What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Lobby Israel Club

LOBBY.VN

Administrator
National Anthem of Israel​


As long as deep in the heart
The soul of a Jew yearns
And forward to the East
To Zion, an eye looks
Our hope will not be lost
The hope of two thousand years
To be a free nation in our land
The land of Zion and Jerusalem

History

The title of the national anthem, HATIKVA, means "The Hope." It was written by Naftali Herz Imber (1856-1909), who moved to Palestine in 1882 from Galicia. The melody was arranged by Samuel Cohen, an immigrant from Moldavia, from a musical theme in Smetana's "Moldau" that is partly based on a Scandinavian folk song

Hatikva expresses the hope of the Jewish people, that they would someday return to the land of their forefathers as prophesied in the Hebrew Bible. The Jewish people were exiled from Israel in 70 C.E. by the Roman army led by Titus who destroyed the Temple in Jerusalem. During the two thousand years of exile, the Jewish people said special daily prayers for return to Israel while facing the East in the direction of Jerusalem. They celebrated the holidays according to Hebrew seasons and calendar. Zion is synonymous with Israel and Jerusalem

Tran Dai Thang
Lobby Israel Club
Email: thangtd@israel.com.vn
Mobile: 0122.6699.668
Website: http://Israel.com.vn/
 
Đại sứ quán Việt nam tại Israel​

a89Dinhxuanluu14a1.jpg

Ông Đinh Xuân Lưu - Đại sứ Việt Nam tại Israel​

Văn phòng đại sứ quán Việt nam tại Israel

- Địa chỉ: Beit Asia, 4 Weizman Str. Tel Aviv, Israel

- Email: vnembassy.il@mofa.gov.vn; vnembassy.il@gmail.com

- Fax: 00-972-3-6966243

- Các số điện thoại liên hệ:

+ Văn phòng Đại sứ quán (tổng đài): 00-972-3-6966304; 00-972-3-6966311

+ Đại sứ: 00-972-3-6093689

+ Tham tán: 00-972-3-6093704

+ Bộ phận lãnh sự: 00-972-3-6966304 Ext. 104
 
Hợp tác văn hóa Việt Nam – Israel​

111_aIMG_5070_2.jpg

Thăm ĐSQ Việt Nam tại Israel​

Nhận lời mời của Bộ Ngoại giao Israel, đoàn đại biểu Hội nhà văn Việt Nam do nhà thơ Đỗ Trung Lai dẫn đầu đã sang thăm và làm việc tại Israel từ ngày 30/11 đến 6/12/2010

Tham gia đoàn còn có nhà văn dịch giả Đào Thị Kim Hoa, Phó trưởng Ban đối ngoại Hội Nhà văn Việt Nam, nhà văn Đào Minh Hiệp, Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Phú Yên và nhà thơ Nguyễn Thị Thu Nguyệt, báo Tuổi trẻ. Ngày 30/12, Đại sứ Đinh Xuân Lưu đã có cuộc gặp thân mật với đoàn của Hội Nhà văn Việt Nam và đại diện các cơ quan hữu quan Israel. Về phía Bộ Ngoại giao Israel có bà Ruth Kahanoff, Phó Tổng Vụ trưởng phụ trách Châu Á - Thái Bình Dương, ông Haim Coshen, Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á. Các cựu Đại sứ Israel tại Việt Nam David Matnai (1993-1995) và Effie Ben-Matityau (2004-2008) cũng tham dự buổi gặp mặt. Tại buổi gặp, Đại sứ Đinh Xuân Lưu hoan nghênh việc Bộ Ngoại giao Israel đã tổ chức chuyến thăm, coi đây là một đóng góp thiết cho việc tăng cường hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước

Thay mặt Bộ Ngoại giao Israel, bà Ruth Kahanoff bày tỏ hy vọng chuyến đi của đoàn sẽ góp phần tăng cường quan hệ và sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước trong thời gian tới. Nhà thơ Đỗ Trung Lai và các thành viên trong đoàn đều phát biểu đánh giá cao việc phía Israel đã tổ chức cho các nhà văn, nhà thơ Việt Nam thăm, tìm hiểu thực tiễn đất nước, coi đây là bước khởi đầu tốt đẹp, đặt nền móng cho mối quan hệ giữa hai Hội Nhà văn nói riêng và cho những người làm văn hóa nghệ thuật của hai nước nói chung, góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác giữa nhân nhân hai nước trong thời gian tới

IMG_4595800x600.jpg

Giao lưu với các tác giả Israel​

Trong thời gian ở thăm Israel, Đoàn đã có các buổi làm việc trao đổi về sự phát triển của văn học hai nước với các giáo sư khoa Văn học Trường Đại học Haifa và Hội Nhà văn Israel. Đoàn cũng đã có các cuộc gặp gỡ với một số tác giả lớn như nhà văn Ronit Matalon, nhà văn Herzle Hakak, Chủ tịch hội Văn học Hebrew, và tham dự đêm thơ văn Việt Nam Israel tại Hội nhà văn Israel

Tại đêm giao lưu, nhà văn Herzle Hakak bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác hơn nữa giữa hai Hội để ngày càng có thêm nhiều tác phẩm của hai nước được chuyển ngữ, góp phần tăng cường hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai dân tộc trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Được biết, hiện Bộ Ngoại giao Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Israel đang xúc tiến dự án dịch một số tác phẩm đương đại Việt Nam sang tiếng Hebrew
 
Vietnam - Israel Business Forum​

Nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ cao giữa hai nước Việt Nam – Israel, sáng nay (18/1), tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Israel do Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Thương vụ Israel tại Việt Nam phối hợp tổ chức

Tham dự diễn đàn có 9 tập đoàn và doanh nghiệp Israel thuộc nhiều lĩnh vực như giám sát và xử lý ô nhiễm môi trường, viễn thông và công nghệ thông tin, sản xuất đồ uống, công nghệ nước, bảo quản nông sản sau thu hoạch, chăn nuôi bò sữa, ứng dụng công nghệ cao trong xây dựng đường xá….

Phát biểu tại diễn đàn, ông Đinh Xuân Lưu – Đại sứ Việt Nam tại Israel cho hay, Israel là một đất nước có nền kinh tế phát triển với các ngành công nghiệp kỹ thuật cao chiếm vai trò chủ đạo. Không chỉ là nước có trình độ phát triển cao trong lĩnh vực CNTT, công nghệ quốc phòng, công nghệ vũ trụ với những loại máy bay, những tàu biển không người lái… mà còn là nước có nền công nghệ sinh học phát triển, góp phần quyết định tạo ra năng suất lao động cao trong nông nghiệp. Đây là những lĩnh vực quan trọng trong chiến lược xây dựng một nước Việt Nam công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Ông Đinh Xuân Lưu cũng nhấn mạnh: “Diễn đàn lần này là cơ hội để các doanh nghiệp Israel tìm hiểu thị trường Việt Nam nói riêng, thị trường các nước ASEAN nói chung với gần 500 triệu người tiêu dùng vì năm 2010, Việt Nam là Chủ tịch ASEAN”

DSC0159.jpg

Ông Đinh Xuân Lưu - Đại sứ Việt Nam tại Israel đang phát biểu tại diễn đàn​

Về phía doanh nghiệp Israel, một đại diện cho rằng: “Israel là một nước tuy nhỏ nhưng là trung tâm về khoa học kỹ thuật. Trong thời gian tới, chúng tôi mong muốn được hợp tác lâu dài với Việt Nam nhằm đưa hai nước cùng phát triển”

toancanh.jpg

Tham dự diễn đàn là doanh nghiệp hai nước thuộc nhiều lĩnh vực​

Diễn đàn Việt Nam – Israel thực sự là cơ hội để doanh nghiệp hai nước trực tiếp gặp gỡ, giao lưu và đẩy mạnh quan hệ hợp tác

