What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Quản lý xăng dầu bằng công nghệ GPS

LOBBY.VN

Administrator
Tài xế xe buýt "ăn" dầu​

- Phóng viên Tuổi Trẻ phát hiện tài xế xe buýt thường lấy cắp dầu và bán ra ngoài cho cánh đầu nậu. Vấn nạn này diễn ra công khai, lâu dài và hầu như không mấy ai quan tâm

449022.jpg

Chiếc xe này mua lại dầu được hút từ một xe buýt tại bến xe Thới An​

Gần một tuần có mặt tại một số bến xe buýt, chúng tôi đã chứng kiến các tài xế hút dầu từ trong xe ra, các đầu nậu kĩu kịt mang vác, vận chuyển dầu ngay trước mặt các nhân viên điều hành, kiểm soát trạm xe buýt. Tại mỗi bến xe buýt luôn có 2-3 đầu nậu gom dầu ăn cắp và đem bán lại cho các mối như xe tải, thậm chí bán ngay cho những xe buýt chung bến nhưng do tư nhân quản lý

Vô tư mua bán


Tại bến xe buýt Thới An (đường Lê Văn Khương, phường Thới An, Q.12), từng chiếc xe buýt tấp nập đến rồi đi. Chiều 14-9, chúng tôi đã chứng kiến hình ảnh “ăn” dầu diễn ra tại xe 53N-7115. Chiếc xe buýt chạy tuyến 62 này (thuộc Công ty Xe khách Sài Gòn - Saigon Bus) vừa de vào bến, người đàn ông chuyên thu gom dầu có mặt ngay với ống hút và chiếc bình nhựa sẵn sàng trên tay

Dường như đã quá quen biết, người đàn ông mở cửa sổ trước ngay chỗ tài xế xe buýt ngồi, lấy chìa khóa và tự mở khóa thùng chứa dầu của xe, thọc sâu ống hút, trút đầy dầu vào chiếc bình 30 lít rồi chở đi. Chưa đầy năm phút sau, người đàn ông này quay lại và lấy thêm gần một bình 30 lít dầu nữa

Đầu nậu V.T. trút dầu từ xe buýt ra bình... rồi đưa về điểm tập kết
Sau đó không lâu, chúng tôi lại ghi hình được cảnh ăn cắp dầu của xe buýt cùng chạy tuyến 62 mang biển số 53N-3186. Không như xe trước, chính tài xế xuống mở khóa và chờ đầu nậu tới để hút dầu. Người mua dầu của chiếc xe này là một người đàn ông khác, tên V.T., đẩy nguyên chiếc xe cút kít tới, trên có sẵn chiếc bình 30 lít và một đoạn ống hút dài. Tài xế nhanh chóng đưa ống hút và tự trút dầu vào bình cho đầu nậu V.T.. Chỉ chưa đầy ba phút, mọi công đoạn ăn cắp dầu đã hoàn tất.

Chỉ trong khoảng bốn giờ, chúng tôi chứng kiến có hơn mười vụ mua bán dầu trộm cắp ở bến xe buýt Thới An. Dường như không ai bận tâm với việc trộm cắp và mua bán ở đây.

Ở bến xe buýt Thới An có ít nhất hai đầu nậu là V.T. và V.U. chuyên thu gom dầu của cánh tài xế ăn cắp bán ra. Đầu nậu V.T. cũng là chủ tiệm bơm hơi, vá vỏ xe buýt, xe tải nằm ngay đằng sau trạm điều hành xe buýt Thới An. Tại tiệm luôn có hai người đàn ông và một phụ nữ. Đầu nậu V.T. chuyên lo việc thu gom dầu và bơm hơi bánh xe.

Riêng người phụ nữ lo việc đổ dầu vào chiếc bồn dựng bên nhà và sang chiết ra các bình nhựa, chờ khách đến mua. Đầu nậu V.U. có tiệm bán nước mía, vé số cạnh tiệm của V.T., cũng thu gom dầu của cánh tài xế. Cả hai đầu nậu này luôn bận bịu, tấp nập với việc mua dầu của cánh tài xế xe buýt và bán lại cho các xe tải cũng như những chiếc xe buýt của tư nhân đậu cùng bến.

Bến xe buýt Thới An có khoảng mười xe buýt chạy tuyến 62 (Saigon Bus), theo điều tra của chúng tôi, đây là những xe “ăn” dầu nhiều nhất. Tương tự, qua hai ngày theo dõi tại bến xe buýt An Sương, mỗi ngày chúng tôi ghi nhận có vài chục chiếc xe buýt ghé vào “trạm” thu mua dầu của các đầu nậu. Việc mua bán dầu ở bến xe buýt An Sương cũng diễn ra công khai

Ngày 15-9, chúng tôi trở lại bến xe buýt Thới An và cảnh mua bán “dầu đen” vẫn tấp nập diễn ra. Chiếc xe buýt chạy tuyến Thới An - Hóc Môn tấp vào trước tiệm của V.T. để mua dầu. Tài xế và cũng là chủ của chiếc xe buýt bước vào mua một bình dầu 30 lít từ đầu nậu V.T. và tự đem ra đổ vào xe

Sau khi chứng kiến việc bán dầu, chúng tôi vờ đi vệ sinh và lẻn ra bên cạnh tiệm V.T.. Nơi đây chính là điểm tập kết dầu của đầu nậu V.T. với những chiếc bình nhựa 30 lít rỗng vứt ngổn ngang. Tất cả dầu mua về được trút vào cái bồn bằng nhựa khoảng 300 lít để cạnh đó. Chúng tôi gõ vào chiếc bồn chỉ nghe âm thanh trầm đục, chứng tỏ bồn đang chứa gần như đầy dầu. Đằng sau nhà đầu nậu V.T. có dãy bình 30 lít chứa đầy dầu và được cất giấu cẩn thận

Tài xế một chiếc xe tải sau khi vào đổ một bình 30 lít dầu mua từ đầu nậu V.T. cho biết anh thường ghé vào đây mua dầu. “Mua dầu ở những nơi này mỗi lít rẻ hơn chừng 500 đồng so với ngoài trạm xăng dầu. Nhiều khi đầu nậu còn tặng thêm 1-2 lít dầu gọi là “tình cảm khuyến mãi cho bác”. Riêng đối với cánh tài xế xe buýt tư nhân, do là cùng giới làm ăn nên được cánh đầu nậu châm chước, bán dầu rẻ hơn 1.000 đồng so với ngoài trạm xăng dầu” - tài xế xe tải tỏ ra rành rẽ kể

Một chủ xe buýt tư chạy tuyến 78 (Thới An - Hóc Môn) sau khi mua một bình 30 lít dầu của U.T. đổ vào xe cũng kể: “Các đầu nậu thu gom dầu của những xe buýt nhà nước với giá 13.000 đồng và bán cho chúng tôi với giá 13.500 đồng, xem như họ lời được hơn 500 đồng và chúng tôi lợi hơn 1.000 đồng so với mua dầu ở trạm (giá dầu diesel hiện nay 14.570 đồng/lít - PV). Ngoài ra, giới đầu nậu dầu còn lời thêm phần ăn gian vì tất cả bình nhựa đem thu mua dầu đều là bình lớn, chứa được 32-33 lít nhưng các tài xế bán dầu chỉ tính tiền đổ đồng 30 lít một bình”

Theo các tài xế, giới ăn cắp dầu đa số là dân chạy xe buýt từ 39 ghế trở lên. Đối với những loại xe buýt lớn này Nhà nước đã quy định phải mở máy lạnh để phục vụ hành khách. Thế nhưng các tài xế đã cắt đi tiện ích này của hành khách để giảm tải cho xe, đồng nghĩa với việc dôi ra một số dầu đáng kể. Ngoài ra, cánh tài xế cũng có thể giảm tải máy xe để bớt hao dầu bằng cách gài thẳng số 3 khi đềpa hoặc chạy nhanh, bất chấp đường đông, kẹt xe. Sau khi được công ty bơm dầu vào buổi sáng, đưa xe ra bến, chở khách, tối về bến rất nhiều xe buýt còn dư dầu trong thùng xe.

