What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Lý Gia Thành Lobbyist

LOBBY.VN

Administrator
Super Lobbyist Lý Gia Thành

Lobbyist có nghĩa là chuyên gia vận động hành lang, nếu có cơ hội bầu chọn ai là nhân vật vận động hành lang ảnh hưởng nhất thế giới trong thế kỷ 20 tôi sẽ bầu cho tỷ phú Lý Gia Thành. Chúng ta hãy tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của tỷ phú, chuyên gia vận động hành lang Lý Gia Thành.

1. Cuộc đời và sự nghiệp kinh doanh của Lý Gia Thành

Trong văn hóa kinh doanh của người Hoa có một vị trí được cộng đồng doanh nhân xây dựng và tôn vinh là khái niệm “Ông chủ của những Ông chủ”. Khái niệm ông chủ một nhà hàng, ông chủ một nhà máy lớn, ông chủ của một tập đoàn kinh tế trong con mắt của người dân, người lao động bình thường họ đều là những nhân vật quan trọng. Hành động của họ, công việc kinh doanh của các tổ chức kinh tế mà họ điều hành có ảnh hưởng đến cuộc sống của một nhóm người nhất định có cùng lợi ích kinh tế trong tổ chức đó.

“Ông chủ của những Ông chủ” là nhân vật mà hành động của họ ảnh hưởng đến vận mệnh của các tổ chức kinh tế mà các ông chủ đang điều hành. Ông chủ của những ông chủ phải là những nhân vật nắm trong tay những lĩnh vực kinh tế huyết mạch của cả vùng, thậm chí mang tầm quốc gia.

Lý Gia Thành chính là “Ông chủ của những ông chủ” của giới kinh doanh Hong Kong cũng như giới doanh nhân người Hoa trên toàn thế giới. Lý Gia Thành nắm trong tay 5% nền kinh tế Hong Kong, những ngành kinh tế huyết mạch như Bất động sản, ngân hàng, hải cảng, đội tàu biển ở Hong Kong và Trung Quốc. Những tài sản quan trọng trong cộng đồng Hoa Kiều tại Canada, Mỹ, Singapo, Thai Land, Malaysia…

Tư tưởng, triết lý kinh doanh và hành đồng của Lý Gia Thành ảnh hưởng đến định hướng và quyết định kinh tế của các ông chủ nhỏ trong cộng đồng doanh nhân Hoa Kiều. Cuối thập kỷ 60 và đầu thập kỷ 70 Lý Gia Thành nổi lên là doanh nhân người Hoa thành đạt giàu có bậc nhất tại Hong Kong. Trong kinh doanh ông là một ông chủ luôn vì lợi ích của người lao động và người tiêu dùng, trong cuộc sống ông là người sống ôn hòa được mọi người nể trọng. Ông luôn nhớ lại lời nói của người cha trước lúc mất, dù làm việc ở bất cứ nơi đâu hãy luôn nhớ về quê hương, mảnh đất Triều Châu nhỏ trong Đại Lục. Hướng về quê hương, mong muốn đóng góp cho quê hương phát triển giàu có…một người thành công trong xã hội tư bản ông đang xây dựng quan hệ để kết nối với nền kinh tế cộng sản…ông đã vượt qua những định kiến chính trị tràn ngập trong suy nghĩ của cộng đồng doanh nhân Hong Kong lúc bấy giờ…ông đã tạo ra sự khác biệt…ông chính là người mở đường cho chủ nghĩa kinh tế tư bản đến làm ăn tại Trung Quốc đại lục

Năm 1978 Đặng Tiểu Bình mở cửa nền kinh tế Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc lúc bấy giờ đã nhận ra vai trò của của Lý Gia Thành trong nền kinh tế Hong Kong, chính phủ TQ đã chọn Lý Gia Thành trở thành người đại diện dẫn đường để giúp TQ tiến ra thế giới. Nền tảng từ suy nghĩ mong muốn TQ phát triển, Lý Gia Thành dự đoán được những thay đổi chính trị to lớn ở thị trường khổng lồ này, ông đã nắm được chìa khóa quan trọng…chìa khóa vàng mà bất cứ một doanh nhân hay các tổ chức kinh tế lớn nào trên thế giới đều muốn nắm giữ…lịch sử đã trao chìa khóa cho người đại diện vĩ đại Lý Gia Thành. Phải đánh giá chính xác rằng đây là thương vụ đầu tư chính trị qua trọng trong sự nghiệp kinh doanh của ông, một phần không nhỏ tài sản của ông đã được gây dựng từ mối quan hệ chính trị này.

Lý Gia Thành đã làm gì để được lịch sử và chính phủ TQ lựa chọn ? Ngay khi những điều kiện kinh tế cho phép ông đã trở về đầu tư đóng góp cho quê hương phát triển. Ông xây dựng các kênh mua bán hàng hóa từ quê hướng để xuất khẩu, đầu tư tạo công ăn việc làm cho người dân. Đóng góp xây dựng trường học, bệnh viện tại quê hương…đóng góp mà ông tâm huyết nhất đó là góp tiền xây dựng trường đại học Sán Đầu một trong những trường đại học hàng đầu TQ lúc bấy giờ. Mong muốn đóng góp cho quê hương từ tận đáy lòng, điều mà những ông chủ người Hoa lúc bấy giờ ở Hong Kong chưa dám làm…họ còn e ngại những vấn đề chính trị lịch sử tại TQ. Mảnh đất mà họ đã phải bỏ chạy sau cuộc cánh mạng văn hóa những năm 60…

Chính phủ TQ mời Lý Gia Thành làm cố vấn kinh tế đặc biệt, từ đây ông đã có thể dùng tài năng của mình giúp chính phủ quy hoạch phát triển kinh tế một cách khoa học hiệu quả…giàu có và thành công như những gì tập đoàn mà ông đã làm được. Các đặc khu kinh tế được mở ra, thị trường rộng lớn 1 tỷ dân mở cửa…đó là cơ hội lớn chưa từng có cho cộng đồng doanh nhân thế giới…doanh nhân Hoa Kiều là người nắm trong tay cơ hội lớn nhất. Lý Gia Thành là người lãnh đạo chỉ đường đối với cộng đồng doanh nhân này…

Những tập đoàn kinh tế lớn của thế giới tư bản đã thông qua Lý Gia Thành để tương tác với chính phủ TQ. HSBC đã mời Lý Gia Thành tham gia hội đồng quản trị của tập đoàn ngân hàng hàng đầu thế giới này, một điều chưa từng có trong lịch sử tồn tại, tập đoàn là hiện thân của giới tư bản Anh Quốc giờ đây có sự hiện diện của một người TQ. Chính chìa khóa chính trị mà Lý Gia Thành nắm giữ với chính phủ TQ đã tạo dựng vị trí quốc tế cho cá nhân ông và tập đoàn mà ông điều hành. HSBC đã có bước nhượng bộ đồng ý bán toàn bộ cổ phần nắm giữ tập đoàn Hòa Ký Hoàng Phố một tập đoàn thương mại hơn 100 năm tồn tại, tập đoàn thương mại hàng đầu của giới chủ tư bản. Lý Gia Thành đã nắm được một trong huyết mạch nền kinh tế Hong Kong với giá rẻ mạt…rất nhiều doanh nhân giàu có muốn sở hữu Hòa Ký Hoàng Phố và thời điểm đó tiềm lực tài chính họ có thể chiến thằng Lý Gia Thành…họ đã thất bại…Lý Gia Thành nắm trong tay chìa khoa chính trị…thứ tài sản mà họ không thể có.

Nắm được những tập đoàn kinh tế huyết mạch của Hong Kong và có vai trò quan trọng trong ngân hàng HSBC, Lý Gia Thành dẫn đầu đoàn quân khai phá thị trường TQ rộng lớn. Dẫn các nguồn tài chính tư bản khổng lồ cho nền kinh tế khát vốn mọi thứ đang cần đầu tư, nắm trong tay quyền được thực hiện xây dựng hạ tầng ngành năng lượng, dầu mỏ, hải cảng...Lý Gia Thành đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình...ông là chia khóa mở cửa nền kinh tế Trung Quốc với nền kinh tế toàn cầu.

Từ năm 1978 đến năm 1993 có hơn 75% nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào TQ là vốn của Hoa Kiều, nếu ví Lý Gia Thành là con Cá Mập thì khi con cá mập này đến khai phá miền đất nào đàn cá con sẽ bám theo để lấy phần và mong nhận được sự tre trở của cá mập. Ông đã thành công, tư bản Hoa Kiều với nét chung về văn hóa ngôn ngữ đã hòa nhập vào thị trường TQ nhanh và thành công hơn tư bản phương tây trong giai đoạn 10 năm đầu mở cửa. Môi trường kinh doanh mà tư bản Hoa Kiều tạo dựng giai đoạn đầu là điều kiện để đầu tư tư bản phương tây bùng nổ trong 2 thập kỷ sau đó tại Trung Quốc lục địa

2. Hệ tư tưởng Đất Mẹ của cộng đồng Hoa Kiều

Tôi muốn bắt đầu triết lý tư tưởng này bằng một chiến công của người anh hùng Heracles trong thần thoại Hy Lạp. Một câu chuyện thần thoại cho người đọc nhiều suy nghĩ. Xây dựng phép so sánh ở đây chúng ta coi thần Antaeus là hình đại diện của công đồng Hoa kiều trên khắp thế giới, nữ thần đất Gaia là hiện thân cho đất nước Trung Quốc

Heracles vượt qua miền đất xứ Libya. Tại đây chàng gặp thần Antaeus, con trai của Poseidon và Gaia. Antaeus thường bắt những người qua đường phải đánh vật với hắn, ai thua đều bị hắn giết. Gặp Heracles, Antaeus cũng bắt chàng phải vật nhau với hắn. Sở dĩ trước đây không ai địch nổi hắn vì một khi hắn còn chạm chân vào đất thì hắn còn được nhận sức mạnh từ mẹ hắn là nữ thần Đất Gaia. Heracles vật nhau khá lâu với Antaios và nhiều lần vật ngã được hắn nhưng hễ hắn ngã xuống là lại mạnh hơn trước. Thấy thế, chàng liền nhất bổng hắn lên và siết chặt hắn trên không.

Với rất nhiều quốc gia cộng đồng ngoại kiều có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế, cộng đồng ngoại kiều giúp các quốc gia đó hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu nhanh chóng và thành công. Ví dụ điển hình nhất là cộng đồng Hoa Kiều và Do Thái, đây là những cộng đồng ngoại kiều rất thành công về mặt kinh tế và được cả thế giới ghi nhận.

Ngoại kiều khi đến sinh sống và làm ăn ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới họ mãi mãi chỉ là nhóm dân tộc thiểu số, họ có những bất lợi rất lớn khi cạnh tranh với các doanh nghiệp kinh tế bản địa. Vậy làm thế nào họ có thể thành công rực rỡ về kinh tế và nhiều khi còn lẫn át cả doanh nghiệp bản địa. Thành công đó chỉ có được khi họ kết nối được sức mạnh của đất mẹ, tổ quốc nguồn cội của dân tộc đó, trong mọi cuộc chiến mỗi khi vấp ngã họ lại được đất mẹ tiếp thêm sức mạnh…nguồn sức mạnh vô tận đó là cơ sở để họ chiến thắng mọi đối thủ.

Hoa Kiều là cộng đồng thành công nhất, cộng đồng hoa kiều tại Mỹ, Châu Âu hay Đông Nam Á họ có tính cộng đồng rất cao, luôn luôn hỗ trợ và đùm bọc nhau để xây dựng các tổ chức kinh tế mạnh. Một doanh nghiệp tại Trung Quốc muốn đưa hàng hóa xâm nhập thị trường Mỹ, Châu Âu hay bất kỳ quốc gia nào trên thế giới…việc đầu tiên của họ không phải là phải đào tạo một đội quân học thật giỏi ngôn ngữ, học văn hóa…cách thức kinh doanh bản địa…việc này làm nhanh cũng phải mất nhiều năm…cơ hội thành công chưa hẳn cao. Việc đầu tiên của họ là kết nối với cộng đồng hoa kiều tại những quốc gia đó, cộng đồng sống hàng trăm năm ở quốc gia bản địa, họ hiểu văn hóa, ngôn ngữ, phương thức kinh doanh bản địa…cộng đồng hoa kiều đã trở thành người đại diện bán hàng đối với các doanh nghiệp của đất mẹ xa xôi. Doanh nghiệp Trung Quốc giành thành công kinh tế nhờ họ tìm được những người đại diện hoàn hảo như thế tại một quốc gia xa xôi. Nguồn vốn của hoa kiều luôn muốn đầu tư sản xuất hàng hóa tại đất mẹ Trung Quốc nơi họ am hiểu với những lợi thế đặc biệt giúp cho họ có thể tăng lực cạnh tranh hàng hóa và cơ hội kiếm tiền nhiều hơn với các doanh nghiệp bản địa.

Lợi ích luôn có cho cả hai bên, ngoại kiều và đất mẹ. Giả sử rằng nếu cộng đồng hoa kiều không kết nối với đất mẹ Trung Quốc, họ sẽ như là vị thần Antaeus dễ dàng bị đánh bại trước những doanh nghiệp bản địa thiện chiến.

Người Do Thái cũng thế họ thành công vì họ xây dựng được các kết nối toàn cầu của cộng đồng người Do Thái, hỗ trợ nhau cùng nhau chiến đấu và chiến thắng trước kẻ địch.

Sự đồng điệu về văn hóa, ngôn ngữ…đã giúp cho cộng đồng doanh nghiệp tiết kiệm hàng chục năm để thâm nhập và kinh doanh thành công tại thị trường toàn cầu.

3.Thời cơ lịch sử tạo nên huyền thoại Super Lobbyist

Theo lý thuyết những kẻ xuất chúng thì Lý Gia Thành sinh ra đúng thời, năm 1970 chính quyền Bắc Kinh từng bước mở cửa nền kinh tế, năm đó Lý Gia Thành ở độ tuổi 40, lứa tuổi chín nhất trong cuộc đời con người. Sau 20 năm lăn lội kinh doanh tại Hồng Kông ông đã xây dựng được cơ nghiệp khá lớn, ông là người nổi bật nhất trong giới kinh doanh Hoa Kiều tại Hồng Kông. Thời điểm đó hoạt động kinh doanh của Hoa Kiều vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ trong quy mô kinh tế Hồng Kông, những doanh nghiệp tiềm lực tài chính mạnh nhất, nắm trong tay những ngành kinh tế mũi ngọn đều nằm trong tay giới tư bản Anh Quốc và phương Tây.
Trung Quốc giành độc lập năm 1949, tự hào về sức mạnh chiến thắng vẻ vang trong chiến tranh chính quyền Trung Quốc đưa ra hàng loạt kế hoạch tham vọng xây dựng lại nền kinh tế. Tầng lớp lãnh đạo không hiểu cách vận hành nền kinh tế đưa ra những chiến lược kinh tế mang tính hoang đường và chịu những thất bại nặng nề. Kế hoạch nhà nhà làm thép để trở thành nước công nghiệp, tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân năm 1964…chính quyền Bắc Kinh tập chung mọi nguồn lực cho mục tiêu ảo tưởng trên. Các ngành kinh tế khác không được đầu tư, hàng hóa khan khiếm, đời sống nhân dân đói khổ.

