What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Super Lobbyist Thein Sein

'Bầu' Đức kêu gọi đầu tư vốn vào dự án 'khủng' tại Myanmar​

Thông tin từ Hiệp hội Các nhà đầu tư Việt Nam vào Myanmar (AVIM) đến với giới truyền thông, trong chuyến thăm chính thức Myanmar của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa qua, một số dự án đầu tư giữa doanh nghiệp Việt Nam và Myanmar đã được ký kết

Trong đó có số vốn đầu tư lớn nhất là dự án Khu phức hợp trung tâm thương mại, khách sạn, căn hộ cho thuê cao cấp do Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai đầu tư

Trao đổi với Đất Việt, ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT Hoàng Anh Gia Lai cho hay, dự án này mới chỉ là ý định và mọi vấn đề liên quan đều chưa được quyết định rõ ràng

“Về thời gian triển khai dự án, chúng tôi vẫn chưa chắc chắn sẽ bắt đầu vào năm nào, nhưng sớm nhất cũng phải đến năm 2013, còn chậm thì năm 2015. Còn địa điểm xây dựng khu trung tâm là ngay tại thành phố Yangon, Myanmar, với diện tích dự kiến khoảng 8 – 10 ha

Chúng tôi cũng chưa có con số cụ thể về số vốn đầu tư cho dự án này, con số 300 triệu USD mà báo chí đưa ra chỉ là trên lý thuyết, thực tế có thể khác xa. Tuy nhiên, Hoàng Anh Gia Lai chỉ đầu tư vốn 1 phần vào dự án, chủ yếu chúng tôi sẽ là người “cầm trịch” để kêu gọi các doanh nghiệp, tổ chức trong nước đầu tư tiền vào dự án này”, ông Đức nói

ktbauduc2.jpg

Doanh nhân Đoàn Nguyên Đức​

Cũng theo "bầu" Đức, Hoàng Anh Gia Lai đang kêu gọi vốn đầu tư vào dự án này. Việc kéo vốn không quá khó song cũng không phải là dễ khi hiện có rất ít doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Myanmar. Những dự án đã đầu tư thì đang trong quá trình triển khai, hoặc mới đi vào hoạt động, nên chưa thấy được lợi nhuận

Ông Đức cũng cho biết, theo luật của Myanmar, doanh nghiệp nước ngoài thuê đất tại quốc gia này sẽ được hưởng thời gian thuê cao nhất là 70 năm

Hình thức đầu tư của dự án trên là BOT (Builing operationtransfer - xây dựng vận hành chuyển giao). Nghĩa là dự án sẽ được ký kết giữa 2 nhà đầu tư và cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền

Sau khi dự án hoàn thành, nhà đầu tư sẽ được sử dụng công trình trong 1 thời gian theo hợp đồng trên khung giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Hết hợp đồng thì nhà đầu tư giao lại cho cơ quan nhà nước theo chất lượng đã quy định trong hợp đồng

Trước đó, bầu Đức từng chia sẻ với Đất Việt, ông chỉ muốn đầu tư vào các nước nghèo trong khu vực Đông Nam Á, bởi những nước này nguồn tài nguyên khoáng sản còn phong phú. Ngoài những nước Hoàng Anh Gia Lai đã đầu tư như Lào, Campuchia, ông đang có ý định nhắm tới thị trường Myanmar

Tuy bầu Đức không nói về kỳ vọng lợi nhuận vào dự án Khu phức hợp trung tâm thương mai, khách sạn, căn hộ cho thuê trên, song nhiều người vẫn ngầm hiểu rằng, đây mới chỉ là bước đệm ban đầu để Hoàng Anh Gia Lai đầu tư sâu hơn vào Myanmar, bởi quốc gia này là nước giàu tài nguyên khoáng sản, trữ lượng khí tự nhiên vào hàng thứ 13 - 14 trên thế giới, lại có vị trí địa lý - chính trị khá quan trọng
 
Nhật Bản đàm phán hiệp định đầu tư với Myanmar​

- Ngày 26-12, Nhật Bản và Myanmar đạt được thỏa thuận bắt đầu đàm phán một hiệp định đầu tư song phương trong lúc Myanmar đang từng bước thoát ra khỏi thế cô lập trong nhiều thập kỷ qua

143156_400.jpg

Ngoại trưởng Nhật Bản Gemba và nhà chính trị đối lập Myanmar Aung San Suu Kyi tại nhà riêng của bà ở Yangon hôm 26-12​

Nhật Bản hy vọng thúc đẩy quá trình phát triển của Myanmar thông qua các mối quan hệ gắn bó hơn giữa hai nước. Chính phủ dân sự mới ở Myanmar được thành lập từ hồi tháng 3 năm nay đang thực hiện những cải cách chính trị và tái can dự vào cộng đồng thế giới

Tổng thống Myanmar Thein Sein đã thực hiện hàng loạt sáng kiến nhằm thúc đẩy việc dỡ bỏ cấm vận của phương tây đồng thời nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài vào Myanmar

Trong cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Koiuchiro Gemba và Bộ trưởng Ngoại giao Myanmar Wunna Maung Lwin tại thủ đô mới Naypydaw của Myanmar hôm 26-12, phía Nhật Bản đã kêu gọi Myanmar trao trả tự do cho nhiều tù nhân chính trị hơn nữa và thực hiện cuộc tổng tuyển cử sắp tới một cách công bằng

Cho đến nay, Myanmar là quốc gia ASEAN duy nhất chưa ký hiệp định về đầu tư song phương. Chỉ khi nào ký được hiệp định này, các rào cản về đầu tư mới được dỡ bỏ. Trong chuyến thăm này, Ngoại trưởng Nhật Bản Gemba đã có cuộc gặp nhà chính trị đối lập Myanmar Aung San Suu Kyi tại Yangon
 
Indonesia tăng cường hợp tác và hỗ trợ Myanmar​

Phát biểu tại Diễn đàn Ủy ban chung hợp tác song phương Myanmar-Indonesia (JCBC) lần thứ hai, diễn ra ngày 28-12 tại Yangon, Myanmar, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa khẳng định Indonesia sẽ tăng cường hợp tác và hỗ trợ các chương trình cải cách, nhất là cải cách chính trị của Myanmar

143958_400.jpg

Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa​

Phóng viên TTXVN tại Indonesia dẫn thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Indonesia cho biết tại diễn đàn, Bộ trưởng Marty và người đồng cấp Myanmar, U Wunna Maung Lwin đã trao đổi các vấn đề hai bên cùng quan tâm; nhất trí hợp tác về các lĩnh vực chính trị, kinh tế và hợp tác trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN); cam kết thúc đẩy thương mại hai chiều và đảm bảo an ninh lương thực

Hai Bộ trưởng cũng nhất trí về tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định ở Đông Á và châu Á-Thái Bình Dương - khu vực được coi là động cơ của tăng trưởng toàn cầu

Phát biểu với báo giới sau cuộc họp, ông Marty cho rằng trong lĩnh vực chính trị, Indonesia sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Myanmar nhằm thúc đẩy dân chủ hóa và cải cách chính phủ, đặc biệt là thông qua các chương trình xây dựng năng lực khác nhau

Indonesia cũng sẵn sàng chia sẻ với Myanmar những bài học của mình trong việc đối phó với các thách thức

Theo Bộ Thương mại Indonesia, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 173 triệu USD trong 9 tháng đầu năm nay. Diễn đàn JCBC lần thứ nhất được tổ chức năm 2007.
 
Phim về lãnh tụ dân chủ Miến Điện

111229112425_the_lady_suu_kyi_movie_304x171_bbc_nocredit.jpg

Dương Tử Quỳnh đóng vai người lãnh đạo phong trào dân chủ Miến Điện​

Bộ phim The Lady, nói về cuộc đời bà Aung San Suu Kyi, chính thức chiếu ở Anh từ ngày 30/12 năm nay

Vào tháng 11 năm 2010, khi bà được chính quyền quân sự Miến Điện trả tự do, người viết kịch bản Rebecca Frayn đã tập trung cho tác phẩm được ba năm

Ban đầu bà viết một kịch bản "nhỏ và khá riêng tư" về quan hệ tình cảm của lãnh tụ đòi dân chủ và người chồng quốc tịch Anh Michael Aris, đã qua đời vì ung thư năm 1999

Nhưng khi đạo diễn Pháp Luc Besson tham gia dự án, ông muốn nhấn sâu thêm mảng chính trị, vì thế các phần quay tại Thái Lan có cả cảnh đám đông và hình ảnh quân đội được đưa vào nhiều hơn

Họ không sửa kịch bản nhiều sau khi bà Aung San Suu Kyi được thả, nhưng câu hỏi đặt ra là ai nên đến Miến Điện để gặp người phụ nữ đã tạo ra cảm hứng cho phim

Nhà chức trách Miến Điện chỉ cấp một visa - cho Dương Tử Quỳnh, nữ diễn viên đóng vai chính của phim

