What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Lobby IT Club

LOBBY.VN

Administrator
Thủ tướng làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về công nghệ thông tin​

Việc thành lập Ủy ban Quốc gia về CNTT do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng làm Chủ tịch được các chuyên gia công nghệ đánh giá là "sự kiện CNTT quan trọng nhất năm nay"

Trong cuộc Gặp gỡ ICT Xuân Nhâm Thìn của 9 hội, hiệp hội công nghệ thông tin truyền thông (CNTT-TT), diễn ra tối 17/2 ở Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng cho biết, Văn phòng Chính phủ đã ra thông báo về ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về việc chuẩn bị chuyển đổi, kiện toàn mô hình Ban chỉ đạo Quốc gia về CNTT-TT theo hướng thành lập Ủy ban Quốc gia về CNTT-TT

TT-Nguyen-Tan-Dung.jpg

Chủ tịch tập đoàn FPT Trương Gia Bình giới thiệu với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về công trình ĐH FPT trong buổi làm việc tại khu công nghệ cao Hòa Lạc ngày 13/2​

"Việc hình thành Ủy ban Quốc gia về CNTT-TT được kỳ vọng sẽ tạo thế và lực mới cho sự phát triển của ngành trong bối cảnh Nghị quyết Trung ương IV của Đảng mới đây đã chính thức khẳng định CNTT-TT là hạ tầng mềm trong nền tảng kinh tế xã hội, là hạ tầng của mọi hạ tầng", ông Nguyễn Minh Hồng nhận xét

CNTT được coi là thước đo quyết định một quốc gia "giàu mà vẫn trẻ, hay già mà vẫn nghèo". Trong hội thảo "CNTT và tương lai phát triển đất nước", được Ban Tuyên giáo trung ương, Bộ Thông tin Truyền thông và Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm VN tổ chức ngày 23/4/2011 ở Hà Nội, Tiến sĩ Mai Liêm Trực, Nguyên thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông trước đây, cho hay

"Giải pháp đầu tiên thúc đẩy CNTT từ phía nhà nước là quyết tâm chính trị. Lâu nay CNTT luôn được nói là quan tâm, ủng hộ nhưng nhìn chung những người đứng đầu vẫn chưa trực tiếp chỉ đạo và coi là việc hàng ngày"

Do đó, trước thông tin Thủ tướng sẽ là Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về CNTT-TT, ông Trực nhận định: "Đây sẽ là sự kiện quan trọng nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực CNTT-TT ở nước ta. Nhưng quan trọng hơn, nó thể hiện quyết tâm chính trị của Thủ tướng và các lãnh đạo trong việc phát triển và hiện đại hóa đất nước bằng ứng dụng CNTT"

Việc Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo cũng giúp những người đứng đầu các cơ quan, bộ, ngành trung ương và địa phương sẽ nhận thức rõ ràng hơn nữa vai trò của CNTT trong việc giải quyết các bức xúc của xã hội

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT tập đoàn FPT, cũng từng khẳng định rằng CNTT-TT là "đột phá khẩu" của VN trong kỷ nguyên tri thức. Ước mơ để CNTT thấm vào từng hạt lúa, củ khoai", để Việt Nam trở thành một quốc gia tiên tiến, có vị trí xứng đáng trong kỷ nguyên số không thể thành hiện thực nếu không có ý chí chính trị cao nhất. Và ý chí này phải thể hiện qua những chương trình hành động quyết liệt, có tập trung đầu tư nhân lực, vật lực rõ ràng

Châu An
 
Đại gia công nghệ vào Nhà Trắng "săn đầu người"​

Việc thuê những chính trị gia có nhiều kinh nghiệm, có mối quan hệ với chính phủ được coi như bước thành công trong việc quảng bá hình ảnh và tăng cường tầm ảnh hưởng của các hãng công nghệ

20120223153703_facebook.jpg

Facebook được cho là hãng tích cực nhất trong việc lôi kéo những cựu chính trị gia hàng đầu​

Nhân viên cao cấp

Sự xuất hiện của chính trị gia trong vai trò lãnh đạo tại các hãng công nghệ đã không còn là điều hi hữu

Ông Jared Cohen hiện đang đảm nhiệm vị trí Giám đốc Google Ideas - nhóm cố vấn chuyên nghiên cứu về các thách thức toàn cầu và ứng dụng những giải pháp công nghệ. Ông từng là cố vấn thân cận với cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice và Ngoại trưởng Hillary Clinton

Sau khi rời Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao (dưới thời Tổng thống Obama), bà Katie Stanton đã trải qua nhiều vị trí cao cấp tại Yahoo và Google trước khi giữ chức Giám đốc Chiến lược của Twitter

Hãng AT&T cũng không bỏ lỡ cơ hội khi mời được chính trị gia giàu kinh nghiệm Jim Cicconi, người từng là Trợ lí đặc biệt cho Tổng thống Ronald Reagan và Phó chánh văn phòng Tổng thống Bush

Tuy nhiên, tính tới nay, Facebook mới là hãng tích cực nhất trong việc lôi kéo những cựu chính trị gia hàng đầu. Có thể kể tới những nhân vật lớn ở Facebook như cựu Phó trợ lí Tổng thống Bush, Theodore Ullyot, cựu Thư kí báo chí của Tổng thống Clinton, Joe Lockhart hay bà Sheryl Sandberg, cựu Chánh văn phòng Giám đốc kho bạc dưới thời ông Clinton…

Vận động hành lang

Theo Facebook, các cuộc điều tra hay các vụ kiện về bản quyền và độc quyền luôn là những trở ngại lớn cho sự phát triển của công ty

Ông Bill Allison, chủ biên Sunlight Foundation, một tổ chức ủng hộ sự minh bạch về chính trị, giải thích: “Tới thời điểm mà các hãng công nghệ nhỏ trở nên lớn mạnh, Washington bắt đầu để ý tới họ. Đó là lí do vì sao Microsoft, Goolge, Apple và nay là Facebook đều đối phó bằng cách vận động hành lang”

Dù không phải là một phương pháp mới, nhưng việc thuê những chính trị gia có nhiều kinh nghiệm cũng như có mối quan hệ với chính phủ vẫn tỏ ra rất hữu ích, đặc biệt là với những công ty đang phải tìm cách ứng phó với các chính sách trong nước và trên toàn cầu. Nó được coi như một bước thành công trong việc quảng bá hình ảnh, tăng cường tầm ảnh hưởng của mình với các chính phủ cũng như những đối thủ khác

Thậm chí, trong một phát biểu của mình, chính Facebook cũng thừa nhận việc thành lập nhóm các chính trị gia trong nội bộ công ty “là điều bắt buộc, giúp chúng tôi có nguồn lực để chứng minh cho những nhà hoạch định chính sách thấy rằng chúng tôi là những người đi đầu trong lĩnh vực bảo mật, an ninh và an toàn Internet”
 
Xây dựng Chương trình máy tính nối mạng tri thức​

Chinhphu.vn – Dự kiến sẽ đầu tư gần 8.000 tỷ đồng để hỗ trợ người dân mua máy tính và kết nối mạng với giá ưu đãi, đồng thời trang bị 7,5 triệu máy tính kết nối mạng và phát triển Kho nội dung với khoảng 150.000 ứng dụng về lĩnh vực nông nghiệp, tri thức khoa học, sách giáo khoa điện tử để nâng cao kiến thức, kỹ năng và năng lực sáng tạo của học sinh, sinh viên,thanh thiếu niên và cộng đồng

Maytinh.jpg

Phấn đấu đến năm 2020 trang bị và đưa vào sử dụng 7,5 triệu máy tính nối mạng cho các đối tượng​

Đó là thông tin được nêu trong dự thảo Quyết định phê duyệt Chương trình máy tính nối mạng tri thức do Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành

Đến năm 2020 trang bị và đưa vào sử dụng 7,5 triệu máy tính kết nối mạng

Theo đó, dự thảo đặt mục tiêu đến năm 2016 sẽ trang bị và đưa vào sử dụng 2,5 triệu máy tính kết nối mạng gồm: 100.000 máy tính cho 2.500 phòng máy tại các trường phổ thông; 400.000 máy tính cho giáo viên các trường phổ thông và cao đẳng, đại học; 2 triệu máy tính cho học sinh và sinh viên

Đồng thời, xây dựng và đưa vào hoạt động Kho nội dung và phần mềm ứng dụng trực tuyến, bao gồm sách giáo khoa điện tử, tri thức khoa học công nghệ trong các lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp với khoảng 50.000 ứng dụng và nội dung

Phấn đấu đến năm 2020 trang bị và đưa vào sử dụng 7,5 triệu máy tính kết nối mạng; mở rộng phát triển Kho nội dung với khoảng 150.000 ứng dụng và nội dung phục vụ lĩnh vực nông nghiệp và tập huấn 250.000 lượt giáo viên và tình nguyện viên để đào tạo, hướng dẫn người sử dụng máy tính khai thác Kho nội dung

Hỗ trợ đối tượng thụ hưởng Chương trình

Dự thảo nêu rõ, đối tượng được thụ hưởng từ chương trình bao gồm: học sinh, sinh viên; giáo viên, giảng viên, cán bộ đang trực tiếp tham gia vào quá trình dạy và học; các cơ sở giáo dục phổ thông công lập; các hộ gia đình tại nông thôn, cán bộ, công chức, viên chức, người dân có thu nhập thấp, các hộ nghèo và cận nghèo. Ngoài ra, các đối tượng ưu tiên gồm người dân ở vùng nghèo, vùng công ích, thương binh, liệt sỹ

Tham gia chương trình, đối tượng thụ hưởng nhận được gói sản phẩm của Chương trình gồm máy tính, phần mềm, kết nối Internet và dịch vụ với giá thấp hơn đáng kể so với giá thị trường tại thời điểm triển khai

Dự thảo đề xuất, các cá nhân là đối tượng thụ hưởng của Chương trình được sử dụng phiếu giảm giá trị giá 10% - 15% giá trị của máy tính nếu là đối tượng thông thường và 20% - 30% giá trị của máy tính nếu là đối tượng ưu tiên khi mua các máy tính của Chương trình

Ngoài ra, được sử dụng phiếu giảm giá dịch vụ kết nối Internet băng thông rộng trị giá 250.000 đồng/máy, đối với đối tượng ưu tiên là 500.000 đồng/máy khi đăng ký sử dụng dịch vụ với các nhà cung cấp được Chương trình khuyến nghị

Đối tượng tham gia Chương trình sau khi đăng ký qua Cổng thông tin và cài đặt dịch vụ Internet sẽ được cung cấp 1 tài khoản có sẵn 250.000 đồng có giá trị sử dụng trong 1 năm từ ngày mua máy dùng cho việc truy cập Kho nội dung trực tuyến để tải và cài đặt

