What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Quốc gia vận động hành lang

LOBBY.VN

Administrator
Quốc gia vận động hành lang

Cuốn sách “Bí quyết hóa rồng” là cuốn tự truyện của nhà sáng lập ra quốc gia Singapore Lý Quang Diệu. Cuốn sách ghi lại lịch sử phát triển Singapore từ ngày lập quốc năm 1965, đọc cuốn sách các bạn sẽ có góc nhìn của bậc nguyên thủ về các xử lý quan hệ với thế giới xung quanh. Lobby Vietnam Club muốn đưa ra góc nhìn Lý Quang Diệu là super lobbyist, siêu anh hùng dân tộc, siêu thuyết khách của thế kỷ 20

I. Hoạt động vận động hành lang cấp chính phủ

1. Cơ cấu sắc tộc tại Singapore


Quốc gia Singapo thành lập sau khi tách khỏi liên bang Malaysia năm 1965. Giới tinh hoa lãnh đạo Singapore là thế hệ trẻ được đào tạo bài bản theo nền giáo dục phương tây tại Anh Quốc. Nhiệm vụ lớn nhất của tầng lớp lãnh đạo quốc gia là giải quyết cân bằng lợi ích giữa các sắc tộc, người gốc Hoa chiếm đa số, người Malay, người Ấn độ, người Indonesia…

Singapo ngày mới thành lập là quốc gia nhỏ bé, hòn đảo nhỏ bé, trong con mắt các quốc gia láng giềng khổng lồ như Malaysia, Indonesia, Úc,Trung Quốc… Singapo phải biết nghe lời. Phong trao dân tộc của người Malay tại Malaysia muốn đánh đuổi người Hoa khỏi Singapo, bảo vệ lợi ích người Malay, thậm chí là xâm lược lại Singapore

Khi nước Anh lên kế hoạch rút quân đội khỏi Singapore, người ta sợ rằng các chuẩn mực luật pháp, giáo dục xã hội mà nước Anh đã xây dựng ở mảnh đất này sẽ biến mất giống như ngày xưa khi đế chế La Mã rút quân những vùng đất thuộc địa lại trở lại thời kỳ không luật pháp, không chính phủ. Chính phủ Indonesia trong giai đoạn 65, 67 phát ngôn rằng sẽ tự cho phép mình điều quân đội đến đề lập lại các giá trị xã hội tại Singapore, can thiệt vào một quốc gia có chủ quyền, không tôn trọng chính phủ được lãnh đạo bởi Lý Quang Diệu

Tất cả các quốc gia Đông Nam Á bên cạnh Singapore đều sợ hãi một Singapo với 70% là người gốc Hoa sẽ trở thành một Trung Quốc cộng sản hải ngoại. Chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc sẽ gây bạo loạn tại Indonesia, Malaysia nếu không được ngăn chặn ngay từ Singapore. Chính phủ Lý Quang Diệu đã phải thực hiện chiến dịch vận động hành lang liên tục, các nước tin rằng Singapore là một gia theo chủ nghĩa tư bản phương tây, thân thiện với các nước xung quanh, cân bằng lợi ích các bên với Singapore

Lý Quang Diệu xây dựng cơ cấu tổ chức xã hội ở đó cân bằng được lợi ích sắc tộc người Hoa, Người Ấn, người Malaysia, người Indonesia, hành động này giúp Lý Quang Diệu thuyết phục các quốc gia bên cạnh hay đặt niềm tin ở Singapore. Singapore là một quốc gia độc lập của người dân Singapo, hoạt động vì lợi ích người dân không chịu sự chi phối của bất cứ quốc gia lớn mạnh nào, đặc biệt là từ Trung Quốc cộng sản

Lý Quang Diệu đàm phán thành công với quốc gia Do Thái Israel, quân đội Israel là quân đội nước ngoài đầu tiên giúp đỡ đào tạo, cung cấp vũ khí cho quân đội Singapo. Các tổ chức tài chính Do Thái đã giúp xây dựng Singapore trở thành trung tâm tài chính của Châu Á, gia tộc Do Thái Rothschild & Sons Limited…quản lý quỹ đầu tư nhà nước Temasek của Singapore

Lý Quang Diệu xây dựng cơ cấu các thành viên chính phủ, thành viên trong các lực lượng sức mạnh như quân đội, cảnh sát, các tổ chức kinh tế có đầy đủ lơi ích thành phần sắc tộc là nền tảng sức mạnh để Singapore tập trung vào phát triển kinh tế từ đầu thập niên 70


2. Xây dựng đội quân Lobbyist

Singapore là quốc gia không tài nguyên, đất nước thiếu thốn mọi thứ…đến cả nước uống, nước sinh hoạt cũng phải nhập khẩu từ Malaysia. Chính phủ Lý Quang Diệu xác định con người là nguồn tài nguyên duy nhất, lớn nhất của Singapore, muốn phát triển được Singapore phải biết khai thác nguồn tài nguyên này hiệu quả

Tư duy quản trị một quốc gia như quản trị một doanh nghiệp, Lý Quang Diệu xây dựng chính phủ là các chính khách, doanh nhân có trí tuệ, tư duy thực tế để điều hành quốc gia này sản xuất ra của cải vật chất, tạo ra lợi nhuận

Singapore muốn phát triển thì Singapore phải chơi được với các quốc gia phương Tây, những quốc gia ở rất xa. Anh Quốc, Mỹ, Israel, Đức…là những mục tiêu Singapore phải chơi được

Lý Quang Diệu và ekip của ông đã tuyển chọn những người trẻ tuổi, tài năng trong xã hội đào tạo họ thành đội quân Lobbyist thiện chiến, đi đến mọi ngõ ngách của các nước phương tây mời gọi họ đến Singapore kinh doanh đầu tư

Tình hình chính trị thế giới giai đoạn đó chủ yếu tập trung vào cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam. Nước Mỹ và đồng minh tham chiến ở Việt Nam để chặn đứng ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản lan xuống Đông Nam Á. Lý Quang Diệu hiểu rằng hòn đảo Singapore nhỏ bé phải biết chọn một phe để đi theo, ông đã chọn Mỹ và chủ nghĩa tư bản phương tây

Lý Quang Diệu đã đúng, Singapore công khai ủng hộ Mỹ và công kích chủ nghĩa cộng sản. Một hòn đảo nhỏ bé ở một góc rất nhỏ tại Đông Nam Á trở thành đồng minh quan trọng của chủ nghĩa tư bản, quốc gia này xứng đáng để chủ nghĩa tư bản giúp đỡ để phát triển

Đội quân lobbyist của Singapore với tư tưởng ủng hộ tư bản đó đã được thế giới phương tây đồng ý cho gia nhập thế giới tư bản. Lobbyist Singapore đã giới thiệu về nước họ cho các tập đoàn đa quốc gia, Lý Quang Diệu thực hiện các chuyến bay thuyết khách Anh, Pháp, Mỹ, Đức…thuyết phục các tập đoàn đến Singapore

Super Lobbyist Lý Quang Diệu và đội quân lobbyist do ông đào tạo đã gây ấn tượng mạnh mẽ đến các tập đoàn đa quốc gia phương tây. Chưa bao giờ các tập đoàn đa quốc gia lại nhận thấy sự thiện chí, nhiệt tình mời gọi làm ăn như thế từ một quốc gia nhỏ bé thuộc thế giới thứ 3. Sự cam kết của người đứng đầu chính phủ Singapore Lý Quang Diệu đã đảm bảo sự thành công khi làm ăn ở đây

Nguồn nhân sự được đào tạo tốt, một chính phủ cởi mở giúp các tập đoàn đa quốc gia bắt đầu kinh doanh có lãi tại quốc gia này. Lợi nhuận ngày càng lớn, môi trường kinh doanh hấp dẫn tại Singapore vì thế từ đầu những năm 80 thì các doanh nghiệp phương tây tự tìm đến Singapore làm ăn. Singapore trở thành đối tác tin cậy số 1 của các nước phương tây tại Châu Á

15 năm làm việc mệt mài đội quân lobbyist do Lý Quang Diệu đào tạo làm được việc thần kỳ, hình ảnh Singapore từ hòn đảo nhỏ bé, nghèo đói trở thành miền đất hứa, viên ngọc hấp dân nhất trong các mắt các nhà kinh doanh toàn cầu

Singapore đã biết chào bán nguồn tài nguyên lớn nhất của mình đó là con người, tri thức, văn hóa kinh doanh của người dân Singapore

II. Hoạt động vận động hành lang của doanh nghiệp

1. Quốc gia thương mại


Đầu thế kỷ 18 Singapore được một nhà buôn Anh Quốc tìm ra, sau đó các nhà buôn Anh Quốc đã xây dựng đây trở thành cảng trung chuyển hang hóa, chạm dừng chân khi các thuyền buôn từ Ấn Độ Dương sang Trung Quốc và Nhật Bản làm ăn

Ngay từ ngày đầu thành lập hòn đảo này được xác nhận giá trị là một hòn đảo thương mại, hòn đảo tồn tại và phát triển được nhờ vào hoạt động tương tác với thế giới bên ngoài

Lý Quang Diệu và chính phủ của ông xác định biến Singapore trở thành một quốc gia thương mại. Singapore trở thành một phần trong chuỗi phân phối toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia. Singapore xây dựng hải cảng lớn, kho chứa hàng lớn, hệ thống giao thông hiện đại bậc nhất thế giới, Singapore là địa điểm số 1 để các công ty đặt văn phòng đại diện

Mỗi doanh nghiệp, công dân Singapore đều là các chuyên gia bán hàng, họ phải cung cấp các giá trị thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Môi trường kinh doanh tạo ra con người Singapore phẩm chất hoàn toàn khác với công dân các quốc gia láng riềng

Chính phủ và doanh nghiệp Singapo nắm trong tay quyền lực mềm của nhà buôn, họ làm cho dòng chảy hàng hóa khắp thế giới dễ dàng hơn. Hàng hóa từ nhà sản xuất đến tận tay người tiêu dung với chất lượng tốt nhất, giá thành rẻ nhất. Singapo không sản xuất bất cứ sản phẩm nào nhưng lại có thể cung cấp cho khách hàng bất cứ sản phẩm nào khách hàng yêu cầu với giá trị kinh tế cao nhất

Tại Việt Nam các thông tin thương mại trong nước thường khó cạnh tranh lại với các công thương mại Singapo. Rất ít doanh nghiệp biết rằng chính phủ Singapo đã vận động hành lang chính phủ Việt nam, ký kết hiệp định coi công ty thương mại Singapo như công ty nội địa của Việt Nam. Công ty thương mại Việt nam thường phải mua lại hàng hóa thống qua các công ty trung gian của Singapo, chơi theo luật chơi của các công ty thương mại này

Singapo trở thành quốc gia quan trọng trên bản đồ kinh tế toàn cầu, tất cả các quốc gia lớn, bé trên thế giới đều có lợi ích kinh doanh ở đây. Singapo đã dung hòa lợi ích các vùng ảnh hưởng trên thế giới, có rất nhiều bài học từ quá trình phát triển của Singapo cho các quốc gia có vị trí tương tự, đang nằm trong vùng tranh chấp lợi ích của các nước lớn

2. Tính chủ động của doanh nghiệp trong hoạt động quan hệ toàn cầu

Từ đầu những năm 90 Singapo gia nhập hành ngũ các quốc gia phát triển, thu nhập người dân cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Mô hình kinh tế Singapo và thủ tướng Lý Quang Diệu được nhiều quốc gia Châu Á và thế giới ngưỡng mộ

Thủ tướng Lý Quang Diệu được mời đi diễn thuyết cố vấn ở khắp thế giới, các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Pakistan coi ông như người bạn lớn, mời ông cố vấn xây dựng một vùng đất nhỏ trong quốc gia họ để thành công như Singapo

Indonesia muốn Singapo giúp phát triển một hòn đảo quy mô lớn hơn Singapo một chút, nằm gần Singapo. Pakistan cũng muốn Singapo giúp phát triển một hoàn đảo khá lớn của quốc gia này nằm trong Ấn Độ Dương trở thành miền đất hứa như Singapo

Triết lý quản trị quốc gia và kinh doanh của Lý Quang Diệu khác hoàn toàn với triết lý quản trị quốc gia của các nguyên thủ quốc gia bạn bè của ông. Với Lý Quang Diệu không phải là thuyết phục thủ tướng hoặc chính phủ Singapo ra lệnh cho doanh nghiệp đến quốc gia đó đầu tư mà các quốc gia đó phải thuyết phục được doanh nghiệp Singapo đến đầu tư. Doanh nghiệp đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, không có lợi nhuận doanh nghiệp không bao giờ đến

Lý Quan Diệu không thể ra lệnh cho doanh nghiệp Singapo vì nhiệm vụ chính trị các doanh nghiệp Singapo phải giúp những vùng đất trên phát triển như Singapo hiện nay. Vùng đất với những người lãnh đạo thiếu tầm nhìn, thiếu uy tín, nguồn lao đông chưa được đào tạo…không thể một sớm một chiều trở thành một Singapo thứ 2 được

Lý Quang Diệu ngày đầu xây dựng đất nước ông đã đặt nền móng xây dựng các tập đoàn kinh tế Singapo hung mạnh như Singtel, Singapo airline, tập đoàn ngân hàng hoa kiều(OCBC), hãng tàu biển NOL…trở thành những tập đoàn kinh tế hùng mạnh nhất Châu Á. Tất cả các doanh nghiệp Singapo đều nhận được mệnh lệnh nếu không phát triển được sẽ bị chính phủ dẹp bỏ, chính phủ không có tiền để tài trợ cho các doanh nghiệp làm ăn yếu kém

Lãnh đạo các doanh nghiệp lấy đó làm động lực để xây dựng doanh nghiệp mình thành hùng mạnh. Lý Quang Diệu với câu nói đáng nhớ với công ty Singapore Airline, chính phủ Singapore không cần để một hang hàng không với quốc kỳ Singapore bay đến các sân bay trên thế giới, nếu Singapore airline không kinh doanh có lãi nó sẽ bị xóa sổ

Doanh nghiệp Singapore thể hiện tính chủ động tìm kiếm cơ hội làm ăn ở khắp thế giới, doanh nghiệp Singapore đến Việt nam ngay từ những năm sau khi thống nhất đất nước, họ có mặt ở Myanmar một đất nước gần như đóng cửa với thế giới…và mọi ngóc ngách trên thế giới nơi nào doanh nghiệp Singapore tìm thấy lợi nhuận

Doanh nghiệp Singapore chủ động tìm kiếm đầu tư các mối quan hệ chính quyền tại các quốc gia họ tìm thấy lợi ích. Đầu tư vào cac quan hệ cá nhân, quan hệ hậu trường hiệu quả giúp doanh nghiệp Singapore giành được các hợp đồng chính phủ lớn của các chính phủ các nước Châu Á và nhiều người trên thế giới


III. Quốc gia vận động hành lang

1. Quyền lực quan hệ và tài chính


Ngày nay Singapore được biết đến là trung tâm thương mại và tài chính quan trọng của thế giới, hòn đảo quan trọng nhất ở Châu Á. Năm 1965 quốc tịch Singapo chỉ có giá trị đối với mỗi người dân Singapore, quốc tịch Singapore chưa hề có vị thế trong quan hệ toàn cầu. Giờ đây Singapore là quốc gia giàu có, Singapore ký hiệp định miễn Visa với 132 quốc gia trên thế giới, công dân Singapore có thể đi lại làm ăn dễ dàng không bị các thủ tục hành chính cản trở

Quốc tịch Singapore giờ đây rất có giá, rất nhiều ngôi sao lớn của Trung Quốc, Đài Loan nhập quốc tịch. Chính phủ Singapore còn sử dụng tư cách công dân để thu hút người tài khắp thế giới về Singapore. Tại Việt Nam đã hình thành quỹ đầu tư, mục đích kêu gọi các đại gia Việt Nam bỏ vốn đầu tư vào thị trường bất động sản, chứng khoán Singapore, với một mức đầu tư nhất định thì nhà đầu tư hoặc con cái nhà đầu tư sẽ được nhập quốc tích Singapore. Quy chế 2 quốc tịch vừa được chủ tịch nước thông qua, sẽ có rất nhiều đại gia Việt nam tìm cách có thêm quốc tịch Singapore. Kinh doanh quốc tịch, Singapore vừa thu hút được tài chính, vừa thu hút được người tài về nước mình…đó là quyền lực mềm

Singapore nắm trong tay sức mạnh tài chính, quan hệ, thương mại nguồn tài nguyên này đang mang lại sự thịnh vượng cho người dân và đất nước Singapore

Singapore của hiện tại luôn vận động không ngừng, tìm kiếm sang tạo giá trị mới, tạo giá trị cạnh tranh cao hơn cho đất nước. Singapore đi tìm mô hình để duy trình sự thịnh vượng của Singapore trong tương lai

Singapore duy trình và phát triển các quan hệ tốt đẹp trong quá khứ với các quốc gia phương tây đặc biệt là Mỹ. Singapore mở rộng đầu tư vào các quốc gia tiềm năng, sẽ có vị thế cao trên thế giới trong thế kỷ 21 như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam…

Quyền lực và quan hệ xây dựng dựa trên niềm tin của đối tác xung quang về đất nước con người Singapore. Vị thủ tướng và chính phủ của ông suốt 45 năm luôn làm việc hết mình vì lợi ích của các đối tác đến Singapore làm ăn. Chính sách nhất quán, chính phủ quyết tâm tạo dựng môi trường kinh doanh tốt nhất cho mọi đối tác

Dân tộc Singapore xây dựng được hình ảnh tốt đẹp trong con mắt đối tác và nhà đầu tư toàn cầu, tiền và cơ hội sẽ tự tìm đến với Singapore

2. Xây dựng một hệ tư tưởng cho dân tộc phát triển

Một quốc gia được gọi là cường quốc phải hội tụ đủ các yếu tố như quy mô lãnh thổ lớn, quy mô dân số, quy mô nền kinh tế, quy mô hoạt động quân sự.... Singapore gia nhập hàng ngũ các quốc gia phát triển dựa trên tiêu chí thu nhập người dân cao, Singapore chỉ có thể là quốc gia thịnh vượng chứ không thể trở thành một cường quốc

Các nhà lãnh đạo Singapore đã xây dựng chiến lược phát triển cho Singapore trong hiện tại và tương lai. Singapore trở thành quốc gia “Tri thức” nền kinh tế tăng trưởng và tạo ra của cải vật chất cho xã hội dựa trên tri thức

Đầu tư vào giáo dục, công nghệ cao như công nghệ nano, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học…những mục tiêu để thế hệ lãnh đạo ngày nay của Singapore phải hoàn thành.

