What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Myanmar News

LOBBY.VN

Administrator
Myanmar blasts kill at least 24​

YANGON (Reuters) - At least 24 people were killed and many wounded in three explosions at a new year water festival in the former Myanmar capital Yangon on Thursday, hospital sources said.

The government has not blamed any group or indicated the cause of the explosions. There were no immediate claims of responsibility.

The junta has in the past blamed bombings on anti-government dissident groups and separate ethnic rebels seeking autonomy in the former Burma, which has been under military rule since 1962.

Witnesses said they heard three loud explosions at a pavilion alongside Kandawgyi Lake. Hospital sources said 24 people had died.

"Some people were wounded but we are not in a position to give you further detailed information since necessary investigations are still in progress," police said

Most of the pavilions on U Htaungbo Road, along the scenic lakeside, are run by companies close to the authorities.

In May 2005 three bombs exploded at a convention centre and supermarkets, killing 11 people and wounding over 162. There have been a few sporadic bombings since.

At the time, the authorities blamed ethnic rebel groups, including the Karen National Union, the Shan State Army-South, and the Karenni National Progressive Party, as well as a government in exile known as the National Coalition Government of the Union of Burma, which opposed the junta's rule.

In 1990, Nobel Peace Prize laureate Aung San Suu Kyi's party won a general election but was not allowed to take power by the military, which continues to maintain a tight grip on the country.

An election is expected to be held later in the year but no timeframe has been specified. The upcoming poll has been widely derided in advance as a sham to make the country appear democratic, with the military retaining control over key institutions.

Suu Kyi, who is currently under house arrest, has been in detention without trial for more than 15 of the past 21 years

Aung Hla Tun
 
Myanmar - Nổ bom liên hoàn, 24 người chết​

- Chiều 15.4, ba vụ nổ gần như cùng một lúc đã xảy ra tại công viên gần hồ Kandawgyi, thành phố Rangoon (Myanmar) làm ít nhất 24 người chết và 62 người bị thương. Con số thương vong chưa dừng tại đây.

Các vụ nổ bom xảy ra khi hàng trăm người đang tập trung ở công viên để dự lễ hội té nước mừng năm mới. Nên con số thương vong rất cao.

Cảnh sát cũng phát hiện và vô hiệu hóa quả bom thứ tư, đồng thời phong tỏa hiện trường. Một bác sĩ tại bệnh viện địa phương cho biết số người thiệt mạng dự kiến sẽ còn tăng cao.

Theo đài truyền hình quốc gia Myanmar, các vụ nổ trên là do các quả bom phát nổ liên hòan gây ra đúng vào lúc 15 giờ (giờ địa phương).

Cùng ngày, lực lượng an ninh Ấn Độ đã phát hiện và kịp thời vô hiệu hóa một thiết bị nổ giấu trong nhà vệ sinh trên đoàn tàu cao tốc Sampark-Kranti đang trên đường về thủ đô New Delhi.

Một phụ nữ đã phát hiện thiết bị nổ này đêm 14/4 và sau đó thông báo cho cảnh sát tại nhà ga Mahoba thuộc bang Uttar Pradesh. Hành khách đã được sơ tán cho tới khi quả bom được các chuyên gia tháo gỡ bom mìn hoàn tất công việc
 
Myanmar Economy​

The largest country in mainland Southeast Asia, Myanmar lies mostly between the Tropic of Cancer and the Equator. Its neighbors include Bangladesh, India, China, Laos and Thailand. It has an uninterrupted coastline stretching 1,930 kilometres (1,199 miles). The culture of the country is deeply influenced by its neighboring countries. It has a population of 56 million (as of 2009). The country is controlled by the military under the State Peace and Development Council. International flights operate marginally in Myanmar, since some western countries, including the United States, have imposed economic sanctions on the nation.

Myanmar Economy: Profile

Counted among the world’s poorest nations, Myanmar features the least open economy in Asia. The one-time wealthiest nation of Southeast Asia (under British administration), Myanmar went through years of stagnation and mismanagement. Decades ago, Myanmar was the largest rice exporter in the world but today is it the world’s most corrupt nation (as revealed in the 2007 Corruption Perceptions Index by corruption watchdog organization Transparency International). Due to extreme poverty, corruption, unemployment and highly underdeveloped infrastructure, the nation’s GDP grows at an average rate of 2.9% per year.

Myanmar Economy: Statistics

* GDP (purchasing power parity):

Myanmar_Economy1.jpg

Myanmar's GDP (PPP) 2007-2009​



* GDP - real growth rate:

myanmar-economy2.jpg

Myanmar's GDP - real growth rate 2007-2009​


GDP - per capita (PPP):

* $1,200 (2009 est.)
* $1,200 (2008 est.)
* $1,200 (2007 est.)

* GDP (official exchange rate): $26.52 billion (2009 est.)

* Labor force: 30.85 million (2009 est.)

* Unemployment rate:
o
4.9% (2009 est.)
o
5% (2008 est.)