Israel có một nền kinh tế thị trường phát triển cao cùng với sự điều tiết tích cực của chính phủ. Nước này nhập khẩu các nhiên liệu hóa thạch(dầu thô, khí tự nhiên và than đá), ngũ cốc, thịt bò, các nguyên liệu thô và trang thiết bị quân sự. Dù có nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế, song trong 20 năm qua Israel vẫn đã luôn phát triển nhanh, nhất là trong các lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp. Israel tự túc được phần lớn lương thực trừ ngũ cốc và thịt bò. Kim cương, kỹ thuật cao, trang thiết bị quân sự, phần mềm, dược phẩm, hoá chất tinh chế và các nông sản (hoa quả, rau và hoa) là những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của nước này

Theo điều tra của Nhóm Ngân hàng Thế giới, Israel là nền kinh tế có môi trường kinh doanh tốt nhất và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nghiêm nhất ở khu vực Trung Đông mở rộng
 
Dân tộc Do Thái huyền thoại và đời thường​

Biết không thể chống đỡ nổi quân La Mã, dân Do Thái trong pháo đài quyết định tự sát chứ không đầu hàng. Để không vi phạm đạo luật Do Thái, họ đã tự sát bằng cách, các binh lính tự giết vợ con mình, sau đó giết lẫn nhau cho đến khi còn lại 10 người, rồi 2 người. Người chỉ huy cao nhất giết nốt người lính kia rồi tự sát. Vậy là, chỉ có 1 người vi phạm điều răn của Chúa

Theo lời mời của Bộ Ngoại giao Israel, mới đây lần đầu tiên một đoàn nhà văn Việt Nam đã đến thăm và làm việc tại Israel. Tham dự chuyến đi, nhà văn Đào Minh Hiệp có bài viết về đất nước và con người nơi đây. Xin giới thiệu cùng bạn đọc

Ngay trong ngày đầu tiên khi vừa đến Jerusalem, Đại sứ Việt Nam Đinh Xuân Lưu đã có buổi chiêu đãi Đoàn và một số lãnh đạo Bộ Ngoại giao Israel. Một điều làm chúng tôi rất cảm kích là ngoài bà Ruth Kahanoff, Phó Tổng vụ trưởng Tổng vụ châu Á - Thái Bình Dương Bộ Ngoại giao, còn có hai ông cựu Đại sứ Israel tại Việt Nam là David Madnai và Ephraim Matityau

Mở đầu cuộc gặp mặt, Đại sứ Đinh Xuân Lưu nói: "Trong các mối quan hệ về chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội giữa các quốc gia, không phải lúc nào các nước cũng tìm được sự đồng thuận và không phải tất cả mọi thành phần dân cư đều được thụ hưởng lợi ích như nhau từ các mối quan hệ đó. Song, trong các mối quan hệ về văn hóa, văn nghệ thì tất cả các nước đều nhanh chóng tìm được tiếng nói chung, và tất cả mọi thành phần dân cư đều được thụ hưởng lợi ích như nhau từ các mối quan hệ đó"

Không chỉ có các nhà văn chúng tôi là những người trực tiếp liên quan đến câu phát biểu của Đại sứ, mà ngay cả các cán bộ ngoại giao giàu kinh nghiệm của Israel cũng nhiệt thành vỗ tay tán thưởng và nâng cốc chúc mừng. Tuy nhiên, đối với chúng tôi, để có thể góp phần vào các mối quan hệ đó, việc đầu tiên là phải tìm hiểu về đất nước, con người

11_pho2086-450.jpg

Phố cổ ở Tel-Aviv​

Trong vốn hiểu biết của tôi trước đây, kiến thức về người Do Thái và đất nước Israel còn khá sơ sài. Tôi chỉ biết rằng thành phố Jerusalem là thánh địa của ba tôn giáo lớn là đạo Thiên chúa, đạo Do Thái và đạo Hồi. Nhưng tôi có một kỷ niệm đẹp về người Do Thái, đó là thầy giáo hướng dẫn luận văn tốt nghiệp của tôi - Tiến sĩ Vichtond Zinenko ở Trường Đại học Thăm dò địa chất Moskva cũng là một người Do Thái

Về nguồn gốc người Do Thái thì trong Kinh thánh kể rằng, sau trận Đại hồng thuỷ, chỉ còn ông Nôe (Noah) và ba người con là Ham, Sem và Jaspheth sống sót. Người Palestine thuộc dòng tộc của Ham và là những người đầu tiên đến định cư ở vùng đất Canaan nằm ở phía Đông Địa Trung Hải (Israel ngày nay). Còn người Do Thái thuộc dòng tộc của Sem, khi được tổ phụ Abraham đưa đến vùng đất Canaan, thì Chúa trời liền phán: "Ta sẽ ban đất này cho dòng dõi ngươi". Từ đó vùng đất Canaan được coi là Miền Đất Hứa của người Do Thái

Nhưng đó là chuyện trong Kinh Thánh, không biết hư thực ra sao, song kể từ đó, người Do Thái luôn dùng khái niệm "Miền Đất Hứa" để kêu gọi những người Do Thái trên khắp thế giới trở về Israel để lập quốc. Tuy nhiên, kể từ khi đến định cư ở đây, vùng đất sa mạc khô cằn sỏi đá này luôn bị các đế chế hùng mạnh lần lượt thôn tính và cai trị. Có thể vì Israel nằm ở vị trí chiến lược ven bờ Địa Trung Hải, giữa châu Âu, châu Phi và châu Á, giữa thế giới phương Tây và thế giới Ả Rập nên vùng đất này đã trở thành vật tế thần cho các triều đại và thế lực tôn giáo nhằm khẳng định vai trò thống soái của mình

Bắt đầu từ Babylone, rồi đến Ba Tư, Hy Lạp, La Mã, Byzantine, Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ, vương quốc Anh, và các thế lực tôn giáo như Hồi giáo Ả Rập và cuộc Thập tự chinh của Thiên Chúa giáo cũng tràn qua đây. Với dân số ít ỏi, tiềm lực quân sự yếu ớt, dân tộc Palestine và Do Thái không đủ sức kháng cự nên đã bị tàn sát và xua đuổi đi khắp nơi. Song, dù có phiêu bạt đến tận chân trời góc biển nào thì người Palestine và người Do Thái vẫn tìm về miền đất thánh của mình

Cuộc hành hương đầy máu và nước mắt của 2 dân tộc ấy tưởng đã kết thúc sau Đại chiến Thế giới lần thứ 2, khi Đại hội đồng Liên hiệp quốc phân chia lãnh thổ tranh chấp giữa người Do Thái và người Ả Rập thành 2 quốc gia. Theo đó, vùng Do Thái chiếm khoảng 55% diện tích và vùng Ả Rập (chủ yếu là người Palestine) khoảng 45%

Riêng thành phố Jerusalem do Liên hiệp quốc quản lý để tránh xung đột vì các bên đều cho đây là thánh địa của mình. Tuy nhiên, kế hoạch này đều không được hai bên chấp nhận nên xung đột lại nổ ra. Sau đó, vào lúc nửa đêm ngày 15/5/1948, nhà nước Israel được tuyên bố thành lập. Nhưng từ đó đến nay, các cuộc xung đột vũ trang, lúc căng thẳng, lúc thưa thớt, vẫn chưa bao giờ chấm dứt

