What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Cờ Vây kinh tế Myanmar

LOBBY.VN

Administrator

Ông Nguyễn Tấn Dũng thăm Miến Điện

Miến Điện giao thương nhiều với Việt Nam và Trung Quốc

Bộ Ngoại giao Việt Nam loan báo thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Miến Điện từ mùng 2 đến mùng 4 tháng Tư.

Năm ngày sau đó Việt Nam tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Asean tại Hà Nội.

Năm nay Việt Nam giữ chức chủ tịch luân phiên khối Asean.

Các phóng viên dự đoán vấn đề Miến Điện sẽ không trở nên ‘ầm ĩ’ trong các cuộc họp của khối Asean năm nay, một khi Việt Nam giữ vai chủ tịch Asean.

Họ nói Việt Nam là nước theo đuổi mạnh mẽ nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.

Quốc tế muốn thấy Việt Nam đóng vai trò tích cực hơn trong việc ép Miến Điện cải tổ chính trị, cho phép phe đối lập tham gia bầu cử. Tuy nhiên đây là ước muốn xa vời, một số phân tích gia nói.

Trùng với chuyến thăm của người đứng đầu chính phủ, Việt Nam sẽ tổ chức Hội chợ hàng Việt Nam tại thủ đô Rangoon.

Báo trong nước nói chính phủ VN sẽ lo toàn bộ kinh phí cho các công ty tham dự Hội chợ.

Trước sự cấm vận của quốc tế Miến Điện đang dựa vào một số quốc gia cùng thể chế độc đảng ở trong vùng để thúc đẩy giao thương, phá thế cấm vận.

Gặp Thống chế

Tại Miến Điện thủ tướng Việt Nam sẽ gặp thống chế Than Shwe, vị lãnh đạo cao nhất của nước này. Và ông sẽ mở hội đàm với thủ tướng Thein Sein, một vị tướng khác.

Báo Việt Nam gọi chuyến thăm của ông Dũng là “củng cố và tăng cường tình hữu nghị và sự hợp tác giữa hai nước".

Trong nhiều năm qua chủ đề Miến Điện đối xử với bà Aung San Suu Kyi, lãnh tụ tinh thần của phong trào đối lập luôn xuất hiện tại các cuộc họp của khối Asean.

Chuyện Miến Điện quản chế tại gia và bỏ tù bà Aung San Suu Kyi đã gây ra các phong trào phản đối lớn lao quốc tế.

Đảng Liên đoàn Toàn quốc vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi giành thắng lợi trong cuộc bầu cử 1990.

Tuy nhiên cánh quân nhân vô hiệu hóa kết quả bầu cử và chiếm quyền lãnh đạo.

Các tướng lãnh quân sự tại vị cho tới ngày hôm nay.

Bà Suu Kyi bị buộc nhiều tội khác nhau, và bị quản chế tại gia 10 năm trong trong 15 năm qua.

Gần đây nhất bà bị kết án 36 tháng tù, sau đó giảm xuống thành 18 tháng quản thúc tại gia. Bà sẽ giam lỏng cho đến cuối năm, là lúc cuộc bầu cử được tổ chức. Quan sát viên cho rằng chuyện chính quyền quân nhân ban hành luật bầu cử mới thực chất là gạt bà Suu Kyi và và đảng của bà ra khỏi tiến trình tranh cử năm nay.

Quốc tế mạnh mẽ lên án điều này.

Quan chức ngoại giao của các nước như Mỹ và Anh đã ghé Hà Nội thời gian gần đây, nhiều người cho là để thuyết phục Việt Nam trong cương vị chủ tịch Asean hãy có thái độ mạnh hơn với giới quân nhân Miến Điện.

Tuy nhiên ít người cho rằng Việt Nam sẽ gây sức ép đối với Miến Điện.

Nếu có đi nữa, cũng chẳng đến đâu, như một nhận định gần đây của nhà báo Thái Lan Kavi Chongkittavorn.

Không can thiệp, chỉ thương mại

Asean hoạt động theo nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, và Miến Điện hiểu rõ điều này.

Quan sát viên trong vùng cho rằng Việt Nam sẽ bảo vệ mạnh mẽ chính sách này trong nhiệm kỳ chủ tịch Asean năm nay.

Dù bị cô lập trên trường quốc tế, Miến Điện đang tìm cách đẩy mạnh giao thương với hai nước cộng sản trong vùng. Trước là Trung Quốc và sau là Việt Nam.

Trong khi các công ty phương Tây không tiếp cận được thị trường Miến Điện do lệnh cấm vận, Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của nước này.

Và buôn bán giữa Việt Nam và Miến Điện cũng gia tăng một cách đáng kể. Kim ngạch ngoại thương hai nước tăng 10 lần trong tám năm qua, đạt 108 triệu đôla năm 2008.

Gần đây ngân hàng Việt Nam bắt đầu mở chi nhánh tại Miến Điện. Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia, đã mở đường bay Hà Nội - Rangoon.

Báo Miến Điện đưa tin doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đến làm ăn tại Miến Điện trong các lĩnh vực như nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản và du lịch. Một số công ty còn để ý đến khu vực khai khoáng, năng lượng và lâm thổ sản.

“Việt Nam và Miện Điện có cùng điều kiện kinh doanh, hai nước có lịch sử hợp tác lâu dài. Doanh nghiệp Việt Nam coi Miến Điện có môi trường đầu tư tốt,” báo The Myanmar Times trích lời ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch tập đoàn Thép Hoa Sơn

BBC Vietnamese
 
Last edited:

Vietnam PM to visit Myanmar

HANOI - VIETNAM Prime Minister Nguyen Tan Dung will visit Myanmar next month, shortly before Hanoi hosts a regional summit expected to discuss the military ruled country's elections due this year

Mr Dung will meet Myanmar's ruler, Senior General Than Shwe, and his Prime Minister, General Thein Sein, during the visit from April 2-4, said foreign ministry spokesman Nguyen Phuong Nga.

The visit comes just four days ahead of a summit in Hanoi at which Myanmar's pledge to hold elections later this year is likely to be a key issue

Myanmar has imposed severe restrictions on the elections expected to be held in October or November, including the effective exclusion of jailed opposition leader Aung San Suu Kyi, leading to international condemnation

Ms Nga did not say whether Mr Dung would discuss the election with the generals. She said that 'the visit is aimed at consolidating and promoting the friendship and co-operative relations between Vietnam and Myanmar.' Mr Dung will also attend a conference to promote investment ties between the two countries, she said

Vietnam's imports and exports to Myanmar totalled less than US$100 million (S$141 million)last year. State-owned Vietnam Airlines this month began service between the Vietnamese capital and Myanmar's largest city, Yangon. Communist Vietnam holds this year's chairmanship of the Association of Southeast Asian Nations (Asean) and will host a summit of its leaders in Hanoi on April 8

Lobby Myanmar Club
Mr Kiên - Lobbyist
Mobile: 0904 601 591
Vụ Châu Á - Thái Bình Dương, Bộ Công thương



AFP
 
Last edited:
Hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Myanmar: Cơ hội lớn đã mở​

Từ ngày 4-7/3/2010, Bộ trưởng Bộ NN- PTNT Cao Đức Phát đã thăm và làm việc tại Myanmar. Đây là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên trong năm mới Canh Dần của Bộ trưởng đồng thời là Chủ tịch Phân ban Việt Nam trong Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Myanmar.

Myanmar gia nhập ASEAN năm 1997, với 58 triệu dân nhưng lại có diện tích đất canh tác nông nghiệp lớn gấp đôi Việt Nam. Trong khi ở nước ta đất chật, người đông, hệ số sử dụng đất nông nghiệp đã đẩy lên mức khá cao thì ở Myanmar nhiều diện tích đất còn hoang hóa, canh tác phụ thuộc vào thiên nhiên mặc dù khí hậu ở xứ xở này có nhiều ưu đãi. Đây chính là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư Việt Nam có thể hỗ trợ và thúc đẩy SX, khai mở các tiềm năng nông nghiệp tại đất nước Chùa Vàng.

Bộ trưởng Cao Đức Phát tâm sự, ngay khi bắt đầu học chuyên ngành kinh tế nông nghiệp, ông đã đọc tài liệu của các chuyên gia nông nghiệp quốc tế đánh giá: Có 3 cánh đồng châu thổ trên thế giới có thể trồng lúa tốt nhất, thuận lợi nhất đó là vùng ĐBSCL của nước ta, vùng châu thổ sông Chao Phraya ở Thái Lan và vùng châu thổ Irrawaddy của Myanmar. Và, đúng như thế, Thái Lan và Việt Nam luôn là cường quốc XK gạo trong nhiều năm qua. Nhưng khi làm việc với Bộ trưởng Nông nghiệp và Thủy lợi Myanmar- ngài Htay Oo, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã đưa ra một thông tin…rất cũ nhưng đã làm nhiều người ngỡ ngàng: “Đã có thời điểm không phải Thái Lan mà chính là Myanmar mới là nước XK gạo lớn nhất thế giới. Đó là vào những năm đầu thế kỷ 20. Vì thế, chúng ta có nhiều điều cần hợp tác, trao đổi và thúc đẩy SXNN 2 nước phát triển lên tầm cao mới”.

Ngài Htay Oo đồng thời là một vị tướng trong Chính phủ Myanmar, đã nhã nhặn và bặt thiệp khi nói rằng: “ Ngài Bộ trưởng đã quá khiêm tốn khi nói về nông nghiệp Việt Nam. Chúng tôi biết rằng, từ lâu Việt Nam đã là cường quốc XK nông sản. Vì thế, chúng tôi đã mời Ngài sang đây, với kinh nghiệm và kỹ thuật phát triển nông nghiệp sẵn có, sẽ hỗ trợ và hợp tác hiệu quả cho nông nghiệp Myanmar phát triển. Chúng tôi cam kết sẽ tạo mọi điều kiện cho các DN Việt Nam đầu tư, phát triển tại Myanmar”.

Đó chính là lời đề nghị cụ thể đầu tiên của vị Bộ trưởng nước bạn trong buổi gặp gỡ rất chân tình giữa 2 Bộ trưởng. Trong cuộc tiếp kiến của Bộ trưởng Cao Đức Phát với Đại tướng - Thủ tướng Myanmar, ngài Thein Sien tại thủ đô Nay Pyi Taw, ngài Thủ tướng cũng khẳng định như vậy. “Chúng tôi còn có thể dành hàng triệu ha đất nông nghiệp để các bạn Việt Nam sang canh tác. Ngay bây giờ, tôi đã sẵn sàng ký các văn bản và hứa sẽ làm hết khả năng và quyền hạn của mình để các nhà đầu tư Việt Nam nhanh chóng vào trồng và chế biến cao su ở Myanmar. Các bạn có thể trồng cao su, lập NM chế biến mủ tại Myanmar hoặc sơ chế rồi đem về Việt Nam chế biến”- ngài Htay Oo, Bộ trưởng Nông nghiệp và Thủy lợi nói.

Trong chuyến công tác tại Myanmar, Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng đã hội đàm và thống nhất các nội dung hợp tác giữa 2 nước với Bộ trưởng Chăn nuôi và Thủy sản Myanmar, thăm các vùng trồng lúa, vùng trồng điều và thăm bến cảng của TP Yangon, nơi có 1 trong 8 dòng sông đã cùng tạo nên cánh đồng châu thổ Irrawaddy rộng lớn của đất nước Myanmar có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp nhưng vẫn chưa được đánh thức.

Bộ trưởng Cao Đức Phát đã nhất trí với các đề xuất mà Bộ trưởng Htay Oo. Ông đã đưa ra các yêu cầu cụ thể để các DN, nhà đầu tư Việt Nam có thể sớm vào nghiên cứu thổ nhưỡng, địa hình và các chính sách về đầu tư trồng và chế biến cao su tại Myanmar. Bộ trưởng nảy ra sáng kiến, thay vì đi bằng máy bay trên đất nước Myanmar rộng lớn, cả đoàn công tác của Bộ NN- PTNT đã đi bằng ôtô để qua các khu vực nông thôn, đến trực tiếp các khu vực SXNN ở Myanmar.

Tới thăm đơn vị SX giống cây cao su của Myanmar, Bộ trưởng đánh giá, công tác phát triển trồng và chế biến cao su ở Myanmar còn non trẻ, chưa có nhiều giống cây cao su phù hợp cũng như chưa xây dựng được nhiều NM chế biến. Tiềm năng đất đai có thể trồng cao su ở đây còn rất lớn.

Qua các buổi làm việc, Bộ trưởng Cao Đức Phát và Bộ trưởng Htay Oo đã cùng trao đổi nội dung về bản ghi nhớ hợp tác nông nghiệp, trong đó điểm nhấn chính là việc triển khai trồng 200 ngàn ha cao su trên đất Myanmar của các DN Việt Nam trong thời gian tới
 
Thăm đất nước Chùa Vàng​

Tiếp tục chuyến thăm chính thức năm nước ASEAN, sáng 14-8, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phu nhân và Ðoàn đại biểu cấp cao Chính phủ ta rời Singapore đi thăm LB Myanmar, đất nước Chùa Vàng nổi tiếng.

Thủ đô Naypyidaw là thủ đô hành chính của Liên bang Myanmar từ 1-2006. Có thể nói, Naypyidaw là thủ đô trẻ nhất trên thế giới tại thời điểm này. Từ Thành phố Yangon đến Naypyidaw chưa đầy 300 km. Sân bay Naypyidaw mới được đưa vào khai thác hơn một tháng nay, nhưng quy mô còn nhỏ, nên từ Yangon, Ðoàn chuyển sang loại máy bay nhỏ hơn để bay tới Naypyidaw.

Công việc xây dựng thủ đô mới còn rất bộn bề. Từ trên máy bay nhìn xuống, cả thành phố là một đại công trường xây dựng. Chính vì được xây dựng từ đầu trên một vùng đất mới, nên thành phố được quy hoạch và xây dựng một cách tổng thể, các khách sạn cách nhau khoảng một km, trụ sở làm việc của các cơ quan cách xa nhau đến 15 phút đi bằng ô-tô.