* Budget:
o Revenues: $1.142 billion
o Expenditures: $2.354 billion (2009 est.)

* Inflation rate (consumer prices):
o 7.7% (2009 est.)
o 26.8% (2008 est.)
 
Obama kéo dài lệnh trừng phạt với Myanmar​

- Ngày 14/5, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chính thức kéo dài các lệnh trừng phạt đối với Myanmar nhằm tiếp tục duy trì sức ép của Mỹ đối với chế độ quân sự ở nước này nhằm buộc họ phải tổ chức các cuộc bầu cử đầu tiên trong hơn hai thập kỷ qua vào cuối năm nay.

Tổng thống Barack Obama đã quyết định kéo dài các lệnh trừng phạt khẩn cấp, được áp dụng lần đầu tiên vào tháng 5/1997, "bởi vì những hành động và chính sách của chính phủ Myanmar tiếp tục tạo nên một mối đe dọa bất thường đối với an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Mỹ," ông tuyên bố trong một thông điệp gửi Quốc hội.

Động thái này, chỉ đơn thuần là hình thức, cấm các công ty của Mỹ đầu tư vào Myanmar - trước đây gọi là Miến Điện - và cấm Myanmar xuất khẩu sang Mỹ. Lệnh trừng phạt cũng nhằm vào các cá nhân thuộc hoặc có liên quan đến Hội đồng quân sự Myanmar.

Quyết định kéo dài này diễn ra chỉ vài ngày sau khi Liên đoàn Dân chủ Quốc gia (NLD) Myanmar do nhà lãnh đạo dân chủ Aung San Suu Kyi đứng đầu buộc phải giải tán sau khi không đáp ứng được thời hạn chót ngày 06/5 phải đăng ký lại như một đảng chính trị - một động thái có thể sẽ buộc họ phải trục xuất nhà lãnh đạo của mình.

Việc giải tán được thực hiện theo bộ luật - bị nhiều người chỉ trích - quy định việc tổ chức các cuộc bầu cử, dự kiến sẽ diễn ra vào cuối cuối năm nay.

Theo luật bầu cử đã được công bố hồi tháng 3, bất cứ ai đang thụ án tù đều bị cấm trở thành thành viên của một đảng chính trị và các đảng chính trị không tuân theo quy tắc này sẽ bị giải tán.

Hội đồng quân sự Mianmar đã quản thúc tại gia bà Aung San Suu Kyi trong gần 20 năm qua. Bà Aung San Suu Kyi, người từng được nhận Giải Nobel hòa bình, đã lãnh đạo đảng của bà giành chiến thắng năm 1990 nhưng Hội đồng quân sự Myanmar chưa bao giờ công nhận cuộc bầu cử này.

Hôm 10/5, Bà Aung San Suu Kyi đã có cuộc gặp kéo dài 90 phút với trợ lý ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell tại một nhà khách chính phủ.

Sau các cuộc hội đàm với bà Suu Kyi và các quan chức chính phủ Myanmar, ông Campbell cho biết Mỹ "thất vọng sâu sắc" về sự chuẩn bị của Hội đồng quân sự Myanmar cho các cuộc bầu cử sắp tới và muốn có "những biện pháp ngay lập tức" để giải quyết những lo ngại cuộc bầu cử sẽ thiếu tính pháp lý
 
Hoa Sen Group tài trợ bóng đá Myanmar​


122ce_hinh-1_200.jpg

ông Lê Phước Vũ (giữa), Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc của Hoa Sen Group trao áo mang biểu tượng của Tôn Hoa Sen cho đội tuyển Myanmar​

Hoa Sen Group (HSG) vừa ký kết hợp đồng tài trợ với Liên đoàn bóng đá Myanmar (MFF) để trở thành nhà tài trợ chính của đội tuyển bóng đá quốc gia Myanmar và đội tuyển Olympic Myanmar.

Theo nội dung hợp đồng ký kết giữa hai đơn vị, Hoa Sen Group cam kết tài trợ cho đội tuyển bóng đá nam quốc gia Myanmar và đội tuyển nam Olympic quốc gia Myanmar trong vòng 3 năm liền.

Tổng giá trị tài trợ trong thời gian hợp đồng hiệu lực là 300.000 đô la Mỹ. Thời hạn hiệu lực hợp đồng tính từ ngày ký kết 17-5-2010 cho đến 2012. Tên của nhà tài trợ Hoa Sen Việt Nam sẽ gắn với hoạt động của hai đội tuyển này.

Đây là cam kết của Hoa Sen Group nhân dịp Chủ tịch HĐQT – Tổng giám đốc Hoa Sen Group trong chuyến tháp tùng cùng phái đoàn ngoại giao, do Thủ tướng Chính Phủ Việt Nam dẫn đầu thăm chính thức Myanmar diễn ra vào đầu tháng 4-2010 vừa qua.