Hôm đến làm việc với Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp thành phố cảng Haifa, khi giới thiệu tôi là nhà văn - dịch giả tiếng Nga thì mọi người đều ồ lên thích thú. Nữ Tiến sĩ Larisa Fialkova nhìn tôi thốt lên: "Anh đã gặp đồng hương rồi đấy!". Hóa ra, trong số 6 người có mặt thì có đến 5 người nguyên là công dân Xô viết nhập cư sau khi Liên Xô tan rã

Giáo sư văn học đồng thời là nhà văn Denis Sobolev tặng tôi cuốn tiểu thuyết mới nhất của anh với lời đề tặng "Với lòng khâm phục nhân dân Việt Nam". Câu đề tặng chân thành và giản dị ấy làm tôi nhớ về những tháng năm đẹp đẽ thời sinh viên ở Nga

Gặp những người Nga, tôi lại nhớ đến thầy giáo người Do Thái của tôi. Có lần trực ban ở ký túc xá sinh viên, thầy ghé vào phòng tôi và dừng lại khá lâu trước bức tranh nhỏ bằng sơn dầu tôi vẽ trong một chuyến đi picnic ra ngoại ô với các bạn Nga. Thầy gật gù: "Đúng là nước Nga, có hồn lắm". Hôm tôi bảo vệ thành công luận văn đạt điểm xuất sắc, thầy chúc mừng tôi và mời tôi đến nhà chơi. Hôm đó, theo tập quán Nga "khách khen thì chủ tặng" tôi mang tặng thầy bức tranh phong cảnh mà thầy tỏ ra thích thú. Không biết hiện giờ thầy ở đâu ?

Một trong số các cán bộ của Bộ Ngoại giao Israel tháp tùng chúng tôi trong những ngày làm việc là cô Sandra, khoảng 25 tuổi, xinh đẹp, vui tính và khá cởi mở. Sandra cho biết gia đình cô từ Rumani hồi hương về Israel từ những năm 90. Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận ra rằng, Israel là đất nước của những công dân Do Thái hồi hương từ khắp nơi trên thế giới

Trước Đại chiến thế giới lần thứ I, Jerusalem có khoảng 200 ngàn người, sau tăng lên 500 ngàn. Khi nhà nước Israel được thành lập vào năm 1948, chỉ trong khoảng 2 năm sau đó đã có 900 ngàn người trở về, gây nên tình trạng hỗn loạn về đời sống kinh tế xã hội. Làn sóng nhập cư lớn nhất là vào đầu những năm 90 khi hệ thống các nước Xã hội chủ nghĩa tan rã, chỉ riêng từ Liên Xô đã có khoảng 2 triệu người trở về trong tổng số 7 triệu dân Do Thái ở Israel

Người Do Thái, khi phiêu bạt khắp nơi trên thế giới, đa số là trí thức, hoạt động trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, kinh tế, giáo dục và văn học, nghệ thuật. Chính họ là lực lượng nòng cốt trong sự phát triển của Israel. Hiện nay trên toàn thế giới chỉ có 13 triệu người Do Thái, nhưng có đến 176 người Do Thái trong tổng số 806 người đoạt Giải thưởng Nobel (tính đến năm 2009). Dân tộc Do Thái đã sản sinh ra các tài năng kiệt xuất trong nhiều lĩnh vực như Karl Marx, Albert Einstein, Franz Kafka, Sigmund Freud, Boris Pasternak, Arthur Rubinstein...

Ở Mỹ, người Do Thái nắm các cơ quan tài chính và truyền thông lớn nhất, chủ tịch Ngân hàng thế giới qua các nhiệm kỳ đều là người Do Thái, 1/3 triệu phú và 1/5 giáo sư tại các trường đại học hàng đầu của Mỹ cũng là người Do Thái. Không biết có phải do người Do Thái thông minh và thành đạt như thế nên thường bị các đế quốc xua đuổi, tiêu diệt. Điển hình nhất là trong Đại chiến thế giới lần thứ 2, còn ngược dòng thời gian, vào năm 73 sau Công nguyên, quân La Mã chiếm đóng cũng đã thảm sát hàng chục ngàn người Do Thái tại thành phố Caesarea, khơi mào cho cuộc nổi dậy của người Do Thái dẫn đến vụ tự sát tập thể của gần một ngàn người tại pháo đài Masada

Chúng tôi đến tham quan Masada vào một ngày nắng đẹp, phải đi cáp treo mới lên được pháo đài nằm trên đỉnh núi cao hơn một ngàn mét giữa sa mạc khô cằn. Xưa kia, Masada vốn là một lâu đài nguy nga, tráng lệ và kiên cố do vua Do Thái Herod The Great xây dựng nên. Khi quân La Mã đánh chiếm Jerusalem, 900 người Do Thái, trong đó có 300 quân lính không chống cự nổi phải rút lui về phía Biển Chết và dừng lại ở Masada để kháng cự

Quân La Mã điều 10 ngàn binh lính đuổi theo, quyết tiêu diệt cho bằng được. Vì pháo đài nằm trên đỉnh núi rất hiểm trở, không thể tấn công lên, nên quân La Mã bèn xây tường thành chặn tất cả các lối lên xuống để cắt đường tiếp tế lương thực và nước uống. Sau 3 năm kháng cự, lương thực cạn kiệt, biết không thể chống đỡ nổi quân La Mã, dân Do Thái trong pháo đài quyết định tự sát chứ không đầu hàng. Tuy nhiên, kinh thánh của đạo Do Thái nghiêm cấm việc tự sát vì cho rằng cuộc sống của con người là do Chúa ban tặng, chỉ có Chúa mới có quyền lấy đi

Để không vi phạm đạo luật Do Thái, những người trên pháo đài đã tự sát bằng cách, các binh lính tự giết vợ con mình, sau đó giết lẫn nhau cho đến khi còn lại 10 người, rồi 2 người. Người chỉ huy cao nhất giết nốt người lính kia rồi tự sát. Vậy là, chỉ có 1 người vi phạm điều răn của Chúa. Ngày nay, pháo đài Masada được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, là một điểm tham quan du lịch rất hấp dẫn du khách. Còn tôi, khi rời tay khỏi chiếc tủ kính trưng bày những mảnh gốm ghi tên 10 chiến binh cuối cùng, tôi cứ bâng khuâng tự hỏi, liệu sống ở thời ấy, gần hai ngàn năm trước, một kẻ vô thần như tôi có thể hành động như họ ?