Thế hệ trẻ Singapore vẫn tiếp bước tư tưởng của Lý Quang Diệu, họ vẫn miệt mài đi khắp ngó ngách thế giới tự giới thiệu về đất nước, con người Singapore, họ tìm kiếm cơ hội, lợi ích cho Singapore

Hình ảnh một quốc gia vận động hành lang, quốc gia với các ý tưởng mới, chính sách quản trị quốc gia sáng tạo. Lý Quang Diệu với tư tưởng quản trị quốc gia thành công bắt đầu từ con người, nhà lãnh đạo từ quốc gia khác có thể tìm thấy phương pháp tiếp cận phù hợp đem lại thành công cho đất nước họ lãnh đạo


Lobby Vietnam Club: Trong một bài phỏng vấn Super Lobbyist Lý Quang Diệu từng nói “Nếu có vị trí số 1 ở Đông Nam Á thì đó phải là Việt Nam mới xứng đáng. Bởi so sánh về địa chính trị, tài nguyên, con người thì Việt Nam không thể xếp sau nước nào trong khu vực” Trong tình hình địa chính trị thế giới hiện nay Việt Nam đang vùng tranh chấp ảnh hưởng của các trung tâm quyền lực trên thế giới. Nếu đất nước xây dựng được đội ngũ lobbyist giỏi chúng ta sẽ là nhà đàm phán thành công, mang lại lợi ích to lớn cho dân tộc

Tran Dai Thang
Lobbyist
Mobile: 077.6699.668
Website: http://lobby.vn/
 
Last edited:
Người dân lo lắng cho sức khỏe của Lý Quang Diệu

t-1.jpg

Cựu thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu và vợ Kha Ngọc Chi

Người dân Singapore đang ngày càng lo ngại cho sức khỏe của người sáng lập đất nước, cựu thủ tướng Lý Quang Diệu, sau cái chết của vợ ông

Bà Kha Ngọc Chi, 89 tuổi, phu nhân của cựu thủ tướng qua đời hôm 2/10 sau một thời gian lâm bệnh

Cựu thủ tướng Lý Quang Diệu, vừa tròn 87 tuổi tháng trước, đang chữa trị trong bệnh viện vì chứng đau ngực sau chuyến công tác châu Âu

Con trai của hai người, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, 58 tuổi, ngay lập tức bay về từ Brussels khi nghe tin của mẹ, bỏ dở hội nghị thượng đỉnh Á-Âu bắt đầu hôm nay

Hiện thi thể của bà Kha đang được đặt khu nhà của chính phủ để dân chúng đến viếng. Đám tang sẽ cử hành vào ngày 6/10

Cựu thủ tướng Lý Quang Diệu chưa xuất hiện kể từ sau hôm vợ ông qua đời. Rất nhiều người dân Singapore tỏ ra lo lắng cho sức khỏe của ông và liên tục gửi các lời động viên trên mạng

"Ngài Lý, hãy mạnh mẽ và giữ gìn sức khỏe", AFP dẫn lời một người tên Jenny Tan viết trên mạng xinmsn

Yuen Shya trên mạng Yahoo thì gửi lời nhắn: "Gửi ngài Lý Quang Diệu, người sáng lập đất nước, chúng tôi yêu ông"

Lý Quang Diệu là thủ tướng đầu tiên của Singapore kể từ khi nước này tách ra khỏi Malaysia. Ông đảm nhiệm chức thủ tướng từ 1959 đến 1990. Lý Quang Diệu vẫn được xem là một chính trị gia có ảnh hưởng nhất tại Singapore hiện nay. Ông đang giữ chức vụ đặc biệt được tạo ra cho riêng ông là Bộ trưởng Cố vấn trong nội các của con trai Lý Hiển Long
 
Last edited:
Singapore tiễn đưa bà Kha Ngọc Chi

101007132455_lee226.jpg

Bà Kha Ngọc Chi là phu nhân cựu thủ tướng và cũng là thân mẫu đương kim thủ tướng

Phu nhân cựu thủ tướng Singapore Kha Ngọc Chi được đưa đi hỏa táng sau nhiều ngày quàn ở tòa nhà Istana, theo nghi lễ cấp nhà nước

Ông Lý Quang Diệu nói lẽ ra đã là "người khác" nếu không có người vợ này, trong điếu văn tại buổi lễ

Con trai bà và cũng là đương kiêm thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cũng có mặt trong lễ tang

Bà Kha chưa bao giờ giữ chức vụ chính thức gì trong chính phủ nhưng được hưởng nghi thức đưa linh cữu trên cỗ đại bác vì chính phủ muốn "công nhận sự đóng góp đặc biệt và to lớn cho Singapore trong hơn 50 năm, từ ngày độc lập", theo thông báo đưa ra cuối hôm thứ Ba

Truyền hình địa phương chiếu cảnh ông Lý Quang Diệu tự mình đi chầm chậm sau linh cữu, thoáng cảm xúc trên màn hình TV

Ông làm thủ tướng Singapore từ năm 1965, khi nước này tách ra khỏi Malaysia, cho đến năm 1990 khi chuyển giao quyền lực cho ông Goh Chok Tong, và nay thì con trai ông lại lên làm thủ tướng

Bà Kha sống với ông Lý được 63 năm, và được nhiều người đánh giá là đã có ảnh hưởng thầm lặng vào quá trình chuyển đổi của Singapore từ một cảng nhỏ thành trung tâm thương mại trong vùng

Khi còn là một trong số các luật sư hàng đầu của đất nước, bà được truyền thông địa phương mô tả như một người phụ nữ mẫu mực, hết lòng giúp chồng lo việc nước

Trong điếu văn, cựu thủ tướng Lý Quang Diệu ghi nhận các đóng góp của bà cho đất nước, trong đó có việc giúp thảo hiến chương cho đảng cầm quyền Nhân dân hành động, cùng văn bản về thỏa thuận cấp nước của Malaysia cho Singapore

Nay ông vẫn giữ chức bộ trưởng cố vấn trong chính phủ, và vẫn còn nhiều ảnh hưởng trong nước, cũng như với các quốc gia khác trên thế giới
 
Last edited:
Các trường hàng đầu thế giới chen chân đến Singapore

Có nhiều yếu tố để các trường đại học chất lượng cao quyết định này đầu tư vào Singapore - nơi vừa nhỏ vừa có mật độ dày đặc các trường chất lượng cao

Yale University đang lập kế họach mở rộng học xá của họ sang một vùng đất xa xôi ở châu Á - đảo quốc Singapore. Yale là trường đại học danh tiếng không chỉ ở Mỹ mà còn trên thế giới (nằm trong 10 trường hàng đầu thế giới và năm vừa rồi họ đứng thứ 3). Việc thiết lập chương trình đào tạo cử nhân theo mô hình chú trọng vào giảng dạy cơ bản về khoa học tự nhiên và nhân văn ở Singapore chứng tỏ trường này nhìn thấy tương lai lâu dài của họ ở đó

Yale không phải là trường đẳng cấp đầu tiên và duy nhất thấy tiềm năng giáo dục của Singapore. Sự hiện diện của các trường có tiếng ở đây đã xảy ra từ lâu. Chỉ với số dân hơn 4 triệu (bao gồm cả người nước ngòai) và tổng diện tích 682km2, Singapore đón nhận hàng chục trường đại học tiếng tăm để đào tạo các lĩnh vực rất phong phú. Trong số các trường danh tiếng đó có 7 trường đã thiết lập học xá riêng của họ và 11 trường khác hiện diện thông qua sự hợp tác với các trường có chất lượng cao của Singapore

Trước hết phải kể đến sự có mặt của các chương trình đào tạo MBA (thạc sỹ quản trị kinh doanh) từ các trường có thế mạnh trong việc đào tạo ngành này. Điều này rất dễ hiểu vì Singapore được coi là một trong những trung tâm tài chính và kinh doanh của thế giới nói chung và châu Á nói riêng

Do đó, nhu cầu đào tạo một lực lượng lãnh đạo cần thiết cho các doanh nghiệp luôn luôn lớn. Trong số đó phải kể đến chương trình MBA của trường ÍNSEAD, ĐH CHICAGO, Ecole Superieure Des Sciences Economiques Et Commerciales (ESSEC Business School), Học viện công nghệ Massachusetts MIT, ĐH California UCLA, Wharton thuộc ĐH Pennsylvania ....

Về ngành y, ngành đào tạo đòi hỏi cơ sở vật chất cao và môi trường hỗ trợ đắc lực, người ta thấy trường y của đại học Duke đã liên kết với trường ĐH Quốc gia Singapore (NUS) để lập trường y đào tạo bác sỹ. Trường ĐH Duke nhận thấy Singapore đã và đang trở thành trung tâm y khoa của khu vực

Về lĩnh vực khoa học kỹ thuật, mới đây chính phủ Singapore đã quyết định thành lập trường Singapore University of Technology and Design (SUTD) được liên kết chặt chẽ với MIT mặc dù MIT dã có chương trình hợp tác với NUS và ĐH công nghệ Nanyang NTU (Singapore-MIT Alliance) đào tạo về khoa học và công nghệ. Ngoài ra, trường ĐH Stanford cũng hợp tác với NTU đào tạo về môi trường.

Sự hấp dẫn của ngành du lịch Singapore cũng kích thích việc đào tạo ngành quản lý khách sạn và nhà hàng và cũng là động lực cho sự hiện diện của các chương trình đào tạo có uy tín. Đó là các chương trình liên kết các trường địa phương với trường ĐH Cornell và ĐH NEVADA của Mỹ

Và còn nhiều chương trình hợp tác có chất lượng tương tự đã và đang hiện diện ở Singapore

Bản thân nước chủ nhà Singapore đã có 1 trường (NUS) nằm trong 50 trường hàng đầu thế giới và 1 trường khác (NTU) nằm trong 100 trường hàng đầu. Việc xuất hiện thêm nhiều trường hàng đầu khác càng tăng thêm độ hấp dẫn của nền giáo dục Singapore. Đấy là chưa kể đến rất nhiều trường đại học có chất lượng tốt từ Anh, Úc, Mỹ,... cho phép các trường tư nhân của Singapore tổ chức các chương trình liên kết đào tạo sinh viên với bằng cấp từ các trường này

Nguyên nhân nào khiến các trường như Yale quyết định đầu tư vào nơi vừa nhỏ vừa có mật độ dày đặc các trường chất lượng cao? Có nhiều yếu tố để họ đưa ra quyết định này

Đó là nhu cầu thị trường cho chất lượng cao luôn ổn định và phát triển. Các cơ sở kinh doanh, các trung tâm tài chính, các cơ sở giáo dục và y khoa, các dịch vụ du lịch, vân vân, ở Singapore đều đòi hỏi lực lượng lao động có chuyên môn cao. Sự tăng trưởng kinh tế liên tục là sự đảm bảo cho đầu cầu được ổn định

Chất lượng của các cơ sở liên doanh cũng phải đủ để đảm bảo chất lượng đầu ra mà các trường này đòi hỏi. Các trường danh tiếng luôn luôn đặt lên đầu uy tín của họ. Học sinh đến học tại các chương trình này kỳ vọng nhận được những dịch vụ mà trường nguyên gốc cung cấp cho học sinh của họ. Đối tác không có lực lượng lao động được đào tạo bài bản thì không thể thực hiện được đòi hỏi khắt khe của các trường này

Cơ sở vật chất cũng đóng vai trò quan trọng như vậy. Singapore có 2 trường đại học khôntg những lớn về số lượng mà còn có thứ hạng trên thế giớ là một đảm bảo cho chất lượng đào tạo mà các trường hàng đầu đặt ra. Những trường khác cũng ngày càng nâng cao chất lượng và thu hút không ít sinh viên từ các nước trong vùng cũng như tòan thế giới. Ngay từ năm 2007 đã có 86 ngàn sinh viên quốc tế đến từ 120 quốc gia học tập tại đây

Môi trường tìm kiếm việc làm sau tốt nghiệp là điểm hấp dẫn và khuyến khích việc đào tạo. Các trường quốc tế thường đánh giá chất lượng đầu ra của mình bằng việc sinh viên của họ có kiếm việc dễ dàng sau tốt nghiệp hay không. Môi trường làm việc cũng trợ giúp việc đào tạo, giúp các sinh viên thực hành nâng cao kiến thức và kỹ năng

Hàng loạt công ty đa quốc gia với môi trường làm việc năng động là giảng đường phụ vô cùng quan trọng với các sinh viên trong thời gian học tập và là đích đến lý tưởng sau khi tốt nghiệp. Trên thực tế, môi trường làm việc và môi trường giáo dục có tác dụng tương tác lẫn nhau, thúc đẩy nhau phát triển. Do vậy sự thu hút của Singapore với các trường tiếng tăm là hệ quả tất yếu

Triển vọng trở thành điểm đến lý tưởng của sinh viên quốc tế sẽ còn là động lực lâu dài cho các trường đại học hàng đầu thế giới tìm kiếm cơ hội ở đảo quốc này
 
Last edited:
Khi lương công chức xếp hạng 'top' thế giới

Chính sách lương hợp lý, có tính cạnh tranh cao với khối tư nhân đã giúp bộ máy công chức Singapore hoạt động vô cùng hiệu quả. Chính phủ nước này luôn đứng đầu danh sách về độ minh bạch và chống tham nhũng

Singapore là một nước cộng hòa nghị viện. Quyền lực điều hành thuộc về Thủ tướng và nội các - những người dẫn dắt và kiểm soát chính phủ cũng như chịu trách nhiệm trước quốc hội

Có hơn 114.500 người làm việc trong lĩnh vực công tại Singapore, chiếm khoảng 5,23% tổng số lao động. Khái niệm chính thức về “dịch vụ công Singapore” bao gồm thành viên các ủy ban theo luật định, doanh nghiệp do chính phủ sở hữu và lực lượng vũ trang Singapore. Dịch vụ công chiếm khoảng 55% số người hoạt động trong lĩnh vực công.

Singapore coi những giá trị chủ chốt của dịch vụ công gồm:

- Lãnh đạo là chìa khoá: Một đội ngũ lãnh đạo chính trị và công chức liêm chính, thành thực (thông qua việc tuân thủ nghiêm ngặt một bộ quy tắc ứng xử); Không ngừng tái tạo con đường mà chính phủ cần làm để đối phó với các thách thức bên ngoài.

- Thưởng vì công việc, làm việc để thưởng: Chế độ nhân tài và các cơ hội công bằng (cởi mở và tuyển dụng công bằng, lựa chọn công chức trên cơ sở năng lực giáo dục và những kinh nghiệm liên quan; hoạt động thẩm định hiệu quả);

- Chủ nghĩa thực dụng và một ý thức khẩn cấp: Không ngừng học hỏi thông qua làm việc và những đánh giá phê bình thường xuyên; Sẵn sàng thực hiện những quyết định khó khăn.

Dịch vụ công Singapore được đánh giá là hiệu quả, toàn diện, chiến lược và thực tế.

Cải tổ lĩnh vực công

Dịch vụ công tại Singapore đã trải qua một số lần cải tổ đáng kể trong hai thập niên qua bắt đầu từ 1980. Tâm điểm cải tổ là nâng cao dịch vụ phục vụ người dân và uỷ quyền quản lý tài chính nhiều hơn:

- Cải tổ ngân sách và phong cách quản lý: Những nguyên tắc trong quản lý doanh nghiệp được đưa vào dịch vụ công.

- Tập đoàn hoá/Tư nhân hoá và thiết lập các ban điều lệ: Chính phủ coi tư nhân hoá có ý nghĩa dài hạn trong nỗ lực đạt được tiến bộ trong phân quyền, phân cấp rất nhiều vai trò/chức năng truyền thống. Chính phủ vẫn giữ một mức độ kiểm soát thông qua sở hữu cổ phần ở một số công ty nhà nước, hay nắm giữ vị trí chủ chốt trong một số tổ chức. Sự kết hợp tư nhân hoá, tập đoàn hoá, các ban điều lệ và những sáng kiến quản lý khác đã được sử dụng như những công cụ để tăng cường và duy trì hiệu quả của các tổ chức chính phủ.

Có thể đề cập tới ví dụ của công ty Temasek - công ty đầu tư thuộc sở hữu của Chính phủ Singapore. Công ty hiện quản lý một danh mục đầu tư trị giá lên đến 100 tỉ USD và nắm giữ cổ phần của nhiều tập đoàn vào loại lớn nhất ở Singapore. Hệ thống tính lương thưởng của Temasek ràng buộc các khoản thưởng với giá trị tài sản tăng thêm của Công ty. Giá trị này càng gia tăng thì khoản thưởng của nhân viên càng lớn và ngược lại.

Chế độ lương công chức mà Singapore khá chú trọng thành tích cá nhân.

- Hành chính công chuyển sang định hướng khách hàng: Sự thay đổi theo hướng lấy khách hàng làm trung tâm của hành chính công đã tạo ra các dịch vụ hiệu quả hơn, thông qua hợp lý hoá các quy tắc, thủ tục, bộ máy bằng hệ thống máy tính và những cách tiếp cận khác. Các sáng kiến gần đây nhất là sự ra đời của PS21, hay dịch vụ công trong thế kỷ 21, với mục đích chuyển đổi tư duy và tạo ra một “khung” văn hóa với dịch vụ công.


Cải cách tiền lương


Những bước tiến chính trong cải cách tiền lương dịch vụ công tại Singapore gồm:

- Giới thiệu hệ thống lương linh hoạt vào tháng 7/1988 sau cuộc suy thoái kinh tế năm 1985. Nó cho phép các khoản bổ sung vào lương như vào giữa năm hay các khoản tiền thưởng cuối năm. Hệ thống này còn giúp chính phủ gia tăng sự linh hoạt để điều chỉnh các mức lương phù hợp với tình hình kinh tế tương lai.

- Hướng tới những mức lương cạnh tranh hơn cho công chức: Mức lương đã gia tăng đáng kể với cả các công chức hành chính (khoảng 20%) và các công chức khác (từ 21-34%) vào cuối năm 1993 để phù hợp với thực tế tỉ lệ tuyển dụng thấp và thôi việc cao. Năm 1994, lương cán bộ cấp cao được đối chiếu khối tư nhân bằng cách đưa ra các điểm chuẩn. Có hai mức điểm chuẩn (mức G cao nhất và nhân viên cấp 1 cho bộ trưởng), các mức lương khác căn cứ vào hai chuẩn ấy.

- Trả lương dựa trên thành tích của công chức.

- Thu phúc lợi y tế và từng bước giảm lương hưu như một phần nỗ lực của chính phủ nhằm giảm bớt gánh nặng nợ nần cho các thế hệ tương lai. 1% lương công chức được sử dụng để đóng góp vào các tài khoản gọi là tiết kiệm y tế. Đây là một chương trình tiết kiệm quốc gia nhằm giúp các cá nhân dành một phần thu nhập của họ để chi trả viện phí khi cần.

Những nguyên tắc chi trả lương

Dịch vụ công hoạt động theo nguyên tắc chi trả sau:

- Có thể so sánh với lĩnh vực tư nhân: Trong vài năm gần đây, Singapore đã nhấn mạnh đến tính cạnh tranh giữa lương công chức với lĩnh vực tư nhân. Để thu hút được người tài, chính phủ thường căn cứ thu nhập của khối tư nhân để đưa ra mức lương cho công chức.

- Đánh giá lương hàng năm: Để duy trì cạnh tranh, đánh giá lương hàng năm được thực hiện để xem xét mức lương cần sửa đổi.