Các nội dung chính của Chương trình được triển khai theo lộ trình: Giai đoạn thí điểm (2013-2014), Giai đoạn I (2014-2016), Giai đoạn II (2016-2020) với tổng nguồn vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp thực hiện các nội dung thuộc chương trình dự kiến khoảng 7.931,1 tỷ đồng

Trần Mạnh
 
Đề xuất thực hiện một số dự án hạ tầng IT theo hình thức PPP​

Nghị quyết Hội nghị Trung ương IV cho thấy công nghệ thông tin (CNTT) không đơn giản là một ngành kinh tế đóng góp vào tăng trưởng GDP mà còn là hạ tầng mềm trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Vì vậy, ngày 17/3 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Hội thảo đầu tiên về Triển khai nghị quyết Hội nghị Trung ương IV liên quan đến xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với chủ đề "Công nghệ thông tin - Hạ tầng của hạ tầng"

Hoi-thao-1.jpg

Phó Trưởng ban Tuyên giáo TW Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son và TS Mai Liêm Trực chủ trì hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son khẳng định CNTT đang chứng tỏ là một trong những giải pháp tốt nhất để thực hiện thành công ba khâu đột phá trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 đến 2020 đã được Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra

Nghị quyết TW số 13-NQ/TW khẳng định hạ tầng thông tin là một trong những hạ tầng thiết yếu, cần ưu tiên đầu tư, coi việc thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong lộ trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá từng ngành, từng lĩnh vực

"Kinh nghiệm từ các nước phát triển thành công nhờ CNTT trên thế giới cho thấy, nếu biết quan tâm sát sao, đầu tư đúng mức, đủ tầm, thực thi quyết liệt với tầm nhìn chiến lược đối với sự phát triển và ứng dụng CNTT, thì một nước đang phát triển, đi sau có thể nhanh chóng rút ngắn khoảng cách, tiến tới bắt kịp các nước đã phát triển đi trước", Bộ trưởng nhấn mạnh

Theo TS Vũ Mạnh Lợi, Phó viện trưởng Viện xã hội học, trước đây các chuyên gia đề cập nhiều đến nền kinh tế tri thức, nhưng CNTT đã mang đến cho thế giới cơ hội lớn để mở rộng thành xã hội tri thức. Việt Nam muốn phát triển những giải pháp đô thị thông minh, y tế thông minh, giáo dục thông minh... thì không thể đứng ngoài xu hướng

"Chúng ta không thể chỉ có tầm nhìn quốc gia mà phải có tầm nhìn thế giới. CNTT còn tác động đến cả an ninh quốc phòng. Chiến tranh mạng không còn là nguy cơ mà đã xảy ra rồi, chúng ta cũng từng là nạn nhân rồi. VN không thể đem đội tuyển chân đất ra đấu với các quốc gia đã có hệ thống CNTT với những người có quyền lực cao nhất lãnh đạo", TS Lợi chia sẻ. "Nhìn nhận CNTT là một ngành là hoàn toàn sai lầm

Thúc đẩy CNTT đòi hỏi cam kết chính trị ở mức cao nhất, cũng như phải đi kèm với đầu tư thỏa đáng. Cuối cùng, cần coi là sự nghiệp của toàn dân. Tôi muốn thấy một ngày nào đó nếu người dân của một tỉnh không dùng công nghệ thì tỉnh trưởng phải bị kỷ luật"

hoi-thao-2.jpg

PGS.TS Trương Gia Bình nói về thách thức trong việc thay đổi nhận thức về vai trò của CNTT​

Trong khi đó, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT kiêm Chủ tịch Hiệp hội VINASA, lại trăn trở vì các chuyên gia đã nói nhiều về hiện đại hóa, về đi tắt đón đầu, về ước mơ CNTT thấm vào từng hạt lúa củ khoai nhưng không ai đề cập tới cách thức thực hiện điều đó. Đây là một thách thức lớn vì quy hoạch thông tin "là thứ gì đó không dễ hình dung, dễ kiểm tra như quy hoạch hạ tầng điện - đường - trường - trạm"

Đồng quan điểm này, TS Nguyễn Quang Bắc, Phó Chủ nhiệm Tổng cục kỹ thuật Bộ Quốc phòng, nhấn mạnh cách tháo gỡ đầu tiên là phải thay đổi nhận thức của những người cấp cao nhất tại các cấp, các ngành ở địa phương: "Cấp trưởng phải vào cuộc, phải đứng ra chịu trách nhiệm và hiểu rằng CNTT đang tác động đến tất cả mọi mặt, kể cả an ninh quốc phòng. Không có CNTT thì mục tiêu đồng bộ các ngành là điều chắc chắn không thể xảy ra"

Hội thảo Triển khai nghị quyết trung ương IV lần này đã đặt viên gạch đầu tiên cho việc tuyên truyền quảng bá và nâng cao nhận thức thực hiện Nghị quyết, đồng thời cho thấy sự vào cuộc với quyết tâm và trách nhiệm cao các cơ quan ban ngành, từ Trung ương Đảng, Chính phủ đến các bộ, ngành, nhất là sự đồng tâm hưởng ứng của các hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp CNTT trong cả nước

TS Bùi Mạnh Hải, Chủ tịch Hội tin học Việt Nam, trình bày Bản kiến nghị chung của các Hội, Hiệp hội CNTT trong cả nước với những nội dung chính sau

hoi-thao-6.jpg

TS Bùi Mạnh Hải, Chủ tịch Hội tin học Việt Nam​

1. Đổi mới về nhận thức ở mọi cấp, mọi ngành và trong toàn xã hội, đặc biệt là trong lãnh đạo từ Trung ương đến cơ sở về vị trí, vai trò của CNTT trong phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng và hiện đại hóa đất nước

2. Đổi mới về công tác tổ chức chỉ đạo, điều hành, sớm thành lập Ủy ban quốc gia về CNTT do Thủ tướng làm Chủ tịch với sự tham gia trực tiếp của Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và các Bộ trưởng. Để đảm bảo Ủy ban hoạt động hiệu quả và thực chất, cần xây dựng bộ máy (cơ quan) thường trực mạnh, làm việc chuyên trách, có đủ năng lực và quyền hạn để hoàn thành các nhiệm vụ được giao phó. Cần phải có quy định cụ thể trách nhiệm của người đứng đầu các ngành, các địa phương ở tất cả các cấp trực tiếp chỉ đạo và chịu trách thực hiện nhiệm vụ này

3. Hoàn thiện môi trường cơ chế chính sách, trước mắt cần bổ sung ngay chính sách quy định mọi chương trình, dự án đầu tư đều phải có đánh giá về ứng dụng CNTT và hiện đại hóa. Trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển của các chương trình, dự án cần có hạng mục riêng cho ứng dụng CNTT và hiện đại hóa. Kiến nghị Bộ Chính trị sớm ban hành Nghị quyết chuyên đề về CNTT và hiện đại hóa đất nước để thay thế cho Chỉ thị 58/CT-TW

4. Quyết tâm của cộng đồng doanh nghiệp CNTT thực hiện thành công nghị quyết, các Hội và Hiệp hội sẽ đoàn kết, tập hợp lực lượng, phối hợp hành động của cộng đồng doanh nghiệp với sáu nội dung ưu tiên bước đầu gồm

- Tập trung nghiên cứu, xây dựng các luận cứ và cơ sở khoa học để tư vấn cho Chính phủ, các Bộ, ngành về: Quy hoạch hạ tầng CNTT quốc gia; Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội thông minh; Xây dựng và ban hành các chuẩn; Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực CNTT; Quy hoạch phát triển các khu CNTT

- Định hướng các doanh nghiệp CNTT Việt Nam đẩy mạnh đầu tư, nâng cao năng lực nghiên cứu phát triển (R&D) và trình độ công nghệ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo tinh thần Nghị quyết TW số 13

- Tái cấu trúc doanh nghiệp và ngành CNTT theo hướng thiết lập các chuỗi giá trị: Nghiên cứu - đào tạo - thiết kế - phát triển - triển khai - cung ứng sản phẩm/dịch vụ

- Các Hội, Hiệp hội và doanh nghiệp CNTT tích cực quảng bá, tuyên truyền Nghị quyết và vận động toàn xã hội hưởng ứng tham gia phát triển, ứng dụng CNTT

- Tích cực, chủ động đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các hiệp hội và doanh nghiệp CNTT trên thế giới, lựa chọn, tiếp thu, chuyển giao các công nghệ tiến bộ phù hợp với điều kiện Việt Nam

- Đề xuất và chủ trì thực hiện một số dự án hạ tầng theo hình thức PPP
 
Chiến lược hệ sinh thái IT​

appleheadquarters.jpg

Người ta cho rằng, có lẽ đối thủ xứng tầm của IPad không phải là những hãng sản xuất phần cứng truyền thống có tên tuổi như Samsung, Motorola, Toshiba, HP, RIM hay HTC

Chiến lược hệ sinh thái (Ecosystem Strategy) là chiến lược theo đó các thành phần trong môi trường kinh doanh của 1 doanh nghiệp như khách hàng, đối tác, các sản phẩm, và bản thân doanh nghiệp,...đều có mối liên hệ qua lại và lớn mạnh cùng nhau, xây dựng nên 1 “hệ sinh thái” chung

Hiện nay, câu hỏi lớn nhất của những người quan tâm đến giới công nghệ là: “Ai có đủ khả năng đánh bại Apple ?”. Người ta cho rằng, có lẽ đối thủ xứng tầm của IPad không phải là những hãng sản xuất phần cứng truyền thống có tên tuổi. Samsung, Motorola, Toshiba, HP, RIM hay HTC thật khó để có thể chiếm được 1 chỗ đứng vững chắc trong lãnh thổ của Apple

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đồng ý quan điểm rằng: Thách thức lớn nhất hiện nay của “gia đình nhà Táo” chính là ông lớn trong ngành bán lẻ trực tuyến, Amazon với chiếc máy tính bảng Kindle Fire

Cuộc đua đổi mới đang ngày càng khốc liệt, chỉ đưa ra những sản phẩm tuyệt vời không còn là điều đảm bảo cho thành công của mỗi doanh nghiệp

Do vậy, có lẽ những hạn chế của Kindle Fire như bộ nhớ hạn chế, bộ xử lý khá kém cỏi và việc thiếu 1 chiếc camera thời trang cũng không quá quan trọng. Điều cốt lõi ở đây không còn là 1 sản phẩm tốt mà thực chất nằm ở những trải nghiệm tuyệt vời do các nhà cung cấp mang lại

Sự thay đổi trọng tâm từ sản phẩm sang trải nghiệm là vấn đề của mọi ngành nghề, trải dài từ đồ điện tử tới xây dưng, từ truyền thông đến khai khoáng. Những doanh nghiệp dẫn đầu là những hãng có thể kết nối tốt những lời chào hàng với thế giới riêng của khách hàng