Cuộc tự sát tập thể trên pháo đài Masada chính là khúc ca bi tráng đầy máu và nước mắt của người Do Thái

Nhà Văn Đào Minh Tiệp
 
Việt Nam muốn tăng hợp tác nhiều mặt với Israel​

Is.jpg

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Tổng thống Nhà nước Israel Shimon Peres sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 22-26/11/2011

Đây là chuyến thăm cấp cao nhất của lãnh đạo Israel tới Việt Nam kể từ khi hai nước lập quan hệ ngoại giao năm 1993

Israel nằm ở phía Đông Địa Trung Hải, phía Bắc giáp Lebanon, Đông Bắc giáp Syria, Đông giáp Jordan, Nam và Tây-Nam giáp Ai Cập

Israel có diện tích gần 21.000 km2, kể cả Đông Jerusalem với dân số khoảng 7,5 triệu người

Mặc dù vốn là đất nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, phần lớn đất đai khô cằn, nhưng nhờ công nghệ cao rất phát triển và được ứng dụng vào sản xuất trong tất cả các ngành nông nghiệp (cải tạo đất, giống, tưới tiêu, tổ chức sản xuất, bảo quản, chế biến sau thu hoạch); công nghiệp, quốc phòng…

Israel đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế; được xếp vào hàng các nước phát triển và là một trong 25 nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới

Năng suất và chất lượng các sản phẩm nông nghiệp của Israel đứng đầu thế giới. Ngành công nghiệp của nước này cũng rất phát triển với tỷ lệ sản xuất công nghiệp phục vụ xuất khẩu chiếm tới gần 90% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, đứng thứ hai về số lượng các công ty công nghệ thông tin, chỉ sau thung lũng Silicon của Hoa Kỳ

Năm 2010, GDP của Israel đạt 201 tỷ USD, tăng trưởng kinh tế 3,4%

Ngay sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao (2/7/1993), hai nước Việt Nam và Israel đã có nhiều hoạt động mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đào tạo, trao đổi kinh nghiệm khoa học-công nghệ… đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiêp, thủy lợi, y tế

Quan hệ giữa hai nước gần đây phát triển tốt. Tháng 3/2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thông qua chủ trương thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước

Israel rất chú trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam, chủ động cử nhiều đoàn cấp cao vào Việt Nam. Quan hệ kinh tế giữa hai bên thông qua đó cũng được thúc đẩy hơn

Kim ngạch thương mại Việt Nam-Israel năm 2010 đạt hơn 220 triệu USD, tăng 34% so với năm 2008. Việt Nam xuất khẩu giầy dép, quần áo, nông sản và nhập từ Israel thiết bị công nghệ cao, hoá chất, phân bón…

Năm nay, Israel tiếp tục cấp tín dụng bổ sung cho Việt Nam 100 triệu USD

Israel xếp thứ 54 trong tổng số 93 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với chín dự án và tổng số vốn đăng ký gần 33,8 triệu USD

Các công ty Israel tham gia liên doanh, đầu tư vào một số dự án ở Hà Nội, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh…

Với những kinh nghiệm quý của mình, Israel đã cử chuyên gia sang chuyển giao công nghệ tại Việt Nam, thiết lập các trại nông nghiệp mẫu tại Hà Giang, Hà Tây, Hà Nội.

Một số dự án hợp tác nông nghiệp (trồng hoa, rau, cây ăn quả, chăn nuôi bò sữa) sử dụng công nghệ của Israel tại Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Đà Lạt và Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những kết quả bước đầu và đang phát huy hiệu quả.

Bên cạnh đó, Israel cũng thường xuyên cung cấp học bổng đào tạo thực tập sinh ngắn hạn cho cán bộ Việt Nam trong lĩnh vực mà Israel có thế mạnh như khoa học, công nghệ, nông nghiệp, thủy lợi, môi trường…

Những năm qua, Israel cũng cử nhiều đoàn y, bác sỹ tổ chức khám chữa bệnh miễn phí tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung Việt Nam

Đây cũng là một thị trường lao động của Việt Nam, năm 2010, có khoảng 1.000 lao động Việt Nam làm việc tại Israel…

Đón Tổng thống Shimon Peres thăm chính thức, Việt Nam khẳng định chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam trong quan hệ với các quốc gia Arập và Israel, thể hiện mong muốn tăng cường hợp tác nhiều mặt với Israel, đặc biệt trong các lĩnh vực Israel có thế mạnh như khoa học công nghệ, đầu tư, thương mại, lao động, du lịch, công nghiệp quốc phòng…
 
Tổng thống Israel thăm Việt Nam

111123145356_peres_304x171_afp_nocredit.jpg

Tổng thống Peres cũng đã mời Chủ tịch Sang tới thăm Israel​

Ông Shimon Peres vào hôm thứ Tư bắt đầu chuyến thăm đầu tiên của một tổng thống Israel tới Việt Nam sau 18 tháng trì hoãn

Việc trì hoãn chuyến đi xảy ra sau khi Hà Nội lên án cuộc đột kích của Israel trên chiếc tàu cứu trợ tới Gaza

Ông Peres từng lên kế hoạch thăm Việt Nam trong tháng 6 năm 2010, nhưng Hà Nội Bấm đã hoãn sau khi biệt kích của Israel giết chết chín nhà hoạt động Thổ Nhĩ Kỳ trên một chiếc tàu nhỏ trên đường tới Gaza

Chuyến thăm bốn ngày lần này được cho là để mở rộng quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia có thương mại hai chiều đạt chỉ khoảng 220 triệu đôla vào năm ngoái

"Chúng tôi đồng ý mở rộng hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp. Israel sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam," ông Peres cho biết sau khi ông và Chủ tịch Trương Tấn Sang chứng kiến ​​lễ ký thỏa thuận hợp tác về vận tải biển và một văn bản hợp tác tài chính

Phái đoàn của phía Israel bao gồm Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Daniel Hershkowitz và Bộ trưởng Nông nghiệp Orit Noked cũng như vài chục đại diện từ khu vực công nghệ cao, "an ninh", nông nghiệp và các công ty khác, thông cáo từ văn phòng ông Peres cho biết

Việt Nam và Israel thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1993 nhưng Hà Nội không mở sứ quán tại Tel Aviv cho đến năm 2009

Muốn mua vũ khí ?

"Mọi chuyện rất kín đáo và rất khó biết được bất kỳ điều gì"
Giáo sư Carl Thayer


Ông Carl Thayer, một nhà phân tích về Việt Nam, nói ông nghi ngờ ngành công nghiệp quốc phòng của Israel trong nhiều năm đã âm thầm cung cấp cho Việt Nam các thiết bị kỹ thuật tinh vi, mặc dù chi tiết còn khá mơ hồ.
"Mọi chuyện rất kín đáo và rất khó biết được bất kỳ điều gì", ông Thayer nói với hãng thông tấn AFP

Vào tháng Chín năm nay một phái đoàn cao cấp do Trung tướng Trương Quang Khánh, thứ trưởng quốc phòng Việt Nam thăm Israel để bàn về hợp tác quân sự

Chuyến đi được xem có nhiều khả năng là tập trung vào việc mua vũ khí

Một số nguồn tin nói quân đội Việt Nam muốn mua hỏa tiễn của Israel hoặc trực tiếp, hoặc qua ngả Đông Âu, nơi một số quốc gia như Ba Lan sử dụng công nghệ Israel để sản xuất quân khí

Được biết Trung Quốc đã và đang quan tâm nhiều tới việc mua vũ khí của Israel tuy động thái này gặp phải sự Bấm phản đối của Hoa Kỳ

"Chúng tôi không thể bán vũ khí cho Trung Quốc vào lúc này," một quan chức quốc phòng cấp cao của Israel nói với tạp chí quốc phòng Jane’s Defence vào ngày 14 tháng 11

"Đây là lệnh chung và tất cả các khu vực thuộc công nghiệp quốc phòng Israel biết về chủ trương này," quan chức này nói thêm
 
Vietnam-Israel ký kết hợp tác vận tải biển, tài chính​

Hai bên cho rằng Việt Nam và Israel có nhiều tiềm năng hợp tác trên nhiều lĩnh vực, tuy nhiên mức độ hợp tác còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng mong muốn hai bên

Sau hội đàm sáng 23/11, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Shimon Peres đã chứng kiến lễ kí kết các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Israel gồm: Hiệp định Vận tải biển; Văn bản bổ sung Nghị định thư hợp tác tài chính

