What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Lobby Media Club

LOBBY.VN

Administrator
Quan hệ truyền thông chuyên nghiệp cho doanh nghiệp Việt Nam
Đầu tư và kinh doanh tại Myanmar​

Các dịch vụ tư vấn

1. Hoạch định chiến lược PR

Sự thành công của hoạt động PR của Quý Công ty phụ thuộc đầu tiên vào chiến lược sẽ được xây dựng. Một mối quan hệ thân thiết với giới truyền thông không mang lại nhiều ảnh hưởng nếu nó không được đi kèm với những sự kiện có thể thu hút sự chú ý của dư luận. Một bản thông cáo báo chí sẽ là vô ích nếu nó không chứa nhiều thông tin hấp dẫn cho những người biên tập và độc giả các tờ báo

Với dịch vụ tư vấn và hoạch định chiến lược, chúng tôi đem lại một lợi thế mà Quý Công ty sẽ khó lòng tìm được từ những hãng PR khác

Thúc đẩy giới truyền thông tự tìm đến và “săn lùng” quý vị để lấy thông tin, chứ không phải ngược lại

2. Quản trị rủi ro

Các rủi ro xuất phát từ chính sách của công ty, khuyết điểm của sản phẩm và dịch vụ… có thể đẩy các hãng kinh doanh vào tình trạng bị khiếu kiện từ bên ngoài bởi các tổ chức công, khách hàng hoặc đối tác, thậm chí đặt nhà điều hành trước nguy cơ bị tẩy chay bởi công chúng và bị trừng phạt bởi luật pháp

Không phải tất cả các hình ảnh xấu trước công chúng đều là do nhà quản trị không còn cách lựa chọn nào khác, mà đa phần các hình ảnh đó đều có thể được công chúng nhìn nhận theo những cách khác, với điều kiện công ty có chiến lược quản trị rủi ro tốt

Một trong những nhiệm vụ của chúng tôi là tư vấn với Quý Công ty để lường trước nguy cơ và thay đổi các chính sách mang nhiều khả năng nhận rủi ro. Bên cạnh đó, một điều luôn cần thiết là đưa ra kế hoạch thích hợp để phòng tránh và đối mặt với những bất ngờ có thể xảy đến

3. Tổ chức sự kiện

Các sự kiện được tổ chức cho công chúng là một hoạt động không thể thiếu khi Quý Công ty muốn tạo hiệu ứng mạnh cho một sản phẩm hoặc dịch vụ mới, và khi Quý vị muốn làm nổi bật hoặc làm mới hình ảnh của công ty

Tuy nhiên, một nhà tổ chức sự kiện không chuyên sẽ dễ dàng cảm thấy bị rơi vào một trận đồ của các công việc cần làm. Họ không biết bắt đầu từ đâu hoặc thậm chí không biết đích xác sẽ phải giải quyết những việc gì. Và thường xuyên, họ thấy khó khăn khi phải nghĩ ra những hình thức sự kiện phù hợp giúp đạt được mục tiêu đặt ra

Sẽ là một chương trình giảm giá hay một cuộc rút thăm chọn khách hàng may mắn ? Liệu có hiệu quả nếu đó là một chương trình từ thiện hoặc một hoạt động vì môi trường ?

Tất cả đáp án sẽ được chúng tôi cân nhắc dựa trên hình ảnh của Quý Công ty và định hướng nhận thức của công chúng, cũng như nguồn ngân quỹ và thời điểm cụ thể dành cho sự kiện

4. Các bài báo chuyên sâu

Các bài báo chuyên sâu là phương tiện hiệu quả để cung cấp thông tin về hoạt động kinh doanh, các nghiên cứu mới và những câu chuyện thú vị khác mà Quý vị muốn dành cho công chúng. Công chúng có thể bỏ qua những trang quảng cáo dày cộp và những phút quảng cáo dài lê thê trên truyền hình, nhưng họ sẽ chú ý tới những thông tin và đánh giá được chia sẻ vô tư trong các bài báo

Với một chi phí không lớn hơn chi phí quảng cáo, Quý vị sẽ nhận được những hiệu ứng khác hẳn từ người đọc khi họ không “dè chừng” nó như vẫn làm với quảng cáo

Chúng tôi cung cấp những bài báo được viết bởi các cây bút giàu kinh nghiệm, có thể biến những vấn đề khô khan nhất trở thành hấp dẫn, đưa những sự kiện nhỏ bé nhất trở thành điểm nóng thu hút dư luận. Và đặc biệt, có thể tư vấn để tạo ra những loạt bài báo sẽ mang lại hiệu quả lớn cho hoạt động kinh doanh của Quý vị

5. Họp báo và thông cáo báo chí

Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành truyền thông, chúng tôi biết đích xác những gì mà người biên tập và các tờ báo cần để hoàn thành những phần tin của mình. Những thông tin dạng này có thể được đăng tải ở vị trí nào ? Những quy cách ra sao là cần thiết với một ảnh báo chí ?...

Các bản thông cáo báo chí được chúng tôi cung cấp luôn có nội dung, hình thức và cách trình bày chuyên nghiệp, đầy đủ và dễ hiểu để làm hài lòng các phóng viên. Không chỉ là một thông cáo báo chí, chúng tôi nêu lên trong đó các ý tưởng để người viết báo có thể triển khai những bài báo dài hơi hơn đưa tin về hình ảnh và hoạt động của Quý Công ty

Các buổi họp báo được tổ chức khi Quý vị muốn cập nhật với công chúng những thông tin nóng hổi của mình. Chúng tôi cũng đảm nhiệm việc liên lạc với báo chí để đảm bảo rằng các thông tin cần thiết sẽ được đăng tải kịp thời trong xuất bản phẩm của họ

6. Lập chuyên mục riêng trên các tờ báo

Quý Công ty muốn công chúng liên tục được thông tin về mình ? Những chuyên mục riêng trên các tờ báo uy tín sẽ được thiết kế dành riêng cho Quý vị để độc giả thường xuyên biết đến và ủng hộ hoạt động của Quý vị

Thông qua các chuyên mục của mình, Quý vị có thể xây dựng các chương trình ưu đãi riêng cho độc giả của tờ báo và gửi đến họ những đoạn đối thoại và tư vấn thú vị về sản phẩm/dịch vụ của công ty và những gì liên quan

Độc giả có thể đóng góp ý kiến để cải tiến cách thức xây dựng chuyên mục, họ có thể nêu ra những vấn đề mình quan tâm và cũng có thể chia sẻ kinh nghiệm với các độc giả khác hay là có các góp ý riêng với chính sản phẩm của Quý vị

Chi phí cho các chuyên mục này được sắp xếp tùy vào nội dung của thông tin và tùy thuộc vào yêu cầu của Quý vị. Chi phí có thể thay đổi, nhưng hiệu quả nhận được là điều không cần nghi ngờ

7. Bản tin nội bộ

Các bản tin về doanh nghiệp là một phương tiện hiệu quả trong giao tiếp với cổ đông, khách hàng, khách hàng tiềm năng và nhân viên công ty.

Các bản tin công bố thông tin về hoạt động kinh doanh của công ty và là một phần của hoạt động tiếp thị trực tiếp

Rất nhiều công ty muốn xây dựng một bản tin như thế nhưng gặp khó khăn khi chưa hình dung được các công đoạn và chu trình sản xuất một ấn phẩm, hoặc thấy khó hoàn thành công việc theo đúng tiến độ nghiêm ngặt cần có

Chúng tôi đảm nhận tất cả các công việc cần thiết để cho ra đời một bản tin nội bộ chuyên nghiệp tương đương một ấn phẩm báo chí, được xuất bản định kì hoặc được xây dựng riêng cho từng chiến dịch PR

Các công việc sẽ được hoàn thành bao gồm xây dựng khung nội dung cho bản tin, phỏng vấn và thu thập thông tin, viết bài, chụp và thu thập ảnh, biên tập, thiết kế, sửa lỗi, ra phim, in ấn… với mỗi bản tin cụ thể

8. Các dịch vụ tư vấn khác theo yêu cầu

Tran Dai Thang
Lobbyist Manager - Lobby Vietnam Club
Mobile: 0122.6699.668
Website: http://lobby.vn/
 
Lobby Media Club

Public relations strategy design

• Events organise

• Crisis management

• Build-up relationship with government and local authorities’ policies makers

• Press conferences and press releases

• In-depth press articles

• Special column on newspapers

• Website management

• In-house newsletter

• Complete Brand Identity System

• Advertising plan design

Are these your needs ?

• Interviews and story building about your company and partners

• Company promotion by showcasing the expertise of key employees

• Senior management media training

• Media analysis and targeting strategy – to daily and weekly newspapers, magazines, cable television, television, radio, news services and syndicates, Internet media, T.V and radio syndicators and freelancers

• Client preparation for media interviews

• Creation and management of personal media business relationships

• Complete follow-up media relations work with all outlets

• Registration in key online databases utilized by journalists worldwide that help establish your company and services as important industry leaders

• Strategic planning and implementation of your public relations campaign

• Help in preparing media relations materials (writing press releases, fact sheets, background information, etc)

• Distribution of the campaign press materials to a customized media list

• Trade show marketing and sales support

• Research trends in your industry and markets

• Creation of 12 month and 24 month industry and business editorial calendars

• Concept and design of advertising campaign, ad copy and media placement

• Web site navigation and content services along with search engine optimization and Internet marketing programs.

