What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

M & A technology !

thoidaianhhung

Administrator
Google chuẩn bị “nuốt chửng” Twitter ?​

- Một thông tin đăng trên trang TechCrunch cho hay Google đang đi đến giai đoạn cuối cùng trong cuộc đàm phán để mua lại “tiểu blog” Twitter.

Twitter đang là đối thủ của Facebook

Theo hai nguồn tin thân cận với Google cho hay, Twitter phát giá bán cao hơn mức 250 triệu USD mà hãng này đề cập trước đây.

Tuy nhiên, một nguồn tin khác lại cho biết, Google và Twitter mới đang ở giai đoạn đàm phán đầu tiên.

Cách đây vài tháng, Twitter đã từ chối đề nghị mua lại của Facebook với giá 500 triệu USD.

Mới đây. Twitter đã nâng cấp lại chức năng tìm kiếm và ngày càng trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tư cũng như những “ông lớn” muốn thâu tóm. Các chức năng mới của Twitter tỏ ra rất hữu hiệu để thực hiện chiến dịch quảng cáo và marketing.
 
Hello anh em, chia sẻ với anh em khai niệm về mua bán và sát nhập, một hoạt động đầu tư quan trọng của nền kinh tế.

Trong các thương vụ M&A, “khoảng cách” giữa bên mua và bên bán chính là sự chênh lệch về mục tiêu và mong muốn cần đạt được trước khi tiến hành đàm phán. Cụ thể, bên bán thì muốn bán được giá cao, bên mua thì mong mua được giá rẻ. Muốn thu hẹp khoảng cách này, cần có bộ phận tư vấn trung gian và một cam kết thực hiện nghiêm túc những gì đã thỏa thuận từ cả hai phía. Để một thương vụ M&A thành công không gì hơn là cả bên bán và bên mua đều phải cùng hướng tới một mục tiêu chung - tức cả hai cùng thắng.

Với riêng bên bán, cần có sự chuẩn bị theo ba bước:

Bước 1: Ra quyết định bán doanh nghiệp. Hơn ai hết, chủ doanh nghiệp phải hiểu rõ động cơ - mục tiêu cần thiết trong việc bán công ty của mình, tính toán kỹ thời điểm và yếu tố thị trường chung, có sự phê chuẩn của hội đồng quản trị, đại hội cổ đông bằng văn bản để làm chứng cứ pháp lý.

Bước 2: Sự chuẩn bị nội bộ (lập đội ngũ tư vấn, đàm phán tài chính, luật - có thể do kế toán trưởng, giám đốc tài chính trong công ty hoặc thuê ngoài đảm trách; tiến hành kiểm toán nội bộ hoặc rà soát công việc; định giá sơ bộ giá trị công ty; chuẩn bị các văn bản, hồ sơ, giấy tờ cần thiết cho việc chào bán; lên kế hoạch thực hiện).

Bước 3: Lựa chọn đối tác (lên danh sách đối tác chiến lược thông qua tư vấn trung gian, nghiên cứu - đánh giá về đối tác chiến lược, đưa ra tiêu chí chọn lựa cụ thể, cân nhắc kỹ để chọn đối tác chiến lược phù hợp nhất (căn cứ vào khả năng tài chính hoặc sự am hiểu về lĩnh vực mà doanh nghiệp đang kinh doanh...).
 
Từ chuyện Oracle mua Sun: Làng công nghệ trước trào lưu thâu tóm​

ohlala37.jpg

Trụ sở của hãng Oracle ở vùng Redwood Shores, bang California, Mỹ​

Phần lớn người tiêu dùng đều không muốn tậu một chiếc máy tính cá nhân theo kiểu mua bộ vi xử lý, ổ cứng và phần mềm hệ điều hành từ các nhà cung cấp khác nhau và lắp lại thành một chiếc máy tính hoàn chỉnh. Ai cũng muốn mua một chiếc máy tính đồng bộ từ một nhà cung cấp duy nhất.

Các khách hàng doanh nghiệp cũng có mong muốn tương tự: một địa chỉ duy nhất để vừa có được phần mềm, phần cứng và dịch vụ.

Để đáp ứng mong muốn này của khách hàng, các hãng công nghệ lớn nhất đang dùng tới nguồn tiền mặt khổng lồ của họ để tăng cường khả năng cung cấp sản phẩm và dịch vụ trọn gói.

Ở trong xu hướng này, vào ngày 20/4 vừa qua, hãng phần mềm hàng đầu thế giới Oracle đã tuyên bố sẽ chi 7,4 tỷ USD để mua lại công ty đang ốm yếu Sun Microsystems và nhảy vào lĩnh vực phần cứng. Với tuyên bố trên, Oracle đã đánh bật đối thủ IBM - tập đoàn từng tính chuyện mua lại Sun với mục đích gia tăng số sản phẩm và dịch vụ phần mềm nhưng các cuộc đàm phán giữa hai bên đã kết thúc cách đây khoảng 2 tuần.

“Oracle sẽ là hãng duy nhất có thể chế tạo một hệ thống hoàn chỉnh, từ các ứng dụng tới ổ đĩa. Trong hệ thống này, tất cả các mảnh ghép vừa vặn và phù hợp đến nỗi, khách hàng chỉ việc sử dụng mà thôi”, Giám đốc Điều hành (CEO) Lawrence J. Ellison của Oracle tuyên bố.

Xu thế hợp nhất nói trên đang khiến những công ty độc lập như Sun gặp khó khăn lớn hơn. Việc Sun - một gương mặt lớn của ngành phần mềm - bị Oracle nuốt chửng cũng là bằng chứng rõ nét về xu hướng thâu tóm doanh nghiệp trong các lĩnh vực máy tính, phần cứng và phần mềm. Giới quan sát cho rằng, thậm chí cả những công ty lớn như EMC và Dell cũng có thể sẽ chịu tác động tiêu cực từ xu hướng trên.

“Tôi tin là chúng ta đang ở trong một làn sóng sáp nhập. Khó mà có thể tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Sẽ có những bất ngờ nữa trong thời gian tới”, William T. Coleman III, một cựu quan chức của Sun và hiện đang là CEO của hãng phần mềm mới thành lập Cassatt, nhận định.

5 năm trước đây, khi bỏ ra 10 tỷ USD để mua lại hãng phần mềm PeopleSoft, Oracle đã châm ngòi cho một loạt các vụ thâu tóm trong ngành phần mềm. Riêng Oracle đã mua lại 40 công ty trong đợt đó. Trong đó, để có được riêng BEA và Siebel Systems, Oracle phải bỏ ra 15 tỷ USD.

Trước khi rơi vào tay Oracle, nhiều công ty trong số này đã tìm được cho mình thị trường ngách trong thời kỳ Internet phát triển bùng nổ. Họ cung cấp cho thị trường những chức năng đặc biệt, qua đó hỗ trợ sự phát triển nhanh chóng của cơ sở hạ tầng trong ngành công nghệ thông tin.

Tuy nhiên, sau khi bong bóng công nghệ đi vào hồi kết, khách hàng trở nên ngán ngẩm trước những chuyến viếng thăm của các nhân viên bán hàng mang theo những phần mềm có phạm vi sử dụng hẹp của các công ty này. Một mô hình đơn giản hơn đã phát triển, theo đó, một vài công ty như Oracle, IBM và HP mua lại nhiều đối thủ nhỏ hơn, và rồi trở thành những đối thủ chính của nhau trên thị trường.