- Tính linh hoạt trong cơ cấu lương công chức: Cơ cấu tiền lương công chức được tạo ra từ những thành phần có thể điều chỉnh dựa trên hiệu suất của nền kinh tế mà không ảnh hưởng xấu tới khoản thu nhập mang về gia đình. Gần đây, sự linh hoạt này được bổ sung với các khoản thưởng liên quan tới thành tích cá nhân.

- Chính sách “lương sạch".

- Trình độ giáo dục vẫn là yếu tố quan trọng để xác định mức lương khởi điểm.

Hiện nay, mức lương bộ trưởng và công chức ở Singapore vào loại cao nhất thế giới. Chính phủ nước này lập luận rằng, chế độ đãi ngộ góp phần quyết định vào những thành công của Singapore trong những thập kỷ qua và hiện nay trong bối cảnh toàn cầu hoá, cạnh tranh chất xám từ khu vực tư nhân và từ các nước khác ngày càng quyết liệt.

Điều giúp Singapore giữ được đội ngũ công chức tài năng, hiệu quả chính là chính sách trả lương cao tương xứng với hiệu quả công việc. Chính sách lương hợp lý, có tính cạnh tranh cao với khối tư nhân đã giúp bộ máy công chức hoạt động vô cùng hiệu quả. Chính phủ nước này luôn đứng đầu danh sách về độ minh bạch và chống tham nhũng
 
Last edited:
Công chức trẻ không phải đợi quá lâu để thăng cấp

Singapore có bộ máy công chức được xếp vào loại ít tham nhũng nhất thế giới. Công chức có khả năng, thành tích cao được nhận lương cao, thưởng cao

Theo báo cáo Tính cạnh tranh toàn cầu 2009 - 2010 của Diễn đàn Kinh tế thế giới, các thể chế công của Singapore xếp vào hàng tốt nhất trên phạm vi toàn cầu

Từ khi độc lập năm 1965, chính phủ nước này đã khẳng định định, sự tồn tại của họ phụ thuộc vào việc cung cấp các dịch vụ cơ bản chất lượng cao nhất, giáo dục, y tế, nhà cửa và đời sống cho người dân.
Những thách thức và yêu cầu đặt ra cho phát triển kinh tế và ổn định chính trị đã dẫn tới quan điểm chủ đạo trong quản lý đất nước là: tập trung vào tăng trưởng và phát triển

Năm 1967, hải quân Anh và các lược lượng khác đã quyết định rút quân hoàn toàn khỏi quốc đảo này. Trước đó, chi tiêu của Anh vào các căn cứ quân sự chiếm 18% GDP của Singapore và 20% lực lượng lao động.

Vào những năm 1960, 70, Singapore đã thành công khi trở thành một chọn lựa đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia. Những năm 1970, Singapore trở thành quốc gia hàng đầu thế giới về đóng tàu, vận chuyển hàng không và lọc dầu.

Trong câu chuyện thành công kỳ diệu ấy, vai trò của nhà nước và bộ máy công chức được coi là trung tâm.

Lãnh đạo

Sự thống nhất về mục đích và tầm nhìn trong các nhà lãnh đạo cấp cao nhất của Singapore đã đóng góp rất lớn vào sự ổn định chính trị và thành tựu kinh tế đất nước. Những nhà lãnh đạo đã là các nhân vật rất thành công trong sự nghiệp trước khi bước vào hoạt động chính trị. Trên thực tế, tới tận ngày nay, bộ máy lãnh đạo trong đảng cầm quyền Singapore chủ yếu vẫn là các nhà kỹ trị và trí thức

Họ đi theo chủ nghĩa thực tế trong các chiến lược chính trị và kinh tế. Trong bối cảnh khác độc đáo của Singapore, nhà nước và bộ máy công chức là động lực dẫn dắt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, thúc đẩy công nghiệp hóa, đầu tư tài chính, xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp các loại dịch vụ và tạo ra tính hợp pháp cho các chính sách

Chính phủ Singapore có mối quan hệ rất tốt đẹp với dịch vụ công. Bộ máy công chức được tổ chức theo nguyên tắc kỷ luật, hiệu quả, hợp lý và năng lực. Từ rất sớm, giới lãnh đạo của Singapore đã coi dịch vụ công như một lực lượng tích cực. Họ tin rằng tăng trưởng kinh tế sẽ không hiệu quả, nếu thiếu vắng năng lực địa phương trong việc thực thi các kế hoạch đầy tham vọng của quốc gia

Các biện pháp cải cách nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ công mà chính phủ thực hiện tập trung vào hai khía cạnh quản lý: Cải tổ cơ cấu và thủ tục; Thay đổi quan điểm và hành vi của công chức để nâng cao hiệu quả tổ chức và tận tụy với các mục tiêu phát triển của đất nước

Một số cách thức đổi mới đã được áp dụng trong cải cách dịch vụ công như: bổ nhiệm những vị trí cấp cao dựa trên khả năng thay vì tuổi tác; phân quyền quản lý nhân sự; trao quyền tự trị cho các cơ quan chính phủ; mở rộng và tăng cường chất lượng dịch vụ hành chính; kiểm soát tham nhũng, mức lương cạnh tranh cho công chức; thành lập Trung tâm nghiên cứu chính trị thực hiện các khóa đào tạo nâng cao nhận thức và thay đổi quan điểm của công chức về bối cảnh phát triển địa phương; Chương trình tham gia tự nguyện của công chức vào các dự án dân sự lớn; hình thức kỷ luật cứng rắn với công chức vi phạm; cho nghỉ hưu sớm với công chức thiếu trình độ

Chính phủ là chủ lao động lớn nhất

Chính phủ Singapore là “chủ lao động” lớn nhất của nước này, với số nhân viên chiếm khoảng 4% lực lượng lao động. Đây là điều kiện thuận lợi để Singapore đóng một vai trò tích cực trong quản lý và phát triển kinh tế

Người được tuyển dụng vào dịch vụ công được coi là đã có một công việc danh giá. Công chức được tuyển dụng và bổ nhiệm không phân biệt chủng tộc hay tôn giáo, lựa chọn cơ bản dựa trên thành tích đánh giá qua kiểm tra trực tiếp. Ủy ban dịch vụ công (PSC), gồm một chủ tịch và 5 - 9 thành viên, do tổng thống bổ nhiệm với sự tư vấn của thủ tướng. Tất cả thành viên đều có uy tín cao, rất nhiều người có “nghề” trong quản lý nhân sự

Việc thăng cấp cho công chức dựa trên một hệ thống đánh giá phẩm chất gồm hai thành phần: Hệ thống báo cáo và Hệ thống xếp hạng thành tích

Sau năm 1959, lương công chức tại Singapore giảm mạnh do yêu cầu cắt giảm thâm hụt ngân sách, (tới 35% lương cơ bản đối với mức cao nhất). Khi tình hình ngân sách được cải thiện, chính phủ nước này đã khôi phục lại mức lương hợp lý năm 1961

Chế độ tiền lương được cải tổ năm 1972 với lương tháng 13 được trả vào cuối năm. Về cơ bản, lương công chức kể từ đó tăng khá đều đặn. Tới nay, họ có mức lương cao nhất thế giới

Đặc biệt, thu nhập của công chức Singapore còn có một khoản đáng kể là tiền thưởng dựa trên thành tích cá nhân. Công chức có khả năng, thành tích cao được nhận lương cao, thưởng cao khiến họ phấn đấu vươn cao hơn, nhanh hơn trong sự nghiệp. Ở đây có một thực tế cần công nhận là, các công chức trẻ không phải chờ đợi quá lâu để được thăng cấp hay chỉ có được một vị trí “kha khá” khi thời gian nghỉ hưu tới gần

Loại trừ tham nhũng

Ngày nay, Singapore có một bộ máy công chức được xếp vào loại ít tham nhũng nhất thế giới, đứng thứ 4 sau Đan Mạch, Phần Lan và New Zealand

Chính việc cải tổ tiền lương và điều kiện làm việc trong dịch vụ công đã đóng góp gián tiếp vào cuộc chiến chống tham nhũng. Thành công của Singapore trong kiểm soát tham nhũng vì thế khả thi hơn các quốc gia không thể trả lương quá cao cho nhân viên chính phủ

Luật chống tham nhũng được xem xét, đánh giá thường xuyên để đảm bảo không một kẻ phạm tội nào có thể trốn tránh khỏi sự trừng phạt của pháp luật

Bài học cho các nước khác

Chính phủ Singapore quản lý việc cải tổ và duy trì chất lượng dịch vụ công bằng cách thực hiện thành công 5 chính sách: Chống tham nhũng; Tuyển chọn công chức “tốt nhất và xuất sắc nhất”; Mức lương cạnh tranh; Công nghệ hóa nâng cao tính minh bạch và sự hài lòng từ người sử dụng; liên kết việc thăng chức và tiền thưởng với khả năng và thành tích thực tế của công chức

Trong khi các chính sách trên nhằm tìm kiếm, phát hiện, nuôi dưỡng và thúc đẩy các cá nhân thực tài, thì sự thành công của bộ máy hành chính công Singapore còn ở chỗ ủy quyền tối đa cho các cơ quan tự trị, trong khi vẫn duy trì quyền giám sát với cơ quan trung ương

Ngoài các quy tắc và thủ tục, hiệu quả của tổ chức công còn ảnh hưởng bởi văn hóa của tổ chức ấy được tạo ra và khởi nguồn từ niềm tin, giá trị và tầm nhìn từ người sáng lập. Những nhà lãnh đạo của Singapore như Lý Quang Diệu đã đặt niềm tin mạnh mẽ vào việc xây dựng một dịch vụ công hiệu quả trên cơ sở chính trực, thực tài, định hướng theo kết quả sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội
 
Last edited:
Singapore “khép cửa” với người nước ngoài

Chỉ mới đây, đảo quốc này còn dựa vào chất xám của nước ngoài để tăng sức cạnh tranh, nhưng tình hình đã thay đổi

Chính sách mở cửa cho người lao động nước ngoài của Singapore đang khép lại, trong lúc tình trạng thất nghiệp tại châu Âu và Mỹ liên tục gia tăng. Chỉ mới đây, đảo quốc này còn dựa vào chất xám của nước ngoài để tăng sức cạnh tranh, nhưng tình hình kinh tế toàn cầu và chính trị trong nước buộc họ phải thắt chặt luật nhập cư

Một phần ba trong số 5 triệu dân của Singapore là người nước ngoài. Tháng trước, Chính phủ Singapore sửa đổi quy định cấp thẻ thường trú (PR) cho những người nước ngoài là nhà đầu tư, doanh nghiệp hay người lao động có tay nghề cao

Với doanh nghiệp và nhà đầu tư, chính quyền tăng mức vốn đầu tư tối thiểu để được cấp thẻ thường trú, từ 1 triệu Đô la Singapore trước đây lên mức tối thiểu 2,5 triệu Đô la Singapore (khoảng 1,9 triệu Đô la Mỹ) hiện nay. Tương tự, doanh nghiệp của họ (tại Singapore) phải có doanh số hàng năm tối thiểu là 30 triệu Đô la Singapore, gấp ba lần mức 10 triệu trước đây

Người lao động tay nghề cao đăng ký xin thẻ PR cũng phải chịu những quy định ngặt nghèo hơn, ví dụ mức lương tối thiểu phải cao hơn. Ngoài ra, thẻ PR của họ phải được gia hạn từng năm thay vì năm năm một lần như từ giữa năm 2010 trở về trước hay 10 năm một lần như trước năm 2008. Một chuyên viên nước ngoài đã làm việc ở Singapore trong sáu năm cho biết: “Tôi có cảm tưởng chính phủ không muốn gia hạn thẻ thường trú của tôi nữa, và cho tôi một năm để tìm việc ở một nơi nào đó ngoài Singapore”

Trong lễ quốc khánh Singapore tháng 8 vừa qua, Bộ trưởng cao cấp Goh Chok Tong nói rằng chính phủ sẽ xem xét cấp quốc tịch cho những thường trú nhân được chọn lựa và sẽ không gia hạn thẻ PR cho những ai từ chối nhập quốc tịch. Vì không phải nước nào cũng chấp nhận tình trạng song tịch nên đối với một số thường trú nhân, chuyển sang quốc tịch Singapore hay không là một lựa chọn sinh tử

Ông Goh nói trong 500.000 thường trú nhân đang ở Singapore, có thể chọn ra 50.000 người chuyển sang quốc tịch Singapore, số còn lại là thường trú nhân đóng góp cho nền kinh tế. Phát biểu này của ông đã gây xôn xao trong giới chuyên gia nước ngoài. Một ngày sau đó, một website của giới chuyên gia nước ngoài tại Singapore chạy dòng tít “Singapore đuổi 10% thường trú nhân”. Sau đó, ông Goh phải thanh minh rằng con số 10% mà ông nói đến “chỉ có tính chất minh họa” cho “quan điểm rằng chính phủ sẽ quản lý dòng thường trú nhân đổ vào Singapore và khuyến khích những người đã có mặt ở đây nhập quốc tịch Singapore”

Những thay đổi nói trên là một sự đảo ngược đáng kể về chính sách. Mới năm 2008, Chính phủ Singapore tuyển dụng “công nhân cổ trắng” để lấp chỗ trống trong nhiều ngành công nghiệp kỹ thuật cao như tài chính, kỹ thuật sinh học, y sinh học, và năng lượng thay thế. Mức phí thấp áp vào lao động nước ngoài cũng giúp các công ty dễ dàng thuê mướn công nhân nước ngoài tay nghề thấp làm việc trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng và dịch vụ

Nhưng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm cho việc tranh giành những vị trí lương cao trở nên gay gắt hơn. Ở nhiều công ty có khuynh hướng cắt giảm chi phí, đã có sự chia rẽ giữa người địa phương và người nước ngoài. Năm 2008, một cuộc điều tra bỏ túi của một tờ báo địa phương cho thấy 9/10 người Singapore sợ mất việc vào tay người nước ngoài và phản đối chính sách của chính phủ thu hút thêm chuyên gia nước ngoài. Gần 43% người được phỏng vấn trong điều tra này cho rằng chính phủ quan tâm tới đời sống người nước ngoài hơn là người dân nước mình

Ủy ban Nghiệp đoàn quốc gia (NTUC), một tổ chức lao động địa phương, đã công khai kiến nghị với Thủ tướng Lý Hiển Long rằng công nhân địa phương đang ngày càng lo ngại những người nhập cư mới sẽ lấy hết việc làm của họ, làm giảm mức lương của người địa phương và tăng áp lực tại nơi làm việc. Tờ Liên hiệp Tảo báo (Lianhe Zaobao) trong tiếng Hoa còn đi xa hơn bằng việc vận động thực hiện các chính sách ưu tiên cho người địa phương

Chính phủ Singapore rõ ràng đã chú ý tới những mối lo ngại này và điều chỉnh chính sách. Từ tháng 7/2010, phí cấp phép làm việc cho người lao động nước ngoài có tay nghề thấp làm việc trong các ngành công nghiệp và dịch vụ đã tăng từ 10 Đô la lên 30 Đô la Mỹ, dự kiến sẽ lên 100 Đô la Mỹ vào năm 2012; tương tự phí cấp phép làm việc cho lao động hạng 1 và hạng 2 cũng tăng từ 50 Đô la lên 100 và 120 Đô la Mỹ, dự kiến lên đến 250 Đô la Mỹ vào năm 2012. Theo Bộ trưởng Tài chính Tharman Shanmugaratman, mục đích của việc tăng phí này là khuyến khích các công ty Singapore giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn lao động nước ngoài và tăng năng suất làm việc

Nền kinh tế chủ yếu dựa vào ngoại thương của Singapore đã vượt qua khủng hoảng một cách ngoạn mục: GDP tăng 18,8% trong quí 2 so cùng kỳ, và 10,3 % trong quí 3. Chính quyền dự báo GDP cả năm sẽ tăng khoảng từ 13-15%, một cuộc bứt phá ngoạn mục so với mức giảm 2% của năm ngoái

Tuy vậy, cuộc tranh cãi nước ngoài-địa phương vẫn chưa ngã ngũ, và trở thành luận điểm chính của phe chính trị đối lập với đảng PAP đương quyền. Phe “địa phương” lên án người nước ngoài làm cho tỷ lệ thất nghiệp lên mức 2,2%, tiền lương bị giảm, giá thuê nhà cao, và tăng áp lực lên các nguồn lực như chăm sóc y tế…

Một bài báo trên tờ Strait Times ghi nhận một quan điểm của “địa phương” rằng người nước ngoài không kiên định, bỏ chạy khi kinh tế khủng hoảng và lại lũ lượt kéo về khi kinh tế hồi phục. Alvin Yeo, một thành viên quốc hội Singapore, bộc bạch: “Người địa phương nói họ (thường trú nhân) xem Singapore như khách sạn”. “Công dân chúng tôi sống ở đây, dù có chuyện gì xảy ra cũng không thể bỏ đi được, trong khi thường trú nhân có cả hai thứ: ở đây hoặc xách va li về nước. Chỉ khi nào họ trở thành công dân, họ mới bám rễ thật sự ở đây”, ông Steve Chia, thành viên đảng đối lập National Solidarity Party, nhận định

Những quy định nhập cư chặt chẽ đã có tác dụng. Năm ngoái, 132.000 người nước ngoài xin quy chế thường trú ở Singapore nhưng chỉ 59.500 người được chấp thuận, giảm đáng kể so với 79.200 người được cấp thẻ PR năm 2008. Từ tháng 4/2009 đến cuối tháng 3 năm nay chỉ có 46.300 người nước ngoài được cấp quy chế thường trú

Cùng trong thời gian này, chi phí mà người nước ngoài phải bỏ ra ở Singapore cũng tăng lên đáng kể. Họ chẳng những không được hưởng các chính sách ưu tiên cho công dân trong lĩnh vực nhà ở, chăm sóc trẻ, giáo dục, mà gần đây chính quyền còn tăng học phí đối với thường trú nhân và người nước ngoài, làm tăng cách biệt về chi phí trợ cấp chăm sóc y tế giữa công dân và thường trú nhân lên 20%. Thường trú nhân cũng không được mua căn hộ mới, không được nhận trợ cấp nhà ở và trợ cấp sửa chữa nhà

Cuộc tổng tuyển cử ở Singapore dự kiến sẽ được tổ chức trong vòng sáu tháng tới, và một số người cho rằng, chính sách ủng hộ người địa phương của chính phủ sẽ là một phần chiến dịch tranh cử của đảng PAP. “Thời điểm điều chỉnh chính sách có thể trùng với thời điểm bầu cử. Nhưng cũng vì Chính phủ Singapore luôn lắng nghe ý kiến công chúng. Họ biết chuyện người địa phương không hài lòng vì bị người nước ngoài cạnh tranh việc làm và họ biết phải xử lý sớm trước khi tình hình vượt ra ngoài tầm kiểm soát”, Yohanes Eko Riyanto, Phó giáo sư khoa Kinh tế trường Đại học Kỹ thuật Nanyang, nhận định

