What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Park Chung Hee Lobbyist

LOBBY.VN

Administrator

Tư tưởng Park Chung Hee
Hyundai & Samsung - Một góc nhìn khác​

Sách sử học có nhiệm vụ giúp thế hệ sau có cái nhìn nhận đánh giá chính xác về một thời đại đã qua, những thành quả hạn chế qua đó có thể đánh giá ghi nhận chính xác những cái nhân tổ chức đã để lại dấu ấn cho thời đại lịch sử đã qua

Đánh giá một con người thì sao Ước Mơ – Tầm Nhìn – Hành Động của một cá nhân chỉ được đánh giá chính xác khi kết quả cuộc đời cuộc cá nhân đó được ghi nhận như thế nào. Chỉ khi nào cá nhân đó chết đi…chúng ta mới có đủ thời gian để nhìn nhận đánh giá thành công của một cá nhân kiệt xuất, mọi đánh giá nhìn nhận trong ngắn hạn đều chỉ là tầm thường

Và khi ba người có vị trí quan trọng xây dựng nên hai tập đoàn khổng lồ của Hàn Quốc là Hyundai và Samsung đều đã chết ? Chúng ta thử ngồi nhìn nhận đánh giá một chút về ? Một đánh giá mang tính cá nhân của chủ nhân blog thôi nhé. Ở đây theo mình hai vị chủ tịch người sáng lập ra Hyundai và Samsung là hai người con xuất sắc còn tổng thống Park người được coi như đại diện của đất mẹ Hàn Quốc

Trong lịch sử có đúc kết một cậu “Tướng giỏi – Vạn Cốt trắng” anh hùng chỉ sinh ra và ghi nhận rõ nét trong thời loạn. Một cá nhân xuất sắc có cần có thời cơ và cơ hội để thể hiện tài năng…chỉ khi tài năng họ được thể hiện qua kết quả của hành động thì những kết quả đó mới được xã hội ghi nhận. Trong cùng một thời điểm lịch sử có hàng ngàn cá nhân xuất sắc có đầy đủ các tố chất để trở thành anh hùng nhưng chỉ có một hoặc số ít người có cơ hội thể hiện tài năng…để trở thành người anh hùng. Cơ hội này được tạo ra do sự nỗ lực của cá nhân đó, ngoài ra cơ hội có thể do một đại diện nào đó trao cho họ…trao có cá nhân xuất sắc trên có cơ hội hành động

Không một vị tướng nào trở thành thành anh hùng mà không có lính dưới quyền nào của anh ta bị chết. Cá nhân xuất sắc có cơ hội trở thành người chỉ huy họ phải tham gia các cuộc chiến sống còn, ở đó họ được thực hành những suy nghĩ, cách nhìn…làm thế nào có thể chiến thắng. Không vị tướng nào mà cả đời chỉ có chiến thắng, những thất bại được trả giá bằng cái chết của binh lính dưới quyền …đó là cái giá phải trả cho kinh nghiệm và sự trưởng thành của vị tướng đó. Thất bại và chiến thằng trong thời kỳ đầu sẽ là những bài học không thể thiếu chuẩn bị cho vị tướng đủ bản lĩnh chinh phục thiên hạ. Không tự dưng một cá nhân xuất sắc trở thành anh hùng được, và không thể tự nhiên nhấc một cái nhân xuất sắc từ số 0 ngồi lên ngôi vị anh hùng…Vạn cốt trắng là cái giá đất mẹ phải trả để tìm ra một người anh hùng lãnh đạo cả dân tộc đó vượt qua sóng gió và trở thành dân tộc đủ sức sánh vai với các dân tộc khác trong thiên hạ

Theo cá nhân tôi thì người sáng lập của hai tập đoàn trên là hai đại biểu xuất sắc được đất mẹ Hàn Quốc mà đại diện là tổng thống Park chọn lựa, họ đã được đất mẹ trao cho cơ hội để xây dựng hai công ty nhỏ bé trở thành tập đoàn toàn cầu không lồ mà hiện nay chúng ta biết đến như là đại diện quốc tế của đất nước Hàn Quốc giàu có thịnh vượng

Hai cá nhân xuất sắc có tố chất của người anh hùng đã được đất mẹ trao cơ hội và họ đã trở thành người anh hùng thật sự được lịch sử ghi nhận

Cơ hội mà đất mẹ đã trao cho hai vị chủ tịch là gì ? Như chúng ta đã biết ngay sau khi tiến hành đảo chính tổng thống Park để tiến hành điều hành đất nước hà khắc theo kỷ luật quân đội, ông muốn xóa bỏ tất cả những thói quen xấu của người dân Hàn Quốc những thói quen đã được tích lũy từ thời phong kiến và đô hộ của Nhật đã được thay thế bỏi những đức tính tốt…khát vọng vì một nước Hàn Quốc vĩ đại

Thời điểm đó trong giới doanh nhân Hàn có rất nhiều người tài nhưng tại sao nền kinh tế Hàn vẫn kém phát triển ? Một nhóm doanh nhân giỏi nhưng không có đạo đức tất cả chỉ vì lợi ích bản thân, một nhóm doanh nhân khác thì không có đủ tài chính để giành chiến thắng trên thương trường…tất cả là một sự hỗn độn. Ông muốn chọn ra những đại diện xuất sắc nhất để nhận được sự giúp đỡ không giới hạn của chính phủ và hai người được chọn và trao cơ hội đó chính là người sáng lập ra tập đoàn Hyundai và Samsung

Đại diện cho lớp doanh nhân có ước mơ tầm nhìn đạo đức lớn, hơn thế nữa họ là những người làm kinh doanh vì sự phát triển của cả dân tộc họ xứng đáng được trao cơ hội để lãnh đạo xây dựng nước Hàn Quốc vĩ đại cho tương lai

Việc đầu tiên đó là chính phủ giao tất cả những dự án lớn, khổng lồ cho hay công ty này thực hiện, với nguồn vốn lớn tập đoàn Hyundai và Samsung đã kêu gọi được anh hùng trong thiên hạ đến đầu quân giúp sức cùng họ hoàn thành những dự án làm khổng lồ làm thay đổi nền kinh tế Hàn. Anh hùng trong thiên hạ từ chỗ phát triển không có định hướng giờ đây đã có chỗ để nể phục, họ về đầu quân cho Hyundai và Samsung

Nhân lực là cuội nguồn của sự phát triển một công ty, ngay trong thời điểm đầu tiên cho dù nhân tài nước Hàn đã đầu quân hết về hai tập đoàn trên nhưng họ mới chỉ là những người có tố chất muốn họ có đủ khả năng hoàn thành những nhiệm vụ khó thì phải được đào tạo qua cơ hội làm việc, chính những va chạm các vấn đề thực tế đã biến đội quân tiềm năng ngày nào trở thành các chuyên gia tinh nhuệ trong mọi lĩnh vực…chuẩn bị cho chiến lược chinh phục toàn cầu

Ngọc không dũa không thành…cá nhân xuất sắc không có cơ hội làm việc thể hiện bằng hành động không bao giờ thành tài năng. Tập đoàn Hyundai và Samsung đã trao cơ hội cho những cá nhân xuất sắc đó, đồng thời dám chấp nhận rủi ro những thiệt hại về tài chính, thời gian…nhưng cái họ nhận được đó là một đội quân tinh nhuệ giành chính thắng trên mọi cuộc chiến lớn sau này

Thành công của nước Hàn ngày nay về mọi lĩnh vực trong đó đặc biệt về công nghệ cao chính là nhờ vào tư tưởng đào tạo nguồn nhân lực của hai vị chủ tịch tập đoàn này

Gần đây mình khi xem TV mình thấy VTV đưa tin tập đoàn Hyundai đóng tàu ngầm, tàu chiến, Samsung tham gia vào chế tạo máy bay chiến đấu, vệ tinh quân sự góp phần bảo vệ nền an ninh quốc gia Hàn Quốc. Hàn quốc hiện nay là một trong những quốc gia mà sự phát triển khoa học công nghệ của họ đã giúp họ tự trang bị một nền quốc phòng mạnh, từng bước giảm sự phụ thuộc vào Mỹ

Ngẫm nghĩ thật sâu liệu đấy có phải là tầm nhìn vĩ đại của cố tổng thống Park ? Dưới thời của ông nền công nghiệp Hàn Quốc chẳng có gì cả toàn bộ trang thiết bị vũ khí là mua từ nước ngoài. Lúc đó nếu ông có lấy toàn bộ tài sản quốc gia rồi bắt một công ty trong nước đóng cho ông một cái tàu chiến, một cái máy bay chiến đấu …chắc cả nước Hàn cũng chịu chết…con người ở đâu có thể hoàn thành kế hoạch đó. Nếu giờ phút này một quốc gia nói hãy cho tôi rất nhiều tiền tôi sẽ mua được máy bay chiến đầu hiện đại nhất thế giới đó chỉ là sự hoang đường. Nền quốc phòng là niềm tự hào và tự lực của mỗi quốc gia dù quốc gia đó có nhiều tiền đến bao nhiêu thì quốc gia sở hữu thiết bị hiện đại trên không bao giờ bán…họ chỉ bán các thiết bị đã lạc hậu 5 đến 10 năm rồi mà thôi. Ở tầm chiến lược quốc gia nếu muốn một nền an ninh bền vững thì quốc gia đó phải tự đào tạo và trang bị cho mình

Tổng thống Park đã trao cơ hội cho Hyundai và Samsung liệu có phải chỉ là mục tiêu phát triển kinh tế hay là còn biết rằng một ngày nào đó hai tập đoàn này cũng chính là đại diện cho nền an ninh của Hàn Quốc. Với chính con người đó vào thời điểm 1957 Hàn Quốc chẳng thế chế tạo được gì nhưng với sự đầu tư tốt, người tài có cơ hội làm việc và hành động theo nhiệm vụ của đất mẹ Hàn giờ đây họ đã có thể làm mọi thứ.

