What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Cờ Vây StartUp

Google thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm


ImageViewaspx-8.jpg

Gã khổng lồ trong lĩnh vực tìm kiếm Google Inc. đang có kế hoạch thành lập một quỹ đầu tư mạo hiểm có số vốn trị giá 100 triệu USD, nhằm đầu tư vào những doanh nghiệp khởi đầu kinh doanh.

Quỹ này, có tên gọi Google Ventures, sẽ do Google sở hữu toàn bộ, song hoạt động hoàn toàn tách biệt với công ty mẹ và chú trọng tìm kiếm các cơ hội đầu tư nhằm tối đa hóa lợi nhuận hơn là tìm kiếm các khoản đầu tư, vốn hoàn toàn phù hợp với tầm nhìn chiến lược của Google Inc.

Ông Rich Miner, đồng sáng lập của công ty phần mềm điện thoại thông minh Android mà Goolge mua năm 2005 và Bill Maris sẽ là hai đối tác quản lý của quỹ đầu tư này.

Ngày 30-3, ông Miner cho biết Google Ventures sẽ xem xét một loạt các công ty để tiến hành đầu tư, bao gồm các công ty thuộc lĩnh vực sản phẩm Internet dành cho người tiêu dùng, công nghệ thông tin, y tế, công nghệ sinh học và các lĩnh vực khác.

Google Inc. đã đầu tư vào Pixazza Inc., một dịch vụ bán hàng trực tuyến, và Silver Spring Networks, một công ty sử dụng công nghệ để cải thiện hiệu quả mạng lưới điện. Trước đây, Google Inc. cũng đã tiến hành đầu tư vào các công ty khác thông qua bộ phận "Google.org".

Ông Maris cho biết, sắp tới Google.org sẽ tiếp tục thực hiện những khoản đầu tư như trước đây, tuy nhiên, bộ phận chính thực hiện các khoản đầu tư theo kiểu mạo hiểm sẽ thuộc về Google Ventures. Quỹ đầu tư này sẽ có khả năng thực hiện các khoản đầu tư mạo hiểm có giá trị từ vài chục nghìn cho đến vài chục triệu USD.
 
Vì sao web 2.0 VN chưa kiếm được tiền ?​

- Trong năm làm việc vừa qua, tôi có cơ hội gặp gỡ nhiều công ty cùng làm về web 2.0 để trao đổi những cơ hội trong ngành cũng như về Internet ở VN nói chung. Có một câu hỏi mà hầu hết chúng tôi đều phải thảo luận đó là "Tại sao các web 2.0 VN hiện nay vẫn chưa kiếm được tiền hoặc chưa kiếm đủ như các nhà đầu tư kỳ vọng?".

Đây là những ý kiến của cá nhân tôi, xin được chia sẻ cùng mọi người.

1. Hầu hết những ai làm về web 2.0 đều là dân kỹ thuật: chính vì vậy đều xuất phát với một lý tưởng cao đẹp là chỉ cần sản phẩm mình có ích, được nhiều người sử dụng thì từ từ mình sẽ kiếm được tiền. Tôi hoàn toàn đồng ý và bản thân tôi lúc bắt tay làm cũng có suy nghĩ đó. Tuy nhiên, có một điều ít ai để ý là không biết khoảng thời gian từ lúc có sản phẩm đến lúc... kiếm được tiền là bao lâu. Nếu có ai đó đưa ra được những con số thì cũng chỉ là những con số tượng trưng, không chắc chắn, không thuyết phục.

Có thể lấy các site nhạc phim ở VN làm ví dụ. Tiền bỏ ra cho server thì khá nhiều nhưng cũng không chắc đến bao giờ mới có thể kiếm tiền. Tất nhiên một số người xây dựng trông đợi làm để bán lại nhưng cũng câu hỏi tương tự, không biết từ lúc có sản phẩm đến lúc... có thể bán lại là bao lâu? (và bán cho ai?).

2. Nhiều sản phẩm bắt đầu với ý tưởng "clone" (sinh sản vô tính) một sản phẩm đã thành công ở thị trường khác: đây cũng là một ý tưởng hay nhưng áp dụng vào VN tôi nghĩ rất ít sản phẩm đáp ứng thật sự nhu cầu của thị trường mới có thể thành công. Có rất nhiều yếu tố khác biệt có thể nêu ra: GDP đầu người còn quá thấp nên nhiều dịch vụ có thể nói là quá xa xỉ nếu phải bỏ tiền ra; hạ tầng VN còn nhiều yếu tố chưa hoàn chỉnh, điển hình như thanh toán điện tử; xã hội và các mối quan hệ trong xã hội có một số điểm không rõ ràng như ở các nước khác...

3. Tổ chức công ty và thiết kế sản phẩm kém: do là bước khởi đầu nên các nhóm thường không có nhiều người tham gia, đồng thời xem nhẹ việc tổ chức quản lý và thiết kế sản phẩm theo quy trình. Phần lớn đều xem ý tưởng và thị trường là yếu tố quyết định, đợi khi lớn có tiền thuê người… rồi tổ chức lại chắc cũng không sao!

Chính vì vậy mà khá nhiều trường hợp dẫn tới tình trạng lộn xộn, lủng củng nội bộ, các sản phẩm thiết kế ra không có cấu trúc rõ ràng, mang tính làm cho có, nhiều lỗi và không thể quản lý trong trường hợp bùng nổ sau này.

4. Sức ì của đội ngũ lãnh đạo: thông thường lúc mới đầu mọi thứ còn màu hồng nên các anh em đều còn sung. Nhưng càng ngày khó khăn càng xuất hiện đòi hòi phải lựa chọn và giải quyết nhanh chóng. Và nếu đội ngũ lãnh đạo công ty không năng động, dứt khoát trong trường hợp này thì hầu như sẽ kéo toàn bộ công ty ì theo, làm các kế hoạch, dự án trễ tiến độ. Rồi đến một lúc xuất hiện một thỏa thuận ngầm giữa các thành viên với nhau, thôi thì... chúng ta cùng ì.

Vậy làm thế nào để có thể thiết kế một sản phẩm web 2.0 kiếm được tiền?

Thật lòng tôi cũng không biết, chỉ xin nêu một số kinh nghiệm nhằm hạn chế những rủi ro ở trên:

1. Tránh đối đầu trực tiếp với các đại gia nước ngoài: Cá nhân tôi nghĩ rằng với trình độ VN hiện nay, trong một tương lai gần rất khó để xây dựng một sản phẩm "có cấu trúc" đủ sức cạnh tranh với các đại gia quốc tế như Google, Facebook... Thôi thì cứ để họ đầu tư và làm cho mình xài, các sản phẩm cũng dần dần có tiếng Việt hết đó thôi. Sẽ có một số người nghĩ tôi không có tinh thần dân tộc. Nhưng rõ ràng việc xài các sản phẩm quốc tế sẽ giúp nâng cao trình độ và khả năng giao lưu của người VN với thế giới bên ngoài.

Rồi đến một lúc nào đó số người dùng blogger, Facebook... đông đảo, chúng ta có thể dễ dàng thiết kế những plugins phục vụ cho người Việt và từng bước đi ra bên ngoài. Một số chuyên gia kinh tế khuyên VN nên phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, một số kỹ sư nước ngoài cũng khuyên tôi trước tiên nên phát triển các sản phẩm nhỏ trên hạ tầng của các hãng lớn. Bản thân tôi cũng thấy đây là một hướng đi tốt.

2. Xây dựng các sản phẩm gắn chặt với các hoạt động offline như thương mại điện tử, kiếm việc... Những sản phẩm này không quá lớn lao nhưng phục vụ cho lợi ích rất thiết thực hiện tại. Hơn nữa việc đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật của các sản phẩm dạng này cũng sẽ không nhiều, và nguồn đầu tư dự kiến này có thể để dành tập trung cho các hoạt động offline cụ thể và sau đó kiếm tiền từ chính các hoạt động này.

3. Hãy kiếm tiền từ sớm, dù ít: Tôi đã chứng kiến vài dự án tự giải tán chỉ sau 1,5-2 năm, do nhà đầu tư không rót tiền nữa. Bởi vì họ không đủ kiên nhẫn mỗi năm bỏ vào vài tỉ đồng, trong khi không hề thấy một thành quả nào từ nhóm phát triển. Tôi cũng hiểu công nghệ là cuộc đua lâu dài nhưng dường như rất ít nhà đầu tư VN nghĩ được như vậy. Nên chắc nhất vẫn là cố gắng kiếm tiền từ sớm, bởi đó cũng sẽ là một niềm động viên cho lãnh đạo và nhân viên công ty, cũng như hứa hẹn cho nhà đầu tư về một tương lai tươi sáng của dự án mình bỏ tiền vào.

4. Từng bước xây dựng tổ chức công ty, quy trình sản phẩm và mở rộng các mối quan hệ: Tất nhiên không cần quá lý thuyết như những gì trong sách vở, nhưng có một số thực hành hữu ích dành cho các công ty nhỏ có thể dễ dàng áp dụng, các buổi hội thảo/khóa học về quản lý cũng khá hữu ích. Cố gắng từng bước áp dụng, thích nghi làm cho tổ chức ngày một chuyên nghiệp hơn, làm cho tinh thần nhân viên phấn chấn hơn vì cảm thấy được sự tiến bộ của mình.

Ngoài ra, mở rộng các mối quan hệ là một vấn đề cần thiết, cố gắng xây dựng các mối quan hệ cá nhân vững bền thay vì chỉ những quan hệ đối tác thông thường. "Giàu vì bạn, sang vì vợ", thành công của bạn bè sẽ giúp mình nhiều thuận lợi hơn và ngược lại.

Và đến đây, tự nhiên tôi nảy ra một ý tưởng là sao không thử điều tra và áp dụng các tiêu chí này để phân tích một số công ty Internet VN hiện nay, ít ra là xác định thử công ty nào triển vọng để... nhanh chân mua cổ phiếu kiếm lời sau này.

Nhưng xin hẹn một lần khác, và có lẽ cũng nên mời gọi thêm ý kiến tham gia của mọi người trong những vấn đề nêu trên
 
"Ông chủ" Google tiết lộ bí mật thành công​


- To lớn thường chậm chạp. Thực tế này cũng đúng với các hãng công nghệ trên thế giới. Càng phình to, tốc độ phát triển càng chậm lại và ì ạch. Nhưng tại sao Google lại không nằm trong vòng xoáy cố hữu này?
1-7.jpg

Sergey Brin nói về bí mật thành công của Google Ảnh: Reuters
Nói về yếu tố tạo nên thành công trong kỷ nguyên số, bản thân tỉ phú truyền thông Rupert Murdoch cũng thừa nhận: "Kẻ lớn sẽ không còn thắng được người nhỏ, và chậm không thể thắng nhanh.”

Đây cũng là điều mà “gã béo phì” Google rất quan tâm - đặc biệt là từ khi dự án nghiên cứu nhỏ ở trường đại học này trở thành “hiện tượng trị giá nhiều tỉ USD” với quy mô mở rộng sang cả lĩnh vực di động, blog, mạng xã hội… Làm thế nào mà một công ty với hơn 20.000 nhân viên này đến nay vẫn còn duy trì được sức sáng tạo mãnh liệt của mình?

Sergey Brin - người đồng sáng lập Google - cho rằng quy mô đôi khi cũng là một lợi thế. “Quy mô đã mang lại những lợi ích nhất định. Nhận ra được điều này, theo tôi, là một điều tối quan trọng. Nếu quy mô không mang lại lợi ích nhất định thì rất có thể ta đang đi sai đường và khi đó ta sẽ bị chia nhỏ”.

Thay vì dồn tất cả các nhân viên vào một tòa nhà lớn, Google có thể chia nhỏ nhân viên và để họ sống và làm việc trong hàng ngàn căn nhà nhỏ. “Không có một cái gì có thể cản trở chúng tôi thực hiện mong muốn này. Song có một điều khi quy mô mở rộng thì Google phải làm thế nào để tận dụng hết lợi ích của quy mô đó. Phải là thế nào để có thể tận dụng hết lợi ích từ một cơ sở hạ tầng mà bản thân công ty đang có?”

Cơ sở hạ tầng mà Brin muốn nói đến ở đây là một trụ sở hoành tráng ở Mountain View với hồ bơi, căng-tin miễn phí, xe buýt đưa đón… Và hầu như trụ sở nào của Google cũng được thiết kế và góc nhìn rất đẹp. Có thể đây là yếu tố đã góp phần giúp Google làm nên rất nhiều sản phẩm tuyệt vời từ trước đến nay.

2-4.jpg

3-4.jpg

Nhân viên Google ăn trưa ngoài trời... Ảnh: Reuters

Niềm tin và quyền tự chủ
4-1.jpg

5.jpg

Vừa làm việc vừa vui đùa với chú chó cưng. Ảnh: Reuters​

Mặc dù rất muốn nhưng Brin hầu như không tham gia vào nhiều dự án phát triển công nghệ của Google. Cái mà Brin giao cho nhân viên quyền tự chủ và sự tự tin giúp họ nỗ lực theo đuổi đến cùng ý tưởng sáng tạo của họ.

Lars và Jens Rasmussen tìm đến Brin với ý tưởng về nền tảng Wave nhưng cái mà họ đưa cho Brin chỉ là những bản ghi nhận công việc và thành công trong quá khứ của họ. Điều họ muốn không phải là sự tư vấn trong công việc của Brin mà là muốn thuyết phục Brin tin tưởng rằng họ có đủ sức tạo nên thành công cho dự án.

Brin nói: “Thành công đồng nghĩa với một sự độc lập cao hơn. Đó là hướng đi mà Google đã theo đuổi từ lâu. Nếu một nhân viên nào đó đã có trong tay những thành công nhất định và chứng minh được khả năng theo đuổi thành công ý tưởng của họ thì chúng tôi sẽ tạo cho họ nhiều sự tự do hơn trong công việc.

“Khi Lars và Jens tìm đến tôi họ đã nói rằng họ muốn làm một cái gì đó mới và mang tính cách mạng nhưng họ lại không tiết lộ với tôi đó là cái gì. Họ muốn được trở lại Úc và lập một đội để theo đuổi ý tưởng đó. Thật là một đề xuất điên rồ. Nhưng nhìn vào những gì mà Lars và Jens đã làm được với Maps, tôi cho rằng đề xuất đó khá hợp lý.”

Hai năm sau khi Brin gật đầu đồng ý với đề xuất của Lars và Jens, mặc dù chưa chính thức ra mắt nhưng Wave đã có được sự ra mắt đầu tiên phải nói là rất thành công và thu hút được khá nhiều sự chú ý.
5.jpg

Giờ nghỉ trưa - Ảnh: Reuters​
 
Những điều Facebook không muốn nghe


- Đó là những điều được viết ra trong quyển Accidental billionaires: The founding of Facebook: A tale of sex, money, genius and betrayal. Phát hành vào ngày 14.7, quyển sách tiết lộ những bí mật về Facebook thời còn là ý tưởng

Eduardo Saverin từng là bạn thân của Zuckerberg dưới mái trường Harvard. Và cặp song sinh Tyler và Cameron Winklevoss từng là bạn cùng lớp của Zuckerberg. Họ đã thuê Zuckerberg lập một mạng xã hội nhưng dự án này bị bỏ dở...

Ý tưởng của ai?

Năm năm trước, khi còn học ở Harvard, ngoài chuyện có thành tích xuất sắc trong môn toán, Zuckerberg và Saverin còn nỗ lực trong nhiều việc khác như… ghi điểm với các sinh viên nữ. Saverin có vẻ thành công, còn Zuckerberg thì không.

