What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Vietnam Lobby.vn

Không ngại chuyện Mỹ bị nhóm lợi ích Trung Quốc “lobby”

GS Stephen Walt nhận định trong buổi trực tuyến với VietNamNet rằng chắc chắn sẽ có một số nhóm lợi ích liên quan đến doanh nghiệp, muốn chính sách dễ dàng và thỏa hiệp với Trung Quốc, tuy nhiên còn có nhóm lợi ích lớn hơn rất nhiều, họ sẽ biết nước Mỹ phải làm gì

Việt Nam có thể trở thành nhà hòa giải hiệu quả

TBT Nguyễn Anh Tuấn: Ông nói phải đến Việt Nam để nhìn Việt Nam tận mắt xem thế nào. Vậy trong vòng mấy ngày ngắn ngủi thôi, ông thấy Việt Nam như thế nào ?

GS Stephen Walt: Tôi nhìn thấy rất nhiều điều ở đất nước các bạn. Điều đầu tiên tôi cảm nhận được đó là một nguồn năng lượng cực kỳ dồi dào và những tiềm năng vô cùng lớn để Việt Nam có thể đạt được những thành công nhiều hơn những gì các bạn đã đạt được. Tôi cũng vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy rất nhiều nơi ở Tp.HCM và ở Hà Nội có một mức độ phát triển cực kỳ đáng kể

Một điều tôi cũng cảm thấy bất ngờ và ấn tượng không kém đó là rất nhiều người dân Việt Nam có kiến thức và hiểu biết rất đáng kể về các vấn đề quốc tế, các vấn đề chính trị, kinh tế cũng như ngoại giao

Tôi nghĩ đó là một dấu hiệu rất tốt. Còn 2 điều nhỏ nữa mà tôi đã trải nghiệm được. Thứ nhất là các món ăn ở Việt Nam cực kỳ ngon. Vấn đề thức ăn ngon cũng không ngạc nhiên lắm vì ở Mỹ tôi cũng đã từng ăn món ăn Việt Nam rồi nhưng một vấn đề không hay lắm đó là vấn đề giao thông. Tôi thấy giao thông ở các thành phố Việt Nam còn tệ hơn giao thông ở Boston - thành phố mà tôi đang sống

Ở Boston thì ngày nào tôi cũng đạp xe đi lại thế nhưng nếu tôi thử đạp xe ở Việt Nam có lẽ tôi chỉ đi được khoảng 5 phút là cùng

TBT Nguyễn Anh Tuấn: Việt Nam rõ ràng muốn làm bạn với các nước và muốn đóng góp vào thế giới, có trách nhiệm với thế giới để thế giới có trách nhiệm với mình. Nhưng về kinh tế và quân sự, Việt Nam không có nhiều khả năng. Vậy theo ông, Việt Nam sẽ làm gì để thể hiện vai trò trách nhiệm của mình với thế giới. Một nước không thể chỉ có nhận mà phải cho, vậy Việt Nam có thể cho thế giới điều gì trong tương lai ?

GS Stephen Walt: Tôi nghĩ đây là một câu hỏi rất hay. Một việc mà Việt Nam có thể làm được một cách rõ ràng đó là chủ động và tích cực tham gia một cách có trách nhiệm vào các thể chế hợp tác trong khu vực

Ví dụ như ASEAN, Việt Nam phải chứng tỏ mình là một thành viên có khả năng lãnh đạo cũng như có những đóng góp mang tính xây dựng đối với những thể chế khu vực này. Việt Nam cũng cần phải cố gắng cải thiện uy tín và hình ảnh của mình trước thế giới, làm sao để thế giới luôn nhìn nhận Việt Nam là một đối tác trung thực, thẳng thắn, minh bạch trong bất cứ cuộc thương thảo nào

Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm từ rất nhiều nước đã chứng minh được rằng họ có thể trở thành những đối tác tốt đối với thế giới, bất chấp họ không phải là nước mạnh hay có quá nhiều những tiềm lực trong thế so sánh với các nước khác, ví dụ như Canada, NaUy, Thụy Điển ... Họ đều là những đối tác cực kỳ tin cậy trên thế giới cho dù họ không phải những nước lớn, không phải những siêu cường

Việt Nam có thể nhìn vào những nước đó để học tập và tìm được cảm hứng để có thể trở thành một nước tương tự như thế. Chắc chắn không ai mong muốn Việt Nam trở thành người lãnh đạo thế giới, ít nhất là trong tương lai gần thế nhưng Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành bạn của tất cả các nước trên thế giới bằng cách hành xử trung thực, có trách nhiệm và minh bạch với tất cả các quốc gia khác

TBT Nguyễn Anh Tuấn: Ngoài ra, Việt Nam có thể đóng vai trò là trung gian hòa giải giữa các quốc gia, giữa các dân tộc trên thế giới trong các cuộc xung đột hay không, khi Việt Nam là một nước cũng đã trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh ?

GS Stephen Walt: Tôi nghĩ rằng điều này hoàn toàn có thể xảy ra và Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành người kiến tạo hòa bình cho thế giới bởi lý do như ông đã nêu ra. Việt Nam biết rõ hơn ai hết cái giá của chiến tranh, vì thế họ có thể giúp cho các nước trên thế giới hiểu được về cái giá của những cuộc chiến đó

Việt Nam có thể trở thành người trung gian hòa giải hiệu quả trong một số cuộc xung đột nhất định, đặc biệt là những cuộc xung đột mà Việt Nam không có liên hệ trực tiếp gì về lợi ích. Nếu Việt Nam tăng cường năng lực của các cán bộ ngoại giao và cán bộ chính quyền, tôi nghĩ rằng việc này hoàn toàn có thể thực hiện được


Mỹ không thể bị lobby bởi nhóm lợi ích Trung Quốc


TBT Nguyễn Anh Tuấn: Bây giờ quay trở lại chuyện lobby. Ông là một chuyên gia nổi tiếng về lobby, có cuốn sách rất nổi tiếng về lobby. Vậy liệu nước Mỹ có bị thay đổi chính sách chiến lược của mình như ông đã nói bởi những nhóm lobby hay không ?

GS Stephen Walt: Ở Mỹ, các nhóm lợi ích là một hiện tượng cực kỳ phổ biến, sự tác động và ảnh hưởng của họ đến chính quyền cực kỳ lớn. Trong xã hội Mỹ có rất nhiều loại nhóm lợi ích và mỗi nhóm đều có phương cách riêng của họ để tác động đến các chính trị gia theo hướng có những chính sách lợi cho họ

Có thể lấy ví dụ như thế này, một số nhóm lợi ích quyền lợi của họ liên kết chặt chẽ với các chính sách quân sự như các công ty sản xuất vũ khí, hay các công ty buôn bán vũ khí. Các nhóm lợi ích về kinh doanh cũng có sự ảnh hưởng lớn ở Mỹ, họ sẽ không từ biện pháp nào để có thể tác động sao cho các chính sách và bộ luật đưa ra sẽ đứng về phía họ trong việc giúp họ làm ăn có lãi và kiếm thêm nhiều tiền hơn

Một ví dụ mà chính người Việt Nam cũng có thể nhìn thấy đó là hiệp hội các nhà chăn nuôi cá Da Trơn ở Mỹ, các bạn có thể nhìn thấy ngay tác động của họ như thế nào thể hiện qua vụ bán phá giá cá Basa Việt Nam. Ngoài ra còn có thể kể đến các nhóm lợi ích liên quan đến các sắc tộc, các dân tộc, tức là các nhóm người từ các nơi khác đến nước Mỹ nhưng họ vẫn có những lợi ích gắn chặt với đất nước quê hương của họ. Họ cũng là những nguồn tác động rất lớn tới chính quyền Mỹ

Cũng không thể không nhắc đến những nhóm các nhà hoạt động chính trị với những mục tiêu cụ thể, ví dụ như những người hoạt động về nhân quyền, những người hoạt động về môi trường. Chắc chắn cũng phải kể đến vai trò của những học giả và trí thức lớn ở Mỹ. Họ cũng là những nguồn có thể lobby với chính quyền

Tất cả những nhóm lợi ích này dù là cá nhân hay tập thể, họ đều có thể tham gia các hoạt động chính trị của Mỹ và có thể gây áp lực đến chính quyền phải thay đổi những chính sách. Để xác định nhóm lợi ích nào có tác động lớn nhất lại không phải một vấn đề phổ biến, nó phụ thuộc vào từng vấn đề được đề ra

Ví dụ vấn đề kinh doanh hay kinh tế thì các nhóm lợi ích liên quan đến các doanh nghiệp sẽ có tiếng nói lớn. Hoặc các vấn đề liên quan đến chính trị hoặc nhân quyền thì các nhóm hoạt động về nhân quyền cũng sẽ có tiếng nói lớn và cũng tương tự như các vấn đề khác

Nếu như bối cảnh hoặc vấn đề trở nên nguy hiểm, có thể đe dọa đến an ninh quốc gia thì vai trò của những nhóm lợi ích này sẽ giảm xuống. Khi đó chính trị gia sẽ chủ động và quyết định điều gì là có lợi cho đất nước. Họ sẽ quyết định không phụ thuộc vào bất cứ nhóm lợi ích nào

TBT Nguyến Anh Tuấn: Có lẽ như thế người ta sẽ đỡ lo lắng hơn khi các tập đoàn kinh tế, các công ty đa quốc gia của Mỹ có mặt tại Trung Quốc. Sẽ ra sao nếu họ vì lợi ích của Trung Quốc mà sẵn sang lobby ngược lại để các chính sách có lợi cho Trung Quốc ?

GS Stephen Walt: Tôi nghĩ không cần quá lo ngại về vấn đề này. Một mặt nước Mỹ rất muốn có mối quan hệ tốt về thương mại với Trung Quốc để hai bên cùng có thể thu được lợi nhuận. Thế nhưng những lợi ích về kinh tế đó cũng không thể ngăn cản được nước Mỹ hành động để bảo vệ lợi ích chiến lược của mình trong trường hợp Trung Quốc có thể đe dọa đến Mỹ

TBT Nguyễn Anh Tuấn: Đúng như thế nhưng nhiều người vẫn lo ngại rằng, những nhà lãnh đạo các doanh nghiệp, các ông chủ các doanh nghiệp họ quan tâm đến lợi ích rất nhiều. Như vậy, với lợi ích đó, lợi nhuận đó, họ bỏ tiền ra lobby, vận động tranh cử cho vị tổng thống nào đó. Vị tổng thống đó sau này lại phải trả lại hoặc có những hỗ trợ về chính sách chọ họ hay không ?

GS Stephen Walt: ...Cũng nên lo lắng nhưng cũng vừa phải thôi. Có một điều chắc chắn là bất cứ ứng cử viên nào muốn trở thành Tổng thống Mỹ đều không muốn đưa vị trí của nước Mỹ trở thành số 2 trên thế giới. Tất cả các nước đều muốn giàu nhưng các nước cũng muốn an toàn, an ninh

Chắc chắn sẽ có một số nhóm lợi ích liên quan đến doanh nghiệp, muốn chính sách dễ dàng và thỏa hiệp với Trung Quốc, tuy nhiên còn có nhóm lợi ích lớn hơn rất nhiều, họ sẽ biết nước Mỹ phải làm gì. Mặc dù Trung Quốc là một nước lớn nhưng họ cũng chỉ là một quốc gia, Mỹ làm ăn và giao thương với nhiều quốc gia trên thế giới
 
Last edited:
Muốn vận động hành lang phải có tiền

Ở Mỹ phí vận động hành lang thường rất cao. Phòng Thương mại Mỹ chỉ tiêu tốn khoảng 20,8 triệu đô-la cho hoạt động vận động hành lang năm 2001 và đã tăng lên thành 72,7 triệu đô-la cho năm 2006. Khi "Lobby" đã trở thành một phần không thể thiếu của nền chính trị Mỹ, thì tất cả những ai muốn gây ảnh hưởng đối với dư luận hay gây ảnh hưởng tới việc hoạch định chính sách của Mỹ đều phải tuân thủ quy luật này, đặc biệt là quốc gia có quan hệ thương mại với Mỹ

Vận động hành lang là một bộ phận chính đáng, hợp pháp của thiết chế dân chủ, giúp cho các ý nguyện của cử tri, nhóm lợi ích đến được với chính quyền một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất; giúp mang những vấn đề quan trọng đến với bàn họp của nghị viện...

Ở Việt Nam vận động hành lang không có hàng rào pháp lý nên vẫn có nhiều hành vi của các thương nhân, doanh nghiệp tác động đến chính quyền tỉnh, trung ương như kiến nghị giảm thuế, thuyết phục chính phủ hỗ trợ đầu tư, cho thuê đất v.v... ở ở góc độ nào đó là lobby. Đối với những hoạt động hiện nay như thế này, khó khăn về tài chính khiến trên 70% các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam không đủ, thậm chí không có ngân sách, hơn nữa kỹ năng vận động hành lang không chuyên nghiệp, đa số bị biến thái thành hình thức hối lộ, "đi cửa sau"

Chúng ta đã chứng kiến những thất bại của mình khi bị các doanh nghiệp Mỹ kiện bán phá giá nhiều sản phẩm. Trong cuộc chơi này, rõ ràng chúng ta cần biết luật chơi vận động hành lang của Mỹ để doanh nghiệp Việt Nam không bị thất bại hay lép vế trước các chính sách Mỹ đưa ra

Nhưng như tựa đề bài viết luật sư Thân đã nói, để lobby cho hiệp hội các nhà xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ chúng ta phải chi khá nhiều tiền cho những điều đáng ra không phải chi này. Vậy chúng ta nên làm gì ?

Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần cân đối hai thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu để giảm thiểu rủi ro với các giao dịch thương mại có thể bị kiện tục bởi những chính sách của chính phủ nước nhập khẩu

Mặt khác các doanh nghiệp cần phải quan tâm nhiều hơn nữa, sâu hơn nữa đối với chính sách và sự thay đổi chính sách thuế quan và phi thuế quan để có biện pháp giao thương phù hợp

Chúng ta đã có quan hệ thương mại với Mỹ thì cần thiết và nhất quyết nên sử dụng dịch vụ pháp lý của các luật sư, ít nhất là hạn chế rủi ro, nhiều hơn là tránh được bị kiện tụng, không bỏ lỡ cơ hội thị trường tiềm năng và rộng lớn như Mỹ. Các luật sư thương mại công ty luật MTon và nhiều luật sư thương mại khác của Việt Nam cần phải tích cực hơn nữa giúp doanh nghiệp Việt Nam thấy rõ nhu cầu này

Chúng ta trả thù lao tư vấn cho luật sư tính ra chỉ bằng 5-10% thậm chí ít hơn so với việc khi chúng ta bị thiệt hại do bị áp thuế cao hoặc phải bỏ tiền ra thuê luật sư kiện ngược lại ra WTO. Thay vì dụng dịch vụ tư vấn pháp lý, nếu phí đó dùng vào việc lobby sản phẩm thì lợi nhuận thu lại có khi còn gấp rất nhiều lần

Rõ ràng tiền bỏ ra để lobby ở Mỹ không hề đắt chút nào, còn tiền trả thù lao cho luật sư tạo ra động lực cho các chính sách đó được ban hành nhanh hơn bởi doanh nghiệp và chính phủ Mỹ thường đánh giá cao và “kiêng nể” các doanh nghiệp đưa luật sư vào cuộc

Trên thực tế, đối với các tranh chấp thương mại, một luật sư không thể xử lý hết các vấn đề liên quan mà thường phải tổ hợp luật sư. Trong tổ hợp luật sư của công ty luật MTon Việt Nam còn có cả luật sư bản địa tham gia nên cũng có nhiều lợi thế khi “xung trận”. Nhưng phải nói chính doanh nghiệp và luật sư rất mệt mỏi nếu chẳng may phải tham gia tố tụng trọng tài hay tố tụng tòa án đối với các tranh chấp phát sinh. Vì vậy mong rằng các doanh nghiệp Việt Nam sớm thức thời và mời luật sư tham gia từ giai đoạn đàm phán, ký kết hợp đồng

Luật sư Đào Xuân Thân (Công ty luật MTon Việt Nam)
 
Last edited:
Xây dựng "Nguồn lực quan hệ" là rất quan trọng

Đầu xuân, chúng tôi đã có buổi trò chuyện khá cởi mở với ông Nguyễn Tuấn Hải - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Alphanam, về những trải nghiệm của 1 doanh nhân thành công

Alphanam không phải là 1 cái tên xa lạ, tuy nhiên ông Hải lại rất ít xuất hiện trên truyền thông. Hỏi ông về điều này, ông dí dỏm nói "ăn thì không nói, nói thì không ăn, vừa ăn vừa nói là nghẹn"

Xin chào ông, đầu tiên xin ông cho biết tại sao ông chọn tên doanh nghiệp là Alphanam ? Và cái tên đó liên quan gì tới triết lý điều hành doanh nghiệp của ông ?


Khi xây dựng công ty, lúc đó trong suy nghĩ của tôi đã hình thành ra một số tiêu chí để xây dựng một thương hiệu không phải chỉ cho một đời mình mà còn phải tồn tại hàng trăm năm, giống như các thương hiệu ở Tây

Chẳng hạn như đặt tên cho Công ty là phải không có dấu để bất kỳ nước nào cũng có thể đọc được và dưới 8 chữ cái (Theo một tiêu chí quốc tế)

Tôi đặt chữ A đầu là theo vần Anpha – hàm ý là luôn có tham vọng là người đứng đầu

Bên cạnh đó, triết lý của tôi là xây dựng một chuỗi lợi ích đồng hành. Mối quan hệ là xây dựng theo nguyên tắc công bằng

Tôi có công thức điều hành riêng trong vấn đề quản trị nhân sự 80% - 20%. Điều đó có nghĩa là 80% nhân sự cần ổn định, và 20% nhân sự là cần đào thải, thay thế liên tục

Ông đánh giá thế nào về xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, và Alphanam phải chuẩn bị những gì cho xu thế đó ?

Khi Việt nam gia nhập vào WTO, là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp chúng tôi càng thấm thía được thời cơ và thách thức của nó

Thấy được đối thủ của mình giờ cũng đã mang tầm quốc tế, và bắt đầu phải đối mặt thực sự. Tôi luôn suy nghĩ trong mình khi hoạt động trên thương trường khi đối mặt với đối thủ là phải đánh thắng hoặc là cầu hòa chứ không để thua. Nếu đánh thắng được thì phải quyết tâm đánh thắng bằng được, nếu thấy không thể đánh thắng thì nhất định phải cầu hòa

Cụ thể, với sản phẩm thang máy Fuji thì Anphanam hiện nay là đứng số 1 tại Việt Nam về doanh thu, sơn Anphanam thì vượt qua nhiều đối thủ nhưng còn rất nhiều khó khăn trước những đối thủ khác đến từ Nhật, và chúng tôi đang liên doanh với một công ty của Nhật Bản để gia tăng sức mạnh cho mình

Ông có thể chia sẻ những khó khăn nào đáng nhớ nhất của những ngày đầu khởi nghiệp của mình ?

Tôi thì lại cho rằng, ngày đầu khởi nghiệp là quãng thời gian thuận lợi nhất. Lúc đó, tài sản của tôi bắt đầu từ con số 20.000 USD vào năm 1995. Tôi tiến hành thành lập công ty, những khoản chi phí lớn nhất lúc đó là thành lập doanh nghiệp, chi lương cho anh em, và mua tấm biển của Công ty hoành tráng (cười)

Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh lại tốt, năm sau cao gấp nhiều lần năm trước. Tôi cho rằng, ngày đầu thành lập nghiệp của tôi rất là tốt, vào thời gian đó đất nước mới mở của nên thế hệ của chúng tôi có rất nhiều thuận lợi

Bây giờ hoạt động kinh doanh mới thấy khó khăn hơn, và mức độ khó thì ngày càng tăng lên theo thời gian

Kỷ niệm ấn tượng nhất là khi tôi định hướng chiến lược phát triển cho Công ty trong 5 năm đầu tiên thành lập, và đó là chiến lược tôi cho rằng rất đúng đắn. Từ bước đột phá đó, tôi mới có được thành công của Anphanam ngày hôm nay

Lúc đó tôi thực hiện chiến lược với 3 tiêu chí:

- Đầu tiên là làm thương mại tốt, xây dựng mối quan hệ, khách hàng và lựa chọn sản phẩm

- Sau đó là đầu tư vào mảng dịch vụ

- Cuối cùng là hoạt động sản xuất

Với chiến lược phát triển công ty 5 năm đầu như vậy, chúng tôi đã gặt hái được rất nhiều thành công, chỉ trong 4 năm Công ty đã lọt vào top 10 doanh nghiệp trẻ xuất sắc nhất Việt Nam

Khi những thuận lợi của cơ chế mở cửa ban đầu nhanh chóng qua đi, ông tiếp tục vận dụng những gì để xây dựng Alphanam thành công ?

Mỗi một giai đoạn, Anphanam trải qua những khoảnh khắc khó khăn khác nhau, vượt qua cái “Nguy” rồi tiến tới cái “Cơ”. Những điều mà Alphanam có được như ngày hôm nay đều là quyết tâm xây dựng được đội ngũ trí thức trẻ ngay từ ngày đầu tiên của Ban lãnh đạo Công ty

Trong hai nguồn lực mà bất kỳ CEO nào cũng quan tâm và chú trọng đó là tài chính và nhân lực. Thì còn một nguồn lực khác cũng rất quan trọng mà các sách lý thuyết bắt đầu phải nhắc đến đó là “nguồn lực quan hệ”

Anphanam cũng không nằm ngoài mối quan tâm đó, và xây dựng "nguồn lực quan hệ" trên 3 tiêu chí:

- Tin cậy: Quan hệ bằng chữ “Tín”

- Hợp tác cùng có lợi – Chuỗi lợi ích đồng hành

- Vận dụng chính sách, cơ chế, thời cơ,…đây là mối quan hệ đặc thù của Việt Nam

Mỗi một cá nhân, tổ chức có những cách xây dựng các mối quan hệ bằng cách khác nhau, mục tiêu khác nhau. Alphanam có cách xây dựng riêng của mình, và trong tương lai việc xây dựng những mối quan hệ này ngày càng quan trọng hơn

Quay trở lại với câu chuyện của Alphanam năm 2010, thương vụ phát hành cho đối tác chiến lược GEM và trái phiếu không chuyển đổi lợi tức 15% cho MB (NH Quân đội) đều có vẻ khá trục trặc, ông có thể nói rõ hơn ?

GEM là trường hợp đáng tiếc khi cả hai bên đã đi đến thống nhất được rất nhiều việc, nhưng quả thực là khâu thủ tục hành chính tại Việt Nam đã làm cho đối tác Mỹ rất bức xúc

Phía đối tác GEM của Mỹ cho rằng họ rất khó khăn khi vào thị trường Việt Nam. Phải mất 6 tháng họ mới có thể mở được tài khoản tại Việt Nam sau khi đã qua rất nhiều thủ tục. Và trong khoảng thời gian lập tài khoản đó, diễn biến thị trường đã có nhiều thay đổi, khi đó giá mua của GEM là giá 90% giá thị trường. Với 90% giá thị trường bây giờ thì HĐQT của Công ty không muốn bán cho GEM với mức giá đó nữa

Về phía GEM thì họ đã ký một hợp đồng tổng thể 3 năm, trong bất kỳ thời điểm nào mà mình muốn bán thì chỉ cấn phát hành thư. Gói hợp đồng đó có giá trị 579 tỷ đồng (tương đương 30 triệu USD) trong vòng 3 năm

Thương vụ này không phải là chấm dứt hẳn mà chỉ tạm thời dừng lại do giá cổ phiếu rẻ, nên chúng tôi chưa quyết định bán trong thời điểm này.

Về phát hành trái phiếu cho MB, câu chuyện này lại cũng bắt nguồn từ nguyên nhân thủ tục chính sách. Lúc mà làm thủ tục thì MB đồng ý mức 15%. Nhưng qua các lần đại hội, các thủ tục cần xin thì lại mất 3-4 tháng

Tại thời điểm đó lãi suất 12-13% thì 15% có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay lãi suất là 19-20% là quá cao cho nên vụ phát hành đã không thành công

Hiện nay, cả Alphanam và MB đang có những bước tiến quan trọng trong đàm phán lại lãi suất. Có thể thời điểm ra Tết Nguyên đán thì sẽ phát hành lại

Năm 2010, Alphanam đã thực hiện 1 thương vụ M&A khá "lặng lẽ" với Công ty viễn thông Thăng long (TLC), ông đánh giá thương vụ này thế nào? và nhận xét của ông về xu hướng này trên thị trường trong thời gian tới ?

Về TLC, nói thật đây là 1 sai lầm trong lĩnh vực đầu tư tài chính của tôi trong năm nay. Chúng tôi đã đánh giá sai về TLC, hiện nay công ty này không còn gì đáng giá. Lỗ lũy kế lên đến 100 tỷ, dây chuyền máy móc lạc hậu không đáng giá, đất cát thì đi thuê và giấy tờ pháp lý vẫn chưa hoàn thiện. Có thể nói là chúng tôi sẽ phải vực lại DN này từ con số âm

Tuy nhiên, cái còn lại của TLC là có sự thuận lợi về ngành nghề mà chúng tôi có thế mạnh như cáp, sản xuất điện,…

Chúng tôi phải thay máu cho doanh nghiệp này, thay đổi lại nhân sự chủ chốt , đẩy doanh nghiệp hoạt động lành mạnh hơn, minh bạch hơn. Sau khoảng 3 năm thì TLC mới có thể hoạt động kinh doanh có hiệu quả lại được. Nhưng tôi tin là chỉ 3 năm TLC sẽ trở thành 1 công ty tốt

Làn sóng M&A trên thị trường trong thời gian tới sẽ hết sức hấp dẫn. Thị trường chứng khoán chính niềm tin và sự sợ hãi, niềm tin của người này thì cũng là sợ hãi của người khác và ngược lại

Khi niềm tin đầu tư lướt sóng trên thị trường chứng khoán không còn hấp dẫn, không thu lại được lợi ích gì như mong muốn. Người ta sẽ chú trọng đến việc đầu tư giá trị hơn. Lúc đó, M&A, thôn tính, sáp nhập sẽ diễn ra mạnh mẽ. Tuy nhiên, sẽ xảy ra hai loại sáp nhập và thôn tính.

Ông có thể cho biết thêm về kế hoạch tái cấu trúc Alphanam và tăng vốn điều lệ từ 438 tỷ lên 1979 tỷ ? tại sao phải tái cấu trúc và việc đó sẽ gây ra ảnh hưởng gì tới công ty ?

Thực chất Alphanam Group đang hoạt động trên 3 lĩnh vực chính là sản xuất công nghiệp, bất động sản và đầu tư tài chính (chủ yếu là M&A). Trong đó, khối sản xuất công nghiệp (hiện đang có 2 công ty niêm yết với mã chứng khoán là ALP và AME) của Alphanam được biết đến nhiều nhất với thương hiệu như thang máy Fuji, sơn Alphanam, còn hai khối không nằm trong khối niêm yết là lĩnh vực về đầu tư và bất động sản của Alphanam thì còn chưa được nhiều người biết đến

Chính vì thế, năm 2011 là năm chúng tôi tái cấu trúc lại hệ thống của Alphanam, có thể sẽ có hai hoặc ba khối sáp nhập lại với nhau. Hiện chúng tôi đang thuê đơn vị tư vấn để thực hiện nhiệm vụ này

Với việc tái cấu trúc này, thứ nhất là các mô hình công ty sẽ mang tính chuyên môn hóa cao. Các đơn vị sẽ chuyên biệt về các mảng của mình như đầu tư tài chính, bất động sản, sản xuất công nghiệp,…

Thứ hai là, trong quá trình mua bán công ty trong 4 năm vừa qua thì nhiều công ty có hai, ba chức năng trong cùng một công ty, bây giờ phải tái cơ cấu lại để những công ty này trở thành công ty chuyên môn hóa

Các công ty con sẽ hoạt động chuyên môn hóa và sẽ niêm yết dần trên thị trường chứng khoán. Hệ thống Alphanam sẽ có thế mạnh hơn khi được tạo dựng với thế kiềng ba chân vững chắc

Mong muốn của ông trong những năm tới với Alphanam ?

Tôi cho rằng, cái được của Alphanam ngày hôm nay chưa nhiều nhưng cũng đã lớn hơn nhiều bản thân mình mơ ước

Tham vọng của cá nhân tôi không quá lớn, chỉ cần Công ty phát triển ổn định và bền vững, tồn tại lâu dài là nguyện vọng số 1. Ước mơ chi tiết hơn là cái gì mà Alphanam đã làm là phải trở thành số 1 ở Việt Nam

Chẳng hạn như thang máy Fuji là số 1, sơn thì đang còn nhiều khó khăn trước đối thủ từ nước ngoài. Còn đối với bất động sản thì để trở thành số một là hơi khó, tuy nhiên, tôi cũng đang đi những bước đi đầu tiên để lọt vào Top đầu ở Việt Nam

Xin hỏi ông 1 câu nữa, ngoài công việc ông có sở thích cá nhân gì? Ông thường làm gì khi không làm việc ?