Một tập đoàn với bề ngoài mang dáng vẻ của một tập đoàn kinh doanh thông thường, Hyundai không xây dựng nhà máy đóng tàu, đóng tàu trở dầu hàng triệu tán, tàu trở contener trong hàng chục năm liệu Hyundai có đào tạo được đội ngũ chuyên gia giỏi tham gia đóng tàu chiến. Samsung xây dựng nền công nghiệp điện tử, bán dẫn, chế tạo chip…làm sao họ có thể xây dựng được đội ngũ chuyên gia hàng đầu thế giới về lĩnh vực này làm sao họ tham gia chế tạo vệ tinh và máy bay…

Một góc nhìn chiến lược khi đất mẹ Hàn Quốc trao cơ hội cho Hyundai và Samsung, họ đã sử dụng tốt nguồn lực con người quốc gia, họ đã trao cơ hội cho người tài tiếp cận những siêu dự án tham vọng nhưng miền đất mà quốc gia đó chưa từng đặt trên lên, nguồn nhân lực đó đã chiến đấu và chinh phục thành công các đỉnh cao…họ chính là đại diện cho sự phát triển của cả dân tộc Hàn

Thế giới chỉ nhìn Hyundai và Samsung là hai tập đoàn kinh tế đó là lý do hai tập đoàn này có thể tiếp cận được các công nghệ hiện đại với mục đích trước mắt là sản phẩm thương mại. Người Hàn Quốc dựa trên nền tảng đó đã học hỏi sáng tạo ra công nghệ mới phục vụ những mục đích khác phi kinh tế.

Trên thế giới cho hàng trăm quốc gia nhưng có bao nhiêu quốc gia có những tập đoàn hùng mạnh như Hyundai và Samsung, phải nhìn nhận rằng chỉ những quốc gia nào có những tập đoàn tầm cơ thì quốc gia đó mới có nền quốc phòng vững mạnh. Phải chăng không có tập đoàn thì đừng mong có nền quốc phòng hùng mạnh một quốc gia có hàng 1000 công ty làng nhàng thì cũng chẳng làm nên trò trống gì

Lobby Vietnam Club: Bài viết được tác giả thực hiện năm 2006 sau khi được xem xong bộ phim “Thời Đại Anh Hùng” một xuất bản điển ảnh thành công của Hàn Quốc. Người Hàn đã dùng phim ảnh để cổ vũ triết lý kinh doanh cho thế hệ trẻ và quảng bá hình ảnh doanh nhân Hàn ra thế giới, bộ phim miêu tả lại cuộc đời hai doanh nhân lỗi lạc của Hàn Quốc trong thế kỷ 20, hai nhà sáng lập tập đoàn Hyundai và Samsung

Tran Dai Thang
Lobbyist Manager - Lobby Vietnam Club
Mobile: 0122.6699.668
Website: http://lobby.vn/
 
Tập đoàn lớn bị coi như “kẻ thù” tại Hàn Quốc​

Hiện không phải thời điểm hạnh phúc đối với các chaebol, tập đoàn lớn điều hành theo kiểu gia đình trị tại Hàn Quốc

Tại Quốc hội, các nhà hoạch định chính sách gọi các chaebol là “thú dữ”. Nhà báo liên hệ họ với hình ảnh các con thú hoang xã cướp đi cuộc sống bình thường của nhiều người

Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak, trước đây từng là đồng minh của chaebol, nay đã rút lại lời hứa giảm thuế cho họ, thay vào đó hối thúc các tập đoàn lớn này hãy cố gắng để người khác tôn trọng họ bằng cách giúp đỡ người nghèo

Hiện không phải thời điểm hạnh phúc đối với các chaebol, tập đoàn lớn điều hành theo kiểu gia đình trị tại Hàn Quốc

Ở nước ngoài, họ đang được biết đến nhiều hơn, điện thoại di động và ô tô cạnh tranh rất tốt trên thị trường toàn cầu. Thế nhưng tại nội địa, các tập đoàn bị coi như kẻ thù

Người Hàn Quốc đã cảm thấy hết sức khó sống khi giá cả tiêu dùng tăng và nợ nần chồng chất khiến chất lượng cuộc sống của họ đi xuống. Trong khi đó, các tập đoàn lớn vẫn kiếm được lợi nhuận lớn và mở rộng hoạt động ra nước ngoài

Ông Kim Byoung-kweon, chuyên gia kinh tế tại Corea Institute for New Society, nhận xét: “Người ta cảm thấy chán nản khi các tập đoàn vẫn lãi lớn và phát triển bùng nổ tại thị trường toàn cầu nhưng cuộc sống của chính họ ngày một đi xuống”

Ông Chung Mong-joon, quản lý cao cấp tại tập đoàn đóng tàu Hyundai Heavy Industries có quy mô lớn ở Hàn Quốc, nói: “Nếu bạn thành công ở nước ngoài nhưng thất bại tại đất nước, không thể gọi đó là thành công. Doanh nghiệp cần phải có mối liên hệ chặt chẽ với người dân thường”

Tập đoàn Hyundai Heavy Industries đã mang đến câu chuyện của một công ty gia đình phát triển thành công thành tập đoàn công nghiệp lớn. Nay, ông và người cùng làm việc với ông đang cố gắng thể hiện trách nhiệm xã hội của mình

Tháng trước, ông Chung, đồng thời là một chính trị gia ôm tham vọng làm Tổng thống cùng với nhiều người đứng đầu các chi nhánh của Hyundai đã quyên góp 1 nghìn tỷ won tương đương 930 triệu USD hỗ trợ sinh viên nghèo và người trẻ kiếm việc làm

Tổng thống Lee coi hành động từ thiện mới đánh dấu thay đổi về văn hóa tại đất nước mà các chính trị gia giàu có thường bị buộc tội chỉ chăm chăm dành của cho con cái mà không bao giờ chia sẻ với người dân

Chính phủ của Tổng thống Lee trong tuần trước cho biết họ sẽ ngừng giảm thuế đối với doanh nghiệp lớn, tăng trợ cấp cho lao động thu nhập thấp, giảm học phí đại học

Các tập đoàn lớn tại Hàn Quốc, xét trên phương diện nào đó, đang trở thành nạn nhân của chính sự thành công mà họ tạo ra

Sau chiến tranh vào năm 1950 – 1953, trong nỗ lực tái thiết lại nền kinh tế, các nhà cầm quyền tại Hàn Quốc đã dành cho không ít các gia đình chương trình hỗ trợ thuế, tín dụng, điện giá rẻ và nhiều chương trình hỗ trợ khác

Nhanh chóng, các công ty gia đình phát triển thành tập đoàn lớn. Chính sách này cũng khiến người Hàn Quốc tin rằng họ đã tham gia và hy sinh cho thành công của các tập đoàn lớn

Hiện nay, nhóm tập đoàn bao gồm Samsung, Hyundai và LG đóng góp khoảng hơn 70% xuất khẩu của Hàn Quốc, tương đương khoảng một nửa GDP. Họ cũng thống trị thị trường ô tô, tivi, thẻ tín dụng và điện thoại di động nội địa

Họ đã cực kỳ tự hào khi vượt qua được Nhật, đối thủ truyền kiếp của Hàn Quốc, trong nhiều ngành như đóng tàu và sản xuất chip. Tuy nhiên hoạt động của họ gây tranh cãi trong suốt nhiều năm qua bởi nhiều chủ tịch hoặc điều hành cao cấp bị buộc tội hối lộ quan chức, lạm dụng tiền công ty và trốn thuế

