What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Myanmar's Richest Men

LOBBY.VN

Administrator
Myanmar's Richest Men​

u-tayza.jpg

Tay Za also spelled Tayza or Teza born 18 July 1967) is a Burmese business tycoon, and a close associate of the country's Head of State, Than Shwe

Business holdings

His major business interests include Htoo Group and Air Bagan, the country's first and only fully privately-owned airline. In 2006/2007 Htoo Trading, a division of Htoo Holdings involved in teak log exports, was Burma's top private exporter and fifth largest overall, with gross revenues of $65.1 million

Other activities include construction, tourism, infrastructure projects, and mobile phone services. He maintains close relations with the military leadership - a son of key junta member General Thura Shwe Mann serves on the board of Htoo Trading, and his Myanmar Avia Export, Burma’s sole representative of Russia’s Export Military Industrial Group and of the Russian helicopter company Rostvertol, was instrumental in the junta’s 2002 purchase of advanced MiG-29 fighters for US$130 million

Tay Za's airline Air Bagan is the main sponsor of Yangon United Football Club, one of the nine professional football clubs in Myanmar competing for Myanmar National League (MNL) title. His son is chairman of the club

Nargis Cyclone Relief and Air Bagan's Humanitarian Work

Ever since the devastation caused by Nargis in April 2008, Air Bagan has been actively participating in humanitarian relief work for the cyclone victims. Under Htoo Group of Companies, Air Bagan has contributed 1000 million Kyats to the national campaign that would the victims of Nargis and carry out necessary rehabilitation work. Air Bagan have also allotted over 1 million USD to spend on humanitarian relief work and post-disaster reconstruction

In Yangon, Air Bagan was among the first to voluntarily clear up roads blocked by huge fallen trees and lamppost, by using chain saws and big machines such as cranes and trucks. Drinking water was distributed daily by 1500-gallon cars to the affected townships in Yangon and it has helped rebuilding schools.

Since May 6, Air Bagan has been involved in taking care of the Bogalay area, sending relief teams and trucks carrying supplies of rice, cooking oil, medicine, drinking water, clothing and blankets and distributing them to the victims directly.

On May 26, Air Bagan handed over the two sets of water purifiers, donated by Technisches Hilfswerk from Germany, to the local authorities. Each purifier can reportedly purify and produce 10,000 liters of water in 45 minutes. Air Bagan spent over 30 million Kyats for a building where those water purifiers were immediately set up

In Bogalay, Tayza opened a clinic with a number of volunteer doctors and sent his teams led by the doctors as mobile clinics to the villages to give much-needed assistance

Since May 10, Air Bagan has been greatly involved with repairing and reconstructing the buildings destroyed by Nargis. By May 26, a total of 9 Buddhist monasteries and their annexes, 'Thidagu' Home for the Aged, Township Hospital, one College of Education and 5 schools, a Telecommunication Office, a Television Sub-station, a Veterinary Clinic, Agriculture and Land Record Offices had been totally reconstructed

Air Bagan have also made a resettlement and development plan for the people, and accordingly, it has been providing over 100 tractors and paddy seeds for the farmers there to resume their livelihood of paddy farming and crop plantation

In air transport, Air Bagan also offer to carry those items of aid free of charge on its international and domestic flights

As the nature of post-disaster relief and reconstruction work needs long term commitment, Air Bagan has reportedly raised its contributions from US$ 1 to US$ 2 on every international ticket sold and Myanmar Kyat 500 to 1000 on every domestic ticket sold for the purpose of the relief and reconstruction programs. Burmese relief programs for the victims of Cyclone Nargis were widely criticised in the world press and elsewhere for their extreme tardiness, ineptitude, and corruption.

Sanctions

In 2007, following protests against the junta on the streets of many cities in Burma, the United States government imposed sanctions against Tay Za and the companies he controls including Htoo Trading and Air Bagan
 
Hội chợ đá quý Myanmar thu về 2,8 tỷ USD

5ed84_myammar_200.jpg

Tảng ngọc bích nặng 117 tấn được trưng bày tại thị trấn Hpakant, Myanmar​

- Kết thúc hội chợ đấu giá đá quý hàng năm lần thứ 48 kéo dài từ ngày 11-3 đến ngày 22-3 ở thủ đô Naypyitaw, Myanmar đã thu về số tiền kỷ lục từ trước đến nay là 2,8 tỉ đô la Mỹ, Hiệp hội thương mại và công nghiệp Myanmar cho biết vào ngày 26-3

Tổng cộng, gần 17.000 lô ngọc bích, 206 lô đá quý và 255 lô ngọc trai được bán đấu giá. Hơn 8.700 thương gia buôn ngọc trong và ngoài trước đã tham gia sự kiện này

Mặc dù Mỹ đã ban hành luật cấm nhập khẩu đá quý từ Myanmar nhưng ít tác động đến việc buôn bán mặt hàng này vì những người mua hiện nay chủ yếu là các thương nhân đến từ Trung Quốc và Thái Lan

Myanmar là một trong những nước sản xuất ngọc bích nhiều nhất thế giới, đồng thời là nơi cung cấp 90% sản lượng hồng ngọc và đá quý cho thế giới. Hầu hết các mỏ khai thác đá quý lớn đều do Bộ Quốc phòng và Bộ Hầm mỏ Myanmar quản lý. Năm ngoái, Myanmar xuất khẩu ngọc bích đạt 1,7 tỉ đô la Mỹ
 
Miến Điện nghèo nhưng có không ít triệu phú​

Đa số các đại gia Miến Điện có liên hệ mật thiết với giới tướng lĩnh cầm quyền. Hồi tháng 1/2011 xuất hiện bức hình Thống tướng Than Swe (bìa phải) gặp các doanh nhân

Ông Tayza là một triệu phú vốn nhận nhiều hợp đồng béo bở của Nhà nước và có quan hệ gần gũi với gia đình các vị tướng

Ngoài xuất nhập khẩu, khai khoáng và khai thác gỗ, ông Tayza còn mở rộng vương quốc làm ăn sang lĩnh vực ngân hàng và hàng không

Tên tuổi ông Tayza được cả tạp chí Forbes ghi nhận nhưng rõ tài sản của ông là bao nhiêu. Gần đây, nói với một nhà báo Ý ông khoe có thu nhập 500 triệu đô la một năm. Một vị khách Mỹ kể với BBC ông được ông Tayza khoản đãi rượu vang 10 nghìn đô la một chai

Ông Zaw Zaw làm chủ công ty Max Myanmar và thường nhận được các hợp đồng xây cất lớn từ Nhà nước

Chính công ty của ông Zaw Zaw được trao quyền xây cơ sở trị giá hàng trăm triệu đô la cho Cuộc tranh tài Thể thao Đông Nam Á 2013 ở Nay Pyi Daw

Steven Law (bên trái) có quê từ vùng Kokang giáp biên giới Trung Quốc, và chính là con của vua nha phiến Lo Hsing Han. Ông nhận được hợp đồng xây đường ống dẫn dầu từ Miến Điện ngược lên Trung Quốc

Công ty của Steven Law cũng xây các dự án to như cảng Thilawa gần Rangoon. Dư luận tin rằng ông ta có quan hệ rất thân thiết với người Trung Quốc

Người từ bang Shan, ông Aung Ko Win kiếm tiền nhờ nghề khai thác đá quý và ngân hàng. Nhà băng Kanbawza của ông lớn vào loại nhất Miến Điện. Ông ta cũng làm chủ một CLB bóng đá. (Phóng sự ảnh của BBC Miến Điện trong loạt bài 'Sức mạnh châu Á')


BBC Vietnam
 
Myanmar có thêm sân bay quốc tế​

- Myanmar vừa khai trương sân bay quốc tế Naypyidaw vào ngày 19-12, chuẩn bị đáp ứng nhu cầu gia tăng đáng kể của du khách nước ngoài.