Đến hôm sau họ lại được công ty bơm dầu tiếp vào theo định mức 100km được bơm 37 lít dầu theo quy định của thành phố (đối với loại xe trên 39 ghế ngồi, chở từ 60-80 người). Với định mức này, mỗi ngày tài xế xe buýt nào chạy giỏi là có thể để dư ra được 20-25 lít dầu. Ai chạy dở hay gặp kẹt xe có thể dư ra 15-20 lít dầu. Cứ khoảng hai ngày một lần, các tài xế xe buýt lại hút được 30-50 lít dầu đem bán. Với giá dầu 14.570 đồng/lít như hiện nay, tính ra một tháng mỗi tài xế có thể bỏ túi 5-7 triệu đồng

Hiện nay trên địa bàn TP.HCM có khoảng 3.200 chiếc xe buýt với 29 đơn vị tham gia khai thác. Trong đó, đơn vị quốc doanh là Công ty TNHH một thành viên Xe khách Sài Gòn (Saigon Bus) với khoảng 675 xe buýt từ 30-80 chỗ, chiếm 20,9% tổng số xe buýt trên địa bàn TP.HCM

Ngoài ra, Saigon Bus cũng có vốn góp tại Công ty liên doanh vận tải Ngôi Sao Sài Gòn (đơn vị liên doanh có tổng số xe là 80, chiếm 2,5% tổng số xe buýt của TP.HCM) và Công ty TNHH Vận tải TP.HCM (với tổng số xe là 116, chiếm 3,6% tổng số xe buýt của TP.HCM)

P/S: Binhanh GPS cũng cấp giải pháp tổng thế quản lý tiêu thụ xăng, dầu cho các doanh nghiệp vận tải
 
Tài xế bớt chạy ẩu khi xe khách có hộp đen​

- Bộ Giao thông vận tải vừa lắp đặt thử nghiệm thiết bị giám sát hành trình (còn gọi là “hộp đen”) cho xe khách tuyến Hà Nội – Lạng Sơn. Suốt hành trình, thiết bị giám sát đã ghi, lưu trữ hàng loạt thông tin liên quan tới quá trình vận hành của phương tiện như: tốc độ, hành trình tuyến, số lần và thời gian dừng, đỗ, đóng, mở cửa xe

Thiết bị này còn có thể cảnh báo lái xe không được phép điều khiển phương tiện vượt quá thời gian quy định để bảo đảm sức khoẻ hoặc cảnh báo tài xế khi tốc độ xe vượt quá quy định… Để kiểm tra thực tế các tính năng của hộp đen, lãnh đạo vụ Khoa học công nghệ (bộ Giao thông vận tải) tham gia khảo sát thiết bị đã yêu cầu lái xe “thử” vi phạm tốc độ. Ngay lập tức, hộp đen phát tín hiệu cảnh báo

Dữ liệu để phạt nguội

Được biết, sau lần thử nghiệm này, bộ Giao thông vận tải sẽ thống nhất với các bộ, ngành liên quan và ban hành thông tư hướng dẫn ngay trong tháng 7 (hoặc đầu tháng 8) để việc triển khai áp dụng thuận lợi, đúng lộ trình xác định. Đồng thời, để tránh phải gia hạn như với bằng lái xe ôtô FC, bộ Giao thông vận tải giao cục Đăng kiểm gửi thông báo đến tất cả các doanh nghiệp, chủ phương tiện; đồng thời tổ chức tuyên truyền rộng rãi trước khi áp dụng chính thức

Thật ra thì với nhiều doanh nghiệp vận tải, du lịch lữ hành như Mai Linh, Phương Trang, Thành Bưởi, Tân Đạt… việc ứng dụng công nghệ này không mới. Họ đã áp dụng từ khá lâu để quản lý đội xe của mình. Ông Nguyễn Phi Thường, phó tổng giám đốc tổng công ty Vận tải Hà Nội cho hay, hiện nay, tất cả xe lắp đặt hộp đen của công ty đều truyền dữ liệu về trung tâm điều hành qua hệ thống SMS, GPRS. Trong đó, các thông số như vận tốc, số lần mở cửa, số lần phanh gấp, các điểm dừng đỗ, xe chạy đúng tuyến, đúng lộ trình tuyến hay không đều được cập nhật về trung tâm 15 giây/lần đối với xe buýt trong nội đô, 2 phút/lần đối với xe khách đường dài. Theo ông Thường, độ tin cậy của thông tin ghi nhận từ hộp đen khoảng 97 – 98%, độ ổn định của hệ thống quản lý khoảng 90%

Ông Cao Xuân Hồng, phó tổng cục trưởng tổng cục Cảnh sát về trật tự xã hội (bộ Công an) cho rằng với những thông số mà hộp đen cung cấp, như: tốc độ của phương tiện giao thông trước khi xảy ra va chạm, vết phanh, thời gian phanh để xe dừng lại, đèn xinhan bật hay tắt, cửa mở hay đóng v.v… cơ quan chức năng có thể hình dung rõ hơn điều gì đã xảy ra và từ đó, xác định được chính xác nguyên nhân trong các trường hợp xảy ra tai nạn, sự cố. Chưa kể, “khi quy định lắp hộp đen có hiệu lực, ngành công an hoàn toàn có thể sử dụng những thông tin này để “phạt nguội” các hành vi vi phạm”, ông Hồng nói

Hộp đen: mua dễ nhưng không rẻ

Theo cục Đăng kiểm Việt Nam, từ tháng 4.2010 đến nay, các cán bộ của cục đã tiến hành thử nghiệm thiết bị giám sát hành trình được lắp ráp trong nước và cả loại nhập khẩu. Kết quả cho thấy hai loại thiết bị giám sát này đều đạt yêu cầu về tính năng, dễ sử dụng và có tính bảo mật cao, lái xe không thể can thiệp vào hay thay đổi số liệu

Sản phẩm hộp đen hiện có hai loại: loại đáp ứng đủ các tiêu chí mà cơ quan quản lý nhà nước bắt buộc như tốc độ xe, vị trí xe, thời gian tài xế chạy xe… với giá khoảng 7 triệu đồng/thiết bị (chưa kể phí mua sim card điện thoại khoảng 50.000 đồng/tháng để kết nối); loại có thêm các tính năng như giám sát nhiên liệu, chấm công tài xế, quan sát số lượng khách, tình trạng xe, phục hồi dữ liệu sau khi xe đi qua địa bàn mất sóng v.v… giá cao hơn tuỳ vào tính năng nhiều hay ít

Những đơn vị hiện đang cung cấp thiết bị giám sát hành trình chưa nhiều, có thể kể ra vài cái tên như công ty Trực Nhân (quận 2, TP.HCM), công ty điện tử Bình Anh, Vietmap, GPS Đông Dương (Hà Nội); trong đó, các đơn vị tại Hà Nội còn cung ứng cả hệ thống quản lý đi kèm phần mềm, bản đồ số… cho doanh nghiệp có yêu cầu với giá từ vài chục đến vài trăm triệu đồng

Lộ trình thực hiện việc gắn thiết bị giám sát

Từ 1.7.2011, xe ôtô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có cự ly từ 500km trở lên; xe kinh doanh vận chuyển khách du lịch, xe ôtô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng container phải có thiết bị giám sát mới được hoạt động

Từ 1.1.2012, xe ôtô kinh doanh vận tải hành khách trên tuyến cố định có cự ly từ 300km trở lên; xe buýt, xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng phải gắn thiết bị giám sát hành trình