Các chính trị gia Hàn Quốc, dù đang cầm quyền hay trong đảng đối lập, ít nhiều đã nhận tiền trái phép từ các tập đoàn để hoạt động chính trị. Cùng lúc đó, họ đưa ra biện pháp hạn chế hoạt động bằng cách yêu cầu các tập đoàn minh bạch hơn về tài chính cũng như cạnh tranh công bằng hơn với nhóm công ty nhỏ. Tuy nhiên nỗ lực thay đổi các tập đoàn cũng có thể bị cản trở bởi lo lắng rằng quá nhiều biện pháp hạn chế sẽ gây hại đến nền kinh tế Hàn Quốc nói chung

Khi lên nắm quyền vào năm 2008, Tổng thống Lee, một người từng làm điều hành tại Hyundai, cam kết chính sách thân thiện với doanh nghiệp. Ông giảm thuế và bớt đi quy định với nhóm tập đoàn lớn bởi lập luận nó sẽ giúp kích thích toàn nền kinh tế tăng trưởng, tạo việc làm

Tuy nhiên dưới thời của ông, chênh lệch giữa tập đoàn lớn và công ty nhỏ cũng như chênh lệch giàu nghèo trong xã hội Hàn Quốc ngày một lớn hơn

Quý 2/2011, thu nhập khả dụng của nhóm 20% hộ gia đình giàu nhất tăng 5,3% trong khi con số này với 20% người nghèo nhất đạt chưa đầy 1%
 
Super lobbyist Park Tae Joon: Cha đẻ tập đoàn Posco​

Cuốn sách Park Tae Joon “Người đàn ông của Thép”, ông được coi là vua thép của thế kỷ 20, là cha đẻ sáng lập ra tập đoàn thép Posco

Ngày 3 tháng 12 năm 1967 tại bãi biển Pohang, Tổng thống Park Chung Hee và chủ tịch Park Tae Joon đã tổ chức lễ động thổ nhà máy chế tạo thép liên hợp, đây là dự án lớn nhất về quy mô và nguồn vốn trong suốt 4300 năm lịch sử đất nước Cao Ly

Nguồn vốn nhà máy được thu xếp từ nguồn thuế máu của nhân dân đó là tiền bồi thường chiến tranh của Nhật bản cho Hàn Quốc. Đó là nguồn tiền bán mạng của 50. 000 lĩnh Hàn Quốc tham chiến ở chiến trường miền nam, Việt nam. Super Lobbyist Park Tae Joon với lý tưởng làm thép báo quốc, xin hiến dâng tất cả cuộc đời ngắn ngủi này tổ quốc, cho dân tộc

Lobby.vn xin chia sẻ với các bạn góc nhìn về mối quan hệ đặc biệt của Park Tae Joon và Tổng thống Park Chung Hee, đại học Harvard Mỹ đã đưa bài học xây dựng và phát triển tập đoàn thép Posco vào chương trình giảng dậy. Giáo trình đã đánh giá nhân tố quan trọng nhất để dự án nhà máy chế tạo theo liên hợp Pohang thành công đó là mối quan hệ đặc biệt trong lịch sử của Park Tae Joon và Tổng thống Park Chung Hee

Lịch sử Hàn Quốc đã tốn rất nhiều giấy để phán xét công và tội của Tổng thống Park Chung Hee, dù dưới góc nhìn nào lobby.vn luôn thể hiện sự ngưỡng mộ những thành tựu Tổng thống Park Chung Hee đã làm được, lý tưởng làm tất cả vì dân tộc của ông đã đặt nền móng vững chắc nền kinh tế Hàn quốc trong tương lai, giờ đây Hàn quốc đã trở thành cường quốc kinh tế lớn trên thế giới, xã hội Hàn mới nhận ra những thành tựu Thổng thống Park Chung Hee đã để lại

Sau 12 năm ngày Tổng thống Park Chung Hee bị ám sát, chủ tịch Park Tae Joon mới hoàn thành công việc thổng thống giao, ông đã xây dựng xong tổ hợp thep Pohang và tổ hợp thép Gwang Yang. Ông đã xây dựng Posco trở thành một trong những tập đoàn thép có sản lượng lớn nhất thế giới, có năng lực cạnh tranh nhất thế giới

Chủ tịch Park Tae Joon, toàn thể ban lãnh đạo Posco và gia đình đã đến trước vong linh Tổng thống Park Chung Hee, ông xúc động đọc báo cáo hoàn thành công việc được giao cho Tổng thống. Lobby.vn xin typing lại bản sớ đầy xúc động trên chia sẻ với bạn đọc, bản sớ diễn tả đầy đủ mỗi quan hệ đặc biệt nhất trong một giai đoạn lịch sử thần kỳ của nước Hàn trong thế kỷ 20


Kính thưa tổng thống !


Kẻ tiện dân tên là Park Tae Joon, trải qua hai mươi năm nhận lệnh của Tổng thống đã hoàn thành chu tất đại công trường xây dựng nhà máy chế tạo thép Pohang, nay xin thành kính dâng lên trước linh tọa của Tổng thống bản báo cáo

Nhà máy chế tạo thép Pohang được sinh hạ bở ý chí của Tổng thống rằng xây dựng nhà máy chế tạo thép liên hợp là điều thiết yếu để rũ bỏ sự nghèo đói và phục hưng cho nền kinh tế quốc gia. Đúng vào ngày hôm qua, nhà máy chế tạo thép Pohang đó đã chấm dứt cuộc đại trường chinh trải qua một phần tư thế kỷ với chặng đường cuối là sự hoàn thành hệ thống sản lượng đạt 21 triệu tấn thép thô hàng năm, tính cho cả hai nhà máy Pohang và Gwang Yang

“Tôi hiểu rõ anh chứ ! Việc này không phải ai cũng có thể làm được. Phải là người vì quốc gia, vì dân tộc, hiến thân hoàn toàn và không chút tư lợi thì may ra mới có thể thành công. Anh hãy nhận lấy đi và đừng nói gì cả ! “

Đến bây giờ bên tai tôi vẫn như rõ mồn một giọng nói sang sảng ngày nào đã ban xuống cho tôi mệnh lệch đặc biệt vào cái ngày của năm 1967, khi đang công tác ở nước Anh bỗng nhận được lời nhắn gọi của Tổng thống mà bươn bả chạy về. Nghĩ rằng bởi chỉ một lời nói đó thôi mà đời tôi hóa phát điên phát cuồng với thép, và cũng tài tình làm sao khi có thể kiên gan bên chí chịu đựng được một quãng thời gian trải dài suốt cả hai mươi lắm năm, tôi không thể nào kìm giữ niềm xúc động như ngon triều đang trào dâng ào ạt !

Ngoảnh đầu nhìn lại, đó là một chặng đường của xa ngái chống gai. Dẫn dắt ba mươi chin nhân viên cốt cán sáng lập công ty, những người đến cả một cái lò cao cũng chưa bao giờ trông thấy, khi đặt chân đến cánh đồng cát của Pohang, trên bãi đất hoang không chút vốn liếng, không kỹ thuật, cũng không kinh nghiệm, cũng có lúc tôi tránh sao khỏi thầm oán trách Tổng thống. Trước thái độ đối xử lạnh lung của những cường quốc tiên tiến của sắtt thép độc chiếm về vốn và kỹ thuật, cảm nhận đến tận gan ruột cái hạn chế của sức lực quốc gia mà tôi chỉ biết thở dài. Phải chịu đựng những mưu mô, sự tị hiềm lẫn nỗi ô nhục vô cớ, cũng có lúc tôi muốn ngã gục theo đó

Mỗi lúc như thế, tôi dám nói rằng điều vực tôi đứng dậy chính là đức tin cháy bỏng như lửa đỏ của Tổng thống rằng “Sắt thép là sức mạnh quốc gia” cùng sự quan tâm và khích lệ tột bực khi đã mười ba lần lặn lội đến tận hiện trường xây dựng

Một năm trước khi hoàn tất Pohang 4 lúc Tổng thống đột ngột ra đi, tôi cũng từng tuyệt vọng rằng không lẽ giấc mơ về một quốc gia sản xuất 20 triệu tấn thép mỗi năm lại kết thúc bất hạnh vậy sao ? Thế nhưng nhận được di ngôn xây dựng quốc gia sắt thép, cho đến tận ngày hôm nay chúng tôi vẫn cần mẫn làm việc với một đức tin không chút lung chuyển. Với kết quả đó, nhà máy chế tạo thép Pohang đã rung mình trỗi dậy, trở thành một doanh nghiệp sắt thép lớn hàng thứ 3 trên thế giới, và đất nước chúng ta cũng vươn vai lớn bổng thành cường quốc thứ 6 về sắt thép

