What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Microsoft

LOBBY.VN

Administrator
Khi Microsoft mở rộng cửa công nghệ và phần mềm
- Microsoft đã chứng minh được rằng một công ty từng thống trị ngành công nghệ vẫn có thể tiếp tục tăng trưởng dựa trên thế mạnh và tránh trở thành tù nhân của quá khứ. Những gì đại công ty công nghệ này làm là từ bỏ những canh bạc thua lỗ, tận dụng sức mạnh hiện có, tập trung vào điện toán đám mây và đặc biệt không còn xem Windows là trung tâm nữa

Chỉ một vài năm trước đây, Microsoft bị xem là điển hình của một công ty lớn chậm chân trong thế giới công nghệ. Họ vẫn là đại công ty công nghệ và đạt nhiều lợi nhuận nhưng mất đi ánh hào quang sau khi gặp thất bại hoặc đi sau các đối thủ trong việc thâm nhập vào các thị trường của tương lai, như di động, tìm kiếm, quảng cáo trực tuyến và điện toán đám mây. Giá cổ phiếu chỉ tăng 3% trong giai đoạn 2002-2012

Giờ đây, câu chuyện về Microsoft lại hoàn toàn khác. Họ đang tranh đua với một đại gia công nghệ khác là Apple cho vị trí công ty niêm yết có giá trị nhất thế giới sau khi giá cổ phiếu tăng 30% trong 12 tháng qua. Hôm 30-11 vừa qua, giá trị vốn hóa thị trường của Microsoft lên đến 851,2 tỉ đô la, qua mặt Apple (847,4 tỉ đô la), đánh dấu việc lần đầu tiên họ trở lại vị trí dẫn đầu, dù chỉ tạm thời, kể từ năm 2002. Nhờ đâu Microsoft có kết quả ấn tượng như nói trên ?

Tận dụng tốt sức mạnh


Có cả lời giải thích ngắn hạn và dài hạn cho sự trỗi dậy của Microsoft trên thị trường chứng khoán. Câu trả lời ngắn hạn là cổ phiếu của công ty không chịu tác động nhiều bởi làn sóng bán tống bán tháo cổ phiếu công nghệ trong thời gian gần đây. Các nhà đầu tư của Apple đang lo lắng về sự sụt giảm doanh số điện thoại iPhone. Trong khi đó, hai công ty Facebook và Google thường xuyên bị chỉ trích vì vai trò trong việc phát tán tin tức giả và các thuyết âm mưu, khiến giới đầu tư lo ngại chính sách bảo mật của họ có thể khiến người sử dụng và nhà quảng cáo tránh xa

Câu trả lời dài hạn và điều quan trọng hơn là Microsoft đã trở thành ví dụ tiêu biểu về cách một công ty từng thống trị ngành công nghệ có thể tiếp tục tăng trưởng dựa trên thế mạnh và tránh trở thành tù nhân của quá khứ. Công ty đón nhận mạnh mẽ điện toán đám mây, từ bỏ bước đi sai lầm trong việc xâm nhập thị trường điện thoại thông minh và trở về cội nguồn với tư cách là nhà cung cấp công nghệ cho khách hàng doanh nghiệp. Đây là chiến lược được ông Satya Nadella đề ra ngay sau khi trở thành Giám đốc điều hành Microsoft năm 2014. Kể từ đó đến giờ, giá cổ phiếu của công ty này đã tăng gần gấp ba

Thắng lớn với điện toán đám mây


Con đường Microsoft tiến vào mảng dịch vụ điện toán đám mây (xử lý, lưu trữ và cung cấp phần mềm như một dịch vụ qua Internet từ các trung tâm dữ liệu từ xa) rất dài và cũng có những lúc gặp sự cản trở. Công ty này bắt đầu những bước đi đầu tiên vào lĩnh vực điện toán đám mây từ những năm 1990 với dịch vụ trực tuyến MSN và sau đó là công cụ tìm kiếm Bing. Đến năm 2010, Microsoft mới trình làng dịch vụ đám mây của riêng mình, gọi là Azure, tức bốn năm sau khi tập đoàn thương mại điện tử Amazon gia nhập thị trường điện toán đám mây với dịch vụ Amazon Web Services (AWS)