Một đêm tháng 10.2004, say xỉn và tức tối vì bị bạn gái “đá”, Zuckerberg xâm nhập hệ thống máy tính các ký túc xá của trường Harvard, và tải ảnh các sinh viên nữ xuống. Với số ảnh đó, Zuckerberg lập website Facemash cho phép người sử dụng xem các cặp ảnh và bình chọn nữ sinh viên nào “nóng bỏng hơn”. Facemash nhanh chóng thu hút được sự chú ý của sinh viên khắp các khu học xá ở Harvard, và thậm chí là lý do khiến hệ thống máy tính của trường Harvard bị ngẽn mạch. Nhận thấy mọi việc vượt tầm kiểm soát, Zuckerberg đóng website, nhưng vẫn phải hứng chịu hàng đống chỉ trích và cáo buộc liên quan đến việc có thành kiến với phụ nữ, xâm phạm đời tư. Trường Harvard thậm chí đã phải cảnh cáo Zuckerberg.

Nhưng có ba sinh viên của Harvard là Divya Narendra, và cặp song sinh Cameron và Tyler Winklevoss, để ý đến Zuckerberg. Họ mời Zuckerberg hỗ trợ kỹ thuật để lập website Harvard Connection giúp sinh viên hẹn hò và thiết lập các mối quan hệ qua internet. Họ chờ đợi Zuckerberg triển khai việc làm website, để rồi sau đó ngã ngửa khi biết Zuckerberg, với sự giúp đỡ tài chính của Saverin, đã mở website riêng với tên miền: thefacebook.com.

Những người không được nêu tên

Facebook đã nhanh chóng trở thành mạng xã hội được nhiều người sử dụng. Zuckerberg đã chuyển văn phòng công ty về thung lũng Silicon và bắt tay với các nhà đầu tư để mở rộng doanh nghiệp của mình. Nhưng những bất đồng về chiến lược đã gây ra những mối bất hoà giữa Zuckerberg và Saverin. Để không bị bạn thân cản trở việc làm ăn, Zuckerberg cuối cùng đã đẩy Saverin ra khỏi công ty. Dẫn lời bạn bè của Zuckerberg, Mezrich mô tả người sáng lập Facebook là một thanh niên có tính cách và suy nghĩ “không thể lường”.

Năm 2005, những cuộc kiện tụng giữa hai người bạn thân bắt đầu từ tháng 4 và kéo dài đến tháng 8, khi toà bác đơn kiện. Mãi đến cuối năm 2008, đầu năm 2009, tên của Saverin mới được thêm vào facebook với tư cách là người đồng sáng lập. Cameron và Tyler Winklevoss cũng đã đâm đơn kiện Zuckerberg đánh cắp ý tưởng về mạng xã hội. Vụ kiện này sau đó đã được luật sư hai bên hoà giải và cặp song sinh nhận khoản bồi thường 65 triệu USD.

Ngày hôm qua (16.7), Facebook công bố đạt đến số lượng 250 triệu người sử dụng. Cũng vào hôm qua, người phát ngôn của Facebook nhận xét quyển sách của Ben Mezrich là không chính xác. Các phê bình của giới cầm bút chỉ tập trung vào kỹ thuật viết mà Mezrich sử dụng trong một quyển sách được gọi là “non fiction” (không hư cấu). Dù sao thì vẫn thấy rõ ràng là Facebook đã thành công khi đưa mọi người đến với nhau, nhưng thành công của nó lại chia rẽ hai người bạn thân.

P.S: Ý tưởng chỉ chiến tỷ lệ % rất nhỏ trong thành công, vấn đề là ai dám nói ra và ai dám chấp nhận rủi ro thực hiện ý tưởng đó
 
Google - thương hiệu 100 tỉ USD đầu tiên thế giới

- Google hiện có trị giá cao hơn Microsoft 25%, lập kỉ lục trở thành thương hiệu đầu tiên thế giới ước tính có trị giá vượt ngưỡng 100 tỉ USD.

Theo bảng xếp hạng top 100 thương hiệu mạnh nhất toàn cầu mới công bố của BrandZ, Microsoft xếp hàng thứ 2, nhưng thương hiệu này chỉ khoảng 76,2 tỉ USD.

Lần đầu tiên hãng sản xuất nước ngọt hàng đầu thế giới Coca-Cola lên vị trí thứ 3 với trị giá thương hiệu ước tính 67,6 tỉ USD.

Bất kể bối cảnh u ám của nền kinh tế thế giới, giá trị thương hiệu của top 100 tên tuổi lớn nhất trên thế giới vẫn tăng lên 2% so với năm ngoái, đạt 2 nghìn tỉ USD - mức tăng trưởng biên là 1,7%.

ImageViewaspx-14.jpg

Sau hơn 10 năm khởi nghiệp, thương hiệu Google đã vượt ngưỡng 100 tỉ USD và dẫn đầu thế giới.​

Ngày càng nhiều người dùng sở hữu iPhone và BlackBerry nên nhu cầu dịch vụ dữ liệu tăng mạnh, đó là lí do vì sao lần đầu tiên Vodafone gia nhập vào danh sách top 10, tăng 45% giá trị thương hiệu trong năm qua.

Để đánh giá một thương hiệu nào đó, các nhà phân tích dựa vào 3 yếu tố: lợi nhuận doanh nghiệp nhờ vào thương hiệu, số lợi nhuận được xem là chỉ nhờ vào thương hiệu và các thương hiệu phụ - nguồn lợi nhuận tiềm năng.

Đáng ngạc nhiên là mức tăng trưởng của Google chỉ nhờ hầu hết vào một sản phẩm duy nhất là công cụ tìm kiếm trứ danh, hoàn toàn khác với những “ông lớn” trong ngành công nghệ
 
Nỗi lòng web “mạo hiểm”

“Cái nghề sướng nhất cũng là khổ nhất ở xứ mình hiện nay là làm web”​

Một nhân vật từng được xem là thần tượng của những người mê web trẻ tuổi tâm sự.


Anh bảo: “Lúc có giá thì tiền triệu đô Mỹ cũng gọi là rẻ. Lúc xuống giá, vài đồng lẻ của đại gia cũng là quá mắc”.

Khúc ảo mộng

Nguyễn, xin tạm gọi tên người bạn trẻ tốt nghiệp Trường công nghệ Sài Gòn như thế. 25 tuổi, anh chàng đang làm phục vụ một quán bar, dù chuyên môn lập trình web của Nguyễn từng được xếp hạng “sao”, được rất nhiều công ty săn đuổi. Hỏi thăm mới hay đó là một câu chuyện buồn. Nhóm anh em của Nguyễn ngồi ngắm những dự án đầu tư mạo hiểm của IDG, VinaCapital... thảy tiền cho dân công nghệ làm web thấy ham quá. Toàn những con số công bố trị giá bạc tỉ, có khi bạc triệu USD. Mà sản phẩm có gì quá độc đáo. Thế là cả nhóm xắn tay áo chia nhau người lên ý tưởng, người đi vay tiền mở công ty, người đi “săn” quỹ đầu tư.

Thuở đó việc giải ngân luôn là áp lực của các quỹ đầu tư, cộng với công thức làm hồ sơ tuyệt hảo do được “người nhà” của quỹ tiếp tay, nhóm của Nguyễn đã có một buổi họp báo hoành tráng, rực rỡ với số tiền cam kết đến 5 tỉ đồng. Cả nhóm mặc nhiên coi đó là tiền của mình. Kẻ sắm nhà, người sắm xe. Rồi mỗi tháng phải tìm cách “lách” để có những báo cáo đẹp đẽ. Nhưng những con số trong bảng kế hoạch kinh doanh chỉ là con số ảo bởi nhà đầu tư bỏ tiền nhiều, chi phí quá cao, mà nguồn thu từ web chỉ quanh quẩn là quảng cáo, tin nhắn... nên bảng giá quảng cáo của website nằm trên trời, lại không chứng minh được hiệu quả.

Tiền ra không kiểm soát hết, mà tiền vào thì nhỏ giọt. Nhà đầu tư thông báo ngưng giải ngân. Công ty phải dời văn phòng về nhà, nhân viên nghỉ gần hết, anh em bỏ đi...”.

Con đường nào cho web Việt?

Thật ra doanh nghiệp VN vẫn quá hoài nghi về hiệu quả của quảng cáo online. Người dùng quen với những ứng dụng miễn phí. Hệ thống thanh toán trực tuyến còn thô sơ. Nó làm cho đồng loạt những dự án một thời lắm tiền nhiều của phải ẩn mình sống thoi thóp cầm hơi.

Đỗ Dzũ Khánh - chàng trai từng nổi tiếng với những website đình đám cách đây bảy năm như Asinvn.net, Ẩm thực... giờ vẫn sống tốt so với những tên tuổi cùng thời đã biến mất tăm - chia sẻ: “Bây giờ làm web là phải ẩn nhẫn thôi. Quảng cáo thì làm gì bán được tiền triệu nếu không nằm trong danh sách 10 website có lượng truy cập lớn nhất, đành đi kiếm bạc lẻ vài trăm nghìn hay vài chục nghìn để đủ sống. Nhưng lấy bạc cắc có cái sướng của nó, phục vụ 100 khách hàng giá 50.000 mỗi người khỏe hơn một khách hàng 5 triệu đồng rất nhiều.

Mình đã từng rất mê tiền của các quỹ đầu tư, nhưng xách giỏ đi xem mọi người làm, nhìn mọi người tiêu tiền mình biết là không theo được nên thôi, anh em rau cháo nuôi nhau...”. Cái cách Khánh làm thật ra không mới, nhưng chính là phương án khả thi để có thể duy trì website chuyên về rao vặt mua bán của mình chờ ngày phát triển: lấy tay trái nuôi tay phải và ngược lại. Họ làm gia công web, tìm kiếm từng khách hàng nhỏ nhất để tính ngày phát triển.

Khác với con đường của Dzũ Khánh, một số website đi tìm con đường hợp tác với những con người có khả năng kinh doanh.

“Điểm hạn chế lớn nhất của những công ty đầu tư vào web là toàn dân kỹ thuật. Mọi người có thể rất giỏi về công nghệ, có thể am hiểu về Internet nhưng còn thiếu hoàn toàn mảng kinh doanh, chiến lược và tiếp thị. Một kỹ sư công nghệ thông tin dù giỏi cỡ nào cũng không thể là người hoạch định kế hoạch, chiến lược kinh doanh và đi bán hàng chuyên nghiệp như người được đào tạo chuyên về mảng này” - Nguyễn Minh Tú, ông chủ một diễn đàn công nghệ có khá đông thành viên, cho biết.

Đó cũng là lý do để Tú đồng ý hợp tác với một nhóm kinh doanh trẻ măng, bán cổ phần giá rẻ để có thể cùng nhau xây dựng web theo chiều hướng chuyên nghiệp hơn.
 
CyberAgent Investment Inc

02-8.jpg

As an enterprise based in Japan, a leading country of the internet industry, CyberAgent Investment is actively expanding our business overseas to countries with great potential in market growth. We have set up an investment fund in April 2006, targeting Chinese internet businesses, and we now have local offices in Beijing and Shanghai. We have already invested in more than 10 local companies among which 1 company has successfully made IPO. Also, in November 2008, we have started our investment project in Vietnam and have set up a local office in Hanoi. CyberAgent Investment will continue to actively invest in areas where we can expect market growth, and contribute to the development of the internet industry of the world, especially in up-and-coming countries.

Investment in Chinese Companies

The internet population has exceeded 250 million people in China and has grown into the largest internet market in the world. However, the penetration rate is still lingering at around 20% of the population, so a steady growth of the market can still be expected in the future. As for mobile phones, the subscriptions have already reached 600 million. Having traveled across the sea from the US to Japan, the trend of providing services over the internet has now reached the vast land of China. Japan being a few years ahead of China in this field, it is certain that the CyberAgent’s experience and skills of running an internet business enterprise would be a vantage point in this market. There are 3 capitalists stationed in Beijing and Shanghai, who are currently administering a total of US$ 22.8 million in an investment fund. (As of November 2008)

gc.gif

Beijing Office:
Tel:+8610.5123.5061 Fax:+8610.5123.5051
Address:Twin Tower(East)Room 1001,10th Floor, B-12 Jianguomenwai Avenue Beijing 100022, China
Shanghai Office:
Tel: +86-21-6279-8635 Fax: +86-21-6279-8636
Address: Suite522, Shanghai Center, 1376  Nanjing West Road, Shanghai, P.R.C. 200040

Investment in Vietnamese Companie

The population of Vietnam is around 85 million, but the structure of their population is very unique; 70% of their people are under 40 years of age. The internet population has blown up to over 20 million, and the market is growing so much that even virtual business models are being set up on the internet. Just as it is in China, the market in Vietnam is without a doubt a place where CyberAgent’s experience and know-how would be appreciated by the local internet companies. We have set up an office in Hanoi, the capital city, and there will be 3 capitalists stationed there starting from April 2009. (As of November 2008)

gv.gif

Hanoi Office::202A Pho Hue, Hai Ba Trung, Ha Noi, Viet Nam.
TEL: +84-1900-561-276

http://www.cai.co.jp/english/overseas.html
 
Quỹ đầu tư Nga muốn đầu tư vào phần mềm tại Việt Nam​

logo.jpg

Biểu tượng của Softline Venture Partners.​


Quỹ đầu tư Softline Venture Partners của Nga cho biết đang tìm kiếm các dự án phần mềm phù hợp tại Việt Nam để đầu tư.

Việt Nam là thị trường đầu tiên ngoài lãnh thổ Liên bang Nga và các nước SNG mà quỹ này tìm cách rót vốn. Theo đại diện của Softline Venture Partners, quỹ sẽ khởi đầu bằng hoạt động tìm kiếm những ý tưởng hay trong công nghệ thông tin và đầu tư vào những dự án có tính khả thi tại Việt Nam.

Số tiền mà quỹ này đầu tư cho mỗi dự án có thể lên đến 1 triệu USD. Những doanh nghiệp cũng như những lập trình viên độc lập sở hữu những ý tưởng, sáng kiến hay trong lĩnh vực phát triển phần mềm là đối tượng mà quỹ này hướng tới.

“Chúng tôi thấy triển vọng và những tiềm năng từ những chuyên gia phát triển phần mềm Việt Nam nói riêng và toàn bộ ngành công nghiệp phát triển phần mềm tại Việt Nam nói chung”, ông Igor Chekun, giám đốc Softline Venture Partners nói.

Softline Venture Partners được thành lập vào tháng 12/2008 - là dự án của tập đoàn Softine, trụ sở tại Matxcơva (Nga) - hiện tại đang xem xét hơn 160 dự án, trong số đó có 2 dự án đã được đầu tư.


logosl.jpg

Softline Vietnam
Địa chỉ: Phòng 1101 Tòa nhà HITTC,
185 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: +84(4) 22002434 / 23249999 / 22442266

Fax: +84(4) 35123141
Email: info.vn@softlinegroup.com
Web: http://www.softlinegroup.com

Softline là một trong những tập đoàn hàng đầu trên thị trường cung cấp phần mềm bản quyền tại Nga, các nước SNG và thị trường nước ngoài. Được thành lập năm 1993, đến nay Softline đã là đối tác với hơn 3000 nhà sản xuất phần mềm danh tiếng và một mạng lưới văn phòng đại diện rộng khắp Liên bang Nga và 16 quốc gia trên toàn thế giới. Tháng 3 năm 2009, Sofltine chính thức khai trương văn phòng tại Việt Nam. Định hướng kinh doanh của tập đoàn là một loạt các dịch vụ được đánh giá cao như: bản quyền phần mềm, hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ pháp lý & kiểm toán phần mềm, tư vấn, đào tạo.

Năm 2007, theo nghiên cứu của thị trường, Softline đạt vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng “Nhà phân phối hàng đầu các sản phẩm công nghệ thông tin ”, vị trí thứ 14 trong “Các Tập đoàn ICT lớn nhất của Liên Bang Nga”, vị trí thứ 18 trong bảng xếp hạng CNews100.
 
