What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Obama & Kế hoạch cải tổ y tế Hoa Kỳ

L

LOBBY.VN

Guest
Obama cân nhắc cắt giảm 313 tỷ USD chi tiêu y tế

- Tổng thống Mỹ Barrack Obama đã đề xuất cắt giảm thêm 313 tỷ USD chi tiêu cho Chương trình Chăm sóc Y tế, Trợ cấp Y tế và các chương trình khác nhằm chi trả cho các cuộc cải cách nền y tế mà người ta dự đoán sẽ tiêu tốn khoảng 1 nghìn tỷ USD cho đến cuối thập niên tới

Ông Obama phát biểu: “Tôi biết rằng có nhiều nghi ngờ liệu chúng ta có nỗ lực tiến hành được điều đó trong năm nay. Tuy nhiên có một sự thật mà chúng ta phải chấp nhận đây là nhiệm vụ chúng ta phải hoàn thành”

Obama mong muốn điều luật cải cách nền y tế sẽ được đặt trên bàn của ông vào cuối tháng 10, tuy nhiên vấp phải sự phản đối của các đảng viên đảng Cộng Hoà, những người phản đối viêc thành lập một chương trình bảo hiểm do chính phủ quản lý để hoàn thiện cùng với các nhà bảo hiểm tư nhân

Rất nhiều đảng viên đảng Dân chủ băn khoăn về việc cắt giảm sâu sắc hai chương trình Trợ cấp Y tế và Chăm Sóc y tế, chương trình y tế của chính phủ cho những người cao tuổi và người nghèo, để chi trả cho cuộc cải cách

Với chi phí y tế của nước Mỹ ngày một tăng nhanh, Obama lên tiếng cho rằng quốc gia này không thể đợi thêm một năm nữa để thay đổi

Để giải quyết những quan ngại này, Obama đã cam kết sẽ đề ra mức cắt giảm và doanh thu mới hợp lý để chi trả cho các cuộc cải tổ

Ông Obama cho hay: “Chính vì vậy mà hôm nay, tôi xin được công bố chương trình cắt giảm thêm 313 tỷ USD mà trọng tâm là các chi tiêu không cần thiết và nâng cao hiệu quả và chất lượng chăm sóc sức khoẻ - chi phí tiết kiệm này sẽ đảm bảo chúng ta để dành ra được 950 tỷ USD để bù đắp vào chi phí cải cách nền y tế trong vòng 10 năm nữa”

Khoảng 110 tỷ USD sẽ được cắt giảm từ việc chi tiêu của chương trình Chăm sóc Y tế. Điều này sẽ khuyến khích các nhà cung cấp dịch vụ y tế sẽ tăng năng suất

Ông Obama cũng đề xuất việc cắt giảm chi phí thanh toán cho các bệnh viẹn trong việc chữa trị cho các bệnh nhân không có bảo hiểm với chi phí tối đa có thể lên đến 106 tỷ USD khi mà chi phí này dự kiến sẽ giảm sút khi các giai đoạn của chương trình cải cách được bắt đầu

75 tỷ USD khác sẽ được tiết kiệm nhờ vào việc điều chỉnh lại giá thuốc cho hợp lý hơn. 22 tỷ USD còn lại sẽ được đến từ các chương tình cải cách nhỏ hơn như điều chỉnh tỷ lệ thanh toán trả cho các bác sĩ, giảm lãng phí, trục lợi

Những cắt giảm mới sẽ bổ sung cho 635 tỷ USD cắt giảm chi phí trong cuộc cải cách y tế mà ông Obama soạn thảo trong ngân sách của ông để đệ trình lên quốc hội hồi đầu năm nay

Một nửa trong số này đến từ việc cắt giảm chi phí của chương Chăm sóc Y tế và Trợ cấp y tế, phần còn lại sẽ đến từ việc cắt giảm miễn thuế cho các gia đình có thu nhập trên 250.000 USD/năm

Bên cạnh đó, hiện nay chính quyền tổng thống Obama đang yêu cầu quốc hội giảm bớt chi tiêu vào hai chương trình Chăm sóc Y tế và Trợ cấp Y tế với hơn 600 tỷ USD trong thập niên tới, cao hơn mức mà Đảng Cộng hòa sẵn lòng chấp nhận
 
Last edited by a moderator:
Mỹ: Những điểm sáng từ ngành y tế và môi trường​

- Các Cố vấn trong Hội đồng Kinh tế của tổng thống Obama tiết số lượng việc làm trong ngành y tế và môi trường đang gia tăng với tốc độ nhanh chóng hơn so với cả nền kinh tế.
Bản báo cáo dự đoán xu hướng phát triển thị trường lao động trong vài năm tới này cho hay, số việc làm trong ngành xây dựng và một số nghành chế tạo khác sẽ gia tăng mạnh mẽ nhờ vào gói kích thích kinh tế được phê chuẩn hồi đầu năm nay đã được đầu tư vào nhiều dự án trên khắp cả nước.

Một quan chức Nhà Trắng cho hay bản báo cáo được dựa trên những phân tích số liệu thị trường lao động mới nhất.

Bản báo cáo cũng chỉ ra những thay đổi trên thị trường lao động khi mà các đàu tầu của nền kinh tế đang chuyển hướng từ ngành dịch vụ tài chính sang các ngành đang phát triển mà đang giúp nền kinh tế thay da, đổi thịt.

Bản báo cáo có tựa đề: “Chuẩn bị cho Người công nhân của Hôm nay về Công việc của Ngày mai”, sẽ thảo luận về các kỹ năng và các chương trình đào tạo cần thiết cho các công việc đang ngày một trở nên quan trọng.

Ngoài ra bản báo cáo này cũng bàn luận về các loại hình giáo dục và hệ thống đào tạo cần thiết cho các nhân việc thực hiện các công việc đó.

Phát biểu với tờ Washington Post vào hôm chủ nhật, tổng thống Obama cho hay, trong tuần này ông sẽ có cuộc nói chuyện về phương thức đảm bảo các công nhân có đầy đủ các kỹ năng để hoàn thành tốt các công việc trong tương lai.

“Trong một nền kinh tế mà các công việc yêu cầu bằng cấp tối thiểu phải là cao đẳng sẽ tăng cao gấp đôi so với những công việc không đòi hỏi bằng cấp hay kinh nghiệp, hơn bao giờ hết, công tác đào tạo sau bậc phổ thông phải được chú trọng.”