“Trung tâm của ngành phần mềm mỗi lúc một cô đọng hơn. Chúng ta chào đón những công ty quy mô lớn ở trung tâm của ngành này”, Giám đốc Công nghệ thông tin Randall N. Spratt thuộc McKesson, một trong những công ty chăm sóc sức khỏe lớn nhất của Mỹ, nói.

Giữa lúc một số công ty phần mềm dẫn đầu làn sóng sáp nhập cuối này, ngành công nghiệp phần cứng giờ đây cũng có vẻ đã sẵn sàng cho sự hình thành của một trật tự mới. “Tôi cho rằng, chúng ta đang ở một điểm chuyển hướng”, bà Patrica C. Sueltz, một nhân vật từng làm quản lý trong IBM và Sun, hiện đang điều hành công ty công nghệ mới thành lập LogLogic, nhận xét.

Chẳng hạn, hãng sản xuất máy chủ Rackable Systems mới đây đã công bố kế hoạch mua lại Công ty Silicon Graphics với giá 25 triệu USD. Cũng giống như Sun, Silicon Graphics thành lập vào năm 1982 và đã từng là một trong những doanh nghiệp phát triển nhanh nhất ở Mỹ trong thời kỳ hoàng kim, với mức doanh số hàng tỷ USD mỗi năm.

Khi lĩnh vực máy tính bão hòa, các công ty chuyên chế tạo những sản phẩm đặc biệt phải đối mặt với một thực tế phũ phàng: những thiết bị chuẩn giờ đây có đủ mọi chức năng cần cho doanh nghiệp. Cùng với đó, vấn đề mà người tiêu dùng quan tâm nhất lúc này là quy mô sản xuất lớn của sản phẩm và mức giá thấp mà quy mô đó đem lại.

Trong thập kỷ qua, HP là hãng máy tính đi đầu trong hoạt động sáp nhập trong lĩnh vực phần cứng, thông qua một loạt vụ mua lại lớn. Vụ HP mua Công ty Compaq Computer vào năm 2001 đã có ảnh hưởng tới cả thị trường máy tính cá nhân và máy chủ, do các công ty khác tìm cách mở rộng và cạnh tranh với tập đoàn này. Chẳng hạn, hãng máy tính Lenovo của Trung Quốc đã mua lại mảng máy tính cá nhân của IBM, và hãng Acer của Đài Loan mua lại Gateway, sau khi Gateway đã thâu tóm eMachines.

Năm ngoái, HP đã mua lại Electronic Data Systems, một trong những công ty dịch vụ công nghệ lớn nhất, trong nỗ lực cạnh tranh với tổ chức dịch vụ rộng lớn của IBM. Vụ HP mua lại EDS cũng đe dọa hoạt động kinh doanh của Sun và Cisco Systems, những công ty đã bán một lượng thiết bị lớn cho các khách hàng của EDS.

Với 34 tỷ USD trong tay, Cisco có lẽ đủ vốn cho khá nhiều vụ mua lại. Thậm chí, Cisco còn có tham vọng mua lại cả các hãng chế tạo bộ nhớ như EMC và Netapp. Về phần mình, HP cũng có ý muốn thâu tóm NetApp, trong khi Dell đã tuyên bố sẽ chi vài tỷ USD để mua lại các hãng máy chủ, bộ nhớ và dịch vụ công nghệ.

“Tôi cho rằng các công ty công nghệ bây giờ đã e dè hơn, nhưng vẫn có rất nhiều tiền để phục vụ cho việc này”, ông Peters Falvey, người đồng sáng lập ngân hàng đầu tư Revolution Partners chuyên tập trung vào các công ty công nghệ, nhận xét.
 
Intel sẽ mua Công ty Phần Mềm Wind River với 884 triệu USD​

LA61264_intel_logo2standard.jpg

- Thứ 5 tuần này, Intel đã tuyên bố sẽ mua lại công ty chế tạo phần mền Wind River Systems với giá 884 triệu USD trong một thương vụ giao dịch hoàn toàn bằng tiền mặt qua đó sẽ giúp cho nhà chế tạo chíp máy tính điện tử lớn nhất thế giới vươn tầm xa hơn thị trường máy tính cá nhân.

Intel cho hay việc mua lại này sẽ làm lợi cho các bộ xử lý và các phần mềm được cung cấp cho các hệ thống nhúng và thiết bị điện thoại di động mà chúng sẽ chạy các gam màu từ điện thoại thông minh đến các thiết bị mạng.

Mặc dầu cuộc suy thoái đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhu cầu máy tính cá nhân nói chung, nhu cầu về các sản phẩm có chứa bộ xử lý nguyên tử năng lượng thấp mà vẫn được dùng trong các thiết bị điện tử nhỏ hơn như máy tính xách tay đời mới hay vẫn được gọi với tên là netbooks.

Nhà phân tích Craig Berger tại FBR Capital Market nhận định thương vụ này có thể là bước đi đầu tiên của Intel trong việc đa dạng hóa mô hình kinh doanh, phương thức mà nhà chế tạo máy tính IBM đang bán các phần cứng, phần mềm, con chíp và dịch vụ.

“Nếu Intel thực sự đang bắt đầu đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh của mình thay vì chế tạo mình dụng cụ bán dẫn, chúng ta có thể mong đợi hàng loạt các vụ mua lại các công ty liên quan đến phần mềm và dịch vụ tương tự trong những năm sắp tới.”

Intel đã thực sự tiến hành công cuộc mở rộng việc cung cấp phần mềm của mình, khai trương một hệ thống điều hành dựa trên Linux mà vẫn được gọi là Moblin vào năm 2007 để sản xuất các thiết bị điện tử nhỏ sử dụng bộ xử lý nguyên tử.

Santa Clara, chi nhánh của Intel tại California cho hay họ đã đồng ý với thương vụ mua lại các cổ phiếu phổ thông của Wind River với giá 11,5 USD/cổ phiểu, với số tiền chênh lệch 44% so với giá 8 USDvào phiên giao dịch hôm thứ 4. Theo dự đoán thương vụ này sẽ kết thúc mùa hè năm nay.

Alameda, công ty phần mềm của Wind River tại California trợ giúp các công ty phát triển và thử nghiệm phần mềm cho các hệ thống thiết bị giải trí ngay tại chỗ ngồi trên xe ô tô và điện tử hàng không trên các máy bay quân sự. Công ty sở hữu các công nghệ được NASA cùng các công ty khác như Apple và Hewlett-Packard sử dụng này được thành lập vào năm 1981 và có hơn 1.600 nhân viên.
 
Google mua lại hãng công nghệ video

218661.jpg

- Mới đây Google đã thông báo kế hoạch mua lại On2 Technologies, công ty chuyên cung cấp công nghệ nâng cao chất lượng video trực tuyến.

Thương vụ này được dự đoán có giá trị 106,5 triệu đôla (tương đương 62,7 triệu bảng Anh) và sẽ sớm hoàn thành vào cuối năm nay vì nhận được sự ủng hộ mãnh mẽ của các cổ đông của On2.

On2, tiền thân là tập đoàn The Duck Corporation, có trụ sở tại Clifton Park, NewYork.

Công nghệ của On2 giúp giảm nhẹ dung lượng video nhưng vẫn đem lại hình ảnh rõ nét.

Các codec mà công nghệ này hỗ trợ bao gồm: VP3, VP4, VP5, TrueMotion VP6, TrueMotion VP7 và VP8. Khách hàng chính hiện tại của On2 là Adobe,AOL, Skype, Nokia, XM Satellite Radio, Sun Microsystems và Sony.