Thanh Hương - TBKTSG
 
Last edited:
Báo Singapore “khích” Việt Nam thay đổi tư duy kinh tế

“Bao giờ Việt Nam mới đi vào quỹ đạo chung của kinh tế châu Á?”- tờ Strait Times của Singapore số ra ngày 17/11 đặt câu hỏi cho kinh tế Việt Nam

Trong khi đôla Mỹ đang mất giá với hầu hết các tiền tệ khác của châu Á, đồng tiền này lại liên tục tăng giá so với tiền đồng của Việt Nam. Và trong khi tổng sản phẩm nội địa đang gia tăng nhanh chóng, Việt Nam thực tế gần như là nước duy nhất trong khu vực phải chật vật trước thực tế thâm thủng thương mại không ngừng bị nới rộng

Nhiều vấn đề của Việt Nam có thể bắt nguồn từ việc quá tập trung vào tăng trưởng. Chiến lược đó gây thâm hụt tài khóa, lạm phát và khiến chế độ tỷ giá không ổn định. Lạm phát hiện đang ở gần mức 10%. Lãi suất thấp và tiền tệ nới lỏng cũng dẫn tới nhập khẩu tăng, làm thâm hụt thương mại càng phình lên

Các thống kê chính thức cho thấy thâm hụt của Việt Nam đã đạt đến 9,5 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm nay, so với 8,4 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái. Và các quan chức tài chính đã cho phép hạ giá trị tiền đồng ba lần trong năm qua

Dù vậy, các nhà đầu tư nước ngoài dường như vẫn giữ niềm tin ở đất nước này. Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm nay có thể đạt 8 tỷ USD, cao hơn nhiều con số ước tính của Philippines. Nhưng điều đáng chú ý là, các khoản đầu tư mới này gần như toàn bộ đều tập trung vào cơ sở hạ tầng, với các công trình cảng nước sâu, đường cao tốc, thủy điện và hệ thống sợi cáp quang

Những đầu tư như vậy đảm bảo duy trì tăng trưởng trong tương lai. Nhưng vấn đề trực tiếp hơn cần giải quyết là phải tìm ra biện pháp thúc đẩy tăng trưởng bằng cách khuyến khích đầu tư vào các mặt hàng chế tạo phi truyền thống

Triển vọng trung hạn và dài hạn của Việt Nam khá sáng sủa, đặc biệt là với các công ty nước ngoài tìm kiếm địa điểm thay thế Trung Quốc. Chi phí lương tại đây cũng thấp hơn khoảng 1/3 so với các khu vực công nghiệp duyên hải của Trung Quốc. Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi, và lao động Việt Nam nhìn chung được đánh giá cần cù

Tuy nhiên, cung cách quản lý kinh tế của Việt Nam vẫn được kỳ vọng sẽ phải cải thiện nhiều. Đây là vấn đề có thể làm nhụt chí nhiều nhà đầu tư tiềm năng. Đơn cử, sự vỡ nợ của công ty đóng tàu nhà nước với khoản nợ lên tới hơn 5,2 tỷ USD cho thấy đã đến lúc phải cải cách doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả

Một vấn đề khác nữa là chất lượng thấp và số lượng không đồng nhất của các số liệu kinh tế được công bố. Nhưng điều nghiêm trọng nhất chính là cách xây dựng chính sách thiếu rõ ràng. Điều này khiến các nhà đầu tư nước ngoài khó giữ trọn niềm tin vào định hướng tương lai của Việt Nam

Ngày 5/11, Ngân hàng Trung ương nâng lãi suất cho vay tiền đồng cơ bản lên 1 điểm phần trăm nhằm hỗ trợ đồng tiền này và giảm áp lực lạm phát

Động thái trên diễn ra khá bất ngờ, đặc biệt kể từ khi các nhà chức trách tiền tệ liên tục kêu gọi ngân hàng địa phương giảm lãi suất cho vay. Ngân hàng trung ương mới đây thậm chí còn tuyên bố có ý định giữ tỷ giá ổn định trong cả tháng

Lập trường này khiến chúng ta nhớ lại thông tư của Bộ Tài chính cuối năm ngoái, khiến nhiều người quan ngại khả năng kiểm soát giá cả để kiềm chế lạm phát. Thông tư này sau đó đã được Bộ bãi bỏ vào tháng Tư năm nay mà không đưa ra bình luận gì sau khi các chính phủ và doanh nghiệp nước ngoài bày tỏ quan ngại

Nếu vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô vẫn tiếp tục khiến người ta nghi ngại, Việt Nam có thể sẽ đứng trước nguy cơ đánh mất niềm tin của các nhà đầu tư vốn rất quan trọng đối với họ

Năm 2006, Intel tuyên bố ý định xây dựng nhà máy sản xuất chất bán dẫn gần TPHCM, và chính động thái này đã gửi đi một thông điệp mạnh mẽ thể hiện mức độ hài lòng rất lớn của công ty vào nước này, khiến các hãng điện tử khác khó có thể thờ ơ

Ví dụ, tập đoàn Hồng Hải của Đài Loan, nhà sản xuất iPod của Apple, sau đó đã đầu tư gần 5 tỷ USD vào Việt Nam

Nhưng cũng không dễ để thu hút những nhà đầu tư mang tính biểu tượng như thế. Việt Nam có tạo được một làn sóng đầu tư định hướng xuất khẩu mới hay không rõ ràng còn phụ thuộc vào khả năng những nhà lãnh đạo xây dựng được một chính sách kinh tế nhất quán hơn
 
Last edited:
Đông Nam Á, nơi giao thoa lợi ích của Mỹ và Trung Quốc

Đông Nam Á ngày càng có vai trò quan trọng với thế giới, trở thành khu vực cạnh tranh quyết liệt giữa các nước lớn trong thời gian hiện nay

Bước vào thế kỷ thứ 21, Đông Nam Á càng nổi lên là một khu vực có vị trí chiến lược quan trọng trong chiến lược phát triển của hầu hết các nước lớn, nhất là Mỹ và Trung Quốc. Bởi Đông Nam Á nằm trên tuyến đường biển nối liền các khu vực có tiềm lực kinh tế, chính trị và quân sự như Đông Bắc Á, Ấn Độ, Trung Đông, Australia và nhiều nước thuộc khu vực Thái Bình Dương

Bên cạnh đó, tiềm lực kinh tế của đại đa số các quốc gia trong khu vực liên tục tăng trưởng ở mức cao, các hình thức liên kết và hợp tác giữa các thành viên trong khối ASEAN không ngừng được đẩy mạnh, tạo cho khu vực Đông Nam Á trở thành một trong những trung tâm kinh tế, chính trị của khu vực châu Á – Thái Bình Dương

Trước những yếu tố đầy tiềm năng trên đã đưa Đông Nam Á trở thành một mảnh đất có vị trí chiến lược quan trọng, tạo “bước đệm” vô cùng quan trọng trong chiến lược vươn rộng ra khu vực châu Á – Thái Bình Dương và toàn cầu của cả Mỹ và Trung Quốc

Giới phân tích chính trị thế giới, trong đó bao gồm cả Mỹ và Trung Quốc đã nhận định, Đông Nam Á là một khu vực quan trọng tác động trực tiếp tới chiến lược vươn rộng ra toàn khu vực châu Á và là điểm chiến lược quan trọng trong chiến lược kiềm chế lẫn nhau hay đối sách giữa Mỹ và Trung

khcndongnama2.jpg

Khu vực Đông Nam Á ngày càng có vị thế quan trọng trên trường quốc tế

Đối với Mỹ, coi Đông Nam Á là một bàn đạp lợi lại để cô lập Trung Quốc, kiềm chế sự trỗi dậy cả về kinh tế và quân sự của Trung Quốc, ngăn chặn ảnh hưởng, bảo vệ an ninh và quyền lợi của Mỹ trong khu vực

Đối với Trung Quốc, Đông Nam Á càng trở nên quan trọng và không thể thiếu cho thực hiện hàng loạt các chiến lược cả trước mắt là lâu dài

Đặc biệt, Bắc Kinh coi đây là một mắt xích quan trọng cho chiến lược tiến xuống châu Đại Dương, nhằm đẩy lùi an ninh và vai trò của Mỹ sang phía bên kia bờ Thái Bình Dương, đồng thời là khu vực có ý nghĩa sống còn đối với chiến lược tăng cường vai trò quốc tế, gia tăng ảnh hưởng, phá vỡ thế bao vây, cô lập của Mỹ

Để giành giật được “vùng đệm” trọng yếu Đông Nam Á này, cả Mỹ và Trung Quốc đã và đang từng bước thực hiện nhiều bước đi quan trọng, mà cụ thể là tăng cường mối quan hệ với các nước trong Đông Nam Á trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, đối ngoại, quân sự, văn hóa… Mục đích tạo dựng vị thế của mình ở Đông Nam Á, hướng khu vực này đi theo quỹ đạo riêng của mình

Trung Quốc đã không ngừng củng cố và xây dựng hợp tác với các nước trong khu vực Đông Nam Á, coi trọng vị thế, vai trò của các nước trong khu vực, nhất là các nước láng giềng trong chiến lược đối ngoại của mình đã góp phần nâng cao vị thế của Đông Nam Á trên trường quốc tế; đẩy mạnh mọi nỗ lực tạo tiếng nói quan trọng trong các diễn đàn ASEAN+, ASEM, ARF, EAS; gia tăng hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế cho các nước trong Đông Nam Á, viện trợ phát triển kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng cho một số nước kém phát triển; tích cực tham gia đóng góp vào các định chế an ninh khu vực, ủng hộ giải quyết xung đột thông qua đàm phán, cam kết thực hiện chính sách phát triển hoà bình

Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang từng bước mở rộng các hoạt động quân sự với các nước trong Đông Nam Á, hoạt động này sẽ tương tự như việc hợp tác diễn tập với quân đội Thái Lan hồi tháng 10 – 11/2010 vừa qua. Đây được coi là bước đi quan trọng mở đường cho sự gia tăng ảnh hưởng quân sự vào Đông Nam Á, dần gạt bỏ vai trò ảnh hưởng quân sự Mỹ trong khu vực

Mỹ cũng không ngừng gia tăng ảnh hưởng vào Đông Nam Á thông qua nhiều vấn đề hợp tác; có bước điều chỉnh chiến lược mới nhằm đẩy mạnh can dự vào khu vực

Trong đó, Washington tăng cường xây dựng mối quan hệ quân sự truyền thống với một số nước trong khu vực; tuyên bố ủng hộ sự hình thành Cộng đồng ASEAN và ủng hộ ASEAN giữ vai trò chủ đạo trong xử lý các vấn đề liên quan đến hoà bình và phát triển ở khu vực

Đặc biệt, sau hơn một năm cầm quyền, sự trở lại Đông Nam Á của chính quyền Obama có một số dấu hiệu tích cực. Mỹ ghi nhận vai trò của ASEAN trong kiến trúc an ninh châu Á - Thái Bình Dương thông qua việc gia nhập Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á và tham gia Cấp cao ASEAN - Mỹ lần thứ nhất

Về quân sự, Mỹ tăng cường xây dựng và củng cố quan hệ đồng minh, ổn định lâu dài với Thái Lan, Philippines; làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác với Singapore; phát triển các mối quan hệ chiến lược mới với Indonesia, Malaysia và Việt Nam nhằm thúc đẩy hoạt động chống khủng bố, chống buôn bán ma tuý, ủng hộ các hoạt động trợ giúp nhân đạo trong khu vực. Bên cạnh đó, nước này không ngừng viện trợ, hợp tác quân sự với một số nước tham gia các hoạt động quân sự song phương và đa phương

Tuy vậy, Đông Nam Á không chỉ trở nên có giá trị chiến lược quan trọng với Mỹ, Trung Quốc mà còn là khu vực cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn khác như Ấn Độ, Nhật Bản, Nga…. Ngoài thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, tăng cường sự hiện diện quân sự, can thiệp sâu, rộng hơn vào khu vực nhằm kiềm chế, ngăn chặn lẫn nhau, các nước lớn cũng đẩy mạnh triển khai nhiều hoạt động nhằm giành giật ảnh hưởng tại khu vực

Thời gian gần đây, sự bố trí và tập hợp lực lượng giữa các cường quốc nói trên có tiến triển quan trọng. Những đặc điểm nổi bật là sự trỗi dậy không ngừng của Trung Quốc và sự tái can dự của Mỹ ở Đông Nam Á

Đồng thời, sự chuyển động trong tứ giác Trung - Mỹ - Nhật - Ấn không khỏi khiến người ta cảm nhận rằng Trung Quốc ở một phe và Mỹ - Nhật - Ấn ở một phe. Nhìn chung, các nước vừa và nhỏ ở Đông Nam Á đang phải ứng phó trước môi trường quan hệ các nước lớn biến động đầy phức tạp
 
Last edited:
Singapore tư nhân dẫn đầu trong hoạt động R&D

Ngày 11/10, tại lễ trao giải thưởng Khoa học và Công nghệ Quốc gia cho 16 nhà nghiên cứu và khoa học trẻ tiêu biểu, Bộ trưởng Phát triển Cộng đồng, Tuổi trẻ và Thể dục thể thao Singapore, Vivian Balakrishhan, cho biết khu vực tư nhân của Singapore đang dẫn đầu trong hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) khoa học công nghệ ở nước này, và ngày càng có nhiều công ty tại Singapore đầu tư vào R&D, tạo ra lợi thế cạnh tranh khi chuyển dịch sang các hoạt động đầu tư có giá trị gia tăng cao hơn

Hoạt động R&D trong lĩnh vực sinh-y học, dù tương đối nhỏ, cũng tăng rất nhanh ở mức 51,3% trong năm 2005

Theo một cuộc điều tra quốc gia của Singapore, năm 2005 khu vực tư nhân đã chi 3,03 tỉ đôla Singapore (khoảng 1,91 tỉ USD) cho R&D, tăng 17% so với năm 2004

Số liệu thống kê cho thấy khu vực tư nhân sử dụng nguồn nhân lực R&D lớn, chiếm 62% trên tổng số các nhà khoa học nghiên cứu và kỹ sư tại Singapore

Tỉ lệ tiến sĩ khoa học trong khu vực tư nhân ở Singapore đã tăng tới 24,6% trong năm ngoái, và hoạt động (R&D) trong khu vực hành chính công tăng 5,4%, nhờ đầu tư từ chính phủ, đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học như sinh- y học, vật lý và cơ khí
 
Last edited:
Nghệ thuật Lobby Singapo tại Hoa Kỳ
Làm ăn với Mỹ phải biết lobby vì đó là cái thế chính trị mà người Mỹ thường vận dụng tối đa để tranh thủ quyền lợi kinh tế thương mại khi giao dịch với nhau và với người nước ngoài

Từ ngày lập quốc, những cha đẻ của nước Mỹ đã hình dung một xã hội dân chủ trong đó tiếng nói của người dân phải được chuyển tải một cách đầy đủ nhất đến chính quyền

Một trong những công thần lập quốc của nước Mỹ là ông James Madison (sau này trở thành Tổng thống thứ tư của Mỹ vào năm 1809) là người phổ biến cái thuyết “bàn tay vô hình” trong chính trường, tương tự như thuyết bàn tay vô hình trong kinh tế thị trường của Adam Smith

Theo ông thì chính trường cũng như thương trường; nếu thông tin được lưu hành tốt thì cung sẽ gặp cầu, chính trường sẽ ổn định, vì Nhà nước có đủ thông tin (và yêu cầu, áp lực từ dân) để biết và cung được cái gì dân cầu

Từ đó, vai trò của lobbyist (tạm dịch là người vận động hành lang) trong chính trường Mỹ được xem là cần thiết như vai trò của những người làm dịch vụ thông tin, tiếp thị, môi giới, trung gian… trong thương trường

Người lobbyist ở Mỹ có thể đại diện bất cứ một cá nhân, tập thể, chính trị, xã hội, kinh tế, thương mại nào, kể cả những cá nhân, tập thể Chính phủ nước ngoài, chỉ với điều kiện là họ đăng ký minh bạch với chính quyền Mỹ

Tại sao cần đến hoạt động lobby ?

Khi đã có các quan hệ chính trị, thương mại, kinh tế, xã hội là tất sẽ có nhiều vấn đề phức tạp, xung đột từ những tranh chấp quyền lợi đơn thuần, hoặc từ những cảm nhận sai lệch, những sự hiểu lầm khó tránh được và thường xảy ra, đặc biệt là khi hai bên có sự khác nhau trong văn hóa xã hội, chính trị, cách làm ăn. Nói chung, tính công bằng của người Mỹ theo nghĩa tốt nhất là khá cao

Tuy nhiên, nhiều người nước ngoài thường ngộ nhận điều này vì thấy người Mỹ luôn nói theo luật, sống theo luật, nên họ cứ ngỡ rằng làm việc với người Mỹ chỉ cần nói lý là đủ. Công bằng đối với người Mỹ có nghĩa “sòng phẳng” nhiều hơn là “đúng” theo nghĩa đạo đức

Nghĩa là, nếu tôi đẩy được anh làm chuyện gì mà anh đồng ý, dù không thật sự hài lòng, hoặc anh bị tòa xử thiệt hại cho anh vì anh không có người biện hộ tốt, thì cũng là “fair” (sòng phẳng), mặc dù anh có thể “bị” phải đồng ý

Như vậy, thì dù khi chính quyền Mỹ có áp lực từ Hiệp hội Thủy sản Mỹ (trực tiếp hoặc gián tiếp qua các dân biểu của họ), lấy lý do nào đó để ngăn chặn một nước XYZ nào đó đưa tôm, cá vào Mỹ, mà nếu nước xuất khẩu không có tiếng nói và một phần lực mạnh mẽ thì sẽ bị thiệt thòi và đó là chuyện của anh. Nguyên tắc này áp dụng cho cả người Mỹ với nhau

Chính trường Mỹ tương đối minh bạch, nhưng hệ thống vận hành lại chằng chịt, phức tạp, không phải lúc nào cũng công bằng. Trong lĩnh vực chính trị, ngay cả những nước thân thiện với Mỹ và có văn hóa gần gũi với Mỹ như Anh, Pháp, Đức, Úc cũng phải cần chuyên gia lobby để vận động thường xuyên với chính khách Mỹ. Ở Á châu, các nước đồng minh của Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng phải có một đội lobby hùng hậu ở Mỹ

Chính quyền Đài Loan nhờ có lobby giỏi mới có được sự hậu thuẫn trong chính giới Mỹ để giúp họ quản lý được nhiều vấn đề cực kỳ phức tạp trong quan hệ tay ba giữa họ với Mỹ và Trung Quốc

Trong mười năm qua, Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều cho nhu cầu hiểu biết về người Mỹ đồng thời thực hiện các hoạt động lobby rất tinh vi ở Mỹ; do vậy Trung Quốc có được một quan hệ tương đối tốt và ổn định với nước này, mặc dù quan hệ song phương giữa Mỹ và Trung Quốc đã đến mức rất lớn và cực kỳ phức tạp