Ông Obama cũng bày tỏ mong muốn chậm nhất là đến năm 2020 Mỹ sẽ trở thành quốc gia đi đầu thế giới về bằng cao đẳng. Và nước Mỹ sẽ củng cố lại hệ thống trường Đại học-Cao đẳng cộng đồng của mình.

“Chúng tôi tin rằng đã đến lúc chúng ta phải cải cách lại các trường Đại học-Cao đẳng công cộng cho nên chính quyền sẽ mang cơ hội đến cho người dân từ mọi tầng lớp được học tập các kỹ năng và kiến thức cần thiết để có thể cạnh tranh về công việc trong tương lai.”

Được biết, vài tuần về trước chính quyền tổng thống Obama đã lên kế hoạch về sáng kiến giáo dục cho các trường Đại học-Cao đẳng cộng đồng.
 
Hạ viện thông qua kế hoạch cải tổ y tế của Obama​

Cuối cùng sau vô vàn những tranh cãi gay gắt, Hạ viện Mỹ cũng đã thông qua kế hoạch cải cách hệ thống y tế của Tổng thống Mỹ Obama.


images1879043_r256131052.jpg

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi (áo đỏ) vui mừng phát biểu sau khi có kết quả​

Với tỷ lệ 220 phiếu thuận trên 215 phiếu chống, ngày 8/11, Hạ viện Mỹ đã thông qua kế hoạch cải cách hệ thống y tế của Tổng thống Mỹ Obama.

“Tôi hy vọng kế hoạch này sẽ được ký phê thành luật vào cuối năm nay”, chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi vui mừng phát biểu sau kết quả nói trên.

Kế hoạch này vẫn còn phải đợi Thượng viện Mỹ thông qua trong ít ngày tới.

Ngay lập tức, trong một thông cáo viết nhanh sau khi nhận được kết quả, Tổng thống Obama ca ngợi hành động của Hạ viện và khẳng định, “giờ đây Thượng viện cũng sẽ cho phép kế hoạch này được tiếp diễn và trở thành luật. Tôi hoàn toàn tin tưởng vào điều đó”.

Mới hôm qua, Tổng thống Mỹ Obama vẫn không thôi đưa ra nỗ lực ở phút cuối cùng nhằm bảo đảm cho kế hoạch cải cách hệ thống y tế của mình được Hạ viện Mỹ thông qua.

Cụ thể, ngày 7/11, ông Obama đã có chuyến thăm hiếm hoi đến Quốc hội Mỹ nhằm thuyết phục các thành viên Đảng Dân chủ của mình trong Hạ viện ủng hộ kế hoạch này.

Phát biểu sau cuộc gặp với lãnh đạo phe Dân chủ trong Hạ viện, ông Obama kêu gọi họ “hoàn thành nốt sứ mệnh” và “trả lời tiếng gọi của lịch sử”.

Vậy là kế hoạch đã được thông qua, dù cho tới tận hôm nay vẫn còn đó những tranh cãi, bàn lùi đối với kế hoạch cải tổ y tế lịch sử của ông. Sự phản đối đặc biệt gay gắt đến từ các đảng viên của Đảng Cộng hòa và thậm chí từ không ít đại biểu của chính phe Dân chủ. Nhiều người vẫn cảm thấy nghi hoặc và lo ngại.

Có điều, người dân Mỹ có vẻ ủng hộ ông Obama trong kế hoạch lịch sử này.

Do vậy Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cố gắng tập trung kêu gọi sự ủng hộ hơn nữa của công chúng đối với kế hoạch cải tổ hệ thống bảo hiểm y tế mà ông cho là sẽ hướng trực tiếp đến các gia đình Mỹ.

Không giống các nước phát triển khác, Mỹ không có hệ thống bảo hiểm y tế nhà nước phổ cập, ngoại trừ Medicare (cho người trên 65 tuổi) và Medicaid (cho các gia đình có thu nhập thấp, trẻ em, phụ nữ có thai, người khuyết tật). Phần lớn người Mỹ được chủ sử dụng lao động mua bảo hiểm y tế, nhưng nhiều người phải tự bỏ tiền túi để mua bảo hiểm cá nhân và trong nhiều trường hợp phải trả một phần chi phí chữa trị.

Trong khi đó, trong vòng 9 năm qua thì phí đóng bảo hiểm y tế tại Mỹ đã tăng vọt và tăng nhanh hơn mức lương gấp bốn lần. Điều đó khiến ngày càng nhiều người Mỹ không đủ khả năng trả tiền bảo hiểm y tế.

images1844057_obama_reu_aug12b.jpg

Người dân Mỹ có vẻ ủng hộ ông Obama trong ké hoạch lịch sử này​

Theo kế hoạch của ông Obama, chính phủ sẽ thành lập một chương trình bảo hiểm y tế quốc gia cho những người Mỹ không được công ty mua bảo hiểm hoặc không tham gia các chương trình như Medicare hoặc Medicaid. Các công ty không mua bảo hiểm y tế cho nhân viên sẽ phải trích lợi nhuận cho chương trình mới này.

Năm 1993, khi ông Bill Clinton trở thành Tổng thống, có đến 10 triệu người không có bảo hiểm y tế mong chờ nhận được sự thay đổi. Nhưng nỗ lực cải tạo hệ thống y tế của Bill Clinton không đạt được kết quả.

Các chuyên gia cho rằng, chính quyền sắp tới của Obama phải làm được những điều khác biệt, nếu họ muốn những thay đổi thực sự sẽ đến với nước Mỹ.

Ông Obama khẳng định chính quyền sẽ thực hiện cuộc cải tổ trị giá 1.000 tỉ USD này để đảm bảo mọi người dân Mỹ đều có bảo hiểm y tế và được chữa trị bệnh tật với chi phí rẻ ngay trong năm nay.

Tổng thống Mỹ khẳng định, kế hoạch cải cách này là “cơ hội chỉ xuất hiện một lần trong cả một thế hệ”.
 