Khi tôi không làm việc, tôi thường dành thời gian cho gia đình, tôi có hai sở thích đó là Shoping (mua sắm cho mình và cho gia đình) và nâng cao chất lượng cuộc sống cho gia đình. Hiện nay tôi đã bắt đầu dọn sang nơi ở mới sau 3 năm xây dựng, tòa nhà biệt thự có phong cách khá độc đáo, nổi bật tại phố Mai Hắc Đế

Trường Giang - Kiều Thuật
 
Last edited:
AOL bỏ ra 315 triệu đô mua blog Huffington Post

Từ một trang blog cá nhân của Arianna Huffington, nhà báo Mỹ gốc Hy Lạp, Huffington Post trở thành tâm điểm của các tranh luận chính trị Hoa Kỳ, và nay được tập đoàn AOL mua lại với giá 315 triệu đô la

Dự kiến việc chuyển giao quyền sở hữu sẽ hoàn tất vào tháng 3 hoặc 4/2011, tùy theo quyết định của giới chức Mỹ quản lý về các vụ mua bán trong ngành truyền thông

Tuy thế, theo bà Arianna và người cùng sáng lập, Kenneth Lerer, blog Bấm Huffington Post sẽ vẫn tiếp tục việc đưa tin, từ tin đồn thổi trong giới danh nhân, văn nghệ sĩ, đến tin chính trị hành lang Washington.

Bà Arianna Huffington sẽ nắm luôn chức tổng biên tập của Huffington Post Media Group được lập ra với vốn của AOL.

Quan điểm nghiêng về phía tả của trang blog này cũng sẽ không đổi, theo lời các nhân vật chủ trương.

Các mục ẩm thực, nấu bếp, văn học cũng sẽ vẫn được tiếp tục.

Ra đời năm 2005, trang này đã có những khách mời 'thứ dữ' viết cho như Barack Obama, Hillary Clinton, Madonna.

Đây hiển nhiên là một trong các lý do vì sao trang blog, thường được người Mỹ gọi là HuffPo, trở nên thành công đáng ngạc nhiên.

Nhưng điều khiến blog này ăn khách còn là vì nó tạo dựng được một lượng đông đảo thân hữu trên mạng, kết nối và đóng góp ý kiến, quan điểm, bình luận.

Ước tính mỗi tháng HuffPo đăng tới 4 triệu lời bình luận khác nhau, trở thành 'mỏ vàng' cho ai muốn tìm hiểu không khí chính trị Mỹ.

Hiện trang này đã thu hút nhiều người đóng góp ở dạng blog kết nối, hoặc bài bằng video (vlog).

Ước tính trong vòng sáu năm qua, HuffPo đã có 25 triệu bạn đọc thường xuyên hàng tháng trên toàn cầu

Nay, tập đoàn truyền thông AOL có tham vọng dùng HuffPo làm căn cứ để xây dựng dịch vụ 'khổng lồ' với số khách hàng họ muốn đạt được là 270 triệu người dùng một tháng

'Đầy quyền lực'

Nhưng thành công của HuffPo không thể có nếu nó không phải là con đẻ của bà Arianna Huffington.

Được báo Anh, tờ The Observer tặng cho danh hiệu 'blogger nhiều quyền lực nhất thế giới', bà ra đời ở Hy Lạp, có tên là Arianna Stassinopoulos trong một gia đình bố là chủ báo.

Tốt nghiệp đại học Cambridge, bà sang Mỹ làm báo và lấy chồng là một chính trị gia.

Trang blog bà lập ra ban đầu chỉ mang tính cá nhân nhưng dần nổi tiếng từ dịp ông Barack Obama ra tranh cử tổng thống năm 2008.

Cách đưa tin và quan trọng hơn là cách tạo ra một mạng liên kết cho người cùng thế hệ, chia sẻ sở thích và quan tâm chính trị Mỹ khiến trang Huffington Post trở thành điểm đến không thể thiếu của chính giới Washington.

Nay, trang này đã phát triển thành một mạng lưới, với cú làm ăn mới nhất là chuyên trang về Brazil.

Đây là lần đầu tiên Huffington Post vươn ra nước ngoài dù rằng trang chính ở Mỹ đã có nhiều chuyên mục về các nước.

Chẳng hạn ngoài chủ đề Cuộc chiến Việt Nam thường xuyên được nhắc lại thì Huffington Post cũng có Bấm chuyên trang về Việt Nam.

Bài về vụ ông Bấm Christian Marchant bị xô đẩy ở Huế cho đến hôm 7/1 đã thu hút 468 bình luận.

Nhưng cách phát triển của trang blog này cũng không chỉ dựa vào chính trị

Năm ngoái, Huffington Post liên kết với cây bút Nora Ephron ở Hollywood để ra chuyên mục tập trung vào chủ đề ly hôn

Hiện cũng có những ý kiến e ngại về khả năng thành công của thương vụ mới này do AOL chủ trương

Ông Steve Case, người đồng sáng lập AOL, nói trên trang Twitter của mình rằng vụ liên kết không thành với Time-Warner là điều cần chú ý

Hồi 2000, tập đoàn AOL đã kết hợp với Time-Warner nhưng không đạt kết quả mong muốn và hai bên lại phải chia tay năm 2009
 
Last edited:
Có còn tình bạn phía sau chính trị

Không có gì ngạc nhiên khi thấy các thành viên lão làng trong Quốc hội Mỹ giờ đây thường hoài nhớ về “những ngày xưa tươi đẹp”, khi mà mối giao hảo giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa còn là điều phổ biến

Họ kể về chuyện Dan Rostenkowski, một thành viên đảng Dân chủ trong Quốc hội khi đó, thường lái xe về nhà ở Chicago vào mỗi cuối tuần cùng với hai "ông bạn" trong đảng Cộng hòa là Bob Michel và Harold Collier. Họ rời nhiệm sở từ tối thứ Năm và thay nhau lái xe suốt đêm - một người cầm lái, một người khác có nhiệm vụ trông chừng người lái khỏi ngủ gật, người còn lại ngủ trong thùng xe

Tối Chủ nhật, cả ba lại cứ thế lái xe đi. Đó là thời điểm những năm 1960; khi ấy, trong mỗi kỳ làm việc của Quốc hội, các nghị sĩ chỉ được thanh toán tiền đi về một vài lần. Ba thành viên của hai đảng đối lập này đã tạo dựng được một tình bạn đẹp, vượt qua mọi mâu thuẫn về tư tưởng bởi họ, nhất là Rostenkowski và Michel, đều vươn lên nắm giữ các vị trí lãnh đạo trong Quốc hội

Rồi tới đầu những năm 1970, khi George McGovern đứng trước Thượng viện lên tiếng phản đối cuộc chiến tranh tại Việt Nam và chỉ trích rằng Thượng viện đã "tanh mùi máu"; còn Bob Dole, một cựu chiến binh thương tật trong Chiến tranh Thế giới II, đáp lời lại bằng thái độ cũng không kém phần gay gắt. Tuy nhiên, sau đó mọi người lại thấy hai người này cùng nhau tay trong tay đi dạo và cười nói vui vẻ như những người bạn thân thiết

Tới thập niên 1980, giữa hai nhà tư tưởng người Ai-len Ronald Reagan và Tip O'Neill - một người bảo thủ gay gắt, còn một người theo đường lối tự do lạc hậu, nổ ra cuộc tranh cãi về "linh hồn dân tộc". Khi các đề xuất cắt giảm thuế của tổng thống Reagan được đưa ra bàn luận tại Quốc hội, O'Neil chỉ trích: "Ông ta không lo lắng, quan tâm gì tới người dân cả. Tôi hiểu điều đó chứ, bởi vì với cách sống của mình, ông ta chẳng đời nào đi gặp gỡ, tiếp xúc với họ cả". Đáp lại, tổng thống cho rằng O'Neil đã có những lời lẽ nhằm "mụ mị dân chúng"

Ngày hôm sau, khi tổng thống gọi cho Tip để xoa dịu bầu không khí căng thẳng, Tip nói: "Ông bạn già ơi, đó là chuyện chính trị mà. Sau 6 giờ chúng ta có thể là bạn, nhưng trước 6 giờ, giữa chúng ta chỉ có chính trị mà thôi"

Sau khi Reagan qua đời, trên tạp chí US News & World Report số ra năm 2004, Gloria Borger trích lời Rostenkowski kể về những lần ngài tổng thống mời các thành viên đảng Dân chủ tới Nhà Trắng "sau 6 giờ"

Rostenkowski nhớ lại: "Reagan thường mời 6-7 người trong số chúng tôi tới Nhà Trắng chỉ để tán chuyện gẫu. Một lần, Reagan mặc áo khoác kẻ sọc và mời tôi uống rượu Campari; tôi bèn nói với ông ấy là nếu ông không có rượu gin thì tôi sẽ ra ngoài mua một ít ". Về chuyện công việc, vị chủ tịch ủy ban xây dựng chính sách thuế này kể: "Tôi bảo với tổng thống rằng: ông và tôi có thể làm nên lịch sử đấy". Đó là giai đoạn đầu của thời kỳ cải cách thuế. Rosty nói: "Thật đáng buồn là giờ đây những người này (tại Washington) giận dữ tới mức họ còn không thèm nói chuyện với nhau nữa", cho dù là sau 6 giờ

Nhưng đó là chuyện của những ngày xưa. Đã qua lâu rồi cái thời người ta hoạt động chính trị hăng say vào ban ngày và tối về lại trở thành bạn hữu. Cái nhận thức rằng mục tiêu chung đôi khi có thể lớn hơn những khác biệt đảng phái dường như đã trở thành một quá khứ quá đỗi xa xôi

Mới đây, cùng vào một buổi tối nhưng trong những cuộc mạn đàm khác nhau tại Washington, Joe Califano - nhân vật không thể thiếu trong chính quyền của cả hai tổng thống Johnson và Carter - và Bill Frist - lãnh đạo khối đa số của đảng Cộng hòa trong Thượng viện - cùng có những quan điểm giống nhau khi đưa ra nhận xét về bầu không khí hiện nay trên nghị trường. Cả hai cùng nói: "Washington là một thành phố đổ vỡ"

Hai người chỉ ra những mâu thuẫn giữa hai đảng đang tồn tại phổ biến ở đồi Capitol. Họ và những chính khách lâu năm khác ở Washington đều nhất trí rằng sự mâu thuẫn này không phải là điều gì mới mẻ trong chính phủ Mỹ - nó tồn tại ở nhiều cấp độ khác nhau trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước này

Tuy nhiên, hiện nay có một số yếu tố, xét cả về mặt xã hội và cơ cấu, càng làm sâu sắc hơn sự mâu thuẫn truyền thống này, không những gây ảnh hưởng tới mối quan hệ hợp tác chính trị và tinh thần nhân nhượng lẫn nhau mà còn xâm phạm đến bầu không khí hòa thuận, và thậm chí là cách hành xử lịch thiệp cơ bản giữa hai đảng

Kết quả của những mâu thuẫn chính trị sâu sắc này là, các thành viên của Quốc hội và Thượng viện giờ đây đã đi tới chỗ đặt vị trí chính trị gia của mình lên trên vai trò nhà lập pháp

Charles Gibson là người dẫn chương trình nổi tiếng của kênh ABC, ông là nhà nghiên cứu năm 2010 tại Trung tâm báo chí, chính trị và chính sách công Shoreinstein thuộc Đại học Harvard


THỦY NGUYỆT - SHOREINSTEIN, ĐH HARVARD
 
Last edited:
Vận động hành lang phát triển máy bay ném bom mới

- Theo Defense News, không quân Mỹ đã quyết định giảm yêu cầu đối với dòng máy bay ném bom tầm xa mới, dự án sẽ được Lầu Năm góc cung cấp nguồn tài chính phát triển từ năm 2012. Khi đề cập tới chương trình phát triển “Gia đình các hệ thống hàng không”, bao gồm cả việc phát triển máy bay ném bom tầm xa mới, Tư lệnh lực lượng không quân Mỹ Norton Schwartz tuyên bố: “Chúng tôi không cần những cỗ máy hàng không tương tự như trước đây”

Theo ông N. Schwartz, việc giảm thiểu các yêu cầu đối với máy bay ném bom tầm xa tương lai sẽ giúp không quân Mỹ quản lý hiệu quả hơn quá trình phát triển loại vũ khí này. Trong khi đó, các công ty tham gia vào quá trình phát triển máy bay ném bom mới sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí. “Chúng ta sẽ quản lý chương trình này dễ dàng hơn”, ông N. Schwartz nhấn mạnh. Cũng cần nhấn mạnh rằng, một trong những yêu cầu đối với dự án phát triển máy bay ném bom tầm xa mới là dòng vũ khí này được thiết kế theo kết cấu modune

Nhờ kết cấu modune, không quân Mỹ sẽ dễ dàng bổ sung các loại vũ khí, trang bị mới cho máy bay ném bom tương lai với chi phí tối thiểu. Ngoài ra, kết cấu modune cũng giúp đơn giản hóa quá trình bảo trì, bảo dưỡng và nâng cấp

Tháng 4-2009, Lầu Năm góc đã tuyên bố, quân đội Mỹ cần phải từ bỏ những yêu cầu truyền thống đối với máy bay ném bom tầm xa. Theo đó, Bộ Quốc phòng Mỹ đã quyết định dừng kế hoạch phát triển máy bay ném bom thế hệ mới. Tới tháng 9-2010, ông N. Schwartz lại tuyên bố, trong vài năm tới, quân đội Mỹ sẽ được tiếp nhận máy bay ném bom tầm xa mới với vai trò là một phần của “Gia đình các hệ thống hàng không”

Cuối năm 2010, Quốc hội Mỹ đã yêu cầu Bộ Quốc phòng Mỹ giảm chi phí quốc phòng khoảng 100 tỉ USD trong vòng 5 năm tới. Tuy nhiên, đầu tháng 1-2011, sau việc Trung Quốc thử nghiệm chiến đấu cơ thế hệ 5 J-20 và triển khai các tổ hợp tên lửa đạn đạo đối hạm DF-21D, Lầu Năm góc đã “mạnh tay” chi tiền cho dự án máy bay ném bom tầm xa thế hệ mới

Hiện tại, thông tin cụ thể về việc phân chia nguồn tài chính cho các dự án thuộc chương trình “Gia đình các hệ thống hàng không” vẫn chưa được công bố. Được biết, lực lượng ném bom tầm xa của không quân Mỹ hiện là 65 máy bay ném bom B-1B Lancer, 20 B-2A Spirit và 77 B-52H Stratofortress
 
Last edited:
Bàn về thực chất của Vận động hành lang

Để hiểu vận động hành lang ngày nay, tôi thiết nghĩ cần xem xét quá trình hình thành và phát triển của nó, đặt trong bối cảnh lịch sử của từng giai đoạn của quá trình

Việc xem xét này chỉ đặt ra trước tiên “Ai cần đến vận động hành lang ?”. Người cần đến vận động hành lang lúc ban đầu phải chăng là những người dân bình thường, hoặc đại diện của họ, cần trình bày trực tiếp cho các vị nghị viện rõ những bức xúc của mình để các vị này bảo vệ quyền lợi của lớp người “dân đen”. Còn hiện nay, khi mà vận động hành lang đã trở thành một nghề nghiệp, những người cần đến vận động hành lang là ai ? Và những ai là người có phương tiện để thuê vận động hành lang ?