Last edited by a moderator:
About Softline Venture Partners​

Softline Venture Partners (SVP) is a unit of international group of companies Softline — leader on Russian software distribution and licensing market.

SVP makes venture investments in independent software vendors (ISV) in Russia, CIS and other countries. Such focused positioning in software makes SVP a unique project on Russian market and makes it possible for us to concentrate in this sphere of IT market where we have more than 15 years of experience.

Leadership principles in Softline's strategy are applied also to SVP, and through us to companies that we invest in — we are looking for such partnership with ISVs that would let us realize commercially successful projects and become leaders in its segments — through integration of our competences, financial resources of SVP and unique ideas of ISVs.

Being a part of Softline group, software vendors have an opportunity to use unique possibilities and competences of Softline in software distribution and marketing. Softline is the authorized dealer of more than 3000 software vendors. Company is the best ore one of the best partners of such large software vendors as Microsoft, Citrix, Autodesk, Adobe, IBM, Symantec, Oracle, Trend Micro, ABBYY, Dr.Web, SAP, Borland, Corel, McAfee, Novell, CA, ESET, Promt, VMWare, Acronis, etc. Softline has a large regional sales network in Russia, CIS and other countries.

Softline is also one of the leaders in marketing in IT market and has a full range of marketing instruments: software catalogues (700 000+ copies a year), regular seminars and other activities for IT specialists and managers, own call-center that makes possible large telemarketing campaigns and many other instruments. A base for marketing instruments — is a database of 1 000 000 contacts (managers, IT specialists that make decisions or influence software decisions in companies) that allows us to use efficiently the best audience for software promotion.

http://softlinevp.com/vp/en/

http://www.softlinegroup.com/en/
 
Last edited by a moderator:
Mark Zuckerberg, chàng trai vàng của ngành công nghệ​


Face.jpg

Mark Zuckerberg, Giám đốc điều hành của mạng kết nối xã hội Facebook - Ảnh: AP.​


Ở tuổi 25, Mark Zuckerberg đã có trong tay 1 tỉ USD và là tỷ phú trẻ nhất góp mặt trong bảng danh sách 400 tỷ phú của Forbes. Mark Zuckerberg là sáng lập viên và cũng là Giám đốc điều hành (CEO) của mạng kết nối xã hội Facebook.

Sinh năm 1984 trong một gia đình Mỹ gốc Do Thái có cha là bác sĩ nha khoa và mẹ là nhà tâm lý học, nhưng chàng trai Mark Zuckerberg lại có niềm đam mê công nghệ mãnh liệt. Chính điều này đã đưa “chàng trai vàng” trong ngành công nghệ thông tin đi đến thành công như ngày hôm nay.

Từ những thử nghiệm ban đầu

Mark Zuckerberg bắt đầu tự học lập trình máy tính khi vẫn còn là một cậu bé học sinh cấp hai. Cậu bé Mark lúc đó thực sự quan tâm tới việc phát triển, nâng cấp những chương trình máy tính đặc biệt là những công cụ giao tiếp trên mạng và các trò chơi (game).

Khi bước vào Trường phổ thông Phillips Exeter, Mark đã xây dựng được chương trình có tính ứng dụng cao như chương trình để giúp những người công nhân làm việc trong văn phòng của cha mình giao tiếp được với nhau, phiên bản game “Risk” và chương trình nghe nhạc Synapse. Những sáng tạo bước đầu của Mark đã gây được sự chú ý của giới công nghệ thông tin ở Mỹ lúc bấy giờ, trong đó có Microsoft và American Online (AOL).

Cả hai tập đoàn lớn này đều cố gắng thuyết phục để mua được bản quyền chương trình Synapse và muốn Mark về làm việc cho mình song Mark lại quyết định theo học ở Đại học Harvard.

Đến năm 2002, Mark bắt đầu bước chân vào giảng đường của trường Đại học Harvard, một trường đại học uy tín hàng đầu của Mỹ. Tại đây, anh đã thực hiện nhiều dự án về công nghệ ưa thích. Mark thực hiện đề án Coursematch cho phép các sinh viên tham gia có thể xem danh sách những sinh viên khác cùng đăng ký học chung môn học với mình. Dự án này cũng được khá nhiều sinh viên trong trường hưởng ứng.

Ngày 4/2/2004, chỉ 2 năm sau đó, Mark cho ra đời Facebook mà theo Mark đánh giá lúc bấy giờ chỉ là một dự án để kỷ niệm thời gian học ở đây với tên gọi “Harvard-Thing”. Thật ra ý tưởng này của Mark được xuất phát từ hồi anh còn học trong trường trung học Phillips Exeter, chương trình cho phép người truy cập có thể tìm hiểu thông tin về các sinh viên, ngành học, giảng viên...

Chỉ sau 4 tiếng đồng hồ, có 450 lượt truy cập và nhà trường lập tức cắt đứt kết nối mạng Internet của Mark, đồng thời khiển trách cậu về tội xâm phạm an ninh mạng máy tính của trường, lấy cắp thông tin để post lên website của mình. Nhận lỗi lầm và không nản chí, Mark tiếp tục nghiên cứu và nâng cấp Facebook theo nguyên tắc thông tin trên website phải được sự đồng ý của cá nhân hay tổ chức và nhiều dự án kế tiếp.

Mark Zuckerberg từng thừa nhận chính chủ nhân Microsoft, tỷ phú Bill Gates là nguồn cảm hứng khiến cậu rời trường danh tiếng Harvard để thực hiện ước mơ của mình. Mọi chuyện bắt đầu khi năm 2004, Bill Gates đến Harvard để nói chuyện với các sinh viên.

Lúc đó, Bill Gates đã khuyến khích các sinh viên thực hiện dự án nào đó mà mình đam mê, thậm chí tạm ngưng việc học để theo đuổi ước mơ của mình như ông đã từng làm. Thế là Mark và người bạn cùng học Moskovitz quyết định rời Harvard đến Thung lũng Silicon, bang California để toàn tâm toàn ý cho Facebook.

Tới thành công với Facebook

Mark Zuckerberg chuyển tới Palo Alto, California với Moskovitz và vài người bạn khác. Họ thuê một căn nhà nhỏ vừa sống và làm văn phòng. Vào mùa hè năm 2004, Mark đã gặp Peter Thiel, người đã đầu tư vào công ty của Mark. Vậy là anh cũng có được văn phòng làm việc đầu tiên đúng nghĩa trong cả mùa hè năm nay.

Mark đã từng tâm sự, trong giai đoạn khó khăn này, nhóm đã có ý định quay trở lại Harvard vào mùa thu năm đó nhưng cuối cùng nhóm vẫn ở California. Và cho tới tận bây giờ, anh vẫn chưa trở lại trường để hoàn thành nốt chương trình đại học.

Facebook phát triển nhanh chóng. Số thành viên lên tới khoảng 60 triệu người và dự kiến sẽ lên tới con số 70 triệu vào cuối năm nay. Facebook là trang web về hình ảnh số một ở Mỹ với hơn 8,5 triệu tấm ảnh được đưa lên mạng mỗi ngày.

Có được điều này là nhờ Mark Zuckerberg và nhóm bạn của mình liên tục nâng cấp Facebook tạo thuận lợi cho người sử dụng. Ngày 5/6/2006, Facebook cho ra mắt công cụ News Feed cho phép người truy cập có thể nhận biết bạn bè của mình đang làm gì trên trang web này.

Đến ngày 24/5/2007, Mark tuyên bố về Facebook Platform, một chương trình nền tảng để phát triển các ứng dụng xã hội, trong đó có mạng kết nỗi xã hội Facebook. Tuyên bố này thực sự đã tạo được hưng phấn cũng như hứng thú cho nhóm của Mark.

Chỉ trong vài tuần, hàng loạt ứng dụng đã được xây dựng và một vài trong số đó đã có hàng triệu người sử dụng. Cho đến nay, có tới hơn 400.000 người am hiểu về viết chương trình máy tính trên toàn thế giới tham gia vào công việc xây dựng những ứng dụng này cho Facebook Platform.

Chỉ 1 tháng sau đó, ngày 11/6/2007, Mark công bố về hệ thống quảng cáo xã hội ở Los Angeles. Một phần của chương trình Facebook Beacon sẽ cho phép mọi người chia sẻ thông tin với mạng lưới những người bạn trên Facebook thông qua những hoạt động trên các website khác. Chẳng hạn, một người giao bán trên eBay cũng có thể được nhóm bạn trên Facebook biết được hoạt động này thông qua News Feed.

Vào ngày 23/7/2008, Mark tiếp tục công bố về Facebook Connect, một phiên bản của Facebook Platform trong việc xây dựng các ứng dụng xã hội trên các website khác.

Trước sự phát triển chóng mặt của Facebook, một số đại gia trong ngành công nghệ thông tin trong đó có Yahoo, Viacom đã tìm cách thương lượng mua lại công ty này. Năm 2006, Giám đốc điều hành Yahoo là Terry Semel đã đánh tiếng mua Facebook với giá 1 tỉ USD nhưng Mark Zuckerberg và nhóm của mình không màng đến.

Con số đó trở nên nhỏ nhoi khi ngày 24/10/2007, Microsoft đã chi 240 triệu USD để mua lại 1,6% cổ phần của Facebook. Zuckerberg cùng toàn thể nhân viên Facebook hẳn phải hàm ơn Bill Gates vì như vậy, giá thị trường của Facebook lên tới 15 tỉ USD bởi theo nhiều chuyên gia giá thị trường thực tế của Facebook Inc (Công ty của Mark sáng lập) thấp hơn nhiều.

Trong vai trò giám đốc điều hành CEO của Facebook, Zuckerberg sở hữu 20% cổ phiếu công ty và trên lý thuyết, nếu bán hết số cổ phiếu của mình, anh chàng 23 tuổi này đã có trong tay 3 tỉ USD.

Giá trị của Facebook cứ tăng dần theo số lượng người sử dụng đông lên mỗi ngày mà một số chuyên gia cho rằng, tài sản của chàng trai trẻ Zuckerberg không chỉ 3 tỉ mà có thể lên đến 5 tỉ USD tùy thuộc vào sự thành công tới đây của Facebook trong việc xây dựng mạng lưới quảng cáo.

Cũng trong năm này, Mark Zuckerberg vinh dự nhận giải thưởng Best Startup CEO của Crunchie Award 2007.

Ước muốn trở lại Harvard

Cách đây 5 năm, khi mới chân ướt chân ráo tới California, Mark lập nghiệp với 2 bàn tay trắng: không tiền, không nhà cửa, không xe hơi... Giờ đây khi đã trở thành CEO của Facebook Inc, anh vẫn thích mặc quần jeans, đi xăng đan Adidas và có cuộc sống khá kín đáo.

Trong cuộc họp báo về vụ đầu tư của Microsoft, Mark Zuckerberg thậm chí cũng không tham dự mà để công việc lại cho những quan chức điều hành khác của Facebook. Điều này cũng dễ hiểu bởi trong một cuộc trả lời phỏng vấn tạp chí Forbes, Mark thổ lộ rằng anh không quan tâm tới việc liệu mình có trở thành CEO hay quản lý công ty hay không mà điều anh thực sự quan tâm đó là được làm những gì mình đam mê và tạo ra thứ gì thật hấp dẫn.

Mark vẫn sống trong một căn phòng thuê mà đồ đạc khá đơn giản và hàng ngày anh vẫn đạp xe đạp hoặc đi bộ đến tổng hành dinh Facebook gần căn hộ của mình.

Thành công nhiều nhưng dĩ nhiên Mark Zuckerberg cũng bắt đầu gặp không ít thách thức. Một số bạn học của Mark ở Harvard (hiện điều hành website đối lập ConnectU) đã đệ đơn kiện anh ăn cắp ý tưởng lập website kết nối xã hội khi giúp họ thiết lập một dự án hồi năm 2003.

Bên nguyên đơn - những người sáng lập website đối thủ ConnectU - buộc Zuckerberg tội vi phạm bản quyền, gian lận và ăn cắp bí mật thương mại, đồng thời yêu cầu đóng cửa Facebook. Facebook phản công bằng cách cáo buộc ConnectU đã xâm nhập trái phép vào cơ sở dữ liệu để ăn cắp hàng ngàn địa chỉ e-mail trong nỗ lực dụ người sử dụng Facebook sang ConnectU.

Ngoài vụ kiện, Mark Zuckerberg dự kiến sẽ đối mặt với nhiều sức ép sau vụ đầu tư của Microsoft. Điều này là khá dễ hiểu bởi khi có sự tham gia của tập đoàn đại gia này, các đối tác của Facebook sẽ khó có nhiều “chiêu” để thu được nhiều lợi ích hơn khi hợp tác. Hơn thế nữa, những hợp đồng quảng cáo trên Facebook có vẻ cũng bị hạn chế nhất định.

Thành công hay thất bại thì Mark Zuckerberg cũng hài lòng với những trải nghiệm và thành quả thu được của mình trong mấy năm qua. Chưa có thống kê chính thức nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng, Zuckerberg là người giàu nhất nước Mỹ trong độ tuổi dưới 25.

Anh chàng này còn được đem ra so sánh với Chủ tịch Bill Gates của Microsoft và Tổng giám đốc Steve Jobs của Apple. Anh đã đi một chặng đường dài và đôi lúc anh muốn nghỉ ngơi. Mark Zuckerberg cho biết anh sẽ xem xét đến việc quay lại Harvard để hoàn thành nốt chương trình đại học.
 
SVP: “Sẽ đầu tư tối đa 1 triệu USD cho một dự án khởi nghiệp”


DUong-1.jpg

Ông Võ Văn Đường.

Softline Venture Partners (SVP) cho biết sẽ dành một lượng ngân quỹ lớn để đầu tư vào các dự án công nghệ thông tin ở Việt Nam.

Quỹ này là một bộ phận của Tập đoàn Softline (Nga), được thành lập với mục tiêu đầu tư vào các dự án phát triển phần mềm của doanh nghiệp và các lập trình viên độc lập tại Nga, các nước SNG và các quốc gia khác.

Hiện Softline có khoảng 1.000 nhân viên, với mạng lưới văn phòng đại diện tại 16 quốc gia. Tháng 3/2009, Sofltine đã khai trương văn phòng tại Việt Nam. Doanh thu năm tài chính 2008 của tập đoàn này là 364 triệu USD.

Đại diện SVP cho biết, tổng mức vốn đầu tư của quỹ cho mỗi dự án có thể vào khoảng 1 triệu USD. Những doanh nghiệp cũng như những lập trình viên độc lập - với những ý tưởng và sáng kiến hay trong lĩnh vực phát triển phần mềm - là đối tượng mà quỹ hướng tới.

Xung quanh kế hoạch đầu tư tại Việt Nam của SVP, ông Võ Văn Đường - Tổng giám đốc Tập đoàn Softline tại Việt Nam - đã có cuộc trao đổi với VnEconomy.

Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ có hạ tầng công nghệ hấp dẫn, vậy tại sao SVP lại chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên ngoài lãnh thổ Liên bang Nga và các nước SNG?

Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển nhanh trên thế giới, và chúng tôi tin tưởng rằng sự đầu tư của chúng tôi vào thị trường tiềm năng này sẽ giúp ngành công nghệ phần mềm phát triển mạnh mẽ và gia tăng số lượng dự án mang tầm cỡ quốc tế từ Việt Nam.

Hơn nữa, Việt Nam lại là một trong những khu vực trong tâm về gia công phần mềm với nguồn năng lực cao, các chuyên gia công nghệ thông tin giỏi với những ý tưởng sáng tạo và đổi mới. Đó là những điều kiện tiên quyết cho sự thành công của một dự án.

Ông có thể cho biết các tiêu chí để SVP chọn dự án rót vốn?

