What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Người IQ cao nhất Bắc Mỹ thu nhập thấp nhất xã hội

LOBBY.VN

Administrator
Người IQ cao nhất Bắc Mỹ thu nhập thấp nhất xã hội​

- Chỉ số thông minh (IQ) không đủ điều kiện để đánh giá hạnh phúc. Các nhà tâm lý học khẳng định rằng người thông minh chưa chắc đã thành công.

Trí tuệ cảm xúc (EQ) quan trọng hơn IQ

Vào năm 1950, Gregory Feist và Frank Barron đã mời 80 nghiên cứu sinh ở trường ĐH California, Berkeley tham gia trả lời bộ trắc nghiệm về tính cách, kiểm tra IQ và phỏng vấn.

40 năm sau đó, những đối tượng này lại được tiếp tục nghiên cứu khi người ta xem xét sơ yếu lí lịch, đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực của họ. Kết quả công bố trên tạp chí khoa học Đàn ông và Phụ nữ Mỹ cho thấy trí tuệ cảm xúc (EQ) cao hơn chỉ số IQ 4 lần trong việc quyết định thành công nghề nghiệp của những người này.

Khi xem xét sự tiến thân của 90 sinh viên ở Havard đầu những năm 1940, người ta thấy rằng những người giành được kết quả tốt nhất trong các kỳ thi lại không thành công bằng những người khác về tiền lương, năng suất và vị trí nghề nghiệp. Hơn nữa, họ cũng không hạnh phúc hơn trong đời tư cũng như không hài lòng hơn về cuộc đời mình.

Một chương trình truyền hình của Canada đã từng làm một phóng sự nhỏ về cuộc sống những người có chỉ số thông minh cao nhất Bắc Mỹ.

Kết quả cho thấy:

1. Người đàn ông có chỉ số IQ cao nhất ở toàn Bắc Mỹ đã làm nghề bảo kê ở quán bar trong 10 năm qua và có thu nhập thuộc mức thấp nhất xã hội. Anh ta sống một mình trong một garage nhỏ xíu.

2. Một người đàn ông khác có chỉ số IQ cao ở mức thiên tài (>140) là một thợ sửa xe môtô. Người này thường xuyên chơi với những đảng đua xe, cướp giật và đã ra vào nhà tù thường xuyên.

Những câu chuyện như thế đang làm mất đi dần ánh hào quang một thời của IQ.

Trong cuốn sách Trí tuệ cảm xúc của Daniel Goleman, ông đưa ra một ví dụ: một giáo viên vật lý tại một trường trung học ở Floride đã bị một học sinh giỏi nhất của mình chém bằng con dao bếp. HS này vì mơ ước học ở Havard nên trong một lần hỏi bài, người thầy của cậu ta cho một điểm kém có hại cho việc xin học, vậy là cậu HS chém chết giáo viên của mình trong phòng thí nghiệm trước khi định thần lại. Toà đã xử trắng án vì cho rằng cậu ta bị một cơn điên thoáng qua.

Làm thế nào mà một người rõ ràng là thông minh như vậy lại có thể vi phạm vào một hành vi vô lý và ngớ ngẩn như thế? Daniel kết luận: trí tuệ lý thuyết chẳng có gì liên quan đến đời sống xúc cảm cả. Tất cả chúng ta đều phó mặc cho những đam mê và xung năng của mình, và không phải cứ có một IQ cao là tránh được điều đó.

Những ai có khả năng giải quyết sự thất vọng, điều chỉnh cảm xúc và hoà hợp với người khác sẽ thành công hơn, có công việc tốt hơn, được thăng chức và có cuộc sống hạnh phúc hơn.

Năm 1995, Daniel Goleman đã viết một cuốn sách nói về Trí tuệ cảm xúc như một yếu tố cơ bản dẫn đến thành công. Sự phát hiện này giải thích tại sao một số người không thông minh nhưng có sự nhạy cảm cao lại thành công hơn những người có chỉ số IQ cao. Kể từ khi cuốn sách đầu tiên của Daniel Goleman viết về vấn đề này năm 1995 thì trí tuệ cảm xúc trở thành thuật ngữ nóng bỏng nhất trong các công ty Mỹ.

Một ví dụ điển hình là khi Harvard Business Review phát hành một bài báo về chủ đề này, nó đã thu hút lượng độc giả cao hơn rất nhiều so với bất kì một đề tài nào khác trong suốt 40 năm xuất bản định kỳ. Khi CEO của Johnson & Johnson đọc bài báo đó, ông đã rất ấn tượng và ngay lập tức copy thành nhiều bản gửi tới 400 giám đốc điều hành trong công ty.

Vì sao EQ lại quan trọng hơn ?

Các nhà nghiên cứu liên tục tìm thấy điểm IQ cao và thành tích học tập tốt có thể giúp người ta vào đại học hay có một công việc tốt, tuy nhiên sự thành công hay thất bại sau đó lại được quyết định bởi khả năng " cảm nhận, thấu hiểu, đánh giá và áp dụng có hiệu quả sức mạnh của cảm xúc vào công việc, sáng tạo".

Những ai có khả năng giải quyết sự thất vọng, điều chỉnh cảm xúc và hoà hợp với người khác sẽ thành công hơn, có công việc tốt hơn, được thăng chức và có cuộc sống hạnh phúc hơn.

Nói một cách chung nhất, trí tuệ cảm xúc thúc đẩy sự giao tiếp xã hội của con người. Trí tuệ cảm xúc càng cao, các mối quan hệ xã hội càng trở nên tốt đẹp.

Những người có trí tuệ cảm xúc cao có thể hiểu rõ các trạng thái tình cảm, hiểu được ý nghĩa của chúng và kiểm soát được cảm xúc của mình. Họ cởi mở hơn và dễ dàng đồng ý hơn những người khác. Người có trí tuệ cảm xúc cao thường chọn nghề có sự tương tác xã hội cao như giáo viên, tư vấn viên. Họ không có những hành vi tự huỷ hoại bản thân chẳng hạn như hút thuốc, nghiện bia rượu, nghiện ma tuý hay hành vi bạo lực với người khác. Họ dễ dàng mô tả mục tiêu, mục đích cũng như nhiệm vụ của mình.

"Trí tuệ cảm xúc không hề trái ngược với trí thông minh - nó không phải là sự chiến thắng của trái tim đối với trí óc. Trí tuệ cảm xúc chính là sự kết hợp duy nhất của cả hai điều đó"- Nhà tâm lý học David Caruso nói.

Các trường học có thể phát triển EQ bằng cách khuyến khích HS tham gia vào các hoạt động hướng tới phát triển trí tuệ cảm xúc. Bắt đầu một ngày bằng bài tập về lòng biết ơn, ở đó SV sẽ tập trung vào ít nhất ba điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Đó là cách làm tăng lòng biết ơn và sự lạc quan trong cuộc sống.

Hoàng Nhân (nhà tâm lý học) - Hương Giang
 
Top