Đỉnh điểm các sai lầm của chính quyền Bắc Kinh là thực hiện cuộc cách mạnh văn hóa 1960 đến 1970 đã hủy hoại mọi giá trị của xã hội Trung Quốc, chính quyền không coi trọng tầng lớp tri thức, giới tư bản, xã hội mất niềm tin và chính quyền.

Từ năm 1949 tầng lớp tư bản, tri thức tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải và các thành phố lớn khác tiến hành di cư sang Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á và Mỹ. Không có niềm tin vào chính quyền Bắc Kinh, sợ hãi trước chính sách và pháp luật chính quyền TQ thực hiện, họ ra đi tìm miền đất an toàn hơn để phát triển.
Cuộc di cư mang theo nguồn vốn và tầng lớp tinh anh nhất của TQ, cuối thập niên 60 xã hội TQ xơ xác, không vốn, không tầng lớp tri thức, mất niềm tin ở nhân nhân, không trông chờ gì sự giúp đỡ của phương Tây.
Chính quyền Bắc Kinh phải thay đổi, họ xóa bỏ những lý tưởng mà bao năm qua họ theo đuổi, họ nhận ra rằng ảo tưởng đó không bao giờ thành hiện thực. Một chính quyền mới ra đời, một chính quyền tư duy thực tế, chính quyền muốn TQ phát triển theo nền kinh tế tư bản.

Chính quyền Bắc Kinh phải đi tìm người thầy dạy mình hiểu về nền kinh tế tư bản, không thể dựa vào phương Tây, chính quyền TQ hiểu rằng người thầy của mình chính là cộng đồng Hoa Kiều đang sinh sống và làm ăn ở các nước Phương Tây, người thầy gần nhất chính là cộng đồng Hoa Kiều tại Hồng Kông. Cộng đồng đã mất niềm tin vào chính quyền Bắc Kinh, họ đã phải di cư để tìm con đường sống, lý do gì thuyết phục họ trở về.
- Làm thế nào để tiếp cận giới tư bản Hoa Kiều ?
- Làm thế nào để lấy được niềm tin tư bản Hoa Kiều ?
Lý Gia Thành từ bé đã được cha mẹ giảng dạy về giá trị văn hóa của quê hương và đất mẹ. Khi kinh tế ở Hồng Kông ông vẫn luôn tìm cách giữ liên hệ thông tin với quê hương, tìm mọi cách gửi tiền, về quê hướng đầu tư, về quê hương làm ăn…ngày đó hoạt đông kinh doanh Hong Kong và Đại Lục bị cấm. Ông vẫn vượt qua những khó khăn đó, ông hiểu những điều ông làm đã giúp rất nhiều cho quê hương đất mẹ, giúp đỡ cho người dân quê ông đỡ khổ.

Ông là một trong số ít doanh nhân Hong Kong duy tri hoạt động kinh doanh với Đại Lục từ năm 1949 nên ông luôn nằm trong hệ thống giám sát của chính quyền Bắc Kinh. Gần 20 năm quan sát Lý Gia Thành chính quyền Bắc Kinh hiểu được tài năng và tầm nhìn của ông, một người luôn hết mình vì nhân dân TQ. Chính quyền Bắc Kinh lựa chọn ông là người đại diện giúp đỡ chính quyền tiếp cận nền kinh tế tư bản.

Thời điểm này đã giúp Lý Gia Thành trở thành huyền thoại, ông trở thành chuyên gia vận động hành lang của chính quyền Bắc Kinh với thế giới tư bản. Không phải nói quá thời điểm đó uy tín của Lý Gia Thành với giới tư bản còn lớn hơn cả uy tín của chính quyền Bắc Kinh với giới tư bản. Lời nói và hành động của Lý Gia Thành được tôn trọng hơn cam kết của chính quyền Bắc Kinh.

Ông cố vấn giúp chính quyền Bắc Kinh xây dựng chính sách kinh tế phù hợp, đánh thức các tiềm năng như nguồn nhân lực giá rẻ, thị trường rộng lớn nhu cầu tiêu dùng cao, tài nguyên, khoáng sản phong phú. Những chính sách này nhận được sự ủng hộ của giới tư bản đầu tư Hoa Kiều và tư bản phương Tây. Trước đó giới tư bản không có cơ hội nói chuyện với chính quyền Bắc Kinh, họ không thể tác động đến các chính sách của chính quyền, Lý Gia Thành đã làm được điều mà họ đã chờ đợi bấy lâu.

Thời điểm Lý Gia Thành trở thành chuyên gia vận động hành lang trong lịch sử có lẽ phải hàng ngàn năm mới có. Chưa bao giờ chính quyền TQ lại khủng hoảng như thế, họ cần phải thay đổi nhanh để đưa đất nước thoát khỏi nghèo đói. Có lẽ nhiều người phương Tây cũng không lạ gì cách làm của Lý Gia Thành nhưng họ không thể làm được đơn giản vì họ không phải là người TQ.

Lý Gia Thành là người đại diện vận động hành lang cho giới tư bản đầu tư phương tây và hơn 100 triệu Hoa Kiều trên khắp thế giới, những nhà đầu tư đã nhìn thấy miếng bánh tại thị trường TQ họ chỉ đợi minh chủ như Lý Gia Thành phất cờ dẫn đầu đội quân đầu tư này.

Lý Gia Thành mang vốn của mình tham gia các dự án khổng lồ của chính quyền Bắc Kinh, đây là cam kết lớn nhất để các nhà đầu tư khác đi theo. Thời điểm đó khi chính sách của chính quyền Bắc Kinh chưa hoàn thiện Lý Gia Thành đứng ra làm việc trực tiếp với chính quyền Bắc Kinh để bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư làm ăn ở TQ. Nếu các nhà đầu tư nhỏ tự mang vốn vào đất nước mà chính sách chưa ổn định thì rất mạo hiểm, thậm chí còn vướng vào vấn đề phạm luật khi làm việc với giới quan chức địa phương thiếu hiểu biết. Lý Gia Thành làm việc trực tiếp với các siêu quyền lực tại Bắc Kinh là điều đảm bảo chắc chăn cho hoạt động đầu tư của giới tư bản.

Hoạt động vận động hành lang của Lý Gia Thành mang lại lợi ích cho nhân dân TQ và lợi ích cho giới tư bản Hoa Kiều. Hoạt động đầu tư mang lại cho ông 1 USD lợi nhuận thì đã mang lại cho nền kinh tế Trung Quốc và nên kinh tế thế giới 1000 lợi nhuận.

Giới tư bản Anh Quốc, Mỹ….đã phải nhường cho ông những miếng bánh trong thế giới của họ, liên kết làm ăn với Lý Gia Thành giúp họ tìm thấy cơ hội đầu tư vào TQ.

Phẩm chất giúp Lý Gia Thành trở thành huyền thoại vận động hành lang trong lịch sử vận động hành lang thế giới chính là khả năng dự đoán được vận mệnh đất nước Trung Quốc trong thời điểm quyết định của lịch sử.

Hai mươi năm sau khi trở thành chuyên gia vận động hành lang của chính quyền Trung Quốc và giới tư bản Hoa Kiều Lý Gia Thành đã trở thành tỷ phú được kính trọng trong giới tư bản toàn cầu.

Quan điểm chính trị về lợi nhuận và hệ tư tưởng đất mẹ mà ông đã thực hiện sẽ trở thành bài học lớn cho tầng lớp doanh nhân và chuyên gia vận động hành lang trẻ học tập.

Tran Dai Thang
Lobbyist
Mobile: 077.6699.668
Website: http://lobby.vn/
 
Last edited:
Bài học lobby của người Trung Quốc
Hongkong và các 'chiêu' lobby cho Trung Quốc


LyGiaThanh.jpg

Lý Gia Thành - nhà tỷ phú tiếng tăm nhất Hongkong

Không chỉ từ phía Đại lục, hoạt động lobby của Trung Quốc còn bao gồm cả từ phía Đặc khu hành chính Hongkong. Thậm chí, trong nỗ lực gây ảnh hưởng với chính giới Mỹ và tìm kiếm sự ủng hộ của dư luận Mỹ, Đặc khu hành chính Hongkong dường như "mạnh mẽ" hơn Đại Lục.

Nỗ lực không mệt mỏi của HKTDC

Báo cáo của The Center for Public Integrity cho thấy trong nỗ lực gây ảnh hưởng với chính giới Mỹ và tìm kiếm sự ủng hộ của công luận Mỹ, Đặc khu hành chính Hongkong dường như "mạnh mẽ" hơn Đại Lục.

Kể từ tháng 7/1997 khi Hongkong được trao trả về cho Trung Quốc, Hội đồng Phát triển Thương mại Hongkong (HKTDC) đã dành một khoản tiền lớn hơn bất kì khách hàng Trung Quốc nào khác (khoảng 7,2 triệu USD) để lobby Quốc hội Mỹ về các vấn đề ảnh hưởng tới Hongkong như việc Trung Quốc gia nhập WTO và dịch SARS năm 2003.

Để công việc được suôn sẻ, HKTDC đã thuê 7 công ty lobby có uy tín tại Mỹ. Gần đây, HKTDC đã đẩy mạnh chiến dịch lobby liên quan tới vấn đề hàng dệt may giữa Mỹ và Trung Quốc.

Hutchison Whampoa Limited là một trong những tập đoàn lớn nhất niêm yết trên Sàn chứng khoán Hongkong. Tập đoàn do nhà tỉ phú Lý Gia Thành, người giàu nhất Trung Quốc lãnh đạo.

Hiện, công ty có hơn 157.000 nhân viên làm việc tại các chi nhánh trên toàn thế giới.

Các lĩnh vực hoạt động của Hutchison Whampoa Limited bao gồm:

- Kênh, cảng và các dịch vụ liên quan tại Hongkong, Panama Canal, Rotterdam, Thượng Hải, Thâm Quyến, Ninh Ba, Jakarta và Dar es Salaam... Công ty kiểm soát 12% công suất của các cảng chuyên chở container trên toàn thế giới.

- Viễn thông: có Hutchison Telecommunications, 3 mạng viễn thông và 1 hệ thống di động CDMA tại Australia theo giấy phép của Tập đoàn Orange, điều hành hoạt động địa ốc và khách sạn tại Hongkong, Ấn Độ, Israel, Anh, Italia và Đức...

- Bán lẻ và sản xuất: các cửa hàng tạp phẩm Park'N Shop, thiết bị điện tử gia dụng và các cửa hàng tư nhân của Watson tại chau Á. Ở châu Âu có chi nhánh Savers and Kruidvat Group.

- Năng lượng và hạ tầng cơ sở: Hongkong Electric là nhà cung cấp năng lượng chính cho Hongkong, ngoài ra còn công ty Husky Energy tại Canada.

Hutchison Whampoa cũng là một trong những nhà cung cấp truyền hình vệ tinh lớn nhất châu Á cho tới khi họ bán cổ phần tại kênh Star TV cho tập đoàn News Corp của Rupert Murdoch.


HKTDC không có văn phòng đại diện đặt tại Washington, nhưng có các chi nhánh tại New York, Chicago, Los Angeles và Miami. Các hoạt động lobby của HKTDC được phối hợp thông qua Văn phòng Kinh tế và Thương mại Hongkong tại Washington.

Theo những thông tin lobby được tiết lộ cho Bộ Tư pháp Mỹ mà The Center for Public Integrity nghiên cứu, các công ty được HKTDC thuê đều phải "xác định những mục tiêu vận động quan trọng nhất tại Quốc hội và chính quyền Mỹ. Đó là những người có thể liên quan tới chính sách hay đạo luật gây ảnh hưởng tới lợi ích của Hongkong".

Đặc biệt, đại diện cho Văn phòng Thương mại và Kinh tế Hongkong tại Washington là Burson-Marsteller, một trong những công ty PR lớn nhất thế giới. Chính công ty này đã dàn xếp một cuộc gặp giữa Thống đốc Arnold Schwarzenegger và một quan chức trong chính quyền Hongkong để thương lượng về cơ hội kinh doanh cho các công ty California.

Ảnh hưởng của các tỷ phú Hongkong

Một gương mặt nổi trội trong giới doanh nghiệp Hongkong có chiến dịch lobby mạnh nhất tại Mỹ là tập đoàn Hutchison Whampoa của nhà tỉ phú Lý Gia Thành. Tập đoàn này đã thuê công ty Public Policy Impact Strategies để triển khai chiến dịch PR nhằm phổ biến hình ảnh và thương hiệu của họ trên đất Mỹ.

Bắt đầu từ năm 2004, Public Policy Impact Strategies đã dàn xếp những cuộc thăm viếng "xã giao" cho quan chức Hutchison Whampoa và các nghị sĩ Mỹ để thảo luận về "quan hệ thương mại Mỹ-Trung, vấn đề thương mại và viễn thông quốc tế". Trong số nghị sĩ Mỹ từng tiếp xúc với Hutchison Whampoa có Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Bill Frist - đảng Cộng hoà và Hạ nghị sĩ Joe Barton, đảng Cộng hoà - người đứng đầu Uỷ ban Thương mại và năng lượng Mỹ.

"Nhiệm vụ của chúng tôi là giúp chính giới Mỹ hiểu về Hutchison Whampoa và công việc họ đang làm", William Nixon, Giám đốc Public Policy Impact Strategies phát biểu. Theo ông Nixon, đã có thời gian người ta lầm tưởng Lý Gia Thành đại diện cho Trung Quốc, bắt đầu từ cuối thập niên 1990 khi ông Lý đấu thầu các dịch vụ cầu cảng tại Kênh đào Panama. Nixon cho biết cho đến nay, những cuộc gặp giữa quan chức Hutchison Whampoa và các nghị sĩ Mỹ đã đem lại kết quả rất "tích cực".

"Ông Lý không lobby cho một đạo luật và không có kế hoạch đầu tư vào Mỹ ngay lúc này. Nhưng tôi sẽ không ngạc nhiên nếu trong tương lai, Hutchison Whampoa tỏ ý muốn mua các tiệm thẩm mỹ hay cơ sở y tế ở đây...", Nixon nói. Chủ tịch công ty PR còn cho biết thêm hồi tháng 6 vừa qua, tỷ phú Lý đã hào phóng tặng Đại học California-Berkeley 40 triệu USD đểãyay dựng toà nhà nghiên cứu y tế và y-sinh học. Đây là món quà có giá trị nhất trong lịch sử đại học này. "Ông Lý là một người ngọt ngào. Tôi hy vọng sẽ làm việc lâu dài với ông ấy", Nixon nói.

Trên thực tế, từ tháng 5/2004 tới tháng 4/2005, công ty PR của Nixon đã thu được 300.000 USD nhờ vận động cho Hutchison Whampoa.


Vận động hàng dệt may - không còn bỡ ngỡ !

Trong bối cảnh thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc đang tăng, dệt may trở thành một trong những vấn đề nhạy cảm nhất trong quan hệ hai nước. Hệ thống quota cho hàng dệt may và quần áo dành cho Trung Quốc 30 năm đã hết hạn vào ngày 1/1/2005 và giá trị hàng dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc đã tăng 97%, lên 7,4 tỉ USD.

Trước những lời phàn nàn của nhà sản xuất trong nước, chính phủ Mỹ đã ra hạn chế mức tăng hàng năm đối với một số mặt hàng dệt may nhập từ Trung Quốc như áo sơ mi và quần trong khoảng 7,5%. Ngay lập tức, phía Trung Quốc đã lên tiếng phản đối. Hiện, hai bên đã tiến hành nhiều cuộc thương lượng về việc hạn chế số lượng lớn hàng nhập khẩu may mặc tới năm 2008.

