What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Russia Silicon Valley

LOBBY.VN

Administrator
Quỹ đầu tư tư nhân ONEXIM Group

6a00d83451b84f69e201348109c4fa970c-500wi.jpg

Tỷ phú Mikhail Prokhorov, chủ tịch ONEXIM Group

The ONEXIM Group is one of Russia’s largest private investment funds, with a focus on mining industry, innovative projects in energy and nanotechnology, real estate and other industries

Company Profile

Established in 2007, ONEXIM Group is a leading investor in Russia, with funds under management in finance, energy, mining, media etc.

Mission & Vision

ONEXIM makes strategic investments in industries it predicts would have the greatest impact on the world and how we make, store and use energy

The Team

The strength of the ONEXIM Group lies in the broad experience of its management team

Our Partners

To further its interests and goals, the ONEXIM Group maintains a close partnership with a whole range of organizations

Social Responsibility

As a socially responsible company, the ONEXIM Group and its shareholder support social and cultural programs that service the communities, in which we live and work

Careers

We are always seeking to add talented professionals to our team

Company Profile

ONEXIM Group makes substantial investments in metals and mining, innovative projects in energy and nanotechnology, real estate and other industries

The ONEXIM Group’s diversified investment portfolio includes:

Investments in the leading base and precious metals producers

Other projects consistent with the company’s priorities, including energy, financial services, real estate and development

Unique media projects

The ONEXIM Group holds assets of the following companies:

Polyus Gold – the largest gold mining company in Russia

UC RUSAL - the world’s largest aluminium and alumina producer

MC Intergeo - mining company

Quadra (former TGC-4) - Territorial Generation Company is the key enterprise in the Energy system of the European part of Russia

Open Investments – one of the largest real estate developers in Russia
Soglassye – one of the largest insurance companies in Russia

Mediagroup JV! - new generation media

International Financial Club - a versatile Russian commercial bank

Renaissance Financial Holdings - the leading investment bank in the CIS and African markets

RBC-TV Moscow - the company consolidating the assets of RBC Information Systems

Optogan - Russian LED producer

Yo-AUTO - the company working out the design of the hybrid car ideal for city use

Lobby & Mikhail Prokhorov - ONEXIM Group
 
Last edited:
Tham vọng xây dựng "thung lũng Silicon" của nước Nga

Nước Nga đang có tham vọng xây dựng một khu khoa học công nghệ mới của Kremlin tên là Inograd, tên tiếng Nga tức là Thành phố Cách tân.

Thung lũng Silicon của nước Nga

Một nhóm các nhà đầu tư mạo hiểm tại thung lũng Silicon, những người từng đặt cược vào các công ty như Skype và Facebook đang để tâm tới một tuyên bố khá hay ho khác - rằng Nga có thể đa dạng hoá nền kinh tế, thay vì chỉ phụ thuộc vào dầu lửa.

Tổng thống Nga Dmitri A. Medvedev đã nâng tầm công cuộc đa dạng hoá này thành trọng tâm trong chính sách kinh tế của ông và đang xây dựng một khu công nghệ rộng lớn bên ngoài Moscow, nơi thường được ví là Thung lũng Silicon của nước Nga.

Chuyến khảo sát của các nhà đầu tư mạo hiểm Mỹ tới Nga hôm 25/5 cho thấy cái nhìn đầu tiên về cách những người có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực đầu tư công nghệ nhìn nhận dự án tham vọng này ra sao.

Tại cuộc họp với các nhà đầu tư, ông Medvedev nói về cam kết của mình với việc thương mại hoá di sản công nghệ của Nga, nhưng cũng thừa nhận rằng điều này sẽ không hề dễ dàng

Nền kinh tế từng một thời bùng nổ của Nga giờ đây đang phụ thuộc quá nhiều giá cả các hàng hoá như dầu và kim loại, những hàng hoá chiếm tới 80% xuất khẩu của nước này.

Các nhà cố vấn chính phủ nói, bài học rút ra từ lần đổ vỡ mới đây nhất là cần phải khẩn trương đa dạng hoá, dù giá cả hàng hoá có khôi phục trở lại, làm cơ sở ngăn chặn cuộc suy thoái về sau.

Một nước Nga mới ưu tiên phát triển công nghệ

Nga.jpg

Tổng thống Nga mong muốn xây dựng một nước Nga mới, phát triển về công nghệ

Drew J. Guff, giám đốc điều hành Siguler & Guff, một quỹ đầu tư mạo hiểm với số vốn 8 tỷ USD, nói, ông cam kết sẽ đầu tư 250 triệu USD vào một trung tâm dữ liệu ở Nga, xuất phát từ cam kết khuyến khích công nghệ và tham vọng xây dựng một khu khoa học công nghệ mới của Kremlin, mà đôi khi họ vẫn gọi là Inograd, tên tiếng Nga tức là Thành phố Cách tân.

Guff nói với tổng thống Medvedev tại cuộc họp: "Chúng tôi cam kết với Inograd và một nước Nga mới ưu tiên phát triển công nghệ. Chúng tôi tin tưởng các nhà đầu tư của chúng tôi sẽ là những nhà đầu tư được mãn nguyện".

Một quỹ đầu tư công nghệ nano Nga do nhà nước hậu thuẫn, Rusnano, đã tổ chức chuyển tham quan với AmBar, một tập đoàn thương mại với các chuyên gia nói tiếng Nga tới Khu vực vịnh San Francisco.

Rusnano đang tìm kiếm các nhà đồng đầu tư vào một doanh nghiệp mới, được thành lập nhằm thương mại hoá những tiến bộ công nghệ của Nga, những thứ đang trở nên cũ kỹ trong các viện khoa học hay phòng thí nghiệm của các trường đại học vì nước này vẫn chưa bao giờ có các nhà đầu tư vốn mạo hiểm đưa chúng ra thị trường.

Nga là nước xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới và vì thế không thiếu vốn đầu tư kinh doanh. Các quỹ đầu tư quốc gia cũng không ít. Thế nhưng, họ cần một chiến lược để thu hút tri thức chuyên môn vào các công ty công nghệ sắp hình thành, hơn là chỉ đơn giản thu hút tiền vốn.

Giám đốc Rusnano, Anatoly Chubais, một trong những người đầu tiên ủng hộ tư nhân hoá ngay thời hậu Sô-viết, người hiện đang góp sức vào nỗ lực đa dạng hoá này, nó trong một tuyên bố rằng, mục tiêu của chuyến thăm này là "đưa những dự án cách tân hứa hẹn nhất của đất nước kết hợp với những khoản tiền "thông minh" nhất thế giới".

Đi tắt đón đầu công nghệ

Sớm hôm thứ 25/5, các nhà đầu tư vốn mạo hiểm đã gặp gỡ với với Viktor Vekselberg, giám đốc thương mại dự án xây dựng thành phố khoa học mới. Qua đây, ông đã xin ý kiến về quan điểm của họ đối với chủ trương đầy tham vọng này.

Thành phố công nghệ được trông đợi sẽ trở thành động lực cho cuộc cải cách trên phạm vi toàn quốc nhằm làm giảm bớt sự nổi lên của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có các công ty công nghệ, Guff nói, và tự nó không phải là một mục tiêu.

Tuy nhiên, đây có thể trở thành dấu hiệu cho thấy nước Nga cam kết phát triển công nghệ cao, ông nói, và có thể thu hút trở lại Nga một số nhà khoa học và lập trình viên đã rời Nga đi trong cuộc chảy máu chất xám những năm 1990. Ông ví von, "Inograd không phải là địa điểm thực, mà là một thứ gì đó rất ảo".

David Kronfeld, chủ tịch JK&B Capital, đánh giá cao mối quan tâm của chính phủ công nghệ nano, nhằm đi tắt đón đầu công nghệ bán dẫn mà Nga đã đi sau lại quá chậm. Nhưng ông cũng nói thêm rằng, hình ảnh không được tốt lắm về nước Nga trong mắt các nhà đầu tư Mỹ lúc này vẫn sẽ khiến không ít người thờ ơ.

Ông Medvedev nói ông ý thức được thái độ bi quan của các nhà đầu tư đối với Nga. Ông khẳng định, chính phủ đang nỗ lực cải thiện chính sách. Nhưng, ông nói, nếu những người có mặt tại bàn làm việc hôm đó thể hiện cam kết của Nga đối với phát triển công nghệ, thì hình ảnh này sẽ có thể thay đổi. "Các doanh nghiệp hãy tin tưởng những đồng nghiệp của chúng tôi"
 
Last edited:
Mỹ 'đổ' 250 triệu USD vào 'thung lũng silicon' của Nga

Siguler Guff, một công ty tư nhân ở Mỹ vừa đầu tư 250 triệu USD vào dự án Trung tâm công nghệ mới của Nga nằm ở Skolkovo, ngoại ô thủ đô Moscow, Nga

Đây là một trong những nỗ lực của ông Dmitry Medvedev nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào "thung lũng Silicon" của Nga.