c8a33_122448336_11n.jpg

sân bay quốc tế Naypyidaw​

Sân bay quốc tế Naypyidaw được khởi công năm 2007, do Công ty tư vấn CPG (Singapore) cung cấp hỗ trợ kỹ thuật

Sân bay quốc tế Naypyidaw nằm cách thủ đô Myanmar hơn 16km về phía nam, có diện tích 111.500 mét vuông, với một đường băng dài 3,6km. Sân bay có thể xử lý từ 50.000-65.000 chuyến bay với công suất 20 triệu lượt người/năm, đứng thứ hai sau sân bay quốc tế Yangon

Những năm gần đây, du khách nước ngoài đến Myanmar gia tăng đáng kể. Ngoài ra, Myanmar sẽ tổ chức SEA Games 2013 và hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm 2014. Sân bay mới được đưa vào sử dụng sẽ đáp ứng yêu cầu của hành khách trong những dịp trên

Phúc Minh
 
Myanmar từng là nước giàu nhất Đông Nam Á​

myanmar-3.jpg

Thập niên 1940 – 1950, Myanmar là nước giàu nhất tại khu vực Đông Nam Á, trên con đường trở thành nền kinh tế phát triển thứ 2 tại châu Á sau Nhật

Thập niên 1940 – 1950, Myanmar là nước giàu nhất tại khu vực Đông Nam Á, một nước trên con đường trở thành nền kinh tế phát triển thứ 2 tại châu Á sau Nhật. Đến năm 1950, Myanmar trở thành một trong những con hổ châu Á, nền kinh tế tăng trưởng nhanh. Cuối thập niên 1960, Myanmar đã xây dựng được lực lượng lao động có trình độ và được đào tạo tốt nhất Đông Nam Á

Myanmar rất giàu tài nguyên, Myanamar có dầu, khí đốt, gỗ, thiếc, đồng, tungsten, chì, than đá, đá tự nhiên, tiềm năng nông nghiệp và thủy điện lớn. Myanmar từng xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới và hỗ trợ người Ấn Độ khi người dân nước này đối đầu với nạn đói

Myanmar cung cấp khoảng 7% lượng gỗ tếch của thế giới và hiện nổi tiếng với các nguồn đá quý như saphia, hồng ngọc…90% lượng đá ruby của thế giới đến từ Myanmar

Thế nhưng cuộc binh biến quân sự năm 1962 đã phá hủy Myanmar và khiến nước này biến thành một trong những nước nghèo nhất thế giới hiện nay. Khi Myanmar “thất thế”, ngôi vị nước giàu nhất khu vực Đông Nam Á chuyển sang Brunei, quốc gia rất giàu dầu mỏ nhưng tiến hành công nghiệp hóa rất chậm chạp và cuối cùng ngôi vị thuộc về Singapore

Hiện đất nước một thời giàu nhất Đông Nam Á đang cố gắng tìm sự hỗ trợ từ nước giàu nhất Đông Nam Á để phát triển kinh tế

feeSingapore1960.jpg

Singapore của thập niên 1960​

Kinh tế Singapore hiện giàu có và thành công nhất khu vực Đông Nam Á thế nhưng cách đây 50 năm mọi chuyện khác hoàn toàn so với hiện nay. Singapopre sáp nhập vào Malaysia năm 1963 với hy vọng giải quyết được tình trạng thất nghiệp, kinh tế tăng trưởng trì trệ và nhiều vấn đề an ninh khác

Malaysia, tuy nhiên không thể mang lại sự thịnh vượng cho Singapore. Kuala Lumpur áp dụng nhiều biện pháp cấm đoán thương mại của Singapore trong khi đó Indonexia đánh bom đường Orchard Road của Singapore. Singapore đồng thời rất khó khăn với hàng loạt các vấn đề bất ổn xã hội và kinh tế suy yếu

Bất đồng trở nên sâu sắc đến nỗi Singapore đã bị trục xuất khỏi Malaysia vào năm 1965. Singapore đối đầu với khủng hoảng việc làm và nhà đất

Chất lượng đào tạo thấp, nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn hẹp, giới truyền thông quốc tế hoài nghi về sự tồn tại sự tồn tại của Singapore ở thời điểm đó. Phần lớn người ta vẽ ra 2 kịch bản: sẽ bị quân đội Indonexia tấn công hoặc buộc phải sáp nhập lại vào Malaysia

Singapore2012.jpg

Singapore của năm 2012​

Thế nhưng Singapore, một đất nước cạn kiệt về tài chính và hy vọng, không chỉ tồn tại mà còn phát triển tốt. Singapore trở thành một trong những nước giàu có nhất thế giới, thị trường phát triển tự do, hoạt động thương mại quốc tế phát triển mạnh, GDP bình quân đầu người cao nhất châu Á. Singapore cũng có hệ thống quân sự và công nghệ tốt nhất Đông Nam Á. Myanmar đã hết sức ấn tượng và khâm phục Singapore

Thủ tướng Myanmar, ông Thein Sein, đến Singapore trong tuần này để ký kết thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực, từ du lịch cho đến luật, giáo dục, công nghệ, tài chính, du lịch. Khi phương Tây đóng cửa và trừng phạt Myanmar, Singapore, trong vai trò trung tâm thương mại quốc tế của mình, đã giúp Myanmar vẫn tiếp cận được với thế giới. Nay khi Myanmar đã mở cửa và tất nhiên, nước này tìm đến Singapore để cám ơn những gì Singapore đã làm trong quá khứ

Myanmar muốn học kinh nghiệm từ Singapore trong lĩnh vực tài chính, luật, dịch vụ công và giáo dục để phát triển kinh tế và chính phủ Singapore đã đồng ý cử chuyên gia sang hỗ trợ Myanmar trong nhiều lĩnh vực, từ hoạch định chính sách kinh tế cho đến thương mại, cải cách pháp lý

Myanmar cũng thể hiện quan tâm cải tổ lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật, như vậy có thể khẳng định Myanmar đang cố gắng áp dụng hệ thống của Singapore tại chính đất nước mình

Singapore sẽ đồng thời giúp Myanmar, đất nước hiện có dân số khoảng 55 triệu người, xây dựng nguồn nhân lực. Người trẻ Myanmar hiện thiếu nhiều kỹ năng bởi đất nước từng bị cô lập trong quá khứ và bởi chính phủ còn thiếu đầu tư vào giáo dục

Ngọc Diệp
 
myanmar22.jpg

Có lý do để hy vọng một ngày nào đó Myanmar lại có được hào quang sau 50 năm trong bóng tối

Thời gian gần đây chính phủ Myanmar đã đưa ra một số biện pháp tích cực, trong đó bao gồm thả tù nhân chính trị, nới lỏng một số quy định về xã hội, cải cách kinh tế cũng như sẵn sàng thực hiện nhiều thay đổi dựa trên tư vấn từ quốc tế

Niềm tin của quốc tế vào Myanmar đang cải thiện, doanh nghiệp nhiều nước đã rất hào hứng tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Myanmar – một thị trường lớn và còn chưa được khai phá nhiều tại châu Á, nơi nhiều lĩnh vực của nền kinh tế chưa phát triển

Mỹ đã khôi phục quan hệ ngoại giao và Liên minh Châu Âu ngừng hạn chế cấp visa với một số quan chức chính phủ Myanmar. Cả chính phủ Mỹ và Liên minh châu Âu đã phát đi tín hiệu họ sẽ nới lỏng các biện pháp trừng phạt nếu Myanmar tiếp tục điều chỉnh chính sách

