What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Lobby & Đầu tư quốc tế vào Myanmar

LOBBY.VN

Administrator
Công ty Indonesia đầu tư 80 triệu USD vào Myanmar

cong-ty-indonesia-dau-tu-80-trieu-usd-vao-myanmar_zpsa4fe1a8d.jpg

Công ty khai mỏ Bukit Asam thuộc sở hữu nhà nước của Indonesia vừa thông báo dự án đầu tư 80 triệu USD mở rộng hoạt động ở nước ngoài tại Myanmar

Nhà quản lý cấp cao Bukit Asam, Joko Pramono cho biết công ty đã lên kế hoạch xây dựng một nhà máy điện chạy bằng than đá ở Myanmar, và đây sẽ là cơ sở nhiệt điện lớn nhất thuộc loại hình này ở đất nước Chùa Vàng, có tổng công suất 400 MW

Doanh thu của Bukit Asam đã giảm nhẹ trong năm ngoái, chủ yếu vì giá than toàn cầu giảm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế ở Trung Quốc - khách hàng lớn nhất nhập khẩu than của Indonesia

Thu nhập ròng của Bukit Asam đã giảm 6% trong năm 2012, từ 3.090 tỷ rupiah năm 2011 xuống 2.900 tỷ rupiah (299 triệu USD), mặc dù trong cùng kỳ doanh thu tăng 10%, từ 10.580 tỷ rupiah lên 11.590 tỷ rupiah

Bukit Asam xuất khẩu 45% sản lượng than khai thác của mình, chủ yếu cho các khách hàng từ Trung Quốc, vùng lãnh thổ Đài Loan, Nhật Bản và Việt Nam

Công ty có trụ sở tại Muara Enim, tỉnh Nam Sumatra này cho biết họ còn có kế hoạch dành ngân sách 580 triệu USD để phát triển cơ sở hạ tầng cho các mỏ than ở trong nước trong bốn năm tới, trong đó có dự án xây dựng hai nhà máy điện chạy than ở Sumatra, có tổng công suất 1.460 MW

Ngoài ra Bukit Asam - có 65% cổ phần thuộc sở hữu của chính phủ, cũng vừa ký một bản ghi nhớ với Công ty điện lực quốc doanh Indonesia PLN và một công ty của Malaysia xây dựng một nhà máy nhiệt điện chạy than công suất 1.200 MW để xuất khẩu điện sang Malaysia

Theo Bộ Doanh nghiệp Nhà nước Indonesia, Bukit Asam là một trong 15 công ty của đất nước vạn đảo có kế hoạch mở rộng hoạt động ở nước ngoài tại Myanmar, nhằm đa dạng hóa nguồn thu. Trong số này, những doanh nghiệp có sự quan tâm lớn nhất đến đầu tư vào thị trường Myanmar là công ty sản xuất thiếc Timah, công ty viễn thông Telekomunikasi (Telkom), công ty ximăng Semen, công ty sản xuất phân bón Pupuk, công ty điện lực PLN và hãng hàng không quốc gia Garuda./.

Việt Tú
 
Đại gia viễn thông chen chân vào Myanmar​

Ngoài hai nhà mạng Vodafone và China Mobile, tỷ phú đầu tư George Soros cũng hào hứng lập nhóm để đấu thầu quyền kinh doanh dịch vụ di động tại Myanmar

Vodafone (Anh) và China Mobile (Trung Quốc) - hai nhà mạng lớn nhất thế giới sẽ cùng hợp tác đấu thầu quyền kinh doanh dịch vụ di động tại Myanmar. Họ đều muốn trở thành người tiên phong thâm nhập quốc gia Đông Nam Á đầy tiềm năng này

Nếu thành công, Vodafone và China Mobile sẽ được phép xây dựng và điều hành mạng lưới di động trên khắp cả nước trong vòng 15 năm. Myanmar dự định công bố các công ty trúng thầu vào ngày 27/6 tới, theo thông báo từ Vodafone

myanmar_490_zps46a5cd7b.jpg

Điện thoại di động vẫn còn là dịch vụ xa xỉ với người Myanmar​

Các nhà đầu tư đang xếp hàng dài để thâm nhập thị trường Myanmar mới mở cửa. Vì ở đây hiện chỉ có gần 10% trong 64 triệu người dân được tiếp cận điện thoại di động

Chính phủ Myanmar đã tuyên bố muốn nâng tỷ lệ này lên 80% năm 2016. Tỷ phú đầu tư George Soros cũng hợp tác với hang di động Digicel (Jamaica) và công ty bất động sản Serge Pun để tham gia đấu thầu

