What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Ngành công nghiệp kinh doanh cát tại Singapore

LOBBY.VN

Administrator
Ngành công nghiệp kinh doanh cát tại Singapore​

- Sông Tatai thuộc tỉnh Koh Kong, tây nam Campuchia, đang đối mặt với tiếng ồn và ô nhiễm từ việc khai thác cát trên sông, giết dần ngành du lịch sinh thái nơi đây

607ad27b41ab03605a8e3c7cedc9ca8b.jpg

Con sông Tatai với thảm thực vật phong phú đang gồng mình chịu đựng ô nhiễm và tiếng ồn từ những đội tàu nạo vét hoạt động suốt 24giờ/ngày​

Một đội tàu nạo vét sông hoạt động 24giờ/ngày đã khiến nước sông đục ngầu vì nhiên liệu từ tàu thải ra, làm chết cá và các loại thủy sản, bờ sông bắt đầu sụt lún. Dân làng vì thế mất đi sinh kế

Tháng 5.2011, việc khai thác cát từ các doanh nghiệp đến từ HongKong, Trung Quốc, Singapore bắt đầu rộ lại ở phần tây nam sông Tatai đổ ra biển, kéo dài 1.300 km, đã gây ách tắc giao thông cục bộ trên sông

Cộng đồng du lịch sinh thái Chea Manith ở Tatai cho biết 270 gia đình dọc theo sông bị giảm 85% thu nhập từ đánh bắt cá, cua và tôm, buộc phải sống dựa vào hoa lợi từ mảnh vườn nhỏ quanh nhà. Khách du lịch thưa dần và gần như chẳng còn ai

Phát ngôn viên nội các Campuchia, ông Phay Siphan, người đang điều tra các vấn đề ở tỉnh Koh Kong, rất tức giận vì quyết định tạm đình chỉ khai thác cát đã bị làm ngơ. Theo AP, các bộ trưởng trong chính phủ Campuchia đang có sự nhượng bộ cho các nhà khai thác của Singapore. Còn công ty Benalec Holdings của Malaysia cho biết sẵn sàng mua 530.000 tấn cát từ Campuchia phục vụ cho dự án tại Singapore

Liên Hợp Quốc thống kê, Singapore là một trong những nước nhập khẩu cát nhiều nhất thế giới với 14,6 triệu tấn năm 2010. Global Witness ước tính Singapore đã nhập cát liên tục từ tỉnh Koh Kong với gần 800.000 tấn/năm, trị giá 248 triệu USD
 
Quản lý khai thác cát trên sông ở Phú Yên​

Việc lơ là trong quản lý, giám sát để cho cá nhân, đơn vị khai thác độ sâu hơn mức cho phép làm thất thoát tài nguyên, xâm hại môi trường

Đến hẹn lại lên, từ sau tết đến nay, các công trình xây dựng lại nhộn nhịp trở lại. Nhu cầu cát làm vật liệu xây dựng phục vụ cho các công trình, dự án rất cao. Và đây cũng là thời điểm hoạt động khai thác cát diễn ra sôi động nhất

Phú Yên được thiên nhiên ban tặng nguồn tài nguyên cát khá phong phú. Theo tính toán của ngành chức năng, trữ lượng cát ở các lòng sông tỉnh Phú Yên ước tính chừng khoảng 370 triệu m3

Thế nhưng, trong suốt thời gian dài, tình trạng buông lỏng quản lý tài nguyên cát đã dẫn đến tình trạng khai thác cát trái phép tràn lan, gây thất thu ngân sách Nhà nước, làm sạt lở bờ sông, xâm hại môi trường thiên nhiên

Tỉnh Phú Yên có 30 điểm mỏ cát, doi cát trên các lòng sông thuộc sông Ba, sông Tam Giang, Bánh Lái, sông Cái,... được Sở Tài nguyên và Môi trường quy hoạch khai thác phục vụ nhu cầu xây dựng, với trữ lượng khoảng 150 triệu m3. Tuy nhiên, trong thời gian dài từ tháng 1/2007 đến nay, tại các huyện Tuy An, Đông Hòa, Đồng Xuân và thị xã Sông Cầu chưa hề có điểm mỏ cát nào được cấp phép khai thác nhưng các dự án, công trình xây dựng vẫn được thi công hoàn thành. Cùng với đó, đã có khoảng 157.500 m3 cát khai thác "chui" được đưa vào các dự án

Báo cáo kết quả thanh tra Sở Tài nguyên-Môi trường (TNMT) Phú Yên trong 2 năm 2009 và 2010 cho thấy có đến 70% lượng cát xây dựng trong số hơn 424.000 m3 cát đưa vào các dự án, công trình không rõ nguồn gốc. Đó là chưa kể những dự án, công trình của xã, phường làm chủ đầu tư và nhà ở của nhân dân thì hoàn toàn không có phép khai thác cát...