Song song với việc thương lượng, Trung Quốc cũng xúc tiến những hoạt động lobby tại nghị trường nước Mỹ. Theo báo cáo của The Center for Public Integrity, Bộ Thương Mại Trung Quốc đã nhờ sự tư vấn của công ty luật McDermott Will và Emery LLP. Giám đốc quan hệ chính phủ của công ty này, Paul Hatch từng là cố vấn cho đội ngũ vận động tranh cử Bush-Cheney năm 2004.

Bên cạnh nỗ lực của Đại lục, Đặc khu hành chính Hongkong đóng vai trò không nhỏ. Trong một lá thư gửi cho The Center for Public Integrity, Stephen Wong, Giám đốc khu vực thuộc Hội đồng phát triển thương mại Hongkong (HKTDC) đã nhấn mạnh rằng tổ chức của ông chỉ tập trung vào việc "bảo vệ lợi ích của Hongkong". "Trong vấn đề dệt may, Hongkong với tư cách là một khu vực sản xuất và xuất khẩu dệt may, rất lo ngại về những quyền hợp pháp và lợi ích thương mại theo quy định của WTO. Trước thực tế một số lượng lớn doanh nghiệp Hongkong đang đầu tư cho hoạt động sản xuất hàng dệt may ở Đại Lục, chúng tôi rất quan tâm tới tác động của những biện pháp mà Mỹ áp dụng đối với lợi ích của chúng tôi".

Xuất phát từ lý do trên, HKTDC đã tiến hành một chiến dịch lobby khá quy mô, góp mặt nhiều công ty vận động hành lang danh tiếng của Mỹ. Theo thông tin đăng ký với Bộ Tư pháp Mỹ được The Center for Public Integrity thu thập, cho đến nay có 4 công ty lobby chính đại diện cho HKTDC.

Tiêu biểu trong số này là Wexler&Walker Public Policy Associates. Đây là một công ty lobby hàng đầu do cựu Hạ Nghị sĩ Mỹ Robert Walker và Ann Wexler - một quan chức cao cấp trong chính quyền cựu Tổng thống Carter, điều hành. Công ty đã tiến hành hàng chục cuộc gặp gỡ với thành viên và nhân viên Quốc hội trong đó có các Hạ nghị sĩ Michael Castle bang Delaware và John Shadegg - bang Arizona để vận động cho các vấn đề dệt may và chuyển giao công nghệ. Wexler&Walker cũng tiến hành nhiều cuộc gặp với quan chức trong chính quyền trong đó có Bob Cassidy - nhà thương thuyết chính của Mỹ về việc Trung Quốc gia nhập WTO. Cho tới nay, Wexler and Walker Public Policy Associates đã thu được 3 triệu USD từ HKTDC.

Thứ hai là Patton Boggs, LLP - một trong những công ty lobby mạnh nhất tại Washington. Công ty này đã vận động Quốc hội và các quan chức hải quan Mỹ trong các vấn đề hàng dệt may và thương mại song phương đại diện cho HKTDC từ năm 2001-2002. Chỉ trong vòng 1 năm này, Patton Boggs đã thu về 250.000 USD. Tháng 7 vừa qua, Patton Boggs đã tham gia tư vấn cho các quan chức tại Sứ quán Trung Quốc ở Washington về một số vấn đề liên quan tới Quốc hội Mỹ.

Thứ ba là Powell, Goldstein, Frazer & Murphy, LLP - một công ty luật có trụ sở tại Atlanta song tập trung hoạt động lobby Washington. Công ty này đã vận động cho HKTDC trong nhiều vấn đề quốc tế. Từ tháng 7/1997 đến 2002, công ty từng lobby đại diện cho Tổng công ty xuất nhập khẩu Dệt may Trung Quốc, và Văn phòng Thương mại, Kinh tế Hongkong tại Washington.

Thứ 4 là Sidley Austin Brown & Wood - một trong những công ty luật lớn nhất Mỹ có văn phòng tại Hongkong, Bắc Kinh và Thượng Hải. Từ năm 2002, công ty này đã vận động giúp HKTDC trong các vấn đề thương mại, đặc biệt là hàng dệt may và phụ kiện quần áo.

Sau tất cả những nỗ lực không ngừng nghỉ, cuối cùng, Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thoả thuận về hàng dệt may hôm 8/11. Cụ thể, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Bạc Hy Lai và Đại diện Thương mại Mỹ Rob Portman đã ký một thoả thuận thời hạn 3 năm quy định hạn chế số lượng 34 chủng loại hàng dệt may của Trung Quốc vào thị trường Mỹ.

images998097_T3.jpg

Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Bạc Lai Hy và Đại diện Thương mại Mỹ tại lễ ký Thoả thuận hàng dệt may

Với ưu thế là một nền kinh tế đang lớn mạnh tại khu vực châu Á-TBD, một thị trường khổng lồ với 1,3 tỉ người tiêu dùng cộng thêm chiến lược khôn khéo, nắm bắt tình hình, hiểu đúng thời cuộc, Trung Quốc đã đi từ thành công này tới thành công khác. Trên con đường gian nan ấy, người Trung Quốc đã dần học được bài học "lobby trên đất Mỹ", biến thứ vũ khí của người Mỹ thành công cụ hữu ích cho mình. Tất nhiên, con đường họ đi không hề bằng phẳng, và đã không ít lần họ phải trả học phí cao cho những vấp váp của mình. Nhưng thách thức ấy không làm họ nản chí, mà trái lại càng làm tăng quyết tâm vươn ra thế giới, xây dựng Trung Quốc thành một đất nước hùng mạnh, phồn vinh
 
Last edited:
Binh thư" của người giàu nhất Trung Quốc

Dù cho bạn có sống ở châu lục nào thì chắc hẳn ở quanh nơi bạn sống cũng phải có một chi nhánh, một nhà máy hay một văn phòng đại diện của một trong số những tập đoàn kinh tế hùng mạnh nhất thế giới, đó chính là tập đoàn Hutchinson Whampoa (Hoà Ký Hoàng Phố)

Có thể coi đây là một vương quốc kinh tế nơi hội tụ vô số các công ty với nhiều ngành nghề hoạt động khác nhau, từ phân phối sản phẩm cho đến truyền thông, và nó thuộc quyền sở hữu của một người Hồng Kông có tên Lý Gia Thành (Li Ka-shing), người Trung Quốc giàu nhất thế giới và nhà đầu tư có tầm ảnh hưởng lớn nhất ở châu Á.

Theo xếp hạng hàng năm của tạp chí Forbes, với khối lượng tài sản ước tính là 26,5 tỉ đôla Mỹ, người đàn ông 79 tuổi nổi tiếng với phong cách giản dị qua bộ complet sẫm màu loại rẻ tiền và những chiếc đồng hồ nhựa này đang là nhân vật nắm giữ khối lượng tài sản lớn thứ 11 trên hành tinh. Năm 2006, tạp chí Time cũng đã từng đưa tên ông vào danh sách « những người hùng châu Á trong 60 năm qua ». Và các sinh viên kinh tế của trường Harvard cũng buộc phải học về tiểu sử của ông, mặc dù cho tiểu sử đó vẫn chưa tránh khỏi những thiếu sót…

Lý Gia Thành có một bản danh sách dài bất tận về những thành công đạt được trong lĩnh vực kinh doanh tài chính. Các tác giả biên soạn đã phải cố gắng nhiều khi tìm cách giới thiệu về ông trong tiểu sử chính thức bởi ngoài việc là một nhà doanh nghiệp thành công, Lý Gia Thành còn là hiện thân của « giấc mơ Trung Quốc » mặc dù phương pháp thực hiện giấc mơ ấy của ông vẫn còn nằm trong vòng bí mật.

Lý Gia Thành sinh ngày 29 tháng 7 năm 1928 tại huyện Triệu An, miền nam tỉnh Quảng Đông. là con trai của một thầy giáo tiểu học. Chạy trốn khỏi cuộc tiến công của quân đội Nhật, gia đình ông lánh nạn sang Hồng Kông vào năm 1940, ở trong khu tô giới Anh. Và cũng chính ở nơi đây, cậu bé nhỏ này đã được đặt tên mới là Lý Gia Thành cho phù hợp với cách gọi của người Hồng Kông. 14 tuổi, Lý Gia Thành mồ côi cha và mắc phải bệnh lao. Gánh nặng nuôi sống gia đình đè lên vai cậu bé. Lý Gia Thành phải nghỉ học và ra đường bán dạo đồng hồ đeo tay để kiếm sống. Tuy nhiên, may mắn đã mỉm cười với cậu khi cậu được nhận vào làm công nhân đứng máy rập cho một nhà máy.

Hàng ngày, sau giờ tan tầm, Lý Gia Thành lại vội vàng đến lớp học buổi tối. Hoàn cảnh khó khăn khiến cậu quyết tâm phải đạt được thành công bằng bất cứ giá nào. Và ông trời đã nghe thấu được nỗi lòng của cậu. Cuối năm 1940, Lý Gia Thành đã có được một số vốn kha khá đủ để mở một xưởng làm hoa nhựa. Việc buôn bán thành công đến độ ông nhanh chóng phát triển doanh nghiệp nhỏ của mình trở thành một công ty lớn. Từ đó trở đi, công ty của ông không ngừng lớn mạnh. Trong thời kỳ Cách mạng văn hoá ở Trung Quốc, ông bắt đầu tham gia vào thị trường bất động sản và hạ tầng, và lựa chọn này đã mang lại thành công cho ông bởi thời kỳ đó có rất nhiều nhà tư sản Hồng Kông, vì lo sợ quân đội cộng sản sẽ tràn sang, nên vội vàng chọn cách sống lưu vong và thanh lý toàn bộ tài sản của mình với giá rẻ mạt. Chính điều kiện thuận lợi này đã giúp Lý Gia Thành xây dựng được công ty đầu tư lớn nhất Hồng Kông vào cuối những năm 1970 mang tên Trường Giang thực nghiệp (Cheung Kong Holdings).

Giai đoạn sau đó, Lý Gia Thành tiếp tục mở rộng công việc làm ăn của mình bằng cách mua lại một phần lớn khối lượng tài sản công nghiệp và thương mại của các doanh nhân người Anh. Rồi vào năm 1979, ông đã nắm trong tay quyền điều hành Hutchison Whampoa - tổ hợp thương mại lớn nhất ở Hồng Kông vốn thuộc quyền sở hữu của người Anh. Đây là tổ hợp có quy mô phát triển rộng lớn trên hầu hết các lĩnh vực thương mại, vận tải biển, viễn thông, khách sạn, điện lực, bán buôn và bán lẻ… Làm cách gì và với giá nào mà một doanh nhân hầu như vẫn còn chưa mấy tên tuổi như ông lại có thể có một bước tiến thần kỳ như vậy? Điều này không hề được đề cập đến trong tiểu sử chính thức của Lý Gia Thành và ngay cả ông cũng chỉ đưa ra những lời giải thích theo kiểu: «Tôi không hề tiếc khi bỏ tiền ra đầu tư ». Tuy nhiên có thể dễ dàng suy luận rằng một cuộc chuyển nhượng quan trọng nhường đó có lẽ khó có thể thực hiện được nếu không có sự can thiệp từ phía Luân Đôn và Bắc Kinh. Vào cuối những năm 1970, có tin đồn rằng cuộc cải tổ mới của Trung Quốc do Đặng Tiểu Bình lãnh đạo rất có thể sẽ không nằm ngoài mục tiêu đưa thuộc địa Hồng Kông trở về với đại lục. Theo đánh giá từ phía Luân Đôn, nếu giả thuyết trên là sự thực thì việc nắm giữ một tổ hợp khổng lồ như Hutchison Whampoa sẽ trở nên rất khó khăn đối với người Anh và lựa chọn sáng suốt nhất mang tính chiến lược là bán lại nó cho người Trung Quốc nào trung thành với cả Bắc Kinh lẫn Luân Đôn.

Cũng cùng thời điểm đó diễn ra một sự kiện khác qua đó chứng tỏ sự gắn bó và trung thành của Lý Gia Thành đối với chính quyền Trung Quốc. Vào năm 1979, theo sáng kiến của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc đã cho thành lập tập đoàn CITIC, trong đó chính phủ nắm giữ 42% cổ phần. Tập đoàn này hoạt động trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là giao dịch tài chính, ngân hàng và xây dựng các khu công nghiệp lớn ở Trung Quốc cũng như ở nước ngoài. (Cũng chính CITIC là tập đoàn đã trúng thầu trong việc xây dựng sân vận động phục vụ cho sự kiện Olympic Bắc Kinh 2008, và có quyền khai thác công trình này trong vòng 30 năm). Và nhân vật đã được lãnh đạo Trung Quốc chọn lựa để đứng ra điều hành công ty khổng lồ này là ai ? Đó chính là Lý Gia Thành, một doanh nhân không nằm trong đảng Cộng sản và xuất thân từ Hồng Kông, vùng đất thuộc địa của Anh…

Sự tin tưởng lẫn nhau giữa Lý Gia Thành và Đặng Tiểu Bình lớn đến mức chính Lý Gia Thành đã đề nghị Đặng Tiểu Bình tham gia vào Hội đồng quản trị của CITIC, nhưng nhà kiến trúc sư của những cuộc cải cách kinh tế Trung Quốc đã lịch sự từ chối lời đề nghị trên. Tuy nhiên điều đó cũng không hề làm giảm bớt sự gắn bó giữa hai người. Năm 1992, khi tiến hành chuyến viếng thăm cuối cùng tới miền nam Trung Quốc, mặc dù lịch làm việc dày đặc và sức khoẻ suy kém nhưng Đặng Tiểu Bình vẫn sắp xếp thời gian để gặp mặt ông trùm tư bản Hồng Kông Lý Gia Thành. Không ai biết nội dung câu chuyện giữa họ là gì nhưng trong chính trong chuyến công tác này, Đặng Tiểu Bình đã hé mở đường hướng tư tưởng mới tập trung vào việc phát triển tích cực chính sách mở cửa.

