What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Quyền lực cứng của phần mềm

thoidaianhhung

Administrator
Hãng xe hơi BMW chỉ sản xuất phần mềm

Các hãng xe hơi làm ra xe hơi, đúng không? Sai. Ngày càng nhiều các công ty xe hơi hàng đầu chỉ thiết kế phần mềm, đánh bóng các thương hiệu, và xâu kết thành những thiết bị điện tử chạy trong những chiếc xe hơi cao cấp mà thôi


1-2.jpg

BMW là hãng sản xuất…phần mềm

Nếu lần tới bạn nhìn thấy một chiếc BMW X3 hay series 7 bóng loáng từ salon ô tô nào đó chạy ra, bạn có thể tin chắc rằng gần 70% chiếc xe đó được thiết kế, chế tạo, và lắp ráp không phải bởi BMW mà do một mạng lưới các hãng cung cấp khắp thế giới. Những hình chụp hay đoạn phim TV về các công ty xe hơi ngày nay thường cho thấy các công nhân trên dây chuyền lắp ráp sử dụng các robot chính xác để sản xuất xe hơi. Một bức ảnh chụp dây chuyền sản xuất kiểu xe hơi X3 của BMW có thể đã chụp ở hãng Magna International – công ty này đảm nhiệm khâu lắp ráp cuối cùng cho kiểu xe đó.

Đây là một thay đổi lớn. Cách đây không lâu, BMW đã chi phần lớn tiền đầu tư vào R&D (nghiên cứu và triển khai) để cải tiến những cấu trúc cơ học của các xe hơi, như phần máy và gầm xe. Những đầu tư ấy đã giúp cho BMW nổi tiếng là chuyên làm ra những chiếc xe hơi chất lượng cho thị trường cao cấp. Ngày nay, những việc cải tiến ấy đã chuyển từ cơ khí sang biên cương mới của kỹ thuật số. Dù không hoàn toàn từ bỏ kỹ thuật cơ khí, BMW thấy mình đang chi ngày càng nhiều ngân sách R&D để hoàn thiện cái cảm giác trải nghiệm khi lái xe, và đặc biệt là phần mềm, các thiết bị điện tử, và những giao diện tương tác với người lái.

BMW ước tính 90% các phát kiến mới của họ phát xuất từ lĩnh vực điện tử và phần mềm. Điều ngạc nhiên là công ty này ngày càng xem mình là một thương hiệu xe hơi bao bọc quanh một tập hợp những khả năng thiết kế và phát triển phần mềm. Burkhard Goeschel – giám đốc phát triển của BMW – nói: “Nếu chúng tôi không xem những lĩnh vực phát triển này là khả năng cốt lõi của BMW thì hết sức nguy hiểm”.

Xu hướng này được phản ánh khắp ngành công nghiệp ô tô. Hãng tư vấn Mercer Management Consulting ước tính trong các thương hiệu hàng đầu, các hệ thống điện và điện tử đã chiếm hơn phân nửa giá trị của chiếc xe. Hơn thế, đến năm 2015, các hãng cung cấp chứ không phải các hãng xe hơi sẽ làm phần lớn chuyện R&D và sản xuất. Các hãng xe hơi như BMW chỉ tập trung đầu tư vào một số bộ phận trọng yếu đối với sự thành công của thương hiệu mà thôi. Như vậy có nghĩa là tập trung cho ý tưởng và các giai đoạn thiết kế, và sau đó là cho trải nghiệm của khách hàng và các dịch vụ liên quan ở giai đoạn cuối. Mọi việc thuộc giai đoạn giữa sẽ thuê ngoài gia công hay quản lý qua một hình thức cộng tác nào đó.

