What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Phục vụ Tổ Quốc là một Đức Tin

LOBBY.VN

Administrator
Tổng thống Putin chi 162 tỉ USD cho an sinh xã hội
- Hai ngày nay, người Nga hết sức ngỡ ngàng trước tin Tổng thống Vladimir Putin quyết cắt bớt ngân sách cho quốc phòng để chi hơn 162 tỉ USD cho các lĩnh vực y tế, giáo dục... trong 6 năm tới

Thông tin trên do các nguồn tin từ Điện Kremlin tiết lộ, truyền thông Nga dẫn lại

Ông Putin dự kiến sẽ đặt bút ký sắc lệnh duyệt ngân sách vào ngày 7-5, đúng ngày ông tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Nga nhiệm kỳ mới

Quy ra đồng nội tệ của Nga, số tiền hơn 162 tỉ USD tương đương 10.000 tỉ rúp. Đây là mức duyệt tăng ngân sách lớn nhất của Nga kể từ năm 2012

Trong 6 năm cuối ngồi trên ghế Tổng thống, ông Putin mong muốn tạo ra "bước nhảy vọt" cho chất lượng cuộc sống của người Nga và thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển

Ông Putin đề cập đến mục tiêu tham vọng trên trong Thông điệp Liên bang ngày 1-3 vừa qua, và đây là lần đầu tiên ông có một hành động cụ thể

Trong hoàn cảnh kinh tế Nga gặp nhiều khó khăn do cấm vận, ông Putin quyết định "xén" một phần ngân sách quốc phòng để chuyển sang các lĩnh vực xã hội. Ngoài ra, phương án áp thuế bán hàng 4% cũng được cân nhắc để tăng nguồn thu

Theo giới thạo tin, các khoản chi lớn sẽ bắt đầu giải ngân sau năm 2020 nhưng ngay trong năm nay người ta đã bắt đầu tiêu tiền cho dân

Trước đó, phát biểu tại cuộc gặp các thành viên ban lãnh đạo Hiệp hội Các nhà công nghiệp và doanh nghiệp Nga vào ngày 17-4, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho rằng việc giải quyết các vấn đề chính trị bằng các biện pháp kinh tế là hành động cạnh tranh không lành mạnh và không thể chấp nhận được xét về mặt pháp lý

Theo ông, hành động này không chỉ gây áp lực đối với các doanh nghiệp của Nga hoạt động trong nước mà còn cả ở nước ngoài

Người đứng đầu Chính phủ Nga thừa nhận nền kinh tế Nga đang phải đối mặt với những thách thức khẩn cấp và cần phải bảo vệ nền kinh tế nước này trước những tác động tiêu cực từ các biện pháp trừng phạt mới của phương Tây. Ông tái khẳng định Nga sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt này

Phúc Long
 
Last edited:
Putin muốn nâng mức sống của người Nga

Bloomberg dẫn các nguồn thạo tin cho biết kế hoạch chi tiêu ngân sách trị giá 10.000 tỷ rúp (khoảng 162 tỷ USD) đang trong quá trình xem xét trong vài tháng và dự kiến chính thức được đưa thành sắc lệnh ngay sau lễ nhậm chức nhiệm kỳ 4 của Tổng thống Putin vào ngày 7/5 tới

Kế hoạch ngân sách trên nhằm tạo ra “bước đột phá quyết định” trong việc nâng cao mức sống của người dân Nga. Đây cũng là lời hứa từng được Tổng thống Putin đưa ra trong bài phát biểu thường niên của nhà lãnh đạo Nga hồi tháng trước. Các nguồn tin cho biết kế hoạch ngân sách này cũng nhằm nâng cao mức tăng trưởng của nền kinh tế Nga trong lúc Moscow phải chịu hàng loạt lệnh trừng phạt từ phương Tây

Các khoản chi ngân sách dự kiến sẽ được phân bổ cho các chương trình xây mới và bảo trì hệ thống đường cũng như cơ sở hạ tầng giao thông của Nga, dự kiến sẽ tăng lên khoảng 1/3. Ngoài ra, phương án tăng 20% ngân sách cho chăm sóc sức khỏe và giáo dục cũng là một phần trong kế hoạch này. Điều đó đồng nghĩa với việc Nga sẽ đầu tư khoảng 11,3% GDP vào cơ sở hạ tầng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục trong 6 năm tới, so với tỷ lệ 9% GDP như hiện tại

Việc tăng ngân sách vào một số lĩnh vực cũng đồng nghĩa với việc Nga sẽ cắt giảm chi tiêu cho các lĩnh vực khác, trong đó có quốc phòng. Phương án tăng 4% thuế bán hàng cũng đang được xem xét để tăng nguồn thu song biện pháp này vẫn chưa được phê duyệt. Kế hoạch tái phân bổ ngân sách mới của Nga dự kiến sẽ bắt đầu trong năm nay, tuy nhiên các khoản chi lớn sẽ chờ tới sau năm 2020 mới được giải ngân

Hồi tháng 3, trong cuộc gặp với các quan chức cấp cao tại trụ sở chiến dịch tranh cử, Tổng thống Putin cho biết mục tiêu quan trọng nhất trong nhiệm kỳ thứ 4 của ông là tập trung vào tình hình nội bộ Nga

“Trước hết, chúng ta cần đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng và cải tiến. Chúng ta phải phát triển chương trình y tế, giáo dục, sản xuất công nghiệp, cơ sở hạ tầng và các ngành quan trọng khác nhằm đưa nước Nga tiến về phía trước và nâng cao mức sống cho người dân Nga”, ông Putin nhấn mạnh
 
Last edited:
Tổng thống Putin ví nước Nga như con phượng hoàng
- Ngay trước khi nhậm chức, ông Putin cũng hiểu tình cảnh của nước Nga nhưng ông cũng tự tin mình sẽ đưa dân tộc Nga vượt qua sóng gió

"Trong hơn một ngàn năm lịch sử, nước Nga thường phải đương đầu với những giai đoạn rối loạn và đầy thử thách, nhưng nước Nga luôn biết cách hồi sinh, như con phượng hoàng sống lại vậy" – ông Putin phát biểu một cách tự hào

Không hổ danh là một chính khách ăn nói uyên bác, nhà lãnh đạo của nước Nga khẳng định sẽ sống và làm việc vì nước vì dân

Tổng thống Putin gọi nghĩa vụ và ý nghĩa của đời mình là làm tất cả vì hòa bình và tương lai phồn vinh của nước Nga