Những ngày này, về các vùng ven sông trên địa bàn tỉnh, rất dễ dàng bắt gặp những phương tiện từ thô sơ đến hiện đại đua nhau khai thác cát phục vụ các công trình. Tại hạ lưu sông Ba gần làng rau Ngọc Phước xã Bình Ngọc (TP Tuy Hoà), hằng ngày hàng đoàn xe tải chở cát nối đuôi nhau đến các công trình. Phía bên hữu ngạn sông Ba, thuộc phường Phú Lâm, những chiếc cộ bò "vô tư" đào múc cát mà không cần phải xin bất kỳ một loại giấy phép nào

Ở hạ lưu sông Ngân Sơn thuộc huyện Tuy An, tình trạng khai thác cát trái phép trên sông Ngân Sơn, đoạn đi qua các xã An Thạch, An Dân và thị trấn Chí Thạnh cũng diễn ra khá phức tạp trong hơn tháng qua. Mỗi ngày hơn 30 ghe thuyền khai thác cát từ lòng sông; trong đó có cả những nhóm người từ TP Nha Trang (Khánh Hòa) dùng cả máy hút cát chuyên nghiệp với công suất lớn, trong thời gian 10 phút có thể hút được 6m3 cát đưa lên thuyền, sau đó chạy vào bờ bơm trực tiếp thẳng lên xe tải, đe dọa nghiêm trọng đến môi trường và đời sống của nhân dân trong khu vực. Còn tại huyện Tuy An, hoạt động khai thác cát cũng rất nhộn nhịp

Theo thống kê chưa đầy đủ, bình quân mỗi ngày dòng sông Ngân Sơn có thể mất đi từ 220 đến 250 m3 cát từ việc khai thác cát trái phép này. Ông Nguyễn Duy Dương, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên - Môi trường Phú Yên cho biết, hầu hết các phương tiện hoạt động khai thác cát trên sông Ngân Sơn đều là khai thác trái phép. Tuy nhiên trách nhiệm quản lý vật liệu thông thường hiện nay đã giao lại cho huyện quản lý. Tuy nhiên khi lực lượng chức năng kiểm tra thì cũng chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở. Kiểm tra ban ngày họ chuyển sang làm ban đêm và hoạt động này vẫn tiếp diễn ngày này qua ngày khác, năm nay qua năm khác theo kiểu "ném đá ao bèo"

Điều nguy hiểm là việc lơ là trong quản lý, giám sát để cho cá nhân, đơn vị khai thác độ sâu hơn mức cho phép (hơn 1,5m trở lên) làm thất thoát tài nguyên, xâm hại môi trường, gây tác hại lâu dài cho cả một vùng đất do mặt bằng bị xáo trộn, biến dạng. Bao giờ tình trạng khai thác cát trái phép chấm dứt? Câu hỏi này đang đặt ra cho các địa phương và ngành chức năng Phú Yên

Lobby Vietnam Club: Trữ lượng cát Phú Yên là 370 triệu m3 trị giá tương đương 100 tỷ USD
 
Chấn chỉnh hoạt động khai thác cát ở Phú Yên​

- Do nhu cầu xây dựng rất lớn, những năm qua, Phú Yên phát triển mạnh các loại hình khai thác cát. Tuy nhiên việc quản lý, khai thác sử dụng loại khoáng sản này trên địa bàn tỉnh còn nhiều bất cập, vừa gây lãng phí tài nguyên, vừa thất thoát nguồn thu ngân sách địa phương, đồng thời còn tác động tiêu cực đến môi trường