Ngay cả khi Azure trở thành đối thủ đáng gờm của AWS từ năm 2013, dịch vụ này vẫn là mảng kinh doanh phụ của Microsoft bởi trọng tâm của họ vẫn là hệ điều hành Windows - sản phẩm quyết định sự thành bại và sức mạnh của công ty trong suốt kỷ nguyên máy tính cá nhân. Mọi chuyện chỉ thay đổi sau khi ông Nadella lên làm Giám đốc điều hành thay thế ông Steven A. Ballmer, người đảm nhận cương vị này trong 14 năm

Ông Nadella lập tức xem dịch vụ đám mây là sự ưu tiên hàng đầu, nhờ đó Microsoft hiện đứng vững ở vị trí thứ hai sau Amazon. So với cuối năm 2015, mức thị phần của Microsoft trên thị trường này đã tăng gần gấp đôi, đạt 13%, theo công ty nghiên cứu Sunergy Research Group. Mức thị phần của Amazon ổn định ở mức 33% trong giai đoạn này

Microsoft còn chỉnh sửa các phần mềm phổ biến, gồm Word, Excel và PowerPoint thành một phiên bản đám mây gọi là Office 365 nhằm đáp ứng nhu cầu của những người muốn sử dụng phần mềm như một dịch vụ Internet, từ đó giúp Microsoft cạnh tranh với các nhà cung cấp ứng dụng trực tuyến khác, trong đó có Google

Thành quả tài chính từ sự thay đổi này đang có xu hướng tăng nhanh. Trong năm tài chính kéo dài từ tháng 6-2017 đến tháng 6-2018, doanh thu của Microsoft tăng 15% lên 110 tỉ đô la trong lúc lợi nhuận hoạt động tăng 13%, lên 35 tỉ đô la. Microsoft cho đến giờ không tiết lộ doanh thu hàng quý của dịch vụ đám mây Azure nhưng vẫn thường xuyên nói về tốc độ tăng trưởng ấn tượng của nó. Một số nhà phân tích của ngân hàng đầu tư KeyBanc Capital Markets (Mỹ) thậm chí ước tính Azure sẽ mang về doanh thu nhiều hơn sản phẩm Windows trong năm tài chính 2021 của công ty. Cụ thể, doanh thu của Azure khi đó là 26,4 tỉ đô la, so với 20,3 tỉ đô la của Windows

“Những gì ông Satya Nadella đã làm là chuyển hướng mạnh mẽ về phía lĩnh vực đám mây. Ông ấy đã đưa Microsoft trở lại lĩnh vực kinh doanh có mức tăng trưởng cao”, ông David B. Yoffie, một giáo sư tại Trường Kinh doanh Harvard, nhận định. Chính suy nghĩ rằng Microsoft đang trên đà tăng trưởng mạnh đã giúp giá cổ phiếu của công ty này gia tăng

Từ bỏ những canh bạc thua lỗ


Khi Microsoft thâu tóm mảng thiết bị di động của Nokia vào năm 2013 với giá 7,2 tỉ đô la, ông Ballmer đã ca tụng động thái này như “một bước đi vững chắc vào tương lai”. Hai năm sau, người kế vị của ông Ballmen quyết định rút khỏi tương lai đó. Thay vì tìm cách cạnh tranh với các tên tuổi dẫn đầu lĩnh vực điện thoại thông minh, như Apple, Google, Samsung, Microsoft tập trung phát triển ứng dụng và các phần mềm khác dành cho khách hàng doanh nghiệp

Mặt khác, Microsoft đang có một sản phẩm tiêu dùng thành công: máy chơi trò chơi Xbox, mang lại doanh thu khoảng 10 tỉ đô la. Các sản phẩm chính của Microsoft là công cụ tiện ích - năng suất, được sử dụng ở nhà hoặc văn phòng. Trong khi đó, Azure là dịch vụ dành cho doanh nghiệp và là một nền tảng dành cho các nhà phát triển phần mềm xây dựng ứng dụng, một loại hệ điều hành đám mây

Những thương vụ thâu tóm “khủng” của Microsoft thời ông Nadella đều nhằm bổ sung vào các dịch vụ, sản phẩm cung cấp cho người sử dụng doanh nghiệp và nhà phát triển. Vào năm 2016, Microsoft mua lại LinkedIn, mạng xã hội dành cho người đi làm, với giá 26,2 tỉ đô la. Năm nay, Microsoft tiếp tục bỏ ra 7,5 tỉ đô la để mua GitHub, một nền tảng phần mềm nguồn mở đang được 28 triệu lập trình viên sử dụng