Thuê ngoài 80%

Hãng tư vấn Mercer Management Consulting ước tính trong các thương hiệu hàng đầu, các hệ thống điện và điện tử đã chiếm hơn phân nửa giá trị của chiếc xe. Vậy nên, BMW giờ đây chỉ chuyên lo phát triển và sản xuất cái hơn phân nửa ấy trong chiếc BMW. Còn các bộ phận khác phân bổ khắp thế giới

Thực tế thay đổi này thể hiện rõ qua cách BMW cải tiến và hoạt động. Các nhà nghiên cứu của BMW ở Nhật sẽ làm việc với các hãng địa phương và các đại học để kiểm tra, thiết kế, và thử nghiệm các công nghệ xe hơi mới – từ các bộ phận máy nổ cho tới các mạch điện. Ở Landshut, Đức, các nhà nghiên cứu lại chuyên về các công nghệ cấu tạo trọng lượng nhẹ và luôn thử nghiệm các chất liệu mới và quy trình sản xuất mới. Các nhân viên BMW ở Palo Alto, Hoa Kỳ, cộng tác với các xưởng phần mềm địa phương và các bộ óc hàng đầu ở các đại học Standford và Berkley để thiết kế phần mềm xe hơi thế hệ kế tiếp. Ở tổng văn phòng BMW, các “hội đồng phát kiến” bao gồm các đại diện từ các ban phát triển, sản xuất, vật tư, và tiếp thị có trách nhiệm thông qua những thẩm định cuối cùng về tiềm năng của từng cải tiến mới.

Hệ thống lái phía trước của chiếc BMW series 5 được phát triển cùng với hãng cung cấp Friedrichshafen. Hãng này làm phần cứng và các yếu tố phần mềm cơ bản của hệ thống lái, trong khi BMW hoàn thiện các tính năng của phần mềm liên quan đến khách hàng. BMW chia sẻ phí tổn và rủi ro của việc phát triển một hệ động cơ xăng mới loại nhỏ với hãng Peugeot của Pháp. BMW thiết kế động cơ, trong khi Peugeot quản lý quy trình phát triển, kỹ thuật sản xuất và thu mua. Goeschel cam đoan rằng việc huy động nguồn bí quyết và tận dụng hiệu quả số lượng sản xuất lớn sẽ giúp các đối tác nâng hiệu suất mà không tăng chi phí. Mỗi năm, gần một triệu xe Peugeot và Citroen cỡ trung và nhỏ, cũng như các kiểu MINI Cooper tương lai sẽ được gắn loại động cơ này.

Tầm quan trọng tăng dần của việc cộng tác với các hãng cung cấp hoàn toàn không hề chỉ riêng biệt với BMW, hay mới mẻ với ngành sản xuất xe hơi. Các nhà cung cấp đã phát triển và chế tạo 65% các bộ phận của một chiếc xe trung bình. Nhưng tỷ lệ này sẽ tăng tới 80% trong những thập kỷ tới, khiến các hãng cung cấp sẽ là bộ máy tăng trưởng và tạo ra việc làm chính của ngành này.
 
Last edited by a moderator:
Chính xác đây chính là phần mềm nhúng cho Automotive (ô tô, tàu hỏa, máy bay ...). Chính vì xu thế giá trị của ô tô sẽ ngày càng tập trung ở phần mềm, các hãng vừa phải cộng tác vừa cạnh tranh về phần mềm cho ô tô nên phần mềm đó cần phải được chuẩn hóa quốc tế (tạo ra AUTOSAR) hay chuẩn hóa quốc nội (JASPAR - Nhật Bản)

Ô tô ngày càng thông minh, thân thiện với người dùng, tương tác nhiều hơn là xu thế giá trị và cũng là xu thế đòi hỏi của khách hàng. Nhúng sẽ giải quyết được vấn đề đó.
Tương lại ôtô sẽ cũng là máy tính, có thể kết nối wifi, duyệt web, tự động tìm đường đi, ...

Tình an toàn ngày càng cao, điều này giải quyết được nhờ các phương tiện điện tử và phần mềm hiện đại. Có khả năng phát hiện và dự báo các nguy hiểm từ xa để cảnh báo lái xe hoặc tự động thực hiện các hành động đảm bảo an toàn.

Thân thiện với môi trường, động cơ thông mình được lập trình để tối ưu hóa khả năng đốt nhiên liệu. Hệ thống hộp số, côn thông minh giúp tối ưu hóa công suất truyền tải.
....