Vodafone và China Mobile nhận xét: "Myanmar sẽ là thị trường mới quan trọng đối với ngành công nghiệp di động toàn cầu. Phiên đấu giá cũng là dịp để họ tăng tốc hòa nhập kinh tế - xã hội với thế giới"

Kinh tế Myanmar được dự đoán tăng trưởng 6,2% năm nay, tăng so với 5,5% năm 2012, theo Ngân hàng Thế giới (WB). Hồi tháng 2, Chính phủ Myanmar cũng cho biết có tới 91 công ty đã bày tỏ sự quan tâm với hai giấy phép kinh doanh lần này

Điện thoại di động hiện vẫn là sản phẩm quá tầm với phần lớn người dân Myanmar. Dịch vụ tại đây rất hạn chế, dù đã được đưa vào sử dụng từ năm 2001. Ban đầu, giá mỗi chiếc sim dùng mạng GSM lên tới 4,5 triệu kyat (5.140 USD). Con số này hiện chỉ còn 200.000 kyat, theo một chủ cửa hàng tại Yangon, nhưng vẫn còn rất đắt đỏ đối với người dân

Tuy vậy, theo kênh truyền hình quốc gia Myanmar (MRTV), 350.000 sim điện thoại giá rẻ sẽ được bán ra mỗi tháng trên khắp cả nước, bắt đầu từ 24/4. Các sim này sẽ chỉ có giá 1.500 kyat (1,7 USD), Myanmar Posts trích lời MRTV cho biết

Hồi tháng 1, Myanmar cũng tuyên bố mục tiêu của họ là khiến "viễn thông phủ sóng cả ở thành thị và nông thôn với giá cả hợp lý. Người dân và doanh nghiệp cũng được quyền chọn dịch vụ cho riêng mình". Soros thì nhận xét: "Tự do hóa ngành viễn thông sẽ là cú huých lớn với kinh tế Myanmar"

Thùy Linh
 
Tỷ phú George Soros đầu tư vào Myanmar​

Mối quan tâm của George Soros đối với Myanmar đang chuyển dần từ các hoạt động từ thiện sang đầu tư tài chính

Sau một thời gian dài tài trợ cho nhiều dự án ở đất nước Đông Nam Á vừa mới mở cửa nền kinh tế, tỷ phú George Soros vừa quyết định sẽ tham gia vào làn sóng đầu tư vào Myanmar. Theo 1 thông báo được đưa ra hôm 4/4, Soros sẽ tham gia đấu thầu giành quyền kinh doanh viễn thông từ chính phủ Myanmar

Quantum Strategic Partners Ltd - quỹ đầu tư của tỷ phú Soros – cùng với Yoma Strategic Holdings Ltd. (công ty đang niêm yết trên sàn Singapore) và Digicel Group Ltd (công ty có trụ sở tại Jamaica) đang hợp sức tạo thành tập đoàn đầu tư vào Myanmar

“Thị trường viễn thông Myanmar đã được tự do hóa và đây sẽ là nhân tố quan trọng giúp kích thích nền kinh tế”, Soros nhận định

Theo hãng khảo sát thị trường Digicel, tỷ lệ thâm nhập điện thoại ở Myanmar hiện vẫn ở mức dưới 10%. Trong khi đó, một số hãng viễn thông nước ngoài như Telenor (đến từ Na Uy) và Axita (đến từ Malaysia) cũng đã thể hiện mối quan tâm đến thị trường này

Từ nhiều năm nay, tỷ phú Soros vẫn là 1 nhà tài trợ nhiệt tình ủng hộ quốc gia Đông Nam Á. Mỗi năm ông quyên góp khoảng 2 triệu cho Myanmar thông qua Quỹ Open Society Foundation, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực giáo dục. Tháng 12/2011, ông có chuyến thăm tới Myanmar và có cuộc gặp mặt với lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi cũng như Tổng thống Myanmar Thein Sein

Yoma Strategic là 1 tập đoàn quan tâm đến nhiều lĩnh vực ở Myanmar, từ bất động sản đến nông nghiệp. Tập đoàn này được thành lập bởi doanh nhân Serge Pun. CEO Andrew Rickards của Yoma trước đây là người phụ trách Providence Equity Partners – công ty chứng khoán tư nhân tập trung vào lĩnh vực truyền thông. Ông cũng là người phụ trách mảng truyền thông của Goldman Sachs tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương

Thiên Bình
 
Viettel cạnh tranh với cty Trung Quốc để vào Myanmar
- Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel cho biết, họ sẽ cùng 17 nhà mạng và 7 tập đoàn công nghệ thông tin (CNTT) khác cùng cạnh tranh để giành một trong hai giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông di động tại quốc gia này. Cùng đấu thầu vào thị trường Myanmar còn có các hãng viễn thông lớn như Vodafone (Anh) và China Mobile (Trung Quốc)