Chính phủ Singapore cũng kết hợp với Myanmar để hối thúc chính phủ Mỹ nới lỏng các biện pháp trừng phạt. Tổng thống Singapore khẳng định chính quyền thành phố sẽ củng cố hợp tác kinh tế và các mối liên kết kinh doanh với Myanmar cũng như hỗ trợ cho Myanmar sau nhiều thập kỷ cô lập chính trị và kinh tế

Trong khi chính phủ các nước phương Tây xem xét giỡ bỏ biện pháp trừng phạt và doanh nghiệp nước ngoài dõi theo biện pháp cải tổ, chính phủ Myanmar cần phải chuẩn bị sẵn sàng để đón dòng vốn đầu tư và du khách từ nước ngoài

Myanmar giàu tài nguyên thiên nhiên, trong đó bao gồm vàng, khí đốt, gỗ, đá quý cũng như lực lượng lao động giá rẻ. Myanmar cũng hấp dẫn du khách với nhiều công trình kiến thúc cổ, đền tháp tráng lệ và bãi biển xinh đẹp

Tầm ảnh hưởng về kinh tế của Singapore rộng khắp Đông Nam Á. Singapore đầu tư mạnh vào Thái Lan đến nỗi nhiều người Thái đùa rằng Bangkok là thành phố của người Singapore. Việc Thái Lan bán tập đoàn Shin Corporation, một trong những tập đoàn lớn nhất Thái Lan, cho Singapore vào năm 2006 gây ra rất nhiều tranh cãi, nó còn cho thấy Singapore có tác động lớn thế nào đến doanh nghiệp tại Thái Lan

Người Singapore cũng đóng vai trò tư vấn kỹ thuật cho phần lớn công ty công nghệ thông tin của Brunei và rất nhiều hàng nhập khẩu vào Brunei đi qua cảng của Singapore. Không giống phần lớn các nước Đông Nam Á khác, phần lớn các tập đoàn đa quốc gia hoạt động tại Brunei được điều hành từ văn phòng ở Singapore

Singapore đầu tư nhiều vào Indonexia đến nỗi đầu tư của Singapore chiếm 1/3 tổng FDI vào Indonexia. Năm 2012, đầu tư của Singapore vào Indonexia dự kiến còn tăng thêm 50%, điều khiến Indonexia hết sức hài lòng. Chính phủ Indonexia đã tuyên bố Singapore hiện được coi như đối tác kinh tế quan trọng của Indonexia trong khu vực

Sau 50 năm, kinh tế Myanmar liệu có thể “đứng dậy” ?

Sau thời kỳ công nghiệp Việt Nam phát triển mạnh, Singapore đang đầu tư vào khoảng 973 dự án tại Việt Nam, Singapore trở thành nhà đầu tư hàng đầu vào Việt Nam

Việt Nam đã công nhận Singapore là đối tác kinh tế quan trọng tại khu vực Đông Nam Á. Singapore đồng thời đầu tư, dù không quá nhiều, vào bất động sản, bán lẻ, du lịch khách sạn tại Philippin

Singapore cho đến nay đang cân nhắc về việc liệu có nên đầu tư thêm bởi kinh tế Philippin dường như vẫn khó bứt phá sau nhiều năm

Người Philippin, tuy nhiên, lại coi thành tựu kinh tế của Singapore như điều đáng để học tập. Ngân hàng Trung ương Philippin khẳng định nước này phải mất đến 45 năm để đạt được vị thế về kinh tế như Singapore hiện tại

Nghiên cứu gần đây của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Myanmar có thể tăng trưởng khoảng 5,5% vào năm 2012. Nếu so sánh mức tăng trưởng dự báo này với nhóm nước láng giềng trong khu vực, có thể thấy 5,5% là con số khá lớn xét đến triển vọng kinh tế toàn cầu tăng trưởng kém. Dù vậy, Myanmar còn có tiềm năng tăng trưởng cao hơn

Myanmar có một dân số khá lớn, khoảng 54 triệu, nhiều trong số này thuộc độ tuổi lao động và luôn sẵn sàng tìm việc làm. Dù vậy, Myanmar còn nhiều việc phải làm, trong đó bao gồm giải quyết vấn đề tham nhũng, nâng cao chất lượng hạ tầng

Myanmar cần phải giải quyết tốt cả vấn đề ổn định tỷ giá đồng tiền. Trên thị trường chính thức, 1USD đổi 6 kyat của Myanmar. Thế nhưng trên thị trường chợ đen, tỷ giá biến động quanh mức khoảng 750 kyat và những năm gần đây có lúc lên mức 1.250 kyat. Chỉ bằng cách quản lý ngành tài chính hiệu quả, Myanmar mới có thể tự do hóa được đồng tiền và đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô
 
Myanmar mở cửa ngành dầu khí​

Hội thảo Dầu, Khí và Năng lượng Myanmar (MOGP) dự kiến diễn ra ngày 28-29/3 tới được cho là bước chủ động mở cửa ngành công nghiệp lớn nhất nước này với các nhà đầu tư phương Tây

Myanmar chuẩn bị đón dòng đầu tư từ phương Tây vào ngành dầu khí bằng một hội thảo quốc tế cao cấp được tổ chức bởi Bộ Năng lượng Myanmar và Trung tâm công nghệ quản lý (CMT) có trụ sở tại Singapore

Hội thảo Dầu, Khí và Năng lượng Myanmar (MOGP) được cho là bước chủ động mở cửa ngành công nghiệp lớn nhất nước này với các nhà đầu tư phương Tây, theo Reuters

Do cấm vận của phương Tây, ngành dầu khí Myanmar lâu nay là “sân chơi” độc quyền của các nước láng giềng như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Bangladesh… Hồi tháng 1/2012, Bộ Năng lượng Myanmar công bố trữ lượng khí tự nhiên của nước này ở mức 640 tỉ m3


Dự kiến, trên 300 chuyên gia của các tập đoàn dầu khí và các ngành liên quan từ 35 quốc gia sẽ tham dự cuộc hội thảo từ 28-29/3 tại Yangon. Không chỉ bàn về tiềm năng, rủi ro và các dự án dầu khí ở Myanmar, MOGP cũng sẽ thảo luận các vấn đề pháp lý, thuế, bảo hiểm quốc tế… trong ngành này
 
Tỷ phú kể chuyện kinh doanh ở Myanmar​

Các cuộc phỏng vấn của Reuters với những gia đình kinh doanh quyền lực nhất Myanmar cho thấy một nỗ lực của giới doanh nhân Myanmar nhằm nuôi dưỡng một hình ảnh mới và tìm vị thế cao hơn trong nền kinh tế của quốc gia 60 triệu dân giàu tài nguyên này

Những ôm trùm thân hữu

Trong số các doanh nhân Myanmar, một số đang đẩy mạnh công tác từ thiện, thắt chặt mối quan hệ với Aung San Suu Kyi, và trao đổi hàng ngày với CEO của các công ty đa quốc gia vốn đang quan tâm đến làm ăn tại Myanmar - một trong những nền kinh tế mới mở cửa của thế giới

Nhiều doanh nhân đang nỗ lực cải cách đế chế kinh tế còn đang ngổn ngang, vốn dựa vào sự thiên vị của nhà nước - một nền kinh tế được dự đoán sẽ sớm thoát khỏi lệnh trừng phạt và đón nhận sự cạnh tranh mới từ các công ty nước ngoài

Một số khác chia các tài sản không sinh lợi (được thừa hưởng từ các hợp đồng béo bở trong lĩnh vực khai thác ngọc, gỗ và du lịch) cho các doanh nhân khác; hoặc cố gắng để giảm bớt những đặc quyền của mình tại quốc gia nghèo thứ hai châu Á (sau Afghanistan) này

