What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Lobby & Hợp tác kinh doanh, đầu tư Việt Nam - Đông Âu

LOBBY.VN

Administrator
Hợp tác kinh doanh, đầu tư Việt Nam - Đông Âu​

vnDong-au.jpg

Với hơn 315.800 doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bulgaria hy vọng, sau Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Bulgaria tổ chức ngày 11/10 vừa qua, doanh nghiệp hai nước sẽ hợp tác mạnh mẽ hơn trong thời gian tới
Đều là những đối tác quan trọng của nhau, nhưng quy mô hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Đông Âu vẫn ở mức khiêm tốn, cơ hội làm ăn còn bỏ ngỏ

Thời gian gần đây, không ít doanh nghiệp Czech đã thâm nhập thị trường Việt Nam. Chẳng hạn, Tập đoàn Inekon Group (Czech) trở thành nhà thầu phụ xây dựng và lắp đặt thiết bị cho Tổng thầu EPC Dự án Nhà máy Xi măng Phú Sơn (Ninh Bình) sau một thời gian dài đàm phán. Đây là dự án hợp tác đầu tư lớn nhất của Czech từ trước đến nay ở Việt Nam, với công suất 1,2 triệu tấn xi măng/năm

Đặc biệt, cuối tháng 5/2011, Tập đoàn Đức Long Gia Lai đã có được nguồn vốn tín dụng trị giá 1 tỷ USD từ Công ty SKEX a.s. (Czech), chuyên đầu tư xây dựng, cung cấp thiết bị về năng lượng và có kinh nghiệm trong xây dựng nhà máy thủy điện công suất khác nhau trên thế giới. Nguồn vốn này sẽ giúp chiến lược đầu tư xây dựng các nhà máy thủy điện của Đức Long Gia Lai trong giai đoạn 2011 – 2020 thành công

Về phía các doanh nghiệp Việt Nam, cơ hội tham gia thị trường tài chính – ngân hàng của một nước châu Âu đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã mở ra khi BIDV chọn Czech làm điểm đến đầu tiên để thiết lập mối quan hệ thương mại qua việc thành lập Công ty Đầu tư tài chính BIDV châu Âu (phía Czech góp 49% vốn)

Rõ ràng, cơ hội mở ra nhiều, nhưng cộng đồng doanh nghiệp hai nước vẫn chưa tận dụng triệt để. 40 doanh nghiệp của Czech có mặt tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt – Czech hôm 12/10 đều cho rằng, nhận thức của họ về thị trường Việt Nam vẫn còn rất hạn chế, chưa thấy rõ sức hấp dẫn từ thị trường, nên không ít cơ hội làm ăn đã bị bỏ ngỏ

Từ tháng 9/2008, hai nước đã khuyến khích hợp tác đầu tư về tài chính, năng lượng, du lịch, y tế, giáo dục, công nghệ thông tin, song đến nay, một số ngành công nghiệp thế mạnh của Czech vẫn chưa có cơ hội tham gia, trong khi Việt Nam lại đang có nhu cầu về xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, năng lượng

Kém cạnh hơn là trường hợp của Bulgaria. Năm 2010, Bulgaria chỉ có 8 dự án đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, cho thấy quy mô đầu tư vào Việt Nam còn rất nhỏ so với mối quan hệ giữa hai nước. Vì vậy, với hơn 315.800 doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bulgaria hy vọng, sau Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Bulgaria tổ chức ngày 11/10 vừa qua, doanh nghiệp hai nước sẽ hợp tác mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Hiện nay, Bulgaria xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu là máy móc, dược phẩm… và nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu là cà phê, hạt tiêu, hải sản

“Những hạn chế trên do nhiều nguyên nhân về môi trường lý, rào cản thương mại. Những doanh nghiệp Việt Nam muốn thâm nhập thị trường này cần phải có nhiều lần khảo sát thực tế để biết được người tiêu dùng cần gì và xu hướng thị trường như thế nào, để từ đó định hướng chiến lược cụ thể trong việc xuất khẩu và phân phối hàng cho phù hợp”, ông Võ Văn Em, Giám đốc Công ty Kỹ nghệ súc sản Việt Nam (Vissan) nói