Cải tổ ngành y tế từ hồ sơ điện tử tại Mỹ​

13fd7_quan-tri-y-te_200.jpg

Các công ty công nghệ Mỹ đang nỗ lực thúc đẩy việc sử dụng hồ sơ y tế điện tử thông qua việc ứng dụng công nghệ mới và giảm bớt gánh nặng chi phí đầu tư cho các bác sĩ hoạt động tại phòng khám nhỏ​

- Việc sử dụng hồ sơ y tế điện tử (EHR) là một sự đồng thuận hiếm hoi trong đề xuất cải tổ hệ thống y tế ở Mỹ và các công ty công nghệ đang đi đầu trong việc thúc đẩy quá trình này, từ những tên tuổi lớn như General Electric (GE), IBM, Verizon cho đến những công ty nhỏ hơn như Athenahealth, eClinicalWorks và Practice Fusion.

Những người ủng hộ EHR cho rằng đây là một công cụ hiện đại để cải thiện việc chăm sóc sức khỏe và giúp giảm bớt chi phí nếu được thiết lập và triển khai kỹ lưỡng. Loại hồ sơ y tế này chứa bệnh sử, toa thuốc, kết quả xét nghiệm của bệnh nhân và cả những hướng dẫn điều trị khi được kết nối với các cơ sở dữ liệu.

Những lợi ích tiềm tàng của EHR bao gồm việc giảm bớt những xét nghiệm không cần thiết và lỗi y tế, đồng thời cải thiện việc chăm sóc sức khỏe để bệnh nhân có thể không cần đến những khoản điều trị tốn kém tại bệnh viện.

Bất chấp những lợi ích nói trên, vẫn chưa có nhiều bác sĩ tại những phòng khám nhỏ chuyển sang dùng EHR với lý do chủ yếu là công nghệ hiện nay vẫn còn tốn kém và phức tạp. Các chuyên gia đồng ý rằng cần có những mô hình phân phối mới và công nghệ dễ sử dụng hơn để giảm bớt chi phí và những rắc rối về kỹ thuật.

Mới đây, hãng máy tính Dell có kế hoạch hợp tác với các nhóm bệnh viện khắp nước Mỹ để cung cấp EHR cho bác sĩ. Cũng như nhiều công ty khác, Dell nhận thấy cơ hội kinh doanh lớn khi được xuất hiện tại những phòng khám có từ 10 bác sĩ trở lại. Những phòng khám nhỏ loại này là nơi có ba phần tư số bác sĩ của Mỹ đang làm việc.

Hy vọng mới từ điện toán đám mây


Mô hình EHR hiện nay được dựa chủ yếu trên một loại dịch vụ Internet mới gọi là điện toán đám mây. Trong mô hình này, sức mạnh điện toán và dữ liệu nằm tại những cơ sở xa xôi và được truy cập thông qua trình duyệt web trên máy tính của bác sĩ, y tá và nhân viên y tế.

Với sự xuất hiện của những mạng có tốc độ nhanh hơn và những thiết bị máy tính bảng hoặc máy tính để bàn nhỏ gọn có giá thành vừa túi tiền hơn, việc chuyển sang EHR hứa hẹn sẽ trở nên ít rắc rối hơn.

Bên cạnh đó, vài công ty cũng có kế hoạch hỗ trợ tài chính để giúp giảm bớt gánh nặng chi phí đầu tư ban đầu cho các bác sĩ. Chẳng hạn như Dell đang có kế hoạch trở thành một nhà cung cấp phần cứng và cho thuê chỗ đặt trung tâm dữ liệu thông qua việc hợp tác với các nhóm y tế.

Trước mắt, Dell đã có một số dự án thí điểm với một vài trung tâm y tế nhỏ ở Houston và Boston. Ngoài ra, trong năm nay, Dell đã hợp tác với Sam’s Club, một công ty trực thuộc Wal-Mart, để cung cấp phần cứng, phần mềm và dịch vụ về EHR cho bác sĩ tại những phòng khám nhỏ. Ông Jamie Coffin, người đứng đầu đơn vị chăm sóc sức khỏe của Dell, nhận định: “Những công nghệ loại này phải đơn giản và có giá thành hợp lý.”

EHR nỗ lực tiếp cận phòng khám nhỏ

Nỗ lực khuyến khích sử dụng EHR của Chính phủ Mỹ đang đối mặt với không ít trở ngại. Các bác sĩ mua nhiều phần cứng và phần mềm máy tính để rồi nhận thấy không có sự cải thiện đáng kể nào trong công việc của mình.

Chính phủ Mỹ đã quyết định dành 19 tỷ đô-la Mỹ trong gói phục hồi kinh tế để khuyến khích các bác sĩ và bệnh viện cài đặt và sử dụng EHR sau khi một cuộc khảo sát được công bố vào năm ngoái cho thấy chỉ có 17% bác sĩ ở nước này sử dụng EHR. Được khích lệ bởi chính sách của chính phủ và triển vọng của thị trường EHR, nhiều công ty khác cũng đang chạy đua để nhằm thúc đẩy và nâng cao tỷ lệ nói trên.

General Electric (GE) gần đây đã tìm kiếm cách thức giúp quá trình chuyển đổi sang EHR trở nên dễ dàng và ít tốn kém đối với các phòng khám nhỏ. Vào đầu năm tới, GE sẽ cung cấp một phiên bản EHR được lưu trữ trên trung tâm dữ liệu và được phân phối qua Internet. Ông Vishal Wanchoo, Giám đốc điều hành bộ phận công nghệ thông tin y tế của GE, cho biết phiên bản này sẽ giúp họ tiếp cận nhiều bác sĩ hơn.

Trong khi đó, eClinicalWorks vào năm ngoái đã bổ sung thêm bốn trung tâm dữ liệu dùng để lưu trữ EHR như là một dịch vụ trên Internet, nâng tổng số trung tâm dữ liệu thuộc loại này lên con số 10. Công ty này cung cấp EHR dưới dạng cả phần mềm truyền thống lẫn dịch vụ web. Tuy nhiên, ông Girish Kumar Navani, Chủ tịch ClinicalWorks, cho rằng việc sử dụng phần mềm như là dịch vụ mới là lĩnh vực đạt được sự tăng trưởng doanh thu lớn nhất.

Ngay cả IBM cũng bắt đầu quan tâm đến việc ứng dụng EHR trong phòng khám nhỏ. Sean Hogan, Phó chủ tịch bộ phận phân phối dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cho biết: “Không có nhiều phòng khám nhỏ sử dụng EHR vì họ nhận thấy việc làm này không khả thi về mặt kinh tế.