Cô tâm sự: "Bà từ lâu là người anh hùng của tôi. Vì bà là người châu Á và là phụ nữ"

The Lady tập trung vào các năm từ 1988 đến 1999, và về tác động của vai trò chính trị ngày càng tăng của bà Suu Kyi lên đời sống gia đình

Bà Frayn nói một thách thức là làm sao để khán giả hiểu về bối cảnh chính trị nhưng không khiến tác phẩm trở thành khô khan

Cha của bà Suu Kyi, Aung San, bị ám sát khi bà mới lên hai, thường được xem là kiến trúc sư chính giúp Miến Điện lấy lại độc lập từ Anh

Con gái ông học ở Ấn Độ, Mỹ và Anh. Năm 1972, bà cưới học giả người Anh, Tiến sĩ Michael Aris. Họ có hai con trai, Alexander và Kim

Suốt 16 năm, bà sống cuộc đời bình yên ở Oxford

Năm 1988, bà quay về nước để chăm sóc mẹ bị ốm

Ngày càng dính vào chính trị, bà lần đầu bị quản thúc năm 1989 và trong 21 năm sau đó, đã có đến 15 năm bà bị tước đoạt tự do

Bà Suu Kyi không được gặp chồng trong bốn năm cuối đời của ông

Cũng có nhiều năm bà không gặp được các con trai. Bà nghĩ rằng nếu rời Miến Điện, chính phủ sẽ không bao giờ cho bà quay lại

Dương Tử Quỳnh nghĩ nhiều để hiểu vì sao bà Suu Kyi quyết tâm cao độ.
"Theo tôi, là một Phật tử đã là ảnh hưởng quan trọng. Và bà cũng kể về vai trò của triết lý phi bạo lực của Gandhi"

"Người chủ chốt trong đời bà là mẹ," Dương Tử Quỳnh nói

111215091031_jp_suukyi304x171_nocredit.jpg

Bà Aung San Suu Kyi có nhiều năm bị mất tự do​

"Việc cưới một người nước ngoài gây khó khăn cho bà. Chính quyền Miến Điện dùng nói để nói bà chẳng biết gì về quê hương"

"Nhưng tôi nghĩ Michael Aris luôn hiểu cảm thức trách nhiệm của vợ và khi bà rời Oxford, đó không phải là quyết định của riêng một người"

Gia đình Aris ban đầu không tin vào bộ phim, theo lời kể của bà Frayn

"Có đột phá khi tôi biết Michael Aris còn một người anh em sinh đôi còn sống, Anthony"

"Tôi email cho Anthony và khi ông ấy biết tôi là mẹ của hai đứa con sinh đôi, ông cho rằng có thể tôi hiểu được quan hệ của họ"

Bà Aung San Suu Kyi chưa xem phim này

Dương Tử Quỳnh nói: "Tôi biết bà sẽ bảo, 'Tại sao ai đó lại muốn làm phim về tôi?' Nhưng chúng tôi không làm phim này cho bà"

"Chúng tôi làm cho thế giới để họ hiểu và có thể làm gì đó giúp nhân dân Miến Điện"
 
Chuyển đổi ở Miến Điện thực sự có đà

Ngoại trưởng Anh, ông William Hague tin rằng đà chuyển đổi ở Miến Điện là có thực nhưng cảnh báo quốc tế không nên vội nới lỏng sức ép


Ông Hague, Ngoại trưởng Anh đầu tiên đến thăm Miến Điện kể từ năm 1955 trở lại đây đã phát biểu sau cuộc gặp với bà Aung San Suu Kyi ở Rangoon

Trước đó, ông cũng gặp Tổng thống Thein Sein của Miến Điện tại thủ đô Nay Piy Taw hôm thứ Năm 05/12

Sang ngày thứ Sáu, ông Hague tiếp tục có cuộc họp báo chung với bà Aung San Suu Kyi và gặp gỡ cãc nhân vật bất đồng chính kiến của Miến Điện

Thấy dân chủ trong đời

Bà Suu Kyi, lãnh đạo đối lập Miến Điện cũng phát biểu bà tin rằng Miến Điện sẽ tổ chức bầu cử dân chủ "khi tôi vẫn còn sống"

Trong cuộc phỏng vấn riêng với BBC, bà nói bà không biết khi nào điều đó sẽ xảy ra, nhưng bà sẽ ra tranh cử

Bà nói tù nhân chính trị phải được thả

Tuy nhiên, giới chức Miến Điện luôn nói nước này không có tù chính trị.
Miến Điện hiện nay đang có một chính phủ về danh nghĩa là dân sự và tuyên bố cải cách thể chế nhưng giới quan sát nói còn phải đợi xem các chuyển biến năm qua sẽ kiến tạo một môi trường chính trị mới ra sao

Bà Suu Kyi, năm nay 66 tuổi, nói với BBC World News rằng bà đã nhìn thấy trước "một cuộc bầu cử hoàn toàn dân chủ khi tôi vẫn còn sống", và nói thêm: "Tất nhiên là tôi không biết tôi sẽ còn sống được bao lâu nữa. Nhưng nếu đạt được tuổi thọ thông thường thì tôi sẽ được chứng kiến điều đó"

"Nếu đạt được tuổi thọ thông thường thì tôi sẽ được chứng kiến dân chủ"
Bà Suu Kyi, lãnh tụ đối lập tại Miến Điện


Tháng trước, bà đã chính thức đăng ký Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của mình thành một đảng phái chính trị, sau khi tẩy chay cuộc bầu cử năm 2010 bởi luật bầu cử khi đó không cho phép bà tham dự. Giới chức đã chính thức chấp thuận việc đăng ký NLD vào hôm thứ Năm

Về Tổng thống Thein Sein, một cựu tướng lĩnh rời bỏ quân đội để tham gia tranh cử với danh nghĩa dân sự, bà Suu Kyi nói: "Tôi tin tưởng tổng thống, nhưng tôi vẫn chưa tin tưởng vào chính phủ bởi lý do đơn giản là tôi vẫn chưa biết tất cả các thành viên chính phủ"

Bà nói thêm: "Điều quan trọng nhất ở tổng thống là ông là một người chân thành... Ông là một người dám chấp nhận rủi ro nếu cảm thấy đó là điều đáng làm"

Khi được hỏi liệu sẽ đến ngày bà chạy đua vào cương vị tổng thống, bà đáp:

"Tôi thậm chí không thể nói liệu đó có phải là điều tôi muốn làm hoặc sẽ làm hay không"

Đánh giá qua hành động

Ngoại trưởng William Hague, sau khi gặp gỡ Ngoại trưởng Miến Điện Wunna Maung Lwi tại Nay Pyi Taw, nói rằng "ngoại trưởng đã đảm bảo về tiến trình thả tù nhân chính trị"

"Ông cũng nói rằng các thay đổi là chuyện không thể đảo ngược và tôi rất hoan nghênh cách suy nghĩ đó," ông Hague nói thêm

"Tôi nhấn mạnh rằng thế giới sẽ đánh giá chính phủ [Miến Điện] qua những hành động của họ"

Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn sau đó với Ban tiếng Miến Điện của BBC, ông Wunna Maung Lwi nói Miến Điện không có tù nhân chính trị mà chỉ có các tội phạm hình sự

Ông cũng nói tổng thống sẽ quyết định khi nào sẽ thả các tù nhân và nói đã có những người được thả trong ba dịp gần đây

Người ta cho rằng hiện có khoảng từ 600 đến 1000 phóng viên, các nhà bất đồng chính kiến và các nhà sư đứng đầu làn sóng biểu tình chống chính phủ hồi 2007 vận đang bị cầm tù ở Miến Điện

Chính quyền Miến Điện vẫn có ba vấn đề phải giải quyết trước khi quốc tế bỏ cấm vận, theo biên tập viên Miynt Swe của BBC Miến Điện ở London

Đó là họ phải thả tù nhân chính trị, phải cho tổ chức bầu cử tự do, dù chỉ là bổ sung một số ghế trong quốc hội, và phải đối thoại đi đến ký hòa ước lâu dài với các nhóm vũ trang sắc tộc

Các phát biểu của ông Hague cho thấy London sẽ không bỏ các lệnh trừng phạt Miến Điện chừng nào ba điều kiện trên chưa được thực hiện
 
Myanmar mối quan tâm mới của phương Tây​

Nhiều cá nhân, tổ chức và quốc gia đang hướng về Myanmar khi nước này phát tín hiệu mở cửa sau hơn 50 năm bế quan tỏa cảng

Lãnh đạo đảng đối lập Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) tại Myanmar do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo hôm 6-1 tuyên bố chính phủ đã phê chuẩn cho đảng này tham gia cuộc bầu cử toàn quốc vào tháng 4-2012

Bà Suu Kyi không cho biết liệu bà có tham gia tranh cử hay không nhưng phát ngôn viên của đảng NLD cho hay nhiều khả năng, bà Suu Kyi sẽ tham gia tranh cử. Với sự cho phép của chính phủ Myanmar, đảng của bà Suu Kyi chính thức trở lại chính trường sau hai thập kỷ vắng bóng