Từ 1.7.2012, xe kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe kinh doanh vận tải hành khách hợp đồng, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh vận tải hàng hoá bằng container phải có thiết bị giám sát hành trình và duy trì tình trạng kỹ thuật của thiết bị ở mức độ tốt (nghị định 91/2009/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô)

P/S: BinhAnh GPS, Vietmap, Vinhhien là 3 nhà cung cấp chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường hộp đen tại Việt Nam. Trên thị trường xuất hiện thêm các nhà cung cấp mới như Viettel GPS, VNPT GPS, Gtel GPS, lĩnh vực kinh doanh gia tăng đối với các hãng viễn thông này

Giống như lĩnh vực chuyển phát nhanh cách đây 8 năm, những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đầu tiên trên thị trường là các công ty tư nhân năng động, người lãnh đạo tâm huyết, mức đầu tư ban đầu nhỏ nhưng hoạt động kinh doanh rất hiệu quả. Các cty nhà nước như Viettel Post, VNPT Post nhanh chóng thay đổi để tham gia thị trường này, chuyển phát nhanh chỉ là mảng kinh doanh giá trị gia tăng của tập đoàn mẹ, lợi nhuận không cao nên các tập đoàn không quá chú ý, khó có cơ hội phát triển

Hiện nay những cty có thị phần lớn nhất trong ngành chuyển phát nhanh vẫn là các cty tư nhân, dịch vụ tốt, giá thành rẻ....vì sự sống còn của doanh nghiệp và dịch vụ gắn liền với cuộc đời nhà lãnh đạo. Khách hàng sẽ được hưởng các dịch vụ tốt nhất khi làm ăn với các cty tư nhân này

Có thể đưa ra các dự đoán cho tương lai 5 năm tới đối với ngành dịch vụ hộp đen GPS tại thị trường Việt Nam. Những công ty có thị phần lớn nhất, chất lượng dịch vụ cao nhất sẽ là các cty tư nhân
 
Bị đồng nghiệp đánh hội đồng vì phát hiện dấu hiệu trộm cắp​


Nhiều tài xế đã vây đánh hội đồng nhân viên kỹ thuật do người này phát hiện tài xế có dấu hiệu lấy trộm nhiên liệu gây thất thoát cho công ty hàng tỉ đồng mỗi tháng

Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Quốc tế (ITC, trụ sở 140A Nam kỳ Khởi nghĩa, quận 1, TP.HCM) hôm qua, 7/4, có đơn khẩn cấp gửi lãnh đạo Bộ Công an tố cáo các dấu hiệu phạm tội trộm cắp, hủy hoại tài sản, gây rối trật tự công cộng và cố ý gây thương tích của một nhóm tài xế công ty này

bidanhhoidongjpg.jpg

Ông H. sau khi bị đánh tối 5/4​

Theo đơn của ITC, gần đây, do phát hiện tình trạng một nhóm tài xế trong đội xe của công ty, có dấu hiệu tổ chức “trộm cắp” dầu diesel, lên đến hàng nghìn lít/ngày, gây thất thoát nghiêm trọng tài sản của doanh nghiệp, ban giám đốc công ty đã chỉ đạo các biện pháp tổ chức giám sát, kiểm tra chặt chẽ nhằm ngăn chặn hành vi trộm cắp. ITC đã nhập khẩu các thiết bị hiện đại, có độ chính xác cao và giao cho ông P.T.H., cán bộ kỹ thuật, để thực hiện công việc kiểm tra, giám sát, phát hiện các hành vi lấy trộm nhiên liệu

Khi ông H. và đồng nghiệp tiến hành kiểm tra, nhiều lái xe đã tìm cách ngăn cản, chống đối, đe dọa các nhân viên làm nhiệm vụ, thậm chí cắt các đường dây tín hiệu kiểm tra đấu nối với máy tính của xe, phá hoại hàng loạt thiết bị, chức năng của xe. Một thành viên ban giám đốc ITC, cho biết: “Các nhân viên kỹ thuật phát hiện tài xế đã phá hỏng toàn bộ các ống Siphon (ống ngăn ở miệng thùng dầu) để lấy trộm dầu. Sau nhiều lần đo đạc bằng các thiết bị đặc dụng có độ chính xác cao ở nhiều xe, ước tính, mỗi chuyến xe, tài xế lấy trộm trên 30 lít dầu. Tính ra, với đội xe trên 50 chiếc, mỗi tháng công ty bị thất thoát hàng tỷ đồng tiền nhiên liệu”

Ban giám đốc ITC cho biết, để ổn định công ty, họ chỉ yêu cầu giảm mức cấp nhiên liệu cho các xe xuống vừa đủ sử dụng. Thế nhưng, do bị mất nguồn thu nhập bất chính, một số lái xe đã tổ chức đình công, giữ luôn chìa khòa, giấy tờ xe để tạo áp lực ngược lại với công ty. Do phải duy trì hợp đồng vận chuyển, ITC bắt buộc tạm chấp nhận mức nhiên liệu do các lái xe yêu cầu. Đồng thời, ITC cũng mời một số tài xế đến trụ sở công ty để tường trình và giải thích sự việc, thế nhưng, một số tài xế khác đã liên tục gọi điện thoại đe dọa, chửi bới lăng mạ cán bộ phụ trách quản lý xe

Đỉnh điểm của vụ việc xảy ra vào tối ngày 5/4, khi một nhóm tài xế của ITC đã vây đánh hội đồng gây thương tích nặng cho ông P.T.H. Ngày 7/4, hai ngày sau khi bị đánh, tiếp xúc với Đất Việt, mặt ông H. vẫn còn sưng vù, nhiều nơi bầm tím, kể: Sau sự việc một tài xế đã thừa nhận mỗi chuyến xe lấy trộm và bán 35 lít dầu, ngày 5/4, tôi được phân công kiểm tra tình trạng xe 51E 00791 (đang đậu trong Nhà máy Xi măng Hà Tiên 1, quận Thủ Đức, TPHCM). Khoảng 14h, tôi đến yêu cầu được bàn giao và kiểm tra xe, thì một tài tài xế đã lớn tiếng chửi bới và đe doạ đánh bất cứ ai nếu bước lên xe, đồng thời yêu cầu cho gặp lái xe mới để “dằn mặt”. Mặc dù lãnh đạo cao nhất của ITC đã gọi điện thoại thuyết phục, nhưng ông này vẫn cương quyết không cho bất cứ ai bước lên xe. Do không thực hiện được công việc nên tôi xin công ty cho về

Khoảng 17h, công ty ITC tiếp tục cử ông H. đến nhận bàn giao xe. Khi vào cổng nhà máy, ông H. thấy khoảng gần 30 người (phần lớn là tài xế) ngồi chờ sẵn ở ngay vỉa hè trước cổng nhà máy. "Khi kiểm tra bằng thiết bị chuyên dụng, chúng tôi phát hiện máy tính của xe đã bị thay thế, nên ghi vào biên bản. Khi đang bàn giao thì một số tài xế đã vây lại đe dọa đánh tôi. Bàn giao xong, chúng tôi ra về. Vừa ra khỏi cổng nhà máy, bất ngờ khoảng 10 tài xế dùng gạch, đá, tay chân lao vào hành hung tôi một cách dã man. Gần kiệt sức, tôi cố vùng vẫy chạy về phía phòng bảo vệ nhà máy cách đó khoảng 2 mét", ông H. kể. Thế nhưng, 2 bảo vệ của Công ty T.L (đang chốt ở nhà máy) không cho phép ông H. vào phía trong lánh nạn. Ông H. phải đưa cho một người 200.000 đồng, mới được cho vào trong nhà máy trốn chạy. Thế nhưng, nhóm tài xế trên tiếp tục xông vào truy sát. Chỉ đến khi bảo vệ của Nhà máy Xi măng Hà Tiên can ngăn, nhóm tài xế trên mới thôi không tấn công ông H. nữa. Khoảng 21 giờ, Công ty ITC mới cho người đón ông H. về

BinhAnh GPS: Thời điểm thích hợp để các doanh nghiệp đầu tư hệ thống quản lý xăng dầu bằng công nghệ GPS, hiệu quả kinh tế thời xăng dầu giá cao...
 