Đại hội đồng cổ đông Hoa Sen Group vào cuối tháng 3 rồi cũng đã thông qua chủ trương xúc tiến đầu tư ra nước ngoài dự án đầu tiên của công ty tại Myanmar. Theo đó, công ty sẽ xem xét đầu tư dự án sản xuất tôn, thép, vật liệu xây dựng với tổng vốn đầu tư là 300 triệu đô la Mỹ, thực hiện trong bốn giai đoạn và giai đoạn 1 dự kiến chỉ đầu tư 10- 30 triệu đô la Mỹ. Dự án dự kiến sẽ thực hiện gần thủ đô Nay-Pi-Tô của Myanmar

(TBKTSG Online)
 
Hội thảo về thị trường Myanmar​

- Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC) tổ chức hội thảo: “Yêu cầu xâm nhập thị trường Myanmar: giải pháp xuất khẩu” ngày 13.7.2010 tới, tại Grand Hotel Saigon, số 8 Đồng Khởi, Q.1, TP.HCM.

Báo cáo viên: ông Chu Công Phùng – đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Myanmar; ông Từ Minh Thiện – giám đốc ITPC. Chi phí tham dự: 330.000đ/người.

Đăng ký tham dự và đóng phí trước ngày 13.7 tại phòng huấn luyện ITPC, 51 Đinh Tiên Hoàng, quận 1, TP.HCM, ĐT: 08.3910 4730, Fax: 08.39105587
 
ASEAN muốn cử quan sát viên tới bầu cử của Myanmar​

- Hôm nay (20/7), trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM), các Bộ trưởng đã đề nghị sẽ cử quan sát viên tới Myanmar để giám sát cuộc bầu cử sắp tới tại nước này

Diễn ra trong bối cảnh cuộc tổng tuyển cử sắp diễn ra tại Myanmar, vấn đề tại nước này thu hút sự quan tâm của các nước liên quan.

Ngay ở buổi ăn tối làm việc đầu tiên của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại Hà Nội hôm qua, vấn đề Myanmar đã là chủ đề nóng được thảo luận.

Bên lề Hội nghị AMM, Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan cho hay, "các nước đã bày tỏ mối quan ngại về tình hình Myanmar... ASEAN muốn thúc đẩy một cuộc bầu cử công bằng, tự do tại Myanmar”.

Trong các phiên họp kín của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN hôm nay, cùng với vấn đề trên bán đảo Triều Tiên, Myanmar nằm trong danh sách các vấn đề khu vực và quốc tế được giới chức ASEAN dành nhiều thời gian thảo luận.

Trao đổi với báo giới, ông Trần Ngọc An, người phát ngôn của Hội nghị cho hay, tại Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Myanmar Nyan Win đã thông báo diễn biến gần đây tại Myanmar và các chương trình đạt được trong lộ trình hòa giải hòa hợp dân tộc, trong đó có việc tiến hành tổng tuyển cử thành lập Chính phủ hợp hiến.

Các Bộ trưởng ASEAN nhấn mạnh hòa giải dân tộc của ASEAN và bầu cử công bằng, tự do, có sự tham gia của tất cả các đảng phái.

Các Bộ trưởng cho rằng Myanmar cần tiếp tục hợp tác với ASEAN và Liên hợp quốc trong tiến trình này.

Trong khi đó, trao đổi bên lề Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Datuk Seri Anifah Aman cho hay, ASEAN đã đưa ra đề xuất cử quan sát viên của khối để giám sát quá trình bầu cử của Myanmar, đảm bảo một cuộc bầu cử công bằng, tự do và có sự tham gia của tất cả các đảng phái.

“Myanmar nên nhìn không chỉ vào lợi ích của chính mình mà cả lợi ích của ASEAN, bởi trên khía cạnh này, chúng ta đang thảo luận về sự tín nhiệm”, ông Datuk Seri Anifah Aman nói.

Nếu đề xuất này được Myanmar chấp thuận, ASEAN sẽ thảo luận về việc làm thế nào bầu ra một hoặc hai quan sát viên từ các nước thành viên.
 
Myanmar cứu tàu chở hàng Việt Nam trong bão

- Hải quân Myanmar đã cứu được hai tàu chở hàng của Việt Nam và Malaysia bị lốc xoáy gây sóng thần ở Myanmar đánh dạt vào vùng biển nước này sau khi nhận được tín hiệu cấp cứu.

Tân Hoa xã ngày 26-10 trích nguồn báo Myanmar cho hay một tàu chở hàng của công ty Việt Nam có tên MV Phuchaingmon, đăng ký tại Panama, bị mắc cạn tại khu vực cách Kyaukphyu (bang Rakhine, Myanmar) 48km về phía đông bắc. Tàu và 26 thuyền viên đã được hải quân Myanmar cứu an toàn hôm 23-10.