Trong quá khứ, lối tiếp cận “tập trung vào sản phẩm “ thành công là nhờ khả năng khai thác triệt để thương hiệu, năng lực sản xuất, phân phối,….nhằm đưa ra những sản phẩm tốt với giá hợp lý nhất

Tuy nhiên hiện nay, những kẻ chiến thắng lại là những công ty chú tâm vào gây dựng những mối quan hệ với cả người tiêu dùng lẫn các đối tác nhằm xây dựng 1 cộng đồng chung, 1 “hệ sinh thái” chung, nơi các thành phần có cùng suy nghĩ, quan điểm, viễn cảnh và lợi ích

Ví dụ: Khi Apple mở rộng thị trường từ máy nghe nhạc cầm tay sang điện thoại di động, công ty đã tích hợp trong iPhone không chỉ công nghệ tiên tiến cũng như những phần mềm mạnh mẽ (ứng dụng trong iPod) mà còn là 1 kho nhạc khổng lồ cùng hệ thống cung cấp thêm nhạc cho người dùng (iTunes)

Ý tưởng đó không hẳn liên quan đến những chi phí chuyển đổi của khách hàng (người dùng vẫn có thể nghe iPod trong khi sử dụng điện thoại của Nokia) mà hơn thế, mục đích chính là tận dụng những mối liên hệ đã được xây dựng từ trước với khách hàng nhằm tạo lợi thế cho những sản phẩm ra sau (thông qua bộ sưu tập nhạc trên iTunes, Apple đã biến iPhone đáng giá hơn trong mắt khách hàng)

Bằng việc giữ nguyên những trải nghiệm ấn tượng của người dùng từng có với iPod, Apple đã mang tới cho iPhone 1 bước đà hoàn hảo

Trong nỗ lực nhằm chạy đua với từng sản phẩm đơn lẻ, phần lớn các đối thủ của Apple đã bỏ qua những sợi dây liên hệ quan trọng trong chiến lược phát triển sản phẩm, phát triển quan hệ đối tác để kết nối các thành phần riêng biệt với nhau thành 1 thể thống nhất (như điều Apple đã làm được khi xây dựng thành công “hệ sinh thái” với iPod, iPhone, iPad)

Ngoại lệ duy nhất chính là: Amazon. Với máy tính bảng Kindle Fire được giới thiệu vào năm ngoái, Amazon đang gây sức ép mạnh mẽ cho các đối thủ với 1 chiến lược trong việc phát triển 1 chiến lược xây dựng “hệ sinh thái” thực sự

d48AmazonKindleFire.jpg

Amazon muốn theo đuổi sự thành công rực rỡ như thời kỳ tung ra Kindle nguyên bản vào năm 2007, điều khác biệt lớn nhất ở đây là thị trường sách điện tử năm 2007 là 1 vùng đất rộng lớn trong khi miếng bánh thị phần máy tính bàn năm 2011 đang có 1 người khổng lồ thống trị

Việc xây dựng 1 môi trường liên kết hài hoà giữa các sản phẩm của công ty, các đối tác cũng như khách hàng đòi hỏi các nhà đầu tư của Amazon phải chi những khoản tiền không nhỏ

Amazon khác biệt với Apple trong cả 2 khía cạnh: nền móng ban đầu và mô hình thu lợi nhuận. Apple kiếm được những khoản lợi nhuận khổng lồ ngay từ thời điểm iPad được tung ra thị trường trong khi các đối tác của hãng thì thu lợi trong tương lai nhờ việc sử dụng dịch vụ của khách hàng

Trái lại, lợi nhuận của Amazon được tích lũy xuyên suốt vòng đời sử dụng của khách hàng nhờ những giao dịch trực tiếp với hãng. Do vậy, có vẻ như những động cơ trong hoạt động kinh doanh của Amazon gần với các đối tác của công ty (Theo thời gian, chúng ta sẽ cùng chiến thắng ) hơn là trong mối liên hệ tương tự của Apple (Tôi thắng trước, anh có lợi về sau)

Các đối tác là nhân tố mới đóng vai trò quan trọng trong “hệ sinh thái”, do đó Amazon hiện đang có lợi thế nhiều hơn hãng sản xuất đồ công nghệ cao của Tim Cook. Tuy nhiên, Amazon và Apple sẽ cùng đi vào lịch sử như là những bài học điển hình: Chiến lược khác nhau nhưng đều tạo nên 1 “hệ sinh thái” thành công. Những đối thủ của họ - những công ty theo chiến lược chỉ tập trung vào sản phẩm sẽ hiểu thế nào là việc “bị mắc kẹt” giữa những người khổng lồ

Thái Dương
 
Công nghệ thông tin giúp tiết kiệm năng lượng
- Sáng nay, hội thảo "Tiết kiệm năng lượng và quản lý môi trường: thử nghiệm và kinh nghiệm từ Nhật Bản" đã diễn ra tại Hà Nội

Hội thảo do Viện Nghiên cứu Mitsubishi, tạp chí Doanh Nhân, báo điện tử VietnamPlus và FujiTV tổ chức, dưới sự bảo trợ của Bộ Nội chính và truyền thông Nhật Bản, Bộ Thông tin và truyền thông Việt Nam, nhằm giới thiệu một cuộc thử nghiệm của Nhật Bản cũng như kinh nghiệm cụ thể của các công ty Nhật trong việc sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) để phòng tránh thiên tai và tiết kiệm năng lượng

555086.jpg

Tiết kiệm năng lượng và quản lý môi trường​

Đông đảo đại diện từ Bộ TT&TT (MIC Việt Nam), Bộ Nội chính và truyền thông (MIC Nhật Bản), những công ty công nghệ hàng đầu Nhật Bản đã tham dự hội thảo "Tiết kiệm năng lượng và quản lý môi trường: thử nghiệm và kinh nghiệm từ Nhật Bản" diễn ra tại khách sạn Melia Hà Nội vào sáng 26-3-2012

Theo biên bản ghi nhớ giữa Bộ Thông tin - truyền thông Việt Nam (MIC Việt Nam) và Bộ Nội chính - truyền thông Nhật Bản (MIC Nhật Bản) vào tháng 9-2010, hai bên đồng ý hợp tác triển khai ứng dụng CNTT vào hoạt động môi trường và tiết kiệm năng lượng thông qua dự án thí điểm (Vietnam - Japan ICT Field Experiment Project Trial) trong năm 2012 với mục đích phòng ngừa thiên tai và tiết kiệm năng lượng bằng hệ thống thông tin truyền thông và mạng lưới cảm biến

Dự án thí điểm này được Bộ Nội vụ và truyền thông Nhật Bản giao cho Viện Nghiên cứu Mitsubishi (MRI) thực hiện, dưới sự giám sát và cung cấp ngân sách của MIC Nhật Bản, đối tác triển khai phía Việt Nam là Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam (NISCI) thuộc MIC Việt Nam

Hai bên thực hiện khảo sát, nghiên cứu hiện trạng và xây dựng hệ thống mạng giám sát môi trường, cảnh báo và giảm nhẹ thiên tai, tiết kiệm năng lượng, dựa trên các công nghệ mới nhất như truyền dẫn không dây mắt lưới, năng lượng mặt trời, tích hợp cảm biến, camera giám sát, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu đám mây, ứng dụng công nghệ IT xanh tại trung tâm dữ liệu…

Các công nghệ liên quan tới dữ liệu đám mây như tích hợp, lưu trữ, xử lý, trao đổi do phía Việt Nam cung cấp và được tích hợp với các thiết bị của Nhật Bản

Kết quả của dự án thí điểm là cơ sở quan trọng để hai bên Việt Nam và Nhật Bản xem xét, phê duyệt và cấp nguồn vốn vay ưu đãi chính phủ (ODA) mở rộng “Hệ thống mạng giám sát môi trường và cảnh báo thiên tai” cho các địa phương tại Việt Nam cũng như nhân rộng mô hình cho các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Philippines, Indonesia, Thái Lan…

Kết quả dự án thí điểm cũng là tiền đề để các địa phương có thể đề xuất mô hình hợp tác công - tư (PPP) cho các dự án ứng dụng CNTT bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu và tiết kiệm năng lượng trong tương lai

Các tham luận trình bày tại hội thảo tập trung phác họa một bức tranh cập nhật về các công nghệ tiết kiệm năng lượng, các sản phẩm ứng dụng năng lượng xanh với kinh nghiệm đi trước của các quốc gia phát triển trên thế giới, đặc biệt là thử nghiệm mới nhất về tiết kiệm năng lượng và quản lý môi trường do các công ty Nhật Bản vừa triển khai tại nhiều địa phương của Việt Nam

Chương trình hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong lĩnh vực CNTT truyền thông, hạ tầng chung về CNTT, mức độ an toàn, an ninh và tính chính xác của CNTT trong cảnh báo thiên tai, thảm họa, kiểm soát và xử lý khủng hoảng cũng được các công ty hàng đầu của Nhật Bản như Viện Nghiên cứu Mitsubishi (MRI), NTTData, Sumitomo Corp, Toshiba, NEC, Fujitsu, Hitachi, Panasonic trình bày

Phong Vân
 
Việt Nam sẽ lập trung tâm IT xuất sắc mang tên Bangalore City​

– Mở đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ấn Độ, ngày 26/3, tại thành phố Bangalore, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Đoàn công tác Chính phủ Việt Nam đã tới chào xã giao ông Bhardwaj, Thống đốc bang Karnataka

2nhalanhdaotintuongBangKarnakatavaVNseconhunghoptactotdeptronglinhvucCNTT2.jpg

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Thống đốc bang Karnataka bày tỏ tin tưởng Việt Nam và bang Karnataka sẽ có những hợp tác tốt đẹp trong lĩnh vực CNTT​

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những phát triển nhanh chóng của Ấn Độ nói chung và bang Karnataka nói riêng đã đưa Ấn Độ trở thành cường quốc trên thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTTT)

Phó Thủ tướng chân thành cám ơn sự giúp đỡ to lớn của Chính phủ Ấn Độ nói chung và của bang Karnataka nói riêng trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam cũng như hợp tác hiệu quả trong trong lĩnh vực CNTT và khoa học, công nghệ nhiều năm qua

Thành phố Bangalore một trung tâm kinh tế, văn hóa và du lịch lớn nhất của bang Karnakata. Đây là trụ sở của nhiều tập đoàn, công ty hàng đầu Ấn Độ về công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm có uy tín và sự ảnh hưởng lớn rất lớn đối với ngành CNTT thế giới

Phó Thủ tướng đã nêu một số đề nghị hợp tác cụ thể, xứng tầm đối tác chiến lược mà lãnh đạo 2 nước đã ký kết