Cũng theo ông Em, hơn 60.000 kiều bào Việt Nam tại Czech là doanh nhân, trí thức. Với mối quan hệ rất tốt với các cơ quan chức năng, am hiểu thị trường, môi trường đầu tư của cả hai nước, họ là nhịp cầu nối giữa doanh nghiệp của hai nước

Cùng quan điểm trên, ông Chu Văn Dân, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tại Czech cho biết, sắp tới, ông sẽ tổ chức triển lãm cho tất cả các ngành hàng của Việt Nam có nhu cầu giao thương trực tiếp với Czech. “Triển lãm sẽ giúp khách hàng Czech tìm hiểu khả năng hoạt động thực sự của doanh nghiệp Việt Nam để từ đó có thể đi đến quyết định đầu tư, vì họ không có nhiều thời gian, tiền bạc để tự tìm hiểu thị trường Việt Nam”, ông Dân nói

Việc tổ chức các hoạt động giao thương như vậy sẽ kết nối doanh nghiệp hai nước, nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh, tránh tình trạng phải thông qua nhiều khâu trung gian như trước

“Chúng tôi cũng kỳ vọng không phải làm việc với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam thông qua nước thứ ba”, ông Pavel Kafka, thành viên Đoàn chủ tịch Liên đoàn Công thương Cộng hòa Czech tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt - Czech chia sẻ
 
PVA dự kiến hợp tác với Raeder & Falge xây hầm đường bộ​

Công ty Raeder & Falge International, Ltd. chịu trách nhiệm huy động vốn để cấp cho Công ty liên doanh hoàn thành toàn bộ dự án

Công ty Cổ phần Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Nghệ An (PVA) công bố thông tin hợp tác với Công ty Raeder & Falge International, Ltd, Cộng hòa Séc

Theo đó, ngày 08/10/2011 vừa qua, PVA đã có buổi làm việc với Đại diện Công ty Raeder & Falge International, Ltd. Cộng hòa Séc cùng giới thiệu về tiềm năng cũng như thế mạnh của mỗi bên. Hai bên đã ký kết biên bản ghi nhớ một số nội dung liên quan đến hợp tác, để đầu tư và xây dựng các công trình hạ tầng tại Việt Nam

Dự kiến trong thời gian tới hai bên sẽ tiến hành thành lập Công ty Liên doanh để thực hiện đầu tư các dự án

Trong giai đoạn đầu, dự kiến hai bên sẽ trình Bộ Giao thông vận tải cấp phép đầu tư vào dự án Hầm đường bộ Quốc lộ 1A qua đèo Phước Tượng và đèo Phú Gia – Tỉnh Thừa Thiên Huế với tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng

Ngoài ra, Công ty Raeder & Falge International, Ltd. chịu trách nhiệm huy động vốn để cấp cho Công ty liên doanh hoàn thành toàn bộ dự án. Mức vốn đầu tư lớn nhất mà Công ty Raeder & Falge International, Ltd. có thể đảm nhận là 1 tỷ USD

PVA và Công ty Raeder & Falge International, Ltd. sẽ làm việc với các cấp có thẩm quyền để nhận được Quyết định cấp phép đầu tư các dự án hạ tầng theo các hình thức BOT hoặc BT
 
Hàng Việt tại đất Âu: Không phải là bất khả thi

- Doanh nghiệp Việt vốn coi châu Âu là một thị trường khó tính và khó tiếp cận. Tuy nhiên, sự thực không hoàn toàn như thế

Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện Việt Nam có một cộng đồng người Việt tại 103 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Trong đó, tập trung đông nhất ở các thị trường lớn như Mỹ, Liên minh châu Âu EU, Đông Âu...

