What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản

LOBBY.VN

Administrator
Mua lại công ty đích nhắm của người Nhật

11b44_lmt_150.jpg

Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Kim Eng Việt Nam Lê Minh Tâm

- Làn sóng các nhà đầu tư Nhật Bản đến và mua cổ phần các doanh nghiệp Việt Nam đang rộ lên. Những con số như 25% cổ phần của Nutifood, 48% của Giấy Sài Gòn, 57% của Công ty cổ phần Thực phẩm Quốc tế, hay 95% của Diana lần lượt được bán cho các đối tác người Nhật

Danh sách các thương vụ như vậy còn dài. TBKTSG Online có cuộc trò chuyện với ông Lê Minh Tâm, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Kim Eng Việt Nam, về xu hướng này

TBKTSG Online: Thưa ông, vì sao các nhà đầu tư Nhật lại thực hiện các thương vụ M&A, mua cổ phần các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh kinh tế chưa hồi phục ?

- Ông Lê Minh Tâm: Các nhà đầu tư Nhật phải đối diện với khó khăn rất lớn trong việc phát triển thị trường nội địa vốn từ lâu đã luôn trong trạng thái bão hòa, do đó việc họ bị cuốn hút bởi sự hấp dẫn và tiềm năng to lớn của thị trường Việt Nam là điều dễ hiểu

Đa số các doanh nghiệp Việt Nam đang rất cần nguồn vốn nhưng việc tiếp cận nguồn vốn trong nước hiện tại lại rất hạn chế. Các doanh nghiệp Nhật đánh giá khó khăn chỉ là tạm thời, môi trường đầu tư, sự ổn định chính trị và tiềm năng to lớn của thị trường vẫn là chủ đạo

Ở lĩnh vực nào, trong năm 2012, và những năm tới sẽ là đích nhắm của các nhà đầu tư Nhật, theo ông ?

- Theo quan sát của tôi đó vẫn sẽ là lĩnh vực hàng tiêu dùng, phân phối, logistics, chăm sóc sức khỏe. Tóm lại là tất cả những ngành nghề khai thác được thị trường và dân số gần 90 triệu dân của Việt Nam

Bên cạnh đó các ngành nghề có hàm lượng kỹ thuật vừa phải nhưng thâm dụng sức lao động cũng được để mắt khi giúp nhà đầu tư nước ngoài có thể tối ưu hóa chi phí sản xuất và xuất khẩu ngược về chính quốc

Cuối cùng là các ngành nghề sản xuất tận dụng các nguyên vật liệu địa phương như việc các nhà đầu tư Nhật đang quan tâm đến lĩnh vực thủy sản

Theo ông, việc các nhà đầu tư Nhật, thay vì đầu tư vào các dự án, lại chọn cách mua lại một phần doanh nghiệp Việt Nam, nhằm mục đích gì ?

- Các nhà đầu tư Nhật chọn cách mua lại một phần doanh nghiệp Việt Nam là cách tối ưu giúp giảm chi phí và thời gian để có thể khai thác thị trường mới nổi với gần 90 triệu dân của Việt Nam

Thay vì tự thiết lập thị trường, họ đã khôn ngoan chọn cách bắt tay với đối tác Việt Nam. Con đường ngắn nhất, mang lại nhiều lợi ích và hiệu quả nhất để công ty nước ngoài xâm nhập vào Việt Nam chính là hoạt động M&A

Điều này tác động như thế nào đến các doanh nghiệp trong nước ?

- Lợi ích kèm theo khó khăn do có thêm đối tác nước ngoài tham gia vào quản trị doanh nghiệp luôn hiện hữu, đặc biệt là các nhà đầu tư Nhật vốn nổi tiếng khó tính. Họ đặt nặng vào độ tin cậy, cởi mở của các cổ đông và đòi hỏi rất cao về tính minh bạch của công ty

Tôi cho rằng hiện nay các DN Việt Nam đã bắt đầu nhận thức lại việc tìm kiếm đối tác nước ngoài. Họ phải nghĩ tới hướng hợp tác lâu dài để cùng khai thác thị trường, mỗi bên có thể tận dụng ưu thế của mình

Chẳng hạn đối tác nội địa sẽ tìm thấy lợi ích cộng hưởng từ sự hợp tác do thông thạo thị trường trong nước khi nước ngoài có thế mạnh về tài chính, công nghệ và kỹ năng quản lý

Một số thương vụ mua bán được các bên tuyên bố là mua với “mức giá cao hơn thị trường”. Phải chăng người Nhật sẵn sàng mua đắt ?

- Vấn đề đắt rẻ thực sự không nên đặt ra ở đây. Khi nhà đầu tư chiến lược muốn mua số lượng lớn cổ phiếu của doanh nghiệp để được tham gia quản trị doanh nghiệp đó thì họ sẵn sàng trả giá Premium – giá cao nhất - là việc hết sức bình thường

Một số doanh nghiệp cho rằng việc bán lại cổ phần là “đi tìm đối tác chiến lược”, còn dư luận lại nói là họ đang bị buộc phải bán công ty vì khó khăn ?

- Theo tôi cần phải phân biệt rõ ràng hai khái niệm “đi tìm đối tác chiến lược” hay “bán lại”. “Đi tìm đối tác chiến lược” là các cổ đông hiện hữu đồng ý đi tìm cổ đông mới có các thế mạnh nhất định để cùng họ phát triển doanh nhgiệp theo những chiến lược đã định trước nhưng cổ đông hiện hữu vẫn nắm tỷ lệ cổ phần lớn

Đối với trường hợp “bán lại” thì các cổ đông chiến lược chấp nhận nhượng đa số cổ phiếu hiện hữu và trở thành cổ đông chiếm số ít cổ phần trong công ty

Tuy nhiên không lọai trừ việc sau khi tìm được đối tác chiến lược các cổ đông hiện hữu lại đồng ý để các nhà đầu tư mới sở hữu đa số cổ phần trong công ty

Vậy theo ông doanh nghiệp trong nước có cần phải làm gì ?

- Các nhà đầu tư mới vào Việt Nam thường rất thận trọng, thường họ sẽ đi từ bước đầu tiên là trở thành nhà đầu tư chiến lược để có điều kiện hiểu kỹ và thâm nhập thị trường. Họ sẽ mua tiếp cổ phần trong doanh nghiệp khi điều kiện cho phép

Do vậy cần xem xét cụ thể tỷ lệ của nhà đầu tư mới tham gia vào doanh nghiệp ở mức nào và quyền hạn của họ đối với chiến lược phát triển, các vấn đề quản trị trong doanh nghiệp ra sao thì mới đánh giá được có thực sự doanh nghiệp đang tìm đối tác chiến lược hay không

Ông nhìn thấy gì đằng sau làn sóng người Nhật đến và mua công ty ở Việt Nam hiện nay ?

- Theo tôi xu hướng này không thể cưỡng lại được, đặc biệt khi Việt Nam chính thức phải dỡ bỏ mọi rào cản thương mại theo cam kết WTO. Các doanh nghiệp nước ngoài sẽ vào tự kinh doanh trực tiếp tại thị trường Việt Nam ngày càng nhiều, do đó các doanh nghiệp Việt Nam cũng buộc phải thay đổi tư duy, chuyển cách tiếp cận đối tác chiến lược

Tuy nhiên nếu có sự chuẩn bị tốt thì đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam thực sự hoàn thiện mình theo các chuẩn mực kinh doanh quốc tế

Tháng 11 năm ngoái, Kim Eng đã tư vấn thành công cho thương vụ Công ty Tama Global Investment Pte mua lại 20% cổ phần của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà đất Cotec (Cotecland)

Mặc dù là tập đoàn hàng đầu tại Nhật Bản chuyên về xây dựng nhà ở với 210 chi nhánh và doanh thu 1,8 tỉ đô la/năm nhưng trong bối cảnh thị trường nhà đất tại Nhật đã bão hòa, Tama Home đã buộc phải hướng sự quan tâm nhiều hơn ra thị trường khu vực

Sau khảo sát, họ đánh giá rất cao tiềm năng phát triển của thị trường bất động sản của Việt Nam, đặc biệt Việt Nam lại là điểm đến du lịch, nghỉ dưỡng và làm việc được rất nhiều người Nhật yêu thích

Hoàng Phi
 
Last edited:
Khi người Nhật đến và mua

20954_28_165.jpg

Lễ công bố hợp đồng mua cổ phiếu KDC giữa Công ty EZaki Glico và Công ty Kinh Đô vừa diễn ra hồi tháng 1-2012

- Trước trào lưu các nhà đầu tư Nhật Bản đến và tìm mua lại các công ty Việt Nam, có ý kiến ví von nền kinh tế ảm đạm trong nước đang được chấm phá sắc hồng của màu hoa anh đào

Đã đến, đã thấy, đã mua

Đầu năm 2012 này, Công ty Ezaki Glico - hãng sản xuất bánh kẹo và thực phẩm của Nhật đã mua 14 triệu cổ phiếu của Công ty Kinh Đô (tương đương 10% vốn cổ phần) nhằm chuẩn bị đưa các sản phẩm Glico thâm nhập thị trường Việt Nam

Cũng trong tháng 1 năm nay, thương vụ Ngân hàng Mizuho mua 15% cổ phần của Vietcombank dự kiến sẽ hoàn tất việc giải ngân số tiền hơn 567 triệu đô la Mỹ

Các thương vụ mua cổ phần của các nhà đầu tư xứ hoa anh đào len lỏi vào nhiều lĩnh vực, từ tài chính, bất động sản, đến truyền thông, hàng tiêu dùng...

