì Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng trong chính sách cung cấp ODA của Hàn Quốc

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao nguồn vốn ODA Hàn Quốc dành cho Việt Nam, khẳng định Việt Nam đã, đang và sẽ sử dụng hiệu quả nguồn vốn này

Năm 2010, Hàn Quốc đã tài trợ 300 triệu đô la Mỹ và cam kết trong năm 2011 sẽ tài trợ 411,8 triệu đô la Mỹ, tăng 52,5% so với với năm trước. Hàn Quốc hiện là thị trường xuất khẩu lao động lớn thứ 3 của Việt Nam với gần 60.000 lao động Việt Nam đang làm việc

Các hoạt động thuộc lĩnh vực du lịch, văn hóa, giáo dục và đào tạo giữa hai nước cũng phát triển mạnh trong các năm qua. Đã có gần 496.000 lượt khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam năm 2010 và 387.000 lượt trong 9 tháng năm 2011, đứng thứ 2 trong số các nước có khách du lịch đến Việt Nam. Hiện có hơn 3.500 du học sinh Việt Nam đang học tập tại Hàn Quốc

Theo TTXVN, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak đã cùng tuyên bố lấy năm 2012 làm “Năm hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc” với nhiều hoạt động giao lưu nhằm kỷ niệm 20 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Tổng thống Lee Myung Bak cũng đã nhận lời thăm Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang


Bình Nguyên
 
Last edited:
Kỳ tích sông Hàn - Kỳ tích khu vực

- Nhân chuyến thăm cấp nhà nước tại Hàn Quốc và tham dự APEC 19 tại Mỹ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, VietNamNet giới thiệu bài phân tích về ý nghĩa và hiệu ứng song phương lẫn đa phương của một hoạt động ngoại giao nguyên thủ tại thời điểm quan hệ quốc tế của Việt Nam/khu vực đang thay đổi

Chủ trương khai triển rốt ráo “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược” với Hàn Quốc là sự thúc đẩy mạnh mẽ chính sách đối ngoại toàn diện của Việt Nam trong những năm tới.

“Ngoại giao nguyên thủ” hy vọng từ nay sẽ được tăng cường và sẽ là hình thức mới trong quan hệ Việt - Hàn

Riêng năm 2010 đã có tới ba cuộc gặp gỡ cấp cao trong một năm giữa lãnh đạo Việt Nam và Hàn Quốc, phản ánh sự tương đồng ngày càng tăng về các mục tiêu chiến lược giữa hai quốc gia Đông Á

Từ “cơn sốt Hàn Quốc” đến “đối tác hợp tác chiến lược”

Chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là chuyến thăm nguyên thủ đầu tiên trong 10 năm qua của Việt Nam sang Hàn Quốc, đúng vào thời điểm hai nước đang chuẩn bị các hoạt động lớn kỷ niệm 20 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (22/12/2012)

Tổng thống Lee Myung-bak và Chủ tịch Trương Tấn Sang đã trao đổi các biện pháp thúc đẩy hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, lao động, hợp tác khoa học công nghệ, văn hóa giáo dục với mục tiêu đưa quan hệ thương mại lên 20 tỷ USD vào năm 2015 và 30 tỷ USD sau đó

Trong một thông cáo chung gồm 12 điểm sau cuộc gặp thượng đỉnh, hai bên cho biết là Việt Nam đã chấp nhận tăng cường hợp tác với Hàn Quốc trong việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Theo bản thông cáo, hai nước sẽ cùng nhau chuẩn bị kế hoạch xây dựng nhà máy điện nguyên tử; hai bên đồng ý “sử dụng kế hoạch đó làm cơ sở cho các dự án hợp tác trong tương lai”

Lãnh đạo hai nước ghi nhận kết quả Báo cáo của Nhóm công tác chung về nghiên cứu tính khả thi của việc đàm phán Hiệp định tự do thương mại song phương. Hai bên nhất trí chọn năm 2012 là năm "Hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc"

Cuộc hội đàm giữa hai vị nguyên thủ cũng đề cập đến các vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên quan tâm, trong đó khẳng định tầm quan trọng của tự do hàng hải trên các vùng biển ở khu vực và chống khủng bố quốc tế nói chung

Hai bên quyết tâm tăng cường tình hữu nghị, sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa lãnh đạo cấp cao hai nước. Chuyến thăm diễn ra trong khuôn khổ chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước VN coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược với Hàn Quốc

Chuyến thăm này góp phần tích cực vào việc duy trì môi trường quốc tế thuận lợi cho việc triển khai Nghị quyết Đại hội XI của Đảng CSVN và nâng cao vị thế Việt Nam ở khu vực và trong ASEAN

Hiện tượng khiến nhiều nhà quan sát ngạc nhiên là quan hệ Việt - Hàn sau những năm bình thường hóa (từ 1992), đã/đang phát triển một cách ngoạn mục trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, ngoại giao và gần đây nhất là cả về an ninh và quốc phòng

Cách đây 15 năm, Hàn Quốc chỉ được biết đến như một quốc gia xuất khẩu ô tô và thiết bị công nghiệp rẻ tiền. Nhưng rồi nhờ sự thực hiện rốt ráo khẩu hiệu “Hàn Quốc năng động” và việc không ngừng nâng cấp quan hệ đối tác, bản thân Đại hàn Dân quốc và mối quan hệ Việt - Hàn “thay da đổi thịt” nhanh chóng

10 năm trước, khi thiết lập quan hệ “đối tác toàn diện Việt - Hàn” (8/2001), các nhà hoạch định chính sách ở cả hai nước đều xuất phát từ tầm nhìn về địa-chính trị của mỗi nước để đoán định tương lai cho mối quan hệ thuộc loại phát triển trưởng thành nhất như một cầu nối giữa Đông Bắc Á và Đông Nam Á

Bất chấp các hạn chế và một số thách thức trong quan hệ song phương, hai nước đã biết nương vào các xu thế nổi trội của thời đại để không ngừng thúc đẩy hợp tác và hội nhập

Là một nước tiến hành Đổi mới thành công, lại có mối liên hệ truyền thống với CHDCND Triều Tiên, Việt Nam có tiềm năng đóng góp vào sự phát triển của Hàn Quốc và tiến trình hòa bình trên bán đảo Triều Tiên

Thông qua sự hợp tác đa phương với ASEAN, cả Hàn Quốc lẫn Việt Nam đều có thể hóa giải nhiều sức ép và nguy cơ của các nhân tố bên ngoài và bên trong khu vực ảnh hưởng tiêu cực đến công cuộc đổi mới và hiện đại hóa ở mỗi nước

Triển khai tối đa “quan hệ đối tác toàn diện” trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 21, hai nước đã tận dụng vị thế chính trị - kinh tế của nhau trong khu vực. Từ giữa những năm 2000, Hàn Quốc quyết định tăng viện trợ phát triển cho Việt Nam lên mức trên 100 triệu USD/năm, bằng quy mô viện trợ của Hàn Quốc cho toàn bộ châu Phi

Hàn Quốc gần 50 triệu dân và Việt Nam gần 90 triệu dân, cùng kết nối, cùng hội nhập trong khi cuộc tái cấu trúc quyền lực khu vực/toàn cầu diễn ra chóng mặt. Hệ quả tất yếu của bối cảnh này là “quan hệ đối tác toàn diện” đã được nâng lên thành “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược”

Hàn Quốc là một trong 7 đối tác chiến lược lớn của Việt Nam. Từ 2009, bang giao hai nước có thêm đà để phát triển mạnh mẽ và thực chất

Quan hệ song phương đã trải qua những khúc quanh quan trọng. Từ cơn sốt phim ảnh, nghệ thuật, văn hóa Hàn Quốc, nội hàm của quan hệ đối tác chiến lược Việt - Hàn đang được trải dài cả về bề rộng lẫn chiều sâu

Thương mại hai chiều đã lên đến 13 tỷ USD trong năm 2010, gấp một lần rưỡi năm 2009. Hai nước trở thành đối tác hàng đầu của nhau trong nhiều lĩnh vực

Hàn Quốc cam kết tài trợ cho ta 411,8 triệu USD trong năm nay, trở thành nhà tài trợ ODA lớn nhất; đồng thời cũng là nhà đầu tư lớn nhất tính đến nay với hơn 2.800 dự án còn hiệu lực, và tổng vốn đăng ký 23,3 tỷ USD