Trong cuộc họp báo nhanh thông báo về kết quả hội đàm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Shimon Peres đã khẳng định quyết tâm của lãnh đạo hai nhà nước đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới, phát triển hợp tác và cùng có lợi. Việt Nam đánh giá cao chuyến thăm đầu tiên của Tổng thống Israel, tin tưởng chuyến thăm tạo xung lực mới thúc đẩy quan hệ hai nước

Lãnh đạo hai nước cũng nhất trí tiếp tục trao đổi các đoàn các cấp, đặc biệt là ở cấp cao, triển khai thực hiện hiệu quả các thỏa thuận trước đây cũng như văn kiện vừa kí kết. Hai bên cũng thống nhất nhiều biện pháp thúc đẩy hợp tác hai nước, nhất là trong lĩnh vực kinh tế thương mại, khoa học kỹ thuật, văn hóa

Hai bên cho rằng Việt Nam và Israel có nhiều tiềm năng hợp tác trên nhiều lĩnh vực, tuy nhiên mức độ hợp tác còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng mong muốn hai bên

Trong dịp này, hai bên đã kí hai văn kiện hợp tác trên các lĩnh vực vận tải biển và tài chính và đây sẽ là cơ sở để hai nước nâng quan hệ cả về chiều rộng và chiều sâu

Hai bên cũng nhất trí sớm thành lập ủy ban liên chính phủ Việt Nam- Israel. Việt Nam hoan nghênh các doanh nghiệp Israel đầu tư vào Việt Nam và mong muốn Israel hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Israel

Cùng ngày, tại Nhà khách Chính phủ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tổ chức tiệc chiêu đãi chào mừng Tổng thống Israel Shimon Peres và Đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Israel
 
Tổng thống Israel​

Hôm nay (23.11), Tổng thống Shimon Peres bắt đầu thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang. Nhân dịp này, Ðại sứ quán Israel đã gửi Lao Ðộng bài viết của Tổng thống Shimon Peres về ấn tượng và tình cảm kính trọng của ông với Chủ tịch Hồ Chí Minh và đất nước Việt Nam


20111123075048Peresjpg-081534.jpg

Tổng thống Israel Shimon Peres​

Kỷ niệm sống động

Một trong những kỷ niệm sống động nhất trong tôi, là sự gắn bó giữa Thủ tướng Ben Gurion - Thủ tướng đầu tiên của Nhà nước Israel - với Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sáng lập và đứng đầu Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trong khoảng một tuần của năm 1946, tại khách sạn Royal-Monceau ở Paris, ngày nào hai nhà lãnh đạo cũng gặp nhau, hôm thì tại phòng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và hôm khác, tại phòng của Thủ tướng Ben Gurion. Họ dõi theo kết quả các cuộc đàm phán của mỗi bên. Thủ tướng Ben Gurion nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh kể về tiến triển trong cuộc đàm phán với người Pháp. Ngược lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh lắng nghe Thủ tướng Ben Gurion kể về tiến trình đàm phán của mình với người Anh

Khi cuộc đàm phán với Pháp thất bại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến chào tạm biệt Thủ tướng Ben Gurion và nói Người không còn lựa chọn nào khác, ngoài chiến đấu

Thủ tướng Ben Gurion rất cảm động trước tấm lòng với đất nước của Hồ Chí Minh. Vì lẽ đó, Israel luôn luôn dành sự kính trọng cao nhất cho đất nước và con người Việt Nam

Quyết tâm xây dựng tương lai

Trong chuyến thăm của tôi đến Việt Nam, tôi muốn bày tỏ lòng tôn trọng của cá nhân tôi đối với đất nước này - một quốc gia rất năng động trong quá trình phát triển và đầy lòng quyết tâm xây dựng tương lai của mình. Đây là một đất nước không ngơi nghỉ! Việt Nam luôn cố gắng thúc đẩy các giá trị về công lý và bình đẳng trong một nền kinh tế thịnh vượng, một hệ thống giáo dục tốt, với những người dân kiên cường. Một đất nước mà người “Cha già” Hồ Chí Minh đã mở đường để đi tới độc lập và tự do, ngay từ khi mục tiêu đó dường như là rất xa và vô vọng

Chủ tịch Hồ Chí Minh là niềm tự hào khi toàn thế giới nói về Việt Nam trong thời đại mới

Cách đây vài thập kỷ, Việt Nam bắt tay vào công cuộc cải tổ nền kinh tế để biến Việt Nam thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất, đứng đầu trong khu vực, trong khi vẫn duy trì được những giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội

Ngoài ra phải thấy rằng, thành tựu kinh tế của Việt Nam là kết quả của một hệ thống giáo dục đáng ghi nhận. Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn xoá nạn mù chữ và thiết lập nền giáo dục cơ bản trước đó chưa hề có

Đây cũng là công thức cho sự thành công của Việt Nam ngày hôm nay. Phát triển trên một nền kinh tế ổn định, thịnh vượng nhờ vào một hệ thống giáo dục mạnh mẽ, là con đường đã đưa cách mạng Việt Nam đến những kết quả phi thường

Israel là một nước nhỏ với nguồn tài nguyên thiên nhiên khiêm tốn. Tuy nhiên, Israel hiện đã trở thành một trong các quốc gia hàng đầu thế giới về khoa học, nông nghiệp và công nghệ

Lịch sử cho thấy chúng ta sẽ có một tương lai tốt đẹp, dựa trên giá trị của các nhà lãnh đạo luôn trân trọng tự do, bình đẳng và công lý

Hôm nay, tất cả chúng ta đều đang được hưởng di sản vĩ đại của họ

Shimon Peres
 
Tổng thống Israel kết thúc chuyến thăm Việt Nam​

sp2.jpg

Tổng thống Israel Shimon Peres​

Ngày 26/11, Tổng thống Israel Shimon Peres cùng đoàn đại biểu cấp cao Israel đã rời Hà Nội, kết thúc chuyến thăm Việt Nam

Ngày 26/11, Tổng thống Israel Shimon Peres cùng đoàn đại biểu cấp cao Israel đã rời Hà Nội, kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam, theo lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Trong thời gian thăm Việt Nam, Tổng thống Israel Shimon Peres đã hội đàm với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, hội kiến với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng

Lãnh đạo hai nước bày tỏ hài lòng trước sự phát triển đáng khích lệ của quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước thời gian qua, khẳng định quyết tâm nhằm tăng cường và phát triển hơn nữa mối quan hệ này trong thời gian tới, đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, nông nghiệp, thương mại, đầu tư và du lịch...