Một loạt các công ty trong nước đã và đang “pha màu hồng” qua những con số, nhất là trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, như 25% cổ phần của Nutifood, 48% của Giấy Sài Gòn, 57% của Công ty cổ phần Thực phẩm quốc tế, 95% của Diana...

Giới thạo tin dự đoán danh sách sẽ còn tiếp tục dài thêm trong năm 2012, với những công ty sản xuất hàng tiêu dùng đang chật vật, những doanh nghiệp bất động sản đang ôm nợ, những công ty chứng khoán đang khốn khó, và không loại trừ cả những ngành hàng đang ăn nên làm ra như bán lẻ, logistics, chăm sóc sức khỏe...

Nghĩa là các nhà đầu tư Nhật không chỉ nhìn vào những công ty khó khăn. Họ muốn thâm nhập cả những ngành hàng có tiềm năng khai thác ở thị trường gần 90 triệu dân này

Tình cảnh này có thể ví như câu nói của danh tướng Julius Caesar: “Tôi đã đến, tôi đã thấy, tôi đã chiến thắng” Và dường như người Nhật đã đến và đang tràn đầy hy vọng chiến thắng !

Điều đáng chú ý là ở chỗ, khác với cách các quỹ đầu tư tài chính tìm mua cổ phần doanh nghiệp trước đây, các thương vụ diễn ra gần đây ít nhiều liên quan đến các công ty cùng ngành nghề, và giới đầu tư Nhật Bản có hiểu biết về xu hướng phát triển ngành, cũng như giàu năng lực chuyên môn

Vì thế, cách đặt vấn đề tìm hiểu để mua cổ phần doanh nghiệp của họ cho thấy họ không đơn thuần dừng lại ở việc muốn nắm cổ phần, mà còn quan tâm tới “độ sâu” trong hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam, như vấn đề quản trị chuyên môn, kỹ thuật, quản lý rủi ro các hoạt động đầu tư của công ty

Theo các chuyên gia, các nhà đầu tư Nhật đổ xô vào thị trường, mua lại các công ty Việt Nam do đây là thời điểm đầu tư thuận lợi: các doanh nghiệp trong nước đang gặp khó khăn; lãi suất ở Việt Nam cao hơn ở Nhật Bản đến hàng chục lần; giá cổ phiếu của các doanh nghiệp đang ở mức quá rẻ...

Theo ông Nguyễn Công Ái, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH KPMG, các quyết định đầu tư của nhà đầu tư Nhật thường dựa vào các thông số về thị trường đông dân, tốc độ phát triển kinh tế ổn định và thu nhập đầu người ngày càng cao

Họ thường nghiên cứu rất kỹ trước khi đầu tư, và sẽ đầu tư vào các lĩnh vực thực sự có tiềm năng lâu dài, hướng tới tương lai, chứ không phải chỉ để giải quyết khó khăn hiện tại

Khó khăn hiện tại của các doanh nghiệp Nhật Bản là thị trường chính quốc đã bão hòa, cùng với đồng yen đang lên giá. Các nhà đầu tư người Nhật đang chuyển sang tìm kiếm thị trường mới

Chính vì thế, Tama Home - tập đoàn chuyên về xây dựng nhà ở có doanh thu 1,8 tỉ đô la Mỹ/năm, đã tìm đến Việt Nam, thông qua Công ty Chứng khoán Kim Eng để thực hiện thương vụ mua 20% cổ phần của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà đất Cotec hồi cuối năm 2011

Thương vụ này là ví dụ tiêu biểu của cách thức đầu tư của giới đầu tư Nhật tại Việt Nam: thay vì tự đầu tư xây dựng nhà máy, tự thiết lập thị trường, họ chọn cách bắt tay với các đối tác trong nước để vừa giảm chi phí và thời gian, vừa thâm nhập thị trường hiệu quả

Có cần phòng thủ ?

Thị trường Việt Nam đang trở thành điểm đến ưa thích của người Nhật. Chính vì thế, một số thương vụ được trả với mức giá rất cao. “Khi nhà đầu tư chiến lược muốn mua số lượng lớn cổ phiếu của doanh nghiệp để được tham gia quản trị doanh nghiệp đó thì họ sẵn sàng trả giá cao nhất”, ông Lê Minh Tâm, Tổng giám đốc Kim Eng Việt Nam, cho biết

Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam lại tỏ ra thận trọng trong các thương vụ mua bán. Họ đang chịu áp lực phải chọn lựa giữa cố thủ để tồn tại hay tìm vốn từ bên ngoài để phát triển. Cố thủ đồng nghĩa với tiếp tục chìm trong khó khăn

Còn đi tìm đối tác chiến lược, thì khi nhìn vào những vụ thâu tóm trên thị trường, họ cũng không khỏi lo sợ. Áp lực còn đè nặng hơn khi họ không đủ thông tin để đánh giá đối tác nước ngoài cả về kinh nghiệm lẫn mục đích đầu tư. Nhưng dù còn đó nỗi lo bị thâu tóm, bị thao túng, bị chệch hướng phát triển..., còn đó những hoang mang chưa có câu trả lời, thì việc chọn các đối tác Nhật Bản, trước mắt vẫn được xem là một giải pháp hợp lý

Doanh nghiệp Việt Nam đang là đích nhắm của một số nhà đầu tư Nhật, và xu hướng này trong thời gian tới là không thể cưỡng lại được. Việc đi tìm đối tác chiến lược này, lắm lúc lại phát triển đến mức bán lại doanh nghiệp

Theo ông Tâm, có khi mục đích ban đầu của các nhà đầu tư nước ngoài chỉ là đầu tư chiến lược nhằm có điều kiện hiểu biết và thâm nhập thị trường. Nhưng khi điều kiện cho phép, họ lại có thể tiến thêm một bước bằng cách mua thêm cổ phần để trở thành cổ đông đa số

Chính vì thế, khi đi tìm đối tác chiến lược, các doanh nghiệp cần xem xét và đánh giá cụ thể tỷ lệ và mức độ tham gia của nhà đầu tư mới cùng các vấn đề quản trị trong doanh nghiệp. Thời điểm này là lúc các doanh nghiệp cần thay đổi tư duy về đối tác chiến lược

Và một khi có sự chuẩn bị tốt thì đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các chuẩn mực kinh doanh quốc tế

Phi Tuấn
 
Last edited:
Người Nhật lại đến và mua

Làn sóng các doanh nghiệp Nhật Bản vào thị trường Việt Nam bằng cách mua cổ phần của các công ty trong nước ngày càng tăng, lan sang cả những doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV)

image_gallery.jpg

Phái đoàn của công ty Veglia Laboratories tại buổi đàm phán mua cổ phần của Viet Esco

Điển hình cho làn sóng trên là việc công ty Veglia Laboratories cùng một đối tác Nhật Bản khác mua lại 20% cổ phần của Công ty Viet Esco - một công ty trực thuộc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TPHCM vừa mới có giấy phép hoạt động 2 tuần, chưa kịp làm lễ ra mắt

Ông Kenzo Tsutsumi, Chủ tịch Veglia Laboratories cho biết, do thị trường nội địa ở Nhật Bản đã bão hòa nên công ty ông muốn đầu tư ra nước ngoài, và ông nhận thấy tiềm năng của lĩnh vực tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam là rất lớn. Và ngay sau lễ ký kết hợp tác tại TPHCM cách đây hơn một tuần, ông Tsutsumi đã có ngay một bản hợp đồng triển khai dự án tiết kiệm năng lượng ở khách sạn Legend tại TPHCM trị giá gần 10 tỉ đồng

Trước đó, vào cuối tháng 2, Kmix - một công ty gia đình chuyên về bảo trì cao ốc và đường bộ đã trở thành cổ đông chiến lược của Công ty TNHH thương mại dịch vụ Huy Bảo bằng việc đầu tư mua 45% cổ phần của công ty ở TPHCM này

Trong danh sách các công ty Nhật mua cổ phần các công ty Việt Nam cũng có Nichirei Foods. Công ty thuộc Tập đoàn Nichirei của Nhật Bản chi ra khoảng 500 triệu yen, tương đương 6,25 triệu đô la Mỹ, để mua 19% cổ phần của Công ty cổ phần thực phẩm Cholimex. Cholimex là một công ty sản xuất hàng tiêu dùng, và đây là ngành có số lượng các giao dịch mua bán và sáp nhập (M&A) nhiều nhất

Theo các chuyên gia, sự có mặt của các DNNVV của xứ hoa anh đào đang mang đến một nét mới trong hoạt động mua bán sáp nhập (M&A), khi họ có mặt trong rất nhiều thương vụ lớn và nhỏ, trên các lĩnh vực có thể mang lại lợi nhuận

Một chuyên gia cho biết, với các nhà đầu tư Nhật Bản, Việt Nam đang là một điểm đến hấp dẫn, với những chỉ số như triển vọng tăng trưởng thị trường cao cùng nguồn cung lao động dồi dào và rẻ

