What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Myanmar News

Ngoại trưởng Mỹ sắp có chuyến thăm lịch sử tới Myanmar​

Bà Hillary Clinton tháng sau sẽ tới thăm Myanmar và trở thành ngoại trưởng đầu tiên của Mỹ đặt chân đến quốc gia Đông Nam Á sau nửa thế kỷ

clinton-myanmar-1.jpg

Tổng thống Obama cử Ngoại trưởng Clinton tới Myanmar trong một chuyến thăm lịch sử​

Ngoại trưởng Clinton sẽ tới Myanmar ngày 1/12 và lần lượt ghé qua thủ đô Naypyidaw cùng thành phố lớn Yangon trong hai ngày lưu lại đây, AFP đưa tin

Thông tin trên được Tổng thống Mỹ Barack Obama và giới chức nước này xác nhận hôm nay. Obama cho hay ông đã đưa ra quyết định cử Ngoại trưởng Clinton tới Myanmar, sau khi lần đầu tiên nói chuyện trực tiếp qua điện thoại với bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo đối lập ở quốc gia 60 triệu dân

Cuộc nói chuyện giữa Tổng thống Mỹ và người cũng từng được nhận giải Nobel Hòa bình như ông được thực hiện từ chiếc chuyên cơ Air Force One hôm qua. "Tôi đã nói chuyện trực tiếp với bà Aung San Suu Kyi và xác nhận sự ủng hộ đối với quá trình cải cách dân chủ ở Myanmar", ông Obama tuyên bố

Tổng thống Mỹ cũng cho hay ông nhìn thấy những dấu hiệu tiến triển tốt đẹp tại Myanmar trong thời gian gần đây. "Ngoại trưởng Clinton sẽ giúp làm rõ liệu Mỹ có thể góp sức cho một sự chuyển biến tích cực tại Myanmar hay không", ông Obama nói. "Khả năng đó sẽ phụ thuộc vào việc chính phủ Myanmar có những biện pháp thiết thực"

Tổng thống Mỹ đang có mặt ở đảo Bali, Indonesia, để tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) và các Hội nghị cấp cao của ASEAN

Thông tin về chuyến thăm Myanmar của bà Clinton được đưa ra cùng thời điểm đảng của bà Suu Kyi cho hay sẽ trở lại chính trường Myanmar, sau nhiều năm đứng bên lề đời sống chính trị tại nước này

Kể từ các cuộc bầu cử một năm trước, chính phủ Myanmar đã gây bất ngờ cho các nhà quan sát khi có những cuộc đối thoại trực tiếp với bà Suu Kyi, rồi sau đó là việc thả 200 người bất đồng chính kiến cũng như ngừng việc xây dựng một đập thủy điện gây nhiều tranh cãi
 
Thế giới tăng cường hợp tác với Myanmar​

- Bên lề hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) tại Bali (Indonesia), Ngoại trưởng Myanmar Wunna Maung Lwin sáng nay 19.11 thông tin cho báo chí rằng nước này và Liên Hiệp Quốc đã thảo luận về tăng cường hợp tác.

0fa4c8a68d1574a6c6798818d14a1c68.jpg

Tổng thư kí Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon chào tổng thống Myanmar Thein Sein tại cuộc họp bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ở Bali, Indonesia ngày 19.11​

"Cuộc họp rất hiệu quả. Chúng tôi đã thảo luận về thúc đẩy hợp tác tốt hơn giữa Myanmar và Liên Hiệp Quốc", ông Lwin phát biểu và không nói chi tiết về các kế hoạch hợp tác

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon và tổng thống Myanmar Thein Sein đã gặp gỡ trong khuôn khổ hội nghị EAS ở Bali, Indonesia

Những dấu hiệu cải cách của Myanmar trong thời gian qua, như việc kêu gọi hòa bình với phiến quân người dân tộc, nới lỏng kiểm soát truyền thông, thả 230 tù nhân chính trị và sẽ tiếp tục, tăng cường đối thoại với nhà dân chủ Aung San Suu Kyi... đã được cộng đồng thế giới ghi nhận khác nhau, mà đầu tiên là các nguyên thủ ASEAN thống nhất để Myanmar giữ chức chủ tịch luân phiên ASEAN vào năm 2014

Tin cho biết bà Suu Kyi đã quyết định tham gia chính trị trở lại

Có mặt tại Bali, tổng thống Mỹ Barack Obama đã phản ứng tích cực trước những cải cách này. "Chúng tôi nhìn thấy sự tiến bộ thấp thoáng ở Myanmar trong những tuần vừa qua". Ông Obama đã cử Ngoại trưởng Hillary Clinton đến Myanmar vào tháng tới để tìm những cơ hội cho các mối quan hệ mới. Bà Clinton sẽ là Ngoại trưởng Mỹ đầu tiên đến Myanmar. Trong chuyến đi, bà sẽ có cuộc gặp với bà Suu Kyi. Tuy vậy, Washington và phương Tây vẫn cảnh báo Myanmar cần phải thi hành nhiều biện pháp hơn thì mới được chấm dứt các lệnh trừng phạt đã áp đặt lên nước này nhiều năm qua

Cũng trong khuôn khổ hội nghị ASEAN vừa qua, thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã nói với tổng thống Thein Sein rằng Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ Myanmar phát triển dân chủ và kinh tế. Đây là lần gặp gỡ đầu tiên của hai lãnh đạo cao cấp giữa hai nước trong vòng hai năm qua. Thủ tướng Noda cho biết ông nhìn thấy Nhật Bản và Myanmar "đang tiến đến mục tiêu có lợi ích cho đôi bên" và Nhật Bản sẽ cung cấp viện trợ cho Myanmar "cởi mở hơn"

Nhật Bản đã ngưng tất cả các khoản viện trợ chính thức cho Myanmar, ngoại trừ viện trợ nhân đạo, kể từ khi bà Suu Kyi bị giam lỏng tại nhà riêng vào năm 2003. Theo ông Noda, các công ty năng lượng của Nhật quan tâm đến đầu tư tại Myanmar

Một nhóm nghiên cứu của quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hiện cũng đang ở Myanmar để nghiên cứu cách thống nhất tỉ giá hối đoái chính thức và không chính thức của nước này. IMF và Ngân hàng Thế giới đã cắt quan hệ với Myanmar từ nhiều năm trước do vấn đề vi phạm nhân quyền của Myanmar
 
Ngoại trưởng Clinton gặp bà Aung San Suu Kyi​

- Ngày 2-12, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và lãnh đạo phe đối lập Myanmar Aung San Suu Kyi đã có những cuộc thảo luận chính thức tại tư dinh của bà Suu Kyi ở Yangon

535052.jpg

Ngoại trưởng Clinton (trái) gặp bà Suu Kyi tại tư dinh ở Yangon ngày 2-12​

Trước ống kính của cánh phóng viên quốc tế, hai bà đã đứng cùng nhau, nắm tay nhau rất thân tình ngoài hiên nhà của bà Aung San Suu Kyi

Bà Clinton cam kết Mỹ sẽ hỗ trợ 1,2 triệu USD cho lĩnh vực tài chính, y tế và và hỗ trợ nạn nhân của các vụ bom mìn

Trước đó một ngày, bà Clinton gặp Tổng thống Myanmar Thein Sein ở thủ đô Naypyidaw, sau đó tiếp tục đến đến Yangon dùng bữa tối cùng bà Suu Kyi tại tư gia của đại diện ngoại giao Mỹ ở Myanmar

Ngoại trưởng Mỹ cũng trao một bức thư do Tổng thống Barack Obama gửi bà Suu Kyi với nội dung Mỹ kiên quyết ủng hộ Myanmar

Bà Suu Kyi khẳng định Liên minh Dân tộc vì dân chủ của bà sẽ tham gia tranh 48 ghế nghị sĩ còn trống trong đợt bầu cử bổ sung sắp tới

Bà Clinton công bố Washington sẽ không can thiệp vào việc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tăng cường hợp tác với Myanmar

Mỹ sẽ hỗ trợ các chương trình giúp đỡ y tế hay tài chính vi mô của Liên Hiệp Quốc dành cho Myanmar cũng như giúp quốc gia Đông Nam Á này loại bỏ ma túy và cải thiện sức khỏe của người dân
 
Mỹ 'lôi kéo' Myanmar bỏ Trung Quốc​

Chính quyền Mỹ bắt đầu có những động thái tích cực nhằm "lôi kéo" Myanmar thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc

Cộng hoà Myanmar (trước 1989 gọi là Burma), hàng chục năm đã từng là một quốc gia kín đáo nhất thế giới. Tuy nhiên, đầu tháng 12/2011 Myanmar trở thành trung tâm chú ý của hoạt động ngoại giao nhộn nhịp chưa từng có

Hôm 30/11, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đến thăm Thủ đô mới Neypido, được xây dựng trong rừng rậm nhiệt đới của nước này. Trước đó một ngày tướng Min Aung Hlyan, tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar, nhân vật số hai trong giới lãnh đạo quân sự đã lên đường thăm Bắc Kinh hai ngày. Ông này đã được Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Phó Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp đón

Người lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Phương Đông học Viện hàn lâm Liên bang Nga Dmitry Mosyak nhận định: “Ngoại trưởng Mỹ đến thăm Myanmar lần đầu tiên sau 50 năm, nghĩa là suốt quá trình quan hệ của Mỹ với nước này. Đơn giản chính quyền của Tổng thống Obama không còn lựa chọn nào khác là đề xuất với Myanmar hoà bình và bãi bỏ sự trừng phạt trước khi Myanmar hoàn toàn trở thành nước bảo hộ của Trung Quốc”

Thật vậy, trong những năm Myanmar dưới sự lãnh đạo của tướng Than Shwe, Mỹ liệt Myanmar vào các quốc gia thuộc “trục ma quỷ”, và dưới áp lực của Mỹ, những biện pháp trừng phạt quốc tế khắc nghiệt đã được áp đặt lên nước này. Bắc Kinh đã tích cực tận dụng điều này, từng bước biến Myanmar thành nước trung chuyển năng lượng và trung tâm ảnh hưởng trong vùng biển Andaman

