What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Lobby China Club

LOBBY.VN

Administrator
Ông Tập Cận Bình làm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung Quốc

1253616359nv.jpg

Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã được bổ nhiệm chức Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương (CMC) - mở ra con đường kế nhiệm Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào

Hôm nay, Hội nghị Trung ương 5 khóa 17 Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) trong một thông cáo đưa ra lúc kết thúc kỳ họp kéo dài 4 ngày đã đưa ra thông tin này. Ông Tập Cận Bình còn là thành viên của Ban Thường vụ Bộ Chính trị Ủy ban Trung ương CPC

Ngay từ khi hội nghị diễn ra, mọi con mắt đã tập trung chú ý vào Phó Chủ tịch Trung Quốc. Với việc đảm nhận cương vị Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, vị trí trở thành người kế nhiệm Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại Đại hội đảng CPC 18 năm 2012 của ông Tập Cận Bình đã được củng cố

Ông Tập Cận Bình là con trai cựu Phó Thủ tướng Trung Quốc Tập Trọng Huân. Ảnh hưởng của ông ngày càng mở rộng kể từ khi là thành viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc 2007

Một vị trí trong Quân ủy Trung ương có ý nghĩa đặc biệt với với giới chính khách Trung Quốc. Thành viên dân sự duy nhất hiện tại là ông Hồ Cẩm Đào, Chủ tịch Quân ủy, vị trí được coi là biểu tượng của quyền lực với một vị lãnh đạo tối cao nước này

Theo giới phân tích, con đường kế nhiệm Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào của ông Tập Cận Bình, 57 tuổi, phụ thuộc vào lá phiếu Phó Chủ tịch Quân ủy - cơ quan giám sát quân đội Trung Quốc (PLA) với lực lượng lên tới 2 triệu người. Vị trí này thực sự quan trọng về cả tính biểu tượng cũng như thực tế. Không có nó, ông Tập sẽ chỉ là người ngoài cuộc trong các vấn đề quân sự

Còn có rất ít thông tin để biết rõ quan điểm chính trị của ông Tập Cận Bình, chỉ biết ông dường như là người ủng hộ thị trường, nhưng khá thận trọng về cải tổ chính trị, ông chia sẻ mối quan tâm với việc duy trì sự lãnh đạo của đảng cộng sản và việc cần thiết duy trì ổn định xã hội

"Ấn tượng chung về Tập Cận Bình là, ông là một người rất thận trọng”, Cao Trí Khai, một nhà bình luận chính trị tại Bắc Kinh nói. “Trước công chúng, ông ấy rất cẩn thận. Ông ấy không phải là người dễ thể hiện cảm xúc, ít nhất là trước công chúng”

Năm 1975, ông Tập Cận Bình theo học tại trường Đại học Thanh Hoa, và có bằng kỹ sư hóa chất, luật sư. Ông từng phục vụ trong quân đội, nhưng chỉ một thời gian ngắn. Với nền tảng chính trị và giáo dục, ông là người đúng như cách gọi của Trung Quốc là “hữu hồng hữu chuyên”

Giống nhưng những nhà lãnh đạo Trung Quốc khác cùng thế hệ, ông Tập có hơn một thập niên làm việc ở các cương vị lãnh đạo đảng địa phương. Ông thúc đẩy cải tổ thị trường và hướng tới việc thành lập đặc khu kinh tế tại Phúc Kiến. Năm 2002, ông được bổ nhiệm làm Bí thư Tỉnh ủy Chiết Giang, sau đó tháng 9/2006, ông được điều tới Thượng Hải thay thế Trần Lương Vũ, Bí thư Thành ủy bị sa thải vì bê bối quỹ an sinh. Nhiệm vụ của ông khi ấy là: “dọn dẹp lộn xộn”

Ông trở thành nhân vật được cho là sẽ kế nhiệm Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào kể từ tháng 10/2007, khi được bầu vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị gồm 9 thành viên

Sau 30 năm tăng trưởng kinh tế kỳ diệu, Trung Quốc ngày nay phải đối mặt với rất nhiều thách thức: khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, thất nghiệp gia tăng, các vấn đề môi trường và tham nhũng lan tràn. Ông Tập và các cộng sự - gọi là thế hệ lãnh đạo thứ 5 - sẽ phải giải quyết các vấn đề ấy
 
Last edited:
Trung Quốc khôn khéo trọng dụng cố vấn độc lập​

RAK_Hangzhou_2010.jpg

Chính phủ Trung Quốc gần đây đã nhận ra tầm quan trọng của nhóm cố vấn độc lập và đầu tư nhiều hơn cho sự phát triển của họ.

Từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, Trung Quốc đã trở lại với truyền thống trí thức và đang phát triển hàng nghìn cách suy nghĩ mới. Với sự tăng trưởng theo cấp số nhân của số cử nhân, không có gì ngạc nhiên khi xuất hiện trong hàng ngũ các viện nghiên cứu và nhóm cố vấn Trung Quốc những chuyên gia phân tích trẻ và xán lạn, biết nhiều thứ tiếng và thường ra nước ngoài, mang về hơi thở mới và những phương pháp làm việc mới cho các thể chế nghiên cứu này.

1. Lịch sử hình thành

Các nhóm cố vấn (think tanks) không phải là một hiện tượng mới xuất hiện ở Trung Quốc. Từ thời Khổng Tử, đã tồn tại các "nhóm chuyên gia", song Khổng Tử và các học trò của ông không được giao vai trò cố vấn cho Vua.

Cuối thế kỷ XIX, các "hội nghiên cứu" đã bắt đầu mọc lên, hội tụ nhiều học giả dưới sự bảo trợ của các quan chức cấp cao. Các hội này đã khơi mào cho sự phát triển của một tư duy hiện đại, mở đường cho phòng trào hiến pháp đầu tiên và sự ra đời của các trung tâm thông tin như Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc năm 1897.

Đến thời Chủ tịch Mao Trạch Đông (1949-1976), các thể chế nghiên cứu do nhà nước thành lập và gắn với các bộ đã ra đời. Có thể kể tới Viện Nhân dân Trung Quốc về Các vấn đề quốc tế (CPIFA), thành lập năm 1949, một nhánh của Bộ Ngoại giao.

Trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, một trong những sáng kiến đầu tiên của việc thành lập một think tank đã xuất hiện năm 1956. Trong bối cảnh các sự kiện ở Ba Lan, Hungary và Liên Xô, Chủ tịch Mao đã ra sắc lệnh thành lập Viện Quan hệ Quốc tế, đặt dưới quyền quản lý của Bộ Ngoại giao. Viện này đã phải đóng cửa trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, song đã mở cửa trở lại năm 1973 và sau này được đổi thành Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc (CIIS).

Theo ông David Shambaugh, thuộc Đại học George Washington, Mỹ gần đây viện này vẫn còn đóng vai trò nhỏ trong quá trình định hình chính sách đối ngoại.

Viện quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc (CICIR), được thành lập sau CIIS, nhưng có ảnh hưởng lớn hơn, đặc biệt trong quá trình xích lại gần nhau giữa Mỹ và Trung Quốc dưới thời Tổng thống Nixon. Tuy nhiên, ảnh hưởng của CICIR nay đã bắt đầu giảm, dần nhường chỗ cho CIIS sau khi thể chế này sáp nhập với Trung tâm Nghiên cứu quốc tế Trung Quốc (CCIS) năm 1998. CIIS có thể được so sánh với Viện Nghiên cứu quốc tế Nhật Bản (JIIA) tại Tokyo, nhóm cố vấn quan trọng hàng đầu châu Á.


Năm 2010, CIIS có khoảng 40 chuyên gia nghiên cứu với những tên tuổi hàn lâm nổi tiếng và các nhà ngoại giao kỳ cựu. CIIS gồm 8 ban nghiên cứu về chiến lược toàn cầu, thông tin và phân tích dữ kiện, nghiên cứu Mỹ, an ninh và hợp tác châu Á - Thái Bình Dương, nghiên cứu châu Âu, nghiên cứu các nước đang phát triển, nghiên cứu Tổ chức hợp tác Thượng Hải, nghiên cứu kinh tế thế giới và phát triển. Ngoài ra, CIIS còn có 6 trung tâm nghiên cứu chuyên biệt: Liên minh châu Âu, Trung Đông, Nam Thái Bình Dương, An ninh năng lượng của Trung Quốc, An ninh biên giới, Kinh tế thế giới và an ninh.

Tạp chí chính của CIIS, mang tên Guoji wenti yanjiu, cũng được phát hành bằng tiếng Anh (với tên gọi Tạp chí Nghiên cứu quốc tế của Trung Quốc) từ năm 2005. CIIS đứng thứ 5 trong số 10 nhóm cố vấn quan trọng nhất Trung Quốc theo bảng xếp hạng của tờ Global Times tháng 8/2009.

Trong bảng xếp hạng "chính thức" của Trung Quốc, viện này cũng đứng hàng thứ hai về mức độ quan trọng về chính sách đối ngoại, sau Viện hàn lâm các khoa học xã hội Trung Quốc (CASS).

Về Chỉ số think tank toàn cầu, công bố thường niên của đại học Pennsylvanie, CIIS được xếp thứ 14 và sau CICIR trong số các nhóm cố vấn ở châu Á.

Lĩnh vực cố vấn quan hệ quốc tế đã bắt đầu mở rộng với việc thành lập Viện Nghiên cứu quốc tế Thượng Hải (SIIS) năm 1960, theo sáng kiến của Thị trưởng Thượng Hải Jin Zhonghua. Kể từ đó, viện này vẫn duy trì các quan hệ mật thiết với tòa thị chính Thượng Hải. Chất lượng các chuyên gia nghiên cứu và các phân tích của SIIS được thừa nhận ở cấp cao trong nước cũng như ở nước ngoài. Năm 2010, SIIS có 80 chuyên gia, nhiều người trong số này được tuyển dụng từ trường Đại học Fudan (ở Thượng Hải) hoặc trong các trường đại học nước ngoài danh tiếng.

SIIS gồm 12 ban nghiên cứu : Nghiên cứu Mỹ, Nghiên cứu châu Á và Thái Bình Dương, Nghiên cứu châu Âu, Nghiên cứu Nhật Bản, Nghiên cứu Nga và Trung Á, Nghiên cứu Nam Á, Nghiên cứu Đài Loan, Hong Kong và Macao, Nghiên cứu kinh tế thế giới, Nghiên cứu Đông Á và châu Phi, Luật quốc tế và các tổ chức quốc tế, Nghiên cứu phụ nữ, Nghiên cứu các nhóm dân tộc, các tôn giáo và các nền văn hóa. Trong số nhiều ấn phẩm hàn lâm của SIIS, người ta nhắc nhiều tới tạp chí bằng tiếng Anh Global Review. Năm 2009, SIIS đứng vị trí thứ 10 trong số 10 nhóm cố vấn quan trọng nhất Trung Quốc. Về tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực đối ngoại, viện này đứng thứ 5, sau CASS, CIIS, CICIR và Ủy ban quốc gia về Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương của Trung Quốc (CNCPEC). Về Chỉ số think tank toàn cầu, SIIS xếp thứ 34 trong số 50 nhóm cố vấn hàng đầu thế giới ngoài nước Mỹ.

Khi Trung Quốc và Liên Xô chia rẽ đầu những năm 1960 và cạnh tranh nhau nhằm "quyến rũ" các nước đang phát triển, Viện nghiên cứu Á-Phi đã ra đời tháng 7/1961 theo đề nghị của Chủ tịch Mao. Viện này thuộc Ban liên lạc quốc tế của đảng Cộng sản, và vào năm 1964 được tác thành hai gồm Viện nghiên cứu Đông Á và châu Phi (IWAAS) và Viện nghiên cứu Đông Nam Á. Sau Cách mạng văn hóa, IWAAS công bố các công trình nghiên cứu của mình và năm 1981 được đặt dưới sự quản lý của CASS.

Cũng theo lệnh của Chủ tịch Mao, Viện nghiên cứu Mỹ Latinh (ILAS) và Viện nghiên cứu Liên Xô và Đông Âu đã ra đời năm 1961. Cả hai viện này đều thuộc CASS từ năm 1981. Sau chiến tranh Trung - Ấn, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thành lập một Viện nghiên cứu Ấn Độ vào năm 1963. Năm 1964, Thủ tướng Chu Ân Lai đã ra sắc lệnh thành lập nhiều trường đại học về quan hệ quốc tế, hoặc lập ra các Khoa quan hệ quốc tế trong các trường đại học.

Một số trung tâm nghiên cứu chuyên ngành này ngày nay được coi như những think tanks và có ảnh hưởng lớn trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Nhất là những trung tâm có sự tham gia của các chuyên gia nghiên cứu hàn lâm nổi tiếng quốc tế như ông Wang Jisi, Hiệu trưởng Trường Nghiên cứu Quốc tế, thuộc Đại học Bắc Kinh ; hay ông Shen Dingli, thuộc Viện nghiên cứu Mỹ của Đại học Fudan.

Năm 1965, lĩnh vực nghiên cứu của Ban liên lạc quốc tế của đảng Cộng sản Trung Quốc đã được nâng cấp thành Viện Quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc (CICIR). Đây là viện duy nhất vẫn hoạt động trong thời kỳ Cách mạng văn hóa. Năm 1980, CICIR được phép thiết lập các cuộc tiếp xúc với nước ngoài. Kể từ đó, Viện đã phát triển các mạng lưới tiếp xúc quốc tế. Năm 2010, CICIR có 150 nhà nghiên cứu, gồm 11 viện thành viên: Nghiên cứu Nga, Nghiên cứu Mỹ, Nghiên cứu Mỹ Latinh, Nghiên cứu châu Âu, Nghiên cứu Nhật Bản, Nghiên cứu về Nam Á và Đông Nam Á, Nghiên cứu về Đông Á và châu Phi, Nghiên cứu về thông tin và phát triển xã hội, Nghiên cứu về an ninh và hạn chế vũ khí, Nghiên cứu về chính trị quốc tế, Nghiên cứu về kinh tế thế giới. Ngoài ra, CICIR có hai chi nhánh nghiên cứu về Trung Á và bán đảo Triều Tiên, cùng 8 trung tâm nghiên cứu về Hong Kong, Macao, Đài Loan, các vấn đề dân tộc và tôn giáo, toàn cầu hóa, chống khủng bố, đối phó khủng hoảng, an ninh và chiến lược biển.

Bên cạnh nhiều ấn phẩm bằng tiếng Trung, CICIR cũng phát hành một tạp chí bằng tiếng Anh mang tên Quan hệ quốc tế đương đại. CICIR được xếp thứ 6 trong số 10 nhóm cố vấn quan trọng nhất của Global Times, và xếp thứ 3 về tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, sau CASS và CIIS, thứ 5 trong số các nhóm cố vấn châu Á trong bảng xếp hạng Chỉ số think tank toàn cầu.


Một làn sóng mới khác trong việc hình thành các think tanks gắn với chính sách mở cửa của Đặng Tiểu Bình trong những năm 1980. Sau khi thành lập CASS năm 1977, nhiều viện nghiên cứu theo khu vực đã ra đời : một viện nghiên cứu về Mỹ, một viện nghiên cứu về Nhật Bản và một viện nghiên cứu về Đông Âu. Viện nghiên cứu về Đài Loan thành lập năm 1984 được đặt trực tiếp dưới quyền quản lý của Văn phòng các vấn đề Đài Loan thuộc Hội đồng Nhà nước. Năm 1988, Viện nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương (IAPS) đã thành lập với 6 trung tâm nghiên cứu. IAPS cũng có nhiệm vụ theo dõi công việc của hai tổ chức nghiên cứu quốc gia là Hiệp hội nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương của Trung Quốc và Hiệp hội nghiên cứu Nam Á của Trung Quốc.

Ngày nay, CASS gồm 31 viện nghiên cứu và 45 trung tâm nghiên cứu, làm việc trong hơn 300 chuyên ngành khác nhau. Viện này tuyển dụng khoảng 3.200 chuyên gia, và phát hành hơn 100 ấn phẩm hàn lâm. CASS cũng có các chi nhánh khu vực trong các tỉnh và thành phố trực thuộc Hội đồng Nhà nước. Nhóm cố vấn đồ sộ này được xếp thứ nhất trong bảng xếp hạng của Global Times, và xếp thứ hai ở châu Á, sau JIIA, thứ 5 trong số 50 think tanks quan trọng nhất thế giới ngoài nước Mỹ.

Về phần mình, CNCPEC là ủy ban quốc gia của Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC), chịu trách nhiệm thúc đẩy hợp tác kinh tế trong khu vực. Các thành viên CNCPEC được tuyển chọn trong số các quan chức chính phủ, các giáo sư đại học và các chủ doanh nghiệp. Chủ tịch ủy ban này từ năm 1994, ông Yang Chengxu từng là Đại sứ Trung Quốc tại Áo và là Giám đốc Ban Nghiên cứu chính sách của Bộ Ngoại giao, cũng là Chủ tịch CIIS từ năm 1993-2002. Global Times xếp hạng CNCPEC thứ 7, sau các think tanks bán chính thức ở Bắc Kinh, nhưng đứng trước SIIS.

Dù tồn tại một loạt các thể chế nghiên cứu trên, nhưng dường như trong việc hoạch định chính sách đối ngoại, ông Đặng Tiểu Bình hiếm khi sử dụng các đánh giá của các nhóm này. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các think tanks không có ảnh hưởng gì trong những năm 1980, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Trong thời gian này, Hội đồng Nhà nước đã thành lập tới 4 trung tâm nghiên cứu quan trọng : Trung tâm nghiên cứu kinh tế (ERC), Trung tâm nghiên cứu kinh tế - công nghệ (TERC), Trung tâm nghiên cứu giá cả (PRC) và Trung tâm nghiên cứu phát triển nông thôn (RDRC).

Trong bối cảnh xảy ra các sự kiện năm 1989, một số nhóm cố vấn đã được thành lập và các lãnh đạo của họ phải sống lưu vong ở nước ngoài. Nhưng sự tồn tại của các think tanks theo đúng nghĩa không hề bị ảnh hưởng mà còn tiếp tục mở rộng sau năm 1992.

Trong những năm 1990, Giang Trạch Dân đã thường xuyên tham vấn các chuyên gia của các nhóm think tanks. Một số chuyên gia thậm chí còn làm việc rất chặt chẽ với ông trong một số lĩnh vực đặc biệt như hoạch địch chính sách hoặc trong vấn đề Đài Loan. Đến lượt mình, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cũng nghiên cứu ý kiến đóng góp của giới chuyên gia, đặc biệt là "học thuyết phát triển hòa bình của Trung Quốc" đầu những năm 2000.

Bước sang thế kỷ XXI, các think tanks đã phát triển cả về lượng và độ chuyên nghiệp và toàn cầu hóa. Năm 2010, tại Trung Quốc có 428 think tanks, đứng vị trí thứ hai về số lượng think tanks, sau Mỹ, trước Anh và Ấn Độ. Tuy nhiên, đa số trong đó là các nhóm cố vấn của chính phủ, chỉ 5% nhóm hoạt động độc lập. Phần rất nhỏ này nhìn chung có quy mô cũng nhỏ, thường khoảng 20 người, với ngân sách hàng năm khoảng 450.000 USD. Các think tanks mới ngày càng chuyên nghiệp trong một số lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, môi trường hoặc xã hội. Về lĩnh vực đối ngoại, các think tanks quan trọng nhất vẫn là những nhóm cố vấn được thành lập trước hoặc ngay sau khi diễn ra Cách mạng văn hóa.

2. Hệ thống phân loại các nhóm cố vấn của Trung Quốc


Không có định nghĩa tiêu chuẩn thế nào là một nhóm think tank. Một nghiên cứu của Stephen Boucher năm 2004 đã đặt ra 9 tiêu chí mà một think tank phải có: là một tổ chức thường trực, chuyên đưa ra các giải pháp chính trị công, có một đội ngũ chuyên nghiên cứu riêng, cung cấp một sản phẩm đặt biệt gồm các bài phân tích, những lời khuyên, những nhận xét, nhằm trao đổi với giới lãnh đạo và công chúng (qua một trang web riêng trên internet), không bị giao các nhiệm vụ của chính phủ, phải giữ độc lập với các lợi ích cá nhân và đảm bảo quyền tự do nghiên cứu, chức năng chính không phải là đào tạo hay cấp bằng, và cuối cùng là phục vụ lợi ích chung qua công việc của mình.

Đa số các viện nghiên cứu và nhóm cố vấn tại Trung Quốc chỉ đáp ứng một phần các tiêu chí trên. Tuy nhiên, không thể vì thế mà vội kết luận rằng họ không phải là những think tank thực sự.

Bà Liao Xuanli, một học giả về quan hệ quốc tế và an ninh năng lượng của Trung Quốc, cho biết các nhà nghiên cứu trong các nhóm cố vấn của Trung Quốc về quan hệ quốc tế rất khó tiến hành các nghiên cứu một cách độc lập hoàn toàn trong những vấn đề chính trị nhạy cảm, song họ cũng có một phạm vi hoạt động độc lập trong một chừng mực nào đó tùy theo vấn đề họ chọn và những đồng nghiệp cùng nhóm.

Người ta chỉ thống kê được vài chục viện nghiên cứu chuyên về quan hệ quốc tế, chủ yếu tập trung nghiên cứu theo các khu vực địa lý. Trong những điều kiện này, các nhà lãnh đạo Trung Quốc chỉ có ít lựa chọn trong việc tham vấn ai, và cũng ít khuyến khích các chuyên gia nghiên cứu ngoài khuôn khổ các viện mà họ làm việc. Sự ảnh hưởng của các nhóm cố vấn trong quá trình hoạch định chính sách đối ngoại tùy thuộc phần lớn vào việc lãnh đạo của họ đứng ở vị trí nào trong chính giới.

Khác với các nhóm cố vấn phương Tây, thường ảnh hưởng tới quá trình chính trị thông qua vận động hành lang không chính thức hoặc những lời khuyến cáo công chúng, các nhóm cố vấn Trung Quốc sử dụng hai kênh chính để tác động tới những người ra quyết sách. Họ có thể gửi các tài liệu về quan điểm của mình thông qua kênh văn phòng chính thức: mỗi nhóm cố vấn chính phủ đều có một kênh riêng để trình các báo cáo nghiên cứu nội bộ cho các lãnh đạo thông qua thư ký của lãnh đạo hoặc qua Ban Đối ngoại trung ương Đảng.

Họ cũng có thể sử dụng các cuộc tiếp xúc không chính thức và mạng lưới quan hệ cá nhân của mình. Chủ tịch các nhóm cố vấn hoặc một số chuyên gia uy tín có thể có các quan hệ cá nhân và trực tiếp với những người ra quyết sách cấp cao nhất của nhà nước. Tính "không chính thức" là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả của nhóm cố vấn.

Về mặt tài chính, các nhóm cố vấn của Trung Quốc có ít nguồn tài trợ hơn so với ở phương Tây. Chủ yếu họ nhận từ chính phủ.

Để mường tượng rõ hơn về thế giới các think tanks ở Trung Quốc, một số tác giả đã lập ra một hệ thống phân loại sắp xếp. Bà Liao Xuanli đưa ra ba loại, gồm các nhóm cố vấn chính phủ, các nhóm cố vấn hàn lâm đặc biệt và các nhóm cố vấn gồm các giảng viên đại học.

Loại đầu tiên - cố vấn chính phủ - gồm các viện nghiên cứu liên quan đến Hội đồng Nhà nước hoặc các phòng ban khác nhau của chính phủ. Trong số này có những nhóm cố vấn quan trọng nhất Trung Quốc, như CICIR hay CIIS. Các viện nghiên cứu này trực thuộc và được tài trợ bởi chính phủ, và các chuyên gia nghiên cứu thậm chí được trả lương như viên chức, nhưng không có quyền cũng như không phải chịu trách nhiệm hành chính nào. Nhiệm vụ chính của họ là cung cấp các đánh giá tham vấn cho những người ra quyết sách ở cấp cao.

Theo bà Liao Xuanli, các nhóm cố vấn chính phủ được hưởng nhiều ưu đãi so với các đồng nghiệp khác của họ. Vị trí của họ trong cấu trúc viên chức cho phép họ tiếp cận với các nguồn tin có tính bảo mật cao hơn. Gần với trung tâm quyền lực, họ cũng có nhiều kênh hơn để trình các khuyến cáo chính trị của mình đến cấp bộ hoặc hơn. Quy chế là nhà nghiên cứu bán chính thức của các viện này cho phép họ thường xuyên đại diện Trung Quốc tham gia các hội thảo quốc tế. Vì những lý do trên, các nhóm cố vấn chính phủ vẫn là các viện có ảnh hưởng nhiều nhất trong giới think tanks Trung Quốc.

Loại thứ hai gồm các nhóm cố vấn hàn lâm đặc biệt, tức là chủ yếu gồm các viện nghiên cứu do CASS kiểm soát. Trực thuộc Hội đồng Nhà nước, CASS là một viện có bản chất hàn lâm nên không tập trung đặc biệt vào các dự án nghiên cứu chính trị. Khác với các nhóm cố vấn chính phủ, các chuyên gia nghiên cứu của CASS chỉ thỉnh thoảng tham gia các nghiên cứu có yếu tố chính trị. Vì bản chất hàn lâm trong các nghiên cứu của mình, nên các viện thuộc CASS ít có ảnh hưởng hơn. Các nghiên cứu mang tính học thuyết và định hướng lâu dài của họ không có giá trị hữu dụng tức thời đối với các nhà hoạch định chính sách - những người vốn không có thời gian để đọc hết các tài liệu này.

Về mặt tiếp cận với thông tin, các viện của CASS không được sử dụng các kênh chính phủ, nơi có những thông tin nhạy cảm và được phân loại, làm giảm khả năng nghiên cứu của họ. Dù cũng có thể tiếp cận thường kỳ với các nhà hoạch định chính sách cấp cao thông qua các kênh văn phòng chính thức, nhưng các chuyên gia của CASS thấy rằng mức độ tương tác thực sự với các nhân viên chính phủ còn thấp.

Bà Liao Xuanli cho biết nhờ sự phát triển của quá trình tham vấn thường kỳ về chính sách đối ngoại trong những năm 1009, các viện nghiên cứu quan hệ quốc tế của CASS đã tăng dần mức ảnh hưởng, vì họ đã đề cao được các mối liên hệ với các viện nghiên cứu nước ngoài, điều làm tăng độ tin cậy của họ, đồng thời cho phép họ đóng vai trò "cầu nối" giữa Chính phủ Trung Quốc với các đại diện ngoại giao quốc tế đặt tại Bắc Kinh, nhất là trong thời kỳ khủng hoảng.

Loại thứ ba là các nhóm cố vấn gồm các giảng viên đại học. Loại này có ít ảnh hưởng hơn bởi họ ở xa các trung tâm ra quyết sách và vì bản chất hàn lâm trong nghiên cứu của họ. Tuy nhiên, bà Liao cho biết một số think tanks thuộc loại này vẫn có ảnh hưởng hơn các nhóm khác, vì quan hệ đặc biệt của họ với các cấp hành chính, như trường hợp của các nhóm cố vấn có quan hệ với Bộ Ngoại giao. Ảnh hưởng của các viện này đối với các nhà hoạch định chính sách cấp cao đã gia tăng vì sự hợp tác ngày càng lớn của họ với các think tanks về chính trị.

Cũng như các đồng nghiệp thuộc CASS, ảnh hưởng của họ đến các quyết định chính trị ngày càng lớn hơn nhờ có sự tham gia của nhiều chuyên gia nước ngoài. Sự phức tạp ngày càng tăng của các vấn đề quốc tế buộc giới chức Trung Quốc phải tham khảo ý kiến và đánh giá của nhiều nguồn khác nhau, trong đó có cả các chuyên gia nước ngoài.