Cùng ngày, lực lượng hải quân Myanmar cũng phát hiện tàu đánh cá TYUHFA-9 của Malaysia bị vỡ và trôi dạt vào bãi đá cách bang Rakhine 8km về phía tây bắc. 11 thuyền viên trên tàu đã được cứu thoát an toàn

Bão lốc Giri từ vịnh Bengal đổ bộ vào vùng duyên hải Kyaukphyu và Gyuntharya (phía tây Myanmar) chiều ngày 22-10, sức gió từ 120-128km/giờ, kéo theo sóng cao tới 3,6 mét, gây ra nhiều trận sạt lở đất đá tại bang Rakhine. Các khu vực lân cận như Sittway, Myebon, Pauktaw, Ann, Yanbyae, Manaung, Ponnagyun và Min Bya đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Tính đến ngày 26-10, bão lốc Giri đã khiến 27 người thiệt mạng, 15 người mất tích và tàn phá hàng ngàn ngôi nhà, trường học, các tòa nhà công cùng hàng loạt cơ sở hạ tầng tại miền tây nước này
 
Myanmar: 27 người chết do bão Giri​

- Hôm 27-10, tại Myanmar đã có ít nhất 27 người thiệt mạng và 70.000 người mất nhà cửa sau khi cơn bão nhiệt đới Giri đổ bộ vào nước này.

458587.jpg

Hình ảnh tại Kyaukphyu, bang Rakhine sau khi cơn bão đi qua. Báo cáo từ Hội chữ thập đỏ Myanmar nói có 70.000 ngôi nhà đã bị phá hủy tại đây​

Báo cáo từ Văn phòng điều phối các hoạt động nhân đạo thuộc Liên Hiệp Quốc (OCHA) nói cơn bão Giri đã ảnh hưởng trực tiếp đến 175.000 người dân Myanmar và gây thiệt hại nặng nề về cơ sở hạ tầng Myanmar.

Nguồn tin chính thức từ chính phủ Myanmar cho biết có ít nhất 27 người thiệt mạng, 15 người mất tích và khoảng 2.800 ngôi nhà bị phá hủy. Tuy nhiên nguồn tin không chính thống từ các trang web của người Myanmar ở nước ngoài thống kê con số người thiệt mạng nhiều hơn - theo tạp chí Irrawady là 84 người.

Hãng tin Al Jazeera dẫn lời ông Andrew Kirkwood, người đứng đầu tổ chức nhân đạo Save the children, nói con số người dân bị ảnh hưởng bởi trận bão có thể lên tới hàng trăm ngàn người

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng đã bày tỏ sự chia buồn sâu sắc với các nạn nhân của trận bão và hứa sẽ viện trợ nhân đạo cho Myanmar trong những ngày sắp tới. Bà Clinton sắp có chuyến công du đến 3 nước Đông Nam Á là Việt Nam, Campuchia và Malaysia

Cơn bão nhiệt đới Giri xuất phát từ vịnh Bengal, vào hôm thứ sáu 22-10 đã đổ bộ vào bang Rakhine phía tây Myanmar, nơi hàng chục ngàn người dân nghèo chỉ sống dưới những căn nhà bằng tre tạm bợ. Sức gió của nó khi đổ bộ vào đất liền lên tới 248km/h, tức là ngang ngửa với trận bão Nagis từng tàn phá Myanmar hồi năm 2008 làm khoảng 138.000 người thiệt mạng và mất tích
 
1 vạn người Myanmar vượt biên sang Thái Lan lánh nạn​

– Thông tấn Pháp AFP đưa tin, trong ngày hôm nay (8/11) đã có khoảng 10 nghìn thường dân Myanmar đã vượt biên giới sang nước láng giềng Thái Lan để lánh nạn.

Một quan chức chính quyền Thái Lan cho hay, chính vì lo sợ sẽ gặp nguy hiểm trong lúc quân đội Myanmar và các lực phiến quân ở nước này thường xuyên đụng độ ở khu vực miền đông nên cả vạn thường dân Myanmar đã tự động vượt biên sang lãnh thổ Thái Lan với hy vọng lánh nạn.

fleeborder-08.jpg

Thường dân Myanmar vượt biên giới sang Thái Lan lánh nạn​

Đa phần những người Myanmar vượt biên sang Thái Lan đều là các đối tượng phụ nữ, trẻ em – Samart Loyfah, thống đốc tỉnh biên giới Tak của Thái Lan cho hay

“Số lượng người Myanmar vượt biên sang Thái Lan tỵ nạn là khoảng 10 nghìn người” – quan chức này cho hay

Nhà chức trách địa phương Thái Lan đã huy động các lực lượng vũ trang gồm quân đội, cảnh sát chuẩn bị một khu vực tạm trú cách biên giới Thái – Myanmar khoảng 5 km để phục vụ những người láng giềng sang tỵ nạn

Một quan chức của chính quyền quân quản Myanmar cho hay, ít nhất đã có 3 thường dân thiệt mạng sau những cuộc đụng độ vũ trang giữa quân đội chính phủ và các tổ chức phiến quân diễn ra tại thị trấn Myawaddy, bang Karen, miền đông Myanmar