"Tôi cho rằng nghĩa vụ và ý nghĩa của đời mình là làm tất cả vì nước Nga, vì hiện tại và tương lai của đất nước, một tương lai hòa bình và phồn vinh, vì sự nghiệp bảo vệ và phát triển một dân tộc vĩ đại, vì cuộc sống ấm no trong mỗi gia đình người Nga" - ông Putin phát biểu sau khi nhậm chức

"Vào lúc này đây, khi tiếp nhận vị trí Tổng thống nước Nga, tôi càng nhận thấy trách nhiệm khổng lồ của mình đối với từng người dân, với tất cả dân tộc nhiều sắc tộc của chúng ta, với nước Nga - đất nước của những chiến công và những công trình vĩ đại, với lịch sử ngàn năm của Nhà nước Nga và với tiền nhân. Lòng dũng cảm của tiền nhân, sức làm việc không mệt mỏi của họ, tình đoàn kết không gì lay chuyển của họ, tình yêu quê hương đất nước thiêng liêng của họ là ví dụ vĩnh cữu cho sự cống hiến cho Tổ quốc", Tổng thống Putin phát biểu giữa Sảnh Andreevsky nằm trong Đại cung điện Kremlin

"Tiến lên phía trước không hề dễ dàng, nó luôn là cuộc chinh phục đầy phức tạp. Nhưng chỉ có những cách suy nghĩ như thế này sẽ khiến lịch sử không tha thứ: đó là sự thờ ơ, sự hời hợt, sự yếu đuối và sự lạc quan tự mãn. Nhất là ở thời điểm hiện nay, trong giai đoạn dầu sôi lửa bỏng, trong thời kỳ của những thay đổi cốt tủy đang diễn ra trên khắp thế giới"

"Tôi vẫn tin rằng ngày nay chúng ta vẫn sẽ thực hiện được sự đột phá bởi chúng ta là một đội mạnh mẽ có một không hai, có đủ tầm giải quyết mọi khó khăn, kể cả những khó khăn phức tạp nhất", ông Putin phát biểu

Ngay sau khi ông Putin đọc xong lời tuyên thệ, Chủ tịch Tòa án Hiến pháp Valery Zorkin tuyên bố ông Vladimir Putin đã chính thức trở thành Tổng thống Liên bang Nga nhiệm kỳ 6 năm tới

Tham dự lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống Putin có 6.000 khách mời, trong đó có các thành viên Chính phủ, Đuma quốc gia (Hạ viện) và Hội đồng Liên bang (Thượng viện), Tòa án Hiến pháp, đại diện Ban tranh cử của ông Putin, các trưởng phái đoàn ngoại giao, đại diện các tổ chức thanh niên, tôn giáo

Ông Putin sinh ngày 7-10-1952 tại thành phố Leningrad. Ông học luật, tốt nghiệp năm 1975 và trở thành sĩ quan tình báo KGB trong 16 năm, trước khi chuyển sang con đường chính trị năm 1991

Ông chuyển tới Matxcơva năm 1996, làm việc trong chính quyền của Tổng thống Boris Yeltsin và trở thành quyền Tổng thống vào cuối năm 1999, sau khi ông Yeltsin từ chức

Năm 2000, Putin được bầu làm Tổng thống và tái đắc cử năm 2004. Sau khi hết hạn nhiệm kỳ tổng thống lần thứ hai năm 2008, ông làm Thủ tướng trong khi ông Dmitry Medvedev làm Tổng thống

Hiến pháp Nga quy định tổng thống nắm quyền tối đa hai nhiệm kỳ liên tiếp. Năm 2012, ông Putin tái đắc cử và lãnh đạo nước Nga từ đó tới nay

Tú Anh
 
Last edited:
Cấm vận và cơ hội cho nền nông nghiệp Nga
- Bức tranh chính trị, kinh tế nước Nga 2018 không phải màu hồng. Hầu như không có ngày nào, người Nga không nghe thấy từ cấm vận. Vì sáp nhập Crimea, vì tình hình đông Ukraine, vì “vụ đầu độc” ở Salisbury, và sắp tới có thể sẽ là vì “sự cố eo biển Kerch”… Nhưng trong cơn vây bủa ngặt nghèo, người Nga không hẳn bi quan…

182d9968.jpg

Một nông dân Nga đang che phủ lúa mì vừa thu hoạch ở Belgorod, ảnh chụp tháng 7-2018

The Economist đã chỉ ra một trong những đốm sáng lạc quan đó. Trong một bài viết cuối năm 2018, tờ báo gọi Nga là “cường quốc nông nghiệp”. Theo đó, sản xuất nông nghiệp Nga tăng hơn 20% trong 5 năm qua, mặc cho bức tranh uể oải nói chung của kinh tế đất nước

Lợi tức từ sản xuất nông nghiệp đã đạt hơn 20 tỉ USD năm 2017, qua mặt cả ngành kiếm tiền tiêu biểu ở Nga là buôn bán vũ khí. The Economist viết: “Ngũ cốc là ngôi sao. Năm 2016, Nga đã trở thành nhà sản xuất lúa mì hàng đầu, kể từ thời cách mạng Nga. “Ngũ cốc - đó là thứ dầu hỏa thứ hai của chúng tôi” - Aleksendr Tkachyov, bộ trưởng nông nghiệp Nga khi đó, từng nói”

Bức tranh phát triển ngoạn mục của nông nghiệp Nga đã được Tổng thống Vladimir Putin luôn chỉ ra mỗi khi có dịp

Gần đây nhất, trong một phát biểu chúc mừng ngày hội nghề nghiệp của những công nhân nông nghiệp Nga vào tháng 10-2018, ông Putin gọi nông nghiệp là “động lực thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế Nga”, và nêu con số thu hoạch ngũ cốc đáng khâm phục của năm 2017: 135 triệu tấn

Sự phát triển mạnh mẽ này nhờ vào hai yếu tố chính: vai trò của tư nhân và chính sách hỗ trợ của nhà nước, được đẩy mạnh do... cấm vận

Những điển hình tiên tiến

Trong những ví dụ điển hình về những “nông dân mới” Nga, The Economist chọn anh em Yuri và Aleksandr Peretyatko ở huyện Zernograd (tỉnh Rostov, miền nam nước Nga). Thập niên 1990, khi anh em nhà Peretyatko mở trang trại ngũ cốc của họ, “xe đạp chúng tôi còn không có”

Giờ đây, họ sở hữu 1.500ha đất, đi trên những con SUV Lexus mới tinh, khoe con họ xài Range Rover. Nước Nga Sa hoàng từng là nhà xuất khẩu nông nghiệp lớn, điều không còn nữa dưới thời chính quyền mới, đến mức những năm 1970, Liên Xô phải nhập khẩu ngũ cốc và thực phẩm

Thời hậu Xô viết, những người như anh em Peretyatko đang khôi phục lại thanh thế cho ngành nông nghiệp. Họ còn sang châu Âu để học hỏi các mô hình tư hữu hóa nông nghiệp, trước khi về đặt cược tương lai vào mảnh đất quê nhà

Giống như anh em Peretyatko ở Rostov, ở vùng Kuban miền nam Nga, có thể kể tên một số gia đình đại diện cho tầng lớp “nông dân mới” thời bị cấm vận: Trubilin, Khvorostina, Nosalenko, Yevdokimov...