Với hàng vạn xuất khẩu lao động và cô dâu Việt tại Hàn Quốc, quan hệ hai nước bước vào thời kỳ sống động và thực sự có xu hướng gắn bó giữa người dân với người dân

Sức lan tỏa của kỳ tích sông Hàn

Một phân tích của Goldman Sachs tiên đoán Hàn Quốc sẽ trở thành nước giàu thứ 3 trên thế giới vào 2025 với GDP bình quân đầu người 52.000 USD. 25 năm sau đó, nước này nữa sẽ vượt qua tất cả các nước, ngoại trừ Mỹ để trở thành quốc gia đứng thứ 2, GDP bình quân dự báo tới 81.000 USD/người

Hội thảo “Giá trị minh triết Hồ Chí Minh” của Trung tâm Minh triết thuộc VUSTA ngày 26/10 tại Hà Nội cũng coi những thành tựu của Seoul là một “kỳ tích sông Hàn”, kêu gọi nghiên cứu học tập cách con rồng châu Á này đã vượt qua “cái bẫy thu nhập trung bình” như thế nào

Nhóm nghiên cứu Đại học Harvard đưa ra nhận xét, từ 1960 đến 2004, Hàn Quốc đã vượt và bỏ xa Việt Nam đến 30 lần. Sau đó chưa đầy 10 năm, hiện nay, độ chênh lệch giữa hai nước là 40 lần

Không chỉ kinh tế xếp thứ 10 trong OECD và sản phẩm chủ yếu là công nghệ cao, mà số lượng bằng phát minh, công trình khoa học của Hàn Quốc đăng tải trên các tạp chí quốc tế hiện xếp thứ hai sau Mỹ

Bài học Hàn Quốc cho thấy quốc gia muốn phát triển tùy thuộc vào:

i) Tài nguyên thiên nhiên giàu hay nghèo

ii) Truyền thống văn hóa dày hay mỏng

iii) Tố chất con người thông minh hay tầm thường

iv) Thiết chế chính trị/xã hội thuận hay nghịch đối với phát triển

Chỉ còn hơn một thập kỷ nữa là đến thời điểm phải hoàn thành khẩu hiệu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghiên cứu kinh nghiệm Hàn Quốc và các nước khác là cần thiết. Cũng cần thiết như thế là giải các bài toán về nội lực, về mối quan hệ giữa dân chủ và phát triển
 
Last edited:
Thương mại của Hàn Quốc sẽ vượt mốc 1.000 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hàn Quốc sang các quốc gia châu Á có xu hướng tăng mạnh, ước đạt 498,8 tỷ USD trong năm 2011

Chính phủ Hàn Quốc ngày 22/11 cho biết kim ngạch thương mại của xứ kim chi trong năm 2011 được kỳ vọng sẽ vượt ngưỡng 1.000 tỷ USD, nhờ xuất khẩu hàng hóa sang các quốc gia châu Á tăng mạnh

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Hàn Quốc (KCS), giá trị hàng hóa xuất khẩu trong năm 2011 của Hàn Quốc ước đạt 498,8 tỷ USD, trong khi nhập khẩu đạt 464,4 tỷ USD

Bất chấp những bất ổn ngày càng gia tăng trong nền kinh tế toàn cầu, thương mại hai chiều của Hàn Quốc trong 20 ngày đầu của tháng 11/2011 đã đạt 56,6 tỷ USD. Đây cũng là cơ sở để khẳng định trao đổi thương mại của Hàn Quốc trong cả năm 2011 sẽ đạt ngưỡng 1.000 tỷ USD

Một quan chức của KCS nhấn mạnh: “Bất chấp những ảnh hưởng nhất định đối với hàng hóa xuất khẩu của Hàn Quốc sang khu vực đồng euro và một số nền kinh tế kém phát triển, các thương vụ của Hàn Quốc với Trung Quốc, Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á đều có kết quả tốt. Do vậy, kim ngạch thương mại có thể vượt ngưỡng 1.000 tỷ USD vào cuối tháng 11 này hoặc chậm nhất là đầu tháng 12 tới”

Nếu dự báo đúng, Hàn Quốc sẽ là quốc gia thứ 9 trên thế giới trở thành thành viên của câu lạc bộ 1.000 tỷ USD (hiện gồm Mỹ, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Italia, Anh và Hà Lan) và là nền kinh tế đang phát triển thứ hai trên thế giới, sau Trung Quốc đạt được thành tích này
 
Last edited:
Nhập siêu từ Hàn Quốc - nỗi lo mới

nhap-sieu4.jpg

Năm 2011, nhập siêu của cả nước là 10,16 tỉ đô la Mỹ, riêng nhập siêu từ Hàn Quốc là 8,46 tỉ đô la Mỹ, bằng 83,2% tổng nhập siêu của cả nước

Tháng 10-2009, Việt Nam - Hàn Quốc đã thỏa thuận nâng cấp mối quan hệ lên thành “đối tác chiến lược”, phấn đấu đến năm 2015 tăng gấp đôi kim ngạch song phương lên mức 20 tỉ đô la Mỹ và từng bước cân bằng cán cân thương mại

Từ đó, thương mại hai nước tăng nhanh, chỉ đến năm 2011 đã đạt 17,7 tỉ đô la Mỹ, cho thấy hai bên sẽ sớm đạt mục tiêu về kim ngạch hai chiều này. Song, khi tách bạch việc xuất khẩu và nhập khẩu mới nhận ra rằng nhập siêu từ bạn hàng này ngày càng có vấn đề, khiến ý tưởng “từng bước cân bằng cán cân thương mại” chắc là còn xa vời

Năm 2011, nhập siêu của cả nước là 10,16 tỉ đô la Mỹ, riêng nhập siêu từ Hàn Quốc là 8,46 tỉ đô la Mỹ, bằng 83,2% tổng nhập siêu của cả nước

Hàn Quốc trở thành thị trường Việt Nam nhập siêu lớn thứ hai sau Trung Quốc. (Nhập siêu từ Trung Quốc và Hàn Quốc đã tới 21,9 tỉ đô la Mỹ, song nhờ một số thị trường Việt Nam xuất siêu, nên tổng nhập siêu của cả nước mới chỉ còn 10,16 tỉ đô la Mỹ như trên)

0940e_24_200.jpg

Nhập siêu từ Hàn Quốc bộc lộ rõ qua cơ cấu hàng hóa trao đổi hai chiều

Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc dầu thô, than đá, cà phê, thủy sản, cao su... là những hàng thô; còn sản phẩm gỗ, dệt may, giày dép gọi là hàng công nghiệp chế biến nhưng thuần túy là gia công, thậm chí là gia công thuộc công đoạn thấp

Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc sản phẩm công nghiệp hoàn chỉnh, có giá cao như: máy vi tính, điện tử, linh kiện, ô tô nguyên chiếc, linh kiện ô tô, máy móc thiết bị phụ tùng, sắt thép, chất dẻo nguyên liệu, vải các loại, nguyên phụ liệu da giày

Quan sát trên thị trường Việt Nam, vị thế của hàng Hàn Quốc cũng ngang ngửa với hàng Trung Quốc. Số lượng hàng Hàn Quốc tuy còn thua sút, nhưng mẫu mã, chất lượng, công năng thì có phần vượt trội

Người Việt Nam hiện đã quá quen với các nhãn hiệu Hàn Quốc từ những thứ cao lương mỹ vị, sâm “Cao ly chính gốc”, đến đồ gia dụng nhiều chức năng, thiết bị dễ sử dụng. Chăn, drap, gối, đệm Hàn Quốc về tới tận làng quê. Thời trang giá khá cao vẫn đắt khách. Mỹ phẩm cao cấp dù được cảnh báo hàm lượng chất độc hại không ít, nhưng rẻ hơn đồ Tây, nên vẫn được phái đẹp ưa dùng

Một số hãng kinh doanh máy massage, máy chiếu tia hồng ngoại, đua nhau mở nhiều điểm chăm sóc miễn phí sức khỏe thay vì quảng cáo bằng các phương tiện truyền thống - một chiêu tiếp thị bán các thiết bị y tế này. Nhiều người Hàn Quốc đến miền Nam Việt Nam từ thời trước, sau chiến tranh, trong vai doanh nhân trở lại nước ta, thông thạo địa bàn, tập quán tiêu dùng, bắt đầu kinh doanh nhiều lĩnh vực hàng tiêu dùng đáp ứng nhu cầu các đối tượng khác nhau. Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc (KITA) đã khai trương văn phòng đại diện tại TPHCM...