Hơn nữa, đây đang là thời điểm mà các đối tác nước ngoài có thể mua được doanh nghiệp với giá tốt

Cuối cùng, cũng không loại trừ cả khả năng Việt Nam hấp dẫn bởi đây là thị trường dễ … chuyển giá, theo chuyên gia này
 
Last edited:
Đầu tư 2012 dấu ấn của người Nhật

- Không chỉ chiếm tới 90% vốn đầu tư trực tiếp (FDI) vào Việt Nam quý 1, doanh nghiệp Nhật còn mở rộng nhà máy sản xuất, đẩy mạnh mua bán sáp nhập (M&A) với công ty trong nước để mở rộng thị trường

Trong bốn hãng bia lớn đăng ký làm cổ đông chiến lược của tổng công ty Bia – rượu – nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) thì có hai đến từ Nhật: Kirin Brewery – hãng đồ uống lớn nhất của Nhật vốn đã đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam hai năm nay; và Asahi Breweries, một hãng khác có lợi thế về sản xuất rượu mạnh. Họ đã nối dài danh sách các công ty Nhật muốn vào Việt Nam thông qua lợi thế của các công ty trong nước

Nhỏ, lớn cùng vào Việt Nam

Thị trường hàng tiêu dùng vẫn tiếp tục là đích ngắm của người Nhật. Tập đoàn Nichirei chi hơn 6 triệu đôla Mỹ để nắm 19% cổ phần của Cholimex

Hãng bánh kẹo Ezaki Glico nắm 10,5% vốn điều lệ của Kinh Đô. House Food mở chi nhánh chuẩn bị kinh doanh thực phẩm đóng gói từ năm 2013…

Hãng bán lẻ lớn nhất châu Á Aeon cũng chính thức công bố giấy phép đầu tư 109 triệu đôla Mỹ cho trung tâm mua sắm đầu tiên tại TP.HCM, sẽ hoạt động năm 2014. Ông Nishitohge Yasuo, tổng giám đốc Aeon Việt Nam khẳng định: “Nhận thức được tiềm lực phát triển kinh tế cũng như sự tăng trưởng tiêu dùng của thị trường Việt Nam, chúng tôi không ngần ngại quyết định đầu tư”

Trước công bố này, Aeon đã cung cấp các dịch vụ tài chính tiêu dùng, kết hợp với đối tác trong nước thiết lập các cửa hàng tiện lợi và nhượng quyền thương hiệu

Theo báo cáo M&A khu vực châu Á – Thái Bình Dương (trừ Nhật) của Thomson Reuters, giá trị M&A tại Việt Nam quý 1 đạt 1,5 tỉ đôla Mỹ. Thị trường M&A khu vực đạt 82,7 tỉ đôla Mỹ, giảm 38% nhưng riêng Việt Nam tăng trưởng về giá trị 270%, trong đó có sự góp phần đáng kể của người Nhật và dự báo sẽ mạnh hơn nữa thời gian tới

Năm 2011, Nhật Bản dẫn đầu thị trường M&A Việt Nam với 14 thương vụ thì xu hướng này tiếp tục năm nay. Quỹ DIAIF mua 31% cổ phần của công ty phân phối thiết bị y tế JVC, Tama Global Investment mua 20% cổ phần CotecLand

Người Nhật cũng nhắm vào những công ty nhỏ nhưng có tiềm năng: Kmix mua 45% cổ phần Huy Bảo, Veglia Laboratories mua 20% cổ phần Viet Esco, quỹ đầu tư Cyber Agent mua cổ phần Tiki, NCT…

Đầu tư tăng, thuế giảm

Theo tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật (JETRO), năm 2011 số dự án FDI của Nhật vào Việt Nam tăng gấp hai năm trước với 208 dự án có tổng vốn 1,84 tỉ đôla Mỹ. Nhưng trong quý 1 này, vốn Nhật vào Việt Nam đã đạt 2,3 tỉ, chiếm 89% tổng vốn FDI và dẫn đầu 26 quốc gia có đầu tư vào Việt Nam

Những dự án có vốn lớn đều đến từ Nhật như khu đô thị Tokyu Bình Dương, nhà máy sản xuất lốp xe Bridgestone Hải Phòng, Oshima Shipbuilding Khánh Hoà, Shimizu Corp hợp tác với N&G phát triển khu công nghiệp hỗ trợ, Sumitomo mở nhà xưởng tại khu công nghiệp Thăng Long hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ Nhật…

Những công ty công nghiệp cũng công bố mở nhà máy trong quý 1 như JS Group xây nhà máy sản xuất khung cửa, Tamron sản xuất ống kính, Nippon Oil làm dầu nhờn, MES sản xuất kết cấu sắt thép và cầu, Shin-Etsu với tái chế đất hiếm và sản xuất vật liệu silicon…

Song song với vốn FDI, Nhật còn là nhà tài trợ ODA cho Việt Nam lớn nhất trong 20 năm qua, lên đến 21 tỉ đôla Mỹ, đang tạo ra lợi thế lớn cho các công ty Nhật khi vào Việt Nam

Một nguồn vốn ODA 1,6 tỉ đôla được Nhật ký cam kết hôm 30.3 hỗ trợ cho các dự án quan trọng như tín dụng hỗ trợ giảm nghèo, phát triển bệnh viện địa phương, hạ tầng giao thông và cải thiện môi trường nước…

Nhật cũng nhắm vào các dự án hỗ trợ cho hoạt động của doanh nghiệp khi tài trợ 34 triệu đôla cho tổng cục Hải quan triển khai hệ thống thông quan điện tử theo công nghệ hải quan Nhật

Những con số trên đã định lượng được kết quả xúc tiến đầu tư của Nhật năm 2011 với hầu hết các địa phương về việc mở khu công nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp Nhật tìm địa điểm mở nhà máy tại Việt Nam

Các tổ chức Nhật đã mở nhiều hoạt động trong suốt năm để hỗ trợ doanh nghiệp trước áp lực dịch chuyển nhà máy ra nước ngoài vì rủi ro thiên tai, chi phí lao động trong nước tăng cao, đồng thời nhiều doanh nghiệp Nhật giảm đầu tư tập trung sau ảnh hưởng nặng của cơn lũ Thái Lan

Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật (JICA) còn có nguồn quỹ hỗ trợ các khu công nghiệp Việt Nam nâng cấp hạ tầng phù hợp với doanh nghiệp Nhật, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ với nhiều hỗ trợ với lãi suất ưu đãi bằng đồng yen

Một trong những điểm mới được xem là chất xúc tác quan trọng cho đầu tư thương mại hai nước là theo cam kết trong hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản giai đoạn 2012 – 2015, nhiều sản phẩm xuất nhập khẩu giữa hai nước sẽ được giảm thuế kể từ ngày 1.4 này

Theo các chuyên gia, các doanh nghiệp Nhật đang có sẵn các lợi thế khi làm ăn với Việt Nam nhờ vào các cam kết của Chính phủ Nhật lẫn sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ từ Nhật

Tuyết Ân
 
Last edited:
Đón vốn từ Nhật
- Với hơn 4,3 tỉ USD, Nhật Bản đã trở thành quốc gia có số vốn đăng ký và triển khai lớn nhất tại VN trong tám tháng đầu năm nay

Nhiều nguồn thông tin cho thấy dòng vốn đầu tư của Nhật sẽ còn tăng rất mạnh trong thời gian tới nếu VN tận dụng tốt cơ hội...

590192_zps8515f383.jpg

Sản xuất động cơ điện tại nhà máy của Toshiba
Khu công nghiệp Amata, Đồng Nai
Khác với những năm trước đây, phần lớn các địa phương và doanh nghiệp VN chờ nhà đầu tư đến tìm hiểu, còn nay nhiều địa phương, doanh nghiệp trong nước đã chủ động mời nhà đầu tư Nhật cùng đồng hành trong việc kêu gọi đầu tư

Chủ động mời gọi

"Chắc chắn xu hướng đầu tư Nhật Bản vào VN còn rất lớn, nhưng điều quan trọng là môi trường đầu tư VN phải thay đổi cách làm để đáp ứng nhu cầu cho nhà đầu tư Nhật. Khi đó chúng ta mới thật sự tận dụng được cơ hội"

Ông Hồ Văn Niên (phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)


Những ngày giữa tháng 9 này, tại Khu công nghiệp (KCN) Đại An, tỉnh Hải Dương, hàng trăm công nhân đang tất bật hoàn tất các hạng mục hạ tầng của cụm công nghiệp nhà xưởng dành cho các doanh nghiệp phụ trợ nhỏ và vừa của Nhật Bản

Đây là dự án nằm trong liên doanh giữa Công ty cổ phần Đại An và Tập đoàn Forval (Nhật Bản) với quy mô rộng 30 ha, bao gồm 168 nhà máy (khu vực dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, gồm nhiều loại diện tích khác nhau: 288m2, 648m2 và 1.152 m2), 10 khu kho, khu nhà cho chuyên gia, sân thể thao...