And, overall, you need more effective public relations, public affairs and marketing activities !

That’s why we want to work with you. Not just next week, but next year and beyond. Please continue to the next pages

What can we do for you ?

Without an integrated public relations program, you risk a number of negative consequences including anonymity, lost investment opportunities and unfavorable impressions among your most influential targets

Companies that don’t actively control public relations either become largely invisible or allow their key target audiences to think whatever they want to think about the company

Effective public relations help drive your business goals while establishing and maintaining your company’s credibility by

Accurately Distinguishing Your Company from the Competition

A good public relations program distinguishes your company from the competition by creatively distilling the essence of your business into key statements and consistently communicating those messages

Building Trust and Credibility

Because people are enormously influenced by the media, a positive mention in the news brings great benefit to your company. You gain the third party endorsement of the media outlet, free publicity, a more positive public image, and increased awareness in your key markets. These factors build trust and credibility

Securing Endorsements from Authoritative Sources

Quotes from authoritative sources, such as your strategic partners and industry analysts, carry weight with all of your audiences. Your public relations program can offer these sources to the media for use in their news coverage. You can build these quotes into case studies and byline articles. This generates positive word-of-mouth about your company

Developing Strong Business Relationships and Rapport

Industry and capital market analysts — increasingly important third-party influencers — can help you fuel momentum for your public relations program. Once you have established yourself as a credible source of information about the issues facing your marketplace, analysts will want to hear from you. Good public relations presents your company’s key employees as experts — industry insiders worth listening to and respecting

Producing Proven Results

A major USC Annenberg Study found that among companies included in Fortune Magazine's "Most Admired" list there is greater support for the public relations function, both in terms of budget and organization, than there is in companies not among the most admired

Pay for Our Services, return on Your Investment !

Our short-term goal is to establish a solid public relations program for your organization during the first six months while strengthening your visibility in the identified targeted places

During the second six months, as the outreach program becomes more aggressive, we will begin to establish you and your key personnel as recognized experts and your company as among the industry’s leaders

The overall long-term goals are to increase your mindshare among your targeted audiences, increase your partner base and help increase corporate profits. These goals become achievable after completing the first year of the public relations and marketing program

No doubt, after the first year, you will find that your public relations program will be more of an investment than an expense. The media coverage that our firm can achieve for your company can turn a $100,000 investment into more than $15,000,000 in media exposure !

And if you need more services than what we’ve described here ? So you will got it, as we can provide additional marketing and dvertising services including graphic design, branding, logo creation, complete Web site services, radio and other advertising copywriting, media placement services, crisis management, public affairs and governmental relations consultation, newsletter and sales writing, press conference coordination, special event management, direct mail services, issue advocacy and more. It just depends on which tools will most profitably bring in the results you seek

We can definitely generate excitement about your company and its targets, and at the same time, launch you and your team as industry experts. Together we can help you and your team shape the most effective branding or image for your company
 
Văn hóa Hàn Quốc đang lobby thị trường Việt Nam ?​

Games2106.jpg

Games online đang lobby cho các sản phẩm thời trang Hàn Quốc vào thị trường Việt Nam​

- Ăn Kim chi, uống rượu Sochu, dùng thời trang kiểu Hàn Quốc… hiện đã trở nên phổ biến với người Việt qua những lần “va chạm” với văn hoá Hàn. Sau phim truyền hình, người Hàn đang lobby (vận động hành lang) thị trường Việt Nam bằng Games online ?!

Từ phim truyền hình đến Games online

Cách nay khoảng 5 năm, phim truyền hình lãng mạn Hàn Quốc xuất hiện ở Việt Nam đã thực sự gây sốt. Phim truyền hình Hàn Quốc đã thực hiện “sứ mệnh lịch sử” là lobby cho một dòng chảy hàng hoá Hàn vào Việt Nam và thực tế không lâu sau đó, hàng điện tử, thời trang, mĩ phẩm, nhà hàng Hàn trở nên gần gũi với người Việt

Chưa hết xu thế phim, Hàn Quốc tiếp tục “đổ bộ” vào nước ta qua con đường Games online. Audition game, sau 2 tháng có mặt tại Việt Nam cộng đồng Games thủ đã lên đến 3 triệu người, trong đó đa phần là học sinh - sinh viên và nhân viên văn phòng

Games Audition do công ty Yedang online (Hàn Quốc) xây dựng và được VTC game “phát hiện” đưa vào Việt Nam. Audition đánh vào thị hiếu giới trẻ Việt Nam bằng những bản nhạc Hàn lãng mạn kiểu “bản tình ca mùa đông” cùng những giai điệu kết hợp với vũ đạo dòng Hip-hop đang tràn ngập trên thị trường châu Á

Khi mà cộng đông cư dân Games đang hít thở một bầu không khí ngập tràn bạo lực, sex đến mức báo động thì Audition game ra mắt và được đón nhận như “một đứa con yêu hoà bình” vì Audition được tôn vinh là Games “sạch”

Từ những vũ công với trang phục ảo trên mạng, sau một tháng thời trang thực “kiểu Audition” bước xuống phố. Bây giờ không khó để người ta có thể tìm thấy một cửa hàng thiết kế thời trang kiểu Audition trên phố Hàng Bông, Nguyễn Khuyến…

Một thị trường Việt đầy tiềm năng

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Bưu chính - Viễn thông, hiện tỉ lệ dân số Việt Nam thường xuyên sử dụng internet là 16,6%, trong đó phần lớn là giới trẻ

16,6% của hơn 80 triệu dân, lại là giới trẻ, họ lên mạng như một niềm đam mê và càng đam mê hơn khi chơi Games trực tuyến. Audition đã nhanh chóng “chinh phục” được các bạn trẻ yêu thời trang và âm nhạc

Ngọc Nữ (sinh viên Đại học Mỹ thuật công nghiệp) tham gia “Thành phố Vũ hội” được gần 2 tháng: "Với Audition mình có cảm giác rất thoải mái sau những giờ học căng thẳng vì ở Games này vừa được chơi lại vừa được nghe nhạc"

"Hơn nữa lại có thể tìm hiểu những bộ thời trang rất bắt mắt qua những bộ trang phục nhân vật trong Games để áp dụng cho việc học hành và công việc sau này” - Nữ bộc bạch lý do chọn Audition mà không phải một trò chơi trực tuyến nào khác

Còn Nguyễn Hoàng Long, trưởng nhóm COLD (sắc màu của những điệu nhảy sống động) đến từ Cung văn hóa Hữu nghị cho biết: “Tôi còn biết Audition trước khi nó ra mắt tại Việt Nam. Vốn đam mê nhảy, nên khi có Audition tôi thử chơi ngay. Động tác nhảy trong Audition thoáng rất phù hợp với giới trẻ”

“Chúng tôi sẽ cùng VTC đưa ra những trang phục từ Games này. Khi Games thủ mặc những trang phục này ra đường, “dân” Audition sẽ biết ngay là một nhân vật trong thành phố của họ, điều này rất thú vị” - nhà thiết kế Xuân Hiếu hồ hởi nói về kế hoạch của mình với 40 mẫu thời trang Audition liên tục được cập nhật...

... Người viết không dám khẳng định: có hay không cái bắt tay giữa những nhà làm phim, người lập trình Games với những nhãn hiệu hàng hoá Hàn Quốc nói trên. Song tất cả họ đã gặp nhau và thành công ở một điểm: Xuất khẩu văn hoá, mà cụ thể là xuất khẩu hàng hóa Hàn Quốc thông qua 1 kế hoạch lobby thị trường hoàn hảo

Minh Tuấn
 
Truyền thông Đức và dấu vết chính khách​

Nước Đức đang ồn ào tranh cãi về chuyện Tổng thống Christian Wulff được cho là đã cố gắng ngăn chặn tờ Bild đưa tin bất lợi. Cuộc chiến vì tự do báo chí của Đức vẫn đang diễn ra hàng ngày giữa phóng viên và những chính khách đầy sự thận trọng

"Khi chó cắn người, đó không phải là tin tức". Những người làm báo luôn được nói như vậy. "Khi người cắn chó, đó mới là tin tức"

Tương tự như vậy, công việc hàng ngày của phóng viên là khiến các chính khách hàng đầu thực hiện đúng nhiệm vụ của họ. Nhưng khi một người đứng đầu nước Đức đe dọa tiến hành "cuộc chiến" chống lại nhật báo nhiều người đọc nhất nước, thì các phòng tin tức đã cảm nhận thấy nỗi lo lắng thực sự

20120105184542_tong.jpg

Tổng thống Christian Wulff không phải là chính khách duy nhất muốn thực hiện kiểm soát báo chí tại Đức

