What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Cờ Vây StartUp

Google đánh cược vào thương vụ mua lại AdMob​

0d1admob-google.jpg

- Quảng cáo trên di động là một thị trường “trứng nước” nhưng Google đang đặt cược vận may của mình khi rót một khoản tiền khá lớn - 750 triệu USD để mua lại công ty AdMob.

Google mới chập chững gia nhập thị trường hệ điều hành di động và thiết bị cầm tay nhưng rõ ràng ai cũng phải công nhận rằng Google đã nhăm nhe vào lĩnh vực nào thì hãng sẽ ít nhiều gặt hái được thành công, và quảng cáo di động là một mảnh đất mới để Google khám phá.

Quảng cáo trực tuyến hàng năm đã mang lại một khoản thu kếch xù cho Google nhưng khi gã khổng lồ này mạnh tay chi 750 triệu USD để mua lại AdMob - công ty chuyên về quảng cáo trên di động - đã khiến không ít người tỏ ra hoài nghi. Liệu có phải Google đang ném tiền qua cửa sổ?

AdMob đã có vị thế vững chắc so với các đối thủ trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến mới nổi này. Công ty cung cấp các dịch vụ quảng cáo cho cả hai dòng điện thoại iPhone và Android. Việc Google thâu tóm AdMob sẽ giúp hãng này đi trước một bước trong cuộc cạnh tranh. Nhờ đó, gã khổng lồ sẽ dễ dàng định hướng được thị trường giống như những gì hãng đã làm với ngành công nghiệp quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm trực tuyến.

Google đã phát triển hệ điều hành di động Android và phần mềm mới này đã giành được một thị phần đáng kể trên thị trường di động, rất nhiều mobile đã tích hợp Android, như Motorola Droid, Motorola Cliq, Samsung Behold II, and HTC Droid Eris… Google bắt đầu thu được lợi nhuận từ nền tảng di động mới. Một số nhà phân tích cho rằng việc nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến này mua lại AdMob sẽ giúp hãng tăng thêm lợi nhuận để tiếp tục đầu tư nhằm quảng bá cho nền tảng Android của mình.

Chỉ riêng trong năm nay, Google đã liên tiếp thâu tóm nhiều công ty, như On2, reCAPTCHA và giới thạo tin còn đang đồn đại gã khổng lồ này đang toan tính mua lại Gizmo5. Tất cả các thương vụ của Google đều khiến người ta đặt dấu hỏi liệu chúng có làm thay đổi hoạt động kinh doanh cũng như lợi nhuận của hãng hay không. Tuy vậy, chúng ta phải hiểu một điều rằng bất kỳ công ty nào khi đã đầu tư 3/4 tỷ USD để mua lại một công ty nào đó thì đều có lý do riêng của họ. Cho dù kế hoạch của Google là gì đi nữa thì chắc chắn hãng này đã vạch ra một chiến lược cụ thể để thu hồi vốn đầu tư. Goole sẽ không chi đến 750 triệu USD mà không có một kế hoạch vững chắc để tạo ra một nguồn thu béo bở.

Việc mua lại AdMob cũng có ý nghĩa tương tự như chiến lược mua lại DoubleClick với giá 3,2 tỷ USD của Google cách đây vài năm. Google đã bắt đầu phát triển giải pháp với AdSense để mở ra dịch vụ quảng cáo cho mobile. Tuy nhiên, tại sao lại phải lãng phí thời gian và tiền bạc khi mà AdMob đã có sẵn một nền tảng rất thành công, có thể giúp Google khai thác thị trường quảng cáo trên di động. Google đang phản bác những cáo buộc cho rằng hãng đang vi phạm luật chống độc quyền.

ĐTDĐ ngày càng lấn lướt máy tính. Và khi những thiết bị di động này dần được cải tiến để trở thành các nền tảng điện toán cầm tay với khả năng lướt web băng thông rộng thì các quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm, như của Google và Bing, cũng cần phải nâng cấp để tương thích.

Thương vụ mua lại AdMob chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến thị trường quảng cáo di động khi các đối thủ của Google cũng đang khám phá thêm các dịch vụ cạnh tranh hay thậm chí họ sẽ mua lại đối thủ của AdMob để nhanh chóng gia nhập cuộc chơi.
 
Thập kỷ của Steve Jobs​


Tỷ phú Steve Jobs không còn trẻ, nhưng có quá nhiều người trẻ "say mê" ông cũng như những sản phẩm mà "quả táo cắn dở" của ông tung ra trên thế giới. Chẳng ngoa khi người ta đã xưng tụng về một "thời đại" của doanh nhân hàng đầu này.

CEO của Thập kỷ

Những thành tích xuất sắc luôn gắn liền với Steve Jobs kể từ khi ông còn là một chàng trai trẻ. Giờ đây ông đã 54 tuổi, chỉ danh mục những thành tích ông đạt được cũng đủ để giải thích tại sao ông vừa được tạp chí Fortune bình chọn là CEO của Thập kỷ (mặc dù ông vẫn tiếp tục tiến bước trên con đường của mình).

Trong vòng 10 năm qua, ông đã tái thiết lập trật tự căn bản của ba thị trường: âm nhạc, điện ảnh, điện thoại di động, và tầm ảnh hưởng tới lĩnh vực gốc của ông- ngành máy tính, vẫn tiếp tục lớn mạnh.

1996cookjenshelgarage.jpg

Ở tuổi 21, năm 1971, Steve Jobs đồng sáng lập ra Apple với Steve Wozniak tại gara ô tô của gia đình​

ở Los Altos, California. Cha Jobs đã di rời thiết bị trùng tu xe hơi của ông và mua về nhà một
chiếc bàn làm việc bằng gỗ của thợ mộc để làm cơ sở sản xuất đầu tiên cho Apple.
Jobs quay trở lại chiếc gara trống năm 1996 để chụp ảnh cho Fortune

Với Steve Jobs, có thể người tiêu dùng không bao giờ để mắt tới bản báo cáo thường niên hoặc thậm chí là tờ tạp chí kinh doanh nhưng lại có thể nói rất nhiều về thị hiếu thiết kết của ông, các cửa hàng bán lẻ tao nhã của Apple và cách thức quảng cáo "hút hồn" của "Quả táo".

Cũng chính vì thế mà ông nổi tiếng như một "ông bầu", một tài năng bán hàng bẩm sinh, một nhà ảo thuật, một người cầu toàn chuyên quyền. Tất nhiên những mô tả đó hoàn toàn chính xác và những mô tả này đóng góp vào câu chuyện huyền thoại của ông.

1979rfoothrapjobswoz.jpg

Jobs cùng Steve Wozniak năm 1979, bức hình chụp cho tạp chí Life với chiếc Apple II, sản phẩm đột phá đầu tiên của Apple​


Tất cả công việc ông làm với người viết bài quảng cáo, các nhà thiết kế và các nhà soạn nhạc đều không mắc sai lầm bởi Jobs luôn toàn tâm toàn ý với công việc kinh doanh. Ông có thể không quan tâm tới việc nghiên cứu khách hàng, nhưng ông sẵn sàng làm việc một cách "điên rồ" để tạo ra sản phẩm mà khách hàng sẽ mua.

Ông là một người nhìn xa trông rộng, nhưng ông cũng biết cách đặt nền móng đề biến ước mơ thành hiện thực, giám sát chặt chẽ hoạt động của Apple và các nguyên tắc hoạt động của thị trường.

Larry Ellison - CEO của Orcacle - một người bạn của ông, cho rằng: Ông không lấy đồng tiền làm động cơ hoạt động kinh doanh. Thay vào đó, động cơ giúp ông xây dựng lên Apple - mối tình đầu của ông - chính là nhuệ khí có tính bản năng.

Các kết quả tài chính chẳng có gì đáng kinh ngạc cả - đối với cả Apple và đối với Jobs. Năm 2000 trị giá của Apple đạt khoảng 5 tỉ đô la, chỉ ngay trước khi Jobs tung ra chiến lược "phong cách sống kỹ thuật số". Ngày nay, với trị giá khoảng 170 triệu đô la, Apple được định giá lớn hơn Google một chút.

"Thập kỷ" của Steve thực sự đã bắt đầu từ năm 1997, khi ông quay trở lại Apple sau khi bị trục xuất khỏi công ty 12 năm trước đó. Đó là một năm của mức đầu tư khiêm tốn từ Microsoft, năm giảm bớt dòng sản phẩm của Apple xuống mức tối thiểu chỉ còn bốn dòng sản phẩm.

Jobs đã biến đổi Apple như thế nào?

Việc đầu tiên là Jobs đã hoàn thành quá trình tuyển dụng một đội ngũ quản lý mới, gồm một số nhà quản lý từ các công ty trước của ông. Những nhà quản lý hàng đầu này hình thành nên hạt nhân bộ tham mưu của Jobs trong gần 10 năm.

Ngay sau khi trở lại, sản phẩm đầu tiên ông tung ra là Macintosh, dòng máy tính iMac thuộc dạng "tất cả - trong - một" đã mang đến đột phá cho Apple, giúp doanh thu của hãng ổn định trở lại.

1982adwalkermeetinggi.jpg

First Macjobs và đội của ông – cùng ngồi lại quanh bàn thảo luận của Apple tại trụ sở chính của công ty​

ở Cupertino – làm việc về chiếc máy tính Macintosh qua bữa trưa hồi năm 1982. Sản phẩm có tính bước ngoặt này đã được tung ra thị trường hai năm sau đó

Thành công của dòng máy tính đắt tiền iMac, cùng với việc cắt giảm chi phí quyết liệt, đã giúp Jobs xây dựng được một bước đệm tiền mặt vững chắc. Qua việc hồi phục bảng cân đối kế toán của Apple, ông đã chuẩn bị để công ty sẵn sàng đón nhận những khoản đầu tư lớn, một động thái kinh doanh khôn ngoan hiếm có. Jobs đã tạo dựng nền tảng vững chắc cho bước nhảy của Apple khi mọi thứ dường như đang trong giai đoạn đen tối nhất.

Năm 2000, Apple đã không đạt được các mục tiêu tài chính của hãng trong bản thông báo doanh thu tháng 9, khiến cho giá cổ phiếu của hãng sụt giảm nghiêm trọng trong những tháng tiếp theo, chỉ còn tương đương với 7 đô la theo giá hiện thời.

Tuy vậy, vào thời điểm đó, Jobs đã lên kế hoạch sắp xếp những nhân tố căn bản để trẻ hóa Apple. Trong suốt giai đoạn năm 2001, khi thị trường toàn cầu tụt dốc và thế giới rơi vào tình trạng suy thoái, Apple đã tung ra thị trường phần mềm âm nhạc iTunes (trong tháng 1), hệ điều hành Mac OS X (tháng 3), những cửa hàng bán lẻ Apple đầu tiên (tháng 5), và chiếc iPod đầu tiên (tháng 11) và mô hình 5GB mà Apple quảng cáo là có sức chứa tới 1,000 bài hát.

Thị trường đã không kịp thời nắm bắt tầm quan trọng của những sự kiện trên. iTunes chỉ là phần mềm chơi nhạc nhúng vào Macs và thiếu cửa hàng trực tuyến bán nhạc. Hệ điều hành mới, mặc dù rất ấn tượng, chỉ đóng vai trò là sản phẩm ngách.

1982bdwalkerjobsgi.jpg

Nổi tiếng vì không mua đồ đạc trong nhà. Jobs chụp ảnh tại nhà của ông ở Los Gatos, California
cho tạp chí Time năm 1982​

Do giá cổ phiếu của công ty sụt giảm nghiêm trọng, các tin đồn về việc Apple bị mua lại đã xuất hiện ở khắp nơi. Điều chưa bao giờ được thông báo một cách chính thức đó là việc Jobs đã nhờ sự trợ giúp của tập đoàn mua lại mới thành lập là Silver Lake Partners. Thương vụ mua lại của Apple có lẽ sẽ là thương vụ của thập kỷ, nhưng cuối cùng Jobs đã dập tắt những tin đồn này.

Đó thực sự là đề xuất nghiêm túc lần thứ hai về việc mua Apple. Trong năm 1997, một người bạn của Jobs là Ellison, sau này là một thành viên của Hội đồng quản trị Apple, đã lên kế hoạch tài chính mua lại công ty với giả định rằng Jobs sẽ tiếp tục điều hành công ty.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Ellison cho rằng Jobs đã không thích ý tưởng trở thành "người nói sau" nếu có vẻ như ông trở lại chỉ đơn giản để kiếm tiền.

Ellison cho biết: "Ông ấy đã giải thích cho tôi rằng với nền tảng đạo đức vững chắc, ông nghĩ rằng ông có thể đưa ra những quyết định dễ dàng hơn và trang nhã hơn". Với những ai quan tâm tới công ty sau sự trở lại của Jobs thì vị CEO chính là người đã chỉ thị đường đi nước bước của Apple.

1984bnseeffcomputer.jpg

Jobs chụp ảnh với chiếc Macintosh, sản phẩm được giới thiệu hồi tháng Một năm 1984 trong
buổi họp thường niên của Apple​

Đầu năm 2002, trong một cuộc phỏng vấn với Time, Jobs cho biết: "Tôi thà cạnh tranh với Sony còn hơn cạnh tranh với Microsoft trong danh mục sản phẩm khác. Chúng tôi chỉ là công ty sử hữu phần mềm, phần cứng,và hệ điều hành. Chúng tôi có thể hoàn toàn chịu trách nhiệm về trải nghiệm của người sử dụng. Chúng tôi có thể làm những thứ mà người khác không thể làm được".

Jobs tin rằng người sử dụng sẽ quay trở lại với Apple, nhưng chỉ khi ông có thể nói trực tiếp với họ - và không chỉ là với những người sử dụng Macintosh trung thành, một câu lạc bộ bao gồm phần lớn là những nghệ sĩ và sinh viên.

Chiến lược xây dựng các cửa hàng bản lẻ thuộc quyền sở hữu của công ty, là một phần không thể thiếu của Apple ngày nay, đã bị chế nhạo tại thời điểm đó khi công ty đang lâm vào tình trạng khan hiếm nguồn tiền mặt.

Bill Campbell - cựu quản lý của Apple, người sau này trở thành chủ tịch hội đồng quản trị của Intuit và là một thành viên của hội đồng quản trị Apple - cho rằng: "Ông đã thực hiện chiến lược này cùng một hội đồng quản trị đầy mối quan ngại. Ông biết rằng đó chính là thứ khách hàng mong muốn".

Điều đáng chú ý nhất khi nhìn lại đó là số lượng sản phẩm bán ở các cửa hàng Apple gốc ít như thế nào. Jobs biết làm cách lấp đầy cửa hàng bằng rất nhiều các dòng sản phẩm khác.

Jobs cho rằng ông cần phải biết mọi thứ về Apple. Ông tham gia vào từng chi tiết mà nhiều khi bạn không nghĩ rằng một CEO cần phải biết chi tiết đến vậy. Phương châm hoạt động của Jobs là "nghĩ khác" trước khi bất kỳ sản phẩm mới nào được giới thiệu ra ngoài thị trường.

Khả năng kết hợp hiếm hoi giữa quản lý vi mô với tầm nhìn xa trông rộng chính là sự khác biệt của Jobs với các nhà lãnh đạo khác. Ngay khi mới quay trở lại Apple, ông đã nhận ra rằng thiết kếbắt mắt, tinh tế chính là đặc điểm tạo sự khác biệt của Apple trong ngành công nghiệp máy tính vốn do Dell, Microsoft và Intel nắm giữ.

1984adwalkersnowgi.jpg

Jobs và cựu CEO của Apple John Sculley cùng ngồi ở Central Park năm 1984 với chiếc Macintosh đóng trong hộp. Một năm sau, Jobs bị đuổi khỏi Apple. Sau đó ông mở công ty máy tính Next và gắn bó với công này trong suốt 12 năm cho tới khi ông quay trở lại Apple vào năm 1997. Sculley giữ cương vị CEO của Apple cho tới năm 1993​

CEO của công ty tư vấn thiết kế sản phẩm Ideo, Tim Brown đã viết trong cuốn sách mới của ông "Change by Design" (tạm dịch là Thay đổi bằng thiết kế) rằng: "Tôi không thể đếm được có bao nhiêu khách hàng bước chân vào và nói "cho tôi chiếc iPod tiếp theo".

Jobs cũng có sở trường nắm bắt cơ hội vào đúng thời điểm. Ngành công nghiệp âm nhạc đã rất nhiều lần không thành công trong việc phát triển thị trường âm nhạc kỹ thuật số trước khi Apple tung ra sản phẩm iTunes - chính là dòng sản phẩm được chuẩn bị để trở thành cửa hàng bán âm nhạc.

Bản thân Jobs cũng rất cẩn trọng tránh né việc bàn tán quá lâu về một sản phẩm chưa có thực, ông chỉ thích nói khi đã có sản phẩm trong tay, và sẽ sẵn sàng xúc tiến quảng cáo.

Ông không tiết lộ về ca phẫu thuật ung thư năm 2004 của mình cho tới khi nó diễn ra, và chỉ được thông báo một cách chiến lược qua thư điện tử của một nhân viên.