Dọc qua tuyến tránh quốc lộ 1A từ Hòa An (Phú Hòa) đến Hòa Thành (Đông Hòa), nhìn xuống dòng sông Ba đang mùa nước kiệt, chúng tôi bắt gặp những chiếc xe tải, xe công nông luồn lách nối đuôi vào bãi cát. Nơi thì sử dụng máy đào, máy xúc, nơi kia thì dùng xẻng, cuốc thi nhau "băm nát" lòng sông không thương tiếc. Việc khai thác cát diễn ra ngang nhiên, nhiều doi cát bị đào bới nham nhở hiện ra khắp hai bên bờ sông. Tại thôn Đông Bình (Hòa An), cát, sạn khai thác từ sông đưa vào đổ thành từng đống lớn dọc trục đường chính trong thôn; việc mua bán diễn ra công khai, bao nhiêu cũng có. Tấm bảng "khu vực cấm khai thác cát", cấm xe tải 2,5 tấn lưu thông được chính quyền gắn ở khu vực này không hề có tác dụng

Trên địa bàn tỉnh đã có 40 giấy phép hoạt động khoáng sản; trong số đó có 32 giấy phép do UBND tỉnh Phú Yên cấp, có ba giấy phép về khai thác cát lòng sông; trong đó có giấy phép khai thác cát đến 5.000 m3/tháng. Theo quy định, để được khai thác khoáng sản, các doanh nghiệp phải ký hợp đồng thuê đất, thiết kế mỏ, ký quỹ phục hồi môi trường và bổ nhiệm giám đốc điều hành mỏ. Nhưng trên thực tế, rất ít doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các quy định trên. Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng Phú Yên được UBND tỉnh cấp phép khai thác cát làm vật liệu xây dựng tại khu vực cầu Đà Rằng thuộc xã Hòa An (Phú Hòa) từ tháng 7-2007 với công suất 54.000 m3/năm nhưng tháng 5-2009, cơ quan chức năng kiểm tra phát hiện doanh nghiệp này chưa có thiết kế mỏ được phê duyệt cũng như chưa ký quỹ phục hồi môi trường

Khai thác vượt mức cho phép, khai thác trái phép là tình trạng phổ biến ở các khu vực mỏ. Theo Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, trong năm qua, có hơn 424.000 m3 cát được lấy lên từ các lòng sông trong tỉnh đưa vào các công trình xây dựng do cấp tỉnh và huyện làm chủ đầu tư thì có đến hơn 70% lượng cát "không rõ nguồn gốc", nói chính xác hơn là cát khai thác trái phép. Qua kiểm tra của ngành chức năng, trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố, có nhiều công trình xây dựng khai thác khoáng sản đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; hoặc có thu cũng thấp hơn nhiều so với khối lượng thực tế vì để cho nhà thầu tự kê khai mà thiếu "hậu kiểm". Điều đó gây thất thu không nhỏ cho ngân sách địa phương

Chính quyền cơ sở cấp phép sai luật

Theo Luật Khoáng sản sửa đổi năm 2005, chỉ có hai cấp là Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền cấp phép trong hoạt động khoáng sản. Và chỉ những doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh lĩnh vực khoáng sản mới được cấp phép thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản. Luật là vậy, nhưng vì lợi ích cục bộ địa phương, không ít cấp chính quyền đặt ra "lệ", tự cho phép các cá nhân, doanh nghiệp khai thác khoáng sản

Tại huyện Đông Hòa, Chủ tịch UBND huyện có Công văn số 435/UBND-BQL, cho phép các doanh nghiệp như Doanh nghiệp tư nhân Tư Thửng, Công ty TNHH Vận tải và thương mại Phi Hưng, Công ty TNHH Phát Huy khai thác cát tại xã Hòa Hiệp Nam để xây dựng công trình hạ tầng của huyện. Sau khi có công văn này, các doanh nghiệp khai thác cát mà "quên" lập thủ tục xin cấp phép theo quy định của pháp luật. Nhờ có sự "mở đường" của UBND huyện mà các nhà thầu đã đưa vào chín công trình đang xây dựng hạ tầng tại trung tâm huyện hơn 157,5 nghìn m3 cát do khai thác trái phép. Trong đó, riêng Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Tư Thửng sử dụng 48,8 nghìn m3 cát để san lấp mặt bằng khu tái định cư số 1 và đường nội thị D 5.1 thị trấn Hòa Vinh