Theo bà Trương Tú Phương - chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đại An, dự án cụm công nghiệp nhà xưởng này đang nhắm vào các doanh nghiệp phụ trợ nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực cơ khí chính xác, linh kiện trong ôtô, điện tử, nhựa và khuôn mẫu cho ngành cơ khí... với tổng vốn đầu tư 66 triệu USD

Toàn bộ nguồn vốn đầu tư này đang được Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản thẩm tra để hỗ trợ cho vay ưu đãi. “Hiện nay mặc dù rất khó khăn về tài chính, nhưng dự án đã xong phần xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, bắt đầu xây dựng các nhà xưởng và kho. Chúng tôi đang tăng tốc để kịp bàn giao nhà xưởng cho 20 doanh nghiệp Nhật đầu tiên vào tháng 3-2013” - bà Phương khẳng định

Thật ra, xu hướng chủ động đón các doanh nghiệp Nhật không chỉ có ở Hải Dương. Trao đổi với Tuổi Trẻ qua điện thoại ngày 19-9 từ Tokyo (Nhật), ông Hồ Văn Niên, phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết ông đang dẫn đầu một đoàn xúc tiến tham dự Lễ hội VN tại Nhật 2012, đồng thời kết hợp làm việc với các cơ quan xúc tiến đầu tư, doanh nghiệp của Nhật để mời gọi về Bà Rịa - Vũng Tàu đầu tư

“Mời gọi đầu tư Nhật lúc này không thể chung chung. Vì vậy, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng KCN Phú Mỹ 3 và KCN Đá Bạc với những ưu đãi và điều kiện đặc biệt để mời gọi nhà đầu tư Nhật trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ” - ông Niên nhấn mạnh

Ông Niên cho biết thêm hiện cả hai KCN này với quy mô rộng trên 1.000ha đã được tỉnh mời hai tập đoàn lớn của Nhật để họ tổ chức tư vấn kêu gọi đầu tư từ Nhật. Và kế hoạch của những đơn vị tư vấn trong vài tháng tới sẽ có nhiều đoàn doanh nghiệp Nhật sang để tìm hiểu đầu tư vào hai KCN này

Vốn tăng liên tục

Nhắm đến vùng ĐBSCL

Ông Võ Hùng Dũng - giám đốc Phòng Thương mại và công nghiệp VN chi nhánh Cần Thơ - cho biết gần đây doanh nghiệp Nhật đã đến khảo sát tìm kiếm đầu tư nhiều hơn. Đặc biệt, một số doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động trong ngành chế biến nước uống đã đến khảo sát để mở nhà máy

Trong đó, Công ty Vox - một công ty thực phẩm lớn tại Nhật - đang nghiên cứu lập công ty chế biến nước cam ép tại Cần Thơ

Tiếp xúc với chúng tôi, một đại diện của công ty này cho biết đang khảo sát trồng vùng nguyên liệu tại Đà Lạt và Đắk Nông để phục vụ việc sản xuất lâu dài của công ty. Ngoài ra phía Vox cũng đặt ra nhiều dự án không chỉ riêng ở Cần Thơ mà còn phát triển ra một số địa phương khác tại VN trong thời gian tới


Theo Bộ KH-ĐT, năm 2011 Nhật Bản đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,43 tỉ USD, chiếm 16,6% tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào VN. Tuy nhiên, chỉ trong tám tháng đầu năm 2012, Nhật Bản đã vươn lên vị trí dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 4,33 tỉ USD, chiếm 51,1% tổng vốn FDI vào VN

Tại Bình Dương, địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI trong tám tháng đầu năm, các dự án đầu tư của Nhật Bản đã tăng rất nhanh. Trong đợt trao giấy chứng nhận đầu tư cho 17 dự án đầu tư vào KCN VN - Singapore (Bình Dương) mới đây, có tới 13 dự án của các công ty đến từ Nhật Bản

Đại diện một số công ty đến từ Nhật phát biểu tại buổi trao giấy phép cho rằng so với các nước trong khu vực, môi trường đầu tư tại VN đang có nhiều thuận lợi

Với thâm niên hoạt động tại VN, ông Hidetake Senoo - tổng giám đốc Công ty TNHH Sài Gòn Stec - cho biết: “Sau khi cân nhắc, chúng tôi đã quyết định tăng 175 triệu USD để mở rộng sản xuất do nhu cầu khách hàng tăng lên gấp đôi

Công ty chúng tôi đang sản xuất một tháng 7-8 triệu sản phẩm nhưng nhu cầu của khách hàng trong tháng 9 và 10 đã tăng lên chừng 14 triệu sản phẩm”

Được biết, Sài Gòn Stec là công ty chuyên sản xuất máy ảnh với ba nhà máy đang hoạt động tại VN, tổng số vốn đầu tư hơn nửa tỉ USD. Trong khu vực châu Á, Sài Gòn Stec còn có một nhà máy đang hoạt động tại Trung Quốc

“Sở dĩ chúng tôi tăng vốn đầu tư vào VN là do môi trường đầu tư tốt, chính quyền địa phương cũng như hải quan tạo mọi điều kiện thông thoáng để nhà đầu tư nhập nguyên liệu” - ông Senoo khẳng định

Tương tự, ông Nishitohge Yasuo - tổng giám đốc Công ty TNHH Aeon VN, một trong những dự án vừa được tỉnh Bình Dương cấp giấy phép đầu tư - cho biết: “Ngoài Bình Dương và TP.HCM, hiện chúng tôi đang khảo sát thị trường Hà Nội và dự kiến mở rộng đầu tư vào địa phương này. Đây cũng là dự án nằm trong chiến lược dài hạn của tập đoàn là đến năm 2020 sẽ mở được 20 trung tâm thương mại tại thị trường VN”

Đại diện công ty này cho biết hiện đang kết nối với các khách hàng tại Huế, Bình Dương, Hà Nội - nơi có các trung tâm mua sắm của họ - để tạo thành chuỗi vận hành nhằm đẩy nhanh hơn nữa mục tiêu, tăng sản xuất nội địa và xuất khẩu từ nhà máy đang hoạt động tại VN trong thời gian tới

Còn tại TP.HCM, theo Sở KH-ĐT, từ đầu năm đến nay đã có 65 dự án mới từ Nhật Bản với số vốn đầu tư gần 90 triệu USD. Tính riêng trong các KCX-KCN cấp mới có 13 dự án đầu tư, mới có 5 dự án của Nhật về sản xuất phần mềm, bao bì, điện tử, linh kiện và cơ khí

Ngoài ra số dự án điều chỉnh mở rộng các doanh nghiệp Nhật cũng chiếm đa số với 33%. Đặc biệt, lượng vốn FDI giải ngân lũy kế tại TP.HCM, hiện Nhật Bản đang dẫn đầu. Riêng số lượng hội viên của Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại TP.HCM đang vượt hơn 580 công ty

Một lãnh đạo ban quản lý KCX-KCN TP.HCM nhận định thời gian tới dòng vốn đầu tư của Nhật Bản sẽ còn tăng. Để thu hút đầu tư của Nhật trong thời gian tới, cơ quan này đang thúc đẩy dự án thành lập KCN dành riêng cho Nhật. Sở KH-ĐT TP.HCM cũng cho biết số lượng đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản tăng đều trong thời gian qua và có nhiều khả năng tăng mạnh trong thời gian tới

Một đại diện KCN Hiệp Phước nói từ đầu năm đến nay có hàng trăm đoàn doanh nghiệp Nhật Bản (chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa), có những đoàn có hơn 50 doanh nghiệp vào khu để khảo sát và tìm kiếm đầu tư

Đừng đánh mất cơ hội

GS Nguyễn Mại, nguyên thứ trưởng Bộ KH-ĐT, cho biết sau sự kiện sóng thần tại Nhật, rồi lụt lội ở Thái Lan và gần đây nhất là sự căng thẳng giữa Nhật - Trung khiến một số nhà máy lớn của Nhật ở Trung Quốc phải đình trệ sản xuất, vì vậy nhu cầu chuyển vốn ra bên ngoài của Nhật đang tăng lên rất nhiều

Đang xuất hiện một xu hướng nhiều nhà đầu tư Nhật Bản thay vì nhắm vào Trung Quốc, Thái Lan giờ họ chuyển hướng qua VN, Indonesia, Malaysia, Philippines. Trong đó, mối quan hệ về chính trị và kinh tế giữa VN và Nhật Bản hiện nay rất tốt, hai bên đang rất cần nhau, vì thế không chỉ tám tháng đầu năm mà sắp tới đầu tư của Nhật vào VN còn tăng nhiều hơn nữa

Nhà đầu tư Nhật sẽ vào trong thời gian tới với hai hướng, một là các công ty lớn như Toyota, Canon..., hai là các công ty vừa và nhỏ chuyên mảng công nghiệp phụ trợ

Là người từng sang Nhật nhiều lần để kêu gọi đầu tư, ông Hồ Văn Niên cũng khẳng định ngoài những lý do trên còn một yếu tố rất quan trọng buộc các doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật phải ra nước ngoài đầu tư là đồng yen lên giá

Tuy nhiên, ông Niên cho rằng VN phải có chiến lược thu hút đầu tư riêng với Nhật. “Với nhà đầu tư Nhật, hệ thống dịch vụ phục vụ nhà đầu tư không chỉ đến chân hàng rào KCN, mà phải đến tận nhà xưởng” - ông Niên nhấn mạnh