Theo đó ngoài việc số du học sinh Việt Nam đang đến Bangalore ngày càng nhiều trên các lĩnh vực, hàng năm Việt Nam sẽ chủ động cử người đến đào tạo chuyên về CNTT tại thành phố Bangalore ở cả 3 trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Dự kiến, Việt Nam sẽ gửi từ 30-50 người sang học tập và nghiên cứu tại các trung tâm CNTT lớn nhất Ấn Độ đặt tại Bangalore

Từ những hợp tác sâu sắc về lĩnh vực này, Phó Thủ tướng cho biết sẽ giao một trường đại học hàng đầu Việt Nam về CNTT chuẩn bị xúc tiến thành lập trung tâm đào tạo CNTT trình độ xuất sắc mang tên thành phố CNTT nổi tiếng là Bangalore

Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng đề nghị chính quyền bang Karnakata và các trung tâm CNTT lớn tại đây hỗ trợ Việt Nam đào tạo đội ngũ chuyên gia về an ninh mạng. Phó Thủ tướng mong muốn các doanh nghiệp CNTT của Ấn Độ, cũng như của Bangalore có mặt thường xuyên tại các triển lãm CNTT quy mô lớn hàng năm được tổ chức ở Việt Nam

PTTgphatbieutaiTapdoanInfosys.jpg

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại Tập đoàn CNTT Infosys​

Bày tỏ sự ủng hộ cao trước những đề nghị hợp tác của Chính phủ Việt Nam trong hợp tác với các đối tác của Việt Nam trong lĩnh vực CNTT, Thống đốc bang Karnakata cho biết sẽ tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp tại Karnakata như Tập đoàn Infosys đầu tư vào Việt Nam trong các khu công nghệ cao tập trung tại Việt Nam

Đồng thời, tăng cường hợp tác giữa các trường đại học và viện nghiên cứu tại Karnataka với các trường đại học và viện nghiên cứu tại Việt Nam

Trước đề nghị của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về việc đặt tên trung tâm nghiên cứu xuất sắc về CNTT ở Việt Nam là Bangalore, Thống đốc Bhardwaj bày tỏ niềm tự hào và chúc sự hợp tác giữa các doanh nghiệp CNTT Việt Nam và Ấn Độ có nhiều thành công và phát triển đúng như tinh thần đối tác chiến lược mà 2 nước đã đạt được năm 2007

LanhdaoTapdoanInfosystintuongseconhunghoptacthanhcongvoiVN.jpg

Lãnh đạo Tập đoàn Infosys tin tưởng sẽ có những hợp tác thành công với các đối tác Việt Nam​

Đến thăm và phát biểu tại trụ sở Tập đoàn CNTT Infosys – doanh nghiệp CNTT lớn nhất và nổi tiếng nhất Ấn Độ tại thành phố Bangalore, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân mong muốn Tập đoàn sớm khảo sát, nghiên cứu để xúc tiến đầu tư vào Việt Nam, đồng thời khẳng định sẽ hỗ trợ Tập đoàn Infosys khi đầu tư vào Việt Nam

Phó Thủ tướng cho rằng với uy tín và năng lực của mình, chắc chắn Infosys sẽ sớm trở thành đối tác tin cậy với các doanh nghiệp CNTT cũng như trở thành đối tác chiến lược tại các sự kiện và diễn đàn CNTT lớn được tổ chức thường niên tại Việt Nam

Cùng ngày, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam đã đến thăm Trung tâm nghiên cứu không gian Ấn Độ; thăm Viện Quản lý hành chính công của Bang Karnakata

Từ Lương
 
Thiếu luật để phát triển khu IT tập trung​

Cần một hành lang pháp lý và cơ chế chính sách để đẩy nhanh phát triển các khu công nghệ thông tin tập trung tại các địa phương trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên

20120512123530_1.jpg

Hội thảo Mô hình khu công nghệ thông tin tập trung cho các địa phương tổ chức sáng 11/5 tại Đà Nẵng​

Sáng 11/5, tại Đà Nẵng, trong khuôn khổ Dự án phát triển Công nghệ TT&TT Việt Nam, Bộ TT&TT (TT&TT) đã tổ chức Hội thảo Mô hình khu công nghệ thông tin tập trung cho các địa phương

Tham dự chương trình hội thảo có Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng, ông Phùng Tấn Viết, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, lãnh đạo các vụ thuộc Bộ TT&TT, lãnh đạo Sở TT&TT các địa phương và đại diện các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT

20120512123530_2.jpg

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng phát biểu khai mạc hội thảo​

Phát biểu tại khai mạc, ông Nguyễn Minh Hồng hy vọng Hội thảo sẽ là dịp để Chính phủ và địa phương xây dựng cơ chế chính sách nâng cao hiệu quả hoạt động của Khu CNTT tập trung; đúc rút các kinh nghiệm, xem xét, đánh giá các điều kiện để các Khu CNTT tập trung phát triển

Ông Hồng cho biết: Hiện trên cả nước có 7 Khu CNTT tập trung, trong đó chỉ mới có Công viên phần mền Quang Trung (TP.HCM) và Công viên phầm mềm Đà Nẵng được Bộ TT&TT công nhận là Khu CNTT tập trung theo đúng tiêu chuẩn

Tuy số lượng còn hạn chế, nhưng các khu CNTT tập trung này đã thu hút được 700 doanh nghiệp với hơn 300 ngàn người đến làm việc, với tổng doanh thu khoảng 300 triệu USD, chiếm 25% tổng số doanh thu công nghệ phần mềm cả nước

Bên cạnh những thuận lợi, việc xây dựng, phát triển, thu hút đầu tư, quản lý các Khu CNTT tập trung cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các khó khăn đến từ hành lang pháp lý. Đây là những lực cản khiến CNTT tập trung chưa phát triển mạnh

Tại Hội thảo, ông Phạm Kim Sơn, Giám đốc Sở TT&TT Đà Nẵng thẳng thắn chia sẻ: Hệ thống pháp luật như Luật Đầu tư (cụ thể bằng Nghị định 108/2006/NĐ-CP) chưa có các quy định về đầu tư xây dựng mới Khu CNTT tập trung như đã quy định cho các Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao, Khu kinh tế... vì vậy đã gây ra sự lúng túng đối với các địa phương trong khu triển khai dự án đầu tư

Bên cạnh đó, chưa có hướng dẫn, quy định về chức năng nhiệm vụ của Ban QL Khu CNTT tập trung, đặc biệt trong những nội dung công việc như cấp phép đầu tư, cấp chứng chỉ quy hoạch xây dựng, quản lý lao động, ưu đãi thuế, vay ngân hàng, quản lý ngoại hối... vì vậy việc quản lý nhà nước Khu CNTT tập trung ở địa phương gặp nhiều khó khăn

Việc quy hoạch phân khu chức năng đối với Khu CNTT tập trung cũng chưa có hướng dẫn cụ thể về tỷ lệ sử dụng đất

Trước những khó khăn, ông Sơn kiến nghị cần phải ban hành khung quy định chức năng nhiệm vụ của các BQL Khu CNTT tập trung, bổ sung một số quy định trong Luật Đầu tư về đầu tư xây dựng mới cũng như điều chỉnh bổ sung

Cũng gặp nhiều trở ngại từ hành lang pháp lý, ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch HĐQT Công viên phần mềm Quang Trung (Thành phố Hồ Chí Minh) kiến nghị: Chính phủ cần sớm ban hành Nghị định về Khu CNTT tập trung, trong đó tạo sự thuận lợi nhất để đẩy mạnh phát triển và tính hiệu quản của các khu CNTT tập trung; cần có quy hoạch khả thi hoặc hướng dẫn quy hoạch xây dựng các khu CNTT tập trung trên phạm vi cả nước

Bà Tô Thị Thu Hương, Phó vụ trưởng vụ CNTT (Bộ TT&TT) cũng thừa nhận: Hiện nay chưa có được sự quản lý thống nhất và định hướng của Nhà nước đối với các Khu CNTT tập trung

Bà Hương cho biết thêm, trong thời gian tới, Bộ sẽ hoàn thiện hệ thống chính sách để tạo điều kiện cho các Khu CNTT tập trung phát triển. Cụ thể là sẽ đề xuất theo hướng chủ đầu tư các Khu CNTT tập trung được ưu đãi: đầu tư cung cấp hạ tầng kỹ thuật, giá thuê đất, tín dụng đầu tư, huy động vốn, giải phóng mặt bằng

Các doanh nghiệp hoạt động trong các Khu CNTT tập trung sẽ được lựa chọn hình thức giao đất, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu

Kết thúc hội thảo, các đại biểu đều nhất trí cần phải có khung pháp lý để tạo đột phát cho công nghệ thông tin tập trung. Đây là vấn đề sống còn của ngành công nghệ thông tin đi tiên phong trong định hướng phát triển kinh tế giai đoạn mới
 
Thiếu Tổng công trình sư cho các đại dự án IT​

Việt Nam đang xây dựng nhiều dự án lớn, có tầm ảnh hưởng quốc gia như xây dựng cơ sở dữ liệu về dân cư, đất đai, thẻ công dân điện tử...

Tuy nhiên một “nút thắt” muôn thuở lại nổi lên: Tìm đâu cho được các Tổng công trình sư dự án ?

Không ra được đầu bài vì không chuyên về IT !

20120626153236_ICT-summit.jpg

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn ICT Summit 2012​

Phát biểu tại Diễn đàn cấp cao CNTT-TT Việt Nam 2012, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thẳng thắn thừa nhận, tuy CNTT đã có nhiều bước tiến trong 10 năm qua, nhưng việc ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực của kinh tế, xã hội thì vẫn còn nhiều hạn chế

Một nguyên nhân quan trọng là trước đây, các ngành chỉ quan tâm đến tiêu chí về tăng trưởng mà không thực sự để tâm đến chất lượng tăng trưởng. Nói cách khác là chỉ quan tâm tới định lượng mà không coi trọng hiệu quả, chất lượng cuối cùng. “Việc phát triển chủ yếu dựa vào vốn, vào đất đai nên công nghệ chưa được ứng dụng một cách sâu rộng, hợp lý”, Phó Thủ tướng phân tích

Một nhân tố chủ chốt khác cũng được Phó Thủ tướng chỉ ra, là việc bản thân người đứng đầu các ngành, địa phương chưa thực sự đề ra các đầu bài, yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể về ứng dụng CNTT trong ngành, trong địa phương sao cho có hiệu quả, thiết thực, khả thi và thực chất

“Đại đa số họ vốn không được đào tạo chuyên ngành về CNTT nên khó ra được đầu bài về ứng dụng CNTT. Rồi ngay các cán bộ triển khai trong ngành, địa phương cũng vậy, họ xuất phát từ các chuyên ngành như nông nghiệp, giao thông, y tế... chứ ít năng lực về CNTT. Nói cách khác, chúng ta đang thiếu những người có thể đi vững cả hai chân : chuyên môn và kỹ năng CNTT”