Tháng trước, Tổng thống Đức Christian Wulff đã bị cáo buộc gây sức ép, ngăn chặn không xuất bản báo cáo về khoản vay cá nhân của ông bằng cách để lại tin nhắn đe dọa trong hộp thư của tổng biên tập Kai Diekmann của nhật báo Bild. Cuối tuần qua, tờ báo đã công khai tin nhắn trong đó ông Wulff nói với vị tổng biên tập rằng, sẽ có những "hậu quả" nếu bài báo được xuất bản

Vụ bê bối xuất hiện sau gần một thập niên khi một nhật báo khác thiên về phái tả, Tageszeitung, mở cuộc tranh luận rộng rãi về ảnh hưởng của các chính khách với những thông tin báo chí

Năm 2003, phóng viên nghị trường của Tageszeitung tại Berlin, Jens König, đã thực hiện cuộc phỏng vấn với Olaf Scholz của đảng Xã hội Dân chủ Đức (SPD), khi ấy là Tổng thư ký SPD

Văn phòng báo chí của SPD đã yêu cầu bản ghi cuộc phỏng vấn để xem xét phê duyệt trước khi xuất bản và được König chấp thuận. Tuy nhiên, những gì ông được trả lại từ người phát ngôn báo chí của Scholz là sự chỉnh sửa nhiều tới mức tờ báo quyết định phản đối: Họ vẫn xuất bản bài viết, in các câu hỏi phỏng vấn của König nhưng bôi đen những câu trả lời đã được vị chính khách biên tập

Thực tế chỉnh sửa

Tuy nhiên, theo Hans Leyendecker, biên tập nhật báo Süddeutsche Zeitung ở Munich, thế chủ động của phóng viên chỉ có thể giành được cơ hội nếu "tất cả báo chí cùng đứng lên chống lại kiểu chỉnh sửa, biên tập phỏng vấn". Và ông cho rằng "bạn sẽ không tìm thấy kiểu liên minh ấy ở Đức"

Leyendecker nói, trong khi các báo tiếng Anh có xu thế tôn trọng giá trị lời nói, thì truyền thông Đức lại thiên về xu hướng chỉnh sửa lời nói, trích dẫn của người được phỏng vấn. "Thậm chí cả các câu hỏi cũng trở nên khôn ngoan và rõ ràng hơn trong quá trình chỉnh sửa, biên tập - cho tới khi người đọc chỉ cầm trên tay một sản phẩm hư cấu"

Biên tập chính trị của tờ Tageszeitung, Ulrike Winkelmann, cũng có thể chứng thực trải nghiệm thường xuyên với các chính trị gia khi họ cố gắng kiểm soát việc xuất bản các cuộc phỏng vấn của mình - thậm chí còn dùng thủ đoạn nếu thấy cần thiết

"Tôi nhớ một ông chủ nghiệp đoàn thực sự đã đảo ngược câu trả lời của mình", bà nói. "Chúng tôi được nói sẽ cấp phép cho bài báo vào giữa ngày, nhưng vẫn không thể có phép cho tới thời hạn in ấn, khiến chúng tôi không còn chọn lựa nào khác là chạy một bài hội thoại tẻ nhạt kinh khủng và không còn điểm nào tương đồng với băng phỏng vấn"

20120105184945_anh.jpg

Tự do báo chí Đức ở mức trung bình của châu Âu, đứng sau các nước Bắc Âu​

Thiếu minh bạch

Mặc dù tự do báo chí được đảm bảo bởi Luật Cơ bản (Hiến pháp - ND) Đức, nhưng Hans-Joachim Fuhrmann của Hiệp hội báo chí xuất bản Đức nói với Deutsche Welle rằng: "Ở đây thiếu sự minh bạch, đặc biệt trong trường hợp nói về sai lầm chính trị"

Trong khi việc ngăn chặn phóng viên từ các sự kiện công khai bị coi là trái phép tại Đức, thì điều này lại không cản trở được các chính trị gia tai các cuộc họp báo khi công khai bỏ qua các câu hỏi từ phóng viên hoặc trả lời theo cách "tồi tệ" với báo chí

Ví dụ, chính phủ liên minh của cựu Thủ tướng Gerhard Schröder "đã phát triển một kỹ năng bậc thầy khi khiến báo chí không biết nói gì thêm", theo Winkelmann của báo Tageszeitung. "Gần gũi thường khó khăn hơn là khoảng cách", Winkelmann nói. "Khi chính trị gia Jürgen Trittin của đảng Xanh có cuộc phỏng vấn với chúng tôi, ông ấy sửa đổi thậm chí nhiều hơn vì ông biết, đảng của ông sẽ đọc nó"

Mua im lặng

Một thực tế không may mắn nữa là hậu quả tài chính của thông tin về các câu chuyện xảy ra. Các thông tin ấy có thể dẫn tới những vụ kiện tụng hoặc rút lại quảng cáo từ các nhà tài trợ nổi giận. "Những ngân hàng lớn thậm chí còn cử chuyên gia truyền thông và luật sư tới văn phòng biên tập", Leyendecker nói

Tại Berlin, có một trong những phương pháp áp dụng để kiểm soát báo chí là loại bỏ cái gọi là "những vòng tròn cơ bản" - nghĩa là các cuộc gặp giữa báo chí và những chính trị gia thường cung cấp rất nhiều cơ hội để có được thông tin sốt dẻo nhưng lại không phải là họp báo chính thức nên gây khó khăn cho bất kỳ phóng viên nào về tính hợp pháp

Theo Hendrik Zöner của hội Nhà báo Đức, Đức đang ở khoảng giữa con đường của tự do báo chí so với các quốc gia châu Âu khác. "Tại các nước Bắc Âu, không có sự phê duyệt (do người được phỏng vấn yêu cầu). Nói chung, những nơi đó cởi mở hơn"

"Ở các quốc gia như Anh, Pháp và Italy thì các phóng viên phát triển quan hệ với chính trị trong cả một quá trình sự nghiệp"

Quan hệ thân mật

Jens König, người thực hiện cuộc phỏng vấn năm 2003 đăng trên Tageszeitung đã mở ra cuộc tanh luận về tự do báo chí Đức từ những nét gạch đỏ của các chính khách, và nhìn nhận vấn đề trong mối ràng buộc chặt chẽ giữa họ với giới "tinh hoa" truyền thông

"Báo Bild đầu tiên được Wulff ủng hộ. Ông cung cấp cho họ hình ảnh, thông tin, và có lẽ điều đó đã cứu ông khỏi những tổn thất khi ông li dị người vợ đầu tiên"

Với König, người hiện làm cho tạp chí Stern, vấn đề không nằm ở chính cuộc gọi của ông Wulff với vị tổng biên tập, mà là việc Tổng thống Đức cho là, tư cách chính trị của ông cho ông quyền nói rằng: "Đây là nơi bạn có thể thấy - mối quan hệ gần gũi - giữa các chính khách hàng đầu và những phóng viên nổi tiếng hay tổng biên tập của họ"

König, Zöner, Leyendecker, và Winkelmann đều nhất trí một điều: Kể từ khi bài phỏng vấn bôi đen của König được đăng tải năm 2003, số lượng người phát ngôn báo chí tại Đức đã tăng lên

Theo König, vì thế hàng ngày vẫn có những vụ "đụng độ" giữa báo chí và người phát ngôn của chính khách về nội dung bài viết, thậm chí ngay trước lúc báo vào nhà in
 
Không ai đầu tư nếu họ không biết Việt Nam tồn tại​

20120110161016_0.jpg

"Từ dữ liệu chúng tôi có được, rõ ràng các nhà đầu tư tiềm năng, khách hàng tiềm năng sẽ không nghĩ đến các công ty Việt Nam, sản phẩm của Việt Nam, nếu họ không hề biết được là nó có tồn tại." CEO Media Tenor Roland Schatz chia sẻ trên bàn tròn trực tuyến với VietNamNet

Nhà báo Lê Khánh Duy: VietNamNet rất vinh dự được mời ông Roland Schatz, người sáng lập đồng thời là CEO của tập đoàn truyền thông quốc tế Media Tenor tới tham dự bàn tròn ngày hôm nay

Media Tenor là công ty dẫn đầu thế giới hiện nay trong việc phân tích các nội dung truyền thông trên các phương tiện truyền thông uy tín nhất ở Mỹ, Châu Âu và Châu Á

Media Tenor với 180 nhân viên có trụ sở ở Thụy Sỹ và văn phòng ở hầu hết các thành phố lớn trên thế giới như Berlin, London, New York, Ostrava, Pretoria, St. Petersburg, Windhoek, and Zürich

Bản thân Roland là một trong số những học giả nổi bật nhất trong lĩnh vực ảnh hưởng của truyền thông. Ông có mặt ở Việt Nam thời điểm này để tham dự lễ công bố 500 Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam VNR500 và công bố giải thưởng Uy tín Châu Á 2011 (Asia Award 2011) tại Việt Nam ngày 13 tháng 1 tới

Roland, ông có thể nói đôi chút về giải thưởng Uy tín Châu Á 2011 lần này không ?