Suốt một phần tư thế kỷ trôi qua kể từ ngày đưa Tổng thống về xúc nhát xẻng đầu tiên, nhà máy chế tạo thép Pohang mà 40 triệu lượt công nhân viên đã cùng đổ mồ hôi và xương máu để tạo dựng nên giờ đây đã được giới doanh nghiệp sắt thép thế giới lẫn báo chí đánh giá là doanh nghiệp sắt thép có sức mạnh cạnh tranh bậc nhất

Vậy nhưng, làm sao có uốn lưỡi mà nói rằng đây là công sức của cá nhân tôi ? Giây phút này đây, nghĩ rằng bổn phận mình đã làm tròn nghĩa vụ của cả cuộc đời, chỉ còn lại tấm long tôi tưởng nhớ đến Tổng thống là bội phần mới mẻ hơn mọi lần khác. Nghĩ tới sự tin tưởng và khích lệ tuyệt đối của Tổng thống đã hiệu triệu tôi đến tế đàn của sự nghiệp hiện đại hóa tổ quốc bằng một lời kêu gọi thống thiết rằng “Có tôi ở ngay đằng sau anh đây, cứ theo đức tin của mình mà dấn tới” Kẻ tiện dân tôi chỉ còn biết đê đầu mà dâng lời cảm tạ !

Thưa Tổng thống !

Đã rất lâu trở về trước, kể từ khi Tổng thống ban lệch và rồi theo lời thề nguyên với ngài mà đến nay tôi đã kết thúc một cách thành công cho nhiệm vụ trọng đại. Thế nhưng để đất nước này có thể tiếp tục vững bước tiên tiến hóa nền kinh tế quốc gia một cách chân chính những việc cần phải làm vẫn còn chất cao như núi. Nếu giờ này Tổng thống có ở đây, dù chỉ là vong linh hương hồn, xin hãy giữ cho kẻ tiện dân Park Tae Joon này được vững vàng để tuyệt đối không xao nhãng hay lung lạc để có thể quay trở lại bầu nhiệt huyết của hai mươi lăm năm về trước mà dốc long vì sự nghiệp kiến thiết quốc gia, xây dựng nước nhà no ấm

Bởi thiển nghĩ nên kẻ tiện dân cúi xin được tha thứ cho những lỗi lầm thiếu sót của mình vì đã không thể thường xuyên lui tới viếng thăm, hương khói cho Tổng thống, và thành kính nguyện cầu cho vong hồn ngài được tìm vui nơi chin suối

Xin Tổng thống hãy yên nghỉ an lành !



Tran Dai Thang
Lobby Vietnam Club
Mobile: 0122.6699.668
Email: thang@lobby.vn
Website: http://lobby.vn
 
Sự tỏa sáng của con gái Park Chung-hee​

20120421141703_Park-articleLarge.jpg

Những người dân vui mừng khi gặp Park Geun-hye​

Park Geun-hye - con gái của cựu lãnh đạo Park Chung-hee - đã gây dựng hình ảnh về một người phụ nữ can trường, trong sạch và đáng tin cậy để có thể ra tranh cử Tổng thống Hàn Quốc trong năm tới

Khi Park Geun-hye bước từ trên bục xống để tới bắt tay người dân trong một chiến dịch vận động tranh cử ngoài trời, một số trong những người già đã len lên phía trung tâm của đám đông. Đối với họ, bà Park tựa như một ngôi sao truyền hình nổi tiếng, hoặc thậm chí là một nhân vật tôn giáo

"Tôi đã chạm vào tay bà ấy, tôi đã chạm vào tay bà ấy" - ông Lee Kyung-su, một cựu kỹ sư xây dựng 72 tuổi reo lên

Sau đó, khi đã bình tĩnh hơn, ông mới giải thích tại sao bà Park lại khiến cho ông có cảm xúc như vậy. "Bà ấy sống một mình, không hề có các mong muốn ích kỷ nào và cũng không có gia đình nào khiến bà bị mua chuộc. Bà ấy đã dành cả đời mình cho đất nước" - ông Lee nói

Trong nền chính trị của Hàn Quốc, bà Park có một vị trí rất đặc biệt. Sự hiện diện của con gái của một cựu Tổng thống - sống độc thân, và đang theo đuổi quyền lực trong một xã hội mà tư tưởng gia trưởng ngự trị, với tình trạng bất bình đẳng - có thể được coi là một kiểu 'huênh hoang' cho dù bà Park chỉ có vóc người nhỏ bé và cách ứng xử khiêm nhường

Giờ đây, sau khi có được thành công trong việc dẫn dắt Đảng Saenuri (tạm dịch Biên giới mới), cùng với sự thành quả bất ngờ trong bầu cử quốc hội tuần qua, bà cũng có cơ hội để tranh cử, trở thành tổng thống kế tiếp của Hàn Quốc. Nếu thành công, bà sẽ trở thành người phụ nữ đầu tiên được bầu làm lãnh đạo đất nước một cách dân chủ

"Bà ấy theo kiểu Bismarch và Evita" - Ahn Byong-jin, tác giả cuốn sách “Hiện tượng Park Geun-hye" nói. "Bà ấy muốn giống như cha của bà bằng cách trở thành một lãnh đạo mạnh mẽ, vì người dân của mình, nhưng bà cũng muốn trở thành một phụ nữ đồng cảm với những vấn đề của người dân"

Đây là một sự 'trỗi dậy' rất đáng chú ý, ngay cả khi bà đã có lợi thế được đào tạo về chính trị từ khi còn bé từ một chính trị gia đặc biệt của Hàn Quốc: đó là cha của bà - tướng Park Chung-hee - người từng điều hành đất nước với kỷ luật thép trong suốt 18 năm, nhưng lại đặt nền tảng cho một trong những câu chuyện về thành công kinh tế thần kỳ của châu Á

Sau khi vợ bị ám sát vào năm 1974, tướng Park Chung-hee đã gọi con gái Park Geun-hye đang học tại Pháp về nước. Suốt 5 năm sau đó, Park Geun-hye sát cánh bên cha, đón tiếp các vị lãnh đạo thế giới và thực hiện các trọng trách của một đệ nhất phu nhân, cho tới khi cha mình bị ám sát vào năm 1979

Trong suốt những năm đó, Park Geun-hye cho biết, bà đã học được những bài học đầu tiên về chính trị từ cha mình từ những cuộc đối thoại khi ngồi ở ghế sau chiếc xe limousine của ông

"Cha dạy tôi yêu đất nước, và phụng sự đất nước" - Park Chung-hee nói

20120421141703_21park_337-popup.jpg

Bà Park Geun-hye đã gây ấn tượng với các cử tri bằng chiến dịch không mệt mỏi, bắt tay người dân cho tới khi tay bà phải băng bó lại vì đau​

Những người bảo thủ tìm thấy ở bà những hy vọng mang tính hoài cổ của họ để một lần nữa, có chung cảm giác cùng chia sẻ mục tiêu của đất nước từng một thời hưng thịnh dưới sự lãnh đạo của cha bà, và để tìm kiếm lại khoảng thời gian 'vô tư' ngày xưa, trước khi mà đồng tiền bắt đầu làm băng hoại hệ thống chính trị

Còn đối với những người cánh tả thì bà lại gợi cho họ mối liên hệ với những thời kỳ trước khi Hàn Quốc trở thành một nền dân chủ vào cuối những năm 1980. Bản thân bà Park từng chỉ trích các vụ lạm dụng nhân quyền trong suốt thời kỳ cha bà trị vì, nhưng vẫn nhấn mạnh rằng ông là một người yêu nước, và đưa cả đất nước Hàn Quốc ra khỏi nghèo đói sau cuộc chiến tranh liên Triều

Còn về khả năng tranh cử chức tổng thống vào năm tới, có nhiều người lại cho rằng sức cuốn hút của bà lại xuất phát từ cá tính, chứ không phải từ chính sách của bà. Trước cuộc bầu cử quốc hội vào tuần trước, bà Park đã gây ấn tượng với các cử tri bằng chiến dịch không mệt mỏi, bắt tay người dân cho tới khi tay bà phải băng bó lại vì đau

Bà Park cũng nói rất ít về một trong những khía cạnh tiên phong trong sự nghiệp chính trị của bà, đó là về giới. Các nhà phân thích cho rằng sự liên hệ giữa bà với người cha lãnh đạo đã giúp bà phá bỏ được rào cản vẫn còn hiện diện mạnh mẽ trong xã hội Nho học này. Quả thực, bà được những người ủng hộ tôn sùng như là người phụ nữ đã hy sinh tất cả vì đất nước, mất cả cha và mẹ, rồi cũng không kết hôn, không có con cái