Năm 2009, trên đảo Madej (bang Rakhine) Trung Quốc đã khởi công xây dựng một cảng dầu mỏ cung cấp năng lượng cho nước này, theo ý đồ đây sẽ là điểm xuất phát của đường ống dẫn dầu dài 771 Km hướng về phía Bắc, đến biên giới Trung Quốc

qp_nam_myanmar_01.jpg

Tướng Than Shwe và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào​

Tập đoàn dầu khí độc quyền của Trung Quốc tính toán, nhờ có đường ống dẫn dầu qua Myanmar có khả năng vận chuyển 12 triệu tấn dầu/năm sẽ rút ngắn con đường trung chuyển dầu mỏ khai thác ở châu Phi và thoát khỏi con đường trung chuyển bằng tầu chở dầu qua eo biển Malacca tốn kém và không an toàn. Ngoài ra, cảng Madej trong tương lai có thể trở thành căn cứ tuyệt vời của hạm đội Nam Hải của Hải quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc

Đáng chú ý, đường ống dẫn dầu của Trung Quốc đi qua vùng hành chính phía Bắc Sagain và bang tự trị Kachin, những nơi mà chính phủ trung ương của Myanmar thực tế không điều hành được. Nhưng chính ở đó các du kích Maoist lại hoạt động tích cực (Trung Quốc cũng nhiệt tình tài trợ các nhóm du kích này)

Liên minh với Bắc Kinh đối với Myanmar mang tính khá áp đặt, và những tháng gần đây ban lãnh đạo đất nước cố gắng tìm kiếm cho mình những đồng minh có ảnh hưởng mới

Hồi tháng 3/2011, giới lãnh đạo quân sự Myanmar, mà hiện thân là Hội đồng Hoà bình và phát triển quốc gia, tuyên bố tự giải thể và chuyển giao quyền lực cho chính phủ dân sự của ông Thein Sein, một nhân vật cũng thuộc giới quân sự. Lãnh tụ phe đối lập, bà Aung San Suu Kyi được thả sau nhiều năm bị giam cầm tại gia. Tất cả những nỗ lực rõ rệt của Myanmar thoát khỏi sự bảo hộ không thể không làm cho Bắc Kinh lo ngại

Phó giám đốc Viện quan hệ quốc tế ĐH nhân dân Trung Quốc Jin Tsanzhun nói: “Ý đồ của Nhà Trắng muốn tăng cường hoạt động của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình dương có nguy cơ trở thành yếu tố làm phức tạp hơn đối thoại giữa Trung Quốc và Mỹ”

Bắc Kinh muốn thuyết phục ban lãnh đạo quân sự Myanmar đừng tin những hứa hẹn của người Mỹ và nhớ đến số phận của Muammar al-Gaddafi, người những năm cuối cầm quyền cũng định xích gần lại phương Tây

Yếu tố bổ sung có thể làm các tướng lĩnh Myanmar lo ngại trước chuyến thăm của Hillary Clinton có thể là quyết định mới đây của Tổng thống Mỹ Barack Obama triển khai thêm 2.500 lính thuỷ đánh bộ tại căn cứ ở Dacuyn của Australia, cách bờ biển Myanmar không phải quá xa
 
Myanmar phê chuẩn luật biểu tình hòa bình​

ef403_myanmar.jpg

Myanmar cho phép biểu tình trong hòa bình​

- Tổng thống Myanmar Thein Sein ngày 2-12 phê chuẩn luật mới cho phép người dân biểu tình trong hoà bình, truyền thông Myanmar cho hay

Đây là lần đầu tiên Myanmar cho phép biểu tình trong hòa bình. Truớc đây, mọi hành động biểu tình dưới bất cứ hình thức nào đều bị cấm

Luật mới quy định người dân muốn tổ chức biểu tình cần nhận được sự đồng ý của chính quyền năm ngày trước khi diễn ra

Động thái này là cải cách mới nhất mà chính phủ Myanmar thực hiện và luật biểu tình mới chỉ được kí một ngày trước khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton kết thúc chuyến thăm ba ngày Myanmar

Bà Hillary Clinton là quan chức cấp cao nhất của Mỹ đến thăm Myanmar trong 50 năm qua. Trong chuyến thăm này, bà Clinton đã đến thăm nhà lãnh đạo dân chủ Aung San Suu Kyi và kêu gọi Myanmar thúc đẩy cải tổ
 
Toà thánh Vatican cử Hồng y thăm Myanmar​

111206113227_cardinal_martino_304x171_cardinalmartino_nocredit.jpg

Hồng y Renato Martino dự kiến sẽ có buổi thánh lễ tại Yangoon​

Trong một diễn tiến có tính biểu tượng, Tòa Thánh Vatican cử một hồng y đến thăm Miến Điện và cử hành lễ kỷ niệm 100 năm Nhà thờ chính tòa Yangoon với sự tham gia của bà Aung San Suu Kyi

Hồng y Renato Raffaele Martino sẽ chủ trì buổi lễ vào ngày 8/12 này tại Yangoon, với sự tham gia của nhiều quan khách và đại diện tôn giáo

Dù người Công giáo chỉ chiếm chừng 1 phần trăm dân số Miến Điện, sự kiện này được coi là dấu hiệu cởi mở hơn nữa của chính quyền dân sự tại Liên bang Myanmar

Được biết, Hồng y Martino sẽ đọc thông điệp từ Đức Giáo hoàng Benedict XVI nhấn mạnh hai chữ "hòa bình và thiện chí"

Bà Aung San Suu Kyi, lãnh tụ phong trào dân chủ Miến Điện bị cấm cho tới gần đây, sẽ dự lễ dù bà là người theo Phật giáo

Thông tấn xã AFP đưa tin rằng Hồng y Martino cũng sẽ có bữa trưa với giới chức giáo hội Công giáo Yangoon, đô thị lớn nhất và từng là thủ đô của Miến Điện trước khi chính quyền quân nhân dời đô về Nay Pi Taw

Sinh năm 1932 tại Ý, Đức Hồng y Martino từng làm đặc sứ của Giáo hoàng ở châu Á (Malaysia, Lào, Singapore) và nay đã nghỉ hưu nhưng vẫn đảm nhiệm một số công việc của Tòa Thánh

Tuần trước, vào thứ Sáu, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton có chuyến thăm đến Miến Điện và gặp bà Aung San Suu Kyi
 
Myanmar nổ lớn tại cố đô Yangon khiến ít nhất 15 người thiệt mạng​

displayimagephp8.jpg

- Ít nhất 15 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương trong một vụ nổ lớn gây hỏa hoạn tại một trung tâm kinh tế ở cố đô Yangon, Myanmar

Theo AFP, cư dân một số khu vực bị đánh thức bởi một vụ nổ lớn vào khoảng 2h sáng nay 29/12 (giờ địa phương) tại một cơ sở y tế ở thị trấn phía đông Mingalar Taung Nyunt

Một quan chức an ninh có mặt tại hiện trường cho biết 10 người, trong đó có 3 nhân viên cứu hỏa và 5 phụ nữ đã chết trong khi có ít nhất 65 người bị thương, bao gồm 30 lính cứu hỏa

“Chúng tôi vẫn đang thống kê số thương vong và đang điều tra nguyên nhân vụ nổ và hỏa hoạn”, ông nói với AFP

Lực lượng cứu hỏa vẫn đang tiến hành dập lửa, tuy nhiên, ngọn lửa nay đã “nằm trong tầm kiểm soát”, quan chức này cho biết

Trong khi đó, một cư dân ở thị trấn Botahtaung gần đó cho hay: “Chúng tôi nghe thấy tiếng nổ chói tai từ vụ nổ và thấy khói bốc lên bầu trời. Các tòa nhà của chúng tôi đều bị chấn động mạnh”

Tuần trước, một vụ nổ tại phía bắc Yangon đã giết chết 1 phụ nữ và làm một người khác bị thương

Theo AFP, nguyên nhân xảy ra vụ việc hôm nay chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên, trong những năm gần đây, Myanmar đã bị một số vụ đánh bom có chủ ý, hầu hết ở quy mô nhỏ. Giới hữu trách cho rằng các nhóm lưu vong vũ trang hoặc các chiến binh dân tộc thiểu số đã gây ra các cuộc tấn công này
 
Asian Firms in Pole as Myanmar Beckons​

As Myanmar emerges from a half century of isolation, Asian companies with high tolerance for risk are sizing up business opportunities in what was once one of Asia's wealthiest nations

But 'first mover' advantage won't necessarily count for much

Shares in Singapore's Yoma Strategic [YOMA.SI 0.30 0.015 (+5.26%) ] have more than trebled to 4-year highs in the past month after the company said it would develop land north of former capital Yangon into a project known as "Star City" that will include housing estates and shopping malls targeting a new middle class

Yoma is just one of many Asian companies poised to move following three months of the most dramatic changes in the resource-rich country since the military took power in a 1962 coup in what was then Burma

"Myanmar is now in everyone's spotlight," said Apisak Tantivorawong, president of Thai lender Krung Thai Bank

Recent overtures by Myanmar's new civilian government include calls for peace with ethnic minority groups, some tolerance of criticism, an easing in media controls and more communication with Nobel Peace Prize laureate Aung San Suu Kyi, who was released last year from 15 years of house arrest

On recent visits, U.S. Secretary of State Hillary Clinton and British Foreign Secretary William Hague have promised more support if Myanmar moves quickly on political reforms

While many Western multinationals remain publicly cautious about the investment prospects of a country entangled in U.S. and European sanctions following years of human rights abuses, Asian firms hope to fill the void

"Myanmar presents a relative low risk, high return proposition that is hard to ignore," said Krishna Ramachandra, head of corporate finance and investment funds at law firm Duane Morris & Selvam in Singapore

"I've had queries from corporate clients in infrastructure and construction who are keen to explore Myanmar for the simple reason it presents a compelling high investment growth strategy," he added