Lấy lý do "khai thông dòng chảy" sông Ba tại thôn Đông Bình, đầu năm 2008, UBND xã Hòa An (Phú Hòa) tổ chức đấu thầu khai thác cát trong thời hạn một năm (từ ngày 1-1-2008 đến ngày 31-12-2008); ông Lê Văn Được ở thôn Đông Bình đã trúng thầu với số tiền là 157,66 triệu đồng. Ngày 1-1-2009, UBND xã Hòa An lại tiếp tục ký hợp đồng với ông Đoàn Văn Bình khai thác cát tại địa điểm trên với số tiền 330,3 triệu đồng. Đến tháng 4-2009, việc làm sai trái của UBND xã Hòa An mới bị cơ quan chức năng phát hiện và xử lý. Tương tự như vậy, UBND xã Đức Bình Tây (Sông Hinh) cũng ký hợp đồng cho Doanh nghiệp tư nhân Tú Mai thuê bến bãi khai thác cát sông Ba thu 3 triệu đồng/năm

Được UBND xã Đức Bình Đông (Sông Hinh) hợp đồng cải tạo đất trồng hoa màu ven sông Ba, ông Nguyễn Hữu Luật lợi dụng việc này, dùng máy ủi, máy đào khai thác cát bán cho các tổ chức, cá nhân để thu lợi. Khi cơ quan chức năng phát hiện thì ông Luật đã bán hơn 3.000 m3. Công ty TNHH Thuận Đức III (Bình Định) có cơ sở sản xuất đúc ống cống tại xã An Dân (Tuy An) đã khai thác cát ngay tại địa phương trong một thời gian dài, đến khi phát hiện thì doanh nghiệp này còn "dự trữ" 180 m3. Sai phạm của Công ty TNHH Thuận Đức III có sự "đồng thuận" của chính quyền xã An Dân, khi chấp nhận sự "đóng góp" của doanh nghiệp này trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng tại địa phương

Doanh nghiệp tư nhân Bảo Châu được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Yên thực hiện dự án khai thác cát nhiễm mặn khơi thông luồng lạch tại cửa biển Tiên Châu, xã An Ninh Tây (Tuy An) dài 1.900 m với khối lượng cát nhiễm mặn tận thu là 287.404 m3. Đến cuối tháng 10-2009, doanh nghiệp này đã khai thác 176.000 m3 trên một đoạn luồng tàu dài khoảng 500 m. Như vậy, chỉ mới khai thác hơn 26,3% chiều dài luồng tàu mà đã thu hơn 61% lượng cát so thiết kế. Theo ngư dân sống quanh vùng việc khai thác cát tại vị trí bãi Dài làm sạt lở nhiều khu dân cư thuộc thôn Tiên Châu. Từ đầu tháng 12-2009, khi Doanh nghiệp Bảo Châu tiếp tục khai thác, người dân trong vùng đã nhiều lần ký đơn tập thể kiến nghị đến các cơ quan chức năng của tỉnh, nhưng đến nay chưa được giải quyết. Trước đó, tại cửa Đà Rằng, Doanh nghiệp tư nhân Bảo Châu cũng nạo vét, khai thác hơn 745.190m3 cát, gấp hơn 2,7 lần so với khảo sát thiết kế nhưng luồng lạch đã bị bồi lấp trở lại, tàu, thuyền ra vào khó khăn như trước khi thực hiện dự án. Thực tế cho thấy, việc nạo vét cửa sông của hai dự án trên chưa đạt yêu cầu đề ra và cũng chưa hợp lòng dân