Hệ thống vận hành quyền lực chính trị của Mỹ

Cơ quan quyền lực cao nhất và mạnh nhất ở Mỹ là Quốc hội - gồm có Hạ viện với 435 Dân biểu (DB), nhiệm kỳ hai năm và Thượng viện với 100 Thượng nghị sĩ (TNS), nhiệm kỳ sáu năm. Hiến pháp Mỹ quy định nhiệm kỳ hai năm cho dân biểu là để các vị này luôn bị áp lực phải phục vụ dân vì phải đi năn nỉ dân bầu lại cho mình mỗi hai năm một lần

Vai trò của Thượng nghị sĩ là để cân bằng những đòi hỏi, nhu cầu quá đáng từ Hạ viện vì các TNS không bị áp lực tranh cử nặng nề như các dân biểu. Quyền lực của Quốc hội phần lớn dựa trên vai trò hiến định là làm luật (từ nhu cầu, nguyện vọng của dân) và chuẩn chi ngân sách Nhà nước

Do Quốc hội Mỹ nắm hầu bao nên cơ quan này có quyền và ảnh hưởng, chi phối mọi hoạt động của hành pháp. Tổng thống có muốn làm gì mà Quốc hội không duyệt thì cũng không xong. Tổng thống có ký hiệp định gì với ai mà Quốc hội không duyệt thì cũng không có hiệu lực

Quốc hội muốn gì, nếu không có ảnh hưởng lớn đến an ninh quyền lợi chiến lược của quốc gia, thì phía hành pháp thường cũng xuôi theo. Quốc hội là cái cửa để doanh nghiệp, tập thể, hội đoàn tác động trực tiếp để can thiệp cho quyền lợi của họ

Một ông cựu chủ tịch Hạ viện Mỹ là ông Thomas ONeil đã nói một câu bất hủ: “Chính trị là việc địa phương” (“All politics is local”). Ý nghĩa của câu nói này là các dân biểu bị áp lực trực tiếp và thường xuyên từ cử tri của mình, và phải ưu tiên phục vụ đòi hỏi của họ; nếu không thì sẽ thất cử, khi ấy cho dù người dân biểu có mục tiêu phục vụ lý tưởng tốt đến đâu cũng không có đất để hoạt động

Chính vì vậy mà bất cứ một doanh nghiệp, hiệp hội, đoàn thể nào cũng có thể đòi hỏi người dân biểu của mình áp lực chính trị với các cơ quan hành pháp để đòi cho được quyền lợi về phía mình

Tại đất nước này khi có xung đột quyền lợi thì một trong những nguyên tắc chính để tạo cân bằng và ổn định chung là thương lượng, qua đó hy vọng tìm được sự nhượng bộ của cả hai bên, mỗi bên có lợi một ít, không bên nào được lợi hết, hoặc thiệt hết. Khi hai bên không thể tự giải quyết ổn thỏa thì mới “đụng trận” đem nhau ra tòa, hay để cho một phía thứ ba đứng ra giải quyết giùm

Đây là giải pháp cuối cùng vì rất tốn kém chi phí cũng như thời gian. Cho nên vai trò người lobby ở đây rất quan trọng: giúp thân chủ tránh được những đối đầu không cần thiết, và chỉ đến khi không còn đường giải quyết nữa mới nói đến vấn đề tranh tụng

Muốn đối thủ của mình chịu nhượng bộ thì mình phải tạo được cái thế chính trị, cái lực (thực hoặc ảo) để đối thủ phải cân nhắc, chịu thương lượng trước khi “ra tay”. Đó là nghệ thuật của lobby. Muốn có được cái thế lực cần thiết để thủ thân thì cần phải có một chiến lược lobby ở tầm quốc gia (về mặt chính trị) và ở tầm doanh nghiệp/hiệp hội (về mặt kinh tế thương mại)

Dù tốn kém cũng phải làm

Đầu tư vào các hoạt động lobby khá tốn kém, nhưng đây là phương pháp ngừa bệnh và giảm đau, cho nên dù có tốn kém nhưng còn rẻ hơn nhiều so với chi phí chữa bệnh. Kinh nghiệm của các nước làm lobby hữu hiệu với Mỹ là dùng các chuyên gia lobby có kinh nghiệm và thế lực ở Mỹ

Người nước ngoài khó có kiến thức, quan hệ, tư cách và pháp nhân cần thiết để tiếp cận dễ dàng với chính giới Mỹ. Những chuyên gia này đã chi trả những phí “lót đường” hợp pháp để khi gõ cửa thì được người ta mời vào. Và họ cũng là người có phương tiện và khả năng “có qua có lại” để có được ảnh hưởng với các dân biểu

Những nước thường gặp trở ngại trong quan hệ với Mỹ là những nước chủ quan, không chịu đầu tư nghiêm túc để hiểu người Mỹ và biết cách tác động tích cực vào hệ thống quyền lực của họ, hoặc đặt quá nhiều trách nhiệm và kỳ vọng vào khả năng của các viên chức ngoại giao ở sứ quán của mình

Trên thực tế hầu hết các viên chức ngoại giao sứ quán có kiến thức không sâu về nước mà mình đang làm việc, đơn giản là do nhiệm kỳ của họ chỉ có ba hoặc bốn năm. Mặc dù phần lớn đều có một số chuẩn bị cơ bản trước khi nhận nhiệm vụ nhưng họ không đủ khả năng (kể cả vấn đề ngoại ngữ) để tự tin và năng nổ xông vào chính trường Mỹ (ngoài nhiệm vụ ngoại giao truyền thống)

Trong tất cả các sứ quán Á châu ở Mỹ chỉ có Singapore là có một đội ngũ nhân viên tương đối nhỏ nhưng có khả năng cao trong quan hệ với nước sở tại, vì họ được đào tạo chuyên về Mỹ, có khả năng giao tiếp tốt. Nhờ vậy họ có được sự tự tin để “mòn gót giày” trên các hành lang Quốc hội thay vì thụ động ngồi trong văn phòng sứ quán như phần lớn nhân viên của các sứ quán khác

Thế mà, Singapore vẫn có một nhóm chuyên gia lobby để giúp họ “bắt mạch” nhịp đập của chính trường Mỹ, hoạch định kế hoạch chiến lược, duy trì những quan hệ ưu tiên trong chính giới Mỹ


Trong phạm trù kinh tế thương mại, nếu muốn làm ăn trên quy mô lớn và lâu dài với Mỹ thì cần phải có một chiến lược và kế hoạch, chương trình lobby cụ thể với Mỹ

Nếu vai trò của người luật sư là cần thiết trong làm ăn với Mỹ, thì vai trò của người lobby cũng quan trọng không kém, vì họ là người giúp ngừa những căn bệnh lớn có tầm chiến lược và giúp giảm đau, chóng hồi phục khi bị bệnh

Kinh nghiệm làm ăn với Mỹ của một số doanh nghiệp trong nước mấy năm qua có thể cho thấy khá rõ vấn đề này. Trong quan hệ song phương giữa hai nước, quyền lợi chính trị và kinh tế có nhiều lĩnh vực tương đồng do đó nên có sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp /hiệp hội với nhà nước để chia sẻ thông tin, chi phí, và hỗ trợ nhau trong công tác lobby để tạo nên một cái thế lớn hơn

Các hiệp hội ngành nghề và các hiệp hội doanh nghiệp nên xem đây là vấn đề ưu tiên trong quan hệ làm ăn với Mỹ để hợp lực tạo cái thế cho hoạt động lobby ở Mỹ khi cần

Không có phương tiện lobby thì doanh nghiệp trong nước sẽ không có khả năng tiên đoán những hậu quả không lường được, và cũng sẽ không có khả năng trở tay một cách bài bản và có hiệu quả khi bị gây sự từ những nhóm đặc quyền ở Mỹ. Lobby ở Mỹ là một vấn đề mà nếu không biết lo xa tất sẽ có buồn gần; cái giá phải trả sẽ rất lớn, từ những thiệt hại cụ thể đến những hệ quả lâu dài hơn

TRẦN SĨ CHƯƠNG
 
Last edited:
Đầu năm, nghe ông Lý Hiển Long tâm sự

- Khó có nhà lãnh đạo chính phủ nào có thể được như Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long để loan báo với các công dân của mình rằng “kinh tế Singapore đã khôi phục mạnh mẽ trong năm 2010, tăng 14,7% cả năm”. Tuy nhiên, ông không chỉ nói mỗi chuyện tăng trưởng GDP

Không quá tự hào về thành tích, trái lại ông Lý thận trọng căn dặn: “Xin nhớ rằng đó là kết quả của những hoàn cảnh đặc biệt, và không chắc sẽ sớm lặp lại được!”. Thật vậy, GDP tăng 14,7% là do năm 2009 đã tăng trưởng âm 2,1% so với năm 2008. Nhờ năm 2010 vừa qua Singapore “buôn bán phát tài” nên thông điệp năm nay của ông ngắn hơn năm ngoái 142 từ, chỉ 1.130 từ

Thách thức trẻ hóa dân số

Trong bài nói chuyện đầu năm 2010 tức tết năm Dần, khi đề cập đến tác động của tình hình thế giới, ông giải thích cặn kẽ: “Giá bất động sản ở Dubai rớt mạnh, Hi Lạp lâm nguy tài chính nghiêm trọng, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cùng chịu áp lực. Điều đó gây rối toàn thể khu vực đồng euro và làm lung lay các thị trường tài chính toàn cầu. Các sự kiện xa tít mù khơi đó có thể làm Singapore tổn thương, do lẽ kinh tế chúng ta quá rộng mở và toàn cầu hóa... Chính phủ Singapore thận trọng theo dõi tình hình, người Singapore cũng nên chuẩn bị tâm lý”

“Chúng ta sẽ phải nâng tầm tri thức và kỹ năng của nhân dân, tăng tính sản xuất và cạnh tranh, đồng thời tiếp tục thích ứng bản thân chúng ta và cả xã hội chúng ta nữa với thế giới đang thay đổi này”

Sau đó, ông động viên dân chúng bằng những lý lẽ dân gian quen thuộc: “Năm Dần còn là biểu tượng của can trường và sức mạnh. Người Singapore phải thấm tinh thần đó của năm Dần để sẵn sàng đối đầu với các thách thức và bất trắc...”

Nhờ quen nói trực tiếp với dân chúng nên năm ngoái ông Lý đã có thể đề cập chuyện sinh đẻ với họ: “Bên cạnh việc cải thiện kinh tế, còn một thách thức khác là trẻ hóa dân số. Chúng ta cần có đủ em bé để sang thế hệ tới thay thế chúng ta. Cần duy trì một khối công dân sinh đẻ và lớn lên tại đây làm nền tảng để duy trì, chuyển giao các giá trị và tinh thần của đất nước này

Bất hạnh thay, chúng ta đã sinh quá ít em bé, giảm còn 1,23% so với tỉ lệ 1,28% của năm trước. Điều đó có nghĩa là năm tới chúng ta sẽ thiếu đi ít nhất 10.000 em bé để thế chỗ chúng ta. Tôi sợ rằng năm nay cũng lại thế. Một số gia đình người Hoa không muốn sinh con trong năm Dần này. Trong ba năm Dần trước đây (các năm 1998, 1986 và 1974), số vụ sinh đẻ giảm những 7%

Theo tử vi là một chuyện, song vì mê tín mà không ưa trẻ con sinh năm Dần lại là chuyện khác. Các trẻ em ấy có khác gì với các trẻ em sinh các năm khác đâu! Tử vi thì tử vi, chúng ta cũng phải giữ cho Singapore là một chốn tốt để có con với nhau và thế hệ tương lai được nhẹ gánh”. Tuổi của ông Lý Hiển Long cũng đủ để đóng vai cha chú các cô cậu công dân Singapore trong tuổi sinh đẻ để khuyên họ như thế

Nâng tầm tri thức và kỹ năng của nhân dân

Cũng thế, năm nay ông Lý không đánh giá chung chung tình hình thế giới. Phức tạp ra sao, ông nêu rõ: “Có những mối âu lo đáng ngại. Kinh tế Mỹ vẫn yếu ớt. Châu Âu đối diện khủng hoảng nợ ở Hi Lạp, Ireland cùng vài nước khác. EU cần cải cách cơ cấu để cho đồng tiền chung euro xài được mà không cần đến các giải pháp quá thẳng thắn. Song ở châu Á, động lực thúc đẩy tăng trưởng thì mạnh lắm

Trung Quốc và Ấn Độ đang dẫn đầu phía trước, các nước Đông Nam Á cũng đang tăng trưởng vững chắc. Châu Á hi vọng sẽ tiếp tục thành công cho dù các nước phát triển vẫn còn yếu, và qua đó tạo ra một môi trường khu vực thuận lợi cho Singapore”

Vấn đề đặt ra cho Singapore nằm ở cuối đoạn phân tích này: “...một môi trường khu vực thuận lợi cho Singapore”. Các công dân Singapore đủ học vấn để có thể liên hệ đến vị trí ngã tư quốc tế của Singapore, cùng sự tùy thuộc của Singapore vào thương trường thế giới mà hiểu trọn đánh giá tình hình thế giới của ông Lý

Sau đó, ông giới thiệu chỉ tiêu năm 2011 và kế sách mới: “Bộ Công thương dự trù tăng trưởng từ 4-6%, thấp hơn năm nay nhiều, song vẫn còn là đáng kể. Không dễ gì duy trì được tăng trưởng đó trong thập niên tới đâu. Chúng ta sẽ phải nâng tầm tri thức và kỹ năng của nhân dân, tăng tính sản xuất và cạnh tranh, đồng thời tiếp tục thích ứng bản thân chúng ta và cả xã hội chúng ta nữa với thế giới đang thay đổi này”

Có dễ nói cho dân nghe ?

Một dân số lao động chính, tuổi từ 25 đến 39, có đến 91,7% có học lực trung học hoặc hơn sẽ hiểu được thế giới đang thay đổi ra sao và thế nào là nhu cầu “thích ứng với thế giới đang thay đổi”mà ông Lý nêu ra. Kinh hoàng nhất trong thời đại tính bằng thời gian thực của kỹ thuật số này là sự tĩnh tại không thay đổi, phi thời gian. Nước nào cũng có bản sắc dân tộc của mình, cũng ý thức phải giữ gìn bản sắc đó, cho dù đó là một quốc gia rất non trẻ như Singapore. Song không vì thế mà cứ “ở lì” trong cái thành trì “bản sắc” đó, mặc cho thời gian bay qua

Lịch sử không cho phép kêu nài như nhà thơ Lamartine “Thời gian hỡi, hãy dừng cánh lại”. Những kiểu “đóng cửa” của nhà Thanh, cùng “mở cửa” như Minh Trị thiên hoàng đã đem lại những gì, ai cũng đã rõ. Bởi thế, không thể không hiểu tại sao ông Lý nhấn mạnh khi mô tả tình hình thế giới cho người dân Singapore: “...Các nước xung quanh chúng ta đang dựng lên cuộc chơi của họ”. Quả thật là nước nào cũng đang dựng lên “cuộc chơi” của mình và muốn nước khác theo “luật chơi” của họ bày ra.

Thật ra, không chỉ Thủ tướng Lý Hiển Long nói chuyện với dân chúng. Các cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu, Goh Chok Tong cũng luân phiên nói chuyện trong cương vị bộ trưởng cao cấp. Thế nhưng, chưa hẳn toàn thể dân chúng Singapore hài lòng

Năm ngoái, ông Goh đã phải khuyên họ: “Chúng ta đừng nên than phiền nhiều quá khi không mua được căn nhà như ý, không có đủ chỗ đậu xe hơi, tàu điện ngầm hơi bị chật. Đó là những vấn đề xảy ra từ chính những thành quả của chúng ta, trong khi còn có nhiều người khác chưa được hưởng mọi thành quả ấy. Hãy nhớ đến họ trong khi ra sức giải quyết rốt ráo các vấn đề của chúng ta”

Một cây bút nổi tiếng của CNN ấn bản châu Á, trú tại Singapore, đã phản ứng sau phát biểu của ông Goh: “Nói cho ngay, ở Singapore việc than phiền nay là môn “thể thao quốc gia”, còn được ưa chuộng hơn cả môn bóng đá mà dạo sau này chẳng thu hút khán giả, trung bình mỗi trận bán được chỉ 214 vé... Người nghèo đâu có than phiền vì các phương tiện chuyên chở công cộng chật ních người hay vì thiếu nhà ở. Họ đang bận làm sao lãnh được trợ cấp an sinh từ một chính phủ khét tiếng là chẳng an sinh”

Thành ra trong thông điệp đầu năm của mình, Thủ tướng Lý Hiển Long phải hứa hẹn: “Nhờ tăng trưởng đó, chúng ta sẽ cải thiện cuộc sống của người dân. Có thể tạo ra việc làm trọn vẹn đủ sống và đào tạo người dân vào các công việc đó. Có thể xây thêm chỗ ở mới, thêm trường học trang bị tốt hơn, chuyên chở công cộng đầy đủ hơn... Có thể biến nơi đây thành mái ấm cho mọi người dân chúng ta...