Japanese businesses are among those looking to expand, and the two governments agreed last month to start talks on an investment pact

Japan's Economy, Trade and Industry Minister Yukio Edano this week leads a delegation to Myanmar that includes officials from top Japanese companies such as Hitachi, Toshiba, Mitsui & Co, Itochu, JX Nippon Oil & Energy and Marubeni. Edano is expected to promote plans to develop Myanmar's infrastructure, and will offer to send Japanese engineers for technical assistance

"Economic interest in Myanmar is growing greatly. We plan to move forward with talks, especially on infrastructure development, with various economic committees," Hiromasa Yonekura, chairman of Nippon Keidanren, Japan's biggest business lobby, told Reuters

Japanese small- and mid-sized firms, especially in textiles and fisheries, want to set up production bases in Myanmar, and bigger firms are taking an interest, said Yoshihiro Araki, senior researcher at the Japan External Trade Organization

"Other countries are rushing in," he said. "Japanese businesses are thinking they cannot lose this race"

Lingering Risks

But opaque foreign investment rules and a weak judicial system could keep some investors on the sidelines

Don Lam, CEO of VinaCapital, Vietnam's largest asset manager, for example, sees opportunities in Myanmar's consumer goods and agriculture industries, but he also sees risks, saying Myanmar is at a similar stage of development as Vietnam in 1994, when the United States lifted sanctions against Hanoi

"Coming in early doesn't necessarily mean you actually make money," he said. "Those who came to Vietnam in the early 1990s actually didn't make money until the rules and everything were cleared up. Only the second wave of investors, those coming in ... 10 years later, they actually made money"


RELATED LINKS

Myanmar's Forgotten Bourse Eyes Long-Awaited ExpansionSuu Kyi to Run in Upcoming Myanmar By-ElectionMore Asian News & Analysis
"The challenge is similar to Vietnam in the early days, which is the evolution of legal structures," he said. "Once those clear up, major investors, institutional investors, will be more confident investing in Myanmar. At the moment, it's sort of in limbo"

Asked if he was ready to invest in Myanmar, he expressed caution. "It's way, way too early. We're taking it slow"

That sentiment is shared by Douglas Clayton, a former hedge-fund manager who is now chief executive and managing partner of Leopard Capital, a private equity fund focused on emerging Asian markets and backed by overseas investors

"A lot of individual investors arrive hoping to buy a house in Yangon or some cheap beach land, and then discover that property can't be owned directly by foreigners. As Myanmar reforms its foreign investment laws, there'll be a wave of foreign direct investment into major sectors like banking, electricity, telecoms, Internet services and hotels," he said

"Other investors will come looking for natural resources like mining and agricultural land. Myanmar simply needs everything"

But the government has a lot to do, he said

"Myanmar needs to harmonize its foreign exchange rates and create a foreign investment code similar to other countries in Southeast Asia. The laws should be changed to facilitate foreign investment in real estate, for example. The government should make it as easy as possible for foreign investors to move through the investment approval process, and provide tax incentives comparable to other developing countries"

"Investing now is essentially speculating that a package of reform measures will be implemented, which will help make Myanmar's economic revival sustainable. More cautious long-term investors will prefer to wait for new laws to be passed"

One early mover in the agricultural sector is Escorts, a $135 million Indian farm machinery maker

"Farming conditions are similar to India, and we ... have found ways to appoint a distributor/dealer," said Nikhil Nanda, joint managing director. "In terms of business, it's currently very small, but in terms of the future, Myanmar is a market that can have a decent demand prospect for us

As big as France and Britain combined, Myanmar and its 60 million people sit at the crossroads between China, India and Southeast Asia, with ports on the Indian Ocean and Andaman Sea, making it a vital energy security asset for Beijing's landlocked western provinces and a priority for Washington as President Barack Obama strengthens engagement with Asia

"Those who were not likely to look at Myanmar as a business destination are now beginning to study business opportunities there," said D.K. Sarraf, managing director of ONGC Videsh, the overseas arm of India's state-run explorer Oil and Natural Gas Corporation

"As far as our interest is concerned, it would depend on how soon sanctions are lifted"

ONGC Chairman Sudhir Vasudeva told Reuters on Friday that his group, which has two gas blocks in Myanmar with production due to start in 2013, was looking at further opportunities in Myanmar. "It's an area of interest to us. It's close to home"

Western sanctions could begin being rolled back this year, possibly as early as April after Suu Kyi contests by-elections. If the April 1 election goes smoothly, and remaining political prisoners are freed, some expect the European Union to lift its sanctions later that month

"The substantive release of political activists is probably the last real issue which needs to be resolved before Western trade, investment and development aid can be resumed," Derek Tonkin, Britain's former ambassador to Thailand and now chairman of Network Myanmar, a civic group, wrote in a recent report

Some companies aren't waiting

Stockbroking analysts in Bangkok expect at least three Thai companies — Italian-Thai Development, PTT Exploration and Production and Ratchaburi Electricity Generating Holding — to see a boost in their share prices this year as Myanmar develops its southern city of Dawei as a port and special economic zone in partnership with Thai firms

"Myanmar's Dawei Special Economic Zone will present decade-long investment and growth opportunities for Thai companies if it gets going," said Citibank analyst Suchart Techaposai

Italian-Thai, Thailand's top construction company, expects to sign loan agreements this year worth $12.5 billion to build a deep-sea port, industrial complex and power plants at Dawei

Japan Bank for International Cooperation would likely provide most of the funding for the port along with road and rail links from Dawei, less than 300 km (186 miles) west of Bangkok, Italian-Thai Chairman Premchai Karnasuta told reporters on Dec. 26

Despite that project, shares in Italian-Thai slid by more than a fifth last year. Ratchaburi did better, gaining 15 percent, and analysts see Dawei further boosting its stock price, which trades at 10.8 times forecast 2012 earnings, cheaper than China's Yangtze Power's [600900.SS 6.40 0.11 (+1.75%) ] 11.6 times and India's Reliance Power's 15.4 times, Thomson Reuters StarMine data show

RELATED LINKS

Myanmar's Forgotten Bourse Eyes Long-Awaited ExpansionSuu Kyi to Run in Upcoming Myanmar By-ElectionMore Asian News & Analysis
Many Japanese firms were slow to join a first wave of foreign investment in Myanmar in the mid-1990s led by Singapore, Malaysia, Indonesia, Hong Kong and Taiwan

Japanese firms opened offices there near the end of the boom in 1998. The economy then withered as the United States and Europe tightened sanctions, leaving neighboring China as the dominant investor

Takashi Fujino, a Keidanren official who visited Myanmar last year, said its big population and rich resources — from jade to offshore oil and gas and hydroelectric power — make it attractive to Japanese companies

Myanmar has awarded 10 onshore oil and gas blocks to eight firms in its biggest energy tender in years, and is now offering nine offshore blocks, two Yangon-based sources with direct knowledge of the deals told Reuters on Friday. The winning firms were mostly from Asia, including PTT Exploration and Production and Malaysia's Petronas

South Korean state-run Korea Resource Corp is looking to develop Myanmar's rare metals, which a spokesman describes as "an untapped and niche market", and some large listed South Korean companies are studying opportunities in resources development and infrastructure, said an official at the Korea Trade-Investment Promotion Agency
 
Thủ đô Naypyidaw “Ngai vàng thiếu vắng bóng người”​

naypyidaw2.jpg

- Thủ đô mới Naypyidaw của Myanmar có những đại lộ rộng lớn như các đường băng sân bay, nhiều khách sạn hạng sang và ánh đèn lấp lánh của các siêu thị lớn, nhưng bộ hành duy nhất lại là những người quét đường

Trong bài phóng sự về Naypyidaw, nhật báo Pháp Le Monde viết thủ đô mới của Myanmar buộc người ta phải nghĩ đến câu châm ngôn của Blaise Pascal về hình dạng của vũ trụ: Naypyidaw giống như là một “quả cầu bất tận” có “tâm ở khắp mọi nơi và chu vi thì hư không”

Tại Naypyidaw, người ta có thể nhìn thấy những đại lộ rộng lớn như các đường băng trong sân bay, nhưng lại rất vắng vẻ. Đây đó, nhiều công trình mọc lên như nấm, được tô điểm bởi các mặt tiền hào nhoáng của các khách sạn hạng sang và ánh đèn lấp lánh của các siêu thị lớn. Người bộ hành duy nhất lại là những người quét đường. Trong ngày lễ Giáng sinh, khi những ngôi sao trên cây thông Noel nhấp nháy ánh đèn nhưng lại không có người ngắm, dưới cơn mưa mù mịt và lạnh lẽo, để lại cảm giác như đi lạc vào một vương quốc không người

Thủ đô mới của Myanmar có diện tích 8000 km², được phân chia thành 5 quận tùy theo các chức năng đặc trưng: “khu khách sạn”, “khu quân sự”, “khu hành chính”, khu vực dành cho các bộ... Nghị viện Myanmar tọa lạc trong khu hành chính, một khu phức hợp tập trung cả hai tòa Thượng viện và Hạ viện

Naypyidaw theo tiếng Miến Điện có nghĩa là “ngai vàng của các vì vua”. Cách đây 7 năm, chính xác là vào ngày 6 tháng 11 năm 2005, lúc 6 giờ 37 phút, giờ hoàng đạo theo tính toán của các nhà chiêm tinh, chính quyền quân sự Myanmar đã khởi động chiến dịch di dời cơ quan hành chính sang một nơi bất định cách thủ đô cũ Rangoon 320 km về phía Bắc. Theo ước tính của một chuyên gia kinh tế, chi phí để xây dựng thành phố mới tốn khoảng 3 hay 4 tỷ USD

Thống tướng Than Shwe đã đưa ra ý tưởng xây dựng thủ đô mới Naypyidaw và hiện ông này đang nghỉ hưu “an nhàn” đâu đó tại một nơi bí ẩn của “thành phố ngai vàng” chưa hoàn thành. Chính quyền quân sự đã cho xây dựng thủ đô mới là vì muốn tránh xa phe nổi dậy tại Rangoon, nơi diễn ra nhiều cuộc biểu tình rầm rộ, nhất là vụ biểu tình vào năm 1998 đã bị chìm trong biển máu