Khi bà Park phát biểu ở Gongju, một phụ nữ đã lắng nghe và nói rằng: sức cuốn hút lớn nhất của bà Park chính vì bà là phụ nữ. "Tôi muốn thấy phụ nữ làm tổng thống một lần" - Lee Myung-shil, một người nội trợ 37 tuổi nói

Trong khi đó, những người nam giới khác lại không để tâm tới việc bà Park là phụ nữ, mà nói luôn rằng họ ủng hộ bà vì nhớ tới vị cựu lãnh đạo Park Chung-hee. "Ông ấy cứu chúng tôi thoát khỏi nạn đói, và mang lại quần áo ấm cho chúng tôi" - Im Hong-su, một lái xe bus về hưu 74 tuổi nói

Nhưng 'di sản' mà người cha của bà để lại cũng phủ bóng lên các nỗ lực của bà, chủ yếu là với những cử tri trẻ tuổi - những người sẽ quyết định không nhỏ tới lá phiếu bầu nên tổng thống Hàn Quốc trong tháng 12 tới. Các nhà phân tích cho biết: cử tri trẻ không quan tâm nhiều, hoặc không biết nhiều tới cha của bà, mà họ chỉ muốn biết bà sẽ làm gì cho họ

Tuy vẫn chưa tuyên bố việc tranh cử tổng thống, nhưng người phụ nữ 60 tuổi Park Geun-hye đã cố gắng tạo dựng nên một hình ảnh mềm mại cho bản thân và cho chính đảng của bà, như đồng cảm hơn tới hoàn cảnh khó khăn của những thanh niên Hàn đang thất nghiệp

Nhưng điều này vẫn là chưa đủ đối với bà Park Geun-hye, vì bà có thể sẽ phải đối mặt với mối đe dọa lớn nhất tới tham vọng tổng thống của mình, đó là sự vươn lên bất ngờ của Ahn Cheol-soo - một bác sĩ chuyển sang làm doanh nghiệp phần mềm, người đã đánh trúng trái tim của các cử tri trẻ, vốn đã vỡ mộng với các đảng phái chính trị hiện thời
 
Hàn Quốc nhiều khả năng có nữ tổng thống đầu tiên​

avatar-332.jpg

Bà Park Geun Hye​

Park Geun Hye, con gái cố Tổng thống bị ám sát Park Chun Hee, sẽ tranh cử tổng thống với cam kết tìm kiếm quan hệ "ổn định" với Triều Tiên

Theo Kyodo/AFP, Park Geun Hye, nghị sĩ thuộc Đảng Saenuri cầm quyền ở Hàn Quốc đồng thời là con gái của cố Tổng thống bị ám sát Park Chun Hee, ngày 10/7 đã chính thức tuyên bố nỗ lực tranh cử tổng thống với cam kết tìm kiếm mối quan hệ "ổn định" với Triều Tiên

Bà Park, người từng thất bại trước đương kim Tổng thống Lee Myung-bak trong nỗ lực giành lấy đề cử ứng viên tổng thống của đảng này năm 2007, đang hy vọng trở thành tổng thống nữ đầu tiên của Hàn Quốc

Phát biểu tại một quảng trường ở thủ đô Seoul, bà Park tuyên bố: "Tôi nguyện cống hiến tất cả để biến Hàn Quốc trở thành một đất nước mà ở đó mọi người đều có thể đạt được ước mơ của mình"

Đông đảo dư luận cho rằng, nữ chính khách 60 tuổi này sẽ giành được đề cử của Đảng Saenuri trong cuộc bỏ phiếu sơ bộ vào tháng Tám tới. Bà cũng được đánh giá là ứng cử viên hàng đầu trong cuộc bầu cử tổng thống Hàn Quốc, dự kiến diễn ra ngày 19/12

Cố Tổng thống Hàn Quốc Park Chun Hee, thân sinh của bà Park Geun Hye, lên nắm quyền trong cuộc đảo chính năm 1961 và cầm quyền cho tới khi bị chính lãnh đạo cơ quan tình báo của mình ám sát năm 1979

Thân mẫu của nữ chính trị gia này cũng bị một sát thủ ủng hộ Triều Tiên bắn chết năm 1974
 
Sự hi sinh của Hàn Quốc và bài học cho châu Âu​

CROPrectangle3large1342096444.jpg

Bí quyết đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính châu Á của Hàn Quốc là tốc độ tái thiết nền kinh tế thần kỳ và sự sẵn sàng chung tay của người dân trong sự nghiệp của cả dân tộc

Ít ai có thể hình dung là chỉ 15 năm trước đây, Hàn Quốc đã đứng bên bờ vực phá sản. Thế nhưng chỉ trong vòng 3 năm kinh tế Hàn Quốc đã hồi phục, mạnh mẽ hơn bất kỳ quốc gia nào khác và rồi có thể trả nợ. Điều kỳ diệu gì đã diễn ra ?

Sự chuyển mình kỳ diệu

Seoul ngày này trở thành một trung tâm thương mại sôi động và sầm uất. Nhưng vào năm 1997, bao trùm lên toàn khu vực là tình trạng nợ nần và nợ nần...

Sức cạnh tranh yếu kém, hoạt động doanh nghiệp hết sức ảm đạm cộng với sự gia tăng các khoản nợ xấu đã thực sự làm tê liệt hệ thống ngân hàng tài chính. Khả năng quản lý kinh tế vĩ mô của chính phủ còn hạn chế cộng với những khoản nợ nước ngoài đã tạo nên một hiệu ứng tiêu cực, lòng tin của thế giới đối với nền kinh tế này bị xói mòn khiến cho Hàn Quốc đối mặt với nguy cơ đổ vỡ rất lớn

Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã diễn ra và trở thành một đòn đau không chỉ với Hàn Quốc mà còn với toàn khu vực. Nhiệm vụ đặt ra cho nước này lúc đó là tìm ra con đường thoát khỏi bế tắc và họ đã thành công

Trước tiên là chấp nhận một khoản vay khổng lồ trị giá 58 tỷ USD từ quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), và sau đó là từng bước giải quyết những khó khăn bằng một cuộc cải cách toàn diện và đồng bộ với sự hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân

Nhận khoản vay từ IMF đồng nghĩa với việc Hàn Quốc sẽ phải chấp nhận thực hiện cam kết với tổ chức này về chính sách thắt lưng buộc bụng vô cùng hà khắc. Họ chấp nhận thu hẹp sản xuất. Một loạt các ngân hàng lớn, các doanh nghiệp lớn phải tạm dừng hoạt động

Thế nhưng với những nỗ lực không mệt mỏi của cả chính phủ và nhân dân, Hàn Quốc đã phục hồi nhanh chóng. Chỉ trong vòng 3 năm kinh tế Hàn Quốc đã cải thiện rõ rệt, mạnh mẽ hơn bất kỳ quốc gia nào khác và rồi có khả năng trả nợ

Tăng tưởng GDP đạt 5,8% năm 1998 và 10% năm 1999 trong khi đó tăng trưởng công nghiệp cũng tăng từ 7,3% lên 20% năm 1999. Thâm hụt tài chính ở mức 23 tỷ USD vào năm 1996 đã được khắc phục và đến năm 1999, thặng dư 20 tỷ USD. Dự trữ ngoại tệ cũng tăng từ 7,2 tỷ USD năm 1997 lên 68,4 tỷ USD chỉ sau hai năm. Trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp cũng giảm nhanh chóng xuống chỉ còn hơn 4% năm 2000

Giờ đây Hàn Quốc đã trở thành một trong những nền kinh tế mạnh nhất trên thế giới

Ông Mike Breen, phóng viên Seoul từ thời kỳ khủng hoảng cho biết, nhiều người dân Hàn Quốc ngày nay rất sửng sốt khi thấy phản ứng của người Hy Lạp khi đối mặt với nguy cơ phá sản của đất nước

Sự hy sinh của người Hàn Quốc

Có hai điều đáng nhớ về cách người Hàn Quốc đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Một là tốc độ tái thiết nền kinh tế thần kỳ và hai là sự sẵn sàng chung tay của người dân trong sự nghiệp của cả dân tộc

Tất cả mọi người dân Hàn Quốc, ai ai cũng có ý thức và trách nhiệm giúp đất nước vượt qua gian khó. Họ ngủ ít hơn, làm việc chăm chỉ hơn, chi tiêu ít hơn và tiết kiệm nhiều hơn bên cạnh việc không ngừng học hỏi để phát triển khả năng cạnh tranh