"Thung lũng Silicon" là một trong những kế hoạch lâu dài của nước này nhằm thúc đẩy hiện đại hóa kinh tế và giảm lệ thuộc vào dầu mỏ


khcn_skolkovo.jpg

skolkovo-plan.jpg


Một phần 'thung lũng Silicon' của Nga trong tương lai

Siguler Guff cho biết sẽ đầu tư 250 triệu USD vào kết cấu hạ tầng kỹ thuật số và dịch vụ IT ở Skolkovo ngay sau chuyến thăm. Siguler Guff là một công ty tư nhân ở Mỹ có tổng giá trị tài sản khoảng 8,5 tỷ USD

Công ty Siguler Guff là công ty nước ngoài đầu tiên đầu tư vào Skolkovo, nhưng theo một số tờ báo của Nga như Vedomosti, chính phủ nước này cũng đang thương thảo với nhiều công ty công nghệ lớn trên thế giới, trong đó có Cisco và Nokia
 
Last edited:
Cần những bộ óc thông minh hơn sức mạnh dầu lửa

Tầm nhìn của Medvedev về tương lai của Nga là về các khối óc chứ không phải về sức mạnh dầu lửa, những quả bom hay điện Cremli

Quyết tâm cho một nước Nga thông minh

Khi Vladimir Putin nói về việc khôi phục sự vĩ đại của nước Nga, ông đã nêu ra một tầm nhìn sâu sắc trong thế kỷ 20 về việc sử dụng sức mạnh nhà nước, khả năng quân sự và sự dồi dào dầu lửa để khiến thế giới phải tôn trọng.

Đề cập vấn đề này, vị Tổng thống của ông, Dmitry Medvedev, lại nói về việc xây dựng "một thành phố đổi mới" ở ngoại ô Skolkovo của Mátxcơva, nơi nhà nước sẽ để những khối óc giỏi nhất của quốc gia tự do theo đuổi những bước đột phá về khoa học và công nghệ, nền tảng của "nền kinh tế tri thức" trong thế kỷ 21.

Tầm nhìn của Medvedev được thiết kế để giải phóng nước Nga khỏi thứ mà ông gọi là sự phụ thuộc "nhục nhã" vào xuất khẩu dầu khí, và để khôi phục sự vĩ đại của một dân tộc đã từng nổi tiếng về thành tựu khoa học và công nghệ.

Zhores Alferov, người đoạt giải Nobel duy nhất vẫn đang sống tại Nga, cũng là người được Medvedev chọn làm người quản lý dự án Skolkovo hồi tháng 4/2010, nói: "Sự thành công của phong trào "nước Nga thông minh" là một vấn đề mang tính sống còn đối với nước Nga. Ý tưởng Skolkovo gióng chiếc thuyền của Noah (con thuyền được nhắc đến trong Kinh Thánh do Chúa hướng dẫn Noah đóng để tránh qua con Đại hồng thủy do Chúa tạo ra để trừng phạt loài người vốn đã có quá nhiều tội lỗi)- mọi ý tưởng về hy vọng và sự sống sót của chúng tôi được gắn chặt trên đó".

Liệu Nga có lại nổi lên thành một cường quốc vĩ đại hay không có thể được quyết định bởi chiến dịch của Medvedev phục hồi sự thông minh của nước Nga.

Bất chấp sự thiếu hiệu quả của mình, nhà nước Liên Xô đã từng là một nước ủng hộ hào phóng cho khoa học và công nghệ, chế tạo vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới cũng như tàu vũ trụ mà đã đưa nhà du hành vũ trụ đầu tiên vào không gian.

28036885.jpg

Liệu Nga có lại nổi lên thành một cường quốc vĩ đại hay không có thể được quyết định bởi chiến dịch của Medvedev phục hồi sự thông minh của nước Nga

Sau sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991, sự ủng hộ của nhà nước dành cho khoa học sụt giảm mạnh, các nhà khoa học đã chạy ra nước ngoài và bản thân nhà nước này đã tiến triển thành cái tương tự như một dã thú- về mặt lý thuyết thì cam kết theo hướng thị trường tự do, nhưng trên thực tế thường xuyên "chiếm đoạt" lợi nhuận của các doanh nghiệp tư nhân.

Trong thế hệ ở giữa hai sự kiện là chuyến bay vào vũ trụ của Yuri Gagarin và cuộc bầu cử của Putin năm 2000, GDP và sản xuất công nghiệp của Nga đã giảm gần 50%, và kèm theo đó là đầu tư vào khoa học giảm từ 6% GDP xuống còn 1,5% GDP.

Tình trạng chảy máu chất xám đã bắt đầu vào những năm 1970 khi những người Do Thái có giáo dục của Liên Xô như cha mẹ của Sergey Brin- người đồng sáng lập ra Google- chạy sang phương Tây tự do.

Đến cuối thế kỷ 20, nó đã cướp đi của Nga hơn nửa triệu người tài năng nhất. Cả Putin lẫn Medvedev đều tin rằng nhà nước có thể giải quyết các vấn đề của Nga - nhưng trong khi Putin xem bộ máy hành chính của Nga hiện nay như nguồn sức mạnh của ông, thì Medvedev xem nó như trở ngại (nạn tham nhũng) cho việc tạo ra một nền kinh tế hậu dầu lửa.

Skolkovo là trọng tâm trong nỗ lực của Medvedev nhằm tạo ra một kiểu nền kinh tế mới. Là một khu vực ngoại ô khó phân loại thời đại Liên Xô và nằm cách Mátxcơva 40km, Skolkovo hiện là nơi có các trường kinh doanh hàng đầu của Nga, mà chủ yếu là của tư nhân nhưng lại nhận được một số khoản tiền của nhà nước chỉ cho nghiên cứu.

Thành phố đổi mới này được lấy cảm hứng từ mối quan hệ giữa Trường Đại học Stanford và Thung lũng Silicon, hay Học viện Kỹ thuật Massachusettsvà các công ty công nghệ Route 128 bên ngoài Boston: nơi những người tài giỏi có thể tìm thấy các nguồn tài trợ của tư nhân và chính phủ mà họ cần để thành lập "các công ty khởi nghiệp".

Ông trùm dầu lửa Viktor Vekselberg, người giàu thứ 10 của Nga và là sự lựa chọn của Medvedev để tổ chức mảng kinh doanh của Skolkovo, nói rằng Skolkovo mới sẽ là "một thành phố tương lai thực sự", lựa chọn những ý tưởng tốt nhất để nhà nước hỗ trợ dưới hình thức các "công ty khởi nghiệp".

Việc xây dựng đang được tiến hành trên một mảnh đất rộng 300ha mà sẽ được bảo vệ bởi tường bao xung quanh và những cánh cổng. Nếu mọi việc theo đúng kế hoạch thì vào năm 2014, thành phố mới này sẽ là nơi cư ngụ của khoảng từ 30.000 đến 40.000 người.

Viktor Ustinov, một nhà vật lý hàng đầu của Nga và là cựu học sinh của Alferov nói rằng Skolkovo sẽ là "Thung lũng Silicon của Nga" chuyên nghiên cứu đổi mới các phương tiện liên lạc và ngành y sinh, cũng như các công nghệ vũ trụ, hạt nhân và thông tin.

Theo Vladislav Surkov, nhà tư tưởng hàng đầu của Cremli nói: "Chỉ những người giỏi nhất mới được đến đó, và họ sẽ được bảo vệ cẩn thận.... những người giỏi nhất sẽ được hưởng những điều kiện đặc biệt tốt nhất".

Nhiều nước cũng đã cố gắng xây dựng Thung lũng Silicon của riêng mình. Những Medvedev, tuy chậm chân hơn, đã tuyên bố rằng dự án này là hy vọng tốt nhất cuối cùng của Nga.

Bản kế hoạch cho nền kinh tế Nga của ông đưa ra năm 2008, được gọi là "Chiến lược 2020", đòi hỏi khu vực công nghệ phải chiếm 15% sản phẩm xuất khẩu, hoặc 8-10% GDP vào năm 2020.

Hiện nay, tỷ lệ này chỉ khoảng 1,1% GDP, và phần lớn là nhờ xuất khẩu vũ khí quân sự hạng nặng. Chính vì vậy, Medvedev đang đổ nhiều tỷ USD trong ngân sách nhà nước vào các dự án bao gồm cả dự án Skolkovo, dự án quỹ đầu tư công nghệ nano lớn nhất thế giới, và một chương trình được tạo ra để lôi kéo những người Nga sống lưu vong và các công ty của họ trở lại quê hương.

Medvedev đã cử các quan chức cao cấp đi vận động để thu hút tiền cho chương trình đổi mới, và đã dành hơn 10 tỉ USD cho đầu tư công nghệ. Con số đó còn lâu mới bằng của những nước khác- Trung Quốc đã cấp 20 tỷ USD cho đầu tư công nghệ chỉ riêng năm 2010- nhưng dù sao nó cũng là một dấu hiệu cho thấy sự nghiêm túc.