Tương tự như vậy, ông nói với thế giới về thời gian nghỉ phép gần đây của ông thông qua công văn của một nhân viên khác mà không thêm vào bất kỳ một bình luận nào từ phía ông hay từ bất kỳ ai ở Apple.

1987admenuezlaughgi.jpg

Jobs với các nhân viên của Next trên xe buýt sau chuyến thăm nhà máy chưa đi vào hoạt động của công ty ở Fremont, California năm 1987.​

Chiếc máy tính đầu tiên của Next được tung ra thị trường một năm sau đó
Không một ai trong "đế chế" của Jobs nói mà không có sự cho phép của nhóm quan hệ công chúng của công ty, nhóm này luôn báo cáo công việc trực tiếp lên Jobs. Apple đã từ chối để Jobs tham gia một cuộc phỏng vấn về vấn đề này.

Lúc đầu Jobs cũng giữ im lặng về vụ xì căng đan ghi lùi ngày quyền mua cổ phần có liên quan tới cả cựu giám đốc tài chính và luật sư của công ty. Jobs đã xin lỗi về vụ xì căng đan đình đám này và gọi sự việc này là "hoàn toàn không đúng với tính cách của Apple".

Jobs quản lý tiền mặt, thông điệp, các thương vụ, thiết kế và hơn thế nữa. Xem xét một cách công bằng thì kẻ thích sống lập dị trong ngành công nghiệp máy tính này đã xây dựng một ngành kinh doanh đầy ấn tượng và công ty của ông là có một không hai. Sự việc ông bị ốm trong thời gian gần đây chính là lời nhắc nhở rằng Steve Jobs là bất diệt. Khi ông đi xa, công ty của ông sẽ thịnh vượng được bao lâu nữa?

Tương lai của Apple

Tháng chín năm nay, khi công chúng vui mừng đón nhận sự trở lại của Steve Jobs, ông đã gửi lời cảm ơn chính xác tới một nhà quản lý của Apple: Tim Cook, giám đốc điều hành của Apple.

1991glangegatesgi.jpg

Năm 1991, Fortune mời Jobs và Bill Gates cùng tham gia thảo luận về tương lai của máy tính cá nhân.
Jobs lúc đó đang lãnh đạo Next, và Gates đã là một tỉ phú. Họ gặp nhau tại ngôi nhà ở Palo Alto của Jobs
vào một buổi tối chủ nhật​

Trong một sự kiện giới thiệu dòng sản phẩm mới của iPods, Jobs trước hết đã thông báo với toàn thể nhà báo, các nhà phân tích và các nhà phát triển Apple rằng hiện tại ông đang sở hữu gan của một "người hiến tặng gan ngoài hai mươi tuổi đã chết trong một vụ tai nạn xe hơi.".

Sau đó ông cảm ơn Cook và toàn thể đội quản lý vì đã "khéo léo" điều hành Apple khi ông vắng mặt. Đáp trả lại, Cook đã hoan nghênh nhiệt liệt Jobs.

Với sự trở lại của Jobs, cuộc đàm luận bị trì hoãn ở việc liệu Cook hay bất kỳ ai đang chuẩn bị để thế chân Jobs. Ở Apple, hệ thống cấp bậc do Steve quyết định. Có rất nhiều giá trị trong "những gì Steve nói".

Có những dấu hiệu cho thấy Jobs đã làm rất tốt công việc đào tạo để có một đội ngũ quản lý công ty đủ mạnh khi không có ông. Apple được đào tạo kỹ càng để có lối suy nghĩ như Steve. Đó là lý do tại sao sáu tháng qua công ty hoạt động rất tốt.

2004dwalkerportraitgi.jpg

Steve Jobs ngồi trên chiếc ghế này hàng ngày ở nhà kể từ khi ông hồi phục sau giai đoạn điều trị ung thư
tuyến tụy năm 2004. Ông đã phẫu thuật trong tháng bảy năm đó để cắt bỏ khối u​

Trong thực tế, Jobs không chỉ truyền cảm hứng làm việc cho các nhân viên trong Apple mà còn cả các công ty khác nữa. Nhà tư bản mạo hiểm Marc Andreesen, đồng sáng lập ra Netscape, cho biết ông thường nhớ tới Jobs về những lời khuyên của ông dành cho các doanh nhân. Ông thường tự hỏi mình: trở ngại khi tung ra sản phẩm đầu tiên là gì? Steve Jobs sẽ làm gì?

Trong thập kỷ tiếp theo, Jobs có thể sẽ tự hỏi bản thân ông một biến thái của câu hỏi này: Sau khi tạo ra hơn 150 tỉ đô la tài sản cổ phần, biến đổi ngành công nghiệp điện ảnh, điện thoại, âm nhạc và máy tính, Steve Jobs sẽ làm gì tiếp theo?

Với sở thích giữ bí mật và tạo sự ngạc nhiên cho mọi người và một tài năng xuất chúng như Steve, có lẽ chúng ta nên đợi ông nói cho chúng ta biết khi ông sẵn sàng.

Các "ngôi sao" nói gì về Steve Jobs


1. Andy Grove - Cựu chủ tịch hội đồng quản trị và CEO của Intel:

Khi nói về Steve, bạn cần phải phân biệt giữa Jobs 1 - chàng trai trẻ sáng lập ra Apple, và Jobs 2 – người “sáng lập” ra thời đại của mình

2. Andrea Jung - Chủ tịch hội đồng quản trị và CEO của Avon:

Tất cả chúng ta đều cần phải tập trung vào khách hàng và người tiêu dùng cuối cùng như cách mà Steve đã làm – đó là niềm đam mê điên cuồng để có được chiếc điện thoại tốt nhất, chiếc MP3 tốt nhất, máy tính cá nhân tốt nhất, kinh nghiệm bán lẻ tốt nhất.

3. Larry Ellison - Người đồng sáng lập và là CEO của Oracle:

Tôi nhớ khi Steve còn là hàng xóm của tôi ở Woodside, California, và ông không có đồ đạc gì. Điều đó khiến tôi hiểu rằng không có đồ đạc gì là điều đủ tốt với Steve trên thế giới này. Ông thà không có gì nếu ông không thể có sự hoàn hảo.

4. Marc Andreessen - General partner, Andreessen Horowitz:

Khi Steve quay trở lại vào năm 1997, công ty đang trên bờ vực phá sản. Ông đã đi từ bờ vực phá sản để xây dựng lên những dòng sản phầm nổi tiếng ngày nay.

5. Bob Iger

Một điều đáng chú ý về Steve đó là cách thức ông đặt kỳ vọng vào mọi người. Tôi đã làm việc cho Roone Arlegde trong 10 năm. Ông đòi hỏi sự hoàn hảo, không bao giờ chấp nhận những việc tầm thường, xoàng xĩnh. Steve cũng vậy. Tôi thấy điều này trong cách ông quản lý nhân viên của ông. Ông đặt kỳ vọng cho chất lượng, thách thức cho hiện trạng – và không bao giờ chấp nhận câu trả lời không.

6. Ralph de la Vega - Chủ tịch kiêm CEO của AT&T:

Khi lần đầu tiên nhìn thấy chiếc iPhone, mặc dù nó chưa hoàn chỉnh, tôi đã bị kinh ngạc trước thứ Steve có thể đặt vào thiết bị đó.

7. Jimmy Iovine - Người sáng lập và chủ tịch hội đồng quản trị của Interscope Records:

Bất kể mọi người nói gì về Apple, nều đó không phải là về Steve Jobs thì sẽ không có cửa hàng âm nhạc trực tuyến chính thống.

8. Bill Campbell - Chủ tịch hội đồng quản trị và cựu CEO của Intuit:

Điều lớn lao nhất mà tôi học từ ông đó là quan sát cách thức ông tuyển dụng. Ông là một phỏng vấn viên xuất sắc. Ông hiểu thứ ông muốn, và ông biết làm thế nào để có được những người tài năng. Và nếu bạn quan sát đội quản lý của ông sau 12 năm, một số người vẫn làm việc cho ông, một số người đã ra đi, nhưng dù ở bất kỳ vị trí nào, bạn đều thấy họ là một người quản lý chất lượng cao
 
Không thành lập
Quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao bằng vốn ngân sách Nhà nước​

Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo không thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao bằng vốn ngân sách Nhà nước.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao theo đúng quy định tại Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28/8/2003 của Chính phủ về ban hành Quy chế khu công nghệ cao
 
Tỷ phú tự thân trẻ nhất châu Á​

Bằng cách học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước và đối thủ ngang hàng, Yoshikazu Tanaka đã tạo lập ra mạng xã hội và nhanh chóng kiếm 1,6 tỷ USD ở độ tuổi 32.

Cứ vào 10h mỗi sáng thứ hai trong cuộc họp nội bộ đầu tuần, Yoshikazu Tanaka, người sáng lập mạng xã hội Gree, không quên nhắc nhở nhân viên về mục tiêu trở thành người dẫn đầu tại Nhật Bản. Đối thủ chính của mạng xã hội Gree là hai mạng khác Mixi và DENA.

Trên thực tế, Tanaka đã trở thành người dẫn đầu trong một vài lĩnh vực. Năm 2009, giá cổ phiếu của Gree leo thang vùn vụt và tăng gấp đôi. Với 51% cổ phần của công ty, tài sản của Tanaka nay được Forbes định giá 1,6 tỷ USD, đủ để đưa anh xếp thứ 18 trong danh sách 40 người giàu nhất đất nước mặt trời mọc. Người sáng lập mạng xã hội Mixi là Kenji Kasahara xếp thứ 33 với 720 triệu USD. Còn Tomoko Namba, người sáng lập DENA có chưa đầy 500 triệu USD.

Cổ phiếu của Gree cất cánh nhờ vào tăng trưởng vượt bậc. Mới đây, Gree được hãng Deloitte Touche Tohmatsu xếp hạng là công ty công nghệ phát triển nhanh nhất Nhật Bản. Trong 3 năm qua, tăng trưởng nguồn thu của Gree đạt tổng cộng 2.636%.

Tanaka là một trong vẻn vẹn ba tỷ phú châu Á có độ tuổi dưới 35, nhưng là người duy nhất tự kiếm tiền bằng chính đôi bàn tay của mình. Hai người còn lại là Yang Huiyan, 28 tuổi từ Trung Quốc, tạo lập tài sản nhờ có phần trong công ty bất động sản Country Garden của cha mình. Tỷ phú trẻ 28 tuổi Li Zhaohui cũng từ Trung Quốc, được thừa kế hãng thép từ cha. Trên phạm vi toàn cầu, tỷ phú tự thân trẻ nhất là người sáng lập mạng xã hội Facebook Mark Zuckerberg, năm nay 25 tuổi.

tanaka.jpg

Yoshikazu Tanaka mới 32 tuổi nhưng đã là người giàu thứ 18 tại Nhật Bản và là tỷ phú trẻ nhất châu Á tạo lập sự nghiệp bằng chính đôi bàn tay của mình​

Lần đầu tiên Tanaka lướt web là hồi 1996 trong chuyến đi đến Mỹ. Ba năm sau đó, anh tốt nghiệp đại học Nihon ở Nhật với chuyên ngành kinh tế và chính trị. Sau khi rời trường, Tanaka làm việc tại Sony, rồi chuyển qua trang web đấu giá trực tuyến của tỷ phú Hiroshi Mikitani, người điều hành siêu thị trực tuyến lớn nhất Nhật Bản Rakuten.

Trong quá trình làm việc tại Rakuten, Tanaka thiết kế website và các đoạn banner quảng cáo. Sau đó, anh thiết kế hệ thống blog, rồi tạo lập mạng xã hội chỉ do ý thích cá nhân, Khi mạng xã hội này trở nên phổ biến, Tanaka quyết định tách ra thành lập công ty riêng và đặt tên là Gree vào năm 2004.

Bước ngoặt của Gree diễn ra vào 2006 khi họ hợp tác với hãng truyền thông KDDI của Nhật. Khách hàng truy cập vào trang chủ của KDDI có thể kết nối vào Gree. Nhờ đó, số lượng người dùng tăng lên nhanh chóng. Đến 2007, Gree tiếp tục việc hợp tác tương tự với NTT DoCoMo và Softbank.

Lợi thế của Gree là dễ sử dụng và dung lượng nhẹ. Bên cạnh đó, việc cho phép khách hàng truy cập từ điện thoại tạo nên sức hút của Gree. Người dùng Nhật Bản thường thích truy cập vào mạng xã hội, vừa liên lạc, tìm kiếm thông tin từ bạn bè, vừa có thể chơi games trong hàng tiếng đồng hồ ngồi tàu điện ngầm. Công nghệ điện thoại băng thông rộng hàng đầu thế giới của Nhật Bản cũng là yếu tố có lợi cho Tanaka. Trong 114 triệu chiếc điện thoại tại Nhật Bản, có tới 102 triệu chiếc là điện thoại 3G. Trong 6 tháng cuối năm 2009, lợi nhuận của Gree đạt 39 triệu USD, nhỉnh hơn DENA và cao gấp 4 lần đối thủ Mixi. "Người Nhật thích chơi game” Tanaka nhận xét. Bản thân anh cũng từng nghiện chơi trò chơi điện tử lúc còn nhỏ.

Tại Nhật, Gree hiện có 15 triệu thành viên, tăng gần gấp đôi so với con số 8 triệu hồi năm ngoái. Gree đang nuôi tham vọng sẽ vượt mặt Mixi về lượng thành viên sau khi vượt DENA hồi tháng 9 vừa rồi. Mixi hiện có 18 triệu người sử dụng. "Số lượng thành viên của Gree sẽ đạt khoảng 30 triệu người trong vòng 6 tháng nữa”, Tanaka khẳng định.

Mạng xã hội của Gree cung cấp các dịch vụ giải trí như game trên điện thoại di động. Các thành viên mới đăng ký hiển thị trên mạng xã hội dưới dạng một avatar hoạt hình mặc quần áo đơn giản. Sau đó, họ sẽ mua mọi thứ từ mũ thời trang, kiểu tóc hoặc cần câu, thực phẩm để tham gia game câu cá, làm vườn, nuôi chó mèo. Nếu muốn sở hữu những thứ này, người dùng sẽ phải trả tiền. Doanh thu từ bán hàng ảo trong mạng xã hội tăng 2,5 lần lên 75 triệu USD trong 3 tháng tính đến tháng 9/2009. 80% lợi nhuận của Gree thu được nhờ việc bán hàng ảo

Gree.jp

Gree:
 
Google và CIA có quan hệ mật thiết ?​

Viện cớ một số tài khoản email của mình vừa bị đột nhập, Google đe dọa rút khỏi Trung Quốc. Trong khi đó, bản thân hãng bị cho là từng tham gia các chiến dịch tình báo của quân đội và Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) liên quan đến tra tấn, lật đổ chính phủ nước ngoài, chiến tranh xâm lược...

Trước tiên, Google là nhà cung cấp công nghệ truy vấn lõi cho Intellipedia, một hệ thống bảo mật cao mà 37.000 gián điệp Mỹ và người liên quan dùng để chia sẻ thông tin và cộng tác vì những mục đích mờ ám của họ. Cục An ninh Quốc gia Mỹ cũng đã mua những máy chủ sử dụng công nghệ truy vấn do Google cung cấp để xử lý thông tin do gián điệp Mỹ hoạt động trên toàn cầu thu thập được.

Ngoài ra, Google còn có liên hệ với các hệ thống tình báo và quân sự Mỹ thông qua phần mềm bản đồ Google Earth. Công nghệ nền tảng của phần mềm này được phát triển bởi Keyhole, một công ty do In-Q-Tel tài trợ. In-Q-Tel là hãng đầu tư mạo hiểm được CIA công khai tài trợ và hoạt động thay mặt CIA. Google mua Keyhole năm 2004.

7-trenkhcnghe.jpg

Văn phòng Google ở Bắc Kinh, Trung Quốc​

Hơn nữa, mối liên hệ của Google với CIA và hãng đầu tư mạo hiểm của cơ quan tình báo này mở rộng tới mức chia sẻ ít nhất một nhân sự chủ chốt. Năm 2004, Giám đốc đánh giá công nghệ của In-Q-Tel rời bỏ công việc cũ để làm Giám đốc cao cấp liên bang tại Google. Robert Steele, cựu sĩ quan chỉ đạo của CIA, nhận xét rằng, Google đang “chung chăn gối” với CIA.

Hàng triệu người dùng Internet bị giám sát

Trong khi Google bày tỏ quan ngại trước việc một số tài khoản thư điện tử của mình bị xâm nhập trái phép, In-Q-Tel đang đầu tư vào Visible Technologies, nhà sản xuất phần mềm giám sát truyền thông xã hội. Công nghệ của hãng có thể tự động theo dõi trên một triệu cuộc thảo luận và các bài đăng trên diễn đàn trực tuyến, blog như YouTube, Twitter, Flickr... mỗi ngày.

Công nghệ cũng “ghi sổ” từng thông tin trực tuyến, gán cho nó một tính chất cụ thể như tích cực, tiêu cực hoặc trung dung, dựa trên điều kiện và tham số do người sử dụng công nghệ thiết lập. Nhờ đó, thông tin được phân loại, giúp người sử dụng theo dõi và đọc dễ dàng hơn.