Cùng với các câu hỏi trên, phải chăng mục đích của vận động hành lang cũng đã thay đổi cơ bản, từ nguyện vọng của “dân đen” sang lợi ích của những “người có của” nhằm bảo vệ và giúp họ “có của” và “có quyền” hơn ?

Việc xem xét quá trình hình thành và phát triển còn giúp chúng ta nhận diện các tổ chức, cá nhân vận động hành lang. Họ là ai ?

Theo tôi, họ là những người trung gian. Bản chất trung gian là một hằng số của vận động hành lang. Thay đổi chăng là lúc ban sơ của vận động hành lang, họ làm không vụ lợi, giúp cho người dân, còn ngày nay, họ sống với “nghề vận động hành lang”

Họ kinh doanh gì? Thực tế cho thấy, họ kinh doanh mối quan hệ mà họ đã thiết lập được, những hiểu biết luật pháp mà họ có, và sự nhạy bén của họ trong đón bắt tình hình. Dĩ nhiên, các tổ chức, cá nhân vận động hành lang từ đó cũng xây dựng cho mình một “thương hiệu” như có thể thấy ỏ Hoa Kỳ chẳng hạn

Một đặc trưng khác là do tính chất trung gian và kinh doanh các mối quan hệ, nghề vận động hành lang làm phát sinh vận động dây chuyền.
Đối tượng vận động hành lang của họ là ai ? Dĩ nhiên là các tổ chức, cá nhân vận động hành lang nhằm vào là những người có quyền thế, có thể làm thay đổi tình thế bằng lá phiếu của mình hay bằng quyết định của mình

Mặt tiêu cực của vận dộng hành lang: Có những điều cấm và có hình phạt quy định trong các luật của các nước ở đó vận động hành lang được luật pháp công nhận. Điều này tự nó đã gián tiếp thừa nhận là có mặt trái, có tiêu cực trong vận động hành lang nhưng liệu những điều luật cấm và các chế tài có triệt tiêu được các tiêu cực, thay đổi được mặt trái hay không ? thiết nghĩ cần đi vào bản chất của hoạt động vận động hành lang

Với việc vận động hành lang, hình thành một lớp người trung gian giữa thiết chế nhà nước và công dân. Lớp người này chịu trách nhiệm trước ai ? Trách nhiệm của họ phải chăng dừng lại ở các bản kê khai theo quy định của pháp luật ?

Chính tầng lớp trung gian xen vào giữa thiết chế nhà nước và công dân, và trách nhiệm không rõ ràng của tầng lớp trung gian này làm giảm tính minh bạch và công khai của bộ máy nhà nước

Vận động có thù lao, nghề kinh doanh vận động hành lang rất gần với hối lộ và nhận hối lộ. có thể nói hay không rằng kinh doanh vận động hành lang về thực chất là hành vi hối lộ và nhận hối lộ được pháp luật công nhận

Vì tính dây chuyền của nó, thực trạng này sẽ phổ biến trong xã hội mà người thừa hưởng là ai ? nạn nhân là ai ? Với tính toàn cầu hoá, liệu nghề kinh doanh vận động hành lang và các tiêu cực của nó mang theo có xuyên biên giới hay không ?

Không phải không có lý khi có người nói rằng luật pháp càng rắc rối, nghề vận động hành lang càng khó có đất màu mỡ để hoạt động. Cùng luồng suy nghĩ này, một câu hỏi có thể được đặt ra: có mối tương quan giữa việc một quốc gia có hệ thống pháp luật án lệ với việc quốc gia đó công nhận nghề vận động hành lang hay không? Tương tự, có mối tương quan nào giừa việc các quốc gia có hệ thống pháp luật la-tinh (thành văn) với việc không công nhận nghề vận động hành lang hay không ?

Khi những nhà tài phiệt thông qua vận động hành lang để đạt được những lợi ích của mình, đó có phải là “sự lũng đoạn Nhà nước” hay không ? nhất là khi, hiểu theo nghĩa rộng rất thông dụng, “vận động hành lang là vận động người có chức có quyền nhằm giúp mình đạt được mục đích gì đó về kinh tế, chính trị, xã hội”...

Với tiến bộ của công nghệ thông tin, “Chính phủ điện tử”, “Nhà nước điện tử” được triển khai ngày càng rộng khắp trên thế giới nhằm tăng cường tính trực tiếp, minh bạch và công khai giữa Nhà nước và công dân, theo yêu cầu của dân. Ngay cả các đại biểu dân cử, nếu không nâng cao năng lực của mình, tăng cường tiếp xúc cử tri để nắm bắt nguyện vọng và các vấn đề bức xúc mà họ đang gặp, thì vai trò của họ cũng sẽ giảm. Trong bối cảnh này, nghề vận động hành lang có nên tồn tại hay không ?

Đối với Việt Nam, nghề này chưa được luật pháp công nhận, trong bối cảnh như vậy và trong lúc chúng ta triển khai Luật phòng, chống tham nhũng theo ý tôi, luật pháp không nên công nhận nghề vận động hành lang

GS - TSKH Nguyễn Ngọc Trân
Phó chủ nhiệm UB đối ngoại Quốc hội Đại biểu Quốc hội khóa XI
 
Last edited:
Mubarak chi 2 triệu USD/năm vận động hành lang ở Mỹ
- Hệ thống ABC News tiết lộ chính quyền Ai Cập chi hàng năm ước lượng 2 triệu USD để vận động hành lang tại thủ đô Hoa Kỳ và nay các nhân vật đứng đầu kỹ nghệ này đang lặng lẽ ứng phó với tình thế mới khi biến động hưá hẹn kết thúc quyền lãnh đạo gần 30 năm của tổng thống Mubarak

Chính quyền Cairo mướn những người có giao thiệp rộng rãi với chính giới Washington, chính thức ghi danh với Bộ tư pháp Hoa Kỳ như là nhân viên ngoại quốc, để đại diện vai trò ít đuợc biết đến nhưng nhiều quyền lợi

Trong số những người nhận đuợc giao kèo lớn với Cairo có nhà vận động Tony Podesta của đảng DC và cựu thủ lãnh CH Hạ Viện Bob Livingston.
Hôm Thứ Ba, cựu dân biểu DC của Connecticut, ông Toby Moffett được 2 Bộ ngoại giao và quốc phòng Ai Cập muớn năm 2007, đã kể ra với phóng viên những việc thông lệ công ty làm nhân danh chính quyền Cairo, nay phải chuyển hướng bất ngờ

Ông Moffet nhận rằng khi biến động nổ ra ở Tunisia, các nhà vận động hành lang chưa nhận thấy tính khẩn cấp, và trong tuần qua còn tính toán bắt đầu các giao tiếp với các nhà lập pháp mới

Nhóm bận rộn nhất là PLM đã có 147 cuộc tiếp xúc tại Capitol Hill

Ngoài ra, theo hồ sơ của Foreign Lobbying Influence Tracker, tính từ năm 2007, các công ty khác nhau đại diện Cairo đã tiếp xúc với các viên chức Hoa Kỳ 1783 lần
 
Last edited:
Vận động hành lang ảnh hưởng lớn đến chính sách nguyên tử Nhật Bản

Cùng với thảm họa Fukushima, nhiều vấn đề đã nổi lên về chính sách hạt nhân của Nhật. Tuy vậy, đã một tuần lễ trôi qua kể từ khi thảm họa xảy ra, hiện tại giới truyền thông của nước này vẫn còn tỏ ra dè dặt một cách đáng ngạc nhiên. Le Monde giải thích uẩn khúc trên với bài viết . Sức mạnh của việc vận động hành lang ủng hộ hạt nhân làm tiêu tan mọi ý định tranh luận về chủ đề này

Theo Le Monde, nguyên nhân cốt lõi nằm trong lòng Bộ Công Thương Nhật Bản, bộ được giao trách nhiệm phát triển lĩnh vực hạt nhân để đảm bảo sự độc lập về năng lượng của đất nước. Ồng Taro Kono, nghị sĩ đảng Tự do Dân chủ đối lập, đã nhấn mạnh về « mối liên hệ mật thiết giữa bộ này và các công ty năng lượng ». Những mối liên hệ này nhằm mục đích để cho những quan chức thuộc Cơ quan Năng lượng Nhật Bản có được chỗ làm ở các công ty năng lượng sau khi về hưu

Lĩnh vực hạt nhân vốn đem lại lợi ích kinh tế to lớn. Chín tập đoàn điện lực, đứng đầu là Tập đoàn Điện lực Tokyo (TEPCO), dĩ nhiên kiếm được rất nhiều tiền. Từ đó, họ dùng tiền để bôi trơn cho các dự án hạt nhân mới. Le Monde cho biết, hiện tượng này đã có từ lâu. Năm 1982, chính quyền một thành phố ở miền trung Nhật Bản đã được đề nghị nhận 1 triệu yên (8,8 triệu euro) để chấp nhận việc xây dựng một nhà máy hạt nhân

Các công ty điện lực cũng đầu tư nhiều cho chương trình quảng cáo trên các phương tiện truyền thông. Bởi thế, nên khi có vấn đề xảy ra, thì truyền hình cũng ít đề cập đến. Trong khi đó, đa số các nhà báo phụ trách vấn đề hạt nhân đều thuộc Câu lạc bộ Báo chí của Bộ Công Thương. Vì thế, họ phải nể mặt nhau, và khi có xì-căn-đan, thì họ cũng có đề cập tới nhưng không hề đặt vấn đề về chính sách hạt nhân của nhà nước

Tình hình hiện tại không thuận lợi cho việc thảo luận về đề tài hạt nhân. Có lẽ chính sách hạt nhân hiện tại vẫn tiếp tục và không người nào dám làm điều ngược lại

Tháng 8/2009, đảng Dân chủ của ông Naoto Kan đã kết thúc hơn 50 năm cầm quyền của Đảng Dân chủ Tự do, để chiếm đa số trong Quốc hội. Thế nhưng việc này cũng không làm thay đổi được những chính sách có từ trước, do đảng Dân chủ cầm quyền phần lớn phải dựa vào các nghiệp đoàn. Trong khi đó, ở Nhật Bản, nghiệp đoàn năng lượng rất có ảnh hưởng

Trong bối cảnh đó, thật khó có thể khơi dậy được những vấn đề về mật độ dày đặc của các nhà máy hạt nhân trên một đất nước có nguy cơ động đất cao, về hiện tượng tồn đọng rác thải phóng xạ ở các nhà máy hạt nhân, hay việc thảo luận xem Nhật có phải từ bỏ năng lượng hạt nhân hay không

Điều này khó thể xảy ra, trừ khi kịch bản xấu nhất ở Fukushima trở thành hiện thực. Thế nhưng, một chuyên gia cho rằng, nếu có đặt vấn đề về chính sách hạt nhân, thì việc đó cũng đến từ sức ép của của dân, chứ không phải từ nhà nước
 
Last edited:
Lobby không phải dùng tiền mua luật

Nhà lobby có đạo đức là người đảm bảo hai phẩm chất: trung thực và liêm khiết. Bốn thành viên Nghị viện châu Âu (EP) vừa bị nêu đích danh trong một vụ bê bối “trả tiền lấy luật” đang được đăng tải trên trang nhất nhiều tờ báo ở khắp các nước EU

Mặt trái của lobby ?