Tuy nhiên, mô hình điện toán đám mây có thể giúp thay đổi tình trạng này. Và chúng tôi sẽ phân phối một dịch vụ dựa trên đám mây đến đối tượng này.” Riêng Verizon đã lập một đơn vị chăm sóc sức khỏe vào mùa hè qua, tập trung chủ yếu vào công nghệ cho thuê chỗ đặt trung tâm dữ liệu và chia sẻ dữ liệu. Công ty này có kế hoạch hợp tác với các đối tác để cung cấp EHR qua Internet trong vài tháng tới.

Các chuyên gia cho rằng nỗ lực khuyến khích sử dụng EHR của Chính phủ Mỹ đang đối mặt với không ít trở ngại. Một rủi ro đáng chú ý là các bác sĩ mua nhiều phần cứng và phần mềm máy tính để rồi nhận thấy không có sự cải thiện đáng kể nào trong công việc của mình. Điều này có nguy cơ dẫn đến một sự lãng phí lớn, đồng thời khiến các bác sĩ trở nên giận dữ, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng khám và điều trị bệnh.

Phòng khám của bác sĩ Allen Gee là nơi từng trải qua những nỗi thất vọng lẫn hy vọng của EHR. Vị bác sĩ 43 tuổi tại thành phố Cody (Mỹ) là người quan tâm đến tiềm năng cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe của công nghệ máy tính hiện đại. Vì thế, từ năm 2003 đến năm 2005, ông đã chi 100.000 đô-la cho máy tính, phần mềm và dịch vụ tư vấn, nhưng những gì nhận được chỉ là sự thất vọng.

Ông đánh giá: “Công nghệ này tốn rất nhiều tiền nhưng lại không cải thiện công việc của tôi bao nhiêu.” Gần đây, ông Gee thử dùng EHR một lần nữa. Lần này, ông sử dụng dịch vụ EHR trực tuyến Athenahealth và hài lòng về những lợi ích của nó, nhất là có chi phí thấp và dễ sử dụng.
 
Obama công bố kế hoạch cải tổ y tế mới​

Dự thảo cải cách y tế của ông Obama đã gặp chống đối dữ dội

Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố kế hoạch cải tổ mới cho hệ thống y tế công cộng trong khi đang có phản đối dữ dội.

Một trong các đề xuất chính nhất là cho chính phủ quyền ngăn chặn các công ty bảo hiểm y tế tăng phí vô tội vạ.

Đây là lần đầu tiên ông Obama tự công bố kế hoạch cải tổ y tế mà ông đặt tầm quan trọng đặc biệt.

Thứ Năm tới, ông sẽ chủ trì một cuộc họp lưỡng đảng tại Nhà Trắng về chủ đề này.

Phản ứng của phe Cộng hòa đối với các nỗ lực của ông tổng thống tới nay vẫn là không đồng tình. Lãnh đạo Cộng hòa tại Hạ viện John Boehner nói đề xuất mới cũng vẫn là cách tiếp cận cũ của phe Dân chủ.

Biên tập viên các vấn đề Bắc Mỹ của BBC, Mark Mardell, nhận định nay là thời điểm quan trọng cho ông tổng thống, người đã bị mất nhiều uy tín sau khi nhậm chức.

Y tế trở thành một trong các trọng tâm để phe bảo thủ chỉ trích ông Obama, và nó cũng khiến nhiều người dân quan ngại về phí tổn.

Tuy nhiên nếu không thông qua được chương trình cải cách y tế thì lại là một thất bại trong điều hành của ông Barack Obama.

Trợ giúp y tế

Tòa Bạch ốc loan báo trên website của mình rằng ông Obama đề xuất trợ giúp cho hơn 31 triệu người Mỹ hiện đang không được hưởng dịch vụ y tế.

Dự luật của ông cũng cho phép Bộ Y tế Mỹ phối hợp với các cơ quan chức năng khác có thể ngăn chặn việc tăng phí bảo hiểm hoặc bắt phải bồi hoàn cho khách hàng bảo hiểm.

Điểm mới này được đưa ra sau khi một trong các tập đoàn bảo hiểm lớn nhất là Anthem Blue Cross ở California thông báo sẽ tăng phí bảo hiểm lên 39% từ 01/03.

Kế hoạch của ông Obama là yêu cầu đa số dân Mỹ mua bảo hiểm y tế, nhưng sẽ trợ giúp cho ngững người khó khăn nhất phí tổn của họ.

Ông tổng thống nói cải cách hệ thống y tế là tối quan trọng cho nền kinh tế Hoa Kỳ hồi phục về lâu về dài.

Ông nói kế hoạch này sẽ mang "ngân quỹ và kinh tế của chúng ta trở lại con đường bình ổn hơn thông qua giảm thâm hụt tới 100 tỷ đôla trong 10 năm tới - và hơn 1 nghìn tỷ trong thập niên tiếp theo".

Cuộc thảo luận thứ Năm này sẽ được phát sóng truyền hình trực tiếp.

Ông Obama nói ông kêu gọi đảng viên cả hai phe tập trung vào để "giải quyết vấn đề đã tồn tại nhiều thế hệ nay".

Hạ viện và Thượng viện Mỹ đã thông qua hai phiên bản khác nhau của dự luật và nay các phiên bản này phải được kết hợp lại để ông Obama có thể ký thành luật
 
Suy nghĩ từ cải cách y tế Mỹ​

- Ngày 23-3-2010, Tổng thống Mỹ Obama ký ban hành Luật Cải cách Y tế Mỹ. Dẫu Đảng Cộng hòa nói sẽ dùng mọi biện pháp để ngăn cản việc thực hiện, vẫn thấy Tổng thống Obama đã đạt được một kỳ công, thực hiện một lời hứa quan trọng của mình khi tranh cử.

Sau khi được thực hiện, luật này sẽ cải tổ sâu sắc xã hội Mỹ, một sự điều chỉnh rất khó khăn và vô cùng lớn. Nó sẽ đảm bảo thêm cho 32 triệu người Mỹ các dịch vụ y tế cơ bản mà họ chưa được hưởng.