Đại khái có vài điều như vậy. Hiện tại chúng ta vẫn đang đứng ngoài xu thế đó, hành động tối ưu hiện tại là chúng ta sẽ cố tiếp cận với các công nghệ của AUTOSAR để học hỏi thôi.
 
Microsoft và Hyundai phát triển công nghệ nội thất xe hơi


Tập đoàn phần mềm Mỹ và hãng sản xuất ôtô lớn nhất Hàn Quốc đã ký thỏa thuận xây dựng một hệ thống thông tin và âm nhạc trên ô tô.

mailgooglecom.jpg

Đại diện Hyundai cho hay họ sẽ đầu tư 166 triệu USD còn Microsoft là 113 triệu USD. Sản phẩm đầu tiên sẽ là hệ thống điều khiển âm thanh trên xe qua điện thoại di động. Phiên bản hoàn thiện sẽ có thêm một số tính năng đa phương tiện, chỉ đường…

Hệ thống, hoạt động tương tự một máy tính để bàn với khả năng nâng cấp phần mềm và các đặc tính mới, đánh dấu bước thành công của Microsoft trong quá trình thúc đẩy thị trường công nghệ thông tin phục vụ lái xe. Thị trường này được dự đoán sẽ tăng trưởng vượt bậc trong những năm tiếp theo bởi các hãng sản xuất xe hơi lớn như BMW và Chrysler đã triển khai nhiều dự án liên quan đến tính năng truy cập Internet di động.

Microsoft cũng chuẩn bị bỏ ra 23 triệu USD cho trung tâm hỗ trợ trò chơi điện tử tại Hàn Quốc nhằm trợ giúp các công ty nhỏ thâm nhập thị trường game thế giới. Dự kiến, các khoản đầu tư công nghệ thông tin của Microsoft vào nước này sẽ đạt 147 tỷ USD trong 5 năm tới.
 
Google sẽ sản xuất hệ điều hành cho ô tô của GM ?​

Giới công nghệ đang xôn xao tin đồn rằng, đối tác bí mật sắp tới của đại gia ô tô GM chính là gã tìm kiếm khổng lồ Google.

Theo những thông tin được hé lộ, GM hiện đặt hàng Google để có thể sử dụng hệ điều hành Android trên các xe của hãng.

Nếu thành công, GM sẽ sở hữu hệ thống điều khiển và xử lý mạnh mẽ hơn rất nhiều so với sản phẩm Sync của Microsoft, đang được trang bị trên các xe của Ford.

khcn-GooglevsGM-1.jpg

Mẫu xe Chevrolet Volt 2010 của GM​

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nhi ngờ trong thương vụ giữa GM và Google này. Theo truyền thống, Google ít có thói quen bán các sản phẩm công nghệ của mình ra ngoài mà thường thu lợi nhuận từ chuỗi các quảng cáo.

Google đang tiến hành cuộc đổ bộ quy mô vào thị trường thiết bị điện tử với hệ điều hành Android, và có khả năng những chiếc xe hơi thế hệ mới không nằm ngoài mục tiêu đó.

Nếu những tin đồn này trở thành sự thực, khách hàng có thể sớm được tẩn hưởng tiện ích của sự kết hợp giữa hai công nghệ cao này trong sản phẩm Chevrolet Volt phiên bản mới.

Khi đó, người lái xe có thể quản lý mọi thứ trên xe thông qua chiếc smartphone của mình. Họ cũng có thể khởi động và mở khóa xe chỉ bằng một ứng dụng trên điện thoại như chương trình ra lệnh bằng giọng nói

Motor Trand, Engadget
 
Quyền lực cứng của phần mềm​

HP, Motorola, Google đang có những thương vụ khổng lồ mà sau khi thành hiện thực có thể dẫn đến những biến đổi mạnh mẽ trong thị trường công nghệ. Đằng sau đó là quyền lực chi phối của các công ty phần mềm trong một cuộc cách mạng mới về công nghệ