Tiêu chí để rót vốn cho một dự án là những ý tưởng sáng tạo, một đội ngũ lập trình viên chuyên nghiệp, những mục tiêu rõ ràng cho một dự án, không trùng lặp ý tưởng đã được triển khai và có chất lượng thương mại.

Chúng tôi sẽ đầu tư tối đa 1 triệu USD cho một dự án khởi nghiệp, và không có giới hạn về tổng lượng ngân quỹ để đầu tư cho các dự án công nghệ thông tin khả thi ở Việt Nam.

Nhiều quỹ đầu tư cũng đã rót vốn vào các dự án công nghệ thông tin tại Việt Nam ..., vậy điểm khác biệt trong phương thức rót vốn của các ông là gì?

Chính vì SVP là một thành viên của Tập đoàn Softline, nên chúng tôi có thể cung cấp nhiều cơ hội khác nhau để phát triển các dự án phần mềm và tư vấn.

Mục tiêu của chúng tôi không chỉ tập trung vào đầu tư, rót vốn, mà còn cung cấp cho những lập trình viên độc lập những lợi ích tài chính.

Các ông có nghĩ đến phương án mua đứt một dự án, một công ty phần mềm... nào đó tại Việt Nam để có thể tối đa hóa lợi nhuận?

Mục tiêu của chúng tôi hướng đến là đầu tư một cách thành công và hiệu quả cho các dự án mới, có tính sáng tạo cao, thay vì bỏ vốn đầu tư để quản lý hay điều hành một công ty.

Chúng tôi muốn tối ưu hóa hiệu quả từ quá trình đầu tư của mình, nên việc mua đứt một dự án, một công ty phần mềm... nào đó tại Việt Nam không phải là cách mà chúng tôi sẽ làm.
 
“Bóng hồng” đằng sau thành công của Facebook​

- Sự thành danh của các “đại gia” thường ít nhiều có sự góp sức của những “bóng hồng” nào đó. Trường hợp Zuckerberg và kho vàng Facebook cũng có một kịch bản gần như tương tự.

Với những người ngoài, cuộc gặp gỡ giữa người phụ nữ đã 38 tuổi, từng chồng con đề huề và chàng trai vẫn còn trẻ măng, sớm phát tiết tài năng ở độ tuổi 23 cùng sản phẩm siêu hạng Facebook, đang loay hoay tìm cách để “con gà” đẻ trứng vàng, vẫn bị xem là do “ma xui quỷ khiến”.

FB1.jpg

Zuckerberg và Sandberg luôn song hành. Ảnh Cnet.​

Anh hùng gặp “gái” thuyền quyên

17 tháng sau khi bắt đầu hợp tác, mọi chuyện trở nên cực kì thuận lợi với Facebook. Trước đó, Sheryl Sandberg, với cương vị là giám đốc điều hành một công ty nào đó ở Palo Alto, California và Zuckerberg, sáng lập viên Facebook, dường như vẫn chỉ là những đường thẳng song song. Trên thực tế, cả hai đã quyết định bắt tay.

“Nàng”, một người phụ nữ đứng tuổi, cởi mở, chuyên gia điều hành năng động từng tham gia quản lí một số bộ phận của Ngân hàng thế giới và bộ Tài chính Mĩ, rất thành công với những sản phẩm thương mại cốt lõi làm nên đế chế Google là AdWords và AdSense còn “chàng”, một sinh viên Harvard bỏ học, chuyên gia phân tích phần mềm trẻ tuổi và sớm có cái nhìn về tương lai của công nghệ viễn thông. Sandberg bày tỏ “Chẳng phải chuyện quyền lực hay kiểm soát gì to tát. Đó chỉ là cơ hội để xây dựng một tổ chức tuyệt vời từ thuở ban đầu”.

Trong khi Zuckerberg chỉ biết vùi đầu vào thiết kế sản phẩm với những thuật toán phức tạp thì người phụ nữ giàu kinh nghiệm đảm trách phần “hậu cần”: “Sandberg đã giải quyết mọi chuyện liên quan đến tài chính, tiền nong cũng như những kế hoạch dài hơi như kiếm quảng cáo từ sản phẩm, còn tôi có nhiều thì giờ hơn để nâng cao chất lượng, mở rộng ứng dụng cũng như đưa ra những chiến lược kĩ thuật cần thiết”.

Cùng nhau, cả hai đã vượt qua hàng loạt trở ngại trông gai để có thể mang đến cho 250 triệu thành viên Facebook, đồng thời kiếm được những đồng bạc đầu tiên nhờ vào bán quảng cáo. Một trong những thử thách mà cả hai phải lựa chọn là sẽ dấn bước, phát triển Facebook theo con đường nào, kể cả hình thức kinh doanh sao cho có lời nhất. Gawker và i-Tunes đều là những mô hình đáng quan tâm. Nhưng câu trả lời đơn giản là: Facebook sẽ chỉ là Facebook.

Trong bối cảnh ngành công nghiệp nội dung số tỏ ra ảm đạm, ngoài “ông lớn” Google, hầu hết các đại gia khác đều rơi vào cảnh tụt dốc, cơ hội dành cho Facebook là không nhiều. Liệu dịch vụ này có thể tự mình vượt lên bằng cách riêng? Có lượng người dùng lớn hơn cả số tín đồ đạo Phật, nhưng túi tiền của Facebook lại chưa bao giờ rủng rỉnh. Khi Sandberg gia nhập Facebook, giá trị thương hiệu trên thị trường của trang khá “hot”, khoảng 15 tỉ USD (nhờ vào quỹ đầu tư với số tiền lên tới 240 triệu USD từ Microsoft), nhưng doanh thu lại chỉ dao động ở mức 150 - 350 triệu USD.

Tuy vậy, so với MySpace, tình hình của Facebook còn khấm khá hơn nhiều, khi lượng thành viên tăng gấp 5 lần giữa 2007 và 2008. Người dùng thường truy cập trung bình 20 phút mỗi ngày trên Facebook, chia sẻ danh tính, nghề nghiệp, nền tảng học vấn, đăng ảnh, quan điểm xã hội, mối quan hệ với bạn bè, những bộ phim, quyển sách, quán ăn họ ưa thích. Facebook trở thành hồ sơ cá nhân để bạn bè thắt chặt thâm giao, với hàng triệu “bệnh án” tâm lí mà bất kì ai hữu hảo cũng có thể thăm viếng.

Bước ra biển lớn

FB2.jpg

So sánh doanh thu và lượng người dùng của Facebook và MySpace​

Trong lúc đó, nỗ lực để giành niềm tin của các nhà quảng cáo, Facebook phát triển một nền tảng dịch vụ bán quảng cáo “cây nhà lá vườn”, đồng thời hợp tác với Microsoft để bước ra biển lớn.

Zuckerberg nhận ra mình nắm trong tay một mỏ vàng tiềm năng. Nhưng với một số người dùng được xem là cổ hủ, những nỗ lực tiếp cận thông tin cá nhân khách hàng của chàng trai trẻ lại trở thành hành vi xâm phạm đời tư.

Tháng 09-2006, Facebook giới thiệu News Feed và Mini Feed, cho phép các thành viên truy cập thông tin cá nhân của người dùng, nhưng không may, các tín đồ mạng xã hội than phiền là mình bị săm soi. Zuckerberg đã phải xin lỗi và buộc phải cải tiến dịch vụ để giúp họ dễ dàng quản lí thông tin cá nhân, danh tính của mình hơn.

Một năm sau, chàng trai trẻ giới thiệu Beacon, tính năng tự động gửi thông tin quảng cáo tới người dùng Facebook bất cứ khi nào bạn bè của họ mua thứ gì đó trên mạng, như ở Amazon, Travelocity và Ebay. Một lần nữa Facebook lại gặp trục trặc, khi hơn 50 ngàn thành viên đã kí vào tờ đơn kiến nghị trực tuyến phản đối chương trình này. Quả thật, người hùng Zuckerberg đã gặp không ít khó khăn thuở hàn vi lận đận.

Đó cũng là thời điểm Sandberg xuất hiện. Những kế sách của người phụ nữ từng trải trên thương trường đã giúp Facebook giải quyết được bài toán lợi nhuận và dữ liệu người dùng. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phục hồi lại hình ảnh thương hiệu, vốn vẫn bị đánh giá thấp ở khả năng “giữ cửa” giúp người dùng, cả hai đã làm việc cật lực để cải tiến hệ thống, mang đến một nền tảng mới hợp lí hơn, giúp người dùng có thể kiểm soát dữ liệu cá nhân. Có lẽ, dự đoán được những cuộc chiến pháp lí nay mai, Sandberg đã thuê luật sư riêng, vốn là một đối tác thân quen để bảo vệ Facebook trước Liên đoàn dân quyền Mĩ.

Eric Schmidt, giám đốc điều hành Google, từng không ít lời ca ngợi khả năng đối phó với các rắc rối trên thương trường của Sandberg. Thời còn đang miệt mài nghiên cứu ở Harvard, Sandberg từng viết luận văn về mối tương quan giữa tình trạng lộng hành quyền lực và sự chênh lệnh về khả năng kiếm tiền giữa vợ và chồng trong một gia đình.

Cô cũng từng nhận được sự hướng dẫn của học giả nổi tiếng Lawrence Summers, tìm hiểu thực tế ở Ngân hàng thế giới để viết về mức độ ảnh hưởng của các chương trình sức khỏe cộng đồng ở một số vùng bị giới nghiêm vì bệnh hủi ở Ấn Độ. Sau khi nhận bằng M.B.A từ ngôi trường lừng danh, Sandberg đã tham gia vào ban cố vấn trong một thời ngắn ngắn cho công ty chuyên trách về tư vấn toàn cầu McKinsey & Co, tiếp đến là chính quyền Clinton. Với tư cách là trưởng nhóm điều hành, Sandberg đã giúp Bộ Tài chính đối phó với với tình trạng náo loạn sau khi Nga và một số nước châu Á gặp khủng hoảng, đấu tranh để khấu trừ nợ nần cho các nước đang phát triển.

Schmidt gặp Sandberg khi cô đang công tác ở Bộ Tài chính, lúc ông điều hành tập đoàn phần mềm Novell. Sau khi Nhà Trắng đổi gió, cô đã chủ động gọi cho Schmidt, lúc đó cũng vừa chuyển sang ngôi nhà mới Google. Đáp lại thái độ thân thiện của cô gái, Schmidt lập tức trả lời: “Cô nên về làm việc cho chúng tôi”.

Lúc nhận về dưới trướng, thậm chí Schmidt còn không định hình được sẽ đưa Sandberg về bộ phận nào. Cuối cùng, nhiệm vụ mà CEO Google giao cho cô gái sở hữu bằng M.B.A là tìm kiếm những doanh nhân trẻ tài năng, cùng những ý tưởng sáng tạo thể hiện ở các sản phẩm trực tuyến. Nhờ bàn tay khéo léo của Sandberg, đội ngũ kinh doanh và hoạt động trực tuyến của Google đã phát triển từ 4 lên 4000 người, chịu trách nhiệm đảm bảo tới 2/3 doanh thu của gã khổng lồ tìm kiếm (hiện nay, vào khoảng 14 tỉ USD).

Dấu ấn của nữ “Khổng Minh”

Hướng tới những thử thách mới, Sandberg gặp Zuckerberg tháng 12-2007, chàng trai trẻ vốn cũng đang tìm kiếm một giám đốc điều hành (COO) thực tài. Sandberg cảm thấy rất ấn tượng và ngạc nhiên trước tham vọng của chàng sinh viên bỏ học, nhất là ý tưởng về một “mạch xã hội”, nơi đó, bạn bè và mọi người có thể liên lạc, làm quen. Nếu Facebook có thể sử dụng sức mạnh điện toán để giúp mọi người đến gần nhau hơn, Zuckerberg phân tích, nó sẽ trở thành trang chủ Web của tất cả các cư dân trên toàn cầu. Tuy nhiên, Zuckerberg lại không bàn về chuyện bán quảng cáo và kiếm doanh thu.

Trong khi đó, ngược lại, Sandberg cho rằng, món hời mà Facebook có thể kiếm được là bán không gian cho các đối tác khác. Cô đã tìm kiếm để hình thành một “phi đội” mới, nhằm khai thác thị trường, kiếm tiền từ dữ liệu người dùng. Câu trả lời cuối cùng chính là phương án Facebook vẫn đang tiếp tục duy trì: cho các đối tác “thuê nhà” và nhận tiền.

Dấn ấn của Sandberg có mặt ở khắp nơi, trong các kế hoạch kiếm lời của Facebook. Năm ngoái, dịch vụ này tung ra một loạt tính năng mới, như hỗ trợ quảng cáo bề rộng 250-pixel trên trang chủ, đưa ra hàng loạt trắc nghiệm hấp dẫn người dùng, hỗ trợ xem video...

Tin mừng đổ về khắp nơi, từ sự kiện cửa hàng bánh pizza Papa John trở thành địa chỉ “hot” sau khi hơn 130 ngàn người viếng thăm từ Facebook đến hợp đồng của hãng sản xuất trang phục, đồ dùng thể thao Adidas. Thậm chí, trên trang chủ của Facebook, Adidas còn nhúng một đoạn video có cảnh biểu diễn của siêu sao David Beckham để thu hút các tín đồ bóng đá.

Doanh thu bắt đầu rủng rỉnh, cộng với khoản tiền đầu tư khấm khá từ Digital Sky Technologies, một tập đoàn đến từ xứ sở bạch dương, đã giúp Facebook nghĩ tới một tương lai xa hơn.

Dự án Connect giới thiệu năm ngoái là một hướng kinh doanh mới. Connect giúp người dùng có thể chia sẻ thông tin với bạn bè từ nhiều nguồn khác nhau, giúp họ đăng nhập trên hàng loạt hệ thống khác. Đây cũng là một chiến lược tương đối tiềm năng để biến Facebook thành chìa khoá mở tất cả các cánh cửa trên mạng Internet.

Tương lai?: Tiếp tục song hàng !


Ngày nay, với tổng cộng 4 tỉ USD chi phí thông qua tất cả các mạng quảng cáo Internet toàn cầu, Sandberg và các đồng nghiệp còn rất nhiều cơ hội để phất lên cùng Facebook.

Tuy nhiên, trước mắt, theo Sandberg, chìa khoá thành công của Facebook Connect phải bắt đầu từ nỗ lực thuyết phục người dùng tin rằng, chính họ chứ không phải Facebook đang quản lí dữ liệu cá nhân: “Chúng tôi sẽ không bao giờ chia sẻ dữ liệu với các đối tác quảng cáo. Nhưng nếu chúng tôi có thể giúp bạn đơn giản hoá trong việc chia sẻ thông tin mà có lợi cho các nhà quảng cáo, đó thật sự là một điều tuyệt vời”.

Với Facebook, người dùng không “nhập” thông tin mà chỉ “chia sẻ” chúng. Khi giới thiệu Connect, Facebook bắt đầu yêu cầu các thành viên phải click thông qua hai - ba bước để đồng ý có chuyển dữ liệu cá nhân tới đối tác của nhà cung cấp dịch vụ hay không. Một khi hệ thống quảng cáo được thiết lập, Facebook và các đối tác hoàn toàn có thể thêm vào nhiều bước hơn, nhằm thăm dò ý kiến người dùng, có cho phép Facebook lấy thông tin của họ dựa vào những gì đã đăng tải hay không. Có lẽ sẽ chắng mấy ai phản đối?

Trong khi Sandberg điều hành việc hợp tác quảng cáo với các đối tác thì Zuckerberg sẽ tiếp tục lo nâng cấp, phát triển những tính năng mới hấp dẫn người dùng hơn. Twitter, dịch vụ mini blog đang rất hút khách với 45 triệu lượt người mỗi tháng là một mối đe doạ đáng gờm. MySpace bắt đầu để Facebook cho ngửi khói về lượng người dùng, nhưng doanh thu vẫn vượt dịch vụ mạng xã hội đình đám nhất hiện nay.