Một cách phân loại khác, do hai chuyên gia của Trung Quốc là Zhu Xufeng et Xue Lan đưa ra, gồm các viện nghiên cứu bán chính thức của nhà nước, và các viện nghiên cứu dân sự, tức là liên quan đến xã hội, các trường đại học hoặc các tổ chức phi lợi nhuận.

Các think tanks bán chính thức gồm các thành phần quan trọng nhất trong hệ thống nghiên cứu và cố vấn về chính trị, ngoài các cấu trúc thuộc chính phủ. Họ hoàn toàn không phụ thuộc vào chính phủ, mà lại độc lập hơn các viện nghiên cứu chính thức. Các lãnh đạo viện này do chính phủ chỉ định và được trả lương từ công quỹ tùy theo các nhiệm vụ nghiên cứu của họ do các cấp chính quyền giao. Họ cũng được hưởng quyền tự do hơn vì được phép nghiên cứu với các đối tác nước ngoài và được nhận các quỹ của chính phủ nước ngoài hoặc của các tổ chức quốc tế. Các viện này chủ yếu xuất hiện cuối những năm 1970 đầu 1980.

Có thể kể tới Trung tâm Phát triển ngành công nghiệp thông tin (CCID) do Bộ Thông tin thành lập năm 2000, hoặc Viện Phát triển Trung Quốc (CDI). Viện CDI đã được Hội đồng Nhà nước thông qua và tiến hành các nghiên cứu về chính sách kinh tế cho các cấp chính quyền cũng như cho một số doanh nghiệp. Nhờ các mối liên hệ mật thiết với các cấu trúc chính phủ và các thành viên đảng Cộng sản, CDI là một dạng lai, pha trộn các yếu tố của các think tanks bán chính thức và dân sự.

Loại hai là các think tanks dân sự. Mối quan hệ chung của họ với chính phủ không chặt chẽ lắm. Họ nhận tài trợ từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là từ giới doanh nghiệp hoặc các quỹ nước ngoài. Các think tanks này thường có quy mô nhỏ, nhưng có khả năng thu hút các chuyên gia hàn lâm nổi tiếng. Loại này xuất hiện từ đầu những năm 1990.


Ngày nay, Trung Quốc có cả những nhóm cố vấn hoàn toàn tư nhân, chủ yếu hình thành theo sáng kiến của các nhà kinh tế học, các chủ doanh nghiệp hoặc các nhà hoạt động xã hội và được tài trợ bởi các doanh nghiệp hoặc quỹ tư nhân. Lĩnh vực chuyên sâu của họ chủ yếu là kinh tế hoặc liên quan đến môi trường.

Ví dụ viện nghiên cứu tư nhân phi lợi nhuận "Unirule Institute of Economics", thành lập tháng 7/1993 bởi 5 chuyên gia kinh tế. Họ không nhận tài trợ của Chính phủ Trung Quốc và tồn tại bằng các tài trợ tư nhân hoặc được trả tiền theo các dự án ký với các viện khác ở Trung Quốc hoặc ở nước ngoài. Họ tổ chức nhiều hội thảo thường kỳ, và đã phát hành hơn bảy tạp chí chuyên ngành. Trong lĩnh vực môi trường, có thể kể tới tổ chức « Những người bạn thiên nhiên », được thành lập năm 1994. Đây là tổ chức phi chính phủ về môi trường cao tuổi nhất tại Trung Quốc. Các nhóm cố vấn tư nhân đến nay vẫn không có ảnh hưởng gì đến việc hoạch định chính sách hay tác động tới dư luận ở Trung Quốc.

Trong khi có thể quan sát thấy tồn tại ở Trung Quốc một xu hướng thành lập các nhóm cố vấn độc lập hơn trong nhiều lĩnh vực ít mang tính chính trị nhạy cảm như kinh tế hay môi trường, thì trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, vẫn chưa xuất hiện xu hướng này.

Tiên phong là Nhóm Cố vấn Trung Quốc, được thành lập năm 2006, nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều. Nhóm này nằm trong số ba hoặc bốn nhóm cố vấn về quan hệ quốc tế tại Trung Quốc mà chính phủ kiểm soát rất ít, nhưng có một tầm ảnh hưởng đáng kể. Nhóm này hội tụ khoảng 200 chuyên gia cấp cao tự nguyện nghiên cứu, chủ yếu về các vấn đề an ninh, quốc phòng và chiến lược, bởi một nửa số thành viên nhóm từng làm việc trong lĩnh vực quân sự. Nhóm này được tài trợ một phần từ các khoản trợ cấp của chính phủ cho những dự án đặc biệt, và từ việc tổ chức các cuộc hội thảo và đào tạo cho các công ty lớn của Trung Quốc. Chìa khóa của sự độc lập, theo những người đứng đầu nhóm này, là ở khả năng cung cấp cho chính phủ một điểm tựa về đánh giá chính trị trong khi không tham gia chính trường.

3. Ban Kế hoạch Chính trị

Hai cơ quan ra quyết sách quan trọng nhất của Trung Quốc trong các vấn đề đối ngoại đều thuộc Hội đồng Nhà nước. Đó là Tiểu ban lãnh đạo về chính sách đối ngoại và Tiểu ban lãnh đạo về an ninh quốc gia, được thành lập năm 2000. Dù hai tiểu ban này đều do Chủ tịch Hồ Cẩm Đào lãnh đạo, công việc trên thực tế do Ủy viên Quốc vụ Đới Bỉnh Quốc điều hành. Vấn đề là các tiểu ban này không phải là các cơ quan thường trực. Họ xử lý các vấn đề theo tình huống và thường là trong tình trạng khẩn cấp. Có lẽ chính vì vậy mà người ta đề cao vai trò của Ban Kế hoạch chính trị (DPP) của Bộ Ngoại giao. Tầm quan trọng của DPP đã tăng mạnh kể từ khi ban này được đổi từ Ban Nghiên cứu chính trị thành Ban kế hoạch chính trị với trọng tâm nhấn vào vai trò hoạch định chính sách chính trị.

Các ban kế hoạch chính trị qua các thời Bộ Ngoại giao Trung Quốc từ trước tới nay thường được coi là các nhóm cố vấn chính sách đối ngoại chính thức của chính phủ và nhiệm vụ của họ là cung cấp cho các quan chức cấp cao những dự đoán về các diễn biến trong tương lai. Mức độ tương tác giữa DPP và các think tanks khác dường như đang gia tăng, dù các nhóm cố vấn này vẫn đang được xử lý trực tiếp ở các cấp địa phương của Bộ Ngoại giao. Có thể khẳng định rằng chương trình tham vấn định kỳ giữa các viên chức DPP với giới chuyên gia trong nước đã được tăng cường trong những năm vừa qua để các think tanks trên cả nước được tham gia nêu ý kiến, dù họ ở Bắc Kinh hay ở bất cứ tỉnh nào như SIIS

THOMAS BONDIGUEL VÀ THIERRY KELLNER
 
Thủ tướng Ôn Gia Bảo: "Nên để người dân tự do ngôn luận"​

tg238On2.jpg

Không những nên để người dân có quyền tự do ngôn luận, mà quan trọng hơn nữa là phải tạo điều kiện để họ chỉ trích hoạt động của chính quyền. Chỉ khi có được sự kiểm soát và theo dõi mang tính phê bình của người dân thì chính phủ mới có thể làm việc tốt hơn, và nhân viên các cơ quan chính phủ mới thật sự trở thành công bộc của dân -Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo.

1. Tham nhũng và lạm phát ảnh hưởng lớn tới sự ổn định quyền lực quốc gia

Zakaria: Ông có cho rằng vào thời điểm này nền kinh tế thế giới đã vững mạnh hay ông đang rất lo lắng về mối đe doạ của cái gọi là khủng hoảng kép, đặc biệt là cơn khủng hoảng ở Hoa Kỳ có thể quay lại?

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (qua phiên dịch): Nói một cách khách quan, tôi cho rằng nền kinh tế thế giới đang hồi phục, mặc dù quá trình hồi phục thì đầy chậm chạp và khúc khuỷu. Mọi người chắc không có cùng một quan điểm về việc này, nhưng tôi tin rằng chúng ta sẽ học được bài học từ thực tế.

Tôi hy vọng rằng nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ được phục hồi nhanh chóng vì nói cho cùng nó là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tôi đã lưu ý đến những chính sách và biện pháp gần đây của Tổng thống Obama bao gồm kế hoạch nhân đôi sản lượng xuất khẩu của Hoa Kỳ và sự đầu tư khổng lồ vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Tôi cho rằng những chính sách và biện pháp này đang đi đúng đường, đúng hướng. Mặc dù được đưa ra hơi trễ, chúng vẫn vừa đúng lúc.

Điều này làm tôi nhớ đến thời gian tôi đã đưa ra quyết định quan trọng về việc thông qua gói kích cầu khổng lồ tại Trung Quốc. Vào lúc đó, mọi người đã có những cái nhìn khác nhau về chính sách này, nhưng giờ đây kết quả cho thấy gói kích cầu của chúng tôi là một thành công.

- Tôi xin hỏi rằng ông đã rút ra được bài học gì từ cơn khủng hoảng tài chính? Ông có cảm thấy mất niềm tin vào sự quản lý kinh tế vĩ mô của người Mỹ không?

Một người bạn Trung Quốc của tôi nói, chúng tôi như những học sinh trong lớp học và chúng tôi luôn lắng nghe những gì người Mỹ khuyên chúng tôi, và giờ đây chúng tôi ngẩng lên và nghĩ rằng có lẽ vị thầy giáo cũng chẳng biết rằng mình đã nói gì.

- Khi đối diện với cơn khủng hoảng tài chính, bất cứ ai cảm thấy có trách nhiệm với đất nước cũng như với toàn bộ loài người đều cần rút ra những bài học từ cơn khủng hoảng tài chính.

Theo tôi, bài học lớn nhất mà tôi rút ra được từ cơn khủng hoảng tài chính là khi điều hành những công việc nhà nước, điều quan trọng là cần chú ý đến việc đề cập đến những khó khăn về cơ cấu của nền kinh tế.

Trung Quốc đã đạt được thành công to lớn và sự phát triển của nó được thế giới ca ngợi, nhưng tôi là một trong những người đầu tiên cho rằng sự phát triển kinh tế của chúng tôi vần còn thiếu tính cân đối, hợp tác và bền vững. Cơn khủng hoảng tài chính này đã củng cố quan điểm của tôi về điều này.

Một mặt, chúng tôi phải chặn đứng cơn khủng hoảng tài chính. Mặt khác, chúng tôi cũng phải giải quyết những khó khăn riêng của mình, và chúng tôi phải làm tốt cả hai việc này cùng lúc, đây là một việc rất khó khăn.

Trung Quốc có một thị trường nội địa khổng lồ và có một tiềm năng to lớn về nhu cầu nội địa. Trung Quốc hiện đang ở trong giai đoạn tăng cường tổ chức và công nghiệp hoá. Chúng tôi có thể dựa vào nhu cầu kích thích trong nước để giúp ổn định và phát triển nền kinh tế Trung Quốc đi xa hơn nữa.

Việc này bắt chúng tôi phải chớp lấy thời cơ, tăng tốc phát triển và làm ổn định nền kinh tế Trung Quốc, và trên cơ sở này, chúng tôi phải nghĩ đến tương lai lâu dài để giải quyết tất cả những trở ngại về cơ cấu trong nền kinh tế của mình.

Riêng về nền kinh tế Hoa Kỳ, tôi luôn tin tưởng rằng nền kinh tế Hoa Kỳ có nền tảng vững chắc, không chỉ về khía cạnh vật chất mà quan trọng hơn nữa là Hoa Kỳ có sức mạnh về nguồn tài năng khoa học kỹ thuật cũng như kinh nghiệm quản lý.

Nó đã thu thập được vốn liếng về kinh nghiệm phát triển kinh tế trong suốt 200 năm qua, bất chấp những thay đổi, tôi tin Hoa Kỳ sẽ vượt qua cơn khủng hoảng và những khó khăn, và chúng ta cần tin tưởng vào tương lai của nền kinh tế Hoa Kỳ.

Quá trình phục hồi và phát triển của nền kinh tế lớn nhất trên thế giới, tức là nền kinh tế Hoa Kỳ, nằm trong mối quan tâm của việc phục hồi và ổn định kinh tế thế giới.


- Nếu so sánh về tỉ lệ phần trăm GPD giữa nước ông và Hoa Kỳ thì gói kích cầu của ông lớn gấp 10 lần. Đây là một kế hoạch thật đặc biệt. Liệu có mối lo nào về việc nó đang tạo ra một bong bóng về bất động sản tại Trung Quốc không?

Và cùng có những nguy hiểm về lạm phát vì chính phủ đã chi tiêu quá nhiều và vấn đề là hiện nay ảnh hưởng kích cầu sẽ giảm dần, liệu chính phủ sẽ giảm dần việc chi tiêu?

- Từ những nhận xét của ông, tôi nghĩ rằng ông đã chưa nhìn nhận hết toàn bộ gói kích cầu của chúng tôi. Tôi muốn nói rằng gói kích cầu của chúng tôi có bốn bộ phận chủ yếu. Trước tiên là việc chi tiêu công cộng khổng lồ, cơ cấu cắt giảm thuế và phát triển cơ sở hạ tầng. Thứ hai là việc điều chỉnh và nâng cấp cơ cấu công nghiệp ở Trung Quốc. Thứ ba là phát minh khoa học kỹ thuật và việc phát triển những ngành công nghiệp mới có tầm quan trọng chiến lược. Thứ tư là phát triển mạng lưới an sinh xã hội.

Số lượng đầu tư nghiên cứu phát triển gồm 4 nghìn tỉ đôla không chỉ đến từ mỗi chính phủ. Đầu tư chính phủ chỉ chiếm khoảng 1,18 nghìn tỉ, phần còn lại đến từ khu vực phi nhà nước và việc bán trái phiếu từ những thị trường tài chính.

Việc thực thi gói kích cầu đã bảo đảm tính liên tục của sự tăng trưởng vững chắc và tương đối nhanh tại Trung Quốc. Nó đã giúp giữ nguyên mức độ tiến triển tốt của kinh tế Trung Quốc có được trong 30 năm qua, và nó đã giúp chúng tôi tránh được những thay đổi lớn trong quá trình hiện đại hoá Trung Quốc vì những cú sốc quá lớn từ bên ngoài. Cùng lúc đó, nó đã tạo ra được một nền tảng vững chắc cho việc phát triển kinh tế Trung Quốc trong tương lai.

Chúng tôi đang rất cảnh giác với thử thách được đề cập trong câu hỏi của ông. Tôi muốn nêu lên ba điểm.

Trước hết, có một khả năng lạm phát ở Trung Quốc. Đấy là vì sao chúng tôi đã đề ra nhiệm vụ phải quản lý một cách khéo léo những mối quan hệ trong việc giữ nguyên sự ổn định và phát triển tương đối nhanh của nền kinh tế, điều chỉnh cơ cấu, và kiểm soát những khả năng lạm phát. Đây là điều cốt lõi trong việc quản lý kinh tế vĩ mô ở Trung Quốc.

Tôi quan tâm về việc kiểm soát những khả năng lạm phát tại Trung Quốc, đây là điều tôi đã cố gắng rất nhiều để quản lý tốt và đúng mức, vì tôi tin rằng tham nhũng và lạm phát sẽ gây nên một ảnh hưởng rất lớn đối với sự ổn định quyền lực của một quốc gia.

Và cả hai điều này đều ảnh hưởng đến lòng tin và đồng thuận của người dân đối với chính quyền, và đây là khía cạnh mà tôi nhìn thấy trong vấn đề lạm phát ở Trung Quốc.

Thứ hai, với việc thực hiện gói kích cầu, sẽ có những đe dọa về ngân sách và tài chính ở chính quyền cấp địa phương.

Chúng tôi có những bộ máy hành chính tại các chính quyền địa phương. Họ có những món nợ nhưng chúng không phải là vấn đề vừa mới nảy sinh sau cơn khủng hoảng tài chính bộc phát mà nó đã bắt đầu tận những năm 1980.

Giờ đây, với những nền tảng tài chính của chính quyền địa phương được thiết lập, chúng đã tích luỹ thành một món nợ khoảng 7,6 nghìn tỉ Nhân Dân Tệ và tôi có thể nói rằng mức nợ cấp địa phương này vẫn còn nằm trong khuôn khổ có thể kiểm soát được, nhưng điều quan trọng là chúng tôi phải giải quyết thoả đáng vấn đề để bảo đảm những món nợ của chính quyền địa phương sẽ không đe dọa nền tài chính nhà nước cũng như khu vực tài chính.

Tỉ lệ thâm thủng ngân sách trên tổng GDP của Trung Quốc là dưới 3 phần trăm. Tổng số nợ của Trung Quốc so với tỉ lệ GDP nằm trong khoảng 20 phần trăm, điều này có nghĩa là nó vẫn nằm trong tầm mức mà chúng tôi có thể kiểm soát được.

Điểm thứ ba là điểm quan trọng hơn cả, đó là tất cả những đầu tư của chúng tôi hiện nay phải tạo lợi thế cho việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế chứ không phải ngược lại. Điều này ảnh hưởng đến tương lai phát triển lâu dài của chúng tôi, vì thế nó rất quan trọng.

- Ông đã viết trong một bài báo về thủ trưởng cũ của ông, Hồ Diệu Bang, khiến tôi rất có ấn tượng. Trong đó ông đã ca ngợi ông ấy. Nhìn lại, ông có nghĩ rằng Hồ Diệu Bang đã là một lãnh đạo tốt của Trung Quốc?

- Vâng, tôi nghĩ là tôi đã đánh giá công bình trên phương diện lịch sử đối với nhân vật này. Ông đã có những cống hiến riêng cho quá trình đổi mới và mở cửa của Trung Quốc. Tôi cũng muốn đưa ra ba điểm sau.

Trước hết, ông đã cực lực phát triển cuộc tranh luận chung quanh những tiêu chuẩn dùng để đánh giá sự thật, và qua đó ông đã đóng góp vào nỗ lực giải phóng tư tưởng con người. Thứ hai, đối với những sự phản kháng khác nhau, ông đã tiến hành những bước để trả tự do cho một số đông cán bộ bị cáo buộc trong cuộc cách mạng văn hoá và thứ ba, bản thân ông cũng ra tay hành động để thúc đẩy Trung Quốc đổi mới và mở cửa.

2. Tạo điều kiện để dân chỉ trích hoạt động của chính quyền

- Ông đã nói trong những bài phát biểu của mình về việc Trung Quốc vẫn chưa phải là một quốc gia hùng mạnh và sáng tạo trên phương diện kinh tế. Liệu một quốc gia có thể vừa hùng mạnh và sáng tạo với nhiều giới hạn về tự do ngôn luận với việc Internet bị kiểm duyệt? Có phải ông nên mở cửa tất cả nếu ông muốn sự sáng tạo thật sự hay sao?

- Tôi tin rằng tự do ngôn luận là điều không thể thiếu được đối với bất kỳ quốc gia nào, với một quốc gia đang trên đà phát triển và với một quốc gia đã trở nên hùng mạnh. Tự do ngôn luận đã được bao gồm trong hiến pháp Trung Quốc.

Tôi không nghĩ là ông biết hết về Trung Quốc ở điểm này. Tại Trung Quốc, có khoảng 400 triệu người sử dụng Internet và 800 triệu người sử dụng điện thoại di động. Họ có thể truy cập vào Internet để bày tỏ quan điểm của mình, kể cả những quan điểm chỉ trích.

Tôi thường truy cập vào Internet và đã đọc những chỉ trích mạnh mẽ cũng như những lời lẽ ca ngợi đối với hoạt động của chính quyền.

Tôi thường nói rằng chúng tôi không những nên để người dân có quyền tự do ngôn luận, mà quan trọng hơn nữa là chúng tôi phải tạo điều kiện để họ chỉ trích hoạt động của chính quyền. Chỉ khi có được sự kiểm soát và theo dõi mang tính phê bình của người dân thì chính phủ mới có thể làm việc tốt hơn, và nhân viên các cơ quan chính phủ mới thật sự trở thành công bộc của dân.

Những việc này phải được thực hiện trong khuôn khổ mà luật pháp và hiến pháp cho phép. Từ đó quốc gia mới có được một trật tự bình thường, và điều này vô cùng cần thiết cho một đất nước to lớn như Trung Quốc với 1,3 tỉ người.

- Thưa Thủ tướng Ôn, vì chúng ta đang thành thật, khi tôi đến Trung Quốc và tìm cách dùng Interent, có rất nhiều trang mạng bị ngăn chặn. Rất khó để tìm thông tin. Bất kỳ quan điểm nào có vẻ thách thức đối với sự thống lĩnh chính trị của đảng đều không được phép? Ví dụ như Hồ Diệu Bang không phải là cái tên được phép nhắc đến trên "Nhân dân Nhật báo" cho đến khi bài báo của chính ông xuất hiện. Dường như mọi cấm đoán với những guồng máy khổng lồ theo dõi Internet sẽ gây khó khăn cho những ai thật sự sáng tạo và thật sự làm được những gì mà ông đang mong muốn họ làm.

- Tôi tin rằng tôi và tất cả người dân Trung Quốc đều tin tưởng rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục tiến triển, và những ước muốn và nhu cầu của người dân về dân chủ và tự do thì không thể từ chối được. Tôi hy vọng là ông sẽ có thể từ từ nhận thấy sự tiến triển liên tục của Trung Quốc.

3. Đảng phải hành xử phù hợp với hiến pháp và luật pháp

- Ông đã có hàng loạt những phát biểu đáng quan tâm trong thời gian gần đây. Tôi đã đặc biệt ấn tượng với bài phát biểu của ông tại Thẩm Quyến, ông nói, "bên cạnh cải cách kinh tế, chúng ta phải tiếp tục cải cách chính trị."

Đây là một điểm mà ông từng nêu ra trong cuộc phỏng vấn trước, nhưng rất nhiều người Trung Quốc mà tôi biết lại nói rằng đã có cải cách kinh tế trong sáu bảy năm qua, nhưng chẳng có nhiều cải cách chính trị.

Ông muốn nói điều gì đến những người lắng nghe những bài phát biểu của ông rồi nói rằng chúng tôi thích mọi thứ Ôn Gia Bảo nói, nhưng chúng tôi chẳng thấy những hành động cải cách kinh tế.

- Đúng ra đây là quan điểm do ông Đặng Tiểu Bình thúc đẩy rất lâu trước đây và tôi nghĩ rằng những ai có tinh thần trách nhiệm đối với đất nước mình cần nên nghĩ sâu về chủ đề này, và đặt niềm tin của mình vào hành động.

Tôi cũng đã suy nghĩ sâu kỹ hơn về vấn đề này kể từ lần gặp gỡ cuối cùng của chúng ta. Quan điểm của tôi là một đảng chính trị sau khi trở thành đảng cầm quyền cần phải trở nên tương đối khác so với khi nó đang đấu tranh giành quyền lực.

Khác biệt lớn nhất là đảng chính trị này phải hành xử phù hợp với hiến pháp và luật pháp. Những chính sách và chương trình của một đảng chính trị có thể được chuyển dịch sang thành những phần của hiến pháp và luật pháp qua những tiến trình pháp lý phù hợp.

Tất cả những đảng chính trị, những tổ chức, và tất cả mọi người cần phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật mà không có một ngoại lệ nào. Tất cả họ phải hành xử theo đúng với hiến pháp và pháp luật. Tôi cho đây là đặc điểm tối trọng của việc xây dựng hệ thống chính trị hiện đại.

Tôi đã tóm tắt những tư tưởng chính trị của tôi trong bốn câu sau: làm cho mọi người có một cuộc sống hạnh phúc và có nhân phẩm, làm cho mọi người cảm thấy bình yên và an toàn, làm cho xã hội trở nên công bằng và có công lý, và làm cho mọi người có lòng tin vào tương lai.

Bất chấp những tranh luận và quan điểm khác biệt trong xã hội, và bất chấp những phản kháng, tôi sẽ hành động đúng theo những tư tưởng này một cách kiên định, và phát triển hết khả năng của mình trong việc tái cơ cấu chính trị.

Tôi cũng muốn nói với ông hai câu để củng cố vị trí quan điểm của mình, tôi sẽ không đổ ngã trước mưa to gió cả, và tôi sẽ không chùn bước cho đến ngày cuối cùng của đời mình.

4. Vấn đề đồng Nhân dân tệ bị "chính trị hoá"

- Xin nêu ra đây một vấn đề khó khăn: đồng Nhân Dân Tệ. Hãy để tôi đặt vấn đề như thế này, bất chấp sự bảo đảm của Trung Quốc, đồng Nhân Dân Tệ chỉ vẫn được tăng 1,8 phần trăm trong hai năm qua.

Cho phép thêm một lần sụt giá mạnh mẽ không phải là lợi ích của Trung Quốc, bởi vì hiện nay quí vị đang bù giá cho các nhà xuất khẩu bằng cái giá của đồng lương của những người lao động Trung Quốc, quí vị đang mạo hiểm với lạm phát và điều này tạo ra sự thiếu hụt rất lớn về sự cân bằng mà ông đã đề cập. Vậy cho phép tăng giá đồng Nhân Dân Tệ không phải là tốt cho Trung Quốc hay sao?

- Cho phép tôi có một nhận định về những gì ông vừa nói. Tôi cho rằng quan điểm của ông cũng đại diện cho quan điểm của Hoa Kỳ hoặc cụ thể hơn là quan điểm của một vài thành viên trong Quốc hội Hoa Kỳ.

Hai nền kinh tế của Trung Quốc và Hoa Kỳ liên quan với nhau rất mật thiết. Trao đổi song phương đã đạt đến mức 300 tỉ Mỹ kim. Đầu tư của Hoa Kỳ vào Trung Quốc đã vượt trên 60 tỉ Mỹ kim. Trung Quốc đã mua công phiếu "T" của Hoa Kỳ trị giá khoảng 900 tỉ Mỹ kim.

Không ai tin rằng giới lãnh đạo Trung Quốc không theo sát những diễn biến của nền kinh tế Hoa Kỳ. Nhưng một số người ở Hoa Kỳ, đặc biệt là những nhân vật ở Quốc hội, lại không biết nhiều về Trung Quốc.

Họ đang chính trị hoá vấn đề trong quan hệ Trung-Mỹ, đặc biệt là trong vấn đề thiếu cân đối mậu dịch giữa hai quốc gia. Tôi rất cảm kích việc ông đã tạo điều kiện cho tôi trong cuộc phỏng vấn này, vì ông đã cho tôi cơ hội để giải thích kỹ lưỡng hơn tình trạng thật sự của vấn đề.

Có ba điểm vốn không được nhiều người biết đến trong vấn đề tỉ giá hối đoái của đồng Nhân Dân Tệ và thặng dư xuất khẩu của Trung Quốc.

Trước tiên, Trung Quốc không hề theo đuổi tình trạng thặng dư xuất khẩu. Mục tiêu của chúng tôi trong giao dịch với nước ngoài là có được sự trao đổi cân bằng và bền vững với các quốc gia khác, và chúng ti muốn có được sự công bằng cơ bản trong vấn đề cân bằng chi trả.

Đây là những gì chúng tôi đã đang nói và làm. Năm 2008, tỉ lệ thặng dư hiện có lúc đó là 9,9 phần trăm so với GDP. Năm 2009 con số này tụt xuống còn 5,8 phần trăm và vào cuối nửa năm đầu của 2010 nó tụt xuống thấp hơn nữa ở mức 2,2 phần trăm.