Các nhà đầu tư mạo hiểm của CIA tại In-Q-Tel nói rằng, họ sẽ sử dụng công nghệ mới để giám sát hoạt động của truyền thông xã hội ở nước ngoài và cung cấp cho gián điệp Mỹ thông tin cảnh báo sớm về những vấn đề có quy mô quốc tế. Công nghệ này có thể còn được các sĩ quan tình báo Mỹ sử dụng để theo dõi một số cá nhân và phong trào xã hội nội địa.

Lâu nay, chính phủ Mỹ, cơ quan tình báo và giới truyền thông của nước này có những hoạt động nhằm làm mất uy tín các chính phủ hay phong trào xã hội mà họ có bất đồng. Họ từng tung tin giả để hù dọa người dân nhằm giành ủng hộ cho cuộc chiến ở Iraq

P/S: Vai trò của các quỹ đầu tư mạo hiểm ở đây là gì ? Quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm sáng tạo ra công nghệ mới cho xã hội loài người hay là họ muốn biến các quỹ đầu tư mạo hiểm trở thành công cụ chính trị. Quỹ đầu tư mạo hiểm CIA một đầu tư nhân tài sáng tạo của người Mỹ
 
Chớp cơ hội đầu tư vào Silicon
- Tại hội chợ triển lãm Hàng điện tử tiêu dùng (CES) đầu năm 2010 ở Las Vegas (Mỹ), khách tham quan được chiêm ngưỡng dòng máy tính xách tay khởi động trong nháy mắt cũng như dòng tivi không cần bộ điều khiển từ xa nhờ tivi có “mắt thấy” cử chỉ người xem. Những sản phẩm đó là kết quả của làn sóng đầu tư ngược, từ châu Á qua Mỹ, đặc biệt là thung lũng Silicon.

Lâu nay, các nhà sản xuất máy tính nổi tiếng thế giới như Hewlett-Packard hay Apple đều duy trì phòng nghiên cứu, thiết kế tại quê nhà cùng đội ngũ chuyên viên hùng hậu luôn tìm tòi, cho ra đời các sản phẩm mới nhất. Sau đó, họ ký hợp đồng gia công ở Trung Quốc hay Đài Loan để hạ thấp giá thành sản xuất tối đa. Song gần đây, quy trình này bị ngưng lại, một phần do tác động của khủng hoảng tài chính. Đó là cơ hội để một số nhà sản xuất tại Đài Loan hay Trung Quốc hình thành danh mục đầu tư ở thung lũng Silicon, bơm tiền vào hàng loạt công ty sản xuất vi mạch, phần mềm và dịch vụ để tiến tới thu tóm công nghệ mới. Thậm chí, họ sẵn sàng đầu tư rủi ro cho các dự án công nghệ.

Ông K. Bobby Chao, nhà quản lý quỹ DFJ Dragon Fund China, chuyên đầu tư công nghệ ở Trung Quốc và Mỹ cho hay trước kia, giới làm ăn còn thận trọng thăm dò, chỉ đầu tư vào những gì sinh lợi chắc chắn nhưng bây giờ, họ ra mặt nhiều hơn, nhúng tay vào mọi công đoạn và không hề ngại những vụ làm ăn phức tạp. Chính ông Patrick Moorhead, phó chủ tịch hãng vi mạch Advance Micro Devices cũng thừa nhận cuộc cạnh tranh giành quyền đầu tư công nghệ ngày càng gay gắt.

Quanta, một hãng Đài Loan chuyên gia công máy tính xách tay và máy tính để bàn cho các thương hiệu lớn như A.M.D, Acer hay Dell cũng không bỏ lỡ cơ hội. Muốn giữ chân khách hàng, cạnh tranh với đối thủ thì phải có thiết kế và công nghệ độc đáo. Tháng 10 năm ngoái, Quanta đã đầu tư 10 triệu USD vào Tilera, một công ty vi mạch mới toanh ở San Jose, California. Với số vốn hậu hĩnh rót vào này, Tilera mạnh miệng tuyên bố họ đủ khả năng cạnh tranh với các ông lớn sừng sỏ như Intel và A.M.D. Ngoài ra, Quanta còn tham gia một nhóm đầu tư khác bỏ 16 triệu USD vào Canesta, một doanh nghiệp sản xuất vi mạch khác ở thung lũng Silicon. Một khi được kết hợp với camera kỹ thuật số, các sản phẩm của Canesta sẽ cho phép máy tính, tivi cũng như các thiết bị khác chiếu hình ảnh trong không gian ba chiều. Nghĩa là người ta có thể di chuyển ảnh, văn bản quanh màn hình máy tính hay chuyển kênh tivi chỉ bằng một cái vẫy tay.

Ông Elton Yang, phó chủ tịch Quanta khẳng định công nghệ mới sẽ được đưa vào laptop năm 2010. Trong vòng mười năm qua, Canesta có hơn 100 thương vụ liên doanh ở thung lũng Silicon. Ông James Spare, giám đốc điều hành Canesta, ca ngợi các công ty như Quanta có thiện chí hậu thuẫn các doanh nghiệp nhỏ mới ra đời dù phải mất nhiều thời gian họ mới biến ý tưởng thành hiện thực được.

Foxconn, một ông lớn ngành hàng điện tử cũng nhảy vào đầu tư công nghệ. Họ hậu thuẫn Innovation Works, một doanh nghiệp non trẻ do cựu chủ tịch của Google tại Trung Quốc, Kai-fu Lee, điều hành. Nhận số tiền 115 triệu USD, Innovation Works cam kết sẽ “xây dựng một đội ngũ tuyệt vời như mơ, chuyên thu thập, phân tích, dành ưu tiên và thực thi các ý tưởng hứa hẹn nhất” trong lĩnh vực internet và thị trường máy tính.

Các nhà sản xuất Đài Loan đầy tham vọng đang đàm phán với những tên tuổi lớn như Intel và A.M.D để góp phần định hình công nghệ ổ đĩa cứng và vi mạch trong tương lai. Acer và Asustek là những nhãn hiệu máy tính lớn của Đài Loan nhưng từng gia công hàng cho Mỹ. Một số người nắm giữ cương vị lãnh đạo hai hãng giờ cũng tham gia đầu tư.

Chẳng hạn, công ty DeviceVM ở thung lũng Silicon vừa phát triển phần mềm cho phép máy tính khởi động trong năm giây. Thông qua kênh đầu tư có tên iD Innovation, cả Asustek và Acer đều đổ tiền vào DeviceVM và hiện nay, phần mềm này đã có mặt trên các máy tính của nhiều hãng kể cả HP.

Các công ty châu Á thường hỗ trợ các dự án mà các tay trùm tài chính ở thung lũng Silicon chê bai vì phải đợi một thời gian dài mới thấy hiệu quả. Đối với các doanh nghiệp, đặc biệt các công ty nhỏ mới ra đời ở thung lũng Silicon, dòng tiền từ châu Á đổ vào trong lúc này chẳng khác gì “buồn ngủ gặp chiếu manh”.

Thập niên 1980, lúc kinh tế Mỹ gặp khủng hoảng là cơ hội để các công ty xe hơi của Nhật Bản thâm nhập thị trường. Cơ hội đầu tư vào Silicon đang mở ra với các nhà đầu tư Đài Loan và Trung Quốc.
 
Nhà đồng sáng lập Google bán cổ phần​

- Larry Page và Sergey Brin, hai tỉ phú đồng sáng lập Google, vừa quyết định sẽ bán 10 triệu cổ phiếu của mình trong vòng 5 năm.


240800.jpg

Hai nhà đồng sáng lập Google vừa quyết định sẽ bán 10 triệu cổ phiếu mà họ đang nắm giữ​

Tuyên bố trên đồng nghĩa với việc họ sẽ không còn quyền phủ quyết tại Google.

Page và Brin hiện nắm giữ 59% quyền bỏ phiếu tại hãng sở hữu công cụ tìm kiếm hàng đầu thế giới. Tới năm 2014, khi kế hoạch bán cổ phiếu hoàn tất, con số này sẽ giảm xuống còn 48%.

Phát ngôn viên của Google cho hay: “Dù có chuyện gì xảy ra chăng nữa, họ vẫn là một phần rất quan trọng của Google. Họ vẫn tham gia vào công việc điều hành hàng ngày”.

Động thái trên nằm trong chiến lược đa dạng hóa tài sản cá nhân và thanh khoản của hai nhà đồng sáng lập theo cam kết với ủy ban chứng khoán Hoa Kì.

Tuy nhiên việc mất quyền phủ quyết được cho là chỉ mang tính chất tượng trưng bởi sau khi bán cổ phiếu, “bộ ba” Page, Brin và giám đốc điều hành Eric Schmidt vẫn kiểm soát trên 50% quyền phủ quyết tại Google.

Ước tính lượng cổ phiếu bán ra có giá trị khoảng 5,5 tỉ đôla Mỹ

P/S: Google có phá sản Larry Page và Sergey Brin vẫn là tỉ phú, họ đã khôn ngoan hơn các tỉnh phú thời dotcom năm 2001, thời kỳ bủng nổ dotcom họ là tỷ phú năm giữ 60 đến 80% cổ phần công ty, sau khi dotcom sụp đổ họ trở thành trắng tay
 
Không phải cứ bộn tiền là có siêu đổi mới​

accountability.jpg

Các giám đốc tài chính tập đoàn và nhà tư bản đầu tư mạo hiểm đều gặp chung một vấn đề. Họ cùng đưa ra một số tiền khổng lồ và các nguồn lực khác với hi vọng tạo ra các siêu đổi mới.

Trong những quý đầu tiên, mọi thứ đều ổn: đạt các mốc quan trọng, theo đúng tiến trình, và phát triển các đặc tính mới. Khi mà mọi thứ còn bí mật, chúng ta thường đặt rất nhiều hi vọng. Sau đó, sản phẩm được đưa ra công chúng lần đầu tiên. Đây chính là lúc mọi vấn đề bắt đầu.

Quay trở lại thời điểm dự án mới bắt đầu và tiền đầu tư còn nhỏ giọt, khi đội doanh nhân còn đang đưa ra các luận cứ về thị trường rộng lớn sẽ chấp nhận sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ đổi mới của họ. Quy tắc của một luận cứ gây vốn đầu tư rất dễ hiểu: cố gắng đưa ra các luận cứ về tổng thị trường hiện hữu lớn nhất mà đội doanh nhân có thể nắm giữ. Đằng sau phân tích này là vô số mẫu bảng tính, được hoàn thiện với các tiêu chí đo lường hành vi khách hàng nhằm chỉ ra giá trị mà món hàng mới này có vẻ sẽ đạt được.

Và sau đó, khi công ty theo đuổi những đổi mới có tính duy trì - kiểu như mở rộng chủng loại sản phẩm hoặc các công nghệ mới thiết kế thêm để phục vụ các khách hàng hiện tại - điều này hoàn toàn dễ hiểu. Một người tổng quản lý chung sẽ ý được sử dụng mọi công cụ có thể - nghiên cứu thị trường, thiết lập nhóm khách hàng tập trung - để đưa ra các kế hoạch khả thi.

Đến thời điểm này, nguyên lý hành động mà các giám đốc tài chính phải chấp nhận với các kế hoạch này lại là: một khi kế hoạch đã được phê duyệt, hoặc là nó sẽ được hoàn thành xuất sắc, hoặc nó sẽ thất bại một cách an toàn. An toàn vì chính người quản lý cấp cao này đã không hoàn thành được bài tập về nhà của mình.

Cơ cấu này hoàn toàn phá sản khi đội doanh nhân đối mặt với các tình huống kinh doanh mà trong đó, họ phải nỗi lực tìm kiếm các sản phẩm mới với điều kiện hoàn toàn không chắc chắn. Đây chính là lãnh địa quen thuộc của những siêu đổi mới, những kế hoạch với tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) thấp trong thời gian ngắn ban đầu. Nó như một đánh cược dài hạn vào sự phát triển của một loại sản phẩm mới, một diễn đàn công nghệ mới hay thậm chỉ là tạo ra một thị trường mới.

Quay lại với đội doanh nhân không hoàn thành được mục tiêu đã đề cập trước đây. Họ đúng kế hoạch, hoàn thành chỉ tiêu ngân quỹ, nhưng lại thất bại ở chỉ tiêu tổng quát. Họ chỉ tạo ra một lượng nhỏ doanh số đã hứa. Sau đó một thời gian ngắn, họ đành viện tới phương án lợi nhuận hình chiếc gậy khúc côn cầu như sự cứu vớt cuối cùng.

Nhìn tổng quát hình dáng một chiếc gậy khúc côn cầu, bạn có thể nhận thấy đặc điểm nổi bật nhất là phần thân dài bằng phẳng.

Sau một vài quý với mức phát triển không tăng hoặc thấp, làm thế nào để các giám đốc tài chính huyền thoại hay các nhà tư bản đầu tư mạo hiểm xác định: đội doanh nhân này có thật đang ở gần các đột phá của cây gậy khúc côn cầu hay không, hay đang tạo ra một thất bại hoàn toàn? Câu hỏi này quan trọng, bởi đầu tư mạo hiểm vào kinh doanh đang mang lại không gì ngoài sự phân bố không hợp lý nguồn vốn và tỷ lệ hoàn vốn đầu tư thấp liên tiếp.

Nói thẳng ra, làm thế nào để biết những thứ mà đội doanh nhân này làm không chỉ là sự ngớ ngẩn, vớ vẩn? Một ví dụ điển hình, sau mọi nỗ lực, tất cả những gì các công ty trong bong bóng công nghệ thông tin làm chỉ là thổi toàn bộ số tiền đầu tư vào những món thù lao ngông cuồng để tạo ra "nhà hát thành công" - ảo tưởng của phát triển vững chắc.

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần các kết quả của bảng tính đầu tư. Mức độ không chắc chắn mà các khởi đầu kinh doanh phải đối mặt cao đến nối hầu hết các mô hình giả sử đều có thể sai lầm. Các doanh nhân cần có trách nhiệm giải trình liên quan đến hợp lý hóa tìm hiểu những mô hình hữu dụng và sau đó, tìm ra những sản phẩm tối ưu hóa phát triển tương lai của mô hình đó. Trách nhiệm giải trình này cần được chia làm 2 khía cạnh:

1. Thiết lập các giới hạn giá trị

Việc xây dựng và triển khai các sản phẩm có thể tồn tại tối thiểu một cách nhanh nhất là điều quan trọng khi bắt đầu kinh doanh. Đây là công việc tối thiểu để bắt đầu tìm hiểu từ các nhà áp dụng đi trước: liệu một sản phẩm mới có chút giá trị nào không. Có thể sản phẩm này nhiều khuyết điểm nhỏ, thiếu đặc tính, hay tiện lợi thấp. Trên thực tế, trong một vài trường hợp, những sản phẩm có thể tồn tại tối thiểu được lựa chọn chỉ là những trang đích đến mô tả sản phẩm và những lời chào hàng.

Tầm quan trọng của các sản phẩm có thể tồn tại tối thiểu chính là nó cho phép các khởi đầu kinh doanh thu thập các kiến thức thật cho mô hình. Bắt đầu với những giả thuyết rủi ro nhất, mỗi sản phẩm có thể tồn tại tối thiểu giúp tìm ra hành vi thực sự của khách hàng. Chúng ta lấy ví dụ về một sản phẩm với giả thuyết rủi ro nhất liên quan đến vấn đề phân phối. Trong trường hợp này, một thử nghiệm nhỏ về trang đích đến sẽ chỉ rõ tỷ lệ thành công của các đơn đặt hàng đầu tiên của khách hàng mới.

Tại bước này, thay vì buộc các đội chịu trách nhiệm cho các mốc sản phẩm, hãy bắt họ chịu trách nhiệm "điền vào chỗ trống" cho các giá trị đầu vào trong mô hình.

2. Chứng minh quá trình tìm hiểu

Một khi các giới hạn giá trị được thiết lập, có thể mô hình này trông không còn hấp dẫn mấy. Ví dụ nhé, từ một khởi đầu kinh doanh trước, chúng ta thấy rằng tỷ lệ thành công của các đơn đặt hàng đầu tiên của khách hàng mới chỉ bằng 1/10 những gì mà mô hình thu hút đầu tư của chúng ta hứa hẹn. Nhưng giá trị vòng đời của một khách hàng mới lại cao gấp 2 lần những gì mà chúng ta dự tính.

Lúc này, đội doanh nhân nên thay đổi để cải thiện các giá trị đầu vào của mô hình. Mỗi lần lặp lại các giới hạn là một lần các giá trị mới, bài thử mới, các cuộc phỏng vấn khách hàng mới và các thí nghiệm mới được thêm vào và tiến hành. Như vậy, qua quá trình tìm hiểu, đội doanh nhân có thể thay đổi sản phẩm và gia tăng số lượng tiêu chuẩn từ những giới hạn ban đầu.