“Chúng tôi tin tưởng công nghệ này sẽ đóng góp một vai trò quan trọn trong nền tảng web”, đại diện Google phát biểu.“ Chúng tôi sẽ cố gắng phát triển công nghệ này để đem lại một cuộc cách mạng cho chất lượng video trực tuyến. Hi vọng đội ngũ nhân viên của công ty sẽ hợp sức cùng chúng tôi”.

Theo bản hợp đồng này, mỗi cổ phiếu của On2 sẽ được chuyển nhượng thành một lượng cổ phiếu có giá 0,6 đôla của Google. Sau khi Google thông báo tin này cổ phiếu của On2 đã tăng giá lên 0,58 đôla.
 
Dell bỏ 3,9 tỉ USD mua Perot Systems​

– Vào thứ 3 đầu tuần, Dell đã “thâu tóm” thành công Perot Systems. Dell sẽ có được một loạt các gói dịch vụ IT dựa trên phạm vi toàn cầu của Perot Systems và ngược các gói dịch vụ này sẽ hoạt động trên máy tính của Dell.

Theo đánh giá, Dell đã có “bánh mỳ - phần cứng”, giờ họ có thêm “bơ – các giải pháp mềm” để đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh của mình.

Perot Sytems được thành lập bởi ứng cử viên tổng thống Henry Ross Perot của nước Mỹ. Hãng nãy cung cấp dịch vụ và các giải pháp kinh doanh cho khách hàng trong lĩnh vực chăm sóc y tế, ngân hàng, bảo hiểm… Perot đã xây dựng một mạng lưới khách hàng lớn ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Trung Đông, Châu phi và Châu Á.

Việc mua lại Perot Sytems của Dell là bước tiếp theo trong một loạt các mối quan hệ đã phát triển trong thời gian trước đó.

Chủ tịch của Perot Sytems là Ross Perot Jr nói: “Khi cha tôi thành lập Perot Sytems, ông đã hình dung ra một mạng lưới thông tin toàn cầu, dẫn đầu về công nghệ. Dell hứa phát triển công ty theo mô hình đó và khách hàng sẽ được chăm sóc tốt hơn với sự nâng cấp năng lực của Perot từ Dell.”

Giám đốc điều hành của Dell là Michael Dell cho hay: “Sẽ có hiệu quả từ việc kết hợp các công ty với nhau, nhưng việc mua lại thành công Perot Sytems mang lại một cảm giác tuyệt vời.”

Theo thoả thuận, hãng sản xuất máy tính và máy chủ Dell đã có được tất cả số cổ phiếu phổ thông của Perot Systems với 30 USD/ cổ phiếu bằng tiền mặt, cao hơn 65% giá cổ phiếu của Perot Systems chốt lại vào ngày thứ 6 tuần trước.

Sau phiên giao dịch vào ngày thứ 2 đầu tuần, cổ phiếu của Perot Systems đã tăng kịch trần lên tới 29,60 USD/ cổ phiếu. Trong khi, cổ phiếu của Dell giảm khoảng 4%, chỉ còn 15,92 USD/ cổ phiếu.
 
Xu hướng M&A trong ngành công nghệ lại trỗi dậy​

- Thung lũng Silicon yên ắng khoảng một năm nay, gần đây bỗng trở nên sôi động với những thương vụ mua bán và sáp nhập (Merge & Acquisition – M&A). Giá trị bằng tiền của các vụ sáp nhập lúc này không nhỏ nhưng lại không lớn bằng nỗi khao khát tăng trưởng của các doanh nghiệp. Ngành công nghệ lao đao vì khủng hoảng kinh tế đang có những dịch chuyển.

Trong vài tuần trở lại đây, Jon A. Woodruff, người phụ trách hoạt động hợp nhất và thâu tóm tại chi nhánh của ngân hàng Goldman Sachs ở thành phố San Francisco (Mỹ), nhận thấy bầu không khí đang thay đổi ở Thung lũng Silicon.

Các công ty công nghệ đang tăng cường các vụ thỏa thuận mua bán lẫn nhau sau một năm tương đối yên tĩnh. Chỉ trong vòng 21 ngày, Goldman phải xử lý ba thương vụ lớn: eBay bán Skype, Adobe mua Omniture và Dell thâu tóm Perot Systems. “Người ta có vẻ sẵn sàng trút hầu bao để mua những tài sản mà họ xem là phù hợp,” ông Woodruff nhận định.

Thời điểm bước ngoặt

Sự sôi động nói trên báo hiệu một sự thay đổi rộng lớn hơn: xu hướng M&A đang quay trở lại ngành công nghiệp công nghệ. Theo Thomson Financial, ba tuần đầu tiên của tháng Chín vừa qua chứng kiến các thương vụ M&A có tổng giá trị lên đến 19,3 tỷ đô-la Mỹ, tăng 2,5 tỷ đô-la so với tháng Tám và 11 tỷ đô-la so với tháng Chín năm ngoái.

Sự khởi sắc của hoạt động M&A trong lĩnh vực công nghệ đang được thúc đẩy bởi một suy nghĩ chủ đạo: tình trạng tồi tệ nhất của cuộc suy thoái đã qua và giờ là lúc chuẩn bị cho những thời điểm tốt đẹp hơn. Các nhà kinh tế và những chuyên gia khác cho biết nhiều công ty đã trì hoãn đầu tư công nghệ vào thời điểm khó khăn.

Tuy nhiên, trong thời gian tới, họ có thể sẽ tăng cường chi tiêu nhằm tạo ra tăng trưởng. Mark M. Zandi, nhà kinh tế trưởng của công ty Moody’s Economy.com, dự báo rằng chi tiêu công nghệ ở Mỹ sẽ tăng 4% vào năm 2010 và 10% vào năm 2011 sau khi sụt giảm 10% trong năm nay. “Tôi nghĩ chúng ta đang ở thời điểm bước ngoặt của lĩnh vực công nghệ,” chuyên gia này cho biết.

Một trong những động lực cho các vụ M&A hiện nay là niềm khao khát có được sự tăng trưởng. Nhiều tập đoàn máy tính lớn đang vật lộn với tình trạng doanh số và lợi nhuận sụt giảm khi người tiêu dùng và doanh nghiệp hoãn mua sắm máy tính mới và xem việc nâng cấp phần mềm là một điều xa xỉ.

Bên cạnh đó, các công ty này cũng buộc phải giảm giá máy tính và những thiết bị liên quan để cạnh tranh với những sản phẩm rẻ hơn được sản xuất tại các nền kinh tế có chi phí thấp. Vì thế, các công ty công nghệ nóng lòng muốn mở rộng sang những dòng sản phẩm và thị trường mới để tạo sự tăng trưởng.

Đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh


Bên cạnh đó, một số công ty công nghệ tiến hành hoạt động M&A nhằm đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh và phát triển thị trường. Chẳng hạn như việc mua Omniture sẽ giúp hãng Adobe mở rộng sang lĩnh vực phân tích web, nơi nhu cầu đang gia tăng đối với những chương trình theo dõi lưu lượng truy cập trang web và cải thiện quảng cáo trực tuyến. Trong khi đó, thương vụ mua Sun Microsystems với giá 7,4 tỷ đô-la sẽ giúp công ty phần mềm Oracle tăng cường sự hiện diện trong thị trường phần cứng máy tính.

Các nhà sản xuất thiết bị bán dẫn và công ty phần mềm phân phối sản phẩm trên web được dự báo là đối tượng của nhiều vụ M&A trong thời gian tới. Ngoài ra, một số chuyên gia cho rằng các công ty quản lý dữ liệu và các công ty phần mềm cỡ vừa và nhỏ cũng có thể là mục tiêu.