Không có báo cáo nào đề cập thương vong, thiệt hại mà quân đội chính quyền Myanmar gặp phải trong quá trình đụng độ với các tổ chức phiến quân

Zipporah Sein – tổng thư ký Liên đoàn dân tộc Karen (KNU), tổ chức chính trị có trụ sở đặt tại Thái Lan cho biết đã từng xảy ra đụng độ vũ trang giữa các lực lượng quân đội chính phủ và lực lượng Quân đội Phật giáo Karen Dân chủ (Democratic Karen Buddhist Army - DKBA)
 
Myanmar cấm truyền thông quốc tế hoạt động​

– Thông tấn Pháp AFP ngày 18/10/2010 dẫn nguồn tin từ chính quyền Myanmar cho hay, nước này sẽ cấm tất cả các quan sát viên bầu cử người nước ngoài, kể cả các phương tiện truyền thông quốc tế đến quan sát và đưa tin về các hoạt động bầu cử sẽ được tổ chức vào tháng 11 tới đây

Chủ tịch ủy ban bầu cử Myanmar, ông Thein Soe cho hay chính quyền Myanmar đã có nhiều kinh nghiệm trong các cuộc bầu cử trước đó. Vì vậy, không cần thiết phải có sự tham gia của các quan sát viên, các phương tiện truyền thông quốc tế tại đây

Trước đó không lâu, chính quyền Myanmar đã tuyên bố sẽ thả tự do cho khoảng 11 ngàn tù nhân sắp hết hạn bị giam giữ để đảm bảo những người này có thể tham gia cuộc bầu cử đầu tiên được tổ chức sau 20 năm ở Myanmar

Giải thích thêm về việc cấm các quan sát viên, báo chí quốc tế đến hoạt động tại Myanmar vào cuối năm nay, Chủ tịch ủy ban bầu cử Myanmar Thein Soe cho hay:

“Các quan chức ngoại giao của các nước, các đại diện các tổ chức quốc tế của Liên Hợp Quốc đang có mặt tại Myanmar sẽ được phép quan sát tiến trình bầu cử. Như vậy cũng đã đủ và chúng tôi nhận thấy rằng không cần thiết phải có các quan sát viên nước ngoài độc lập”
 
Vietnam Airlines chính thức khai thác đường bay Tp.HCM-Yangon​

Vào hồi 15h45 ngày 15/11, tại sân bay Tân Sơn Nhất, chuyến bay thẳng đầu tiên giữa Tp.HCM-Yangon (Myanmar) đã được Vietnam Airlines thực hiện

Đây là đường bay thứ hai từ Việt Nam tới Myanmar, được Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) khai thác với tần suất 3 chuyến/tuần bằng máy bay Airbus A320 vào các ngày thứ Hai, thứ Sáu và Chủ Nhật

Ông Trịnh Hồng Quang, Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines cho biết, đường bay mới đến Yangon sẽ giúp Vietnam Airlines ngày càng hoàn thiện mạng bay, góp phần thực hiện chiến lược đưa Vietnam Airlines trở thành Hãng hàng không lớn trong khu vực Đông Nam Á và xây dựng Hà Nội, Tp.HCM thành trung tâm trung chuyển hàng không của khu vực trong tương lai

Trước đó vào tháng 3/2010, Vietnam Airlines đã mở đường bay thẳng Hà Nội-Yangon với tần suất 4 chuyến/tuần. Từ lịch bay mùa Đông 2010, Vietnam Airlines đã tăng tần suất trên đường bay này lên 5 chuyến/tuần vào thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Bảy và Chủ nhật

Cũng theo ông Quang, trong giai đoạn khai trương, Vietnam Airlines đang có chương trình khuyến mại với giá 1.950.000 VNĐ/vé khứ hồi cho chặng bay này (tương đương 100 USD - giá chưa bao gồm các khoản thuế và lệ phí khác). Vé khuyến mại được bán cho khách lẻ từ nay cho đến 25/12/2010 và có thời gian khởi hành trong giai đoạn từ 15/11/2010 đến 25/12/2010 (mức giá khứ hồi thông thường trên đường bay này sẽ giao động từ 300 - 480 USD/vé tùy vào thời điểm mua và điều kiện sử dụng)

Theo đó, để đặt chỗ và mua vé cho hành trình Tp.HCM - Yangon, hành khách có thể liên hệ các phòng vé và đại lý của Vietnam Airlines trên toàn quốc hoặc trên website của hãng tại địa chỉ www.vietnamairlines.com

Yangon là thành phố nằm ở phía Nam và là trung tâm thương mại quan trọng nhất của Myanmar. Quốc gia này là thành viên của khối ASEAN, nằm trong vịnh Bengan với tổng diện tích 678.500 km2, dân số khoảng 54 triệu người. Nơi đây có rất nhiều điểm tham quan du lịch văn hóa, thiên nhiên, biển đảo vẫn còn giữ được vẻ nguyên sơ
 