Cơ quan báo chí đầu tiên đưa tin về sự việc là Sunday Times - tờ báo thuộc sở hữu của ông vua truyền thông Rupert Murdoch. Giữa lúc tâm lý hoài nghi về EU đang dâng lên ở châu Âu, Sunday Times nêu rõ tên cả bốn vị nghị sĩ dính vào bê bối: Pablo Zalba (Tây Ban Nha), Zoran Thaler (cựu Bộ trưởng Ngoại giao Slovenia), Ernst Strasser (cựu Bộ trưởng Nội vụ Áo) và Adrian Severin (cựu Phó Thủ tướng Romania)

Các phóng viên điều tra của Sunday Times đã đóng giả làm người của một công ty lobby “ma” lấy tên là “Taylor Jones Public Affairs” và tìm cách gặp riêng 60 trên tổng số 736 thành viên Nghị viện châu Âu. 14 trong 60 nghị sĩ đã đồng ý gặp họ. Trong 14 người đó, bốn người (tương đương 6%) đã chấp nhận đề nghị của các nhà lobby giả trang là đề nghị thay đổi một vài điều luật về ngân hàng của EU, theo hướng không bảo vệ cho người tiêu dùng. Đổi lại, bốn nghị sĩ được hưởng một khoản gọi là phí tư vấn

Ông Ernst Strasser, dù tuyên bố rằng mình không làm gì sai, đã từ chức để không làm tổn hại uy tín chính phủ Áo như lời ông nói. Ông cũng cho biết phải từ chức bởi vì “ở Áo đã nổi lên một chiến dịch chống lại tôi”. Lãnh đạo đảng của ông yêu cầu ông rút lui ngay lập tức khỏi mọi cương vị chính trị: “Mọi lời biện minh của Ernst Strasser cho đến lúc này hoàn toàn là vô nghĩa”

Vụ bê bối khiến bộ phận dư luận sẵn có tâm lý ngờ vực đối với EU càng thêm ngờ vực. Sự phẫn nộ trút vào giới lobby (vận động chính sách). Có ý kiến cho rằng “Nghị viện EU toàn là những nhà lobby”. Ngày 21-3, tổ chức Spin Watch trực thuộc Liên minh Minh bạch Chính sách và Đạo đức Lobby (ALTER-EU) công bố một báo cáo nhằm vào Goldman Sachs. Tập đoàn tài chính hùng mạnh này bị lên án vì nhiều lãnh đạo của họ có quan hệ rất thân thiết với giới hoạch định chính sách ở Âu châu. Ví dụ cựu Chủ tịch Richard Sharp là người thân cận với Thủ tướng Anh George Osborne và là một trong những nhà cố vấn cho đảng bảo thủ về vấn đề cắt giảm chi tiêu ngân sách. Bên cạnh đó, Golman Sachs còn thân thiết cả với những think tank (*) nào có quan hệ gần gũi với chính phủ của đảng bảo thủ ở Anh. Ông Richard Sharp là thành viên quản trị của một think tank có tên là Trung tâm Nghiên cứu Chính sách

Goldman Sachs từng thuê nhiều công ty lobby để giúp họ gây ảnh hưởng chính sách cả ở Anh lẫn EU. Tháng 10 năm ngoái, họ ký hợp đồng làm ăn với Công ty PR Hanover của một người từng là thư ký báo chí của cựu Thủ tướng John Major

Nhiều người bắt đầu đặt vấn đề thắt chặt hơn hoạt động lobby. ALTER-EU kêu gọi bổ sung thêm nhiều điều luật mới, thậm chí ban hành cả luật cấm những hành vi lobby nào có thể dẫn đến xung đột về lợi ích giữa các nghị sĩ. Liên minh nhấn mạnh vụ bê bối “trả tiền lấy luật” càng làm rõ sự cần thiết phải kiểm soát quyền lực của giới doanh nghiệp tham gia lobby vì giới này đã và đang thường xuyên ngăn cản những cải cách cần thiết trong các lĩnh vực chính sách xã hội, luật môi trường, luật bảo vệ người tiêu dùng: “Việc đầu tiên là nghị viện phải đảm bảo được rằng tất cả những người muốn tiến hành lobby để gây ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định của EU đều phải đăng ký và công bố thông tin đầy đủ chi tiết về việc họ lobby cho ai, lấy kinh phí từ đâu và tên tuổi các nhà lobby. Hiện tại, bản đăng ký nghề nghiệp không cung cấp những thông tin này và cũng không bắt buộc các nhà lobby phải tiết lộ thông tin”

Minh bạch để chống tham nhũng chính sách

Mặc dù có những bê bối, xu hướng chung vẫn là đề nghị điều chỉnh để tăng cường sự minh bạch của hoạt động lobby hay nói cách khác là thắt chặt hơn chứ không phải bác bỏ nó. Nghề lobby được phương Tây thừa nhận đã có từ thế kỷ 19. Lobby tức là vận động nhằm gây ảnh hưởng lên các quyết định của cơ quan lập pháp hoặc quan chức chính phủ. Việc lobby trực tiếp hoặc gián tiếp đối với những nhà làm chính sách là việc phổ biến và được coi là “biểu hiện của một nền dân chủ đa nguyên lành mạnh”, như một học giả tên là Philip Parvin từng viết trong một nghiên cứu năm 2007 của ông về lobby và dân chủ

Hiện tại, EU phân loại và xác nhận giới lobby bao gồm những thành phần sau: công ty tư vấn, công ty luật, hội nghề nghiệp, hiệp hội ngành hàng, tổ chức phi chính phủ, tổ chức thiện nguyện, think tank và các nhà vận động hành lang

Minh bạch thông tin và đạo đức của nghề lobby là hai vấn đề mấu chốt và gây tranh cãi nhất xoay quanh tính hợp lệ, hợp pháp của nghề này. Về căn bản, nhà lobby có đạo đức là người đảm bảo hai phẩm chất: trung thực và liêm khiết. Tại một quốc gia mà hoạt động lobby rất phát triển là nước Mỹ, năm 2006, Thượng viện đã thông qua một đạo luật kiểm soát nghề lobby. Luật này cấm những người lobby không được biếu, tặng quà cho các nghị sĩ, thậm chí không được mời họ đi ăn; buộc người lobby phải thường xuyên giải trình chi tiết hoạt động của họ, đăng trên công báo

Tại Việt Nam, bàn về các vấn đề liên quan tới lobby và chính sách, chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh, thành viên Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc ĐH Quốc gia, cho rằng: “Quá trình hoạch định vĩ mô là một quá trình chịu ảnh hưởng từ rất nhiều các tổ chức khác nhau thông qua hoạt động lobby - đó là điều bình thường trong mọi xã hội dân chủ”. Để hạn chế mặt tiêu cực của nó (gây chia rẽ, xung đột lợi ích hoặc lạm dụng lobby để đạt mục đích có hại cho cộng đồng) thì lại càng cần… lobby, truyền thông chính trị, thảo luận chính sách nhiều hơn, miễn là phải minh bạch - ông Minh nhận định

Căn cứ vào những định nghĩa chung của một số nước trên thế giới thì các kiến nghị, tác động của nhiều hiệp hội, tổ chức đến các bộ, ngành, quan chức nhà nước nhằm tạo sự thay đổi về chính sách thời gian qua ở Việt Nam đều có thể được gọi là lobby. Tuy nhiên, hiện chưa có cơ chế hay bất cứ một luật nào đối với hoạt động này. Cho đến nay, lobby ở Việt Nam thuần túy là sử dụng quan hệ cá nhân một cách không minh bạch. Một số chuyên gia cho rằng nếu không sớm luật hóa hoạt động lobby, rất có thể khái niệm “lobby” rồi sẽ bị công luận đánh đồng với những việc làm khuất tất, tiêu cực, “đi cửa sau”, mà như vậy thì oan cho lobby quá

Hoàng Thư
 
Last edited:
Lợi ích từ... các nhóm lợi ích

Vấn đề bây giờ, đối với những nhà cách mạng thời 60's, không còn là thay đổi xã hội nữa, mà là thay đổi chính mình để được gia nhập vào các nhóm lợi ích

Trong sự bất ổn của tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay, nhiều mũi dùi đang nhắm về những "nhóm lợi ích". Các mạng truyền thông trên khắp thế giới thường mang khuynh hướng "xã hội" và "dân nghèo" nên mục tiêu đả kích của họ tới những nhóm lợi ích mà họ cho rằng đang đại diện của các tầng lớp giàu có, quyền lực là chuyện dễ hiểu. Các xã hội Âu Mỹ cũng vậy. Khi giá xăng dầu lên cao chút đỉnh, là lợi nhuận của các công ty như Exxon, Chevron... bị đem ra mổ xẻ, phê bình

Mọi xã hội mỗi đều thích đem những người thương gia giàu có ra để làm vật tế thần (tội tích trữ đầu cơ) mỗi khi giá thực phẩm lên vì lạm phát. Những chuyên gia kinh tế thì hiểu rất rõ lý do thực sự của nạn lạm phát, nhưng không mấy người muốn nói ra. Sự ganh tị và hèn nhát thường biến các vị trí thức này thành những cổ động viên cho các phong trào hời hợt của xã hội

Danh từ "Nhóm lợi ích"

Theo định nghĩa, nhóm lợi ích (interest group) là những nhóm vận động hành lang hay cửa hậu (lobby) để tạo ra hay thay đổi những luật lệ và cách thực thi có lợi cho phe nhóm mình, nhằm tạo dựng một vài đặc quyền, đặc lợi để thụ hưởng

Nếu lòng tham là một căn tính của con người, thì sự vận động để gia tăng lợi nhuận, tài sản hay quyền hành là một điều không sao tránh khỏi. Ngay cả trong lĩnh vực tôn giáo, nơi Đức Phật hay Chúa Jesus hay Giáo Chủ Muhammad luôn cảnh giác con người về vấn nạn của lòng tham, nhiều vị lãnh tụ tôn giáo cũng không ngừng tranh chấp về quyền lực và lợi lộc, qua các vận động lobby. Có thể nói là tại các nơi tôn nghiêm thiêng liêng này, các nhóm lợi ích vẫn đầy rẫy

Các nhóm lợi ích trong lịch sử

Trong thời đại phong kiến, một triều đình có nhiều nhóm lợi ích, nhưng họ cùng chia sẻ một mục tiêu: ảnh hưởng tối đa vào vị vua đang trị vì. Từ tên hoạn quan đến những gia đình quý tộc, tất cả mọi người đều chạy theo quyền lực để có bổng lộc từ hoàng cung. Những âm mưu sau ngôi vàng là những câu chuyện hấp dẫn nhất của thời này

Ngay cả Khổng Tử cũng phải dựa triết lý của mình trên căn bản Quân Sư Phụ (dân phải tuyệt đối trung thành và vâng lệnh Hoàng Đế vì ông ta "thế thiên hành đạo" = thay trời để cai trị)); và do đó, đạo Khổng đã được các thể chế phong kiến ở Á Đông ca tụng và phổ biến

Vào thời Trung Cổ ở Âu Châu, Vatican là trung tâm quyền lực của giáo hội Thiên Chúa. Các vị tu sĩ đã thao túng chi phối rất nhiều triều đình, từ Pháp, Áo đến Anh, Tây Ban Nha. Họ tạo nên những cuộc thánh chiến với đạo quân Thập Tự Giá nổi tiếng; rồi cũng chính họ đập tan nhóm quân này (the Templar knights) khi nghi ngờ về lòng trung thành của các tướng lĩnh

Các nhóm lợi ích trong xã hội ngày nay

Trong khi không ai chối cãi là các nước tư bản Tây Phương đã bị chi phối và có lẽ bị điều khiển bởi những nhóm lợi ích của tầng lớp doanh nhân giàu có, các quốc gia như Liên Xô, Trung Quốc vào thời chủ nghĩa xã hội cũng đối diện không ngừng với những đòi hỏi đằng sau hậu trường của những nhóm lợi ích từ đảng cầm quyền và các bè phái, gia đình có quan hệ

Các nhóm lợi ích hoạt động rất công khai ở các quốc gia Tây Phương và tuân thủ mọi luật lệ về vận động hành lang. Nổi đình đám và gây nhiều tranh cãi là những nhóm lợi ích vận động cho các doanh nghiệp, ngành nghề... và ngay cả các nhóm lợi ích cho các quốc gia khác, bạn và thù. Nhưng cũng không thiếu những nhóm lợi ích của các nhóm bảo vệ môi trường, tranh đấu cho lao động (do các nghiệp đoàn bảo trợ), hay những nhóm lợi ích xã hội như bảo vệ trẻ em, phụ nữ hay chống các tệ nạn mại dâm, ma túy, rượu chè... Khuynh hướng thân tả của các giới truyền thông tạo thêm một sức mạnh khá lớn cho phe nhóm này

Tại Mỹ, trong thập niên vừa qua, các nhóm lợi ích của người thiểu số (da đen, Á Đông, Hồi Giáo...), các nghiệp đoàn lao động, các nhóm môi trường, các cơ quan thiện nguyện cho người nghèo, các sinh viên, các cơ quan truyền thông phe tả... đã liên kết và đánh bại phe tư bản nòng cốt để đưa Tổng thống Obama lên nắm quyền cùng đa số thành viên đảng Dân Chủ tại quốc hội. Do đó, nếu nói chỉ có các nhóm lợi ích của người giàu có chi phối quyền lực ở Âu Mỹ thì đây là một định kiến sai lầm

Ở góc nhìn khác, ra khỏi Âu Mỹ, phần lớn các nhóm lợi ích từ các quốc gia mới nổi hay nghèo khó thường giới hạn vào những công ty lớn, những người giàu có muốn khuếch trương quyền lực và gia đình bạn bè phe nhóm của những người cầm quyền. Tuy nhiên, khi xã hội tiến bộ và con em của các nhóm lợi ích này thu nhập thêm kiến thức về thế giới bên ngoài, những thay đổi sẽ biến thể thành phần và mục tiệu của các nhóm lợi ích. Chỉ cần một Đặng Tiểu Bình và ít người trong nhóm lợi ích của ông đã xoay chiều hẳn nền kinh tế của Trung Quốc để bắt kịp theo đà tiến bộ của thế giới. Mặt khác, một Suharto hay Mubarak và phe nhóm đã làm trì trệ xã hội Indonesia và Ai Cập trong nhiều thập niên

Sự hiện diện của các nhóm lợi ích trong mọi xã hội

Nếu chúng ta nghĩ sâu xa về mọi hiện tượng, chúng ta sẽ nhận chân ra một sự thực khá phũ phàng: xã hội nào rồi cũng bị các nhóm lợi ích chi phối

Lịch sử 5000 năm từ thời ăn lông ở lỗ qua thời phong kiến khắc nghiệt đến xã hội Internet bây giờ, không lúc nào mà các nhóm lợi ích không ngừng chi phối và kiểm soát quyền lực. Trong 192 quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc, tôi chắc chắn là 192 chính phủ đều chịu ít nhiều sự kiểm soát của nhóm lợi ích

Nhận thức này có thể làm nhiều người kêu ca về sự thao túng luật lệ và quyền lợi quốc gia của các nhóm lợi ích, nhưng thực tế có tệ hại đến như vậy? Họ có gây ra những nguy hiểm và biến thái cho nền kinh tế tài chính hay làm suy đồi văn hóa quốc gia? Hay là vô tình, họ có thể đã tạo nên nhiều lợi ích cho xã hội ?