Cần “IT hóa” đào tạo chuyên ngành

Trước bài toán nhân lực, Phó Thủ tướng đã đưa ra nhiều đề xuất, giải pháp tại Diễn đàn như xây dựng một chương trình đào tạo, chuẩn hóa từng bước cán bộ có năng lực ứng dụng CNTT tại ngành, địa phương

Bản thân cơ quan hữu trách cũng cần nghiên cứu để xác định cụ thể, mỗi ngành cần tỷ lệ bao nhiêu phần trăm lao động có đủ chuyên môn lẫn kỹ năng CNTT. Đây chính là cơ sở để các trường đào tạo chuyên ngành xây dựng một khoa CNTT, cung cấp, trang bị kỹ năng CNTT cho sinh viên chuyên ngành

Bên cạnh đó, các bộ, cơ sở cũng cần thành lập những tổ chức chuyên trách về ứng dụng CNTT, giúp xây dựng kế hoạch, triển khai chính sách về CNTT trong nội bộ các Bộ, các cơ sở. Chính phủ cũng cần khuyến khích các tổ chức tư vấn ứng dụng CNTT trong chuyên ngành, tăng cường đặt hàng, thuê doanh nghiệp triển khai một số dịch vụ Chính phủ Điện tử chứ không thể “tự làm hết”, Phó Thủ tướng nêu rõ

Lời giải PPP

Đối với vấn đề huy động nguồn lực xã hội, doanh nghiệp vào việc thúc đẩy ứng dụng CNTT phạm vi quốc gia, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng cho biết, hiện Bộ đang nghiên cứu, đề xuất mô hình hợp tác công – tư (PPP) đặc thù trong lĩnh vực CNTT

Hiện Bộ đã đặt hàng các Doanh nghiệp công nghệ nội triển khai một số dự án lớn như triển khai hệ thống thư điện tử quốc gia, theo hướng “Nhà nước sử dụng các dịch vụ do Doanh nghiệp cung cấp”

Ông Tống Viết Trung, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel cũng khẳng định, hướng phát triển trong thời gian tới của Tập đoàn này là cung cấp CNTT như một dịch vụ, theo đơn đặt hàng từ các ngành, Bộ, địa phương và Chính phủ. Hiện Viettel đang tham gia tích cực nhiều dự án như triển khai “một cửa điện tử” trong Đề án Hải quan điện tử, hay “Thu thập thông tin Khí tượng Thủy văn” cho Bộ Tài nguyên & Môi trường

Mặc dù vậy, ông Trung cũng thẳng thắn chia sẻ rằng, thực trạng ứng dụng CNTT tại Việt Nam hiện nay đang “là một quá trình giậm chân tại chỗ”, thể hiện ở việc các dự án CNTT quan trọng không được thúc đẩy vì nhiều lý do như thiếu vốn, đang chờ tài trợ bổ sung. Trong số này bao gồm cả những dự án trọng điểm, có ý nghĩa chiến lược quốc gia như xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai....

Chỉ số sẵn sàng về CNTT của Việt Nam vẫn thấp so với các nước trong khu vực và quan trọng nhất, theo ông Trung, chúng ta lại trở về với bài toán “Thiếu Tổng công trình sư cho các dự án lớn”

IT là ưu tiên hàng đầu

Tuy nhiên, ông Nguyễn Bá Ân, Tổng Thư ký Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh cho biết, mới đây, Hội nghị TƯ 4 Khóa XI đã thông qua Nghị quyết số 13 về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ quốc gia, trong đó lần đầu tiên, CNTT-TT được xác định là một phần của kết cấu hạ tầng quốc gia

“Phát triển CNTT là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong lộ trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa quốc gia của cả nước cũng như tất cả các ngành”, Nghị Quyết khẳng định

Hiện Bộ TT&TT được giao làm đầu mối để phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Quy hoạch Phát triển CNTT đến 2020 (Tầm nhìn 2030), Xây dựng Quy hoạch Tổng thể Hạ tầng Quốc gia (Trình Chính phủ trong năm 2013); soạn thảo Đề án huy động nguồn lực Phát triển CNTT Quốc gia, chú trọng mô hình PPP theo hướng khả thi để trình Chính phủ năm tới...

Diễn đàn cấp cao CNTT-TT Việt Nam 2012 diễn ra trong hai ngày 26-27/6 tại Hà Nội, tập trung thảo luận về 4 chủ đề lớn là: Giảm tắc nghẽn, tai nạn giao thông bằng CNTT; CNTT đổi mới giáo dục – đào tạo; Phát triển đô thị thông minh và Thẻ công dân điện tử
 
Đề án thành lập Ủy ban quốc gia về IT - Media​

Chinhphu.vn - Chiều 27/6, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì phiên họp thứ 14 của Ban Chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin. Tại cuộc họp, nhiều vấn đề đã được thảo luận, trong đó có báo cáo về Đề án thành lập Ủy ban quốc gia về Công nghệ thông tin và Truyền thông (CNTT-TT)

Đánh giá về những công việc đã làm được trong thời gian qua, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những công việc mà Ban Chỉ đạo đã triển khai và tham mưu cho cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

Phó Thủ tướng đề nghị chậm nhất đầu tháng 7/2012, Bộ Thông tin và Truyền thông hoàn tất dự thảo báo cáo tổng kết việc thực hiện Chỉ thị 58 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đồng ý với kiến nghị tổ chức hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử Việt Nam 2012 vào tháng 7/2012 và chủ đề của hội thảo sẽ là: “Chính phủ điện tử: Phục vụ người dân tốt hơn và hạn chế nguy cơ tham nhũng”

Văn phòng Ban chỉ đạo phải tích cực phối hợp với các đơn vị của Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các cơ quan hữu quan tổng hợp thu thập phân tích số liệu để hoàn thiện nội dung sách trắng về CNTT-TT Việt Nam 2012 và phát hành đúng vào dịp hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử Việt Nam 2012

Ngoài ra, Ban Chỉ đạo đã tích cực tổ chức thu thập và báo cáo về số liệu về mức độ sẵn sàng ứng dụng và phát triển CNTT-TT năm 2012, dự kiến hoàn thiện trong quý III/2012 và phát hành vào quý IV/2012

Về yêu cầu phát triển công nghiệp công nghệ phần mềm, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu cần bổ sung và nêu rõ những khó khăn, đồng thời nêu giải pháp về lĩnh vực này để chuẩn bị tài liệu phục vụ cho phiên họp Chính phủ thường kỳ tới đây

Đối với đề xuất kiện toàn Ban chỉ đạo theo hướng nâng cấp thành Ủy ban Quốc gia về CNTT-TT do Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cần đánh giá lại toàn diện những mặt được, mặt hạn chế của Ban Chỉ đạo hiện nay, từ căn cứ đó sẽ trình Đề án để Thủ tướng xem xét, quyết định

Đề án nâng cấp Ban Chỉ đạo quốc gia về CNTT thành Ủy ban Quốc gia về CNTT-TT nêu rõ: Ủy ban sẽ do Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch, có chức năng tư vấn, tham mưu giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc chỉ đạo, điều hòa, phối hợp, đôn đốc giải quyết những công tác quan trọng, mang tính liên ngành, lĩnh vực, các chương trình, chiến lược, kế hoạch, dự án trọng điểm về công nghệ thông tin và truyền thông

Nghiên cứu đề xuât với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phương hướng, giải pháp triển khai các hoạt động thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông quan trọng…
 
Google – “Vũ khí mới” của các ngân hàng trung ương​

GetThumbnail.jpg

Từ lâu, Google đã trở thành công cụ hữu ích. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra 1 tác dụng khá thú vị của Google: giúp ích rất nhiều cho các nhà hoạch định chính sách

Bằng cách phân tích báo cáo về các từ khóa trên Google với đủ các thể loại, từ lớp học aerobic cho đến tủ lạnh, các NHTW có thể đo lường nhu cầu tiêu dùng trước khi số liệu chính thức được công bố

NHTW Israel, Fed, NHTW Anh, Italia, Tây Ban Nha và Chi Lê là các NHTW đi đầu trong việc thực hiện các nghiên cứu dựa vào số liệu từ Google để xác định xu hướng của nền kinh tế

Tháng 12 năm 2009, Brynjolfsson, giáo sư đến từ Học viện công nghệ Massachusetts, đã thực hiện một nghiên cứu vào và dự đoán dược doanh số bán nhà ở Mỹ bằng cách sử dụng số liệu thống kê về các tìm kiếm trên Google

Theo ông, nếu như Fed tiếp cận được phương pháp này trong thời kỳ 2007 – 2009, có lẽ các nhà hoạch định chính sách đã có thể có những dự báo tốt hơn về những gì sẽ xảy đến với thị trường nhà đất và biết rõ mức độ nghiêm trọng của vấn đề

Câu chuyện được bắt đầu tại Mountain View, California. Thực hiện dự án phát triển website nghiên cứu về những từ khóa được sử dụng nhiều nhất trên Google, Hal Varian, chuyên gia kinh tế trưởng của Google đã phát hiện ra rằng rất có thể các dữ liệu này sẽ là chỉ báo cho xu hướng của các số liệu chính thức được đưa ra sau đó

Trong bản báo cáo dài 23 trang được đưa ra vào tháng 4/2009, Varian đã trình bày cụ thể cách mà dữ liệu trên Google có thể giúp nâng cao độ chính xác của các dự báo về số xe hơi và nhà ở được bán ra cũng như doanh số bán lẻ của nước Mỹ

3 tháng sau, Tanya Suhoy, chuyên gia kinh tế cao cấp tại NHTW Israel, cũng đưa ra báo cáo cho rằng các số liệu từ Google có thể giúp dự đoán chính xác xu hướng suy giảm kinh tế của nước này

Các chuyên gia kinh tế đến từ NHTW Chi Lê và NHTW Anh cũng bắt đầu đặt ra những câu hỏi tương tự. Liệu có phải từ khóa “xe hơi” được sử dụng nhiều hơn có nghĩa là doanh số xe bán ra sẽ tăng ?

Liệu có phải số lượng từ khóa “trợ cấp thất nghiệp” tăng vọt có nghĩa là người dân đang bị mất việc làm ?