Tại công ty tôi từng làm việc trước đây, chúng tôi đã thử rất nhiều lặp lại để tăng tỷ lệ thành công. Điều này thật sự rất khó khăn. Dù thay đổi rất nhiều, chúng tôi chỉ có thể tạo ra những thay đổi khiêm tốn. Nhưng chúng tôi lại tìm ra cách cách đơn giản hơn để làm tăng gái trị vòng đời khách hàng. Bằng cách này, cuối cùng chúng tôi đã tìm ra con đường tạo ra một mô hình hoàn toàn có thể mang lại lợi nhuận, cho dù nó khác xa với mô hình chúng tôi thiết lập đầu tiên.

Tại bước này, hãy để toàn đội doanh nhân chịu trách nhiệm cho những thay đổi xảy ra với các tiêu chí đầu vào - nhưng chỉ khi họ có thể chứng minh chắc chắn rằng họ có khả năng chịu trách nhiệm, và không chỉ tạo ra các thay đổi một cách ngẫu nhiên (hay do các yếu tố khách quan).

Đo lường những thay đổi này lại thuộc lĩnh vực tiêu chí hành động, chủ đề bài tiếp theo của chúng ta trong chuỗi bài này.

- Bài viết của Eric Ries trên Harvard Business Publishing. Ông là tác giả của trang StartupLessonsLearned.com. Ông đồng thời còn là nhà tư vấn cho nhiều doanh nghiệp mới thành lập, công ty và các quỹ đầu tư mạo hiểm
 
Google gặp "hạn" ở Châu Âu​

Google đang gặp vấn đề ở Trung Quốc nhưng xem ra tình hình còn nghiêm trọng hơn ở Châu Âu.

Google: Tham vọng không biên giới


Xung quanh các vấn đề như tính bảo mật, bản quyền và đại vị thống trị của công cụ tìm kiếm Google trên Internet đang xảy ra những vụ tranh cãi với những nhà làm luật, chính quyền và những người ửng hộ người tiêu dùng. Và có vẻ như cuộc chiến đang leo thang trên toàn khu vực Tây Âu.

Biến cố này có vẻ như nghiêm trọng hơn so với ở Trung Quốc do những hoạt động của Google ở Châu Âu là trên quy mô lớn hơn và sinh lợi nhiều hơn.

Chỉ riêng ở Anh, Google có doanh thu bán hàng gấp khoảng 10 lần ở Trung Quốc. Trên toàn châu Âu, cho đến nay Google vẫn đang là công cụ tìm kiếm được ưa chuộng nhất, chiếm một thị phần lớn hơn so với những đối thủ khác ở Mỹ.

Quy mô và những tham vọng không biên giới của Google khiến những nhà chính trị ở Lục địa già không khỏi lo ngại.

Italy: Google "khuyếch trương" và "tự đại"

Chính phủ của thủ tướng Silvio Berlusconi đã ban hành một bộ luật liên quan đến việc đưa các đoạn video giống như trên Youtube, ràng buộc về tính bảo mật, bản quyền và những vi phạm khác xảy ra trong quá trình sử dụng nội dung.

Và do vậy Google rơi vào vụ kiện tụng của công ty Mediaset, thuộc quyền sở hữu của gia đình Berlusconi, là một trong những kênh truyền thông thương mại lớn nhất của Italia.

“Đó là một cuộc chiến toàn diện chống lại Google ở Italy,” Paolo Brini, phát ngôn viên của tập đoàn ScambioEtico ở Perugia cho biết.

Ở Đức, bộ trưởng Tư pháp, bà Sabine Leutheusser-Schnarrenberger, gần đây có nói hàm ý về tham vọng "khuếch trương" và chứng “tự đại" của Google. Bà cho rằng công ty này đang phá vỡ các nguyên tắc bảo mật.

“Nói chung, tôi thấy có một sự độc quyền quá lớn mà hầu như không được để ý đúng mức, giống như Microsoft,” bà phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Der Spiegel.

Một phát ngôn viên sau đó đã đính chính rằng bà không có ý nói về những vấn đề chống độc quyền, ngoài lĩnh vực quản lý của bà.

"Chúng tôi thích thị trường châu Âu"

Google cho rằng những người dân châu Âu không có ý nghĩ như những gì đang xảy ra, đó chỉ là những lời phàn nàn tranh chấp từ chính các đối thủ của họ như Microsoft và các công ty truyền thông khi mà các mô hình kinh doanh của đang bị đe doạ với những thay đổi về công nghệ.

Google cho biết “chúng tôi thích thị trường châu Âu và chúng tôi có rất nhiều người sử dụng ở các quốc gia mà chúng tôi cung cấp sản phẩm của mình”. “Chúng tôi được ưa chuộng tức là sẽ có những lời phàn nàn. Điều quan trọng là chúng tôi đang làm đúng, và không có nghĩa là chúng tôi đang cố gắng khoá chặt các khách hàng của chúng tôi vào các sản phẩm của mình và hợp tác tốt với tất cả các đối tác”.

Thách thức lớn nhất hiện nay của Google có lẽ là ở Italy. Trong tháng này thì có khả năng sẽ có một quyết định của toà án ở Milan, đưa ra cho 4 giám đốc điều hành của Google với tội danh vi phạm sự bảo mật và xúc phạm liên quan đến các đoạn video miêu tả cảnh hành hạ một cậu bé bị tâm thần được đưa lên trang Web của Google.

Công ty cho biết có thể sẽ có phán quyết yêu cầu họ biên tập lại nội dung trước khi đưa lên YouTube và điều này là hợp với tinh thần mở của mạng Internet và những hướng dẫn của UB Châu Âu. Nhưng các công tố viên thì cho rằng Google quá chậm trễ trong việc xoá bỏ đoạn video đó.

Ở một động thái khác thì vào mùa hè năm ngoái, chính quyền Italia đã tấn công một văn phòng của Google ở Milan, mở một cuộc điều tra về hãng tin Google News, khi hãng này đưa các tin trích dẫn từ các tờ báo điện tử. Nhiều nhà xuất bản Italian cho rằng Google News đã vi phạm bản quyền của họ, nhưng họ lại không thể xoá các tin của mình trên Google nếu không thực hiện việc xếp hạng tìm kiếm của Google, một việc tốn thời gian và tiền của. Google tuyên bố không có bất kì liên hệ nào giữa Google News và công cụ tìm kiếm của họ.

Đức: Hậm hực vì bị Google vượt mặt

Các tờ báo và tạp chí của Đức đã khiếu nại lên chính phủ rằng tổng thu từ quảng cáo của tất cả các trang Web của họ chỉ đạt 100 triệu Euro/năm trong khi Google lại kiếm được khoảng 1,2 tỉ Euro nhờ việc quảng cáo trên công cụ tìm kiếm của mình trên toàn nước Đức.

Cơ quan chịu trách nhiệm liên bang đang thu thập thông tin nhưng vẫn chưa đưa ra quyết định liệu có cần mở một cuộc điều tra chính thức hay không.

Các nhà xuất bản ở Đức đã thuyết phục thủ tướng Angela Merkel ủng hộ một nội dung mới về chống vi phạm bản quyền trên Web. Các nhà phân tích cho rằng phương pháp này tuy vẫn chưa được đưa ra chính thức nhưng sẽ khiến những công ty kinh doanh Web như Google phả mua giấy phép để đăng nội dung ở những nơi khác.

Cuộc chiến với Google ở Đức còn trầm trọng hơn do vấn đề tranh cãi về tính bảo mật. Một vài thành phố ở Đức đã không cho phép Google chụp ảnh các cửa hàng và nhà cửa để đưa lên dịch vụ Street View - một dịch vụ đưa các bức ảnh về đường phố lên các bản đồ - dù có thể là không phải ở Đức.

Trong khi dịch vụ Street View đã trở nên phổ biến ở một số nươc vhâu Âu thì mới đây Thuỵ Sĩ đã kiện Google vì đã đưa những bức ảnh lên mạng và phá vỡ tính bảo mật của họ.

UB Châu Âu có trụ sở ở Brussels đã yêu cầu Google và các công ty Internet khác của Mỹ cần rút ngắn thời gian trả lại dữ liệu khách hàng.

Tuy nhiên phía Google đã cố gắng tránh một cuộc xung đột với cơ quan có thẩm quyền của UB Châu Âu vì họ đã nhiều lần theo đuổi những vụ kiện chống độc quyền với các công ty nhưMicrosoft, Intel và các công ty đa quốc gia của Mỹ.

Không ai được lợi nếu xảy ra cuộc chiến pháp lý

Trong những động thái mới của mình thì các đối thủ của Google, bao gồm Microsoft, đang có những cuộc vận động hành lang để chống lại vị thế đang lên của Google ở châu Âu.

“Khi công ty của bạn chiếm hơn 90% thị phần trong một thị trường lớn thì thật khó để tránh được những thắc mắc của mọi người”. Brad Smith, đại diện phía luật sư của Microsoft đã nói như vậy ở Brussels tuần trước. “Chúng tôi nói điều đó với những gì chúng tôi đã trải qua”.

Theo như công ty tìm kiếm comScore, ở châu Âu Google chiếm 80$ trong khi ở Mỹ là 65%. Yahoo là 17%, và Bing, thuộc Microsoft chiếm 11%, mang đến một cuộc cạnh tranh nhỏ ở Mỹ nhưng ở Châu âu thì họ hầu như im tiếng với ít hơn 2% thị phần.

Các quan chức của UB đã cho rằng việc chiếm lĩnh một thị phần quá lớn không hoàn toàn là nguyên nhân gây ra các vụ kiện chống độc quyền; rõ ràng rằng một công ty đang lợi dụng vị thế này để làm giảm bớt sự cạnh tranh. Các nhà phân tích cho rằng việc thiếu các đối thủ cạnh tranh từ Mỹ với Google có thể làm nhẹ đi một số động thái mang tính pháp lý chống lại công ty này.

“Brussels có thể là không muốn có một cuộc chiến với Google,” C. Evan Stewart, một chuyên gia về chống độc quyền ở công ty luật Zuckerman Spaeder cho biết, “bởi vì sẽ chẳng ai được lợi gì nếu mà họ thắng”
 
Google chuẩn bị xây dựng mạng internet siêu tốc​

- Hãng tìm kiếm Google đang chuẩn bị xây dựng một mạng internet tốc độ siêu tốc cho hơn nửa triệu người, một kế hoạch có thể thúc ép các hãng truyền thông nới lỏng quản lý tới việc truy cập vào các trang web ở Mỹ

Hãng này đã thảo luận các vấn đề về trung gian mạng lưới với nhiều hãng truyền thông như AT&T và Verizon Communications: Google muốn các hãng truyền thông cho phép khách hàng chạy bất kỳ ứng dụng web nào mà họ mong muốn trong khi các nhà truyền dẫn lại không muốn đánh mất kiểm soát lên các mạng lưới mà họ đã đầu tư hàng triệu USD để xây dựng.

Trong khi xây dựng mạng lưới thử nghiệm, Google muốn chạy thử một đường dẫn có thể dễ dàng quản lý các ứng dụng phức tạp có sử dụng nhiều băng thông mà không ảnh hưởng đến hoạt động.

Hôm thứ 4, Google cho hay họ không lên kế hoạch xây dựng một mạng lưới toàn quốc và mục tiêu của họ chỉ là phát triển một dịch vụ thử nghiệm với giá cạnh tranh cho khoảng 50,000 đến 500,000 người, kỳ vọng tốc độ truy cập sẽ cao hơn 100 lần so với hiện tại.

Google liên tưởng đến một vị bác sĩ đang thảo luận và nhìn vào hình ảnh y học 3 chiều mà bệnh nhân đang ở một nơi rất xa, các sinh viên tham dự một lớp học nhưng họ lại đang ở nhiều nơi khác nhau với hình ảnh 3 chiều hoặc một ai đó đang tải một bộ phim có độ phân giải cao một cách nhanh chóng.

Google cho hay mạng lưới sẽ chạy trên những đường truyền sợi cáp quang đến các gia đình và học từ chối đưa thêm thông tin chi tiết.

Google đã kêu gọi nhiều thành phố và nhiều bang mong muốn tham gia thử nghiệm ứng dụng vào ngày 26/3 và sẽ phát triển mạng lưới tại nhiều địa điểm trên nước Mỹ.

Các băng thông rộng sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các thành phố và tạo tiền đề cho các sáng tạo và ứng dụng thiết bị và dịch vụ về internet tốc độ cao trong tương lai.

Google đã từ lâu cho rằng họ có thể bán được nhiều mẩu quảng cáo hơn – phương thức mà họ kiếm tiền, bằng cách khuyến khích việc sử dụng internet.

Một phát ngôn viên của hãng Verizon miêu tả động thái của Google như là một trang mới và là một câu chuyện thú vị trong phát triển internet.

Hãng AT&T đã từ chối bình luận

Theo các chuyên gia phân tích, chi phí mà Google bỏ ra có thể vào khoảng 1,000 đến 2,000 USD mỗi thuê bao nếu họ sử dụng cáp quang mới nhưng đã được lắp đặt sẵn tại các thành phố.

Google cho hay họ có thể tự chi trả cho việc phát triển này mà không cần nhờ đến các đối tác tài chính hay trợ cấp của chính phủ và sau đó thu tiền từ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

Google tuyên bố họ sẽ cung cấp dịch vụ truy cấp với tốc độ nhanh gấp 100 lần so với hiện tại
 
Chiến tranh lạnh dot-com Việt Nam​

Có lẽ hầu hết mọi người thông thường đều nghĩ Google đạt được thành công lớn như ngày nay là nhờ vào tài năng của hai nhà sáng lập là Sergey Brin và Lawrence Page, bản thân tôi cũng đã từng nghĩ như vậy cho đến khi lao vào cuộc chiến dot-com thực sự. Có thể nói yếu tố quyết định nhất đến sự thành công của Google ngày nay là sự may mắn. Google xuất hiện đúng vào lúc thời kì Internet bắt đầu bùng nổ và thế giới dotcom đang cần một sự sắp xếp thông tin có trật tự hơn. Google đã tận dụng rất tốt điều này và sớm có được nguồn doanh thu lớn và tương đối bền vững. Dựa trên đó họ đã đi chiêu binh và mua lại các công ty khác để hình thành nên một đế chế Google như hiện tại. Tất nhiên nói như vậy không có nghĩa phủ nhận tài năng và sự liều lĩnh của hai nhà đồng sáng lập, nhưng nhìn lại thì ngay cả Google cũng phải thừa nhận rằng thuật toán PageRank ngày xưa chỉ còn là một trong hàng trăm yếu tố góp phần vào cỗ máy tìm kiếm khổng lồ của họ ngày nay.

Trong một xã hội như Việt Nam thì tôi tin yếu tố này càng thể hiện sự quyết định. Đôi lúc việc tôi có được một thực lực mạnh và sản phẩm tốt không quan trọng bằng việc tôi có được tầm nhìn sắc bén về thị trường, tận dụng tốt các mối quan hệ và chớp thời cơ đúng lúc. Đó cũng là vấn đề mà tôi muốn tìm hiểu thông qua bài viết này.

1. Lĩnh vực tìm kiếm

Socbay là một công cụ tìm kiếm không có gì đặc sắc về công nghệ. Nhưng họ lại xuất phát vào thời điểm IDG đang cần giải ngân nên đã được rót vào một số tiền đầu tư tương đối. Cộng với việc một số thành viên sáng lập của họ xuất thân từ gia đình có thế nên đã giúp Socbay có được những lợi thế nhất định về mặt chính trị như hiện nay. Có thể rất nhiều người tranh cãi về hướng đi đậm chất ...PR quảng cáo này, nhưng rõ ràng nếu tương lai Socbay bổ sung hay mua lại được một team công nghệ hiệu quả và tìm được doanh thu đầu ra thì họ hoàn toàn có khả năng trở thành một công ty online thành công ở Việt Nam.

Còn Moom là một công cụ tìm kiếm không nhiều người biết đến, mặc dù đây là một team làm việc khá nghiêm túc theo nhận định của riêng tôi. Moom xuất phát vào thời điểm cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu diễn ra, cũng như sau khi các nhà đầu tư đã nhìn thấy những khó khăn nhất định trong lĩnh vực tìm kiếm. Cộng thêm việc họ chưa có được bộ sậu mạnh về marketing, chiến lược và quan hệ nên hiện tại họ vẫn còn là startup nhỏ với nhiều khó khăn. Tuy nhiên trong thời gian sắp tới, khi cuộc đua mạng xã hội cùng với nhu cầu data mining bùng nổ, nếu Moom tận dụng tốt thì họ sẽ có được những bước tiến quan trọng so với các đối thủ khác hiện nay.

Và tất nhiên khả năng Socbay mua lại Moom cũng có thể xảy ra và nếu như vậy sẽ là điển hình cho việc yếu tố quan hệ/may mắn sẽ chiến thắng yếu tố thực lực mà tôi đã đề cập ở trên

2. Lĩnh vực mạng xã hội


Vinagame là một điển hình trong việc nhạy bén chớp thời cơ và đã đạt được thành công tốc độ trong lĩnh vực online ở Việt Nam chỉ trong thời gian 5 năm ngắn ngủi. Tuy nhiên phần lớn nguồn doanh thu đều tập trung trong mảng games nên họ buộc phải tìm một hướng đi bền vững khác trước sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ vào lĩnh vực trong thời gian sắp tới. Do là một công ty trẻ và không có thế đứng về chính trị tốt như các đối thủ khác nên Vinagame đã từng bước đa dạng hóa cổ đông, với sự tham gia của Tencent và Goldman Sachs nhằm củng cố kinh nghiệm và thế đứng cho mình.