Chúng tôi sẽ gắng sức đảm bảo cho đại đa số người dân Singapore được hưởng lợi ích từ tăng trưởng, từ người thu nhập thấp, lao động ít chuyên môn nhất đến người có thu nhập trung bình”
 
Last edited:
Ngoại giao Facebook
- Ngoại trưởng Singapore George Yeo là ngoại trưởng đầu tiên của ASEAN mở trang cá nhân trên mạng xã hội Facebook. Một ý tưởng thức thời, táo bạo và đương nhiên là thú vị ở một khu vực mà dường như “ngoại giao chính trị” vẫn còn lấn át

Nhưng ông George Yeo đã giành thế chủ động để nói về đất nước ông, về công việc của ông và về bản thân ông. Xem ảnh ông tươi cười bắt tay các ngoại trưởng ASEAN tại Hà Nội bên lề các cuộc họp, hẳn thích thú hơn nhiều so với ảnh ông nghiêm túc trên bàn hội nghị. Đọc các chú thích, các bài viết của chính ông hẳn ngắn gọn và dễ tiếp nhận hơn là những bản tin dài trên báo chí

Không ít thách thức khi lên mạng, nhất là với một chính trị gia, nhưng Ngoại trưởng Singapore chấp nhận thách thức đó. Cái được là sự chủ động, và sự quan tâm của rất nhiều người - trong đó không ít các bình luận của người Việt Nam, đến những gì ông George Yeo muốn nói. Và đương nhiên, đây là một cách khôn ngoan khi mà Facebook đã trở thành đợt thủy triều tràn vào cộng đồng người sử dụng Internet trên toàn thế giới

Không chọn mạng xã hội có ảnh hưởng rộng như Ngoại trưởng Singapore, song Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Staffan Herrstrom, và trước đó là Đại sứ Anh vừa hết nhiệm kỳ Mark Kent, cũng có những trang blog để kết nối với người dân nước sở tại. Các trang blog này nằm trong khuôn khổ trang web của đại sứ quán của họ tại Hà Nội, song đó vẫn là những phát ngôn, những chia sẻ mang đậm dấu ấn cá nhân và vì thế dễ làm người đọc thích thú hơn là các bài viết chính thức trên trang web của sứ quán. Blog của Đại sứ Thụy Điển mở chưa lâu, giữa tháng 12.2010 nhưng ông khá chăm chỉ cập nhật

Quen biết với người Việt hơn bởi ra đời trước và được các nhân viên cần cù của Đại sứ quán Anh “tiếp thị” thường xuyên hơn là blog của cựu Đại sứ Anh Mark Kent. Từ bài viết đầu tiên trên blog tháng 9.2008, ông Kent đã có hàng chục bài viết cho đến khi ông kết thúc nhiệm kỳ tại Việt Nam tháng 11.2010. Ông là đại sứ nước ngoài đầu tiên ở Hà Nội viết blog, sau đó ông mở cả trang trên Facebook để kết nối với mọi người. Những câu chuyện dí dỏm và sự nhiệt tình, tình cảm yêu mến dành cho Việt Nam khiến ông có một đội ngũ đông đảo fan hâm mộ

Cách đây một năm, người dùng Internet đã phát sốt với video clip chàng trai Anh Lee Kirby hát tiếng Việt. Lại một lần nữa, các nhân viên của Đại sứ quán Anh đã rất sáng tạo: Họ đề nghị Kirby ghi âm một bài hát Việt Nam để làm lời chúc Tết Nguyên đán - 2010. Băng video Kirby hát “Quê nhà” được Đại sứ quán Anh tại Hà Nội đưa lên trang Facebook và kênh YouTube đã trở nên “hot” hơn cả lời chúc tết 2009 của huấn luyện viên trưởng Đội tuyển Bóng đá Manchester United - Sir Alex Ferguson, và Ngoại trưởng Anh lúc đó David Miliband vốn cũng rất thú vị. Đại sứ quán Anh là ví dụ tốt nhất trong việc dùng các mạng xã hội để quảng bá hình ảnh và xúc tiến quan hệ với Việt Nam. Tiếc là sau khi Đại sứ Mark Kent rời Việt Nam, đại sứ mới sang chưa kết nối với người dân Việt Nam theo một cách gần gũi như thế

Việt Nam chỉ là một ví dụ trong việc người Anh sử dụng các công cụ giao tiếp số để làm ngoại giao. Ngoại giao kỹ thuật số được Bộ Ngoại giao Anh rất coi trọng và dành hẳn một trang web cho vấn đề này.Thời của các thông tin một chiều, của những bài nói chuyện cả tiếng đồng hồ đã qua, và giờ Internet giúp các nhà ngoại giao lắng nghe phản hồi và giao tiếp một cách cởi mở để góp phần tốt hơn cho việc hoạch định chính sách của họ

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton là một trong những nhân vật đi đầu trong việc đề ra chiến lược ngoại giao kỹ thuật số. Sáng kiến ngoại giao này của Mỹ bao gồm hàng loạt dự án nhỏ được thiết kế để sử dụng Internet, điện thoại di động, các mạng xã hội để thúc đẩy các mục tiêu chính sách đối ngoại của Mỹ.

Trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ rất sinh động và mở, sẵn sàng được chia sẻ qua các mạng như YouTube, Facebook, Twitter... Người Mỹ rất thực tế khi nhìn thấy lợi ích của việc sử dụng các mạng xã hội để kết nối với dân chúng khắp thế giới và họ đã thành công ở nhiều nước, bổ sung đáng kể cho ngoại giao truyền thống. Công nghệ thông tin trong ngoại giao, giờ không đơn thuần là một trang web nữa rồi. Sự tương tác trên Internet giờ mạnh mẽ tới mức chỉ trong vài phút, một ý tưởng đưa ra đã có thể có hàng trăm phản hồi và con số đó sẽ tăng theo cấp số nhân để trở thành một tiếng nói mà các nhà hoạch định chính sách thiệt nhiều hơn lợi nếu họ không đi trước trong ứng xử, chưa nói là bỏ qua

Thực ra ý tưởng này vẫn mới mẻ ở nhiều nước chứ không chỉ ở Việt Nam, bởi những thách thức từ sự tương tác toàn cầu đó là quá lớn. Đại sứ Phạm Sanh Châu kể, trong đề án phát triển ngoại giao văn hóa, ông đã đề xuất dùng các mạng xã hội Facebook, Twitter... để quảng bá hình ảnh Việt Nam nhưng chưa được chấp thuận. “Tôi vẫn đề xuất lại mới đây” - ông cho biết

Tuy nhiên, về cá nhân, ông Châu cũng không có trang blog riêng. Ông thừa nhận có rất nhiều chuyện để kể sau những hành trình công du khắp thế giới trong hàng chục năm làm ngoại giao. Ông cũng đồng ý rằng, khi ông đang thực hiện chủ trương phát triển ngoại giao văn hóa thì trang blog cá nhân là công cụ rất thích hợp và hấp dẫn. Ông đưa ra lý do là không đủ thời gian

Thời gian không phải là lý do duy nhất để các nhà ngoại giao Việt Nam lưỡng lự trong việc tiến vào mạng xã hội. “Có thể tôi thuộc type người còn hơi bảo thủ trong việc không thích thường xuyên tâm sự chia sẻ công khai những thông tin về đời sống riêng của mình” - nhà ngoại giao tài hoa và đầy lịch thiệp Ngô Quang Xuân nói, sau khi tiết lộ ông đang cân nhắc ý định sử dụng Facebook mở trang cá nhân. Nhưng những người bạn tương lai trên mạng xã hội của các nhà ngoại giao - cũng như cả Bộ Ngoại giao - đều biết rằng, các nhà ngoại giao vốn khôn ngoan (hầu như) luôn hành xử một cách thận trọng, dù là trong thế giới ảo
 
Last edited:
Làm dân sợ, làm dân ghét hay làm dân yêu ?

ResizedImage380600-15047-Doi-thoai-Ly-Quang-Dieu.jpg

- Lý Quang Diệu kiên quyết dùng kỷ luật sắt để điều hành đất nước, thà làm cho dân sợ còn hơn làm cho dân yêu (nhưng không làm dân ghét) như đúng như những gì Machiavelli từng răn dạy các bậc Quân vương trong cuốn sách cùng tên 500 năm trước. Ông và đội ngũ quản trị tinh hoa của mình đã lãnh đạo một Singapore phát triển thần kỳ như thế

Một đất nước quá nhiều luật lệ

Báo chí phương Tây gọi Singapore là gì nhỉ? Nhà nước vú em, một nhà nước đánh thức bạn mỗi sáng, theo dõi bạn cả ngày, và đưa bạn đi ngủ mỗi tối

Lý Quang Diệu được gọi ra sao ? "Tiểu Hitler ở Đông Nam Á", "nhà độc tài", "ông bố biết tuốt"

Thực hư thế nào chưa bàn, chỉ có điều, Singapore dưới con mắt truyền thông quốc tế nổi lên với một đặc điểm cơ bản: một chính quyền nghiêm khắc tới mức không có trong từ điển của nó chữ "tình". Từ việc duy trì hình thức phạt đánh bằng roi cho tới cấm bán kẹo cao su, có vẻ trong mắt không ít người, sự quá quắt đã đi quá giới hạn của nó

Sự kiện gây chấn động thế giới hơn cả là việc công dân người Úc gốc Việt Nguyễn Tường Vân bị chính phủ Singapore tuyên án tử hình năm 2005 do mang 400g ma tuý vào nước này. Không phải bởi án tử hình cho tội phạm ma túy, Singapore quá nổi tiếng với bộ luật đưa lên giá treo cổ bất kỳ ai sở hữu trên 15g heroin rồi

Điều đặc biệt ở chỗ, bất chấp năm lần bảy lượt đích thân thủ tướng Australia John Howard "cầu xin" thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, và thậm chí cả "đe doạ" sẽ làm xấu đi quan hệ ngoại giao hay đưa vụ việc ra tòa án quốc tế, chính quyền Singapore hoàn toàn không nhượng bộ

Ân huệ lớn nhất là họ đã cho phép mẹ của Nguyễn Tường Vân được gặp, nắm tay và vuốt mặt con trai lần cuối trước khi treo cổ phạm nhân. Ngay cả điều nhỏ nhất ấy cũng chưa có tiền lệ ở quốc gia cấm tử tù không được gặp người thân này

"Vô nhân đạo", "dã man", "bất trị" là những từ ngữ trong số không biết bao nhiêu tính từ những người chủ trương "nhân quyền" đã dùng để mô tả chính quyền của Singapore khi ấy

Vậy cho nên, trong một cuộc ăn trưa tình cờ với hai nữ doanh nhân Singapore trong lĩnh vực y tế vài tuần trước, khi được hỏi có thích Singapore không, cho dù rất muốn ngoại giao, người viết bài này vẫn phải nói "Không" với cái lý do đầy cảm tính: "Singapore có quá nhiều luật lệ !"

Rất tiếc, vài tuần sau, người viết cảm thấy thật lòng hối tiếc với câu trả lời ấy của mình. Không phải bởi nghĩ lại thấy hai cô gái ấy xinh đẹp, mà do một cuốn sách mới tinh có tên: "Đối thoại với Lý Quang Diệu" của nhà báo Mỹ Tom Plate

Lý Quang Diệu là cáo hay là nhím ?

"Đối thoại với Lý Quang Diệu" đơn giản mô tả lại cuộc phỏng vấn 2 ngày giữa Tom Plate và cha đẻ của đất nước Singapore. Đáng ra, với một cuộc phỏng vấn kéo dài 2 ngày mà lại về chính trị nữa thì cuốn sách phải nhàm chán mới đúng. Người viết đã mua về nhưng cũng không định mất công đọc cho tới khi nhận được chỉ thị: phải đọc !

Đến lạ! Đọc rồi không dứt ra được, cuốn sách có ma lực khó cưỡng

Nói một cách đơn giản thế này, Tom Plate định làm một cuộc đại phẫu với "ông già" đã 86 tuổi Lý Quang Diệu. Một cơ hội hiếm hoi cuối cùng để hiểu lại một vĩ nhân chính trị chắc cũng sắp "tìm về với Marx". Lý Quang Diệu ho sù sụ và phải chườm hết bình này đến túi kia trong suốt cuộc phỏng vấn, còn Tom Plate vừa đùa cợt vừa "biểu diễn" kiến thức Đông Tây Kim Cổ để "thử" ông già họ Lý

Cuộc phỏng vấn "như đùa" ấy thế mà cũng trả lời được khối câu hỏi hay hay, trong đó quan trọng nhất có lẽ là: Lý Quang Diệu đã"cấy" DNA gì vào đất nước Singapore mà họ phất thế hay nói một cách nghiêm túc hơn: tư tưởng quản trị đất nước và phát triển kinh tế của Lý Quang Diệu như thế nào ?

Tom Plate "soi" Lý Quang Diệu dưới lăng kính của một loạt những nhà tư tưởng phương Tây từ cổ đại như Plato, tới cận đại: Machiavelli, Thommas Hobbes, Thommas Moore và hiện đại: Friedric Hayek, Isaiah Berlin... cho dù Lý Quang Diệu bảo:

"Tôi không giỏi triết học và các học thuyết, tôi chỉ đọc qua loa thôi, tôi chỉ quan tâm tới những gì hiệu quả trong thực tiễn"

Ấy thế mà, trong tư duy phát triển của Lý Quang Diệu tồn tại tất cả những tư tưởng đặc sắc của các nhà triết học vừa kể, cho dù họ vẫn được coi là đối nghịch nhau "chan chát"

Lý Quang Diệu kiên quyết dùng kỷ luật sắt để điều hành đất nước, thà làm cho dân sợ còn hơn làm cho dân yêu, như đúng như những gì Machiavelli từng răn dạy các bậc Quân vương trong cuốn sách cùng tên 500 năm trước. Thế nhưng, ông cũng tạo ra một "thành bang" Singapore được quản trị bởi những con người tinh hoa bậc nhất đúng như nền Cộng hòa lý tưởng được điều hành bởi quý tộc ưu tú trong tưởng tượng của Plato

Lý Quang Diệu góp công quan trọng kiến tạo một xã hội không tưởng (utopia) kiểu Thommas Moore với kinh tế, giáo dục, y tế... đứng hàng đầu thế giới trong khi tỉ lệ tội phạm thấp nhất toàn cầu. Trong khi ấy, ông lại sử dụng những biện pháp "cảnh sát trị" để duy trì luật pháp và trật tự thép kiểu Thommas Hobbes

Không phản đối Karl Marx nhưng cũng lại rất hâm mộ kinh tế thị trường của Hayek, với những người phê bình, Lý Quang Diệu có thể hiện lên như một chú "cáo" hai mặt, luôn luôn biến hình, chẳng có tư tưởng phát triển gì chủ đạo ngoài những thủ đoạn chính trị để sẵn sàng "vùi xuống đất đen" mọi phe phái đối lập với mình

Tom Plate không nghĩ thế và tay nhà báo Mỹ "ma quái" này có tài thuyết phục để độc giả cũng không nghĩ thế. Cho dù đã được Lý Quang Diệu "rỉ tai" nói nhỏ rằng cứ viết về ông tiêu cực nếu "anh thấy thế", Tom Plate đã nhìn "ngước lên" để thấy tầm vóc của một Lý Quang Diệu với bản lĩnh sắt đá, động lực phi phàm và trí tuệ vô song

Con người ấy luôn là một "chú nhím" lầm lũi tìm mọi cách đưa Singapore tiến lên phía trước, sẵn sàng xù gai nhọn với những ai cản bước trên đường. Xã hội muốn phát triển phải được dẫn dắt bởi một tập thể trí tuệ siêu việt. Xã hội muốn ổn định phải có kỷ luật gang thép. Không có gì mâu thuẫn nhau cả, mọi tư tưởng đều có lý nếu vì lợi ích xã hội và đều vô lý nếu để phục vụ quyền lực và lợi ích cá nhân

Đừng mải cãi nhau về học thuyết này nọ nữa, hãy bắt tay vào làm hết sức để phục vụ xã hội rồi sẽ đúc kết ra lý thuyết. Vì xã hội hãy làm việc tốt, đối xử tử tế với mọi người và trung thành với đất nước, đơn giản vậy thôi, đó chính là tinh thần đạo Khổng

"Mưa sẽ rửa trôi tất cả, chỉ Khổng giáo còn lại, đó là DNA văn hóa, thứ ăn sâu bám rễ hơn bất kỳ một tư tưởng hiện đại nào"

Lý Quang Diệu phát ngôn như thế trong bối cảnh Khổng giáo bị số đông coi là một học thuyết hủ lậu đã tạo nền tảng cho chế độ phong kiến cản trở sự phát triển hàng ngàn năm trời. Lạ chưa, ông già họ Lý lại coi đó chính là gen phát triển của Singapore và của cả thế giới người Hoa, là "giá trị Châu Á" đóng góp vào thế giới

Không lập loè, không hoa mỹ và không mấy khi cảm thấy cần lịch thiệp, nhà "độc tài ôn hòa" theo cách gọi của Phương Tây sẵn sàng nói "Không" với những DNA văn hóa khác như tự do dân chủ kiểu Mỹ, nếu điều đó chỉ dẫn tới tranh cãi và chia rẽ lẫn nhau


Kẹo cao su và ước vọng hoàn hảo

Ừ, cứ cấm kẹo cao su đi, bỏ phiếu chắc gì dân đồng ý, nhưng cứ cấm, ông cựu thủ tướng cầm quyền 31 năm ấy được lợi gì nhỉ? Tự làm việc quái dị để gây nổi chăng? Không, Tom Plate trả lời: "Hành vi nhả bã kẹo cao su khắp nơi được nhà cầm quyền coi là đe doạ tới khát vọng trở thành một quốc gia hoàn hảo của Singapore "

Ôi trời đất, thật là không thể hiểu nổi! Phải chăng vì đã chứng kiến quá nhiều những vứt rác, vứt chuột chết hay thậm chí trói tay vứt cả... vợ ra đường để hành hạ nên người viết không thể hiểu nổi khát khao hoàn hảo ấy của người Singapore ?

Bất ngờ, sửng sốt, hài hước nhưng không bao giờ là nông cạn, "Đối thoại với Lý Quang Diệu" khiến cho những ai ác cảm với Singapore ít ra cũng có đôi chút nghĩ lại. Người viết sau khi đọc sách có nhấc máy gọi điện cho một người bạn học lâu năm ở Sinapore, xin ghi lại cuộc đối thoại thay cho lời kết:

"Này, Singapore độc tài tới mức cấm kẹo cao su đúng không? Cuộc sống bên đó gò bó vì chính quyền kiểm soát ghê lắm phải không ?"

"Cũng bình thường, thoải mái thôi chứ có gì đâu nhỉ. Đúng là có cấm bán kẹo cao su nhưng bọn bạn mình vẫn mua từ trong nước sang đây ăn mà"


Khánh Duy
 
Last edited:
Mặt trời Sing bừng chói ở phương Đông

Singapore có trường học và bệnh viện tốt hơn, đường phố an toàn hơn phần lớn các nước Tây Âu

Bài viết nằm trong chuỗi Báo cáo đặc biệt của tạp chí The Economist về tương lai của nhà nước trong nền kinh tế thị trường

Khi nói về kỳ tích giáo dục của Singapore, người ta thường nghĩ tới hàng loạt những nhà toàn học trẻ tài năng. Các trung tâm thời trang tóc và chăm sóc sức đẹp tại Viện giáo dục chuyên môn (Institute of Technical Education, ITE) lại hơi khác một chút

Tường treo đầy những người mẫu ưỡn ẹo, quảng cáo của L’Oreal và màn hình vô tuyến. Có một spa và một salon tóc đầy đủ tiện nghi

Dù cho những thợ cắt sửa móng tay, mát xa chân, chuyên gia mỹ phẩm và thợ cắt tóc ở đây có làm việc cực kỳ chăm chỉ thì trông họ vẫn giống với phim “Sex and the City” hơn là các giá trị Á Đông

Khi được hỏi liệu có muốn vào đại học, chén thánh của phần lớn các gia đình Á Đông, hay không, anh thợ cắt tóc trẻ tuổi tên Noel đáp anh thà mở tiệm cắt tóc còn hơn

Mei Lien muốn mở cơ sở chăm sóc sắc đẹp của riêng mình; Shuner muốn làm việc trong một khách sạn ở nước ngoài

Gần đây ITE còn là mảng tối trong nền giáo dục Singapore và bị các bậc phụ huynh trung lưu giàu tham vọng đặt cho cái biệt danh “It’s The End” (Thế là hết)

Singapore rèn học sinh rất nghiêm khắc và công khai o bế cho tầng lớp tinh hoa: một trường từng tuyên bố mình đào tạo ra nhiều học sinh theo học các trường đại học trong nhóm Ivy League hơn bất kỳ trường cấp 2 nào trên thế giới

Nhưng một hệ thống như thế cũng sinh ra những kẻ bại trận, nhiều người trong số 1/3 phía cuối từng không vào được đại học và tới học ở ITE

Kể từ thập niên 1990, chính phủ đã nỗ lực thay đổi hình ảnh của ITE. Họ không chỉ chi nhiều tiền cho cơ sở vật chất và giáo viên mà còn tốn nhiều tâm sức khi đi khắp các nước phương Tây tìm kiếm cách đào tạo nghề tốt nhất

Trường khuyến khích các học viên từng thất bại biết tự hào về công việc của mình. Kỷ luật chặt chẽ (có một danh sách viết tên những người trốn học) nhưng cũng có giải trí (ITE cũng có dàn nhạc và các đội thể thao như bất kỳ trường đại học nào khác)

Sự tận tâm tới từng chi tiết ấy đã cho kết quả. Nhiều học viên mới tốt nghiệp phải cạnh tranh với lao động nhập cư giá rẻ, đặc biệt là ở ngành dịch vụ, nhưng phần lớn bọn họ đều vượt lên nhanh chóng

Thợ cắt tóc và nhân viên chăm sóc sắc đẹp được gửi tới các casino mới, hay các “khu nghỉ dưỡng liên hợp” như họ vẫn gọi

Singapore vốn gần như đứng đầu mọi bảng xếp hạng giáo dục nay lại có thêm một cơ sở đào tạo xuất sắc thu hút sự chú ý của người nước ngoài nữa

Singapore hiện là bài học quan trọng đối với bất kỳ một chính phủ nào, cả Tây lẫn Đông. Phần là vì họ làm mọi thứ đều rất tốt, gần tương tự với các nước Scandinavi

Nhưng cũng là vì có một luận thuyết đang nổi lên về một mô hình chính phủ Á Đông vượt trội vốn nhận được sự ủng hộ của nhiều doanh nhân phương Tây đang thất vọng và các nhà sử học Á Đông ngạo mạn

Tóm gọn lại thì luận thuyết trên gồm bốn điểm sau đây

Thứ nhất, Singapore quản trị tốt (nhìn chung là đúng)

Thứ hai, bí quyết thành công là sự kết hợp giữa các giá trị toàn trị với chủ nghĩa tư bản theo sự chỉ đạo của nhà nước (nhìn chung là hoang đường)

Thứ ba, Trung Quốc đang cố học tập Singapore (chắc chắn là đúng)

Cuối cùng, chính quyền Trung Quốc vốn đã hiệu quả hơn các chính phủ mục ruỗng ở phương Tây (vớ vẩn, đón đọc bài tiếp theo trong loạt bài này sẽ rõ)

Thực tế hay chỉ là huyền thoại ?