Hướng ngoại và hợp tác


Dưới sự điều hành của ông Nadella, Microsoft không còn xem Windows là trung tâm. Các ứng dụng của công ty chạy được không chỉ trên hệ điều hành Macintosh của Apple mà còn trên nhiều hệ điều hành khác nữa. Phần mềm nguồn mở và miễn phí - một thời bị căm ghét ở Microsoft - giờ đây được chào đón như một công cụ quan trọng của quá trình phát triển phần mềm hiện đại. Dưới thời ông Nadella, Microsoft cũng sẵn sàng gạt sang một bên những “thù hận” xưa cũ. Công ty hiện có mối quan hệ đối tác với các công ty từng là đối thủ cạnh tranh, như Dropbox, Red Hat, Saleforce và thậm chí là Amazon

Một nét mới đáng chú ý khác được ông Nadella mang đến công ty là tư duy hướng ngoại. “Chúng ta cần phải khao khát học hỏi từ bên ngoài và mang những kiến thức học được vào Microsoft”, ông viết như thế trong cuốn sách “Hit Refresh” xuất bản vào năm ngoái. Kết quả tài chính và giá cổ phiếu của Microsoft chứng tỏ công thức của Nadella có hiệu quả. “Quan điểm xem Windows là trung tâm đã kiềm chế sự đổi mới, sáng tạo. Công ty đã thay đổi về văn hóa. Microsoft một lần nữa trở thành một nơi hấp dẫn để làm việc”, ông Michael A. Cusumano, một giáo sư tại trường Quản lý Sloan thuộc Viện Công nghệ Massachusetts, đúc kết

Minh Huy
 
Last edited:
Chủ tịch Microsoft đang tìm cách giúp Huawei thoát khỏi lệnh cấm
Chủ tịch Microsoft, ông Brad Smith đã kêu gọi Hoa Kỳ chấm dứt lệnh cấm các công ty Mỹ hợp tác Huawei và muốn cấp phần mềm Windows cho máy tính của công ty Trung Quốc này

Huawei đã bị chính quyền Trump đưa vào danh sách đen hồi tháng 5 vừa qua vì cho rằng nó gây ra mối đe dọa cho an ninh của Mỹ. Điều đó ngăn cản các công ty Mỹ cung cấp cho công nghệ mới nhất của họ

Brad Smith, Chủ tịch và Giám đốc pháp lý của Microsoft mới đây đã lên tiếng trong một cuộc phỏng vấn, cho rằng lệnh cấm mà phía Mỹ áp đặt lên Huawei nên được xem xét lại, để chắc chắn mọi thứ được thực hiện “hợp lý, logic và tuân thủ pháp luật”. Bản thân Microsoft cũng chính là một trong số những tập đoàn đầu tiên “nghe lệnh” tổng thống Mỹ, ngừng mọi mối quan hệ hợp tác với Huawei sau khi ông Trump ký sắc lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp, qua đó ngầm cấm vận Huawei và cấm các tập đoàn Mỹ làm việc với ông lớn công nghệ Trung Quốc

Theo ông Smith, những lý lẽ để cấm vận Huawei vẫn còn rất sơ sài và không hợp lý. Microsoft cũng đang cố gắng cứu lấy chuỗi cung ứng linh kiện công nghệ mà nhiều năm qua họ đã tin tưởng chọn các đối tác đến từ Trung Quốc

Bản thân Microsoft biết rõ hơn ai hết, Tổng thống Trump muốn cấm vận Huawei để tạo ra thế đối địch giữa hai cường quốc về công nghệ hiện tại là Mỹ và Trung Quốc. Ông Smith cho rằng, tạo ra cuộc cạnh tranh không thể khiến một cường quốc trở thành nước thống trị về mặt công nghệ: “Sẽ không thể trở thành kẻ dẫn đầu ngành công nghệ nếu sản phẩm của bạn không được đem đến toàn thế giới được”. Thêm vào đó, ông Smith cũng cho rằng: “Cách duy nhất để trở thành quốc gia dẫn đầu thị tường công nghệ là các chính phủ phải làm việc với nhau chứ không phải cạnh tranh nhau như bây giờ"

Brad Smith cũng nói thêm ông không tin rằng an ninh của Mỹ sẽ ''suy yếu'' khi cho phép khách hàng của Huawei sử dụng hệ điều hành hoặc ứng dụng Office. "Các chính phủ trên khắp thế giới sẽ phải tự giải quyết nhu cầu an ninh quốc gia của họ'', ông cho biết

Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross cho biết vào tháng 7, bộ phận của ông sẽ cấp giấy phép cho các công ty miễn trừ lệnh cấm bán công nghệ cho Huawei, miễn là không có "mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Mỹ". Tuy nhiên, dường như không có bất kỳ giấy phép nào được cấp mặc dù có đến hơn 100 công ty Mỹ được cho là muốn hợp tác với Huawei

Do đó, Huawei đã ra mắt mẫu flagship Android mới nhất vào hôm qua là Mate 30/Mate 30 Pro mà không có một số ứng dụng quan trọng của Google gồm YouTube, Maps và Play Store. Ngoài ra, Huawei dự định cung cấp một dịch vụ trong các cửa hàng điện thoại của mình để dạy người dùng cách tự tải phần mềm của Google cho Mate 30. Đồng thời, hãng cũng bắt đầu bán máy tính MateBook không cài sẵn Windows

Về phần mình, công ty có trụ sở tại Thâm Quyến phủ nhận có nguy cơ an ninh mạng vì chính phủ Trung Quốc khó có thể khiến họ thỏa hiệp với khách hàng. "Các thiết bị và mạng của Huawei không phải là mối đe dọa đối với Hoa Kỳ hoặc bất kỳ quốc gia nào", trang web của hãng tuyên bố. "Chúng tôi hoàn toàn tuân thủ tất cả các luật pháp và quy định địa phương ở mọi quốc gia chúng tôi hoạt động"

Người sáng lập của Huawei, Ren Zhengfei đã mô tả công ty của mình đang ở trong "một trận chiến sống còn" và suy đoán chính phủ Trung Quốc có thể trả đũa bằng cách lần lượt đưa ra các hạn chế đối với các công ty công nghệ Mỹ

Ông Brad Smith nói thêm rằng ông cũng lo ngại về việc quan hệ đối tác nghiên cứu có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn dự tính, việc giảm doanh thu sẽ dẫn đến khó cân bằng tài chính và cơ cấu

Hoàng Trang
 
Last edited:
Bộ Quốc phòng Mỹ không thay đổi hợp đồng 10 tỷ USD với Microsoft
Bộ Quốc phòng Mỹ đã hoàn tất xem xét về sự cạnh tranh đối với dự án Cơ sở Hạ tầng quốc phòng doanh nghiệp chung và xác định đề xuất của Microsoft đem lại “giá trị tốt nhất cho chính phủ”


Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định trao dự án điện toán đám mây trị giá 10 tỷ USD cho Microsoft

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 4/9, Bộ Quốc phòng Mỹ đã một lần nữa khẳng định quyết định trước đó của cơ quan này về việc trao hợp đồng điện toán đám mây trị giá 10 tỷ USD cho tập đoàn Microsoft

Thông báo của bộ trên cho biết đã hoàn tất xem xét về sự cạnh tranh đối với dự án Cơ sở Hạ tầng quốc phòng doanh nghiệp chung (JEDI) và xác định rằng đề xuất của Microsoft thể hiện “giá trị tốt nhất cho chính phủ”

Thông báo cũng cho biết việc thực hiện hợp đồng sẽ không được tiến hành ngay do một lệnh của tòa án liên bang được ban hành vào tháng 2 vừa qua vẫn chưa được làm rõ

Tuy nhiên, Lầu Năm Góc thể hiện mong muốn được cung cấp cơ sở này cho các quân nhân trong quân đội. Trước đó, Bộ Quốc phòng Mỹ đã trao hợp đồng quân sự "béo bở" trên cho Microsoft hồi tháng 12/2019

"Đại gia" trong lĩnh vực bán lẻ - tập đoàn Amazon đã đệ đơn kiện nhằm trì hoãn hoặc xem xét lại thỏa thuận, với cáo buộc rằng quá trình phê duyệt hợp đồng trên đã có sự thiên vị rõ ràng từ chính quyền của Tổng thống Donald Trump

Việc tập đoàn Amazon phản đối đã khiến cơ quan giám sát của Lầu Năm Góc tiến hành một cuộc điều tra về vấn đề này

Tuy nhiên, báo cáo điều tra được công bố vào tháng 4 vừa qua cho biết Bộ Quốc phòng không thể “xác định rõ ràng” liệu Nhà Trắng có gây ảnh hưởng đến quyết định trao hợp đồng cho Microsoft thay vì Amazon hay không

Tổng thống Trump trước đó đã công khai khẳng định không muốn hợp đồng này trao cho Amazon - công ty thuộc sở hữu của tỷ phú Jeff Bezos, một mục tiêu chỉ trích thường xuyên của ông
 
Top