Myanmar khủng hoảng năng lượng​

Tại thành phố Yan-gon, hàng đoàn ô tô xếp hàng dài để chờ mua nhiên liệu

Myanmar đang hứng chịu cuộc “khủng hoảng” năng lượng lớn, gây khó khăn cho đời sống của người dân nước này

Sự thiết hụt năng lượng tại Myanmar xuất phát từ việc chính phủ nước này tư nhân hoá ngành bán lẻ nhiên liệu hồi đầu năm, khiến việc phân phối nhiên liệu ra thị trường bị hạn chế

Tại thành phố Yan-gon, hàng đoàn ô tô xếp hàng dài để chờ mua nhiên liệu. Anh Si-thu một người dân Ya-gon cho biết, anh phải sếp hàng nhiều giờ mới có thể mua đầy bình xăng ô tô của mình

Anh Si-thu nói: “Lúc này chúng tôi gặp phải rất nhiều khó khăn. Mỗi sáng chúng tôi phải đi xếp hàng sớm để mua nhiên liệu. Việc xếp hàng đã trở thành một nhiệm vụ bắt buộc mỗi ngày”

Ông My-in A-ung, một người dân khác tại thành phố Yan-gon nói: “Vấn đề này có thể dễ dàng giải quyết nếu chính phủ quản lý một cách chặt chẽ. Chúng tôi bây giờ phải chờ đợi cả ngày để mua nhiên liệu. Việc xếp hàng mất quá nhiều thời gian, điều này sẽ ảnh hưởng tới nhiều doanh nghiệp, khiến các hoạt động kinh doanh kém hiệu quả”

Trong khi đó, Công ty sản xăng dầu nhà nước Myanmar lại cho biết, công ty này vẫn cung cấp đầy đủ số nhiên liệu cho các cây xăng tư nhân và khi nguồn cung này không đáp ứng được nhu cầu tăng của thị trường, thì các công ty tư nhân cần tìm kiếm nguồn nhập khẩu từ nước ngoài)
 
Hàn Quốc - Myanmar hợp tác phát triển năng lượng và đất hiếm​

- Hàn Quốc sẽ hợp tác với Myanmar để phát triển tài nguyên khoáng sản trong đó có đất hiếm nhằm bảo đảm nguồn cung trong bối cảnh giá nguyên liệu thô tăng

Bộ Kinh tế Tri thức Hàn Quốc trong một thông báo ngày hôm nay, 26/12, cho biết, hai nước đã nhất trí cùng tiến hành một nghiên cứu địa chất và các dự án phát triển

Hàn Quốc, nước nhập khẩu hầu như tất cả các nhu cầu vê năng lượng và khoáng sản, đang tăng chi cho các dự án tài nguyên để kịp thời cung ứng

Ông Park Young June, Thứ trưởng bộ này trong chuyến thăm ngày 23/12, đã đề nghị phía Myanmar để các công ty Hàn Quốc được phép thăm dò dầu và khí trên bờ, hiện vẫn đang có lệnh cấm đối với những công ty ngoại quốc

Một nhóm các công ty dẫn đầu bởi Daewoo, Hàn Quốc đang phát triển tài nguyên khí ở các khu vực ngoài khơi A1 và A3 Myanmar
 
Trung Quốc xây lại "con đường nguy hiểm nhất" từ thế chiến thứ II​

- Trung Quốc sẽ xây dựng lại con đường Stilwell của Myanmar - một triển vọng thương mại hay mối đe dọa quân sự đối với Ấn Độ ?

Con đường Stilwell kéo dài từ vùng Đông Bắc Ấn Độ ngang qua Myanmar tới tận vùng Tây Nam Trung Quốc. Con đường được xây dựng từ Thế chiến II, có tổng chiều dài 1.726 km, là con đường xuyên rừng, băng qua nhiều núi, và hơn 100 con sông. Hiện tại, con đường đang bị rừng che phủ, và hầu hết các đoạn đường này không thể sử dụng được

Con đường này đã được các lực lượng Anh và Mỹ sử dụng để cung cấp vũ khí, quân binh cho Trung Quốc để chống Nhật Bản trong Thế chiến II. Con đường đã được Tưởng Giới Thạch đặt theo tên của chỉ huy quân sự Mỹ “Stilwell”

Con đường hiện đang được xây dựng lại bởi Công ty Cơ khí Xây dựng Vân Nam cùng quân đội hậu cần của Myanmar, thuộc tập đoàn Yuzana

Thỏa thuận này được Bộ trưởng Myanmar và giới chức Vân Nam ký kết trong chuyến thăm đến thủ đô Yangon vào ngày 22/11/2010. Họ sẽ xây dựng một đoạn đường dài 194 dặm (khoảng 310 km) từ Myitkyina với Pass Pangsau, gần biên giới Ấn Độ

Thông tin này xuất hiện giữa lúc đang dấy lên mối lo ngại ở Ấn Độ về chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc tại Arunachal Pradesh