Riêng Sebastian Thomas, Giám đốc nghiên cứu công nghệ của công ty RCM Capital Management, dự báo rằng sự phát triển của những công nghệ mới, như điện toán đám mây, sẽ thúc đẩy các tập đoàn như Cisco hoặc EMC bỏ tiền mua những công nghệ quản lý hệ thống, mạng và lưu trữ.

Một lĩnh vực khác cũng thu hút nhiều sự quan tâm của các đại gia là dịch vụ công nghệ thông tin. Về cơ bản, các công ty dịch vụ công nghệ thông tin cung cấp mọi thứ, từ tích hợp hệ thống máy tính cho đến tư vấn công nghệ thông tin. Bằng cách thâu tóm doanh nghiệp thuộc loại này, các công ty công nghệ không chỉ bán sản phẩm cho khách hàng mà còn tinh giản tiến trình kinh doanh và quản lý hệ thống công nghệ của họ.

Hãng Hewlett-Packard đã khởi đầu cho xu hướng M&A trong lĩnh vực dịch vụ công nghệ thông tin vào năm ngoái khi mua công ty Electronic Data Systems Corp với giá 13,9 tỷ đô-la. Vào tháng Chín vừa qua, xu hướng này nóng lên khi Dell công bố kế hoạch mua Perot Systems với giá 3,9 tỷ đô-la và Xerox mua Affiliated Computer Services với giá 6,4 tỷ đô-la.

Giá trị bằng tiền của các thương vụ M&A ngày nay thường không rẻ chút nào và không phải lúc nào cũng mang đến thành công. Chuyên gia Thomas Ivey của công ty Skadden, Arps, Slate, Meagher & Flom LLP. cảnh báo: “Luôn có rủi ro khi một công ty mua một doanh nghiệp nằm bên ngoài lĩnh vực kinh doanh chủ chốt của mình.”

Chẳng hạn như khi mua Skype, eBay có ý định tận dụng số lượng người sử dụng khổng lồ của dịch vụ điện thoại Internet này. Tuy nhiên, kế hoạch này không thành và eBay đang buộc phải bán lại Skype.

Tương tự, Peter Bell, thuộc công ty đầu tư mạo hiểm Highland Capital Partners, cho rằng: “Nếu bạn đang theo đuổi những thị trường mới, sản phẩm mới, khách hàng mới, sẽ luôn có rủi ro chờ đón bạn. Tuy nhiên, nếu không có rủi ro, phần thưởng nhận được sẽ không nhiều.”
 
Google thâu tóm doanh nghiệp “siêu” nhất thế giới​

093.jpg

Google đã thâu tóm được 23 doanh nghiệp trong năm 2010​

Theo thống kê của trang cung cấp dịch vụ thông tin CB Insights về xu hướng mua bán và sáp nhập doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ năm 2010, Google dẫn đầu với việc thu mua được 23 công ty, trong khi Microsoft đứng bét bảng với 0 doanh nghiệp nào

Hôm 27/9, "gã khổng lồ" trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến Google đã đánh dấu 12 năm hoạt động thành công với logo chiếc bánh sinh nhật trên trang chủ. Được ra đời năm 1998 do hai đồng sáng lập viên là Larry Page và Sergey Brin, hiện Google đã trở thành trang web tìm kiếm số một thế giới, thậm chí còn là một động từ trong từ điển tiếng Anh Cambridge

Mặc dù sinh sau đẻ muộn so với hai "đàn anh" Microsoft (thành lập năm 1975) và Apple (1976), nhưng Google lại là hãng công nghệ biến đổi nhanh chóng và vượt bậc. Theo CB Insights, trong năm 2010, Google đã thâu tóm được 23 công ty lớn nhỏ khác nhau, như Like.com, Slide.com, Picnik.com...

Cuối tháng 8 vừa qua, hãng tìm kiếm Google đã thu mua Like.com, công cụ tìm kiếm trực quan giúp người tiêu dùng có thể tìm và mua thời trang trực tuyến. Trang blog TechCrunch cho biết, giá trị thương vụ này có thể lên đến 100 triệu USD

Like.com được thành lập năm 2004, là một website trực thuộc Riya, một công ty phát triển công nghệ nhận dạng khuôn mặt. Người sáng lập Munjal Shah cuối cùng cũng đã đóng cửa Riya và đưa Like.com trở thành một công cụ tìm kiếm trực quan, tập trung vào giày, quần áo, đồ trang sức và phụ kiện

Trước đó không lâu, Google đã thu mua Slide.com với giá khủng 182 triệu USD. Slide.com là trang web quen thuộc của cư dân mạng khi muốn tạo những slideshow ảnh đẹp mắt, hay những khung clip đăng trên YouTube. Ngoài ra, Slide.com còn cung cấp ứng dụng cho Facebook, mạng xã hội ngày càng phổ biến khắp thế giới

Hồi tháng 7, Google cũng chính thức công bố việc đạt được thỏa thuận, trong việc mua lại công ty phần mềm ITA Software với mức giá gần 700 triệu USD. Đây là công ty chuyên cấp các giải pháp và phần mềm về thông tin du lịch hàng không cho các công ty lữ hành trực tuyến

CB Insights cho biết, đứng thứ hai sau Google là hãng máy tính IBM với 12 công ty đã được thâu tóm, trong đó phần lớn là các hãng phần mềm. Đứng thứ 3 là HP với 7 doanh nghiệp, tiếp đó là Facebook với 6 công ty, Oracle và Apple đồng hạng với 5 đơn vị. Trong khi đó, hãng phần mềm khổng lồ Microsoft chưa hề đạt được thỏa thuận mua bán doanh nghiệp nào trong năm nay

092.jpg

Biểu đồ thống kê số đơn vị bị thua mua theo từng hãng công nghệ​
 
Nhật đẩy mạnh M&A​

6088_Nhat-MA.jpg

Ông Hiroshi Mikitani, Tổng Giám đốc Rakuten (trái) và Pierre-Morizet Kosciusko, người đồng sáng lập trang web PriceMinister vừa được Rakuten mua lại​

Nhờ đồng yên mạnh, các doanh nghiệp Nhật đã tận dụng cơ hội để mua lại các công ty ở nước ngoài

Ít ai quên được các thương vụ mua lại và sáp nhập (M&A) đình đám ở nước ngoài của các tập đoàn Nhật như Sony hay Mitsubishi trong giai đoạn đỉnh điểm của bong bóng kinh tế Nhật năm 1989. Nay, cơn sốt M&A đang lặp lại giữa lúc Nhật phải đối mặt với một nền kinh tế trì trệ trong nước

Tận dụng lợi thế

Việc đồng yên tăng mạnh so với đồng USD ở mức cao kỷ lục trong 15 năm qua đã gây bất lợi cho các nhà sản xuất của Nhật như Toyota và Sony. Hàng xuất khẩu của họ đang trở nên đắt hơn so với các đối thủ nước ngoài. Và điều này đã gây sức ép lên sự phục hồi của nền kinh tế Nhật, vốn phụ thuộc vào xuất khẩu

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp khác, đặc biệt là doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ và công nghệ thông tin, đang đứng trước cơ hội có một không hai, đó là dựa vào lợi thế đồng yên mạnh để mua lại các doanh nghiệp ở nước ngoài

Từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp Nhật đã bỏ ra 27 tỉ USD mua lại các công ty ở nước ngoài, cao hơn con số của cả năm 2009. Đáng chú ý là một loạt thương vụ mua lại của Tập đoàn Viễn thông NTT, trong đó có thỏa thuận mua lại công ty cung cấp dịch vụ mạng trụ sở ở Nam Phi Dimension Data vào tháng 7 với giá 3,24 tỉ USD. Đầu tháng 9, chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven của Tập đoàn Seven & i Holdings đã mua lại đối thủ Mỹ Casey’s General với giá 2 tỉ USD

Trong số các doanh nghiệp tích cực lao vào các thương vụ M&A còn có Rakuten, công ty thương mại điện tử lớn nhất nước Nhật. Trong 4 tháng qua, Rakuten đã mua lại nhà bán lẻ trực tuyến Mỹ Buy.com với giá 250 triệu USD và trả một khoản tiền tương tự mua lại trang web mua sắm PriceMinister (Pháp)

“Đây là cơ hội hiếm có để các công ty Nhật mua lại các công ty nước ngoài nhằm tạo lập chỗ đứng trên thị trường thế giới”, Hiroshi Mikitani, nhà sáng lập kiêm Tổng Giám đốc Rakuten, nhận định

Từ đầu năm đến nay, đồng yên đã tăng 11% so với đồng USD. Điều này đã làm giảm sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Nhật, vốn là động cơ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của quốc gia này. Đó là lý do tuần qua, Ngân hàng Trung ương Nhật đã mua vào số lượng lớn đồng USD lần đầu tiên trong 6 năm qua nhằm làm yếu đồng yên. Trong phiên giao dịch chiều ngày 24.9 tại Sàn Chứng khoán Tokyto, đồng USD đã đột ngột tăng từ 84 yên/USD lên mức 85,38 yên/USD trước khi giảm trở lại còn 85,07 yên/USD

Tuy nhiên, ông Kazuki Ohara, chuyên gia tư vấn cấp cao thuộc Viện Nghiên cứu Nomura ở Tokyo, cho rằng: “Nền kinh tế Nhật cần phải có sự định hướng lại và nuôi dưỡng thế hệ các doanh nghiệp mới. Không nên đối phó với đồng yên như lâu nay vẫn làm là tìm cách kiềm giá đồng yên”

Cần tái định hướng nền kinh tế

Nhiều chuyên gia phân tích khác cho rằng, Nhật cũng phải tái định hướng nền kinh tế theo hướng chú trọng các ngành, lĩnh vực có giá trị gia tăng cao hơn như dịch vụ và công nghệ thông tin, đồng thời nâng cao chỗ đứng ở các ngành này tại thị trường nước ngoài. Đó cũng là chiến lược mà Rakuten đang theo đuổi

Kể từ khi thành lập Rakuten năm 1997 và đưa lên sàn chứng khoán 3 năm sau đó, ông Mikitani đã đưa Công ty tăng trưởng rất nhanh nhờ vào hiệu quả của mô hình kinh doanh. Rakuten hiện có 64 triệu khách hàng tại Nhật và đạt doanh thu 3,54 tỉ USD năm 2009. Nhưng điều đặc biệt là Rakuten không sở hữu một kho hàng nào. Thay vào đó, Rakuten đóng vai trò như một đầu mối kinh doanh cho gần 36.000 nhà buôn trên khắp nước Nhật, bán đủ loại hàng hóa từ mỹ phẩm cho đến thiết bị thể thao. Và các hoạt động ở nước ngoài của Rakuten cũng giống như vậy, chủ yếu đóng vai trò trung gian (trực tuyến)

Sau khi thành lập cửa hàng tại Đài Loan vào năm 2008 và Thái Lan năm 2009, Rakuten bắt đầu tăng tốc. Vào tháng 1.2010, Rakuten tuyên bố thành lập liên doanh thương mại điện tử với công ty tìm kiếm trực tuyến Trung Quốc Baidu. Đến tháng 5 thì Công ty mua lại Buy.com. Cũng trong tháng này, Rakuten thành lập liên doanh tại Indonesia. Thương vụ PriceMinister tháng 6 vừa qua đã mở đường cho Rakuten tiếp cận khách hàng ở Pháp, Anh và Tây Ban Nha, đồng thời lên kế hoạch để nhảy vào nhiều thị trường khác ở châu Âu

Bành trướng ra thế giới cũng là mục đích đằng sau các thương vụ mua lại của NTT. Dimension Data mà NTT mua lại hồi tháng 7 là nhà cung cấp các dịch vụ bảo trì hệ thống cho các mạng thông tin doanh nghiệp tại 49 quốc gia. Tháng 8.2010, NTT cho biết đang thâu tóm Secode, công ty an ninh thông tin số của Thụy Điển, với giá khoảng 23 triệu USD

Trước đó, chi nhánh điện thoại di động NTT DoCoMo của NTT đã mua lại 26% cổ phần trong Tata Teleservices (Ấn Độ) với giá 2,7 tỉ USD. Hãng viễn thông này cũng mua lại gần 80% cổ phần trong Net Mobile (Đức) với giá khoảng 51 triệu USD

Đầu năm nay, Softbank, một công ty khai thác dịch vụ điện thoại di động và dịch vụ internet của Nhật, đã nâng số vốn đầu tư vào 2 công ty mới thành lập có trụ sở tại Thung lũng Silicon (Mỹ), đó là Twitter và Ustream

Một số doanh nghiệp Nhật cũng chú ý đến mảng cơ sở hạ tầng, như Mitsui. Tập đoàn này cho biết sẽ đầu tư 14,29 tỉ USD ra nước ngoài trong 2 năm tới. Tháng 8 vừa qua, Mitsui đã công bố việc thành lập liên doanh trong ngành nước trị giá 237 triệu USD với Hyflux, nhà cung cấp giải pháp nước của Singapore, nhằm thâm nhập vào ngành cơ sở hạ tầng và xử lý nước tại Trung Quốc

Ngân hàng Goldman Sachs (Mỹ) dự đoán, với lượng tiền mặt dồi dào và lợi thế đồng yên mạnh, sẽ có nhiều doanh nghiệp lớn lao vào M&A. Theo một báo cáo cuối tháng 8.2010 của Goldman Sachs, tổng lượng tiền mặt nắm giữ bởi các công ty lớn niêm yết trên sàn chứng khoán Tokyo không thuộc lĩnh vực tài chính đã đạt mức 580 tỉ USD vào đầu năm nay

“Hoạt động M&A gia tăng là điều tích cực đối với nền kinh tế Nhật nói chung, vì nó hứa hẹn tiềm năng tăng trưởng cao hơn và giúp giảm chi phí nhờ mở rộng quy mô. Điều này sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty Nhật trên thị trường thế giới”, Kathy Matsui, chuyên gia kinh tế trưởng của chi nhánh Goldman Sachs tại Nhật, cho biết

Đối với Rakuten, đồng yên mạnh sẽ giúp Công ty hoàn thành mục tiêu tiếp cận gần 30 thị trường nước ngoài trong 3-5 năm tới. Rakuten cũng đang dồi dào tiền mặt sau khi thu về lợi nhuận hoạt động 336,5 triệu USD trong nửa đầu năm 2010, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Khoản lợi nhuận này sẽ hỗ trợ vốn cho các thương vụ M&A của Công ty những năm tới
 
FPT, CMC sắp chi hàng chục triệu USD cho M&A​

Hai tập đoàn CNTT đứng đầu Việt Nam có kế hoạch đầu tư hàng chục triệu USD cho hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) để đẩy nhanh tốc độ phát triển