Bà Choi Gwang-ja, người dân Seoul hiện đang sống tại khu căn hộ sang trọng ở miền Nam thành phố (biểu tượng cho sự thành công của Hàn Quốc bởi mỗi căn hộ tại đây có giá 1 triệu USD)

Nhìn đứa cháu gái 9 tuổi đang chơi đùa, bà Choi nói về truyền thống được nhận quà (nhẫn vàng) khi sinh con của người Hàn Quốc

Thế nhưng bà lại không còn chiếc nhẫn nhận được khi sinh con gái trước đó bởi cũng giống như nhiều người phụ nữ Hàn khác, bà đã bán trang sức để góp phần giúp đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính

"Khi phải bán trang sức đi, với tôi là một cái gì đó thật đau đớn. Thậm chí là bây giờ, mỗi khi nghĩ tới, tôi lại rơi nước mắt. Bởi mỗi một món đồ trang sức là một kỷ vật, nhẫn đính hôn của hai vợ chồng tôi, nhẫn nhận được trong ngày sinh con gái...Nhưng vào thời điểm ấy thì đó là điều duy nhất chúng tôi có thể làm. Người ta nói, đất nước sắp phá sản." bà Choi chia sẻ

Đây là một nghĩa cử cao đẹp của không chỉ bà Choi Gwang-ja mà còn của hàng triệu người dân Hàn Quốc lúc bấy giờ

Nhiều chiến dịch vận động được thực hiện trên khắp cả nước. Mọi người được khuyến khích mua hàng nội địa và quyên góp ngoại tệ cho chính phủ

Bên cạnh những cuộc vận động này là những chương trình tái thiết mạnh mẽ và toàn diện. Và tại một đất nước nơi mà các tổ chức công đoàn trở thành chiến sĩ thì hẳn phải có sự cắt giảm lao động. Vậy chính phủ đã làm thế nào ?

Tại các văn phòng của bộ Tài chính, có một không gian bao trùm lên tất cả, đó là không gian ảm đạm, trống trải

"Thật đáng sợ bởi ở đó có cái cảm giác của sự sợ hãi!", ông Lee Chan-woo, phó giám đốc ban chính sách kinh tế của Bộ trong thời kỳ khủng hoảng cho biết

Khi được hỏi làm thế nào để có thể tập hợp được công chúng, ông nói: "Đó là sự sẻ chia gánh nặng. Tất cả mọi thành phần của nền kinh tế phải nhận thức được nghĩa vụ bình đẳng của mình trong hành trình tái thiết nền kinh tế. Vì thế, những người nắm giữ tài sản hay những cổ đông chính, họ đều cắt giảm cổ phần của mình trong doanh nghiệp hoặc chuyển giao tài sản vì sự nghiệp chung"

"Quản lý và nhân viên chấp nhận bị cắt lương, thậm chí nghỉ việc. Sự đồng lòng của mọi người chính là nền tảng quan trọng"

Mặc dù ông Mr Breen cũng nói không hề dễ dàng để người dân tin vào chính phủ của mình

"Người Hàn Quốc cũng giống như người châu Âu, cũng ích kỷ, bất đồng và ngờ vực. Nhưng bên cạnh đó, họ đã từng trải qua cái nghèo, cái đói và họ làm được điều kỳ diệu đó chính là bởi tinh thần dân tộc, bởi tinh thần hi sinh cho cái chung", ông nói

Vì thế, khi mà tinh thần dân tộc và yêu nước nước khơi gợi một cách hợp lý thì không có lý do gì mà dân quay lưng lại với chính phủ

"Và tại rất nhiều quốc gia châu Âu, tôi không chắc là nhiều người dân được tuyên truyền một cách thiết thực về cuộc khủng hoảng. Họ chỉ được đọc thông tin trên báo chí. Mà đó chỉ là một sự hỗn tạp. Có rất nhiều cuộc thảo luận về nguyên nhân của cuộc khủng hoảng, hay ai là người chịu trách nhiệm. Những tất cả chỉ là một mớ lộn xộn, ầm ĩ và vô nghĩa. Còn đối với người Hàn Quốc, không có chỗ cho cái gọi là sự ầm ĩ", ông nói

Bài học cho châu Âu

Một nhân tố khác, theo ông Mr Breen, đó là một xã hội thịnh vượng. Người Hàn Quốc đã không có quá nhiều thứ để dựa vào trong cuộc khủng hoảng tài chính và vì thế họ hiểu được ý nghĩa thực sự

Thậm chí ngay cả bây giờ, Hàn Quốc vẫn không hề hấn trước những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng khu vực đồng Euro. Đây là nền kinh tế xuất khẩu và châu Âu là khách hàng lớn nhất

Choi Gwang-ja nói, bà không hiểu tại sao người châu Âu là phản ứng quá khác trước nguy cơ phá sản. "Tôi biết cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Âu có khác so với Hàn Quốc trước kia nhưng nếu như họ đồng lòng giống như chúng tôi đã từng làm thì họ có thể đã vượt qua"

"Bất kỳ một đất nước nào cũng có thể làm được điều đó nếu như có một phong trào quốc gia kêu gọi và tập hợp lòng dân. Hàn Quốc là một nước nhỏ. Gia đình châu Âu thì giàu hơn nhiều chúng tôi, và tôi nghĩ họ có rất nhiều vàng trong nhà"

Trên thực tế thì cuộc vận động hiến trang sức tại Hàn Quốc có ý nghĩa về mặt tinh thần hơn là tài chính. Tuy nhiên, theo ông Breen thì đây cũng là một giải pháp mà châu Âu nên thử

"Châu Âu đôi khi vẫn hay cho rằng người Mỹ quá lạc quan và đơn giản. Nhưng tiếc là, thực tế người châu Âu cần điều đó"

Mặc dù giờ đây sự đoàn kết, đồng lòng của người dân Hàn Quốc đôi khi hơi khó để cảm nhận. Khoảng cách giàu nghèo, khoảng cách giữa các thế hệ và giữa các đảng phái chính trị đang gia tăng trên mọi khía cạnh của đời sống. Có thể với cảm nhận của người người thì điều này là biểu hiện của sự chia rẽ hơn là đoàn kết

Xã hội ngày càng thịnh vượng, con người ngày một giàu có và những ký ức về sự nghèo đói dường như đang mờ nhạt dần. Thế nhưng làm thế nào mà Hàn Quốc có thể đối phó được với cuộc khủng hoảng là một câu hỏi mà ngày nay nhiều người đang cố giải đáp. Phải chẳng đó là một bí mật về một sức mạnh thần kỳ ?

Hung Ninh
 
Tập đoàn gia đình lũng đoạn kinh tế Hàn Quốc​

dc3samsung490.jpg

Samsung là mộ trong những chaebol hàng đầu Hàn Quốc​

Chính phủ đang tìm mọi cách nhằm giảm quyền lực và ảnh hưởng của các “chaebol” - vốn luôn triệt tiêu cạnh tranh, lợi dụng quan hệ cấp cao và giao dịch “ngầm” để làm lợi cho các cổ đông trong gia đình

Nền kinh tế và thị trường chứng khoán Hàn Quốc đang bị hàng chục tập đoàn gia đình có tài chính hùng hậu thống trị. Trong đó, nổi bật nhất là ba đại gia Samsung Electronics, Hyundai Motor và LG Electronics

Những tập đoàn này được gọi theo tiếng Hàn là chaebol (“chae” là “sở hữu” và “mumbol” là “gia đình quyền quý”). Một số người coi các chaebol là những công ty chà đạp lên tính cạnh tranh, bợ đỡ chính quyền và tiến hành nhiều giao dịch “ngầm” để làm lợi cho các cổ đông là thành viên gia đình

Tuy nhiên, ông Shaun Cochran - trưởng nhóm nghiên cứu kinh tế Hàn Quốc tại CLSA Châu Á - Thái Bình Dương lại cho rằng những điều luật này khó có thể tiến xa khi cuộc bầu cử tổng thống tháng 12 đang tới gần

Ông nói: “Các tập đoàn này chắc chắn sẽ làm mọi cách để bảo toàn vị thế. Vì vậy, hiệu quả của những việc này cần phải xem xét kỹ”.Những năm qua, chính phủ Hàn Quốc đã liên tục thắt chặt rồi lại nới lỏng các điều luật đối với chaebol

Tuy nhiên, hiện nay, các tập đoàn này ngày càng bị kiểm soát bởi nhiều quy định và thuế phí để buộc họ có trách nhiệm hơn, đồng thời tăng cường tính minh bạch trong hoạt động