Kế thừa tình yêu của cha ông với đất đai, họ đã trải qua nhiều thử thách để xây dựng nên những vựa ngũ cốc khổng lồ ngày nay. Một câu chuyện đặc sắc là của vị giám đốc 47 tuổi Aleksandr Kharaman, đang điều hành nông trang mang cái tên đậm chất Xô viết: “Ngọn cờ Lenin”

Nông trang này từng được cha của ông - anh hùng lao động Liên Xô Yuri Kharaman (sinh 1940) - điều hành suốt 30 năm trước. Giờ đây, người con trai đang đặt ra cho mình nhiệm vụ không đơn giản vào một thời đại đầy bất trắc: tăng gấp đôi số đầu bò sữa lên 4.000 con và đưa sản xuất sữa mỗi ngày lên 100 tấn

Con đường Aleksandr Kharaman chọn không giống anh em Peretyatko: trang trại của nhà Peretyatko tập trung vào tăng sản lượng lúa mì chất lượng cao, trong khi Kharaman kết hợp sản xuất ngũ cốc với chăn nuôi để đảm bảo an toàn đầu ra

Những “nông dân mới” của Nga xuất phát từ nền tảng kiến thức vững chắc. Nông dân Yevgheni Komanov ở Krasnodar là một ví dụ. Ông bỏ công việc an toàn ở sở thuế để trở về canh tác, lập nên nông trang gia đình, ăn nên làm ra, đã mở rộng diện tích canh tác lên 500ha, xây hai trang trại bò sữa cho 300 đầu gia súc và đang làm... luận văn tiến sĩ nông nghiệp

Trợ cấp và đầu tư

Những nỗ lực từ lĩnh vực tư nhân đã góp phần quyết định vào việc đưa nước Nga trở lại với vị thế nhà sản xuất nông nghiệp hàng đầu thế giới, trong đó vai trò chính là ngũ cốc. Theo cơ quan thống kê liên bang Nga Rosstat, bắt đầu từ năm 2016, sản xuất ngũ cốc ở Nga đã cán mốc 120 triệu tấn, vụ mùa lớn nhất thời hậu Xô viết

Dần dần Nga đang qua mặt những người khổng lồ Mỹ, Âu để chiếm một phần thị trường ngũ cốc ở châu Á, Nam Mỹ và thậm chí ở châu Phi. Theo dự báo của công ty Úc Aegic, xuất khẩu ngũ cốc của Nga sẽ tăng 60% trong giai đoạn từ 2015 đến 2050

Còn theo Wall Street Journal, trong lúc thị phần của Hoa Kỳ trong xuất khẩu bắp, đậu nành và ngũ cốc ra thế giới đã giảm một nửa so với năm 1970, thì Nga trong một thập niên qua đã tăng thu hoạch ngũ cốc lên 61% và bắp lên gần gấp ba

Điều gì đã giúp Nga lập nên những thành tích này ?

Trước hết là nhờ... cấm vận! Sau khi sáp nhập Crimea dẫn tới các quyết định trừng phạt của Mỹ và EU, Matxcơva đã đặt ra mục tiêu đến năm 2020 phải đủ sức tự cung tự cấp lương thực. Ở đất nước phải nuôi sống gần 145 triệu dân, an ninh lương thực chính là an ninh quốc gia, Tổng thống Putin khẳng định điều đó năm 2015

Cùng lúc với việc áp đặt những biện pháp trừng phạt trả đũa với nông sản châu Âu, Matxcơva quyết định tăng trợ cấp cho công nhân nông nghiệp và cho phép người nước ngoài thuê đất. Các công ty thương mại lớn bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp để có được phần bánh của họ

Các tỉ phú Nga như Oleg Deripaska và Vadim Moshkovich, được thúc đẩy bởi việc cắt giảm thuế và những trợ cấp khác từ nhà nước, đã đầu tư lớn vào nông nghiệp

Biện pháp trả đũa cấm nhập khẩu nông sản châu Âu giải phóng thị trường cho các nhà sản xuất trong nước, dù bằng cái giá của lạm phát cao. Kết quả, chưa đến cột mốc 2020, từ năm 2016 Nga đã trở thành một nước nông nghiệp có thể tự cung tự cấp, từ ngũ cốc tới thịt gia súc, gia cầm. Đồng rúp mất giá cũng có lợi cho sản phẩm nông nghiệp Nga xuất khẩu

Thêm vào đó là điều kiện thời tiết thuận lợi, giá điện và phân bón giảm. Hứa hẹn những điều kiện thuận lợi vẫn tiếp tục, trong một cuộc làm việc hồi tháng 10-2018, Tổng thống Putin tuyên bố sẽ kéo dài chương trình phát triển bền vững nông nghiệp Nga cả sau năm 2021

Nông dân và kỹ sư

Nhưng nếu chỉ có chính sách của nhà nước, có lẽ Nga khó đạt được những thành tích đã nêu. Trở lại Kuban, vựa lúa của nước Nga, có thể tìm thấy cội rễ còn bắt nguồn từ giáo dục và truyền thống. Trong một khảo sát, trang web thành phố Krasnodar, thủ phủ vùng Kuban, cho thấy hai nghề được ưa thích ở “vựa lúa” này là nông dân và kỹ sư

Vốn là miền đất của người Cô-dăc, trẻ em ở đây được cha mẹ dạy dỗ rằng người Cô-dăc không chỉ là chiến binh, mà còn là thợ cày. Những lớp học về nghề nông gần đây được ưa chuộng, và hiện có 62 trường phổ thông ở Kuban có môn hướng nông và trong trường có cả những khu đất để học sinh thực hành thí nghiệm

Khi Matxcơva đặt nông nghiệp làm ưu tiên phát triển, đầu tư vào công nghệ và cơ khí nông nghiệp đã được đẩy mạnh. Nga lại có tiềm năng nông nghiệp rộng lớn, khi hàng triệu hecta đất nông nghiệp sau khi Liên Xô tan rã đang được phục hồi để phục vụ sản xuất