Bất chấp những lời chế nhạo xung quanh “Disneyland với án tử hình” (mượn lời William Gibson), Singapore có trường học và bệnh viện tốt hơn, đường phố an toàn hơn phần lớn các nước Tây Âu và nhà nước chỉ tiêu tốn có 19% GDP

Đúng là tỷ lệ ấy có thấp đi vì không tính tới các “cơ sở” khác của chính phủ trong hệ thống kinh tế như nắm giữ cực nhiều đất đai, Quỹ tiết kiệm trung ương (bắt buộc) và Temasek (công ty đầu tư của chính phủ)

Đúng là phục vụ có 5 triệu người trong một hòn đảo nhỏ bé dễ hơn 309 triệu người trải khắp nước Mỹ rộng lớn

Đúng là họ dựa vào dân nhập cư, vấn đề đang gây căng thẳng và sẽ là chủ đề chính trong cuộc bầu cử tiếp theo)

Đúng là quan chức Singapore có thể mắc sai lầm, ví dụ như để sổng một tên khủng bố Hồi giáo hồi năm 2008

Nhưng nhìn chung chính phủ đã hoạt động rất tốt

Người Trung Quốc rất hào hứng với điều đó. “Trật tự xã hội ở Singapore rất tốt,” Đặng Tiểu Bình nhận xét năm 1992. “Chúng ta nên học tập kinh nghiệm của họ và sau này làm còn tốt hơn họ.” Trung Quốc gửi rất nhiều quan chức tới thăm Singapore

Một trong những điều đầu tiên Tập Cận Bình làm sau khi được chọn làm lãnh đạo kế cận của Trung Quốc năm 2010 là (lại) tới thăm Lý Quang Diệu, Bộ trưởng Cao cấp của Singapore, người từng lãnh đạo đảo quốc này từ năm 1959 tới năm 1990 và con trai ông, Thủ tướng Singapore từ năm 2004 Lý Hiển Long

Người Trung Quốc cũng tìm đến những nơi khác, nhất là Hong Kong, một thiên đường có chính phủ nhỏ nữa. Nhưng khó có vị lãnh đạo của bất kỳ một nước giàu nào được Trung Quốc kính trọng như ông Lý Quang Diệu

Vậy Trung Quốc đã học được những gì? Có một sự khác biệt kỳ lạ giữa những gì Singapore và các nước khác vẫn ồn ào và lý do thực sự đất nước này lại thành công đến thế

Đặc biệt, cái “giá trị Á Đông” của Singapore, tức chủ nghĩa toàn trị và chính sách ngành, mà Trung Quốc thấy đặc biệt phù hợp lại kém quan trọng hơn với sự thành công của Singapore so với hai thứ thật nhàm chán: dịch vụ công tốt và nhà nước tương đối nhỏ
 
Last edited:
Tuyệt tác của cha con Lý Quang Diệu

lyquangdieu.jpg

Lợi thế lớn nhất của Singapore là một chính phủ tuyệt vời do những con người kiệt xuất điều hành

Hòn đảo của cha con nhà họ Lý

Ắt Singapore là một đất nước khá nghiêm khắc. Nửa thế kỷ nay Đảng Hành động Nhân dân (PAP) vẫn nắm quyền

Lý Quang Diệu, một luật sư đào tạo tại Cambridge ban đầu bị coi là có phần thiên tả, lập ra hệ thống nghị viện sao cho phe đối lập khó có thể thách thức được quyền lực. Từ năm 1966 đến năm 1981, Đảng PAP dành tất cả mọi ghế

Họ đã nới lỏng dần kiểm soát và trong cuộc bầu cử gần nhất năm 2006, PAP chỉ dành được 66% phiếu và 82/84 ghế. Truyền thông và đặc biệt là internet cũng tự do hơn một chút

Người Singapore cho rằng họ đạt tới sự cân đối hoàn hảo giữa sự hiệu quả và trách nhiệm giải trình

Các chính trị gia liên tục được thử thách qua các kỳ bầu cử và phải luôn tiếp xúc với cử tri, nhưng vì chính phủ biết mình sẽ thắng nên họ có thể nhìn xa hơn

Cải tổ những nơi như ITE tốn nhiều thời gian. “Sức mạnh của chúng tôi là có thể nhìn về phía trước và tư duy chiến lược,” Thủ tướng nói. “Nếu cứ 5 năm chính phủ lại thay đổi một lần thì mọi sự còn khó hơn”

Điều này chính xác hơn những gì những người tự do Tây phương muốn thừa nhận. Không nhiều người ở Washington nghĩ xa hơn cuộc bầu cử Tổng thống 2012

Đôi khi người ta cho rằng chính quyền Mỹ chỉ hoạt động ở tầm chiến lược khoảng 6 tháng vào đầu năm tại vị thứ hai, sau khi đã được Thượng viện phê chuẩn nhân sự và trước khi bầu cử giữa nhiệm kỳ bắt đầu

Dù có cho rằng cử tri sẵn sàng đánh đổi một chút dân chủ để lẫy hiệu quả, mô hình của Singapore dường như vẫn khó có thể noi theo

Không chỉ vì nhỏ nên dễ quản lý, mà sự cân đối giữa chế độ toàn trị và trách nhiệm giải trình còn phụ thuộc nhiều vào kỹ năng của các cá nhân (ngay cả phe đối lập cũng phải thừa nhận tài năng đặc biệt của cha con nhà họ Lý)

Nói rộng ra là thành công của Singapore phần nhiều là do những người đã lãnh đạo nó

Chất lượng các cơ quan chính phủ Singapore cực tốt. Không giống như khu vực công bình quân chủ nghĩa ở phương Tây, Singapore đi theo mô hình “tinh hoa” và trả cho các quan chức cao cấp tới hơn 2 triệu USD/năm

Họ phát hiện nhân tài từ lúc còn trẻ, chào mời họ học bổng và tiếp tục đầu tư cho họ. Những ai không đáp ứng được yêu cầu sẽ sớm bị loại

Ngồi chung bàn với khoảng 30 quan chức giống như ngồi họp với các thành viên hợp danh trẻ tuổi tại Goldman Sachs hay McKinsey hơn là những loại chỉ biết nói “Vâng, thưa Bộ trưởng”

Người ngồi bên trái bạn đang được biệt phái tới một công ty dầu mỏ; cô gái ngồi bên phải giữa những lúc được cử đến làm ở Bộ Tài chính và Bộ Quốc phòng đã kịp lấy bằng ở Trường Kinh tế London, Cambridge và Stanford

Các “ngôi sao trẻ” tới Trường Dịch vụ công để được huấn luyện thêm; đích thân Thủ tướng viết case study cho họ

Nhưng tài năng không chỉ đến từ những người như thế. Tài năng từ khu vực tư được tuyển cả vào giới chính trị và hành chính. Bộ trưởng Giáo dục hiện nay từng là bác sỹ phẫu thuật

Ngành dân chính phương Tây thường do người giỏi lãnh đạo, nhưng ở Singapore, chế độ nhân tài được áp dụng trên toàn hệ thống

Ví dụ như giáo viên phải xếp ở top 1/3 đầu lớp (giống như ở Phần Lan, Hàn Quốc, hai nước vốn cũng tự hào về xếp hạng giáo dục)

Hiệu trưởng thường được bổ nhiệm từ đầu ba và được tưởng thưởng nếu làm việc tốt nhưng nhanh chóng bị thay thế nếu trường hoạt động kém. Các bài kiểm tra khá khó

Vậy nhà nước can thiệp vào nền kinh tế thế nào? Cha con nhà họ Lý học theo chính sách ngành, đầu tiên phát triển công nghiệp rồi tới dịch vụ

Temasek quản lý danh mục đầu tư trị giá 190 tỷ SGD (150 tỷ USD). Nước này hiện đang cố thúc đẩy các ngành sáng tạo nhưng đến nay vẫn chưa mấy thành công

Những nỗ lực chỉ huy ấy khiến Singapore dè dặt và ít tinh thần doanh nhân hơn so với Hong Kong vốn tự do tuyệt đối. Chắc chắn nước này có ít tỷ phú giàu có hơn

Nhưng khó có thể coi Singapore là ví dụ thành công cho cách quản lý kinh tế từ trên xuống dưới như một số người Trung Quốc nghĩ

Thực tế, yếu tốt cốt lõi đối với thành công của Singapore, khả năng thu hút các tập đoàn đa quốc gia nước ngoài, nhờ tự do kinh doanh nhiều hơn là chính sách ngành

Hãy tới đây, anh yêu …

Không coi đầu tư nước ngoài là cách để đánh cắp công nghệ hay xây dựng các ngành chiến lược như Trung Quốc, Singapore theo đuổi chính sách mở cửa, xây dựng môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp

Thông điệp trọng tâm vài thập kỷ qua vẫn vậy: hãy tới đây và bạn sẽ có cơ sở hạ tầng tuyệt vời, lực lượng lao động trình độ cao, giao thương rộng mở, nền pháp trị vững mạnh và thuế thấp

Nói cách khác, lợi thế cạnh tranh của Singapore là chính quyền tốt mà lại rẻ. Họ đã nỗ lực giữ cho chính quyền thật nhỏ; ngay cả giáo dục cũng chỉ tốn có 3,3% GDP

Nhưng thực sự thì họ tiết kiệm được từ phúc lợi xã hội và đặc biệt là không “làm hư” tầng lớp trung lưu

Lý Quang Diệu nghĩ sai lầm của phương Tây là đã lập nên các nhà nước phúc lợi cung cấp đủ mọi thứ: nếu đã được ăn buffet vô tư, người ta sẽ nuốt chửng mọi thứ

Ngược lại, cách làm của Singapore là để chính phủ cung cấp cho nhân dân phương tiện để họ có thể tự chăm sóc cho mình. Giáo dục tốt cho tất cả mọi người đóng một vai trò quan trọng

Một trụ cột nữa là Quỹ tiết kiệm trung ương (CPF). 1/5 lương lao động nhập vào một tài khoản của họ ở CPF, chủ lao động đóng góp thêm 15% nữa. Quỹ này cấp vốn cho người Singapore xây dựng nhà ở, trả tiền lương hưu, chăm sóc sức khỏe và học trường cấp 3

Có một lưới an sinh xã hội nhỏ dành cho những người rất nghèo hoặc bệnh tật. Nhưng dân chúng đều nghĩ mình sẽ chăm sóc cha mẹ, trả tiền cho các dịch vụ công và đồng tri chả cho các dịch vụ y tế

Lý Quang Diệu đặc biệt không thích phúc lợi toàn diện miễn phí. Một khi đã trợ cấp, rất khó rút lại, ông nói

Ông tin rằng nếu muốn giúp người ta, tốt hơn nên đưa thẳng tiền mặt cho họ thay vì cung cấp những dịch vụ mà chẳng ai hiểu giá trị của chúng. Ông nghĩ rút cục Trung Quốc sẽ đi theo mô hình của Singapore

Nhưng có thể cho rằng nơi đáng phải học tập Singapore nhất là phương Tây. Bất chấp những luận bàn về giá trị Á Đông, Singapore là một nơi khá “Tây”

Mô hình của họ là sự kết hợp giữa các yếu tố tự lập thời Victoria và lý thuyết quản trị kiểu Mỹ. Phương Tây có đi theo cả hai con đường trên mà không mất đi chút tự do nào

Tại sao không đuổi việc những giáo viên kém phẩm chất và trả cao hơn cho các viên chức dân sự? Và các nhà nước phúc lợi kiểu phương Tây có cần giống những bữa buffet miễn phí đến thế ?

Tương tự, chính phủ Singapore có thể nới lỏng kiểm soát mà không mất đi sự hiệu quả của mình. Điều đó có thể giúp họ có thêm cái tinh thần doanh nhân mà họ đang thèm muốn
 
Last edited:
Một "Singapore mới" hình thành trên đất Malaysia

Một "Singapore mới" đang được xây dựng trên diện tích 2.217km2 tại bang Johor. Iskanda, một trong năm hành lang phát triển kinh tế của Malaysia

Một thành phố mới với tầm cỡ lớn gấp ba lần Singapore đang hình thành ở miền Nam Malaysia, nơi cát bụi mù mịt bởi các công trình xây dựng quan trọng được thi công để phát triển hành lang kinh tế Iskanda Malaysia

Vùng đất này một thời được bao trùm bởi toàn cây cọ dầu, đã được san ủi để nhường chỗ cho những công viên, các ngôi biệt thự sang trọng, trường học quốc tế, khách sạn hạng sang, bệnh viện, rạp chiếu phim và một khu kinh doanh lớn được mọc lên vào năm 2025

Một "Singapore mới" đang được xây dựng trên diện tích 2.217km2 tại bang Johor. Iskanda, một trong năm hành lang phát triển kinh tế của Malaysia, đã được khởi công từ năm 2006, sẽ hợp nhất các thị trấn, cảng biển và sân bay hiện có với các dự án mới đang được thi công

Thay vì đối chọi với quốc đảo giàu có, Malaysia đang mời gọi các nhà đầu tư Singapore tham gia dự án này. Tuy nhiên, lợi thế chiến lược của Iskanda sẽ vượt trội Singapore vì họ có nhiều đất để phát triển

Sự phục hồi mạnh mẽ của châu Á sau cuộc suy thoái toàn cầu năm 2008-2009 cùng mối quan hệ được cải thiện giữa Malaysia và Singapore đã tạo ra môi trường tích cực để thúc đẩy các nhà đầu tư rót vốn vào Iskanda

Do quy mô phát triển rộng lớn nên Iskanda sẽ phát triển từng giai đoạn với các kế hoạch nhằm cải thiện đường xe lửa, các tuyến đường biển và đường hàng không nối liền với Singapore

Malaysia đang thực hiện những chương trình khuyến khích hấp dẫn trong đó có cắt giảm thuế doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân để hút nhân tài, cho phép nước ngoài sở hữu 100% doanh nghiệp và được phép thuê không giới hạn công nhân nước ngoài có tay nghề

Cho tới nay, sự hưởng ứng của các nhà đầu tư rất tích cực và loạt dự án đầu tiên nhằm thu hút thêm vốn đầu sẽ hoàn tất trong vòng 18 tháng tới

Cuối năm 2010, cam kết đầu tư vào Iskanda đạt tổng cộng 69,5 tỷ ringgit (23 tỷ USD), tăng 48% so với mục tiêu đề ra, trong đó hơn 40% là vốn của nước ngoài

Mạng lưới bán lẻ Chelsea Premium có trụ sở tại Mỹ, nổi tiếng về bán hàng hiệu giảm giá trên toàn thế giới, sẽ mở một đại lý ở Iskanda vào tháng 11 năm nay

Trường đại học Y khoa Newcastle, một trong sáu trường đại học dự định mở cửa tại Iskanda, sẽ tiếp nhận khóa sinh viên đầu tiên vào cuối năm 2011. Trong khi đó, Trường trung học Marlborough, trường nội trú hàng đầu của Anh sẽ mở cửa khu ký túc xá đầu tiên bên ngoài nước Anh tại Inskanda trong năm nay để tiếp nhận học sinh từ 11-18 tuổi

Ngoài ra còn có nhiều trường đại học khác sẽ mở cửa tại Iskanda như Học viện công nghệ hàng hải của Hà Lan, Trường Southampton của Anh, và Học viện quản lý phát triển của Singapore

Công viên Legoland Malaysia sẽ mở cửa đón khách vào cuối năm 2012, tiếp đến là khách sạn Legoland và một trung tâm thương mại lớn

Bệnh viện Gleneagles Medini trị giá 156 triệu USD với 300 giường và 150 buồng bệnh cũng sẽ sớm được đưa vào hoạt động

Kế hoạch xây dựng một trung tâm tài chính kiểu New York hoặc Hong Kong với các tòa nhà cao chọc trời tại khu Medini cũng đã được tiến hành sau cuộc suy thoái toàn cầu năm 2008-2009
 
Last edited:
Ông Lý Quang Diệu tái tranh cử nghị sỹ Quốc Hội

- Cựu Thủ tướng huyền thoại của Singapore Lý Quang Diệu đã tuyên bố tái tranh cử trong đợt tổng tuyên cử vào tháng 5 tới, đài Channel NewsAsia ngày 18/4 cho biết

Trong một đoạn video đăng tải trên trang web của Đảng Nhân dân Hành động – Đảng cầm quyền tại Singapore, ông Lý Quang Diệu nói: “Tôi rất vui khi tiếp tục là đại biểu cho các cử tri khu vực Tanjong Pagar”. Tanjong Pagar là nơi ông Lý Quang Diệu liên tiếp là nghị sĩ 45 năm qua

Ông Lý Quang Diệu, 88 tuổi, là Thủ tướng đầu tiên của Singapore, và đảm nhiệm chức vụ này từ năm 1959 đến năm 1990