Học giả Philip Delves Broughton hôm 5-1 có bài nhận định trên tờ Financial Times về việc nhiều cá nhân, tổ chức và quốc gia đang hướng về Myanmar khi nước này phát tín hiệu mở cửa sau hơn 50 năm bế quan tỏa cảng

Nhiều đoàn ngoại giao, doanh nghiệp, đầu tư từ các nước như Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc hay Nhật Bản đang lấp đầy các khách sạn và điểm đến du lịch ở nước này

Trong chuyến thăm Myanmar lịch sử của đại diện Vương quốc Anh, ngoại trưởng Anh William Hague kêu gọi Myanmar phóng thích tù nhân chính trị trong cuộc gặp tổng thống Thein Sein của Myanmar hôm 5-1

Đây là chuyến thăm đầu tiên của một ngoại trưởng Anh tới đất nước thuộc địa cũ sau hơn 50 năm. Trong chuyến thăm hai ngày này, ông Hague cũng gặp bà Aung San Suu Kyi tại Yangon sau đó

Trong tháng 12-2011, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng có chuyến thăm lịch sử Myanmar sau hơn 50 năm kể từ khi các nhà lãnh đạo quân đội nắm quyền tại Myanmar

Ngay sau chuyến thăm này, nhà tài phiệt trong lĩnh vực tài chính, một trong những người giàu nhất thế giới, George Soros cũng đã đến nước này từ ngày 26-12-2011 đến 3-1-2012

Ông George Soros, 81 tuổi, cho hay sẽ mở văn phòng đại diện lo về từ thiện tại Myanmar sau cuộc họp với người đứng đầu đất nước và bà Aung San Suu Kyi

Kế hoạch mở văn phòng tại Myanmar nhằm thiết lập “sự đại diện chính thức” của ông tại nước này để tài trợ cho tiến trình chuyển đổi sang xã hội mở cửa hơn, nơi ông đã đổ vào 2 triệu đô la Mỹ tính đến nay
 
Nội chiến Myamar kết thúc ?​

Mới đây, Hiệp ước đình chiến giữa chính phủ Myanmar và lực lượng nổi dậy Karen đã được ký kết tại thành phố Paan

qp_nam_karen_01.jpg

Chính phủ Myanmar (phải) và lực lượng Karen (trái) ký hiệp ước​

Chính quyền Myanmar và lực lượng nổi dậy Liên minh dân tộc Karen đã ký hiệp ước đình chiến

Các thủ lĩnh Karen tuyên bố, chính quyền không buộc họ bỏ vũ khí, nhưng cố gắng tạo quyền bình đẳng cho mọi dân tộc của đất nước

Trước đó, trong tháng 12/2011 một hiệp ước tương tự cũng đã được ký kết với những người nổi dậy ở bang Shan

Lực lượng nổi dậy Karen đã tiến hành đấu tranh từ khi Myanmar tuyên bố độc lập năm 1948. Cuộc xung đột đã khiến hàng chục nghìn thường dân thiệt mạng trong hơn 60 năm

Một trong những lý do dẫn tới cuộc chiến đẫm máu này do nguồn gốc tôn giáo, trong khi người Myanmar theo đạo Phật thì nhiều người Karen theo đạo Thiên chúa
 
Miến Điện thả thêm tù nhân​

Chính quyền Miến Điện loan báo sẽ thả thêm hàng trăm tù nhân vào hôm nay

Truyền hình nhà nước cho hay 651 tù nhân sẽ được tự do theo lệnh mới của tổng thống

Chưa rõ trong đó có bao nhiêu tù nhân chính trị, nhưng quốc tế trước đó kêu gọi Miến Điện trả tự do cho nhiều người đối kháng

Các nhà hoạt động chính trị và giới ngoại giao phương Tây đang hy vọng nhiều nhân vật có tiếng sẽ ra tù

Mới hôm qua, chính phủ ký thỏa thuận ngừng bắn quan trọng với Liên minh Quốc gia Karen (KNU) tại Hpa-an, thủ phủ của bang Karen ở miền đông

Không có thống kê chính thức về số lượng tù nhân chính trị, nhưng các nhóm đối lập bên trong Miến Điện nói từ 600 đến 1000 người còn bị giam

Trong đó có các lãnh đạo sự kiện biểu tình 1988, những nhà sư biểu tình năm 2007, các nhà báo và luật sư

Ngừng bắn

Hôm 12/01, chính phủ Miến Điện đã ký thỏa thuận ngừng bắn với phiến quân Karen, một quan chức chính phủ nói với BBC

Cả hai bên đồng ý ngừng bắn, mở văn phòng thông tin liên lạc và cho phép đi qua vùng lãnh thổ của nhau, quan chức này nói

Phiến quân người Karen đã tranh đấu để giành thêm quyền tự trị trong hơn 60 năm nay

Trước khi có thỏa thuận này, đây nhóm sắc tộc lớn duy nhất đã không đạt được thỏa thuận ngừng bắn

Thỏa thuận này chỉ là bước đầu hướng tới mong muốn có hòa bình bền vững

Tuy nhiên đây là chỉ dấu quan trọng cho quyết tâm mới từ cả hai phía nhằm cố gắng giải quyết cuộc xung đột kéo dài nhiều thập niên, phóng viên Đông Nam Á của BBC Rachel Harvey cho biết

Chính phủ đã đàm phán thỏa thuận ngưng bắn với 17 nhóm nổi dậy khác nhau từ năm 1989

Năm ngoái, các cuộc đàm phán với một số nhóm sắc tộc thiểu số, bao gồm cả nhóm sắc tộc Shan và Karen, đã được tổ chức gần biên giới Thái Lan-Miến Điện
 
Mỹ nối lại quan hệ đầy đủ với Myanmar​

- Ngoại trưởng Hillary Clinton ngày 13/1 tuyên bố Mỹ sẽ bắt đầu tiến trình trao đổi đại sứ với Myanmar, cùng ngày sau khi Myanmar trả tự do cho hơn 600 nhân vật đối kháng

1401mi_e7493.jpg

Bà Hillary vừa thăm Myanmar hồi tháng 12/2011​

Phát biểu tại Washington hôm qua, bà Hillary nói Mỹ sẽ gửi đại sứ sang Myanmar trong bước đi công nhận các biến đổi chính trị dồn dập tại nước này

Đây là quyết định quan trọng nhất từ đầu năm 2012 của Mỹ nhằm dần dần bình thường hóa quan hệ với Myanmar

Bà Hillary vừa thăm Myanmar hồi tháng 12/2011

Những tù nhân đối kháng được thả sau tuyên bố ân giảm của Tổng thống Thein Sein hôm 12/1

Bà Hillary nói Mỹ sẽ bắt đầu thủ tục trao đổi đại sứ với Myanmar còn Tổng thống Barack Obama thì nói đợt thả tù nhân ở Myanmar "là một bước đi cơ bản tiến về phía trước"

Ông Obama cũng nói còn nhiều việc phải làm với Myanmar và ông yêu cầu quan chức Mỹ “có thêm hành động xây dựng niềm tin” với nước này

Hiện Mỹ chưa nêu ra ai sẽ được cử làm đại sứ Mỹ tại Myanmar nhưng việc bổ nhiệm này trước hết có ý nghĩa biểu tượng

Theo lời ông Obama, việc Washington nối lại quan hệ ngoại giao với Myanmar có mục tiêu "thúc đẩy và khuyến khích" các chuyển đổi tiếp tục

Hiện Mỹ vẫn duy trì cấm vận Myanmar nhưng các chỉ dấu cho thấy những bước đi dần bình thường hóa quan hệ sẽ diễn ra

Báo chí phương Tây cho rằng Tổng thống Thein Sein của Myanmar muốn tăng cường quan hệ với phương Tây để thu hút đầu tư cho nền kinh tế và cân bằng lại quan hệ với Trung Quốc

Mỹ cũng nhìn thấy các cơ hội cho kinh doanh với Myanmar. Tỷ phú Bill Gates của Mỹ sẽ sang thăm Myanmar, một dấu hiệu rằng giới doanh nhân Mỹ bước vào quốc gia Đông Nam Á này
 
Miến Điện thả tù nhân để đổi lại gì ?​

Khi bước khỏi nhà tù và vẫn chỉ mặc áo T-shirt, cựu Thủ tướng Miến Điện, Tướng Khin Nyunt đã tuyên bố ủng hộ nỗ lực hòa giải của bà Aung San Suu Kyi và Tổng thống Thein Sein

120113145341_khin_nyunt_464x261_khinnyunt_nocredit.jpg

Ông Khin Nyunt, cựu thủ tướng (đứng giữa) ra tù sau hơn 6 năm biệt giam​

Ông nói trong ngày quốc tế đón nhận tin hàng trăm tù nhân được thả và đổ về cố đô Rangoon