Thứ hai, việc tăng cường mức thặng dư mậu dịch của một quốc gia không nhất thiết liên quan đến chính sách hối đoái của quốc gia ấy. Chúng tôi bắt đầu đổi mới chính sách tỉ giá hối đoái của đồng Nhân Dân Tệ vào năm 1994, và kể từ đó, đồng tiền Trung Quốc đã tăng lên 55 phần trăm so với đồng đôla, và cũng trong cùng thời gian, những đồng tiền của những nền kinh tế chính và những đồng tiền của những quốc gia láng giềng với Trung Quốc đều đã giảm giá với mức độ lớn.

Ngành thương mại của Trung Quốc cũng đã tăng trưởng nhanh trong cùng khoảng thời gian này. Thực sự là trong lịch sử của Hoa Kỳ cũng đã có một thời kỳ như thế. Trong gần 100 năm, từ 1870 đến 1970, Hoa Kỳ đã là một quốc gia thặng dư mậu dịch, và điều này cũng đang thực sự xảy ra đối với một quốc gia đang trong giai đoạn phát triển nào đấy.

Điểm thứ ba là điểm quan trọng nhất mà ông cũng nhận thức được, đó là sự thiếu cân đối trong thương mại giữa hai quốc gia vốn đã mang bản chất chủ yếu về cơ cấu. Trung Quốc có thặng dư mậu dịch trong lĩnh vực gia công nhưng lại bị thâm thủng mậu dịch trên lĩnh vực chung. Trung Quốc có thặng dư trong lĩnh vực hàng hoá, nhưng lại bị thâm thủng trong lĩnh vực dịch vụ.

Chúng tôi có thặng dư mậu dịch với Hoa Kỳ và Liên Âu, nhưng lại bị thâm thủng với Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia châu Á khác. Nhiều mặt hàng xuất khẩu từ Trung Quốc đã không còn được sản xuất ở Hoa Kỳ, và tôi không nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ bắt đầu tái sản xuất các mặt hàng này, những mặt hàng vốn nằm ở đáy của loại hàng hoá kém giá trị.

Ngay cả nếu quí vị không mua những mặt hàng này từ Trung Quốc, quí vị vẫn phải mua chúng từ Ấn Độ, Sri Lanka, hoặc Bangladesh, và điều này cũng chẳng giải quyết được sự mất cân bằng thương mại giữa hai nước.

Tôi nhớ rằng ông đã đưa ra ví dụ của chiếc iPod tại Hoa Kỳ, ở Mỹ một chiếc iPod được bán với giá 299 Mỹ kim, nhưng nhà sản xuất Trung Quốc chỉ thu được 4 Mỹ kim lệ phí gia công.

Còn một điểm khác nữa mà tôi nghĩ rằng ông không nhận ra, một điểm mà nhiều thành viên của Quốc hội Hoa Kỳ cũng không nhận ra, đó là trong số 500 nghìn công ty Hoa Kỳ đăng ký tại Trung Quốc, 22 nghìn công ty là những nhà xuất khẩu, và áp đặt việc trừng phạt lên các công ty xuất khẩu tại Trung Quốc cũng tương đương với việc áp đặt việc trừng phạt lên những công ty trên.

5. Không ai ngăn được ý chí của quần chúng

- Lần cuối khi chúng ta trao đổi, tôi đã hỏi ông đang đọc những cuốn sách nào, cuốn nào đã làm ông thích thú. Thế thì có cuốn sách nào mà ông đã đọc trong vài tháng qua đã gây ấn tượng cho ông?

- Những cuốn sách trong kệ sách của tôi luôn là những cuốn sách về lịch sử, vì tôi tin rằng lịch sử thì giống như tấm gương và tôi thích đọc lịch sử Trung Quốc lẫn lịch sử của các quốc gia khác.

Có hai cuốn sách mà tôi thường mang theo người, một cuốn là "Lý thuyết về Tình cảm Đạo đức" của Adam Smith. Cuốn thứ hai là "Thiền định". Không phải là tôi đồng ý với những quan điểm được trình bày trong hai cuốn sách này, nhưng tôi tin rằng những quan điểm và tư tưởng của những thế hệ trước đây là món ăn tinh thần cho thế hệ hiện tại.

Hiện nay có quá nhiều sách hồi ký cá nhân. Tôi không thích đọc những cuốn sách này. Tôi cho rằng những gì con người nên để lại cho thế giới là sự thật và chúng ta phải thừa nhận rằng ngay cả những sự thật một ngày nào đó sẽ bị tan biến.

- Tôi xin đưa ra một câu hỏi cuối, thưa Thủ tướng Ôn, tôi rất ấn tượng với sự thẳng thắn của ông. Ông đã nói về quyết tâm của mình trong việc tiếp tục cải cách chính trị, bất chấp sự cản trở trong nước và trong đảng, bất chấp sự phản đối bên trong đảng.

Ông đã nói về sự quan ngại của ông về nạn tham nhũng và lạm phát sẽ xói mòn sự ổn định xã hội. Ông đã ca ngợi Hồ Diệu Bang và đề cập đến tài lãnh đạo của ông ta ngay cả khi ông ta được nhiều người xem là một nhà lãnh đạo cấp tiến nguy hiểm.

Ông có tin rằng thế hệ lãnh đạo kế tiếp của Trung Quốc, những người sẽ nắm quyền lực trong hai năm tới sẽ chia sẻ quan điểm của ông và tiếp tục xúc tiến hướng nhìn mà ông đang thúc đẩy?

- Có thể là ông nghĩ đây là câu hỏi khó nhất dành cho tôi hôm nay, nhưng thực sự tôi cho rằng đây là câu hỏi dễ trả lời nhất.

Để tôi đưa ra hai điểm liên quan đến cái tương lai mà ông vừa đề cập.

Trước hết, tôi muốn nói rằng, như câu nói của người Trung Quốc, dòng sông Dương Tử sóng phủ sóng, thế hệ mới chắc chắn sẽ vượt qua thế hệ cũ. Tôi tin tưởng rằng giới lãnh đạo tương lai của Trung Quốc sẽ trội hơn thế hệ trước.

Thứ hai là quần chúng và sức mạnh của quần chúng quyết định tương lai và lịch sử của đất nước. Nguyện vọng và ý chí của quần chúng thì không thể ngăn cản được. Những ai đi theo xu hướng này sẽ thành công và những ai chống lại nó sẽ thất bại. Cám ơn ông về buổi phỏng vấn.

- Rất hân hạnh và vui sướng. Xin cám ơn Thủ tướng.

Diên Vỹ CNN
 
Tập Cận Bình: vị "Thái tử" giấu mình ?​

"Người đàn ông này là người thế nào?" - đó hẳn là câu hỏi rất nhiều người đặt ra khi ông Tập Cận Bình được bầu làm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc hôm 18/10.

1. Không dấu vết và không tỳ vết ?

Ngồi vào chiếc ghế đó, Tập Cận Bình gần như chắc chắn sẽ trở thành người kế nhiệm Chủ tịch Hồ Cẩm Đào vào năm 2012. Trong bối cảnh vị thế quốc tế của Trung Quốc đang gia tăng hơn bao giờ hết, càng nhiều người băn khoăn về bậc "đế vương" tương lai này

Mới đây, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản để bước lên vị trí cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới. Với vị thế như vậy, các động thái của Trung Quốc không chỉ ảnh hưởng đến nội bộ đất nước mà còn ảnh hưởng lớn đến quốc tế.

Tuy nhiên, nước này đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề trong và ngoài nước. Ở trong nước đó là sự phân hóa giàu nghèo sâu sắc, những bất bình về tình trạng giá cả tăng cao, nạn thất nghiệp, tham nhũng... Bên cạnh đó, mặc dù có nền kinh tế phát triển rất nhanh nhưng Trung Quốc cũng nhận được không ít lời phàn nàn từ các nhà đầu tư nước ngoài về môi trường kinh doanh thiếu bình đẳng và còn nhiều rào cản.

Về mặt đối ngoại, hiện Trung Quốc đang căng thẳng với các cường quốc hàng đầu thế giới (Mỹ, Nhật Bản...) về các vấn đề liên quan đến tỷ giá đồng nhân dân tệ, việc ủng hộ Bắc Hàn, tranh cãi xung quanh vấn đề biển Hoa Đông...

Vì vậy, không khó hiểu khi cả thế giới đều đổ dồn con mắt vào vị "Thái tử" mới. Tuy nhiên, giống như những bậc vương tôn trong lịch sử Trung Hoa, xung quanh "người Trung Quốc trầm lặng này" vẫn che phủ một tấm màn có phần bí ẩn.

Năm 2007, tại Đại hội 17 đảng Cộng sản Trung Quốc, ông bất ngờ lên chức Phó Chủ tịch nước sau khi mới làm bí thư Thượng Hải hồi 2006. Trước đó, hầu như chưa mấy ai biết đến danh tiếng của ông.

Nhưng ngay cả giờ đây, khi người đàn ông đứng trong danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất của Tạp chí Time đang sải bước tới đỉnh cao quyền lực, chúng ta vẫn không biết gì nhiều về ông. Câu hỏi mà hầu hết mọi người đặt ra là: người đàn ông này là người thế nào?

Những gì mà thế giới biết đến ông có vẻ khá ít ỏi: một chính trị gia của hành động thực tế, "nói ít làm nhiều", tư tưởng cởi mở nhưng rất thận trọng.

Con đường tiến tới quyền lực của ông rất tuần tự, không scandal, "không tì vết". Giống như những nhà lãnh đạo Trung Quốc khác cùng thế hệ, ông Tập có hơn một thập niên làm việc ở các cương vị lãnh đạo đảng ở địa phương. Từ những vị trí lãnh đạo các địa phương khác nhau, ông đã tiến tới vị trí quyền lực Trung ương.

Mọi bước đi của ông đều cho thấy một sự vững chắc, tuần tự, và ở mọi cương vị ông đều đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Ngay cả cuộc sống riêng tư của ông cũng khiến nhiều người ngưỡng mộ: tình yêu lãng mạn và cưới một người phụ nữ - một ca sĩ đẹp và nổi tiếng.

Dường như ông đã khôn khéo tránh né được mọi bước sai lầm có thể cản trở sự thăng tiến của ông, mặc dù ông đã phải đảm trách nhiều nhiệm vụ tế nhị.

Cựu thủ tướng Singapore, Lý Quang Diệu, từng nói ông cảm thấy ông Tập "là một người thận trọng đã từng nếm trải rất nhiều gian nan, khổ cực".

Ông Lý cũng bình luận: "Tôi xếp ông ấy vào mẫu người như Nelson Mandela. Một người đàn ông với sự tiết chế cảm xúc đến kinh ngạc, một con người không bao giờ để nỗi đau khổ và bất hạnh của mình tác động đến các quyết định đưa ra".

"Ấn tượng chung về Tập Cận Bình là, ông là một người rất thận trọng", Cao Trí Khai, một nhà bình luận chính trị tại Bắc Kinh nói. "Trước công chúng, ông ấy rất thận trọng, cẩn thận. Ông ấy không phải là người dễ thể hiện cảm xúc, ít nhất là trước công chúng".

"Chúng ta hầu như không biết gì về ông Tập. Có thể ông ấy quá thừa khôn ngoan chính trị để hiểu rằng đừng nên lộ diện quá nhiều nếu muốn đạt tới quyền lực" - David Zweig, giám đốc Trung tâm Quan hệ đối ngoại của Trung Quốc tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông nhận xét.


Không những vậy, mọi người cũng hầu như khó nắm bắt được quan điểm, tư tưởng của Tập Cận Bình.
Quan điểm chung của Tập Cận Bình về người làm "quan" là: "Mỗi cán bộ chính quyền cần phải luôn luôn ghi nhớ: quyền lực của chính quyền nhân dân bắt nguồn từ nhân dân, phải đại biểu cho lợi ích của nhân dân, phải vì nhân dân mưu lợi ích".

Ông định nghĩa "quan đức": "Cái gọi là quan đức cũng là đạo đức cầm quyền, là sự phản ánh tổng hợp đức hạnh của người làm quan cầm quyền, bao gồm sự tu dưỡng hàng ngày về các mặt tư tưởng chính trị, đạo đức tác phong..."

Tuy nhiên, theo giới phân tích, có rất ít thông tin để biết rõ quan điểm chính trị của ông Tập Cận Bình, chỉ biết ông dường như là người ủng hộ thị trường, nhưng khá thận trọng về cải tổ chính trị, ông chia sẻ mối quan tâm với việc duy trì sự lãnh đạo của Đảng cộng sản và việc cần thiết duy trì ổn định xã hội.

"Ông ấy không tuyên bố gì nhiều về chương trình nghị sự của mình. Chúng ta chưa thấy các dự định chính sách của ông Cận Bình", Victor Shih, giáo sư chính trị học Trung Quốc tại Đại học Northwestern, bình luận.

Những nhận định trên cũng đúng khi xem xét quan điểm của ông Tập đối với vấn đề quan hệ quốc tế. Câu hỏi lớn mà nhiều người đặt ra hiện nay là liệu người đàn ông cẩn trọng này sẽ tiến hành những chính sách và thay đổi nào trong đối ngoại. Dường như có rất ít manh mối cho chúng ta câu trả lời.

Sau khi nhậm chức phó chủ tịch, ông Cận Bình đã tiến hành chuyến công du nước ngoài đầu tiên đến các nước có mối quan hệ thân thiết và mang tính chiến lược với Trung Quốc là CHDCND Triều Tiên, Mông Cổ, Ả-rập Xê-út, Qatar và Hạ Môn vào tháng 6/2008.

Tháng 2 năm 2009, Tập Cận Bình thực hiện chuyến công du sang Mexico, Jamaica, Colombia, Venezuela, và Brazil nhằm tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

Khi đang ở thăm Mexico, ông đã có một phát biểu gây sốc khi trực tiếp buộc tội những người "nước ngoài" đang cố gắng can thiệp vào công việc nội bộ Trung Quốc - một chủ đề luôn rất nhạy cảm trong giới chính trị. Bằng tiếng Trung, ông bình luận: "Có một số người nước ngoài buồn tẻ, với cái bụng căng tròn, những người chẳng có gì hay ho hơn là chỉ ngón tay vào chúng tôi [Trung Quốc]. Thứ nhất, Trung Quốc không xuất khẩu Cách mạng; thứ 2 Trung Quốc cũng không xuất khẩu đói nghèo; và thứ 3, Trung Quốc không đến để gây ra những cơn nhức đầu, có gì phải nói thêm hay không?"

Bình luận này của ông tạo nên một làn sóng tranh luận mạnh mẽ. Và cũng từ "dấu vết" nhỏ bé của một lần thể hiện chính kiến từ chính trị gia thận trọng này, một số người nhận định, nếu trở thành "tân vương", hẳn ông cũng sẽ cứng rắn trong các vấn đề quan hệ quốc tế không kém gì người tiền nhiệm

2. Nền tảng "Con ông cháu cha"

Nếu được chọn làm chủ tịch vào năm 2012, Tập Cận Bình sẽ trở thành lãnh đạo tối cao đầu tiên có nền tảng "Thái tử đảng" (con cháu các lão thành cách mạng) trong lịch sử nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC).

Trong bài diễn văn tại Hội nghị Trung ương, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã nhấn mạnh lại các "thành quả" của cải cách từ thời Đặng Tiểu Bình và đề cao vai trò của công tác "xây dựng đảng".

Cả trong hai điểm đó, ông Tập Cận Bình đều có thể tự hào nhắc đến truyền thống gia đình.

Cha ông, cựu Ủy viên Quốc vụ viện Tập Trọng Huân, quê Thiểm Tây, từng làm bí thư Quảng Đông và đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng đặc khu kinh tế Thâm Quyến khi cố lãnh tụ Đặng mở ra hướng phát triển vùng duyên hải Trung Quốc.

Không chỉ có thế, là một công thần của chế độ, ông Tập Trọng Huân còn là một trong số ít những người sống sót sau cuộc Vạn lý Trường Chinh cùng Mao Trạch Đông, sự kiện mà chế độ ở Trung Quốc dựng thành huyền thoại cho Quân Giải phóng.

Với người cha như vậy, ông Tập Cận Bình có nguồn gốc xuất thân "lý tưởng" để tạo dựng vị trí quyền lực - một thành viên của "Thái tử đảng".

Tuy nhiên trong giai đoạn Cách mạng Văn hóa, cha ông bị thanh trừng do đó ông đã từng phải sống ở vùng nông thôn trong một thời gian và nếm trải không ít vất vả, "vị đắng".

Khi Đặng Tiểu Bình nắm quyền và mở cửa một số trường đại học, ông Tập Cận Bình theo học ngành kỹ thuật tại đại học Thanh Hoa, sau đó lấy bằng tiến sĩ. Ông từng phục vụ trong quân đội, nhưng chỉ một thời gian ngắn. Với nền tảng chính trị và giáo dục, ông là người đúng như cách gọi của Trung Quốc là "vừa hồng vừa chuyên".

Cũng trong những năm 1980, khi Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền đã gạt bỏ tầng lớp Thái tử đảng. Tuy nhiên rất nhiều thành viên của "Thái tử đảng", trong đó có Tập Cận Bình, nuôi tham vọng chính trị. Họ đã từ bỏ cơ hội để làm giàu và chấp nhận vị trí thấp trong nhiều tổ chức đảng và chính quyền địa phương và tích lũy rất nhiều kinh nghiệm quản lý.

Sau khi Giang Trạch Dân lên nắm quyền năm 1989, các thành viên Thái tử đang bắt đầu xuất hiện trên sân khấu chính trị của Trung Quốc. Hiện nay, các thành viên đó chiếm vị trí quan trọng trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự và các tổ chức xã hội. Họ có thể được xem như là "gia đình hoàng gia" của Đảng Cộng sản Trung Quốc và các thành viên của họ được coi là trung thành với chế độ mà thế hệ cha chú của họ đã sáng lập. Thái tử đảng cũng được hỗ trợ mạnh mẽ từ các lão thành cách mạng, hầu hết là người từng giữ chức vụ trong Đảng và chính phủ Trung Quốc.

3. Những bước tiến vững chắc trên nấc thang quyền lực


Con đường "quan lộ" của Tập Cận Bình bắt đầu từ khá sớm và vững chắc. Ông được bổ nhiệm làm Phó Thị trưởng Hạ Môn từ năm 32 tuổi, 40 tuổi là Bí thư Thành ủy Phúc Châu, 47 tuổi làm Tỉnh trưởng Phúc Kiến, 49 tuổi làm Bí thư tỉnh Chiết Giang, 54 tuổi làm Bí thư Thượng Hải và hiện là Phó Chủ tịch nước kiêm Trưởng Tiểu ban phụ trách công tác Hongkong - Macau

Ông Tập đã đảm nhận những vị trí trong chính quyền và đảng tại bốn tỉnh: Thiểm Tây, Hà Bắc, Phúc Kiến và Chiết Giang. Thời kỳ ở Phúc Kiến từ năm 2000, Tập đã thực thi nhiều biện pháp thu hút giới đầu tư Đài Loan và theo đuổi chính sách phát triển kinh tế thị trường

Ở Chiết Giang, Tập Cận Bình là một quan chức đi đầu trong chiến dịch chống tham nhũng, nhờ đó, ông đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông quốc gia cũng như của những vị lãnh đạo Trung Quốc hàng đầu hiện nay. Năm 1999, ông là Phó tỉnh trưởng Phúc Kiến và được bổ nhiệm chức vụ tỉnh trưởng một năm sau đó

Năm 2002, ông trở thành Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Chiết Giang - một trong những tỉnh giàu nhất Trung Quốc, một trung tâm của sự thành công trong quá trình phát triển kinh tế đại lục, với tốc độ tăng trưởng đạt 14% trong suốt hơn 20 năm qua

Tháng 3/2007, Tập Cận Bình được bổ nhiệm chính thức làm Bí thư Thành ủy Thượng Hải. Ông đã nỗ lực thay đổi hình ảnh của trung tâm tài chính Trung Quốc này.

Vào thời điểm trước lúc tới Thượng Hải tháng 3/2007, ông Tập cam kết trở thành "một học sinh tốt, một công chức tốt và một lãnh đạo tốt", đồng thời thúc giục các quan chức địa phương nghiêm khắc với bản thân. Ông còn kêu gọi người Thượng Hải cởi mở hơn, tăng cường hợp tác và chia sẻ thành tựu với những khu vực khác trong nước, thay vì chỉ tập trung vào phát triển thành phố của họ.

Sau bảy tháng đảm nhận công việc ở trung tâm tài chính của đại lục, Tập Cận Bình đã thành công. Ông không chỉ duy trì sự ổn định ở Thượng Hải mà còn thay đổi hình ảnh mới cho thành phố. Thượng Hải giờ đây trở nên cởi mở, hòa hợp và năng động hơn.

Năm 2007, tại Đại hội 17 đảng Cộng sản Trung Quốc, ông bất ngờ lên chức Phó Chủ tịch nước.

Tập Cận Bình được coi là một nhân vật nổi bật trong hàng ngũ lãnh đạo mới ở Trung Quốc với nhiều đối thoại mở liên quan đến cải tổ kinh tế thị trường và thậm chí là cải tổ chính trị.

Theo giới phân tích, Tập Cận Bình được bổ nhiệm làm Bí thư Thành ủy Thượng Hải một phần là do những kinh nghiệm của ông trong lĩnh vực cải cách kinh tế. Giáo sư Hà Hồ Thương thuộc Trường Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh đánh giá: "Đây là một động thái tốt. Nó hứa hẹn đem lại sự ổn định cho Thượng Hải''.

Còn Dương Kiến Văn, Phó Giám đốc Học viện Kinh tế Quốc gia tại Viện Hàn lâm khoa học xã hội Thượng Hải thì nhận xét. "Tập Cận Bình có cảm nhận chiến lược rất tốt, đặt khu vực trong cả một tổng thể và có những quan hệ chắc chắn, tất cả đều có lợi cho Thượng Hải trong giai đoạn phát triển".

Tập Cận Bình​

Sinh năm 1953 tại Phú Bình tỉnh Thiểm Tây, tham gia Tổ chức Đảng vào tháng 1 năm 1974, tham gia công tác vào tháng 1 năm 1969, tốt nghiệp chuyên ngành lý luận chủ nghĩa Mác và giáo dục tư tưởng chính trị Học viên Nhân văn Xã hội Trường Đại học Thanh Hoa, với học lực nghiên cứu sinh tại chức, tiến sĩ Luật học

Nay là phó chủ tịch nước và phó chủ tịch Quân ủy TW

Từ năm 1969-1975: là thanh niên trí thức, Bí Thư chi bộ Đảng Đại đội Lương Gia Hà Công xã Văn An Dịch huyện Diên Xuyên tỉnh Thiểm Tây

Từ năm 1975-1979: theo học chuyên ngành tổng hợp hữu cơ cơ bản Khoa hóa chất Trường Đại học Thanh Hoa

Từ năm 1979-1982: thư ký Văn phòng Quốc vụ viện và Văn phòng Quân ủy Trung Ương (quân nhân tại ngũ)

Từ năm 1982-1983: Phó Bí thư Huyện ủy Chính Định tỉnh Hà Bắc

Từ năm 1983-1985: Bí Thư Huyện ủy Chính Định tỉnh Hà Bắc

Từ năm 1985-1988: Ủy viên thường vụ Thành ủy, Phó Thị trưởng thành phố Hạ Môn tỉnh Phúc Kiến

Từ năm 1988-1990: Bí thư Địa ủy Địa khu Ninh Đức tỉnh Phúc Kiến

Từ năm 1990-1993: Bí thư Thành Ủy Phúc Châu, Chủ nhiệm Ủy ban thường vụ Hội đồng Nhân dân thành phố Phúc Châu tỉnh Phúc Kiến

Từ năm 1993-1995: Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Phúc Kiến, Bí Thư Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Hội đồng Nhân dân thành phố Phúc Châu

Từ năm 1995-1996: Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Phúc Kiến, Bí thư Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban thường vụ Hội đồng Nhân dân thành phố Phúc Châu

Từ năm 1996-1999: Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Phúc Kiến

Từ năm 1999-2000: Phó Bí thư Tỉnh ủy, Quyền Tỉnh trưởng tỉnh Phúc Kiến

Từ năm 2000-2002: Phó Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng tỉnh Phúc Kiến

Từ năm 2002-2003: Bí Thư tỉnh ủy, Quyền tỉnh trưởng tỉnh Chiết Giang

Từ năm 2003-2007: Bí Thư Tỉnh ủy, Chủ nhiệm ủy ban Thường vụ Hội đồng Nhân dân tỉnh Chiết Giang

Năm 2007-: Bí thư Thành ủy thành phố Thượng Hải (đến tháng 10-2007 thôi giữ chức Bí thư Thành ủy Thượng Hả)

Năm 2007-: Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng.

Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa 15, Ủy viên Trung ương Đảng các khoá 16 và 17; Ủy viên, Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa 17
 
Trung Quốc thay đổi chiến thuật​

beijin004.jpg

Bắc Kinh đã phát động một chiến lược "du ngoại" nhằm định hình lại các chuẩn mực và thể chế toàn cầu. Trung Quốc đang biến đổi thế giới như thể biến đổi chính mình.

Người đang thay đổi luật chơi

Nhiều thập kỷ sau câu châm ngôn của Đặng Tiểu Bình "Ẩn sáng dưỡng tối", (tức là giấu tài, giữ mình khi ở vị trí bất lợi và kiên nhẫn chờ cơ hội để có thể nắm giữ địa vị cao hơn), giới lãnh đạo Trung Quốc đã nhận ra rằng duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị trong nước sẽ không có nghĩa là cúi đầu mà chính là xử lý tốt các sự kiện bên ngoài biên giới Trung Quốc. Vì vậy, Bắc Kinh đã phát động một chiến lược "du ngoại" nhằm định hình lại các chuẩn mực và thể chế toàn cầu. Trung Quốc đang biến đổi thế giới như thể biến đổi chính mình.

Chưa bàn tới những khái niệm về một cổ đông có trách nhiệm, Trung Quốc đã trở thành một cường quốc cách mạng.

Giới lãnh đạo Trung Quốc trong lịch sử cận đại đều tuyên bố không quan tâm tới việc thay đổi thế giới. Tức là ủng hộ thế nguyên trạng hiện có: Trung Quốc giúp thế giới bằng cách tự giúp mình; sự nổi lên một cách hòa bình của Trung Quốc; và chính sách đôi bên cùng thắng. Bắc Kinh đã đăng cai các cuộc đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, họ đã cố tránh các cuộc đàm phán về khả năng Iran trở thành một cường quốc hạt nhân, và nhìn chung không dính líu tới các cuộc xung đột chính trị và quân đội của các nước khác.

Tác động của Trung Quốc đối với thế giới, ở nhiều khía cạnh, đều không có sự định trước, mà đó là kết quả của các cuộc cách mạng trong nước. Vì người dân Trung Quốc thay đổi cách sống và cách tiết kiệm, họ đã tác động sâu sắc tới phần còn lại của thế giới. Việc Trung Quốc là nước đóng góp lớn nhất gây ra sự biến đổi khí hậu toàn cầu cũng không phải là có chủ ý, mà là kết quả của mức tăng trưởng ngoạn mục và nhu cầu năng lượng của 1,3 tỷ dân đều dựa vào nhiên liệu hóa thạch.

