What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Mongolia ThinkTank

LOBBY.VN

Administrator
Mông Cổ loay hoay tìm cách thoát khỏi “lời nguyền tài nguyên”​

mongolia-land.jpg

Với nguồn khoáng sản dồi dào, Mông Cổ đang thu hút được lượng vốn đầu tư khổng lồ. Tuy nhiên, con đường dẫn tới thịnh vượng của quốc gia Trung Á này vẫn chứa đầy chông gai

Trên khắp sa mạc Gobi, than đen có thể dễ dàng được tìm thấy dưới các lớp đá cuội. Xa hơn về phía Nam, người ta có thể dễ dàng tìm thấy Oyu Tolgoi – mỏ vàng và đồng lớn nhất thế giới. Mặc dù mới chỉ có 1/3 đất nước với diện tích lớn gấp 3 lần nước Pháp được vẽ trên bản đồ cụ thể, hơn 6.000 mỏ khoáng sản có giá trị thương mại đã được phát hiện ở Mông Cổ

Rio Tinto, công ty khai thác khoáng sản của Australia đã đầu tư hàng tỷ USD vào Oyu Tolgoi, hướng đến khai thác các mỏ đồng có trữ lượng lớn và chất lượng cao ở đây. Nhà máy của Rio Tinto sẽ được vận hành trong 1 vài tháng tới. Thêm vào đó, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng đang xúc tiến các hợp đồng dài hạn

Nguồn tài nguyên phong phú đã giúp chuyển đổi đất nước 2,8 triệu dân này thành quốc gia giàu có được ví von như Qatar của Trung Á. Kể cả trước khi các mỏ than đá và mỏ đồng lớn nhất được đưa vào hoạt động, đây vẫn là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới với tốc độ hàng năm đạt gần 20%

Tuy nhiên, các khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào lại đang trở thành chủ đề gây nên những cuộc tranh luận chính trị gay gắt và ảnh hưởng lớn đến cuộc bầu cử diễn ra cuối tháng 6 vừa qua

Ngành khai thác mỏ ở Mông Cổ đang ở bước đầu của giai đoạn bùng nổ và người dân nước này muốn chọn ra một chính phủ chắc chắn sẽ đem về lợi nhuận tối đa cho đất nước cũng như cải thiện đời sống của toàn bộ dân chúng chứ không phải chỉ làm giàu cho 1 bộ phận nhỏ

Bộ máy lãnh đạo trong 4 năm tới sẽ đưa ra những chính sách chi phối giai đoạn phát triển quan trọng của Mông Cổ và quyết định dòng vốn đầu tư trị giá hàng chục tỷ USD được phân bổ ra sao. Quyết định của họ cũng sẽ ảnh hưởng tới các công ty khai khoáng hàng đầu thế giới như Rio Tinto, Peabody hay Shenhua

Mông Cổ có thể ngừng cung cấp lượng than đảm bảo sự vận hành của nền kinh tế Trung Quốc hay lượng đồng mà Trung Quốc cần tới để mở rộng các thành phố

Các chính trị gia lâu nay vẫn nhấn mạnh Mông Cổ cần làm mọi cách để có thể thoát khỏi “lời nguyên tài nguyên” – điều mà không ít nước đã gặp phải với tham nhũng, lạm phát cũng như hàng loạt hỗn độn về mặt kinh tế và xã hội

Ngày nay, Mông Cổ vẫn là nước thu nhập trung bình thấp với thu nhập bình quân đầu người ở mức 3.000 USD, bằng một nửa so với Trung Quốc

Không ít người lạc quan cho rằng nguồn tài nguyên dồi dào có thể biến mọi công dân Mông Cổ thành triệu phú. Tuy nhiên, nếu chính sách điều hành lệch hướng, các công ty khai khoáng sẽ ngay lập tức dừng đầu tư

Không ít người dân Mông Cổ có thái độ lạc quan với những gì mà ngành khai khoáng đem lại cho đất nước mình. Tuy nhiên, cũng có một bộ phận không nhỏ lo lắng về những tác động tiêu cực mà sự bùng nổ này mang lại

Munkhkurel, thương nhân 38 tuổi cho rằng ngành khai khoáng có những tác động nghiêm trọng với ô nhiễm môi trường và xói mòn đất đai, các vấn đề về nước uống và đường sá cũng như các tác động xấu tới xã hội. Ngành này cũng hút hết vốn đầu tư của các ngành khác và khiến đồng nội tệ lên giá

Cũng theo Munkhkurel, vấn đề lớn nhất đối với Mông Cổ chính là tham nhũng – vấn đề chỉ được giải quyết với sự cởi mở và minh bạch. Cuộc chiến chống lại tham nhũng của Mông Cổ đã diễn ra trong một thời gian dài và nhiều người vẫn hoài nghi về sự thành công của nó

Trong 3 năm qua, dòng vốn ồ ạt của các công ty hàng hóa toàn cầu tạo nên những thách thức lớn cho chính phủ nước này. Năm 2011, tổng vốn FDI chiếm tới 2/3 GDP. Theo một cuộc khảo sát mới đây, người dân Mông Cổ lạc quan về tương lai nhưng cũng đang mất dần niềm tin vào các vị lãnh đạo

Rất nhiều người Mông Cổ cũng đang hoài nghi về hiệu quả xã hội của việc ngành khai khoáng bùng nổ. Tỷ lệ thất nghiệp và đói nghèo vẫn ở mức cao trong khi người dân vẫn phải sống trong cảnh thiếu điện thiếu nước

Trong khi đó, luật đầu tư nước ngoài cũng vừa được sửa đổi sau khi một công ty của Trung Quốc cố gắng mua hết cổ phần của công ty khai thác mỏ Gobi Desert. Luật mới qui định các công ty nước ngoài đầu tư vào các ngành chiến lược như khai khoáng và ngân hàng cần phải có được sự đồng ý của Quốc hội trước khi thực hiện các dự án lớn. Theo một nhà ngoại giao phương Tây, luật này sẽ tạo cơ hội cho tham nhũng hoành hành nếu như luật không được qui định chặt chẽ

Một số công ty khai khoáng cho rằng họ bị đảo lộn trước các thay đổi trong chính sách của Mông Cổ. Theo một vị giám đốc đang đầu tư vào Mông Cổ, đất nước này không có đủ vốn cũng như nhân lực để tự khai thác nguồn tài nguyên dồi dào

Tiềm năng to lớn đã nằm sâu dưới lòng đất hàng triệu năm nay mà chưa được khai thác và tình trạng này vẫn sẽ tiếp diễn nếu như Mông Cổ không có được chính sách phù hợp đối với các nhà đầu tư nước ngoài
 
Top