Khi Lý Gia Thành đàm phán với Bắc Kinh

Năm 1997, trước tình hình khủng hoảng kinh tế nặng nề chưa từng xảy ra trong lịch sử, Hồng Kông với tư cách là một trung tâm tài chính trọng điểm của Trung Quốc đang phải đối mặt với một sự đe dọa mới. Các nhà tài phiệt Hồng Kông, “những người bạn cũ của Trung Quốc”, đều hướng về Bắc Kinh nhằm tìm kiếm giải pháp tháo gỡ. Đầu tháng 1/1999, một thành viên thuộc Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có chuyến công du tới Thâm Quyến – đặc khu kinh kế giáp ranh với Hồng Kông – với mục đích đưa ra bản tổng kết cuối năm về hai vấn đề cơ bản của Hồng Kông: sự “thịnh vượng” và “ổn định”. Có thể dễ dàng nhận thấy nhiệm vụ đặc biệt này được tiến hành xuất phát từ những tuyên bố của Lý Gia Thành: theo nhận định từ phía ông trùm tư bản giới bất động sản thì Hồng Kông không còn là miền đất hứa đối với giới kinh doanh, và nguyên nhân của sự việc này chính là sự “chính trị hóa” thái quá và “bất đồng quan điểm” (bởi nhiều thành viên thuộc Hội đồng lập pháp mới đây đã thể hiện sự ngờ vực của mình đối với chính sách kinh tế được cho là sáng suốt của chính phủ)

Cuộc cạnh tranh mạnh mẽ đến từ Singapore

Tuy nhiên vị đại diện Đảng Cộng sản và các đồng chí của mình còn mang một nỗi lo lớn khác. Quả thực những lời bình luận từ phía ông Lý Gia Thành đã cho thấy rõ vấn đề mấu chốt của Đặc khu hành chính: đó chính là tình trạng giảm sút về khả năng cạnh tranh, và người ta đang tự hỏi liệu về lâu về dài đặc khu hành chính này có còn là trụ cột kinh tế vững vàng của Trung Quốc đại lục nữa hay không. Trước tình thế đó, người đầu tiên đứng ra kêu gọi một cuộc “cứu nguy cho đặc khu hành chính Hồng Kông” không ai khác chính là thủ tướng đương nhiệm Chu Dung Cơ. Trong chuyến công du ngắn ngày tại Thâm Quyến, đại diện Bộ Chính trị đã có cuộc gặp gỡ với các cán bộ đang làm việc tại vùng cựu thuộc địa và với “những người bạn cũ của Trung Quốc” vốn được coi là những nhân vật tinh hoa trong giới kinh tế, chính trị và trí thức Hồng Kông. Cựu thủ tướng Chu Dung Cơ mang tới đây hy vọng của mình về một sự phục hồi cho đặc khu hành chính vào thế kỷ 21. Nhưng tuy nhiên chưa có giải pháp cụ thể nào được đưa ra, trong khi đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khi đó đã thụt lùi tới 7,1% so với cuối năm 1998. Có vẻ từ sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, Hồng Kông dường như đã mất đi các thế mạnh truyền thống của mình và khó có khả năng bắt đầu lại từ đầu với những lĩnh vực nền tảng khác. Cựu thủ tướng Chu Dung Cơ đã đưa ra rất nhiều sáng kiến nhằm đưa con tàu Hồng Kông trở lại đường ray nhưng đáng tiếc là những sáng kiến đó lại không mấy phát huy tác dụng. Một trong số các ý tưởng này là việc củng cố vai trò của trung tâm tài chính Hồng Kông. Để Trung Quốc tránh khỏi ảnh hưởng của các nhân vật đầu cơ và tăng cường phát triển hoạt động tại vùng đặc khu hành chính, các quan chức chính phủ đã liên tục đưa ra nhiều chỉ thị đối với Thượng Hải nhằm thuyết phục thành phố vốn đang mong muốn trở thành một “Hồng Kông mới” trong lĩnh vực dịch vụ tài chính này hãm bớt đà tăng trưởng của mình. Bên cạnh đó, chính phủ Trung Quốc cũng lên kế hoạch bơm thêm tiền vào thị trường chứng khoán Hồng Kông cũng như vào các lĩnh vực kinh tế khác.

Mặc dù vậy, dưới sức ép của cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á, cộng với tình trạng thiếu hụt phương tiện tài chính của các doanh nghiệp nhà nước tại Trung Quốc đại lục và thêm vào đó là cuộc cạnh tranh mạnh mẽ từ phía Singapore, cựu thuộc địa Hồng Kông không còn khả năng giữ được vị trí ưu tiên hàng đầu đối với các nhà đầu tư. Tình hình cũng không mấy sáng sủa hơn đối với những dự án đầy tham vọng muốn thu lợi từ “sự hiệp đồng giữa Trung Quốc đại lục và “đặc khu hành chính” trong lĩnh vực công nghệ mũi nhọn. Từ tình trạng khó khăn về tài chính của các doanh nghiệp nhà nước cùng với sự mất hứng của các đại gia tư bản Hồng Kông (những người chỉ trông chờ vào ngành bất động sản cùng những khoản lợi nhuận ngắn hạn thu được từ đó), nhiều khu công nghiệp công nghệ cao đang chờ được xây dựng tại Thâm Quyến và tại vùng giáp ranh với Hồng Kông đành phải ngậm ngùi nằm lại trên bản thiết kế.

Giảm nhẹ chính sách dân chủ hóa

Theo những người am hiểu, màn kịch mà Lý Gia Thành dựng nên là nhằm tạo cú hích để nhà nước đầu tư nhiều công sức và tiền của hơn nữa cho đặc khu hành chính Hồng Kông. Trên thực tế, cựu thủ tướng Chu Dung Cơ đã giao cho các cố vấn nhiệm vụ xây dựng một chiến lược nhằm “trao lại lợi thế cho Hồng Kông”. Cùng với đó, Bộ Chính trị đã yêu cầu Tân Hoa xã (hãng thông tấn đại diện cho Bắc Kinh tại Hồng Kông trước khi Hồng Kông được trả về Trung Quốc) lên báo cáo về các phương án khả thi nhằm khôi phục lại tình hình kinh tế tại đặc khu.

Một vấn đề quan trọng khác vẫn tồn tại là: Liệu Bắc Kinh có chấp nhận lời kêu gọi của Lý Gia Thành, người dường như đang cố gắng bằng mọi giá nhằm giảm bớt ảnh hưởng của quá trình dân chủ hóa cũng như của Đảng Dân chủ Hồng Kông để thiết lập lại một môi trường đầu tư thuận lợi? Theo nguồn tin từ Bắc Kinh, rất ít khả năng chính phủ sẽ chấp nhận vô điều kiện kế hoạch “bài trừ dân chủ” này. Theo nhiều cán bộ có liên quan, sự việc trên chỉ là cái mác ngoài cho một ý định lobby truyền thống. “Lý Gia Thành là một trong số các nhân vật nắm vai trò chủ chốt của nền kinh tế Hồng Kông, tuy vậy Bắc Kinh vẫn cần phải nghe bằng cả hai tai”. Ngoài ra, cũng theo nguồn tin trên, chính phủ trung ương không hề biết rằng nhiều nhân vật khổng lồ về kinh tế của Hồng Kông đang mong muốn chính phủ trung ương có hành động can thiệp vào chính quyền đặc khu Hồng Kông bởi theo họ, chính quyền Hồng Kông cũng phải chịu trách nhiệm cùng với các nhà dân chủ trong việc để các nhà đầu tư rút lui khỏi thị trường.

Giờ đây, khi mà Bắc Kinh và Tân Hoa xã đang khôi phục lại vai trò quan trọng của mình đối với số phận của Hồng Kông thì với những người theo chủ nghĩa thuần túy, có lẽ điều còn đáng ngại hơn cả sức ép từ phía các đại gia kinh tế và chính trị ở vùng đất cựu thuộc địa này chính là việc công thức “Một đất nước, hai chế độ” sẽ mất đi ý nghĩa của mình. Điều này mở ra cho chúng ta vấn đề quan trọng nhất mà người dân Hồng Kông phải đối mặt sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á, đó là: Liệu dân chúng Hồng Kông có phản đối hay không việc thay đổi, dù nhẹ nhàng thôi nhưng mang tính quyết định, của công thức “Một đất nước, hai chế độ” trong trường hợp vị cứu tinh của nền kinh tế đến từ bờ bên kia biên giới?

Kẻ thù

Trong khi đó, mối quan hệ giữa Lý Gia Thành và các nhà cầm quyền Anh vẫn rất khăng khít. Lý Gia Thành nhận được sự tôn trọng đặc biệt từ phía Anh quốc. Nhưng cùng với đó, kẻ thù xuất hiện cũng không ít. Nghi ngờ Lý Gia Thành có quan hệ với các tập đoàn tội phạm châu Á, phía tư pháp Mỹ luôn giám sát chặt chẽ tất cả các giao dịch kinh tế của ông. Chính vì thế, khi tập đoàn CITIC được thành lập, Lý Gia Thành đã không thể ký được hợp đồng với hai đại gia lớn tại Hồng Kông là Robert Kwok và Henry Fok, hai nhân vật bị tình nghi có tham gia vào Hội Tam Hoàng - tổ chức mafia khét tiếng của Trung Quốc. Theo đó, có thể nhân vật đầu tiên Robert Kwok đã nhúng tay vào đường dây buôn lậu heroin với Mianma và nhân vật thứ hai Henry Fok đã tạo dựng tài sản cho mình bằng cách cung cấp hàng hóa phương Tây cho Trung Quốc trong giai đoạn chiến tranh Triều Tiên bất chấp lệnh trừng phạt từ phía Liên Hợp Quốc. Sau đó, con trai của Fok bị kết tội có ý đồ nhập khẩu bất hợp pháp vào Mỹ một lô hàng AK-47 sản xuất từ Trung Quốc. Peter, con trai của Kwok thì gặp may hơn khi có cơ hội được làm việc một cách hợp pháp cho Lý Gia Thành cùng với Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Thậm chí anh ta còn giúp đỡ cho công ty viễn thông AsiaSat - nằm dưới quyền điều hành của Lý Gia Thành và Ủy ban khoa học, công nghệ và công nghiệp quốc phòng Trung Quốc – mua các vệ tinh viễn thông đời mới của Mỹ.


Một kẻ thù khác của Lý Gia Thành là các tay gangster Hồng Kông. Năm 1996, Cheung Tze-keung bắt đầu uy hiếp Lý Gia Thành bằng cách bắt cóc con trai Victor của ông (người sau này thay cha tiếp quản tập đoàn Trường Giang thực nghiệp - Cheung Kong Holdings) và đòi một khoản tiền chuộc là 1 triệu đôla Hồng Kông (tương đương khoảng 130 000 USD). Ngay khi khoản tiền chuộc được đưa ra, Victor lập tức được trả tự do. Sau đó Cheung bị bắt và xử tử. Nhưng bên cạnh đó còn có nhiều câu chuyện khác. Năm ngoái, một nhóm gangster tới từ Trung Quốc đã âm mưu lấy cắp những gì còn sót lại trên thi thể người vợ quá cố của Lý Gia Thành đang nằm tại Nghĩa trang Phật giáo ở trung tâm Hồng Kông với hy vọng kiếm được một khoản tiền chuộc kha khá. Tuy nhiên các nhân viên làm việc tại nghĩa trang đã phát hiện ra thủ đoạn của bọn chúng và báo ngay cho lực lượng an ninh. Bọn trộm kịp mang theo bình di táng rút lui nhưng sau đó tất cả đã bị cảnh sát bắt giữ. Ngoài ra, cơ quan tình báo Hoa Kỳ còn nghi ngờ các công ty của Lý Gia Thành đã tham gia vào việc chuyển nhượng những bí mật công nghệ từ các nước phương Tây vào Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên, họ không thể tìm ra bằng chứng mặc dù đã rất nhiều lần đầu độc Lý Gia Thành. Năm 1995, ông trùm tư bản Hồng Kông ký một hợp đồng trị giá 88 triệu USD nhằm xây dựng một bến tàu chở hàng tại Bahamas. Ngay lập tức, cơ quan tình báo Mỹ nhận thấy có nguy cơ đây sẽ là cánh cửa nhập khẩu hàng buôn lậu vào Mỹ vì thế đã tìm mọi cách phá hoại cuộc giao dịch này. Sau vụ này, Lý Gia Thành còn gặp nhiều trở ngại khác từ phía Hoa Kỳ, ví như cách đây vài năm khi Lý Gia Thành có động thái quan tâm tới cổ phiếu của công ty chủ quản kênh đào Panama thì Washington lại một lần nữa ra tay can thiệp khiến vụ làm ăn này của ông thất bại.

Quả thật, Lý Gia Thành là một nhân vật có thực tài kinh doanh. Con người này có một tầm nhìn xa, cái đầu liều lĩnh và không ngần ngại vượt qua giới hạn nếu cần thiết. Khi đã ngồi vào ghế Chủ tịch tập đoàn Hutchinson Whampoa, ông quyết định biến tập đoàn này trở thành một tổ hợp khổng lồ, một trong số những tập đoàn hàng đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ cao. Ông bắt đầu thực hiện kế hoạch bằng việc đi vay hàng tỉ USD để đầu tư vào việc sửa sang và hiện đại hóa các bến cảng và nhiều công trình hạ tầng khác của Hồng Kông. Khi đó, ông đã là người quản lý 13% tổng số container vận chuyển hàng trên thế giới. Ông không ngần ngại khi đầu tư vào các phương tiện hiện đại nhằm tự động hóa quá trình điều hành kinh doanh. Kết quả là Hutchinson Whampoa đã có trong tay gần 7.800 điểm bán hàng trên toàn thế giới
 
Last edited:
Người giàu Trung Quốc di cư sang phương Tây

Ngày càng có nhiều người giàu ở Trung Quốc nộp đơn xin cơ chế thường trú nhân ở các nước phương Tây trong khuôn khổ các chương trình cho phép các nhà đầu tư với tài lực kinh tế cao được "mua" quyền công dân.

Con số các nhà đầu tư Trung Quốc được cấp quy chế thường trú tại Canada đã tăng gấp đôi trong hai năm.

Ottawa hiện dừng tất cả các đơn gửi tới chương trình nhập cư liên bang dành cho nhà đầu tư trong khi đang tham vấn các kế hoạch tăng gấp đôi mức tài chính cần thiết để có được một thị thực.

Tuy nhiên, người nộp đơn vẫn được phép đệ đơn cho một chương trình cùng loại ở tỉnh Quebec.

Và tại các cuộc hội thảo do công ty tư vấn xin thị thực tại Trung Quốc, các chuyên gia tư vấn đang tiếp tục khuyến khích mọi người nạp đơn cho chương trình này trước khi Quebec cũng tăng gấp đôi yêu cầu tối thiểu của tỉnh cho phù hợp với các đề xuất của chính phủ liên bang.

Tiền mặt và kinh nghiệm

Vào một chiều mưa thứ Bảy, trong một phòng họp tại một khách sạn năm sao ở Thượng Hải, hơn 30 "nhà đầu tư" di dân tiềm năng đến để nghe xem làm thế nào họ có thể 'đổi tiền mặt' để lấy được một hộ chiếu nước ngoài.

Nhiều người đang trong độ tuổi 30. Có nhiều cặp vợ chồng trẻ. Phần lớn là những người làm ăn chuyên nghiệp. Một số trong đó mặc quần áo rất sang trọng. Họ có vẻ là đại diện của tầng lớp trung lưu lắm tiền nhiều của ở Thượng Hải.

Họ được cho xem một đoạn video mà công ty làm visa thực hiện để quảng bá cho việc nhập cư vào Canada cũng như cho dịch vụ xin cấp thị thực của nước này.

"Bạn không phải lo lắng về việc hội nhập," lời bình trong video nói. "Bạn thậm chí không cần phải nói được tiếng Anh."

Sau đó, các nhà tư vấn đi vào các chi tiết.

Quy định của Quebec yêu cầu các ứng viên chứng tỏ họ có một tài lực thực sự ở mức 800.000 dollar Canada (hay 776.000USD hoặc 502.000 bảng) và họ phải bỏ ra khoản đầu tư tới 400.000 dollar Canada.

Họ cũng cần chứng minh đã có hai năm kinh nghiệm trong quản lý.

Yêu cầu khác nhau

Mức quy định này rẻ hơn đáng kể, như họ chỉ ra, so với yêu cầu ở Anh, là nơi người ta yêu cầu các nhà đầu tư phải bỏ ra 1 triệu bảng Anh (1,5 triệu USD) trong 5 năm.

Có những mặt ưu điểm và nhược điểm của từng quy định ở mỗi quốc gia.