Ở Naypyidaw, người ta không có chủ trương xây dựng những tòa nhà cao, nhiều tầng. Ngoài những khu nhà chung cư được xây dựng bốn tầng, các khách sạn, trụ sở làm việc của các cơ quan phần lớn chỉ xây dựng từ một đến hai tầng. Naypyidaw cũng chỉ mới xây dựng các trục đường chính. Tuy là đường được làm bằng bê-tông , nhưng tất cả các tuyến đường đều được xây dựng đồng bộ hạ tầng và khá rộng rãi. Dân cư ở Naypyidaw còn khá thưa thớt, hầu như gia đình cán bộ các cơ quan hành chính đều còn ở Yangon, nên các hộ kinh doanh buôn bán, dịch vụ cũng chưa có nhiều. Dân bản địa thì còn đang canh tác nông nghiệp là chính, chưa kịp làm quen với cuộc sống đô thị, vả lại cuộc sống còn nhiều khó khăn, phần lớn đi lại bằng xe đạp hoặc đi bộ. Mặc dù ở giữa trung tâm thành phố, nhưng buổi tối nhiều khu vực dân cư vẫn phải thắp đèn dầu. Hai bên đại lộ vẫn còn những ruộng lúa, nương ngô xanh tốt.

Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng Chính phủ Myanmar dành cho Ðoàn đại biểu cấp cao Chính phủ ta sự đón tiếp chu đáo, trọng thị. Quyền Thủ tướng Myanmar, Thượng tướng Thein Sein và Phu nhân đã ra tận đầu thảm đỏ chân thang máy bay đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phu nhân và Ðoàn đại biểu cấp cao Chính phủ ta. Cuộc hội kiến Thống tướng Than Xuề, Chủ tịch Hội đồng Hòa bình và phát triển Nhà nước LB Myanmar của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và cuộc Hội đàm chính thức giữa hai Chính phủ đều kéo dài thời gian so với dự kiến. Tại hội đàm, nhiều vấn đề liên quan sự hợp tác song phương cũng như đa phương trong khu vực và thế giới đã được hai bên thảo luận cụ thể với tinh thần hữu nghị, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, nhất là việc thỏa thuận tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, dầu khí, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, nông nghiệp, y tế, văn hóa, giáo dục-đào tạo... Kết thúc hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Quyền Thủ tướng Thein Sein đã chứng kiến Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Bộ Năng lượng Myanmar ký Bản thỏa thuận hợp tác chiến lược và coi đây là một bước phát triển mới, quan trọng trong quan hệ kinh tế giữa hai nước.

Diện tích gấp hai lần, dân số bằng một phần hai dân số nước ta, đất đai phì nhiêu, tổng diện tích trồng trọt có đến 23 triệu ha, rừng và tài nguyên khoáng sản phong phú, nhất là đá quý, bờ biển dài, nhưng do tình hình chính trị không ổn định, lại bị phương Tây cấm vận từ năm 1990, cho nên nền kinh tế Myanmar vẫn còn khó khăn.

Ðầu tư nước ngoài vào Myanmar còn rất hạn chế. Từ năm 1988 đến nay, đầu tư nước ngoài vào Myanmar chỉ có khoảng 7, 443 tỷ USD với 374 dự án, trong đó đầu tư từ các nước ASEAN chiếm đến 51,64%.

Là một nước giàu tài nguyên, đất đai phì nhiêu, nông nghiệp chiếm 40% tổng giá trị xuất khẩu, nền công nghiệp chỉ chiếm 9%. Từ năm 1988, Myanmar tiến hành cải cách nền kinh tế từ hành chính bao cấp sang nền kinh tế thị trường, ban hành Luật Ðầu tư nước ngoài, cho phép thành lập lại các doanh nghiệp tư nhân.

Trong cải cách kinh tế, Myanmar đã thu được một số kết quả nhất định. Tăng trưởng GDP từ năm 1989 đến 1996 lần lượt được cải thiện. Trong kế hoạch năm năm (1996-2001), GDP của Myanmar phát triển trung bình 6%/năm. Chính phủ đưa ra kế hoạch phát triển kinh tế mười năm từ 2001-2011 với mức tăng trưởng GDP trung bình là 7,2%/năm.

Quan hệ kinh tế-thương mại giữa Việt Nam và Myanmar ngày càng được thúc đẩy bằng việc tiến hành họp Tiểu ban thương mại tháng 1-2007, cụ thể hóa những biện pháp thúc đẩy thương mại hai nước.

Hai bên cam kết phấn đấu đưa kim ngạch thương mại lên 100 triệu USD trong năm nay (năm 2006 chỉ đạt 70 triệu USD). Trong sáu tháng qua, một số đoàn doanh nghiệp của ta đã sang khảo sát khả năng hợp tác kinh tế và buôn bán giữa hai nước, tiến hành nhập các mặt hàng của Myanmar như gỗ, các sản phẩm nông nghiệp như đậu và đỗ, xuất khẩu dược phẩm sang bạn, lập liên doanh chế biến gỗ cao-su già cho nhu cầu trong nước của ta.

Một số công ty du lịch Việt Nam (SAGOTOUR, LE'S TRAVEL,...) tiếp tục sang khảo sát mở các tour du lịch tới Myanmar. Myanmar muốn thúc đẩy hợp tác thủy sản với nước ta và một số đoàn doanh nghiệp thủy sản của nước ta đã sang khảo sát khả năng hợp tác nuôi trồng thủy sản và khả năng đánh bắt cá xa bờ tại Myanmar.

Cục Hàng không Việt Nam cũng đã sang đàm phán về việc mở đường bay trực tiếp giữa hai nuớc và dự kiến tháng 11-2007 sẽ mở đường bay trực tiếp Hà Nội - Yangon.

Phát biểu ý kiến tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Myanmar, sáng 15-8, tại TP Yangon, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Liên đoàn các phòng Thương mại và Công nghiệp Myanmar tổ chức, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Chính phủ Việt Nam sẽ làm hết sức mình tạo điều kiện và ủng hộ hai Phòng Thương mại và Công nghiệp hai nước tiếp tục có những Diễn đàn doanh nghiệp tại Myanmar và tại Việt Nam để doanh nghiệp hai nước có thêm cơ hội tìm hiểu, hợp tác làm ăn để phát triển đất nước như đề xuất của ông Chủ tịch Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công nghiệp Myanmar.

Ngoài các quan hệ hợp tác song phương, Việt Nam và Myanmar còn tham gia quan hệ hợp tác trong ASEAN, một số tổ chức khu vực như Tiểu vùng Mê Công (GMS), Chiến lược phát triển kinh tế ba dòng sông (ACMEC), Hợp tác Việt Nam-Lào-Cam-pu-chia-Myanmar (CLMV), Thủ tướng đề nghị doanh nghiệp Việt Nam tích cực hơn trong việc tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh thắng lợi tại Myanmar, đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp Myanmar đến làm ăn tại Việt Nam, mang lại lợi ích chung cho cả hai nước, tương xứng với quan hệ hợp tác, hữu nghị tốt đẹp truyền thống giữa hai dân tộc, hai đất nước
 

Việt Nam ủng hộ Myanmar thực hiện lộ trình dân chủ hóa

Thủ tướng VN khẳng định ủng hộ Myanmar thực hiện Lộ trình 7 bước về dân chủ hóa, tiến tới tổ chức tổng tuyển cử công bằng và tự do trong năm nay.

Nhận lời mời của Thủ tướng Thein Sein, hôm nay (2/4), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam bắt đầu chuyến thăm làm việc tại Liên bang Myanmar.

Tại cuộc hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định ủng hộ Myanmar thực hiện “Lộ trình 7 bước về dân chủ hóa”, tiến tới tổ chức tổng tuyển cử công bằng và tự do trong năm 2010, vì lợi ích của nhân dân Myanmar, góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn không ngừng phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Myanmar.

Hai Thủ tướng đã thảo luận các biện pháp cụ thể nhằm mở rộng và tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, nhất trí tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực then chốt như nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, thủy sản, ngân hàng - tài chính, hàng không, viễn thông, dầu khí, khai khoáng, sản xuất và cung cấp thiết bị điện, sản xuất lắp ráp ô tô, xây dựng và hợp tác thương mại - đầu tư.

Hai Thủ tướng cũng nhất trí thúc đẩy quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực khác như y tế, du lịch, văn hóa, giáo dục, thể thao, giao thông đường bộ và nhất trí xúc tiến đàm phán, ký kết thêm các thỏa thuận hợp tác mới, trong đó có Hiệp định hợp tác lâm nghiệp, Hiệp định miễn thị thực cho công dân mang hộ chiếu phổ thông, bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng, trồng cao su...

Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông báo việc Chính phủ Việt Nam đã quyết định thành lập Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam tại Myanmar gồm các doanh nghiệp lớn và có uy tín, quan tâm đến thị trường Myanmar, đề nghị Chính phủ Myanmar tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, kinh doanh tại Myanmar.

Sau hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Thein Sein đã chứng kiến lễ ký nhiều văn kiện hợp tác: Bản ghi nhớ về xúc tiến đầu tư; hợp tác nông nghiệp; hợp tác thủy sản; hợp tác ngân hàng...

Đây là chuyến thăm Liên bang Myanmar lần thứ hai của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, sau chuyến thăm vào tháng 8/2007
 
Last edited:
Việt Nam thăm dò dầu khí ngoài khơi Myanmar​

Việt Nam và Myanmar nhất trí sẽ đẩy mạnh hợp tác trên 12 lĩnh vực then chốt, cho phép thực hiện hàng loạt dự án đầu tư lớn như hợp tác thăm dò và khai thác dầu khí ngoài khơi Myanmar - theo Tuyên bố chung Việt Nam - Myanmar nhân chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ 2 - 4/4.

Thành lập liên doanh thủy sản


Về nông nghiệp, hai bên nhất trí tập trung triển khai hiệu quả bản ghi nhớ về nông nghiệp giữa Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Việt Nam với Bộ Nông nghiệp - Thủy lợi Myanmar, tăng cường hợp tác sản xuất giống lúa, ngô, cà phê và chè chất lượng cao, thương mại và xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp.

Hai bên nhất trí thúc đẩy đàm phán dự thảo bản ghi nhớ về đầu tư trồng cây cao su tại Myanmar, phấn đấu sớm đạt mục tiêu thương mại về trồng cây cao su và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư của Tập đoàn Cao su Việt Nam, lực lượng Thanh niên xung phong TP.HCM và Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai.

Hai nước nhất trí thúc đẩy hợp tác nuôi trồng, khai thác đánh bắt thủy hải sản và xuất nhập khẩu các sản phẩm thủy sản, cũng như hợp tác về khoa học công nghệ.

Trong lĩnh vực ngân hàng - tài chính, hai bên hoan nghênh việc mở văn phòng đại diện của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tại Yangon. Hai bên đánh giá cao việc ký bản ghi nhớ về hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Trung ương Myanmar, nhằm tạo khung pháp lý cơ bản cho các hoạt động hợp tác ngân hàng trong thời gian tới.

Trong lĩnh vực hàng không, hai bên nhất trí xem xét đạt được thỏa thuận việc miễn thị thực cho tổ bay của các hãng hàng không hai nước và xem xét khả năng liên doanh khai thác các đường bay quốc tế của Myanmar vào thời gian thích hợp. Phía Việt Nam bày tỏ mong muốn được liên doanh khai thác các đường bay nội địa của Myanmar.

Về viễn thông, hai bên hoan nghênh việc Tập đoàn Viễn thông quân đội Việt Nam (Viettel) thành lập văn phòng đại diện tại Yangon và ký các hợp đồng chuyển vùng song phương, chuyển vùng và thoại quốc tế. Myanmar nhất trí tiếp tục xem xét các dự án đầu tư khác Viettel đã đệ trình, đồng thời tạo điều kiện cho Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) hợp tác kinh doanh tại Myanmar.

Về dầu khí, Myanmar nhất trí tiếp tục tạo các điều kiện hai bên cùng có lợi cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) thăm dò và khai thác dầu khí ngoài khơi Myanmar. Myanmar cũng nhất trí xem xét ý định thăm dò và khai thác dầu khí của Tập đoàn A.S.V. Holdings tại Myanmar.

Về khoáng sản, phía Việt Nam đánh giá cao việc Myanmar cấp giấy phép khai thác mỏ đá hoa trắng tại vùng Patle-in, Thabyaw Taung, bang Mandalay cho công ty cổ phần SIMCO Sông Đà. Myanmar nhất trí tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác thăm dò khai thác khoáng sản tại Myanmar.

Tiến tới miễn thị thực hộ chiếu phổ thông

Myanmar quan tâm ghi nhận ý định của các công ty của Việt Nam, trong đó có công ty cổ phẩn Tập đoàn đầu tư thương mại công nghiệp Việt Á và Tập đoàn Hanaka trong hợp tác sản xuất và cung cấp thiết bị điện tại Myanmar.

Myanmar cũng ghi nhận ý định của các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có công ty Vinaxuki, Tổng Công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn (Samco) và Tổng Công ty Công nghiệp ôtô Việt Nam (Vinamotor) đầu tư trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp ôtô tại Myanmar.

Trong lĩnh vực xây dựng, Myanmar hoan nghênh và nhất trí trao đổi với các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai và Công ty cổ phần SIMCO Sông Đà đầu tư các dự án xây dựng khách sạn và trung tâm văn hóa - thương mại cũng như các dự án phát triển khác tại Myanmar.

Hai bên nhất trí tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy hợp tác trong thương mại hàng hóa và dịch vụ; khuyến khích các hoạt động xúc tiến thương mại và giao thương giữa doanh nghiệp hai nước. Phía Việt Nam bày tỏ quan tâm trong lĩnh vực bán buôn và bán lẻ ở Myanmar. Hai bên nhất trí xúc tiến đàm phán ký kết Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về chứng nhận chất lượng sản phẩm.

Ngoài các lĩnh vực trên, hai bên mong muốn cùng trao đổi để sớm ký Hiệp định miễn thị thực cho công dân mang hộ chiếu phổ thông của hai nước phù hợp với Hiệp định ASEAN về miễn thị thực cho công dân mang hộ chiếu phổ thông
 
Thủ tướng Việt Nam thăm Myanmar
Không chỉ thúc đẩy thương mại – đầu tư​

- Hôm nay, 2.4.2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Myanmar, trong chuyến thăm chính thức lần thứ hai trên cương vị Thủ tướng. Việc có đại diện của 75 doanh nghiệp tháp tùng thủ tướng cho thấy mục tiêu thúc đẩy quan hệ thương mại – đầu tư sẽ là trọng tâm của chuyến thăm kéo dài ba ngày này.

Ngoài cuộc hội đàm song phương với người đồng cấp Myanmar, Thủ tướng Việt Nam sẽ tham dự lễ khai mạc hội chợ Việt Nam – Myanmar, diễn ra 3 – 6.4, với sự tham gia của những doanh nghiệp tháp tùng đoàn, và dự lễ khai trương chính thức đường bay Hà Nội – Yangoon, đã được Vietnam Airlines mở cách đây một tháng với bốn chuyến/tuần.