Biến Facebook trở thành cỗ máy sinh lời số một sẽ là mục tiêu hàng đầu của cả Zuckerberg và Sandberg. Có lẽ mối duyên sẽ còn kéo dài...

P.S: Mỗi tổ chức muốn phát triển bền vững cần cân bằng Âm - Dương trong tổ chức đó. Espromote cần có kế hoạch mời thêm nhiều chị em tham gia, cùng nhau phát triển tổ chức.
 
Cần những doanh nhân sáng tạo và liều lĩnh​

- "Để tạo ra một xã hội thông tin tri thức đòi hỏi có sự tham gia của những doanh nhân sáng tạo, những người dám liều lĩnh thử nghiệm ý tưởng của mình", cựu Bộ trưởng Thông tin Hàn Quốc Yang Seung Taik chia sẻ trong ngày thứ 2 của Diễn đàn CNTT thế giới, lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam.

images1850284_CHAN7454.jpg

Diễn đàn CNTT thế giới tại Việt Nam có sự tham gia của nhiều quan chức CNTT trên thế giới. (Ảnh: LAD)​

Là quốc gia đứng chễm chệ ở vị trí No 1 trong Bảng Chỉ số Cơ hội Số (DOI), Hàn Quốc sở hữu những tỷ lệ "trong mơ" đối với bất cứ ngành công nghiệp ICT nào. Tỷ lệ phổ cập ĐTDĐ lên tới 90%, trong khi số lượng người dùng Internet lên tới 74%. 92% số hộ gia đình đang sử dụng Internet băng thông rộng, giúp quốc gia Đông Bắc Á này trở thành nước có mức độ phổ cập băng rộng cao nhất thế giới.

Nhưng tất nhiên, như mọi quốc gia khác, Hàn Quốc cũng phải bắt đầu đi lên từ con số 0. Trải qua hơn 40 năm vắt sức, nhờ một chiến lược phát triển CNTT đúng đắn, kết hợp với thời điểm "thiên thời" và một chút may mắn, xứ sở Kim chi đã vươn lên trở thành một thế lực hùng mạnh trên bản đồ ICT toàn cầu, với những tên tuổi lẫy lừng như Samsung Electronics, LG Electronics....

4 bước đi lớn của CNTT Hàn Quốc

Phát biểu trên sân khấu Diễn đàn WITFOR4 2009, Cựu bộ trưởng Truyền thông và Thông tin Hàn Quốc, Tiến sĩ Yang Seung Taik cho biết Ngành CNTT Hàn Quốc đã trải qua bốn giai đoạn phát triển để có thể đạt tới thành tựu hiện nay. Trong đó, giai đoạn đầu tiên giữ vai trò hết sức quan trọng, vì nó phải giải quyết một vấn đề mang tính then chốt, nền tảng là Chính sách.

Làm thế nào để tạo ra một bước nhảy vọt về công nghệ? làm thế nào để phát triển và công nghiệp hóa khi chưa có một nền tảng công nghệ cũng như nguồn lực về tài chính? Quan trọng nhất, bằng cách nào chính phủ có thể xây dựng được một Niềm tin Quốc gia về ICT nói chung và các sản phẩm công nghệ do nội địa sản xuất nói riêng? Đó là những câu hỏi hóc búa từng được đặt ra trên bàn những nhà hoạch định chính sách Hàn Quốc vào thập niên 70.

Và rồi giải pháp đề ra là sử dụng các thị trường tiềm năng dưới quyền kiểm soát của chính phủ (như viễn thông chẳng hạn) để kêu gọi nguồn tài trợ R&D (nghiên cứu và phát triển), đồng thời tập trung sáng tạo, phát triển các sản phẩm hấp dẫn thuộc thị trường này để gây dựng niềm tin rộng rãi. Chính phủ Hàn Quốc cũng nghiên cứu những biện pháp kích thích, khuyến khích ngành công nghiệp nội địa tự sản xuất ra sản phẩm, ưu tiên những sản phẩm có khả năng tạo doanh thu cao hơn hoặc có khả năng phát triển xa hơn nữa.

Ông Taik đã nêu ra một dự án "đầu tàu" trong giai đoạn 1 này, đó chính là TDX - Phát triển một hệ thống chuyển đổi điện tử số tốn kém tới 40 triệu USD, trải dài trong 4 năm (từ 1982 - 1986) và đòi hỏi 1500 nhân lực mỗi năm. TDX đã thành công vang dội và tạo tiền đề cho 2 "siêu dự án" tiếp theo là sản xuất DRAM dung lượng 4 Mb và Phát triển Hệ thống Máy chủ Chính cho Chính phủ.

Bước sang giai đoạn thứ hai, chính phủ Hàn Quốc xác định chiến lược then chốt là "Thông tin hóa" dữ liệu quốc gia. Mạng lưới các dịch vụ công được "lôi ra cải tổ" đầu tiên, với các hoạt động như quản lý đăng ký công dân, quản lý ô tô, thông quan điện tử.... Sau thành công từ khu vực này, quy trình thông tin hóa mới được mở rộng các lĩnh vực khác như tài chính, giáo dục, nông nghiệp...

Thập niên 90 chứng kiến đất nước Hàn Quốc bước vào giai đoạn thứ ba của cuộc cách mạng công nghệ hóa. Vào thời điểm đó, mạng analog đã chín muồi và chính phủ Hàn Quốc nhận thấy đây là thời điểm thích hợp để đầu tư cho công nghệ CDMA. Hơn nữa, đã đến lúc Hàn Quốc cần có một "sự nhảy vọt trong công nghệ di động số". Mục tiêu cuối cùng là cung cấp một mạng lưới kết nối rộng khắp, liền mạch cho người dùng cả nước.

"Chúng tôi hiểu rằng cách nhanh nhất, hiệu quả nhất để xây dựng một mạng CDMA toàn quốc là thông qua cạnh tranh. Nếu như mạng CDMA thương mại đầu tiên của thế giới ra đời tại Hàn Quốc vào năm 1996 thì chỉ một năm sau, thị trường này đã chứng kiến cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa năm nhà mạng khác nhau. Cũng chính nhờ chính sách khuyến khích cạnh tranh mở, thông thoáng mà Hàn Quốc là một trong số ít những quốc gia triển khai thành công dịch vụ 3G. Ngay từ năm 2006, chúng tôi đã cung cấp được mạng 3G trên phạm vi cả nước", ông Taik cho biết.

Tuy nhiên, giai đoạn đóng vai trò quan trọng nhất, đồng thời cũng là đáng nhớ nhất trong tiến trình phát triển CNTT tại Hàn Quốc chính là giai đoạn thứ tư: Kêu gọi và tiếp nhận sự tham gia của cả cộng đồng.

images1850285_dn.jpg

"Để tạo ra một xã hội thông tin tri thức đòi hỏi có sự tham gia của những doanh nhân sáng tạo, những người dám liều lĩnh thử nghiệm ý tưởng của mình". (Ảnh: LAD)​


Biến khủng hoảng, thất nghiệp thành "sức mạnh thông tin"


Năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính đổ ập xuống châu Á và khiến cho hàng triệu người dân Hàn Quốc rơi vào cảnh thất nghiệp. Như một giải pháp tình thế, chính phủ Hàn Quốc đã đào tạo các kỹ năng công nghệ và Internet cơ bản cho khoảng 10 triệu người mất việc trong giai đoạn này, nhằm tạo việc làm mới cho họ. Ít ai ngờ được rằng, khi cơn sốt Internet bùng nổ 4 năm sau đó, chính 10 triệu con người này đã trở thành nguồn lực chính cho cái gọi là "sức mạnh thông tin Hàn Quốc".

Hàn Quốc trở thành quốc gia đầu tiên biến ADSL thành một sản phẩm thương mại, biến Internet thành một phần tất yếu của cuộc sống thường nhật đối với hàng triệu con người.

Tuy nhiên, như chính bản thân ông Taik thừa nhận rằng đây mới chỉ là những thành công ban đầu, guồng quay ICT của Hàn Quốc sẽ chưa dừng lại mà còn tiếp tục hướng tới những mục tiêu cao hơn của tương lai. Đó là xây dựng một hệ thống di động băng rộng tiết kiệm, cách mạng hóa hệ thống phát hành video, xây dựng một ngành công nghiệp multimedia, tạo ra các ngành công nghiệp số mới.

"Hàn Quốc đã làm việc cật lực trong suốt hơn 40 năm qua để thiết lập cơ sở hạ tầng và trở thành một "môi trường thí nghiệm khổng lồ" (Test Bed) cho các đại dự án về xã hội thông tin tri thức. Tuy nhiên, chỉ mình Test Bed thì vẫn chưa đủ để có thể đẻ ra cả một ngành công nghiệp số thế hệ mới khổng lồ. Mục tiêu này đòi hỏi sự tham gia của những doanh nhân sáng tạo, những người dám liều lĩnh thử nghiệm ý tưởng của mình", ông Taik chia sẻ.

Chính vì thế, một trong những nhiệm vụ chiến lược của chính phủ Hàn Quốc hiện nay là phải xây dựng được một hệ thống giáo dục phù hợp và phục vụ kỷ nguyên thông tin. "Không thể chấp nhận được một nghịch lý là kỷ nguyên thông tin đã sẵn sàng song hệ thống giáo dục vẫn tụt lại phía sau", ông Taik kết luận.

Nhận định về vai trò của nguồn nhân lực đối với tương lai ICT của cựu bộ trưởng Truyền thông và Thông tin Hàn Quốc, có thể nói, hoàn toàn trùng khớp với định hướng và cách nhìn của các nhà lãnh đạo Việt Nam. Như trong cuộc Đối thoại Đa chiều bên lề WITFOR4 diễn ra chiều 26/8, Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân đã khẳng định "Triển vọng Quốc gia và Năng lực cá nhân phải kết hợp với nhau", không thể tách rời.

Trước câu hỏi rằng "Liệu Việt Nam và các nước đang phát triển khác có thể áp dụng hiệu quả cách tiếp cận ICT của Hàn Quốc hay không", ông Taik cho rằng mỗi quốc gia có một điều kiện thực tế khác nhau, một xuất phát điểm, thế mạnh cũng như các điểm yếu khác nhau. Chiến lược phát triển ICT do đó cũng cần có sự xây dựng sáng tạo trên cơ sở học tập kinh nghiệm các nước. Hơn nữa, thời điểm cũng đóng vai trò rất quan trọng. "Chúng tôi bật lên một phần chính là nhờ cuộc khủng hoảng kinh tế 1997. Nhưng dĩ nhiên, các bạn sẽ không mong có khủng hoảng tái xuất hiện như vậy", ông Taik chia sẻ. Nói một cách khác, trong trường hợp của Hàn Quốc, "thiên đã thời, địa đã lợi và nhân đã hòa".
 
Người phụ nữ phía sau thành công của Facebook​

Mấy năm gần đây, Sheryl Sandberg đã đóng vai trò quan trọng giúp Facebook trở thành một trong những mạng xã hội được nhiều người biết đến nhất.

225962.jpg

Sheryl Sandberg​

Hiện nay, cô và ông chủ trẻ 25 tuổi của mình đang có kế hoạch làm cho Facebook trở thành một trong những trang web dữ liệu sinh lợi nhất thế giới.

Nhìn từ bên ngoài thì đây là một kết hợp kỳ quặc, một phụ nữ 38 tuổi dày dặn kinh nghiệm điều hành và một thanh niên 25 tuổi đời - cực kỳ thông minh, người sáng lập ra mạng xã hội phát triển nhất nhưng lại không hề có một khái niệm gì về việc thu lợi nhuận từ nó.

“Cặp đôi” ăn ý

Tháng 3/2008, Sheryl Sandberg lúc đó đang giữ chức Giám đốc điều hành của Công ty Palo Alto (California) và Mark Zuckerberg, người sáng lập ra Facebook, vẫn còn là một cặp không tên tuổi ở Thung lũng Silicon. Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, họ chứng tỏ khả năng hòa hợp và bổ sung tuyệt vời cho nhau.

“Nàng”, một chuyên gia về khả năng giao lưu và năng lực hoạt động xã hội mãnh liệt, là giám đốc của vài phòng, ban ở Ngân hàng Thế giới, Bộ Tài chính Mỹ và đã đạt nhiều thành công xuất sắc trong các chương trình AdWord và AdSense của Google.

Còn “chàng”, dở dang chương trình Đại học Harvard, nhà phân tích phần mềm và lý thuyết về kỹ thuật giao tiếp mạng xã hội tương lai.

“Đó không phải là sức mạnh và thống trị. Đó là cơ hội xây dựng nền tảng cho một tổ chức xã hội lớn”, Sandberg nói.

“Cô ấy giải quyết vấn đề về lợi nhuận và các công việc về quảng cáo, còn tôi tập trung vào các sản phẩm và kỹ thuật chiến lược”, Zuckerberg nói.

Họ cùng nhau vạch kế hoạch nghiêm túc để “vắt sữa” những thành viên của Facebook - ước tính khoảng 250 triệu USD từ các chương trình quảng cáo. Phương pháp của Facebook là tạo nên mạng lưới quảng cáo hoặc hoạt động môi giới quảng cáo cho hãng xuất bản điện tử khác bằng kỹ thuật số của báo chí truyền thống và cả cách mạo hiểm hiện nay như trang web chuyên về những chuyện tầm phào Gawker.

Trong chuyện này, Facebook thu hút lượng khách hàng bằng cách thuyết phục các thành viên từ bỏ trang web khác và bán cơ hội được sử dụng thông tin cho nhà quảng cáo, chuyển đổi lợi tức. Một cách nữa là kinh doanh các sản phẩm cực rẻ (micropayment business) - để trở thành nhà bán lẻ cho iTunes, chuyên bán những sản phẩm, dịch vụ và khoảng 350 trò chơi điện tử với giá cực rẻ.

Hiệu quả thương mại của kỹ thuật số thường không nhiều, kể cả những trang web lớn, ngoại trừ Google. Liệu Facebook có thể thay đổi được điều này không?

Có thể nói, Facebook thu hút được rất nhiều thành viên nhưng lợi tức thu được từ nó thì lại không nhiều lắm. Khi Sandberg bắt đầu làm việc với Facebook, trang web này đã trị giá khoảng 15 tỷ USD (trong đó Microsoft đầu tư vào 240 triệu USD) nhưng đang trên đà mất khoảng 150 triệu trong tổng số 350 triệu USD doanh thu.

Trung bình, mỗi thành viên bỏ ra khoảng 20 phút hàng ngày trên Facebook, trao đổi tên, nghề nghiệp, cơ sở học vấn, hình ảnh, nói chuyện về những mối quan hệ xã hội của mình, cách sử dụng thời gian, thảo luận về những bộ phim, sách báo và nhà hàng ăn uống mình ưa thích.

Những thông tin đó thực sự là tấm hộ chiếu đi đến triệu triệu tâm hồn - và ví tiền. Tuy Facebook đang cố gắng rất nhiều để thu hút các nhà quảng cáo đầu tư vào, nó vẫn chưa có kế hoạch bán các dữ liệu.

Hiện nay, Facebook có nhiều hợp đồng quảng cáo từ các doanh nghiệp nhỏ, có hợp đồng với Microsoft để bán những quảng cáo nhỏ qua mạng và những hợp đồng quảng cáo trọn gói của các thương hiệu lớn.

Zuckerberg biết đang ngồi trên vị trí vàng, nhưng cũng biết rằng nếu bán thông tin cá nhân không khéo léo sẽ làm tổn thương các thành viên vì họ nghĩ những bí mật đời tư bị xâm phạm.

Vào tháng 9/2006, Facebook bị than phiền vì các thành viên cho rằng thông tin cá nhân bị xâm phạm quá nhiều sau khi Facebook cho phép hai trang web News Feed và Mini Feed cập nhật thông tin, kết quả là Zuckerberg phải xin lỗi các thành viên và tạo chương trình mới cho phép các thành viên có thể kiểm soát lý lịch của mình.