Mặt khác, việc di dời thủ đô hành chính còn mang tính chiến lược: di dời đến một nơi an toàn cho một quyền lực quân sự vốn luôn ám ảnh về khả năng tấn công đến từ phía Mỹ. Về mặt lịch sử và chiêm tinh học, việc sáng tạo ra một ngai vàng mới vốn đã được nằm sâu trong truyền thống và nối lại vinh quang của những triều đại xưa, như là Hoàng đế Mindon đã từng làm vào giữa thế kỷ 19

Việc lựa chọn địa điểm cũng phù hợp với lịch sử đương đại của Miến Điện. Chính tại thị trấn Pyinmana thuộc Naypyidaw, tướng Aung San, thân sinh của nhà đối lập Aung San Suu Kyi đã đặt làm cứ địa chính cho phong trào kháng Nhật

Chỉ có điều, khi nói đến thủ đô của một quốc gia, người ta phải nhắc đến ngoại giao đoàn. Thế nhưng không có đến một trụ sở của lãnh sứ quán nước ngoài nào đến tọa lạc nơi đây. Theo nhận định của một người dân bản xứ, “Naypyidaw khó có thể trở thành một thành phố thật sự và nếu có, ít nhất cũng phải mất 10 năm nữa”
 
Myanmar sẽ là bước ngoặt thay đổi thương mại của Châu Á ?​

Vào tời điểm này khi nói về vấn đề Myanmar thì chúng ta ai cũng phải công nhận một điều, đó là quyết định quan trọng của Tổng thống dân sự đầu tiên trở lại lãnh đạo của Myanmar trong gần 20 nặm là ông Thein Sein cùng với hàng loạt các quyết định quan trọng mang tính lịch sử đã tạo ra bước ngoặt trong sự thay đổi nền chính trị của Myanmar, từ độc tài quân sự sang chính quyền dân sự theo đuổi tự do dân chủ

Không chỉ là việc trả lại tự do cho bà Aung San Suu Kyi lãnh tụ của phong trào đấu tranh cho dân chủ tại Myanma, cùng với việc trả tự do cho gần một ngàn tù chính trị trong một vài tháng gần đây. Mà điều đáng chú ý là việc chính quyền Myanmar đã tiến hành ký kết thỏa thuận ngừng bắn với các phiến quân sắc tộc thiểu số và ra lệnh cho quân đội chấm dứt xung đột

Những điều đó được đánh giá rằng đã làm vừa lòng lãnh đạo các quốc gia trong khu vực, kể cả các quốc gia phương Tây, đặc biệt là Mỹ và châu Âu

Điều này được khẳng định và xác nhận qua ý kiến của nhiều độc giả trong những trang tin tức hàng đầu trên thế giới. Và đặc biệt như đánh giá của bà Hillary Clinton Bộ trưởng Ngoại giao Hoa kỳ hay của William Hague Bộ trưởng Ngoại giao Anh, Alain Juppe Bộ trưởng ngoại giao Pháp … cũng như các chuyến viếng thăm không ngớt của đại diện ngoại giao các nước khác liên tục tới Myanmar

Điều đó cộng với những báo hiệu tin tốt từ Hoa kỳ siêu cường hàng đầu trên thế giới, sẽ cho áp dụng việc hủy bỏ lệnh cấm vận của Myanmar, điều mà hầu hết các quốc gia đều ủng hộ và lên tiếng kêu gọi Hoa kỳ nên thực hiện sớm, điều đó nếu trở thành hiện thực sẽ làm cho cho cộng đồng thế giới vui mừng phấn khởi

Những triển vọng sáng ngời của đất nước Myanmar thông qua việc liên tục có các quyết định đúng đắn của chính quyền dân sự Myanmar phù hợp với đòi hỏi của người dân và cộng đồng quốc tế, cộng với sự giàu có với tài nguyên thiên nhiên của quốc gia Myanmar, cái mà nó là cái đang có nhu cầu tiêu thụ rất lớn trên toàn thế giới

Chẳng hạn như khí đốt tự nhiên, các nguồn lâm sản, khoáng sản… và đặc biệt là phải nói đến một nguồn lao động giá rẻ hơn bất kỳ nơi đâu

Điều đó khiến cho Myanmar đã trở thành một quốc gia vô cùng hấp dẫn, đang được các nhà đầu tư theo dõi chặt chẽ và chuẩn bị để nhảy vào đầu tư ở Myanmar ngay khi điều kiện có thể

Tất nhiên, chỉ dựa vào điều duy nhất là mở cửa và cải cách ổn định chính trị theo con đường tự do dân chủ của đất nước Myanmar là không đủ mạnh để tạo sự tự tin và thu hút vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài

Mà điều quan trọng hơn cả là tính hấp dẫn các dự án nhiều triệu đô la Mỹ của chính phủ Myanmar đã và đang chuẩn bị. Một số trong những dự án khổng lồ được chú ý theo dõi và được sự quan tâm, tìm cách tiếp cận của các nhà đầu tư nước ngoài trong giai đoạn này là các cảng nước sâu và trung tâm công nghiệp ở khu vực thành phố Twai phía nam của Myanmar

Với giá trị lên đến khoảng 8,6 tỷ USD, chính phủ Myanmar đã có ý định biến khu vực này trở thành trung tâm kinh doanh đáp ứng tất cả nhu cầu của khu vực châu Á về mọi mặt. Đối với cảng nước sâu ở Twai sẽ có công suất hơn 200 triệu tấn, trong khi các cảng nước sâu lớn nhất ở Thái Lan – Laem Chabang chỉ mới đạt cỡ 47 triệu tấn nghĩa là chỉ bằng 1/4

20111202-074736-1-tg-1.12-My.jpeg

Không chỉ bây giờ, mà các cảng nước sâu và công nghiệp thành phố Twai đã bắt đầu phát triển vài năm trước, với sự tham gia các công ty liên doanh xây dựng lớn của Thái Lan (Thai – Italian)

Nhiều nhà phân tích thống nhất và đồng ý khi cho rằng các dự án này cho thấy cái đó là một trong những nỗ lực của chính phủ Myanmar hướng tới để thúc đẩy đất nước Myanmar, một quốc gia nghèo nhất trong khu vực để theo kịp với sự tăng trưởng của các nước trong khu vực Asean

Theo các chuyên gia theo dõi từ đầu siêu dự án (megaproject) bao gồm một cảng nước sâu và thành phố công nghiệp Twai cho rằng hiệu quả của dự án này không hoàn toàn phụ thuộc vào kích thước hay số vốn chính phủ Myanmar đã đầu tư mà vấn đề quan trọng là ở chỗ mục đích của chính phủ Myanmar đã xác định từ đầu đó là lợi thế về mặt địa hình và vị trí lý tưởng của nó

Điều đó dễ dàng thấy trên bản đồ thế giới, Myanmar nằm giữa hai gã khổng lồ của châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ có chung đường biên giới với cả hai quốc gia dài đến 3600 km. Do vậy, nếu Myanmar có một hệ thống hạ tầng cơ sở giao thông đúng tiêu chuẩn thì Myanmar sẽ trở thành một tuyến đường vận chuyển cực kỳ lý tưởng

Việc xuất nhập sản phẩm hàng hóa thông qua cảng nước sâu Twai sẽ tạo điều kiện cho Myanmar đạt được một lợi thế cạnh tranh trong một mức giá thấp hơn và đặc biệt là đối với sản phẩm khí đốt thiên nhiên là một trong những sản phẩm chính, sẽ góp phần tạo nên một bước nhảy vọt trong sự tăng trưởng của nền kinh tế của họ

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết sản phẩm khí đốt tự nhiên ngành công nghiệp với khách hàng lớn là Trung Quốc và Ấn Độ đã tăng 4,9 % trong giai đoạn 2006 – 2010

Hiện tại hệ thống hạ tầng giao thông vận tải của Myanmar hết sức tồi tệ, chỉ có 12% tổng số dường xá được trải nhựa, nhưng việc bán khí thiên nhiên vẫn đạt kết quả rất tốt, vậy điều gì sẽ xảy ra khi họ có một hệ thống hạ tầng cơ sơ giao thông vận tải thuận tiện và hiện đại đã sẵn sàng ?

Điều đó cũng chính là một trong những lý do vì sao chính phủ Myanmar phải gấp rút mở cửa thông qua việc cải cách vấn đề chính trị. Vì đó là lối thoát duy nhất để đưa nước Myanmar thoát khỏi sự cô lập của cộng đồng quốc tế và hòa vào dòng chảy của nền kinh tế thế giối

Cái mà hơn 50 năm nền chính trị độc tài quân sự của Myanmar dựa hẳn vào gã khổng lồ Trung Quốc mãi không tìm ra lối thoát. Điều nguy hiểm hơn sau này họ mới biết chính quyền Trung quốc chơi lá bài hai mặt, một mặt ủng hộ chính quyền độc tài quân sự Myanmar, mặt khác lại ngầm yểm trợ cho các lực lượng phiến quân các sắc tộc thiểu số hòng tạo ra sự bất ổn cho đất nước Myanmar

Sự thay đổi nhanh chóng về chính trị ở Myanmar khiến nhiều người rất lạc quan, tuy nhiên, một nhóm các chuyên gia phân tích vẫn cảnh báo chính quyền Myanmar và nhà đầu tư đừng vội vui mừng khi sự thay đổi đẫ đến quá nhanh. Bởi vì theo họ tất cả chỉ trong quá trình bắt đầu

Vấn đề quan trọng là chính phủ Myanmar có n hiều điểm phải sửa đổi, chẳng hạn như tính minh bạch của chính phủ là việc rõ ràng nhất vì nó là tác động trực tiếp đến phúc lợi của người dân Myanmar tại thời điểm này