Trang web của những người làm nông Nga agrobook.ru mô tả cơ ngơi của anh em nhà Peretyatko: Trong văn phòng của “Trang trại Peretyatko” treo 3 tấm ảnh lồng khung gỗ. Bên phải là một người đàn ông cương nghị ăn mặc đẹp với bộ râu dày

Đó là ảnh ông cố Sapheli Saphranov của các chủ trang trại hiện nay, chụp năm 1827. Bên trái là bức ảnh đại gia đình năm 1904. Ông chủ gia đình để râu, đội mũ cát-két thời trang thuở ấy, là con trai của Sapheli Shaphranov, bên cạnh vợ, con, dâu, rể, cháu, chắt

Trong số những đứa bé trong ảnh, có cô bé 6 tuổi là bà nội của những chủ nhân trang trại hiện nay. Thuở đó, đại gia đình này sở hữu nhiều đất đai phía đông Rostov, nhà máy dệt, sà lan, nhà trọ. Nói theo ngôn ngữ hiện nay là “kinh doanh đa ngành”

Tấm ảnh thứ ba, cuối cùng, được treo ở giữa, chụp 65 năm sau tấm ảnh thứ hai. Thấy rõ những biến động lớn. Trên một hiên nhà gỗ tuềnh toàng, 3 cậu bé ăn mặc đơn sơ đang ngồi. Hai đứa nhỏ tuổi hơn mang xăngđan, cậu lớn nhất đi chân trần

Những cái quần rõ ràng quá nhỏ so với chúng, mà ở đứa lớn nhất nó đã ngắn lên tới gối. Áo sơmi của một cậu bé tóc sáng cài những hạt nút khác màu. Đó là Yuri Peretyatko. Khó có thể tin đó là hậu duệ của những ông chủ đất trên những tấm ảnh bên phải và bên trái

“Vào thập niên 1960, tất cả đều sống như thế, chẳng phải riêng chúng tôi - Yuri Peretyatko nhớ lại - Tôi treo những tấm ảnh này để các con, cháu tôi đều nhớ chúng tôi đã ra sao, và giờ chúng tôi đang như thế nào. Rằng rất nhiều điều phụ thuộc vào chính chúng ta, chỉ cần tiến lên phía trước. Nhưng đừng quên nhìn lại để đừng tự hài lòng và tuột dốc. Chúng tôi đã gầy dựng lại trang trại, và sẽ chuyển từ cha lại cho con, để phát triển theo kiểu tích lũy, như đang diễn ra trên khắp thế giới…”

Người Nga cần tinh thần của ngành nông nghiệp để vượt qua khó khăn hiện nay, khi các biện pháp trừng phạt bủa vây đang tác động họ tứ bề. Một thăm dò do Trung tâm Levada tiến hành tháng 8-2018 liên quan đến những vấn đề của xã hội Nga đang làm người dân lo âu nhất hiện nay, hết 72% cho biết đó là tình trạng giá cả gia tăng, 48% nói là nạn thất nghiệp, 30% lo khủng hoảng kinh tế và sụt giảm sản xuất công, nông nghiệp…

Tường Anh
 
20 năm cầm quyền của Putin
- Từ năm 1999, Vladimir Putin cầm quyền nước Nga 20 năm liên tục, ở cương vị tổng thống hay thủ tướng


Ngày 9-8-1999 đi vào lịch sử nước Nga bằng phát biểu trên truyền hình của tổng thống Nga khi đó, Boris Yeltsin, lúc ông tiến cử quyền thủ tướng mới: "Tôi quyết định gọi tên người có khả năng bảo đảm việc tiếp tục cải cách ở Nga. Ông ấy có khả năng tập hợp quanh mình những người sẽ phải đổi mới nước Nga vĩ đại"

Từ đó đến nay, Vladimir Putin cầm quyền nước Nga 20 năm liên tục, ở cương vị tổng thống hay thủ tướng

Những người đương thời còn nhớ: năm 1999, nước Nga lâm vào cuộc khủng hoảng chính trị toàn diện. Mức ủng hộ ông Yeltsin xuống mấp mé số không

Các "lãnh chúa" địa phương bỏ ngoài tai lời kêu gọi của ông liên kết với khối "Thống nhất" (thân Kremlin), khiến chỉ trong một năm Nga phải thay ba thủ tướng. Trước ông Putin khi đó là các thủ tướng Sergey Stepashin và Yevgheni Primakov

"Kiểu Stierlitz"

Thị trưởng Matxcơva Yury Luzhkov, thống đốc Saint Petersburg Vladimir Yakovlev và tổng thống Tatarstan Mintimer Shaimiyev, thay vì liên kết với khối "Thống nhất", đã cùng khối của cựu thủ tướng, cựu ngoại trưởng Primakov lập ra đảng "Tổ quốc - toàn Nga" (OVR), dẫn tới sự phân hóa giới tinh hoa chính trị đất nước

Các "lãnh chúa" nặng ký ở các khu vực rầm rộ ngả về phía OVR, trong khi ở trung tâm Matxcơva, hàng ngàn người dưới sự lãnh đạo của thị trưởng Luzhkov biểu tình, đòi Yeltsin từ chức

Khi đó, ông Yeltsin đang trong tình cảnh không thể để lại một người kế vị theo ý riêng. Một mặt, ông cần phải trao cho quần chúng người lãnh đạo hợp ý họ, nhưng mặt khác, ông cần bảo đảm an toàn cho mình khi "hạ cánh". Trong tình hình đó, thủ tướng Putin dường như chỉ là một nhân vật giao thời, ít ai nghĩ là triều đại của ông sẽ kéo dài 20 năm, và lâu hơn nữa

Tổng biên tập cổng thông tin tayga.info Aleksei Mazur kể: Mùa xuân 1999, trên bàn của chiến lược gia chính trị Kremlin khi đó Gleb Pavlovsky có một tập hồ sơ với dòng chữ "Dự án Putin"

Cùng lúc, một cuộc thăm dò các cơ quan thân cận Kremlin đã đặt câu hỏi "kiểu nhà lãnh đạo nào mà bạn mong muốn", và trong số những hình tượng, "kiểu Stierlitz" đã chiến thắng (ý chỉ Max Otto von Stierlitz, nhân vật văn học nổi tiếng trong nhiều tác phẩm của nhà văn Nga Xô viết Yulian Semyonov