Mỹ và Châu Âu phải đi theo các nhà lãnh đạo công nghiệp và chính trị của Myanmar để các cuộc cải cách được diễn ra suôn sẻ, và cũng là để đối phó với ảnh hưởng của Trung Quốc tại Myanmar. Nhưng sự ủng hộ đó và việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt thương mại sắp tới có thể phản tác dụng nếu vấp phải sự phản kháng hoặc tầng lớp quý tộc vẫn nắm giữ chặt các nguồn tài nguyên của quốc gia

Myanmar bắt đầu mở cửa cuối năm ngoái khi Đại tướng Than Shwe trao quyền cho chính phủ dân sự và có bước tiến mới khi nhà lãnh đạo dân chủ Aung San Suu Kyi thắng cử vào quốc hội. Điều này khiến Washington sẵn sàng xóa bơt các lệnh trừng phạt, gồm cả lệnh cấm đầu tư Mỹ vào Myanmar

Tuy nhiên, khi thông báo những biện pháp này, ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết các lệnh trừng phạt và cấm vận sẽ vẫn áp dụng "với các cá nhân và các tổ chức vẫn còn ở phía trái" của cải cách. "Các cá nhân và tổ chức" được nhắc đến ở đây gồm các nhà tư bản thân hữu của Myanmar - một nhóm gần 20 gia đình đã trở lên giàu có với sự giúp đỡ của nhà độc tài cai trị Myanmar từ năm 1992 cho đến khi chế độ kết thúc

Reuters đã công bố một báo cáo đặc biệt về những nhà tư bản hàng đầu Myanmar, từ đó dựng nên bức tranh giới doanh nhân Myanmar trong giai đoạn đổi mới

Hào nhoáng

Tay Za được coi là ông trùm hào nhoáng nhất tại một trong những thành phố nghèo nhất châu Á, với chiếc Lamborghini màu vàng nhạt luôn đậu bên ngoài dinh thự tân cổ điển của mình

Tay Za cũng là một trong những cộng sự nhiều điều tiếng nhất của chính quyền cũ của Myanmar. Bộ Tài chính Mỹ gọi ông là một "tay sai két tiếng và kẻ buôn vũ khí", áp đặt nhiều lệnh trừng phạt làm đóng băng tài sản và ngăn chặn việc đi lại bằng máy bay của gia đình ông từ nhiều thành phố trên toàn cầu

Hiện nay khi đất nước bắt đầu mở cửa sau nhiều thập kỷ dưới sự cai trị quân sự, Tay Za dẫn đầu làn sóng các nhà tư bản đang khẳng định mình như những gương mặt lãnh đạo doanh nghiệp mới của nền kinh tế Myanmar

Tay Za có lẽ là ông trùm nổi tiếng nhất Myanmar. Ông trao cho con cái các vị trí trong công ty, tìm kiếm những hợp đồng đáng thèm muốn và xin được giấy phép nhập khẩu trong các lĩnh vực đầy lợi nhuận như kinh doanh, thương mại, hậu cần, bất động sản, nông-công nghiệp, du lịch, dầu và bán lẻ

Ông thậm chí cho rằng các biện pháp trừng phạt còn khiến ông giàu có hơn, mhưng con trai cả của ông cũng cho Reuters biết, gia đình ông bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt

Mỹ từng liệt Tay Za và gia đình ông vào danh sách đen chịu các lệnh trừng phạt chặt chẽ hơn do quan hệ của ông với tầng lớp chóp bu nội bộ của chính quyền quân sự

Tay-Za_1334314551.gif

Tay Za được ví là ông trùm hào nhoáng nhất tại một trong những thành phố nghèo nhất châu Á​

Vào thời gian đó, một thư điện tử mạo danh lưu hành trên mạng Internet tự nhận là do Htet, con trai của Tay Za viết. Bức thư chế giễu các biện pháp trừng phạt, chế nhạo tình trạng bất ổn và khiến cho công chúng tức giận chống lại gia đình này

Bức thư viết, "Mỹ cấm vận chúng tôi. Chúng tôi vẫn ổn tại Singapore. Chúng tôi ngồi trên toàn bộ GDP của Myanmar. Chúng tôi có gỗ, đá quý và khí đốt để bán cho những nước khác như Singapore, Trung Quốc, Ấn Độ và Nga". Các nhà ngoại giao Mỹ đồng ý bức thư đó là giả nhưng bày tỏ ít sự cảm thông cho Htet

Pye Phyo Tayza, con trai thứ của Tay Za cho biết, anh từng đã bị trầm cảm vào năm 2003 khi các biện pháp trừng phạt làm hỏng các cơ hội của anh được học tại các hàng đầu tại Luân Đôn và Sydney. Anh đã kháng cáo lên tòa án tối cao liên minh châu Âu, lập luận rằng anh không nên bị trừng phạt vì cha mình

Tòa án Tư pháp của Liên minh châu Âu, sau bốn năm kiện tụng tốn kém, đã đồng ý hủy lệnh đóng băng quỹ của Pye Phyo Tayza vào năm 2008. Pye hy vọng rằng điều này cũng sẽ sớm mở đường cho việc dỡ bỏ lệnh cấm đi lại với anh

Hiện tại, với vai trò chủ tịch câu lạc bộ bóng đá Yangon của cha mình, anh thừa nhận chịu áp lực phải tham gia vào công việc kinh doanh của gia đình. Pye Phyo Tayza cho biết cha anh có các vấn đề về sức khỏe, gồm hư thận và những ảnh hưởng kéo dài sau vụ tai nạn máy bay năm ngoái tại phía bắc Myanmar. Tay Za và 5 người khác đã trải qua ba ngày dưới đá và tuyết ở độ cao hơn 3.600m trước khi được giải cứu

Anh nói, "Đó là những ngày tồi tệ nhất đời tôi. Và những ngày đó cũng đã thay đổi bố tôi"

"Ông đang làm rất nhiều việc từ thiện, đầu tư rất nhiều vào khu vực nơi ông bị tai nạn" anh nói: "Ông không làm điều gì khác. Ông trao quyền cho các giám đốc quản lý và ông ở nhà, đọc sách, tập trung thời gian của mình vào việc này.", Pye chia sẻ

Thức thời

Các nhà tư bản thân hữu khác ở Myanmar cũng dường như quấn lấy chế độ quân phiệt đã làm giàu cho họ

KBZ Group là tập đoàn kiểm soát hai hãng hàng không và giành quyền khai thác đá quý và ngọc bích tại Myanmar. Ngân hàng KBZ cũng đã trở thành ngân hàng tư nhân lớn nhất Myanmar mặc dù lĩnh vực này vẫn còn chịu những cáo buộc liên quan đến rửa tiền và buôn bán ma túy

Lực lượng đặc nhiệm tài chính của các quan chức Mỹ và Nhật Bản kết luận sau chuyến viếng thăm Myanmar năm 2006 rằng, ngân hàng KBZ là "yếu kém trong việc thúc đẩy hoạt động tuân thủ AML (chống rửa tiền)", một kênh ngoại giao Mỹ cho biết

Theo tài liệu của công ty mà Reuters được xem, đá quý và ngọc bích vẫn là nguồn thu tiền chính của tập đoàn KBZ. Cứ vài tháng, Myanmar có chợ buôn bán đá quý tại đó KBZ tăng doanh số từ 40 đến 50 triệu USD. Con số này không bao gồm các giao dịch một lần

Chủ tịch của KBZ là Aung Ko Win, một cựu giảng viên có mối quan hệ với đại tướng Maung Aye, 74 tuổi, cựu tướng quân đứng thứ hai trong chế độ cũ, người đã hỗ trợ ông rất nhiều trên con đường làm giàu

Cùng với vợ ông Nan Than Htwe và Nang Lang Kham, một trong ba con gái của ông đang được chuẩn bị để tiếp quản công việc kinh doanh. Nhiều người cho rằng, gia đình này "rất nhút nhát, sùng đạo và rất tốt bụng"