Ngược lại, FPT là một công ty thâm niên có thế đứng tốt cả về mặt thị trường lẫn chính trị. Tuy nhiên do xuất phát sau nên họ đã bị Vinagame bỏ một khoảng tương đối xa trong lĩnh vực online. Và dĩ nhiên FPT sẽ phải dồn sức vào trận chiến này nếu như không muốn bị Vinagame vượt mặt về giá trị thị trường chỉ trong 2-3 năm nữa. Nếu có thể liên kết các dịch vụ, hẳn nhiên FPT sẽ là người chiến thắng nhưng rõ ràng với bộ máy cơ chế cồng kềnh như hiện nay, cùng với việc cuộc chiến nhân lực bắt đầu diễn ra một cách gay gắt thì thực sự sẽ rất khó để FPT có được một đội ngũ nhận lực tốt và đạt được sự linh động như các công ty online thuần túy khác.

VTC là một đối thủ tuyệt nhiên có lợi thế lớn nhất về thế đứng chính trị khi được chính phủ công khai ủng hộ xây dựng mạng xã hội cho toàn Việt Nam, tuy nhiên hiện họ vẫn là một câu hỏi lớn. Bản thân tôi nghĩ với mô hình dù sao vẫn là một công ty nhà nước nên sẽ không dễ dàng để VTC cạnh tranh với các đối thủ khác trừ khi nhà nước có cơ chế "khuyến khích" người dân sử dụng dịch vụ mạng xã hội của họ.


Còn các đối thủ khác như Tamtay, Cyworld... thì có lẽ đã không còn đủ sức. Mạng xã hội giờ đã trở thành cuộc chơi của các đại gia lắm tiền hoặc có thế đứng chính trị. Không có được yếu tố này thì gần như sẽ rất khó để tồn tại chứ chưa nói đến việc đợi đến lúc có thể tìm được doanh thu đầu ra.

3. Yếu tố chính phủ Việt Nam


Và tất nhiên không thể không nhắc tới yếu tố can thiệp của chính phủ Việt Nam vào thế giới online trong vòng tương lai ít nhất 10 năm sắp tới, đặc biệt trong các lĩnh vực truyền thông, tìm kiếm, mạng xã hội... Trong một thế giới phẳng như hiện tại sẽ rất dễ để tạo ra các sự kiến diễn biến hòa bình thông qua các công cụ phổ cập như Internet, và chính phủ Việt Nam sẽ buộc phải tạo ra một rào cản để giới hạn người dân trong nước tiếp xúc với những thông tin nhạy cảm này. Xét về yếu tố này thì có vẻ chính phủ Việt Nam giống như ...Microsoft ^_^

Ngược lại chính phủ Mỹ luôn đi đầu trong việc kêu gọi tự do thông tin Internet. Nghe ban đầu có vẻ hay và công bằng nhưng ngẫm lại thì nơi nào có dân chủ thì sẽ có lợi cho Mỹ trong việc tạo ra đồng minh của mình. Điều này cũng giống như Google luôn kêu gọi và ủng hộ phong trào open source nhưng cứ thêm một tổ chức tham gia thì sẽ lại là một đòn nhắm vào gã khổng lồ Microsoft. Và tất nhiên Microsoft cũng sẽ phải tìm cách để bảo vệ thế đứng của mình

Nên nếu làm dot-com ở Việt Nam, chắc chắn bạn phải chấp nhận luật chơi của chính phủ Việt Nam, cho dù tư tưởng bạn có khác biệt thế nào đi nữa. Tuy nhiên đổi lại, bạn sẽ được lợi thế ít nhiều nhờ rào cản vô hình mà chính phủ Việt Nam sẽ tạo ra cho những sản phẩm không chấp nhận luật chơi này. Còn nếu bạn không chấp nhận, setup công ty ở các thị trường khác là lựa chọn duy nhất còn lại.


Do đó theo suy nghĩ cá nhân tôi, để thành công ở Việt Nam, các công ty sẽ cần phải có một độ "nhạy" về mặt chiến lược, đặc biệt là yếu tố quan hệ và chính trị nhất định. Tất nhiên có thể nhiều người cho rằng nhiều công ty vẫn thành công mà không cần quan tâm đến yếu tố này. Nhưng tôi tin rằng đến một lúc nào đó khi một công ty phát triển đến mức độ đủ lớn, chắc chắn họ sẽ phải đương đầu với những yếu tố này dù họ có quan tâm hay không. Và việc hoạch định chiến lược từ sớm sẽ giúp công ty đỡ gặp nhiều trở ngại và tiến nhanh hơn tới mục tiêu của mình ;)

Pham Huu Ngon
 
Marissa Mayer - Người phụ nữ số 1 tại Google​


244962.jpg

- Nếu bắt gặp Marissa Mayer, có thể bạn không nghĩ đó là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất thế hệ 7X, người được cho là có hàng trăm triệu đô-la, dưới quyền là 150 quản lý về sản xuất phần mềm máy tính và hơn 2.000 kĩ sư phần mềm khác.


Một cơ hội vàng mà cô ấy đã định xoá đi

Mùa thu năm 1999 là thời kỳ nóng bỏng với các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành IT khi hàng loạt công ty như Yahoo!, MarketWatch, VA Linux Systems, TheGlobe.com… phát triển rực rỡ.

Khi đó Mayer 24 tuổi, chuẩn bị tốt nghiệp Đại học Stanford với tấm bằng thạc sỹ IT. Một buổi tối tháng tư, cô nhận một email tựa đề “Làm việc tại Google?”.

Ban đầu cô định xóa - phản ứng quen thuộc với thư mời việc ngỏ, nhưng cô lại tình cờ nháy vào bức thư. Khi đọc nó, cô bỗng nhớ lại cuộc nói chuyện vào mùa thu năm ngoái với Eric Robert, thầy giáo của mình.

Khi đó, Mayer vừa trở về từ Zurich, sau chín tháng làm việc cùng 30 nhà nghiên cứu khác nhằm xây dựng hệ thống cho một trang web - tương tự hệ thống mà Amazon dùng để đưa ra gợi ý mua sách dựa trên những lần mua trước của khách hàng. Mayer gặp Robert.

Ông nói: “Có hai chàng trai đang làm một chương trình tương tự như em vừa hoàn thành.” Công ty có cái tên khá hài hước - Google và ông khuyên Mayer đến gặp họ. Lúc đó cô nói: Không!

Sau khi đọc email của Google, Mayer nhớ tới hai chàng trai và đăng ký phỏng vấn. Người phỏng vấn cô là Craig Silverstein, lập trình viên chính thức đầu tiên của Google.

Trước khi bắt đầu, Siverstein đề nghị Mayer hãy dừng cuộc phỏng vấn lúc 16 giờ. Anh yêu cầu Mayer cho đề xuất để Google có thể làm tốt hơn. Mayer đưa ra ý tưởng Google cần một hệ thống thu thập các trang web tốt hơn, đặc biệt là với các trang tin tức.

Và khi cô ngừng nói đã là 16:10. Cô lúng túng xin lỗi. Đáp lại, Silverstein cười và nói cuộc phỏng vấn thực sự giá trị.

Sáu ngày sau, Mayer nhận được lời đề nghị làm việc của Google

Trong cuộc sống, Mayer nhận ra cô luôn phải đứng trước những lựa chọn khó khăn.

Từ việc chọn theo học tại Đại học Stanford, mặc dù đã có giấy báo trúng tuyển Đại học Yale và một số trường Đại học danh tiếng khác, hay việc chuyển đổi chuyên ngành học từ Hóa sinh sang Ngôn ngữ lập trình.

Hoặc quyết định làm việc tại Trung tâm nghiên cứu Đại học Stanford, và cuối cùng là tham gia công việc tại Thụy Sĩ, nơi mà cô không thông thạo ngôn ngữ và cũng chẳng quen một ai.

Nhưng Mayer nhận ra điểm chung của tất cả các quyết định này, đó là chúng đều giúp cô được làm việc cùng những người thực sự tài giỏi và luôn đòi hỏi cô phải nỗ lực hết mình với công việc.

Cô có cảm giác cho dù thất bại cùng với họ, cô cũng sẽ học được nhiều điều hơn sự thành công dễ dàng ở những nơi khác.

Tại Google

Mayer được giao nhiệm vụ phát triển công cụ tìm kiếm mặc định cùng Netscape. Tại thời điểm đó, Google có khoảng 300 máy tính. Nhưng một lần khi Netscape gửi toàn bộ lưu lượng truy cập của mình tới Google, website của Google đã bị sập.

Đêm hôm đó, Mayer làm việc tới tận 3 giờ sáng. Có những lúc cô đánh giá cơ hội thành công của công ty chỉ có 2% nhưng quyết tâm không ngã lòng vì cô tin vào định hướng đúng đắn. Với sự nỗ lực tột bậc, cả nhóm cuối cùng cũng khắc phục được sự cố này.

Mayer có một cách riêng để tìm hiểu mức độ phổ biến của Google, đó là ghi nhận phản ứng của mọi người xung quanh khi cô nói với họ về công việc của mình.

Hai tháng sau khi bắt đầu công việc, Mayer bắt gặp được người đầu tiên biết đến Google. Nhưng chỉ 1 năm sau, ngày càng nhiều người biết và sử dụng công cụ tìm kiếm Google.

Tháng 4 năm 2000, Google được dịch ra 14 ngôn ngữ khác nhau, và vào mùa hè năm đó, Google cho ra đời dịch vụ tìm kiếm cạnh tranh với Yahoo!

Một năm rưỡi tiếp theo, Mayer đã thật sự hạnh phúc khi bắt gặp một người đàn ông đang sử dụng Google trong một quán cà phê internet tại Thụy Sỹ và thốt lên rằng “Ồ, tôi yêu Google”.

Cuộc sống hiện tại của Marrisa

Hằng ngày Mayer phải điều hành một loạt các cuộc họp. Các nhóm kĩ sư, nhóm này tiếp nhóm khác, bước vào phòng họp, bật laptop lên và thuyết trình.

Không chào hỏi, không lời nói xã giao. Mặc quần áo đen, đi xăng đan đen và với mái tóc buộc hờ, Mayer luôn giữ cái nhìn chằm chằm và lạnh lùng. Mỗi nhóm có 10 phút, và đồng hồ cứ đếm từng giây, từng giây.

Từ điển Wikipedia có một mục dành riêng cho Marissa

Marissa Ann Mayer (sinh ngày 30/05/1975), là Phó Giám Đốc Tìm Kiếm Sản Phẩm và Kinh Nghiệm Tiêu Dùng tại công ty Google.

Nhiệm vụ của cô là theo dõi quá trình phát hành sản phẩm mới, quyết định xem khi nào và cho sản phẩm nào của Google được phát hành. Cô đã trở thành một trong những gương mặt nổi tiếng nhất Google.

Ngoài việc có những bài phỏng vấn từng được xuất bản, Mayer còn thường xuyên xuất hiện tại các buổi phát biểu với tư cách là đại diện cho cả công ty.

Cô nhận bằng Cử nhân Khoa học tại Symbolic Systems và bằng Thạc Sỹ ngành Khoa học Máy Tính tại Đại học Stanford.

Mayer là kỹ sư nữ đầu tiên được nhận vào làm việc tại Google và là một trong 20 nhân viên đầu tiên gia nhập Google vào đầu năm 1999.
Sau một ngày dồn dập, Mayer trở về ngôi nhà mới của mình tại Palo Alto - nơi cô được đắm mình vào các “tác phẩm nghệ thuật” của mình - những chiếc bánh ngọt tự tay cô làm ra. “Tôi yêu việc làm bánh”, cô nói, “có lẽ vì tôi là một người rất khoa học. Các đầu bếp giỏi nhất chính là các nhà hóa học”.

Mayer rất say mê nghệ thuật đương đại, yêu hãng thời trang Barneys và cửa hàng AG Jeans. Cô là một người nghiện thời trang. Nhà thiết kế cô yêu thích là De La Renta và Carolina Herrera.

Trong một buổi biểu diễn ballet tại San FranSisco, Mayer khiến người ta trầm trồ bởi chiếc áo choàng hiệu Naem Khan đính 70 cara kim cương Grafff.

Mayer cũng rất thích những dịch vụ của tòa nhà FourSeasons, nơi cô được phục vụ bánh sandwich nướng phô mai tới tận phòng và phòng tập thể dục tới tận tối khuya.

Tại thời điểm này, thứ duy nhất thiếu trong cuộc sống của Mayer là một người tình lãng mạn.

Điều thú vị là một người phụ nữ thích chuyện trò và luôn khăng khăng bảo vệ ý kiến của mình về mọi thứ: từ quần jeans, bánh ngọt cho tới hoạt động trong tương lai của công cụ tìm kiếm Google, người đang giữ một vị thế ngày càng cao trong con mắt của công chúng, lại tỏ ra lưỡng lự khi nói về chuyện hôn nhân của mình.

Cô dường như không cho phép mình hẹn hò hay có những mối quan hệ tình cảm lâu dài.

Khi đề cập về sự nghiệp, Mayer nói sẽ cân nhắc sự thay đổi. “Tôi là người góp công xây dựng lên Google, tuy nhiên tôi không muốn ngủ quên trong ánh hào quang của chính mình. Tôi luôn nghĩ thú vị nhất là điều gì sẽ xảy ra tiếp theo”
 
Lo ngại từ việc Google "bắt tay" với Cơ quan Tình báo Mỹ​


Tờ The Washington Post vừa đưa tin: Google - công ty tầm cỡ thế giới chuyên doanh về công cụ tìm kiếm trên Internet vừa có một thỏa thuận với Cục An ninh quốc gia Mỹ, theo đó Cục An ninh quốc gia Mỹ sẽ giúp đỡ Google điều tra những vụ tấn công gián điệp trên mạng có khả năng bắt nguồn từ nước ngoài.

Thỏa thuận này đồng nghĩa với việc, Cơ quan tình báo Mỹ có thể độc quyền sử dụng lượng thông tin khổng lồ tới từ khắp nơi trên thế giới do Google thu thập được. Điều này tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng với an ninh quốc gia và an ninh thương mại của các nước khác, đồng thời làm dấy lên những mối quan ngại sâu sắc.

Google thành lập năm 1998, hiện nay là công ty chuyên doanh về công cụ tìm kiếm trên mạng lớn nhất thế giới, có văn phòng ở 30 quốc gia và khu vực trên thế giới. Công cụ tìm kiếm của Google là hệ thống để cung cấp dịch vụ tìm kiếm trên mạng cho người sử dụng. Thông qua chương trình máy tính đặc biệt, công cụ tìm kiếm có thể sử dụng để thu thập, xử lý các thông tin trên Internet. Trung tâm dữ liệu của Google hiện nay được phân bố trên khắp thế giới với hàng triệu máy chủ, mỗi ngày xử lý hơn 1 tỉ yêu cầu tìm kiếm của khách hàng, tạo ra 200 triệu tỉ byte dữ liệu cho người sử dụng.

Nếu nói Google là một cỗ máy thông tin toàn cầu hóa thì sau lần hợp tác này, sản phẩm của cỗ máy này sẽ liên tục đổ vào Cục An ninh quốc gia Mỹ, thúc đẩy mạnh mẽ khả năng thu thập thông tin của họ. Nhà nghiên cứu Miyawaki - Giám đốc Viện Nghiên cứu tổng hợp Nhật Bản cho rằng, khả năng thu thập thông tin độc lập của cơ quan tình báo một nước là có hạn, nhưng nếu được hợp tác với một công ty như Google, "khả năng thu thập thông tin của cơ quan tình báo đó sẽ được nâng cao, điều này không chỉ biểu hiện ở sự nâng cao về tính sâu rộng của thông tin thu thập được, mà còn ở lượng thông tin khổng lồ có thể tích lũy được nhờ hợp tác với công ty này."

Cục An ninh quốc gia Mỹ thành lập năm 1952, là cơ quan trọng yếu trong mạng lưới tình báo của Chính phủ Mỹ. Vào thời kỳ Chiến tranh lạnh, Cục An ninh quốc gia Mỹ đã bắt tay với công ty Western Union đọc trộm hàng triệu bức điện báo. Sau khi xảy ra vụ khủng bố 11 tháng 9, việc Cục An ninh quốc gia Mỹ tự ý nghe trộm điện thoại cá nhân, đánh cắp email điện tử cá nhân đã gây ra nhiều tranh cãi trong nội bộ nước Mỹ.

Khi đưa tin về sự kiện Google bắt tay với Cục An ninh quốc gia Mỹ, tờ L'Expansion của Pháp viết: "... Rất nhiều người giữ thái độ hoài nghi về sự hợp tác này". Tạp chí Wired của Mỹ lại có bài viết với tự đề “Không làm ác” (Don't be evil - Phương châm của Google) gặp “Nhòm ngó mọi người” (ám chỉ Cục An ninh quốc gia Mỹ)" để thể hiện sự lo ngại của mình. Chuyên gia của Viện Nghiên cứu thông tin kỹ thuật Trung Quốc thì cho rằng, Google có lượng thông tin khổng lồ, còn Cục An ninh quốc gia Mỹ lại có khả năng phân tích tình báo lớn mạnh, nếu hai bên hợp tác toàn diện thì sẽ tạo ra mối nguy hại lớn cho các quốc gia khác.