Roland Schatz: Media Tenor rất vinh dự lần đầu tiên tổ chức trao Giải thưởng Uy tín Châu Á tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam vào tuần này. Thông thường Giải thưởng thường chỉ được trao tại Hội nghị Agenda Setting ở Thụy Sĩ

Chúng tôi rất tự hào lần đầu tiên vinh danh các quốc gia và doanh nghiệp châu Á đã gây dựng được uy tín vững chắc với thế giới. Giải thưởng sẽ tôn vinh các doanh nghiệp và quốc gia có những thể hiện tốt nhất trên các kênh truyền thông châu Âu, châu Mỹ và châu Phi rong giai đoạn đầy khó khăn hiện nay

Việc giúp cho người dân trên khắp thế giới hiểu được điều gì khiến Việt Nam trở nên đặc biệt, điều gì tạo nên vẻ đẹp của Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia... là rất quan trọng. Giải thưởng sẽ còn giúp mọi người hiểu rõ hơn về phương pháp xây dựng uy tín ở mỗi công ty và quốc gia khác nhau

Nhà báo Lê Khánh Duy: Tôi không rõ lắm, công ty ông căn cứ vào những tiêu chí nào để quyết định và xếp hạng những công ty và quốc gia đoạt giải ?

Roland Schatz: Ảnh hưởng của truyền thông thể hiện qua hai tiêu chí chính: Một là, anh phải đảm bảo làm sao người ta thấy rõ được hình ảnh của anh. Nếu không ai biết anh làm gì, anh là ai, thì sẽ chẳng còn giá trị gì. Anh phải vượt qua cái mà chúng tôi gọi là ngưỡng nhận thức

Xin đưa ra một ví dụ: anh có thể thấy bàn tay tôi vào lúc này bởi tôi để nó lên trên bàn. Nếu tôi để tay tôi như thế này [dưới gầm bàn], sẽ không ai biết tôi có thứ gì trong tay. Đó có thể là một vũ khí hay một bông hoa. Vì thế, nếu anh thấy bàn tay tôi, anh sẽ thấy thoải mái hơn, bởi anh biết tôi định làm gì

Tương tự, nếu một công ty không bao giờ xuất hiện trên các trang truyền thông như Wall Street Journal, Financial Times, hãy tưởng tượng xem, công ty này có thể làm gì để thu hút nhà đầu tư, tìm kiếm khách hàng mới cho những sản phẩm của mình

Với một quốc gia cũng vậy. Làm sao Việt Nam có thể trở thành một địa điểm du lịch lý tưởng, nếu mọi người ở Pháp, Malaysia, Mỹ... không hề biết Việt Nam có thể mang lại thứ gì cho khách du lịch, cho nhà đầu tư

Người ta vẫn bị ám ảnh bởi câu chuyện về cuộc chiến tranh ở đây. Chiến tranh đã qua lâu rồi, nhưng trong tâm trí của mọi người, dù là ở Mỹ, Anh, hay Tây Ban Nha, nếu họ nghe đến hai tiếng Việt Nam, họ sẽ liên tưởng ngay đến cuộc chiến tranh Việt Nam

Vì thế, Giải thưởng của Media Tenor được trao cho các quốc gia hay doanh nghiệp nào xuất hiện đủ nhiều trên các tin tức truyền hình, báo chí trên khắp thế giới để bắt đầu tạo lập uy tín. Một khi những nước này có nhiều tin tức được đưa hơn, chúng tôi sẽ tính đến tiêu chuẩn tiếp theo

Nhà báo Lê Khánh Duy: Tiêu chuẩn tiếp theo sẽ là gì? Nếu chỉ được lên báo nhiều là đủ thì có lẽ Iraq, Pakistan hay Afghanistan sẽ đoạt hết các giải thưởng truyền thông ?

Roland Schatz: Đúng vậy, tiêu chuẩn thứ hai là, có phải anh chỉ xuất hiện trên truyền thông vì những tin tức tiêu cực hay không, như trường hợp của Pakistan, Afghanistan. Họ ở trên ngưỡng nhận thức nhưng chỉ với một chủ đề: chủ nghĩa khủng bố, chiến tranh và xung đột

Như vậy, hai tiêu chuẩn chính ở đây là: khả năng người ta nhìn thấy hình ảnh của anh và anh có xuất hiện trên truyền thông vì những lý do tích cực hay không. Sau khi đã hoàn thành xong phần đầu tiên này của phân tích, chúng tôi sẽ tiếp tục 8 tiêu chuẩn nữa

Chúng tôi muốn biết liệu các quốc gia như Nhật Bản, Ấn Độ hay Việt Nam có thể thuyết phục được các phóng viên viết về các trường đại học, về văn hóa, du lịch, doanh nghiệp... của mình hay không

Nếu anh không thể truyền tải các thông điệp khác nhau trên đa dạng các nội dung truyền thông trên khắp thế giới, anh sẽ khó có thể xây dựng được uy tín

Và ví dụ điển hình nhất là một trong các nước nhận được giải thưởng lần này. Cho phép tôi được tiết lộ về một trong ba nước đứng đầu danh sách nhận giải thưởng lần này là Nhật Bản. Nhật Bản đã không phải nhận kết cục như Pakistan, bởi họ không phải chỉ có một chủ đề về nỗi kinh hoàng tại Fukushima

Ngược lại với Pakistan và Afghanistan, Nhật Bản đã tạo ra được những câu chuyện truyền thông khác, ngoài Fukushima và Tepco. Hãy nhớ lại hồi tháng 3, khi cuộc khủng hoảng mới xảy ra, các hãng truyền thông như Financial Times, đã nhìn nhận rất tiêu cực khi cho rằng nền kinh tế Nhật Bản sẽ không thể vượt qua cuộc khủng hoảng này. Nó sẽ kéo tụt Nhật Bản trở lại và nước này sẽ đứng trước những vấn đề nghiêm trọng

Sáu tháng sau, tất cả chúng ta đều nhận thấy điều ngược lại đã xảy ra. Nhật Bản vẫn đứng vững. Ngày hôm qua họ gặp rắc rối, nhưng họ đã nỗ lực vượt qua khó khăn. Họ đã làm được điều là cho thế giới thấy những gì họ đã và đang làm được, bất chấp việc họ gặp phải những tin tức truyền thông thiếu công bằng

20120110174411_roland2.jpg

Ông Roland Schatz và nhà báo Khánh Duy​

Truyền thông nhà nước Đức đã nhân cơ hội thảm họa Fukushima để thuyết phục chính phủ Đức phải hành động chống lại vấn đề điện hạt nhân. Do vậy, công chúng Đức chỉ thấy cuộc khủng hoảng ở Nhật Bản và những quan ngại về tương lai của Fukushima, Tepco, họ đã không còn tin vào uy tín của người Nhật Bản nữa

Nhưng trải qua thời gian cả một năm (một trong những khía cạnh của Giải thưởng Media Tenor là chúng tôi không dựa vào những quan sát trong một tuần, hay một tháng mà xem xét các dự kiện trong cả một năm), người dân Đức đã hiểu được sức mạnh của người Nhật. Tôi nghĩ, Nhật Bản vào tháng 1/2012 đã mạnh mẽ hơn nhiều nước Nhật 12 tháng trước đó

Nhà báo Lê Khánh Duy: Đó là giải thưởng cho quốc gia, còn giải cho doanh nghiệp thì sao, có gì khác biệt không, Roland ?

Roland Schatz: Tiêu chuẩn chính thì vẫn giống như vậy. Chúng tôi cần có đủ tin tức truyền thông về một công ty cụ thể nào đó. Tôi rất tiếc khi phải nói điều này, nhưng thực sự các công ty Việt Nam chưa làm tốt được điều này

Về mặt này, họ nên thực hiện tốt hơn công tác truyền thông trong tương lai, nếu họ muốn làm ăn kinh doanh với châu Âu, châu Phi, hay châu Mỹ, bởi từ dữ liệu chúng tôi có được, rõ ràng các nhà đầu tư tiềm năng, khách hàng tiềm năng sẽ không nghĩ đến các công ty Việt Nam, sản phẩm của Việt Nam, nếu họ không hề biết được là nó có tồn tại

Về Giải thưởng Doanh nghiệp, có một số điểm chúng tôi ưu tiên khi khi phân tích là truyền thông đưa tin về nguồn nhân lực, nghiên cứu và phát triển, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp có theo hướng bền vững hay không, doanh nghiệp có quan tâm đến vấn đề môi trường hay không, và hình ảnh của ban quản trị cấp cao ra sao. Vị giám đốc có được biến đến và biết đến theo cách tích cực hay không

Xét tất cả những tiêu chuẩn này, anh sẽ thấy những sự khác biệt. Nó cũng sẽ giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng của các mối quan hệ truyền thông tốt đẹp không chỉ cho việc xây dựng thương hiệu, mà còn để thu hút thêm nhiều nhà đầu tư mới

Nhà báo Lê Khánh Duy: Media Tenor căn cứ vào lý thuyết hay phương pháp luận nào để xác định ảnh hưởng truyền thông của một quốc gia hay doanh nghiệp ?