“Riêng sự kiện bà Aung San Suu Kyi và Tổng thống gặp nhau đã là tích cực, và tôi nghĩ đây là điều rất tốt cho đất nước chúng ta”

Từng nắm tình báo quân đội và bị mất quyền, mất tự do trong cuộc thanh trừng năm 2004, ông Khin Nyunt nói

“Hôm nay là ngày đầu tiên tôi được tự do và tôi cần xem xét điều gì đang xảy ra bên ngoài, vì tôi không hề biết chuyện gì xảy ra. Tôi muốn làm những gì tốt đẹp cho đất nước”

Cựu tướng Khin Nyunt chỉ là một trong số trên 600 tù chính trị và bất đồng chính kiến được thả trong nỗ lực của chính quyền Liên bang Myanmar nhằm giành tính chính danh trong con mắt các nước Phương Tây

Để thoát cấm vận

Theo phân tích của Charles Scanlon, biên tập viên châu Á của BBC tại London, Hoa Kỳ và các nước đồng minh liên tục nhắc rằng nếu Miến Điện muốn được bỏ cấm vận thì họ phải thả tù nhân chính trị

Cũng có yếu tố hoàn cảnh tác động đến đợt thả tù này

"Hoa Kỳ cũng nhìn thấy các cơ hội cho kinh doanh và một lối vào Miến Điện rất bất ngờ, nhằm ngăn lại ảnh hưởng của Trung Quốc"
Charles Scanlon


Theo ông Myint Swe, biên tập viên của BBC Miến Điện tại London cho hay hôm 13/1, tin thả tù được đưa ra cùng lúc có hai nhân vật cao cấp của Hoa Kỳ thăm nước này

Hôm 12/1, ông Derek Mitchell, đặc sứ của Hoa Kỳ về tình hình Miến Điện rời nước này sau khi đến để chứng kiến các tiến triển sau bầu cử

Cùng ngày, ông Joseph Crowley, Hạ nghị sĩ từ New York, người chủ trương cấm vận Miến Điện từ lâu nay, vừa đến nước này

Sắp tới, Thượng nghị sĩ Quốc hội Mỹ, Mitch McConnell cũng sẽ bay vào thăm Miến Điện, văn phòng của ông cho biết hôm 13/1

Nhưng theo biên tập viên Charles Scanlon, đợt thả tù, mà thực chất là ân giảm sẽ không đủ để thuyết phục tất cả những ai quan tâm đến Miến Điện ở bên ngoài

Dù được thả, như nhà hoạt động đối lập Soe Aung cho BBC hay, không có đảm bảo gì là phe đối lập được tự do hoạt động

Cũng chưa rõ các tướng lĩnh vẫn duy trì quyền lực đằng sau chính phủ dân sự sẽ phản ứng ra sao nếu diễn biến tới đây không theo ý họ

Theo ông Myint Swe, về mặt thủ tục thì Tổng thống Thein Sein đã ký lệnh ân giảm cho các tù nhân

Vì đây là đặc quyền của tổng thống nên theo luật Miến Điện, quyết định này không cần tham vấn với hội đồng tướng lĩnh

Nhưng cũng vì thế, các tù nhân được thả trước hạn đều có nguy cơ bị bắt lại để ngồi hết án tù một khi bị nhà chức trách cho là “vi phạm” trở lại

Tuy thế, tốc độ của các nỗ lực thay đổi tại Miến Điện cũng gây ngạc nhiên cho các nhà quan sát

Vẫn theo Charles Scanlon, nếu chính quyền có thể thuyết phục Washington rằng cuộc bầu cử bổ sung tới đây là tự do và công bằng và Miến Điện thực sự nghiêm túc về các cuộc ngưng bắn với các nhóm sắc tộc vũ trang, thì con đường tới một mối quan hệ mới sẽ được mở rộng

120113131812_aung_san_suu_kyi_464x261_assk_nocredit.jpg

Hoạt động của bà Aung San Suu Kyi và truyền thông góp phần biến đổi Miến Điện​

Cả hai phía, Phương Tây và Miến Điện đều được khuyến khích mạnh

Miến Điện muốn cân bằng lại quan hệ của họ, vốn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, bằng quan hệ với Phương Tây

Hoa Kỳ cũng nhìn thấy các cơ hội cho kinh doanh và một lối vào Miến Điện rất bất ngờ, nhằm ngăn lại ảnh hưởng của Trung Quốc tại nơi Bắc Kinh từng cho là sân sau của mình

Cũng có tin tới đây tỷ phú Bill Gates của Mỹ sẽ sang thăm Miến Điện, một dấu hiệu giới doanh nhân và từ thiện Hoa Kỳ bước vào xứ sở nghèo bậc nhất Đông Nam Á này

Chết vì mong con

Đằng sau các đợt mở cửa chính trị tại Miến Điện còn rất nhiều câu chuyện về con người

"Còn hàng nghìn người tỵ nạn ở các vùng biên giới cũng cần được quan tâm"
Một người dân Kachin


Cùng được thả với các tù nhân chính trị đợt này có cháu trai của cựu tổng thống Ne Win, ông Zwe Ne Win

Người cháu cùng gia đình bị kết án tử hình vì tội 'phản quốc' và sau được chuyển xuống thành tù chung thân

Trả lời ban Miến Điện của BBC, ông cho hay nếu còn chính quyền quân sự như trước, có lẽ cả gia đình ông sẽ chết trong tù chứ không mong ước có ngày được tự do

Các cuộc thanh trừng nội bộ và cách chính quyền quân nhân Miến Điện trả thù cả những người từng nắm quyền đã để lại dấu ấn đen tối cho đất nước

Cũng trong cuộc nói chuyện với BBC, cựu tướng an ninh Khin Nyunt cho hay kể từ khi bị bắt năm 2004, ông không được tiếp xúc với bất cứ ai và không hề biết chuyện gì xảy ra bên ngoài

Điều này cho thấy một chế độ biệt giam tàn khốc với cả một cựu thủ tướng

Khi ngồi tù, ông đã tìm lại triết lý Phật giáo để vượt qua và nay tin rằng đạo Phật sẽ giúp nhiều cho Miến Điện hồi sinh

Vẫn theo BBC Miến Điện, ṃột người trong phong trào Sinh viên thế hệ 88 ra tù có công việc đầu tiên là thăm mộ mẹ ông

Mẹ của Wint Thu, người được thả khỏi nhà tù Bhamo hôm 13/1, đã đột tử vì thất vọng trong ngày chính quyền công bố thả tù đợt trước vì không thếy tên con trai được thả

Phản ứng của dư luận Miến Điện tuy vui nhưng cũng vẫn dè dặt

120113145639_nilar_thein_464x261_nilarthein_nocredit.jpg

Nụ cười tự do của Nilar Thein, sinh viên tranh đấu được thả ngày thứ Sáu lịch sử​

Trả lời chương trình phát thanh của BBC Miến Điện, một loạt người dân, từ lái taxi và giáo viên về hưu ở Rangoon tới người di dân tại Bangkok, Thái Lan hay học giả gốc Miến Điện ở London, đều tin rằng đợt thả tù này là một chuyển biến quan trọng

Tuy nhiên, họ cũng muốn biết các bước đi tiếp theo của chính quyền sẽ ra sao và đem lại lợi ích gì cho người dân

Một thính giả của BBC Miến Điện tại vùng sắc tộc Kachin gần Vân Nam, Trung Quốc nói không chỉ các diễn biến chính trị là quan trọng mà còn hàng nghìn người tỵ nạn Miến Điện đang chạy trốn giao tranh và đói nghèo sang các vùng biên giới cũng cần được quan tâm

Với mọi phe phái tại Miến Điện, ngày thứ Sáu 13/1 lại là một ngày vui dù còn rất nhiều điều phải làm và làm đúng đắn, cẩn trọng để cả nước có một tương lai tươi sáng
 
Myanmar xoá dần hoài nghi​

- Bình thường hoá quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ với Mỹ; thả 651 tù nhân chính trị cộm cán ngày 13.1; thoả thuận lệnh ngừng bắn với Liên minh quốc gia Karen (KNU); tạo cơ hội cho bà Aung San Suu Kyi trở lại chính trường là những động thái tích cực nhằm thực hiện chương trình cải cách của Chính phủ Myanmar

695b5e95130ad1e2272035f0ee5c4039.jpg

Một tù chính trị (giữa) trong vòng tay của người thân tại sân bay Yangon ngày 13.1.2012​

Đợt thả 651 tù nhân chính trị cộm cán ngày 13.1 là bằng chứng cho thấy Chính phủ Myanmar nghiêm túc về cam kết thay đổi

Loại bỏ hoài nghi

Việc Chính phủ Myanmar tiếp tục mở đợt phóng thích tù nhân chính trị là bằng chứng cho thấy họ nghiêm túc về cam kết thay đổi. Từ nhiều năm trước, yêu cầu phóng thích tù nhân chính trị (tổng cộng khoảng 2.000 người) đã được bà Suu Kyi cùng với phe đối lập và các chính phủ phương Tây đặt lên hàng đầu