Có hai thương vụ khổng lồ được công bố gần đây khiến thế giới công nghệ chấn động. Một là Google đã chi 12,5 tỷ USD để mua lại Motorola. Hai là Hewlett-Packard đồng ý mua lại Autonomy với giá khoảng 10,3 tỷ USD, đồng thời hãng máy tính này để ngỏ khả năng khai tử bộ phận sản xuất tablet và bán bộ phận sản xuất máy tính

Hiện tại, HP đang là hãng sản xuất PC lớn nhất thế giới nên khi hãng này đột ngột chia tay thị trường PC để chuyển sang một mô hình giống với IBM khiến nhiều người ngỡ ngàng. Việc HP rao bán bộ phận PC càng trở nên mỉa mai hơn, bởi năm 2001, chính HP đã mua lại Compaq với giá 25 tỷ USD, chỉ để trở thành hãng PC lớn nhất thế giới. HP đã đạt được mục tiêu khi khối PC đã mang về doanh thu 41 tỷ USD trong năm tài khóa 2010

Tuy nhiên, vấn đề của HP là lợi nhuận mà phần cứng của PC lại rất thấp. Tình hình càng tệ hơn khi thị trường chuyển hướng rõ rệt sang những sản phẩm mới như iPad. Quyết định của HP là một ngày buồn trong khi thế giới đang kỷ niệm 30 năm máy tính ra đời. Nhưng rõ ràg trường hợp của HP cũng không nằm ngoài quy luật của thế giới công nghệ: sau khi công nghệ mới ra đời, thì những gì hiện tại sẽ nhanh chóng chìm xuống đáy

Đó là lý do tại sao các công ty IT thường cố giảm sự lệ thuộc vào phần cứng và thúc đẩy các dịch vụ phần mềm, nơi có lợi nhuận cao hơn và thay đổi linh hoạt, ít tốn kém hơn. Hướng đi của HP sắp tới được nhiều chuyên gia nhận định là sẽ giống cải tổ của IBM trước đây

Trong khi đó, Google mua Motorola với mục tiêu rõ ràng là củng cố vị thế của Google trong lĩnh vực phần mềm và dịch vụ trên nền internet. Google hiện là một trong các thế lực chính ở lĩnh vực game trên smartphone nhờ vào phần mềm Android chiếm hơn 40% thị phần

Tuy nhiên, hãng chưa có chỗ đứng thực sự trong lĩnh vực phần cứng, thay vào đó Google chọn cách chuyển giao công nghệ phần mềm cho các hãng khác như Samsung và HTC, kiếm tiền bằng việc cung cấp ứng dụng. Mua lại hàng ngàn bằng sáng chế của Motorola là chìa khóa chủ chốt để kiểm soát được nền tảng phần cứng cũng như phần mềm chạy trên nó

Thương vụ mua đi bán lại của HP hay Google và cả Motorola cho thấy các hãng phần mềm mới thực sự thống trị thế giới công nghệ. Chưa đầy một thập kỷ sau bong bóng công nghệ nổ ra, hàng loạt các công ty internet như Facebook và Twitter đang thay đổi cả thung lũng Silicon và thay đổi cả thế giới bằng một cuộc cách mạng công nghệ mới

Sáu thập kỷ sau cuộc cách mạng máy tính, bốn thập kỷ sau phát minh bộ vi xử lý, và hai thập kỷ chứng kiến sự bùng nổ của internet, mọi công nghệ đòi hỏi phải chuyển sang một nền tảng mới là internet

Hơn 2 tỷ người hiện nay đang sử dụng băng thông rộng so với con số 50 triệu người một thập kỷ trước. Nền tảng internet là cơ hội cho những hãng như Apple có thể vượt qua được những người khổng lồ bất khả chiến bại như Exxon Mobil, và cũng là cơ hội cho một loạt công ty công nghệ khác

Hiện nay, công ty bán sách lớn nhất là nhà sách ảo Amazone. Chiếm lĩnh thị trường âm nhạc và phần mềm là Apple iTunes, Spotify và Pandora. Các công ty như Shutterfly, Snapfish đã thay thế Kodak trong lĩnh vực hình ảnh. Công ty marketing lớn nhất là Google. Công ty viễn thông có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất là Skype, công ty mà Microsoft vừa mua lại với giá 8,5 tỷ USD...