Bảo vệ "nước Nga thông minh" bằng cách giết rồng "tham nhũng"


Cơ hội thành công lớn của Skolkovo là các doanh nghiệp của nó sẽ được bảo vệ khỏi các quan chức nhà nước và cảnh sát tham lam. Ngày nay, tiền trợ cáp và các đặc quyền đặc lợi đặc biệt mà nhà nước Liên Xô đã từng hào phóng cấp cho các dự án khoa học và kinh doanh đã dẫn đến các vụ "ăn cắp trắng trợn".

Trong một cuộc điều tra gần đây của PricewaterhouseCoopers về các tội phạm toàn cầu, 71% số doanh nghiệp của Nga bị đưa tin là mục tiêu của những hành động vi phạm như vậy của cảnh sát hay các công chức nhà nước (mức tồi tệ nhất trong số 33 nước trong cuộc nghiên cứu).

Bản thân Medvedev đã công khai chỉ trích văn hóa tham nhũng nhà nước của Nga và đã nỗ lực nhằm tạo nên các bức tường chắn để bảo vệ Skolkovo, điều này sẽ đơn giản hóa các luật về doanh nghiệp, tạo nên một chế độ cấp thị thực đơn giản hơn cũng như những lợi ích về thuế, và sẽ không có một công chức trộm cắp nào.

Vekselberg nói: "Chúng tôi sẽ tạo ra không chỉ một thành phố mới mà còn là những con người mới sẽ sống ở đó- sẽ không có chỗ cho tham nhũng trong thành phố của chúng tôi. Người nào đó phải đưa ra ví dụ về việc Nga có thể thay đổi như thế nào. Chúng tôi phải bắt đầu giết chết con rồng (tham nhũng) bên trong chính chúng tôi.

Nhưng hiện đang có các trào lưu chống lại "nước Nga thông minh", và có thể trong hai thập kỷ tới, tinh hoa giới trí thức của Liên Xô sẽ chết đi, để lại đằng sau một hệ thống giáo dục mục nát. Phần lớn các viện nghiên cứu truyền thống của Nga cách đây rất lâu đã đánh mất nhiều người giỏi nhất của họ vào tay các trường đại học được tài trợ tốt hơn ở phương Tây, và hiện nay không một trường đại học nào của Nga đứng trong top 100 trường tốt nhất của thế giới.

Do nhà nước Nga đã bị các công chức nhà nước tham nhũng sau biến cố hồi đầu thập niên 90, nên tài sản của các thể chế giáo dục đã bị bán hết, bị những người quản lý cho thuê hoặc bị đánh cắp có hệ thống.

Vào năm 2009, đất nước này đã xuất bản số báo và tạp chí mang tính chất học thuật ít hơn so với Ấn Độ hay Trung Quốc, và người Nga đã chỉ đoạt 4 giải Nobel trong thập kỷ qua, so với 76 giải dành cho Mỹ (và chỉ một giải, Giải Nobel hòa bình của Mikhail Gorbachev, vào những năm 1990).

Trong hệ thống thứ bậc các quốc gia có khả năng cạnh tranh nhất thế giới của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Nga đã xuống vị trí thứ 74 trong số 134 nước. Một số doanh nhân của Nga, như nhà thiết kế chương trình diệt virus Yevgeny Kaspersky phàn nàn rằng các tài năng dường như vẫn tập trung một cách lệch lạc vào hoạt động bất hợp pháp, như việc tạo ra loại virus Con ngựa thành Troy mang tên "Storm" tấn công khắp thế giới, làm 1,5 triệu máy tính bị nhiễm hồi năm ngoái.

Kaspersky, chủ sở hữu phòng thí nghiệm Kaspersky (một trong số ít doanh nghiệp công nghệ mang tính toàn cầu của Nga, chuyên nghiên cứu các biện pháp để ngăn chặn các tin tặc) nói: "Nga là một quốc gia của các siêu tin tặc".

putinmedvedev.jpg

Medvedev đang đẩy mạnh sự đổi mới như là một trong bốn trụ cột của chương trình hiện đại hóa

Dù gì thì kế hoạch của Medvedev nhằm tạo ra một lối thoát hợp pháp cho các tài năng công nghệ là một phẩm chất mang tính Xôviết. Ý tưởng về một thành phố cho các nhà khoa học gợi nhớ lại hình ảnh các thành phố công nghệ được xây dựng có mục đích của Stalin nằm dưới sự điều hành của Gulag, cơ quan quản lý của chính phủ. Đây là nơi các nhà khoa học được tuyển chọn làm việc trong những điều kiện được hưởng đặc quyền- và đã có những phát minh mang tính đột phá chẳng hạn như bom nguyên tử của Liên Xô.

Nhưng Vladislav Inzemtsev, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu hậu công nghiệp đóng tại Mátxcơva, cảnh báo rằng trong thời đại này "bạn không thể có một nền kinh tế đổi mới, kế hoạch và tập trung. Không một nơi nào trên thế giới có một Thung lũng Silicon phát triển nở rộ nhờ vào các sắc lệnh do các quan chức ban hành, cho dù các sắc lệnh này được hậu thuẫn bởi sự tài trợ của chính phủ".

Bản lĩnh của lãnh đạo

Sự thất bại của kế hoạch tập trung không nhất thiết sẽ báo hiệu một thất bại dành cho Solkovo, bởi vì Medvedev được dẫn đường bởi một tầm nhìn hiện đại hơn về việc sử dụng các khoản trợ cấp như thế nào để định hướng sự phát triển kinh doanh.

Đã có một số câu chuyện về sự thành công. Một trong những cựu học sinh của Alferov, Alexei Kovsh, đang chuyển công ty chiếu sáng của ông từ Đức sang St.Pertersburg, bởi vì Alferov thuyết phục ông này rằng ông ta có thể nhận được tài trợ tốt hơn ở Nga, với những chi phí thấp hơn so với ở phương Tây, và có sự bảo vệ tốt trước những kẻ sao chép công nghệ hơn ở Trung Quốc.

Kovsh gần đây đã bán cổ phần trong công ty của ông, Optogan, cho công ty Rusnanotech do nhà nước sở hữu và cho ông vua kim loại Mikhail Prokhorov. Với nhà nước như một bên tham gia thứ ba, Kovsh cảm thấy được bảo vệ. Alferov hy vọng sẽ áp dụng lại kinh nghiệm này để lôi kéo các doanh nghiệp tương tự đến Skolkovo.

Cùng chống lại "nhà nước Nga thông minh" là một số quan chức muốn nước Nga vẫn trong tình trạng "ngu dốt"- bởi vì họ kiếm được quá nhiều tiền từ đó.

Medvedev đang đẩy mạnh sự đổi mới như là một trong bốn trụ cột của chương trình hiện đại hóa của ông, ba trụ cột còn lại là các thể chế, cơ sở hạ tầng và đầu tư.

Nhưng sự thật là ông vẫn chưa đạt được nhiều tiến bộ. Nga mới chỉ xây dựng được thêm 1.000km đường vào năm ngoái, so với 47.000km đường đã được xây dựng ở Trung Quốc.

Cựu nghị sĩ thuộc phe đối lập Vladimir Ryzhkov phàn nàn rằng bốn trụ cột thực sự của chương trình hiện đại hóa của Nga là "sự ảo tưởng, thiếu hiệu quả, không ổn định và không có khả năng".

Yevgeny Gontmakher, thành viên cấp cao của nhóm nghiên cứu được Medvedev ưa thích là Viện phát triển đương đại nói rằng sai lầm trong chiến lược của Tổng thống là "họ mong đợi các nhà khoa học đến và phát minh ra mọi thứ cho họ, chính vì thế sẽ không cần phải cải cách các thể chế chính trị".

Không, Medvedev không quyết tâm cải cách toàn bộ hệ thống chính trị từ trên xuống dưới, nhưng điều rõ ràng là ông thấu hiểu các thế lực ủng hộ một nước Nga "ngu dốt".

Ông đã viết trong bản tuyên bố "Tiến lên nước Nga" của ông vào năm 2009: "Các quan chức tham nhũng... không muốn sự phát triển và lo sợ về điều đó. Nhưng tương lai không thuộc về họ- nó thuộc về chúng ta. Chúng ta sẽ khắc phục được tình trạng lạc hậu và tệ tham nhũng". Có thể nước Nga thông mình sẽ giành chiến thắng.