Một năm sau, Facebook liên kết với Beacon, từ đó Beacon tự động gửi những quảng cáo cho các thành viên của Facebook khi mua hàng trên mạng, bao gồm Amazon, Travelocity và Ebay. Khoảng trên 50 ngàn thành viên Facebook phản đối chương trình này. Lại thêm một lần, Facebook xin lỗi và sửa sai.

“Nàng” khẳng định tầm quan trọng

Đây là thời điểm Sandberg nhảy vào cuộc, cố gắng tìm ra phương pháp mới giúp cuộc mua bán nhạy cảm này có thể chấp nhận được, ít nhất là về hình thức bên ngoài.

Cô và Zuckerberg cùng nhau làm việc cật lực để tạo ra nhiều hệ thống giúp cho các thành viên có thể kiểm soát thông tin cá nhân của mình trên mạng, từ đó mỗi thành viên có thể cho phép và không cho phép những người nào xem lý lịch của mình.

Dự kiến trước được những trận chiến có thể sẽ xảy ra trong tương lai, Sandberg thuê một người từng làm luật sư và bào chữa cho Công đoàn Dân quyền Mỹ làm đại diện cho Facebook.

Sandberg đã có một thời gian dài làm việc trong môi trường chính trị phức tạp, sếp cũ của Sandberg, Eric Schmitdt, Giám đốc điều hành Google, nói như vậy về cô.

Vào năm học cuối ở Đại học Harvard, cô đã viết bài luận án kinh tế với đề tài “Thống kê sự liên hệ giữa ngược đãi trong nội bộ gia đình và không cân bằng về tài sản giữa hai vợ chồng”. Sau khi tốt nghiệp với tấm bằng MBA và làm cố vấn một thời gian ngắn cho Công ty McKinsey & Co, Sandberg vào làm Chánh văn phòng, Phòng hành chính cho chính quyền Clinton.

Tại đây, cô có nhiều sáng kiến giúp Bộ Tài chính Mỹ đối phó với với tình trạng náo loạn sau khi Nga và một số nước châu Á gặp khủng hoảng, đấu tranh để khấu trừ nợ nần cho các nước đang phát triển.

Schmidt gặp Sandberg khi cô đang còn làm việc cho Bộ Tài chính. Sau khi Nhà trắng thay đổi cơ cấu nhân sự, cô chuyển vào làm cho Google và gọi điện thoại cho Schmidt.

Schmidt nhớ lại: “Tôi nói, cô là một người đầy khả năng, cô nên vào làm việc với chúng tôi” và Schmidt đã nhận Sandberg vào làm khi trong đầu chưa hề có bất cứ một khái niệm nào về vị trí sẽ bổ nhiệm cho Sandberg.

Sau đó, Schmidt chuyển Sandberg đến phòng của Omid Kordestani, cựu giám đốc bán hàng. Sandberg thuyết phục Kordestani rằng, cô sẽ đảm đương công việc thiết kế công nghệ và kiểm soát quảng cáo trên internet của bộ phận kinh doanh.

Schmidt nhìn thấy được giá trị của Sandberg: Khả năng thiên phú của Sandberg là tìm ra người có tài kinh doanh bẩm sinh, có khả năng sáng tạo những kiểu kinh doanh mới lạ trên internet. Dưới thời Sandberg, phòng kinh doanh của Google từ 4 người tăng lên 4.000 người, chiếm 2/3 tổng số doanh thu hàng năm (hiện nay đạt khoảng 14 tỷ USD).

Mở cửa cho cuộc mạo hiểm mới, tháng 12/2007, Sandberg gặp Zuckerberg, lúc đó đang kiếm người cho vị trí giám đốc điều hành của Facebook. Cô đã hỏi rất nhiều về những hoài bão của công ty, và bị cuốn hút bởi sáng kiến “bức tranh giao tiếp xã hội trên mạng” với những bạn bè, người quen biết và công ty.

Nếu Facebook có thể sử dụng sức mạnh của máy tính để giúp mọi người đến gần nhau hơn, thì nó sẽ trở thành trang chủ của tất cả các cư dân trên toàn cầu, mạch chủ của quảng cáo.

Sandberg ủy nhiệm một số giám đốc điều hành của mình, bao gồm cả Daniel Rose, một “cựu binh” của Amazon và phó chủ tịch chịu trách nhiệm gửi những chương trình của Facebook cho các nhà quảng cáo, mở rộng các cách mua bán dữ liệu trên trang web.

Việc kinh doanh giữa các website là “miếng bánh ngon” khi mục đích của nó là tìm kiếm lợi nhuận. “Nó thực sự là cơ hội làm cho thị trường trở nên sôi động và hấp dẫn”, Rose nói.

Có thể nói, bàn tay của Sandberg vươn tới bất kỳ chỗ nào có thể ra tiền. Một năm trước, Facebook khánh thành một chương trình đặt ngay trang chủ, mời thành viên tham gia các trò chơi, xem video, lấy phiếu giảm giá hoặc tham gia vào danh sách với tư cách là người hâm mộ. Hãng bánh pizza Papa John’s đã mua một chương trình, và kết quả là khoảng 130.000 người hâm mộ hãng bánh pizza này.

Với Adidas, người của Sandberg giúp công ty này có một trang quảng cáo trên Facebook và thực sự hấp dẫn các thành viên bằng đoạn video với sự góp mặt của danh thủ David Beckham.

Với cách thức truyền thống, Twists có kế hoạch giúp Facebook từ 400 - 500 triệu USD cho quảng cáo trong năm nay, giúp cho công ty có đủ tiền để chi trả cho những khoản tiền “vương vãi” bên ngoài. Năm ngoái, số tiền này khoảng 300 triệu USD.

Cuối tháng Năm vừa qua, các nhà đầu tư từ xứ bạch dương Digital Sky Technologies đã đầu tư thêm 200 triệu USD, giúp Facebook nghĩ tới một tương lai xa hơn.

Sandberg rất nhanh thuyết phục các thành viên rằng chính họ, chứ không phải Facebook, kiểm soát thông tin cá nhân, cô nói: “Chúng tôi không bao giờ chia sẻ thông tin của bạn cho các nhà quảng cáo, nhưng chúng tôi có thể giúp các bạn dễ dàng chia sẻ thông tin của mình với họ”.

Công ty rất thận trọng về việc sử dụng các thuật ngữ trên trang web và trong văn phòng. Theo đó, các thành viên Facebook không tiết lộ thông tin cá nhân của mình mà là họ “chia sẻ” các thông tin này.

Trước khi thực sự giới thiệu trang website “Connect”, Facebook đề nghị các thành viên hãy thông qua hai hoặc ba phần về các bản cam kết đồng ý chia sẻ thông tin cá nhân của mình cho các thành viên khác. Chờ dịp thích hợp, Facebook sẽ hỏi các thành viên đồng ý tiếp nhận những quảng cáo về các chủ đề họ ưa thích. Ai có thể từ chối?

Facebook tiết lộ cho các thành viên về các thông tin cá nhân của họ sẽ được sử dụng thế nào và làm gì. Tháng 7/2009, để giúp các thành viên tự tin hơn trong việc tiết lộ thông tin bản thân, Facebook tạo nên một hệ thống giúp cho các thành viên có thể tự tạo nên từng nhóm để tham gia, chẳng hạn nhóm các bệnh nhân, nhóm “nghiện” mua sắm, nhóm thích phim ảnh …
 
Microsoft vinh danh Huỳnh Công Thịnh​

ImageViewaspx-15.jpg

Huỳnh Công Thịnh​

- Huỳnh Công Thịnh, sinh ngày 18-4-1987, SV năm cuối Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông, vừa được hãng phần mềm số một thế giới Microsoft phong tặng danh hiệu MVP (Most Valuable Professional - tạm dịch Những chuyên gia có giá trị nhất) toàn cầu năm 2009.

MVP là một giải thưởng của Microsoft nhằm ghi nhận và tôn vinh các cá nhân xuất sắc qua những đóng góp cho cộng đồng công nghệ thông tin, cũng như những bước phát triển đột phá của Microsoft.

Thịnh là người VN duy nhất được Microsoft tặng danh hiệu này trong năm nay. Trên trang MVP của Microsoft, Thịnh chia sẻ: “Sở thích và nét đặc biệt chính của tôi là giúp đỡ những người khác giải quyết các vấn đề rắc rối mà họ gặp phải khi sử dụng hệ điều hành Windows Vista, Windows 7 và các công nghệ khác của Microsoft”.

Thịnh cũng là quản trị của diễn đàn Windowsvn (http://windowsvn.net/) với hơn 50.000 thành viên và hiện có hơn 70.000 bài viết. Hiện nay Thịnh đang tập trung làm đồ án bảo vệ tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin. Như vậy VN hiện có chín cá nhân được Microsoft tặng danh hiệu MVP toàn cầu

P.S: Một phần thưởng xứng đáng cho người có đóng góp cho cộng đồng
 
"Vua đấu giá" Pierre Omidyar​

NG164759091.jpg

Pierre Omidyar thời khởi nghiệp​

Trong lịch sử kinh doanh thế giới, có lẽ chưa có trường hợp nào giống như eBay - hãng mà ngay từ ngày đầu thành lập đã mang lại lợi nhuận. Và liên tiếp những năm sau đó hãng liên tục có doanh thu tăng trung bình từ 85% đến 90%/năm. Phép nhiệm mầu đó làm cho Pierre Omidyar - ông chủ eBay, trong vài năm nhanh chóng trở thành tỉ phú.

Người tự thân

Với khối tài sản 3,6 tỉ USD, Pierre Omidyar hiện đứng thứ 54 trong danh sách Những người giàu nhất nước Mỹ và thứ 156 Những người giàu nhất thế giới của Forbes. Người như Pierre tại Mỹ được gọi là “self made” (tự thân), có nghĩa là bằng sức mình tự làm ra của cải.

Pierre Omidyar sinh ngày 21.6.1967 tại Paris, Pháp. Bố của ông là bác sĩ người Iran, còn mẹ là người Pháp. Vào năm 1973, bác sĩ Omidyar sang Mỹ thực tập tại trung tâm y tế Đại học tổng hợp Johns Hopkins, rồi lập phòng khám tại đây và định cư luôn ở Mỹ. Ngay khi học tiểu học, Pierre Omidyar đã mê say máy vi tính. Cậu bé chơi game suốt ngày khiến người lớn hết sức lo lắng cho sức khỏe của cậu, nhưng khi lớn hơn một chút Pierre bị môn lập trình cuốn hút. Vào năm 14 tuổi thú mê say đó đã cho kết quả ban đầu: Pierre viết thành công phần mềm catalogue cho thư viện của nhà trường. Thậm chí Pierre còn trả tiền để thuê máy vi tính, 6 USD/giờ, số tiền không nhỏ vào lúc đó. Có lẽ cậu hiểu, ngoài thỏa mãn sở thích, thì việc mày mò với máy vi tính có thể đem lại nhiều tiền. Điều cần là ngoài kiến thức, sự đam mê còn phải có thêm sự may mắn.

Sau bậc phổ thông, Pierre Omidyar vào học tại khoa công nghệ thông tin tại Đại học tổng hợp Tufts, bang Massachusetts và nhận bằng cử nhân vào năm 1988. Pierre làm việc một thời gian tại hãng Claris thuộc Tập đoàn Apple danh tiếng, chuyên phát triển phần mềm cho Macintosh. Tại đây, lần đầu tiên chàng trai trẻ viết phần mềm chuyên nghiệp mang tên MacDraw. Nhưng làm việc với tiền lương đóng khung một cách dài lâu là điều mà Pierre không muốn.

Tình yêu từ lập trình



NG2-2.jpg

eBay tại San Jose, California​

Vào năm 1991, cùng với 3 người bạn đồng chí hướng, Pierre lập hãng Ink Development Corp., với mong muốn làm cuộc “cách mạng internet” khi viết phần mềm điều khiển máy vi tính bằng tay và mở một website bán hàng qua mạng mà sau này mang tên eShop Inc. Pierre làm kỹ sư phần mềm cho eShop Inc. Tuy nhiên “cuộc cách mạng” mà nhà tỉ phú tương lai mong đợi đã không thành, kinh doanh của Ink Development Corp không như mong đợi. Sau này, ông vua phần mềm Bill Gates mua lại eShop Inc., nhưng thời điểm đó Pierre không còn ở đó. Vào năm 1994, hãng General Magic chuyên về dịch vụ viễn thông mời Pierre về làm việc với nhiệm vụ phát triển thương hiệu này.

Sống tại San Francisco, Pierre làm quen với nghiên cứu sinh Pamela Wesley. Giữa hai người nảy sinh tình cảm, khi Pamela khó khăn trong việc bán hàng để tăng thêm thu nhập, Pierre đã viết phần mềm mua bán hàng qua internet giúp cô và trực tiếp cài đặt phần mềm đó trên website của mình với chế độ online. Hơn thế, Pierre tập trung viết phần mềm thực hiện mua bán nhưng là đấu giá online qua mạng internet mà bất kỳ ai cũng có thể tham gia. Vào buổi sơ khai đó là những cuộc đấu giá hoàn toàn miễn phí, phi lợi nhuận. Cảm động trước nhiệt tình của Pierre, Pamela đã lên xe hoa cùng chàng trai trẻ. Số phận đã gắn kết họ với nhau cho dù Pamela khi đó hoàn toàn không biết trước chồng mình sẽ là một trong 18 người làm thay đổi sâu sắc thế giới internet.

Kinh doanh mạng - sức mạnh vô biên

Pierre Omidyar mở cửa hàng bán hàng qua mạng internet vào đúng Ngày lễ Lao động (Labour Day) - 4.9.1995. Lúc đầu website này có tên Auction Web. Trong 24 giờ đầu tiên không có người nào thăm viếng cửa hàng. Nhưng sau đó vài tuần, có một vài lô hàng được đem bán đấu giá. Trong số này có cả chiếc xe Rolls Royce sản xuất năm 1937 và một kho đồ ở bang Idaho. Vào cuối năm 1995, Auction Web thực hiện hàng ngàn hợp đồng mua bán. Tổng cộng các khách rao bán hàng tại đây là trên 10 ngàn người.

Vào tháng 2.1996, khi các nhà dịch vụ internet biết đến Pierre thì họ bắt đầu đòi nhiều loại phí. Vì thế, “vua đấu giá” bắt đầu thu chút phí từ khách hàng. Ban đầu nhiều người la ó phản đối, nhưng sau đó mọi chuyện cũng đâu vào đấy. Đến năm 1997, Pierre đổi tên Auction Web thành eBay và bắt đầu đẩy mạnh quảng cáo. Theo thời gian eBay trở nên phổ biến với mọi người, số lượng đăng ký sử dụng dịch vụ đấu giá qua mạng lên đến hàng triệu người. Vào năm 1998, đã có khoảng 10 triệu thương vụ thực hiện qua eBay. Như vậy chỉ trong vòng 3 năm, Pierre nghiễm nhiên trở thành tỉ phú.

Hiện trên toàn thế giới có 157 triệu người sử dụng eBay, 24/24 giờ và 7/7 ngày. Hàng chục triệu các loại mặt hàng được đấu giá, hàng trăm ngàn mặt hàng mới xuất hiện hằng tuần. Hàng hóa thì đủ loại, từ đồ cổ, các bộ sưu tập mới cũ, máy vi tính, đồ chơi, tem thư đến đồ sứ, sách, ảnh, CD, DVD, đồ điện gia dụng… eBay đứng thứ 16 trong số 100 công ty phát triển nhanh nhất thế giới (Fortune-100 Fastest Growing Companies) và đứng đầu trong việc bán hàng qua mạng internet. Hiện eBay có hàng ngàn nhân viên, trang web này được triển khai rộng khắp tại trên 50 quốc gia châu Mỹ, châu Âu và châu Á.