Vận hành cơ chế chính trị xã hội

Nếu lòng tham là động lực tạo năng động cho con người và từ đó, phát sinh ra những nhóm lợi ích, thì xã hội sẽ không thể vận hành nếu không có những lòng tham tập thể biểu hiện qua các nhóm lợi ích

Một quốc gia không có tham vọng cá nhân hay tập thể (vô vi như triết thuyết Lão Phật hay lè phè như đa số các người dân bản xứ Nam Mỹ), hay không có tham vọng về định mệnh dân tộc (cứ so sánh Mỹ và Trung Quốc với Đông Âu và Bắc Phi) sẽ là những xã hội không có nhiều phát triển về văn hóa, chính trị hay kinh tế. Các nhóm lợi ích trong xã hội thúc đẩy những tiến bộ về cơ chế, luật lệ và bộ máy hành chính... để tăng lợi nhuận cho phe nhóm họ, nhưng cũng vô tình, chúng làm cho xã hội năng động, cạnh tranh hơn

Tạo nên sự đa dạng của văn hóa

Thành phần chính của các nhóm lợi ích thường là những nhân vật được coi là "thành công" bởi đa số quần chúng. Sự say mê các tin tức, phóng sự về các siêu sao trên sân khấu, trên trường kinh doanh, trên sân vận động... là biểu hiện của sự ngưỡng mộ, và tạo dựng những tư duy mới, những thói quen mới, những trào lưu mới trên rất nhiều khía cạnh

Dĩ nhiên, những cái "mới" này, xấu hay tốt, còn tùy định kiến của mỗi người

Đóng góp vào phát triển kinh tế

Các nhóm lợi ích còn để những dấu ấn của mình qua các công trình có thể coi là lãng phí và quá độ với mức sống của người dân trung bình; nhưng qua trôi nổi của thời gian, những kiến trúc như Taj Mahal của New Delhi (ông vua xây tặng người vợ yêu vừa mất), hay tháp Eiffel của Paris (xây để làm biểu tượng cho một Hội Chợ trong vài tuần)... lại trở thành những điểm đến tượng trưng cho cả văn hóa xứ sở

Khi tôi nhìn các quảng cáo trên tạp chí Heritage của Vietnam Airlines về các biệt thự nghỉ dưỡng vài triệu dollars đang mọc lên tại Đà Nẵng hay Nha Trang, hay các tòa nhà cao ốc văn phòng tranh nhau thành điểm cao nhất của thành phố, tôi có thể nhận ra một phô trương sĩ diện vô cùng "phi kinh tế". Nhưng về lâu về dài, đây cũng là những tài sản đáng hãnh diện của một quốc gia

Thay đổi vì xung đột quyền lợi

Một đặc tính khác là vì lòng tham vô đáy, các nhóm lợi ích này không biết liên kết với nhau trên căn bản lâu dài; do đó, những trận chiến âm thầm sau bức màn nhưng luôn diễn ra không ngừng, và xã hội sẽ biến đổi theo những thắng thế của phe nhóm mạnh nhất. Nếu mục tiêu của nhóm lợi ích này phù hợp với sự đổi mới và tiến bộ của quốc gia, thì dân chúng vô cùng may mắn. Ngược lại, vấn nạn của xứ sở sẽ kéo dài, vì trên thực tế, đại đa số người dân không bao giờ đủ quyền lực và kiến thức để thay đổi một cơ chế, kể cả những nước dân chủ Tây Phương

Dù mục tiêu và động lực của họ hoàn toàn phục vụ cho quyền lợi cá nhân, nhưng biến động và thay đổi trong xã hội thường do các nhóm lợi ích khởi xướng

Một chấp nhận rất chủ quan

Tôi lớn lên và vào đại học trong thập niên 60's khi phong trào cách mạng đòi hỏi công bằng xã hội tràn lan khắp các nước Tây Phương. Sinh viên ở Pháp đóng cửa Paris trong suốt tháng 5, 1968. Phong trào phản chiến bộc phát khắp các đại học Mỹ tạo nên những cuộc chiếm giữ (sit-in) thường trực và khởi đầu cho trào lưu của thế hệ phóng đãng (hippie va free love). Các sinh viên từ Đức, Anh đến Ý, Tây Ban Nha, Hy Lạp... cũng năng động không kém trong bối cảnh hỗn loạn toàn cầu

Nhiệt huyết của thanh niên và những biểu tượng cách mạng như Che Guevara, Mao Trạch Đông.. là những hình ảnh thơ mộng của thế hệ này. Phần lớn tri thức Tây Phương ca ngợi không dứt những cuộc thí nghiệm rộng lớn về chủ nghĩa xã hội tại Liên bang Xô Viết và Trung Quốc

20 năm sau, những tưng bừng của giấc mơ cách mạng xã hội đã gặp phải thực tế và cái bong bóng lý tưởng bắt đầu xì hơi. Trung Quốc quay đầu thi hành những phương thức kinh tế của tư bản mà chỉ 10 năm trước đó, chỉ mở miệng ra bàn thảo là có thể bị đi cải tạo triền miên. Rồi Đông Âu sụp đổ, xóa đi mọi nghi ngờ về cái khả thi của cuộc cách mạng này

Với cá nhân tôi, nhiệt huyết về công bằng xã hội chỉ chìm lắng vào năm 1990 khi tôi ngồi ở Monaco trong tiền sảnh của Hotel để Paris nhìn người qua lại. Sau bao nhiêu biển dâu thay đổi khắp thế giới, tôi nhận ra rằng những người giàu có và quý tộc ở Âu Mỹ đã có tiếng cười sau cùng (the last laugh). Với vài thay đổi phiến diện về hình thức, thế giới quyền lực và của cải vẫn nằm vững vàng trong tay các tầng lớp giàu có. Như cái Câu Lạc Bộ Bel Air ngày nào tôi bước vào, cái khác biệt duy nhất sau 125 năm, là những người mới giàu đang thi nhau đăng ký và xin gia nhập hội

Vấn đề bây giờ, đối với những nhà cách mạng thời 60's, không còn là thay đổi xã hội nữa, mà là thay đổi chính mình để được gia nhập vào các nhóm lợi ích. Người Pháp thật thông minh khi biết điều này hơn 1,000 năm trước, "Plus ça change, plus c'est la même chose" (Mọi việc càng thay đổi thì mọi thứ càng giữ nguyên trạng)

T/S Alan Phan là Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa tại Hong Kong và Shanghai. Du học Mỹ từ năm 1963, ông đã làm việc tại nhiều công ty đa quốc gia ở Wall Street và phát triển công ty Hartcourt của mình thành một tập đoàn niêm yết trên sàn Mỹ với thị giá hơn 700 triệu dollars. Ông sống và làm việc tại Trung Quốc từ 1999. T/S Phan tốt nghiệp BS tại Penn State (Mỹ), MBA tại American Intercontinental (Mỹ), Ph.D tại Sussex (Anh) và DBA tại Southern Cross (Úc). Email của ông là aphan@asiamail.com và Web site cá nhân là www.gocnhinalan.com

Alan Phan
 
Last edited:
Nghị sĩ Mỹ phản đối Trung Quốc cắt cáp tàu Việt Nam

Văn phòng của ông Jim Webb, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương thuộc Thượng viện Mỹ, hôm qua ra thông cáo bày tỏ “mối lo ngại sâu sắc” về việc Trung Quốc liên tục dùng vũ lực tại Biển Đông và gây ra hai vụ cắt cáp tàu Việt Nam

Thượng nghị sĩ Jim Webb cho biết hôm nay ông sẽ đệ trình lên Thượng viện Mỹ một nghị quyết lên án Trung Quốc dùng vũ lực tại Biển Đông và kêu gọi một giải pháp đa phương và hòa bình cho các tranh chấp trên biển tại khu vực Đông Nam Á

“Các quan chức Bộ Ngoại giao và Sở chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ cho biết, có 3 tàu an ninh hàng hải của Trung Quốc đã xông vào cắt cáp một tàu thăm dò của Việt Nam là Viking 2 hôm 9/6, tại khu vực nằm bên trong thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam”, thông cáo đưa trên trang web chính thức của văn phòng thượng nghị sĩ Webb nêu rõ

Thông cáo cho biết thêm: “Sự kiện trên tiếp nối vụ việc tương tự xảy ra hôm 26/5 gần Việt Nam, vụ tháng 3 gần Philippines và các vụ gây rối trên biển năm ngoái tại quần đảo Senkaku do Nhật quản lý. Kiểu hăm dọa của Trung Quốc gây ra mối lo ngại sâu sắc. Mỹ có lợi ích chiến lược rõ ràng trong việc thúc đẩy cách tiếp cận đa phương và hòa bình trong việc giải quyết những bất đồng này và đảm bảo sự tiếp cận cởi mở cho thương mại và thực thi luật pháp quốc tế”

Ông Jim Webb từng liên tục bày tỏ mối quan tâm tới vấn đề chủ quyền trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương từ hơn 15 năm qua. Phiên điều trần đầu tiên của ông khi bắt đầu nhậm chức Chủ tịch Tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương của Thượng viện Mỹ, diễn ra tháng 7/2009, cũng xoay quanh những tranh chấp trên biển và vấn đề chủ quyền tại châu Á

Mỹ lo ngại căng thẳng tại Biển Đông

Trước đó hôm 10/6, chỉ một ngày sau vụ tàu Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò của Việt Nam lần thứ hai, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner đã lên tiếng bày tỏ lo ngại vì những căng thẳng trên Biển Đông và kêu gọi một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng tại khu vực này

Ông Toner nhấn mạnh rằng Mỹ và cộng đồng quốc tế chia sẻ lợi ích trong việc duy trì an ninh hàng hải trong khu vực Biển Đông, ủng hộ tự do đi lại, phát triển kinh tế và tuân thủ luật pháp quốc tế. "Chúng tôi không ủng hộ bất cứ điều gì làm gia tăng căng thẳng và chúng tôi không nghĩ điều đó là có ích", AFP dẫn lời phát ngôn viên Mỹ nói thêm

Washington cũng nêu rõ những điều cần cho Biển Đông hiện nay là một tiến trình ngoại giao chung, một tiến trình hoà bình để giải quyết hàng loạt bất đồng về chủ quyền biển và hải đảo. Mỹ cũng cho rằng việc phô trương lực lượng hay những hành động tương tự sẽ chỉ làm tình hình căng thẳng tăng lên

Hồi tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cảnh báo xung đột có thể xảy ra tại Biển Đông nếu các nước cùng tuyên bố chủ quyền không lập ra được một cơ chế để dàn xếp bất đồng một cách hoà bình. Cảnh báo này được đưa ra trong bối cảnh có nhận định Washington đang chuyển trọng tâm chiến lược sang Đông Nam Á vì tầm quan trọng về quân sự, ngoại giao và thương mại của khu vực này

Trong một diễn biến khác, Mỹ và Philippines sẽ tổ chức tập trận hải quân chung vào cuối tháng này trên vùng biển phía tây Philippines. Sự kiện diễn ra vào thời điểm nhạy cảm khi đang có căng thẳng giữa Trung Quốc với các nước trên Biển Đông. Tuy nhiên Manila khẳng định cuộc tập trận đã được lên kế hoạch từ năm ngoái, nằm trong khuôn khổ các hoạt động thuộc Hiệp ước phòng thủ chung giữa Mỹ và Philippines

Tình hình Biển Đông hơn nửa tháng qua đột ngột căng thẳng do Trung Quốc liên tục gây hấn với Việt Nam và Philippines bằng những vụ xâm phạm chủ quyền và phá hoại, bất chấp việc Bắc Kinh luôn nói rằng họ cam kết duy trì hoà bình ở Biển Đông. Gây chú ý nhất là hai vụ Trung Quốc cho tàu thâm nhập sâu vào vùng biển của Việt Nam để tấn công hai tàu thăm dò dầu khí là Bình Minh 02 ngày 26/5 và Viking II ngày 9/6

Ngay sau mỗi vụ phá hoại, Bắc Kinh lại vu cáo Việt Nam đã hoạt động trong vùng biển chủ quyền của họ, nhằm đánh lừa dư luận bên ngoài hiểu nhầm về một khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp trên biển. Giới phân tích nhận định tất cả các hành động xâm phạm chủ quyền rõ ràng của phía Trung Quốc đã được tính toán kỹ lưỡng, nhằm dọn đường cho Bắc Kinh nhảy vào khai thác dầu khí tại Biển Đông
 
Last edited:
Peru 'chết dở' với xe tăng chủ lực Trung Quốc

Do cắt giảm kinh phí, Quân đội Peru đang ở tình thế tiến thoái lưỡng nan: hoặc là đóng thuế tốn 8,5 triệu USD, hoặc trả lại Trung Quốc số tăng này với chi phí vận chuyển 10 triệu USD

Số xe tăng MBT-2000 trên gồm 5 chiếc mà Peru thuê Trung Quốc từ cuối năm 2010

Số xe tăng Trung Quốc này ở trạng thái mất khả năng chiến đấu đang được cất giữ tại kho của Lữ đoàn tăng 18. Việc mua sắm xe tăng Trung Quốc đã bị loại khỏi nghị trình do giá cao (19 triệu USD) và không thiết thực.

Tháng 12/2009, Bộ trưởng Quốc phòng Peru khi đó là Rafael Rey đã công bố ý định mua ít nhất 120 chiếc MBT-2000 trị giá 560 triệu USD

Tháng 4/2010, nhà sản xuất Trung Quốc Norinco không có giấy phép tái xuất động cơ Ukraine lắp cho tăng MBT-2000 nên Peru đã hủy bỏ kế hoạch mua sắm. Kinh phí mua sắm xe tăng đã được chuyển sang cho các chương trình ưu tiên hơn như mua 2 trực thăng Mi-35 và 6 Mi-171

Bộ Tài chính Peru là cơ quan khoái chí nhất trong câu chuyện này vì họ đã từ chối ngay từ đầu tài trợ cho màn chào hàng quảng cáo mà các nhóm lobby trong giới lãnh đạo quân đội vận động cho các xe tăng đối địch trong cuộc thầu của quân đội Peru là MBT-2000 của Trung Quốc và Tifon-2 (Т-55 cải tiến với sự tham gia của Peru) do Ukraine tổ chức

Trước đó có tin, “người Trung Quốc đã cung cấp một số thông tin “về vấn đề Ukraine” cho tư lệnh Lục quân Guibovich và thuyết phục ông ta mua 3 xe tăng với giá 4 triệu USD/chiếc”

Guibovich khăng khăng chối cãi không có thiên vị riêng với xe tăng Trung Quốc, song thực tế cho thấy, các xe tăng Trung Quốc đã làm tốn cho ngân sách Peru gần gấp 5 lần so với tướng Guibovich chỉ để chúng tham gia diễu binh

Việc chuyển giao xe tăng Trung Quốc ngay từ đầu đã có nhiều ngoắt ngoéo, ví dụ, trong thời gian dài vấn đề với động cơ Ukraine dự kiến lắp cho MBT-2000 rất tù mù. Chẳng bao lâu sau, Pakistan khẳng định động cơ Trung Quốc quá tồi và hiện không có động cơ nào khác thay được động cơ Ukraine

Trung Quốc đổ lỗi những vấn đề nảy sinh ở Peru là do "quỷ kế" của Nga vì họ cho rằng, Nga đã giúp ông Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine thân Nga Ezhel loại các nhân vật thuộc phe ông Kuzmuk ở công ty Ukrspetsexport và hứa hẹn "ăn chia" thị trường vũ khí Mỹ Latinh khiến Ukraine cấm tái xuất các động cơ dành cho MBT- 2000

Thực tế, ở Peru lâu nay vẫn xảy ra tình trạng Bộ Quốc phòng và giới lãnh đạo quân đội có thói quen gây khó dễ cho nhau khi lựa chọn các sản phẩm quân dụng nên chẳng cần trò "ngáng chân" của Nga và Ukraine thì tình hình vẫn rối beng như thế