Newsweek
 
Last edited:
Nga lập 'thung lũng Silicon' quốc phòng

Nga muốn xây dựng trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ quân sự theo mô hình Trung tâm Skolkovo - "Thung lũng Silicon nước Nga"

"Liên đoàn hỗ trợ các xí nghiệp quốc phòng đang xem xét vấn đề xây dựng ở Moscow một trung tâm nghiên cứu khoa học tương tự Skolkovo - Thung lũng Silicon nước Nga," người đứng đầu liên đoàn, đại biểu Duma Quốc gia Vladimir Gutenev vừa tiết lộ sáng kiến mới này

Thung lũng Silicon quốc phòng

Sự khác biệt giữa hai trung tâm này sẽ là tính chuyên nghiệp, theo những người đưa ra sáng kiến, các nhà khoa học hàng đầu, chuyên nghiên cứu việc tạo ra các công nghệ quân sự hiện đại sẽ đến trung tâm mới làm việc

“Sau khi nghiên cứu kỹ đề xuất của những người ủng hộ xây dựng trung tâm khoa học lớn và phân tích hiệu quả của nó, đương nhiên “Liên đoàn hỗ trợ các xí nghiệp quốc phòng sẽ bắt tay vào thực hiện. Liên đoàn quan tâm đến các dự án cụ thể và sẽ thực hiện chúng đến cùng", ông Gutenev nói

Nghị sĩ này đề nghị, trong trường hợp dự án thành công, không loại trừ việc nó sẽ được nhân rộng ra toàn nước Nga. “Nếu dự án này được thực thi và mang lại kết qủa thì có thể sẽ xây dựng các trung tâm nghiên cứu công nghệ mới ở các vùng khác của đất nước," Gutenev nói

Trước đó, tại Hội nghị của liên đoàn, Phó thủ tướng Dmitry Rogozin đã đề nghị suy nghĩ làm thế nào thực hiện trong tương lai sự hợp tác giữa các xí nghiệp của tổ hợp công nghiệp quốc phòng trong các vấn đề phát triển công nghệ và chính sách cán bộ. Do đó đã có đề nghị đối với Phó thủ tướng xây dựng trung tâm nghiên cứu khoa học – công nghệ mới quân sự

Về phần mình, ông Gutenev cho biết, trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ mới quân sự sẽ được xây dựng sau khi hình thành tổ chức tương tự như Cơ quan phụ trách dự án nghiên cứu công nghệ quốc phòng tiên tiến Mỹ (DARPA) theo sáng kiến của Phó thủ tướng Dmitry Rogozin. Việc này sẽ diễn ra trong thời gian tới

qp_nam_silicon_02.jpg

Phó Thủ tướng phụ trách quốc phòng Nga Rogozin có tiếng nói rất quan trọng cho kế hoạch xây dựng trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ quân sự

Không thể "đưa cả nước" về Moscow, cần phải hình thành những điểm phát triển mới không bị những vết tiêu cực. Đó là những nơi có khả năng phát triển, dựa vào các viện nghiên cứu khoa học ứng dụng và viện nghiên cứu của Viện Hàn lâm khoa học Nga, cũng như trên cơ sở các tập đoàn lớn và thành đạt mà hầu hết nằm trong Cơ quan Công nghệ Nga

Ngoài ra, sẽ có sự hợp tác quốc tế được lấy từ trung tâm nghiên cứu khoa học mới Skolkovo trong cái gọi là vòng bên ngoài. Phải có một số vòng như vậy, vòng trong cùng sẽ có “thư viện” công nghệ mới, các nghiên cứu phát minh, vật liệu và ý tưởng triển vọng. Vòng này chỉ cho phép tiếp cận hết sức hẹp đối với mọi đối tác nước ngoài

Vòng thứ hai cho phép các đối tác mà Nga có thể thiết lập mối quan hệ tin cậy trong khuôn khổ hợp tác kỹ thuật quân sự tiếp cận. Các đối tác này sẽ được phép đưa ra các đề xuất cùng hợp tác nghiên cứu

Và, cuối cùng, vòng tiềm tàng - chuyển giao các công nghệ quốc phòng có thể tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của Nga. Đây là việc cần phải làm để thu xếp quá trình thương mại hoá các nghiên cứu này, những nghiên cứu chủ yếu được nhà nước tài trợ. Tuy nhiên, trong tương lai thì phần đầu tư của nhà nước và tư nhân sẽ phải đi tới đồng đẳng

Chuyên gia ủng hộ

Về phần mình, thành viên Uỷ ban quốc phòng của Duma Quốc gia Andrew Krasov tin tưởng, việc xây dựng trung tâm nghiên cứu khoa học – công nghệ mới quân sự sẽ cho phép thu hút các chuyên gia trẻ và tạo ra cú hích mới cho sự phát triển công nghiệp quốc phòng

“Việc xây dựng trung tâm nghiên cứu khoa học – công nghệ mới với định hướng chuyên ngành công nghệ quân sự hết sức có lợi cho đất nước. Sự xuất hiện và sự ủng hộ phải có cho trung tâm này sẽ thu hút các chuyên gia trẻ tài năng với cách tư duy và ý tưởng mới mẻ vào nghiên cứu chế tạo vũ khí mới

Nước Nga cần vũ khí đột phá công nghệ cao, ngay bây giờ chúng ta đã cần vũ khí thế hệ tương lai. Chúng ta không thể tự cho phép mình lạc hậu trong việc phát triển công nghệ so với các nước khác, điều này sẽ gây ra nguy cơ trực tiếp cho an ninh," ông Krasov nói

qp_nam_silicon_03.jpg

Các chuyên gia hi vọng việc xây dựng trung tâm nghiên cứu công nghệ quân sự sẽ thu hút các chuyên gia trẻ tạo dựng công nghiệp quốc phòng huy hoàng cho nước Nga

Chuyên gia quân sự Alexander Vladimirov hi vọng ý tưởng xây dựng trung tâm nghiên cứu khoa học– công nghệ mới sẽ không dừng lại ở những tuyên bố rỗng tuếch và sử dụng không có mục đích kinh phí của nhà nước một lần nữa

Ông Vladimirov tuyên bố: “Thật sự tôi muốn tin rằng chúng ta sẽ thành lập được một trung tâm xứng đáng với tên “dự án trung tâm nghiên cứu khoa học– công nghệ mới” đã trở thành "mốt" hiện nay, chứ không phải là sự tiêu phí nhiều tỷ kinh phí của nhà nước dành cho phát triển quân đội và khoa học quân sự”

Nguyễn Vũ
 
Last edited:
Quản lý sản phẩm - Nghề hot nhất thung lũng Silicon

Đối với các hãng công nghệ, những người quản lý sản phẩm xuất sắc thực sự được coi là những viên kim cương quý báu. Vậy một PM (product manager) cần hội tụ đủ những kỹ năng nào ?

BRANDPRODUCTMANAGER.jpg

Tại thung lũng công nghệ nổi tiếng nhất thế giới, việc tìm ra những người quản lý sản phẩm giỏi là rất khó, do đó, chọn ra được 1% trong số những người quản lý xuất sắc nhất được coi là việc gần như "bất khả thi"

Ian McAllister, một trong số những quản lý sản phẩm giỏi nhất của Amazon đã có những giải thích thú vị trên mạng xã hội hỏi đáp Quora về công việc: "làm thế nào để trở thành một quản lý sản phẩm xuất sắc ?"

Những người này phải hội tụ đủ từ kỹ năng cho đến kiến thức để thấu rõ mọi điều dù là nhỏ nhất về các sản phẩm của một doanh nghiệp

Quá nhiều nhà quản lý sản phẩm suy nghĩ quá lớn và đâm đầu vào các vấn đề phức tạp

5cdtopproductmanagersthinkbigandattackcomplexproblemsjpg.png

Những nhà PM (Product Manager) xuất sắc sẽ không tự giới hạn bản thân trong những nguồn lực hiện có hay lệ thuộc quá nhiều vào môi trường kinh doanh. Họ luôn chủ động tìm kiếm nhiều phương án thay thế khác nhau. Thay vì bắt tay vào thực hiện ngay một công việc lớn và phức tạp, họ nhắm đúng thời cơ và xây dựng nhiều kế hoạch đơn lẻ nhằm thu được những lợi ích tối ưu, sau đó tập trung những kết quả thu được để phục vụ cho mục tiêu cao hơn

Luôn biết cách đàm phán tốt

Top 1% những người quản lý sản phẩm giỏi nhất luôn biết có những luận điểm tranh luận rất rõ ràng và có sức thuyết phục. Họ sẽ sử dụng phân tích dữ liệu nếu cần, nhưng ngoài ra, họ còn chú trọng tới cả quan điểm, thành kiến của người khác, sự tin tưởng của cấp trên,..v..v...từ đó thu được những nguồn lực và sự ủng hộ cần thiết cho công việc của họ

Thực hiện mọi việc dễ dàng

Họ có thể hoàn thành 80% giá trị dự án chỉ với 20% nỗ lực bỏ ra. Họ hành động lặp đi lặp lại, cho ra nhiều các sản phẩm, dịch vụ mới và luôn biết cách hoàn thành các đầu việc được đề ra

Biết cân bằng và linh hoạt giữa các chiến lược

Các nhà quản lý sản phẩm giỏi luôn điều chỉnh hợp lý những sự đầu tư cho hoạt động kinh doanh nền tảng với những chiến thuật "du kích" thắng lợi chóng vánh. Họ cũng biết linh hoạt đưa ra chiến lược kinh doanh tấn công (nhằm mục tiêu tăng trưởng doanh thu) hay phòng thủ (nhằm dẹp bỏ các trở ngại hiện có) vào thời điểm hợp lý