Myanmar – mảnh đất màu mỡ chưa được khai phá

Theo bà Phạm Thị Hồng Thanh, phó vụ trưởng phụ trách thị trường Myanmar của vụ châu Á – Thái Bình Dương, kim ngạch của hai tháng đầu năm 2010 tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ (đạt 17,2 triệu USD) là một dấu hiệu đáng hy vọng. Cho đến nay, Việt Nam nhập nguyên liệu thô như gỗ, lâm sản và mủ cao su từ Myanmar, và bán sang nước này các sản phẩm chế tạo như máy móc, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu cho ngành may mặc – da giày, dược phẩm, thiết bị y tế, hay hoá mỹ phẩm.

Hiện nay, đầu tư của Việt Nam ở Myanmar vẫn chỉ dừng ở một vài dự án viễn thông của Viettel, hay khai thác mỏ đá quý của tổng công ty Sông Đà. Tuy nhiên, kể từ đầu năm nay, hàng loạt doanh nghiệp Việt Nam, với vai trò chủ đạo của ngân hàng Đầu tư – phát triển Việt Nam (BIDV), đã sang Myanmar tìm cơ hội đầu tư trong 12 lĩnh vực, như tài chính ngân hàng, công nghệ thông tin...

“Các doanh nghiệp của cả hai bên đều hào hứng với triển vọng hợp tác này, bởi họ cho rằng Myanmar là mảnh đất màu mỡ duy nhất còn chưa bị khai phá trong khu vực. Tuy nhiên, khả năng triển khai khá khó khăn do thủ tục hành chính ở Myanmar khá rườm rà và đóng”, một quan chức bộ Ngoại giao, giấu tên, người đã tham gia hai cuộc hội thảo đầu tư ở Nay Pyi Taw vào giữa tháng 1.2010, nhận xét.

Tiếp tục sứ mệnh trung gian dàn xếp ?


Theo giới quan sát, việc chuyến thăm diễn ra trước thềm hội nghị thượng đỉnh ASEAN 2010, nơi vấn đề thực hiện lộ trình dân chủ hoá bảy bước ở Myanmar dự kiến cũng được đề cập, chuyến đi của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ không dừng lại ở mục đích thương mại. Giữa tuần trước, ngoại trưởng Philippines Alberto Romulo tiết lộ với báo giới rằng ông sẽ kêu gọi các ngoại trưởng ASEAN khác, khi họ gặp nhau ở Hà Nội vào ngày 8.4 tới, gây sức ép buộc Myanmar phải rút lại đạo luật cấm nhà bất đồng chính kiến Aung San Suu Kyi tham gia cuộc bầu cử, theo kế hoạch sẽ diễn ra trong năm nay.

Việt Nam, cho đến nay, vẫn kiên trì với nguyên tắc của ASEAN là không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ thành viên nào. Mặc dù vậy, theo trợ lý ngoại trưởng Phạm Quang Vinh, Việt Nam và các thành viên khác của ASEAN tiếp tục giữ quan điểm “hoà bình, ổn định và phát triển của Myanmar vẫn được gắn kết với việc thực hiện cam kết dân chủ hoá và hoà giải dân tộc”.

Hơn nữa, Việt Nam đã đặt quyết tâm trong nhiệm kỳ chủ tịch của mình là tăng cường kết nối nội khối trong ASEAN và thúc đẩy quan hệ của khối này với các đối tác bên ngoài, trong khi đó vấn đề Myanmar luôn là một trong những thách thức của các nỗ lực này. Đây là thời điểm để Việt Nam thể hiện khả năng trung gian dàn xếp của mình.

Còn nhớ, Việt Nam đã từng đóng thành công vai trò này, khi cùng tham gia giải quyết mâu thuẫn căng thẳng giữa Myanmar và EU trước thềm ASEM 5 (2004), để cuối cùng quốc gia Đông Nam Á này vẫn được kết nạp vào tổ chức Á – Âu tại Hà Nội.
 
Chủ đề Miến Điện tiếp tục gây chia rẽ​

Tiến trình dân chủ tại Miến Điện một lần nữa trở thành chủ đề gây chia rẽ trên bàn hội nghị cấp cao Asean ở Hà Nội.

Một số quốc gia thành viên như Thái Lan, Philippines và Indonesia tỏ ra tích cực trong việc đòi hỏi Naypidaw cải thiện dân chủ, trước hết là trong cuộc bầu cử, dự tính sẽ được tổ chức vào quý tư năm nay vào một thời điểm chưa rõ ràng.

Mới đây chính quyền quân phiệt Miến Điện ra điều luật mới về bầu cử, khiến phe đối lập của bà Aung San Suu Kyi, Liên đoàn Dân tộc vì Dân chủ (NLD), quyết định tẩy chay.

Tối thứ Tư 07/04, trước khi tham dự bữa ăn tối của các bộ trưởng ngoại giao Asean, Ngoại trưởng Thái Lan Kasit Piromya nói với các nhà báo rằng ông sẽ đề cập tới vấn đề Miến Điện.

Ông Kasit nói: "Sẽ có các câu hỏi về cuộc bầu cử cũng như liệu ảnh hưởng của nó tới Asean sẽ ra sao."

"Chúng tôi muốn thấy một cuộc bầu cử tự do, công bằng và bao gồm mọi phe phái. Câu hỏi lớn hiện nay là liệu có thể đạt được điều này hay không, và bằng cách nào".

Ngoài Thái Lan, Indonesia và Philippines cũng tỏ ra chỉ trích luật bầu cử mới của Miến Điện. Theo luật này, các tù chính trị như bà Aung San Suu Kyi không có quyền ứng cử.

Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa nói rằng nước ông coi trọng cuộc bầu cử này, và cho rằng bầu cử ở Miến Điện phải "công khai, tự do, dân chủ và đáng tin cậy".

Thái độ của nước chủ nhà


Tuy nhiên, một số thành viên Asean khác, trong đó có nước chủ nhà Việt Nam, tỏ ra ngại ngần trong việc bàn thảo những chuyện mà nước này cho là "can thiêp nội bộ" như tình hình chính trị bên trong Miến Điện.

Việt Nam, nước có đặc điểm chính trị nhiều nét tạm gọi là tương đồng với Miến Điện hơn cả, được trông đợi là có thể sử dụng ảnh hưởng của mình để thuyết phục Miến Điện.

Tuy nhiên, Hà Nội dường như không mặn mà với trách nhiệm này.

Việt Nam nhìn Miến Điện một cách thực dụng, với tư cách đối tác kinh tế - thương mại, và hy vọng hưởng lợi từ quan hệ mà hai bên cho là đang "phát triển tốt đẹp".

Hiện người ta còn chưa rõ liệu trong chuyến thăm Miến Điện hồi tuần trước của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, ngoài các hợp đồng kinh tế, hai bên có thảo luận về cuộc bầu cử sắp tới hay không.

Người phát ngôn cho Hội nghị Asean 16 mà Việt Nam làm chủ tọa nói chủ đề Miến Điện "không nằm trong chương trình nghị sự đặt sẵn của hội nghị".

Ông Trần Ngọc An nói với BBC rằng các lãnh đạo Asean tuy vậy có thể "thảo luận riêng" về bất cứ vấn đề gì họ quan tâm.

Thực thế, Tổng thư ký Asean Surin Pitsuwan được trích lời nói chủ đề Miến Điện đã được thảo luận, nhưng chỉ nhằm "khuyến khích nước này tiếp tục lộ trình dân chủ đã cam kết".

Thế nhưng, với một quốc gia quân phiệt với thành tích nhân quyền yếu kém, hiện đang bị Hoa Kỳ và châu Âu cấm vận, khuyến khích không thôi hẳn là chưa đủ.

Hơn 100 dân biểu Asean hôm thứ Tư lên tiếng chỉ trích luật bầu cử Miến Điện và kêu gọi lãnh đạo khối trừng phạt nước này, thậm chí khai trừ Miến Điện.

Tổ chức nhân quyền Amnesty International thì nói chủ đề Miến Điện phải được đặt lên ưu tiên hàng đầu tại Hội nghị thượng đỉnh 16.

Nhưng cho tới giờ phút trước khi hội nghị chính thức mở màn, chưa có chỉ dấu gì là các yêu cầu trên có thể trở thành hiện thực

P/S: Tư duy thực tế giúp nhân dân Mynamar tiết kiệm được 10 đến 20 năm cơ hội...cải cách kinh tế trước cải cách chính trị. Các tổ chức quốc tế hãy giúp người dân Myanmar có đời sống tốt hơn đã...


Hồng Nga
 
Giáo hội phật giáo Việt Nam thăm giáo hội Tăng Già Myanmar​


Để thắt chặt tình hữu nghị giữa hai Giáo hội, phái đoàn Lãnh đạo cấp cao Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính thức thăm hữu nghị Giáo hội Tăng già Myanmar từ ngày 6, 7/4/2010.

Phái đoàn Lãnh đạo cấp cao Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm có HT. Thích Thanh Sam – Phó Pháp chủ kiêm Chánh Thư ký HĐCM GHPGVN làm Trưởng đoàn; HT. Thích Thiện Bình – Phó Thư ký Ban Thường trực HĐCM; HT. Thích Chơn Thiện – Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS; HT. Thích Thiện Nhơn – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS, chư Tôn giáo phẩm Thành viên HĐCM, chư vị Phó Chủ tịch, Chánh phó Văn phòng TWGH và khoảng 40 thành viên GHPGVN tháp tùng.

Chuyến thăm hữu nghị của phái đoàn GHPGVN do Tập đoàn An Viên cúng dường.

Phái đoàn khởi hành vào 7 giờ ngày 6//4/2010 tại sân bay quốc tế Nội Bài trên chuyến chuyên cơ mang số hiệu VN 9925.

Sau 1 giờ 40 phút hành trình bay, vào lúc 8 giờ 40 phút giờ địa phương, chuyên cơ hạ cánh xuống sân bay quốc tế Yangon, Myanmar.

Ngài Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCNVN tại Myanmar đón tiếp phái đoàn tại sân bay Yangon.

Vào lúc 15 giờ 30 (giờ địa phương), Ngài Đại sứ Việt Nam tại Myanmar và Phu nhân, cán bộ, viên chức ngoại giao Sứ quán Việt Nam, Tăng Ni du học sinh tại Myanmar trọng thể đón tiếp phái đoàn tại Hội trường Khách sạn Traders.

Trong lời phát biểu chào mừng, Ngài Đại sứ Chu Công Phụng cho biết: Sứ quán Việt Nam tại Myanmar rất hân hạnh được đón tiếp phái đoàn Lãnh đạo cấp cao GHPGVN sang thăm hữu nghị Giáo hội Tăng già Myanmar.

Phái đoàn Lãnh đạo cấp cao GHPGVN sang thăm hữu nghị Giáo hội Tăng già Myanmar lần này chỉ cách 2 ngày sau chuyến viếng thăm Myanmar của phái đoàn cấp cao của Chính phủ Việt Nam do Ngài Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu, đã tạo nên một mối quan hệ, hợp tác sâu rộng giữa hai quốc gia trên nhiều lĩnh vực và đã ký nhiều văn bản hợp tác với Chính phủ, doanh nghiệp Myanmar, thúc đẩy việc hợp tác nhiều hơn đúng theo tiềm năng của mỗi nước cũng như chia sẻ nhiều vấn đề mà thế giới đang quan tâm.

Dân tộc Việt Nam và Myanmar có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, lịch sử, nhất là về tôn giáo, cả hai nước đều có đạo Phật hiện hữu và giữ một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của hai dân tộc. Người dân Myanmar có tín ngưỡng đạo Phật chiếm khoảng 90 %. Phật giáo Myanmar có nhiều danh lam như Việt Nam, đặc biệt là có ngôi chùa Vàng, là một danh lam nổi tiếng của Myanmar được thế giới biết đến. Hiện có 46 Tăng Ni sinh Việt Nam tại Myamar.

Sứ quán luôn hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp đầu tư tại Myanmar, nhất là tạo điều kiện tốt nhất để các du học sinh Việt Nam, trong đó có Tăng Ni sinh an tâm học tập tại Myanmar.

16 giờ cùng ngày, Phái đoàn Lãnh đạo cấp cao GHPGVN chính thức thăm hữu nghị Giáo hội Tăng già Myanmar và Bộ Tôn giáo Myanmar.

HT. Kumàràbhivamisa – Tổng Thư ký Hội đồng Tăng già Myanmar và Ngài Brygen Thura Aung Ko – Thứ trưởng Bộ Tôn giáo Myanmar trọng thể đón tiếp phái đoàn tại Trung tâm nghiên cứu Phật học quốc tế.

Ngài Brygen Thura Aung Ko – Thứ trưởng Bộ Tôn giáo Myanmar phát biểu: Bộ Tôn giáo Myanmar rất vinh dự được đón tiếp Phái đoàn Lãnh đạo cấp cao Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Tăng Ni và Phật giáo GHPGVN sang thăm hữu nghị Myanmar và Giáo hội Tăng già Myanmar. Phật giáo Myanmar do Hội đồng Tăng già toàn quốc lãnh đạo. Tin tưởng rằng qua chuyến thăm của Ngài Thủ tướng Việt Nam cách đây hai ngày và hôm nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam sang thăm sẽ thúc đẩy tình hữu nghị giữa hai dân tộc ngày thêm tốt đẹp, quan hệ, hợp tác giữa hai quốc gia sẽ được nâng lên tầm cao mới để cùng nhau phát triển trên mọi lĩnh vực xứng đáng với tiềm năng và thế mạnh của hai nước.

HT. Kumàràbhivamisa – Tổng Thư ký Hội đồng Tăng già Myanmar phát biểu: Theo lời Phật dạy tất cả đều là quyến thuộc, do đó Phật giáo Myaanmar và Phật giáo Việt Nam luôn luôn là quyến thuộc, huynh đệ với nhau trên mọi phương diện.

Hòa thượng cho rằng cần đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác của hai Giáo hội trong việc truyền bá chánh bá, đem lại hòa bình, an lạc cho nhân loại; sự phát triển về mọi mặt của Việt Nam và GHPGVN đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng các thành viên Giáo hội Tăng già Myanmar khi sang thăm TP. Hồ Chi Minh vừa rồi; đối với các Tăng Ni sinh Việt Nam du học tại Myanmar đã học tập rất tốt, nhiều vị đã hoàn tất chương trình Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ. Tin tưởng sau khi về nước các Tăng Ni này sẽ là cầu nối để mối quan hệ hữu nghị giữa hai Giáo hội ngày thêm tốt đẹp.

Theo Hòa thượng, đất nước và Giáo hội muốn phát triển thì cần phải đoàn kết, không có việc gì mà không thành công nếu mọi người đều đoàn kết hòa hợp.