Chaebol bắt đầu lớn mạnh từ những năm 1960 khi chính phủ Hàn Quốc khuyến khích các công ty tăng cường xuất khẩu để thúc đẩy kinh tế. Sự hỗ trợ của chính phủ dưới dạng các khoản vay, đảm bảo và giãn thuế đã cho phép các công ty tăng trưởng và gia nhập nhiều thị trường xuất khẩu. Đây chính là công thức đã đưa Hàn Quốc ra khỏi nghèo đói

Tuy nhiên, việc mở rộng quá lớn và dựa chủ yếu vào nợ đã làm cho nhiều công ty gia đình bị suy yếu và phá sản trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997. Ông Edmund Harriss - Giám đốc Guinness Atkinson Asia Focus cho biết: “Trong những năm 97, 98, rất nhiều chaebol đã phải chịu rủi ro lớn. Họ mở rộng sang quá nhiều lĩnh vực và rồi sụp đổ”

Các công ty còn sống sót thì cố gắng giảm nợ và tập trung vào cải thiện chất lượng sản phẩm. Vì thế, ngày nay, hàng chục chaebol vẫn còn tồn tại. Các tập đoàn này có cấu trúc rất phức tạp và thường áp dụng kiểu sở hữu vòng tròn

Trong đó, các thành viên gia đình nắm cổ phần của một công ty trong tập đoàn. Sau đó, công ty này lại nắm cổ phần của đơn vị khác cùng một mẹ. Vì thế, tất cả các công ty trong chaebol đều có mối liên hệ rất chặt chẽ

Tuy nhiên, vấn đề là các chaebol này đang lũng đoạn rất nhiều ngành kinh tế và hầu như triệt tiêu cạnh tranh. Họ thường xuyên được hỗ trợ bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phần lớn những công ty này đều ngoài vòng kiểm soát do không niêm yết, và hiếm khi có chỗ đứng trong thị trường dưới quyền lực và ảnh hưởng của các chaebol. Dù sự thật là họ tạo việc làm cho một lượng tương đối lớn nhân công của Hàn Quốc

Một vấn đề nữa của chaebol là việc các nhà đầu tư rất khó khăn trong việc phân tích nguồn tài chính nâng đỡ các công ty niêm yết thuộc chaebol. Dù vậy, rất nhiều người vẫn coi chaebol là những kênh đầu tư hấp dẫn

Nick Beecroft - nhà phân tích danh mục đầu tư châu Á tại T. Rowe Price cho biết: “Một số tập đoàn đã chứng tỏ họ quản trị doanh nghiệp rất tốt và các công ty con được niêm yết cũng tạo ra lợi nhuận thần kỳ trong những năm gần đây, đặc biệt là với những ông lớn như Samsung hay Hyundai”

Gần đây, chính phủ Hàn Quốc đã thông qua luật “thuế thừa kế” để tránh việc các thành viên trong tập đoàn lách luật thừa kế hiện hành. Đồng thời, nước này cũng điều chỉnh lại luật thương mại để thắt chặt các quy định về báo cáo giao dịch nội bộ

Michael Oh - Giám đốc danh mục đầu tư tại Matthews Korea Investors cho biết các thay đổi này đã cải thiện tính minh bạch rất nhiều. Ông nói rằng nhiều chaebol đã bắt đầu chỉ định hội đồng quản trị khi chính phủ làm cho việc cải tổ thành công ty cổ phần trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng là một trong những nước châu Á đầu tiên áp dụng Tiêu chuẩn công bố Tài chính quốc tế để tăng tính minh bạch cho nhà đầu tư

Ashish Swarup - Giám đốc Quỹ khám phá các thị trường mới nổi tại Fidelity Investment cho biết: “Trong quá khứ, các chaebol không thật sự quan tâm nhiều đến quyền lợi của cổ đông thiểu số. Nhưng tôi nghĩ, hiện nay, ít nhất việc này cũng có chút tiến triển khi các chaebol đang từng bước giảm việc sở hữu chéo các công ty khác nhau và tăng cường tính minh bạch trong việc phân bổ vốn trong tập đoàn”
 
Bà Park Geun-hye đắc cử Tổng thống Hàn Quốc
- Bà Park Geun-hye đã giành chiến thắng sít sao nhưng mang ý nghĩa lịch sử trong cuộc bầu cử Tổng thống Hàn Quốc, trở thành người phụ nữ đầu tiên nắm quyền tại nước này

Nu-Tong-thong-dau-tien-cua-HQ---1-df934_zpsb2b0185d.jpg

Bà Park Geun-hye hạnh phúc đón nhận bó hoa chúc mừng đắc cử Tổng thống Hàn Quốc

Với 89% số phiếu được kiểm trên toàn quốc, bà Park Geun-hye của đảng Thế giới Mới cầm quyền dẫn trước đối thủ Moon Jae In của đảng Dân chủ Thống nhất (DUP) với khoảng cách không thể đảo ngược 51,6% so với 48%. Như vậy, Hàn Quốc sẽ có nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử khi bà Park Geun-hye lên thay ông Lee Myung-bak sau khi ông này kết thúc nhiệm kỳ 5 năm cầm quyền và rời cương vị vào tháng 2 tới

Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Park đã chúc mừng chiến thắng của bà Park Geun-hye , trong khi ông Moon Jae In cũng đã nhanh chóng thừa nhận thất bại

"Ai cũng đã nỗ lực hết sức nhưng tôi thiếu khả năng. Tôi chấp nhận kết quả cuộc bầu cử", đối thủ của bà Park thừa nhận tại cuộc họp báo ở Seoul tối qua

"Tôi cảm thấy có lỗi vì đã không thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình là mở ra một kỷ nguyên mới về chính trị", ông Moon Jae In nói thêm bên ngoài dinh thự ở Seoul

Trong khi đó, phát biểu tại lễ ăn mừng ở trung tâm Seoul, bà Park tuyên bố sẽ thực hiện đầy đủ những cam kết đã đưa ra với người dân Hàn Quốc

"Tôi sẽ là một tổng thống hoàn thành mọi cam kết đã hứa với người dân", bà Park nói trước đám đông ủng hộ đang reo hò tại điểm ăn mừng chiến thắng ngoài trời ở Seoul

Nu-Tong-thong-dau-tien-cua-HQ---2-df934_zps9ef75e8e.jpg

Nữ Tổng thống tương lai của Hàn Quốc giữa vòng vây ăn mừng chiến thắng của những người ủng hộ​

"Tôi sẽ trở thành một tổng thống chăm lo cho đời sống của từng người trong các bạn", bà hứa hẹn với cam kết sẽ đưa đất nước vượt qua những thử thách trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế toàn cầu

Trong cuộc tranh cử trước đó, cả hai ứng cử viên đều chủ yếu tập trung vào các vấn đề kinh tế trong nước và đưa ra nhiều chính sách nhằm thu hút các cử tri trung dung

So với ông Moon Jae In, bà Park tỏ ra thận trọng hơn trong vấn đề hạn chế quyền lực của các Tập đoàn gia đình khổng lồ đang thống trị kinh tế đất nước. Về vấn đề Triều Tiên, bà cam kết thực hiện chính sách song song, vừa cải thiện quan hệ, vừa răn đe mạnh mẽ và vẽ ra viễn cảnh về một cuộc họp mặt với nhà lãnh đạo Kim Jong-un

Bà Park cũng thể hiện sẵn sàng nối lại viện trợ nhân đạo cho Bình Nhưỡng, vốn đã bị Tổng thống đương nhiệm Lee Myung-bak đình chỉ từ khi lên nắm quyền. Tuy nhiên, bà có thể sẽ bị hạn chế bởi lực lượng hiếu chiến trong đảng cầm quyền cũng như một số nước muốn thúc đẩy các biện pháp trừng phạt Triều Tiên về vụ phóng tên lửa hồi tuần trước

Bà Park năm nay 60 tuổi nhưng chưa từng kết hôn và cũng không có con. Thực tế này đã giúp bà lấy được lòng ở một bộ phận không nhỏ cử tri, những người đã chán ngán với những bê bối tham nhũng liên quan đến các gia đình tổng thống. Tuy nhiên, điều này cũng được cho là rào cản khi một số người cho rằng nữ Tổng thống tương lai sẽ không hiểu hết được nỗi lo “cơm áo, gạo tiền” của các gia đình Hàn Quốc

Một yếu tố khác cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới bà Park trên cương vị lãnh đạo người dân Hàn Quốc là xuất thân của bà. Bà Park là con gái của một trong những nhân vật gây tranh cãi nhất Hàn Quốc thời hiện đại: cố Tổng thống Park Chung-hee, người đã có công lớn trong việc đưa đất nước thoát khỏi nghèo đói, nhưng bên cạnh đó cũng bị lên án vì đã áp dụng nhiều chính sách đàn áp tàn nhẫn đối với những người bất đồng chính kiến