Stierlitz (tên thật là Maksim Maksimovich Isayev) là điệp viên Nga hoạt động như một đại tá SS trong lòng Đức quốc xã. Nhân vật này nổi tiếng nhất có lẽ qua bộ phim truyền hình 17 khoảnh khắc mùa xuân. Trước khi được bổ nhiệm làm thủ tướng, ông Putin từng là giám đốc FSB - Cơ quan An ninh liên bang Nga)

Bản thân ông Yeltsin tin tưởng vào sự trung thành của Putin, người từng giúp ông trong cuộc chiến chống tổng công tố viên Yury Skuratov. Ông này khi đó đang tiến hành một vụ án hình sự nhắm vào các quan chức giúp việc của Yeltsin, với cáo buộc họ lạm quyền khi ký kết các hợp đồng tái thiết Kremlin

Uy tín của Skuratov tan nát và ông phải từ chức sau khi một đoạn video chiếu cảnh giường chiếu của ông với gái mại dâm bị công khai, mà ông Putin, với vai trò giám đốc FSB, xác nhận về tính xác thực của đoạn video, nói rằng nhân vật trong đó là "một người trông giống tổng công tố viên"

Ấn tượng tích cực của Yeltsin với ông Putin còn bởi lòng trung thành của Putin với sếp, cũng là thầy ông ở Petersburg là ông Anatoli Sobchak, người được Putin giúp bay sang Pháp trong lúc đang bị điều tra hình sự. Theo lời chánh văn phòng Kremlin khi đó Valentin Yumashev (con rể Yeltsin), những điều này đã đóng vai trò quyết định trong việc ông Yeltsin chọn người kế nhiệm

Và ông Yeltsin không chọn sai. Putin vẫn để Yeltsin sau đó tiếp tục sống trong các tòa nhà tổng thống và được bảo đảm an ninh trọn đời, nhàn nhã câu cá với bạn thân thiết là Helmut Kohl trên hồ Baikal cùng nhiều niềm vui khác, thay vì bị đặc nhiệm xông vào khám xét, bắt giữ (như vừa mới xảy ra với cựu tổng thống Kyrgyzstan Almabek Atambayev)!

Tổng biên tập Mazur kể: "Một cử tri bình thường hẳn phải đặt câu hỏi: có thể chờ đợi gì ở người kế nhiệm một tổng thống tham nhũng và không được lòng dân. Thế nhưng người Nga không đặt câu hỏi đó

Sự ưa thích đối với hình ảnh Stierlitz trên chiếc ghế thủ tướng đã nảy nở ngay và không bị che mờ bởi bất cứ logic nào. Tôi nhớ khi đón năm mới 2000 ở dưỡng đường Muzhdurechensk, nơi chúng tôi ngồi nghe phát biểu giao thừa của Yeltsin: "Tôi mệt mỏi rồi, tôi sẽ ra đi". Khi Yeltsin xướng tên người kế nhiệm là thủ tướng Putin, mọi người đã vỗ tay vui mừng"

Vậy thì, một nước Nga khủng hoảng sâu sắc của năm 1999, và một nước Nga 20 năm sau dưới sự lãnh đạo của Putin đang được người Nga đánh giá ra sao ?


Ông Vladimir Putin nhận bàn giao từ ông Boris Yeltsin 20 năm trước

"Trả lại nước Nga"

Dựa trên những con số thống kê, công tâm mà nói nước Nga dưới thời Putin đã thay đổi tích cực về đối nội lẫn đối ngoại. Trong một trả lời phỏng vấn, ông Putin kể thuở nhỏ có lần cậu bé Putin nghịch ngợm đã dí một con chuột vào góc kẹt khiến con chuột nhảy xổ ra tấn công lại cậu

Từ đó, Putin rút ra bài học: không bao giờ dồn đối phương đến tận cùng, luôn tạo điều kiện để đối phương thoát khỏi tình huống khó khăn mà không mất mặt. Mặt khác, một khi đã rơi vào tình huống không lối thoát thì phải ra đòn đầu tiên chớp nhoáng và phải đi đến tận cùng

Chiến dịch Crimea của "những người lịch sự" là một trong những nước đi đó. Hay sự thay đổi tình hình Syria với sự tham gia hỗ trợ chống IS của không quân Nga

Thomas Graham trên tờ The Financial Times ngày 17-12-2017 nhận định "Khi Putin lên nắm quyền 18 năm trước, nhiệm vụ chính của ông là trả lại cho nước Nga vị thế cường quốc

Ông đã nỗ lực để Nga trở thành một trong số không nhiều các quốc gia xác định cấu trúc, nội dung và đường hướng những vấn đề đối ngoại thế giới. Putin muốn sao cho nếu không có Matxcơva, không thể giải quyết một vấn đề toàn cầu nào. Và ông đã đạt được thành công đáng kể trong việc này"

Cố vấn ngoại giao Mỹ Henry Kissinger (trong bài viết dài đăng trên capx.co: "Hỗn loạn và trật tự trong một thế giới thay đổi") thì lý giải như sau về tinh thần của chính sách đối ngoại thời Putin: "(Quan điểm của Putin về chính trị quốc tế) là di sản của thế giới quan có phần tương đồng với nhà văn Fyodor Dostoyevsky, một ví dụ… là phát biểu của nhà văn này vào năm 1880…

Lời kêu gọi nhiệt thành của ông về sự hồi sinh tinh thần Đại Nga, dựa trên những phẩm chất Nga, đã được Solzhenitsyn hưởng ứng vào cuối thế kỷ 20. Trở về Nga từ Vermont, nơi ông sống lưu vong, Solzhenitsyn kêu gọi hành động để cứu người Nga, đang bị "lấn khỏi" nước Nga. Cũng trong tinh thần đó, Putin đã chống lại… phương Tây, vốn cố kềm chế nước Nga trong suốt 300 năm"

Còn về đối nội, câu hỏi lớn đang được các nhà bình luận chính trị Nga đặt ra là vấn đề kế thừa: Làm thế nào để tiếp tục củng cố vị thế quốc tế và đà phát triển hiện nay của nước Nga hậu Putin ?

