What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Metran Medical

LOBBY.VN

Administrator
Metran Medical Corporation

Công ty Metran Medical chúng tôi là thành viên của tập đoàn Metran Group có trụ sở tại Omiya - Nhật Bản và các công ty thành viên khác ở San Diego - Mỹ, TP HCM Việt Nam

Công ty chính của Metran Group tại Nhật Bản Metran Co., Ltd là một trong những công ty hàng đầu chuyên sản xuất máy thở dành cho nhi, trẻ sơ sinh thiếu tháng với kỹ thuật Cao tần số hiện đại nhất hiện nay

Tên chính thức: Công ty TNHH Mua bán Trang thiết bị Y tế Mê Trần

Địa chỉ: 31/5 Hoàng Dư Khương, P12, Q10, TPHCM

Điện thoại: 08 3862 7934 – 08 3862 6362, Fax : 08 3862 6362

Email: sales@metranmedical.com
Website: www.metranmedical.com

Lĩnh vực hoạt động

Mua bán, Sửa chữa, Bảo trì Trang thiết bị Y tế

Thừa hưởng những thành quả sáng tạo, kinh nghiệm tích lũy của công ty chính và của các nhà cung cấp, từng được đào tạo và tham gia chế tạo máy thở tại Nhật, Mỹ, Thái Lan, Hong Kong, chúng tôi có một đội ngũ kỹ thuật viên am hiểu sâu sắc về thiết bị y tế, đặc biệt là lĩnh vực Hô hấp Nhân tạo

Công ty Metran thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, trao đổi kinh nghiệm cũng như phổ biến các phương thức thở mới của thế giới cho Bệnh Viện tại Thành phố cũng như các Bệnh Viện ở tỉnh xa chưa có điều kiện tiếp cận để phát huy hết hiệu quả trong việc sử dụng máy thở lãnh vực cấp cứu cho bệnh nhân

Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực cung cấp thiết bị, Metran Medical đã được chọn cung cấp máy thở và giường hồi sức trong chương trình HSCC toàn quốc năm 1999 và các chương trình do UNICEF tài trợ cho các Bệnh viện tuyến Huyện và Tỉnh trên phạm vi cả nước năm 1999-2002, Chương trình phòng chống SARS năm 2004, Chương trình Phòng chống Cúm A/H5 năm 2005

Với hiểu biết sâu sắc qua việc chế tạo trang thiết bị y tế, chúng tôi hiểu rằng cung cấp máy không chỉ đơn thuần là chuyển giao thiết bị mà còn chuyển giao kiến thức và hỗ trợ kỹ thuật để sử dụng hiệu quả thiết bị

Lobby & Metran Medical
 
Last edited by a moderator:
Người hay gặp may
Tiến sĩ Phạm Mạnh Kha tự nhận xét ông gặp nhiều may mắn và cho rằng nắm bắt được may mắn cũng là một trong những khả năng của con người

Phạm Mạnh Kha lấy bằng Tiến sĩ Nông nghiệp tại Đại học Tohoku. Ông là một trong số ít du học sinh sang Nhật, học chuyên lĩnh vực nông nghiệp vào thập niên 1970

Ông cũng là một trong những học sinh Việt đầu tiên học ở trường tư thục nhưng lại nhận được học bổng du học của Chính phủ Nhật

Tuy được đào tạo chuyên sâu về nông nghiệp, song không chỉ nói chuyện nhà nông, ông còn chia sẻ quan tâm và hiểu biết của mình về các lĩnh vực y tế, môi trường và giáo dục tại Việt Nam. “4 mảng đó nếu làm tốt, đất nước mới phát triển vững mạnh được”, ông nói

Giữa hai bờ Việt - Nhật


Những ngày này, ông Kha, phụ trách Công ty Trang thiết bị Y tế Metran (Nhật) tại Việt Nam, đang tập trung cho việc phân phối máy hô hấp nhân tạo. Đây là máy áp dụng phương thức giao động cao tần số, dùng cho trẻ sơ sinh. Máy hô hấp này đang được lắp ráp tại Việt Nam và xuất trở lại Nhật và các nước khác