Nhập siêu từ Hàn Quốc trong hai năm gần đây tăng nhanh còn vì tính hai mặt “khó người khó ta - dễ người dễ ta” của Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) có hiệu lực từ 1-9-2009

Thi hành cam kết này, các nhà nhập khẩu của Hàn Quốc tới các cơ sở sản xuất Việt Nam lựa chọn hàng của ta để đưa vào hệ thống siêu thị toàn cầu của họ. Nhưng vì ta chỉ có hàng thô, gia công, nên dù được ưu đãi sau một năm áp dụng AKFTA, một số mặt hàng của ta xuất khẩu vào Hàn Quốc đạt kim ngạch chưa tới 100 triệu đô la Mỹ

Tận dụng cơ hội mới, các nhà phân phối lớn của Hàn Quốc vào Việt Nam xây khách sạn lớn, mở hệ thống đại lý tới tận thị trấn, huyện lỵ. Hàn Quốc đưa sang Việt Nam càng nhiều hàng có giá, một số mặt hàng vượt qua mốc 1 tỉ đô la Mỹ. Kết cục nhập siêu của Việt Nam từ Hàn Quốc năm 2008 chiếm 34% tổng nhập siêu của Việt Nam, năm 2009, tỷ lệ đó nhích lên 37%, năm 2010 lấn tới 50%, đến năm 2011 vọt lên 83%

Nhập siêu từ Trung Quốc vẫn chưa tìm ra phương thuốc chữa trị, nay lại thêm gánh nhập siêu từ Hàn Quốc, làm cho bệnh nhập siêu của Việt Nam càng trầm kha

Nguyễn Duy Nghĩa
 
Last edited:
Việt Nam vay vốn Hàn Quốc để làm điện mặt trời

63354_le_ky_ol.jpg

Ông Vương Đình Huệ và ông Dongsoo Kim ký Hiệp định vay vốn cho dự án tại Quảng Bình và An Giang

– Chiều 29-3, tại Hàn Quốc, Bộ Tài chính đã ký hiệp định vay vốn với Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Hàn Quốc để phục vụ hai dự án điện mặt trời và xử lý nước thải tại tỉnh Quảng Bình và An Giang

Theo thông tin phát đi từ Văn phòng Bộ Tài chính, hiệp định vay vốn vừa được Bộ trưởng Vương Đình Huệ và ông Dongsoo Kim, Chủ tịch Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Hàn Quốc (Korea Eximbank) ký tại Seoul chiều 29-3

Số vốn vay với lãi suất ưu đãi sẽ được sử dụng cho dự án điện mặt trời tỉnh Quảng Bình và hệ thống xử lý nước thải và thoát nước thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang)

Số vốn vay cụ thể không được tiết lộ trong thông cáo báo chí phát đi từ Văn phòng Bộ Tài chính nhưng bộ này cho hay trong giai đoạn 2008 - 2011, Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Hàn Quốc (được Chính phủ Hàn Quốc giao nhiệm vụ) cam kết cho Việt Nam vay 1 tỉ đô la Mỹ

Trong đó, có các hiệp định cho vay đối với dự án điện mặt trời tỉnh Quảng Bình và dự án hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang)

Bên cạnh đó, các khoản hỗ trợ ODA của Hàn Quốc do Ngân hàng Xuất Nhập khẩu quản lý cũng đang phát huy hiệu quả, hỗ trợ cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam

Cũng trong chiều 29-3, ông Vương Đình Huệ đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực bảo hiểm giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hàn Quốc, do ông Seok Dong Kim, Chủ tịch Ủy ban làm đại diện

Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực bảo hiểm gồm các nội dung: cung cấp thông tin và tài liệu thuộc sở hữu của cơ quan được yêu cầu, kể cả chia sẻ thông tin về các trường hợp trục lợi bảo hiểm tiềm ẩn; trao đổi kinh nghiệm về quản lý, giám sát bảo hiểm qua hình thức đào tạo, hội thảo, thực tập theo chuyên đề, cung cấp sổ tay, tài liệu; chia sẻ thông tin và các hỗ trợ khác trong việc giám sát các doanh nghiệp nước ngoài và cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới cũng như các vấn đề khác theo thoả thuận của các cơ quan quản lý

Minh Tâm
 
Last edited:
Chen chân vào các tập đoàn, giới trẻ Hàn Quốc thất nghiệp tràn lan

izDztTSLc3ec.jpg

Hàn Quốc đang đau đầu với tình trạng thất nghiệp trong giới trẻ. Họ đổ xô thi vào các tập đoàn lớn, khiến khu vực này ở trong trạng thái lượng cung lao động vượt quá nhu cầu nhiều lần

Kim Hye Min đạt được mức điểm trung bình học tập 4,0 tại 1 trong những trường đại học top đầu của Hàn Quốc, đạt điểm cao trong kỳ thi tiếng Anh và đã từng làm thực tập sinh tại Samsung và AT Kearney Inc. Tuy nhiên, cô gặp thất bại trong cả 20 lần đi xin việc

Kim đang theo học 1 lớp tiếng Trung để có thể nâng cao cơ hội gia nhập vào tầng lớp lao động ưu tú nhất của Hàn Quốc. Kim cho biết cô đã học hành rất chăm chỉ và tất cả mọi thứ đều đang đi đúng trình tự. Tuy nhiên, có rất nhiều người cũng đã làm như vậy

Ở Hàn Quốc, cứ 4 học sinh trung học thì có tới 3 người vào đại học với tham vọng có được việc làm thu nhập cao trong các chaebol (tập đoàn nhà nước). Do đó, số lượng lao động tốt nghiệp đại học ở Hàn Quốc đã vượt quá nhu cầu

30 công ty lớn nhất Hàn Quốc chỉ tuyển dụng thêm 260.000 lao động trong năm ngoái, bỏ lại 60.000 lao động khác. Tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ lên đến 7,3% trong tháng 7, cao gấp đôi so với mức trung bình của cả nước

Cơn sốt bằng cấp

Theo Sung Tae Yoon, giáo sư kinh tế tại đại học Yonsei, đây là cái giá mà Hàn Quốc phải trả cho cơn sốt giáo dục. Vấn đề không phải là Hàn Quốc đang thiếu việc làm mà là thiếu hụt lao động chất lượng cao và những người đi tìm việc thiếu linh hoạt không muốn xem xét các lựa chọn khác ngoài các tập đoàn lớn

Học sinh Hàn Quốc buộc phải dành hơn 12 tiếng trong 1 ngày học tập để có thể đỗ vào 1 trong các trường đại học hàng đầu như Yonsei. Những tập đoàn lớn như Huyndai hay Samsung đều dành ưu tiên cho sinh viên tốt nghiệp từ các trường này

Trong khi ngày càng có nhiều người trẻ đạt được thành công trên con đường học vấn, top 30 doanh nghiệp hàng đầu của nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á chỉ cần đến lực lượng lao động tương đương với 6,8% tổng số lao động

Thêm vào đó, rất nhiều người không thể tìm được việc làm thậm chí còn không xuất hiện trong số liệu thống kê về thất nghiệp. 1/4 trong số những người tốt nghiệp đại học dưới 30 tuổi đang được xếp vào nhóm “Neets” -- những người đang không tham gia chương trình giáo dục hoặc đào tạo nào những cũng không có việc làm. Đây là nhóm không được thống kê trong dữ liệu về thất nghiệp

Theo ước tính của Lee Joon Hyup, chuyên gia nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Hyundai, tỷ lệ thất nghiệp thực sự trong giới trẻ Hàn Quốc (những người ở độ tuổi từ 15 đến 29) cao hơn nhiều, lên đến 22%

Trong khi đó, tỷ lệ ở Singapore là 0,8% và ở Mỹ là 17%. Theo Tổng thống Lee, việc học đại học 1 cách tràn lan đã làm trầm trọng thêm gánh nặng đối với hệ thống giáo dục tư nhân cũng như tình trạng thất nghiệp trong giới trẻ. Theo ông, đây là 1 tổn thất khổng lồ với không chỉ các hộ gia đình mà là với toàn đất nước