1 đến 3 ngày sau khi người dùng thực hiện tìm kiếm, Google đã có thể tổng hợp và cung cấp dữ liệu. Trong khi đó, số liệu của Bộ Thương mại thường có độ trễ 2 tuần. Rõ ràng là các nhà hoạch định Chính sách có thể phản ứng nhanh hơn nếu được cập nhật các số liệu mới nhất

Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một vài hạn chế bởi có thể các số liệu này sẽ không thể phản ánh xu hướng tiêu dùng của những người ít dùng Internet bao gồm người già và những người nghèo. Do đó, các nghiên cứu sâu hơn sẽ là cần thiết để có thể đưa ra những kết luận chính xác

Mặc dù vậy, phương pháp này vẫn được NHTW Anh sử dụng. Theo 2 nhà nghiên cứu Nick McLaren và Rachana Shanbhogue, thống kê cho thấy từ khóa “trợ cấp thất nghiệp” được sử dụng nhiều hơn đã giúp dự đoán tỷ lệ thất nghiệp. Các thống kê về tìm kiếm trên Google đang ngày càng tỏ ra hữu ích khi cung cấp nhiều thông tin thú vị về hành vi kinh tế

Còn tại NHTW Tây Ban Nha, Concha Artola và Enrique Galan đã phân tích các câu hỏi liên quan đến du lịch và đưa ra dự báo lượng du khách từ Anh tới Tây Ban Nha tăng cao nhất 1 tháng

Tại Fed, Rebecca Hellerstein và Menno Middeldorp tìm thấy điểm tương đồng giữa số lượng từ khóa “tái tài trợ các khoản vay thế chấp” với số lượng đơn xin tái tài trợ trong thực tế

Kể cả ở một nước như Chi Lê, nơi chỉ có một nửa dân số dùng Internet, số liệu về các từ khóa liên quan đến xe hơi cũng giúp dự đoán số xe hơi bán ra

Ngoài ra, các dữ liệu từ Google cũng giúp các nhà kinh tế đánh giá được hiệu quả của các chính sách. Hồi tháng 8 năm 2011, Mark Spiegel, Phó Chủ tịch bộ phận nghiên cứu tại chi nhánh San Francisco của Fed đã thực hiện 1 nghiên cứu với các từ khóa “đóng băng” và khủng hoảng

Spiegel đã kiểm tra được những thay đổi trong quan điểm của người dân về rủi ro vỡ nợ của nhiều nước trên thế giới trong suốt giai đoạn 2008, khi Fed thực hiện chương trình hoán đổi với các NHTW khác để tăng thanh khoản cho toàn thế giới

Theo John Williams, Chủ tịch Fed San Francisco, mặc dù mới ở trong giai đoạn khởi đầu, đây thực sự là một phát hiện khá thú vị. Williams gọi đây là 1 cuộc cách mạng về dữ liệu với khối lượng thông tin khổng lồ và rất sát với những gì đang diễn ra trên thực tế

Thu Hương
 
“Đại gia” phần mềm Hàn Quốc chạy đua Tổng thống​

00-4f9c2_zps95833dd1.jpg

Ông Ahn Cheol Soo​

Ông Ahn Cheol Soo, nhà sáng lập công ty phần mềm diệt virus lớn nhất Hàn Quốc, vừa bắt đầu cuộc chạy đua vào ghế Tổng thống trong cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 12 ở nước này

Hãng tin tài chính Bloomberg cho biết, ông Ahn, 50 tuổi, tham gia cuộc đua để trở thành người kế nhiệm đương kim Tổng thống Lee Myung Bak với tư cách một ứng cử viên độc lập. Quyết định trở thành ứng cử viên Tổng thống mới chỉ được ông Ahn công bố trước dư luận vào ngày hôm qua

Tuy nhiên, hiện ông đang đứng ở vị trí thứ 2 trong một cuộc thăm dò ý kiến ủng hộ của cử tri Hàn Quốc. Các đối thủ của ông Ahn trong cuộc bầu cử này là bà Park Geun Hye của đảng lãnh đạo hiện nay và ông Moon Jea In thuộc đảng đối lập chính của Hàn Quốc. Người thắng cử sẽ có nhiệm kỳ 5 năm lãnh đạo nền kinh tế lớn thứ tư của châu Á

Ông Ahn nguyên là một bác sỹ nhưng đã chuyển nghề khi đứng ra thành lập công ty phần mềm Ahnlab Inc chuyên về các sản phẩm diệt virus máy tính. Thách thức lớn nhất đối với ông trong cuộc bầu cử này là phải giải quyết được những câu hỏi của cử tri xung quanh việc ông thiếu kinh nghiệm chính trị và điều hành kinh tế

Những câu hỏi này sẽ được đặt ra trong bối cảnh người dân Hàn Quốc đối mặt với sự bất bình đẳng thu nhập gia tăng và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao trong tầng lớp người trẻ

Giới quan sát cũng đánh giá rằng, việc ông Ahn tham gia vào cuộc chạy đua Tổng thống này cũng có thể làm thay đổi tương quan lực lượng giữa hai ứng cử viên Park và Moon nếu ông chấp nhận liên minh với một trong số 2 ứng cử viên này

“Người dân đang bày tỏ sự mong ước có cải cách chính trị thông qua tôi. Bằng cách tham gia chạy đua bầu cử, tôi muốn hoàn thành mong ước đó của họ”, ông Ahn nói trong một bài phát biểu dài 15 phút vào ngày 19/9

Cũng trong bài phát biểu này, ông Ahn hứa nếu trúng cử, ông sẽ tài trợ hết số cổ phần trị giá 324 triệu USD của ông đang nắm giữ trong công ty Ahnlab. Theo kết quả một cuộc thăm dò do kênh truyền hình cáp JTBC ở Seoul tiến hành, tỷ lệ ủng hộ của cử tri dành cho ông Ahn hiện ở mức 26,5%, đứng sau ứng cử viên Park với tỷ lệ ủng hộ 35,7%, và trước ứng cử viên Moon với tỷ lệ ủng hộ 24,3%

Ông Ahn thành lập công ty Ahnlab vào năm 2995 và nắm cổ phần 29% trong công ty này. Ông nổi lên thành một nhân vật có thể chạy đua cho ghế Tổng thống Hàn Quốc vào tháng 10 năm ngoái, sau khi một chính trị gia độc lập mà ông ủng hộ đắc cử chức Thị trưởng Seoul. Ông Ahn chưa từng tham gia lĩnh vực công và cũng chưa từng gia nhập một đảng chính trị nào

“Tôi không có kinh nghiệm chính trị, nhưng chẳng biết có nhiều kinh nghiệm chính trị có phải là tốt hay không. Bù lại, tôi có kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực từ công nghệ thông tin, y học, tới quản lý và giáo dục. Đó là điểm cộng của tôi”, ông Ahn nói

Ông Ahn là một người có chủ trương chỉ trích các cheabol - tập đoàn kinh tế gia đình như Samsung hay Hyundai - và kêu gọi thực hiện một “mô hình kinh tế mới” kết hợp giữa phúc lợi và tăng trưởng. Ông ủng hộ việc cấm các tập đoàn kinh tế lớn nắm cổ phần chéo và hạn chế đầu tư của các tập đoàn này vào các chi nhánh

Đảng cầm quyền của Hàn Quốc tháng trước đã chọn bà Park, con gái cả của cựu Tổng thống Park Chung Hee, vào vị trí ứng cử viên của đảng này trong cuộc bầu cử Tổng thống năm nay. Nếu thắng cử, bà Park sẽ trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của xứ kim chi

Ứng cử viên Moon của đảng đối lập là một luật sư nhân quyền và từng là chánh thư ký của cựu Tổng thống Roh Moo Hyun. Vào năm 1975, ông Moon đã từng bị bắt ngồi tù vì tham gia vào các cuộc biểu tình chống lại Tổng thống Park Chung Hee, cha của đối thủ Park trong cuộc bầu cử năm nay

An Huy
 
Các hãng công nghệ khổng lồ lập nhóm vận động hành lang

C141930_CMS_lobby_3_zps30798336.jpg

Google, Facebook, Amazon và 11 hãng công nghệ lớn thông báo họ vừa lập ra nhóm vận động hành lang nhằm củng cố, bảo vệ môi trường internet tự do và sáng tạo

Nhóm The Internet Association (Hiệp hội Internet) là tổ chức đầu tiên đại diện cho lợi ích của nền kinh tế internet tại Mỹ, thông cáo báo chí của Hội cho biết

14 thành viên của Hội gồm Amazon.com, AOL, eBay, Expedia, Facebook, Google, IAC, LinkedIn, Monster, Rackspace, Salesforce.com, TripAdvisor, Yahoo và Zyng

Dù Apple và Microsoft không có trong danh sách, nhưng nhóm này nói rằng họ đại diện cho “tiếng nói chung của nền kinh tế internet”

“Môi trường internet tự do và sáng tạo là yếu tố cốt yếu cho sự phát triển kinh tế của quốc gia,” Michael Beckerman, Chủ tịch và Tổng giám đốc điều hành của The Internet Association nó

Beckerman cho biết những công ty thành viên “hiểu tương lai của ineternet đang bị đe dọa”, và họ “phải bắt tay nhau để bảo vệ nó”

Gần đây, Beckerman thôi chức phụ tá của Chủ tịch Ủy ban thương mại và năng lượng của Hạ viện Mỹ

Những gã khổng lồ công nghệ ngày càng quan tâm đến chính trị nhiều hơn vì những năm gần đây các nhà làm luật Mỹ ngày càng chú ý tới các biện pháp nhằm bảo vệ quyền riêng tư và cạnh tranh trên internet

Trong quý I năm nay, Google chi mức tiền kỷ lục là 5,03 triệu USD cho vận động hành lang, trong khi mức chi của cùng kỳ năm ngoái chỉ là 1,48 triệu USD

Facebook cũng phá kỷ lục chi tiêu cho vận động hành lang của mình trong quý II năm nay – thời gian mạng xã hội lớn nhất thế giới trở thành công ty đại chúng. Facebook dành 960.000 USD để gây tác động lên các chính trị gia. Số tiền này cao gấp ba lần khoản chi của cùng kỳ năm 2011

Trúc Quỳnh
 
FPT chi hàng chục tỷ đồng cho 6 dự án R&D

fpt-chi-r-n-r.jpg

FPT xác định đầu tư R&D là đầu tư cho tương lai​

6 dự án R&D vừa được Tập đoàn FPT duyệt kinh phí đầu tư ở mức 2 - 9 tỷ đồng sẽ giúp FPT làm chủ các công nghệ lớn trên thế giới và từng bước tạo ra những công nghệ mang bản sắc FPT

Tập đoàn FPT vừa quyết định cấp kinh phí đầu tư từ 2 đến 9 tỷ đồng cho 6 dự án R&D. Trong đó, Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT (FPT IS) có 4 dự án gồm: FPT Enterprise Mobility, Ứng dụng Mainframe và AS 400, Dịch vụ giá trị gia tăng trên điện thoại di động (VAS), Thuế điện tử

Còn Công ty TNHH Giải pháp công nghệ FPT (FTS) có 2 dự án là Xây dựng quản lý dịch vụ vận tải và dự án triển khai với hãng taxi Mai Linh. Các dự án này sẽ được thực hiện trong thời gian 1 năm. Như vậy, hiện FPT đã duyệt đầu tư R&D cho 10 dự án