Tuy nhiên, nghịch lý là phần lớn hàng hóa mà người Việt tại đây đang kinh doanh và phân phối không phải hàng Việt Nam mà là hàng hóa Trung Quốc, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ,... Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam muốn thâm nhập các thị trường hàng đầu thế giới này lại vấp phải rất nhiều khó khăn

Trong năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt tới 70 tỷ USD với rất nhiều chủng loại hàng hóa phong phú. Trong đó, các sản phẩm chủ lực bao gồm dệt may, cà phê, giày dép, gạo,.. Thế nhưng người Việt ra nước ngoài ít khi gặp sản phẩm hàng hóa mang nhãn hiệu Việt Nam

Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là do hàng hóa Việt Nam vẫn chưa có vị trí ổn định trên thị trường thế giới, đặc biệt là những thị trường khó tính như EU và Mỹ nên đa phần sản phẩm xuất khẩu đều là hàng gia công cho nước ngoài hoặc cung cấp nguyên liệu ở dạng thô

Khi các sản phẩm này đến tay người tiêu dùng cuối cùng lại được dán mác một quốc gia khác, một nhà sản xuất có uy tín hơn chứ không phải là nhãn hiệu của Việt Nam

Vậy khó khăn của doanh nghiệp Việt là gì và hàng Việt muốn thâm nhập vào Mỹ, châu Âu có phải là bất khả thi ?

Mẫu mã sản phẩm là điểm yếu nhất của hàng hóa Việt

Trong khuôn khổ chương trình Gặp gỡ doanh nhân trong và ngoài nước với chủ đề “Cơ hội hợp tác đầu tư, giao thương và xuất khẩu hàng Việt Nam” diễn ra ngày 13/10, ông Nguyễn Thanh Mỹ, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm về việc kinh doanh hàng Việt tại các thị trường nước ngoài

Ông Mỹ cho biết, trong những năm gần đây, một số hàng hóa của doanh nghiệp Việt đã xây dựng được thương hiệu riêng trong nước, nhưng vẫn chưa đủ sức bước ra thị trường nước ngoài một cách độc lập

Người Việt Nam kinh doanh ở nước ngoài cũng đa phần là chọn hàng Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ… để bán vì giá thành rẻ, mẫu mã đẹp và phong phú, được nhiều người tiêu dùng bản địa ưa thích. Bên cạnh những ưu điểm như giá cả cạnh tranh, chất lượng tốt thì mẫu mã bao bì lại là một trong những điểm yếu nhất của doanh nghiệp Việt khi cạnh tranh trên trường quốc tế

Ông Mỹ khẳng định: “Hàng Việt có chất lượng, nhưng bao bì kém bắt mắt khiến khách hàng ít chú ý”

Ông Phạm Ngọc Chu, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Hungary, Phó chủ tịch Ủy ban Hợp tác Kinh tế Việt Nam – Hungary cũng đồng tình với quan điểm này

IMG0108.jpg

Ông Phạm Ngọc Chu mang đến Hội thảo những bao bì sản phẩm hàng Việt Nam hiện đang được bán tại thị trường Hungary để minh họa cho quan điểm của mình​

Ông Chu bổ sung thêm: “Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư chưa tới nơi tới chốn vấn đề bao bì, mẫu mã sản phẩm”. Ông cho rằng: Bao bì sản phẩm không chỉ là giấy gói đồ mà còn là yếu tố đầu tiên quyết định sự hấp dẫn của sản phẩm đó

Ông Chu cho biết, nhiều doanh nghiệp Việt không thực sự hiểu môi trường kinh doanh, thị hiếu của người dân bản địa đã mang sản phẩm ra nước ngoài nên thất bại là điều dễ hiểu. Dẫn chứng cho sự cho vấn đề này, ông đưa ra những mẫu bao bì sản phẩm Việt Nam hiện đang được bán tại Hungary như gạo, cà phê

Ông phân tích: “Bao bì gói cà phê với hình cốc cà phê đá mà doanh nghiệp Việt Nam đang sử dụng chỉ thích hợp ở những nước nhiệt đới, còn những nước châu Âu quanh năm lạnh thì người tiêu dùng thích những sản phẩm có in hình cốc cà phê nóng mang lại cảm giác ấm áp hơn nhiều”

Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam đã sử dụng cùng 1 loại bao bì với cùng 1 phong cách tại tất cả các thị trường phân phối loại sản phẩm đó, từ thị trường trong nước, tới các nước láng giềng và thậm chí là cả những thị trường cách 1 nửa vòng trái đất

Bởi vậy, “nếu không thất bại mới là lạ”, ông Chu phát biểu

Ngoài vấn đề mẫu mã bao bì, ông Mỹ cho biết, các doanh nghiệp Việt Nam muốn phát triển tại các thị trường nước ngoài cũng cần quan tâm đến chiến lược phân phối.