Chính quyền Myanmar phải lựa chọn giải pháp thích hợp nhất để làm cho mọi người dân hài lòng và đừng lạm dụng sự tin tưởng của các nhà đầu tư quá mức như trước đây đã từng xảy ra

Các thay đổi hiện nay của Myanmar không chỉ là một vấn đề của Myanmar, và tất nhiên không chỉ của Asean nói riêng hay châu Á nói chung. Nên nhớ vào thời điểm hiện nay quốc gia Myanmar với diện tích 677 ngàn km2 rộng gấp đôi Việt nam, dân số khoảng 54 triệu người với GDP bình quân 850 USD/người thấp hơn Việt nam không nhiều

Nhưng với sự quyết định và lựa chọn đúng đắn trong vấn đề chuyển từ chế độ chính quyền quân sự sang chế độ chính quyền dân sự thì chắc chắn trong 10-15 năm Myanmar sẽ đuổi kịp và vượt Việt nam. Như bài học của sự phát triển vượt bậc của quốc gia Malaysia mà chúng ta đã thấy

Ngay như ở Thái lan một quốc gia có GDP bình quân đầu người gấp 5 lần Myanmar (khoảng 4,000 USD/người), song những ngày này họ đã có nhiều cuộc hội thảo, các bài bình luận đánh giá về vấn đề Myamar, mà theo họ là một mối de dọa sẽ gây cho Thái lan khó khăn trong việc cạnh tranh về mặt kinh tế, trước hết là vấn đề thiếu hụt khoảng 1 triệu lao động Myanmar đang làm việc thường xuyên ở Thái lan

Đồng thời họ cũng đang tính tới việc vào đầu tư ở tối đa có thể đất nước còn nghèo nàn lạc hậu nhưng giá nhân công cực rẻ này. Không chỉ thế, họ còn đánh giá cho rằng sự thay đổi thể chế chính trị ở Myanmar sẽ là bước ngoặt thay đổi của thương mại của Châu Á trong thời gian không xa
 
Last edited by a moderator:
Myanmar sẽ thả nổi đồng nội tệ trong tháng 4/2012​

Hiện tại, theo tỷ giá chính thức 1 USD đổi được hơn 6 kyat. Tuy nhiên, trên thị trường chợ đen, tỷ giá này là 1 USD đổi hơn 800 kyat

Reuters dẫn nguồn tin từ Ngân hàng trung ương Myanmar cho biết, nước này sẽ bắt đầu thả nổi đồng nội tệ trong năm tài chính bắt đầu vào tháng 4/2012 và phát triển một thị trường liên ngân hàng, kết thúc một hệ thống tiền tệ tỷ giá cố định đã kiếm chế đầu tư và “nuôi dưỡng” cho một thị trường chợ đen lâu nay

Kế hoạch cải cách kinh tế táo bạo nhất của Myanmar được đưa ra bởi Phó thống đốc ngân hàng trung ương Win Maung Maung. Đó là việc thống nhất hai loại tỷ giá hối đoái sẽ được thực hiện vào cuối tháng này

Kế hoạch 12 tháng tiếp theo là xây dựng một hệ thống tỷ giá đồng kyat thả nổi có kiểm soát và giới thiệu một thị trường tiền tệ liên ngân hàng, nơi sẽ cho phép các cơ quan chức năng can thiệp vào tỷ giá nhờ các biện pháp kỹ thuật

Từ năm tài chính 2013/14 trở đi, Myanmar sẽ đặt mục tiêu “loại bỏ hoàn toàn” thị trường tiền tệ “không chính thức”

Cuối tháng 3/2011, chính quyền quân sự tại Myanmar đã bắt tay vào một cải cách lớn, giải phóng hàng trăm tù nhân chính trị, nới lỏng kiểm soát các phương tiện truyền thông và đẩy mạnh phong trào dân chủ cũng như chuẩn bị cho một cuộc cải cách về mặt kinh tế

Hiện tại, theo tỷ giá chính thức 1 USD đổi được hơn 6 kyat. Tuy nhiên, trên thị trường chợ đen, tỷ giá này là 1 USD đổi được hơn 800 kyat

Giá trị đồng kyat trên thị trường không chính thức, được sử dụng trong hầu hết các giao dịch, đã tăng vọt khi nguồn tiền từ nước ngoài đổ vào các lĩnh vực năng lượng, gỗ và đá quý. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế nước này khi mà từ nông dân, doanh nghiệp sản xuất cho tới các nhà buôn và nhân viên của các công ty nước ngoài đều thanh toán bằng USD

Từ năm 1977, kyat đã được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cố định với tỷ giá 6,4 kyat đổi 1 USD
 
Myanmar trước thời khắc chuyển mình​

Chen lẫn trong đám đông cư dân địa phương tấp nập tại ngôi chùa lớn nhất được dát khảm nhiều kim cương, đá quý và hàng chục tấn vàng là những tốp khách nước ngoài lặng lẽ quan sát

Dường như không có vẻ gì nguy hiểm giữa những người dân hiền lành nhưng đám khách vẫn từ tốn trước sự thay đổi bất ngờ tại một trong những quốc gia được coi là kỳ quặc nhất tại thời điểm đầu thiên niên kỷ thứ ba

Tôi gặp ông Wing ngay tại cửa chùa, ông là người chuyên dắt khách nước ngoài tại khu đền này để kiếm tiền. Ông đang phải nuôi ba đứa con đang ở độ tuổi đi học. Đám khách mang máy ảnh kỹ thuật số và điện thoại là điều gì sa sỉ đến lạ lẫm với cư dân địa phương nhưng với ông Wing lại là những người mang đến cơ hội cho ông nuôi con ăn học

Ở đây, có điện thoại di động đồng nghĩa với việc bạn là ông chủ cho dù với khắp nơi trên thế giới, người lao động bình thường nhất hay thất nghiệp cũng có thể có

Ông Wing tự hào kể về truyền thuyết những nhà sư Myanmar cách đây 2600 năm đã đi đến Ấn Độ được ban 8 sợi tóc của Đức Phật và trở về xây dựng ngôi chùa này. Ngôi chùa cao đến hơn 100m là biểu tượng của sự thịnh vượng của đế quốc Miến Điện từng khiến các quốc gia lân cận kinh hãi. Phim ảnh cổ trang Thái Lan vẫn chiếu về tấm gương các dũng sĩ vệ quốc chống quân xâm lược Miến Điện

Mãi đến Thế chiến thứ II, Nhật Bản chiếm Miến Điện và cả Thái Lan và trao trả cho Thái Lan các phần đất đã mất trong các triều đại trước đó. Trong thời kỳ hiện đại, Miến Điện cũng đã từng là cường quốc tại Châu Á và chỉ chịu đứng sau Nhật Bản. Tuy nhiên, tất cả đã đi vào bế tắc khi chính quyền quân sự kiểm soát và đưa quốc gia giàu tài nguyên trở nên nghèo khổ, lạc hậu

Cho dù không chủ đích làm dân tộc mình trở nên kém phát triển nhưng những tính toán độc đoán đã đẩy dần dân tộc vào bước đường cùng. Cho đến khi những cuộc biểu tình lớn của những người dân theo đạo Phật vốn dĩ rất hiền lành diễn ra tại thủ đô Yangon nổ ra, giới lãnh đạo như bừng tỉnh về trách nhiệm của mình với dân tộc

“Tất cả những gì tôi làm là cho thế hệ sau, vì hy vọng”, Wing nói, “Miến Điện giờ là quốc gia không thể, không thể có gì hiện thực ở đây”. “Thanh niên đi tu nhưng họ có điện thoại, có máy ảnh” ông nháy tôi và chỉ một nhà sư đang nắm tay bạn gái đi giữa chùa lớn không ngượng ngùng “Tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ”. Wing nói khẽ xen thở dài

Việc ông Wing buồn phiền không phải quá khó thấy, tôi gặp nhà sư thản nhiên đi chợ mua cá hay tụ tập chơi game online tại một cửa hàng internet. Dường như thanh niên chốn chạy khỏi thực tại vào chùa hơn là thành tâm nơi cửa Phật. Tuy nhiên cũng phải nói chính các nhà sư đã lãnh đạo cuộc biểu tình rầm rộ vào năm 2007

Ông Wing vốn là một nhà giáo với giọng nói Tiếng Anh mượt mà, không cầu kỳ nhưng ấm áp. Ông nói ông chỉ học tại Myanmar. Là người coi trọng giáo dục, ông cố gắng cho tất cả con cái vào đại học cho dù học phí không hề rẻ. Một điều khác lạ là học phí đại học tại Myanmar được tính theo buổi học, giờ thực hành đắt hơn giờ lý thuyết

Thế nên ai học kỹ thuật sẽ trả học phí cao hơn. Ông Wing phải trả cho con khoảng 100 USD cho một tháng học phí trong khi đó lương sinh viên tốt nghiệp đại học khoảng 50-60 USD/tháng. Học sinh học trường tư phổ thông không được phép vào đại học công lập nên các hệ thống Diploma quốc tế và du học rất phổ biến

Có thể thấy tại Myanmar hiện diện các dạng trường khác nhau từ Anh Mỹ, Châu Âu hay khu vực như Malaysia, Singapore, Thái Lan hay cả Trung Quốc và Nga

Mấy người bạn Singapore cũng đã từng trao đổi với tôi, sinh viên du học nhiều nhất của họ là từ Myanmar. Đơn giản vì Singapore là cánh cửa duy nhất của họ hướng ra quốc tế. Các giao dịch ngân hàng đều được thực hiện tại đây

Bên cạnh du học sinh là lượng lớn người lao động lũ lượt đi tìm tương lai bên ngoài quê hương. Không phải chỉ một mình Wing nói với tôi là “không thể” mà nhiều người Myanmar dùng như một thói quen. Tuy nhiên tất cả đang trông chờ vào những thay đổi trong tháng 4.2012

Trước giờ đổi mới ?