Đảng Dân chủ từng định đưa ra đạo luật cải cách y tế từ nhiều chục năm qua nhưng đều thất bại. Lần này họ đã thành công.

Trong khi các nhà nước phúc lợi châu Âu đã đảm bảo dịch vụ y tế cơ bản cho mọi người từ lâu, hệ thống y tế của Mỹ dựa quá nhiều vào sự tự nguyện, vào thị trường, vào khu vực tư nhân, khiến hàng chục triệu người không có bảo hiểm y tế.

Phúc lợi xã hội tạo gánh nặng cho nhà nước ở các nước châu Âu và buộc các nước này có những cải tổ hệ thống để nâng cao hiệu quả. Với đạo luật này, Mỹ dường như tiến đến một nhà nước phúc lợi hơn.

Đảng Cộng hòa và các hãng bảo hiểm y tế tư nhân ở Mỹ phản đối kịch liệt dự luật này và sẽ tìm mọi cách để cản trở việc thực hiện nó trong tương lai. Họ có rất nhiều lý do phản đối, từ giảm quyền tự do của nhân dân đến lấn quyền của các bang, v.v.

Nhưng một trong những lý do cơ bản là ý thức hệ. Họ mang “con ngáo ộp xã hội chủ nghĩa” ra để dọa dân Mỹ, để biện hộ cho sự phản đối của họ, nói rằng luật này cho phép nhà nước can thiệp quá sâu vào lĩnh vực y tế và khiến nước Mỹ trở nên “xã hội chủ nghĩa” hơn.

Nếu chỉ hiểu “xã hội chủ nghĩa” là nhiều dân chủ hơn, nhiều phúc lợi hơn cho người dân, thì các nhà nước phúc lợi Tây Âu “xã hội chủ nghĩa” hơn Mỹ nhiều, dù thực chất, họ là các nước tư bản chủ nghĩa hiện đại.

Chủ nghĩa tư bản có khả năng tự điều chỉnh và đã có sự điều chỉnh rất nhiều so với chủ nghĩa tư bản man rợ thời trước Marx. Luật Cải cách Y tế Mỹ là một minh chứng nữa cho sự điều chỉnh như vậy.

Trung Quốc rất khôn khéo đi theo con đường mà họ gọi là “chủ nghĩa xã hội mang mầu sắc Trung Quốc”. Con đường mang mầu sắc Trung Quốc là gì? Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, khu vực tư nhân phát triển, cải cách mạnh khu vực doanh nghiệp nhà nước, nền kinh tế hội nhập sâu và toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu.

Nhà nước phúc lợi trước kia ở Trung Quốc mới dành cho số ít (trong bộ máy hành chính nhà nước, doanh nghiệp nhà nước). Nay Trung Quốc đã có kế hoạch cải cách hệ thống phúc lợi, trong đó có y tế, cho số đông.

Đấy là con đường nhanh nhất, hữu hiệu nhất để chấn hưng Trung Quốc.

Nhân tranh cãi về cải cách y tế ở Mỹ, có thể thấy, cả ở Mỹ lẫn Trung Quốc và nhiều nơi khác, người ta đang ngày càng đi theo hướng tránh kinh nghiệm xấu, học cách làm hay và tìm cách làm cho chúng thích ứng với điều kiện của mình, sẵn sàng thử nghiệm những cách làm mới.

Đấy có thể là cách khôn ngoan để cải tổ xã hội, nền kinh tế và hệ thống phúc lợi, để nâng cao sức cạnh tranh quốc gia, để chấn hưng đất nước.

Nguyễn Quang A
 
Mỹ đề xuất xóa bỏ thuế quan với hàng tân dược​

Nhiều nước trong khu vực vẫn đánh thuế nhập khẩu từ 5% đến 10% đối với các loại thuốc thông dụng như amoxicillin, penicillin và thuốc chống sốt rét

Ngày 12/9, Mỹ đã kêu gọi xóa bỏ hàng rào thuế quan và nới lỏng các quy định về quyền sở hữu trí tuệ đối với việc buôn bán các sản phẩm tân dược trong khuôn khổ dự thảo hiệp định tự do thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương, hay còn gọi là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)

Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cho biết, đề xuất trên nhằm đẩy mạnh hoạt động buôn bán các sản phẩm tân dược phổ biến và thế hệ mới, trong khi vẫn đảm bảo các quyền sở hữu trí tuệ cho các hãng sản xuất thuốc

Đề xuất của USTR đã được đưa ra thảo luận trong khuôn khổ vòng đàm phán ở Chicago, Mỹ hồi tuần trước giữa chín đối tác thương mại trong TPP, gồm Australia, Brunei, Chile, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam

Yếu tố then chốt trong kế hoạch của Mỹ là tạo một "cửa sổ tiếp cận TPP" cho phép các nước tham gia duy trì các điều luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các loại thuốc được bán ra thị trường chỉ trong một khoảng thời gian nhất định

Người phát ngôn USTR Carol Guthrie nêu rõ, nếu được thông qua, đề xuất của Mỹ sẽ giúp các loại thuốc mới có cơ hội xuất hiện và được bán hợp pháp trên thị trường

Hiện nay, một số đối tác trong TPP đã áp dụng biểu thuế 0 đối với các sản phẩm tân dược xuất sang thị trường của họ như Brunei, Malaysia và New Zealand

Tuy nhiên, nhiều nước trong khu vực vẫn đánh thuế nhập khẩu từ 5% đến 10% đối với các loại thuốc thông dụng như amoxicillin, penicillin và thuốc chống sốt rét

Người phát ngôn USTR tuyên bố, đây là một rào cản thương mại đối với việc nhập khẩu các loại thuốc có khả năng cứu sống con người, và Mỹ đang tìm kiếm một cam kết từ các đối tác TPP về việc không áp đặt biểu thuế như vậy

Ngoài ra, kế hoạch của Mỹ cũng đề xuất loại bỏ ngay lập tức các biểu thuế đánh vào các sản phẩm tân dược thế hệ mới, giảm thuế và hạn chế các hoạt động buôn bán thuốc giả