Nyo Myint, tư vấn viên của KBZ Group nói. Aung Ko Win rất giới trong việc lèo lái các phương tiện truyền thông. Aung Ko Win cũng có liên kết chặt chẽ với chính quyền cũ. Các bức ảnh của ông kiểm tra các mỏ ngọc với nhà độc tài đã nghỉ hưu Than Shwe trang trí cho các bức tường của ngân hàng

Aung Ko Win có được sự giàu có với các mỏ đá ruby và sapphire vào đầu những năm 1990 tại bang Shan nơi đại tướng Maung Aye là chỉ huy

5010-AungKoWin_1334314980.gif

Aung Ko Win là ông chủ ngân hàng lao đao vì những thay đổi chính trị​

Nhưng trong cuộc họp năm 2008 với các nhà ngoại giao Mỹ, Aung Ko Win thừa nhận một vị tướng Myanmar là Maung Aye đã trao cho ông quyền khai khác đá quý và ngọc bích và cũng cho biết thêm rằng ông vẫn rất thân thiết với vị tướng này

Sự thân thiết đó có vẻ đã giúp ngân hàng KBZ của ông cạnh trạnh được với đối thủ là Ngân hàng Hợp tác xã trong một vụ tranh chấp quyền sở hữu hãng hàng không quốc tế Myanmar có tên International Airways

Cuối cùng KBZ giành được 80% cổ phần của hãng hàng không này. Ngân hàng hợp tác xã vì thế cũng điêu đứng vì những người gửi tiền lo sợ ngân hàng có thể không tồn tại được trong một cuộc xung đột với ngân hàng thân hữu đầy quyền lực như KBZ

Nhưng đôi khi sự hậu thuẫn như thế là con dao hai lưỡi. Một năm sau đó, khi có tin đồn về sự lật đổ Maung Aye, ngân hàng KBZ đã phải chịu đựng một đợt rút tiền hàng loạt bởi "những người gửi tiền lo rằng thiên thần hộ mệnh của Aung Ko Win cũng đang suy yếu", nhà kinh tế học Sean Turnell, một chuyên gia ngân hàng Myanmar tại trường đại học Macquarie tại Sydney viết

Thực tế, những hạn chế đầu tư của Mỹ có vẻ như chưa sớm được dỡ bỏ với ngành kinh doanh đá quý, gỗ và các ngành công nghiệp liên quan tới tài nguyên khác. Trong khi đó, một phần của đế chế Aung Ko Win đang gặp khó khăn. Vào năm 2010, ông khai trương một hãng hàng không nội địa có tên Air KBZ

Một trong ba chiếc máy bay của hãng đã rơi tại sân bay Thandwe vào tháng 2. Không có trường hợp thương vong, nhưng vụ tai nạn cũng làm ảnh hưởng ít nhiều đến KBZ trong tình cảnh ngành dịch vụ hàng không non trẻ của Myanmar vẫn luôn bị đặt trong tình trạng bị nghi ngờ về chất lượng

Tuyến Nguyễn
 
Nhật, Thái, Myanmar sẽ lập liên doanh hàng tỷ USD​

1340806914_phiaNamMyanmar.jpg

Nhật Bản, Thái Lan và Myanmar đã nhất trí thành lập liên doanh để xúc tiến một dự án trị giá hàng tỷ USD nhằm biến dải đất phía Nam Myanmar trở thành trung tâm sản xuất và vận tải ở Đông Nam Á

Hãng tin Nhật Bản Kyodo ngày 27/6 cho biết liên doanh trên sẽ chính thức ra đời tháng 4/2013 và dự án trên, dự kiến tạo ra 50 tỷ USD từ hoạt động kinh doanh, sẽ đầu tư xây dựng một cảng nước sâu, hệ thống đường bộ và đường sắt cũng như các khu công nghiệp tại khu vực biên giới Thái Lan-Myanmar xung quanh thị trấn Dawei của Myanmar, gần Biển Andaman

Theo thỏa thuận giữa ba nước trên, Nhật Bản sẽ đi đầu trong việc cấp vốn cho dự án liên doanh mới này thông qua Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản. Tokyo cũng có thể sử dụng chương trình hỗ trợ phát triển chính thức để cấp vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng cụ thể

Năm 2011, Chính phủ Myanmar đã xác định Dawei sẽ là đặc khu kinh tế đầu tiên của nước này, đồng thời kêu gọi sự hợp tác của Nhật Bản để phát triển đặc khu kinh tế này

Các nhà sản xuất lớn ở Thái Lan từ lâu đã tìm kiếm một trung tâm vận tải ở miền Nam Myanmar nhằm xuất khẩu hàng hóa sang thị trường châu Âu, Trung Đông và Ấn Độ mà không phải sử dụng tuyến vận tải qua Malacca. Khu vực Dawei nằm cách thủ đô Bangkok của Thái Lan khoảng 300 km về phía Tây
 
Kinh doanh ở Myanmar: Diện mạo mới trong cơ chế mới ?
Một phần khác bức tranh về giới tư bản Myanmar gồm những ông trùm đang nỗ lực cải thiện hình ảnh của mình. Họ không chỉ tái thiết lại doanh nghiệp mình trong thời kỳ đổi mới, mà còn đang góp phần mang lại cho kinh tế Myanmar một diện mạo mới

Sẵn sàng đương đầu

Nhiều người cho rằng, Zaw Zaw đang định hình lại đế chế của mình cùng với hy vọng làm ăn với nhiều công ty đa quốc gia sau khi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ

Tại Myanmar, không mấy ai có nhiều quyền lực hơn Zaw Zaw, ông trùm sở hữu nhiều tài nguyên thiên nhiên, từ gỗ, đá quý, đồn điền cao su đến các hợp đồng xây dựng béo bở và các khu nghỉ mát sang trọng

Ông thống trị ngành nhập khẩu ô tô vốn bị kiểm soát chặt chẽ nhưng cũng đầy lợi nhuận. Doanh thu hằng năm luôn xấp xỉ 500 triệu USD khiến cho Tập đoàn Max Myanmar Group của Zaw Zaw trở thành một tập đoàn khổng lồ của Myanmar

Bộ Tài chính Mỹ đã liệt Zaw Zaw vào danh sách đen chịu các lệnh trừng phạt chính từ ba năm trước. Tình bạn của ông với cựu độc tài Than Shwe khiến ông trở thành "một người thân hữu chế độ"

Hiện nay, Zaw Zaw đang thay đổi chiến lược. Ông nói, ngân hàng, khách sạn và du lịch là những ưu tiên hàng đầu của ông. Xây dựng là "một vấn đề đau đầu", nhưng cũng là một lối thoát cho lĩnh vực vốn bị thống trị bởi những nhân vật thân hữu. Trước đó, những hợp đồng xây dựng từ nhà nước có khi đem lại cho ông cả một núi tài sản

Trả lời trong một cuộc phỏng vấn từ văn phòng Yangon của mình, Zaw Zaw cho biết, "Bạn không thể tự mình quản lý tất cả mọi thứ. Chúng ta phải cân nhắc ngành kinh doanh nào là tốt nhất cho tương lai, ngành kinh doanh nào chúng ta có thể tham gia với vai trò là đối tác cho các công ty nước ngoài"

5010-ZawZaw_1334317822.gif

Diện một chiếc áo sơ mi sơ trắng cùng trang phục sarong truyền thống, vị thương gia 44 tuổi hòa nhã này vọng rằng các lệnh trừng phạt sẽ sớm được châu Âu và Mỹ dỡ bỏ. Khi Myanmar tràn ngập khách du lịch và thu hút được các nhà đầu tư có tư tưởng tiên phong, ông muốn đầu tư nhiều hơn vào việc kinh doanh khách sạn của mình