Roland Schatz: Lý thuyết đằng sau giải thưởng này là lý thuyết về Agenda Setting (tạo lập chương trình nghị sự). Lý thuyết này được 2 giáo sư Maxwell McCombs và Donald L. Shaw công bố vào năm 1968. Và kể từ đó chúng tôi đã có một phương pháp luận rất tỉ mỉ và chính xác để xác định tổ chức nào có thể tạo lập chương trình nghị sự

Rất dễ nhận ra điều gì đã và đang được bàn đến nhiều trên các tờ báo hằng ngày, tạp chí hàng tuần, chương trình thời sự buổi tối, và các mạng xã hội. Những tin tức này có ảnh hưởng tới những gì mọi người đang bàn bạc. Nếu bạn không biết điều gì đó, bạn sẽ không thể thảo luận nó với bạn bè trong giờ ăn trưa, bạn sẽ không thể chia sẻ nó với vợ, các con trong giờ ăn tối

Vì thế, khoa học thực nghiệm đã chỉ rõ người ta có xu hướng nói về những gì họ xem hay đọc trong bản tin tối ngày hôm trước. Đó là hành vi bình thường của con người

Cách tiếp cận của Media Tenor về cơ bản là phân tích mọi tin tức hằng ngày trên tất cả các kênh truyền hình lớn CNN, CCTV, BBC, các tờ báo lớn nhất ở châu Mỹ, châu Âu...phân tích trên từng bản tin một, phân tích cụ thể vị chính khách nào được đề cập đến và đánh giá ra sao, công ty nào đang được khắc họa trên truyền thông, chủ đề gắn với công ty đó là gì

Và nếu bạn làm như vậy hằng ngày, bạn sẽ có một cơ sở dữ liệu khổng lồ. Cơ sở dữ liệu của chúng tôi hiện có hơn 100 triệu dữ liệu, bởi chúng tôi đã tiến hành hoạt động này từ 20 năm nay

Nếu bạn có các dữ liệu này, bạn có thể chỉ ra công ty nào đạt trên ngưỡng nhận biết, công ty nào sẽ xây dựng được thương hiệu dựa trên truyền thông, và công ty nào đang cố gắng hoạt động mà không cần sự hỗ trợ này

Nhà báo Lê Khánh Duy: Các phương tiện truyền thông trên toàn thế giới nhiều và đa dạng như vậy, tôi không hiểu Media Tenor lựa chọn thế nào trong biển thông tin ấy và lấy đâu ra nhân lực để phân tích ngần ấy thông tin ?

Roland Schatz: Cơ sở lý thuyết của Media Tenor là, sẽ chỉ có rất ít người có thể định hướng tư tưởng của người khác. Trong truyền thông cũng vậy. Không phải nhật báo, tạp chí hay kênh truyền hình nào cũng có ảnh hưởng như nhau

Các tờ báo như The New York Times rất có ảnh hưởng, bởi các nhà báo đọc New York Times ngay cả khi họ không làm việc cho tờ báo này. Anh có thể xác định những kênh truyền thông định hướng tư tưởng ở mỗi quốc gia. Ở đâu cũng có những kênh truyền thông như vậy

Nếu bạn phân tích hằng ngày, phân tích mọi bản tin trên các kênh truyền thông, bạn sẽ thấy nguồn thông tin ấy được trích từ đâu. Nếu một tờ báo được dẫn nguồn ngày một nhiều, được đọc nhiều nhất và gây được ảnh hưởng lên không chỉ độc giả mà ngay cả các tờ báo khác, chúng tôi sẽ đưa vào phân tích tờ báo đó. Đó là cách chúng tôi sử dụng để phân tích hằng ngày

Qua 20 năm, danh sách các kênh truyền thông được chúng tôi sử dụng cũng có nhiều thay đổi, chúng tôi loại bỏ một số tờ báo, trong khi cũng thêm vào một số tờ báo khác
 
Việt Nam "vô hình" trong lăng kính truyền thông thế giới​

hinh81326764030.jpg


Tại giải thưởng danh giá Best Country Media Reputation, Nhật Bản đạt Giải vàng, Cộng Hòa Ấn Độ đạt Giải bạc và CHND Trung Hoa đạt Giải đồng. Ngoài ra, còn có các giải thưởng trên 07 lĩnh vực

Tại lễ công bố Giải thưởng Quốc gia Châu Á có uy tín tốt nhất trên truyền thông quốc tế năm 2011, ông Roland, Tổng giám đốc Tập đoàn Media Tenor đã có bài phát biểu về danh tiếng của Việt Nam trên truyền thông quốc tế. Xin giới thiệu cùng bạn đọc

Giải thưởng Best Country Media Reputation 2011 (Quốc Gia Châu Á Có Uy Tín Truyền Thông Tốt nhất năm 2011), được công bố dựa trên báo cáo nghiên cứu của Media Tenor thực hiện trên tổng cộng 17.249 tin và phóng sự trên 30 kênh truyền thông quốc tế uy tín nhất thế giới trong năm 2011 xét trên 11 tiêu chí đánh giá bao tần suất xuất hiện trên báo chí, độ đa dạng của chủ đề, sự phát triển kinh tế, tội phạm, văn hóa, quan hệ quốc tế...

Tại giải thưởng danh giá Best Country Media Reputation, Nhật Bản đạt Giải vàng, Cộng Hòa Ấn Độ đạt Giải bạc và CHND Trung Hoa đạt Giải đồng. Ngoài ra, còn có các giải thưởng trên 07 lĩnh vực

Việt Nam được đánh giá cao trên 2 lĩnh vực, đó là Best media reputation on diplomacy 2011- Quốc Gia Có Uy Tín Truyền thông Tốt Nhất về Hoạt động Ngoại giao 2011(đồng hạng cùng Indonesia) và Most positive media coverage 2011 - Quốc Gia Được Đánh Giá Tích Cực Nhất trên truyền thông trong năm 2011 (đồng hạng cùng Malaysia)

Đạt được uy tín truyền thông cao, tức là các quốc gia có danh tiếng tốt trên trường quốc tế. Trong thời đại nhảy vọt về công nghệ và toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay, truyền thông quốc tế đang có vai trò lớn hơn bao giờ hết trong việc định hình dư luận quốc tế và chính sách đối ngoại, cả về chính trị và kinh tế, của các quốc gia trên toàn cầu. Do đó, truyền thông quốc tế đang là một tấm gương phản chiếu uy tín của mỗi Quốc gia, Doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân

Vậy với hai giải thưởng đạt được, liệu Việt Nam có thể yên tâm về danh tiếng quốc tế của đất nước, và như vậy, có phải Việt Nam sẽ có lợi thế lớn trong thu hút đầu tư, du lịch và sự ủng hộ của dư luận quốc tế ? Media Tenor e ngại rằng thực tiễn không hoàn toàn là như vậy

Uy tín của Việt Nam trên truyền thông quốc tế là tích cực trên một số khía cạnh, nhưng về tổng thể là đáng lo nhiều hơn đáng mừng

Để đánh giá về danh tiếng quốc tế của một nước, câu hỏi kinh điển là: "nước đó đang ở vị trí nào trên truyền thông quốc tế ?" Vậy Việt Nam đang có vị thế gì trên truyền thông quốc tế, hay nói cách khác truyền thông quốc tế đang đưa tin gì, đang bình luận gì về Việt Nam ? Câu trả lời rất đơn giản: Việt Nam đang "vô hình"

Gần như các hãng truyền thông quốc tế hàng đầu đang không đưa tin về Việt Nam. Đó là kết luận có thể đưa ra trên cơ sở phân tích các bản tin quốc tế trong tổng số 21 đài truyền hình quốc tế hàng đầu ở Mỹ (ABC, CBS, Fox, NBC, CNN), Anh (BBC, ITV), Pháp (TF1), Đức (ARD, RTL, ZDF), Tây Ban Nha (TVE1), Thụy Sỹ (SF), Ý (RAI 1) và Trung Quốc (CCTV)

Trong nửa năm 2011, Việt Nam chỉ xuất hiện 44 lần trong đó xuất hiện trên BBC 10 lần và trên CCTV 12 lần. Trong tổng số các bản tin giờ cao điểm của ABC, CBS, NBC và Fox trong năm 2011, Việt Nam chỉ xuất hiện trong 0.03% tổng số

Số liệu của Media Tenor cũng cho thấy Việt Nam không xuất hiện liên tục trên các kênh truyền hình thế giới, trong tháng 3, tháng 7 và tháng 8, hoàn toàn không có tin tức về Việt Nam. Các bản tin về Việt Nam đều được định hình theo quan điểm riêng của các đài truyền hình nước ngoài, Việt Nam chưa có động thái để truyền thông cho những thông điệp và câu chuyện của đất nước mình

Khi hình ảnh không xuất hiện trên truyền thông tại Paris, New York hay Pretoria, Việt Nam sẽ khó khăn để thu hút được khách hàng tại các vùng này. Nếu người Madrid, Milano hay Manama không có tin tức gì về Việt Nam, họ sẽ lựa chọn các điểm du lịch khác như tại Ấn Độ hay Trung Quốc