Tất cả những điều này sẽ thay đổi. Giới lãnh đạo Trung Quốc trước kia đã từng tránh mọi cam kết với thế giới, nhưng giờ đây họ nhận ra rằng để đáp ứng nhu cầu trong nước, cần một chiến lược toàn cầu tích cực hơn.

Thúc đẩy một "môi trường quốc tế hòa bình", trong đó nếu phát triển kinh tế mà không can thiệp thô bạo vào công việc ngoại giao của các nước khác là chưa đủ. Để đảm bảo nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên không chỉ đòi hỏi một lịch trình thương mại và phát triển có tổ chức, mà còn cần một chiến lược quân sự mở rộng.

Trung Quốc không còn muốn là người thụ động nhận thông tin từ thế giới bên ngoài; họ muốn uốn nắn thông tin cho có lợi cho mình ở trong nước và bên ngoài. Và vì kinh tế của họ sẽ tăng trưởng mạnh hơn nữa, họ không chỉ muốn nắm giữ một vị trí lớn hơn trong các tổ chức quốc tế mà còn muốn thay đổi luật chơi.


Giới lãnh đạo Trung Quốc đã nhận ra rằng họ đang đứng giữa ngã ba đường và phải vật lộn để chọn hành trình mới của mình. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn China News Service (hãng thông tấn lớn thứ hai Trung Quốc sau Tân Hoa Xã), cựu Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc Wu Jianmin đã cố dung hòa các ngôn từ cũ với thực tế mới: "Dần dần cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay trôi qua... không còn nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc sẽ đóng một vai trò có ý nghĩa hơn trong thế giới. Những gì chúng tôi đã làm được mới chỉ là sự bắt đầu".

Ông cho biết thêm rằng ý tưởng của Đặng Tiểu Bình "giữ mình chờ thời" sẽ tiếp tục được đánh giá cao trong ít nhất 100 năm nữa.

Điều mà thông điệp có vẻ mập mờ trên muốn nói tới là Trung Quốc quyết tâm thay đổi luật chơi.

Lịch trình mới của Trung Quốc đòi hỏi thế giới phải chú ý nhiều hơn đến sự năng động trong nước này và một nỗ lực chính sách ngoại giao phối hợp và tích cực hơn. Thế giới cần đảm bảo rằng Trung Quốc tôn trọng lợi ích của các nước khác khi tìm cách đáp ứng các nhu cầu của mình.

Và nếu Mỹ muốn bảo vệ thế bá chủ của mình, hoặc ít nhất duy trì vai trò định ra các chuẩn mực và giá trị điều chỉnh thế giới trong thế kỷ 21, thì chính sách Trung Quốc của Mỹ sẽ không đơn giản là một phản ứng trước các sáng kiến của Bắc Kinh. Đó sẽ phải là một phần của một chiến lược quốc tế rộng hơn và lâu dài, bắt đầu từ việc Mỹ khẳng định các ưu tiên trong nước.

Trước mắt, trong khi Bắc Kinh tìm cách phổ biến cuộc cách mạng của mình ra thế giới, phần còn lại của thế giới cần nhanh chóng hiểu về cuộc cách mạng này và lường trước các tác động.

Cách mạng bên trong

Cuối những năm 1970, ông Đặng Tiểu Bình đã bắt đầu quá trình "cải cách và mở cửa", tiến hành một loạt các cuộc cải cách mà sau ba thập kỷ đã tạo ra một sự thay đổi mang tính cách mạng. Các thể chế kinh tế, các mô hình kết hợp xã hội và các giá trị xã hội của Trung Quốc, ngay cả Đảng Cộng sản, đều đã biến đổi.

Cuộc cách mạng của ông Đặng cũng mang đến một trong những câu chuyện về thành công lớn về kinh tế của thế kỷ 20. Trung Quốc hiện đã trở thành nền kinh tế và nước xuất khẩu lớn thứ hai thế giới. Thông qua lĩnh vực xuất khẩu phát triển bùng nổ, lượng vốn đầu tư nước ngoài liên tục tăng, và một đồng tiền được quản lý, ngân hàng trung ương và các thể chế đầu tư của nhà nước Trung Quốc hiện đang nắm giữ lượng dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới. Trong khi đó, hàng trăm triệu người Trung Quốc đã thoát nghèo chỉ trong vài thập kỷ.

Nhưng đối với giới lãnh đạo đương nhiệm ở Trung Quốc, cuộc cách mạng của ông Đặng đã đến mức không phanh lại được. Giờ đây họ phải đối mặt với hậu quả của mức tăng trưởng không giới hạn trong 30 năm qua: tỷ lệ ô nhiễm quá cao và môi trường xuống cấp, tham nhũng lan tràn, thất nghiệp tăng mạnh (từ 9,4% lên tới 20%), mạng lưới an sinh xã hội không hiệu quả, và gia tăng bất cân bằng về thu nhập. Cùng lúc, tất cả các "hỏng hóc" xã hội này gây ra hơn 100.000 cuộc biểu tình mỗi năm. Để đáp lại, giới lãnh đạo Trung Quốc đã sẵn sàng phát động một loạt các cuộc cải cách tương tự để một lần nữa biến đổi lại đất nước này và vị thế của nó trên thế giới.

Nếu mọi thứ diễn ra đúng như dự định thì trong tối đa 20 năm nữa, Trung Quốc sẽ hoàn toàn khác: một xã hội đô thị, cải tiến, xanh, thông tin và công bằng. Và tâm điểm của cuộc cách mạng sắp tới là kế hoạch đô thị hóa 400 triệu người dân vào năm 2030.

Nếu như vào năm 1990, chỉ 25% người dân Trung Quốc sống ở các đô thị, ngày nay con số này đã lên tới gần 45%, và đến năm 2030, sẽ là 70%. Đô thị hóa sẽ tạo điều kiện phân phối dịch vụ xã hội hiệu quả hơn, và giảm bất cân bằng thu nhập. Một Trung Quốc đô thị hóa cũng sẽ dựa trên tri thức.

Không còn bằng lòng với những phát ngôn rằng nước họ là phân xưởng sản xuất của thế giới, giới chức Trung Quốc đã quyết tâm nỗ lực biến đổi đất nước thành một trung tâm cách tân hàng đầu. Bắc Kinh đang hỗ trợ nghiên cứu và phát triển; tuyển dụng các nhà khoa học người Trung Quốc đã qua đào tạo tại nước ngoài trở về nước đứng đầu các phòng nghiên cứu và các trung tâm nghiên cứu trực tiếp; đồng thời nghiên cứu kỹ lưỡng các mô hình đổi mới đã thành công ở phương Tây.

Các thành phố mới ở Trung Quốc cũng sẽ "xanh" hơn. Bắc Kinh sẽ đầu tư hàng trăm tỷ USD vào lĩnh vực năng lượng sạch và trợ cấp cho các nhà máy sản xuất địa phương để khuyến khích việc bán các sản phẩm năng lượng sạch. Hiện Trung Quốc nằm trong số những nhà sản xuất tuabin gió và tấm thu năng lượng mặt trời hàng đầu thế giới. Nước này cũng đã sẵn sàng nắm giữ những thị phần lớn hơn trên thị trường toàn cầu trong lĩnh vực giao thông năng lượng sạch, bao gồm đường sắt cao tốc và các phương tiện giao thông chạy bằng điện.

Cuối cùng, dân số đô thị của Trung Quốc cũng sẽ được cập nhật thông tin nhanh nhất. Nước này hiện đang tiến hành một cuộc cách mạng thông tin. Hơn 30% người Trung Quốc đang sử dụng internet, hầu hết số này sống tại các đô thị. Trong một cuộc thăm dò của viện Gallup năm 2009, 42% dân thành thị ở Trung Quốc đã mắc internet tại nhà, tăng 14% so với năm 2008. Nói về số lượng thực, số người Trung Quốc được tiếp cận với thông tin đông hơn bất cứ nước nào trên thế giới.

Tuy nhiên, khi Trung Quốc thúc đẩy các kế hoạch biến đổi nền kinh tế và xã hội của mình, họ cũng phải đối mặt với các sức ép và thách thức mới. Lượng cầu về tài nguyên thiên nhiên cho quá trình đô thị hóa nhanh chóng là rất lớn. Một nửa công trình xây dựng mới trên thế giới hiện đang diễn ra tại Trung Quốc, và ước tính, nước này sẽ xây mới 20.000 - 50.000 tòa nhà chọc trời trong những thập kỷ tới.

Thượng Hải, trung tâm đô thị đông dân nhất Trung Quốc hiện nay, sẽ sớm được bao quanh bởi 10 thành phố vệ tinh - mỗi thành phố có khoảng nửa triệu người. Để kết nối các thành phố này với các thành phố mới khác trên cả nước cần thêm 85.300 km đường cao tốc.

Khi các thành phố được xây dựng và kết nối, nhu cầu về nguồn tài nguyên sẽ tiếp tục tăng: so với người sống ở nông thôn, dân thành thị tiêu dùng năng lượng nhiều gấp 3,5 lần và dùng nước nhiều gấp 2,5 lần, đặt ra sức ép đáng kể đối với đất nước vốn đang khan hiếm tài nguyên. Đến năm 2050, người dân thành thị ở Trung Quốc sẽ chiếm khoảng 20% năng lượng tiêu thụ trên toàn cầu.

Trung Quốc đô thị hóa cũng đặt ra nhiều nhu cầu công cộng có tổ chức hơn ở nông thôn - như môi trường sạch hơn, các hoạt động văn hóa rộng rãi hơn và bộ máy quản lý minh bạch hơn. Các mong muốn xã hội dân sự ở các đô thị Trung Quốc cũng vậy: các hiệp hội chủ sở hữu nhà, hội nghệ sĩ, hội những người bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường... đều sẽ đòi quyền lợi và đề nghị những thay đổi một cách thường xuyên hơn.

Việc thêm 400 triệu người vào tầng lớp trung lưu cũng sẽ không chỉ tạo ra nhiều nhu cầu hơn, mà còn đặt ra nhiều sức ép chính trị hơn đối với giới lãnh đạo Trung Quốc. Tăng số người truy cập internet sẽ tạo điều kiện cho những bất mãn về chính trị chuyển thành một sự phản đối rộng rãi. Thủ tướng Ôn Gia Bảo cho biết "lướt web" hàng ngày giúp ông hiểu các mối quan tâm của người dân hơn, nhưng Chủ tịch Hồ Cẩm Đào bày tỏ lo ngại về điều mà internet có thể gây ra cho Trung Quốc khi nó tác động đến sự phát triển văn hóa xã hội, tính bảo mật thông tin và sự ổn định của nhà nước.

Bình luận của ông Hồ Cẩm Đào cho thấy giới lãnh đạo Trung Quốc đã ý thức về thách thức chính trị mà internet có thể đặt ra cho vai trò lãnh đạo của họ trong tương lai.

Hiện internet đã tạo ra một hệ thống chính trị ảo tại Trung Quốc: người Trung Quốc thông tin cho nhau, tổ chức và biểu tình trên mạng. Tháng 11/2010, các blogger đã tạo ra các account trực tiếp về một thảm họa ô nhiễm trên diện rộng ở tỉnh Cát Lâm, hoàn toàn khác với các báo cáo chính thức. Hàng nghìn người đã không tin vào quan chức chính phủ, cáo buộc họ che đây và đổ xô đi mua nước đóng chai.

Trung Quốc cũng đã "bỏ phiếu" trên mạng. Ví dụ trường hợp một nhà báo bị cảnh sát buộc tội vu cáo đã đưa vụ việc lên mạng internet. Trong một cuộc thăm dò 33.000 người, 86% nói họ tin là anh này vô tội. Tờ Người quan sát kinh tế, một nhật báo tài chính của Trung Quốc, sau đó đã viết một loạt bài chống cảnh sát, cáo buộc âm mưu đe dọa "giới truyền thông chuyên nghiệp". Kết quả là các cáo buộc đối với nhà báo trên đã bị hủy bỏ.

Các nhà hoạt động xã hội cũng đã sử dụng internet để phát động nhiều chiến dịch thành công nhằm ngăn cản việc xây dựng các con đập và nhà máy gây ô nhiễm, và phản đối việc cắt các chương trình truyền hình bằng tiếng Quảng Đông tại tỉnh Quảng Đông. Đó là chưa kể đến các gương mặt văn hóa biểu tượng cũng sử dụng internet vào các mục đích chính trị.

Các ưu tiên đầu tiên của giới lãnh đạo Trung Quốc ngày nay vẫn gần như điều mà ông Đặng đã dạy cách đây ba thập kỷ: tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. Nhưng môi trường trong nước mà họ hoạt động và cách hiểu của họ về con đường dẫn tới thành công đã thay đổi rất nhiều. Chỉ tập trung vào mặt trận đối nội sẽ không đủ, giới lãnh đạo Trung Quốc muốn định hình bối cảnh thế giới để làm kinh tế

FOREIGN AFFAIRS
 
Nước Mỹ “dựng” chân dung lãnh đạo tương lai của Trung Quốc​


Có nhiều dự đoán rằng, ông Tập Cận Bình sẽ trở thành người kế nhiệm Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thời gian tới. Nhưng ông là ai? Một nguồn tin thân cận với ông đã cung cấp cho các nhà ngoại giao Mỹ chân dung chi tiết về ông, và nói rằng, ông không ưa gì tham nhũng và cũng không phải là “fan” của chế độ dân chủ

Tác giả Andreas Lorenz dựa trên những bức điện tín ngoại giao Mỹ đã có bài viết về ông Tập Cận Bình đăng trên trang Spiegel (Đức). Chúng tôi xin giới thiệu với độc giả

Ông không tham nhũng, và tiền dường như không phải là điều quan trọng với ông. Ông thích nước Mỹ, và từng bị thôi miên bởi những điều thần bí của đạo Phật và thích thú võ thuật châu Á

Vào ngày 18/10, Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) đã bổ nhiệm ông Tập Cận Bình, 57 tuổi, đảm nhận chức vụ Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương. Điều này gần như khẳng định rằng, ông đã được chọn lựa để kế nhiệm ông Hồ Cẩm Đào làm lãnh đạo CPC và Chủ tịch Trung Quốc năm 2012, trở thành một trong những người quyền lực nhất thế giới, nếu không nói là là người quyền lực nhất

20101217221139_tapcanbinh.jpg

Theo nguồn tin Mỹ, ông Tập Cận Bình là người “cực kỳ tham vọng”, một người đàn ông tốt​


Nhưng ai là Tập Cận Bình ?


Những người Trung Quốc thậm chí biết ông ít hơn nhiều người vợ nổi tiếng của mình. Ca sĩ Bành Lệ Viên, 47 tuổi, người có những chuyến lưu diễn khắp Trung Quốc để cất lên những khúc ca ca ngợi Đảng, đất nước. Một phụ nữ đẹp, quyến rũ và tài năng, một nữ tướng hai sao trong quân đội Trung Quốc

Rất nhiều năm, bà là người không thể thiếu được trong chương trình Đại nhạc hội chào năm mới của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc - sự kiện quan trọng nhất của truyền hình Trung Quốc

Nguồn gốc gia đình

Tuy nhiên, ít năm gần đây, danh tiếng của chồng bà Bành Lệ Viên, ông Tập Cận Bình đã trở thành tâm điểm thu hút chú ý hơn. Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh đã đưa ra những thông tin chính xác về vị lãnh đạo tương lai của Trung Quốc. Theo nguồn tin Mỹ, ông Tập là người “cực kỳ tham vọng”, một người đàn ông tốt. Ông cũng xuất thân trong một gia đình tốt. Ông là con trai của nhà cách mạng, nguyên là phó thủ tướng Tập Trọng Huân - là một vị “thái tử”, một trong các thành viên của tầng lớp con cháu các lão thành cách mạng Trung Quốc

Theo nội dung của một trong các bức điện tín của đại sứ quán Mỹ, ông Tập trưởng thành trong một môi trường “được chở che”. Ông trải qua thời niên thiếu ở một quận Bắc Kinh chuyên dành cho các quan chức cao cấp. Về lý thuyết, Trung Quốc chính chức không phân chia tầng lớp, những cộng đồng nơi ông ở có sự phân định hàng ngũ rất chặt chẽ: Thành viên Bộ Chính trị có nhà tốt hơn, ô tô công lớn hơn và được mua sắm ở những cửa hiệu tốt hơn là các bộ trưởng hay thứ trưởng

Tầng lớp con ông cháu cha của những gia đình ấy “thừa hưởng và nắm rõ” từ thế hệ đi trước rằng, một ngày nào đó, họ sẽ được chọn lựa để “nắm giữ vị trí thích hợp trong tầng lớp lãnh đạo Trung Quốc”

Năm 1966, Cách mạng Văn hoá nổ ra, những người đối lập với Chủ tịch Mao bấy giờ bị thanh trừng. Cha của ông Tập bị bắt giam, còn bản thân ông phải tới vùng nông thôn, làm việc trên những cánh đồng

Đầu những năm 1970, ông và nhiều vị “thái tử” khác được phép trở lại Bắc Kinh. Nhưng trong khi rất nhiều bạn bè cùng thời sung sướng với môi trường tự do mới, ông lại lựa chọn một con đường khác. "Ông lựa chọn để tồn tại bằng cách trở thành đỏ phải thật đỏ”, nguồn tin của đại sứ quán Mỹ nhấn mạnh

Kẻ không may

Năm 1974, bất chấp thực tế là, người cha còn ở trong tù, ông Tập gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc - một quyết định khi ấy khiến ông gây mất lòng tin cho các “thái tử” cùng lứa. Trong khi bạn bè mải mê theo đuổi văn chương phương Tây, ông Tập lại đọc tác phẩm của Karl Marx và thậm chí gia nhập uỷ ban “công nông binh”. Sau đó, ông theo học trường đại học danh tiếng Thanh Hoa ở Bắc Kinh. Đầu tiên, ông học ngành hoá chất và chủ nghĩa Max trước khi có bằng tiến sĩ luật học năm 1979

Rời trường học, ông gia nhập quân đội, làm việc như một thư ký trong văn phòng Quân uỷ trung ương tại Bắc Kinh, cho dù cấp bậc của ông khi ấy chưa được biết rõ

Trong cuộc sống riêng tư, ông Tập không gặp nhiều may mắn. Cuộc hôn nhân đầu tiên của ông với Ke Xiaoming - con gái một nhà ngoại giao rất tao nhã, có giáo dục - nhanh chóng rạn vỡ. Theo nguồn tin Mỹ, cuối cùng, Khả trở về Anh còn Tập ở lại Trung Quốc

Đối mặt

Ở Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình đưa ra một quyết định lớn. Ông hiểu rằng chỉ có thể trở thành một chính khách có sự nghiệp nếu ông tạm thời rời khỏi “chiếc bóng” hay “nhóm quyền lực” của Bắc Kinh, và thu thập kinh nghiệm ở các vùng nông thôn. Ông dường như hiểu rằng, những quan hệ của cha mình chưa đủ, và rằng những rủi ro ở thủ đô là quá lớn

Ông dần dần đặt chân từng bước một trên nấc thang sự nghiệp tại các tỉnh Hà Bắc, Phúc Kiến và Chiết Giang

Trong thời gian ở phía đông Trung Quốc, ông Tập trở nên bị cuốn hút với những điều thần bí đạo Phật, kỹ thuật hít thở khí công và võ thuật. Dường như, ông tin tưởng vào các lực lượng siêu nhiên

Năm 2007, ông được bổ nhiệm là Bí thư Thành uỷ Thượng Hải. Thời gian ấy, Thượng Hải xảy ra vụ bê bối tham nhũng lớn và Bắc Kinh khẳng định cần một “bàn tay sạch” để lấy lại danh tiếng. “Nhóm Thượng Hải” khi ấy vẫn còn ảnh hưởng của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân muốn có ông Tập Cận Bình. Ông được xem là người liêm khiết và có khả năng là “thanh sạch” hàng ngũ đảng

Chỉ bảy tháng làm việc tại trung tâm tài chính Trung Quốc, ông Tập trở lại Bắc Kinh và được bổ nhiệm làm phó Chủ tịch Trung Quốc. Chiến lược sự nghiệp của ông Tập đã thành công. Theo mô tả trong một bức điện tín của đại sứ quán Mỹ, ông Tập được cho là người theo thuyết duy thực và chủ nghĩa thực dụng, một người giữ kín các quân bài trước khi lạnh lùng tung ra quân át vào thời điểm hợp lý

Thượng cấp nghiêm nghị

Tập Cận Bình không quan tâm tới tửu sắc. Đây là một đặc điểm tương đồng với ông Hồ Cẩm Đào

Tập biết về thế giới bên ngoài biên giới Trung Quốc. Chị gái của ông sống ở Canada, còn em trai ông ở Hong Kong. Tuy nhiên, ngoại giao Mỹ tin là, ông Tập nghĩ chỉ có thể đóng một vai trò nổi bật ở trong nước. Tập thăm nước Mỹ năm 1987, và dành thời gian ở Washington. Tuy nhiên, dường như ông không có ấn tượng đặc biệt

Trong khi đó, ông rất thông hiểu đất nước của mình. Ông biết về nạn tham nhũng, ông căm ghét kiểu sống trọc phú khoe giàu. Sợ hãi lớn nhất của ông là một kỷ nguyên thị trường tự do mới sẽ cướp đi phẩm giá và lòng tự trọng của con người. Ông khá “hạn chế” trong việc thể hiện những sáng kiến chính trị hay quảng bá ý tưởng của mình

Theo đánh giá của ngoại giao Mỹ, ông Tập không nghĩ nhiều về cải tổ dân chủ. Ông tin là, chỉ một nhóm nhỏ mới có thể duy trì ổn định xã hội Trung Quốc và dẫn dắt đất nước lên những đỉnh cao mới. Ông nói, các vị “thái tử” là “người kế thừa hợp pháp” cuộc cách mạng của Trung Quốc
 
Đánh vào "gót chân Asin" của Trung Quốc​

Khonglojpg1.jpg

Không chỉ người khổng lồ, mà ai cũng có "gót chân asin"​


- Trung Quốc cũng có những điểm mạnh và điểm yếu của mình như một con người. Nếu coi Trung Quốc ngày nay như "cái bóng" e rằng chỉ thấy điểm mạnh mà không dám thấy những điểm yếu của họ. Anh hùng như Asin cũng có tử huyệt nơi gót chân

Tuy rất thích câu hỏi Diễn đàn Kinh tế Việt Nam đặt ra: "Việt Nam làm gì để phồn vinh cạnh "cái bóng" Trung Quốc?", nhưng cá nhân người viết không muốn dùng từ "cái bóng". Ít văn vẻ, cụ thể và bình đẳng hơn, câu hỏi có thể: "Việt Nam chọn chiến lược phát triển nào để phồn vinh bên cạnh sự trỗi dậy của Trung Quốc ?"

Trung Quốc từ lâu, đã là một "người khổng lồ", lúc thăng, lúc trầm. Kể từ thời đổi mới bắt đầu bằng ông Đặng Tiểu Bình, cho đến khoảng từ những năm đầu của thế kỷ 21, Trung Quốc bắt đầu cho thế giới thấy sự vươn dậy của một người khổng lồ sau giấc ngủ dài. "Người khổng lồ" đương nhiên là rất khỏe, nhưng cũng có những yếu điểm, chẳng thế mà chàng David bé nhỏ có thể hạ được gã khổng lồ Goliah

Nói thế không phải ám chỉ Việt Nam có thể là chàng David bé nhỏ tài ba, mà chỉ muốn nhìn Trung Quốc như một người khổng lồ, cũng có những điểm mạnh và điểm yếu của mình như một con người. Nếu coi Trung Quốc ngày nay như "cái bóng" e rằng chỉ thấy điểm mạnh mà không dám thấy những điểm yếu của họ. Anh hùng như Asin cũng có tử huyệt nơi gót chân

Và như tác giả Cảnh Thái đưa ra ví dụ về các nước nhỏ nhưng giàu, đã song song tồn tại cùng phồn vinh bên cạnh sự lớn mạnh của Trung Quốc, như Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan nhờ có những chiến lược, bước đi thông minh để thực sự phồn vinh cạnh một Trung Quốc khổng lồ

Việt Nam học được kinh nghiệm gì từ những nước đó? Chúng ta phát triển kinh tế chậm hơn, đi sau Trung Quốc trong đổi mới và mở cửa thị trường. Hơn nữa, cũng cần lưu ý rằng, những điểm mạnh mà các nước Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan đang có đều rất có thể sẽ không còn, nhất là khi Trung Quốc vươn mình. Bởi, bản thân Trung Quốc cũng đang đi trên con đường công nghiệp hóa rất giống những nước này, nhất là các mặt hàng công nghiệp điện tử, ôtô

Trước khi suy nghĩ chiến lược phát triển của Việt Nam bên cạnh Trung Quốc, thử tìm xem "người khổng lồ" này có những điểm mạnh, điểm yếu gì? Có hay không gót chân Asin trong con người người khổng lồ đó ?


Đi tìm "gót chân Asin" của Trung Quốc


Dân số đông chính là điểm mạnh, điểm khác biệt lớn nhất của Trung Quốc mà cả thế giới thèm muốn, nhưng không nước nào có được

Chính vì dân số đông nhất, là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới, Trung Quốc luôn chọn cho mình chiến lược sản lượng, nghĩa là lấy sản lượng lớn, để giảm giá thành sản xuất; từ đó, có sức cạnh tranh cực mạnh bằng chính sách giá trên toàn cầu. Từ điểm mạnh mang tính cốt lõi này, mà Trung Quốc có một loạt các điểm mạnh phát sinh khác như nhiều bài báo đã viết

Như chúng ta biết, trong chiến lược sản xuất, kinh doanh người ta nói nhiều về hai chiến lược quan trọng: Chiến lược về giá thấp (cost strategy) và chiến lược về khác biệt (differentiation strategy). Với thị trường quá cỡ như Trung Quốc, một cách gần như tự nhiên, người ta sử dụng lợi thế giá rẻ của chính sách sản lượng (economies of scale) và tác dụng của đường cong kinh nghiệm (experience curve effects) với ý nghĩa, quy mô càng lớn, thì giá thành sản xuất càng giảm và càng sản xuất nhiều, kinh nghiệm nhiều, thì người lao động càng khéo và giảm chi phí sản xuất

Trong khi đó, sẽ rất ít người dám dũng cảm, từ bỏ lợi thế trời cho đó, để theo đuổi chiến lược Khác biệt với ý nghĩa, tạo khác biệt cực mạnh và bán giá cao nhờ khác biệt đã được tạo ra. Liệu đó có thể là điểm yếu, là gót chân Asin của "người khổng lồ" Trung Quốc, cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam len lỏi vào thị trường Trung Quốc ?

Sẽ có người phản biện. Chẳng nhẽ người Trung Quốc không biết điều đó ?