Mặc dù đã rời bỏ chức vụ thủ tướng, ông vẫn được xem là một chính trị gia có ảnh hưởng nhất tại quốc đảo này. Ông tiếp tục phục vụ trong chính phủ của thủ tướng Goh Chok Tong trong cương vị Bộ trưởng Cao cấp

Hiện nay, ông Lý Quang Diệu đang giữ một chức vụ được kiến tạo riêng cho ông - Bộ trưởng Cố vấn - dưới quyền lãnh đạo của con trai là Lý Hiển Long, thủ tướng thứ 3 của Singapore (nhậm chức ngày 12/8/2004)

Ngày 19/4, Tổng thống Singapore S.R. Nathan, dưới sự cố vấn của Thủ tướng Lý Hiển Long, đã thông báo giải tán quốc hội chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử vào ngày 7/5 tới

Đợt tổng tuyển cử giữa 6 đảng phái chính trị này sẽ bầu ra 87 ghế trong Quốc hội, nhiều hơn so với 84 ghế năm 2006 và có khoảng 2,35 triệu cử tri sẽ tham gia đợt bỏ phiếu này
 
Last edited:
Lý Quang Diệu khuyên Mỹ cách "đối phó" Trung Quốc

lyquangdieu_1303897045.jpg

Cựu thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu cho rằng Mỹ cần sắp đặt viện tài khóa để khôi phục tính cạnh tranh của mình và cho rằng TT Barack Obama có thể cải thiện cơ hội tái đắc cử lẫn vị trí thường trực của Mỹ tại Châu Á nếu ông tìm ra cách làm việc với Đảng cộng hòa và “khắc phục vấn đề này”

Người sáng lập 87 tuổi của Singapore hiện đại cũng cho biết trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi với tờ Wall Street Journal rằng ông nghĩ rằng các nhà lãnh đạo phe đối lập sẽ đạt được một số ghế trong cuộc bầu cử dự kiến vào đầu tháng tới trong một cuộc bỏ phiếu, theo các nhà phân tích, mang tính cạnh tranh nhất trong lịch sử Singapore

Singapore, một trong những trung tâm tài chính quan trọng bậc nhất tại Châu Á từ lâu đã là một đồng minh quan trọng của Mỹ - mặc dù đất nước giàu có này cũng đã phải bỏ nhiều công sức để có mối quan hệ tốt đẹp với các cường quốc Châu Á khác như Trung Quốc, đặc biệt là khi thương mại với các nước này đã phát triển. Tuy vậy, ông Lý cho rằng việc Mỹ vẫn duy trì một sức mạnh ưu việt và phục hồi hoàn toàn khỏi những khó khăn về kinh tế gần đây để có thể giúp duy trì sự cân bằng quyền lực trên toàn thế giới là một lợi ích chung cho cả thế giới

Phong thái thoải mái nhưng trang trọng, ông Lý rõ ràng là rất quan tâm đến triển vọng vai trò toàn cầu của Mỹ suy giảm, cả về chính trị lẫn kinh tế, lập luận rằng tầm ảnh hưởng đối với quốc tế của Mỹ là nền tảng cho sự tăng trưởng kinh tế nhanh của Châu Á. Câu trả lời của ông được đưa với sự minh mẫn hoàn toàn ngược lại với thể trạng yếu đuối đã tiết lộ lợi ích mật thiết trong sự lên xuống của những tranh cãi về chính sách tại Washington

Ông nói: "Thế giới đã phát triển trên sự ổn định mà Mỹ tạo dựng. Nếu sự ổn định đó lung lay, chúng ta sẽ có một hoàn cảnh khác"

Ông Lý cho biết ông nghĩ "thách thức có thể dần dần đến từ Trung Quốc" nhưng ông nghi ngờ việc Trung Quốc và Mỹ sẽ sớm vướng vào những xung đột nghiêm trọng bất cứ lúc nào. Trung Quốc cần thị trường Mỹ, cần sự đầu tư và công nghệ của Mỹ và sẽ không muốn "làm hỏng kế hoạch của mình." Dù vẫn có sự cạnh tranh nhưng tôi không hề thấy có xung đột"

Tuy vậy, thế giới vẫn phải đối mặt với những rủi ro khác, gồm một Nhật Bản đang yếu thế bởi các thảm hoạ tự nhiên và một Trung Đông hỗn loạn trong khi Mỹ có thể là lực lượng quân đội duy nhất có sức mạnh quan trọng trong việc giải quyết những bất đồng tại những nơi như Libya. "Pháp có vai trò lãnh đạo nhưng họ không có thiết bị để giải quyết các vấn đề quân sự." ông nói

Quan điểm của ông Lý được ủng hộ rộng rãi bởi sự thành công của ông trong việc chuyển đổi Singapore, một trung tâm thương mại đa dạng sắc tộc và nhỏ thành một trong những nước giàu có nhất thế giới trong suốt và sau những năm ông làm thủ tướng từ năm 1959 cho đến khi ông rút lui vào năm 1990. Hiện giờ ông giữ vai trò của "cố vấn thủ tướng" trong nội các Singapore. Con trai ông, Lý Hiển Long, hiện là thủ tướng Singapore

Ông Lý Quang Diệu.Trong cuộc phỏng vấn với tờ Journal, ông nói: "có thể có vài ghế" cho phe đối lập trong cuộc bầu cử vào ngày 7/5 tới của Singapore. Các nhà phân tích cho rằng việc bỏ phiếu rất có thể mang tính cạnh tranh khốc liệt với các nhà lãnh đạo đối lập chuẩn bị cho cuộc đua tranh giành các ghế. Đảng Nhân dân hành động (PAP) của ông Lý đã thống trị Singapore từ khi nước này hoàn toàn độc lập vào năm 1965 và trong cuộc bầu cử vào năm 2006, Đảng này giành được 82 trên tổng số 84 ghế trong quốc hội

Ông Lý cho rằng những thay đổi đối với luật của Singapore có thể cho phép đảng đối lập tăng cường sự hiện hữu của mình trong quốc hội. Trong khi đó, một số vấn đề đã gây nhức nhối cho người dân trong một vài năm gần đây gồm lạm phát, giá nhà ở cao hơn và sự bất bình đối với dòng chảy lao động nước ngoài vào nước theo một số người dân nói là tạo ra nhiều sự cạnh tranh hơn về việc làm và làm cạn kiện các nguồn lực của quốc gia

Tuy nhiên, ông Lý cho rằng Đảng PAP của ông sẽ "vẫn là đảng mạnh nhất"

Ông nói: "Nền kinh tế vẫn đang hiệu quả, chúng ta đã tăng được mức sống, triển vọng việc làm, và giáo dục cho trẻ em"

Các nhà phân tích phần lớn đồng ý rằng đảng của ông Lý vẫn còn có sức mạnh trong tương lai, thậm chí nếu phe đối lập có giành được thắng lợi vào ngày 7/5. Nhưng cũng có một số điều bất ổn trong viễn cảnh tương lai lâu dài cho Singapore, và điều đó sẽ phát triển như thế nào khi ông Lý rời khỏi chính trường. Vợ ông đã mất năm ngoái và ông Lý đã phải nỗ lực nhiều để thu hút người dân Singapore hướng vào những thách thức mà ông cho rằng họ có thể phải đối mặt khi ông không còn, gồm cả tiềm năng tự mãn của những công dân trẻ tuổi, những người không hoàn toàn cảm kích những công việc đã giúp xây dựng được đất nước trong vài thập kỷ trước

Trong cuộc phỏng vấn, ông Lý cho rằng sự tăng trưởng của Trung Quốc và Ấn Độ có thể giúp thúc đẩy Singapore vì nó thúc đẩy các nền kinh tế trong toàn khu vực. Ông nói: "Chúng ta ở nút giao giữa hai nền kinh tế cường quốc. Bạn phải vượt qua Singapore để đi từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương"

Nhưng ông trích dẫn một số nguồn gốc cho những xung đột mà ông mô tả như là "một thế giới bất ổn và một khu vực bất ổn". Tại Trung Đông, ông nói, người dân đang nhận ra rằng "họ có sức mạnh để thay đổi hệ thống" tại các nước có chính phủ theo chế độ quân chủ lập hiến và độc tài và cho rằng tình hình tại Libya vẫn còn "rối ren". Tại Châu Á, những mối rủi ro bao gồm sự phân chia chính trị lâu dài tại Thái Lan dẫn đến những cuộc biểu tình phản kháng đẫm máu tại nước này trong năm vừa qua và những vấn đề mới nhất tại Nhật Bản

Ông cho biết: "Cuộc động đất, sóng thần và sự cố nhà máy điện hạt nhân là một sự thụt lùi cần có thời gian để phục hồi hoàn toàn. Trong thời gian phục hồi, động lực của họ sẽ không hoàn toàn giữ nguyên. Đây là một điều xấu cho khu vực

Với nước Mỹ, ông Lý cho rằng ông tự tin rằng Mỹ vẫn sẽ còn mạnh trong thời gian dài nhưng nước này cũng đang đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng gồm "thâm hụt ngân sách, nợ công [và] tỷ lệ thất nghiệp cao"

Ấn tượng của tối là các vị thống đốc bang sẽ không tái đắc cử nếu họ đưa ra những biện pháp mạnh. Vì vậy có xu hướng trì hoãn các chính sách không được lòng dân để chiến thắng trong bầu cử. Vì vậy các vấn đề bị đẩy ra phía trước"

Ông nói thêm rằng tổng thống Mỹ Obama "biết mình có tránh nhiệm này nhưng ông phải đấu tranh với Đảng Cộng hòa. Tôi tin rằng nếu ông giải quyết được vấn đề này, cơ hội tái đắc cử của ông sẽ được cải thiện. Sẽ có đủ những người Mỹ hợp lý và biết suy nghĩ - những người biết rằng đây là cách duy nhất tiến lên phía trước để khôi phục lại tính cạnh tranh của họ"

Ông Lý đã giảm nhẹ nguy cơ xung đột lớn giữa Mỹ và Trung Quốc. "Tôi không có một quả cầu pha lê dự đoán tương lai nhưng tôi có thể nói rằng trong 10, 20, 30 năm, những lợi ích của Trung Quốc không gì khác hơn mối quan hệ bền vững với Mỹ, tăng trưởng xuất khẩu tới Mỹ, nhập khẩu công nghệ của Mỹ, tiếp nhận đầu tư từ Mỹ và gửi sinh viên đến học tại Mỹ." Ông nói sẽ có ích khi Mỹ gửi nhiều sinh viên hơn đến học tập tại Trung Quốc để giúp Mỹ cải thiện sự hiểu biết của mình về đất nước này

Ông hỏi: "Tại sao [phương Tây] nên sợ Trung Quốc?" Bất chấp tăng trưởng ấn tượng của Trung Quốc và Ấn Độ, tôi tin rằng người Mỹ sẽ luôn có lợi thế bởi xã hội theo đường lối tổng thể và tiếng Anh giúp việc thu hút nhân tài nước ngoài dễ dàng hơn

Nguyễn Tuyến
 
Last edited:
Lý Quang Diệu “hiến kế” ổn định Biển Đông

Tờ Asahi Shimbun đã có buổi phỏng vấn độc quyền với ông Lý Quang Diệu – vị Bộ trưởng Cố vấn mới đây đã nghỉ hưu của Singapore. Bài phỏng vấn xoay quanh các vấn đề về thảm họa ở Nhật, sự trỗi dậy của Trung Quốc, cách kiềm chế Trung Quốc, quan hệ Nhật-Mỹ và Singapore-Mỹ, vấn đề tranh chấp ở biển Đông

Với ông Lý Quang Diệu, mặc dù ông đã lạc quan rằng, Nhật Bản sẽ trỗi dậy từ những thách thức tái thiết hiện nay, nhưng ông tin là các tác động tiêu cực với nền kinh tế sẽ kéo dài vài năm hay thậm chí lâu hơn nữa

Với Singapore, khi đối mặt với thực tế chiến lược trỗi dậy của một Trung Quốc đang gia tăng và một Nhật Bản yếu đi, dường như họ đang theo đuổi một chính sách thắt chặt quan hệ quốc phòng với Mỹ. Ông Lý hoàn toàn tán thành chọn lựa này, và nhấn mạnh: "Singapore và Mỹ cùng chia sẽ niềm tin rằng, một sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ trong khu vực sẽ tăng cường hòa bình và ổn định"

Cùng lúc đó, ông dự báo: "Sẽ có những thay đổi quan trọng trong cân bằng quyền lực vào 10 năm tới với sự trỗi dậy của Trung Quốc"

Và sau đây là những câu trả lời của ông Lý Quang Diệu qua văn bản

- Ông cho rằng Nhật Bản sẽ nổi lên trong giai đoạn của những thách thức to lớn này là mạnh hơn hay yếu đi ?

Mạnh hơn về sự đoàn kết con người nhưng yếu đi về kinh tế

- Trong cuốn sách mới của mình, ông chỉ ra rằng, Nhật Bản đã đối mặt với những thách thức lớn như dân số sụt giảm và sự già hóa dân số. Thảm họa 11/3 dường như làm gia tăng thách thức ấy. Ông thấy tác động 11/3 thế nào với tương lai của Nhật ?

Tương lai của Nhật Bản là một nền kinh tế yếu hơn trong vài năm. Những năm suy giảm có thể tiếp tục trừ phi Nhật Bản gia tăng dân số bằng nhập cư hay tăng tỉ lệ sinh

- Những thay đổi của Nhật sẽ tác động gì tới địa chính trị khu vực ?

Nhật Bản là một nền kinh tế lớn thứ hai khu vực. Bất kể sự sụt giảm nào cũng tác động tới toàn bộ đối tác kinh tế trong khu vực

- Những gì chúng ta nên xem xét khi nhìn vào các tranh cãi gần đây ở Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước khác như Việt Nam và Philippines về mặt chiến lược khu vực và tham vọng của Trung Quốc ?

Trung Quốc đã đề xuất giải quyết tranh chấp bằng con đường song phương. Tất cả các bên tranh chấp khác đều nhỏ hơn nhiều so với Trung Quốc

- Tại Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã tuyên bố kế hoạch của Mỹ trong việc triển khai các tàu tuần duyên mới (LCS) đến Singapore. Singapore đã ký Thỏa thuận Khung Chiến lược (SFA) với Mỹ. Ông cho rằng Singapore cần làm nhiều hơn để tăng cường hợp tác quốc phòng với Mỹ ?

Singapore sẽ cố gắng đáp ứng nhu cầu của Mỹ. Singapore và Mỹ chia sẻ một sự tin tưởng rằng, sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ trong khu vực sẽ góp phần tăng cường ổn định và hòa bình khu vực, đồng thời cam kết tăng cường hơn nữa hợp tác quốc phòng song phương theo tinh thần và tầm nhìn của SFA năm 2005

- Tuyên bố triển khai các tàu tuần duyên mới của bộ trưởng Gates cho thấy, Mỹ tin rằng, họ nhất định cần tăng cường sự hiện diện và tham gia của mình tại Đông Nam Á để cân bằng với ảnh hưởng đang trỗi dậy của Trung Quốc. Ông đánh giá thế nào về chiến lược cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương ?

Để cân bằng với một cường quốc lớn như Trung Quốc, Mỹ cần hợp tác với Nhật và hợp tác với các quốc gia ASEAN

- Qua Đối thoại Shangri-La, Singapore góp phần thế nào để đảm bảo an ninh trong khu vực ?

Singapore là địa điểm để thảo luận về những vấn đề an ninh nhạy cảm hữu ích cho tất cả các bên liên quan. Chúng tôi cung cấp một nơi gặp gỡ trung lập mà không có sự thiên vị với bất kỳ bên nào

- Năm nay là tròn 10 năm Đối thoại Shangri-La, và Trung Quốc cuối cùng đã quyết định cử bộ trưởng quốc phòng tham dự ?

Trung Quốc ban đầu đã nghi ngờ về giá trị trao đổi thảo luận, có lẽ sẽ là mục tiêu của các câu hỏi đến từ những thành viên khác tham gia Đối thoại. Nhưng giờ đây, họ quyết định cử bộ trưởng quốc phòng tham dự. Họ cần phải tin đây là nơi hữu ích cho đối thoại, cho trao đổi các quan điểm dẫn tới việc xây dựng lòng tin

- Gần đây, một khuôn khổ địa chiến lược mới "Ấn Độ - Thái Bình Dương" đã trở nên phổ biến với các chuyên gia chính sách. Ông có cho rằng nó có thể hữu ích hơn "châu Á - Thái Bình Dương" trong việc giải quyết các thách thức an ninh và kinh tế mà các quốc gia trong khu vực đối mặt ?

Ấn Độ có thể ổn định Ấn Độ Dương. Tôi không chắc là hải quân của họ có mở rộng tầm với hiệu quả tới Thái Bình Dương

- Ấn Độ gần đây đã rất tích cực trong việc thể hiện sự hiện diện ở Thái Bình Dương. Ông có cho rằng điều này có ích với an ninh khu vực ?

Đúng, nó có lợi cho hòa bình và ổn định

- Mặc dù có rất nhiều nỗ lực từ các nước ASEAN, nhưng tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông dường như vẫn chưa tiến tới một giải pháp hòa bình. Những vụ việc gần đây xảy ra càng cho thấy tình hình bất ổn vẫn còn. Vậy các bên tuyên bố chủ quyền và những cường quốc chính trong khu vực có thể/nên làm gì để giải quyết vấn đề này ?

Giải quyết vấn đề phù hợp với Tòa án Quốc tế về Luật biển (ITLOS)

- Ông đã đề cập tới tầm quan trọng của việc giữ cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc với ổn định khu vực. Những nước khác trong khu vực gồm cả Nhật Bản và Singapore có thế và nên làm gì để đạt mục tiêu này ?

Nhật Bản có thể là đối tác của Mỹ cho hòa bình và ổn định. Singapore có thể đóng một vai trò nhỏ hơn như một hòn đảo, nơi Mỹ có thể chuẩn bị đạn dược và các thiết bị quân sự khác

- Ông nghĩ thế nào về "chiến lược hóa học" giữa Mỹ và Trung Quốc, đặc biệt khi Trung Quốc ngày càng trở nên tự tin khi sức mạnh quốc gia gia tăng ? Ông có nghĩ một hệ thống lưỡng cực có thể bền vững và thiết thực ?

Chúng ta cần chờ đợi và chứng kiến mối quan hệ ấy phát triển thế nào. Có nhiều lợi ích khi Trung Quốc hợp tác với Mỹ. Trung Quốc cần thị trường, công nghệ và bí quyết Mỹ để phát triển

- Năm 2012 - 2013 sẽ là thời điểm nhiều nước lớn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ có thể tiến hành thay đổi lãnh đạo. Ví dụ như Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc...Có một số dự đoán về bất ổn trong khu vực. Vậy quan điểm của ông thế nào, và ông nghĩ sao để có thể ngăn ngừa tác động tiêu cực với khu vực ?

Tôi không cho rằng thay đổi lãnh đạo là bất ổn. Sẽ có những thay đổi quan trọng trong cán cân quyền lực vào 10 năm tới với sự trỗi dậy của Trung Quốc
 
Last edited:
Top