“Cái khó là lắp ráp tại Việt Nam và được Bộ Y tế Nhật cấp giấy phép cho nhập vào Nhật, bởi đó là một trong những quốc gia khắt khe khi nhập thiết bị y tế”, ông nói thêm. Riêng tại thị trường Việt Nam, sản phẩm được bán ra rất hạn chế do giá còn cao

Ông Kha cho biết, Công ty đang nỗ lực nội địa hóa một số thiết bị để giảm giá thành. Sản phẩm bán lẻ trên thị trường khoảng 10 triệu Yên Nhật

Tại Nhật, cách đây hơn 10 năm, ông cũng lập Công ty Asahi Plantech, chuyên xuất khẩu các dụng cụ kiểm tra (tesk kit) nước ô nhiễm để xử lý cho hợp chuẩn. Với các dụng cụ này, doanh nghiệp chỉ mất 5 phút để có kết quả. Theo ông Kha, hầu như rất ít doanh nghiệp Việt Nam mua sản phẩm này mà đa số là doanh nghiệp Nhật và một số doanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam

Ngoài 2 sản phẩm liên quan đến y tế, môi trường đã và đang lắp ráp tại Việt Nam, cách đây hơn 10 năm, ông cũng là người đầu tiên đưa một số sản phẩm trái cây sấy khô của Việt Nam sang Nhật

Ông cho biết, người Nhật thích những loại hoa quả có mùi nhẹ, trong khi sản phẩm mít sấy khô của Việt Nam lúc đó đôi khi có mùi thơm hơi nặng và đặc biệt hơi khô, cứng khiến người lớn tuổi ở Nhật không ưa chuộng

Nhật là một trong những nước nhập khẩu rau quả khá nhiều từ Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ có 4 loại trái cây Việt Nam được Nhật cho phép nhập là sầu riêng, chuối, dứa và thanh long. Đối với thanh long, để đưa được loại quả này vào Nhật, các chuyên gia nông nghiệp đã phải nghiên cứu, cải tạo giống cho phù hợp với thị trường Nhật

“Quả cần có mùi ngọt thanh hơn, lớn hơn, không có sâu và cho trái quanh năm”, ông Kha cho biết. Hiện tại, thanh long là một trong nhiều loại trái cây cao cấp được người tiêu dùng Nhật ưa chuộng

Cách đây gần 25 năm, ông Kha là một trong những người sáng lập Công ty Vilotus tại Nhật và đưa những hạt giống rau từ Nhật vào Việt Nam. Song song đó, ông còn làm việc cho một công ty của Mỹ chuyên sản xuất kinh doanh màng lọc. Ông phụ trách mảng kỹ thuật trong lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm, y tế, công nghệ sinh học

Suốt hơn 25 năm qua, ông Kha vẫn âm thầm hỗ trợ đưa nông sản chế biến từ Việt Nam sang Nhật. Ông cũng là người kiên trì thuyết phục các cơ quan quản lý thực phẩm, y tế Nhật nhằm xúc tiến việc đưa sản phẩm Việt Nam vào thị trường khó tính này

Hơn 15 năm qua, ông cũng là một trong các Việt kiều Nhật phối hợp với những người Nhật yêu Việt Nam, sáng lập và quản lý Quỹ Giáo dục Fuji, trao hàng ngàn học bổng mang tên Fuji cho sinh viên, học sinh nghèo học giỏi tại Cần Thơ, An Giang, Ninh Bình

Do những đóng góp đó, Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần trao bằng khen cho ông. “Tôi chỉ muốn âm thầm làm những việc mình cho là đúng và trong khả năng. Trước mắt, tôi còn nhiều việc phải làm lắm”, ông nói.

Những may mắn trong đời

Sang Nhật du học vào năm 1964, đến đầu năm 1975, sau khi lấy bằng Tiến sĩ Nông học, ông Kha đã gửi đơn về Việt Nam để về nước giảng dạy với giấc mơ được góp phần vào phát triển nền nông nghiệp ở quê nhà

Tuy nhiên, thư gửi đi chưa có hồi âm, đến tháng 4.1975, đất nước thống nhất. Hộ chiếu ông dùng đi du học được cấp trước đó đã trở nên vô hiệu. Do đã có gia đình tại Nhật, ông không thể rời Nhật mà phải lao vào kiếm sống để nuôi gia đình nhỏ của mình

Song ông cho rằng việc ở lại là một điều may mắn của cuộc đời ông. 3 năm làm việc tại Bộ Nông nghiệp Nhật sau đó đã giúp ông nhiều kinh nghiệm để có những đóng góp cho nông nghiệp Việt Nam sau này.