Các vòng đàm phán về TPP đang hướng đến việc đạt được một hiệp định nhằm thúc đẩy sự hội nhập kinh tế giữa chín đối tác thương mại ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Do vậy, các nhà thương lượng đang nỗ lực để có một phác thảo về thỏa thuận cuối cùng nhằm trình lên các nhà lãnh đạo của chín nước TPP ký kết bên lề Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra ở Honolulu, thủ phủ bang Hawai, Mỹ từ ngày 9-13/11 tới
 
So sánh hệ thông y tế Canada và Mĩ​

Quí Vị thân mến

Cuộc tranh luận trên truyền thông Mỹ-Canada về tính ưu việt giữa 2 hệ thống y tế khác nhau cuối cùng rồi cũng tràn vào TNIC. Tôi cũng ngại ngần bàn luận lắm, vấn đề này đã tốn nhiều giấy mực thì giờ của cả 2 nước. Nhưng thấy có một số tin tức do vài anh chị đưa lên không được chính xác, cho nên cần phải đính chính

Trước tiên là anh Lê Thanh Kim nói rằng dân chúng của Canada phải đóng thuế lợi tức đến 55% mức lương. Nói điều này thì có đụng chạm tới .. tôi, bởi vì tôi là nhân viên của Bộ Thuế Vụ, nên tôi cần đính chính. Dân Canada phải trả thuế lợi tức cho 2 chính phủ: liên bang và tỉnh bang. Thuế suất theo nguyên tắc lũy tiến, tùy thuộc vào 4 nhóm lợi tức (income bracket)

Thuế liên bang: Nhóm lợi tức thấp nhất (dưới 37,885) thuế suất 15%, Nhóm lợi tức cao nhất (trên 123,184) thuế suất 29%
Thuế tỉnh bang: thay đổi theo tỉnh, nhưng cao nhất là New Brunswick, 18% và thấp nhất là Alberta, 10%

Như thế, người dân Canada chịu mức thuế lợi tức tối đa là 47% (29%+18%) chứ không phải 55% như anh Kim nói. Nhưng đây là mức thuế cho nhóm dân có lợi tức cao nhất, sống tại tỉnh bang đánh thuế cao nhất, chứ đa số dân Canada chỉ trả thuế suất khoảng 25%

Hệ thống y tế của Canada là hệ thống y tế công cộng, toàn dân (universal public health care insurance) nghĩa là toàn bộ dân chúng được bảo hiểm y tế, không tùy thuộc vào việc làm hay lợi tức. Trên nguyên tắc, người dân phải đóng tiền bảo hiểm y tế hàng tháng. Nhưng nếu net income (lợi tức ròng) của gia đình dưới 28,000$/năm thì được giảm và dưới 20,000$/năm thì được miễn đóng. Còn lương trên 28,000 thì mỗi tháng cũng chỉ đóng 54$ cho cá nhân hay 96$ (vợ chồng) hay 108$ cho gia đình (3 người trở lên). Đây là giá của tỉnh bang BC, những tỉnh bang khác không xê xích bao nhiêu, thậm chí còn có thể free hoàn toàn như Ontario

Những người đi làm việc thì tùy theo cơ quan hay công ty, có thể được chủ nhân trả cho phân nửa hoặc bao luôn tiền này. Như vậy, vì số tiền đóng bảo hiễm y tế hàng tháng quá thấp, có tính chất tượng trưng, nên nói y tế Canada miễn phí thì cũng không sai, và toàn bộ dân chúng Canada đều có bảo hiểm y tế: đi khám bệnh miễn phí, xét nghiệm soi chụp miễn phí, sinh đẻ miễn phí, chữa trị bệnh viện miễn phí...

Còn tiền thuốc mua uống về nhà do bác sĩ cho toa, nếu là diện lợi tức thấp thì hoặc là không phải trả hay trả ít. Nếu là diện buôn bán, tự làm chủ (self-employed) như anh Bill sẽ phải móc tiền túi ra trả đủ, còn những người đi làm thuê và trong nơi làm việc có extended medical insurance plan (bảo hiểm y tế phụ trội) như tôi thì sẽ phải trả 20% tiền thuốc thôi, chương trình bảo hiểm y tế phụ trội trả 80%

Khi bệnh nặng phải vào nhà thương, tôi chỉ hơn anh Bill hay người ăn welfare ở chỗ tôi có thể được nằm một phòng riêng, còn anh Bill hay người welfare phải nằm chung phòng với vài người khác, nhưng chữa trị và thuốc thang như nhau. Ngay cả người homeless có thể nằm cùng bệnh viện với Thủ Tướng Canada, nhưng người này không có lính gác, không có phòng riêng (Canada không có bệnh viện tư và không có bệnh viện riêng dành cho quan chức) Một khi đã vào bệnh viện, không người dân nào trả một đồng xu

Đây là điểm tự hào của dân Canada về mặt bình đẳng xã hội trên phương diện y tế

Tôi bật cười khi đọc thấy anh nào đó gọi nhà thương Canada là “nhà thương thí”. Hy vọng có ngày anh vào nếm mùi nhà thương thí Canada xem có giống nhà thương thí VN hay không

Đúng là chim sợ cây cong, ngựa quen đường cũ. Nói như anh, Thủ Tướng và Bộ Trưởng Canada đều nằm nhà thương thí

Một thành kiến cần đính chính là tuy y tế Canada theo xã hội chủ nghĩa nhưng không phải toàn bộ bác sĩ y tá lãnh lương cố định như công chức. Thay vì có hàng trăm hãng bảo hiểm y tế (medical insurers) chi trả cho bác sĩ nhà thương như ở Mỹ, chính quyền tỉnh bang ở Canada đóng vai trò medical insurer. Chính quyền đặt ra mẫu chi phí dịch vụ, khám bệnh bao nhiêu tiền, mổ tim bao nhiêu tiền ... và trả cho bác sĩ, nhà thương thực hiện các dịch vụ đó

Thay vì gởi hoá đơn tính tiền cho các medical insurance companies như ở Mỹ, bác sĩ và nhà thương ở Canada gởi bill tới cho Bộ Y tế tỉnh bang. Do đó, giữa bác sĩ vẫn có sự chênh lệch lợi tức, ít bệnh nhân thì lợi tức thấp, nhiều bệnh nhân thì lợi tức cao

Bệnh viện đông bệnh nhân, quản trị khéo thì thặng dư ngân sách, ngược lại thì chính phủ phải bù lỗ, bệnh viện có kế toán đỏ (thâm hụt) có thể nằm trong danh sách bị đóng cửa nếu có cắt giảm ngân sách