Đưa ra được các dự báo có độ chuẩn xác

Để trở thành PM giỏi cần phải biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa những kinh nghiệm trong quá khứ với những điều kiện môi trường kinh doanh hiện tại để đưa ra những tiên đoán hợp lý cho tương lai. Họ đồng thời phải có khả năng đánh giá những ích lợi công ty thu được trong từng dự án khác nhau, từ đó sắp xếp các thứ tự ưu tiên trong kinh doanh

Không bao giờ đặt giới hạn cho bản thân

Họ luôn làm mọi điều cần thiết để chuyển hàng đúng giờ, họ sẵn sàng vào kho thực hiện những công việc chuyển hàng tay chân, họ tranh luận, thậm chí cả "cãi lý" với các phòng ban khác để mang tới những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất tới tay khách hàng

Nắm rõ những công nghệ phúc tạp trong mỗi sản phẩm

Tuy không cần có bằng cấp về khoa học nhưng họ cần phải biết được những công nghệ nội hàm trong các mặt hàng. Họ sẽ liên kết với các nhà phát triển để nắm rõ cũng như lường trước những thắc mắc về sản phẩm từ phía người dùng

Biết cách tạo nên những thiết kế ấn tượng

Dù không cần phải là chuyên gia thiết kế, người quản lý xuất sắc phải biết phân biệt rõ giữa một thiết kế "tốt" với một thiết kế "tuyệt vời", và đương nhiên, "tuyệt với" mới luôn là đích ngắm của họ

Kỹ năng viết tốt

Dù là gõ phím hay viết tay, họ cần phải có kỹ năng sử dụng câu chữ thật tốt, rõ nghĩa, súc tích nhằm truyền đạt nguyên vẹn ý tưởng cho đội ngũ cộng sự hoặc gây ấn tượng, thiện cảm với khách hàng và đối tác

Thái Dương
 
Last edited:
Việt Nam là một đất nước tuyệt vời

Victor_Lavrenko.jpg

“Người Việt thực sự rất giỏi nhưng họ lại đến những nước phát triển hơn để sinh sống, làm việc. Đó là chuyện đã từng xảy ra ở Nga khoảng 10-15 năm trước. Tôi mong có một ngày nào đó, tất cả người tài Việt Nam sẽ nói: ‘Tôi tự hào khi làm việc ở Việt Nam’”

Đó là một trong những lý do nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành trang tìm kiếm iTim.vn, ông Victor Lavrenko quyết định tới Việt Nam

Thế mạnh của yếu tố “Việt Nam”

- Chọn Việt Nam để đầu tư chứ không phải Singapore, hay Trung Quốc, lý do của ông là gì ?

Thị trường ở Trung quốc và Singapore có quá nhiều đối thủ, hoặc đã bão hòa. Còn ở Việt Nam, khi chúng tôi đã xây dựng được một đội ngũ nhân sự giỏi cùng với chiến lược phát triển cụ thể thì Việt Nam thực sự là một thị trường đáng mơ ước

Không chỉ thế, rất nhiều những người rất giỏi ở Nga như ngài Kostin - người sáng lập ra công cụ tìm kiếm đầu tiên ở Nga hay những người đã làm cho nhiều dự án lớn như Google, Yandex rất sẵn sàng về Việt Nam làm việc vì giá cả sinh hoạt rẻ hơn, vì chế độ đãi ngộ rất tốt của chúng tôi và vì sự tạo điều kiện của chính phủ Việt Nam: không cần làm visa nếu vào Việt Nam dưới 15 ngày, vé máy bay rất rẻ, nhiều cơ hội để đi du lịch khám phá văn hóa Việt Nam cũng như châu Á

Thực ra, tôi đã biết về đất nước của các bạn từ rất lâu qua sách báo và đặc biệt là qua những sinh viên Việt Nam du học tại Nga. Nhiệt huyết của họ dành cho đất nước thực sự đã thuyết phục được tôi

Lý do cá nhân thì cũng có. Tôi thực sự rất thích khám phá văn hóa châu Á. À, tôi rất thích ăn na. Ngày trước tôi thậm chí còn dùng dao để gọt vỏ na, rồi còn rửa lại với nước. Sau đó, thấy các bạn Việt ăn na, tôi cũng đã tìm ra cách ăn như người Việt rồi

- Điều gì khiến các ông cạnh tranh được với các công cụ tìm kiếm hiện có ở Việt Nam ?

Thế mạnh của chúng tôi nằm chính ở yếu tố “Việt Nam” khi chúng tôi đi sâu vào phân tích và xử lý Tiếng Việt

Chúng tôi hiểu tiếng Việt hơn những công cụ tìm kiếm khác. Ví dụ, nếu người dùng tìm “mua ca hoi o ha noi”, iTim sẽ hiểu “ca hoi” và “ha noi” là 2 từ có liên quan mật thiết trong nhu cầu tìm kiếm và sau đó, sẽ thêm dấu, và bắt đầu giúp người dùng tìm kiếm chỗ mua “cá hồi” ở “Hà Nội”

Nếu bạn thử tìm bằng các công cụ tìm kiếm khác, bạn sẽ thấy ngay là họ chia từ theo cách không đúng. Chúng tôi tự hào vì mình có một đội xử lý ngôn ngữ được đào tạo bài bản trong lĩnh vực này và đi chuyên sâu vào việc phân tích và xử lý tiếng Việt

Thứ hai, chúng tôi có một đội chuyên gia rất giàu kinh nghiệm và người dẫn đường tuyệt vời. Ở Nga, công cụ tìm kiếm chiếm thị phần lớn nhất là Yandex với 60%, còn Google thì chỉ chiếm 20% mà thôi. Chúng tôi có những người đã từng là thanh viên chủ chốt của các công cụ tìm kiếm đó

Sắp tới, chúng tôi sẽ có tập dữ liệu vào khoảng 1 tỷ văn bản tiếng Việt trong khi công cụ tìm kiếm phổ biến nhất Việt Nam hiện giờ chỉ có tối đa khoảng 500 triệu văn bản tiếng Việt. Và chúng tôi sẽ có tính năng tìm kiếm theo địa phương/vùng miền

Có một số lượng đáng kể nhu cầu tìm kiếm có liên quan đến địa phương của người sử dụng. Ví dụ khi một người ở Hà Nội muốn mua một thứ gì đó thì anh ta sẽ chỉ muốn xem thông tin về các cửa hàng ở Hà Nội chứ không phải ở TPHCM. Hiện tại chưa có công cụ tìm kiếm nào ở Việt Nam cung cấp tính năng này

Không nên chỉ đợi chính phủ

- Mới thành người nhà của thị trường CNTT Việt Nam, ông đánh giá thế nào về thị trường này ?

Thị trường Internet Việt Nam rất tiềm năng và có nhiều cơ hội để phát triển. Ở những nước khác như Nga, kể cả Trung Quốc, cơ hội phát triển ít hơn nhiều. Tuy nhiên, tôi nhận thấy có cũng không ít vấn đề vẫn còn tồn tại trong ngành công nghệ thông tin Việt Nam. Đối với tôi, đó là sự chảy máu chất xám. Người Việt thực sự rất giỏi nhưng họ lại đến những nước phát triển hơn sinh sống và làm việc

Khoảng 10-15 năm trước, Nga cũng trải qua chuyện này khi nhiều người tài sang Mỹ hay các nước khác làm việc. Tuy nhiên hiện nay, nhiều người đã trở về hoặc chọn ở lại Nga vì họ đạt được sự phát triển tốt hơn trong nghề nghiệp. Ở Anh hay Mỹ chẳng hạn, những người nước ngoài dù giỏi thường cũng sẽ phải chịu sự cạnh tranh cao trong thị trường việc làm, đặc biệt là khi so sánh với người bản xứ. Vì vậy, họ rất khó để vươn lên những vị trí cao

Do đó, nếu Việt Nam biết cách thu hút nhân tài không chỉ bằng lương mà bằng môi trường, chế độ đãi ngộ, chính sách phát triển thì một ngày nào đó, người tài Việt Nam sẽ nói: “Tôi tự hào khi làm việc ở Việt Nam”. Chúng tôi cũng đang cố gắng để làm được điều này trong tương lai không xa

- Ông nhận xét thế nào về những kỹ sư Việt Nam ?

Họ đều là những người trẻ tài năng, say mê với công việc thực sự đầy thử thách này. Bên cạnh những phẩm chất của họ liên quan đến kiến thức và kinh nghiệm, các kỹ sư của chúng tôi cũng không phải là những người "mọt sách" chỉ biết đến màn hình máy vi tính

Họ khá cởi mở, năng động và thích giao lưu bạn bè. Chúng tôi còn có câu lạc bộ bóng đá, bơi lội và nhiều hoạt động tập thể hàng tháng. Vì thế, chúng tôi hiểu nhu cầu của mọi người tốt hơn

- Theo ông, phát triển Công nghệ thông tin quan trọng nhất là điều gì: con người, chính sách hay “mặt bằng công nghệ” ?