Ông Mỹ khẳng định: “Nếu có sản phẩm chất lượng đảm bảo, mẫu mã đẹp, giá cả vừa phải cộng thêm với các bước xây dựng kênh phân phối hợp lý, hàng Việt Nam hoàn toàn có cơ hội tại những thị trường hàng đầu thế giới”

Hàng Việt tại đất Âu: Không phải là bất khả thi

Trong dịp về Việt Nam tham gia Hội thảo lần này, ông Chu, với cương vị một doanh nhân người Việt Nam thành đạt trên đất bạn Hungary đã chia sẻ những kinh nghiệm bản thân về cách thức thâm nhập và thành công tại thị trường châu Âu

Theo ông, có mấy điểm mà doanh nghiệp Việt nhất thiết phải chú ý thì mới có thể thành công tại thị trường châu Âu và Mỹ như xây dựng chiến lược xuất khẩu, lựa chọn sản phẩm xuất khẩu vào các thị trường này phải đảm bảo sự phù hợp với văn hóa, thị hiếu, với lịch sử, có tính thời sự...

Ông Chu khẳng định: Xây dựng chiến lược xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ra nước ngoài là việc làm “sống còn”, lợi ích này không chỉ có 5 hoặc 10 năm mà cả cho các thế hệ mai sau. Cho nên chúng ta quyết tâm phải làm

Mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa là việc làm cực kỳ khó khăn, đòi hỏi trí tuệ, công sức và tài chính. Triển khai một mặt hàng mới ra thị trường mới mất rất nhiều thời gian công sức và tiền bạc, số tiền ban đầu để đầu tư triển khai thị trường mới lớn hơn rất nhiều số tiền hàng mình nhập sang. Thế nhưng về lâu dài có lợi rất nhiều

Tuy nhiên, do tiềm lực tài chính còn hạn chế nên nhiều doanh nghiệp đã không làm được vấn đề này, dẫn đến việc phát triển kinh doanh một cách thụ động và tự phát nên hiệu quả không cao

my-nghe.jpg

“Một số mặt hàng mà Việt Nam cho là thế mạnh xuất khẩu như thủ công mỹ nghệ, tranh sơn mài,.. rất đẹp nhưng hiệu quả kinh tế không cao vì ít người mua. Nếu họ có mua thì cũng không biết đến bao giờ mới mua tiếp lần thứ 2”, ông Chu cho biết​

Nói về sản phẩm cụ thể, ông Chu khuyên: “Các nhà sản xuất Việt Nam nên nghiên cứu chú trọng làm ra những sản phẩm tiêu thụ đại chúng, nhiều người mua, nhiều người dùng và dùng liên tục, vừa dùng vừa bỏ đi. Ðơn cử như một đôi tất sẽ dùng nhiều và vứt đi nhanh hơn là chiếc áo sơ-mi, một gói bột canh sẽ dùng nhiều và thường xuyên hơn là gói mì ăn liền, một cốc sứ sẽ bỏ đi nhanh hơn lọ hoa sứ...”

Khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này còn phải hết sức chú ý đến thị hiếu của người tiêu dùng, vấn đề thời sự, tình hình kinh tế...

Ví dụ như: Nhiều người châu Âu bị thừa cân, béo phì nhưng lại thích ăn đồ ngọt nên đồ thực phẩm xuất khẩu nên chọn loại có vị ngọt nhưng không chứa nhiều chất béo, khí hậu toàn cầu đang nóng lên vì vậy nhà xuất khẩu nên hướng đến những sản phẩm thân thiện với môi trường,... Khi có các sự kiện lớn diễn ra như Vòng chung kết bóng đá thế giới,.. thì các sản phẩm có sự liên quan như hình in trên bao bì chắc chắn sẽ được ưa chuộng hơn...