Không phải là tình trạng đồng lương cố định, làm việc kiểu ban ơn như “nhà thưong thí VN”. Tuy nhiên, bác sĩ ở Canada không kiếm được nhiều tiền như bác sĩ ở Mỹ, vì giá cả dịch vụ do chính phủ ấn định và chính phủ còn giới hạn cả số bệnh nhân bác sĩ khám trong một ngày (Thời gian khám bịnh nhân không quá 25 phút), để bảo đảm chất lượng khám bênh (BC quy định 50)

Bác sĩ ở Canada kiếm nửa triệu đô la một năm là thuộc loại đông khách lắm rồi

Khuyết điểm lớn nhất của hệ thống y tế công cộng Canada là tình trạng chờ đợi nội soi (CT scan, MRI scan) và mổ xẻ. Điều này có thể hiểu được vì y tế chiếm một khoảng khổng lồ trong ngân sách chính phủ, trong khi số người già mỗi ngày một đông, gánh nặng y tế càng ngày càng nặng

Như tôi phải chờ 3 tháng mới được CT scan xương sống (đau lưng dưới). Nếu MRI thì chắc phải chờ 6 tháng, vì MRI tốn kém hơn

Mổ thì thời gian chờ đợi nhanh hay lâu tùy thuộc vào tính ưu tiên của bệnh trạng, khẩn cấp hay không

Ngoài ra, còn tùy thuộc vào tỉnh bang nữa. Tỷ dụ như dân chúng ở Alberta được mổ nhanh hơn dân chúng ở BC. Nhưng chuyện có người đã chết vì bệnh biến chứng trước khi đến lượt kêu mổ là có thật

Chuyện phải chờ đợi lâu lắc ở Emergency Room cũng có thật ở nhiều nơi trên Canada

Khuyết điểm thứ nhì là vì chính quyền độc quyền trong lãnh vực y tế, không cho tư nhân kinh doanh y tế (không cho phép 2-tier system), cho nên chính quyền cũng không chịu mua sắm những máy móc tân tiến nhất, đắt tiền nhất trong mọi lãnh vực bệnh lý

Tỷ dụ như Canada chưa có máy để chữa bệnh đĩa đệm thoát vị (bulging disc) bằng radio wave như bệnh viện tại Mỹ, Âu châu và cả Việt nam

Khi biết tôi về VN để chữa bệnh bằng radio wave disc therapy, nhân viên bệnh viện Việt Pháp (Franco Vietnamien Hopital) ngạc nhiên. Tôi phải giải thích rằng nước Canada tư bản có nền y tế xã hội chủ nghĩa hơn cả Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa VN. Họ không cho Pháp hay bất kỳ ai mở nhà thương kinh doanh ở Canada , cho nên Canada chưa có cái máy chữa đĩa đệm thoát vị bằng sóng radio

Nếu đau nặng (herniated disc) thì họ đè ra mổ, còn chưa nặng thì cứ chữa lòng vòng như physiotherapy, chirotherapy, châm cứu, thể dục, thuốc giảm đau v.v. Phải chăng họ cho đau lưng không phải là bệnh trầm trọng đe doạ tính mạng ?

Nói tóm lại, hệ thống y tế Canada không toàn hảo, nhưng dù có khuyết điểm, đối với đại đa số dân chúng, nền y tế công cộng của Canada vẫn bảo đảm một đời sống khoẻ mạnh, không ai phải lo lắng không có tiền chữa bệnh hay phá sản vì bệnh hoạn

Vì không phải trả tiền bác sĩ nên động một tí là đi bác sĩ, có khi một ngày đi 2 bác sĩ khác nhau cho chắc ăn, cho nên nói chung bệnh tật được phát hiện rất sớm

Dân Canada có tuổi thọ cao đứng hàng thứ 10 trên thế giới (nữ gần 84, nam 77) và tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh (infant mortality) thấp thứ 23 trên thế giới (4.8/1000)

Nay xin bàn qua đôi chút về nền y tế Hoa Kỳ

Y tế Mỹ là một chuyện lạ trên thế giới. Mỹ là một quốc gia có nền y khoa tiến bộ nhất, bệnh viện và máy móc y khoa tối tân nhất. Nhưng đây cũng là quốc gia tiền tiến duy nhất Tây phương không có một nền bảo hiểm y tế phổ cập toàn dân (universal public health care insurance). Mỹ là quốc gia tiên tiến duy nhất nhưng người dân có thể bị phá sản vì bệnh tật

Mỹ là một quốc gia giầu có nhất thế giới, có mức sống cao nhất thế giới, có giá sinh hoạt thấp so với thu nhập cao nhất thế giới, nhưng có hơn 40 triệu dân (15%) không có bảo hiểm y tế và người già phải tìm cách mua thuốc chữa bệnh tại Canada vì thuốc Canada rẻ gấp mấy lần

Một số dân Mỹ sống dọc theo biên giới Canada đã phải qua Canada mượn thẻ y tế của dân Canada để khám bệnh miễn phí (thẻ y tế của nhiều tỉnh bang Canada không dán hình)

Trong khi lợi tức bình quân đầu người của Mỹ hơn Canda, có khoảng 15%, dân Mỹ phải đóng bảo hiểm y tế cao hơn dân Canada 14 lần. Đây là một điểm đáng buồn, đáng hổ thẹn cho đại cường quốc Hoa Kỳ, quốc gia có những chiếc máy bay quân sự trị giá 2.4 tỷ đô la một chiếc

Nếu dùng chi phí đầu người, Tuổi Thọ và Tỷ Lệ Tử Vong Trẻ Sơ Sinh để làm thước đo sự thành công của nền y tế, thì nền y tế Mỹ đã thất bại (nhưng nếu không dùng thì lấy gì để đánh giá?). Trong khi Mỹ nói chi tiêu y tế tính theo đầu người cao nhất thế giới thì dân Mỹ tuổi thọ đứng thứ 30 trên thế giới (nữ gần 81, nam 75), tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh (infant mortality) thấp thứ 33 trên thế giới (6.3/1000, thua cả Cuba )

Tổng thống Obama phải cay đắng thốt lên:”We spend 25,000 dollars more (per capita per year (theo đầu người hàng năm)) but we are not healthier”

Tổng thống Clinton đã thất bại trong việc cải tổ y tế Hoa Kỳ. Không rõ lần này TT Obama có may mắn hơn không ?