Hòa thượng Thích Thanh Sam – Phó Pháp chủ kiêm Chánh Thư ký HĐCM thay mặt Phái đoàn cám ơn sự đón tiếp trọng thị của Giáo hội Tăng già và Bộ Tôn giáo Myanmar.

Hòa thượng Thích Thanh Sam và phái đoàn GHPGVN dành một phút tưởng niệm Hòa thượng Tăng thống Giáo hội Tăng già Myanmar vừa viên tịch cách đây 1 tuần. Hòa thượng tin tưởng tình hữu nghị giữa hai Giáo hội sẽ mãi mãi bền vững.

Hòa thượng Thích Chơn Thiện – Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS chia sẻ một số kinh nghiệm về những thế mạnh của hai Giáo hội. Hòa thượng tin tưởng những chuyến thăm hữu nghị giữa hai Giáo hội sẽ được thường xuyên hơn để cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm và cùng phát triển vì lợi ích của hai dân tộc mà phục vụ.

Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS giới thiệu sơ lược về hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời gian qua. Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập năm 1981 với 9 tổ chức, hệ phái. Gần 6 nhiệm kỳ hoạt động, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả to lớn như: Hệ thống tổ chức Giáo hội đã hoàn thiện từ Trung ương đến địa phương, có 4 Học viện, 30 trường Trung cấp, hàng trăm lớp Sơ cấp; gần 40.000 Tăng Ni, khoảng 14.000 cơ sở Tự viện, tín đố chiếm tỷ lệ khoảng hơn 60% dân số; tổ chức thành công nhiều hội nghị mang tính quốc tế và tham dự nhiều diễn đàn Phật giáo thế giới và châu lục.

Vào tháng 11/2010, Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo thế giới lần thứ VI tại Hà Nội Việt Nam, thay mặt Lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, HT. Thích Thiện Nhơn trân trọng kính mời Giáo hội Tăng già Myanmar sang tham gia Hội nghị.

Hòa thượng Thích Thiện Nhơn kính chúc sức khỏe chư Tôn giáo phẩm Giáo hội Tăng già Myanmar và kính chúc tình thân hữu giữa hai Giáo hội đời đời bền vững.

Sau khi thăm hữu nghị Giáo hội Tăng già Myanmar, phái đoàn Lãnh đạo cấp cao GHPGVN đến chiêm bài chùa Vàng - một thánh tích của Phật giáo Myanmar và thế giới
 
Chủ tịch ASEAN đã thành công trong cách đề cập vấn đề Myanmar​

Trong cuộc họp báo về kết quả hội nghị cấp cao ASEAN 16 vào cuối tuần trước ở Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trên cương vị Chủ tịch ASEAN, nói rằng “hội nghị thành công tốt đẹp”. Ông có những lý do để tin vào điều đó.

Ngoài sự khởi động suôn sẻ cho kế hoạch xây dựng một cộng đồng ASEAN vào năm 2015, Chủ tịch ASEAN đã khéo léo dàn xếp để vấn đề Myanmar, vốn được coi là có thể gây chia rẽ giữa các thành viên khối này, được đề cập theo cách chấp nhận được với tất cả, bao gồm cả Myanmar. Tuyên bố của Chủ tịch “nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hoà giải dân tộc ở Myanmar và việc tổ chức tổng tuyển cử một cách tự do, bình đẳng, và có sự tham gia của các đảng phái”, thay vì nêu đích danh nhân vật bất đồng chính kiến Aung San Suu Kyi, như đòi hỏi trước đó của Philippines, hay Indonesia.

Đặc biệt, vấn đề tranh chấp Biển Đông cũng được đề cập trong chương trình nghị sự cấp cao. Mặc dù các thành viên trong ASEAN vẫn chưa đạt được sự nhất trí trong lập trường thúc đẩy xây dựng một bộ quy tắc ứng xử chung của các bên có tranh chấp trên Biển Đông (COC), mà chỉ nhất trí tiếp tục triển khai Tuyên bố về ứng xử trên Biển Đông, một văn bản mang tính đạo đức hơn là ràng buộc trong ứng xử.

Một nhà ngoại giao kỳ cựu của Việt Nam, tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, đã nhận xét: “Đây là một khởi đầu tốt, nếu tính đến sự phức tạp của vấn đề và so với cấp cao ASEAN 15, khi vấn đề này bị đưa ra khỏi chương trình nghị sự”.

Cuối cùng là vai trò trung tâm của ASEAN trong các cơ chế liên kết khu vực đã được khẳng định, khi EU sắp tham gia hiệp ước Thân thiện và hợp tác (TAC), cũng như Nga và Mỹ được khuyến khích tham gia Thượng đỉnh Đông Á
 
Sống chậm Myanmar​

- Đến Myanmar, có cảm giác cuộc sống chùng lại, ngày dài hơn. Cả nước diện Longyi và dép tông! 9 giờ mà phố xá vẫn im lìm, là bởi cơ quan hành chính chỉ làm việc từ 9 rưỡi sáng đến 3 rưỡi chiều. Ngân hàng và bưu điện nghỉ muộn hơn, khoảng 16g30. Đây là xứ sở của những điều kỳ dị.

Mất điện như Việt Nam

Đến Yangon chưa đầy một ngày, có thành viên trong đoàn thốt “sao giống Việt Nam hồi 75-80 quá”. Mọi thứ cứ chầm chậm trôi trong thanh bình. Gần 9 giờ sáng mà nhà cửa phố xá như trong cơn ngái ngủ.

Ở sân bay Yangon, chúng tôi làm thủ tục nhập cảnh trong ánh sáng lờ mờ, bởi điện không có. Trong bản khai, phần nghề nghiệp không dám khai thật. Nghe nói nhà báo nước ngoài không được chào đón ở Myanmar. Thế là cả bọn biến thành kế toán, hướng dẫn viên du lịch, kỹ sư công nghệ thông tin…

Làm thủ tục ở sân bay Bagan - cách Yangon một giờ bay, còn ngộ hơn nữa. Không kiểm tra bằng máy móc và cập nhật thông tin qua máy tính mà tất cả đều thủ công. Nhân viên hải quan nhìn hành khách bằng cặp mắt như ước lượng độ tin cậy, dán mẩu giấy tròn tròn lên người khách - một động tác đánh dấu, qua cửa ải xong thì bóc đi. Vé không có số ghế, tự mò mẫm lấy thôi.

Bagan - một trong những cố đô cổ xưa nhất đất nước, không khi nào có điện 24/24. Cứ 6 tiếng mới lại sáng đèn, luân phiên nơi này có thì nơi kia mất. Nên có muốn bắt chước tập tục ăn bốc của dân địa phương cũng không dám, nhỡ bốc nhầm thì sao. Chưa kể món ăn nào theo trường phái Ấn Độ thường có mùi cà-ri và nấu sền sệt, không dễ hợp khẩu vị.

Hẳn người dân phải đi ngủ sớm lắm. Khí hậu nóng bức và mức sống thấp khiến đa số nom khắc khổ, hiền lành. Dân số Myanmar khoảng 57 triệu người. Người dân được chính phủ cấp gạo và khí đốt. Xe hơi, xe ca cực đắt. Điện thoại di động khá xa xỉ. Nghịch lý ở chỗ, đây lại là đất nước của ngọc quí, của những ngôi chùa dát vàng, tráng lệ nổi tiếng bậc nhất thế giới.

Yangon trở thành cố đô vào năm 2006 khi chính phủ quân sự nước này quyết định dời thủ đô về Naypyidaw. Tính đến nay, Myanmar đã dịch chuyển thủ đô 12 lần. Khu trung tâm Yangon vẫn có tòa thị chính, tòa án tối cao và các cơ quan quan trọng khác nhưng là những tòa nhà bỏ không, bởi bộ máy công quyền đã chuyển đến thủ đô mới. Hôm chúng tôi đến là ngày quân đội duyệt binh, thứ Bảy, nên người dân được nghỉ.

Khai thác du lịch lạ kiểu

9 giờ mà phố xá vẫn im lìm, là bởi cơ quan hành chính chỉ làm việc từ 9 rưỡi sáng đến 3 rưỡi chiều. Ngân hàng và bưu điện nghỉ muộn hơn, khoảng 16g30. Cửa hàng tư nhân đóng cửa muộn nữa. Yangon có chợ trung tâm mua bán khá tấp nập, nhất là chợ ngọc quý.

Từ máy bay bước xuống, đập vào mắt, gây ấn tượng đầu tiên không gì khác chính là những chiếc Longyi (gọi là long-y)- trang phục truyền thống của dân sở tại. Nam phụ lão ấu thảy đều vận thứ “váy quây”- xà rông này.

15808_400.jpg

Gọi nôm na là váy quây bởi phía trên có áo sơ mi hoặc pul, dưới là mảnh vải hình chữ nhật quấn quanh người, dài đến mắt cá chân, thắt nút phía trước. Chin Chin, cô hướng dẫn viên du lịch có những bộ Longyi pha màu rất có gu, trong khi thao tác thắt - buộc cho cả đoàn xem, kể rằng trung bình một người đàn ông Myanmar cởi ra buộc vào Longyi 30 lần trong ngày, vì nó rất dễ tuột. Như thế có muốn sống nhanh, cũng khó!

Trung bình một người đàn ông Myanmar cởi ra buộc vào Longyi 30 lần trong ngày, vì nó rất dễ tuột. Như thế có muốn sống nhanh, cũng khó!
Những người đàn ông quấn túm Longyi một cách sơ sài, ngồi bệt trên xe tải, trông rất “nguy cơ”. Có vẻ vải thô kẻ, màu nhờ nhờ, được cánh đàn ông chuộng. Cả nước diện Longyi và dép tông! Dép tông - kiểu như tông Thái, tông “gan gà” từng thịnh ở Việt Nam dạo nào, được chọn vì nó tiện dụng, nhất là khi họ phải đi chùa hằng ngày.

Cảm nhận về sống chậm rõ rệt nhất, chính là ở Bagan. Bagan - một trong những kinh đô xưa nhất, với hơn 3000 ngôi đền đài bằng đất nung, với những công trình kiến trúc cổ nhất châu Á. Sự cổ thể hiện ở cả những bức tường in dấu bụi đường, tiếng xe ngựa lọc cọc, vẻ hoang sơ thanh vắng- dấu tích của mảnh đất từng có thời phát tích rực rỡ.

Chúng tôi chọn cái chợ lớn nhất địa phương để thăm thú. Dân cư ở đây nom cứ như người cổ. Thiếu nữ và trung niên, bà lão vẽ lên gò má những vòng phấn làm bằng vỏ và thân cây - gọi là Thanaka, lối trang sức cực thịnh ở Myanmar.

15809_300.jpg

Thiếu nữ dưỡng da bằng Thanaka.​

Họ nhìn nhau thấy đẹp nhưng mình vẽ thử lên mặt thì không khác anh hề chị hề. Âu cũng là bản sắc! Rau củ quả, thịt cá tôm được mua bán trao đổi bằng những cái cân thủ công, cán bằng tre hoặc gỗ, có mấy viên pin làm quả cân định lượng. Hàng họ sơ sài và khô héo dưới tiết trời nắng nón
Phụ nữ vẽ lên má vòng phấn làm bằng thân cây này - gọi là Thanaka
Thu Tâm, một dạng “người lữ hành kỳ dị” máu mê khám phá vùng đất hiểm, kể: “Đã tâm niệm đến Yangon phải đi bằng được bảo tàng ngọc, tới nơi nghe thông báo “hôm nay là ngày trăng tròn, bảo tàng nghỉ”. Chỉ vì “full moon” mà nghỉ, oải quá”.

Trái hẳn phong thái hối hả nhanh nhẹn của nhà ta, nhất là các anh chị phượt có nghề, Chitto- một tay máy láu lỉnh, chụp được Hòn đá Vàng ở góc hiếm khiến đồng bọn phượt ghen tỵ, kể trên diễn đàn: “Câu chuyện là khi tớ đang loay hoay chọn tư thế đẹp thì có một bạn quấn Longyi ra nói phải nộp phí chụp ảnh. Bạn ý còn hỏi tớ có phải từ Việt Nam, và “bạn mày người Việt Nam cũng nộp rồi”.

Tớ ngạc nhiên quá, nhưng phải nộp thôi, dững 2 USD. Tớ lấy tờ 20 USD bị rách ở góc ra trả. Bạn nào đi Myanmar rồi thì biết, tiền chỉ cần bị vết mực bằng đầu tăm là họ không nhận, cái tờ bị rách đó đã trả 5 nơi không được. Lần này tớ nhất quyết chỉ còn tờ đó. Cuối cùng các bạn ý phải chịu.

Đô la giả lại thì tớ soi rất kĩ, 2 tờ hơi nhàu là tớ đòi đổi ngay. “Mất tiền mua mâm thì đâm cho thủng”, tớ xông vào chụp tá lả. Lại còn trèo lên hẳn bệ tượng (chỗ mấy bạn dán vàng) chụp đàng hoàng. Bạn bảo vệ cũng không ngăn cản gì. Tớ đứng lên cao ngang bức tượng chụp cận cảnh, thế nên mới có bộ ảnh ngon choét! Chả bù cho bạn khác, bị đóng 2 USD thì bực quá bỏ ra ngoài, phí tiền!”.

Sống chậm nhưng được cái thu tiền cũng nhanh. Đặt chân đến xứ sở du lịch Bagan, bạn phải nộp ngay 10 USD rồi mới được thăm thú các nơi.

Chùa Vàng và những lá vàng

Có ba nơi nhất thiết phải đến trong đời người - quan niệm của người dân nơi đây. Đó là chùa Vàng Shwedagon ở Yangon; tượng Phật Mahamuni ở Mandalay, và Hòn đá Vàng (Golden Rock).

Shwedagon đúng là một kiệt tác kiến trúc, biểu tượng của thế giới tinh thần - vật chất ở Myanmar. Một quần thể chùa gồm 4 chùa lớn và 64 chùa nhỏ. Chùa lớn nhất cao 99m đã 2000 năm tuổi, dát 80 tấn vàng, sau do thời gian và mưa gió bào mòn, còn khoảng hơn 60 tấn. Tương truyền nơi đây lưu giữ 8 sợi tóc của đức Phật.

Những vị khách Việt Nam lần đầu đến Myanmar đều tỏ ra “Choáng. Đã đến đây khỏi cần biết xứ chùa chiền nào nữa”. Về đêm, ngôi chùa tỏa ánh vàng sáng rực cả không gian, còn ban ngày thì chói chang, đúng là vàng đến lóa mắt.

Dân Myanmar nghèo, thu nhập trung bình 50 USD/tháng. Vậy mà cứ ki cóp được chút tiền là họ lại mua một lá vàng để cúng tiến lên chùa, góp phần nhỏ bé vào cái khối khổng lồ kia, với niềm sùng kính cao độ.