Tất nhiên, họ biết. Song, biết là một chuyện, có dũng cảm cưỡng lại hay không lại là chuyện khác. Ngài David Ricardo (1772-1823), nhà kinh tế chính trị học cổ điển nổi tiếng người Anh, cha đẻ của thuyết Lợi thế so sánh (comparative avantage) đã có câu gợi ý: "Lợi thế so sánh" là cơ sở thúc đẩy tự do trao đổi thương mại giữa các quốc gia

Nội dung cơ bản của thuyết có thể được giải thích thông qua một ví dụ đơn giản sau. Một nước A có thể sản xuất 2 mặt hàng a và b. Cả 2 mặt hàng đều mang lại lợi nhuận, nhưng sản xuất mặt hàng a mang lại lợi nhuận cao hơn mặt hàng b. Nước B cũng sản xuất mặt hàng b nhưng với chi phí cao hơn chi phí mà nước A bỏ ra đối với sản xuất mặt hàng b. Tuy nhiên, vì sản xuất mặt hàng a mang lại lợi nhuận cho nước A cao hơn là sản xuất mặt hàng b, cho nên, nước A sẵn sàng chỉ tập trung vào sản xuất mặt hàng a và nhập khẩu mặt hàng b từ nước B. Tổng kết lại, họ vẫn có lợi hơn là sản xuất cả hai mặt hàng a và b

Chính vì vậy, mặc dù, Trung Quốc có thể sản xuất tất cả các mặt hàng, sản phẩm và đều có lợi hơn so với sản xuất tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo xu hướng, lợi thế so sánh, họ sẽ chỉ tập trung vào những mặt hàng sản xuất mang lại lợi nhuận cao hơn, chấp nhận nhập một số mặt hàng từ Việt Nam. Mặc dù, nếu họ tự sản xuất, giá vẫn có thể thấp hơn. Chính vì vậy, dù có giá thành cao hơn, một số mặt hàng, sản phẩm của Việt Nam vẫn có thể xuất sang Trung Quốc được

Thực ra, ai cũng vậy, khi có một điểm cực mạnh, thì rất ít khi chúng ta từ bỏ điểm cực mạnh đó trong cạnh tranh. Đó cũng là cái bẫy chiến lược về giá thấp của một thị trường cực lớn như Trung Quốc

Sẽ không nhiều người quan tâm đến chiến lược Khác biệt. Mà nếu có, và trong thực tế vẫn có những doanh nghiệp Trung Quốc theo đuổi chiến lược Khác biệt. Nhưng như vậy, vô hình chung, họ đã tự từ bỏ sở trường mạnh nhất của mình là giá rẻ. Và lúc đó, họ hoàn toàn bình đẳng với các doanh nghiệp Việt Nam trong cạnh tranh bằng chất lượng, thương hiệu và tính đặc sắc, khác biệt của sản phẩm

Thị trường vĩ đại vừa là điểm cực mạnh, nhưng cũng chính là nguồn phát sinh gót chân Asin của Trung Quốc, là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam len lỏi trong cơ thể người khổng lồ này

Việt Nam nên làm gì ?


Như vậy, thay vì cạnh tranh giá rẻ với Trung Quốc, Việt Nam nên tập trung vào đoạn thị trường bậc trung, về chất lượng, thương hiệu và giá cao hơn sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc. Nói cách khác, Việt Nam nên cạnh tranh với các nhà sản xuất Trung Quốc bằng chiến lược Khác biệt

Thực ra, dù có muốn, Việt Nam cũng không thể đáp ứng được tất cả nhu cầu của một thị trường 1,3 tỷ dân. Giả sử, thành phần trung lưu Trung Quốc chiếm 20% dân số, thì thị trường mục tiêu đã là 260 triệu dân, gần bằng thị trường tổng thể của Mỹ với 310 triệu dân. Chắc chắn với sự phát triển mạnh mẽ vào bậc nhất thế giới, số lượng dân tầng lớp Trung lưu của Trung Quốc sẽ tăng lên nhanh chóng

Chẳng hạn, nhìn vào số lượng người mua ôtô Trung Quốc hàng năm sẽ thấy, nhu cầu của thị trường này là khoảng 15,8 triệu xe (năm 2010)(1). Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành thị trường ôtô lớn nhất thế giới(2). Người mua ôtô chắc chắn không phải là người nghèo. Chỉ tập trung vào thị trường bậc trung đã là quá đủ và bao la đối với các nhà sản xuất Việt Nam

Như vậy một thị trường lớn gần bằng Mỹ, đang phát triển, ngay bên cạnh chúng ta, sẽ cho ta lợi thế rất nhiều, khi không phải chi phí vận chuyển từ Việt Nam sang Mỹ, giá đến tay người tiêu dùng sẽ cạnh tranh hơn một cách đáng kể, điều kiện hàng qua biên giới vào Trung Quốc cũng dễ hơn vào Mỹ và châu Âu rất nhiều

Ngoài ra, bằng những sản phẩm đặc sắc của mình, nông, hải thủy sản, rau quả, thủ công mỹ nghệ, may mặc, giầy dép bậc trung, chúng ta có thể hoàn toàn tự tin tìm ra đoạn thị trường mục tiêu phù hợp của mình trong 210 triệu người tiêu dùng bậc trung Trung Quốc

Dùng chiến lược Khác biệt, nâng cấp các sản phẩm xuất khẩu Việt Nam, tránh cạnh tranh với các sản phẩm tương đương giá rẻ hiện có của Trung Quốc, sẽ là hướng đi hợp lý của chiến lược ngắn và trung hạn Việt Nam. Một điều cần lưu ý, là các nước gần Trung Quốc như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông đều hầu như không có các sản phẩm tương tự như của Việt Nam, chúng ta hầu như không gặp bất kể sức ép cạnh tranh nào ngoài Trung Quốc cho chính thị trường Trung Quốc

Về dài hạn, khi đã hiểu kỹ người tiêu dùng Trung Quốc thông qua quá trình kinh doanh ngắn và trung hạn, chúng ta có thể phát triển những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu, mong muốn của đoạn thị trường mục tiêu đã chọn

Nhà nước nên lập ra một ban chuyên về Chiến lược phát triển thị trường Trung Quốc. Ban này có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường Trung Quốc; hỗ trợ, xúc tiến các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc; đồng thời tổ chức kiểm tra, kiểm soát chất lượng, thương hiệu các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này

Việt Nam nên cử các chuyên gia marketing, các đoàn nghiên cứu, tìm hiểu thị trường Trung Quốc. Trong vòng 1 năm, nếu thực sự chuyên tâm, chúng ta sẽ có các kết quả nghiên cứu tổng thể thị trường láng giềng. Từ đó, xây dựng các chiến lược marketing thâm nhập thị trường bậc trung Trung Quốc

Một cách làm bài bản, đồng bộ, từ tốn, một chiến lược marketing khôn khéo (tham khảo chiến lược marketing của Hàn Quốc trong việc thâm nhập và phát triển thị trường) sẽ giúp chúng ta chinh phục thị trường bậc trung Trung Quốc. Bước đi ban đầu này là cực kỳ quan trọng, sai một ly, đi một dặm. Bằng ngân sách nhà nước, có thể tổ chức đấu thầu, thuê một vài nhà cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường uy tín (Việt Nam và nước ngoài) tiến hành các chiến dịch nghiên cứu thị trường tại các địa bàn khác nhau của Trung Quốc

Ngoài ra, trong 5 năm đầu, nhà nước nên hỗ trợ một mức % nào đó trên cơ sở doanh số xuất khẩu của các doanh nghiệp, dành cho chi phí nghiên cứu thị trường, hành vi tiêu dùng khách hàng Trung Quốc sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp

Đương nhiên, bên cạnh doanh số xuất khẩu, các doanh nghiệp này phải trình báo cáo nghiên cứu thị trường của mình tại thị trường Trung Quốc, để ban Chiến lược phát triển thị trường Trung Quốc tập hợp thành tài liệu chung, phổ biến cho các doanh nghiệp có ý định xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc khác

Mỗi thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thẩm Quyến..v.v... nên có các trung tâm xúc tiến thương mại của Việt Nam. Hàng tháng, nên có các báo cáo nghiên cứu thị trường Trung Quốc, phổ biến đến các doanh nghiệp. Tăng cường các hội thảo chuyên đề phân tích về thị trường này. Mua lại các kết quả phân tích về Trung Quốc của các nghiên cứu thị trường lớn, có uy tín

Điều quan trọng nhất vẫn là ý chí vươn lên của người lãnh đạo, người dân và các doanh nghiệp Việt Nam. Có hay không gót chân Asin, thuyết "Lợi thế so sánh" của David Ricardo có tuyệt đối đúng và còn đúng với thời nay hay không ? Những hạn chế của thuyết này vẫn còn giá trị hay không ? Tất cả những câu hỏi đó, chỉ có thể được trả lời bằng đúng sự chủ động, phấn đấu vươn lên của chúng ta trong việc tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu của những người tiêu dùng bậc trung Trung Quốc


NGUYỄN TUẤN ANH
 
Thủ tướng khuyến khích dân phê bình chính phủ​

Xuất hiện ở cơ quan tiếp nhận đơn từ kiến nghị cao nhất tại Bắc Kinh, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo chỉ thị tạo điều kiện dễ dàng hơn để người dân phê bình và giám sát chính phủ

20110127080734_thuy.jpg

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo: Chúng ta là chính phủ của dân và quyền lực của chúng ta được nhân dân giao cho​

Ông Ôn Gia Bảo được biết tới với cách tiếp cận rất bình dân. Ông thường vội vã tới tận những nơi xảy ra các thảm họa để thị sát tình hình, thăm hỏi các nạn nhân. Và trên truyền hình quốc gia, người ta có thể chứng kiến ông cùng ăn với những người nghèo,ở các ngôi làng nông thôn hẻo lánh. Chính vì thế, nhiều người đặt cho ông danh xưng “Ông Ôn”

Đầu tuần này, vị thủ tướng 68 tuổi đã làm một điều được nhiều nhà phân tích coi là sự dũng cảm hơn bình thường: Xuất hiện ở cơ quan tiếp nhận đơn từ kiến nghị cao nhất Trung Quốc tại Bắc Kinh, nơi những người dân thường đệ đơn than phiền hay thể hiện sự bất bình về vấn đề nào đó, và khuyến khích người dân phê bình chính phủ, yêu cầu đưa các trường hợp của họ ra công lý

“Chúng ta là chính phủ của dân và quyền lực của chúng ta được nhân dân giao cho”, báo chí Trung Quốc dẫn lời Thủ tướng Ôn Gia Bảo trong suốt chuyến thăm cơ quan trên. “Chúng ta nên sử dụng quyền lực trong tay chúng ta để phục vụ lợi ích của nhân dân, giúp họ vượt qua khó khăn một cách có trách nhiệm”

Động thái này được coi là khác thường vì cơ quan kiến nghị quốc gia được biết đến như “chiếc cột thu lôi” những bất bình về nạn quan chức tham nhũng, chiếm giữ đất đai trái phép, tranh chấp lao động và mọi than phiền khác

Trong ngày 26/1, các phương tiện truyền thông quốc gia Trung Quốc đã phát đi hình ảnh ông Ôn Gia Bảo gặp gỡ với một nhóm người khiếu kiện tại cơ quan này. Ông yêu cầu các nhân viên chính phủ giải quyết các trường hợp khiếu kiện một cách hợp lý.
Ông Ôn cũng chỉ thị việc tạo điều kiện dễ dàng hơn để người dân phê bình và giám sát chính phủ. Theo báo chí Trung Quốc, đây là lần đầu tiên một thủ tướng xuất hiện ở cơ quan khiếu kiện để gặp gỡ những người dân thường kể từ khi Trung Quốc thành lập năm 1949

Trên các blog và diễn đàn Internet tại Trung Quốc hôm qua đã tràn ngập thông tin về chuyến thăm trên của ông Ôn Gia Bảo. Hơn 6.000 người đã đưa thông tin hay bình luận về chuyến thăm lên các trang web phổ biến, phần lớn là hoan nghênh việc làm của ông Ôn

Trong suốt năm 2010, Thủ tướng Trung Quốc được coi là biểu tượng của sự thay đổi, khi ông công khai kêu gọi cải cách chính trị ở nước này. Phát biểu nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập đặc khu Thâm Quyến hồi tháng 8, ông Ôn Gia Bảo nhấn mạnh, các quyền dân chủ và quyền hợp pháp khác của người dân phải được đảm bảo. Người dân cần được huy động và tổ chức tham gia vào các vấn đề luật pháp, hành chính, kinh tế, xã hội và văn hoá

Theo ông, vấn đề tập trung quyền lực quá mức với sự giám sát không hiệu quả cần được giải quyết bằng nỗ lực cải tổ các thể chế. Ông yêu cầu tạo điều kiện để người dân được phê bình và giám sát hoạt động của chính phủ. Ông cũng cam kết xây dựng một xã hội Trung Quốc công bằng, đặc biệt trong luật pháp

Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Time (Mỹ), ông Ôn Gia Bảo nói: "Tôi tin rằng, tự do ngôn luận là không thể thiếu với bất kỳ nước nào. Tôi thường nói rằng, chúng ta không nên chỉ cho phép mọi người tự do ngôn luận; chúng ta cần tạo điều kiện để cho phép họ chỉ trích công việc của chính phủ"

Sau đó, trong cuộc phỏng vấn ngày 3/10 trên CNN, ông khẳng định: "Mong mỏi của mọi người, sự cần thiết cho mọi người, dân chủ và tự do là không thể cưỡng lại được. Những ai đi cùng xu thế này sẽ thịnh vượng, những ai đi ngược lại sẽ thất bại"
 
Chính sách đối ngoại của Trung Quốc​

Trong những đổi thay lớn lao của Trung Quốc trong 30 năm qua, ngoại giao tham dự với tư cách là một trong những nhân tố trực tiếp để đưa Trung Quốc “đến với thế giới” và “đón thế giới vào”, để khẳng định và giới thiệu với thế giới một Trung Quốc đang trỗi dậy bằng đầy đủ sức mạnh và tố chất của một cường quốc

Thay đổi nhận thức về thế giới và quan điểm cơ bản về đối ngoại

Trung Quốc nhìn nhận, thế giới ngày nay đang có những thay đổi, điều chỉnh lớn. Hoà bình và phát triển vẫn là chủ đề của thời đại, mưu cầu hoà bình, thúc đẩy hợp tác trở thành trào lưu không gì ngăn cản nổi. Xu thế đa cực không thể đảo ngược, cách mạng khoa học - kỹ thuật được đẩy nhanh, hợp tác toàn cầu và khu vực không ngừng tăng lên, sự phụ thuộc giữa các nước ngày càng chặt chẽ, so sánh lực lượng quốc tế có lợi cho bảo vệ hoà bình, tình hình quốc tế về tổng thể ổn định

tg99c13.jpg

Trung Quốc nhìn nhận, thế giới ngày nay đang có những thay đổi, điều chỉnh lớn​

Tuy nhiên, thế giới vẫn đứng trước nhiều vấn đề nan giải, thách thức cần giải quyết. Chủ nghĩa bá quyền và chính trị cường quyền vẫn tồn tại, xung đột cục bộ và “điểm nóng” ở một vài nơi vẫn xảy ra, kinh tế toàn cầu mất cân đối nghiêm trọng hơn, khoảng cách Bắc - Nam rộng thêm, mối đe doạ an ninh truyền thống và phi truyền thống đan xen nhau, trong đó các mối đe doạ an ninh phi truyền thống ngày càng lớn, lấn át các vấn đề quốc tế nóng bỏng

Quá trình toàn cầu hoá làm xuất hiện các vấn đề mới đòi hỏi phải được giải quyết trên phạm vi toàn thế giới. Muốn làm được điều đó, cần có tầm nhìn, tư duy toàn cầu cùng với sự chấn chỉnh chung của trật tự thế giới. Từ cái nhìn biện chứng về thế giới, Trung Quốc nhận thức rõ rằng, dù thu được những thành tựu to lớn trong công cuộc cải cách mở cửa, nhưng hiện trạng căn bản của xã hội Trung Quốc còn tồn tại, mâu thuẫn chủ yếu giữa nhu cầu văn hoá vật chất ngày càng tăng của nhân dân và sản xuất xã hội lạc hậu vẫn chưa thay đổi

Trung Quốc vẫn ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội nhưng trong bối cảnh mới, khác trước. Muốn tiến lên mạnh mẽ và vững chắc, phải căn cứ vào thực tế đa dạng của nền kinh tế xã hội, lấy đó làm chỗ dựa căn bản để thúc đẩy cải cách, hoạch định phát triển. Thực tế đòi hỏi Trung Quốc phân tích một cách khoa học cơ hội, thách thức mới khi tham gia tiến trình toàn cầu hoá kinh tế, nhận thức toàn diện tình hình, nhiệm vụ mới, nắm chắc vấn đề mới, mâu thuẫn mới trong quá trình phát triển

Quan điểm thống nhất của Trung Quốc khi tham gia tiến trình toàn cầu hoá là cùng chia sẻ cơ hội phát triển, ứng phó với các thách thức, thúc đẩy sự nghiệp cao cả hoà bình và phát triển của loài người. Vì vậy, Trung Quốc chủ trương tuân thủ tôn chỉ và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, tuân thủ luật pháp quốc tế và tiêu chuẩn quan hệ quốc tế, phát huy tinh thần dân chủ, hoà hợp, hợp tác, cùng thắng trong quan hệ quốc tế

Trung Quốc tôn trọng quyền tự chủ lựa chọn con đường phát triển của nhân dân các nước, không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác; giải quyết hoà bình các tranh chấp và “điểm nóng” quốc tế, thúc đẩy hợp tác an ninh quốc tế và khu vực, phản đối chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức. Trung Quốc thực hiện chiến lược mở cửa cùng thắng, lấy sự phát triển của mình để thúc đẩy khu vực và thế giới cùng phát triển, phản đối mọi hình thức chủ nghĩa bá quyền và chính trị cường quyền. Đó là sự lựa chọn chiến lược của Trung Quốc căn cứ vào trào lưu phát triển của thời đại và lợi ích căn bản của mình

Vị trí và trách nhiệm của Trung Quốc trên thế giới hiện nay

Bên cạnh thừa nhận Mỹ vẫn là nền kinh tế lớn nhất thế giới, là chủ thể phát hành đồng tiền chính yếu (USD)...; liên minh châu Âu (EU) hiện là nền kinh tế lớn và có các hoạt động thương mại lớn với thế giới bên ngoài, đồng euro ngày càng có sức cạnh tranh với đồng USD để trở thành một loại tiền tệ toàn cầu, Trung Quốc cũng tự cho mình là thành viên mới nhất của câu lạc bộ này, tuy có quy mô kinh tế nhỏ hơn so với Mỹ và EU, nhưng lại đang tăng trưởng nhanh hơn và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu

Sự phát triển ngoạn mục của Trung Quốc tác động mạnh đến phần còn lại của thế giới. “Sự lớn mạnh của Trung Quốc ngày nay cũng giống như sự lớn mạnh của Mỹ cách đây một thế kỷ (1870 - 1913). Trong cả hai trường hợp, người ta đều nhận thấy tỷ lệ tăng trưởng mạnh mẽ và đóng góp nhiều hơn vào sự gia tăng GDP toàn cầu. Giống như trường hợp của Mỹ, sự lớn mạnh này không chỉ làm Trung Quốc thay đổi, mà còn làm thay đổi bộ mặt của toàn thế giới”. Trên nhiều lĩnh vực, Trung Quốc đang theo đuổi những chiến lược khác với các quy phạm, quy tắc và các thoả thuận mang tính thể chế hiện thời, kêu gọi “sự đồng thuận Bắc Kinh” thay thế cho “sự đồng thuận Washington”, làm tăng thêm thách thức phải xem xét lại hiện trạng của thế giới

Thế giới đang trải qua “những thay đổi lịch sử” và điều tương tự cũng xảy ra trong quan hệ của Trung Quốc với thế giới. “Sự thần kỳ kinh tế” của Trung Quốc khiến thế hệ lãnh đạo thứ 4 của đảng Cộng sản Trung Quốc, dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào, có thể vươn khỏi cương lĩnh ngoại giao nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình là “giữ thế thủ và không bao giờ dẫn đầu” trong các vấn đề quốc tế. Trung Quốc đã tỏ ý sẵn sàng đóng một vai trò lớn hơn và có thể là xây dựng hơn, trong các vấn đề toàn cầu thông qua một bản kế hoạch đối ngoại - “Quan điểm của Hồ Cẩm Đào về thời đại”- gồm 5 luận điểm về “sự thay đổi sâu sắc (trong bối cảnh thế giới), xây dựng một thế giới hài hoà, cùng phát triển, chia sẻ trách nhiệm và sự tham gia một cách nhiệt tình (vào các công việc toàn cầu)”

Việc Trung Quốc sẵn sàng gánh vác “trách nhiệm chung” đối với những nghĩa vụ toàn cầu cho thấy quốc gia này đã sẵn sàng trở thành “một cổ đông có trách nhiệm” (theo cách nói của cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, Robert Zeollick trên nghị trường quốc tế. Sự tham gia nhiệt tình hơn của Trung Quốc vào các vấn đề quốc tế sẽ không ảnh hưởng tới mô hình phát triển của mình, và bảo đảm “Trung Quốc có thể tiếp tục con đường tiến lên phía trước mà không cần gây ra những xung đột, va chạm như các cường quốc mới nổi trước đây từng gặp phải”. Các hành động thực tế như: “tham gia vào hơn 20 lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc, tham gia giải quyết vấn đề hạt nhân ở Triều Tiên, Iran và các cuộc xung đột sắc tộc ở Sudan trong thời gian gần đây cho thấy, Trung Quốc đang “mềm hoá” nguyên tắc “không can thiệp vào công việc nội bộ nước khác”, góp phần vào việc thúc đẩy hoà bình và sự phát triển của nhân loại
 
Quan điểm mới về nền ngoại giao​

Với tính chất cầu nối quan trọng, ngoại giao Trung Quốc không ngừng thay đổi, hoàn thiện để trở thành một nền ngoại giao hiện đại, đủ sức đứng ở vị trí trung tâm những biến đổi lớn lao của lịch sử Trung Quốc và thế giới đương đại


Quan niệm về tính đa dạng của thế giới

Cách đây 15 năm, tại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Liên Hiệp Quốc (tháng 10/1995), Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân khẳng định: “Mỗi quốc gia, dân tộc đều có những đặc điểm và sở trường của riêng mình, chỉ có tôn trọng lẫn nhau, cầu đồng tồn dị, chung sống hoà hợp, thúc đẩy lẫn nhau, các nước mới có thể sáng tạo ra thế giới trăm hoa đua nở, ngàn hương vạn sắc. Không đa dạng sẽ không thành thế giới... Nếu không thừa nhận tính đa dạng của thế giới, mà muốn tạo ra một thế giới thống nhất chỉ một màu sắc chắc chắn sẽ vấp phải bế tắc”

tg99c1.jpg

Trung Quốc tôn trọng tính đa dạng của các dân tộc khác nhau​

Báo cáo chính trị Đại hội XVII của đảng Cộng sản Trung Quốc nêu rõ: “Chủ trương bảo vệ tính đa dạng của thế giới, đề xướng dân chủ hoá và đa dạng hoá mô thức phát triển quan hệ quốc tế”. Các nước đều có quyền lựa chọn chế độ xã hội, chiến lược phát triển và phương thức sống phù hợp với điều kiện và đặc điểm tình hình của nước mình. Công việc của các nước phải do nhân dân các nước đó làm chủ, công việc của thế giới phải do các nước cùng thương lượng giải quyết

Trung Quốc giải thích, cũng giống như vũ trụ không thể chỉ một màu sắc, thế giới không thể chỉ có một nền văn minh, một chế độ xã hội, một mô hình phát triển, một quan niệm giá trị. Các quốc gia, dân tộc đều có đóng góp đối với sự phát triển văn minh của nhân loại. Cần tôn trọng tính đa dạng của các dân tộc khác nhau, tôn giáo khác nhau và các nền văn minh khác nhau. Sức sống trong sự phát triển của thế giới cùng tồn tại trong tính đa dạng này. Đồng thời, tính đa dạng là đặc trưng cơ bản, bất biến của nền văn minh thế giới. Đa dạng ở khía cạnh nhất định nghĩa là khác biệt, có khác biệt cần phải giao lưu, giao lưu để thúc đẩy phát triển

Trong quá trình giao lưu, các nền văn minh học hỏi và kế thừa lẫn nhau, làm phong phú thêm và tiếp tục phát triển, trong khi tìm kiếm điểm “đồng” gác lại “bất đồng”, phát huy sở trường, khắc phục sở đoản trong so sánh, cạnh tranh, cùng phát triển. Từ tôn trọng đến bảo vệ tính đa dạng của thế giới đã thể hiện nhận thức và phản ứng của ngoại giao Trung Quốc về hiện thực khách quan của xã hội quốc tế không ngừng thăng hoa, biến thiên, cũng là sự phản ánh tập trung một thực tế rằng nền ngoại giao Trung Quốc có xu hướng khoa học và trưởng thành hơn

Tư tưởng tôn trọng và bảo vệ tính đa dạng của thế giới mở ra góc nhìn mới trong việc xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích và chế độ xã hội cũng như ý thức hệ, đem lại căn cứ lý luận mới để Trung Quốc phát triển quan hệ hữu nghị với tất cả các quốc gia và trong thể hiện ứng xử quốc tế, thể hiện tinh thần trách nhiệm của Trung Quốc với tư cách là một nước lớn đối với sự phát triển của thế giới. Chỉ có tôn trọng tính đa dạng trong nền văn minh của các nước, các dân tộc, tôn trọng sự tồn tại hợp lý về chế độ xã hội, mô hình phát triển và văn hoá của các nước mới có thể bảo đảm lòng tin và tôn trọng lẫn nhau giữa các nước

Quan điểm mới về nền an ninh

Theo cách hiểu mới về an ninh, Trung Quốc cho rằng nhân loại đang sống trên trái đất giống như việc các hành khách đang đi chung trên một con thuyền, do đó, an ninh của những người khác cũng đồng nghĩa với an ninh của chính bản thân mình. Hạt nhân của quan điểm mới về an ninh mà Trung Quốc nhấn mạnh là an ninh chung, đó là phải từ bỏ quan điểm an ninh phiến diện trên cơ sở sử dụng vũ lực và đồng minh quân sự

Quan điểm mới chủ trương đoàn kết nhân dân các nước trên thế giới để bảo vệ nền hoà bình thế giới, cùng đối phó với những nhân tố an ninh phi truyền thống ngày càng nổi cộm. Mục tiêu cuối cùng mà Trung Quốc theo đuổi là an ninh chung cho cả cộng đồng quốc tế, lấy đó làm cơ sở cho phương hướng hợp tác an ninh quốc tế, trong điều kiện mới của thời đại

Ngoại giao của Trung Quốc được tiến hành theo nguyên tắc lấy hợp tác để thúc đẩy an ninh trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, mở rộng lợi ích chung để bảo đảm an ninh khu vực và toàn cầu

Thứ nhất, Trung Quốc tham gia hợp tác an ninh dưới nhiều hình thức: vừa tham gia cơ chế và các diễn đàn an ninh đa phương, vừa tích cực tham gia các cuộc thảo luận an ninh song phương và đối thoại an ninh phi chính phủ. Thứ 2, Trung Quốc tiến hành hợp tác an ninh với các nước khác nhau, trong đó có cả những nước có mô hình và quan điểm phát triển không giống với Trung Quốc. Thứ 3, Trung Quốc sẵn sàng làm trung gian các cuộc đối thoại an ninh. Trung Quốc đã thiết lập cơ chế đối thoại an ninh với các nước lớn trên thế giới, đặc biệt là với các nước láng giềng, thông qua các cuộc thương lượng định kỳ với các bên để thực hiện các mục tiêu an ninh chung

Thế giới hài hoà, cùng phồn vinh là đích hướng tới quan trọng nhất của nền an ninh hiện nay. Kinh tế lạc hậu và nghèo đói là nhân tố chủ yếu gây mất ổn định xã hội, làm nảy sinh các cuộc xung đột vũ trang. Thế giới hài hoà là thế giới giao lưu và hợp tác. Sự khác nhau về lịch sử, văn hoá, chế độ xã hội và mô hình phát triển không nên trở thành vật cản đối với hoạt động giao lưu, càng không thể là lý do dẫn đến đối kháng lẫn nhau. Mục tiêu của quan điểm mới về an ninh thống nhất với việc xây dựng thế giới hài hoà