Ông đang xây dựng một khách sạn 400 phòng tại Yangon, thủ phủ thương mại đổ nát với 5,6 triệu đân và hơn 1.500 phòng khách sạn lúc nào cũng kín khách. Ông cho biết đang đàm phán với các tập đoàn khách sạn 5 sao trên thế giới để họ điều hành khách sạn này. Ông đùa, "Nếu tôi quản lý nó, nó sẽ chỉ đạt một sao"

Nhưng ước mơ của ông, ông cho biết, là xây dựng một thương hiệu quốc tế cho ngân hàng gần hai năm tuổi Ayeyarwady. Ông hầu như gặp gỡ hàng ngày với các quan chức từ các ngân hàng nước ngoài và các công ty đa quốc gia để thảo luận về các thương vụ và liên minh tiềm năng

Được hỏi có phải ông và các ông trùm khác là tay sai của những kẻ độc tài như mọi người thường nói, Zaw Zaw lắc đầu. Chính quyền quân phiệt ủng hộ ông vì chất lượng công việc của ông chứ không vì bất kỳ điều gì khác. Ông nói, "Chúng tôi chưa bao giờ thực hiện bất kỳ việc kinh doanh nào phi pháp"

Ông mô tả tình bạn của ông với nhà độc tài đã về hưu Than Shwe chỉ như một việc kinh doanh thuần túy, "Tôi có thể làm bạn với bất kỳ ai"

Tuy nhiên ông cũng đồng ý rằng, làm bạn bè với giới quan chức cũng có lợi. Khi ông xây dựng khách sạn Royal Kumudra tại Naypyitaw, cái ông nhận lại không chỉ là tiền mà là 10 giấy phép nhập khẩu ô tô, mỗi cái có trị giá 180.000 USD

Ông cũng được thưởng công khi khoảng 300 tài sản thuộc sở hữu nhà nước, từ bất động sản đến các trạm xăng và một hãng hàng không. Hãng hàng không này đã được bán hai năm trước trong đợt cổ phần hóa lớn nhất lịch sử Myanmar. Các đồng minh của chính quyền quân phiệt khi đó cũng giành được nhiều món hời lớn. Zaw Zaw đã giành được một giấy phép ngân hàng và một nhà máy gạch

Tìm con đường mới

Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng, không phải tất cả các nhà tư bản hàng đầu Myanmar là đều là người thân hữu

Michael Moe Myint được đại sứ quán Mỹ xác nhận năm 2009 như là "một trong những doanh nhân thành công nhất Myanmar và có lẽ là thành công một cách đáng chính nhất"

Công ty Myint & Associates được thành lập đã 23 năm của ông cung cấp dịch vụ khí đốt và dầu mỏ lớn nhất Myanmar với doanh thu năm nay ước tính khoảng 12 triệu USD. Ông cũng điều hành công ty sản xuất và khai thác dầu và khí đốt trị giá 40 triệu USD

Hiện nay, ông thân thiết với Suu Kying và đã từng tổ chức một bữa tối phong cách Nhật bản cho bà và 250 khách mời vào hồi tháng 1/2012. Bà cũng ăn tối với gia đình ông vào ngày Giáng sinh và kêu gọi con trai ông, một kỹ sư dầu khí làm việc cho Chevron tại Australia trở về nhà. Ông nói, "Bà ấy thuyết phục nó rời bỏ Chevron và trở về và giúp đỡ đất nước"

Tuy nhiên, ông không xem nặng các lệnh trừng phạt của Mỹ chống lại ông và gia đình mình vào năm 2008. Trong khi các công ty Mỹ không thể đầu tư vào Myanmar, công ty của ông lại sử dụng nhân sự người Mỹ và có nhiều hợp đồng lớn với các công ty Mỹ

anh-5_1334317831.jpg

Một công nhân tưới cây trước trụ sở tập đoàn Max Myanmar Group thuộc sở hữu của Zaw Zaw, một trong những ông trùm trẻ nhất và có mối quan hệ tốt nhất tại Yangon​

Các lệnh trừng phạt thường bỏ qua Serge Pun, chủ tịch tập đoàn SPA Group, sở hữu nhiều bất động sản và các dịch vụ tài chính

"Làm thế nào để kinh doanh có hiệu quả khi bạn có Trung Quốc ở một bên và Ấn Độ ở một bên, và không hề bận tâm về những lệnh trừng phạt đó ?"

Ví dụ, trong năm tài chính 2010-2011, các số liệu chính thức cho thấy Trung Quốc cam kết đầu tư 14 tỷ USD vào Myanmar, nâng tổng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và Myanmar lên tới 20 triệu USD

Trong số những người làm kinh doanh với Trung Quốc, có một nhân vật thân hữu được xem là "ẩn dật" nhất Myanmar: Tun Myint Naing. Ông năm nay 53 tuổi, được biết đến với tên khác là là Steven Law. Steve Law nói giọng Trung Quốc nhỏ nhẹ, sở hữu một công ty thương mại và xây dựng khá lớn có tên Asia World. Công ty đã xây dựng sân bay đông đúc nhất Yangon và một trong những khách sạn nổi tiếng nhất Myanmar là Traders

Công ty cũng xây dựng thủ phủ Naypyitaw, đầu tư vào các khách sạn, và xây một biệt thự nghỉ hưu cho tướng Than Shwe

Asia World được thành lập bởi cha của Law, Lo Hsing Han. Ông này được Bộ Tài chính Mỹ mô tả trong một tài liệu năm 2010 là "Bố già Heroin" và được xem là "một trong những mắt xích buôn ma túy quan trọng nhất thế giới đầu những năm 1970"

Theo nhiều tài liệu, Law "tham gia vào việc buôn bán ma tuý của cha mình từ những năm 1990 và từ đó đã trở thành một trong những nhân vật giàu có nhất Myanmar". Tuy nhiên, Steve Law phủ nhận việc tham gia vào buôn bán ma tuý

Kênh ngoại giao Mỹ cho biết Asia World hưởng lợi từ "mối quan hệ cá nhân tuyệt vời với các tướng cấp cao" gồm cả Than Shwe. Công ty cũng nhận được lợi từ các thương vụ buôn bán với các công ty Trung Quốc và chính quyền quân sự Myanmar

Tuy nhiên, khi Tổng thống Thein Sein đến thăm Trung Quốc vào tháng 5, Law cũng ở trong phái đoàn, cho thấy ông vẫn "rất có ảnh hưởng" như một nhà trung gian

Asia World cũng tham gia vào những dự án lớn nhất và gây tranh cãi nhất tại Myanmar do Trung Quốc đầu tư, bao gồm cả khu liên hợp cảng nước sâu Kyaukphyu, nhìn ra vịnh Bengal và đường ống xuyên Myanmar dẫn dầu và khí đốt vào Trung Quốc

Nhìn chung, trong tình hình Myanmar hiện nay, khi chủ nghĩa thân hữu mất đi, thì những di sản lớn nhất mà chủ nghĩa thân hữu để lại, chính là các triều đại kinh doanh lâu đời tại Myanmar

Hiện nay, các triều đại này đều do con cháu các nhà tư bản khét tiếng trong lịch sử Myanmar gây dựng. Thế hệ thứ hai này ít bị ảnh hưởng bởi quá khứ quân sự của Myanmar và thế hệ đi trước đang dựa vào họ trong việc thúc đẩy công cuộc kinh doanh tại một nước Myanmar mới trong thời đại mở cửa
 
PepsiCo trở lại thị trường Myanmar​

7f357_pepsico_tro_lai_thi_truong_.jpg

Diamond Star sẽ mua và nhập khẩu các sản phẩm Pepsi-Cola, 7-Up và Mirinda từ Công ty PepsiCo Việt Nam để phân phối ở Myanmar​

- Tập đoàn nước giải khát PepsiCo (Mỹ) ngày 9-8 cho biết đã ký được thỏa thuận phân phối với Công ty Diamond Star (Myanmar) để bán một số loại thức uống ở nước này

Theo các điều khoản của thỏa thuận, Diamond Star, một trong những nhà phân phối hàng hóa đóng gói và đóng chai lớn nhất Myanmar, sẽ độc quyền nhập khẩu và phân phối ba sản phẩm giải khát của Pepsi bao gồm Pepsi-Cola, 7-Up và Mirinda. Diamond Star sẽ mua và nhập khẩu các sản phẩm này từ Công ty PepsiCo Việt Nam.