Nộp và xét đơn vào Canada phải mất khoảng hai năm rưỡi, nhưng các yêu cầu tài chính là thấp nhất trên thế giới.

Hoa Kỳ đòi hỏi ứng viên phải đầu tư lên đến 1 triệu USD trong một doanh nghiệp tạo ra ít nhất 10 việc làm mới. Thời gian từ khi nộp đơn mất một năm rưỡi.

Thủ tục xét đơn của Anh là nhanh nhất. Nó có thể được hoàn thành chỉ trong ba tháng, vẫn theo các chuyên gia tư vấn tại hội thảo về thị thực, và không có phỏng vấn.

Nhưng Anh là nước yêu cầu tốn kém nhất.

"Thông thường, người nộp đơn là chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc nhà quản lý cao cấp", theo giải thích của Vincent Chen, chuyên gia tư vấn cao cấp cho công ty Visa Consulting Group.

"Độ tuổi trung bình là 40-45, nhưng người nộp đơn ngày càng trẻ hơn."

Dễ dàng đạt được

Canada không thay đổi các yêu cầu của chương trình "nhập cư để đầu tư" từ năm 1991.

"Lúc đó, 800.000 dollar Canada là một số tiền rất lớn," ông Chen nói.

"Nhưng bây giờ, với sự tăng giá bất động sản ở các thành phố như Thượng Hải, người ta không nghĩ rằng mức đó quá khó để đạt được.

"Đó là lý do vì sao bạn thấy con số những người được cấp cơ chế thường trú nhân tăng gấp đôi."

Các yếu tố khác cũng có vai trò ở đây.

Và có một xu thế là nhiều người đến hội thảo là những người đã có bạn bè di cư xong.

Lý do di cư

David Lu, 38 tuổi, nhà quản trị tại một công ty viễn thông, đến hội thảo để tìm hiểu thêm về cách nộp đơn để di cư tới Canada.

Vào cuối hội thảo, ông lập tức hăm hở điền đơn.

Ông Lu có các lý do tích cực để di cư. Một số thân nhân của ông hiện sinh sống ở Canada. Và trong những kỳ nghỉ tại đó, ông đã thích thú khi được hưởng thụ cuộc sống với các mức độ ô nhiễm thấp hơn.

Ngoài ra, ông còn nói người Canada "thoải mái hơn rất nhiều" so với Trung Quốc.

Mặc dầu vậy, có nhiều lý do khác lý giải tại sao ông muốn rời khỏi Trung Quốc.

"Mọi người [ở đây] ghét anh nếu anh có tiền, và người giàu hay bắt nạt người nghèo," ông nói.

"Một vấn đề khác đối với tôi là chăm sóc y tế, sức khỏe," ông Lu nói thêm.

"Tôi không nghĩ bất cứ ai quan tâm tới việc di cư ra nước ngoài phải lo lắng về chi phí. Chúng tôi muốn có được chất lượng chăm sóc y tế tốt hơn của họ."

Chảy máu chất xám

Fabio Xu, 30 tuổi, đang điều hành một công ty sơn ở Thượng Hải.

Ông nói ông muốn tới Mỹ định cư "vì chăm sóc y tế ở đó tốt hơn, và cơ hội học hành ở đó cũng tốt hơn cho con tôi".

"Ở Trung Quốc, tất cả tiền bạc của tôi đều đổ vào tiền nhà, chi phí cho thực phẩm, quần áo và đi lại", ông nói, "nhưng ở Hoa Kỳ nhìn chung có nhiều tự do hơn. Tôi có thể phát triển bản thân một cách sáng tạo hơn và thu được nhiều điều có ý nghĩa hơn cho cuộc sống của tôi."

Một số học giả Trung Quốc lo lắng rằng Trung Quốc đang mất dần các công dân ưu tú của mình cũng như những khoản tiền khổng lồ.

Năm ngoái, 1.823 nhà đầu tư đã được cấp quyền công dân tại Canada theo chương trình nhập cư dành cho nhà đầu tư.

Ngay cả khi họ chỉ đầu tư với mức vốn tối thiểu theo yêu cầu, cũng có nghĩa là gần 700 triệu USD đã được đưa ra khỏi đất nước.

"Trung Quốc đang mất dần nhân tài thực sự mà nó cần", tiến sĩ Wang Huiyao,Tổng giám đốc Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hoá nói.

"Trong lúc Trung Quốc đang cố gắng phát triển nền kinh tế và thay đổi từ 'made in China' (sản xuất tại Trung Quốc) sang 'sáng tạo tại Trung Quốc', cần có những con người này để xây dựng đất nước."

Liên lạc với Trung Quốc

Tiến sĩ Wang tin rằng nhiều người muốn có một hộ chiếu nước ngoài vì rất khó đi lại tự do trên khắp thế giới bằng các giấy tờ, hộ chiếu của Trung Quốc.

Thật vậy, một phụ nữ tại hội thảo chỉ muốn biết làm thế nào cô có thể nhanh chóng nhận được hộ chiếu Canada, để cô có thể sớm trở về nhà ở Trung Quốc.

Đối với cô, có vẻ động cơ không phải là để có được một ngôi nhà mới ở nước ngoài, mà là để có được một hộ chiếu làm cho cuộc sống thuận tiện hơn.

Một nhà ngoại giao phương Tây tại Thượng Hải đưa ra lời giải thích về xu hướng gia tăng của việc nhiều người xin thị thực theo dạng này.

Ông nói Internet ngày nay có nghĩa là bạn có thể sống ở nước ngoài, nhưng không bao giờ rời khỏi Trung Quốc.

"Bạn có thể thức dậy vào buổi sáng và đọc tin của tờ Nhân dân Nhật báo hàng ngày trong bữa ăn sáng. Bạn cũng có thể giao dịch cổ phiếu của bạn trên thị trường chứng khoán Thượng Hải bằng một cú nhấp chuột", ông nói.

"Bạn cũng có thể trò chuyện cả ngày với người thân miễn phí trên Skype, hoặc điều hành việc kinh doanh của bạn từ xa."

Lập luận của ông là việc di cư nay không nhất thiết gây ra những đau buồn như đã từng xảy ra đối với mọi người.

Nhu cầu hòa nhập người nhập cư tại đất nước tiếp nhận họ vì những lý do cơ bản giờ không còn cao như trước đây - mà điều này lại đang đặt ra những thách thức cho chính các xã hội phương Tây tiếp nhận họ

Chris Hogg
BBC News
 
Last edited:
Người Trung Quốc chán cuộc sống trong nước ?

Những năm qua, Trung Quốc bước đầu gặt hái được thành công trong chiến lược chiêu mộ nhân tài Hoa kiều, song lại không thể ngăn chặn được làn sóng người giàu mang tiền của ra nước ngoài sinh sống.

Nghịch lý di dân

Giới truyền thông gần đây đưa tin, nhiều trí thức Trung Quốc sống và học tập ở nước ngoài có xu hướng muốn quay trở về nơi chôn nhau cắt rốn để làm việc. Theo thống kê, sự trở về của những sinh viên Trung Quốc du học trong những năm gần đây không ngừng tăng. Năm 2005 có 30.000 sinh viên đi du học quay về làm việc ở Trung Quốc. Năm 2008, số sinh viên Trung Quốc theo học ở nước ngoài trở về nước là 50.000, tăng 6.000 người so với năm trước và nhiều gấp đôi năm 2004. Năm 2009, theo Bộ Nhân lực và An sinh xã hội Trung Quốc, con số này đạt mức kỷ lục và tăng 56,2% so với năm trước đó. Chính phủ Trung Quốc ca ngợi sự trở về để góp phần phát triển kinh tế của các trí thức như chuyến đi vượt đại dương sau đó trở lại của loài rùa biển.

“Thế hệ trẻ ngày nay không ngại ngần khi nói tới sự trở về. Tôi nghĩ đây là sự thay đổi có tính lâu dài”, chuyên gia Henry Trương, công ty tổ chức hội chợ việc làm Finance Assn trụ sở ở New York, cho biết.

Nghiên cứu của một số ĐH Mỹ còn cho thấy, hầu hết trí thức người Hoa rời Mỹ để về nước còn rất trẻ, trung bình 33 tuổi, với những tấm bằng xuất sắc về quản lý, công nghệ và khoa học. 51% người Trung Quốc rời Mỹ có bằng thạc sĩ và 41% có bằng tiến sĩ. 87% trí thức Trung Quốc hồi hương tiết lộ lý do khiến họ rời Mỹ là mong muốn được cống hiến tài năng của mình cho quê hương và có nhiều cơ hội làm việc tốt hơn ở quê nhà.

Tuy nhiên, song song với thực tế đầy tích cực này đối với Chính phủ Trung Quốc là làn sóng xuất ngoại của bộ phận không nhỏ người dân Trung Hoa. Dù khẳng định hài lòng với định hướng phát triển đất nước và lạc quan về tương lai nhưng số người di cư ra nước ngoài vẫn không ngừng gia tăng. Theo Global Times, trung bình mỗi ngày có khoảng 60 người Trung Quốc thuộc tầng lớp trung và thượng lưu (có thu nhập cao, trình độ giáo dục tốt và việc làm ổn định) nộp đơn xin di cư sang Canada và Mỹ.

Tạp chí New York Times cũng cho hay, số người Trung Quốc nhập cư trái phép bị bắt tại bang Arizona, Mỹ thông qua các đường dây buôn lậu lớn tăng gấp 10 lần. Để nhập cư trái phép vào Mỹ, người Trung Quốc sẵn sàng trả 40.000 USD, trong khi người Mexico chỉ phải trả 1.500 USD. Chính làn sóng di dân này khiến số lượng Hoa kiều lên đến 45 triệu người (có nguồn tin cho rằng con số này là hơn 48 triệu) và Trung Quốc trở thành quốc gia có dân số ở hải ngoại lớn nhất thế giới.

Theo nhiều chuyên gia, con số này không chỉ dừng lại ở 48 triệu bởi việc có được hộ chiếu Mỹ cho con đang có sức hút mạnh mẽ đối với các bậc cha mẹ Trung Quốc. Những bậc phụ huynh này thường là bác sĩ, luật sư, chủ doanh nghiệp, nhân vật nổi tiếng trong làng giải trí và cả những quan chức Chính phủ.

Hiến pháp Mỹ quy định, bất cứ trẻ em nào chào đời trên lãnh thổ nước này đều được trao quyền công dân Mỹ, không cần biết cha mẹ đứa trẻ là ai. Hằng năm có ít nhất 400.000 trẻ sơ sinh trở thành người Mỹ theo quy định này.

Không có con số thống kê chính xác về số bà bầu Trung Quốc sang Mỹ sinh con nhưng hàng loạt lời quảng cáo của các công ty về những gói "du lịch sinh đẻ" có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng.

Theo ông Robert Zhou, người điều hành một trong những văn phòng tư vấn lâu đời nhất giúp các bà bầu Trung Quốc du lịch sang đất Mỹ để sinh con, số lượng công ty làm dịch vụ này tăng vọt trong 5 năm qua. Khoảng 40% khách hàng của họ là các bà bầu ở Thượng Hải, 30% là ở Bắc kinh, còn lại từ Quảng Châu và một số nơi khác.

Giải mã cho xu hướng xuất ngoại

Nhiều học giả Trung Quốc cho rằng, tình trạng nhiều người Trung Quốc di cư ra nước ngoài là do dân số Trung Quốc quá đông và người Trung Quốc vốn có lịch sử lâu đời về di cư. Ngoài ra, một nguyên nhân mới xuất hiện trong thời gian gần đây là người Trung Quốc cảm thấy không an toàn, lo sợ cho tương lai của bản thân cũng như của gia đình họ. Nhà triết học Trung Quốc Xu Youyuz nhận định, hệ thống luật pháp của Trung Quốc chưa thể bảo đảm tài sản của tầng lớp trung lưu, không thể tạo cho họ một cuộc sống bình yên.

Tờ Global Times có cùng quan điểm này. Tờ báo này cho rằng, tất cả những động cơ di dân nằm ở chỗ tâm lý bất an. Trong xã hội bất ổn và phát triển nhanh thì mỗi người cảm thấy bị áp lực cạnh tranh, khủng hoảng và lo lắng. Họ tin rằng các nước phát triển sẽ thỏa mãn kỳ vọng về một cuộc sống yên bình và ổn định hơn. Phần lớn người Trung Quốc hiện nay dù đánh giá việc di dân ra nước ngoài mang theo tài sản là một vấn đề nghiêm trọng, nhưng thừa nhận họ cũng sẽ chọn con đường này nếu điều kiện kinh tế cho phép.

Tờ East Week còn có một loạt cuộc phỏng vấn và ghi nhận động cơ ra đi của nhiều người Trung Quốc như ước muốn có hệ thống luật pháp nghiêm minh, môi trường giáo dục tốt hơn cho con cái, chế độ chăm sóc y tế cao hơn, bầu không khí trong lành và an toàn thực phẩm... Fabio Xu, 30 tuổi, điều hành một công ty sơn ở Thượng Hải chia sẻ, anh muốn tới Mỹ bởi dịch vụ chăm sóc y tế ở đó tốt hơn, các cơ hội giáo dục cho con trẻ cũng tốt hơn. "Ở Trung Quốc, tất cả tiền tôi có dành để thế chấp, thực phẩm, quần áo và đi lại. Nhưng ở Mỹ, nhìn chung là tự do hơn. Tôi có thể phát triển bản thân một cách sáng tạo hơn", Xu tâm sự

Một cuộc thăm dò trên mạng của Sina.com thậm chí cho thấy, trong số 11.345 người được hỏi có 50,4% tin rằng người giàu Trung Quốc chọn cách ra nước ngoài để “trốn thuế và tẩu tán tài sản”. Ngoài ra, nhiều người hy vọng đưa tài sản ra nước ngoài để tránh mất giá vì lo ngại lạm phát trong nước sẽ gia tăng
 
Last edited:
Bàn tay vàng của Lý Gia Thành

11898_li-ka-shing.jpg

Ông Li Ka-shing, Chủ tịch Hutchison Whampoa Limited và Cheung Kong Holdings

Tại Hồng Kông, vùng đất với 7 triệu dân, cứ 7 căn nhà tại đây thì có 1 là do các công ty của Li Ka-shing xây dựng. Thông qua các công ty của mình, Li xử lý đến 70% lưu lượng hàng hóa qua cảng của Hồng Kông và nắm giữ cổ phần lớn tại các công ty tiện ích (đặc biệt là điện) và dịch vụ điện thoại di động

Sự thành công của Li Ka-shing, Chủ tịch Hutchison Whampoa Limited và Cheung Kong Holdings, ở đại lục Trung Quốc, đặc biệt là mảng bán lẻ và bất động sản, cũng rất ấn tượng. Thành công từ những thương vụ mà ông chạm tay vào đã đưa ông trở thành người giàu nhất châu Á và đứng thứ 9 trong top 10 người giàu nhất thế giới với 25,5 tỉ USD giá trị tài sản tính đến đầu năm 2012, theo bình chọn của Tạp chí Forbes

Đầu tư vào công nghệ phương Tây

Thực ra, tiếng tăm của Li đã được biết đến từ lâu nhưng đây là lần đầu tiên trong gần 5 năm qua, Li chấp nhận lời mời phỏng vấn của báo chí phương Tây. Ông đã rất cởi mở khi nói về chương đáng ngạc nhiên nhất trong sự nghiệp của mình: đầu tư vào công nghệ những năm gần đây