Những liệt kê này cho thấy, phần mềm cũng đang cắn vào miếng bánh của mọi ngành công nghiệp, từ chế tạo xe hơi, máy bay đến bán lẻ, giải trí... Vì thế mọi dự đoán đều cho rằng cuộc cách mạng trong thế giới công nghệ sắp tới là cuộc cách mạng về phần mềm. Không còn gì để bàn cãi
 
Kỷ nguyên công nghệ Phần Cứng Nhúng
Thế giới công nghệ đang ở trong giai đoạn tạm lắng sau những bước tiến khổng lồ, để bước vào thời kỳ hậu tương lai với những câu hỏi rất thú vị

Tại hội nghị MWC 2013 vừa qua, có thể thấy rõ sự lắng xuống của công nghệ di động khi không có các sự kiện thực sự làm chao đảo dư luận. Một số sản phẩm mới chỉ là bản nâng cấp của các dòng sản phẩm cũ, có chăng là thay đổi mẫu mã mới với những chiêu bài marketing mới

Điều này cũng xảy ra với CES - hội chợ công nghệ tiêu dùng - vừa qua. Ngay cả Apple cũng không có những bứt phá lớn như khi tung ra iPhone hay iPad và đang đi vào giai đoạn thoái trào

Chững lại để tiến lên

So với thời kỳ bùng nổ công nghệ di động, khi mà có thể thấy sự tranh đua khốc liệt của các hãng lớn để có chân trong thị phần smartphone, sau đó là tablet, đến các nền tảng phân phối nội dung... thì tình trạng hiện tại của ngành này có vẻ rất đáng thất vọng

congnghe2_zpsda936436.jpg

Một người mẫu mang Google Glass​

Trong khi đó, ngành máy tính lại phải đối đầu với sự thờ ơ của người tiêu dùng đối với những mặt hàng gần như là “cần câu cơm”. Sự cách tân quá đột ngột của Windows 8, lai tạo giữa máy tính bảng và máy tính để bàn, làm nhiều khách hàng lâu năm chùn chân. Máy tính bảng tablet cũng góp phần làm những nhu cầu phổ thông như tiêu thụ nội dung và liên lạc trở nên quá rẻ, máy tính xách tay trở thành không cần thiết

Tuy nhiên, phải hiểu rằng chúng ta đang ở trong thời kỳ mà công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc đổi mới tất cả. Công nghệ di động đã đi trước và đạt ngưỡng cao nhất mà nó có thể. Bây giờ là lúc mà tất cả các “tay chơi” lớn của ngành công nghệ ngồi lại và suy tính bước tiếp theo. Những giải pháp đầu tiên cũng đang được nhen nhóm

Những sản phẩm phổ thông

Nếu Apple đã đi trước ở mảng smartphone và tablet thì chính hãng này cũng đi đầu trong việc tạo ra một sản phẩm công nghệ không những gắn liền với cuộc sống hằng ngày mà còn dễ tiếp cận. Chính vì thế, xu hướng phát triển tiếp theo của ngành công nghệ là sẽ nhắm vào những sản phẩm phổ thông nhất

Nổi trội nhất có lẽ là các sản phẩm TV thông minh. Đây là một phân khúc mà gần như tất cả các hãng lớn bé đều thử nghiệm. Sản phẩm Apple TV phần nào đó đã đi tiên phong nhưng chưa đạt đến mức có thể đem lại vị trí đứng đầu phân khúc “cũ mà mới” này

Nhiều phỏng đoán về một sản phẩm TV thông minh với tích hợp phần cứng máy tính và màn hình từ Apple sẽ là giải pháp để “vị vua” làng công nghệ này một lần nữa khuấy động thế giới