Năm 2008, gần 84% số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đỗ vào đại học. Đây là tỷ lệ cao nhất trong số 34 nước thành viên của Tổ chức các nước phát triển (OECD). Trong khi đó, tình hình hoàn toàn trái ngược ở Mỹ, nơi có 68% học sinh tốt nghiệp cấp 3 vào đại học với triển vọng việc làm sáng sủa hơn và lương cao hơn

Tỷ lệ thất nghiệp của người Mỹ trong độ tuổi từ 25 trở lên và có bằng cử nhân hoặc cao hơn là 4,5% trong tháng 8, thấp hơn so với tỷ lệ 8,4% của những người tốt nghiệp cấp 3. Mức chênh lệch đã tăng gấp đôi trong vòng 30 năm qua, theo 1 nghiên cứu mới đây của chi nhánh Fed tại Cleveland

Giải pháp của Chính phủ

Chính phủ đã có phản ứng ngược lại hoàn toàn so với chủ trương được thực hiện vài thập kỷ gần đây với mong muốn nâng cao sức cạnh tranh của giáo dục Hàn Quốc và biến nước này thành quốc gia hàng đầu trên thế giới về chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, mới đây, Tổng thống Lee Myung Bak đã đưa ra thông điệp mới cho các học sinh trung học: hãy bỏ qua đại học và đi làm

Để khuyến khích các công ty tuyển dụng lao động tốt nghiệp cấp 3, tháng 9/2011, chính phủ Hàn Quốc đã bắt đầu áp dụng mức thuế ưu đãi lên đến 20 triệu won (tương đương 17.776 USD) cho mỗi lao động mà các công ty tuyển thêm

Các trung tâm tư vấn việc làm cũng giúp người trẻ khám phá các cơ hội khác ngoài việc vào trường đại học. Nguồn vốn rót vào các trường dạy nghề cũng tăng lên

Những nỗ lực của chính phủ đang bắt đầu phát huy tác dụng. Trong nửa đầu năm 2012, so với cùng kỳ năm ngoái, các ngân hàng đã tăng gần gấp 3 số lượng nhân viên có trình độ tốt nghiệp cấp 3. Các ngân hàng trực thuộc nhà nước như Woori Bank, Korea Development Bank và Industrial Bank of Korea cũng đã tăng gấp đôi chỉ tiêu đối với nhóm này

Kim Ye Bin, 18 tuổi, là 1 trong số những người được hưởng lợi từ chính sách của tổng thống Lee. Sau khi tốt nghiệp trường dạy nghề Yeosu, cô đã có được 1 công việc tại công ty quản lý tài sản Korea Asset Management Corp thông qua chương trình tuyển dụng đặc biệt. Cô được đào tạo nghiệp vụ cung cấp dịch vụ tư vấn cho các gia đình thu nhập thấp với mức xếp hạng tín nhiệm thấp

Kim Ye Bin cho biết cô đã quyết định tìm việc trước sau khi thông tin cho thấy rất nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học không thể tìm được việc làm. Tuy nhiên, cô vẫn lo lắng con đường tiến thân trong tương lai sẽ bị chậm lại trong xã hội ngập tràn bằng đại học như hiện nay

Và, để thành công, chính phủ Hàn Quốc sẽ phải dẹp bỏ văn hóa coi trọng bằng cấp của xã hội. Năm ngoái, các gia đình đã chi 20,1 nghìn tỷ won thuê gia sư cho con cái để có thể tăng cơ hội đỗ vào các trường đại học top đầu

Trong khi đó, các chuyên gia cũng cho rằng cuộc cạnh tranh khốc liệt để giành giật việc làm tại các công ty top đầu là kết quả của Hàn Quốc đã lệ thuộc vào các tập đoàn nhà nước trong 1 thời gian quá dài

Các chaebol đã tìm ra cách tạo ra lợi nhuận mà không cần thuê nhiều nhân công bằng cách tạo thế độc quyền khiến các doanh nghiệp nhỏ không có cơ hội tăng trưởng. Sự dư thừa lao động đã tốt nghiệp đại học là 1 vấn đề mang tính chất cấu trúc và Hàn Quốc cần đến nhiều chính sách phức tạp để có thể giải quyết triệt để

Tình trạng thất nghiệp trong giới trẻ Hàn Quốc là hậu quả kết hợp giữa kỳ vọng quá cao của sinh viên và thiếu hụt các chính sách thúc đẩy tăng trưởng cho khối doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tháng trước, các nhà làm luật thuộc đảng New Frontier đã đệ trình lên quốc hội yêu cầu giới hạn quyền lực của các tập đoàn gia đình để có thể phân bổ lại nguồn vốn 1 cách hợp lý hơn

Trong khi đó, những sinh viên đã tốt nghiệp đại học như Kim Hye Min sẽ phải rất cố gắng để tìm được chỗ trong các công ty hàng đầu hoặc phải chấp nhận bắt đầu ở những công ty nhỏ hơn. 1 cuộc khảo sát được thực hiện năm 2010 cho thấy 40% sinh viên cho biết họ sẵn sàng thất nghiệp 1 năm chứ không muốn làm công việc lương thấp

Mức lương trung bình cho người mới ra trường tại các công ty lớn là 34,6 triệu won, cao hơn 54% so với tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tháng này, các công ty Hàn Quốc đang bước vào đợt tuyển dụng thứ 2 trong năm và Kim Hye Min đang nộp đơn vào chính 20 công ty đã từ chối cô hồi mùa xuân, hy vọng những kỹ năng về tiếng Trung sẽ là 1 lợi thế

“Tôi thà thất nghiệp với 1 tấm bằng đại học còn hơn là có việc làm chỉ với bằng tốt nghiệp cấp 3. Tôi không muốn mọi người nghĩ tôi có trình độ thấp. Bằng cấp thể hiện sự chăm chỉ và tôi hi vọng cuối cùng sẽ được đền đáp”. Kim cho biết

Thu Hương
 
Last edited:
“Đại gia” phần mềm Hàn Quốc chạy đua Tổng thống

00-4f9c2_zps95833dd1.jpg

Ông Ahn Cheol Soo

Ông Ahn Cheol Soo, nhà sáng lập công ty phần mềm diệt virus lớn nhất Hàn Quốc, vừa bắt đầu cuộc chạy đua vào ghế Tổng thống trong cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 12 ở nước này

Hãng tin tài chính Bloomberg cho biết, ông Ahn, 50 tuổi, tham gia cuộc đua để trở thành người kế nhiệm đương kim Tổng thống Lee Myung Bak với tư cách một ứng cử viên độc lập. Quyết định trở thành ứng cử viên Tổng thống mới chỉ được ông Ahn công bố trước dư luận vào ngày hôm qua

Tuy nhiên, hiện ông đang đứng ở vị trí thứ 2 trong một cuộc thăm dò ý kiến ủng hộ của cử tri Hàn Quốc. Các đối thủ của ông Ahn trong cuộc bầu cử này là bà Park Geun Hye của đảng lãnh đạo hiện nay và ông Moon Jea In thuộc đảng đối lập chính của Hàn Quốc. Người thắng cử sẽ có nhiệm kỳ 5 năm lãnh đạo nền kinh tế lớn thứ tư của châu Á

Ông Ahn nguyên là một bác sỹ nhưng đã chuyển nghề khi đứng ra thành lập công ty phần mềm Ahnlab Inc chuyên về các sản phẩm diệt virus máy tính. Thách thức lớn nhất đối với ông trong cuộc bầu cử này là phải giải quyết được những câu hỏi của cử tri xung quanh việc ông thiếu kinh nghiệm chính trị và điều hành kinh tế

Những câu hỏi này sẽ được đặt ra trong bối cảnh người dân Hàn Quốc đối mặt với sự bất bình đẳng thu nhập gia tăng và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao trong tầng lớp người trẻ

Giới quan sát cũng đánh giá rằng, việc ông Ahn tham gia vào cuộc chạy đua Tổng thống này cũng có thể làm thay đổi tương quan lực lượng giữa hai ứng cử viên Park và Moon nếu ông chấp nhận liên minh với một trong số 2 ứng cử viên này

“Người dân đang bày tỏ sự mong ước có cải cách chính trị thông qua tôi. Bằng cách tham gia chạy đua bầu cử, tôi muốn hoàn thành mong ước đó của họ”, ông Ahn nói trong một bài phát biểu dài 15 phút vào ngày 19/9