Phụ nữ được khuyến cáo không bắt chuyện với nhà sư và dẫm chân vào bóng nhà sư. Nghe nói cũng chỉ đàn ông được sờ Hòn đá Vàng. Đến chùa chiền phải phục trang kín đáo, và không tự tiện chụp ảnh sư sãi.

Chùa lớn chùa nhỏ đều phải bỏ dép ở ngoài. Dép xịn mấy cũng chẳng mất đi đâu mà sợ dù cũng chả ai canh. Từ một chú bé con cũng có thể tiến đến khẽ nhắc bạn “No shoes” (không được mang giày), mà chú làm việc này một cách tự nguyện, không ai bắt cả.

Không khí ở chùa Vàng thật kỳ lạ. Cảm giác tín đồ đạo Phật từ khắp nơi trên thế giới đổ về, một dòng người bất tận. Vào đến đây, không ai nghĩ đất nước này đang bị cấm vận, và hạn chế nhập cảnh. Trong khuôn viên mênh mông, người thì thơ thẩn ngắm các kỳ tích kiến trúc, vàng ngọc lộng lẫy; người thì chọn chiếc chiếu ngồi thiền. Người hòa mình trong đám liên tục múc những gáo nước tắm cho Phật.

Dân Myanmar không có họ mà chỉ có tên, ghép với ngày mà họ sinh ra, gặp nhau chắp tay chào “Minggalabar”. Người sinh thứ Hai, Ba, Tư… sẽ đến tắm cho Phật ở khu vực dành cho những người sinh cùng thứ, để mong điềm lành.

Không khí đang bình bình lặng lặng, bỗng đâu một đám rước trang trọng tiến đến. Lát sau lại đám nữa. Ra là lễ xuất gia của một tiểu đồng. Đoàn người rồng rắn, hân hoan, cắp chăn chiếu, vật dụng cá nhân, đưa rước một chú bé ăn vận rực rỡ có lọng che. Chú nở nụ cười ngây thơ và kiêu hãnh.

15811_400.jpg

Niềm kiêu hãnh xuất gia.​

Ở đất nước Phật giáo này, xuất gia đúng là niềm kiêu hãnh của mỗi gia đình. Nhà có người xuất gia thì kể như danh giá. 5 tuổi, chú bé được gửi vào chùa, sáng dậy từ 4 giờ đi khất thực. 11giờ mới được ăn bữa chính, nhịn cho đến tận sáng hôm sau.

Qua thử thách đó một tuần mới được ở lại, không thì trả về nhà, uổng công cha mẹ lo áo xống lễ lạt tốn kém. Một lễ xuất gia tốn ít nhất 3000 USD, quá lớn so với mức sống của người dân.

Dòng người khắp nơi cuồn cuộn đổ về mà nền đá vẫn sạch, không khí thoáng đãng là bởi ngày mấy lượt đều có các cô gái dàn hàng ngang mỗi người một chiếc chổi, đồng loạt quét. Có vẻ vì là đội tình nguyện nên không có nhát chổi dối, cứ đều tăm tắp, sạch như lau như ly.
Hãy thử mua một dây hoa nhài tết rất khéo giá 1000 kyat (gọi là chạt, đơn vị tiền tệ Myanmar) - tương đương 1 USD, rồi thả dép, bước vào chùa Vàng ngồi lại ít giờ mà xem. Không theo đạo Phật cũng thấy chùng xuống, thư thái hỉ xả.

Mảnh đất của du lịch khám phá

Trên diễn đàn mạng, có thành viên chia sẻ cảm giác sau 11 ngày ở đất nước Miến Điện: “Có lúc bực bội, có lúc thất vọng, có lúc hân hoan và có lúc sững sờ”; và tất nhiên “sao cái nước này lắm chùa chiền đến thế”.
Không khí đang bình bình lặng lặng, bỗng đâu một đám rước trang trọng tiến đến. Lát sau lại đám nữa. Ra là lễ xuất gia của một tiểu đồng. Đoàn người rồng rắn, hân hoan, cắp chăn chiếu, vật dụng cá nhân, đưa rước một chú bé ăn vận rực rỡ có lọng che. Chú nở nụ cười ngây thơ và kiêu hãnh. Ở đất nước Phật giáo này, xuất gia đúng là niềm kiêu hãnh của mỗi gia đình. Nhà có người xuất gia thì kể như danh giá. 5 tuổi, chú bé được gửi vào chùa, sáng dậy từ 4 giờ đi khất thực. 11giờ mới được ăn bữa chính, nhịn cho đến tận sáng hôm sau.

Có topic ngộ nghĩnh của dân phượt “Hành trình xông đất Myanmar của phi đội củ đậu”, rôm rả. Vietnam Airlines vừa mở đường bay thẳng Hà Nội – Yangon bằng máy bay Fokker 70 với tần suất 4 chuyến/tuần, đến mùa đông sẽ tăng thành 5 chuyến/tuần. Dân phượt thường hẹn nhau đi vào dịp có khuyến mại.

Du lịch để thụ hưởng tiện nghi thì có lẽ Myanmar không phải là lựa chọn. Dù khách sạn 4- 5 sao ở đây có thể còn xịn hơn 4-5 sao ở các nước khác. Bagan Hotel chẳng hạn - đẹp, độc đáo đến sững sờ. Myanmar đúng ra là mảnh đất của du lịch khám phá, rất đáng khám phá, có lúc còn là mạo hiểm. Đoàn chúng tôi về được ít hôm thì nghe tin có đánh bom ở Yangon.

Không hưởng thụ được nền văn minh vật chất nhưng mua sắm hàng cao cấp thì có đấy: Ngọc trang sức. Tranh đá, tranh bằng ngọc vụn rẻ và dễ mua. Vừa dạo một vòng chợ, một nhà báo hẹn giật tít cho bài của mình là “Myanmar- Phật và Ngọc”. Quả đó là hai mảng giá trị nổi bật của miền du lịch khám phá này.

Đi chợ ngọc ở Myanmar thú vị ở chỗ, hàng họ phong phú mà lại có thể xem, chọn thoải mái, mua hay không không là vấn đề. Cũng có nói thách nhưng không có cảm giác bị bóp, bị hớ như ở Trung Quốc. Nghe nói dân Trung Quốc toàn qua đây mua ngọc về bán lại, giá đội gấp mấy.
Lạ là một đất nước nghèo như vậy nhưng những viên ngọc, chiếc vòng giá hàng trăm nghìn USD được bày bán như thể mớ rau con cá. Cầm mớ vòng nhẫn của họ lên soi cả buổi, vác sang hàng khác để so bì, cũng không ỏ ê gì.

Và dù cuộc sống khó khăn nhưng ai nấy đều có vẻ không bon chen, không sốt ruột, lời nói cử chỉ khoan hòa nhẹ nhõm. Người Myanmar quan niệm thành công của mỗi người đều do có Đức Phật phù hộ. Phật có mặt ở khắp nơi và nếu ai làm điều ác đều bị quả báo, vì Phật biết cả. Thế nên cứ sáng sớm họ lại vào chùa cầu một ngày an lành và chiều tan làm, trên đường về nhà lại đến với Phật để cảm ơn Người cho mình một ngày bình an.

Dương Phương Vinh

duongphuongvinh@gmail.com
 
Từ 15.11, Vietnam Airlines mở thêm đường bay tới Myanmar​

– Vietnam Airlines công bố sẽ khai thác đường bay thẳng TP. Hồ Chí Minh – Rangoon (Myanmar) từ ngày 15.11 với tần suất 3 chuyến 1 tuần vào các ngày thứ hai, thứ sáu và chủ nhật

maybayjpg-025841.jpg

Hành khách có 8 chuyến bay 1 tuần đến Myanmar từ Việt Nam​

Theo đó, bằng máy bay Airbus A320, các chuyến bay xuất phát từ TP. Hồ chí Minh (VN705) cất cánh lúc 15 giờ 45 phút và từ Rangoon(VN704) lúc 19 giờ 05 phút giờ Việt Nam, với thời gian bay khoảng 2 giờ 20 phút.
Trong thời gian khai trương từ 15.11 đến 25.12.2010, Vietnam Airlines sẽ áp dụng mức giá khuyến mại là 1.950.000 đồng/vé khứ hồi (tương đương 100 USD, giá chưa bao gồm các khoản thuế và lệ phí khác) áp dụng cho khách lẻ từ Việt nam đi Rangoon

Trước đó, từ tháng 3.2010, Vietnam Airlines đã mở đường bay thẳng từ Hà Nội tới Rangoon với tần suất 4 chuyến 1 tuần. Từ lịch bay mùa đông 2010, Vietnam Airlines sẽ tăng tần suất lên 5 chuyến bay 1 tuần vào thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ bảy và chủ nhật

Như vậy, Vietnam Airlines sẽ khai thác trực tiếp 2 đường bay thẳng từ 2 thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh tới Rangoon và ngược lại với tần suất 8 chuyến bay khứ hồi mỗi tuần
 
Super Lobbyist Việt Nam
Thuyết khách & ngoại giao du kích​

Nếu cụm từ “chiến thuật ngoại giao du kích” mà Greg Torode dùng là quá “đắt” với những gì diễn ra tại ADMM+8, thì có vẻ lại hơi “phiến diện” khi đánh giá về những gì mà Việt Nam đã làm được trong năm ASEAN 2010

Thuyết khách Việt và vấn đề Myanmar

Ngay từ cuối năm ngoái, giới quan sát đã cho rằng thách thức đầu tiên mà ASEAN phải đối mặt trong năm 2010 là câu chuyện bầu cử ở Myanmar. Bởi, nếu cuộc bầu cử diễn ra không đúng theo kế hoạch, hoặc thiếu dân chủ và công bằng trên cơ sở có sự hoà giải giữa các đảng phái, sự gắn kết nội khối sẽ bị tác động lớn

Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia hàng đầu về Đông Nam Á và Biển Đông, còn cho rằng câu chuyện bầu cử Myanmar còn thách thức cả vai trò trung tâm của ASEAN trong các thể chế mở mà khối này đang muốn khẳng định, nhất là trong quan hệ với Mỹ và Liên minh châu Âu

Dự đoán này đã được thực tế chứng minh là hoàn toàn chính xác

Trước thềm các cấp cao tháng 4 và tháng 10, các đại diện của Indonesia, quốc gia đang nổi lên với tư cách một cường quốc bậc trung nhờ quá trình dân chủ hoá từ cách đây 3-4 năm, hay Philippines, đất nước có thể chế chính trị được xây dựng theo kiểu Mỹ với vai trò nổi bật của quốc hội trong quá trình phê chuẩn các quyết sách đối nội và đối ngoại, đã lên tiếng gây sức ép ngày càng mạnh mẽ về vấn đề này với Chủ tịch ASEAN

21082010p10.jpg

Còn tại cấp cao Mỹ - ASEAN lần thứ hai, cuộc bầu cử ở Myanmar là một trong những nội dung chính của chương trình nghị sự


Chủ tịch ASEAN đã khéo léo dàn xếp để vấn đề Myanmar được đề cập theo cách chấp nhận được với tất cả, kể cả với Myanmar. (Còn nhớ, chính quyền quân sự ở Myanmar đã từng doạ tẩy chay ASEM 5 tại Hà Nội cách đây 6 năm trước sức ép của châu Âu về dân chủ - nhân quyền, dẫn đến nguy cơ để cứu ASEM 5, khối các nước châu Á và nước chủ nhà Việt Nam phải chịu “lép vế”)

Các tuyên bố của Chủ tịch ASEAN đều “nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hoà giải dân tộc ở Myanmar và việc tổ chức tổng tuyển cử một cách tự do, bình đẳng, và có sự tham gia của các đảng phái”, thay vì nêu đích danh nhân vật bất đồng chính kiến Aung San Suu Kyi, như đòi hỏi trước đó của Indonesia, hay Philippines. Một nội dung tương tự cũng được đưa ra trong tuyên bố chung của Cấp cao Mỹ - ASEAN, diễn ra vào cuối tháng 9 tại New York

Trong câu chuyện này, không thể không tính tới vai trò của ngoại giao chính trị, từ một góc độ khác, để những nước như Indonesia, Philippines, và đặc biệt là Mỹ, chấp nhận sự “hạ tông” trong các tuyên bố. Cũng như thật không công bằng nếu không kể đến sự hỗ trợ, tuy có thể “ngoài ý muốn”, của Trung Quốc

Ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á trong luận thuyết “trỗi dậy hoà bình”, đã khiến Mỹ phải thay đổi cách tiếp cận đối với những áp đặt về dân chủ - nhân quyền ở khu vực đang bị tranh chấp ảnh hưởng này

Người Mỹ, theo cách nói của Thượng nghị sĩ Jim Webb - nhà chiến lược đối ngoại được coi là có ảnh hưởng lớn đến chính quyền của Tổng thống Barrack Obama - đã chịu lắng nghe quan điểm của các nhà lãnh đạo ĐNA, bởi “mỗi nước ĐNA có lịch sử riêng của mình, và lịch sử riêng trong quan hệ với Mỹ”

Nhưng, đối với câu chuyện “dân chủ hoá” ở Myanmar, nền ngoại giao Việt Nam hoàn toàn có thể khẳng định rằng họ đã đi đúng hướng, khi vạch ra chiến lược ngoại giao kinh tế

Myanmar và câu chuyện ngoại giao kinh tế

Năm 2004, để có một giải pháp thoả hiệp liên quan tới việc kết nạp Myanmar vào ASEM, ông Võ Văn Kiệt, đặc phái viên của Thủ tướng lúc đó, đã phải sang thuyết phục Myanmar chấp nhận cử đại diện sang tham dự ASEM ở cấp bộ trưởng, thay vì cấp nguyên thủ. Gần 6 năm sau, đích thân Thủ tướng Việt Nam đã sang thăm chính thức nước này, ngay trước thềm Cấp cao ASEAN 16

Lần này, đại diện của chính phủ Việt Nam đã không chỉ trổ tài thuyết khách. Ông Nguyễn Tấn Dũng đã mang theo một đoàn doanh nghiệp hùng hậu với những cái tên như BIDV, Petro Vietnam, Vietnam Airlines, Viettel, hay Hoang Anh Gia Lai

Không thể so sánh với quốc gia có dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới, Việt Nam đã không chọn cái cách “cho bạc cho vàng”, mà lại “chỉ cái đàng làm ăn” cho Myanmar, thông qua sự hợp tác giữa doanh nghiệp hai phía

1-ASEAn-lad.jpg

Thoả thuận hợp tác trong 12 lĩnh vực quan trọng đối với nền kinh tế Myanmar, được nêu trong Tuyên bố chung, đã mở ra cho quốc gia thuộc loại chậm phát triển nhất Đông Nam Á và hiện đang bị cô lập này cơ hội bước vào “cải cách kinh tế”, làm tiền đề cho “cải cách chính trị” như mục tiêu xây dựng cộng đồng ASEAN - điều mà gần hai thập kỷ rưỡi trước đây Việt Nam đã làm


Đó là kết quả của chuyến khảo sát Myanmar trước đó của hầu hết các doanh nghiệp này. Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà đã “lĩnh ấn tiên phong” từ chính tay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - vị Tổng tư lệnh ASEAN - 2010

Đặc biệt, thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực viễn thông với vai trò đầu tàu của Tập đoàn Viễn thông Quân đội, được kỳ vọng thúc đẩy qua trình dân chủ hoá ở Myanmar, khi các giai tầng trong xã hội có cơ hội tham gia vào quá trình ra những quyết sách ảnh hưởng tới cuộc sống của họ. Việt Nam, từ kinh nghiệm của bản thân, hiểu rất rõ điều này

Cách tiếp cận thực tế và linh hoạt của Việt Nam, theo đúng tinh thần “Hướng tới cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn đến hành động”, và dưới góc độ chia sẻ “trải nghiệm bị cô lập”, cũng như “kinh nghiệm trong hội nhập”, đã tạo dựng được niềm tin ở giới lãnh đạo Myanmar. Họ hiểu những tuyên bố của Chủ tịch ASEAN xuất phát từ thiện ý

“Chiến thuật ngoại giao du kích” hay “tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh”?