Người đàn ông ở tuổi bát tuần này (ông sinh năm 1928) hóa ra có một niềm đam mê lạ kỳ đối với thế giới kỹ thuật số. Li nói ông chỉ mất 5 phút vào tháng 12.2007 để ra quyết định đầu tư vào Facebook, thậm chí lúc đó mạng xã hội này gần như chưa tạo ra đồng nào và đang tìm kiếm các khoản đầu tư

Chính Solina Chau, người đứng đầu Horizon Ventures, công ty đầu tư công nghệ tư nhân của Li, là người đã nói với ông về Facebook. Li ngay lập tức thích thú với số lượng người sử dụng Facebook ngày càng tăng và nhanh chóng đồng ý chi ra 120 triệu USD để nắm giữ 0,8% cổ phần trong Công ty

Và cũng kể từ đó, ông tiếp tục mua vào cổ phiếu của Facebook (ông không tiết lộ con số). Với việc Facebook dự kiến được giao dịch với giá trị thị trường quanh mức 100 tỉ USD sau khi phát hành lần đầu ra công chúng, Li chắc chắn sẽ có thêm ít nhất 1 tỉ USD nhờ khoản đầu tư của mình

Thương vụ Facebook chỉ là một trong những vụ đầu tư đáng chú ý của Li vào lĩnh vực công nghệ. Horizon Ventures của ông đã đầu tư vào cả công ty làm ăn thua lỗ Skype vào năm 2005, một năm trước khi eBay mua lại công ty này với giá 2,5 tỉ USD

Một doanh nghiệp khác mà Li hỗ trợ tài chính là Siri (ứng dụng thông minh nhận dạng tiếng nói), do Apple mua vào năm 2010 sau khi Li đầu tư 7,5 triệu USD vào đây trước đó 1 năm

Gần đây nhất là ông đã đầu tư vào trang web âm nhạc Spotify, dịch vụ hỗ trợ dẫn đường xe hơi Waze và hãng công nghệ chống thấm nước HzO

Tổng Giám đốc Daniel Ek của Spotify, nhận xét: “Một trong những điều hay nhất về Li là nhìn thấy được thế giới đang đi về đâu. Từ giây phút Li đầu tư vào Công ty, ông đảm bảo rằng ứng dụng Spotify phải có mặt trong ôtô của ông

Đó là năm 2009 trước khi Spotify trở thành một ứng dụng di động. Li tin rằng Spotify rồi sẽ hiện diện trong mọi chiếc ôtô. Ông không thấy giới hạn về mặt công nghệ, mà chỉ thấy nơi thế giới sẽ có mặt”

Horizon Ventures cũng là thỏi nam châm thu hút các doanh nghiệp trẻ muốn thâm nhập thị trường Trung Quốc. “Tôi biết về họ từ những khoản đầu tư của Công ty vào Facebook và Skype”, ông Noam Bardin cho biết

Ông là Tổng Giám đốc Wave, một công ty Israel-Mỹ đã nhận được tổng cộng 30 triệu USD từ Horizon và Kleiner Perkins vào năm ngoái. Bardin cho biết thêm ông rất khâm phục tầm nhìn toàn cầu của Li cũng như thái độ không do dự của Li khi ra quyết định

Vị tỉ phú chưa qua trường lớp

Sinh ra tại thành phố Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Li và gia đình đã phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn trong suốt thời gian diễn ra cuộc chiến tranh Trung- Nhật. Họ sang Hồng Kông để định cư. Không lâu sau khi đến Hồng Kông, cha của Li đã qua đời vì bệnh lao

“Đó là điều đau đớn nhất trong thời thơ ấu của tôi. Gánh nặng của cái nghèo, cảm giác bất lực và sự cô đơn đã khắc sâu trong trái tim tôi. Vì thế trong đầu tôi luôn vang lên những câu hỏi: Liệu có thể thay đổi số phận một con người? Và liệu có thể gia tăng cơ hội thành công bằng cách lên kế hoạch tỉ mỉ ?”, Li cho biết

Do cuộc sống cơ cực, nên khi mới 12 tuổi, ông đã bỏ học và bắt đầu học việc tại một nhà máy sản xuất dây đồng hồ đeo tay. Hai năm sau đó, ông chính thức làm việc tại một công ty kinh doanh đồ nhựa

Năm 1950, Li quyết định ra riêng, thành lập công ty chuyên sản xuất đồ chơi bằng nhựa và các vật dụng hằng ngày. Sau đó, Li đã tái đầu tư trang thiết bị cho nhà máy để tập trung vào việc sản xuất hoa nhựa sau khi thấy thị trường Ý rất ưa chuộng loại hoa này. Ông đã đặt tên cho công ty đầu tiên của mình là Cheung Kong

Với lợi nhuận thu được từ sản xuất mặt hàng nhựa, Li bắt đầu mua lại các tòa nhà căn hộ và nhà máy trên khắp Hồng Kông trong suốt thập niên 1960 - thời kỳ xã hội Hồng Kông bất ổn do những cuộc bạo động và đánh bom. Và ông đã thu được lợi nhuận khổng lồ khi thị trường hồi phục

Năm 1979, ông trở thành người Trung Quốc đầu tiên mua cổ phần khống chế một trong những hãng buôn lâu đời của Anh, sau đó là mua lại công ty đang gặp khó khăn Hutchison Whampoa

Đến 1987 - năm ông xuất hiện trên bảng xếp hạng tỉ phú thế giới lần đầu tiên của Forbes - Li và các công ty đã trả 500 triệu USD để mua lại khoảng 50% cổ phần trong Công ty Husky Oil đang làm ăn thua lỗ của Canada

Không dừng lại ở đó, Li tiếp tục chinh phục những vùng đất mới trên khắp thế giới. Vào năm 2010, Cheung Kong đã tiến hành một thương vụ lớn nhất từ trước đến nay của công ty này. Đó là thâu tóm Power Networks (Anh) với giá 9,1 tỉ USD. Power Networks hiện cung cấp điện cho khoảng 8 triệu người dân Anh

Chưa đầy 1 năm sau đó, Cheung Kong đã mua lại Northumbrian Water, chuyên cung cấp nước uống cho 4,5 triệu người tại Anh và dịch vụ thoát nước cho 2,7 triệu người khác. Gần đây nhất là vào tháng 2, Hutchison Whampoa, một trong những nhà cung cấp dịch vụ di động lớn nhất châu Âu, đã trả 1,7 tỉ USD để thâu tóm Orange Austria, nhà khai thác dịch vụ di động lớn thứ ba tại Áo

“Người làm kinh doanh nói chung không nên có một cái nhìn quá hạn hẹp về ngành nghề của mình. Họ nên có cái nhìn toàn cảnh, nhìn vào sự việc ở mọi góc độ”, ông giải thích về mối quan tâm của ông đối với thị trường châu Âu giữa lúc những người khác chỉ thấy ở đây một tương lai rất mờ mịt do cuộc khủng hoảng nợ công khu vực và kinh tế suy thoái

Để có được cái nhìn toàn cảnh là một phần lý do tại sao thậm chí bây giờ Li, dù đã ở tuổi 84, mỗi ngày vẫn dành ra thời gian đọc sách khoa học, kinh tế học, chính trị và triết học. “Có như vậy, tôi mới theo kịp những thay đổi mỗi ngày của thế giới. Nếu tôi có một dịp nghỉ hiếm hoi nào đó, tôi sẽ dành thời gian đó để đọc sách”, ông nói

Sự tò mò của ông về thế giới và sự cởi mở đối với nó có thể gói gọn trong tinh thần của một bức tranh thư pháp Trung Quốc được treo đằng sau ghế ngồi của ông. Bức tranh ấy viết: “Đặt mục tiêu cao; Kết bạn với đủ loại người; Tận hưởng những niềm vui giản dị. Đứng trên nền đất cao; Ngồi trên nền đất phẳng; Đi trên nền đất rộng”

Tinh thần ấy đã lý giải vì sao Li luôn “hành xử” với các khoản đầu tư vào công nghệ như một thú vui. Cá nhân Li không hề lấy một đồng lãi nào từ Facebook hay bất cứ công ty nào khác

Ông đầu tư tiền của cá nhân ông thông qua Horizon Ventures. Nếu một khoản đầu tư nào đó bị thất bại, ông sẽ tự mình gánh lỗ. Nếu thành công, ông lại chuyển phần cổ phiếu hay lợi nhuận thu được vào Quỹ Li Ka Shing Foundation

Tính đến nay, Quỹ của Li đã cho đi hơn 1,6 tỉ USD. Tổng tài sản của Quỹ hiện là 8,3 tỉ USD. Ông cũng đã tặng 690 triệu USD để thành lập Đại học Shantou (Quảng Đông)

Vào tháng 2.2012, đại học này và Quỹ Li Ka Shing Foundation đã tài trợ cho dự án nghiên cứu y sinh học có tên là Prometheus. Ông cũng đã tặng Đại học California 40 triệu USD để tài trợ cho một cơ sở nghiên cứu y sinh học mới được đặt theo tên ông. Cơ sở này đã được khai trương vào tháng 10 năm ngoái

Cũng cần nói thêm rằng, nghiên cứu y sinh là một niềm ấp ủ khác trong trái tim của Li, ngoài giáo dục. Bởi lẽ, không chỉ cha ông đã phải chết trẻ, mà nguời vợ gắn bó với ông suốt 27 năm cũng đã chết vì bệnh tim vào năm 1990 ở tuổi 56 (đến nay Li chưa tái hôn)

Với cái tuổi gần đất xa trời, Li vẫn chưa có ý định nghỉ hưu vì như ông cho biết, mình vẫn rất khỏe mạnh. “Cho dù tôi có nghỉ hưu, tôi sẽ vẫn có mặt ở Công ty, dõi theo sự phát triển của ngành công nghệ và tương lai”, ông nói

Ngô Ngọc Châu
 
Last edited:
Siêu tỉ phú Lý Gia Thành
Những dự án bạc tỉ và triết lý kinh doanh

Hongkong342012_2b079.jpg

Tòa nhà biểu tượng sức mạnh và quyền lực đại gia họ Lý

Không ai có thể phủ nhận vai trò của Lý Gia Thành trong việc xây dựng một đế chế hùng mạnh đặt nền móng cho ngành thương mại Hồng Kông và góp phần giúp nơi này hội nhập với thế giới

Song hầu hết mọi người chỉ nhìn thấy những hào quang và bề nổi thành công của nhà kinh doanh "siêu nhân" này mà ít ai biết được ngón nghề kinh doanh lão luyện, những bí quyết để đời trên thương trường của ông

Ngay cả những chông gai, những khúc gấp riêng tư trong cuộc đời của Lý Gia Thành cũng khép kín đầy bí mật. Cuộc đời thăng trầm của ông giống như một cuốn phim dài tập chưa có hồi kết mà mỗi tập phim, nhà siêu tỉ phú lại mang đến những điều bất ngờ thú vị - đó là những dự án bạc tỉ và triết lý kinh doanh đầy xúc cảm của mình

Thức dậy trước bình minh và coi khinh “ngày lễ”

"Một bố già làm việc chăm chỉ thế nào ?" quả là một câu hỏi hấp dẫn. Với Lý Gia Thành thì sao ? Như một thước phim quay chậm, người ta chứng kiến một ngày điển hình trong cuộc đời của bố già số 1 châu Á

Lý sẽ được đánh thức dậy trước 6 giờ sáng và từ căn nhà trên đồi Deep Water Bay Road ở bờ nam đảo Hồng Kông tuyệt đẹp, ngài cự phú đi xuống sân golf chín lỗ bên cạnh bờ vịnh vào đúng giờ uống trà buổi sáng, 7h

Tiếp đến là màn chơi golf kinh điển. Cùng với một trong những người điều hành cấp cao của mình, Lý có thể chơi với một đối tác kinh doanh đang muốn thăm dò hay đơn giản là với một tỉ phú khác nhà gần đó

Có thể nói, trò chơi golf là một hoạt động cơ bản trong chuỗi hoạt động kinh doanh-xã hội không chỉ ở Hồng Kông. Hầu như không có ngoại lệ, các bố già đều chơi trò chơi này và là những tín đồ mê đánh golf như điếu đổ. Có thể nói không ngoa rằng, chơi golf, hơn bất kỳ hoạt động nào khác, là chất bôi trơn xã hội của các doanh nghiệp lớn ở châu Á

Sân golf chính là một phần công việc. Thậm chí những buổi tiệc tùng, đám tang hay đám cưới của các thương gia và chính trị gia cũng biến tướng trở thành một phần của các thương vụ. Vì vậy, một buổi chơi golf của đại gia Lý hiển nhiên cũng không là ngoại lệ

Lý đến văn phòng vào 10h sáng tại Trung tâm Cheung Kong nằm án ngữ phía đông khu kinh doanh trung tâm sầm uất của Hồng Kông. Công việc đầu tiên của Lý là điểm qua báo chí, đặc biệt những tin tức gì liên quan đến ông hay công ty của ông. Từ văn phòng ông, mỗi buổi sáng là liên tiếp các cuộc gọi hoặc triệu tập các nhà quản lý cấp cao đến để giải quyết công việc

11h30', Lý đã sẵn sàng để đi massage. Sau đó ông tiếp tục dành thời gian để điều hành các công việc trước giờ ăn trưa, thường là 13h, mà thực chất đó cũng chỉ là dạng bữa ăn-công việc. Rồi ông trở lại văn phòng và làm việc đến 16h chiều rồi trở về nhà

Có thể ông sẽ đi massage lần nữa, sau đó chơi bài với đối tác lúc 18h30'. Cuối cùng, một bữa tối nhuốm màu thương vụ và Lý thực sự nghỉ ngơi vào lúc 22h để sớm mai một chu kỳ mới lại bắt đầu

Cũng như các đại gia khác, mọi công việc điều khiển doanh nghiệp thực tế Lý Gia Thành đều có thể giao cho những người quản lý để ông có thời gian đi đàm phán, thương thảo, mở rộng chiến lược và quan hệ kinh doanh trong các buổi đánh golf hay ăn trưa...