Người ta bán đủ thứ hàng tại eBay, kể cả những thứ kỳ quái nhất. Cách đây không lâu, eBay cấm một công dân ở California bán đấu giá... linh hồn với giá 5 ngàn USD. Nguyên nhân theo Deutsche Presse-Agentur là “người bán hàng không thể chứng minh sự tồn tại của món hàng đó”. Phần lớn các nhà phân tích đều đồng quan điểm khi cho rằng, sở dĩ eBay nổi tiếng, thông dụng vì website này mở ra cơ hội “bán thứ gì cũng được”.

Người hạnh phúc

Giàu có nhưng Pierre Omidyar lại không ham thích quyền lực và tiền không chiếm vị trí đầu tiên trong cuộc sống của ông. Pierre không thích xuất hiện nơi đám đông, không ưa tiếp xúc với báo giới và càng không thích trả lời phỏng vấn. Giờ đây ông dường như xa lánh công việc, khi chỉ giữ cho mình chức chủ tịch hãng một cách khá hình thức.

Với tâm hồn bình thản, Pierre từ bỏ thế giới kinh doanh, chuyển giao quyền lãnh đạo hãng cho bạn mình - Jeffrey Skoll, người đồng sáng lập eBay và Giám đốc điều hành Margaret Whitman. Ông thích làm từ thiện nên lập quỹ riêng mang tên mình cũng như tham gia vào hội đồng bảo trợ của Đại học tổng hợp Tufts. Ông cùng vợ mình Pamela quyết định trong vòng 20 năm sẽ chỉ giữ lại 1% tổng thu nhập, còn lại là làm từ thiện. Chẳng hạn, vào tháng 11.2005, Pierre tặng 100 triệu USD cho quỹ Tufts Microfinance Fund. Lãnh đạo Đại học tổng hợp Tufts nói rằng, đây là món quà tặng giá trị nhất trong lịch sử của trường và là số tiền từ thiện cá nhân lớn nhất của một cá nhân hay một gia đình tặng từ trước tới nay.

Sự giàu có mà nhiều người mơ ước không mảy may tác động đến thói quen hay phong cách sống của Pierre Omidyar. Ông ăn mặc giản dị và cả chục năm nay vẫn dùng chiếc xe hơi cũ Volkswagen Jetta. Vợ chồng ông hiện sống trong căn hộ thuê từ nhiều năm trước đây. Có lẽ vì thế mà Pierre rất thích câu nói: “Điều tốt nhất trong cuộc sống là vào lúc nào đó bạn đặt gánh nặng công việc của mình lên vai người khác, để được sống hoàn toàn theo sở thích cá nhân của mình”. Nhiều người nghĩ được như Pierre, nhưng ít ai có can đảm thực hiện phương châm sống như ông
 
Bill Gates tài trợ các ý tưởng khoa học “điên rồ”​

Ngày 20/10, Quỹ Bill & Melinda Gates (BMGF) của tỷ phú Bill Gates đã cam kết chi 168 triệu USD để đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học có thể giúp thay đổi thế giới. Trong số hơn 70 ý tưởng được nhận tiền tài trợ của quỹ này có những dự định nghiên cứu khiến dư luận phải sửng sốt.

images1872093_bin-2b.jpg

Những ý tưởng khác người

Một lượng lớn các nhà khoa học trẻ có nhiều ý tưởng mới lạ trong cuộc chiến chống bệnh truyền nhiễm, nghiên cứu vắcxin... nhưng gặp khó khăn về việc tìm kiếm nguồn tài trợ đã nhận được sự hậu thuẫn của tỷ phú Bill Gates. Ngày 20/10, hơn 70 ý tưởng khoa học táo bạo đã được BMGF đồng ý cấp tiền tài trợ nghiên cứu.

Nhiều ý tưởng nghiên cứu thực sự rất táo bạo. Đơn cử như trường hợp của Udantha Abeyratne ở Trường Đại học Queensland (Australia), người đề xuất sử dụng điện thoại di động để phân tích và chẩn đoán bệnh viêm phổi. Điện thoại sẽ được trang bị phần mềm để ghi lại tiếng ho, tiếng thở, tiếp đó phân tích và đưa ra thông số chẩn đoán xem người vừa nói có bị viêm phổi hay không.

Tương tự là ý tưởng của Margaret Njoroge ở Phòng nghiên cứu Y sinh Uganda - đề xuất việc phát triển loại vắcxin chống sốt rét dành riêng cho các bà mẹ. Vắcxin này sẽ tạo ra kháng thể chống bệnh sốt rét trong sữa mẹ và được chuyển cho trẻ khi chúng bú mẹ.

Trong số các nhà khoa học trẻ có những ý tưởng kỳ lạ nhất phải kể tới Andrew Fung ở Trường Đại học California (Mỹ). Fung hy vọng sẽ sản xuất được một loại kẹo cao su có thể giúp phát hiện sớm bệnh sốt rét khi bệnh nhân... nhai kẹo. Hay như Ranjan Nanda thuộc Trung tâm Quốc tế về biến đổi gen và công nghệ sinh học ở Ấn Độ, tác giả của ý tưởng tạo ra chiếc mũi điện tử để thu thập và phân tích hơi thở người nhằm xác định bệnh lao.

Thay đổi tư duy

Mỗi dự án “điên rồ” kể trên sẽ nhận được sự tài trợ ban đầu khoảng 100.000 USD của BMFG trong khuôn khổ chương trình Grand Challenges Explorations (tạm dịch: Những khám phá mang tính thách thức lớn). Những người này sẽ có cơ hội nhận tiếp 1 triệu USD tiền tài trợ nếu dự án của họ thành công.

Trái ngược với các phương thức tài trợ thông thường, BMGF không yêu cầu ứng cử viên xin tài trợ phải có những công trình đồ sộ. Muốn được nhận tiền tài trợ, họ chỉ cần trình ra một lá đơn dài 2 trang, nêu ý tưởng nghiên cứu và không cần phải có dữ liệu ban đầu để chứng minh tính thực tiễn của ý tưởng. BMGF hy vọng lối tiếp cận này sẽ khuyến khích các ý tưởng khoa học “điên rồ” nhất, hiện vẫn chưa được ai chứng minh hoặc tiếp cận nghiên cứu.

“Trong tư duy có những lúc ta cần một cuộc cách mạng thay vì một tiến trình đi lên từ từ. Vấn đề là chúng ta bị khóa chặt vào những lối tư duy chính thống. Điều đó ngăn chúng ta suy nghĩ theo những lối tư duy mới” - tiến sĩ Tachi Yamada, Chủ tịch Chương trình Chăm sóc sức khỏe của BMGF và là thành viên Ban tuyển chọn các ý tưởng, giải thích.

Yamada cho biết ông và Bill Gates, cũng nằm trong Ban tuyển chọn, đã chấp nhận thực tế rằng 90% ý tưởng có thể thất bại. Thậm chí có cả những kẻ bốc phét chủ tâm “xài chùa” tiền tài trợ. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công của các ý tưởng dù rất nhỏ cũng là điều đáng khích lệ.

“Chúng tôi tin rằng một sự cách tân thực sự là cần thiết. Một số ý tưởng có vẻ xa vời nhưng có ranh giới khá rõ ràng giữa sự điên rồ và những điều hoàn toàn mới mẻ” - ông nói.

Khuyến khích những người trẻ

Tháng 5 năm nay, BMGF cũng đã trao tiền cho hơn 80 dự án nghiên cứu khoa học đặc biệt, với những ý tưởng độc đáo như sản xuất cà chua chứa kháng sinh, gà chống cúm, thiết bị cầm tay phát hiện ký sinh trùng sốt rét trong máu. Đó còn là ý tưởng biến đổi muỗi cái để chúng không tìm đốt con người, sử dụng những con bò đã được tiêm chất chống sốt rét khiến khi muỗi hút máu bò thì nó sẽ bị tiêu diệt hoặc mất khả năng truyền bệnh, sử dụng laser để tăng hiệu quả của thuốc...

Điều đáng chú ý là trong đợt trao tài trợ mới, nhiều nhà khoa học trẻ đã được lựa chọn. Đây có thể xem là một biến đổi lớn về tư duy trong hoạt động nghiên cứu khoa học bởi trước kia, đối tượng nhận được tài trợ thường chỉ là các nhà nghiên cứu giàu kinh nghiệm. Yamada nói rằng giới khoa học trẻ có rất nhiều cơ hội nhận được sự ủng hộ của BMGF.

Theo Andrew Serazin, Giám đốc Chương trình sức khỏe toàn cầu thuộc BMGF, mọi ứng cử viên đều có cơ hội được nhận tài trợ. “Bất kỳ ai cũng có thể nộp đơn xin tài trợ và chúng tôi sẽ đánh giá các ý tưởng của một người từng đoạt giải Nobel ngang hàng với một học sinh trung học. Điều tuyệt vời là chúng tôi có thể tiếp cận các nhà nghiên cứu trẻ, những người thường bị loại khỏi các tiến trình xem xét tài trợ nghiên cứu” - ông nói.

Được biết đây là lần thứ 3 chương trình Grand Challenges Explorations cung cấp tài trợ cho các nhà nghiên cứu. Tới nay đã có 262 nhà nghiên cứu đại diện cho 30 nước được nhận tiền tài trợ. Vòng tài trợ lần này tập trung vào việc nghiên cứu những biện pháp rẻ tiền để phát hiện bệnh truyền nhiễm, các phương tiện phát hiện và điều trị bệnh sốt rét, vắcxin mới và những cách tăng cường hệ thống miễn nhiễm của cơ thể người.
 
Bill Nguyen bắt tay với Facebook​

T18b33641009.jpg

Bill Nguyen (phải) rất thành công với các công ty dịch vụ trực tuyến của mình​

Cái bắt tay với gã khổng lồ Facebook được xem là một sự kiện trọng đại đối với Công ty truyền thông Lala của Bill Nguyen.

Thứ năm vừa qua, mạng xã hội Facebook đã bắt đầu cung cấp dịch vụ cho phép người sử dụng gửi bài hát trên web hoặc tải những bài hát được nén dạng MP3 của Công ty truyền thông Lala (Lala Media Inc.), do doanh nhân người Mỹ gốc Việt Bill Nguyen sáng lập, theo AP.

Theo dịch vụ này, người sử dụng sẽ phải trả 10 xu Mỹ (tương đương 1.800 đồng VN) cho một lần gửi bài hát và 90 xu cho một lần tải những bài hát được nén dạng MP3 để tặng người thân hay bạn bè trong dịp sinh nhật, ngày lễ và những dịp khác. Những bài hát này sẽ đi kèm với biểu tượng được thiết kế cho một dịp đặc biệt và thiệp chúc mừng điện tử. “Đây là một sản phẩm tích hợp và hoàn toàn mới”, ông Nguyen cho biết. “Khi người nhận biết rằng bạn đã phải mua bài hát được tạo thành một món quà, thì quà tặng của bạn sẽ mang nhiều giá trị tình cảm hơn”.

Việc mua dịch vụ này được thực hiện thông qua hệ thống thanh toán của Facebook, trong đó người sử dụng sẽ mua các tài khoản trị giá 10 xu bằng thẻ tín dụng. Trước mắt, Facebook chỉ cung cấp dịch vụ này cho người sử dụng mạng xã hội này và sau đó dần dần mở rộng đến đối tượng khác. Hiện nay, Facebook chỉ cung cấp dịch vụ này ở Mỹ.

“Thay vì chỉ bán một đĩa MP3, chúng tôi bán sự kiện cho khách hàng”, ông Nguyen cho biết. Ông hình dung vào một lúc nào đó, người sử dụng Facebook sẽ có thói quen mua tặng bạn bè, người thân bài hát vào những dịp như sinh nhật hay ngày lễ, theo tạp chí Businessweek.

Chỉ thông qua Facebook thôi, số lượng bài hát cung cấp từ các máy chủ của Lala sẽ vượt qua con số 5 triệu bài mà công ty này cung cấp mỗi tháng. Ông Nguyen cho biết thêm rằng Lala sẽ đạt được doanh thu đáng kể từ việc cung cấp dịch vụ này của Facebook.

Trước đó, Lala có mô hình kinh doanh là để khách hàng vào website Lala.com nghe miễn phí bất kỳ bài hát nào trong số 8 triệu bài trong cơ sở dữ liệu của mình, nhưng chỉ nghe được một lần. Sau đó, nếu muốn nghe bài hát đó trên mạng, họ phải trả 10 xu và nếu muốn tải bài hát dạng MP3 về máy, họ phải trả 99 xu.

Tuy nhiên, không có đông khách hàng gõ cửa Lala, vì thế công ty phải cần tới đất của Facebook và Google để tiếp cận khách hàng, theo Businessweek. Và bây giờ Lala gần như đã đạt được mục đích của mình khi Facebook vừa công bố dịch vụ trên, sau khi Bill Nguyen và Giám đốc điều hành Lala Geoff Ralston đã mất hơn một năm trời để thương lượng vấn đề này. Ông Nguyen cho biết việc đàm phán mất thời gian vì “Facebook có một tầm nhìn đầy tham vọng về âm nhạc, họ không bao giờ chỉ muốn bán âm nhạc. Họ muốn âm nhạc có tính xã hội, gắn nó với những sự kiện và hoạt động trên nền tảng Facebook”.

Theo một số nguồn tin, Google cũng sẽ có một kế hoạch hợp tác với Lala để cung cấp dịch vụ tìm kiếm nhạc trực tuyến nhằm nâng cao chức năng tìm kiếm của mình một cách toàn diện. Theo Businessweek, vào ngày 28.10 tới, Google sẽ công bố một dịch vụ liên quan đến âm nhạc và Lala sẽ có phần trong buổi công bố đó.

Theo Wikipedia, Bill Nguyen, sinh năm 1971, rời Việt Nam sang Mỹ từ nhỏ. Năm 16 tuổi, Bill Nguyen bắt đầu làm nghề phụ bán xe hơi cũ vào cuối tuần để có tiền học và phụ giúp gia đình. Thích nghiên cứu, đeo đuổi tới cùng để phát triển ý tưởng, nên Bill Nguyen rẽ ngang khỏi Đại học Houston để ra kinh doanh, và đến nay, đã thành lập liên tiếp 7 công ty. Tên tuổi của Bill Nguyen được nhắc đến nhiều vào năm 2000 khi ông bán lại Công ty Onebox, do ông thành lập năm 1998 và chuyên về phần mềm chuyển tin nhắn, với giá 850 triệu USD.

Bill Nguyen được Tập đoàn truyền thông MSNBC bầu chọn đứng đầu trong số 10 gương mặt triển vọng nhất năm 2001 với nhận xét: "Có khả năng thay đổi bộ mặt công nghệ thông tin toàn cầu" và được tạp chí Forbes xếp vào nhóm một trong 40 người dưới 40 tuổi giàu nhất nước Mỹ.

Bill Nguyen cùng với 3 thành viên khác thành lập Công ty truyền thông Lala ở thành phố Palo Alto, bang California vào năm 2005. Công ty này chuyên cung cấp các dịch vụ về âm nhạc.
 
Google chia sẻ kinh nghiệm thành công​

- Sự thành công của Google khiến không ít người giật mình, nhưng cũng chính từ triết lý và mục tiêu mà gã khổng lồ tìm kiếm đang theo đuổi, chúng ta có thể học được khá nhiều điều.

Ken Auletta, tác giả của cuốn Googled: The end of the world as we know it, đã chia sẻ với độc giả CNN những điều tâm đắc của mình sau chuyến hành trình khám phá lịch sử Google.