Cũng trong bài phát biểu này, ông Ahn hứa nếu trúng cử, ông sẽ tài trợ hết số cổ phần trị giá 324 triệu USD của ông đang nắm giữ trong công ty Ahnlab. Theo kết quả một cuộc thăm dò do kênh truyền hình cáp JTBC ở Seoul tiến hành, tỷ lệ ủng hộ của cử tri dành cho ông Ahn hiện ở mức 26,5%, đứng sau ứng cử viên Park với tỷ lệ ủng hộ 35,7%, và trước ứng cử viên Moon với tỷ lệ ủng hộ 24,3%

Ông Ahn thành lập công ty Ahnlab vào năm 2995 và nắm cổ phần 29% trong công ty này. Ông nổi lên thành một nhân vật có thể chạy đua cho ghế Tổng thống Hàn Quốc vào tháng 10 năm ngoái, sau khi một chính trị gia độc lập mà ông ủng hộ đắc cử chức Thị trưởng Seoul. Ông Ahn chưa từng tham gia lĩnh vực công và cũng chưa từng gia nhập một đảng chính trị nào

“Tôi không có kinh nghiệm chính trị, nhưng chẳng biết có nhiều kinh nghiệm chính trị có phải là tốt hay không. Bù lại, tôi có kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực từ công nghệ thông tin, y học, tới quản lý và giáo dục. Đó là điểm cộng của tôi”, ông Ahn nói

Ông Ahn là một người có chủ trương chỉ trích các cheabol - tập đoàn kinh tế gia đình như Samsung hay Hyundai - và kêu gọi thực hiện một “mô hình kinh tế mới” kết hợp giữa phúc lợi và tăng trưởng. Ông ủng hộ việc cấm các tập đoàn kinh tế lớn nắm cổ phần chéo và hạn chế đầu tư của các tập đoàn này vào các chi nhánh

Đảng cầm quyền của Hàn Quốc tháng trước đã chọn bà Park, con gái cả của cựu Tổng thống Park Chung Hee, vào vị trí ứng cử viên của đảng này trong cuộc bầu cử Tổng thống năm nay. Nếu thắng cử, bà Park sẽ trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của xứ kim chi

Ứng cử viên Moon của đảng đối lập là một luật sư nhân quyền và từng là chánh thư ký của cựu Tổng thống Roh Moo Hyun. Vào năm 1975, ông Moon đã từng bị bắt ngồi tù vì tham gia vào các cuộc biểu tình chống lại Tổng thống Park Chung Hee, cha của đối thủ Park trong cuộc bầu cử năm nay

An Huy
 
Last edited:
Đánh bại cheabol ?

20121013ASD0060.jpg

Chaebol chính là chủ đề "nóng" nhất trong cuộc bầu cử Tổng thống Hàn Quốc năm nay. Làn sóng phản đối các tập đoàn này đang ngày càng dâng cao

Kể từ thời cựu Tổng thống Park Chung-hee, Hàn Quốc bắt đầu cải cách mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu kinh tế to lớn

Năm nay, con gái của Park Chung-hee là Park Geun-hye lại trở thành ứng viên nữ đầu tiên tham gia chạy đua vào chiếc ghế Tổng thống. Bà phải đối mặt với 2 ứng viên khá mạnh khác trong cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào ngày 19/12 tới, trong đó có Moon Jae-in, người đã bị bỏ tù dưới thời người cha của bà

Cho dù mỗi ứng viên đều có những lập luận riêng biệt, có 1 chủ đề chính nổi lên và thu được nhiều sự chú ý trong mùa tranh cử năm nay: cả 3 ứng viên đều cho rằng họ nhìn thấy những điều không công bằng trong nền kinh tế Hàn Quốc. Trong đó, chaebol - các tập đoàn lớn được kiểm soát bởi các gia đình – là chủ đề được nhắc đến nhiều nhất

Trở lại quá khứ, do chủ trương của cựu Tổng thống Park Chung-hee, các chaebol nở rộ. Mặc dù đã được cải cách khá nhiều, cho đến nay, các chaebol vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế

Giảm tầm ảnh hưởng của các chaebol không phải là điều gì mới mẻ ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, lần này, có vẻ như Hàn Quốc sẽ hành động rất quyết liệt. Trong khi người dân Hàn Quốc tự hào vì có tập đoàn điện tử Samsung – 1 trong những chaebol hùng mạnh nhất Hàn Quốc – họ cũng lo lắng về quyền lực không chính thức mà các tập đoàn này có được trên sân nhà

Theo số liệu mới nhất, các chaebol đang tham gia vào 2/3 trong số 76 ngành kinh doanh ở Hàn Quốc. Các lĩnh vực mới rất đa dạng, phủ sóng từ sản xuất pizza cho đến túi xách hay da thú

Trong thập kỷ vừa qua, số lượng các công ty có liên quan đến 10 chaebol lớn nhất Hàn Quốc đã tăng gần gấp đôi, lên gần 600 doanh nghiệp. Từ tháng 1 đến tháng 6, lợi nhuận hoạt động của 10 tập đoàn này chiếm tới hơn 70% tổng lợi nhuận của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hàn Quốc

Tuy nhiên, 1 số người cũng cho rằng chính điều này đã khiến tình trạng mất cân bằng tăng lên trong bối cảnh dân số đang ngày càng bị già hóa và nền kinh tế suy sụp. Do đó, chiến dịch tranh cử Tổng thống của các ứng viên cũng xoay quanh chủ đề “dân chủ trong kinh tế”

Nghe có vẻ mơ hồ, những đây chính là chiến lược được cả 3 ứng viên thực hiện 1 cách nghiêm túc. Trong đó, người gây nhiều bất ngờ nhất chính là Park Geun-hye. Thậm chí, các thành viên trong đảng Saenuri của bà đã đưa ra những điều luật chặt chẽ trừng trị những ông chủ phạm tội và cả gia đình của họ. Các chaebol cũng bị hạn chế trong hoạt động kinh doanh và đầu tư

Trong khi đó, 2 đối thủ của bà Park là Moon Jae-in - người đến từ Đảng Dân chủ thống nhất và Ahn Cheol-soo (1 doanh nhân ngành phần mềm và độc lập về chính trị) cũng tuyên bố sẽ bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ trước các chaebol

Ông Moon miêu tả Hàn Quốc là "khu rừng kinh tế" trong đó các tập đoàn lớn đang được hưởng những "đặc quyền không công bằng". Ông Moon không có ý định phá vỡ những tập đoàn này, nhưng mong muốn ngăn chặn những hành động gây nguy hại đến các doanh nghiệp nhỏ

Ahn Cheol-soo - người sáng lập nên công ty phần mềm lớn nhất Hàn Quốc - lại buộc tội các chaebol đã đánh cắp sáng kiến của các doanh nghiệp nhỏ, khiến họ đình đốn. Chiến dịch của Ahn nhận được sự ủng hộ của Jang Ha-sung, hiệu trưởng của 1 trong những trường kinh doanh hàng đầu Hàn Quốc

Ông Jang có thể được coi là người đi tiên phong trong việc thúc đẩy quản lý các chaebol tốt hơn. Hồi năm 2001, ông đã giúp doanh nghiệp nhỏ lần đầu tiên chiến thắng trong vụ kiện trước đại gia Samsung

Trong khi đó, các chaebol đang "im hơi lặng tiếng" và hi vọng rằng cơn thịnh nộ sẽ đi qua. Những người ủng hộ chaebol cho rằng dù mọi người có phản đối đến đâu, hầu hết trong số họ vẫn muốn con cái làm việc tại các tập đoàn này khi chúng lớn lên. Họ cũng cho rằng chaebol đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế đến nỗi tấn công vào chaebol cũng có nghĩa là tấn công vào nền kinh tế Hàn Quốc

Tuy nhiên, trên thực tế, chaebol yếu đi có thể là điều mà nền kinh tế đang cần. Theo OECD, trong 1 số lĩnh vực, đặc biệt là ngành dịch vụ, các tập đoàn lớn đang hoạt động rất thiếu hiệu quả và không hề có công tác nghiên cứu và phát triển. Nguyên nhân là do chiến lược phát triển của Hàn Quốc tập trung vào sản xuất và lấy hết vốn, nhân tài và các nguồn lực khác