Thông tin mà Google lưu giữ không chỉ bao gồm thông tin đăng ký của người sử dụng, mà còn ghi lại cả đường tìm kiếm và quá trình duyệt web của họ trên mạng. Dựa vào phương pháp phân tích số liệu mới, cơ quan tình báo có thể lấy được thông tin về những địa chỉ mà người sử dụng đã tới nhờ sử dụng công cụ tìm kiếm trong những số liệu này, từ đó có được từ khóa và lựa chọn của người sử dụng. Trên cơ sở phân tích nguồn gốc địa chỉ IP, cơ quan tình báo dễ dàng nắm bắt được những người nào đi với những từ khoá nào, từ đó tổng kết ra thông tin tình báo có giá trị, ví dụ như trọng điểm nghiên cứu hiện nay của các nhà khoa học ở một quốc gia nào đó.

Việc hợp tác giữa Google và Cục An ninh quốc gia Mỹ có thể sẽ ảnh hưởng tới cả cuộc cạnh tranh công bằng trên thị trường toàn cầu, đem tới ưu thế cho các doanh nghiệp của Mỹ. Cơ quan Tình báo Mỹ không chỉ phục vụ chính phủ mà còn phục vụ cả các công ty Mỹ. Nhà nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp, chuyên gia an ninh thông tin Michel Rickydil nói rằng, sự hợp tác trong quá khứ giữa các doanh nghiệp về công nghệ thông tin và các cơ quan tình báo Mỹ như Cục An ninh quốc gia Mỹ chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như thương mại, an ninh nội bộ của quốc gia..., "Các doanh nghiệp châu Âu như Airbus và Total đều có thể trở thành mục tiêu của việc hợp tác này". Ông này kiến nghị, châu Âu nên đưa ra chính sách tương ứng để phá vỡ sự lũng đoạn của những doanh nghiệp chuyên doanh về công cụ tìm kiếm của Mỹ như Google với thị trường châu Âu.

Trước đó, để xua tan những nghi ngờ có liên quan tới hoạt động của mình, Google nhấn mạnh: việc hợp tác với Cục An ninh quốc gia Mỹ lần này sẽ không làm lộ những thông tin của người sử dụng. Trang web "Thế hệ công nghệ mới" của Pháp đã đăng tải bài viết bình luận: "... Cách nói của Google hiển nhiên sẽ khó thuyết phục được công chúng, đặc biệt người ta phải đối mặt với chính Cục An ninh quốc gia Mỹ, cơ quan nổi tiếng về việc đánh cắp email cá nhân nhưng được hưởng quyền miễn trừ tư pháp".

Tuy vậy, có thể thấy rằng, sự hợp tác giữa Google và Cục An ninh quốc gia Mỹ trước hết có thể làm tổn hại đến bản thân chính họ bởi lẽ người sử dụng sẽ dùng những cái kích chuột để lựa chọn một sự từ bỏ. Về vấn đề này, Chủ tịch Hiệp hội quản lý khủng hoảng Nhật Bản nói: "Xét từ góc độ cá nhân, tôi không muốn sử dụng công cụ tìm kiếm hợp tác với cơ quan tình báo Mỹ này"
 
Yoshikazu Tanaka, tỷ phú công nghệ trẻ nhất Nhật Bản​

Với tổng tài sản 1,6 tỷ USD, Tanaka là một trong ba tỷ phú châu Á có độ tuổi dưới 35, nhưng là người duy nhất tự kiếm tiền bằng chính đôi bàn tay của mình. Là tỉ phú tự thân lập nghiệp trẻ thứ hai thế giới sau Mark Zuckerberg, Tanaka cũng làm giàu nhờ vào mạng xã hội, đó là mạng Gree.

Anh khởi nghiệp tại hãng điện tử Nhật Sony, sau đó về làm cho tỉ phú Hiroshi Mikitani tại trang web Rakuten. Anh rời khỏi công ty vào năm 2004 để thành lập Gree tại một vườn ươm công nghệ. Sau đó, anh đưa trang web trở thành một địa điểm chơi game trực truyến và đã thu hút nhiều người chơi. Cổ phiếu của Gree đã tăng gấp đôi trong năm 2009.

Từ nghiện chơi “game” đến lập công ty “game”

Yoshikazu Tanaka cũng đang đứng vị trí 18 trong danh sách những người giàu nhất ở Nhật Bản, tổng tài sản hiện tại đã được nhân đôi từ con số hơn 800 triệu USD năm 2008.

Tanaka có được khối tài sản ngày nay nhờ vào Gree, một trang web về mạng xã hội và cú tăng tốc ngoạn mục của cổ phiếu Gree trong năm 2009. Thực ra, Gree chính là một dự án ưa thích được Tanaka thực hiện từ khi còn làm việc cho mạng mua sắm trực tuyến Rakuten của tỷ phú Hiroshi Mikitani, người giàu thứ sáu ở Nhật Bản.

Tanaka bắt đầu mê xã hội kỹ thuật số sau khi đọc về nhà tương lai học người Mỹ, ông Alvin Toffler. Từ những ngày còn học cấp 2, Tanaka đã bị cuốn hút bởi những câu chuyện trong cuốn sách của Toffler xuất bản từ năm 1980, với ý tưởng phát triển trong xã hội thông tin.

Lần đầu tiên Tanaka nhấp tay vào con chuột máy tính để vào Internet là năm 1996 khi đến Mỹ. Ba năm sau, Tanaka tốt nghiệp Đại học Nihon với bằng kinh tế chính trị và làm việc một thời gian ngắn ở tập đoàn điện tử Sony. Sau đó, Tanaka có một vài năm trải qua công việc đấu giá trực tuyến cho tỷ phú Hiroshi Mikitani, người điều hành cửa hàng trực tuyến Rakuten của Nhật Bản.

Trong quá trình làm việc tại Rakuten, Tanaka thiết kế website và các đoạn banner quảng cáo. Sau đó, anh thiết kế hệ thống blog, rồi tạo lập mạng xã hội chỉ do ý thích cá nhân, Khi mạng xã hội này trở nên phổ biến, Tanaka quyết định tách ra thành lập công ty riêng và đặt tên là Gree.

“Nhưng từ trước đó, khi còn là sinh viên, Tanaka đã tự lập ra các trang web và các banner quảng cáo” - Hiroshi Yamashina, một chuyên gia phân tích của công ty chứng khoán Nikko Citi và là bạn thân của Tanaka kể lại.

Năm 2004, Tanaka chính thức chia tay với Mikitani để ra riêng với doanh nghiệp Gree của riêng mình. Logo của công ty là một hình lục lăng. Tanaka khởi nghiệp Gree từ Netage, cũng là một vườn ươm tài năng ở Tokyo, nơi Kasahara bắt đầu dựng những viên gạch đầu tiên cho Mixi. Cũng giống như Mixi, Gree bắt đầu bằng việc xây dựng một mạng lưới bạn bè trực tuyến.

Nhưng ngay từ những ngày đầu mới thành lập, trang web của Tanaka đã đánh bại trang web của Kasahara, một yếu tố dẫn Tanaka đến với thế giới trò chơi trực tuyến trên điện thoại di động. Từ những ngày đầu khởi nghiệp, Gree đã thu hút khoảng 1 triệu người sử dụng mới hàng tháng, những người trả tiền cho các thứ quần áo và đồ dùng ảo cho các nhân vật của mình thông qua điện thoại di động.

Một nhà đầu tư đã đặt niềm tin vào Tanaka và doanh nghiệp của ông là Yoshihito Hori, một nhà đầu tư mạo hiểm, người có cổ phần trong Netage và cũng là người điều hành một trong những trường học kinh doanh hàng đầu ở Nhật. Hori gặp Tanaka năm 2005 và đã mua 3,6% cổ phần trong Gree thông qua quỹ Apax Globis Japan Fund của mình. Hori mô tả Tanaka là một người có khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi. Số cổ phần Hori mua đã tăng trưởng đựơc hàng trăm lần.

Kết nối viễn thôngtạo bước ngoặt lớn


Gree có bước đột phá lớn khi thành lập một liên minh với công ty viễn thông KDDI năm 2006, công ty viễn thông này vẫn sở hữu 7% công ty của Tanaka. Với liên minh này, người dùng có thẻ vào trang web của Gree từ trang chủ chuyên về điện thoại di động của KDDI, nhờ đó, số người dùng của Gree tăng lên nhanh chóng. Năm 2007, Gree tiếp tục tiếp cận với những người dùng có tiềm năng hơn khi Công ty NTT DoCoMo và ngân hàng Softbank chỉ dẫn khách hàng mình đến trang web này.

Quyết định tiếp cận khách hàng qua mạng điện thoại di động đã làm nên sự khác biệt cho Gree. 9 trong số 10 người sử dụng của Gree tiếp cận với dịch vụ từ điện thoại di động trong khi đó, tỷ lệ này của Mixi chỉ là 2/3. Nhiều người trong số họ chơi game trên điện thoại để “giết” thời gian chờ đợi.

Tận dụng thói quen này của người Nhật, Gree phát triển mạnh hình thức chơi game trên điện thoại di động và trở thành đối thủ cạnh tranh của sản phẩm PSP của Sony và DS của Nintendo. Nhưng không giống những người chơi game trên các website khác, đối tượng sử dụng mạng Gree có thể chơi game với những hành khách trên khác chuyến tàu khác nhau ở Nhật Bản.

Vì Nhật Bản dẫn đầu thế giới trong công nghệ kết nối di động băng thông rộng, Tanaka được nhờ bằng việc cho phép các khách hàng của mình dễ dàng chơi game trên điện thoại của mình. 102 triệu trong số 114 triệu thuê bao điện thoại di động ở Nhật Bản sử dụng công nghệ 3G. Tỷ lệ này còn cao hơn cả ở nước Mỹ, thị trường mới có 70 triệu thuê bao di động sử dụng thế hệ công nghệ mới nhất này.

Gree cũng triển khai những trò chơi trong nhà với khả năng sinh lợi lớn cho công ty. Thu nhập thuần của Gree trong 6 tháng gần đây là 39 triệu USD, cao hơn con số của DENA và gấp 4 lần con số thu nhập thuần của Mixi - một mạng xã hội vốn phụ thuộc vào quảng cáo là chủ yếu. Lợi nhuận biên của Tanaka là 57% cao hơn hẳn con số 36% của DENA và 30% tại Mixi. Điều này có nghĩa rằng Gree sẽ có nhiều tiền hơn để chi dùng cho quảng cáo, bao gồm cả chiến dịch quảng cáo trên truyền hình gần đây nhất.

Lợi thế của Gree là dễ sử dụng và dung lượng nhẹ. Bên cạnh đó, việc cho phép khách hàng truy cập từ điện thoại tạo nên sức hút của Gree. Người dùng Nhật Bản thường thích truy cập vào mạng xã hội, vừa liên lạc, tìm kiếm thông tin từ bạn bè, vừa có thể chơi games trong hàng tiếng đồng hồ ngồi tàu điện ngầm. Công nghệ điện thoại băng thông rộng hàng đầu thế giới của Nhật Bản cũng là yếu tố có lợi cho Tanaka.

Trong 114 triệu chiếc điện thoại tại Nhật Bản, có tới 102 triệu chiếc là điện thoại 3G. Trong 6 tháng cuối năm 2009, lợi nhuận của Gree đạt 39 triệu USD, nhỉnh hơn DENA và cao gấp 4 lần đối thủ Mixi.

Mạng xã hội của Gree cung cấp các dịch vụ giải trí như game trên điện thoại di động. Các thành viên mới đăng ký hiển thị trên mạng xã hội dưới dạng một avatar hoạt hình mặc quần áo đơn giản. Sau đó, họ sẽ mua mọi thứ từ mũ thời trang, kiểu tóc hoặc cần câu, thực phẩm để tham gia game câu cá, làm vườn, nuôi chó mèo. Nếu muốn sở hữu những thứ này, người dùng sẽ phải trả tiền. Doanh thu từ bán hàng ảo trong mạng xã hội tăng 2,5 lần lên 75 triệu USD trong 3 tháng tính đến tháng 9/2009. 80% lợi nhuận của Gree thu được nhờ việc bán hàng ảo.

Tanaka cũng theo dõi sát sao động thái của các đối thủ cạnh tranh ở Nhật Bản, đặc biệt là các mạng xã hội Mixi và Dena. Cứ vào 10h mỗi sáng thứ hai trong cuộc họp nội bộ đầu tuần, Yoshikazu Tanaka, người sáng lập mạng xã hội Gree, không quên nhắc nhở nhân viên về mục tiêu trở thành người dẫn đầu tại Nhật Bản. Đối thủ chính của mạng xã hội Gree là hai mạng khác Mixi và DENA.

Nhờ vào sự tăng tốc, lên gấp đôi giá trị của cổ phiếu Gree trong năm 2009, 51% cổ phần của Tanaka đã đủ để đưa Tanaka lên vị trí 18 trong số 40 người giàu nhất Nhật Bản. Trong khi đó,nhà sáng lập của Mixi, ông Kenji Kasahara xếp vị trí 33 với tổng giá trị tài sản đạt 720 triệu USD và Tomoko Namba của DENA bị loại khỏi danh sách và khối tài sản chưa đạt đến 500 triệu USD.

Sự tăng tốc của cổ phiếu Gree một phần nhờ vào sức tăng trưởng như sao băng của công ty này. Mới đây, Công ty kiểm toán Deloitte Touche Tohmatsu đã xếp hạng Gree đứng đầu trong danh sách những công ty công nghệ có tốc độ tăng trưởng cao nhất với mức tăng doanh thu đạt 2.636% trong 3 năm.

Hiện nay, Gree có 15 triệu người sử dụng, tăng lên từ con số 8 triệu của năm trước. Với số người sử dụng lớn này, Gree đã qua mặt DENA và đang cận kề với Mixi, mạng xã hội có số người dùng lên đến 18 triệu người nhưng số người tăng thêm hàng tháng đang sụt giảm.

“Chúng tôi sẽ vượt qua Mixi trong vòng 6 tháng nữa” - Tanaka rất tự tin khẳng định như vậy. Ông cũng cho biết, chẳng bao lâu nữa, số người sử dụng Gree sẽ tăng gấp đôi lên 30 triệu người. “Người Nhật thích chơi điện tử. Gree lại rất dễ chơi và hấp dẫn” - Tanaka, ông chủ doanh nghiệp nói với ánh mắt sáng lên khi nhớ đến thú vui của mình từ thời còn bé.

Hai đối thủ cạnh tranh cũng đang theo bước của Gree để làm gia tăng số người sử dụng mạng của mình. Tháng 10 năm ngoái, Mixi đã triển khai các trò chơi trên điện thoại di động, DENA trở thành một trong những nhà cung cấp cho Mixi.

DENA, với khoảng 250 trò chơi đã sẵn sàng tham gia vào thị trường trò chơi điện tử trên mạng. Tanaka nói ông không hề e ngại. Tháng 9 năm ngoái, Tanaka đã nộp đơn kiện DENA với tội ăn cắp trò chơi của Gree và đòi bồi thường 4,2 triệu USD và yêu cầu DENA phải có lời xin lỗi chính thức. Vụ kiện này vẫn đang tiếp tục.

Song song với phát triển thị trường nội địa, Tanaka cũng tìm cách xuất khẩu các trò chơi của mình, và công bố ông đang cần tìm các đối tác ở những thị trường mục tiêu. Khi “nhảy” ra thị trường nước ngoài, Tanaka sẽ phải cạnh tranh với không chỉ mạng Facebook hoặc MySpace mà còn phải cạnh tranh cùng DENA - hãng này đã mua trang web trò chơi IceBreaker của Mỹ, và cả Mixi.

Tanaka vẫn không quên nhìn lại thị trường trong nước và nhớ về những thành công của mình và rút kinh nghiệm từ những tỷ phú khác. Kasahara đã từng là tỷ phú từ năm 30 tuổi, nhưng đến nay, khi đã 35 tuổi, ông không còn giữ được vị trí này
 
Trung Quốc: Google giúp đỡ tình báo Mỹ​

- Báo chí Trung Quốc ngày 24/3 đã cáo buộc Google là thông đồng với tình báo Mỹ và việc hãng này rút khỏi Trung Quốc vì vấn đề kiểm duyết khiến cho Trung Quốc phải tăng cường đầu tư vào lĩnh vực công nghệ trong nước.

Tuyên bố này đã được đăng tải trên Nhân dân Nhật báo (Peoples Daily), báo điện tử chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Ngày 22/3, Google đã chấm dứt hoạt động của trang tìm kiếm Google.cn và bắt đầu chuyển những người sử dụng công cụ này sang một trang tìm kiếm khác ở Hồng Kông. Hai tháng trước đó, hãng này tuyên bố không thể chấp nhận được yêu cầu tự kiểm duyệt của chính phủ Trung Quốc.