PepsiCo cũng cho biết sẽ đánh giá các cơ hội ở Myanmar bao gồm tiềm năng về việc mở nhà máy sản xuất tại địa phương cũng như đầu tư phát triển nông nghiệp tại Myanmar. PepsiCo quyết định trở lại thị trường Myanmar sau khi Mỹ nới lỏng một số biện pháp trừng phạt nước này và cho phép các công ty Mỹ đầu tư ở Myanmar

PepsiCo rút khỏi Myanmar vào năm 1997 sau khi các nước phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế nước này. Hiện các sản phầm đồ uống của Pepsi đã có bán một số vùng ở Myanmar

Giám đốc điều hành PepsiCo Indra Nooyi gọi Myanmar là “thị trường có tiềm năng to lớn” và cho rằng thỏa thuận với Diamond Star là bước quan trọng đầu tiên trong việc mở rộng sự hiện diện ở Myanmar

Ngoài ra, PepsiCo cũng thông báo đã ký thỏa thuận ghi nhớ với Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) về việc hợp tác trong các sáng kiến đào tạo nghề ở Myanmar

PepsiCo và UNESCO dự định sẽ cung cấp các chương trình tập trung vào việc đào tạo kỹ năng quản lý để hỗ trợ phát triển cho Myanmar, củng cố nhân lực tại chỗ để đáp ứng việc mở rộng kinh doanh của PepsiCo ở Myanmar trong tương lai

Cách đây hai tháng, Tập đoàn Coca-Cola (Mỹ), đối thủ của PepsiCo, cho biết sẽ quay lại Myanmar
 
Công ty Mỹ đổ xô trở lại Myanmar​

t31a.jpg

Đường phố Yangun​

Các thương hiệu lớn của Mỹ đang đổ xô trở lại mảnh đất vàng cuối cùng của Đông Nam Á

Trong những năm 1980 và đầu những năm 1990, khi Myanmar còn được gọi là Miến Điện, các công ty đa quốc gia như Pepsi-Cola, Apple và Levi Strauss đã có hoạt động kinh doanh ở đây, mặc dù các chính quyền quốc hữu hóa nhiều ngành công nghiệp với danh nghĩa “Chủ nghĩa xã hội theo hình thức của Miến Điện”

Tuy nhiên, vào năm 1997, chính quyền Clinton đã cấm vận đầu tư Miến Điện vì chính quyền quân sự đất nước Đông Nam Á này đã đàn áp tàn bạo phe đối lập dân chủ

Chính quyền Bush tiếp sau đó đã áp dụng trừng phạt kinh tế Miến Điện nặng nề hơn trong năm 2007 và 2008: cấm xuất khẩu sang Mỹ, đóng băng tất cả tài sản của các quan chức chính quyền và bạn bè của họ ở Mỹ, cấm các giao dịch quốc tế sử dụng USD...

Tuy nhiên, ngay sau khi khôi phục quan hệ ngoại giao đầy đủ với Myanmar, các thương hiệu lớn của Mỹ không bỏ qua cơ hội đầu tư trở lại quốc gia giàu tài nguyên này. Các công ty Mỹ đã hối thúc chính quyền Obama sớm hủy bỏ lệnh cấm vận Myanmar vì lo sợ sẽ bị mất một thị trường béo bở về tay các công ty đối thủ tại châu Âu và châu Á

Lời hứa bãi bỏ giới hạn đầu tư đã được Mỹ công bố hồi tháng 5 nhưng đến giờ mới được đưa vào thực hiện là do các quan chức Mỹ thảo luận về tình hình kinh doanh ở Myanmar

Theo quyết định mới, tất cả doanh nghiệp Mỹ có vốn đầu tư vào Myanmar trên 500.000 USD phải nộp báo cáo thường xuyên cho Bộ Ngoại giao về bất kỳ khoản chi nào cho Chính phủ Myanmar và về cách thức giải quyết vấn đề nhân quyền, tham nhũng và rủi ro môi trường liên quan đến hoạt động kinh doanh của họ

General Electric công bố kế hoạch mở một văn phòng tại Myanmar ngay sau khi Mỹ nối lại các hoạt động kinh tế tại đây vào tháng 7. Chevron, tập đoàn năng lượng lớn thứ 2 của Mỹ, hiện đang nắm giữ cổ phần trong một dự án khí gas tại Myanmar

Trước đó 2 tháng, công ty quảng cáo Ogilvy & Mather đã mua lại cổ phần một công ty quảng cáo địa phương và trở thành công ty quảng cáo phương Tây đầu tiên thiết lập hoạt động tại Myanmar trong hai thập kỷ qua

Sự cải cách đang đưa Myanmar, từng là một trong những nước giàu có nhất châu Á, trở lại là tâm điểm đầu tư. Báo Financial Times của Anh cho rằng, quyết tâm cải cách rõ ràng của chính quyền Myanmar đang thu hút mạnh các nhà đầu tư châu Âu và Mỹ

“Gần như tất cả các tập đoàn lớn của Mỹ đều đã có mặt ở Myanmar thông qua các công ty trung gian”, Ernest Bower, Phụ trách chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, thừa nhận

Tuy nhiên, dòng tiền đầu tư từ Mỹ sẽ vẫn còn hạn chế cho đến khi Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á tung ra các khoản cho vay lớn giúp Myanmar cải thiện cơ sở hạ tầng đã mục nát: điện khan hiếm, đường đổ nát và tỷ lệ sử dụng điện thoại di động thấp thứ hai trên thế giới; chỉ có hai ngân hàng nhà nước tín dụng quốc tế, phần còn lại không có liên kết các ngân hàng khu vực và kinh doanh với sổ sách và bó tiền mặt chất đống trên sàn nhà...

Tuy nhiên, các quỹ đầu tư như Leopard Capital tại Hồng Kông và Dragon Capital tại Việt Nam đang hình thành các quỹ có cổ phần khá lớn tại Myanmar. Quản lý của Quỹ Indochina Opportunity Fund cho biết có khoảng 50 triệu USD trong quỹ 350 triệu USD sẽ được đầu tư sớm vào Myanmar

Tình hình khả quan trên đã lôi kéo hãng nước ngọt Coca-Cola trở lại Myanmar sau hơn nửa thế kỷ. Coca-Cola đã đến Myanmar lần đầu tiên năm 1927 và rút khỏi nước này sau khi chính quyền quân sự lên nắm quyền năm 1962

Coca-Cola cho biết trong thời gian đầu, sản phẩm bán tại Myanmar chủ yếu nhập từ các nước lân cận trước khi họ có thể xây nhà máy tại đây

Trong thông báo của mình, Coca-Cola cũng cho biết sẽ tặng 3 triệu USD nhằm hỗ trợ phụ nữ Myanmar tìm kiếm việc làm

Một hãng nước ngọt khác của Mỹ là Pepsi mặc dù cắt giảm 8.700 việc làm trong kế hoạch tiết kiệm 1,5 tỷ USD nhưng vẫn công bố kế hoạch trở lại Myanmar sau khi rút khỏi đây vào năm 1997

Theo các điều khoản của thỏa thuận, Diamond Star, một trong những nhà phân phối hàng hóa đóng gói và đóng chai lớn nhất Myanmar, sẽ độc quyền nhập khẩu và phân phối ba sản phẩm giải khát của Pepsi bao gồm Pepsi-Cola, 7-Up và Mirinda