Hai bên cho rằng Việt Nam và Israel có nhiều tiềm năng hợp tác, tuy nhiên mức độ thực hiện còn chưa tương xứng

Hai bên cũng trao đổi ý kiến về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm và bày tỏ mong muốn tăng cường trao đổi thông tin, tích cực góp phần vào các nỗ lực chung vì mục tiêu hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển

Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước Tây Á, trong đó có Israel; ủng hộ việc thúc đẩy đối thoại, giải quyết hoà bình các xung đột, trong đó có xung đột Israel- Palestine, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đảm bảo lợi ích chính đáng của các bên liên quan

Trong dịp này, hai bên đã ký hai văn kiện hợp tác: Hiệp định Vận tải biển, văn bản bổ sung Nghị định thư hợp tác tài chính. Hai bên cũng nhất trí sớm thành lập ủy ban liên chính phủ Việt Nam-Israel. Việt Nam hoan nghênh các doanh nghiệp Israel đầu tư vào Việt Nam và mong muốn Israel hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Israel

Nhân dịp này, Tổng thống Shimon Peres đã trân trọng mời Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm hữu nghị chính thức Israel. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã cảm ơn và vui vẻ nhận lời. Thời gian chuyến thăm sẽ được ấn định qua đường ngoại giao

Tổng thống Shimon Peres cũng đến đặt vòng hoa tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Israel, cùng đoàn đại biểu cấp cao Israel tham quan Vịnh Hạ Long
 
Việt Nam liệu có thành Israel thứ hai ?​

Bài học quý của Israel được một địa phương Việt Nam học tập bằng cách bỏ ra mấy triệu USD nhập về 2 khung nhà vườn để rồi cái khung nhà đắt tiền ấy bỏ trống còn rau quả bán ra thị trường thì trồng trên mấy thửa đất bên ngoài

Nhập khẩu kĩ thuật

Chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp của Israel có từ thời lập quốc (1948) . Một triệu người dân cô đơn trên vùng sa mạc khô cằn đã bảo đảm nhu cầu thực phẩm ngay cả trong hoàn cảnh chiến tranh. Sau 10 năm (1958), Israel đã trở thành một quốc gia xuất khẩu nông sản cho châu Âu và cả cho vùng đất mầu mỡ châu Phi

Bài học quý này được một địa phương Việt Nam học tập bằng cách bỏ ra mấy triệu USD nhập về 2 khung nhà vườn của Israel với hệ thống đóng mở cửa chiếu sáng tự động, phối hợp dàn máy điều hòa nhiệt độ, quạt gió, máy phun mưa tạo độ ẩm. Máy tính điều khiển tưới nước tự động vào các khay nhựa đựng giá thể trồng rau dưa...

Năm 2009, chúng tôi đến tham quan và hỏi các vị đang vận hành: "Ngoài vườn kia rau xanh tốt với khí hậu ẩm ướt tự nhiên, tại sao ta lại phải chui vào ngôi nhà kính nửa mùa này để tạo ra một môi trường ẩm ướt giả tạo"

Không có câu trả lời, chỉ có một thực tế là cái khung nhà đắt tiền ấy bỏ trống còn rau quả bán ra thị trường thì trồng trên mấy thửa đất bên ngoài

Việt Nam với 67% dân số vẫn mưu sinh bằng nông nghiệp, trong 15 năm qua đã đem về cho Việt Nam các thành quả lớn về nông nghiệp như số lượng gạo, cà phê, cao su, hải sản xuất khẩu luôn là "top ten" của thế giới

Sự trăn trở một thời của Hà Nội

Ngoại thành Hà Nội đã có thời nông nghiệp phát triển. Từ năm 1965, công trình thủy nông đã đảm bảo tưới nước cho 9.000 ha lúa và mầu huyện Đông Anh. Trong 5 năm (1961-1965) đã xây dựng 47 trạm bơm điện chủ động tưới tiêu cho 85% đất trồng trọt. Trong muôn vàn khó khăn, Hà Nội đã trang bị 40 điểm cơ khí nhỏ phục vụ nông nghiệp. Trạm máy kéo ở Thanh Trì, vùng hoa quả đặc sản ở Từ Liêm, 11 xã Đông Anh đã có điện, Gia Lâm nổi tiếng rau mầu

Những năm đầu mở cửa, Hà Nội háo hức trông sang cái nhà máy đèn hình bên Sài Đồng .Cả thành phố ước ao sẽ đi lên bằng công nghệ điện tử. Bắc cầu Thăng Long là khu công nghiệp liên doanh, phía Nam cầu là khu công nghệ phần mềm...

Hà Nội định hướng công nghệ cao làm mũi nhọn. Năm 2003, sau khi hàng ngàn hecta nông nghiệp chuyển đổi thành đô thị, khu công nghiệp, sân golf.... một vị lãnh đạo thành phố lúc ấy trăn trở: "Một sào là 360m2 . Một năm là là 365 ngày. Kể như là một ngày sống với 1m2 đất. Làm gì để sống ? Phải thành lập những doanh nghiệp sau những lũy tre làng , bằng vốn liếng của những người ở tại chỗ và cả những người nơi khác đến đầu tư. Không chỉ giải quyết được lao động dư thừa, tăng thu nhập,mà còn giúp người nông dân làm quyen với tư duy doanh nghiệp thực sự

Nhà nước sẽ có nhiều biện pháp hỗ trợ hữu hiệu cho các doanh nghiệp nay.." (VNN12/07/2002). Vị lãnh đạo này cũng đã thử nghiệm mô hình "doanh nghiệp nông nghiệp", không biết số phận mô hình ấy bây giờ ra sao

quyhoachdatJPG2.jpg

Hiện trang sử dụng đất Quy hoạch phát triển nông nghiệp Hà Nội​

Tại phía Nam huyện Sóc Sơn, một nhóm trí thức trẻ đã tạo lập một vườn rau hữu cơ rộng vài ngàn m2 kẹt giữa các khu đô thị và công nghiệp dở dang. Có 9 hộ nông dân tham gia sản xuất, họ cung cấp rau hữu cơ ổn định cho gần 400 gia đình nội thành từ 2008 đến nay. Mỗi năm, doanh thu 20 triệu đồng/ sào (360m2)

Thu nhập nông dân đang dần vượt lương công nhân khu CN cạnh đó. Nông phẩm của họ vượt qua các cuộc kiểm tra nghiêm khắc của cơ quan giám định độc lập. Vườn rau nhỏ nhưng là nơi viếng thăm của hàng ngàn lượt học sinh thành phố, hàng chục đoàn tham quan nghiên cứu nông nghiệp trong và ngoài nước

Bài toán đất

Phát triển nông nghiệp không thể tách rời đất nông nghiệp. Năm 2007, trước khi về nhập về Hà Nội, Hà Tây còn hơn 100.000 ha đất nông nghiệp. Năm 2008, Hà Nội mở rộng thành 342.000 hecta, quy hoạch sử dụng đất 2010-2020, dự kiến chuyển đổi gần 37.000 ha đất nông nghiệp sang đất đô thị (trong đó có gần 23.000 ha đất lúa nước, gần 2.500 ha đất trồng cây lâu năm..)

Cả Hà Nội giữ lại gần 41.000 hecta đất nông nghiệp. Một điều dễ nhận thấy là trong khi các quy hoạch đô thị ra đời rất nhanh, vẽ vời hoa lá thì Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp còn rất mờ nhạt

Chưa có sơ đồ rõ ràng xác định chỉ giới khoanh vùng bảo vệ đất đai để sản xuất nông nghiệp / hệ thống thủy lợi ( tưới tiêu và hồ chứa) / khoảng giãn cách cấm xây dựng đô thị/ hệ thống thu gom, chế biến, phân phối...

TS Alan Phan đã gợi ý cần suy tính lại vì Việt Nam nếu cứ gia công sản xuất hàng rẻ để xuất khẩu, nhập siêu nguyên liệu và ô nhiễm môi trường... không hiệu quả thì có thể Nông nghiệp và nông dân Việt Nam có thể vực dậy một nền kinh tế đang nhiều trắc trở

Tại Hà Nội, hiện tại cũng có thể biến các khu đất BĐS đang lạnh đi từng ngày trở thành các dự án sản xuất nông nghiệp đầy sức sống. Nếu như sản xuất đèn hình TV đã tàn lụi, ghép các khối linh kiện thành máy tính đã lỗi thời, sản xuất thép bằng cách dùng lò điện để nấu chảy sắt phế liệu...nhiều nơi đóng cửa, lắp ráp xe máy giờ đây rất khó bán... còn nhà vườn sinh thái, chung cư cao tầng hay nhà thu nhập thấp đồng loạt thưa vắng người mua.. thì nên chăng Hà Nội ta thử vực lên nông nghiệp chất lượng cao. Nếu giấc mộng nhà lầu xe hơi không thành, thì chí ít Hà Nội ta cũng dư giả đồ ăn, thức uống !