Đột nhập bãi đỗ xe buýt, “hút” 200 lít dầu diezel​

Sơn cùng Cường và Mạnh rủ nhau mang theo “đồ nghề” đến khu vực bãi đỗ xe của xí nghiệp Xe buýt Hà Nội để trộm cắp dầu diezel

961toiph22642011.jpg

Nguyễn Văn Sơn và tang vật​

Sáng 25/4, theo ông Bùi Văn Sắc, Đội trưởng Đội quản lý xe thuộc Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội cho biết, vào lúc 3h15' sáng 23/4, tại khu vực đường Yên Phụ, quận Ba Đình, là bãi đỗ xe của xí nghiệp đã xảy ra vụ trộm cắp dầu diezel

Trong lúc 2 bảo vệ là Nguyễn Duy Hoàng và Nguyễn Văn Đãi đang làm nhiệm vụ tuần tra canh gác thì phát hiện một nhóm thanh niên có dấu hiệu trộm cắp của một số xe buýt đang đỗ tại khu vực này

Hai anh này đã kịp thời báo cho tổ tuần tra kiểm soát Đại đội 9, Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Công an TP Hà Nội đang làm nhiệm vụ tại ngã 5, phố Yên Phụ gần đó gồm: Đại úy Ngô Việt Thắng, Tổ trưởng cùng 3 chiến sĩ là Thượng sĩ Kiều Trần Trung, Trung sĩ Nguyễn Trung Dũng và Binh nhất Vũ Trung Kiên đến hiện trường

Thấy bóng Cảnh sát, một số đối tượng đã tẩu thoát, tổ công tác đã bắt được một thanh niên tự khai là Nguyễn Văn Sơn, đăng kí nhân khẩu tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, hiện đang tạm trú tại phố Khương Hạ, Khương Đình, quận Thanh Xuân. Tang vật thu giữ tại chỗ 5 bao tải, bên trong là túi nilon đựng dầu diezel có tổng trọng lượng khoảng 200 lít, 1 xe máy, 1 tuốcnơvít, 2 ống nhựa dài khoảng 2m, 1 con dao bấm

Theo Sơn khai, trước đó cùng 2 đối tượng tên là Cường và Mạnh rủ nhau mang theo công cụ nêu trên đến khu vực đỗ xe buýt này với mục đích là trộm cắp dầu diezel. Cường và Mạnh trực tiếp cậy phá nắp thùng dầu và rút dầu của 3 xe buýt biển kiểm soát là: 30T- 5131, 30T- 5898, 30T- 5427. Sơn cùng tang vật đã bị tổ công tác chuyển đến Công an phường Trúc Bạch, quận Ba Đình. Tại cơ quan Công an, Sơn khai rõ hành vi cùng đồng bọn đã trộm cắp số dầu diezel nêu trên

Ngoài ra, Sơn còn khai với thủ đoạn tương tự, trước đó khoảng 1 tuần, Sơn cùng đồng bọn đã trộm cắp trót lọt 1 vụ dầu diezel tại bãi đỗ xe buýt trên đường Khuất Duy Tiến. Chiều 25/4, Công an phường Trúc Bạch đã lập hồ sơ ban đầu chuyển đối tượng Nguyễn Văn Sơn cùng tang vật lên cơ quan CSĐT Công an quận Ba Đình, điều tra xử lý theo thẩm quyền
 
Gần 100 tài xế đình công​

Ngày 20.8, gần 100 tài xế và công nhân vệ sinh Công ty xây dựng và lắp máy Trung Nam tại dự án Golden Hills TP Đà Nẵng (Trung Nam Group làm chủ đầu tư) đình công

Các công nhân vệ sinh bức xúc vì cho rằng lương thấp và thiếu trang phục bảo hộ lao động, không có bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội, các tài xế phản ứng phía Công ty xây dựng và lắp máy Trung Nam chỉ ký hợp đồng thời hạn 3 tháng/lần, kể cả những lái xe làm việc hơn 1 năm nhưng không ai có hợp đồng dài hạn. Ngoài ra, các tài xế cho biết họ còn bị công ty buộc đặt cọc 20 triệu đồng/người và nộp hồ sơ học bằng lái xe bản gốc mới được nhận vào làm việc; khi bị va quệt, hư hỏng xe, tài xế bị công ty trừ tiền... Đỉnh điểm bức xúc của công nhân vào hai ngày gần đây bị công ty trừ 30% thu nhập, cộng với việc tài xế Lê Văn Tấn (26 tuổi, quê Bình Định) bị nghi lấy trộm dầu và bị đánh đập dã man vào tối 16.8 càng khiến tài xế thêm bức xúc...

dinhcong.jpg

Tài xế đình công vì đãi ngộ không rõ ràng​

Ông Đoàn Ngọc Tiên, Phó giám đốc Công ty xây dựng và lắp máy Trung Nam, cho biết trước bức xúc trên, công ty đã hạ mức tiền đặt cọc xuống còn từ 3 đến 5 triệu đồng/người, riêng một số xe chuyên dụng thì các tài xế phải đặt cọc 10 triệu đồng/người

Ông Tiên giải thích do công ty thường xuyên mất trộm dầu nên phải buộc các lái xe đặt cọc tiền (?!) trong khi các tài xế cho rằng trường hợp ăn trộm dầu bị xử lý theo pháp luật chứ không thể bắt toàn bộ lái xe chịu trách nhiệm

Còn bà Đào Thị Như Ngọc, Trưởng phòng Hành chính của công ty, khẳng định đã đóng bảo hiểm cho tất cả khoảng 200 cán bộ, công nhân và tháng 6 vừa qua đã phát 100 thẻ bảo hiểm cho tài xế. Tuy vậy, khi được yêu cầu xem hồ sơ sổ sách của các công nhân đã được đóng bảo hiểm thì bà Ngọc không chứng minh được, với lý do toàn bộ hồ sơ đã nộp cho tổng công ty

Đối với các kiến nghị cải thiện lương, hợp đồng dài hạn, bảo hộ lao động, không được trừ tiền lương khi tài xế chạy thiếu định mức… của công nhân, tài xế, ông Tiên cho hay lãnh đạo công ty sẽ họp bàn để tìm cách giải quyết
 
"Hiệp sĩ" bắt nghi can “rút ruột” xe bồn xăng​

20111015111542jpg-054556.jpg

Lúc 11 giờ sáng 15.10, các "hiệp sĩ" Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Thanh Hiếu, Nguyễn Minh Thành thuộc Đội PCTP phường Phú Hoà và phường Hiệp An, thị xã Thủ Dầu Một phát hiện chiếc xe bồn mang BS 93H-2223 đang chuyển một chiếc thùng phuy gần 120 lít xăng sang xe tải nhỏ mang BKS 61N- 8419

Nghi vụ việc này do tài xế “rút ruột” xe bồn, các "hiệp sĩ" đã mời các nghi can về đồn Công an phường Phú Tân, thị xã Thủ Dầu Một làm việc

Theo các "hiệp sĩ", tài xế xe bồn Nguyễn Hiếu khai nhận, trong quá trình chở xăng cho một đơn vị từ Bình Dương về giao cho đại lý ở Bình Phước đã “rút ruột” xăng từ xe bồn để bán cho Nguyễn Đồng Nam. Sau đó, đến khu vực đường vắng, Hiếu gọi Nam đến để bán số xăng này. Hiện, vụ việc đang được công an thụ lý, tiếp tục điều tra làm rõ hành vi của lái xe Hiếu

Được biết, trong thời gian qua, khu vực Tổng đại lý xăng dầu Thanh Lễ (cầu Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một) thường xuyên xuất hiện cảnh tài xế “rút ruột” xe bồn để bán lại cho các trạm xăng khu vực này
 