Giải thích cho quyết định này, bà Indra Nooyi, Chủ tịch của Pepsi, chỉ nói rằng: “Đây là một thị trường với tiềm năng vô cùng lớn, chúng tôi tin tưởng sẽ có một tương lai kinh doanh thuận lợi tại đây”

Thụy Kha
 
Mỹ, Trung Quốc và “ván bài” Myanmar​

Theo giới phân tích, chuyến thăm của ông Obama không chỉ đơn giản là để thừa nhận những thay đổi mà Myanmar đã thực hiện trong thời gian qua. Động thái này giúp Mỹ cân bằng với Trung Quốc

Hôm qua (19/11), ông Barack Obama đã trở thành vị Tổng thống Mỹ đang đương chức đầu tiên có chuyến thăm lịch sử tới Myanamar – đất nước Đông Nam Á đã gây nhiều bất ngờ trong thời gian gần đây với những thay đổi chóng mặt sau 5 thập kỷ khép kín và chìm trong bạo loạn

Theo giới phân tích, chuyến thăm của ông Obama có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là trong thời điểm này. Việc Myanmar mở toang cánh cửa với thế giới bên ngoài trong thời gian gần đây đang đe dọa đến tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đối với nước này. Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã tạo ra được những ảnh hưởng mạnh mẽ ở Myanmar trong nhiều thập kỷ qua

Thậm chí, theo William Case, giáo sư chính trị tại đại học thành phố Hồng Kông, thoát khỏi sự ảnh hưởng của Trung Quốc chính là một trong những động lực chính thôi thúc Myanmar thực hiện các cải cách kinh tế gần đây

Hiện nay, Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Myanmar và tiếp theo là Thái Lan. Theo số liệu từ Bộ Thương mại Myanmar, kim ngạch thương mại song phương của 2 nước đạt 3,6 tỷ USD trong năm tài khóa 2011 – 2012

Tuy nhiên, gần đây, Myanmar đã muốn thoát khỏi tình trạng này. Năm ngoái, một dự án xây đập trị giá 3,6 tỷ USD do Trung Quốc đầu tư đã bị hoãn lại do những than phiền về thái độ của người Trung Quốc đối với người dân Myanmar cũng như các vấn đề về môi trường

Theo giới phân tích, chuyến thăm của ông Obama không chỉ đơn giản là để thừa nhận những thay đổi mà Myanmar đã thực hiện trong thời gian qua. Động thái này giúp Mỹ cân bằng với Trung Quốc. Với chuyến thăm này, năng lượng, cơ sở hạ tầng và sản xuất hàng tiêu dùng sẽ là những ngành được hưởng lợi nhiều nhất với dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng lên

Không chỉ có Mỹ hưởng lợi

Tầm ảnh hưởng của Trung Quốc không chỉ bị đe dọa từ Mỹ mà còn từ nhiều quốc gia khác. Rất nhiều nước cũng đang háo hức muốn tận dụng lợi thế là nước đi đầu thâm nhập vào nền kinh tế trong giai đoạn đầu của quá trình mở cửa

Nước đầu tiên hưởng lợi sẽ Nhật Bản – quốc gia đang củng cố sự hiện diện ở Myanmar. Theo giới phân tích, có thể Nhật Bản sẽ làm tốt bởi các thương hiệu đến từ Nhật Bản khá được ưa chuộng tại đây

Theo một báo cáo mới được Reuters công bố, trong những năm gần đây, Tổng thống Thein Sein đã rất tích cực làm việc để có được thỏa thuận phát triển 1 đặc khu kinh tế với nguồn vốn tài trợ từ Nhật Bản

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng tin rằng trong ngắn hạn, các doanh nghiệp nước ngoài cũng sẽ gặp phải nhiều khó khăn khi hoạt động tại Myanmar. Trung Quốc đã ký kết rất nhiều thỏa thuận hợp tác với Myanmar và chắc chắn nước này sẽ tiếp tục nắm giữ những ngành kinh tế chủ chốt trong ngắn và trung hạn

Theo số liệu từ Ủy ban đầu tư Myanmar, trong năm tài khóa 2010 – 2011, Trung Quốc đã đầu tư tổng cộng 13,6 tỷ USD vào Myanmar. Hầu hết số tiền được rót vào ngành năng lượng

Trong khi đó, tiêu dùng cũng là mảng có nhiều tiềm năng để khai thác. Các mảng như dịch vụ tài chính, thẻ tín dụng và sản xuất hàng hóa tiêu dùng có thể đem lại hiệu quả. Myanmar có thị trường tiêu dùng khổng lồ nhưng chưa được khai thác và vẫn ở trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển
 
Myanmar tiêu thụ điện năng thấp nhất ở Châu Á

myanmar-tieu-thu-dien-nang-thap-nhat-o-chau-a_zps442035af.jpg

Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất cho sự phát triển của ngành năng lượng Myanmar là việc thiếu vốn đầu tư cần thiết

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) mới đây đã công bố một báo cáo nghiên cứu đánh giá ban đầu về lĩnh vực năng lượng của Myanmar, trong đó cho rằng quốc gia Đông Nam Á này có tiềm năng lớn về điện năng, có thể được sản xuất từ dầu mỏ, khí đốt và từ các nguồn năng lượng tái tạo hay địa nhiệt

Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất cho sự phát triển của ngành năng lượng Myanmar là việc thiếu vốn đầu tư cần thiết

Theo ADB, ngành năng lượng Myanmar đã phải trải qua nhiều thập kỷ thiếu đầu tư và hiện mới chỉ có một trong bốn người trong tổng dân số 59 triệu người của nước này được tiếp cận với điện

Giám đốc phụ trách lĩnh vực năng lượng của ADB, ông Anthony Jude nhấn mạnh rằng với việc mở cửa nền kinh tế và tiến hành những cải cách chính trị quan trọng hướng tới dân chủ, Myanmar đang đứng trước những cơ hội to lớn để khai thác và phát huy tiềm năng các nguồn tài nguyên năng lượng của mình để xây dựng và phát triển đất nước

Tuy nhiên, ông cũng lưu ý Myanmar trong quá trình này cần chú ý thực thi các chính sách, biện pháp mạnh mẽ và hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường và an toàn xã hội

Báo cáo của ADB cho biết, tiêu thụ điện bình quân hiện tại của Myanmar thuộc diện thấp nhất ở châu Á. Khoảng hai phần ba năng lượng sơ cấp tại Myanmar được sản xuất từ sinh khối, như củi, than củi, chất thải nông nghiệp và động vật. Tỷ lệ điện khí hóa của nước này mới đạt 67% ở thủ đô cũ Yangon và 16% ở khu vực nông thôn

Mặc dù có nguồn tài nguyên năng lượng tiềm năng rất lớn, đặc biệt là thủy điện và khí đốt tự nhiên, song ngành điện Myanmar còn kém phát triển do hạn chế về vốn, thiếu nhân viên có trình độ, khuôn khổ pháp lý và quy định còn nghèo nàn, thiếu sự phối hợp và lập kế hoạch giữa 7 Bộ liên quan đến lĩnh vực năng lượng

Đánh giá của ADB cho rằng đầu tư quốc tế vào ngành năng lượng Myanmar nên tập trung vào các kế hoạch trung hạn và dài hạn, và vào các lĩnh vực như phục hồi và phát triển hệ thống truyền tải và phân phối điện, xây dựng các nhà máy điện chạy bằng khí đốt ở Yangon, xây dựng hệ thống đường dây 500 kV từ miến Bắc về Yangon, lập kế hoạch kết nối và toàn diện cho việc phát triển các nhà máy thủy điện, nhà máy lọc dầu và tuyến đường ống dẫn khí đốt
 
Top