Trong trường hợp của Lý thì người "nô lệ trưởng" đó là Canning Hoắc, tay giám đốc điều hành có dáng dấp mập mạp với mái tóc muối tiêu bù xù. Hoắc làm việc tối tăm mặt mũi cho Lý và bù lại được trả công rất cao

Theo dư luận đánh giá thì Canning Hoắc có thể là một CEO ngoài nước Mỹ được trả lương ở mức "khủng" - khoảng 15 triệu USD mỗi năm. Nhưng thật ra, không chỉ tiền bạc mà cảm giác quyền lực và sự gần gũi với các bố già khiến các "nô lệ trưởng" càng lúc càng tận tụy làm việc

Mặc dù những tiêu pha của đại gia Lý là cực lớn so với mức tiêu xài chung của xã hội nhưng hình ảnh của ông vẫn cho đại bộ phận dân chúng thấy một cự phú lắm tiền nhiều của nhưng căn cơ và tiết kiệm. Ông thường hay nhắc về những chiếc đồng hồ bình dân hiệu Seiko hay Citizen rẻ tiền mà ông đeo nhiều năm rằng chúng "vẫn chạy tốt"

Nhắc đi nhắc lại trong nhiều lần, nhiều dịp, đến mức nó trở thành biểu tượng của ông và còn trở thành chủ đề cho một cuộc phỏng vấn với tạp chí Fortune, khi ông chỉ chiếc đồng hồ của người phóng viên "đồng hồ của anh sang trọng hơn". Đó cũng là một cách mà Lý xây dựng hình ảnh, một cách đưa ra thông điệp về bản thân một cách đầy ngụ ý

Bậc thầy siêu đẳng về "múa rối"

Sau những thắng lợi trên thương trường thời hậu chiến, càng ngày Lý càng hiểu rõ, quyền lực của ông muốn tiếp tục tăng lên chỉ khi ông có những hiểu biết nắm được thị trường toàn cầu và nguồn vốn đầu tư toàn cầu

Trong bối cảnh ấy, một sân khấu được dựng lên cho những nhân vật được gọi là gweilo (một người nước ngoài được thuê để làm "nô lệ" cho ông chủ). Người ta gọi Lý Gia Thành là "chủ nhân tối cao của các gweilo" bởi ông là người không hề phân biệt chủng tộc và thấy được giá trị của những "nô lệ Tây"

Lý bắt tay với những thương nhân tiềm năng người nước ngoài, và vừa hợp tác vừa thuê họ làm cho mình

Một trong những mối quan hệ lâu dài nhất và sớm nhất của Lý là mối quan hệ từ những năm 70 với Philip Tose, một tay môi giới chứng khoán đến từ Anh có cái tên gắn với sự sụp đổ sau này của Tập đoàn Peregrine kinh doanh lĩnh vực ngân hàng và môi giới chứng khoán cho đến năm 1998 vẫn là tập đoàn lớn nhất châu Á. Khi Tose thành lập Peregrine thì chính Lý là một trong những nhà đầu tư sớm nhất và cuồng nhiệt nhất của ông ta

Có những đồn thổi rằng những quan hệ của Tose với các đại gia, trong đó hiển nhiên có Lý, là những mối quan hệ gần gũi hơn những gì dư luận được biết. Trong khi xét xử những thương vụ giao dịch nội gián đầu tiên, Tòa án Hồng Kông đã tiết lộ sự liên hệ chặt chẽ đến những vụ gom cổ phiếu của Tose có mật báo của Lý Gia Thành. Tuy nhiên lần đó với lời chứng của Lý, Tose được miễn tội

Khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 xảy ra, Peregrine gục ngã giống như kết cục của bất kỳ nhà điều khiển thị trường giá lên trắng trợn nào. Lý Gia Thành đã không thể mở hầu bao cứu Peregrine nhưng ông tỏ rõ mình là một thủ lĩnh đáng nể

Mặc dù truyền thông công khai mọi tiêu cực liên quan đến Peregrine và tòa án cấm Tose không được phép đều hành một doanh nghiệp nào nhưng Lý vẫn đưa ông ta vào biên chế của mình với tư cách cố vấn cho Hutchion

George Magnus cũng là một nhà quản lý người Anh của Tập đoàn Haw Par được Lý thuê để làm việc. Người ta chú ý đến sự kiện Haw Par tuyên bố mua 20% cổ phần tại Cheung Kong của Lý Gia Thành. Nhưng đáng nói là một vài tuần sau đó, Magnus từ chức giám đốc điều hành tại Haw Par và chẳng bao lâu sau, năm 1978 Cheung Kong được công bố là bán cho Lý

Sau đó, Magnus trở lại làm giám đốc điều hành của Cheung Kong, tiếp đến là chức Phó chủ tịch và những vị trí giám đốc nhiều công ty khác của đại gia Lý

Năm 1984, Lý thuê Simon Murray, một tay CEO kỳ cựu về làm giám đốc điều hành của Hutchion. Đây cũng là thời kỳ Cheung Kong của đại gia Lý đang cực kỳ túng quẫn vì vụ đổ vỡ bất động sản hồi đầu thập niên 80 của thế kỷ trước và Lý còn bị nghi ngờ về giao dịch nội gián với International City Holdings

Trong bối cảnh này, Murray đã mang lại sự tín nhiệm rất cần thiết và là điểm tựa cho Lý trong giai đoạn đầy khó khăn. Cho đến năm 1993, sau những bất đồng và khác biệt về quan điểm chiến lược, Murray đã được Lý hậu thuẫn để thành lập một công ty chứng khoán riêng và cùng với 2 giám đốc điều hành khác được chi trả 3 triệu USD để rời Hutchion như một sự tuột dốc nhẹ nhàng

Khi công việc kinh doanh mở rộng, Lý Gia Thành càng chiêu mộ nhiều hơn những người nước ngoài vào các lĩnh vực chuyên môn. Hiện nay, trong đế chế của ông trùm tài chính châu Á vẫn có 2 người Anh điều hành hải cảng và các doanh nghiệp bán lẻ của ông. Một người Canada giữ vai trò chủ chốt là Giám đốc tài chính tại Hutchion

Lý là người sử dụng gweilo xuất sắc và hoàn toàn không giống như các đại gia khác. Ông không coi họ là những kẻ làm thuê tầm thường mà luôn coi trọng năng lực từng người cũng như tỏ rõ phẩm chất của người thủ lĩnh

Ông là hiện thân cao nhất của một bố già luôn vận động và ủng hộ chủ nghĩa quốc tế. Người ta tôn sùng ông là bậc thầy vĩ đại của nghệ thuật "múa rối" trên thương trường, một tay lão luyện trong việc thu hút tinh hoa từ khắp nơi trên thế giới

Vốn tiếng Anh tự học của ông không hoàn toàn lưu loát nhưng đủ để điều hành hiệu quả với những gweilo. Ông cũng không bao giờ sử dụng tiếng Anh trong các cuộc họp cổ đông hay khi bị vây bởi các nhà báo. Khi ấy, ông là một người Quảng Đông chính hiệu dù chất giọng Triều Châu đã lai tạp phần nào khiến nó càng đặc biệt hơn

Những góc đời riêng

Chỉ có một vợ và hai con là điều mà Lý Gia Thành không trong thông lệ của những bố già châu Á phất lên từ thời hậu chiến. So với những bố già đầy thê thiếp và con riêng con chung khác như Hà Trọng Hàm của Indonesia có tới 18 thê thiếp chính thức được công nhận cùng 42 người con, hay như Stanley Ho, ông vua sòng bạc Macao với 4 người vợ chính thức kèm 17 đứa con được thừa nhận thì Lý là một hình ảnh đối nghịch của sự phóng túng

Song, không phải vì thế mà đời riêng của Lý thật là bằng phẳng. Ngay cái chết của người vợ đầy nghĩa nặng Amy, không chỉ làm Lý lao đao về tình cảm mà còn làm cho đại gia này "lên bờ xuống ruộng" với báo chí

Tin đồn Amy tự tử loang ra, khiến Lý Gia Thành nổi giận trước việc truyền thông như những con kền kền kiếm chác trên đau đớn của gia đình ông

Lúc này, cậu con trai thứ Richard mới 12 tuổi của Lý được gửi đến trường nội trú sau cái chết của mẹ. Không biết có phải vì tổn thương sâu sắc trước biến cố này hay còn những yếu tố tâm lý, định kiến đặc biệt khác mà Richard luôn bị coi là người luôn có mâu thuẫn với cha và quan hệ giữa hai cha con khá căng thẳng

Với người con cả Vicktor thì gia đình họ Lý từng một phen điêu đứng. Giữa thập niên 90, nạn bắt cóc đã có sự chuyển biến lớn tại Hồng Kông với sự xuất hiện của các băng nhóm kết nối với Hội Tam hoàng tại đại lục

Một nhóm khét tiếng bấy giờ là nhóm của "kẻ tiêu tiền như nước" Cheung Tze-keung đã bắt giữ con trai cả nhà họ Lý với món tiền đòi chuộc tới 1 tỉ đôla Hồng Kông. Đại gia Lý chọn cách không báo với cảnh sát mà bắt tay với các đồng nghiệp và mạng lưới quan hệ tin cậy để rút 1 tỉ từ ngân hàng Hồng Kông để giải quyết êm thấm. Sau vụ này, các đại gia và đặc biệt Lý Gia Thành càng thận trọng với sự an toàn của họ và người thân. Hơn thế nữa, các vụ bắt cóc còn sự đe dọa bí mật của các đại gia

Lý Gia Thành luôn tâm niệm: Cái truyền lại cho con không chỉ là tiền bạc mà là những gì đã trải nghiệm trong cuộc đời, đó là tinh thần vươn lên, tự tôi luyện mình trong gian khó và quyết không cúi đầu

Ông luôn căn dặn con không được sống buông thả, trong kinh doanh luôn trọng chữ tín và phải thật thành tâm. Cả hai con trai của Lý Gia Thành là Vicktor và Richard sau khi tốt nghiệp Trường đại học Stanford (California) đều được Lý đưa sangCanada tự thân lập nghiệp

Tại Canada, Vicktor lập công ty bất động sản, còn Richard trở thành cộng sự trẻ nhất trong ngân hàng đầu tư số 1 Toronto. Hiện tại, Vicktor đã là Tổng giám đốc Tổng Công ty Trường Giang Thực Nghiệp. Tuy nhiên, Vicktor lại không thích tiếp quản cơ nghiệp của bố để lại nên Lý Gia Thành đang từng bước trao quyền cho con trai thứ

Richard hiện đang là Phó chủ tịch Công ty Phát thanh Truyền hình vệ tinh, cung cấp mạng lưới truyền thông cho hơn 50 quốc gia, đồng thời gây dựng Tập đoàn Doanh Khoa, kinh doanh trên các lĩnh vực bất động sản, bảo hiểm, khách sạn…

Richard Lý cũng tiếp nhận Tập đoàn Hòa Ký Hoàng Phố, nơi quản lý mạng điện thoại MobilFone tại 3 châu lục. Cả hai người con của Lý Gia Thành đang và sẽ tiếp tục là thế hệ tiếp nối đáng tự hào của gia nghiệp mà cha họ cả đời gây dựng nên

Nguyễn Hải - Nguyên Linh
 
Last edited:
Tỷ phú Lý Gia Thành trao quyền "kế vị" cho con

- Người đàn ông giàu nhất châu Á, doanh nhân Hong Kong Lý Gia Thành (Li Ka-shing), cuối tuần qua đã đưa ra kế hoạch nghỉ hưu và chỉ định 2 con trai sẽ kế nhiệm tài sản kếch sù của mình

567445.jpg

Tỷ phú Lý Gia Thành là một trong số ít doanh nhân Hong Kong vui vẻ trao tay quyền lực khi tuổi đã xế chiều

Ông Lý Gia Thành, 83 tuổi, chủ sở hữu chuỗi siêu thị lớn nhất Hong Kong, có tài sản toàn cầu trong ngành viễn thông, dầu mỏ và bất động sản, vẫn sẽ tích cực tham gia điều hành các công ty blue-chip át chủ bài của mình

Ông hiện đứng thứ 9 trong bảng xếp hạng những người giàu nhất thế giới do tạp chí Forbes bình chọn, với giá trị tài sản ròng 25,5 tỉ USD. Ông là người rất có uy tín tại Hong Kong và quan điểm về nền kinh tế lãnh thổ của ông được các nhà kinh doanh chứng khoán theo sát

Theo kế hoạch, để anh em không xung đột lợi ích trong doanh nghiệp của cha, ông cho phép người con trai lớn, Vitor Li 47 tuổi, tiếp quản đế chế kinh doanh hùng mạnh, Tập đoàn Cheung Kong, trong khi người con thứ Richard Lý, 45 tuổi sẽ được cấp vốn tiền mặt để tạo dựng doanh nghiệp mới

Kế hoạch của ông Lý không gây nhiều bất ngờ cho giới đầu tư, vì họ từ lâu đã dự kiến con trai Victor Lý cuối cùng sẽ quản lý các công ty đã lên sàn. Trong hơn một thập niên qua, Victor đã giữ cương vị giám đốc điều hành tại Tập đoàn Cheung Kong và phó chủ tịch Tập đoàn Hutchison Whampoa, hai cỗ máy chính trong khối tài sản của ông Lý Gia Thành

Còn người con thứ Richard Lý là một doanh nhân chứng khoán thành công, từng bán công ty truyền hình vệ tinh châu Á Star TV tự thành lập năm 1990 cho Tập đoàn News Corp vào năm 26 tuổi và năm ngoái, Richard đã trích một phần tài sản cốt lõi (1,2 tỉ USD), một trong những công ty cung cấp viễn thông hàng đầu châu Á, để niêm yết trên sàn Hong Kong
 
Last edited:
Li Ka Shing - Người giàu nhất châu Á
Li Ka Shing là người giàu nhất châu Á hiện nay. Ở tuổi 84, ông vẫn rất khỏe mạnh và chưa hề có ý định ngừng kiếm tiền

Thông thường, ông bắt đầu ngày mới với bữa sáng gồm mì, bánh bao và rau xào, đúng kiểu Hoa, tiếp đó là đọc bản tin sáng, một lượt golf ở gần ngôi nhà ông đã ở 50 năm qua, rồi tới văn phòng của ông trên nóc tòa nhà Cheung Kong ở trung tâm Hong Kong, nổi tiếng vì có một hồ bơi cá nhân và thang máy nhanh nhất thế giới (70 tầng trôi qua vùn vụt trong 45 giây)

Thắng lớn với Facebook


Li Ka Shing

Ngày sinh: 13/6/1928 tại Triều Châu, Quảng Đông, Trung Quốc
Quốc tịch: Hong Kong (Trung Quốc), Canada
Giáo dục: Bỏ học giữa chừng
Chủ tịch Tập đoàn Trường Giang, Hutchinson Whampoa và Li Ka Shing Foundation
Tổng tài sản: 31 tỉ USD
Vợ: Chong Yuet Ming (đã mất)
Con: Victor Li, Richard Li


Li chia sẻ: “Một người đầu tư vào lĩnh vực công nghệ sẽ thấy trẻ trung hơn”. Trong suốt một phần tư thế kỷ qua, ông đã kiểm soát một phần đất đai rộng lớn ở thành phố 7 triệu dân Hong Kong. Tính trung bình, cứ bảy ngôi nhà dân cư ở Hong Kong, thì có một là do công ty ông làm chủ đầu tư

Li còn nắm giữ 70% vận tải cảng biển tại Hong Kong và nắm giữ lượng cổ phần lớn trong các lĩnh vực thiết bị điện và dịch vụ điện thoại di động trên thị trường chứng khoán. Thành công của ông ở Trung Quốc đại lục, đáng kể nhất là trong lĩnh vực bán lẻ và bất động sản, cũng rất ấn tượng

Sự trẻ trung và những quyết định dứt khoát là đặc điểm điển hình ở người đàn ông bát tuần này. Li nói ông chỉ mất năm phút vào tháng 12/2007 khi quyết định đầu tư vào Facebook, dù lúc đó trang mạng xã hội này hầu như chưa tạo ra doanh thu và tự định giá mình khá cao với một công ty công nghệ còn non trẻ: 15 tỉ USD. Cơ hội đến với ông thông qua cộng sự lâu năm Solina Chau, người đứng đầu công ty chuyên kinh doanh công nghệ của Li, Horizons Ventures

Li ngay lập tức bị lôi cuốn bởi số người theo dõi ngày càng tăng của Facebook và tiềm năng của họ trong các dịch vụ điện thoại di động. Ông đồng ý nhanh chóng bỏ ra 120 triệu USD cho 0,8% cổ phần của hãng. Ông tiếp tục mua thêm một lượng cổ phiếu không công bố từ hãng công nghệ Mỹ này. Với việc Facebook sau niêm yết lần đầu được định giá hơn 100 tỉ USD, Li chắc ăn bỏ túi thêm 1 tỉ USD trong tài sản vốn đã khổng lồ của ông