Nhân viên lái máy xúc trộm cắp dầu của doanh nghiệp​

Công an huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) phối hợp với lực lượng bảo vệ của Doanh nghiệp Xuân Trường vừa bắt quả tang 02 đối tượng dùng ống tyô tự chế để trộm cắp 120 lít dầu Diezen của chính doanh nghiệp này

02 đối tượng trộm cắp dầu bị bắt quả tang gồm:

- Đinh Văn Thuấn, sinh năm 1982 ở xã Ninh Khang

- Đinh Văn Hải, sinh năm 1984 ở xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình

Cả 2 đối tượng này đều là lái máy xúc và máy ủi của Doanh nghiệp Xuân Trường

1144232thangtromdauXuanTruongjpg1319855681.jpg

Hai đối tượng: Đinh Văn Thuấn và Đinh Văn Hải​

Tại cơ quan Công an, 02 đối tượng khai nhận: Do thấy lượng dầu của Doanh nghiệp cung cấp vào hệ thống máy xúc và máy ủi qua hệ thống tự động để thi công công trình nên đã tự chế ra các ống tyô gắn thêm vào bình dầu của các xe xúc và xe ủi do Danh nghiệp giao cho bọn chúng quản lý để trộm cắp dầu Diezen của Công ty đem ra ngoài tiêu thụ. Với thủ đoạn này hai đối tượng nói trên đã trộm cắp nhiều lần với một lượng dầu khá lớn của Doanh nghiệp

Hiện nay, Công an huyện Quảng Xương đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam 02 đối tượng nói trên để điều tra, mở rộng vụ án
 
Phải xử lý nghiêm việc rút ruột xe chở xăng​

- Trao đổi với PV Tiền Phong ngày 9-1, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú nói, phải xử lý nghiêm những người rút ruột xe bồn và pha chất khác vào xăng trong xe bồn của các hãng như Tổng Cty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Cty Cổ phần Cơ khí Xăng dầu để che giấu hành vi ăn cắp xăng

Theo Thứ trưởng Tú, Cục Quản lý Thị trường cùng các cơ quan khác như công an phải thực hiện việc kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm đó. Sau khi báo chí thông tin về việc rút ruột xe bồn, Petrolimex chưa báo cáo với Bộ

Mỗi đơn vị có quy trình kiểm tra riêng trong việc giao nhận như sau khi xe bồn cân, giao hàng xong thì phải kẹp chì. Khi đến nơi phải kiểm tra niêm chì rồi mới được mở, xuất hàng. Nếu quy trình bị vi phạm thì phải xử lý và đây là việc của doanh nghiệp, ông Tú nói

“Nếu có chuyện Petrolimex hay Cty Xăng dầu Quân đội nhập xăng dầu về pha thì sẽ đi tù cả nút. Bộ Công Thương khi đó sẽ dứt khoát vào cuộc và giết ngay với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước”, ông nói

Trao đổi với PV Tiền Phong, Phó tổng giám đốc Petrolimex Vương Thái Dũng nói: “Lãnh đạo tổng công ty rất lên án hành động ăn cắp của các cá nhân đó và sẽ xử lý rất nghiêm khắc những vi phạm. Tất cả cá nhân liên quan việc ăn cắp xăng sẽ bị sa thải

Chúng tôi cũng yêu cầu trưởng nhóm đại diện phần vốn nhà nước ở các công ty cổ phần tăng cường chấn chỉnh công tác quản lý trong nội bộ, không để tái diễn tình trạng xăng dầu bị rút ruột. Đây là việc con sâu bỏ rầu nồi canh”

Theo lãnh đạo Petrolimex, bước đầu xác định có 3 xe bồn của Petrolimex bị rút ruột xăng dầu. Trong trường hợp các cơ quan pháp luật, cơ quan điều tra đề nghị khởi tố, quan điểm của lãnh đạo đơn vị là hợp tác với các cơ quan pháp luật để cương quyết xử lý triệt để tình trạng này, ông Dũng nói
 
Công nghệ pha chế xăng bẩn​

Sau khi “làm bùa” tại các “điểm pha chế”, xe bồn công khai chở xăng dỏm đến giao hàng tại các cây xăng của TP HCM và các tỉnh lân cận

Xăng dỏm khắp nơi

Chỉ tính riêng khu vực Huỳnh Tấn Phát - Hoàng Quốc Việt - Đào Trí (quận 7) với hàng chục chuyến xe bồn (16.000 lít) pha chế mỗi ngày, ước tính cứ một ngày có đến hàng trăm nghìn lít xăng “bẩn” được tung ra thị trường, bán hợp pháp tại các cây xăng

Ghi nhận vào sáng qua 9/1, toàn bộ “điểm pha chế” trên đường Huỳnh Tấn Phát - Hoàng Quốc Việt - Đào Trí đều án binh bất động, hoàn toàn không thấy bóng dáng một chiếc xe bồn nào chạy qua, dù trước đó, khu vực này tấp nập xe bồn qua lại...

Sau nhiều tuần phục kích tại các bãi pha chế xăng dầu dỏm, PV Thanh Niên bắt đầu đeo bám các xe bồn đến tận từng cây xăng. Việc bám theo không hề đơn giản, vì vừa ra khỏi “điểm pha chế”, tài xế xe bồn bắt đầu phóng bạt mạng nhằm "bù đắp" thời gian ghé qua các bãi đáp

Nhất là khi ra đến quốc lộ, xa lộ, ngã rẽ, không ít lần chúng tôi đã bị mất dấu. Chúng tôi đặc biệt chú ý và bám theo xe bồn 57K-8275 chở xăng của Công ty CP cơ khí xăng dầu (trực thuộc Petrolimex) đều đặn ngày nào cũng ghé “điểm pha chế” trên đường Hoàng Quốc Việt để “làm bùa”

Ra khỏi bãi đáp, xe phóng ra đường Huỳnh Tấn Phát, vượt cầu Tân Thuận qua quận 4, quận 1, nhanh chóng rẽ vào đường Tôn Đức Thắng - Nguyễn Hữu Cảnh rồi vòng ra Điện Biên Phủ, hướng về vòng xoay Hàng Xanh và rẽ vào đường Bạch Đằng

Lúc sau, xe giảm tốc độ, rẽ vào cửa hàng xăng dầu Petrolimex Bạch Đằng (469 Bạch Đằng, phường 2, quận Bình Thạnh) - cũng là cây xăng của Công ty CP cơ khí xăng dầu

kt-xang-sua.jpg

Xăng dỏm từ xe 57K-8275 giao cho cây xăng Bạch Đằng​

Chúng tôi nhanh chóng tấp vào quán cà phê “cóc” cạnh cây xăng để quan sát quy trình giao hàng và bí mật ghi hình. Việc kiểm tra diễn ra qua loa, nhân viên kiểm hàng của cây xăng chỉ nhìn lướt các hầm xăng, hầu như không để tâm đến việc niêm nhựa đã bị cắt ra và quấn lại tạm bợ

Khi nhận thấy sự quan sát chăm chú của chúng tôi, nhân viên cây xăng cùng tài xế nhanh chóng tiến đến gần để nhìn. Ngay sau đó, một người mặc đồng phục Petrolimex yêu cầu chúng tôi nhích ra phía ngoài với lý do “tránh đường cho xe ra vào”, dù vị trí ngồi của PV hoàn toàn không ảnh hưởng đến hoạt động cây xăng

Sau đó, liên tiếp có 3 nhân viên cây xăng kéo ghế ngồi ngay phía trước nhằm che khuất tầm nhìn của chúng tôi. Các nhân viên cây xăng này “nhạy cảm” một cách bất thường trước sự quan sát của người lạ !