Người mơ top 500 của Forbes, kẻ muốn có tỷ đô

Ông Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng trường đại học FPT cho biết tập đoàn này đã đặt ra mục tiêu có lợi nhuận 10.000 tỷ vào năm 2014 và xa hơn là lọt vào top 500 doanh nghiệp hàng đầu thế giới (danh sách top 500 của Forbes) vào năm 2025

Trong lĩnh vực phần mềm và dịch vụ, FPT phấn đấu đạt doanh số 500 triệu USD vào năm 2015, vượt mốc 1 tỷ USD sau đó 5 năm (trong đó xuất khẩu chiếm khoảng 70%) và có 20.000 nhân lực vào năm 2015, 40.000 vào năm 2020

Ông Nguyễn Trung Chính, Tổng giám đốc tập đoàn công nghệ CMC – doanh nghiệp hiện đứng thứ hai trên thị trường CNTT Việt Nam sau FPT, cũng hy vọng đưa thương hiệu này lọt vào nhóm doanh nghiệp có doanh thu 1 tỷ USD trong 5 năm tới

"Với tốc độ tăng trưởng 25-30% mỗi năm, khả năng đạt doanh thu 800 triệu USD đến 1 tỷ USD vào năm 2015 là hoàn toàn khả thi", ông Chính nói. "Trong đó, lĩnh vực phần mềm, dịch vụ và nội dung số dự tính sẽ chiếm khoảng 200 triệu USD"

Đầu tư cho M&A để tăng tốc

CMC hiện có một khoản ngân quỹ khoảng 20 triệu USD để phục vụ hoạt động mua sắm và sáp nhập (M&A) những công nghệ có triển vọng thương mại

Trong thời gian vừa qua, CMC đã tiến hành một số hoạt động M&A như thương vụ đầu tư hơn 100 tỷ đồng vào Netnam và đầu tư vào công nghệ bảo mật hình thành nên công ty con CMC Infosec. Theo ông Chính, CMC Infosec hiện là sản phẩm khá thành công với khoảng 5,4 triệu người dùng và đang có kế hoạch vươn ra thị trường quốc tế

FPT gần đây cũng đang đẩy mạnh hoạt động M&A để mở rộng thị trường. Mới đây nhất là thương vụ FPT cùng công ty con của tập đoàn này là FPT Telecom dự định đầu tư 2.000 tỷ đồng để mua lại 44% cổ phần của nhà mạng EVN Telecom để tham gia thị trường di động

Ông Phan Đức Trung, Phó tổng giám đốc FPT cho biết công ty FPT Software, thành viên của tập đoàn FPT, cũng đang nghiên cứu để tiến hành M&A các doanh nghiệp phần mềm nước ngoài, trong đó ưu tiên số một hiện nay là thị trường Mỹ

"Dự kiến, thời gian tới FPT Software sẽ có một M&A khoảng 20 triệu USD ở thị trường Mỹ", ông Trung nói. Tuy nhiên, theo ông Trung, FPT sẽ không tiến hành M&A với các công ty trong nước với lĩnh vực phần mềm vì quy mô của các công ty quá nhỏ
 
Groupon "chê" 6 tỉ USD của Google​

- Groupon, dịch vụ chia sẻ những phiếu khuyến mãi trực tuyến đã "ngoảnh mặt làm ngơ" trước lời đề nghị trị giá 6 tỉ USD (tương đương 120.000 tỉ đồng) từ Google khi "gã khổng lồ" ngỏ ý muốn thâu tóm Groupon.com

467424.jpg

Giao diện website Groupon.com với những thông tin chương trình khuyến mãi trong ngày​

Ở lần gặp gỡ đầu tiên, Google đã đưa ra mức giá từ 3,5 - 4 tỉ USD để "gạ gẫm" website mới tròn 2 năm tuổi, Groupon.com nhưng không đạt được sự đồng thuận. Chưa chịu thua, Google tiếp tục những gợi ý để có được Groupon. So với mức giá 3,2 tỉ USD mà Google chi ra để thâu tóm công ty theo dõi quảng cáo trực tuyến DoubleClick vào năm 2007 thì mức chi phí gợi ý lần thứ hai cho Groupon gần như gấp đôi, 6 tỉ USD bao gồm 5,3 tỉ USD tiền mặt và thêm 700 triệu USD theo kết quả hoạt động sau khi mua lại. Tuy nhiên, vẫn không có được cái gật đầu từ Groupon

Được sáng lập bởi Andrew Mason vào tháng 11-2008, có trụ sở tại Chicago (Mỹ), hiện Groupon đã có hơn 33 triệu người dùng ở 35 quốc gia

Groupon chuyên cung cấp thông tin khuyến mãi giảm giá cho nhiều mặt hàng lẫn dịch vụ ở nhiều lĩnh vực từ ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí từ hơn 300 thị trường trên toàn cầu như giá phòng khách sạn, xe cộ, dịch vụ chăm sóc sức khỏe...

Người bán trên Groupon có thể là nhà bán lẻ hay doanh nghiệp sẽ đưa ra các chương trình khuyến mãi giảm giá và người mua là các thành viên đăng ký sử dụng sẽ nhận thông tin. Người bán có khách hàng, người mua được hưởng lợi từ với mức giá rẻ

Những thông tin giảm giá từ Groupon không có ở bất cứ đâu. Đó là một trong những ưu điểm mà Groupon thu hút khá nhiều thành viên một cách nhanh chóng

Bộ ba CEO (giám đốc điều hành) của Groupon bao gồm Andrew Mason, Eric Lefkofsky và Brad Keywell đã có thể trở thành những tỉ phú trẻ bằng cách đặt bút ký kết với Google nhưng họ đã từ chối. Andrew Mason, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành và là cổ đông lớn nhất tại Groupon, đã rất tự tin vào con đường phát triển độc lập thay vì quy thuận dưới trướng của Google

Vì sao Google "phải có" Groupon ?

Google đang rất tập trung vào các dữ liệu thương mại điện tử nội địa gắn liền với tài khoản Google, phát triển công nghệ quảng cáo địa phương hóa. Ta có thể hiểu đơn giản qua một ví dụ khi bạn đi mua sắm ở một khu trung tâm, Google sẽ cung cấp các phiếu khuyến mãi còn hiệu lực của những cửa hàng ở gần xung quanh đó trong phần tìm kiếm. Hoặc khi lướt web chọn sản phẩm để mua, Google cũng sẽ có những gợi ý phiếu khuyến mãi là các mã số tương ứng cho website đó để bạn có thể mua với giá rẻ. Do đó, "ông lớn" rất muốn có Groupon trong bộ sưu tập của mình

Một lý do khác để có Groupon là hiện dịch vụ này đang sở hữu đến hơn 35 triệu thành viên đăng ký sử dụng và còn tiếp tục tăng nhanh. Hơn nữa, một ưu thế cho Groupon là không có nhiều đối thủ lớn mạnh trong lĩnh vực cung cấp thông tin khuyến mãi nội địa nhưng lại có rất nhiều công ty lớn như Google muốn mua lại các công ty cung cấp dịch vụ này

Ngoài ra, Groupon hiện đang thử nghiệm một tính năng mới cho phép các doanh nghiệp dễ dàng tạo những chương trình khuyến mãi thông qua một dịch vụ trực tuyến có tên Groupon Stores. Người dùng Groupon còn có thể theo dõi những chương trình khuyến mãi mới từ các nhãn hàng hay doanh nghiệp ưa thích qua tính năng Deal Feed hiện đang được thử nghiệm. Như trước đây, người dùng chỉ có thể theo dõi thông tin này bằng cách đăng ký dõi theo tài khoản Twitter của nhãn hàng ưa thích

Trong tháng 11-2010, Groupon đã bắt đầu mở rộng sang thị trường Châu Á bằng việc thâu tóm nhiều website nhỏ hơn ở cùng lĩnh vực và chính thức có mặt ở Hong Kong, Singapore, Philippines và Đài Loan

Groupon có "liều lĩnh và ngông cuồng" ?