Cùng với sự lớn mạnh về thực lực và với tư cách là một nước lớn, Trung Quốc phát huy vai trò tích cực trong đời sống quốc tế. Quan điểm mới về an ninh trở thành sự bảo đảm quan trọng cho Trung Quốc phát triển hoà bình, quyết định quá trình trỗi dậy của Trung Quốc là quá trình “trỗi dậy hoà bình”, lấy chung sống hoà bình làm tiền đề, lấy lợi ích chung làm cơ sở, lấy hợp tác làm cầu nối, lấy hoà bình thế giới và cùng phát triển làm mục tiêu, thể hiện rõ rệt quan điểm trong truyền thống văn hoá của Trung Quốc -“dĩ hoà vi quý”, “thiên hạ vi công”

Quan niệm mới về lợi ích quốc gia và cách hiểu mới về phát triển

Trước sự phân hoá và biến động lớn của tình hình quốc tế hiện nay, trong những động thái ngoại giao mới của Trung Quốc có sự thay đổi quan niệm về lợi ích. Các chuyên gia về chính sách đối ngoại và hoạch định chiến lược của Trung Quốc cho rằng, lợi ích quốc gia hiện nay được chia thành ba nhóm cơ bản: Loại chính gắn liền với sự tồn tại và an ninh của đất nước, tiếp theo là các lợi ích kinh tế và cuối cùng là cái gọi là “quốc thể”

Họ luận giải khái niệm mới về chủ quyền quốc gia - điều luôn được xem là mối quan tâm chính của bất kỳ một đất nước nào với đề xuất, trong thời đại mới của việc thực hiện sự điều chỉnh toàn cầu, chủ quyền phải mang tính thích ứng, thực dụng và mềm dẻo. Họ cho rằng, các lợi ích quốc gia và lợi ích quốc tế gắn bó chặt chẽ với nhau. Do đó, sự xâm phạm lợi ích của nước này sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của các nước khác và gây tổn hại cho chính mình; thành công của những nước này cũng là thành công đối với những nước khác

Trên cách hiểu mới về phát triển, Trung Quốc đánh giá:

Thứ nhất, nếu nói về đất nước như Trung Quốc với dân số, lãnh thổ và nền tảng văn hoá - kinh tế thì sự phát triển cân đối, hài hoà, liên tục và có cơ sở khoa học của Trung Quốc là một đóng góp lớn đối với tiến bộ của nhân loại và trật tự toàn cầu. Sự phát triển của Trung Quốc là một bộ phận cấu thành quan trọng của quá trình phát triển thế giới

Thứ 2, sự phát triển của Trung Quốc không được cản trở sự phát triển của các nước khác và làm suy yếu họ, nỗ lực phát triển không được gây ra sự tiêu diệt đối thủ cạnh tranh. Ngược lại, "khi mình phát triển, hãy tạo cơ hội cho các nước khác cùng phát triển"

Ngày nay, sự phát triển của một quốc gia phải dựa trên hợp tác toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá với nước khác, trong đó, đối tác càng phát triển, cơ hội hợp tác càng lớn, lợi ích càng nhiều, sự chênh lệch về trình độ phát triển chỉ mang lại lợi ích nhất thời, thiếu chiều sâu. Hơn nữa, khác với thời kỳ "chiến tranh nóng” hoặc “chiến tranh lạnh", trong bối cảnh hiện nay, khi mà ưu thế thực tế vẫn đang nghiêng về phía chủ nghĩa tư bản, cần phải thích ứng với việc phát triển, cùng tồn tại và cùng đạt được sự thịnh vượng với chủ nghĩa tư bản

Thứ 3, trong bối cảnh toàn cầu hoá, nền văn hoá Trung Quốc đang tuyên truyền về hoà bình, xã hội hoà hợp, tìm kiếm điểm chung từ các bất đồng, cạnh tranh trong bối cảnh cùng tồn tại, cùng tận hưởng các thành quả của sự thịnh vượng. Con đường phát triển hoà bình của Trung Quốc vừa đáp ứng được các lợi ích của Trung Quốc, vừa có lợi cho toàn thế giới

Quan điểm mới về nền ngoại giao

Phương hướng mới của ngành ngoại giao Trung Quốc, như chỉ thị cụ thể của Đảng Cộng sản đối với các viên chức ngoại giao, “phải giống như tất cả” (có nghĩa là, ở bất cứ bối cảnh nào, ngoại trừ những hoạt động mang tính nghi lễ, các nhà ngoại giao Trung Quốc hãy ứng xử thoải mái, giống như các nhà ngoại giao phương Tây vẫn thường làm)

Trung Quốc cho rằng, sự chấn chỉnh toàn cầu đòi hỏi ngày càng có nhiều nước tham gia các hoạt động của khu vực và quốc tế. Trung Quốc muốn thể hiện với tư cách là người sáng tạo, cùng tham gia quá trình sáng tạo thế giới. Nói cách khác, Trung Quốc khẳng định hình ảnh là một nước có trách nhiệm, đáng tin cậy, tích cực tham gia chấn chỉnh trật tự thế giới và xây dựng hệ thống quốc tế, gánh vác nhiều trách nhiệm quốc tế hơn nữa

Về chủ nghĩa khủng bố, Trung Quốc đánh giá chủ nghĩa khủng bố là một hiện tượng đặc biệt trong nền chính trị thế giới hiện nay. Vấn đề không chỉ ở chỗ có cần đấu tranh với chủ nghĩa khủng bố hay không mà là đấu tranh với nó như thế nào

Về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa bá quyền, Trung Quốc đã và cần phải xác định quan điểm của mình trên cơ sở thực tiễn, linh hoạt, kiên quyết theo đúng mục tiêu công bằng và chân lý. Chú ý đến sức mạnh quốc gia, Trung Quốc không để mình trở thành tâm điểm của các mâu thuẫn quốc tế nhưng cũng không né tránh và sợ hãi các mâu thuẫn, không thể có thái độ "buông xuôi" các vấn đề và trốn tránh trách nhiệm

Trung Quốc cho rằng, tình hình hiện nay cần tiến hành hình thái ngoại giao phức hợp, bổ trợ lẫn nhau giữa trung ương và địa phương với hình thức đa dạng, phong phú, có hiệu quả. Bên cạnh đó, cần kết hợp bốn tuyến ngoại giao chặt chẽ với nhau gồm: quan hệ với các nước lớn, các nước láng giềng, các nước đang phát triển và các tổ chức quốc tế, lấy Liên hợp quốc làm trung tâm. Trên nền tảng đó, Trung Quốc nhấn mạnh những điểm căn bản của nền ngoại giao mới như sau:

Một là, nắm vững nghệ thuật đạt được các thoả hiệp, nhượng bộ, cùng chiến thắng, có lợi cho cả hai bên; từ bỏ "tư duy theo khối" của thời kỳ chiến tranh lạnh. Trung Quốc coi tính đa cực là yếu tố then chốt của nền ngoại giao

Hai là, đối với Trung Quốc, Mỹ vẫn là đối thủ lớn nhất, đồng thời là đối tác lớn nhất, quốc gia có quan hệ trao đổi với Trung Quốc mạnh mẽ nhất. Bên cạnh đó, vị thế quốc tế và các quan điểm chiến lược của Nga, EU, Nhật Bản, ấn Độ trong các vấn đề song phương, khu vực cũng như các vấn đề toàn cầu là hết sức quan trọng đối với chiến lược phát triển của Trung Quốc. Trung Quốc cần phát huy đầy đủ thế mạnh, khắc phục quyết liệt các tồn tại trong quan hệ với các quốc gia, khu vực này

Ba là, coi trọng con người, thực hiện nền ngoại giao nhân đạo, nhân dân

Bốn là, các nước đang phát triển là đối tác ngoại giao chính của Trung Quốc, bởi vì Trung Quốc cũng là một quốc gia đang phát triển. Trung Quốc cần đến thế giới thứ ba và thế giới thứ ba cũng cần đến Trung Quốc

Năm là, thực hiện sự phối hợp hành động khu vực và sự liên kết khu vực, thiết lập quan hệ đối tác với các nước láng giềng, củng cố sự thân thiện, tiến tới bao quanh mình các nước láng giềng thịnh vượng, hữu nghị và an toàn. Trung Quốc cần phải xây dựng khu vực tự do thương mại với ASEAN, đồng thời củng cố sự hợp tác với các nước thuộc Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO), giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, phát triển các quan hệ hữu nghị truyền thống với Triều Tiên, Mông Cổ, Việt Nam. Trung Quốc coi vùng ngoại biên của mình là đối tượng quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại

Sáu là, giữ vững các truyền thống tốt đẹp và tính đặc sắc của nền văn hoá Trung Quốc. Thực hiện các cuộc đối thoại, trao đổi và các mối quan hệ giữa các nền văn hoá. Trung Quốc phản đối chủ nghĩa dân tộc văn hoá và chủ nghĩa đế quốc văn hoá
 
Thủ tướng Ôn Gia Bảo 'trấn an' Đông Nam Á​


Malaysia và Indonesia là điểm đến trong chuyến thăm Đông Nam Á bốn ngày của Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Đó có phải là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc chọn hai nước làm đột phá khẩu, trấn an và mở rộng ảnh hưởng xuống Đông Nam Á ?

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo ngày 27/4 lên đường thăm chính thức Malaysia và Indonesia. Đây là chuyến thăm Malaysia lần thứ 2 và là chuyến thăm Indonesia đầu tiên của Thủ tướng Ôn Gia Bảo

Sưởi ấm quan hệ sau 6 năm “xa cách” với Malaysia

Là một trong những quốc gia Đông Nam Á sớm thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, Malaysia là trạm dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm hữu nghị lần này của Thủ tướng Ôn Gia Bảo

Trung Quốc và Malaysia vốn có mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp. Thủ tướng Malaysia Najib Tun Razak cũng từng thăm hữu nghị Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa hai năm trước

tgongiabaogapindo5.jpg

Thủ tướng Ôn Gia Bảo (trái) trong cuộc hội đàm thân mật với người đồng nhiệm nước chủ nhà Malaysia Najib Tun Razak tối ngày 27/4​

Trong cuộc hội đàm thân mật giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, Thủ tướng Ôn Gia Bảo tặng người đồng nhiệm nước chủ nhà bức ảnh chụp chung của Chủ tịch Chu Ân Lai và cố Thủ tướng Razak (phụ thân của Thủ tướng đương nhiệm Najib), ghi giấu thời khắc hai quốc gia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao song phương

Món quà ý nghĩa này của Thủ tướng Ôn Gia Bảo được đánh giá là một hành động “khôn khéo”, góp phần “sưởi ấm” mối quan hệ ngoại giao với quốc gia Đông Nam Á này kể từ chuyến thăm hữu nghị tới Malaysia 6 năm trước

Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, ông Hồ Chính Dược khẳng định, mục đích chuyến thăm Malaysia lần này của Thủ tướng Ôn Gia Bảo là nhằm: “Tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, củng cố lòng tin chiến lược, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, cơ sở hạ tầng, tài chính, khoa học kỹ thuật, tăng cường giao lưu thanh niên hai nước”

Theo Tân hoa xã, sau hội đàm, Thủ tướng hai nước chính thức ký kết một số văn kiện hợp tác cấp Chính phủ và doanh nghiệp về các lĩnh vực tài chính, thương mại, đầu tư, năng lượng, truyền thông

Thủ tướng Malaysia Najib Tun Razak cho rằng, những văn kiện hợp tác này là một bước đệm quan trọng để mở rộng hợp tác, đầu tư trên lĩnh vực kinh tế, thương mại giữa hai quốc gia

Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng nhấn mạnh, Malaysia là đối tác thương mại lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á của Trung Quốc. Chính phủ nước này thông qua đề nghị đặt trụ sở đại diện của Ngân hàng nhà nước Malaysia tại Bắc Kinh, nhằm tăng cường giao dịch tiền tệ giữa hai nước

Giới truyền thông Mỹ nhận định, các thỏa thuận hợp tác song phương đạt được sau chuyến thăm lần này góp phần thúc đẩy chiến lược vươn tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tới khu vực Đông Nam Á dần trở thành hiện thực

Còn theo Jane's Defence của Anh, chuyến thăm hữu nghị lần này của Thủ tướng Ôn Gia Bảo là “nước cờ chiến lược”, nhằm củng cố niềm tin rằng Trung Quốc sẽ không trở thành một mối đe dọa trực tiếp cho các quốc gia Đông Nam Á

Indonesia – mắt xích quan trọng trong chiến lược đối ngoại với ASEAN

Sau chuyến thăm hữu nghị Malaysia, Thủ tướng Ôn Gia Bảo tiếp tục chuyến công du hai ngày (từ ngày 29-30/4) tới đất nước Indonesia xinh đẹp, hội đàm với Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono tại Thủ đô Jakarta.

Thủ tướng Ôn Gia Bảo khẳng định: “Trung Quốc có ấn tượng rất tốt đối với Indonesia”. Ông cho biết, chuyến thăm lần này sẽ tập trung vào việc duy trì trao đổi cấp cao, mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại đầu tư, tăng cường hợp tác quốc phòng và trên biển, củng cố nền tảng hợp tác hữu nghị Trung Quốc-Indonesia

tgongiabaogapindo4.jpg

Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono (trái) và Thủ tướng Ôn Gia Bảo tại ASEM năm 2008​

Thủ tướng Ôn đặc biệt nhấn mạnh mục đích tăng cường phối hợp trong các vấn đề quốc tế, khu vực; bảo vệ lợi ích chung giữa hai nước. Hai bên sẽ ra tuyên bố chung và ký một loạt văn kiện hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư. Ngoài ra, lãnh đạo hai nước cũng sẽ tham dự Đối thoại thương mại Trung Quốc-Indonesia

Đây là chuyến thăm hữu nghị đầu tiên của Ôn Gia Bảo trên cương vị Thủ tướng tới Indonesia. Đại sứ Trung Quốc tại Indonesia nhấn mạnh, mục đích chuyến thăm lần này nhằm chính thức thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, mở ra cục diện hợp tác mới, đôi bên cùng có lợi

Theo Tân hoa xã, với tiềm lực kinh tế lớn mạnh và ưu thế nổi bật trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm nay, Indonesia sẽ là mắt xích quan trọng trong chiến lược tăng cường hợp tác và vươn rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á

Còn theo Jane's Defence của Anh, chuyến thăm Indonesia lần này của Thủ tướng Ôn Gia Bảo còn nhằm mục đích tăng cường hợp tác song phương trong vấn đề buôn bán vũ khí quân sự

Tuần báo này nhận định, mức độ ảnh hưởng về thương mại vũ khí của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á nói chung và Indonesia, Malaysia nói riêng còn khá mờ nhạt. Quân đội Indonesia chỉ chính thức đặt mua của Trung Quốc tên lửa chống hạm C-802 (tầm bắn 180 km); Malaysia đặt mua 16 hệ thống tên lửa phòng không vác vai FN -6 vào tháng 6/2009, tên lửa phòng không vác vai QW1 (hiện nay được trang bị cho Lục quân Malaysia) và tên lửa chống tăng HJ-8F

Malaysia và Indonesia vốn là hai nước phụ thuộc lớn vào vũ khí nhập khẩu từ Mỹ và Nga. Tuy những năm gần đây, hai nước này cũng bắt đầu “để mắt” tới nguồn cung vũ khí của Trung Quốc, song tâm lý lo ngại sẽ vấp phải những phản ứng gay gắt của phương Tây vẫn còn tồn tại

Jane's Defence tiết lộ, tuy không công khai trước truyền thông, song chuyến thăm chiến lược hai nước Đông Nam Á lần này ngoài những mục tiêu hợp tác kinh tế, thương mại; còn là bước đệm quan trọng để Bắc Kinh tăng cường uy tín và mở rộng thị trường vũ khí tới hai nước này, nhằm tạo ra một phản ứng dây chuyền trong toàn khu vực Đông Nam Á
 
Kế hoạch bá chủ về kinh tế của Trung Quốc​

Giới lãnh đạo Trung Quốc đã tiết lộ một chiến lược nhằm dẫn đầu thế giới trong 7 ngành công nghiệp quan trọng nhất

Trong vài tháng qua, Bắc Kinh đã tiết lộ một số kế hoạch cho thấy tầm nhìn cho tương lai kinh tế của Trung Quốc. Bản Kế hoạch 5 năm lần thứ 12, thông qua hồi tháng Ba, và bản kế hoạch tiếp theo được Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (DNRC) công bố cuối tháng trước cho thấy một chiến lược quốc gia có thể khiến các tập đoàn đa quốc gia phải cảnh giác và chuẩn bị sẵn sàng đối phó với sự cạnh tranh vũ bão này

Kế hoạch chi tiết về kinh tế tập trung vào bảy "ngành công nghiệp đang nổi mang tính chiến lược" mà Bắc Kinh muốn chế ngự trên quy mô toàn cầu. Đó là năng lượng thay thế, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin thế hệ mới, sản xuất trang thiết bị đầu cuối, vật liệu tân tiến, xe ô tô sạch và các công nghệ năng lượng mới. Các công ty toàn cầu cạnh tranh mọi mặt hàng, từ thủy điện đến công nghệ màn hình phẳng, sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh hơn của Trung Quốc. Và đối với những quốc gia như Nhật Bản và Hàn Quốc, luôn hy vọng các công ty trong nước mình đi đầu trong các ngành công nghiệp này, thì các kế hoạch mới của Trung Quốc có thể khiến họ phải đưa ra những sửa đổi cần thiết về chính sách hỗ trợ cho các tập đoàn

Theo các bản kế hoạch trên, để hỗ trợ các ngành công nghiệp chiến lược, Bắc Kinh dự định đưa ra các chính sách tài chính, thuê khóa và tiền tệ mềm dẻo, đồng thời "định hướng các công ty sáp nhập hoặc mua lại tăng cường tập trung sản xuất công nghiệp. Kế hoạch này bao gồm khoảng 1.500 tỷ USD chi tiêu công (chiếm gần 5% GDP) mỗi năm nhằm tăng phần đóng góp của các ngành công nghiệp chiến lược vào tăng trưởng của Trung Quốc từ mức dưới 5% hiện nay lên 15% vào năm 2020. Nói cách khác, Trung Quốc có kế hoạch tăng gấp ba lần vai trò của các ngành công nghệ cao này trong nền kinh tế. Đến năm 2020, Standart Chartered hy vọng, nền kinh tế Trung Quốc sẽ đạt 25.000 tỷ USD. Ở mức này, Trung Quốc dự định 3.750 tỷ USD, tương đương GDP hàng năm của Đức, sẽ do các ngành công nghiệp chiến lược đóng góp

Đa số thành phàn tăng trưởng sẽ được thiết kế để đáp ứng nhu cầu trong nước ngày càng tăng, nhưng Trung Quốc sẽ không thể tiêu thụ tất cả những gì mình sản xuất ra. Như vậy xuất khẩu công nghệ cao sẽ chắc chắn trở thành một thành phần quan trọng trong các kế hoạch của họ. Ví dụ, sản xuất xe hơi của Trung Quốc dự kiến tăng gấp ba lần, đạt 40 triệu chiếc/năm từ năm 2020. Trong khi đó, chính phủ hiện nay đang hạn chế số giấy phép sở hữu xe mới nhằm giải quyết vấn đề giao thông quốc gia. Trung Quốc sẽ cần các thị trường nước ngoài để tiêu thụ lượng sản phẩm dư thừa của mình

Các công ty đa quốc gia và các chính phủ nước ngoài không nên nghĩ rằng kế hoạch này là không thể thực hiện được, vì Trung Quốc có một kỷ lục đạt các mục tiêu kinh tế của mình. Theo các con số của Chính phủ Trung Quốc, Bắc Kinh đã đạt hoặc vượt hơn 80% các mục tiêu đề ra trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 11, thậm chí vượt mục tiêu tăng trưởng GDP 7,5% và giảm các chất thải gây hiệu ứng nhà kính như sulfur dioxide...

5 năm trước, Bắc Kinh cũng thông báo Kế hoạch Quốc gia trung và dài hạn về Phát triển Khoa học và Công nghệ (MLP), đặt ra một chiến lược quốc gia nhằm tăng trưởng kinh tế dựa trên các ngành công nghiệp khoa học và công nghệ. Kể từ đó, lĩnh vực năng lượng mặt trời được chính quyền trung ương trợ cấp mạnh đã nổi lên vị trí đi đầu thế giới về sản xuất tấm quang điện, chiếm tới hơn 40% thị phần toàn cầu

Trung Quốc có cơ sở để thực hiện nhanh chóng kế hoạch của mình: một thiện chí chính trị vững vàng với các chính sách phối hợp từ trung ương, một hệ thống pháp lý và tài chính có lợi cho các sáng kiến kinh tế của chính phủ, và các nguồn lực tài chính vô cùng phong phú. Thêm vào đó, quyền sở hữu trí tuệ không được giám sát chặt đã giúp các ngành công nghiệp Trung Quốc tránh được những chi phí tốn kém cho nghiên cứu và phát triển. Theo Phòng Thương mại Mỹ, nhiều công ty đa quốc gia gọi MLP của Trung Quốc là "bản kế hoạch chi tiết cho việc ăn trộm công nghệ trên quy mô lớn mà thế giới chưa từng biết đến"

Nền kinh tế và các kế hoạch của Trung Quốc cũng phải đối mặt với những thách thức lớn: sự bố trí nguồn lực không hiệu quả, lương tăng, thiếu năng lượng, lạm phát và tình trạng quan liêu nặng nề - chẳng hạn có ít nhất 10 cơ quan khác nhau cùng giám sát thực thi các sáng kiến năng lượng. Bên cạnh đó, quá trình chuyển giao chính trị vào năm 2012 tới đây có thể dẫn tới việc thực thi chính sách không đều khi các ứng cử viên tranh giành quyền lực. Tuy nhiên, kinh tế giảm tốc sẽ khiến Bắc Kinh thúc đẩy xuất khẩu mạnh hơn

Các kế hoạch kinh tế này không hẳn đặt dấu chấm hết cho lĩnh vực sản xuất công nghệ cao ở các nước bị cạnh tranh. Chất lượng sản phẩm là mối quan tâm lớn ở Trung Quốc. Chẳng hạn, nước này mới đây đã giảm tốc độ cho phép tối đa trên đường sắt cao tốc để đảm bảo an toàn. Một tai nạn trong hệ thống đường sắt được tán dương của Trung Quốc sẽ làm phức tạp thêm các nỗ lực của họ nhằm xuất khẩu cơ sở hạ tầng này ra các thị trường nước ngoài

Tuy nhiên, trước đó, Trung Quốc đã an toàn vượt qua nhiều vấn đề. Ba năm trước, dù rất nhiều nước bị nhiễm độc trong thuốc pha loãng máu heparin của Trung Quốc, nhưng xuất khẩu dược phẩm của nước này vẫn bật nảy tốt. Trung Quốc giờ sản xuất hơn 70% lượng penicillin và 50% lượng aspirin bán trên toàn thế giới

Nếu các công ty toàn cầu phải cạnh tranh với Trung Quốc trong các lĩnh vực chiến lược này, họ sẽ phải nỗ lực rất nhiều để sản xuất các sản phẩm đáng tin cậy, tiếp tục cải tiến, và duy trì bảo vệ các công nghệ độc quyền. Vì bất chấp lời kêu gọi "cải tiến bản địa", Trung Quốc sản xuất một số sản phẩm mới - như phim hay mạch công nghệ cao - và vẫn dựa vào xuất khẩu và công nghệ nước ngoài. Chính việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ không chặt chẽ và mục tiêu tập trung vào sao chép của Trung Quốc đang triệt tiêu các ý tưởng sáng tạo, khiến các công ty trong nước thường bị tụt lùi vài bước

Trong khi đó, các chính phủ nước ngoài sẽ cần đưa ra các chính sách hỗ trợ mới cho các công ty trong nước, như Washington đã làm hồi tháng Giêng, khi cho General Electric vay 437 triệu USD để đảm bảo vị trí đầu tàu bán hàng ở Pakistan. Họ cũng nên hỗ trợ quỹ nghiên cứu và phát triển và tiếp tục khuyến khích sự phối hợp giữa giới học viện, chính phủ và doanh nghiệp. Các kế hoạch của Trung Quốc không chỉ là một lời kêu gọi tập hợp các ngành công nghiệp trong nước hướng ra nước ngoài. Đây là một lời cảnh báo đối với các công ty đa quốc gia. Trung Quốc không dừng lại ở những chiếc T-shirt hay những tấm năng lượng mặt trời. Thế giới cần phải sẵn sàng
 
Cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ gián tiếp chê bai người kế nhiệm​

Chudungco1.jpg

– Trong một động thái hiếm có, cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ đã chỉ trích “những sai lầm” chính sách của chính phủ Trung Quốc đương nhiệm. Tamnhin.net xin trích đăng bài của Wu Zhong, biên tập viên chuyên về Trung Quốc của Asia Times Online, về vấn đề này

Phát biểu tại Trường Kinh tế và Quản lý Thanh Hoa ngày 22/4/2011, ông Chu Dung Cơ, người từng giữ cương vị Thủ tướng Trung Quốc trong giai đoạn 1998-2003, đã đề cập đến những vấn đề giáo dục, nhà đất, thuế khóa cũng như quan hệ giữa chính quyền trung ương và các chính quyền địa phương

Cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ đã gặp giáo viên và sinh viên của Đại học Thanh Hoa nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập trường đại học danh giá này. Ông Chu vốn là sinh viên của Đại học Thanh Hoa và từng là Hiệu trưởng sáng lập ra Trường Kinh tế và Quản lý trực thuộc Đại học Thanh Hoa

Với việc Đảng Cộng sản Trung Quốc dự kiến sẽ bầu chọn ban lãnh đạo trung ương mới tại Đại hội đảng lần thứ 18, những tuyên bố của cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ được đưa ra vào một thời điểm nhạy cảm

Một số nhà quan sát nói cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ đang tìm cách gây ảnh hưởng đến quá trình này. Nếu tìm hiểu kỹ bài phát biểu nói trên, người ta có cảm giác rằng ông Chu Dung Cơ có ý định thanh minh rằng những vấn đề mà Trung Quốc đang đối mặt hiện nay không hề liên quan đến các biện pháp cải cách mà ông ban hành. Ông Chu, hiện 83 tuổi, từng nói rằng ông sẽ không bình luận về công việc của chính phủ sau khi về hưu. Ông đã giữ được lời hứa của mình... cho đến tháng 4/2011

Về giá nhà đất “trên trời”

Về giá nhà “trên trời” hiện nay, cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ nói: “Gần đây, các phương tiện thông tin trong và ngoài nước có vẻ sai lầm khi đánh giá rằng những vấn đề bất động sản hiện nay xuất phát từ hệ thống phân chia thuế khóa (do ông Chu khởi xướng và thực thi) vì chính phủ trung ương nắm giữ một phần số tiền thuế mà các chính quyền địa phương thu được, khiến cho họ phải dựa vào phát triển bất động sản để có thu nhập ngân sách. Thật là vớ vẩn”

Để hỗ trợ cho phát biểu của mình, ông Chu Dung Cơ dẫn ra sự phân chia thu nhập giữa chính phủ trung ương và các chính quyền địa phương trong năm 2010. Theo ông, tổng thu ngân sách của Trung Quốc năm 2010 là 8.300 tỷ nhân dân tệ (CNY- tương đương 1.280 tỷ USD), trong đó 4.000 tỷ CNY chia cho ngân sách địa phương. Sau đó, theo hệ thống chia sẻ thuế khóa, chính phủ trung ương lại chi cho các chính quyền địa phương 3.300 tỷ CNY lấy từ ngân sách nhà nước. Ông nói: “Rốt cuộc, các địa phương nhận được tổng cộng 7.300 tỷ CNY. Vẫn còn chưa đủ ư? Vẫn còn nghèo ư? Hiện thời, các chính quyền địa phương có khá nhiều tiền”