Trong những ngày tại Việt Nam, tôi đã có dịp nói chuyện với ông Đặng Lê Nguyên Vũ, giám đốc của công ty cà phê Trung Nguyên. Ông Vũ có tham vọng đưa Việt Nam trở thành thiên đường cà phê thế giới. Việt Nam sẽ thành nước hàng đầu trên thế giới về thương hiệu cà phê. Tuy nhiên, với sự hiện diện thấp, và đi kèm là danh tiếng thấp, như vậy của hình ảnh Việt Nam trên truyền thông quốc tế, những chiến lược đầy tham vọng như của Trung Nguyên là rất ít tính khả thi

Tuy nhiên, danh tiếng Việt Nam không xấu. Trong mỗi bài viết hiếm hoi về Việt Nam, các ký giả quốc tế thường đưa ra những nhận định tích cực nhiều hơn tiêu cực. Đặc biệt, tin tức về Việt Nam rất tích cực trong lĩnh vực chính sách ngoại giao và đối ngoại. Thế giới đang chia sẻ và đồng tình với định hướng và sách lược đối ngoại của Việt Nam

Như giáo sư Frank Go, đại học Eramus, HàLan, đã nhận xét: "Vẻ đẹp đáng tiền nhất của Việt Nam là từ con người Việt Nam". Thế giới vẫn đang dành một sự kính trọng nhất định cho lịch sử hào hùng giải phóng dân tộc và ý chí độc lập của người dân Việt Nam

Các cuộc kháng chiến chống các cường quốc để bảo vệ độc lập dân tộc của người Việt Nam là niềm tự hào và khích lệ cho nhiều người dân trên thế giới. Và cho đến tận bây giờ, chủ đề chiến tranh vẫn là chủ đề quan trọng khi báo chí thế giới nhắc tới Việt Nam. Đây là một lợi thế Việt Nam cần tận dụng khi quan hệ với truyền thông quốc tế

Như vậy, dù có nhiều điểm yếu, Việt Nam đang ở một vị thế không tồi để thúc đẩy danh tiếng quốc gia trên phạm vi quốc tế. Điểm ưu tiên là Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam cần xuất hiện ở đúng nơi, đúng chỗ, qua đó là tăng tần suất xuất hiện trên truyền thông thế giới

Cần có một kế hoạch chi tiết về truyền thông quốc gia cho Việt Nam, về những kênh truyền thông, những nhà báo quốc tế có uy tín mà Việt Nam cần truyền tải thông tin đến họ, về những nội dung chi tiết mà Việt Nam cần thông tin cho thế giới và về thơi gian biểu thực hiện công bố thông tin

Dù không phải là một công việc dễ dàng, nhưng để nâng cao danh tiếng quốc gia, Việt Nam nhất định phải đầu tư nhiều hơn cho công tác truyền thông quốc tế

Roland Schatz - CEO Media Tenor
 
Top các nước hút đầu tư ở châu Á: Vắng Việt Nam​

VNR1711326789715.jpg

Theo đánh giá của Media Tenor, dựa trên tổng hợp các ý kiến phân tích về cơ hội đầu tư tại châu Á, Việt Nam chưa lọt vào top đầu các nền kinh tế có nhiều cơ hội đầu tư tại khu vực

Ba "ông lớn" của khu vực là Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ thu hút hầu hết sự chú ý của các nhà bình luận thế giới

Ngày 13/1/2012, tại Hội trường Thống nhất, TP.HCM, Tập đoàn Media Tenor đã công bố Giải thưởng Quốc gia và Doanh nghiệp châu Á có uy tín tốt nhất trên truyền thông quốc tế năm 2011, cùng với Lễ công bố VNR500- 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2011

Tại lễ công bố, Giáo sư Frank Go, Trường Quản Trị Rotterdam, ĐH Erasmus, Hà Lan đã có bài tham luận về vị thế mới của châu Á và ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam

Thế giới đang trải qua 3 cuộc khủng hoảng kết nối với nhau: khủng hoảng tài chính, khủng hoảng biến đổi khí hậu và khủng hoảng dầu mỏ. Ba cuộc khủng hoảng này hòa quyện vào nhau để thành một "cơn bão hoàn hảo" phá hoại quan hệ kinh tế quốc tế, gây bất ổn chính trị, hạ thấp mức sống và tạo ra các rủi ro về danh tiếng của các quốc gia và doanh nghiệp lớn trên toàn cầu. Trong bối cảnh đó, châu Á đang có một vị thế mới, với những lực đẩy cấu trúc mang tính dài hạn

Ba lực đẩy dài hạn của châu Á

Thứ nhất, về nhân chủng học, châu Á đang chứng kiến sự gia tăng của tầng lớp trung lưu. Tầng lớp trung lưu vốn chỉ chiếm 23% dân số châu Á nhưng sau 18 năm, tầng lớp này đã tăng hơn gấp đôi lên 56% trong năm 2008, tăng từ 565 triệu người lên 1,9 tỷ người. Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước có tầng lớp trung lưu tăng với tốc độ đáng kinh ngạc

Theo báo cáo của ADB, tầng lớp trung lưu Trung Quốc đã lên đến hơn 800 triệu người, với tổng chi tiêu tiêu dùng hàng năm lên tới trên 18 nghìn tỷ USD. Theo sau là Ấn Độ (205 triệu người), với tổng chi tiêu tiêu dùng hàng năm là 256 tỷ USD

Thứ hai, về tiêu dùng, phong cách tiêu dùng của châu Á đang ngày càng bị phương Tây hóa. Tầng lớp trung lưu châu Á được kỳ vọng trở thành người tiêu dùng đầy tiềm năng và đảm nhận vai trò truyền thống của tầng lớp trung lưu Mỹ và Tây Âu

Ngay từ năm 2009, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành thị trường tiêu thụ ôtô lớn nhất thế giới. Tuy vậy, tầng lớp trung lưu không chỉ dừng ở việc mua ôtô, mà còn sở hữu các thiết bị điện tử gia dụng đắt tiền, cũng như tận hưởng các kỳ nghỉ tại nước ngoài, giống như giới trung lưu tại các nước phương Tây giàu có

Theo ADB, sức mua tại các nước đang phát triển của châu Á vẫn đang gia tăng một cách đáng ngạc nhiên, thậm chí trong suốt thời kỳ "suy thoái lớn" của Mỹ và châu Âu trong các năm 2008 và 2009. Chi tiêu của các nước này đã đạt tới con số 4,3 nghìn tỷ USD vào năm 2008. Nếu giả định rằng chi tiêu cho tiêu dùng tiếp tục tăng trưởng với tốc độ tương tự trong các năm tới, tiêu dùng châu Á năm 2030 sẽ chiếm tới 43% giá trị tiêu dùng toàn cầu vào thời điểm đó

Thứ ba, xu hướng đô thị hóa đang ngày càng mạnh ở châu Á. Năm 2007, lần đầu tiên trong lịch sử, đa phân dân số thế giới sống ở các thành phố, đạt 3,3 tỷ người. Tới năm 2050, cư dân thành phố dự báo sẽ chiếm 70% tổng dân số trái đất. Châu Á là lực đẩy hàng đầu cho quá trình đô thị hóa trên thế giới

Kết hợp ba xu hướng trên, có thể thấy châu Á đang từ "công xưởng của thế giới" để trở thành "thị trường của thế giới"

Ứng phó nào cho doanh nghiệp Việt Nam ?

Doanh nghiệp Việt Nam còn rất "vô hình" trên thương trường quốc tế. Tại Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á do Media Tenor thực hiện dựa trên 189.771 bản tin trên 38 kênh truyền thông quốc tế, kết quả chung cuộc, Panasonic nhận Giải vàng, Huyndai nhận Giải bạc, và Samsung nhận Giải đồng

Trong nghiên cứu để xây dựng nên giải thưởng này của Media Tenor, không có một doanh nghiệp Việt Nam nào lọt vào danh sách 15 doanh nghiệp hàng đầu. Và khi mở rộng tới 50 doanh nghiệp hàng đầu châu Á, cũng vẫn chưa xuất hiện các doanh nghiệp Việt Nam

VNR171_13267897301_1326789730.jpg

Cơ hội đầu tư tại châu Á chi phối bởi ba nước lớn​


Nhìn về chiều hướng tương lai, về phía các cơ hội đầu tư, nền kinh tế Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam cho dù đã có nhiều tiến bộ, vẫn đang đứng ở vị thế bất lợi trong khu vực. Theo đánh giá của Media Tenor, dựa trên tổng hợp các ý kiến phân tích về cơ hội đầu tư tại châu Á, Việt Nam chưa lọt vào top đầu các nền kinh tế có nhiều cơ hội đầu tư tại khu vực. Ba "ông lớn" của khu vực là Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ thu hút hầu hết sự chú ý của các nhà bình luận thế giới

Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam chưa ở một vị thế tốt để có thể tận dụng vị thế mới của châu Á trên bản đổ kinh tế quốc tế. Thế giới không nhất định phải là phương Tây. Thế giới đang là chính các nước châu Á láng giềng của Việt Nam

Câu hỏi then chốt là doanh nghiệp Việt Nam sẽ tận dụng tốt đến đâu sự gia tăng của nền kinh tế và thị trường của các nước lớn trong khu vực như Trung Quốc và Ấn Độ ?