Facebook chỉ là một trong số nhiều pha làm bàn ngoạn mục của Li. Công ty Horizons từng đầu tư vào hãng Skype năm 2005 một năm trước khi eBay trả 2,5 tỉ USD để mua lại hãng này. Một công ty khác có vốn của Li, Siri, được Apple mua lại năm 2010 sau khi Li đầu tư vào đó 7,5 triệu USD mới một năm trước. Gần đây hơn là những vụ bỏ tiền vào trang âm nhạc Spotify, trang tìm ô-tô Waze và hãng công nghệ chống thấm HzO

“Một trong những điều thú vị nhất về ông ấy và đội ngũ của ông ấy là họ có ý tưởng rõ ràng về việc họ cho rằng thế giới sẽ đi tới đâu”, Giám đốc điều hành Spotify Daniel Ek, mới 30 tuổi, tức là nhỏ hơn cháu trai của Li, bình luận. “Từ khoảnh khắc ông ấy ra quyết định đầu tư, ông ấy đã đảm bảo rằng chính ông ấy sử dụng Spotify hàng ngày

Đó là năm 2009, trước khi Spotify có ứng dụng cho điện thoại di động. Ông ấy sẽ đặt câu hỏi: Khi nào thì ứng dụng này sẽ xuất hiện trong mọi chiếc xe hơi? Với ông ấy Spotify sẽ có mặt khắp nơi, ông không thấy giới hạn nào cho công nghệ, và tin rằng thế giới sẽ vận động dựa trên điều đó”

Am hiểu Trung Quốc

Với những mối quan hệ sâu rộng ở châu Á, Horizons cũng là một thỏi nam châm cho các công ty trẻ tìm kiếm sự hỗ trợ trong việc tiến vào thị trường Trung Quốc, hiện là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. “Tôi biết về họ qua những vụ họ đầu tư vào Facebook và Skype, chỉ có thế”, Noam Bardin, tổng giám đốc Waze, một công ty Israel - Mỹ đã nhận khoản đầu tư tổng cộng 30 triệu USD từ Horizons và Kleiner Perkins trong năm 2011, cho biết

Rất nhanh chóng, ông nhận ra và đánh giá cao tầm nhìn toàn cầu, khả năng ra quyết định nhanh chóng và sự mạnh mẽ của nhà tài phiệt Hong Kong. “Họ là những chuyên gia về Trung Quốc”, theo lời Yahal Zilka, đồng sáng lập công ty Israel Magma Ventures. Zilka khẳng định Horizons đã giúp họ khám phá văn hóa Trung Quốc. Từ đó tới nay ông đã cùng Li khởi động hai công ty công nghệ ở Israel

Sự thông minh của Li không chỉ nằm ở chỗ ông chọn ai để đầu tư, mà còn bởi việc ông đầu tư thế nào. Ông thường lấp vào chỗ trống giữa những dự án quá rủi ro và quá an toàn, sự cân nhắc mà Norman Winarsky, một phó chủ tịch của công ty đầu tư SRI International và là cựu giáo sư Đại học Stanford, cho là “thung lũng tử thần”. “Li Ka Shing theo đuổi cuộc chơi từ đầu đến cuối”, Winarsky nói. “Ông ấy không chỉ là người lấp chỗ trống. Ông ấy tin rằng công nghệ là tất cả”

Niềm tin đó đã khiến tài sản của ông phình ra nhanh chóng. “Làm ăn chỉ là ưu tiên thứ hai”, Li nói về việc đầu tư vào các hãng công nghệ. “Quan trọng hơn là chúng tôi học được rất nhiều điều”. Một ví dụ là việc công ty chuyên thiết kế điện thoại di động của ông, INQ, có thể tiếp cận dễ dàng các mẫu điện thoại có những ứng dụng Skype, Facebook và Spotify

Để hiểu được sự quan tâm bền bỉ của Li với việc học hỏi và giáo dục, cần nhìn lại quá khứ của ông, một cuộc đời rất điển hình cho cuộc đại di cư của người Hoa suốt từ thời những đường ray xe lửa đầu tiên được xây nên ở Mỹ (Nhà sách lớn nhất Thượng Hải, Shanghai Book City, có 0 phiên bản sách không bản quyền về Li và các chiến lược đầu tư của ông). Sinh ở Triều Châu, tỉnh Quảng Đông năm 1928, Li và gia đình li tán trông cuộc chiến tranh Trung - Nhật

“Khi tôi học tiểu học, những người Nhật ném bom Triều Châu”, Li nhớ lại. Cả gia đình chạy sang Hong Kong gần đó. Không lâu sau khi họ chuyển chỗ ở, bố của Li, vốn là hiệu trưởng một trường tiểu học ở Trung Quốc, qua đời vì lao phổi. “Đó là trải nghiệm kinh hoàng nhất trong thời thơ ấu của tôi”, Li nhớ lại

“Tôi cũng mắc bệnh, Gánh nặng của nghèo đói, cảm giác không được giúp đỡ và đơn độc bủa vây tôi. Tôi cứ nghĩ liệu người ta có thể thay đổi số phận của mình? Liệu có thể giảm bớt những thử thách trong cuộc đời? Liệu có cơ hội thành công nhờ may mắn ?”

Suy nghĩ toàn cầu

Li phải tự tìm câu trả lời cho những câu hỏi đó mà không có được sự giáo dục chính thức đàng hoàng. Năm 12 tuổi, ông bỏ học và làm thợ học việc trong một nhà máy làm dây đồng hồ. Năm 14 tuổi, ông làm việc toàn thời gian ở một công ty buôn bán đồ nhựa để góp phần nuôi sống gia đình

Năm 1950, Li khởi nghiệp kinh doanh cho riêng mình, làm đồ chơi và đồ gia dụng bằng nhựa. Ông cấu trúc lại việc làm ăn tập trung vào sản xuất hoa nhựa sau khi biết về sự phổ biến của mặt hàng này ở Ý thông qua báo chí

Công ty đầu tiên của ông có đăng ký được đặt tên là Trường Giang, với ý nghĩa Trường Giang là sự tập hợp của vô số những dòng sông nhỏ. Lợi nhuận từ ngành nhựa giúp Li bắt đầu có tiền mua nhà xưởng ở Hong Kong trong những năm 1960, giai đoạn xã hội đầy bất ổn vì những biến động chính trị và đối đầu tư tưởng, và hưởng lợi lớn nhờ giá đất tăng khi tình hình ổn định trở lại

Li là một người làm từ thiện có tiếng. Năm 2006, ông cam kết hiến một phần ba tài sản cho các dự án từ thiện trên toàn thế giới, tương đương 10 tỉ USD. Tính tới nay, Li đã cho đi 1 tỉ USD vì các mục đích thiện nguyện thông qua Quỹ Li Ka Shing và các quỹ từ thiện tư nhân khác

Năm 1979, Li trở thành người Hoa đầu tiên mua cổ phần kiểm soát ở một trong những hãng thương mại của người Anh ở thuộc địa Hong Kong, Hutchison Whampoa. Năm 1987, lần đầu tiên ông xuất hiện trong danh sách các tỉ phú thế giới của Forbes. Kể từ đó, con đường đã bằng phẳng hơn. Đến năm 2012, tài sản của Li ước tính là 31 tỉ USD, biến ông thành người giàu nhất châu Á và giàu thứ 8 trên thế giới

Li không ngừng mở rộng biên giới cho đế chế của ông. Năm 2010, công ty Trường Giang của ông có vụ thôn tính lớn nhất của hãng, mua lại U.K. Power Networks với giá 9,1 tỉ USD. Hãng này hiện đang cung cấp điện cho khoảng 8 triệu người Anh

Hơn một năm sau đó, Trường Giang mua lại Northumbrian Water, cung cấp nước sạch cho 4,5 triệu người ở Anh và dịch vụ xử lý nước thải cho 2,7 triệu người nữa. Hutchison Whampoa thì trả 1,7 tỉ USD vào tháng 2/2012 để mua lại nhà vận hành mạng di động lớn thứ ba ở Úc

“Người làm kinh doanh không nên hạn chế tầm nhìn trong ngành của họ”, Li nói, giải thích về mối quan tâm của ông với châu Âu khi tình hình đang rất khó khăn ở đây. Thay vào đó, họ “cần một cái nhìn 360 độ và xem xét mọi thứ từ mọi góc cạnh”

Đó là lý do tại sao ngay cả bây giờ, hàng ngày Li vẫn đọc sách khoa học, kinh tế học, chính trị học và triết học. Vào tháng 2, ông đang nghiên cứu lịch sử của một lãnh đạo chính trị nhiều ảnh hưởng dưới thời Minh, Trương Cư Chính

“Tôi có một cách đơn giản để tìm thấy sự thanh thản trong tâm hồn”, ông nói. “Nếu tôi có một kỳ nghỉ hiếm hoi nào đó, tôi sẽ đọc sách suốt”. Sự tò mò về thế giới và cởi mở với tất cả tóm tắt tinh thần của bức tranh thư pháp đằng sau bàn làm việc của ông: “Đặt mục tiêu cao, làm bạn với nhiều loại người, tận hưởng những niềm vui đơn giản, đứng trên cao, ngồi dưới thấp, bước đi vững chãi”

Chính do ảnh hưởng quá lớn của Li, nhiều người lo ngại đại đế chế của ông ra sao khi ông từ nhiệm. Theo những gì báo chí Hong Kong nói, Li đã sẵn sàng để con trai lớn, Victor, là người thừa kế. Doanh nhân 48 tuổi này hiện là phó chủ tịch và giám đốc điều hành Trường Giang và là phó chủ tịch Hutchison Whampoa

“Nếu tôi nói với Victor trước hai phút rằng tôi sẽ đi nghỉ hai tháng, tôi tự tin rằng công ty sẽ vận hành trơn tru như bình thường”, Li nói về con trai. “Tôi đã dạy nó bằng cách làm gương, làm sao để trở thành thủ lĩnh ngay từ khi còn là một cậu bé”

Con thứ của Li, Richard, được chú ý nhiều hơn, cũng nắm giữ cổ phần của gia đình, nhưng hoạt động trong lĩnh vực viễn thông của riêng mình

Tuy nhiên, họ sẽ còn phải đợi một thời gian nữa. “Tôi chưa lên lịch nghỉ hưu. Tôi còn rất khỏe mạnh”, Li nói. Nhưng ông nói thêm là ngay cả nếu có về hưu, máu kinh doanh sẽ vẫn chảy trong ông và ông sẽ tiếp tục theo dõi thương trường cho tới ngày nhắm mắt xuôi tay

Trần Trọng
 
Last edited:
Từ 40 triệu thành 11 tỷ USD
7 năm đầu tư vào Zoom “ăn đứt” mấy chục năm bôn ba kinh doanh của tỷ phú Lý Gia Thành


photo1599120148374-1599120148743814446484.jpg

Ông Lý Gia Thành sở hữu 8,5% cổ phần Zoom thông qua quỹ đầu tư mạo hiểm Horizons, khối tài sản hiện có giá trị 11 tỷ USD - là khoản đầu tư đơn lẻ có trị giá lớn nhất hiện tại của tỷ phú này

Đế chế kinh doanh của tỷ phú Li Ka-shing (Lý Gia Thành) có thể đang gặp khó khăn nhưng ông vẫn đang là người giàu có nhất Hồng Kông. Điều này có được phần lớn nhờ vào việc đặt cược sớm vào Zoom Video Communications và Solina Chau, người bạn tâm giao của ông, đồng thời cũng là đồng sáng lập quỹ đầu tư mạo hiểm tỷ USD (Horizons Ventures)

Nhà tài phiệt Châu Á, người nổi tiếng với việc xây dựng một số tòa nhà cao ốc tạo nét chấm phá cho đường chân trời ở Hồng Kông lần đầu rót vốn vào ứng dụng hội nghị truyền hình trực tuyến vào năm 2013. Ông Lý Gia Thành năm nay 92 tuổi, nắm giữ khoảng 8,5% cổ phần công ty có trụ sở tại San Jose, California. Lượng cổ phần này giá trị 11 tỷ USD, chiếm 1/3 tổng tài sản của ông


Cổ phiếu Zoom bắt đầu "bung lụa" trong năm nay trước tác động của đại dịch COVID-19 khiến các trường học, văn phòng… buộc phải tổ chức các cuộc họp trực tuyến. Đầu tuần, công ty Mỹ công bố doanh số bán hàng tăng vọt 355% trong ba tháng kết thúc ngày 31/7. Đây là kết quả tốt thứ hai trong số các thành viên của Nasdaq 100 Index
Động lực này thúc đẩy cổ phiếu Zoom tăng 41% hôm Thứ Ba, và lượng cổ phần của ông Lý Gia Thành tăng thêm 3,2 tỷ USD trong một ngày. Theo Bloomberg Billionares Index, ông hiện sở hữu khối tài sản trị giá 32,6 tỷ USD

Trái ngược với Zoom, các doanh nghiệp của ông Lý Gia Thành như CK Hutchison Holdings hay CK Asset Holdings đang phải vật lộn trong bối cảnh cuộc khủng hoảng COVID-19 và các cuộc biểu tình chống chính phủ Hồng Kông. Cổ phiếu đã mất hơn 1/4 giá trị vào năm 2020, hoạt động kinh doanh của các công ty đang thu hẹp và tìm cách cắt giảm chi phí. Sau khi báo cáo lợi nhuận nửa đầu năm giảm 29%, CK Hutchison đã thông tin rằng hoạt động tại các cảng và mảng kinh doanh bán lẻ cốt lõi có thể sụt giảm tiếp trong giai đoạn cuối năm. Trong khi, CK Asset cũng báo rằng lợi nhuận giảm 58% cho giai đoạn 6 tháng kết thúc ngày 30/6

Khoản đầu tư vào Zoom có công lớn thuộc về Solina Chau, đồng sáng lập quỹ Horizons Ventures vào năm 2002, công ty quản lý các khoản đầu tư mạo hiểm của ông Thành. Horizons cũng là một trong những nhà đầu tư sớm vào Facebook, Spotify, Siri, hay công ty sản xuất thịt có nguồn gốc thực vật Imposible Foods

Quỹ đầu tư mạo hiểm rót vốn vào Zoom tại vòng gọi vốn giai đoạn 2013 – 2015. Theo báo cáo, Horizons Ventures dẫn đầu nhóm nhà đầu tư đổ 6,5 triệu USD vào Zoom năm 2013. Hai năm sau, họ tiếp tục tham gia vào vòng gọi vốn 30 triệu USD của Zoom. Năm ngoái, khi Zoom niêm yết, khoản đầu tư ban đầu chưa đến 40 triệu USD này có trị giá 850 triệu USD và giờ thành 11 tỷ USD

Lợi nhuận từ các khoản đầu tư thông qua Horizons được phân bổ cho các tổ chức từ thiện của ông Lý Gia Thành, Li Ka-shing Foundation, ông gọi là người con thứ ba của mình. Theo công bố, ông Thành đã bỏ ra 1/3 tài sản của mình năm 2006 (9 tỷ USD) để góp vào quỹ từ thiện này. Solina Chau, 59 tuổi, cũng chính là giám đốc điều hành của quỹ


Cổ phiếu Zoom từ mức dưới 70 USD hồi đầu năm hiện đã lên trên 400 USD
 
Top