Trần Huy Ánh
 
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tiếp đoàn đại biểu Israel​

- Chiều 6/1 tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã tiếp đoàn đại biểu thành phố Tel Aviv Yafo (Israel) do Thị trưởng Ron Huldai làm Trưởng đoàn sang thăm Việt Nam từ ngày 4-6/1.

PTTHoangTrungHai.jpg

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tiếp Thị trưởng Ron Huldai​

Tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải bày tỏ vui mừng trước mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa thành phố Hà Nội (Việt Nam) và thành phố Tel Aviv Yafo (Israel) đang phát triển rất tích cực trên nhiều lĩnh vực

Đánh giá cao sự giúp đỡ về đào tạo nguồn nhân lực của thành phố Tel Aviv Yafo đối với thành phố Hà Nội, Phó Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng và ủng hộ hai thành phố của hai nước thúc đẩy quan hệ hợp tác, qua đó góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Israel

Về phía mình, Thị trưởng Ron Huldai cho biết, đoàn đã có các buổi làm việc với UBND TP Hà Nội và Bộ Xây dựng nhằm chia sẻ mối quan tâm chung về các vấn đề lớn hiện nay, đặc biệt là chiến lược phát triển đô thị

Đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong điều hành phát triển kinh tế- xã hội thời gian vừa qua, ông Ron Huldai mong muốn hai bên tiếp tục thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác hữu nghị, đồng thời khẳng định sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ Hà Nội trong vấn đề phát triển đô thị, tạo mọi điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp ở TP Tel Aviv Yafo đầu tư vào Việt Nam
 
1000 Vietnamese farmers to study in Israel this summer​

The project is part of a broad plan, led by the President, to boost economic cooperation between Israel and Vietnam
mashavagriculture.jpg

Illustration: Participants in MASHAV international course on enterprises in agricultural areas​


The interministerial committee of the Ministries of Agriculture, Finance, the Interior and Foreign Affairs (MASHAV) announced that the number of participants from Vietnam in this summer’s agricultural training program will be tripled

The announcement comes in the wake of President Shimon Peres' visit to Vietnam, as part of a broad plan, led by the President, to boost economic cooperation between Israel and Vietnam. Seven hundred trainees will join the 300 agricultural students in the basic initiative, bringing the number of Vietnamese agricultural trainees this coming summer to 1000

As part of the project, trainees from several Asian countries (mainly Cambodia, Myanmar and Vietnam) will come to Israel for an eleven-month combined work-study program in the regional councils of Ramat Negev and the central Arava. The project does not require funding by either the Vietnamese or the Israeli governments - the only cost is the plane tickets, borne by the farmers, who will be paid a monthly minimal wage during the 11-month program

Among the economic advantages of the program: the trainees will establish agricultural farms in their own countries, spending tens of millions of dollars on advanced Israeli technologies - greenhouses, drip irrigation equipment, seeds, etc. As a result of the increase in the scope of the program, investments of Israeli companies in Vietnam are expected to increase, and the strengthening of agricultural-economic ties will bring millions of dollars to the Israeli economy

From a political point of view, the program will strengthen ties between Israel and Vietnam, eager for advanced agricultural training, high-tech and innovation-based. From the aspect of public diplomacy, thousands of trainees over the years return to their countries as good-will ambassadors of Israel and its advanced technologies

Shmuel Rifman, Council Mayor of the Ramat Negev Regional Council, welcomed the decision and stressed that the increased number of Vietnamese farmers is a fortuitous event for Negev and Arava farmers. It’s a win-win situation for all involved - the Israeli and Vietnamese governments, the students who return to Vietnam, the Negev farmers who get capable workers for the duration of the program, the State of Israel that gets loyal good-will ambassadors, and Israeli agriculture that enjoys a spreading reputation in the emerging markets of Asia

The Director General of the President's Office, Efrat Duvdevani, expressed satisfaction with the interministerial committee's decision and said that the visit by President Peres to Vietnam opened many doors to strategic cooperation between the two states

She added that the President's Office is working on a broad action plan to promote the countries’ common interests in a great many areas in addition to agriculture, especially in the fields of energy, infrastructures and security

Communicated by the Office of the President of Israel
 
Câu đối Tết đặc biệt ở đất nước Do Thái​

- Đón xuân Nhâm Thìn 2012, ngoài các hoạt động thường niên, kiều bào ở Tel Aviv còn có một đôi câu đối đặc biệt từ Sứ quán Việt Nam tại Israel.

“Mừng xuân Sứ quán đồng tâm vì quan hệ hai nước
Vui Tết Cộng đồng hiệp lực đi kết nối đôi quê”

Cộng đồng người Việt tại Israel không đông như ở những nước khác. Tại đây, người Việt chỉ có khoảng trên dưới 200 người là công dân Israel gốc Việt, định cư từ những năm 78-79

Thế hệ Việt kiều thứ 2 có nhiều người nói được tiếng Việt, hầu như là những người đến Israel từ khi còn trẻ, hoặc sinh ra trên mảnh đất này. Tuy nhiên, có một số gia đình mà chồng/vợ là người Do Thái thì việc gìn giữ ngôn ngữ Việt là rất khó, vì đây không phải là thứ tiếng giao dịch hàng ngày

Mặc dù vậy, các gia đình người Việt đều cố gắng giữ gìn phong tục tập quán của người Việt như tục giỗ, Tết truyền thống

Trong dịp Tết cổ truyền Việt Nam, các gia đình làm nghề tự do hoặc doanh nghiệp tư nhân đều cố gắng công việc để thu xếp nghỉ đón Tết. Tất cả đều cố gắng chuẩn bị các món ăn thuần Việt như giò, chả, bánh chưng, bánh Tét và đi thăm hỏi, chúc Tết lẫn nhau

Do phần đông kiều bào là người miền Nam nên bánh Tét là phổ biến hơn cả trong dịp Tết. Ở Israel rất nhiều trang trại trồng chuối nên không có tình trạng “khan” lá như ở những nơi khác

Ngoài bà con Việt kiều, cộng đồng người Việt ở đây có khoảng gần 1.000 lao động xuất khẩu và gần 400 Tu nghiệp sinh nông nghiệp (TNS). Các TNS và lao động đều được nghỉ 1 ngày để đón Tết (ngày 1 Tết)

Các lao động ở riêng lẻ, làm việc ở các trang trại tư nhân. Nơi nào đông nhất có 10 người, có nơi chỉ 1 người, còn phần đông là 3-4 người

Mặc dù vậy, tùy điều kiện tại chỗ, mọi người đều cố gắng tập trung đón Tết. Tuy người Do Thái ít ăn thịt heo nhưng thực phẩm cho cộng đồng làm món ăn Việt thì không hề thiếu, kể cả gạo nếp (Do những người Do Thái từ Nga về khá đông, nên họ có các trang trại chăn nuôi heo)

Hai năm kế từ khi thành lập (2009), Đại Sứ quán Việt Nam năm nào cũng tổ chức đón Tết Nguyên đán cho cộng đồng, và có sự tham gia của TNS và lao động

Các gia đình có dâu rể là người Do Thái cùng đến chung vui dịp xuân về. Họ cũng coi đây là ngày lễ của gia đình họ (Điều đặc biệt là hầu hết các gia đình đều xin quốc tịch Việt Nam cho con)