Hiện nay để chuẩn bị cho xu hướng này, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngoài việc chuẩn bị hạ tầng, thuê tư vấn Nhật... còn đang xúc tiến thành lập trường tiếng Nhật nhằm đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ cho nhà đầu tư Nhật

Riêng về chính sách thu hút đầu tư, ông Hồ Văn Niên cho biết đang kiến nghị Chính phủ xem xét áp dụng các khung ưu đãi tốt nhất, đặc biệt đối với các dự án đầu tư vào hai KCN Phú Mỹ 3 và Đá Bạc, do lĩnh vực thu hút chủ yếu thuộc nhóm công nghệ cao

590193_zps4d99189f.jpg

Bà Trương Tú Phương, chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đại An và đại diện Tập đoàn Forval Nhật Bản ký hợp đồng hợp tác đầu tư nhằm thu hút doanh nghiệp nhỏ và vừa từ Nhật

Nhiều đoàn doanh nghiệp Nhật sang Việt Nam

Từ ngày 23 đến 26-9-2012, khoảng 100 doanh nghiệp Nhật do chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Nhật Bản Okamura Tadashi làm trưởng đoàn sẽ sang VN. Dự kiến đoàn có các buổi làm việc với các bộ ngành và tiếp xúc với các doanh nghiệp ở Hà Nội để tìm hiểu về môi trường đầu tư, xúc tiến thương mại giữa hai nước

Cũng theo thông tin từ phía Nhật Bản, vào ngày 24-9 sẽ có một đoàn gồm 24 doanh nghiệp từ miền Trung Nhật Bản đến VN khảo sát thị trường và tìm kiếm đầu tư. Phần lớn doanh nghiệp lần này hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ

Xuân Toàn - Đình Dân
 
Last edited:
Bán cho Nhật phải chân thật
Các doanh nghiệp Việt Nam đang có cơ hội đón làn sóng đầu tư từ Nhật...


Nhà đầu tư Nhật rất kiên trì tìm hiểu từng chi tiết của doanh nghiệp họ muốn mua. Cholimex đã tạo niềm tin cho người Nhật nhờ lối làm việc nhanh nhẹn và chân thật

Việc Công ty Thực phẩm Cholimex bán 19% cổ phần cho đối tác Nhật đầu năm 2012 thành công có một yếu tố thú vị. Ngoài năng lực quản trị tạo hiệu quả kinh doanh tốt, Cholimex còn ghi điểm nhờ lãnh đạo công ty trước đó đã không đầu tư đa ngành

Ông Võ Tấn Khương, người có kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong một công ty tư vấn tài chính của Nhật, tiết lộ: “Ban quản trị Cholimex khi làm việc trực tiếp đã tạo niềm tin cho người Nhật nhờ lối làm việc nhanh nhẹn và chân thật”

Yếu tố người lãnh đạo công ty trong trường hợp này mang yếu tố quan trọng trong quyết định của đối tác Nhật. Theo ông Khương, các thao tác M&A của người Nhật luôn hướng từ trên xuống dưới, tức xem xét cách làm việc của ban lãnh đạo đầu tiên

Điều này khác với cách làm của người Việt khi mua bán công ty. Đó là luôn hướng từ dưới lên trên, tức nghiên cứu sản phẩm, thị phần... rồi âm thầm mua cổ phiếu đến tỉ lệ chi phối

Yếu tố quản trị doanh nghiệp đặc biệt được người Nhật xem trọng trong các thương vụ M&A. Không ít doanh nghiệp bỏ lỡ cơ hội hợp tác với nhà đầu tư Nhật chỉ vì yếu tố này, như chuyện một công ty khoáng sản ở Yên Bái

Quan điểm của họ là nếu không tìm được bạn tốt, thà không kết giao

Ông Võ Tấn Khương, người có kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong một công ty tư vấn tài chính của Nhật


Đá trắng là nguồn nguyên liệu chính của công ty này và cũng là nguyên liệu chính của doanh nghiệp Nhật. Do vậy, họ muốn hợp tác lâu dài. Tuy nhiên, sau hơn hai năm tìm hiểu, đến nay người Nhật đã không còn quan tâm như trước. Ông Khương tiết lộ, công ty Nhật vẫn đánh giá cao năng lực của Hội đồng Quản trị nhưng cách làm việc không phù hợp khiến cơ hội hợp tác không thể đi xa hơn

Nhà đầu tư Nhật còn rất kiên trì trong lúc tìm hiểu và thương thảo. Những doanh nghiệp họ đến tìm hiểu thường ít nhất kéo dài 6-9 tháng, nhiều có thể đến 2-3 năm. Thời gian nghiên cứu của họ với Cholimex và công ty khoáng sản ở Yên Bái là hơn hai năm

“Quan điểm của họ là nếu không tìm được bạn tốt, thà không kết giao”, ông Khương nói. Cứ trung bình khoảng hai tháng họ đến doanh nghiệp tìm hiểu một lần. Mỗi lần họ ghi lại chi tiết mọi thứ

Ông Đỗ Anh Tú, Tổng giám đốc Công ty Diana, cũng xác nhận điều này. Đối tác Nhật Unicharm đã bỏ ra khoảng 9 tháng để tìm hiểu Diana, từ tháng 12/2011 - 9/2012. “Họ rất cẩn trọng, đánh giá và chi tiết từng con số”, ông nói. Và dù việc đàm phán đã thông qua một công ty tư vấn nhưng trong thời gian này, họ vẫn gặp ban lãnh đạo khoảng 7 lần

Ông Tú cũng chia sẻ: “Nếu vấn đề nào quan trọng, nên kiên trì hơn họ. Nhưng vấn đề ít quan trọng thì doanh nghiệp Việt nên nhượng bộ và nghĩ đến yếu tố hợp tác lâu dài”

Trong những lần đi cùng nhà đầu tư Nhật đến tìm hiểu doanh nghiệp Việt, ông Khương cho biết nhà đầu tư Nhật cũng rất quan tâm đến chính sách đối với nhân viên. Kế đến là yếu tố vệ sinh môi trường

“Mỗi lần đến, họ đều xuống nhà máy xem công nhân làm việc thế nào, ăn gì, nghỉ trưa ra sao. Thậm chí ở các công trình xây dựng, nếu thấy thủ kho không đội mũ bảo hộ họ cũng ghi lại. Tất nhiên đó là điểm trừ cho doanh nghiệp”, ông Khương kể

Ngoài ra, họ cũng hỏi nhiều người về hoạt động doanh nghiệp. Đây là điểm mà theo ông Khương là để kiểm tra tính chân thật của doanh nghiệp. Không ít doanh nghiệp mải mê đánh bóng doanh nghiệp theo kiểu này, nhưng lại tô hồng theo kiểu khác ở lần gặp sau. “Điều này giúp họ đo được mức độ hợp tác của đối tác rất hiệu quả”, ông nói

Sự chi tiết này còn thể hiện cả trong cách trình bày hồ sơ thông tin. Hầu hết các doanh nghiệp Nhật đều có bản báo cáo tài chính hay hồ sơ dự án rất đẹp. Điểm nổi bật bên trong là có các biểu đồ, hình ảnh để minh họa. Trang đầu thì có mục lục rõ ràng và đoạn tóm tắt từng phần. Ngoài mép hồ sơ luôn được chú thích bằng màu sắc hay giấy ghi chú dán kèm

“Họ đã làm vậy và họ tìm kiếm những điều giống như vậy”, ông Khương nói. Đa số các doanh nghiệp Việt được nhà đầu tư Nhật tiếp cận chưa đáp ứng các tiêu chí này. Không ít lần ông Khương chứng kiến nhà đầu tư Nhật cau mày khi cầm xấp hồ sơ được doanh nghiệp cung cấp

Cũng trong quá trình cung cấp thông tin, nhà đầu tư Nhật rất quan tâm đến đối tác của doanh nghiệp tìm hiểu. “Vì vậy, thông tin giới thiệu doanh nghiệp nên có thêm phần giới thiệu đối tác”, ông Khương nói. Nếu doanh nghiệp nào có đối tác Nhật hoặc từng làm việc với người Nhật thì cơ hội thành công càng cao hơn

Đừng nghĩ đến chuyện đi đêm với người Nhật

Ông Võ Tấn Khương, người có kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong một công ty tư vấn tài chính của Nhật


Giải thích cho điều này, ông Khương cho biết, cộng đồng doanh nghiệp Nhật đầu tư ở nước ngoài rất đoàn kết và chia sẻ thông tin với nhau chặt chẽ. Sẽ không có nhà đầu tư Nhật nào quay lại một doanh nghiệp đã mất uy tín hoặc hợp tác không thành với một doanh nghiệp trong cộng đồng của họ. Và ngược lại, nếu hợp tác thành công, họ sẽ giới thiệu cho nhau

Các doanh nghiệp Việt Nam đang có cơ hội đón làn sóng đầu tư từ Nhật, một phần từ việc họ chuyển hoạt động đầu tư từ Trung Quốc sang. Để tiếp cận với họ, theo ông Khương, doanh nghiệp Việt nên thông qua các công ty tư vấn trong nước có mối quan hệ với nhà đầu tư Nhật hoặc công ty tư vấn của Nhật

Như trong thương vụ Diana, Công ty Chứng khoán Thiên Việt đã thể hiện vai trò kết nối với nhà đầu tư Nhật rất hiệu quả. “Đừng nghĩ đến chuyện đi đêm với người Nhật”, ông Khương lưu ý