Đang có nỗi lo về chất lượng của tầng lớp tinh hoa Nga, mà "không một Sa hoàng nào, dù với tất cả nỗ lực của mình, có thể thay thế hàng trăm thống đốc và bộ trưởng, và nếu họ bị hạn chế về tri thức… thì chất lượng quản trị không bao giờ có thể đáp ứng", theo lời Aleksandr Khaldei trên bản tin phân tích aurora.network

Trong bối cảnh đó, dễ hiểu vì sao chưa thấy lộ diện những ứng viên kế nhiệm sáng giá. Khi được phóng viên The Financial Times ngày 27-6-2019 hỏi về người kế nhiệm, Putin đáp ông đã liên tục nghĩ về vấn đề này từ năm 2000

Tuy nhiên, theo ông, tình hình mỗi năm đều có thay đổi nên những yêu cầu nhất định với những người có thể lãnh đạo đất nước cũng thay đổi. Nhưng ông cũng nhấn mạnh: quyết định cuối cùng thuộc về người dân Nga, qua cuộc bầu cử trực tiếp, toàn dân. Đến đây, vấn đề lại quay về với nền dân chủ

Những ngày qua, phe đối lập kêu gọi biểu tình để có cuộc bầu cử thị trưởng và hội đồng thành phố Matxcơva công bằng. Tường thuật trực tiếp cuộc biểu tình được cấp phép ở Matxcơva ngày 10-8, KP.ru khái quát: "Những người biểu tình muốn làm một Bolotnaya (chỉ cuộc biểu tình lớn dẫn tới bạo lực ngày 6-5-2012, một ngày trước khi ông Putin nhậm chức tổng thống nhiệm kỳ 3), hay một Maidan thứ hai, nhưng không vươn tới nổi"

Theo tìm hiểu của nhà báo người Canada Eva Barlett thì trong khi nhiều người trẻ đã tham gia cuộc biểu tình, họ không biết tên một ứng viên đối lập nào lẫn chương trình nghị sự của họ

Rõ ràng, việc đổi mới tầng lớp tinh hoa chính trị Nga, dù qua bầu cử hay qua ý chí cá nhân của một nhà lãnh đạo, sẽ là một quá trình còn kéo dài, dài hơn nhiều so với ngay cả kỷ nguyên Putin!




Tường Anh
 
Tổng thống Putin tuyên bố chuyển đổi toàn bộ Nga sang số hóa
Tổng thống Putin nêu rõ: “Trong những thập kỷ tới, chúng ta phải thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số trên toàn nước Nga, đưa các công nghệ trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn tới mọi nơi”

Ông Putin lưu ý rằng thực hiện các kế hoạch này, cần sử dụng nền tảng công nghệ có chủ quyền, sử dụng phát triển của các doanh nghiệp và công ty khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong nước

Theo ông Putin, hàng tỷ ruble sẽ được chi cho quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của nền hành chính công và chuyển dịch vụ công sang định dạng điện tử, hầu hết các dịch vụ này sẽ được cung cấp tự động khi xảy ra tình huống nào đó trong cuộc sống của mỗi người

Nhà lãnh đạo Nga lưu ý rằng các phát triển về trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ được tạo ra ở các trường đại học và viện nghiên cứu. Cụ thể, công ty Yandex là một trong những nơi đầu tiên trên thế giới nghiên cứu trí tuệ nhân tạo

Tổng thống chỉ ra rằng ở Nga có không ít doanh nghiệp nghiên cứu lĩnh vực này, và trong số những phát triển của họ, ông nêu công nghệ ô tô tự lái, tàu biển không người lái, kể cả tàu ngầm không người lái, lĩnh vực quốc phòng

Ông nói thêm: “Ở 15 khu vực, theo đúng nghĩa đen, trên đồng ruộng, máy gặt điều khiển tự động đang được thử nghiệm”

Tổng thống Putin cũng lưu ý đến phát triển Sber của Ngân hàng tiết kiệm Nga - Sberbank, một nền tảng kỹ thuật số mới gọi là hệ sinh thái. Ông khen ngợi: "Điều này thật tuyệt, nó thực sự ấn tượng. Một hệ thống mà người dân không chỉ có thể sử dụng dịch vụ ngân hàng mà còn nhiều loại dịch vụ nhất, như gọi taxi, đặt đồ ăn, mua hàng, tìm thông tin họ cần và tất cả những điều này có thể được thực hiện bằng một nút bấm hoặc đơn giản bằng giọng nói”

Phát biểu với người đứng đầu Sberbank, German Gref, Tổng thống Putin lưu ý rằng chính những người sáng lập ngân hàng cũng không thể ngờ điều này lại có thể xảy ra

Tuy nhiên, ông chỉ ra rằng hệ sinh thái Sber của Sberbank chủ yếu là của một ngân hàng, có nghĩa là phải tuân thủ các quy định của cơ quan quản lý tài chính
 
Tổng thống Nga Putin tiết lộ từng làm tài xế taxi hồi những năm 1990

photo1639361817087-16393618172171197204252.jpeg

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông từng làm thêm nghề tài xế vào những năm 1990 khi gặp khó khăn về tài chính

Xuất hiện trong một bộ phim tài liệu lịch sử, Tổng thống Putin đã thẳng thắn chia sẻ về quãng thời gian khó khăn của mình dù thừa nhận “không thực sự muốn nói về việc này”

Bộ phim được sản xuất trong quãng thời gian 4 năm, với nội dung tái hiện nước Nga trong vòng 3 thập kỷ kể từ khi Liên bang Xô Viết sụp đổ vào năm 1991. Phim được phát sóng trên truyền hình Nga vào ngày 12/12, nhưng một đoạn giới thiệu ngắn đã được tung ra trước đó

Trong một cảnh quay của bộ phim, Tổng thống Putin tiết lộ ông từng làm thêm nghề tài xế taxi vào những năm 1990 khi gặp khó khăn về tài chính

Trước đó, hồi năm 2018, Tổng thống Putin từng thừa nhận ông “có dự định làm tài xế bán thời gian” vào năm 1996, sau khi cấp trên lúc đó của ông là Anatoly Sobchak thất bại trong cuộc đua tái tranh cử chức Thị trưởng St.Petersburg

“Tôi có thể làm gì đây. Thực sự tôi không có nơi nào để làm việc. Thành thật mà nói, tôi thậm chí còn nghĩ đến việc làm tài xế taxi. Tôi không nói đùa, tôi rất nghiêm túc”, ông Putin xác nhận trong một bộ phim tài liệu phát sóng tháng 3/2018

Sau thất bại của Sobchak, ông Putin được mời đến làm việc trong Văn phòng Tổng thống ở Mátxcơva. Tổng thống Nga khi đó là ông Boris Yeltsin. “Tất nhiên, tôi đồng ý đến Mátxcơva”, ông Putin nói, nhưng cho biết St.Petersburg sẽ mãi mãi là thành phố quê hương của ông

Cũng trong bộ phim tài liệu mới phát sóng, Tổng thống Putin tiết lộ ông biết “ít nhất một đặc nhiệm Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) từng làm cố vấn cho chính quyền Nga những năm 1990”