Con người vẫn luôn là yếu tố trung tâm và quan trọng nhất. Tuy vậy, nếu một nguồn nhân lực tốt lại được làm việc trong một “mặt bằng công nghệ” cao hay chính sách hiệu quả sẵn có thì hẳn là một điều rất tuyệt vời

Tôi nghĩ rằng tất cả các công ty Việt Nam không nên chỉ đợi chính phủ mà nên cùng góp sức giải quyết nạn chảy máu chất xám bằng cách tạo ra mội trường tốt thuyết phục được người tài ở lại VN bởi theo tôi, Việt Nam là một đất nước tuyệt vời

Theo như nghiên cứu của Cimigo, mức độ thâm nhập Internet ở Việt Nam là tầm 31% vào cuối năm 2010 với 30 triệu người dùng internet. Việt Nam đang là nước có tốc độ phát triển internet nhanh nhất khu vực. Từ năm 2000 đến nay, lượng người Việt dùng Internet đã tăng lên gấp 120 lần

Trong khi đó, tổng doanh thu của quảng cáo online ở Việt Nam cũng tăng rất nhanh, tầm 80%. Đó là lí do vì sao chúng tôi thực sự nghĩ đây là thị trường vô cùng hấp dẫn cho giới đầu tư
 
Last edited:
Tổng công trình sư Hệ thống GLONASS bị cấm ra nước ngoài

Theo Izvestia, Tổng công trình sư Hệ thống GLONASS Yuri Urlichich bị cấm rời khỏi nước Nga cho đến tháng 1/2017

Lãnh đạo Công ty cổ phần "Hệ thống không gian Nga" (RCC) thông báo thông tin trên cho Izvestia

Yuri Matevich Urlichich dự định sẽ tham quan Triển lãm hàng không Farnborough, nơi ông được mời đến để nhận giải thưởng Công tước xứ Edinburgh cho thành tựu kỹ thuật trong năm 2012

Giấy phép cho chuyến đi đến London có chữ ký của người đứng đầu Cơ quan Không gian Liên bang Nga Vladimir Popovkin

Tuy nhiên, một vài ngày trước khi khởi hành, đại diện của cơ quan an ninh trực thuộc Roskosmos đến và trao cho lãnh đạo RCC một tờ giấy, trong đó nói rằng giấy phép đi nước ngoài trước đó không có hiệu lực do Urlichich thuộc diện đã tiếp cận và nắm giữ những thông tin bí mật hàng đầu và vì tầm quan trọng của đặc biệt những thông tin đó bắt buộc phải giới hạn thời gian đi ra bên ngoài nước Nga tối thiểu đến ngày 27/1/2017

Theo vị đại diện RCC, lễ trao giải thưởng cho thành tựu kỹ thuật diễn ra tại Hiệp hội Địa lý Hoàng gia Anh ở London ngày 11/7/2012

Giải thưởng được trao cho Nicholas Testoedov, Tổng giám đốc của Công ty cổ phần "Hệ thống thông tin vệ tinh mang tên Reshetnev", nơi tạo ra các vệ tinh cho hệ thống GLONASS

Theo Izvestia, khi Urlichich nhận được thông báo về lệnh cấm đi nước ngoài, tại văn phòng của ông cũng đã diễn ra vụ khám xét do Tổng cục an ninh kinh tế và chống tham nhũng cùng các nhà điều tra của Cục 4 Bộ Nội vụ Nga tiến hành

Các điều tra viên đã tìm thấy tài liệu về khoản chi bất thường lên tới hơn 565 triệu rub được phân bổ trong ngân sách liên bang 2006-2008 để phát triển của hệ thống GLONASS. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại Yuri Urlichich sẽ không bị cáo buộc phạm tội hình sự theo Điều 201 về tội danh "Lạm dụng quyền"
 
Last edited:
Russia’s Chubais Eyes U.S. Tech Firms With Putin Blessing​

iULzBxw2Qgjw.jpg

OAO Rusnano General Director, Anatoly Chubais, left, at the opening of a VIRIAL plant in St. Petersburg​

Anatoly Chubais, the mastermind of Russia’s first privatization program, is now leading a charge by Vladimir Putin to emulate Silicon Valley’s success by investing in high-tech firms, many of them American

Chubais, who helped organize the state-asset sales in the first post-Soviet decade that created Russia’s oligarchs while most citizens sank into poverty, is buying up stakes in research-and-development companies in Europe, China, Israel and especially the U.S. as chief executive officer of Moscow-based OAO Rusnano, the former state-funded Russian Corporation of Nanotechnologies

A finance minister under Boris Yeltsin who ran the electricity monopoly under Putin, Chubais has “a direct phone line with the tsar” Michael Fonstein, co-founder of Cleveland BioLabs, a Rusnano investment, said in reference to Putin. “You can’t have an ally in a better position”

The effort by Rusnano, founded by Putin during his second term, is part of a bid to diversify the $1.9 trillion economy of Russia, the world’s biggest energy exporter. Firms that accept Rusnano funds must transfer technologies to Russia, build laboratories there, train local scientists and, in some cases, give Russians patent rights for the products developed, Bloomberg Businessweek reports in its Aug. 27 edition

Vacuum Cleaner

This fall, BIND Biosciences Inc. and Selecta Biosciences, two U.S. biotech companies, will open laboratories in a technology park near Moscow, becoming the first American enterprises to start research in Russia with Rusnano. The effort marks a new start for Russia, which exported high-tech ideas with the West during the Cold War

“We had no transfer and no technologies in the 1990s,” said Andrei Fursenko, a former education and science minister who is now a scientific adviser to Putin. While Russia still lacks “finished scientific projects,” America “is like a vacuum cleaner, absorbing innovations, part of which were made by our compatriots who emigrated to the U.S”

Putin gave Rusnano an initial budget of $5.2 billion for 2008-15 as well as access to billions in state-guaranteed loans. Since mid-2010, the company has invested $1.3 billion in 18 U.S. high-tech projects

Rusnano’s incorporation in 2007 triggered a kind of nanotechnology fever as hundreds of companies and research groups began adding “nano” to their names in efforts to get state funding

Putin’s Child

“It is Putin’s child,” said Fursenko, adding that he’s been talking to U.S. officials and companies about technology transfer since 2002. That process resulted in a “signal that they don’t object”

Rusnano now works with U.S. venture funds such as Draper Fisher Jurvetson, well known in Silicon Valley. “For me, Chubais was a representative of a new generation who behaved as American businessmen,” said Managing Director Alexandra Johnson, who came to the U.S. from Russia in 1990 to study

The first direct investment in a U.S. company took place in March 2011, when Rusnano paid $4.5 million for a 29.7 percent stake in BiOptix Diagnostics, a Colorado-based producer of biochips for drug tests whose technology was developed by Nobel laureate John Hall

Other American deals include Cleveland BioLabs, which is seeking to conduct cancer-drug trials with the Russian company; Quantenna Communications, which develops chips for Wi-Fi video networking devices; and NeoPhotonics, which works on voice and video transmission technology for clients such as Alcatel- Lucent

Blame Chubais

“Luminaries in science work for these American companies,” said Chubais, 57, who was once reviled in Russia for his role in the state-asset sales. “Chubais is to be blamed for everything,” a popular saying of the 1990s went. He now collects jokes about himself on his personal website

While Chubais is in the U.S. at least once a month and is so enthusiastic about western business practices that he peppers his Russian with English-language management terms, the U.S. companies Rusnano courts have sometimes had to educate the Russian company about how business is done in America

Russian-born Fonstein of Cleveland BioLabs said a 2009 proposal he made to Rusnano marked the start of “a mutually painful learning experience.” A state-controlled corporation, Rusnano insisted it can’t lose money on its investment, he said

Winning Big

“We had to tell them: ‘Guys, there is a potential of losing everything or winning very big.’ That was not easy for them to understand,” Fonstein said. Rusnano signed an accord with BioLabs in 2011, when the Russian corporation became a joint-stock company

Other U.S. executives have also gone the extra mile to work with Rusnano. Sam Heidari, chief executive officer of Quantenna, said he visited Moscow six times to “make sure things are going right”

Rusnano has pledged up to $40 million for Quantenna, which may open a research center in Russia. “They had the whole package -- the size of the check -- and they have visibility in that part of the world,” Heidari said

The company, which says it’s considering 152 applications from U.S. companies, relies on the continued good will of the U.S. Committee on Foreign Investment, or CFIUS, the watchdog over strategic American assets. “We are now reviewing some projects we’ll have to get CFIUS permission for,” Chubais said in an interview in Jerusalem on June 26

John McCaslin, U.S. minister counselor for commercial affairs at the U.S. Embassy in Moscow, said he didn’t see any issues. “We routinely recommend to American companies that they should talk to Rusnano,” he said

Still, Chubais doesn’t rule out possible misunderstandings with U.S. officials, calling it “a risk that exists” in every country

“We clash over Syria and make up over Afghanistan, but I don’t expect an overall worsening that could put a brake on our projects” he said

To contact the reporters on this story: Stepan Kravchenko in Moscow at skravchenko@bloomberg.net; Olga Kharif in Portland at okharif@bloomberg.net

To contact the editor responsible for this story: Balazs Penz at bpenz@bloomberg.net
 