Việc khai thác khoáng sản trái phép diễn ra khá phổ biến, không chỉ ở sông Ba, trên địa bàn tỉnh còn nhiều điểm khác. Tại huyện Tuy An, việc khai thác cát lòng sông Cái khu vực gần cầu Ngân Sơn diễn ra thường xuyên. Việc khai thác trái phép ở khu vực này chỉ tạm lắng xuống khi chính quyền vào cuộc. Khu vực bờ biển TP Tuy Hòa cũng là nơi thường xuyên diễn ra tình trạng khai thác cát trái phép rất phức tạp song việc ngăn chặn của ngành chức năng và chính quyền cơ sở vẫn chưa thể ngăn chặn triệt để. Từ năm 2007 đến nay, UBND xã Bình Kiến đã phát hiện hơn 20 trường hợp khai thác cát trái phép dọc bờ biển Tuy Hòa, xử phạt vi phạm hành chính 26,8 triệu đồng. Chủ tịch UBND xã Nguyễn Hồng Vân giãi bày: "Việc khai thác cát trái phép của các đối tượng thường diễn ra vào ban đêm, khi phát hiện thường là lúc chúng đã vận chuyển ra khỏi nơi khai thác. Như trường hợp bắt xe tải 78K- 4380 chở cát trên đường Độc Lập vào ngày 30-6-2009, phải nhờ đến lực lượng cảnh sát giao thông. Chúng tôi chỉ có thể phạt ở mức hai triệu đồng về hành vi vận chuyển khoáng sản (cát) không rõ nguồn gốc"

Theo Quyết định số 413/QĐ-UBND ngày 11-3-2009 của UBND tỉnh Phú Yên về việc quy hoạch các điểm khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (cát, đá, sỏi), trên địa bàn tỉnh có các sông Ba, sông Cái, sông Bánh Lái và sông Tam Giang với trữ lượng cát lòng sông khoảng 370 triệu m3, trong đó có 30 điểm mỏ (doi) cát được khai thác với trữ lượng 150 triệu m3. Để quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên này, tỉnh nên tổ chức sắp xếp lại các điểm khai thác cát lòng sông đã được quy hoạch theo hướng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, các công trình thủy lợi, công trình giao thông, không làm tác động đến dòng chảy của các sông; tổ chức các khu bãi chứa cát tập trung để cung ứng cát phù hợp với nhu cầu từng địa phương. Nên xóa bỏ cơ chế "xin - cho", hướng tới đấu giá hoạt động khoáng sản, tránh thất thoát tài nguyên đất nước

Tăng cường nhân lực cho cấp huyện để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực khoáng sản ở cơ sở; đẩy mạnh việc kiểm tra, thanh tra giải quyết các "điểm nóng" khai thác cát trái phép, lập lại trật tự trong lĩnh vực khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh
 
Khai thác cát trong dự án trồng rừng​

Mới đây, Công ty Cổ phần tập đoàn đầu tư Việt Phương có dự án xin Thừa Thiên Huế cho phép khai thác cát trắng tại xã Phong Hiền (huyện Phong Điền). Trong đó, diện tích khai thác này “ăn” vào khu rừng mà Jifpro đã tài trợ gần 60 ha

Ngày 10/1, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn có công văn gửi UBND Thừa Thiên Huế, đồng thuận về việc cho khai thác cát trắng trên diện tích gần 60 ha chồng lấn với rừng thuộc Dự án trồng rừng bảo vệ môi trường tại huyện Phong Điền (Thừa Thiên - Huế) đã được Bộ này phê duyệt ngày 30/9/2010

Đây là dự án trồng rừng do Trung tâm Xúc tiến và Hợp tác quốc tế lâm nghiệp Nhật Bản (Jifpro) tài trợ, với nguồn vốn không hoàn lại hơn 42,5 triệu Yên (tương đương 10,8 tỷ đồng). Khi tài trợ dự án này, Jifpro đã yêu cầu cam kết diện tích rừng trồng phải được duy trì trong thời gian tối thiểu là 10 năm (2010 - 2020)

Mới đây, Công ty Cổ phần tập đoàn đầu tư Việt Phương có dự án xin Thừa Thiên Huế cho phép khai thác cát trắng tại xã Phong Hiền (huyện Phong Điền). Trong đó, diện tích khai thác này “ăn” vào khu rừng mà Jifpro đã tài trợ gần 60 ha

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng kế hoạch khai thác cát của Việt Phương là từ sau năm 2026, sẽ không vi phạm cam kết với nhà tài trợ về nguyên tắc thực hiện, quản lý, bảo vệ và cơ chế hưởng lợi từ rừng. Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã không lưu ý việc khi tài trợ Jifpro đề ra mục tiêu chống cát bay, bảo vệ đồng ruộng, cải thiện đời sống cho người dân địa phương
 
Top