Đồng thời, khả năng đoàn kết và cộng tác của các doanh nghiệp lớn Việt Nam cũng là một yếu tố quan trọng để các doanh nghiệp này tiến ra thị trường châu Á. Một trong các vấn đề lớn là danh tiếng và độ nhận diện quốc gia của Việt Nam là rất thấp trong lăng kính truyền thông quốc tế

Trên nền tảng đó, các doanh nghiệp lớn của Việt Nam sẽ rất khó xây dựng thương hiệu tại các thị trường thế giới và khu vực. Một lần nữa, vai trò của Nhà nước và các hiệp hội doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Việt Nam cần xây dựng một hình ảnh rõ ràng hơn và uy tín hơn trên truyền thông quốc tế

GS. Frank Go
 
“Kinh ngạc” với thay đổi đang diễn ra tại Myanmar​

Myanmar3.jpg

Sau nhiều thập kỷ tụt hậu, chính phủ nhận ra đất nước Myanmar một thời giàu có nhất Đông Nam Á nay đã lùi lại khá xa so với nhiều nước trong khu vực

Giới chính trị gia Myanmar đang cải tổ hệ thống với tốc độ mạnh ít thấy. Đầu tháng 2/2012, lần đầu tiên Bộ trưởng Tài chính Myanmar công bố chi tiết về ngân sách của chính phủ

Ông còn công bố thêm Myanmar hiện đang nợ nước ngoài khoảng 11 tỷ USD. Vài ngày sau đó, xuất hiện thông tin rằng đại diện của Tổ chức Nhân quyền Liên hợp quốc sẽ được vào Myanmar từ đầu tháng 4/2012

Myanmar đang chứng kiến nhiều thay đổi đáng kinh ngạc. Trên chính trường, đảng đối lập sẽ chạy đua vào một số ghế trong nghị viện. Nếu cuộc bầu cử sắp tới chứng minh được sự tự do và công bằng của nó, hẳn các nhà hoạch định chính sách Mỹ sẽ có nhiều lý do để giỡ bỏ trừng phạt đã áp dụng với Myanmar từ giữa thập niên 1990

Nghị viện Myanmar cũng đang cân nhắc về luật truyền thông mới để giúp Myanmar trở thành một trong những môi trường thông tin tự do nhất trong khu vực. Chỉ 1 năm trước đây thôi, các tờ báo thậm chí còn không được nhắc đến tên bà Suu Kyi

Người ta cứ nghĩ câu chuyện cổ tích đang diễn ra. Tuy nhiên không ít người vẫn hoài nghi chính phủ của nước quân sự, cầm quyền từ năm 1962, thực tế đang thay đổi nhanh chóng như vậy để làm gì. So với nhiều đợt biến động chính trị tại Trung Đông, cải cách trong hệ thống chính trị của Myanmar cho đến nay diễn ra khá êm xuôi. Dù vậy, thay đổi chưa hẳn đã sâu sắc như Libya hay Ai Cập

Có lẽ những người đứng đầu đất nước đã thay đổi cách nghĩ. Sau nhiều thập kỷ tụt hậu, chính phủ nhận ra đất nước Myanmar một thời giàu có nhất Đông Nam Á nay đã lùi lại khá xa so với nhiều nước trong khu vực

Trong tinh thần cởi mở, quan chức Myanmar thừa nhận rằng nước này sẽ gặp khó khăn nếu muốn trở nên thịnh vượng sau khi Myanmar gia nhập thị trường thống nhất của các nước Đông Nam Á vào năm 2015. Hơn thế nữa, nhiều quan chức chính phủ đang rất muốn đất nước có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều nguồn và tổ chức tài chính quốc tế, đặc biệt từ IMF và WB. Dưới sự trừng phạt của phương Tây, Myanmar đã từ chối sự tiếp cận trên. Nếu cần phải thả tù nhân để đổi lấy việc các biện pháp trừng phạt được giỡ bỏ, Myanmar cũng chấp nhận

Nhiều người cho rằng các biện pháp trừng phạt sẽ không khiến giới chức Myanmar lo lắng bởi họ sẽ có thể phụ thuộc vào hỗ trợ từ Trung Quốc. Không hẳn như vậy, tại khu vực miền Bắc Myanmar, hành vi của một số công ty Trung Quốc còn khiến chính phủ Myanmar không hài lòng

Chính phủ Myanmar thừa nhận còn nhiều yếu tố khác đã tác động khiến Myanmar thay đổi. Một quan chức cho biết quá trình cải tổ được đẩy nhanh do “mùa xuân Arập” vào năm 2011. Đảng cầm quyền lo sợ các nhóm đối lập có thể đổ ra đường phố giống như họ đã làm vào năm 1988 và năm 2007, có thể cùng với nhiều nhóm vũ trang và người thiểu số ở khu vực biên giới. Quan chức Myanmar khẳng định đã đến lúc đoàn kết dân tộc

Ông Thein Sein, Tổng thống tân cử của Myanmar, cũng khiến mọi người kinh ngạc với tâm lý ưa đổi mới của ông. Ông dám thừa nhận chế độ có nhiều điểm sai lầm, thất bại và cần phải học từ nhiều nước khác. Người khác nhận xét ông có tính cách chân thật, đồng cảm và biết lắng nghe

Lobby Myanmar Club: Nghị viện Myanmar cũng đang cân nhắc về luật truyền thông mới để giúp Myanmar trở thành một trong những môi trường thông tin tự do nhất trong khu vực. Chỉ 1 năm trước đây thôi, các tờ báo thậm chí còn không được nhắc đến tên bà Suu Kyi
 
Myanmar sẽ tạo ra một châu Á hoàn toàn mới​

aungthai11.jpg

Chắc chắn sự cởi mở của Myanmar sẽ gây nên tác động to lớn có ý nghĩa tiêu cực và tích cực đối với các nước láng giềng châu Á

Những cải cách mạnh mẽ về chính trị cùng với những cải cách kinh tế vô hạn khiến người dân có thể nghĩ tới một ngày Myanmar sẽ hòa hợp trở lại với thế giới vốn đã quay lưng lại với nó suốt 50 năm nay. Với dân số 55 triệu người, đây là quốc gia đông dân thứ 5 trong khối ASEAN. Myanmar của bây giờ có thể đang chìm trong cảnh nghèo đói, nhưng trong những năm 1930 đây là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới

Từ nay đến những năm 2020, Myanmar có thể trở thành điểm đến hấp dẫn đối với ngành công nghiệp giá rẻ, đặc biệt là dệt may. Đất nước này cũng đã từng là trung tâm của ngành dệt may với các sản phẩm chủ yếu được xuất sang châu Mỹ và châu Âu nhưng sau đó tất cả các hoạt động thương mại bị cấm. Giờ đây, với chi phí tiền lương và các chi phí khác ở mức thấp, Myanmar đang lôi kéo nhà đầu tư trở lại với vị trí lý tưởng để xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc và Ấn Độ

Nếu những điều này xảy ra, các nước như Campuchia và Việt Nam vốn có ngành dệt may chi phí thấp sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, người láng giềng Thái Lan mới là nước phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Theo ước tính, khoảng 2 triệu người di cư gốc Myanmar đang làm các công việc giá rẻ trợ giúp cho nền kinh tế Thái Lan sẽ quay trở về quê hương. Mặc dù không chuyên nghiệp bằng Thái Lan, những gì họ học được ở nước ngoài sẽ được áp dụng vào nền kinh tế Myanmar

Trung Quốc vốn là nước được hưởng lợi nhiều nhất từ sự vắng mặt của phương Tây tại Myanmar trong 15 năm qua. Trung Quốc đã rót 27 tỷ USD vào Myanmar, cao hơn bất kỳ nước nào và hiện đang dẫn đầu trong các ngành dầu khí và khai khoáng. Thực tế, một số người cho rằng lý do để Myanmar có sự thay đổi nhanh chóng như vậy là họ muốn chấm dứt sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Tuy nhiên, người Trung Quốc vẫn khá tự tin với hoạt động kinh doanh tại đây bởi họ đã đi trước một bước khá dài, đồng thời cũng không quan tâm mấy đến các lĩnh vực ngân hàng, giáo dục, du lịch và chế biến thực phẩm – những ngành đang thu hút Ấn Độ và các nước phương Tây

Ngược lại, Ấn Độ chính là nước được hưởng lợi nhiều nhất từ sự cởi mở của Myanmar. Chắc chắn, Ấn Độ sẽ học được nhiều điều từ những sự kiện trong lịch sử. Hàng triệu người Ấn Độ đã di cư sang Myanmar và trở nên phát đạt ở đây khi Myanmar trở thành thuộc địa của Anh. Kể cả sau khi chính phủ quân sự mới lên cầm quyền vào năm 1960 kéo theo rất nhiều người Ấn Độ rút khỏi Myanmar, vẫn còn khoảng 3 triệu người ở đây. Chính phủ Ấn Độ rất mong muốn tận dụng điều này để khai thác các cơ hội thương mại