Ông Kha chia sẻ, một may mắn lớn khác trong cuộc đời ông là có cô vợ Nhật chịu được tính “gàn” của ông ngay từ ngày mới yêu nhau. Năm 1974, khi quyết định cưới cô gái Nhật đó, ông Kha đã xin phép gia đình cô đưa cô về sống với gia đình Việt Nam của ông 2 tuần, còn ông quay lại Nhật để tiếp tục công việc của mình

Cô gái người Nhật ngày ấy không biết một câu tiếng Việt, lại sống trong gia đình truyền thống Việt, sáng sáng cùng mẹ của ông đi chợ, nấu ăn và trò chuyện bằng 2 bàn tay và ánh mắt. Tuy nhiên, sau 2 tuần, cô dường như đã trở thành thành viên trong gia đình ông tại Việt Nam. Hiện nay, cặp vợ chồng Việt - Nhật này có 3 cô con gái đang sống và làm việc tại Nhật

Khi được hỏi ông nhận xét như thế nào về cuộc đời mình, ông cho rằng mình gặp nhiều may mắn và dường như không có điều bất hạnh. “Nắm bắt được may mắn cũng là một trong những khả năng của con người”, ông vui vẻ nói


Thiện Vi
 
Last edited by a moderator:
Trò chuyện với tác giả máy trợ thở

Ngày 5.7 vừa qua, Nhật Hoàng Akihito đã GHÉ thăm Công ty sản xuất thiết bị y tế Metran của một người Nhật gốc Việt, ông Trần Ngọc Phúc. Ông Phúc du học Nhật năm 1968. Đến năm 1984, ông cùng vài người bạn lập Công ty Metran chuyên nghiên cứu và sản xuất thiết bị y tế

Ông đã thành công trong việc nghiên cứu và phát triển chiếc máy hô hấp nhân tạo cao tần số, một sản phẩm kỹ thuật cao được sử dụng tại 90% bệnh viện, phòng điều trị cho trẻ sơ sinh ở Nhật

Tham quan nhà máy, Nhật Hoàng Akihito đã khen ngợi các nhân viên Công ty và cho rằng, họ đã đem lại niềm vui cho nhiều người. NCĐT đã có cơ hội phỏng vấn ông Phúc sau sự kiện này

Ông biết chuyến viếng thăm này từ khi nào ?

Được gặp Nhật Hoàng là ước mơ của người dân Nhật, huống gì tôi lại được vinh dự hướng dẫn ông tham quan nhà máy gần 1,5 tiếng. Chuyến viếng thăm này tôi được báo trước khoảng 2 tháng. Có thể nói, đó là ngày đáng nhớ nhất của Metran

Sự kiện này có mang lại thuận lợi cho Công ty ?

Sự kiện Nhật Hoàng ghé thăm Metran cũng là một minh chứng cho những gì chúng tôi đang làm. Từ năm trước, khi những sản phẩm xe hơi, điện gia dụng của Hàn Quốc, Trung Quốc phát triển mạnh, Chính phủ Nhật đã có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nghiên cứu công nghệ cao trong lĩnh vực y khoa. Đến nay, chúng tôi được Chính phủ Nhật hỗ trợ khoảng 1 triệu USD

Chiếc máy hô hấp nhân tạo ra đời trong hoàn cảnh nào, thưa ông ?

Sau khi rời Công ty Senko Ika của Nhật, tôi ra lập công ty riêng để có thể tiếp tục những nghiên cứu mình yêu thích. Anh Phạm Mạnh Kha (Việt kiều Nhật) cũng là một trong những thành viên sáng lập và hiện nay anh Kha đang phụ trách một số việc của Metran ở Việt Nam

Tôi muốn dành năng lượng còn lại của đời mình cho niềm đam mê nghiên cứu. Và nếu đã dấn thân cho khoa học, phải nghiên cứu cái gì mà người ta chưa làm. Đặc biệt, người Nhật rất coi trọng kinh nghiệm và người đi trước

Nếu ở Việt Nam có quan niệm con hơn cha là nhà có phúc thì với người Nhật, họ coi trọng yếu tố kính lão đắc thọ. Tuy nhiên, việc nhân rộng sản phẩm nhanh ra toàn cầu đã không như chúng tôi mong đợi

Tại sao vậy, thưa ông ?