Greg Torode của tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi Sáng, trong bài viết “Việt Nam làm hồi sinh chiến thuật du kích” ngay sau hội nghị ADMM+8, đã hết lời ca ngợi các nhà quân sự Việt Nam trong việc khiến Thượng tướng Lương Quang Liệt đã “trở tay không kịp”, khi gần một nửa trưởng đoàn tham dự đã đồng loạt “phát pháo” về vấn đề tranh Biển Đông, vốn không có trong nghị trình

Ký giả Greg Torode còn nhắc lại rằng, trớ trêu thay, chính cẩm nang về “chiến thuật du kích” đã được bí mật đưa vào Việt Nam qua đường biên giới phía Bắc vào những năm ‘40 của thế kỷ trước. Có điều, thời gian ở Hà Nội quá ít, khiến ký giả này không gặp được nhà sử học Văn Tạo, người đã có hẳn một công trình nghiên cứu về quá trình du nhập chiến thuật này từ Trung Quốc vào Việt Nam, để có thêm những chi tiết cụ thể và chính xác hơn cho bài báo vốn đã khá hay của ông

Chẳng hạn, chính Đại tướng huyền thoại Nguyễn Chí Thanh, người cha quá cố của Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh (nhân vật được coi là đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện sự hồi sinh này), đã được chính Chủ tịch Hồ Chí Minh phong tặng danh hiệu “Vị tướng du kích”, sau những thành công ở “Bình Trị Thiên khói lửa” cuối những năm ‘40


Một ví dụ tiêu biểu cho việc thể hiện kỹ năng ngoại giao nhuần nhuyễn của Việt Nam, là sự phối hợp “có lớp có lang” trong các tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Vụ trưởng Vụ Thông tin - Báo chí (Bộ Ngoại giao) Nguyễn Phương Nga

Ngày 8.10.2010, ngay trước thềm ADMM+, trước thông tin trên một số báo chí nước ngoài cho rằng Nga muốn quay trở lại Cam Ranh, khiến cho vấn đề tranh chấp Biển Đông bị lệch theo hướng khác, bà Phương Nga đã khẳng định “Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ trương không hợp tác với nước ngoài để sử dụng Cam Ranh vào mục đích quân sự và sẽ khai thác tiềm năng của khu vực Cam Ranh phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”

Ba tuần sau (30.10.2010), trong cuộc họp báo kết thúc Cấp cao ASEAN 17 và các Cấp cao liên quan, người đứng đầu chính phủ Việt Nam tiếp tục khẳng định tuyên bố của người phát ngôn đối ngoại của ông, trước khi cung cấp thêm một thông tin mới, được coi là có liên quan đến chuyến thăm sắp diễn ra của Tổng thống Nga Medvedev

Ông Nguyễn Tấn Dũng tiết lộ rằng Việt Nam sẽ xem xét ký hợp đồng thuê doanh nghiệp có khả năng, trình độ cao, có kinh nghiệm chuyên ngành của Nga làm tư vấn xây dựng trung tâm cảng dịch vụ tổng hợp này, sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho tàu hải quân của tất cả các nước (tất nhiên là bao gồm cả Nga), kể cả tàu ngầm


Hay chính Chủ tịch Hồ Chí Minh, chứ không phải các cố vấn Trung Quốc (Greg Torode dùng từ “smuggled” với hàm ý này) là người đã đưa chiến thuật chiến tranh du kích vào Việt Nam, từ những kinh nghiệm thực tiễn khi tham gia cuộc nội chiến Quốc - Cộng ở Trung Quốc vào những năm ‘30

Tuy nhiên, nếu cụm từ “chiến thuật ngoại giao du kích” mà Greg Torode dùng là quá “đắt” với những gì diễn ra tại ADMM+8, thì có vẻ lại hơi “phiến diện” khi đánh giá về những gì mà Việt Nam đã làm được để đảm bảo đạt được những mục tiêu đề ra trong năm ASEAN 2010, cũng như cuộc marathon với cái đích là “giải pháp toàn diện cho tranh chấp Biển Đông”

Theo, quan điểm riêng của người viết, cụm từ “tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh” có lẽ phù hợp hơn

Theo nhà ngoại giao kỳ cựu Vũ Khoan, tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh được thể hiện ở chỗ dù còn một cơ hội nhỏ nhất, ông vẫn cố gắng tối đa để giữ hoà bình cho dân tộc. Tất nhiên, trên cơ sở một bất biến là đảm bảo độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Còn khi bắt buộc phải tiến hành chiến tranh, Hồ Chí Minh đã tranh thủ sự ủng hộ tối đa của những người yêu chuộng hoà bình và chính nghĩa trên toàn thế giới

Còn Tiến sĩ Nguyễn Vũ Tùng, một chuyên gia hàng đầu về quan hệ ASEAN - Mỹ của Học viện Ngoại giao, trong một bài viết trên tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, đã phân tích tư tưởng này dưới góc nhìn của quan hệ giữa nước nhỏ và nước lớn. Theo Tiến sĩ Tùng, mức độ “nín nhịn” để giữ hoà hiếu có thể được giảm đi thông qua các giải pháp như “mở rộng quan hệ với các nước thứ ba để tạo thêm thế và lực cho nước nhỏ trong quan hệ với nước lớn, và tham gia các cơ chế đa phương để tạo thêm ràng buộc hành vi và trách nhiệm của nước lớn đối với nước nhỏ”

Những gì Việt Nam cùng với ASEAN đã làm trong năm 2010 đã chứng tỏ cách hiểu về tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh của hai nhà ngoại giao, một già một trẻ, nói trên là hoàn toàn có cơ sở

Việc mời tám quốc gia bên ngoài khu vực, trong đó có Mỹ, Trung Quốc Nga, hay Ấn Độ, vào cơ chế ADMM+, như một sự bổ sung quan trọng cho những khiếm khuyết của cơ chế Diễn đàn An ninh Khu vực (ARF) là một ví dụ. Việc mời Nga và Mỹ tham gia thượng đỉnh Đông Á, và biến diễn đàn này thành một cơ chế chủ yếu giải quyết các tranh chấp ở Đông Á, bao gồm cả khu vực Đông Nam Á, là một ví dụ khác, quan trọng hơn

Song song với việc tạo lập, hoặc mở rộng, các cơ chế nói trên, việc củng cố các mối quan hệ song phương với các nước thứ ba cũng được Việt Nam đặc biệt chú trọng

Chẳng hạn, người Nga cũng đã quay trở lại Việt Nam với một hợp đồng xây dựng nhà máy điện hạt nhân, và một thoả thuận dành cho doanh nghiệp Nga khôi phục lại quân cảng Cam Ranh thành một căn cứ hậu cần quốc tế cho cả thương thuyền lẫn pháo hạm

Hay, khi sang Việt Nam dự Cấp cao Đông Á mở rộng, ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton đã nói rằng cách đây 10 năm, bà đã không thể hình dung được quan hệ Mỹ - Việt lại phát triển đến mức đáng kinh ngạc như thế này

Tàu chiến Mỹ ra vào Biển Đông, khi thì viếng thăm, khi thì vào để sửa chữa. Mặc dù kinh tế vẫn chưa phục hồi sau khủng hoảng, nhiều tập đoàn công ty hàng đầu của Mỹ vẫn đến Việt Nam tìm cơ hội đầu tư. Và Mỹ vẫn đang cố thuyết phục Việt Nam tham gia hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong khi từ chối đề nghị của một số nước khác

Một người bạn của Tiến sĩ Nguyễn Vũ Tùng là Giáo sư người Thuỵ Điển Ramses Amer, đã từng cảnh báo rằng “Việt Nam cần tránh sự đụng độ giữa Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông, bởi trâu bò đánh nhau - ruồi muỗi chết”

Có lẽ những lời phát biểu rất mềm dẻo của ngoại trưởng Clinton đối với Trung Quốc trước khi qua dự Cấp cao Đông Á, đã khiến không chỉ vị Giáo sư Thuỵ Điển này yên tâm hơn. Bởi nước chủ nhà Việt Nam đã được tôn trọng, và người Mỹ không muốn làm cho họ bị khó xử

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, trưởng đoàn Việt Nam trong đối thoại Việt - Mỹ về ngoại giao - quốc phòng -an ninh, đã hoàn toàn có lý khi nói rằng “không có lĩnh vực gì mà Việt Nam và Mỹ lại không thể thảo luận để tìm giải pháp được”

Có lẽ, riêng trong quan hệ với khu vực này, người Mỹ cuối cùng đã rút ra được “bài học Việt Nam”. Họ hiểu rằng “nền ngoại giao pháo hạm” không phải là giải pháp duy nhất để tạo ảnh hưởng

Người ta chờ đợi Trung Quốc sẽ tiếp thu bài học này ra sao

Huỳnh Phan
 
Myanmar tuyên bố lập đặc khu kinh tế đầu tiên​

f6a10_dawai-20or-20tavoy-202-20rice-20farmer-20myanmar_200.jpg

Hai nông dân trồng lúa tại Dawei, Myanmar​

– Myanmar tuyên bố xây dựng đặc khu kinh tế Dawei đầu tiên tại phía nam nước này, giáp biên giới Thái Lan, tham khảo kinh nghiệm của đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc)

Các phương tiện truyền thông nhà nước Myanmar cho biết đặc khu này sẽ được xây dựng tại trung tâm của cảng nước sâu Dawei, có diện tích khoảng 64.000 ha

Myanmar và Thái Lan đã ký Hiệp định khung xây dựng cảng nước sâu và khu công nghiệp tại Dawei, bao gồm cơ sở hạ tầng đường sắt và đường bộ kết nối với miền tây Thái Lan

Đặc khu kinh tế Dawei sẽ phát triển các dự án như nhà máy thủy điện, hóa dầu, nhà máy lọc dầu…

Nhà lãnh đạo Myanmar - Đại tướng Than Shwe, trong chuyến thăm Thâm Quyến (Trung Quốc) hồi tháng 9-2010 cho biết kinh nghiệm cải cách mở cửa và xây dựng đặc khu kinh tế Thâm Quyến của Trung Quốc rất có giá trị để Myanmar học hỏi

Ngoài ra, Myanmar, Ý và Thái Lan đã ký thỏa thuận phát triển công ty tại đặc khu kinh tế Dawei với số tiền lên đến 13,4 tỉ đô la Mỹ, dự kiến việc xây dựng đặc khu này sẽ được hoàn tất trong 10 năm

Dự án sẽ tiếp tục tìm kiếm đầu tư từ các bên. Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ bày tỏ quan tâm đầu tư vào đặc khu
 
ASEAN kêu gọi dỡ bỏ lệnh trừng phạt với Myanmar​

- Các Bộ trưởng ASEAN hôm qua đã kêu gọi Mỹ và Liên đoàn châu Âu (EU) xóa bỏ hoặc nới lỏng các biện pháp trừng phạt về kinh tế đối với Myanmar

Hôm qua 16/1, Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN (AMM Retreat) đầu tiên trong năm 2011 đã khai mạc tại thủ phủ Lombok thuộc tỉnh West Nusa Tenggara của Indonesia, với sự tham dự của Ngoại trưởng các nước thành viên ASEAN, Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan và nhiều quan chức ngoại giao cấp cao các nước thành viên ASEAN

Tại cuộc họp, các Bộ trưởng ngoại giao khối ASEAN đã kêu gọi Mỹ và EU dỡ bỏ hoặc nới lỏng các biện pháp trừng phạt về kinh tế với Myanmar như cấm nhập hàng Myanmar, hạn chế đầu tư

Đề xuất này được đưa ra sau khi Myanmar tiến hành tổng tuyển cử vào tháng 11/2010, và chính quyền nước này đã quyết định thả nhà hoạt động dân chủ Aung San Suu Kyi. Đặc biệt, mới đây, chính phủ Myanmar dự định sẽ tư nhân hóa khoảng 90% doanh nghiệp nhà nước từ nay cho đến cuối năm

Theo các Bộ trưởng ASEAN, kết quả bầu cử và những tiến triển tích cực gần đây ở Myanmar cho thấy cần có cách tiếp cận mới đối với Myanmar, hỗ trợ Myanmar thúc đẩy dân chủ, hòa hợp dân tộc, phát triển đất nước

Do vậy, các nước ASEAN mong muốn thúc đẩy kinh tế khu vực, trong đó bao gồm việc thuyết phục Mỹ và EU có quan điểm tích cực hơn đối với Myanmar
 
Việt Nam luôn coi trọng hợp tác nhiều mặt với Myanmar​

1-2.jpg

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải hội kiến Tổng thống Myanmar Thein Sein​

Thực hiện thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước và nhận lời mời của Phó Tổng thống nước Cộng hòa Liên bang Myanmar, Thiha Thura Tin Aung Myint Oo, đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam do Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải dẫn đầu đã thăm chính thức Cộng hòa Liên bang Myanmar từ ngày 9-12/6

Ngày 9/6, tại thủ đô Nay Pyi Taw của Myanmar, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã hội kiến Tổng thống Myanmar, Thein Sein

Tại buổi hội kiến, Tổng thống Thein Sein chào mừng Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam thăm nước này đồng thời đánh giá cao những thành tựu mà nhà nước và nhân dân Việt Nam đạt được trong công cuộc đổi mới

Tổng thống Myanmar bày tỏ hài lòng về những bước phát triển mới trong quan hệ hai nước, khẳng định chuyến thăm Myanmar lần này của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam sẽ góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước

Tổng thống Thein Sein nhấn mạnh hai bên cần tập trung nỗ lực đẩy mạnh hợp tác trong 12 lĩnh vực ưu tiên mà lãnh đạo hai nước đã thỏa thuận tháng 4/2010

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải trân trọng chuyển đến Tổng thống Myanmar thư của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Phó Thủ tướng chân thành cảm ơn Chính phủ và nhân dân Myanmar về lòng mến khách và sự tiếp đón trọng thị dành cho đoàn

Phó Thủ tướng chúc mừng những thành tựu quan trọng về chính trị, an ninh, kinh tế, xã hội mà Myanmar đã giành được trong thời gian vừa qua và bày tỏ tin tưởng sau thành công của cuộc bầu cử Quốc hội tháng 11/2010, Chính phủ mới ở Myanmar sẽ lãnh đạo nhân dân Myanmar xây dựng đất nước phát triển ổn định, phồn vinh và góp phần vào hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực và trên thế giới

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn không ngừng tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Myanmar; đồng thời bày tỏ tin tưởng thành công của chuyến thăm sẽ tạo ra một bước chuyển mới về chất trong quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước

Cùng ngày, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Phó Tổng thống Thiha Thura Tin Aung Myint Oo đã tiến hành hội đàm

Hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình chính trị-kinh tế của mỗi nước; trao đổi về tình hình quan hệ hai nước trong thời gian gần đây và thảo luận các biện pháp nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước trong thời gian tới.