1.) Quyết tâm giành chiến thắng đến cùng


Hãy bắt đầu với lời khuyên của Larry Page dành cho các doanh nghiệp khi phát biểu tại Đại học Stanford, trước các tân sinh viên mới tốt nghiệp “Đừng tự bằng lòng”. Quyết tâm, lòng quả cảm này đã trở thành động lực để Page và Serget Brin truyền cảm hứng cho toàn bộ nhân viên Google sẵn sàng với phương châm “phục vụ tối đa lợi ích của người dùng”, chấp nhận những mạo hiểm mới, sẵn sàng cải tiến triệt để công cụ tìm kiếm.

Michael Moritz, nhà đầu tư từng rót tiền cho cả Yahoo và Google, chia sẻ với Ken Auletta, Google là một công ty “hiếm có”: “Với Yahoo, tôi là một đối tác thân cận từ lâu, ở đấy tôi có rất nhiều cảm xúc và muốn được duy trì tình cảm lâu dài. Nhưng từ khi đến với Google, tôi bắt đầu nhận ra rằng công ty này rất khác so với Yahoo. Nó được hình thành từ những nghiên cứu mày mò của các nhà sáng lập. Trong khi đó, Yahoo do Jerry và David xây dựng, từ niềm yêu thích cá nhân. Đó là một sự khác biệt rất lớn”.

Thiếu niềm say mê, Moritz chia sẻ, chính là lý do khiến Jerry Yang và David Filo không dành trọn thời gian làm việc cho công ty mà cả hai đã tạo lập.

2.) Tập trung vào mục tiêu nhất định là chìa khóa


Có niềm say mê mà không định hướng sẽ dẫn tới lạc đường. Bill Campbell, người đứng đầu hãng phần mềm Intuit, sau khi dành nhiều ngày tham quan trụ sở của gã khổng lồ phần mềm đã chia sẻ rằng: thành công của Google chính là biết “đam mê một cách tập trung”. Có thể thấy vai trò đặc biệt quan trọng của yếu nhân thứ ba ở Google, CEO Schmidt. Mặc dù là người đến sau nhưng Schmidt đã đóng góp một cách đáng kể vào lộ trình phát triển và thành công của Google như ngày nay.

3.) Nhìn xa trông rộng


Nếu không có tầm nhìn, những kế hoạch đã lên sẽ đi vào ngõ cụt. Không ít lần người dùng Internet đã trương những khẩu hiệu hi vọng và mong mỏi Google không trở thành những “con quỷ” như các đại gia công nghệ khác. Trong khi đó, với mục tiêu ban đầu là mang thông tin của toàn thế giới đến tận tay người dùng, Page và Brin đã nỗ lực và luôn tâm niệm: đầu tiên và quan trọng nhất là phục vụ “thượng đế”.

Từ định hướng ấy, Google đã trở thành công cụ nhanh chóng chiếm lĩnh niềm tin của hàng triệu người dùng, khi giúp họ tìm kiếm thông tin trên mạng, tin tức, sách, âm nhạc... Google cũng sẵn sàng nói “không” với những quảng cáo chẳng ăn nhập gì với thông tin tìm kiếm của khách hàng. Đưa ra những lựa chọn tốt nhất, rẻ và tiện dụng, từ tìm kiếm thông tin, lưu trữ trực tuyến, email và lịch, Google đang theo đúng định hướng ban đầu là phục vụ người dùng.

4.) Trí tuệ tập thể là yếu tố sống còn


Google dành cho nhân viên 20% thời gian làm việc để họ tự lên kế hoạch, tìm giải pháp lựa chọn của riêng mình. Hướng tới mã mở, chọn giải pháp cuối cùng dựa vào trí tuệ tập thể, Google đã tạo nên một môi trường làm việc được tổ chức, quản lý khoa học, hệ thống từ trên xuống dưới. Do đó, cỗ máy tìm kiếm luôn được cải tiến và đế chế Google không ngừng mở rộng ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Larry Page láu lỉnh chia sẻ: “Mỗi công ty đều có đặc thù riêng, ngay cả với những công ty về công nghệ. Chắc chắn là bạn cũng muốn công ty của mình có nét văn hóa doanh nghiệp, trong đó mọi người làm việc, các nhà khoa học và kỹ sư được trao quyền quyết định, đề xuất. Tất cả được quản lý bởi những người am hiểu sâu sắc nhân viên của mình, biết họ đang làm gì".

5.) Coi trọng các kỹ sư - nhân viên

Ở thung lũng Silicon, các kỹ sư được ví như những người tổ chức chương trình truyền hình, đạo diễn điện ảnh hoặc thậm chí là các nhà văn. Họ thật sự là những người sáng tạo. Ở Google, các kỹ sư được dành riêng 20 % thời gian lao động để tự do phóng túng với những ý tưởng sáng tạo, đeo đuổi say mê cá nhân.

Do đó sự sáng tạo, nền tảng cho những bước đường thành công của Google, đã nảy sinh trong khi các kỹ sư đang thỏa sức làm việc. Có thể nói coi trọng nhân viên, đội ngũ lao động đòi hỏi sự sáng tạo, chính là nhân tố quan trọng nhất quyết định tới sự phát triển của một công ty.

Google đã thành công với phương án “lạt mềm buộc chặt”. Không phải ngẫu nhiên mà Page và Brin, Schmidt dành rất nhiều thời gian mỗi tuần để gặp gỡ, trao đổi với các kỹ sư. Với hầu hết các công ty truyền thông truyền thống, đội ngũ kỹ sư hiếm khi được coi trọng đến thế.

6.) Khách hàng là thượng đế


Lý do quan trọng giúp Google bay cao, trở thành một trong số các thương hiệu đáng tin cậy nhất thế giới chính bởi vì gã khổng lồ luôn coi khách hàng là thượng đế. Quảng cáo trực tuyến có thể mang đến 97% doanh thu cho Google, nhưng dường như người dùng chẳng bận tâm gì tới điều này. Các dịch vụ của Google vẫn hoàn toàn miễn phí, thân thiện, dễ dùng, giống như nghe nhạc trên iPod vậy.

Thời đang còn là sinh viên trường đại học danh tiếng Stanford, Larry Page đã may mắn đọc được cuốn sách The design of everyday things của Donald A. Norman. Bài học cũ đã được ông chủ Google áp dụng triệt để và thành công vang dội, đó chính là xây dựng những hệ thống dịch vụ có thể giành được niềm tin của khách hàng, theo một cách hoàn toàn tự nhiên.

Để hiểu Google đã giành được niềm tin của khách hàng ra sao, hãy trở lại thời điểm phát hành trái phiếu lần đầu ra công chúng năm 2004. Google khẳng định đi khẳng định lại: “Hãng tin rằng người dùng cũng muốn góp phần vào sự thành công lâu dài của Google. Đó chính là cơ sở quan trọng để tạo dựng giá trị niềm tin lâu dài.”.

Tập trung vào người dùng, Page và Brin đã vạch định những nguyên tắc tổ chức dành cho đội ngũ nhân viên với châm ngôn của Sam Walton: “Nếu bạn không lắng nghe khách hàng của mình, chắc chắn sẽ có đối thủ khác làm điều ấy.”

7.) Tất cả mọi đối thủ đều có thể là đối tác


Đôi khi không dễ dàng gì nhận diện được đâu là một đối thủ tiềm ẩn, bạn và thù. Trên thương trường càng phức tạp hơn. Khởi nghiệp là một bộ máy tìm kiếm, nhưng Google nhanh chóng nhận ra hãng có thể bán quảng cáo một cách hiệu quả, cung cấp tin tức hay hỗ trợ tìm kiếm sách, sử dụng nền tảng cơ sở phát triển dịch vụ điện toán đám mây, chen chân vào thị trường video trực tuyến sau khi mua lại Youtube, ngoài ra cũng không thờ ơ với miếng mồi thiết bị di động.

Chương trình quảng cáo Google AdSense đã giúp hàng trăm tờ báo điện tử sống sót, còn AdWord mở ra cơ hội quảng bá cho các đối tác. Youtube trở thành địa chỉ hỗ trợ các mạng TV, Android cung cấp phần mềm hệ điều hành cho hàng loạt hãng viễn thông.

Tham vọng nhưng Google không ngừng củng cố niềm tin khách hàng, tranh thủ mọi cơ hội để trở thành đối tác của tất cả các đối thủ, vừa hợp tác vừa cạnh tranh.

8.) Đừng quá tự tin vào… máy móc

Google thành công trong việc giành niềm tin khách hàng, xây dựng văn hóa làm việc theo nhóm, đồng thời có chiến lược phát triển lâu dài. Nhưng cũng không ít lần Google đã thất bại trong nỗ lực cải tiến thế giới theo những cách… khác người!

Page đã lầm khi cho rằng Google có thể ngay lập tức số hóa được kho sách của nhân loại, cũng như ý tưởng, giải pháp quảng cáo mới để bán quảng cáo tốt hơn trên báo và radio. Cả hai nỗ lực này vẫn đang trục trặc.

Nhiều lần Google tỏ ra thiếu khéo léo để có thể tránh được hàng loạt vụ tranh chấp, “dính chàm” với vấn đề bản quyền, thông tin riêng tư cá nhân hay trục trặc với cơ quan chức năng.

9.) Chẳng có gì là thập toàn thập mỹ


Ngày nay, dường như rất khó có thể đánh bại được Google. Nhưng một thập kỷ trước AOL mới là số một.

Do đó chẳng có gì là chắc chắn. Nên nhớ IBM từng một thời chiếm tới 70 % thị trường PC toàn cầu. Sau khi Chính phủ Mỹ vào cuộc, IBM bắt đầu gặp hàng loạt trục trặc, nhất là với sự xuất hiện của rất nhiều đối thủ khác đáng gờm. IBM đã mất hút từ lâu trên thị trường PC.

Hẳn Google cũng hiểu rõ điều này. Hãng đã đổ rất nhiều tiền vào hàng loạt lĩnh vực khác ngoài tìm kiếm trực tuyến, nhất là Youtube, Android và điện toán đám mây. Bài học từ AOL và IBM vẫn còn đó.

10.) "Cuộc đời thì dài nhưng thời gian lại ngắn ngủi."

Đó là những gì CEO Schmidt chia sẻ. Theo ông, cuộc đời quả là dài khi chúng ta có những ký ức không phai. Nhưng thời gian lại rất ngắn ngủi, chúng ta vẫn phải tận dụng từng giây phút một. Theo Schmidt, tất cả mọi khó khăn đều có thể trở thành một cơ hội.

Đó cũng là lý do vì sao Google, như từ trước đến nay vẫn thế, không ngừng mạo hiểm đầu tư, phát triển dịch vụ ở nhiều lĩnh vực khác nhau để tiến lên, không “neo đậu” theo những kí ức thành công nào đó
 
Một kiều bào 'bắt tay' Google kinh doanh nhạc​

Tên tuổi Bill Nguyễn trở nên “nổi bật" hơn trong làng truyền thông quốc tế, sau khi thương gia gốc Việt này cung cấp dịch vụ tìm kiếm trực tuyến Google, hôm 28/10.

Trả lời phỏng vấn trên tờ Reuters, Bill Nguyễn mong muốn sự hợp tác mới với Google sẽ giúp mở rộng công việc kinh doanh của Công ty truyền thông Lala (Lala Media Inc.). “Chúng tôi hy vọng trở thành một trong những nhà kinh doanh dịch vụ âm nhạc trực tuyến lớn nhất thế giới trong vòng một năm khi đạt được thỏa thuận này”, Nguyễn cho biết.

Thương vụ lớn

“Chúng tôi đang nhìn thấy công việc kinh doanh của Lala Inc. sẽ tăng trưởng một nghìn phần trăm. Tuy hiện giờ tổng doanh thu của công ty chưa đạt mức 10 triệu USD một năm, nhưng sẽ cao hơn gấp nhiều lần vào năm tới”, ông chủ trẻ người Việt tin tưởng khẳng định.

Bắt tay với nhà cung cấp “khổng lồ” Google, những người yêu thích âm nhạc trên khắp thế giới sẽ nhanh chóng tiếp cận và trở thành fan của lala.com. Sau khi gõ tên nhạc sĩ, bài hát hay một đoạn lời bài hát trên công cụ tìm kiếm, Google sẽ cho ra một đoạn bài hát khoảng 30 giây để nghe thử, rồi sau đó cung cấp các đường link để người sử dụng mua bản nhạc. Khi đó, theo mô hình cung cấp dịch vụ âm nhạc của mình, công ty Lala trước tiên cho phép khách hàng nghe thử một lần bất kỳ bài hát nào trong số 8,5 triệu bài hát thuộc cơ sở dữ liệu và sau đó, phải trả 10 cent (khoảng 1.800 đồng) cho một lần nghe trên mạng và 89 cent cho việc tải các các bài hát dạng MP3.

Tháng 6/2006, với 9 triệu USD được rót từ các đối tác là Bain Capital và Ignition Partners, Bill Nguyễn đã cho ra đời lala.com - trang khám phá âm nhạc, kết nối những người có cùng sở thích nghe nhạc với nhau - trên cở sở "lấy một chút MySpace, một tẹo iTunes và một phần Netflix để kết hợp với hệ thống chia sẻ ngang hàng Napster”.

Trong tháng đầu thử nghiệm, Lala có trên 100.000 thành viên đăng ký sử dụng dịch vụ này. Cho đến nay, theo công bố mới nhất của Bill Nguyễn, Lala đang có 100.000 khách hàng và trong số đó đó, khoảng 60 ngàn là khách hàng thân thiện thường xuyên.

Theo hãng tin AP, triệu phú Bill Nguyễn đang có tham vọng cung cấp dịch vụ âm nhạc trên iPhone. Khi đó, người sử dụng chỉ mất 10 cent là có thể nghe một bài hát từ lala.com vào mọi thời gian bất kỳ. Trước đó, ngày 22/10, mạng xã hội Facebook cũng bắt đầu cung cấp dịch vụ cho phép người sử dụng gửi bài hát trên web hoặc tải những bài hát dạng MP3 của Công ty truyền thông Lala. Hiện, Facebook chỉ cung cấp dịch vụ này ở Mỹ.

Triệu phú không … bằng ĐH


Bill Nguyen sinh năm 1971, rời Việt Nam sang Mỹ từ nhỏ. Năm 16 tuổi, Nguyễn bắt đầu làm nghề phụ bán xe hơi cũ vào cuối tuần, để có tiền học và phụ giúp gia đình. Do thích nghiên cứu, đeo đuổi tới cùng để phát triển ý tưởng, Nguyễn đã bỏ giữa chừng sự học tại ĐH Houston để ra kinh doanh. Đến nay, Nguyễn thành lập liên tiếp 7 công ty.

Năm 1999, Nguyễn lập Công ty Onebox.com chuyên thực hiện dịch vụ chuyển tin nhắn. Sau khi ăn nên làm ra, Nguyễn bán công ty này và mở công ty phần mềm truyền thông có tên Openwave. Khi kiếm lời được 850 triệu USD, Nguyễn lại quyết định bán nó đi. Với Ignition và Greylock, Nguyễn đã sáng lập Seven Networks với số vốn 34 triệu USD.

Khi được hỏi về thành công, Bill Nguyễn thường đưa ra bốn phương châm: Phải thật sự hiểu rõ tất cả các công ty công nghệ thông tin và xem đó là nỗi khát khao lớn nhất của mình; phải tuyển dụng những người cộng sự giỏi hơn mình; biết lắng nghe khách hàng và không ngủ quá 3 giờ mỗi đêm.

Vị triệu phú gốc Việt cũng từng lọt vào danh sách 40 người Mỹ dưới 40 tuổi giàu nhất do tạp chí Fortune bình chọn năm 2006, danh sách 100 nhà phát minh trẻ hàng đầu thế giới của Viện Công nghệ Massachussetts (MIT), danh sách 10 gương mặt triển vọng nhất năm 2001 của Tập đoàn truyền thông MSNBC và nằm trong số “những nhà lãnh đạo toàn cầu tương lai” của Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
 
Top