Thời kỳ hậu tương lai

Nếu như vào thập niên 1990, người ta tưởng tượng rằng thế giới trong thời kỳ tương lai sẽ có xe bay, robot phục vụ... thì thật đáng tiếc, thế giới hiện đại không thỏa mãn các mơ ước đó. Ngược lại, chúng ta có máy tính cá nhân với cấu hình mạnh gấp trăm lần máy thời kỳ đầu và chỉ nằm gọn trong lòng bàn tay; mạng internet nối rộng toàn cầu với hàng trăm ngàn dịch vụ

Câu hỏi đặt ra là khi công nghệ đã đạt đến mức phát triển như vậy ở thời kỳ hậu hiện đại thì vào thời kỳ hậu tương lai, ta sẽ có thể làm được gì nữa? Đó là một câu hỏi cực kỳ thú vị của… tương lai !

Tuy nhiên, các thông tin và hình ảnh về dự án này gần như không tồn tại. Samsung, LG, Sony, thậm chí cả HP hay Intel..., đều đã đưa ra các giải pháp cho TV thông minh. Dù chúng có là những TV tích hợp tính năng cao cấp hay đầu gắn ngoài (set-top box), vẫn chưa sản phẩm nào trở thành một cú “hit”

Thậm chí, đối với người tiêu dùng, các tính năng được gọi là “thông minh” như kết nối internet, chat video... có vẻ thừa thãi và không đủ để được chú ý

Trong khi đó, Google lại vẫn còn loay hoay với các sản phẩm Google TV, một hệ điều hành dành cho TV tương tự Android cho smartphone. Google TV cũng không đạt được mấy thành công

Thú vị hơn là sự bành trướng của các máy chơi game console như Playstation từ Sony và Xbox của Microsoft. Hai “đại gia” này liên tục tìm cách biến máy chơi game thành một trung tâm giải trí tại nhà. Tuy nhiên, một lần nữa, vẫn chưa có giải pháp thực sự đột phá nào

Có lẽ trở ngại lớn nhất của họ là việc thống nhất các nội dung giải trí với những nhà phát hành vốn vô cùng bảo thủ trước bước tiến của công nghệ. Tuy vậy, ngành TV thông minh chắc chắn sẽ là một chủ đề đáng theo dõi trong thời gian tới

Máy tính tích hợp

Bước đột phá tiếp theo chắc chắn là các loại máy tính tích hợp, được gọi bằng tên gọi kỹ thuật là “phần cứng nhúng”. Đó là việc đem các công nghệ xử lý của máy tính vào những vật dụng hằng ngày

Một xu hướng có vẻ rất hứa hẹn cho phân khúc này là công nghệ máy tính đeo trên người. Nổi tiếng nhất và cũng độc đáo nhất là sản phẩm thử nghiệm mang tên Google Glass của hãng cùng tên

Với ý tưởng của một sản phẩm rất hiện đại, cặp mắt kính thông minh Google Glass này có thể đem đến giao diện máy tính vào tầm nhìn của người sử dụng, một khả năng trước kia chỉ tồn tại trong phim viễn tưởng

Dù ứng dụng vẫn hạn chế trong giai đoạn còn rất sớm này, Google đang liên tục thúc đẩy sự tham gia của các nhà phát triển phần mềm và quảng bá khắp nơi như một “con bài chiến lược” của hãng

Apple cũng không chịu kém. Tin đồn về một sản phẩm có thể là máy tính cá nhân thu nhỏ đeo trên tay đang làm giới phân tích thấp thỏm. Ngành máy tính tích hợp này chắc chắn sẽ ảnh hưởng lên nhiều mặt của công nghệ tương lai, nhờ có khả năng ứng dụng gần như vô tận

Xuân Hạo
 
Đến lượt y khoa lo sợ tin tặc
- Chuyện xâm nhập các thiết bị y tế thông qua tấn công mạng xưa nay chỉ được nhắc đến trong các câu chuyện viễn tưởng hay cùng lắm là các màn biểu diễn thử của tin tặc. Tuy nhiên, nguy cơ này đang ngày càng tiến gần với thực tế hơn