Sự tự mãn cũng là 1 mối nguy hiểm. Những người làm việc trong các chaebol được cho là "tầng lớp quý tộc" được nuông chiều. Trong khi đó, lượng lớn lao động còn lại được hưởng mức lương rất thấp và do đó tạo nên cảm giác bất công

Hoạt động kinh doanh mập mờ của các ông chủ chaebol cũng là điều đáng lo ngại. Hồi đầu tháng, Ủy ban công bằng thương mại Hàn Quốc đã phạt 3 công ty có liên quan đến tập đoàn bán lẻ Shinsegae với số tiền phạt lên đến 4 tỷ won (tương đương 3,7 triệu USD). Shinsegae là 1 tập đoàn bán lẻ có liên quan đến Samsung

Vụ việc liên quan đến Kim Seung-youn, Chủ tịch của tập đoàn Hanwha, cũng là 1 ví dụ điển hình. Ông Kim bị buộc tội đánh các nhân viên quầy bar bằng 1 thanh sắt sau khi họ tham gia ẩu đá với con trai mình. Ông này nhanh chóng được tha thứ sau đó. Tuy nhiên, hồi tháng 8 vừa qua, Kim Seung-youn lại bị buộc tội 1 lần nữa nhưng lần này là vì tội tham ô. Đây là trường hợp hiếm hoi khi Chủ tịch của 1 chaebol bị bắt

Thu Hương
 
Last edited:
Hàn Quốc sẽ xây dựng TP du lịch 275 tỉ USD ?
- CNN vừa cho biết Hàn Quốc dự kiến xây dựng một thành phố du lịch mới mang tên 8City trên hòn đảo Yongyu-Muui ở thành phố cảng Incheon, bên cạnh sân bay quốc tế Incheon

ImageView.jpg

Toàn bộ phối cảnh của thành phố du lịch 8City trị giá 275 tỉ USD

Thành phố 8City sẽ có các điểm du lịch và giải trí bao gồm các khách sạn sang trọng, sòng bạc, trung tâm mua sắm, công viên nước, trường đua xe công thức 1, nhà hát 50.000 chỗ ngồi, một thị trấn dành cho du lịch khám chữa bệnh và một "thành phố Hàn lưu" - nơi trưng bày các sản phẩm của nền công nghiệp giải trí Hàn Quốc...

Mục đích chính của dự án xây dựng 8City hướng đến đối tượng khách du lịch đến từ Trung Quốc. Chính vì thế trong tên gọi của thành phố có số 8 - con số tượng trưng cho sự may mắn trong văn hóa Trung Quốc

Các quan chức thành phố Incheon công bố chi phí của dự án khoảng 300.000 tỉ won, tương đương 275 tỉ USD, được huy động từ nguồn ngân sách thành phố cùng các nhà đầu tư trong và ngoài Hàn Quốc. Để dễ hình dung, số tiền đầu tư cho 8City còn cao hơn cả GDP của Singapore năm 2011 với 239,7 tỉ USD, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới

Công ty Eightcity - nhà phát triển 8City - cho biết thành phố du lịch mới này sẽ rộng 80km2 và sẽ là dự án du lịch lớn nhất trên thế giới với diện tích gấp ba lần Macau (diện tích Macau khoảng 28,2 km2). Thành phố Incheon ước tính 8City sẽ tạo ra 930.000 việc làm mới và thu hút 134 triệu khách du lịch vào năm 2030 sau khi hoàn thành

ImageView1.jpg

ImageView2.jpg

Phối cảnh dự án

Tuy nhiên, với số tiền đầu tư quá khổng lồ, nhiều người đã đặt ra nghi vấn về tính khả thi của dự án này. Yonhap News trong một bài báo cho biết số tiền được huy động cho đến nay mới chỉ đạt 3 tỉ USD, chưa đủ một nửa số tiền cần thiết để giải tỏa đền bù giai đoạn đầu của dự án (kết thúc vào năm 2020), trong khi dự kiến đến năm 2030 toàn bộ thành phố du lịch này sẽ hoàn thành

Duy Trân
 
Last edited:
Gia đình Hàn Quốc oằn mình với gánh nợ
Ông Lee Sang-Kuk giao thịt cho các nhà hàng vào ban ngày và lái xe cho những doanh nhân say xỉn vào buổi đêm. Dù làm một lúc hai nghề, ông vẫn phải vật lộn để trang trải gánh nặng nợ nần cho gia đình

Tình cảnh của những gia đình như nhà Lee Sang-Kuk đang ngày càng phổ biến tại Hàn Quốc, nơi tổng dư nợ của các hộ đã lên tới mức kỷ lục 937,5 ngàn tỉ won (882,7 tỉ USD) vào tháng 9 năm ngoái, tương đương trên 70% GDP của nước này trong năm 2011

Mất việc tại một công ty truyền thông hồi năm 2000, ông Lee mở một nhà hàng nhờ một khoản vay ngân hàng thế chấp nhà. Chỉ trong 2 năm, việc kinh doanh thất bại đã buộc ông phải nộp đơn xin phá sản cá nhân

Ông Lee bán nhà để trả nợ, rồi lại vay một khoản khác với lãi suất cao hơn từ chủ nợ tư để trang trải chi phí học hành cho hai đứa con. “Kể từ đó, cuộc đời tôi lâm vào khốn cùng”, người đàn ông 59 tuổi buồn bã nói và cho biết, đã có lúc ông định tự tử vì bế tắc. “Tất cả tiền tôi kiếm được đều để trả nợ, còn vợ tôi thì phải làm ôsin để trang trải chi phí cuộc sống cho gia đình”

Tổng dư nợ của các hộ tương đương trên 70% GDP của nước này trong năm 2011. 10% dân số có nguy cơ vỡ nợ cao

Công việc buổi tối của Lee Sang-Kuk là làm lái xe cho một công ty chuyên cung cấp tài xế ngoài giờ, chủ yếu phục vụ cho những doanh nhân uống rượu quá nhiều và cần người đưa về nhà sau cuộc nhậu bằng chính xe của họ

Núi nợ gia đình ở Hàn Quốc bắt nguồn từ những cải cách được đề ra sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, buộc các ngân hàng nước này quay sang cho vay tiêu dùng thay vì cho vay tới các doanh nghiệp

Kết quả là một làn sóng vay thế chấp ồ ạt, được tiếp sức bởi lãi suất thấp và niềm tin rằng bất động sản là một khoản đầu tư bảo đảm

Kinh tế Hàn Quốc đã tăng trưởng trung bình gần 7%/năm kể từ sau khi cuộc chiến tranh Triều Tiên tạm kết thúc năm 1953, nhưng trong những năm gần đây, nước này đã bước vào một giai đoạn tăng trưởng chậm lại

Thị trường bất động sản lao dốc và một nền kinh tế trì trệ đã dẫn đến thất nghiệp tăng, đẩy những gia đình vốn chỉ dựa vào đồng lương vào cảnh bất ổn

Một số ước tính của chính phủ đã đưa ra con số những người đang có nguy cơ vỡ nợ cao là trên 6 triệu, chiếm trên 10% dân số. Những người có con cái đang ở độ tuổi đi học còn phải chịu thêm gánh nặng chi phí học thêm, vốn được coi là điều kiện không thể thiếu để mỗi học sinh bước được vào giảng đường đại học trong một hệ thống thi cử cạnh tranh gay gắt tại Hàn Quốc

Theo giáo sư trường Đại học Triều Tiên, Lee Phil-Sang, vấn đề nợ gia đình đang ngày càng xấu đi do tình trạng tăng gánh nặng cả vốn lẫn lãi của những người lao động tự làm chủ, vốn chiếm gần 1/3 lực lượng lao động của cả nước. Trong khi đó, số gia đình thu nhập thấp đang phải vay nợ để trang trải chi phí cuộc sống vẫn tăng đều. “Nợ gia đình giống như bệnh ung thư trong cơ thể chúng ta. Nếu không kiểm soát, nó sẽ trở nên nguy hiểm với nền kinh tế bởi khả năng trả nợ sẽ xấu đi nhanh chóng trong bối cảnh khó khăn kinh tế”, giáo sư Lee nhận định

Tình trạng nợ gia đình ngày càng nặng nề đang cản trở các nỗ lực của chính phủ Hàn Quốc nhằm khuyến khích tiêu dùng nội địa và kéo nền kinh tế khỏi sự lệ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu

Theo cam kết khi tranh cử về mở rộng phúc lợi xã hội, tân Tổng thống Park Geun-Hye đã đề xuất một quỹ trị giá 18 triệu won (16,9 tỉ USD) nhằm giúp giảm bớt gánh nặng nợ nần cho những người thu nhập thấp như ông Lee. Các chính trị gia đối lập và một số chuyên gia cho rằng, một quỹ như vậy ít ra còn hơn là chính sách “ngăn khoảng cách” của người tiền nhiệm và thúc giục bà Park xem xét một giải pháp dài hạn hơn
 
Last edited:
Hàn Quốc "phụ thuộc" quá mức vào Samsung và Hyundai


Có tới hơn một nửa lợi nhuận ròng của 100 công ty lớn nhất Hàn Quốc đến từ hoạt động kinh doanh của 2 tập đoàn Samsung và Hyundai

Theo báo chí Hàn Quốc, có tới hơn một nửa lợi nhuận ròng của 100 công ty lớn nhất Hàn Quốc đến từ hoạt động kinh doanh của hai tập đoàn Samsung Electronics và Hyundai Motor

Điều này đang làm dấy lên quan ngại về việc nền kinh tế Hàn Quốc đang phụ thuộc quá nhiều vào một số ít tập đoàn lớn

Nhật báo Chosun Ilbo của Hàn Quốc dẫn số liệu của cơ quan điều hành giao dịch chứng khoán Korea Exchange cho biết, tổng lợi nhuận ròng năm 2012 của 100 công ty lớn nhất Hàn Quốc là 48,73 nghìn tỷ won (khoảng 43 tỷ USD)

Trong số này, lợi nhuận của Samsung Electronics, Hyundai Motor và công ty con Kia Motors chiếm tới 51%, tương đương 24,8 nghìn tỷ won (22 tỷ USD). Đáng chú ý là từ năm 2007 đến nay, phần đóng góp của 3 công ty này trong tổng lợi nhuận ròng của 100 doanh nghiệp hàng đầu Hàn Quốc liên tục tăng theo các năm, lần lượt chạm các mốc 19%, 35%, 36% và 51% trong các năm 2007, 2009, 2011 và 2012

Thực tế này đã làm dấy lên lo ngại về tính bền vững của kinh tế Hàn Quốc khi nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á đang phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động kinh doanh của một số ít tập đoàn lớn, đặc biệt trong bối cảnh Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tiếp duy chỉ tăng trưởng ở mức thấp (dưới 1%) trong 8 quý liên tiếp

Theo số liệu thống kê, mặc dù trong năm 2012 Samsung Electronics tiếp tục duy trì mức lợi nhuận kỷ lục từ các năm trước, nhưng việc tập đoàn này có tới 70% lợi nhuận thu được từ thị phần điện thoại thông minh (smartphone) đã khiến nhiều người lo ngại về khả năng "người khổng lồ công nghệ" khó có thể duy trì mức lợi nhuận ấn tượng một khi thời đại bùng nổ smartphone hiện nay kết thúc

Bên cạnh đó, việc Huyndai Motor công bố lợi nhuận kinh doanh giảm 0,7% trong quý 1 năm nay (so với cùng kỳ năm ngoái) cũng khiến các nhà kinh tế lo sợ về sự bấp bênh của kinh tế Hàn Quốc, đặc biệt khi tình trạng đồng yên mất giá đang ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của nhiều công ty Hàn Quốc
 
Last edited:
Vấn nạn thanh niên thất nghiệp tại Hàn Quốc
- Sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên tại Hàn Quốc đã tăng mạnh, lên tới 9,9% trong năm 2017

Đây là một con số tồi tệ chưa từng có kể từ năm 2000. Tình trạng thanh niên thất nghiệp có thể trở thành vấn nạn quốc gia của Hàn Quốc trong 3-4 năm tới do cơ cấu dân số. Trước tình hình này, chính phủ Hàn Quốc đã công bố đối sách việc làm cho thanh niên

Năm ngoái, tổng số người thất nghiệp tại Hàn Quốc đã vượt ngưỡng 1 triệu người, trong khi đó 483.000 người thậm chí đã ngừng tìm kiếm việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp thực tế của thanh niên, bao gồm cả những người ngừng tìm kiếm việc làm và những người đang làm việc bán thời gian trong giai đoạn chờ một công việc ổn định, đã ở mức 22,7% vào năm ngoái, tăng 0,6% so với năm trước đó

GS. Park Jeong-il, một chuyên gia về kinh tế, cho biết để thực hiện đối sách việc làm cho thanh niên, chính phủ Hàn Quốc đã huy động tất cả các phương tiện chính sách có thể, bao gồm từ ngân sách, cắt giảm thuế, trợ cấp đến cải cách hệ thống

Trọng tâm của các biện pháp này được đặt vào 4 lĩnh vực, bao gồm cung cấp các ưu đãi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tuyển dụng lao động trẻ tuổi, nuôi dưỡng các doanh nghiệp khởi nghiệp mạo hiểm, tăng cường cơ hội việc làm ở nước ngoài và tạo ra một thị trường mới trong lĩnh vực dịch vụ. Ngoài ra, sẽ xem xét lại hệ thống giáo dục nhằm khuyến khích thanh niên tìm việc làm trước rồi học sau. Những người làm việc tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có thể được vào đại học để học tập sâu hơn về lĩnh vực liên quan đến công việc của họ


Tình trạng thanh niên thất nghiệp có thể trở thành vấn nạn quốc gia của Hàn Quốc trong 3-4 năm tới
do cơ cấu dân số

Chính phủ Hàn Quốc cũng sẽ xây dựng một hệ thống quản lý mới, trong đó những người phục vụ trong quân đội có chuyên môn đặc biệt có thể tích lũy kinh nghiệm và được công nhận khi đi tìm việc. Ngoài ra, sẽ miễn thuế thu nhập và thuế doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp mạo hiểm do các bạn trẻ thành lập. Năm nay, Hàn Quốc sẽ trợ cấp 900.000 won (840USD) cho thanh niên tìm việc trong vòng 3 tháng. Trong năm tới, chương trình này sẽ được mở rộng thành 3 triệu won (2.800USD) trong vòng 6 tháng. Chính phủ của Tổng thống Moon Jae-in đặt mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 8% bằng việc tạo thêm 220.000 việc làm cho đến năm 2021

Trên thực tế, các chính phủ tiền nhiệm đã áp dụng nhiều chính sách khác nhau để kiềm chế tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên, nhưng tình trạng này vẫn giậm chân tại chỗ. Lý giải về việc này, nhiều người cho rằng các chính sách trước đây chủ yếu tập trung vào việc tăng số lượng việc làm, bao gồm cả việc làm bán thời gian và thực tập, hơn là tạo ra những công việc tốt. Không những thế, các chính phủ tiền nhiệm đã hỗ trợ chủ yếu vào việc tạo ra những việc làm mà lao động trẻ tuổi không thực sự mong muốn

GS. Park Jeong-il nhận định, không một quốc gia phát triển nào trên thế giới có thể giải quyết bài toán thất nghiệp chỉ bằng các đối sách “một sớm một chiều”. Đức và Anh đã thành công trong việc tăng tỷ lệ việc làm trong thanh niên ở mức trên 5% trong 5 năm, thông qua việc đào tạo nghề bài bản cho đối tượng này và các chính sách lao động nhất quán. Tăng cường số lượng việc làm cho người trẻ tuổi cần thực hiện cùng với việc tạo ra nhiều công việc phù hợp với sự phát triển của công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, mạng internet vạn vật, in 3D, phương tiện tự lái, thực tế ảo, điện toán đám mây, công nghệ chuỗi khối blockchain và thành phố thông minh. Chính phủ Hàn Quốc cần tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc đầu tư của các doanh nghiệp và tạo ra nhiều việc làm mới hơn nữa

Tuệ Minh
 
Các công ty Hàn Quốc ồ ạt rút khỏi Trung Quốc
- Hãng điện tử Samsung đã châm ngòi cho làn sóng các công ty Hàn Quốc rút dần các hoạt động sản xuất tại Trung Quốc do tình hình kinh doanh không thuận lợi

Samsung kích hoạt làn sóng rút khỏi Trung Quốc

Các tập đoàn lớn của Hàn Quốc bao gồm Samsung, Hyundai Motor, Kia Motors và LG đang rút dần dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc trong nỗ lực giảm sự phụ thuộc quá lớn vào nước này, vốn khiến họ dễ tổn thương khi nhiều khó khăn ập đến cùng một lúc: sự cạnh tranh đến từ các công ty địa phương, căng thẳng địa chính trị và những cơn gió ngược của nền kinh tế thế giới