Nhà mạng thắng thầu sẽ xây dựng và nâng cấp mạng lưới di động quốc gia này. Giá trị của giấy phép hoạt động chưa được công bố song theo các chuyên gia viễn thông khu vực ước tính có thể hơn 1,5 tỉ đô la Mỹ. Giấy phép xây dựng, sở hữu và kinh doanh mạng di động quốc gia tại Myanmar có thời hạn 15 năm

images1204866_Viettel_canh_tranh_dau_tu_vao_Myanmar_Baodatvietvn1_zps1d4f2a20.jpg

Viettel đầu tư vào Haiti
Trong một cuộc trao đổi gần đây với báo chí, ông Tống Viết Trung, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, cho biết Viettel đã có thời gian dài nghiên cứu và tìm hiểu thị trường Myanmar và nhận thấy đây là thị trường tiềm năng cho phát triển viễn thông di động

Hiện quốc gia này được xem là một trong số ít thị trường viễn thông chưa được khai phá trên thế giới. Dịch vụ viễn thông ở Myanmar chưa phổ biến, mức cước quá cao, hạ tầng và chất lượng viễn thông còn ở mức thấp. Mức giá sim điện thoại ở Myanmar đang ở mức từ 240 đến 300 đô la Mỹ/sim

Viettel cho biết, năm ngoái doanh thu dịch vụ viễn thông ở nước ngoài của Viettel đạt gần 600 triệu đô la Mỹ, lợi nhuận mang về nước là 76 triệu đô la Mỹ, tăng 85% so với năm 2011

Ngoài Viettel, MobiFone là doanh nghiệp thứ hai trong ngành viễn thông đang có hoạt động làm ăn ở Myanmar khi họ mở văn phòng đại diện tại quốc gia này vào năm ngoái

Tuy nhiên, một nguồn tin từ Tập đoàn VNPT (đơn vị sở hữu MobiFone) cho biết, MobiFone đã không tham gia đấu thầu giấy phép viễn thông tại Myanmar trong lần này

Ngoài Viettel, MobiFone, Công ty TNHH Hoàng Anh Gia Lai cũng đầu tư vào Myanmar 300 triệu USD với dự án khách sạn, trung tâm thương mại, tòa nhà văn phòng, và dự kiến sẽ được khai trương vào tháng 6 năm 2016

Bên cạnh đó, còn có Ngân hàng BIDV, Tập đoàn ASV Holdings, Tập đoàn Hoa Sen, Công ty Cổ phần Simco Sông Đà, Tập đoàn Việt Á và Tập đoàn Hanaka... cũng là những doanh nghiệp đang đầu tư vào thị trường Myanmar

Theo báo cáo mới nhất về tình hình đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, trong quý 1/2013, tính chung cả vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 2,65 tỷ USD

Cụ thể, đã có 22 dự án đầu tư ra nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư là 720,7 triệu USD, qua đó quy mô vốn đầu tư đăng ký trung bình cho một dự án đạt trên 32,7 triệu USD

Đồng thời, có 5 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt 1,9 tỷ USD, trong đó dự án công ty liên doanh Rusvietpetro của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) tại Nga tăng vốn đầu tư lên tới 1,4 tỷ USD và dự án thăm dò muối mỏ tại Lào của Tổng công ty Hóa chất Việt Nam tăng vốn 518,9 triệu USD

Ngoài hai dự án quan trọng trên, trong quý 1/2013, các doanh nghiệp Việt Nam còn đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ lưu trú, ăn uống với 3 dự án, tổng vốn đầu tư 335 triệu USD, chiếm 12,6% tổng vốn đầu tư. Lĩnh vực thông tin và truyền thông đứng thứ ba với 237,7 triệu USD, chiếm 8,9% tổng vốn đầu tư

Tính đến 20/3/2013, đã có 742 dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam với tổng vốn đăng ký 15,5 tỷ USD

Duyên Duyên
 
Muốn gần Myanmar, Nhật tạm xa ta


Đoàn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Nhật thăm một nhà máy may ở Khu Công nghiệp Mingaladon tại Yangon, Myanmar​

Cách đây gần 6 năm vào ngày 27.8.2007, nhà báo người Nhật Kenji Nagai đã bị cảnh sát bắn chết khi ông đang tường thuật về cuộc bạo động chống chính phủ tại Yangon. Cái chết của ông đã khiến mối quan hệ, vốn bị đóng băng suốt nhiều năm giữa Nhật và chính quyền quân sự Myanmar, càng thêm lạnh lẽo