Theo hãng tin AP, nội bộ ban lãnh đạo Groupon bao gồm cả các nhà đầu tư đã phân chia làm hai nhóm có ý kiến đối lập sau khi có lời gợi ý trị giá "6 tỉ USD" từ Google.

Một bên vẫn cương quyết không bán Groupon vì mức doanh thu hằng năm đang ở đà tăng trưởng khá cao và hơn nữa, con số sẽ còn tăng vọt sau khi Groupon phát hành cổ phiếu lần đầu tiên (IPO) vào năm 2011. Nhóm này bao gồm các nhà đầu tư mới tham gia vào Groupon muốn tiền đầu tư sinh lãi vượt mức đề nghị hiện tại và đặc biệt là "những thành viên có tiếng nói quan trọng" là nhóm giám đốc điều hành như Andrew Mason. Tuy nhiên, bên còn lại bao gồm các nhà đầu tư từ lúc ban đầu thành lập Groupon vốn mong muốn tiền đầu tư sinh lời nhanh chóng bằng cách bán gọn cho Google

Nhìn lại, câu chuyện Groupon hiện tại tương tự với câu chuyện của mạng xã hội Facebook vào 4 năm trước. Ai sẽ đoan chắc khi đó "ốc tiêu" Facebook sẽ lớn mạnh nhanh chóng, vượt hơn 500 triệu thành viên, đánh bại MySpace vốn đang rất mạnh mẽ trong thời gian ngắn. Mark Zuckerberg cũng đã trả lời "Không" với câu hỏi "Bán hay không bán?" từ các lời chào mời từ Yahoo, Microsoft hay Viacom... Hàng tỉ USD đã không làm chùn bước đi của cậu thanh niên 22 tuổi và giờ đây, Facebook được định giá 180 tỉ USD với tầm ảnh hưởng bao trùm cả thế giới mạng

Vài công ty như Yahoo, OpenTable, Gilt Groupe, LivingSocial (vừa được Amazon đầu tư 175 triệu USD vào đầu tháng 12-2010), Yelp hay cả Facebook đã mở ra những dịch vụ tương tự Groupon nhưng không gây được ấn tượng gì đặc biệt. Nhiều hãng tin công bố doanh thu của Groupon đạt hơn 500 triệu USD trong năm nay nhưng theo số liệu mới nhất từ nguồn tin của Kara Swisher, cây bút chuyên về thông tin công nghệ cho Wall Street Journal, công bố trên All Thing Digitals thì mức doanh thu của Groupon lên tới 2 tỉ USD

Câu chuyện về Groupon và Andrew Mason sẽ vẫn còn tiếp diễn !
 
Ngành IT thu hút nhà đầu tư nước ngoài​

399c3_dtu_4a.jpg

ông David Đỗ (phải), Giám đốc điều hành Quỹ VIG (Vietnam Investments Group) và ông Ngô Đức Chí, CEO, Global Cybersoft Inc, đang trao đổi tại Super Investors Day​

- Nhiều công ty nước ngoài, nhà đầu tư và các quỹ đầu tư quan tâm việc đầu tư vào các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT), phát triển phầm mềm của Việt Nam bởi thị trường còn lớn

Đây là nhân định của một số diễn giả là doanh nhân, công ty tư vấn đầu tư, nhà quản lý đầu tư ở Ngày hội các nhà đầu tư 2012 (Super Investors Day) diễn ra tại TPHCM ngày 16-2

Theo ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Phát triển Công viên phần mềm Quang Trung, hiện có nhiều công ty công nghệ thông tin và phát triển phần mềm nước ngoài có ý định mở rộng quy mô hoặc tìm kiếm đối tác đầu tư là các doanh nghiệp phần mềm tại Việt Nam

Trao đổi với báo chí bên lề hội thảo, ông Dũng cho biết một số nhà đầu tư đã đi theo con đường mua bán sáp nhập (M&A). Phần lớn các công ty công nghệ thông tin nước ngoài muốn vào Việt Nam hiện nay đã chọn giải pháp mua lại những công ty trong nước đang hoạt động. Do đó, ông Dũng cho rằng cơ hội M&A cho lĩnh vực công nghệ thông tin ở Việt Nam là có thật, và phần lớn nhà đầu tư chỉ quan tâm đến những công ty nhỏ

Ông Dũng cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài muốn mua các công ty ở Việt Nam chỉ chú ý đến thị trường trong nước và nguồn nhân lực có sẵn để triển khai nhanh. Họ sẵng sàng đổi thương hiệu công ty đã mua và đưa công nghệ vào để triển khai hoạt động nhanh hơn thay vì tự đầu tư

Với hướng đi này, theo ông Dũng ghi nhận, quá trình thương thảo đi đến quyết định mua bán và sáp nhập của các nhà đầu tư trong lĩnh vực này hiện nay nhanh hơn trước rất nhiều. Ông cho biết, trước đây các nhà đầu tư Nhật luôn rất thận trọng, khảo sát đến 2-3 năm mới tiến hành đầu tư. Hiện nay thì khác, chỉ trong khoảng sáu tháng là có thể làm xong. Hiện có vài công ty Nhật đang có ý định này, ông Dũng nói

Dưới góc nhìn của nhà tư vấn đầu tư, ông Nguyễn Tất Thắng, Kinh tế trưởng Công ty HSC, cũng cho rằng lĩnh vực công nghệ thông tin đang thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là đối với các công ty Nhật

Theo ông Thắng, công nghệ thông tin Việt Nam phát triển chưa mạnh, trong đó đáng chú ý là việc phát triển cơ sở dữ liệu, hệ thống quản lý của một số ngành như ngân hàng, phân phối, y tế… Do đó một số nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam, qua kênh mua bán sáp nhập, để khai thác thị trường này

Còn ông David Đỗ (Dũng), Giám đốc điều hành Quỹ VIG (Vietnam Investments Group), cũng nhìn nhận cơ hội đầu tư lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam khá lớn. Theo ông, các nước phát triển như châu Âu hoặc Mỹ, tỷ lệ ngành này chiếm khoảng 7% GDP, trong khi ở Việt Nam hiện nay thì chưa đạt đến 2%

Ông cho biết dịch vụ e-commerce (thương mại điện tử) cũng được xem là lĩnh vực thu hút sự quan tâm của các quỹ đầu tư, vì hiện nay internet ở Việt Nam đang tăng trưởng nhanh. Lượng người dân sử dụng internet ngày càng nhiều là cơ hội để phát triển dịch vụ này

Tuy nhiên vấn đề M&A lĩnh vực công nghệ thông tin, theo một số nhà đầu tư, thì còn khó tính toán về giá trị bởi tài sản của doanh nghiệp trong lĩnh vực này phần lớn là nguồn nhân lực

Quốc Hùng
 
Năm của M&A công nghệ​

Năm nay, công nghệ dữ liệu tăng trưởng bùng nổ, những công ty lớn dư thừa tiền bạc trong khi giá trị các công ty nhỏ đang giảm sút sẽ là ba động lực chính thúc đẩy nhiều thương vụ sáp nhập và mua lại (M&A) trong thế giới công nghệ