Trao đổi với phóng viên ICTNews, ông Nguyễn Lâm Phương, Giám đốc Công nghệ FPT cho biết: “Hiện nay, các tập đoàn cung cấp sản phẩm dịch vụ trên thế giới đều có quỹ R&D được trích từ lợi nhuận hằng năm

Các công ty coi đây là sự đầu tư bắt buộc, mang tính sống còn với tương lai của họ. Do vậy, việc FPT thực hiện đầu tư R&D là đầu tư cho tương lai bằng việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ có hàm lương công nghệ ngày càng cao

Chúng tôi không chỉ muốn học hỏi và làm chủ các công nghệ lớn trên thế giới như Big Data, Cloud Computing, Mobility… mà tiến tới tự tạo ra những công nghệ mang bản sắc FPT

Ngoài ra, với việc đầu tư ngân sách cho các dự án, những đơn vị thành viên trong FPT không phải chia sẻ quỹ lương thưởng từ bộ phận kinh doanh cho các dự án R&D nữa. Điều này khuyến khích cán bộ làm R&D chuyên tâm hơn cho việc nghiên cứu phát triển của mình”

Theo quy chế đầu tư của Tập đoàn, hằng năm FPT dành 5% lợi nhuận trước thuế năm liền trước để chi cho hoạt động R&D. Các đơn vị khi thực hiện quy chế này được Tập đoàn hỗ trợ tối đa 100% kinh phí

Việt Hà
 
Becamex thành lập trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo
- Ngày 11.10, Becamex IDC đã ra mắt trung tâm đổi mới công nghệ Becamex (TIC) đặt tại trường đại học Quốc tế miền Đông (EIU) khu đô thị mới Bình Dương, đây là một mô hình ươm tạo công ty khởi nghiệp (start-ups) tại Việt Nam

Trong giai đoạn đầu TIC sẽ tập trung hỗ trợ các start-ups ứng dụng công nghệ phát triển các sản phẩm trí tuệ hoặc sản phẩm thương mại điện tử; sau đó tùy từng trường hợp đưa ra mô hình phát triển phù hợp cho các giai đoạn kế tiếp

Mỗi start-up sẽ nhận được tối thiểu hai năm hỗ trợ hoàn toàn từ TIC về ý tưởng, vốn khởi động và phát triển ý tưởng kinh doanh bên cạnh việc hỗ trợ các chi phí khác như văn phòng, hạ tầng CNTT, các dịch vụ kế toán, pháp lý

Dự án của TIC có sự tham gia của ban cố vấn là những bậc thầy trong lĩnh vực IT thế giới gồm ông Ed Fries, nguyên phó chủ tịch Microsoft và là cha đẻ dự án Xbox và Microsoft Excel; bà Anne-Marie Roussel, giám đốc đối tác và sáp nhập của Sharp; ông Nam Do, nhà đồng sáng lập và là giám đốc điều hành Emotiv Systems…
 
Mua sắm công sản phẩm IT - Phần cứng gấp ba phần mềm​

- Theo bà Tô Thị Thu Hương, vụ phó vụ CNTT, trong hơn 1.200 tỉ đồng chi tiêu công cho sản phẩm công nghệ thông tin (CNTT) năm 2011, kinh phí cho phần mềm là 351 tỉ đồng và mua sắm phần cứng là 951 tỉ đồng

Các bộ đã đầu tư 188 tỉ đồng cho phần mềm, nhưng chỉ 24% phần mềm trong nước; trong 163 tỉ đồng đầu tư của các địa phương, phần mềm trong nước chiếm 34,%. Trong kinh phí mua phần cứng, các bộ chi 591 tỉ đồng và các địa phương chi 313 tỉ đồng

Năm nay, đến ngày 30.10, bộ Thông tin truyền thông đã nhận được báo cáo về tình hình mua sắm sản phẩm CNTT của 20 bộ, cơ quan ngang bộ và 56 địa phương, chủ yếu là nâng cấp, lắp đặt hạ tầng mạng, mua sắm thiết bị và phần mềm hệ thống…

Tuyết Ân
 
Phi tin bất phú
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh tầm ảnh hưởng của CNTT đến toàn bộ nền kinh tế xã hội trong Hội nghị Triển khai Nghị quyết Trung ương IV (khóa XI) sáng 15/1 tại Hà Nội

Quan niệm phổ biến trong dân gian là phi thương bất phú, nhưng ngày nay mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế đều phải ứng dụng CNTT mới phát triển mạnh mẽ được

"Chừng nào xã hội, doanh nghiệp và người dân còn chưa nhận thức được rằng 'phi tin bất phú', chừng ấy các mục tiêu về phát triển CNTT với tư cách hạ tầng của mọi hạ tầng sẽ còn nằm ngoài tầm với", Phó thủ tướng nhấn mạnh. "Chúng ta cần phải có hành động quyết liệt hơn, hiệu quả hơn, đặc biệt là khâu nâng cao nhận thức về CNTT"

CNTT-jpg-1358242693_500x0_zps779a8273.jpg

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: "IT là động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế đất nước"​

Đồng tình quan điểm này, ông Lê Mạnh Hà, Phó chủ tịch UBND TP HCM, ví von rằng ông không thấy có Cục giao thông trong từng Bộ, nhưng Bộ nào cũng có Cục ứng dụng CNTT, thể hiện vai trò không thể tách rời của CNTT trong sự phát triển của mỗi ngành, mỗi lĩnh vực và của toàn đất nước

Trước đó, trao đổi với VnExpress.net, tiến sĩ Nguyễn Trọng, từng giữ chức Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo CNTT Quốc gia, cho hay dầu khí có thể làm giàu cho đất nước nhưng nếu không có dầu khí thì ngành khác vẫn phát triển, nhưng thiếu CNTT thì không ngành nào phát triển được

Vì thế, CNTT phải được coi là hạ tầng, phải được xếp ngang với điện - đường - trường - trạm chứ không nên chỉ coi là một ngành kinh tế đơn thuần

Nền kinh tế Việt Nam đang "dựa vào chỗ không phải là thế mạnh" là khai thác tài nguyên và xuất khẩu vì tài nguyên là yếu tố bất định, mang lại giá trị thấp và gây ra những hệ lụy không mong muốn như ảnh hưởng tới môi trường. Thay vào đó, Việt Nam cần phát triển một nền kinh tế xanh, sạch, bền vững và hiệu quả

Đó là nền kinh tế dựa vào tri thức. CNTT không những là công cụ then chốt cho sự phát triển con người và xã hội, mà về lâu dài sẽ là yếu tố quan trọng nhất để xây dựng nền kinh tế dựa trên tri thức và rộng hơn là xây dựng xã hội dựa trên tri thức

Theo Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương nên coi CNTT là động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế đất nước, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và nhất là phải có hành động cụ thể để hiện thực hóa động lực đó, như hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, đẩy mạnh các khu công nghiệp CNTT đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đầu tư ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử...

Ý kiến của Phó thủ tướng và các chuyên gia cũng tương đồng với phát biểu từ năm 1991 của Mahathir Mohamad, Thủ tướng Malaysia khi đó, là: "Không phải ngẫu nhiên ngày nay không nước phát triển giàu có nào lại nghèo về thông tin và cũng không có nước nào giàu về thông tin mà nghèo và kém phát triển cả"

Trong Thông điệp liên bang ngày 25/1/2011, Tổng thống Mỹ Obama cũng nhấn mạnh CNTT là một trong ba ưu tiên hàng đầu giúp nước Mỹ năng động hóa nền kinh tế, khôi phục sự phát triển và duy trì vị trí hàng đầu thế giới toàn diện. Đây cũng là lĩnh vực được chính phủ Trung Quốc nhìn nhận như động lực quan trọng nhất cho sự phát triển kinh tế và chiến lược "đuổi kịp" các nước phát triển khác

Châu An
 
Thanh niên Trung Quốc
thoát thất nghiệp nhờ thương mại điện tử​

Hậu quả của nền kinh tế chững lại đang dần ngấm vào thị trường lao động Trung Quốc. Vì thế, giới trẻ nước này đang nghiêm túc hướng đến các công việc online để mưu sinh

Hậu quả của nền kinh tế chững lại đang dần ngấm vào thị trường lao động Trung Quốc. Vì thế, giới trẻ nước này đang nghiêm túc hướng đến các công việc online để mưu sinh

Theo báo cáo của Bộ nhân lực và an ninh xã hội Trung Quốc (MHRSS), việc bùng nổ các công ty trực tuyến đã tạo ra hơn 10 triệu việc làm ở Trung Quốc

Bộ này lần đầu tiến hành bản báo cáo nêu trên, cho thấy người trẻ chiếm phần lớn số lượng những người làm trong ngành này, bao gồm chủ sở hữu và nhân viên các cửa hàng online, cũng như những người hoạt động trong các lĩnh vực liên quan mật thiết đến kinh doanh điện tử

Li Xueling, người sáng lập kiêm CEO của mạng xã hội YY phát biểu trên tờPeople's Daily: “Internet vượt khỏi những giới hạn vật chất, vì thế năng lực của chúng tôi có thể được đẩy lên những mức không tưởng

Internet đã thúc đẩy các quy trình thử nghiệm và học hỏi. Ví dụ một sinh viên tốt nghiệp đã trở thành triệu phú nhờ dạy cách sử dụng PowerPoint online”. Công ty của Li đã bắt đầu niêm yết trên sàn NASDAQ vào tháng 11/2012

Theo báo cáo, các doanh nghiệp điện tử cũng có thể tuyển chọn nhân viên tự do và đa dạng hơn. Năm 2012, con số kỷ lục 6,8 triệu sinh viên tốt nghiệp tại Trung Quốc. Tuy nhiên phần lớn không thể tìm việc do cách biệt giữa nguồn cung nhân lực và nhu cầu thấp của nền kinh tế

Rất nhiều doanh nhân trẻ cho rằng thương mại điện tử giúp giảm chi phí và tăng hiệu quả, cũng như tạo nhiều cơ hội kết bạn và tận hưởng cuộc sống. Hơn nữa, việc ngành này nở rộ khiến người tiêu dùng tin tưởng và thoải mái hơn khi mua sắm trực tuyến, đặc biệt trong cuộc khủng hoảng hiện nay về các hoạt động thương mại tại Trung Quốc

Một số sinh viên không có việc tìm đến thương mại điện tử, vốn linh hoạt hơn. Báo cáo của MHRSS cho thấy gần một nửa những người hoạt động trên Internet sở hữu bằng đại học, và khoảng 33,4% khác đã học qua các trường trung cấp hoặc trường nghề. Những đối tượng được đào tạo về marketing, quản trị, công nghệ và luật được tuyển dụng nhiều nhất

TheoPeople's Daily, Taobao.com, trang mua hàng online hàng đầu Trung Quốc, thực hiện trung bình 18 triệu giao dịch mỗi này, tương đương với hàng triệu thương vụ dựa trên lòng tin giữa hai bên mua – bán và bảo đảm hợp đồng