Hai bên cùng chia sẻ nhận định quan hệ kinh tế-thương mại Việt Nam-Myanmar trong thời gian gần đây đã có nhiều khởi sắc, nhưng vẫn chưa tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp và tiềm năng hợp tác to lớn giữa hai nước. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực then chốt như nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, thủy sản, ngân hàng-tài chính, hàng không, viễn thông, dầu khí, khai khoáng, sản xuất và cung cấp thiết bị điện, sản xuất lắp ráp ôtô, xây dựng và hợp tác thương mại-đầu tư

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đề nghị Chính phủ Myanmar tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng hợp tác và tăng cường đầu tư vào Myanmar

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Phó Tổng thống Myanmar Thiha Thura Tin Aung Myint Oo nhất trí sẽ giao cho các bộ, ngành, địa phương của hai nước trao đổi về các biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hợp tác, nhất là trong các lĩnh vực ưu tiên

Hai bên cũng đã trao đổi một số vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm và đánh giá cao sự phối hợp và hợp tác chặt chẽ giữa hai nước trong khuôn khổ hợp tác ASEAN và các khuôn khổ hợp tác tiểu vùng như hợp tác 4 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar (CLMV), Hợp tác kinh tế 3 dòng sông (ACMECS), Hợp tác tiểu vùng Mekong (GMS), Hành lang kinh tế Đông-Tây (EWEC), Hành lang kinh tế phía Nam (SEC)... và tại các diễn đàn quốc tế khác

Sau hội đàm, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải và Phó Tổng thống Thiha Thura Tin Aung Myint Oo đã chứng kiến lễ ký các Bản Ghi nhớ Hợp tác chăn nuôi giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam với Bộ Thủy sản và Chăn nuôi Mianma và Hợp tác phát triển giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Tài chính và Ngân khố Myanmar

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã tiếp Bộ trưởng Nông nghiệp và Thủy lợi Myanmar U Myint Hlaing và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch quốc gia và Phát triển Kinh tế của Myanmar Tin Naing Thein. Lãnh đạo các bộ, ngành của Việt Nam cũng đã có các cuộc gặp làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành tương ứng của Myanmar để trao đổi các biện pháp hợp tác trong các lĩnh vực cụ thể theo tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao hai nước

Về hợp tác kinh tế, hai bên đạt được nhất trí về việc sớm triển khai các dự án cụ thể và đẩy nhanh việc thực hiện các thỏa thuận đã có. Về chính trị, đối ngoại, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn các cấp, giao lưu nhân dân. Về hợp tác khu vực, Việt Nam ủng hộ nguyện vọng của Myanmar làm Chủ tịch của ASEAN năm 2014, Myanmar khẳng định lập trường liên quan đến vấn đề Biển Đông đã nêu trong ASEAN, tôn trọng thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) đã ký giữa ASEAN và Trung Quốc, phấn đấu tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)

Tại Nây Pi Đô, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã cùng Phó Tổng thống Mianma Thiha Thura Tin Oong Min U dự khai mạc và phát biểu chỉ đạo Hội nghị Hợp tác Kinh doanh Việt Nam - Mianma do Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam và Bộ Kế hoạch quốc gia và Phát triển kinh tế Mianma đồng chủ trì

Ngoài thủ đô Nay Pyi Taw, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cùng đoàn đại biểu Việt Nam đã tới thăm và làm việc tại Yangon. Tại đây, Phó Thủ tướng đã tiếp Thủ hiến Yangon, dự và phát biểu tại Hội nghị giao lưu doanh nghiệp Myanmar-Việt Nam do Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Myanmar (AVIM) và Phòng Thương mại-Công nghiệp Myanmar tổ chức, thăm một số cơ sở văn hóa của Myanmar, thăm và nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar, Văn phòng đại diện Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam, khai trương Khu trưng bày sản phẩm của Tập đoàn Viglacera tại Yangon
 
Myanmar bắt đầu thay đổi​

- Phát biểu qua truyền hình vệ tinh tại hội nghị Sáng kiến toàn cầu ở New York do cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton sáng lập và chủ trì hôm 21.9, nhà hoạt động dân chủ người Myanmar, bà Aung San Suu Kyi phát biểu rành rọt bằng tiếng Anh rằng “đã nhận thấy những dấu hiệu cho thấy sự thay đổi đã bắt đầu”, đồng thời thúc giục thế giới đừng rời mắt khỏi đất nước của mình

a0319df6df1bcd9cc8712dce865adddb.jpg

Một quán cà phê công cộng ở Yangon. Chính quyền Myanmar đã nới lỏng kiểm soát mạng internet từ ngày 16.9.2011​

Một trong những dấu hiệu thay đổi mà bà Suu Kyi đề cập tới như việc bà có thể phát biểu trực tiếp đến hội nghị này, hoặc các cuộc gặp với những nhà báo nước ngoài, các cuộc đối thoại với đại diện chính phủ

Những tín hiệu ban đầu

Một phần đoạn phát biểu này của bà Suu Kyi đã được phát sóng trên BBC, như sau: “Tôi đã nói chuyện với một vài đại diện từ chính phủ, và chúng tôi hy vọng sẽ thấy những dấu hiệu của sự thay đổi thực sự. Nói thì rất nhiều, và ai cũng muốn nhìn thấy một điều thật rõ ràng cụ thể. Tuy nhiên, lời nói cũng là một dấu hiệu của sự bắt đầu”

Từ sau cuộc gặp với Tổng thống Myanmar Thein Sein vào tháng trước, bà cho biết đã có thêm hy vọng, nhưng dè dặt. “Đây là những điều mà trước đây tôi chưa bao giờ có thể làm” – bà nói – “Điều đó cho thấy nhiệm vụ của chúng ta đang tiến triển, nhưng chúng ta cần hơn thế nữa”

Ấn phẩm tuần 19 – 25.9 của tờ tuần báo tiếng Anh Myanmar Times, đặt trụ sở tại thủ đô Yangon của Myanmar, cho biết đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) đã tổ chức ngày Dân chủ quốc tế tại trụ sở chính ở thành phố Bahan vào ngày 15.9, với sự tham gia và phát biểu của bà Suu Kyi. Ngày này được Liên hiệp quốc công bố vào năm 2007 và lần đầu tiên được tổ chức tại Myanmar

Chính phủ Myanmar gần đây đã đề nghị quỹ Tiền tệ quốc tế giúp đỡ hợp lý hoá hệ thống ngoại hối phức tạp của mình, thành lập một uỷ ban về nhân quyền, cho phép bàn luận về các vấn đề kinh tế, và lắng nghe các lời khuyên nước ngoài về các chủ đề như luật Lao động và một số cải cách khác

Cuối tuần qua, sau khi kết thúc chuyến thăm Myanmar, phái viên Mỹ tại Myanmar Derek Mitchell tuyên bố Mỹ sẽ vẫn duy trì các lệnh trừng phạt với chính quyền quân sự của nước này, nhưng đã sẵn sàng hồi đáp tích cực nếu Myanmar có những bước tiến cải cách “đáng tin cậy”. Trước đó, thượng nghị sĩ Mỹ John McCain cũng đã đến thăm Myanmar

Thậm chí, thượng nghị sĩ Dân chủ Jim Webb, chủ tịch tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương, còn lạc quan đến mức đầu tuần này đã kêu gọi các quan chức Mỹ “hãy sẵn sàng để điều chỉnh chính sách với Myanmar trước những tia sáng cho thấy sự cởi mở rõ ràng từ chính phủ”

Còn tại cuộc họp thường niên của các nước thành viên cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế ngày 21.9, đại diện Tin Tin của Myanmar tuyên bố rằng: “Cần phải khẳng định Myanmar không có quan điểm sản xuất và sử dụng vũ khí hạt nhân vì chúng tôi không có thế mạnh kinh tế để thực hiện điều đó”. Theo ông Tin Tin, nước này đã dừng lại những nghiên cứu hạt nhân dưới sự trợ giúp của Nga

Mờ nhạt

Một dấu hiệu khác, Chính phủ Myanmar không còn chặn một số trang tin bị cấm trước đó như BBC, VOA, RFA, YouTube, và gồm cả những trang do các nhóm bất đồng lưu vong điều hành như Tiếng nói Dân chủ Burma (tên cũ của Myanmar), theo hãng tin AP ngày 16.9

Tuy nhiên, ông Shawn W. Crispin là đại diện từ Đông Nam Á tại uỷ ban Bảo vệ nhà báo, nhận định hành động này là một dấu hiệu “mờ nhạt”, vì chưa tới 0,3% người dân Myanmar được tiếp cận với truyền thông. “Ngay cả việc phát hành sách vẫn có nhiều quy định, và chính quyền sẽ bắt cũng như buộc tội ngay những ai truy cập vào các trang nhạy cảm, và kiểm soát chặt chẽ những quán càphê công cộng”

Bà Suu Kyi cũng hạ thấp khả năng mạng xã hội sẽ làm nên chuyện tại Myanmar, tương tự như vai trò mạnh mẽ của công cụ này trong phong trào nổi dậy ở khối nước Bắc Phi và Trung Đông, vì chính sách kiểm soát internet ngặt nghèo của chính quyền Myanmar. “Tôi không nghĩ truyền thông (xã hội) sẽ có thể tạo được dấu ấn như những gì đã chứng kiến tại các nước Arập. Tại Myanmar, chúng tôi không có hệ thống thông tin truyền thông phát triển như vậy”

Trong khi đó, trang web của CIA cho biết Chính phủ Myanmar vẫn tiếp tục các hoạt động bố ráp nhà và tu viện, bắt giữ bất cứ ai bị tình nghi liên quan đến các cuộc biểu tình đòi dân chủ. Còn giới chỉ trích, và đặc biệt là những nhà bất đồng lưu vong, thì cho rằng các hành động mới nhất chỉ như muối bỏ bể nhằm đánh lừa phương Tây, và hoàn toàn có thể lật ngược ngay sau đó

Nam Liên
 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Tổng Tư lệnh các Lực lượng Vũ trang Myanmar​

– Chiều 14/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Tổng Tư lệnh các Lực lượng Vũ trang Myanmar, Đại tướng Min Aung Hlaing đang có chuyến công tác tại nước ta

_BAC0023.jpg

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Tổng Tư lệnh các Lực lượng Vũ trang Myanmar, Đại tướng Min Aung Hlaing​

Tại buổi tiếp, Thủ tướng đánh giá cao kết quả cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh và Đại tướng Min Aung Hlaing, cũng như Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng đã được hai bên thống nhất ký kết trong khuôn khổ chuyến công tác Việt Nam lần này của Đại tướng Min Aung Hlaing

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng Việt Nam và Myanmar có quan hệ hữu nghị, truyền thống lâu đời. Thời gian qua, quan hệ hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực tiếp tục phát triển tích cực, mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai nước

Thủ tướng nhấn mạnh chính sách nhất quán của Việt Nam là tiếp tục tăng cường, củng cố và phát triển mạnh mẽ quan hệ hợp tác nhiều mặt với Myanmar vì sự phồn vinh của hai nước, vì sự phát triển chung của ASEAN

Với tinh thần đó, Thủ tướng mong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác cùng có lợi, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị hai bên thực hiện tốt các thỏa thuận đã ký trong Bản ghi nhớ trong chuyến thăm Việt Nam lần này của Đại tướng Min Aung Hlaing

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ mong muốn Đại tướng Min Aung Hlaing ủng hộ các doanh nghiệp quân đội của Việt Nam hợp tác với Myanmar, nhất là trong lĩnh vực viễn thông, ngân hàng và xây dựng các khu kinh tế

Bày tỏ sự đồng tình với các đề nghị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Đại tướng Min Aung Hlaing cho biết, mục đích chuyến thăm Việt Nam lần này của Đoàn Myanmar nhằm tăng cường tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa quân đội, nhân dân hai nước

Đại tướng Min Aung Hlaing bày tỏ mong muốn được hợp tác chặt chẽ hơn nữa với Việt Nam, nhất là trong việc chia sẻ kinh nghiệm xây dựng, huấn luyện quân đội nói riêng, trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước nói chung
 
Miến Điện đang xích lại gần Việt Nam ?​

111115134718_burma_vietnam_304x171_qdnd_nocredit.jpg

Tổng tư lệnh quân đội Miến Điện hiện đang ở thăm Hà Nội​

Báo chí Việt Nam cuối ngày thứ Hai 14/11 đồng loạt đưa tin về chuyến thăm của tân Tổng Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Miến Điện, Đại tướng Min Aung Hlaing, tới Hà Nội

Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tướng Min Aung Hlaing trong cương vị người đứng đầu quân đội quốc gia hiện đang ngấp nghé ghế chủ tịch luân phiên của khối Asean

Irrawaddy, tờ báo nổi tiếng theo xu hướng dân chủ của người Miến Điện ở hải ngoại, vừa có bài phân tích tầm quan trọng của chuyến đi này