Ngoài cây xăng Bạch Đằng, xe 57K-8275 còn cung cấp xăng dầu cho nhiều cây xăng khác trực thuộc Petrolimex, như cây xăng đại học Nông Lâm (QL1A, quận Thủ Đức), Sông La (114/7A khu phố Chiêu Liêu, phường Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương), Tân Bình (cụm công nghiệp Tân Bình, phường Tân Bình, Dĩ An, Bình Dương)...

kt-xang-2-sua.jpg

Pha trộn xăng dầu​

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đeo bám xe 57K-9343 của Công ty TNHH thương mại dịch vụ vận tải hàng hóa Hiếu Phương xuất phát từ kho B của Tổng kho xăng dầu Nhà Bè đến “điểm pha chế” ở quận 7 rồi về giao hàng cho cây xăng Bình Chiểu (818 tỉnh lộ 43, khu phố 3, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức) - đây là cây xăng tư nhân làm đại lý cho PetroVietnam. Điều này cho thấy, xăng dỏm, xăng “bẩn” có thể tồn tại ở bất kỳ cây xăng nào dù lớn hay nhỏ, của nhà nước hay tư nhân

Bất chấp để thu lợi

Theo tìm hiểu của Thanh Niên, tài xế xe bồn có vô số mánh lới để che giấu thủ thuật “rút ruột” và pha chế xăng. Theo quy trình chuẩn, trước khi xuất hàng, bao giờ nhân viên tổng kho cũng giữ lại một mẫu xăng, khi xe đến cây xăng giao hàng, nhân viên đại lý tiếp tục giữ một mẫu khác để phòng khi sự cố xảy ra, cơ quan quản lý sẽ kiểm nghiệm và đối chiếu 2 mẫu xăng này

Do đó, tài xế thường “thủ” bằng cách chỉ “rút ruột” và pha chế 2 trong số 4 hầm đựng xăng trên xe, sau đó lấy mẫu xăng ở hầm không pha chế. Với thủ thuật này, khi đổ xăng từ xe “làm bùa” vào bồn chứa của cây xăng, lượng xăng từ 4 hầm sẽ hòa trộn vào nhau, và trộn lẫn với xăng sạch do các xe khác chở đến, lúc này “vàng thau lẫn lộn”, các cơ quan chức năng muốn truy trách nhiệm cũng “bất khả thi”

Tài xế còn “ăn gian” bằng cách thường giao hàng vào buổi trưa khi nhiệt độ tăng cao nhằm lợi dụng độ giãn nở của xăng. Với điều kiện đó, dù “rút ruột” hàng trăm lít xăng nhưng chỉ cần bù vào một lượng nhỏ chất lỏng khác, phần thiếu hụt còn lại sẽ được làm đầy khi xăng giãn nở bởi nhiệt

Thực tế, xăng dầu trữ tại tổng kho vốn sạch, nhưng với quy trình kiểm soát lỏng lẻo, lượng xăng dầu này dễ dàng bị pha chế, “làm bùa” ở bất kỳ công đoạn nào trước khi thực sự đến được với người tiêu dùng, đặc biệt là ở công đoạn vận chuyển

Hiện nay, việc dùng niêm chì, niêm nhựa để quản lý chất lượng xăng dầu đã hoàn toàn bị vô hiệu hóa. Vì thường có sự “bắt tay” giữa tài xế và doanh nghiệp vận tải (DNVT) với nhân viên kiểm hàng nên các xe đã đứt niêm chì vẫn có thể vô tư giao hàng tại cây xăng

Chưa kể, dân trong nghề vận tải có thể dễ dàng tìm mua đủ “bộ đồ nghề” từ niêm chì, niêm nhựa, đồ bấm niêm tại các chợ dân sinh trên đường Nguyễn Công Trứ, Ký Con (quận 1)...

Đi sâu phân tích, sẽ thấy mánh làm ăn gian lận này đã mang lại món lợi khổng lồ cho tài xế và DNVT. Với mức “rút ruột” mỗi xe từ 400 - 500 lít, sau đó bán rẻ lại cho các “điểm pha chế” với giá 16.000 - 17.000 đồng/lít, cứ mỗi chuyến, tài xế có thể ung dung đút túi 7 - 8 triệu đồng

Nếu chạy thường xuyên, số tiền bất chính thu được có thể lên đến hàng trăm triệu đồng/tháng. Riêng các DNVT tư nhân được “ăn” đến 2 lần lợi nhuận

Bởi cùng với lợi nhuận từ hợp đồng vận tải xăng dầu cho khách hàng, các DNVT này đồng thời hưởng lợi bất chính từ việc “rút ruột” xăng dầu của những khách hàng đã bỏ tiền thuê mình chở hàng

Ăn cắp xăng dầu ngay ngoài đường

Tình trạng “rút ruột” xăng dầu không chỉ diễn ra bên trong các điểm dịch vụ mà còn được thực hiện ngang nhiên ngoài đường. Theo đúng “quy trình của ông chủ” là phải đưa xe chạy thẳng từ tổng kho tới bến bãi mới thực hiện việc rút trộm, pha trộn, thì một số tài xế của DNVT tư nhân không ngần ngại đỗ xe ngay dọc đường

Sau đó, vài người đàn ông tại các điểm đầu nậu thu mua xăng dầu lẻ bên lề đường nhanh chóng cùng tài xế xách can chui xuống gầm xe, tháo van xả xăng dầu vào đầy 4 - 6 can loại 50 lít. Động tác này diễn ra một cách thuần thục chỉ trong vòng ít phút rồi tài xế lại phóng xe bạt mạng tới kho bãi của doanh nghiệp để “rút ruột” lần hai trước khi pha trộn

Trong nhiều ngày theo dõi trên các tuyến đường quận 7 chúng tôi thường xuyên chứng kiến cảnh các tài xế xe bồn ngang nhiên “rút ruột” xăng dầu ngoài đường kiểu này
 
Mánh ăn chặn xăng của xe bồn​

Thừa nhận tình trạng xe bồn chở xăng bị tài xế rút ruột trên đường vận chuyển rồi đổ dung môi hay chất lỏng khác vào bồn diễn ra từ nhiều năm nay, song các hãng đều thừa nhận khó quản lý những xe này

Các chuyên gia trong ngành xăng dầu khẳng định tình trạng tài xế xe bồn rút ruột xăng, pha chế dung môi kém chất lượng vào bồn để thay thế, đã tồn tại từ nhiều năm nay

"Những công ty không đủ năng lực vận chuyển phải dùng xe của đại lý, cây xăng hoặc xe tư nhân nên khâu vận chuyển luôn luôn có vấn đề", ông Trần Văn Xiêm, Phó chi cục trưởng Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa miền Nam cho biết

Ông Xiêm khẳng định đã thấy thực trạng này từ lâu và cũng đã có nhiều kiến nghị nhưng chưa có kết quả. Năm 2011 khi thấy chất lượng mẫu xăng có vấn đề, chi cục đã rà soát thì kết quả cho thấy đầu mối cung cấp hàng vẫn tốt. Chi cục cho rằng: "Như vậy, vấn đề chắc chắn ở khâu vận chuyển"

"Phải xem lại khâu xe bồn vận chuyển, đây là kẽ hở để ăn xăng, pha xăng bẩn. Có thực tế là khu vực TP HCM ít có vi phạm nhưng tại các tỉnh lân cận thì tình trạng này xảy ra càng nhiều. Điều đó cho thấy xe bồn vận chuyển có nhiều trạm rút ruột xăng", ông Xiêm nói

xebon.jpg

Một xe bồn đang rút ruột xăng​

Ông Đặng Vinh Sang, Tổng giám đốc Sài Gòn Petro cũng thừa nhận có tình trạng này nhưng khó kiểm soát vì đến 80% xe bồn vận chuyển là của khách hàng. Chỉ 20% xe bồn là của công ty, có gắn thiết bị theo dõi hành trình