Chúc TT Obama và dân chúng Hoa Kỳ may mắn trong cuộc tranh đấu chống lại lòng tham không đáy của các tập đoàn tư bản y tế và dược phẩm Mỹ. Có thể dùng một mô thức y tế kết hợp để tránh được khuyết điểm của cả 2 hệ thống. Nhưng nếu TT Mỹ lại thua lần nữa thì không có gì lạ, vì Hoa kỳ luôn luôn là nước Tư Bản Chủ, không phải Dân Chủ

Riêng dân Canada đã vài lần được thăm dò ý kiến là có muốn Canada sáp nhập vào Mỹ hay không, mức sống cao hơn và chỉ đi ăn hiếp người khác chứ không sợ ai ăn hiếp. Đa số nói không

Lý do chính: họ muốn ai cũng được nằm nhà thương miễn phí, bất kể giàu nghèo, có job hay không có job. Không công bằng tài sản được thì ít nhất cũng công bằng y tế và giáo dục, nhu cầu cần thiết cho dân tự đứng lên khi mạnh khoẻ và có chí hướng tiến lên

Hoàng Thịnh
Vancouver 8/2009
Ghi chú: các con số lấy từ Chính phủ Canada và Liên Hiệp Quốc
 
Hạ viện Mỹ bác luật cải cách y tế của Obama​

- Hôm 11-7, Hạ viện Mỹ gồm đa số thành viên thuộc Đảng Cộng hòa đã bỏ 244 phiếu chống và 185 phiếu thuận đối với luật cải cách y tế của Tổng thống Barack Obama

576872.jpg

Ông Obama đang bị Đảng Cộng hòa công kích trước thềm bầu cử tổng thống​

Mặc dù Tòa án tối cao tuyên bố ủng hộ luật cải cách y tế của ông Obama là hợp hiến hồi đầu tháng 7, các hạ nghị sĩ Mỹ hôm qua vẫn tiếp tục bỏ phiếu chống sau 5 giờ tranh luận. Cho đến nay đã hơn 30 lần họ bỏ phiếu đòi hủy bỏ các cải cách này.

Cả hai phía gồm Hạ viện và Thượng viện đều hiểu rằng luật cải cách của ông Obama sẽ bị bác ở Hạ viện nhưng sẽ được đồng tình ở Thượng viện - nơi có đa số thành viên thuộc Đảng Dân chủ. Tuy nhiên, Đảng Cộng hòa vẫn chống đối ông Obama trước thềm bầu cử tổng thống 2012 và cho rằng có một nửa số người Mỹ phản đối cải cách y tế này

Cải cách y tế của ông Obama yêu cầu mỗi người dân đều phải đóng bảo hiểm y tế để đảm bảo được chữa trị đầy đủ, tiến tới một xã hội khỏe mạnh, nhưng nếu họ không đóng bảo hiểm, họ sẽ bị phạt. Trong khi đó, Đảng Cộng hòa buộc tội luật này đi ngược lại tự do cá nhân và cho rằng chi phí đóng bảo hiểm ở mức cao, không phù hợp với người nghèo

“Luật mà ông Obama đề ra đã tước đi quyền quyết định và lựa chọn của các bệnh nhân. Đây là luật mà người Mỹ không muốn dù nó được thông qua”, Eric Cantor - thủ lĩnh Đảng Cộng hòa ở Hạ viện - nói

Trong số các nghị sĩ bỏ phiếu chống luật cải cách y tế ở Hạ viện có năm thành viên Đảng Dân chủ
 
RFID Chip & “Obamacare” Plan​

The “Obamacare” RFID chips are currently being given a test run on the proud and patriotic citizens of Hanna, Wyoming

Over the last two weeks a special piece of legislation has been passed making it mandatory for anyone who receives welfare, or any other form of government assistance to be implanted with these new identification chips


Here We Can See The Size And Shape Of The Exciting New RFID Chip

Even select government employees and officials have been ordered to receive the new sub-dermal device, which is typically implanted in the fatty tissue of the individual’s buttock. Police officers, military, even garbage men will all be required to have the RFID chip by the end of next month or face termination from their jobs

During the beta testing stage of this amazing new technological development, many news outlets have remained silent waiting to see how the trial pans out before reporting on the subject. National Report, always on the cutting edge, sent me on location to Hanna, Wyoming to speak with some of the towns folk and gather their opinions and experiences regarding their newly acquired RFID chips

Tammy Josephine Laurence, a single mother of three who is currently accepting housing assistance got her chip implanted just hours before we had a chance to sit down and speak with her. She had the following to say


Preliminary Sketches Of What Later Came To Be Known As The RFID Chip​

“Well, they said I better do this, or they was gonna cut the welfare. I’m a full time single mother. I got three young kids that need me at all hours and ain’t no man to help. I didn’t have no choice…”

When asked if the procedure was invasive she informed us that it was “a little like giving blood” and that she felt “tired after getting the implant” which apparently is a common but benign side effect

I also spoke with Hanna, Wyoming’s Mayor Ted Howell, whose full support of the RFID chip made it mandatory for the citizens of his small community. Leading by example he was the first recipient of the RFID chip , having it implanted publicly at a recent town hall meeting. “This is change for a better, safer America” he said while undergoing the ten minute procedure. “With this scientific advancement, the terrorists do not stand a chance… USA will prevail…”

The ordinance has had some opposition, however, as several of the local churches have spoke out against the chips with protests. These fringe apocalyptic churches believe Obama to be the anti-Christ and claim the RFID chip is the Mark Of The Beast written about in their Book Of Revelations

They site the RFID chip’s supposed serial number of 131618 as corresponding with Revelations 13:16-18. Of course, rural superstitions ultimately have no sway when it comes to the progressive new America and their scripture laden outcries have largely been ignored

This journalist embraces the new change, and even got her very own RFID chip before heading back to the National Report’s home offices. The surgery was quick, simple and more or less painless. I can barely tell I’ve been implanted at all. A sacrifice I’ve gladly made for my country’s national security and hope you will too

Lobby & Obamacare
 
Top