Bất kỳ ai quan tâm đến Myanmar đều biết đến Aung San Suu Kyi, người phụ nữ Myanmar bị chế độ quân sự quản thúc hàng chục năm qua và đã được vinh dự nhận giải thưởng Nobel Hòa Bình. Ngay tại Việt Nam tôi cũng đã mua được cuốn sách viết về ba

“Chúng tôi hy vọng vào bà” Wing chia sẻ mới niềm tin mơ hồ. Khu chợ nhộn nhịp được đám thanh niên trẻ đem ảnh, áo phông in hình hai cha con bà dưới nền cờ đỏ một cách kiêu hãnh. Chính quyền đã có bước cởi mở đáng kể khi cho phép đảng đối lập tham gia bầu cử và bà không còn bị coi là đe dọa đến an ninh quốc gia

Những cuốn sách mới về bà cũng được bày bán khắp các khu chợ. Có vẻ người dân Myanmar chưa quên người phụ nữ từng được coi là tương lai của Myanmar khi tốt nghiệp ngành luật trường Đại học Oxford và là con của vị tướng thống chế và làm việc tại văn phòng Liên Hợp quốc này

Thein Sein có thể mất nhiều quyền lực so với hiện nay nhưng rõ ràng ông đang trở thành người hùng trong mắt nhân dân quốc tế và chính nhân dân Myanmar khi dám từ bỏ quyền lực để thành lập chính quyền dân sự. Cuộc cải cách của ông chắc chắn sẽ đi vào lịch sử. Myanmar vốn dĩ kém phát triển chắc chắn sẽ trở nên tươi đẹp hơn chứ không còn là xứ sở không thể

Một thay đổi nhỏ nhưng có thể hàm chứa một động lực lớn lao. Khoán 10 đã từng biến Việt Nam từ quốc gia thiếu đói thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới. Lần thay đổi này sẽ cần kiểm chứng của thời gian. “Đất nước tôi đang kém các bạn” Wing cay đắng “nhưng tôi tin một ngày nào đó chúng tôi lại trở nên thịnh vượng”. Rất nhiều người hồi hộp quan sát Myanmar trước thời khắc đổi mình
 
Myanmar tăng gấp đôi lương công chức
- Bộ Tài chính Myanmar vừa thông báo kể từ ngày 1-4, lương công chức và binh sĩ sẽ tăng gấp đôi so với mức 30.000 kyat (38 USD)/tháng hiện nay, trong nỗ lực "nếu lương thấp quá sẽ ảnh hưởng tới nhân cách của họ"

552949.jpg

Lãnh đạo phe đối lập Aung San Suu Kyi (giữa) và những người ủng hộ ở Naypyidaw ngày 6-3, khi bà thực hiện chiến dịch tranh cử bổ sung tại đây​

Theo quyết định mới, mức lương tối thiểu của công chức là 1.100 kyat/ngày sẽ tăng thêm 1.000 kyat/ngày

3,3% dân số của Myanmar là công chức. Họ nhận mức lương rất thấp so với các ngành nghề khác, dẫn tới tình trạng tham nhũng lan tràn do các công chức đòi hỏi phải có các khoản “trà nước” lúc làm việc phục vụ dân

Người lao động bình thường và công nhân Myanmar có mức lương khoảng 100 USD/tháng, còn thành viên quốc hội nhận 375 USD/tháng

Chủ tịch hạ viện Shwe Mann, người theo đường lối cảnh cách, đã thúc đẩy cho chính sách này được thông qua nhằm hạn chế tình trạng tham nhũng

"Chúng ta phải trả mức lương đủ cao cho giáo viên, cảnh sát, binh lính và công chức nhà nước - ông khẳng định và nói thêm - Nếu lương thấp quá sẽ ảnh hưởng tới nhân cách của họ"

Ngày 1-4 cũng là ngày bầu cử bổ sung mà lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi lần đầu tiên ra tranh cử sau hàng chục năm bị quản thúc tại gia
 
Thị trường lao động toàn Đông Nam Á
Sẽ thay đổi dưới tác động từ Myanmar​

Ngành công nghiệp và sản xuất Thái Lan phụ thuộc rất nhiều vào lao động nhập cư từ Myanmar. Nếu số lao động này về nước, rất nhiều biến chuyển sẽ kéo theo

Sau khi Myanmar kết thúc cuộc bầu cử vào ngày Chủ nhật, nhiều lãnh đạo kinh doanh đang đặt câu hỏi về tác động từ cải cách chính trị gần đây

Đối với nhiều công ty thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương, vấn đề ở chỗ liệu những người công nhân của Myanmar có quyết định trở về nhà hay không

Hiện nay, ước tính khoảng hơn 1 triệu người công nhân nhập cư của Myanmar đang làm lao động phổ thông tại Thái Lan. Nếu điều kiện chính trị và kinh tế tại Myanmar tiếp tục cải thiện, các chuyên gia tin rằng những công nhân trên sẽ về nước và những công nhân còn lại ở Myanmar có thể quyết định không rời Myanmar nữa. Như vậy cuối cùng các công ty tại Thái Lan và nhiều nơi khác sẽ phải đối đầu với tình trạng chi phí lao động tăng cao

Nghiên cứu vào ngày 22/03/2012 từ công ty tư vấn Eurasia Group cho thấy các công ty Thái Lan, đặc biệt trong ngành sản xuất cơ bản và nông nghiệp, nhiều khả năng sẽ đối đầu với vấn đề thị trường lao động thắt chặt trong vài năm tới bởi công nhân Myanmar không còn muốn đến Thái Lan làm việc

Nghiên cứu có đoạn viết: “Công nhân nhập cư Myanmar đóng vai trò quan trọng trong kinh tế Thái Lan.” Công nhân Myanmar chiếm khoảng từ 25% đến 30% tổng nhân công lao động giá rẻ ở Thái Lan và nhận mức lương thấp hơn từ 30% đến 50% so với công nhân Thái Lan cùng trình độ, kỹ năng. Công nhân Myanmar thường làm việc trong những ngành với đặc thù 3D: nguy hiểm (dangerous); bẩn thỉu (dirty); và khó khăn (difficult)

Chương trình cải cách kinh tế mới của Myanmar, trong đó bao gồm quy định mới về thêm hỗ trợ thuế cho nhà đầu tư nước ngoài, sẽ có thể giúp kích thích kinh tế Myanmar tăng trưởng, động lực muốn đến Thái Lan làm việc sẽ giảm bớt

Nhiều doanh nghiệp Thái Lan khi đó có thể sẽ phải cần trả lương cao hơn cho lao động Myanmar hoặc chuyển hoạt động đến Việt Nam, Lào hoặc Campuchia

Chính phủ Thái Lan có lẽ cũng đến lúc cần phải tập trung thu hút thêm nhiều lao động từ các nước khác như Việt Nam, Nepal hay Bangladesh

Gần như tất cả công dân Myanmar hiện đang làm việc tại Thái Lan đều không muốn ở lại Thái bởi ở đây họ bị đối xử và coi thường như công dân hạng 2
 
Myanmar con hổ kinh tế tiếp theo của châu Á ?​

Myanmar đang ở ngã ba đường về chính trị và kinh tế. Liệu nước này có thể trở thành con hổ kinh tế mới của châu Á, hay vẫn sẽ bị cô lập khỏi nền kinh tế toàn cầu ?

Mọi con mắt đang đổ dồn về cuộc bầu cử quốc hội bổ sung tại Myanmar - sự kiện được coi là phép thử cho cam kết cải cách dân chủ của nước này. Chính phủ có thể cải cách nhanh bao nhiêu thì các trừng phạt của Mỹ và EU sẽ càng nhanh chóng được dỡ bỏ bấy nhiêu và tăng trưởng của quốc gia Đông Nam Á này sẽ càng được thúc đẩy bấy nhiêu

Đây là cuộc bầu cử đầu tiên trong hơn 30 năm qua có sự tham gia của đảng đối lập Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, do bà Aung San Suu Kyi đứng đầu. Mỹ đã bắt đầu lập lại quan hệ ngoại giao đầy đủ với Myanmar như một bằng chứng cho sự thừa nhận các cuộc cải cách chính trị đang diễn ra tại nước này. Như Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon nói tuần trước, người Myanmar đang "đem đến cho cộng đồng quốc tế một niềm hy vọng lớn"

Sự vươn lên của nền kinh tế Myanmar có thể thúc đẩy tăng trưởng khu vực, cũng như thương mại và đầu tư trong lòng ASEAN. Theo ước tính của IHS Global Insight, tăng trưởng GDP của Myanmar dự báo đạt khoảng 6%/năm cho tới năm 2020, với tổng GDP tăng gấp đôi lên mức 124 tỷ USD vào năm 2020

Thị trường tiêu dùng nội địa cũng được kỳ vọng sẽ tăng mạnh, tạo một thị trường tăng trưởng nhanh cho xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của các nước khác trong ASEAN. Cuối cùng, dân số Myanmar đông thứ tư trong ASEAN, đạt khoảng 50 triệu người, cũng là một tiềm năng không thể bỏ qua

Nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Myanmar sẽ còn nhanh hơn nữa nếu được thúc đẩy bởi các cuộc cải cách kinh tế mạnh mẽ hơn. Một nguy cơ chính đối với tăng trưởng nhanh này là làm tăng sức ép lạm phát. Lạm phát đã được dự báo ở mức trung bình 9% vào năm 2011, và sẽ lên tới 10% trong năm nay

Giống như các quốc gia khác trong ASEAN, Myanmar đã nhất trí thời gian biểu tự do hóa thuế quan theo Thỏa thuận Khu vực Tự do Thương mại ASEAN. Dự kiến, các cuộc cải cách kinh tế và tự do hóa thuế quan của Myanmar sẽ rất quan trọng đối với mục tiêu của ASEAN tạo một thị trường chung duy nhất cho thương mại hàng hóa vào năm 2015. Tuy nhiên, Myanmar vẫn còn nhiều việc phải làm ở phía trước

Một cuộc cải cách kinh tế vĩ mô cần thiết sẽ là thực thi kế hoạch một tỷ giá hối đoái duy nhất từ ngày 1/4, khi Myanmar chuyển sang chế độ tỷ giá thả nổi được điều tiết, cho phép hạn chế tình trạng bóp méo thị trường, đồng thời thúc đẩy tính cạnh tranh trong xuất khẩu