Biết tôi là người duy nhất ở Nhật chế tạo máy hô hấp nhân tạo, Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ mời tôi gửi máy sang thử nghiệm cho 2.000 trẻ sinh thiếu tháng ở Bắc Mỹ. 8 hãng trên thế giới được mời tham gia, Metran nhận được giải nhất nhưng cuộc thí nghiệm năm 1984 ở Mỹ bất thành

Các bác sĩ giải thích do việc ứng dụng hơi cập rập, những bác sĩ và y tá sử dụng máy loại này chưa được đào tạo kỹ. Sự cố này khiến sản phẩm được phổ biến chậm đến 20 năm. Bởi nước Mỹ có tầm ảnh hưởng lớn về khoa học. Nếu Mỹ chưa công nhận, sản phẩm sẽ khó phát triển

Sau đó, cộng đồng bác sĩ ở Nhật đã thử nghiệm riêng và thành công

Nhật là nước rất khắt khe trong công nghệ, nên việc họ công nhận thành công của Metran và để trên 90% bệnh viện, phòng khám sử dụng chiếc máy này mấy chục năm qua đã khẳng định tính tối ưu của sản phẩm

Có nghĩa là nghiên cứu của ông ngay từ đầu đã được công nhận ở Nhật ?

Ban đầu nhiều người cũng phản đối bởi họ cho rằng, một chiếc máy hô hấp nhân tạo cao tần số là trái với quy luật nhịp thở tự nhiên (nhịp thở thường từ 15-20 lần/ phút, máy cao tần số của Metran là 900-1.500 lần/ phút). Nhưng tôi cho rằng, y học là khoa học. Và khoa học phải chấp nhận những phát minh đột phá, cứu được mạng sống con người

Giá một chiếc máy trợ thở của Metran là bao nhiêu ?

Giá bán khoảng 12.000 USD/chiếc (khoảng 240 triệu đồng), cao gấp 3 lần so với máy của Đức và Mỹ. Chúng tôi đang nghiên cứu để sản xuất ra máy giá còn khoảng phân nửa. Metran nay chỉ tập trung cho nghiên cứu, còn về thương mại, một đối tác ở Nhật đảm nhận

Máy trợ thở của Metran đã có mặt tại Việt Nam chưa ?

Việt Nam đã có sản phẩm này tại các bệnh viện, đầu tiên chúng tôi tặng Bệnh viện Nhi Hà Nội, sau đó một số bệnh viện đã đặt mua. Bộ Y tế Việt Nam cách đây 6 năm cũng đã mời tôi hợp tác sản xuất máy này với một công ty dược ở Bình Định nhưng không thành. Có thể do tôi chuyên làm nghiên cứu nên cũng chưa thích nghi với cách làm của công ty Việt

Kế hoạch sắp tới của Metran là gì ?

Hiện Công ty có 3 bộ phận nghiên cứu và sản xuất 3 dòng sản phẩm chính: dùng cho bệnh viện (các loại máy hô hấp nhân tạo), dùng tại nhà và sản phẩm dùng một lần rồi bỏ (ống thở). Hai dòng sản phẩm sau bán rất chạy. Ngoài ra, trong tương lai, tôi sẽ hợp tác với nhiều hãng trên thế giới để cùng làm từng dòng sản phẩm nhằm tăng hiệu quả nghiên cứu

Trong vài tháng tới, chúng tôi sẽ hợp tác với đối tác ở Nhật để đẩy mạnh sản phẩm dùng tại nhà. Metran vẫn là trung tâm nghiên cứu và sáng tạo, sản phẩm sẽ được sản xuất tại Việt Nam rồi xuất sang Nhật

Ông có ý định niêm yết Công ty lên sàn để vừa phát triển vốn vừa mở rộng quy mô ?