Trước sự ra đi của Google, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 23/3 cho rằng, đây chỉ là hành động đơn lẻ của một công ty, đồng thời hoan nghênh các nhà đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc.

Tuy nhiên, Bắc Kinh cho rằng, Google và Washinton đã lợi dụng cuộc tranh chấp về kiểm soát internet để gây thách thức với chính quyền nước này.

Bài báo cho rằng, “đối với nhân dân Trung Quốc, Google không phải là thánh”. “Trong thực tế, Google không phải vô tội khi thực hiện các giá trị của mình. Sự hợp tác và thông đồng giữa hãng này với các cơ quan tình báo và an ninh Mỹ không còn là điều xa lạ”.

“Những hành động trên khiến mọi người băn khoăn và liên tưởng tới những nỗ lực to lớn của Mỹ trong những năm gần đây về việc tham gia vào cuộc chiến trên mạng”.

Bài bình luận cũng cho rằng, hành động của Google cũng là thông điệp nhắc nhở rằng Trung Quốc cần tập trung hơn nữa vào việc phát triển khoa học công nghệ trong nước.

Mặc dù bài bình luận khá nặng lời này không phải là tuyên bố chính thức của chính phủ Trung Quốc, song nó cũng cho thấy sự căng thẳng trong quan hệ Trung - Mỹ sau hàng loạt những diễn tiến vừa qua như việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, Tổng thống Mỹ Obama gặp Dalai Lama và gần đây nhất là việc Mỹ yêu cầu Trung Quốc nâng giá đồng Nhân dân tệ.

Bài báo cũng cho rằng, “Google hoàn toàn đánh giá sai tình hình và không hiểu được rằng, nhân dân Trung Quốc cực kỳ ghét những lời đe doạ và sức ép từ bên ngoài”.

Ngoài Nhân dân Nhật báo ra, các phương tiện truyền thông Trung Quốc trong những ngày qua cũng đồng loạt đăng tải thông tin chỉ trích Google là công cụ đắc lực của các cơ quan tình báo Mỹ hoạt động trên lãnh thổ Trung Quốc.

Rất nhiều tờ báo của Trung Quốc, trong đó có ấn bản của Tân Hoa Xã đã đăng tải bài viết của 3 tác giả của THX đã chứng minh rằng Google là công cụ đắc lực của các cơ quan an ninh Mỹ thông qua việc cung cấp cho những cơ quan này những kết quả tìm kiếm nhạy cảm. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 23/3 cho rằng, quyết định của Google chỉ là hành động của một công ty và không liên quan gì đến chính phủ Mỹ
 
Không biết quản ý tưởng sẽ sớm bị lãng quên​

Nếu không có một hệ thống quản lý ý tưởng hiệu quá thì không sớm thì muộn, ý tưởng sẽ bị lãng quên.

Năm 2007, trước việc màn hình các thiết bị di động tỏ ra rất dễ vỡ khi bị rơi xuống đất, nhiều công ty sản xuất điện thoại loay hoay không thể tìm ra giải pháp khắc phục. Nhận thấy đây chính là cơ hội kinh doanh, một nhóm nhỏ nhân viên phòng Vật liệu đặc biệt của Corning Inc. đã lật tung kho dữ liệu của công ty để tìm kiếm công thức sản xuất loại kính dẻo và siêu bền có tên gọi Chemcor.

Vậy là công thức mà Corning đã tìm ra năm 1962 nhưng không thể áp dụng để sản xuất kính chống gió cho xe ôtô giờ đây lại được kiểm nghiệm để sản xuất màn hình cho điện thoại đi động.

Tuy nhiên, mất đến 300.000 USD cho một lần sản xuất thử nghiệm, vì thế, dưới áp lực về chi phí, người chịu trách nhiệm quản lý nhóm khi đó là James Steiner, CEO kiêm Phó Chủ tịch cao cấp, đã phản đối ý tưởng trên. Tuy nhiên, ông cũng thú nhận: "Khi đó tôi không hề có khái niệm sẽ sử dụng kính thủy tinh làm màn hình điện thoại di động."

Mặc dù vậy, Mark Matthews, trưởng nhóm nghiên cứu tỏ ra rất kiên trì và trước đây, trong một hoàn cảnh tương tự, chính linh cảm của anh đã mang lại thành công cho công ty. Năm 2003, Matthews phụ trách dự án tiếp thị một loại kính đặc biệt dùng trong sản xuất loại máy chiếu kỹ thuật số mà Texas Instrument (TI) đang theo đuổi. Dự án này được đánh giá là ẩn chứa nhiều rủi ro bởi tại thời điểm ấy, việc mua bán các sản phẩm công nghệ cao đang hết sức ế ẩm do hậu quả của vụ nổ bong bóng dotcom. Tuy nhiên, sản phẩm của TI lại được rất yêu chuộng. Hành động mạo hiểm của Matthews không chỉ đem lại thành công cho công ty mà còn cả tiếng thơm cho sếp của anh khi đó, Steiner.

Quyết định đặt niềm tin vào Matthews một lần nữa, Steiner quyết định "bật đèn xanh" cho công đoạn sản xuất thử nghiệm loại mặt kính điện thoại di động này.

Chỉ sau vài năm xuất hiện trên thị trường, Gorilla, loại mặt kính đặc biệt của Corning, đã đạt được thành công vang dội. Samsung, LG và Motorola đều sử dụng nó trong hàng chục mẫu điện thoại của họ, trong khi Dell cũng chọn loại kính đặc biệt này cho các mẫu laptop mà hãng sản xuất. Hiện nay, mỗi năm Gorilla mang về cho Corning doanh thu 100 triệu USD, mà dự kiến sẽ đạt đến 500 triệu USD vào năm 2015. Đó quả là một nguồn thu quan trọng của Corning.

Hệ thống quản lý ý tưởng

Cũng như nhiều công ty hàng đầu khác, Corning sở hữu một hệ thống quản lý ý tưởng kết sức chặt chẽ gồm 5 giai đoạn - cổng, theo đó ý tưởng sẽ được phát triển ở Cổng 1 và quá trình thương mại hóa để đưa sản phẩm ra thị trường sẽ được hoàn thành ở Cổng 5. Thành công của Corning thực sự là một ngoại lệ bởi có đến 95% công ty áp dụng hệ thống quản lý theo mô hình Giai đoạn - Cổng này nhưng chỉ 15% trong số đó thực sự hiệu quả.

Chìa khóa thành công của Corning nằm ở cách quản lý. Quá trình sáng tạo, thay vì là trách nhiệm của từng cá nhân, được Corning giao về cho từng nhóm đa chuyên môn - đa lĩnh vực. Sẽ có hai đơn vị chịu trách nhiệm giám sát và đảm bảo quá trình hợp tác giữa các nhóm, các thành viên trong nhóm diễn ra suôn sẻ là: Hội đồng công nghệ công ty và Hội đồng tăng trưởng và chiến lược nằm dưới sự quản lý của các nhà lãnh đạo cấp cao. Hội đồng thứ nhất chuyên trách xử lý những ý tưởng ở giai đoạn sơ khai để bàn giao cho Hội đồng thứ hai khi ý tưởng có thể được thương mại hóa.

Thuyết phục các nhà nghiên cứu

"Đại bản doanh" cho các hoạt động nghiên cứu của Corning là Sullivan Park Research Center tại Erwin, Newyork. Tại đây, Corning đã tích cực thuyết phục, tuyển chọn các nhà khoa học cho dự án Gorilla, đồng thời ra sức hỗ trợ những hoạt động liên kết giữa các nhóm thương mại và nghiên cứu. Sau nhiều nỗ lực, Corning cũng thuyết phục được 100 nhà nghiên cứu tham gia toàn bộ hoặc một phần dự án Gorilla. Steiner khẳng định: "Các nhà khoa học của chúng tôi sẽ làm việc tại nơi mà họ biết họ sẽ làm nên sự khác biệt và được kính trọng."

Quá trình sản xuất thử nghiệm bắt đầu vào tháng 12/2007. Bốn tháng sau, sản phẩm Gorilla của Corning có được khách hàng đầu tiên và đến tháng 6/2008, công suất nhà máy được nâng lên tối đa. Về sau, công ty phải mở rộng nhà máy để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Những kỳ vọng của công ty

Thành công của Gorilla là kết quả của sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận. Chế độ lương thưởng của các trưởng bộ phận sẽ được ban lãnh đạo đánh giá dựa trên kết quả cuối cùng. Điều này giúp các trưởng bộ phận hiểu được rằng họ đang được kỳ vọng có thể tạo ra một trong những sản phẩm hứa hẹn nhất của công ty. Đây là một bước tiến dài so với cách làm thông thường: trưởng bộ phận nhận lệnh từ CEO và bắt tay phát triển sản phẩm. Nhưng khi vị CEO mắc sai lầm và có những chỉ đạo chệch hướng, quá trình sản xuất có thể bị đình chỉ. Trong trường hợp của Corning nói trên, sự can thiệp của CEO là không thật sự lớn.

Trong suốt quá trình phát triển Gorilla, các nhà khoa học của dự án thường xuyên được tiếp xúc trực tiếp với những khách hàng tương lai. Nhờ đó, họ có thể tiên liệu trước một số nhu cầu từ khách hàng đối với sản phẩm.

Giai đoạn cuối của quá trình phát triển sản phẩm này chiếm rất nhiều nguồn lực của công ty khiến cho các dự án khác vì thế mà bị tạm hoãn. Do đó, làm sao giữ cho các đơn vị hoạt động trong trạng thái hưng phấn khi mà nguồn lực lại bị giới hạn là bài toán khó cho quản trị sáng tạo. Hành động của Corning trong trường hợp này là vẫn duy trì hoạt động nghiên cứu phát triển bước đầu ở một số dự án, đồng thời điều nhân lực nhàn rỗi từ những các dự án bị tạm hoãn sang các dự án đang được triển khai và tránh không để xảy ra tình trạng sa thải nhân viên.

Corning đã thành công khi duy trì được trạng thái cân bằng mà ít công ty khác có được. Một số công ty có quy trình phù hợp nhưng nhân viên lại không tin tưởng và hợp tác với nhau; một số công ty khác có được sự đoàn kết của nhân viên nhưng lại thiếu quy trình và hệ thống khuyến khích sự sáng tạo từ họ. Lấy 3M là ví dụ, dù công ty này cho phép nhân viên sử dụng 10% thời gian làm việc để theo đuổi sở thích cá nhân của mình nhưng, ngoài giấy ghi chú Post-It, tỷ lệ sản phẩm xuất phát từ sáng tạo của nhân viên ở công ty này còn rất khiêm tốn.

Nếu không có một hệ thống quản lý ý tưởng hiệu quá thì không sớm thì muộn, ý tưởng sẽ bị lãng quên. Tuy nhiên, ở Corning, vấn đề này được giải quyết tốt khi họ có sự cân bằng giữa "thoải mái" và "chặt chẽ": thoải mái khi sáng tạo ý tưởng nhưng rất chặt chẽ trong quá trình ra quyết định

William J. Holstein
 
Những con ngựa thành Troy trong thời nay​

Trong suốt hai nhiệm kỳ của Tổng thống Bill Clinton (1993 – 2001) nước Mỹ đã cởi mở chào đón “Trung Hoa huyền thoại ”. Nhưng nay ít ai biết rằng lúc đó, Trung Hoa đã tương kế tựu kế, vừa tung điệp báo và “đạo chích công nghệ” vào Hoa Kỳ, vừa “phóng tài hoá” để thu phục các chuyên gia Mỹ, nhất là người gốc Hoa cung cấp thông tin mật và công nghệ nhạy cảm cho Bắc Kinh.

Sau thảm hoạ khủng bố 11 – 9, an ninh Mỹ mới rà soát các vụ việc có yếu tố nước ngoài, để giật mình phát hiện ra lưới điệp viên của Trung Quốc đã luồn sâu, leo cao vào được cả những “thâm cung” như Lầu Năm góc.

Thu thập tin tức bằng “biển người”

Hoa Kỳ vừa xét xử Chi Mak, một người Mỹ gốc Hoa ở gần độ tuổi “xưa nay hiếm”, bị buộc tội đã điều hành ổ gián điệp gồm các thành viên của gia đình mình để chuyển tài liệu công nghệ quốc phòng của Mỹ về Trung Hoa. Vị chưởng lý tòa án Hoa Kỳ chất vấn Chi Mak: “Nếu không làm hại nước Mỹ thì mã hoá dữ liệu (trước khi gửi về cố quốc) để làm gì?”.

Năm 2005, Washington từng bắt giữ hai sinh viên người Hoa tại Đại học Pennsylvania, can tội thu thập bí mật về tàu ngầm hạt nhân và chuyển về cho… cha mình, là sĩ quan cao cấp làm việc trong chương trình tàu ngầm của Trung quốc.

An ninh Mỹ cho rằng ngoài chiến thuật “trường kỳ mai phục”, người Trung Hoa còn cần cù “năng nhặt chặt bị”. Bắc Kinh sử dụng hàng trăm ngàn du khách, sinh viên và các điệp viên tay ngang, để cùng thu thập dữ liệu có giá trị, kể cả từ nguồn công khai, hoặc thông tin chưa được bảo mật.

Szady một quan chức FBI nhận xét, “người Trung Hoa biết cách có mặt ở những nơi có thông tin. Nếu anh chế tạo tàu ngầm, họ sẽ không ăn trộm nguyên chiếc. Nhưng họ nhằm vào hệ thống, các vật liệu hoặc bản vẽ, các ắc quy, hệ điều hoà không khí, hay những cơ cấu chuyển động … Họ thâm nhập khắp nơi. Chỉ riêng vùng New York đã ngập tràn bởi 150 ngàn sinh viên, 300 ngàn đoàn đại biểu Trung Hoa… Tính cả Hoa Kỳ, là khoảng 700 ngàn khách thăm viếng hàng năm. Họ rất thông thạo việc thu lượm thông tin và thương lượng kinh doanh. Mấy năm gần đây, các nhà khoa học Mỹ làm việc tại các phòng thí nghiệm hạt nhân đã bị mắc lừa vào một mưu đồ moi tin, bằng cách đặt câu hỏi và nhờ giúp đỡ về “vấn đề vật lý học” mà các đồng nghiệp Trung Hoa đang “nghiên cứu”. Họ đã vô tình cung cấp thông tin về vũ khí quan trọng của Mỹ trong các đợt hội thảo ở Hoa Lục.

Reece Roth, một nhà khoa học Mỹ đã bị kết án 4 năm tù hôm 1-7-2009 vì làm thất thoát nhiều dữ liệu mật, gồm cả công nghệ plasma dùng chế tạo máy bay không người lái, sang nước khác. Trước toà, Roth luôn tự biện rằng mình hiểu biết ít về quy tắc bảo mật công nghệ, nên đã nhờ hai NCS của mình, một người Trung Hoa và một người Iran (!) giúp đỡ trong một công trình mà nhà thầu chính là Không quân Mỹ. May mà một nhà bác học đồng phạm với Roth là Daniel Sherman đã nhận tội mối lái ông Roth trong vụ này.

Theo FBI, tình báo Trung Hoa đang sử dụng hàng ngàn công ty được thành lập nhằm lén lút thu thập tin tức, tìm kiếm trang bị và công nghệ. Quan chức FBI Szady chỉ ra một số công ty kinh doanh bình phong của tình báo Trung Hoa tại Milwaukee, Trenton, bang New York và Palo Alto, bang California.

Đã đến lúc trận đồ gián điệp được chỉ đạo từ Thiên An Môn phải được định dạng là thuộc loại đa quốc gia. Nay nó gồm cả người Mỹ gin, lẫn Mỹ “lô”. Chẳng hạn Tai Shen Kuo, thương gia gốc Đài Loan này là mắt xích chính trong lưới điệp báo chuyên “sưu tầm” bí mật quốc phòng Hoa Kỳ, bị “bật mí” năm ngoái. Các tên tuổi khác của vụ này là William Bergersen, quan chức Lầu Năm góc ham đánh bạc, và nữ công dân Mỹ gốc Hoa Yu Xin Kang, làm liên lạc giữa “nhóm rắn lục” này với Bắc Kinh. Các nghi phạm đều nhận tội khi hầu toà. Trùm Tai Shen Kuo còn “phụ trách” cả James Fondren, làm việc cho Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của quân đội Mỹ. Hầu toà tháng Năm 2009, Fondren, từng là trung tá không quân Mỹ, vẫn hồn nhiên cho hay ông cứ tưởng là các tài liệu mật sẽ được giao cho Đài Bắc, thay vì cho Trung cộng.

FBI thì cho rằng cái gọi là nhận thức về quyền hạn chính trị đang cản trở hoạt động chống gián điệp. Hiện tại, các nhà khoa học Mỹ gốc Hoa của các phòng thí nghiệm vũ khí đang buộc tội FBI kỳ thị chủng tộc. FBI thì khăng khăng cho rằng Bắc Kinh thường nhắm vào người gốc Hoa như nguồn để tuyển mộ điệp viên. Tạp chí Forbes tháng bảy, 2008 cho rằng các công ty Mỹ phải hết sức cẩn thận khi giao việc cho các kỹ sư gốc Tàu của mình.