Dự luật đầu tư của Myanmar sẽ thúc đẩy đầu tư, theo đó miễn thuế trong 5 năm cho các nhà đầu tư nước ngoài, bảo đảm không quốc hữu hóa, và nới lỏng kiểm soát tư hữu đất đai. Ngoài ra, người nước ngoài được quyền thuê đất, được lập doanh nghiệp mà không cần liên kết với doanh nghiệp địa phương, các công ty liên doanh có thể được thành lập với ít nhất 35% vốn nước ngoài

Các lao động không có tay nghề cao được các công ty nước ngoài tuyển dụng phải là 100% người bản địa, trong khi các công nhân lành nghề bản địa phải chiếm ít nhất 25% các hoạt động của một công ty sau 5 năm đầu tiên, 50% sau 10 năm và 75% sau 15 năm

Nguồn tài nguyên dầu và khí tự nhiên của Myanmar là tiềm năng lớn cho sự phát triển tương lai. Chính phủ nước này gần đây ước tính trữ lượng khí tự nhiên vào khoảng 22.500 tỷ mét khối, nhấn mạnh đến tiềm năng phát triển có thật trong tương lai

Myanmar hiện đang thăm dò và khai thác cả trên đất liền và ở ngoài khơi, các đường ống dẫn dầu và dẫn khí tự nhiên đang được xây dựng từ bờ biển Arakan đến miền Nam Trung Quốc với tổng chi phí 2,5 triệu USD. Một số công ty dầu từ các nước châu Á đang khai thác các mỏ dầu và khí ở Myanmar

Lĩnh vực nông nghiệp cũng có tiềm năng lớn đối với sự phát triển trong tương lai. Myanmar có thể cải thiện đáng kể thu nhập từ xuất khẩu gạo trong trung hạn, thông qua các công nghệ ứng dụng trong nông nghiệp như cải thiện năng suất lúa, công nghệ thu hoạch hiệu quả hơn, cũng như tác động của các biện pháp tư nhân hóa thị trường

Trong khi đó, du lịch cũng đang bật nảy, khi giới doanh nhân nước ngoài đến thăm Myanmar gia tăng mạnh nhằm tìm hiểu các cơ hội đầu tư vào đây

Myanmar vẫn phụ thuộc mạnh vào hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, nhưng các cuộc cải cách kinh tế, nhu cầu nội địa tăng nhanh và đầu tư nước ngoài gia tăng cộng thêm chi phí nhân công tương đối thấp sẽ thúc đẩy tăng trưởng mạnh trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa có giá trị gia tăng thấp

Sự chuyển đổi sang một nền kinh tế thị trường sẽ tạo ra nhiều thách thức. Trong đó, một số thách thức chính là Myanmar cần cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách doanh nghiệp nhà nước, phát triển lĩnh vực tài chính, và chống tham nhũng

Một trong những ưu tiên trước mắt là cần thúc đẩy phát triển lĩnh vực tài chính, nhằm tạo bước đệm cho phát triển kinh tế. Điều này đòi hỏi tự do hóa mạnh mẽ lĩnh vực tài chính, để cho phép các thể chế tài chính nước ngoài tham gia cung cấp các dịch vụ tài chính cho sự phát triển kinh tế ở Myanmar

Bên cạnh đó, Myanmar cũng cần hợp tác chặt chẽ với IMF, WB và ADB trong hoạch định phát triển kinh tế của Myanmar. Đến nay đã có nhiều dấu hiệu tích cực về điểm này, sau khi Myanmar hợp tác với IMF trong quá trình cải cách tỷ giá hối đoái

Nền kinh tế Myanmar có thể nổi lên như một nền kinh tế con Hổ ASEAN tiếp theo, bất chấp nhiều thách thức về chính trị và kinh tế, nếu Chính phủ Myanmar tiếp tục thúc đẩy lịch trình cải cách. Đây sẽ là lực đẩy mạnh và tích cực đối với khu vực ASEAN, giúp thực hiện mục tiêu dài hạn là thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN

Sau nhiều thập kỷ bị cô lập về kinh tế, các cuộc cải cách đang được áp dụng sẽ đem lại những tiến bộ đáng kể giúp tăng mức sống của người dân Myanmar, vì vậy, chính phủ chỉ cần chắc chắn rằng họ có thể giữ vững tốc độ cải cách nhanh chóng hiện nay
 
Lãnh đạo Miến Điện gặp phiến quân Karen​

Quân nổi dậy Karen chống chính phủ ở Miến Điện đã xác nhận với BBC rằng các lãnh đạo của họ đã gặp Tổng thống Thein Sein của nước này

Đây là cuộc họp đầu tiên giữa hai bên tham gia một trong các cuộc xung đột dân sự kéo dài nhất trên thế giới

Quân nổi dậy Karen, mà các chính phủ Miến Điện trước đây vẫn coi là phiến quân, đã chiến đấu giành độc lập hơn 60 năm

Nhiều quốc gia phương Tây áp đặt trừng phạt lên Miến Điện đã hối thúc chính phủ dân sự được quân đội hậu thuẫn hãy chấm dứt các xung đột sắc tộc khác nhau của họ

Tháng trước, một trong các lãnh đạo của nhóm quân nổi dậy Karen đã được chính quyền Miến Điện trao trả tự do, nhiều ngày sau khi bị kết án 20 năm tù vì tội phản quốc

Một phát ngôn viên của quân nổi dậy thuộc Liên minh Quốc gia Karen (KNU) mô tả các cuộc đàm phán là "nồng ấm và dễ chịu"

Phóng viên Đông Nam Á của BBC Rachel Harvey nói rằng các cuộc đàm phán mới nhất là một phần trong chuyển động mạnh của chính quyền nhằm thực hiện các giao ước với các nhóm ly khai trong nước

Chính phủ đã ký một số thỏa thuận ngừng bắn tạm thời

Hàng ngàn người dân Miến Điện đã phải sơ tán trong suốt nhiều thập niên để ránh các cuộc giao tranh giữa hai bên, nhiều người trong số đó đã trú ngụ tại các trại tị nạn bên kia biên giới thuộc Thái Lan

Sau nhiều thập niên cai trị quân sự khắc nghiệt và tàn bạo, các tướng lĩnh đã bàn giao quyền lực cho một chính quyền dân sự do ông Thein Sein đứng đầu vào tháng Ba năm 2011

Chính phủ mới đã thực hiện nhiều cải cách chính trị

Tháng trước, một số cuộc bầu cử bổ sung đã được tổ chức, một trong số đó đã đưa lãnh tụ đối lập vì dân chủ, bà Aung San Suu Kyi, trở lại Quốc hội
 
Myanmar hồi sinh​

Nhìn vào một biển công nhân trẻ ngồi đằng sau những chiếc máy may, chủ nhà máy Myint Soe có niềm hy vọng lớn vào việc châu Âu ngừng cấm vận với Myanmar. Nhờ đó, quốc gia này có thể phục hồi phần lớn trong số 80.000 việc làm trong ngaàn công nghiệp may mặc đã mất suốt 10 năm qua

Phương Tây đã áp dụng hàng loạt biện pháp cấm vận thương mại phức tạp với quốc gia Đông Nam Á kể từ cuối những năm 1990 để trừng phạt về những vi phạm nhân quyền dưới chế độ quân sự cứng rắn. Nhưng những người lao động chân tay nghèo khổ còn phải chịu đựng khó khăn và ảnh hưởng hơn cả chế độ quân sự dưới lệnh cấm vận, rất nhiều người không giữ nổi việc làm vốn giúp họ đảm bảo cuộc sống của cả gia đình

Hôm thứ hai (23/4), Liên minh châu Âu xác nhận rằng, họ đã tạm ngừng hầu hết các biện pháp trừng phạt với Myanmar trong vòng một năm để "thưởng" cho hàng loạt cải cách về chính trị, kinh tế, xã hội mà nước này đang tiến hành. Thông báo này có tầm ảnh hưởng rất lớn, và rất nhiều người Myanmar nhen nhóm hy vọng quan hệ thương mại hồi sinh với phương Tây sẽ mang lại sự tăng trưởng cần thiết cho đất nước nhiều năm kém phát triển này

"Với chúng tôi, rất đơn giản. Nó có nghĩa là có thêm nhiều cơ hội việc làm mới cho người dân", Myint Soe, Chủ tịch Hiệp hội Sản xuất Dệt may cho biết. "Chúng tôi đang hy vọng về những hợp đồng mới, những đơn hàng mới... chúng tôi hy vọng sẽ mở thêm nhiều nhà máy"

20120504164340_New-ImageJPG6.jpg

Các lao động trẻ tại một nhà máy may mặc ở Yangon, Myanmar​

Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon, người hôm thứ hai tuyên bố sẽ đi thăm Myanmar tuần này theo lời mời của Tổng thống Thein Sein, nói rằng, có "một cơ hội chưa từng có trong tiền lệ" để giúp quốc gia này thúc đẩy chuyển đổi hướng tới dân chủ. "Chúng ta phải tận dụng tối đa thời điểm này", ông Ban nói với báo giới. "Chúng ta cần nhìn thấy nhiều tiến bộ hơn nữa, nhiều sự ủng hộ quốc tế hơn nữa với các nỗ lực của Myanmar để mang tới những đổi thay dân chủ"

Các biện pháp cấm vận đã tẩy chay những cựu lãnh đạo quân sự cũ của quốc gia Đông Nam Á và làm sụt giảm mạnh mẽ đầu tư cũng như thương mại giữa nước này với Mỹ và châu Âu. Những lệnh trừng phạt tài chính quốc tế cứng rắn tới nỗi, thậm chí tới thời điểm này, các khách sạn quốc tế hàng đầu ở Yangon vẫn chỉ có thể chấp nhận thanh toán tiền mặt, không hề có thẻ tín dụng