Làn sóng đầu tư của Nhật vẫn đang tiếp tục. Họ đặc biệt quan tâm đến ngành thực phẩm tiêu dùng, sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm chế biến, ngành nguyên liệu (nhựa, khoáng sản...), ngành vật liệu xây dựng và logistic. Lĩnh vực tài chính ngân hàng thời gian qua diễn ra không ít thương vụ lớn. Theo ông Khương, lĩnh vực này sẽ được quan tâm nhưng không phổ biến bằng những ngành trên

Cũng theo ông, những doanh nghiệp có vốn từ 100 tỉ đồng trở lên sẽ được người Nhật quan tâm. Vì định hướng đầu tư lâu dài, họ muốn mua từ 20-30% cổ phần trước khi nâng tỉ lệ sở hữu nếu việc hợp tác mang lại hiệu quả

Nhịp cầu Đầu tư
 
Last edited:
Một làn sóng đầu tư mới đã, đang và sẽ vào Việt Nam


"Một làn sóng đầu tư mới đã, đang và sẽ vào Việt Nam. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam không chủ động tìm hiểu nhu cầu của đối tác thì sẽ rất khó triển khai các bước tiếp theo để tạo được giá trị gia tăng”

"Cơ cấu kinh tế Việt Nam thay đổi đáng kể với đóng góp lớn của công nghiệp, nhưng khả năng định vị chất lượng sản phẩm của Việt Nam chưa rõ ràng", ông Fukurohata Yoshihisa, chuyên gia công nghiệp của Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), nhận xét

* Việt Nam đang đón làn sóng đầu tư mới từ Nhật Bản, trong đó tập trung khá nhiều vào lĩnh vực công nghiệp. Ông nhận định thế nào về động thái này ?

- Nhật Bản đầu tư nhiều vào Việt Nam, với hai nguyên nhân chính: Thứ nhất, các doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn nâng cao năng lực công nghiệp phụ trợ của Việt Nam. Trước đây, khi đầu tư vào Việt Nam, các DN lớn của Nhật Bản muốn mua được các linh kiện đảm bảo chất lượng với giá rẻ, nhưng ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam không đáp ứng được

Thứ hai, các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản trước đây chỉ hoạt động trong nước, nhưng bây giờ khách hàng của họ đã chuyển ra nước ngoài, buộc họ phải tìm cách chuyển theo. Ở Nhật Bản, việc doanh nghiệp nhỏ và vừa tự đầu tư xây dựng nhà máy là rất khó khăn

Bằng cách đầu tư sang Việt Nam, các doanh nghiệp này liên kết với doanh nghiệp của Việt Nam, có thể là mua bán hay sáp nhập, để sản xuất các sản phẩm phụ trợ cung cấp cho khách hàng của mình

"Một làn sóng đầu tư mới đã, đang và sẽ vào Việt Nam. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam không chủ động tìm hiểu nhu cầu của đối tác, chứng minh được năng lực, quảng bá thế mạnh sản phẩm... thì sẽ rất khó triển khai các bước tiếp theo để tạo được những giá trị gia tăng sau đó”, ông Fukurohata Yoshihisa, chuyên gia công nghiệp của JICA, nhận định

Một yếu tố nữa, quan hệ giữa Nhật Bản với các nước láng giềng, đặc biệt là Trung Quốc, gần đây không được tốt, nên các doanh nghiệp Nhật Bản có xu hướng chuyển đầu tư sang Việt Nam hay các nước láng giềng của Việt Nam. Vì vậy, trong hai năm gần đây, ngày càng nhiều doanh nghiệp của Nhật Bản sang Việt Nam để khảo sát các doanh nghiệp Việt Nam, mua sản phẩm hoặc liên kết đầu tư

* Dưới góc nhìn của một chuyên gia Nhật Bản làm việc tại Việt Nam trong hai năm qua, ông nhận định thế nào về khả năng định vị chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam ?

- Từ trước đến nay, doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu sản xuất để đáp ứng nhu cầu trong nước, chỉ xuất khẩu được một số sản phẩm. Những sản phẩm do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất chỉ đáp ứng được tiêu chuẩn của thị trường trong nước. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam phải tăng chất lượng sản phẩm lên thì mới xuất khẩu được

Mười năm trước đây, Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài bằng nhân công giá rẻ, nếu bây giờ vẫn chỉ dựa vào điều này thì rất khó. Điều quan trọng trong thu hút đầu tư hiện nay không chỉ ở nhân công giá rẻ mà còn ở cách nước sở tại đáp ứng những yêu cầu liên quan

Nhiều nhà đầu tư đến Việt Nam nhưng họ vẫn lo ngại các vấn đề liên quan đến lạm phát, quản lý trong khi kỹ thuật chưa cao... Do đó, theo quan điểm của tôi, Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam cần suy nghĩ để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài khi họ đến Việt Nam

* Vậy doanh nghiệp Việt Nam phải làm gì để đưa sản phẩm tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, thưa ông ?

- Vấn đề nằm ở chất lượng, tính ổn định của sản phẩm, thời gian giao hàng cho đối tác... Những điều này phụ thuộc rất nhiều vào trình độ quản lý của doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp vừa phải nỗ lực nâng cao trình độ quản lý của ban giám đốc và quản lý tầm trung, vừa phải có chính sách đào tạo nhân sự cấp dưới

Về phía Chính phủ Việt Nam, tôi không thể nói chắc chắn là phải có thêm các hỗ trợ gì cho doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc tại Việt Nam, tôi đã thấy những khó khăn họ gặp phải. Muốn sản xuất tốt hơn, doanh nghiệp phải đầu tư thêm máy móc, thiết bị mới nhưng hầu hết các doanh nghiệp không có tiền đầu tư mà phải đi vay, và điều kiện tiếp cận vốn ở Việt Nam rất khó khăn

Nhiều doanh nghiệp không vay được tiền, một số vay được thì phải chịu lãi suất rất cao. Với điều kiện như hiện nay, doanh nghiệp sẽ tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn, nhất là khi Chính phủ chưa có chính sách hỗ trợ thỏa đáng

Trình Tiêu
 
Last edited:
Từ người bán máy tính thành “ông trùm” M&A Nhật Bản

10 năm sau khi được niêm yết, giá cổ phiếu của công ty tư vấn M&A Nihon do Yasuhiro Wakebayashi sáng lập đã tăng gần 13 lần

Năm 1991, sau 25 năm liền làm nghề chào hàng và bán máy vi tính cho các văn phòng trên khắp nước Nhật, Yasuhiro Wakebayashi quyết định nghỉ việc tại công ty Olivetti Nhật Bản để bước vào một cuộc phiêu lưu mới

Cùng với bạn đồng nghiệp cũ Suguru Miyake, ông bước chân vào lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ là tư vấn / môi giới M&A, và đặt tên cho công ty của mình là Nihon M&A. Với kinh nghiệm nhiều năm liền gặp gỡ và trao đổi với các lãnh đạo doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Nhật, Yasuhiro phát hiện ra rằng rất nhiều người trong số họ không tìm được ai để kế nghiệp hay tiếp quản lại công ty của mình

Masao Takeuchi là một doanh nhân như vậy. 28 năm về trước, sau khi bỏ việc ở Hitachi ở độ tuổi 35, Takeuchi đã sáng lập nên một công ty phần mềm của riêng mình. Lúc đó, Takeuchi khó khăn tới nỗi ông phải tự mình làm hết mọi thứ từ một căn phòng bé tí, nơi ông vừa làm việc vừa ngủ. Giờ đây, công ty của Takeuchi đã có khoảng 90 nhân viên, với hàng loạt khách hàng là những công ty bluechip của Nhật Bản

Tuy nhiên, khi tới tuổi 59, Takeuchi nhận ra rằng nếu ông muốn về hưu thì lại không tìm được ai kế nghiệp. Ông không có con nối dõi, và trong đội ngũ nhân viên cũng không ai có đủ tiền để mua lại công ty

Đó chính là lúc Nihon M&A xuất hiện. Họ nhanh chóng giới thiệu Takeuchi với một vị doanh nhân trẻ ở một tỉnh xa của nước Nhật, vốn đang muốn tìm đầu cầu để tiến vào thị trường phần mềm Tokyo. Vài tháng sau đó, Takeuchi bán lại luôn công ty cho đối tác này. Sau buổi ký kết hợp đồng tại văn phòng của Nihon M&A ở Tokyo, Takeuchi tuyên bố: “Tôi cảm thấy như đã trút bỏ được gánh nặng khỏi vai mình. Tôi biết là sớm muộn gì mình cũng phải rút lui”

Thương vụ của Takeuchi chỉ là một trong số 110 vụ M&A mà Nihon thực hiện thành công trong năm 2013. Kể từ khi lên sàn niêm yết từ năm 2006 tới nay, số thương vụ M&A mà Nihon môi giới đã không ngừng tăng lên, và giá cổ phiếu của hãng cũng đã tăng gần 13 lần. Theo Yasuhiro cho biết, “70-80% lý do để các doanh nhân Nhật bán lại công ty của họ là do gặp khó khăn trong việc tìm người kế nghiệp”