Không, tôi từng có ý định niêm yết Công ty lên sàn cách đây hơn chục năm. Nhưng cách người ta tham gia khá vô trách nhiệm, quá coi trọng lợi ích kinh tế nhất thời mà không tính chuyện phát triển lâu dài. Theo tôi, làm trong lĩnh vực y khoa, điều cần nhất là trách nhiệm với xã hội, con người

Ông có thể chia sẻ một ước mơ nho nhỏ của mình ?

Tôi mong có cơ hội trực tiếp được giúp đỡ những đứa trẻ sinh thiếu tháng tại các vùng sâu vùng xa ở Việt Nam tốt hơn
 
Last edited:
Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tặng Chính phủ Việt Nam 2.000 máy thở

tml-15857154717501258415279-1585715592215924801635-crop-15857157486352019872059.png

Sáng 1/4, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP) cho biết tập đoàn đã ký kết với các đối tác cung cấp 2.000 máy thở để tặng Chính phủ Việt Nam nhằm có thêm nguồn lực trong việc phòng, chữa bệnh COVID-19

Đây là hoạt động tài trợ của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát phối hợp với Trường Đại học Văn Lang nhằm hưởng ứng lời kêu gọi toàn dân chung tay ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Số máy thở tặng do Tập đoàn Vạn Thịnh Phát là nhà tài trợ chính mang thương hiệu Humming Plus - dòng máy thở đa năng đặc biệt thích hợp để điều trị bệnh Covid-19, do Công ty Cổ phần Metran (Metran Co.,Ltd) sản xuất

Metran là doanh nghiệp hàng đầu tại Nhật Bản chuyên sản xuất các dòng máy thở, máy trợ thở, máy hô hấp nhân tạo. Công ty Cổ phần Metran có trụ sở chính tại Nhật Bản và đã xây dựng một cơ sở sản xuất tại Bình Dương

Theo đại diện của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, hợp đồng mua máy thở đã được ký kết và các nhà tài trợ đã thanh toán toàn bộ giá trị của 2.000 bộ máy thở (mới 100%) cho nhà sản xuất. Dự kiến, trong số 2.000 máy thở này sẽ có 1.000 máy được phân bổ cho Thành phố Hồ Chí Minh và 1.000 máy cho thành phố Hà Nội
 
Viettel hợp tác Metran phát triển thiết bị y tế
Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) ngày 5-11 cho biết vừa hợp tác với Công ty cổ phần Metran chuyên sản xuất máy thở của Nhật Bản để chia sẻ tri thức trong lĩnh vực y tế, hướng tới cung cấp những sản phẩm y tế cho các thị trường trong nước và nước ngoài

Viettel-Metran.jpg

Metran được thành lập từ năm 1984 tại Nhật Bản. Ông Trần Ngọc Phúc là nhà sáng lập kiêm Chủ tịch và Tổng giám đốc Công ty Metran, đồng thời là chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản. Năm nay 73 tuổi, ông được ví là “cha đẻ” của máy hô hấp nhân tạo tần số cao Hummingbird, máy trợ thở đa năng Eliciae MV20

Viettel Solutions và Metran sẽ hợp tác với các nội dung: nghiên cứu sản xuất các thiết bị y tế thông minh, phối hợp xây dựng và hoàn thiện hệ sinh thái y tế số toàn diện với mục tiêu mở rộng hoạt động sản xuất thiết bị y tế cho các thị trường của Viettel

Ngoài ra, Viettel sẽ cung cấp các giải pháp cho công ty Metran và các đơn vị thành viên, hỗ trợ công tác chuyển đổi số như dịch vụ lưu trữ dữ liệu, kênh truyền kết nối, dịch vụ viễn thông, an toàn thông tin trên môi trường số… tại thị trường Việt Nam và các nước do Viettel đầu tư

Trong thời gian hợp tác, hai bên sẽ cùng trao đổi, chia sẻ, học tập kinh nghiệm lẫn nhau trên các lĩnh vực như nghiên cứu sản xuất thiết bị y tế, quản trị doanh nghiệp, công nghệ, an toàn thông tin, đào tạo, truyền thông…

Vân Ly
 
Top