Cũng có nghi ngờ là Trung Quốc với các xe tăng này đã đi theo con đường sai lầm của tập đoàn Rafael (Israel) vốn may mắn lắm mới không bán cho Peru các hệ thống tên lửa chống tăng Spike với giá cao gấp đôi các hệ thống tên lửa chống tăng Kornet của Nga
 
Last edited:
Google và Facebook chạy đua “lobby” ở mức kỷ lục
Cả Google và Facebook đang bỏ ra những khoản tiền kỷ lục trong lịch sử của các công ty này cho các hoạt động “lobby” (vận động hành lang)

Đã một quý trôi qua kể từ khi Facebook đưa ra lời thanh minh với Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) về nỗ lực đảm bảo tính riêng tư, và một tháng kể từ khi Google xác nhận họ là mục tiêu trong một cuộc điều tra chống độc quyền của FTC. Giờ đây, dường như 2 "đại gia" công nghệ này đang vung tiền ra nhiều hơn để gây tác động với Washington

Một tài liệu được tiết lộ hôm 21/7/2011 cho biết, Google đã tăng ngân sách cho hoạt động lobby từ 1,48 triệu USD trong quý 1 lên đến 2,06 triệu USD trong quý 2. Đây là lần đầu tiên công ty này chịu chi cho lobby với số tiền nhiều hơn cả Microsoft

Trong khi đó, Facebook cũng tăng khoản chi này từ 230.000 USD (quý 1), lên thành 320.000 USD (quý 2). Trước đó, ngân sách cao nhất mà mạng xã hội này dành cho hoạt động lobby chưa bao giờ vượt quá con số 130.000

Thực ra, đó không phải là điều bất thường với một công ty lớn khi chấp nhận chi ra hàng trăm ngàn USD cho các hoạt động lobby mỗi quý. Gần đây nhất, các công ty như Sony, Tyson và cả Walmart cũng bỏ ra không ít tiền cho mục đích này (Sony dành ra 490.000 USD, Tyson dành ra 600.170, và Walmart là 1,49 triệu USD). Thậm chí, hãng General Electric còn chi ra số tiền lên đến 6,8 triệu USD

Tuy nhiên, trong lịch sử của mình, cả Google và Facebook hiếm khi chấp nhận bỏ ra khoản chi được mô tả tăng theo một biểu đồ dựng đứng như thế này

Hai công ty khổng lồ đang cố gắng giải quyết những rắc rối gặp phải

Google đang phải đối mặt với các quy định về quảng cáo trực tuyến, các vấn đề về riêng tư, nhập cư, tính cạnh tranh và tính mở của dịch vụ trực tuyến, điện toán đám mây

Còn Facebook, ít vấn đề hơn, cũng phải giải quyết rắc rối với các quy định quốc tế của các công ty phần mềm, vấn đề bị một số chính phủ hạn chế truy cập, các luật về quyền riêng tư và các nhóm hành động bảo vệ sự riêng tư của trẻ em trên mạng
 
Last edited:
Tình báo Pakistan đã lobby chính trường Mỹ như thế nào

- Trong nhiều năm liền, Cơ quan tình báo Pakistan đã rót hàng triệu USD cho một tổ chức phi lợi nhuận ở Washington nhằm bí mật gây ảnh hưởng ở cả Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ

Hãng Fox News ngày 19/7 dẫn tin từ Bộ Tư pháp Mỹ cho biết Cơ quan tình báo Pakistan, Inter-Services Intelligence (ISI) trong nhiều năm liền đã chi hàng triệu đô la cho Hội đồng Kashmir - Mỹ, một tổ chứ phi lợi nhuận ở Washington trong một nỗ lực bí mật gây ảnh hưởng ở cả Nhà trắng và Quốc hội Mỹ

Điệp viên dưới vỏ bọc từ thiện

Các đặc vụ Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) ngày 19/7 đã bắt giữ Syed Ghulam Nabi Fai, Giám đốc điều hành Hội đồng Kashmir - Mỹ (Kashmiri American Council) và buộc tội ông này làm tình báo bất hợp pháp cho một chính phủ nước ngoài. Dưới sự giám sát của một nhân viên cấp cao Cơ quan tình báo Pakistan, Fai đã quyên góp tiền cho nhiều chiến dịch chính trị, viết các bài bình luận trên báo, tổ chức các chuyến công cán cho nghị sỹ quốc hội và gặp gỡ các quan chức Nhà trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ

“Tôi tin là Fai đã nhận được khoảng từ 500.000 đến 700.000 USD mỗi năm từ chính phủ Pakistan”, đặc vụ FBI Sarah Webb Linden nói trong các báo cáo gửi Tòa án liên bang ở Alexandria, Vaginia

Theo các tài liệu của Cục thuế nội địa Mỹ, về mặt chính thống thì Hội đồng Kashmir- Mỹ có một ngân sách ít hơn và đã báo cáo với chính phủ Mỹ Hội đồng này không nhận bất cứ khoản tiền tài trợ nào từ nước ngoài. Bộ tư pháp Mỹ còn cho biết, Pakistan cũng đang tài trợ cho các chiến dịch tương tự tại Anh và Bỉ

Tuy nhiên, Đại sứ quán Pakistan đã lập tức ra một tuyên bố nói Chính phủ nước này không biết gì về hoạt động như vậy

Trong nhiều năm, Fai đã quyên góp cho các chiến dịch tranh cử quốc hội cho cả hai đảng ở Mỹ. Có thể điểm qua một số vụ điển hình như: số tiền 250 USD cho Tổng thống Obama năm 2008, 4.500 USD cho Ủy ban tranh cử Thượng Viện của đảng Dân chủ năm 2009. Các công tố viên cho biết không ai trong số những người nhận tiền biết được rằng tổ chức của Fai là bình phong của tình báo Pakisstan

Người thứ hai bị buộc tội hoạt động gián điệp là Zaheer Ahmad. Theo các công tố viên, nhân vật này đã tuyển mộ nhiều người đóng giả làm các nhà tài trợ cung cấp tiền cho Hội đồng Kashmir - Mỹ nhưng trong thực tế nguồn tiền là của Chính phủ Pakistan

Ahmad không bị bắt và đang ở Pakistan. Còn Fai, năm nay 62 tuổi, đã bị bắt giam cho tới phiên luận tội vào chiều ngày 21/7. Theo công tố viên Gordon Kromberg, nếu bị kết án, Fai có thể phải chịu án 5 năm tù giam. Cả Ahmad và Fai đều là công dân Mỹ

Điều hành bí mật từ Pakistan

Các công tố viên cho biết, Hội đồng Kashmir - Mỹ được điều hành bí mật bởi Chính phủ Pakistan. Fai đã phối hợp hoạt động cùng với các chỉ huy ISI của mình và thường liên lạc qua các email mã hóa. Các quan chức Pakistan kiểm soát tài chính của Fai và chỉ đạo anh này gặp ai và làm gì

“Ông biết rằng chúng ta đã làm việc với nhau vì sự nghiệp chung hàng thập kỷ nay”. Fai viết trong một email gửi cho quan chức cao cấp ISI năm 1995. “Trong những năm này, tôi đã cộng tác chặt chẽ với ông và những chỉ huy khác trước ông. Chúng ta đã phải tốn rất nhiều thời gian, công sức, nhiệt huyết để hoàn thành sự nghiệp chung”

Ở Washington, Fai nổi danh với việc tổ chức Hội nghị hòa bình Kashmir hàng năm tại Quốc hội Mỹ. Sự kiện này được coi là một diễn đàn độc lập cho các học giả Ấn Độ và Pakistan nhưng Bộ tư pháp Mỹ nói Chính phủ Pakistan đã kiểm duyệt danh sách báo cáo viên và chỉ thị cho Fai phải nhấn mạnh những chủ đề cần quan tâm

Israr Mirza, nguyên chủ tịch Hội sinh viên Pakistan của trường đại học George Mason nhớ lại bài phát biểu của Fai trong một sự kiện hồi tháng Hai do Hội của anh tổ chức bàn về quan hệ Ấn Độ - Pakistan. “Tôi không thấy anh ta giống như một điệp viên hay đại loại như thế. Anh ấy là người lịch thiệp”. Mirza nói, “Anh ấy tỏ ra là một người điềm tĩnh. Anh chỉ nói về việc thúc đẩy hòa bình”

ISI vốn có một quan hệ phức tạp với tình báo Mỹ. Cơ quan này đã từng là đồng minh quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ nhưng cũng đã nhiều lần chống lại Mỹ như việc điều hành các điệp viên hai mang đối phó với CIA. Vụ việc được phanh phui này chắc chắn sẽ làm phức tạp thêm mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa Mỹ và Pakistan trong thời gian gần đây, nhất là sau vụ tiêu diệt trùm khủng bố bin Laden hồi tháng Năm vừa qua

Minh Phạm - Fox News
 
Last edited:
Mỹ sẽ “vận động hành lang” cho F-35 tham gia MMRCA

- Nhiều khả năng Ấn Độ sẽ phải một lần nữa đưa ra lời giải thích cho phía Mỹ về việc tại sao loại hai sản phẩm chiến đấu cơ F-16 của Lockheed Martin và F-18 của Boeing ra khỏi gói thầu tìm mua 126 máy bay tiêm kích đa nhiệm hạng trung mới (MMRCA) cho không quân nước này

Cùng với đó, trong chuyến thăm chính thức Ấn Độ sắp tới, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sẽ một lần nữa đưa ra đề nghị bán máy bay thế hệ 5 F-35 Lightning II cho quốc gia Nam Á này

Tuần trước, không quân Ấn Độ đã “chiều lòng” phía Mỹ khi chủ động cung cấp cho 2 nhà thầu Mỹ Lockheed Martin và Boeing nguyên nhân tại sao họ bị loại ra khỏi MMRCA, mặc dù các nhà thầu này không hề có yêu cầu. Trong khi đó, đại diện của Lockheed Martin tuyên bố với báo giới rằng, hải quân Ấn Độ rất quan tâm tới chiến đấu cơ F-35. Ngoài ra, đại diện của hải quân và không quân quốc gia Nam Á đã được chứng kiến mẫu mô phỏng của dòng chiến đấu cơ thế hệ 5 này

Cựu đô đốc không quân Ấn Độ PS Ahluwalia cho biết: “F-35 JSF là công nghệ của tương lai, là dòng chiến đấu cơ thế hệ 5 thực sự không hơn, không kém. Vấn đề hiện chỉ ở việc chúng ta có được tiếp nhận công nghệ của tương lai này không, để đảm bảo khả năng giành chiến thắng trong các cuộc chiến trong tương lai”

Đại diện của Lockheed Martin khẳng định, phiên bản F-35 tiêu chuẩn chỉ có giá thành khoảng 65 triệu USD, rẻ hơn nhiều so với giá thành của máy bay thế hệ 4+ là Rafale (85 triệu USD) và Eurofighter Typhoon (125 triệu USD) – các ứng cử viên chiến thắng của MMRC

Tuy nhiên, ông PS Ahluwalia nghi ngờ giá thành của F-35 do phía Lockheed Martin đưa ra. “Thật khó có thể hiểu, tại sao chiến đấu cơ thế hệ 5 lại có giá thành rẻ hơn chiến đấu cơ thế hệ 4 như: F-16, F-18 tới 10-15 triệu USD”, ông Ahluwalia cho biết

Hiện tại, còn quá sớm để nói về cơ hội của F-35 tại MMRCA. Việc này phần nhiều sẽ phụ thuộc vào phản ứng của Nga trong dự án hợp tác phát triển máy bay thế hệ 5 FGFA cho phía Ấn Độ và chiến lược mua sản phẩm phải kèm chuyển giao công nghệ của quốc gia Nam Á này
 
Last edited:
Giáo dục Úc đang vận động hành lang để cải tổ hệ thống thị thực

Các nhà lãnh đạo của ngành công nhiệp giáo dục quốc tế Úc đang tích cực kiến nghị trong các hội nghị bộ trưởng với hy vọng sẽ phần nào tác động về việc cải cách thị thực sinh viên trong thời gian tới

Con số thống kê chính thức đưa ra trong tuần qua cho thấy lợi nhuận thu lại từ nguồn sinh viên quốc tế giảm 9.2% năm 2010 - 2011và đã làm tổng giá trị doanh thu của ngành này giảm từ 18 xuống 16.4 tỉ đô la Úc

Bản đệ trình của cựu chính trị gia Michael Knight đã tổng hợp những kiến nghị nới lỏng quy định và yêu cầu tài chính khắt khe đối với thị thực sinh viên

Ông Stephen Connelly, chủ tịch hội đồng giáo dục quốc tế Úc phát biểu rằng những sụt giảm kim ngạnh xuất khẩu của ngành giáo dục sẽ gây nên sự tranh cãi và điều này có thể tác động đến việc xem xét cải cách. Như vậy sẽ có thêm lý do chính đáng buộc chính phủ phải cân nhắc lại và đưa ra các biện pháp mới để đưa ngành này tiếp tục phát triển đi lên

Các nhà lãnh đạo của ngành cũng đã kiến nghị tổ chức cuộc họp với bộ trưởng bộ di trú Chris Bowen và bộ trưởng bộ giáo dục đại học Chris Evans nhưng vẫn chưa nhận được bất cứ sự phản hồi nào. Ông Chris Bowen, người đứng đầu chịu trách nhiệm chính cho việc cải cách này cũng không có động thái gì rõ ràng

Đại diện phát ngôn viên cũng không đưa ra lời xác nhận nào về những phản hồi của chính phủ

Để có bản đệ trình này, Mr Kight đã tham khảo ý kiến tư vấn rất rộng rãi, tổ chức các buổi nói chuyện với gần 300 các bên liên quan tại Australia và nước ngoài đồng thời nhận hơn 200 đơn kiến nghị trong và ngoài ngành giáo dục

Việc xem xét lại sẽ được thể hiện trong nội dung phản hồi của chính phủ về bản đệ trình của ông Knight. Mọi người đang hy vọng chính phủ sẽ có câu trả lời sớm trong tuần này
 
Last edited:
Nghị viện châu Âu và scandal “đổi tiền lấy luật”

Những ngày cuối tháng 4, nghị viện châu Âu (EP) đang trở nên “nóng” vì vụ scandal “đổi tiền lấy luật” của các ông nghị. Nhiều nghị sĩ đã dính vào đường dây vận động hành lang được cho là lớn nhất từ trước tới nay tại EP

Có phạm luật ?