Tên lửa Avangard
Máy hơi nước, điện xoay chiều, bom hạt nhân và bây giờ tên lửa Avangard là những bước ngoặt vĩ đại nhất đánh dấu sự phát triển không ngừng của tri thức loài người…

Ý nghĩa khoa học của tên lửa Avangard

Vào ngày 16/7/1945, đúng 5 giờ 29 phút 45 giây sáng theo giờ địa phương, Manhattan – Dự án nghiên cứu và phát triển vũ khí hạt nhân của Mỹ – kết thúc bằng một vụ nổ khi quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới được thử nghiệm thành công ở Alamogordo thuộc tiểu bang New Mexico, Mỹ

Vào ngày 26/12/2018 Tổng thống Nga Vladimir Putin đích thân giám sát vụ phóng thử cuối cùng tên lửa UR-100N UTTH mang đầu đạn Avangard để nghiệm thu. Đây là đầu đạn đầu tiên trên thế giới có khả năng bay trong bầu khí quyển với tốc độ siêu âm ở khoảng cách liên lục địa

Quân đội Nga đã thử nghiệm thành công mỹ mãn hệ thống tên lửa siêu thanh Avangard này


Nga đã thử nghiệm thành công siêu tên lửa Avangard

Tổng thống Putin chưa lúc nào vui ra mặt như vậy, ông chúc mừng và cảm ơn quân đội, đồng thời tuyên bố rằng Avangard sẽ đi vào hoạt động vào năm 2019 với 1 trung đoàn (12 bệ phóng) sẽ được biên chế vào Lực lượng Tên lửa chiến lược

Quả thật, nếu như sự ra đời của bom nguyên tử mở ra một chương mới về năng lượng hạt nhân cho loài người thì đây là một thành tựu khoa học công nghệ vật liệu, vũ trụ vĩ đại nhất từ trước tới nay mở ra một kỷ nguyên vật lý mới mà chỉ có duy nhất người Nga nắm giữ…

Như vậy, Nga đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới sở hữu một loại tên lửa mà chúng hoạt động theo một nguyên tắc vật lý mới, tất nhiên, nhưng vấn đề không phải là tên lửa, đây là một cuộc cách mạng công nghệ sản xuất tên lửa đã xảy ra tại Liên bang Nga

Tên lửa Avangard - Nga "đè bẹp" vào các định luật vật lý!

Nghịch lý ở đây là không có động cơ siêu thanh nhưng vấn đề của chuyến bay siêu thanh đã được giải quyết

Tên lửa đạn đạo UR-100N UTTH sau khi mang đầu đạn Avangard vào quỹ đạo gần trái đất đúng thời gian dự kiến thì lập tức sẽ có 3-6 đầu đạn Avangard được tách ra bước vào bầu không khí dày đặc và bay đến mục tiêu được chỉ định


Lực lượng tên lửa chiến lược Nga vừa có thêm một siêu vũ khí

Lưu ý là tên lửa đạn đạo UR-100N UTTH Nga không thiếu và Mỹ, kiểu dạng này cũng vậy, không thiếu, nhưng quan trọng nhất là phần chiến đấu mang tên Avangard với tính năng kỹ chiến thuật siêu đẳng của nó thì người Mỹ không có

Tính năng kỹ chiến thuật của nó thực sự nghe giống như khoa học viễn tưởng, xem ra, có vẻ như người Nga đã "phá vỡ" và đè bẹp các định luật vật lý hiện đại mà chúng ta đã hiểu biết từ trước tới nay…

Đơn vị chiến đấu Avangard sau khi tách khỏi tên lửa đẩy nó cơ động giống như "một viên đá nhảy lướt trên mặt nước" với tốc độ 27 Mach, lao vào tầng khí quyển như một quả cầu lửa chẳng khác gì một thiên thạch… nhằm đúng vào mục tiêu đã chọn

Đây là những gì gây ra phản ứng không tin tưởng của Mỹ-phương Tây về hoạt động của Avangard chẳng khác nào lúc Galilei tuyên bố quả đất quay quanh mặt trời

Thật vậy, thực sự không thể bay trong một thời gian dài trong bầu khí quyển với tốc độ lớn gấp 27 lần âm thanh. Bởi khi bay với một tốc độ lớn như thế xuyên qua tầng khí quyển dày đặc của quả đất, tương đương tốc độ vũ trụ cấp 2 (9.000- 11.000km/s) thì tất cả đều bốc cháy

Làm thế nào mà các nhà thiết kế Nga đã chế tạo ra một vật liệu không tưởng hình thành nên một lớp vỏ để bảo vệ toàn bộ thiết bị điện tử của Avangard bảo đảm cho nó vẫn hoạt động chính xác trong một đám mây plasma ở nhiệt độ khoảng 2000 độ ?


Tổng thống Nga Putin chứng kiến vụ thử nghiệm siêu tên lửa Avangard

Thế nhưng thực tế vẫn là thực tế khi Avangard đã bay lượn vào tầng khí quyển với độ khủng khiếp 27 Mach gần bằng tốc độ vũ trụ cấp 2, lao thẳng đúng mục tiêu mà không một máy tính nào có thể dự báo được đường bay của chúng và không một phương tiện hiện hành nào có thể đánh chặn

Có thể nói trong 6 loại vũ khí "siêu nhiên" mà Putin công bố trong Thông điệp Liên bang tháng 3 thì Avangard là thứ duy nhất Nga đã thực hiện theo "nguyên tắc vật lý mới"

Ngoài ra thì đều đã dựa trên thành tựu khoa học cũ, chẳng hạn như "tên lửa bay không giới hạn", nghe rất mới và đặc biệt "siêu nhiên", nhưng thực ra thì đó là cách thu nhỏ một "nhà máy hạt nhân" mà không phải là một phát minh vĩ đại

Còn Avangard? Nguyên tắc bay trong lớp khí quyển của trái đất là càng bay trong đó với vận tốc nhanh bao nhiêu thì càng bị bốc cháy bấy nhiêu, do đó khi bay với vận tốc vũ trụ thì đều trở thành bó đuốc như ta đã thấy các thiên thạch lao vào trái đất

Do đó, chế tạo ra được các vật bay có tốc độ siêu thanh từ 10 – 30 Mach là điều không tưởng mà không ai nghĩ có thể theo các định lý vật lý thông thường

Thế nhưng, các nhà khoa học Nga đã có tên lửa Kinzhal (Dagger) bay 10 Mach và, nay lại thêm tên lửa Avangard có vận tốc 27 Mach bay liên lục địa (thời gian dài)…

Vậy, thành tựu khoa học đó của một đất nước "cây xăng" như ngài TNS Mỹ quá cố John McCain đã từng đặt cho nước Nga nghĩa coi thường, chắc phải giật mình nơi chín suối khi chính nó đã khiến nước Mỹ hoảng loạn

Lê Ngọc Thống
 
Báo Đức khen Nga sớm thành cường quốc công nghệ
- Báo Đức cho rằng Nga sẽ sớm trở thành một cường quốc công nghệ thông tin, có thể vượt cả Mỹ

Thời báo kinh doanh Đức Handelsblatt mới đây có bài viết cho rằng, Nga sẽ sớm trở thành một cường quốc về công nghệ thông tin, dựa trên các con số triển vọng của lĩnh vực này tại Nga trong vòng 2 năm qua

bao-duc-khen-nga-som-thanh-cuong-quoc-cong-nghe_18172881.jpg
Đức ca ngợi Nga sớm trở thành cường quốc công nghệ thông tin, có thể vượt Mỹ

Thời báo này lấy ví dụ là Tập đoàn Yandex của Nga. Nhà cung cấp công cụ tìm kiếm hàng đầu của Nga này đang làm đủ chức năng mà 5 công ty Mỹ đang hoạt động, bao gồm: Amazon, Google , Uber và TomTom (thương hiệu dẫn đầu về các sản phẩm bản đồ và định vị)

Doanh thu năm ngoái của Yandex tăng 36% lên mức 1,8 tỷ USD, trong khi lợi nhuận tăng 430% đạt 660 triệu USD

Trong tương lai không xa, Yandex có thể "đánh bay" Amazon, Google, Uber và TomTom để phục vụ dân Nga, tờ báo Đức khẳng định

Tính đến tháng 4/2017, bộ công cụ dịch máy của Yandex còn được đánh giá là vượt qua cả bộ công cụ dịch của Google với 94 ngôn ngữ. Yandex đã hơn Google hai ngôn ngữ địa phương của Nga — tiếng Tatar và tiếng Bashkir

Nga cũng có tiềm năng phát triển công nghệ thông tin khi số lượng người dùng ở nước này đang tăng lên với tốc độ chóng mặt

Khoảng 75% người Nga có quyền truy cập mạng, điều này khiến thị trường Internet ở Nga có lượng người dùng đạt khoảng 90 triệu, mức lớn nhất ở châu Âu

Theo các nhà nghiên cứu thị trường của Viện GfK ở Đức, 36% người Nga trên 55 tuổi hiện đang lướt web trên World Wide Web. Ở Nga, 59% người dân dùng điện thoại thông minh của họ vào mạng