Thị trường châu Âu luôn thay đổi một cách nhanh chóng theo thời gian và chu kỳ cho phù hợp với nhịp độ cuộc cống và phong cách người dân. Vì thế, khi muốn đưa hàng vào những thị trường này, các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, cải tiến sản phẩm, ông Chu nhấn mạnh
 
BIDV được mở Văn phòng đại diện tại Cộng hòa Séc​

- Văn phòng đại diện của BIDV có trụ trở tại thành phố Praha với thời gian hoạt động bằng thời gian còn lại của BIDV

Ngày 17/10/2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có công văn chấp thuận đề nghị mở văn phòng đại diện tại nước Cộng hòa Séc của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Theo đó, văn phòng đại diện của BIDV có trụ trở tại thành phố Praha, Cộng hòa Séc

Văn phòng đại diện của BIDV được triển khai các nội dung hoạt động sau: Đại diện của BIDV trong mối quan hệ trên thị trường Cộng hòa Séc; Tham mưu cho Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc BIDV về hoạt động đối ngoại của BIDV tại thị trường Cộng hòa Séc

Thiết lập, duy trì và phát triển các quan hệ với các cơ quan quản lý Nhà nước và các đối tác, khách hàng hiện tại và tiềm năng tại Cộng hòa Séc; Nghiên cứu thị trường, xác định các cơ hội kinh doanh, tìm kiếm đối tác, thu thập tin tức phục vụ cho việc tư vấn cho khách hàng, đầu tư, cung cấp dịch vụ của BIDV

Thực hiện các báo cáo, đề xuất định kỳ và chuyên đề về các giải pháp phát triển kinh doanh của BIDV với thị trường Cộng hòa Séc; Phân tích, đánh giá rủi ro thị trường và đối tác phục vụ cho công tác xét duyệt tín dụng của BIDV liên quan đến thị trường Cộng hòa Séc

Thực hiện các hoạt động tiếp thị hình ảnh và các dịch vụ của BIDV với các tổ chức và cá nhân tại Cộng hòa Séc; Đầu mối theo dõi, đánh giá và đề xuất xây dựng, triển khai kế hoạch phát triển mạng lưới tại Cộng hòa Séc

Thực hiện công tác văn phòng, hậu cần cần thiết hỗ trợ các đoàn làm việc của BIDV tại Cộng hòa Séc; tham gia hỗ trợ các đoàn làm việc, các hoạt động xúc tiến thương mại, giao lưu văn hóa của Việt Nam nói chung tại Cộng hòa Séc; Thực hiện các nhiệm vụ khác được Tổng Giám đốc BIDV giao, phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan

Thời gian hoạt động: tối đa bằng thời hạn hoạt động còn lại của BIDV

Trong thời hạn 18 tháng kể từ ngày ký văn bản này, BIDV có trách nhiệm phải hoàn tất các thủ tục, chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân sự theo đúng quy định của nước sở tại để được cấp giấy phép mở văn phòng đại diện
 
Phê duyệt Hiệp định miễn thị thực với Ba Lan​

- Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Hiệp định, hoàn thành thủ tục đối ngoại

Ngày 2/12, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định phê duyệt Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Ba Lan

Hiệp định này đã được ký ngày 6/7/2001 tại Vacsava, Ba Lan

Theo quyết định, Hiệp định được áp dụng toàn bộ nội dung trong thời gian thực hiện

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Hiệp định, hoàn thành thủ tục đối ngoại theo quy định và thông báo cho các cơ quan liên quan của Việt Nam biết ngày bắt đầu có hiệu lực của Hiệp định nêu trên
 
Ba Lan – điểm sáng hiếm hoi của kinh tế châu Âu​

PhanLan.jpg

Ba Lan dường như khác hoàn toàn so với thế giới các nước láng giềng xung quanh hiện đang khốn khổ bởi khủng hoảng nợ và nỗi sợ suy thoái kinh tế