Việc chuyển đổi nghề nghiệp từ bán máy vi tính sang tư vấn M&A của Yasuhiro và Miyake thoạt nhìn thì có vẻ là rất kỳ lạ, nhưng thực ra cả 2 công việc này đều có một điểm chung: tận dung được mạng lưới quan hệ xã hội khổng lồ với các công ty kế toán, ngân hàng địa phương và doanh nghiệp mà họ đã tích lũy được sau nhiều năm làm việc ở Olivetti. Ông Yoichiro Watanabe, nhà phân tích tại công ty chứng khoán Mito, nhận xét rằng mạng lưới xã hội của ban lãnh đạo Nihon là lớn nhất trong số các công ty tương tự ở Nhật Bản

Trả lời phỏng vấn với Bloomberg, ông Miyake, năm nay 64 tuổi và đang giữ chức chủ tịch Nihon, cho biết: “Chúng tôi là những người đi làm nghề mai mối. Hàng ngàn doanh nghiệp cần các dịch vụ như vậy, nhưng gần như chả có ai cung cấp cho họ cả”

Gần 2/3 số doanh nghiệp Nhật hiện nay chưa tìm được nhà lãnh đạo kế vị. Trong khi đó, số người ở tuổi lao động của nước này đang trên đà giảm mạnh: từ 80 triệu trong năm 2000 dự báo còn 40 triệu trong năm 2060, theo Miyake. Điều đó có nghĩa là nhu cầu tiêu dùng sẽ giảm mạnh, và rất nhiều trong số 4 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật sẽ phải đóng cửa

“Nếu mức tiêu dùng giảm một nửa, số công ty cũng sẽ giảm theo chừng đó. Sẽ có 2 triệu công ty phá sản hoặc được bán lại”, Miyake nhận định


Ông Suguru Miyake, Chủ tịch Nihon M&A

Chiến lược của Nihon M&A là theo đuổi các thương vụ cỡ vừa và nhỏ mà những ngân hàng đầu tư hay quỹ góp vốn tư nhân bỏ qua. Hầu hết lợi nhuận của Nihon là đến từ những thương vụ dành cho các doanh nghiệp có 10-100 nhân viên. Mức phí của Nihon cũng rẻ hơn so với các công ty tương tự đến từ nước ngoài. Hiện tại, đội ngũ 200 nhà tư vấn của Nihon đang xử lý khoảng 500 thương vụ M&A mỗi năm, trong đó tỷ lệ thành công là 50%. Theo Miyake, việc hiểu và chọn đúng người là rất quan trọng trong công việc này: “Việc chọn người đúng là rất khó, vì vậy không phải ai cũng thành công được”

Từ năm 2006 tới nay, giá cổ phiếu Nihon đã tăng 1.170%, và trong quý gần đây nhất thì lợi nhuận của họ đã tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Cổ phiếu Nihon cũng được xem là “con cưng” của một số nhà đầu tư sừng sỏ nhất Tokyo, trong đó có Hideo Shiozumi, người đang quản lý gần 900 triệu USD cho Legg Mason. Shiozumi cho biết ông chọn đầu tư vào Nihon vì công ty này được hưởng lợi từ sự biến chuyển cơ cấu dân số của nước Nhật

Một nhà quản lý quỹ khác là Praveen Kumar của Baillie Gifford & Co. thì nhận xét: “Nihon đã biến điểm yếu của cơ cấu dân số Nhật thành thế mạnh của mình. Thành công của họ đến từ đội ngũ tư vấn, vì bạn phải biết cách hướng dẫn và thuyết phục những nhà sáng lập lớn tuổi rằng việc bán lại công ty là một điều tốt”

Lúc Takeuchi định bán lại công ty phần mềm của mình, ban đầu ông cũng muốn bán cho một tập đoàn lớn, vì nghĩ rằng điều đó sẽ làm cho các nhân viên thấy an tâm hơn. Tuy nhiên, Nihon đã làm ông thay đổi suy nghĩ đó, với lời khuyên rằng sự phù hợp về môi trường và văn hóa là quan trọng hơn quy mô

Ngoài ra, Nihon cũng góp phần làm thay đổi một lối tư duy cũ của người Nhật. Trước đây, nhiều doanh nhân cho rằng việc bán lại công ty do chính họ sáng lập là một điều xấu hổ. Nihon đã tổ chức hàng loạt buổi seminar để thay đổi điều đó

“Nhiều người cho rằng ‘đã đóng thuyền thì phải chìm cùng thuyền’, nhưng thời thế đã thay đổi rồi. Giờ thì họ thích được đi chơi khắp nơi với vợ mình trong lúc vẫn đang còn ở tuổi đủ sức khỏe”, Miyake cho biết


Yasuhiro Wakebayashi, nhà sáng lập Nihon M&A

Cách đây 3 năm, Nihon đã có một thương vụ rất đáng nhớ. Một chủ doanh nghiệp mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối đã dồn hết sức lực để sống lâu hơn dự đoán của bác sĩ, để kịp bán công ty của mình và bảo đảm cho các nhân viên của ông giữ được việc làm. Vị doanh nhân này đã ký hợp đồng ngay trên giường bệnh, và qua đời 4 ngày sau đó

“Khi làm công việc này, bạn chẳng buồn xem TV hay chơi cờ bạc nữa, vì mức độ kịch tính mà bạn gặp trong công việc có thể vượt xa những thứ đó. Dù là công ty lớn hay nhỏ, bao giờ cũng có một câu chuyện đáng kể lại đằng sau đó”, Miyake nhận định

Hiện tại, Nihon đang lên kế hoạch mở rộng hoạt động sang các thị trường Đông Nam Á, với trọng tâm là các nước Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia

Tuấn Minh
 
Last edited:
Vận động nước ngoài ‘thâu tóm’ công ty không người thừa kế
Ở Nhật Bản hiện nay số lượng doanh nghiệp có nguy cơ đóng cửa tăng cao do không có người thừa kế

Chính phủ Nhật Bản bắt đầu đưa ra một dịch vụ nhằm giúp các công ty nước ngoài thâu tóm các doanh nghiệp nhỏ trong nước đang chật vật để tìm người thừa kế các nhà lãnh đạo già nua của công ty

Dịch vụ do Bộ Kinh tế – Công nghiệp – Thương mại đề ra và cung cấp thông qua Tổ chức ngoại thương Nhật Bản. Mục tiêu được thiết kế nhằm cứu các công ty với những sản phẩm và dịch vụ khả thi không phải đóng cửa bằng cách khuyến khích các tổ chức nước ngoài thâu tóm hoạt động của họ dưới hình thức sát nhập và mua lại

Nhiều doanh nghiệp châu Âu và Mỹ, bao gồm các công ty thực phẩm và sản xuất ô tô muốn mua lại các doanh nghiệp nhỏ của Nhật Bản để tăng doanh số trong nước, và đã tìm sự hỗ trợ của Jetro

Thông tin về những công ty như thế sẽ được lưu trữ trong một cơ sở dữ liệu được duy trì bởi Tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và đổi mới sáng tạo còn có tên là SME support, thông qua các văn phòng của tổ chức trên khắp Nhật Bản. Cơ sở dữ liệu bao tồm khoảng 24.000 hồ sơ của các công ty tìm cách bán hoạt động của họ do thiếu người thừa kế và chi tiết của những người mua tiềm năng

SME support hiện nay chỉ cung cấp thông tin cho các tổ chức tài chính trên 3.000 mục liên quan đến việc bán hoặc mua của các công ty, tất cả họ đều đồng ý tiết lộ các chi tiết của họ với điều kiện giấu tên

Tới nay Jetro đã trả lời các câu hỏi từ các công ty hải ngoại bằng thông tin từ các dịch vụ sát nhập và mua bán trung gian của phân khúc tư nhân

Với sự hỗ trợ của cơ quan này, chẳng hạn, một công ty Hong kong đã cứu thành công một khách sạn truyền thống Nhật Bản ở hạt Miyagi phía bắc khỏi phá sản và khôi phục khách sạn như là một bộ phận của một khu nghỉ dưỡng xông hơi

Dịch vụ mới nhắm đến tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch tương tự

Con số các công ty Nhật Bản đối diện với các vấn đề thừa kế đang tăng lên đều đặn, khi mà con số chủ sở hữu các doanh nghiệp không người thừa kế bước vào tuổi thập tuần

Vào năm 2025, 1,27 triệu công ty nhỏ và vừa, hoặc một phần ba toàn bộ các doanh nghiệp Nhật đứng trước nguy cơ đóng cửa, theo Cơ quan doanh nghiệp nhỏ và vừa, một bộ phận của bộ kinh tế

Điều này, cơ quan cho biết, có thể dẫn đến khoảng 6,5 triệu việc làm bị mất
 
Cổ phần hoá doanh nghiệp Việt "Nhật muốn mức giá “mềm” hơn"

photo1544407121322-1544407121500-crop-1544407139352381045095.jpg

“Bên bán là chính phủ Việt Nam mong muốn bán cổ phần với giá cao, nhưng nếu các nhà đầu tư nước ngoài xét thấy giá bán đưa ra không phải là mức giá hợp lý thì sẽ rất khó có nhu cầu mua”

Đây là ý kiến được Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam nêu ra trong báo cáo mới đây khi đề cập đến vấn đề cải cách doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam

Theo đánh giá của Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI), Chính phủ đã tiến hành xây dựng lộ trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và sửa đổi rất nhiều các quy định liên quan nhằm đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa và bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước

Tuy nhiên, cho đến nay tiến độ thoái vốn vẫn rất chậm chạp, việc đạt mục tiêu vốn dĩ đã được đặt ra như "tăng cường quản trị doanh nghiệp" và "nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh" mà ban đầu hoạt động cải cách doanh nghiệp nhà nước đã hướng tới vẫn còn nửa vời

JCCI cho biết, cho đến nay các doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư cổ phần thiểu số với tư cách là nhà đầu tư chiến lược hoặc thành lập liên doanh tại rất nhiều doanh nghiệp nhà nước của Việt nam (bao gồm cả các doanh nghiệp tài chính ngân hàng), và cũng còn rất nhiều doanh nghiệp Nhật hiện đang xem xét việc đầu tư vào các doanh nghiệp này

Đánh giá của JCCI, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiến độ thoái vốn còn chậm chạp, nhưng trước hết cần phải xem xét lại các quy định hiện hành về bán vốn cổ phần của nhà nước trong doanh nghiệp nhà nước tốt và được nhiều nhà đầu tư quan tâm

Theo đó, JCCI đề xuất 3 nguyên vọng. Thứ nhất, liên quan đến việc xác định mức giá hợp lý khi bán vốn cổ phần của nhà nước. “Chúng tôi hiểu rằng bên bán là chính phủ Việt Nam mong muốn bán cổ phần với giá cao, nhưng nếu các nhà đầu tư nước ngoài xét thấy giá bán (giá đấu giá tối thiểu) do phía Việt nam đưa ra không phải là mức giá hợp lý thì sẽ rất khó có nhu cầu mua”, JCCI cho hay

JCCI phân tích, hiện nay, liên quan đến phương pháp xác định giá bán cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước theo như quy định của Nghị định 126 và Nghị định 32, có tồn tại hai vấn đề là phương pháp định giá cổ phần của doanh nghiệp nhà nước do các tổ chức định giá thực hiện đang khác biệt khá xa so với tiêu chuẩn định giá cổ phiếu quốc tế

Đối với các doanh nghiệp nhà nước đã niêm yết trên sàn, nhiều trường hợp do thanh khoản trên thị trường kém nên hình thành giá cổ phiếu không hợp lý, nên sẽ rất khó để các nhà đầu tư blue-chip của nước ngoài trong đó có Nhật Bản có thể chấp nhận về giá

Mặt khác, quy mô của các doanh nghiệp tập đoàn nhà nước chủ lực là rất lớn, có nhiều trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài rất khó có thể hiểu rõ nội dung ngành nghề kinh doanh của các tập đoàn đa tầng này. Do vậy, sẽ hiệu quả hơn nếu tách riêng các công ty con, công ty cháu trong tập đoàn một cách rõ ràng theo nội dung ngành nghề để ưu tiên đầu tư

Thứ hai, thực hiện quy trình bán vốn cổ phần của nhà nước sao cho gần với quy trình M&A theo tiêu chuẩn quốc tế. Cụ thể, cần phải đảm bảo việc đánh giá đầy đủ thực trạng và các vấn đề của doanh nghiệp bán vốn thông qua quá trình rà soát đặc biệt (dưới đây gọi là DD) liên quan đến luật pháp, tài chính, thuế, và đưa vào hợp đồng (hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần, hợp đồng cổ đông) các giải pháp đối với các vấn đề đã được làm rõ qua quá trình DD

Đối với các nhà đầu tư chiến lược có chất lượng tốt là các doanh nghiệp niêm yết của nước ngoài bao gồm cả Nhật Bản, do nghĩa vụ giải trình trước cổ đông, hội đồng quản trị của công ty khi quyết định đầu tư liên quan đến các dự án M&A sẽ phải thực hiện việc đánh giá các phân tích rủi ro, rà soát, các đối sách trong quy trình nêu trên một cách thận trọng. Nếu quy trình này không đầy đủ thì khả năng nhà đầu tư đưa ra quyết định tham gia tiếp dự án sẽ là rất thấp

Thứ ba, tăng cường bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số. Nhiều trường hợp các doanh nghiệp Nhật đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước mà chính phủ vẫn nắm cổ phần chi phối theo quy định hiện hành, do đó mà đa số vẫn bị hạn chế đầu tư nước ngoài

Nghĩa là, các doanh nghiệp Nhật, đang đa phần là đầu tư chiến lược vào các doanh nghiệp nhà nước mà chỉ được chấp nhận đầu tư của cổ đông thiểu số theo luật định (hầu hết là không giữ quyền phủ quyết (nắm trên 35% cổ phần có quyền biểu quyết) theo luật doanh nghiệp)

Với những trường hợp vì hạn chế của các quy định pháp luật mà nhà đầu tư chỉ có thể góp vốn của cổ đông thiểu số như vậy, thì để thu hút các nhà đầu tư tốt thì cần phải tăng cường bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số hơn nữa để các nhà đầu tư có thể yên tâm đầu tư một cách dài hạn

Trong trường hợp này, nếu doanh nghiệp mục tiêu là công ty tư nhân, thì thông thường nhà đầu tư sẽ kí hợp đồng giữa các cổ đông với nhau, trong đó sẽ quy định các điều khoản “nghiêm cấm nhà đầu tư bán cổ phần cho đối thủ cạnh tranh”, “hạn chế pha loãng cổ phiếu”, “quyền ưu tiên mua, quyền ưu tiên đàm phán khi bán cổ phiếu” để bảo vệ quyền lợi của mình

Đặc biệt, do việc bán vốn cổ phần của nhà nước bắt buộc phải thực hiện bằng hình thức đấu giá công khai theo quy định hiện hành, khi bán tiếp vốn cổ phần tại doanh nghiệp nhà nước được thực hiện bằng hình thức đấu giá công khai, nếu doanh nghiệp trúng đấu giá là đối thủ cạnh tranh của nhà đầu tư Nhật Bản đang đầu tư chiến lược tại doanh nghiệp đó thì sẽ gây thiệt hại đến lợi ích của doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư từ trước...

Bảo Vy
 
Last edited:
Nhật Bản chọn Việt Nam là điểm đầu tư hấp dẫn nhất Châu Á


Nhật Bản chọn Việt Nam là điểm đầu tư hấp dẫn nhất châu Á

Hãng thông tấn Kyodo dẫn kết quả khảo sát NNA với sự tham gia của 630 công ty trên khắp Đông Á cho biết 35,7% công ty chọn Việt Nam là nền kinh tế có triển vọng cho đầu tư, vượt xa vị trí thứ hai là Ấn Độ với 17,8%. Bảng khảo sát được triển khai từ 26/11 đến 9/12/2018

Theo một quan chức trong lĩnh vực phi sản xuất tại Việt Nam, một khi doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, họ có thể có cơ hội mở rộng công việc kinh doanh sang các nước láng giếng như Campuchia, Lào và Myanmar

Trong khi đó, một số doanh nghiệp lựa chọn Ấn Độ vì "sự gia tăng dân số, thu nhập cũng như nhu cầu với các sản phẩm mới"

Năm nay, mức độ phổ biến của Trung Quốc giảm mạnh, xếp ở vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất châu Á, với chỉ 7,9%. Các doanh nghiệp Nhật Bản lo ngại về sự không chắc chắn của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới khi đối đầu với Mỹ trong cuộc chiến thương mại

Thái Lan đứng ở vị trí thứ tư với 7,3%. Các doanh nghiệp Nhật Bản bày tỏ triển vọng cho sự phục hồi kinh tế nước này, đặc biệt với sự phát triển của ngành ô tô

Nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, Indonesia, đứng ở vị trí thứ 5. Myanmar xếp ở vị trí thứ sáu ở mức 6,5%, giảm từ 8,7% so với 1 năm trước đó

TTXVN

 
Nhật Bản lập công ty sản xuất máy tính lượng tử mới
Giới công nghiệp và học thuật Nhật Bản đang lên kế hoạch thành lập một công ty liên doanh mới trong tài khóa 2024 nhằm thương mại hóa máy tính lượng tử tốc độ cao thế hệ mới

Theo kế hoạch, Viện Khoa học Phân tử (IMS) thuộc Viện Khoa học tự nhiên quốc gia của Nhật Bản sẽ thành lập công ty này để phát triển thiết bị mới gọi là máy tính lượng tử nguyên tử lạnh hoặc máy tính lượng tử nguyên tử trung tính. Công ty trên có kế hoạch đưa ra nguyên mẫu vào tài khóa 2026 và đặt mục tiêu trở thành công ty đầu tiên trên thế giới cung cấp thiết bị thương mại hiệu suất cao vào tài khóa 2030. Công ty mới sẽ có trụ sở tại quận Aichi, nơi đặt trụ sở của IMS

Khoảng 10 công ty trong ngành, bao gồm các đại gia công nghệ của Nhật Bản như Fujitsu, Hitachi và NEC sẽ hỗ trợ cho hoạt động của công ty mới. Liên doanh này sẽ tận dụng thế mạnh công nghệ của Nhật Bản với hy vọng nâng cao khả năng cạnh tranh công nghiệp và an ninh kinh tế của đất nước
 
Top