Nhưng hồi cuối tháng 5, người dân Myanmar đã chứng kiến thời khắc lịch sử khi lần đầu tiên trong 36 năm, một nhà lãnh đạo Nhật - Thủ tướng Shinzo Abe - đã đến thăm nước này. Trong chuyến thăm, ông Abe đã xóa 1,74 tỉ USD mà Myanmar còn nợ Nhật sau khi đã xóa khoản nợ 3,58 tỉ USD vào tháng 1. Các khoản cho vay với lãi suất thấp dành cho Myanmar cũng được ký kết trong chuyến đi này

Tháp tùng ông Abe là 40 doanh nghiệp Nhật, trong đó có các tập đoàn lớn như Mitsui, Sumitomo, Taisei. Điều này phần nào cho thấy các doanh nghiệp Nhật đang rất muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Myanmar. Năm ngoái, theo Bloomberg, mỗi tháng có tới 4.000 lần các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Nhật đến Myanmar, chỉ sau Thái Lan, nơi Nhật hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất

Myanmar có khá nhiều lợi thế. Nước này nằm giữa hai cường quốc châu Á là Ấn Độ và Trung Quốc, tiếp giáp với Thái Lan. Myanmar cũng nằm trên vịnh Bengal nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương và liền kề với eo biển Malacca, một con đường giao thông về kinh tế và an ninh quan trọng của thế giới

Chi phí nhân công của Myanmar rẻ hơn Việt Nam 2 lần và 6 lần so với Thái Lan và là thấp nhất trong số 19 quốc gia ở châu Á và châu Đại Dương do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật (Jetro) khảo sát năm 2012

Với những lợi thế trên cùng những cải cách kinh tế - chính trị mạnh mẽ, Myanmar đang là điểm đến hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư Nhật. Xu hướng này có thể sẽ ảnh hưởng đến luồng vốn đầu tư từ Nhật vào các nước khác trong khu vực

Lường trước được “tâm lý dao động” của giới đầu tư Nhật, trong chuyến thăm cuối tháng rồi đến Nhật, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã khôn khéo xin lỗi về những hạn chế có liên quan đến trận lũ lịch sử năm 2011 khiến nhiều công ty Nhật thiệt hại nặng nề và cam kết sẽ cải thiện môi trường đầu tư

Mối lo ngại của bà Shinawatra càng rõ hơn khi Nhật đang giúp Myanmar xây dựng đặc khu kinh tế Thilawa bên cạnh một số dự án về điện lực và các công trình cơ sở hạ tầng khác. Thilawa là dự án đầu tư lớn nhất của Nhật vào Myanmar, có diện tích lên đến 2.400 ha với sự góp mặt của 3 tập đoàn lớn Mitsubishi, Marubeni, Sumitomo, dự kiến được hoàn thành vào năm 2015. Thilawa sẽ là nơi để các nhà đầu tư Nhật, chủ yếu là ngành sản xuất và may mặc, hoạt động trong tương lai

“Đối với các nhà đầu tư tại Thilawa, họ chỉ cần 3 giờ để đăng ký doanh nghiệp và không quá 15 ngày để đăng ký đầu tư. Chính phủ sẽ thiết lập dịch vụ một cửa cho khu kinh tế này”, Hset Aung, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Phát triển Kinh tế Quốc gia Myanmar, cho biết

Những điều này cho thấy mối quan hệ đang ấm lên giữa Nhật và Myanmar. Thái Lan đã phản ứng khá mau lẹ. Còn Việt Nam thì sao ?

Mối quan hệ kinh tế của Việt Nam và Nhật từ lâu đã khá bền chặt, đặc biệt trong các năm gần đây FDI của Nhật luôn chiếm vị thế số 1 tại Việt Nam. Thế nhưng, điều này có thể sẽ thay đổi. Tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ năm 2013, các nhà đầu tư nước ngoài đã cảnh báo về việc môi trường kinh doanh Việt Nam đang trở nên kém hấp dẫn hơn so với các nước lân cận như Thái Lan, Indonesia, Myanmar

Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật (JBA) cho rằng Việt Nam cần làm rõ chiến lược thu hút đầu tư để tạo sức hút cạnh tranh, cải thiện tiến độ xây dựng hạ tầng và điều chỉnh các luật lệ mâu thuẫn, vốn đã gây nhiều khó khăn cho nhà đầu tư Nhật trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh

Theo JBA, nếu không đẩy nhanh tiến độ giải quyết các hạn chế này, Việt Nam có thể đánh mất sức hấp dẫn và dòng vốn đầu tư sẽ đổ vào các nước châu Á khác. Myanmar là một trong số đó. Theo dự báo của McKinsey (Mỹ), từ nay đến năm 2030, Myanmar có thể thu hút vốn FDI lên đến 100 tỉ USD, gấp đôi số vốn nhận được trong 2 thập kỷ trước

Sơn Thanh
 
Top