Trong những tháng gần đây căng thẳng đã tăng lên giữa New Delhi và Bắc Kinh khi Trung Quốc tuyên bố huyện Tawang là một phần lãnh thổ của Tây Tạng

Các nhà bình luận cho rằng con đường này có thể sẽ là mối đe dọa với Ấn Độ nếu quan hệ của nước này với Trung Quốc xấu đi, nhưng mặt khác nó cũng có thể giúp cho thương mại giữa Ấn Độ, Myanmar và cả Trung Quốc ngày càng phát triển

"Nó có thể phục vụ cho thương mại hoặc cho các mục đích quân sự. Đó là một con đường quan trọng đối với Trung Quốc trong Thế chiến thứ II và cả trong thời điểm hiện tại. Đó là một điều tốt hay xấu tùy thuộc vào cách chúng tôi bảo vệ quyền lợi của mình", ông Vikram Sood, cựu lãnh đạo cơ quan tình báo Ấn Độ cho biết
 
Myanmar: Nữ giới cũng phải gia nhập quân đội​

quan-doi-myanmar.jpg

Quân đội Myanmar​

- Chính quyền quân sự Myanmar sẽ đưa ra một dự thảo quân sự dành cho cả nam giới và nữ giới từ 18 tuổi trở lên

Hãng tin NHK (Nhật Bản) dẫn tài liệu chính thức từ Chính phủ quân sự Myanmar cho biết luật mới về nghĩa vụ quân sự bắt buộc được ban hành vào ngày 17/12

Theo bản dự thảo, đàn ông tuổi từ 18-45, và phụ nữ tuổi từ 18-35 sẽ phải gia nhập quân đội trong 2-3 năm

Chính phủ yêu cầu tất cả mọi người trong độ tuổi đủ điều kiện, trừ người khuyết tật, đăng ký với chính quyền địa phương. Những người không đăng ký hoặc cố tình né tránh sẽ phải đối mặt với án tù đến 5 năm

Sau cuộc tổng tuyển cử cuối tháng 10 năm ngoái, lần đầu tiên trong 20 năm ở Myanmar, một quốc hội mới dự kiến sẽ triệu tập ngay từ cuối tháng 1/2011 để thiết lập một Chính phủ dân sự

Các nhà phân tích nhận định động thái này cho thấy nỗ lực của Chính phủ quân sự trong việc duy trì ảnh hưởng của mình bằng cách làm cho tất cả mọi người quen với môi trường quân sự

Dự kiến, hệ thống dự thảo quân sự này sẽ được giới thiệu trước lễ nhậm chức của Chính phủ mới, có khả năng sẽ làm dấy lên những cuộc biểu tình từ công chúng
 
Quốc hội Myanmar họp phiên đầu tiên sau 22 năm​

myanmar.jpg

Quốc kỳ mới của Myanmar​

- Phiên họp Quốc hội đầu tiên của Myanmar sau 22 năm dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 31/1 tới

Đây là phiên họp Quốc hội đầu tiên của Myanmar từ năm 1988 sau chiến thắng của Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển (USDP) của Thống tướng U Thein Sein tại lưỡng viện trong cuộc tổng tuyển cử hôm 7/11/2010

Phiên họp sẽ diễn ra ở thành phố Naypyitaw với sự tham gia của 1.154 nhà lập pháp. Sự kiện này được xem là một trong những bước cuối cùng trên con đường đi lên dân chủ của nhà nước Myanmar

Tuy nhiên, cũng từ sau cuộc bầu cử, quy tắc đề ra với các nhà lập pháp cũng trở nên nghiêm ngặt hơn

Theo đó, các đại biểu Quốc hội có quyền tự do ngôn luận nếu những phát ngôn đó không làm phương hại đến an ninh quốc gia hay khối đoàn kết dân tộc. Bất cứ hành động biểu tình nào tại Quốc hội đều chịu án phạt lên đến 2 năm tù

Ngoài các đại biểu, bất cứ ai tự do vào tòa nhà Quốc hội khi đang diễn ra phiên họp sẽ bị phạt 1 năm tù
 
Công dân Úc bị bắt tại Miến Điện​

101112163436_burma_jail_226x170_afp.jpg

Trại giam Insein ở Rangoon​

Miến Điện vừa bắt giam ông Ross Dunkley, công dân Australia, chủ tờ báo tiếng Anh Myanmar Times xuất bản tại Rangoon

Ông Dunkley đồng thời cũng là chủ bút tờ báo này

Được biết ông bị bắt vì 'vi phạm luật xuất nhập cảnh'

Tuy nhiên, một trong các đồng sự của ông nói rằng việc ông bị bắt xảy ra trong bối cảnh có bất đồng giữa ông Dunkley và các đối tác bản địa xung quanh sở hữu tờ báo, phương hướng phát triển cũng như vai trò lãnh đạo trong tờ báo này