Theo ước tính của Cisco Systems, công ty sản xuất thiết bị mạng lớn nhất thế giới, đến năm 2015, lượng dữ liệu lưu chuyển qua mạng internet trong mỗi 5 phút sẽ tương đương tổng dung lượng của tất cả các bộ phim từng được sản xuất

Còn theo IDC, hãng chuyên nghiên cứu về thế giới công nghệ, năm 2012, khối lượng thông tin số có thể tăng vọt từ 2,7 ngàn tỷ GB lên 8 ngàn tỷ GB

Hãng này còn cho biết, đại dữ liệu, phần mềm di động và điện toán đám mây sẽ là những yếu tố thúc đẩy các “đại gia” công nghệ “đầu tư mạnh mẽ và quyết liệt” cho các thương vụ M&A trong năm nay

Theo phân tích của Morgan Stanley, chỉ số Morgan Stanley Technology Index dự báo sẽ tăng 21% so với năm ngoái, đạt đến 513 tỷ USD. Lượng tiền mặt dồi dào và áp lực từ các nhà đầu tư về tăng trưởng doanh số nhảy vọt sẽ là các yếu tố thúc đẩy làn sóng M&A trong thế giới công nghiệp

“Dự kiến, tổng giá trị các thương vụ M&A trong năm 2012 sẽ vượt xa con số 200 tỷ USD của năm 2011, hay 264,4 tỷ USD của năm 2007, nhưng chưa thể vượt qua kỷ lục 585,2 tỷ USD lập được vào năm 2000”, dẫn lời ông Chet Bozdog, Giám đốc Toàn cầu của Bộ phận Đầu tư kỹ thuật thuộc Ngân hàng Bank of America

Trong năm qua, những tên tuổi lớn như HP, Cisco, SAP, Google, Microsoft... là tác nhân chính góp phần tạo ra mức tăng trưởng 36% về tổng giá trị các thương vụ M&A của thế giới công nghệ, cao hơn 4% so với mức tăng trung bình của thế giới nói chung, theo số liệu tổng hợp của Bloomberg

Cụ thể, HP đã chi tổng cộng 10,3 tỷ USD để mua lại Autonomy nhằm thu hẹp hoạt động sản xuất PC và lấn sân sang lĩnh vực kinh doanh phần mềm

Dù với nhiều nhà đầu tư, động thái này được xem là tiêu cực nhưng trên thực tế, nhờ đó mà HP có thể cung cấp các dịch vụ tìm kiếm cơ sở dữ liệu cũng như các dịch vụ trên nền điện toán đám mây cho doanh nghiệp

Bà Meg Whitman, CEO của HP, cho biết, trong năm 2012, Công ty sẽ không thực hiện các thương vụ M&A lớn, nhưng có thể tìm kiếm thêm nhiều thương vụ có giá trị nhỏ hơn

Cisco có thể là công ty năng động nhất trong các hoạt động M&A khi tính đến nay, hãng này đã thực hiện đến 150 vụ thâu tóm. Với lượng tiền mặt hiện có lên đến 44,4 tỷ USD, hãng này cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh các thương vụ M&A trong năm nay

Công nghệ điện toán đám mây vốn cho phép truy cập thông tin trên internet từ các trung tâm dữ liệu bên ngoài, cùng với sự chuyển đổi từ PC sang các thiết bị di động sẽ tiếp tục tạo ra “các xu hướng M&A mới”

Tháng 8 vừa qua, Google đã mua lại Motorola Mobility với giá 12,5 tỷ USD, thương vụ thâu tóm có giá trị cao nhất của hãng, nhằm gia tăng số lượng bằng sáng chế di động và mở rộng các hoạt động trong lĩnh vực phần cứng

Hai tháng sau đó, đến lượt Microsoft tuyên bố đã thâu tóm Skype với giá 8,5 tỷ USD, thương vụ lớn nhất của hãng trong hơn một thập niên qua, nhằm bắt kịp Google trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến cũng như cạnh tranh với Apple trong lĩnh vực phần mềm di động

“Quá trình đột phá công nghệ đang diễn ra với tốc độ chóng mặt và không cho phép các công ty chậm một bước nào cả. Mỗi công cụ đều có ý nghĩa, trong đó, M&A sẽ là một trong những công cụ quan trọng nhất để các công ty công nghệ tìm kiếm sự tăng trưởng nhảy vọt trong năm nay”, dẫn lời ông Jon Woodruff, Giám đốc Bộ phận Đầu tư công nghệ của Goldman Sachs, công ty cố vấn số 1 cho các thương vụ M&A công nghệ trong năm qua
 
Trung Quốc tăng cường mua các công ty nhỏ tại Mỹ

2942f_ob_wh544_chinad_d_20130208214019_zps1be828ec.jpg

Công ty Wanxiang America Corp – một đơn vị của tập đoàn Wanxiang Group (Trung Quốc) chi 257 triệu đô la Mỹ, để mua lại công ty sản xuất pin lithium-ion tại Mỹ

– Các công ty Trung Quốc đang tăng cường đầu tư vào Mỹ khi nhắm vào các công ty có quy mô nhỏ tại thị trường này bằng cách mua lại phần nhỏ cổ phần và tránh các thương vụ nhạy cảm, theo tờ The wall Street Journal (WSJ) hôm 8-2

Theo WSJ, các công ty Trung Quốc đang có những bước đi thận trọng như trên sau khi thất bại trong việc mua lại các công ty quy mô lớn tại Mỹ, cũng như các công ty nhạy cảm có liên quan đến an ninh quốc gia và các công nghệ quan trọng tại Mỹ

Các thương vụ có liên quan đến Trung Quốc đã được bật đèn xanh tại Mỹ cho đến nay có quy mô khá nhỏ. Tuần rồi, các nhà chức trách của Mỹ đã đồng ý cho công ty của Trung Quốc mua lại một công ty sản xuất pin mặc dù vấp phải sự phản đối của các nhà chính trị. Cụ thể, công ty Wanxiang America Corp. – một đơn vị của tập đoàn Wanxiang Group (Trung Quốc) đang chi trả 257 triệu đô la Mỹ, để mua lại công ty A123 Systems – một công ty sản xuất pin lithium-ion

Trong năm ngoái, các nhà đầu tư Trung Quốc đã đồng ý bỏ ra hơn 10 tỉ đô la Mỹ trong tổng cộng 46 vụ mua lại các công ty hoặc cổ phần của các công ty Mỹ, theo thống kê của công ty phân tích các dữ liệu tài chính Dealogic

Số thương vụ này cao hơn tổng số thương vụ Trung Quốc đã thực hiện tại Mỹ trong giai đoạn từ 2009 đến 2011. Trong đó có vụ tập đoàn Wanda Group mua lại chuỗi rạp phim AMC Entertainment Holdings (tại thành phố Kansas – Mỹ) với giá 700 triệu đô la Mỹ

Tuy nhiên, theo tờ WJS, điều này không có nghĩa là Trung Quốc chấp nhận từ bỏ hoàn toàn các mua bán sáp nhập quy mô lớn tại Mỹ. Trong những tuần tới đây, Uỷ ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ - một tổ chức chính phủ phụ trách xem xét lại các vụ mua bán sáp nhập của nước ngoài, dự kiến đưa ra quyết định về việc liệu có đồng ý hai vụ mua bán trị giá hàng tỉ đô la Mỹ của hai công ty Trung Quốc hay không
 
Top