Ông Chu Dung Cơ cho rằng chính sách hiện nay đã dẫn đến giá nhà leo cao: “Mấu chốt của vấn đề là chính sách cái cách nhà đất hiện nay là sai lầm... Tất cả các thu nhập về bất động sản đều chui vào túi chính quyền địa phương và thậm chí, họ còn nói thu nhập kiểu này là thu nhập ngân sách đặc biệt”. Điều này có nghĩa là số tiền này không chịu sự kiểm tra và giám sát của các hội đồng nhân dân địa phương. Ông nói tiếp: “Điều này quả là khủng khiếp. Những thu nhập kiểu này có được thông qua việc bóc lột nhân dân bằng việc đẩy giá đất lên quá cao. Điều này tuyệt đối không phải là hậu quả của hệ thống phân chia thuế khóa”

Về Hệ thống phân chia thu nhập thuế khóa

Ông Đặng Tiểu Bình đã khởi xướng cải tổ và mở cửa trong năm 1979 nhằm phi tập trung hóa nền kinh tế Trung Quốc. Nhưng các chính quyền địa phương lại có tiếng nói lớn hơn về các vấn đề kinh tế địa phương, trong khi thu nhập của chính phủ trung ương ngày càng ít đi

Sau khi được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế năm 1991, hành động đầu tiên của ông Chu Dung Cơ là cải cách hệ thống thuế khóa để chính quyền trung ương có nhiều tiền hơn. Sau nhiều tháng thương lượng và mặc cả căng thẳng với các tỉnh thành phố quan trọng về kinh tế, cuối cùng Phó Thủ tướng Chu Dung Cơ cũng đã ban hành được Hệ thống phân chia thu nhập thuế khóa vào cuối năm 1993

Theo hệ thống này, mỗi địa phương sẽ đóng góp một tỷ lệ nhất định thu nhập từ thuế vào ngân sách nhà nước và bình quân, chính phủ trung ương sẽ nắm giữ 60-70% thu nhập ngân sách quốc gia và phần còn lại sẽ được chia cho các chính quyền địa. Sau đó, chính phủ trung ương sẽ chia lại một số tiền lấy từ ngân sách cho các chính quyền địa phương theo tỷ lệ đã được thỏa thuận. Số tiền “thối lại” này thường ở dạng trợ cấp hạ tầng cơ sở, giáo dục, phúc lợi xã hội và các lĩnh vực khác. Cải cách này đã mang lại cho chính phủ trung ương quyền lực gấp bội

Cải cách này đã nâng thu nhập của chính phủ trung ương từ 4,35 tỷ CNY trong năm 1993 lên 2.170 tỷ CNY trong năm 2003, khi Thủ tướng Chu Dung Cơ rời nhiệm sở

Về hệ thống phân chia thu nhập thuế khóa, ông Chu Dung Cơ nói: “Việc giảm thuế thực hiện chưa tốt. Có một số khiếm khuyết trong hệ thống phân chia thuế khóa, nhưng tôi không hoàn toàn chịu trách nhiệm. Bởi vì từ lâu tôi đã nói rằng cải cách thuế khóa này đã lỗi thời và cần phải đi vào chiều sâu hơn nữa”

Cái điều mà ông Chu Dung Cơ chưa đề cập đến là những dàn xếp giảm thuế cho các địa phương đã trở thành một nguồn gốc tham nhũng trong giới quan chức, khi mà các quan chức trung ương thường nhận hối lộ trước khi “thối lại” số tiền này cho địa phương

Về ngành công nghiệp ô tô

Ông Chu Dung Cơ cũng chỉ trích chính sách giao thông vận tải hiện hành. Ông nhắc lại tuyên bố của mình trong chuyến thăm Tổng công ty Vận tải công cộng Bắc Kinh (Beijing Public Transport Corporation) năm 2003: “Đối với việc Trung Quốc giải quyết các vấn đề giao thông đô thị, biện pháp cơ bản là phát triển giao thông công cộng”

Ông nói tại Đại học Thanh Hoa: “Tôi đã kêu gọi không chi tiền công để mua ô tô... Tôi đã kêu gọi phát triển vận tải hành khách bằng xe buýt và giao thông công cộng. Nếu người ta chịu nghe tôi, thì đã không có những vấn đề như hiện nay. Sẽ không có tình trạng ùn tắc giao thông như hiện nay ở Bắc Kinh... Tôi không hề ủng hộ việc trợ cấp ngân sách để phát triển ngành công nghiệp ô tô. Tôi luôn luôn ủng hộ việc tăng cường giáo dục bắt buộc tại các vùng nông thôn”

Ông Chu Dung Cơ cũng đề cập đến cái hố ngăn cách giàu nghèo đang ngày càng trở nên sâu rộng ở Trung Quốc và nói: “Thậm chí, một số ít doanh nhân còn sở hữu cả máy bay riêng. Nhưng ở khu vực nông thôn, nhiều nơi người ta vẫn còn đói ăn. Nhiều năm sau giải phóng (thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949), nhiều cư dân ở nông thôn vẫn còn quá nghèo”

Về giáo dục đào tạo

Hồi đầu năm 1993, Bắc Kinh đã đề ra mục tiêu dần dần nâng ngân sách dành cho giáo dục lên mức 4% Tổng sản phẩm nội địa (GDP), nhưng trên thực tế mục tiêu này vẫn còn nằm trên giấy

Dưới thời Thủ tướng Chu Dung Cơ, Trung Quốc bắt đầu cho phép các trường học thu học phí để giảm bớt gánh nặng tài chính cho chính quyền trung ương. Các chính quyền địa phương coi đây là “cây tiền” và đua nhau chiêu sinh thông qua việc mở rộng các trường hiện có hoặc xây dựng thêm nhiều trường mới với tốc độ “đại nhảy vọt”. Hiện thời, những chi phí “nhà cửa, giáo dục cao học và chăm sóc y tế” không thể nào chịu đựng nổi đang trở thành nguồn gốc kêu ca của công luận. Việc mở rộng nhanh chóng giáo dục cao học cũng đã gây ra nhiều vấn đề như chất lượng đào tạo kém và gian dối trong thi cử

Tuy nhiên, trong bài phát biểu tại Đại học Thanh Hoa, cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ nói: "Tôi không chủ trương xây dựng quá nhiều trường đại học như hiện nay. Khi tôi nhập học tại Đại học Thanh Hoa năm 1947, trường này chỉ có 2.000 sinh viên. Hiện thời, trường đại học này có tới hàng chục nghìn sinh viên... Thậm chí, Đại học Cát Lâm cũng có tới 75.000 sinh viên. Hiện có quá nhiều gian dối trong giáo dục đại học, thậm chí các vị giáo sư còn đạo văn của người khác. Điều gì sẽ xảy ra nếu xu hướng này tiếp diễn? Lẽ ra, người ta nên tập trung nỗ lực vào việc khuyến khích giáo dục phổ cập bắt buộc”

Viện dẫn thảm họa động đất sóng thần mới đây ở Nhật Bản, cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục công dân ở Trung Quốc. Ông nói: “Nhân dân Nhật Bản đã mất mát rất nhiều trong vụ động đất lớn vừa qua, một trận động đất thậm chí còn khiến cho chúng ta phải kinh hoàng. Nhưng nhân dân Nhật Bản không khiếp sợ. Họ vẫn rất lịch thiệp và có ý thức cộng đồng tương thân tương ái. Điều này khó có thể xảy ra ở Trung Quốc. Nếu một trận động đất lớn như vậy xảy ra ở Trung Quốc, chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng đại hỗn loạn. Cải thiện bản sắc dân tộc cần được bắt đầu bằng giáo dục công dân. Nếu người ta không nỗ lực nhiều trong việc giáo dục công dân, nhiều vấn đề sẽ xuất hiện. Hiện thời, nhiều người Trung Quốc chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân”

Tuy nhiên, bất kể diễn giải bài phát biểu của ông Chu Dung Cơ như thế nào, có một điều rõ ràng là các nhà lãnh đạo sắp mãn nhiệm sang năm là Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo khó có thể đưa ra các biện pháp giải quyết. Chính vì vậy, hy vọng được đặt vào các nhà lãnh đạo kế nhiệm là Tập Cận Bình và Lý Quốc Cường
 
Trung Quốc, tăng trưởng nhanh chóng và sẽ suy yếu bất ngờ ?​

- Liệu có phải sự thành công ngoạn mục là tiền thân của một thất bại đáng ngạc nhiên? Câu trả lời là có, như trường hợp của Nhật là một ví dụ

Cho đến năm 1990, Nhật Bản vẫn là nền kinh tế lớn thành công nhất trên thế giới. Hầu như không ai dự đoán điều gì tồi tệ sẽ xảy ra với nước này trong những thập kỷ thành công. Ngày nay, người dân vẫn chưa hết kinh ngạc trước sự tăng trưởng chóng mặt của Trung Quốc và vượt qua Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Trong khi đó, nền kinh tế Nhật Bản bất ngờ suy yếu bởi cú sốc thảm họa thiên tai vào tháng 3

Liệu có phải sự thành công ngoạn mục là tiền thân của một sự thất bại đáng ngạc nhiên? Câu trả lời là có, như trường hợp của Nhật là một ví dụ

GDP bình quân đầu người của Nhật Bản (theo ngang giá sức mua) trong năm 1950 bằng 20 của Mỹ, tăng lên 90% so với Mỹ và năm 1990. Nhưng điều này đã thay đổi nhanh chóng. Năm 2010, GDP bình quân đầu người của Nhật giảm xuống còn 76% so với Mỹ trong khi GDP bình quân đầu người của Trung Quốc bằng 3% GDP của Mỹ vào năm 1978 và tăng lên 20% GDP của Mỹ trong thời điểm hiện tại

Liệu rằng Trung Quốc có thể tiếp tục tăng trưởng ngoạn mục như vậy trong vài thập kỉ tới hay sẽ bất ngờ suy giảm như Nhật Bản ?

Rất nhiều bằng chứng cho thấy, Trung Quốc có thể tiếp tục giữ được tốc độ tăng trưởng nhanh chóng như vậy

Đầu tiên, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trung bình trong giai đoạn 1979-2010 của Trung Quốc đạt tới 10%. Thứ hai, Trung Quốc vẫn còn phải trải qua 1 chặng đường dài mới đạt được mức sống như tại các nước phát triển. Xét đến tỷ lệ GDP bình quân đầu người so với Mỹ, tỷ lệ hiện tại của Trung Quốc chỉ bằng tỷ lệ đó của Nhật vào năm 1950, 25 năm trước khi Trung Quốc tăng tốc phát triển

Để đạt được tỷ lệ GDP bình quân đầu người so với Mỹ như Nhật Bản là 70% thì Trung Quốc phải đợi thêm 24 năm nữa. Và Trung Quốc sẽ vẫn ở trong chu kỳ tăng trưởng, và chỉ suy thoái nếu nó đạt được cái đỉnh như của những nước phát triển

Tuy nhiên, khả năng ngược lại là Trung Quốc bất ngờ suy yếu vẫn tồn tại. Kích thước của Trung Quốc là một bất lợi, đặc biệt là họ cần tới yếu tố nguồn lực hơn bất cứ yếu tố nào khác. Khả năng suy giảm của Trung Quốc dự vào 2 đặc điểm tình hình hiện tại của Trung Quốc

Điểm đầu tiên, Trung Quốc là một quốc gia thu nhập tủng bình. Các nhà kinh tế ngày càng nhận ra một cái bẫy thu nhập trung bình. Vì thế, việc duy trì tăng trưởng năng suất và sự thay đổi lớn về cấu trúc nền kinh tế là một điều khó khăn. Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Singapore là những nền kinh tế duy nhất đạt được những tiến bộ đó trong hơn 60 năm qua

Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã tự mô tả nền kinh tế Trung Quốc là không ổn định, không cân bằng, không có sự phối hợp và cuối cùng là không bền vững. Trong các cuộc thảo luận kế hoạch 5 lần thứ 12 năm tại Diễn đàn Phát triển Trung Quốc 2011 vào tháng 3, các nhà lãnh đạo kêu gọi một sự thay đổi mạnh về tốc độ và cơ cấu của tăng trưởng kinh tế. Trong đó, tăng trưởng được dự báo sẽ sụt giảm chỉ còn 7%. Quan trọng hơn, nền kinh tế dự kiến sẽ cân bằng lại từ đầu tư, tiêu dùng và sản xuất theo hướng dịch vụ

Hoạt động đầu tư ở Trung Quốc trong những năm qua đã phát triển rất mạnh. Từ năm 2000 đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình bình tổng đầu tư cố định là 13,3%, trong khi tăng trưởng của tiêu dùng cá nhân trung bình 7,8%

Một giáo sư kinh tế cho rằng, tỷ lệ đầu tư cao ở Trung Quốc có thể chuyển tự động cơ của tăng trưởng trở thành nguồn gốc của sự trì trệ. Tình trạng ở Trung Quốc hiện nay đang là đầu tư quá mức, gây dư thừa, trong khi tỷ lệ tiêu dùng quá thấp

Chuyên gia George Magnus của UBS cũng lưu ý rằng, tăng trưởng tín dụng tại Trung Quốc vẫn đang quá nóng. Điều này giống như tình trạng của Nhật Bản đến tận cuối những năm 1980 khi họ cố gắn duy trì tăng trưởng đầu tư dẫn đến tăng trưởng tín dụng quá mức và gây hậu quả tồi tệ

Tuyết Mai - CNBC
 
Cách Trung Quốc nhìn ra thế giới​

howchinaseestheworld21309_1309400791.jpg

Vì Trung Quốc ngày càng mạnh hơn trên trường quốc tế, nên việc tìm hiểu về chính sách đối ngoại của họ ngày càng quan trọng hơn. Chính sách này chính xác là gì và được đưa ra như thế nào ?

Nỗi ám ảnh về một Trung Quốc có tầm ảnh hưởng lớn hơn trên thế giới đã khiến Mỹ lo lắng từ lâu. Giống như một chiếc xe hơi đang phóng hết tốc độ và bỗng dưng choán hết chiếc gương hậu, Trung Quốc đạt tăng trưởng mạnh hơn và nhanh hơn: họ không chỉ nắm giữ một lượng khổng lồ những tờ bạc xanh của Mỹ và khoe khoang về một mức thâm hụt thương mại lớn, họ còn ngày càng có khả năng đóng vai kẻ ác với các nước khác

Trung Quốc áp dụng chính sách "viễn giao, cận công", thúc đẩy quan hệ thương mại với Mỹ và các nước Trung Đông có thể cung cấp cho họ nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong khi gây sức ép để giành đặc quyền trong các tranh chấp mang tính khu vực với các nước láng giềng châu Á - trong đó có vụ va chạm với Việt Nam ở biển Đông hồi tuần trước

Vì Trung Quốc ngày càng mạnh hơn trên trường quốc tế, nên việc tìm hiểu về chính sách đối ngoại của họ ngày càng quan trọng hơn. Nhưng chính sách này chính xác là gì và được đưa ra như thế nào ?

Khi các học giả nghiên cứu sâu hơn về cách Trung Quốc nhìn nhận về thế giới xung quanh, điều mà họ phát hiện đôi khi khá ngạc nhiên. Thay vì là sản phẩm che giấu của một cỗ máy của Đảng Cộng sản tập trung và nguyên tắc, chính sách của Trung Quốc phức tạp hơn, hay thay đổi, và được định hình bởi một cuộc tranh cãi nội bộ rất gay gắt và chia rẽ vì có nhiều trung tâm quyền lực cạnh tranh nhau

Trên thực tế, sự ganh đua diễn ra rất rõ rệt, giữa một bên là những người cứng rắn ủng hộ quan điểm dân tộc, thậm chí theo trường phái sôvanh, với bên kia là những nhà tư tưởng có khuynh hướng toàn cầu hơn, muốn Trung Quốc thận trọng và hội nhập tốt hơn vào các thể chế quốc tế. Và người dân Trung Quốc, còn hơn cả giới lãnh đạo nước này, có thể bị thôi thúc bởi tâm lý Trung Quốc là thứ nhất. Các học giả cho rằng chủ nghĩa bản địa mạnh mẽ thể hiện trên các diễn đàn online ở Trung Quốc có thể là một nhân tố chính đẩy chính sách đối ngoại của nước này theo hướng cứng rắn hơn

Ngày nay, bất chấp sức mạnh kinh tế, Trung Quốc vẫn chưa được xem làm một siêu cường toàn cầu. Quân đội của họ chưa đạt đến tầm thế giới, và kinh tế thì dù đã đạt nhiều thành quả nhưng vẫn chưa chuyển đổi sang sản xuất công nghệ thay vì chỉ sản xuất hàng hóa cho thị trường thế giới. Tuy nhiên, vì nước này đã chuyển đổi nhanh chóng từ nền kinh tế thứ ba thế giới sang một nước công nghiệp, nên việc họ trở thành một cường quốc được cho là điều không tránh khỏi

Vì vậy, hiểu về chính sách đối ngoại của Trung Quốc trở nên quan trọng hơn

Trước hết, nội dung chính của các cuộc thảo luận về chính sách đối nội cho thấy một Trung Quốc đang bị cô lập, không chắc chắn, và đang trong quá trình chuyển đổi, khác với những ngôn từ thường rất hiếu chiến của họ. Cuộc thảo luận thẳng thắn đang diễn ra trong chính xã hội Trung Quốc này đã khẳng định một điều là vị trí của nước này vẫn chưa được xác nhận. Và có một câu hỏi nổi lên là một quốc gia hùng mạnh sẽ hành xử như thế nào trong thế giới khi bước vào cái được cho là thế kỷ của Trung Quốc

Trong nhiều năm qua, câu hỏi về chính sách đối ngoại của Trung Quốc mang tính học thuật: nước này quan tâm trước tiên đến chính sách phát triển đại nhảy vọt của mình. Năm 1989, khi Trung Quốc mở cửa ra thế giới, nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình khi đó đã đề ra một chính sách theo đuổi các mục đích đầy tham vọng mà không cảnh báo các cường quốc lớn đã được xác lập - mà ông nói là "ẩn sáng, dưỡng tối, không bao giờ dẫn đầu nhưng hướng tới mục đích làm cái gì đó vĩ đại"

Kể từ đó, cách tiếp cận của Trung Quốc đã thay đổi rõ rệt. Trung Quốc đã không lộ diện một chút nào, mà chỉ lén lút và thận trọng khi họ giành được những nhượng bộ về dầu và khai mỏ tại Iraq và Afghanistan, và thách thức Mỹ trên lĩnh vực kinh tế như tiền tệ và tại các điểm nóng chính trị như Darfur

Ít nhất điều đã thay đổi là tại một quốc gia đang sung mãn, một người lãnh đạo tối cao duy nhất không còn cái quyền tự do quyết định chính sách đối ngoại. Giờ đây, các cơ quan chính phủ, các bộ và các nhóm chuyên gia cố vấn, với những lợi ích cạnh tranh nhau, đều tham gia cuộc thảo luận nội bộ rất sôi nổi về lối đi nào tốt nhất cho Trung Quốc

Ngày nay, các phát biểu công khai trong nước về chính sách đối ngoại của Trung Quốc có đặc điểm là khá điềm tĩnh và cởi mở. "Làm thế nào để" là câu hỏi về quyền và nghĩa vụ của Trung Quốc trong vai trò một siêu cường mới. Trung Quốc có không dưới 428 chuyên gia cố vấn chuyên về hoạch định chính sách - một con số lớn thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ (dù khác với Mỹ là tất cả họ có một sự liên hệ nào đó với nhà nước). Ngay cả các phương tiện truyền thông cũng tham gia cuộc chơi: truyền hình nhà nước đã chiếu một bộ phim tài liệu dài 12 tập vào năm 2006 mang tên "Các nước đang nổi", nói về những vết nứt của các đế chế cũ và phân tích Trung Quốc có thể tránh các vết xe đổ lịch sử như thế nào

Trong một bài báo được đông đảo người đọc trong số ra mới nhất của tờ The Washington Quarterly, ông David Shambaugh, một chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Washington, đã nói về một cuộc tranh luận về chính sách đối ngoại rất ầm ĩ ngay trong lòng Trung Quốc, với ít nhất 7 quan điểm khác nhau

Shambaugh viết: "Nhiều tác nhân và giọng nói mới giờ đây tham gia một tiến trình hoạch định chính sách đối ngoại phức tạp chưa từng thấy. Chưa quốc gia nào từng có một cuộc tranh luận sôi nổi, rộng rãi và đa dạng như vậy ở trong nước về vai trò của nước mình khi là một cường quốc chính đang nổi, như Trung Quốc trong thập kỷ vừa qua"

Trong những năm 1990, các phe phái có ảnh hưởng trong cuộc thảo luận chính sách ở Trung Quốc kết hợp quyền lực mềm và sự can thiệp ngày càng gia tăng trong các thể chế toàn cầu như Liên hợp quốc. Nhưng ngày nay, Shambaugh thấy rằng những quan điểm cứng rắn hơn, khắc nghiệt hơn đang chiếm ưu thế - một sự đồng thuận mà ông gọi là "hung hăng" và đẩy Trung Quốc theo hướng "cứng hóa các chính sách và tung sức mạnh của mình ra bên ngoài một cách có chọn lọc"

Không chỉ Mỹ thấy sự thay đổi này ở Trung Quốc là đáng lo ngại. Những năm gần đây, Trung Quốc đã quả quyết rằng họ có chủ quyền đầy đủ đối với toàn bộ biển Đông, khu vực nhiều quốc gia cũng đòi quyền sử dụng như một tuyến đường vận tải, nơi đánh bắt cá, và mỏ dầu khí và khoáng sản tiềm năng. Năm 2010, một nhóm các quốc gia láng giềng, với sự ủng hộ của Mỹ, đã đối đầu với Trung Quốc tại một cuộc họp của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Điều này đã khiến các quan chức Trung Quốc tức giận. Ngoại trưởng Dương Khiết Trì lớn tiếng: "Trung Quốc là một nước lớn và các nước khác chỉ là nước nhỏ, đó là một thực tế"

Đằng sau các tuyên bố nặng nề trên của Trung Quốc, Shambaugh thấy các nhóm mà ông gọi là những người dân tộc chủ nghĩa và những người thực dụng. Nhiều trong số này coi hệ thống quốc tế là một âm mưu tiêu diệt Trung Quốc, và lo ngại rằng việc Đảng Cộng sản chủ trương gắn với nền kinh tế toàn cầu có thể dẫn tới thất bại. Những người thực dụng, mà Shambaugh cho là nhóm có ảnh hưởng ngày nay, muốn Trung Quốc khẳng định mình một cách mạnh mẽ, đặc biệt chống lại các cường quốc - trong đó có Anh và Mỹ - mà họ cho là từng nỗ lực chống lại các lợi ích của Trung Quốc

Những trường phái ôn hòa hơn ở Trung Quốc ủng hộ Bắc Kinh hành xử một cách uy quyền hơn nhưng tập trung chính sách vào một vài quan hệ chủ chốt. Một số chuyên gia Trung Quốc nói rằng Nga hoặc Mỹ nên được ưu tiên, trong khi những người khác cho rằng Trung Quốc nên gắn số phận mình với các nước láng giềng ở châu Á, hoặc chia sẻ với thế giới đang phát triển

"Những người theo chủ nghĩa đa phương có chọn lọc" và "những người ủng hộ toàn cầu hóa" cho rằng Trung Quốc sẽ nhận những trách nhiệm mới khi sức mạnh của họ gia tăng, ngay cả khi điều đó có nghĩa là việc làm theo các chuẩn mực quốc tế sẽ hạn chế khả năng của Trung Quốc xử lý các vấn đề như Tây Tạng, Đài Loan và biển Đông. Một số nhà tư tưởng này vẫn hoài nghi về các rào cản quốc tế, nhưng vẫn muốn Trung Quốc được xem là người có đóng góp cho hệ thống toàn cầu hơn là hành xử như một con ngựa hoang. Những người ủng hộ toàn cầu hóa tự do nhất ở Trung Quốc muốn thấy nước họ nhượng bộ một số giới hạn liên quan đến chủ quyền của mình và hội nhập hoàn toàn với các thể chế quốc tế. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của các trường phái tự do này dường như đã sụt giảm thảm hại sau khi đạt đỉnh cao trong những năm 1990

Tuy nhiên, dự đoán điều Trung Quốc sẽ làm còn phức tạp hơn là theo dõi cuộc tranh cãi bên trong nước này. Khác với Mỹ, nơi các phe phái trong chính phủ đạt một chính sách đồng thuận sau một tiến trình cạnh tranh minh bạch, các quyết định thực sự ở Trung Quốc vẫn được đưa ra trong phòng kín, bởi một số rất ít lãnh đạo cấp cao nhất. Và hiện ai chính xác là người ảnh hưởng tới các lãnh đạo này là một câu hỏi phức tạp hơn trước rất nhiều

Theo ông Taylor Fravel, một nhà khoa học thuộc Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) luôn theo sát chính sách của Trung Quốc, một nhóm gồm các nhân vật góp phần đưa ra cách tiếp cận của Trung Quốc với biển Đông đang ảnh hưởng tới quyết sách của chính phủ trung ương. Họ gồm các quan chức nghề cá, những người thường bắt giữ ngư dân nước ngoài; công ty dầu lửa nhà nước chịu trách nhiệm thăm dò và khai thác ngoài khơi; Cơ quan Hải dương học Nhà nước, chuyên điều tra các vùng biển mà Trung Quốc đòi chủ quyền; và Hải quân - lực lượng tiến hành các cuộc tập trận tại các vùng biển đang tranh chấp

Ông Fravel cho rằng: "Câu chuyện thực sự là ở sự gia tăng về số lượng tác nhân nhà nước và khả năng các tác nhân này ảnh hưởng tới quan hệ của Trung Quốc với nước khác và từ đó ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại của Bắc Kinh"

Tất cả những điều này có nghĩa gì đối với các nhà hoạch định chính sách ở Mỹ ? Và liệu Washington có một vai trò đòn bẩy nào trong cuộc tranh cãi về ảnh hưởng trong nội bộ Trung Quốc hay không ?