Đợt phóng thích mới nhất bao gồm những nhân vật bất đồng chính kiến chủ chốt. Họ là những người đã trải qua nhiều thập kỷ trong các nhà tù. Một vài người trong số đó là các nhà lãnh đạo của phong trào “Thế hệ 88” liên quan đến cuộc nổi dậy của sinh viên năm 1988: Nilar Thein, Min Ko Naing, Mya Aye và Htay Kywe

Một số khác là các nhà hoạt động bị bỏ tù nhiều lần từ những năm 80 của thế kỷ trước. Đáng lưu ý, Khin Nyunt – tù nhân mới được thả – cũng là cựu thủ tướng bị lật đổ vào năm 2004, đã lập tức bày tỏ sự ủng hộ bà Suu Kyi

Hiện tại, Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ đã thông báo kế hoạch tham gia cuộc bầu cử ngày 1.4 tới. Quyết định thay đổi luật bầu cử để bà Suu Kyi tranh cử quốc hội tại vùng Kawhmu (ngoại ô Yangon) được xem là một bước quan trọng để Chính phủ Myanmar loại bỏ mọi hoài nghi về công cuộc cải cách

Trong khi đó, việc ký thoả thuận ngừng bắn với KNU, mở văn phòng thông tin liên lạc và hợp tác quân đội là chỉ dấu cho thấy chính phủ muốn khép lại các cuộc xung đột sắc tộc gây mất ổn định kéo dài trong lịch sử Myanmar. Chính phủ Myanmar cho biết họ đang đàm phán với các nhóm người Shan và Kachin để đạt thoả thuận hoà bình

Cân bằng quan hệ với Mỹ và Trung Quốc

Nhà Trắng mới đây đã loan báo khôi phục lại quan hệ ngoại giao đầy đủ với Myanmar sau hai thập kỷ, như một động thái khích lệ những cải cách dân chủ tại quốc gia Đông Nam Á này. Nhưng Washington còn dõi theo kết quả cuộc bầu cử sắp tới và thực tế việc chấm dứt xung đột sắc tộc tại Myanmar trước khi quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận

Song song đó, Mỹ nêu yêu cầu Chính phủ Myanmar thả hơn 1.000 tù nhân chính trị khác và thông qua luật đảm bảo tự do ngôn luận, tự do hội họp và một số quyền cơ bản khác của công dân. Ngoài ra, Nhà Trắng cứng rắn đòi Myanmar cho phép các thanh tra viên hạt nhân Liên hiệp quốc vào khảo sát và cắt đứt quan hệ quân sự với CHDCND Triều Tiên

Trước mắt, để từng bước nới lỏng lệnh cấm vận, các nhà lập pháp Mỹ gồm lãnh đạo đảng Cộng hoà tại thượng viện Mitch McConnell, thượng nghị sĩ John McCain, đảng Cộng hoà và ứng viên độc lập Joe Lieberman lên kế hoạch đến thăm Myanmar ngay trong tháng 1.2012

“Với việc cải thiện quan hệ ngoại giao, Mỹ không có ý định tạo bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào đến mối quan hệ giữa Myanmar và Trung Quốc. Hai nước này có mối quan hệ kinh tế sâu sắc trong quá khứ và chỉ Chính phủ Myanmar mới có quyền xác định tương lai của đất nước họ”, Derek Mitchell, đặc sứ Mỹ về Myanmar, nhấn mạnh

Tuy vậy, các nhà quan sát cho rằng, việc Mỹ xích lại gần Myanmar là một phần của chính sách thúc đẩy sự hiện diện của Mỹ trên toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhằm đối phó với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc – đồng minh cốt lõi của Myanmar trong những thập kỷ mà nước này bị cô lập

Theo Maung Zarni – học giả tại trường Kinh tế London, cho dù có xích lại gần Mỹ và các nước phương Tây đến đâu, Myanmar cũng không thể tách rời quan hệ khỏi Trung Quốc vì vị trí địa lý, sự thâm nhập kinh tế cũng như ảnh hưởng về nhân khẩu học của Trung Quốc đối với Myanmar. Do vậy, Chính phủ Myanmar không có sự chọn lựa nào khác ngoài việc nỗ lực cân bằng quan hệ với Mỹ và Trung Quốc

Bá Nha
 
Thượng nghị sĩ Mỹ thăm Myanmar​

Thượng nghị sĩ Mỹ Mitch McConnell đã đến Myanmar ngày 15.1 để thực hiện chuyến thăm kéo dài 4 ngày, Tân Hoa xã dẫn các nguồn tin chính thức cho biết

senator.jpg

Thượng nghị sĩ Mitch McConnell​

Chuyến thăm của ông McConnell xảy ra tiếp sau chuyến thăm của Đặc sứ Mỹ Derek Mitchell hồi đầu tuần và chuyến thăm lịch sử của Ngoại trưởng Hillary Clinton hồi tháng 12.2011

Ông McConnell, một thành viên cấp cao của đảng Cộng hòa tại thượng viện, có kế hoạch gặp Tổng thống Thein Sein, Chủ tịch Hạ viện U Shwe Mann tại thủ đô Naypyidaw, và bà Aung Sann Suu Kyi, thủ lĩnh Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) đối lập, cùng các nhân vật chính trị và đại diện các dân tộc thiểu số ở Myanmar

Các cuộc thảo luận tập trung vào việc cải cách chính trị, quan hệ song phương và an ninh khu vực, Tân Hoa xã dẫn các nguồn tin ngoại giao cho biết

Chuyến thăm của Thượng nghị sĩ McConnell được xúc tiến sau khi Mỹ tuyên bố trao đổi đại sứ với Myanmar như một cách nhìn nhận những tiến bộ chính trị quan trọng, bao gồm việc phóng thích hàng trăm tù nhân chính trị và ký kết thỏa thuận ngừng bắn với nhóm phiến quân thiểu số lớn nhất nước

Cũng theo Tân Hoa xã, Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe đang có chuyến thăm Myanmar kéo dài 3 ngày, bắt đầu từ 14.1
 
Ngoại trưởng Pháp Juppe thăm chính thức Myanmar​

avatar-1.jpg

Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe​

Ngày 16/1, Tổng thống Myanmar U Thein Sein đã tiếp Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe đang ở thăm chính thức Myanmar

Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Ngoại trưởng Pháp đến Myanmar kể từ năm 1988

Trong khuôn khổ chuyến thăm ba ngày (từ ngày 14/1), Ngoại trưởng Juppe đã có các cuộc gặp với Chủ tịch Hạ viện U Shwe Mann, Chủ tịch Thượng viện U Khin Aung Myint và người đồng cấp nước chủ nhà U Wunna Maung Lwin

Ngày 15/1, ông Juppe đã gặp bà Aung San Suu Kyi - thủ lĩnh Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) đối lập, đại diện của một số chính đảng khác, các nhóm sắc tộc thiểu số và tổ chức xã hội dân sự

Trong các cuộc gặp, Ngoại trưởng Pháp hoan nghênh các nỗ lực cải cách của Myanmar và hứa bãi bỏ từng bước các biện pháp trừng phạt của Pháp đối với Myanmar phù hợp với tiến trình dân chủ ở nước này. Ông cũng bày tỏ hy vọng Myanmar tiến hành cuộc bầu cử quốc hội bổ sung dự kiến ngày 1/4 tới "tự do và công bằng"

Theo các nguồn tin ngoại giao, chuyến thăm của Ngoại trưởng Pháp Juppe nhằm thúc đẩy tiến trình hòa giải và dân chủ hóa ở Myanmar
 
EU có thể bỏ trừng phạt Myanmar vào tháng Hai​

194.jpg

Liên minh châu Âu (EU) ngày 18/1 thông báo đang xem xét việc có bắt đầu dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Myanmar ngay trong tháng Hai hay không để khích lệ các biện pháp cải cách của nước này

Phát ngôn viên của Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại EU Catherine Ashton, ông Michael Mann trả lời báo giới cho biết EU cũng đang xem xét việc cấp viện trợ cho Myanmar cũng như về một chuyến công du “sớm” của bà Ashton tới đây

Ông Mann nói: “Vì sự phát triển tại Myanmar, chúng tôi đã bắt đầu xem xét lại toàn bộ chính sách của EU đối với nước này”

Trong khi đó, một nhà ngoại giao giấu tên của EU nói rằng các bộ trưởng dự kiến thông báo việc sẵn sàng “xem xét các bước đi đầu tiên” để dỡ bỏ các lệnh trừng phạt “vào tháng Hai”

Theo nhà ngoại giao này, “một số nước muốn đưa ra các dấu hiệu khích lệ (Myanmar) trước cuộc bầu cử bổ sung diễn ra vào tháng Tư tới,” với sự tham gia tranh cử của thủ lĩnh đối lập Aung San Suu Kyi, người từng nhận giải Nobel Hòa bình
 