Các thiết bị y khoa giờ đây cũng không nằm ngoài nguy cơ bị tấn công mạng​

Mới đây, Cơ quan Thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã cảnh báo các nhà sản xuất đề cao cảnh giác sau khi nhận được thông tin “các vụ tấn công và tính dễ tổn thương về an ninh mạng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các thiết bị y khoa hoặc hoạt động về mạng của bệnh viện”

Báo Washington Post cho hay FDA sẽ đề ra các tiêu chuẩn bảo mật chặt chẽ hơn đối với hàng loạt thiết bị y khoa, dự tính sẽ hoàn thành cuối năm nay. Theo các tiêu chuẩn mới, FDA sẽ không chấp nhận thiết bị y khoa nếu như nhà sản xuất không cung cấp các giải pháp bảo vệ thỏa đáng

Không còn là viễn tưởng

Theo AFP, các quan chức nói hiện họ chưa được báo cáo về bất kỳ vụ tấn công có chủ ý nào vào các thiết bị y khoa. Tuy nhiên, trong loạt phim truyền hình có tên Homeland (đã trình chiếu trên một số kênh cáp tại VN), nhân vật phó tổng thống Mỹ đã bị tin tặc ám sát bằng cách chiếm quyền điều khiển máy điều hòa nhịp tim của ông, gây ra vụ sốc điện chết người

Giáo sư công nghệ thông tin chuyên về an ninh y tế Kevin Fu thuộc Trường đại học Michigan nhận định: “Tin tốt là chúng ta chưa gặp bất cứ vụ việc nào như thế ngoài đời thực. Nhưng tin xấu là không có ngành khoa học nào tìm hiểu vấn đề này. Chỉ trong chớp mắt là các phần mềm độc hại có thể được cài vào thiết bị”

Giáo sư Fu cũng là đồng tác giả một nghiên cứu năm 2008 về nguy cơ đối với các thiết bị cấy ghép như máy khử rung tim, thiết bị mà tin tặc có thể xâm nhập và tái lập trình thông qua mạng không dây

Tuy nhiên, ông cũng nêu quan điểm rằng việc phần mềm độc hại vô tình lây nhiễm vào thiết bị có nguy cơ lớn hơn so với các cuộc tấn công vốn chỉ có trong các tiểu thuyết viễn tưởng

“Phần mềm độc hại thường làm chậm máy tính và khi một thiết bị y khoa bị làm chậm lại, nó có thể không vận hành theo khả năng vốn có”. Báo Washington Post dẫn lời các chuyên gia khác nói phần mềm độc hại có thể làm ngưng thiết bị, khiến việc điều trị gặp nhiều rắc rối

Ông Barnaby Jack thuộc Công ty bảo mật IOActive nói kịch bản tấn công như trong phim Homeland là “khá thực tế”. Ông cũng khẳng định sẽ biểu diễn một vụ tấn công tương tự trong lần họp mặt các tin tặc sắp tới. “Trong phim Homeland người ta cần tới số đăng ký, còn màn biểu diễn của tôi sẽ không cần tới nó” - Jack quả quyết

Hiện ông Jack đang nghiên cứu một số thiết bị cấy ghép trong y khoa như thiết bị điều hòa nhịp tim hay khử rung tim từ một nhà sản xuất lớn. Ông phát hiện các thiết bị này “đặc biệt dễ bị tấn công”. Cụ thể, theo lời ông, trong phạm vi 1.015m ông có thể điều khiển từ xa các thiết bị cấy ghép cá nhân

Trong một trường hợp khác hồi năm 2011, chuyên gia bảo mật Jay Radcliffe, một bệnh nhân tiểu đường, đã biểu diễn thử việc can thiệp vào quá trình tiêm insulin để thay đổi liều lượng

Các chuyên gia bảo mật nói rằng ngoài các thiết bị cấy ghép, các thiết bị khác của bệnh viện như hệ thống theo dõi, máy quét, thiết bị bức xạ kết nối với hệ thống mạng an ninh kém có thể tạo ra các lỗ hổng an ninh