Hôm 9/12, khi phát biểu trước một nhóm chuyên gia nhân quyền, ông Putin nói rằng thời kỳ giữa những năm 1990, các nhân viên tình báo Mỹ đã thâm nhập các cơ quan quyền lực của Nga , nhưng nhóm này đã bị dọn sạch trước năm 2000
 
Những tháng ngày chật vật của Putin
Chứng kiến những ngày thoái trào của Liên Xô và nỗi chật vật của gia đình, Putin dấn thân vào chính trị với mong muốn khôi phục vị thế nước Nga

"Chúng ta cần thừa nhận hồi kết của Liên Xô là thảm họa địa chính trị lớn nhất thế kỷ. Riêng với dân tộc Nga, sự kiện là một tấn bi kịch", Tổng thống Nga Vladimir Putin chia sẻ trong thông điệp liên bang năm 2005, đề cập những ngày tháng hỗn loạn của đất nước sau khi Liên Xô tan rã năm 1991

Giai đoạn mà Putin gọi là "tấn bi kịch" đó diễn ra đầy sóng gió đối với phần lớn người dân nước này, kể cả gia đình ông

Lyudmila Putina, vợ cũ Putin, năm 2000 từng kể rằng gia đình ông bà "lúc nào cũng phải đếm kỹ từng đồng" trong những năm tháng hậu Xô viết. Trong phim tài liệu "Nước Nga, chương sử mới", được hãng thông tấn RIA Novosti công bố một trích đoạn hôm 12/12, Putin cũng thừa nhận ông lúc đó đã phải đi làm thêm để kiếm tiền đỡ đần gia đình

"Tôi chạy ôtô, như một tài xế chở khách thuê. Thật lòng mà nói, kể về chuyện này không thoải mái gì, nhưng thật không may nó đúng là như vậy", ông kể

Putin-va-phu-nhan-7449-1639555312.jpg

Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng vợ Lyudmila Putina trong thập niên 1990

Theo sử gia Shaun Walker, giai đoạn thoái trào của Liên Xô đã ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ của Putin, một sĩ quan tình báo mới 37 tuổi. Tháng 12/1989, ông bất lực dõi theo biển người tràn qua trụ sở Stasi, cơ quan phản gián Đông Đức, tại thành phố Dresden và chuẩn bị ập vào văn phòng thường trực của Ủy ban Tình báo Nhà nước Liên Xô (KGB). Trung tá Putin thử mọi cách liên lạc để đề nghị các lực lượng vũ trang tăng viện nhưng không ai đến giúp

Để bảo vệ mạng lưới điệp viên và kho hồ sơ mật, Putin đã liều mình đối diện đám đông, tuyên bố với họ rằng bên trong văn phòng vẫn còn lực lượng cảnh vệ vũ trang, sẵn sàng bắn hạ những kẻ xâm nhập

Hành động liều lĩnh của ông đã thành công, Putin bảo vệ được bản thân cùng các đồng nghiệp trong văn phòng KGB. Tuy nhiên, sử gia Walker cho rằng sự kiện đã để lại trong tâm trí Putin cảm giác mất mát to lớn, thôi thúc ông nuôi dưỡng khát vọng khôi phục vị thế cho đất nước trên trường quốc tế

"Tôi có cảm giác đất nước mà tôi vốn biết đã không còn nữa. Nó đã biến mất", Putin trả lời các nhà báo quốc tế trong một cuộc phỏng vấn năm 2000

Một năm sau sự kiện ở Dresden, Putin cùng gia đình trở về Leningrad, thành phố sau này được đổi tên thành St. Petersburg. Ông được nhận vào Đại học Leningrad, trở thành trợ lý phụ trách quan hệ quốc tế cho hiệu trưởng Stanislav Petrovich Merkuriev, giữa thời điểm tương lai của KGB còn mơ hồ

Chia sẻ trong quyển sách "Góc nhìn thứ nhất: Bản tự họa chân thật của Tổng thống Nga Vladimir Putin", ông xác nhận chỉ huy KGB đã ngỏ ý đưa ông đến Moskva khi về nước, nhưng ông đã từ chối cơ hội này

Putin cho biết ông cảm thấy thời điểm đó "đất nước không có tương lai" và ông không thể chấp nhận "ngồi yên trong hệ thống cũ", trong khi gia đình còn vợ và hai con nhỏ tuổi

"Tôi rất hạnh phúc khi tìm được việc làm ở Đại học Leningrad. Tôi nhận việc với hy vọng có thể vừa làm vừa viết luận văn tiến sĩ và nếu có cơ hội sẽ tiếp tục ở lại công tác", cổng thông tin Điện Kremlin dẫn lại hồi tưởng của Tổng thống Nga về cột mốc này

Lyudmila Putina nói hai vợ chồng từng kỳ vọng đất nước đổi mới mạnh mẽ sau "Perestroika", cuộc cải tổ 1986-1989 của Tổng bí thư Mikhail Gorbachev. Thế nhưng khi về nước vào năm 1990, gia đình Putin nhận thấy mọi thứ không có bất kỳ thay đổi nào. Người dân Nga vẫn phải xếp hàng dài nhận nhu yếu phẩm, hệ thống tem phiếu nhiều bất cập tiếp tục tồn tại. Có thời gian, Lyudmila Putina sợ hãi cảnh tượng hỗn loạn ngoài phố đến mức cô không dám ra cửa hàng để săn tìm đồ rẻ về cho gia đình

Trong giai đoạn công tác ở Đông Đức, Putin và vợ không dành dụm được là bao. Chiêc ôtô ngốn hết phần lớn thu nhập gia đình. Những người hàng xóm ở Dresden đã tặng cho hai vợ chồng cái máy giặt cũ, được mua từ 20 năm trước. Putin cùng vợ gắng mang theo về Nga, dùng thêm 5 năm chứ không dám mua mới

"Tình hình công việc của chồng tôi cũng biến động. Dù có giai đoạn công tác thành công ở Đức, rõ ràng anh đã thay đổi suy nghĩ về bước tiếp theo cho sự nghiệp. Tôi nghĩ anh ấy có lúc đánh mất cả mục đích sống. Rũ bỏ quá khứ và đi theo con đường chính trị vốn không phải quyết định dễ dàng", người vợ cũ kể lại

Năm 1991, ở tuổi 39, Putin bước vào chính trường khi đến Tòa thị chính Leningrad làm trợ lý cho Chủ tịch Hội đồng Thành phố Anatoly Sobchak. Ông nhận vị trí mới một phần nhờ bạn học cũ giới thiệu, một phần vì luôn đánh giá cao tài năng của Sobchak khi còn là giảng viên Đại học Leningrad vào thời điểm Putin còn là sinh viên