Nhiều chuyên gia dự đoán rằng các hoạt động thương mại sôi nổi tại biên giới giữa 2 nước sẽ giúp phát triển kinh tế Ấn Độ vốn đang tăng trưởng chậm lại, đặc biệt là vùng đất nghèo đói ở vùng Đông Bắc. Myanmar sẽ trở thành cầu nối kinh tế giữa khu vực Nam Á và Đông Nam Á

170 triệu người dân của Bangladesh cũng sẽ được hưởng lợi. Iftekhar Chowdhury, Cựu Ngoại trưởng của Bangladesh hi vọng thông qua Myanmar, Bangladesh sẽ có thể kết nối với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á

Trong tương lai, những điều được tiên đoán ở trên có thể xảy ra hoặc không xảy ra. Tuy nhiên, ở hiện tại, ai cũng có thể thấy được đây là cuộc chuyển giao chính trị lớn nhất ở Đông Nam Á và chắc chắn sẽ có những tác động không nhỏ đến khu vực

Minh Anh
 
Myanmar cho phép tư nhân ra báo

- Chính phủ Myanmar ngày 28-12 đã phát đi tuyên bố sẽ cho phép tư nhân phát hành báo chí từ ngày 1-4-2013. Động thái này là bước đi cải cách dân chủ mới nhất của Tổng thống Thein Sein sau khi báo chí tư nhân bị “cấm cửa” từ năm 1964

50e01bb9c5bed174721_zpsac565b7a.jpg

Nhà nước hiện đang phát hành nhiều đầu báo ngày và báo tuần. Nội dung thường xoay quanh tin tức, thể thao và một số chủ đề khác​

Bộ Thông tin Myanmar đăng thông báo trên website cho biết mọi công dân nếu muốn lập ra tờ báo riêng đều có thể nộp đơn xin cấp phép kể từ tháng 2-2013. Các báo tư nhân được phép phát hành nhiều ấn bản với các ngôn ngữ khác nhau

Trước đó, ngày 20-8 Myanmar cũng bãi bỏ quy chế kiểm duyệt báo chí

Anh Duy
 
Chủ tịch Google đến Myanmar thúc đẩy tự do Internet

- Theo thông báo của Google, chủ tịch Eric Schmidt sẽ đến thăm Myanmar vào tuần tới

Myanmar là một trong những chặng dừng chân tại châu Á của chủ tịch Google nhằm thúc đẩy tự do Internet. Hồi tháng 1-2013, ông Schmidt đã có chuyến thăm "riêng tư" đến CHDCND Triều Tiên để nói về không gian mạng miễn phí và rộng mở

622145_zps1368ae36.jpg

Chủ tịch Google Eric Schmidt quan sát việc truy cập mạng tại CHDCND Triều Tiên hồi tháng 1-2013​

Chính quyền quân sự Myanmar trong quá khứ kiểm soát chặt chẽ việc truy cập mạng Internet. Những trang web chống chính phủ và các trang xã hội như YouTube hoàn toàn bị chặn

Tuy nhiên, khi Myanmar áp dụng các biện pháp cải cách chính trị và kinh tế thì ngày càng nhiều người dân được lên mạng bày tỏ chính kiến. Tuy nhiên việc truy cập mạng tại Myanmar vẫn còn hạn chế và tốc độ rất chậm

“Chuyến thăm Myanmar của chủ tịch Schmidt nhằm kết nối các đối tác địa phương và nhân viên Google đang nỗ lực cải thiện đời sống của hàng triệu người dân nước này bằng việc giúp họ tiếp cận thông tin trên mạng về thế giới lần đầu tiên” - thông báo của Google viết

Ngày 22-3, ông Schmidt sẽ có bài phát biểu tại công viên công nghệ thông tin và truyền thông Myanmar. Dự kiến khoảng 400 người tham dự sự kiện này

“Các chuyên gia IT, giới doanh nhân và các lãnh đạo thanh niên sẽ đến nghe ông Schmidt phát biểu. Google là một trong những công ty IT lớn nhất thế giới. Chúng tôi tự hào khi tổng giám đốc Google sẽ đến thăm Myanmar” - AFP dẫn lời thư ký Hiệp hội Chuyên gia máy tính Myanmar Thaung Su Nyein

Reuters cho biết các kế hoạch hiện đại hóa cơ sở hạ tầng viễn thông của Myanmar, cùng sự bùng nổ trong việc sử dụng điện thoại di động của nước này sẽ tạo điều kiện cho những doanh nghiệp nước ngoài lớn như Google xâm nhập thị trường Myanmar

Đức Toàn
 
AP thành hãng tin đầu tiên mở văn phòng ở Myanmar​

ap-thanh-hang-tin-dau-tien-mo-van-phong-o-myanmar_zpsb82d8358.jpg

Theo AP, sự kiện này giúp hãng mở rộng hoạt động đưa tin về giai đoạn chuyển tiếp ở Myanmar cho khách hàng của hãng trên toàn thế giới

Hãng tin Associated Press (AP) của Mỹ cuối tuần qua đã trở thành hãng tin nước ngoài đầu tiên mở văn phòng tại Myanmar kể từ khi chính quyền cải cách lên cầm quyền 2 năm trước và bắt đầu nới lỏng các hạn chế tự do báo chí

Theo AP, sự kiện này giúp hãng mở rộng hoạt động đưa tin về giai đoạn chuyển tiếp ở Myanmar cho khách hàng của hãng trên toàn thế giới

Có 6 nhà báo sẽ làm việc toàn thời gian tại văn phòng Myanmar

Bộ Thông tin Myanmar cùng ngày cho biết đã cấp giấy phép mở văn phòng của AP hoạt động đầy đủ tại Yangon

Bên cạnh đó, đài phát thanh truyền hình NHK của Nhật Bản cũng được cấp phép

Trước đây, Chính phủ Myanmar chỉ cấp quy chế phóng viên thường trú cho Tân Hoa xã và nhật báo Quang Minh của Trung Quốc
 
Báo chí tư nhân đã trở lại Myanmar
- Lần đầu tiên sau gần 50 năm, các tờ nhật báo tư nhân đã được bày bán ở Myanmar

Tính tới thời điểm hiện tại ngày 1/4/2013, có 16 tờ báo được cấp phép, tuy nhiên chỉ có 4 tờ phát hành. Theo giới quan sát, đây là một dấu mốc quan trọng của truyền thông Myanmar. Cho tới gần đây, các nhà báo ở quốc gia Đông Nam Á này vẫn chịu nhiều hạn chế khắt khe nhất thế giới

images1202086_1_myanmar_datvietvn_zpsadbb71cd.jpg

Miến Điện đã tuyên bố bắt đầu từ đầu năm 2013 sẽ cấp giấy phép hoạt động cho các nhật báo tư nhân​

Các tờ nhật báo tư nhân bằng tiếng bản địa, tiếng Anh, Ấn Độ và Trung Quốc từng có mặt ở Myanmar thời thuộc địa Anh đã buộc phải đóng cửa năm 1964 khi phe quân sự lên nắm quyền

Các tờ báo tư nhân đang thử nghiệm xuất bản với số lượng hạn chế để xem xét nhu cầu của độc giả. Khin Maung Lay, tổng biên tập tờ Golden Fresh Land cho biết: "Tôi nhìn thấy một số khó khăn trước mắt, tuy nhiên, tôi sẵn sàng điều hành tờ báo trong tinh thần dự do và tác nghiệp chuyên nghiệp học được từ các cộng sự thời kỳ hoàng kim trước kia”

Trước đó, ngày 02/09/2012, tân bộ trưởng Thông tin Myanmar đã tuyên bố bắt đầu từ đầu năm 2013, chính quyền sẽ cấp giấy phép hoạt động cho các nhật báo tư nhân. Bộ trưởng Aung Kyi khẳng định luật báo chí năm 1962 sẽ bị xóa bỏ. Các nhà báo nước ngoài có thể được cấp visa và đến làm việc tự do tại Myanmar

Trả lời phỏng vấn tuần báo Myanmar Times, ông Aung Kyi, bộ trưởng Thông tin Miến Điện nhấn mạnh vai trò quan trọng của báo chí tư nhân: "Tôi nghĩ rằng các tờ báo tư nhân có vai trò quan trọng trong một đất nước dân chủ"

Được biết, kể từ khi Chính phủ Myanmar bắt đầu đổi mới, nhiều tập đoàn nước ngoài, đặc biệt là từ các nước ASEAN, ngày càng chú ý đến cơ hội đầu tư tại Myanmar, nhất là trong các lĩnh vực dầu khí, du lịch

Tới đây, chính quyền Myanmar dự kiến sẽ thay đổi luật đầu tư, cho phép người nước ngoài vào thành lập công ty mà không cần phải liên kết với một đối tác trong nước. Không những thế, họ còn được chính quyền miễn thuế trong 5 năm

Đây là bước cải tổ kinh tế được xem là ngoạn mục nhất và cũng cho thấy quyết tâm thu hút đầu tư nước ngoài của Myanmar

Phạm Mai
 
Top