MHRSS khuyến nghị Trung Quốc đưa ra nhiều biện pháp như hỗ trợ thanh toán và giảm thuế nhằm giúp các công ty nhỏ mới mở có nền tài chính vững chắc hơn, qua đó tăng việc làm trong ngành này. Các cấp chính quyền cũng cần hướng dẫn các quỹ cá nhân đầu tư vào các doanh nghiệp có triển vọng để tăng trưởng hơn nữa

Như Li Xueling nhận xét: “ Internet biến những điều không thể thành có thể. Đó là điều tuyệt vời nhất trong thời đại chúng ta”
 
Chiếc iPhone 5 giá hơn 1 tấn gạo và nỗi xấu hổ của thế hệ trẻ ?

chiec-iphone-5-gia-hon-1-tan-gao-va-noi-xau-ho-cua-the-he-tre_zps54d1c31b.jpg

Mùa xuân về, chúng ta hay nói đến tuổi trẻ, đến hiền tài là nguyên khí quốc gia. Mùa xuân này, có ai thấy “nhục”, thấy cay mũi khi Việt Nam bị đánh giá là quốc gia “thiểu năng trí tuệ”

“Lĩnh vực giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ phát triển chậm chạp, lạc hậu so với các quốc gia trong khu vực. Nền sản xuất trong nước ít tạo ra được các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, tham gia vào chuỗi các giá trị toàn cầu

Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới thuộc Liên hiệp quốc công bố bảng xếp hạng chỉ số đổi mới toàn cầu năm 2012, trong đó Việt Nam bị tụt hạng, và theo kết quả những năm gần đây, Việt Nam nằm dưới lằn ranh trung bình

Các chuyên gia trong nước vào ngoài nước cảnh báo nếu không có sự đột phá trong sáng tạo, đổi mới thì Việt Nam sẽ là một quốc gia thiểu năng trí tuệ”, đó là một đoạn trong bài xã luận “Nhân tài và thế nước” đăng trên báo Lao động số Tết

Trong chương trình kinh tế trên VTV chiếu vào dịp Tết, một so sánh được chỉ ra: lợi nhuận bán 3 tấn gạo của Việt Nam mới đúng bằng lợi nhuận bán 1 chiếc Iphone 5 của Apple. Tức là cùng một giá trị lợi nhuận của sản phẩm, nhưng con số khối lượng sản phẩm thì chúng ta phải gấp họ tới 27.000 lần. 3 tấn gạo, là biết bao mồ hôi công sức của bao người nông dân, nhưng 1 sản phẩm Iphone 5, thì ở đó bao gồm bao nhiêu hàm lượng trí tuệ ?

So sánh không phải để làm giảm giá trị của sản xuất nông nghiệp, nhưng thực tế chỉ ra, nếu không có hàm lượng trí tuệ cao, thì chúng ta phải đổi lại bằng công sức lao động tay chân

Khoa học của chúng ta phát triển chậm chạp, lạc hậu hơn so với các quốc gia trong khu vực, cái đó chẳng cần những con số thống kê làm gì, cứ đặt chân sang nước khác là ta nhìn rõ ngay những cái ta kém họ. Singapore, Thái Lan, Malaysia, về tài nguyên, họ đâu có gì hơn chúng ta, nhưng họ phát triển hơn ta ở nhiều cái, nhiều lĩnh vực

Rồi năm qua, có 1 số liệu thống kê nào đó chỉ ra, Việt Nam có rất ít những bằng sáng chế khoa học, rồi thì các công trình khoa học có ứng dụng vào thực tế, thúc đẩy sản xuất và có ý nghĩa nhân văn, cũng không nhiều

Thanh niên, có ai cảm thấy nhục, thấy xấu hổ, trước những vấn đề trên hay không ? Có ai xấu hổ, tự ái, khi Việt Nam, nếu không nỗ lực, thì sẽ trở thành một quốc gia thiểu năng trí tuệ hay không ?

Con người Việt Nam không ngu si, thanh niên Việt Nam không dốt nát, cái đó là truyền thống dân tộc, là trí tuệ cha ông truyền lại, trí tuệ và lòng quả cảm của dân tộc Việt, là điều cả thế giới phải công nhận ?

Chúng ta không thiếu người tài, người giỏi, chúng ta không thiếu trí tuệ. Vậy tại sao, Việt Nam vẫn là nước kém về khoa học công nghệ? Do đâu, và ai là người giải quyết ?

Không ai khác ngoài thế hệ trẻ, thế hệ đứng trước sứ mệnh lịch sử phát triển đất nước, khi được kế thừa lại thành quả bằng mồ hôi xương máu cha ông, một thế hệ những 7x, 8x, 9x sướng hơn nhiều so với cha anh đi trước, sống trong hòa bình, thoải mái hơn về vật chất và đầy đủ phương tiện để bước ra thế giới hay tự sống khỏe trên quê hương mình

Phát điên phát cuồng quá đáng, sống tự kỉ quì gối vì những cái không đáng có. Có thể trông đợi gì ở những thanh niên kém bản lĩnh sống như thế này ?

Bao nhiêu vụ tai nạn giao thông chết người trong cái Tết này là do thanh niên uống rượu rồi phóng nhanh vượt ẩu ? Ai đó gọi thế hệ thanh niên ở nông thôn giờ đây là thế hệ “lên nóc nhà rồi bắt con gà”, cứ nhạc vào là “bay lắc” tùm lum, phóng xe bạt mạng "đường làng là của ta"

Ai đó gọi thanh niên đô thị là một thế hệ tự kỉ, suốt ngày lên facebook chém gió, than thở kêu chán rồi chửi đời. Còn “cái bọn trẻ sắp lớn” thì là những đứa trẻ hóa rồ vì các Ồ-pa Hàn Quốc, hời hợt và quên mất thậm chí quay lưng lại với các giá trị truyền thống

Đánh giá như thế là quá phiến diện, thiếu tích cực, chỉ nhìn mặt tiêu cực, nhưng nhìn lại thử xem, chẳng phải rất nhiều “thanh niên thế hệ mới” đang sống như vậy sao

Anh diễn viên hài Quang Thắng vừa rồi đóng Táo kinh tế đã nhảy “hoang mang xì-tai” rồi hát “một năm kinh tế buồn”. Sẽ còn nhiều khó khăn trong năm Quý Tỵ, kinh tế vẫn có nguy cơ “buồn” hơn, sẽ còn nhiều những hệ quả nếu chúng ta không sáng tạo, và vượt khó vươn lên

Tin rằng, những bí thư chi bộ xã, nhưng doanh nhân thành đạt, những nhà khoa học tài giỏi, nhà báo, nhà văn, bác sĩ, chiến sĩ trên địa đầu Tổ quốc… những con người đáng vinh danh trong thời kì phát triển mới của Đất nước, sẽ từ những người trẻ biết nhìn xa trông rộng, biết sống có lý tưởng, nhìn xa hơn những hoài bão cá nhân, là những người trẻ, biết thấy xấu hổ, thấy nhục của ngày hôm nay

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn”

Trong những ngày đầu xuân, khi chúng ta cùng tưởng nhớ vua Quang Trung thắng giặc ngoại xâm, thì cũng hãy nhìn về phía trước, đặt niềm tin hơn vào thế hệ trẻ, và cũng mong thế hệ trẻ, hãy sống sao cho có ý nghĩa hơn
 
Doanh nghiệp phần mềm đẩy mạnh xuất khẩu sang Nhật
- Các doanh nghiệp phẩn mềm cho biết Nhật Bản tiếp tục là thị trường xuất khẩu phần mềm quan trọng của Việt Nam trong năm nay và họ đang tìm cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này

Ông Nguyễn Thành Lâm, Tổng giám đốc FPT Software, cho biết cơ hội dành cho Việt Nam là rất lớn khi Nhật Bản có xu hướng đưa các hợp đồng gia công phần mềm rời khỏi Trung Quốc. Năm nay, các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam cần tranh thủ cơ hội này để nâng cao hình ảnh tại thị trường Nhật Bản và cải thiện thị phần gia công xuất khẩu phần mềm tại thị trường Nhật Bản so với đối thủ Trung Quốc

Trong khi đó, ông Ngô Văn Toàn, Phó tổng giám đốc Công ty phần mềm Global CyberSoft, cho hay hiện tại Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu phần mềm lớn nhất của GSC về số lượng dự án cũng như tỷ trọng doanh thu

Để giành các hợp đồng tại thị trường Nhật Bản, ông Lâm nói rằng FPT Software sẽ đẩy mạnh các hoạt động phát triển thị trường với mục tiêu tăng trưởng 30% trong năm nay

Cụ thể, FPT Software sẽ tập trung nguồn lực để khai thác hiệu quả hơn nữa nhóm khách hàng truyền thống. Hiện, công ty này đã có những đề xuất với các tập đoàn hàng đầu Nhật Bản để lựa chọn Việt Nam như một trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D), dịch vụ CNTT và gia công

Theo ghi nhận của Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm và Dịch vụ CNTT (Vinasa), hiện thị trường Nhật Bản mang lại doanh thu và lợi nhuận đều đặn hàng năm tương ứng là 35% và 40%, là thị trường xuất khẩu phần mềm lớn nhất của Việt Nam

Vinasa cho hay trong năm nay, hiệp hội này sẽ tiếp tục tổ chức các cuộc xúc tiến thương mại sang thị trường Nhật Bản và tổ chức buổi gặp gỡ đoàn doanh nghiệp phần mềm Nhật Bản tới Việt Nam vào khoảng giữa năm nay nhằm tạo cơ hội tìm kiếm đối tác vào hợp đồng cho các doanh nghiệp Việt Nam

Sách Trắng CNTT Nhật Bản 2012 do Cơ quan Xúc tiến CNTT Nhật Bản (IPA) phát hành, dựa theo khảo sát 1.100 doanh nghiệp CNTT Nhật Bản, nhận định rằng Việt Nam tiếp tục là đối tác được mong muốn nhất của các doanh nghiệp Nhật Bản với 31,5% các công ty có dự kiến lựa chọn doanh nghiệp Việt Nam là đối tác, vượt xa Ấn Độ (20,6%) và Trung Quốc (16,7%)

Thực tế, hiện có 23,3% số doanh nghiệp được hỏi đã có đặt hàng tại Việt Nam, so với tỷ lệ 17,8% doanh nghiệp đã đặt hàng tại Việt Nam năm 2010

Lý do các doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn Việt Nam do chi phí gia công thấp, nguồn nhân lực dồi dào và có tay nghề. Và lý do khác là Nhật Bản muốn nâng tỷ trọng thuê ngoài (offhosre) sau khi nước này gặp thiên tai động đất và sóng thần
 
Top