Trong dịp này, ĐSQ cũng chuẩn bị bánh chưng, các món ăn truyền thống, kể cả giò chả mua từ Việt Nam sang

Những ngày này, thời tiết Israel không khác gì ở Việt Nam. Do đó, cộng đồng tại đây không thiếu hoa, với hoa đào, hoa mận nở tưng bừng khắp nơi. Nhiều người vẫn cảm thấy một “không khí Tết Việt” giữa Israel xa xôi
 
Liên Hiệp Quốc thông qua chính sách "Chú trọng phát triển kinh doanh"
download_zps060fc203.jpg

Nghị quyết của Israel do LHQ thông qua​

Theo Globes và CNN – Vừa qua Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết do Israel đề xuất về việc khuyến khích kinh doanh đối với khối doanh nghiệp tư nhân và công cộng

Đây là phương pháp tối ưu để đương đầu với tình trạng nghèo đói và giúp tạo thêm công ăn việc làm. 129 quốc gia đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết này (31 phiếu chống, 9 phiếu trắng)

“Tinh thần kinh doanh và sáng tạo của Israel đã chiếm ưu thế tại Liên hợp quốc” – theo ông Ron Prosor, Đại sứ Israel tại LHQ. “Là một quốc gia được thành lập trong muôn vàn khó khăn, nay chúng tôi đã có thể tạo ra nhiều cơ hội cho người tài và trở thành một siêu cường quốc trên thương trường

Xây dựng văn hóa kinh doanh có thể tạo ra những điều thần kì và đưa nền kinh tế tiến lên phía trước. Đầu tư vào nguồn nhân lực là thông điệp chính mà Israel muốn gửi tới các nước đang phát triển

Báo cáo của Phái đoàn Israel tại Liên hợp quốc và Chương trình MASHAV cho thấy rất nhiều tài năng trẻ tại các nước đang phát triển hiện đang đối mặt với những trở ngại quan liêu, rào cản xã hội và gặp khó khăn về tài chính, mặc dù hoạt động kinh doanh là một công cụ quan trọng trong phát triển kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc sống và nâng cao chất lượng môi trường

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, LHQ đã phê chuẩn một nghị quyết mà trong đó nhấn mạnh rằng phát triển kinh doanh là giải pháp để chống lại nghèo đói – theo Globes

Nghị quyết này kêu gọi các chính phủ và công ty tư nhân tăng cường vận động các tổ chức tài chính trong nước hỗ trợ những cá nhân không tiếp cận được với các dịch vụ ngân hàng, khuyến khích các quốc gia này áp dụng các cơ cấu hành chính và quy định để sớm cung cấp các dịch vụ tài chính cho những đối tượng này, đặc biệt là phụ nữ

CNN đưa ra một ví dụ về một trong những sáng kiến kinh doanh trong nước: Albina Ruiz, người sáng lập công ty Ciudad Saludable có trụ sở tại Lima, đây là đứa con tinh thần của những lợi ích kinh tế và kinh doanh, tạo ra giá trị xã hội to lớn. Cô đã cho xây dựng một hệ thống xử lý rác thải dựa vào cộng đồng, góp một phần không nhỏ vào và ngày càng quan trọng trong việc cải thiện nguồn nước sạch và sức khỏe con người ở Peru và các nước Mỹ La tinh khác. Chỉ mới bắt đầu công việc này 10 năm trước, đến nay cô đã hỗ trợ được hơn 3 triệu người ở những khu vực nghèo tại Lima

CNN đánh giá cao phái đoàn Israel về việc khuyến khích sự tham gia của các nước thành viên trong cuộc đối thoại này, một cách tiếp cận mang tính toàn cầu giúp khuyến khích tinh thần kinh doanh. Việc ra nghị quyết sẽ giúp trang bị cho các nhà lãnh đạo thế giới hành trang để giải quyết các vấn đề kinh tế xa hội phức tạp và liên tục thay đổi trong bối cảnh hiện nay

itrade.gov.il
 
Ứng dung Israel CleanTech trên Facebook

Luôn bắt kịp với thời đại công nghệ thông tin, Trung tâm Công nghệ mới Israel (Israel NewTech) đang cho ra đời ứng dụng Sơ đồ Công nghệ sạch (CleanTech Map) trên Facebook, nhằm cung cấp thông tin về những dự án của các công ty Israel trong lĩnh vực công nghệ sạch trên toàn thế giới

Ứng dụng này cho phép người sử dụng có thể tìm đến địa bàn dự án hoặc nơi có trang bị công nghệ sạch của Israel bằng cách vào sơ đồ, sử dụng chức năng tìm kiếm theo danh mục và thể loại, (ví dụ: nước – công nghệ khử mặn) hoặc tìm trực tiếp trên sơ đồ. Sau đó thông tin về từng dự án, hình ảnh, video clip và địa chỉ liên hệ của công ty sẽ hiện lên để người sử dụng tham khảo

“Chúng tôi rất hứng khởi với ứng dụng mới này,” ông Adi Yefet-Beeri, người phụ trách lĩnh vực công nghệ nước tại Israel NewTech cho biết. “Mục tiêu của chúng tôi là mở cánh cửa cho các công ty Israel trên toàn thế giới, và giới thiệu những công nghệ mới nhất của Israel và đây chính là một kênh hữu hiệu

Chúng tôi tin rằng đây sẽ là một công cụ marketing hoàn hảo giúp tất cả các công ty Israel trong lĩnh vực công nghệ sạch, từ công nghệ nước cho tới năng lượng thay thế, nông nghiệp và môi trường, hướng ra thế giới nhanh chóng hơn”

Theo ông Ophir Gore, người phụ trách lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Israel NewTech “Israel được biết đến như một quốc gia tiên phong về công nghệ mới trong lĩnh vực nước và năng lượng tái tạo, chúng tôi đang chứng minh cho các bạn thấy ngoài lĩnh vực này ra, ngành công nghiệp nước và năng lượng thay thế của chúng tôi cũng phát triển không kém. Hiện có hàng trăm nhà máy và các dự án công nghệ sạch của các công ty Israel trên toàn thế giới”

Captures-Cleantech-Map-568x490_zps77aa463f.jpg

Oded Distel, giám đốc Israel NewTech – “Ngành công nghiệp công nghệ sạch của Israel đang trên đà phát triển nhanh chóng. Khi Trung tâm Israel NewTech bắt đầu đi vào hoạt động năm 2006, tổng giá trị xuất khẩu trong lĩnh vực công nghệ nước của Israel là 600 triệu Đô la, và đến năm 2011 đã đạt mức 2 tỷ Đô la

Dự án của chúng tôi nhằm tiếp tục cung cấp thông tin về Công nghệ sạch của Israel đến thế giới, và Sơ đồ Công nghệ sạch (Cleantech Map) là công cụ quan trọng, một phần trong những nỗ lực của chúng tôi”

Bạn hãy ghé thăm Cleantech Map và tìm hiểu thêm về các dự án mà Israel đang thực hiện trên toàn thế giới. Một số công ty lớn và công ty khởi nghiệp của Israel đã được đưa vào bản đồ như: Amiad, Tahal, Chromagen, Diffusaire, Emefcy, Solaris Energy, Power Sines, Mapal, and Takadu

Các dự án trải dài từ phía Đông gồm Úc, Ấn Độ, Nepal, Mông Cổ cho tới Châu Mỹ như Hoa Kỳ, Brazil, Mexico, Equador, và các quốc gia châu Âu
 
Top