Tờ báo Đức nhận xét, với điều kiện thuận lợi trên, Nga sở hữu tiềm năng rất lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử

Theo ngân hàng đầu tư Mỹ, Morgan Stanley, doanh thu bán lẻ hàng hóa trong phân khúc kinh doanh trực tuyến qua mạng Internet của Nga năm 2017 lên tới 18 tỷ USD. Theo dự báo, năm 2020 con số này sẽ đạt gần 31 tỷ USD và đến năm 2023 sẽ là 52 tỷ USD

Trong một cuộc khảo sát, 78% người Nga cho biết họ sẽ đặt hàng trực tuyến nhiều hơn dù họ có thể tự lấy hàng

Dù tăng trưởng như vậy, không có nhà cung ứng thương mại điện tử nào thống trị ở Nga

Bốn công ty thương mại điện tử hàng đầu ở Nga hiện chỉ chiếm 27% tổng thị trường. Con số này khiêm tốn so với mức 63% ở Mỹ và 84% ở Trung Quốc. Nhìn chung, tỷ lệ bán lẻ trực tuyến trong toàn bộ giao dịch bán lẻ hiện chỉ là 3%

"Nga là thị trường mới nổi lớn cuối cùng mà không có nhà bán lẻ trực tuyến thống trị thị trường. Nga vẫn đang ở một bước ngoặt" - các chuyên gia của Morgan Stanley nhận xét

Tập đoàn bán lẻ trực tuyến Trung Quốc Alibaba , Tập đoàn Mail.Ru - nhà cung cấp dịch vụ truyền thông xã hội và email hàng đầu của Nga, nhà điều hành điện thoại di động Nga MegaFon và Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) đang tìm kiếm sự hợp tác về thương mại điện tử, phương tiện truyền thông xã hội, giải trí và truyền thông trực tuyến. Điều này sẽ giúp thương mại điện tử của Nga tăng mạnh trong thời gian tới

Tờ báo Đức cho rằng, ngành Công nghệ thông tin của Nga được dự báo sẽ vượt xa so với thương mại trực tuyến và sớm có thể đưa Nga trở thành một cường quốc trong lĩnh vực này

"Các nhà sáng lập Nga rất siêng năng, tháo vát và linh hoạt trong việc thực hiện các ý tưởng của họ" - Quỹ Trade and Invest của Đức bình luận

Huy Vũ
 
Nga sẽ thành lập trung tâm CNTT tại Việt Nam
- Bộ Phát triển Kỹ thuật số và Truyền thông thông tin Nga sẽ giám sát việc thành lập một trung tâm CNTT tại Việt Nam, đặc biệt, sẽ hỗ trợ các công ty CNTT của Nga thâm nhập thị trường Việt Nam

Quyết định tương ứng được đưa ra trong chuyến thăm đến Việt Nam của phái đoàn Nga do Thứ trưởng Bộ Phát triển Kỹ thuật số và Truyền thông thông tin Nga dẫn đầu. Trung tâm này sẽ bao gồm một nền tảng với khu cơ sở hạ tầng triển lãm thuyết trình, cũng như hỗ trợ các công ty khởi nghiệp và các công ty CNTT có tiềm năng thâm nhập thị trường Việt Nam. Theo ông Mamonov, Trung tâm Công nghệ cao của Nga sẽ được thành lập dưới sự bảo trợ của Bộ Phát triển Kỹ thuật số và Truyền thông thông tin Nga và có thể đóng vai trò là trung tâm CNTT

Ngoài ra, trong khuôn khổ chuyến thăm này, phía Việt Nam bày tỏ sự quan tâm đến các giải pháp CNTT của Nga trong lĩnh vực chính phủ điện tử, phát triển cổng dịch vụ công cộng, bảo mật thông tin, công nghệ thành phố thông minh, tổ chức các trung tâm đa chức năng...

"Trong những tháng tới, Việt Nam sẽ chuẩn bị và gửi cho Nga một dự án phát triển chính phủ điện tử ở nước này dựa trên các công nghệ của Nga, cũng như các đề xuất về sự tham gia của các công ty Nga trong việc thực hiện các dự án cụ thể ở nước mình. Sau đó sẽ lập ra lộ trình về thực hiện dự án" — Bộ Phát triển Kỹ thuật số và Truyền thông thông tin Nga cho biết thêm
 
Từ giáo viên tiếng Anh thành nữ tỷ phú thứ hai tại Nga
Được mệnh danh là "Jack Ma của Nga", Tatyana Bakalchuk là chủ nhân của hãng thương mại điện tử hàng đầu tại nước này...

960x0-15509128943262030407752-crop-1550912907848840367364.jpg

Tatyana Bakalchuk - nữ tỷ phú thứ hai của Nga

Tatyana Bakalchuk được mệnh danh là "Jack Ma của Nga" khi cũng có xuất thân là giáo viên tiếng Anh trước khi khởi nghiệp và xây dựng thành công hãng thương mại điện tử hàng đầu tại nước này

Theo Forbes, Tatyana Bakalchuk thành lập Wildberries vào năm 2004 khi mới 28 tuổi, chỉ một tháng sau khi sinh con đầu lòng (hiện bà đã có 4 con). Lúc đó, Bakalchuk suy nghĩ nhiều về những khó khăn mà bà cũng như nhiều bà mẹ trẻ khác gặp phải khi mua quần áo cho bản thân khi ở nhà chăm sóc con nhỏ. Bakalchuk quyết định giải quyết vấn đề này bằng việc lập ra Wildberries. Cùng năm đó, chồng bà - Vladislav, cũng bỏ công việc kỹ sư công nghệ thông tin để cùng khởi nghiệp

Ban đầu, Bakalchuk mua quần áo theo số lượng lớn trên trang thương mại điện tử Otto của Đức, chụp ảnh và bán lại chúng trên trang web của mình. Bà thuê người đưa thư giao hàng khắp Moscow và khu vực lân cận hoặc dùng dịch vụ bưu điện để giao tới những vùng khác của Nga

Vào những ngày đầu tiên của Wildberries, bà Bakalchuk cùng chồng có khoảng 700 USD để khởi nghiệp và đã chi khoảng 70 USD/ngày cho quảng cáo. Quan hệ với Otto kéo dài 4 năm trước khi bà rút ra và bắt đầu làm việc trực tiếp với các thương hiệu. Tuy nhiên, lúc này bà gặp khó khăn đầu tiên. Một trong những nhân viên đầu tiên của bà đã đánh cắp toàn bộ số tiền dùng trả cho các nhà máy và biến mất. Sau đó, bà Bakalchuk phải vật lộn để bù đắp nhưng vẫn không mất niềm tin vào các nhân viên của mình

Từ văn phòng nhỏ trong căn hộ của Bakalchuk, Wildberries đã trở thành một công ty khổng lồ với nhiều nhà kho riêng và 15.000 nhân viên. Năm 2018, Wildberries đạt doanh thu 1,9 tỷ USD. Sàn thương mại điện tử của công ty này đang bán hàng hóa của hơn 15.000 thương hiệu và thu hút 2 triệu người truy cập mỗi ngày tại Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan

Năm ngoái, trung bình công ty này đã thực hiện 400.000 đơn hàng trực tuyến mỗi ngày, bán mọi thứ từ quần áo, mỹ phẩm cho tới đồ gia dụng, đồ chơi. Theo tính toán của Forbes, Wildberries trị giá khoảng 1 tỷ USD, đưa Bakalchuk - chủ nhân duy nhất của công ty, trở thành nữ tỷ phú giàu thứ 2 của Nga

Tatyana Bakalchuk, hiện 43 tuổi, là một trong những nhân vật kín tiếng nhất trong giới giàu tại Nga. Không có nhiều hình ảnh của bà trên internet và một số người thậm chí còn nghi ngờ bà không tồn tại. Bà thường tránh xuất hiện trước truyền thông, nhưng vào năm ngoái, nữ tỷ phú này đã có cuộc phỏng vấn đầu tiên

Theo một báo cáo vào tháng 9/2018 của Morgan Stanley, thị trường thương mại điện tử của Nga trị giá khoảng 18 tỷ USD, là một trong những thị trường mới nổi lớn xuất hiện sau cùng trên thế giới. Wildberrries, với khoảng 4,7% thị phần, là nền tảng thơng mại điện tử lớn thứ 3 tại nước này, sau Yandex Market với 10% thị phần, và Alibaba của Trung Quốc với 8,5% thị phần. Cả ba công ty đều bán những thứ tương tự và khó tạo sự khác biệt

Nữ tỷ phú đầu tiên và giàu nhất tại Nga là Elena Baturina, vợ của cựu thị trưởng Moscow, người đứng đầu công ty đầu tư và xây dựng Inteco Management. Sau khi chồng rời chức, Baturina và các con gái đã rời khỏi Nga. Bà đã bán hầu hết tài sản tại quốc gia này và mua nhiều khách sạn cũng như bất động sản tại châu Âu và Mỹ. Hiện bà sống tại London (Anh) với tài sản 1,2 tỷ USD

Ngọc Trang
 
Top