Để tránh những mâu thuẫn giữa công việc mới và mối liên hệ với cộng đồng tình báo Nga, Putin nộp đơn từ chức ở KGB không lâu sau đó. Trong chia sẻ năm 2000, Putin tiết lộ lương KGB trả cho ông khi đó cao hơn hẳn mức lương của Tòa thị chính và ông đã mất rất nhiều đêm đắn đo quyết định

"Sobchak khi đó là chính trị gia mới nổi, nhưng đặt cược tương lai của mình vào mỗi ông là quá rủi ro. Mọi chuyện có thể thay đổi trong tích tắc. Tôi rất lo bị mất việc ở Tòa thị chính. Nếu kịch bản xấu nhất xảy đến, có lẽ tôi đã trở lại trường đại học, hoàn tất luận văn và kiếm tiền bằng công việc làm thêm nào đó chẳng ai biết", ông chia sẻ

Tong-thong-Putin-3717-1639555312.jpg

Tổng thống Vladimir Putin phát biểu mừng ngày truyền thống ngành cảnh sát Nga năm 2000

Điều Putin lo sợ cuối cùng đã xảy đến vào năm 1996, khi Anatoly Sobchak tái tranh cử thị trưởng thất bại. Cựu sĩ quan tình báo KGB lúc này đã bước quá sâu vào chính trường để có thể trở về trường đại học làm việc hay liên lạc với các đồng nghiệp cũ

Ông đã có lúc lo sợ cuộc sống của cả gia đình bị đẩy vào tình thế khó khăn. Nhưng may mắn lại một lần nữa mỉm cười với Putin khi ông được đề nghị một vị trí ở Moskva, xử lý các vấn đề pháp lý tại Văn phòng Tổng thống Boris Yeltsin

"Tôi thậm chí từng nghĩ, 'Bây giờ mình biết làm gì đây, hay là lái xe thuê'. Tôi không đùa đâu, thời điểm đó cũng chẳng có công việc gì khác mà kén chọn. Tôi lại còn hai đứa nhóc. Vậy nên khi vừa được gọi đến Moskva, tôi lập tức đồng ý và lên đường", Tổng thống Nga hồi tưởng trong một phóng sự được thực hiện năm 2018

Với khả năng của mình, Putin nhanh chóng thăng tiến ở Moskva trong những năm cuối thập niên 1990. Ông trở thành Phó chánh văn phòng Tổng thống vào tháng 3/1997. Một năm sau, Putin được thăng chức Phó chánh văn phòng Thứ nhất Văn phòng Tổng thống Nga và đến tháng 7/1998 trở thành Giám đốc Cơ quan Tình báo Liên bang

Từ tháng 3/1999, ông giữ thêm chức Bộ trưởng Hội đồng An ninh Liên bang Nga và 5 tháng sau được Yeltsin chỉ định làm Thủ tướng chính phủ. Khoảng ba tuần trước giao thừa năm 2000, Tổng thống Yeltsin gặp riêng Putin, tiết lộ ý định từ chức và đề nghị ông làm quyền tổng thống

"Định mệnh đã cho tôi cơ hội được cống hiến cho đất nước ở cấp độ cao nhất. Sẽ thật ngớ ngẩn nếu tôi từ chối, chọn đi bán hạt hướng dương khắp đất nước hay trở thành luật sư tư nhân. Những công việc đó tôi có muốn làm thì làm sau cũng được", Putin kể lại trong bài đăng trên trang Kremlin.ru

Vào ngày 31/12/1999, Vladimir Putin trở thành Tổng thống tạm quyền của Liên bang Nga, bắt đầu hơn hai thập niên lèo lái nước Nga trở lại vị thế mà ông ao ước từ những năm tháng hỗn loạn cuối thế kỷ 20
 
Nga bước vào cuộc đua AI

Tổng thống Nga Putin đã tuyên bố nước này sẽ phát triển công nghệ AI để phá thế độc quyền của phương Tây

Thời gian qua chúng ta hay nói về cuộc chạy đua trí tuệ nhân tạo, gọi tắt là AI, giữa phương Tây và phương Đông, cụ thể là Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, chúng ta đã bỏ quên một cường quốc kinh tế là Nga. Mới đây, Tổng thống Nga Putin đã tuyên bố nước này sẽ phát triển công nghệ AI để phá thế độc quyền của phương Tây

Tại hội nghị Hành trình trí tuệ nhân tạo ở thủ đô Moscow, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã công bố chiến lược quốc gia mới về việc phát triển AI

Theo tờ Insider, ông Putin nói các mô hình trí tuệ nhân tạo trong nước phải phản ánh toàn bộ sự giàu có và đa dạng của văn hóa thế giới, di sản, kiến thức và trí tuệ của tất cả các nền văn minh. Đồng thời, tổng thống Nga vạch ra mục tiêu vĩ mô, rằng Nga sẽ tăng cường nghiên cứu về AI tổng quát và các mô hình ngôn ngữ lớn

Để đạt được điều đó, Nga sẽ phải tăng quy mô sức mạnh siêu máy tính, cải thiện nền giáo dục AI cao cấp, thay đổi luật pháp và tăng cường hợp tác quốc tế

Theo tổng thống Nga, các mô hình AI tổng quát hiện tại hoạt động theo cách "có chọn lọc" hoặc "thiên vị", tức có khả năng bỏ qua văn hóa Nga. Lý do bởi vì chúng thường được đào tạo để giải quyết các nhiệm vụ sử dụng bộ dữ liệu chỉ có tiếng Anh

Kết quả là thuật toán của AI có thể nói rằng nước Nga, nền văn hóa, khoa học, âm nhạc, văn học của Nga đơn giản là không tồn tại, dẫn đến "một kiểu xóa bỏ sự tồn tại trong không gian kỹ thuật số"

Hiện nay, các quốc gia nói tiếng Anh đang thống trị mảng nghiên cứu AI. Theo Viện Trí tuệ nhân tạo lấy con người làm trung tâm của Đại học Stanford, Mỹ và Vương quốc Anh đang ở vị trí hàng đầu về số lượng hệ thống học máy

Mỹ có 16 hệ thống. Vương quốc Anh có 8 và Nga chỉ có 1. Tương tự, gần 300 chuyên gia của các hệ thống học máy này đến từ Mỹ, 140 người từ Anh và chỉ có 3 người từ Nga. Do đó, tổng thống Nga Putin nói sự độc quyền của phương Tây đối với AI là "không thể chấp nhận được"
 
Top