Tăng trưởng kinh tế cao, đầu tư nước ngoài lên mạnh và ngày một nhiều tòa nhà mới đẹp đẽ mọc lên, định hình lại đường chân trời của Warsaw, Ba Lan dường như khác hoàn toàn so với thế giới các nước láng giềng xung quanh hiện đang khốn khổ bởi khủng hoảng nợ và nỗi sợ suy thoái

Cuối cùng, việc không tham gia vào khu vực đồng tiền chung châu Âu cuối cùng dường như thực sự có lợi đối với Ba Lan. Nó mang đến cho người ta bài học về việc một đồng tiền riêng của quốc gia giúp kinh tế nước đó đứng vững trước các cú sốc quốc tế như thế nào

Giới điều hành doanh nghiệp và lãnh đạo các nước đang đặt câu hỏi tại sao đất nước 38 triệu dân này, nước duy nhất không lâm vào suy thoái kinh tế trong năm 2009, có thể tránh được nỗi đau mà cả khu vực đồng tiền chung châu Âu đang gánh chịu

Ông Lucyna Stanczak, giám đốc quốc gia của ngân hàng tái thiết và phát triển châu Âu, nhận xét: “Ba Lan hiện vẫn như một ốc đảo. Vấn đề ở chỗ mọi chuyện có thể kéo dài được bao lâu. Việc kinh tế Tây Âu chững lại sẽ ảnh hưởng đến Ba Lan bằng cách này hay cách khác”

Vấn đề tại châu Âu đang lan ra ngoài biên giới các quốc gia

Chỉ số chính của TTCK Ba Lan giảm 24% tính từ tháng 4/2011 bởi nhà đầu tư quốc tế coi Ba Lan giống như nhóm nước Đông Âu đang gặp khó khăn như Hungary hay Rumani. Dù cho đến nay, Ba Lan chưa đối đầu với tình trạng tín dụng thắt chặt, các doanh nghiệp nhỏ rất khó để vay được tiền

Bà Anna Katarzyna Nietyksza, chủ tịch của Eficom, một công ty tư vấn chuyên tư vấn cho các công ty về việc vay tiền từ Liên minh châu Âu hay niêm yết trên sàn chứng khoán Warsaw, nhận xét: “Các công ty nhỏ không vay được tiền trừ khi họ có thâm niên hoạt động khoảng 10 năm và có nhà máy. Nếu không có đảm bảo, bạn sẽ khó có được tiền”

Thế nhưng còn rất nhiều dấu hiệu tích cực về kinh tế Ba Lan. Hoạt động kinh doanh ngành bán lẻ nước này phát triển tốt với nhiều thương hiệu lớn đổ bộ như Gucci, Ferrari…

Trong khoảng thời gian 3 tháng tính đến tháng 9/2011, có 38 công ty niêm yết mới trên thị trường chứng khoán Warsaw. Ba Lan đứng sau Trung Quốc và Mỹ tính theo số lượng công ty IPO trong quý 3/2011 (theo tính toán của công ty kiểm toán E&Y)

Tính theo lượng vốn huy động, Ba Lan đứng thứ 4 với 2 tỷ USD, thấp hơn Mỹ nhưng cao hơn so với Anh và Đức

Kinh tế Ba Lan được dự báo tăng trưởng 2,5% trong năm 2012, thấp hơn nhiều so với mức 4% của năm 2011 nhưng quá ấn tượng nếu so với nhiều nền kinh tế khác tại Tây Âu đang hướng thẳng đến suy thoái

Xét về ổn định chính trị, Ba Lan cũng tốt hơn nhiều nước Tây Âu khác. Tháng 10/2011, chính phủ của Thủ tướng Donald Tusk đã tái đắc cử, lần đầu tiên sau nhiều năm Ba Lan có một chính phủ giữ được nhiệm kỳ thứ 2. Tình hình tại Tây Âu hoàn toàn ngược lại, khủng hoảng nợ đã khiến chính phủ của nhiều nước sụp đổ
 
Top