Để minh chứng cho việc Bắc Kinh sử dụng công dân nước thứ ba để sang đoạt hàng cấm vận của Hoa Kỳ, một quan chức Cục an ninh quốc gia Hoa Kỳ đã nêu vụ một thương gia Hàn Quốc mưu toan bán công nghệ nhìn đêm tối tân cho Trung Hoa.

Rudy Guerin, quan chức cấp cao của FBI chuyên trách về Trung Hoa cho rằng Bắc Kinh khá linh hoạt trong các xúc tiếp với các hãng của Mỹ làm ăn tại Trung Quốc. Nhiều doanh nghiệp Mỹ hành nghề ở Trung Hoa, cả những tay khổng lồ như Coca-Cola, Boeing và General Motors từng nhận tác động hành lang (lobby) cho Bắc Kinh. “Người Trung Hoa vào thẳng văn phòng các công ty Hoa Kỳ … nhờ họ vận động hậu trường cho Bắc Kinh trong một số vụ việc, chẳng hạn như quy chế tối huệ quốc, Pháp luân công v.v...”, Guerin tiết lộ.

Khi các công ty mải lo làm ăn

Về phần mình, FBI đã tăng cường hoạt động phản gián trong ba năm gần đây và đã thiết lập các ban công tác chuyên trách về phản gián tại tất cả 56 văn phòng trên khắp đất nước.

Bộ an ninh quốc gia Hoa Kỳ cho rằng có hơn 6.000 công ty Mỹ được xem là đối tượng có công nghệ và thiết bị mà Trung Hoa đang rình mò. Vài năm gần đây, các gián điệp Trung Hoa đã mua sắm bất hợp pháp, hoặc bị bắt khi đang lấy trộm công nghệ thiết bị nhìn đêm, các chi tiết của khí tài dẫn đường cho tên lửa, linh kiện radar và chiến tranh điện tử bị cấm vận, các hệ thống viễn thông quân sự, các thiết bị mã hoá thuộc danh mục cấm xuất khẩu, và các phần mềm vi tính dùng để thiết kế hoả tiễn. Các quan chức an ninh Mỹ cho rằng các vụ việc xuất khẩu trái phép mà Trung Hoa hậu thuẫn chỉ ra hướng hiện đại hoá mà giới quân sự nước này nhằm vào.

Trong không gian ảo, các “đạo tặc tin học” (hacker) Trung Hoa, từ chỗ chỉ “đột vòm”, đã “tốc chiến - tốc quyết” đến mức thỉnh thoảng lại đánh sập bộ phận một số mạng tầm chiến lược của Mỹ.

Nguy cơ trực tiếp đối với Hoa Kỳ là việc thất thoát các ứng dụng công nghệ cao không chỉ phương hại năng lực cạnh tranh của quốc gia, mà còn giúp cho nền quân sự Trung Hoa thăng hạng. Nếu chiến tranh với Hoa Lục là không thể tránh, quân lực Mỹ sẽ phải đụng độ với một đối phương về thực chất được xem là trang bị vũ khí của Hoa Kỳ.

Sự phát triển nhanh, quy mô lớn của hải quân đại dương Trung Hoa, với trang bị tương tự như hệ Aegis (Aegis battle management) của Mỹ làm Washington nghĩ rằng “một số công trình chiến lược của Hoa Kỳ đã lọt vào tay Bắc Kinh”. FBI cho hay “những phi vụ xuất khẩu bất hợp pháp có tác hại nghiêm trọng xảy ra vào cuối thập kỷ 90”. Một công ty bình phong Trung Hoa tại Mỹ thắng thầu một hợp đồng của nhà sản xuất hệ thống Aegis, nhờ đó, theo FBI, gián điệp Trung quốc đã đánh cắp các chi tiết của hệ thống này. Hệ thống Aegis được dùng để phát hiện và xạ kích máy bay địch, là then chốt của phương án mới trong phòng thủ hiện đại bằng tên lửa hải quân. Từ năm 2004, Trung Hoa đã triển khai hai tàu khu trục chở tên lửa điều khiển Luyang II được trang bị phương án Trung quốc hoá của hệ thống Aegis.

Tình báo Trung Hoa đang sử dụng mọi phương pháp do thám, cả truyền thống lẫn hiện đại, hướng trọng tâm vào các cơ quan nhà nước và các nhà thầu công trình quốc phòng.

Các quan chức an ninh Hoa Kỳ than phiền rằng một số doanh nghiệp Mỹ lo kiếm tiền hơn là bảo vệ an ninh nước Mỹ.

Thung lũng Silicon, biểu tượng của nền công nghệ cao của Hoa Kỳ và thế giới, cũng bị an ninh Mỹ xem là “nhung nhúc” những điệp viên của Hoa Lục. Dân tình chẳng mấy ai lo lắng, cho dù truyền thông phương Tây đã cảnh tỉnh.

LÊ ĐỖ HUY
 
Nước Nga và tham vọng xây dựng "thung lũng Silicon" của mình​

Nước Nga đang có tham vọng xây dựng một khu khoa học công nghệ mới của Kremlin tên là Inograd, tên tiếng Nga tức là Thành phố Cách tân.

Thung lũng Silicon của nước Nga

Một nhóm các nhà đầu tư mạo hiểm tại thung lũng Silicon, những người từng đặt cược vào các công ty như Skype và Facebook đang để tâm tới một tuyên bố khá hay ho khác - rằng Nga có thể đa dạng hoá nền kinh tế, thay vì chỉ phụ thuộc vào dầu lửa.

Tổng thống Nga Dmitri A. Medvedev đã nâng tầm công cuộc đa dạng hoá này thành trọng tâm trong chính sách kinh tế của ông và đang xây dựng một khu công nghệ rộng lớn bên ngoài Moscow, nơi thường được ví là Thung lũng Silicon của nước Nga.

Chuyến khảo sát của các nhà đầu tư mạo hiểm Mỹ tới Nga hôm 25/5 cho thấy cái nhìn đầu tiên về cách những người có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực đầu tư công nghệ nhìn nhận dự án tham vọng này ra sao.

Tại cuộc họp với các nhà đầu tư, ông Medvedev nói về cam kết của mình với việc thương mại hoá di sản công nghệ của Nga, nhưng cũng thừa nhận rằng điều này sẽ không hề dễ dàng

Nền kinh tế từng một thời bùng nổ của Nga giờ đây đang phụ thuộc quá nhiều giá cả các hàng hoá như dầu và kim loại, những hàng hoá chiếm tới 80% xuất khẩu của nước này.

Các nhà cố vấn chính phủ nói, bài học rút ra từ lần đổ vỡ mới đây nhất là cần phải khẩn trương đa dạng hoá, dù giá cả hàng hoá có khôi phục trở lại, làm cơ sở ngăn chặn cuộc suy thoái về sau.

Một nước Nga mới ưu tiên phát triển công nghệ

Nga.jpg

Tổng thống Nga mong muốn xây dựng một nước Nga mới, phát triển về công nghệ​

Drew J. Guff, giám đốc điều hành Siguler & Guff, một quỹ đầu tư mạo hiểm với số vốn 8 tỷ USD, nói, ông cam kết sẽ đầu tư 250 triệu USD vào một trung tâm dữ liệu ở Nga, xuất phát từ cam kết khuyến khích công nghệ và tham vọng xây dựng một khu khoa học công nghệ mới của Kremlin, mà đôi khi họ vẫn gọi là Inograd, tên tiếng Nga tức là Thành phố Cách tân.

Guff nói với tổng thống Medvedev tại cuộc họp: "Chúng tôi cam kết với Inograd và một nước Nga mới ưu tiên phát triển công nghệ. Chúng tôi tin tưởng các nhà đầu tư của chúng tôi sẽ là những nhà đầu tư được mãn nguyện".

Một quỹ đầu tư công nghệ nano Nga do nhà nước hậu thuẫn, Rusnano, đã tổ chức chuyển tham quan với AmBar, một tập đoàn thương mại với các chuyên gia nói tiếng Nga tới Khu vực vịnh San Francisco.

Rusnano đang tìm kiếm các nhà đồng đầu tư vào một doanh nghiệp mới, được thành lập nhằm thương mại hoá những tiến bộ công nghệ của Nga, những thứ đang trở nên cũ kỹ trong các viện khoa học hay phòng thí nghiệm của các trường đại học vì nước này vẫn chưa bao giờ có các nhà đầu tư vốn mạo hiểm đưa chúng ra thị trường.

Nga là nước xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới và vì thế không thiếu vốn đầu tư kinh doanh. Các quỹ đầu tư quốc gia cũng không ít. Thế nhưng, họ cần một chiến lược để thu hút tri thức chuyên môn vào các công ty công nghệ sắp hình thành, hơn là chỉ đơn giản thu hút tiền vốn.

Giám đốc Rusnano, Anatoly Chubais, một trong những người đầu tiên ủng hộ tư nhân hoá ngay thời hậu Sô-viết, người hiện đang góp sức vào nỗ lực đa dạng hoá này, nó trong một tuyên bố rằng, mục tiêu của chuyến thăm này là "đưa những dự án cách tân hứa hẹn nhất của đất nước kết hợp với những khoản tiền "thông minh" nhất thế giới".

Đi tắt đón đầu công nghệ

Sớm hôm thứ 25/5, các nhà đầu tư vốn mạo hiểm đã gặp gỡ với với Viktor Vekselberg, giám đốc thương mại dự án xây dựng thành phố khoa học mới. Qua đây, ông đã xin ý kiến về quan điểm của họ đối với chủ trương đầy tham vọng này.

Thành phố công nghệ được trông đợi sẽ trở thành động lực cho cuộc cải cách trên phạm vi toàn quốc nhằm làm giảm bớt sự nổi lên của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có các công ty công nghệ, Guff nói, và tự nó không phải là một mục tiêu.

Tuy nhiên, đây có thể trở thành dấu hiệu cho thấy nước Nga cam kết phát triển công nghệ cao, ông nói, và có thể thu hút trở lại Nga một số nhà khoa học và lập trình viên đã rời Nga đi trong cuộc chảy máu chất xám những năm 1990. Ông ví von, "Inograd không phải là địa điểm thực, mà là một thứ gì đó rất ảo".

David Kronfeld, chủ tịch JK&B Capital, đánh giá cao mối quan tâm của chính phủ công nghệ nano, nhằm đi tắt đón đầu công nghệ bán dẫn mà Nga đã đi sau lại quá chậm. Nhưng ông cũng nói thêm rằng, hình ảnh không được tốt lắm về nước Nga trong mắt các nhà đầu tư Mỹ lúc này vẫn sẽ khiến không ít người thờ ơ.

Ông Medvedev nói ông ý thức được thái độ bi quan của các nhà đầu tư đối với Nga. Ông khẳng định, chính phủ đang nỗ lực cải thiện chính sách. Nhưng, ông nói, nếu những người có mặt tại bàn làm việc hôm đó thể hiện cam kết của Nga đối với phát triển công nghệ, thì hình ảnh này sẽ có thể thay đổi. "Các doanh nghiệp hãy tin tưởng những đồng nghiệp của chúng tôi"
 
Mỹ 'đổ' 250 triệu USD vào 'thung lũng silicon' của Nga​

Siguler Guff, một công ty tư nhân ở Mỹ vừa đầu tư 250 triệu USD vào dự án Trung tâm công nghệ mới của Nga nằm ở Skolkovo, ngoại ô thủ đô Moscow, Nga

Đây là một trong những nỗ lực của ông Dmitry Medvedev nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào "thung lũng Silicon" của Nga.

"Thung lũng Silicon" là một trong những kế hoạch lâu dài của nước này nhằm thúc đẩy hiện đại hóa kinh tế và giảm lệ thuộc vào dầu mỏ


khcn_skolkovo.jpg

skolkovo-plan.jpg


Một phần 'thung lũng Silicon' của Nga trong tương lai​

Siguler Guff cho biết sẽ đầu tư 250 triệu USD vào kết cấu hạ tầng kỹ thuật số và dịch vụ IT ở Skolkovo ngay sau chuyến thăm. Siguler Guff là một công ty tư nhân ở Mỹ có tổng giá trị tài sản khoảng 8,5 tỷ USD

Công ty Siguler Guff là công ty nước ngoài đầu tiên đầu tư vào Skolkovo, nhưng theo một số tờ báo của Nga như Vedomosti, chính phủ nước này cũng đang thương thảo với nhiều công ty công nghệ lớn trên thế giới, trong đó có Cisco và Nokia
 
FBI sử dụng Facebook trong cuộc chiến chống tội phạm​

Theo tiết lộ mới nhất từ tài liệu của Bộ Tư pháp Mỹ, "người bạn" trên Facebook sắp tới mà bạn tiếp xúc có thể là một đặc vụ của FBI

Lực lượng Cảnh sát liên bang Mỹ bắt đầu sử dụng các trang mạng xã hội - bao gồm Facebook, LinkedIn, MySpace và Twitter - để tìm kiếm bằng chứng và nhân chứng phục vụ điều tra các vụ án, và trong một số trường hợp, truy tìm nghi phạm.

Đặc vụ FBI sẽ sử dụng danh tính giả - rõ ràng là vi phạm một số quy định của các trang web xã hội - nhằm mục đích "kết bạn" với những nghi phạm và dụ chúng tiết lộ những manh mối hay thú nhận tội lỗi, thu thập thông tin cá nhân liên quan đến tội phạm.

Các nỗ lực online mới này của FBI được tiết lộ trong một tài liệu dài 33 trang của Bộ Tư pháp mà Electronic Frontier Foundation (EFF) - một tổ chức do Mitchell Kapor và John Perry Barlow thành lập năm 1990 ở San Francisco, nhằm bảo vệ quyền lợi người sử dụng máy tính trong lúc chính quyền Mỹ có những biện pháp cứng rắn đối với giới hacker - có được.

Từ lâu các cơ quan thực thi pháp luật đã lợi dụng các chatroom trên Internet để truy tìm những tên tội phạm buôn bán những hình ảnh khiêu dâm cũng như những nghi phạm tấn công tình dục và dụ dỗ để bắt giữ chúng. Facebook, MySpace cũng như các trang mạng xã hội khác cung cấp một lượng thông tin cá nhân khổng lồ với những hình ảnh, danh sách bạn bè và vị trí xã hội của cá nhân thường xuyên được cập nhật. Trong nhiều trường hợp, mọi người có thể truy cập vào các thông tin nhạy cảm này.

Theo một đoạn tựa đề "có ích trong những vụ án hình sự" của tài liệu mà EFF có được, đặc vụ FBI có thể kiểm tra thông tin chi tiết về nhân thân của các nghi phạm để thiết lập các động cơ phạm tội, xác định nơi ở của một cá nhân và gõ bàn phím để bước vào cuộc giao tiếp cá nhân trên mạng, cụ thể là trên trang Facebook hiện nay.

Cảnh sát liên bang cũng được phép kiểm tra các hình ảnh để tìm kiếm vũ khí nóng, nữ trang và những bằng chứng khác phục vụ điều tra những vụ cướp hay trộm cắp tài sản. Họ cũng so sánh thông tin giữa Facebook và Twitter để tìm chứng cứ ngoại phạm của một kẻ tình nghi. Các danh sách bạn bè trên các trang mạng xã hội cung cấp nhân chứng hay thông tin viên. Tài liệu 33 trang của Bộ Tư pháp khuyên nhân viên FBI rằng hiện nay Facebook được sử dụng để kiểm tra những thông tin cơ bản của cá nhân. Và Facebook cũng đôi khi hợp tác với các cơ quan thực thi pháp luật.

Tuy nhiên, các quy định của Facebook cấm người sử dụng cung cấp thông tin giả hay tạo một tài khoản thay cho người khác mà không được phép và nói người sử dụng nên "cung cấp tên thật".

Marc Zwillinger, một cựu công tố viên về an ninh mạng của Mỹ, nói với Associated Press (AP) rằng, các nhà điều tra liên bang hoạt động online có thể hành động bí mật như trong đời thật, nhưng cũng nên phát triển một số quy định giám sát chặt chẽ. Zwillinger nói: "Tình huống mới này đòi hỏi một sự giám sát chặt chẽ để cho Cảnh sát liên bang không lợi dụng mạng xã hội mà thâm nhập vào những mối quan hệ hết sức riêng tư".

Sự sử dụng mạng xã hội để lùng bắt tội phạm đã chứng minh được hiệu quả trong một vụ án lừa đảo. Maxi Sopo bị truy nã gắt gao ở thành phố Seattle vì tội lừa đảo ngân hàng và cảnh sát đã mất dấu hắn. Trang Facebook của Sopo là "tư" nhưng danh sách bạn bè của hắn ta là "công".

Trong số những người bạn của Sopo, các công tố viên lần ra một cựu nhân viên trong ngành tư pháp, một người không biết Sopo đang là đối tượng truy nã số 1 của cảnh sát. Khi Sopo post thông điệp trên Facebook mô tả cuộc sống mới của hắn ở Mexico, "người bạn trên mạng" của Sopo đã cung cấp thông tin dẫn đến việc bắt giữ hắn ta trong tháng 9/2009
 
Top