Miến Điện 'tiến bước trên đường dân chủ'​

120120111504_thein_sein_burma_304x171_ap_nocredit.jpg

Tổng thống Thein Sein nói quốc hội Miến sẽ hoan nghênh bà Suu Kyi nếu bà thắng trong kỳ bầu cử bổ sung tới đây​

Tổng thống Miến Điện, ông Thein Sein nói nước này đang "đi đúng đường" tới dân chủ và sẽ tiếp tục "tiến lên"

"Chúng tôi không có ý định thoái lui," vị cựu tướng lĩnh nay khoác áo dân sự cho hay

Cuộc phỏng vấn do Washington Post thực hiện hôm thứ Ba cũng là cuộc phỏng vấn đầu tiên ông Thein Sein trả lời truyền thông phương Tây

Tổng thống Miến Điện (Liên bang Myanmar) nói phương Tây cần phải dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế bởi chính phủ đã đáp ứng được mọi đòi hỏi đưa ra, kể cả việc thả tù chính trị

Đối thoại và thông hiểu

Trong cuộc phỏng vấn, ông nói rằng quân đội "không còn tiếp tục tham gia vào bên điều hành nhà nước nữa," nhưng vẫn giữ một phần tư số ghế trong quốc hội

"Chúng tôi không thể để quân đội lại phía sau, bởi chúng tôi cần sự tham dự của quân đội vào quá trình phát triển đất nước," ông nói

Tổng thống Thein Sein lên nắm quyền từ tháng 3/2011, sau kỳ bầu cử đầu tiên trong suốt 20 năm qua được tổ chức tại đây hồi tháng 11/2010.
Trước đó, Miến Điện do chính quyền quân nhân lãnh đạo

Kể từ đó, chính phủ dân sự được phía quân đội hậu thuẫn của ông Thein Sein đã tiến hành quá trình cải cách, gồm cả việc đối thoại với phe theo đường lối dân chủ

120118112207_jp_burma304x171_nocredit.jpg

Bà Suu Kyi sẽ ra tranh cử bổ sung vào Quốc hội Myanmar​

Tháng này, chính quyền Miến đã có các cuộc đối thoại với các nhóm phiến quân và thả hàng trăm tù chính trị, trong đó có các nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng

Phát biểu từ văn phòng đặt tại thủ đô Nay Pyi Taw, ông nói với Washington Post rằng ông đã có thể "đạt được sự thông hiểu" với lãnh tụ phong trào dân chủ Aung San Suu Kyi

Bà Suu Kyi, người từng được trao giải Nobel Hòa bình và là người đứng đầu Liên đoàn Dân tộc vì Dân chủ (NLD) và đã được giải phóng khỏi cảnh quản chế tại gia sau kỳ bầu cử hồi tháng Mười Một, đã đăng ký tham gia tranh cử bổ sung vào quốc hội ngày 1/4 tới đây

Các phóng viên nói rằng kỳ bỏ phiếu sẽ là một phép thử quan trọng về uy tín của chính quyền trong vấn đề cải tổ

"Nếu như mọi người bỏ phiếu cho bà ấy thì bà ấy sẽ được bầu chọn và trở thành dân biểu trong quốc hội," ông tổng thống nói. "Tôi tin rằng quốc hội sẽ nồng nhiệt đón chào bà ấy. Đó là kế hoạch của chúng tôi"
 
Tác động của 'Mùa Xuân Miến Điện'

Những chuyển biến gần đây tại Miến Điện cho thấy một mùa xuân dân chủ đang thực sự bắt đầu tại đất nước này. Nếu tại các nước Bắc Phi - Ả Rập phong trào dân chủ được người dân khởi xướng thì tại Miến Điện tiến trình dân chủ lại được chính quyền chủ động tiến hành

120123100746_burma_464x261_burma_nocredit.jpg

̣Mẹ đón con ra tù: Miến Điện bước vào một thời kỳ mới​

Kể từ khi cho tổ chức bầu cử, thiết lập một chính phủ dân sự thay thế chính quyền quân phiệt cách đây hơn một năm, giới lãnh đạo Miến Điện đã có nhiều thay đổi quan trọng

Trong số đó có việc cởi trói báo chí, sửa đổi luật bầu cử cho phép đối lập tranh cử, thả hàng trăm tù nhân chính trị, đối thoại với bà Aung San Suu Kyi – lãnh đạo đảng Liên đoàn Dân tộc vì Dân chủ và là người giới quân nhân coi như kẻ thù và nhiều lần tìm cách loại ra khỏi chính trường

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho tờ Washington Post hôm 17/03, Tổng thống Thein Sein nhấn mạnh rằng nước này sẽ tiếp tục con đường cải cách

Tuyên bố đó vừa để trấn an những ai còn nghi ngờ thiện chí của chính quyền Miến Điện (vì trước đây lãnh đạo nước này đã nhiều lần thất hứa), cũng vừa nhằm khẳng định tiến trình dân chủ của họ là đúng

Trong cuộc phỏng vấn, Tổng thống Thein Sein cũng đề cập đến khả năng mời bà Suu Kyi tham gia chính phủ sau cuộc bầu cử bổ sung vào Quốc hội ngày 01/04 tới đây

Trả lời báo chí hôm 17/01, sau khi gặp bà Suu Kyi và quan chức chính phủ, ông Mitch McConnell – lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ và cũng là người luôn chủ trương trừng phạt chính quyền Miến Điện trước đây – đã nhấn mạnh rằng các cải cách tại Miến Điện là có thực

Điều gì đã khiến chính quyền Miến Điện chủ động thay đổi và đồng ý chia sẻ quyền lực? Khi tiến hành thay đổi như vậy họ được những gì? Và nếu thành công, tiến trình dân chủ tại Miến Điện có tác động, ý nghĩa gì đối vơi khu vực? Đó là những câu hỏi mà giới quan sát, nghiên cứu thường đặt ra khi theo dõi những diễn biến gần đây tại đất nước này

Tại sao thay đổi ?

Tại một lần tiếp xúc với giới báo chí hôm 15/01 – trong đó có Arnaud Vaulerin, thuộc nhật báo Pháp Libération, và nội dung của cuộc phỏng vấn được đăng trên báo này – khi được hỏi tại sao chính quyền Miến Điện cho tiến hành những cởi mở lúc này, bà Suu Kyi nêu ra hai yếu tố chính

"Người dân Miến Điện đã ra khỏi bóng tối và thấy được con đường dân chủ phía trước"
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama


Thứ nhất, bà cho rằng những cải cách này xảy ra vì Tổng thống Thein Sein và những người có đầu óc cải cách khác trong chính phủ ý thức rằng đã đến lúc cần có những thay đổi tại Miến Điện. Việc ông Thein Sein lên nắm quyền là cơ hội cho những người có đầu óc cởi mở tiến hành những cải cách mà họ ý thức được từ lâu

Thứ hai, theo bà việc người dân Miến Điện rơi vào cảnh cơ cực, tuyệt vọng, phải vất vả kiếm sống và mong được sống như những con người thực sự cũng là một yếu tố quan trọng khác dẫn đến những thay đổi này

Ngoài ra, những biến động trên thế giới và các thay đổi tại khu vực trong thời gian qua chắc chắn cũng có những tác động không nhỏ buộc chính quyền Miến Điện phải thay đổi

Chẳng hạn, chứng kiến những kết cục thê thảm của các nhà độc tài Bắc Phi - Ả Rập – người thì bị truất phế, kẻ thì phải bỏ nước chạy trốn, người khác phải chết nhục nhã – chắc giới tướng lãnh Miến Điện cũng không muốn rơi vào tình trạng bi thảm tương tự

Hơn nữa, qua những biến động đó, chắc họ cũng nhận ra rằng, càng ham quyền cố vị, càng muốn độc tài nắm giữ quyền lực, họ càng dễ dàng mất nó

Nhìn sang Bắc Hàn, rồi so sánh nước này với các nước khác trong khu vực, chắc họ cũng nhận ra rằng tiếp tục độc tài toàn trị kiểu đó chỉ làm mình cô lập, lập dị và người dân nghèo đói, cơ cực

Nhiều năm phụ thuộc vào một mình Trung Quốc và cắt đứt với thế giới phương Tây dân chủ, tiến bộ, cuối cùng họ cũng biết tiếp tục con đường đó chỉ đưa đất nước tới ngõ cụt, không lối thoát

Hơn ai hết, sau nhiều thập niên cô lập, bị khinh rẻ, coi thường, bị trừng phạt vì các vi phạm nhân quyền, chắc giới tướng lãnh Miến Điện hiểu rõ cái giá của độc tài, toàn trị. Và vì vậy, họ buộc phải thay đổi nhằm để giúp họ chính danh tồn tại và người dân cũng được tự do, ấm no

Được nhiều hơn mất

Đúng vậy, khi chấp nhận thay đổi, khi cho người dân tự do, khi đồng ý chia sẻ quyền lực, giới lãnh đạo Miến Điện không chỉ không mất quyền mà còn củng cố thêm quyền lực và uy tín, vị thế của họ được nâng cao