Ông Ross Dunkley có sở hữu tương tự trong tờ Phnom Penh Post, một tờ báo tiếng Anh khác xuất bản tại thủ đô Campuchia

Trước khi chuyển sang thị trường Campuchia và Miến Điện, ông từng hoạt động trong lĩnh vực xuất bản báo tiếng Anh ở Việt Nam, tham gia tờ Vietnam Investment Review

Ông Dunkley bị bắt hôm thứ Năm và hiện đang bị giam trong nhà tù Insein ở Rangoon

Đồng sự của ông ở Phnom Penh, David Amstrong, cho hay lý do được thông báo chính thức là quá hạn visa nhập cảnh. Nếu bị buộc là có tội, ông có thể bị tù giam tới hai năm

Các nhóm hoạt động báo chí nói Miến Điện thuộc loại quốc gia kìm kẹp báo chí mạnh nhất

Truyền thông nước này do nhà nước kiểm soát và báo chí tư nhân bị kiểm duyệt gắt gao

Tổ chức Phóng viên không Biên giới (Reporters Without Borders) còn đặt Miến Điện vào vị trí 174 trong số 178 quốc gia trên danh sách kiểm soát báo chí
 
Ít nhất 75 người Myanmar đã thiệt mạng do động đất​

- Ít nhất 75 người đã thiệt mạng và con số này có thể sẽ tiếp tục tăng lên trong những giờ tới khi các đội cứu hộ tới được các vùng xa xôi, các quan chức Myanmar cho biết

Một quan chức Myanmar cho biết ngoài 75 người thiệt mạng, khoảng 110 người khác bị thương tại năm khu vực gần tâm chấn nhất. Gần 400 ngôi nhà, 14 ngôi chùa và hàng chục trụ sở của chính quyền cũng đã bị đổ sập

“Chúng tôi đang cố gắng tiếp cận những vùng xa xôi”, một quan chức Myanmar nói, “Quân đội, cảnh sát và các nhà chức trách vẫn đang cố gắng tìm kiếm những người bị thương tại các khu vực bị ảnh hưởng nhưng đường xá vẫn chưa thông”

71084_399.jpg

Một ngôi chùa ở biên giới Thái Lan – Myanmar bị hư hại do động đất...​

Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, hiện nay, vùng núi xa xôi của Myanmar có thể là những khu vực chịu thiệt hại nặng nề nhất của trận động đất mạnh 6,8 độ richter vào đêm qua. Cùng với điều kiện giao thông khó khăn, việc cứu hộ chắc chắn sẽ còn gặp nhiều trở ngại làm số người thương vong có thể tiếp tục tăng trong những giờ tới

Tại thành phố Chiang Rai của Thái Lan, cách tâm chấn khoảng 90 km về phía bắc, ngoài một người phụ nữ bị thiệt mạng, các nhà chức trách Thái Lan cho hay, hàng chục người khác cũng bị thương nhẹ

Trong khi đó, tại Chiang Mai, cách tâm chấn 235km về phía bắc-đông bắc, cũng là thành phố lớn thứ hai và trung tâm du lịch của Thái Lan, hàng ngàn người dân vẫn còn hoảng sợ, không dám trở lại nhà khi hàng loạt dư chấn tiếp tục ảnh hưởng tới khu vực này, đặc biệt có những dư chấn mạnh trên 5 độ richter
 
Myanmar có thể làm Chủ tịch ASEAN vào năm 2014​

asean.jpg

- Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) sẽ xem xét đề xuất đưa Myanmar làm chủ tịch Hiệp hội vào năm 2014

Sau khi đặt chân đến Jakarta vào hôm qua 5/5, Tổng thống Myanmar Thein Sein đã đề xuất Tổng thống Indonesian Susilo Bambang Yudhoyono ủng hộ Myanamr tiếp quản chức Chủ tịch ASEAN vào năm 2014

Trong khi đó, các tổ chức nhân quyền phản đối ý tưởng đưa Myanmar làm Chủ tịch Hiệp hội với lý do chính quyền nước này vẫn đang bắt giữ hơn 2.000 tù nhân chính trị. ASEAN đã nhiều lần hối thúc Mỹ dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Myanmar, tuy nhiên, Washington đã từ chối đề xuất này

Trả lời báo giới, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa cho biết, ông đã được Tổng thống Yudhoyono cử tới thăm chính thức Myanmar để tìm hiểu liệu nước này đã sẵn sàng tiếp quản chức chủ tịch Hiệp hội hay chưa

“Tuy nhiên, đề xuất này của Myanmar cần được các lãnh đạo ASEAN thảo luận. Chúng tôi cần có thêm thông tin về sự sẵn sàng của Myanmar”, ông Natalegawa cho biết

Ngày mai 7/5, lãnh đạo các nước ASEAN sẽ bắt đầu nhóm họp 2 ngày tại Jarkata để thảo luận về các vấn đề an ninh khu vực, phát triển kinh tế, và các chiến lược thúc đẩy mạng lưới giao thông trong khu vực
 
Top