Đại diện PVOil cho biết, nếu là xe bồn của công ty hoặc các đại lý trực thuộc thì khi vận chuyển sẽ có người đi theo giám sát. Song phần lớn xe do tư nhân hoặc khách hàng thuê thì khó kiểm tra được tài xế làm gì trong quá trình đưa xăng từ kho đến cửa hàng cơ sở

Theo quy trình, xăng từ Tổng kho xăng dầu sẽ được đổ vào xe bồn vận chuyển, sau đó được niêm chì đàng hoàng, có mẫu lưu để đối chiếu. Xe bồn vận chuyển đến các cửa hàng kinh doanh xăng, tại đây sẽ xem xét niêm chì và lấy mẫu lưu

Tuy nhiên, trên thực tế quy trình tưởng như chặt chẽ này tồn tại nhiều lỗ hổng. Giới "ăn xăng" hoàn toàn có khả năng làm giả niêm chì, tháo niêm chì để rút ruột xăng. Các cửa hàng xăng dầu thì không thể nhận biết niêm chì giả và kiểm tra chất lượng xăng dầu. Như thế, xăng bẩn hàng ngày vẫn len lỏi lưu thông trên thị trường

Lãnh đạo một công ty đầu mối tại TP HCM cho rằng khi rút ruột xong, thông thường dung môi được đổ vào bồn thêm là methanol. "Methanol có giá chỉ bằng khoảng 60% xăng (methanol khoảng 12.000 đồng một lít), ethanaol thì đắt hơn, nên họ pha methanol để kiếm lời", lãnh đạo này cho biết thêm

Để khắp phục tình trạng này, Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa miền Nam đưa ra giải pháp là các đầu mối xăng dầu phải chịu trách nhiệm, không nên bỏ rơi xe bồn mặc sức tung hoành như hiện nay

"Muốn dừng xe kiểm tra thì phải phối hợp với cả công an, chứ chỉ chi cục không thể làm được việc này. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ tăng cường kiểm tra chất lượng xăng dầu trên địa bàn", ông Xiêm thẳng thắn

Trao đổi với VnExpress.net, ông Đặng Văn Đức, Chi cục trưởng Quản lý thị trường TP HCM cho biết hiện cơ quan công an đã vào cuộc để rà soát các thông tin xe bồn "ăn xăng" mà báo chí đăng tải. "Các công ty kinh doanh xăng dầu phải chịu trách nhiệm quản lý những xe vận chuyển này", ông Đức khẳng định
 
Petrolimex đề nghị khởi tố nhân viên "rút ruột" xăng dầu​

Theo báo cáo của công ty CP cơ khí xăng dầu, công ty đã phát hiện được nhân viên rút ruột xăng dầu tại cây xăng và nhân viên này cũng đã khai nhận hành vi của mình.

Trao đổi với Dân trí, ông Vương Thái Dũng - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đồng thời là người phát ngôn của tập đoàn cho biết

Ngay sau thông tin lật tẩy “công nghệ” pha xăng rởm được báo chí thông tin, lãnh đạo tập đoàn đã có điện khẩn yêu cầu Công ty CP cơ khí xăng dầu (đơn vị trực thuộc tập đoàn tại TPHCM) kiểm tra

Theo báo cáo của công ty này, công ty đã phát hiện được nhân viên rút ruột xăng dầu tại cây xăng và nhân viên này cũng đã khai nhận hành vi của mình

“Trước hết chúng tôi lên án mạnh mẽ hành vi gian lận này. Nhưng xin khẳng định đây chỉ là “con sâulàm rầu nồi canh” của một vài cá nhân gây ảnh hưởng uy tín của tập đoàn. Còn về việc xăng của Petrolimex có bị nhân viên đó pha chất gì thì phải chờ cơ quan chức năng điều tra xác minh, làm rõ”, ông Dũng nhấn mạnh

Cũng theo ông Dũng, hiện tập đoàn đã chỉ đạo Công ty CP cơ khí xăng dầu kỷ luật nhân viên vi phạm ở mức xử phạt hành chính cao nhất là sa thải. Đồng thời, tập đoàn đã đề nghị cơ quan chức năng khởi tố vụ án này ra pháp luật

Hiện tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đang kinh doanh 2 mặt hàng xăng: RON 92 và RON 95. Theo khẳng định của ông Dũng, hai mặt hàng xăng này của Petrolimex không pha bất kỳ thành phần nào như aceton, etanol, metanol hoặc các loại phụ gia mà chưa được các cơ quan quản lý Nhà nước cho phép

Tại các đầu mối nhập khẩu, xăng được các cơ quan quản lý Nhà nước lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng một cách chặt chẽ trước khi thông quan và được chứng nhận hợp quy, đáp ứng tiêu chuẩn TCVN 6776:2005 - Xăng không chì - Yêu cầu kỹ thuật

Bên cạnh đó, Petrolimex có một hệ thống phòng thử nghiệm đạt chuẩn quốc tế (VILAS) để kiểm tra xăng dầu đưa ra lưu thông, ban hành quy trình quy phạm luân chuyển hàng hóa trong hệ thống Petrolimex để xăng dầu đến tay người tiêu dùng có chất lượng đúng Quy chuẩn kỹ thuật , tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia và đặc biệt đáp ứng được tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) - có những yêu cầu kỹ thuật ngặt nghèo hơn tiêu chuẩn Quốc gia - do chính doanh nghiệp tự công bố

Tuy nhiên, cũng không loại trừ các trường hợp, nhân viên có gian lận ăn cắp, rút ruột xăng dầu. Trước đây, tập đoàn đã từng xử lý nhiều trường hợp nhân viên ăn cắp xăng dầu dưới nhiều hình thức và đã xử phạt ở mức cao nhất, buộc thôi việc, nhưng chưa phát hiện trường hợp nào nhân viên tự ý pha chế các chất lỏng khác vào xăng
 
Tướng Vĩnh sẽ làm đến cùng vụ xe bồn rút ruột xăng dầu​

tuong-Vinh.jpg

Trung tướng Phạm Văn Vĩnh
Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm​

“Nhận được đơn đề nghị khởi tố từ Petrolimex, chúng tôi đã nhanh chóng vào cuộc điều tra. Dù đối tượng phạm tội là ai, chúng tôi cũng sẽ đi đến tận cùng vấn đề để sớm đưa đối tượng phạm tội ra ánh sáng”

Trung tướng Phạm Văn Vĩnh – Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm (Tổng cục VI - Bộ Công an) khẳng định với các cơ quan báo chí chiều 16/1

Trước đó, sau nhiều ngày “mật phục” phía cơ quan báo chí đã phát hiện “công nghệ” làm xăng dỏm và vụ việc xe bồn rút ruột xăng dầu của một đơn vị thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) trên địa bàn TP.HCM. Đơn vị có hành vi gian lận này là Công ty cổ phần cơ khí xăng dầu - doanh nghiệp thành viên của Petrolimex

Ngay sau khi xảy ra vụ việc, phía Petrolimex đã thừa nhận có xảy ra tình trạng rút ruột xăng dầu xe bồn. Đơn vị này đã chủ động đề nghị cơ quan chức năng khởi tố vụ án

Trung tướng Phạm Văn Vĩnh cho biết, phía VI đã nhận được đơn đề nghị khởi tố vụ án của đơn vị chủ quản – Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)

Khi vụ trộm cắp xăng dầu bị phát hiện, các đơn vị có liên quan, đặc biệt phía cơ quan báo chí đã cảnh báo cho những tổ chức, cá nhân đang có dấu hiệu vi phạm pháp luật

Hành vi này khiến Bộ trưởng Bộ Công an và các đồng chí lãnh đạo bộ đang rất quan tâm. Khi có đơn đề nghị của phía Petrolimex, Tổng Cục VI đã ngay lập tức thành lập một đội công tác khẩn trương nghiên cứu, điều tra thận trọng, chi tiết… trên cơ sở tôn trọng luật pháp trước khi đưa ra những kết quả cuối cùng