Vì Trung Quốc ngày nay rất hay thay đổi, Shambaugh cho rằng các hành động của Mỹ có tác động lớn. Nhưng Shambaugh cảnh báo, hoạch định chính sách hầu như không tránh khỏi những hậu quả không mong muốn bên trong Trung Quốc. Ông cho rằng các quan điểm cứng rắn của Mỹ có thể làm gia tăng nỗi lo ngại, thậm chí hoang tưởng, của những người dân tộc chủ nghĩa sôvanh ở Trung Quốc. Nhưng các chính sách mang tính hòa giải hơn sẽ củng cố cho nhóm cứng rắn, những người theo trường phái thực dụng ở Trung Quốc, sẽ cho rằng Mỹ nhượng bộ sau khi Trung Quốc gây hấn

Ngay cả khi cuộc tranh luận ở Trung Quốc trở nên cứng rắn hơn, một số học giả cho rằng Mỹ dường như nhất quyết lại hướng sự chú ý tới Trung Quốc. Một loạt các quan chức chính quyền Obama những tháng gần đây đã đưa ra những bình luận công khai về lợi ích của Mỹ khi hướng trọng tâm chính sách sang vùng viễn Đông, với các lợi ích chiến lược rộng lớn, sau một thập kỷ sao lãng ở Trung Đông và Trung Á

John Lee, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu độc lập ở Sydney và Học viện Hudson ở Washington, cho rằng với việc trùm khủng bố Osama bin Laden bị tiêu diệt và các cuộc chiến của Mỹ ở Iraq và Afghanistan dần đến hồi kết, Mỹ sẽ có thể chú ý hơn đến châu Á. Những quốc gia châu Á đang xem Mỹ là một cường quốc bớt thù địch hơn, và có phần thân thiện hơn sẽ sử dụng sự thay đổi này của Washington như một đối trọng với các ý định của Trung Quốc bắt nạt hoặc kiểm soát các nước láng giềng. Theo ông Lee, kết quả là Trung Quốc sẽ ngày càng bị cô lập

Gần đây, ông viết trên tạp chí Chính sách Đối ngoại rằng: "Trung Quốc tôn trọng và thậm chí sợ Mỹ hơn đại đa số người Mỹ có thể nhận thấy. Cảm giác bị cô lập của Trung Quốc không phải là có vẻ, mà có thực và rõ nét"

Sự lo lắng thường làm mọi thứ tồi tệ đi trong quan hệ quốc tế, và có thể những người cứng rắn sẽ chiếm ưu thế nếu Trung Quốc cảm thấy bị đe dọa nhiều hơn. Nhưng Tổng thống Obama đã được các nhà quan sát của Trung Quốc hoan nghênh về cách tiếp cận từng bước của ông. Ông đã cam kết trong một số vấn đề, như ngừng chỉ trích Trung Quốc về nhân quyền và Tây Tạng. Mặt khác, ông đặt ra các giới hạn cứng, phản đối Trung Quốc đòi chủ quyền trên biển Đông và đề nghị Bắc Kinh ngừng bảo hộ đồng nhân dân tệ

Dù những vấn đề này còn dai dẳng, một điều rõ ràng là Trung Quốc đã bỏ vai trò một tác nhân đơn thuần trong khu vực, và sẽ nhanh chóng vượt qua vai trò cổ đông để trở thành cường quốc toàn cầu. Trung Quốc càng nghĩ về việc làm thế nào để ảnh hưởng tới thế giới ở bên ngoài biên giới của mình, thì phần còn lại của thế giới sẽ càng chú ý đến những gì đang diễn ra bên trong quốc gia này

Châu Giang - Boston Globe
 
Trung Quốc: “Xuất khẩu bất ổn”​

Bắc Kinh đang có nhiều lo ngại xã hội bất ổn trước khi diễn ra sự chuyển giao quyền lực giữa thế hệ lãnh đạo thứ 4 và thế hệ lãnh đạo thứ 5 vào năm 2012

qttrungquoc.jpg

TQ đang chuẩn bị cho đợt chuyển giao quyền lực lãnh đạo vào năm 2012​


Trong vòng 15 năm qua, tầng lớp trung lưu trở thành lực lượng quan trọng đưa Trung Quốc (TQ) có những tiến bộ vượt bậc về kinh tế. Tuy nhiên, mối quan hệ này đang xấu dần và nguyên nhân bắt đầu từ sự suy giảm tăng trưởng kinh tế

Các nhà lãnh đạo TQ sắp phải đối mặt với tình trạng nền kinh tế không thể tiếp tục tăng trưởng với tốc độ hơn 10%

Năm 2011, lần đầu tiên kể từ khi trỗi dậy, TQ có thể sẽ chứng kiến tăng trưởng kinh tế giảm xuống mức 8%, thậm chí là 7%. Kinh tế khó khăn, lạm phát gia tăng khiến tầng lớp trung lưu ngày càng trở nên bất mãn với chính phủ, và hậu quả là dẫn đến nhiều cuộc biểu tình trong thời gian gần đây

Rủi ro này sẽ cao hơn ở trung hạn: tăng trưởng sẽ chậm lại thấy rõ trong thập kỷ tới, khi TQ trở thành nước thu nhập trung bình, gánh nặng trong một nền kinh tế tăng trưởng chậm lại có thể làm cho tầng lớp trung lưu gánh thêm nhiều khó khăn hơn

Chính vì vậy, giới lãnh đạo cao cấp TQ tỏ ra rất lo lắng tới phong trào lật đổ các chính phủ độc tài ở khu vực Bắc Phi và Trung Đông cũng như vai trò của Mỹ trong cuộc Cách mạng hoa lài

“Nếu các nhà cầm quyền ở TQ không nhanh chóng tìm cách giải tỏa những nỗi bất bình của dân chúng và để ngăn ngừa những nguồn gốc gây ra bất mãn, họ sẽ phải đương đầu với sự nổi dậy”, đây là nhận định của Nhóm Công tác Trung Quốc, Hạ viện Mỹ

Nhóm này phân tích, so với 12 - 18 tháng trước, sự tự tin của giới lãnh đạo cấp cao Bắc Kinh đã giảm rất nhiều. Họ lo lắng TQ sẽ rơi vào tình trạng mất kiểm soát trước khi diễn ra sự chuyển giao quyền lực giữa thế hệ lãnh đạo thứ 4 và thế hệ lãnh đạo thứ 5 vào năm 2012

Đó là lý do tại sao chính phủ TQ thực sự lo ngại trước khả năng xảy ra bất ổn xã hội và đang tìm mọi cách để hóa giải bóng đen này. Cựu Chủ tịch TQ Giang Trạch Dân lúc cầm quyền đã đưa ra một chính sách gọi là “xã hội hài hòa” nhằm hóa giải mọi tranh chấp có thể dẫn đến một cuộc nổi dậy như vụ phong trào Mùa Xuân Bắc Kinh

Thay vì giải quyết tận gốc những tranh chấp mà phần lớn bắt nguồn từ nạn tham ô, lạm quyền, các tòa án TQ đề ra giải pháp gọi là “điều giải”, tức là “điều đình và hòa giải” bên ngoài tòa án. Tân Hoa Xã gọi đây là sáng kiến phát huy “văn hóa luật pháp truyền thống, chú trọng hài hòa, giảm thiểu bất đồng, chấm dứt xung khắc”

Thế nhưng, giới học giả TQ mới đây đã phải tỏ ý quan ngại tình trạng xuống dốc thấy rõ của nhà nước pháp quyền. Theo thống kê, trong năm qua đã xảy ra hơn 180.000 vụ bạo loạn, trong đó có sự kiện một nông dân ôm bom tấn công tự sát vào cơ quan công quyền

Các sự cố do bất ổn xã hội thông thường tập trung ở vùng nông thôn, nay lại bắt đầu gia tăng ở các thành phố lớn của TQ. Theo Chủ tịch Tòa án Tối cao TQ, những vụ kiện tụng liên quan đến tranh chấp thương mại được giải quyết “bên ngoài tòa án” ở nhiều tỉnh đã lên đến tỷ lệ 65%. Thế nhưng, chính sách đặt thỏa hiệp lên trên luật pháp bị chỉ trích và đã đưa đến hậu quả nguy hiểm

Trường hợp điển hình là vụ tai tiếng sữa nhiễm melamine khiến gần 300 ngàn trẻ em lâm bệnh. Thay vì xử tội thủ phạm và bồi thường cho nạn nhân, giới chức trách TQ đã dùng các biện pháp trấn áp, không cho đưa vấn đề ra pháp đình

Cuối cùng, 270.000 gia đình nhận 910 triệu nhân dân tệ đền bù, vì không còn cách nào khác khi tòa án không chịu thụ lý hồ sơ kiện tụng. Chưa kể đến các khu vực sắc tộc nhạy cảm tương tự như Tây Tạng và Tân Cương thường xảy ra các biến động cũng phản ánh sự bất mãn ngày càng tăng trong xã hội chính mạch TQ

Cuộc chuyển giao lãnh đạo trong nền chính trị ở TQ đang đi vào giai đoạn cuối cùng. Mọi bất ổn dù nhỏ cũng khiến Bắc Kinh tỏ ra lo lắng vào thời điểm này

Theo Joseph Cheung, Giáo sư Khoa học chính trị tại Đại học Hồng Kông, xưa nay Bắc Kinh vẫn thường chủ trương “thiên hạ đại loạn, Trung Quốc đại trị”

Chính vì vậy, họ thường xuất khẩu xung đột ra bên ngoài để đánh lạc hướng sự chú ý của dư luận trong nước mỗi khi có vấn đề nội bộ. TQ khuấy động căng thẳng tại Biển Đông cũng là một cách “xuất khẩu bất ổn” để biến thiên hạ thành đại loạn là vì thế
 
Trung Quốc không đủ tầm bình thiên hạ​

Với bài viết “Vì sao thế kỷ 21 không thuộc về Trung Quốc?”, CNN mới đây khẳng định, Bắc Kinh không đủ tầm "bình thiên hạ" trong thế kỷ mới bởi những tồn tại về kinh tế, chính trị và địa chính trị của nước này

Theo CNN, những năm gần đây, nhân loại đều nhận ra chân lý: Không có gì vĩnh viễn phát triển. Thực tế chứng minh, với tốc độ phát triển như vũ bão từ năm 1955 -1985, Nhật Bản từng được dự đoán nổi lên như một siêu cường thống trị thế giới. Nhưng mọi chuyện lại hoàn toàn đảo ngược

Nền kinh tế Trung Quốc luôn giữ đà tăng trưởng 9% trong suốt 20 - 25 năm qua, nhưng mới đây đột ngột giảm sút khi chỉ đạt mức tăng trưởng 5%. CNN nhận định, kinh tế nước này sẽ khó gặp tình trạng vỡ bóng, tuy nhiên không tránh khỏi quy luật tất yếu đó là sau một thời gian tăng trưởng siêu tốc sẽ nhanh chóng tụt giảm. Nhưng hiện tượng này có thể sẽ xảy ra muộn hơn với Trung Quốc – một nước lớn trong khu vực và trên toàn thế giới

Mới đây, Liên Hiệp Quốc đưa ra thông báo, dân số Trung Quốc sẽ thực sự khủng hoảng trong vòng 25 năm tới với nguy cơ “thâm hụt” khoảng 40.000 người. Chiếu theo tiến trình lịch sử nhân loại, chưa từng có thế lực nào bị sụt giảm dân số trong quá trình thống lĩnh của mình

Nhật Bản là một ví dụ điển hình với những hệ lụy không mong muốn từ tình trạng sụt giảm dân số này. Nền kinh tế Nhật Bản từng tự hào với vị trí thứ hai trong suốt vài chục năm, nhưng thực tế hiện nay lại phản ánh một đất nước đang kiệt quệ và khó khăn vô cùng để khắc phục những ảnh hưởng nặng nề sau thảm họa động đất, sóng thần. Vì vậy, nếu muốn nắm quyền lãnh đạo thế giới, bất cứ một nền kinh tế nào cũng cần hội tụ đủ năng lực chính trị

Bàn về sự trỗi dậy của Trung Quốc, không thể không nhắc tới thái độ phản ứng của các láng giềng châu Á khác, đặc biệt là Ấn Độ, Nhật Bản, Indonesia, Hàn Quốc…Điều này cho thấy, Trung Quốc không thể chiếm hữu một khoảng trời riêng để thênh thang rộng bước và vươn mình trỗi dậy. Và còn đó những đối thủ đáng gờm đang cạnh tranh gay gắt với “rồng Trung Quốc” trong tiến trình phát triển chung của nhân loại
 
Trung Quốc đã thua “canh bạc” Libya như thế nào ?​

- “Tập đoàn dầu hỏa CNPC vừa chấm dứt sáu dự án hải ngoại của mình, thiệt hại khoảng 1,2 tỉ NDT” - Tân Hoa xã Anh ngữ 22-8-2011 loan báo. Đây là “tai biến ngoài ý muốn” của “canh bạc” thay đổi quyền lực ở Libya trong sáu tháng qua mà Trung Quốc phải gánh chịu sau khi phe nổi dậy lật đổ ông Gaddafi

517555.jpg

Một chuyến tàu chở các lao động Trung Quốc tại Libya hồi hương​


Các dự án hải ngoại vừa bị chấm dứt đó của Trung Quốc chính là các dự án đầu tư ở Libya, trong đó có các dự án khai thác dầu hỏa của Tập đoàn dầu hỏa quốc gia CNPC. Trước đó, cùng ngày 22-8, khi quân nổi dậy đang tiến vào Tripoli, Bắc Kinh đã vội lên tiếng yêu cầu Libya (“chung chung” không nêu danh chế độ Libya nào) bảo vệ các dự án đầu tư của mình, sau khi một thành viên phe nổi dậy lên tiếng đe rằng các công ty dầu hỏa Trung Quốc có nguy cơ mất hợp đồng vì đã không hậu thuẫn phe nổi dậy trong cuộc chiến chống chế độ Muammar Gaddafi

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng cho thấy họ đang ẩn nhẫn chờ thời qua tuyên bố của Văn Trọng Lượng, phó vụ trưởng Vụ Ngoại thương, Bộ Thương mại Trung Quốc: “Chúng tôi hi vọng Libya, sau khi ổn định trở lại, sẽ tiếp tục bảo vệ lợi ích và quyền lợi của các nhà đầu tư Trung Quốc. Chúng tôi hi vọng được tiếp tục đầu tư và hợp tác kinh tế với Libya”

Trung Quốc nay có là “nạn nhân” của chế độ mới sẽ ra mắt ở Libya không có gì là khó hiểu. “Ân đền oán trả” trên là rất thường tình sau những vụ thay đổi chế độ. Càng không là ngoại lệ trong trường hợp Libya, nay phe nổi dậy đang “tính sổ” sau sáu tháng giao tranh đẫm máu với chế độ Gaddafi

Từ lá phiếu thuận nghị quyết 1970...

Thật ra, ban đầu Trung Quốc cũng không mặn mà gì với việc bảo vệ chế độ Gaddafi trước công luận quốc tế sau những vụ đàn áp đẫm máu người biểu tình

Trong phiên họp hôm thứ bảy 26-2-2011, Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên Hiệp Quốc, trong đó Trung Quốc là thành viên thường trực có quyền phủ quyết, đã tuyệt đối thông qua (15/15 phiếu) nghị quyết 1970 phê phán việc vi phạm nhân quyền mạnh mẽ và có tính hệ thống của chính quyền Libya, đàn áp những người phản kháng ôn hòa, lên án việc chính phủ cấp cao nhất kích động đối nghịch và bạo lực chống lại thường dân. HĐBA cũng đã quyết định cấm vận vũ khí Libya, phong tỏa tài sản các cá nhân lãnh đạo…

Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Lý Bảo Đông đã giải thích lá phiếu của nước ông như sau: “Trung Quốc quan ngại sâu sắc trước tình hình hiện nay ở Libya. Trong mắt chúng tôi, cần khẩn thiết đảm bảo ngưng bắn tức khắc, tránh đổ máu thêm nữa và tổn thất nơi thường dân, khôi phục ổn định và trật tự bình thường càng sớm càng tốt, và giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay bằng các phương tiện hòa bình, tỉ như đối thoại. An toàn và lợi ích của người nước ngoài tại Libya phải được đảm bảo qua tiến trình này...”

Như vậy Trung Quốc cũng lên án việc chế độ Gaddafi đàn áp đẫm máu, đồng thời đồng thuận các biện pháp cấm vận vũ khí, kinh tài, sau khi đã quan sát phản ứng của các nước châu Phi và Ả Rập

…Đến lá phiếu trắng nghị quyết 1973

Sang đến ngày 17-3-2011, HĐBA Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết 1973 (10 nước bỏ phiếu, 5 nước bỏ phiếu trắng). Nghị quyết 1973 này yêu cầu nhà chức trách Libya tiến hành mọi biện pháp để bảo vệ thường dân, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của họ, cho phép các quốc gia thành viên hành động phối hợp với tổng thư ký Liên Hiệp Quốc tiến hành mọi biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ thường dân cùng các khu vực dân thường sinh sống đang bị đe dọa tấn công, kể cả ở Benghazi, ấn định lệnh cấm mọi chuyến bay trên không phận Dân quốc Ả Rập Libya nhằm giúp bảo vệ thường dân…

Bằng nghị quyết 1973, tuy chỉ 10 phiếu thuận và 5 phiếu trắng, HĐBA Liên Hiệp Quốc đã bật đèn xanh cho một hành động can thiệp quân sự vào Libya tuy vẫn loại trừ mọi lực lượng chiếm đóng ngoại quốc dưới mọi hình thức tại bất cứ phần lãnh thổ nào của Libya

Hôm ấy, đại sứ Trung Quốc đã bỏ phiếu trắng cùng với đại diện của bốn nước khác là Đức, Brazil, Ấn Độ và Nga. Năm lá phiếu trắng này tuy không tán thành các hành động can thiệp song cũng không bác bỏ, mang dáng dấp của một sự phân cực mới mang tính tranh chấp kinh tế hơn. Đức là đầu tàu kinh tế châu Âu, không chung lợi ích kinh tế với các nước EU “chủ chiến” là Anh và Pháp. Trung Quốc cùng Brazil, Ấn Độ và Nga thì đang trong một tập hợp các cường quốc kinh tế mới nổi lên gọi là BRIC, còn được gọi là Big Four (Tứ đại gia)

Chỉ sáu tháng sau cuộc bỏ phiếu nghị quyết 1973 đó, quân nổi dậy tiến vào thủ đô Tripoli. Abdeljalil Mayouf, phụ trách truyền thông của Hãng dầu Agoco trong tay phe nổi dậy Libya, cho biết phe nổi dậy không phiền hà gì việc các công ty phương Tây lưu lại Libya, song tình hình sẽ rất căng đối với các công ty của Nga, Trung Quốc và Brazil

Kịch liệt phê phán can thiệp

Hai ngày sau khi nghị quyết 1973 được thông qua, liên quân bắt đầu oanh kích Libya (19-3). Không đầy một tuần sau, hôm 25-3, Trung Quốc đã nhanh chóng lên tiếng yêu cầu ngưng bắn ngay lập tức. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du phát biểu: “Phải tăng cường nhắm đến mục tiêu nhân đạo ở Libya và đừng làm trầm trọng hơn nữa tình hình vốn dĩ đã là bi thảm”

Phải có gì đó đặc biệt lắm mới khiến Trung Quốc giãy nảy lên như thế. France 24h ngày 25-3-2011 giải thích: “Từ mấy năm qua, cùng với nhiều nước khác của lục địa châu Phi, Libya đã trở thành một đối tác kinh tế quan trọng của Trung Quốc, với hàng tỉ đôla đầu tư. Đùng một cái, vụ can thiệp quân sự vào Libya đã làm thay đổi cục diện! Các vụ oanh tạc không chỉ buộc Trung Quốc phải hồi hương 35.000 người, mà còn phương hại đến lợi ích của họ”

Deborah Brautigam, chuyên viên về quan hệ Trung Quốc - châu Phi thuộc ĐH Washington, giải thích với France 24h về lý do Bắc Kinh ra sức lên án các vụ không kích vào Tripoli: “Hạ tầng cơ sở kinh tế của Trung Quốc tại Libya bị trúng đạn, công nhân phải hồi hương. Không phản đối thì sẽ bị dân chúng trách là không biết bảo vệ lợi ích

Thật ra Trung Quốc cũng không muốn trở mặt với HĐBA, do lẽ Trung Quốc còn cần HĐBA che chắn lâu dài trong các vụ việc liên quan đến Đài Loan hay Tây Tạng. Trung Quốc đã nghe ngóng “nhịp đập” của Liên minh châu Phi cùng các nước Ả Rập để quyết định. Nếu Liên đoàn Ả Rập không ủng hộ việc thiết lập vùng cấm bay thì Trung Quốc cũng đố dám làm ngơ cho qua

Tuy nhiên, Trung Quốc đã không thể có được sự hậu thuẫn trọn vẹn từ phía các nước châu Phi. Trung Quốc cố gắng tháo gỡ lệnh cấm vận cho chế độ Mugabe ở Zimbabwe, song hậu thuẫn của châu Phi rất ư là lỏng lẻo. Trong số 52 quốc gia châu Phi này, bất cứ nước nào cũng có thể trở mặt ngay”

Cứu quan hệ như cứu hỏa

Chỉ bốn ngày sau khi chiến dịch không kích bắt đầu, hôm 22-3 Trung Quốc đã phải xếp lại chuyện làm ăn ở Libya. Press Trust of India cho biết: “Trung Quốc đã quyết định ngưng mọi hoạt động đầu tư ở đất nước Bắc Phi này sau khi có những báo cáo tổn thất từ các công ty của mình”

AFP ngày 25-3 thêm một chút chi tiết: “Tập đoàn dầu hỏa CNPC cho hay một số cơ sở của họ bị tấn công ở Libya. CNPC không cho biết chi tiết thiệt hại tại các địa điểm này, song theo công ty này, toàn thể 391 nhân viên Trung Quốc của công ty tại Libya đều an toàn, và việc di tản bắt đầu với 24 người đã về đến Trung Quốc”. AFP cho biết các công nhân Trung Quốc ở Libya làm việc trong lĩnh vực dầu hỏa, đường sắt và viễn thông

Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, 75 công ty, xí nghiệp nước này đã đầu tư vào Libya khoảng 50 dự án với tổng vốn khoảng 18,8 tỉ USD. Thiệt hại trực tiếp do bom đạn hay gián tiếp do chiến sự khiến đình trệ là bao nhiêu chưa rõ, chỉ biết riêng Công ty dịch vụ dầu hỏa COSL trong báo cáo quý 2 đã khai lỗ 65,7 triệu NDT

Hôm 25-8, tức ba ngày sau các tuyên bố hốt hoảng ban đầu, một quan chức khác đã cho thấy Trung Quốc đang tích cực tìm cách “chuyển bại thành thắng”. Phát ngôn viên Bộ Thương mại Thẩm Đan Dương tuyên bố: “Trung Quốc sẵn sàng tiến hành hợp tác với các đối tác Libya và đóng góp một cách tích cực vào việc tái thiết Libya”. Hứa hẹn sau cùng này có vẻ như hiện thực với sức mạnh kim tiền mà Trung Quốc đang có trong tay

Hữu Nghị
 
Ông Ôn Gia Bảo lại kêu gọi cải cách chính trị​

Thủ tướng Trung Quốc nhấn mạnh nước này cần “tăng cường cải cách chính trị và phân tách rõ quyền lực giữa Đảng và Chính phủ”.
Phát biểu trên được ông Ôn đưa ra ngày 14.9 tại một hội nghị do Diễn đàn kinh tế thế giới tổ chức tại Đại Liên, Trung Quốc. Hội tụ nhiều lãnh đạo doanh nghiệp lớn trên thế giới, sự kiện quan trọng này được Thủ tướng Ôn Gia Bảo tận dụng để nhắc lại lời kêu gọi cải cách, theo Tân Hoa xã

Đây không phải là lần đầu ông Ôn nói về sự cần thiết trong cải cách chính trị ở Trung Quốc. Lần đầu tiên ông đề cập chuyện này là trong chuyến làm việc tại Thâm Quyến hồi tháng 8.2010. Từ đó đến nay, Thủ tướng Trung Quốc nhiều lần kêu gọi thay đổi nhưng về cơ bản vẫn chưa gây được tác động thực tế, theo đánh giá của giới chuyên gia

Lần này, ông Ôn Gia Bảo cho rằng nhiệm vụ cấp bách của Trung Quốc là phải cải cách hệ thống lãnh đạo, mở rộng dân chủ trước hết trong nội bộ Đảng Cộng sản. “Đảng không được đại diện cho Chính phủ và phải thay đổi hiện tượng quyền lực tuyệt đối và tập trung quá nhiều quyền lực”, Tân Hoa xã dẫn lời ông nói. Tại Đại Liên, ông Ôn Gia Bảo đề ra những điều mà theo ông cần gấp rút thực hiện. Đầu tiên là nghiêm chỉnh tuân theo luật pháp. Nhiệm vụ quan trọng nhất của đảng cầm quyền là hành xử nghiêm khắc theo pháp luật. Tiếp theo là thúc đẩy công bằng xã hội, bảo đảm công chính tư pháp, bảo vệ quyền lợi dân chủ của nhân dân và kiên quyết chống tham nhũng

Ông Ôn cũng thừa nhận Trung Quốc đang đối mặt với tham nhũng, bất bình đẳng và nhiều vấn đề xã hội khác. Nhu cầu cải cách không đến từ áp lực bên ngoài mà tất yếu xuất phát từ trong quá trình phát triển của nước này khi quản lý nhà nước và xã hội chưa song hành với tăng trưởng kinh tế

Trên diễn đàn Chinasforum.com, không ít học giả Trung Quốc đại lục cho rằng ông Ôn Gia Bảo đã nỗ lực hết sức khi tiếp tục kêu gọi cải cách song những điều này rất khó thực hiện do hai trường phái đối lập nhau trong cải cách chính trị dân chủ và mở cửa ở nước này vẫn không ngừng cạnh tranh. Ông Ôn Gia Bảo được xem là đại diện tiêu biểu nhất của phái ủng hộ cải cách. Tuy nhiên, ông sẽ rời các cương vị lãnh đạo sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm sau nên nhiều ý kiến cho rằng những nỗ lực lúc này của ông sẽ khó mang lại kết quả
 
Người giàu nhất Trung Quốc có thể tham gia Ban Chấp hành Trung ương​

ChinaRichafp.jpg

Ông Liang Wengen​

- Tỉ phú xây dựng Liang Wengen có thể trở thành chủ doanh nghiệp tư nhân đầu tiên tham gia Ban Chấp hành Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC)

Truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 26/9 cho biết nhà tài phiệt trong lĩnh vực xây dựng Liang Wengen, người được tạp chí Forbes của Mỹ vinh danh là người giàu nhất Trung Quốc với tổng tài sản lên tới 9,3 tỉ USD trong năm nay có thể trở thành một đảng viên cấp cao của CPC

Nếu ông Liang trúng cử tại Đại hội Đảng Cộng sản toàn quốc diễn ra vào tháng 10 tới, ông sẽ trở thành chủ doanh nghiệp tư nhân đầu tiên tham gia Ban Chấp hành Trung ương gồm khoảng 300 thành viên

Báo China Times cho biết Ban Tổ chức Trung ương của CPC đã hoàn thành công tác kiểm tra đảng đối với ông Liang

Nếu được bầu, ông Liang có thể là ủy viên chính thức hoặc dự khuyết của Ban Chấp hành Trung ương

Ủy viên dự khuyết không được bỏ phiếu thông qua các chính sách, nhưng có thể trở thành thành viên đầy đủ khi một ủy viên chính thức nghỉ hưu hoặc qua đời

Năm 2001, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đã tuyên bố chủ doanh nghiệp tư nhân được chào đón gia nhập đảng, lần đầu tiên kể từ khi CPC thành lập vào năm 1921

“Nếu ông Liang được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, điều này sẽ là sự đảm bảo cho khu vực kinh tế tư nhân”, ông Willy Lam, một nhà phân tích Trung Quốc tại Đại học Hồng Kông nói

Ông Liang hiện là Chủ tịch và đồng sáng lập Công ty Công nghiệp Sany

Liang Wengen là minh chứng cho câu ngạn ngữ của Trung Quốc: "Nếu muốn làm giàu trong cơn sốt vàng, hãy bán xẻng cho người đào vàng". Trong trường hợp của ông, ông bán thiết bị xây dựng trong thời điểm Trung Quốc đang bùng nổ cơn sốt đô thị hóa. Kết quả là hiện nay, ông giàu hơn bất cứ đại gia nào khác tại Trung Quốc
 
Top