Dù trở thành viên của Asean từ 15 năm nay, Miến Điện chưa được một lần trao chức chủ tịch luân phiên của hiệp hội này. Và có lúc, họ bị các đối tác của Asean, như Liên minh châu Âu (EU), và thậm chí một số nước thành viên Asean chỉ trích, coi thường

Nhưng khi đồng ý cởi mở, Miến Điện đã được trao giữ chức chủ tịch Asean vào năm 2014

Trong nhiều năm, giới lãnh đạo, quan chức ngoại giao các nước phương Tây từ chối gặp mặt lãnh đạo, quan chức Miến Điện hay thậm chí đòi tẩy chay các hội nghị nếu có sự hiện diện lãnh đạo, quan chức ngang hàng từ Miến Điện

Những thay đổi gần đây đã mở đường cho Ngoại trưởng các nước Mỹ, Anh, Pháp tới thăm Miến Điện. Đây là lần đầu tiên sau hơn 50 năm, các quốc này có những chuyến thăm cấp cao như vậy tới Miến Điện

Không chỉ thế, Mỹ, EU, Úc cũng đồng ý nới lỏng, chấm dứt các biện pháp trừng phạt với chính quyền nước này, cũng như tiến tới bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Miến Điện

Ngoài ra, với việc bỏ các biện pháp trừng phạt và thiệt lập quan hệ ngoại giao, giới đầu tư, các công ty lớn của Mỹ, châu Âu và nhiều nước khác sẽ vào làm ăn tại Miến Điện. Và như vậy, nền kinh thế của nước này sẽ được cải thiện, phát triển

Nhưng phần thưởng có ý nghĩa nhất mà giới cầm quyền Miến Điện mong đợi và thực sự đã có được từ những cởi mở gần đây là được chính người dân ủng hộ, tôn trọng và đặc biệt cộng đồng quốc tế thừa nhận, khen ngợi. Có thể nói, họ được nhiều hơn mất từ những thay đổi này

Nếu vì độc tài toàn trị, nếu cứ đàn áp, vi phạm nhân quyền, họ bị cộng động quốc tế ghét bỏ, người dân coi thường, thì những cố gắng dân chủ hóa của họ gần đây được thế giới ủng hộ, người dân cảm phục

Chẳng hạn, sau khi tới thăm Miến Điện, thượng nghị sỹ Mitch McConnell – từng là một trong những người chỉ trích chính quyền Miến Điện gắt gao nhất – đã ca ngợi Tổng thống Thein Sein và coi ông là một nhà cải cách thực sự

Tác động khu vực

Nếu Mùa Xuân Miến Điện thực sự đâm hoa, kết trái, chắc chắn nó không chỉ giúp đất nước này tươi đẹp, yên bình, ấm no, tự do hơn mà ít hay nhiều nó cũng lan tỏa và có tác động không nhỏ tới khu vực

Theo một bài viết của Ernest Z. Bower, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), tại Washington D.C, được đăng trên CSIS hôm 19/01, những thay đổi tại Miến Điện cũng có ý nghĩa với Asean

Vì theo chuyên gia này, kể từ khi gia nhập Asean vào năm 1997, Miến Điện làm cản đường bước tiến của Hiệp hội. Những cải cách gần đây của Miến Điện sẽ giúp Asean xây dựng một tổ chức kinh tế, an ninh vững mạnh

Và qua đó khuyến khích Trung Quốc cùng thỏa thuận thiết lập các nguyên tắc ứng xử chung về thương mại cũng như an ninh và hợp tác trong những vấn đề lớn như Biển Đông

Ngoài ra, theo Ernest Z. Bower, những cải cách ở Miến Điện cũng là một chỉ dấu về tiến trình dân chủ hóa ở Đông Nam Á. Nếu tiến trình này được tiếp tục, chắc chắn nó sẽ buộc chính phủ các nước trong khu vực gia tăng chống tham nhũng, đẩy mạnh các cải cách kinh tế, chính trị và tăng cường các cơ chế dân sự, và qua đó giúp thiết lập một cơ cấu quản lý công bằng và bền vững tại Đông Nam Á

Và cũng theo ông, nếu trong thập niên này các nước Asean tiến tới dân chủ hóa, có cơ cấu tổ chức, quản lý minh bạch và hiệu quả, chắc chắn Asean sẽ có ảnh hưởng lên Trung Quốc nhiều hơn kinh tế Trung Quốc tác động lên Asean

Đúng vậy, dù tiến trình dân chủ hóa tại Miến Điện được bắt đầu không giống như tại Tunisia, nhưng ít hay nhiều, nó cũng có sức lan tỏa, ảnh hưởng tới các nước khu vực khác như cuộc Cách mạng hoa Nhài của người dân Tunisia

Nếu cuối cùng tiến trình dân chủ hóa tại Miến Điện thành công, dù muốn hay không một số nước khác chưa có tự do, dân chủ trong khối ASEAN buộc phải suy nghĩ và dần dần phải dân chủ hóa. Và khi các nước Asean dân chủ, chắc chắn họ sẽ được sự ủng hộ của Mỹ và nhiều nước dân chủ khác trong khu vực. Và như vậy, tiếng nói của họ cũng có trọng lượng hơn, có uy thế trong quan hệ với Bắc Kinh

Đoàn Xuân Lộc
BBC Global Policy Institute, London
 
EU giảm cấm vận Myanmar​

- Liên minh châu Âu (EU) mới đây tuyên bố dỡ bỏ một số biện pháp cấm vận đối với chính quyền Myanmar

Theo báo Wall Street Journal, EU đạt thỏa thuận hủy bỏ lệnh cấm cấp thị thực đối với tổng thống, phó tổng thống, các quan chức nội các và chủ tịch thượng viện, hạ viện Myanmar

EU cam kết tăng cường hỗ trợ các chương trình xóa đói giảm nghèo ở Myanmar. Các nhà lãnh đạo châu Âu cho biết nếu Myanmar tiếp tục các biện pháp cải cách, EU sẽ xóa các biện pháp trừng phạt khác như cấm vận vũ khí và các ngành công nghiệp như gỗ và đá quý

“Châu Âu hoan nghênh chương trình cải tổ chính trị của chính quyền và quốc hội Myanmar, cũng như nỗ lực phát triển kinh tế và xã hội của nước này” - Hội đồng EU tuyên bố

Theo giới quan sát, sau khi chính phủ Myanmar tuyên bố cải cách, rất nhiều nhà đầu tư châu Âu đang nóng ruột muốn lao vào thị trường 55 triệu dân đầy tiềm năng này
 
Myanmar "vất vả" với tình trạng 2 tỷ giá​

myanmar1.jpg

Việc thống nhất được tỷ giá đồng tiền của Myanmar đóng vai trò then chốt trong toàn bộ chương trình cải cách kinh tế của nước này

Một trong những quan chức đứng đầu Ngân hàng Trung ương Myanmar cảnh báo Myanmar cần tự do hóa hoạt động kiểm soát ngoại hối nếu không sẽ gặp nhiều khó khăn trong cải cách kinh tế

Ngân hàng Trung ương Myanmar, dự kiến sẽ có thêm quyền tự trị theo kế hoạch cải tổ của chính phủ, dự kiến sẽ tập trung vào kế hoạch phát triển kinh tế và ổn định giá cả trong năm nay

Ông U Maung Maung, một trong 8 chủ tịch dưới quyền phó thống đốc Ngân hàng Trung ương Myanmar, nói: “Tất cả những yếu tố trên đều được chúng tôi ưu tiên thế nhưng hơn hết chúng tôi cần phải tự do hóa hoạt động kiểm soát ngoại hối, đó là ưu tiên đầu tiên”

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây vào năm 1988 đã hạn chế thương mại và đầu tư với Myanmar

Chế độ tỷ giá của Myanmar đã kìm hãm kinh tế Myanmar và bóp méo các yếu tố kinh tế căn bản. Theo chế độ 2 tỷ giá, tỷ giá chính thức trong tuần qua là 5 đến 6 kyat/USD thế nhưng tỷ giá trên thị trường “chợ đen” lên tới 800 kyat/USD

Nay ngay cả khi các cơ quan của chính phủ Myanmar cũng đang chuyển sang sử dụng tỷ giá trên thị trường “chợ đen”, các quan chức đã thừa nhận tính cấp thiết của việc thống nhất 2 tỷ giá. Ông Maung Maung cho biết Ngân hàng Trung ương Myanmar hiện đang cân nhắc về các đề xuất để thả nổi tỷ giá đồng kyat thế nhưng đến cuối năm nay dự kiến vẫn chưa có quyết định nào được đưa ra

Các chuyên gia kinh tế nghiên cứu kỹ càng về Myanmar chỉ ra việc thống nhất được tỷ giá đồng tiền của Myanmar đóng vai trò then chốt trong toàn bộ chương trình cải cách kinh tế của nước này