Nguồn tin tại một tổ chức tài chính lớn của Nhật Bản thường giao dịch với các công ty Hàn Quốc nói: “Tình hình giống như thể họ cầm cự quá lâu để tránh gây ấn tượng xấu với chính phủ Trung Quốc nhưng giờ đây họ không chịu nổi nữa”

Hãng điện tử Samsung là công ty kích hoạt cho xu hướng này. Tháng 4-2018, Samsung đóng cửa nhà máy sản xuất màn hình tivi tinh thể lỏng ở Thâm Quyến

Với doanh số liên tục giảm ở Trung Quốc trong những năm gần đây, thị phần smartphone của Samsung ở nước này chỉ còn hơn 1% vào năm 2018, khiến hãng phải đóng cửa một nhà máy sản xuất smartphone ở TP. Thiên Tân vào cuối năm 2018

Samsung đã thực sự làm những gì có thể để duy trì các hoạt động ở nhà máy này vì hiểu rằng nếu ngưng hoạt động, nhiều việc làm sẽ bị mất và gây khó khăn cho mục tiêu bảo vệ việc làm của Bắc Kinh. Song Samsung cuối cùng đã “đầu hàng” và quyết định vào cuối năm ngoái sẽ chấm dứt sản xuất smartphone tại nhà máy ở Thiên Tân

Quyết định này ngay lập tức châm ngòi cho hàng loạt động thái tương tự của các doanh nghiệp Hàn Quốc khác

“Khi Samsung tiên phong đóng cửa nhà máy ở Trung Quốc, gánh nặng tâm lý đối với chúng tôi giảm xuống”, một nhân viên ở một công ty Hàn Quốc, nói

Hồi tháng 5-2019, hãng xe Hyundai Motor cho biết tạm thời ngừng sản xuất ở một nhà máy liên doanh ở Bắc Kinh có công suất 300.000 xe mỗi năm. Trong khi đó, hãng xe Kia Motors cho biết sẽ chấm dứt sản xuất ô tô thương hiệu Kia ở một nhà máy liên doanh tại tỉnh Giang Tô vào cuối tháng 6 này

Hãng điện tử LG gần đây thông báo di dời toàn bộ dây chuyển sản xuất tủ lạnh xuất khẩu sang Mỹ tại một nhà máy ở tỉnh Chiết Giang trở về Hàn Quốc

Samsung muốn tìm cách cắt giảm sản xuất hơn nữa ở Trung Quốc. Hãng này đang đề nghị cung cấp các gói về hưu tự nguyện cho các công nhân viên tại nhà máy sản xuất smartphone cuối cùng ở Trung Quốc, có tên gọi Samsung Huệ Châu ở thành phố Huệ Châu, tỉnh Quảng Đông. Có nhiều thông tin đồn đoán nhà máy này rồi sẽ đóng cửa giống như số phận nhà máy ở Thiên Tân. Vào thời hoàng kim, Samsung Huệ Châu sản xuất một trong năm smartphone được tiêu thụ ở Trung Quốc vào năm 2011

Nhưng giờ đây, các cửa hiệu và các nhà cung cấp xung quanh tổ chức sản xuất rộng lớn của Samsung ở Huệ Châu đã yên ắng hẳn và hồi tháng 2-2019, một thông báo dán ở cổng của nhà máy Samsung Huệ Châu cho biết không tuyển dụng công nhân nữa. Người dân địa phương, công nhân và các nhà cung cấp đều gần như chắc chắn rằng nhà máy sẽ đóng cửa

“Các trụ đèn đường được trang trí với các bảng quảng cáo bắt mắt của Samsung nhưng giờ đây, chúng đã bị gỡ”, Steve Huang, một kỹ sư làm việc ở Samsung Huệ Châu trong 17 năm trời, cho biết

Khó khăn dồn dập ập đến

Tình trạng các công ty Hàn Quốc phụ thuộc sản xuất quá lớn ở Trung Quốc và các rủi ro kèm theo là câu chuyện không mới. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh tốt của các tập đoàn lớn như Samsung và Huyndai Motor ở Trung Quốc vào thời gian trước đây đã lấn át mối lo ngại này

Samsung dẫn đầu thị phần smartphone của Trung Quốc cho đến năm 2012 khi các đối thủ nội địa như Huawei, Oppo, Xiaomi bắt đầu trỗi dậy

Trong khi đó, nhờ các mẫu xe thể thao đa dụng hút khách, Hyundai từng có doanh số ô tô đứng thứ ba tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Volkswagen (Đức) và General Motors (Mỹ)

Nhưng sự trỗi dậy của các đối thủ Trung Quốc trong lĩnh vực chip và ô tô, vốn là những thế mạnh lớn nhất của Hàn Quốc, đã khiến các công ty Hàn Quốc “trở về mặt đất” thay vì chìm đắm trong sự lạc quan bay cao

Doanh số smartphone của Samsung tại Trung Quốc giảm rất nhanh sau năm 2012 và hiện nay đã bị đánh bật ra ngoài khỏi danh sách 10 nhà sản xuất smartphone lớn nhất Trung Quốc. Trong khi đó, Hyuandai cũng rớt về thứ 6 hoặc thứ 7 trong bảng xếp hạng các nhà sản xuất ô tô lớn nhất nước này

Các khó khăn đối với các công ty Hàn Quốc càng gia tăng sau hục hặc ngoại giao giữa Trung Quốc và Hàn Quốc xung quanh việc Hàn Quốc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ ở Seoul bất chấp các phản đối của Bắc Kinh

Động thái của Hàn Quốc đã thúc đẩy làn sóng người tiêu dùng tẩy chay các công ty Hàn, buộc tập đoàn Lotte phải rút hết mảng kinh doanh siêu thị khỏi Trung Quốc

Các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục cảm nhận được những “dư chấn” của làn sóng tẩy chay trong hơn một năm qua và khi họ bắt đầu lấy lại vị thế thì cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bùng nổ. Xuất khẩu hàng hóa của Hàn Quốc đến Trung Quốc chiếm 26% tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc nhưng đã giảm sâu 20% vào tháng 5-2019 so với cùng kỳ năm ngoái

Các đòn trừng phạt của Mỹ nhằm vào hãng thiết bị viễn thông và smartphone Huawei của Trung Quốc càng làm cho tình hình tồi tệ hơn đối với các công ty Hàn Quốc. Nếu các đòn trừng phạt này không được gỡ bỏ, các đơn hàng khổng lồ của Huawei mua chip từ các công ty Hàn Quốc sẽ bị hủy bỏ, dẫn đến thị trường tràn ngập nguồn cung chip dư thừa. Điều này sẽ kéo giá các sản phẩm chip giảm xuống, ép chặt biên lợi nhuận của mảng kinh doanh bán dẫn chủ lực của Samsung

Sản xuất chip là ngành công nghiệp quan trọng nhất đối với nền kinh tế Hàn Quốc vì xuất khẩu chip chiếm đến 29% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của nước này. Xu hướng giảm giá của chip kể từ mùa thu năm ngoái là nguyên nhân khiến kim ngạch xuất khẩu chip của Hàn Quốc giảm 31% trong tháng 5-2019 so với cùng kỳ năm ngoái

Đáng lo ngại hơn nữa là kế hoạch tung đòn thuế tiếp theo của Mỹ nhằm vào 300 tỉ đô la hàng hóa Trung Quốc bao gồm các mặt hàng như smartphone và máy tính cá nhân, vốn là những sản phẩm xuất khẩu có thế mạnh của Hàn Quốc. Đòn thuế này sẽ tác động trực tiếp đến các công ty Hàn Quốc vốn đang nhập khẩu một khối lượng lớn hàng hóa trung gian (linh kiện) vào Trung Quốc để xử lý và lắp ráp trước khi xuất khẩu các sản phẩm hoàn thiện sang Mỹ

Trong khi đó, hai trong số ba nhà mạng lớn nhất Hàn Quốc quyết định không hợp tác với Huawei để triển mạng 5G ở Hàn Quốc và điều này có cũng có thể chọc giận Bắc Kinh

Chánh Tài
Nikkei Asian Review
 
Last edited:
Top