Vụ bê bối được báo Sunday Times (Anh) phanh phui từ đầu tháng 4-2011 khiến dư luận ở châu Âu bất bình. Nhằm xác minh tin đồn các nghị sĩ EP sẵn sàng “cung cấp dịch vụ tư vấn” trong các quyết định chính trị của EP, Sunday Times đã bí mật mở cuộc điều tra kéo dài trong 8 tháng. Dưới danh xưng là những tay vận động hành lang chuyên nghiệp, các phóng viên của Sunday Times đã tiếp cận với hơn 700 nghị sĩ và đề nghị sẽ chi cho mỗi người 100.000 EUR nếu gây tác động lớn để sửa một số điều luật liên quan tới hoạt động của các ngân hàng châu Âu

Trong số đó có 4 người bắt tay vào thực hiện đề án, và 4 người đã sắp xếp một cuộc hẹn để nhận tiền của nhóm vận động hành lang giả. Họ là Pablo Zalba Bidegain nghị sĩ người Tây Ban Nha, nghị sĩ Romania Adrian Severin, nghị sĩ Slovenia Zoran Thaler và nghị sĩ người Áo Ernst Strasser. Nghị sĩ Severin đã gửi thư điện tử tới các phóng viên với nội dung: “Xin thông báo những điều thay đổi theo quý vị muốn đã được đặt lên bàn đúng thời hạn” và gửi kèm hóa đơn 12.000 EUR “dịch vụ tư vấn”

Sự việc vỡ lở sau khi Sunday Times cho công bố các email, đoạn ghi âm, video ghi lại quá trình trao đổi giữa các phóng viên Sunday Times với các nghị sĩ dính vào đường dây “đổi tiền làm luật”. EP cũng bị sốc trước các chứng cứ trên và không thể ngăn chặn làn sóng bất bình ngay trong nghị viện châu Âu cũng như xoa dịu dư luận. Trong quá trình thẩm vấn điều tra, ông Pablo Zalba cho rằng mình không làm gì sai trái. Ông tuyên bố đã bị các phóng viên “lừa đảo”

Ông Zalba khai mình ủng hộ một đề xuất do các phóng viên Sunday Times đưa ra vì nghĩ điều này sẽ bảo vệ các nhà đầu tư nhỏ. Ông tuyên bố lương tâm mình trong sạch khi bỏ phiếu vì tin rằng giúp cho luật tốt hơn, chứ không phải vì tiền. Ông khẳng định không nhận đồng xu nào. Theo luật, yêu cầu duy nhất các nghị sĩ EP không được phép làm là cung cấp tin mật, nhưng họ có quyền làm cố vấn chính trị

Trong đó, nghị sĩ người Áo Ernst Strasser, một trong 3 người được cho là có ý định nhận tiền của các phóng viên The Sunday Times, còn thẳng thắn khẳng định rằng mình muốn làm một nhà vận động hành lang thứ thiệt và nhiệt tình mô tả tỉ mỉ tham vọng xây dựng cả một hệ thống vận động hành lang với tư cách là một nghị sĩ châu Âu. Tuy phủ nhận hành vi “đổi tiền lấy luật” nhưng số điều thay đổi luật mà phóng viên Sunday Times yêu cầu đã xuất hiện trên các văn kiện chính thức của EP. Nhân viên an ninh EP đã niêm phong văn phòng của các nghị sĩ liên quan để đảm bảo các bằng chứng sẽ vẫn còn nguyên

4 nghị sĩ dính líu vào đường dây “đổi tiền lấy luật”: Pablo Zalba, Ernst Strasser, Zoran Thaler, Ernst Strasser đã bị buộc phải từ chức trước thời hạn để phục vụ cho công tác điều tra. Những người này đang có nguy cơ bị tước quyền miễn tố nếu phát hiện phạm luật của EP


Xây dựng chuẩn mực đạo đức cho nghị sĩ EP


Chưa có kết luận chính thức về việc các ông nghị châu Âu có vi phạm luật hay không nhưng vụ việc cũng đã nhuốm màu bê bối đáng xấu hổ và khiến cho Chủ tịch EP Jerzy Buzek bực bội vì những hình ảnh về vụ việc không còn giới hạn ở châu Âu mà đã được phát tán trên Internet, lan đi khắp thế giới, làm cho hình ảnh của EP bị ảnh hưởng. Ông Buzek tuyên bố EP sẽ không dung túng cho những hành vi tương tự như vụ việc vừa xảy ra

Trên thực tế, có nhiều ông nghị, ngoài nhiệm vụ chính thức ra còn kiêm nhiệm một lúc hàng loạt chức vụ, công việc “ngoài luồng” khác nữa nhưng luật pháp châu Âu không có quy định nào ràng buộc họ phải đặt lợi ích chung lên trên. Khoản lương của các nghị sĩ EP hiện được cho là khá cao, khoảng 7.600 EUR/tháng và trợ cấp 304 EUR/ngày. Nhưng điều này có vẻ chưa làm hài lòng các ông nghị, họ vẫn tranh thủ tìm thêm những công việc bên ngoài để kiếm thêm các khoản ngoài lương tháng

Một ví dụ điển hình về làm thêm ngoài giờ là nghị sĩ người Bỉ Jean-Luc Dahaene. Ông đang kiêm nhiệm nhiều chức vụ, ngoài nhiệm vụ Phó Chủ tịch Ủy ban Ngân sách của EP, ông Dahaene còn đảm nhiệm thêm các chức vụ thành viên Hội đồng quản trị và Hội đồng điều hành của ít nhất 6 tổ chức, công ty và trường học

Vấn đề “xung đột lợi ích” giữa việc chung và việc riêng của các ông nghị được đặt ra một cách khá nghiêm túc, nhưng cho đến nay mọi bàn cãi cũng chỉ dừng lại ở việc các nghị sĩ phải khai báo nếu xuất hiện những xung đột lợi ích trong hoạt động “kiếm thêm” của các ông nghị. Và dư luận không tán thành với đề xuất này

Liên minh vì Minh bạch trong Vận động hành lang và Quy định về đạo đức chức nghiệp châu Âu (ALTER-EU) cho rằng, chỉ “yêu cầu khai báo” là chưa đủ mà phải ngăn chặn ngay khi có mầm mống “xung đột lợi ích” để tránh xảy ra các vụ việc bê bối đáng tiếc, như vụ “đổi tiền lấy luật”

Dư luận báo chí châu Âu cũng cho rằng, việc trói buộc các ông nghị từ bỏ các khoản thu nhập khác ngoài lương chính thức là điều không dễ dàng. Trên các mặt báo đã nổ ra nhiều cuộc tranh luận về việc nghị viện châu Âu có nên thay đổi một số quy định và xây dựng hoàn chỉnh một chuẩn mực đạo đức cho các nghị sĩ ?

Báo European Voice số ra ngày 14-4 đặt câu hỏi về việc liệu có nên hợp pháp hóa các hoạt động vận động bên lề để tránh tái diễn vụ việc tương tự trường hợp vừa bị phanh phui. Phần lớn ý kiến của các độc giả cho rằng điều này nên cân nhắc kỹ do việc vận động hành lang ở châu Âu khác xa ở Mỹ

Ở châu Âu, giới vận động hành lang cũng không có thói quen chiêu đãi các ông nghị “ăn nhậu” để gia cố các mối quan hệ hoặc để trả ơn cho một ân huệ nào đó, như vẫn thường xảy ra ở Mỹ. Luật chống tham nhũng ở châu Âu rất nghiêm khắc, quy định chặt chẽ những hành vi nhận tiền như thế nào sẽ bị coi là “tham nhũng” hoặc “ăn hối lộ”

Một số khác cho rằng, hợp thức hóa vận động hành lang không có gì sai trái nhưng vấn đề là thiếu tính minh bạch. Không có quy định bắt buộc nào liên quan đến báo cáo và đăng ký hoạt động vận động hành lang. Điều cần thiết nhất là xây dựng tính minh bạch trong các hoạt động vận động hành lang để tránh các hệ quả xấu sẽ tiếp diễn sau đó
 
Last edited:
Lockheed Martin vận động bán F-16 mới cho Đài Loan
Tập đoàn khí tài quân sự Lockheed Martin được cho là đang ra sức vận động để Mỹ đồng ý bán máy bay chiến đấu hiện đại F-16 C/D cho Đài Loan

Hồi giữa tháng này, Mỹ công bố chỉ nâng cấp các máy bay chiến đấu F-16 A/B mà Đài Loan đang sở hữu chứ không bán loại F-16 C/D mới, hiện đại hơn. Tuy nhiên, tờ The Wall Street Journal khi ấy dẫn lời một số chuyên gia cho rằng cơ hội sở hữu F-16 C/D của Đài Loan vẫn chưa khép lại. Có vẻ như đây là một nhận định chính xác theo những thông tin mới nhất

Nỗ lực mới của Lockheed Martin

Theo Reuters ngày 29.9, Lockheed Martin đang thực hiện chiến dịch vận động hành lang các nghị sĩ Mỹ về chuyện bán máy bay chiến đấu F-16 C/D cho Đài Loan. Việc này sẽ tách bạch với chương trình nâng cấp máy bay F-16 A/B trị giá hơn 5 tỉ USD mà Nhà Trắng đã thông qua hồi tuần trước. Reuters dẫn lời hai viên chức tại Quốc hội Mỹ cho hay Lockheed Martin đã gửi cho Điện Capitol một bản ghi nhớ mang tên: “Đài Loan - Lợi ích của F-16 C/D mới”

Theo Lockheed Martin, bán máy bay F-16 C/D cho Đài Loan không chỉ đem lại nguồn lợi cho tập đoàn này mà còn tạo ra 16.000 việc làm cho Mỹ trong 5 - 6 năm. Reuters tuyên bố đã có được bản sao của tài liệu trên, vốn được gửi đi một ngày sau khi Tổng thống Barack Obama thông báo quyết định nâng cấp máy bay F-16 A/B cho Đài Bắc. Trả lời giới truyền thông, Lockheed Martin không xác nhận hay chối bỏ thông tin này

Trước những chỉ trích về việc không bán mới F-16 C/D cho Đài Loan, chính quyền Mỹ dẫn kết luận khảo sát của Bộ Quốc phòng cho rằng tên lửa của đối phương có thể dễ dàng phá hủy hệ thống đường băng của Đài Loan nên đảo này cần các loại máy bay chiến đấu lên thẳng hơn là F-16

Tuy nhiên, Reuters ngày 29.9 dẫn nội dung bản ghi nhớ của Lockheed Martin bác bỏ nhận định nói trên. Theo các chuyên gia của tập đoàn này, Đài Loan có nhiều hầm trú máy bay chống chịu được tên lửa và thừa kỹ thuật để nhanh chóng phục hồi đường băng

Một số chuyên gia nhận định nỗ lực của Lockheed Martin có thể đạt kết quả vì nhận được sự ủng hộ của giới lập pháp. Hồi tháng 5, Tổng thống Obama đã nhận được một lá thư với chữ ký của 47/100 thượng nghị sĩ và 181/435 hạ nghị sĩ đôn đốc bán máy bay F-16 mới cho Đài Loan

Đài Loan nâng cấp khí tài

Những khó khăn khi lệ thuộc vào nước ngoài khiến Đài Loan đang tự lực hơn trong việc tăng cường sức mạnh không quân, theo AFP. Ngày 28.9, đảo này loan báo kế hoạch nâng cấp 56 máy bay chiến đấu tự chế tạo và mua thêm 50 chiếc dùng cho huấn luyện. Người đứng đầu Lực lượng phòng vệ Đài Loan Cao Hoa Trụ nói việc nâng cấp sẽ kéo dài từ 2013 - 2017 và tốn khoảng 530 triệu USD. Kế hoạch mua 50 máy bay huấn luyện mất hơn 2,5 tỉ USD

Trong khi đó, Trung Quốc vẫn tiếp tục phản đối gay gắt kế hoạch nâng cấp máy bay F-16 A/B cho Đài Loan, theo AP. Ngày 28.9, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh cảnh báo các cuộc trao đổi cấp cao và hợp tác quân sự của nước này với Mỹ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mới đây, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi cũng lên tiếng kêu gọi Mỹ hủy kế hoạch nâng cấp nói trên

Ngô Minh Trí
 
Last edited:
Mỹ mạnh tay “vận động hành lang” cho F-35 tại Nhật Bản

- Theo hãng tin Reuters, hãng chế tạo hàng không Mỹ Lockheed Martin đã đề nghị cho phép Nhật Bản được lắp ráp máy bay và trang bị kỹ thuật của dòng chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35 Lightning II ở trong nước. Đề nghị này sẽ được hiện thực hóa nếu Bộ Quốc phòng Nhật Bản chọn F-35 là người thắng cuộc trong gói thầu F-X tìm mua 42 chiến đấu cơ mới cho lực lượng không quân trị giá 8 tỉ USD

Ngoài ra, các công ty Nhật Bản cũng được tham gia sản xuất một số linh kiện cho dòng máy bay thế hệ 5 này

Tháng 4-2011, Bộ Quốc phòng đã chính thức mở thầu gói thầu F-X. Tham gia vào gói thầu này là hãng Boeing, Lockheed Martin và Tổ hợp Eurofighter với các dòng sản phẩm F/A-18 Super Hornet, F-35 và Typhoon. Nhiều chuyên gia quân sự nhận định, người thắng cuộc gói thầu F-X sẽ là một công ty Mỹ vì từ trước tới nay, quân đội Nhật Bản mua chủ yếu vũ khí-trang bị quân sự do Mỹ sản xuất

Các chiến đấu cơ mới thuộc gói thầu F-X sẽ thay thế vị trí các đơn vị F-4EJ Kai Phantom của không quân Nhật. Tuy hợp đồng ban đầu chỉ có 42 máy bay, nhưng trong tương lai các chiến đấu cơ mới thuộc gói thầu F-X có thể sẽ thay thế cả dòng máy bay F-15J Kai và số lượng máy đặt mua có thể lên tới 150 máy bay

Trước đây, Nhật Bản đã nhiều lần ngỏ ý muốn mua máy bay F-22 Raptor của Mỹ, nhưng Quốc hội Mỹ đã từ chối vì lo ngại rò rỉ công nghệ chế tạo máy bay thế hệ 5

Cuối tháng 9-2011, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasuo Ichikawa tuyên bố bắt đầu đàm phán với đối tác Eurofighter để gây sự ép lên phía Mỹ. Dự kiến, kết quả của gói thầu F-X sẽ được công bố trong cuối năm 2011
 
Last edited:
Top