Việc Hàn Quốc có nữ Tổng thống đầu tiên đánh dấu một sự thay đổi lớn về nhận thức trong xã hội Hàn Quốc vốn vẫn nặng về quan điểm trọng nam hơn nữ. Mới đây, Diễn đàn Kinh tế thế giới xếp Hàn Quốc thứ 108 trong số 135 quốc gia về bình đẳng giới

Dự kiến, lễ nhậm chức tổng thống của bà Park sẽ diễn ra vào ngày 25/2 năm sau

Trước đó, bất chấp thời tiết lạnh giá -10 độ C, cuộc bầu cử tổng thống Hàn Quốc vẫn thu hút 75% số cử tri đi bỏ phiếu, so với 63% trong cuộc bầu cử năm 2007

Trước khi được bầu làm Tổng thống Hàn Quốc, bà Park từng là nghị sĩ quốc hội 5 khóa liên tiếp và đã kinh qua chức vụ Chủ tịch Ủy ban ứng phó khẩn cấp của đảng Thế giới Mới

Đức Vũ
 
Hàn Quốc thời Park Geun - hye

han-quoc-thoi-park-geun-hye_zpsfea0386a.gif

Hàn Quốc đã có dấu mốc lịch sử đặc biệt, lần đầu tiên có nữ tổng thống và là người sống độc thân

Tân tổng thống Park Geun-hye đang phải đối mặt với một tình hình kinh tế khá khó khăn: vừa phải thúc đẩy nền kinh tế lớn thứ tư Châu Á tăng trưởng, vừa phải cân bằng các động lực tăng trưởng khác nhau

Khó khăn chồng chất

Mặc dù Hàn Quốc được cả thế giới ngưỡng mộ và ghen tị trong nhiều năm về tốc độ tăng trưởng kinh tế cao cũng như sự thoát ra ngoạn mục khỏi cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997-1998, nhưng hiện nay tăng trưởng của Hàn Quốc dường như sắp hết nhiên liệu

Chính vì thế, trong chương trình nghị sự chính sách đầu tiên của bà Park Geun-hye trong vòng năm năm tới, bà Park đã không đặt bất kỳ mục tiêu tăng trưởng cụ thể nào cho nền kinh tế Hàn Quốc. Điều đó cho thấy nhiệm vụ khôi phục tăng trưởng phức tạp như thế nào

Trong số các mối quan tâm lớn nhất của tân tổng thống, bà cho rằng khó kiểm soát là sự suy giảm xuất khẩu, vốn chiếm hơn một nửa tổng sản lượng kinh tế của Hàn Quốc. Hợp đồng làm ăn của Hàn Quốc tại các thị trường trọng điểm như Mỹ và khu vực Châu Âu đã bị tổn thương nhiều

Mặc dù đã có một sự tăng lên chút ít trong tháng 1/2013 về lượng hàng hoá xuất khẩu nhưng các nhà phân tích cảnh báo rằng điều kiện kinh tế toàn cầu vẫn tiếp tục mong manh và những lô hàng xuất khẩu có thể bị ảnh hưởng nếu tình hình trong bất kỳ một thị trường trọng điểm nào bị thoái hóa

Hiện nay, hoạt động xuất khẩu cũng có thể bị suy yếu do các biến động tiền tệ. Đồng yên Nhật Bản đã suy yếu gần 15% so với USD từ tháng 11/2012 làm cho hàng hóa Nhật Bản rẻ hơn với khách hàng nước ngoài

Trong khi đó, đồng won Hàn Quốc đã tăng gần 10% so với USD kể từ tháng 5/2013, làm cho hàng hóa Hàn Quốc đắt hơn. Và với việc các Cty Hàn Quốc, Nhật Bản cạnh tranh với nhau trong cùng một thị trường, có những lo ngại rằng hàng hóa Hàn Quốc có thể bị thua do khả năng chi trả của người mua giảm

Chiến lược dài hạn

Tuy nhiên, cũng có một số dấu hiệu tích cực tốt, ít nhất là từ nhu cầu của Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. Trung Quốc đã cố gắng để thúc đẩy tiêu dùng trong nước trong một nỗ lực tái cân bằng nền kinh tế chuyên về xuất khẩu

Một số nhà phân tích nói rằng nhu cầu gia tăng từ Trung Quốc trong những năm tới có thể sẽ giúp tăng xuất khẩu của Hàn Quốc. Do nhu cầu từ Trung Quốc tăng lên, một phần trong sẽ được đáp ứng bằng các sản phẩm của Hàn Quốc, ông James Rooney giám đốc điều hành của Cty tư vấn Market Force thị trường khẳng định. Theo ông, Hàn Quốc đã gắn kết nền kinh tế của mình khá tốt với Trung Quốc để tận dụng lợi thế đó

Nhưng những người khác cảnh báo rằng Trung Quốc đang phải đối mặt với những thách thức riêng của mình cả trong nước và trên toàn cầu. Vì thế Hàn Quốc không nên đặt tất cả hy vọng vào nhu cầu của Trung Quốc để duy trì khả năng và tốc độ xuất khẩu hàng hoá

Một số nhà phân tích nói rằng chính phủ mới của bà Park cần phải đưa ra các chính sách khuyến khích nghiên cứu và phát triển để DN phát triển sản phẩm mới và tạo ra một thị trường thích hợp. Đó có thể là lĩnh vực năng lượng xanh hoặc thậm chí là khu vực dịch vụ. Tuy nhiên, đây là một chiến lược dài hạn và các kết quả sẽ mất một thời gian để thấy rõ và tác động đến xuất khẩu hàng hoá

Những câu hỏi hóc búa

Một thách thức lớn khác của bà Park là làm thế nào để thúc đẩy nhu cầu trong nước, nơi các chính sách của chính phủ mới có khả năng bị hạn chế bởi vấn đề nợ của các hộ gia đình đang phình ra. Trớ trêu thay, vấn đề đó có nguồn gốc từ cách Hàn Quốc thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á trong những năm 1990, tức là thúc đẩy cho vay đối với các gia đình và cá nhân

Kể từ khi cuộc khủng hoảng nợ trên, hộ gia đình ở Hàn Quốc đã tăng mức nợ trung bình 13% một năm, gấp hai lần so với mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội Hàn Quốc. Số nợ này đạt tới mức kỷ lục 959,4 ngàn tỷ won (bằng 880 tỷ USD) trong quý 4/2012; tương đương với 164% thu nhập khả dụng. Điều đó cộng với thực tế thị trường bất động sản, nơi mà rất nhiều người Hàn Quốc đã đầu tư nợ này, đã bị trì trệ khiến các nhà hoạch định chính sách lo lắng và muốn tránh cho thị trường bất động sản không bị sụp đổ

Những điều đó có nghĩa là về cơ bản chính phủ mới không thể đủ khả năng cho vay theo cách của mình để thúc đẩy tăng trưởng. Các nhà phân tích nói rằng với nhiều hộ gia đình đã có mức nợ cao, bất kỳ một sự vay thêm nào và một sự gia tăng chi phí vay nào cũng sẽ ảnh hưởng đến phần lớn các hộ gia đình Hàn Quốc

Tuy nhiên, những thách thức nhạy cảm nhất mà bà Park phải đối mặt là lời kêu gọi cải cách trong các chaebol - tập đoàn DN gia đình lớn của Hàn Quốc như Samsung, LG và Hyundai - đã và đang là động lực chính của tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc trong những năm qua và đó là một phần trong di sản từ thời bố bà Park làm tổng thống để lại

Họ tạo ra khoảng một nửa tổng sản phẩm quốc nội nhưng họ đang phải đối mặt với những lời chỉ trích ngày càng gia tăng với cáo buộc rằng họ đã làm tổn thương sự phát triển của các công ty nhỏ và vừa trong nước. Các tập đoàn lớn được ưu tiên vốn trong khi các công ty bé hơn không có được lợi thế này do vậy cải cách các chaebol đã trở thành một vấn đề chính trị quan trọng

Trong chiến dịch bầu cử bà Park đã nói về cái gọi là "dân chủ kinh tế' trong đó khẳng định Hàn Quốc đã không quan tâm đủ tới sự công bằng. Các Cty lớn có thể đầu tư, tạo việc làm, nhưng họ cũng có một số hành động xấu như tập trung kinh doanh trong những nhóm riêng, cướp công nghệ từ các Cty nhỏ và kích giá lên cao

Tuy nhiên cũng có những lo ngại cho rằng một sự suy giảm mạnh trong tăng trưởng kinh tế có thể khiến bà Park phải đình chỉ bất kỳ cải cách nào trên mặt trận này, để đảm bảo rằng các động lực tăng trưởng lớn tiếp tục thông suốt

Hoa Chi
 
Top