Nghiên cứu của trung tâm quản trị và đổi mới thuộc đại học Harvard có đoạn viết: “Cần thực hiện được chính sách này trước nhiều chính sách khác. Sau khi đã thống nhất tỷ giá, nhiều biện pháp can thiệp chính sách khác sẽ trở nên khả thi”

Từ giữa năm 2011, phần lớn trong số 19 ngân hàng thương mại và 4 ngân hàng nhà nước tại Myanmar đã được cho phép đưa ra tỷ giá thị trường. Thế nhưng hệ thống đổi tiền của ngân hàng không mấy hiệu quả, các điểm đổi tiền không chính thức mọc lên như nấm khắp Myanmar

Một số biện pháp đổi mới khác được áp dụng bao gồm giảm thuế thương mại, tăng lương hưu. Đối với Ngân hàng Trung ương, chương trình cải tổ bao gồm phát triển thị trường vốn, đầu tư, giảm bớt hạn chế hoạt động tín dụng cho các ngân hàng nước ngoài và nội địa

Đối nghịch hoàn toàn với quan điểm tách biết trước đây, ông Maung nói: “Chúng tôi đang hợp tác, chúng tôi cần được tư vấn và có lời khuyên từ IMF, chúng tôi cần thực thi nhiều biện pháp nhằm cải tổ”

IMF dự kiến sẽ đưa ra một số lời khuyên dành cho Myanmar về vấn đề thống nhất tỷ giá, chính sách kinh tế trong những tuần tới, hoạt động tín dụng và hỗ trợ dành cho Myanmar có thể được nối lại nếu lệnh trừng phạt của phương Tây được dỡ bỏ

Yếu tố khác đáng lo lắng chính là sự mạnh lên của đồng kyat, đồng tiền đã tăng giá khoảng 32% từ tháng 4/2010. Đồng kyat tăng giá bởi Myanmar thu được khá nhiều từ bán tài nguyên, tư hữu hóa tài sản nhà nước (chủ yếu bất động sản), đầu tư từ Trung Quốc và nhiều nước khác, dòng vốn đầu cơ
 
Miến Điện có tiềm năng kinh tế lớn​

120127170617_burma_464x261_burma_nocredit.jpg

Đón chào tương lai cởi mở chính trị dẫn đến cải cách kinh tế Miến Điện​

Cùng nhịp với các biến đổi chính trị theo hướng tự do hơn, Miến Điện được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá là có tiềm năng tăng trưởng kinh tế to lớn nhưng cần cải cách sâu rộng

Liên bang Myanmar, hiện có khoảng 60 triệu dân, với nhập bình quân đầu dân chưa đạt 800 USD một năm, được phúc trình của IMF công bố hôm 25/1 vừa qua cho là có tiềm năng lớn

Báo cáo do người dẫn đầu phái đoàn của IMF vào thăm Miến Điện từ 9 đến 25 tháng này, ông Meral Karasulu được các báo khu vực đăng tải hôm 26/1 cho rằng Miến Điện có thể biến tài nguyên giàu có, lượng lao động trẻ và vị trí chiến lược thành ưu thế

Cải cách kinh tế

Tuy nhiên, IMF nói quốc gia nghèo bậc nhất Đông Nam Á cần một loạt cuộc cải cách, từ ngân hàng đến tài chính, cơ sở hạ tầng và nông nghiệp

IFM khuyến khích Miến Điện đặt nền móng cho cải cách kinh tế để có thể nhận các khoản viện trợ và đầu tư phát triển

"Miến Điện cần ngưng in tiền để đối phó với thâm hụt ngân sách"
IMF


Nếu các bước đi này không mang tính bền vững thì hậu quả có thể "nguy hiểm cho ổn định", theo IMF

Theo tổ chức này, Ngân hàng Trung ương Myanmanr đã bắt đầu làm việc để chuẩn hóa và thống nhất các quy tắc trao đổi ngoại hối

Theo BBC Miến Điện tại London thì hiện nay tại nước này có tới ba loại tỷ giá tiền tệ

Một loại chuyên áp dụng cho các cơ quan nhà nước, một loại cho doanh nghiệp và còn tỷ giá chợ đen cũng rất phổ biến, nhất là trong trao đổi với các nước láng giềng qua vùng biên giới

120127171023_burma_304x171_burma_nocredit.jpg

Cải cách sẽ đưa Miến Điện hội nhập kinh tế vào ASEAN​

IMF cũng khuyến cáo chính phủ Miến Điện cần ngưng in tiền để đối phó với thâm hụt ngân sách, mà hiện vào khoảng 4,6% GDP

Quốc gia này được khuyến khích cho phép các đối tác ngân hàng vào đầu tư để tạo đà cho chuyển giao công nghệ ngân hàng và hội nhập về tài chính với ASEAN vào năm 2015

Nguồn lợi khí đốt, khoáng sản, đất nông nghiệp, lâm nghiệp được cho là sẽ giúp Miến Điện có vị thế tốt để phát huy tiềm năng lâu dài

Nhưng IFM nói Miến Điện cần đầu tư vào tín dụng nông thôn và y tế công cùng các bước đi giúp nông dân tăng lợi tức để chống nạn đói nghèo

Nếu thiếu đầu tư vào y tế và giáo dục, theo IMF, các cải cách vĩ mô cho nền kinh tế sẽ không đem lại kết quả như ý

Bối cảnh Miến Điện dần mở cửa và tự do hoá chính trị đang làm nền cho những chuyển biến tiếp theo hướng cải cách kinh tế

Liên hiệp châu Âu (EU) đã bỏ lệnh cấm đi lại từng áp dụng với các lãnh đạo cao cấp của Miến Điện và cam kết sẽ có hành động cụ thể hơn trong lúc chờ đợi các thay đổi tiếp và hoan nghênh “các bước đi tích cực để thay đổi chính trị” tại Miến Điện trong năm qua
 
Bà Suu Kyi bắt đầu tranh cử​

120129070218_aung_san_suu_kyi_in_dawei_burma_464x261_afp_nocredit.jpg

Lãnh đạo dân chủ Miến Điện Aung San Suu Kyi đã tới thăm thị trấn Dawei trong chuyến đi vận động trước cuộc bầu cử bổ sung ngày 1/4

Đây là lần đầu tiên trong nhiều tháng nay bà Suu Kyi ra khỏi phạm vi Rangoon. Chuyến đi lần này được xem như phép thử mức độ tự do mà chính quyền dành cho bà và đảng của bà trong việc vận động bầu cử

Hàng nghìn người đã tụ tập để chiêm ngưỡng bà Suu Kyi, người từng được trao giải thưởng Nobel về hòa bình và vừa được bỏ quản thúc năm 2010

Chính quyền Miến Điện hiện đang bắt đầu một quá trình cải cách thận trọng

Đảng của bà Aung San Suu Kyi, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD), đang tranh cử tại tất cả các khu vực có chỗ trống trong kỳ bầu cử bổ sung sắp tới

Bản thân bà ứng cử tại thị trấn Kawhmu

Một người phát ngôn của NLD nói với BBC rằng chuyến đi của bà Suu Kyi tới Dawei là nhằm giúp tổ chức cơ sở đảng trước bầu cử

Tuy nhiên phóng viên BBC tại khu vực, Rachel Harvey, nhận định rằng đây không chỉ là một chuyến thăm có tính hành chính

Bà Suu Kyi đi bất cứ đâu thì người dân cũng đổ đến vây quanh để được nhìn thấy người phụ nữ vốn đã bị quản chế tại gia 15 năm trong 23 năm qua

Cơ hội mới

Tại Dawei, người dân đứng bên hai lề đường hò reo: "Aung San Suu Kyi muôn năm !"

Hãng thông tấn AFP dẫn lời bà nói với các ủng hộ viên: "Nếu như chúng ta đi đúng hướng thì đất nước chúng ta sẽ có rất nhiều cơ hội. Chúng ta cần nhanh chóng nắm lấy chúng"

Chính quyền Miến Điện đang lên kế hoạch xây dựng một khu công nghiệp khổng lồ ở Dawei và dự án này có thể sẽ thay đổi toàn diện bộ mặt của khu vực

Hồi đầu tháng, chính phủ đã phải đình chỉ việc xây dựng một nhà máy nhiệt điện dùng than ở đây vì quan ngại môi trường

Quyết định này được xem như chiến thắng cho các nhà vận động địa phương, và chỉ dấu rằng tiến trình cải cách đang mở ra

Cuộc bầu cử tháng Tư sẽ là lần đầu tiên bà Suu Kyi có sự tham gia trực tiếp. Bà bị quản chế từ năm 1990 khi NLD thắng cử đa số nhưng không được quyền lãnh đạo

NLD sau đó đã tẩy chay cuộc bầu cử năm 2010, trong đó chính quyền dân sự có sự hậu thuẫn của giới quân sự do Tổng thống Thein Sein đứng đầu lên nắm quyền

Chính quyền của ông Thein Sein từ đó đã mở đối thoại với bà Suu Kyi và thay đổi luật bầu cử vốn dẫn đến việc tẩy chay của NLD
 
Top