Theo Irrawaddy, việc ông Min Aung Hlaing chọn Việt Nam thay vì Trung Quốc để xuất hành lần đầu đã phá vỡ tiền lệ của những người trong cương vị của ông và khiến nhiều người cho rằng Miến Điện đang có các hành động để dần rời xa và tách khỏi quỹ đạo ảnh hưởng của Trung Quốc

Giới quan sát đã để ý tới điều này kể từ khi Naypidaw quyết định ngừng dự án đập thủy điện Myitsone mà Trung Quốc đầu tư hồi cuối tháng Chín, cho dù bị Bắc Kinh cực lực phản đối

Báo Quân đội Nhân dân Việt Nam cho hay Bộ Quốc phòng Việt Nam đã tổ chức lễ đón long trọng dành cho Tướng Min Aung Hlaing, và đăng ảnh ông cùng Bộ trưởng Phùng Quang Thanh duyệt đội quân danh dự hôm thứ Hai 14/11

Báo này trích lời vị tướng Miến Điện nói muốn học hỏi kinh nghiệm của Việt Nam: "Myanmar luôn quan tâm theo dõi và nghiên cứu học tập những thành công của Việt Nam. Đó không chỉ là kinh nghiệm và thành tựu trong chiến tranh, mà trong công cuộc Đổi mới, Việt Nam cũng rất thành công"

Tướng Phùng Quang Thanh và Tướng Min Aung Hlaing cũng thống nhất với nhau về tầm quan trọng của việc thúc đẩy quan hệ quốc phòng giữa hai nước

Cựu Tổng tư lệnh quân đội Miến Điện Tin Oo, hiện là lãnh đạo đảng đối lập Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ ở Miến Điện, nói với tờ Irrawaddy rằng Naypidaw hiện đang gặp khó với Trung Quốc kể từ sau vụ đập Myitsone,vậy cho nên việc cử đoàn quân sự sang Hà Nội có thể là để "giành một sự vì nể nào đó từ Trung Quốc thông qua tăng cường quan hệ quốc phòng với Việt Nam"

Aung Lynn Htut, cựu quan chức tình báo Miến Điện, người đã đào tẩu sang Mỹ năm 2005 khi làm phó Đại sứ tại Washington D.C., nói tuy Việt Nam và Miến Điện không phải đồng minh về quân sự, quân đội hai nước đã có quan hệ thân chặt từ hồi cuộc chiến Việt Nam

Ông Aung Lynn Htut được dẫn lời nói: “Chuyến thăm [của Tướng Min Aung Hlaing] rất quan trọng vì dường như nó cho thấy quân đội Miến Điện đang muốn có liên minh quân sự tại Đông Nam Á nhằm tìm giải pháp thay thế cho Trung Quốc, nước cung cấp nhiều vũ khí, khí tài cho Miến Điện"

Kinh nghiệm Đổi mới

Quan điểm này cũng được Aung Kyaw Zaw, nhà phân tích quan hệ Trung Quốc-Miến Điện, đồng tình

Ông này nói trên tờ Irrawaddy rằng mục tiêu của chuyến đi chắc chắn là để ra tín hiệu cho quan hệ với Bắc Kinh: "Trung Quốc có thể sẽ lo lắng khi thấy tổng tư lệnh Miến Điện sang Việt Nam, nước vốn đã mâu thuẫn với Trung Quốc về vấn đề chủ quyền Biển Đông"

"Miến Điện muốn chứng tỏ họ có thể đặt quan hệ với bất cứ nước nào, thậm chí có thể đặt mua trang thiết bị quốc phòng từ Việt Nam trong tương lai"

Trong khi ở Hà Nội, Đại tướng Min Aung Hlaing cũng hội kiến với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng

Thông tấn xã Việt Nam cho hay trong khi "khẳng định ủng hộ trong việc tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng giữa hai nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Myanmar ủng hộ các doanh nghiệp của quân đội Việt Nam đầu tư kinh doanh tại Myanmar, nhất là trên lĩnh vực viễn thông, ngân hàng, sản xuất nông nghiệp…"

Các doanh nghiệp quân đội Việt Nam, vốn đã khá mạnh trong việc đầu tư vào các nước lân cận như Lào và Campuchia, dường như đang được bật đèn xanh để tiến vào thị trường Miến Điện giàu tiềm năng khoáng sản

Một điều đáng chú ý nữa, là bên cạnh các chủ đề kinh tế - thương mại, các lãnh đạo Việt Nam khuyến khích Miến Điện và Việt Nam "ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương"

Sau nhiều năm trì hoãn, Miến Điện có thể sẽ được khối Asean trao chiếc ghế chủ tịch luân phiên của khối sau khi nước này đưa ra các động thái cởi mở hơn về chính trị

Việt Nam tỏ ra nhanh nhạy khi Đại tướng Phùng Quang Thanh trình bày với Tổng tư lệnh Min Aung Laing về chủ đề Biển Đông ngay sau lễ đón ở Hà Nội. Ông Thanh nói "đây là vấn đề do lịch sử để lại, chủ trương của Việt Nam là giải quyết mọi tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế"

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh hôm thứ Ba 15/11 cũng đã tiếp xúc với Bộ trưởng Ngoại giao Miến Điện Wunna Maung Lwin bên lề hội nghị ngoại trưởng Asean ở Bali. Ông Phạm Bình Minh được nói đã "đề nghị một số biện pháp nhằm củng cố và tăng cường hợp tác song phương" với người đồng nhiệm Miến Điện
 
Kinh tế Myanmar sẽ vượt qua Việt Nam ?​


"Nếu đi đúng hướng, rất có thể kinh tế Myanmar sẽ phát triển nhanh, thậm chí còn nhanh hơn so với Việt Nam", ông Philipp Hoffmann, TGĐ Công ty Dịch vụ Thương mại và Công nghiệp Jebsen & Jessen của Singapore nhận định

Từng bị cô lập trong quá khứ


Myanmar - một thị trường đã từng bị cô lập trong một thời gian dài hiện đang thu hút được sự quan tâm rất lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài nhờ những triển vọng tiềm năng. Đó là dấu hiệu cho thấy đã có những thay đổi tích cực về quan hệ giữa Myanmar và các nước phương Tây, làm gia tăng hy vọng về sự hủy bỏ lệnh trừng phạt của phương Tây dành cho nước này

Trong quá khứ, Myanmar đã từng là một trong những quốc gia giàu có nhất khu vực Đông Nam Á vào những năm 1950. Tuy nhiên, chế độ quân sự độc tài năm 1962, khiến cho nền kinh tế rơi vào tình trạng kiệt quệ một thời gian dài, buộc Myanmar phải nhường đường phát triển cho các quốc gia khác trong khu vực

Chế độ xã hội chuyển đổi sang tư bản chủ nghĩa vào những năm 1990. Nhưng các chính sách cải cách cũng không thể làm thay đổi cơ cấu kinh tế của Myanmar. Của cải phần lớn thuộc về những người có quyền lực chính trị. Hoa Kỳ đã áp dụng lệnh trừng phạt đối với nước này. Qua đó cấm các khoản đầu tư mới tại đây đồng thời cấm Myanmar xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ. Bên cạnh đó các giao dịch tài chính cũng bị cấm tại nước này

Cho đến nay, lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu đối với Myanmar kể từ cuối những năm 1990 khiến cho các nhà đầu tư chỉ có thể tập trung trung đến các công ty châu Á không bị ảnh hưởng bởi lệnh này. Tuy nhiên một số nhà đầu tư đã từng do dự bởi lo ngại về rủi ro có thể ập đến hay nghi ngờ về các cơ hội kinh doanh thì giờ đây, họ đang dần thay đổi suy nghĩ

Các nhà chức trách nước này sẵn sàng thảo luận về các kế hoạch hợp tác do những phản ứng dữ dội từ nhà đầu tư- những người vẫn còn hoài nghi về tính hiệu quả của những cải cách gần đây tại nước này. Các quan chức Mỹ thì cho rằng họ không có ý định dỡ bỏ lệnh trừng phạt cho đến khi Myanmar tạo được những thay đổi tích cực, trong đó có việc minh bạch hóa các giao dịch với Triều Tiên

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã có chuyến thăm Myanmar. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Ngoại trưởng Mỹ tại nước này trong hơn 50 năm qua. Đây được xem như một dấu hiệu làm tăng thêm hy vọng nối lại quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia. Trong khi đó châu Âu cũng đang có ý định nới lỏng biện pháp trừng phạt dành cho Myanmar

OB-QU012myanveG20111129121402_1322726825.jpg

Chùa Shwedagon ở Yangon, Myanmar​

Một thị trường đang chuyển mình

Tiềm năng của Myanmar là rất lớn. Đây là một trong những thị trường lớn của châu Á. Myanmar là quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, khí đốt, gỗ, đá quý và có tiềm năng trở thành một nhà xuất khẩu lớn các sản phẩm như gạo, thủy sản

Ngành công nghiệp du lịch cũng khá phát triển với lợi thế của khu phức hợp đền thờ 900 năm tuổi và những bãi biển dài và đẹp. Mỗi năm Myanmar thu hút 15 triệu du khách. Bên cạnh đó, tại Myanmar, chi phí sản xuất tương đối thấp. Số lượng người dân có khả năng nói tiếng Anh lớn, hệ thống pháp luật khá gần với những tiêu chuẩn của luật pháp Anh quốc

Tại trung tâm Yangon, sau nhiều năm ảm đạm thì giờ đây cơ hội như mở ra những có hội mới. Các nhà kinh doanh đến từ nhiều nước trên thế giới trong đó có Úc, Đức...Du lịch cũng rất có triển vọng lớn. Các công ty châu Á đến từ Đài Loan, Thái Lan và nhiều nước khác cũng đang đang có ý định đầu tư tại khu vực miền nam Myanmar với các dự án lớn về đường bộ, đường sắt và cảng biển

Một số các công ty lớn, bao gồm Total SA ( Pháp) được tiếp tục hoạt động tại Myanmar. Theo quy định của lệnh trừng phạt thì các công ty đã hoạt động trước thời điểm lệnh trừng phạt có hiệu lực thì vẫn được phép kinh doanh tại đây. Tập đoàn Cnooc Trung Quốc, PTT của Thái Lan và các công ty châu Á khác tiếp tục mở rộng hoạt động tại thị trường này

Myanmar bắt đầu có những thay đổi về chính sách vào năm ngoái. Mặc dù trước đó Mỹ và Liên minh châu Âu đã lên án về tính nghiêm túc của cuộc bầu cử. Tuy nhiên chính phủ Myanmar, đã có những động thái khá tích cực như giải phóng một số tù nhân chính trị và tham gia đàm phán với với bà Suu Kyi- đại diện cho đảng đôi lập...

Chính phủ cũng đã thông qua luật lao động, giảm thuế đầu tư nước ngoài và tham khảo ý kiến ​​của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong việc hoàn thiện hệ thống tiền tệ, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư. Tuần trước, một số ngân hàng địa phương được phép giao dịch giữa đồng kyat của Myanmar với đồng USD, euro và đô la Singapore. Máy rút tiền tự động vừa xuất hiện tại Yangon lần đầu tiên như một dấu hiệu khả quan

Yangon-Street-Scene_1322726817.jpg

Tiềm năng của Myanmar là rất lớn, nếu tiếp tục đi đúng hướng, Myanmar sẽ phát triển nhanh hơn cả Việt Nam​

Thách thức nhưng đầy triển vọng

Tuy nhiên, trở ngại cũng không phải là nhỏ. Hệ thống điện lưới còn nhiều trục trặc. Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ cũng như đường thủy cũng chưa đạt tiêu chuẩn. Trong khi đó hệ thống tài chính vẫn chưa được hoàn thiện

Hoạt động hay sự minh bạch của chính phủ vẫn chưa nhận được sự tin tưởng trong và ngoài nước. Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, Myanmar có 50 triệu dân, tương đương với Hàn Quốc. Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF thì cho biết Myanmar là quốc gia có GDP/ đầu người thấp thứ hai châu Á sau Afghanistan

Một trong số các thương hiệu phương Tây đầu tiên gia nhập vào thị trường Myanmar là: gã khổng lồ Unilever. Hãng này đã cung cấp sản phẩm cho nước này thông qua một nhà phân phối vào cuối năm ngoái. Sản phẩm của công ty đã được nhập vào Myanmar thông qua các bên thứ ba. Theo phát ngôn viên một trong các "bên thứ ba" đó là Thái Lan và Uniliver không có văn phòng chính thức tại Myanmar

Lệnh trừng phạt của Tây chủ yếu cấm việc nhập khẩu hàng hóa từ Myanmar, các giao dịch với các hãng lớn hay các ông trùm thương mại và một số giao dịch tài chính. Bán hàng vào trong nước, ngoại trừ vũ khí, nói chung không bị cấm

Tập đoàn Caterpillar Mỹ cũng kinh doanh tại Myanmar. Theo tờ báo New Light của Myanmar, vào tháng 8, các quan chức chính phủ đã có cuộc gặp với đại diện của Caterpillar để thảo luận các giao dịch hàng hóa là các thiết bị máy móc. "Caterpillar và một số chi nhánh nước ngoài, trong một số trường hợp, chỉ có thể bán sản phẩm cho các đại lý độc lập sau đó phân phối tới người dùng tiêu dùng tại nước này. Tại Myanmar, điều kiện không hề thuận lợi", đại diện của Caterpillar cho biết

Các nhà đầu tư, đang trông chờ vào kế hoạch thông qua luật đầu tư nước ngoài của chính phủ. Bộ luật sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài kiểm soát hoạt động kinh doanh của mình

"Tiến trình được diễn ra nhanh hơn dự đoán", ông Douglas Clayton, nhà điều hành Công ty Cổ phần tư nhân Leopard Capital khu vực Đông Nam Á cho biết sau hơn 20 năm theo dõi tình hình phát triển của Myanmar

Công ty dịch vụ thương mại và công nghiệp Jebsen & Jessen của Singapore đã thành lập công ty liên doanh tại nước này vào tháng Bảy. "Đây là một dấu hiệu đáng mừng", ông Philipp Hoffmann, Tổng Giám đốc công ty cho biết

"Nếu đi đúng hướng, rất có thể kinh tế Myanmar sẽ phát triển nhanh, thậm chí còn nhanh hơn so với Việt Nam", ông Hoffman nhận định

Trong khi đó tín hiệu về đầu tư kinh doanh tại nước này đang có những dấu hiệu rất khả quan khi một loạt các công ty nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các nhà đầu tư nước ngoài

"Chuyến thăm của Ngoại trưởng Clinton sẽ là một bước tiến rất lớn. Nó sẽ làm thay đổi định kiến hiện nay về Myanmar," ông de Waegh, cựu điều hành tập đoàn British American Tobacco tại Myanmar cho biết

Hung Ninh
 
Top