Theo AFP, một số hệ thống theo dõi tim và thuốc sử dụng mạng không dây mở, thứ có thể bị xâm nhập dễ dàng

Nguy cơ thấp nhưng phải loại trừ

Giáo sư Fu cảnh báo: “Hầu hết thiết bị y khoa trong bệnh viện mà tôi từng làm việc đều sử dụng hệ điều hành đời cũ Windows XP hay Windows 95. Những hệ điều hành này cực kỳ dễ bị tổn thương trước phần mềm độc hại”. Ông cho biết các vụ tấn công mạng hay cài đặt phần mềm độc hại có thể ảnh hưởng đến những thứ như xạ trị chẳng hạn

Báo Washington Post cho hay ngoài các nguy cơ về bảo mật, phần mềm độc hại, virút máy tính thì mật khẩu thiết bị cũng là một vấn đề. Các thiết bị y khoa có thể có mật khẩu nhưng cũng có thể bị tấn công dễ dàng. Công ty bảo mật Cylance trong một báo cáo gần đây nói họ đã thử nghiệm và chiếm được mật khẩu của 300 thiết bị khác nhau

Phát hiện này đã khiến đội phản ứng nhanh thuộc Bộ An ninh nội địa Mỹ chú ý, yêu cầu tăng cường bảo mật cho các thiết bị phẫu thuật, quạt thông hơi, thiết bị tiêm thuốc và các thiết bị khác

Hiện một số công ty bảo mật máy tính đang nỗ lực hỗ trợ ngành thiết bị y tế nhưng giáo sư Fu cho rằng các giải pháp này chẳng khác nào sự chắp vá tạm thời. “Hầu hết vấn đề an ninh mạng đều bắt nguồn từ thiết kế” - ông nói và tỏ ý nghi ngại về các chiến lược chỉ dựa vào việc chống virút máy tính hoặc dựng tường lửa

Chuyên gia Barnaby Jack cho rằng rủi ro về việc tấn công các thiết bị y khoa là cực thấp. Tuy nhiên, theo ông, nguy cơ dù thấp cũng cần được loại bỏ

“Chúng tôi hi vọng với việc nâng cao nhận thức về vấn đề này và gây chú ý về các mối đe dọa của nó đối với các nhà sản xuất, họ có thể có các biện pháp cải tiến bảo mật cho các thiết bị” - ông nói

Việt Phương
 
Lỗi phần mềm, Chrysler thu hồi gần 46.000 xe Ram 1500
- Hãng sản xuất xe hơi của Mỹ Chrysler ngày 16-7 thông báo sẽ thu hồi gần 46.000 xe Ram 1500 để sửa chữa lỗi trong hệ thống điều khiển của xe


Xe Ram 1500​

Theo Chrysler, 45.961 xe bán tải Ram 1500 được sản xuất trong giai đoạn từ 26-6-2012 đến 5-2-2013 bị mắc một lỗi trong hệ thống ổn định điện tử (ESC) có thể làm vô hiệu hóa hệ thống khi xe bắt đầu khởi động

Theo Cơ quan quản lý an toàn giao thông Mỹ, việc hệ thống ESC bị vô hiệu hóa có nhiều khả năng dẫn đến tai nạn. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có báo cáo nào về tai nạn hay thương tích do lỗi này, theo người phát ngôn Chrysler Eric Mayne

Các đại lý của Chrysler sẽ khắc phục lỗi miễn phí cho khách hàng. Việc thu hồi dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 8

Theo tờ Chicago Tribune, đây là đợt thu hồi xe Ram 1500 lần thứ 2 trong những tháng gần đây. Hồi tháng 6, Chrysler đã phải thu hồi khoảng 30.000 xe để sửa chữa một lỗi trong bảng điều khiển

Đến ngày 3-7, Chrysler thông báo sẽ thu hồi khoảng 560.000 xe, trong đó có 490.000 xe ôtô và xe SUV trên toàn thế giới để sửa chữa lỗi điện tử

Duy Trần
 
Top