Tuy nhiên, vài tháng gần đây, phương Tây đã bắt đầu có những động thái tích cực với chính phủ mới của Myanmar do các tiến bộ đạt được nhằm hướng tới một nền dân chủ. Chính phủ mới đã quyết định thả tự do tù chính trị, ký thoả thuận ngừng bắn với các nhóm nổi dậy và tổ chức cuộc bầu cử khá tự do, công bằng ngày 1/4 mà trong đó, đảng của nhà lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi giành thắng lợi vang dội

Tuy nhiên, tiến trình cải cách không phải không có trục trặc. Đảng của bà Suu Kyi đã từ chối tham gia phiên họp đầu tiên của quốc hội mới hôm thứ hai một phần vì những tranh cãi xung quanh vấn đề tuyên thệ mà họ muốn thay đổi. Tổng thống Thein Sein cho biết, ông để ngỏ khả năng thay đổi vấn đề này và các thành viên trong đảng của bà Suu Kyi nói, họ tin tưởng vấn đề sẽ sớm được giải quyết

Cho tới nay, một số quốc gia đã nới lỏng lệnh cấm đi lại với các quan chức hàng đầu chính phủ Myanmar. Trong khi đó, Washington đã tạm dỡ bỏ một số hạn chế tài chính có thể cho phép các nhóm ở Mỹ làm công tác từ thiện ở quốc gia Đông Nam Á này. Mỹ cũng có thể dỡ bỏ các hạn chế với đầu tư và các dịch vụ tài chính khác

Ở Luxembourg hôm thứ hai, EU đã thông báo quyết định ngừng hầu hết các biện pháp trừng phạt với Myanmar ngoại trừ lệnh cấm vận vũ khí trong vòng một năm khi khối này cân nhắc các tiến bộ mà Myanmar có được. Các hạn chế nhằm vào hơn 800 công ty và gần 500 người cũng như một số viện trợ phát triển

"Myanmar đang có những tiến bộ trong bầu cử, trong mở cửa hệ thống và chúng ta đang khuyến khích điều đó", Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Jose Manuel Barroso nói tại Copenhagen. "Chúng ta phải giữ các nỗ lực của mình để ủng hộ mọi cải cách ở Myanmar để Myanmar được sống trong tự do"

Alfredo Perdiguero, một nhà kinh tế học cao cấp tại Ngân hàng Phát triển châu Á ở Bangkok cho biết, động thái của EU sẽ tạo ra một làn sóng đầu tư và tạo ra những thị trường mới cho Myanmar. Ông nhấn mạnh, quyết định của EU sẽ "có ảnh hưởng tâm lý vô cùng lớn"

Các lệnh cấm vận của EU đã loại Myanmar ra khỏi Hệ thống Ưu đãi Thuế quan phổ cập của EU (GSP) vốn để giúp các sản phẩm may mặc tại Myanmar được miễn thuế nhập khẩu. Mất vị trí trong GSP có nghĩa là khiến cho việc kinh doanh sản xuất tại Myanmar trở nên đắt đỏ hơn. Theo ông Myint Soe, việc nước ông trở lại GSP có thể giúp tạo ra 25.000 việc làm mới trong công nghiệp dệt may chỉ tính riêng trong năm 2012

Sự nới lỏng trừng phạt từ Mỹ thậm chí có thể tạo ra nhiều lợi ích hơn thế. Ngành công nghiệp may mặc sở đây vốn chỉ trông chờ vào Mỹ với khoảng 75% công việc kinh doanh, và một làn sóng cấm vận mà Washington áp dụng từ năm 2003 đã phá huỷ ngành này. Myint Soe nói rằng, ông buộc phải sa thải 400 trong số 550 nhân công của mình thời điểm đó

"Thật đau đớn, mỗi người đều khóc và hỏi 'tại sao'?", ông nói trong một cuộc phỏng vấn. "Cấm vận nhằm vào chính phủ, nhưng thực sự ảnh hưởng không nhiều tới họ. Đó là người dân, là công nhân, những người thực sự tổn thương"

Sau đó, ngành công nghiệp dệt may của Myanmar bắt đầu dần phục hồi khi các công ty chuyển dịch đến những thị trường mới ở châu Á, nơi giao thương không bị hạn chế. Myint Soe giờ đây thuê khoảng 300 nhân công, và nếu ông giành lại được các hợp đồng ở phương Tây thì cuối cùng hãng của ông có thể phát triển mạnh hơn cả trước đây

Với công nhân may mặc, những người kiếm được 120 USD/tháng hoặc ít hơn, lệnh cấm vận kết thúc giống như "làn gió mới". Như Phyu Phyu Swe, 33 tuổi, người may đồng phục cho Nhật Bản thì, điều đó có nghĩa là sự đảm bảo việc làm, và khả năng nhiều lương thưởng hơn

"Tôi có các thành viên trong gia đình trông chờ vào thu nhập của tôi, và đây là việc duy nhất tôi có kỹ năng", cô nói. "Nên tôi luôn hy vọng và mơ ước ngành công nghiệp này sẽ phát triển trở lại"


Nguyễn Huy
 
“Vị ngọt” của Myanmar thay đổi​

da2afba49a9111e183bf00144feabdc0img.jpg

Vài năm trước, Gallothai, công ty sản xuất sôcôla của Thái Lan đã thực hiện quyết định táo bạo - đầu tư vào Myanmar. Giờ đây, với những thay đổi mạnh mẽ của đất nước này, dường như Gallothai bắt đầu được nếm “quả ngọt”

Buổi chiều ở một trong những trung tâm mua sắm mới nhất ở Yangon, những người Myanmar trẻ tuổi ăn mặc hợp mốt đang nhấm nháp đồ uống sôcôla, thưởng thức hạt dẻ kiểu Bỉ và kẹo mềm tại Chococity, cửa hàng phục vụ những người yêu thích sôcôla đầu tiên ở Myanamar

Trong khi cảnh tượng này không còn là xa lạ ở các nước châu Á khác, đây lại là dấu hiệu chứng minh cho những gì mà đất nước này đã làm được kể từ khi chính phủ thực hiện chương trình cải cách cách đây 1 năm. Trước đó, những người trẻ tuổi thuộc tầng lớp trung lưu có lẽ đang bận rộn biểu tình chống lại chế độ hơn là chi 3.000 kyat (khoảng 4,4 USD) cho 1 cốc sôcôla bạc hà và 2.000 kyat cho kẹo mềm caramel và quế

Những thập kỷ trước, khi Myanmar vẫn còn dưới chế độ quân sự hà khắc, sôcôla là thứ hàng hóa hiếm có bởi các qui định hạn chế nhập khẩu chặt chẽ. Giờ đây, giống như rất nhiều thứ khác đang thay đổi trong kỷ nguyên mới của Myanmar, sôcôla đã trở lại. Doanh nghiệp đầu tiên tận dụng được lợi thế này là Gallothai, công ty đứng đằng sau Chococity có trụ sở đặt tại Bangkok

“Myanmar là một canh bạc đối với chúng tôi,” Jean-Louis Graindorge, vị giám đốc điều hành người Bỉ của Gallothai cho biết. Graindorge cùng với người phụ tá Pierre Metzhis đến Myanmar vào cuối năm 2010 và quyết định đầu tư vào nơi đây bất chấp rủi ro là rất lớn

Metzhis nhớ lại lúc đó các luật sư Myanmar đều không khuyến khích họ làm việc làm việc này bởi vẫn chưa có hệ thống pháp luật đầy đủ. Mặc dù vậy, hai người vẫn quyết định bước tiếp con đường. Họ hợp tác với một đối tác liên doanh trong nước và khai trương Chococity vào tháng 9 năm ngoái

Mặc dù có những khó khăn ban đầu, công việc kinh doanh hiện đang khá thuận lợi. Metz cũng thừa nhận làm kinh doanh ở Myanmar không hề dễ, đăng kí kinh doanh rất khó khăn và vẫn tồn tại rất nhiều trở ngại để một công ty có thể hoạt động hoàn hảo và tuân theo những luật lệ

Tuy nhiên, với làn sóng bùng nổ du lịch mới đến cùng với nhiều nhà hàng, khách sạn và trung tâm mua sắm mới mọc lên, triển vọng đủ hứa hẹn để Gallothai đặt kế hoạch mở rộng hoạt động hơn nữa ở Myanmar

Gallothai được thành lập năm 1993 tại Bangkok với mục tiêu sản xuất ra những sản phẩm sôcôla chất lượng cao. Hiện nay công ty đã có tổng cộng 250 người và đạt doanh 5 triệu USD trong năm 2011

Minh Anh
 
Xung đột giáo phái ở Myanmar, 7 người thiệt mạng​

Chính quyền Myanmar ngày 9.6 cho biết, các lực lượng an ninh ở miền tây nước này đã nổ súng vào những kẻ nổi loạn sau khi chúng đốt hàng trăm ngôi nhà tại đây

Theo hãng tin AP, ít nhất 7 người đã thiệt mạng trong các vụ bạo lực giáo phái, nhưng nhà chức trách cho biết sự yên tĩnh đã được khôi phục

Những bạo động ngày 8.6 có vẻ như nhằm trả đũa cho vụ giết 10 người Hồi giáo hôm 3.6. Còn tất cả những người thiệt mạng hôm 8.6 có vẻ là người Phật giáo, xét theo danh tính của họ

Truyền hình nhà nước Myanmar ngày 9.6 cho biết: binh lính đã hỗ trợ lực lượng cảnh sát tại các thị trấn Maungdaw và Buthidaung ở bang Rakhine, nơi có những đám đông nổi loạn

Tờ Ahlin - báo nhà nước Myanmar - cho biết: các lực lượng an ninh đã nổ súng để vãn hồi trật tự. Một lệnh giới nghiêm từ sáng đến tối đã được áp đặt và các cuộc tụ tập trên 5 người ở nơi công cộng tạm thời bị nghiêm cấm

Nhiều người Phật giáo coi người Hồi giáo là những cư dân nhập cư bất hợp pháp từ Bangladesh
 
Top