Trung tướng Phạm Văn Vĩnh chia sẻ: “Chúng tôi dám khẳng định rằng, những đối tượng phạm tội dù là bất kỳ ai, nếu vi phạm pháp luật thì luật pháp sẽ không bao giờ tha thứ cho họ. Đặc biệt xã hội càng không thể tha thứ cho hành vi phạm tội này. Vấn đề này đang thực sự gây bức xúc trong dư luận, vì thế chúng tôi phải làm cho đến cùng sự thật”

Cũng theo trung tướng Vĩnh, trong lúc cả đất nước đang phải gồng mình lên đối mặt với khó khăn lạm phát thì một nhóm đối tượng lại có những hành vi phạm tội để mưu lợi cá nhân. Hành vi gian lận này không chỉ khiến người tiêu dùng lo lắng, băn khoăn mà còn cực kỳ nguy hiểm cho xã hội, cho chính bản thân mỗi người dân

“Chúng tôi rất mong người dân hãy tin tưởng vào lực lượng công an nhân dân. Chúng tôi sẽ làm hết sức để nhanh chóng đưa tội phạm ra ánh sáng” – Trung tướng vĩnh chia sẻ

Trước đó ông Vương Thái Dũng, Phó Tổng Giám đốc Petrolimex thẳng thắn thừa nhận hành vi ăn cắp, gian lận xăng dầu rất khó kiểm soát

Trước đó Petrolimex đã từng xử lý với những hình thức cao nhất nhiều trường hợp ăn cắp xăng dầu dưới nhiều hình thức, nhưng chưa phát hiện trường hợp nào nhân viên tự ý pha chế các chất lỏng khác vào xăng

Ngoài ra phía Cục Quản lý Thị trường (Bộ Công Thương) cũng đã chỉ đạo Petrolimex phải kiểm tra đơn vị thành viên về hiện tượng rút ruột xăng dầu. Đồng thời đề nghị cơ quan công an vào cuộc và truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có dấu hiệu phạm tội
 
Gắn hộp đen để kiểm soát xe bồn bị rút ruột xăng, dầu​

pho.jpg

Xe bồn chở đầy chất dễ cháy nhưng thích ghé vào đâu là ghé​

"Nếu không may xe bồn cũng phát cháy do đổ phải xăng dầu trôi nổi hay phát cháy trong quá trình rút trộm xăng dầu, thì đây chính là một “quả bom tấn” di động"

Khi tình trạng xe máy, ôtô tự bốc cháy vẫn liên tục xảy ra mà nghi vấn lớn nhất tập trung vào xăng dầu kém chất lượng từ tình trạng tài xế xe bồn rút ruột rồi pha chế thêm dung môi khác cho đủ số lít đã lấy cắp; hoặc từ hiện tượng thu mua, tiêu thụ xăng dầu trôi nổi...

Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có 1 tài xế xe bồn ăn cắp xăng dầu bị đề nghị truy tố. Mặc cho chủ xe thiệt hại, người dân hoang mang, các chủ cây xăng và cả DN kinh doanh xăng dầu, DN vận chuyển xăng dầu vẫn dửng dưng ngoài cuộc

Thực trạng này càng khiến dư luận xã hội thêm bất bình. Bởi ngay sau khi hiện tượng chủ cây xăng trộm cắp, rút ruột xăng dầu, bán xăng dầu kém chất lượng rộ lên cách đây 3-4 năm, một loạt văn bản quy định về hoạt động kinh doanh xăng dầu đã được ban hành bổ sung. Qua đó, trách nhiệm của DN đầu mối nhập khẩu xăng dầu, DN vận chuyển, tổng đại lý, đại lý bán lẻ… được quy định hết sức chặt chẽ

Theo ông Thái Văn Chung, Tổng Thư ký Hiệp hội Vận tải hàng hóa, trong quá trình đấu thầu vận chuyển xăng dầu, quy định về các điều kiện tham gia vận chuyển xăng dầu cũng hết sức chi tiết. Vì vậy khó có chuyện lái xe đưa nguyên xe bồn đầy xăng dầu ghé vào một điểm nào đó hàng chục phút mà người quản lý không chịu trách nhiệm gì

Ông Chung đặt giả thiết: Nếu không may xe bồn cũng phát cháy do đổ phải xăng dầu trôi nổi hay phát cháy trong quá trình rút trộm xăng dầu, thì đây chính là một “quả bom tấn” di động qua các khu dân cư, tuyến đường đông đúc

Hiện chủ xe container đã phải thực hiện gắn hộp đen trên xe để kiểm soát lộ trình, tốc độ… từ đó kéo giảm TNGT và hiện tượng vi phạm an toàn giao thông của tài xế. Vì vậy, theo ông Chung, không thể cứ bỏ ngỏ việc quản lý thời gian, lộ trình vận chuyển của xe bồn, một loại phương tiện có nguồn nguy hiểm cao độ với cộng đồng bằng cách buộc chủ xe bồn phải thực hiện gắn hộp đen để kiểm soát

Ngày 17/2, ông Trần Văn Vinh – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học – Công nghệ) cho biết: Tổng cục đang trình văn bản kiến nghị ngừng sản xuất, nhập khẩu xăng A83 để giảm thiểu tình trạng gian lận chất lượng xăng dầu. Theo ông Vinh, nếu những năm trước, gian lận trong kinh doanh xăng dầu chủ yếu là về đo lường thì gần đây chuyển sang gian lận về chất lượng

Với xăng, ở Việt Nam hiện lưu hành 3 loại xăng là A83, A92, A95, tương ứng với các trị số ốctan khác nhau, trị số ốctan càng cao thì giá thành càng đắt. Gian lận xảy ra khi các đơn vị kinh doanh xăng dầu pha trộn A83 với A92, A95 để tăng trị số ốctan nhằm trục lợi

Tương tự, trong dầu, gian lận xảy ra với hàm lượng lưu huỳnh 0,05% và 0,25%. Trên thế giới, các nước tiên tiến chỉ dùng một loại xăng, để đảm bảo chất lượng, tránh pha trộn. Việt Nam cũng nên nghiên cứu quy về 1, 2 loại xăng cho dễ quản lý – ông Vinh nhấn mạnh
 
Bắt nhóm lái xe chuyên hút trộm dầu​

Là tài xế xe đào, xe ủi nhưng Nguyễn Văn Ngọc (SN 1980) và Nguyễn Văn Hiền (SN 1982, cùng trú Phú Yên) không lo làm nhiệm vụ mà suốt ngày rình rập, chờ bảo vệ công ty sơ hở là câu kết với đối tượng bên ngoài hút trộm dầu đem bán

Ngày 7-10-2012, cả nhóm đã bị Công an thị xã Sông Cầu, Phú Yên bắt tạm giam. Thời gian gần đây, lượng nhiên liệu vận hành hệ thống xe đào, xe ủi trên công trình đường tránh trú bão ven biển xã Xuân Lâm, thị xã Sông Cầu của Tập đoàn kinh tế Xuân Thành bỗng hao hụt bất thường

Tập đoàn đã nhiều lần kiểm tra nhưng vẫn không xác định nguyên nhân. Nghi vấn có bàn tay kẻ gian, Tập đoàn kinh tế Xuân Thành đã báo công an địa phương vào cuộc điều tra làm rõ

Sau nhiều ngày theo dõi, Công an thị xã Sông Cầu đã phát hiện, bắt quả tang Nguyễn Đình Hoan (SN 1980, trú thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An, Phú Yên) chở 4 can dầu, 120 lít từ công trường đi tiêu thụ

Hoan khai đã nhiều lần cùng em ruột Nguyễn Văn Hiền và tài xế Nguyễn Văn Ngọc hút trộm hàng trăm lít dầu Diezel của công ty bán để chia nhau
 
Top